Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

CON GÁI THỦ TƯỚNG TRỐN CHẠY

Qlb - Một cuộc trốn chạy xoá dấu vết bắt đầu. Cô con gái họ Tô từ nhiệm xong là hết vì cái công ty mà cô ta bị 'dụ khị' lên làm chủ tịch Hội đồng quản trị thực chất chỉ là hữu danh vô thực - Công ty xây dựng sắp chết của nhà nước. Nguyễn Thanh Phượng cũng bắt chước chưởng của cô con gái họ Tô, song nghe ra không ổn. Vì sao? Xin hỏi Nguyễn Thanh Phượng mấy câu hỏi:
1. Dù cô có từ nhiệm để ba cô trốn 19 Điều Đảng viên không được làm thì thực chất cô đã và vẫn là bà chủ ngân hàng và Tập đoàn Bản việt có đúng không?
2. Cô có trốn được khỏi những hợp đồng tư vấn với Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang để cướp núi pháo của nhà đầu tư nước ngoài do Cty Chứng khoán Bản Việt ký không?
3.Cô có trốn được hợp đồng tư vấn cho Ngân Hàng Phương Nam, để rồi Trầm Bê rút được 10.000 tỷ của Ngân hàng nhà nước và BIDV tiến đến thôn tính Samcombank không?
4. Cô có trốn được khu đất 3A Tôn đức thắng mà Nguyễn Chí Vịnh hiến dâng cho cô nay trở thành sở hữu tư nhân không?
5. Cô có dám nói không có cổ phần ở công ty rượu bia Sài Gòn không?
6. Cô có dám nói rằng cô không môi giới mua tàu Hoa Sen và Ụ nổi của Vinashin và Vinaline không?
7. Cô có thể trả lời thẻ tín dụng xài mỗi năm hàng triệu đô tại nước ngoài là tiền từ đâu?
8. Cô có thể trả lời được cổ phần mà Bản Việt chiếm được bằng từ ngữ hoa mỹ 'cổ đông chiến lược' ở Công ty con của PetroVietnam, ở Mobile Phone, ở Vinaphone, ở Tổng công ty thuốc lá, ở công ty con của tổng công ty Thép,..... là được đấu thầu công khai?
9. Cô có thể trả lời cổ phần ngân hàng Gia Định bị Bản Việt thôn tính là của ai vậy?
10. Câu hỏi cuối:Cô có thể chứng minh bằng thu nhập chân chính của mình ĐÃ ĐƯỢC ĐÓNG THUẾ HÀNG NĂM ĐỂ CÂN ĐỐI ĐƯỢC NHỮNG CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU, NHỮNG THẺ TÍN DỤNG, tài sản, căn hộ, đồ đạc của cô và chồng cô không?
 Mời bố con cô Hãy trả lời 10 câu hỏi trên cho nhân dân nghe!
Dù cho cô có phù phép chuyển hết cho người khác đứng thì cái gốc ban đầu vẫn là từ cô với vị thế của con gái Thủ Tướng đã chiếm đoạt được và 19 Điều Đảng viên không được làm đã có từ lâu. Do vậy, dù có tìm cách trốn tránh thì hai bố con cô vẫn phải trả lời câu hỏi: TẠI SAO ĐÃ LÀ ĐẢNG VIÊN ĐCS GIỮ CHỨC VỤ CAO NHẤT MÀ ÔNG BỐ CỦA CÔ KHÔNG NHỮNG VẪN ĐỂ CHO CÔ MẶC SỨC HOÀNH HÀNH MÀ CÒN TIẾP TAY CHO CÔ TRONG GẦN 10 NĂM QUA NHƯ VẬY? RÕ RÀNG ĐÃ CỐ Ý VI PHẠM ĐIỀU LỆ ĐẢNG MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG MÀ ÔNG BỐ CÔ CAM KẾT SUỐT ĐỜI  ĐI THEO.

Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) trong một buổi tiếp tân
Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) được cho là doanh nhân trẻ thành đạt ở Việt Nam
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng đã thôi vai trò đại diện theo pháp luật cho ngân hàng này từ ngày 20/6/2012.

Bố cáo của Ngân hàng TMCP Bản Việt (tên tiếng Anh là VietCapital Bank) đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng hai ngày 27/6 và 28/6 viết người đại diện trước pháp luật của ngân hàng này là ông Đỗ Duy Hưng, Tổng Giám đốc; thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT.
Bản bố cáo này cũng cho hay quyết định này căn cứ theo nghị quyết ngày 28/3/2012 của Đạ̣i hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bà trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này từ đầu năm nay sau khi được bầu làm thành viên HĐQT hồi tháng 11/2011.
Bên cạnh đó bà còn làm lãnh đạo của ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Hiện chưa rõ tại sao bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm đại diện trước pháp luật của Ngân hàng Bản Việt.
Thông tin trên đưa ra ngoài đã gây ra nhiều đồn đoán. Có nhiều lý do có thể dẫn đến quyết định này, trong đó có cả lý do cá nhân và sức khỏe.
Một chuyên gia kinh tế ở trong nước nói với BBC có thể đây là "dấu hiệu công ty đó có thay đổi về chính sách vì người cũ không còn thích hợp nữa" và cho rằng "cần theo dõi kỹ".
Trong khi đó, cũng có ý kiến của chuyên gia khác cho rằng không nên suy diễn nhiều, vì "thay đổi này chỉ để làm cho đúng pháp luật, vì đại diện trước pháp luật xưa nay thường là tổng giám đốc chứ không phải chủ tịch HĐQT".
Chuyên gia này nói với BBC: "Doanh nghiệp là một pháp nhân, và người đại diện trước pháp luật chỉ có nghĩa là người đứng đơn khởi kiện hay đại diện trước tòa, chứ không liên quan tới trách nhiệm cá nhân với tư cách thể nhân".
"Ai làm sai dù bất cứ ở đâu đều bị tội với tư cách cá nhân, nếu như pháp luật được thực hiện nghiêm minh."

Lãnh đạo trẻ

Ngân hàng Bản Việt được đổi tên từ Ngân hàng Gia Định (GiadinhBank) từ ngày 3/11/2011 sau Đại hội cồ đông bất thường.
Đại hội này cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng (95 triệu đôla) lên 3.000 tỷ đồng (142 triệu đôla) theo quy định.
Vợ chồng thủ tướng tại một buổi tiếp tân ở London
Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân (bên phải) xuất hiện cùng con cái trước công chúng.
Tại đó, bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010-2014, và sau vài tháng trở thành chủ tịch HĐQT.
Bà Phượng từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Ông Hoàng, người Mỹ gốc Việt, hiện là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Trong ba người con của ông thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng được đánh giá là người năng động nhất.
Con trưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, trở thành Thứ trưởng Bộ Xây dựng hồi tháng 11 năm ngoá́i.
Còn người con út Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, đang làm cán bộ Đoàn Thanh niên.
Theo Đất Việt


Nhận diện các thách thức cho nền kinh tế những tháng cuối năm

Tại hội thảo khoa học “Thách thức kinh tế vĩ mô, khó khăn thanh khoản của nền kinh tế và giải pháp cho doanh nghiệp” do Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 28/6 ở Hà Nội, các chuyên gia kinh tế nhận định: trong 6 tháng đầu năm, có nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng thấp so với cùng kỳ và với mục tiêu kế hoạch nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy nếu điều hành tốt, nền kinh tế có thể dần thoát ra khỏi khó khăn và tạo đà cho tăng trưởng cho những năm tới.


Nhận diện các thách thức tiếp theo
Tuy nhiên, PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, cho rằng, mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực về kinh tế vĩ mô nhưng cũng xuất hiện một số khó khăn của nền kinh tế cần phải giải quyết như tăng trưởng kinh tế giảm hơn cùng kỳ và mức bình quân 2011, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch. Mục tiêu tăng trưởng năm 2012 mà Quốc hội đề ra từ 6 đến 6,5% là rất khó khả thi, khi mà tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm mới đạt 4,5% (quý I là 4,14%).

Ngoài ra, các doanh nghiệp (DN) cũng gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới sản xuất thu hẹp, tỷ lệ thua lỗ, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản ngày càng cao; chỉ số sản xuất và tiêu thụ của ngành công nghiệp tăng thấp, chỉ số tồn kho cao.


Theo số liệu phân tích hơn 700 DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho thấy sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận so với năm trước và khả năng phá sản tăng cao.


Tổng hợp của Tổng cục Thống kê qua khảo sát 256.000 tờ khai trong tổng số khoảng 446.000 DN đang hoạt động trên cả nước quý I vừa qua, cho thấy có khoảng 70% số DN đang thua lỗ và giá trị lên tới gần 40.000 tỷ đồng.


Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp luôn ở mức thấp, thậm chí trong quý I vừa qua chỉ số này còn có mức tăng trưởng âm. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ (trong 6 tháng đầu năm 2011, con số này là 9,7%).


Để thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên trước tiên là hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh, tập trung vào khu vực kinh tế ngoài nhà nước.


Phân tích thị trường nội địa của Việt Nam cho thấy, thị trường tiêu thụ nội địa của hơn 86 triệu dân có tiềm năng rất lớn. Vì vậy, Việt Nam có đủ tiềm năng và lợi thế để biến tiêu thụ nội địa thành “động lực phát triển mới” của nền kinh tế Việt Nam.


TS. Phạm Đỗ Chí, chuyên gia dự án Star Plus cho rằng, muốn kích thích mua bằng các biện pháp như giảm thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp an sinh xã hội, giảm hoặc không thu các khoản phí trong năm nay, hỗ trợ người thu nhập thấp. Tập trung hỗ trợ nông dân vì nông dân là lực lượng tiêu dùng lớn. Việc hỗ trợ nhóm này có thể thông qua các biện pháp như hỗ trợ công nghệ, vốn, kết nối với nhà tiêu thụ sản phẩm.


Sự phá sản của các DN là hệ lụy của chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng đó cũng là một sự sàng lọc sáng tạo để tạo ra một thế hệ các DN mới có kỹ năng quản lý rủi ro và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Vì vậy, để hỗ trợ hình thành một hệ thống DN mới, TS. Phạm Đỗ Chí cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục lành mạnh hóa các biện pháp quản lý hành chính DN từ việc thành lập đến quản lý DN. Bên cạnh đó, tiếp tục cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng, cố gắng giảm thêm lãi suất huy động xuống hơn để giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.


TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, việc thực hiện các biện pháp nới lỏng tài khóa, tiền tệ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học để lượng cung chỉ vừa đủ, tránh việc nới lỏng thái quá dẫn tới một chu kỳ lạm phát mới. Trong dài hạn, để hỗ trợ các DN và để có một nền kinh tế mạnh và bền vững, rất cần thiết phải tái cơ cấu trúc lại tổng thể nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế, tái cấu trúc lại các tập đoàn Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, giải thể…, sớm bình đẳng hóa cạnh tranh giữa các DN tư nhân và Nhà nước.


Quang Toàn

Tamnhin



Xóa bỏ nhập nhèm giữa…công ích và kinh doanh
 Nếu chức năng làm nhiệm vụ công ích và kinh doanh đang rất lẫn lộn như hiện tại không được phân định rạch ròi, thì mục tiêu buộc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cạnh tranh theo cơ chế thị trường trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ sẽ trở nên không khả thi.
http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%206-2012/4/o6gn128j.jpg

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhấn mạnh luận điểm này với dẫn chứng, thực tế là khi làm ăn thua lỗ, DNNN dễ lấy nhiệm vụ công ích ra làm “bia đỡ đạn”, chứ không thừa nhận do kinh doanh yếu kém, thậm chí cố tình làm thất thoát để tư túi, tham ô… Sự nhập nhèm này khiến rất khó quy trách nhiệm cho ban điều hành DNNN khi xảy ra thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của dân, của Nhà nước.

Bà cho rằng,“Để khắc phục tình trạng trên, tới đây cần có quy định phân biệt rạch ròi giữa nhiệm vụ công ích và kinh doanh của DNNN. Nếu điều này quá khó, thì nên bỏ nhiệm vụ công ích đối với loại hình DN này, để minh bạch hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước, cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNN…”.

Minh bạch hơn hoạt động của DNNN, đặc biệt là các DN đang nắm lượng tài sản lớn của nhà nước như các tập đoàn, tổng công ty, thông qua nghĩa vụ định kỳ công bố một loạt thông tin quan trọng, là giải pháp đáng chú ý được đưa ra trong Đề án.

Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty phải công bố các thông tin: sứ mệnh và các mục tiêu cụ thể hàng năm; báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của tập đoàn, tổng công ty và báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty con; danh mục các dự án đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án; các giao dịch quy mô lớn, khoản vay hay cho vay lớn và các giao dịch bất thường khác… Đặc biệt, các tập đoàn, tổng công ty còn phải công bố thông tin về các bên có liên quan, giao dịch với bên liên quan; nhân thân, trình độ chuyên môn, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao, cách thức trả lương và những lợi ích khác của các cán bộ chủ chốt; thông tin về những người có liên quan và lợi ích có liên quan của họ với công ty… Nội dung và chất lượng thông tin được công bố, cách thức công bố thông tin phải phù hợp với thông lệ tốt, ít nhất tương đương với các công ty niêm yết…

Bà Lan nhìn nhận, nếu triển khai được những giải pháp nêu trên, thì lần đầu tiên không chỉ người dân, mà chính cơ quan quản lý sẽ tiếp cận được gần như toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến tiền, tài sản, mối quan hệ giữa các nhân sự chủ chốt với những người có liên quan tại DNNN. Lâu nay các DNNN chưa chịu áp lực phải minh bạch các thông tin này, nên dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này được minh chứng qua một số vụ việc sai phạm đã bị phanh phui, khi lãnh đạo DNNN tìm cách rút ruột tài sản của nhà nước thông qua chuyển các hợp đồng, dự án hay các lợi ích kinh tế khác vào tay các DN sân sau nhằm tư túi, tham ô. Điều này phần nào lý giải tại sao nhiều DNNN thường xuyên làm ăn thua lỗ, nhưng lãnh đạo DNNN giàu lên trông thấy. Tại sao sự bất thường kéo dài này không được làm rõ?

“Để nghĩa vụ minh bạch hoạt động của DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty không chỉ là quy định trên giấy, các giải pháp nêu ra trong Đề án cần được luật hóa với các chế tài đủ mạnh, để tạo sự răn đe đối với các DNNN cố tình không chấp hành. Nếu tư tưởng “nuông chiều” DNNN không được dứt khoát đoạn tuyệt, thì khó tạo đột phá trong tiến trình tái cơ cấu DNNN”, bà Lan cảnh báo.

Tái cơ cấu DNNN là một trong các trụ cột trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, vừa được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Theo Đề án, tái cơ cấu DNNN phải được thực hiện đồng thời trên 3 nội dung: sắp xếp, phân loại, cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, CPH, đa dạng hóa sở hữu các DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu; đổi mới, phát triển và áp dụng khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; thay đổi các điều kiện kinh doanh bên ngoài để áp đặt đầy đủ kỷ cương nhà nước và kỷ luật thị trường, buộc các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường...

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, muốn áp đặt hiệu quả kỷ cương nhà nước và kỷ luật thị trường đối với DNNN, thì gốc rễ là cần rạch ròi được phạm vi kinh doanh của các DNNN, cụ thể hơn là của các tập đoàn, tổng công ty; họ có vai trò, chức năng gì trong nền kinh tế. Khi định vị rõ vị trí của họ trong mối tương quan với các lực lượng khác trong nền kinh tế, thì mới có thể thiết kế được hệ thống chính sách đủ đồng bộ và chặt chẽ buộc khối DN này thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hải Hà
Tamnhin



56 nghìn tỷ nợ xấu BĐS đến cuối 2011, cao hơn 8 lần báo cáo của các ngân hàng

Theo UBGSTCQG dư nợ BĐS thực tế là 348 nghìn tỷ, cao hơn 1,8 lần con số các ngân hàng báo cáo. Nợ xấu cũng tăng lên 56.770 tỷ đồng cao hơn 8,39 lần.
Các con số này được đưa ra trong báo cáo giám sát thị trường tài chính năm 2011 của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia (UBGSTCQG).
TPHCM  dẫn đầu về tín dụng BĐS: 82,3 nghìn tỷ đồng (45%)
Năm 2011, tín dụng BĐS giảm ở tất cả các địa phương, so với 30/6/2011 tổng dư nợ giảm 21,4%. TP HCM dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tín dụng BĐS (44,94%), tương đương khoảng 82,3 nghìn tỷ đồng. Hà Nội xếp ở vị trí thứ hai, chiếm 25%, giá trị cho vay khoảng 44,2 nghìn tỷ.

Dư nợ cho vay BĐS phân theo địa bàn năm 2011 (nghìn tỷ đồng)
Nguồn: UBGSTCQG
Nhóm NHTM Nhà nước và NHTM chiếm 92,23% dư nợ cho vay BĐS
Dư nợ cho vay BĐS ngắn hạn chiếm tỷ trọng 16,34%, vay trung  và dài hạn chiếm 83,66%.
Nhóm NHTM CP có tỷ lệ dư nợ BĐS cao nhất, chiếm 62,77%, giảm so với mức 63,27% tại thời điểm 30/6/2011. Nhóm NHTM NN cũng giảm từ mức 30,52% xuống còn 29,46%.  Nhóm NH liên doanh, NH nước ngoài và Cty TC có tỷ trọng cho nợ cho vay BĐS tăng nhẹ so với 30/6/2011.
Báo cáo của UBGSTCQG nhận định  thị trường BĐS đang gặp khó khăn (cung tăng nhanh, cầu giảm mạnh, giao dịch trầm lắng, giá cả sụt giảm) đã làm giảm chất lượng tài sản có và có thể gây ra rủi ro cho các NHTM.
Cơ cấu tổng dư nợ cho vay BĐS
Nguồn: UBGSTCQG
Mất cân đối cung – cầu vốn tín dụng cho BĐS
Trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng thì tăng trưởng tín dụng năm 2011 lại tập trung ở các phân khúc tạo cung cho thị trường (xây dựng khu đô thị; xây dựng văn phòng cho thuê; xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán).
Tuy nhiên, tín dụng BĐS tạo cầu cho thị trường lại giảm. Điều này càng làm cho cung và cầu vốn mất cân đối và thị trường BĐS thêm khó khăn. Kênh vay vốn ngân hàng bị kẹt đã có tác động tiêu cực đến việc huy động vốn từ các nguồn khác như FDI, doanh nghiệp và người dân vào thị trường.
Cho vay BĐS theo nhu cầu vốn vay tại thời điểm 30/9/201
Nguồn: Bộ Xây dựng
Cho vay sửa chữa, mua nhà để ở chiếm 25% tổng dư nợ BĐS
Tính đến 31/12/2011, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nhà để ở tiếp tục là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay BĐS của các TCTD. Đây là lĩnh vực ít rủi ro bởi các tác động của chính sách vĩ mô.
Tuy nhiên, dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh văn phòng cho thuê, khu đô thị vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, thậm chí dư nợ cho vay sửa chữa, mua nhà bán còn tăng 8,9% so với 30/6/2011.
Trong khi đó, tín dụng cho xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp lại giảm mạnh, bằng 48,9% so với 30/6/2011. 
Dư nợ tín dụng BĐS theo nhu cầu vay vốn - 31/12/2011 (tỷ đồng)
Nguồn: UBGSTCQG
Dư nợ BĐS điều chỉnh cao hơn 1,8 lần: 348 nghìn tỷ, nợ xấu BĐS là 56 nghìn tỷ cao hơn 8,4 lần con số báo cáo.
Theo báo cáo của UBGSTCQG trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 đến hết năm 2011 (cùng với thời gian chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bị khống chế), hầu hết các TCTD đều tăng mạnh các khoản mục tài sản khác mang bản chất tín dụng.  Do đó, dư nợ tín dụng cần được điều chỉnh tiệm cận với thực tiễn. Dư nợ điều chỉnh tăng từ 2.484.780 tỷ đồng lên 2.794.247 tỷ đồng, tương đương 12,45% so với dư nợ báo cáo.
Tương tự, dư nợ BĐS và nợ xấu cũng cần được điều chỉnh, theo đó một phần số dư các khoản TPDN, ủy thác đầu tư, các khoản phải thu khác bên ngoài, các tài sản có khác được tính bổ sung vào dư nợ BĐS. Sau điều chỉnh, dư nợ BĐS đạt 348.079 tỷ đồng, gấp khoảng 1,8 lần dự nợ BĐS báo cáo.
Nợ xấu BĐS được đánh giá lại đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở TCTD đó có cho vay tập trung phát triển dự án BĐS hoặc cho vay kinh doanh đầu cơ BĐS, có góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết hoặc cổ đông hoạt động trong lĩnh vực BĐS, hay tập trung cho vay bán lẻ BĐS. Nợ xấu BĐS sau điều chỉnh lên tới 56.770 tỷ đồng, gấp 8,39 lần so với nợ xấu BĐS báo cáo.
 An Huy
Theo TTVN/UBGSTCQG

THỦ TƯỚNG DŨNG IN TIỀN ĐỂ CỨU CON GÁI VÀ ĐỒNG BỌN!


Qlb - Chính Phủ của Thủ Tướng Dũng đang manh nha lên phương án in tiền để có 100.000 tỷ cho công ty mua bán nợ! Các chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước đã phân tích rất nhiều những bất cập của đề án này của ngân hàng nhà nước. Bài viết dưới đây truyền tải ý kiến của chuyên gia kinh tế Fulbright nói rõ: “Tuyệt đối không phát hành 100 ngàn tỷ đồng mua nợ xấu”! Song dường như Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn để ngoài tai. Không phải họ yếu kém đến mức không hiểu nổi những cảnh báo của các chuyên gia, song họ vẫn phải làm bằng mọi cách. Tại sao? Đây là vấn đề sống còn của chính họ. Ngày 27/6/2012 chúng tôi đã đăng tải bài phân tích nguyên nhân cấp thiết khiến Thống đốc Nguyễn Văn Bình  phải cho ra đời cái công ty Mua bán nợ.  ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ SỐNG CÒN ĐỂ CỨU CHÍNH NHÓM LỢI ÍCH  CHỦ MƯU CỦA ĐỢT THÔN TÍNH VỪA QUA VỚI NHŨNG HÀNG ÔM TỒN KHO KHỔNG LỒ VÀ NHỮNG KHOẢN NỢ VAY SAU ĐỢT THÂU TÓM CỦA 02 NHÓM LỢI ÍCH THÂU TÓM NGÂN HÀNG DO NGUYỄN THANH PHƯỢNG - NGUYỄN ĐỨC KIÊN CHỦ MƯU VÀ NHÓM THÂU TÓM TÀI SẢN DO HỒ HÙNG ANH - NGUYỄN ĐĂNG QUANG - NGUYỄN THANH PHƯỢNG CHỦ MƯU ĐÃ LÊN TỚI VÀI TRĂM NGÀN TỶ
Sức ép trả lãi và biến tài sản thâu tóm thành TIỀN để xoá dấu vết phạm pháp đang là sức ép bom tấn đè lên đầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nếu không cứu được 02 nhóm lợi ích này thì Chính Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình sẽ chết chìm theo. Chính vì vậy mà Chính Phủ Dũng đã phớt lờ tất cả các cảnh báo làm mọi cách cứu 02 nhóm lợi ích cũng là cứu chính bản thân họ - Kể cả phải in tiền chắc chắn sẽ gây ra lạm phát - Là mục tiêu mà họ vẫn vin vào trước đây để xiết chặt tín dụng! Rõ ràng chính họ đang làm cái việc VẢ vào chính miệng mình! Nhưng trước nguy cơ có thể bị bại lộ, phải đối mặt với phạm pháp khi bị đổ bể khi một trong các ngân hàng Eximbank, Techcombank, Bản Việt, Phương Nam, ACB, Bắc Á bị thanh tra như Phó Thống đốc Trần Minh Tuấn đề nghị - Tạm thời đang bị Thống đốc bác bỏ, nhưng bất cứ lúc nào Ban chỉ đạo chống tham nhũng vào cuộc đều có thể phanh phui ra.... Do vậy, Nếu không có sự kiên quyết của Bộ Chính Trị, CHẮC CHẮN CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ BẰNG MỌI CÁCH ĐỂ CÓ 100.000 TỶ TƯƠNG ĐƯƠNG 5 TỶ USD ĐỂ RA ĐỜI CÔNG TY MUA BÁN NỢ! Cuối cùng thì chỉ có nhân dân Việt Nam phải gánh chịu hậu quả bởi nền kinh tế bị lũng đoạn làm cho suy sụp.

Mời đọc bài dưới đây:

Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống.
Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 ngàn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”, ThS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, lưu ý như vậy khi nói về nguồn vốn huy động của công ty mua bán nợ xấu ngân hàng.

Ông nói:

- Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống. Nghĩa là, vấn đề nợ xấu ở mức cao không phải chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng, mà là vấn đề của nhiều ngân hàng. Nói cách khác, nếu tình trạng nợ xấu cao chỉ mang tính cục bộ ở một bộ phận ngân hàng nhỏ thì việc thành lập một công ty mua bán nợ như đã đề xuất là không cần thiết.

Theo tôi hiểu, nếu được thành lập, công ty xử lý nợ của Ngân hàng nhà nước này sẽ hoạt động song song với Công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tài chính. Như vậy, DATC sẽ làm việc với doanh nghiệp, còn mô hình công ty xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng.

Để xây dựng được, cần xác định rõ mô hình hoạt động của công ty đấy, thế nhưng, điều này chưa được Ngân hàng Nhà nước làm rõ. Trước hết, phải lựa chọn một trong hai mô hình - hoặc là “mua bán nợ” hoặc “nhận ủy thác”. Nhận ủy thác nghĩa là làm theo dạng nhận lại nợ rồi chuyển giao cho đối tác khác chứ không mua hẳn.

Cụ thể, công ty mua bán nợ đứng ra đại diện cho ngân hàng xử lý nợ xấu đấy, nếu không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng. Còn mô hình mua bán là mua “đứt” khoản nợ xấu của ngân hàng rồi tự xử lý.

Quan điểm cá nhân tôi là nên làm theo mô hình thứ hai, tức là, không phải dạng ủy thác mà là mua lại nợ và xử lý. Với mô hình này, khi mua lại phải thực hiện hai vấn đề.

Thứ nhất, việc mua lại thực hiện trên cơ sở là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi - phải xóa thì không mua lại. Với những khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi.

Thứ hai, giá mua nợ là giá đã chiết khấu, nghĩa là, khoản nợ 100 đồng thì không mua lại với giá 100 đồng. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, khi khủng hoảng xảy ra, công ty mua bán nợ được thành lập nhưng mức giá bình quân mua lại chỉ là 46%. Phần giảm giá còn lại ngân hàng phải chịu, đổi lại, ngân hàng chuyển giao nợ xấu sang công ty mua bán nợ.

Một điểm đáng lưu ý là cách thức xử lý nợ. Về lý thuyết có 2 cách. Cách thứ nhất, công ty mua bán nợ mua lại nợ xấu của ngân hàng và cố gắng bán rất nhanh trong một khoản thời gian ngắn với tiêu chí là xử lý nợ. Cách thứ hai là mua nợ xong rồi tái cấu trúc. Cần lựa chọn một trong hai mô hình này và làm rõ ngay từ đầu.

Về lý thuyết, cả hai cách thức đều rất ổn nhưng kinh nghiệm thế giới cho thấy những công ty xử lý nợ có tham vọng làm cả hai vai trò sẽ thất bại. Những công ty tiến hành mua và xử lý nợ xấu có xác suất thất bại nhiều hơn những công ty theo mô hình xử lý nhanh.

Bởi vì, việc thực hiện theo mô hình mua nợ - tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại từ hạn chế về năng lực và khung pháp lý. Trong khi đó, mô hình xử lý nhanh vừa giúp ngân hàng giảm nợ xấu vừa giúp nhà nước không mất mát quá nhiều vốn từ ngân sách nhà nước.

Về số vốn của công ty này, mức độ cấp vốn cho công ty phụ thuộc vào số nợ xấu của hệ thống. Theo thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu là 4,14%, tương đương 108 ngàn tỷ đồng, như vậy công ty xử lý nợ 100 ngàn tỷ đồng là quá đủ hay nói cách khác, số vốn 100 ngàn tỷ đồng là để xử lý số nợ xấu lớn hơn con số 108 ngàn tỷ rất nhiều.

Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty này phải là tiền “thật”. Theo nghĩa, tiền phải lấy từ ngân sách nhà nước, nếu ngân sách nhà nước không đủ thì phải xử lý bằng một số cách, chẳng hạn, thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần để thu được tiền dùng được. Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 ngàn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng cung tiền cho nền kinh tế và gây ra lạm phát.

Theo Lê Hường
 VnEconomy



VÌ SAO ĐINH LA THĂNG ĐƯỢC LÊN BỘ TRƯỞNG?


Đinh la Thăng & Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải
Đinh La Thăng nổi tiếng với câu nói ‘Bây giờ mới biết thế nào là tiền mốc’! Trong một lần dọn văn phòng, Thư ký riêng mới phát hiện ra 01 triệu đô la Mỹ bỏ quên trong văn phòng của Đinh La Thăng!
Người có nhiều tiền chỉ thua Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và ngang ngửa Thống đốc Nguyễn Văn Bình – Chính là Đinh La Thăng!
Con đường quan lộ của Đinh La Thăng vô cùng ly kỳ và Thăng cũng là hiện thân điển hình của Quan chức Việt Nam kiểu ăn chơi đàng điếm có một không hai!
 
Từ khi còn là anh Bí thư Đoàn TNCS – Cánh tay phải của Đảng CSVN tại Tổng công ty Sông Đà, Thăng đã biết chọn con đường tha hoá các ‘xếp’ của mình để thăng quan tiến chức!
Thông thường chẳng có người có ước mơ, có trình độ, có hiểu biết nào lại muốn về làm việc tại Đoàn TNCS, chỉ có những kẻ cơ hội mới chọn cho mình con đường tắt để leo nhanh trên con đường quan trường – Cũng như Nguyễn Minh Triết – Con trai ‘út chính thức‘của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đang đi theo con đường này! Đinh La Thăng đã chứng tỏ đầu óc cơ hội từ những năm đầu thập niên 90 khi còn rất trẻ!
Để bước chân vào con đường quan lộc, Thăng đã mang cả vợ của mình hiến tặng cho Ngô Xuân Lộc – Khi đó đang làm Tổng giám đốc của Tổng công ty Sông Đà và sau này lên Phó Thủ Tướng! Với chức danh bí thư Đoàn, nhưng có việc gì để làm… Thăng trở thành ‘giám đốc giải trí’! cho Tổng công ty, bất cứ đoàn lãnh đạo nào từ Trung Ương xuống thăm từ lớn đến nhỏ đều được chiêu đãi phục vụ đúng nghĩa từ chân lên đến đầu! Từ những năm xa xôi đó, các ngón nghề ăn chơi rất khó kiếm, vì vậy mà Bí thư Đoàn Đinh La Thăng đã tuyển một tiểu đội các em, thời đó tuyển chân dài cũng khó, nên chỉ cần có nước da trăng trắng và chịu chơi là được! Bất kể đoàn khách Trung Ương nào về, Thăng đều cho các em tân trang son phấn và mỗi em kèm một anh chăm từ tối tại bàn nhậu cho đến sáng tỉnh dậy leo lên xe ra về kèm phong bì lớn, phong bì nhỏ tuỳ theo cấp bậc… vì vậy mà Tổng công ty Sông Đà năm nào cũng được ngân sách cấp hang vài chục ngàn tỷ đồng, rồi huân chương lớn, huân chương nhỏ… Nhờ vậy Thăng đã leo lên được Phó Tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc Tổng công ty khi Ngô Xuân Lộc về làm phó Thủ Tướng trả công cho Thăng đã mang vợ đến hiến tặng!
Một kẻ vô cùng thức thời, do vậy khi luân chuyển cán bộ, khi đó mọi người đồn đoán Thăng sẽ phải về Bí thư Nghệ An – Cái xứ nghèo xơ nghèo xác! Vậy mà cuối cùng Thăng lại được về làm Chỉ Tịch Tập đoàn dầu khí – Sân riêng của Thủ Tướng, do vậy, nếu không được tin cậy thì sẽ chẳng khi nào về được Tập đoàn Dầu khí – Nơi mỗi năm mang lại cho Thủ Tướng và cho Tướng Nguyễn Văn Hưởng hằng tỷ đô la từ việc bán trộm dầu thô ngoài khơi!
 
Song Thăng cũng có biệt tài có cái mũi đánh hơi của con chó săn. Vì vậy, trước Đại hội XI, khi vụ Vinashin có mùi ‘thum thủm’, Hồ Đức Việt chuẩn bị binh biến dọn đường lên Tổng Bí Thư. Thăng và Hưởng là hai kẻ đã chạy theo để phò. Không có một cuộc đảo chính nào mà không cần đến lực lượng chống lưng. Đây là cuộc đảo chính về chính trị, do vậy Hồ Đức Việt cần phải có rất nhiều TIỀN và phải có CÓ LỰC LƯỢNG AN NINH phò trợ. Tướng Nguyễn Văn Hưởng và chủ tịch Tập đoàn dầu khí trở thành Tổng tư lệnh và Tổng ngân khố của Hồ Đức Việt!
Vì đã sống lăn lóc trong giới quan trường và cũng chính mình đã tạo nên nhiều ngón nghề bẩn thỉu nên cả Hưởng và Thăng đều luôn biết ‘đặt tụ’ vào nhiều cửa như chơi bài Rullet! Ngoài Hồ Đức Việt, Thăng cũng lần mò đến nhiều ‘cửa quan khác’ để đảm bảo cho chắc ăn!
Khi vụ Vinashin đổ bể gây trấn động, Đinh La Thăng đã đứng ra nhận nợ 2.2 tỷ đô la để đổi lại được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa cho chức PHÓ THỦ TƯỚNG! Nhưng đểu cáng ở chỗ con sói này lại làm bộ đến các cửa quan khác buông lời thểu não ‘Tại sao lại bắt tôi ôm mấy tỷ nợ của Vinashin chứ!’. Nhờ câu ngụ ý rằng chẳng qua là bị Thủ Tướng ép buộc, nên Thăng cũng được những của quan khác thương tình đón nhận!
Để cho chắc ăn, Thăng còn thoả thuận tiếp với Nguyễn Sinh Hùng nhận em trai của Nguyễn Sinh Hùng về làm phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam – Petrovietnam!
Nhờ Thăng và Dương Chí Dũng nhận nợ cho 4.5 tỷ USD mà Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thoát tội. Đây chính là sản phẩm tái cấu trúc của Nguyễn Tấn Dũng và nguyễn Sinh Hùng khi đó còn đang giữ chức vụ Phó Thủ Tướng.
Nhưng kẻ được hời chính là Đinh La Thăng đã được lên chức Bộ trưởng – Tuy rằng không lên dược Phó Thủ Tướng, nhưng cũng được giải an ủi!
Quan Nội vụ


BẢN VIỆT SẼ THÂU TÓM TIẾP TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM

Qlb - Tổng công ty cao su Việt Nam của tư lệnh Thanh niên xung phong Ba Thung ít ai biết được uẩn khúc tại sao đã quá tuổi về hưu, nhưng vẫn được Thủ Tướng tiếp tục gia hạn ở lại giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị! Hãy hỏi xem Nguyễn Thanh Phượng đã lấy được bao nhiêu cổ phần, bao nhiêu khu Công nghiệp của Tổng công ty Cao su? Với lợi thế là các rừng cao su, Ba Thung đã cho đốn bỏ và chuyển sang thành các khu công nghiệp và các nhà đầu tư vào được các dự án béo bở hầu như không phải đền bù giải toả - Khâu xương xẩu nhất cảu làm dự án ở Việt Nam! Tất cả những công ty này hiện nay đều do Bản Việt nắm giữ và Bản Việt đưa các nhà đầu tư vào.... Với cái kiểu thoái vốn này thì sẽ lại 'béo' cho Bản Việt mà thôi!

Tập đoàn Cao su sẽ thoái 100% vốn ở 40 công ty

picture  
Theo VRG, phần lớn các khu công nghiệp được chuyển từ đất trồng cao su sang, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Tp.HCM, chi phí đầu tư rẻ, triển khai giao đất cho nhà đầu tư nhanh.
 Kiến nghị chấp thuận đầu tư khu công nghiệp là lĩnh vực kinh doanh chính, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết chi tiết quan trọng tại đề án tái cấu trúc tập đoàn.

Báo cáo chuyên đề tái cấu trúc của VRG cũng cho biết, lộ trình thoái vốn ngoài ngành chính từ 2012 - 2020 dự kiến sẽ thu hồi trên 4.000 tỷ đồng.

Thí điểm nhưng đã phát huy được ưu điểm

Mô hình tập đoàn dù trong giai đoạn thí điểm nhưng đã phát huy được ưu điểm, VRG nhận định sau khi đưa ra khá nhiều con số về kết quả kinh doanh năm 2011. Theo đó, tổng doanh thu là 33.490 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 11.692,53 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.572 tỷ đồng. Những con số này, theo thứ tự, tăng so với cùng kỳ năm trước 30,6%, 46,65% và 66,1%.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 37,36 và 34,91% trên doanh thu, nhập nhập bình quân tăng 27% so với năm trước, đạt 8.904.258 đồng/người, tháng, báo cáo cho biết tiếp.

Ngoài mủ cao su, các ngành nghề sản xuất khác của tập đoàn cũng góp phần đáng kể vào kết quả này, VRG nhìn nhận.

Phần định hướng giải pháp và lộ trình tái cấu trúc, báo cáo cho hay toàn hệ thống tập đoàn hiện có 168 đơn vị thành viên, trừ công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc có 115 công ty tập đoàn chi phối và 48 công ty tập đoàn đầu tư tài chính dài hạn. Sau khi tái cấu trúc sẽ giảm đầu mối quản lý xuống còn 116 công ty. Riêng công ty mẹ số đầu mối quản lý trực tiếp từ 83 công ty hiện nay giảm còn 57 công ty (trong đó riêng cao su 40 công ty), hình thành 5 công ty mẹ để tăng cường tính chuyên môn hóa, tăng cường hiệu lực quản lý cho một số nhóm ngành nghề, khu vực.

Đáng chú ý, VRG sẽ thoái 100% vốn ở 40 công ty mà tập đoàn không chi phối. Các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán thực hiện ngay trong 2012 và 2013.

Bổ sung ngành kinh doanh chính

Một trong số các giải pháp sẽ được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp khác tại đề án tái cấu trúc, được tập đoàn nhắc đến đầu tiên ở báo cáo là “Bổ sung ngành đầu tư khu công nghiệp là ngành kinh doanh chính”.

Bắt đầu từ năm 1995, đến nay VRG đã là chủ đầu tư 13 khu công nghiệp với tổng diện tích đất cho thuê 4.500 ha, vẫn theo báo cáo. Các con số đi kèm nhận định tình hình phát triển các khu công nghiệp hiện nay khá tốt gồm: 3 khu đã cho thuê trên 80% diện tích, là các công ty đại chúng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn trung bình 30%/năm. Có 5 khu cho thuê bình quân 20% diện tích và bắt đầu có doanh thu, lợi nhuận từ 2011. Có 5 khu vừa xong các thủ tục chuẩn bị đầu tư, mới bắt đầu hoạt động chính thức từ năm ngoái.

Theo VRG, phần lớn các khu công nghiệp được chuyển từ đất trồng cao su sang, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Tp.HCM, chi phí đầu tư rẻ, triển khai giao đất cho nhà đầu tư nhanh.

Dự kiến là một mảng kinh doanh sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao trong các năm tới, VRG cho biết sẽ tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, đến 2015 diện tích cho thuê đạt khoảng 3.000 ha.

VRG “kiến nghị Chính phủ chấp thuận đây là lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn”, báo cáo nêu rõ.

Một trong nhiều lý do làm cơ sở cho kiến nghị có vẻ "lạ" trong bối cảnh đầu tư tay trái của các "ông lớn" đã và đang bị phê phán gay gắt, là ngành kinh doanh này không những không làm ảnh hưởng đến các ngành chính khác mà còn tạo thêm nguồn thu để phát triển tập đoàn.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận trên 30% vốn điều lệ trong điều kiện hoạt động bình thường, sử dụng vốn tự có ít so với tổng mức đầu tư và tạo nguồn tích lũy khá lớn, do nhu cầu vốn chủ sở hữu không lớn nên không làm ảnh hưởng đến nguồn lực tập đoàn, VRG tiếp tục phân tích.

Với các công ty khu công nghiệp, tập đoàn cho biết sẽ tiến hành IPO đồng thời với tổ chức sắp xếp lại. Ngoài 4 công ty đã là công ty đại chúng sẽ đăng ký giao dịch trên sàn trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện. Các công ty còn lại theo quy hoạch và đặc điểm từng khu vực sẽ IPO khi cho thuê được 50% quỹ đất, dự kiến trong giai đoạn đến 2015 sẽ IPO 3 khu và sau đó sẽ tiến hành tiếp 4 khu.

Do mối liên hệ chặt chẽ về đất đai, các công ty khu công nghiệp sau IPO dự kiến tập đoàn vẫn  giữ cổ phần chi phối, VRG lên kế hoạch. 
VNEconomy


GIẶC ĐÃ Ở TRONG NHÀ RỒI!

Qlb - Khi trong nhà lục đục chính là lúc kẻ hàng xóm xấu bụng sẽ xông vào - Đó là chân lý quá đơn giản!

Chưa có một kỳ Đại hội Đảng nào để lại di chứng thảm hoạ như Đại Hội XI này, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ vừa dứt câu 'Đại Hội Đảng khoá XI thành công rực rỡ' và "Quốc Hội khoá XIII thành công mỹ mãn", thậm chí vết thương kinh tế còn chưa được băng bó thì tiếng súng khai trận từ phe Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lại bắt đầu....

 Ở mọi kỳ đại hội trước, ít nhất người dân còn có được 4 năm tập trung làm ăn. Nhưng Đại hôi XI thì khác gẳn, các cuộc chiến tiếp tục nổ ra ngay lập tức để tranh giành ảnh hưởng. Nguyên do vì đâu? Giới thạo tin Hà Nội đã phân tích thế này:Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn giữ được ngôi vị của mình ngày hôm nay chính là do sự hèn nhát của Trương Tấn Sang. Chính Tư Sang đến phút 89 khi thấy ba Dũng rưng rưng nước mắt đã nhủ lòng thương quay sang bảo vệ, thế là thế cờ bị lật ngược! Song cuồng vọng và ảo tưởng của Nguyễn Tấn Dũng là không có giới hạn. Không thoả mãn với ý nghĩ mình bị lưu ban, ngày đêm tiếng rên rỉ từ trong góc tối sâu thẳm nhất cứ văng vẳng 'Cái lão cả đời không mở miệng được một câu nay lại ngồi cưỡi đầu cưỡi cổ phán xét mình...', lại thêm các nhóm lợi ích tâng bốc, cô con gái rượu cả đời được trải thảm đỏ mà không hiểu giá trị của nó, cứ nhìn thấy những Mac-cots của Philiphine, những Shu- Hac-to của Indonesia ... mà bỗng thấy tài sản của mình còn ít quá (!)...và đặc biệt là sự xúi bẩy, xúc xiểm của Nguyễn Văn Hưởng. Hưởng hiểu rõ mình chỉ có giá trị sử dụng với ba Dũng khi các phe phái đấu đá nhau, bằng không vai trò của Hưởng sẽ chấm dứt và ngay cả ba Dũng cũng sẽ vứt bỏ Hưởng như một cái giẻ rách... Bằng đó yếu tố cộng với bản tính của một kẻ ngạo mạn, hãnh tiến đã khiến ba Dũng trở nên quá nóng vội trong kế hoạc thâu tóm quyền lực để nhắm đến cái ghế Tổng Thống!

Để dọn đường cho chiếc ghế Tổng thống thì đối thủ không phải cái người '15 năm ngồi ở Quốc Hội không mở miệng một câu' mà chính là Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang. Dù cho Tư Sang là ân nhân của Dũng, song để đạt được mục tiêu tối thượng thì ân nhân cũng trở thành kẻ thù khi Dũng hàng ngày chứng kiến cái lão Chủ tịch nước mà người ta nói chỉ có tính nghi lễ lại hoạt động không ngơi nghỉ tranh giành ảnh hưởng với mình. Trong khi nền kinh tế ngày càng tồi tệ, các 'Quả đấm thép' - Tập đoàn nhà nước, là sản phẩm tự hào một thời của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày nào mà nhờ nó Phó Thủ Tướng Dũng có được quyền lực, có được sức mạnh kinh tế để tham gia cuộc chơi chính trị thì nay đang trở thành gánh nặng của Quốc gia vì nợ nần, vì tham nhũng, thất thoát, lãng phí và trách nhiệm của Thủ Tướng đối với những ung nhọt này đang gây bức xúc khắp cả nước. 

Cứ hình dung với thu nhập bình quân của người nông dân chưa tới 600 USD/năm và các cán bộ lão thành, các gia đình có công, các cựu chiến binh, các thương binh mỗi năm bình quân thu nhập không tới 1.000 USD, cùng biết bao nhiêu gia đình đói khổ không có đủ miếng cơm manh áo... vậy mà từng tỷ tỷ đô la mất đi vì Vinashin, vì Vinaline, vì Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí ... chỉ vì cách điều hành độc đoán, tuỳ hứng và vụ lợi của Chính Phủ thì sẽ hiểu lòng dân đã sôi đến bao nhiêu độ!

Thay vì phải cải tà quy chính, thì Nguyễn Tấn Dũng lại chọn con đường 'chân đã lỡ nhúng chàm' rồi thì nhảy xuống nhúng cả người vào chàm luôn! Vì vậy mà các chính sách của Chính Phủ đã lợi dụng Nghị Quyết T.W về tái cấu trúc Hệ thống ngân hàng để xiết chặt tiền tệ làm cho các doanh nghiệp khốn đốn, tạo điều kiện béo bở cho các nhóm lợi ích thâu tóm ngân hàng, thâu tóm doanh nghiệp, thâu tóm tài sản. Với bước đi này, Nguyễn Tấn Dũng đã nhầm tưởng sẽ đánh sộc vào sân sau của toàn bộ giới chóp bu Hà Nội, bắt các doanh nghiệp và các đại gia làm con tin để trao đổi... Nhưng quả thật, 'Người tính không bằng Trời tính'! Hậu quả, nền kinh tế suy giảm, sức dân kiệt quệ, như báo VNEconomy đã đăng ngày 28-6-2012:

"Tổng hợp của Tổng cục Thống kê qua khảo sát 256.000 tờ khai trong tổng số khoảng 446.000 DN đang hoạt động trên cả nước quý I vừa qua, cho thấy có khoảng 70% số DN đang thua lỗ và giá trị lên tới gần 40.000 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp luôn ở mức thấp, thậm chí trong quý I vừa qua chỉ số này còn có mức tăng trưởng âm. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ (trong 6 tháng đầu năm 2011, con số này là 9,7%)"
Và con số do chính Bộ Kế hoạch & Đầu tư báo cáo trước Quốc Hội: gần 200.000 doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, đã ngừng hoạt động ... hệ quả tất yếu là hàng triẹu triệu người thất nghiệp vì vậy mà "tội phạm đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước" như báo cáo của Bộ Công An... 

Cái kim bọc giẻ cũng lòi ra, những chính sách bất bình thường của Chính Phủ cũng như sự trốn chạy không những của Thống đốc Bình trước yêu cầu chất vấn của Quốc Hội mà ngay của Thủ Tướng để đẩy cho Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc - người không được phân công phụ trách kinh tế đăng đàn đọc bản giải trình đầy mẫu thuẫn và né tránh về kinh tế để đến chính bản thân Nguyễn Xuân Phúc cũng văng tục chửi thề ngay giờ giải lao tại Quốc Hội 'Mẹ nó.... đẩy tao lên làm bia đỡ đạn!' 
Tuy vậy, ngay trong diễn đàn Quốc Hội, cũng đã có nhiều đại biểu đăng đàn nêu đích danh Thủ Tướng để chất vấn trách nhiệm, năng lực của Thủ Tướng, Camera ghi hình chiếu trực diện vào mặt, mà Nguyễn Tấn Dũng cứ giả tảng như không hề nghe thấy... 

Trò chơi quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhóm lợi ích xem ra đang phải gánh chiu 'cú đá hậu', nhưng đây không phải là 'cú đá hậu của Con La' trong tập truyện ngắn của Mo-Pat-Xăng mà là của chính mình! Từ chỗ người ta còn cắn răng để chịu  đựng nay đã đến mức không thể chịu đựng thêm dược nữa ... mà ngay cả Nguyễn Tấn Dũng cũng linh cảm được mối đe doạ đối với mình nên chỉ có một mình Dũng trang bị xe bọc thép chống đạn! Và những đồng chí cùng chia xẻ lợi ích kinh tế với ba Dũng cũng sực tỉnh và với 14 lá phiếu bầu trên 180 Uỷ Viên Trung Ương Đảng thì câu trả lời đã quá rõ!
 Với trò mỵ dân qua vụ Tiên Lãng với mưu toan sẽ dùng nhân dân để che chắn "là một Thủ Tướng đại diện quyền lợi của nhân dân"nếu có bị BCT đưa lên bàn giải phẫu thì lại bị chính cô con gái rượu và Nguyễn Văn Hưởng không kiềm chế nổi lòng tham đã phá tan tành bởi vụ cưỡng chế đình đám Văn Giang chỉ vì cái dự án ECO Park mang lại vài ngàn tỷ đồng và thói đời quen coi người như cỏ rác!
Nền kinh tế đất nước đang lâm nguy bởi sự giằng xé của các nhóm lợi ích, sự bần cùng hoá của nhân dân trong khi một tầng lớp 'con quan thì lại làm quan' ngày càng giàu có, phung phí... lòng tin của người dân đã cạn kiệt vì bị áp bức, bị cướp đất, vì tham nhũng, vì đến cái quyền làm người cũng không có..... Tất cả dường như đã đến đỉnh điểm, khi cái ông Tổng Bí thư '15 năm ngậm hạt thị' nhưng lần này đã nói đúng: "Nếu không chỉnh đốn Đảng thì mất chế độ..."!!

  Mời các bạn xem thêm:

 Giặc vào đến tận trong nhà rồi

Chúng coi mình không ra gì, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lãnh thổ của mình, không thèm quan tâm đến sự phản đối của mình, chúng vứt vào sọt rác cái gọi là "tình hữu nghị truyền thống" mà mình đang hết sức nâng niu. Chúng là bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, là giặc, là quân láo xược. Khi chúng cố ý trêu tức, khiêu khích Việt Nam bằng hàng loạt những vụ việc liên tiếp trong thời gian rất ngắn (bắt tàu ngư dân Việt, ra lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng vào vùng tranh chấp, lập thành phố Tam Sa, mời thầu khai thác dầu khí, thậm chí ngày 26.6 còn lên giọng phản đối việc VN ghép đặt quốc kỳ bằng gốm trên đảo Trường Sa lớn...) thì có nghĩa chúng đã đói lắm rồi, không ẩn mình chờ thời nữa. Dưới đây là một bằng chứng:

Theo lãnh đạo PVN, vùng biển phía Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý, cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý. Khoảng cách gần nhất đến vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ là 57 hải lý. Vùng này cũng chỉ cách đảo Phú Quý 30 hải lý và là nơi được PVN tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu. Năm 2011, tàu Bình Minh 02 cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên vùng biển này.

Xin xem kỹ, từ chỗ mà chúng coi như của chúng (9 lô) chỉ cách đảo Phú Quý có 30 hải lý, tức hơn 55 cây số, với ta thì đó là biển gần, ngay cả ngư dân ta đi đánh bắt cá cũng chỉ coi là vùng gần bờ. Nay thì rõ mấy thằng China nuôi cá bè ở vịnh Cam Ranh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thế nào.


Tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa chạy vào đến núi Mộ Dạ khi đã muộn.


28.6.2012

Nguyễn Thông


9 lô dầu khí Trung Quốc tự nhận là của chúng nằm ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam (bản đồ TQ công bố, lấy theo nguồn TTXVN)
Blog Huynh Ngoc Chenh



Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển!

Nếu như mô hình "Nhà nước kiến tạo phát triển" được xem là động lực lớn nhất đằng sau sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời kỳ hậu thế chiến thứ II thì...

...thất bại trong việc xây dựng và áp dụng đầy đủ mô hình này sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế quốc dân.
Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển
Phần nhiều ý kiến học giả trên thế giới đều ủng hộ quan điểm cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình phát triển kinh tế phù hợp nhất với các nước công nghiệp hóa muộn. Mặc cho sức ép mạnh mẽ của làn sóng tự do đầu tư, thương mại và toàn cầu hóa do các quốc gia phát triển áp đặt, mô hình phát triển kinh tế này vẫn có sức sống mãnh liệt và được nhiều quốc gia đi sau theo đuổi.
Đây là một mô hình phát triển kinh tế phức tạp, với nhiều đặc trưng cơ bản. Về chi tiết, nó đòi hỏi sự quyết tâm và kiên định của lãnh đạo nhà nước; sự tồn tại một bộ máy nhân sự nhà nước chuyên nghiệp dựa trên chế độ tuyển dụng nhân tài; sự tập trung quyền lực của nhà nước, đặc biệt là về tài chính; sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp lớn để thực hiện những chương trình phát triển chung trong chính sách công nghiệp; sự chọn lọc trong đầu tư và phát triển; năng lực của nhà nước trong điều tiết các thế lực và lợi ích tư nhân...
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại thường nằm ở chất lượng của các nhân tố. Trong quản lý nhà nước về kinh tế, ranh giới giữa "kiến tạo phát triển" và "kìm hãm phát triển" vốn đã rất mong manh.

Đặc trưng lớn nhất của mô hình phát triển kinh tế này là vai trò trung tâm của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, nhà nước kiến tạo phát triển cần có những công cụ và chính sách phát triển đặc thù. Trong đó có hai công cụ quan trọng nhất. Thứ nhất là công cụ tài chính: nhà nước phải sở hữu và chi phối hệ thống ngân hàng - thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời chủ động quản lý ngân sách trung ương một cách tập trung (bao gồm cả ODA). Thứ hai là công cụ doanh nghiệp: nhà nước phải chi phối hoạt động của một số doanh nghiệp quy mô lớn trong các ngành kinh tế quốc dân quan trọng. Về chính sách phát triển thì quan trọng nhất là chính sách công nghiệp (industrial policy) với định hướng tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên phát triển bằng được các ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng chiến lược và lâu dài đối với đất nước.

Rõ ràng, về cơ bản Việt Nam đều có những đặc trưng của mô hình phát triển kinh tế này. Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn phát triển thần kỳ, các nhà nước này cũng chi phối về chiến lược đầu tư phát triển, chủ động điều tiết tài chính thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và ngân sách nhà nước, đồng thời, sử dụng các tập đoàn kinh tế lớn để thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia (Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc). Ở Việt Nam, nhà nước vẫn duy trì chi phối các ngân hàng thương mại nhà nước và điều tiết tập trung ngân sách trung ương (cả ODA), đồng thời, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế lớn thông qua các "quả đấm thép" của nền kinh tế là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.
Theo tổng kết của các học giả thì về bức tranh tổng thể nhà nước kiến tạo phát triển được xem như "thiên đường của những doanh nghiệp lớn." Do đó, bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tàu có vai trò quyết định đến hiệu quả của sự phát triển. Trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Những khác biệt cơ bản về mối quan hệ
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong mối quan hệ hữu cơ này là sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm giữa cho và nhận, giữa đặc quyền và nghĩa vụ mà nhà nước đặt ra cho các doanh nghiệp thân cận của họ. Nghiên cứu sâu về Hàn Quốc, giáo sư Amsden đã chỉ ra rằng, điểm khác biệt cơ bản tạo nên sự thành công vang dội của Hàn Quốc, hay mang đến sự thất bại của một số quốc gia công nghiệp hóa muộn như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ, chính là bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Nhà nước Hàn Quốc cực kỳ nghiêm khắc với các doanh nghiệp được nhận đặc quyền. Đặc biệt, những yêu cầu và nghĩa vụ đi kèm với đặc quyền thường rất cao. Đồng thời, nhà nước Hàn Quốc sẵn sàng xử phạt rất nghiêm khắc và kịp thời khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Ngược lại, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như cho không các doanh nghiệp lớn của họ những đặc quyền về tài chính hay thị trường nên đã không thúc ép được sự phát triển của các doanh nghiệp này.
Cũng theo giáo sư Amsden thì đây được xem như chìa khóa thành công của Hàn Quốc. Sự hà khắc của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhận đặc quyền được xem như "bảo bối" quyết định sự thành công của một nước công nghiệp hóa muộn áp dụng mô hình phát triển kinh tế dựa trên sự kiến tạo của nhà nước.
Suy ngẫm về mô hình phát triển của nước ta
Nhìn lại Việt Nam, rõ ràng các doanh nghiệp lớn của chúng ta đang chiếm lĩnh các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đang nhận được những đặc quyền cũng như đang phải thực hiện các nghĩa vụ trong khu vực kinh tế đó. Nhiều doanh nghiệp cũng đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Nhưng chỉ với hai sự cố Vinashin và Vinalines thôi cũng đủ cho chúng ta phải suy nghĩ và lo lắng rất nhiều về việc thực hiện nghĩa vụ của những quả đấm thép này rồi.
Về mặt trách nhiệm, không hoàn thành được nghĩa vụ tương xứng với đặc quyền được nhận đã bị xem là có tội lớn đối với đất nước, đối với nhân dân bởi sự lãng phí nguồn lực, thời gian và cơ hội. Huống hồ, ở đây lại là sự biển thủ, cố tình làm sai để trục lợi cá nhân và gây hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng là khó có thể được chấp nhận và tha thứ!
Dưới góc độ phát triển, những sự cố này đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu nguồn lực tập trung vào những chương trình phát triển lớn như thế này để rồi chỉ nhận được kết cục xấu như vậy thì thực sự rất đáng lo ngại. Và rồi các chương trình phát triển khác sẽ ra sao?
Đúng là nhà nước đã quá nuông chiều các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là chủ trương tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế là sai - vì khi nền kinh tế còn yếu thì việc tập trung nguồn lực để phát triển các chương trình kinh tế lớn là hết sức cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta còn thiếu chế tài quy định một cách rạch ròi nghĩa vụ của doanh nghiệp nhận đặc quyền và đặc biệt là thiếu những người có tâm và có tầm để chèo lái những doanh nghiệp trụ cột của đất nước.
Về tổng thể mô hình phát triển kinh tế, kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, với một nước công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, việc xây dựng những nhân tố giống với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là phù hợp và sẽ rất có lợi cho việc thúc đẩy chuyển đổi nhanh nền kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thiếu một số điều kiện cần cho sự thành công. Nếu chỉ đề cập đến mối quan hệ kiến tạo giữa nhà nước và các doanh nghiệp đầu tàu thôi thì chúng ta cũng đã đang thiếu rồi.
Về khía cạnh này, để thực hiện thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển rất cần có những chế tài cụ thể quy định rõ quyền và nghĩa vụ của những doanh nghiệp nhận đặc quyền. Cũng rất cần các nhà lãnh đạo phải cương quyết hơn, thậm chí "quân phiệt" hơn đối với những đứa con cưng của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn người cầm lái chúng.
Có như vậy thì nguồn lực hạn hẹp của quốc gia mới có thể được sử dụng một cách có hiệu quả. Có như vậy thì mới có thể hy vọng rằng trong tương lai nền kinh tế của chúng ta sẽ có những doanh nghiệp hay thương hiệu vươn xa ra tầm quốc tế như Sony, Panasonic của Nhật Bản hay Samsung, Hyundai của Hàn Quốc.
Là người Việt Nam, có lẽ, ai cũng mong muốn điều này!
 
Theo Phạm Hưng Hùng
Tuần Việt Nam/Đề án 100 Hải Phòng
 

"Vinalines là tiếng chuông cảnh báo với doanh nghiệp nhà nước"

 Dẫn ý kiến nhiều chuyên gia, hãng tin Reuters cho rằng, những sai phạm tại Vinashin và Vinalines là lời cảnh báo, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiến đến minh bạch và khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới.


Vinalines là tiếng chuông cảnh báo với doanh nghiệp nhà nước
Hiệu suất hoạt động kém tại các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn đang gây áp lực lên nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Tờ Reuters mới đây vừa đăng tải bài báo xung quanh vấn đề về nợ của tại Việt Nam, mà trọng tâm là “tiếng chuông cảnh báo” ở ngành vận tải biển.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) một thời từng là biểu tượng cho triển vọng hội nhập của Việt Nam khi bắt đầu bước chân vào môi trường cạnh tranh toàn cầu thời kỳ Mỹ dỡ bỏ cấm vận vào năm 1994.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm, Vinalines lại cho thấy một chiều hướng phát triển sai lầm với bộ máy cồng kềnh 18.000 nhân công, đội tàu hoạt động thua lỗ cũng như khoản nợ lên tới 2,1 tỷ USD.  Trả giá cho điều này, ba lãnh đạo cấp cao của Vinalines đã bị bắt giữ, trong đó nhân vật quan trọng nhất là cựu Chủ tịch, ông Dương Chí Dũng, và Vinalines đã bị coi như một điển hình khác về quản lý yếu kém thời hội nhập.
Reuters nhìn nhận, khi bị đặt vào tình cảnh nợ nần, Vinalines cũng như những công ty, doanh nghiệp nhà nước khác trở thành bài toán kiểm nghiệm liệu Việt Nam có thể lấy lại được vị thế ngôi sao đang lên trong các thị trường mới nổi hay ngược lại sẽ chìm sâu vào tình trạng bất ổn kinh tế với nguyên nhân sâu xa là tham nhũng.
Chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là chuyên gia về kinh tế Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ông Jonathan Pincus nhận định, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã bị bưng bít quá lâu và đến nay, tình trạng này cần phải được chấm dứt.
Sự kiện đáng buồn này đóng một phần vào loạt vấn đề nghiêm đang bao phủ triển vọng kinh tế Việt Nam, bao gồm nạn quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém, thâm hụt thương mại quá lớn, và gần dây là diễn biến lạm phát phức tạp cũng như đồng nội tệ mất giá.
Reuters dẫn báo cáo Chính phủ ngày 12/6 vừa rồi cho biết, tính đến cuối năm 2011, khoản nợ của Vinalines là 43.100 tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu 9.410 tỷ đồng.
Vụ việc gợi đến vết xe đổ mà Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) để lại 2 năm trước. Khoản nợ của doanh nghiệp đóng tàu nhà nước này lên đến 4,5 tỷ USD, gây ra những mối quan ngại lớn đế sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng, Vinashin cũng được Chính phủ giải cứu, song, 9 lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn đã phải ngồi tù và bị kết án làm thất thoát tài sản của nhà nước.
Các lãnh đạo của Vinalines cũng đang đối mặt với số phận tương tự. Bốn cán bộ cấp cao bị bắt hồi tháng Hai và cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã trên toàn cầu với cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình điều hành công ty từ 2005 đến tháng 2/2012.
Tái cơ cấu thay vì cho phá sản
Theo Reuters, Việt Nam đã hy vọng thiết kế các công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn tương tự như chaebol của Hàn Quốc. Và kết quả, như đã làm với Vinashin, ý tưởng này đã sản sinh ra Vinalines vàm năm 1995 thông qua việc sáp nhập hơn 20 công ty khác – 1 năm sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận.
Dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Tổng công ty đã làm ăn thua lỗ trong việc khai thác tại 14 dự án cảng. Quản lý 154 tàu, chủ yếu là tàu chở hàng và chở dầu, tuy nhiên nội bộ của công ty này lại lục đục, diễn ra tranh chấp.
Và một trong những sai lầm tệ hại nhất của Vinalines là đã mua vào con tàu cũ tới 43 tuổi với mức giá 9 triệu USD, chi phí cho sửa chữa phải gánh thêm lên đến 26,3 triệu USD, chiếm khoảng 70% giá của một ụ tàu mới.
Trên báo chí thậm chí ví đội tàu vô dụng của Vinalines như một “đống sắt vụn”. Ngoài ra, công ty cũng đã xây dựng những cơ sở sửa chữa tàu trong khoảng 2007-2010 nằm ngoài quy hoạch của Chính phủ.
Tổng cộng, Vinalines đã chi 22,85 nghìn tỷ đồng, tương đương với 1,09 tỷ USD trong khoảng 2005-2010 cho 73 chiếc tàu cũ, bao gồm 17 chiếc là quá cũ. Công ty này cũng đã làm thiệt hại 434 tỷ đồng tương đương 21 triệu USD trong năm 2011 do quản lý lỏng lẻo và kéo dài những sai lầm trong quản lý kinh doanh.
Theo phản ánh của Reuters, trong khi các công ty tư nhân phải chịu chi phí đi vay quá cao và lãi suất lên tới 2 con số thì  tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước như Vinalines lại rất dồi dào.
Nguồn vốn dành cho các đối tượng này đến từ ngân sách nhà nước và của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Các doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng những đặc quyền trong thuế thu nhập doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài.
Reuters cũng cho biết, các chuyên gia kinh tế đã kiến nghị, đề xuất lên Chính phủ giảm bớt vai trò của những doanh nghiệp nhà nước lớn để chuyển sang trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, song kế quả có vẻ không như dự kiến. Thay vì đóng cửa hoặc phát mại tài sản đối với Vinalines và Vinashin, cả hai doanh nghiệp này đang được tái cấu trúc.
Theo chỉ thị từ Thủ tướng hôm 15/6 vừa rồi, Vinalines sẽ được sắp xếp lại, tập trung vào 3 hoạt động chính là vận tải hàng hải, cảng biển và dịch vụ. Các tàu cũ và khai thác không hiệu quả sẽ được đem bán để cắt lỗ và những công ty con sẽ được cổ phần hóa với sự tham gia của tư nhân.
Gánh nặng nợ xấu lên hệ thống ngân hàng
Theo đánh giá của Reuters, nếu giữ nguyên hiện trạng như hiện nay có thể gây nguy hiểm cho Việt Nam. Các khoản nợ xấu của Vinashin đã tác động xấu đến sức khỏe của một số ngân hàng,buộc Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) trong năm nay.
Theo số liệu chính thức, tính đến cuối tháng 4, nợ xấu của Việt Nam ở mức 108,6 nghìn tỷ tương đương 5,2 tỷ USD và  bằng 4,14% tổng dư nợ.
Còn nếu theo các số liệu không chính thức thì tỷ lệ nợ xấu còn gấp 2 đến 3 lần con số đó. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam có thể lên đến 13%. Ở trường hợp của Habubank, tại thời điểm hồi tháng 2, nợ xấu của ngân hàng này là 16%.
Tính đến tháng 9/2011, 12 tập đoàn nhà nước lớn nhất cả nước có tổng nợ 218,7 nghìn tỷ tương ứng 10,5 tỷ USD, chiếm 8,76% tổng nợ của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, Reuters ghi nhận, cũng có một vài tín hiệu tích cực đến từ Vinalines: trong số 9,3 nghìn tỷ đồng nợ ngắn hạn và 33,83 nghìn tỷ đồng nợ dài hạn của Vinalines, chỉ có 207 tỷ đồng đã quá hạn.
Hơn nữa, Vinalines cũng là nạn nhân của thị trường vận tải biển toàn cầu vốn vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008, gây ra tình trạng mà Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) gọi là “Sự sụp đổ thương mại lớn”. Các chuyên gia trong ngành dự báo cho đến cuối năm 2013, ngành này vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng cho đến hết năm sau.
Một số người vẫn bi quan về những vấn đề nổi lên trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu sẽ còn tăng. Hiệu suất kém của các tập đoàn nhà nước lớn sẽ gây sức ép lên nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, ông Alan Phạm, trưởng bộ phận kinh tế của công ty quản lý quỹ VinaCapital, sở hữu khối tài sản 1,6 tỷ USD nhận định.
Chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng giải quyết tình trạng này khi buộc các doanh nghiệp nhà nước phải công bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm lên website. Nhiều người nhìn nhận đây là động thái được đưa ra sau tiếng chuông cảnh báo Vinalines và Vinashin.
Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc công ty Chứng khoán Rồng Việt đánh giá, mặt tích cực sau những sai phạm được phát hiện gần đây của Vinashin và Vinalines đó là góp phần thúc đẩy Việt Nam tiến tới minh bạch.
Bích Diệp
Theo Reuters


 

PHÂN HOÁ GIÀ NGHÈO Ở VIỆT NAM BÁO ĐỘNG!

Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống. Ảnh:TL
 
 Qlb - Hãy đọc bài này để thấy những kẻ gây ra những thất thoát của Vinashin, Vinaline đáng xử tội gì?
 
 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư.
CIEM dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị.
Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo chiếm 20% dân số.
Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền. CIEM dẫn số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM khoảng 3.000 đô la Mỹ, Cần Thơ khoảng 2.350 đô la Mỹ.
Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt 5.800 đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng thời điểm. Đặc biệt, nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là 4.800 đô la, Hà Nội khoảng 3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô là 15.000 đô la Mỹ).
Ngược lại, các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới 300 đô la).
Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu đô la tại Việt Nam đang tăng manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010. CIEM đã đưa thông tin này trong báo cáo về “Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập” dẫn lại kết quả khảo sát do Công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đô la tại châu Á nửa đầu năm 2011.
Các số liệu, tà liệu chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy ở Việt Nam số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100 nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu đô la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.
Theo Lan Nhi
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Giải nước cờ thâm nho của TQ

Nhiều người cho rằng hành động của Trung Quốc lần này là “đòn gió”, là sự răn đe đối với Việt Nam sau khi chúng ta thông qua Luật Biển Việt Nam. Tuy nhiên, không hoàn toàn như vậy, mà đó là một bước đi có tính toán cực kỳ thâm hiểm.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhấn mạnh như trên, khi trao đổi với Đất Việt xung quanh việc Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mới đây đã ngang nhiên công khai chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm sâu trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông Trục nói: "Theo tôi, phía Trung Quốc đã không tôn trọng quyền chủ quyền của một quốc gia láng giềng. Hơn nữa quốc gia đó vừa ký chưa ráo mực thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển (trung tuần tháng 10.2011), đó là điều không thể chấp nhận được".

TS Trần Công Trục. Ảnh: Như Ý

"Về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc tự nhận là Tây Sa và Nam Sa), rõ ràng Việt Nam luôn khẳng định những quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh Nhà nước Việt Nam là người đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền và việc chiếm hữu này là thật sự, theo đúng nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Chúng ta sẵn sàng đưa ra cơ quan tài phán quốc tế để chứng minh và xử lý". "Thêm nữa, kể cả vấn đề đó chưa được xử lý thì hiệu lực thềm lục địa tính đối với các đảo trong quần đảo này như thế nào (vì Trung Quốc họ nói họ có đảo đó thì có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa 200 hải lý), bởi đối với các đảo nhỏ, không thích hợp với đời sống con người, thì không được mở ra 200 hải lý. Theo tôi, Công ước Luật Biển năm 1982 nêu rất rõ: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải quốc gia quần đảo, nên không có quyền vạch đường cơ sở để bao trùm toàn bộ những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bên cạnh đó, tính từng đảo một, hầu hết là rất bé, rất khó khăn về môi trường và điều kiện sinh sống, nếu không có hỗ trợ của đất liền và bàn tay cải tạo của con người để có cuộc sống ổn định, do vậy, không thể có đời sống kinh tế như bình thường. Cho nên các đảo này không có quyền mở rộng 200 hải lý. Do vậy, dù dưới góc độ nào thì cơ sở của Trung Quốc đưa ra về thềm lục địa đối với những quần đảo này đến 200 hải lý là rất vô lý. Và “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra cũng rất vu vơ, không đưa ra bất kỳ tọa độ nào và cũng không thấy khoảng cách từ đâu đến đâu. Rất nhiều học giả quốc tế nổi tiếng, thậm chí cả người Trung Quốc cũng không đồng tình với quan điểm về “đường lưỡi bò”. Đó là học giả Lý Lệnh Hoa (tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc) cũng cho rằng “Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật...”. Đó là ý kiến rất khoa học, thiện chí và đúng đắn".
"Cho nên có thể khẳng định, đây là hành động vô lý, trái với Công ước Biển năm 1982, trái với đạo lý, trái với quan hệ tốt đẹp hai bên cùng xây dựng. Tôi cũng nghĩ rằng ý đồ của Trung Quốc là biến những vùng không tranh chấp thành những vùng tranh chấp, họ muốn nhảy vào để tranh giành quyền lợi về kinh tế và mấu chốt nhất của Trung Quốc là nhảy vào tranh chấp tài nguyên trên biển của chúng ta".

- Thưa ông, từ sự kiện tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philipines đến việc mở thầu 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam cho thấy điều gì trong ý đồ bành trướng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc?
Nhiều người cho rằng hành động của Trung Quốc lần này là “đòn gió”, là sự răn đe đối với Việt Nam sau khi chúng ta thông qua Luật Biển Việt Nam. Theo tôi, không hoàn toàn như vậy, mà từ việc Trung Quốc tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philipines, giờ chuyển qua tạo ra tranh chấp và tiến hành mời thầu 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là bước đi có tính toán cực kỳ thâm hiểm.
Sau khi nhảy vào tranh chấp bãi cạn Scarborough để thử thách Philipines, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Mỹ, hiện Trung Quốc tiếp tục nhảy vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không dính dáng đến vùng tranh chấp. Hai cái này đều có liên quan chặt chẽ với nhau trong ý đồ của Trung Quốc. Theo tôi, lần này Trung Quốc nhằm vào nguồn lợi kinh tế. Bản chất của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là tài nguyên. Nếu họ làm được điều này và họ sẽ làm, thực hiện từng bước, tính toán thời cơ và bước đi và sẽ tìm mọi biện pháp nữa để thực hiện bằng được yêu sách “đường lưỡi bò”. Đây là bước đi nằm trong chiến lược lâu dài, nhất quán của Trung Quốc, họ kết hợp đồng bộ các phương diện, từ dùng sức mạnh, tuyên truyền, pháp lý… đều được tính toán rất kỹ. Chuyện ra những quyết định thành lập thành phố Tam Sa, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên một số vùng biển… cũng được tính toán nhuần nhuyễn để thực hiện bằng được “đường lưỡi bò” rất vô lý. Theo tôi, nếu chúng ta không ngăn cản được bước tiến này thì tổn thất rất lớn, không những về chủ quyền, mà còn là quyền lợi rất lớn trên khu vực Biển Đông, từ khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản…
- Ông nhận định thế nào về phản ứng của chúng ta sau hành động vô lý của Trung Quốc?
Trước việc tuyên bố của Trung Quốc, chúng ta phải có động thái ngay. Ngay bây giờ, chúng ta phải làm cho thế giới biết được cái vô lý của Trung Quốc khi muốn biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành vùng tranh chấp. Phải làm cho thế giới hiểu, để họ ủng hộ mình. Đặc biệt, với những công ty đang muốn hợp tác với Trung Quốc càng phải làm cho họ hiểu rõ vấn đề. Phải phân tích sự phản khoa học, phản pháp lý, âm mưu của Trung Quốc và hậu quả bước tiến này của Trung Quốc gây ra với Việt Nam, với các nước trong khu vực và thế giới như thế nào… Tức là phải làm rõ vấn đề, chứ không thể chỉ lên án họ vi phạm chủ quyền rồi kiên quyết phản đối. Cái đó rất tốt nhưng còn cần có hành động thực tế hơn, có thái độ rõ hơn.
Bên cạnh đó, dựa vào Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, quy chế pháp lý đối với các vùng biển để có những ứng xử phù hợp. Vùng đặc quyền kinh tế của mình mà họ xâm phạm thì quyền của mình đến đâu, mình được phép làm gì, ai sẽ làm việc này, phải nói rõ. Ngoài ra, dùng lực lượng gì, cách thực hiện ra sao? Nếu như Trung Qưốc cứ tiến hành khai thác thì chúng ta có quyền đưa ra Tòa án quốc tế. Mà muốn làm được thì mình phải chuẩn bị ngay cả hồ sơ và lực lượng, đưa ra Tòa án nào phải làm ngay, không thể ngồi chờ.
Việc Trung Quốc, họ đã đóng tàu, đóng giàn khoan rất đồ sộ, rất khổng lồ, tàu Hải giám của họ cũng kéo xuống rồi, họ tự làm được, nhưng họ cũng tính toán rất kỹ khi đưa ra đấu thầu quốc tế, đó là thâm ý nhằm lôi kéo nước ngoài - bên thứ 3. Làm như vậy nghĩa là họ chuẩn bị khá lâu rồi, công ty nào, tập đoàn nào họ cũng nắm rồi. Do vậy, lần này chúng ta phải có ngay động thái với các DN nước ngoài có ý định hợp tác với Trung Quốc.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhờ đến các tổ chức quốc tế xử lý. Nhưng điều này không phải muốn là đưa ra ngay được, mà phải có chuẩn bị từ bây giờ. Phải dự kiến những tình huống, cách xử lý, nếu không, các cơ quan tài phán quốc tế cũng ngỡ ngàng, thậm chí có khi Trung Quốc cũng đã làm rồi.
- Trong các hội thảo quốc tế về Biển Đông, nhiều học giả quốc tế thừa nhận lập luận của Trung Quốc là sai trái. Chúng ta có thể tận dụng điều này khi đưa ra tòa án quốc tế?
Ý kiến của các học giả có được tiếp thu hay không còn phụ thuộc các nhà chính trị, ngoại giao, nếu đuợc tiếp thu thì quá hay. Tất nhiên, những ý kiến đó sẽ được các nước nghiên cứu, tạo ra nhận thức của các bên đúng sai như thế nào để điều chỉnh lại nhận thức và bước đi của họ. Còn để đưa vấn đề ra tòa án quốc tế là vấn đề khác, thủ tục rất phức tạp, cho nên ngay bây giờ chúng ta muốn đưa ra thì phải có quá trình chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
Mạnh Đồng (thực hiện)
Đất Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét