Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG - VIKILEAK

Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 2)


Mời các bạn hãy đọc bài của Dân làm báo dưới đây:
Sự tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.


Gió đang xoay chiềuMùa hè oi bức cùng hơi thở nóng hổi của đợt chỉnh đốn đảng vào tháng 7/2012 đang phả vào gáy của các quan chức cao cấp. Gần một năm rưỡi sau Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu năm 2011, Thủ đô Hà Nội lại một lần nữa được sưởi ấm với những biến động tin đồn xuất hiện ngày càng dày đặc.

Một trong những tin hành lang gây chú ý nhất có lẽ là khả năng có thể phải ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ, tức đầu năm 2013.

Tin đồn trên đã hiện hình cùng với một sự kiện nho nhỏ: Tô Linh Hương – ái nữ 24 tuổi của Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex chỉ sau hai tháng chấp nhiệm. Sự kiện này xảy ra vào những ngày cuối tháng 6/2012, tức chỉ còn chưa đầy một tháng trước khi đợt chỉnh đốn đảng được tiến hành.

Nhưng khác với loại tin đồn hành lang vào thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 11, lần này cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng có vẻ bị thách thức nghiêm trọng bất thường. Cần nhớ lại rằng chỉ mới vào thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, đây vẫn là một địa chỉ mà người khác không thể lai vãng tới.


Như một quy luật, xu hướng chuyển biến nhân sự hầu như được tiếp nối ngay sau những biến động tiêu cực về kinh tế và tài chính. Vào lần này, khác hẳn với thời kỳ năm 2009 là lúc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn có thể kiểm soát được huyết quản của cơ thể kinh tế và còn tích lũy được một gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm phục hồi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, năm 2012 lại là hệ quả tất yếu của thời kỳ 2011 trượt dốc và đổ vỡ về hình ảnh doanh nghiệp.

Vào quý 1/2011 vừa qua, tại Hà Nội đã không hiếm lời bàn tán về khả năng Chính phủ phải cho in thêm tiền, thậm chí một phương án về đổi tiền cũng được đặt ra. Một phần ba số doanh nghiệp lâm vào tình thế phá sản, nhưng số còn lại vẫn hầu như không thể nào tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” từ các ngân hàng. Tất cả những nghịch lý như thế đã khiến cho bộ máy được gọi là “tân chính phủ” – thành lập từ tháng 8/2011, trở nên chông chênh hơn bao giờ hết trước áp lực dư luận xã hội và sức ép chính trị từ những phe phái khác ngay trong Bộ Chính trị.

Hầu như khắp nơi trên đất nước, người ta xoáy vào một thực trạng và dằn vặt hơn là xu thế chuyên quyền của người đứng đầu Chính phủ. Điều đáng nói là trong suốt một thời gian dài, đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng đã gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai trò độc tôn: ngân hàng.

Blog QLB

Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có thể diễn ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: QLB. Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đã nhận ra một nét khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể từ khi hiện diện tờ báo chui Người Sài Gòn vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội bộ trong đảng và chính quyền đã được công bố bởi QLB. Trong đó, vai trò và những ảnh hưởng của thủ tướng gần như được gắn liền với hoạt động của những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật đã không còn giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đã mau chóng biến thành một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên lại là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước…

Dường như cỗ xe cải cách nhân sự đang chuyển động gấp rút hơn. Những phân tích và quan trọng hơn cả là những bằng chứng chi tiết đáng ngạc nhiên được trưng ra bởi blog QLB về chiến dịch thao túng thanh khoản và và thâu tóm ngân hàng – diễn ra từ giữa năm 2011 đến nay, đã trở nên một mắt xích sống động nếu liên hệ với những động thái chính trị ở Hà Nội.

Câu hỏi cần đặt ra là những thông tin có tính đa diện của QLB hay dư luận râm ran ở Thủ đô liệu có phản ánh trung thực đời sống chính khách và hoạt động tài phiệt ở Việt Nam đương đại?

Một thực tế giản đơn mà hầu hết các giới chính yếu ở đất nước này đều nhận ra là cho dù những dị nghị của dư luận và blog QLB có bị coi là đồn thổi, vai trò cá nhân của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã in quá đậm dấu ấn về hành vi dung túng cho các nhóm lợi ích bao cấp và ngân hàng. Bởi cho đến giờ, trong khi đang hiện diện những hậu quả ghê gớm không thể phủ nhận về tình hình đình đốn của nền kinh tế, lượng doanh nghiệp phá sản và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp có thể không thua kém gì con số 25% của Tây Ban Nha, tình cảnh phân hóa về thu nhập giàu nghèo giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% thu nhập thấp nhất có thể đã lên đến 60-70 lần như hiện trạng nóng bỏng ở Trung Quốc.., nhóm tài phiệt ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt chiến dịch thôn tính đối thủ của họ.

Cũng cho đến giờ, đã có thể định hình một phát hiện có thể xem là khủng khiếp: để tiến hành và đạt kết quả thâu tóm nhau lẫn thâu tóm doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm của mình, nhóm tài phiệt ngân hàng, với sự hỗ trợ trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước, đã chấp nhận biến nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động thành con tin của nó. Từ đầu năm 2011, bằng vào sự “vận dụng linh hoạt và uyển chuyển” Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, tiền mặt lưu thông trên hệ thống thị trường 2 (liên ngân hàng) đã được Ngân hàng Nhà nước rút mạnh về. Thiếu trầm trọng tiền mặt, thị trường 2 nhanh chóng rơi vào túng quẫn và vô hình trung đẩy lãi suất cho vay giữa các ngân hàng lên trên 20%, thậm chí có thời điểm gần 30%. Tương ứng, thị trường 1 (dân cư và doanh nghiệp) cũng lâm vào tình trạng khốn quẫn khi không được cung ứng đủ tiền để bù đắp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tình hình trầm kha như thế kéo dài cho đến tận cuối quý 1/2012, vào lúc mà nền kinh tế đã kiệt quệ, nhưng lại hoàn toàn tương phản với hình ảnh những ngân hàng như Eximbank, Vietcombank, kể cả một ngân hàng nhỏ như Phương Nam và lẽ dĩ nhiên không thể thiếu ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, đã gia tăng đáng kể bản đồ bành trướng ngoài lãnh địa của chúng.

Ngã rẽ nào?

Hoạt động thâu tóm của giới tài phiệt ở Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kinh doanh và phát triển ảnh hưởng – như một hoạt động thường xuyên của thế giới tư bản tài chính. Chủ đề xã hội học cần bàn là thâu tóm đã trở thành một cái mốt của những kẻ lắm tiền nhưng vẫn cần nhiều tiền hơn, đồng thời chuyển hóa tiền thành một thứ quyền lực cụ thể. Trong lịch sử cách đây không quá lâu, người đời đã kết luận được nhiều bài học tiền – quyền như thế từ các tập đoàn mafia ở nước Nga hậu Liên Xô – cái nôi sản sinh ra tầng lớp mafia người Việt đầu tiên.

Rất có thể, chính sách lấn sân không chỉ về tài chính mà cả sang lãnh địa chính trị của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm tài phiệt ngân hàng đã trở nên chủ quan và hãnh tiến đến mức khiến cho chính ông và những tập đoàn của ông phải nhận lấy quá nhiều phản ứng quyết liệt như ngày hôm nay. Lần đầu tiên kể từ lúc tại vị thủ tướng, sân sau của Nguyễn Tấn Dũng đang trở thành nơi hỗn chiến giữa các niềm đam mê. Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ tướng trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với đảng.

Không có sự đồng nhất, cũng không còn được đồng thuận bởi phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dường như đang tự cô lập mình. Ở một chiều kích ngược lại, sự xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã kéo theo một số nhân vật khác – vốn trước đây theo quan điểm “chiết trung”.

Hãy trở lại với QLB. Dù chỉ là một trong vô số blog và còn sinh sau đẻ muộn, nhưng rất có thể đây chính là một tín hiệu chính trị. Cả việc từ nhiệm của người con gái của ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa hay việc điều chuyển con trai của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng thế – cũng có thể coi là những tín hiệu bất thường cho đợt chỉnh đốn đảng mà xu thế gần như tất yếu là tái sắp xếp về nhân sự. Những sự việc này lại diễn ra chỉ sau ít ngày nổi lên scandal Dương Chí Dũng, người đã được Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng – một người thân tín của Thủ tướng – bao che, khi Dũng bỏ trốn trước sự bất lực của toàn bộ ngành công an Việt Nam…

Điểm trùng hợp là cũng đã diễn ra một cuộc “chạy trốn” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp thứ ba Quốc hội khóa XIII vào tháng 6/2012. Trong khi tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội nhất trí cao về Luật Biển với chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa – một ý tưởng không in đậm dấu ấn đề xuất của cá nhân Thủ tướng, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “thu xếp” để Nguyễn Văn Bình không phải trả lời bất cứ một câu hỏi chất vấn trực tiếp nào về những khuất tất trong hệ thống ngân hàng.

Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng cũng có vẻ thưa thớt hơn. Tiếng nói của ông, một thời có sức nặng trong Bộ Chính trị, giờ đây lại trở nên xao xuyến hơn bởi thói quen nói vo.

Dường như sự tương phản trong một nhân vật – có thể được coi là có ngoại hình “chính khách” nhất trong Bộ Chính trị Việt Nam – với tật nói vo thiếu tư duy đang biểu hiện rõ hơn.

Nếu ai đó dị đoan đôi chút vào mối liên hệ giữa sự thay đổi của giọng với số phận của con người, thì hàng loạt hệ lụy có thể xảy đến với Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của ông trong những tháng tới. Hàng loạt nước cờ gai góc mà ông đang phải buốt đầu tính toán, trước khi nghĩ đến vai trò tổng thống đất nước của mình trong tương lai. Chẳng hạn là sự an toàn theo đúng nghĩa đen đối với Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông ở Ngân hàng Bản Việt; cũng như thân phận của Nguyễn Thanh Nghị – con trai của ông ở Bộ Xây dựng – làm sao có thể thoát được câu chuyện “hồi tố” như số phận con trai Nông Đức Mạnh; hoặc khả năng tồn tại mà không bị lật đổ hay bị tiêu diệt của nhóm tài phiệt ngân hàng, trong khi vẫn phải tiếp tục duy trì mục tiêu thâu tóm và bành trướng, đồng thời ngay trước mắt phải giải phóng khối hàng tồn kho khổng lồ về vốn và bất động sản…

Nhưng quan yếu hơn cả là vấn đề của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Nói một cách bóng gió, sự tồn tại của ông như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.

Chẳng lẽ người từng xưng là “công bộc” chỉ còn cách quay trở về với nhân dân?

Thường Sơn
Theo Dân làm báo Blog


Nói về dân chủ và quyền con người


Phạm Quỳnh Hương
Viết từ Hà Nội

Người dân phản đối việc thu hồi đất
  Nông dân phản đối thu hồi đất thể hiện việc thực hành dân chủ =>
Có nhiều người nói đến đảng phái, hệ thống chính trị, hay luật pháp. Lại có nhiều người nói đến tự do ngôn luận, báo chí, kể cả internet, và blogger.
Nhưng có lẽ chúng ta đã bỏ qua nhiều cái. Những điều nhỏ nhặt trong đời sống của chúng ta: cảnh sát giao thông thu mãi lộ, bác sĩ thu phong bì, giáo viên ép học thêm, nông dân mất đất, công nhân đòi quyền lợi, người dân trong các khu đô thị đấu tranh vì các thứ lệ phí. Nhiều, nhiều lắm!

Chuyện chân tay miệng, và những bệnh dịch khác. Chuyện dịch lợn tai xanh, lưu hành thịt thối trên thị trường, và những hoa quả thực phẩm không an toàn. Chuyện vàng miếng SJC và phi SJC. Chuyện tái cơ cấu ngân hàng. Chuyện các tập đoàn nhà nước thua lỗ (Vinashin, Vinalines) và không thua lỗ (điện, xăng dầu…)
Nhưng kể ra thế để làm gì? Nó có liên quan gì đến dân chủ và quyền con người của chúng ta? Nó liên quan gì đến đảng phái, chính trị?
Quyền của dân
Nếu suy nghĩ kỹ lại, chúng ta thấy là hình như chúng ta có một vài quyền liên quan đến những thứ xảy ra hàng ngày xung quanh chúng ta.
Những chuyện phong bì ở khắp mọi nơi từ bệnh viện, trường học, đến giao thông, cơ quan công quyền hành chính… thì có liên quan gì đến quyền của chúng ta không? Chắc là có, đúng không? Xưa nay chúng ta quen với việc rằng người dân không có quyền gì, chỉ những người kia – cảnh sát giao thông, bác sĩ, giáo viên, cán bộ chính quyền – mới là người có quyền.
Nếu bây giờ, chính những người dân bình thường, bằng hành động cụ thể, tự mình dành lấy cái quyền của mình. Người dân có quyền được hưởng những thứ dịch vụ mà không cần phải có phong bì. Đó là quyền của dân. Đó chính là dân chủ. Một hành động nhỏ thôi, nhưng từng ngày, dân chủ sẽ đến trong chính đời sống của chúng ta.
Những người nông dân mất đất, những người công nhân đình công, những người dân ở khu đô thị biểu tình,… đòi lấy cái quyền của họ. Cái mà họ dành được không chỉ là mảnh ruộng, là đồng lương, là phí vệ sinh…
Mà hơn thế, những người dân bình thường đó biết về quyền của mình. Trước đây họ không biết rằng họ có quyền. Trước đây trong cơ chế xin cho, người dân được cho cái gì thì đã lấy làm mừng rồi. Giờ đây họ biết đó là quyền của họ, và họ tự đòi lấy quyền của mình. Họ biết cách làm thế nào để đòi được quyền của mình, biết cách giữ được quyền của mình.
Tất cả những điều đó có nghĩa là một nền dân chủ đang hình thành trong xã hội Việt Nam. Quyền con người đang dần dần được thực thi. Như vậy chính những con người bình thường đang tự mình xây dựng nền dân chủ.
Hiện nay nông dân ở nhiều nơi đang lên tiếng giữ đất của họ. Những người nông dân mất đất đã đòi được quốc hội, chính phủ phải đứng ra giải quyết cho họ. Họ đã đòi được quyền của họ.
  Người dân quan tâm an toàn thực phẩm hơn chuyện đảng phái?====>>>
Hiện nay những người dân ở các khu đô thị mới đang đấu tranh chống lại việc thu phí bất hợp lý. Những người dân ở khu đô thị đã đứng ra lập hợp tác xã, lập ban quản trị. Họ đòi lại phần diện tích tầng 1, và tự điều hành các dịch vụ trong tòa nhà, nhằm giảm các chi phí. Họ đã đòi được quyền của họ. Giờ đây, hợp tác xã của họ đã đi cung cấp dịch vụ cho những tòa nhà cao tầng khác. Phổ biến kinh nghiệm của họ, tuyên truyền về quyền của người dân.
Hiện nay những người dân ở xung quanh các hồ trong thành phố đang đòi giữ lại hồ. Những người dân ở những phường có hồ nước đã đòi lại được phần hồ đang đe dọa bị san lấp. Họ đã chặn đứng được những âm mưu của các nhóm lợi ích hòng chiếm đất công. Họ đã tự quản được vùng đường ven hồ, vùng sân chơi ven hồ. Họ kiến nghị thực hiện đúng quy hoạch. Họ đã thực hiện được quyền của người dân trong quy hoạch không gian ở, và không gian công cộng.
Rồi những chuyện thực phẩm không an toàn trôi nổi trên thị trường, rồi dịch bệnh xảy ra ở đây đó, … Trước đây, những chuyện như thế là chuyện của các cơ quan quản lý, người dân không có cách gì để biết thông tin, không có tư cách gì để có ý kiến. Nay thì người dân đã biết đến quyền được biết thông tin, quyền có ý kiến. Các cơ quan chức năng cần công khai thông tin. Hơn thế, người dân có trách nhiệm giám sát, và phát hiện các vụ việc.
Xã hội dân sự
Người dân không chỉ đòi quyền của họ – cái quyền được pháp luật quy định, mà họ còn thực thi những quyền đó. Trước đây, tất tất mọi điều đều “có Đảng, nhà nước lo”. Người dân chỉ sống một cách thụ động, bảo gì nghe nấy, cho gì thì hưởng nấy, không kêu ca, phàn nàn. Nhưng ngày nay, rất nhiều hoạt động do người dân, cộng đồng chủ động tham gia.
Không phải cái gì chính quyền cũng lo, cũng quản được hết. Những gì người dân, cộng đồng có thể làm tốt được thì người dân được quyền làm.
Đây chính là cái mà gọi theo tiếng Tây là xã hội dân sự. Hoặc gọi nôm na là cộng đồng tham gia. Hay gọi theo cách Việt Nam hóa là nhà nước và nhân dân cùng làm. Những hoạt động có sự tham gia của người dân là tăng thêm tính chủ động, tăng thêm sự giám sát của nhân dân.
Và điều quan trọng là người dân hiểu hơn về quyền của mình. Người dân có trách nhiệm hơn với đời sống của cộng đồng. Khi có trách nhiệm hơn với cộng đồng, người ta sẽ bớt vô cảm – điều vẫn thường xảy ra trong xã hội chúng ta. Có thể nói, tăng cường xã hội dân sự sẽ giúp đẩy lùi sự vô cảm trong xã hội Việt Nam.
Đến chuyện thuộc tầm vĩ mô như chuyện quản lý vàng, tái cơ cấu nền kinh tế, … cũng liên quan đến dân chủ và nhân quyền. bởi vì xét về thực chất, tất cả những hoạt động đó làm ảnh hưởng đến đời sống người dân vì nó đều sử dụng tiền ngân sách, tiền thuế của dân, và nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Trước đây, các quan chức chỉ quyết định những chuyện đó mà không hề biết đến phản ứng của người dân ra sao. Họ toàn quyền sử dụng tiền thuế của dân mà không hề phải “thế chấp” gì cả.
  Tái cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến đời sống người dân=====>>>
Trong khi đó, các vị lãnh đạo ở các nước Tư bản giẫy chết đều phải đặt cược sinh mạng chính trị của mình vào mỗi quyết định hệ trọng. Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ sẽ phải xin lỗi quốc dân, rồi nhẹ thì tự từ chức, nặng thì ra tòa.
Tiền thuế của dân là chuyện hệ trọng chứ không phải chuyện đùa như ở ta. Điều đó có nghĩa là dân ở Tây họ có tiếng nói với tiền thuế của họ. Vì vậy, cho dù hiện nay, dân ta chưa có quyền đối với chính đồng tiền thuế do mình đóng, thì chí ít, dân cũng có thể bằng cách này cách khác tỏ được thái độ của mình, qua báo chí, qua đại biểu quốc hội. Con đường còn dài, và dân ta vẫn còn đang bước tiếp.
Chúng ta nói đến đa đảng làm gì? Nếu không có dân chủ thì lại thành độc quyền, độc tài.
Chúng ta nói đến hệ thống chính trị làm gì? Nếu không có nhân quyền thì lại thành hệ thống lợi ích nhóm, bóc lột nhân dân.
Chúng ta nói đến luật pháp làm gì? Nếu không có dân quyền thì lại thành những vụ án oan sai.
Nói tất cả những điều này có nghĩa là đa đảng, hệ thống chính trị, và luật pháp là mục tiêu, nhưng điều bản chất ở đây là dân chủ, nhân quyền. Nếu không có dân chủ, nhân quyền thì những mục đích tốt đẹp kia chỉ là những cái lá nho che đậy một bản chất độc tài, tàn bạo.
Dân chủ, và nhân quyền là điều kiện cần cho những mục đích tốt đẹp về đảng phái, chính trị, luật pháp. Dân chủ, nhân quyền sẽ đi song hành cùng với việc xây dựng hệ thống chính trị, luật pháp.
“Chúng ta nói đến đa đảng làm gì. Nếu không có dân chủ thì lại thành độc quyền, độc tài. Chúng ta nói đến hệ thống chính trị làm gì. Nếu không có nhân quyền thì lại thành hệ thống lợi ích nhóm, bóc lột nhân dân.”
Có lẽ dân chủ, nhân quyền là điều kiện cần, còn hệ thống chính trị và luật pháp là điều kiện đủ cho một đất nước văn minh, và phát triển.
Cái mà những người dân bình thường chúng ta có thể làm được có lẽ là trên mảng dân chủ, nhân quyền. Còn mảng hệ thống chính trị và hệ thống luật pháp thì có lẽ cần có những chuyên gia, những nhà hoạt động lão luyện.
Với người dân bình thường, những chuyện liên quan đến cuộc sống hàng ngày như y tế, giáo dục, hành chính công … thì mỗi người đều có thể làm được, và chia sẻ giữa những người cùng quan tâm sẽ giúp chúng ta có thể thực hiện được một cách tốt hơn.
Bằng chứng là những người nông dân, những người dân bình thường vẫn hiện đang thực hiện quyền của họ. Và chính họ đang xây dựng nên nền dân chủ cho tương lai.
Đến đây một câu hỏi đặt ra là làm thế nào, và bằng cách gì người dân có thể thực thi những quyền của họ?
Câu hỏi này là dành cho những nhà hoạt động xã hội, và những nhà trí thức. Đến đây vai trò của trí thức xuất hiện.
Ai dám bỏ công sức, dám vượt qua trở ngại, dám dấn thân để tham gia vào việc trả lời những câu hỏi này của xã hội, người đó là trí thức. Bất kể người đó có bằng cấp, học hàm, học vị ra sao.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiệ́n đang sống ở Hà Nội.
BBC


CHÂN DUNG KẺ CẦM ĐẦU NHÓM THÂU TÓM DOANH NGHIỆP VÀ TÀI SẢN

 Qlb - Có lẽ thương trường trước đây ít người nghe đến cái tên Hồ Hùng Anh, song giới 'Soai Nga' thì biết rất rõ. Đây là một 'SOÁI' đi lên được nhờ thương vụ ăn cướp đầu tiên chính là ngân hàng Techcombank của bà Nguyễn Thị Nga biệt danh Nga 'sân golf' - Bây giờ là chủ của Ngân hàng SEA Bank. Chính đây mới là người phụ nữ tài năng đưa Techcombank từ cõi chết do dính vào mua bán vũ khí, bảo lãnh giả các đấu thầu thiết bị nhà máy điện...trở thành một ngân hàng thực sự. Khi Techcombank có được vị thế và các nhà đầu tư nước ngoài nhòm ngó thì 'Soái Anh'và 'Soái Quang' tìm cách cướp của bà Nga ... Bà Nga tuy không phải loại tay vừa nhưng cũng đành phải chào thua và dâng cái ngân hàng Techcombank cho hai soái Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Với bản năng của một kẻ làm giàu chuyên bằng cách đi ăn cướp, các Soái Nga này gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Thanh Phượng và thống đốc Nguyễn Văn Bình. Trong đợt thâu tóm vừa qua, nhóm Anh - Quang và Phượng là nhóm chuyên thâu tóm tài sản và Doanh nghiệp, khác với nhóm của Bố già Kiên chuyên  thâu tóm ngân hàng. Vụ thôn tính ngoạn mục nhất của nhóm này được đánh dấu bằng mỏ Niken núi pháo, kế tiếp đến là Công ty Thuỷ sản Bình An, Toà tháp đôi của Vượng VICOM cũng không thoát khỏi sự thôn tính của nhóm này....
 Mời mọi người xem thêm thông tin do báo trong nước công bố:
Ông Hồ Hùng Anh - người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán - hiện nắm giữ 3% cổ phần Masan Group và 3% cổ phần Techcombank.

Họ tên
Hồ Hùng Anh
Năm sinh
08/06/1970  tại Hà Nội | Số CMTND: 023762401
Quê quán
Thừa Thiên Huế
Học vấn
Kỹ sư điện tử
Chức vụ đang nắm giữ
- Phó Chủ tịch CTCP Ma San (Masan Corp – công ty mẹ của Masan Group)
- Phó chủ tịch Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN)
- Thành viên HĐQT Masan Consumer
- Chủ tịch HĐQT Techcombank
- Chủ tịch Techcom Capital, Chủ tịch Techcom Securites
Lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng-tài chính, Hàng tiêu dùng..
Gia đình
+ Vợ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
+ Mẹ: Nguyễn Thị Thanh Tâm
+ Em trai: Hồ Anh Ngọc
Tài sản
Masan Corp, 3% cổ phần Masan Group, 3% cổ phần Techcombank
Là người giàu thứ 9 trên TTCK với lượng cổ phiếu trị giá gần 1.600 tỷ đồng.

Ông Hồ Hùng Anh được biết đến chủ yếu với vai trò là Chủ tịch của ngân hàng Techcombank, đồng thời là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Masan.
Giống như các lãnh đạo khác của Masan, vị doanh nhân này khá kín tiếng, hầu như không xuất hiện trên báo chí.
Mới đây, ông Hồ Hùng Anh đã đảm nhận thêm Chức vụ Chủ tịch của Techcom Securities và Techcom Capital - hai công ty con của Techcombank.
-------------------------------------------------------------------
- Quá trình công tác
+ Từ 1997-2004: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan, Tổng Giám Đốc Công Ty Masan - RUS TRADING tại Cộng Hòa Liên Bang Nga
+ Từ 2004 - 11/2008: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan
+ Từ 12/2008- nay: Phó Chủ Tịch CTCP Tập đoàn Masan (tên cũ Công ty cổ phần Đầu tư Masan)
+ Từ 2004 - 2005: Thành viên HĐQT Techcombank
+ Từ 2005 - 8/2006: Phó Chủ yịch HĐQT Techcombank
+ Từ 9/2006 - 4/2008: Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank
+ Từ 5/2008 - nay: Chủ tịch HĐQT Techcombank
+ Từ tháng 7/2012 đến nay: Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities

-------------------------------------------------------------------
Top 10 người giàu nhất trên TTCK
Trong năm 2011 và 2012, ông Hồ Hùng Anh đã bán ra 6 triệu cổ phiếu MSN (~ 600 tỷ đồng), qua đó đã rơi xuống vị trí thứ 6 xuống thứ 9 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện ông Hùng Anh đang nắm giữ 15,77 triệu cổ phiếu MSN (3% cổ phần Masan Group), có trị giá gần 1.300 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng đang nắm giữ 3% cổ phần của Techcombank.

Biến động giá trị lượng cổ phiếu MSN ông Hồ Hùng Anh nắm giữ
(Cập nhật đến ngày 27/6)

Một số số liệu về Masan Group

Các cổ đông chính của Masan Group
(Cập nhật đến ngày 25/6)

Các công ty thành viên của Masan Group
(Click để xem hình lớn)

Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
 
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)


Các cổ đông chính của Techcombank
Theo TTVN



CHÂN DUNG ĐẠI GIA THÂU TÓM TIỀN PHONG BANK

Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

Với nguồn tiền dồi dào sau khi thoái vốn tại Diana, ông Đỗ Minh Phú và Tập đoàn Doji đã tiến hành đầu tư vào Tienphong Bank và mua lại công ty Artex Sài Gòn.

Họ tên
Đỗ Minh Phú
Năm sinh
11/09/1953
Số CMT: 011035866
Nơi sinh
Minh Phú, Yên Bình, Yên Bái
Quê quán
Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội
Học vấn
Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội
Chức vụ đang nắm giữ
+ Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI
+ Chủ tịch HĐQT Tienphong Bank
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Đà Nẵng
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đá quý & Vàng bạc Yên Bái
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Du lịch Hà An
+ Chủ tịch HĐQT CTCP XNK Thủ công mỹ nghệ Sài Gòn (Artex Saigon)
- Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam
- Đại sứ của Hiệp hội Đá quý quốc tế tại Việt Nam
- Phó Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ
Lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng – tài chính, Vàng bạc đá quý, Hàng tiêu dùng, Nhà hàng




Tài sản
Cổ phần Doji Group, Tienphong Bank, Diana
Ông Đỗ Minh Phú được biết đến chủ yếu với vài trò là Chủ tịch của Doji Group - một doanh nghiệp lớn chuyên về kinh doanh vàng bạc đá quý và chủ tịch của Diana Việt Nam - doanh nghiệp lớn chuyên về sản xuất băng vệ sinh, tã trẻ em.
Năm 2011, Diana Việt Nam đã bán lại phần lớn cổ phần cho Unicharm của Nhật Bản.
Sau đó, ông Phú đã tham gia vào lĩnh vực ngân hàng với việc mua lại 20% cổ phần của Ngân hàng Tiên Phong. Tại đại hội cổ đông thương niên năm 2012, ông Phú đã được bầu làm chủ tịch ngân hàng này; em trai ông Phú là ông Đỗ Anh Tú - TGĐ Diana Việt Nam - cũng được bầu làm Phó Chủ tịch.



Quá trình công tác:
1992 - 1994  Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Đá quý VIGEMTEC
1994 - 2007  Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD
2007 - nay  Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc  Đá quý DOJI
--------------------------------------------------------------------------------------------
Cơ duyên đến với đá quý
Ông được cử đi học ở Liên Xô nhưng vì nhầm lẫn, giấy gọi nhập học thiếu tên Đỗ Minh Phú. Để bù đắp sau sai sót này, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu viết giấy cho phép chọn bất cứ khoa nào của Đại học Bách Khoa và ông chọn nơi cao điểm nhất - ngành vô tuyến điện tử ở ĐH Bách Khoa.
Không đeo nhẫn hay trang sức trên người
"Khi tôi đeo thứ gì đó trên người tôi lại thấy vướng víu. Hơn nữa, một khi mình là một ông chủ làm chuyên về đá quý, thì đương nhiên sẽ có thứ rất độc đáo.
Nhưng nếu mình đeo thứ độc đáo đó, thì sau này lại có thể tìm thấy thứ độc đáo khác, thì mình sẽ giải quyết ra sao?
Và nếu mình đeo cái đó, có thể sau này lại phát hiện ra những viên đá quý khác đẹp không kém, mà ngón tay thì chỉ có 10 ngón, không lẽ lại đeo hết cả!"
Đến khi đi làm, ông theo đuổi ngành khoa học máy tính. Khả năng chuyên môn lại giỏi tiếng Anh, ông được Viện nghiên cứu cử làm giám đốc một công ty nước ngoài về đá quý, và sau đó là công ty liên doanh cùng lĩnh vực.
Năm1994, ông bỏ chức Giám đốc công ty liên doanh lương 300 đôla Mỹ, để thành lập doanh nghiệp riêng chuyên về đá quý.
Năm 2007, ông xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý, DOJI Plaza tại Hà Nội.
Trong hai năm 2007 và 2008, đổi tên DOJI, tái cấu trúc và phân chia làm 6 công ty thành viên, thâu tóm những công ty như SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng, Công ty CP Đá quý và vàng Yên Bái. Doanh thu của tập đoàn từ 60 tỷ (2006) lên 30.000 tỷ đồng (2011).
Ông Phú cho biết: “Chiến lược lâu dài của DOJI không phải là kinh doanh vàng miếng, mà là phát triển kinh doanh hàng trang sức”.
Sản xuất băng vệ sinh
Cuối 1996, em trai ông Phú là ông Đỗ Anh Tú khi đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Tiệp Khắc, có ý định đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Sau khi tìm hiểu thì thấy rằng mặt hàng băng vệ sinh có nhiều triển vọng khi chỉ mới có một công ty duy nhất đó là Softina của Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, liên doanh với công ty TN Trade của Thái Lan.
Năm 1997, họ thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kỹ thuật Việt Ý, nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Diana chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh, giấy Tisue. Tổng số tiền đầu tư là 600.000 USD (tỷ giá khi đó 11.000 đồng/USD).
Năm 1997, doanh thu của Diana đạt khoảng 5 tỷ đồng, 2008 tăng lên gấp khoảng 3 lần, 2010 doanh thu đạt 1.020 tỷ đồng.
Câu khách đến trung tâm thương mại từ kinh doanh nhà hàng
Chuyện kinh doanh nhà hàng buffet được ông Phú tính đến do nhận ra có thể tận dụng mặt bằng rộng của Ruby Plaza và vị trí tại tầng cao nhất, không tốn kém chi phí thuê, đồng thời marketing hiệu quả cho các gian hàng vàng bạc đá quý bên dưới. 
Chi phí marketing ban đầu được tập trung đầu tư cho kinh doanh 3 nhà hàng này và đến hiện nay đã trở nên rất nổi tiếng. Triết lý kinh doanh ở đây rất đơn giản: mỗi ngày đón 1.200 người đến ăn, 1 tháng sẽ có 36.000 người và một năm sẽ có nửa triệu lượt khách đến. Liệu có cách marketing nào tốt hơn có khả năng đưa từng ấy khách hàng đến thăm viếng trung tâm thương mại kinh doanh vàng bạc, đá quý?
Thương vụ Unicharm-Diana
Năm 2011, Tập đoàn hàng gia dụng Nhật Bản Unicharm đã công bố mua lại 95% cổ phần của CTCP Diana. Giá trị của thương vụ không được công bố. Theo nhiều nguồn tin thì thương vụ này có giá trị nằm trong khoảng từ 130-200 triệu USD.
Giải thích về nguyên nhân bán lại Diana, ông Phú cho biết: "Diana đã trải qua quá trình hình thành và phát triển đỉnh cao của mình. Ở Việt Nam hiện nay, nhãn hiệu băng vệ sinh Diana và tã giấy trẻ em Bobby, Tã cho người già Carin.. đều là những nhãn hiệu mạnh chiếm giữ vị trí số 1 hoặc số 2 trên thị trường về thị phần tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng một khi đã đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, thị trường bị bão hòa thì cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp mang tính chất đột phá ra thị trường khu vực và thế giới. Diana cũng không là trường hợp ngoại lệ. 
Unicharm là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động rộng khắp thế giới lại cùng lĩnh vực kinh doanh mà Diana đang hoạt động kinh doanh nên sự hợp tác này sẽ như một “cánh tay nối dài” giúp Diana có thêm sức mạnh để phát triển sản phẩm".
Đầu tư vào Tienphong Bank
Câu hỏi được đặt ra là gia đình họ Đỗ sẽ làm gì với lượng tiền khổng lồ sau khi thoái vốn tại Diana?
Và bước đi đầu tiên là Tập đoàn Doji và những người có liên quan đã thông báo mua lại 20% cổ phần của Tienphong Bank.
Ông Đỗ Minh Phú – đại diện Doji nắm 8% cổ phần và ông Đỗ Anh Tú – cổ đông nắm 5% đã được bầu vào Hội đồng quản trị của Tienphong Bank. Hai người lần lượt giữ chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT.
Đầu năm 2012, Tập đoàn Doji cũng thông báo đã mua lại và nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Sài Gòn (Artex Saigon). Ông Đỗ Minh Phú đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT của công ty.
Artex Saigon là công ty chuyên về xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; đồng thời công ty này cũng sở hữu nhiều tòa nhà văn phòng có vị trí đắc địa.
Ông Đỗ Minh Phú và ông Đỗ Anh Tú
lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tienphong Bank
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Gia đình: 3 đời có truyền thống kinh doanh

Gia đình ông Đỗ Minh Phú là một điển hình kiểu mẫu của một đại gia đình 3 đời làm kinh doanh và đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới doanh nhân Việt Nam. 

Thế hệ thứ nhất: 

Bố ông Đỗ Minh Phú là cụ Đỗ Thế Sử (sinh năm 1923), là một trong những sáng lập viên Công ty tiền thân của Tập đoàn DOJI. Năm 38 tuổi, cụ đang là Tổng biên tập báo Sơn Tây thì xin nghỉ để làm kinh doanh. Năm 73 tuổi, cụ Sử lập Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu May mặc – GAMEXCO. Hiện nay, ở độ tuổi 90, cụ vẫn trực tiếp điều hành, xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Đông Ấu, với trên 300 lao động.
Thế hệ thứ hai: 
Cụ Đỗ Thế Sử có 11 người con là giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, doanh nhân.
Ông Đỗ Minh Phú là con thứ ba trong gia đình họ Đỗ. 
Anh cả là Đại tá, Kĩ sư Đỗ Thái Tùng, đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội. 
Anh thứ hai là Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Đỗ Tất Cường, cựu Phó Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y), hiện nay là Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 5 sao Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup).
Anh Đỗ anh Tú là em trai thứ 6 hiện là TGĐ Diana, Phó chủ tịch HĐQT của Tiên phong Bank…
Những người em trai và em gái của ông cũng đều nắm giữ những chức vụ trọng trách ở các cơ quan, doanh nghiệp lớn: Ông Đỗ Quốc Bình (Em trai) - Chủ tịch Hiệp hội Tắc-xi Hà Nội; Ông Đỗ Anh Tuấn (Em trai) - Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Lò hơi và các thiết bị nhiệt; Ông Đỗ Anh Tú (Em trai) - Tổng Giám đốc Công ty Dianna, thành viên HĐQT TienphongBank; Ông Đỗ Khôi Nguyên (Em trai) - Tiến sĩ Luật, luật sư thuộc ngành sở hữu trí tuệ ở Mỹ;  Đỗ Xuân Mai (Em gái) - Điều hành công ty Green Global; Đỗ Kim Dung (Em gái) - Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các Công ty sữa...
Thế hệ thứ ba: 

Cụ Đỗ Thế Sử có 34 cháu đều tốt nghiệp đại học (hầu hết đều học ở nước ngoài).

Ông Đỗ Minh Phú có hai người con là Đỗ Vũ Phương Anh và Đỗ Minh Đức.

Đỗ Vũ Phương Anh (sinh năm 1980) hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Khối Hành chính – Nhân sự, Khối Marketing kiêm Tổng kiểm soát của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI. Cô tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ với học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cao cấp. 

Ngoài công tác ở Tập đoàn DOJI, chị còn nắm giữ vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Hành chính – Nhân sự Công ty CP Diana và Giảng viên Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đỗ Minh Đức (sinh năm 1983) hiện đang là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Kinh doanh Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI. Anh tốt nghiệp Đại học Westminster, Vương quốc Anh, học vị Thạc sĩ Marketing và chứng nhận Chuyên gia đá quý tại GIA (Gemology Institute of America).
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đoàn Doji
Tiền thân của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD trong lĩnh vực Vàng bạc Đá quý, trải dài từ các hoạt động Khai thác Mỏ, Chế tác cắt mài Đá quý, Sản xuất hàng Trang sức, Kinh doanh Vàng miếng, Xuất nhập khẩu Vàng, Xây dựng hệ thống chuỗi các Trung tâm và cửa hàng trang sức cao cấp trên khắp cả nước; Đầu tư kinh doanh Dịch vụ, Bất động sản.
Theo giải thích của ông Phú, DOJI là viết tắt tiếng Anh của cụm từ: Development Of Jewelry and Investment (Tập đoàn DOJI tập trung phát triển về trang sức và đầu tư).
Chữ "DO" trong DOJI cùng mang nghĩa về dòng họ Đỗ của ông.
Đến nay,  Hệ thống DOJI gồm 7 Công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con
- Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji
- Công ty CP Vàng bạc Đá quý SJC Hà Nội
- Công ty CP Vàng bạc Đá quý SJC Đà Nẵng
- Công ty CP Đá quý & Vàng Yên Bái
- Công ty TNHH Đầu tư thương mại DOJI
- Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà An
- Công ty CP Artex Sài Gòn
6 Công ty liên kết góp vốn
- Công ty CP Diana
- Công ty CP Kinh doanh và & Đầu tư Vàng Việt Nam VGB
- Công ty Đầu tư Kinh doanh Vàng Vietnam Gold
- Công ty Đầu tư & Khoáng sản Yên Bái
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Công ty đầu tư khu công nghiệp N&G
cùng 6 Chi nhánh (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Chi nhánh Đà Nẵng; Trung tâm Ngọc học và Giám định Vàng bạc Đá quý DOJILAB; Chi nhánh Hải Phòng; Chi nhánh Thái Nguyên; Chi nhánh Phú Thọ).
Doanh thu của Tập đoàn Doji qua các năm
Nguồn: Website Doji
Các công ty trong tập đoàn
Click vào hình để xem hình lớn 


Theo TTVN



CHỌN ĐƯỜNG

Là một trong những người được mời tham gia đồng sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam, trước hết tôi xin cảm ơn sự tin cậy của nhóm khởi xướng. Tôi tin rằng những nỗ lực riêng của các cá nhân đã góp phần vào sự trưởng thành và tiến bộ của xã hội Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, song những chuyển biến nền tảng, đặc biệt là chuyển biến về mô hình chính trị, để giải quyết những vấn nạn lớn của xã hội này cần sự hình thành và phát triển của những tổ chức, đảng phái và phong trào vận động xã hội. Tôi luôn vui mừng trước những tín hiệu về sự xuất hiện của những phong trào như thế và đương nhiên cũng đầy lo âu vì hiểu rõ rằng đối tượng được ưu tiên đàn áp trong một nhà nước toàn trị không phải là các anh hùng cá nhân, mà là những mầm mống của tổ chức. Vì vậy, tôi dành rất nhiều thiện cảm cho sự kiện Phong trào Con đường Việt Nam ra đời và đánh giá cao tính công khai của nó, phẩm chất cần thiết cho một phong trào chính danh và theo tôi là phù hợp với đặc điểm của thời đại chúng ta đang sống. Tôi cũng ngưỡng mộ sự sắc sảo và phong cách ôn hòa trong những bài viết của ông Lê Công Định, người được công luận biết đến nhiều nhất trong nhóm khởi xướng, và kính trọng sự dấn thân của cả ba thành viên nhóm khởi xướng, những người đã đánh đổi vị trí xã hội thành đạt của mình lấy tổng cộng gần 25 năm tù chưa kể thời gian quản chế, trong khi tuyệt đại đa số chúng ta, kể cả những người đang sống ở các xứ tự do như tôi, không sẵn sàng trả một cái giá thấp hơn thế rất nhiều nhưng có thừa lí do chính đáng để biện minh.

Với tất cả cảm tình và sự trân trọng, tôi xin phép nêu ra đây những băn khoăn của mình về phong trào Con đường Việt Nam và mong rằng sự thẳng thắn này được ghi nhận như dấu hiệu đáp lại sự tin cậy nói trên.
1. Cương lĩnh và mục tiêu
Cương lĩnh hành động của Phong trào dựa trên tác phẩm Con đường Việt Nam[1] do ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Nghiên cứu Chấn chủ trương. Nhưng tác phẩm này mới hoàn thành phần I, tức phần giới thiệu mục đích và bố cục dự định của cuốn sách. Có thể loại trừ khả năng là hai trong số các tác giả chính, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Công Định, đã hoàn thiện công trình này trong nhà tù Việt Nam. Như thế, có thể coi là phong trào dựa trên một cương lĩnh hành động còn bỏ dở không?
Trong khi đó lại có một tác phẩm khác, không cùng nội dung, bố cục cũng khác hẳn và giọng văn hoàn toàn khác, nhưng cũng mang tên Con đường Việt Nam do ông Nguyễn Sĩ Bình, Trưởng Ban Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam, chủ biên và ra mắt năm 2010[2]. Quan hệ giữa hai Con đường Việt Nam khác nhau này nên được làm sáng tỏ, nhất là khi ông Nguyễn Sĩ Bình – đáng ngạc nhiên là không đứng trong danh sách nói trên, sau đây xin gọi là Danh sách Lê Thăng Long – đóng vai trò then chốt trong vụ án, sau đây xin gọi chung là Vụ án Lê Công Định, đã đưa nhóm khởi xướng Phong trào vào tù và tình tiết cuộc họp mặt giữa ông Nguyễn Sĩ Bình với các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức tại Phuket tháng 3.2009 để thảo luận về việc viết chung một cuốn sách mang tên Con đường Việt Nam được đánh giá như một bằng chứng phạm tội nghiêm trọng.[3]
Những tài liệu mới công bố trên website của Phong trào, theo lời thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức được gia đình tìm thấy hơn một năm về trước, theo tôi là một tập hợp tương đối lỏng lẻo của những lời tuyên bố, kêu gọi, giải thích và phác thảo nghiên cứu với những thông điệp rất tốt đẹp nhưng rất chung chung như bảo vệ quyền con người, chấn hưng dân tộc, vì hòa bình thế giới… Tôi chưa tìm thấy ở đây những kiến giải mang tính đột phá, có thể khắc họa diện mạo riêng của Phong trào. Điểm riêng duy nhất của Phong trào, theo cảm nhận của tôi là sự nhấn mạnh yếu tố dân tộc, song cách khai thác yếu tố này lại khiến tôi ít nhiều dị ứng hơn là chia sẻ. Tôi không tin rằng những Tuyên ngôn Lạc Hồng, minh triết Lạc Hồng, cương lĩnh Lạc Hồng, sấm Lạc Hồng, hồn thiêng sông núi Lạc Hồng… có thể là bí quyết cho sự thành công của con đường Việt Nam.
2. Vấn đề đảng phái
Tuy xác định Phong trào “không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kì cầm quyền tại Việt Nam“, nhưng lí lịch chính trị của chính các thành viên nhóm khởi xướng rất nên được minh bạch, nhất là khi thông tin về sự tham gia đảng phái cũng như dự định cầm quyền của họ[4] cho đến nay khá nhiễu loạn, không giúp những người muốn tham gia có thể định hướng và khó gây được niềm tin.
Theo các lời nhận tội do truyền thông nhà nước công bố, ông Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức đã kết hợp với ông Nguyễn Sĩ Bình để chuẩn bị cho sự ra đời của hai đảng chính trị là Đảng Lao động và Đảng Xã hội. Đồng thời, ông Nguyễn Sĩ Bình chính thức xác nhận ông Lê Công Định là Tổng thư kí, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long là những chí hữu và cộng sự của Đảng Dân chủ[5]. Bản thân ông Nguyễn Sĩ Bình lại từng là Chủ tịch Đảng Nhân dân Hành động trước khi chuyển sang lãnh đạo Đảng Dân chủ[6].
Như vậy, có đến bốn đảng chính trị xuất hiện trên sân khấu hoạt động của vỏn vẹn ba người khởi xướng Phong trào, chưa kể Nhóm Chấn của chính họ, một vai phụ thuộc Đảng Việt Tân[7] và một vai còn ẩn trong hậu trường. Vai bí ẩn này chính là đầu mối cho sự lo ngại của những người đã có kinh nghiệm về điều gì có thể xảy ra trong cái hộp đen quyền lực của Đảng Cộng sản. Theo dư luận, vai diễn đó thuộc về những thành phần đổi mầu theo khí hậu chính trị trong chính nội bộ Đảng Cộng sản. Một phong trào như Con đường Việt Nam chỉ có thể ra đời với bàn tay đạo diễn của những thành phần đó. Trong trường hợp Đảng sụp đổ, nó sẽ là bể chứa cho những bộ phận cấp tiến trong Đảng, để nhanh chóng tập hợp lực lượng mới, tránh cho đất nước khỏi rơi vào khoảng chân không quyền lực. Trong trường hợp Đảng tiếp tục cầm quyền, nó sẽ là bể lọc để thanh trừng chính những bộ phận đang âm thầm thúc đẩy cải cách nói trên. Cũng theo dư luận, kế hoạch hai mặt này hình thành trong bối cảnh hậu cộng sản đầu những năm 90, sau khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, và tác nhân của nó khi đó lại chính là Đảng Nhân dân Hành động của ông Nguyễn Sĩ Bình.[8] Trường hợp 1 chưa bao giờ xảy ra. Trường hợp 2 được đánh giá là đã xảy ra, với Vụ án Nguyễn Sĩ Bình năm 1992 và Vụ án Lê Công Định năm 2009. Trong bối cảnh đó, thái độ hoài nghi và cảnh giác cao độ của rất nhiều người quan tâm đến thế sự đối với sự ra đời của Phong trào Con đường Việt Nam là tất yếu, nhất là khi những thông tin không thể kiểm chứng về những biến động trong hậu trường của chính quyền Việt Nam xuất hiện gần như cùng một lúc với lời phát động Phong trào những ngày vừa qua.
3. Tọa độ chính trị
Ngay cả trong trường hợp có chung một mục đích lâu dài thì các tọa độ chính trị ở quá xa nhau cũng không thể đạt tới một đồng thuận trong những chương trình hành động cụ thể. Thiếu cơ sở để đồng thuận, đoàn kết sẽ không chỉ là một thứ cao dán bách bệnh vô nghĩa mà còn là chỗ bám víu lừa mị và tự lừa mị khi lập luận lâm vào ngõ cụt.
Trong nhiều kiến nghị và thư riêng gửi cho các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh từ năm 2004 đến năm 2007, và đặc biệt trong thư riêng gửi cho ông Nguyễn Minh Triết trước khi bị bắt, ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết:
Tinh thn ct lõi của Con đường Vit Nam là nhìn nhn mt cách khách quan và khoa hc nhng yếu kém ct tcũng như những thế mnh tiềm năng của đất nước để phân tích và đưa ra những gii pháp da trên nhng qui lut khách quan nhằm đạt được nhng mc tiêu theo nhân sinh quan xã hi ch nghĩa. Các giải pháp này sẽ đưa ra những chiến lược cho đất nước nhm không những để tránh được ssụp đổ nng ndo cuc khng hong trm trng mà còn nhanh chóng vượt lên thành một nước XHCN dân ch, thịnh vượng. Đồng thi nó cũng sẽ kiến nghnhững thay đổi trong phương thức lãnh đạo của Đảng Cng sn Vit Nam và mô hình qun lý của nhà nước CHXHCN Vit Nam vkinh tế, chính tr, xã hội để htrcho vic thc hin các chiến lược trên. Những thay đổi này hoàn toàn trong khuôn khca Hiến pháp và pháp lut hin hành, theo tinh thn pháp chế xã hi chnghĩa, và thun theo qui lut khách quan nên shp lòng dân.”
Tinh thần này cũng được trình bày trong phần giới thiệu tác phẩm Con đường Việt Nam chưa hoàn thành của ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Chấn và một lần nữa được khẳng định trong đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của ông gửi Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 01.2.2010. Tại đây, ông Trần Huỳnh Duy Thức lí giải việc ông muốn kiến nghị và cảnh báo với Đảng về nguy cơ từ những kẻ cơ hội, vì ông “ý thức rất rõ ràng và chắc chắn rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam bị suy vong thì đất nước Việt Nam sẽ bị thôn tính biến thành nô lệ”, đồng thời ông chỉ muốn “kiến nghị với Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho phép những người không phải đảng viên  được tham gia điều hành đất nước”, chứ “tuyệt đối không hề bàn, cũng không hề đề cập gì đến việc thay đổi hiến pháp hay điều 4 hiến pháp gì cả.”
Một cách ngắn gọn, nếu Phong trào Con đường Việt Nam do ông Lê Thăng Long thay mặt cả nhóm khởi xướng phát động dựa trên cương lĩnh và tinh thần đó thì tọa độ chính trị của nó chẳng những không đối lập mà còn rất gần gũi với Đảng Cộng sản, đương nhiên đó là một “Đảng Cộng sản của những người chân chính cấp tiến, lực lượng duy nhất có thể tập hợp sức mạnh của nhân dân”, như ông diễn đạt trong đơn kháng cáo. Lực lượng đảng viên cộng sản chân chính cấp tiến đó được ông Trần Huỳnh Duy Thức gọi là “lực lượng thứ ba”. Con đường Việt Nam mà ông để xuất cũng có thể được coi là “con đường thứ ba”, một chủ nghĩa xã hội cải cách dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản sáng suốt và cởi mở[9], cho phép cả những người ngoài Đảng như các thành viên Nhóm Chấn tham gia điều hành đất nước.
Giải pháp chính trị đó cho Việt Nam của Phong trào không có gì là bất ngờ. Bất ngờ là sự trừng phạt của Đảng Cộng sản dành cho nhiều thiện chí và niềm tin gửi vào mình như vậy, và qua đó nó gieo thêm một hạt hoài nghi nữa vào mảnh đất tiếc thay đã đầy những nghi kị, tố giác, sợ hãi và thậm chí cả những lời sỉ nhục, nơi mà Phong trào chọn làm chỗ sinh trưởng.
Số đông trong Danh sách Lê Thăng Long, theo cảm nhận của tôi, có thể chia sẻ giải pháp chính trị này ở những mức độ khác nhau. Cá nhân tôi coi “con đường thứ ba” này là ảo tưởng.
4. Thuế tư cách
Lời nhận tội và xin khoan hồng của ba người trong nhóm khởi xướng vẫn bám theo Phong trào Con đường Việt Nam như một bóng đen xấu xí[10]. Trước họ và sau họ, chắc chắn còn có nhiều lời nhận tội khác, trong những hoàn cảnh khác. Sống tại Việt Nam, ai có thể khẳng định mình chưa bao giờ phải cắt một phần tư cách của mình nộp cho chính quyền? Có người mới tự thiến một mảnh nhỏ. Có người đã xẻo đến phân cuối cùng và không còn một tư cách nào nữa. Song những người đã ấp ủ và quyết tâm khởi xướng một phong trào chính trị để thay đổi chính xã hội ấy, những người muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, có nên đóng thuế tư cách, như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, và phần nào ông Trần Huỳnh Duy Thức đã làm hay không?
Tiết lộ của ông Lê Thăng Long về kế hoạch nhận tội để ông sớm được ra tù và tiếp tục gây dựng phong trào, để ông Lê Công Định cũng sớm được ra tù và ra nước ngoài hoạt động, trong khi ông Trần Huỳnh Duy Thức “tiếp tục kiên định để khẳng định sự đúng đắn và chính nghĩa của việc làm của mọi người” quả nhiên đã khiến tôi xem lại những đoạn băng ghi cảnh họ đọc lời nhận tội với một con mắt khác, song kế hoạch đóng thuế tư cách ấy vẫn là một con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, điều mà nhà nước toàn trị này muốn đạt được, bằng tất cả mọi phương tiện, là sự cúi đầu tuân phục của chúng ta. Nhóm khởi xướng sẽ có lời khuyên nào cho những người tham gia sáng lập Phong trào trong trường hợp họ bị bắt: Cúi đầu nhận tội, hay ngẩng cao đầu kiêu hãnh?
Tôi xin dẫn một câu nói của Albert Einstein để kết thúc: Các chế độ độc tài sinh ra và được dung dưỡng, bởi chúng ta đã đánh mất cảm giác về tư cách và về quyền có một nhân cách.
Vì những băn khoăn này, tôi xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con đường Việt Nam.
 Phạm Thị Hoài
© 2012 pro&contra


Những con đường Việt Nam

Trong lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, phân ly và đứng trước nguy cơ như hiện nay. Ai cũng mong muốn có một con đường giúp đất nước thoát khỏi thảm họa, nhưng hiện nay không chỉ có một con đường mà rất nhiều con đường, kể cả những con đường đi ngược chiều nhau.
Đảng Cộng sản chọn con đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước đến độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng cho đến nay mục đích đó hãy còn xa vời. Độc lập nhưng vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Quá nhiều quyền tự do thuộc dân quyền và nhân quyền bị vi phạm. Hạnh phúc sao được khi Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo đói với bao nhiêu thiên tai nhân họa, mà nhân họa rình rập từng ngày từng giờ với bất cứ ai, nhất là những người thấp cổ bé miệng.

Những người tự nhận là “quốc gia”, trước đây thuộc Việt Nam Cộng hòa và những người chống cộng triệt để tin rằng chỉ có lật đổ chế độ cộng sản hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể xây dựng lại đất nước. Họ cho rằng chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam trước 1975 mới là chế độ dân chủ tự do, hơn hẳn chế độ hiện nay và mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng hòa.
Những người yêu nước xuất thân từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn là trí thức trong cũng như ngoài nước, kể cả một số đảng viên cộng sản, thường được gọi là những “nhà đấu tranh cho dân chủ”, đã để ra nhiều công sức và tâm huyết đi tìm giải pháp cho dân tộc trước hiện tình. Bằng những bài lý luận hay hành vi đối lập với nhà cầm quyền, bằng các blog, website, bằng các cuộc vận động quốc tế, thành lập tổ chức hay không có tổ chức, phần lớn với tinh thần đấu tranh bất bạo động hay nghiên cứu các cuộc cách mạng xanh, cách mạng nhung, cách mạng hoa nhài hi vọng vận dụng vào tình hình Việt Nam… Tất cả đều đang ở giai đoạn tìm đường gay go, nhiều khi phản bác nhau và luôn phải đối phó với sự đàn áp của guồng máy độc tài toàn trị.
Con đường của nông dân, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc vẫn là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tiếp tục đổ mồ hôi sôi nước mắt trên ruộng đồng như cha ông vẫn làm từ ngàn xưa. Lực lượng làm ra lúa gạo, của cải nhiều nhất cho đất nước lại là những người nghèo đói thiệt thòi nhất vì lợi nhuận làm ra bị những thành phần trung gian và cơ quan nhà nước chiếm phần lớn. Cũng có những nông dân biết cách làm giàu nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chỉ là số ít. Ruộng đồng bị thu hẹp nhanh chóng do đô thị hóa và nạn cướp đất của cường hào ác bá mới. Con đường của nông dân bị mất đất chỉ còn là nhọc nhằn đau khổ lê lết đến cửa quan tìm đến nơi khiếu kiện một cách vô vọng.
Công nhân bây giờ không còn là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Họ làm việc đầy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hay công ty hãng, xưởng, bị chủ trong nước và nước ngoài bóc lột tối đa với đồng lương rẻ mạt. Con đường của họ là thực hiện hàng nghìn cuộc bãi công (bị gọi là bất hợp pháp)  hàng năm chỉ để mong tăng được đôi chút tiền lương còm. Phần lớn họ sống lay lắt kiếp thợ thuyền trong những căn nhà trọ ổ chuột, cố dành dụm chút ít tiền bạc để tết về thăm gia đình nơi chốn quê.
Trí thức phức tạp hơn. Nổi tiếng nhất là các “trí thức phản biện”. Phản biện là tiếng nói của lương tri và tri thức trước những vấn đề chính trị – xã hội. Phản biện mạnh thì vào tù, vừa phải thì bị quản chế, chút chút cũng bị răn đe. Tất cả đều ở trong vòng kềm tỏa thui chột ý thức tự do sáng tạo và guồng máy cai trị cố biến họ thành tay sai, con hát. Những trí thức không phản biện hàng ngày cần cù làm công việc chuyên môn của mình trên các lãnh vực. (Về một phương diện, không thể cho rằng trí thức phản biện có giá trị hơn trí thức không phản biện. Chỉ riêng trong hai lãnh vực đông đảo trí thức nhất là giáo dục và y tế, dù có rất nhiều điều đáng thất vọng từ nền tảng đến hiện tượng, đội ngũ thầy cô giáo, y bác sĩ; trường học, bệnh viện đủ thứ bê bối nhưng không ai có thể phủ nhận được công sức và tâm huyết của hàng triệu trí thức trong hai lãnh vực này đang ngày đêm phục vụ cho nhân dân và giới trẻ.)
Các tầng lớp khác đều có con đường của mình. Thành phần nghèo khổ có các con đường hẹp, chỉ để giải quyết cuộc sống hàng ngày, từ các bãi rác hôi hám cho đến chợ búa, lòng lề đường chật hẹp. Chỉ quan chức tham ô và các nhóm lợi ích cấu kết quyền – tiền (không kể các doanh nhân thành đạt do làm ăn chân chính) có những con đường xanh sạch đẹp, hoa thơm cỏ xén lối thẳng cây trồng nơi những “khu dự án sinh thái” như những thiên đường trần gian nho nhỏ. Đó chỉ là những con đường cụt của sự hưởng thụ xa hoa ích kỷ trên nền tảng đau thương của toàn xã hội.
Vậy đâu là con đường Việt Nam, con đường chung cho cả dân tộc mở ra biển lớn, mở ra thế giới, mở ra tương lai huy hoàng?
Với khát vọng của toàn dân, chắc phải có con đường đó. Nhưng con đường này không thể hình thành nếu thiếu hai yếu tố cơ bản sau đây:
* Sự thông cảm, bao dung, hòa giải, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc đối lập với chế độ độc tài toàn trị để tạo nên nội lực của dân tộc. Chỉ có nội lực của dân tộc mới chống lại được sự khống chế của chế độ độc tài toàn trị đang đưa dân tộc vào con đường huyễn hoặc. Nếu nói mâu thuẫn thời đại lớn nhất hiện nay là chế độ toàn trị đối lập với dân tộc mà dân tộc vẫn còn yếu kém thì dân tộc vẫn còn chịu thúc thủ. Nếu các thành phần của dân tộc vẫn còn khích bác, chia rẽ, thù hận nhau, không biết chấp nhận khác biệt trong tiểu tiết và phương tiện, ai cũng khăng khăng cho mình nắm được chân lý, dân tộc chỉ là những mảnh vỡ rời rạc không có chút sức mạnh. Nội lực dân tộc không chỉ cần để chống độc tài toàn trị mà còn là yếu tố quan trọng nhất để chống xâm lược từ phương Bắc, chứ không phải là dựa vào một cường quốc nào, dù trong chiến thuật, chiến lược ở từng thời điểm, đó cũng là điều quan trọng . Bài học lịch sử này của Việt Nam đã quá rõ ràng trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
* Từng người dân có ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ vận mệnh cá nhân mình và đất nước. Ý thức để hiểu rõ, tinh thần để có lòng nhiệt thành và năng lực để biết cách biến thành hiện thực chứ không phải chỉ là ước mơ suông. Chế độ toàn trị chỉ tồn tại khi cai trị trên nỗi sợ và sự thờ ơ, bạc nhược của nhân dân. Nếu người dân từng tổ dân phố, từng xóm làng biết làm chủ thì không quan chức – cường hào ác bá nào có thể tác oai tác quái. Nếu người đi đường tuân thủ luật giao thông và biết phản ứng đúng mức, đúng luật pháp khi cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực thì những chuyện tiêu cực ngày sẽ càng ít đi. Nếu cử tri cương quyết gạch tên những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn thì các cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu cũng khó thành công. Và cả từng đảng viên cộng sản, từng ủy viên trung ương, từng ủy viên Bộ Chính trị, nếu có những “người cộng sản chân chính” (tạm định nghĩa là những người thực sự vì lý tưởng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh) dám đấu tranh để thực hiện đúng mục đích lý tưởng của Đảng được đề ra giấy trắng mực đen trong cương lĩnh, thì Đảng sẽ bớt suy thoái đến mức báo động như hiện nay. Khi nói từng người là bao hàm sẽ hình thành đa số, nếu đa số nhân dân vẫn thiếu ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ thì khát vọng cũng chỉ là ước mơ suông.
Với thực tế hiện nay, hai điều kiện trên xem ra vẫn còn nhiều thiếu sót. Ngoài sự vận động tự thân của mỗi người thì những người hoạt động chính trị xem ra không thể không quan tâm, nếu không nói là phải đặt thành trọng tâm trong chương trình hành động của mình.
Lịch sử không loại trừ những bất ngờ. Trong bầu khí xã hội bị dồn ép, không biết lúc nào bạo loạn có thể nổ ra và khi bạo loạn nổ ra, tình hình sẽ rất khó lường và kiểm soát. Sau bạo loạn, tình hình sẽ tốt hay xấu hơn cho đất nước, trả bằng giá nào, trong bao lâu, không ai có thể nói trước. Nhưng không ai có quyền hô hào bạo loạn, đẩy người khác vào con đường máu lửa trong khi mình đứng bên ngoài để hưởng lợi. Không ai được quyền nhân danh tập thể để hi sinh cá nhân trừ khi cá nhân tự nguyện. Không ai được quyền nhân danh tương lai để hi sinh hiện tại. Đó cũng chỉ là một cách “mục đích biện minh cho phương tiện” bẩn thỉu và tàn bạo của những kẻ hoạt đầu chính trị, chẳng tốt đẹp gì cho đất nước.
Phong trào Con đường Việt Nam vừa được phát động đang gây sôi nổi trong cộng đồng mạng. Những ưu khuyết điểm đang dần được cộng đồng phân tích trên nhiều khía cạnh nhưng những hoài nghi, nghi vấn cũng vẫn chưa được hoàn toàn làm sáng tỏ trong một tình hình quá ư phức tạp.
Người viết bài này có tên trong danh sách mời của những người khởi xướng phong trào. Tôi chưa nhận lời tham gia nhưng tôi chân thành chúc cho những người khởi xướng, tán thành, ủng hộ phong trào đủ khôn ngoan, sáng suốt và thiện tâm từng bước thực hiện được lý tưởng tốt đẹp của phong trào, góp phần hình thành con đường Việt Nam đích thực trong tương lai.
Đà Lạt 22/6/2012
Blog procontra.asia

CHÂN DUNG ĐỆ TỬ HÁI RA' TIỀN' CỦA THỦ TƯỚNG

Qlb - Vũ Văn Tiền nổi tiếng 'cửa' nào cũng chui lọt! Đã từng là đệ tử ruột của Phan Văn Khải, nhờ vậy mà Tiền đã lấy được mỏ đá Rubi lớn nhất của việt Nam và hiện Tiền còn đang sở hữu 1 tảng đá Rubi lớn nhất thế giới, được Tiền dấu kỹ trên tầng thờ ở nhà riêng mà chỉ ai thân thiết như ruột thịt mới được 'mục sở thị'. Sang đến đơi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì Tiền có thể bắt cứ lúc nào cũng đến nhà riêng đàm đạo cùngThủ Tướng và cái món Tiền thích nhất là cho hai chân trèo tót lên ghế ngồi như ông nông dân chuẩn bị 'rít' điếu cày! Chính Tiền là người đã đưa Phạm Quý Ngọ ddeesn đỉnh vinh quang hiện nay và cùng nhau ăn chia với Thủ Tướng Trụ Sở của Tổng cục cảnh sát!

Vũ Văn Tiền - Ông chủ Geleximco và ABBank

Vũ Văn Tiền – có biệt danh là “Tiền Còi” là một doanh nhân thành công trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng và bất động sản.

Họ tên
Vũ Văn Tiền
Năm sinh
10/5/1959                        Số CMTND: 011611064
Quê quán
Tiền Hải – Thái Bình
Học vấn
+ Cử nhân kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân
+ Kỹ sư - Học viện kỹ thuật Quân sự
Chức vụ đang nắm giữ
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco)
+ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình (ABBank)
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Xi măng Thăng Long
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán An Bình (ABS)
+ Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC
+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Cảng Cái Lân
Lĩnh vực kinh doanh
Bất động sản, Ngân hàng-tài chính, Công nghệ, Xi măng, Giấy…
Gia đình
+ Vợ: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
+ Em trai: Vũ Văn Hậu
+ 3 con gái
Tài sản
Geleximco
 -----------------------------------------------------------------------------------------------

Tiểu sử
Vũ Văn Tiền quê ở Tiền Hải – Thái Bình, sinh ra trong một gia đình thuần nông.
Ban đầu Tiền theo học chuyên ngành sĩ quan kỹ thuật. Theo lời Tiền kể thì đầu những năm 80 có thằng bạn đồng ngũ nửa đùa, nửa thật: "Tên mày Vũ Văn Tiền ("viết ra tiền") thì không phát về binh nghiệp được đâu". Không ngờ câu đùa của bạn làm Tiền trăn trở và rồi năm 1982 anh xuất ngũ để thi vào Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành kế hoạch. Thương trường đeo đẳng Vũ Văn Tiền từ đận ấy...
Quá trình công tác:
-  1986  – 1992:  Cán bộ Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp 
-  1993 – nay:  Chủ tịch , Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco)
-  8/2007 – nay:  Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC. 
----------------------------------------------------------------------------------------
Thành tích:
» Huân chương lao động hạng III.
» Huy chương Vì thế hệ trẻ.
» Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
» Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.
» Giải thưởng Sao đỏ.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Gắn liền với Geleximco
Hoạt động kinh doanh của Vũ Văn Tiền gắn liền với CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco.
Thành lập từ năm 1993 với hình thức ban đầu là công ty trách nhiệm hữu hạn, Geleximco là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Đến năm 2007, Geleximco chuyển đổi thành công ty cổ phần.


Geleximco hiện là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là:
+ Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ: Đầu tư vào các công tyGiấy An Hòa, Xi măng Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Cảng Cái Lân…
+ Hạ tầng – Bất động sản: Geleximco hiện có nhiều dự án đang triển khai tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Thành phố Giao lưu; Dự án đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình…
+ Tài chính – Ngân hàng: Đầu tư vào Ngân hàng An Bình (ABBank), Chứng khoán An Bình (ABS), QLQ An Bình (ABF), Bảo hiểm Hàng Không…
+ Giáo dục đào tạo và Công nghệ thông tin: CMC Group (mã: CMG), Viện quản lý Toàn cầu Việt Nam
Theo thông tin từ website của Geleximco: “vốn điều lệ hiện tại của công ty là 6.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt hàng ngàn tỷ đồng và tăng trưởng đạt hơn 10%/năm. Đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 6.000 nghìn người, 5 chi nhánh tại Hà Tây, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cần Thơ, Quảng Ninh; 20 công ty thành viên, hàng chục công ty liên doanh, liên kết hoạt động trên địa bàn cả nước”.
Trụ sở của Geleximco hiện được đặt tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
Thông qua những khoản đầu tư của Geleximco, ông Tiền nắm giữ vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp khác Ngân hàng An Bình, Chứng khoán An Bình, Xi măng Thăng Long, CMC Group…
Video giới thiệu Geleximco:


Các công ty thuộc hệ thống Geleximco:



Công ty thành viên Công ty liên doanh, liên kết
1. CTCP Giấy An Hòa 1. CTCP Hà Phong
2. CTCP Nguyên liệu Giấy An Hòa 2. CTCP Chứng khoán An Bình (ABS)
3. CTCP Xi măng Thăng Long 3. CTCP Đầu tư & XD Quốc tế VIGEBA 
4. CTCP Xi măng Thăng Long 2 4. CTCP Bất động sản An Bình (ABLand)
5. CTCP Xi măng An Phú 5. CTCP Thương mại SOFIA
6. CTCP Nhiệt điện Thăng Long 6. Công ty LD SX Phụ tùng Ô tô Xe máy VN (VAP)
7. CTCP Đầu tư & Xây dựng Đại An 7. Ngân hàng TMCP An Bình
8. CTCP XNK Tổng hợp Miền Nam 8. CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC
9. CTCP GELEXIMCO Số 1 9. CTCP Tân Hoàng Cầu
10. CTCP ĐT & XD Hạ tầng GELEXIMCO 10. CTCP Bảo hiểm Hàng không (VNI)
11. CTCP Ngôi sao An Bình (ABSC) 11. CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân
12. CTCP Tập đoàn ĐT TC An Bình (ABFG)
13. CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư CK An Bình
14. CTCP Sa Pa - GELEXIMCO
15. Viện Quản lý Toàn cầu
16. Khách sạn Thái Bình Dreams
17. Cty TNHH MTV XNK Tổng hợp Thái Bình
18. Cty TNHH MTV XNK Tổng hợp Hà Tây
19. Cty TNHH MTV XNK Tổng hợp Hòa Bình

----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngân hàng An Bình
Cơ cấu cổ đông của ngân hàng An Bình tính đến cuối năm 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011)



Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng An Bình giai đoạn 2006-2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011)


Theo TTVN

CHÂN DUNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHƯƠNG HỮU VIỆT

 Qlb - Phương Hữu Việt hiện nay là Đại biểu quốc hội, Chủ tịch VietA Bank
  -là một dân từ Nga về cùng Thống đốc Nguyễn Văn Bình và một điểm nữa cũng như Nguyễn Văn Bình - Phương Hữu Việt cũng là dân hai mang -ăn lương của Tổng cục an ninh do Nguyễn Văn Hưởng Tuyển dụng!
Mời xem thêm:
Đầu năm 2011, ông Phương Hữu Việt và Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đã rót 510 tỷ đồng và trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Việt Á. Đến tháng 8/2011, ông Việt trở thành Chủ tịch của Ngân hàng này.
Họ và tên: Phương Hữu Việt
Ngày sinh:  01/7/1964  Dân tộc: Kinh
Quê quán:  Xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Nơi cư trú (nơi ở hiện nay):  22 Tống Duy Tân, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trình độ học vấn:  Tiến sĩ
Nghề nghiệp, chức vụ (hiện nay): 
- Chủ tịch Hội các nhà DN trẻ Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Ucraina
- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương
- Ủy viên Ủy ban TWMTTQ Việt Nam
- Đại biểu quốc hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
-----------------------------------------------------------
Ông Phương Hữu Việt được chủ yếu được biết đến khi cùng Tập đoàn Đầu tư Việt Phương góp vốn và trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Việt Á. Số lượng cổ phần mua ban đầu là 51 triệu cổ phiếu, tương ứng 17,36% vốn điều lệ của Việt Á.
Tháng 3/2011, ông Việt đã được bầu làm Thành viên HĐQT của Ngân hàng Việt Á và đến tháng 8 thì giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
-----------------------------------------------------------------------
Quá trình học tập, công tác:
1982-1988: Thi vào Đại học và được cử đi học tại Đại học Hàng Hải Odessa - Liên Xô cũ
1989-1995: Về nước công tác tại Bộ Công An, được biệt phái làm Chủ tịch Công ty Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Phương - nay là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (đến tháng 3/2011).
1996: Học tập quản trị kinh doanh cao cấp tại Hoa Kỳ.
1997-nay: Đại hiểu quốc hội các khóa X, XI, XII và XIII; Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa XI và XII, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương.
Từ tháng 3/2013-8/2011: Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á. Ông Việt đại diện các cổ đông sở hữu 17,36% cổ phần của VietA Bank tham gia vào HĐQT của ngân hàng này.
Từ tháng 8/2011-nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á
-----------------------------------------------------------------------
  
Ngân hàng Việt Á
Theo phát biểu của đại diện Ngân hàng Nhà nước tại ĐHCĐ thường niên năm 2012 của Ngân hàng Việt Á: trong số các ngân hàng có trụ sở tại Tp.HCM thì ngân hàng Việt Á đứng ở vị trí:
- Tổng tài sản: vị trí 12/16
- Vốn điều lệ: vị trí 9/16
- Huy động từ thị trường 1: vị trí 12/16
- Chênh lệch thu nhập và chi phí: xếp thứ 10/16
Tính đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của Ngân hàng này là 3.098 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 22.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,56%.
Cơ cấu cổ đông của Việt Á tính đến tháng 6/2011
 ---------------------------------------------------------------------------
Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG): Hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, khoáng sản, đầu tư tài chính....
Website: www.vpg.vn
Theo thông tin đăng tải trên website của VPG thì tính tới tháng 9/2010, VPG đang đầu tư góp vốn vào 27 công ty và các dự án (bao gồm cả danh mục đứng tên công ty và đứng tên cá nhân), trong đó có công ty VPG sở hữu trên 51% (công ty con), 17 công ty VPG sở hữu dưới 51% (công ty liên kết) và 3 dự án đang thực hiện với các ngành nghề rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là lĩnh vực khoáng sản và bất động sản, các ngành nghề còn lại cũng là những lĩnh vực đang có nhiều cơ hội phát triển và được xã hội đánh giá cao như: trường học, bệnh viện, sản xuất lắp ráp ô tô …
Theo TTVN


Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng

Ngày 26/5, ông Trầm Bê và con trai là ông Trầm Khải Hòa đã được bầu vào HĐQT của Ngân hàng Sacombank.



Họ tên:
TRẦM BÊ
CMND số: 020620491
Năm sinh:
10/09/1959
Quốc tịch  
Việt Nam   
Dân tộc: Hoa
Quê quán:
Trà Vinh
Chức vụ đang nắm giữ:
+Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank
+ Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An
+ Phó Chủ tịch CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).
+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)
Lĩnh vực kinh doanh
Bất động sản, Ngân hàng
Địa chỉ thường trú
601 Hồng Bàng, Q.6, TP Hồ Chí Minh
Gia đình:
Vợ: Viên Đông Anh
Con trai: Trầm Trọng Ngân
Con trai: Trầm Khải Hòa
Con gái: Trầm Thuyết Kiều

Tài sản:
Cổ phần tại Ngân hàng Phương Nam, BCCI, Bệnh viện Triều An…

Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản. Từ năm 1994-1999 ông là phó Ban quản lý dự án Khu dân cư An Lạc Bình Trị Đông. Từ năm 1999 đến nay là thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI).
Tuy nhiên, ông Bê có phần nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam.
Ngoài ra, ông là Chủ tịch của Bệnh viện Triều An – một bệnh viện tư nhân lớn tại Tp.HCM và cùng với các con tham gia HĐQT của một số công ty khác như CTCP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Đang/đã từng là Chủ tịch HĐQT của CTCP Địa ốc Bình Tân.
Tài sản:
Quá trình công tác:
+ Từ 1986 – 1990: Phó giám đốc xí nghiệp Hợp danh 1/5 Quận 6
+ Từ 1991 – 1994: Giám đốc Cty TNHH CB Lâm sản Đông Anh
+ Từ 1995 – 2001: Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Đông Anh
+ Từ 2002 – 2004: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân lập Triều An
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sơn Sơn
+ Từ 2005 đến nay: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân Lập Triều An
- Thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ IV (2004 – 2009)
Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ V (từ 2009 đến 4/2012)
5/2012: Tham gia HĐQT Sacombank
Trên sàn chứng khoán, ông Bê sở hữu 2,21 triệu cổ phiếu BCI, tương ứng 3% vốn điều lệ CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh. Bên cạnh đó còn có 115 nghìn cổ phiếu STB.
Lượng cổ phiếu này hiện có trị giá hơn 40 tỷ đồng.
Tính đến đầu năm 2012, Ông Bê và 2 con Trầm Thuyết Kiều, Trầm Trọng Ngân nắm giữ gần 20% cổ phần của Ngân hàng Phương Nam.
Mặc dù không có tên trong danh sách các cổ đông lớn của Sacombank nhưng Ngân hàng Phương Nam cùng một số liên quan đã có tới 4 ghế trong HĐQT mới của Sacombank.

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện những tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm, Trầm Bê là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. 
Theo quy định hiện hành, một người chỉ có thể là Thành viên HĐQT của một tổ chức tín dụng.
Vì vậy, ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.
Gia đình: Ông Trầm Bê là con trai lớn trong một gia đình nghèo có 4 anh em; quê quán tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Ông Trầm Bê cùng vợ là bà Viên Đông Anh có 3 người con gồm ông Trầm Trọng Ngân, bà Trầm Thuyết Kiều và ông Trầm Khải Hoà.
Trầm Thuyết Kiều (sinh năm 1983) hiện nắm gần 10% cổ phần của và là Phó Tổng Giám Đốc Khối khách hành tổ chức Ngân hàng Phương Nam. Bà Kiều cũng là Phó TGĐ của Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).
Ông Trầm Trọng Ngân – TGĐ Công ty CTCP Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn chuyên về chiếu xạ, xuất khẩu Thanh Long. Sau khi ông Trầm Bê rút khỏi HĐQT của Ngân hàng Phương Nam, ông Trầm Trọng Ngân đã được bầu làm Phó Chủ tịch HĐTQ của ngân hàng này.
Ông Ngân hiện đang sở hữu 40 triệu cổ phiếu STB, trị giá gần 900 tỷ đồng và đứng trong top 20 người giàu nhất TTCK Việt Nam.
Ông Trầm Trọng Ngân và Bà Trầm Thuyết Kiều


Ông Trầm Khải Hòa (sinh năm 1988) được bầu làm Chủ tịch Chứng khoán Phương Nam (PNS) từ tháng 10/2011. Ông Hòa cùng cha mình mới được bầu vào HĐQT của Sacombank


Hoạt động kinh doanh
Một trong những công trình lớn được ông Trầm Bê đầu tư (thông qua Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang) là Cụm Cảng Long Toàn có số vốn khoảng 1.700 tỷ đồng, diện tích trên 170ha tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Dự án được khởi công vào đầu năm 2010.
Một dự án lớn khác là đầu tư 60 triệu USD để mua lại khu Cupertino Square, trước đây được biết dưới cái tên là Valco Fashion Park.
Thuộc tuýp người ít xuất hiện trên báo giới, những lần hiếm hoi ông Bê lên tiếng là vụ nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Lê Anh Kiệt bị bắt hay lần con trai Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc đòi tiền chuộc 10 triệu USD.
Một số công ty liên quan đến gia đình ông Trầm Bê
Theo TTVN


PHƯƠNG HỮU VIỆT - MỘT GƯƠNG MẶT MỚI CỦA LÀNG ĂN CƯỚP!

Qlb - Sudico thực chất đã được Phương Hữu Việt - Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Việt Á, một tay chân của Thống đốc Bình và cựu thống đốc Nguyễn Văn Giàu -  thâu tóm trong dịp Thống đốc Nguyễn Văn Bình 'thực hiện đề án tái cấu trúc'. Đây là một công ty thành viên của Tổng công ty Sông Đà với rất nhiều dự án đặc quyền, đặc lợi.Sau khi thâu tóm xong, Tập đoàn Sông Đà bỗng nhiên nổi hứng tăng tỷ lệ nắm giữ lên 43%. Trò chơi này thực chất là gì? 1.  Phương Hữu Việt vẫn nắm giữ 51% để toàn quyền quyết định; 2. Đẩy được giá cổ phiếu Sudico đang giao dịch tại thị trường HOSE lên; 3. Bán bớt được một số cho chính Tập đoàn Sông Đà giá cao để thu tiền về kết thúc chu kỳ ăn cướp của Phương Hữu Việt và đồng bọn!

Theo tính toán sơ bộ, tổng số cổ phần của Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên hiện sở hữu tại Sudico đã không ngừng tăng từ 36,3% lên 38,3% và 43%.
Ngoài Công ty mẹ hiện nắm tới hơn 36 triệu cổ phần của Sudico, hàng loạt công ty con của Tập đoàn Sông Đà cũng đua nhau tăng vốn vào công ty này đưa tổng số vốn của tập đoàn vào Sudico lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, trong số tổng100 triệu cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị & Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), Tập đoàn Sông Đà chiếm tới 36,3 triệu cổ phần.
Các công ty con thuộc Sông Đà cũng lần lượt là các cổ đông lớn tại Sudico. Đơn cử, Công ty Cổ phần Sông Đà 5 có hơn 2,1 triệu cổ phần, Sông Đà 6 có 1,5 triệu cổ phần, Sông Đà 10 có 1,25 triệu cổ phần, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý có 2 triệu cổ phần.
Theo tính toán sơ bộ, tổng số cổ phần của Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên hiện sở hữu tại Sudico đã không ngừng tăng từ 36,3% lên 38,3% (theo danh sách chốt cổ đông trước ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/4/2012) và 43% (theo danh sách chốt trước ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức ngày 30/6 tới).
Điều này không khỏi khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi, nhất là trong điều kiện các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đang được tái cấu trúc mạnh mẽ theo chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc thoái vốn ngoài ngành để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Thứ nhất, việc làm của Tập đoàn Sông Đà có dấu hiệu làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo kết luận của Thủ tướng sau thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại tập đoàn này. Theo văn bản này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng và Tập đoàn Sông Đà rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành; đánh giá hiệu quả đầu tư và tập trung vào ngành nghề chính; tính toán, xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, tránh thiệt hại, lãng phí.
Trước đó, theo quyết định của Thủ tướng về việc chuyển đổi Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà thành Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thì ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn này là tổng thầu xây lắp và thi công xây lắp các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng; sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm... Trong danh mục ngành nghề chính này không có việc đầu tư và phát triển kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, kinh doanh bất động sản…
Rõ ràng, trong bối cảnh xu thế tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đang được đặt ra và thực hiện ráo riết như là cơ sở sống còn của nền kinh tế, việc Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên tăng vốn đầu tư vào Sudico và lĩnh vực phát triển khu đô thị, bất động sản... là khá khó hiểu.
Khó hiểu hơn, chưa rõTập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên lấy tiền ở đâu ra, khi mà mới đây, Tập đoàn này đã phải "cầu cứu" các bộ, ngành chức năng về việc xin vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để hỗ trợ trả nợ ngân hàng cho Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, công ty do Sông Đà nắm 59% cổ phần.
Theo đó, Xi măng Hạ Long đang nợ đầm đìa với lãi suất tăng cao và liên tục lỗ trên dưới 500 tỷ đồng mỗi năm trong năm 2011 và dự kiến năm 2012. Sau khi đã rót hơn 1.200 tỷ đồng hỗ trợ Xi măng Hạ Long trả nợ, Tập đoàn Sông Đà đã phải xin vay vốn với lý do giá trị khối lượng thi công dở dang và công nợ phải thu của Tập đoàn này lên tới hơn 10.000 tỷ đồng. Cũng theo đó, Sông Đà cho biết họ đang phải cân đối để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.
Theo Hồng Kỹ
Dân trí


TIẾP TỤC THÂU TÓM SAMCOMBANK

 QUANLAMBAO - Bây giờ lại chứng kiến con Trầm Bê tham gia vào, thực chất đang mua giúp cho ai và tiền ở đâu ra để mua? Chỉ cần vàochoPhó Thống đốc Trần Minh Tuấn vào thanh tra là sẽ ra tất cả!
Con trai lớn của ông Trầm Bê đăng ký mua thêm 8 triệu cp STB

Ông Trầm Trọng Ngân
Ông Trầm Trọng Ngân – Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam– hiện đang nắm giữ 40 triệu cổ phiếu STB.
Theo thông báo của Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trầm Trọng Ngân hiện đang nắm giữ 40 triệu cổ phiếu STB, tương đương 4,11% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Sacombank.
Ông Trầm Trọng Ngân đăng ký mua thêm 8 triệu cổ phiếu nữa từ 29/6-29/7.
Ông Ngân là con trai lớn của ông Trầm Bê và hiện đang là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Phương Nam – vị trí mà ông Trầm Bê đã từ nhiệm để tham gia vào ban lãnh đạo của Sacombank.
Ông Trầm Bê – Phó Chủ tịch của Sacombank – hiện đang nắm giữ 115.000 cổ phiếu STB. Một con trai khác của ông Trầm Bê là ông Trầm Khải Hòa cũng được bầu vào HĐQT của Sacombank.

Với 40 triệu cổ phiếu STB đang nắm giữ, trị giá gần 900 tỷ đồng theo thị giá hiện tại, ông Trầm Trọng Ngân hiện đã lọt vào top 20 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.
Cơ cấu cổ đông của Sacombank
Ông Trần Phát Minh và CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu
hiện nắm giữ dưới 5% cổ phần và không thuộc diện
phải công bố thông tin nên số liệu có thể không
còn chính xác ở thời điểm hiện tại

KAL
Theo TTVN


XIN HỎI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG - CƯỚP TIỀN CỦA NHÂN DÂN XOÁ NỢ CHO VINASHIN BỊ XỬ TỘI GÌ?


 Trong đề án tái cấu trúc của Bộ Tài Chánh và Bộ Kế hoạch đầu tư công bố đến nay nợ của Vinashin chỉ còn 17.900 tỷ đồng chưa tới 780 triệu USD!
PHÉP BIẾN HOÁ MÀU NHIỆM NÀO ĐÃ GIÚP VINASHIN KHOẢN NỢ KHỔNG LỒ TỪ TRÊN 90.000 TỶ TƯƠNG ĐƯƠNG 4.5 TỶ USD NAY CHỈ CÒN HƠN 17% TRONG VÒNG HƠN MỘT NĂM MÀ VINASHIN VẪN ĐANG CHẾT NGẮC NGOẢI KHÔNG THỂ LÀM GÌ???
 Từ đầu năm 2011, khi đó Nguyễn Văn Giàu còn đang làm thống đốc Ngân hàng nhà nước đã trực tiếp gọi điện cho từng ngân hàng vừa ra lệnh vừa đe doạ các chủ ngân hàng phải xoá nợ cho Vinashin… câu đe doạ cửa miệng của Thống đốc Giàu:  ‘ Đây là lệnh của Thủ Tướng, Nếu ai không chịu xoá nợ thì sẽ cho thanh tra ngân hàng thì kiểu gì các ông bà cũng chết….’. Vì vậy mà chẳng có một ai dám cả gan chống Trời và người thạo tin thì nói rằng: Nhờ thu xếp xuất sắc việc xoá nợ mà Nguyễn Văn Giàu đã được lên chức về làm Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc Hội, nếu không thì có lẽ đã bị tống đi đâu đó ngồi chơi xơi nước rồi!
Tuy nhiên, khi đó mới tất cả các ngân hàng chỉ được nghe chỉ đạo bằng miệng, chưa ai nhìn thấy văn bản của Thủ Tướng ra sao.!
 Khi Nguyễn Văn Bình lên Thống đốc thì vẫn tiếp tục lùa các ngân hàng thương mại phải xoá nợ cho Vinashin bằng miệng, không đưa ra bắt cứ văn bản nào và luận điệu cũng như người tiền nhiệm trước đây, song vì là kẻ mới lên, vì vậy hung hăng hơn nhiều lần, Thống đốc trực tiếp cử Đặng Văn Thảo – Phó Thanh tra NHNN – Đệ tử ruột của mình xộc xuống từng ngân hàng để đe doạ. Kết quả 100% ngân hàng ký giấy đều đồng ý xoá nợ cho Vinashin.
Bằng biện pháp này toàn hệ thống ngân hàng trong nước đã phải xoá hơn 20 ngàn tỷ tương đương 1 tỷ USD cho Vinashin trên tổng số dư nợ 26.000 tỷ - Chỉ tính dư nợ của công ty mẹ, còn công nợ nằm ẩn tại các công ty con chưa được tính vào, có thể dẫn chứng vài ngân hàng: BIDV đã xoá trên 2.000 tỷ , Vietinbank: xoá nợ khoảng 2.200 tỷ, Habubank xoá nợ trên 2000 tỷ/trên tổng số trên 3000 tỷ, Công ty tài chính dầu khí  xoá trên 2000 tỷ…

Được biết việc xoá nợ này đã được đích than Thủ Tướng đưa ra bàn thống nhất trong thường trực Chính Phủ bao gồm cả Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân và Thống đốc Nguyễn Văn Bình, song tất cả đều đồng thuận.
Từ con số nợ trên 90.000 tỷ tương đương 4.5 tỷ đô la Mỹ, đến nay chỉ còn thể hiện chưa tới 800 triệu USD! Công lý có đứng đang ở trong tay kẻ mạnh? Kẻ có chức có quyền đang nắm vận mệnh Quốc Gia? Những Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng như Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh  rõ ràng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để chiếm đoạt tiền của nhân dân thông qua hệ thống các ngân hang thương mại, họ đã vi phạm chính Luật hình sự của Việt Nam. VẬY TOÀN BỘ CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ PHẢI ĐƯỢC XÉT XỬ NHƯ THẾ NÀO?.
Song Việc xoá nợ này là cách làm vi hiến, vi phạm nghiêm trọng Luật Pháp Việt Nam và các thông lệ Quốc tế. Chính Phủ chỉ có quyền xoá nợ khi thiệt hại gây ra do thiên tai, địch hoạ, do chiến tranh, do những diều bất khả kháng gây ra…
VIỆC XOÁ NỢ ĐỂ XOÁ DẤU VẾT PHẠM TỘI CỐ TÌNH THAM NHŨNG CÓ TỔ CHỨC CỦA CHÍNH THỦ TƯỚNG CÙNG VỢ CHỒNG CÔ CON GÁI NGUYỄN THANH PHƯỢNG, NGUYỄN BẢO HOÀNG TRONG VIỆC MÔI GIỚI BÁN TÀU HOA SEN, TRONG VIỆC BÁN Ụ NỔI VÀ NHIỀU THƯƠNG VỤ KHÁC THÌ RÕ RÀNG ĐÃ TỰ CHO PHÉP MÌNH NGANG NHIÊN ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT!
Việc cả Bộ máy Chính Phủ đồng phạm với quết định phạm pháp của Chính Phủ sẽ được xử lý thế nào?
Đảng CSVN tự xưng là người lãnh đạo, tại sao không lãnh đạo để xử lý nghiêm những vụ việc đang lam kiệt quệ đất nước và gây phẫn nộ cao độ trong nhân dân, trong cả đội ngũ cán bộ ở các cấp?
Nhân dân đang đặt vấn đề, phải chăng: Có phải ‘con mèo ăn vụng miếng thịt thì đuổi đánh chết, con hổ đến bắt cả con heo trong chuồng thì đóng cửa nằm im giả như không có chuyện gì xảy ra’?
DẤU HIỆU TRỐN CHẠY TRÁCH NHIỆM
Thời gian gần đây, bỗng dưng các ngân hàng đã nhận  được văn bản chính thức của Thống đốc Bình kèm theo văn bản số 43/TTg-KTTH chỉ đạo của Thủ Tướng ký ngày 11/ 8/2011 được đóng dấu TUYỆT MẬT chỉ đạo chi tiết buộc các ngân hàng thương mại xoá nợ Vinashin. Văn bản của Thủ Tướng được ký ngay sau khi Quốc Hội bầu bán phê chuẩn nhiệm kỳ của Chính Phủ.
Tại sao Thống đốc Nguyễn Văn Bình không nói miệng như trước đây mà lại phát văn bản chính thức kèm theo chỉ đạo của Thủ Tướng?.
Tại sao văn bản Thủ Tướng chỉ đạo từ tháng 8/2011, nhưng đến nay Thống đốc Bình mới ‘’trưng’ cái văn bản cho mọi người để ngụ ý tự thanh minh rằng ‘Đây không phải là quyết định của cá nhân tôi!’. Kể từ khi  chính thức lên giữ chức Thống đốc ngân hàng, Nguyễn Văn Bình như hình với bóng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bất cứ những cuộc chiêu đãi tại công hay tư, tại nhà riêng, hay đi ‘vi hành’ về Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang,… không lúc nào không thấy mặt Bình! Vậy tại sao Bình không tiếp tục dấu cái văn bản chỉ đạo của Thủ Tướng đi như trước đây? Phải chăng Thống đốc Bình đang lo thủ thế cho mình! ĐIỀU NÀY CŨNG CHO THẤY: ĐÃ BIẾT RÕ PHẠM PHÁP, SONG VẪN CỐ TÌNH LÀM!
Luật pháp Việt Nam đã có điều khoản cố ý làm trái sẽ bị tăng nặng hình phạt.
XIN HỎI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG:
Với cương vị Bí thư Đảng CSVN và là trưởng Ban Chống Tham nhũng, ông trả lời thế nào về việc này? Ông tiếp tục ngó lơ, không xử lý thì nhân dân sẽ không còn chịu đựng hơn được nữa và đúng như ông nói: ĐẢNG SẼ SỤP ĐỔ! Hay ông cũng muốn tiếp tay để cho Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh sập chế độ cộng sản ở Việt Nam?
Nhân dân Việt Nam


"SỨC MẠNH MỀM" ECOPARK



     Hôm 24/4/2012, từ sáng sớm hàng nghìn cảnh sát vũ trang, dân quân tỉnh Hưng Yên cùng đơn vị cảnh sát cơ động tinh nhuệ của bộ công an, cả mấy ngàn người trang bị vũ khí “đến tận răng”  cùng xe cộ, máy xúc, máy ủi…ào ạt đổ xuống cánh đồng xã Xuân Quan huyện Văn Giang(Hưng Yên) để giải tỏa gần 100 ha đất cho DN Ecopark. Sau cuộc cưỡng chế, cánh đồng Xuân Quang không khác chiến trường ác liệt vừa đi qua. Xích xe ủi cày xới tơi bời, cây cối, hoa màu ngổn ngang nát vụn dưới dấu xích sắt…Sau khi những đội quân hắc ám rút đi bà con Văn Giang lại lóp ngóp đưới cái nắng như đổ lửa nhặt nhạnh tận thu những gốc cây cảnh, cây chuối, cây cau…trồng lại trên mảnh đất của mình. Thế nhưng, những ngày yên ả chưa được bao lâu thì bất thần, những chiếc xe xích lại ầm ầm kéo với đội quân kinh tởm: Những tên côn đồ bặm trợn ngực phanh trần chằng chịt rồng, rắn, những đốm lở loét HIV, tay lăm lăm hung khí…
   Những người nông dân phải đối mặt với sức mạnh kinh khủng của “đội quân Ecopark”(bà con gọi thế).
   Tuy nhiên, có vẻ sức mạnh của Ecopark không chỉ có thế.
   Hôm đi Bát Tràng chơi, vô tình tôi ngồi ăn cùng bàn một cán bộ ở sở kế hoạch đầu tư (KHĐT) Hà Nội (anh xưng thế). Qua chuyện trò, chúng tôi nói đến công trình cải tạo nâng cấp con đường đê cầu Chương Dương-Bát Tràng mà chúng ta vừa được “hưởng thụ”…Cũng là xã giao, tôi khen dự án nâng cấp con đường này cùng dự án cầu Thanh Trì-thị trấn Văn Giang -TP Hưng Yên, mọi nơi về Bát Tràng “thuận tiện quá”, bỗng anh thản nhiên bảo:
   - Đó đều là nhờ “sức mạnh mềm” của Ecopark…Ở vùng này, Ecopark là Rô-ma, “mọi con đường đều dẫn đến Rô- ma”! Chưa có đường thì phải làm, đã có đường nhỏ thì phải nâng cấp…Đây nhé: Hồ Hoàn Kiếm qua cầu Chương Dương đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm cầu Vĩnh Tuy đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm đi cầu Thanh Trì đến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến Ecopark…Con đường cầu Chương Dương-Bát Tràng(liền kề khu đô thị Ecopark), cầu Thanh Trì- Văn Giang được nâng cấp, được làm là “ăn sái” Ecopark…
     Bỗng tôi nhớ lại trong đơn kiện kèm bản đồ của dân Văn Giang trên mạng có nghi ngờ đến sự “chính đáng” của dự án đường cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy- đi tp Hưng Yên. Quả thật, dự án con đường từ cầu Thanh Trì qua “đô thị sinh thái Ecopark” tới thị trấn Văn Giang đi Dân Tiến (Khoái Châu) là “nguồn cơn” ra đời của Ecopark (đổi đất Văn Giang để lấy đoạn đường 14 km này) sẽ thấy nó gần như song song với tỉnh lộ 195 đoạn từ khu vực  cầu Thanh Trì đi tp Hưng Yên. Theo đơn kiện của dân VG thì việc mở mang con đường từ Hà Nội đi tp Hưng Yên nếu cần thiết thì không nên làm con đường mới (để đổi lấy đất của họ) mà “kinh tế nhất” là nâng cấp tỉnh lộ 195, đặc biệt là khi “điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn”. Họ không tin mở con đường mới từ cầu Thanh Trì qua Ecopark - Khoái Châu-TX Hưng Yên là “vô tư” vì lợi ích chung mà trước hết là phục vụ kinh doanh của Ecopark...
   Tuy nhiên, đúng là “nông dân Văn Giang” chất phác, họ chưa hiểu nếu làm kiểu “kinh tế nhất” như họ nghĩ (không làm mới đoạn đường từ thị trấn Văn Giang đến xã Dân Tiến -Khoái Châu- mà nâng cấp một đoạn tỉnh lộ 195) thì người ta lấy cái gì để đổi gần 500 ha đất nơi “đắc địa” của họ?
   Quả thật, có những sự trùng hợp người vô tư cũng phải nghi vấn: Khi có dự án Ecopark năm 2004 thì cuối 2005 Hà Nội khai trương tuyến xe buýt Long Biên- Bát Tràng(liền kề Ecopark); đã bao năm để đoạn đường đê cầu Chương Dương- Bát Tràng (10,5 km) chật hẹp, nứt nẻ, đầy ổ gà, bụi mù…nhưng khi dự án Ecopark “chín mùi” thì có vẻ thành phố Hà Nội cũng dành cho đoạn đường đê này “sự quan tâm đến làng nghề du lịch Bát Tràng hơn trước”. Qua thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn ngủi, tháng 6/2009 Hà Nội khởi công nâng cấp con đường với vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng. Vừa sử dụng, vừa thi công nhưng chỉ trong 8 tháng công trình hoàn thành với mặt đường rộng 8 mét (tăng gấp đôi so với cũ) được phủ bê tông dày 30cm…đúng dịp Ecopark “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn” quảng cáo, rao bán căn hộ, biệt thự với những thông tin về sự thuận tiện của những con đường...
   Thời gian đầu, tôi nghi nghi hoặc hoặc, có thể những con đường mới, cải tạo, nâng cấp này là ngẫu nhiên phục vụ cho sự phát triển chung chẳng qua anh cán bộ nọ cũng như nông dân mấy xã  Phụng Công, Xuân Quan…có ác cảm mà suy ra vậy? Thế nhưng, lại có thông tin: Tỉnh Hưng Yên trình xin, bộ Tài nguyên môi trường tham mưu, lãnh đạo chính phủ ký giao hơn 500ha đất chỉ trong 3 ngày,  “siêu tốc” trong thủ tục hành chính… Đã thế, những văn bản hệ trọng, liên quan đến sinh kế của mấy vạn người kia còn có vẻ hấp tấp sai thẩm quyền, chưa chuẩn thủ tục…Ông Đặng Hùng Võ, giáo sư nguyên thứ trưởng một bộ nhưng nổi tiếng đàng hoàng, đĩnh đạc, quyền cao, chức trọng nhưng vẫn ngay thẳng, thương dân…Thế mà nay với Ecopark hình như ông cũng nói điều “không thẳng”? Đã lâu quá mà chưa thấy ông có lời trao đổi với luật sư Trần Vũ Hải về việc ông nói “ cưỡng chế ở Văn Giang là đúng luật”…Chẳng lẽ ông Võ mà cũng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” chỉ vì Ecopark?...
     Không biết Ecopark ảnh hưởng đến quốc kế, dân sinh tới mức nào mà nó hội tụ “sức mạnh tổng hợp” gớm  đến thế?
                                                                NĐA

Bài do tác giả gởi đến.
BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH


Vinalines – phép thử cho vị thế của Việt Nam

Qlb - Sự đổ vỡ của các 'Quả đấm thép' - các tập đoàn kinh tế nhà nước liên tục trong mấy năm qua đã để lại nhiều hậu quả nặng nề không những trên góc độ kinh tế mà trên cả gó độ long tin của người dân vào Đảng CS và Chính Phủ.  Chủ trương ra đời các Tổng công ty 90, 91 là sản phẩm của Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, tuy nhiên tại thời điểm đó, ít nhất các Tổng côcng ty vẫn phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương lên Tập đoàn là sản phẩm của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - khi đó nhờ chủ trương này mà ông Phó Thủ Tướng đã nổi như cồn. Nhưng chính việc ôm 12 Tập đoàn về quản dưới tay Chính Phủ, đặc biệt khi đã yên vị ở cương vị Thủ Tướng Chính Phủ thì từ 'hắt hơi, sổ mũi'của Tập đoàn, nhất nhất phải xin ý kiến Thủ Tướng và khi Thủ Tướng phát văn bản thì dùvăn bản có vi phạm luật các Tập đoàn vẫn có cây gậy thần để múa may quay cuồng loạn xạ, không còn theo luật pháp, chính vì vậy đã làm cho vai trò của các Tập đoàn ngày càng lớn và thực chất các Bộ, ngành chỉ còn là nơi hợp thúc hoá các chủ trương của Tập đoàn khi đã đến nhà riêng 'xin ý kiến Thủ Tướng'! Hệ thống tham nhũng, thất thoát và lãng phí cứ thế mà lớn nhanh như thổi... Ông bà có câu 'Miệng ăn núi lở'! Quả không sai, khi nhà đã dột từ nóc thì từ trên xuống duói chỉ đua nhâu trộm cắp và kết quả đến nay, ngay cả báo chí lề Đảng cũng phải kêu lên 'Quả đấm thép tan chảy'... Vậy mà Đảng CSVN vẫn chưa rút được bài học cho mình? Vẫn tiếp tục: Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo... Có lẽ đợi đến khi các doanh nghiệp nha nước cùng hệ thống quan lại tham nhũng bán đứng cả đất nước thì khi đó nhân dân Việt Nam e rằng quá muộn!
Mời đọc bài phân tích bên dưới để hiểu rõ thêm.
Giữ nguyên hiện trạng hoạt động các DNN như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt Nam. Ví dụ điển hình là Công ty vận tải biển Vinalines, đã một thời là biểu tượng cho triển vọng gia nhập kinh tế thế giới của Việt Nam nhưng giờ đây nó chỉ tạo ra thua lỗ và khoản nợ lên tới 2,1 tỷ USD.


Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP HCM đồng thời là chuyên gia về kinh tế Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đã được giấu kín quá lâu. Điều này cần phải được chấm dứt.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong một danh sách dài các vấn đề đang bao phủ triển vọng của Việt Nam: tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém, thâm hụt thương mại quá lớn, lạm phát tăng liên tục và đồng nội tệ lao dốc.

Ngày 12/6, Chính phủ cho biết tính đến cuối năm 2011, khoản nợ của Vinalines là 43,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu ở mức 9,41 nghìn tỷ đồng. Vụ việc này làm người ta nhớ đến Vinashin – doanh nghiệp đóng tàu Nhà nước có khoản nợ lên đến 4,5 tỷ USD khiến sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam chao đảo. Cuối cùng thì Vinashin cũng được chính phủ cứu trợ. Tuy nhiên, 9 lãnh đạo cấp cao phải ngồi tù với tội danh làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

Các lãnh đạo của Vinalines cũng phải chịu chung số phận, 4 cán bộ cấp cao bị bắt trong khi cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã trên toàn cầu.

Trong khi các công ty tư nhân phải chịu chi phí đi vay quá cao và lãi suất lên tới 2 con số, tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước như Vinalines là rất dồi dào. Nguồn vốn của họ đến từ ngân sách Nhà nước, tín dụng giá rẻ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, đặc quyền trong thuế thu nhập doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài.

Các chuyên gia kinh tế đã lên tiếng thúc giục Chính phủ giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước lớn để chuyển sang trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những gì họ nhận được chỉ là sự thất vọng. Thay vì cho phá sản hoặc bán Vinalines và Vinashin, cả hai doanh nghiệp này đang được tái cấu trúc.

Tuy nhiên, cũng có một vài tín hiệu tích cực đến từ Vinalines. Trong số 9,3 nghìn tỷ nợ ngắn hạn và 33,83 nghìn tỷ nợ dài hạn của Vinalines, chỉ có 207 tỷ đồng đã quá hạn. Hơn nữa, Vinalines cũng là nạn nhân của thị trường vận tải biển toàn cầu vốn vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Các chuyên gia trong ngành dự báo cho đến cuối năm 2013, ngành này vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng.

Mặc dù vậy, nỗ lực của Chính phủ trong việc thắt chặt quản lý doanh nghiệp lại không rõ ràng. Đây là vấn đề được nhiều người đánh giá là cực kỳ quan trọng để có thể áp dụng kỷ luật tài chính đối với nền kinh tế còn nhiều tàn dư của mô hình kinh tế tập trung.

Theo đánh giá của Reuters, giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt Nam. Ví dụ xác đáng nhất chính là các khoản nợ xấu của Vinashin đã làm méo mó một số ngân hàng, buộc Habubank phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội.

Theo số liệu chính thức, tính đến cuối tháng 4, nợ xấu của Việt Nam ở mức 108,6 nghìn tỷ (tương đương 5,2 tỷ USD) – bằng 4,14% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo các số liệu không chính thức, tỷ lệ nợ xấu còn gấp 2 đến 3 lần con số đó. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận định tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam có thể lên đến 13%.

Chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng giải quyết tình trạng này khi buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải công bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm lên website. Doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị phạt. Rất nhiều người nhìn nhận đây là động thái được đưa ra trước tình trạng đáng báo động của Vinalines và Vinashin.

Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc công ty chứng khoán Rồng Việt, những sai phạm được phát hiện gần đây cũng có mặt tốt khi thúc đẩy Việt Nam tiến tới minh bạch.

(Theo Reuters)
Tầm Nhìn

Biểu tình chống Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc


New York 22-6-2012, Hàng trăm người đã tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa trước bản doanh của Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, bao gồm sắc dân Việt Nam, Phi Luật Tân và Tây Tạng nhằm chống đối hành động xâm lược của Trung Cộng tại Biển Đông và các nước láng giềng.
Trong không khí nóng bức mùa hè bắt đầu tại New York, cuộc biểu tình khai diễn lúc 11 giờ sáng, mọi người bao gồm già, trẻ, nam nữ thuộc nhiều sắc tộc mà quê hương của họ đang bị Trung Cộng thôn tính hoặc đe dọa, với biểu ngữ cầm tay đã gióng lên tiếng nói căm giận trước hành động ngang ngược của Trung Cộng.
Theo thông cáo báo chí của ban tổ chức thì “tình hình ở Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do các hoạt động bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam và các nước trong vùng…..”
Cuộc biểu tình nhằm lên án chính quyền Trung Cộng đồng thời đánh động dư luận quốc tế liên quan đến ý đồ bành trướng của Bắc Kinh.
Phía Việt Nam có nhiều vị đại diện và đồng hương thuôc các cộng đồng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, Florida  và nhiều nơi khác, từ Âu Châu (ông Lai Thế Hùng), Hội Phụ Nữ Việt Nam Đông Bắc Hoa Kỳ… Về phía các cộng đồng bạn có đại diện Phi Luật Tân, Tây Tạng.
Mọi người đã cực lực lên án hành động xâm lược và gây hấn của Trung Cộng, tạo sự bất ổn trong vùng, gây nguy hại cho đời sống của người dân Việt Nam, hô to những khẩu hiệu chống Trung Cộng, đòi Trung Cộng phải chấm dứt ngay mọi hoạt động bành trướng bất hợp pháp của họ, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc về hành vi bá quyền với sự ngấm ngầm tiếp tay của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Buổi biểu tình đã kết thúc lúc 1 giờ trưa trong khung cảnh bừng bừng tức giận đối với bá quyền Bắc Kinh. Cộng đồng người Phi đã kêu gọi đồng hương của họ tẩy chay hàng hóa Trung Cộng. Với 4 triệu người Phi ở Mỹ, họ có thể cắt thu nhập cả tỉ mỹ kim hàng năm của Trung Cộng.
Ban tổ chức gồm Luật sư Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch CĐ Người Việt Quốc Gia New York và Ban Chấp Hành CĐ Người Việt Quốc Gia NY; ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ với vai trò cố vấn; Ông Nguyễn Trung Châu, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, phối hợp cùng các cộng đồng Phi và Tây Tạng. Ban tổ chức đã cung cấp phương tiện di chuyển, thức ăn trưa và nước uống chu đáo.
Vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, một phái đoàn cộng đồng Việt Nam đã gặp đại diện Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền là bà Ann Syauta tại trụ sở Liên Hiệp Quốc thành phố New York. Phái đoàn do ông Lai Thế Hùng từ Âu Châu và ông Trần Quán Niệm, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Jersey hướng dẫn; các thành viên gồm Ông Lưu Văn Tươi chủ tịch CĐVN và BS Đỗ Văn Hội từ Florida, Ông Nguyễn Đình Toàn, chủ tịch CĐ Người Việt Quốc Gia đồng thời đại diện cho đài SBTN tại Phi La, và một số phụ nữ tháp tùng.
Sau khi chào mừng và mọi người tự giới thiệu mình, BS Đỗ Văn Hội, thay mặt phái đoàn trinh bày tổng quát tình hình nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam dưới một chế độ độc đoán do đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị. Các vi phạm nhân quyền liên quan đến nhiều lãnh vực như tự do tôn giáo (đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành sắc tộc tại cao nguyên); các vấn đề không có tự do báo chí, kiểm soát mạng lưới thông tin toàn cầu (internet), không có tự do phát biểu và lập hội, về sự bất cập trong hệ thống tư pháp (bắt giam và kết án tùy tiện..), hệ thống giáo dục, y tế bất cộng (dành ưu tiên cho cán bộ, đảng viên, bắt người dân phải trả hối lộ để được phục vụ), tham nhũng khắp nơi, vấn đề xuất cảng lao động, khai thác tình dục phụ nữ và trẻ em v.v… Sau đó các thành viên đã lần lượt trình bày những khía cạnh vi phạm đặc biệt như Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ hiện bị giam giữ tại gia và bao vây hàng chục năm nay, vụ cầm tù LM Nguyễn Văn Lý mặc dù sức khỏe rất yếu kém, giam giữ các nhà tranh đấu ôn hòa như TS Cù Huy Hà Vũ, các bloggers, đánh trọng thương Mục Sư Nguyễn Công Chính, quản thúc tại gia và bao vây BS Nguyễn Đan Quế; gần đây nhất là các vụ cưỡng chế đất đai, tài sản của người dân, công an đánh đập nông dân, nhà báo; nhiều phụ nữ phải khỏa thân để chống cự, gần đây là vụ đánh đập giáo dân tại Vinh khiến cho Giám Mục Nguyễn Thái Hợp phải lên tiếng đả kích vân vân..
Cuối cùng phái đoàn đã trình bày việc CSVN nộp đơn để xin được vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nhiệm kỳ 2013-2016. Trước những vi phạm nhân quyền trầm trọng như vậy, chính quyền CSVN không xứng đáng được bầu vào Hội Đồng này. Một Ủy Ban Vận Động đã được thành lập, thiết lập trang mạng Change.org ký kiến nghị yêu cầu Ô. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và các nhà Lãnh Đạo quốc gia trên thế giới hãy dùng ảnh hưởng không bỏ phiếu cho CSVN.
Phái đoàn đã chuyển cho vị đại diện bản báo cáo mới nhất về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố, và bản Kiến Nghị ngăn chận CSVN vào Hội Đồng Nhân Quyền để Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền nghiên cứu.
Bà đại diện đã ghi nhận và hứa sẽ đệ trình những tin tức của phái đoàn lên Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền và sớm trả lời. Bà cũng nhấn mạnh là việc bầu một thành viên vào Hội Đồng Nhân Quyền là do quyết định của các quốc gia thành viên, có nghĩa là chúng ta cần phải vận động các quốc gia trên thế giới.
BT ghi nhận (Điểm Tin).


Việt Nam bị ghi vào sổ đen của tổ chức chống rửa tiền FATF


Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chánh, gọi tắt là FATF, đã ghi thêm tên Ecuador, Yemen và Việt Nam vào danh sách những nước chưa có đủ tiến bộ trong việc đối phó với những hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Theo tờ Wall Street Journal, FATF nói rằng ba nước vừa kể hoặc không khắc phục các khiếm khuyết trong công tác chống lại hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố hoặc không đồng ý thực hiện một kế hoạch hành động với FATF để đối phó với các vấn đề này.

Phúc trình của FATF hôm thứ sáu tuần qua cho biết Việt Nam đã có những bước tiến nhằm cải thiện chế độ phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, trong đó có việc ban hành một thông tư liên bộ về tài trợ khủng bố và đã sửa đổi luật phòng chống rửa tiền.

Phúc trình nói thêm rằng tuy có sự cam kết chính trị cấp cao để hợp tác với FATF nhằm khắc phục những khuyết điểm trong chiến lược phòng chống rửa tiền, Việt Nam vẫn chưa thực hiện đủ tiến bộ trong việc thực thi kế hoạch hành động của mình và vẫn tồn tại một số những khiếm khuyết.

Hồi đầu tháng này, báo chí Việt Nam trích lời ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền nói rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tội phạm rửa tiền gia tăng, như dùng quá nhiều tiền mặt và việc vận hành, tuân thủ phòng chống rửa tiền chưa tốt.

FATF là cơ quan liên chính phủ chống rửa tiền do nhóm G7 thành lập năm 1989. Những nước không thực thi các khuyến nghị của cơ quan này phải đối mặt với khả năng bị liệt vào danh sách những nước rủi ro cao hoặc không hợp tác, và do đó sẽ phải tốn kém nhiều hơn hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi làm ăn với các hệ thống ngân hàng của các nước thành viên FATF, trong đó có Hoa Kỳ, Mexico, Pháp và Anh

Theo Đất Việt



‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’
Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.
Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các nước láng giềng.
Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/minhbich/20120627/01_Hong-Lei.jpg
Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh THX
Khi Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng, nước này càng trở nên quyết đoán hơn trong lĩnh vực ngoại giao. Thái độ quyết đoán này ngày càng gia tăng cùng với sức mạnh hải quân của Trung Quốc và khiến cho người ta tự hỏi liệu nó có biến thành ngạo mạn, đặc biệt ở Biển Đông.
 Sự kết hợp giữa hoạt động hải quân ráo riết và các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc cho thấy chỉ dấu đáng báo động: sự quyết đoán của Trung Quốc về đòi hỏi chủ quyền đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự giàu có và nhận thức về quyền lực. Trung Quốc đang đi ngược với ý nguyện của cộng đồng thế giới, khi không chỉ muốn biến tây Thái Bình Dương thành “vùng cấm” đối với các thế lực bên ngoài mà còn coi vùng biển này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của nước này.
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã từng ám chỉ Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã giẫm đạp khái niệm chung của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải, hàng không… trong một thế giới toàn cầu hóa. Trung Quốc đã thách thức các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế về luật pháp, tự do đi lại và đặt mình ở vào vị thế đối đầu với Mỹ.
Đối với các khu vực nhất định, Trung Quốc hoặc độc quyền thống trị hoặc nói với các nước khác “đừng có can thiệp vào”. Trên thực thế, theo quan điểm của Trung Quốc, những khu vực này “không phải là của chung”. Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” nhằm hạn chế cộng đồng thế giới thực thi những quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh tùy tiện tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và dành cho mình cái quyền kiểm soát các hoạt động hàng hải và nghiên cứu ở vùng biển này, chứ không chỉ kiểm soát đánh cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong phạm vi cái gọi là các Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones) của Trung Quốc. Nếu không bị phản đối, thái độ quyết đoán biến thành ngạo mạn của Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều rủi ro về luật pháp vì luật pháp quốc tế dựa trên những chuẩn mực đã được các nước công nhận.

Trung Quốc coi việc Mỹ hoạt động cái gọi là bên trong chuỗi đảo thứ nhất của nước này là xâm phạm chủ quyền. Bắc Kinh có cách diễn giải “ngược đời” về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như thẩm quyền của nước này trong phạm vi các EEZ, kể cả ở các khu vực đang có tranh chấp.

Sự kết hợp giữa chiến lược pháp lý với lực lượng hải quân của Trung Quốc cho thấy không giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác, Trung Quốc hậu thuẫn tuyên bố chủ quyền của họ bằng sức mạnh quân sự.
Theo Đất Việt



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét