Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 6/6/2012

Chính trị – Xã hội

Biển Đông: “Đa phương” chọi lại “bành trướng” - Tuần Việt Nam

‘Công bố thu nhập’ được ca ngợi như cuộc cách mạng đối với kinh tế Việt Nam (VOA)-Các nhà phân tách đồng ý là công luận Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài muốn thấy hành động chứ không phải chỉ trên giấy tờ.   Chờ cho “cóc mọc râu”.
Kết quả phát triển nông nghiệp 5 năm qua (RFA)  —Bộ trưởng Đinh La Thăng là ai mà dùng vốn sai quy định của pháp luật? (TTHN)
Ngày Quốc tế Thiếu nhi và ước mơ một đôi giày(RFA)-…..Chị Ngô Thị Mỹ Thùy, mẹ bé Trang cho biết, Các nhà phân tách đồng ý là công luận Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài muốn thấy hành động chứ không phải chỉ trên giấy tờmấy đứa con chị chưa bao giờ có ngày QTTN; đối với họ, đây là ngày của thiếu nhi “giàu” mà thôi:…..
Kỷ niệm 05/06: Mại dâm và yêu nước, bên nào nặng hơn? (Nguyễn hữu Vinh-RFA)  —Từ Trung Quốc tới Việt Nam: Lúc yêu thì đồng chí, lúc khác ý thành kẻ thù (Lê diễn Đức-RFA)

Tham nhũng và đặc lợi  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thừa nhận tham nhũng là một ‘vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân’

Trường Ca Hoan Lạc và Ðoản Khúc Bi Ai (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet) - Trong viễn ảnh dài, Hoa Kỳ vẫn ngự trên đỉnh….. Kết luận? Trong ngắn hạn thì ta còn khốn đốn – và thất nghiệp còn tăng. Trung hạn từ hai đến năm năm mới khá hơn. Trong trường kỳ, Hoa Kỳ vẫn bảnh vì đất, nước và người! Con người xuất sắc là biết nắm cái may trời cho – để tìm ra giải pháp còn sáng tạo hơn nữa.
Hoan ca Hoa Kỳ đấy.
Một chính trị gia Ba Lan giam giữ và bóc lột người Việt? (Vietinfo)   —Buồn về nhân cách và văn hóa của một số quan chức Việt! (Vietinfo)

ẢNH CHÁNH SỨ PHAN THANH GIẢN, PHÓ SỨ PHẠM PHÚ THỨ VÀ ĐOÀN SỨ GIẢ VIỆT NAM TẠI PARIS NĂM 1863 (PVĐ)   —–CHIẾN DỊCH “KHỦNG BỐ TRẮNG “ HÌNH NHƯ SẮP BẮT ĐẦU VỚI DÂN CHƠI BLOG CHĂNG ? (PVĐ)   —CTHCCB VỊ XUYÊN LỤC ĐỨC CHUNG: TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÁNH TAN 1 TIỀU ĐOÀN CỦA TA NĂM 1986-DỊP ĐẠI HỘI ĐẢNG VI NHƯ THẾ NÀO ? (PVĐ)    —NHỮNG HÌNH ẢNH CHƯA KỊP BÌNH LUẬN: XUẤT SANG TRUNG QUỐC TỪ GỐC ĐẾN NGỌN… (PVĐ)

Điểm tin cuối ngày 4.6 (Nguyễn THông)
Sa thải nhân viên, Công ty Diageo Việt Nam bị kiện (NLĐ)    ——VTV  VIDEO: Về sự việc liên quan tới bà Lê Hiền Đức
‘Đan Mạch chỉ dừng chứ chưa cắt ODA’ - VnExpress  —-Tuần Việt Nam ODA và sáu năm lặng tắt    —-Hôm nay (5-6), Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối thoại trực tuyến - Pháp luật & Xã hội
Pháp luật TPHCM Một sản phụ tử vong bất thường  -Theo TTO, sản phụ Nguyễn Thị Hảo (trú TP Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trút hơi thở cuối cùng tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa lúc 0 giờ 10 sáng 5-6.

Sài Gòn kỷ niệm một năm ngày xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam (DLB)

Cờ Trung Quốc hiên ngang giữa TP. Lào Cai (DLB)

Kinh tế

Sản xuất công nghiệp còn chậm(RFA)
Philippines nhập gạo Việt Nam  (RFA) -Philippines sẽ ký thỏa thuận mua 120 ngàn tấn gạo của Việt Nam theo hợp đồng liên chính phủ.
Hàng Trung Quốc “biến” thành hàng Việt Nam (NLĐ)  —Tuổi Trẻ Cảnh báo về nợ tiềm ẩn   —Thanh Niên Tạm giữ 1.400 viên kim cương nhập lậu

Thế giới

Lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh (RFA)  —Nga: Tổng thống Assad có thể rời quyền lực(RFA)  —Trung Quốc nỗ lực tái tục hoà đàm 6 bên(RFA)
Chính phủ Theinsein chỉ trích bà Aung San Suu Kyi (RFA)  –Mỹ muốn Ấn Độ đóng vai trò tích cực hơn ở Afghanistan(VOA)
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải định thu nhận Afghanistan(VOA)  —Kết thúc Đại lễ Kim cương của Nữ hoàng Anh(VOA)  —Thế giới âm nhạc mừng Nữ hoàng Anh (BBC)
Nhân vật số hai của al-Qaida là mục tiêu tấn công của Mỹ ở Pakistan (VOA)  –Phân tích gia: Syria lãnh hội rất ít từ bài học Mùa Xuân Ả Rập (VOA)

Đức: Chồng cắt rời cổ vợ, ném đầu xuống đường (Vietinfo)  —Bé gái người Việt 15 tuổi bị bắt vì nghi bán dâm ở Malaysia (Vietinfo)

 Những trăn trở tháng Năm: Có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Khắc Mai
-
Gần đây theo dõi một sự kiện chính trị lớn của nước ta là Hội nghị TW 5, người ta không khỏi băn khoăn và lo lắng đặt câu hỏi: Có phải đã có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh không? Có bốn vấn đề thiết cốt, rất cơ bản, rất chiến lược của Đất nước. Nhưng hàm lượng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả bốn vấn đề ấy đều phải suy nghĩ, phải bàn.
1. Vấn đề số một là sửa đổi Hiến pháp
Tất cả những người có chút ít hiểu biết, được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình nghiên cứu để sửa đồi Hiến pháp 1992 và năm 2011, đều có chung nhận định, tinh thần và triết lý của Hiến pháp 1946 rất tiến bộ, vẫn còn phù hợp với hoàn cảnh Đất nước hiện nay và đều có lời khuyên nên tiếp nhận tinh thần tiến bộ ấy.
Bước vào thế kỷ 21 khi tình hình trong nước và quốc tế đã có những đổi thay to lớn, những tương quan mới, Dân tộc mong ước và đòi hỏi có một Hiến pháp, một khế ước của Dân tộc phù hợp tình hình mới là đương nhiên và tất yếu. Sự đáp ứng này đến đâu, dè chừng, co thủ hay mạnh mẽ vươn lên đáp ứng yêu cầu mới là hòn đá thử về thái độ vì dân vì nước hay không. Hãy thử nghe lại một câu trong lời mở đầu của “Dự án Hiến – pháp – Việt -Nam” (1946): Điểm 3 “Đưa quốc dân lên đường tiến bộ và xây dựng nước nhà để theo kịp các nước văn minh trên thế giới.” Câu ấy có ba ý. Một, đưa quốc dân lên đường tiến bộ. Hai, xây dựng nước nhà. Ba, để theo các nước văn minh trên thế giới. Cả ba ý ấy đều còn nguyên giá trị “kim nhật, kim thì” đều là điều bức xúc hôm nay.
Cần phải trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh về một mô hình văn hóa – xã hội – thật sự là chắt lọc tinh hoa của Dân tộc và nhân loại. Chắc chắn là Hồ Chí Minh không hề muốn đi theo, rập khuôn theo mô hình xã hội – chính trị kiểu xô viết. Hồ Chí Minh từng khẳng định làm khác Liên Xô mới đúng và tốt. Bởi mô hình xô viết đã phá sản cả về lý thuyết, cả về thực tiễn. Mô hình này có bốn điểm bất cập, không thể tương thích với đà tiến hóa của nhân loại nên đã tự giải thể, tan vỡ. Người Nga ngày nay khẳng định phải giữ tình cảm tôn trọng lịch sử, nhưng cương quyết không trở lại “con đường đau khổ”(1) ấy.
Một là, nó không theo cơ chế thị trường.
Hai là, không có xã hội dân sự. Xã hội chỉ có những dây chuyền của chuyên chính vô sản.
Ba là, không có nền văn hóa và dân chủ đa nguyên.
Bốn là, cường độ chế độ Đảng – Nhà nước toàn trị, khiến nhân dân và xã hội mất hẳn tinh thần chủ động sáng tạo và quyền làm chủ.
Cả bốn yếu tố ấy đều không phù hợp với tiến trình lịch sử hiện đại của nhân loại, Liên Xô đã phải từ bỏ.
Hãy làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng một Hiến pháp mới thật sự là bộ Khế ước văn minh, tiến bộ, nhân văn, hợp thời đại cho Dân tộc phục hưng, phát triển vào thế kỷ 21.
Cứ ngẫm mà xem, vào thời kỳ 1960 Việt Nam và Hàn Quốc cũng có những tương đồng về lịch sử rất lớn, chung với Việt Nam một trình độ phát triển. Thế mà đến nay chỉ sau 50 năm họ đã vượt lên, bỏ xa ta về mọi mặt. Người có tư duy lành mạnh, tỉnh táo hẳn thấy rõ tư tưởng và đường lối chính trị đúng hay sai đã tác hại, tác lợi như thế nào đối với một Dân tộc trong thời hiện đại. Cứ khư khư một đường lối chính trị khiến cả nửa thế kỷ dân tộc vẫn trì trệ, ngày càng lạc hậu xa so với những dân tộc chung quanh là có tội, có lỗi với lịch sử, với dân tộc với nhân dân.
Hãy trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng một Hiến pháp nhằm:
- Tôn trọng thật sự quyền tối thượng của nhân dân (La suprématie du le peuple)mà Hồ Chí Minh nói: “quyền phải giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”!.
- Thật thà (chữ của Hồ Chí Minh) tôn trọng nhân quyền và dân quyền “đưa quốc dân lên đường tiến bộ” để làm bừng nở mọi giá trị, tài năng sáng tạo của dân tộc, của nhân dân.
- Thật thà gây dựng lại tình Đoàn kết dân tộc, hóa giải tâm thức Quốc – Cộng đã làm cản trở cơ hội phục hưng dân tộc đã mở ra.
- Đặt hệ thống chính quyền (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án) và Đảng trong vai trò nhân văn, tiến bộ và dân tộc để xứng đáng là công cụ kiến tạo nền Độc lập Tự do, nền văn hóa dân chủ mới, chứ không phải là “một đám quan liêu không bao giờ mắc sai lầm” như Engels từng dự báo.
Thật sự tư tưởng và mô hinh xô viết hoàn toàn không tương thích với tư tưởng Hồ Chí Minh. Một Hiến pháp xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh thật là không chí minh, chí trung, chí hiếu với Dân với Nước. Hiến pháp mới phải thể hiện cho bằng được tư tưởng Hồ Chí Minh: “Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”(2)..
2. Vấn đề chống tham nhũng
Ai cũng biết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, về lý tưởng, là không thể chấp nhận tham nhũng. Hồ Chí Minh từng dự báo đó là “nội xâm”. Nội xâm nay tràn lan đang dẫn đến nguy cơ “còn hay mất” của Đảng, của chế độ. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định ba điều:
- Một là nêu cao đạo đức cầm quyền: Cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Đạo đức cầm quyền là vấn đề cổ xưa mà cũng rất hiện đại. Ngay từ đầu thế kỷ 10, Khúc Hạo nối nghiệp cha cai quản nước ta đề ra cuộc cải cách hành chính với bốn phương châm: khoan, giản, an, lạc. Nghĩa là phải làm cho dân được hưởng sự rộng rãi (khoan), giản dị (nói chữ nghĩa ngày nay là tiện ích, thuận lợi), yên ổn (an), vui vẻ (lạc). Vào năm 2012 này khi Chính phủ Hollande (Pháp) nhậm chức cũng đã tuyên bố một bản đạo đức của các thành viên chính phủ.
- Hai là, như Hồ Chí Minh từng khẳng định, “Chống tham ô, lãng phú, quan liêu là dân chủ”.(3)
- Ba là “Chống tham ô, lãng phú, quan liêu thì phải dân chủ”(4).
Cái nguyên lý, nguyên tắc lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là phải dân chủ nếu muốn chống tham ô (tham nhũng). Việc phân công chuyển Trưởng ban từ Thủ tướng về tay Tổng Bí thư và lập ra Ban Nội chính mới chỉ là giải pháp cục bộ, nó thành công hay thất bại là có dân chủ hay không, dân chủ nhiều hay ít, hình thức hay thật sự. Nếu có dân chủ thì Ban này ở Quốc hội hay Chính phủ vẫn có cơ may thành công. Nếu thiếu dân chủ dù có trao về tay Tổng Bí thư cũng sẽ thất bại.
Dân chủ mà Hồ Chí Minh nêu ra là ở bốn điểm sau đây:
- Một là Dân phải là chủ thể chống tham nhũng (các quan đàng hoàng, tử tế, càn kiệm liêm chính, chỉ là công cụ, đầy tớ giúp dân chống tham nhũng). Sự thất bại thấy rõ “từ hai hai tám chả dám đánh ai”, cho đến “bảy hai chỉ đánh từ vai đánh xuống”, v.v. vì đã thật sự không coi Dân ra gì. Hồ Chí Minh lại khẳng định “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là Dân chủ. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công.(5)
- Hai là phải cải cách luật pháp trong đó có nâng cấp hệ thống Tòa án. Luật pháp còn chồng chéo, đá nhau, thiếu xác tín, bộ máy tư pháp yếu kém (cũng tham nhũng mà thiếu cơ chế kiểm soát, giám sát, không độc lập về tư pháp, không khống chế tham nhũng thành công).
- Ba là nâng cấp ngành công an. Chỉ khi nào Công an thật sự trở thành chàng hiệp sĩ bênh vực dân chủ, dân quyền, bênh vực người thân cô thế cô trong xã hội thì đó mới là nội dung đích thực để bảo vệ chế độ, an ninh quốc gia. Những dấu hiệu yếu kém của ngành ngày càng trầm trọng thật sự là mối lo từ thời kỳ ngành này có hình thức quân ủy công an.
- Bốn là tự do báo chí. Báo chí phải được là “tai, mắt, tinh thần, ý chí của nhân dân”. Nó phải “dũng cảm”, “cái gì cũng biết”, “nơi nào cũng có mặt”… như K. Marx quan niệm. Cái nghịch lý của chế độ là tuyên bố theo Chủ nghĩa Mác, nhưng không đếm xỉa gì đến những tư tưởng mácxít đích thực.
Khi tôi viết bài “Ba công cụ lớn để chống tham nhũng” đăng trên tờ Thông tin Lý luận của Viện Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào năm 1998, một vị lãnh đạo hỏi tôi tại sao anh không nói thêm phong trào nhân dân. Tôi thưa là anh nhầm vì không thể coi dân là công cụ. Mà vấn đề là mài giũa ba công cụ này cho đàng hoàng, tử tế, sắc bén để cho dân dùng làm công cụ phòng chống tham nhũng.
Vấn đề của ông Tổng Bí thư không phải là việc tranh lấy chức Trưởng ban. Ông phải đề xuất được với Ban Chấp hành một chiến lược chống tham nhũng.
Nếu Dân chẳng có chút quyền hành sự thực sự, lại đang thờ ơ, thụ động với tham nhũng thì trời cũng không cứu được, huống nữa chỉ là một Tổng Bí thư và một Ban Nội chính mới.
3. Vấn đề đất đai
Trong hai Hiến pháp 1946 và 1959, khi mà Hồ Chí Minh còn sống và trực tiếp chỉ đạo, quyền của Dân về đất đai được xác định rõ.
Hiến pháp 1946, điều 12 ghi rõ: “Quyền tư hữu tài sản của công dân ViệtNamđược bảo đảm”. Chúng ta hiểu quyền tư hữu tài sản bấy giờ bao gồm cả đất đai.
Đến Hiến pháp 1959, Điều 14 cũng ghi rõ: “nhà nước chiếu theo luật pháp bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân”.
Năm 1957 tại cuộc chỉnh huấn giáo viên toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh tuyên bố: làm cho nông dân có tư hữu ruộng đất mới là cộng sản”.
Chỉ từ Hiến pháp 1980 và 1992 rồi sửa đổi năm 2011 tư tưởng và mô hình Nhà nước kiểu xô viết thống trị thì từng bước những quyền dân sự của nhân dân, đặc biệt là về ruộng đất bị tước đoạt, méo mó dần. Sự méo mó này tất yếu đã dẫn đến những biến dạng tiêu cực trong xã hội. Chỉ khi dân là chủ sở hữu đích thực của ruộng đất bằng pháp luật xác tín, chỉ khi xã hội dân sự có quyền và có cơ chế đủ để giám sát những hành vi lợi dụng sự méo mó của pháp luật xâm hại quyền lợi của người Dân,… thì xã hội mới bình yên, có thể may mắn đạt tới mơ ước của Nguyễn Trãi: “trong thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Nếu có một cuộc trưng cầu ý dan về vấn đè này, chắc chắn nhân dân (kể cả mấy vị trong Bộ Chính trị vừa được phân đất ở khu vực vàng) sẽ ủng hộ tư tưởng Hồ Chí Minh: làm cho nhân dân có quyền tư hữu đất đai mới là cộng sản!
4. Vấn đề an sinh xã hội
Đúng, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta, một nước nghèo, bị chiến tranh tàn khốc, thương tổn nặng nề, đang cố vươn lên công nghiệp hóa, hội nhập toàn cầu… chắc chắn phải là một vấn đề rất quan trọng, rất cơ bản. Điều càng làm cho trở nên cấp thiết là do những chính sách đầu tư và quản lý yếu kém dẫn đến phung phì nhiều nguồn lực, khiến cho chiến lược an sinh xã hội trở nên vá víu, kéo dài tình trạng không chăm lo tốt cho nội lực xã hội để có thể đạt được tăng trưởng và tiến bộ xã hội đáng có. Những rối loạn xã họi còn trầm trọng hơn khi “đã nghèo lại không công bằng”.
Người xưa nói “phi nông bất ổn”. Cái tình trạng “phi nông” hiện nay là chính sách ruộng đất có lầm lỗi, khiến lòng người không yên. Đầu tư cho nông nghiệp có nhiều thiếu sót. Có lần ở Sài Gòn, tôi trò chuyện với anh Nguyễn Văn Linh, anh hỏi tôi về nông thôn. Tôi gài anh một cái bẫy. Tôi thưa bây giờ chính phủ lấy ruộng đất của nông dân, đền bù cho họ. Nhưng chỉ 6 tháng sau, họ buộc phải chặt một cây tre. Anh thật thà hỏi “Này, thế họ chặt tre để làm gì?”. Tôi thưa họ ăn hết khoản đền bù, không còn ruộng đất, không có nghề nghiệp mới thì chống gậy ăn mày thôi. Cả Anh và tôi ngồi lặng đi hồi lâu rồi mới tiếp tục chuyện trò được!
Hai tầng lớp công nhân và trí thức – những người làm thuê ăn lương – thì lương không đủ sống, chỉ một nhóm nhỏ may mắn có thu nhập ngoài lương là có được cải thiện.
Để kéo dài tình trạng chính sách an sinh xã hội cò con, không đạt tầm chiến lược, khiến nội lực của dân tộc không được nâng cao, rối loạn đạo đức, trì trệ kéo dài, đó là lỗi lầm lớn ở tầm lịch sử!
Hồ Chí Minh từng để lại tư tưởng: “Phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”(6). Cả hai tiêu chí nâng cao đời sống và thực hiện dân chủ thực sự chúng ta đều làm kém.
Nay muốn giải đáp chính sách an sinh xã hội phải đặt những đề án cụ thể về lương, về bảo hiểm xã hội… trong tổng thể của tư tưởng chiến lược, gây dựng nội lực của Dân tộc, đề chấn hưng, để phát triển. Cứ ngẫm cái hiện tượng Hàn Quốc, chỉ trong vòng 50 năm họ đã làm được việc “sánh vai với cường quốc năm châu”, một vấn đề mà Hồ Chí Minh nêu ra từ 1945. Nay ta, bén gót kịp họ còn xa, nói gì tới sánh vai.
Hồ Chí Minh nói: “Công việc kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm của Dân”. Không lo được cho nội lực của dân tộc phát triển lành mạnh, thì nói gì đến “trung với Nước, hiếu với dân”.
Chớ rời xa tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hãy rời xa tư tưởng và mô hình chủ nghĩa xã hội xô viết đã phá sản.
Nhất định dân tộc sẽ có một Hiến pháp đàng hoàng, cuộc chiến chống “nội xâm” chắc chắn thắng lợi, đất đai phải tạo ra thế ổn định lâu dài, an sinh xã hội tạo ra nội lực, ra vốn xã hội cho Việt Nam thăng hoa vào thế kỷ 21./.
Nguyễn Khắc Mai
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: Bauxite Vietnam

Ifeng.com

NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN

BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990

Tác giả: Lý Bằng
Người dịch: Quốc Thanh
02-05-2012
Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã Nguồn: people.com.cn 
Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.   

Qua đường liên lạc bí mật giữa hai bên Trung-Việt, từ 3 – 4.9.1990, Nguyễn Văn Linh đi cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, cùng với lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cuộc gặp mặt ở Thành Đô, sự kiện này trở thành bước ngoặt trong việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
[Năm 1986] Thứ sáu ngày 26.12, mưa u ám.
 Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, thay cho nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã qua đời vào tháng 7.
[Năm 1989] Thứ bảy ngày 26.8, mưa u ám.
Hôm nay, Việt Nam tuyên bố đã “rút quân toàn bộ” khỏi Campuchia. Điều này tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách thuận lợi, đồng thời cũng gạt bỏ được sự trở ngại cho bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
  
* Bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt – Hội nghị Thành Đô
[Năm 1990] Thứ tư ngày 6.6, nắng.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng Việt Nam. Nguyễn [Văn Linh] hi vọng thực hiện bình thường hóa được mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được sang thăm Trung Quốc.
Chủ nhật ngày 26.8, mưa u ám.
  Về chuyến thăm nội bộ tới Trung Quốc của các nhà lãnh đạo chính bên Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông ta tỏ ý hoàn toàn tán thành.
Thứ hai ngày 27.8, mưa.
 Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét thấy Á vận hội (Asian Games) sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, mà cuộc gặp mặt này lại đề cập đến việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ năm ngày 30.8, nắng.
  Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đến Thành Đô hội đàm nội bộ với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có gửi lời mời cho Việt Nam. Bây giờ thử xem trả lời từ Việt Nam ra sao.
Chủ nhật ngày 2.9, nắng.
  Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chiếc chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ tới sân bay Thành Đô. Chúng tôi ngồi ô tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc chuyên cơ khác đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ đêm, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi với nhau về phương châm của cuộc hội đàm với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô thứ hai ngày 3.9, nắng.
 Buổi sáng, tôi ở chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng với ông ta tiếp tục nghiên cứu về phương châm của cuộc hội đàm sẽ tiến hành với phía Việt Nam.
  Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tới Nhà khách Kim Ngưu ở Thành Đô, Giang Trạch Dân và tôi đón họ ở nhà một tầng số 1. Nguyễn Văn Linh mặc bộ com lê màu cà phê, mang hơi hướng phong cách học giả. Đỗ Mười thân hình còn tráng kiện, tóc bạc phơ, mặc bộ com lê màu xanh thẫm. Cả hai đều 73-74 tuổi, còn Phạm Đồng thì hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực cực kém, mặc bộ áo đại cán, giống các cán bộ lão thành của Trung Quốc.
  Buổi chiều, cuộc hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh làm một bài nói dài trước. Tuy bày tỏ nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng tối cao Campuchia là chuyện cấp bách, không nên loại trừ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một sự bày tỏ thái độ về nguyên tắc, còn trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Cuộc hội đàm tiếp tục một mạch đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu mở tiệc. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh .  
Thứ ba ngày 4.9, râm mát.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam. Đến đây, có thể nói những vấn đề nêu ra trong hội nghị đã đi đến đồng thuận một cách khá thỏa mãn, cùng quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu hội nghị.
  Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung-Việt tổ chức lễ ký kết ở nhà một tầng số 1 tại Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng bí thư và Thủ tướng ký. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng ngay tại chỗ cho các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, Gặp nhau cười một cái là quên ân oán). Câu thơ này là của Lỗ Tấn. Trước việc này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất vui.
  Bốn giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 tới nơi.
* Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7 
[Năm 1991] Thứ bảy ngày 29.6.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Quan điểm chủ yếu chung của Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam là kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba ngày 30.7, nắng.
Buổi chiều, tôi hội kiến với đại diện đặc biệt của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn và Hồng Hà. Họ yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói để cho nhân dân hai nước có sự chuẩn bị, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, còn về cuộc gặp cấp cao thì phía Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ có trả lời chính thức với họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
* Thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt
Thứ ba ngày 5.11, nắng.
  Năm giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ đường nhân dân. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành hội đàm. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi quan hệ hai nước đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, lãnh đạo hai nước Trung-Việt ngày hôm nay có thể ngồi cùng với nhau để tiến hành cuộc gặp cấp cao là mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một cuộc gặp gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, tất sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa mối quan hệ hai nước Việt-Trung là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó, mở tiệc.
Thứ tư ngày 6.11, nắng.
Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, không khí rất tốt. Tôi nêu ra trước là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đỗ Mười đã tiến hành hội đàm rất tốt, đã trao đổi được hết ý kiến. Về vấn đề Đài Loan, thái độ thể hiện của Võ Văn Kiệt rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về nợ, biên giới, dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam đề xuất mới, tôi hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam trước. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.
Thứ năm ngày 7.11, nắng.
  Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài. Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng Châu, Thâm Quyến…
Nguồn: Ifeng.com

Bản tiếng Việt © BS2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét