CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CÔNG CHÚA YÊU KIỀU TRÊN BIỂN TRƯỜNG SA – (Mai Thanh Hải). Nhà giàn Huyền Trân. =>
- Trung Quốc ‘đánh đập’ ngư dân Việt Nam (BBC). – Trung Quốc ngoan cố xúc tiến du lịch Hoàng Sa (ĐV). – Trung Quốc sẽ đưa khách du lịch đến Hoàng Sa trong năm nay (RFI). – Kế hoạch đưa du khách đến đảo đang tranh chấp của Trung Quốc có thể gia tăng căng thẳng với Việt Nam: Chinese plans to tour disputed islands may increase tensions with Vietnam (Fox News). – Báo TQ tự thấy nước này ‘làm càn trên biển’ (ĐV).
- Philippines cứng rắn trước Trung Quốc (TN). – Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc uy hiếp các nước quanh biển Đông (GDVN).
- Lính thủy đánh bộ Mỹ – Philippines tập trận (VNN). – Mỹ và Philippines tập đổ bộ chiếm một hòn đảo ngoài Biển Đông (RFI). – Ngửi giống mùi dầu và cá ở biển Đông: It may only smell like oil and fish on the South China Sea (Foreign Policy). – Việt Nam lo ngại tranh chấp bãi cạn Scarborough (VNN). – Việt Nam lo ngại về tranh chấp Trung Quốc – Philippines (VNE/ Info.vn). – Mỹ-Philippine tập trận chiếm đảo trên biển Đông (VnMedia). – Quan điểm của VN về tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines (Bee).
- Trông đợi gì ở đối thoại nhân quyền Việt-Úc? – (RFA). – Human Rights Watch kêu gọi Úc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền (RFI). – Úc: Cần thúc đẩy cải thiện nhân quyền ở Việt Nam (HRW). – Anh Quốc công nhận có bất đồng với Việt Nam về nhân quyền và dân chủ (RFI). – Ngoại trưởng Anh thảo luận về vấn đề Biển Đông ở Hà Nội (VOA). – Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc phòng với Anh (TTXVN/ ĐV). – Biển Đông, sân chơi của các siêu cường trong tương lai (RFI).
- Vũ Quốc Uy – Đêm Văn Giang (Dân Luận). “Mẹ Tổ quốc hỏi những con trai tráng/ Súng trong tay con ngắm vào ai?/ Tủi nhục muôn đời là kiếp tay sai/ Cho bọn chủ lâu đài ngất ngưởng./ Chủ Ê-cô-pác chính là con Thủ tướng/ Quyền với tiền thao túng cả giang sơn”. – Trước khi cưỡng chế cho nghe nhạc này – (Cu Làng Cát).- Nguyễn Minh Cần – Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21 (Dân Luận).
- Bài báo này đã bị gỡ khỏi SGTT, bữa qua đã loan tin: 1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính (Yahoo News/ SGTT). Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên: “Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo… công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Còn bài rất thẳng thắn trên Người cao tuổi (điểm chiều qua) thì … chắc không dám bắt gỡ: - 24-4-2012: Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật. - Còn đây là bài mới nhất trên Tầm nhìn, đã bị “biên tập’ bớt nhưng rất đáng quý: Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?
Mời bà con xem các video này rồi đối chiếu với lời của ông Thanh: Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012 – Đánh người trong vụ cưỡng chế Văn Giang (CongbangPhapluat).
- Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên (RFI). – Việt Nam bắt giữ 20 người trong vụ tranh chấp đất đai ở Hưng Yên (VOA). – Dùng vũ lực mạnh với dân Văn Giang (BBC). Cụ Lê Hiền Đức: “Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời”.- Xung quanh Ecopark ở Văn Giang (BBC). – Gửi về quê mẹ Văn Giang (Trần Nhương). – Huỳnh Văn Úc viết tặng bà con nông dân Văn Giang, Hưng Yên: Đất ơi.
- Nhà văn Võ Thị Hảo: Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang (BBC). “Rất nhiều vị lãnh đạo, thủ trưởng tham lam đã ra những quy định, chỉ thị, nghị quyết, kết luận sai trái, gây hại lớn nhưng luôn nhân danh Đảng để khủng bố, triệt hạ”. – Nông dân mất đất trở thành kẻ thù của chế độ? (Goccomay). – LẤY DÂN LÀM GỐC – (Sơn Thi Thư). – Triết lí (DongNgan). “Mao: chính quyền được đẻ ra dưới họng súng. Tao: đô thị sinh thái đẻ ra bằng trấn áp và lựu đạn cay. Hay!” – Không lời… (Hiệu Minh). – Tiếng Việt – (Cu Làng Cát).
- Tin Văn Giang: báo đưa thưa thớt (BBC). “Báo chí Việt Nam im ắng hơn nhiều trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên so với cách họ đưa tin về vụ Tiên Lãng”. – Vụ Cướp Đất Văn Giang đêm 23 và ngày 24/4/2012: Truyền Thông “lề phải” nhường hẳn sân cho Blog cá nhân! (Châu Xuân Nguyễn). Chắc phải gọi là Báo Cô & Báo Hại (RFA’s blog). Báo cô hay báo hại? =>
- THƯ CON TRAI GỬI BỐ LÀ PHÓNG VIÊN – (Mẹ Nấm). “Hôm qua khi Văn Giang ngập tràn khói lửa và nước mắt thì các cô diễn viên, người mẫu, các bạn hot girl, hot boy vẫn chiếm chỗ đa phần trên mặt báo. Hôm nay khi một phần sự thật của hôm qua bị phơi bày trên mạng thì Bố và các đồng nghiệp lại đi ngược đường với mọi người”.
- Vũ Xuân Tửu: HỎI NHÀ VĂN (Quê Choa). “Tôi hỏi nhà văn, viết về quần đảo hiện nay như thế nào?/ Chúng tôi chờ chỉ đạo./ Tôi hỏi nhà văn, viết về hàng vạn cô gái bán mình xứ người như thế nào?/ Chúng tôi không có tiền đi thực tế Đài Loan, Hàn Quốc./ Tôi hỏi nhà văn, viết về những người nông dân bị cướp đất như thế nào?/ Chúng tôi khóc”. BTV: Nhà văn, nhà báo mà chi/ Nước mình như thế còn trông mong gì?
- Chuyện cưỡng chế đất ở Văn giang – (Đông A). “Một chế độ khi đã đánh mất niềm tin của dân chúng không sớm thì muộn sẽ diệt vong. Tôi tin rằng luận điểm này luôn đúng bởi vì nó đã được kiểm chứng bằng lịch sử và chưa có ngoại lệ“. – Ngọn lửa Văn Giang (Trương Duy Nhất). “Lửa Văn Giang đã cháy. Người Văn Giang đã phải cầm cả gậy gộc, giáo mác… Nhưng cuộc cưỡng chế rồi cũng đã… thành công! Người dân đã thua. Chính quyền thắng. Nhưng căng thẳng, ngột ngạt, bức bách vẫn còn”. – Thuốc thang mô cho đất Văn Giang – (Cu Làng Cát).
- Bài dịch và tổng hợp: Việt Nam bắt giữ 20 người sau vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (AP/ Reuters/ Phía trước). – Vietnam detains 20 in latest land clash (Reuters). – Vietnam arrests 20 after massive land clashes (Global Post). – Cảnh sát đánh đập những người phản đối trong việc tranh chấp đất đai: Vietnamese protester beaten by police in land dispute (Storyful). – Vietnam: Land Dispute Sets Off Clash (NYT). – Vietnam: Mass Security Clampdown In Land Seizure (RFA/ Eurasia Review).
- Nhiều dấu hỏi nghi vấn “AI” trong giới chức quyền đứng đằng sau dự án này mà có thể làm chuyện ghê gớm đến vậy. Thực ra câu trả lời đã có từ khá lâu qua nhiều nguồn thông tin. Chỉ xin đưa ví dụ nho nhỏ, về một trong các ông chủ ở đó là em trai chủ quán bia nổi tiếng đất Hà Thành mà nếu nhắc tới tên chắc ai cũng biết. Mới đây người thân của họ qua đời, đã có 3 vị quan chức cực bự tới viếng. Tặc lưỡi “Nghĩa tử nghĩa tận”, biết đâu khi còn lận đận, họ vẫn lui tới “bia bọt” quán H.X. nên quen nhau, giờ không quên cái ơn trời biển nhờ bia bọt lê lết mánh mung một thời mà đời lên hương, thì sao? Chợt thấy câu chuyện bên nước láng giềng tư bản Philippines, xin đưa ra đây để các quan chức cộng sản này suy ngẫm: Lấy đất nhà tổng thống chia cho dân nghèo (TT).
- Văn Giang một ngày sau cưỡng chế – (RFA).
- VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ “TỪ CHỐI KHÔNG TIẾP CÔNG DÂN” – (Nguyễn Xuân Diện).
- Một dân oan biểu tình trước Đại sứ quán VN tại Úc – (RFA). Mời xem thêm tin đã điểm sáng 23/4: Xin hãy trả căn nhà nhỏ cho gia đình tôi và căn nhà lớn cho Dân tộc tôi (Lyhuong.net).
- Thẩm định tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (TTXVN/ VOV). - Định giá tài sản bị phá hủy của ông Đoàn Văn Vươn (NLĐ).
- Tranh chấp hàng chục năm, UBND xã Đại Mỗ làm ngơ không giải quyết (DT).
- PGs Bùi Đình Phong: Mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả! (VHNA). – Thu San Nguyễn Thế Hùng: Quyền lực phải song hành hài hòa với tri thức (Tia Sáng).
- Độc đáo! Dân gửi đơn tố cáo mấy ông quan đứng đầu TP Hà Nội bao che sai phạm quản lý đất đai liền được đại biểu Quốc hội Chu Sơn Hà hướng dẫn là phải “gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Đảng để được xem xét giải quyết”. (Mời bấm vô hình phóng to coi cho rõ) = >
- Nguyễn Trung: Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – (viet-studies).
- Tiền thu của dân để làm gì? (PLTP). – Mười ngàn tỷ và một trăm ngàn – (Anh Vũ). – Hàng trăm ngàn tỉ đồng để hiện đại hóa ở một bộ (TBKTSG). – 2.500 tỉ đồng tiền phạt giao thông đi đâu? (PLTP). Chắc là vô đây: Bộ GTVT cần 12.174 tỉ đồng xây trụ sở (TT). - “Tăng thêm giá xăng dầu sẽ giảm được ùn tắc giao thông?” – Độc giả hiến kế: “Lập trái phiếu bắt buộc để hạn chế xe cá nhân” (GDVN).- “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG” (Lê Quốc Châu).
- XXX – (Đàm Hà Phú). – “CSGT được ký hiệu là” XXX “có lẽ bởi trong đa phần các câu chuyện, CSGT là một nhân vật phản diện” (Đàm Hà Phú).
- Khen thưởng còn nặng cán bộ, nhẹ quần chúng (PLTP). Thắc mắc chi lạ há? Khen gái điếm hoàn lương chớ ai khen gái … trinh hoàn lương bao giờ? Hề hề! Giỡn chút các bác “cán bộ” đừng giận nha.
- Phòng, chống tham nhũng phải đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả (TN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sớm xử lý các vụ án tham nhũng (SGGP). – Án tham nhũng đã đình chỉ cũng có thể lật lại (PLTP).
- Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ tai nạn tàu hỏa ở Bình Thuận (Chinhphu/ VOV). BTV: Hết thủ tướng tới phó thủ tướng, không có mấy ông chắc cả nước chẳng ai làm việc, nên các sự việc lớn nhỏ cũng phải có mấy ông “yêu cầu”, “chỉ đạo” thì mới xong? Chắc là mấy ông quên “chỉ đạo” làm rõ vụ này rồi: Nguyên nhân gây cháy xe vẫn chưa có câu trả lời (Chinhphu/ VOV). Ah, đây rồi! Chắc là thủ tướng hoặc phó thủ tướng đã “chỉ đạo” cho Bộ Công an và Bộ Khoa học lo vụ này? Ngày mai công bố nguyên nhân cháy xe (VNE/ Tin tức). - Hôm nay, công bố nguyên nhân cháy xe (VTC). - Bộ Công an công bố kết luận nguyên nhân cháy xe (ĐV).
- Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông “tuýt còi” bà Đặng Thị Hoàng Yến (TN) bằng cách “phải rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục kịp thời việc đã photo công văn số 223/CBC-PLCS ngày 21.3.2012 của Cục Báo chí gửi Thanh tra TT-TT (công văn này cũng được Cục Báo chí gửi cho bà Yến) và chuyển cho nhiều người, trong đó có nhiều người không có trách nhiệm xem xét, giải quyết vụ việc.” Chẳng hiểu “khắc phục” cái việc đã photo là khắc phục kiểu gì, bằng “biện pháp” nào? – Thanh tra Bộ TT&TT yêu cầu bà Yến rút kinh nghiệm (VNN).
- Chủ tịch Bình Dương ra chỉ thị dẹp “đinh tặc” (TT) coi đó “là một nhiệm vụ cấp bách của tất cả các ngành, các cấp”. Vậy chưa đủ, phải là ”toàn bộ hệ thống chính trị”, phải có các cuộc “ra quân”, phải nêu cao khẩu hiệu “nói không với đinh tặc”?
- Hà Nội: Phường Bưởi “dửng dưng” trước hành vi vi phạm pháp luật (DT).
- TP.HCM: Tăng cường quản lý dịch vụ ngành nghề nhạy cảm (PLTP).
- Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ thừa nhận đã thất hứa (PLTP).
- Bắt một thẩm phán nhận tiền chạy án (TT). - Thẩm phán nhận tiền “chạy án” ngay trước phiên xử (PLTP).
- Khởi tố một chi cục trưởng thi hành án dân sự (TN).
- Công chức trẻ theo nhau “bỏ cuộc chơi” (ANTĐ).
- Tự do của tháng Tư (Khải Đơn). “Nhìn quanh nhìn quất, thấy đâu đâu cũng là cái ba mươi mấy năm ấy mãi mãi chẳng phai mờ. Quẩn quanh hoài. Quẩn quanh hoài. Rồi cái mớ lằng nhằng này sẽ còn mãi, còn mãi, khi người ta cứ cấu véo lấy thương đau mà nhai nuốt như món hời, vết vẹo của thằng giang hồ, lên chức, thành quan …”
- NHÀ VĂN HOA KỲ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM – (Phạm Viết Đào). – Tưởng Năng Tiến: Đọc Đường Phía Bắc Của Lê Đại Lãng (RFA’s blog). – Chuyện tình của một sĩ quan TQLC và nữ chiến binh VC (ĐKN).
- Sự tuyệt vời của điện hạt nhân (Dân Luận).
- Phát triển hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (TN). - Các dự án Việt Nam thay đổi diện mạo kinh tế Lào (TTXVN).
- Các nhóm nhân quyền nêu nghi vấn việc Mỹ nới lỏng chế tài Miến Điện (VOA).
- Bắc Triều Tiên mừng ngày quân lực với lời đe dọa tấn công miền Nam (VOA). - “Triều Tiên có thể thử hạt nhân trong 1 tuần nữa” (TTXVN). - Quan chức Nga: Triều Tiên có thể thử hạt nhân trong 1 tuần tới (DT). - Hàn đòi cấm vận 19 cơ quan và tổ chức Triều Tiên (TTXVN). – Mỹ và Trung Quốc cảnh cáo Bắc Triều Tiên về ý định thử nghiệm hạt nhân (RFI). - Triều Tiên tuyên bố có vũ khí đánh Mỹ (TN). – Bắc Triều Tiên khoe khoang khả năng tiêu diệt quân đội Mỹ (VOA).
- Trung Quốc: Trừng phạt quan tham chiếm đất (DV). Người dân Ô Khảm biểu tình hồi tháng 12 năm 2011. =>
- Trung Quốc gia tăng đàn áp trên internet trong lúc vụ bê bối Bạc Hy Lai xảy ra: China Escalates Crackdown On Internet Amid Scandal (WSJ). – Báo chí Trung Quốc bất ngờ kêu gọi cải cách chính trị (TN). – Ôn Gia Bảo đến Thụy Điển – Ủy ban chào mừng và các cuộc biểu tình (ĐKN).
- Bà Cốc Khai Lai chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài (SGGP). – Sốc lời thú tội khủng khiếp của vợ Bạc Hy Lai (VnMedia). – Một quan chức nói, vợ của Bạc Hy Lai và thương gia người Anh có quan hệ tình cảm: Bo’s wife had affair with dead businessman, says official (Asahi).
- Con trai Bạc Hy Lai lên tiếng tự vệ (VNN). - Con trai Bạc Hy Lai bác bỏ cáo buộc về lạm dụng thế thần và nếp sống xa hoa (RFI). – Con trai ông Bạc Hy Lai lên tiếng (VOA). – Quý tử họ Bạc lần đầu lên tiếng (TT). – Con trai Bạc Hy Lai phủ nhận sống xa hoa (Lao động). – Quý tử họ Bạc và bí mật động trời (VTC). – VIDEO: Con trai Bạc Hy Lai nói về tuổi thơ của chính mình (GDVN). – Đâu là bộ mặt thật của ‘cậu ấm’ nhà Bạc Hy Lai? (ĐV). – Bạc gia: Con trưởng thành đạt, con thứ phá gia (VOV).
10h35′ - Một CTV vừa gửi tới 2 video và cho biết “Vỏ đạn pháo ghi V26 BỘ CÔNG AN, ngày sử dụng hết hạn. Cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao”:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kQ3ZXuQNdUI
http://www.youtube.com/watch?v=kQ3ZXuQNdUI&feature=player_detailpage
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8OOK-a1Cato
.
14h00′:
- Nước ngọt ở Trường Sa: Kỳ 4: Cả đảo chờ mưa (Tin tức). - Mưa vàng, mưa bạc; - Trường Sa – có một nơi thiêng liêng đẹp như thế (ĐV). - Tặng quà cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Trường Sa (TTXVN). - Tác nghiệp ở Trường Sa (VTV). - Rong biển quần đảo Trường Sa rất phong phú (NLĐ). - Săn cá mập– những trận ’hải chiến’ giữa Biển Đông (PN Today).
- Hải quân VN xây dựng lực lượng để răn đe chính sách ‘việc đã rồi’ (ĐV). - Trang bị ngư lôi siêu hạng cho tàu ngầm Kilo Việt Nam? (Defence/PN Today). - ’Tên lửa dưới nước’ siêu hạng dùng cho tàu ngầm Việt Nam.
- Việt – Trung: Kết thúc tuần tra chung Vịnh Bắc Bộ (QĐND/VnMedia).
- Việt Nam hết sức quan tâm về tranh chấp giữa Trung Quốc-Philippines (VOV). - Căng thẳng về chủ quyền, Thái Bình Dương “dậy sóng” (Infonet). - Lộ trình Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông (VnMedia).
- Bùi Quang Minh: Hãy thương yêu nông dân Văn Giang bằng mọi cách có thể (HDTG). – Lê Hoài Nguyên: Lại viết về nhân dân – (Nguyễn Thông). - Thư gửi Bạn Dân (Hiệu Minh).
- Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang (NNVN). ”Dân
chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ
khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu,
cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất
đất nông dân lấy gì để sống?”. Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Đền bù đất đai không đúng “tiền tươi thóc thật” (NNVN). - Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên: Khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ” (ĐĐK). - Giải tỏa ‘điểm nóng’ tại Dự án Ecopark (ĐT).
- Lê Xuân Quang: TỐ HỮU: 26 NĂM, TỪ “ THƠ HIỀN “ ĐẾN THƠ “ KHÁT MÁU “?! – (Phạm Viết Đào).
- Chưa định giá xong tài sản bị phá của gia đình ông Vươn (VNE). - Tiếp tục thẩm định tài sản bị phá hủy của nhà ông Vươn (TP).
- Thuỷ điện Sông Tranh 2 và bài học “dũng cảm” (ĐĐK). - Vết nứt ở khối bêtông 19 đập thuỷ điện Sơn La đã khô (LĐ).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng: Tăng mức phạt vi phạm giao thông để răn đe: “5 ăn, 5 thua”! (LĐ). - 3 năm kỷ luật 40 người có phải là nghiêm? (VnMedia). - 2.500 tỉ đồng tiền phạt giao thông đi đâu? (SGTT).
- Tận thu (Nguyễn Thế Thịnh).
- Thầy- trò và bí thư tỉnh ủy (Nguyễn Thế Thịnh).
- Trung Quốc: Ông Bạc Hy Lai vẫn còn ảnh hưởng nhất định ở Trùng Khánh (VOA). - Bạc Hy Lai “do thám chủ tịch Hồ Cẩm Đào” (Telegraph, The New York Times/NLĐ).
- Quan chức làng Ô Khảm bị trừng phạt (BBC).
14h05′:
Clip bổ sung hôm nay của sáng 24-4-2012 Văn Giang, Xuân Quan
KINH TẾ- Việt Nam vượt Trung – Ấn về thu hút đầu tư (Bloomberg/VEF).
- Ngân hàng sẽ chết cùng doanh nghiệp? (VEF). - Nợ xấu BĐS: Nguy cơ trung hạn cho các ngân hàng (TVN).
- Habubank công bố đề án sáp nhập vào SHB (TN). - Habubank xin cổ đông cho sáp nhập vào SHB (LĐ). - Habubank và SHB sẽ sáp nhập trong thời gian tới (TTXVN). – Thương hiệu Habubank sẽ mất khi sáp nhập với SHB (PLTP).
- Giãn nợ cho doanh nghiệp (TN). - 6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi (PLTP).
- Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,4 tỷ USD (Gafin).
- Tác động của Internet tới sự phát triển của kinh tế VN (HNM). - Internet góp 0,9% cho GDP (TN).
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt tám tỷ USD (TTXVN).
- Thị trường vật liệu xây dựng: Ế ẩm, chủ dạy nhân viên.. nấu ăn (VOV).
- Giá xăng dầu nhập khẩu tiếp tục giảm (TT).
- Con đường chông gai của các “tiểu gia” di động (DT).
- “Xắn tay” liên kết vùng ĐBSCL (TT).
- Ôtô cho thuê nằm phơi nắng chờ khách (VEF).
- Nguyễn Kim ưu đãi cực lớn dịp khai trương (TT). - Nguyễn Kim khai trương thêm 6 trung tâm mới (TN).
<- Bất ngờ: Mua nhà tại nước Mỹ chỉ với… 10 triệu đồng! (GDVN). BTV: Người ta mua nhà là bỏ tiền ra mua vị trí (location) của ngôi nhà. Ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác, nhà cửa ở những nơi “khỉ ho cò gáy”, không có công ăn việc làm, dọn đến đó ở chỉ làm bạn với thú rừng, cho nên, có những cộng đồng ở một số tiểu bang, người dân được cho không đất đai để sinh sống, như Alaska, Iowa, Kansas, Minnesota, Nebraska, North Dakota… Ở Alaska người dân còn được trả tiền khi sinh sống ở đó. Số tiền này lấy từ tiền thuế bán dầu khai thác ở Alaska.
- Chiêu lừa đảo mới: Mạo danh ngân hàng Phương Đông lừa huy động vốn? (GDVN).
- Về xu hướng nhiều doanh nhân Việt Nam rời bỏ Ba Lan (RFI).
- Kinh tế nước Anh lại lâm vào tình trạng suy thoái (VOA).
- S&P hạ thấp triển vọng Ấn Độ xuống mức tiêu cực (VOA).
- Tái cơ cấu kinh tế Trung Quốc: Điều phải tới đã tới (TTXVN).
- Bí ẩn đằng sau quan hệ thương mại Mỹ – Trung (VEF).
- Bò điên ‘không ảnh hưởng’ thương mại (BBC).
14h00′:
- Doanh Nghiệp Nhà Nước Mới Là Vấn Đề – (Dainamax). - Tái cơ cấu: Bàn nhiều, làm được bao nhiêu? (VEF).
- Cắt giảm đầu tư công và thành tích “ảo” (VnEconomy).
- Chủ nhà trọ và tập đoàn kinh tế nhà nước (TBKTSG).
- Thấy gì từ kinh tế 4 tháng? (VnEconomy).
- Ngân hàng thay “tướng” ngoại: Thách thức “ghế nóng” (Infonet). - Petro Vietnam sẽ cùng lúc đầu tư vào hai ngân hàng? (VnEconomy).
- Giá xăng đổ đầu dân (VOV). - “Sẽ tính toán để thị trường xăng, dầu cạnh tranh hơn” (TTXVN).
- Vàng tăng giá liên tục (VnEconomy).
- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: Tổng cầu tiêu dùng đang có vấn đề (TQ).
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng ‘khiêm tốn’ (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Ảnh: 8 kỷ vật vô giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (GDVN).
- 109. ĐƯỜNG LÂM LÀ ĐƯỜNG LÂM NÀO? (Xưa & Nay/Việt sử ký).
- “Thơ ca và nguồn cội” trong suy nghĩ của người trẻ (TT). – KHI ỐNG KÍNH LÀM THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHÀ VĂN LÊ LỰU VÀ “GÃ DỞ HƠI” – (Văn Chương +).- LỜI CỦA THI SĨ TIẾT LỘ ĐIỀU BÍ ẨN (TC Văn học/ Văn Chương +).
- THƠ TÌM VỀ VỚI BIỂN TRONG HAI Ý HƯỚNG – (Văn Chương +). – THƠ TÌNH PHỔ QUÁT VÀ THƠ TÌNH HẢI NGOẠI – (Văn Chương +). – CÁCH TÂN THƠ CẦN BẮT ĐẦU TỪ THAY ĐỔI QUAN NIỆM TRIẾT MĨ – (Văn Chương +).
- Nhớ chú Vũ sắc (Trần Nhương).
- Điểm sách: Không hề là quá muộn mằn (VIPEN).
- Tấm ảnh cũ liên quan đến VĂN CHINH và NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Lê Thiếu Nhơn).
- Ngập tràn truyện tranh “chế” (LĐ).
- THÚY TOÀN – ĐI TÌM DỊCH GIẢ CỦA “JĂC VANTRAX” – (Văn Chương +).
- Không phải fan, làm sao hiểu nước mắt của fan? (TT). Đúng rồi … Hu hu! “Nước mắt” khóc cho cái này nè: - Hàn Quốc: Nữ diễn viên, ca sĩ trẻ bị cưỡng hiếp tập thể (TT). “Thủ phạm là ông chủ một hãng đào tạo tài năng giải trí và cả các nhóm nam ca sĩ nổi tiếng.” - “Báo động đỏ” về văn hóa thần tượng (VOV). Những bạn trẻ này sẵn sàng nghỉ học để chầu trực được gặp thần tượng. Ảnh: Năm Châu.=>
- Vụ bầu Vịnh Hạ Long: Danh hão – (Nguyễn Thông). “Trong lịch sử nước nam ta, chưa bao giờ kẻ có quyền háo danh như thời này. Vụ vịnh Hạ Long chứng tỏ sự háo danh đã lên mức đỉnh điểm, bất luận ngu si, không cần đoái hoài đến sự phê phán, góp ý của đông đảo nhân dân”. - Hà Nội: (DT). Không hiểu tại sao lấy cái tên bài như vậy. Lẽ ra nên là: Hà Nội Bắn pháo hoa tại lễ công bố Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới Vịnh Hạ Long.
- Thiên đường Cô Tô hoang sơ, đẹp mê đắm… (DV).
- Nhà giàu Việt xưa tận hưởng ‘cái sự sung sướng’ thế nào? (kỳ 2) (ĐV).
- Tính kế thừa và phát triển trong sự nghiệp hót gơn qua nhân vật Thúy Kiều (Tin khó tin).
- 10 cái chết gây sốc của các nữ hoàng sắc đẹp (DV).
- Đêm chợ tình ở Patong (ĐV).
- Chuyện tào lao: THAY MI! – (Faxuca). – Có tiêu cực… (PLTP).
14h00′:
- Một thời trong veo (TT). - 16 bức ảnh chiến tranh Việt Nam gây xúc động mạnh (VTC).
- Đến nhà cụ Vương… ăn ốc (TT). “Quán ốc có cái tên là Béo được mở ngay tại nhà của cố học giả Vương Hồng Sển”.
- Trình diễn văn xuôi, bất ngờ một tiềm năng (SK&ĐS).
- ÔNG “ĐẠI QUAN” VỀ LẠI NGÔI NHÀ CŨ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Ngẩn ngơ hoa hậu vào ra (NNVN).
- Ứng xử thiếu tử tế ở showbiz Việt: “Tôi là nhất” (NLĐ). - Choáng váng với sân khấu ca nhạc kiểu chuồng gà (VTC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Làm “sạch” các trường mang tên bậc tiên hiền (TVN).
- Nhiều trường vẫn tổ chức đăng ký tuyển sinh qua mạng (TN). - Học viện Hàng không VN tuyển thẳng 10 chỉ tiêu (TT).
- Hà Nội có khoảng 75 nghìn thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Nhân dân).
- Điểm ưu tiên giữa các khu vực tuyển sinh (Nhân dân).
- Vụ học trò cãi tay đôi với thầy: Nên mở “lối thoát” cho học viên Công (GDVN). – Cây phong của thầy Đuy Sen- “Cây gậy” của thầy Dũng (Đào Tuấn). “Có người sẽ cho đây chỉ là những nhát cắt mục ruỗng của đạo đức xã hội. Nhưng đây chính là một lát cắt vào khối u di căn. Bởi có khi chỉ một nhát cắt thôi, lòng tin sẽ là thứ bị hoại tử”.
- Vũ Thị Phương Anh: Đại học tư nhân của Malaysia (Tia Sáng).
- Đua tranh “Học kỳ trong quân đội” (TT).
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (TN).
- Lần theo đường dây bằng giả tại TP.HCM (PLTP).
<= Một người dân đang dùng dao “gọi” nước. – Tìm lời giải cho chuyện khe đá “hiểu” tiếng người (PLVN).
- Thực hư về ‘thần giao cách cảm’ giữa người với vật nuôi (Discovery/ ĐV).
- Google Drive: 5GB miễn phí từ “đám mây” (TT).
- Hóa thạch bí ẩn khiến nhà khoa học Mỹ…bối rối (Phys.org/ ĐV).
- Robot điều khiển bằng suy nghĩ cho người bị liệt (AP/ ĐV).
- Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm đánh giá, định giá và bảo lãnh công nghệ (TTKH/ Tia Sáng).
- Tuyên bố gây chấn động của hai tỷ phú Mỹ Bill Gates, Donald Trump (GDVN).
14h00′:
- Điểm báo giáo dục ngày 26/4: Trường đại học 110 tuổi bị tố có nhiều sai phạm (VNN).
- Thầy trò một thuở- 3. Dầu tràm và phân bò (Quê Choa).
- Gia Lai: Gác nhà cô giáo đổ sập khi 18 học sinh đang ngồi học (DT). - Quảng Nam: Xây trường mẫu giáo trên… kho thuốc trừ sâu
- Thầy giáo U60 cực ‘xì tin’ (VNN).
- Tiểu hành tinh nổ trên bầu trời California (AP, USA Today/NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quảng Ngãi: Hàng chục người xuất hiện vết bầm đỏ khó hiểu (DV). - “Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi: vẫn chưa rõ nguyên nhân (TT). – Đã xác định được bệnh lạ gây chết người ở miền Trung Việt Nam (VOA). - Virus ricketsia không phải là căn nguyên gây ra“bệnh lạ” (NLĐ). – Họp khẩn bàn giải pháp ngăn chặn “bệnh lạ” tại Quảng Ngãi (VOV).
- Xác minh tin thuyền viên VN bị cướp biển Somalia giết (TT).
- Kinh hãi rau muống với… 10.000 loại vi khuẩn gây bệnh (DV).
- Hai tấn heo sữa, da thối trong công ty vận tải (PLTP).
- Tiêu hủy ngay thuốc cam không nguồn gốc (SGGP).
- Đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân vụ sập hầm than (DT). – Thấy thi thể hai nạn nhân vụ sập hầm Quảng Nam (TTXVN).
- Lại xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể tại Phú Thọ (TTXVN).
- Nguyễn Hoàng Đức: Sự thật về những bé gái bỏ nhà đi bụi (Lê Thiếu Nhơn).
- ‘Chạy’ 1 triệu đồng để… kiểm tra trinh tiết con (ĐV).
- Tả Gia Khâu: Những chuyện khó tin (Trần Đăng Tuấn).
- Nhái sáng chế, phải xin lỗi, bồi thường (PLTP).
- Chiêu móc túi kép của dân buôn rau (VEF).
- Mưa lớn, phố Sài Gòn lại thành sông (TT).
- Nhiều người kéo nhau vào rừng tìm gỗ huê (TN).
- Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng! (Infonet). “… rất nhỏ và chắc chắn không nằm trong chương trình ‘hợp tác huấn luyện’, nhưng hẳn sẽ gợi lên nhiều suy nghĩ về ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi!”
- Những bé trai 6, 7 tuổi già như ông cụ (China Daily/ ANN/ VNN).
- Máy bay không hạ cánh được vì thời tiết xấu (TN).
- Trà Trung Quốc bị nghi nhiễm thuốc (TN).
14h00′:
- Đua nhau tăng viện phí kịch trần (LĐ).
- Xe vẫn cháy, vì đâu? (TP). - 30,25% số vụ cháy nổ xe do chập điện (TT). - ‘Chưa thể kết luận cháy xe do chất lượng xăng’ (VNE). - Vạch trần thủ đoạn làm xăng rởm gây cháy nổ xe (VTC). -Xăng, dầu dỏm từ lỗ hổng quản lý (TN).
- Sân golf ‘bức tử’ hồ Xuân Hương (ĐV).
- Về ý định đổ 36 triệu m3 đất bùn xuống vùng biển đảo Cát Bà: Chớ có làm liều! (Petrotimes). - Câu chuyện 40 triệu m3 bùn (VOV).
QUỐC TẾ- Quân đội Syria tiếp tục vi phạm kế hoạch hòa bình (NLĐ). – Đặc sứ LHQ Kofi Annan: Tình hình ở Syria vẫn ‘không thể chấp nhận’ (VOA). – Đặc sứ Liên Hiệp Quốc yêu cầu tăng tốc độ triển khai quan sát viên tại Syria (RFI). – 7 người thiệt mạng trong lúc có thêm quan sát viên LHQ tới Syria (VOA).
- Mỹ, Trung Quốc kêu gọi Sudan, Nam Sudan ngừng bắn (VOA).
- Pakistan phóng thử nghiệm phi đạn để phô trương sức mạnh quân sự (VOA).
- Cựu Thủ tướng Ukraina tuyệt thực trong tù để phản đối hành vi trấn áp (RFI).
<- Sarkozy và Hollande cố thu phục cử tri đảng cực hữu (RFI). - Sự trỗi dậy của cực hữu Pháp (TN).
- Mitt Romney lại về đầu tại 5 tiểu bang (RFI). – Ông Romney thắng lớn trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở 5 bang (VOA). - Thêm một ứng cử viên Tổng thống Mỹ bỏ cuộc đua (VOV).
- Toà án Tối cao Hoa Kỳ xem xét luật chống nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ (RFI). – Luật di trú của Arizona ra trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (VOA).
- Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi có thêm nữ nhân viên mật vụ (VOA).
- Đảng Nước Nga Thống nhất triệu tập đại hội bất thường (TTXVN/ VOV). – Nội bộ nước Nga: Đâu vẫn đấy (TN).
- Cựu thủ tướng Ý từng
- Hung thủ giết 77 người ở Na Uy nhất mực nói ‘không bị điên’ (VOA). BTV: Hoặc là ông này điên thật nên không biết mình bị điên, hoặc là ông này quá thật thà, không thể nói dối, cho dù phải đối mặt với cái chết. - Sát thủ Na Uy muốn chứng minh mình không mất trí (TTXVN).
- ‘Không cần đặc ân’ (BBC).
- Iran điều tra vụ sàm sỡ tại Brazil (TN).
14h00′:
- Phương Tây tính đến khả năng tấn công quân sự Syria (VOV). - Pháp sẽ là nước đầu tiên tấn công Syria? (VnMedia).
- Con số mới nhất về cán cân quân sự Iran – Israel (ĐV). - Iran và phương Tây quan tâm đến đề xuất của Nga (TTXVN).
- Mỹ tìm mọi cách để hàn gắn quan hệ với Pakistan (TTXVN). - Mỹ-Afghanistan định hình quan hệ hợp tác chiến lược sau 2014 (TQ).
- Vụ tai tiếng mật vụ không gây nguy hại cho Tổng thống Mỹ (VOA). - Một binh sĩ Mỹ bị xuất ngũ vì chỉ trích Tổng thống Obama (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 25/04/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 25/04/2012; + Cuộc sống thường ngày – 25/04/2012; + Thời sự 19h – 25/04/2012.Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên: Ai đối đầu ai?
BS: Dưới đây là bài viết đã được biên tập để đăng trên Tầm nhìn và bài gốc của tác giả, những chữ tô màu đỏ là được cắt bỏ khi đăng báo.Tầm nhìn
Bổ sung, hồi 10h25′ – bài gốc trên trang Tầm nhìn đã bị gỡ bỏ mà theo một độc giả cho biết đó là lệnh từ Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông.
Còn đây là video mới nhất do một CTV vừa gửi tới và cho biết “Vỏ đạn pháo ghi V26 BỘ CÔNG AN, ngày sử dụng hết hạn. Cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao”: http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8OOK-a1Cato
Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?
Thứ năm, 26/4/2012 7:17 GMT+7(Tamnhin.net) – Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ?
Ảnh: Theo Yahoo
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ
chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân
Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để
người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng
thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.
.
Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người
gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu
ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động
được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến
một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên
mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai
đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông
đường bộ với mũ bảo hiểm – một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh
sát cơ động.
.
Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy
“đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị – thương mại – du lịch
Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo
Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND
huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối
nghi ngờ đó. Nhưng lần này, có lẽ
rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực
lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu – từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu – từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
.
Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa
và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện
nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một
lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì
đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải
được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy
tương lai.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục – những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!
Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục – những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!
Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Viết Lê Quân
————-
Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên: Ai đối đầu ai?
Viết Lê QuânChính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông bắt đầu tỏ ra quan tâm đến vụ Tiên Lãng…
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.
Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm – một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.
Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị – thương mại – du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.
Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng cảnh sát cơ động và dân phòng. Một số nguồn tin cho hay còn có cả bộ đội tham gia, tuy không lộ diện rõ ràng như cảnh sát.
Tiếng súng AK đã vang lên, tuy chỉ bắn chỉ thiên. Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…
Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu – từ tiền ngân sách và do đó là tiền đóng thuế của nông dân, hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?
Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Nhưng như cái cách con kiến kiện củ khoai, khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục – những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó vào cái thời mà đồng tiền là vũ khí ghê rợn nhất.
Không biết có bao nhiêu cảnh sát trẻ tuổi và cấp trên của họ, những sỹ quan cảnh sát có tuổi và đã từng thấm trải với đời, thấm hiểu được tình cảnh trên? Những cảnh sát và dân phòng này, mà đa phần xuất thân từ tầng lớp bình dân và là con em của những gia đình nông dân, công nhân, không biết có thấm cảm được hoàn cảnh thấm đẫm nước mắt của cha mẹ, anh chị họ, hoặc những người mà hoàn cảnh mất đất thương tâm là một tiền lệ mà trước sau gì cũng dẫn dắt dây chuyền tới gia đình họ…
Họ đang phục vụ cho ai? Vụ việc Bạc Hy Lai ở Trung Quốc mới chỉ là khởi đầu cho con số 6 tỷ USD mà một nhân vật quyền cao chức trọng như vậy đã tuồn ra nước ngoài?
Với thực trạng tham nhũng đã ăn vào tận ruột từ nhiều năm qua, có thể không loại trừ những “Bạc Hy Lai ViệtNam”. Không thiếu gì những bài học mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải ám chỉ đến “sự tồn vong của chế độ”. Thế nhưng điều trớ trêu là nhiều chính quyền địa phương lại không rút ra được bài học xương máu nào về lòng dân, về câu chuyện nước nâng thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền qua vụ việc Tiên Lãng.
Vài ba ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Trong khi Trung Quốc phải nới tay với phạm trù dân chủ khiếu kiện từ trang sử Ô Khảm, thì ở Việt Nam lại chưa có một minh họa sinh động đến mức chết người như thế, và do đó các chính quyền địa phương vẫn chỉ tổng kết bài học Tiên Lãng như một thứ trật tự cần được áp đặt trở lại, hơn là một cái van tâm lý đã đến lúc phải được giãn dần để tránh cận cảnh bùng vỡ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số hàng ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh giai cấp bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông bắt đầu tỏ ra quan tâm đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã chỉ luôn mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ, hậu quả xã hội và cả hậu quả chính trị sẽ khủng khiếp như thế nào trong tương lai không xa nữa?
V.L.Q.
Cảnh báo hạn cuối 30/6/2012 để khởi kiện về đất đai
” … Thời hạn trên đã sắp hết, nhưng rất ít người dân và doanh nghiệp biết đến quy định này. Có khả năng qua thời hạn trên, những người dân và doanh nghiệp liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên họ sẽ bị mất quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ việc liên quan, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ dựa vào quy định trên để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ.Ngày 12/4/2012 chúng tôi đã gửi bài viết kèm dưới đây tới nhiều cơ quan Báo chí với mong muốn thông tin về quy định nêu trên được truyền tải tới người dân, doanh nghiệp và hy vọng các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia pháp lý quan tâm đến để hướng dẫn những người dân, doanh nghiệp có những việc liên quan. Nhưng đến nay chúng tôi chưa thấy cơ quan Báo chí nào đăng.” T.V.H.
Người dân và doanh nghiệp cần lưu ý
NGÀY
30/6/2012, HẠN CUỐI ĐỂ KHỞI KIỆN NHỮNG HÀNH VI, QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỊ KHIẾU NẠI TỪ NGÀY 1/6/2006 ĐẾN NGÀY 30/6/2011
Luật sư Trần Vũ Hải
Ngày 24/11/2010, Luật Tố tụng
hành chính (Luật TTHC) được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày
1/7/2011. Luật này thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính (Pháp lệnh TTGQCVAHC) ban hành năm 1996 được sửa đổi bổ sung
trong các năm 1998, 2006.Thời hạn khởi kiện theo Luật TTHC nói chung là 1 năm tính từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi hành chính, trong khi Pháp lệnh TTGQCVAHC quy định thời hiệu khởi kiện là 30 hoặc 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Liên quan đến những hành vi hành chính, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại trước ngày Luật TTHC có hiệu lực, Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội được ban hành để thi hành Luật TTHC đã quy định cụ thể tại Điều 3 như sau:
“Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến ngày Luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Trước đây, Pháp lệnh TTGQCVAHC liệt kê tại Điều 11- khoản 17 những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, nhưng đã liệt kê không đầy đủ. Ví dụ: Khiếu kiện các quyết định, hành vi hành chính cưỡng chế thu hồi đất đã không được coi thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính. Khi các cơ quan hành chính giải quyết hoặc thậm chí không giải quyết các khiếu nại của người dân, doanh nghiệp liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, người dân dù không đồng ý cũng không được khởi kiện tại tòa án. Số lượng khiếu nại về cưỡng chế thu hồi đất đã gia tăng trong thời gian qua, và việc giải quyết những khiếu nại này đã bế tắc cho đến khi Luật TTHC có hiệu lực, gây bức xúc trong nhân dân, và gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Luật TTHC đã khắc phục tình trạng trên, quy định hầu hết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính (trong đó cả trong lĩnh vực quản lý đất đai) thuộc thẩm quyền của tòa án (trừ một số trường hợp thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Đồng thời với Điều 3 của Nghị quyết số 56/2010/QH12 nêu trên đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đã khiếu nại những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong thời gian từ ngày 1/6/2006 – 30/6/2011.
Đáng tiếc, một quy định rất quan trọng như trên đã không được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí nhiều chuyên gia pháp lý, kể cả luật sư, cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bộ phận tiếp dân và thanh tra chính quyền các cấp, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Tòa án các cấp), các phóng viên về mảng nội chính, các báo Pháp luật cũng chưa nắm rõ quy định này. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết thời hạn khởi kiện đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trước ngày 1/7/2011. Sau ngày 30/6/2012, những người dân và doanh nghiệp liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên họ sẽ bị mất quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ việc liên quan, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ dựa vào quy định trên để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ.
Về việc khởi kiện đối với những hành vi hành chính, quyết định hành chính loại này, ngày 29/07/2011, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính”, có quy định tại Điều 4: “Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56”
1 -
Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được
quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật
tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);
b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật
tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ
không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án
hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại
Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ
việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2- Đối
với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án
nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án
căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.
3- Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56 và
được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung
cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì
phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh
cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố
tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung
cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc
khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực
hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện
chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.
Như vậy, người dân và doanh nghiệp cần
lưu ý đến thời hạn 30/6/2012, nếu họ không đồng ý với những quyết định
hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai được ban hành
trước ngày 1/7/2011. Họ cần chú ý, họ phải có bằng chứng đã khiếu nại
những quyết định hành chính, hành vi hành chính này trong thời gian từ
ngày 1/6/2006-1/7/2011. Bằng chứng được thể hiện như giấy báo phát của
bưu điện, giấy biên nhận của cơ quan bị kiện, cơ quan tiếp dân hoặc
thông báo của những cơ quan này về việc đã nhận khiếu nại, quyết định
giải quyết khiếu nại…Trong trường hợp họ không lưu được những giấy tờ
biên nhận này, sẽ khó khăn cho họ trong việc khởi kiện.Chúng tôi đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới luật sư, luật gia cần nhanh chóng phổ biến những nội dung Nghị quyết đã nêu trên của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao, để người dân và doanh nghiệp biết được quyền khởi kiện của mình và không vì sự thiếu hiểu biết mất đi quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mặt khác, chúng tôi kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị Quốc hội gia hạn thời hạn trên thêm 6 tháng, vì các cơ quan chức năng đã có thiếu sót không phổ biến rộng rãi quy định quan trọng này cho nhân dân. Nếu chỉ vì thiếu sót từ các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp không biết quyền của mình, bị mất quyền khởi kiện, mất cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, rõ ràng trách nhiệm thuộc về Nhà nước.
Eurasia Review
Chuyện kể về nỗi ô nhục: Văn hóa chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản
Tác giả: Tom FrenchNgười dịch: Đan Thanh
Ngày 23-4-2012
Trong khi Nhật Bản mượn những câu chuyện lịch sử về nỗi nhục để trở thành một nhà nước nhu hòa, thì Trung Quốc coi đó là cơ hội để củng cố địa vị siêu cường quốc tế của họ. Tuy nhiên, những động cơ này có lẽ sắp thay đổi.
Trong bài giới thiệu, chúng tôi đã bàn sơ qua về chuyện khái niệm văn hóa chiến lược đã bị phê phán mạnh mẽ trong những năm gần đây như thế nào. Một số lớn học giả, cũng như các chuyên gia về an ninh quốc phòng, đã bác bỏ lý thuyết này, coi nó là lỗi thời, hoặc chỉ đơn giản là không chính xác trong việc mô tả hành vi của các nhà nước.
Quả thật, Đông Bắc Á vốn có truyền thống là một khu vực đầy khó khăn cho việc áp dụng các lý thuyết về văn hóa chiến lược. Ở một nơi có những bộ máy nhà nước quan liêu, hoặc những phe phái kình chống lẫn nhau trong một cấu trúc độc đảng, thì đúng là thách thức không tránh khỏi nếu ta muốn nhận thức về một văn hóa chiến lược có tính gắn kết. Và khi bàn đến những tổ chức kém minh bạch như ban lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và bộ máy nhà nước Nhật Bản, thì một loạt vấn đề khác nảy sinh. Chẳng hạn, liệu văn hóa chiến lược của cả hai nhà nước này có được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác không? Và ảnh hưởng trong nước lên văn hóa chiến lược của cả hai nhà nước này có tầm quan trọng tới mức nào?
Sự trỗi dậy của “Trung Vương Quốc”
Mặc dù các lý thuyết chiến lược kinh điển của Tôn Tử vẫn tiếp tục có ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao và quốc phòng của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc cũng lọc ra từ lịch sử một số sự kiện, để cho thấy văn hóa chiến lược đương đại của họ. Chẳng hạn, các giáo trình chính thức gần như không đả động gì tới những tai họa do chính trong nước tạo ra như “Đại nhảy vọt” hay Cách mạng Văn hóa. Thay vì thế, chúng tập trung nói về cái gọi là “thế kỷ ô nhục” mà Trung Quốc phải chịu đựng, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dưới tay phương Tây và Nhật Bản. Từ đó, câu chuyện “thế kỷ ô nhục” gợi nên một hình thức dân tộc chủ nghĩa có màu sắc sô vanh (chauvinistic, nghĩa là “tư tưởng nước lớn” – ND) chống lại các thế lực nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng. Câu chuyện cũng tạo ra một cái “van an toàn” hữu dụng, để qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho họ và khuếch tán bớt những căng thẳng trong nước bằng cách gợi cho người dân nghĩ đến những tranh chấp kéo dài với Nhật Bản. Các vấn đề đánh vào tình cảm khác còn bao gồm cả nạn nô lệ tình dục thời chiến, và quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
Kể chuyện “mối ô nhục quốc gia” còn tạo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc cơ hội tự họa mình như là lực lượng yêu nước duy nhất có khả năng đánh đuổi đế quốc Nhật Bản và phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề “mối ô nhục quốc gia” cũng cho thấy rõ những dự án lớn nhằm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc, như chương trình không gian và tham vọng hải quân của họ. Bằng cách trưng bày thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phục hồi lại niềm tự hào xưa và đuổi kịp một số cường quốc thực dân cũ, lãnh đạo Trung Quốc sẽ tái củng cố được tính chính đáng của họ và tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng ra khỏi các mối quan tâm trong nước.
Văn hóa chiến lược hiện thời của Trung Quốc cũng gợi lại những khía cạnh trong quan điểm thế giới lấy Trung Quốc làm trung tâm – quan điểm của các vua chúa của “trung vương quốc” cho mãi tới đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, chế độ triều cống của các nước láng giềng với Hoàng đế Trung Hoa xưa có vai trò quan trọng trong tư duy của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều ấy cho phép Bắc Kinh nhượng bộ ít nhiều những nước có sự tôn kính thích hợp dành cho họ và công nhận cái nguyện vọng trở thành bá quyền khu vực lần nữa của Trung Hoa. Ngược lại, nước nào không chịu chấp nhận sự trỗi dậy, vươn tới địa vị siêu cường của Trung Quốc, thì sẽ hứng chịu cơn giận đặc biệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Kết hợp chuyện này với những câu chuyện về mối ô nhục quốc gia, sẽ đi đến tình trạng là Bắc Kinh ít có khả năng nhượng bộ xa hơn về những vấn đề như tranh chấp chủ quyền, chỉ trừ phi đối phương chịu công nhận một thực tế là Trung Quốc là siêu cường thống trị. Kết quả là, Trung Quốc hầu như không thỏa hiệp, không nhượng bộ, về Hoàng Sa và Trường Sa – hai quần đảo gây tranh chấp nóng bỏng, và về biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Thật vậy, nếu như các nước đối thủ không chịu nhượng bộ trước, không công nhận sức mạnh thống lĩnh của Trung Quốc trước – một sự công nhận có tính biểu tượng, rất đỗi quan trọng – thì có vẻ như các tranh chấp sẽ vẫn rất khó giải quyết trong tương lai trước mắt. Phản ứng, thích nghi, hay là chủ động thực hiện trước đây?
Đối lập sâu sắc với Trung Quốc, văn hóa chiến lược của Nhật Bản trong lịch sử hung hăng hơn nhiều. Là một trong những cường quốc thực dân từng áp đặt cái “thế kỷ ô nhục” lên Trung Quốc, Nhật Bản còn cai trị cả Hàn Quốc và phần lớn Đông Nam Á cho tới khi họ sụp đổ vào năm 1945. Hậu quả của thất bại trước quân Đồng Minh là, lực lượng vũ trang Nhật Bản bị giải giáp, và một nỗ lực chung được tiến hành nhằm tiêu diệt ảnh hưởng của quân đội trong xã hội và nền chính trị Nhật Bản. Chính sách này, đi cùng với ký ức dai dẳng về sự tàn phá mà chiến tranh gây ra cho đất nước, đã khiến toàn dân Nhật Bản nhìn chung là những người ôn hòa, tôn trọng quan hệ và an ninh quốc tế. Quả thật, điều 9 trong hiến pháp Nhật thời hậu chiến gạt bỏ việc sử dụng quân đội để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên bất chấp sự tái cấu trúc quân đội và xã hội Nhật Bản sau chiến tranh, một số yếu tố của thứ văn hóa chiến lược trước kia vẫn tiếp tục tồn tại. Nhật Bản vẫn là một quốc đảo không có khả năng nuôi dân mình nếu không nhập khẩu lương thực thực phẩm. Tokyo cũng vẫn cần bảo vệ đường ra các thị trường nước ngoài, đường tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô và nhiên liệu để duy trì nền kinh tế hướng vào xuất khẩu của họ. Do đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục là một cường quốc mạnh về hàng hải, giống như thời trước năm 1945, một cường quốc mà thị trường nước ngoài và nguồn nguyên liệu thô là sống còn cho sự tồn tại.
Xây dựng lại được một đế chế và quân đội tương tự như cái họ từng có trước năm 1945 là điều không thể làm được nữa. Nước Nhật Bản sau chiến tranh cần lối hành xử phù hợp, đáp ứng được các thách thức an ninh cũ theo một cách mới. Cách mới đó, thường được gọi là học thuyết Yoshida (theo tên vị Thủ tướng đầu tiên đưa ra chiến lược này), lấy thương mại và phát triển kinh tế làm nền tảng để vực dậy nền kinh tế Nhật, trong khi đó, đặt các sáng kiến ngoại giao và quân sự xuống hàng thứ yếu. Với sự trợ giúp từ Mỹ, Nhật theo đuổi chính sách mậu dịch tân trọng thương, bảo vệ thị trường trong nước đồng thời mở rộng một cách dữ dội chỗ đứng nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở Đông Nam Á và châu Phi, việc này thường diễn ra dưới hình thức viện trợ quốc tế số lượng lớn, phần lớn viện trợ đó là một cách bao cấp gián tiếp cho các công ty Nhật, thường là trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Các dự án này được tiến hành, đổi lại, Nhật được tiếp cận với thị trường và nguồn nguyên liệu thô của nước nhận viện trợ.
Với việc ngoại giao và sức mạnh quân sự quy ước ở vị trí thứ yếu so với kinh tế, nhiều sử gia và nhà nghiên cứu chính trị đánh giá quan hệ quốc tế của Nhật Bản sau chiến tranh, bên ngoài lĩnh vực kinh tế, là mang tính chất “phản ứng” hay “thích nghi”. Nhưng liệu Nhật Bản có thể tiếp tục đóng vai trò một nhân vật thụ động, được mô tả không đúng mức trên sân khấu chính trị quốc tế khi đối diện với một nước Trung Hoa “đang trỗi dậy”, hay không? Đó là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho Tokyo và khu vực ngày nay. Hiện tại, thương mại và phát triển chắc chắn là hai cột trụ chính trong quan hệ ngoại giao của Nhật Bản. Nhưng khi mà ký ức về Thế chiến II tiếp tục lu mờ dần, vai trò trong khu vực và toàn cầu của Nhật Bản có lẽ đang bắt đầu có chiều quân sự và ngoại giao một cách rõ nét hơn. Thật vậy, việc triển khai ngày một mạnh mẽ trên toàn thế giới Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để ủng hộ các chương trình nhân đạo và gìn giữ hòa bình, cho thấy Tokyo đã sẵn sàng tiến hành tổ chức lại chiến lược của họ.
Nhìn về tương lai qua đôi mắt quá khứ?
Như đã nói trên, các yếu tố trong khái niệm văn hóa chiến lược cho chúng ta hiểu nhiều điều hơn về chính sách đối ngoại và quốc phòng hiện nay của Trung Quốc và Nhật Bản. Cả hai nước đều tận dụng những câu chuyện kể về nỗi nhục của quốc gia để làm nền cho quan hệ ngoại giao của mình. Trong khi Trung Quốc sử dụng “mối nhục quốc gia” để bao biện cho sự trỗi dậy làm siêu cường toàn cầu của họ, thì Nhật Bản dùng những câu chuyện đó để tái định hình chính sách ngoại giao theo đường lối ôn hòa. Trong nửa sau của thế kỷ 20, thực tế này đưa đến việc chuyển giao văn hóa chiến lược cho những nhóm tinh hoa cầm quyền nối tiếp nhau. Nhưng văn hóa chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu phân biệt, chia tách với nhau từ điểm nào thì là xoay quanh vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Trong quá trình Trung Quốc tiếp tục giành địa vị siêu cường, họ sử dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa để huy động sự ủng hộ của dân chúng cho niềm tin mới tạo lập được trong hệ thống toàn cầu. Nhật Bản, mặt khác, lảng tránh những luận điệu dân tộc chủ nghĩa về quá khứ đế quốc của họ, thay vì thế họ tập trung vào các mối quan hệ kinh tế vững mạnh. Nhưng với việc Trung Hoa dùng ngôn từ ngày càng thù địch khi nói về Nhật Bản, rất có thể văn hóa chiến lược của Nhật Bản sẽ trải qua những thay đổi căn bản trong tương lai không xa. Điều đó tất yếu sẽ có những tác động nghiêm trọng tới các động lực về an ninh của Đông Bắc Á.
Tác giả: Ông Thomas French là giáo sư trường cao đẳng Quan hệ Quốc tế, Đại học Ritsumeikan, Kyoto. Ông có sở thích nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Nhật, an ninh Đông Bắc Á và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Nguồn Eurasia Review
Asia Sentinel
Quan điểm lệch lạc về lịch sử ở biển Đông
PV Asia SentinelNgười dịch: Dương Lệ Chi
23-04-2012
Nhiều thủy thủ đã có mặt ở đó đầu tiên
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về quyền sở hữu các bãi đá và rạn san hô được biết qua các tên gọi khác nhau như bãi cạn Scarborough, Panatag Shoal, Hoàng Nham Đảo, chỉ ở mức lặt vặt. Nhưng mặt khác, nó thể hiện điều có thể được mô tả đúng nhất là sự khoa trương ồn ào, thiếu công minh, rõ ràng ở phía Bắc Kinh.
Manila sẽ làm tốt (trong việc đấu lý với Trung Quốc) khi biết thêm một phần lịch sử của họ bị Tây Ban Nha chiếm đóng trước đây, cũng như cho mọi người thấy rõ hơn sự kiêu ngạo của một nước đối với một nước khác, không phải người Hán và lịch sử của họ không tồn tại hoặc không liên quan. Chủ nghĩa Sô vanh đại Hán đã lộ rõ trong câu chuyện này, điều cần nhắc nhở các dân tộc Malay, những người có biên giới đất đai hơn một nửa trên biển Nam Trung Hoa, chính tên này do người phương Tây đặt và không có gì khác hơn là mô tả vùng biển phía nam Trung Quốc, rằng họ có thể đi theo con đường của những người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ, và nhận ra chính họ bị áp bức như các dân tộc thiểu số trong một đế chế đại Hán.
Lập trường hiếu chiến của Bắc Kinh là rất tệ, đưa ra màn quả quyết là những người di cư Trung Quốc và con cháu của họ đã ăn ở trên vùng đất Philippines nhiều thế kỷ. Khi Trung Quốc khép kín, những người làm ăn ven biển tìm thấy cơ hội trong thế giới Malay. Phải chăng thời kỳ của sự ảnh hưởng qua lại mà các bên cùng có lợi đã kết thúc khi Trung Quốc mở cửa, trở thành một nước Trung Quốc đe dọa?
Trung Quốc đòi chủ quyền ở bãi cạn Scarborough (sử dụng một từ tương đối trung lập, có nguồn gốc từ một chiếc tàu bị chìm ở đó) là hoàn toàn vô lý với nhiều lý do, mặc dù họ vẫn kiên trì trong việc cố gắng thực thi điều đó với niềm tin đúng đắn rằng Philippines là nước nghèo và yếu, và ASEAN không đoàn kết – đặc biệt Malaysia là nước để đổ lỗi cho.
Trung Quốc tuyên bố đã “phát hiện” hòn đảo nằm trong lãnh thổ của họ và thực hiện quyền kiểm soát nó. Cơ sở cho sự tuyên bố này chỉ đơn giản là một bản đồ có niên đại từ thời Trung Quốc nằm trong tay của một triều đại nước ngoài – thời Hốt Tất Liệt người Mông Cổ, có thủ đô ở trong nước Mông Cổ hiện đại. Thực tế là, hòn đảo nằm trên bản đồ không có ý nghĩa nào cả về quyền sở hữu, mặc dù Trung Quốc thường tuyên bố rằng chỉ có sự hiện diện của các thương gia Trung Quốc tại một nơi hoặc thanh toán các khoản thuế để được phép làm ăn với Trung Quốc, có nghĩa là “cống nạp” và được nhận sự che chở của Bắc Kinh.
Thực tế là việc Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền bãi cạn Scarborough năm 1932 và một lần nữa vào năm 1947 đều không quan trọng. Thậm chí Trung Quốc còn kỳ quặc hơn so với hành động của những người đi biển người Anh trong thế kỷ 19, đi khắp thế giới cắm cờ Anh và tuyên bố đó là vùng đất của họ. Trường hợp Scarborough, không có cắm cờ và thiết lập một khu định cư vĩnh viễn. Thật ra Scarborough là nơi không thể sinh sống được và do đó không đủ điều kiện để trở thành một hòn đảo, điều kiện để đòi chủ quyền ở vùng biển xung quanh nó.
Trung Quốc cũng đưa ra một tuyên bố bất thường là họ đưa ra yêu sách đòi chủ quyền trước khi có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cho nên yêu sách của họ không bị công ước này ràng buộc. Đây chắc chắn là một trong những điều phục vụ lợi ích riêng của họ vô lý nhất mà đất nước Trung Quốc dưới sự cai trị của cộng sản đã từng tạo ra. Đó là thời Đế quốc Trung Hoa xa xưa, cho rằng tất cả các nước khác thấp kém hơn và do đó họ (Trung Quốc) không thể gửi bất kỳ yêu sách đòi chủ quyền nào ra bên ngoài hoặc không thể có sự chất vấn độc lập nào về tuyên bố của họ.
Scarborough nằm cách bờ biển Luzon khoảng 135 hải lý và do đó cũng trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, điều mà chỉ Philippines có quyền đánh cá và có quyền đối với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Nó cách lục địa Trung Quốc khoảng 350 hải lý và cách Đài Loan 300 hải lý.
Việc tham chiếu một bản đồ có từ thế kỷ 13 của Trung Quốc chỉ đơn giản cho thấy sự thiếu hiểu biết, kèm theo phiên bản của lịch sử Đại Hán, chẳng cần quan tâm tới các văn bản của những nước “thấp kém hơn”. Thật ra Trung Quốc là nước gia nhập giao thông hàng hải nước ngoài rất muộn. Hơn một ngàn năm trước, khi những con tàu của họ đã mạo hiểm ra khơi, Trung Quốc làm ăn với và đi tới những vùng đất Malay, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây đã đi trên những con tàu nước ngoài – Mã Lai, Ấn Độ, Ả Rập. Khi Pháp Hiển, người khách hành hương Phật giáo Trung Quốc, đã đến thăm Sri Lanka thế kỷ thứ 4, ông ấy đã đi trên các con tàu Malay, từ Trung Quốc sang Sumatra và sau đó đến Sri Lanka. Tổ tiên của người Philippines hiện nay làm ăn với vương quốc Phù Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trong vòng hoặc hơn 300 năm trước. Về những người đi biển cùng thời, từ Indonesia đã vượt qua Ấn Độ Dương để định cư ở Madagascar – nơi ngôn ngữ và 50% số người có nguồn gốc Malay – và có thể có các khu định cư ở bờ biển châu Phi.
Trung Quốc thích làm vừa lòng những người dân của họ và những người phương Tây cả tin về những thành tựu của Trịnh Hòa và “những chiếc tàu quý báu” khổng lồ của ông ta đi vòng quanh châu Á, băng qua châu Phi trong thế kỷ 15. Nhưng đặc tính phân biệt chính về những chuyến hành trình của Trịnh Hoà là kích thước các con tàu và số lượng binh lính đi theo, cho phép Trung Quốc áp đặt ý chí của họ lên một số quốc gia thấp kém hơn. Về mặt hàng hải, họ chẳng đạt được thành tựu nào mà những người châu Á khác đã làm mấy thế kỷ trước.
Với lịch sử đánh bắt cá và làm ăn của Trung Quốc trước đây, thật là vô lý để cho rằng Trung Quốc phát hiện ra bãi cạn Scarborough, nằm gần Luzon và gần các tuyến đường biển ở phía Nam Việt Nam. Tuyên bố rằng chỉ Trung Quốc có truyền thống đánh bắt cá ở vùng biển này là không đúng sự thật. Do thời gian gần đây có sự lạm dụng đánh bắt tràn lan trên biển Đông, trước đó không có lý do gì để Trung Quốc mạo hiểm mà đi quá xa để đánh bắt được nhiều cá.
Trong một nỗ lực khác để chứng minh các yêu sách của mình, Bắc Kinh đã phải viện đến một hiệp ước giữa hai cường quốc phương Tây có thuộc địa, hai cường quốc vào thời điểm đó đã phân chia châu Á mà không quan tâm đến bất kỳ lợi ích nào, ngoại trừ lợi ích riêng của họ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Hiệp ước Paris năm 1898, hiệp ước đã kết thúc cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ và nhượng lại Philippines cho Hoa Kỳ – và Cuba và Guam.
Hiệp ước được gọi là “quần đảo Phi Luật Tân” nhưng không đề cập đến hòn đảo cụ thể nào với một sự tập hợp rộng lớn. Nó mô tả một loạt các đường thẳng trên bản đồ, rõ ràng là đã được làm cho đơn giản và không nói tới vị trí địa lý thực tế.
Một trong những đường này chạy về hướng bắc ở 116E tới 118E, trong đó có bãi cạn Scarborough ở vị trí 117.5E, bên ngoài lãnh thổ Philippines vài dặm theo quy định của hiệp ước. Nhưng rõ ràng bãi cạn này là một phần của bất kỳ định nghĩa bình thường nào về quần đảo, không đề cập tới khoảng cách quá xa từ bất kỳ hòn đảo có người ở nào của Trung Quốc. Rằng Trung Quốc đã trích dẫn một hiệp ước nào mà chẳng liên quan gì tới Philippines, đó là bằng chứng về sự phá sản các yêu sách của Trung Quốc, điều này sẽ bị gạt bỏ bởi bất kỳ tòa án độc lập nào, hoạt động trên cơ sở của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Trong khi các nước khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore sẵn sàng đệ trình sự việc cho bên thứ ba xét xử về các yêu sách mâu thuẫn, nhưng Trung Quốc tin rằng họ không bị các luật lệ quốc tế ràng buộc và sẽ chỉ đối phó với từng quốc gia một. Rõ ràng nhất là họ đã chọn Philippines, là nước yếu nhất trong bốn nước Đông Nam Á để đối mặt với những ý đồ đế quốc của Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước Malay dường như bị lúng túng trong việc đáp lại với các chi tiết lịch sử của họ để làm cho Trung Quốc hết đường cãi. Philippines phần lớn đã quên lịch sử của mình thời kỳ trước khi bị Tây Ban Nha chiếm, một phần là vì các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã áp đặt việc sử dụng tiếng Latin và tiếng Tây Ban Nha thay vì những văn bản ghi chép cũ, những bản văn mà sự tồn tại của nó hầu hết người Philippines không biết.
Cả hai nước Indonesia và Malaysia đều có vấn đề khi nói về quá khứ Hồi giáo trước đây của họ, điều mà đối với hầu hết các nhà sử học thì có nhiều vinh quang hơn so với các thành tích nghệ thuật Phật giáo/ hậu Hindu, vương quyền và ngành hàng hải của họ. Malaysia lo ngại rằng một lập trường cứng rắn chống lại Trung Quốc trên biển Đông sẽ có hại cho việc làm ăn và mất những lá phiếu bầu của người Trung Quốc địa phương.
Nhưng vấn đề bãi cạn Scarborough cho thấy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc rõ ràng như thế nào. Đã đến lúc Malaysia và Indonesia thể hiện một số dũng khí và lập trường với Philippines và Việt Nam, những nước đứng đầu chiến tuyến trong cuộc chiến Malay chống lại bá quyền Đại Hán.
Nguồn: Asia Sentinel
Epoch Times
HOÀI NGHI ĐÃ THÀNH LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐẠI LỤC
CHÍNH PHỦ NÓI GÌ CŨNG KHÔNG TIN
Tác giả: Phương Hiểu (PV Epochtimes)Người dịch: Quốc Thanh
20-01-2011
Mâu thuẫn xã hội do cưỡng chế phá dỡ gây ra đã trực tiếp dẫn đến sụt giảm độ tín nhiệm của chính phủ cộng sản Trung Quốc
Hiện nay, độ tín nhiệm của chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc đại lục đã phải chịu sự thách thức chưa từng thấy. Những lời lẽ hoài nghi chính phủ, không còn tin vào chính phủ, hoài nghi tất cả nghiêng về phía dân chúng đã trở thành ý thức tập thể của toàn bộ mọi nhóm người.
Mới đây, báo chí phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã thừa nhận trong một bài viết rằng, hoài nghi tất cả đã thành lối sống của người dân đại lục. Điểm nóng trên các trang mạng như vụ Tiền Vân Hội… đang trở thành một chiếc gương phản chiếu độ tín nhiệm vào chính phủ và báo chí truyền thông, “chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi, điều này đã trở thành thói quen của số đông người”.
Vị luật sư Quảng Châu Đường Kinh Lăng khi được phóng viên Epochtimes phỏng vấn đã bày tỏ: Sự mất tín nhiệm của dân chúng đại lục đối với Đảng cộng sản Trung Quốc không phải bây giờ mới bắt đầu, mà thực tế là đã tồn tại sự mất tín nhiệm sâu sắc đối với Đảng từ mấy năm trước. Chỉ có điều không gian bày tỏ của mọi người ngày hôm nay lớn hơn, nhất là nguồn tin từ cư dân mạng khá nhiều, họ đã dám bày tỏ cả sự mất tín nhiệm đối với Đảng.
Chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi
Tin từ xinhuanet.com cho biết, ngày nay, tâm trạng “không tin” đã thẩm thấu vào đời sống của đại đa số dân đại lục: Ăn uống không tin vào độ an toàn về thực phẩm, đi lại không tin vào năng lực và thành ý của ngành đường sắt khi giải quyết nạn khó mua vé, vào bệnh viện không tin là bác sĩ sẽ không kê đơn cho mình nhiều thuốc, kiện tụng không tin là tư pháp sẽ bảo đảm sự công bằng… Hoài nghi tất cả đã trở thành ý thức tập thể của toàn bộ mọi nhóm người.
Người ta từng tràn đầy lòng tin vào tất cả, nhưng hiện giờ thì cái gì cũng không tin, không tin sự đưa tin của truyền thông, không tin người xung quanh, nhất là “chính phủ nói gì cũng tỏ ra hoài nghi, điều này đã trở thành thói quen của số đông người”.
Như vụ anh nông dân Tiền Vân Hội người Nhạc Thanh, Chiết Giang bị xe trọng tải lớn đâm chết, công an Nhạc Thanh cho đăng tin để làm rõ vụ việc ngay từ giờ đầu lên các trang tiểu blog, nhưng phần lớn trong số hàng vạn bài chuyển tiếp đều công kích là cảnh sát nói dối, người ta không tin đằng sau cái chết của Tiền Vân Hội lại không có đòn trả đũa. Giáo sư Hoàng Nghiệp Sinh ở Viện Công nghệ Massachusetts Mỹ nói, bất kể là sự thực về cái chết của Tiền Vân Hội ra sao, khi suy ngẫm về thiên hướng của dư luận, chẳng phải là đã phơi bày một mối nguy cơ đó sao?
Luật sư: Dân chúng mất lòng tin sâu sắc với chính phủ có nguyên do từ lâu, ngày nay lại càng dám bộc lộ hơn
Mới đây, vị luật sư Quảng Châu Đường Kinh Lăng đã bày tỏ quan điểm của mình với phóng viên Epochtimes về vấn đề người dân đại lục mất tín nhiệm đối với chính phủ cộng sản Trung Quốc, ông nói: Ngày nay, chuyện người dân không tin chính phủ đã là một hiện tượng phổ biến, tin của xinhuanet.com chỉ mới nêu ra một vấn đề, nhưng lại chưa đề xuất phương án giải quyết. Sự mất tín nhiệm của dân chúng đối với chính phủ cộng sản Trung Quốc không phải đến nay mới có, mà mối xung đột quan-dân đã tồn tại từ lâu, khoảng từ khi sự cố đám đông nổ ra năm 2004 đã bắt đầu không tin chính phủ rồi, trong dân gian người ta gọi “lão bách tính”[i] là “lão bất tín”[ii] . Kể từ khi ấy, nếu trên đường có xảy ra chuyện gì, những người vốn không có liên quan tới vụ việc cũng sẽ thổ lộ cùng nhau, kiểu tâm trạng này đã được bộc lộ từ đó.
“Người dân luôn tỏ sự mất tín nhiệm vào chính phủ rất sâu sắc, tới hôm nay, sự mất tín nhiệm ấy đã có được không gian bày tỏ, dân chúng đã dám và đã muốn nói ra sự mất tín nhiệm ấy, nét khác biệt thực sự chính là ở chỗ này. Trước đây cũng không phải là tin, mà là sợ, không “tin” không được, chẳng hạn như ở thời đại Mao Trạch Đông, dân chúng mà dám nói là không tin chính phủ thì sẽ bị giết chết rồi, vì thế mà người ta đã giả vờ, còn bây giờ thì không cần phải giả vờ nữa, bây giờ tin tức thông thoáng, đã có thể so sánh được rồi”.
Luật sư Đường nói, nguồn tin từ cư dân mạng tương đối nhiều. Hơn nữa, với hoàn cảnh cụ thể của từng người ở đại lục, không ai nói (chính phủ) tốt cả, bất kể đó là quan chức chính phủ hay nhân viên thuộc tầng cấp nào. Ví dụ khi nói đến sự loại trừ nhau trong nội bộ quan chức, không thể nói quan chức là tốt; chủ doanh nghiệp khi nghĩ đến chuyện chính phủ chèn ép mình cũng sẽ cho là chính phủ rất không tốt; cảm nhận của dân chúng khi bàn về giá cả, về chế độ giáo dục không công bằng, về công nhân bị chủ bóc lột, họ cũng đều sẽ nói chính phủ không tốt.
“Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn dân chúng đến chỗ tuyệt vọng”
Luật sư Đường còn nêu rằng, dân chúng đại lục do bị truyền thông tẩy não, rất nhiều người còn thiếu khả năng nhận biết, nên đã nói theo những gì truyền thông tuyên truyền. Nhưng với những tình cảnh có liên quan tới mình, thì họ đều không nói là chính phủ tốt. Ông còn bộc lộ, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã chặn blog và không gian QQ, mạng… của ông, tất cả đều vì không để cho dân chúng xem được những quan điểm này. Bởi chính Đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa dân chúng đến chỗ tuyệt vọng, cùng Đảng đi theo con đường đen tối tới cùng.
“Khi do sự lộn xộn về chính trị mà đã dẫn tới sự mất tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng, cần phải thiết lập sự tín nhiệm trong dân chúng – bằng việc thiết lập sự tín nhiệm với tinh thần hợp tác, tương hỗ và thân thiện, như thế họ có thể thiết lập nên một xã hội thực sự tự do. Như cần giữ sự quan tâm đáng có đối với các vụ án về nhân quyền, Pháp luân công bị bức hại, chứ đừng để mình rơi vào tuyệt vọng. Đứng lên chống lại sự trấn áp của chính phủ, vậy là chúng ta sẽ thiết lập được một chế độ chính trị thân thiện, chứ đừng có thương hại lẫn nhau, thậm chí còn dẫn đến hủy diệt lẫn nhau trong cái chế độ mất tín nhiệm này”.
Ông còn tích cực thúc đẩy “phong trào bất hợp tác”, “nếu tạo lập lòng yêu thương, sự tín nhiệm và sự hợp tác giữa dân chúng trong quá trình dần dần thoát ra khỏi sự tà ác thì sẽ đặt được nền móng cho sự tự do của đất nước”.
Cả mấy người dân được phóng viên Epochtimes phỏng vấn đều có chung một sự bày tỏ “chính phủ nói gì cũng không tin”, lời ông Lâm và ông Quý Châu Hùng người Quảng Đông là mang tính đại diện nhất: Xã hội đại lục là thế đấy, không cứu được nữa rồi. Mình cố sức kiếm tiền để làm dân nhập cư tới các nước dân chủ, để rời xa xứ sở đại lục Trung Quốc đầy tội ác này.
420 triệu cư dân mạng là đạo quân lớn xúm nhau xem
Bài viết trên báo chí phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc còn nói, ngày nay, hoài nghi và cảnh giác đã trở thành lối sống của người đại lục, bởi những chuyện không tin nổi luôn luôn xảy ra. Ở, có những tòa nhà chực đổ tòa nhà chực nứt vỡ toà nhà chực nghiêng tòa nhà siêu mỏng; ăn uống, phải cẩn thận trước thuốc lá giả, rượu giả, trứng gà giả, sữa giả, dầu ăn dưới cống, mỡ nhân tạo, gạo làm đẹp mã, giá đỗ có thuốc làm cho mập, quẩy được rán bằng bột giặt; ra đường, phải đề phòng bẫy lừa mua bán đểu; vào bệnh viện, lo thuốc giả, bị chữa trị quá mức (tờ “Thái dương báo” của Hongkong gần đây cho biết, người Trung Quốc chỉ trong riêng năm ngoái đã truyền 10,4 tỷ chai dịch, tương đương với bình quân 8 chai/người). Ngoài ra, còn phải đối mặt với vé giả, chứng chỉ giả, thuốc Đông y giả, gian lận ngân hàng, cao hổ giả, tin giả…
“Trang baidu.com đã bước vào thời toàn dân xúm nhau xem” mà phóng viên báo “Quốc tế tiên khu đạo báo”[iii]Đặng Á Quân nêu ra nghe nói là câu nói tổng kết được chú ý tới nhất trong “Báo cáo phân tích dư luận công chúng của trang baidu.com năm 2010”. Điều này có nghĩa là đằng sau sự chia sẻ tin tức, đứng sừng sững một đạo đại quân với 420 triệu cư dân mạng Trung Quốc, họ đã giao tranh quan điểm, công bố mọi ý kiến trên sân ảo.
[i] Nguyên văn: 老百姓, nghĩa là bà con dân chúng -ND.
[ii] Nguyên văn: “老不信”, nghĩa là “luôn luôn không tin”-ND.
[iii] Nguyên văn: 《国际先驱导报》 (International Herald Leader) –ND.Nguồn: Epoch Times
The Christian Science Monitor
Khi Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần hơn, quan tâm về nhân quyền gia tăng
Tác giả: Simon RoughneenNgười dịch: CLD
24-04-2012
Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là tốt, nhưng thành tích về nhân quyền của Việt Nam làm cho các nhà hoạt động đặt câu hỏi, liệu Washington có thúc đẩy Hà Nội đúng mức về cải cách chính trị, kinh tế và tự do bày tỏ chính kiến.
Cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Việt Nam năm ngày đã bắt đầu hôm thứ hai ở Việt Nam, là những dấu hiệu mới nhất về sự hợp tác phát triển giữa hai nước đã có một giai đoạn từng là kẻ thù.
Việc huấn luyện này được thúc đẩy do các mối lo ngại chung ở biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa) giàu tài nguyên, nơi sáu quốc gia có tuyên bố chủ quyền và gần đây Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và Philippines.
Nhưng khi Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, hồ sơ về nhân quyền của Việt Nam đặt ra các câu hỏi cho các nhà hoạt động liên quan đến chuyện liệu Hoa Kỳ có lên tiếng đầy đủ về các hành vi vi phạm quyền tự do phát biểu, kinh tế và chính trị ở Việt Nam, một chính phủ độc đảng, do Đảng Cộng cai trị sản, tất cả các đảng phái chính trị khác đều bị cấm.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Châu Á, nói: “Có một nhu cầu thực sự để duy trì áp lực của Mỹ lên Việt Nam, trả tự do cho các tù nhân chính trị, tôn trọng quyền tự do phát biểu và cộng đồng blog sôi động, đó là làm cho Việt Nam, một trong những nơi có người sử dụng Internet phát triển nhanh ở Đông Nam Á, bãi bỏ các luật đàn áp mà Hà Nội sử dụng để nghiền nát các cá nhân và các nhóm mà chính phủ không thích“.
Việt Nam có một hồ sơ chắp vá về vi phạm nhân quyền, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc, chính phủ đàn áp có hệ thống quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, và hội họp một cách hòa bình.
“Các nhà báo độc lập, các blogger, và các nhà hoạt động nhân quyền đặt câu hỏi về các chính sách của chính phủ, vạch trần quan chức tham nhũng, hoặc kêu gọi các lựa chọn thay thế dân chủ đối với sự cai trị độc đảng thì thường xuyên bị cảnh sát quấy rối và giám sát, bị biệt giam trong khoảng thời gian dài mà không nhận được sự cố vấn về mặt pháp lý, và bị kết án tù dài hạn vì vi phạm luật mơ hồ về an ninh quốc gia”, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2012.
Viết blog ở Việt Nam
Các vụ bắt giữ những cây viết Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, và Tạ Phong Tần về các cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” hồi tuần trước, đã gây chú ý trở lại về cách đối xử của Việt Nam đối với những người lên tiếng phản đối chính phủ, cũng như Mỹ sẵn sàng thúc đẩy Việt Nam cải cách như thế nào.Báo Thanh Niên, tờ báo của chính phủ nói rằng, các blogger này đã đăng 421 bài viết trên trang Câu lạc bộ Nhà báo Tự do từ giữa tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2010 và là “bóp méo sự thật, nói xấu đảng và nhà nước”.
Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội làm việc chặt chẽ với một số nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị theo dõi gắt gao. Ông ước tính, Việt Nam đang giam giữ từ 300-600 tù chính trị, một loại tù không được chính phủ công nhận. Ông nói với báo Monitor rằng, ba cây bút bị giam giữ “chẳng làm gì cả, chỉ bày tỏ quyền tự do báo chí“.
Truyền thông ở Việt Nam là do nhà nước quản lý, nhưng mạng đã cung cấp các tiếng nói thay thế một cơ hội để viết – thường là nặc danh – về các vấn đề thường không bị giới hạn, như mối quan hệ với Trung Quốc và cải cách chính trị.
Ước tính có 70% trong số 90 triệu dân Việt Nam được sinh ra sau năm 1975 và việc sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, với chỉ hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng, theo số liệu thống kê của chính phủ. Tuy nhiên, Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, cơ quan giám sát truyền thông có trụ sở ở Pháp, liệt kê Việt Nam là “kẻ thù của Internet”, và đề nghị luật mới về Internet ở Việt Nam thể hiện sự nhấn mạnh này.
Trong khi luật chưa hoàn thành, các công ty nước ngoài như Facebook có thể mở văn phòng và cung cấp thông tin của người sử dụng cho chính phủ, và các blogger trong tương lai sẽ phải sử dụng tên thật khi đăng bài. Hiện Facebook bị chặn ở Việt Nam, nhưng có cách để vào dễ dàng và mạng xã hội phương tiện truyền thông này có hơn 3,6 triệu người trong nước sử dụng.
Đáp lại, 12 nhà lập pháp Mỹ từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã viết cho Facebook, Google , và Yahoo tuần trước, nói rằng: “Chúng tôi rất mong quý vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp công nghệ của quý vị cho người dân Việt Nam theo cách tôn trọng các quyền và sự riêng tư của họ“.
Nếu Việt Nam xiết chặt việc hạn chế sử dụng Internet, điều này có thể ảnh hưởng đến kinh tế cũng như chính trị. Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn McKinsey & Company, ước tính rằng Internet “đóng góp trung bình 1,9% GDP ở các nước đang phát triển” dựa trên một cuộc khảo sát chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Một phát ngôn viên của Google nói với báo Monitor, liên quan đến luật đề xuất của Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng, việc tiếp cận thông tin là nền tảng của một xã hội tự do và thịnh vượng và đóng góp cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của các nước cũng như các công ty”.
Hoa Kỳ phù hợp ở đâu
Kể từ năm 2001, thương mại giữa hai nước Việt – Mỹ gia tăng gấp 10 lần, đạt 15 tỷ đô la một năm, các nhóm nhân quyền nói rằng Hoa Kỳ nên tận dụng việc phát triển kinh tế và quân sự của mình với Hà Nội, để thúc đẩy cải cách chính trị cũng như kinh tế.Ông Kurt Campbell, phụ tá ngoại trưởng, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, Mỹ đang làm việc này.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng, để quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam tiến tới mức độ kế tiếp, đòi hỏi một số bước quan trọng ở phía Việt Nam để giải quyết cả hai vấn đề: các trường hợp cá nhân và các mối lo ngại về nhân quyền, nhưng cũng có nhiều thách thức hơn mang tính hệ thống, kết hợp với quyền tự do phát biểu, tự do lập hội”, ông nói tại Hà Nội hôm 2 tháng 2.
Không rõ liệu Mỹ có ý định hoặc biện pháp gây tác động đến Hà Nội hay không, tuy nhiên có thể có sự mất lòng tin kéo dài giữa Mỹ với các cán bộ đảng ở Hà Nội, bất kể có sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, hoặc sự thận trọng của Đảng Cộng sản về người anh cả của họ ở Bắc Kinh.
Một số quan chức Việt Nam tin rằng, “mục tiêu lâu dài của Mỹ là làm xói mòn sự độc quyền về quyền hành của Đảng Cộng sản Việt Nam”, theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ tháng 7 năm 2011.
Các nhà phân tích nói rằng, dựa trên lịch sử của hai nước, đó là sự phóng đại quá lớn về ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Nguồn ảnh: Rodney Furry/U.S. Navy/AP
Nguồn: The Christian Science Monitor
Phá âm mưu chuyển kỹ thuật tàng hình của Mỹ cho Trung Quốc
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không Quân Mỹ đậu tại căn cứ của Hoa Kỳ ở Osan, Nam Hàn. (Hình: Kim Min-Hee/Getty Images) |
Theo báo cáo
của FBI trình cho tòa, được công bố hôm 25 Tháng Tư, hai người Ðài Loan
bị bắt sau khi nói với nhân viên chìm của Mỹ rằng, họ làm việc với
“giao liên” thuộc tình báo Trung Quốc, và muốn mua một chiếc phi cơ thám
thính không người lái cùng kỹ thuật tàng hình liên hệ đến chiến đấu cơ
F-22 Raptor.
Âm mưu này
bị phát giác trong cuộc điều tra trước đó về việc hai người này bị cho
là liên quan đến một vụ buôn bán hàng giả trị giá hàng trăm triệu
dollar, kể cả hoạt động mua bán chất ma túy crystal methamphetamine.
Hui Sheng
Shen, được biết với tên “Charlie,” 45 tuổi và Huan Ling Chang, với tên
“Alice,” 41 tuổi, bị truy tố tội vi phạm luật kiểm soát xuất cảng vũ khí
(Arms Export Control Act), cùng với tội liên quan đến ma túy. Với những
tội danh này họ có thể trực diện bản án tù chung thân.
Theo hồ sơ
của FBI, một người buôn lậu ma túy trung gian ở Hồng Kông đã vô tình dẫn
nhân viên chìm đến gặp Shen và Chang. Hồi mùa Hè 2011, hai người này
thảo luận với nhân viên chìm về hoạt động buôn lậu ma túy nhưng đến
Tháng Chín họ mới đề cấp đến việc mua máy bay tàng hình, phi cơ trinh
sát E-2C Hawkeye, và kỹ thuật tàng hình của chiếc F-22.
Cuộc theo
dõi kết thúc hồi Tháng Hai 2012, khi nhân viên FBI gặp gỡ Shen và Chang
để “chung kết” cuộc mặc cả quan trọng về ma túy, đồng thời cho phép hai
người này chụp hình một số kỹ thuật bảo mật của quân đội Mỹ.
Thẩm
phán liên bang Paul Fishman nói: “Lệnh truy tố này cho thấy rõ vì sao
chúng ta phải có hành động, và những gì gặp nguy hiểm một khi an ninh ở
các bến cảng của chúng ta bị xâm nhập vì bất kỳ lý do nào.” (TP)-Theo:Phá âm mưu chuyển kỹ thuật tàng hình của Mỹ cho Trung Quốc
--Anh muốn bán thiết bị quốc phòng cho VN
Đài Á Châu Tự Do
Anh Quốc muốn xúc tiến việc bán thiết bị quốc phòng cho VN, Ngoại trưởng Anh William Hague lên tiếng như vậy tại Hà Nội hôm qua. Theo lời Ngoại trưởng Hague thì tất cả vụ bán thiết bị quốc phòng của Luân Đôn phải đáp ứng tiêu chuẩn rõ ràng trong khuôn ...
Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam–Anh Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngoại trưởng Anh thảo luận về vấn đề Biển Đông ở Hà Nội VOA Tiếng Việt
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Đài Truyền Hình Việt Nam
Thanh Niên -BBC Tiếng Việt -VietNamNet
Anh Quốc muốn xúc tiến việc bán thiết bị quốc phòng cho VN, Ngoại trưởng Anh William Hague lên tiếng như vậy tại Hà Nội hôm qua. Theo lời Ngoại trưởng Hague thì tất cả vụ bán thiết bị quốc phòng của Luân Đôn phải đáp ứng tiêu chuẩn rõ ràng trong khuôn ...
Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam–Anh Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngoại trưởng Anh thảo luận về vấn đề Biển Đông ở Hà Nội VOA Tiếng Việt
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Đài Truyền Hình Việt Nam
Thanh Niên -BBC Tiếng Việt -VietNamNet
– Úc: Cần thúc đẩy cải thiện nhân quyền ở Việt Nam (HRW). – Anh Quốc công nhận có bất đồng với Việt Nam về nhân quyền và dân chủ (RFI). – Ngoại trưởng Anh thảo luận về vấn đề Biển Đông ở Hà Nội (VOA). – Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc phòng với Anh (TTXVN/ ĐV). – Biển Đông, sân chơi của các siêu cường trong tương lai (RFI).
Biển Đông: It may only smell like oil and fish on the South China Sea (FP 25-4-12) ◄
Biển Đông: Chinese boats fish in dangerous waters (FT 24-4-12)
Biển Đông: Muddy Waters (NYT 24-4-23) -- Op-ed của Patrick Cronin
Biển Đông: Chinese boats fish in dangerous waters (FT 24-4-12)
Biển Đông: Muddy Waters (NYT 24-4-23) -- Op-ed của Patrick Cronin
'– Trung Quốc ngoan cố xúc tiến du lịch Hoàng Sa (ĐV). – Trung Quốc sẽ đưa khách du lịch đến Hoàng Sa trong năm nay (RFI). – -Chinese plans to tour disputed islands may increase tensions with Vietnam (Fox News). – Báo TQ tự thấy nước này ‘làm càn trên biển’ (ĐV).
Tai vạ cho "khúc ruột yêu thương"
Vụ án Nexus Technologies, một công ty kinh doanh xuất khẩu của 3 anh em ruột người Mỹ gốc Việt họ Nguyễn ở Philadelphia, bang Pensylvania, Hoa Kỳ, đang làm xôn xao dư luậnở Mỹ và châu Âu.
Hãng tin Mỹ AP và hãng tin Pháp AFP đều đưa tin này hàng đầu. Toà án Philadelphia đã bắt đầu xử, nghe cáo trạng, lấy khẩu cung và điều tra sâu thêm, dự kiến đến tháng 7 sẽ có thể tuyên án.
Vụ án này rất quan trọng vì vừa là một vụ buôn lậu lớn, vừa là một vụ rửa tiền lớn, còn thêm là một vụ hối lộ các quan chức Hà Nội. Vụ này liên quan đến an ninh và quốc phòng của nước Mỹ, vì hàng xuất khẩu lậu từ Mỹ vào Việt Nam bao gồm những thiết bị kỹ thuật điện tử quân sự hiện đại, lên đến mấy chục triệu đôla Mỹ, như: trang thiết bị để vẽ bản đồ dưới mặt biển, thiết bị dò, tháo gỡ bom mìn, dò tìm các loại hóa chất, phụ tùng trực thăng, thiết bị viễn thông lắp đặt trên vệ tinh...
Luật pháp Mỹ rất nghiêm đối với lọai tội phạm này. Đã có riêng một bộ luật để xử, mang tên Foreign Corrupt Practices Act - Luật trừng phạt tội hối lộ cho người nước ngoài - viết tắt là FCPA.
Bài này bàn thêm về ảnh hưởng của vụ án đối với mối quan hệ giữa chế độ độc đảng cai trị đất nước với bà con ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Ðây là một vụ án tiêu biểu cho việc thực hiện Nghị quyết 36 của Ðảng Cộng sản, với nội dung ca ngợi 3 triệu bà con ta là "khúc ruột yêu thương của Tổ quốc", kêu gọi các nhà kinh doanh Việt kiều mang tiền của về kinh doanh, tham gia xây dựng quê hương.
Chắc hẳn 3 anh em ruột các ông Nam Nguyễn, Kim Nguyễn và An Nguyễn sau khi lập nghiệp phát đạt dựng lên công ty Nexus Technologies đã nghe tin theo lời kêu gọi của Nghị quyết 36 để liều lĩnh lao vào những thương vụ béo bở mang tính mạo hiểm quá cao này.
Nay kết quả ra sao?
Ba anh em họ Nguyễn đã bị truy tố. Công ty Nexus Technologies đã đóng cửa. Tiền bạc tài sản đã bị niêm phong. Công ty phải chuẩn bị nộp phạt 27 triệu đôla.
Cả công ty và gia đình 3 anh em lo buồn, chới với, kinh hoàng, tỉnh ra là đã muộn, hối không kịp, không cái dại nào giống cái dại nào.
Kinh hoàng nhất là khi các chuyên gia luật đối chiếu Luật FCPA với tội trạng nhận định rằng ông Nam Nguyễn (54 tuổi) và ông An Nguyễn (34 tuổi) có thể bị tuyên án mỗi người 35 năm tù giam, còn ông Kim Nguyên (41 tuổi) có thể bị 30 năm tù giam. Thế là mất hết!
Để xem chính quyền Hà Nội sẽ có thái độ ra sao.
Rất nhiều khả năng là họ sẽ bỏ mặc 3 nạn nhân trong tai hoạ kinh khủng này, với cảnh sạt nghiệp và 105 năm tù lơ lửng trên đầu 3 Việt kiều "yêu nước" đã trót dại bùi tai khi nghe Nghị quyết 36 tán tỉnh ngọt ngào như mật.
Âu cũng là một bài học cực kỳ sâu sắc để đời cho bà con ta ở hải ngoại. Cảnh giác bao nhiêu cũng chưa đủ đối với chính quyền độc quyền đảng trị trong cơn khủng hoảng toàn diện triền miên hiện nay.
Khi thì họ gọi bà con ta là "khúc ruột thân thương", khi thì chỉ là "khúc ruột thừa vô dụng", cắt bỏ không chút thương tiếc!
Phillips curve
Thực ra những hawkish economist (ám chỉ những người ủng hộ thắt chặt tiền tệ và tài khóa để chống lạm phát), trong đó có tôi, không bất ngờ về tình hình kinh tế suy giảm. Nếu đã theo dõi blog này một thời gian chắc các bạn còn nhớ tôi luôn cho rằng nguyên nhân lạm phát của VN trong thời gian qua là tăng trưởng nóng, nghĩa là AD bị đẩy lên quá cao nên GDP tăng cao hơn mức potential. Tăng trưởng nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài. Đấy là lý do tại sao tôi ủng hộ các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa (để giảm AD) đồng thời cải tổ mạnh mẽ giới doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả (để tăng potential GDP). Trong khi tăng potential GDP phải mất thời gian, các chính sách thắt chặt sẽ có tác động nhanh hơn vào AD kéo đường này dịch chuyển sang trái, dẫn đến lạm phát và GDP cùng giảm. Quan điểm của tôi ngược với những người theo trường phái supply side, cho rằng thắt chặt tiền tệ sẽ làm AS giảm do vậy lạm phát sẽ tăng vì thiếu hàng hóa.
Thực tế số liệu hai tác giả Nguyễn Việt Phong - Bùi Trinh đưa ra về tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tỷ lệ tồn kho, doanh số bán lẻ, thâm hụt thương mại hoàn toàn phù hợp với lập luận của tôi về sự sụt giảm AD. Dù rất nhiều doanh nghiệp kêu ca lãi suất cao và không vay được vốn, sức mua sụt giảm là nguyên nhân chính dẫn đến kinh tế suy giảm và lạm phát đang hạ dần. Nếu AS giảm như một số chuyên gia lo ngại, lạm phát phải tiếp tục tăng, hàng tồn kho phải giảm và cán cân thương mại phải tiếp tục xấu đi - hoàn toàn trái ngược với thực tế. Như vậy đến thời điểm này tôi càng tin tưởng rằng dù kinh tế VN có đặc thù đến đâu cũng không tránh được qui luật kinh tế thông thường.
Câu hỏi cần đặt ra là vậy cần thắt chặt tiền tệ/tài khóa đến khi nào thì đủ, liệu cái giá phải trả để chống lạm phát có phải đã trở nên quá đắt hay không? Với những người đã học macroeconomics hiện đại (tôi lấy chuẩn là sách giáo khoa của Mankiw), câu trả lời là tùy thuộc vào inflation expectation. Chừng nào inflation expectation còn chưa giảm thì nới lỏng tiền tệ/tài khóa vẫn còn sớm. Vấn đề là làm thế nào để đo được inflation expectation? Chưa có cơ quan/tổ chức nào của VN tiến hành survey về số liệu quan trọng này, VN cũng chưa có inflation indexed bond để có thể ước lượng inflation expectation như các nước. Trong khi đợi những phương pháp tính inflation expectation chuẩn có thể áp dụng ở VN, tôi tạm thời sử dụng một khái niệm khá cổ điển để thử trả lời cho câu hỏi đã đến lúc nới lỏng tiền tệ chưa?
Chắc hẳn các bạn không lạ với khái niệmPhillips curve miêu tả mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Phillips curve là đường cong (tôi vẽ hơi thẳng :-)) biểu diễn mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và thất nghiệp, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì lạm phát giảm xuống và ngược lại. Sự đánh đổi giữa 2 biến số quan trọng này là một trong những nền tảng quan trọng nhất của lý thuyết Keynes. Tuy nhiên giai đoạn stagflation trong những năm 1970 cho thấy quan hệ này không đúng và Edmund Phelps đã cải biên nó thành Augmented Phillips curves, trong đó vai trò của inflation expectation được đưa vào như trong đồ thị dưới đây:
Phelps cho rằng khi inflation expectation tăng lên thì đường short-run Phillips curve sẽ dịch chuyển sang phải. Như vậy với inflation expectation quá cao thì stagflation có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao). Vì VN chưa có số liệu thất nghiệp (đủ tin cậy) nên tôi đổi hệ tọa độ của đồ thị bên trên từUnemployment-Inflation thành GDP Growth-Inflation vận dụng Okun's law (GDP growth tỷ lệ nghịch với unemployment):
Lưu ý lúc này đường short-run Phillips curve với inflation expectation cao nằm bên trái. Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thường có dạng một vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ như hình bên dưới. Bắt đầu từ điểm A khi cả inflation và inflation expectation thấp, nền kinh tế tăng trưởng từ từ đến điểm B trên đường Phillips curve có inflation expectation thấp. Tại B nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng và nó bắt đầu chựng lại, đồng thời inflation expectation tăng cao đẩy nền kinh tế dần đến điểm C trên một đường Phillips curve có inflation expectation cao hơn. Lúc này ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần đến D, tuy nhiên inflation expectation vẫn còn cao. Phải đến khi lạm phát xuống thấp hẳn thì người dân và doanh nghiệp mới thay đổi expectation để nền kinh tế quay về đường Phillips curve ban đầu và lúc đó ngân hàng trung ương mới giảm lãi suất trở lại để thúc đẩy tăng trưởng. Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đường Phillips curve AB thì mới nên nới lỏng tiền tệ/tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất khi nền kinh tế vẫn năm trên đường CD thì inflation expectation sẽ không thể giảm.
(Còn tiếp) Phillips curve II
Lý thuyết là vậy, trên thực tế quan hệGDP Growth - Inflation phức
tạp hơn nhiều và các đường short-run Phillips curve không "đẹp" như tôi
đã vẽ. Nền kinh tế luôn luôn vận động và chịu đủ kiểu shocks khác nhau
nên các chu kỳ kinh tế không nhất thiết tạo thành một vòng xoáy smooth
như lý thuyết. Dẫu sao sử dụng khung phân tích này có thể làm rõ bức
tranh lạm phát hơn và ít nhiều trả lời được cho câu hỏi liệu inflation
expectation có còn cao không. Dưới đây tôi sẽ phân tích một "case" thực
tế của Mỹ giai đoạn 1980 và những phản ứng của Fed thời gian đó.
Sau giai đoạn stagflation (lạm phát >10%, tăng trưởng âm) vào đầu những năm 1970 khi bị cú shock giá dầu, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ điểm A (Q1 1977) với mức lạm phát (yoy) khoản 6% và tăng trưởng (yoy) khoản 3%. Fed Funds Rate (FFR), lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), xoay quanh mức 5%, khá thấp so với vài năm trước đó. [Ngoài lề: Giai đoạn 72-74 khi bị supply shock Fed đã mắc sai lầm tăng lãi suất mạnh (trên 10%) vì nhầm tưởng AD dịch chuyển. Sai lầm này đã dẫn đến staglation vì cả AD và AS đều dịch chuyển sang trái]. Cho đến Q4 1978 nền kinh tế Mỹ dịch chuyển dần đến điểm B, có thể nói giai đoạn này nó nằm trên đường Phillips curve có inflation expecation thấp (AB). Mặc dầu vậy Fed đã bắt đầu lo ngại lạm phát lại vượt khỏi tầm kiểm soát (ở điểm B lạm phát đã là 9%) nên bắt đầu tăng lãi suất lên hơn 9%. Tuy nhiên nỗ lực này chưa đủ để ngăn inflation expectation quay trở lại:
Từ
B nền kinh tế rời bỏ đường Phillips curve có inflation expectation thấp
và chuyển rất nhanh lên C. Lạm phát tăng từ 9% lên hơn 14% mặc dù FFR
đã được Paul Volcker (nhậm chức chủ tịch Fed tháng 8/1979) tăng lên hơn
15% vào Q1 1980 (điểm C). Nếu báo chí và chuyên gia VN rộ lên báo động
tình hình kinh tế suy giảm khi tăng trưởng chỉ còn 4% (giảm từ 6-7%) thì
sự sụt giảm tăng trưởng của Mỹ thời gian đó (từ 7% xuống 1%) cũng gây
ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ chính sách tiền tệ của Volcker. Nhưng
cái giá của chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát không chỉ dừng ở
đó, trong 2 quí tiếp theo nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái:
Đối mặt với suy thoái Paul Volcker nhượng bộ bắt đầu giảm dần lãi suất xuống dưới 10% trong 2 quí tiếp theo. Nhưng ngay khi kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, không hổ danh là một inflation hawk, Volcker đã tăng mạnh FFR (trên 17%) để kéo inflation expectation xuống và đưa nền kinh tế dịch chuyển dần về đường AB ban đầu:
Lúc đó đa số các nhà kinh tế cho rằng đợt tăng lãi suất 1980-1981 của Paul Volcker là sai lầm vì hậu quả của nó là nền kinh tế Mỹ nhanh chóng rơi vào một cuộc suy thoái kép trong năm 1982 còn tồi tệ hơn cuộc suy thoái đầu năm 1980:
Nhưng sau 3 thập kỷ từ lần tăng lãi suất đó Paul Volcker gần như đã được "phong thánh" trong giới central banker vì có lẽ ông là Fed Chairman đầu tiên nhìn ra được nguyên lý muốn chống lạm phát thì phải chống inflation expectation. Kinh tế Mỹ lần thứ 2 rơi vào suy thoái là cái giá phải trả để nền kinh tế rời khỏi đường Phillips curve CD chuyển về đường AB.
Kể từ đó lạm phát của Mỹ không bao giờ vượt quá 1 con số và đa số các nhà kinh tế cho rằng công lớn thuộc về Paul Volcker, người đã dũng cảm đánh đổi 2 cuộc suy thoái để định vị (anchor) inflation expectation vào đường AB. Tất nhiên ngoài sự dũng cảm và sáng suốt, Volcker có thể làm được điều đó vì Fed độc lập với chính phủ và nước Mỹ đã có một hệ thống social security khá tốt từ thời Đại Suy thoái 1933.
(Còn tiếp) Phillips curve III
Sau giai đoạn stagflation (lạm phát >10%, tăng trưởng âm) vào đầu những năm 1970 khi bị cú shock giá dầu, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ điểm A (Q1 1977) với mức lạm phát (yoy) khoản 6% và tăng trưởng (yoy) khoản 3%. Fed Funds Rate (FFR), lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), xoay quanh mức 5%, khá thấp so với vài năm trước đó. [Ngoài lề: Giai đoạn 72-74 khi bị supply shock Fed đã mắc sai lầm tăng lãi suất mạnh (trên 10%) vì nhầm tưởng AD dịch chuyển. Sai lầm này đã dẫn đến staglation vì cả AD và AS đều dịch chuyển sang trái]. Cho đến Q4 1978 nền kinh tế Mỹ dịch chuyển dần đến điểm B, có thể nói giai đoạn này nó nằm trên đường Phillips curve có inflation expecation thấp (AB). Mặc dầu vậy Fed đã bắt đầu lo ngại lạm phát lại vượt khỏi tầm kiểm soát (ở điểm B lạm phát đã là 9%) nên bắt đầu tăng lãi suất lên hơn 9%. Tuy nhiên nỗ lực này chưa đủ để ngăn inflation expectation quay trở lại:
Đối mặt với suy thoái Paul Volcker nhượng bộ bắt đầu giảm dần lãi suất xuống dưới 10% trong 2 quí tiếp theo. Nhưng ngay khi kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, không hổ danh là một inflation hawk, Volcker đã tăng mạnh FFR (trên 17%) để kéo inflation expectation xuống và đưa nền kinh tế dịch chuyển dần về đường AB ban đầu:
Lúc đó đa số các nhà kinh tế cho rằng đợt tăng lãi suất 1980-1981 của Paul Volcker là sai lầm vì hậu quả của nó là nền kinh tế Mỹ nhanh chóng rơi vào một cuộc suy thoái kép trong năm 1982 còn tồi tệ hơn cuộc suy thoái đầu năm 1980:
Nhưng sau 3 thập kỷ từ lần tăng lãi suất đó Paul Volcker gần như đã được "phong thánh" trong giới central banker vì có lẽ ông là Fed Chairman đầu tiên nhìn ra được nguyên lý muốn chống lạm phát thì phải chống inflation expectation. Kinh tế Mỹ lần thứ 2 rơi vào suy thoái là cái giá phải trả để nền kinh tế rời khỏi đường Phillips curve CD chuyển về đường AB.
Kể từ đó lạm phát của Mỹ không bao giờ vượt quá 1 con số và đa số các nhà kinh tế cho rằng công lớn thuộc về Paul Volcker, người đã dũng cảm đánh đổi 2 cuộc suy thoái để định vị (anchor) inflation expectation vào đường AB. Tất nhiên ngoài sự dũng cảm và sáng suốt, Volcker có thể làm được điều đó vì Fed độc lập với chính phủ và nước Mỹ đã có một hệ thống social security khá tốt từ thời Đại Suy thoái 1933.
(Còn tiếp) Phillips curve III
Tôi
đoán đa số các bạn đọc entry trước sẽ hỏi đó là Phillips curves của Mỹ,
còn ở VN thì sao? Dưới đây là những gì đã diễn ra từ Q1 2007 đến Q1
2012.
Xuất phát từ Q1 2007 (điểm A) khi nền kinh tế VN còn rất lạc quan, thị trường chứng khoán, bất động sản tăng vùn vụt, FDI/FPI tăng kỷ lục nên dù current account bị deficit nặng nhưng NHNN vẫn có thể âm thầm mua vào ngoại tệ mà không gây mấy sức ép lên tỷ giá. Trong năm này dường như nền kinh tế nằm rất ổn định trên đường Phillips curve có inflation expectation thấp (AB), chỉ một vấn đề đáng lưu ý là Q4 2007 (điểm B) lần đầu tiên sau nhiều năm lạm phát (yoy) vượt qua ngưỡng 1 con số:
Vậy trong năm 2007 chính sách tiền tệ của NHNN như thế nào? Nếu nhìn vào các loại lãi suất chính sách của VN (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) có thể thấy NHNN "án binh bất động" trong năm này (đây cũng là năm thống đốc Thúy ra đi vào tháng 8 sau một số scandals về tiền polymer và nhà cửa). Tuy nhiên lãi suất chính sách chỉ là một phần của chính sách tiền tệ của VN, hoàn loạt các biện pháp hành chính vào lãi suất và tăng trưởng tín dụng có tác dụng không nhỏ so với lãi suất. Đó là chưa kể việc NHNN mua dự trữ ngoại tệ trong năm 2007 mà không sterilize cũng là một dạng easing không thông qua lãi suất chính sách. Trên thực tế lãi suất liên ngân hàng 1 tháng (1M VNIBOR) trung bình cho cả quí giảm từ 8.26% vào Q1 xuống 5.55% vào Q3 cho thấy nền kinh tế đã được nới lỏng tiền tệ một cách gián tiếp. Trong Q4 2007, tân thống đốc Nguyễn Văn Giàu bắt đầu siết thanh khoản và lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại lên 6.75%. Nhưng lần thắt chặt này "too little too late", nền kinh tế rời khỏi đường AB rất nhanh:
Trong Q1 2008, thống đốc Giàu nâng tất cả các loại lãi suất chính sách lên 50bps, phát hành 20K tỷ tín phiếu bắt buộc để rút thanh khoản về, đặt trần tăng trưởng tín dụng và chấm dứt tích lũy dự trữ ngoại hối. Lãi suất liên ngân hàng 1 tháng vọt lên 8.97% và đạt đỉnh 19.31% vào Q3 2008 còn lãi suất cơ bản đã tăng lên 14% từ ngày 11/6/2008. Mặc dù ở thời điểm đó có rất ít lời kêu gọi đặt ưu tiên ổn định vĩ mô lên trên mục tiêu tăng trưởng, có thể nói cú thắt chặt tiền tệ của thống đốc Giàu diễn ra rất nhanh và quyết liệt, không kém Paul Volcker năm 1980-1981 là mấy. Nền kinh tế phản ứng theo đúng lý thuyết, dịch chuyển xuống D trên đường Phillips curve mới với inflation expectation cao hơn (CD):
Tại điểm D (Q1 2009) GDP growth chỉ còn 3.1% (yoy) không chỉ vì tiền tệ bị thắt chặt mà còn vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa xảy ra vài tháng trước đó. Vào thời điểm đó cả thế giới nháo nhào lo một Great Depression thứ hai xảy ra và giá của tất cả các loại nguyên liệu thô và dầu mỏ giảm mạnh, kéo sức ép lạm phát ở VN giảm theo. Có thể nói có thể nói công cuộc chống lạm phát của thống đốc Giầu khởi xướng từ đầu năm 2008 đã bất ngờ được trợ giúp của cuộc khủng hoảng tài chính. Inflation expectation của VN rớt mạnh trong năm 2009 và nền kinh tế đã quay về đường Phillips curve thấp AB:
NHNN bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 10/2008, đến Q1 2009 (điểm D) lãi suất cơ bản chỉ còn 7%, thấp hơn cả tại điểm A. Lãi suất liên ngân hàng lúc này giảm xuống 6.73%, có thể nói chính sách tiền tệ đã được nới lỏng vô cùng nhanh chóng. Nhưng không chỉ nới lỏng tiền tệ, chính phủ tung ra một gói kích cầu (hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư công, giảm thuế) lên đến 8% GDP góp phần ngăn không để nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nếu lịch sử dừng lại ở đây không chừng vài chục năm nữa thống đốc Giàu sẽ được "phong thánh" như Paul Volcker. Tiếc rằng gói kích cầu đã được giữ quá lâu, lãi suất cơ bản cũng chỉ được nâng lên 8% vào cuối năm 2009 và giữ nguyên cho đến hết năm 2010. Lãi suất liên ngân hàng 1 tháng có nhích lên nhưng chỉ đạt 8.78% vào Q4 2010.
Cho đến cuối năm 2010 inflation expectation có lẽ vẫn còn thấp, phải đến Q4 2010 lạm phát mới quay lại mức 2 chữ số. Nhưng sự chần chừ của thống đốc Giàu đã phải trả giá, nền kinh tế một lần nữa rời bỏ AB chạy thẳng về CD trong năm 2011 và yên vị ở đó cho đến nay (Q1 2012) bất chấp các nỗ lực thắt chặt tiền tệ trong năm 2011:
Với tình hình lạm phát đang hạ nhiệt dần nhưng tăng trưởng cũng sụt giảm, nhiều khả năng trong vòng 1-2 quí tới nền kinh tế sẽ tiếp tục trượt về bên trái đường CD, rất có thể suy giảm sâu hơn điểm D (Q1 2009). Vào thời điểm Q1 2009, NHNN cũng bắt đầu nới lỏng tiền tệ và sau đó chính phủ nới lỏng tài khóa vì nguy cơ mười mươi của cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là chính sách đúng vì ở thời điểm đó inflation expectation đã và đang trên đà giảm mạnh (giá dầu thô giảm từ $130/thùng trong Q3 2008 xuống $40/thùng trong Q1 2009). Lần nới lỏng này thống đốc Bình khó có thể may mắn như thống đốc Giàu vì mặt bằng giá thế giới không hề giảm trừ khi kinh tế TQ bị "hard landing" hay khủng hoảng ở châu Âu lan rộng. Nếu inflation expectation vẫn giữ ở mức cao và nền kinh tế không thoát ra khỏi đường CD, nỗ lực kéo tăng trưởng về lại mức 6-7% có thể đẩy lạm phát lên xấp xỉ 20% dễ dàng.
(Còn tiếp) Phillips curve IV
Xuất phát từ Q1 2007 (điểm A) khi nền kinh tế VN còn rất lạc quan, thị trường chứng khoán, bất động sản tăng vùn vụt, FDI/FPI tăng kỷ lục nên dù current account bị deficit nặng nhưng NHNN vẫn có thể âm thầm mua vào ngoại tệ mà không gây mấy sức ép lên tỷ giá. Trong năm này dường như nền kinh tế nằm rất ổn định trên đường Phillips curve có inflation expectation thấp (AB), chỉ một vấn đề đáng lưu ý là Q4 2007 (điểm B) lần đầu tiên sau nhiều năm lạm phát (yoy) vượt qua ngưỡng 1 con số:
Vậy trong năm 2007 chính sách tiền tệ của NHNN như thế nào? Nếu nhìn vào các loại lãi suất chính sách của VN (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) có thể thấy NHNN "án binh bất động" trong năm này (đây cũng là năm thống đốc Thúy ra đi vào tháng 8 sau một số scandals về tiền polymer và nhà cửa). Tuy nhiên lãi suất chính sách chỉ là một phần của chính sách tiền tệ của VN, hoàn loạt các biện pháp hành chính vào lãi suất và tăng trưởng tín dụng có tác dụng không nhỏ so với lãi suất. Đó là chưa kể việc NHNN mua dự trữ ngoại tệ trong năm 2007 mà không sterilize cũng là một dạng easing không thông qua lãi suất chính sách. Trên thực tế lãi suất liên ngân hàng 1 tháng (1M VNIBOR) trung bình cho cả quí giảm từ 8.26% vào Q1 xuống 5.55% vào Q3 cho thấy nền kinh tế đã được nới lỏng tiền tệ một cách gián tiếp. Trong Q4 2007, tân thống đốc Nguyễn Văn Giàu bắt đầu siết thanh khoản và lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại lên 6.75%. Nhưng lần thắt chặt này "too little too late", nền kinh tế rời khỏi đường AB rất nhanh:
Trong Q1 2008, thống đốc Giàu nâng tất cả các loại lãi suất chính sách lên 50bps, phát hành 20K tỷ tín phiếu bắt buộc để rút thanh khoản về, đặt trần tăng trưởng tín dụng và chấm dứt tích lũy dự trữ ngoại hối. Lãi suất liên ngân hàng 1 tháng vọt lên 8.97% và đạt đỉnh 19.31% vào Q3 2008 còn lãi suất cơ bản đã tăng lên 14% từ ngày 11/6/2008. Mặc dù ở thời điểm đó có rất ít lời kêu gọi đặt ưu tiên ổn định vĩ mô lên trên mục tiêu tăng trưởng, có thể nói cú thắt chặt tiền tệ của thống đốc Giàu diễn ra rất nhanh và quyết liệt, không kém Paul Volcker năm 1980-1981 là mấy. Nền kinh tế phản ứng theo đúng lý thuyết, dịch chuyển xuống D trên đường Phillips curve mới với inflation expectation cao hơn (CD):
Tại điểm D (Q1 2009) GDP growth chỉ còn 3.1% (yoy) không chỉ vì tiền tệ bị thắt chặt mà còn vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa xảy ra vài tháng trước đó. Vào thời điểm đó cả thế giới nháo nhào lo một Great Depression thứ hai xảy ra và giá của tất cả các loại nguyên liệu thô và dầu mỏ giảm mạnh, kéo sức ép lạm phát ở VN giảm theo. Có thể nói có thể nói công cuộc chống lạm phát của thống đốc Giầu khởi xướng từ đầu năm 2008 đã bất ngờ được trợ giúp của cuộc khủng hoảng tài chính. Inflation expectation của VN rớt mạnh trong năm 2009 và nền kinh tế đã quay về đường Phillips curve thấp AB:
NHNN bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 10/2008, đến Q1 2009 (điểm D) lãi suất cơ bản chỉ còn 7%, thấp hơn cả tại điểm A. Lãi suất liên ngân hàng lúc này giảm xuống 6.73%, có thể nói chính sách tiền tệ đã được nới lỏng vô cùng nhanh chóng. Nhưng không chỉ nới lỏng tiền tệ, chính phủ tung ra một gói kích cầu (hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư công, giảm thuế) lên đến 8% GDP góp phần ngăn không để nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nếu lịch sử dừng lại ở đây không chừng vài chục năm nữa thống đốc Giàu sẽ được "phong thánh" như Paul Volcker. Tiếc rằng gói kích cầu đã được giữ quá lâu, lãi suất cơ bản cũng chỉ được nâng lên 8% vào cuối năm 2009 và giữ nguyên cho đến hết năm 2010. Lãi suất liên ngân hàng 1 tháng có nhích lên nhưng chỉ đạt 8.78% vào Q4 2010.
Cho đến cuối năm 2010 inflation expectation có lẽ vẫn còn thấp, phải đến Q4 2010 lạm phát mới quay lại mức 2 chữ số. Nhưng sự chần chừ của thống đốc Giàu đã phải trả giá, nền kinh tế một lần nữa rời bỏ AB chạy thẳng về CD trong năm 2011 và yên vị ở đó cho đến nay (Q1 2012) bất chấp các nỗ lực thắt chặt tiền tệ trong năm 2011:
Với tình hình lạm phát đang hạ nhiệt dần nhưng tăng trưởng cũng sụt giảm, nhiều khả năng trong vòng 1-2 quí tới nền kinh tế sẽ tiếp tục trượt về bên trái đường CD, rất có thể suy giảm sâu hơn điểm D (Q1 2009). Vào thời điểm Q1 2009, NHNN cũng bắt đầu nới lỏng tiền tệ và sau đó chính phủ nới lỏng tài khóa vì nguy cơ mười mươi của cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là chính sách đúng vì ở thời điểm đó inflation expectation đã và đang trên đà giảm mạnh (giá dầu thô giảm từ $130/thùng trong Q3 2008 xuống $40/thùng trong Q1 2009). Lần nới lỏng này thống đốc Bình khó có thể may mắn như thống đốc Giàu vì mặt bằng giá thế giới không hề giảm trừ khi kinh tế TQ bị "hard landing" hay khủng hoảng ở châu Âu lan rộng. Nếu inflation expectation vẫn giữ ở mức cao và nền kinh tế không thoát ra khỏi đường CD, nỗ lực kéo tăng trưởng về lại mức 6-7% có thể đẩy lạm phát lên xấp xỉ 20% dễ dàng.
(Còn tiếp) Phillips curve IV
Quay
lại câu hỏi đầu tiên liệu inflation expectation của VN đã giảm xuống
hay chưa? Tất nhiên với chỉ một đồ thị rất định tính và 2 đường Phillips
curves AB/CD vẽ theo ước lượng bằng mắt, câu trả lời không thể chính
xác tuyệt đối. Tuy nhiên tôi tin rằng nếu sử dụng một phương pháp ước
lượng econometric hiện đại kết quả cũng sẽ không khác quá xa. Do vậy vào
thời điểm Q1 2002 inflation expectation vẫn còn cao và nới lỏng tiền tệ
lúc này quá sớm. Nhìn vào đồ thị bên dưới (khu vực đường AB), với mức
tăng trưởng khoảng 6% lạm phát (yoy) phải giảm xuống xấp xỉ 5% thì mới
có cơ sở tin rằng inflation expectation đã hạ nhiệt. Nói lỡ miệng nếu
1-2 quí tới nền kinh tế trượt về điểm cực trái của CD (tăng trưởng 2%,
lạm phát 10%), các bạn hãy nhớ đến đồ thị này để đừng quá hốt hoảng với
những lời cảnh báo stagflation sẽ tràn lan trên mặt báo.
Trong 2 năm qua những supply-siders như Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân đã không dưới một lần "dọa" rằng lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào và làm tăng giá thành sản phẩm, do vậy lạm phát sẽ tăng chứ không giảm. Đến giờ này các chuyên gia đó không còn nhắc đến vấn đề "chi phí đẩy" nữa mà cho rằng phải giảm lãi suất không thì các doanh nghiệp sẽ thua lỗ và phá sản hàng loạt. Cũng trong 2 năm qua tôi luôn cho rằng lạm phát của VN là do AD quá cao, bởi vậy thắt chặt tiền tệ là chính sách đúng để kéo AD xuống. Trong mấy tuần gần đây báo chí cho biết vấn đề đau đầu nhất hiện nay của nhiều doanh nghiệp là không bán được sản phẩm và tồn kho tăng cao. Đó là biểu hiện rõ ràng AD đã giảm xuống với một độ trễ khoảng 4-6 quí, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Cái mà tôi chờ đợi là inflation expectation giảm để nền kinh tế quay về đường AB.
Đến đây một câu hỏi có lẽ nhiều bạn sẽ đặt ra là tại sao sau khi Paul Volcker chấp nhận 2 lần suy thoái để kéo inflation expectation xuống thì kinh tế Mỹ không bao giờ quay lại khu vực CD nữa trong khi inflation expectation ở VN dường như không thể anchor được. Gốc rễ của vấn đề là credibility của ngân hàng trung ương. Không kể tính độc lập của Fed đã được luật định và được chính phủ và QH Mỹ tôn trọng trên thực tế, việc Paul Volcker kiên quyết không đếm xỉa gì đến tăng trưởng và thất nghiệp khi lạm phát cao là điều đã giúp Fed bảo vệ được credibility của mình, cái mà NHNN VN không/chưa thể có được. Cho đến nay Fed vẫn luôn đặt credibility lên đầu khi tính toán chính sách của mình, lập luận chính của Bernanke khi không chịu đưa ra QE3 là ông không muốn credibility của Fed suy giảm. Chừng nào NHNN còn chưa có credibility thì inflation expectation của VN sẽ còn "dancing" qua lại cho dù đó là ông Thúy, ông Giàu hay ông Bình làm thống đốc. Credibility của NHNN cũng là điều kiện tiên quyết để người dân tin tưởng vào VND chứ không phải các biện pháp hành chính cấm vàng miếng hay cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ.
Về vấn đề giới doanh nghiệp đang gặp khó khăn và nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động tôi cũng có quan điểm khác với ông Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân. Như tôi đã viết trước đây, đó là cái giá phải trả cho những sai lầm trong quá khứ dù không ai muốn như vậy. Một điểm cần lưu ý là trong khi các doanh nghiệp VN kêu ca lãi suất họ vay xấp xỉ 20% quá cao không thể chịu đựng được, trong giai đoạn 1980-1981 khi Paul Volcker tăng lãi suất chính sách (FFR) lên trên 17% mặt bằng lãi suất cho vay của Mỹ đã vượt 20% (prime lending rate - lãi suất cho các đối tượng vay có credit rating tốt nhất). Với chi phí nhân công rẻ và nền kinh tế chủ yếu vẫn là labor intensive đáng lẽ các doanh nghiệp VN phải chịu được lãi suất cao hơn thế. Nhưng như có lần tôi đã nghi ngờ nhiều doanh nghiệp VN có leverage quá cao nên mới không chịu nổi chi phí lãi suất. Trong số những doanh nghiệp VN ngừng hoạt động trong thời gian qua, có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc loại này (có leverage quá cao)? Một cuộc thanh lọc những doanh nghiệp có business model liều lĩnh như vậy có thể là một creative destruction cần thiết cho nền kinh tế. [Ngoài lề: Tuy nhiên vấn đề các doanh nghiệp quốc doanh được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn, nghĩa là một hình thức crowding out vốn của các doanh nghiệp tư nhân, góp phần không nhỏ vào tình trạng khó khăn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt thông qua trần tín dụng. Đây là một chủ đề khác tôi sẽ viết riêng khi nào có điều kiện.]
Trong 2 năm qua những supply-siders như Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân đã không dưới một lần "dọa" rằng lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào và làm tăng giá thành sản phẩm, do vậy lạm phát sẽ tăng chứ không giảm. Đến giờ này các chuyên gia đó không còn nhắc đến vấn đề "chi phí đẩy" nữa mà cho rằng phải giảm lãi suất không thì các doanh nghiệp sẽ thua lỗ và phá sản hàng loạt. Cũng trong 2 năm qua tôi luôn cho rằng lạm phát của VN là do AD quá cao, bởi vậy thắt chặt tiền tệ là chính sách đúng để kéo AD xuống. Trong mấy tuần gần đây báo chí cho biết vấn đề đau đầu nhất hiện nay của nhiều doanh nghiệp là không bán được sản phẩm và tồn kho tăng cao. Đó là biểu hiện rõ ràng AD đã giảm xuống với một độ trễ khoảng 4-6 quí, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Cái mà tôi chờ đợi là inflation expectation giảm để nền kinh tế quay về đường AB.
Đến đây một câu hỏi có lẽ nhiều bạn sẽ đặt ra là tại sao sau khi Paul Volcker chấp nhận 2 lần suy thoái để kéo inflation expectation xuống thì kinh tế Mỹ không bao giờ quay lại khu vực CD nữa trong khi inflation expectation ở VN dường như không thể anchor được. Gốc rễ của vấn đề là credibility của ngân hàng trung ương. Không kể tính độc lập của Fed đã được luật định và được chính phủ và QH Mỹ tôn trọng trên thực tế, việc Paul Volcker kiên quyết không đếm xỉa gì đến tăng trưởng và thất nghiệp khi lạm phát cao là điều đã giúp Fed bảo vệ được credibility của mình, cái mà NHNN VN không/chưa thể có được. Cho đến nay Fed vẫn luôn đặt credibility lên đầu khi tính toán chính sách của mình, lập luận chính của Bernanke khi không chịu đưa ra QE3 là ông không muốn credibility của Fed suy giảm. Chừng nào NHNN còn chưa có credibility thì inflation expectation của VN sẽ còn "dancing" qua lại cho dù đó là ông Thúy, ông Giàu hay ông Bình làm thống đốc. Credibility của NHNN cũng là điều kiện tiên quyết để người dân tin tưởng vào VND chứ không phải các biện pháp hành chính cấm vàng miếng hay cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ.
Về vấn đề giới doanh nghiệp đang gặp khó khăn và nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động tôi cũng có quan điểm khác với ông Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân. Như tôi đã viết trước đây, đó là cái giá phải trả cho những sai lầm trong quá khứ dù không ai muốn như vậy. Một điểm cần lưu ý là trong khi các doanh nghiệp VN kêu ca lãi suất họ vay xấp xỉ 20% quá cao không thể chịu đựng được, trong giai đoạn 1980-1981 khi Paul Volcker tăng lãi suất chính sách (FFR) lên trên 17% mặt bằng lãi suất cho vay của Mỹ đã vượt 20% (prime lending rate - lãi suất cho các đối tượng vay có credit rating tốt nhất). Với chi phí nhân công rẻ và nền kinh tế chủ yếu vẫn là labor intensive đáng lẽ các doanh nghiệp VN phải chịu được lãi suất cao hơn thế. Nhưng như có lần tôi đã nghi ngờ nhiều doanh nghiệp VN có leverage quá cao nên mới không chịu nổi chi phí lãi suất. Trong số những doanh nghiệp VN ngừng hoạt động trong thời gian qua, có bao nhiêu doanh nghiệp thuộc loại này (có leverage quá cao)? Một cuộc thanh lọc những doanh nghiệp có business model liều lĩnh như vậy có thể là một creative destruction cần thiết cho nền kinh tế. [Ngoài lề: Tuy nhiên vấn đề các doanh nghiệp quốc doanh được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn, nghĩa là một hình thức crowding out vốn của các doanh nghiệp tư nhân, góp phần không nhỏ vào tình trạng khó khăn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt thông qua trần tín dụng. Đây là một chủ đề khác tôi sẽ viết riêng khi nào có điều kiện.]
Ông Trần Đình Thiên cho
rằng cái giá mà VN đang phải trả (để chống lạm phát) quá đắt. Nếu so
với cuộc suy thoái kép mà Mỹ phải trả giá khi Paul Volcker thắt chặt
tiền tệ trong những năm 1980 thì tình hình kinh tế suy giảm của VN khó
chưa là gì. Một điểm khá thú vị là nếu nhìn GDP từ phía income, bằng
tổng thu nhập của toàn bộ người dân và doanh nghiệp, thì nếu GDP không
giảm trong khi khối doanh nghiệp thua lỗ sẽ đồng nghĩa với thu nhập của
người dân tăng lên. Theo ông Thành và ông Ngân, giới doanh nghiệp đang
rất khó khăn và làm ăn thua lỗ (50 nghìn doanh nghiệp đóng cửa trong năm
2011, 12 nghìn đóng cửa trong Q1 2012). Như vậy khi GDP thực tăng 6%
trong năm 2011 và 4% tại thời điểm Q1 2012 (GDP danh nghĩa còn tăng cao
hơn thế nhiều), income trong thời gian qua chảy vào túi ai nếu giới
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ?
Nhiều người
chỉ vào giới ngân hàng với bằng chứng họ đã có lợi nhuận khủng trong năm
2011. Tôi chia sẻ quan điểm này và từ trước đến giờ vẫn cho rằng giới
ngân hàng VN có market power quá lớn. Tuy nhiên khi những doanh nghiệp
có leverage cao lần lượt phá sản, lợi nhuận ngân hàng sẽ teo dần và họ
buộc phải cạnh tranh mạnh hơn để giành những khác hàng tốt còn lại. Như
vậy cuộc thanh lọc các doanh nghiệp liều lĩnh (high leverage) còn có
thêm một tác dụng phụ nữa là giúp quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng thuận lợi hơn. Nhưng ngay cả khi giới ngân hàng vẫn cắt xén được
một phần lợi nhuận đáng kể từ doanh nghiệp, tôi cho rằng xét tổng thể
trong năm 2011 hay 3 tháng đầu năm 2012 giới doanh nghiệp vẫn làm ăn có
lãi dù gặp nhiều khó khăn vì AD giảm vì không có bằng chứng nào cho thấy
income của người dân tăng lên trong thời gian qua. Một đồng nghiệp cũ
của tôi, anh Nguyễn Xuân Thành,
đã chỉ ra một điểm rất quan trọng là muốn nhìn tình hình lợi nhuận của
giới doanh nghiệp thì phải xem số thuế họ đóng. Cả anh Thành và tôi đều
không có số liệu thuế nên chưa thể có kết luận gì ở thời điểm này. Ông Ngânđang cổ súy cho một gói kích cầu tài khóa mới, hay ông có số liệu cho thấy doanh thu thuế của chính phủ vẫn tốt?
Điểm cuối
cùng tôi muốn nêu ra là trong những bài toán chính sách các chuyên gia
và quan chức bàn thảo trong mấy tuần qua, người ta nhắc nhiều đến giới
doanh nghiệp nhưng hiếm thấy ai nói đến người dân. Nhiều lời kêu gọi
phải khẩn cấp "cứu" giới doanh nghiệp nhưng không ai bàn về tác động đối
với đa số dân chúng ra sao, có lẽ trừ một bài của tác giả Cảnh Thái cảnh
báo một làn sóng thất nghiệp sẽ tràn đến. Cứ cho rằng viễn cảnh kinh tế
vài quí tới sẽ rất xấu, một lượng lớn doanh nghiệp sẽ phá sản, tăng
trưởng sẽ tụt xuống dưới 2% (giảm 4 điểm phần trăm so với năm 2011, đồng
nghĩa với thất nghiệp tăng thêm khoảng 2 điểm phần trăm), các biện pháp
hỗ trợ dân nghèo phải được đặt tương đồng với các biện pháp "cứu" doanh
nghiệp. Giảm viện phí, học phí, và các loại phí người dân đang/sẽ phải
đóng, một chương trình trợ giúp xăng dầu, lương thực (như chương trình
food stamp của Mỹ), trợ cấp trực tiếp (direct transfer), micro credit
cho dân nghèo... là một số trong rất nhiều biện pháp "vì dân" mà nhà
nước có thể thực hiện trong thời buổi khó khăn. Cứu doanh nghiệp trong
khi người dân vẫn phải oàn lưng chịu lạm phát cao thì lợi ích ai được
hưởng?
Tiền thu của dân để làm gì?
Trong
đó dành gần 11.000 tỉ đồng để xây mới trụ sở các cơ quan, đơn vị Bộ và
trực thuộc, 7.214 tỉ đồng/11.000 tỉ đồng được xài ngay từ nay đến năm
2015.
Việc đầu tư cho hạ tầng giao thông theo Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương 4 để phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước là cần thiết nhưng việc Bộ GTVT quyết định rót hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế của dân để phục vụ hoạt động hành chính khiến hàng triệu người băn khoăn: Liệu có phải việc Bộ trưởng Thăng liên tục đề xuất thu nhiều loại phí như phí hạn chế xe cá nhân, phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành nội đô, phí cao tốc, tăng mức phạt,… là để phục vụ chính các công chức của Bộ?
Trước đó, trong phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của QH, việc Bộ trưởng Thăng đề xuất tăng mức phạt tiền vi phạm luật giao thông đường bộ gấp năm lần hiện nay, lên tối đa 200 triệu đồng đã khiến ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách QH bức xúc: Sao chỉ đề xuất tăng thu tiền của dân mà ít nói về việc tăng cường ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ?!
Bức xúc như vậy bởi vì toàn bộ hơn 2.500 tỉ đồng tiền phạt vi phạm giao thông thu được năm 2011 đều được để lại cho các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông (gồm CSGT, thanh tra giao thông, Ban An toàn giao thông và các lực lượng khác). Số tiền phạt ấy không có đồng nào được đầu tư trở lại cho các công trình hạ tầng giao thông trong khi đường sá xuống cấp, nạn tắc đường diễn ra ở nhiều nơi, tai nạn giao thông làm khoảng 12.000 người chết và 54.000 người khác bị thương mỗi năm.
Như vậy, trong nhiều năm, Bộ GTVT đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn thu từ tiền phạt vi phạm giao thông vào việc “vỗ béo” cho một bộ phận cán bộ ngành GTVT chứ không sử dụng đầu tư nâng cấp các công trình giao thông hạ tầng như nhầm tưởng của gần 90 triệu người dân nộp thuế.
Giờ đây, khi Bộ GTVT thông qua đề án CNH-HĐH đến năm 2020 với giá trị bằng gần một nửa ngân sách quốc gia khiến nhiều người lo ngại nguy cơ gia tăng tiêu cực vốn đã tồn tại từ lâu, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng... “đè ra phạt” và “lạm thu” của dân để phục vụ các mục đích cục bộ.
Việc đầu tư cho hạ tầng giao thông theo Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương 4 để phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước là cần thiết nhưng việc Bộ GTVT quyết định rót hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế của dân để phục vụ hoạt động hành chính khiến hàng triệu người băn khoăn: Liệu có phải việc Bộ trưởng Thăng liên tục đề xuất thu nhiều loại phí như phí hạn chế xe cá nhân, phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành nội đô, phí cao tốc, tăng mức phạt,… là để phục vụ chính các công chức của Bộ?
Trước đó, trong phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của QH, việc Bộ trưởng Thăng đề xuất tăng mức phạt tiền vi phạm luật giao thông đường bộ gấp năm lần hiện nay, lên tối đa 200 triệu đồng đã khiến ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách QH bức xúc: Sao chỉ đề xuất tăng thu tiền của dân mà ít nói về việc tăng cường ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ?!
Bức xúc như vậy bởi vì toàn bộ hơn 2.500 tỉ đồng tiền phạt vi phạm giao thông thu được năm 2011 đều được để lại cho các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông (gồm CSGT, thanh tra giao thông, Ban An toàn giao thông và các lực lượng khác). Số tiền phạt ấy không có đồng nào được đầu tư trở lại cho các công trình hạ tầng giao thông trong khi đường sá xuống cấp, nạn tắc đường diễn ra ở nhiều nơi, tai nạn giao thông làm khoảng 12.000 người chết và 54.000 người khác bị thương mỗi năm.
Như vậy, trong nhiều năm, Bộ GTVT đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn thu từ tiền phạt vi phạm giao thông vào việc “vỗ béo” cho một bộ phận cán bộ ngành GTVT chứ không sử dụng đầu tư nâng cấp các công trình giao thông hạ tầng như nhầm tưởng của gần 90 triệu người dân nộp thuế.
Giờ đây, khi Bộ GTVT thông qua đề án CNH-HĐH đến năm 2020 với giá trị bằng gần một nửa ngân sách quốc gia khiến nhiều người lo ngại nguy cơ gia tăng tiêu cực vốn đã tồn tại từ lâu, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng... “đè ra phạt” và “lạm thu” của dân để phục vụ các mục đích cục bộ.
-Theo: BL: Tiền thu của dân để làm gì?
-Đọc cái này chơi: “Liêm” và “Tu thân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐĐK 25-4-12) -- Harry Potter cho người không có tiền!
"Tái cơ cấu kinh tế không phải để xin tiền" (DDDN 25-4-12) -- Ông Nguyễn Đình Cung nói vậy.
Bộ trưởng Thăng: 70% vi phạm giao thông do xe máy (VNN 24-4-12) -- Còn 80% phát ngôn bừa bãi là do Bộ trưởng GTVT -Bộ trưởng Thăng: 'Đề xuất tạm giữ tài xế ôtô uống rượu' (VnEx 24-4-12) -- Còn Bộ trưởng mà ăn nói nhưngười uống rượu thì sao? (Tối thiểu: cúp mi-crô!)
-Lại ông Đinh La Thăng: Dầu khí giỡn mặt Giao thông, tiền của dân vô tận! (PN Today 19-4-12) - “Thu phí bảo trì đường bộ thực chất là việc đánh thuế trên đầu xe?” (GDVN). - Thêm hai loại phí giao thông mới – (RFA). - - Đề tài nghiên cứu Nguyên nhân cháy xe: Phải chờ… hơn một năm nữa! (TN).
Muốn làm lãnh đạo, phải thi! (VnE 24-4-12) -- Có lẽ ông này tưởng dân chúng đang hút cần sa (nếu ổng không chính là người đang hút cần sa)
Muốn làm lãnh đạo, phải thi! (VnE 24-4-12) -- Có lẽ ông này tưởng dân chúng đang hút cần sa (nếu ổng không chính là người đang hút cần sa)
- Bộ trưởng Thăng nhận lỗi với dân (VNN
24-4-12) -- Nghe mấy ĐB chất vấn mà chán cho cái QH này! Một "Ủy viên
UB Kinh tế QH" vòng vo Tam Quốc: "khi thu phí: phí cao khiến dân ngại
mua xe, nhà sản xuất có hạ giá cũng không bán được, thuế nộp vào ngân
sách giảm; người dân dùng nhiều loại ô tô, mới, xịn cũng có mà cũ, rẻ
cũng có, đều phải nộp phí như nhau" rồi vợ bỏ, con hư, liệt dương, tuyệt
tự, thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, thể chế sụp đổ, sóng thần,
động đất, Obama, Putin, hậu hiện đại, Phi Thanh Vân, Bầu Kiên... ?!
2.500 tỉ đồng tiền phạt giao thông đi đâu? (PLTP 26-4-12)
2.500 tỉ đồng tiền phạt giao thông đi đâu? (PLTP 26-4-12)
-- Làm giao thông không chỉ chăm chăm thu tiền (TT). - Ủy ban Pháp luật Quốc hội chất vấn Bộ trưởng GTVT (TN). - Nóng trong ngày: Bộ trưởng Thăng giải trình (VNN). - Bộ trưởng Thăng nhận lỗi với dân (VNN). - BT Thăng nói về việc thu phí: “Mong cả nước thông cảm cho Bộ GTVT” (GDVN). - Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi người dân (TP). – Bộ trưởng Thăng có dám chi 10 tỷ để “lấy” sáng kiến giao thông? (GDVN). - Tăng phạt trị lờn luật (SGGP). - Vẫn chưa có lời giải (TN).
- Chống ùn tắc và TNGT: Sao toàn tính chuyện thu tiền dân? (PLTP). - “Phí rất cao, nhưng đường… rất tồi!”(DT). – Tiêu điểm: Chất lượng công trình giao thông (Tiền Phong). – Thu phí hạn chế phương tiện: Không ai được lợi, kể cả ngành GTVT (GDVN). - - ‘Cứ thử cấm ôtô một tuần, sẽ biết được lòng dân’ (VNE). – Dân đồng thuận mới thu tiền (Tiền Phong). – Bộ trưởng Thăng: Chỉ thu phí khi dân đồng tình (VTC ).-----
Vụ bảo vệ đâm xe làm chết công nhân: Bảo vệ lao xe vào công nhân lĩnh án chung thân
- - Bảo vệ lao xe vào công nhân lĩnh án chung thân (VnExpress).Bảo vệ Lê Tiến Minh. Ảnh: LHQ
Thấy
nhóm công nhân tụ tập đòi tăng lương, dù không biết lái xe nhưng bảo vệ
Minh vẫn nhảy lên ôtô, lao thẳng vào đám đông khiến một công nhân tử
vong.
> Bảo vệ lao xe tải vào công nhân đình công bị khởi tố
. |
Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội xét xử
Lê Tuấn Minh (35 tuổi, ở Chương Mỹ) về hành vi giết người. Minh là Tổ
trưởng bảo vệ Công ty Giai Đức.
Sáng 23/6/2011, một số công nhân
của công ty tụ tập trước cổng đình công, đòi tăng lương, tăng khẩu phần
ăn trưa, hỗ trợ tiền xăng xe...
Theo cơ quan công tố, khoảng
7h15, anh Toàn lái ôtô đến công ty để chở vật liệu nhưng bị công nhân
đứng ngoài cổng chặn ở đầu xe. Anh Toàn dừng xe, tắt khóa ổ điện nhưng
vẫn để chìa khóa trong ổ.
Minh đi từ kho phế liệu ra cổng
thì nhận được điện thoại của Tổ trưởng hành chính nhân sự bảo "ra cổng
giữ trật tự". Minh giải thích và yêu cầu công nhân tản ra cho ôtô vào.
Tuy nhiên, các công nhân vẫn đứng ở đầu xe và nói: "Không phải việc của
mày, chúng tao ở đây chờ bà Phó tổng giám đốc ra mới cho xe vào".
Minh đến chỗ ôtô, nói với tài xế:
"Xuống để anh lái cho", rồi giật cửa xe và nhấn còi 2-3 lần. Thấy mọi
người vẫn không tản ra, Minh liền nổ máy xe, đâm thẳng vào một số công
nhân, khiến chị Nguyễn Thị Liễu (27 tuổi) tử vong, một số người khác bị
thương.
Minh đã đâm chết chị Liễu khiến 2 đứa con nhỏ bơ vơ, mất mẹ. Ảnh: Nam Anh |
Tại tòa, Minh thành khẩn khai
nhận hành vi phạm tội. Khi chủ tọa hỏi vì sao không biết lái ôtô mà lại
leo lên xe lái, Minh thanh minh chỉ định lên bấm còi để giải tán các
công nhân. Bảo vệ này cũng cho biết, vì chưa lái xe bao giờ nên trong
lúc luống cuống, không biết phanh thế nào.
Theo lời Minh, khi đâm vào mọi
người, anh ta đã vội vàng tắt chìa khóa điện để xe dừng, sau đó nhảy
xuống sân thì bị một nhóm công nhân lao vào đánh tới tấp.
Chiều 24/4, HĐXX tuyên phạt Lê Tuấn Minh tù chung thân và phải chu cấp cho hai con của nạn nhân đến năm 18 tuổi.
Nam Anh- Xử vụ nữ công nhân bị đâm chết khi đình công (VNN).
- Khởi tố bảo vệ tông chết nữ công nhân đình công tội giết người(GDVN) - Ngày 27/6, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can Lê Tuấn Minh, Tổ trưởng Tổ bảo vệ Công ty Giai Đức về tội giết người. - Bảo vệ tông chết công nhân bị khởi tố tội “giết người” (NLĐ). – Khởi tố Lê Tuấn Minh về hai tội mới thỏa đáng (Tuổi trẻ).
Lương đã tăng, nhưng giá phải trả là quá đắt!
(Tamnhin.net) – Sau vụ việc lái xe tải đâm nhiều công nhân thương vong tại Công ty Giai Đức, Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) trong cuộc đình công ngày 23/6, người lao động tại doanh nghiệp này đã chính thức được... tăng lương.
Mẹ của cháu bé này đã thiệt mạng trong khi đòi quyền lợi chính đáng
Trước đó, sáng 23/6, các công nhân của Công ty Giai Đức đã tập trung trước cổng vào của công ty để đình công, yêu cầu ban lãnh đạo nâng chế độ ăn uống và xăng xe.
Theo phản ánh của công nhân, chế độ ăn 10.000 đồng/suất là quá thấp nên đề nghị công ty xem xét lại để nâng mức kinh phí cho suất ăn và trợ cấp xăng xe phù hợp với biến động giá cả thị trường. Cụ thể: tăng tiền ăn từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng, hỗ trợ tiền xăng 100.000 đồng/xe không kể xa gần; tăng lương tối thiểu từ 1.300.000 đồng lên 1.700.000 đồng.
Đến khoảng 8 giờ, chiếc xe tải mang BKS 30V-6961 đến Công ty Giai Đức để chở phế liệu. Đám đông công nhân nhất định không cho xe qua cổng nên tài xế đành ngồi yên trong cabin. Khoảng 5 phút sau, tổ trưởng tổ bảo vệ Công ty Giai Đức Việt Nam là Lê Tuấn Minh (SN 1975, trú xã Ngọc Hòa, Chương Mỹ) mở cổng, kéo tài xế ra khỏi cabin rồi tự mình nhảy lên ôm lấy vô-lăng, tăng ga lao thẳng chiếc xe tải vào các công nhân đang ngồi bên ngoài cổng.
Kết quả, 1 nữ công nhân tử vong và 7 người khác bị thương, trong số đó có hai nữ công nhân đang mang thai.
Một người dân chứng kiến vụ việc cho biết: “Chiếc ô tô phóng nhanh vào trong và đâm thẳng vào đám người. Tôi chỉ kịp nhìn thấy hàng chục người ngã đè lên nhau và bị kéo lê đi hàng chục mét. Thật kinh hoàng! Mọi người la hét thất thanh khi thấy trong số người bị kéo lê có 2 phụ nữ đang mang bầu".
Tại cơ quan công an, bước đầu Lê Tuấn Minh khai do nhận được điện thoại từ phòng tổ chức hành chính của công ty đề nghị bằng mọi giá phải đưa ô tô vào trong nên Minh đã đuổi lái xe xuống, tự mình điều khiển xe mặc dù không có bằng lái. Công an huyện Chương Mỹ đang tiếp tục lấy lời khai của Lê Tuấn Minh.
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội Đặng Minh Thuần cho biết, tại cuộc họp với đoàn công tác liên ngành, doanh nghiệp đã thống nhất các nội dung sau: Tăng lương cơ bản từ 1.450.000 đồng/người/tháng lên 1.680.000 đồng; tăng mức ăn ca từ 10.000 đồng/bữa lên 15.000 đồng/bữa; tiền chuyên cần trước kia chỉ có một số bộ phận được hưởng, nay những công nhân lao động đủ yếu tố ràng buộc đều có tiền chuyên cần là 100.000 đồng/người.
Ông Vũ Văn Đông - Phó chủ tịch huyện Chương Mỹ, cho hay riêng với các trường hợp gặp nạn do xe tải cán, công ty đã quyết định hỗ trợ công nhân bị thương nặng 10 triệu đồng; hỗ trợ công nhân có thai bị thương do xe quệt phải 7 triệu đồng; các công nhân bị nạn khác là 5 triệu đồng.
Riêng trường hợp chị Nguyễn Thị Liễu (xã Tân Tiến, Chương Mỹ) - người đã tử vong, trước mắt công ty hỗ trợ 25 triệu đồng. Theo lời kể của người thân, gia cảnh chị Liễu hết sức khó khăn, bố chồng mất do ảnh hưởng chất độc da cam, chồng cũng bị ảnh hưởng từ bố nên mọi việc trong gia đình đều do chị gánh vác.
Nhưng đau khổ hơn, chị Liễu ra đi để lại hai đứa con thơ, cháu lớn là Nguyễn Thị Thảo (8 tuổi, năm nay lên lớp 3); cháu nhỏ là Nguyễn Văn Hiệp (6 tuổi, học lớp 1).
Ngày 24/6, UBND TP. Hà Nội có công văn hỏa tốc số 5266/UBND - NC do Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký, gửi Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, với một trong các nội dung là giao công an thành phố chỉ đạo, điều tra, xác minh làm rõ vụ việc nêu trên, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND thành phố.
Dù cuối cùng công nhân cũng được tăng lương, dù vụ việc lái xe đâm thẳng vào nhóm công nhân đình công có được xử lý nghiêm đi chăng nữa thì việc một nữ công nhân phải bỏ mạng và 7 người khác bị thương nặng trong khi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình là cái giá quá đắt, không thể bù đắp cho gia đình và người thân của họ.
Công Thọ
- Vụ bảo vệ đâm xe làm chết công nhân: Kẻ gây án bị tạm giam; công nhân được tăng lương (Thanh niên).
Một ngày sau sự việc xảy ra tại Công ty TNHH vật liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam, chúng tôi có mặt tại thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) để dự đám tang của chị Nguyễn Thị Liễu.
Hai đứa con thơ của chị Liễu bên người thân - ảnh: Minh Sang
|
Theo một thành viên trong gia đình, khoảng 8 giờ 30 phút sáng 23.6, nhận được hung tin từ những bạn bè cùng công ty, gia đình tức tốc xuống Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để thăm nom Liễu. Tới 9 giờ 46 phút, chị Liễu trút hơi thở cuối cùng. Thi thể chị Liễu được đưa tới nhà xác của bệnh viện chờ pháp y. Tới 14 giờ cùng ngày, sau nhiều lần liên lạc, Phó tổng giám đốc công ty là bà Trương Thục Vân mới xuất hiện và ký vào biên bản có trách nhiệm bồi thường, lo toàn bộ ma chay. Trước mắt, công ty bồi thường 20 triệu đồng cho gia đình chị Liễu.
Tiếp tục tăng lương cho công nhân
Trong số các nạn nhân trong vụ đâm xe, ngoài 6 người nằm điều
trị tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, sức khỏe đang dần hồi phục, thì
riêng trường hợp chị Nguyễn Thị Lan (SN 1982, ở xã Đông Phương Yên,
Chương Mỹ) đã được chuyển lên BV Quân y 103. Chị bị vỡ nát một bên xương
chậu, bên đối diện vỡ đôi, rạn xương đầu gối... Hiện chị Lan không thể
cử động được phần cơ thể phía dưới, toàn thân đau nhức. |
Đối với các trường hợp do xe tải cán thương vong, công ty hỗ trợ trước mắt cho gia đình công nhân thiệt mạng khoản tiền là 25 triệu đồng; hỗ trợ cho mỗi công nhân bị thương nặng 10 triệu đồng; hỗ trợ cho công nhân đang có thai sản bị thương do xe quệt phải là 7 triệu đồng; các công nhân bị nạn khác là 5 triệu đồng.
Bắt tạm giam bảo vệ lái xe tải
Cùng ngày, Công an huyện Chương Mỹ đã ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Lê Tuấn Minh (SN 1975, trú tại xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ), là nhân viên Công ty cổ phần an ninh Miền Bắc, đơn vị Công ty Giai Đức Việt Nam thuê làm bảo vệ công ty.
Tại Công an huyện Chương Mỹ, Minh khai: nhận được điện thoại của bà Đinh Thị Ái, Trưởng phòng Tổ chức hành chính công ty yêu cầu bằng mọi giá phải đưa chiếc xe ô tô chở rác bị công nhân chặn ở cổng vào trong công ty, Minh đã đuổi lái xe xuống và tự mình điều khiển xe tông vào số công nhân trên.
Hà An
-Cần nghiêm trị lái xe đâm chết công nhân đình công cand.com
Khi được giao nhiêm vụ đưa chiếc xe chở hàng phế liệu vào công ty dù chưa có bằng lái, Minh kéo lái xe xuống tự mình cầm vô lăng tăng ga lao thẳng xe vào những người công nhân đang tập trung đình công trước cửa công ty khiến 6 người bị thương nặng ...
Bắt tạm giam 3 tháng bảo vệ lái xe ô tô đâm công nhânHà Nội Mới
Bắt tạm giam người lao xe đâm công nhân đình côngVTC
Khởi tố, tạm giam kẻ lao xe vào công nhân24 giờ
An ninh thủ đô -Dân Trí -VNExpress
- ‘Bảo vệ cũng đi làm công, sao lại lái xe đâm chúng em’ (VNE).-- Khởi tố, bắt tạm giam bảo vệ lái xe “hung thần” tông công nhân - Bàng hoàng lời kể của nạn nhân vụ bảo vệ lao thẳng ô tô vào người (Dân trí) – Phút kinh hoàng của bà bầu bị xe tải cố ý đâm - Lao xe vào công nhân: Chỉ đạo từ trong?- Cảnh khốn khổ của nữ công nhân bị xe cán(VNN) -Gia cảnh khốn cùng của nữ công nhân bị xe “hung thần” tông chết
(Dân trí) - Về làm dâu, chị Liễu trở thành trụ cột của gia đình khi mà chồng bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Cái chết bi thảm bất ngờ ập xuống khiến gia đình nhỏ mất đi chỗ dựa. Đám tang của chị Nguyễn Thị Liễu, nạn nhân trong vụ bảo vệ lao ô tô ...
Thảm thương gia cảnh nữ công nhân bị cán chếtThể thao văn hóa
Đắng lòng người ở lạicand.com
Vụ lao xe đâm công nhân: Nước mắt mẹ già, con thơVTC
Lao động -VietNamNet -Tuổi Trẻ
- Khởi tố bảo vệ lao xe vào công nhân gây chết người (VOV)- Mặc dù không có bằng lái xe, nhưng Lê Tuấn Minh vẫn tự ý điều khiển ô tô lao thẳng vào đám đông công nhân
-Phút kinh hoàng của bà bầu bị xe tải cố ý đâm
-Kẻ lao xe tải vào công nhân đình công nói gì?
Nhân viên bảo vệ dùng xe tải cán đám đông công nhân Thanh Niên
Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang điều tra vụ một nhân viên bảo vệ lái xe tải đâm thẳng vào những công nhân đang tập hợp để yêu cầu cải thiện bữa ăn, làm một phụ nữ thiệt mạng, 6 người khác bị thương. Lúc 7 giờ 30 phút sáng qua, hàng trăm công nhân ...
Tạm giữ bảo vệ lao ô tô vào công nhân đình côngDân Trí
Lái xe đâm chết nữ công nhân bị dẫn giải về trụ sở công anHà Nội Mới
Tạm giữ bảo vệ lái xe đâm chết công nhân24 giờ
- Cảnh đời rơi nước mắt của nữ công nhân bị xe cán chết
Dân
Việt – Nửa chiếc bánh mì cho bữa sáng, một nửa dành bữa trưa; lương ba
cọc ba đồng nuôi hai con nhỏ, đỡ đần đứa em ra ngẩn vào ngơ. Thế mà số
mệnh cũng không buông tha cho nữ công nhân nghèo khó…
Đời mong manh như lá liễu
Từ công ty Giai Đức, nơi tay bảo vệ mất nhân tính đạp ga, lao thẳng ô
tô vào đám đông công nhân đang tụ tập dòi tăng lương, tăng tiền ăn ca,
chúng tôi theo chiếc xe tang đưa thi hài chị Nguyễn Thị Liễu về quê nhà
ở thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội.
Không cầm nổi nước mắt trước gia cảnh nữ công nhân xấu số
|
Trời mưa tầm tã nhưng hàng chục công nhân vẫn bám chiếc xe tang trên
chặng đường dài hơn 10 km đưa chị về nhà. Những tiếc khóc tức nghẹn,
những giọt nước mắt lăn dài từ những con mắt đỏ hoe của những cô công
nhân trẻ. Một vài người thắt trên đầu vành khăn trắng dù chẳng phải anh
em ruột thịt.
Anh Sơn, người làm cùng với chị Liễu nói, chị Liễu vào công ty Gia Đức
được 4 tháng nhưng ai cũng yêu quý vì chị hiền lành, chăm chỉ, hay
chuyện trò với mọi người. Vậy mà đời chị lại sao mong manh, yếu ớt như
chính cái tên của chị như thế. Anh chị em công nhân sững người khi
chứng kiến giây phút chiếc xe cán qua người, kéo chị đi ngay trong tầm
tay với.
Xe tang về đầu thôn Tiến Tiên; ở đó, họ hàng, chòm xóm đợi chị trong
tiếng khóc vỡ òa. Cụ Niễu là bà nội của Liễu khóc nấc: “Cháu tôi xinh
đẹp, hiền hậu sao lại ra nông nỗi này. Tôi bảo nó, nhà khó khăn nhưng
cứ ở nhà làm ruộng với bà thế mà nó cứ đòi đi để kiếm tiền nuôi con,
nuôi em cho bằng được”.
Thân gái gánh nặng hai vai
Liễu sinh năm 1985, lấy chồng làm dâu, ở với bố mẹ chồng 7, 8 năm nay.
Nhưng bố chồng nhiễm chất độc da cam đã mất; em gái chồng bị cũng chịu
di chứng của chất độc, nửa tỉnh, nửa mê. Hai vợ chồng có hai mụn con,
đứa 8 tuổi và đứa 5 tuổi, cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên
thiếu thốn đủ đường. Bởi thế, nghe mấy chị em trong thôn rủ đi làm
công nhân, Liễu không nề hà vất vả đi ngay để kiếm đồng lương, gánh vác
việc nhà.
Thắp nén hương tiễn đưa Liễu về nơi an nghỉ cuối cùng
|
Chị Hiên, hàng xóm, cũng là công nhân cùng tổ với Liễu kể: “Liễu xinh
đẹp và khéo léo lắm. Sáng nó mua cái bánh mì không, ăn một nửa, mời "cô
ơi! cô ăn một nửa". Nhưng tôi nỡ nào ăn của nó, vì tôi biết nó thường
để dành để ăn thêm bữa trưa vì cơm công nhân chẳng có gì, có miếng thịt
thì mỡ lắm, nó không ăn được”.
Chị Hiên nói, trước và sau khi đi làm ở công ty, Liễu lo liệu việc nhà
đâu vào đấy. Sáng khi tai nạn xảy ra, Liễu còn tuốt hết đống lúa vừa
mới gặt rồi mới đến công ty và cũng chẳng kịp ăn nửa cái bánh mì như
mọi ngày.
Hai đứa con của Liễu sớm thành mồ côi mẹ
|
Ban lễ tang tuyên bố bắt đầu nghi lễ dâng hương, cả cái rạp nhỏ dựng
vội như vỡ òa. Hầu như chẳng ai cầm nổi nước mắt khi cầm nén hương thắp
cho người quá cố rồi bước chân ra là hai đứa nhỏ côi cút ôm nhau. Mặt
chúng cứ lơ ngơ như chưa biết mẹ sẽ không bao giờ về nữa để dạy dỗ, để
mua cho chúng đồng quà, tấm bánh.
Sỹ Lực
- Đòi tăng lương, bị đâm chết (VNN). – Vụ lao xe vào công nhân: Có chỉ đạo đưa xe vào trong? (VTC). –
Đích thân tổ trưởng tổ bảo vệ là Lê Tuấn Minh leo lên xe, tăng ga và lao thẳng chiếc xe về phía các CN đang ngồi bên ngoài...
Theo một số nhân chứng, khi xe tải 1,5 tấn đi vào công ty để vận chuyển
vật liệu, thấy công nhân đứng chắn cổng, bảo vệ Lê Tuấn Minh đã không
nhắc nhở mà gọi tài xế xuống rồi nhảy lên ca bin, lái xe tông thẳng vào
nhóm người.
"Xe lao thẳng vào công nhân, đè lên 2 người khiến máu chảy đầm đìa",
công nhân Hoàng Thị Thông mắt đỏ hoe, khuôn mặt còn chưa hết bàng
hoàng, kể lại sự việc.
Do bị bánh xe đè lên cổ, chị Nguyễn Thị Liễu, công nhân bộ phận lắp ráp
của công ty, quê xã Tân Tiến (Chương Mỹ), đã tử vong trên đường đi cấp
cứu. 6 nữ công nhân, trong đó một người đang mang thai tháng thứ bảy,
bị thương, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chương Mỹ.
Nhiều công nhân bàng hoàng khi chứng kiến sự việc. Ảnh: Bá Đô. |
Sự việc khiến công nhân đang tập trung tại cổng công ty bức xúc, kéo
bảo vệ xuống đánh trọng thương. Khi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà
Đông cấp cứu, bảo vệ Lê Tuấn Minh đã bỏ trốn.
Tại hiện trường, giày, dép, mũ, áo của nạn nhân rơi khắp nơi cả trong
và ngoài cổng công ty. Xe tải 1,5 tấn chở vật liệu do bảo vệ lái nằm
cách nơi xảy ra sự việc vài chục mét.
Ngay sau vụ việc, bà Nguyễn Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Giai
Đức, đã có mặt tại hiện trường, trao đổi với công nhân và đọc thông báo
quyết định tăng lương cơ bản, tăng các khoản phụ cấp.
Tuy nhiên, phần lớn công nhân có mặt đã không thỏa mãn với quyết định
trên và yêu cầu phía công ty trong thời gian tới phải giải quyết thỏa
đáng các chế độ, chính sách cơ bản. Trưa cùng ngày, nhận được tin Lê
Tuấn Minh (36 tuổi), tổ trưởng tổ bảo vệ Công ty Giai Đức đang trốn tại
nhà người quen ở xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), công an huyện Chương Mỹ
đã cử cán bộ đến vận động Minh ra đầu thú.
Bước đầu Minh khai do nhận được điện thoại của trưởng phòng tổ chức
hành chính Công ty Giai Đức đề nghị bằng mọi giá phải đưa ôtô vào trong
công ty, nên Minh đã đuổi lái xe xuống, tự mình điều khiển xe tông vào
số công nhân trên (Minh không có bằng lái xe).
Lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ đến thăm hỏi, động viên những công nhân
đang nằm viện, đồng thời chia buồn với gia đình nạn nhân xấu số.
Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam nằm trong khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) với 100% vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất các linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. |
Bá Đô
- Đâm xe tải vào cuộc đình công, 1 người chết, 6 bị thương
TTO - Sáng 23-6, hàng trăm công nhân công ty TNHH Vật liệu đặc biệt
Giai Đức (trụ sở tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tổ chức đình công, tụ tập
trước cổng công ty.
Trong khi số công nhân này đang chờ lãnh đạo công ty đến làm việc, đưa
yêu cầu thì một bảo vệ công ty lái chiếc xe tải đâm thẳng vào các công
nhân khiến một công nhân chết, 6 người bị thương.
Theo lời kể của các công nhân, 7g30 họ bắt đầu có mặt tại cổng nhà máy,
tổ chức đình công nhưng đến khoảng 8g vẫn chưa có lãnh đạo nào của
công ty đứng ra giải quyết. Cùng thời điểm này, một xe ô tô chở sắt vụn
đi đến khu vực cổng nhà máy nhưng không vào được, phải đỗ ngoài cổng.
Sau đó, một bảo vệ của công ty tên Minh ra bảo lái xe mở cửa và nhảy
lên điều khiển xe ô tô. Khi bảo vệ này cầm lái, chiếc xe đâm thẳng vào
nhóm công nhân đang đứng phía ngoài cổng khiến hàng chục công nhân bị
đâm dúi dụi, ngã đè lên nhau, có người bị kéo lê trên chục mét.
Trong lúc hỗn loạn, ông Minh đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Vụ đâm này
khiến 7 nạn nhân, đều là nữ, trong đó có hai người đang mang thai bị
thương nặng. Các nạn nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện
huyện Chương Mỹ. Trong đó, nạn nhân Nguyễn Thị Liễu (trú tại xã Tân
Tiến, huyện Chương Mỹ) bị đa chấn thương rất nặng được chuyển lên Bệnh
viện Đa khoa Hà Đông cấp cứu nhưng đã tử vong.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, cơ quan công an đã đến hiện trường để điều
tra sự việc. Trong khi đó, lãnh đạo huyện Chương Mỹ và các cơ quan
liên quan đã làm việc với công ty để giải quyết vụ việc.
Ngoài nạn nhân Nguyễn Thị Liễu đã tử vong còn 6 công nhân khác bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ gồm:
1. Nguyễn Thu Huệ (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) mang bầu 7 tháng bị gãy xương bả vai.
2. Nguyễn Thị Loan (Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) 3. Nguyễn Thị Hương bị gãy chân. 4. Nguyễn Thị Nguyệt (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) 5. Nguyễn Thị Thúy (tỉnh Hòa Bình) 6. Nguyễn Thị Lan (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị gẫy xương đùi, dập xương gót. |
M.QUANG
-Hà Nội: Húc ô tô vào công nhân đình công, hàng chục người nguy kịch
(GDVN) – Vụ việc nghiêm trọng xảy ra vào sáng nay tại cổng Công ty
TNHH Vật Liệu đặc biệt Giai Đức (trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội). Thông
tin mới nhất phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam điện thoại từ hiện trường
cho biết, gần chục người đang cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng
nguy kịch, trong số đó có 2 phụ nữ đang mang bầu.
Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, một nữ công nhân làm việc tại công
ty này cho biết, khoảng 7h50 sáng nay, 23/6, người này thấy hàng trăm
công nhân đứng ở bên ngoài. “Tôi thấy họ kêu gọi đòi tiền ăn và xăng
xe ở ngoài cổng. Lúc đó, có một xe ô tô chở sắt vụn mang BKS 30V 6961
đi đến nhưng không vào được công ty do công nhân ở phía ngoài”.
--
--
Ảnh ghi nhận tại hiện trường |
Cũng theo nữ công nhân này, ít phút sau, ông M, một bảo vệ của công ty
đi ra bảo lái xe mở cửa xe ra rồi nhảy lên xe cầm lái. Sau đó chiếc xe
lao thẳng vào đám công nhân.
Vụ việc xảy ra quá bất ngờ khiến hàng chục công nhân nằm ngã đè lên
nhau. Trong số này, một người bị kéo lê từ ngoài cổng vào công ty 15
mét.
Gần chục người khác được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chúc Sơn. Trong số đó có 2 phụ nữ đang mang bầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét