Chính Trị – Xã hội
Xã hội đen hành hung tín đồ PGHH
(RFA) -Hôm nay (17/3/12) là thời điểm kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ
của Phật Giáo Hòa Hảo thọ nạn tại Đốc Vàng Hạ, vùng Đồng Tháp cách nay
65 năm. —Hàng trăm công an ngăn chặn tín đồ PGHH về dự ngày Đại Lễ (RFA)
Việt Nam – Campuchia điều chỉnh một số khu vực biên giới trên bộ (RFA) —Hy vọng cho trẻ em sống ở bãi rác Kiên Giang (RFA)Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng? (Lê diễn Đức -RFA) -Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc phòng của cường quốc này. Tuy nhiên, nếu không phải là cố ý với ẩn ý nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ Gíao dục và Đào tạo Việt Nam trong tình hình hiện nay là ngu xuẩn. —Con đường 30 năm… 30 năm… (Nguyễn hữu Vinh -RFA) —-Gặp Tổng thống Obama (Nguyễn Hữu Vinh -RFA/truyện ngắn) -Đêm xuân Hà Nội, trời mưa phùn, gió lạnh, nằm trong chăn quấn chặt. Bịt tai lại để ngủ thật ngon, tránh sự ồn ào phía ngoài vang tới vì trong ngõ đang có đám cãi nhau dữ dội. Giấc ngủ cứ dần đến rồi thiếp đi lúc nào chẳng rõ.
Bác sĩ trẻ gốc Việt được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố Vấn Tổng thống Mỹ (VOA) – TS-BS Nguyễn Thanh Tùng được đích thân Tổng thống Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn Tổng thống chuyên trách các vấn đề về người Mỹ gốc Á==>>
Việt Nam đề mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% vào năm 2020 (VOA) —TQ nhắc lại ‘cùng khai thác Trường Sa’ (BBC) —-Cựu binh Trường Sa họp mặt (BBC) -Trung sỹ Nguyễn Văn Thống từ tàu HQ 505 nói đồng đội dự kiến gặp mặt vào cuối tuần. —Giới thiệu báo chí BBC ở Hà Nội (BBC) —–Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư (RFI) —-Việt Nam lại đòi Trung Quốc ngừng xâm phạm Hoàng Sa (Nguoiviet) —-Biển Đông: 2 Tàu Hải Giám TQ Neo Kế Dàn Khoan VN, Hù Dọa; VN tố TQ khai thác dầu Hoàng Sa, tàu chiến TQ bắn đạn thật ở Hoàng Sa; TQ lặng lẽ dàn quân, phi đạn ở Biển Đông và chung quanh… HANOI/BEIJING (VB) — Tranh chấp Biển Đông lại sôi động hơn, và Hà Nội đã chính thức phản đối Bắc Kinh, theo các bản tin hôm Thứ Năm 15-3-2012. (Vietbao)
Cuộc Vận Động Cho Nhân Quyền: Phát Triển Nội Lực- Ts. Nguyễn Đình Thắng (Vietbao) —-Chiến Tranh Bắt Đầu Từ Trên Không -Trúc Giang (Vietbao) —Tử tế kiểu …cơ chế. (Lê Dũng/Quehuongcualua) —-Nông Dân VN Bị Chính Phủ Xử Ép (Vietbao) —-Khi đồng minh tháo chạy (lần 2) (DĐKT)
1 chiếc siêu xe, 777 năm thu nhập
(Đào Tuấn) -…Nhưng không phải sự sành điệu nào cũng phản ánh văn hoá
hoặc thể hiện “đẳng cấp”. Đẳng cấp nếu có, chỉ có thể là đẳng cấp “trọc
phú”- Chữ dùng của TS Nguyễn Quang A khi trao đổi với báo chí về chuyện
tiêu tiền của một số “đại gia” hôm nay: “Dù có nhiều tiền song hành động
chơi trội của những “đại gia” này chỉ thể hiện một phông văn hóa thấp
xuất phát từ một tâm lý nhược tiểu, tuyệt nhiên không biến họ thành
“sang trọng” hay “có đẳng cấp” như họ mong muốn…BÍ MẬT LỊCH SỬ: TRẬN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG (Phamvietdao) —CHUYỆN VUI LÀNG VĂN NGHỆ-Chuyện thành lập “Nhóm các nhà văn bảo vệ Đảng…” (HXO sưu tầm/Phamvietdao)
Hữu Loan- thi nhân chở đá xây đời- (Tưởng nhớ 2 năm ngày mất Hữu Loan) 1916-2010-(Phan Tất /Phanthehai)
Chuyện dài kỳ thuế – phí bao giờ tới hồi kết? (Dantri) —Bộ trưởng Vinh: Đã có “thuốc” trị tiêu cực xin – cho (Dantri) —-“Sân golf không có lỗi!” (Dân trí) – Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, không thể nhìn sân golf chỉ như một thứ đe dọa, vì nếu bố trí hợp lý thì sân gofl sẽ mang lại nhiều lợi ích. – thì do mấy thằng…có lỗi? —Thu hồi đất lâm trường ít hiệu quả giao cho dân (Dân Việt)
Ứng xử tình lý với dân: Thất hứa, dân bất bình( Danviet) – Bị thu hồi đất trước hạn nhưng không được tính công sức do mình bỏ ra, cả trăm người dân ở Tiền Giang đã khiếu nại khắp nơi. Nhiều người cho tới nay nhất quyết không giao đất. Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm và có 5 người bị bắt vì chống người thi hành công vụ.
Chị Đặng Thị Nhung – vợ bị can Hà Minh Nam phải một nách nuôi 3 đứa con nhỏ…==>
Mấy người này Dân mà “dám” chống người thi hành công vụ??Nhà nước ta vì “nhân dân hy sinh…” đã dẹp tan bọn địa chủ cường hào ác bá,chia ruộng đất cho nhân dân cấy cày,tất tần tật về tay nhân dân,đào tận gốc trốc tận rễ bọn này- Mà Nông Dân là một trong 2 giới “chủ lực” của Đảng tiên phong Cách mạng- Công Nông hiện nay “sướng” hơn nhiều- Hồi thực dân đế quốc Ngụy quyền…nó lột đến cái quần xì líp,chớ nay có ai lột đâu. Vô sản cho nó “oai” chớ.VÔ SẢN MUÔN NĂM
Lời sinh cung của Nhà báo Hoàng Hùng (NLĐO)- Lời sinh cung của Nhà báo Hoàng Hùng đầu tiên được công bố cho thấy có nhiều tình tiết quan trọng ít nhiều liên quan đến việc anh bị đốt. —Vì sao họ giết chồng? (NLĐO)
Kết luận chính thức về “Máy phát điện chạy bằng nước” của TS Khê (NLĐO) – Công trình máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, Phó Giám đốc của Trung tâm R&D, chưa phải là một đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định quản lý khoa học hiện nay và quy chế về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, dự án sản xuất thử —Đau đầu với các “quan” giao thông(NLĐO) -
Viện phí tăng từ 2-6 lần (NLĐ) —-Thủ tướng yêu cầu giải quyết vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Hà Nam (NLĐ) câu này nghe hoài riết rồi quen! —Chờ gì chưa khởi tố? (NLĐ) – Vụ lấp mả- Chờ “Thủ tướng yêu cầu giải quyết vụ lấp mồ mả”.
‘Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì’ (VnEx) -”Nhà tôi có xe 4 chỗ, mỗi tháng chỉ đi vài lần, nhưng tôi vẫn sẵn sàng đóng phí bảo trì. Muốn đi đường tốt thì phải đóng góp, nhà nước không thể bao cấp hết”, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Hà Nội Bùi Danh Liên bày tỏ. Cái này làm tôi nhớ lai hồi 1980s,có mở nhà hàng (có vẻ sang so với lú đó), tôi hỏi một ông qua ” sao lại mở nhà hàng,để phục vụ cho ai?” (Ý tôi là XHCN)- trả lời ” để bóc lột bọn nhà giàu còn sót lai phục vụ cho Nhân dân lao động” !!!? chịu-( sau 2 lần đổi tiền và đánh tư sản còn sót lại)- Mà có vẻ đúng đấy nhỉ,bọn địa chủ tư sản là những ai???ngày hôm nay???
Đau đầu với các “quan” giao thông (NLĐ)
Kinh tế
Nhà nước có “tận thu” thuế? (RFA) —-Mỹ ban hành luật chống trợ giá đối với hàng Việt Nam (VOA)Tôm xuất khẩu của Việt Nam gây quan ngại vì dư lượng hóa chất (VOA) —-Vietinbank muốn vay nửa tỷ USD (BBC) -Một ngân hàng quốc doanh của Việt Nam chào bán trái phiếu tới nửa tỷ đô la. —–WTO : Khó xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì đất hiếm (RFI) —Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ (Dantri)
Văn hóa – Giáo dục
Truyền thống nuôi voi ở Việt Nam và Lào, di sản văn hóa có nguy cơ diệt vong (RFI) —-Hội chợ sách quốc tế Paris lần thứ 32 khai mạc (RFI) —–Pháp: Đạo diễn phim “Điện Biên Phủ” P.Schoendoerffer qua đời (RFI)Trên 2,000 người bị bác kết quả thi tuyển bậc cao học (Nguoiviet) —-Giới thiệu sách ‘Việt Nam Trong Viễn Tượng Dân Chủ Toàn Cầu’ (Nguoiviet) —-Thép Tàu Đổ Bộ VN Với Giá Rẻ, Nhiều Hãng Thép VN Có Cơ Sụp (Vietbao)
Bộ GD yêu cầu kiểm tra lại ngoại ngữ của hàng ngàn học viên cao học (Dân trí) —Chia sẻ của những nữ tiến sỹ Việt từng theo học ở Bỉ (Dân trí) —ĐH Lạc Hồng giải thể 3 trung tâm ngoại ngữ (NLĐ)
Thế giới
Giải thưởng Cư Dân Mạng năm 2012 (RFA) —-Bắc Hàn chuẩn bị phóng vệ tinh (RFA) —-Lễ bắn hỏa tiễn của Bắc Hàn bị lên án (BBC) —-Mỹ – Hàn – Nhật kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình phóng vệ tinh (RFI) —Bắc Triều Tiên sắp phóng vệ tinh (VOA)Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng (RFA) —-Ấn Độ tuyên bố kinh tế đang hồi phục sau cơn suy thoái năm ngoái (VOA) —-Afghanistan: trực thăng NATO rớt, 16 thiệt mạng (RFA) —-Al-Qaida kêu gọi dân chúng Pakistan nổi loạn (VOA) —-Ông Annan kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động đối với Syria (VOA) —-Đối lập Syria kêu gọi nước ngoài « can thiệp quân sự ngay lập tức » (RFI)
Binh sĩ Mỹ bắn thường dân Afghanistan bất mãn vì đồng đội bị thương (VOA) —George Clooney bị bắt bên ngoài đại sứ quán Sudan tại Washington (VOA)
Những nhân vật trong vụ sa thải Bạc Hi Lai (Nguoiviet)
Hố cách biệt giàu nghèo ở Trung Quốc hiện rõ ở Bắc Kinh (VOA) —-Cựu giới chức Australia tố cáo nạn gian lận tràn lan của dân tị nạn Trung Quốc (VOA) —-Ông Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết (BBC) —-Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát (RFI) —-Những mưu toan ngay trong lòng quyền lực Trung Quốc (RFI) —-Các ngân hàng Iran sẽ bị loại khỏi hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất thế giới (VOA)
Đông Timor sôi động trước ngày bầu cử (BBC -hình ảnh) —Indonesia yêu cầu Úc giải thích về kế hoạch hợp tác quân sự với Mỹ (RFI) —-Cảnh sát Cuba giải tán những người chiếm đóng nhà thờ tại La Habana (RFI) —-Ðối lập Cuba chiếm nhà thờ trước ngày Ðức Giáo Hoàng đến thăm (Nguoiviet) —-Các chế độ độc tài Châu Mỹ La Tinh lần lượt bị lôi ra trước công lý (RFI) —-Bỉ: Một phút mặc niệm các nạn nhân vụ tai nạn giao thông thảm khốc (RFI) —-Một tờ báo Miến Điện bị chính phủ dọa kiện ra tòa vì tố cáo tham nhũng (RFI) —Lòng mến mộ bà Aung San Suu Kyi giúp các sản phẩm liên quan bán chạy (RFI)
Một thủ lãnh đối lập Nga bị tù vì biểu tình chống đối (Nguoiviet) —Người Mỹ ngộ độc thực phẩm nhập cảng, nhiều phần từ Á Châu (NV) —-Sri Lanka: Biểu Tình Phản Đối Mỹ (Vietbao) —Triều Tiên thử tên lửa hay phóng vệ tinh? (Dân trí)
CSGT bị hành hung khi bắt người không đội mũ bảo hiểm (NLĐO) – Bị chặn xe vì vi phạm lỗi không đội nón bảo hiểm, một đối tượng liều lĩnh lao vào đấm, đá, giật tung nút áo của 2 CSGT đang thi hành nhiệm vụ. Thấy hông,càng ngày bạo lưc càng được “phổ thông”-Tại sao??? học được đấy chứ!!!!hồi trước sao không có? mà mấy Ông ngâm cứu là “phản kháng cân bằng trạng thái”
Một giám đốc BHXH chết treo cổ tại nhà riêng (Dantri) —Kinh hoàng chồng dùng cưa xăng cưa đứt đùi vợ (Dantri)
Xe container “vắt” ngang đường, xe máy phải… xuống ruộng đi (Dân trí) —Các nhà máy thép hành dân bất kể ngày đêm (DT) –”Khát” tiền, nữ quái 9X đâm người, cướp xe (Danviet) —Đôi nam nữ chết thảm dưới bánh xe ben (NLĐ) —”Ninja” cưỡng hiếp vợ chủ tiệm vàng (NLĐ) —Nhân viên tòa án đi tù vì 800.000 đồng (NLĐ)
“Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì” -Thảo Mai (Danlambao
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn -Boxitvn
Nhà báo V. V. T.
Ngày
14/3/1988 trong một trận hải chiến ác liệt để giữ gìn biển đảo của Tổ
quốc (3 bãi đá ngầm Gạc-ma, Len-đao và Cô-lin) 64 chiến sĩ kiên cường
của chúng ta đã anh dũng hy sinh trước mũi lê và đạn pháo của quân xâm
lược Trung Quốc. Lịch sử đã ghi lại rõ từng chi tiết. Xin trích hai đoạn
ngắn trong Wikipedia:
“6h sáng, Hải quân
Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam.
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân“.[4]…
Hải quân Việt Nam
vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các
chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị
thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ – thuyền trưởng, Trần Đức Thông – lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma”.
Một sự kiện lịch sử đau
thương và anh hùng như thế mà Trung ương Đảng và Chính phủ tuyệt nhiên
không tổ chức kỷ niệm, giữa lúc đang cần động viên tinh thần đánh giặc
cứu nước hơn lúc nào hết! Đã thế khi hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí
Việt với sự ủng hộ của Tư lệnh quân chủng Hải quân dự định tổ chức lễ
vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là
Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ấy, thì cuối cùng nhận được tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!”.
Thượng cấp ấy là ai, phải làm cho rõ! “Thượng
cấp” ra lệnh cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân phải ở cấp nào? Kẻ chủ
trương không kỷ niệm một chiến tích lịch sử của dân tộc phải ở cấp nào?
Nhân dân nhiều người
nhắc đến các Liệt sĩ ngày 14 tháng 3 không cầm được nước mắt, nhóm các
thanh niên “No-U” đã ra tận vùng biển Quảng Ninh nơi giáp danh giữa
Trung Quốc và Việt Nam, thắp lên 64 ngọn nến trên biển để tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã bỏ mình vì biển đảo quê hương…
Còn những người lãnh đạo
tối cao thì… cấm, cấm, cấm! (Hay là câm, câm, câm?). Sợ kẻ thù đến cỡ
đó thì làm sao giữ nước? Với ai đó thì Im lặng này có thể là vàng 16
chữ, chứ với các Liệt sĩ và với Dân tộc thì Im lặng này là sỉ nhục! Một
cựu chiến binh đã nói rất đúng: giữ đảo, giữ biển không nằm ở tàu to súng lớn mà nằm ở lòng người. Tiếc thay lòng dân không thiếu.
Hãy cùng nhau giữ một phút mặc niệm trong lời hô của Liệt sĩ Trần Văn Phương trước khi ngã xuống “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho MÁU của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!
Dòng máu hồng của con em nhân dân Việt Nam mình phải đâu nước lã?
Bauxite Việt Nam
|
Trung Quốc nhắc lại ‘cùng khai thác Trường Sa’ -Boxitvn
Nhà báo Hoàng Hùng từng lo sợ bị trả thù – Boxitvn
Đọc cả bài báo này, rồi
xem thêm các ý kiến bạn đọc nữa, và ta sẽ có một ý niệm về xã hội đen ở
Việt Nam. Cái xã hội đen bắt bỏ tù và hết hạn tù không tha đối với
Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày) vì cái tội trốn thuế vài triệu rất
đáng ngờ; cái xã hội đen cũng định vu cáo anh Đoàn Văn Vươn trốn thuế;
nhưng cũng cái xã hội đen ấy dung túng cho kẻ chặt hết cây trên toàn cõi
Đông Dương chây ì cả trăm tỷ tiền thuế! Chỉ còn những người ngu lắm bây
giờ mới không thức tỉnh.
Bauxite Việt Nam
|
Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam -Boxitvn
Đọc xong bài Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam
(RFI) tôi hối hận vì suýt nữa bỏ qua không đọc. Tuy không viết về một
vụ việc đang sôi động như vụ Đoàn Văn Vươn nhưng bài viết đánh thức tâm
khảm mọi người về một vấn đề rất “nền tảng” của xã hội là vấn đề nông
dân giữa buổi giao thời hỗn tạp. Vấn đề không chỉ liên quan trực tiếp
đến vận mạng của 70% dân số mà liên quan đến bất cứ ai hàng ngày vẫn hai
bữa bưng bát cơm ăn. Những người làm ra hạt gạo cho ta ăn đang phiêu
bạt trong xã hội, đang bị xua đuổi khắp nơi như thế nào, ta có biết
chăng?
GSTS toán học Hoàng Xuân
Phú, nhà văn Tạ Duy Anh, GSTS nông học Võ Tòng Xuân đã cho ta thấy
những nỗi đau tử bề sâu văn hóa, bề sâu tình người… do kết quả của chính
sách ruộng đất không hợp lý, chính sách với nông dân và nông nghiệp
chưa hợp lý. Đặc biệt là tình trạng thành thị hoá làm hỏng nông thôn và nông thôn hoá làm hỏng thành thị, nổi bật trên hết là tình tình trạng CƯỜNG HÀO: “Bộ máy công quyền ở địa phương thực sự rệu rã, thậm chí họ chả làm gì ngoài cái việc xem có cái gì có thể chôm chỉa được của dân thì họ làm”… Có những bất cập có hy vọng sửa, nhưng có những bất cập đòi hỏi phải “cải cách chính trị”
(ông Ôn Gia Bảo vừa phát biểu rằng tình hình Trung Quốc đòi hỏi phải
cải cách chính trị, Việt Nam cũng không khác). Mới hôm qua, Hoàng Kim, nhà báo của nông dân, cũng viết: “Phải
chi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lo cho nông dân Việt Nam bằng một phần
nhỏ bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra lo cho nông dân Thái Lan, thì nông
dân Việt Nam đỡ khổ biết bao!”.
Một người bạn tôi, đọc
bài này thấm thía nạn Cường hào, Địa chủ, Phú ông mới, những thứ mà chủ
nghĩa Cộng sản muốn diệt thì bây giờ đang mọc như nấm gặp mưa, liền đọc
lại bài thơ tôi làm cách đây đã lâu:
TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO
Bốn anh Trí Phú Địa Hào
Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ
Đảng ta thương Trí ngu ngơ
Cho “Công Nông Trí” chung cờ liên minh
Trông lên Liềm-Búa hai hình
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu
Quay sang tìm Phú-Địa-Hào
Thấy 3 bụng phệ đã… vào Đảng ta!
Cũng như nhà văn Tạ Duy
Anh, tôi xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, nhưng rồi được đi học
mãi, bấy lâu nay tôi như quên lãng vấn đề của “giai cấp” mình. BÚA là
công nhân thì đang bị chủ bóc lột thậm tệ, đứng biểu tình còn bị chủ
tông xe cho chết. LIỀM là nông dân thì bị cường hào cướp đất, chống lại
cũng bị cần cẩu quật cho chết tươi.
Đáng mừng là Công Nông bị áp bức hiện đang được các Trí thức lên tiếng
bênh vực rất mạnh mẽ. Thế là ngày nay dù Đảng chưa ra lệnh nhưng
Công-Nông-Trí cũng tự động “chung cờ liên minh” rồi. Nhưng liên minh mới này chẳng có cờ, cũng chẳng lôi Phú-Địa-Hào ra mà “đào tận gốc, trốc tận rễ”, chỉ yêu cầu chống độc quyền và lạm quyền để xây dựng một xã hội “dân chủ-công bằng-văn minh” – dân chủ thật, công bằng thật, văn minh thật.
Thế là chẳng những Nông dân mà tất cả đều Hạnh phúc. Mong vậy thay.
Hà Sĩ Phu
|
Philippines: Tống giam cựu Tổng thống Arroyo bị nghi nhận hối lộ của Trung Quốc
Ta hãy thử đặt
Philippines vào hoàn cảnh nước mình, kể từ việc ký kết nhập công nghệ
mía đường, xi măng lò đứng, nhà máy nhiệt điện, dây chuyền sắt thép… cho
đến công nghệ khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới gần đây nhất, thêm cả
việc bán rừng cho Trung Quốc trong 50 năm… hẳn sẽ không chỉ một mà có
rất rất nhiều Gloria Arroyo phải chấp hành chỉ thị của… Đảng tự kiểm điểm
một cách thật gương mẫu theo đúng 19 điều quy định cũng rất nghiêm của…
Đảng, có tuyên thệ không để cho kẻ thù bên ngoài “tự diễn biến” Đảng
ta, để rồi sau đó thì các quý đồng chí ấy sẽ nhận mỗi người hơn 600 mét
vuông đất cùng với một biệt thự cực kỳ tráng lệ ở Hồ Taal tại Tagaytay
nơi nghỉ mát nổi tiếng của Philippines, ngoài những biệt thự và khu đất
mênh mông có sẵn ở quê hương các quý đồng chí ấy hoặc ở những thành phố
mà trong nhiều năm cống hiến các đồng chí ấy đã ưng ý và dành dụm tiền
để mua được hoặc được “lại quả” chính đáng. Rồi thì các đồng chí sẽ cưới
những ông chồng / bà vợ trẻ vì các phu quân / phu nhân cũ đã không còn
tính đảng nữa. Chưa hết. Để lưu tên tuổi thì các quý đồng chí đó còn
phải dùng phần thì giờ quý báu còn lại tìm thuê người viết hồi ký sao
cho trung thực không thêm bớt về sự nghiệp “do dân vì dân” của mình. Cứ
thế các đồng chí đó… sẽ đi tuốt vào lịch sử trong niềm ngưỡng vọng của
nhân dân, nhất là những người đã từng mất đất mất chỗ ở vì… đóng góp
“một phần ít ỏi” cho sự nghiệp cách mạng.
Ấy thế mà cái nước
Philippines lại đang tâm tống bà Arroyo và chồng bà vào tù. Càng nghĩ
càng thấy Philippines quả là nước bất nhân so với Việt Nam.
Bauxite Việt Nam
|
Tiền Việt Nam trong thời lạm phát
Trần Tiến Dũng/Người Việt
SÀI GÒN -Có một vị Việt kiều lớn tuổi, sau 10 ngày về Sài Gòn. Ông đặt ra một câu hỏi thú vị là: Ðơn vị tiền tệ nhỏ nhất còn có giá trị lưu hành ở Việt Nam hiện nay có mệnh giá bao nhiêu?
Nhân viên ngân hàng Vietcombank đang đếm tiền. Ðồng tiền Việt Nam mất giá liên tục khiến dân chúng không còn lưu hành loại tiền có mệnh giá nhỏ. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)==>
Một câu hỏi mới nghe qua tưởng đơn giản nhưng sự thật là nhiều người, nhất là tầng lớp mới phất đã quên mất những đơn vị tiền tệ có giá trị cơ bản này.
Trước đây giới lao động ở Sài Gòn còn nhìn thấy tờ giấy bạc mệnh giá 200 VNÐ (hai trăm đồng). Khoảng 5 năm trước, chúng tôi có lần chứng kiến một bà già người lớn tuổi tranh cãi với cô nhân viên ở quầy tính tiền của một siêu thị rằng tại sao không thối tiền thừa lại cho bà. Cô gái này phân bua rằng không có tờ tiền hai trăm để thối, chớ không phải cô tham gì của bà hai trăm đồng.
Ðến thời điểm hiện nay tờ giấy bạc 200 VNÐ coi như mất giá hẳn trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Nhưng vì Ngân Hàng Nhà Nước vẫn để lưu hành. Vấn đề đặt ra là nếu ai có có 100 tờ giấy bạc 200 VNÐ cầm trả tiền một tô phở bình dân thì người bán có nhận không? Chúng tôi hỏi một nhà báo, ông này nói: “Ông không khùng thì người lao động cũng không điên, họ nhận thế nào được thứ của nợ đó!” Như vậy là rõ.
Nếu tờ giấy bạc 200 VNÐ không ai nhận xài thì “số phận” tờ giấy bạc 500 VNÐ thì sao? Thỉnh thoảng bản thân tôi đến ăn ở một xe hủ tíu giá rẻ mạt bên rìa cư xá Lữ Gia. Phần ăn của tôi là một tô hủ tíu mì, một chén mì thêm và một ly trà đá.
Tính tới thời điểm hiện nay, tôi dám cá là giá ly trà đá ở đây thuộc loại rẻ nhất Sài Gòn, chỉ 500 VNÐ một ly, chính vì trà đá giá rẻ mà sanh chuyện khó chịu khi tính tiền.
Ông chủ xe hủ tíu nói: “Không có năm trăm thối, ông lấy cục kẹo ngậm đở ghiền nghe.” Tôi bực mình, “ Dân nhậu mà ông cứ thối bằng kẹo hoài vậy cha nội. Không có tờ năm trăm nào ha.” Ông hủ tíu cười trừ, hê, hê! “Nói thiệt chớ ông có trả tôi tôi cũng không lấy, khó xài lắm.” Như vậy, 500 VNÐ tuy còn chút chút giá trị với giới bình dân nhưng tờ giấy bạc 500 VNÐ thì đưa chẳng ai muốn cầm.
Nhưng cũng cần xét lại coi 500 VNÐ lúc này mua được gì. Một ly trà đá ở chỗ bán rẻ nhất, cục kẹo loại dở nhất, cây kim khâu và…
Thú thật chúng tôi dù có cố cũng không biết chỉ với 500 bạc mua được thêm món gì nữa. Vậy thì cầm một tờ 500 VNÐ cho con nít không biết tụi nó có lấy không? Chắc là không, 10 tờ thì may ra.
Nếu cầm cho người ăn xin thì sao? Người ăn xin thiệt thà thì họ sẽ nhận dù trong lòng rất buồn rầu nhưng nếu gặp người ăn xin giả thì coi chừng bị họ cười cho xấu mặt. Giới ăn xin đểu thời nay ở Sài Gòn mở miệng thì chỉ nói: Có “tiền lẻ” cho xin 2,000 VNÐ.
Có người nói đùa rằng, cứ căn cứ theo tính hiệu của giới ăn xin thì sẽ đoán biết giá trị tiền đồng Việt Nam. Thời trước 500 bạc còn có giá thì họ hỏi xin khách 1,000, bây giờ chỉ hỏi xin 2,000. Có người còn “tiên tri” rằng tiền đồng Việt Nam sẽ có tốc độ mất giá khủng hơn khi nghe giới ăn xin trắng trợn hỏi xin 5,000 hoặc 10,000.
Nói đùa như vậy cũng có chút quá đáng nhưng cái gì cũng có cái lý của nó vì đồng tiền có mệnh giá 1,000 VNÐ hiện nay đâu xài được gì nhiều. Một ly trà đá giá phổ biến hiện nay là 2,000 VNÐ, bơm một cái bánh xe gắn máy là 2,000 VNÐ, giá gởi xe máy bèo nhất là 3,000 VNÐ, vài trái ớt vài tép hành lá cũng phải chi ít ra 2,000 VNÐ.
Có một chuyện cũng ngộ ngộ. Ở hẻm chúng tôi ở có một bà cụ làm nghề giao nước đá lẻ cho các quán. Hôm anh nhân viên truyền hình cáp (cable) đến kéo cáp . Xong việc, cụ móc bịch tiền kim loại có mệnh giá từ 500 đến 5,000 để thanh toán hợp đồng. Nhân viên đi bắt cáp truyền hình nhất định không lấy tiền cắc, (người lao động gọi tiền kim loại là tiền cắc hoặc tiền xu) hai bên cứ tranh cãi với nhau suốt.
Bà cụ thì bảo tiền nào cũng là tiền của nhà nước, anh nhân viên thì nói tiền cắc công ty anh không thu. Bà cụ đuối lý khi anh nhân viên chứng minh là công ty có quyền hơn nhà nước đó là quyền cắt cáp nếu bà không chị nộp tiền giấy.
Cuối cùng bà cụ hỏi: “Thế tiền này bây giờ dùng vào việc gì?” Anh nhân viên nói: “Chỉ đồng cắc to nhất (loại 5,000) là còn dùng được.” Bà lại hỏi: “Ðược việc gì?” Anh nhân viên nói: “Bỏ vài đồng vào máy, lấy lon coca uống.” Bà lại nói: “Tiên sư các anh. Muốn chúng nó nuốt trắng trợn hết tiền của bà à.”
Ở thời điểm hiện nay, khi hệ thống tuyên truyền đang hô hào kiềm chế lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô… Gần nhất là chuyện ngân hàng nhà nước hạ lãi suất tiền gởi và tiền vay, phải chăng kinh tế siêu lạm phát của Việt Nam đã qua đỉnh điểm khủng hoảng ?
Thay vì căn cứ vào giá vàng, giá đô la, lãi suất ngân hàng, người lao động Viêt Nam chỉ nhìn vào giá thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhất là tốc độ mất giá của những đồng tiền mệnh giá thấp, từ đó ai cũng hiểu là chẳng có chút bình ổn nào hết, lạm phát vẫn đang hành hạ đời sống họ mỗi ngày.
THƯ NGỎ CỦA CON TRAI CỤ VŨ NGỌC LIỄN GỬI TRUNG ƯƠNG ĐOÀN VÀ CƯ DÂN MẠNG
Vài lời : Đất Bình định (Quê hương tôi) thời xưa với Tây sơn
tam kiệt,Nữ tướng Bùi thị Xuân ,đến Pháp có Mai xuân Thưởng ….thế mà
bây giờ sản sinh ra những thứ người,nhất là loại người chữ nghĩa “bới
móc,chơi nhau…”!!!!! cái chỗ dạy người trở thành “ma mãnh tranh giành ăn
cắp đấu đá” mà “Dạy người”!!!!!Thành phần này là trí thức Xã hội,thúc
đẩy xã hội phát triển ,tiến tới “chân thiện mỹ”,kiểu này có thành “trí
ngủ trí trá”??- Ôi một thời vàng son tươi đẹp tự hào đã lụi tàn!!!!Cụ
VNL còn bị “đem ra chơi” thì chịu chết!!!
Posted on 16.03.2012 by nguyentrongtao
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cùng cộng đồng cư dân Mạng!
Tôi tên: Võ Ngọc Thọ, 62 tuổi
Là con trai của Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn
Hiện ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Ông Vũ ngọc Thọ ==>>>
Vừa qua, trên Báo Tiền Phong (TP), Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 19/2/2012 có đăng bài: “Âm mưu giật giải… nhờ đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm. Bài báo này đã bịa ra những chi tiết không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự Ba tôi là Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Sự việc vu khống như thế nào, chúng tôi đã gửi bài viết đến báo Tiền Phong yêu cầu đăng bài phản hồi để rộng đường dư luận, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ báo TP , đồng thời báo này cũng không đăng bài phản hồi, nên chúng tôi đã nhờ những trang mạng: Phongdiep.net, Nhavantphcm.com.vn, Nguyentrongtao.com. Ngominh.vnweblogs.com, Yume.vn, vanchuongplusvn, vongoctho2.blogspot.com…đăng tải các bài viết: “Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải…”của Hồng Hạnh; “Một bài viết bịa tạc và vu khống trắng trợn” của Lê Hoài Lương; “Sự ngoan cố và bảo thủ khó hiểu của báo Tiền Phong” của Hồng Hạnh;“Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu về chuyện“đạo văn’ và “tác quyền” Đào Tấn Thơ và Từ” của Lê Hoài Lương…
Kính thưa quý vị!
Cách hành xử của báo TP như vậy là không minh bạch, không đường hoàng vi phạm khoản 2, Điều 611 BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Minh Tâm là ai mà điên cuồng làm những điều rồ dại như vậy? Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, Minh Tâm là một phóng viên của tờ báo ở Hà Nội, nhưng người cung cấp thông tin, tài liệu để viết bài là một “bạn văn ở Bình Định”. Còn bạn văn ở Bình Định là ai? Thì chúng ta không lạ gì con người này. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là cần một thái độ văn minh, trung thực của một tờ báo đại diện tiếng nói của Đoàn thanh niên. Thanh niên nên làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Báo Tiền Phong không khiêm tốn ở chỗ, đáng lẽ, khi chúng tôi nhờ một số báo mạng đăng tải vạch rõ sai trái của bài báo mang tính cách vu khống bôi nhọ cá nhân kia, thì báo Tiền Phong phải biết cầu thị tiếp thu. Đằng này ngược lại ngày 11/3/2012, báo TP cho đăng tiếp bài “Về tác quyền Đào Tấn Thơ và Từ” của Nguyễn Văn Lưu với giọng văn “điếm văn học”, tiếp tục lặp lại một cách ác ý điều vu khống của Minh Tâm ở bài trước và ngang nhiên thách thức dư luận.
Báo Tiền Phong không thật thà ở chỗ, tìm cách đối phó cho đăng “Đôi điều nói lại” của Cụ Vũ Ngọc Liễn, và xem như phủi sạch trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Báo Tiền Phong không dũng cảm ở chỗ, biết sai nhưng không nhận khuyết điểm, không đăng tin đính chính sửa sai.
Ngày 13/3/2012, có một người xưng tên là Minh Tâm, tác giả bài báo “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” gọi điện thoại gặp cụ Vũ Ngọc Liễn gần một tiếng đồng hồ ăn năn hối lỗi nói rằng: “Con đang quỳ gối xin lỗi Cụ, vì con không biết nên lỡ viết bài xúc phạm Cụ. Mong Cụ tha lỗi”. Rằng: “Con viết bài ấy nhuận bút chỉ có 400 ngàn, nhưng con phải nhiều đêm thức trắng vì lương tâm cắn rứt” v.v… Rất tiếc, đến giờ Cụ Vũ Ngọc Liễn vẫn chưa biết chính xác người này là thật hay giả. Điều kể trên là có thật – Ba tôi thuật lại như vậy và ông tin lời nói của Minh Tâm là rất chân thành. Tôi không biết việc này có sự nhúng tay của báo Tiền Phong hay không, nhưng rõ ràng có gì đó thật không đường hoàng.
Kính thưa Ban thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh!
Quý vị đã nhận ra cách hành xử bất công vi phạm pháp luật của báo TP chưa? Dưới mục Văn hóa của báo TP lại giật một cái tít vô cùng mất văn hóa: “Âm mưu giật giải…nhờ đạo văn người đã khuất” Ông Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo TP không thể lợi dụng tờ báo Đoàn để làm những việc phi pháp. Nếu ông không nói rõ tác giả Minh Tâm kia là ai? Ai là kẻ đứng đàng sau giật dây âm mưu tiến hành một chiến dịch bôi nhọ Ba tôi, thì chính ông là kẻ vô văn hóa làm xấu hình ảnh tờ báo của Trung ương Đoàn. Qua lá thư ngỏ này, thay mặt gia đình người bị hại, chúng tôi kính mong quý vị làm sáng tỏ mọi việc và đề nghị báo Tiền Phong công khai đăng đính chính, xin lỗi NNC Vũ Ngọc Liễn trên mặt báo TP.
Kính thưa cộng động cư dân mạng!
Trong cuốn “Đào Tấn qua thư tịch” (NXB Sân khấu – 2006), tập thứ 3 trong trọn bộ 3 tập về Danh nhân Đào Tấn, ở trang 1 đầu sách với nét chữ cứng cỏi, ông viết: “Th ơi, ba đeo đuổi công trình này gần trọn một đời, con ạ! (ký tên VNL 28-7-2007). Và đúng là vì yêu quý và khâm phục tài năng của Đào Tấn, Cụ đã theo đuổi công trình gần cả cuộc đời mình (30 năm). Ngược lại, Công trình bộ 3 về Đào Tấn ra đời là niềm tự hào của người dân Bình Định (quê hương Đào Tấn) .Không phải nhẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Thảo nhận xét:“Gọi Vũ Ngọc Liễn là “Nhà Đào Tấn học” không chỉ vì Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đào Tấn, mà chính vì Ông đã chọn Đào Tấn và nghệ thuật Tuồng của Cụ Đào như một nghiệm sinh của mình. Vũ Ngọc Liễn đọc Đào Tấn, học Đào Tấn, nghiên cứu Đào Tấn và cuối cùng Ông chiêm nghiệm Đào Tấn, rồi có thể Ông thiền Đào Tấn, thường khi là với một nụ cười lặng lẽ. Nó mất của Ông cả đời. Và được cho Ông cũng cả đời người”. Viết những điều này có vẻ như “ vạch áo cho người xem lưng”, nhưng với bổn phận làm con, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói lên sự thật. Dù gì, để những đứa “trẻ” nó xúc phạm, làm sao ông Cụ không buồn, nhưng tôi tin là mọi việc sẽ sớm ra ánh sáng, chân lý bao giờ cũng là chân lý …
Vậy mà không biết vô tình (hay cố ý), báo Tiền Phong đã tiếp tay cho kẻ xấu làm một việc trái đạo lý nêu trên.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các trang báo mạng, các Blog cá nhân đã kịp thời đăng tải thông tin cho mọi người biết sự thực, cảm ơn các bạn văn trong cả nước đã chia sẻ, giúp đỡ chúng tôi thời gian qua!
Chúc Trung ương Đoàn sức khỏe, hoàn thành xứng đáng sứ mạng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng!
Chúc cộng đồng cư dân mạng sức khỏe, thành đạt!
VÕ NGỌC THỌ
(TP QUY NHƠN – 16/3/2012)
Những bài mà Ông Thọ nói:
Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất
Bộ GD&ĐT đề nghị dừng cấp bằng cho tiến sỹ bị tố đạo văn
Posted on 16.03.2012 by nguyentrongtao
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ NGỎ
Kính gửi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí MinhCùng cộng đồng cư dân Mạng!
Tôi tên: Võ Ngọc Thọ, 62 tuổi
Là con trai của Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn
Hiện ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Ông Vũ ngọc Thọ ==>>>
Vừa qua, trên Báo Tiền Phong (TP), Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 19/2/2012 có đăng bài: “Âm mưu giật giải… nhờ đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm. Bài báo này đã bịa ra những chi tiết không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự Ba tôi là Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Sự việc vu khống như thế nào, chúng tôi đã gửi bài viết đến báo Tiền Phong yêu cầu đăng bài phản hồi để rộng đường dư luận, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ báo TP , đồng thời báo này cũng không đăng bài phản hồi, nên chúng tôi đã nhờ những trang mạng: Phongdiep.net, Nhavantphcm.com.vn, Nguyentrongtao.com. Ngominh.vnweblogs.com, Yume.vn, vanchuongplusvn, vongoctho2.blogspot.com…đăng tải các bài viết: “Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải…”của Hồng Hạnh; “Một bài viết bịa tạc và vu khống trắng trợn” của Lê Hoài Lương; “Sự ngoan cố và bảo thủ khó hiểu của báo Tiền Phong” của Hồng Hạnh;“Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu về chuyện“đạo văn’ và “tác quyền” Đào Tấn Thơ và Từ” của Lê Hoài Lương…
Kính thưa quý vị!
Cách hành xử của báo TP như vậy là không minh bạch, không đường hoàng vi phạm khoản 2, Điều 611 BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Minh Tâm là ai mà điên cuồng làm những điều rồ dại như vậy? Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, Minh Tâm là một phóng viên của tờ báo ở Hà Nội, nhưng người cung cấp thông tin, tài liệu để viết bài là một “bạn văn ở Bình Định”. Còn bạn văn ở Bình Định là ai? Thì chúng ta không lạ gì con người này. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là cần một thái độ văn minh, trung thực của một tờ báo đại diện tiếng nói của Đoàn thanh niên. Thanh niên nên làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Báo Tiền Phong không khiêm tốn ở chỗ, đáng lẽ, khi chúng tôi nhờ một số báo mạng đăng tải vạch rõ sai trái của bài báo mang tính cách vu khống bôi nhọ cá nhân kia, thì báo Tiền Phong phải biết cầu thị tiếp thu. Đằng này ngược lại ngày 11/3/2012, báo TP cho đăng tiếp bài “Về tác quyền Đào Tấn Thơ và Từ” của Nguyễn Văn Lưu với giọng văn “điếm văn học”, tiếp tục lặp lại một cách ác ý điều vu khống của Minh Tâm ở bài trước và ngang nhiên thách thức dư luận.
Báo Tiền Phong không thật thà ở chỗ, tìm cách đối phó cho đăng “Đôi điều nói lại” của Cụ Vũ Ngọc Liễn, và xem như phủi sạch trách nhiệm về việc làm sai trái của mình.
Báo Tiền Phong không dũng cảm ở chỗ, biết sai nhưng không nhận khuyết điểm, không đăng tin đính chính sửa sai.
Ngày 13/3/2012, có một người xưng tên là Minh Tâm, tác giả bài báo “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” gọi điện thoại gặp cụ Vũ Ngọc Liễn gần một tiếng đồng hồ ăn năn hối lỗi nói rằng: “Con đang quỳ gối xin lỗi Cụ, vì con không biết nên lỡ viết bài xúc phạm Cụ. Mong Cụ tha lỗi”. Rằng: “Con viết bài ấy nhuận bút chỉ có 400 ngàn, nhưng con phải nhiều đêm thức trắng vì lương tâm cắn rứt” v.v… Rất tiếc, đến giờ Cụ Vũ Ngọc Liễn vẫn chưa biết chính xác người này là thật hay giả. Điều kể trên là có thật – Ba tôi thuật lại như vậy và ông tin lời nói của Minh Tâm là rất chân thành. Tôi không biết việc này có sự nhúng tay của báo Tiền Phong hay không, nhưng rõ ràng có gì đó thật không đường hoàng.
Kính thưa Ban thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh!
Quý vị đã nhận ra cách hành xử bất công vi phạm pháp luật của báo TP chưa? Dưới mục Văn hóa của báo TP lại giật một cái tít vô cùng mất văn hóa: “Âm mưu giật giải…nhờ đạo văn người đã khuất” Ông Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo TP không thể lợi dụng tờ báo Đoàn để làm những việc phi pháp. Nếu ông không nói rõ tác giả Minh Tâm kia là ai? Ai là kẻ đứng đàng sau giật dây âm mưu tiến hành một chiến dịch bôi nhọ Ba tôi, thì chính ông là kẻ vô văn hóa làm xấu hình ảnh tờ báo của Trung ương Đoàn. Qua lá thư ngỏ này, thay mặt gia đình người bị hại, chúng tôi kính mong quý vị làm sáng tỏ mọi việc và đề nghị báo Tiền Phong công khai đăng đính chính, xin lỗi NNC Vũ Ngọc Liễn trên mặt báo TP.
Kính thưa cộng động cư dân mạng!
Trong cuốn “Đào Tấn qua thư tịch” (NXB Sân khấu – 2006), tập thứ 3 trong trọn bộ 3 tập về Danh nhân Đào Tấn, ở trang 1 đầu sách với nét chữ cứng cỏi, ông viết: “Th ơi, ba đeo đuổi công trình này gần trọn một đời, con ạ! (ký tên VNL 28-7-2007). Và đúng là vì yêu quý và khâm phục tài năng của Đào Tấn, Cụ đã theo đuổi công trình gần cả cuộc đời mình (30 năm). Ngược lại, Công trình bộ 3 về Đào Tấn ra đời là niềm tự hào của người dân Bình Định (quê hương Đào Tấn) .Không phải nhẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Thảo nhận xét:“Gọi Vũ Ngọc Liễn là “Nhà Đào Tấn học” không chỉ vì Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đào Tấn, mà chính vì Ông đã chọn Đào Tấn và nghệ thuật Tuồng của Cụ Đào như một nghiệm sinh của mình. Vũ Ngọc Liễn đọc Đào Tấn, học Đào Tấn, nghiên cứu Đào Tấn và cuối cùng Ông chiêm nghiệm Đào Tấn, rồi có thể Ông thiền Đào Tấn, thường khi là với một nụ cười lặng lẽ. Nó mất của Ông cả đời. Và được cho Ông cũng cả đời người”. Viết những điều này có vẻ như “ vạch áo cho người xem lưng”, nhưng với bổn phận làm con, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói lên sự thật. Dù gì, để những đứa “trẻ” nó xúc phạm, làm sao ông Cụ không buồn, nhưng tôi tin là mọi việc sẽ sớm ra ánh sáng, chân lý bao giờ cũng là chân lý …
Vậy mà không biết vô tình (hay cố ý), báo Tiền Phong đã tiếp tay cho kẻ xấu làm một việc trái đạo lý nêu trên.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các trang báo mạng, các Blog cá nhân đã kịp thời đăng tải thông tin cho mọi người biết sự thực, cảm ơn các bạn văn trong cả nước đã chia sẻ, giúp đỡ chúng tôi thời gian qua!
Chúc Trung ương Đoàn sức khỏe, hoàn thành xứng đáng sứ mạng là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng!
Chúc cộng đồng cư dân mạng sức khỏe, thành đạt!
VÕ NGỌC THỌ
(TP QUY NHƠN – 16/3/2012)
Những bài mà Ông Thọ nói:
Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất
Bộ GD&ĐT đề nghị dừng cấp bằng cho tiến sỹ bị tố đạo văn
Ý kiến trên TP : Không nên nói đạo văn
Theo tôi, nhóm tác giả trên do bác Vũ Ngọc Liễn chủ biên có thể coi
là tác giả chính. Những người giới thiệu, lời bạt, hiệu đính thì không
thể gọi là tác giả được. Do vậy tác phẩm trên là của Vũ Ngọc Liễn, không
thể gọi “đạo văn”, vì người ta không thể đạo cái mà mình làm ra.
Trung Quốc: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA -2012-03-16
Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng thì hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho mình.
Toàn
cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá trình bỏ phiếu vào ngày cuối cùng
của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.AFP PHOTO / Ed Jones ===>>>
Những động thái chính trị hồi gần đây của Trung Quốc đang dấy lên
những câu hỏi cho quan sát viên quốc tế về hiện tình thật sự của Bắc
Kinh qua các sự kiện chính trị được xem là hiếm hoi trong bối cảnh lịch
sử cận đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc Lâm có thêm chi tiết về
những sự kiện liên tục đang xảy ra này:
Những con rắn nhiều đầu
Trước tiên là một biến cố chính trị có thể nói làm rung động thế giới quyền lực của Bắc Kinh khi tháng trước một cựu viên chức cao cấp nắm vị trí lãnh đạo công an của thành phố Trùng Khánh đã vào tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Thành Đô và ở trong đó nhiều tiếng đồng hồ. Người dân Thành Đô chứng kiến cảnh hàng chục xe cảnh sát dàn hàng ngang trước sứ quán Mỹ để chận bắt nhân vật quan trọng bị tình nghi là có ý đồ xin tỵ nạn chính trị này mặc dù trước đó ông là người được xem là một trong những người có quyền lực nhất thành phố Trùng Khánh.Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng.Nhân vật bị bao vây này là Vương Lập Quân là cánh tay mặt của Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh một thành phố trực thuộc và cai quản bởi Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã thật sự tham gia cuộc chiến tranh chống mafia tại Trùng Khánh và cuộc chiến rất được lòng dân này lại chạm phải nọc của những con rắn nhiều đầu dàn ra khắp đất nước bao la hơn một tỷ dân Trung Quốc.
Trần Bình Nam
Mafia có sự bao che phía sau của các thế lực chính trị để kinh doanh và trấn đoạt rất nhiều lãnh vực trong đó bao gồm bất động sản, một lĩnh vực làm giàu mau chóng vì cưỡng chế đất đai của người dân với danh nghĩa vì nhu cầu công ích nhưng thật ra là chia nhau phần lợi béo bở sau khi bán cho các tập đoàn khai thác.
Bạc Hy Lai nổi tiếng và dân chúng Trùng Khánh xem ông là một người hùng, sẵn sàng cho việc bước chân vào Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, như giới quan sát quốc tế từng tiên đoán vụ Vương Lập Thành và các thế lực bị ông Bạc Hy Lai đánh sập đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc tỏ thái độ: Sáng ngày 15 tháng 3, Tân Hoa Xã thông báo Bộ chính trị đã quyết định thôi chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai. Người lên thay là phó thủ tướng Trương Đức Giang, một nhân vật có tiếng là bảo thủ.
Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai trong lễ bế mạc kỳ họp
Quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 14
tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO / Mark Ralston.=====>>>
Đòn đánh vào Bạc Hy Lai xảy ra một ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trên diễn đàn Quốc hội vào ngày 14 tháng 3. Ông nói nhiều về các vấn nạn mà Trung Quốc đang phải đối phó. Điều ông đặc biệt quan tâm là Trung Quốc sẽ lặp lại cuộc Cách mạng Văn Hóa, cuộc cách mạng đã giết chết hơn hai chục triệu dân Trung Quốc trong thập niên 60-70 nếu Trung Quốc không sớm thay đổi các chính sách về chính trị.
Nhận định về những biến cố chính trị này, ông Trần Bình Nam, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho biết:
“Thủ tướng Ôn Gia Bảo nếu mình theo dõi ông trong suốt thời gian ông làm Thủ tướng thì mình thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng theo hướng cải tổ đó nhưng quá chậm đối với ông cho nên ông phát biểu như vậy.
Tuy nhiên những phát biểu của ông do không còn tại chức lâu dài nên nó có vẻ rất dè dặt. Ngày hôm qua trong buổi nói chuyện trước khi bế mạc Quốc hội do trong năm nay ông phải rời khỏi chức vụ cho nên có lẽ đây là lần cuối cùng ông cần nói rõ những quan điểm của ông và điều này rất quan trọng vì nó cho thấy tại Trung Quốc có rất nhiều người có nhu cầu đòi hỏi cần cải tổ chính trị mạnh mẽ hơn nữa và đồng thời nhân việc xảy ra tại Trùng Khánh và Thành Đô thì ông Ôn Gia Bảo cảnh giác rằng cần quan tâm đến những quan niệm của Mao trạch Đông để thỏa mãn những thành phần mà họ còn muốn thực hiện những ý định đó. Nếu không, có thể có những sự bùng nổ mà không thể kiểm soát được như từng xảy ra trong cuộc cách mạng văn hóa từ năm 1966 cho đến năm 1976.”
Thảm họa bất động sản?
Trong suốt thời gian ông Ôn Gia Bảo làm Thủ tướng thì mình thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.Với hình ảnh của một người sắp ra đi Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm thế giới nhìn thấy hiện tình của Trung Quốc rõ hơn bởi ông là tiếng nói duy nhất trong những vị lãnh đạo của Bắc Kinh dám công khai thừa nhận và lo âu trước các vấn nạn không còn là thử thách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải vượt qua. Ông Ôn Gia Bảo báo động bất động sản của Trung Quốc có thể trở thành thảm họa cho nước này vì sau bao năm phát triển Trung Quốc đã có một thị trường bất động sản ngày càng tỏ ra chông chênh so với giá trị thực của nó. Thủ tướng Ôn Gia Bảo muốn nhắc đến những thế lực đen tối đang lũng đoạn thị trường này tuy không nói thẳng ra ai cũng biết đó chính là hàng chục ngàn đảng viên cao cấp mà ông Bạc Hy Lai đã chiến đấu chống lại tại Trùng Khánh.
Trần Bình Nam
Cũng có nhận định rằng ông Bạc Hy Lai đang theo đuổi tư tưởng Mao Trạch Đông khi muốn trong sạch Đảng Cộng sản bằng những thủ đoạn thanh trừng nội bộ qua chiêu bài tiêu diệt mafia. Ý kiến về việc này ông Trần Bình Nam cho biết:
“Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên điều này thật ra không mới mẻ. Từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu những cuộc cải tổ tại Trung Quốc thì đương nhiên những tư tưởng của Mao Trạch Đông bị dẹp qua một bên nhưng trong nội bộ vẫn có phong trào đó vẫn âm thầm diễn ra từ thời đó đến giờ và có lẽ vụ của ông Bạc Hy Lai đã làm cho sự việc đó nổi bật lên. Đương nhiên Bộ chính trị của Đảng công sản Trung Quốc bây giờ rất lo ngại tư tưởng của Mao Trạch Đông nó xuất hiện trở lại.
Khi dấu hiệu đó quá nặng nề thì họ phải tìm cách dẹp đi. Tôi thấy đó là lý do chính yếu của sự cách chức ông Bạc Hy Lai.”
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trên màn hình trong
thời gian Quốc hội Trung Quốc nhóm họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc
Kinh vào ngày 05 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO. =====>>>
Không dừng lại ở đó, sáng ngày 16 tháng 3, một nhân vật nổi tiếng khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại lên tiếng. Đó là Phó chủ tịch Tập Cận Bình, ông đã mạnh mẽ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay là nơi tập trung của thành phần thối nát, giá áo túi cơm cần phải trong sạch hóa.
Hãng tin Reuters trích dẫn lời lên án mạnh mẽ này và cho rằng nó đang làm cho cả Đảng cộng sản Trung Quốc rúng động. Tuy chưa chính thức nhậm chức nhưng ông Tập Cận Bình đương nhiên được xem là sẽ thay thế vai trò của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào qua các chuẩn bị kỹ lưỡng của Bắc Kinh hồi gần đây. Những lời kết án nặng nề của ông Tập Cận Bình đối với Đảng của ông hứa hẹn một cuộc tẩy rửa trong Đảng một khi ông chính chức nắm quyền lực cao nhất nước.
Bài học cho Việt Nam
Những sự kiện xảy ra tại Trung Quốc khiến người ta liên tưởng tới Việt Nam. Tuy hoàn toàn không giống nhau về con người, đất nước và vị thế địa lý nhưng Việt Nam đã áp dụng hầu như tất cả chính sách của Trung Quốc vào chế độ chính trị của mình. Mỗi một biến động của Trung Quốc đều khiến Hà Nội theo dõi như đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Trước các lời lên án gắt gao đối với hệ thống chính trị Trung Quốc liệu Việt Nam có kinh nghiệm gì cần phải rút ra hầu cải tổ cho chính trên phần đất của mình, đặc biệt là vụ án Đoàn Văn Vươn hiện đang trên bàn phán xét của dư luận toàn quốc?Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết quan điểm của ông trước câu hỏi này, ông nói:
Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân vì nếu bức xúc quá mức thì có thể gây mất ổn định chính trị.“Từ trước đến nay tôi không muốn Việt Nam theo Trung Quốc. Trung Quốc làm gì thì Việt Nam theo cái đấy từ trước tới nay. Tôi chỉ muốn Việt Nam làm gì thì chủ động trên tinh thần chủ động của mình thôi. Nhưng đối với tình hình Việt Nam hiện nay tôi đã từng nói rồi nó không có dân chủ và có nhiều quan chức người ta áp bức dân lắm. Cái vụ Tiên Lãng vừa rồi là một trong hàng nghìn vụ như thế nhưng người ta vẫn im lặng, chỉ tới khi vụ ông Đoàn Văn Vươn thì nó là một cái biểu hiện tức nước vỡ bờ. Tôi cũng muốn Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân vì nếu bức xúc quá mức thì có thể gây mất ổn định chính trị.”
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyên đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh đưa ra vụ Thái Bình làm điển hình cho mối lo của ông, theo ông thì Thái Bình sẽ lập lại nếu nhà nước khôngthay đổi chính sách đối với đất đai và nhất là thái độ cường hào ác bá của cán bộ:
“Trước đây có vụ Thái Bình. Nếu không cải cách không mở rộng dân chủ không có thay đổi thái độ đối với dân và trân trọng cái quyền của dân, không lo đời sống của dân thì đến một lúc tôi cho rằng sẽ có nhiều Thái Bình như trước đây và đấy là điều đáng lo. Tôi cũng muốn nhà nước ta phải có những cải cách nếu không thì dễ sinh bùng nổ rất nguy hiểm.”
Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng thì hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho mình. Vụ Ô Khảm của Trung Quốc và Tiên Lãng của Việt Nam tuy hai nơi hai hoàn cảnh nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau. Trung Quốc may mắn hơn Việt Nam vì chính quyền dám cho phép người dân bầu cử ở cấp xã đề chọn người lãnh đạo cho mình, trong khi Việt Nam vẫn phân vân trước câu hỏi phải chọn ai, giữa đảng viên hay người dân.
Đối với lời lên án đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là phường giá áo túi cơm, thối nát của Phó chủ tịch Tập Cận Bình so với câu nói của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng có quá nhiều những con sâu trong hệ thống Đảng thì câu nói của ông Sang vẫn nhẹ nhàng hơn của lãnh tụ Trung Quốc. Tuy nhiên hình ảnh những con sâu nhung nhúc vẫn không phải là cái gì đẹp đẽ đang hiện diện và phát triển hàng ngày trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quan điểm mới trong hợp tác phát triển của Thụy Điển
chauxuannguyen
16/03/2012Phạm Hồng Sơn dịch
Lời người dịch: Thụy Điển là một dân tộc nhỏ
(hiện chỉ có khoảng 9 triệu dân) và ở một nơi rất lạnh (miền nam Thụy
Điển có nhiệt độ thấp nhất trong mùa hè vào khoảng 12°C-15°C). Nhưng chỉ
hai sự kiện liên quan tới Việt Nam cũng đủ cho thấy Thụy Điển là một
dân tộc nhỏ mà không bé, đất nước rất lạnh mà tình người ấm nồng. Năm
1969, Thụy Điển đã một mình đi ngược lại chính sách phong tỏa, cấm vận
của cả khối tư bản để thiết lập quan hệ và trợ giúp cho Việt nam Dân chủ
Cộng hòa – một quốc gia tận tụy trong khối cộng sản. Nhưng khác với
những người “anh lớn”, Liên-xô, Trung quốc, của Việt nam Dân chủ Cộng
hòa, Thụy Điển chỉ giúp những phương tiện hòa bình (bệnh viện dân sự,
nhà máy giấy,…) và vẫn luôn bên cạnh nhân dân Việt nam ngay cả trong
những đêm đối đầu khốc liệt giữa các dàn tên lửa SAM-II của Liên xô và
máy bay B52 của Mỹ. Thế mà nay, trong hoàn
cảnh thời bình, Thụy Điển lại quyết định đóng cửa Đại sứ quán sau hơn 40
năm hiện diện liên tục tại Hà Nội. Lý do nào đã khiến Thụy Điển có
quyết định này? Liệu đó có phải chỉ là “chuyện nội bộ” của Thụy Điển như
câu trả lời ráo hoảnh của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt nam? Đó
chắc vẫn là câu hỏi còn ngậm ngùi trong lòng nhiều người dân Việt nam.
Hy vọng, bài phát biểu mới đây (07/03/2011) của bà Bộ trưởng Bộ Hợp tác
Phát triển Quốc tế của Thụy Điển tại Trường Kinh tế London, sẽ đem lại
cho người Việt chúng ta hiểu thêm về quyết định đóng cửa Đại sứ quán
Thụy Điển tại Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu tới quí vị:
Thưa Giáo sư Mkandawire, thưa các quí bà, quí ông và các bạn,
Tôi cảm thấy vinh hạnh khi được chia sẻ những suy nghĩ của mình về các vấn đề hợp tác phát triển, nhân quyền và dân chủ trước một cử tọa hết sức uyên bác ngay tại Trường Kinh Tế London nổi tiếng về sự xuất sắc trong học thuật và khắt khe trong nghiên cứu.
Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không thể nào nói về mối quan hệ giữa phát triển, dân chủ và nhân quyền mà lại không nhắc tới các sự kiện đang gây ra những thảo luận tại Brúc-xen – nước láng giềng phương Nam của chúng tôi.
Với cương vị là Bộ trưởng về các vấn đề Hợp tác Phát triển Quốc tế, tôi đã được gặp nhiều nhân vật mà sự khát khao tự do của họ lớn tới mức đã khiến họ dám đứng lên đòi hỏi các giá trị dân chủ, nhân quyền ngay cả trong những thời khắc khó khăn và nguy hiểm cực độ.
Những cuộc nổi dậy của người dân đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi là một chứng thực lớn chưa từng có cho những khát vọng của nhân dân ở những nơi đó. Khát vọng phải được tôn trọng về quyền làm người, về tự do và dân chủ, khát vọng được phát triển, được lớn mạnh hơn nữa.
Các cuộc nổi dậy đó đang nhắc lại cho chúng ta rằng nhân quyền là các quyền có tính phổ quát toàn nhân loại. Tôi không dám giấu các quí vị rằng đôi khi tôi thấy rất khó chịu khi nghe người ta ngụ ý là có sự mâu thuẫn giữa dân chủ và phát triển, hoặc giữa nhân quyền và phát triển. “Nhưng chắc chắn,”, một số người lại sẽ nói với tôi, “nếu bà phải chọn giữa cơm áo cho gia đình và quyền bầu cử thì bà sẽ phải chọn cơm áo thôi.” Lối lập luận như thế dĩ nhiên là hoàn toàn vô lý. Vì không có lý do gì để cho rằng sự sung túc về vật chất và các quyền chính trị buộc phải loại trừ lẫn nhau vì một cớ nào đó. Tất cả những chứng cứ đang hiển hiện đều chỉ cho ta thấy điều ngược lại.
Gunilla Carlsson, Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển
Đó chính xác chỉ là loại lý luận muốn mớm cho chúng ta từ những nhà lãnh đạo chuyên chế – những kẻ đang cố bấu víu quyền lực và đang cầu xin chúng ta trợ giúp dưới danh nghĩa của sự ổn định. “Vâng,”, họ sẽ nói với các nhà tài trợ, “chúng tôi hiện không có dân chủ theo nghĩa như ở phương Tây nhưng xã hội của chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Các ngài phải cho chúng tôi thêm thời gian để phát triển chứ. Đầu tiên, chúng tôi phải cho người dân ăn cái đã.”
Kiểu biện hộ thứ hai cho việc tiếp tục cắt xén các quyền tự do dân sự của người dân là sự ám chỉ việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người chỉ là quan niệm thuần của “phương Tây” thôi, rất không phù hợp với thực tế khó khăn của quốc gia đang bị xem xét.
Một điều thường làm tôi kinh ngạc là một số người ngay ở phương Tây lại tỏ ra sốt sắng chấp nhận cái kiểu lý luận đó. Họ chính là những người sẽ nói với quí vị rằng chúng ta nên cẩn thận khi lên tiếng quá mạnh về vấn đề nhân quyền ở các nước đang phát triển. Cách nhấn mạnh đó sẽ phản tác dụng, chúng ta nên tránh để không bị xem là đang lên lớp cho người khác. Và họ còn thường cho rằng vì quá khứ đô hộ thuộc địa của châu Âu trước đây mà chúng ta không có đủ uy tín để nói đến vấn đề nhân quyền.
Tôi xin nói rõ hơn về điểm này. Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ một nhà hoạt động nhân quyền nào ở châu Phi lại thúc giục tôi nói nhẹ đi về nhân quyền hay nói rằng quyền tự do ngôn luận hay tự do hội họp là các quan niệm của châu Âu, hoàn toàn xa lạ đối với châu Phi.
Như vậy, bổn phận đạo đức rõ ràng của chúng ta hiện nay là phải đứng về phía những người bị bức hại vì quan điểm chính trị. Không thể nào chấp nhận được những lý luận sai trái của các chính quyền đang tống giam những con người dũng cảm chỉ vì họ có những quan điểm chính trị khác biệt.
Bảo vệ, ủng hộ những giá trị châu Âu đúng nghĩa phải có nghĩa là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải những kẻ áp bức.
Các biến động về dân chủ đang làm thay đổi bối cảnh chính trị. Sẽ có người cho rằng đó là biểu hiện của sự chấm dứt ổn định. Thật là một nhầm lẫn ngây thơ. Như thế thì khác nào coi một chế độ phi dân chủ như chế độ của tay Đại tá Gaddafi ở Lybia cũng là thể hiện của sự ổn định tự thân theo một nghĩa nào đó. Những gì mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay là tiến trình hy vọng sẽ mang lại những điều kiện cần cho sự ổn định thực sự – loại ổn định chỉ có thể gắn liền với các xã hội tự do.
Chúng ta có bổn phận phải trợ giúp những người đang mạo hiểm cuộc đời họ vì những giá trị mà chúng ta đang tận hưởng và đối với chúng ta các giá trị đó đã trở thành những điều hết sức bình thường. Vì vậy, những gì đang diễn ra ở Bắc Phi là tiếng kêu cứu mạnh mẽ đòi hỏi các chính phủ, các nhà tài trợ phải phối hợp với nhau và cùng nhau cam kết thực sự cho việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Những gì chúng ta đang thấy hôm nay chỉ là kết quả từ sự quyết đoán của những con người dũng cảm, với sự hỗ trợ rất hạn chế từ bên ngoài hoặc chả được trợ giúp gì cả. Ở Tunisia và Ai cập, người dân đã tự loại bỏ được các chế độ độc tài bằng những cách khá ôn hòa. Thật đáng khâm phục và kính trọng!
Những diễn biến ở Bắc Phi cũng cho chúng ta thấy việc tiếp cận được với các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại và các mạng truyền thông xã hội có thể mở ra cho các công dân những cơ hội gây ảnh hưởng đối với xã hội và đòi hỏi các lãnh đạo phải có trách nhiệm hơn. Chúng ta đã thấy các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTTTT) (2) đang đem lại tiềm năng để hiện đại hóa các nỗ lực phát triển của mình một cách hết sức rõ ràng. Đặc biệt, các công cụ đó cũng có thể dùng để cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền; để tạo ra các nguồn thông tin độc lập; để buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với các công dân của họ; giúp nối kết giữa người dân với nhau, cả ở trong nước lẫn ngoài nước; là một phương tiện để lật tẩy tham nhũng, nhanh chóng và khá an toàn. Đối với tôi, đó là công nghệ của giải phóng, là biểu tượng của một thế giới đang thay đổi theo một chiều hướng không thể đảo ngược.
Số người dùng Internet đã tăng gấp đôi trong khoảng 2005-2010 và vừa vượt qua mốc 2 tỷ người. Tuy nhiên, sự chênh lệch kỹ thuật số giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển còn khá lớn – 71% so với 21% dân số có thể lên mạng. Vì vậy, thăm dò, tìm hiểu và đầu tư vào CNTTTT phải được coi là công cụ cơ bản để gia tăng tính mở và minh bạch cho thế giới. Các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền đang cần các hệ thống không dây, các hệ thống mạng bảo đảm tính trung lập và khả năng có thể truy cập được Internet.
Nhưng, một số quốc gia lại đang hạn chế hay cấm các công dân của họ được tiếp cận với Internet – đây chính là các lỗ hổng của Internet. Ở phần lớn các quốc gia kiểu đó, việc bày tỏ chính kiến qua Internet là một tội hình sự và sự bức hại những người có tư tưởng cải cách qua Internet đang ngày càng gia tăng.
Vì vậy, một trong những thách thức chính của chúng ta hôm nay là phải làm thế nào để có thể đưa các nhà hoạt động dân chủ lên danh sách cần trợ giúp hàng đầu, phải tìm hiểu các cách sử dụng các công cụ sáng chế mới thích ứng với các giai đoạn đầu của quá trình thay đổi và chuyển đổi sang dân chủ.
Tuy nhiên, các tranh luận trong các quốc gia dân chủ hiện nay lại chỉ chú tâm đến các vấn đề có tính vĩ mô về ngoại giao và chính trị. Do đó, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong các chương trình trợ giúp dân chủ ở mức độ vi mô. Lịch sử đang chỉ cho chúng ta thấy rằng phản ứng của quốc tế một cách kịp thời là yếu tố tối quan trọng để giúp thuận lợi nghiêng hẳn sang các nhà cải cách dân chủ.
Vì vậy, để bổ khuyết cho sự trợ giúp dân chủ có tính truyền thống của mình, Chính phủ Thụy Điển đã bắt đầu một dự án có tên là Sáng kiến Đặc biệt cho Dân chủ hóa và Tự do Ngôn luận. Dự án này nhằm tạo ra cơ hội để trợ giúp nhanh hơn các nhà hoạt động nhân quyền và các nhân tố có lợi cho sự chuyển đổi dân chủ bằng những cách thức mới và trực tiếp hơn, nhất là để tận dụng các cơ hội bất ngờ cho sự thay đổi dân chủ.
Cách đây vài tuần tôi đã mời một số nhà nghiên cứu, một số nhà hoạt động trên Internet và một số doanh gia về CNTTTT đến Stockholm để thảo luận về việc làm thế nào để CNTTTT có thể tạo ra được tự do và các cách thức điều chỉnh để các trợ giúp phát triển của chúng ta phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Tôi sẽ còn gặp lại họ vào thứ Năm này để bàn sâu hơn về cách thức triển khai các nỗ lực trợ giúp nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa bằng các công cụ kỹ thuật số và kỹ thuật số hóa mang tính dân chủ sao cho hiệu quả và hiệu suất nhất có thể.
Đối với riêng tôi thì Dân chủ là sự thay đổi. Nhân quyền là Tự do. Tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy sự thay đổi vì tự do trong thế giới này.
Thay đổi vì Tự do cũng là cái tên, vào năm ngoái, được đặt cho chính sách của Thụy Điển đối với dân chủ và nhân quyền trong quá trình hợp tác phát triển quốc tế.
Trong chính sách đó, chúng tôi nhấn mạnh ba vấn đề sau đây: một, tầm quan trọng của trợ giúp đối với dân chủ và nhân quyền để giảm nghèo; hai, sự quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên như điểm khởi đầu cho mọi phát triển kinh tế-xã hội, và ba là sự minh bạch là một công cụ để dân chủ hóa.
Dân chủ hóa và tự do là hai mặt cốt yếu của sự phát triển và phạm trù quyền con người cần phải được gắn liền với mọi nỗ lực hợp tác phát triển của chúng ta. Cùng với nguyên tắc nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng các quyền dân sự và chính trị phải được coi là yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng các hệ thống dân chủ có khả năng vận hành và giảm đói nghèo trên tất cả mọi phương diện.
Nghèo đói không chỉ là tình trạng thiếu thốn các phương tiện vật chất. Đó còn là tình trạng thiếu thốn về quyền lực, cơ hội và an ninh. Đó còn là việc người dân thiếu ảnh hưởng đối với chính cuộc đời của mình. Tôi muốn nhấn mạnh lập trường này như một điểm khởi đầu quan trọng cho những tham vọng của Thụy Điển trong các chương trình hợp tác phát triển quốc tế trong tương lai nói chung và trong các hỗ trợ về dân chủ và nhân quyền, nói riêng.
Khi người dân sống trong nghèo đói mà lại bị từ chối quyền lên tiếng một cách tự do, bị tước bỏ quyền gây ảnh hưởng hay quyền thay đổi điều kiện sống của mình hoặc không được quyết định đối với các vấn đề của cộng đồng, và đất nước mình, đó chính là dấu hiệu của nghèo đói. Vì vậy, có nhiều tự do hơn và dân chủ hơn, đó chính là sự giảm nghèo. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa rằng chống đói nghèo buộc phải tiến hành đồng thời hai vấn đề: đưa đến các nguồn lực vật chất và mang lại các giá trị nhân phẩm, tinh thần cho người dân.
Cách hiểu đa phương diện về đói nghèo này đã được toàn thể Liên hiệp Châu Âu chia sẻ và được ghi rõ trong Chính sách Đồng thuận của Liên hiệp Châu Âu về Phát triển từ năm 2005. Nhưng điều quan trọng nhất là cần phải đảm bảo chắc chắn cho chính sách đó cũng được thể hiện rõ trong các chính sách trợ giúp phát triển của Liên hiệp Châu Âu, hiện nay cũng như tương lai.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các xã hội dân chủ có khả năng tốt nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. Chúng ta đều biết rằng việc bảo vệ nguyên tắc thượng tôn pháp luật, sự bình đẳng trước pháp luật, hay việc giữ gìn các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường như quyền sở hữu, tự do giao dịch, bảo vệ truyền thông tự do và quyền tự do ngôn luận là những điều kiện tạo cho kinh tế tăng trưởng. Mọi người đều phải có quyền được gặp gỡ, hội họp và lập hội một cách tự do, cũng như phải được an toàn và an ninh để thực hiện các quyền đó.
Phát triển dân chủ khi phối hợp với sự phát triển xã hội sẽ là cách phát triển bền vững hơn, trong đó mọi cá nhân, phụ nữ cũng như đàn ông, đều được thụ hưởng.
Bình đẳng giới là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển dân chủ trong dài hạn. Phụ nữ và đàn ông, em gái và em trai phải có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự quyết định cuộc đời mình và tạo ảnh hưởng đối với xã hội.
Xã hội không được gạt bỏ bất cứ một giới nào của con người.
Trợ giúp cho dân chủ và nhân quyền không chỉ là cứu cánh tự thân mà còn là phương tiện để gia tăng tính hiệu quả của trợ giúp và tăng cường sức mạnh cho cuộc chiến chống tham nhũng.
Truyền thông độc lập và tự do, hệ thống chính quyền cởi mở và minh bạch, các thiết chế khả hoạt (3) và một xã hội dân sự đa nguyên là những thành phần sống còn để có được một thể chế dân chủ thực sự. Những thành phần đó cũng là những hòn đá tảng cho sự hợp tác phát triển trong thời hiện đại – sự hợp tác đòi hỏi tính trách nhiệm nghiêm túc.
Tính cởi mở và minh bạch giúp gia tăng cơ hội để các công dân giám sát tiền thuế của mình và năng lực điều hành của chính quyền. Chúng ta đều biết rằng tính chịu trách nhiệm được tăng cường có nghĩa là các bộ máy nhà nước sẽ phải đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi, nguyện vọng của dân chúng. Về lâu dài, để phát triển bền vững và thiết thực, các nền dân chủ phải mang lại sự lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả. Tuy nhiên, các nền dân chủ cũng cần phải thực hiện các hứa hẹn và ban hành các quyết định, đồng thời phải làm cho hệ thống chính trị dân chủ vận hành được. Tôi thấy rất thú vị khi theo dõi sáng kiến gia tăng tính mở của Chính phủ Anh và ngay tại Liên hợp châu Âu, chúng tôi, Andrew Mitchell (4) và tôi, cũng đang cố gắng phấn đấu để đạt được qui chế Minh bạch trong Trợ giúp của Liên hợp châu Âu.
Như quí vị đã thấy, bài nói chuyện của tôi có chủ đề là “Tại sao nhân quyền và dân chủ lại hệ trọng để thoát nghèo?”. Xin quí vị chú ý là bản Báo cáo Phát triển Con người tại vùng Ả-rập năm 2002 đã nhận ra được một cách tiên tri ba lý do chính của tình trạng nghèo khổ ở vùng Trung Đông và Bắc Phi là: một: thiếu dân chủ, hai: giáo dục yếu kém, ba: địa vị lệ thuộc của phụ nữ.
Năm 2004, bản báo cáo cũng nhấn mạnh đặc biệt tới mối liên hệ giữa việc thiếu các quyền tự do và tình trạng kém phát triển. Điều đó cho thấy rõ các vấn đề cho phát triển tại Trung Đông và Bắc Phi nằm ngay trong mối liên hệ giữa dân chủ hóa và phát triển kinh tế.
Cho dù đã có nhiều người được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ không thể có phát triển thực sự nếu nhà nước không đầu tư để người dân được thực hiện các quyền xã hội và kinh tế như giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở và cả các quyền dân sự và chính trị.
Để tạo dựng được dân chủ và phát triển thực sự tại Trung Đông và Bắc Phi, chủ nghĩa đa nguyên phải được thừa nhận trên mọi phương diện, xã hội, chính trị, tôn giáo, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thế hệ trẻ và già, giữa các tầng lớp xã hội và giữa các tư tưởng chính trị khác biệt.
Sau cùng, một bài học quan trọng từ những sự kiện đang diễn ra hiện nay là vai trò của các mạng truyền thông xã hội, của các công nghệ mới về thông tin và truyền thông. Các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, tin nhắn và blog đang tạo được thêm một không gian trao đổi thường xuyên cho các công dân, các nhóm người đông đảo của xã hội.
Các mạng truyền thông xã hội cũng cho thấy xã hội dân sự được hình thành bởi các cá nhân, đồng thời các công nghệ thông tin, truyền thông đang mang đến cho họ các công cụ quan trọng để thực hiện các khát khao dân chủ. Chúng ta cũng thấy mạng truyền thông xã hội đang đem đến sự quả cảm và sức huy động cho cả một lục địa trong cuộc đấu tranh vì dân chủ.
Kinh nghiệm chuyển đổi một cách hòa bình của châu Âu từ độc tài sang dân chủ cũng đang là nguồn cảm hứng cho các cá nhân, các phong trào dân chủ ở các nước độc tài khắp thế giới. Do đó, châu Âu đang gánh vác một trách nhiệm đặc biệt trong việc góp phần xây dựng dân chủ ở những nơi khác dựa theo ánh sáng kinh nghiệm của chúng ta. Cụ thể, chúng ta phải có bổn phận đạo đức để thực hiện trách nhiệm đó bằng lịch sử của chính mình.
Đó là niềm tin chắc chắn của tôi, rằng phương diện chính trị trong sự hợp tác phát triển quốc tế phải được chỉ đạo xuyên suốt bằng bổn phận đạo đức này.
Cách tiếp cận của Thụy Điển không chỉ là theo đuổi một chương trình nghị sự toàn cầu về dân chủ và nhân quyền mà còn phải đảm bảo chắc chắn rằng quan điểm phát triển phải được áp dụng cho các vấn đề đó. Đặt ưu tiên cho dân chủ trong quá trình hợp tác phát triển nghĩa là phải thừa nhận bình diện chính trị của sự hợp tác phát triển.
Xin cảm ơn,
Người dịch: Phạm Hồng Sơn.
Nguồn: http://www.sweden.gov.se/sb/d/3214/a/162547
——————————————————————
Các chú thích là của người dịch
(1) Đầu đề này là của người dịch
(2)Công nghệ thông tin và truyền thông, nguyên ngữ tiếng Anh là Information and communication technology (ICT) thường được dùng như một thuật ngữ mở rộng của IT (Information technology), bao gồm công nghệ thông tin (IT, Information technology) cùng với các phương tiện truyền thông bằng điện thoại, phát thanh và phát hình, tất cả các loại hình nghe – nhìn và truyền tải, và hệ thống mạng dựa trên các chức năng kiểm soát và kiểm tra định lượng.
(3) Nguyên ngữ tiếng Anh là “functioning institutions”: một lần tôi đã dịch là “định chế chức năng”, nhưng sau khi được góp ý và trao đổi cùng ông Mai Thái Lĩnh, tôi sửa lại thành “thiết chế khả hoạt”. Thuật ngữ này (functioning institutions) nhằm nói đến các cơ cấu, tổ chức chính trị hoặc phi chính trị nhưng có khả năng vận hành một cách độc lập và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích đã được công bố chính thức, khác với các cơ cấu, tổ chức chỉ được lập ra có tính hình thức và sự hoạt động của nó lệ thuộc hoàn toàn vào một thế lực nào đó.
(4) Andrew Mitchell là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Chính phủ Anh.
Thưa Giáo sư Mkandawire, thưa các quí bà, quí ông và các bạn,
Tôi cảm thấy vinh hạnh khi được chia sẻ những suy nghĩ của mình về các vấn đề hợp tác phát triển, nhân quyền và dân chủ trước một cử tọa hết sức uyên bác ngay tại Trường Kinh Tế London nổi tiếng về sự xuất sắc trong học thuật và khắt khe trong nghiên cứu.
Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không thể nào nói về mối quan hệ giữa phát triển, dân chủ và nhân quyền mà lại không nhắc tới các sự kiện đang gây ra những thảo luận tại Brúc-xen – nước láng giềng phương Nam của chúng tôi.
Với cương vị là Bộ trưởng về các vấn đề Hợp tác Phát triển Quốc tế, tôi đã được gặp nhiều nhân vật mà sự khát khao tự do của họ lớn tới mức đã khiến họ dám đứng lên đòi hỏi các giá trị dân chủ, nhân quyền ngay cả trong những thời khắc khó khăn và nguy hiểm cực độ.
Những cuộc nổi dậy của người dân đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi là một chứng thực lớn chưa từng có cho những khát vọng của nhân dân ở những nơi đó. Khát vọng phải được tôn trọng về quyền làm người, về tự do và dân chủ, khát vọng được phát triển, được lớn mạnh hơn nữa.
Các cuộc nổi dậy đó đang nhắc lại cho chúng ta rằng nhân quyền là các quyền có tính phổ quát toàn nhân loại. Tôi không dám giấu các quí vị rằng đôi khi tôi thấy rất khó chịu khi nghe người ta ngụ ý là có sự mâu thuẫn giữa dân chủ và phát triển, hoặc giữa nhân quyền và phát triển. “Nhưng chắc chắn,”, một số người lại sẽ nói với tôi, “nếu bà phải chọn giữa cơm áo cho gia đình và quyền bầu cử thì bà sẽ phải chọn cơm áo thôi.” Lối lập luận như thế dĩ nhiên là hoàn toàn vô lý. Vì không có lý do gì để cho rằng sự sung túc về vật chất và các quyền chính trị buộc phải loại trừ lẫn nhau vì một cớ nào đó. Tất cả những chứng cứ đang hiển hiện đều chỉ cho ta thấy điều ngược lại.
Gunilla Carlsson, Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển
Đó chính xác chỉ là loại lý luận muốn mớm cho chúng ta từ những nhà lãnh đạo chuyên chế – những kẻ đang cố bấu víu quyền lực và đang cầu xin chúng ta trợ giúp dưới danh nghĩa của sự ổn định. “Vâng,”, họ sẽ nói với các nhà tài trợ, “chúng tôi hiện không có dân chủ theo nghĩa như ở phương Tây nhưng xã hội của chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Các ngài phải cho chúng tôi thêm thời gian để phát triển chứ. Đầu tiên, chúng tôi phải cho người dân ăn cái đã.”
Kiểu biện hộ thứ hai cho việc tiếp tục cắt xén các quyền tự do dân sự của người dân là sự ám chỉ việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người chỉ là quan niệm thuần của “phương Tây” thôi, rất không phù hợp với thực tế khó khăn của quốc gia đang bị xem xét.
Một điều thường làm tôi kinh ngạc là một số người ngay ở phương Tây lại tỏ ra sốt sắng chấp nhận cái kiểu lý luận đó. Họ chính là những người sẽ nói với quí vị rằng chúng ta nên cẩn thận khi lên tiếng quá mạnh về vấn đề nhân quyền ở các nước đang phát triển. Cách nhấn mạnh đó sẽ phản tác dụng, chúng ta nên tránh để không bị xem là đang lên lớp cho người khác. Và họ còn thường cho rằng vì quá khứ đô hộ thuộc địa của châu Âu trước đây mà chúng ta không có đủ uy tín để nói đến vấn đề nhân quyền.
Tôi xin nói rõ hơn về điểm này. Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ một nhà hoạt động nhân quyền nào ở châu Phi lại thúc giục tôi nói nhẹ đi về nhân quyền hay nói rằng quyền tự do ngôn luận hay tự do hội họp là các quan niệm của châu Âu, hoàn toàn xa lạ đối với châu Phi.
Như vậy, bổn phận đạo đức rõ ràng của chúng ta hiện nay là phải đứng về phía những người bị bức hại vì quan điểm chính trị. Không thể nào chấp nhận được những lý luận sai trái của các chính quyền đang tống giam những con người dũng cảm chỉ vì họ có những quan điểm chính trị khác biệt.
Bảo vệ, ủng hộ những giá trị châu Âu đúng nghĩa phải có nghĩa là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải những kẻ áp bức.
Các biến động về dân chủ đang làm thay đổi bối cảnh chính trị. Sẽ có người cho rằng đó là biểu hiện của sự chấm dứt ổn định. Thật là một nhầm lẫn ngây thơ. Như thế thì khác nào coi một chế độ phi dân chủ như chế độ của tay Đại tá Gaddafi ở Lybia cũng là thể hiện của sự ổn định tự thân theo một nghĩa nào đó. Những gì mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay là tiến trình hy vọng sẽ mang lại những điều kiện cần cho sự ổn định thực sự – loại ổn định chỉ có thể gắn liền với các xã hội tự do.
Chúng ta có bổn phận phải trợ giúp những người đang mạo hiểm cuộc đời họ vì những giá trị mà chúng ta đang tận hưởng và đối với chúng ta các giá trị đó đã trở thành những điều hết sức bình thường. Vì vậy, những gì đang diễn ra ở Bắc Phi là tiếng kêu cứu mạnh mẽ đòi hỏi các chính phủ, các nhà tài trợ phải phối hợp với nhau và cùng nhau cam kết thực sự cho việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Những gì chúng ta đang thấy hôm nay chỉ là kết quả từ sự quyết đoán của những con người dũng cảm, với sự hỗ trợ rất hạn chế từ bên ngoài hoặc chả được trợ giúp gì cả. Ở Tunisia và Ai cập, người dân đã tự loại bỏ được các chế độ độc tài bằng những cách khá ôn hòa. Thật đáng khâm phục và kính trọng!
Những diễn biến ở Bắc Phi cũng cho chúng ta thấy việc tiếp cận được với các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại và các mạng truyền thông xã hội có thể mở ra cho các công dân những cơ hội gây ảnh hưởng đối với xã hội và đòi hỏi các lãnh đạo phải có trách nhiệm hơn. Chúng ta đã thấy các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTTTT) (2) đang đem lại tiềm năng để hiện đại hóa các nỗ lực phát triển của mình một cách hết sức rõ ràng. Đặc biệt, các công cụ đó cũng có thể dùng để cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền; để tạo ra các nguồn thông tin độc lập; để buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với các công dân của họ; giúp nối kết giữa người dân với nhau, cả ở trong nước lẫn ngoài nước; là một phương tiện để lật tẩy tham nhũng, nhanh chóng và khá an toàn. Đối với tôi, đó là công nghệ của giải phóng, là biểu tượng của một thế giới đang thay đổi theo một chiều hướng không thể đảo ngược.
Số người dùng Internet đã tăng gấp đôi trong khoảng 2005-2010 và vừa vượt qua mốc 2 tỷ người. Tuy nhiên, sự chênh lệch kỹ thuật số giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển còn khá lớn – 71% so với 21% dân số có thể lên mạng. Vì vậy, thăm dò, tìm hiểu và đầu tư vào CNTTTT phải được coi là công cụ cơ bản để gia tăng tính mở và minh bạch cho thế giới. Các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền đang cần các hệ thống không dây, các hệ thống mạng bảo đảm tính trung lập và khả năng có thể truy cập được Internet.
Nhưng, một số quốc gia lại đang hạn chế hay cấm các công dân của họ được tiếp cận với Internet – đây chính là các lỗ hổng của Internet. Ở phần lớn các quốc gia kiểu đó, việc bày tỏ chính kiến qua Internet là một tội hình sự và sự bức hại những người có tư tưởng cải cách qua Internet đang ngày càng gia tăng.
Vì vậy, một trong những thách thức chính của chúng ta hôm nay là phải làm thế nào để có thể đưa các nhà hoạt động dân chủ lên danh sách cần trợ giúp hàng đầu, phải tìm hiểu các cách sử dụng các công cụ sáng chế mới thích ứng với các giai đoạn đầu của quá trình thay đổi và chuyển đổi sang dân chủ.
Tuy nhiên, các tranh luận trong các quốc gia dân chủ hiện nay lại chỉ chú tâm đến các vấn đề có tính vĩ mô về ngoại giao và chính trị. Do đó, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong các chương trình trợ giúp dân chủ ở mức độ vi mô. Lịch sử đang chỉ cho chúng ta thấy rằng phản ứng của quốc tế một cách kịp thời là yếu tố tối quan trọng để giúp thuận lợi nghiêng hẳn sang các nhà cải cách dân chủ.
Vì vậy, để bổ khuyết cho sự trợ giúp dân chủ có tính truyền thống của mình, Chính phủ Thụy Điển đã bắt đầu một dự án có tên là Sáng kiến Đặc biệt cho Dân chủ hóa và Tự do Ngôn luận. Dự án này nhằm tạo ra cơ hội để trợ giúp nhanh hơn các nhà hoạt động nhân quyền và các nhân tố có lợi cho sự chuyển đổi dân chủ bằng những cách thức mới và trực tiếp hơn, nhất là để tận dụng các cơ hội bất ngờ cho sự thay đổi dân chủ.
Cách đây vài tuần tôi đã mời một số nhà nghiên cứu, một số nhà hoạt động trên Internet và một số doanh gia về CNTTTT đến Stockholm để thảo luận về việc làm thế nào để CNTTTT có thể tạo ra được tự do và các cách thức điều chỉnh để các trợ giúp phát triển của chúng ta phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Tôi sẽ còn gặp lại họ vào thứ Năm này để bàn sâu hơn về cách thức triển khai các nỗ lực trợ giúp nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa bằng các công cụ kỹ thuật số và kỹ thuật số hóa mang tính dân chủ sao cho hiệu quả và hiệu suất nhất có thể.
Đối với riêng tôi thì Dân chủ là sự thay đổi. Nhân quyền là Tự do. Tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy sự thay đổi vì tự do trong thế giới này.
Thay đổi vì Tự do cũng là cái tên, vào năm ngoái, được đặt cho chính sách của Thụy Điển đối với dân chủ và nhân quyền trong quá trình hợp tác phát triển quốc tế.
Trong chính sách đó, chúng tôi nhấn mạnh ba vấn đề sau đây: một, tầm quan trọng của trợ giúp đối với dân chủ và nhân quyền để giảm nghèo; hai, sự quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên như điểm khởi đầu cho mọi phát triển kinh tế-xã hội, và ba là sự minh bạch là một công cụ để dân chủ hóa.
Dân chủ hóa và tự do là hai mặt cốt yếu của sự phát triển và phạm trù quyền con người cần phải được gắn liền với mọi nỗ lực hợp tác phát triển của chúng ta. Cùng với nguyên tắc nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng các quyền dân sự và chính trị phải được coi là yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng các hệ thống dân chủ có khả năng vận hành và giảm đói nghèo trên tất cả mọi phương diện.
Nghèo đói không chỉ là tình trạng thiếu thốn các phương tiện vật chất. Đó còn là tình trạng thiếu thốn về quyền lực, cơ hội và an ninh. Đó còn là việc người dân thiếu ảnh hưởng đối với chính cuộc đời của mình. Tôi muốn nhấn mạnh lập trường này như một điểm khởi đầu quan trọng cho những tham vọng của Thụy Điển trong các chương trình hợp tác phát triển quốc tế trong tương lai nói chung và trong các hỗ trợ về dân chủ và nhân quyền, nói riêng.
Khi người dân sống trong nghèo đói mà lại bị từ chối quyền lên tiếng một cách tự do, bị tước bỏ quyền gây ảnh hưởng hay quyền thay đổi điều kiện sống của mình hoặc không được quyết định đối với các vấn đề của cộng đồng, và đất nước mình, đó chính là dấu hiệu của nghèo đói. Vì vậy, có nhiều tự do hơn và dân chủ hơn, đó chính là sự giảm nghèo. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa rằng chống đói nghèo buộc phải tiến hành đồng thời hai vấn đề: đưa đến các nguồn lực vật chất và mang lại các giá trị nhân phẩm, tinh thần cho người dân.
Cách hiểu đa phương diện về đói nghèo này đã được toàn thể Liên hiệp Châu Âu chia sẻ và được ghi rõ trong Chính sách Đồng thuận của Liên hiệp Châu Âu về Phát triển từ năm 2005. Nhưng điều quan trọng nhất là cần phải đảm bảo chắc chắn cho chính sách đó cũng được thể hiện rõ trong các chính sách trợ giúp phát triển của Liên hiệp Châu Âu, hiện nay cũng như tương lai.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các xã hội dân chủ có khả năng tốt nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. Chúng ta đều biết rằng việc bảo vệ nguyên tắc thượng tôn pháp luật, sự bình đẳng trước pháp luật, hay việc giữ gìn các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường như quyền sở hữu, tự do giao dịch, bảo vệ truyền thông tự do và quyền tự do ngôn luận là những điều kiện tạo cho kinh tế tăng trưởng. Mọi người đều phải có quyền được gặp gỡ, hội họp và lập hội một cách tự do, cũng như phải được an toàn và an ninh để thực hiện các quyền đó.
Phát triển dân chủ khi phối hợp với sự phát triển xã hội sẽ là cách phát triển bền vững hơn, trong đó mọi cá nhân, phụ nữ cũng như đàn ông, đều được thụ hưởng.
Bình đẳng giới là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển dân chủ trong dài hạn. Phụ nữ và đàn ông, em gái và em trai phải có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự quyết định cuộc đời mình và tạo ảnh hưởng đối với xã hội.
Xã hội không được gạt bỏ bất cứ một giới nào của con người.
Trợ giúp cho dân chủ và nhân quyền không chỉ là cứu cánh tự thân mà còn là phương tiện để gia tăng tính hiệu quả của trợ giúp và tăng cường sức mạnh cho cuộc chiến chống tham nhũng.
Truyền thông độc lập và tự do, hệ thống chính quyền cởi mở và minh bạch, các thiết chế khả hoạt (3) và một xã hội dân sự đa nguyên là những thành phần sống còn để có được một thể chế dân chủ thực sự. Những thành phần đó cũng là những hòn đá tảng cho sự hợp tác phát triển trong thời hiện đại – sự hợp tác đòi hỏi tính trách nhiệm nghiêm túc.
Tính cởi mở và minh bạch giúp gia tăng cơ hội để các công dân giám sát tiền thuế của mình và năng lực điều hành của chính quyền. Chúng ta đều biết rằng tính chịu trách nhiệm được tăng cường có nghĩa là các bộ máy nhà nước sẽ phải đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi, nguyện vọng của dân chúng. Về lâu dài, để phát triển bền vững và thiết thực, các nền dân chủ phải mang lại sự lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả. Tuy nhiên, các nền dân chủ cũng cần phải thực hiện các hứa hẹn và ban hành các quyết định, đồng thời phải làm cho hệ thống chính trị dân chủ vận hành được. Tôi thấy rất thú vị khi theo dõi sáng kiến gia tăng tính mở của Chính phủ Anh và ngay tại Liên hợp châu Âu, chúng tôi, Andrew Mitchell (4) và tôi, cũng đang cố gắng phấn đấu để đạt được qui chế Minh bạch trong Trợ giúp của Liên hợp châu Âu.
Như quí vị đã thấy, bài nói chuyện của tôi có chủ đề là “Tại sao nhân quyền và dân chủ lại hệ trọng để thoát nghèo?”. Xin quí vị chú ý là bản Báo cáo Phát triển Con người tại vùng Ả-rập năm 2002 đã nhận ra được một cách tiên tri ba lý do chính của tình trạng nghèo khổ ở vùng Trung Đông và Bắc Phi là: một: thiếu dân chủ, hai: giáo dục yếu kém, ba: địa vị lệ thuộc của phụ nữ.
Năm 2004, bản báo cáo cũng nhấn mạnh đặc biệt tới mối liên hệ giữa việc thiếu các quyền tự do và tình trạng kém phát triển. Điều đó cho thấy rõ các vấn đề cho phát triển tại Trung Đông và Bắc Phi nằm ngay trong mối liên hệ giữa dân chủ hóa và phát triển kinh tế.
Cho dù đã có nhiều người được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ không thể có phát triển thực sự nếu nhà nước không đầu tư để người dân được thực hiện các quyền xã hội và kinh tế như giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở và cả các quyền dân sự và chính trị.
Để tạo dựng được dân chủ và phát triển thực sự tại Trung Đông và Bắc Phi, chủ nghĩa đa nguyên phải được thừa nhận trên mọi phương diện, xã hội, chính trị, tôn giáo, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thế hệ trẻ và già, giữa các tầng lớp xã hội và giữa các tư tưởng chính trị khác biệt.
Sau cùng, một bài học quan trọng từ những sự kiện đang diễn ra hiện nay là vai trò của các mạng truyền thông xã hội, của các công nghệ mới về thông tin và truyền thông. Các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, tin nhắn và blog đang tạo được thêm một không gian trao đổi thường xuyên cho các công dân, các nhóm người đông đảo của xã hội.
Các mạng truyền thông xã hội cũng cho thấy xã hội dân sự được hình thành bởi các cá nhân, đồng thời các công nghệ thông tin, truyền thông đang mang đến cho họ các công cụ quan trọng để thực hiện các khát khao dân chủ. Chúng ta cũng thấy mạng truyền thông xã hội đang đem đến sự quả cảm và sức huy động cho cả một lục địa trong cuộc đấu tranh vì dân chủ.
Kinh nghiệm chuyển đổi một cách hòa bình của châu Âu từ độc tài sang dân chủ cũng đang là nguồn cảm hứng cho các cá nhân, các phong trào dân chủ ở các nước độc tài khắp thế giới. Do đó, châu Âu đang gánh vác một trách nhiệm đặc biệt trong việc góp phần xây dựng dân chủ ở những nơi khác dựa theo ánh sáng kinh nghiệm của chúng ta. Cụ thể, chúng ta phải có bổn phận đạo đức để thực hiện trách nhiệm đó bằng lịch sử của chính mình.
Đó là niềm tin chắc chắn của tôi, rằng phương diện chính trị trong sự hợp tác phát triển quốc tế phải được chỉ đạo xuyên suốt bằng bổn phận đạo đức này.
Cách tiếp cận của Thụy Điển không chỉ là theo đuổi một chương trình nghị sự toàn cầu về dân chủ và nhân quyền mà còn phải đảm bảo chắc chắn rằng quan điểm phát triển phải được áp dụng cho các vấn đề đó. Đặt ưu tiên cho dân chủ trong quá trình hợp tác phát triển nghĩa là phải thừa nhận bình diện chính trị của sự hợp tác phát triển.
Xin cảm ơn,
Người dịch: Phạm Hồng Sơn.
Nguồn: http://www.sweden.gov.se/sb/d/3214/a/162547
——————————————————————
Các chú thích là của người dịch
(1) Đầu đề này là của người dịch
(2)Công nghệ thông tin và truyền thông, nguyên ngữ tiếng Anh là Information and communication technology (ICT) thường được dùng như một thuật ngữ mở rộng của IT (Information technology), bao gồm công nghệ thông tin (IT, Information technology) cùng với các phương tiện truyền thông bằng điện thoại, phát thanh và phát hình, tất cả các loại hình nghe – nhìn và truyền tải, và hệ thống mạng dựa trên các chức năng kiểm soát và kiểm tra định lượng.
(3) Nguyên ngữ tiếng Anh là “functioning institutions”: một lần tôi đã dịch là “định chế chức năng”, nhưng sau khi được góp ý và trao đổi cùng ông Mai Thái Lĩnh, tôi sửa lại thành “thiết chế khả hoạt”. Thuật ngữ này (functioning institutions) nhằm nói đến các cơ cấu, tổ chức chính trị hoặc phi chính trị nhưng có khả năng vận hành một cách độc lập và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích đã được công bố chính thức, khác với các cơ cấu, tổ chức chỉ được lập ra có tính hình thức và sự hoạt động của nó lệ thuộc hoàn toàn vào một thế lực nào đó.
(4) Andrew Mitchell là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Chính phủ Anh.
Nước Nhật – phi thường từ những chuyện cỏn con
Điều mà mọi người dễ dàng nhận thấy khi đến đất nước hoa anh đào là
tuân thủ giờ giấc dường như là một quy tắc tuyệt đối. Nếu bạn nhận được
lời mời tham dự cuộc họp vào lúc 10 giờ sáng có nghĩa là bạn phải xuất
hiện ở phòng họp muộn nhất là 9 giờ 50.
Tôi sẽ không kể về những hậu quả khủng khiếp mà thảm
họa động đất và sóng thần đã gây ra cho nước Nhật cách đây tròn một năm,
cũng không nói về những tòa nhà và tháp Tokyo cao trọc trời, về sự hiện
đại của hệ thống giao thông cùng những nỗ lực cải thiện môi trường kinh
tế của người Nhật sau “Một thập niên bị đánh mất” mà chỉ kể về những
chuyện cỏn con diễn ra hàng ngày ở đất nước này. Nhưng nghiệm ra người
Nhật nhờ nghiêm túc, kỷ cương từ những việc cỏn con ấy, họ mới có được
một nước Nhật hiện đại, văn hóa như ngày nay và nhanh chóng vươn lên vị
trí số hai về kinh tế trên thế giới.
Tháng 3 đối với người Nhật tôi có cảm giác giống như tháng chạp của
ta. Cùng với hoa anh đào nở rộ đẹp ngất ngây, người Nhật tất bật chuẩn
bị cho một năm mới: năm tài chính, năm học, mùa xin việc. Gặp bà Hori ở
tỉnh Chiba, cô giáo Uchida tại Trường ĐH Hagoromo hay GĐ Công ty
Masutani ở TP Wakayama – cực Nam của Nhật Bản… tôi đều nhận được câu
hỏi: “Ấn tượng nào lớn nhất khi bạn tới Nhật Bản?”. Thú thật là tôi
không biết trả lời thế nào bởi nếu làm phép liệt kê, tôi có thể kể ra
rất nhiều từ sự sạch sẽ đến độ cả tuần đi bộ tôi vẫn chưa phải đánh lại
giày, từ những lối đi, cầu thang máy, nhà vệ sinh đều được thiết kế để
người khuyết tật có thể sử dụng đến ý thức của người dân ở những nơi
công cộng và sự hiện đại của hệ thống giao thông… Bên cạnh đó, những cửa
hàng quần áo, mỹ phẩm, siêu thị đầy hàng chuẩn bị cho một năm mới,
những chiếc xe taxi Crown láng bóng lao vút trên đường… Vì vậy, để chọn
một ấn tượng lớn nhất không phải là điều dễ dàng.
Làm hết việc chứ không phải hết giờ
Và tôi đã tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất, đó là cách người Nhật thực hiện công việc của mình. Trước khi đến với đất nước này, tôi đã nghe nhiều về tính cách đặc biệt của người Nhật và phần nào cảm nhận được điều đó qua các con tôi. Chúng đều đã học tập, lao động và thành đạt nhờ sự giáo dục toàn diện ở nơi này.
Điều mà mọi người dễ dàng nhận thấy khi đến đất nước hoa anh đào là tuân thủ giờ giấc dường như là một quy tắc tuyệt đối. Nếu bạn nhận được lời mời tham dự cuộc họp vào lúc 10 giờ sáng có nghĩa là bạn phải xuất hiện ở phòng họp muộn nhất là 9 giờ 50. Đơn giản, vì bạn không thể đến sau các quan khách đến dự họp, mà các quan khách thì thường đến dự họp sớm hơn 5 phút so với giờ thông báo. Năm ngoái sang Việt Nam, Giáo sư Kimura, giảng viên Trường ĐH Nagoya đã phàn nàn với tôi rằng thầy phải đợi 32 phút khi đến làm việc với một cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mặc dù trước đó cán bộ này đã hẹn thầy làm việc lúc 15 giờ. Tuân thủ giờ giấc càng được tôn trọng đặc biệt với các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện, nó chính xác đến nỗi nếu đến muộn 1 phút là bạn sẽ bị nhỡ tàu. Tại các khu phố, khu dân cư đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ để người dân mua bán, rút tiền, đóng tiền điện, nước, điện thoại… Mọi thứ đều được tính toán để phục vụ tối đa cuộc sống của con người. Vì vậy, lỗi là do con người chứ không thể đổ cho bất kỳ điều gì.
Làm việc về muộn giờ cũng là một tác phong phổ biến ở Nhật Bản, không
chỉ đối với người lớn tuổi mà đối với cả các bạn trẻ. Có thể ở một nơi
nào đó trên thế giới, nếu bạn đi làm về muộn có nghĩa là bạn làm việc
không hiệu quả, do không hoàn thành công việc đúng giờ, nhưng ở đất nước
mặt trời mọc này, trên những chuyến tàu điện ngầm, thậm chí vào lúc 12
giờ khuya, những nhân viên công ty với chiếc áo veston, cặp da mới trên
đường về nhà là một hình ảnh quen thuộc. Đến nhà máy sản xuất thiết bị
lạnh ở TP Wakayama do ông Masutani làm giám đốc lúc 20 giờ, những nhân
viên trong trang phục áo xanh vẫn cần mẫn làm việc. Ông Masutani cho
biết: “Từ lâu, người Nhật đã có thói quen làm hết việc chứ không phải
hết giờ”.
10 giờ, tôi theo hai sinh viên Việt Nam đến gia hạn visa tại Văn phòng Cục Quản lý nhập cảnh Tokyo. Dòng người rồng rắn xếp hàng trong trật tự, yên lặng đợi đến lượt. Tôi cứ nghĩ phải cuối giờ làm việc buổi chiều các bạn trẻ này mới lấy được visa, song các nhân viên ở đây đã làm việc thông trưa và chỉ 12 giờ 50 phút, hai sinh viên đã cầm trong tay visa với thời hạn lưu trú 1 năm.
Ông Akimoto, một doanh nhân thành đạt cho biết, khối lượng công việc nhiều và nỗ lực vượt qua khó khăn từ lâu đã tạo ra thói quen này cho người Nhật Bản. Thậm chí, giờ đây nó còn trở thành một nét văn hóa, một hình ảnh quen thuộc ở các công sở hay văn phòng. Nếu một người thường xuyên về nhà sớm, hàng xóm sẽ nói anh ta thiếu năng lực làm việc, còn vợ anh ta sẽ lo ngại có “vấn đề gì đó” ở công ty đang xảy ra đối với chồng mình. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đó là sự thật hàng ngày diễn ra ở xứ sở hoa anh đào này.
Ý thức nơi công cộng
Tokyo Disneyland là một trong 5 công viên lớn nhất của thế giới và là khu vui chơi giải trí lớn nhất của Nhật Bản. Mặc dù không phải là ngày nghỉ cuối tuần nhưng người đến chơi đông như hội. với 5.500 yên (tương đương 50USD) vé vào cửa, bạn có thể chơi ở đó suốt ngày với 44 trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong công viên hàng ngày còn diễn ra các cuộc diễu hành rất hoành tráng, đẹp mắt của các con vật máy ngỗ nghĩnh như chuột Mickey, vịt Donald và nhiều chuyện cổ tích, hoạt hình nổi tiếng khác dành cho trẻ em. Đông người như vậy, song không một cọng rác, không một mẩu thuốc lá, từ sáng đến tối công viên Disneyland đều sạch như lau. Tôi đã chứng kiến các cháu bé cúi xuống nhặt bỏng ngô đánh rơi ném vào thùng rác hay một cụ bà Nhật đưa tay cầm giấy kẹo đi mấy chục mét bỏ vào thùng rác hộ một thanh niên ngoại quốc đang ngơ ngác đi tìm nơi để rác… Nếu bạn vô ý đánh rơi cái gì, người đi sau sẽ nhặt lên và đuổi kịp bạn để trả lại và cúi đầu cảm ơn.
Xếp hàng là một nếp sống, là lẽ thường tình rất văn minh của người Nhật Bản. Ăn sáng, ăn tối ở khách sạn cũng xếp hàng, mua hàng, lên tàu, lên ô tô buýt cũng xếp hàng. Thậm chí thanh toán và đi toilet cũng không thể thoát được cảnh đó. Song tuyệt nhiên không có cảnh chen ngang, xô đẩy nhau, từ người già đến trẻ nhỏ, tất cả đều bình thản nhẹ nhàng và kiên nhẫn chờ đợi, một sự kiên nhẫn lạ lùng.
Ý thức của người dân còn thể hiện rất rõ trên các phương tiện giao thông công cộng. Trên tàu, không ai nói chuyện to, không sử dụng điện thoại. Nếu không đọc sách hoặc ngủ thì yên lặng để không ảnh hưởng đến người khác. Sơ ý đụng nhẹ vào người nhau là cúi đầu xin lỗi. Không ai ngồi vào ghế dành riêng cho người già, trẻ em, người tàn tật. Để quên ví hay túi xách trên tàu, chỉ cần gọi điện thoại báo với nhà ga, hôm sau sẽ có người mang đến tận nhà trả đầy đủ, không thiếu một xu. Tại các ngã tư đường, tất cả lái xe đều đi chậm lại, nhường nhau qua trước, người được nhường đường cúi đầu cảm ơn trước khi nhấn ga. Ngoài hệ thống đèn tín hiệu xanh đỏ, còn có tiếng cúc cu báo hiệu qua đường cho người khiếm thị… Hệ thống giao thông Nhật Bản không chỉ phát triển ở đô thị, ở các thành phố lớn mà còn rất đồng bộ ở nông thôn, hải đảo mà đảo Okinawa là một ví dụ. Từ Naha (sân bay của Okinawa), bạn có thể bay đến bất cứ thành phố nào trong nước. Chỉ có 1,3 triệu dân, song hòn đảo này có cả tàu điện nổi và tàu điện ngầm. Người ta còn thiết kế con đường rất thuận tiện và an toàn cho người già, người tàn tật, trẻ em để có thể vào thăm quan các hang động.
Sự giáo dục toàn diện
Trung tâm nông nghiệp Nagoya giống như một khu công viên rộng lớn với nhiều loại cây, hoa và vật nuôi. Là ngày nghỉ cuối tuần nên rất đông người đến xem, chủ yếu là trẻ em. Vừa lái xe đưa chúng tôi vào thăm khu nuôi bò sữa, Giáo sư Kimura vừa giải thích: Để giúp trẻ em thành phố hiểu biết công việc của những người nông dân và có điều kiện tiếp xúc với các con vật cùng cuộc sống của chúng, các thành phố của Nhật đều xây dựng các trung tâm nông nghiệp. Đến đây, các em nhỏ có thể tận mắt nhìn thấy chú gà con xinh xắn chui ra từ vỏ trứng hoặc vuốt ve những chú dê con, thỏ con, rồi ngồi lên những quả bí đỏ nặng vài chục cân, ngắm nghía những bông hoa hồng đủ màu sắc do lai tạo. Nơi đây người ta cũng dạy cho trẻ biết: Cốc sữa các em uống hàng ngày là do những chú bò kia mang lại, chiếc bánh làm từ gạo các em ăn là do các bác nông dân làm ra…
Giáo dục ý thức tự lập từ nhỏ và tình yêu lao động đã trở thành
truyền thống trong nhà trường ở Nhật Bản. Điều này đã tạo ra nhiều lao
động có trình độ học vấn cao và có năng lực giúp đất nước “mặt trời mọc”
đạt được tăng trưởng kinh tế diệu kỳ, làm cả thế giới phải thán phục.
Sang Việt Nam mở Trường mầm non tư thục Hoa Anh Đào nuôi dạy trẻ em Nhật
Bản tại Hà Nội, cô giáo Sakura và các đồng nghiệp đã để lại ấn tượng
đẹp cho khách bởi phương pháp giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Chỉ ở
độ tuổi 3, 4, song tất cả các cháu đều tự lập từ việc ăn, uống, rửa tay,
vệ sinh cá nhân đến việc trải đệm, đi ngủ.
Lễ tốt nghiệp của trường mới đây cũng được tổ chức rất trang trọng và cảm động, chẳng khác gì lễ tốt nghiệp của các sinh viên đại học. Các bé mặc âu phục chỉnh tề, cà vạt đứng nghiêm nghe cô giáo đọc lời nhận xét quá trình học tập. Sau đó được tặng hoa, trao bằng tốt nghiệp rồi phát biểu cảm tưởng. Không chỉ có vậy, các học kỳ, trường còn tổ chức các hội thi múa hát, thể dục thể thao, vẽ tranh và triễn lãm tranh theo các chủ đề. Sakura bảo rằng, ở Nhật, lễ tốt nghiệp được coi là dấu ấn rất lớn trong cuộc đời, vì vậy phải làm rất chu đáo, trang trọng. Nghiệm ra, việc gì người Nhật cũng chi li, tinh tế, ngăn nắp.
“Các bạn đừng khen chúng tôi nhiều quá mà hãy nhìn vào cả những yếu kém của chúng tôi”, ông Fukayama, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam –Wakayama đã nói như vậy khi đưa chúng tôi đi thăm thành phố nông nghiệp Wakayama. Sau một thập niên (1993-2003), kinh tế trì trệ mà người Nhật Bản gọi là “Thập niên bị đánh mất”, đang được khôi phục lại bởi sự nỗ lực phi thường của mỗi người dân từ những việc nhỏ bé, cỏn con hàng ngày. Chương trình tái thiết tài chính, tái thiết công nghiệp nhằm áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn trong định giá tài sản, giảm nợ xấu ngân hàng, hỗ trợ xây dựng lại doanh nghiệp thông qua sắp xếp lại hoạt động đang có bước chuyển dịch lớn trong nền kinh tế của quốc gia 127 triệu dân này.
Ngồi trên tàu siêu tốc ra sân bay Nagoya – một trong những sân bay lớn được xây dựng trên biển bay về Việt Nam, tôi không khỏi trầm trồ, thán phục trước ý chí ngoan cường và sự vĩ đại của người Nhật. Bất giác, tôi nhớ tới câu nói của bà Wada gầy yếu, hơn 50 tuổi, một mình sống trên núi đang hàng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư: “Không bao giờ được chùn bước trước khó khăn, không bao giờ được nói không làm được việc này. Tôi sẽ khỏi bệnh và tiếp tục học đại học”. Rồi hình ảnh ông Suruki hàng ngày bật đài học tiếng Anh, tiếng Đức khi đã sang tuổi 60 để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hình ảnh các cụ già cặm cụi làm việc trong các công viên, siêu thị hay ga tàu điện ngầm cùng những nhân viên hành chính làm việc thông trưa, những công nhân quả cảm quên mình xông vào nhà máy điện hạt nhân khắc phục sự cố phóng xạ, tinh thần và sự đoàn kết của người Nhật trước thảm họa kép năm ngoái cứ đeo đuổi tôi. Sau chuyến đi này tôi càng hiểu rằng, người Nhật nhờ nghiêm túc từ những việc tưởng như cỏn con ấy những đã tạo ra sức mạnh phi thường để đưa nước Nhật nhanh chóng gượng dậy sau chiến tranh và giờ đây đã trở thành quốc gia hùng mạnh, điển hình về tinh thần dân tộc và tính cộng đồng đã khiến cả thế giới khâm phục.
Tác giả và thiếu nữ Nhật Bản. |
Làm hết việc chứ không phải hết giờ
Và tôi đã tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất, đó là cách người Nhật thực hiện công việc của mình. Trước khi đến với đất nước này, tôi đã nghe nhiều về tính cách đặc biệt của người Nhật và phần nào cảm nhận được điều đó qua các con tôi. Chúng đều đã học tập, lao động và thành đạt nhờ sự giáo dục toàn diện ở nơi này.
Điều mà mọi người dễ dàng nhận thấy khi đến đất nước hoa anh đào là tuân thủ giờ giấc dường như là một quy tắc tuyệt đối. Nếu bạn nhận được lời mời tham dự cuộc họp vào lúc 10 giờ sáng có nghĩa là bạn phải xuất hiện ở phòng họp muộn nhất là 9 giờ 50. Đơn giản, vì bạn không thể đến sau các quan khách đến dự họp, mà các quan khách thì thường đến dự họp sớm hơn 5 phút so với giờ thông báo. Năm ngoái sang Việt Nam, Giáo sư Kimura, giảng viên Trường ĐH Nagoya đã phàn nàn với tôi rằng thầy phải đợi 32 phút khi đến làm việc với một cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mặc dù trước đó cán bộ này đã hẹn thầy làm việc lúc 15 giờ. Tuân thủ giờ giấc càng được tôn trọng đặc biệt với các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện, nó chính xác đến nỗi nếu đến muộn 1 phút là bạn sẽ bị nhỡ tàu. Tại các khu phố, khu dân cư đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ để người dân mua bán, rút tiền, đóng tiền điện, nước, điện thoại… Mọi thứ đều được tính toán để phục vụ tối đa cuộc sống của con người. Vì vậy, lỗi là do con người chứ không thể đổ cho bất kỳ điều gì.
Người già vẫn chăm chỉ làm việc |
10 giờ, tôi theo hai sinh viên Việt Nam đến gia hạn visa tại Văn phòng Cục Quản lý nhập cảnh Tokyo. Dòng người rồng rắn xếp hàng trong trật tự, yên lặng đợi đến lượt. Tôi cứ nghĩ phải cuối giờ làm việc buổi chiều các bạn trẻ này mới lấy được visa, song các nhân viên ở đây đã làm việc thông trưa và chỉ 12 giờ 50 phút, hai sinh viên đã cầm trong tay visa với thời hạn lưu trú 1 năm.
Ông Akimoto, một doanh nhân thành đạt cho biết, khối lượng công việc nhiều và nỗ lực vượt qua khó khăn từ lâu đã tạo ra thói quen này cho người Nhật Bản. Thậm chí, giờ đây nó còn trở thành một nét văn hóa, một hình ảnh quen thuộc ở các công sở hay văn phòng. Nếu một người thường xuyên về nhà sớm, hàng xóm sẽ nói anh ta thiếu năng lực làm việc, còn vợ anh ta sẽ lo ngại có “vấn đề gì đó” ở công ty đang xảy ra đối với chồng mình. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đó là sự thật hàng ngày diễn ra ở xứ sở hoa anh đào này.
Ý thức nơi công cộng
Tokyo Disneyland là một trong 5 công viên lớn nhất của thế giới và là khu vui chơi giải trí lớn nhất của Nhật Bản. Mặc dù không phải là ngày nghỉ cuối tuần nhưng người đến chơi đông như hội. với 5.500 yên (tương đương 50USD) vé vào cửa, bạn có thể chơi ở đó suốt ngày với 44 trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong công viên hàng ngày còn diễn ra các cuộc diễu hành rất hoành tráng, đẹp mắt của các con vật máy ngỗ nghĩnh như chuột Mickey, vịt Donald và nhiều chuyện cổ tích, hoạt hình nổi tiếng khác dành cho trẻ em. Đông người như vậy, song không một cọng rác, không một mẩu thuốc lá, từ sáng đến tối công viên Disneyland đều sạch như lau. Tôi đã chứng kiến các cháu bé cúi xuống nhặt bỏng ngô đánh rơi ném vào thùng rác hay một cụ bà Nhật đưa tay cầm giấy kẹo đi mấy chục mét bỏ vào thùng rác hộ một thanh niên ngoại quốc đang ngơ ngác đi tìm nơi để rác… Nếu bạn vô ý đánh rơi cái gì, người đi sau sẽ nhặt lên và đuổi kịp bạn để trả lại và cúi đầu cảm ơn.
Xếp hàng là một nếp sống, là lẽ thường tình rất văn minh của người Nhật Bản. Ăn sáng, ăn tối ở khách sạn cũng xếp hàng, mua hàng, lên tàu, lên ô tô buýt cũng xếp hàng. Thậm chí thanh toán và đi toilet cũng không thể thoát được cảnh đó. Song tuyệt nhiên không có cảnh chen ngang, xô đẩy nhau, từ người già đến trẻ nhỏ, tất cả đều bình thản nhẹ nhàng và kiên nhẫn chờ đợi, một sự kiên nhẫn lạ lùng.
Ý thức của người dân còn thể hiện rất rõ trên các phương tiện giao thông công cộng. Trên tàu, không ai nói chuyện to, không sử dụng điện thoại. Nếu không đọc sách hoặc ngủ thì yên lặng để không ảnh hưởng đến người khác. Sơ ý đụng nhẹ vào người nhau là cúi đầu xin lỗi. Không ai ngồi vào ghế dành riêng cho người già, trẻ em, người tàn tật. Để quên ví hay túi xách trên tàu, chỉ cần gọi điện thoại báo với nhà ga, hôm sau sẽ có người mang đến tận nhà trả đầy đủ, không thiếu một xu. Tại các ngã tư đường, tất cả lái xe đều đi chậm lại, nhường nhau qua trước, người được nhường đường cúi đầu cảm ơn trước khi nhấn ga. Ngoài hệ thống đèn tín hiệu xanh đỏ, còn có tiếng cúc cu báo hiệu qua đường cho người khiếm thị… Hệ thống giao thông Nhật Bản không chỉ phát triển ở đô thị, ở các thành phố lớn mà còn rất đồng bộ ở nông thôn, hải đảo mà đảo Okinawa là một ví dụ. Từ Naha (sân bay của Okinawa), bạn có thể bay đến bất cứ thành phố nào trong nước. Chỉ có 1,3 triệu dân, song hòn đảo này có cả tàu điện nổi và tàu điện ngầm. Người ta còn thiết kế con đường rất thuận tiện và an toàn cho người già, người tàn tật, trẻ em để có thể vào thăm quan các hang động.
Sự giáo dục toàn diện
Trung tâm nông nghiệp Nagoya giống như một khu công viên rộng lớn với nhiều loại cây, hoa và vật nuôi. Là ngày nghỉ cuối tuần nên rất đông người đến xem, chủ yếu là trẻ em. Vừa lái xe đưa chúng tôi vào thăm khu nuôi bò sữa, Giáo sư Kimura vừa giải thích: Để giúp trẻ em thành phố hiểu biết công việc của những người nông dân và có điều kiện tiếp xúc với các con vật cùng cuộc sống của chúng, các thành phố của Nhật đều xây dựng các trung tâm nông nghiệp. Đến đây, các em nhỏ có thể tận mắt nhìn thấy chú gà con xinh xắn chui ra từ vỏ trứng hoặc vuốt ve những chú dê con, thỏ con, rồi ngồi lên những quả bí đỏ nặng vài chục cân, ngắm nghía những bông hoa hồng đủ màu sắc do lai tạo. Nơi đây người ta cũng dạy cho trẻ biết: Cốc sữa các em uống hàng ngày là do những chú bò kia mang lại, chiếc bánh làm từ gạo các em ăn là do các bác nông dân làm ra…
Giáo dục truyền thống cho trẻ em |
Lễ tốt nghiệp của trường mới đây cũng được tổ chức rất trang trọng và cảm động, chẳng khác gì lễ tốt nghiệp của các sinh viên đại học. Các bé mặc âu phục chỉnh tề, cà vạt đứng nghiêm nghe cô giáo đọc lời nhận xét quá trình học tập. Sau đó được tặng hoa, trao bằng tốt nghiệp rồi phát biểu cảm tưởng. Không chỉ có vậy, các học kỳ, trường còn tổ chức các hội thi múa hát, thể dục thể thao, vẽ tranh và triễn lãm tranh theo các chủ đề. Sakura bảo rằng, ở Nhật, lễ tốt nghiệp được coi là dấu ấn rất lớn trong cuộc đời, vì vậy phải làm rất chu đáo, trang trọng. Nghiệm ra, việc gì người Nhật cũng chi li, tinh tế, ngăn nắp.
“Các bạn đừng khen chúng tôi nhiều quá mà hãy nhìn vào cả những yếu kém của chúng tôi”, ông Fukayama, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam –Wakayama đã nói như vậy khi đưa chúng tôi đi thăm thành phố nông nghiệp Wakayama. Sau một thập niên (1993-2003), kinh tế trì trệ mà người Nhật Bản gọi là “Thập niên bị đánh mất”, đang được khôi phục lại bởi sự nỗ lực phi thường của mỗi người dân từ những việc nhỏ bé, cỏn con hàng ngày. Chương trình tái thiết tài chính, tái thiết công nghiệp nhằm áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn trong định giá tài sản, giảm nợ xấu ngân hàng, hỗ trợ xây dựng lại doanh nghiệp thông qua sắp xếp lại hoạt động đang có bước chuyển dịch lớn trong nền kinh tế của quốc gia 127 triệu dân này.
Ngồi trên tàu siêu tốc ra sân bay Nagoya – một trong những sân bay lớn được xây dựng trên biển bay về Việt Nam, tôi không khỏi trầm trồ, thán phục trước ý chí ngoan cường và sự vĩ đại của người Nhật. Bất giác, tôi nhớ tới câu nói của bà Wada gầy yếu, hơn 50 tuổi, một mình sống trên núi đang hàng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư: “Không bao giờ được chùn bước trước khó khăn, không bao giờ được nói không làm được việc này. Tôi sẽ khỏi bệnh và tiếp tục học đại học”. Rồi hình ảnh ông Suruki hàng ngày bật đài học tiếng Anh, tiếng Đức khi đã sang tuổi 60 để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hình ảnh các cụ già cặm cụi làm việc trong các công viên, siêu thị hay ga tàu điện ngầm cùng những nhân viên hành chính làm việc thông trưa, những công nhân quả cảm quên mình xông vào nhà máy điện hạt nhân khắc phục sự cố phóng xạ, tinh thần và sự đoàn kết của người Nhật trước thảm họa kép năm ngoái cứ đeo đuổi tôi. Sau chuyến đi này tôi càng hiểu rằng, người Nhật nhờ nghiêm túc từ những việc tưởng như cỏn con ấy những đã tạo ra sức mạnh phi thường để đưa nước Nhật nhanh chóng gượng dậy sau chiến tranh và giờ đây đã trở thành quốc gia hùng mạnh, điển hình về tinh thần dân tộc và tính cộng đồng đã khiến cả thế giới khâm phục.
Trần Thị Sánh
TRẢ LỜI BẠN ÐỌC VỀ THẢM HỌA BÙN ÐỎ HUNGARY
Nhịp Cầu Thế Giới Online
(NCTG) Thư bạn đọc: “Tôi đang ở Việt Nam, có mối quan tâm về vấn đề bauxite. Cách đây ít lâu, tôi có nghe nói ở nơi xảy ra thảm họa bùn đỏ ở bên ấy người ta dựng một tấm bia có khắc dòng chữ “đây là hậu quả của tham lam và ngu dốt“ có đúng không?”.
Thư bạn đọc cũng cho biết thêm: “Tôi đã nhìn thấy nó trên tivi ở chương trình thời sự của VTV1 vào đúng ngày kỷ niệm 1 năm thảm họa và nội dung khắc trên bia là do xướng ngôn viên đọc nhưng sau đó thì họ không phát lại nữa. Nếu có, NCTG giúp tôi một bức ảnh chụp tấm bia ấy có được không. Cám ơn rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị. Mong nhận được hồi âm của các anh chị”.
NCTG: Kính gửi anh,
Việc giữ lại một góc tại “khu làng chết” Kolontár để nhắc nhớ và cảnh báo hậu thế là điều được lãnh đạo Hungary nhấn mạnh ít ngày sau khi thảm họa tràn bùn xảy ra. Trong chuyến thị sát hiện trường, Thủ tướng Orbán Viktor đã khẳng định: “Đây là một sự vô trách nhiệm không lời nào tả xiết”. Ông Orbán cũng đồng tình khi cho rằng, “cần rào lại (khu vực bị bùn đỏ hủy hoại), như một memento vĩnh viễn”.
Ý tưởng đó đã được thực hiện trong dịp kỷ niệm 1 năm thảm họa bùn đỏ (4-10-2011), khi một công viên tưởng niệm và nhà tưởng niệm đã được khai trương với sự chứng kiến của nhiều quan chức cao cấp Chính phủ Hungary. Ông Kontrát Károly, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Hungary cũng nhấn mạnh trong phát biểu tại làng Kolontár: “Thảm họa bùn đỏ đã bị gây ra bởi sự bất cẩn, tham lam vô trách nhiệm – chỉ chạy theo đồng tiền – của con người”.
Tuy nhiên, có hay không một đài (hay bia) tưởng niệm với nội dung như trên? NCTG đã liên hệ với bà Petróczi Tímea, Thiếu tá PCCC, từng là Phát ngôn viên của TS. Bakondi György, Tổng cục trưởng, Đặc phái viên Chính phủ giám sát và quản lý Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.). Hiện, bà giữ cương vị Phát ngôn viên Báo chí của Tổng cục Phòng chống Thảm họa trực thuộc Bộ Nội vụ Hungary, là cơ quan có thẩm quyền và chuyên trách trong vụ tràn bùn đỏ.
“Tưởng nhớ những nạn nhân thiên nhiên và con người của sự bất cẩn và tham lam của con người. Ngày 4-10-2010” – Ảnh do Tổng cục Phòng chống Thảm họa, Bộ Nội vụ Hungary cung cấp
Theo tìm hiểu riêng của NCTG, tấm bảng trên làm bằng đá cẩm thạch, được treo phía trước nhà thờ của làng Kolontár, trên đài kỷ niệm Ðệ nhị Thế chiến. Bảng được dựng chừng 10 ngày sau khi vụ tràn bùn xảy ra.
NCTG
Nhật Bản phản đối Trung Quốc xâm nhập hải phận
Nguồn: Mure Dickie & Kathrin Hille – Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -16.03.2012
Nhật Bản chính thức phản đối việc một chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đi vào hải phận chung quan một nhóm đảo ở biển Đông Hải do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu gần quần đảo Senkaku, vốn được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, có nguy cơ tái phát mâu thuẫn ngoại giao giữa hai cường quốc đứng đầu châu Á và chắc chắn thổi bùng quan ngại về sự cứng rắn của Trung Quốc trong những tranh chấp về đường ranh hàng hải.
Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối điều mà họ gọi là sự xâm nhập “cực kỳ nghiêm trọng” của tàu Hải giám Trung Quốc vào vùng biển Senkaku. Bộ này nói rằng chiếc tàu Trung Quốc đi vào vùng hải phận bất chấp “những cảnh cáo liên tục” từ tuần duyên Nhật.
Trong khi Bắc Kinh liên tục lập luận rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo, sự kiện hôm thứ Sáu là lần đầu tiên những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng hải phận của hòn đảo kể từ tháng Tám năm ngoái.
Một chạm trán giữa một tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật trong khu vực này hăm 2010 đã khởi đầu cuộc tranh chấp nghiêm trọng nhất giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nhiều năm, khiến hai bên đã đình chỉ những tiếp xúc chính thức và trao đổi thương mại.
Nhật Bản đã trao trả viên thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá Trung Quốc, vốn dường như đã cố tình đâm vào tàu tuần duyên, và ông đã trở về lại Trung Quốc. Tuy nhiên, một uỷ ban tái xét của cơ quan công tố dân sự Nhật đã yêu cầu mở lại vụ án xét xử viên thuyền trưởng vì những tội danh bao gồm phá hoại tài sản, và ông đã bị truy tố trong tuần này.
Sự kiện hôm thứ Sáu xảy ra trong một cuộc tuần tra của hai chiếc tàu Hải giám Trung Quốc, trong đó, với một hành động bất thường, được thông báo bởi Cục Hải dương Quốc gia, một cơ quan cấp bộ chuyên về chính sách biển.
Hai chiếc tàu này đã đến khu vực gần hòn đảo vào lúc 5 giờ sáng, giờ địa phương hôm thứ Sáu, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc thông báo trên trang mạng của mình. “Cuộc tuần tra này phản ánh quan điểm nhất quán của chính quyền về chủ quyền đối với hòn đảo Điếu Ngư Đài,” cơ quan này nói.
Sau đó, cơ quan này lại đưa ra một thông báo thứ hai nói rằng các tàu hải giám đã phát hiện một chiếc tàu tuần duyên của Nhật. Họ nói rằng các tàu Trung Quốc đã tự nhận diện mình và yêu cầu chiếc tàu Nhật tự nhận diện và thông báo vị trí của mình.
“Chiếc tàu của NHật đã không trả lời yêu cầu của chúng tôi, nó theo dõi đội hình của chúng tôi,” cơ quan này nói.
Sự tranh chấp xảy ra trong thời điểm vô cùng nhạy cảm trong khu vực đối với những dấu hiệu ngày càng cương quyết của Trung Quốc trong việc nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của mình.
Một cuộc tranh luận nảy lửa cũng đang xảy ra giữa các thành phần thảo chính sách ngoại giao về Trung Quốc nên làm thế nào để cân bằng việc tuyên bố chủ quyền hàng hải và quyền lợi của mình với việc tuyên bố rằng chính sách ngoại giao của mình là giữ hoà khí với các nước láng giềng.
Một người phát ngôn bộ ngoại giao đã làm mọi người ngạc nhiên vào tháng trước khi ông nói “không một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, đã tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển Đông.”
Nhiều chuyên gia an ninh xem tuyên bố này như là dấu hiệu rằng Bắc Kinh đang tìm cách hướng đến một định nghĩa đối với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của mình để được dễ hiểu hơn và được các nước láng giềng chấp nhận.
Nhưng điều này lại gây trang cãi trong nước. “Không một cơ quan hoặc cá nhân nào có thể đưa ra những quyết định về các vấn đề này,” Tra Đạo Huỳnh, một chuyên gia chủ quyền hàng hải và an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh nói.
Thiếu tướng La Nguyên, một học giả quân sự nổi tiếng với quan điểm diều hâu, cũng vừa đề xuất trong tháng này rằng Trung Quốc nên thành lập một lực lượng tuần duyên toàn diện để chịu trách nhiệm giám sát vùng biển của quốc gia. Một số các cơ quan đang cùng chịu trách nhiệm việc này. Cơ quan Hải giám Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ vùng hải phận và đặc khu kinh tế liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong khi Cục Ngư nghiệp quản lý những tranh chấp về khai thác cá và cũng là một lực lượng bảo vệ hải phận.
Việc Bắc Kinh ứng xử trong sự kiện tuần tra Điếu Ngư Đài hôm thứ Sáu thì khác với những sự kiện khác trong hai năm qua trong đó các quốc gia láng giềng đã tố cáo các tàu Trung Quốc xâm nhập hoặc có những hành động mạnh bạo.
Trong đa số các trường hợp, các cơ quan công lực có liên quan đã im lặng và để Bắc Kinh sau đó lên tiếng qua bộ ngoại giao.
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -16.03.2012
Nhật Bản chính thức phản đối việc một chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đi vào hải phận chung quan một nhóm đảo ở biển Đông Hải do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu gần quần đảo Senkaku, vốn được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, có nguy cơ tái phát mâu thuẫn ngoại giao giữa hai cường quốc đứng đầu châu Á và chắc chắn thổi bùng quan ngại về sự cứng rắn của Trung Quốc trong những tranh chấp về đường ranh hàng hải.
Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối điều mà họ gọi là sự xâm nhập “cực kỳ nghiêm trọng” của tàu Hải giám Trung Quốc vào vùng biển Senkaku. Bộ này nói rằng chiếc tàu Trung Quốc đi vào vùng hải phận bất chấp “những cảnh cáo liên tục” từ tuần duyên Nhật.
Trong khi Bắc Kinh liên tục lập luận rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo, sự kiện hôm thứ Sáu là lần đầu tiên những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng hải phận của hòn đảo kể từ tháng Tám năm ngoái.
Một chạm trán giữa một tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật trong khu vực này hăm 2010 đã khởi đầu cuộc tranh chấp nghiêm trọng nhất giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nhiều năm, khiến hai bên đã đình chỉ những tiếp xúc chính thức và trao đổi thương mại.
Nhật Bản đã trao trả viên thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá Trung Quốc, vốn dường như đã cố tình đâm vào tàu tuần duyên, và ông đã trở về lại Trung Quốc. Tuy nhiên, một uỷ ban tái xét của cơ quan công tố dân sự Nhật đã yêu cầu mở lại vụ án xét xử viên thuyền trưởng vì những tội danh bao gồm phá hoại tài sản, và ông đã bị truy tố trong tuần này.
Sự kiện hôm thứ Sáu xảy ra trong một cuộc tuần tra của hai chiếc tàu Hải giám Trung Quốc, trong đó, với một hành động bất thường, được thông báo bởi Cục Hải dương Quốc gia, một cơ quan cấp bộ chuyên về chính sách biển.
Hai chiếc tàu này đã đến khu vực gần hòn đảo vào lúc 5 giờ sáng, giờ địa phương hôm thứ Sáu, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc thông báo trên trang mạng của mình. “Cuộc tuần tra này phản ánh quan điểm nhất quán của chính quyền về chủ quyền đối với hòn đảo Điếu Ngư Đài,” cơ quan này nói.
Sau đó, cơ quan này lại đưa ra một thông báo thứ hai nói rằng các tàu hải giám đã phát hiện một chiếc tàu tuần duyên của Nhật. Họ nói rằng các tàu Trung Quốc đã tự nhận diện mình và yêu cầu chiếc tàu Nhật tự nhận diện và thông báo vị trí của mình.
“Chiếc tàu của NHật đã không trả lời yêu cầu của chúng tôi, nó theo dõi đội hình của chúng tôi,” cơ quan này nói.
Sự tranh chấp xảy ra trong thời điểm vô cùng nhạy cảm trong khu vực đối với những dấu hiệu ngày càng cương quyết của Trung Quốc trong việc nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của mình.
Một cuộc tranh luận nảy lửa cũng đang xảy ra giữa các thành phần thảo chính sách ngoại giao về Trung Quốc nên làm thế nào để cân bằng việc tuyên bố chủ quyền hàng hải và quyền lợi của mình với việc tuyên bố rằng chính sách ngoại giao của mình là giữ hoà khí với các nước láng giềng.
Một người phát ngôn bộ ngoại giao đã làm mọi người ngạc nhiên vào tháng trước khi ông nói “không một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, đã tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển Đông.”
Nhiều chuyên gia an ninh xem tuyên bố này như là dấu hiệu rằng Bắc Kinh đang tìm cách hướng đến một định nghĩa đối với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của mình để được dễ hiểu hơn và được các nước láng giềng chấp nhận.
Nhưng điều này lại gây trang cãi trong nước. “Không một cơ quan hoặc cá nhân nào có thể đưa ra những quyết định về các vấn đề này,” Tra Đạo Huỳnh, một chuyên gia chủ quyền hàng hải và an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh nói.
Thiếu tướng La Nguyên, một học giả quân sự nổi tiếng với quan điểm diều hâu, cũng vừa đề xuất trong tháng này rằng Trung Quốc nên thành lập một lực lượng tuần duyên toàn diện để chịu trách nhiệm giám sát vùng biển của quốc gia. Một số các cơ quan đang cùng chịu trách nhiệm việc này. Cơ quan Hải giám Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ vùng hải phận và đặc khu kinh tế liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong khi Cục Ngư nghiệp quản lý những tranh chấp về khai thác cá và cũng là một lực lượng bảo vệ hải phận.
Việc Bắc Kinh ứng xử trong sự kiện tuần tra Điếu Ngư Đài hôm thứ Sáu thì khác với những sự kiện khác trong hai năm qua trong đó các quốc gia láng giềng đã tố cáo các tàu Trung Quốc xâm nhập hoặc có những hành động mạnh bạo.
Trong đa số các trường hợp, các cơ quan công lực có liên quan đã im lặng và để Bắc Kinh sau đó lên tiếng qua bộ ngoại giao.
Dân chủ vẫn thắng (Lê Mạnh Hùng)
e Thongluan -“…dù có mang công mắc nợ đến thế nào chăng nữa, các chế độ dân chủ vẫn chiến thắng trong cuộc đua sắc đẹp chính trị…”
Cuối tuần qua chúng ta có thể thấy một loạt những bằng chứng về dân chủ giả hiệu. Tại Nga, ông Vladimir Putin đã được quay trở lại điện Kremlin với tư cách tổng thống sau một chiến thắng ngay trong hiệp đầu của cuộc bầu cử tổng thống. Tại Iran, chính quyền mở cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ cuộc bầu cử tổng thống gian lận năm 2000 và việc đàn áp tàn bạo những người chống đối. Và tại Trung Quốc, Nhân Dân Đại Biểu Toàn Quốc Đại Hội, quốc hội của Trung Quốc họp phiên họp thường niên tại Bắc Kinh. Đây là một sự trùng hợp, nhưng không phải là ngẩu nhiên rằng ba quốc gia này cũng là những nước bảo vệ mạnh nhất chính quyền tàn bạo tại Syria.
Hình ảnh của những chuyện xảy ra tại Nga, Iran và Trung Quốc chắc hẳn phải làm cho những ai tin rằng đang có một làn sóng không thể cưỡng được đòi dân chủ đang xảy ra suy ngẫm. Nhưng điều nghịch lý là những chuyện xảy tại Nga, Iran và Trung Quốc cũng cho ta một cảm giác khuyến khích rằng dân chủ cuối cùng thế nào cũng thắng. Bởi vì tuy rằng những nhà độc tài lên tiếng chê trách những khuyết điểm và giả đạo đức của chế độ dân chủ phương Tây, họ vẫn cảm thấy phải bắt chước dù rằng là ngoài mặt.
Người Nga thì nhấn mạnh một cách rất là không cười rằng họ đã làm đủ mọi chuyện trong quyền hạn của họ để chống lại việc gian lận bầu cử. Chính quyền Iran thì khoe khoang rằng dân chúng của họ hăng say đi bầu. Và ngay cả tại Trung Quốc, nơi mà chính quyền không dám tổ chức một cuộc bầu cử thẳng thắn (dù rằng kiểu như tại Iran), các bài diễn văn tại quốc hội cũng thường xuyên nhắc đến “bản chất dân chủ” của chế độ Trung Quốc.
Nhu cầu của các nhà độc tài khoác cái vỏ dân chủ chứng tỏ một sự thán phục không nói ra đối với các quốc gia có chế độ dân chủ. Điều đó vào lúc này rất quan trọng vì các nước dân chủ phương Tây hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng niềm tin. Và cuộc khủng hoảng này đang được theo dõi một cách khắt khao tại các quốc gia chuyên chế.
Nhiều nhà báo Tây phương tại Trung Quốc đã ngạc nhiên khi thấy sự quan tâm của giới trí thức tại đây đối với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại châu Âu. Một giáo sư đại học Trung Quốc, một người tranh đấu mạnh mẽ cho việc cải tổ dân chủ tại đây, nói với ký giả Gideon Rachman của nhật báo Financial Times rằng bà đã phải đối phó nhiều lần với lý luận rằng cuộc khủng hoảng tại châu Âu chứng tỏ những khuyết tật bẩm sinh của chế độ dân chủ. Những người chủ trương lý luận này nói rằng các nhà chính trị châu Âu đã mua chuộc các cử tri với những hứa hẹn về phúc lợi xã hội mà nền kinh tế không thể chịu được. Bây giờ, đứng trước hậu quả của những hứa hẹn này – cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay – họ đã không thể làm những cải cách cần thiết. Và ông Rachman được hỏi, phải trả lời thế nào cho lý luận này khi một người muốn biện luận cho dân chủ tại Trung Quốc?
Phải thú thực rằng những chỉ trích đó cũng có một phần nào sự thật. Chế độ dân chủ quả dụ dỗ các nhà chính trị đưa ra những lời hứa không thực hiện được – và ngăn chặn họ làm những cải cách khó khăn. Tại Hy Lạp và Ý, những đại biểu dân cử đã có những thành quả tồi tệ trong cuộc khủng hoảng kinh tế đến nỗi họ phải bị tạm thời thay thế bởi những chuyên viên không do dân bầu.
Những thất vọng phổ biến với tiến trình dân chủ cũng diễn ra tại Hoa Kỳ nơi mà các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự kính trọng và ủng hộ của dân chúng đối với các nhà chính trị đã xuống đến những mức thấp kỷ lục. Mùa hè năm ngoái, cảnh tượng tranh chấp trong Quốc Hội Mỹ gay gắt đến nỗi chút nữa đưa nước Mỹ tới chỗ quịt nợ quả thật làm cho người ta nản lòng. Và hiện không có bao nhiêu dấu hiệu rằng các nhà chính trị Mỹ có được ý chí kiên quyết đủ để đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề nợ quốc gia càng ngày càng gia tăng. Đó là vì các nhà chính trị đều biết rằng họ sẽ bị cử tri trừng phạt năng nề nếu họ lấy những biện pháp cần thiết.
Quả thật là chế độ dân chủ có những khuyết tật của nó: ảnh hưởng quá mức của những người “lobbyist”, khuynh hướng đưa ra những hứa hẹn quá mức và khuynh hướng né tránh những cải cách khó khăn. Nhưng như các cuộc cách mạng tại Ai Cập và Tunisia cho ta thấy, các chế độ chuyên chế cũng có những khuyết tật bẩm sinh còn nghiêm trọng hơn: tham nhũng, bất công, công an lộng quyền, tra tấn và phủ nhận quyền của con người. Và những xã hội Arab mà vừa mới nổi dậy cũng không hẳn cho ta thấy tính ưu việt của quản lý kinh tế dưới chế độ chuyên chế.
Mùa xuân Arab đả làm rung chuyển những cột trụ kiên cố nhất của chuyên chế. Iran, vốn là nước láng giềng có đủ lý do để e sợ việc xuất hiện một phong trào chống đối của riêng mình. Chiến thắng của ông Putin đã bị làm ô uế bởi những cuộc phản đối và nhất là những lời và hành động chế diễu mà ông phải chịu từ tháng chạp năm ngoái, khi những người chống đối ông xuống đường tại Moscow.
Ngay cà chính quyền Trung Quốc, được củng cố bởi những thành quả kinh tế cũng lo ngại một cách hiển nhiên. Việc đàn áp những ngưòi bất đồng chính quyến đã gia tăng kể từ đầu năm ngoái. Và một số đáng kể những người Hoa tin rằng “nơi này có thể nổ tung ra bất cứ lúc nào”.
Những lý do bất ổn của Trung Quốc thì rất nhiều và đa dạng. Chúng bao gồm những căm phẫn về tình trạng tham nhũng, tranh chấp đất đai, bất công kinh tế và hủy hoại môi sinh. Nhưng về gốc rễ, vấn đề vẫn là, không có một chế độ dân chủ, Trung Quốc không có một lối ra nào an toàn để giải tỏa những bất mãn.
Khi những người dân thường Ai Cập tiến chiếm quảng trường Tahrir thì đó là lúc bắt đầu chấm dứt của chế độ Mubarak tại Ai Cập. Những cuộc biểu tình tương tự tại Bắc Kinh có thể tạo ra những đe dọa tương tự đối với chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc. Đó là lý do tại sao mọi phản đối dù nhỏ cũng bị đè bẹp ngay lập tức. Trong khi đó, khi những người phản đối chiếm cứ Wall Street tại Mỹ, họ thu được rất nhiều chú ý nhưng không ai nghĩ là chế độ dân chủ của Hoa Kỳ bị đe dọa cả.
Ngay cả tại Hy Lạp, những người biểu tình cũng đòi hỏi những nhà chính trị và những chính sách mới chứ không đòi phải bỏ chế độ dân chủ. Ngược lại dù thành công đến mấy về kinh tế, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể làm thay đổi cảm nghĩ cả bên trong Trung Quốc lẫn bên ngoài rằng chế độ chính trị này cuối cùng cũng phải thay đổi. Khả năng của Trung Quốc mang lại tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều kích thích cũng như ganh tỵ tại các nước khác, nhưng khó có thể nghĩ ra được một nước nào mà người dân muốn áp dụng chế độ chính trị của Trung Quốc cả.
Thành ra dù có mang công mắc nợ đến thế nào chăng nữa, các chế độ dân chủ vẫn chiến thắng trong cuộc đua sắc đẹp chính trị.
Lê Mạnh Hùng
Không Thể Ngồi Yên
Đinh Thị Ngọc Tuyết – Machsong
Trở về cuộc sống thường nhật sau ba ngày đến Washington D.C. hòa vào dòng người vào Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa thỉnh nguyện thư đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam, trong lòng tôi hòa lẫn nhiều cảm xúc. Tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã nghe, thấy, và cảm nhận trong chuyến đi này.
Những ngày đầu năm 2012, trên mạng internet, vào diễn đàn nào, tôi cũng nghe người ta nhắc tới nhạc sĩ Việt Khang và hai bài hát của anh là “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai?”. Vào trang youtube, đánh 2 chữ “Việt Khang”, tôi lặng người nghe chính Việt Khang trình bày hai tác phẩm của anh. Từng lời ca, tiếng nhạc, những hình ảnh minh họa nổi lên với dùi cui, súng ống của công an, bộ đội, với máu và nước mắt của những người dân lành vô tội bị cướp đất, cướp nhà, cướp tàu thuyền đánh cá. Ruột đau quặn thắt, chỉ muốn làm một gì điều gì đó cho quê hương, cho đất nước, cho đồng bào của mình, mà không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu.
Giữa tháng Hai, chị Thúy Loan Nguyễn và chị Trang Khanh Trần, nhân viên văn phòng BPSOS liên lạc với Linh Mục Anthony Chính Ngô, Cha Chánh Xứ nhà thờ Saint John Vianney, mong muốn được đến nhà thờ để kêu gọi mọi người ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam và đòi hỏi chính quyền Cộng Sản thả Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Việt Khang, và tất cả tù nhân chính trị và lương tâm do anh Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN khởi xướng, đồng thời ký vào thư gởi riêng cho Dân Biểu John Yarmuth, KY để yêu cầu ông hãy chú ý đến tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam.
Vào những ngày đầu tháng 3, qua báo chí và truyền thông, tôi được tin đồng bào Việt Nam sẽ đổ về thủ đô Washington D.C. để vào tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, trực tiếp gặp gỡ các Dân Biểu hay các nhân viên của họ để trình bày tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam ngày càng xuống dốc tàn tệ.
Lời ca tiếng nhạc của Việt Khang như văng vẳng trong tai tôi: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một nghìn năm hay triền miên tăm tối”. Rồi lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ “Anh em ta đáp lời sông núi” đã thôi thúc tôi lên đường đi Washington D.C.
Từ phi trường, tôi đón taxi chạy thẳng tới khách sạn Marriott Courtyard Rosslyn tại Arlington, Virginia nơi có cuộc họp chuẩn bị cho phái đoàn vào tòa Bạch Ốc ngày thứ Hai. Vừa vào khách sạn, nghe tiếng Việt, gặp đồng bào Việt Nam từ khắp nơi kéo về, tôi thấy lòng thật ấm áp trước những lời thăm hỏi ân cần giữa những người đồng hương từ muôn phương tuôn về thủ đô. Ai cũng háo hức và cảm thấy mình cần phải góp một bàn tay, làm một việc gì đó để giúp cho quê hương và đồng bào ruột thịt tại quê nhà.
Nhìn những bạn trẻ sát cánh với Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, BPSOS và anh Võ Thành Nhân, đài SBTN-DC lo sắp xếp công việc chuẩn bị cho cuộc họp với Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai và vận động với Quốc Hội vào thứ Ba, thấy thật thương và phục giới trẻ Việt Nam, đa số được sinh ra và trưởng thành tại Hoa Kỳ, đã dấn thân phục vụ cộng đồng và đất nước.
Sáng thứ Hai, ngày 5 tháng 3, năm 2012, khi phái đoàn gần 200 người Việt vào tiếp xúc với Tòa Bạch Ốc về thỉnh nguyện thư Nhân Quyền cho Việt Nam thì bên ngoài giữa trời đông mây mù và giá lạnh, hàng nghìn người đã đứng bên ngoài Tòa Bạch Ốc với cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới, hát vang những bản nhạc Hùng Ca kêu gọi tình yêu nước, thương nòi, và quyết tâm bảo vệ giang san tổ quốc.
Từ những em nhỏ còn nằm trong xe đẩy, đến các bạn trẻ, và các cô chú bác, cùng những cụ ông, cụ bà, tất cả đều hy sinh, giữa trời lạnh giá, ai cũng bừng bừng khí thế, với một tình yêu không bờ bến cho đất nước Việt Nam và đồng bào ruột thịt tại quê nhà.
Thương quá đồng bào tôi ở Việt Nam, chỉ vì yêu sự thật, yêu nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà phải chịu bao nhục hình và tù đày trong những nhà tù, trại giam. Thương lắm đồng bào Việt Nam hải ngoại của tôi, dù đứng ngoài trời lạnh và mệt nhưng thấy trong ánh mắt nhiều người lấp lánh những niềm vui. Vui vì nhìn thấy hào khí của dân tộc dâng lên từng ngày theo từng số chữ ký vào bản thỉnh bguyện thư trên mạng We The People của Tòa Bạch Ốc. Vui vì lần đầu tiên trong lịch sử của người Việt Hải Ngoại, đồng bào Việt Nam có một sự đoàn kết, tương thân tương ái, “già trẻ gái trai giơ cao tay” đòi quyền làm người cho đồng bào trong nước.
Trong Tòa Bạch Ốc, phái đoàn Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng, ông Michael Posner cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nhấn mạnh đến mối quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với Hà Nội và đề cập tới các tù nhân lương tâm như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và Blogger Ðiếu Cày. Ông Michael Posner cho biết vị phụ tá của Ông đang chuẩn bị sang Việt Nam vào tuần tới.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng chia sẻ: “Khi phái đoàn rời khỏi Toà Bạch Ốc, một nhóm nhỏ đã ở lại để trao đổi riêng với một số nhân viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao về cơ chế hợp tác dài hạn, có phản hồi, có theo dõi tiến triển. Một cơ chế và tiến trình như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhiều vấn đề tuần tự được nêu lên và cùng nhau tìm giải pháp. Đây là viên gạch nền tảng mở đầu cho sự hội ý giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt. Hai bên cũng trao đổi về cách sử dụng danh sách tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm để làm chuẩn mực đo lường tiến triển về nhân quyền và tránh tình trạng Việt Nam thả dăm người nhưng bắt hàng loạt mà lại rêu rao là có cải thiện”.
Thứ Ba, ngày 6 tháng 3, năm 2012, đoàn người Việt Nam với cờ vàng ba sọc đỏ, với áo dài, khăn đóng chia thành nhiều nhóm để mang tài liệu, bằng chứng về sự chà đạp nhân quyền của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, danh sách tù nhân lương tâm, và những dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội đến từng văn phòng của các Dân Biểu.
Khi đang đứng xếp hàng để qua cổng an ninh của tòa nhà Quốc Hội, một nhóm người Mỹ cũng đang xếp hàng vào Quốc Hội, hiếu kỳ hỏi tôi tại sao lại có nhiều người Việt Nam đến Quốc Hội ngày hôm nay. Họ tự giới thiệu họ đang là Giáo Sư của một trường đại học ở Utah, là cựu quân nhân Việt Nam ngày xưa và đã đóng quân ở Đà Nẵng. Tôi đã trò chuyện với họ, giải thích cho họ hiểu lý do người Việt hải ngoại từ các tiểu bang của nước Mỹ, cùng về đây để đòi hỏi và tranh đấu quyền làm người cho đồng bào trong nước.
Tôi cũng nhân cơ hội này chia sẻ với họ những suy nghĩ của tôi về nguyên nhân miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Tôi khẳng định rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chúng tôi mất nước vì chúng tôi bị đồng minh bỏ rơi. Vì trong cuộc chiến này, chúng tôi đã đánh với một tay bị trói sau lưng. Một người Mỹ trong nhóm đã đồng ý với nhận định của tôi và chia sẻ thêm là những người Philippines mà ông đã gặp sau khi ông rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã nói với ông rằng họ cũng lo sợ là chính phủ Mỹ sẽ bỏ rơi Philippines sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Tôi thấy mình có bổn phận phải nói lên sự thật, dù sự thật đắng cay, để lấy lại danh dự cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu, một phần thân thế, và mạng sống của mình để bảo vệ nền tự do dân chủ cho quê hương đất nước.
Khi qua khỏi cổng an ninh, nhóm người Mỹ ấy đã chia sẻ rằng họ rất vui khi thấy người Việt Nam hải ngoại ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đã có mặt tại Quốc Hội ngày hôm nay để nói chuyện với những vị dân cử và nêu lên những vấn đề mà chúng ta quan tâm, nhất là nhân quyền cho đồng bào tại quê nhà.
Những tòa nhà Quốc Hội mang tên Cannon, Longworth, Rayburn, Russell, Dirksen và Hart nối liền với nhau bằng những đường hầm là những tên thật là xa lạ với đồng bào Việt Nam, nhưng ngày hôm ấy, những tên này được lập đi lập lại qua những lời chỉ dẫn của một số bạn trẻ rành đường đi nước bước trong Quốc Hội. Các anh chị đã hướng dẫn từng nhóm nhỏ để đến từng văn phòng các Dân Biểu để họp theo những cuộc hẹn đã được đặt trước hay chỉ chuyển giao những tài liệu về Nhân Quyền cho Việt Nam.
Vì số người tham dự rất đông nên cũng có chút thiếu xót trong việc tổ chức nhưng không vì thế mà làm nhụt chí những tấm lòng Việt Nam muốn đóng góp một chút sức mọn cho dân tộc.
Nhóm tôi có bác Tôn Nguyễn (KY), chị Đông Bùi (VA), Kim Dung Nguyễn (GA), anh chị Hiếu-Chi Trần (MA), anh chị Đạt-Tuyết (MA), cùng bốn bé từ 3 tới 12 tuổi: Huy, Nhân, Hoài An, và Minh (MA), con của anh chị Hiếu-Chi và Đạt-Tuyết.
Vì đây là lần đầu tiên, tất cả mọi người trong nhóm đến Quốc Hội, nên chúng tôi rất bỡ ngỡ và có chút khó khăn tìm những văn phòng được chỉ định nhưng nhóm thật may mắn được một anh sinh viên thực tập của một dân biểu tiểu bang California dẫn đường đưa chúng tôi từ tòa nhà Rayburn đi một đoạn đường hầm thật dài để đến tòa nhà Cannon.
Trên đường hướng dẫn nhóm đi đến tòa nhà Cannon, tôi cũng chia sẻ với anh ấy lý do mà chúng tôi, những người Việt Nam, từ khắp nơi tập hợp về đây để đấu tranh cho quyền làm người cho đồng bào chúng tôi tại quê nhà. Anh ấy rất cảm kích với tấm lòng của đồng bào hải ngoại với đất nước và dân tộc.
Từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều, nhóm chúng tôi đã ghé thăm và giao hồ sơ Nhân Quyền cho Việt Nam tại 9 văn phòng Dân Biểu của tiểu bang Texas, Kentucky, New York, Florida, Oklahoma, và Massachusetts.
Trong cuộc họp với cô Christina Tsafoulias, phụ tá đặc trách về Đối Ngoại của Dân Biểu Michael Capuano, MA, chúng tôi đã trình bày tình trạng Nhân Quyền đang bị xúc phạm trầm trọng ở Việt Nam với danh sách những tù nhân chính trị và lương tâm cùng với hai dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.
Nhân dịp này, tôi cũng giao cho cô Christina tin tức và tài liệu về nhạc sĩ Việt Khang và anh Hiếu Trần cũng đã chia sẻ với cô Christina câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn, người bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam cướp ruộng đất, phá sập nhà, vơ vét tôm cá trong đầm, và đang bị bắt giam tại Tiên Lãng, Hải Phòng.
Cô Christina chăm chú lắng nghe, ghi chép cẩn thận và cam kết với chúng tôi là cô sẽ nghiên cứu những tài liệu về nhân quyền do chúng tôi giao và sẽ chuyển tới Dân Biểu Michael Capuano.
Sau một ngày đi những đoạn đường thật dài từ tòa nhà này qua tòa nhà khác trong Quốc Hội, tất cả mọi người tập chung về phòng tiếp tân 340 ở tòa nhà Rayburn để dự một bữa tiệc nhẹ do Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh khoản đãi.
Trong căn phòng nhỏ bé này, mọi người ngồi bệt dưới đất, san sát nhau vì không đủ chỗ. Nhìn những mái đầu bạc phơ ngồi chen lẫn với những mái đầu xanh, tôi thấy tình yêu quê hương, yêu đồng bào tràn ngập trong lòng.
Ai cũng mệt mỏi về thể xác nhưng tinh thần vẫn rất hăng hái. Mọi người thay nhau lên chia sẻ cảm tưởng của mình và đóng góp ý kiến cho những thiếu xót trong việc tổ chức để cùng rút kinh nghiệm cho những lần sau. Những lời đóng góp chân tình từ đáy lòng được mọi người vỗ tay hưởng ứng.
Gặp tôi ngoài hành lang, dù chưa quen biết, bác Tony Thân Nguyễn ở Massachusetts chân tình nắm tay tôi nói: “Bác cám ơn con”.
Tôi ngạc nhiên: “Ơ, sao Bác lại cám ơn con? Con phải cám ơn Bác đã lặn lội đường xa, lái xe 9, 10 tiếng từ Boston đến đây để lên tiếng cho đồng bào mình mới đúng chứ!”
Bác cười: “Bác thấy con còn trẻ, Bác đoán là con còn đang đi làm. Hôm nay con có mặt ở đây có nghĩa là con phải lấy ngày phép. Bác cám ơn con”.
Tôi xúc động không nói nên lời. Chỉ biết nắm lấy tay bác như nắm lấy tình yêu của đồng bào để vào trong trái tim tôi. Để nghe nhịp đập của những trái tim Việt Nam, máu đỏ, da vàng, hòa thành một nhịp, biết đau với niềm đau của dân tộc, biết buồn với vận nước nổi trôi, biết cùng nhau đứng lên để đáp lời sông núi, để cùng đồng lòng cất cao tiếng hát “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng… Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người…”.
Thật cảm phục khi nhìn thấy hai gia đình trẻ của anh chị Hiếu-Chi (MA) và anh chị Đạt-Tuyết (MA) đã lấy ngày phép, cho các con nhỏ nghỉ học, để cùng cha mẹ đi biểu tình tại Tòa Bạch Ốc và đi vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.
Xin gởi lời chào tới bác Thân (Boston, MA), anh Thành (Huntsville, AL), chị Thanh (Garden Grove, CA), anh Bình (Houston, TX) mà tôi đã có duyên gặp gỡ trong tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Gởi lời thăm thương mến đến gia đình chị Phương ở Bowling Green, KY với 2 tà áo dài Việt Nam duyên dáng và hai chiếc nón bài thơ có hình cờ vàng ba sọc đỏ và hàng chữ “Human Rights for Việt Nam”.
Xin cám ơn các anh chị văn phòng BPSOS: anh Thắng, chị Trang Khanh, chị Đông, chị Cúc, chị Trinh, chị Thúy Loan, Dương, Kim Dung, Nancy, Nhi và rất nhiều bạn trẻ đã âm thầm làm việc, chịu thương chịu khó trong những ngày qua, vất vả vì đại cuộc, vì nhân quyền cho Việt Nam.
Xin gởi lời tri ân tới anh Trúc Hồ, đài truyền hình SBTN, tất cả những tình nguyện viên đã làm việc ngày đêm: nhận điện thoại hay đi đến từng nhà để vận động và xin chữ ký và trên hết là gần 150,000 đồng bào thầm lặng đã “không thể ngồi yên” và đã đứng lên ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.
Xin cám ơn tất cả đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới và nhất là tại Hoa Kỳ đã không quản đường xa cực nhọc, tốn bao nhiêu thời gian và công sức, cùng đến thủ đô Washington D.C. để vào Tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, để xuống đường biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, để tràn ngập các hành lang của Quốc Hội vì Nhân Quyền cho Việt Nam.
Cám ơn người bạn đời luôn nâng đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện để tôi có cơ hội góp một bàn tay vào chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.
Chúng ta bắt đầu bước những bước đầu tiên trên một chặng đường dài để đòi quyền làm Người cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Cầu xin Ơn Trên che chở cho đất nước Việt Nam chúng con, đã chịu quá nhiều cay đắng và mất mát.
Xin cho tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội luôn đoàn kết, biết khiêm nhường, dẹp bỏ cái “tôi” khi làm việc chung, yêu thương nhau, không sợ hãi, cùng đứng lên “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” để người Việt Nam từ khắp năm châu bốn biển sẽ có một ngày gặp nhau tại quê hương Việt Nam tự do và dân chủ.
“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, Trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An cho Việt Nam qua phút nguy nan…”
Trở về cuộc sống thường nhật sau ba ngày đến Washington D.C. hòa vào dòng người vào Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa thỉnh nguyện thư đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam, trong lòng tôi hòa lẫn nhiều cảm xúc. Tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã nghe, thấy, và cảm nhận trong chuyến đi này.
Những ngày đầu năm 2012, trên mạng internet, vào diễn đàn nào, tôi cũng nghe người ta nhắc tới nhạc sĩ Việt Khang và hai bài hát của anh là “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai?”. Vào trang youtube, đánh 2 chữ “Việt Khang”, tôi lặng người nghe chính Việt Khang trình bày hai tác phẩm của anh. Từng lời ca, tiếng nhạc, những hình ảnh minh họa nổi lên với dùi cui, súng ống của công an, bộ đội, với máu và nước mắt của những người dân lành vô tội bị cướp đất, cướp nhà, cướp tàu thuyền đánh cá. Ruột đau quặn thắt, chỉ muốn làm một gì điều gì đó cho quê hương, cho đất nước, cho đồng bào của mình, mà không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu.
Giữa tháng Hai, chị Thúy Loan Nguyễn và chị Trang Khanh Trần, nhân viên văn phòng BPSOS liên lạc với Linh Mục Anthony Chính Ngô, Cha Chánh Xứ nhà thờ Saint John Vianney, mong muốn được đến nhà thờ để kêu gọi mọi người ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam và đòi hỏi chính quyền Cộng Sản thả Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Việt Khang, và tất cả tù nhân chính trị và lương tâm do anh Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN khởi xướng, đồng thời ký vào thư gởi riêng cho Dân Biểu John Yarmuth, KY để yêu cầu ông hãy chú ý đến tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam.
Vào những ngày đầu tháng 3, qua báo chí và truyền thông, tôi được tin đồng bào Việt Nam sẽ đổ về thủ đô Washington D.C. để vào tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, trực tiếp gặp gỡ các Dân Biểu hay các nhân viên của họ để trình bày tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam ngày càng xuống dốc tàn tệ.
Lời ca tiếng nhạc của Việt Khang như văng vẳng trong tai tôi: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một nghìn năm hay triền miên tăm tối”. Rồi lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ “Anh em ta đáp lời sông núi” đã thôi thúc tôi lên đường đi Washington D.C.
Từ phi trường, tôi đón taxi chạy thẳng tới khách sạn Marriott Courtyard Rosslyn tại Arlington, Virginia nơi có cuộc họp chuẩn bị cho phái đoàn vào tòa Bạch Ốc ngày thứ Hai. Vừa vào khách sạn, nghe tiếng Việt, gặp đồng bào Việt Nam từ khắp nơi kéo về, tôi thấy lòng thật ấm áp trước những lời thăm hỏi ân cần giữa những người đồng hương từ muôn phương tuôn về thủ đô. Ai cũng háo hức và cảm thấy mình cần phải góp một bàn tay, làm một việc gì đó để giúp cho quê hương và đồng bào ruột thịt tại quê nhà.
Nhìn những bạn trẻ sát cánh với Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, BPSOS và anh Võ Thành Nhân, đài SBTN-DC lo sắp xếp công việc chuẩn bị cho cuộc họp với Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai và vận động với Quốc Hội vào thứ Ba, thấy thật thương và phục giới trẻ Việt Nam, đa số được sinh ra và trưởng thành tại Hoa Kỳ, đã dấn thân phục vụ cộng đồng và đất nước.
Sáng thứ Hai, ngày 5 tháng 3, năm 2012, khi phái đoàn gần 200 người Việt vào tiếp xúc với Tòa Bạch Ốc về thỉnh nguyện thư Nhân Quyền cho Việt Nam thì bên ngoài giữa trời đông mây mù và giá lạnh, hàng nghìn người đã đứng bên ngoài Tòa Bạch Ốc với cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới, hát vang những bản nhạc Hùng Ca kêu gọi tình yêu nước, thương nòi, và quyết tâm bảo vệ giang san tổ quốc.
Từ những em nhỏ còn nằm trong xe đẩy, đến các bạn trẻ, và các cô chú bác, cùng những cụ ông, cụ bà, tất cả đều hy sinh, giữa trời lạnh giá, ai cũng bừng bừng khí thế, với một tình yêu không bờ bến cho đất nước Việt Nam và đồng bào ruột thịt tại quê nhà.
Thương quá đồng bào tôi ở Việt Nam, chỉ vì yêu sự thật, yêu nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà phải chịu bao nhục hình và tù đày trong những nhà tù, trại giam. Thương lắm đồng bào Việt Nam hải ngoại của tôi, dù đứng ngoài trời lạnh và mệt nhưng thấy trong ánh mắt nhiều người lấp lánh những niềm vui. Vui vì nhìn thấy hào khí của dân tộc dâng lên từng ngày theo từng số chữ ký vào bản thỉnh bguyện thư trên mạng We The People của Tòa Bạch Ốc. Vui vì lần đầu tiên trong lịch sử của người Việt Hải Ngoại, đồng bào Việt Nam có một sự đoàn kết, tương thân tương ái, “già trẻ gái trai giơ cao tay” đòi quyền làm người cho đồng bào trong nước.
Trong Tòa Bạch Ốc, phái đoàn Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng, ông Michael Posner cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nhấn mạnh đến mối quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với Hà Nội và đề cập tới các tù nhân lương tâm như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và Blogger Ðiếu Cày. Ông Michael Posner cho biết vị phụ tá của Ông đang chuẩn bị sang Việt Nam vào tuần tới.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng chia sẻ: “Khi phái đoàn rời khỏi Toà Bạch Ốc, một nhóm nhỏ đã ở lại để trao đổi riêng với một số nhân viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao về cơ chế hợp tác dài hạn, có phản hồi, có theo dõi tiến triển. Một cơ chế và tiến trình như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhiều vấn đề tuần tự được nêu lên và cùng nhau tìm giải pháp. Đây là viên gạch nền tảng mở đầu cho sự hội ý giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt. Hai bên cũng trao đổi về cách sử dụng danh sách tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm để làm chuẩn mực đo lường tiến triển về nhân quyền và tránh tình trạng Việt Nam thả dăm người nhưng bắt hàng loạt mà lại rêu rao là có cải thiện”.
Thứ Ba, ngày 6 tháng 3, năm 2012, đoàn người Việt Nam với cờ vàng ba sọc đỏ, với áo dài, khăn đóng chia thành nhiều nhóm để mang tài liệu, bằng chứng về sự chà đạp nhân quyền của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, danh sách tù nhân lương tâm, và những dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội đến từng văn phòng của các Dân Biểu.
Khi đang đứng xếp hàng để qua cổng an ninh của tòa nhà Quốc Hội, một nhóm người Mỹ cũng đang xếp hàng vào Quốc Hội, hiếu kỳ hỏi tôi tại sao lại có nhiều người Việt Nam đến Quốc Hội ngày hôm nay. Họ tự giới thiệu họ đang là Giáo Sư của một trường đại học ở Utah, là cựu quân nhân Việt Nam ngày xưa và đã đóng quân ở Đà Nẵng. Tôi đã trò chuyện với họ, giải thích cho họ hiểu lý do người Việt hải ngoại từ các tiểu bang của nước Mỹ, cùng về đây để đòi hỏi và tranh đấu quyền làm người cho đồng bào trong nước.
Tôi cũng nhân cơ hội này chia sẻ với họ những suy nghĩ của tôi về nguyên nhân miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Tôi khẳng định rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chúng tôi mất nước vì chúng tôi bị đồng minh bỏ rơi. Vì trong cuộc chiến này, chúng tôi đã đánh với một tay bị trói sau lưng. Một người Mỹ trong nhóm đã đồng ý với nhận định của tôi và chia sẻ thêm là những người Philippines mà ông đã gặp sau khi ông rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã nói với ông rằng họ cũng lo sợ là chính phủ Mỹ sẽ bỏ rơi Philippines sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Tôi thấy mình có bổn phận phải nói lên sự thật, dù sự thật đắng cay, để lấy lại danh dự cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu, một phần thân thế, và mạng sống của mình để bảo vệ nền tự do dân chủ cho quê hương đất nước.
Khi qua khỏi cổng an ninh, nhóm người Mỹ ấy đã chia sẻ rằng họ rất vui khi thấy người Việt Nam hải ngoại ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đã có mặt tại Quốc Hội ngày hôm nay để nói chuyện với những vị dân cử và nêu lên những vấn đề mà chúng ta quan tâm, nhất là nhân quyền cho đồng bào tại quê nhà.
Những tòa nhà Quốc Hội mang tên Cannon, Longworth, Rayburn, Russell, Dirksen và Hart nối liền với nhau bằng những đường hầm là những tên thật là xa lạ với đồng bào Việt Nam, nhưng ngày hôm ấy, những tên này được lập đi lập lại qua những lời chỉ dẫn của một số bạn trẻ rành đường đi nước bước trong Quốc Hội. Các anh chị đã hướng dẫn từng nhóm nhỏ để đến từng văn phòng các Dân Biểu để họp theo những cuộc hẹn đã được đặt trước hay chỉ chuyển giao những tài liệu về Nhân Quyền cho Việt Nam.
Vì số người tham dự rất đông nên cũng có chút thiếu xót trong việc tổ chức nhưng không vì thế mà làm nhụt chí những tấm lòng Việt Nam muốn đóng góp một chút sức mọn cho dân tộc.
Nhóm tôi có bác Tôn Nguyễn (KY), chị Đông Bùi (VA), Kim Dung Nguyễn (GA), anh chị Hiếu-Chi Trần (MA), anh chị Đạt-Tuyết (MA), cùng bốn bé từ 3 tới 12 tuổi: Huy, Nhân, Hoài An, và Minh (MA), con của anh chị Hiếu-Chi và Đạt-Tuyết.
Vì đây là lần đầu tiên, tất cả mọi người trong nhóm đến Quốc Hội, nên chúng tôi rất bỡ ngỡ và có chút khó khăn tìm những văn phòng được chỉ định nhưng nhóm thật may mắn được một anh sinh viên thực tập của một dân biểu tiểu bang California dẫn đường đưa chúng tôi từ tòa nhà Rayburn đi một đoạn đường hầm thật dài để đến tòa nhà Cannon.
Trên đường hướng dẫn nhóm đi đến tòa nhà Cannon, tôi cũng chia sẻ với anh ấy lý do mà chúng tôi, những người Việt Nam, từ khắp nơi tập hợp về đây để đấu tranh cho quyền làm người cho đồng bào chúng tôi tại quê nhà. Anh ấy rất cảm kích với tấm lòng của đồng bào hải ngoại với đất nước và dân tộc.
Từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều, nhóm chúng tôi đã ghé thăm và giao hồ sơ Nhân Quyền cho Việt Nam tại 9 văn phòng Dân Biểu của tiểu bang Texas, Kentucky, New York, Florida, Oklahoma, và Massachusetts.
Trong cuộc họp với cô Christina Tsafoulias, phụ tá đặc trách về Đối Ngoại của Dân Biểu Michael Capuano, MA, chúng tôi đã trình bày tình trạng Nhân Quyền đang bị xúc phạm trầm trọng ở Việt Nam với danh sách những tù nhân chính trị và lương tâm cùng với hai dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.
Nhân dịp này, tôi cũng giao cho cô Christina tin tức và tài liệu về nhạc sĩ Việt Khang và anh Hiếu Trần cũng đã chia sẻ với cô Christina câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn, người bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam cướp ruộng đất, phá sập nhà, vơ vét tôm cá trong đầm, và đang bị bắt giam tại Tiên Lãng, Hải Phòng.
Cô Christina chăm chú lắng nghe, ghi chép cẩn thận và cam kết với chúng tôi là cô sẽ nghiên cứu những tài liệu về nhân quyền do chúng tôi giao và sẽ chuyển tới Dân Biểu Michael Capuano.
Sau một ngày đi những đoạn đường thật dài từ tòa nhà này qua tòa nhà khác trong Quốc Hội, tất cả mọi người tập chung về phòng tiếp tân 340 ở tòa nhà Rayburn để dự một bữa tiệc nhẹ do Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh khoản đãi.
Trong căn phòng nhỏ bé này, mọi người ngồi bệt dưới đất, san sát nhau vì không đủ chỗ. Nhìn những mái đầu bạc phơ ngồi chen lẫn với những mái đầu xanh, tôi thấy tình yêu quê hương, yêu đồng bào tràn ngập trong lòng.
Ai cũng mệt mỏi về thể xác nhưng tinh thần vẫn rất hăng hái. Mọi người thay nhau lên chia sẻ cảm tưởng của mình và đóng góp ý kiến cho những thiếu xót trong việc tổ chức để cùng rút kinh nghiệm cho những lần sau. Những lời đóng góp chân tình từ đáy lòng được mọi người vỗ tay hưởng ứng.
Gặp tôi ngoài hành lang, dù chưa quen biết, bác Tony Thân Nguyễn ở Massachusetts chân tình nắm tay tôi nói: “Bác cám ơn con”.
Tôi ngạc nhiên: “Ơ, sao Bác lại cám ơn con? Con phải cám ơn Bác đã lặn lội đường xa, lái xe 9, 10 tiếng từ Boston đến đây để lên tiếng cho đồng bào mình mới đúng chứ!”
Bác cười: “Bác thấy con còn trẻ, Bác đoán là con còn đang đi làm. Hôm nay con có mặt ở đây có nghĩa là con phải lấy ngày phép. Bác cám ơn con”.
Tôi xúc động không nói nên lời. Chỉ biết nắm lấy tay bác như nắm lấy tình yêu của đồng bào để vào trong trái tim tôi. Để nghe nhịp đập của những trái tim Việt Nam, máu đỏ, da vàng, hòa thành một nhịp, biết đau với niềm đau của dân tộc, biết buồn với vận nước nổi trôi, biết cùng nhau đứng lên để đáp lời sông núi, để cùng đồng lòng cất cao tiếng hát “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng… Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người…”.
Thật cảm phục khi nhìn thấy hai gia đình trẻ của anh chị Hiếu-Chi (MA) và anh chị Đạt-Tuyết (MA) đã lấy ngày phép, cho các con nhỏ nghỉ học, để cùng cha mẹ đi biểu tình tại Tòa Bạch Ốc và đi vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.
Xin gởi lời chào tới bác Thân (Boston, MA), anh Thành (Huntsville, AL), chị Thanh (Garden Grove, CA), anh Bình (Houston, TX) mà tôi đã có duyên gặp gỡ trong tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Gởi lời thăm thương mến đến gia đình chị Phương ở Bowling Green, KY với 2 tà áo dài Việt Nam duyên dáng và hai chiếc nón bài thơ có hình cờ vàng ba sọc đỏ và hàng chữ “Human Rights for Việt Nam”.
Xin cám ơn các anh chị văn phòng BPSOS: anh Thắng, chị Trang Khanh, chị Đông, chị Cúc, chị Trinh, chị Thúy Loan, Dương, Kim Dung, Nancy, Nhi và rất nhiều bạn trẻ đã âm thầm làm việc, chịu thương chịu khó trong những ngày qua, vất vả vì đại cuộc, vì nhân quyền cho Việt Nam.
Xin gởi lời tri ân tới anh Trúc Hồ, đài truyền hình SBTN, tất cả những tình nguyện viên đã làm việc ngày đêm: nhận điện thoại hay đi đến từng nhà để vận động và xin chữ ký và trên hết là gần 150,000 đồng bào thầm lặng đã “không thể ngồi yên” và đã đứng lên ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.
Xin cám ơn tất cả đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới và nhất là tại Hoa Kỳ đã không quản đường xa cực nhọc, tốn bao nhiêu thời gian và công sức, cùng đến thủ đô Washington D.C. để vào Tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, để xuống đường biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, để tràn ngập các hành lang của Quốc Hội vì Nhân Quyền cho Việt Nam.
Cám ơn người bạn đời luôn nâng đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện để tôi có cơ hội góp một bàn tay vào chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.
Chúng ta bắt đầu bước những bước đầu tiên trên một chặng đường dài để đòi quyền làm Người cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Cầu xin Ơn Trên che chở cho đất nước Việt Nam chúng con, đã chịu quá nhiều cay đắng và mất mát.
Xin cho tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội luôn đoàn kết, biết khiêm nhường, dẹp bỏ cái “tôi” khi làm việc chung, yêu thương nhau, không sợ hãi, cùng đứng lên “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” để người Việt Nam từ khắp năm châu bốn biển sẽ có một ngày gặp nhau tại quê hương Việt Nam tự do và dân chủ.
“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, Trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An cho Việt Nam qua phút nguy nan…”
Nguyễn Hoài Vân – TÍN NGƯỠNG VÀ TỰ DO
Nguyễn Hoài Vân – Diendantheky
Một cách nhìn phiến diệnVới một nhãn quan hời hợt và phiến diện, người ta có thể cho rằng tín ngưỡng và tự do là hai phạm trù mâu thuẫn. Khi mang một niềm tin tôn giáo thì người ta phải hạn chế sự tự do suy nghĩ của mình để phù hợp với những tín điều của tôn giáo mà mình tin theo. Một số nhà khoa học có tín ngưỡng, khi bàn về Thượng Đế, đời sống sau khi chết v.v… thường cho rằng họ phải để sang một bên trí tuệ của họ, phải hạn chế nó, để dành chỗ cho niềm tin. Một đứa trẻ khi được giáo dục trong một niềm tin tôn giáo, thì được điều kiện hóa để không nghi ngờ, không cãi lại những gì được truyền dạy, hạn chế sự tự do tò mò tìm hiểu về những gì không thuộc niềm tin ấy. Một người trưởng thành có tín ngưỡng thường chỉ lập lại những tín điều mà họ kế thừa từ gia đình và cộng đồng tôn giáo hay dân tộc của họ, thay vì phát biểu những gì họ tự do suy nghĩ ra. Trong điều kiện ấy, đòi hỏi « tự do tín ngưỡng » có một vẻ gì không ổn !
Tin và Nghi
Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề hơn một chút, chúng ta có thể nhận xét rằng : sự tự do của tôi chỉ thực sự hiện hữu khi tôi được tự do tin vào một tín ngưỡng, dù cho đó là một niềm tin mù quáng. Lý do vì tin hay không tin là một sự chọn lựa, đòi hỏi tự do. Khi chọn « tin » vào một giáo điều, thì tôi phải đẩy lùi sự nghi ngờ vào tiềm thức, rồi vận dụng năng lượng tâm thần, cộng với sức mạnh của tập quán, giáo dục … mà kìm chặt sự nghi ngờ trong đó, không cho nó phát tiết ra ngoài. Niềm tin càng lớn, thì nỗi nghi ngờ cũng càng quan trọng, và năng lượng được dùng để kềm chế nó lại càng cao. « Quản lý » cặp mâu thuẫn nghi ngờ với niềm tin như thế, chính là một hoạt động tâm thần đặt căn bản trên tự do.
Sở dĩ « tin » và « nghi » ràng buộc mật thiết với nhau như vừa nói, là vì chúng ta chỉ « tin » những gì chúng ta có thể nghi ngờ. Tôi không « tin » vào tách trà trước mặt tôi, hay cái ghế tôi đang ngồi trên đó, hay một cộng một bằng hai. Niềm tin chỉ áp dụng cho những gì không kiểm chứng được, những gì có thể được biện minh bằng những lý luận tương đương với những lý luận dùng để phủ định nó. Tức là trong căn bản, tôi tin vào những gì tôi có thể nghi ngờ, như Thiên Chúa, Phật tính, đời sống sau khi chết, luân hồi, hồn, vía v.v…
Biết và Hiểu
Tin và nghi còn ràng buộc mật thiết với nhau vì một lý do khác. Chúng ta BIẾT sự vật qua những hiện tượng mà chúng ta cảm nhận được. Tuy nhiên, những điều ấy không cho phép chúng ta HIỂU sự vật. Để hiểu, chúng ta cần diễn dịch các hiện tượng cảm nhận được, qua lăng kính của một số giả thuyết được hệ thống hóa, để chúng trở thành một câu chuyện mạch lạc. Thí dụ tôi bước vào nhà một người bạn và thấy một hòn đá đen đặt trên bàn làm việc của anh ta. Hiện tượng thấy một hòn đá không cho phép tôi hiểu vì sao nó có mặt ở đó. Tôi có thể xây dựng những giả thuyết, những câu chuyện giúp tôi trả lời câu hỏi ấy. Tôi có thể hình dung giả thuyết một ngày nọ, anh ta dạo chơi trên một bãi biển với người yêu. Hòn đá đen ấy là đặc điểm của bãi biển này và anh ta đã giữ nó làm kỷ niệm, để nó trên bàn làm việc để luôn ghi nhớ. Có thể đâu đó, tôi đã nhìn thấy hình ảnh của bãi biển « đá đen » này ? Giả thuyết được đặt ra cần được kiểm chứng, hay bị phủ định. Trong một số trường hợp nó không được kiểm chứng, cũng không bị phủ định. Tôi phải chọn một trong hai thái độ : chấp nhận hay phủ nhận. Thiên Chúa, Phật tính, đời sống sau khi chết, luân hồi … nằm trong các trường hợp này. Chấp nhận hay phủ nhận đều mở ra cho tôi một chân trời suy tư phong phú. Chọn lựa ấy chính là sự tự do của tôi, là nền tảng của nhân tính trong tôi.
Sự phủ định làm tăng giá trị của Niềm Tin
Chọn lựa sự phủ nhận cũng lại là dồn nén vào trong tiềm thức giả thuyết ngược lại, tức sự chấp nhận. Khi phủ nhận sự hiện hữu của một « nguyên nhân đầu tiên » (primum movens) gọi là Thiên Chúa, thì tôi buộc phải không ngừng xây dựng quan điểm « vô thần » của tôi trên giả thuyết « Thiên Chúa », dù là để phủ nhận nó. Tôi sẽ phải tự nhủ rằng : với mô hình này sẽ tôi không cần đến giả thuyết Thiên Chúa nữa, với cách nhìn kia Thiên Chúa bị loại bỏ v.v… Tức là Thiên Chúa sẽ hiện hữu một cách rất mạnh mẽ trong tư tưởng của tôi. Một khi tuyên dương « Thiên Chúa đã chết », Nietzsche buộc phải luôn luôn thay thế khái niệm Thiên Chúa bằng một khái niệm khác, đồng thời biện minh rằng cái « khái niệm khác » ấy không phải là Thiên Chúa !
Thêm vào đó, sự công bố Thiên Chúa đã chết, tức không hiện hữu, càng đem lại ý nghĩa cho niềm tin vào Thiên Chúa. Như đã nói ở trên, bạn chỉ « tin » khi điều bạn tin có thể không hiện hữu. Sự không hiện hữu ấy càng được tuyên dương mạnh mẽ thì niềm tin của bạn lại càng có ý nghĩa ! Nó sẽ càng là một sự chọn lựa dũng cảm, vận dụng toàn thể sự tự do của con người bạn, chứ không chỉ là một tập quán. Augustin nói : “Tôi TIN vì điều ấy vô lý” (je crois parce que c’est absurde), chính là ý ấy.
Phi Hữu phi Vô
Trong nhiều trường hợp chúng ta cũng có thể chọn một cách nhìn lý thú là không chấp nhận cũng không phủ định. Một mặt, với ý thức rằng chấp nhận hay phủ định đều dựa trên những lập luận dễ dàng bị bác bỏ, tôi không chọn thái độ nào cả. Mặt khác, tôi ý thức sự hiện hữu của các thành tố cấu thành một niềm tin, những hệ lụy nội tại của chúng, những nguồn cội tâm lý, những lý do thực dụng đã khiến con người ở một thời điểm, trong một số hoàn cảnh, môi trường thiên nhiên, xã hội, lịch sử v.v… đã khởi sinh ra chúng, cho nên tôi không cảm thấy cần thiết phải biện minh hay phủ định chúng. Tôi chỉ « hiểu » và cảm thông với những người đã hình dung và truyền thừa những giả thuyết đã trở thành tín ngưỡng ấy. Sự gắn bó cũng như bài bác chúng, đối với tôi, trở thành vô nghĩa. Ngược lại, những tín ngưỡng kia, vì đã được hình thành từ những lý do thực dụng, hoàn toàn có thể được chọn lựa và sử dụng cho những mục tiêu thực tế, đem lại lợi ích cho người khác, mỗi khi có thể. Thí dụ khi giúp một người sắp qua đời, thái độ thích hợp không phải là thuyết giảng cho họ nghe những tin tưởng của mình về sự chết, về đời sống sau khi chết, về luân hồi, thiên đường, hỏa ngục, cõi tịnh độ, hay « chết là hết ». Ngược lại, thái độ thích hợp là lắng nghe, để tùy theo niềm tin của người hấp hối mà nương theo đó đem lại bình an cho tâm hồn họ. Niềm tin của riêng mình, vào lúc ấy, hoàn toàn vô ích. Điều quan trọng là dòng tư tưởng và cảm xúc của người sắp lìa đời. Làm sao cho nó nhẹ nhàng trôi chảy vào một mặt hồ an tĩnh, bình yên…
Thập Diện Quan Âm
Thái độ như trên có phải là trốn chạy vấn đề hay không ? Theo tôi, đó là một sự tinh tẩy tâm hồn. Những « niềm tin » chỉ đem lại tranh cãi, phiền phức, vẩn đục tâm thức. Để cho tâm hồn thoải mái, không gì bằng chọn xây dựng những suy tư và cảm xúc của mình trên những gì gần với thực tại nhất. Mà không gì gắn liền với thực tại bằng những điều tôi cảm thấy ngay bây giờ và tại đây. Không thực tại nào vững chắc bằng hiện tại. Tôi cảm nhận nó, có thể kiểm chứng và điều chỉnh nó ngay lập tức. Quá khứ là những hiện tượng được truyền đến hiện tại qua lăng kính của trí nhớ, được gò nắn bởi những thảo trình tâm lý phức tạp. « Thực tại » của quá khứ là một « thực tại tâm lý ». Giá trị của nó là những gì tâm tôi hiện đang nghĩ và cảm thấy về nó vào lúc này, trong giây phút hiện tại. Tương lai thì là một dự phóng, được xây dựng trên quá khứ và hiện tại, và cũng được gò nắn bởi những thảo trình tâm lý. Giá trị của nó cũng chỉ là những gì tôi cảm thấy về nó trong hiện tại. Tức là những « niềm tin » được truyền đến từ quá khứ, và quy định một dự phóng về tương lai, kể cả tương lai sau khi chết, đều chỉ đáng được bàn đến dưới khía cạnh « tôi nghĩ gì về chúng » vào lúc này. Và dù cho « tôi nghĩ gì về chúng » đi nữa, thì chúng cũng đều đem lại cho tôi những tư lự, nghi vấn, lo lắng, mà tôi không thể có phương cách nào để gạt bỏ đi một cách chắc chắn (vì bản chất của « niềm tin » là không thể phủ nhận hay chứng minh, là gắn liền với nghi ngờ). Như thế, tôi bỏ lỡ mất rất nhiều món quà mà cuộc sống gửi đến cho tôi ngay trong lúc này (trong tiếng Anh “present” cũng có nghĩa là “món quà”). Tôi đã từ chối một hiện tại với nhiều thực tính, để mang vào trong tâm những phiền não trừu tượng khó loại trừ…
Như thế, tập trung vào hiện tại, lúc này và bây giờ, giảm bớt những ảnh hưởng của quá khứ và những ước vọng cho tương lai, cho phép mỗi người chúng ta cảm nhận cuộc sống một cách rõ ràng hơn, sống một cách đầy đủ hơn, trong mỗi giây phút. Tâm hồn sẽ cởi mở, thoải mái hơn, sẵn sàng đón nhận những quan điểm đối nghịch, mà không cần tin theo cũng như phủ định. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, một tâm hồn như thế có khả năng sử dụng bất cứ niềm tin hay tín ngưỡng nào, nếu thấy cần thiết cho sự phúc lợi của người khác.
Họ như những vị thần với nhiều cái đầu để tùy nghi suy tư lý luận theo nhiều cách, và nhiều cánh tay để sẵn sàng trợ giúp tha nhân. Họ cũng chính là những tâm hồn thực sự TỰ DO !
Nguyễn Hoài Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét