Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hồi ức hành trình độc nhất vô nhị ra Trường Sa (VTC).  - Người Việt ở Nga quyên góp ủng hộ cho Trường Sa (TTXVN).  - Đưa biển đảo đến sinh viên (TT).  - Dàn sao lưu diễn ‘Góp đá xây Trường Sa’ (VNE).
- Phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư: Không từ chức thì nên miễn nhiệm (TP).  - Bằng cấp và quan trí (TP).

Hình ảnh mới nhất về cuộc sống của người thân ông Đoàn Văn Vươn (GDVN)   —-Nghiện hành dân (Nguyễn quang Lập)   —KHÔNG ĐẢNG VIÊN CŨNG KHÔNG ĐƯỢC LÀM (Thùy Linh)  —-”GIỮ BIỂN ĐẢO KHÔNG NẰM Ở TÀU TO SÚNG LỚN, MÀ Ở LÒNG NGƯỜI”... (Maithanhhai)
Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư  (RFI) -Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin báo chí chính thức tại Việt Nam hôm nay 16/3/2012 cho biết giữa tháng Tư tới nhà máy chế biến aluminium đầu tiên Tân Rai sẽ được cho chạy thử nghiệm sau nhiều lần phải trì hoãn.
Tổng thống Miến Điện sẽ thăm VN (BBC)  —-Thực hư vụ san lấp mộ ở Hoàng Liệt? (BBC)   —-VOV Online/BM -Vụ xâm phạm mồ mả ở Hà Nội: Khuất tất và trái đạo lý   —TQ nhắc lại ‘cùng khai thác Trường Sa’ (BBC) -Trung Quốc trấn an Philippines sẽ không dùng quân đội đe dọa các nước có tranh chấp ở Trường Sa  —Nhắc lại Mỹ Lai  (BBC) -BBC nghe nhân chứng kể lại về vụ thảm sát Mỹ Lai 16/3/1968.  —-Đại sứ tiếp xúc (BBC) -Đại sứ David Shear gặp cộng đồng Việt ‘không chính thức’.
Công ty của nữ đại gia thủy sản thua kiện nông dân -VnExpress
Có bài này hay quá mà tôi dịch không nổi- Bà con và Anh Chị Em Bạn trẻ nào dịch dùm để mọi người cùng đọc-Cám ơn (Có lẽ là: VN cần thay đổi hiến pháp)    >>>Opinion: Vietnam’s Need for Constitutional Reform  (Asia Sentinel)

KINH TẾ






VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát hiện khay trà gỗ của Đại thi hào Nguyễn Du (DV).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hàng ngàn thạc sĩ phải thi lại ngoại ngữ (VNN). Đang trực tuyến từ Anh, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sỹ, Nga,VN   (GDVN) – Báo GDVN lần đầu tiên tổ chức một chương trình giao lưu trực tuyến trên quy mô toàn cầu với các chuyên gia Giáo dục – Kinh tế…  >>>Vụ Tiến sĩ văng tục: Hàng chục ngàn độc giả đang nhầm lẫn điều gì?
Nữ sinh tố bị thầy tước “cái ngàn vàng” (GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hà Nội: Thịt lợn tươi không chứa tồn dư hoócmôn (TTXVN).  - Xung quanh việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Nhận mặt thịt sạch, thịt “bẩn” (LĐ).
Su gia “dien” thoi trang dao phoSư già “diện” thời trang dạo phố   - (NLĐO/BM) – Từ mũ bảo hiểm, trang phục đến phương tiện giao thông của nhà sư đều một màu vàng rực rỡ và nhiều hình ảnh Đức Phật, gây ngạc nhiên thú vị cho nhiều…


QUỐC TẾ
Thủ tướng Israel chuẩn bị cho chiến tranh (TN).

Indonesia yêu cầu Úc giải thích về kế hoạch hợp tác quân sự với Mỹ  (RFI)   —Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết (BBC)   —VnExpress/BM -Tập Cận Bình kêu gọi ‘làm trong sạch’ đảng   —-Vì sao Bí thư Trùng Khánh mất chức? -Tuổi Trẻ /BM    —Cuộc đua khép kín (BBC)  -Cuộc đua gay gắt vào Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.  >>>Mở ra cơ hội?
Trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ rơi ở Afghanistan, 14 người chết - Bee.net.vn/BM

Cập Nhật Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc: Bạc Hy Lai bị thanh trừng – Tin của Jamil Anderlini ở Bắc Kinh – Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
http://www.danchimviet.info/show_image_trnsFeatured.php?filename=/2012/03/LangSon1979.jpg&cat=1&pid=54334&cache=false
Đặng Tiểu Bình và quyết định của Trung Quốc đi đến chiến tranh với Việt Nam » – ĐCV – Đáng tiếc, tại Trung Quốc cuộc chiến tranh với Việt Nam là một lịch sử bị lãng quên….
Đức Huỳnh Phú Sổ chủ trương toàn dân chánh trị » (ĐCV)
Đức Huỳnh Phú Sổ chủ trương toàn dân chánh trị
http://dcvonline.net/images/032012/deng1.jpgTại sao Trung Quốc vẫn nên đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình   -Ezra Vogel – DCVOnline

Cuộc sống khó khăn thế này, làm thế nào mà chúng tôi sống nổi!  -Nguyệt Cầm (Danlambao)

Chống tham nhũng chỉ là ‘hô khẩu hiệu’  -Le Nguyen (Danlambao)

Dòng giống vẹt trâm anh  -Phóng Viên Vỉa Hè (danlambao)

Khổ quá chú phỉnh ơi!    –Hoàng Nguyễn (Danlambao)

Cập Nhật Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc: Bạc Hy Lai bị thanh trừng -Tin của Jamil Anderlini ở Bắc Kinh -Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Thêm một dịp để rút kinh nghiệm (TL 267)  (eThongluan) -“…Thay vì trách cứ SBTN và BPSOS chúng ta nên bình tĩnh nhận định rằng với tình trạng cộng đồng người Việt tại Mỹ hiện nay làm được những gì họ đã làm cũng đã là thành công rồi…”
Trí thức là một khái niệm chính trị (Nguyễn Gia Kiểng)(eThongluan) -“…Trí thức phải là người phản kháng hoặc sẵn sàng phản kháng. Không thể khác, chức năng của trí thức là cải thiện và đổi mới, nghĩa là phản bác cái hiện có để cổ võ cho cái phải có hoặc nên có…”

Đức cha Châu Ngọc Tri đang ở đâu? (NVCL)

Giáp Văn Dương – Khoa học không phải là ảo thuật (Danluan)

Nguyễn Vạn Phú – Ai có thẩm quyền đối với lãi suất? (Danluan)
Việt Báo – Phỏng Vấn ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân Của Đảng Việt Tân (DL)

Lão Phạm – Khi dân tố quan (DL)

 

Thấy Gì qua Hiện tượng Tự Lập ở Hà nội: Xã hội Việt nam đang tan rã


15/03/2012
14/3/2012
Xã hội Việt nam đang tan rã… Hãy đứng lên cứu lấy đất nước!
http://chauxuannguyen.files.wordpress.com/2012/03/trinhxuantung2-250x16915.jpg?w=227&h=101&h=152Hiện tượng người dân Việt nam chống lại cán bộ, đảng viên cộng sản áp bức họ trong nhiều thập niên qua lan rộng thành phong trào sau vụ cướp đất, phá nhà anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng.
Trước những sai trái rõ ràng do tham nhũng, bè phái của chính quyền địa phương, dù được thủ tướng khẳng định và chỉ đạo giải quyết, người dân vẫn thấy rằng chính quyền, cả trung ương lẫn địa phương, sẽ bao che cho nhau, giơ cao đánh khẽ những quan tham nhưng sẽ kết án nặng nề anh em anh Vươn.
Và họ đã có quyết định: Tự mình thực thi “công lý” đám đông đối với quan chức địa phương xã, huyện vì họ biết rõ ai tham nhũng, gian manh và lực lượng công an, bộ đội ở địa phương sẽ không thể được huy động khẩn cấp nhanh chóng bằng lực lượng “nhân dân bức xúc, tự phát” đến phá nát trụ sở, cơ ngơi của quan tham! Các dinh thự xây bằng tiền thuế của dân mà không phục vụ dân thì có đốt đi cũng là điệp văn cảnh cáo lũ giò bọ, sâu mọt đục khoét công quỹ mấy chục năm nay. Và cho dù bộ đội, công an có đến nhanh sau khi ngọn lửa uất hận đã bùng cháy, người dân chỉ cần đứng quanh xem ngọn lửa thiêu rụi những tài sản bất chính này, thì cũng không ai trách được họ! Nếu đã không có tình liên đới, giúp đỡ lẫn nhau như “lá lành đùm lá rách” thì việc người dân nghèo đứng nhìn tài sản cán bột giàu có làm mồi lửa thì cũng là một phản ứng dễ hiểu: Mình có đối xử tử tế với người ta thì mới mong nhận được sự tử tế hồi đáp.
Các vụ cháy các kho hàng ở Hà nội, ném bom ở Thái Nguyên, rồi hôm nay vụ dân đập phá ở một xã ở Hà nội đã cho thấy tức nước đã vỡ bờ:
“Khoảng 21h ngày 12-3, hàng trăm người dân xã Tự Lập, huyện Mê Linh, TP Hà Nội bức xúc kéo đến trụ sở UBND xã Tự Lập đập phá đồ đạc và đốt nhà của ông Dương Văn Nhạn – Chủ tịch xã Tự Lập.”
Điệp văn này của người dân Tự Lập sẽ là tấm gương cho các xã, huyện khác rằng nhân dân có thể đứng lên để lấy lại nhân phẩm của mình.
Và không chỉ cho một làng xã xa xôi, ngay tại các thành phố lớn, các quan tham lâu nay vẫn khoe khoang tài sản có được do tham nhũng, lợi dụng chức quyền sẽ là đích ngắm cho những mồi lửa uất hận của người dân khi họ phải cực nhọc mưu sinh hằng ngày vẫn không lo no6?i bữa cơm, tấm áo cho vợ con họ vì vật giá gia tăng đến chóng mặt trong những tháng gần đây!
Ngược lại những trường hợp ăn chơi, tiêu tiền vô tội vạ của “con cháu các cụ cả” và những thành phần lưu manh, buôn bán quan hệ và nước bọt để chèn ép, đòi hối lộ trong mọi việc sẽ làm sự bức xúc xã hội ngày càng gia tăng và đến một lúc nào đó chẳng bạo lực hay tàn ác nào có thể đàn áp được “sức mạnh của nhân dân.”
Các quan tham lớn, nhỏ sẽ nhìn tấm gương Tự Lập và từ nay sẽ sống trong bất an vì tội ác của đảng đối với nhân dân đã tích tụ quá lâu ngày!
Ngày tàn của chế độ độc tài cộng sản Việt nam đang đến. Mỗi người Việt nam chúng ta hãy góp một mồi lửa thiêu hủy cái thể chế phi nhân này.
Bất cứ một chính quyền dân chủ, hậu cộng sản nào cũng tốt hơn cái chế độ mà cả thế giới đã ném vào sọt rác lịch sử hơn hai mươi năm trước. Cùng nhau chúng ta sẽ xây dựng một nước Việt nam mới, có thể sẽ khó khăn trrong thời gian đầu nhưng đáng hãnh diện vì nhân phẩm Người Việt được tôn trọng và công chức trung thực và liêm chính!
Trần V. A.
Nhóm Vì Dân
====
Thứ tư 14/03/2012 07:02
(GDVN) – Do bức xúc với “lệnh” triệu tập thanh niên trong thôn Phú Mỹ của Công an xã Tự Lập, dân kéo ra đập phá UBND xã và nhà chủ tịch xã…
Ùn ùn… đi phá UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều và tối ngày 12/3/2012, hàng trăm người dân thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã kéo đến phá UBND xã Tự Lập và đốt đồ đạc trong ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, do có mâu thuẫn với nhau nên thanh niên hai thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) và thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng) đã xảy ra ẩu đả. Không chỉ dừng lại ở đó người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, trong một thời gian dài đã luôn hoang mang lo lắng về lời đe dọa: “Người thôn Phú Mỹ đi qua Bạch Trữ cứ dưới 35 tuổi là chém” của một số thanh niên trú tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng.
Hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ kéo đến UBND xã Tự Lập phản đối việc ký giấy mời những thanh niên trong làng lên xã rồi đưa thẳng lên CA huyện Mê Linh làm việc
Nhiều thanh niên thôn Phú Mỹ cũng đã bị các đối tượng “nghi” là của thôn Bạch Trữ hành hung phải nhập viện?.
Trong khi đó, người dân làng Phú Mỹ lại cho rằng, chính quyền địa phương giải quyết mâu thuẫn này chưa thấu tình đạt lý. Bởi lẽ, chính quyền xã Tự Lập và CA huyện Mê Linh phải bắt nhóm thanh niên côn đồ ở thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) vì có hành vi đánh người thì lại bắt những thanh niên trong thôn Phú Mỹ…?
Sự việc đã trở nên “nóng” khi người dân rất bức xúc và đã đốt nhà Chủ tịch xã và bao vây đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập vào đêm 12/3 vừa qua.
Có mặt tại UBND xã Tự Lập sáng ngày 13/3, hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ đã tập trung kín khuôn viên UBND xã Tự Lập để bày tỏ bức xúc. Bên cạnh đó, là quang cảnh hoang tàn của trụ sở UBND xã Tự Lập mà trước đó vốn là trụ sở khá khang trang.
Hội trường trụ sở UBND xã Tự Lập bị đập nát, bàn ghế xô đổ, băng rôn khẩu hiệu bị dỡ bỏ, hệ thống cửa kính cũng bị đập vỡ. Ngay cả cầu thang vốn được bê tông hóa cũng bị người dân đập bể. Đặc biệt phòng làm việc của trưởng công an xã dù bị khóa cửa nhưng cũng bị phá ngổn ngang. Nghiêm trọng hơn, nhiều giấy tờ quan trọng cũng bị người dân xé và đốt. Khi phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đến hiện trường tìm hiểu sự việc, các cháu học sinh cấp 2 gần đó cũng đua nhau cầm gạch, ngói đập phá hết số cửa kính còn sót lại.
Sự việc gây bức xúc nhưng không được giải quyết nên người dân đã xô đổ bàn ghế trong hội trường UBND xã Tự Lập
Ngay cả căn nhà khang trang ông Dương Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cũng bị đập nát, chậu cây cảnh vứt ngổn ngang, nhiều vật dụng trong nhà đã bị đốt cháy. Trước sự quá khích của người dân, Chủ tịch xã Tự Lập và gia đình đã tạm thời chuyển đi một nơi khác để bảo đảm an toàn cho gia đình.
Vì sao dân phá và đốt UBND xã và nhà chủ tịch UBND xã Tự Lập?
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao người dân xã Phú Mỹ vốn hiền lành quanh năm lam lũ ruộng đồng lại có hành vi phá hoại trụ sở UBND xã Tự Lập và phá đốt nhà Chủ tịch UBND xã Tự Lập, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã tìm gặp ông Trần Văn Hòa –Trưởng CA xã Tự Lập để nắm bắt thông tin.
“Sự việc là do một vài thanh niên thôn Bạch Trữ sang quan hệ chơi bời đã xảy ra mâu thuẫn. Ngày 11/2 khi xảy ra xô xát một số đối tượng còn ném cả gạch đá vào nhà dân. Hiện đã có một số thanh niên Bạch Trữ phải đi viện do một số đối tượng dùng hung khí gì đó tấn công bất ngờ. Chúng tôi đã phối hợp với công an xã Tiến Thắng và công an huyện Mê Linh để xử lý vụ việc” – ông Hòa cho biết.
.Các phòng làm việc dù được khóa cửa nhưng cửa kính bị phá vỡ, ghế nằm ngổn ngang trên hành lang UBND xã Tự Lập
Ông Nguyễn Ngọc Thu –Trưởng CA xã Tiến Thắng thừa nhận: “Đây chỉ là mâu thuẫn giữa thanh niên của hai thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) và Phú Mỹ (Tự Lập). Hiện chúng tôi cũng đã vào cuộc để điều tra”.
Nguyên nhân ban đầu mà Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam thu thập được thì vào khoảng 13h30 ngày 12/3 Công an xã Tự Lập đã cho gọi trên 40 thanh niên của thôn Phú Mỹ lên UBND xã để điều tra. Người dân địa phương cho biết, những người có giấy mời mà không ra thì bị công an viên vào nhà bắt đi. Thậm chí, nhiều thanh niên đang thả trâu, bò cũng bị gọi lên xã. Số thanh niên này sau khi lên UBND xã lập tức được đưa lên Công an huyện Mê Linh để điều tra. Đến khoảng 23h cùng ngày số thanh niên này mới được cho về.
Người dân bức xúc cho rằng sự việc thanh niên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng cầm kiếm, mã tấu sang chém những thanh niên của thôn Phú Mỹ vào ban đêm?. Nhiều thanh niên, thậm chí là học sinh cũng bị các đối tượng hành hung. Thế nhưng điều khó hiểu là những thanh niên manh động, côn đồ được cho là của thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng đã “đại náo”, đe dọa tính mạng của người dân thì không bị bắt mà những thanh niên của Phú Mỹ lại bị “bắt”?.
Ngôi nhà đang xây của Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn cũng bị phá dỡ và đốt
Ông Hoàng Văn Vấn, người dân thôn Phú Mỹ bức xúc: “Thanh niên Bạch Trữ mang kiếm, mã tấu và hung khí khác đến để đánh, chém thanh niên của thôn Phú Mỹ nhưng không bị gọi. Còn những thanh niên của làng tôi được xem là bị hại thì lại bị bắt lên công an huyện là không thỏa đáng…”.
Theo những người dân thôn Phú Mỹ, những thanh niên trong thôn được mời lên để “làm việc” cho rằng đã bị Công an huyện Mê Linh “ép cung” dẫn đến phải nhập viện? Nhiều thanh niên khác trong làng Phú Mỹ cũng được đưa vào danh sách “làm việc” với CA huyện Mê nhưng đã bị trọng thương như: cháu Lỗ Văn Cừ bị bục màng nhĩ, Lê Văn Dũng bị bầm tím ở ngón tay, Trần Văn Liêm bị tím mắt… Ông Trần Văn Khiêm, một người dân ở đây cho biết: “Cháu tôi sau khi bị công an huyện Mê Linh gọi đến đã bị họ “hỏi cung” chẳng hiểu vì sao lúc về nhà thì người tím tái …”.
Không ít người dân địa phương cũng cho rằng, sự việc này là do cách làm việc của ông Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn gây nên. Chính vì thế những người quá khích đã kéo nhau đến trụ sở UBND xã Tự Lập để đập phá và tiến đến nhà vị chủ tịch để đốt nhà, phá nhiều đồ đạc (?).
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc…

 

Giáo sư S.B.YOUNG cựu Phụ Tá Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon nói về chính trường Việt Nam

Haingoaiphiemđam
LGT . Giáo sư S.B.YOUNG là người rất quen biết của Cộng đồng việt nam hải ngoại . Trước 30 / 04 / 1975, ông là Phụ tá đặc biệt cho Đại sứ Hoa kỳ tại Sài gòn . Về Hoa kỳ, ông giảng dạy tại Đại học Luật khoa Harward và làm Phó khoa trưởng . Sau đó, ông về sanh sống tại Minnesota và giảng dạy văn hóa việt nam tại Đại học Hamline .
Hiện nay, ông làm Tổng Giám đốc một Tổ chức Tài chánh và Tín dụng quốc tế .
Ông cho xuất bản một số tác phẩm biên khảo về văn hóa, lịch sử việt nam. Quyển có giá trị cao là Nhân quyền ở Tàu và Việt nam, Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ.
Trong gần đây, ông có xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu chung quanh đề tài “ kinh tế và đạo lý ” .
Xin mời quí độc giả theo dỏi bài phỏng vấn của VL dưới đây .
Việt Luận .

VL. Theo ông thì trong năm 2007 những thành quả dân chủ nào tại Việt Nam được xem là đáng chú ý nhất?
S.YOUNG . Theo tôi, trong năm 2007, trong những sự việc xảy ra ở Việt nam đáng chú ý và hoan nghênh hơn hết là những cuộc biểu tình của tuổi trẻ ở Sài gòn và Hà nội chống sự bành trướng của Trung Quốc xâm chiếm lảnh thổ Việt Nam. Từ 1975, Việt nam chưa có xảy ra cuộc biểu tình nào vì một chính nghĩa chính trị . Hai sự việc mà đảng Cộng sản sợ nhứt là một ông Gorbachev sẽ lên làm Tổng Bí thơ và thanh niên, sinh viên sẽ xuống đường như vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nổ lực của cấp lãnh đạo đảng là dùng đủ mọi khả năng và mọi thủ đoạn để tránh hai sự việc đó xảy ra .
VL . Ông có nghĩ là cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước đúng mức chưa? S.YOUNG. Xin lỗi mà nói từ 1975 đến hôm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại chưa bao giờ hổ trợ công cuộc tranh đấu cho dân tộc, cho tổ quốc một cách đúng mức .
Tôi đã dám thật lòng nói bao nhiêu lần mỗi khi có dịp thăm viếng, nói chuyện với cộng đồng người Việt ở Úc Châu, Pháp, Bỉ, Canada, Mỹ, là cộng động người Việt ở hải ngoại nên cố gắng tự mình chế giảm bớt sự chia rẻ, sự ganh tị người này với người kia, đè nén bớt tham vọng cá nhân, phải mình mới làm lãnh đạo, vân, vân…

Thí dụ, ở trong nước, những người dân chủ cần phương tiện tài chánh để hoạt động . Ở hải ngoại, có nhiều người Việt nam thiếu gì tiền bạc vì có nhiều người Việt nam làm ăn giàu có lắm rồi, nhưng cộng đồng nói chung chưa thiệt tình sẳn lòng đóng góp đều đặn để yểm trợ những người tranh đấu ở trong nước và nhứt là những người vì tranh đấu, biểu tình bị tù tội, gia đình lâm vào cảnh khó khăn . Như vậy, bộ máy Công an cộng sản không có gì để lo sợ ở sức mạnh của cộng đồng người Việt hải ngoại. Hơn nữa, họ còn đánh giá cộng đồng ấy là bất lực, thiếu khả năng, làm việc không có hiệu quả .

Thí dụ thứ hai . Công An sợ Cộng đồng người Việt Nam hải ngoại sinh hoạt thành một lực lượng chính trị đối với các Chính phủ dân chủ ở Úc, Canada, Mỹ, Âu Châu để ảnh hưởng đến các vị Dân cử và Chính phủ các nước này sẽ nghe theo các yêu cầu của Cộng đồng người Việt đối với quê hương . Nhưng vì những tranh chấp thường vô ích vì phe cánh với nhau mà vô tình làm suy mất uy tín nhau, vân vân,…Rồi Cộng đồng Việt Nam hải ngoại bị chia rẻ thành nhiều mảnh vụn, nhiều phe nhóm, có cả những nhóm nhỏ xíu, và, vì lý do đó mà không có ảnh hưởng lớn đúng mức lẻ ra phải có.
Thi dụ thứ ba . Sự ganh tị cá nhân, sự tham vọng cá nhân, tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhóm Phản gián của Công an CSVN và nhất là phản gián của TC, để họ phá các tổ chức có uy tín và hoạt động ít nhiều hiệu quả Họ nhằm đánh mạnh những người có tài lãnh đạo thiệt, có uy tín, có lòng yêu nước thiệt, có tài giỏi thiệt, có cơ trí thiệt và biết làm việc. Riêng Công an VN đã nói với tôi rằng: “ Ở hải ngoại, không có tổ chức nào mà không có chúng tôi ”. Còn gián điệp Trung hoa thì càng mạnh hơn và kín đáo hơn, vì khó phân biệt được giữa người có nguồn gốc VN và Trung Hoa. Tuỳ theo hoàn cảnh từng người mà hô vu cáo, chụp mủ, đánh phá. Nếu họ không chụp mủ vu cáo anh này hoặc xúi bà vợ của anh kia ghen phá, ngăn cản không cho anh ấy tham gia tranh đấu. Nếu thấy ngăn cản không được “việc anh đang làm ”, thì họ mua chuộc vợ, em ruột, bố mẹ bằng cách đề nghị những cơ hội làm ăn tại Việt nam. Họ có thể giới thiệu một cô hay một bà đẹp và thông minh cho anh. Nếu anh không thích gái đẹp, thì họ tìm cách cho người sẵn quen với vợ anh để nói với vợ anh là anh ấy có “mèo”. Thiếu gi cách làm để phá uy tín, để làm cho người có uy tín có tài phải thối chí, làm hoang mang tinh thần của những người có tiếng là sáng suốt, có tâm hồn tốt, có thiện chí.
VL. Ông nhận xét thế nào về những áp lực chính trị quốc tế hiện nay đối với Hà Nội trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ? Và phản ứng của Hà Nội ra sao?
S.YOUNG. Nói thật mà buồn . Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản không sợ áp lực chính trị quốc tế. Họ có Trung Quốc ủng hộ sau lưng mà. Càng bị áp lực quốc tế, càng bị Cộng đồng người Việt Nam hải ngoại đánh phá, họ càng dựa vào Trung Quốc, họ đã dâng đất, dâng biển để mua chuộc rồi. Như vậy việc ho dâng đất dâng biển một phần cũng do tại hành động không sáng suốt của Cộng đồng người Việt Nam hải ngoại thiệt . Ngày nay, người cộng sản Hà nội chỉ muốn lấy tiền cho nhiều, cho họ sống sung sướng bù lại trước đây cực khổ, cho con cái ra ngoại quốc ăn học để ngày mai thay thế họ tiếp tục cầm quyền nữa . Họ đâu có muốn làm chính trị thật sự lo cho dân cho nước gì nữa đâu. Các tôn giáo đã có một thỏa thuận tạm thời với Đảng để được hưởng một chút tự do tôn giáo như làm lễ, xây chùa, nhà thờ, in kinh sách … Trong nước không có lực lượng chính trị nào mà Cộng sản lo sợ cả. Vì vậy, nếu người Việt ở nước ngoài muốn gây áp lực đối với Đảng cộng sản, thi họ vận động ai? Lấy đâu làm sức mạnh ? Không có gì cả.
Kinh tế phát triển mạnh và đương lên . Đảng và Nhà Nước có đủ tiền trả lương Công an rất cao để Công an sẳn sàng ngăn chặn những ai đòi hỏi tự do, nhân quyền, có ảnh hưởng xấu đến chế độ. Họ còn sợ gi nữa chớ? Hiện là họ rất vững. Hãy coi chừng những ai cứ đòi lật đổ chính quyền CS, đó là tay sai CS mà thôi, tôi bảo đảm là như vậy.
VL. Chính sách của Hà Nội bị ảnh hưởng của Trung Quốc rất nhiều, ông có thể cho biết thêm gì về điều này?
S.YOUNG. Theo tôi, một nhóm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định làm đệ tử trung thành của Đảng Cộng sản Tàu để dựa vào thế lực của Trung Quốc làm cho các đảng viên cộng sản Việt nam khác nể sợ, và phải đưa họ lên nắm quyền, không dám tranh giành quyền lực với họ, đặc biệt là ông Nguyễn Chí Vịnh . Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam rất sợ Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh . Những người theo Tàu lại cố tình làm lợi cho sự xâm chiếm nước Việt Nam của Tàu. Vì họ nghĩ sau khi Trung Quốc chiếm hết Việt Nam sẽ đưa họ lên ngôi vị lãnh đạo nước. Trước mắt có con bài rất hiệu lực và sáng là Nguyễn Chí Vịnh.
Như vậy, Đảng phải cởi mở đối với dân chúng về mặt kinh tế xã hội. Đảng làm kinh tế thị trường để dân chúng, ai có điều kiện làm ăn, cứ làm ăn, làm giàu nhưng phải có chổ dựa thì công an không đàn áp, hà hiếp như hồi xưa. Nhưng về chế độ cai trị, Đảng cộng sản vẫn nhất định không nhượng bộ một chút nào. Trung Quốc khéo léo và mưu mô lắm . Họ cho phép Việt nam chơi với Mỹ một chút ít, chớ không nhiều, như để Việt nam được cởi mởi về kinh tế. Và đó cũng là cơ hội để cho Trung quốc làm giàu trên đất nước Việt nam . Dĩ nhiên Đảng cộng sản Việt nam cũng kiếm được chút tiền lì-xì của ông chủ Tàu trong các vụ làm ăn này .
VL. Ông có nghĩ là trong nội bộ Đảng Cộng Sản VN hiện đang chia làm hai nhóm – nhóm thân Mỹ và nhóm thân Tàu, và theo ông thì nhóm nào đang chiếm ưu thế hơn?
S.YOUNG. Đúng. Theo tôi thì có hai phe thực sự. Phe chống Trung Quốc thì gồm có những người có lương tâm biết yêu dân, yêu nước Việt nam . Họ muốn đi với Mỹ, đi với quôc tế nhiều hơn để bảo vệ quê hương. Phe này gồm đa số những người hiền trẻ trong Đảng và Quân đội và có cả một số không nhỏ có chức vụ cao trong Chính phủ nhưng họ có vẻ nhu nhược và sợ phe thân Tàu . Và những người trong phe nầy bị ám hại dưới mọi cách cũng nhiều làm cho họ sợ, không dám chống đối ra mặt . Nhưng, phe đi với Trung Quốc thật sự rất mạnh, họ nắm quyền Công an, Quân đội và nắm quyền trong Bộ Chính Trị . Cái nguy của Việt Nam là ở chỗ đó . Chúng ta chưa quên vụ T2 với Nguyễn Chí Vịnh tới nay không có ai đủ sức giải quyết nghiêm minh đúng theo luật pháp . Vậy ai cũng thấy rõ ràng hiện nay ai cai trị thật sự Việt nam ? Người Việt nam hay người Tàu ? Cả Đại tướng anh hùng Điện biên phủ Võ Nguyên Giáp cũng phải chịu dơ hai tay đầu hàng để được sống yên thân tuổi già !
VL. Ông dự đoán thế nào về tình hình chính trị của VN trong thời gian sắp tới?
S.YOUNG. Phe nhóm Công an, Bộ đội và Trung Ương Đảng theo Trung Quốc sẽ có đủ thế lực để điều khiển thực hiện các quyết định lớn ít lắm là cho 5 năm nữa . Và rất có thể phe cầm quyền yêu nước sẽ chổi dậy không xa . Vì hình như là định luật của dân tộc Việt Nam .
VL. Trong năm cuối cùng còn tại chức, theo ông, chính sách của TT Bush có thay đổi gì nhiều đối với VN hay không?
S.YOUNG. Ông Bush sẽ không lưu ý tới Việt nam chút nào đâu . Đừng nên có ảo mộng . Ông Bush sắp về hưu và đã bắt đầu không lo làm việc gì nữa .
VL. Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đã có một chiến lược ngắn và dài hạn cho vùng Đông Nam Á trong đó có VN?
S.YOUNG. Sự lo ngại số một, số hai, số ba, số bốn của nhóm Ông Bush là chiến tranh Iraq và chiến tranh chống khủng bố Al queda và Taliban. Ngoài những điều đó, không còn bao nhiêu sự tính toán, sự lo ngại, cho các công việc khác. Ở Á châu, nhóm Bush lo nhất về Bắc Hàn có bom nguyên tử . Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Hồi giáo thường là công việc của các viên chức trung cấp ở Bộ Ngoại Giao lo và trách nhiệm nhiều hơn.
VL. Theo ông thì người Việt trong và ngoài nước cần phải làm gì trong lúc này để gây áp lực buộc chính quyền đảng CSVN phải cởi mở hơn, dân chủ hơn?
S.YOUNG. Tổ chức sinh viên, lao động, nghiệp đoàn, thành phần trí thức tìm lấy những chủ trương bí mật của Đảng, tài sản của Đảng, đem phổ biến cho dân nghe và biết. Giải thích cho dân chúng hiểu rỏ những cái sai trái gây thiệt hại đến các quyền lợi chánh đáng của dân mà lẽ ra ở một nước tự do dân chủ, người dân được luật pháp bảo vệ . Gây sự chia rẻ trong hàng ngũ Đảng Cộng sản . Phơi bày những hành vi tham nhũng, hà hiếp dân chúng của các đảng viên từ địa phưong như tỉnh ủy, huyện ủy,… để cho họ mất uy tín lãnh đạo. Cụ thể, thiết lập hồ sơ các vụ tham nhũng, hồ sơ tài sản, nhà cửa, các công ty của cán bộ đảng viên, và công bố những sự thực đó lên internet để thiên hạ biết rỏ ở Việt nam ngày nay, ai có tiền, ai vẫn nghèo đói, rách rưới hơn trước đây nhiều . Tố cáo, vạch mặt những đảng viên Công an hoạt động ở hải ngoại, xâm nhập đánh phá Cộng đồng người Việt ở khắp nơi . Nhất là cần tố cáo lên thành phần đảng viên cao cấp theo Tàu sẵn sàng dâng nước Việt Nam cho Tàu, và họ đã dâng rồi, do Tàu mua chuộc . Nhất là nhóm Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, rất nguy hiểm cho Việt Nam.
VL. Sang vấn đề Hoàng sa và Trường sa, ông có nghĩ là Trung Quốc chiếm 2 hòn đảo này nằm trong chiến lược lâu dài muốn làm bá chủ vùng biển Thái Bình Dương?
S.YOUNG. Đúng lắm . Từ 20 năm nay, Trung Quốc có chiến lược mới đối với Đông Nam Á . Trong lịch sử non 3,000 năm Trung Quốc chưa bao giờ có một kế hoạch chiến lược như vậy. Họ chỉ đánh vào Việt nam vài lần rồi rút về phía bắc mà thôi. Nhà Nguyên đánh Miến điện một lần. Thế thôi. Bây giờ, họ dựng lên và nuôi dưỡng một Chính phủ tướng lãnh để thay mặt họ cai trị dân Miến điện, họ làm cố vấn cho Hun Sen tại Cam- bốt, ủng hộ phe mạnh trong Đảng Cộng sản Lào, và “ ăn nói ngon ngọt, nịnh bợ ” với Nhà Vua Thái Lan.
Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn luật biển của họ nói rằng cả Biển Nam Hải tức là Biển Đông của Việt Nam là lãnh thổ nội địa của Trung Quôc . Từ hồi xưa có lúc Bắc Triều, các vua Tàu cai trị Việt Nam nhưng họ đã có bao giờ dám nói ngang ngược như vậy không ?
Bây giờ Trung Quốc đương nổ lực phát triển và canh tân hải quân cho lớn mạnh, có khả năng tác chiến cao. Để làm gì ? Tôi nghĩ ai cũng có thể trả lời rồi !
VL. Tại sao phản ứng của chính quyền CSVN rất dè dặt, phản ứng lấy lệ và thậm chí ngăn cản sự biểu tình chống Trung quốc của giới trẻ tại Saigon và Hà Nội?
S.YOUNG. Theo tôi, trong Đảng hiện nay, có nhiều đảng viên thân Tàu muốn nắm quyền, muốn chống đối nhóm cầm quyền ở trên muốn nhờ thế Trung Quốc lấy thế để dành quyền, cầm quyền lâu dài và cai trị Việt nam dưới sự bảo trợ hay nói rõ là sự cai trị của Trung Quốc thì dễ hơn, mà theo đường lối giống Trung quốc. Chính quyền mới dám cho phép sinh viên biểu tình nhưng họ, nhưng bị nhóm theo Tàu theo dỏi, kiểm soát và ngăn chặn . Họ phải ngăn chặn để tránh cuộc biểu tình có thể bung lớn ra mà họ không kiểm soát được nữa. Và đó cũng là một “dấu hiệu” quan trọng cho phía Trung Quốc lo ngại để họ không ép Đảng cộng sản Hà nội quá mức.
VL. Trước hoàn cảnh thực tế hiện nay, theo ông thì cộng đồng người Việt trong và ngoài nước phải làm gì để có thể lấy lại chủ quyền của hai đảo Hoàng sa và Trường sa? Và pháp lý có cho phép lấy lại được không khi Việt nam có một chế độ khác, như một chế độ dân chủ tự do ?
S.YOUNG. Phải có một số người Việt Nam nhất là giới trí thức là đại diện thiệt tình của Việt nam ở trong và ở ngoài nước, nói lên tiếng nói với tính cách long trọng, các lý do tại sao Chính phủ Hà nội không phải là đại diện chính thức của nhân dân Việt nam . Họ không có đủ tư cách chính thống để nhượng cho Trung Quốc bất kỳ cái gì. Mọi việc nhượng ngày nay chỉ là sự thỏa thuận trong bóng tối không có giá trị pháp lý. Như là vấn đề buôn bán chợ đen. Và nói thêm rằng một ngày nào đó, Việt nam có đủ tư cách pháp lý chính thống sẽ tất nhiên sẽ lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa. Số người Việt Nam nói trên rất cần thiết để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập. Dân chủ hùng cường .
Thí dụ, “ Đại diện Việt nam ” nói ở trên đây gởi thơ cho Liên Hiệp Quốc, cho Tòa án quốc tế, cho các Chính phủ thế giới, …kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ Việt nam, một thành viên cộng đồng thế giới, bị nước láng giềng là Trung Quốc dùng bạo lực quân sự xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ .
Tôi xin nhấn mạnh rằng mọi cuộc xăm lăng, mọi sự chiếm lấy đất đai bất hợp pháp thì không bao giờ có hiệu lực đối với luật pháp quốc tế . Nước nào bị mất tài sản quốc gia thì nên biết giữ chính nghĩa về pháp lý của mình . Không bao giờ nên thừa nhận chính thức hoặc công khai sự gian manh ăn cướp của kẻ láng giềng hung bạo.
VL. Xin trân trọng cảm ơn ông YOUNG.
hv

Nguyễn vạn Phú :Ai có thẩm quyền đối với lãi suất?


NVP

Tuần trước, đồng loạt các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm công bố giảm lãi suất. NHNN hiện nay là một cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ nên việc Thủ tướng ra lệnh cho NHNN thoạt trông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu nhìn từ góc cạnh quy luật thị trường, Thủ tướng có nên can thiệp vào lãi suất một cách trực tiếp như thế? Nói rộng ra, ai là người có thẩm quyền quyết định lãi suất trong nền kinh tế?
Ở các nước khác, việc tăng giảm lãi suất là do ngân hàng trung ương quyết định, dựa trên cung cầu thị trường và định hướng kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Họ làm điều đó không vì sức ép từ Bộ Tài chính hay từ người đứng đầu chính phủ. Và nên nhớ, ngân hàng trung ương các nước cũng không tự động ra lệnh tăng, giảm lãi suất như một mệnh lệnh hành chính được. Họ tác động lên lãi suất bằng các công cụ như tái cấp vốn, tái chiết khấu, bơm hút tiền trong lưu thông… Các mẩu tin như FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm là loại tin dễ gây hiểu nhầm.
Người ta thường nói đến một ngân hàng trung ương độc lập như một mô hình mà NHNN cần vươn tới. NHNN cần độc lập tương đối với Chính phủ không phải là chuyện hình thức; nó sát sườn với các vấn đề của nền kinh tế như kiểm soát lạm phát, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp…
Chẳng hạn, mong muốn của Chính phủ luôn là làm sao tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền. Nếu NHNN không độc lập, ắt sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu bất kể sức ép lên lạm phát.
Hay, để ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu một NHNN thiếu tính độc lập chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay với doanh nghiệp nhà nước này, khoanh nợ với doanh nghiệp nhà nước kia. Dĩ nhiên hậu quả có thể là những khoản nợ xấu mà về sau sẽ có hại đối với an toàn của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại một nhiệm vụ khác của NHNN.
Trong thực tế, đã có nhiều ví dụ minh họa cho sự dằn co giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà NHNN phải đối diện. Chẳng hạn, gần đây báo chí đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều được gia hạn các khoản vay cũ đến hạn phải trả của năm 2011 – 2012 thêm sáu tháng, đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay này theo mặt bằng lãi suất hiện hành. Nếu NHNN làm theo đề nghị này, tức đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng.
Sẽ có rất nhiều người hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như người chơi chứng khoán, các công ty địa ốc… Tiền lệ này sẽ khiến họ gây sức ép lên Chính phủ để Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất, có lợi cho họ. Giảm lãi suất có khả năng làm lạm phát, loại thuế đánh lên người nghèo, lại có dịp bùng phát nhưng người nghèo không phải là nhóm lợi ích có tiếng nói ảnh hưởng mạnh lên quyết sách của Chính phủ.
Thiết nghĩ để thị trường vận hành theo đúng quy luật, cũng nên sử dụng các biện pháp, dù mang tính hình thức, nhưng hạn chế được những mặt trái của việc NHNN thiếu tính độc lập. Thủ tướng có thể yêu cầu NHNN giảm lãi suất nhưng bằng cách phát ra tín hiệu và yêu cầu NHNN sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để đạt được lãi suất mục tiêu mong muốn. Các công cụ và biện pháp này phải đi liền với các công cụ và biện pháp hóa giải ở góc độ chính sách tài khóa để hạn chế khả năng lạm phát quay trở lại, nắn dòng chảy của đồng vốn vào đúng địa chỉ cần hướng đến để việc giảm lãi suất đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải tạo dư địa hưởng lợi cho một nhóm lợi ích nào cả.

Đào Tuấn :Chính sách đè đầu cưỡi cổ


Đaotuan
Tuần trước, một dự thảo thảo thông tư liên tịch về chiếc mũ bảo hiểm đã gây phản ứng dữ dội từ dư luận. Theo dự thảo này, người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng- cụ thể là không dán tem CR- có thể sẽ bị xử phạt đến 200 nghìn đồng, như đối với người không đội mũ. Một quan chức của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sau đó trả lời báo chí, với câu nguyên văn “Thông tư còn mang tính răn đe, đào tạo, hướng dẫn cho người dân biết thông tin về mũ bảo hiểm nào là đảm bảo”.
Mũ bảo hiểm trên thị trường giờ 9 cái thì cả 10 đều có tem CR. Có điều, người dân thì chịu. Không thể biết cái nào là CR xịn, cái nào rởm. Việc phân định xịn/rởm, đáng lẽ là trách nhiệm của quản lý thị trường, của công an nay lại đổ cả lên đầu dân, mà ông Phó Cục trưởng cũng không ngại thừa nhận qua hai chữ “răn đe”- mục tiêu của một chính sách.
Trả lời báo chí, TS Vũ Thế Long, nguyên Trưởng ban nghiên cứu con người và môi trường cho rằng: “Nếu chỉ lo phạt thật nặng những người dân đội MBH kém chất lượng mà không xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH là hết sức vô lý. Nó chẳng khác gì người đi xe mua phải xăng dởm khiến xe bị cháy, thay vì phạt người bán xăng rởm lại phạt người mua phải xăng rởm và bị cháy xe”.
Một “bạn đọc” thì bình luận đây là một chính sách “vô cảm”  và duy ý chí, khi bản chất vấn đề là người dân phải đóng phạt cho trách nhiệm của “nhà chức trách” với phương tiện và quyền lực trong tay.
Dân “tâm phục khẩu phục” mới là lạ.
Hôm qua, cũng liên quan đến chính sách, Bộ GD và ĐT đã buộc phải có “đính chính” khi khẳng định tiếng Hoa chỉ dành cho “học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam” và chỉ là “môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng”. Sự “nói lại cho rõ”, chỉ 2 ngày sau khi lấy ý kiến nhân dân. Điểm tiến bộ là ít nhất Bộ GD và ĐT cũng đã công khai dự thảo một chính sách liên quan đến không chỉ quyền lợi mà còn là tâm tư của dân chúng. Và họ đã, rất nhanh chóng- “nói lại cho rõ” ngay sau phản ứng của dư luận.
Về mặt thống kê, hiện 1/5 dân số TG dùng một trong những thứ tiếng TQ làm tiếng mẹ đẻ. Học thêm một ngoại ngữ, nói như Bộ GD và ĐT, là mở thêm một thế giới. Nhưng sẽ không thể là một ngoại ngữ gây phản ứng dư luận rầm rộ đến như vậy. Rất đơn giản bởi người học là nhân dân và con em của họ.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trả lời báo chí hôm qua đã cho rằng đưa tiếng Hoa vào chương trình là thực hiện nghị định số 82 về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng theo phương diện thống kê, kết quả cuộc điều tra dân số và nhà ở do Tông cục Thống kê tiến hành năm 2009 cho thấy người Hoa ở Việt Nam chỉ hơn 800 ngàn người. Ít hơn các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường, Khmer, chỉ ngang dân tộc Mông.
Câu hỏi “tại sao” nhất thiết phải đặt ra: Nếu là vì các dân tộc thiểu số thì tại sao không đưa tiếng Thái, tiếng Tày, tiếng Nùng, tiếng Mường, tiếng Khmer, mà lại là tiếng Hoa?!
Sự hời hợt có vẻ là điều rất dễ nhận thấy đối với dự thảo liên quan đến rất nhiều người này.
Không một chính sách nào có thể làm vừa lòng tất cả dân chúng. Nhưng không thể có một chính sách đổ trách nhiệm lên đầu dân, đè đầu cưỡi cổ dân, không thể có một chính sách bất chấp dân chúng, hoặc sinh ra là để “răn đe” dân chúng. Bởi một chính sách không được lòng dân chúng, không thực sự vì dân sẽ nhanh chóng chết yểu ngay trên giấy.

Lão Phạm – Khi dân tố quan


Lão Phạm  - Danluan
Án tù cho những luật sư giúp dân soạn đơn tố cáo ông Bí thư Huyện ủy Từ Liêm, một tiền lệ xấu, đủ để dập tắt mọi ý định chống tham nhũng của người dân.
* * *Ngày hôm nay (14/3/2012) TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm theo yêu cầu kháng cáo của hai bị can Hoàng Đình Trọng và Ngô Quang Anh. Bốn tháng trước, tại phiên tòa sơ thẩm, họ đã bị kết tội vu khống. Hai bị can này đều là người học luật, một người là Trưởng văn phòng công chứng, một người là luật sư, họ đều cho rằng mình bị oan, và vụ án của họ đã trải qua một quá trình tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng.
Trong bài viết nhỏ này, chưa bàn đến mức độ oan sai của các ông Hoàng Đình Trọng và Ngô Quang Anh, cũng chưa bàn đến những sai phạm trong quá trình tố tụng, chỉ nhìn ở bản chất cái gọi là “tội vu khống” mà các bị can đang được kết án, có thể khẳng định vụ án này sẽ là một tiền lệ xấu, đủ để dập tắt mọi ý định chống tham nhũng của người dân.
Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 3/2011, những người dân sống bên tuyến đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ thấy khoảng đất công, được quy hoạch làm vườn hoa gần nhà mình xuất hiện một nhóm người lạ mặt đổ bộ và dựng một ngôi nhà bằng vỏ contener. Bức xúc trước hành vi ngang nhiên chiếm đất công này, một số hộ dân đã làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng huyện Từ Liêm. Sau một tháng không có hồi âm, các hộ dân đã nhờ ông Ngô Quang Anh, trưởng văn phòng công chứng Mỹ Đình làm hộ đơn. Do không có chức năng tư vấn, ông Quang Anh đã gửi lá đơn kêu cứu cho người quen của mình là ông Hoàng Đình Trọng, là trưởng văn phòng luật sư PGVN. Ông Trọng đã giúp các hộ dân soạn đơn với nội dung tố cáo việc lấn chiếm đất công, và tố cáo ông Lê Xuân Trường, Bí thư huyện ủy Từ Liêm đã bảo kê những kẻ lấn chiếm. Sau khi những người dân ký đơn, ông Trọng đã thay mặt họ gửi đến các cơ quan chức năng. Đây là một việc làm hoàn toàn bình thường của một văn phòng luật sư, và cũng phù hợp với quy trình khiếu nại, tố cáo. Lẽ ra, sự việc sẽ được giải quyết theo quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo. Song, vì người bị tố cáo là đương kim bí thư huyện ủy nên câu chuyện đã diễn ra không bình thường.
Ngày 5/5/2011, những lá đơn được gửi đi. Ngày 07/5/2011 Công an huyện Từ Liêm nhận được đơn tố cáo việc lấn chiếm đất công và hành vi bảo kê của ông Trường. Ngay ngày hôm sau, 8/5/2011, ông Trường có đơn yêu cầu Công an huyện Từ Liêm khởi tố vụ án, làm rõ hành vi vu khống của những người đã ký tên vào lá đơn tố cáo sự việc. Ba ngày sau, 11/5/2011, công an huyện Từ Liêm quyết định khởi tố vụ án. Ngày 13/5/2011 các ông Ngô Quang Anh và Hoàng Đình Trọng bị bắt tạm giam, để rồi ngày 22/5/2111 họ bị khởi tố về tội “vu khống”. Sau đó, như đã đề cập, ngày 21/11/2011 họ bị kết án với tội danh vu khống tại phiên tòa sơ thẩm.
Vê tội danh vu khống, hồ sơ vụ án không thể hiện được các yếu tố cấu thành tội phạm. Họ không phải người ký tên trên lá đơn (vật chứng). Và, cho dẫu cơ quan tố tụng cố tình suy diễn theo hướng bất lợi, rằng họ khởi xướng việc tố cáo ông Trường, thì cũng chưa đủ căn cứ để khẳng định nội dung lá đơn đó là vu khống. Nội dung lá đơn tố cáo của người dân đề cập hai vấn đề: Thứ nhất là tình trạng ngang nhiên chiếm đất công của một nhóm thanh niên lạ mặt; thứ hai là ông Lê Xuân Trường đứng đằng sau bảo kê cho sự việc này. Về nội dung thứ nhất, việc chiếm đất công là có thật, và người dân có đầy đủ bằng chứng. Về nội dung thứ hai, hành vi lấn chiếm ngang nhiên xảy ra giữa ban ngày, và người dân đã có đơn tới các cơ quan chức năng huyện Từ Liêm nhưng không được giải quyết, như vậy, dấu hiệu bảo kê là có, và người dân có quyền nghi ngờ người đứng đầu địa phương là ông bí thư Lê Xuân Trường. Như vậy, không thể khẳng định việc tố cáo của người dân là vu khống khi cơ quan chức năng chưa chứng minh được nội dung tố cáo của người dân là bịa đặt.
Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các cơ quan tố tụng huyện Từ Liêm lại vội vàng khởi tố, bắt giam, xét xử và kết án những người dân với tội vu khống khi chưa làm rõ được các yếu tố cấu thành tội phạm? Câu trả lời nằm ở cái chức danh Bí thư huyện ủy của ông Lê Xuân Trường, với tư cách là người bị hại.
Trong vụ việc này, ông Trường là đối tượng bị tố cáo, tuy nhiên, ngày 7/5/2011 khi các cơ quan chức năng vừa nhận được đơn tố cáo của người dân thì ông Trường đã lập tức được biết nội dung tố cáo mình, để ngày hôm sau có đơn yêu cầu các cơ quan chức năng khởi tố người tố cáo. Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định giữ bí mật danh tính người tố cáo, theo Luật Khiếu nại tố cáo.
Không những thế, ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, ông Trường, trên cương vị là Bí thư huyện ủy đã tự kết luận mình bị oan sai, để yêu cầu công an khởi tố vụ án. Ai cho ông Trường cái quyền tự phán xét mình, để buộc tội vu khống cho người tố cáo mình. Và khi mà vụ án chưa được khởi tố, chưa phân công cán bộ điều tra mà lá đơn yêu cầu của ông Trường lại được một điều tra viên đóng dấu, ký tên. Điều này thể hiện rõ sự thiếu khách quan của cơ quan điều tra.
Một sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong vụ án này cũng được thể hiện tại bút lục 424, được ghi ngày 05/8/2011, là lời khai của ông Bạch Đăng Tân, Chánh văn phòng huyện ủy Từ Liêm. Theo đó, ông Tân cho biết: Ngày 10/5/2011 (tức là 1 ngày trước khi có quyết định khởi tố vụ án) ba ngành nội chính huyện Từ Liêm đã họp và thống nhất quan điểm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với vụ việc này. Như vậy, nếu lời khai của ông Tân là đúng thì vụ án đã không được điều tra, truy tố và xét xử độc lập như quy định tại Hiến pháp. Còn nếu đây là lời khai bịa đặt của ông Tân, rõ ràng ông Tân mới là người cần bị khởi tố vì tội danh vu khống, làm ảnh hưởng đến uy tín của “ba ngành nội chính huyện Từ Liêm”.
Ngày hôm nay, phiên tòa phúc thẩm đã diễn ra từ sáng đến chiều, song hội đồng xét xử đã chưa thể tuyên án, mà phải hoãn sang một tuần nữa. Rõ ràng, đây là một vụ án có quá nhiều uẩn khúc, một vụ án mà dường như các quan tòa đang bị “làm khó” vì sự mong manh của lời buộc tội đối với những công dân đang tin tưởng vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của đất nước. Khó, vì trên lý thuyết thì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, song lá đơn gửi cơ quan pháp luật của công dân bị tố cáo trong vụ án này lại ghi rõ chức danh khá quan trọng của mình.
Lão Phạm

Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp

Nam Nguyên, phóng viên RFA  -2012-03-16
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/review-domest-online-03162012-03162012060259.html/doanh-nghiep-305.jpg
Quyết định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình hạ 1% lãi suất ngân hàng từ ngày 13/3/2012 đã chẳng thể làm giảm âu lo, khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam báo cáo có tới hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 vì làm ăn khó khăn.
RFA/AFP  Doanh nghiệp Việt Nam.=======>>>

Chữa cháy mà không bơm nước

Trả lời Nam Nguyên vào tối 15/3, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia kinh tế cao cấp từ thủ đô Việt Nam lên tiếng báo động về tình trạng thập tử nhất sinh của cộng đồng doanh nghiệp. Ông nói:
“Nếu như hôm nay ngay giữa thành phố Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà Sở Cứu hỏa Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình nó sẽ như thế nào? Còn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’ vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động, để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý. Vì vậy những giới chức có thẩm quyền nên sớm giải quyết vấn đề tín dụng để cho doanh nghiệp có thể họat động, có thể tồn tại và có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước.”

hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’ vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động, để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.
ông Bùi Kiến Thành           
Trong số các loại lãi suất được giảm 1% theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp và người dân chú ý nhất là trần lãi suất huy động tiền đồng từ 14% còn 13% và lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay cũng từ 15% còn 14%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn BìnhTất cả báo mạng điện tử như Vnexpress, VietnamNet, Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, SaigonTimes đồng loạt đưa tin về sự kiện lần đầu tiên Việt Nam hạ 1 điểm phần trăm lãi suất kể từ 2009 cho tới nay. Báo chí cũng đồng loạt đưa tin về bản Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hôm 14/3. Bản báo cáo cho thấy cho đến ngày 31/12/2011 cả nước có hơn 620.000 doanh nghiệp có giấy phép nhưng thực tế chỉ có khoảng 290.000 doanh nghiệp còn hoạt động và hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể.
Liên quan đến sự kiện 79.000 doanh nghiệp đã giải thể trong vòng 12 tháng. Và liệu quyết định hạ giảm lãi suất 1% có giúp ích gì đáng kể cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, vốn là xương sống của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Nó chẳng giúp ích gì được nhiều tại vì cộng đồng doanh nghiệp đã nói nhiều lần lãi suất 17%-18% trở lên thì không thể nào làm việc được vì lãi suất 13% là lãi suất huy động, nếu cộng thêm 3%-4% chênh lệch giữa huy động và cho vay thì lãi suất vẫn rất là cao 17%-18% cộng đồng doanh nghiệp không thể làm việc được.”
Tiền đồng đang được gửi vào ngân hàng. AFPTrò chuyện với Nam Nguyên, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh điều ông gọi là tình trạng khẩn trương, vì theo Phòng Thương Mại thì một số rất lớn doanh nghiệp gần như chiếm một nửa số doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ là đình đốn là phá sản. Vẫn theo lời ông Bùi Kiến Thành thì, ngay từ bây giờ Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải tìm giải pháp để cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, tức phải thấp nhiều hơn so với lãi suất hiện tại.

Vị chuyên gia Việt kiều đưa ra một mức lãi suất vay vốn cụ thể là phải thấp hơn 10% thì doanh nghiệp Việt Nam mới có cái thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Bởi vì ở các nước khác doanh nghiệp chỉ phải chịu lãi suất vốn vay từ 4% tới 6% thôi, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với lãi suất cao hiện nay thì không thể hoạt động được.
Muốn vay lãi suất 17%-18% của ngân hàng phải là doanh nghiệp Nhà nước chứ doanh nghiệp tư nhân khó được lãi suất này. Để làm ăn có lãi thì lãi suất phải 1% dưới 1% một tháng thôi, còn hơn 1% thì thực sự là khó khăn.

Ô.Võ Văn Đức Bảy
Trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây đã có những nỗ lực phi thường để tồn tại tránh chuyện đóng cửa giải thể. Trường hợp của nhà sản xuất ngành nhựa Võ Văn Đức Bảy ở TP.HCM có thể xem là một thí dụ chung cho các doanh nghiệp tư nhân:

“Khó khăn lắm, hiện nay lãi suất ngân hàng cao quá mà trong bối cảnh tình hình kinh tế lạm phát thì sức mua cũng yếu, giá điện giá xăng dầu thì tăng…các doanh nghiệp sản xuất đều rất khó khăn. Hiện nay người sản xuất phải vay lãi suất trên 2% một tháng vị chi 24% một năm. Lãi suất ngân hàng thì 17%-18% nhưng khó vay lắm, phải thế này thế kia cộng chung lại phải 2% một tháng mà phải là quen biết. Muốn vay lãi suất 17%-18% của ngân hàng phải là doanh nghiệp Nhà nước chứ doanh nghiệp tư nhân khó được lãi suất này. Để làm ăn có lãi thì lãi suất phải 1% dưới 1% một tháng thôi, còn hơn 1% thì thực sự là khó khăn.” 

Chuyên gia kinh tế cấp cao Bùi Kiến Thành. Photo thitruongnews.comMột ngày sau khi quyết định hạ đồng loạt 1% lãi suất có hiệu lực, hôm 14/3 VnExpress trích lời ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định là sẽ đưa mặt bằng lãi suất cho vay về 14,5% cho tới 16,5% một năm. Tuy nhiên Thống đốc cũng thừa nhận, mức lãi suất như vừa nêu vẫn là cao so với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Cần giải quyết gốc lạm phát
Được yêu cầu nhận định về quyết định hạ giảm lãi suất 1% của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh chung của nền kinh tế, chuyên gia tài chánh Lê Trọng Nghi từ Saigon nói rằng, có thể xem đây là một dấu hiệu tích cực nhưng hơi hướm của nó vẫn mang tính cách mệnh lệnh hành chánh. Ông nói:
Dù là 1%, 2% hay 3% đi nữa thì vấn đề chính của Việt Nam không phải là hạ lãi suất xuống mà là phải hỗ trợ các doanh nghiệp hay hỗ trợ nền kinh tế, tức đặt ra vấn đề giải quyết lạm phát như thế nào thôi. Chứ còn hạ 1%-2% hay 3% cũng chẳng là một giải pháp mà chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Ông Bùi Kiến Thành
“Dù là 1%, 2% hay 3% đi nữa thì vấn đề chính của Việt Nam không phải là hạ lãi suất xuống mà là phải hỗ trợ các doanh nghiệp hay hỗ trợ nền kinh tế, tức đặt ra vấn đề giải quyết lạm phát như thế nào thôi. Chứ còn hạ 1%-2% hay 3% cũng chẳng là một giải pháp mà chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Vấn đề cốt lõi vẫn là lạm phát còn mọi vấn đề khác tôi cho là khá nhẹ nhàng chẳng cần phải loay hoay với nó.”

Trong các phát biểu được báo chí trích thuật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hứa hẹn mỗi quí có thể giảm 1% lãi suất và như thế đến cuối năm 2012 trần lãi suất huy động có thể hạ xuống mức 10% một năm.
Đối với chuyên gia kinh tế cấp cao Bùi Kiến Thành, nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đúng chức năng một ngân hàng trung ương thì đã không để xảy ra tình trạng cộng đồng doanh nghiệp gần như tê liệt vì không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng với lãi suất hợp lý. Hiện nay theo một số ý kiến thì ngân hàng thương mại không thể huy động vốn dưới mức lãi suất 13%-14%, vì thế không thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp được. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
Ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp 3%-4% để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 10%. Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Ông Bùi Kiến Thành
Ngân hàng Nhà nước

“Tôi đã nhiều lần kiến nghị rằng, việc cung ứng lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của ngân hàng trung ương, vì ngân hàng trung ương có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả. Ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp 3%-4% để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 10%. Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thì lúc đó sự việc trở thành nhiệm vụ của ngân hàng trung ương phải giải quyết, chứ không thể nào để cho doanh nghiệp chết được.”
Ngay khi công bố quyết định hạ giảm trần lãi suất huy động 1%, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhìn nhận là dù tình hình kinh tế tài chính có cải thiện song chưa phải lúc ổn định bền vững và lâu dài, nên tạm thời vẫn phải dùng biện pháp hành chính. Theo VnExpress, ông Bình nói như thế, khi trả lời câu hỏi của báo chí là áp đặt trần lãi suất kiểu hành chính khó hiệu quả vì trong quá khứ trần lãi suất huy động là 14% nhưng chuyện vượt trần nhan nhản thị trường.
Các chuyên gia độc lập mà chúng tôi tiếp xúc đã phản ánh những quan điểm rất đáng chú ý, khi các ông tỏ ra bàng quan đối với vấn đề hạ giảm lãi suất bằng mệnh lệnh hành chính. Thật vậy, khi nào Ngân hàng Nhà nước chưa hành xử như một ngân hàng trung ương và khi nào chưa giải quyết được vấn đề lạm phát cao nhất châu Á thì Việt Nam vẫn chưa có lãi suất vay vốn hợp lý cho cộng đồng doanh nghiệp được.


Chế độ Trung Cộng ngày càng bạo tàn và bất chấp luật pháp đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, báo cáo nói

http://www.theepochtimes.com/n2/images/stories/large/2012/03/09/11022612471223201-590x408.jpg
Tác giả: Matthew Robertson – Epoch Times Staff
Thứ hai, 12 Tháng 3 2012 - Đại kỷ nguyên
Luật sư Nhân quyền và các nhà Hoạt động và những nhà Bất đồng Chính kiến bị bắt giữ bởi cảnh sát Trung Quốc. Hàng trên từ trái: Jiang Tianyong, Teng Biao, Tang Jitian. Hàng dưới từ trái sang: Zhang Lin, Liu Shihui, Li Tiantian. (The Epoch Times photo archive) =======================>>>
Năm ngoái là năm đàn áp tàn bạo nhất trong hơn một thập niên đối với các nhà bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, theo một báo cáo gần đây.
“Một năm đàn áp khắc nghiệt đối với những người bảo vệ nhân quyền, đặc trưng bởi các án tù dài hạn, giam giữ kéo dài ngoài vòng pháp luật, ức chế mất tích và tra tấn”, theo báo cáo của cơ quan Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (CHRD) có trụ sở tại Hồng Kông cho biết.
Nguyên nhân gây ra các vụ đàn áp của chính quyền một phần là do phong trào Mùa Xuân Ả Rập đã diễn ra trên khắp Bắc Phi và Trung Đông trong suốt cả năm. Tuy nhiên, 2011 là một phần của một sự suy yếu chung về nhân quyền ở Trung Quốc đã được diễn ra trong hơn một thập niên, CHRD nói.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng mở rộng các mục tiêu của họ năm ngoái, tập trung không chỉ vào các nhà hoạt động có cam kết, nhưng còn nhằm vào công dân Trung Quốc bình thường vì họ lên tiếng bảo vệ nhân quyền. Họ đã “chuyển đạt lời cảnh báo có tính cách đe dọa các công dân Trung Quốc bình thường: bất cứ ai thách thức chính phủ sẽ bị trừng phạt”, CHRD nói.
Phong trào “bảo vệ quyền quyền con người” bắt đầu vào khoảng năm 2000, với các luật sư, các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động và trí thức qua sử dụng hệ thống tư pháp Trung Quốc và các biện pháp khác để bảo vệ quyền dân sự của cá nhân.
Các lực lượng an ninh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đã tìm cách gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới những người này vào năm ngoái, báo cáo cho thấy, có lẽ như là một phần của một nỗ lực để dập tắt phong trào và củng cố các lý tưởng chủ trương cổ vũ cho nó.
Và những phương pháp để làm như vậy là bất hợp pháp và ngoài vòng pháp luật, CHRD cho biết. Sử dụng rộng rãi các nhà tù đen của các cơ sở giam bí mật, mà không được phép tồn tại một cách chính thức là một trong những phát triển “báo động” trong năm 2011, tổ chức cho biết.
Một loạt các áp lực chặt chẻ khác cũng đã được áp dụng, trên trực tuyến và trong xã hội. Tiếng nói càng ngày càng có âm vang của người sử dụng web đã bị buộc phải tham gia vào “hệ thống đăng ký tên”, trong đó yêu cầu họ chính thức khai thẻ căn cước quốc gia của họ với tài khoản trực tuyến microblog của họ.
CHRD ghi nhận 3.833 trường hợp giam giữ tùy tiện liên quan đến cuộc đàn áp về bảo vệ nhân quyền năm ngoái, 159 cuộc tra tấn đã được báo cáo từ những trường hợp này. Hầu hết thời gian những người đã bị giữ tại các trung tâm giam giữ ngoài vòng pháp luật, hoặc mặc nhiên do lệnh của lực lượng an ninh Trung Quốc, những người thường xuyên nói chuyện khoe khoang về quyền hạn của họ làm bất cứ điều gì họ thích với các cá nhân mà họ bắt giữ trong nhà giam, không cần biết bất cứ pháp luật xử lý những trường hợp này.
Khi Teng Biao, một giáo sư luật tại Đại học Chính trị và Luật Trung Quốc và một thời gian hoạt động dân quyền, đã bị giam giữ vào cuối năm 2010, ông yêu cầu được xem tài liệu về lý do tại sao ông đã bị bắt giam. Viên sĩ quan đáp trả lại: “Bạn có biết bạn đang ở đâu không? Đây là Trung Quốc! “
Trong phiên họp đó, một phần bị thẩm vấn, một phần bị đánh đập, ông Đặng đã nói rằng các sĩ quan mặc thường phục giam giữ ông ta có thể dễ dàng “đánh gục ông ta đến chết và đào một cái hố để chôn ông.”
Một cụm từ mô tả, “Chúng tôi có thể đào một cái hố và chôn sống bạn” – nói với tác giả bất đồng chính kiến Yu Jie, sau này nó trở thành một đề tài tương tự trên Internet, và đã được dùng làm một tiêu đề của báo cáo hàng năm của Nhân quyền Trung Quốc hiện tại, 2011.
Chú thích:
Tham khảo:
-Bản tiếng Anh: *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/chinese-regime-more-violent-and-lawles-toward-rights-defenders-report-says-202682.html
*CHRD=Chinese Human Rights Defenders 

Bo bị Đảng Trừng Phạt (vụ Bạc hy Lai)


http://www.theepochtimes.com/n2/images/stories/large/2012/03/14/bo_xilai_141218387-590x393.jpg
Tác giả: Matthew Robertson – Epoch Times Staff
Thứ năm, 15 Tháng 3 2012- Đại kỷ nguyên
Vụ bê bối Wang Lijun và đấu tranh chính trị làm y mất chức
http://www.theepochtimes.com/n2/wp-content/themes/epochtimes/images/topic/images-jpg/chinese-regime-in-crisis.jpg
Đọc bộ sưu tập The Epoch Times các bài về:
Chế độ Trung Cộng  đang Khủng Hoảng
     Bạc Hy Lai ngày 13 tháng 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hai ngày trước khi bị thay thế chức Bí thưĐảng Cộng sản Trung Quốc Thành phố Trùng Khánh. Thành viên Bộ Chính trị, Zhang Dejiang sẽ được giả định thay thế chức vụ trên. (Lintao Zhang / Getty Images)


Bạc Hy Lai không còn là Chủ tịch Đảng của Trùng Khánh nữa, phát ngôn viên cơ quan Nhân dân Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông cáo. Sự tiêu tan sự nghiệp công chúng của Bo, đã diễn ra tại một hội nghị báo chí tổ chức bởi Thủ tướng Ôn gia Bảo (Wen Jiabao) nơi Bo đã bị công khai khiển trách – một tấn kịch bộc phát lên đến cực điểm của cuộc đấu tranh quyền lực chính trị mà lần đầu tiên đã bùng nổ vào tháng mới đây khi phụ tá tay chân của Bo chạy trốn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Trang web bất đồng chính kiến báo cáo Wang đã cáo buộc Bo âm mưu một cuộc đảo chính để lật đổ lảnh đạo kế vị của ĐCSTQ.
Một thông cáo của tờ Nhân dân Nhật báo chỉ ra rằng việc nghỉ hưu bắt buộc của Bo được công bố bởi Wen (Ôn gia Bảo) người đã trả lời câu hỏi từ một phóng viên Reuters, cho biết, “Do nhu cầu của Ủy ban Thành phố Trùng Khánh hiện tại và Chính phủ đòi hỏi phải tự phản ánh, và nghiêm túc học hỏi bài học từ sự cố Wang Lijun “.
Bo sẽ được thay thế bởi Zhang Dejiang, một thành viên của Bộ Chính trị, và con trai của một cựu Giám đốc của một lực lượng pháo binh. Zhang là một viên chức xử lý mọi việc của lảnh đạo hiện thời Hồ Cẩm Đào sau thảm họa đường sắt cao tốc Ôn Châu.
Tin về sự thay đổi công việc của Bo đã được trình bày trong một câu vỏn vẹn của Tân Hoa Xã, cơ quan tin tức của Đảng Cộng sản.
Như dự đoán, những tin tức gây một cơn bão lửa về cuộc thảo luận trên dịch vụ microblog của Sina.  Mục tin về vấn đề này đã được chuyển tiếp hơn 45.000 lần trong vòng 45 phút.
Ôn Gia Bảo, trong cuộc họp báo của ông, nói rằng “Trung ương Đảng rất quan tâm đến điều này, và đã ngay lập tức ủy nhiệm cho các phòng ban liên hệ mở một cuộc điều tra đặc biệt. Cuộc điều tra đã đạt được tiến bộ. Chúng tôi sẽ chiếu theo các sự kiện và quy định của pháp luật, và xử lý nghiêm túc trường hợp theo quy định của pháp luật.”
Người ta không biết rõ ràng những cáo buộc có thể được áp dụng đối với Bo, nhưng thông thường ở Trung Quốc “điều tra” tham nhũng được sử dụng để bao che các cuộc đấu tranh chính trị. Trong quan điểm của nhiều nhà quan sát lâu năm về Đảng Cộng sản, Bo đã quá trắng trợn trong nỗ lực thách thức hiện trạng lãnh đạo, khoa trương chiêu khách một “mô hình Trùng Khánh” liên quan đến việc nhà nước thậm chí còn hơn bình thường, về nền kinh tế, xét lại chủ nghiã Maoist, và các vụ đàn áp tàn bạo những người bị cáo buộc có liên kết với mafia. “Thuật ngữ này thường được sử dụng đơn giản như là một cái nhãn hiệu thuận tiện để xử lý kẻ thù chính trị, hoặc để lôi kéo doanh nghiệp làm ăn, tịch thu tài sản của họ, và chia chát chiến lợi phẩm, theo các nhà phê bình.  (còn tiếp)
Chú thích:
-Tham khảo bản tiếng Anh:
*http://www.theepochtimes.com/nn2/china-news/bo-xilai-fired-scandal-costs-him-job-205683.html
Bài liên hệ:
*Ôn Gia Bảo kêu gọi Cải cách chính trị bị quên lảng một lần nữa
*Bạc Hy Lai và cuộc đàn áp Pháp Luân Công
*Vương Lập Quân (Wang Lijun) đang ở đâu?
*Wang Lijun bị nghi tham gia thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công
*Những Tài liệu rất quan trọng trong tay của Hoa Kỳ
*Wang Lijun, cựu phó Thị trưởng, kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh tham gia vào hàng ngàn vụ cưỡng bức cấy ghép nội tạng

Hình ảnh Trung Quốc đàn áp Sư Tây Tạng

Tác giả: Cộng Đồng    – Thứ ba, 06 Tháng 3 2012- Đại kỷ Nguyên

MOT KHI CONG-SAN TAU XAM LANG DO HO THI “NGUOI DAN BAN XU” SE NHU NHUNG HINH ANH MA QUOC GIA TAY TANG HIEN DANG LANH NHAN HANG NGAY ( nguyên bản chữ lớn in,không dấu,có thể thế này : Một khi cọng sản Tàu xâm lăng đô hộ thì “người dân bản xứ” sẽ như những hình ảnh mà quốc gia Tây Tạng hiện đang lãnh nhận hàng ngày)


- Đốt Kinh Sách
=====================================================================
Để thấy sự tàn bạo, dã man, vô nhận đạo của Trung cộng…
Ngay cả với những nhà tu hành Tây Tạng , chúng nó còn đối xử như thế… thì với dân lành, chúng nó còn tàn bạo đến mức nào…Và đó cũng là những sự tàn bạo mà TC đã áp dụng, khi truy sát những ngư phủ vô tội Việt Nam trên những vùng lãnh hải của Việt Nam.  Xin mời Quý vị xem những bằng chứng rỏ ràng không thể chối cãi…
Và xin Quý Vị tiếp tay phổ biến rộng rải…
Cám ơn.
BMH
Washington, D.C

Báo cáo tháng 3-2012: tình hình giáo hội Mennonite bị sách nhiễu gần nhất

 Mục Sư Nguyễn Hồng Quang - CTM

GIÁO HỘI TIN LÀNH MENNONITE VIỆT NAM
(V I E T N A M E S E   M E N N O N I T E   C H U R C H)
VPI: C5/1H Trần Não, Bình Khánh, Quận 2, Sài Gòn .
VPII: Đường D10, Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương.
Email: vietmenchurch@yahoo.com ; mennonitesaigon@yahoo.com.vn
VN.phone: 08.22107163; Website: http:/www.vietmenchurch.tk
                                                             Việt Nam, ngày 10/03//2012

BÁO CÁO THÁNG 3/2012
Về tình hình giáo hội Mennonite bị sách nhiễu gần nhất

Kính gửi: -  Giáo Hội  Tin Lành Mennonite  Việt Nam- Bắc Mỹ.
               -  Các cơ quan đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo  tại Việt nam.
Kính Thưa quí vị,
Sau đợt sách nhiễu trong đợt giáng sinh ngày 24/12/2011 đến nay tưởng giáo hội Mennonite được tạm yên nhưng liên tiếp đầu năm 2012 đến nay chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu giáo hội tin lành Mennonite Việt nam cụ thể như sau:
1.            Ngày 16/01/2012 Cơ quan quản lý hồ sơ cấp phép xây dựng từ chối không chịu trả giấy phép xây dựng cơ sở giáo hội Mennonite tại khu Mỹ Phước I Bình Dương  cho mục sư Nguyễn Hồng Quang và Trần Minh Hòa đi nhận dù cả 1 năm nay chưa chịu trả tạo điều kiện cho chính quyền sách nhiễu tôn giáo  cụ thể là Văn Phòng tạm của  Giáo Hội Mennonite tại Mỹ Phước I, Bình Dương sau đó.
2.            Ngày  31/01/2012 và ngày 06/02/2012 UBND xã Thới Hòa , Bến Cát Bình Dương không chấp nhận hồ sơ hợp thức hóa cơ sở nhà nguyện Mỹ Phước I dầu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3.            Ngày 15/02/2012 nhân sự Hội Thánh Mennonite  đến điện lực Bến Cát yêu cầu trả lại điện kế để thắp sáng cho Hội Thánh bị cán bộ điện lực từ chối vì lý do có chỉ đạo chính quyền và cơ quan an ninh cấm điện lực bắt điện cho nhà thờ Mennonite.
4.            Ngày 17/02/2012 Công An. TP. HCM và mời Bà Phạm Thi Cúc một tín hữu Mennonite đang cho vợ và con mục sư Dương Kim Khải  đang ở tù tá túc  trong nhà sau khi bị trục xuất ra khỏi Hội Thánh Chuồng Bò phường 28 Quận Bình Thạnh phải ra khỏi nhà! Điều nầy rất vô nhân đạo, vì nhà cửa của gia đình mục sư Khải bị cưỡng chế cướp trắng không đền bù năm 2004, ông khiếu nại và bị tù hai lần…nay còn hại người vô gia cư nữa! đồng thời yêu cầu bà Cúc ngưng cho Hội Thánh Chuồng Bò nhóm thờ Phượng Chúa tại gia đình Bà Cúc, đồng thời tung những tài liệu giả do một số “mục sư” mới trở cờ làm sư quốc doanh vu cáo làm để phá giáo hội Mennonite chuồng Bò, Hội Thánh Mỹ Phước và giáo hội Mennonite nói chung.
5.            Chủ nhật ngày 26/02/2012. Ông Bảy cán bộ ấp 6 cầm dao phát cỏ đến nhà trẻ có 7 nữ giáo viên  và bảo mẫu viên Mennonite dạy ngành mầm non đang cư trú  kêu la đòi chém Mục sư Nguyễn Hồng Quang, không có mục sư Quang ông bảy chém Cây cảnh của nhà trẻ.
6.            Ngày 23/02/2012 Toà án hành chánh TP Hồ Chí Minh không cho người bào chửa cho vụ án hành chánh xét xử phúc thẩm vụ thu hồi cưỡng chế trụ sở Mennonite trái pháp luật vào ngày 14/12/2010.
7.            Sáng ngày 23/02/2012 Chính quyền huy động một lực lượng 20 người  vào kiểm tra , hút thuốc trong hà trẻ, có chính quyền  xã hạch sách; đòi xét sơ yếu lý lịch các giáo viên Mennonite;  điều lạ là kiểm tra nhà trẻ mà có xe công an và lực lượng an ninh chốt chặn  trước cổng trường làm phụ huynh lo sợ và các giáo viên cùng hơn 65 trẻ thơ tuổi mẫu giáo liên tục hoảng loạn.(  không phải lần đầu mà nhiều lần như vậy,. luôn uy hiếp và triệt đường sống của người Mennonite).
8.            Ngày 24/02/2012 lúc 20-22 h. Ông Bảy phụ trách an ninh khu phố đến Hội Thánh Mennonite tại Mỹ Phước cấp báo rằng:’ Ông Nguyễn Hồng Quang và sinh viên trường kinh thánh cẩn thận, sắp tới chính quyền sẽ cho người đến gài bẫy đánh ông Quang và gây rối phá hội thánh sau khi tôi bị chính quyền ép phải đánh ông Quang mà tôi không nỡ hại ông… Nguyên văn ông Bảy thuật lại lời cán bộ chính quyền chỉ thị rằng : ‘ Mình không thể dùng luật trị Ông Quang được thì mình phải dùng thủ đoạn tiêu diệt  thằng cha mục sư nầy”!
9.            Ngày 26/02/2012 Mục Sư Mennonite tên Y Glơ sắc tọc Jarai tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai chính quyền và công an mời 20 người nhân sự  Tin Lành Đề Ga và Mennonite ép bỏ đạo.Liên tục mục sư Y Sui Yui cùng nhiều nhân sự Mennonite bị chính quyền giám sát  tất cả mọi hoạt động đi lại cũng như cấm nhóm lại, các mục sư Mennonite tại làng Plei bong goai huyện Dak Hà đểu bị khủng hoảng lo sợ vì chính quyền luôn mời nhốt hay thẩm vấn( mục sư Ro lan Chel, MS.Ro lan Punh, các mục sư còn bị ấm dùng điện thoại, nếu không báo số và được chính quyền cho phép mới dung phone…
10.          Ngày 27/02/2012 đến – 7/03/2012 hàng loạt các mục sư  Mennonite : MS.Đinh Văn Biên ( bô 5 tộc H’Rê tại Quãng ngãi) mục Sư Y B’ra sắc tộc Ê Đê tại Đaklak, mục Sư Đinh Thanh Trường ( sắc tộc Koor tại Quãng Ngãi), Truyền Đạo Mennonite Josua Len sắc tộc Chăm tại Phan Rang Ninh Thuận,. bị mời thẩm vấn bắt bỏ đạo Tin Lành Mennonite.
11.          Ngày 05/03/2012 Tòa Phúc Thẩm  Tp Hồ Chí Minh thình lình  hoãn xử phiên Phúc Thẩm xét xử vụ phá cưỡng chế  cướp đoạt trái pháp luật  Trung Tâm mục vụ Mennonkite tại khu phố 6 Phường An Khánh quận 2. Tp. HCM ảnh hưởng gây chết tín hữu Mennonite là bà Trần Thị Chuốt sau khi bà Chuốc bị cưỡng bức bắt đi trả về thì bà chết ngay sau đó. Đặc biệt sau phần xét hỏi và tranh luận đưa chứng cứ thấy chính quyền vi phạm quá nhiều chính sách pháp luật về đất đai năm 1991 và 2003 thì tòa hoãn để tìm cách cho chính quyền đối phó trước sự bất lợi về pháp lý biện minh cho hành vi cưỡng chế cướp trụ sở giáo hội Mennonite vừa qua tại Quận 2 Sài Gòn?
12.          Ngày 06/03/2012 Chấp Sư  Trần Đình Kỷ thuộc Hội Thánh  Mennonite Chuồng Bò bị Công An TP. HCM và BìnhTân gửi giấy triệu tập thẩm vấn.
13.          Ngày 07/03/2012 Chính quyền Xã Thới Hòa và Bến Cát Bình Dương tới cơ sở của Giáo Hội Mennonite tại Mỹ Phước I, Bến Cát Bình Dương lập biên  về  thi hành quyết định trái luật hăm dọa cưỡng chế trước đó vào tháng 3/2011 của UBND xã Thới Hòa. Đây là hành động hoàn toàn phi pháp phi luân vì cơ sở nầy  được xây dựng trên đất hợp pháp phù hợp qui hoạch  đất ở khu dân cư.
14.          Ngày 08/03/2012 Ông Thượng Tá an ninh huyện Bến Cát là Trần Văn Chí và Ông Tuấn là sĩ quan an ninh tỉnh Bình Dương đến Hội Thánh Mennonite Bình Dương “ thăm mời cơm tối”  và  cho mục sư Nguyễn Hồng Quang biết rằng : “  mở lớp dạy kinh thánh tại Bình Dương là bất hợp pháp” 1?
15.          Ngày 09/03/2012 Anh Đinh Tấn Nha là thanh niên Mennonite thuộc dân tộc H’rê quê quán xã Long Sơn, huyện  Minh Long tỉnh Quảng Ngài  sau khi chính quyền thuyết phục bỏ đạo không được, anh xin chứng giấy tờ vào Miền Nam xin làm công Nhân mang theo lý lịch được chính quyền xác nhận  và đóng dấu với bút phê: “  Có học  trường Tin Lành Mennonite ” là  anh Nha mõi mòn  đi khắp nơi xin việc không công ty tuy6en3 dụng dù lao động tay chân…, họ rất ngại nhận  việc với thanh niên theo đạo Tin lành Mennonite, vì nhà nước cô lập và phân biệt đối xử.
16.          Tại Hội Thánh Mennonite tại khu tạm cư An Phú , quận 2 cho đến nay chính quyền cho an ninh chìm vẫn đóng chốt gần Hội Thánh , quay phim những buổi nhóm và cho người theo tận nhà bất cứ ai quan hệ với Hội Thánh, gây khủng hoảng cho tín hữu, tạo áp lực bỏ nhóm.
Kính thưa quí vị;
Hiện nay chúng tôi trong tình trạng căn thẳng vì luôn bị chính quyền sách nhiễu, làm thiệt hại rất lớn đến đời sống đức tin và chức vụ của rất nhiều mục sư và tín hữu Mennonite tại Việt nam.
Xin quí vị hổ trợ  lên tiếng thay cho giáo dân Mennonite khi  đối thoại tiếp xúc với chính quyền CSVN cũng như các cơ quan quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Xin Thượng Đế ban phước cho quí vị cùng gia đình.
Trân Trọng kính chào.
Mục Sư Nguyễn Hồng Quang
Cựu tù nhân lương tâm 1985,2005
Cố vấn giáo hội Mennonite Việt Nam, phone : 0978207007.

CHỈ THẾ NÀY THÔI À?

http://nguyencuvinh.files.wordpress.com/2012/03/384912-kh-6.jpg?w=315&h=210
Tháng Ba 14, 2012 — nguyencuvinh 

Sếp về nghỉ hưu.

Ngày đầu tiên. Sáng 7 giờ, sếp cầm chiếc cặp như ngày đương chức, đứng ở cổng. Thỉnh thoảng ông xem đồng hồ. Bà vợ ông ra nhìn chồng:

-Ông này…Sáng nay ông đâu tới cơ quan?

-Là sao? Tôi chưa nghe bà nói với tôi câu này bao giờ nhỉ?

Bà vợ dịu dàng:

-Ông đã nghỉ hưu mà…Xe không tới đón nữa…

Ông đưa cái cặp lên nhìn, im lặng bước vào. Im lặng tháo cavat, cởi áo khoác, cởi giầy.

Bà vợ lại dịu dàng:

-Cuối tuần xe mới đón ông về một số đơn vị chào tạm biệt anh em đợt 2…

Ông im lặng. Ông cầm lên tờ báo. Ông đọc. Đọc không sót dòng nào hết. Bài nào cũng đọc. Đọc đến dự báo thời tiết. Đọc đến giá vàng. Đọc đến giá báo. Mấy chục năm đương chức, báo từng chồng trên bàn, họa hoằn ông chỉ liếc mắt chứ chẳng đọc. Nếu bỗng dưng có bài phê phán ông, phê phán ngành ông thì ông đọc kỹ, rồi dùng bút phê: văn phòng cho kiểm tra, yêu cầu tòa soạn kiểm điểm phóng viên bôi nhọ. Mấy hôm sau văn phòng báo lại là báo phản ánh đúng sự thật, ông trừng mắt, chỉ có một sự thật là tôi đang ngồi đây, không ai được đụng vào.

Trước ngày ông về các đơn vị chia tay để nghỉ hưu, văn phòng đã báo trước cho cơ sở và khéo léo nhắc nhở, dù thế nào, sếp cũng đã tại vị lãnh đạo lâu năm, nay là buổi chia tay, các cậu chú ý tươm tất chút.

Trước ngày ông cầm quyết định hưu, các đơn vị lớn, huyện lớn, công ty lớn, ông đã tới thăm, bắt tay, chào tạm biệt. Mấy chục ngày liền ông đi tạm biệt, là ngần ấy ngày cậu lái xe mệt bã người vì nhận quà, cất giữ quà trên xe rồi lại khuân vào nhà ông.

Ông vui phơi phới. Những ngày đó ông vẫn nghĩ mình đang đương chức. Đi cơ sở, quà cáp, cơm bưng nước rót, những cái bắt tay thắm thiết, vui phơi phới. Cứ vài hôm thì bà vợ ông lại ra ngân hàng, rót thêm tiền vào sổ tiết kiệm.

Vòng đi thứ nhất kết thúc.

Bây giờ ông đi vòng 2, đến các cơ sở thấp hơn, các xã và các thôn chọn lọc.

Thôn chọn lọc cuối cùng là thôn do Nguyễn Khoai Lang làm trưởng thôn.

Buổi sáng ông về chia tay với trại chăn nuôi. Ngoài phong bì bồi dưỡng, trại chăn nuôi gói gém trong sọt tre cặp heo giống mũm mĩm. Buổi trưa thì ông về ủy ban xã. Anh chị em trong văn phòng xếp hàng đón ông, coi như nghĩa…về hưu như nghĩa tận.

Khác với lúc còn đương chức, ông xuống xe, chủ tịch khúm núm bắt tay rồi dẫn ông vào hội trường, mọi người vỗ tay rào rào. Ông chẳng nhìn ai, chẳng bắt tay ai.

Nay ông chia tay về hưu, ông bắt tay từng người, hỏi, trả lời, hỏi, trả lời, bắt tay, cười, bắt tay, cười.

-Ôi chào chị…Chị khỏe chứ?

-Dạ…em vừa ra viện về, cũng tạm ổn ạ.

Ông gật đầu:

-Ra viện hả. Tốt quá.

Ông lại bắt tay một cán bộ:

-Cậu có vẻ hơi gầy nhỉ?

-Dạ thưa anh, vì bà xã em vừa mất ạ.

-Thế à. Mất? Tốt quá.

Ông lại bắt tay một cậu thanh niên:

-Thanh niên hả? Tốt…Thanh niên là cánh tay phải nhỉ? Tốt…Thế cậu về xã mấy năm rồi?

-Dạ thưa chú, cháu hợp đồng mấy năm vẫn chưa vào được công chức ạ.

-Chưa vào công chức à? Tốt.

Ông quay sang chủ tịch xã:

-Năm nay bà con có cuộc sống tốt chứ?

Chủ tịch xã buồn buồn:

-Dạ. Báo cáo anh, ba năm liền lũ lụt, bão tố, đời sống bà con rất cực khổ anh ạ

-Thế à? Tốt quá.

Sau khi chia tay xã với quà, một phong bì, ông lên xe.

Xe ông trực chỉ về thôn tiên tiến nhất huyện do Nguyễn Khoai Lang làm trưởng thôn.

Trưởng thôn đón ông ở văn phòng thôn.

-Báo cáo anh. Đây là khoai lang luộc. Đây là muối vừng, mời anh ạ

-Thế à. Tốt quá. Mời các đồng chí.

Sau khi ăn khoai xong, trưởng thôn Khoai Lang nói:

-Báo cáo anh, thay mặt bà con trong thôn chúc anh về nghỉ sức khỏe, con đàn cháu đống ạ. Mời anh lên xe về vì sắp tối ạ.

Ông đứng lên:

-Chỉ thế này thôi à?

Trưởng thôn thân ái ôm lưng ông mời ra xe:

-Thưa anh…Hàng ngày anh đi tập thể dục dưỡng sinh anh nhé, bụng sẽ bớt mập anh ạ

-Tất nhiên bụng sẽ bớt mập. Nhưng chỉ thế này thôi à?

Xe chạy. Ông vẫn lẩm bẩm, chỉ thế này thôi là sao nhỉ.

Lái xe nói:

-Báo cáo bác, bác ngồi cẩn thận, dưới chân có hai chai mật ong ủy ban xã tặng. Một chai cho bác. Một chai cho em

Ông cầm hai chai mật ong lên ngắm:

-Thế à. Hai chai mật ong nhỉ, một cho mình, một cho cậu, tốt.

Xe quành vào con đường Dự án và nhảy trên ổ gà chồm chồm

Ông chửi:

-Tiên sư nó đường sá thế đấy, thằng nào làm đường mà mới thông xe đã hỏng? Thằng nào?

Lái xe nhũn nhặn:

-Thưa bác, đây là con đường bác ký cho thông xe, bác về kiểm tra mấy lần..Cũng nhờ nó mà bác làm thêm được ngôi nhà cho cậu út.

-Thế à…Tốt.

Đột ngột, xe nhảy dựng lên. Hai chai mật ong va nhau bể tan tành một chai. Ông cúi xuống, cầm chai mật ong còn nguyên lên, lại nhìn chai mật ong vỡ, lại quay sang lái xe:

-Chai mật ong của cậu vỡ rồi, tiếc nhỉ.

Ông ngả đầu sau ghế, lại lẩm bẩm:

-Sao về trưởng thôn của thằng Khoai Lang mà nó đón tiếp như thế nhỉ? Một bữa khoai lang luộc. Chỉ vậy. Hả? Sao lại chỉ có thế thôi nhỉ?

Lái xe phanh rất gấp. Ông đổ nhào người tới, trán vấp vào thành xe.

Ông cáu:

-Tay lái của cậu chỉ thế này thôi à?

Lái xe nhũn nhặn:

-Em lái chỉ thế thôi bác ạ.

Không nghe ông nói tốt nữa.

Lái xe huýt sáo véo von.

Hì hì

_____________________

Nhật ký  Trưởng thôn Khoai Lang


KÍNH CHUYỂN

http://vinhnq.vnweblogs.com/gallery/9150/previews-med/385207-Kh.%2013.jpg

Nguyencuvinh

Khoai Lang nắn nót viết: ĐƠN TỐ CÁO.

Kính gửi:- Thanh tra Bộ

-Thanh tra tỉnh

-Thanh tra huyện

-Thanh tra xã

Tôi là Nguyễn Khoai Lang viết đơn tố cáo về những sai phạm nghiêm trọng của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang của chúng tôi.

Tuy nhiên, sau khi quyết định viết đơn tố cáo thì chúng tôi lại nghĩ, nhân bất thập toàn, trưởng thôn của chúng tôi cũng người trần mắt thịt, nên trong quá trình công tác không thể không có khuyết điểm, sai phạm.

Từ ý nghĩ đó, chúng tôi nhận ra rằng, nói gì thì nói, tuy không đẹp trai lắm, nhưng rõ ràng trưởng thôn yêu quí của chúng tôi cũng là một người rất đáng yêu quý.

Trên tinh thần đó, chúng tôi kiến nghị các cấp cần phải ủng hộ trưởng thôn của chúng tôi.

Nguyễn Khoai Lang và bà con.

Ký tên.

Sau khi gửi, một tháng sau, thanh tra Bộ đóng dấu đã nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc phải: Kính chuyển thanh tra tỉnh để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra tỉnh  đã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc trái: Kính chuyển thanh tra huyện để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra huyện đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến bên dưới: Kính chuyển thanh tra xã để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra xã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang  và ghi ở mặt sau: Kính chuyển thanh tra thôn để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Sau một tháng, đơn của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang tố cáo mình đã được kính chuyển  về đúng tay trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang với nhiều dấu, chữ ký nghiêm túc và đúng trình tự.

Trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang ngắm nghía những con dấu và chữ ký trên đơn mình, buông câu: Thế là không có cấp nào đọc đơn sao ta?

He he

________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang.

 

Huỳnh ngọc Chênh :DŨNG CẢM LÊN CÁC ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH ƠI!


Huynhngocchenh

Hơn ai hết, ông Ôn Gia Bảo, sau một thời gian khá dài nắm quyền điều hành đất nước, hiểu ra rằng chiếc áo chính trị cổ lỗ không còn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Trung Cộng. Ông nói: « Chúng ta cn phi thúc đy đng thi ci cách cơ cu kinh tế vi chính tr, đc bit là ci cách h thng lãnh đo Đng và đt nước chúng ta ». Ông nói thêm: « Nếu ci cách chính tr không có kết qu thì ci cách kinh tế cũng s không th tiến hành tt được » Rồi ông khẳng định đó là « nhim v cp bách ».
Và đặc biệt, ông cảnh báo nếu không nhanh chóng cải cách thì « Mt thm ha lch s như Cách mng Văn hóa có th tái din »

Về tiến trình dân chủ hóa, ông nói: « Nếu nhân dân có kh năng qun lý mt làng, thì h cũng có th qun lý công vic ca mt xã, mt huyn. Vì thế chúng ta cn khích l nhân dân can đm theo đui hướng đi đó ». Phát biểu này khiến người ta liên tưởng đến cuộc bầu cử dân chủ mới đây của dân làng Ô Khảm, sau khi họ nổi dậy chống lại hệ thống lãnh đạo tham nhũng.
Ông Ôn Gia Bảo, khi đề cập đến các cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả Rập, đã khẳng định đó là khát vọng dân chủ của người dân. Làn sóng Mùa xuân Ả Rập không hề bị thao túng bởi một thế lực nào và khát vọng đó phải được tôn trọng. Dù rằng làn sóng dân chủ hóa ấy đã gây ra không ít tổn thất kinh tế cho Trung Quốc vừa rồi.
Trong khi đó mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng của VN còn cho rằng các cuộc cách mạng nhung, cách mạng màu, cách mạng đường phố đó là có bóng dáng của các thế lực thù địch, phản động.
Thật ra ý đồ muốn cải cách hệ thống chính trị cộng sản để tiến đến dân chủ hóa của ông Ôn không có gì mới và không đi trước Việt Nam. Cái khác là ông Ôn được nói nhiều lần, ở nhiều nơi và trên các diễn đàn công khai, kể cả trong cuộc họp báo rộng rãi mới đây ngay sau khi bế mạc cuộc họp Quốc Hội.
Trong khi đó, từ lâu, một số cán bộ cấp cao của Đảng CSVN cũng đã có những đề nghị cải cách chế độ chính trị, đó là các ông Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách…và hầu như các ông ấy không những bị loại ra khỏi hệ thống mà còn bị quản thúc, cô lập nữa.
 Gần đây nhất, ngay khi còn đang làm Thủ Tướng, ông Võ Văn Kiệt đã viết hẳn một đề án gởi cho TƯ Đảng nói về cải cách hệ thống chính trị. Đề án cải cách ấy chưa bao giờ được đưa ra công khai, những phát biểu của ông Kiệt về đề án ấy cũng không bao giờ được cho đăng lên báo chí. Bản sao của đề án ấy còn bị xem như là tài liệu phi pháp, từng là cái cớ để đưa người cất giữ nó là Tiến sĩ Hà Sỹ Phu vào ngồi tù!
Hồi trước, khi đổi mới đường lối kinh tế, đảng CSVN cũng rất e dè chậm chạp, để cho Trung Cộng đi trước hơn 10 năm rồi mới rụt rè bắt chước theo sau. Hậu quả là hiện nay, nền kinh tế VN phải chịu tụt hậu gần cả thế kỷ so với Trung Cộng.
Và bây giờ là yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị để tiến lên. Đảng CSVN dường như chưa có ý định gì, không biết vì lý do gì, chưa muốn thay đổi, dù cho hệ thống kinh tế đang tới hạn đối mặt với quá nhiều thách thức do phải bó hẹp trong hệ thống chính trị đã quá lỗi thời.
Dũng cảm lên các đồng chí Cộng Sản chân chính ơi! Chí ít thì cũng như ông Ôn Gia Bảo, dám nói lên công khai những điều mình suy nghĩ.

 

Chỉnh Đảng – Âm mưu và trò hề !!!

Posted on Tháng Ba 16, 2012 by (BNS TDNL)


Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, khi lý giải về sự liêm chính, bất tham nhũng của bộ máy nhà nước (đồng thời là của đảng ông) ở Singapore (vốn lừng danh khắp thế giới), đã cho biết có 3 nhân tố: một chế độ lương bổng xứng đáng để người ta không cần tham nhũng, một định chế pháp luật nghiêm minh để người ta không dám tham nhũng, và một nền giáo dục lương tâm đầy đủ (nhờ tôn giáo) để người ta không nỡ tham nhũng!
Đảng Cộng sản Việt Nam, do phải nuôi dưỡng 4 bộ máy quản lý đất nước rất cồng kềnh (bộ máy đảng, bộ máy chính quyền, bộ máy công an, bộ máy Mặt trận) nên không thể trả lương đủ sống. Pháp luật của đất nước thì chỉ áp dụng cho nhân dân chứ không cho đảng viên, và trong nội bộ đảng thì chỉ có luật thanh trừng (trên đối với dưới), luật mua chuộc (dưới đối với trên) và luật cát cứ (địa phương là vua một cõi). Cuối cùng, cộng sản chủ trương vô tôn giáo, coi lương tâm danh dự là đồ bỏ, quan niệm đạo đức là những gì có lợi cho đảng và nhất là cho mình. Những điều này đương nhiên dẫn đến sự suy thoái dần nhân cách, đạo đức của đảng viên và gây nguy cho quyền lực lẫn tồn vong của đảng. Thành thử những cuộc chỉnh đảng không ngừng được đặt ra, nhất là từ Đại hội VI năm 1986, lúc bắt đầu mở cửa kinh tế và đảng viên được phép làm giàu. Từ đó đến nay, người ta đã tính tới có 14 Nghị quyết chỉnh đảng. Nhưng vấn đề suy thoái nhân cách đạo đức của hàng ngũ đảng viên từ thấp đến cao vẫn chưa bao giờ được giải quyết cách triệt để, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Hai năm trước, ngày 10-10-2009, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương đảng khóa X, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: công tác xây dựng Đảng là “nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ”. Đến Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XI hôm 26-12-2011, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải lặp lại: “Chỉnh đốn Ðảng là điều kiện quyết định sự tồn vong của chế độ”. Rồi chỉ hai tháng sau, tại Hội nghị cán bộ đảng viên toàn quốc ngày 27-02-2012, ông Tổng bí thư lại càng gào to tiếng hơn, cuống quít hơn quanh việc “quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng đảng” (tức cứu nguy đảng) trước “một ngàn đại biểu gồm toàn bộ thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 11, cán bộ chủ chốt các cơ quan ban ngành ở Trung ương: Bí thư, Phó bí thư, cán bộ chủ chốt của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước”.
Cái gì đã thúc đẩy đảng phải mở 2 hội nghị to lớn chỉ cách nhau 2 tháng? Ðó là tình hình phản kháng của dân chúng ngày một dâng cao, tạo nên một trận cuồng phong có thể quật ngã chế độ bất cứ lúc nào. Ðộng cơ mới nhất của cuộc phản kháng đó khiến đảng choáng váng mặt mày là vụ Ðoàn Văn Vươn nổ súng chống lại bọn cướp trá hình nhân viên công lực, tiếp đến là vụ bắt nhốt nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của 2 bài hát mang tính tố cáo (Anh là ai? và Việt Nam tôi đâu?) vốn đã làm náo động lòng dân Việt từ quốc nội ra tới hải ngoại. Song song đó là chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa Thành ủy Ðảng bộ Hải Phòng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một sự xung đột giữa Ðảng với Nhà nước, giữa trung ương với địa phương, và cả giữa đảng viên cấp cao với đảng viên cấp thấp. Ngoài ra, sự tranh giành quyền lực bên trong đảng, nhất là giữa Tổng bí thư vốn là người đứng đầu Bộ Chính trị, nắm quyền lực lớn nhất theo nguyên tắc đảng trị nhưng nay xem chừng lép vế, với Thủ tướng vốn chỉ phụ trách bộ máy chính phủ, lo bề mặt ngoại giao, nhưng nay trở thành kẻ quyền uy số một, vì vừa nắm trong tay công cụ bạo lực là công an, vừa nắm trong tay công cụ tài lực là hơn 20 tổng công ty lẫn đại tập đoàn. Yếu tố “nhân dân chống đảng có vũ trang”, yếu tố “loạn đảng từ trên xuống dưới” và yếu tố “khuynh đảo quyền lực trong Bộ Chính trị” đã khiến cho Ðảng thấy nguy cơ sụp đổ thực sự nên mới cấp tốc mở một Hội nghị to lớn gọi là để “chấn chỉnh cho được những sai lầm, khuyết điểm, những biểu hiện tiêu cực lệch lạc, phai nhạt, xa rời mục tiêu lý tưởng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ… của nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí cao trong bộ máy Ðảng và Nhà nước”. Thật ra, cuộc chỉnh đảng lần này chỉ là một âm mưu và là một trò hề.
1- Âm mưu:
Trước hết, đó là sự đánh nhau giữa các phe phái, như nhận xét của giáo sư Ngô Vĩnh Long (con trai bà Ngô Bá Thành, một đảng viên cao cấp vỡ mộng): “Hội nghị vừa rồi nói là chỉnh đảng, nhưng thực chất ra, từ trước tới nay, bao nhiêu cuộc chỉnh đảng từ những năm 1950 đến gần đây, chỉ là các phe phái đánh nhau.” Quả vậy, trước khi có Hội nghị Trung ương 4 và Hội nghị Cán bộ toàn quốc với trọng tâm là chỉnh đốn đảng thì lề lối gia đình trị của Nguyễn Tấn Dũng đã phơi bày trước mắt mọi người: con trai trưởng được cất nhắc làm Thử trưởng bộ Xây dựng, con gái nắm vai trò chủ chốt trong nhiều ngân hàng và công ty quan trọng, còn con trai út thì được giữ chức cao trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Chưa kể bản thân ngài Thủ tướng đang thao túng toàn bộ nền kinh tế và tài chính đất nước qua việc làm sếp các tổng công ty, đại tập đoàn và đang tạo vây cánh gồm những tướng tá công an đầy quyền lực. Nên chẳng lạ gì mà trong diễn văn ngày 27-2, Nguyễn Phú Trọng đã khuyên các “cán bộ lãnh đạo,… đặc biệt là người đứng đầu” “phải tự giác, gương mẫu làm trước”, “tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình” cũng như đã long trọng nhắc lại Quy định số 47 của Ban Chấp hành trung ương mà Trọng đã ký ngày 1-11-2011, nói đến 19 điều đảng viên bị cấm chỉ. Theo nhiều chuyên gia phân tích, đây chính là “19 thông điệp nhắn gửi gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Người gửi là Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Nội dung cốt lõi của nó, dài dòng là “Cấm một mình cầm chuôi chính trị để mài lưỡi kinh tế mà thẻo hết thịt da đất nước chẳng chừa ai”. Còn ngắn gọn chỉ ba từ: “Đủ rồi, Dũng!” (Đinh Tấn Lực, Cái Âm Ai Cấm Ai Cầm Cấm Ai?).
Âm mưu thứ hai là Hán hóa đảng. Chúng ta đều biết Tàu cộng đã trường kỳ thực hiện chiến lược làm Việt Nam suy yếu, lệ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền. Nhờ sự hèn nhát của đảng Việt cộng, sau khi chiếm của Việt Nam Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 rồi 1992, Tàu cộng đã mua chuộc Nông Đức Mạnh để ém quân ở Tây Nguyên qua chiêu bài khai thác bauxite, đã mua chuộc Nguyễn Tấn Dũng để ém quân ở các cánh rừng có vị trí chiến lược của quốc gia, đã đưa 1 đội quân khoác áo công nhân ém trên toàn cõi đất nước. Tất cả chỉ chờ thời cơ để đồng loạt tấn công, đẩy Việt Nam vào thế phải khuất phục, chịu mất hoàn toàn Trường Sa và trở thành thuộc quốc của Tàu. Chiếm hoàn toàn Trường Sa là điều kiện cần thiết để khống chế Biển Đông trọn vẹn, rồi Biển Đông sẽ là bàn đạp để Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Mà muốn chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực, điều kiện đầu tiên là Việt Nam phải im lặng, không đánh trả, cam chịu mất toàn bộ tiền đồn chiến lược đó. Ai sẽ làm điều này? Chỉ có các “bạn” của Trung Quốc trong đảng Việt cộng! Đây chính là lý do đích thực, quan trọng của cuộc “Chỉnh đảng” hiện thời. Việc này đã được chuẩn bị qua chuyến kinh lý Việt Nam của Tập Cận Bình tháng 1-2012 và qua chuyến triều kiến Bắc Kinh từ 14 đến 18-2-2012 của Tô Huy Rứa để thông qua kế hoạch Chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng và xin chỉ thị của Bộ Chính trị Tàu cộng. Đây quả là nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của Dân tộc và Đất nước.
2- Trò hề
Như nói trên, Nguyễn Phú Trọng đã long trọng nhắc lại Quy định 47 như “giới răn” của cuộc chỉnh đốn toàn đảng và từng đảng viên. Đây không phải là chuyện mới, vì từ tháng 5-1999 cũng từng có Quy định 55 “Những điều đảng viên không được làm”. Đến tháng 12-2007 lại có Quy định 115 về những điều đảng viên bị cấm chỉ (Trương Tấn Sang ký), rồi tháng 11-2011 lại có Quy định 47. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung “nguyễn y vân” và chắc kết quả lại “vũ như cẩn”. Như thú nhận gần đây của nguyên TBT Lê Khả Phiêu: “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thật ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng”.
Đề ra giải pháp chỉnh đảng, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến việc tự giác, tự phê bình: “Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình”. Nhưng một thứ “đạo đức” không có nền tảng trong lương tâm, chẳng chịu sự phán xét của một quyền lực thiêng liêng thần thánh, bất cần nghĩ đến việc trả lẽ trong thế giới mai hậu, lại lấy dối trá gian manh làm lối ứng xử trong cuộc đời thì làm gì tác động lên nhân cách của đảng viên, dù TBT có hô hào rát cả họng! Chính Trọng cũng thừa nhận: “Nguyên tắc tự phê và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, trung thực, xuề xòa, nể nang. Ngoài ra, vì tự đặt mình lên trên luật pháp, không chịu trách nhiệm trước nhân dân (bởi lẽ đâu có cần nhân dân bầu!), lấy độc tài làm phương thức trị dân trị nước, củng cố quyền lực và thâu tóm quyền lợi, nên đảng viên cần gì phải sống theo lẽ phải, theo điều thiện! Mà độc tài thì sinh ra độc quyền. Độc quyền sinh ra đặc quyền đặc lợi. Đặc quyền đặc lợi sinh ra tha hóa. Tha hóa sinh ra cảnh toàn dân ta thán, trăm họ oán hờn. Rồi từ đó mới nảy ra chỉnh đốn đảng liên tục, một hành động hoàn toàn khôi hài, kiểu «đánh trống bỏ dùi», «giơ cao đánh khẽ”, nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận hơn là làm chuyển biến thật sự tình hình, nghĩa là vô hiệu quả, ngày càng thất bại như thực tế hiện thời chứng minh cho thấy.
Để loại trừ hẳn âm mưu (gây tác hại lên bộ máy công quyền lẫn sinh mệnh dân tộc) và chấm dứt hẳn trò hề (gây lợi dụng cho đảng viên và ngao ngán cho nhân dân), chỉ có một cách là toàn dân đứng lên làm một cuộc cách mạng dân chủ, nhằm giải thể chế độ độc tài và bắt đảng Cộng sản (nhất là các đảng viên chủ yếu thủ phạm) phải trả lời trước công lý.
BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 143 (15-03-2012)

Cộng Sản Việt Nam Rúng Động Trước Tin Tức Dân Oan Sẽ Tổng Biểu Tình 2 Ngày


SBTN
-Trong những ngày này, công an Cộng sản Việt Nam đang họp ráo riết, chuẩn bị đối phó với một đợt biểu tình, dự trù nếu thành công sẽ là một đợt biểu tình lịch sử cũa dân oan 3 miền cùng phối hợp để đòi công bằng và đất đai đã bị chế độ cưỡng chiếm. Một bản tin được phát đi kêu gọi hợp nhất dân oan ba miền, đang được truyền đi rất nhanh trên mạng và khiến không khí trong nước nóng dần lên. Những người kêu gọi cuộc tổng biểu tình này tự bạch như sau: Chúng tôi đại diện cho tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng ở các địa phương trên toàn quốc, kính gửi lời kêu gọi đến mọi nơi và mong được trợ giúp.
Nội dung của lời kêu gọi tổng biểu tình này được ghi rằng: Xét thấy trước thái độ biến chất của chính quyền các cấp do một nhóm nhỏ những kẻ lãnh đạo, thoái hóa biến chất trong bộ máy đảng và chính quyền lợi dụng danh nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với chủ trương người cày có ruộng. Chúng cấu kết với bọn tư bản trong và ngoài nước, dưới danh nghĩa đầu tư của những nhóm lợi ích, cưỡng đoạt đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của nông dân, đền bù với giá rẻ mạt để bán lại với giá gấp cả trăm lần cho tư bản xây dựng sân golf, các dự án bất động sản, khu chế xuất.
Đó là nguyên nhân gây nên một lực lượng dân oan đông đảo bị đẩy vào bước đường cùng, tài sản và tư liệu sản xuất bị ngang nhiên chiếm đoat, cuộc sống vốn đã nghèo khó nay càng khó nghèo hơn. Và bên cạnh đó xuất hiện một tầng lớp tư bản đỏ các đại gia có tài sản nhiều ngàn tỷ đồng, như trường hợp của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt tức Viet Capital Bank sở hữu số vốn trên 3000 tỷ đồng. Tình trạng trên đã đẩy bà con dân oan, trong đó có không ít các gia đình các cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, tới bước đường cùng, chỉ còn nước phải chết.
Vì mất đất đai, nhà cửa ruộng vườn là mất tất cả không còn đường sống. Cho dù các gia đình đã và đang theo đuổi khiếu kiện ròng rã nhiều năm trời xong đều vô vọng vì thái độ đùn đẩy thờ ơ của các cấp cán bộ. Vụ phản kháng của gia đình cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn là một bằng chứng sai trái không thể chối cãiọ. Lời kêu gọi biểu tình được phát động ở Đà Nẳng, Hà Nội, Saigon, vào 2 ngày 26 và 27 tháng 3 này. Hiện tại lời kêu gọi này đang làm rúng động nhiều bộ phận trong hệ thống nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông tín viên SBTN tại Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin kịp thời khi có những sự kiện mới nhất.
Theo: SBTN
———————

cuuchienbinh.vietnam
-
Kinh gửi: Qúy báo,
Chúng tôi đại diện cho tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng ở các địa phương trên toàn quốc, xin chuyển đến quý báo nhờ đăng tải giúp Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc.
Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của quý báo.
Xin chân trọng cảm ơn.
Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng
***
Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc
Chúng tôi, tập thể các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong, Đại đoàn Đồng bằng… luôn tự hào với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, vì cái danh hiệu đó là niềm tự hào, là tình cảm sâu nặng gắn bó các thế hệ cán bộ, chiến sĩ chúng tôi trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau.
Xét thấy: Trước thái độ biến chất của chính quyền các cấp do một nhóm nhỏ những kẻ lãnh đạo, thoái hóa biến chất trong bộ máy đảng và chính quyền lợi dụng danh nghĩa Đảng CSVN, Đảng cách mạng của bác Hồ để đi ngược lại với chủ trương “người cày có ruộng”. Chúng cấu kết với bọn tư bản trong và ngoài nước, dưới danh nghĩa đầu tư của những nhóm lợi ích, cưỡng đoạt đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của nông dân, đền bù với giá rẻ mạt để bán lại với giá gấp cả trăm lần cho tư bản xây dựng sân golf, các dự án bất động sản, khu chế xuât… Đó là nguyên nhân gây nên một lực lượng dân oan đông đảo bị đẩy vào bước đường cùng, tài sản và tư liệu sản xuất bị ngang nhiên chiếm đoat, cuộc sống vốn đã nghèo khó, ngày càng khó nghèo hơn. Và bên cạnh đó xuất hiện một tầng lớp tư bản đỏ các đại gia có tài sản nhiều nghìn tỷ đồng, như trường hợp của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) sở hữu số vồn trên 3.000 tỷ đồng.
Do đó: Tình trạng trên đã đẩy bà con dân oan, trong đó có không ít các gia đình các cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, kể cả gia đình có công với cách mạng và gia đình các bà mẹ Việt nam Anh hùng tới bước đường cùng, chỉ còn nước phải chết. Vì mất đất đai, nhà cửa ruộng vườn là mất tất cả không còn đường sống. Cho dù các gia đình đã và đang theo đuổi khiếu kiện ròng rã nhiều năm trời xong đều vô vọng vì thái độ đùn đẩy thờ ơ của các câp chính quyền. Mà vụ phản kháng của gia đình cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn là một bằng chứng sai trái không thể chối cãi.
Vì vậy: Theo tinh thần đoàn kết của chúng ta là sức mạnh, hãy noi gương của hàng trăm bà con nông dân là dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) trong mấy ngày vừa qua tại Hà nội. Với tinh thần “Mất đất thì còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu…”
Chúng tôi kêu gọi toàn thể bà con dân oan trên toàn quốc, là nạn nhân của hành động bất công, bất chấp luật pháp vô cớ cướp mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của chúng ta để là giàu cho một nhóm nhỏ đại gia. Hãy cùng đồng lòng, đồng loạt xuống đường, phát huy tinh thần của ông Đoàn Văn Vươn để biểu thị sức mạnh của lực lượng dân oan chúng ta trên phạm vi toàn quốc một cách ôn hòa. Xin bà con đồng bào đừng quên, đũa một chiếc thì dễ bị bẻ gẫy, một bó đũa không có cách nào bẻ gãy được, đó là quy luật của muôn đời.
Cụ thể đồng thời tập trung tại ba thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
1. Thời gian: 02 ngày – Bắt đầu từ 08h30 sáng thứ hai 26 đến chiều thứ ba 27 tháng 3 năm 2012
2. Địa điểm:
  • Tại Hà nội: Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội
  • Tại Đà nẵng: Văn Phòng Đại Diện Quốc Hội ở Miền Trung số 04 Trần Quý Cáp ,Quận Hải Châu,TP Đà Nẵng
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh – số 35 đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
3. Khẩu hiệu, băng rôn yêu cầu bà con chuẩn bị không mang tính kích động và trong giới hạn pháp luật cho phép và tránh vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị bà con dân oan chúng ta chuẩn bị đồ ăn, thức uống và chăn màn để biểu tình kéo trong 2 ngày 1 đêm nhằm gây áp lực buộc chính quyền phải giải quyết khiếu nại và sửa đổi Luật đất đai. Trường hợp đòi hỏi của bà con không được đáp ứng chúng ta sẽ tổ chức tụ họp biểu tình liên tục hàng tháng với thời gian dài hơn, trên diện rộng, nhiều lần buộc chính quền phải chấp nhận đòi hỏi của mỗi người chúng ta.
Chúng tôi kính nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và các cá nhân phát hành rộng rãi Lời kêu gọi Tổng Biểu tình này trên các trang mạng website, blogs và giúp đỡ chúng tôi photo copy Lời kêu gọi này gửi rộng rãi cho nhiều bà con dân oan biết để cùng tham gia.
Mong các cá nhân và tổ chức có thiện tâm hỗ trợ đố ăn, uống cho bà con Dân oan trong thời gian biểu tình để giảm bớt khó khăn cho bà con.
Xin trân trọng cảm ơn
Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng
© VAOL
Theo: vanganh.info

The New York Times

Eddie Adams và bức ảnh đoạt giải Pulitzer

mà ông đã không mong muốn

Donald Winslow
Ngày 19 tháng 4 năm 2011
Donald R. Winslow là biên tập của tạp chí News Photographer của Hiệp hội nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia [National Press Photographer Association]

Bức ảnh có tên SaiGon Execution (Hành quyết ở Sài Gòn), 1968, giành được một Giải Pulitzer


Trong một thời gian dài sau khi Eddie Adams đoạt giải Pulitzer cho bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” ông không hề nhắc tới bức ảnh. Ông lảng tránh khi người ta hỏi ông về bức ảnh đó hoặc ông thẳng thừng từ chối bằng một giọng cằn nhằn chẳng hạn như “tất cả những gì về nó đã được nói hết rồi.” Hoặc: “Chẳng có điều gì mới mẻ cả. Giờ tôi không muốn nói về nó nữa.” Tôi đã trực tiếp trải qua chuyện này khi đang là một sinh viên đại học hồi những năm 1970. Trong một buổi thảo luận chuyên đề ở Đại học Indiana tôi đã hỏi ông về bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn.” Trước một thính phòng chật ních những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh, Eddie đã gạt phăng đi khiến tôi bẽ mặt rồi ông chỉ tay về phía một sinh viên tiếp theo đang giơ tay.

Lúc đó tôi đã sửng sốt. Sau khi xem ông giới thiệu các tấm phim dương bản qua máy chiếu tất cả chúng tôi đều có chung một cảm giác mê mẩn. Eddie giống như một thứ Chúa trời trong nghề phóng viên nhiếp ảnh. Tôi hoàn toàn không biết mình đã vô tình chạm vào một chủ đề làm ông chạnh lòng. Tôi không thể lý giải nổi điều này. Có ai lại không muốn nói về một trong những bức ảnh mang tính hình tượng chiến tranh nhất trong lịch sử và nó đã đoạt giải Pulitzer? Chuyện quái quỷ gì mà một người lại lảng tránh một vinh dự như vậy cơ chứ?
Sau này Eddie và tôi đã thành chỗ bạn bè. Nhưng ngay cả sau khi ông qua đời vì bệnh Lou Gehrig [bệnh xơ cứng và teo cơ] năm 2004  ở tuổi 71 tôi vẫn chưa hiểu được toàn bộ câu chuyện.
Lý do vì sao ông lại tỏ ra phật ý một cách dường như khó hiểu như vậy cho mãi tới gần đây vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhân dịp tưởng nhớ lần thứ 5 ngày Eddie qua đời, vợ ông, Alyssa Adams, đã tặng bộ sưu tập tư liệu của ông cho Trung tâm tư liệu về lịch sử nước Mỹ Dolph Briscoe của Đại học Texas ở Austin [lấy tên thống đốc Dolph Briscoe thứ 41 của Texas từ năm 1973 đến 1979]. Bộ sưu tập này gồm những tư liệu về hơn 50 năm của một nhà báo đã đưa tin 13 cuộc chiến tranh, sáu đời tổng thống Mỹ và hầu hết những diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Được phép của gia đình ông, Alison M. Beck làm việc tại Trung tâm Briscoe đã cho phép tôi ngó xem trước bộ sưu tập tư liệu này trong thời gian các nhân viên của Trung tâm đang phân loại 200 feet [1 foot bằng 0,3 m] phim dương bản, những tấm phim âm bản, những tấm ảnh đã rửa, những cuốn băng ghi âm và ghi hình, nhật ký, những ghi chép và những mẩu giấy được cắt từ những tờ báo.  Tất cả đều làm tôi chú ý, song những trang nhật ký của Eddie mới là những viên ngọc quý.
Rút cục tôi đã hiểu trên thực tế ông đã từng rất muốn đoạt giải Pulitzer. Một thứ khát khao tột bậc gần giống như nỗi ám ảnh. Nhưng điều mà mãi sau này tôi mới phát hiện ra khi ngồi trong tầng hầm của Trung tâm Briscoe để đọc những trang nhật ký ông viết hồi năm 1963 và 1964 –  được viết nguyệch ngoạc trong những cuốn vở bọc da màu đỏ – ấy là Eddie muốn có một bức ảnh đoạt giải Pulitzer từ rất lâu trước khi ông tình cờ chạm trán một tù binh Việt Cộng tên là Nguyễn Văn Lém * hoặc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đứng đầu cảnh sát quốc gia của miền Nam Việt Nam.
Những dòng chữ viết tay trong nhật ký cho thấy Eddie đã thừa nhận ông rất muốn được giải Pulitzer cho bức ảnh ông chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy đang giơ tay đón lấy lá cờ Mỹ được gấp lại mà người ta trao cho bà tại lễ tang Tổng thống John F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963. Eddie đã cáu vì lần đó ông đã không được giải Pulitzer rồi sau đó ông tức giận khi được biết là một người quản lý của hãng thông tấn AP [nơi ông làm việc] đã gửi những bức ảnh khác của hãng AP tới ban giám khảo giải Pulitzer mà không có bức ảnh nói trên của ông. Bức ảnh của ông [chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy] đã không được xét trao giải thưởng.
Năm đó bức ảnh đoạt giải Pulitzer là bức ảnh của Bob Jackson làm việc cho tờ Dallas Times-Herald. Đó là bức ảnh chụp Jack Ruby đang lách qua đám đông và nổ súng bắn chết kẻ bị tình nghi ám sát tổng thống, Lee Harvey Oswald, trong lúc Bob Jackson đang tác nghiệp bám theo kẻ tội phạm [perp walk]. Đó là một bức ảnh thường được gọi là một bức ảnh “phản xạ”; nó được thực hiện khi người chụp ảnh không có đủ thời gian để suy nghĩ, khi trong đầu người chụp ảnh chợt nảy ra một thôi thúc nào đó hoặc như thể có giọng nói gào to “Hãy bấm máy đi!”
Như vậy Eddie đã coi bức ảnh về vụ ám sát Kennedy đoạt giải Pulitzer chỉ là một bức ảnh chụp bằng phản xạ chứ không phải một bức ảnh sâu sắc có chủ tâm, không phải là một bức ảnh chớp lấy một khoảnh khắc đau buồn của đất nước, một sự kiện vĩnh viễn đau buồn trong lịch sử nước Mỹ.
Song dường như câu chuyện nói trên về các bức ảnh đoạt giải Pulitzer chưa đủ để khiến ông tức giận như vậy trong rất nhiều năm trời. Xét cho cùng thì Eddie vẫn thường xuyên chịu đựng việc ông bị coi nhẹ, bị bỏ qua; bị khuất sau cái bóng của những người dường như nhận được sự chú ý của công chúng dành cho tài năng không bằng ông. Nhất là ở vào thời kỳ đầu của sự nghiệp ông đã chịu đựng cái điều mà bạn bè gọi là “tình cảm yêu mến chưa xứng với ông.”
Tôi đã đọc lướt qua nhật ký của ông, tưởng tượng lại những lần ông chuyện trò với tôi và hồi tưởng lại rất nhiều dịp được nghe ông nói chuyện trong lớp học trước những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh hoặc những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những lần ông nói chuyện trong quán bar hoặc ở một góc phố trong lúc đứng đợi để lấy tin. Tôi tập hợp những chi tiết rời rạc hoặc những hiểu biết sâu sắc mà ông chia sẻ tằn tiện với người này người kia theo thời gian. Trong đầu tôi lúc ấy chợt lóe lên một suy nghĩ. Trong lúc tôi cầm trên tay hai bức ảnh bên cạnh nhau [bức ảnh chụp Jacqueline Kennedy và bức kia là bức “Hành quyết ở Sài Gòn”] tôi chợt hiểu ra cái điều từ trước tới nay ông ấy đã nói bóng gió hoặc gián tiếp.
Eddie nghĩ rằng người ta đã trao cho ông giải Pulitzer vì cái bức ảnh mà ông ấy không thích.
Có một điều không thể bỏ qua ở Eddie. Trước khi ông ấy là một nhiếp ảnh gia thì ông ấy đã là một lính thủy quân lục chiến. Một số nguyên tắc của Thủy quân lục chiến đã bắt rễ trong cái tâm của ông ấy: trung thực, công bằng và coi trọng việc giữ vững và bênh vực một cái gốc đạo đức dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy ghi nhớ điều đó trong lúc bạn thưởng thức hai bức ảnh.
Eddie đã chụp bà Kennedy một cách có mục đích. Đó là bức ảnh có chủ tâm và được chụp có phương pháp hẳn hoi. Bức ảnh nói lên được điều rằng Edward T. Adams có tài chụp được những bức ảnh sâu sắc. Ông biết quan sát một khoảnh khắc khi nó sắp xảy ra và khi nó xảy ra là ông liền chộp được ngay. Tuyệt diệu. Bức chụp Jacqueline Kennedy là một ví dụ rõ rệt nhất về chỗ tài giỏi nhất trong nghệ thuật nhiếp ảnh của ông.
Bây giờ hãy xem thử bức “Hành quyết ở Sài Gòn.” Chính Eddie đã nói rằng đó là một bức ảnh ông chụp bằng phản xạ. Vào cái ngày hôm đó tại Sài Gòn hồi năm 1968 Eddie nhìn thấy tướng [Loan] thò tay rút khẩu súng ngắn trong lúc ông ta tiến tới bên cạnh người tù binh. Lúc vị tướng giơ khẩu súng lên cao Eddie cũng giơ chiếc máy ảnh cỡ 35 li về phía khuôn mặt của người tù binh. Bằng một động tác hoàn toàn do phản xạ, ông đã bấm máy. Ông chỉ biết rõ ông đã chụp gì sau khi cuộn phim được rửa và một biên tập viên của hãng AP, Horst Faa, đã chọn bức ảnh đó.
Và đối với Eddie thì câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thôi. Trong những trang nhật ký của ông nhiều ngày sau đó ông hầu như không nhắc tới bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn”. Điều rõ ràng là hồi năm 1968 người cựu lính thủy quân lục chiến này coi việc bắn giết như là điều gì đó chỉ đơn giản xảy ra trong chiến tranh. Chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác ở Việt Nam hồi đó. Chẳng có chi ghê gớm cả. Một tù binh đã bị bắn chết. Rồi thời gian trôi đi Eddie dần dần tin rằng ông là nguyên nhân khiến cho vị tướng đó bị buộc tội vì vụ hành quyết đó và rằng ông — với tư cách một nhiếp ảnh gia — ông đã đóng một vai trò đáng kể trong việc “làm lụn bại cuộc đời một con người”. Đối với một người xuất xứ từ New Kensington, bang Pennsylvania, từng là một lính chiến thuộc thủy quân lục chiến tính cách mạnh mẽ bất chấp luật lệ thì điều này không thể phù hợp với định nghĩa thế nào là cái gốc đạo đức.
Nhiều năm sau đó trong thời gian làm biên tập cho News Photographer, tạp chí xuất bản hàng tháng của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia một hôm tôi đã bất ngờ nhận được một cú điện thoại của Eddie. Ông ấy nói ông ấy biết tôi sớm muộn sẽ phải viết lời cáo phó về ông ấy và ông ấy đã bảo với tôi cái điều ông ấy không muốn tôi đưa vào câu đầu tiên trong cáo phó. Ông còn lầm bầm thêm rằng ông đã gọi điện thoại cho tờ New York Times để nói điều tương tự nhưng biết chắc rằng khi giờ của ông ấy sẽ điểm thì “có lẽ họ sẽ không thể tránh được điều đó.”
Ông ấy muốn tôi hiểu rằng bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” không phải là bức quan trọng nhất đối với ông ấy và ông ấy không muốn lời cáo phó về ông ấy bắt đầu bằng câu “Eddie Adams, nhiếp ảnh gia được biết tới nhiều nhất nhờ bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” mang tính hình tượng về Việt Nam. Ông muốn được tưởng nhớ tới nhiều hơn vì loạt phóng sự ảnh năm 1979 về những người Việt di tản, “Con thuyền không nụ cười,” [Boat of No Smiles] và vì hàng trăm bức ảnh ông đã chụp những đứa trẻ người chỉ còn da bọc xương vì mất nước và rất nhiều bức ảnh của ông được in trên trang bìa của tạp chí Parade. Nếu bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” đã làm lụn bại cuộc đời của một con người, thì “Con thuyền không nụ cười” đã làm thay đổi cuộc đời của hơn 200.000 người tị nạn ngày ấy đang bị từ chối nhập cảnh vào nước Mỹ. Eddie đã lên thuyền cùng và đi cùng với họ dưới nắng mặt trời như nướng da thịt, không thực phẩm, không nước uống hoặc lương thực dự trữ, không biết số phận của chính ông và của họ sẽ ra sao. Các bức ảnh của ông đã góp phần thúc giục chính phủ Mỹ mở cửa đón những người tị nạn, làm thay đổi cơ cấu của nền văn hóa Mỹ. Ông rất tự hào về thành tích này.
Nhưng về giải Pulitzer năm 1969 thì không. Rút cục tôi đã hiểu ra rằng ông không thừa nhận giải thưởng này không phải vì hờn dỗi, ghen tị hay nôn nóng. Việc ông không thừa nhận giải thưởng này là một vấn đề thuộc về nguyên tắc nằm ở tận nơi sâu kín nhất trong lòng ông. Nhưng ông đã không để cho tình huống khó xử âm thầm này làm cùn đi khả năng hài hước của mình. Lúc tôi đặt mấy cuốn nhật ký chiến tranh của ông trở lại chỗ cũ trong hộp đựng tư liệu lưu trữ, một câu trong nhật ký đã đập vào mắt tôi. “Cái chết là cú đá lớn nhất,” ông viết. “Vì thế người ta dành nó cho lần cuối cùng.”
Tôi tự hỏi không biết Eddie có bao giờ hình dung một ngày nào đó có người sẽ đọc cái dòng chữ viết nguyệch ngoạc đó trong tư liệu lưu trữ của một trường đại học, người đó đang cười phá lên đấy nhưng mà trong lòng nhớ ông quá đỗi và thấy thanh thản bởi vì một câu hỏi được đặt từ ngày nảo ngày nào hồi ở đại học Indiana cuối cùng cũng đã có câu trả lời.
Người dịch: Hiền Ba
* Nguyễn Văn Lém – xem Wikipedia. Ảnh nhỏ: Eddie Adams ở Việt Nam, năm 1965.


Chiến tranh Việt Nam:

Mọi thứ bạn biết

đều không đúng(Phần 1)

(Đây là phần thứ nhất của loạt bài nhiều kỳ vạch trần những câu chuyện hoang đường của truyền thông tự do về Cuộc chiến tranh Việt Nam.)
Bức ảnh gây ảnh hưởng xấu cho Cuộc chiến?
Tấm hình này là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Bức ảnh giành được Giải thưởng Pulitzer năm 1968 của Eddie Adams về một vụ hành quyết trên một đường phố ở Việt Nam đã được in lại và phát hành không biết bao nhiêu lần. Trong cuốn phim Stardust Memories [1], nhân vật chính bị bệnh trầm cảm (buồn chán) của (đạo diễn ) Woody Allen trang trí căn bếp của mình bằng một bức hoạ khổng lồ về bức ảnh này, để minh hoạ cho sự bồn chồn lo sợ của anh ta. Một hoạ sĩ theo trường phái chủ nghĩa hậu-hiện-đại đã tạo dựng hình ảnh có tính tượng trưng này trên các hình ghép bằng nhựa (Lego). [2]
Tuy vậy, ít người biết được câu chuyện thực đằng sau bức ảnh của Eddie Adam, tấm hình mà một số nhà phê bình văn hóa đang khẳng định, vào năm 1968 và cả hiện nay, “đã giúp cho nước Mỹ thua trận chiến tranh Việt Nam.”
Trong khi thuyết trình tại khu học xá đại học để quảng bá cho cuốn sách  Đuổi Theo Huyền Thoại Việt Nam (Stalking the Vietnam Myth), tác giả H. Bruce Franklin đã phát hiện ra rằng hầu hết các sinh viên “đều đoan chắc bức ảnh nguyên bản đã mô tả một người Bắc Việt Nam hoặc một cán bộ cộng sản hành hình một tù dân sự Nam Việt Nam.”
Tuy nhiên, người hành quyết là một Cảnh sát trưởng của Nam Việt Nam – một đồng minh của người Mỹ. Nạn nhân là một cán binh Việt Cộng bị bắt mà đồng đội của anh ta mang vũ khí trước đó đã tự tay hành quyết tức thì bất cứ ai liên hệ với chính quyền Nam Việt Nam và người Mỹ.
Sau khi giết người người tù nhân bị bắt, viên cảnh sát trưởng đã nói với các nhà báo, “Nhiều người Mỹ đã bị giết trong ít ngày qua và cả nhiều bạn bè người Việt Nam thân thiết nhất của tôi. Giờ các ông có hiểu không? Đến Đức Phật cũng sẽ phải hiểu.”
Bức ảnh đã giúp cho Eddie Adams nổi tiếng, song ông đã ước mong sao mình chưa bao giờ chụp bức ảnh đó. Bởi vì tai tiếng của nó, bức ảnh đã hủy hoại cuộc đời của viên cảnh sát trưởng, đẩy ngược ông ta thành ra một kẻ tội đồ đáng ghét (và bị hiểu lầm) trên bình diện quốc tế suốt từ đó tới nay. Adams không bao giờ tha thứ cho bản thân mình về điều này.
“Viên tướng đã giết tên Việt Cộng; còn tôi đã giết viên tướng bằng chiếc máy ảnh của mình. Những bức hình tĩnh lặng là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người ta tin vào những tấm hình, song các bức ảnh rất hay gian dối và không phản ảnh đúng sự thật, thậm chí không cần phải làm mánh khóe chỉnh sửa. Các tấm hình chỉ nói lên một nửa những sự thật. Những gì mà bức ảnh đã không nói lên là, “Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là viên tướng ở vào thời điểm đó và nơi chốn đó vào những ngày nóng bỏng đó, và bạn đã bắt được một gã phải gọi là bất lương sau khi hắn bắn chết một, hai hoặc ba người lính Mỹ?” [3]
Bé gái trong bức ảnh
Một bức ảnh cũng nổi tiếng xấu tương tự đã được chụp nhanh trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam miêu tả một bé gái đang chạy, trần truồng và khiếp hãi, từ ngôi làng bị bỏ bom của bé, quần áo trên người của bé bị cháy hết do vụ nổ. [4]
(wikipedia)
Hầu hết mọi người đều tin là ngôi làng của bé gái đó bị tấn công bởi những người Mỹ. Không phải vậy. Trên thực tế, ngôi làng ấy bị bỏ bom bởi Không lực Việt Nam vì nhầm lẫn, không lực Việt Nam đang nhắm vào các công sự của cộng sản Bắc Việt gần đó. Nói cách khác, đây là một cuộc chiến “giữa những người Việt Nam với nhau”. Thậm chí người chụp cũng là một người Việt Nam. Không có những người Mỹ nào liên quan tới vụ này.

Bổ sung cho tình trạng lầm lẫn này là: vào năm 1996, một vị giáo sĩ Giáo phái Giám lý công khai tiếp xúc với bà Kim Phúc, “cô gái trong bức ảnh”, và xin bà tha thứ cho (việc ông đã ra) lệnh mở cuộc tấn công đó. Điều phiền toái là: người đàn ông này không làm việc gì liên quan tới trận ném bom đó. Ông ta là một binh sĩ cấp thấp đang trú đóng xa cách đó nhiều cây số.
Trong khi những câu chuyện loại đó nhằm mục đích tái làm hòa đang diễn ra một cách không thể chối cãi được, “thái độ tha thứ” công khai của bà Kim Phúc đối với người đàn ông lầm lẫn này, “cần phải được xem xét với việc nhận thức rõ ràng rằng khi bà được tự do ám chỉ bất cứ cái gì mà bà muốn về những đất nước đã đem tới cho bà nơi nương nhờ và giúp đỡ, thì bà lại không thể thoải mái chỉ trích chính phủ Cộng sản trên quê hương cũ của mình. Mặc dù là một người tị nạn chính trị tại Canada, nhưng các bà con họ hàng của bà lại vẫn đang sống tại Việt Nam.”
Những hành động của vị giáo sĩ là thiếu minh bạch hoặc cao thượng, nhưng lại có vẻ là một thứ pha trộn giữa tự quảng cáo đồng thời tự ghê tởm bản thân mình.
Những vụ việc này và các câu chuyện giả tạo khác về “những hành động giết người” của người Mỹ đã làm xấu đi hình ảnh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại nước nhà và ở nước ngoài. Kể từ khi Cuộc chiến tranh Việt Nam liên tục bị đặt ra bởi phái Tả chống chiến tranh như một ví dụ về mối mâu thuẫn của “những phần tử phân biệt chủng tộc”, “đế quốc chủ nghĩa” bị thất bại, rồi mối mâu thuẫn đó (ám chỉ chiến tranh VN) chỉ được kết thúc nhờ vào những hành động phản kháng “hòa bình” của các thanh niên hippie can đảm, thì việc đưa ra những sự thực là điều vô cùng quan trọng.
Các bạn hãy chờ đón để đọc các phần kế tiếp trong loạt bài này.

—–
[1] http://www.imdb.com/name/nm0000095/ ông Woody Allen sinh 1935 ơ New York, phim Stardust Memories 1980, do Woody allen viết chuyện phim và làm đạo diễn. Phim nầy được hơn 5600 người bầu chọn là phim hay, và cho điểm là 7/10
[2] hình ghép kiểu Lego ở đây http://bluedust.com/lego/default.asp
[3] “Ðại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan. Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp (bí danh của Đ/U Lém) đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của LNĐ (bác sĩ LMC (?)), vào lúc 4g30 sáng hôm đó, đại úy Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Ðoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp.
Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá Tuấn phải chỉ dẫn cách sử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống (và về sau đã góp phần kể lại câu chuyện). “
Ảnh “Vietnam, A Chronicle of the War”,Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
Ảnh trích từ cuốn sách A Chronicle of the War,
Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Coi chi tiết thêm tại blog nầy:
http://blog.360.yahoo.com/blog-pbqpS1c_c6fk.xGveDaG3bKIf0XggSY-?cq=1&p=908
[4] Phần tiếp theo đây dịch từ Wikipedia. Nguồn được để ở cuối bài nầy.
Cô bé trong hình là Phan thị Kim Phúc sinh năm 1963. Năm 1972, trong một trận đánh ở Trảng Bàng, Tây Ninh, gồm có quân đội Mỹ và VNCH đánh vào một ngôi làng đang bị Việt Cộng tấn công và chiếm đóng.
Cô bé Phúc và dân làng theo chân các người lính VNCH chạy thoát khỏi một ngôi chùa Cao Đài về hướng có quân đội VNCH để được an toàn. Nhưng một phi công VNCH đã tưởng nhầm toán quân VNCH đang chạy phía dưới là Việt Cộng. Ông ta đã bỏ một quả bom để chận toán quân ấy và kết quả là cô bị phỏng vì bom.
Hai người bà con của Kim Phúc cùng với nhiều dân làng đã chết. Ký giả Nick Út lúc đó đang làm việc cho hãng tin AP của Mỹ đã chụp được tấm hình ấy.
Sau khi chụp xong tấm hình nầy, Nick Út đã đem cô Phúc và các trẻ em khác đến một bệnh viện ở Saigon. Cô bị phỏng nặng và có nguy cơ không thể sống được. Sau 14 tháng nằm bệnh viện và trải qua 17 lần giải phẩu, cô đã được trở về nhà. Phóng viên Nick Út vẫn tiếp tục thăm viếng cô cho đến khi ông được máy bay di tản ông ra khỏi Saigon vào khoảng 3 năm sau khi ông chụp được tấm hình ấy.
Sau 1975, cô Kim Phúc vẫn tiếp tục học ở VN. Trong thời gian học đại học, cô bị  nhà nước  cử đi công tác khắp nơi để tuyên truyền và dùng hình ảnh của cô như một dấu hiệu tượng trưng cho hành động chống lại chiến tranh.
Năm 1982, cô đã cải đạo từ Phật giáo Cao Đài qua Thiên Chúa Giáo. Vào thời gian sau năm 1975, Thủ tướng Phạm văn Đồng trở thành một người bạn và đỡ đầu cho cô Phúc.
Kim Phúc được nhà nước cho đi Cuba năm 1986 để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Và rồi cô Kim Phúc được phép ở lại Cuba và gặp Bùi Huy Toàn ở đó. Năm 1989, ký giả Nick Út đến Cuba và gặp cô Phúc và hôn phu của cô ta, Huy Toàn. Năm 1992, hai người thành hôn và đi hưởng tuần trăng mật.
Trong một chuyến bay từ VN qua Cuba, máy bay phải đáp xuống Canada để lấy thêm nhiên liệu, hai vợ chồng bà Kim Phúc 29 tuổi và Bùi Huy Toàn, đã rời khỏi phi cơ, và xin tị nạn chính trị. Hiện nay bà đang cư ngụ tại Canada với chồng và hai con.
1996 bà Kim Phúc đã gặp lại các bác sĩ giải phẩu đã cứu bà vào năm ấy.
1997, bà thi đậu  vào quốc tịch Canada và trở thành công dân Canada.
1997, bà được Liên Hiệp Quốc vinh danh là đại sứ thiện nguyện vì các công tác trước đó của bà như giúp đỡ các trẻ em là nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
2004, bà được 2 trường đại học luật khoa ở  Canada cấp bằng Tiến sĩ Danh Dự  Luật Khoa tại đại học Queens và York ở Canada vì các công tác giúp đỡ cho các trẻ em nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
30-6-2008, đài phát thanh NBR của Mỹ đã phát thanh tiểu luận do bà đọc: Con Đường Dài Dẫn tới sự Tha Thứ”
Nguồn  http://en.wikipedia.org/wiki/Kim_Phuc_Phan_Thi
Cách tìm nguồn
*vào google.com,
gõ chữ : nick ut + kim phúc
Bạn sẽ nhìn thấy hàng chục bài báo tiếng Việt, tiếng Anh nói về câu chuyện nầy.
—————————————————
(dịch từ Wikipedia)
Nick Út, hay Huỳnh Công  Út, sinh năm 1951 ở tỉnh Long An, ông đã bắt đầu chụp hình cho hãng tin AP của Mỹ khi ông mới được 16 tuổi, ngay sau khi anh trai của ông Huỳnh Thanh My, cũng là một nhiếp ảnh viên làm cho hãng tin AP, đã bị chết trong chiến tranh VN. Ông Nick Út hiện vẫn còn làm cho hãng tin AP và sống ở Los Angeles.
Nick út là người đã chụp bức ảnh cô Kim Phúc trần truồng vì bị bom ấy. Nhờ tấm ảnh ấy, ông đã được giải thưởng Pulitzer năm 1972 và tấm hình ấy được liệt kê vào “Hình ảnh Báo chí của năm 1972”.
Năm 2007 (?), sau nhiều tháng sắp xếp xin triển lảm hình ảnh ở Việt Nam, trước đó dù đã được đồng ý, nhưng về sau thì nhà nước đã không cho phép ông triển lảm bộ hình ảnh phóng sự hơn 40 năm làm báo của ông.
————————————————————————–
examiner.com
—————-
The Vietnam War:
everything you know
iswrong (Part One)
February 6, 3:22 PM
(This is the first of a multi-part series debunking liberal media myths about the Vietnam War.)
The Photo That Lost the War?
It’s one of the most famous images of the 20th century. Eddie Adams’ Pulitzer Prize winning 1968 photograph of an execution on a Vietnam street has been reprinted and reenacted countless times. In the film Stardust Memories, Woody Allen’s depressed character decorates his kitchen with a colossal mural of the image, to illustrate his angst. A post-modern artist recreated the iconic image in Lego.

However, few know the true story behind the photograph, which some cultural critics claim, then and now, “helped America lose the war.”
While lecturing on college campuses to promote his book Stalking the Vietnam Myth, author H. Bruce Franklin discovered that most students “were convinced the original photo depicted a North Vietnamese or communist officer executing a South Vietnamese civilian prisoner.”
However, the executioner was the chief of the South Vietnamese Police — an American ally. The victim was a captured Vietcong insurgent whose comrades in arms had themselves been summarily executing anyone associated with the South Vietnamese and the Americans.
After killing the captured prisoner, the police chief told journalists, “Many Americans have been killed these last few days and many of my best Vietnamese friends. Now do you understand? Buddha will understand.”
The photograph helped make Eddie Adams famous, but he wished he’d never taken it. Due to its notoriety, the photo ruined the police chief’s life, turning him into an internationally hated (and misunderstood) villain for all time. Adams never forgave himself.
As Eddie Adams once wrote in Time magazine,
“The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn’t say was, ‘What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?’”
The Girl In The Picture
An equally infamous photograph snapped during the Vietnam War depicts a little girl running, naked and terrified, from her bombed out village, her clothing burned from her body in the blast.

Most people believe her village was attacked by Americans. It was not.
In fact, the village was accidentally bombed by the Vietnamese Air Force, who were nearby targeting communist North Vietnamese fortifications. In other words, this was an “all-Vietnamese” fight. Even the photographer was Vietnamese. No Americans were involved.
Adding to the confusion: in 1996, a Methodist minister publicly approached Kim Phuc, the “girl in the picture” and asked her forgiveness for ordering the strike. The trouble is: this man had nothing to do with the bombing. He was a lowly soldier stationed miles away.
Whie such stories of reconciliation are undeniably moving, Kim’s public “forgiveness” of this confused man, “must be viewed with the realization that while she is free to insinuate anything she pleases about the countries which give her refuge and support, she cannot freely criticize the Communist government of her former homeland. Although a political refugee in Canada, her relatives still live in Viet Nam.”
The minister’s motives are less clear or noble, but seem to be a blend of self-loathing and self-promotion.
These and other phony tales of American “atrocities” mar the image of the United States at home and abroad. Since the Vietnam War is constantly held up by the anti-war Left as an example of a failed, “racist,” “imperialist” conflict which only ended thanks to the “peaceful” protests of “courageous” hippies, getting the facts right is tremendously important.
Stay tuned for the next installments in this series.

Canada.com

Hoa Kỳ thua Việt Nam, nhưng Chủ nghĩa tư bản đã thắng

Times Colonist (Victoria)
Chủ nhật, ngày 10-2-2008
Đã hơn 35 năm từ khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết đi tới kết thúc Cuộc chiến Việt Nam, vậy mà di sản của nó vẫn còn như vương vấn.
Đất nước, theo người phương Tây, hầu như vẫn đồng nghĩa với chiến tranh.
Mặc dù Canada không ở trong cuộc xung đột, nhiều người Canada nhớ tới những tin tức truyền hình về những chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi trong những khu rừng nhiệt đới ở miền Bắc Việt Nam, với các phi công còn sống sót bị đưa vào nhà giam Hilton Hà Nội trong nỗi ô nhục.
Nhưng 35 năm là một quãng thời gian dài và một số mệnh khủng khiếp đã thay đổi khắp mảnh đất của một quốc gia Đông nam Á này.

Hơn là việc tống những người Mỹ vào tù, người Việt Nam lúc này trải thảm đỏ cho họ – và đặc biệt là cho túi tiền của họ.
Tôi vừa mới đi qua một vài thành phố ở Việt Nam trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một đất nước lạ thường. Như những gì tôi đã tưởng tượng qua những câu chuyện và tài liệu cũ, thủ phủ của miền nam là Sài Gòn, trước đây là một thành trì của người Mỹ, giờ vẫn là một xứ sở hào nhoáng, bao dung với với thú chơi đêm sôi động và không khí ẩm ướt. Không giống với thời chiến tranh Việt Nam, những con phố với những hàng cây lúc này nhường lối cho những cửa hàng Louis Vuitton và Guicci cũng như cho các dãy phố buôn bán nhiều tầng lầu, to lớn. Rõ ràng cả Việt Nam và Trung Quốc đều không theo đuổi giấc mơ Cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Mao đã chọn.
Nếu như chưa có ai từng nói với bạn về Nha Trang, bạn sẽ sớm thích thú được nghe về nó. Đó là một khu nghỉ mát trên bãi biển tươi đẹp dọc theo bờ phía nam Việt Nam nổi lên những dải cát trắng xóa mịn màng, những căn lều tranh và thức ăn đồ uống rẻ bất ngờ. Khi đắm mình trong ánh mặt trời, tôi nghe những đợt sóng xô vào bờ cát trong lúc một lão ngư dân Việt Nam tưới nước xốt tỏi ớt lên một chú tôm hùm tươi rói trước khi ném nó vào cái lò nướng dựng ngay trước bãi biển.
Bất chấp sự chuyển đổi của Việt Nam từ kẻ thù sang thành nơi nghỉ dưỡng, một số người Mỹ tôi từng nói chuyện vẫn có những ký ức khó chịu ở đất nước này.
Một người đàn ông từ Maryland, từng tham chiến, đã nói rằng ông và bà vợ đã rất buồn rầu khi thăm những kỷ vật chiến tranh tại nơi mà bao nhiêu người đàn ông nước họ đã phải bỏ mình.
Họ rất giận dữ về những lời lẽ ghi trên các tượng đài, họ cảm giác như chúng đang “khoe khoang” về chiến thắng của Việt Nam.
Tôi đã không thấy nhiều về điều đó, mặc dù mong đợi trong chuyến dừng chân của mình ở Hà Nội. Thủ đô của Việt Nam lưu giữ những nét Pháp tương đồng rõ rệt ở những người dân Hà Nội rỉ rả bên tách cà phê cùng miếng bánh mì kiểu Pháp mới nướng giữa tiếng gào rú của những chiếc môtô và scooters.
Chiến tranh hiếm khi được đề cập ở Việt Nam lúc này (và một khi được nói tới, nó đơn giản được cho như là “cuộc chiến của Mỹ”). Giống như ở rất nhiều nước Á châu đang phát triển vượt bậc, mối quan tâm đã quay về chuyện kiếm tiền và sống sung túc. Những đấu đá chính trị và cuộc chiến ý thức hệ không phải là một phần trong hơi thở của cuộc sống đô thị. Chúng hầu như có vẻ là những ý tưởng của người ngoại quốc và không hiểu nổi đối với người Việt Nam.
Những chiếc mũ từ các phi công Mỹ bị bắn hạ, quần áo tù, một cỗ bài của cựu binh Mỹ đã từng được sử dụng để quên đi thời gian. Và tất nhiên, bộ đồ phi công, hộp số máy bay và chiếc mũ thuộc về người Mỹ tiếng tăm nhất đã bị bắn hạ gần Hà Nội và bị giam giữ trong trại tù, thượng nghị sĩ bang Arizona, ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, John McCain.
Dĩ nhiên nhà giam không phải là không có cơ quan tuyên truyền của nó: những bức ảnh trưng ra những binh sĩ Mỹ tươi cười đang chơi quần vợt và bóng chuyền, ăn uống no đủ và trang hoàng một cái cây trong ngày lễ Noel. Triển lãm cũng đã trưng ra vài hình ảnh về những cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Hoa Kỳ và dùng nó như là một bằng chứng về mong muốn của người Mỹ muốn thấy Việt Nam được thống nhất trong hòa bình và “được tự do” – một chút sự thật bị uốn cong, rất ít.
Tuy vậy, cảm giác của tôi trên đất nước này, là người Việt Nam đã đẩy lùi những xung đột ra phía sau và tập trung xây dựng đất nước tốt đẹp hơn. Họ đã thu hút một số lượng ngày càng tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tốc độ phát triển mạnh mẽ đang được tiếp tục. Tôi đã chạy xe qua một công xưởng của hãng điện tử LG và một nhà máy của Toyota trên đường từ Vịnh Hạ Long về Hà Nội.
Trong khi người Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn Việt Nam ngả theo những người Cộng sản, thì nước này ít nhất đã nắm lấy giá trị Mỹ trong chủ nghĩa tư bản. Hai nước đã thiết lập từ đó những mối quan hệ thân thiện, được gắn kết hơn nữa trong chuyến viếng thăm của Tổng thống George W. Bush với Hà Nội năm ngoái.
Sau một cuộc chiến dài lâu và sự huỷ diệt đã tàn phá Việt Nam và thế hệ trẻ của nó, thật tuyệt vời khi nhìn thấy đất nước này cuối cùng lại trở về trên đôi chân của mình.
Người dịch: Ba Sàm

———

The U.S. lost Vietnam, but capitalism won

Cam Macmurchy, Times Colonist

Published: Sunday, February 10, 2008
It’s been more than 35 years since the Paris Peace Agreement was signed to end the Vietnam War, yet its legacy seems to linger.
The country, to those in the West, seems almost synonymous with war.
Even though Canada was not part of the conflict, many Canadians remember the television news broadcasts of American planes being shot down over the jungles in North Vietnam, with the surviving PoWs taken to the infamous Hanoi Hilton prison.
But 35 years is a long time and an awful lot has changed about this sliver of a country in Southeast Asia.
Rather than throwing Americans in jail, the Vietnamese now roll out the red carpet for them — and especially for their money.
I have just passed through several cities in Vietnam on my first visit to the picturesque country. As I imagined from old war stories and documentaries, the southern metropolis of Saigon, formerly an American stronghold, is still a flashy, indulgent place with great nightlife and humid weather. Unlike during wartime Vietnam, the tree-lined streets now feature Louis Vuitton and Gucci stores as well as massive, multi-storey shopping malls. Clearly both Vietnam and China haven’t pursued the Communist dream the way Ho Chi Minh and Mao had intended.
If you haven’t heard of Nha Trang, you likely will sometime soon. It is a lush beach resort along the southern coast of Vietnam featuring powdery white beaches, thatched-roof huts and incredibly cheap food and drink. As I soaked up the sunshine, I listened to the waves crash against the sand while a Vietnamese fisherman smothered a fresh lobster in chili and garlic sauce before throwing it on a beachfront barbecue. It was superb.
Despite Vietnam’s transformation from enemy to holiday destination, several Americans I spoke with had a difficult time in the country.
One man from Maryland, who fought in the war, said he and his wife found it profoundly sad to visit wartime memorials in a land where so many of their countrymen were killed. They were also angry at some of the wording on the monuments, which they felt “bragged” about Vietnam’s victory.
I didn’t see much of that, although I expected to on my final stop in Hanoi. The Vietnamese capital maintains a strong French identity with many Hanoians nibbling on freshly baked French bread and coffee amid the roar of motorbikes and scooters.
The war is rarely mentioned in Vietnam now (and when it is, it’s simply referred to as the “American war”). As in so many other booming Asian countries, the focus has turned to making money and living well. Political battles and ideological wars are not part of the city’s fabric. They seem almost like foreign and incomprehensible ideas to the Vietnamese.
I will never forget setting foot into the Hoa Lo prison, otherwise known as the Hanoi Hilton. Inside, evidence of the war and the toll it took on both Americans and Vietnamese are starkly displayed.
Helmets from U.S. pilots shot down, prison garb, a deck of cards the PoWs would have used to pass the time. And of course, a pilot suit, flight gear and helmet belonging to the most famous American to be shot down near Hanoi and held in the prison, Arizona senator and U.S. presidential candidate, John McCain.
The prison certainly was not without its propaganda: The photos showed smiling American soldiers playing tennis and volleyball, eating well and decorating a tree at Christmas. The exhibit also showcased several photos of anti-war protests in the United States and used this as proof of Americans’ desire to see Vietnam peacefully unified and “liberated” — a bending of the truth, at the very least.
My feeling in the country, though, was the Vietnamese have put the conflict behind them and focused on building a better place. They have attracted increasing amounts of direct foreign investment. Rapid development is underway. I drove past an LG electronics factory and a Toyota plant on my drive from Halong Bay to Hanoi.
While America failed to prevent Vietnam from falling to the Communists, the country has at least embraced the American value of capitalism. The two countries have since established friendly relations, cemented further during President George W. Bush’s visit to Hanoi last year.
After a long war and destruction that ravaged Vietnam and its young, it’s nice to see the country finally getting back on its feet.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐI VỚI ẤN ĐỘ

Tài liệu tham khảo đặc biệt    –Thứ sáu, ngày 16/3/2012
TTXVN (Niu Đêli 15/3)
Chiến lược gia K. Subarahmanyam ni tiếng có ảnh hưởng tới các chính sách lớn của n Độ qua đời ngày 2/2. Tờ “The Indian Express mới đây đăng bài viết chưa được công bố của ông về các thách thức trong chính sách đi ngoại của n Độ như sau:
Các thách thức chiến lược đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới và đã có 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại thiếu khả năng xây dựng các chính sách quốc phòng mang tính định hướng cho tương lai, chỉ xử lý được đối với các biện pháp ngắn hạn, những sai lầm của các đối thủ, và giành được ưu thế cho mình. Việc phân chia chức năng giữa bộ chỉ huy và bộ tham mưu cho phép các viên chỉ huy tập trung vào việc vạch kế hoạch và chinh sách quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm trang thiết bị vũ khí, nguồn nhân lực, và các chính sách ngoại giao quốc phòng. Các viên chỉ huy chiên trường nắm quyền lãnh đạo, xử lý công việc hàng ngày, và huấn luyện binh sĩ. Đó là hoạt động bình thường của tất cả các lực lượng vũ trang lớn và hiện đại, song yêu cầu chỉnh sửa những khiếm khuyết này không tồn tại ở Ấn Độ.
Hiện nay việc hoạch định chính sách quốc phòng không được dự tính trước, mang tính chất ngắn hạn, và mang nặng tính đặc thù. Tình trạng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang, sự phối hợp các hoạt động, huấn luyện và vạch kế hoạch không được quan tâm giải quyết. Mặc dù chức Tổng tham mưu trưởng được thảo luận từ nhiều năm qua, song vị trí này không phù hợp với tầm vóc và cấu trúc dân chủ của Ấn Độ; một Hội đồng tham mưu trưởng được lãnh đạo bởi một Chủ tịch Hội đồng tham mưu thì thích hợp hơn. Hội đồng An ninh quốc gia được xem là thực hiện chinh sách một cách không nhất quán và vạch chiến lược không phù hợp, quá bận rộn với các trách nhiệm hành chính. Các cơ quan tình báo được trang bị nghèo nàn trong thời gian dài, và có ít chuyên gia uyên thâm trong các lĩnh vực cần thiết cho các viện nghiên cứu.
Các lực lượng vũ trang cũng chưa hiểu thật thấu đáo về chính sách và chiến lược hạt nhân. Trong kỷ nguyên hạt nhân, vai trò của quân đội rất quan trọng: ngăn chặn chiến tranh bùng nổ bằng các loại vũ khí thích hợp có trong tay, bằng việc triển khai lực lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, các cuộc tập trận và chính sách quốc phòng. Đây là nhiệm Vụ khó khăn và khắt khe hơn nhiều so với hoạt động của quân đội thời bình ở giai đoạn thế giới chưa có vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân thờ ơ. Sau chiến tranh Bănglađét, Niu Đêli lựa chọn chiến lược “giảm răn đe”, song lập trường này không thể duy trì được sau năm 1979 khi cơ quan tình báo đánh giá rằng Pakixtan đã tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Sự răn đe hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakixtan thường được phương Tây nhìn nhận qua lăng kính Chiến tranh Lạnh, với sự hoài nghi về khả năng của học thuyết không đánh đòn hạt nhân phủ đầu của Ấn Độ và lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Mặc dù lo ngại của họ là lẽ tự nhiên, và Ấn Độ luôn có lập trường cho rằng sự răn đe không tỷ lệ thuận với số lượng các đầu,đạn hạt nhân mà một nước phải đương đầu. Không đánh đòn phủ đầu về bản chất là một sự răn đe trong khi đe dọa đánh đòn phủ đầu rõ ràng là hiếu chiến. Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên tuyên bố chính sách không đánh đòn hạt nhân phủ đầu, song thách thức lớn nhất từ phía Trung Quốc không phải là đối đầu hạt nhân mà là việc họ bất chấp các quy tắc và luật lệ quốc tế.
Hành động như một nhà nước xét lại coi xuất khẩu khủng bố là một chính sách nhà nước, quan niệm về răn đe của Pakixtan hoàn toàn khác với quan niệm chung được chấp nhận trong cộng đồng quốc tế. Các bài học của Pakixtan từ các cuộc khủng hoảng khác nhau trong 25 năm gần đây là Ấn Độ đã bị răn đe có hiệu quả. Ngoài giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng Parakram, Ấn Độ, không bao giờ bị răn đe bởi không bao giờ dự định tấn công Pakixtan. Các chính phủ kế tiếp của Ấn Độ đều tuyên bố rằng một nước Pakixtan ổn định và phồn vinh là có lợi cho Ấn Độ, song quan điểm này không bao giờ được đáp lại. Do Pakixtan có khả năng răn đe hạt nhân nên Ấn Độ buộc phải sử dụng tới các biện pháp can dự như một chiến lược duy nhất có thể chống khủng bố. Ấn Độ bị rơi vào thế bất lợi bởi Pakixtan tự xác định họ là đối thủ của Ấn Độ, và quân đội Pakixtan chống lại việc phát triển các quan hệ thương mại và xã hội với Ấn Độ. Do Pakixtan cần tới sự viện trợ của Mỹ nên Oasinhtơn có cơ hội tốt hơn trong việc tăng cường sự phụ thuộc của Ixlamabát nhằm thuyết phục họ từ bỏ sử dụng khủng bố như một công cụ chính sách nhà nước.
Thách thức về quản lý
Ý nghĩ cho rằng các tầng lớp chính trị Ấn Độ chịu giải trình trước công chúng trong các cuộc bầu cử là điều hoang đường. Trong các cuộc bầu cử ở nước này, chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 25% cử tri là có thể thắng cử. Điếu đó dẫn tới nền chính trị có lợi cho một số bộ phận dân chúng và gây thiệt hại cho đa số. Như vậy, nền dân chủ không phải bao giờ cũng mang lại một cách công bằng hàng hoá và dịch vụ cho toàn thể dân chúng. Sự tăng trưởng không dung nạp không phải là kết quả của tiến trình toàn cầu hoá, mà là sự bảo trợ của chính trị. Các chính trị gia cũng thường có lợi ích trong việc duy trì tình trạng nghèo khó của cử tri bởi họ sẽ tốn ít tiền hơn để mua phiếu bầu. Chừng nào hệ thống bầu cử quy định ứng cử viên giành số phiếu cao nhất (không cần đa số quá bán) là người thắng cử còn tồn tại thì nạn tham nhũng, nền chính trị dựa trên cơ sở đẳng cấp, và tình trạng nhà nước mang lại hàng hoá và dịch vụ nghèo nàn cho người dân tiếp tục tồn tại, và tiến trình xoá bỏ nghèo đói và mù chữ sẽ bị tổn hại. Giải pháp đơn giản nhất là bầu cử lại nếu ứng cử viên không giành được đa số phiếu bầu, tuy nhiên việc bầu vòng hai lại là một khả năng khác.
Các quan hệ đối ngoại của n Độ
Sự thay đổi của mối quan hệ Ấn -Mỹ từ các nền dân chủ lạnh nhạt với nhau thành các đối tác chiến lược đòi hỏi phải có thời gian, không được đánh giá mối quan hệ này dựa trên số lượng các vụ giao dịch thành công. Các giá trị cùng chia sẻ của hai nước: nền dân chủ, đa nguyên, sự khoan dung, công khai minh bạch, và tôn trọng quyền tự do và quyền con người – đóng vai trò quan trọng lớn hơn trong việc xây dựng một thế giới hoà bình, phồn vinh, dung nạp, an toàn và bền vững. Do vậy, cần phải đánh giá mối quan hệ này trên cơ sở tiến trình xây dựng các cơ cấu khả dĩ giúp đối phó có hiệu quả với các thách thức phải đương đầu trong thế kỷ 21. Ngoài chủ nghĩa khủng bố, các nhà nước thất bại, tội phạm có tố chức, dịch bệnh, và tình trạng phổ biến hạt nhân, hiện tồn tại các thách thức chung khác đối với toàn cầu tại các vùng biển quốc tế, không gian mạng, và không gian vũ trụ
- các vấn đề vốn không thể được giải quyết bằng cách đơn phương hay bởi các liên minh tương tự như NATO. Trong bất kỳ kỷ nguyên nào khác, sự nổi lên nhanh chóng và không thể tránh khỏi của Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn tới chiến tranh, song đó là điều không thể tưởng tượng được trong kỷ nguyên hạt nhân và toàn cầu hoá. Các ưu thế của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc như tình trạng dân số đang già đi và không có lợi ở Trung Quốc, chính sách nhập cư của Mỹ và văn hoá sáng tạo của nước này. Tuy nhiên, để duy trì các lợi thế của mình, Mỹ cần tăng cường phát triển quan hệ đối tác với Ấn Độ, một nước dân chủ, đa nguyên và thế tục có lực lượng dân số trẻ và sẽ sớm vượt Trung Quốc về dân số.
Đâu là lợi ích của Ấn Độ? Nếu không bị huỷ hoại bởi tình trạng quản lý kém và nạn tham nhũng hoành hành, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Khi đó, Ấn Độ có thể thiết lập sẽ tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở nội lực của mình, song không thể vượt qua được khoảng cách quá lớn giữa Ấn Độ với Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng mô hình Trung Quốc không thích hợp với một đất nước đa dạng như Ấn Độ. Suy cho cùng, Ấn Độ có thể thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ, đất nước có số lượng lớn người gốc Ấn Độ và cùng chia sẻ những giá trị chung với Ấn Độ. Các nước khác như Nhật Bản, Đức và Pháp cũng phải đương đầu với các quan ngại như Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo của thế giới dân chủ phải cùng nhau đương đầu với chủ nghĩa cực quyền và lực lượng Hồi giáo cực đoan, những thứ không thể chỉ đối phó bằng các biện pháp quân sự. Lần đâu tiên trong lịch sử, sự hợp tác toàn diện trong hành động của các nền dân chủ chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu do vậy là rất cần thiết. Sự quản lý toàn cầu cần phải dựa trên các hệ thống quan hệ chiến lược song phương giữa các cường quốc dân chủ có thể giúp quản lý hơn là áp đặt các kết quả, và tạo điều kiện cho phản ứng mạnh mẽ đối với các thách thức phải đương đầu.
***
Trong bài viết nhan đề “n Độ Dương sẽ còn là sân sau của n Độ bao lâu nữa? đăng trên tờ “The Asian Age”, nhà phân tích chiến lược n Độ Kumar Singh, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội miền Đông Hải quân Ấn Độ bày tỏ lo ngại Ấn Độ Dương sẽ lọt vào vòng kiêm soát ca Trung Quốc, đồng thời cho rằng n Độ cần phi nhanh chóng hành động đ tránh nguy cơ này. Nội dung bài viết như sau:
Sự thờ ơ của Ấn Độ trong lĩnh vực hoạch định chiến lược, tình báo, an ninh năng lượng, xây dựng cường quốc biển và an ninh quốc gia một lần nữa đã làm bộc lộ những yếu điểm của Niu Đêli qua một loạt những diễn biến gần đây.
- Ngày 7/2 tại Manđivơ xảy ra đảo chính, Tổng thống được bầu thông qua cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở quốc đảo này Mohamed Nasheet bị dí súng vào đầu buộc phải từ chức sau 3 năm cầm quyền.
- Nghiên cứu của trường Đại học Georgetown cho rằng Trung Quốc có khả năng sở hữu tới 3.000 đầu đạn hạt nhân .
- Xâyxen đề nghị cung cấp các cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho tàu chiến Trung Quốc.
- Sau khi phong trào nổi dậy được phương Tây (NATO) hậu thuẫn lật đổ chính quyền tại đất nước giàu dầu mỏ Libi, dường như giờ đây sẽ tới lượt Iran cũng có nguồn dự trữ dầu khí dồi dào và đồng minh của nước này là Xyri.
- Sự tan băng rõ ràng trong quan hệ Ấn Độ – Pakixtan tương phản với quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa Pakixtan với Mỹ và Ápganixtan.
Tất cả những diễn biến trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới an ninh quốc gia của Ấn Độ.
Trước hết là vấn đề Manđivơ. Cuộc đảo chính mới đây bộc lộ thất bại về tình báo và phản ứng ngoại giao – quân sự của Ấn Độ. Tới thăm quần đảo Manđivơ năm 2005 với tư cách Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ và tiếp xúc với cảnh sát và lính bảo vệ bờ biển quốc đảo này. Họ bày tỏ lo ngại về việc đưa các giá trị dân chủ vào nước họ cũng như sự nổi lên của thế lực Hồi giáo được Pakixtan khuyến khích. Quần đảo Manđivơ có 1.191 đảo với dân số 400.000 người, trong đó người Hồi giáo chiếm đa số, và nền kinh tế nước này hoàn toàn phụ thuộc vào ngành du lịch.
Một số người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn phản đối chính sách của Chính phủ Manđivơ về phát triển du lịch, điều giải thích tại sao rượu và thịt lợn chỉ được bán tại khoảng 180 đảo du lịch biệt lập nhằm thu hút những khách du lịch giàu có (chủ yếu người phương Tây) tới quốc đảo này để thưởng thức ánh nắng Mặt Trời rực rỡ và những bãi biền tuyệt đẹp. Làm việc tại những đảo du lịch nghỉ mát này không phải người địa phương mà là những người nước ngoài được thuê từ châu Âu, Ấn Độ, Philíppin, Xri Lanca, Nêpan. Người gốc Manđivơ sống trên khoảng 300 đảo riêng biệt, trong; đó có thủ đô Malê, một đảo nhỏ dài khoảng 3 dặm. Theo tin tình báo, một số người Manđivơ tham gia các nhóm khủng bố tại vùng Casơmia, và chỉ riêng điều này cũng đã là lý do khiến Ấn Độ phải quan tâm tới việc có một chính phủ thân thiện và ôn hoà như ở Manđivơ. Hơn thế nữa, dự tính sau năm 2030, quốc đảo Manđivơ sẽ bị nhấn chìm do tình trạng nước đại dương dâng cao bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu và người nước này được cho là sẽ di cư tới bang Kêrala của Ấn Độ.
Thứ hai, vấn đề hạt nhân của Trung Quốc. Đánh giá gần đây của Mỹ về kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh vượt xa con số các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa ra trước đây: 240 đơn vị đầu đạn hạt nhân. Con số thông báo của Đại học Georgetown cho thấy tình báo Ấn Độ “mù tịt” về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng như việc Ấn Độ hoàn toàn thiếu tin tức tình báo về Trung Quốc. Điều đó cũng có nghĩa là đã tới lúc Niu Đêli cần phải xem xét lại kho vũ khí hạt nhân cũng như học thuyết hạt nhân của mình.
Thứ ba, Xây Xen đề xuất cho tàu chiến Trung Quốc cập các bến cảng nước này chứng tỏ thất bại về ngoại giao và tình báo của Ấn Độ ở ngay sân sau cua mình. Với việc Trung Quốc sẽ sớm sử dụng cảng Gwada (Pakixtan), Hambantota (Xri Lanca) và các bến cảng mới ở Chittagong (Bănglađét), đều là các cơ sở do Trung Quốc cấp vốn và xây dựng, việc Ấn Độ Dương trở thành “cái hồ của Trung Quốc” chỉ còn là vấn đề thời gian và Hải quân Ấn Độ đang đánh mất chút lợi thế còn lại về công nghệ (hoạt động truyền dữ liệu và lực lượng không quân của hải quân) đối với Hải quân Trung Quốc.
Có rất ít người Ẩn Độ (thậm chí còn ít hơn nữa trong các cơ quan tình báo và quân đội) biết tiếng Trung Quốc. Bởi vậy việc dạy tiếng Trung Quốc trong các trường học phổ thông và thành lập Viện nghiên cứu quốc gia về Trung Quốc là yêu cầu bức thiết. Những nhà ngoại giao, các nhân viên tình báo và quân sự Ấn Độ được lựa chọn cần phải được học các lớp huấn luyện tại Viện nghiên cứu này. Điều đó sẽ giúp cung cấp cho lãnh đạo đất nước những thông tin tình báo tin cậy về các nỗ lực kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc nhằm giúp Ấn Độ có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của mình đúng lúc và không bị bất ngờ. Điều đáng khuyến khích là Học viện hải quân Ấn Độ tại Eizimala, bang Kêrala, đã bắt đầu dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Arập cho các học viên.
Thứ tư, sự thay đổi chế độ được NATO khuyến khích và trợ giúp. Trên thế giới có hàng chục chế độ cực quyền, song phương Tây muốn chỉ nhìn thấy sự thay đổi ở những nước nhiều dầu mỏ như Libi và Iran. Xyri có ít dầu mỏ nhưng được lựa chọn cho sự thay đổi vì những lý do địa chính trị.
Tại Xyri người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số (74%), trong khi quyền lực lại nằm trong tay người Hồi giáo dòng Shiite chiếm có 12% dân số. Giới cầm quyền Xyri rất thân thiện với Iran (nước duy nhất trên thế giới người Shiite- chiếm đa số) và có quan hệ tốt với Irắc và Apganixtan. Việc thay đổi chế độ ở Xyri là rất khó khăn do căn cứ hải quân duy nhất Tartou
của Xyri có tàu chiến của Nga, bởi vậy hải quân phương Tây sẽ không thể có được một hải cảng thân thiện dùng cho các hoạt động phục vụ cho việc thay đổi chế độ như từng xảy ra tại Libi như trường hợp hải quân Anh sử dụng cảng Benghazi. Bởi vậy, Tổng thống Assad có thể sống sót trước “làn sóng thay đổi chế độ” hiện nay.
Do Iran không có vũ khí hạt nhân như Bắc Triều Tiên, nên nước này chỉ có thể đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz. Ngoài việc khai trương máy ly tâm làm giầu urani thế hệ thứ 4 và làm giàu chất phóng xạ này tới 20%, cấm vận dầu lửa đối với 6 nước châu Âu, việc bị cáo buộc gây ra các cuộc tấn công hai ngày 13-14/2 vào các nhà ngoại giao Ixraen đã làm gia tăng khả năng xảy ra một cuộc tấn công phối hợp giữa Ixraen và Mỹ nhằm vào Iran. Bất kỳ một hành động tương tự nào như vậy cũng sẽ gây hậu quả tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó các nước như Ấn Độ sẽ bị tác động nhiều nhất bởi lượng dự trữ dầu mỏ chiến lược của Ấn Độ chỉ đủ dùng trong 30 ngày thay vì 180 ngày theo tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí ngay cả trong trường hợp hải quân Mỹ dùng vũ lực giữ cho eo biển Hormuz lưu thông thì cuộc xung đột tất yếu sẽ dấn tới các cuộc tấn công bằng không quân và tên lửa hành trình của phương Tây nhằm vào các hải cảng, sân bay, các đơn vị tên lửa ven biển và các cơ sở quân sự khác cũng như “các cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân” của Iran. Cuộc xung đột sẽ kéo dài nhiều tuần, eo biển Hormuz sẽ bị đóng cửa. Vì vậy, Ấn Độ cần tăng cường nhanh lượng dự trữ dầu lửa và khí đốt tự nhiên, sớm vận hành các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Koodankulam cùng các kế hoạch tổng thể về sơ tán các công dân của mình khỏi khu vực Tây Á./.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BÀI GIẢNG CỦA

Culangcat
 CLC: Một bạn đọc có tên N.L gửi cho Cu Làng Cát blog bản nhận xét của ông, Cu đăng để bà con cùng đọc. Phần cuối bác N.L nhận xét:
Theo tôi, nếu những bài giảng 1 TS tự xưng là chuyên gia chỉ với những kiến thức phổ thông đã rất nhiều sai sót như vậy, nội dung học thuật thì nghèo nàn, phải được sơn phết mua vui một cách rẻ tiền bằng những câu nói tục và những câu chuyện bậy bạ thế này mà được tung hô, được khen là đổi mới thì thật đáng buồn cho nền giáo dục và trình độ học thuật nước nhà. 1 nền giáo dục muốn thành công phải giúp để người học nâng cao được phần Người chứ không phải cố gắng chiều lòng, thỏa mãn được phần Con trong mỗi chúng ta.
Mấy ngày qua, dư luận báo chí ồn lên về vụ TS.Dương giảng bài có nhiều lời nói tục ở FSB. Tuy nhiên, rất đông giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên lại đánh giá cao bài giảng và cho rằng nội dung hay, kiến thức uyên thâm, cách truyền đạt hấp dẫn… Trước nhiều ý kiến trái chiều như vậy về bài giảng này tôi đã bỏ công nghe lại toàn bộ các clip và cố gắng ghi lại các ý chính về nội dung bài giảng. Ở đây tôi chỉ ghi lại vài ý chính và nhận xét về nội dung chứ không ghi lại các lời nói được cho là tục. Tôi trình bày thành từng clip để độc giả tiện theo dõi.
Clip 1
Mở đầu TS tới nói chuyện ở đây là phù hợp vì TS là đúng chuyên ngành quản trị vì là Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh của Trường ĐHNH TP.Hồ Chí Minh (theo tôi biết thì TS lấy bằng TS trong ngành tài chính-ngân hàng). TS nói về 3 mức độ quản trị: Quản trị quốc gia, Quản trị doanh nghiệp và Quản trị cuộc đời. TS cho rằng về môn học thượng thặng nhất hiện nay là Quản trị cuộc đời. TS muốn nói về thực trạng 630 ngàn doanh nghiệp hiện nay đang khó cái gì và tốt nhất là tọa đàm từ phía dưới nói lên. TS nói TS trình bày tối đa 1-1,5 tiếng chứ không nên độc thoại.
TS nói các doanh nghiệp phải thay đổi thói quen mà quan tâm tới tình hình vĩ mô. TS nói về tình hình vĩ mô bị ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài. TS nói về khủng hoảng tài chính năm 2007. TS nói cuối năm 2008 nhà ở Mỹ rất rẻ, có căn chỉ có 1,8-2 USD (?). TS nhấn mạnh là tại thời điểm hiện tại BĐS ở Mỹ không gần như không bán hay cho thuê được (điều này không chính xác. Mặc dù kinh doanh BĐS ở Mỹ đang trải qua những giai đoạn rất tồi tệ nhưng theo số liệu thống kê mới thì năm 2011, các công ty ở Mỹ bán 302 nghìn căn nhà, thấp hơn 6,2% so với năm 2010:  http://cafef.vn/20120127093630957CA32/doanh-so-ban-nha-tai-my-bat-ngo-sut-manh.chn). TS nói về khủng hoảng thị trường tài chính ở Mỹ. TS có nói là ở Mỹ phải bơm tiền thẳng cho những người thiếu là doanh nghiệp? Nhưng sau khi bơm thì cung tiền tăng và lạm phát tăng và đồng USD mất giá (về lạm phát TS nói sai hoàn toàn. Lạm phát trong thời gian khủng hoảng ở Mỹ thấp tới mức người ta luôn sợ tình trạng giảm phát:  (2007: 2,85%; 2008: 3,85%; 2009: -0,34%; 2010: 1,64%; 2011: 3,16% http://inflationdata.com/inflation/inflation_rate/historicalinflation.aspx) . TS nói khi đồng USD mất giá thì những quốc gia giữ nhiều USD bị thiệt, chẳng hạn Trung Quốc giữ cả ngàn tỷ đô dự trữ (không hiểu TS lấy đâu con số ngàn tỷ chứ hiện nay dự trữ ngoại hối của Trung Quốc khoảng hơn 3,2 ngàn tỷ. Đây là con số rất phổ thông trên báo chí Việt Nam).
Clip 2
TS nói về khái niệm “Chiến tranh tiền tệ”. TS nói là cả thế giới chỉ Mỹ bị khủng hoảng tài chính nhưng sau khi Mỹ in tiền để cứu nền kinh tế thì cả thế giới bị dính (Ở đây không hiểu TS nói bị dính gì. Nếu bị khủng hoảng thì không phải vì đâu phải do Mỹ in tiền mà thế giới bị khủng hoảng tài chính). TS nói là do Mỹ in tiền nên Việt Nam bị lạm phát lây. TS nhấn mạnh năm 2008, lạm phát Việt Nam là 20% thì 13% là do yếu kém của chính phủ còn 7% là do nhập khẩu lạm phát từ Mỹ do mất giá USD (Không thể hiểu nổi TS lấy con số này ở đâu ra. Tôi đọc nhiều tài liệu kinh tế thì chưa hề thấy con số này. Không hiểu bằng cách nào TS có hay tính toán (?) chính xác được con số này Nhập khẩu lạm phát là có nhưng chưa thấy ở đâu tính được chính xác như TS? Chưa kể Mỹ bắt đầu thực hiện nới lỏng tiền tệ (QE1) từ cuối năm 2008 thì không thể nào tác động tới lạm phát Việt Nam ngay trong năm đó được. Đây là kiến thức hết sức phổ thông).  TS trình bày về ảnh hưởng của khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam. Cách trình bày khá lôi cuốn và sinh động. Nhưng cũng chỉ là những kiến thức phổ thông. TS nói là biểu tượng của lòng yêu nước là phải tiêu quá cái mình có. Các nước Châu Âu tập cho dân lúc nào cũng phải có nợ thì đất nước mới lên được (???). Người Việt Nam cả đời chỉ chuẩn bị sống vì không dám ăn tiêu.
Clip 3
TS nói về khủng hoảng nợ công ở Hi lạp. TS nói ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) cực kỳ tệ hại, cho vay xong không kiểm soát (Cái này sai hoàn toàn vì ECB không được quyền mua trực tiếp trái phiếu từ chính phủ thì làm sao cho Hi Lạp vay được???). TS nói về ảnh hưởng của nợ công châu Âu và ảnh hưởng của động đất sóng thần. TS nói người ta rút ra bài học là ai chết thì chết chứ chết hệ thống ngân hàng là toi (cái này thì thế giới biết lâu rồi chứ đâu phải mới rút ra?). TS nói thằng nào không có nông nghiệp thằng ý chết. TS nói Việt Nam ở xa nên ít bị sóng đánh. Cả thế giới GDP âm, chỉ có 9 nước là dương trong đó có Việt Nam. TS nói cũng may là Việt Nam có nông nghiệp nên ít bị ảnh hưởng. TS nói là Anh, Pháp và Mỹ giàu nhưng làm gì có nông nghiệp (Sai, vì Mỹ là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất thế giới, năm 2011 là 136,3 tỷ USD http://vietstock.vn/ChannelID/118/Tin-tuc/215288-xuat-khau-nong-san-my-dat-muc-cao-ky-luc-1363-ti-usd.aspx ). TS đề cao vai trò của nông nghiệp và phải ưu tiên cho nông nghiệp. Bài học thứ 3 rút ra là vào WTO là có nền kinh tế phẳng và khi gia nhập WTO thì thách thức nhiều hơn cơ hội.
Clip 4
TS nói về vai trò của tài nguyên chất xám và kinh tế tri thức (cái này không có gì mới). TS tự hào về những khái niệm mà TS cung cấp cho học viên như nhập khẩu suy thoái, nhập khẩu lạm phát, kinh tế tri thức … Lấy những khái niệm này nói chuyện với gái thì gái sẽ chết (Thực ra những khái niệm này sinh viên kinh tế chịu đọc 1 chút là biết cả). TS nói TS là thành viên hội tâm lý Việt Nam và rất rành về tâm lý và trình bày một số kiến thức về ngôn ngữ cơ thể. TS nói bạn gái phải trang bị kiến thức về ngôn ngữ cơ thể để biết thằng đực muốn gì và để tránh bị chồng đánh. TS nói là TS phải đọc được nhân viên. Và bạn gái phải trang bị cái đó để đọc được cái thằng đực nó nói gì. TS trình bày về kỹ năng tán gái và chỉ cách để nữ sẽ nhảy vào người nam vì nữ dữ dội hơn nhiều. TS nói đó chính là quản trị. TS nhấn mạnh về vai trò của quản trị trong doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và nói rằng những thất bại của doanh nghiệp và đất nước trong thời gian qua cũng xuất phát từ quản trị.
Clip 5
TS nói có 7 lý thuyết kinh tế (?) nhưng không chống đỡ được mà phải dùng quản trị khủng hoảng và phải chung sống với khủng hoảng. TS nói về việc phải đi học MBA học tại sao của tại sao. Rồi nói về vai trò của quản trị khi tán gái đẹp mà chảnh. Phải thổi lên rồi hãy tán. TS nói là những thằng to cao đẹp trai thì IQ thấp, đã có tài thì phải dị tướng, đó là qui luật (Qui luật mà TS nói không đúng với các nghiên cứu trên thế giới cho thấy chiều cao đàn ông tỷ lệ thuận với thu nhập và các CEO của các công ty lớn đều có chiều cao hơn mức trung bình http://dvt.vn/20100726104712512p0c42/chieu-cao-va-tong-thong-my.htm). Làm nhân sự không biết điều này là chết. TS hỏi nên lấy to cao đẹp trai hay dị tướng, đó là kết quả của học thuật. TS nói về việc giám đốc ra quyết định, quyết định khó lắm. TS hỏi giờ phải chọn 1,8m và 1,1m thì vận dụng lý thuyết quản trị nên lấy ai. TS hỏi thêm là 1,1 m cụt 1 giò thì chọn ai và ra quyết định như thế nào…? Phải vận dụng qui luật  ra quyết định thế nào. TS nói con gái đẹp thì hàm lượng yêu tinh càng cao. Và TS hỏi nên lấy vợ đẹp hay xấu, đó là quyết định của nhà quản trị. Nên lấy vợ hoa hậu mất dạy hay Thị Nở có tứ đức. Ý nói là làm nhà quản trị khó ra quyết định. TS nói vận dụng của học thuật rất ghê gớm.  TS nói về qui luật khủng hoảng, là qui luật đối xứng hết thịnh đến suy. Đất nước hơi suy thế này thì cứ bình tĩnh, khắc phục được thì sẽ lên không thì tự nó cũng sẽ lên (tôi không hiểu TS dựa vào đâu mà lại nói như thế). TS nói mình là đàn ông nắm được qui luật rồi thì việc phụ nữ khóc không sợ và không cần dỗ vì hết khóc thì sẽ cười.
Clip 6
TS nói hạnh phúc gia đình tối đa chỉ 4 năm. TS lại đề cao vai trò của học thuật. TS nhấn mạnh đi nhấn mạnh là 13% (lạm phát) là do mình yếu. TS nói về thành công của nhập siêu năm vừa rồi là lần đầu tiên dưới 10 tỷ USD. TS nói về mặc cả gạo xuất khẩu. TS nói các kiến thức phổ thông về việc ngăn chặn nhập hàng xa xỉ và các hàng rào hải quan. TS lấy ví dụ về hàng rào hải quan ở Mỹ với vài mặt hàng Việt Nam. Vì thắng xuất khẩu nên tỷ giá thắng được là thắng thứ 2. Thắng thứ 3 là GDP tăng 5,9%. Thắng thứ 4 là tìm được sự đồng thuận của bọn thầy là chuyên gia, người dân và chính phủ là phải nâng năng suất của nền kinh tế lên. TS nói tới hệ số ICOR. 12 đồng ra 1, FDI 4/1. Doanh nghiệp tư nhân là 3/1.
Clip 7
TS nói về Quản trị sự thay đổi. TS nói về tái cấu trúc. Đầu tiên là tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là DNNN. Nhà nước chia các DNNN thành 4 loại. TS nói 2012 là năm của tái cấu trúc, năm của thủ đối với các doanh nghiệp, đừng có hung hăng, là năm của tiền mặt và là năm tái cấu trúc chính mình. Tái sở hữu, tái qui trình, tái thiết bị. TS nói về tái cấu trúc hệ thống tài chính, trọng tâm là tái ngân hàng. Tái cấu trúc đầu tư công. TS nói là theo thống kê thì nước nào nợ trên 60% GDP thì đòn bẩy tài chính bị dài. TS nói vĩ mô đánh thẳng vào doanh nghiệp. Năm 2012 là khó hơn 2011 thế nhưng lãnh đạo thường chỉ nói chung chung thôi. TS liệt kê ra các khó khăn. Khó khăn đầu tiên là bẫy thu nhập trung bình.
Clip 8
TS nói tới năm nay các yếu tố đổi mới hết tác dụng rồi, nên phải làm 1 cái gì đó nếu sẽ không bị vướng bẫy thu nhập trung bình. TS nói về Nghị quyết ĐH 11 có 3 vấn đề chính để phá bẫy trung bình. TS nói là doanh nghiệp đang ở đỉnh cao sẽ có thể là lúc báo hiệu chết đi xuống. TS nói đất nước phải thay đổi cơ chế chọn người tài. Phải phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ 3, phải chuyển sang dùng công cụ thị trường. Phải nắm được cái này thì mới kinh doanh được trong 5 năm tới. TS nói bản chất của kinh doanh phải cúi càng sâu xuống để móc túi thằng khác. TS nói về tính chiến đấu của người Bắc cao hơn người nam. TS nói doanh nghiệp phải hòa nhịp vào xu thế tái cơ cấu, đừng say mê con ông cháu cha nữa. TS nói đời TS thắng được là do nắm được qui luật khá tốt. TS nói là đó là 3 đòn để để phá bẫy thu nhập trung bình và các doanh nghiệp cần phải được hưởng lợi từ đó (nhưng làm sao để được hưởng lợi thì không nói). TS nói về việc phải tái cấu trúc gia đình, vì chồng hay bị hiệu ứng nhàm chán và so sánh. Các bạn nữ phải kê lại giường, làm lại đầu tóc để trở thành 1 cô gái khác. TS khuyên 1 chị trong lớp phải làm tóc lại cho trẻ trung.
Clip 9
TS nói thế nào là tình yêu. TS nói về thế nào là đàn ông và hỏi 1 bạn nữ xem ham thầy hơn hay ham chồng hơn. TS nói về khuất phục người khác cần có quyền pháp lý và quyền chuyên môn, quyền cá nhân. Sếp thì tâm hồn phải đẹp, chơi phải đẹp với lính thì lính mới không chơi xấu. TS nói trong gia đình quyền chuyên môn và quyền pháp lý như nhau. TS nói đàn ông chỉ biết ở nhà như nhà trọ, có tiền là lập quĩ đen. TS nói xét về MBA mà nói thì tổng quyền trong gia đình thì người phụ nữ nhiều quyền hơn và sợ vợ là quyền phổ biến. TS nói xây nhà xây hòn non bộ để đuổi nhau với vợ. TS nói học quản trị nhìn cái gì cũng thấy. TS nói nhà TS xây 2 hòn non bộ và chạy theo hình số 8. TS nói 5,9% GDP vừa rồi thì số của cải do nữ cống hiến là hơn 1 nửa và chính sách của Đảng về cán bộ nữ rất thành công (Phải khẳng định con số này TS đưa ra hết sức tầm bậy vì chắc chắn không nước nào thống kê riêng về GDP do nam và nữ tạo ra cả). Sự thành công của đàn ông và thất bại đều ở phụ nữ. Phải biết quản trị cuộc đời. TS nói phải biết vận dụng quản trị và tí phải nói cụ thể từng doanh nghiệp nói luôn chứ không thể nói chung chung ở đây.
Clip 10
TS nói là bị dính bẫy trung bình và phải vận dụng môn quản trị sự thay đổi. Cái thứ 2 là mắc bẫy WTO và sẽ bán hàng khó hơn khi bị cạnh tranh. TS nói năm 2012 là năm ổn định chứ đừng tham lợi nhuận. TS nói nền kinh tế đang trong quá trình thay đổi. tăng trưởng kinh tế hiện nay đang chủ yếu do móc tài nguyên. Mới chỉ là tăng trưởng chứ không phải phát triển. Vẫn dựa trên nền lao động chất lượng thấp và ăn một trị giá gia tăng rất thấp. Mô hình kinh tế đã đến ngưỡng rồi. Hiện nay vẫn giao quyền cho địa phương quá nhiều nên hơn 100 cảng biển và 22 sân bay nên lỗ hết. Mỗi tỉnh là 1 pháo đài. Các anh chị rất dễ dính cái này. Hiện nay đang dùng công cụ hành chính và sẽ có nhóm có lợi, nhóm có hại nhưng quyền lợi quốc gia sẽ có lợi (chưa chắc). TS đưa ra 4 nhóm doanh nghiệp có lợi khi tái cấu trúc. FDI đầu tư ở Việt Nam có loại là đầu tư vớ vẩn, máy móc cũ, phá môi trường, năng suất thấp. Còn công nghệ cao thì lắp ráp là chính và mang hàng chính quốc bán vào thị trường để trốn thuế. Thứ 6 là nghị quyết 11 vẫn tiếp tục thực hiện và sẽ dính tới các doanh nghiệp nặng nề.
Clip 11
TS đang nói tiếp về ảnh hưởng về nghị quyết 11 tới doanh nghiệp vì người ta giảm đầu tư, giảm bội chi ngân sách. Các DNNN phải cắt giảm chi phí. Thứ 7 TS nói về năm nay người ta sẽ tung đòn rất quyết liệt để chống lạm phát và các doanh nghiệp sẽ bị dính. 8, nền kinh tế sẽ tiếp tục mất cân đối. Thứ 9, đời sống của dân đi xuống, sức mua nó giảm và doanh nghiệp phải đo cầu và độ tuổi của cầu (?), độ dài của cầu (?). Tới phần 2 thì từng thị trường ra làm sao? TS nói về TTCK là phản ánh của nền kinh tế. và TS nói là nên sẽ khó. Thị trường BĐS sẽ khó. TS nói thị trường BĐS sẽ còn xuống giá nữa. Giá là do đấu trí giữa 2 người bán và mua. Tỷ giá là mặt trận vững vàng nhất. lãi suất là cái gay go nhất và tiếp tục khó. Doanh nghiệp sẽ đối mặt với 2 cái là không vay được và lãi suất cao nhưng không doanh nghiệp nào trên thế giới kinh doanh được với lãi suất 17% và hạ lãi suất cũng được rồi vì CPI xuống nhưng nếu hạ lãi suất thì cứu được doanh nghiệp và ngân hàng chết. Phải lấy tổng khó khăn trừ đi thuận lợi và âm thì khó khăn nhiều hơn thuận lợi.
Khó khăn nằm ở cái cuối nằm ở khả năng quản trị kém. Số GĐ không biết đọc bản cân đối kế toán nhiều. TS nói là muốn quản trị được thì phải biết mình là ai và phải đánh giá bên ngoài, đánh giá bên trong để khẳng định mình là ai. Thứ 2 là phải thành công bằng sở trường, tức là phải vạch ra được chiến lược.
Clip 12
Tiếp tục nói về linh hồn chiến lược và phải nhìn từ 3 tới 5 năm mới biết mình là ai. TS lấy ví dụ về phụ nữ về phụ nữ chảnh đánh giá mình quá cao nên dễ ế. Quản trị là thế và có môn dạy cách đánh giá công ty, lập chiến lược công ty và tổ chức hành động. Trong công ty có tranh chấp nhiệm vụ và bỏ trống trận địa. Thông tin từ sếp tới lính bị ách tắc. Phối hợp ngang không được, phòng ban không hợp tác được. Học quản trị xong phải đánh giá cái mạnh, sợ gì chúng nó nhưng nó mạnh hơn phải biết sợ. TS nói người trưởng thành phải biết mình, sức mạnh là kiềm chế. Người ta tát vào mặt mình hay nhổ nước bọt vào mặt mình không làm gì cả để có sức mạnh và sức mạnh tuyệt đối. Phải cúi xuống các anh chị ơi vì sức mạnh là cúi xuống. Thằng đực cúi xuống chân người con gái là phương tiện hay mục đích? Đó là phương tiện. TS nói với 1 học viên là không nên dùng từ trong phim Hàn Quốc. Không nên coi phim Hàn rồi dán hình phim lên tương. MBA phải dán hình Entein, Newton, Bác Hồ, Lê Thẩm Dương. Tổ chức có vấn đề, hiệu suất không bao giờ cao. TS nói nếu về công ty của học viên thì TS cắt ½ nhân viên văn phòng và công ty vẫn làm việc bình thường. Các công ty hiện đang trả lương rất tệ. TS nói rằng phải cho nhân viên làm bản mô tả công việc. TS lấy ví dụ về lương được trả quá cao so với cống hiến. Cho nên nó bể về mặt tổ chức (chả hiểu bể về cái gì). Đối với nữ là khen gây hưng phấn và chê tạo ra ức chế. Khen thì phải ở đám đông vì khen 2 người không phê. Khen chỗ mạnh nhất. Lấy ví dụ về chồng bị hói thì khi mua quà không được mua gì liên quan tới cái đầu
Clip 13
Khen phải đúng mức độ. Không nên khen vợ nấu cá ngon quá mức vợ sẽ cho ăn cá cả tuần. Khen phải đúng lúc xảy ra thời điểm, như ăn canh cá phải khen ngay tại bữa cơm chứ không được khen lúc 12g đêm sẽ bị vợ nhét gối vào mồm. Khi chồng hoàn thành nhiệm vụ phải khen good good… TS hỏi 1 học viên nữ là khen làm sao khi chồng hoàn thành nhiệm vụ? Chê thì giọng phải chân thành và chê lúc có 2 người và muốn chê 1 phải khen trước 10. Cái gì cũng phải học. Đi lên cầu thang thì nữ đi trước hay nam đi trước, đó là quản trị đó. Phải để ai đi trước? Tây sang đây có cho hôn không? TS nói về ý nghĩa các nụ hôn vào má, trán, tay, môi, tóc… và mọi chỗ khác thì không nên hôn vì không có khái niệm. TS hỏi 1 học viên nam là ở nhà hay hôn vào đâu? Cái gì cũng phải học vì liên quan tới kinh doanh. Các anh chị đánh giá không đúng, không làm chiến lược và tổ chức trận đấu không tốt, hoạt động điều khiển không tốt. Muốn điều khiển được người ta thì phải hơn người ta cái tầm. Tầm gồm 2 cái là căn và cốt. Cốt đại bàng mới làm GĐ tập đoàn được. Căn là kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức. Nhưng phải trên căn mới điều khiển được. TS hỏi tiếp tục về cốt rồi phải tạo ra sự cảm hứng, phải biết lôi người ta. TS nói là nếu đổ nước lã thì lớp ngủ hết. và TS nói là đố ai gọi điện thoại trong lớp được vì TS đã lôi và cuốn được mọi người vào bài giảng và mấy chục người phải đá theo lối đá của TS. Phải có cái nghề chứ nhiều sếp tiểu đường mà đi lều phều, đi họp bị ruồi đậu vào không đuổi thì làm sao làm sếp được. Phải có kỹ năng động viên. Lấy ví dụ về Thủy Tiên bế được người nặng, xe đạp thồ được 300kg và chồng bé tí bế được vợ lên nệm Kim Đan vì được động viên
Clip 14
 TS nói phải biết động viên. Tình trạng hiện tại các doanh nghiệp thiếu cái này. Só thằng TS động viên thành 5 thằng TS nếu không sẽ thành âm 5. Gặp thằng ngu thì đừng có động viên không nó phá ra, tại sao học không vận dụng. Có 13 thủ đoạn động viên,mỗi thủ đoạn có cái hay cái dở. Dùng tiền động viên chỉ được 1 thời gian ngắn, dễ mất động lực và tạo gian dối. Mình đi học hơn cái đó và tôi khuyên các anh chị thực hiện. Nhà lãnh đạo và nhà quản trị khác nhau. Nhà quản trị làm 4 việc. Còn lãnh đạo chỉ điều khiển. Để điều khiển được phải có 3 yếu tố, về rèn đi. Liên quan tới 1 loạt tiểu xảo, quản trị tài chính, quản trị thời gian. TS lấy ví dụ về người lau dọn ở công ty của TS. Kẻ thù của thời gian là gì? Điện thoại, phải quản trị thời gian. Gọi điện thoại tốn thời gian lắm các anh chị ơi. Kẻ thù số 2 là tính cầu toàn. Kẻ thù số 3 là luộm thuộm, cả 2 tiếng không lấy được công văn. Phải vận dụng quản trị thời gian. Cần tăng doanh thu hơn hay giảm chi phí hơn, phải giảm chi phí quyết liệt. Các anh chị mà đưa tôi về tôi làm đi, tôi làm cho Hoàng Anh Gia lai, Khatoco…  chứ không phải công ty hạng 2 đâu, tôi không phải lý thuyết suông, cũng là chủ. TS nói về tiết kiệm điện và nước.
Clip 15
Tổng đẹp của nam và của nữ bằng nhau nhưng lại phân bố khác nhau. Đàn ông xuống là xuống luôn. Đàn ông 73 tuổi vẫn còn dậy thì được. 2 vợ chồng lấy nhau bằng tuổi có hạnh phúc không? Lấy nhau hạnh phúc tới tuổi 40. Đàn ông tới tuổi này đẹp nhất. Nữ 40 là đầu óc te tua. Nữ thì tiết kiệm mua vàng, mua đồ lèo nhèo để mặc. Chồng về nhà nhìn tưởng ve chai vào nhà. TS chỉ kinh nghiệm lấy vợ bao nhiêu tuổi là vừa. Lấy tuổi đàn ông chia 2 + 3 ra đàn bà lý tưởng. TS hỏi 1 bạn 21 nên lấy bao nhiêu là vừa, lấy tôi là vừa. Hóa ra cái gì cũng phải học. Quản trị tài chính có vấn đề. Nhiều doanh nghiệp không thiếu tiền Nhưng là bố trí sai. TS lấy ví dụ về 1 nhà có 100 triệu nhưng vợ mang 99 triệu mua son nhưng không có tiền ăn. Nếu vợ biết điều hành thì chỉ có cần 10tr sống vẫn hạnh phúc, chồng vẫn có đồ nhậu với bạn bè. Cầm bảng cân đối lên nhìn là biết liền. Thằng chồng phải là đàn ông nhưng không phải đàn ông nào cũng là chồng được. Đàn bà cũng thế. Đàn ông  phải trên 30 mới nhận thức được nên lấy ai. Nên hầu như đàn ông lấy vợ là sai lầm. Thích cục bộ vì 1 nốt ruồi mà rước 1 con yêu tinh về. Nếu có ai dưới 30 mà đòi cưới là nên kêu cưới ngay chứ sau 31 nó khôn nó không cưới nữa đâu.
Clip 16
Sai lầm lớn nhất của đàn ông là yêu cục bộ chứ không yêu toàn bộ, còn đàn bà thì vứt vàng mà lại vớ đất (ý nói bỏ chồng tốt mà lấy chồng xấu). Đặc biệt phụ nữ thích đàn ông dễ thương. Không nên lấy đàn ông dễ thương. Lấy về chỉ để lên bàn thờ thôi. Lấy xăng đốt nhà rồi cùng vợ nhìn, đấy là đàn ông chân chính. Đàn bà bao giờ cũng thích đàn ông đểu vì chất hoang dã của đàn ông. Làm lãnh đạo cũng thế thôi. Đừng mang logic ra hót. Đi chơi với đàn bà là phải quyết đoán, phải nhảy vào ôm, dù phụ nữ có la lên. Chồng dễ thương thực hiện đủ 4 bước trong lúc nữ chỉ thích về đích mà cứ khởi động hoài. Doanh nghiệp phải làm gì? Lãnh đạo là phải thay đổi, tổ chức là phải thay đổi. TS về cắt chi phí của công ty là 1 tháng đã tiết kiệm được nửa tỷ. Cứ cắt lương hoặc tăng cường độ lao động lên. Cứ làm đi còn hơn không làm gì. Làm được 30% còn hơn không làm gì. Đấy mới là quản trị doanh nghiệp. quản trị tài chính, quản trị thời gian, quản trị mục tiêu… 31 nghiệp vụ quản trị cứ từ từ áp dụng dần dần. Tuyệt đối đừng đánh du kích. Tài chính dính khoản phải thu do bán chịu quá nhiều, ý chí trả nợ thì có nhưng dòng tiền thì không có. Có 1 môn dạy về nghề thu nợ. Giải phóng hàng tồn kho bằng cách nào, giảm giá thì không ép phê, thay vì giảm giá thì nên cắt lô. Có 100 căn thì đừng giảm 100 căn, cứ giảm 5 căn 1 nửa. còn 95 căn để lại, đó là chiến thuật. Không giảm giá nhưng tăng chiết khấu. Đừng hạ giá
Clip 17
TS lấy ví dụ về cứ chiết khấu cao lên thì người ta sẽ cố bán. TS hỏi 1 cô là có thích đàn ông để râu không. Đàn ông để râu đẹp nhưng dễ bị người khác bắt tâm tư . Nhìn 1 cái là biết. Phụ nữ thì nhìn đôi bàn tay là biết suy nghĩ của người ta. Quản trị là thế. Hàng tồn kho chỉ nên giảm giá cục bộ, tăng chiết khấu… Tạo ra nhân sự chuyên đi thu nợ, trả thật cao, mặc quần thật ngắn. Đến khen trước. Khen không được thì ngồi ngoài chờ, đàn ông sợ đàn bà nói nhiều nên sẽ phải trả. GĐ sẽ sợ mà phải trả. Thằng nào lỳ lợm hơn sẽ được ưu tiên. Cái cuối cùng là quản trị mà không kiểm tra thì đừng quản trị. Cuối cùng là quản trị tuân thủ do giám sát phòng ban dở. áp dụng quản trị tài chính đã. Và cuộc đua năm 2012 là trình độ giảm phí. tiếc là thời gian không đủ để chia sẻ hết. Rõ ràng có biện pháp để thoát ra. Rõ ràng phát huy được thế mạnh nếu có. Rõ ràng đi học hơn không học nhiều. Số người tiêu hóa được kiến thức bộ công bố có 5%. Tôi ở nhà nhờ quản trị gia đình nên gia đình tôi lúc nào cũng vui. Ở nhà tôi không phải nói. Lấy sức ra ngoài chiến đấu. TS nói 1 ít kinh nghiệm về quản trị gia đình. TS nói là đáng lẽ thảo luận nhưng cứ để TS chia sẻ.
Một số nhận xét:
Về mặt kiến thức vĩ mô: Bài trình bày của TS có chủ đề là về bối cảnh kinh tế vĩ mô và những tác động tới doanh nghiệp. Phần bối cảnh vĩ mô thì chỉ là những kiến thức phổ thông và những sinh viên ngành kinh tế năm 2, siêng đọc báo hoàn toàn có thể biết được những kiến thức này. Trong phần này, TS đã có những sai sót cơ bản về số liệu và kiến thức kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ là 1 bài giảng cho sinh viên thì cũng không cần thiết quá chính xác về số liệu. Tuy nhiên, TS là 1 chuyên gia (như TS có khẳng định nhiều lần trong bài) hay lên báo trả lời những vấn đề liên quan tới chính sách vĩ mô nhưng những số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát ở Mỹ và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc mà TS không nắm được thì rất kỳ lạ. Việc TS nói do Mỹ in tiền cứu nền kinh tế nên làm lạm phát Việt Nam tăng 7% năm 2008 có thể khẳng định là không chính xác cả về định tính và định lượng. Việc TS nói tăng trưởng GDP 5,9% năm 2011 có hơn một nửa do phụ nữ tạo ra là hoàn toàn tầm bậy. 1 chuyên gia mà phát biểu tùy tiện, võ đoán như thế này thì không thể chấp nhận được.
Về mặt kiến thức quản trị: Trong buổi giảng, từ clip 12 TS chủ yếu nói về quản trị. TS nói rất nhiều các loại hình hay môn học quản trị nhưng chủ yếu là nêu tên mà không nói nội dung cụ thể. Có thể thấy những kiến thức về quản trị TS nêu cũng rất lan man, sơ lược và chung chung. TS cũng chỉ cách để bán được hàng tồn kho và đi đòi nợ.
Về mặt phương pháp giảng dạy: TS có nói từ đầu là TS chỉ trình bày khoảng 1 tiếng còn lại sẽ có trao đổi và thảo luận nhưng cuối cùng coi như toàn bộ thời gian là TS độc thoại, trừ một số câu hỏi không liên quan tới kiến thức chuyên môn (nếu không nói là tục tĩu) mà TS đặt ra cho học viên.
Nhận xét chung. Như vậy về mặt nội dung bài giảng này chủ yếu chứa đựng các kiến thức phổ thông về vĩ mô và quản trị, chỉ xứng đáng trình bày cho sinh viên năm 1 hoặc 2 các trường khối kinh tế hoặc những người không học ngành kinh tế. Các kiến thức và số liệu cơ bản còn bị sai sót, thậm chí bịa ra (việc bịa trắng trợn vô căn cứ như thế này là không thể chấp nhận ở 1 chuyên gia, dù chỉ là trong 1 buổi nói chuyện). Về mặt phương pháp trình bày thì không có gì là đổi mới cả vì chỉ toàn là độc thoại. Chẳng qua là do TS có khả năng thuyết trình tốt, sinh động, nắm bắt tâm lý người học tốt nên làm lớp học vui vẻ. Đây không phải là phương pháp giảng dạy gì mới nên không cần phải tung hô. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nhiều học viên trong lớp khẳng định đã học được nhiều kiến thức bổ ích từ buổi giảng. Trong buổi giảng học viên không ghi chép gì cả. Kiến thức về mặt quản trị hết sức vụn vặt, lại được xé nhỏ, chêm vào những câu chuyện minh họa từ quan hệ nam nữ và gia đình nhiều khi chả ăn nhập gì với khái niệm diễn giả đang trình bày, mục đích chính chỉ là đề mua vui. Để ghi chép, tôi phải nghe đi nghe lại từng clip nhiều lần mà còn không hiểu nổi ý TS đang nói về vấn đề gì thì làm sao học viên ngồi đó cười, không ghi chép gì lại có thể lĩnh hội được những kiến thức (chưa kể là kiến thức còn bị sai) được cung cấp theo cách thức như vậy? Quả thực tôi rất lo lắng cho các thế hệ tương lai các nhà quản trị Việt Nam nếu cứ tham gia các buổi học MBA kiểu thế này. Nhìn sang Trung Quốc thấy các CEO bên đó rất nhiều người được đào tạo bài bản ở Mỹ mà rất lo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những buổi học thế này mà họ khen là bổ ích và còn muốn được tiếp tục học thì họ sẽ lấy kiến thức ở đâu để lãnh đạo doanh nghiệp đương đầu với các doanh nghiệp Trung Quốc đây? Về cách trình bày thì khả năng trình bày của TS rất sinh động và linh hoạt nên thu hút người nghe. Tuy nhiên, TS dùng rất nhiều câu đệm vô nghĩa và thừa kiểu như: quản trị là vậy đấy các anh chị ơi, đi học là quan trọng lắm các anh chị ơi (điều này thì ai mà chả biết)… Chưa kể tôi dám chắc nếu TS bỏ những câu nói tục và những câu chuyện bậy ra khỏi bài giảng thì bài giảng của TS sẽ không thể còn hấp dẫn như trước nữa.
Theo tôi, nếu những bài giảng 1 TS tự xưng là chuyên gia chỉ với những kiến thức phổ thông đã rất nhiều sai sót như vậy, nội dung học thuật thì nghèo nàn, phải được sơn phết mua vui một cách rẻ tiền bằng những câu nói tục và những câu chuyện bậy bạ thế này mà được tung hô, được khen là đổi mới thì thật đáng buồn cho nền giáo dục và trình độ học thuật nước nhà. 1 nền giáo dục muốn thành công phải giúp để người học nâng cao được phần Người chứ không phải cố gắng chiều lòng, thỏa mãn được phần Con trong mỗi chúng ta.
N.L


J.B Nguyễn hữu Vinh :Con đường 30 năm… 30 năm…

Nguyenhuuvinh
Nối thơ.
Con đường hàng tỉnh tôi đi
Ba mươi năm ấy có gì đổi thay
Vẫn là mái rạ tường xây
Ven đường vẫn một hàng cây xà cừ
Cái lão dong trâu đi bừa
Là con ông cụ ngày xưa đi cày.


I.
Con đường hàng tỉnh tôi đi
Sáu mươi năm ấy có gì đổi thay?
Bên đường, biệt thự đang xây
Ống tiêm, kim chích vứt đầy lối xưa
Mấy đứa nghiện hút vật vờ
Cháu con các cụ ngày xưa đi cày

Hỏi sao ra nông nỗi này
Thưa rằng, dự án đổi thay từng giờ
Bờ xôi ruộng mật khi xưa
Đã thành dự án cho vừa lòng quan
Nửa mơ, nửa tỉnh bàng hoàng
Nông thôn đổi mới, tan hoang từng nhà
Nông dân, người chủ khi xưa
Thành dân lưu lạc, vật vờ hôm nay
Dân oan tăng trưởng từng ngày
Trước làm nông nghiệp, ngày nay… thị thành
***
II.

Con đường hàng tỉnh tôi đi
Tám mươi năm ấy, có gì đổi thay?
Đèn lồng, chữ Hán treo đầy
Chào nhau “nỉ hảo”, bạn – thầy đổi ngôi
Bước chân đến Thủ đô rồi
Tưởng rằng mình vẫn đang ngồi Quảng Châu

Hỏi rằng, đường cũ nơi đâu
Thưa rằng là chuyện bể dâu thưở nào
Một khi chữ Hán treo cao
Đường xưa sẽ phải đi vào trong mơ
Hỏi thăm em gái Cần Thơ
Nước da trắng mịn bây giờ còn không?
Thưa rằng: Em đã lấy chồng
Tận bên Đài Bắc, còn trông đợi gì
“Sinh có hạn, tử bất kỳ”
Xác em mới được đưa về hôm qua.
16/3/2012 J.B Nguyễn Hữu Vinh 

Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/1880/1404/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/xi%20jinping%2016032012.jpg
Tú Anh – RFI
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chờ đợi lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/03/2012. -REUTERS/Jason Lee  ======>>>
Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : “Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân”.
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».
Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.
Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.
Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».
Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ còn nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.

ĐẾN MANH QUẦN CŨNG THIẾU…


Maithanhhai

Chạy từ Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) về Hà Nội, đến địa phận huyện Yên Minh (Hà Giang), đạp phanh gấp để ghi lại hình ảnh 2 bé trai lếch thếch cùng mẹ ven đường. Cả 2 anh em còn bé tý nhưng cu anh 3 tuổi đã phải đeo chiếc chiếu, giúp cho mẹ dắt em. Xót xa bởi cả xe quần áo đã trao đủ cho toàn bộ 202 trẻ em Mầm non – Nhà trẻ xã Ma Lé, không có cái quần dự trữ nào cả. Đành cho 2 đứa trẻ gói kẹo cuối cùng và phóng nhanh khuất 3 mẹ con, trong đầu cứ văng vẳng lời của Bác, khi trả lời các Nhà báo nước ngoài, năm 1946 , trên cương vị Chủ tịch nước VNDCCH: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Gần 70 năm trôi qua rồi, vậy mà… Tại sao đến cái quần mặc cũng không có?..      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét