Ông Đặng Thành Tâm khai man là Chủ tịch HĐQT khi ứng cử ĐBQH Khóa XIII
Nay,
đã có Kết luận thanh tra, nhưng xung quanh việc chỉ đạo thực hiện kiến
nghị tại kết luận thanh tra đang thể hiện nhiều bất cập. BCH Công đoàn
Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh (Trường ĐHHV), đã tổ chức Hội
nghị CBCNV bất thường vào sáng ngày 5-3-2012, thống nhất một số nội dung
kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ GD & ĐT và Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP
Hồ Chí Minh.
Ông Đặng Thành Tâm khai man là Chủ tịch HĐQT khi ứng cử ĐBQH Khóa XIII
Theo
thông báo Kết luận thanh tra, quá trình chuyển đổi trường sang loại
hình tư thục chưa đủ cơ sở pháp lí, có nhiều sai phạm. Các nhà đầu tư đã
không thực hiện đúng biên bản thỏa thuận góp vốn đã kí kết với Trường
ĐHHV ngày 16-9-2009; đã kê khai khống vốn đăng kí; Không góp đủ và đúng
hạn số vốn đã đăng kí; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị
thực tế.
Theo
kết quả kiểm toán ngày 31-12-2009, vốn tập thể của Trường ĐHHV là 20 tỉ
890 triệu đồng, vốn góp của các nhà đầu tư là 5 tỉ 140 triệu đồng. Như
vậy, tỉ lệ sở hữu tại thời điểm ngày 31-12-2009: Trường ĐHHV 80%, nhà
đầu tư 20%. Nhưng, ông Đặng Thành Tâm và nhóm do ông đại diện lại chiếm
tỉ lệ các thành viên trong HĐQT cao hơn tỉ lệ các thành viên của Trường.
Điều bất hợp lí này đã khiến kết quả bầu cử tại Đại hội cổ đông Trường
ĐHHV với “cơ cấu thành viên trong HĐQT chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng
của những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và
phát triển của trường” (trang 33, Kết luận Thanh tra).
Ngày
29-1-2010, HĐQT ra Quyết định số 45/QĐ- HĐQT về việc công nhận vốn góp
của nhà đầu tư có quyền biểu quyết là 20 tỉ đồng, trong khi thực tế chỉ
là 7 tỉ 600 triệu đồng. Ông Lương Ngọc Toản đã kê khống cho các nhà đầu
tư 12 tỉ 400 triệu đồng. Nếu đem con số 20 tỉ 890 triệu đồng của tập thể
Trường ĐHHV (Chưa kể giá trị sở hữu trí tuệ và thương hiệu) so với vốn
góp của các nhà đầu tư 7 tỉ 600 triệu đồng, thì tỉ lệ Trường nắm giữ là
73,3%, nhà đầu tư 26,7%. Nếu Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất diễn ra
với tỉ lệ sở hữu này, thì không thể xảy ra mâu thuẫn và bất ổn như vừa
qua.
Các giảng viên trẻ của Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh. |
Chủ
tịch HĐQT Khóa IV là ông Đặng Thành Tâm đã vi phạm pháp luật một cách
có ý thức: Ông Tâm kí 11 văn bản, 3 công văn, 3 thông báo, 3 nghị quyết,
2 quyết định với chức danh Chủ tịch HĐQT khi chưa được cấp có thẩm
quyền công nhận chức danh này là vi phạm hàng loạt các điều khoản trong
QĐ 61/TTg của Thủ trướng Chính phủ (trang 33, kết luận Thanh tra); ông
Tâm cũng đã sử dụng chức danh Chủ tịch HĐQT (tự phong, từ đầu năm 2011)
để kê khai trong bản tóm tắt lí lịch ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Khóa
XIII (Tờ khai lí lịch về ứng cử ĐBQH Khóa XIII, niêm yết công khai tại
Đơn vị bầu cử số 6, quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh).
Lí lịch của ứng cử viên ĐBQH đã khai man, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín
cơ quan lập pháp của đất nước. Chúng tôi kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc
hội kiểm tra, và cho kết luận ông Đặng Thành Tâm có vi phạm Luật Bầu cử
Quốc hội hay không?
Như
vậy, sự bất ổn tại Trường ĐHHV có nguyên nhân sâu xa và quá rõ ràng.
Chúng tôi tin rằng cơ quan quản lí Nhà nước các cấp, tổ chức đoàn thể xã
hội, cơ quan báo chí và nhân dân sẽ bảo vệ chúng tôi, ủng hộ chúng tôi
trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực này. Chúng tôi kiến nghị: Hủy bỏ kết
quả Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của Trường ĐHHV vì đã có gian lận
trong xác định tỉ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư; Tổ chức lại Đại hội
đồng cổ đông theo đúng quy trình, thủ tục và văn bản pháp luật hiện
hành, trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá trị tài sản, tài chính của
Trường.
Gian lận trong bầu HĐQT Khóa IV của trường
Ông
Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh kí quyết định “Tạm
đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn
Lý, Hiệu trưởng để tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, giao
HĐQT trường ĐHHV cử thành viên khác tạm thời điều hành hoạt động của
trường cho đến khi kiểm điểm và xử lí xong trách nhiệm các cá nhân có
liên quan”. Để làm sáng tỏ những căn cứ của quyết định này, chúng tôi đề
nghị:
Thành
phần HĐQT trường ĐHHV Khóa IV tỉ lệ (6/4) thành viên được bầu dựa trên
sở hữu cổ phần có sự gian lận. Trong đó, các nhà đầu tư là: 6, các nhà
đại diện sáng lập và sở hữu trí tuệ, thương hiệu nhà trường là: 4. Tỉ lệ
này thể hiện sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhóm 4 thành viên đại diện
trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực hoạt động
của Trường ĐHHV. Nhưng, tại sao UBND TP Hồ Chí Minh vẫn giao cho HĐQT
với thành phần bất hợp lí như vậy, để tìm người tạm thời thay thế Hiệu
trưởng và Chủ tịch HĐQT Trường ĐHHV? Điều này thể hiện không hợp lí, hợp
tình, có thể dẫn đến việc đề nghị, bổ nhiệm không khách quan!
Về thẩm quyền của UBND TP Hồ Chí Minh trong việc quản lí Trường ĐHHV đang hoạt động theo quy chế tư thục
Tại
điểm c, Điều 6, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính
phủ quy định trách nhiệm quản lí Nhà nước về giáo dục: “quyết định công
nhận, không công nhận Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng
trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng
Chính phủ ban hành”.
Quy
chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục quy định nhiệm vụ
và quyền hạn của HĐQT: “Bầu Hiệu trưởng của trường và trình Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo xem xét, ra quyết định công nhận; đề xuất với cấp
có thẩm quyền miễn nhiệm Hiệu trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng
Quản trị theo quy định”. Quy chế này không quy định UBND các cấp có thẩm
quyền kí, ban hành quyết định đình chỉ (hoặc đề cử) chức vụ Hiệu trưởng
hoặc Chủ tịch HĐQT của trường tư thục. UBND TP Hồ Chí Minh ban hành các
quyết định tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Trường ĐHHV là không có cơ sở!
Căn
cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ
tướng Chính phủ ban hành năm 2009 (61/2009/QĐ-TTg) và 2011
(63/2011/QĐ-TTg), Hội nghị CBNVGVCH nhà trường đã xem xét và chấp nhận
đơn tự nguyện từ chức Ủy viên HĐQT Khóa IV của hai thành viên là đại
diện cho phần tài sản không phân chia của Trường ĐHHV, ghi nhận đơn xin
tự nguyện từ chức của ông Ngô Gia Lương, là đại diện phần tài sản của
các nhà sáng lập và tài trợ ban đầu của Trường ĐHHV; ông Lê Văn Lý,
nguyên là đại diện cho phần vốn của nhóm các nhà đầu tư mới tham gia vào
Trường ĐHHV. Như vậy với việc có 4 Ủy viên HĐQT Khóa IV tự nguyện từ
chức (4/10 > 30%) và đại diện phần sở hữu Tài sản không chia
(>30%) cùng với đại diện phần tài sản của nhà sáng lập, thì việc tổ
chức công đoàn yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông là hoàn toàn hợp lệ.
Trịnh Vũ Dũng (*) và Thành Nguyên(*) Chủ tịch BCH Công đoàn Trường Đại học
Hùng Vương TP Hồ Chí Minh
Hùng Vương TP Hồ Chí Minh
- Trần Thị Phương Hoa: Những bài giảng sexy (viet-studies 16-3-12) ◄ - Bất ngờ: Đa số độc giả lên tiếng ủng hộ sự “phá cách” của TS Dương (GDVN). - Ths Đinh Đoàn: “Tôi thấy TS Dương còn hơn nhiều thầy giáo khác” (GDVN).
Nói tác phẩm Chí Phèo bị “thiến” là thiếu trách nhiệm (Bee.net 16-3-12) -- GS Trần Đình Sử cự lại hai ông Phạm Xuân Nguyên và Đỗ Lai Thuý
"Tác nghiệp kiểu hạ sách, nhà báo đang ăn dần tương lai" (NĐT 16-3-12) -- P/v TS Trần Ngọc Châu
Giáo sư Đào Duy Anh, nhà sử học và văn hóa lớn (VHNA 16-3-12) - Bài Phan Huy Lê
Lolita tiếng Việt có gây cuồng phong? (TP 16-3-12)
Nhà văn trẻ Phong Điệp: Bay trên mái nhà thành phố! (TTVH 16-3-12)
Người phụ nữ mắc bệnh AIDS ra mắt hồi ký (eVan 16-3-12)- - “Ông Hội đồng” Khoa: Tôi chưa bao giờ mất lửa! (Bee).
Sức mạnh mềm của Mỹ: Hậu trường bầu cử ở Mỹ
Lữ Giang
Người Việt đến định cư ồ ạt tại nước Mỹ trước sau cũng chỉ mới 37 năm và đang trong thời kỳ “hội nhập” nên cách nhận định chính trị và hoạt động chính trị vẫn còn nằm ngoài lề.
Một số người còn nhiễm quá sâu nặng “tâm thức chế độ xã hội chủ nghĩa”, nên
khi đến Mỹ, họ muốn áp đặt chế độ đó trên đất nước này để “chống cộng”!
Họ bắt mọi người phải suy nghĩ và hành động như họ. Ai suy nghĩ và hành
động khác đều bị chụp nón cối lên đầu. Nhìn chung, còn rất nhiều người
Việt tỵ nạn vẫn coi các vùng họ đang sống tập trung ở Mỹ là VNCH nối dài
chứ không phải nước Mỹ. Chính tâm thức này đã ngăn cản không cho người
Việt đi vào phương thức vận động chính trị của dòng chính để đấu tranh
có hiệu quả hơn.
NHÌN VÀO NƯỚC MỸ
Đã
đến lúc người Việt phải suy nghĩ lại: Người Do Thái, người Tàu, người
Nhật, người Ấn Độ, người Đại Hàn… cũng chỉ là những sắc tộc thiểu số như
người Việt, tại sao họ có thể gây được ảnh hưởng chính trị trên đất
nước này? Họ có ra tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, thỉnh nguyện thư
hay biểu tình rầm rộ và liên tục như người Việt chống cộng đâu?
Chắc chắn phải có con đường khác. Nhân mùa bầu cử đang đến, chúng tôi cố gắng trình bày khái
niệm về sinh hoạt chính trị trên đất Mỹ qua cuộc bầu cử tổng thống với
hy vọng có thể góp phần vào việc tìm ra một hướng đi mới.
Chúng tôi đã tóm lược về phương thức “Bầu cử quái đản ở Mỹ” mà
các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia Mỹ không ngừng nghỉ lên
tiếng phê phán và đòi hỏi phải sửa đổi. Chúng tôi cũng đã trình bày lối “Bầu cử bằng tiền” ở Mỹ đã gây ra những cuộc tranh luận dữ dội, nhất là giữa Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission) và
các tổ chức tài phiệt Mỹ. Họ lôi nhau ra tòa và cuối cùng, tháng 7 năm
2010 Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã dựa vào Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa
Kỳ quy định về quyền tự do ngôn luận, ra phán quyết rằng mọi người và
mọi tổ chức đều có quyền thành lập Ủy Ban Hành Động Chính Tri (Political Action Committee - thường được gọi là PAC) để vận động chống đối hay ủng hộ bất cứ ứng cử viên nào, với
sự đóng góp và chi tiêu vô giới hạn, miễn là họ không liên hiệp với ứng
cử viên hay đảng chính trị nào. Sau phán quyết này, các PACs đều được
gọi là Siêu PAC tiền (Super PAC money), có nghĩa là các ủy ban được chi tiêu độc lập không có giới hạn.
Điều
đáng buồn cười là một số người Việt chống cộng đã phản đối việc trình
bày những sự thật này, những sự thật mà cả nước Mỹ và trên thế giới đều
biết, với lý do “không có lợi cho việc chống cộng”!
Chúng
tôi đã nói sở dĩ nước Mỹ tiến lên không ngừng là nhờ những phân tích và
phê bình thẳng thắn của các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia.
CSVN không tiến được là vì bưng bít. Khi người chống cộng và người cộng
sản suy nghĩ và hành động gióng nhau, họ lấy lý do gì để chống cộng?
Hôm
nay, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày thêm một số nét trong phương thức
bầu cử tổng thống Mỹ để chúng ta có thể thấy rõ hơn phương cách mà các
nhà tài phiệt Mỹ và các nhà vận động chính trị, kể cả CSVN, đã dùng để
gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.
Trước khi trình bày, chúng tôi cũng xin nhắc lại một số điều căn bản quan trọng:
(1) Các cử tri Mỹ không được quyền bầu trực tiếp các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống. Họ chỉ có quyền bầu các đai biểu (delegates) để các đại biểu này đến dự Đại Hội Đảng và chọn ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống.
(2)
Các cử tri Mỹ cũng không được quyền bầu trực tiếp tổng thống hay phó
tổng thống. Họ chỉ được quyền bầu Đại Cử Tri Đoàn để Đại Cử Tri Đoàn này
bầu tổng thống hay phó tổng thống. Sự đắc cử hay thất cử chức vụ tổng
thống và phó tổng thống không lệ thuộc vào tổng số phiếu của cử tri, mà
lệ thuộc vào số phiều của Đại Cử Tri Đoàn.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ
Đoạn
5, Phần 1, Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ đã ấn định những điều kiện căn
bản mà một người muốn ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ phải hội đủ, đó là những
điều kiện sau đây:
(1) Phải là công dân Mỹ sinh ra tại Hoa Kỳ;
(2) Phải ít nhất là 35 tuổi;
(3) Là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.
Ngoài
ra, Tu Chính Án 22 của Hiến Pháp qui định rằng không người nào được bầu
làm tổng thống quá hai lần. Bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm
tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một
người khác được bầu thay thế(như khi tổng thống đương nhiệm bị trất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi.
Ngoài
các trở ngại không được giữ các chức vụ công mà luật lệ đã quy định,
Hiến Pháp Hoa Kỳ còn cấm đoán những người sau đây không được ứng cử tổng
thống:
(1) Những người đã bị Thượng Viện Hoa Kỳ buộc tội và cấm giữ các chức vụ liên bang.
Đoạn
7, Phần 3, Điều I của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng sau khi luận tội
và truy tố một cá nhân, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của cá nhân
đó và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả
chức vụ tổng thống.
(2) Những người nổi loạn chống lại Hoa Kỳ.
Phần
3 của Tu chính án 14, Hiến Pháp Hoa Kỳ cấm không cho một người đã tuyện
thệ trung thành và ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn
chống lại Hoa Kỳ được trở thành tổng thống. Tuy nhiên, Quốc hội có thể
hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận của cả hai viện Quốc Hội.
VÀI NÉT VỀ ĐẠI HỘI DẢNG SẮP ĐẾN
Năm nay, Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (Republican National Convention) sẽ
được tổ chức từ 27 đến 29.8.2012 tại Tampa, Florida, ở Tampa Bay Times
Forum. Một ủy ban được gọi là Ủy Ban Chủ Nhà (Host committee) đã được
thành lập để gây quỹ cho việc tổ chức. Phí tổn để tổ chức đại hội được
ước tính khoảng 55 triệu, gồm cả chi phí về an ninh. Ban tổ chức cũng dự
trù sẽ có khoảng 10.000 người đến biểu tình.
Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) có nhiệm vụ tổ chức đại hội bầu ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống, và soạn thảo Cương Lĩnh Đảng. Số đại biểu (delegates) tham dự đại hội được Đảng Cộng Hoà ấn định là 2.286. Ai được quá bán số phiếu của các đại biểu, tức ít nhất 1.144 phiếu sẽ thắng.
Đại Hội Đảng Dân Chủ (Democratic National Convention) sẽ
được tổ chức từ 3 đến 6.9.2012 tại thành phố City Charlotte, North
Carolina, với 2.778 đại biểu chính thức, nhưng người ta ước tính sẽ có
khoảng 5.000 người đến tham dự, với chi phí khoảng 50 triệu.
Với
Đảng Dân Chủ, ông Obama chắc chắn sẽ được bầu chọn làm ứng cử viên tổng
thống của Đảng. Nhưng với Đảng Cộng Hoà, sự lựa chọn sẽ rất gay cấn.
Theo bản tin của AP, cho đến này ông Mitt Romney mới chỉ được 495 phiếu
đại biểu, ông Rich Santorum 243 phiếu, ông Newt Gringrich 131 phiếu và
ông Rom Paul 48 phiếu. Như vậy khó ứng cử viên nào sẽ đại tới số phiếu
quá bán là 1444. Năm 1976, tại Đại Hội Đảng Cộng Hoà cả hai ứng cử viên
Gerald Ford và Ronald Reagan đều không có đủ số phiếu quá bán. Đại Hội
Đảng phải dời đến một ngày khác để những người lãnh đạo Đảng vận động và
sắp xếp.
Đảng Cộng Hòa cũng có thể cân nhắc “kịch bản tổ chức đại hội đảng mở” (open convention), theo đó một chính khách hoàn toàn mới có thể được mời hay cho phép tham gia tranh cử.
Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ đã từng bàn luận bí mật để đưa một người ít ai biết đến (dark horse) ra làm tổng thống, đó là trường hợp ông James Knox Polk được bầu làm Tổng Thống thừ 11 của Hoa Kỳ (1845–1849).
Thông
thường, khi thấy không có ai sẽ đạt tới số phiếu quá bán, các nhà lãnh
đạo đảng vận động thúc đẩy các đại biểu cam kết và không cam kết (super delegates) dồn
phiếu cho một ứng cử viên nào đó để người này có thể đạt được số phiếu
ấn định, hoặc yêu cầu các ứng cử viên ít hy vọng nhường phiếu lại cho
ứng cử cử viên mà họ muốn. Trường hợp của bà Hallary Clinton và ông
Obama trong cuộc bầu củ năm 2008 là một thí dụ điển hình. Tổng số phiều
cần có lúc đó để được đề cử làm Tổng Thống là 2118 phiều đại biểu, nhưng
chưa ai đạt tới số phiếu đó. Qua sự sắp xếp của các nhà lãnh đạo Đảng
Dân Chủ, số phiếu của Bà Hallary được điều chỉnh là 1896, nhờ vậy ông
Obama có 2.201 phiếu, vượt quá số phiếu phải có là 2118, để được đề cử.
Ngày
3.6.2008, ông Obama tuyên bố đã đạt được số phiếu để được đề cử làm ứng
cử viên tổng thống. Ngày 7.6.2008, bà Hallary Clinton tuyên bố ủng hộ
ông Obanma.
MỘT CÁI NHÌN SƠ KHỞI
Một
cuộc thăm dò mới của báo Washington Post và hãng tin ABC cho thấy trong
một cuộc bầu giả định, ông Mitt Romney đã dẫn trước Tổng thống Barack
Obama với tỷ lệ 49/47. Cuộc thăm dò này cũng cho thấy ông Obama dẫn
trước ông Santorum với tỷ lệ 49/46%.
Đây là một cuộc thăm dò theo kiểu thả bong bóng, có thể do chính ông Rumney hay các nhóm tư bản đứng đàng sau đạo diễn.
Về
tài chánh, số tiền ông Rumney quyên được đã lên đến 63.650.764 USD, ông
Santorum 6.689.440, ông Gringrich 18.320.430 và ông Paul 31.083.281.
Cũng
đã có một số Siêu Pacs đứng ra gây qũy để ủng hộ ứng cử viên này, chống
ứng cử viên kia, nhưng số tiền đóng góp chưa lớn lắm. Phải đợi sau cuộc
bầu cử sơ bộ, các nhà đại tư bản mới ra tay. Còn các nhà vận động hậu
trường của các nước như Đài Loan, Nam Hàn, Ấn Độ… thường áp dụng phương
châm “phù thịnh bất phù suy”, cứ thấy ai chắc thắng là dồn tiền cho người đó. Khi hai người ngang ngữa, bỏ tiền cho cả hai.
Người Việt chống cộng chỉ vận động chính trị bằng thỉnh nguyện thư, nên đứng ngoài cuộc.
Ngày 13.3.2012
Lữ Giang
- Mafiovi: America và Europe có thể yếu đi, nhưng còn lại đây lòng khát khao Tự do, ý chí không khoan với tham nhũng, chuyên quyền và Gia đình trị,
Vì thế: những kẻ đang chễm chệ trên ghế vàng nên thức tỉnh, trước khi các người trở thành nạn nhân của sự mù quáng của chính các người.
Il y a sans doute moins d’Amérique et d’Europe, mais il y a plus d’idée de liberté, plus d’impatience face à la corruption, au despotisme et au népotisme. De Moscou à Pékin, en passant aujourd’hui par Dakar, les gouvernants en place doivent prendre conscience de cette évolution en profondeur, sous peine d’être victimes de leur aveuglement.
Có hay không Putin, nước Nga sau Putin đã bắt đầu.- Et si l'après-Poutine avait commencé... -lesechos.fr
-Những Lời Đốp Chát
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20120227
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Và nhiều dấu chấm bị lãng quên....
* Tổng thống Barack Obama bên Tổng trưởng Quốc phòng Leon Panetta
họp báo cùng các tướng lãnh tại Ngũ giác đài vào đầu năm nay
về Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ *
Bài này sẽ nói về rất nhiều dấu chấm trong vài câu hỏi.
Cuộc
tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ là sự đụng độ khốc liệt của hai
triết lý chính trị, phản ảnh từ dưới cơ sở lên tới thượng tầng lãnh đạo
của hai đảng chính. Tới ngày bầu cử, mùng sáu Tháng 11 này, thành phần
ôn hòa và trung dung có thể là quả cân ở giữa để tạo ra một thế quân
bình. Đấy là một thông lệ. Nhưng năm nay, chuyện này vẫn chưa chắc và
bất trắc đó cũng là chi tiết khá đặc biệt của cuộc bầu cử. Và của nước
Mỹ.
Hoa Kỳ đang ở giữa những chuyển động vài chục năm mới thấy một lần.
Hơn
60 năm - gần ba thế hệ - không gặp đại chiến và kinh tế đã công nghiệp
hóa để tiến lên một hình thái sản xuất mới có tạo ra một sự phồn thịnh
chưa từng thấy. Đấy là phần tích cực, được đánh giá là ưu thế của kinh
tế tự do và chính trị dân chủ. Mặt trái của sự thể đó là tình trạng vay
mượn lưu cữu, nó chất lên một núi nợ cao chưa từng thấy. Đến ngày trả
nợ, khởi sự từ vụ khủng hoảng 2008 và nay vẫn chưa dứt, người ta hoài
nghi ưu thế đã được nhiều thế hệ ngợi ca.
Cuộc
tranh luận về ưu nhược điểm của Hoa Kỳ đang kết tụ vào bài toán công
chi thu trong hoàn cảnh kinh tế chưa hồi phục và thất nghiệp còn cao.
Chuyện này thật ra cũng là thường tình của một quốc gia quá trẻ và một
xã hội quá năng động. Nhưng khác với các cuộc tranh luận trong lịch sử -
bài này không đủ chỗ nhắc lại chuyện đó, xin hẹn kỳ khác - lần này,
người dân lại phân vân trong một hình thái sinh hoạt hoàn toàn mới.
Đó là thế giới của thông tin điện toán mà mọi biến cố hay suy luận đều tức thời xuất hiện, với vận tốc điện tử.
Hậu
quả là không gian quyết định toả rộng hơn, ra toàn cầu, và dội ngược về
nước Mỹ. Thí dụ là đối sách với Trung Quốc và ảnh hưởng về đồng Mỹ kim,
với Iran và ảnh hưởng trên giá xăng dầu, hoặc lập trường của Mỹ trong
khối G-20 về kế hoạch cứu nguy đồng Euro của Âu Châu....
Không
gian đã tỏa rộng hơn mà thời gian tính toán lại thu hẹp, trong nháy
mắt, với hậu quả cũng lập tức tác động vào từng quyết định trong một
vòng xoáy ngày một nhỏ hơn, nhỏ như một mũi khoan rất bén. Chỉ kịp nhìn
ra tương quan nhân quả gần như chớp nhoáng đó, người dân, hay cử tri,
cũng đủ chóng mặt!
Đã thế, hình thái sinh hoạt đó còn có một hệ quả tai hại gấp bội: người ta quen dần với "lập luận quy nạp"inductive.
Xin mặc cả vài chữ cho hiện tượng này.
Trong
một chuỗi lý luận, người ta dựa trên những ví dụ về tương quan nhân quả
không có cơ sở, nhưng có thể dễ nghe, bắt mắt và đáng tin. Từ đó, người
ta dựng lên nhiều tín điều mơ hồ mà cứ tưởng là chân lý. Đó là nhược
điểm của phép quy nạp, lý luận nhảy cóc.
Chuyện
nhỏ là thí dụ về cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán lên hay xuống
giá, tựa đề của bản tin có ngay nội dung giải thích lý do khiến người ta
dễ tưởng đó là sự thật. Hôm sau thì lại không hiểu vì sao thị trường
bỗng có sự chuyển động ngược.
Một
thí dụ khác, về chuyện lớn. Trung Quốc có hơn ba ngàn tỷ đô la dự trữ
và là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ nhưng món nợ đó chưa lên tới 10% tổng
số ngoại trái của Hoa Kỳ, mà nếu không gửi tiền cho Mỹ thì các đấng con
trời cũng chẳng có nơi nào an toàn hơn. Nhưng sự thể phức tạp này lại
được quy nạp thành một chân lý khập khiễng: nước Mỹ mắc nợ và bị Bắc
Kinh cột dây nợ vào cổ, cho nên phải thoả hiệp!
Nếu
cần giải thích cho tường tận hơn, thay vì dùng vài thí dụ bắt mắt, thì
không gian truyền hình không có chỗ mà thời gian phát hình lại giới hạn.
Chuyện trăm năm được giải thích trong vài giây và tranh luận phức tạp
được gom vào lời "đốp chát", sound bites, một từ rất Mỹ.
Đáng lẽ, người ta phải áp dụng một cách lý luận khác, gọi là phép "suy diễn hợp lý", deductive.
Đó
là lần lượt đi từ định đề A qua B, qua C như một chuỗi lập luận hợp lý,
dần dần mới đến kết luận là Z. Nhưng, ngoài một số chuyên gia học giả,
mấy ai có thời giờ theo dõi từng bước lý luận rắc rối này? Trong một
cuộc tranh luận của các ứng cử viên, chẳng ai dại dột hành hạ cử tọa và
khán giả truyền hình bằng từng bước A, B, C,... Z như vậy.
Có mà điên!
Và các học giả có được mời lên giải thích thì cũng đành áp dụng thủ thuật đốp chát sound bites, với những chữ dễ hiểu về một hiện tượng khó hiểu trong một thế giới đã trở thành quá phức tạp.
Nhưng, bài này không viết về hiện tượng ly kỳ đó. Mà chỉ xin tập trung vào một chuyện gọi là "đối ngoại".
***
Trong
cuộc tranh luận - chưa có - của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, dân Mỹ
được nghe nói mãi về sự lớn mạnh của Trung Quốc: có nền kinh tế sẽ sớm
vượt Hoa Kỳ và khả năng bành trướng có khi làm nước Mỹ mắc nợ phải thúc
thủ. Hoa Kỳ có muốn phản công thì cũng phân vân giữa Trung Đông và Đông
hải, khi mà ngân sách quốc phòng lại bị cắt giảm....
Một
số người lý luận theo phép quy nạp – mà không biết – thì đi từ chân lý
khập khiễng, là đảng Cộng Hoà của bọn nhà giàu và các tay buôn súng nên
có lập trường chủ chiến, đến một câu hỏi lớn bằng... hư vô: làm gì với
Trung Quốc bây giờ?
Cường
quốc này đang huy động hậu thuẫn của các chế độ hung đồ, từ Bắc Hàn đến
Iran, Syria, v.v... để dẫn nước Mỹ vào một cuộc xa luân chiến cho hụt
hơi. Huống hồ, nhu cầu rất chính đáng của nước Mỹ hiện nay là chấn chỉnh
công chi thu và cứu giúp những thành phần bần hàn để xây dựng lại nội
lực.
Sự thật ở đây là vài ba chục dấu chấm đã bị lãng quên trong cả chuỗi lý luận.
Hoa
Kỳ đang có thỏa ước phòng thủ về an ninh với khoảng 50 quốc gia lớn nhỏ
trên thế giới. Trung Quốc mới là kẻ "vạn lý độc hành": không có một
mống đồng minh hay đồng chí trong một hiệp định an ninh, dù là Bắc Hàn,
Miến Điện, Pakistan, Iran hay – xin lỗi – Việt Nam!
Nhìn
trong lâu dài, cứ kể như từ Thế chiến II, Hoa Kỳ đã can thiệp vào nhiều
nơi bằng quân sự. Cái tội nặng lắm của một nước Mỹ hiếu chiến và đế
quốc! Sự thật rất khó hiểu, nên không thể giải thích bằng kiểu đốp chát
trong vài giây, là nước Mỹ ít khi can thiệp một mình.
Gần
như lần ra quân nào, dưới chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hoà, nước Mỹ
cũng có đồng minh, nếu có gọi là chư hầu thì chưa chắc đã đúng. Lại xin
mặc cả vài hàng để kể lại cho rõ trong chuỗi suy diễn từ A đến Z:
Ngay
sau Thế chiến II, khi Liên Xô rồi Trung Quốc khai thác nội chiến Cao Ly
thành cuộc chiến Triều Tiên, Hoa Kỳ đã nhập cuộc. Nhưng dưới lá cờ Liên
hiệp quốc và bên cạnh 12 quốc gia là Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan,
Luxembourg, Gia Nã Đại (Canada), Úc, Tân Tây Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey),
Hy Lạp, Thái Lan và Phi Luật Tân. Ngày nay, quân lực Mỹ vẫn còn ở đó,
theo quy định của Liên hiệp quốc.
Trong
cuộc chiến sau này bị phỉ nhổ là "phi chính nghĩa" là tại Việt Nam, Hoa
Kỳ lâm chiến cùng... bảy đồng minh là Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Đài
Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan và thậm chí... Tây Ban Nha (Spain).
Khi
Chiến tranh lạnh tàn lụi, và cần cấp cứu Kuweit, trong cuộc chiến vùng
Vịnh năm 1991, nước Mỹ tấn công Iraq với hậu thuẫn của 31 quốc gia Âu,
Á, Phi, kể cả Ba Lan và Tiệp Khắc vừa bước ra khỏi quỹ đạo Xô viết.
Sau
vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ mở chiến dich A Phú Hãn (Afghanistan) năm
2001, nhưng dưới lá cờ NATO và với sự góp công góp của từ hơn bốn chục
quốc gia. Năm 2003, với sự ủng hộ và cho phép của Quốc hội, Hoa Kỳ đã...
"đơn phương" can thiệp vào Iraq, tội rất nặng của ông George W. Bush
hiếu chiến: người ta quên mất 38 dấu chấm là tên các quốc gia đã đi vào
liên minh này.
Người ta cũng quên hỏi là vì sao trong cuộc tranh cử năm 2000, Thống đốc George W, Bush lại chống việc Chính quyền Bill Clinton can thiệp vào Kosovo để "xây dựng quốc gia" cho khu vực này trong nước Cộng Hoà Serbia, dưới lá cờ của NATO? Khi ấy, Clinton bên Dân Chủ là chủ chiến và Bush Cộng Hoà là bồ câu?
Người ta cũng quên hỏi là vì sao trong cuộc tranh cử năm 2000, Thống đốc George W, Bush lại chống việc Chính quyền Bill Clinton can thiệp vào Kosovo để "xây dựng quốc gia" cho khu vực này trong nước Cộng Hoà Serbia, dưới lá cờ của NATO? Khi ấy, Clinton bên Dân Chủ là chủ chiến và Bush Cộng Hoà là bồ câu?
Những chuyện khó hiểu ấy dẫn chúng ta đến vài câu hỏi.
Vì
sao Hoa Kỳ ngang ngược, và bị đả kích về rất nhiều chuyện, vẫn có thể
can thiệp vào thiên hạ sự cùng nhiều xứ khác, trong một lãnh vực sinh tử
cho mọi người là quân sự? Vì các quốc gia kia chấp nhận cái phận chư
hầu cho Đế quốc Mỹ? Hay là họ chỉ làm "thợ vịn" và tinh quái vận dụng
sức mạnh Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi và an ninh của họ? Hay là họ bị nước
Mỹ lung lạc, đánh lừa? Hay là dù sao sức mạnh quân sự kinh tế và thế
chế dân chủ của Hoa Kỳ vẫn là yếu tố ổn định và an toàn nhất?
Mà
Trung Quốc hay Liên bang Nga có những đặc tính như vậy không? Làm sao
giải thích được chuyện đó bằng vài câu đốp chát trên truyền hình?
-Bầu cử quái đản ở Mỹ
Lữ Giang
Chúng
ta nhớ lại, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, ngày 28.10.2000
chương trình Agenda của Mỹ đã làm một cuộc phỏng vấn bình luận gia và
nhà văn Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt
ra như sau: Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush? Qua cuộc tranh luận,
người ta thấy cả hai cứ nói quanh quẩn chung quanh vấn
đề thuế khóa, trong khi có những vấn đề như sự nghèo khổ, công bình xã
hội... lại không được bàn đến? Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như
sau:
“Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng
ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng
chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản - và đảng đó có
hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush.
“Chỉ có những khác biệt nhỏ. Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu...”
Những gì Gore Vidal nhận định năm 2000, sau này đã đúng hết rồi, kể cả việc “Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu.” Lịch
sử cũng đang tái diễn như vậy: Hiện nay nước Mỹ đang tổ chức một cuộc
bầu cử rất xôm tụ, với những thủ tục bầu cử rất rườm rà, phức tạp và tốn
kém nhất thế giới.
NHỮNG CHUYỆN QUÁI LẠ
Trước khi nói về những thủ tục bầu cử ở Mỹ, chúng tôi xin lưu ý ngay ba điểm chính sau đây:
Thứ nhất, nước Mỹ theo chế độ “Đảng cử dân bầu”. Đảng không cử là kể như chào thua.
Thứ
hai, các cử tri không được bầu chọn trực tiếp ứng cử viên tổng thống
hay tổng thống. Các cử tri chỉ được bầu Các Đại Biểu Tại Đại Hội Đảng
Toàn Quốc (National Convention Delegates) để bầu các ứng cử viên tổng thống và bầu Cử Tri Đoàn (Electoral College)để bầu tổng thống.
Thứ
ba, kết quả cuộc bầu tổng thống không căn cứ vào tổng số phiếu của cử
tri mà căn cứ vào số phiếu của cử tri đoàn. Vì thế, trong lịch sử đã có
những trường hợp ứng cử viên tổng thống được số phiếu bầu của dân chúng
nhiều nhất lại thất cử, còn ứng cử viên ít phiếu hơn lại thắng cử!
Để
giúp độc giả có một khái niệm rõ hơn về cuộc bầu cử quái đản ở Mỹ,
trong bài này chúng tôi sẽ nói qua về hai đảng chính ở Mỹ và thủ tục bầu
cử sơ bộ kỳ cục ở Mỹ. Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến thủ tục
bầu cử tổng thống.
ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HOÀ
Ở
Mỹ, có hai đảng lớn nhất là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Ngoài hai
đảng lớn này còn có một số đảng nhỏ được thành lập và hoạt động đúng
theo luật pháp, có thể tổ chức bầu sơ bộ để chỉ định ứng cử viên tổng thống, đó là các đảng sau đây: Đảng Xanh (Green Party), Đảng Xã Hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA), Đảng Tự Do (Libertarian Party), Đảng Hiến Pháp (Constitution Party) vàĐảng Cải Cách Hoa Kỳ (Reform Party USA). Ở đây chúng tôi chỉ nói đến hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà.
Lịch sử của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà rất dài, chúng tôi chỉ nêu lên những nét chính và nói về sự khác biệt giữa hai đảng.
1.- Đảng Dân Chủ
Đảng Dân Chủ có nguồn gốc từ đảng Cộng Hòa–Dân Chủ (Democratic - Republican) do
Thomas Jefferson thành lập năm 1792. Dù vậy, một số học giả cho rằng
đảng này ra đời vào năm 1828, do những người ủng hộ Andrew Jackson và
các cựu thành viên Đảng Liên Bang (Federalist) tiến hành thành lập.
Lập
trường chủ đạo của Đảng Dân Chủ kể từ thập niên 1930 thường có khuynh
hướng tự do và thường được xem là “dân chủ xã hội”. Bên trong đảng Dân
Chủ lại tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn trong Đảng Cộng Hoà và
các đảng khác ở các nước tiên tiến, vì đảng này thường không có đủ quyền
lực để kiểm soát các đảng viên.
Trong
thực tế, Đảng Dân Chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình
đẳng, cơ hội đồng đều, và chính quyền có thể điều tiết các doanh nghiệp
tự do khi cần phải điều hòa. Đảng chủ trương chính quyền nên giữ một vai
trò chính trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội. Vì
thế, một số người đã gọi Đảng Dân Chủ là đảng của người nghèo.
Chỉ
quan sát thời gian gần đây thôi, chúng ta cũng thấy Đảng Dân Chủ cũng
có lúc đã tạo được thế đứng thượng phong trong chính quyền Mỹ: Năm 2004,
số cử tri ghi danh vào Đảng Dân Chủ là 72 triệu người, tức 42,6% tổng
số 169 triệu cử tri, trong khi Đảng Cộng Hoà chỉ có 55 triệu. Đến cuộc
bầu cử 2006, Đảng Dân Chủ chiếm đa số trong Quốc Hội. Nhưng trong cuộc tuyển
cử năm 2010, Đảng Dân Chủ đã mất đa số tại Hạ Viện, chỉ còn chiếm được
đa số ở Thượng Viện. Đa số thống đốc tiểu bang là đảng viên Dân Chủ.
Tổng thống đương nhiệm là Barack Obama, một thành viên đảng Dân Chủ.
2.- Đảng Cộng Hoà
Đảng Cộng hòa (tiếng Anh: Republican Party, thường được gọi là GOP, viết tắt của "Grand Old Party") được
thành lập năm 1854 do các thành viên trước đây của các Đảng Whig, Dân
chủ Democrats miền Bắc, và Free-Soilers là những người chống lại sự bành
trướng của chế độ nô lệ với khẩu hiệu là “free labor, free land, free
men” (lao động tự do, đất đai miễn phí, con người tự do). Nhưng chủ trương của Đảng biến đổi dần qua các thời đại.
Trong thế kỷ 21, về đối nội, Đảng Cộng Hòa chủ trương một ngành hành pháp mạnh hơn, giảm thuế (cho nhà giàu), bảo
vệ quyền sở hữu súng và bớt các quy định cho các đại xí nghiệp hoạt
động tự do hơn, nhưng lại bảo thủ về phương diện xã hội. Về đối ngoại,
Đảng Cộng Hoà chủ trương chiến tranh ngăn chận để đánh bại chủ nghĩa
khủng bố và “xúc tiến dân chủ” trên toàn cầu. Nói cách khác, đảng này chủ trương bành trướng.
Như
đã nói ở trước, số thống kê năm 2004 cho thấy Đảng Cộng Hòa có 55 triệu
cử tri, tức chỉ khoảng 1/3 tổng số cử tri, còn số cử tri của Đảng Dân
Chủ lên đến 72 triệu. Các cuộc thăm dò mới đây cũng cho thấy khoảng từ
20% đến 33% người Mỹ tự nhận là thành viên Đảng Cộng Hòa.
BẦU CỬ SƠ BỘ Ở MỸ
Mỗi
tiểu bang đều có luật lệ về bầu cử sơ bộ riêng, không tiểu bang nào
gióng tiểu bang nào. Mỗi đảng đều có một ủy ban phối hợp được gọi là Ủy
ban Toàn Quốc, đó là Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) và Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ (The Democratic National Committee). Tại
mỗi tiểu bang và mỗi County đều có một Ủy Ban như vậy. Ủy Ban có nhiệm
vụ thi hành Điều Lệ của Đảng, phối hợp chiến lược gây qũy và tranh cử,
tổ chức Đại Hội Đảng.
Bầu
cử sơ bộ để chọn ứng cử viên cho mỗi đảng thường kéo dài từ Tháng Giêng
đến Tháng Sáu, phần lớn tập trung vào Tháng Hai và Ba. Đại Hội Đảng
thường được tổ chức vào Tháng Bảy hay Tám, để đại diện của các tiểu bang
bầu đại diện đảng ra tranh cử tổng thống.
Năm
nay, thời gian của các cuộc bầu cử sơ bộï bắt đầu vào ngày 3/1 tại Iowa
và sẽ kết thúc vào ngày 26/6 tại Utah. Riêng Đảng Dân Chủ không tổ chức
bầu sơ bộ, vì ông Obama được coi là ứng cử viên chỉ định của Đảng.
Thủ
tục bầu cử sơ bộ là một thủ tục rất phức tạp, ngay những người ở Mỹ
cũng khó tưởng tượng nổi. Mỗi tiểu bang có những thể thức bầu cử sơ bộ (primary elections) khác
nhau, nhưng có thể quy vào hai loại sau đây: Bầu cử theo phương thức
đầu phiếu phổ thông, tiếng Mỹ gọi là PRIMARY và bầu cử theo các cuộc họp
nhóm, tiếng Mỹ gọi là CAUCUS.
Điều cần lưu ý là dù bầu theo thể thức Primary hay Caucus, cử tri chỉ bầu các đại biểu tham dự đại hội (convention delegates) bầu ứng cử viên tổng thống chứ không trực tiếp bầu chọn ứng cử viên ra tranh cử, chính các đại biểu mới có quyền chọn.
1.- Đầu Phiếu Phổ Thông (Primary)
Trong
các tiểu bang theo thể thức đầu phiếu phổ thông, các cử tri đã ghi danh
đầu phiếu đều có thể đi bầu và thể thức bầu là bỏ phiếu kín. Cử tri có
thể chọn bất cứ ứng cử viên nào đã ghi danh.
(a) Hai loại đầu phiếu
Thể thức đầu phiếu phổ thông lại được chia làm hai loại (types of primaries), đó là loại đóng và loại mở (closed and open). Luật tiểu bang có thể chọn một trong hai loại.
Tại
các tiểu bang theo loại bầu đóng, các cử tri ghi danh vào đảng nào phải
bầu cử tại đảng đó. Ví dụ, một cử tri đã ghi danh vào đảng Cộng Hòa chỉ
có thể bỏ phiếu trong đảng Cộng Hòa.
Tại
các tiểu bang theo loại bầu mở, tất cả các cử tri đã ghi danh có thể bỏ
phiếu cho bất cứ đảng nào, nhưng chỉ được chọn một đảng mà thôi. Đã bầu
ở đảng này không được bầu tại đảng khác nữa.
Hầu hết các tiểu bang đều chọn loại bầu đóng.
(b) Tên ghi trên lá phiếu
Tên
trên các lá phiếu cũng được ghi khác nhau tùy theo luật tiểu bang. Tại
hầu hết các tiểu bang, tên các ứng cử viên tổng thống đều xuất hiện trên
lá phiếu. Trái lại, trong một số tiểu bang, chỉ tên các đại biểu tham
dự hội nghị (convention delegates) xuất hiện trên lá phiếu mà thôi.
(c) Đại biểu cam kết hay không cam kết
Luật tiểu bang còn ấn định các đại biểu “cam kết” (pledged) hay “không cam kết” (unpledged).
Ở một số tiểu bang, các đại biểu bị bắt buộc phải "cam kết" (pledged) bỏ phiếu cho người chiến thắng trong tiểu bang tại đại hội toàn quốc.
Tại các tiểu bang khác, các đại biểu có thể “cam kết” hay “không cam kết”. Khi không cam kết (unpledged), họ có quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng cử viên nào mà họ muốn tại đại hội.
2.- Bầu Theo Họp Nhóm (Caucus)
Chữ
Caucus có gốc từ tiếng của người da đỏ, có nghĩa là cuộc họp của các
trưởng bộ lạc. Ở đây, chữ Caucus chỉ đơn giản là các cuộc họp được mở ra
cho tất cả các cử tri đã ghi danh vào đảng, tại đó các đại biểu tại đại
hội đảng toàn quốc được bầu.
Caucus
có thể được tổ chức tại bất cứ nơi nào có thể họp được trong toàn tiểu
bang, như các trường học, nhà thờ, thư viện, nhà của tư nhân, v.v. Trong
cuộc bầu cử Caucus vừa qua tại tiểu bang Iowa, đã có 1.774 phòng họp
như thế. Mỗi ứng cử viên có thể cử một phát ngôn viên đến các phòng họp
để trình bày.
Các
cử tri tham dự được chia thành từng nhóm theo các ứng cử viên mà họ hỗ
trợ. Các cử tri chưa quyết định chọn ai, sẽ họp lại thành nhóm riêng.
Đại biểu của các ứng cử viên thường đến nói chuyện tại các nhóm này để
thuyết phục những cử tri chưa có quyết định.
Cử
tri trong mỗi nhóm được mời phát biểu lý do ủng hộ ứng cử viên của họ
và cố gắng thuyết phục người khác tham gia vào nhóm họ. Sau những lời
phát biểu, những người tham dự ghi sự lựa chọn của mình trên một mảnh
giấy. Vào cuối các cuộc họp, ban tổ chức kiểm phiếu và cho biết có bao
nhiêu đại biểu mà mỗi ứng cử viên đã giành được.
Gióng
như trong phương thức đầu phiếu phổ thông, tùy theo quy định của các
tiểu bang, các đại biểu được đề cử trong các cuộc bầu Caucus cũng được
chia làm hai loại: đại biểu cam kết và đại biểu không cam kết.
3.- Phương Pháp Ấn Định Số Đại Biểu
Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đã sử dụng các phương pháp khác nhau để ấn định số đại biểu tại đại hội toàn quốc.
Đảng
Dân Chủ sử dụng phương pháp tỷ lệ: Mỗi ứng cử viên được trao tặng một
số đại biểu theo tỷ lệ họ được ủng hộ trong cuộc đầu phiếu phổ thông hay
trong các cuộc họp Caucus của tiểu bang.
Thí
dụ tại một tiểu bang có 20 đại biểu tham dự đại hội Đảng Dân Chủ và có
ba ứng cử viên ra tranh cử, tỷ lệ phân chia đại biểu sẽ như sau: Nếu ứng
cử viên "A" nhận được 70% trong các cuộc đầu phiếu phổ thông và bầu
Caucus, ứng cử viên "B" 20% và ứng cử viên "C" 10%, ứng cử viên "A" sẽ
nhận được 14 đại biểu, ứng cử viên "B" được 4 đại biểu và ứng cử viên
"C" 2 đại biểu.
Trong Đảng Cộng Hòa, mỗi tiểu bang có thể chọn phương pháp tỷ lệ hay phương pháp "người chiến-thắng-thu-tất-cả" (winner-take-all) các đại biểu
4.- Đại Hội Đảng Toàn Quốc
Mục tiêu của Đại Hội Đảng Toàn Quốc (National Party Convention) là bầu ứng cử viên tổng thống và ấn định Cương Lĩnh (Platform)của đảng.
Năm
nay, Đảng Cộng Hoà sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 27 đến 30
tháng 8 tại Tampa, Florida, để chọn Ứng Cử Viên Tổng Thống cho Đảng Cộng
Hoà.
Đảng
Dân Chủ sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 3 đến 6 tháng 9 tại
Charlotte, North Carolina. Hầu như không có ai tranh giành chức vị này
trong Đảng, nên đương kim Tổng Thống Barack Hussein Obama sẽ là Ứng Cử
Viên Đảng Dân Chủ.
Tại đại hội đảng, mỗi tiểu bang sẽ gửi một phái đoàn (delegation) đại
biểu đến tham dự đại hội. Con số đại biểu thường được ấn định tùy theo
dân số của tiểu bang, theo sự quy định trong nội quy của đảng và cũng có
khi do luật tiểu bang. Mỗi đảng ấn định một số đại biểu khác nhau,
chẳng hạn như tại California, tiểu bang lớn nhất, Đảng Dân Chủ định số
đại biểu là 441, trong khi Đảng Cộng Hòa định là 173.
Năm 2004, Đảng Dân Chủ có 4.353 đại biểu (delegates) và 611 người thay phiên (alternates). Còn Đảng Cộng Hoà có 2509 đại biểu và 2.344 người thay phiên.
Năm nay Đảng Cộng Hoà ấn định số đại biểu là 2.286 và ai được 1.444 phiếu sẽ thắng. Trong khi đó số đại biểu Đảng Dân Chủ có thể lên đến 6.000.
Như
đã nói ở trước, tùy theo sự ấn định của luật lệ tiểu bang, các đại biểu
tham dự đại hội đảng phải bỏ phiếu cho ứng viên chiếm được nhiều phiếu
nhất trong tiểu bang, hay được biểu bỏ phiếu tùy ý. Ứng viên nào chiếm
được đa số phiếu của tổng số đại biểu sẽ đắc cử đại diện cho đảng trong
cuộc tranh cử tổng thống.
Đại
hội sẽ cử ra một số người soạn thảo Cương Lĩnh của đảng. Cương Lĩnh này
thường có tính cách lý tưởng hơn là thực tế. Đôi khi Cương Lĩnh lại bị
chính trị hoá.
MỘT VÀI NHẬN XÉT
Tuy cuộc bầu cử sơ bộ đang được tiến hành, chúng tôi có một số nhận định như sau:
1.-
Bầu cử ở Mỹ tiền rất quan trọng. Tiền này do các người ủng hộ và các
nhà đại tư bản đứng đàng sau hậu trường đóng góp. Trong cuộc bầu cử Tổng
Thống năm 2008, ông Obama quyên góp được $513.557.218, còn ông McCain
được $346.666.422.
2.-
Các nhà chính trị và đại tư bản Mỹ coi bầu cử quan trọng hơn cả quyền
lợi quốc gia, chính sách đối nội và đối ngoại... Nếu phải hy sinh bất cứ
thứ gì để họ có thể thắng cử, họ sẽ làm.
3.-
Nếu phải chọn giữa ông Mitt Rumney và ông Newt Gringrich, các nhà đại
tư bản sẽ chọn ông Mitt Rumney, vì cũng như ông McCain, ông Newt
Gringrich có tính khí ngang bướng và bất thường, khó điều khiển được. Họ
thường chọn những người dễ điều khiển như ông George W. Bush hay có thể
thoả hiệp được như Obama. Chọn một người ngang bướng hay bất bình
thường, khi không xài được mà phải “bụp”, sẽ gây ra nhiều rắc rối.
4.-
Có vẻ kỳ này Đảng Cộng Hoà không quan tâm đến cái ghế Tổng Thống Mỹ
lắm. Trong hai nhiệm kỳ 8 năm, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của giới đại
tư bản Mỹ, Tổng Thống Bush đã làm kinh tế Mỹ suy sụp. Ông Obama là
người được giao trách nhiệm đưa đất nước qua giai đoạn khó khăn. Hết
giai đoạn này, họ mới tính chuyện làm ăn trở lại, nên Obama có thể vẫn
được cho ngồi đó.
5.-
Đảng Cộng Hòa đang quan tâm đến việc lấy lại Thượng Viện trong tay Đảng
Dân Chủ, vì Đảng Dân Chủ bị bầu lại đến 16 ghế, trong khi Đảng Cộng Hòa
chỉ 8 ghế. Kiếm được một nữa số ghế của Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Hòa có
thể làm chủ cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện.
Nhưng trong vụ bảo vệ nhà giàu một cách quá trắng trợn vừa qua, Đảng Cộng Hòa đã bị mọi giới nguyền rủa, nên cũng khó lấy được nhiều lá phiếu của cử tri.
Ngày 14.2.2012
Lữ Giang
-In own teeth and the America, I trust, guys....
This century must be an American Century. In an American Century, America has the strongest economy and the strongest military in the world. In an American Century, America leads the free world and the free world leads the entire world. ... This is America's moment. We should embrace the challenge, not shrink from it, not crawl into an isolationist shell, not wave the white flag of surrender, nor give in to those who assert America's time has passed.
That is nonsense.
.....But your "mentality" to surrender (what you - unawares? - can't close ) is nothing but the beginning of utter nonsense.
And at least, an American Century doesn't come from your conviction and passion.
It comes from this: American power is not only Democracy and liberal values, it is deeper rooted in Human nature, guys.
A bit more, Sir?
I'd like to underline some of times the US soft power:
- Why Clinton could - in some of her words - put a half of the world upside down?
- Why every man looks for Washington's Boyz every time when he faces difficult moments in the life?
- Why every woman calls 'America!' every time when her kid cries?
That's what is US soft power. That's
Why I said: God, maybe when I'll be in your paradise, I will say: 'God,
in You, I trust'. But on this Earth, I say: 'In my own teeth and
America, I trust'.
via viet-studies
TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI basam-
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG
VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI Tài liệu tham khảo đặc
biệt Chủ chật, ngày 19/2/2012 (Tạp chí “Thế giới đương đại”, Trung Quốc,
số 10/2011) Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
Thế kỷ Mỹ đã kết thúc? The American Century Is Over— Good Riddance (Chronicle of Higher Education 19-2-12) - Bài Andrew Bacevich
Marx có thể cứu chủ nghĩa tư bản không? Can Marx save capitalism? (FT 20-2-12) -- Video p/v Robin Blackburn ◄
Đại học nên dạy các đức tính trí thức: Colleges Should Teach Intellectual Virtues (Chronicle of Hgher Education 19-2-12) -- Đó là tình yêu chân lý, lương thiện, quả cảm, công bằng, và sáng suốtThế kỷ Mỹ đã kết thúc? The American Century Is Over— Good Riddance (Chronicle of Higher Education 19-2-12) - Bài Andrew Bacevich
Marx có thể cứu chủ nghĩa tư bản không? Can Marx save capitalism? (FT 20-2-12) -- Video p/v Robin Blackburn ◄
- Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ Trung – (RFI). – Trung Quốc ca ngợi chuyến đi Mỹ của Phó chủ tịch Tập Cận Bình – (VOA). -- Tàu cá Việt Nam cứu sống 2 công dân Trung Quốc (VOV). – Tin cuối ngày: Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc (VTC). - Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc (TN).
- Trung Quốc ‘răn đe’ châu Á? (Đất Việt). – Tàu Trung Quốc lại gây sự với tuần duyên Nhật Bản tại biển Hoa Đông – (RFI). – Tàu Nhật và Trung Quốc đối mặt trên biển(VNE/ PLTP). - Nhật – Trung lại tranh chấp trên biển (VOV). - Tàu Trung Quốc, Nhật lại chạm mặt (TN).
- Khối ASEAN giảm thiểu nhân quyền trong bản dự thảo: tài liệu rò rỉ cho biết – (x-café). Dịch từ bài: Asean waters down human rights draft: leaked document (Mizzima).- Trung Quốc : Hàng trăm người Tây Tạng tụ họp để giữ thi hài tu sĩ tự thiêu – (RFI). – China: Self-Immolation ‘Only Possible Recourse’ (Eurasia Review). -- Báo Trung Quốc: Phương Tây xúi giục bất ổn ở Syria – (VOA). - “Putin sẽ chiến thắng tại bầu cử Tổng thống Nga” (TTXVN). - Ông Medvedev gặp phe chống đối (TN). - Thủ tướng Putin thẳng tiến đến ghế tổng thống (VnMedia).
- Thủ tướng Nga cam kết hiện đại hoá quân đội – (RFI).-- Cuba thay nhân sự cấp cao đầu tiên sau ĐH Đảng (TTXVN).
- Lái súng quốc tế đổ dồn về châu Á (VEF).
- Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được nêu lên tại LHQ – (VOA). - Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN – (RFA). – Nhà hoạt động nhân quyền Võ Văn Ái Vietnam religious minorities face persecution says activist (AFP/ MSN). – Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông – (RFA). - Công an tỉnh Đắk Nông: Bắt đối tượng chống phá Nhà nước (NLĐ).--- Bài dịch: QUYỀN LÀM NGƯỜI (phần 1) (Da Màu).-- Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công (Chuacuuthe).----Nhật triệu đại sứ TQ phản đối tàu xâm phạm lãnh hải
- Quần đảo Senkaku (Ảnh: Internet)
Nhật triệu đại sứ TQ phản đối tàu xâm phạm lãnh hải
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16-3 cho biết thứ trưởng ngoại giao Kenichiro Sasae đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới Bộ Ngoại giao để phản đối tàu Hải Giám của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.
Theo
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, hai tàu Hải Giám 50 và Hải Giám 66
đã đến vùng biển gần quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu
Ngư, sáng sớm ngày 16-3.
Tàu
Hải Giám 50 đã đi vào lãnh hải Nhật Bản lúc 9 giờ 38 và rời đi lúc 10
giờ 03 sau khi tàu tuần tra của Nhật Bản đưa ra cảnh cáo.
Trụ
sở lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực 11 ở Naha, Okinawa cho biết tàu Hải
Giám của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản tại một địa điểm ở
phía Nam-Đông Nam quần đảo Senkaku.
Hai tàu Hải Giám của Trung Quốc đã rời khỏi khu vực tiếp giáp đường giới tuyến trên biển vào khoảng 14 giờ 40 cùng ngày.
Lực
lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết đã phát hiện hai tàu của Trung
Quốc lúc 6 giờ sáng 16-3 ở vùng biển tiếp giáp cách đảo Kuba thuộc quần
đảo Senkaku khoảng 40km về phía Đông Bắc. Lực lượng phòng vệ đã phát
cảnh cáo qua sóng radio và yêu cầu tàu Trung Quốc không được xâm phạm
lãnh hải Nhật Bản.
Tàu
Trung Quốc đáp lại rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc và họ
đang tuần tra ở vùng biển xung quanh, đồng thời phát thông điệp tương tự
trên bảng điện tử bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Nhật.
Trong
khi đó, tại Bắc Kinh, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã ra tuyên bố
nói rằng hai tàu Hải Giám của họ đã đến khu vực vào sáng sớm ngày 16-3
để tiến hành các hoạt động tuần tra thông thường.
Cục
này nói rằng việc cử hai tàu tới vùng biển gần đảo Điếu Ngư để bảo vệ
các quyền lợi biển của Trung Quốc và thể hiện quan điểm kiên định của
chính phủ Trung Quốc rằng nước này có chủ quyền đối với quần đảo.
Hai tàu Hải Giám này mới được đóng và triển khai hồi năm ngoái. Tàu Hải Giám 50 có sân đỗ cho máy bay trực thăng.
Quần đảo Senkaku là một nhóm đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát như một phần của tỉnh Okinawa.
Đài Loan cũng đòi chủ quyền với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư Đài này.
Năm
2010, Lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản đã bắt thuyền trưởng tàu cá
Trung Quốc sau vụ va chạm với hai tàu tuần tra Nhật Bản gần quần đảo
Senkaku.
Quan hệ Nhật-Trung đã xấu đi sau vụ va chạm này.
Theo Minh Sơn (Vietnamplus)
- - Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa – (RFI). - Vietnam Protests Cnooc’s Plans in Disputed South China Sea (WSJ). – Vietnam Says Cnooc’s South China Sea Bids Violate Territory (Bloomberg). - Những lo ngại mới trên biển Đông (TN).- Ngăn chặn xung đột trên biển Đông bằng cách nào? đv
- - Tàu Trung Quốc tới Senkaku, Nhật lập Ban chỉ huy khẩn (LĐ).-- Việt Nam – Campuchia điều chỉnh một số khu vực biên giới trên bộ – (RFA).-Australia: Chọn Mỹ hay Trung Quốc?-NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ- basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ sáu, ngày 16/3/2012 TTXVN (Niu Đêli 15/3) Chiến lược gia K. Subarahmanyam nổi tiếng có ảnh hưởng tới các chính sách lớn của Ấn Độ qua đời ngày 2/2. Tờ “The Indian Express mới
-Tổng thống Miến Điện sẽ thăm VN
BBC Tiếng Việt
Tổng thống Miến Điện Thein Sein sẽ thăm Việt Nam, trong dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương ngày càng gần gũi. Trong tháng này, Ngoại trưởng Việt Nam đã đến Miến Điện, trong khi một ủy viên Bộ Chính trị cũng dẫn theo đoàn doanh nghiệp khảo sát cơ hội ...
Tổng thống Myanmar sắp thăm VNTuổi Trẻ
Tin vắn quốc tế 16 – 03Tiền Phong Online
Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma sẽ thăm chính thức ...Hà Nội Mới
Tưởng niệm Mỹ Lai: Kể lại cuộc thảm sát Mỹ Lai năm 1968 (BBC 16-3-12) ◄
- Nhật Bản khởi tố thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc (TT&VH). (TT&VH) - Ngày 15/3, Nhật Bản đã khởi tố thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc vì tội đã cố tình đâm vào hai tàu tuần duyên của nước này và gây căng thẳng quan hệ song phương.
Thuyền trưởng Zhang Qixion (trái)
|
Vụ
việc diễn ra hồi tháng 9/2010 khi Zhang đâm vào tàu Nhật tại khu vực
gần quần đảo Senkaku ở Nhật Bản, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Quan hệ đôi
bên đã rơi tự do sau vụ Zhang bị bắt giữ. Kết cục là ông này được trả
tự do 18 ngày sau đó, khi Nhật phải nhượng bộ trước sự đe dọa cắt đứt
quan hệ và chấm dứt giao thương của Trung Quốc. Hồi tháng 2 năm ngoái,
cơ quan tuần duyên Nhật Bản thậm chí còn phải gửi 170.000 USD tới cho
Zhang để ông ta sửa tàu cá bị hư hỏng.
Những
hành động này của nhà chức trách làm một số người Nhật Bản tức giận,
cho rằng Tokyo đã quá nhún nhường trước sức ép từ Bắc Kinh. Vì thế, một
ủy ban điều tra độc lập đã xem xét lại vụ việc và quyết định khởi tố
thuyền trưởng 42 tuổi của Trung Quốc. Phản ứng trước quyết định từ phía
Nhật, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin tuyên bố:
“Chúng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ làm nhiều hơn để bảo toàn bức tranh quan
hệ song phương, chứ không phải điều ngược lại”. – Nhật bị ‘tố làm căng’ với Trung Quốc để ‘trói’ Mỹ?(Global Times/ ĐV).
-Nhật bắt thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc
TOKYO (AFP) - Tuần duyên Nhật hôm Chủ Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì tình nghi xâm phạm hải phận Nhật, theo nguồn tin từ giới truyền thông.
Thuyền
trưởng 44 tuổi người Trung Quốc bị bắt về tội vi phạm luật đánh cá
trong khu vực hải phận kinh tế của Nhật, theo hãng thông tấn Jiji Press,
trích thuật tin từ cơ quan Tuần Duyên.
Tàu tuần duyên của Nhật trong vịnh Tokyo Bay. (Hình: Koichi Kamoshida/Getty Images) |
Bộ
Chỉ Huy Tuần Duyên Nhật ở thành phố Nagasaki cho hay một tàu tuần của
họ bắt gặp hai tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực gần đảo Goto, ngoài
khơi bờ biển phía Tây Nam Nhật, theo bản tin.
Hai
tàu đánh cá này không chịu ngừng lại để bị khám xét mà lại bỏ chạy. Tàu
tuần duyên Nhật rượt theo, bắt được một trong hai tàu sau cuộc truy
đuổi kéo dài gần 4 tiếng rưỡi đồng hồ.
Nhật
và Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Sensaku hay
Diaoyu theo tiếng Trung Quốc, nhưng khu vực quần đảo Goto không nằm
trong vùng tranh chấp.(V.Giang)
-Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc (VOV).
Chinese captain arrested in Japan territorial water
Tokyo - A captain of a Chinese fishing boat was arrested Sunday in Japanese territorial water off the southern island of Kyushu, local media reported.
A
Japanese coastguard vessel spotted two Chinese trawlers off the
prefecture of Nagasaki and ordered them to stop, but the two boats
ignored the order, public broadcaster NHK reported.
After
chasing down one of the two trawlers, the coastguard arrested the
captain, who refused an inspection, for the violation of fisheries law,
NHK said, citing the coastguard.
In
September 2010, the arrest of a Chinese captain off a disputed set of
islands in the East China Sea led to the worst diplomatic row in recent
years between Japan and China.
Chinese captain arrested in Japan territorial water
- ‘Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân’ (VNE). – Mỹ gây sức ép với IAEA về hạt nhân của Iran (VnMedia).
-- Israel trục xuất đoàn cứu trợ tới Dải Gaza (VOV/THX).
- Ghi ở Saint Petersburg (TTCT). – 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ: Cuộc duyệt binh huyền thoại(TP). – ‘Tượng đài Cách mạng Tháng Mười’ (ĐV).
Đường dây đưa người Việt xuất cảnh “chui” sang Úc
- kinh tế khó khăn, người Việt lại ra đi..Hình: Getty Images
- Đường dây đưa người Việt xuất cảnh “chui” sang Úc
TP
- Nhận được thông tin từ cảnh sát Úc thông báo có một con tàu chở 35
người Việt đã bị bắt giữ tại một hòn đảo Úc, lực lượng cảnh sát hình sự
đã vào cuộc và phát hiện một đường dây lừa gạt đưa người vượt biên trái
phép đến Úc.
Cầm
đầu đường dây là Nguyễn Đình Chiến (48 tuổi, ngụ ở Cửa Lò, Nghệ An).
Chiến có nhiều người thân ở nước ngoài, đã nhiều lần xuất cảnh sang Úc
để thăm thân.
Khi
về Việt Nam, Chiến lừa những nạn nhân sang Úc sẽ có việc làm lương cao,
có cuộc sống ổn định, và hứa sẽ đưa qua an toàn. Mỗi người đi đóng cho
Chiến 100-150 triệu đồng, trả trước 50%, còn lại qua Úc sẽ trả hết.
Thu được tiền, Chiến mua ghe cá 500-700 triệu đồng/chiếc và dầu, nhu yếu phẩm.
Sau
khi móc nối đủ người đi, Chiến đưa nạn nhân vào Bà Rịa - Vũng Tàu,
xuống cảng cá Lò Vôi và bắt đầu cuộc hành trình Úc với thời gian di
chuyển của mỗi chuyến đi kéo dài 13-17 ngày.
Thế
nhưng, ngay trong chuyến đầu tiên đưa 26 người sang Úc vào tháng
5-2010, cả thuyền bị bắt. Chiến và mọi người bị đưa vào trại tạm giữ.
Sau khi bị trục xuất về nước, Chiến cố tình tổ chức 2 chuyến khác vào
tháng 2 và tháng 5-2011.
Có tất cả 124 người Việt được Chiến cùng các đồng phạm dụ dỗ đưa sang Úc trên 3 chuyến tàu.
Những
nạn nhân bị đưa vào trại tị nạn của Úc khoảng 4 đến 6 tháng, rồi phải
hồi hương về nước bằng đường hàng không. Sau khi bị trục xuất về, nhiều
nạn nhân đã làm đơn tố cáo Chiến.
Kết
hợp thông tin từ cảnh sát Úc cung cấp, lãnh đạo C45B chỉ đạo phòng 6,7
của Cục phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An, Bà Rịa -
Vũng Tàu lập kế hoạch giăng lưới.
Nguồn
tin cho thấy ngày 19-7-2011, Chiến sẽ gặp chiến hữu Nguyễn Văn Toán, là
người giúp sức đắc lực trong việc đưa người Việt Nam xuất cảnh trái
phép sang Úc tại khách sạn Ng. Th. (đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân
Bình, TPHCM).
Tại
phòng 302, hai đối tượng đã bị bắt khẩn cấp cùng với các tang vật thu
được tại nơi này. Kế đến là Nguyễn Văn Sơn và 2 đối tượng nữa nằm trong
đường dây của Chiến.
Hữu Vinh
- - Công nhân nhà máy Trung Quốc ở Tiền Giang đình công – (RFA).Một mảnh đời của nhà vợ Việt chồng Hàn
- Việt Nam bắt 9 thủ phạm đưa người trái phép sang Australia – (VOA).
Hãng thông tấn DPA ngày 13/2 loan tin 9 người bị bắt tại miền nam Việt Nam vì bị cáo buộc vận chuyển người bất hợp pháp qua Australia. Công an Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay từ tháng 5 năm 2010 tới tháng 5 năm 2011, các đương sự đã tổ chức đưa 3 nhóm với tổng cộng trên 120 người sang Australia.
Các thủ phạm bị truy tố về tội ‘tổ chức đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp’.
Những người muốn xuất cảnh phải chi 7.100 đô la để được lên tàu đánh cá đưa sang Australia. Chuyến hải hành thường mất nửa tháng.
Tuy nhiên, chính quyền Australia đã bắt được từng chiếc tàu một. Khoảng 30 hành khách trên tàu đã bị gửi trả về Việt Nam. Số còn lại hiện vẫn còn bị giam giữ tại Australia.Nguồn: SAPA, DPA
Những người muốn xuất cảnh phải chi 7.100 đô la để được lên tàu đánh cá đưa sang Australia. Chuyến hải hành thường mất nửa tháng.
Tuy nhiên, chính quyền Australia đã bắt được từng chiếc tàu một. Khoảng 30 hành khách trên tàu đã bị gửi trả về Việt Nam. Số còn lại hiện vẫn còn bị giam giữ tại Australia.Nguồn: SAPA, DPA
Hơn 3.000 công nhân mất việc -(Dân
Trí) – Liên doanh xảy ra tranh chấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nên phải ngừng hoạt động khiến cho hơn 3.000 công nhân mất việc.
“Lương của EVN chỉ ở mức trung bình” –– Dân trí -Thu
nhập hiện nay của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ ở mức trung
bình, tiền lương của người lao động tại Tập đoàn được tính trên cơ sở
sản lượng điện thương phẩm. Đây là cơ chế đã được Chính phủ cho phép. VietNamNet – “Lương EVN cao để… giữ nhân tài’ “EVN
thua lỗ là do hạn hán, thủy điện thiếu nước, phải bù điện từ các nhà
máy chạy dầu, với giá thành cao. Còn lương cao để giữ chân người giỏi.
Bởi, nếu lương không đảm bảo họ sẽ bỏ việc” EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: thiếu điện - cắt điện (VnEx 11-2-12) EVN thời ông Đào Văn Hưng: Vỡ mộng viễn thông, chứng khoán (VEF 13-2-12) -EVN lỗ quá lớn | Người Lao Động Online Tập
đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 8.000 tỉ đồng, chủ yếu do đầu tư ngoài
ngành, trong đó kinh doanh điện lỗ trên 1.000 tỉ đồng. Đó là số liệu vừa
công bố của Kiểm toán Nhà nước- Đẩy lỗ qua DN khác vẫn không cứu nổi EVN Telecom (VEF).- Thanh tra lương tại EVN, không có sai phạm, chỉ có…hạn chế (PLVN). - Sẽ còn bao nhiêu người như nguyên Chủ tịch EVN?(VnEconomy). - Bất ngờ kết quả kiểm tra lương EVN (VTC). - Giật mình vì lương EVN lên tới 51 triệu đồng (VnMedia). - Chiêu chuyển lỗ của EVN thời ông Đào Văn Hưng (PLTP). – 25 đơn vị của EVN bị kiểm tra lương bổng(DT). – Cơ chế trả lương của EVN được Thủ tướng cho phép (TP). - EVN: Không còn là “cậu ấm” được nuông chiều? (DT). – Điện mua ngoài của EVN nhiều hơn điện sản xuất (VnEconomy). - Đằng sau việc thôi chức của Chủ tịch EVN (TN). - Hôm nay, hai bộ họp về tiền lương của EVN (Dân Việt). - ‘Nguyên Chủ tịch EVN chưa được giao việc mới’ (VNE). –Ông Đào Văn Hưng phải kiểm điểm xong mới được giao việc(NLĐ/ Bee). – Vì sao chủ tịch EVN Đào Văn Hưng phải ra đi? (DV).
CEO Việt nổi tiếng liên quan đến nợ nần và lao lý (Bee.net 11-2-12)
CEO Việt nổi tiếng liên quan đến nợ nần và lao lý (Bee.net 11-2-12)
Lương tối thiểu có thể tới 3,15 triệu đồng – Tiền Phong Online- Về
các mức tiền lương tối thiểu cụ thể, ông Cường cho biết, trong 3 phương
án nâng lương tối thiểu lên các mức: 1.680.000 đồng; 2.000.000 đồng và
3.150.000 đồng, thì vẫn chưa chọn theo phương án nào.
- - Công chức không sống bằng lương? (VOV). - Đề nghị bỏ lương tối thiểu của công chức (VNE).
Rao bán phụ nữ trên mạng internet (NLĐ) - Ngày 13-2, tại hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người trên địa bàn TP giai đoạn 2011-2015, Công an TP Hà Nội cho biết năm 2011, tình hình mua bán người trên địa bàn TP có nhiều diễn biến phức tạp. Bọn tội phạm tổ chức thành đường dây tìm kiếm phụ nữ và trẻ em để mua bán. Một trong những điều đáng chú ý là bọn chúng đã công khai rao bán phụ nữ trên mạng internet. “Điều đó chứng tỏ loại tội phạm này ngày càng manh động hơn” - đại diện Công an TP Hà Nội nhận định.
Nữ sinh cảnh giác thủ đoạn rủ đi chơi, lừa bán qua biên giới
TTO - Tại hội nghị tổng kết chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người năm 2011 và triển khai công tác 2012, đại tá Nguyễn Đức Chung, phó giám đốc Công an Hà Nội, đã chỉ đạo tập trung tấn công vào các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán ...
Phòng ngừa mua bán người qua mạngAn ninh thủ đô
Rao bán phụ nữ trên mạng internetNgười Lao Động
Hà Nội: Khám phá 11 vụ mua bán phụ nữ, trẻ emDân Trí
-Nine arrested in Vietnam for smuggling people to Australia
Tháng 1-2012, gần 9.000 người đăng ký thất nghiệp (NLĐ)
- Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM cho biết trong tháng đầu tiên của
năm 2012, đã có gần 9.000 người đăng ký thất nghiệp. So với cùng kỳ năm
2011, số đăng ký thất nghiệp nhiều hơn khoảng 2.500 người. Chỉ riêng
những ngày sau Tết, có gần 1.900 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất
nghiệp.
- 42 người Việt bị bắt tại Trung Quốc (NLĐ/THX).- Công an Trung Quốc bắt 34 người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam – (VOA). - Lời khai của một người Việt chuyên đưa người nhập cư lậu sang Anh – (RFI).
--Xuất khẩu lao động 2012: Tập trung đưa y tá sang Nhật (TP 3-2-12)Ai quản lao động nước ngoài tại Việt Nam?
- Thái Lan sẽ trục xuất 26 ngư dân Việt – (RFA). - Người Việt sẽ trở thành một dân tộc thiểu số tại Séc? (Vietinfo).- Séc muốn đóng cửa với lao động người Việt (Vietinfo).- - Rồng rắn xin thất nghiệp (TP). --
Nóng đầu tư công, vốn FDI
Bộ trưởng Bộ KHĐT giao lưu trực tuyến với người dân tại cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16 - 3. Ảnh: Chinhphu.vn.-Nóng đầu tư công, vốn FDI
TPO
– Chiều 16 – 3, Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời
trực tuyến người dân. Hai vấn đề được quan tâm nhất là đầu tư công và
các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp FDI.
Chủ trương: Công nhường cho tư
Độc giả Trần Thị Lan Anh (Quận
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi, Bộ trưởng nhận định thế nào
về ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, sự thiếu hiệu quả của hoạt
động đầu tư công bị ảnh hưởng từ nguyên nhân cơ bản là Nhà nước vẫn đang
đầu tư “lấn sân” vào những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực mà khối
doanh nghiệp tư nhân đang làm được và làm tốt?
Trong
nhiệm kì của mình, Bộ trưởng có dám chắc là không đặt bút kí quyết định
đổ vốn đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được
không?
Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh phân tích, khi mới giải phóng đất nước, thành
phần kinh tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp tư nhân
chưa phát triển nhiều.
Trong
lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn Nhà nước;
lĩnh vực kinh doanh chủ yếu dựa vào thành phần kinh tế tập thể và doanh
nghiệp Nhà nước.
Từ
khi đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp
nhiều về giá trị sản lượng và việc làm. Như vậy, từng bước, đầu tư của
lĩnh vực tư nhân chiếm một tỷ trọng rất cao.
Đầu tư công. |
Những
năm gần đây, đầu tư công đang giảm dần và tư nhân tăng. Trong giai đoạn
2001 - 2005, tỷ trọng của đầu tư nhà nước chiếm 53,4% tổng đầu tư toàn
xã hội, khối tư nhân chiếm 32,6%.
Đến giai đoạn mới, 2011-2015, sẽ phấn đấu giảm tỷ trọng đầu tư công xuống 37- 39%, khối tư nhân tăng lên 45- 46%.
Có
thể nói, đây là điều cần thiết, chúng tôi muốn dùng một từ là đầu tư
công đang giảm, từng bước nhường sân cho lĩnh vực tư. Quả thật Nhà nước
cũng cần làm như vậy.
Theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, trong tái cấu trúc đầu tư thì trọng
tâm là tái cấu trúc đầu tư công. Theo đó, những gì mà lĩnh vực tư nhân
có thể đầu tư thì Nhà nước dành cho khối tư nhân.
Trong
những năm tới, Nhà nước giảm dần tỷ trọng đầu tư từ NSNN và trái phiếu
Chính phủ, huy động nhiều hơn từ các thành phần ngoài Nhà nước tham gia
đầu tư, kể cả vào kết cấu hạ tầng.
Trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tập trung vào ngành nghề mang
tính chất dịch vụ công, các lĩnh vực tư nhân làm không hiệu quả, quốc
phòng, an ninh, đầu tư cho vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Nhà nước
có phần vốn hỗ trợ tư nhân thông qua các mô hình như đối tác công tư
PPP.
Về
câu hỏi trong nhiệm kỳ Bộ trưởng có dám chắc không ký quyết định đổ vốn
đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được không,
tôi xin trả lời như sau:
Về
mặt chủ trương thì như vậy, chúng ta sẽ thực hiện chủ trương những gì
tư nhân làm tốt hơn thì dành cho tư nhân. Tuy vậy, để phân cấp đầu tư,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành, Bộ
trưởng các bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, chịu trách nhiệm căn cứ
vào mức vốn của Nhà nước cấp trong 3 đến 5 năm, người đứng đầu sẽ lựa
chọn danh mục đầu tư cụ thể và Bộ KHĐT thẩm định giám sát. Chúng tôi sẽ
cố gắng trong công tác kiếm soát này.
Cũng
phải nói rằng, lực lượng tư nhân chưa có nhiều nguồn lực, nên không
phải những gì Nhà nước mong muốn xã hội hóa thì khu vực tư nhân đều có
thể đáp ứng được. Sự tham gia của tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan
trọng, nhưng cũng phải từng bước chứ không thể ngay lập tức có thể làm
được tất cả.
Bộ
trưởng Phạm Quang Vinh cũng cho biết thêm, một trong những hình thức
thế giới đã làm và rất thành công là hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong
đối tác công tư này, nhà nước và tư nhân sẽ hợp đồng đầu tư xây dựng
một công trình nào đó. Và căn cứ vào hiệu quả công trình thì nhà nước sẽ
xem xét bỏ tiền tham gia vào dự án này ở những lĩnh vực có nhiều rủi ro
mà tư nhân không chấp nhận được. Hoặc, bù đắp tiền cho dự án này để có
thể nhanh chóng hoàn vốn, khuyến khích tư nhân đầu tư. Còn lại, vốn nhà
đầu tư sẽ bỏ ra.
Nghĩa
là, thay vì trước đây chúng ta đầu tư 100% để xây dựng một cây cầu, thì
nay chúng ta có thể chỉ cần bỏ 30%, còn 70% là nhà đầu tư làm và họ sẽ
thu hồi vốn thông qua thu phí.
Như
vậy, Nhà nước sẽ có nhiều tiền làm những công trình như thế hơn. Đấy là
nguyên tắc PPP. Hiện, Bộ KHĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định 71 năm 2010 về thí điểm dự án PPP tại Việt Nam. Dự án này
đang được triển khai ở một số dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Thời
gian tới, chúng tôi đang kết hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế có
kinh nghiệm làm PPP để hoàn thiện khung pháp lý này cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tư nhân
trong nước và quốc tế.
Thứ
hai, hiên chúng ta đang xây dựng, chọn lựa những dự án lớn trong kết
cấu hạ tầng để kêu gọi các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp
trong và ngoài nước tham gia theo hình thức PPP.
Mổ xẻ doanh nghiệp FDI
Huy Vũ (Học
viện tài chính, Hà Nội): Thưa bộ trưởng, hiện nay có rất nhiều nhà đầu
tư nước ngoài cũng như trong nước đang lâm vào tình trạng có vấn đề về
tài chính. Vì thế đang có hiện tượng một số trụ sở cũng như xưởng, nhà
máy của họ bị “vườn không nhà trống”.
Hiện tượng này gây lãng phí về quỹ đất cũng như doanh thu cho thuê đất của nhà nước?
Bộ trưởng có giải pháp gì về vấn đề này chưa? Xin hỏi trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, địa phương hay Bộ KHĐT?
Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, vấn đề này rất thực tế. Vừa qua cả thế
giới, cũng như khu vực châu Âu gặp suy thoái kinh tế, đặc biệt là nợ
công trong khu vực châu Âu. Chính vì vậy, những doanh nghiệp nước ngoài
bị ảnh hưởng nặng, thậm chí là có những tập đoàn tài chính lớn của Mỹ,
châu Âu sụp đổ.
Do
vậy, nhiều doanh nghiệp ở châu Á cũng như trên thế giới đang đầu tư tại
Việt Nam cũng không tránh khỏi khó khăn, thậm chí không đủ vốn đầu tư
tiếp. Như vậy, cộng với khó khăn nội tại dẫn đến nhiều doanh nghiệp thu
hẹp sản xuất, thậm chí đình hoãn sản xuất…
Về trách nhiệm, bộ trưởng cho rằng đây là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành, trước hết là địa phương, nơi cấp phép dự án.
Các
địa phương cấp phép cho các dự án phải xem cụ thể dự án đó thế nào. Các
Bộ chuyên ngành trong lĩnh vực, cũng như các bộ tổng hợp như Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính đều có trách nhiệm chung.
Mỗi
doanh nghiệp có khó khăn khác nhau, phải xác minh cụ thể, kiểm tra lại,
xem doanh nghiệp đó khó khăn thật sự, đổ bể do khách quan hay các lý do
khác, để mỗi doanh nghiệp chúng ta có cách xử lý.
"Chúng
tôi nghĩ rằng, đây là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương
và doanh nghiệp, phải cùng nhau rà soát tháo gỡ để từ đó làm sao khắc
phục được, hoặc là phục hồi sản xuất cho hiệu quả, hoặc là yêu cầu
chuyển nhượng, thu hồi nếu như có những yếu tố có thể thu hồi được theo
đúng luật pháp Việt Nam." - Bộ trưởng nói
Chu Ngọc Lan (Gia
Lâm- Hà Nội): Tôi đã từng làm tại một công ty nước ngoài một thời gian.
Nên tôi khá hiểu cách làm ăn của họ. Bộ trưởng nghĩ sao nếu nhiều năm
liền họ đều báo cáo lỗ nhưng trên thực tế chưa chắc phải lỗ nhiều như
thế.
Vậy
chuyện doanh nghiệp FDI lỗ hay lãi thế nào, cơ quan quản lý đầu tư có
số liệu chính xác và có những biện pháp kiểm tra được là lỗ giả hay thật
được không? Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng.
Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài làm ăn rất nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có một số doah nghiệp không
trung thực trong khâu hạch toán kinh doanh, khai lỗ giả để trốn tránh
trách nhiệm nộp thuế, trong kinh tế gọi là chuyển giá. Khi xuất hiện
tình trạng này, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành địa phương đã
tích cực xem xét để giải quyết.
Bộ
KHĐT đã xây dựng đề án chống chuyển giá và sau khi trình, Chính phủ đã
quyết định giao Bộ Tài chính chủ trì chương trình này, vì liên quan
nhiều đến thuế, hải quan. Bộ KHĐT cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu để so
sánh giá các mặt hàng trong nước và quốc tế.
Chúng
tôi nghĩ rằng việc chống chuyển giá không chỉ từ khâu cuối cùng, mà còn
có trách nhiệm của các bộ, ngành ở mọi khâu, từ đó phát hiện sớm để
ngăn chặn.
Thu Hằng (Bảo
hiểm Bảo Việt): Một hiện tượng không mấy mong chờ là hiện nay một số
doanh nghiệp FDI bắt đầu chuyển từ sản xuất sang kinh doanh phân phối?
Khi chuyển sang phân phối thì họ buộc phải nhập khẩu. Vậy vô hình trung
họ làm gia tăng nhập siêu, lợi nhuận của họ đương nhiên là chuyển về
nước họ.
Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và Bộ trưởng có biện pháp gì để nắn lại dòng vốn FDI đi vào sản xuất hay không?
Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, đúng là có hiện tượng nhiều doanh
nghiệp trước được cấp phép sản xuất, giờ chuyển sang kinh doanh phân
phối mặt hàng. Ở đây có hai loại.
Nếu
họ được cấp phép chỉ được sản xuất sản phẩm đó, như xe máy, giờ chuyển
sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh, thì phải xem xét
lại giấy phép. Nhưng bản chất ở chỗ, trước 2007, khi Việt Nam chưa gia
nhập WTO, chúng ta hoàn toàn cấm, không cho phép các doanh nghiệp đã
đăng ký sản xuất lại được đăng ký tiếp tục nhập khẩu, đứng ra làm đại lý
phân phối tất cả các sản phẩm của mình.
Nhưng
từ 2008, khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận điều khoản
của tổ chức này và phải cam kết nhiều khoản, trong đó có việc từ 2009,
Việt Nam phải mở cửa để các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
ngoài vào Việt Nam ngoài đăng ký sản xuất sản phẩm của mình, được phép
đăng ký phân phối và tiêu thụ và các sản phẩm của họ. Nghĩa là không có
rào cản.
Đây
là sức ép lớn trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Cho nên, việc một
số doanh nghiệp đang sản xuất, chuyển sang đăng ký thêm nhập khẩu và
kinh doanh đại lý cũng đã xuất hiện nhiều. Về mặt nguyên tắc, không cấm
họ bằng hành chính được.
Hiện,
cơ quan quản lý phải có biện pháp khác, như sử dụng hàng rào kỹ thuật,
để hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước sản xuất được, hạn chế các tiêu
cực. Hay ngoài ra, chúng ta khuyến khích phát triển công nghiệp phụ
trợ, sản xuất tại VN các mặt hàng tương tự với chất ượng tốt và giá
thành thấp hơn.
Gần
đây, chúng ta phát động phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Đấy cũng là một biện pháp hữu ích cùng với việc tôi đã nêu ở trên.
Trao
đổi về dòng FDI đưa vào lĩnh vực bất động sản, bộ trưởng Vinh cho rằng,
về luật pháp, Việt Nam không cấm các nhà đầu tư nước ngoài. Phải nói
rằng hiện có nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, hiện đại, mẫu mực.
Qua
đó, không những chúng ta có lợi về đầu tư mà còn có bài học trong quy
hoạch đô thị. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực Nhà nước khuyến khích
mà chúng ta khuyến khích các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến…
Đầu
tư cho bất động sản cũng có đóng góp quan trọng nhưng nếu đầu tư quá
mức vào lĩnh vực này gây ra những vấn đề căng thẳng, ảnh hưởng đến thị
trường, kinh tế vĩ mô.
Hiện
nay, đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm. Nếu bình
quân trong giai đoạn 2008 – 2010, trên 34% trong tổng vốn FDI vào Việt
Nam đầu tư vào bất động sản. Đây là con số đáng báo động. Nhưng sang năm
2011, cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô, đầu tư vào bất động sản của
các doanh nghiệp FDI giảm còn 7%.
Đỗ Việt An (Đường
Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội): Tôi từng nghe nhiều về “chạy ngân sách,
chạy vốn đầu tư”. Sáu từ này có xuất hiện ở Bộ Kế hoạch đầu tư không?
Thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đây
là vấn đề mà tất cả các cấp, ngành liên quan đều phải quan tâm và có
các biện pháp phòng ngừa hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Tôi
nghĩ rằng, không ai có thể nói rằng, ở Bộ mình, cơ quan mình, ngành
mình là hoàn toàn không có tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải kiên quyết,
có biện pháp, cơ chế quản lý sao cho dù có muốn cũng không thể tiêu cực
được.
Bộ đã và đang làm theo định hướng đó và cũng có kết quả hết sức tích cực, được các địa phương, bộ, ngành đánh giá rất cao.
Ngay
từ khi bước vào năm 2012, Bộ đã trình Chính phủ cơ chế mới làm sao giảm
bớt “xin cho” - nguyên nhân dễ dẫn đến tiêu cực, đó là đề nghị Chính
phủ cho công bố toàn bộ số vốn cho các địa phương, bộ, ngành trong năm,
giao lại quyền phân bổ, lựa chọn cho Chủ tịch UBND các tỉnh và Bộ trưởng
các bộ.
Ngay
trong năm này, cũng trình Chính phủ xây dựng Nghị định về đầu tư phát
triển trung hạn, nghĩa là trung hạn 5 năm, trước mắt là 3 năm,
2013-2015, Bộ sẽ trình Chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí phân bổ
ngân sách, Chính phủ sẽ công bố ngân sách cấp cho 3 năm còn lại từ
2013-2015 cho các bộ, ngành, địa phương.
Các
địa phương chủ động phân bổ nguồn lực này. Như vậy, các địa phương sẽ
chủ động biết 3-5 năm tới mình có bao nhiêu tiền, chủ động sử dụng sao
cho hiệu quả nhất. Đây là cơ chế được các tổ chức quốc tế, bộ, ngành địa
phương đánh giá cao.Tôi nghĩ đây là việc làm quan trọng để thay đổi tư
duy, thay đổi cơ chế “xin cho”.
|
-Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN 16-3-12)
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP 16-3-12)
Trâng tráo như hàng Apple nhái tại Việt Nam (VNN 16-3-12) - Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư – (RFI). - Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp – (RFA).-- Lãi suất hạ, tiền có vào bất động sản? (PLVN).- Cứu… đại gia? (Thanh tra).
- Chuyện dài kỳ thuế – phí bao giờ tới hồi kết? (Dân Trí). - Nhà nước có “tận thu” thuế? – (RFA). - Ngân hàng cũng đua bảo hiểm (VnEconomy).- Nhiều ngân hàng huy động kỳ hạn ngày (TT).-- Vàng lại bị làm giá! (NLĐ).
- EVN phủ nhận thông tin tăng giá điện (VTV). - EVN khẳng định chưa tăng giá điện (VnEconomy). - Sẽ ban hành Quỹ bình ổn giá điện (DV).- Hồi hộp chờ… giá (Thanh tra). - Thị trường tp hồ chí minh sau khi xăng tăng giá: Ít biến động (Tintuc).- Mỹ ban hành luật chống trợ giá đối với hàng Việt Nam – (VOA).
- Tôm xuất khẩu của Việt Nam gây quan ngại vì dư lượng hóa chất – (VOA). – Puzzlement over Seafood Antibiotic Residue Control (The Fish Site).
- Rồng rắn xếp hàng mua iPad mới (TT). – iPad3 xuất hiện không rầm rộ như thường lệ – (RFI). – iPad và hai cơn khát – (BBC).
-- WTO : Khó xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì đất hiếm – (RFI).- Thực trạng và triển vọng kinh tế của Eurozone (Tầm nhìn). – ASEAN có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng châu Âu? (Tầm nhìn/BĐ Giacácta).-Xích lô Sài Thành (TP 16-3-12)Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: Kết luận chính thức về "Máy phát điện chạy bằng nước" của TS Khê (NLĐ 16-3-12) - Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học (TN 14-3-12)
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư: 'Sân golf không có lỗi' (VnEx 16-3-12) -- Mấy ông bộ trưởng này nói chuyện nghe tức cười thiệt!
“Cò” cá tra ăn chặn nông dân (DV 15-3-12) - Đường dây 500KV Bắc – Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee). -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.
Để dạy học - "Supply and Demand": A Meter So Expensive, It Creates Parking Spots (NYT 15-3-12) -- Fascinating!!!
Kinh tế Mỹ: What GOP Economists Don't Understand About Milton Friedman (Atlantic 15-3-12)
20 nền kinh tế nợ nước ngoài “đầm đìa” - (17/03)
Với
cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực châu Âu gây tác động sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu, tình hình nợ nần của các quốc gia đang là một chủ đề
được giới đầu tư quốc tế đặc biệt quan tâm.
Ireland hiện là quốc gia có tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP cao nhất thế giới. |
Tình
hình Hy Lạp gần đây đã “tạm yên” sau khi Athens đạt được một thỏa thuận
hoán đổi nợ với các chủ nợ trái phiếu và sắp sửa được Liên minh châu Âu
(EU) bơm cho một gói cứu trợ thứ hai.
Tuy
nhiên, khủng hoảng nợ vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, vì
không chỉ Hy Lạp mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang mang
những khoản nợ nước ngoài khổng lồ.
Sử
dụng dữ liệu mới nhất (tính đến quý 3/2011) về 75 nền kinh tế lớn nhất
thế giới từ Ngân hàng Thế giới (WB), hãng tin CNBC vừa cập nhật danh
sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ nợ nước ngoài cao nhất so với
GDP.
CNBC
cho biết, nợ nước ngoài của các nền kinh tế được tính là tổng nợ (bao
gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi) mà một quốc gia - bao gồm cả chính phủ, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân - có nghĩa vụ phải trả cho các chủ nợ ở
bên ngoài biên giới quốc gia đó.
Chẳng
hạn, nợ Chính phủ Mỹ không chỉ do các quốc gia khác như Trung Quốc và
Nhật Bản nắm giữ, mà còn do các chủ nợ trong nước nắm giữ.
Tuy
nhiên, phần nợ do các chủ nợ tại Mỹ nắm giữ không được tính là nợ nước
ngoài của Mỹ. Trong khi đó, nợ nước ngoài của Mỹ còn bao gồm tiền nợ mà
các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Mỹ vay của chủ nợ nước ngoài.
Nhật
Bản là quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới, nhưng không nằm
trong nhóm nước nợ nước ngoài nhiều nhất, một phần vì có tới 95% nợ
công của Nhật là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Dưới
đây là danh sách 20 nền kinh tế nặng nợ nước ngoài nhất thế giới do
CNBC mới cập nhật. Các nền kinh tế châu Âu chiếm ưu thế gần như tuyệt
đối trong danh sách này:
20. Mỹ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 99,46%
Tổng nợ nước ngoài: 14,959 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 15,040 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.664 USD
Tổng nợ nước ngoài: 14,959 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 15,040 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.664 USD
19. Hungary
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 110,3%
Tổng nợ nước ngoài: 216,16 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 21.706 USD
Tổng nợ nước ngoài: 216,16 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 21.706 USD
18. Italy
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 136,6%
Tổng nợ nước ngoài: 2,494 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,826 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 40.724 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,494 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,826 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 40.724 USD
17. Australia
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 139,9%
Tổng nợ nước ngoài: 1,283 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 917,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 58.322 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,283 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 917,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 58.322 USD
16. Tây Ban Nha
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 169,5%
Tổng nợ nước ngoài: 2,392 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,411 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.868 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,392 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,411 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.868 USD
15. Hy Lạp
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 178,9%
Tổng nợ nước ngoài: 546,92 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 305,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.792 USD
Tổng nợ nước ngoài: 546,92 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 305,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.792 USD
14. Đức
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 183,9%
Tổng nợ nước ngoài: 5,674 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 3,085 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 69.788 USD
Tổng nợ nước ngoài: 5,674 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 3,085 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 69.788 USD
13. Bồ Đào Nha
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 207,3%
Tổng nợ nước ngoài: 511,94 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 246,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.483 USD
Tổng nợ nước ngoài: 511,94 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 246,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.483 USD
12. Áo
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 241,3%
Tổng nợ nước ngoài: 847,95 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 351,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 103.160 USD
Tổng nợ nước ngoài: 847,95 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 351,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 103.160 USD
11. Phần Lan
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 244,8%
Tổng nợ nước ngoài: 478,84 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 90.984 USD
Tổng nợ nước ngoài: 478,84 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 90.984 USD
10. Nauy
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 246,9%
Tổng nợ nước ngoài: 653,29 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 264,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 138.783 USD
Tổng nợ nước ngoài: 653,29 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 264,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 138.783 USD
9. Pháp
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 254,4%
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD
8. Thụy Điển
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 262,3%
Tổng nợ nước ngoài: 995,2 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 379,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 109.318 USD
Tổng nợ nước ngoài: 995,2 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 379,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 109.318 USD
7. Hồng Kông
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 265,7%
Tổng nợ nước ngoài: 939,83 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 353,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 131.380 USD
Tổng nợ nước ngoài: 939,83 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 353,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 131.380 USD
6. Đan Mạch
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 283,2%
Tổng nợ nước ngoài: 591,4 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 208,8 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 106.680 USD
Tổng nợ nước ngoài: 591,4 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 208,8 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 106.680 USD
5. Bỉ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 353,7%
Tổng nợ nước ngoài: 1,457 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 412 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 139.613 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,457 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 412 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 139.613 USD
4. Hà Lan
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 367%
Tổng nợ nước ngoài: 2,590 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 705,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 154.820 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,590 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 705,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 154.820 USD
3. Thụy Sỹ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 391,3%
Tổng nợ nước ngoài: 1,332 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 340,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 174.022 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,332 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 340,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 174.022 USD
2. Anh
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 451,4%
Tổng nợ nước ngoài: 10,157 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,250 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 161.110 USD
Tổng nợ nước ngoài: 10,157 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,250 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 161.110 USD
1. Ireland
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 1.239%
Tổng nợ nước ngoài: 2,26 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 182,1 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 478.087 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,26 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 182,1 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 478.087 USD
Theo Vneconomy
'Nhà đầu tư không tin đánh giá của Fitch' - (16/03)
-Ai có thẩm quyền đối với lãi suất? (NVP)
Tuần
trước, đồng loạt các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) sớm công bố giảm lãi suất. NHNN hiện nay là một cơ
quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ nên việc Thủ tướng ra lệnh cho NHNN
thoạt trông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu nhìn từ góc cạnh quy luật
thị trường, Thủ tướng có nên can thiệp vào lãi suất một cách trực tiếp
như thế? Nói rộng ra, ai là người có thẩm quyền quyết định lãi suất
trong nền kinh tế?
Ở các nước khác, việc tăng giảm lãi suất là do ngân hàng trung ương quyết định, dựa trên cung cầu thị trường và định hướng kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Họ làm điều đó không vì sức ép từ Bộ Tài chính hay từ người đứng đầu chính phủ. Và nên nhớ, ngân hàng trung ương các nước cũng không tự động ra lệnh tăng, giảm lãi suất như một mệnh lệnh hành chính được. Họ tác động lên lãi suất bằng các công cụ như tái cấp vốn, tái chiết khấu, bơm hút tiền trong lưu thông… Các mẩu tin như FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm là loại tin dễ gây hiểu nhầm.
Người ta thường nói đến một ngân hàng trung ương độc lập như một mô hình mà NHNN cần vươn tới. NHNN cần độc lập tương đối với Chính phủ không phải là chuyện hình thức; nó sát sườn với các vấn đề của nền kinh tế như kiểm soát lạm phát, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp…
Chẳng hạn, mong muốn của Chính phủ luôn là làm sao tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền. Nếu NHNN không độc lập, ắt sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu bất kể sức ép lên lạm phát.
Hay, để ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu một NHNN thiếu tính độc lập chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay với doanh nghiệp nhà nước này, khoanh nợ với doanh nghiệp nhà nước kia. Dĩ nhiên hậu quả có thể là những khoản nợ xấu mà về sau sẽ có hại đối với an toàn của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại một nhiệm vụ khác của NHNN.
Trong thực tế, đã có nhiều ví dụ minh họa cho sự dằn co giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà NHNN phải đối diện. Chẳng hạn, gần đây báo chí đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều được gia hạn các khoản vay cũ đến hạn phải trả của năm 2011 - 2012 thêm sáu tháng, đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay này theo mặt bằng lãi suất hiện hành. Nếu NHNN làm theo đề nghị này, tức đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng.
Sẽ có rất nhiều người hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như người chơi chứng khoán, các công ty địa ốc… Tiền lệ này sẽ khiến họ gây sức ép lên Chính phủ để Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất, có lợi cho họ. Giảm lãi suất có khả năng làm lạm phát, loại thuế đánh lên người nghèo, lại có dịp bùng phát nhưng người nghèo không phải là nhóm lợi ích có tiếng nói ảnh hưởng mạnh lên quyết sách của Chính phủ.
Thiết nghĩ để thị trường vận hành theo đúng quy luật, cũng nên sử dụng các biện pháp, dù mang tính hình thức, nhưng hạn chế được những mặt trái của việc NHNN thiếu tính độc lập. Thủ tướng có thể yêu cầu NHNN giảm lãi suất nhưng bằng cách phát ra tín hiệu và yêu cầu NHNN sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để đạt được lãi suất mục tiêu mong muốn. Các công cụ và biện pháp này phải đi liền với các công cụ và biện pháp hóa giải ở góc độ chính sách tài khóa để hạn chế khả năng lạm phát quay trở lại, nắn dòng chảy của đồng vốn vào đúng địa chỉ cần hướng đến để việc giảm lãi suất đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải tạo dư địa hưởng lợi cho một nhóm lợi ích nào cả.
Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất --- “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất (VnEconomy). - Lộ trình giảm lãi suất: Vẫn đánh đố DN (VEF).- Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (VNE).
- Đại gia giấu mặt: Những nghi án thôn tính (VEF). - Cổ phiếu HBB lại chìm nghỉm (VIR).- Hoàng Anh Gia Lai phản bác việc bị hạ bậc triển vọng tín nhiệm (TT). - Bị hạ xếp hạng, cổ phiếu HAGL “đắt khách” ngoại (DT). – Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn tự tin – (BBC).Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm Vietinbank ở mức ổn định trong ngắn hạn
-- Vàng mất dần sức hấp dẫn của “nơi trú ẩn an toàn” (TTXVN).- Bão giá và những “độc chiêu” cắt giảm chi tiêu (DV). - Muôn kiểu “xin trợ cấp” khi không tăng giá vé của xe đò (VTC).
- Thâm nhập “chợ” ngoại tệ vùng biên Lào Cai (CAND).- Đừng nghĩ mày giàu rồi thì cho mày chết! (Bee).- Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP).
- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 5: Cá bé nuốt cá lớn (TT).
- Không thu hút vốn FDI bằng mọi giá (TT). - Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm (VnEconomy). - Bệnh “FDI” (TN). Không phải bây giờ, "mảng tối" như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, tận dụng ưu đãi kiếm lợi nhuận rồi "rút"... của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được đưa ra. Nhiều năm trước, hiện tượng này đã được cảnh báo nhưng vẫn ngày một tăng.- Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN). - Cần minh bạch chính sách, ổn định hạ tầng (SGGP). – Vui mừng và lo lắng với FDI (SGTT).- Thu hút đầu tư nước ngoài: Nguy cơ từ bốn dòng chảy tiêu cực vào Việt Nam (SGTT). – Thu hút FDI: Cảnh giác những cái bẫy (VOV).Nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam?Vì ham thành tích, nhiều địa địa phương đã bỏ qua mong muốn có được những FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thậm chí, có biểu hiện say mê với những dự án lớn, chiếm đất, gây ô nhiễm.- Thu hút FDI: Vì sao địa phương “thích” dự án tỷ USD? (VnE 15-3-12)
- Phí chồng phí, doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản (SGTT). Từ 1.6.2012 các loại ôtô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay đã phải đóng nhiều loại phí và thuế nên thêm khoản phí trên càng khiến doanh nghiệp khó khăn- Thuế và phí xe hơi – ‘trăm dâu đổ đầu tằm’ (VNE).
- Nhà đầu tư đau đầu vì tiền chênh (VnMedia).Du lịch Việt Nam chỉ hơn Philippines và Cambodia Nguoi Viet Online Tài liệu xếp hạng “mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch” của Việt Nam năm 2011 xếp Việt Nam đứng hàng thứ 80 trên toàn thế giới.Vì sao Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?
- Ngân hàng nội rước CEO ngoại (SGTT).- ACB đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng năm nay (VnEconomy).
- Ngân hàng tận thu lãi suất (ĐV).
- EVN khẳng định chưa xin tăng giá điện (VEF). - Năng lượng và lạm phát (TTCT). - Điện cũng sắp có quỹ bình ổn giá (VnEconomy). - EVN độc quyền: Người dân gánh chịu! (VNMedia).- “Oan” cho… EVN (HNM).- - Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi (VnEconomy). – Dân không thể chịu thêm cú sốc tăng giá điện! (PLTP).
- Tẩy chay! (Nguyễn Vạn Phú). -- Thị trường xe máy: Đến thời xe ga (VEF).
- Lá sắn, lá khoai… phất phới xuất ngoại (VEF).
.Đặc sản dâu tây Đà Lạt có nguy cơ bị xóa sổ Tuổi Trẻ TT - Chiều 14-3, ông Lại Thế Hưng - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - cho biết do danh mục thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu tây Đà Lạt chưa có nên việc chữa trị, phục hồi diện tích cây trồng đặc sản này hiện ... Cây đặc sản Atisô ở Đà Lạt đang gặp khó khănXãLuận.com -
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại (TN). - Đất hiếm: nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN? (VEF).- iPad3 giúp Apple củng cố thế thống trị trên thị trường máy tính bảng – (RFI).
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: GS Nguyễn Đăng Hưng hoang mang với "phát điện bằng nước" (VNN 15-3-12) Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, xung quanh máy phát điện chạy bằng nước.
- Bất ngờ kết quả thanh tra Viettel (PLVN). Về vụ TGĐ EVN bị cách chức: Vietnam power needs unresolved by sacking (Asia Times 16-3-12)
Đường dây 500KV Bắc - Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee.net 15-3-12)
Ở các nước khác, việc tăng giảm lãi suất là do ngân hàng trung ương quyết định, dựa trên cung cầu thị trường và định hướng kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Họ làm điều đó không vì sức ép từ Bộ Tài chính hay từ người đứng đầu chính phủ. Và nên nhớ, ngân hàng trung ương các nước cũng không tự động ra lệnh tăng, giảm lãi suất như một mệnh lệnh hành chính được. Họ tác động lên lãi suất bằng các công cụ như tái cấp vốn, tái chiết khấu, bơm hút tiền trong lưu thông… Các mẩu tin như FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm là loại tin dễ gây hiểu nhầm.
Người ta thường nói đến một ngân hàng trung ương độc lập như một mô hình mà NHNN cần vươn tới. NHNN cần độc lập tương đối với Chính phủ không phải là chuyện hình thức; nó sát sườn với các vấn đề của nền kinh tế như kiểm soát lạm phát, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp…
Chẳng hạn, mong muốn của Chính phủ luôn là làm sao tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền. Nếu NHNN không độc lập, ắt sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu bất kể sức ép lên lạm phát.
Hay, để ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu một NHNN thiếu tính độc lập chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay với doanh nghiệp nhà nước này, khoanh nợ với doanh nghiệp nhà nước kia. Dĩ nhiên hậu quả có thể là những khoản nợ xấu mà về sau sẽ có hại đối với an toàn của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại một nhiệm vụ khác của NHNN.
Trong thực tế, đã có nhiều ví dụ minh họa cho sự dằn co giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà NHNN phải đối diện. Chẳng hạn, gần đây báo chí đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều được gia hạn các khoản vay cũ đến hạn phải trả của năm 2011 - 2012 thêm sáu tháng, đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay này theo mặt bằng lãi suất hiện hành. Nếu NHNN làm theo đề nghị này, tức đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng.
Sẽ có rất nhiều người hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như người chơi chứng khoán, các công ty địa ốc… Tiền lệ này sẽ khiến họ gây sức ép lên Chính phủ để Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất, có lợi cho họ. Giảm lãi suất có khả năng làm lạm phát, loại thuế đánh lên người nghèo, lại có dịp bùng phát nhưng người nghèo không phải là nhóm lợi ích có tiếng nói ảnh hưởng mạnh lên quyết sách của Chính phủ.
Thiết nghĩ để thị trường vận hành theo đúng quy luật, cũng nên sử dụng các biện pháp, dù mang tính hình thức, nhưng hạn chế được những mặt trái của việc NHNN thiếu tính độc lập. Thủ tướng có thể yêu cầu NHNN giảm lãi suất nhưng bằng cách phát ra tín hiệu và yêu cầu NHNN sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để đạt được lãi suất mục tiêu mong muốn. Các công cụ và biện pháp này phải đi liền với các công cụ và biện pháp hóa giải ở góc độ chính sách tài khóa để hạn chế khả năng lạm phát quay trở lại, nắn dòng chảy của đồng vốn vào đúng địa chỉ cần hướng đến để việc giảm lãi suất đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải tạo dư địa hưởng lợi cho một nhóm lợi ích nào cả.
Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất --- “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất (VnEconomy). - Lộ trình giảm lãi suất: Vẫn đánh đố DN (VEF).- Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (VNE).
- Đại gia giấu mặt: Những nghi án thôn tính (VEF). - Cổ phiếu HBB lại chìm nghỉm (VIR).- Hoàng Anh Gia Lai phản bác việc bị hạ bậc triển vọng tín nhiệm (TT). - Bị hạ xếp hạng, cổ phiếu HAGL “đắt khách” ngoại (DT). – Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn tự tin – (BBC).Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm Vietinbank ở mức ổn định trong ngắn hạn
(Dân trí) - Mặc dù đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định trong
ngắn hạn, song theo các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì Vietinbank
vẫn cần thận trọng hơn với chất lượng tài sản và thu nhập có thể giảm
trong năm 2012 do tác động xấu của thị trường.
>> "Đại gia" ngân hàng Việt Nam lên tiếng về tụt hạng tín nhiệm
>> S&P hạ tín nhiệm 3 “đại gia” ngân hàng Việt Nam
- Giá vàng trong nước cao bất thường (TT). - Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng (NLĐ).- Thách thức của ngành Cao su Việt Nam (Thanh tra).>> "Đại gia" ngân hàng Việt Nam lên tiếng về tụt hạng tín nhiệm
>> S&P hạ tín nhiệm 3 “đại gia” ngân hàng Việt Nam
-- Vàng mất dần sức hấp dẫn của “nơi trú ẩn an toàn” (TTXVN).- Bão giá và những “độc chiêu” cắt giảm chi tiêu (DV). - Muôn kiểu “xin trợ cấp” khi không tăng giá vé của xe đò (VTC).
- Thâm nhập “chợ” ngoại tệ vùng biên Lào Cai (CAND).- Đừng nghĩ mày giàu rồi thì cho mày chết! (Bee).- Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP).
- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 5: Cá bé nuốt cá lớn (TT).
- Không thu hút vốn FDI bằng mọi giá (TT). - Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm (VnEconomy). - Bệnh “FDI” (TN). Không phải bây giờ, "mảng tối" như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, tận dụng ưu đãi kiếm lợi nhuận rồi "rút"... của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được đưa ra. Nhiều năm trước, hiện tượng này đã được cảnh báo nhưng vẫn ngày một tăng.- Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN). - Cần minh bạch chính sách, ổn định hạ tầng (SGGP). – Vui mừng và lo lắng với FDI (SGTT).- Thu hút đầu tư nước ngoài: Nguy cơ từ bốn dòng chảy tiêu cực vào Việt Nam (SGTT). – Thu hút FDI: Cảnh giác những cái bẫy (VOV).Nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam?Vì ham thành tích, nhiều địa địa phương đã bỏ qua mong muốn có được những FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thậm chí, có biểu hiện say mê với những dự án lớn, chiếm đất, gây ô nhiễm.- Thu hút FDI: Vì sao địa phương “thích” dự án tỷ USD? (VnE 15-3-12)
- Phí chồng phí, doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản (SGTT). Từ 1.6.2012 các loại ôtô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay đã phải đóng nhiều loại phí và thuế nên thêm khoản phí trên càng khiến doanh nghiệp khó khăn- Thuế và phí xe hơi – ‘trăm dâu đổ đầu tằm’ (VNE).
- Nhà đầu tư đau đầu vì tiền chênh (VnMedia).Du lịch Việt Nam chỉ hơn Philippines và Cambodia Nguoi Viet Online Tài liệu xếp hạng “mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch” của Việt Nam năm 2011 xếp Việt Nam đứng hàng thứ 80 trên toàn thế giới.Vì sao Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?
- Ngân hàng nội rước CEO ngoại (SGTT).- ACB đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng năm nay (VnEconomy).
- Ngân hàng tận thu lãi suất (ĐV).
- EVN khẳng định chưa xin tăng giá điện (VEF). - Năng lượng và lạm phát (TTCT). - Điện cũng sắp có quỹ bình ổn giá (VnEconomy). - EVN độc quyền: Người dân gánh chịu! (VNMedia).- “Oan” cho… EVN (HNM).- - Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi (VnEconomy). – Dân không thể chịu thêm cú sốc tăng giá điện! (PLTP).
- Tẩy chay! (Nguyễn Vạn Phú). -- Thị trường xe máy: Đến thời xe ga (VEF).
- Lá sắn, lá khoai… phất phới xuất ngoại (VEF).
.Đặc sản dâu tây Đà Lạt có nguy cơ bị xóa sổ Tuổi Trẻ TT - Chiều 14-3, ông Lại Thế Hưng - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - cho biết do danh mục thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu tây Đà Lạt chưa có nên việc chữa trị, phục hồi diện tích cây trồng đặc sản này hiện ... Cây đặc sản Atisô ở Đà Lạt đang gặp khó khănXãLuận.com -
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại (TN). - Đất hiếm: nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN? (VEF).- iPad3 giúp Apple củng cố thế thống trị trên thị trường máy tính bảng – (RFI).
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: GS Nguyễn Đăng Hưng hoang mang với "phát điện bằng nước" (VNN 15-3-12) Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, xung quanh máy phát điện chạy bằng nước.
- Bất ngờ kết quả thanh tra Viettel (PLVN). Về vụ TGĐ EVN bị cách chức: Vietnam power needs unresolved by sacking (Asia Times 16-3-12)
Đường dây 500KV Bắc - Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee.net 15-3-12)
Peterson
Institute -In the first week of March, the euro area experienced the
biggest sovereign debt restructuring in history and the first ever
triggering of sovereign credit default swaps (CDSs) for an
industrialized country. Yet nothing happened after these events struck
Greece. It was a market non-event that was fully anticipated. For the
often maligned euro area
The Future of China’s Growth Project
Syndicate -China’s economy is slowing, and Premier Wen Jiabao suggests
that this was both inevitable and beneficial. Whether or not Wen is
right, the Chinese authorities have much work to do in laying the
groundwork for strong economic performance in the medium and long term.
- Tin mừng: Trung Quốc thâm thủng mậu dịch – (NV). - Còn ai tốt hơn Việt Nam? (BoxitVN). - IMF chấp thuận một khoản vay mới cho Hy Lạp – (VOA). -- Bộ Xây dựng thanh tra 6 dự án nhà thu nhập thấp (DT).- Phó tổng cục trưởng đường bộ: Tôi chưa nghiên cứu các loại phí khác (SGTT). - Đau đầu với các “quan” giao thông (NLĐ). - Ngành GTVT xem lại những bài học từng phải rút kinh nghiệm (DT). - Xe máy, ôtô phải đóng phí bảo trì đường bộ: phí lại chồng phí (SGTT). - 1 đầu xe 9 loại phí (TN). - Thu phí qua đầu phương tiện, liệu có đảm bảo công bằng? (CAND). - Có quỹ bảo trì: ngành giao thông cam kết làm đúng, làm minh bạch! (Tầm nhìn). - ‘Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì’ (VNE). - Vì sao phí BTĐB phải thu qua đầu phương tiện? (LĐ).
- Thiếu úy công an mắc nợ gần 1,2 tỷ đồng (NNVN)
Đại gia ở Việt Nam
Tư bản đỏ ở Việt Nam - Đại gia giấu mặt: Tầng lớp siêu giàu xuất hiện?
Giống
như thời kỳ đầu đổi mới, giai đoạn hiện nay rất có thể sẽ chứng kiến sự
giàu lên nhanh chóng của một nhóm người. Điểm khác có chăng là nhóm
người này vốn đã rất giàu và sẽ trở nên giàu hơn bao giờ hết.
Dồn lực mua ngân hàng
Cổ
phiếu giá rẻ, tính cấp thiết của việc tái cơ cấu nền kinh tế, sự kém
minh bạch trên TTCK và sự dư giả về tiền mặt của nhiều đại gia là cơ sở
cho dự đoán này.
Trở
lại nghi án SHB-Habubank, cho tới thời điểm này chưa xác định là được
có hay không một vụ thâu tóm như vậy. Về phần mình, Habubank khẳng định
thông tin Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) mua lại HBB là "không chính xác
và không có cơ sở".
Đây
là một sự phủ định cho việc mua bán. Còn đối với việc đã ký hay chưa
một thỏa thuận về sáp nhập thì không được đề cập tới. SHB cũng không trả
lời trực tiếp vào vấn đề.
Cho
dù là SHB có thâu tóm HBB hay không, thì một điều có thể nhận thấy là ở
cả hai khả năng, những người đã đổ ra vài trăm tỷ đồng mua cả trăm
triệu cổ phiếu trong những ngày cuối tháng 2 chắc chắn sẽ thu được một
khoản lợi lớn.
Trong
trường hợp không có chuyện mua bán, thâu tóm hay sáp nhập gì giữa SHB
và HBB thì với mức giá cổ phiếu hiện tại những những người âm thầm gom
cổ phiếu giá rẻ trước đó đã lãi khoảng 30-50%. Nếu so với đỉnh vừa xác
lập (7.400 đồng/cp) thì mức lãi còn cao hơn.
Còn
nếu SHB và HBB sẽ sáp nhập với tỷ lệ dự kiến 1:1,34 như một tờ báo từng
trích nguồn riêng hôm đầu tuần cho biết thì những đại gia giấu tên mua
cổ phiếu HBB còn được hưởng lợi hơn nữa. Với mức giá SHB hiện tại là
khoảng trên 10.000 đồng/cp, giá HBB khi đó sẽ không dưới 7.500 đồng/cp.
Hơn
thế, nếu HBB được quy về một mối với SHB thì nghiễm nhiên vốn và thị
phần của thực thể mới sẽ lớn hơn nhiều. Trên thực tế, HBB vẫn là một
ngân hàng mạnh. Thua lỗ trong quý IV/2011 chỉ mang tính thời điểm và
cũng chỉ là trên sổ sách chưa phản ánh hết thực tế bởi khoản lỗ vừa qua
liên quan tới nhiều khoản chi phí tăng bất thường. Bên cạnh đó, soi lại
lịch sử, HBB vẫn là một trong những ngân hàng có truyền thống hàng đầu
tại Hà Nội và đã có vốn ngoại tham gia.
Trong
trường hợp Sacombank, cũng không mấy khó khăn để có thể nhận thấy được
cái lợi mà nhóm cổ đông đứng sau Eximbank thu được sau khi có chân trong
HĐQT. Trước hết, hàng trăm triệu cổ phần đã được mua gom trong suốt hơn
một năm, từ mức giá thấp kỷ lục là 11.000 đồng/cp trong năm 2011. Với
mức giá trên 22.000 đồng/cp như hiện nay, phần chênh khủng khiếp đã có
thể được nhìn thấy là bao nhiêu.
Hiện
tại, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại
Việt Nam. Lợi thế về thị phần và số lượng chi nhánh lớn ở cả Việt Nam,
Lào và Campuchia (trong đó một số lượng lớn bất động sản thuộc sở hữu
riêng của STB) sẽ là nền tảng cho ngân hàng này phát triển bền vững
trong tương lai.
Việc nắm giữ và sở hữu STB, kèm theo đó là quyền chi phối và điều hành ngân hàng này thì cái lợi thật là khó đong đếm.
Giàu lại thêm giàu
Trường
hợp ông Đỗ Văn Bình mua 16% (trị giá hơn 500 tỷ đồng) Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) trong tuần đầu
tiên của tháng 3/2012 cũng được cho là một thương vụ rất đáng chú ý.
Với
lý lịch là một chủ tịch của một tập đoàn đầu tư tài chính và xây dựng
tại Bắc Ninh, và đã giữ chức Thành viên HĐQT Maritime Bank từ năm
2008-2012 đồng thời là Thành viên hội đồng thành viên kiêm TGĐ của Công
ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Maritime Bank, ông
Bình chắc chắn đã có những tính toán rất kỹ lưỡng.
Sau
thương vụ, nhà đầu tư này đã đứng trong top 30 người giàu nhất TTCK
Việt Nam. Nhưng hơn thế, nhiều người đang nhìn thấy mòn hời rất lớn nếu
như nội bộ SJS ổn định trở lại và SJS được tiếp tục phát triển dự án Nam
An Khánh.
Gần
đây, số phận của dự án Nam An Khánh đã được định đoạt khi Thủ tướng
chính phủ cho phép tiếp tục triển khai. Vấn đề còn lại chỉ là Sông Đà
hay SJS làm chủ đầu tư. Thông tin mới nhất cho biết, số phận dự án Nam
An Khánh và những bước triển khai tiếp theo của dự án này sẽ là nội dung
chính được đề cập và thảo luận tại ĐHCĐ của Sudico dự kiến tổchức vào
tháng 4 tới.
Tính
đến nay, dự án đã giải phóng mặt bằng được 184,2 ha trên 189,7 ha đất
được giao, đã san nền toàn bộ 184,2 ha, thi công hệ thống đường chính,
đường nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng trên diện tích 59
ha (giai đoạn I). Dự án cũng đã cơ bản hoàn thành đường trục chính
thuộc giai đoạn II và đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với hiện trạng
như vậy, việc xây dựng nhà, đưa sản phẩm ra bán có thể triển khai trong
vài tháng tới. Trên thực tế, năm 2011, Sudico đã có kế hoạch bán hàng
tại dự án này.
Có
thể thấy, nếu như trong các năm trước đây (như 2007 và 2009), với số
tiền 500 tỷ đồng, thì ông Bình khó có thể sở hữu một tỷ lệ cổ phần lớn
như vậy. Nhưng thời thế đã khác, giá cổ phiếu SJS hiện vẫn đang trong
vùng đáy, việc sở hữu một tỷ lệ lớn cổ phần trong một doanh nghiệp bất
động sản hàng đầu tại Việt Nam có thể sẽ đem lại cho ông Bình một khối
tài sản lớn khi mọi thứ trở lại quỹ đạo của nó và khi thị trường bất
động sản sôi động trở lại thì sẽ còn nhiều điều để nói.
Nghi
vấn về một đối tượng nào đó có thể đã bỏ ra cả vài ngàn tỷ mua gần 40%
cổ phần Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - OTC)
cũng cho thấy một câu chuyện tương tự về khả năng những nhà đầu tư có
tiềm lực đang âm thầm mua các doanh nghiệp tốt trong thời điểm TTCK đi
xuống trong một thời gian dài.
Một
điều có thể cảm nhận được là hiện tại ở Việt Nam, số người giàu có tài
sản hàng trăm hoặc hàng ngàn tỷ không hiếm, thậm chí là rất nhiều. Sơ sơ
tính trên TTCK cũng đã có cả 100 người. Nhưng đó mới chỉ là số ít ỏi
những người có doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán.
Trong
khi đó, trên thực tế có rất nhiều người giàu nhưng có doanh nghiệp chưa
niêm yết hoặc không muốn niêm yết trên TTCK. Những người này đã giàu
lên rất nhanh chóng trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh trong thập kỷ
qua. Họ kinh doanh trong nhiều ngành nghề trong đó có bất động sản, kinh
doanh ô-tô xe máy, tài chính...
Lượng
tiền mặt dồi dào của các đại gia này đã được tung ra khi mà cơ hội thâu
tóm các doanh nghiệp trên thị trường trở nên dễ dàng và rẻ hơn bao giờ
hết.
Tới
thời điểm này, các vụ thâu tóm đã bắt đầu lộ diện. Nhưng thực tế quá
trình thâu tóm đã được tiến hành trong cả năm qua khi mà giá đa số các
cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đều dưới mệnh giá,
trong đó có vô vàn cổ phiếu có giá chỉ 1.000-5.000 đồng.
Các doanh nghiệp có tài sản hàng chục nghìn tỷ cũng có thể bị thâu tóm, chưa nói đến các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Hàng
loạt các doanh nghiệp có lịch sử phát triển hàng chục năm với thương
hiệu rất nổi tiếng nhưng do làm ăn thua lỗ và giá cổ phiếu ở mức rất
thấp nên tổng giá trị thị trường chỉ vài chục đến một hai trăm tỷ đồng.
Những doanh nghiệp này, nếu có tiềm năng, chắc hẳn sẽ khó thoát khỏi sức
mạnh của các đại gia đang đi săn mồi.
Trong
các ván cờ như vậy, có thể thấy, các cổ đông trong doanh nghiệp bị thâu
tóm có thể có lợi. Nhưng trên hết, phần lợi lớn sẽ thuộc về các đại gia
nhiều tiền.
Trong
một nền kinh tế yếu ớt đang hồi phục như hiện nay, quá trình tái cấu là
cần thiết nhưng đi kèm với đó sẽ là những tác dụng phụ không mong muốn.
Sự giàu lên nhanh chóng của một nhóm đối tượng vốn đã rất giàu là không
tránh khỏi. Chênh lệch giàu nghèo sẽ gia tăng.
Điều
mà nhiều người quan tâm hiện nay là, với các biện pháp của mình, liệu
các cơ quan chức năng có giảm thiểu được những tác dụng phụ trong quá
trình tái cơ cấu (ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp Nhà
nước...) đó hay không. Vấn đề minh bạch hóa có lẽ giờ cần thiết hơn bao
giờ hết.
Theo Mạnh Hà
VEF
VEF
-– Đại gia Ninh Bình sở hữu 5 siêu xe Rolls-Royce (Thanh tra).-TS Lê Đăng Doanh: Siêu đám cưới, siêu xe...hết sức lạ lùng! (PN Today 16-3-12) Lái xe hất tung cảnh sát, kéo lê 60m trong đêm là một thiếu gia (ĐV 16-3-12) (ăn theo đại gia: 'Gái mại dâm thu nhập trung bình 10,6 triệu mỗi tháng' (VnEx 16-3-12) -- Gần bằng lương giáo sư đại học Mỹ! (Tự nhắc: Tuần sau phải vào nói chuyện với hiệu trưởng, đưa thông tin này để xin tăng lương)) --- Bianfishco thua kiện (TN). - Bianfishco thua kiện 2 nông dân (SGGP). - Bianfishco phải trả 18 tỉ đồng (NLĐ).- Công ty bà Diệu Hiền phải trả cho 2 nông dân hơn 18 tỉ đồng (NLĐ). - Công ty đại gia nợ nghìn tỷ thua kiện nông dân (VNN). - Thêm 3 công ty kiện nữ đại gia Bianfishco đòi nợ (VNE).- Bianfishco liên tục bị kiện (NLĐ). – Vụ “Bianfishco nợ”: Chính quyền TP Cần Thơ khẩn trương “vào cuộc” (CAND). – Đại gia… hạ giá (ANTĐ). – Chuyện đại gia Vũng Tàu ngoại thất thập và cô vợ 20 tuổi (TP/ Dân Việt).
- Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (VnEx 15-3-12) -- Thời của đại gia giấu mặt: DN bất ngờ vì thâu tóm (VEF 15-3-12)
-'Quan tỉnh' mua liền một lúc... 5 biệt thự ở Hà Nội --Choáng với thu nhập 'khủng' của gái mại dâm -- Đã xác định được nợ của nữ đại gia thủy sản Bianfishco -Nữ đại gia thủy sản đang "tạm lánh" ở Mỹ-- - Cần Thơ họp vụ Bianfishco nợ tiền cá nông dân (TN). – Nhà đầu tư Hà Lan muốn mua Công ty Bình An(TT). – Đại gia thủy sản được hoãn nợ trong tháng 3 (VNE). -Nông dân hoãn nợ cho nữ đại gia thủy sản – Qua Mỹ đòi nợ nữ đại gia Diệu Hiền? (Dân Việt) - Sau gần 1 năm bán cá cho Bianfishco, tính đến nay nhiều hộ nông dân vẫn chưa được công ty trả dứt nợ với số tiền trên 260 tỷ đồng. Vì thế, nhiều hộ nông dân phải rơi vào cảnh túng quẫn... Yêu cầu đại gia thủy sản báo cáo nợ bằng văn bản
TS Nguyễn Quang A: Chỉ trọc phú mới hợm tiền như vậy! (PN Today 14-3-12) - Thủ tướng vào cuộc vụ ‘đại gia thủy sản xuất cảnh… để lại món nợ lớn’ (Đất Việt)- Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ Bianfishco (NLĐ). Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ Bianfishco nợ tiền nông dân (VnEx 14-3-12) -- Đây là công việc thường ngày của một thủ tướng. Hà cớ gì phải ra lệnh báo đăng? Tất cả mọi việc đều là PR cả sao? “Đại gia phố núi” vung tiền khoe tình yêu con (VnMedia 13-3-12) -- Mẹ đại gia dính lùm xùm nợ, con tung ảnh trăng mật lãng mạn (DV 13-3-12) --- Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn (PN Today 13-3-12)
-Con trai nữ đại gia thủy sản nhượng cổ phần cho cha (VnEx 13-3-12) -- WTF?Đằng sau tuyên bố bán 80% CP Bianfishco của chồng 'đại gia' thủy sản -- Sự thật về việc “chây ì thuế” của Hoàng Anh Gia Lai (TN).- “Đại gia phố núi” vung tiền khoe tình yêu con (VnMedia). – Con trai nữ đại gia thủy sản nhượng cổ phần cho cha (VNE). - Con trai “đại gia siêu nợ” rút khỏi danh sách cổ đông Bianfishco (DT). – Mẹ đại gia dính lùm xùm nợ, con tung ảnh trăng mật lãng mạn (DV). –Những dự án chết yểu của nữ đại gia Diệu Hiền (VOV). - Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn (PhunuToday). – Vụ “Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn: Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý (TN). - Đại gia trả dâu ‘nghi mất trinh’: Công an là chỗ bạn bè (ĐV).. - Nợ nần bủa vây nữ đại gia cá miền Tây (Dân Việt).
Tiết lộ thú vị về ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia Hà Tĩnh Người được bà Nguyễn Thị Liễu - đại gia Hà Tĩnh nhờ trông hộ ngôi nhà 130 tỷ đã tiết lộ nhiều thông tin thú vị...
-Nữ đại gia ‘siêu đám cưới’ than bị làm phiền vnn- Bà Diệu Hiền: Từ huyền thoại đến sự thật CATP-Con trai nữ đại gia thủy sản nhượng cổ phần cho cha VnEx---Đại gia thủy sản: Công nhân "cầm lương" mà rơi nước mắt-Hàng
ngàn công nhân từng làm cho "đại gia thuỷ sản" Cần Thơ đang thất
nghiệp, chưa biết dự tính ra sao về tương lai sắp tới của mình -Choáng ngợp ở bên trong biệt thự ngập gỗ quý của nữ "đại gia" thủy sản GDVN -- Phóng viên Báo Người Lao Động bị bảo vệ Bianfishco giam giữ (Bee). “– – Đằng sau tuyên bố bán 80% CP Bianfishco của chồng ‘đại gia’ thủy sản (Đất Việt). – Thủy sản Bình An đã trả 3 tỷ đồng nợ lương tháng 2 (TTXVN). – – Ủy ban MTTQ Việt Nam tìm hiểu vụ việc (TN). - Đại gia thủy sản: Phúc, họa thương trường (DT).
Đại gia thủy sản bán nhà máy cho tập đoàn Hà Lan -(VnEx).Ông Trần Văn Trí - chồng nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền cho biết, sẽ bán nhà máy cho một tập đoàn tài chính của Hà Lan để lấy tiền trả nợ nông dân.
- Thú ăn, chơi quái dị của người Việt (VNN 11-3-12) -- Trước khi thành đại gia, bà Diệu Hiền từng làm những gì? (DV 11-3-12) - Ngợp với biệt thự ngập gỗ quý của nữ "đại gia" thủy sản- (DV). Bên trong căn biệt thự của gia đình nữ đại gia thủy sản đất Cần Thơ có rất nhiều tài sản quý bằng gỗ: Bộ bàn gỗ hoành tráng trước phòng khách có thể vài chục người khiêng mới nổi hay những con ngựa bằng gỗ ...
- Vụ công ty Bình An: Muốn bán 80% cổ phần để trả nợ cũng khó (PLTP). - Thành lập tổ kiểm tra nợ của Bianfishco (TN). - Bán 80% cổ phần Bianfishco là khó khả thi (NLĐ). - Xử lý nợ doanh nghiệp trước khi phá sản (TN). - Thành lập tổ kiểm tra nợ công ty của nữ đại gia tổ chức siêu đám cưới (GDVN).
Ông Trần Văn Trí (giữa) - tổng giám đốc Công ty Bình An - tại cuộc họp báo ngày 7-3 - Ảnh: Chí Quốc- Công ty Bình An “cầu cứu” chính quyền (TT).
TT
- Chiều 10-3, một đoàn công tác do UBND TP Cần Thơ thành lập đã có buổi
tiếp xúc với ông Trần Văn Trí - tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Bình
An - để nắm tình hình nợ nần, nguyện vọng của doanh nghiệp.
Tại
buổi làm việc này, ông Trí cho biết chưa thống kê được số tài sản hiện
có, tài sản nợ và hẹn trong vài ngày tới sẽ có văn bản chính thức báo
cáo UBND TP Cần Thơ.
>> “Đối tác thập thò, ngân hàng đóng cửa”
>> Công ty Bình An bán bất động sản để trả nợ
>> Tìm cách đảm bảo quyền lợi của công nhân Bình An
>> Công ty Bình An bán bất động sản để trả nợ
>> Tìm cách đảm bảo quyền lợi của công nhân Bình An
Về
nguyện vọng của doanh nghiệp, ông Trí đề nghị chính quyền TP Cần Thơ
can thiệp để công ty và ông K. (một hộ bán cá tra) có cuộc gặp thương
lượng nhằm trả chậm, tránh xiết nợ, kiện tụng vì số tiền mà công ty nợ
tiền bán cá của hộ này lên đến 40 tỉ đồng. Kế đến, ông Trí đề nghị chính
quyền đứng ra làm cầu nối, chủ trì để công ty và nông dân gặp nhau cùng
tháo gỡ các khoản nợ một cách hợp lý về thời gian.
Theo
ông Trí, nhà máy chế biến thủy sản có trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng
hiện nay Ngân hàng ACB không “nhả” ra mặc dù công ty chỉ nợ khoảng 62 tỉ
đồng. Điều này khiến công ty gặp nhiều khó khăn khi các đối tác kinh
doanh cùng ngành nghề muốn mua lại nhà máy với giá cao nhưng không bán
được. Ông Trí kiến nghị chính quyền can thiệp việc này để công ty có thể
bán nhà máy lấy tiền dôi dư ra trả cho nông dân bán cá. Tại buổi làm
việc này, ông Trí nói vợ mình thật sự bị bệnh ung thư cấp, phải mổ ngay
nên mới xuất cảnh trị bệnh, không phải bỏ trốn.
Trong
một diễn biến khác, vào chiều cùng ngày, bà Phạm Thị Xuân Nga - phó chủ
tịch kiêm chánh văn phòng Ủy ban MTTQ TP Cần Thơ - cho biết Ban công
tác phía Nam Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã có ý kiến yêu cầu các cơ quan chức
năng TP Cần Thơ thông tin rõ về tình hình liên quan vụ việc này.
Bà Nga cho biết bà Phạm Thị Diệu Hiền là ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN và TP Cần Thơ hai khóa 2004-2009 và 2009-2014.
Cũng
trong ngày 10-3, luật sư Nguyễn Trường Thành, đại diện theo ủy quyền
của nguyên đơn Nguyễn Văn Liền và Phạm Thị Mai trong vụ kiện “đòi nợ
theo hợp đồng mua bán cá tra nguyên liệu” đối với Công ty cổ phần thủy
sản Bình An, đã có văn bản đề nghị TAND quận Ô Môn áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời “cấm xuất cảnh đối với ông Trần Văn Trí cho đến khi
giải quyết xong”.
TRẤN GIANG - TRUNG CƯỜNG
- Chồng nữ “đại gia” Diệu Hiền bị đề nghị cấm xuất cảnh -: NLĐ-Điêu đứng vì Bianfishco lâm nợ NLĐ.-Bà Diệu Hiền liệu có xem những hình ảnh về đám cưới giản dị thời xưa?(GDVN) - Hãy cùng GDVN xem lại hình ảnh những đám cưới giản dị mà lãng mạn một thời xa xưa khi chưa có siêu. Đại gia thủy sản nợ thêm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 3 tỷ đồng
- -Thú ăn, chơi quái dị của người Việt vnn-- Đại gia số 1 thế giới khác gì đại gia Việt Nam? (PNTD 9-3-12) -- P/v Bùi Kiến Thành --Hình ảnh đại gia Việt Nam không thua đại gia Trung Quốc - - Phỏng vấn TS Alan Phan: “Đại gia khoe mẽ” qua góc nhìn một tỉ phú (PLTP). - Bầu Đức: 'Nói tôi chây ì hàng trăm tỷ đồng thuế là sai' (VnEx 9-3-12)-Bầu Đức: "Bảo tôi chây ì nợ thuế hàng trăm tỷ đồng là vô căn cứ" gdvn "Tôi được gia hạn nộp thuế (165 tỷ đồng) đến ngày 31/3. Bảo tôi chây ì nợ thuế hàng trăm tỷ đồng là vô căn cứ"._Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khẳng định- - Công ty Hoàng Anh Gia Lai nợ thuế hơn 153 tỉ đồng (NLĐ). - Số nợ thực tế của nữ đại gia thủy sản là bao nhiêu? (Đất Việt). - Đại gia thủy sản nợ bảo hiểm xã hội 3 tỷ đồng (VNE). - Trước khi thành đại gia, bà Diệu Hiền từng làm những gì? (Dân Việt). - Đề nghị cấm chồng bà Diệu Hiền xuất cảnh (PLTP).- Chồng nữ “đại gia” Diệu Hiền bị đề nghị cấm xuất cảnh (NLĐ). - Nguy cơ đổ vỡ với đại gia thủy sản (TP). -- GS Bùi Đình Thanh: “Trọc phú ngày càng nhiều” (Bee). Giàu lên ở một xã hội 'bất bình thường' (BBC 9-3-12) -- P/v nhà văn Nguyên Ngọc.
Nghe: 'Phải có cơ chế kiểm soát đồng tiền' (BBC 9-3-12) ◄ Thông tin mới vụ đại gia nợ nghìn tỷ (VNN 9-3-12) Bà chủ xài sang, Bianfishco lâm nợ? (NLĐ 9-3-12) - “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” chơi sang đến mức nào? (DV 10-3-12) -- Bao giờ 'đại gia thuỷ sản' hồi hương? (VNN 10-3-12) -- "Hàng ngàn công nhân mất việc" (Bọn tư bản đỏ này khoét rỗng ruột đất nước ta, phải thế không?) -Tình hình công ty của bà Diệu Hiền rất phức tạp-"Đại gia thuỷ sản" nợ bao nhiêu vẫn là ẩn số? (10/03)--“Nữ đại gia” Bianfishco xuất cảnh để lại món nợ lớn-(VOV) – Sau lễ cưới “khủng” cho con trai, “nữ đại gia” Diệu Hiền đã xuất cảnh để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”. - Các đám cưới siêu sang đang sát muối lên vết thương của người nghèo (GDVN). - Đám cưới không phải là nơi phô trương sự giàu sang! (GDVN). - Nữ đại gia “chúa chổm” đi chữa bệnh, cả tỉnh “phát sốt” (Nguoiduatin). - Bao giờ ‘đại gia thủy sản’ hồi hương? (VNN). – Điêu đứng vì Bianfishco lâm nợ (NLĐ). - Dự án chung cư 73 Cao Thắng là ảo (TN).--Nữ đại gia tổ chức tiệc cưới siêu khủng dốc bầu tâm sự gdvn -“Mấy ngày nay cuộc sống của tôi xáo trộn kinh khủng. Đi đâu tôi cũng bị dư luận săm soi” - nữ đại gia phố núi chia sẻ .- Người giàu-kinh doanh & người nghèo-bạo động(Trương Duy Nhất). “Khi người giàu ăn cắp của người nghèo, họ gọi đó là kinh doanh. Khi người nghèo đứng lên tự vệ, họ gọi đó là bạo động!” -- Hà Sĩ Phu – Cặp đôi hoàn hảo CHUYÊN CHÍNH và THAM NHŨNG – (Dân Luận). - Bà Đặng Thị Bích Hòa bác bỏ cáo buộc – (BBC). “Vụ liên quan tới cáo buộc ‘tham nhũng’ và quan hệ mà người ta đặt nghi vấn của bà Hòa với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và cựu Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn đã gây xôn xao dư luận trong năm ngoái và Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đã có văn bản yêu cầu các báo ngừng đưa tin”.
-Nhà triệu đô, dát vàng đã bán cho 39 đại gia -Chào hàng đúng vào thời điểm địa ốc đang khó khăn, nhà dát vàng 24K (Hà Nội) giá triệu đô, đã bán được 39 trong tổng số 242 căn hộ. Đại diện chủ đầu tư dự án dát vàng triệu đô ở Hà Nội cho biết, từ 1/3 đến 9/3, chủ đầu tư đã bán được gần 40 căn trong tổng số 242 căn hộ. Trong đó, các loại căn hộ rộng từ 120-260,8 m2 được nhiều khách lựa chọn. Không tiết lộ danh tính song nguồn tin này cho hay, khách mua chủ yếu là doanh nhân ở hai miền Bắc- Nam và Việt kiều với độ tuổi từ 38 đến 40.-: Quan chơi cờ tiền tỷ từng 'chung độ' 6 thửa đấtVnExpress-
Phỏng vấn chuyên gia Bùi Kiến Thành: Đại gia số 1 thế giới khác gì đại gia Việt Nam? (PN Today). – “Đạo đại gia” – Có gì khác? (DT).- Lập tổ kiểm tra nợ Bianfishco (SGTT). – DN thủy sản nợ nần: Người nuôi cá chới với (TT).
-Nữ tướng ngành gỗ (VnEx 8-3-12) Dự án căn hộ "đế vương" Tân Hoàng Minh: Chơi ngông hay liều lĩnh? (DDDN 8-3-12)-Bất ngờ về nữ đại gia buôn trứng số 1 VN (ĐV 8-3-12) - Bất ngờ về nữ đại gia buôn trứng số 1 VN (TTXVN/ ĐV).- Bùi Văn Bồng: Nóng: HÀNH TRÌNH SIÊU LỪA CỦA “BÔNG HỒNG VÀNG” – (Người Lót Gạch). - Đằng sau chuyện cô dâu ‘bị khước từ’ – (BBC). -Lý do Lê Anh làm MC tại "siêu" đám cưới ở Hà Tĩnh-
Gần đây, Lê Anh đã khiến dư luận tò mò: Vì sao anh lại nhận lời làm MC cho một đám cưới "khủng" ở Hương Sơn, Hà Tĩnh?
Còn nhiều điều khó biết về nữ đại gia tổ chức đám cưới siêu sang(GDVN) - Thượng tá Trần Thanh Trì – Phó Trưởng Công an huyện Hương Sơn cũng cho rằng: “Việc xác định được mối quan hệ của bà Liễu là rất...- Nữ đại gia thủy sản Bianfishco mắc bệnh ung thư? (Đất Việt). - Vụ “nữ đại gia” Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Nhiều nông dân lâm vào cảnh túng quẫn(TN).- Kinh doanh thực phẩm với phụ nữ là lợi thế (DDSG 7-3-12) P/v Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc công ty CP Sài Gòn Food (Saigon Food)- Đại gia thủy sản bán nhà máy, xe Rolls Royce trả nợ (VnEx 7-3-12) -- Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc (VnEx 7-3-12) “Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn (TN 7-3-12) "Giàn xế khủng trong đám cưới siêu sang là đi mượn" (GD 7-3-12)-Có thật nữ đại gia đám cưới ở Hà Tĩnh quen thân các ca sỹ?
- Công ty Bình An hứa trả nợ người nuôi cá trong tháng 3 (SGTT). - Ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Bianfishco (chồng bà Diệu Hiền) cam kết trả hết tiền nợ mua cá của dân (SGGP). -
- - Nữ đại gia tổ chức đám cưới siêu sang nợ 1000 tỷ (Tin mới). - Một đám cưới bằng xây hàng trăm điểm trường cho học sinh miền núi (GDVN). – Sau đám cưới siêu sang, đại gia bán nhà, siêu xe trả nợ (VTC). – Bình An sẽ bán tài sản để trả nợ (TBKTSG). – Công ty Bình An bán bất động sản để trả nợ (TT). - –Bianfishco hứa bán nhà đất trả nợ (NLĐ). - Vì sao nữ đại gia tổ chức đám cưới “siêu sang” bị “theo sát”? (GDVN). – Chồng “đại gia” Diệu Hiền: “Vợ tôi không đủ tiền chữa bệnh” (Infonet).
Công ty Bình An bán bất động sản để trả nợTuổi Trẻ
Công ty của “nữ đại gia” Diệu Hiền công bố các khoản nợĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bị từ chối vay 300 tỷ, nữ đại gia thủy sản sắp hầu tòa vì nợDân Trí
- Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc (VNE)."Đại gia thủy sản" sẽ bán dự án, siêu xe trả nợ nông dân-“Nữ đại gia” Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn TN - “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” bị nghi bỏ trốn-Dân Việt - Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Cần Thơ) – nữ đại gia ngành thủy sản vừa bị nghi ngờ bỏ trốn và để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”.
.Nữ đại gia tổ chức 'cưới siêu xe' đã xuất ngoại 'chữa bệnh' - -Nữ đại gia thủy sản cho gần 1.000 công nhân nghỉ việc- Nông dân bị nợ tiền cá kêu cứu (Dân Việt). Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia vẫn được "theo sát"?(GDVN) - Mặc dù bà Liễu và gia đình bà chưa bị nghi kỵ gì về côngviệc làm ăn nhưng hiện tại công an địa phương vẫn đang quan tâm,. - Siêu đám cưới tại Hà Tĩnh: Nữ đại gia nằm trong diện bị theo dõi? (GDVN).-- “Nữ đại gia” tổ chức đám cưới siêu khủng xuất cảnh để lại món nợ lớn (GDVN).
– Đám cưới triệu đô và đạo đức tiêu tiền (ĐV). – Đám cưới tiền tỷ và việc làm Hương Sơn – (Cu Làng Cát).- Cô dâu "gãy cổ" vì vàng: Thỏa mãn tâm lý tiểu nông vnn Chuyện ít biết về ngôi nhà của Bá Kiến ở làng “Vũ Đại” vnn -
-Quang Lê: 'Đám cưới Hà Tĩnh trả tôi gấp 5 lần hát bên Mỹ'-Cát sê của Quang Lê hát đám cưới “khủng” gấp 5 lần tại Mỹ? TN
Đại gia 'vung tiền' vào dự án căn hộ đế vương ở Hà Nội là ai? (DDDN 6-3-12) -- Ôsin đi spa tốn cả chục triệu đồng (ĐV 6-3-12) -'Tỷ phú của tỷ phú' Sài Gòn ăn chơi và mê gái 'khó đỡ' (ĐV 6-3-12) - Chân dung “ông trùm” khét tiếng Sài Thành thích sưu tầm súng ngắn và vợ nhỏ (Kỳ 1) (PLVN).- Ảnh độc: Căn nhà 130 tỷ của thiếu gia tổ chức đám cưới siêu sang -"Ông chủ" của “căn hộ đế vương 100 tỷ giữa lòng Hà Nội" là ai?(GDVN) - Căn hộ 100 tỷ D’.Palais de Louis đang gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua. Nhiều người băn khoăn tự hỏi chủ của dự án nghe có vẻ“điên khùng” đó là ai?
Tân Hoàng Minh Group trao chìa khóa cho chủ nhân đầu tiên, một Việt kiều Mỹ - bà Vi Vi Hong Vu. (Nguồn: Báo Đất Việt) |
:- Sự thật về đám cưới “siêu sang" ở Hà Tĩnh- Bên trong căn hộ triệu đô, dát vàng ở Hà Nội (VnEx 5-3-12) 9X gắn mác 'đại gia'(VNN 5-3-12) Giới siêu giàu Việt đua chơi sim triệu đô (VTC 6-3-12)
Chân dung nữ đại gia làm đám cưới 'khủng' cho con (VNN 4-3-12) Nữ đại gia tổ chức "siêu" đám cưới cho con là ai? (Bee.net 4-3-12) Mẹ của thiếu gia trần tình về "siêu đám cưới" (DT 4-3-12)Thông tin chưa tiết lộ về nữ đại gia tổ chức “siêu đám cưới” DTri
- Vì sao có chuyện nợ tiền bán cá? (TBKTSG).- Siêu đám cưới và siêu nợ — (Tuanddk).
-Đại gia: rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần (VEF 3-3-12) -- "Tầng lớp tinh hoa" (elites) Việt Nam bây giờ giống như ngôi nhà làm bằng những lá bài (house of cards), xem thì bề thế lắm, nhưng chỉ một ngon gió thoảng qua là bay hết! Chân dung nữ đại gia phố núi (TP 3-3-12) -- Chẳng ai rõ nữ đại gia của "siêu" đám cưới kinh doanh gì (DV 3-3-12)
-'Lạ và độc' siêu xe ngoài hành tinh 'náo loạn' phố xá Sài Gòn đv -Thử đo độ tốn kém của những đám cưới "đình đám" nhất Việt Nam gd --Chiêm ngưỡng: Những khu Resorts cao cấp của "đại gia du lịch mạo hiểm" gd --Tiết lộ về 'đại gia' du lịch mạo hiểm ở Việt Nam gd - - AI CHO BẦU ĐỨC NỢ TIỀN THUẾ ? (Văn Bá Xuân). - Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin bị “điểm danh” vì nợ thuế. -- “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”? (PLTP).
- Công ty của nữ đại gia thủy sản sắp hầu tòa VnEx -
- Nữ đại gia trần tình về ‘siêu đám cưới’ (VNN). - “Siêu đám cưới” và 25.000 suất học bổng (VNN).-- Đám cưới bạc tỉ: Sản phẩm của quan hệ (PLTP). NGUYỄN QUANG THÂN: Đám cưới “khủng”: Xa xỉ giữa biển nghèo (TT). – “Siêu đám cưới”: Nhóm quí tộc kinh tế muốn khẳng định đẳng cấp! (Infonet). – Tại sao những bà mẹ “đại gia” tổ chức “đám cưới tiền tỉ”? (Kênh 14).-Bà Đặng Thị Hoàng Yến không liên quan vụ án lộ bí mật nhà nước-/vnexpress.net -– Chính trị gia Trung Quốc ngày càng giàu(DT/Telegraph).(VN thì sao?) -
Trốn thuế: 'Đại gia' bất động sản nợ thuế cả nghìn tỷ đồng (TP 2-3-12) -- Thủ tướng nâng đỡ: Thủ tướng huy động tổng lực để “giải cứu” chứng khoán (DT 2-3-12) -- Bí mật: Vén bức màn bí mật về "độ giầu" của đại gia thủy sản Diệu Hiền (GD 2-3-12) -- Chịu chơi: Đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền - một quý bà chịu chơi? (GD 2-3-12)Vén bức màn bí mật về "độ giầu" của đại gia thủy sản Diệu Hiền -Đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền - một quý bà chịu chơi? -Cận cảnh các khu chung cư cao cấp của DN Quốc Cường Gia Lai ở TP HCM-Đám cưới bạc tỷ: Chân dung đại thiếu gia phố núi
-Đám cưới Hà Tĩnh: Cát-xê Mr Đàm hơn rất nhiều 400 triệu! -Thêm một 'đám cưới khủng' ở Hà Tĩnh dùng Bentley, Audi rước dâu -
- ‘Đại gia’ bất động sản nợ thuế cả nghìn tỷ đồng(TP). – Bầu Đức lên tiếng về khoản “nợ” thuế “khủng” (DT). - Đại gia: rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần (VEF).- Bầu Đức nổi tiếng nhờ... nợ thuế (VEF 1-3-12) -- Bầu Đức: 'Tôi nợ chứ không xù thuế' (VnEx 1-3-13) Đặng Thành Tâm bị đề nghị đình chỉ chức Chủ tịch ĐH Hùng Vương (VnEx 1-3-12)Chân dung ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hùng Vương (GD 1-3-12)
Agribank từ chối cho nữ đại gia thủy sản vay tiền (VnEx 1-3-12) -- Vụ này có vẻ lớn chuyện. Nên theo dõi.
Vì sao ông Đặng Thành Tâm bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT? (GD 1-3-12)-
- Vì sao ông Đặng Thành Tâm bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT? (GDVN). - Cuộc đời và sự nghiệp của ông Đặng Thành Tâm (GDVN). -Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan giàu đến cỡ nào?-Đám cưới 'siêu khủng' Hà Tĩnh: Mời Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Quang Lê GDVN - “Siêu đám cưới” một thiếu gia gây rúng động phố núi (DT). – Toàn cảnh đám cưới đình đám bậc nhất Hà Tĩnh (Hatinhnews). – Dâu, rể ‘đeo’ 60 cây vàng tại đám cưới ‘siêu sang’ ở Hà Tĩnh(ĐV). – 1 ĐÁM CƯỚI VÀ 208.333 “MẦM NON ĐẤT NƯỚC”… – (Mai Thanh Hải). Cưới quê, cô dâu chú rể đeo 60 cây vàng
VietNamNet
- Sở dĩ gọi là “siêu đám cưới” bởi lẽ đây là đám cưới có nhiều siêu xe tham gia rước dâu nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, có số lượng chi phí khủng nhất và số người dự cưới đông nhất. Ngày 29/2, toàn bộ phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) được dịp bàn tán ...
Xe triệu đô, “sao” tề tựu ở đám cưới thiếu gia tỉnh lẻThanh Niên
Thiếu gia khuấy động phố núi bằng đám cưới 50 tỷNgôi Sao
“Siêu đám cưới” một thiếu gia gây rúng động phố núiDân Trí
Zing News -24 giờ -Auto Vietnam
Màn rước dâu bằng siêu xe của "thiếu gia" Hà Tĩnh - Đại gia Việt bán máy bay riêng không phải nộp thuế (VnEx 28-2-12) -- “Đại gia” Đoàn Nguyên Đức giàu có đến cỡ nào? (GD 29-2-12) - Những điều đảng viên không được làm (VNN 28-2-12) -- Nhưng nếu không được làm những điều này thì vào Đảng để làm gì? ("Điều 11: Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi" Ông Nguyễn Tấn Dũng được đặc miễn điều này?)
Lương osin của “đại gia”: Đủ xây nhà lầu (DT 27-2-12)- .Từ chối cho “đại gia” nợ tiền cá vay 300 tỷ đồng(Dân Việt) - Ngày 27.2, một nguồn tin cho biết Ngân hàng NNPTNT, Chi nhánh Cần Thơ vừa từ chối khoản vay trên 300 tỷ đồng đối với Công ty CP Thủy sản Bình An do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng Giám đốc - Đại gia nợ nông dân tới… 250 tỷ đồng(DV). –Từ chối cho “đại gia” nợ tiền cá vay 300 tỷ đồng(DV). – Lương osin của “đại gia”: Đủ xây nhà lầu(DT). - Nháo nhác tin đồn đại gia lùng tượng nhà mồ (DT)
-Nữ đại gia thủy sản miền Tây: Tôi không nợ tiền ai (VTC 26-2-12) >< Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng
--Bầu Đức: Máy bay tôi mua về không phải để phục vụ đám cưới-"Tôi không có quan hệ gì với bà Hiền, tôi cũng không biết bà Hiền là ai cả. Bà Hiền với tôi chưa bao giờ gặp mặt, chưa bao giờ là bạn bè", bầu Đức bức xúc trước tin "đại gia thủy sản" muốn mượn máy bay để rước dâu-- Căn hộ triệu đô: Chưa có gì để tin -Nội thất đế vương trong căn hộ 5 triệu USD --Hà Nội: Căn hộ mạ vàng giá 5 triệu USD -
- "Choáng" trước thú chơi "siêu khuyển" của đại gia Việt (Phần 1) -
- Lộ diện những đại gia đang mất hàng nghìn tỷ đồng
(VnMedia) - OceanGroup, Quốc cường Gia lai…là những "đại gia" vừa công bố lỗ nặng. Hiện nhiều đại gia khác cũng đang lâm vào cảnh mất hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận.
Khá nhiều công ty đang công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011, điều bất ngờ là rất nhiều "đại gia" có doanh thu "hoành tráng" nhưng cũng không tránh khỏi thâm hụt vốn do đầu tư bất động sản.
“Đại gia” Quốc Cường Gia Lai trong năm 2011 chịu lỗ hàng tỷ đồng. Với hoạt động chính của Công ty là phát triển và kinh doanh bất động sản, bao gồm cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư; cung cấp dịch vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; đầu tư xây dựng công trình thủy điện; trồng cây cao su và mua bán cao su thành phẩm và kinh doanh cà phê và sản phẩm gỗ. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị lỗ nặng chủ yếu do bất động sản “đóng băng”.
Theo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011 đã hợp nhất của Quốc Cường Gia Lai, tuy doanh thu thuần quý IV đạt gần 249 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước ( hơn 8 tỷ đồng trong quý IV/2010) nhưng chi phí giá vốn cao lên tới hơn 233 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp thấp, chỉ đạt 14,84 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai giải trình, chi phí giá vốn , tài chính và chi phí khác trong quý 4 năm 2011 đạt hơn 362 tỷ triệu đồng do ảnh hưởng của giá vốn hàng bất động sản bán ra trong kỳ tương ứng theo doanh thu là hơn 226 tỷ đồng.
Ngoài ra ảnh hưởng cơ bản làm tăng chi phí trong kỳ là do ảnh hưởng của chi phí tài chính do phát hành thêm trái phiếu bổ sung vốn đầu tư , chi phí lãi vay của các khoản vay kinh doanh của Công ty Địa ốc Sài gòn xanh (Một công ty thành viên của Quốc Cường Gia Lai) ghi nhận chi phí vào trong kỳ này và chi phí trích lập các khoản dự phòng về các khoản đầu tư hình thành trong quá trình kinh doanh của các dự án Long Phước Quận 9 và dự án Đa Phước làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng chi phí và lợi nhuận của tập đoàn.
Nguồn thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,18 tỷ đồng trong khi quý IV/2010 đạt 33,36 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí tài chính, chi phí lãi vay có con số lần lượt là 102,89 tỷ đồng và 102,88 tỷ đồng, khiến Quốc Cường Gia Lai lỗ thuần tới 93,66 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 103,56 tỷ đồng trong quý IV/2011.
Tính lũy kế cả năm 2011, “đại gia” Quốc Cường Gia Lai đã lỗ 38,63 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 283 tỷ đồng.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của Quốc Cường Gia Lai cho thấy, hàng tồn kho về bất động sản tại hơn chục dự án xây dựng (chủ yếu là xây dựng chung cư) lên tới gần 2.800 tỷ đồng. Tất cả số dự án này cũng đã được đem đi thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng.
Theo Quốc Cường Gia Lai, trong năm 2011 doanh thu , hiệu quả kinh doanh chủ yếu của công ty dựa vào hoạt động kinh doanh bất động sản, nhưng tình hình kinh tế khó khăn chung dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên chi phí tài chính cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011, khoản chi phí này lên tới 195,17 tỷ đồng.
Trong năm 2011, một công ty bất động sản khác thực hiện nhiều hợp đồng bán bất động sản (Căn hộ, biệt thự), tuy nhiên do bất động sản chưa hoàn thành và chưa được bàn giao cho khách hàng nên chưa được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong năm.
Đến cuối năm 2011, do thu hoạt động kinh doanh giảm mạnh nên lợi nhuận trước thuế cũng giảm 86% từ 2.968 tỷ xuống 410 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) , có trụ sở tại số 4 Láng Hạ, cũng vừa thông báo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011 đã hợp nhất.
Doanh thu thuần quý IV tăng 19,5 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 477,4 tỷ đồng nhưng do chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận gộp đạt 51,95 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 77,84 tỷ đồng cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng mạnh từ 35,3 tỷ đồng cùng kỳ lên 79,69 tỷ đồng quý IV/2011 là nguyên nhân chính khiến OceanGroup báo lỗ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011, khoản chi phí này lên tới 195,17 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý IV/2011 của OceanGroup lỗ hơn 20 tỷ đồng trong đó phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ âm ở con số 18,36 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước OceanGroup lãi 154,68 tỷ đồng. Tính lũy kế cả năm 2011, OceanGroup lãi ròng 182,75 tỷ đồng, giảm 68,8% so với cùng kỳ.
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Xây hộ, làm mộ, nuôi chó: Cận cảnh từng chi tiết trong "căn hộ đế vương" 100 tỷ tại Hà Nội (GD 25-2-12) -- Sôi động bất động sản cho người âm (TP 25-2-12) -- Sốc' với thú chơi siêu khuyển của đại gia Sài thành (DDDN 25-2-12)Giữa bò và bồ: Giữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho... bò ở (VNN 25-2-12) -- Xây cho bồ nhưng bồ không ở nên bò ở?
--Cận cảnh từng chi tiết trong "căn hộ đế vương" 100 tỷ tại Hà Nội
CẬP NHẬT ĐẤU ĐÁ TRONG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát
- Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát – ( RFI ). Phó
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần
như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công
bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng
tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy
ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo
tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà
ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành
phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».
Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.
Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.
Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».
Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.
Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.
Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».
Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ còn nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.
–Những mưu toan ngay trong lòng quyền lực Trung Quốc – ( RFI). Cuối
cùng mọi người ai cũng biết được số phận của ông Bạc Hy Lai, Bí thư
Thành ủy Trùng Khánh. Hôm qua, thứ năm 15/03/2012, Tân Hoa Xã loan báo
Ban Tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra quyết định cách chức ông Bạc
Hy Lai. Sự kiện này đã được các báo Pháp hôm nay đặc biệt quan tâm đến.
Theo nhận định của các báo Pháp, ông Bạc Hy Lai là nạn nhân của một cuộc
« đấu đá nội bộ ».
« Đấu đá bè phái dậy sóng ngay trong lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc » là
nhận xét của nhật báo công giáo La Croix. Tờ báo cho rằng « việc loan
báo chính thức cách chức ông Bạc Hy Lai hôm qua « đã gây ra nhiều tác
động », « làm dậy sóng những lời đồn thổi về một một sự tăng cường đấu
đá nội bộ trong lòng Đảng cộng sản ». Nhận định về sự kiện này, tờ báo
cho rằng có hai luồng ý kiến khác nhau. Một số nhà quan sát thì cho rằng
đấy chính là thành quả của những người ủng hộ cải cách, mong muốn chống
lại trường phái « cánh tả bảo thủ mới » mà ông Bạc Hy Lai là một trong
những người đại diện rõ nét. Còn đối với một số khác, thì lại nghĩ rằng
đó chẳng qua chỉ là sự trả thù từ những quan chức bị vạ lây do cuộc
chiến chống tham nhũng của người đàn ông đầy quyền lực nhất tại Trùng
Khánh.
Sự kiện này cũng lộ rõ là « Hệ thống chính trị Trung Quốc là một trong những hệ thống mập mờ nhất trên thế giới sau Bắc Triều Tiên. Một điều chắc chắn là sự kiện này chứng tỏ rằng vấn đề kế thừa vẫn chưa được giải quyết xong và tình thế bên trong vẫn chưa ổn định ».
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, sự kiện này cũng giúp cho giới quan sát hiểu rõ phần nào lời kêu gọi cải cách chính trị của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra hôm thứ Tư 14/3 vừa qua. Ông cảnh báo về nguy cơ « thảm kịch lịch sử giống như thời Cách mạng Văn hóa » có thể quay trở lại. Les Echos cho rằng sai lầm của Bạc Hy Lai là đã khiến cho giới truyền thông chú ý đến mình một cách quá lộ liễu qua việc định tìm cách quay về những giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội và tìm cách đề cao những giá trị thời Mao Trạch Đông.
Nhận định này cũng được báo Le Monde đồng chia sẻ. Dưới danh nghĩa khám phá lại « những giá trị của chủ nghĩa xã hội », ông Bạc Hy Lai nuôi dưỡng một kiểu « chủ nghĩa Mao ngoại lai » : làm sống lại nhiều vở kịch lớn thời cách mạng huy hoàng và cho hát lại bài hát « Đông phương hồng » tại Trùng Khánh. Tên tuổi của ông xuất hiện hầu như khắp nơi trong làng báo chí đến mức thêu dệt thành một huyền thoại. Ông chính là người đã đáp trả được một số căn bệnh trầm kha tại Trung Quốc ngày nay : bất công ngày càng tăng, thiếu một Nhà nước pháp quyền và trống vắng về tinh thần. Nói tóm lại, một mô hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội công bằng nhưng dưới sự bảo hộ của nhà nước, một kiểu Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, mô hình của Bạc Hy Lai lại đối lập với mô hình « tự do » về kinh tế và chính trị của ông Uông Dương tại Quảng Đông, thành phố biển phía Nam của Trung Quốc, một trong những thành phố giàu có nhất và đông dân nhất.
Cũng liên quan đến quan điểm này, Le Figaro có cái nhìn sâu sắc hơn. Nhà bình luận Arnaud De La Grange, trong bài viết đề tựa « Những mưu toan ngay trong lòng quyền lực Trung Quốc », cho rằng bối cảnh của những vụ chạm trán đang diễn ra có thể được diễn giải theo hai khía cạnh chính : tranh giành quyền lực giữa hai phe và quan điểm nhìn về mô hình phát triển kinh tế-chính trị.
Thứ nhất là tính tập đoàn quyền lực, mà trung tâm chính là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, gồm chín thành viên, thường được mệnh danh là « chín vị hoàng đế ». Vị trí này thường được thông qua bằng một thỏa thuận. Tác giả cho rằng, nền chính trị của Trung Quốc không hoàn toàn là một khối nguyên vẹn, mà bao gồm một bên là phe bảo thủ nhất và bên kia là phe cải tiến.
Cứ liệu thứ hai chính là vị chủ tịch sắp mãn nhiệm nhất thiết phải bảo vệ cho bằng được những vây cánh quyền lực, khi nhận thức được rằng thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc sẽ phải lãnh đạo đất nước cho một thời hạn là mười năm, tức là đến tận năm 2022. Giống như ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào cũng phải sắp đặt càng nhiều người của mình vào ngay trong vòng quyền lực cao nhất để có thể giữ được tầm ảnh hưởng.
Theo Arnaud De La Grange, vụ ông Bạc Hy Lai có thể được hiểu theo nhiều cách. Đấy vừa là một cuộc chiến giữa hai phe, một bên là Đoàn Thanh niên Cộng sản và bên kia là « những ông hoàng ». Hay cũng có thể được hiểu là một cuộc chiến giữa « mô hình Trùng Khánh », thuộc phe bảo thủ và « mô hình Ô Khảm » của những người ủng hộ cải cách.
Như vậy, trong trường hợp đầu tiên, đấy sẽ là một cuộc đọ sức của con người vì quyền lực. Trường hợp thứ hai, chính là sự đối đầu giữa hai tầm nhìn về một Trung Quốc cho tương lai.
Đấu đá nội bộ, chính là cú sốc của giới viên chức chống lại phe những ông hoàng. Nghĩa là, một bên là Đoàn Thanh niên Cộng Sản, mà lãnh tụ chính là ông Hồ Cẩm Đào. Đấy chính là những người xuất thân từ thành phần trung lưu và được thăng tiến nhờ vào tài năng. Còn phía bên kia là « những ông hoàng » trong đó có ông Tập Cận Bình, là con cháu của những quý tộc đỏ, những người có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước Trung Hoa.
Một học giả uyên thâm về Trung Quốc nhận xét, việc ông Bạc Hy Lai bị gạt ra khỏi cuộc chiến đặt ra vấn đề xem xét lại thỏa thuận đạt được hồi năm rồi, vốn được dựa trên nguyên tắc « quyền lực chia ba » : tức là, ba ghế cho Đoàn Thanh niên Cộng sản, ba ghế cho phe « ông hoàng » trong đó có Bạc Hy Lai và ba ghế cho các nhóm khác. Như vậy, vấn đề còn lại là thỏa thuận để tìm một tên khác để thay thế ông Bạc Hy Lai.
Về mặt cơ bản, đấy chính là sự đối lập giữa hai mô hình phát triển kinh tế-chính trị-xã hội giữa một bên là thành phốTrùng Khánh do Bạc Hy Lai làm đại diện và bên kia là tỉnh Quảng Đông của ông Uông Dương.
Mô hình Trùng Khánh khêu gợi lại những giá trị chủ nghĩa Mao, xác lập một chủ nghĩa quân bình và mở cửa kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ. Trong khi đó, ông Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông, người đã quản lý thành công các cuộc khủng hoảng vừa qua, nhất là vụ « Ô Khảm » lại chủ trương cần phải mạnh dạn cải cách khi cho rằng nên giảm bớt vai trò của Đảng và nới lỏng hơn xã hội dân sự.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thì vụ án Bạc Hy Lai chứng minh cho thấy « mô hình Trùng Khánh » đã bị phá sản và đã bị gạt ra ngoài cuộc chơi, nó « hé mở một hướng cải cách mới hiện đại hơn mà không quá rẽ sang trái ». Như vậy, « các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới sẽ có nhiều quyền tự do hơn để tìm kiếm một sự đồng thuận và thúc đẩy nhanh các biện pháp cải cách ».
Sự kiện này cũng lộ rõ là « Hệ thống chính trị Trung Quốc là một trong những hệ thống mập mờ nhất trên thế giới sau Bắc Triều Tiên. Một điều chắc chắn là sự kiện này chứng tỏ rằng vấn đề kế thừa vẫn chưa được giải quyết xong và tình thế bên trong vẫn chưa ổn định ».
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, sự kiện này cũng giúp cho giới quan sát hiểu rõ phần nào lời kêu gọi cải cách chính trị của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra hôm thứ Tư 14/3 vừa qua. Ông cảnh báo về nguy cơ « thảm kịch lịch sử giống như thời Cách mạng Văn hóa » có thể quay trở lại. Les Echos cho rằng sai lầm của Bạc Hy Lai là đã khiến cho giới truyền thông chú ý đến mình một cách quá lộ liễu qua việc định tìm cách quay về những giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội và tìm cách đề cao những giá trị thời Mao Trạch Đông.
Nhận định này cũng được báo Le Monde đồng chia sẻ. Dưới danh nghĩa khám phá lại « những giá trị của chủ nghĩa xã hội », ông Bạc Hy Lai nuôi dưỡng một kiểu « chủ nghĩa Mao ngoại lai » : làm sống lại nhiều vở kịch lớn thời cách mạng huy hoàng và cho hát lại bài hát « Đông phương hồng » tại Trùng Khánh. Tên tuổi của ông xuất hiện hầu như khắp nơi trong làng báo chí đến mức thêu dệt thành một huyền thoại. Ông chính là người đã đáp trả được một số căn bệnh trầm kha tại Trung Quốc ngày nay : bất công ngày càng tăng, thiếu một Nhà nước pháp quyền và trống vắng về tinh thần. Nói tóm lại, một mô hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội công bằng nhưng dưới sự bảo hộ của nhà nước, một kiểu Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, mô hình của Bạc Hy Lai lại đối lập với mô hình « tự do » về kinh tế và chính trị của ông Uông Dương tại Quảng Đông, thành phố biển phía Nam của Trung Quốc, một trong những thành phố giàu có nhất và đông dân nhất.
Cũng liên quan đến quan điểm này, Le Figaro có cái nhìn sâu sắc hơn. Nhà bình luận Arnaud De La Grange, trong bài viết đề tựa « Những mưu toan ngay trong lòng quyền lực Trung Quốc », cho rằng bối cảnh của những vụ chạm trán đang diễn ra có thể được diễn giải theo hai khía cạnh chính : tranh giành quyền lực giữa hai phe và quan điểm nhìn về mô hình phát triển kinh tế-chính trị.
Thứ nhất là tính tập đoàn quyền lực, mà trung tâm chính là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, gồm chín thành viên, thường được mệnh danh là « chín vị hoàng đế ». Vị trí này thường được thông qua bằng một thỏa thuận. Tác giả cho rằng, nền chính trị của Trung Quốc không hoàn toàn là một khối nguyên vẹn, mà bao gồm một bên là phe bảo thủ nhất và bên kia là phe cải tiến.
Cứ liệu thứ hai chính là vị chủ tịch sắp mãn nhiệm nhất thiết phải bảo vệ cho bằng được những vây cánh quyền lực, khi nhận thức được rằng thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc sẽ phải lãnh đạo đất nước cho một thời hạn là mười năm, tức là đến tận năm 2022. Giống như ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào cũng phải sắp đặt càng nhiều người của mình vào ngay trong vòng quyền lực cao nhất để có thể giữ được tầm ảnh hưởng.
Theo Arnaud De La Grange, vụ ông Bạc Hy Lai có thể được hiểu theo nhiều cách. Đấy vừa là một cuộc chiến giữa hai phe, một bên là Đoàn Thanh niên Cộng sản và bên kia là « những ông hoàng ». Hay cũng có thể được hiểu là một cuộc chiến giữa « mô hình Trùng Khánh », thuộc phe bảo thủ và « mô hình Ô Khảm » của những người ủng hộ cải cách.
Như vậy, trong trường hợp đầu tiên, đấy sẽ là một cuộc đọ sức của con người vì quyền lực. Trường hợp thứ hai, chính là sự đối đầu giữa hai tầm nhìn về một Trung Quốc cho tương lai.
Đấu đá nội bộ, chính là cú sốc của giới viên chức chống lại phe những ông hoàng. Nghĩa là, một bên là Đoàn Thanh niên Cộng Sản, mà lãnh tụ chính là ông Hồ Cẩm Đào. Đấy chính là những người xuất thân từ thành phần trung lưu và được thăng tiến nhờ vào tài năng. Còn phía bên kia là « những ông hoàng » trong đó có ông Tập Cận Bình, là con cháu của những quý tộc đỏ, những người có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước Trung Hoa.
Một học giả uyên thâm về Trung Quốc nhận xét, việc ông Bạc Hy Lai bị gạt ra khỏi cuộc chiến đặt ra vấn đề xem xét lại thỏa thuận đạt được hồi năm rồi, vốn được dựa trên nguyên tắc « quyền lực chia ba » : tức là, ba ghế cho Đoàn Thanh niên Cộng sản, ba ghế cho phe « ông hoàng » trong đó có Bạc Hy Lai và ba ghế cho các nhóm khác. Như vậy, vấn đề còn lại là thỏa thuận để tìm một tên khác để thay thế ông Bạc Hy Lai.
Về mặt cơ bản, đấy chính là sự đối lập giữa hai mô hình phát triển kinh tế-chính trị-xã hội giữa một bên là thành phốTrùng Khánh do Bạc Hy Lai làm đại diện và bên kia là tỉnh Quảng Đông của ông Uông Dương.
Mô hình Trùng Khánh khêu gợi lại những giá trị chủ nghĩa Mao, xác lập một chủ nghĩa quân bình và mở cửa kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ. Trong khi đó, ông Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông, người đã quản lý thành công các cuộc khủng hoảng vừa qua, nhất là vụ « Ô Khảm » lại chủ trương cần phải mạnh dạn cải cách khi cho rằng nên giảm bớt vai trò của Đảng và nới lỏng hơn xã hội dân sự.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thì vụ án Bạc Hy Lai chứng minh cho thấy « mô hình Trùng Khánh » đã bị phá sản và đã bị gạt ra ngoài cuộc chơi, nó « hé mở một hướng cải cách mới hiện đại hơn mà không quá rẽ sang trái ». Như vậy, « các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới sẽ có nhiều quyền tự do hơn để tìm kiếm một sự đồng thuận và thúc đẩy nhanh các biện pháp cải cách ».
Vụ Bác Hi Lai: In China, a Rare View of Infighting by Leaders (NYT 15-3-12) -- China Purge Sets Up Scramble at Top (WSJ 15-3-12) China ousts Bo Xilai as Chongqing party boss (Guardian 15-3-12) -- A Shot Across the Bo (FP 15-3-12) China's leaders in a sweat over downfall of princeling Bo Xilai (Guardian 15-3-12) – Thăng trầm Bạc Hy Lai (NLĐ). – Ông Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết trong Đảng(TTXVN). – Ông Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết – (BBC). - Chuyện các nghị viên tỉ phú Trung Quốc (TVN). – Hố cách biệt giàu nghèo ở Trung Quốc hiện rõ ở Bắc Kinh – (VOA).: --
Người
được xem sẽ là lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc kêu gọi Đảng đoàn kết
trong một diễn văn công bố hôm nay - một ngày sau vụ cách chức Bí thư
Trùng Khánh.
Phó Chủ tịch nước, Tập Cận Bình, cũng nói uy quyền của Đảng bị suy yếu vì "tình trạng thiếu kỷ luật" trong một số đảng viên.
Bài
viết trên tạp chí Cầu Thị - tờ báo lý luận chính của Đảng Cộng sản
Trung Quốc - dựa trên một diễn văn mà ông Tập đọc ở Trường Đảng Trung
ương Trung Quốc hôm 1/3.
Nhưng
giới phân tích nói việc cho đăng báo hôm nay là dấu hiệu giới chóp bu
muốn ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm của việc đấu đá nội bộ.
Ông
Tập Cận Bình được cho là sẽ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào ở chức Tổng Bí thư
năm nay trước khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc năm 2013.
Bài báo của ông viết: "Gìn giữ sự trong sạch tư tưởng cũng là bảo vệ đoàn kết của Đảng."
"Mọi
quyết định lớn đều phải nghiêm khắc tuân thủ nguyên tắc tập trung dân
chủ của Đảng. Chúng không thể được quyết định bởi một cá nhân hay một
nhóm người."
Ông
Tập Cận Bình không hề nhắc tên ông Bạc Hy Lai, nhưng đoạn sau đây có
thể được diễn dịch như sự chỉ trích vị cựu Bí thư quen thuộc với giới
truyền thông.
"Nếu
anh muốn khoe khoang, lừa phỉnh quần chúng, tìm kiếm vật chất và quyền
chức, nếu anh không hướng tới những mục tiêu cao hơn, thì không chỉ khó
mà tiến hành công tác của Đảng và nhân dân, mà còn hủy hoại hình ảnh của
Đảng, làm nhân dân thất vọng, và mất lòng tin."
Nhiều
phân tích gia cho rằng ông Bạc Hy Lai sa cơ vì ông công khai vận động
cho ghế vào Thường vụ Bộ Chính trị, và phong cách của ông - người cho là
xông xáo, kẻ cho là mị dân - đã đe dọa hệ thống lãnh đạo tập thể.
Trái ngược với ông là sự kín đáo của ông Tập Cận Bình - nhiều người thừa nhận họ không thể biết ông sẽ là một lãnh tụ thế nào.
Ông
Bạc Hy Lai, người nắm chức bí thư của Trùng Khánh từ năm 2007, bị cách
chức vì liên quan vụ Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an thành phố,
người đã tìm cách lánh nạn trong Lãnh sự quán Mỹ trước khi bị bắt.
Chương
trình tin tức của truyền hình Trùng Khánh ngày 15/3 đưa tin ông Lý
Nguyên Triều, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã chủ trì hội nghị cán bộ
lãnh đạo tại Trùng Khánh.
Ông Lý được dẫn lời: "Sự điều chỉnh chức vụ lãnh đạo là do tác động chính trị nghiêm trọng từ vụ Vương Lập Quân."
Tuy
vậy, một số nhà phân tích ở đại lục cho rằng ông Bạc Hy Lai sẽ không
phải chịu những trừng phạt nặng nề như vụ bí thư Thượng Hải Trần Lương
Vũ trước đây.
Dẫu sao ông vẫn là con của Bạc Nhất Ba, một trong những công thần số một của Đảng.
- Ông Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết hơn nữa (TN). - Tập Cận Bình kêu gọi ‘làm trong sạch’ đảng (VNE).
- Ông Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết hơn nữa (TN). - Tập Cận Bình kêu gọi ‘làm trong sạch’ đảng (VNE).
- Bí thư mất chức – chân dung và nhận xét trái chiều (VNE).- Bạc Hy Lai ‘bị hạch tội’ – (BBC). - Bí thư Trùng Khánh bị cách chức – (BBC). Bạc Hi Lai bị mất chức: Bí thư Thành ủy Trùng Khánh bị cách chức (NLĐ 15-3-12) -- Bí thư Trùng Khánh bị cách chức (BBC 15-3-12) Upstart Leader in China Is Ousted From Party Post (NYT 15-3-12) Bo Xilai’s ouster seen as victory for Chinese reformers (WP 15-3-12) -- Chinese Party Chief Falls After Rebuke (WSJ 15-3-12) -- Bài này hay nhất (có nói đến nhóm Tân Tả) Bo purged by Chinese leadership (FT 15-3-12) Downfall ends Bo’s ambition to rule China (FT 15-3-12) Bo Bo Black Sheep (Economist 17-3-12)
Chia rẽ trong lãnh đạo Trung Quốc: Splits surface in China leadership fight (FT 14-3-12) -- Wen attacks party conservatives (FT 14-3-12) Wen Calls for Political Reform but Sidesteps Details (NYT 14-3-12)
Tương lai kinh tế Trung Quốc: The Future of China’s Growth (Project Syndicate 15-3-12) -- Bài quan trọng của Justin Yifu Lin (có cuốn sách sắp ra)
-Tranh đua tiếp tục sau vụ Bạc Hy Lai
- Cuộc đua khép kín – (BBC). – Vì sao Bí thư Trùng Khánh mất chức? (TT).- Bí thư Thành ủy Trùng Khánh bị cách chức (NLĐ). - Bí thư Trùng Khánh bất ngờ mất chức (TN). - Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mất chức (SGGP). – Báo New York Times có bài: Party Ousts Chinese Regional Chief, Halting His Rise. – Trung Quốc đấu đá nội bộ: Bí thư thành ủy Trùng Khánh bị cách chức – (RFI). – Trung Quốc cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai – (RFI). –Giới chức cấp cao TQ bị cách chức vì vụ bê bối ở Trùng Khánh – (VOA). – Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy sự chia rẽ – (x-café). Dịch từ bài: Splits surface in China leadership fight (Financial Times).
- Trung Quốc: Cải cách chính trị là mục tiêu sống còn để phát triển (VOV). – Trung Quốc: Thủ tướng sắp mãn nhiệm hối thúc đảng Cộng sản cải tổ chính trị – (RFI).
- CẬP NHẬT ĐẤU ĐÁ TRONG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: BẠC HY LAI BỊ THANH TRỪNG
Tin của Jamil Anderlini ở Bắc Kinh
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trong
một biến động chính trị quan trọng nhất của đất nước suốt hai thập kỷ
qua, Bạc Hy Lai, một trong những quan chức thăng tiến nhanh nhất và là
một đối thủ hàng đầu cho hàng lãnh đạo đảng cộng sản của Trung Quốc đã
bị thanh lọc.
Là
thành viên của 25 nhân vật Bộ chính trị đảng Cộng sản, là một "vương
hầu", con trai một vị anh hùng cách mạng, ông Bạc đã bị vướng vào một vụ
bê bối chính trị từ đầu tháng trước, khi người giám đốc công an được
lựa chọn cẩn thận của ông toan đào thoát sang Hoa Kỳ tuyên bố rằng ông
Bạc từng cố gắng sát hại mình.
Việc
sa thải ông Bạc gây chấn động cả nước vào hôm thứ năm và gây nên nỗi lo
sợ rằng những mối rạn nứt nở rộng giữa các phe phái ngày càng cố thủ có
thể trở nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn hơn.
"Bạc
Hy Lai rõ ràng là nhân vật chính trị quan trọng nhất đã bị thanh lọc kể
từ Triệu Tử Dương vào năm 1989 và trong ý nghĩa của sự tác động, sự
kiện này có khả năng lớn ngang bằng những gì đã xảy ra vào thời điểm
đó", ông Cheng Li, một chuyên gia về giới tinh hoa chính trị Trung Quốc
tại tổ chức tư vấn Brookings cho biết.
Triệu
Tử Dương là người đứng đầu đảng Cộng sản vào năm 1989 nhưng đã bị sa
thải vì từ chối việc tuyên bố thiết quân luật và gửi quân đội đến phá vỡ
các cuộc biểu tình do sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An
Môn. Ông Triệu đã bị đặt dưới chế độ quản chế tại gia cho đến khi qua
đời vào năm 2005.
Được
giới doanh nhân và các nhà ngoại giao nước ngoài yêu mến vì sự quyến rũ
của mình, ông Bạc đã hưởng được sự ủng hộ lớn lao và phổ biến vì chú
trọng của ông vào việc cải thiện sinh kế cho người dân.
Tuy
nhiên, ông đã bị nhiều nhà trí thức, chiến lược gia và các quan chức
trong hàng ngũ cao cấp của đảng, đặc biệt là những người chủ trương cải
cách chính trị mắng nhiếc, cho ông là kẻ tàn nhẫn, thèm khát quyền lực
"tham vọng nghề nghiệp" và "mị dân".
Vào
thứ Năm, chính phủ đã công bố rằng ông Bạc sẽ bị thay thế bởi Zhang
Dejiang, một phó thủ tướng, một nhà kinh tế được Bắc Hàn đào tạo, làm bí
thư đảng của khu đô thị tây nam Trùng Khánh.
Theo
tin từ những người có quan hệ thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc,
quyết định loại bỏ ông Bạc đã được công bố trong nội bộ đến các quan
chức cao cấp của đảng vào đêm thứ tư, ngay sau khi kết thúc kỳ họp 10
ngày hàng năm của quốc hội bù nhìn Trung Quốc. Ngoài thông báo sa thải
chính phủ đã không có thêm thông tin gì khác về số phận của ông Bạc, mặc
dù những người quen thuộc với vấn đề này cho biết rằng chắc chắn ông
gần như phải chịu hình thức quản thúc tại gia để ngăn chặn việc ông có
thể trốn khỏi đất nước.
Không
có lời tuyên bố nào về việc liệu ông Bạc có phải từ nhiệm khỏi vị trí
của mình trong Bộ Chính trị, bộ phận tạo quyết định quan trọng hàng số
hai ở Trung Quốc hay không.
Cho
đến tận tháng trước, ông từng là nhân vật triển vọng hàng đầu trong năm
nay để gia nhập vào Ủy ban thường trực bộ chính trị gồm 9 người, bộ
phận quyền lực cao nhất ở Trung Quốc.
Tuy
nhiên, vào đầu tháng Hai, Vương Lập Quân, viên giám đốc công an của ông
đã chạy trốn vào một lãnh sự quán Hoa Kỳ ở phía Tây Trung Quốc và yêu
cầu xin tị nạn. Rời khỏi toà lãnh sự quán sau hơn 24 giờ ông Wang lập
tức đã bị bắt giữ để điều tra.
Tại
một cuộc họp báo trực tiếp trên truyền hình hôm thứ Tư, Ôn Gia Bảo, Thủ
tướng Trung Quốc, trực tiếp chỉ trích ông Bạc về vụ việc xảy ra, trong
một thể hiện hiếm thấy về sự mất đoàn kết giữa các cấp bậc cao nhất của
đảng.
"Đảng
và chính phủ Trùng Khánh phải nghiêm chỉnh phản ánh về sự cố Vương Lập
Quân và học tập bài học từ sự kiện này" ông Ôn Gia Bảo nói. Đối với việc
cải cách chính trị, việc sa thải và có thể tiến hành điều tra ông Bạc,
nhân vật có thế lực trong giới bảo thủ, sẽ được xem như là một chiến
thắng cho các yếu tố cải cách tự do hơn trong nội bộ Đảng, do Ôn Gia Bảo
dẫn đầu.
Một
số người xử dụng internet đã liên hệ sự sụp đổ của ông Bạc với số phận
của "Bè lũ bốn tên", một nhóm các quan chức cấp cao, bao gồm cả Giang
Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, người đã lãnh đạo Trung Quốc qua nhiều
thảm họa của cuộc cách mạng văn hóa 1966-1976 trước khi họ bị bắt.
Những
người phê bình ông Bạc đã tấn công vào các chính sách "kiểu cách mạng
văn hóa" của ông ở Trùng Khánh -vốn có liên quan đến việc sử dụng lối
tuyên truyền "đỏ" nặng tính hoài cổ và cuộc đàn áp tàn bạo các doanh
nhân bị cáo buộc là băng đảng - như một sự thoái lùi nguy hiểm.
Nguồn: Financial Times
-Trung Quốc có Phát triển Hài hòa không? TIN TỨC HÀNG NGÀY
-
-Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy sự chia rẽ - Nguồn: Jamil Anderlini - Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ- 14.03.2012
Khi những nhà lãnh đạo độ tuổi lục tuần của Trung Quốc xuất hiện trước công chúng với những bộ áo sẫm màu và kiểu tóc nhuộm giống nhau, mọi hành động của họ đều được sắp xếp để biểu lộ tính đoàn kết và đồng thuận.
Báo chí và truyền hình Trung Quốc đồng loạt tường thuật giới lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới nhất loạt đưa tay để biểu quyết một vấn đề trong ngày với mục đích quá rõ rệt rằng đây là một đảng Cộng sản hoà thuận.
Nhưng rất thường xuyên, thường là trước giai đoạn chuyển đổi chính trị hoặc khi quốc gia này đối diện một cơn khủng hoảng lớn, sự chia rẽ trầm trọng vẫn tồn tại phía dưới lại nổi lên bên trên.
Điều này hiện đang xảy ra khi giới lãnh đạo quốc gia chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi mười năm một lần vào cuối năm nay, trong đó đa số những lãnh đạo tối cao, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sẽ bước xuống để nhường chỗ cho thế hệ mới.
Hôm thứ Tư, ông Ôn, một lãnh đạo cấp tiến nhất của Trung Quốc, đã đưa ra một nghị trình cải cách chính trị mà bản thân nó hàm chứa một tấn công vào những đối thủ bảo thủ của ông.
Khi ông kêu gọi việc “cấp tốc” và “nghiêm trọng” cải cách chính trị và khi ông khẳng định rằng dân chủ cuối cùng phải xảy ra đã đánh thẳng vào mặt giới bảo thủ chuyên cho rằng thách thức tình trạng hiện tại của nền chính trị Trung Quốc chỉ dẫn đến hỗn loạn.
Năm 2009, Ngô Bang Quốc, người chính thức đứng ở vị trí thứ hai trong hệ thống quyền lực của đảng Cộng sản sau Hồ Cẩm Đào, đã kịch liệt bác bỏ hệ thống dân chủ đa đảng kiểu “phương tây”, phân định quyền lực giữa ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc một hệ thống chính trị lưỡng viện.
Điều này chẳng đưa ra được mấy lựa chọn nếu Trung Quốc vẫn hi vọng cuối cùng sẽ đem đến dân chủ và tổng bầu cử, như ông Ôn đề xuất trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
“Có một cảm nhận chung trong giới lãnh đạo rằng cần có vài thay đổi lớn trong hệ thống nhưng vẫn chưa có một sự đồng thuận về những thay đổi này là gì và chúng nên xảy ra theo thứ tự nào,” Victor Shih, một chuyên gia về giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc tại Đại học Northwestern. “Ý kiến của ông Ôn cho thấy ít nhất một vài người trong giới lãnh đạo đã mạnh mẽ ủng hộ việc cải cách chính trị sâu rộng hơn ở Trung Quốc.”
Ông Ôn cũng có ý kiến đối nghịch hơn khi ông đưa ra một tấn công hiếm có đến Bạc Hy Lai, viên thị trưởng đầy sóng gió của thành phố tự trị Trùng Khánh, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, trước khi viên giám đốc công an của ông bị bắt giữ vì đã tìm cách đào tị sang Hoa Kỳ.
Trong một cú đấm thẳng vào những chính sách gây tranh cãi mà ông Bạc đã đưa ra ở Trùng Khánh, ông Ôn đã liên tục liên hệ đến thảm hoạ Cách mạng Văn hoá trong giai đoạn 1966-1976 với nạn thanh trừng và ngược đãi với hầu hết các quan chức chính quyền, học giả, trí thức cũng như gia đình của họ.
Chương trình cải cách cực đoan của ông Bạc ở Trùng Khánh liên quan đến việc vực dậy những hình ảnh và ca khúc “đỏ” của thời kỳ Cách mạng Văn hoá, việc tàn bạo thanh trừng những doanh nhân giàu có bị cáo buộc là “băng đảng” và việc chi tiêu mạnh mẽ để nâng cấp các dịch vụ xã hội và các căn hộ nhà nước.
Đề cập đặc biệt đến Vương Lập Quân, vị giám đốc công an mà ông Bạc rất tin tưởng, người đã chỉ đạo phong trào thanh trừng các “tổ chức tội phạm” trước khi tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ sau một mâu thuẫn với ông Bạc, ông Ôn nói rằng chính quyền Trùng Khánh phải “xem kỹ lại” và “rút ra những bài học” từ sự kiện này.
Bên trong, các quan chức cao cấp nói rằng sự nghiệp chính trị của ông Bạc rõ ràng là đã chấm dứt sau việc ông Vương tìm cách đào thoát nhưng những chỉ trích mạnh mẽ của ông Ôn cho thấy những đấu đá hậu trường vẫn đang tiếp diễn.
Bên ngoài, đảng Cộng sản đã không có vẻ quá chia rẽ kể từ những ngày tháng đen tối của cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi tổng bí thư lúc ấy là Triệu Tử Dương bị giam giữ tại gia vì đã từ chối ban hành thiết quân luật.
Đảng đã sống sót qua cơn khủng hoảng ấy một phần là nhờ nó có được một nhà lãnh đạo vĩ đại, Đặng Tiểu Bình, người đã nắm giữ tính trung thành vững chắc của Đảng và quân đội, giới đã thi hành cuộc đàn áp đẫm máu.
Ngày nay, không còn một nhân vật như thế và điều này giải thích tại sao lại có một tranh chấp đang dâng cao và tại sao Đảng cho đến nay vẫn thất bại trong việc cách chức ông Bạc hoặc có một hình thức trừng phạt công khai đối với ông.
Mặc dù có những tin đồn về việc ông chắc chắn sẽ bị sa thải đang lan toả rộng rãi tại Bắc Kinh, 10 ngày qua ông Bạc đã xuất hiện trước công chúng tại hội nghị thường niên của quốc hội bù nhìn trong vai trò là thành viên của Bộ Chính trị gồm 25 người, cơ quan quyền lực cao thứ hai ở Trung Quốc.
Một số các nhà phân tích và quan chức tin rằng cách chức ông Bạc, người vẫn còn nổi tiếng với giới bảo thủ và quân đội cũng như việc cha ông từng là một anh hùng cách mạng và phó thủ tướng Trung Quốc, có thể làm nảy sinh ra hiện tượng phân tán công khai trong đảng.
Nhưng những người khác nói rằng cho phép ông tiếp tục như cũ sẽ làm cho Đảng có vẻ yếu ớt và bị lũng đoạn bởi những cá nhân quyền lực và quen biết lớn.
Cập nhật:
Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh
Nguồn: Jamil Anderlini - Financial Times
15.03.2012
Bạc Hy Lai, nhà chính trị bất trị của Trung Quốc, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, đã bị cách chức bí thư đảng uỷ thành phố tự trị Trùng Khánh.
Ông Bạc sẽ được thay thế bởi Trương Đức Giang, một nhà kinh tế được đào tạo tại Bắc Hàn và cũng là phó thủ tướng, Tân Hoa Xã cho biết.
Quyết định cách chức ông Bạc đã được thông báo nội bộ đến các quan chức cao cấp vào tối thứ Tư, ngay sau khi lễ bế mạc hội nghị 10 ngày của quốc hội bù nhìn Trung Quốc, những người hiểu biết sự việc cho hay.
Hôm thứ Tư, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bắn phát súng cảnh báo đến giới quan chức bảo thủ trong đảng, cảnh cáo họ rằng Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc Cách mạng Văn hoá thứ hai nếu không chịu khẩn cấp cải cách chính trị.
Ông Ôn, người sẽ bước ra khỏi uỷ ban thường trực bộ chính trị đầy quyền lực vào cuối năm nay, cũng đã trực tiếp tấn công ông Bạc.
Trong một trường hợp hiếm hoi của việc công khai chỉ trích nhau giữa các quan chức cao cấp Cộng sản, ông Ôn đã đề cập đến sự kiện tai tiếng dẫn đến việc truất phế Vương Lập Quân, vị cựu giám đốc công an và đồng minh chính trị của ông Bạc, người đã tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ tháng trước. Ông Vương vẫn đang bị bắt giữ và trường hợp của ông vẫn đang được điều tra.
“Đảng uỷ và chính quyền Trùng Khánh phải nghiêm khắc nhìn nhận sự kiện Vương Lập Quân và rút ra những bài học từ sự việc này,” ông Ôn nói.
Bí thư Trùng Khánh bị cách chức vì cấp dưới tới Lãnh sự quán Mỹ
Dân Trí
(Dân trí) - Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc đã cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, sau khi người từng là cánh tay phải của ông và từng là cảnh sát trưởng thành phố tới Lãnh sự quán Mỹ và ở đó 1 ngày. Ông Bạc Hy Lai trong một cuộc họp tại ...
Trung Quốc cách chức Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy LaiThanh Niên
Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?Báo Đất Việt
China replaces "princeling" party chief of scandal-hit city DPA
Chiến lược Trung Quốc: Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc (Stratford RFI 13-3-12) ◄
Bong bóng Trung Quốc "xì hơi": The Chinese Bubble's Slow Leak (National Interest 13-3-12)
Trung Quốc nên chấm dứt cái màn "giả bộ" là nước nghèo: China must stop its poor-country pretence (FT 14-3-12)
Cách mạng Văn hóa tái diễn ở Trung Quốc? đv
- Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo nguy cơ một cuộc « Cách mạng văn hóa » – (RFI). – Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị ở Trung Quốc – (VOA). – Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận cần cải cách chính trị – (VOA). – Thủ Tướng Trung Quốc: cấp bách cải tổ kinh tế và chính trị – (RFA). – Trung Quốc cần ‘cải cách khẩn cấp’ – (BBC). - Trung Quốc cần gấp rút cải cách (NLĐ). - Thủ tướng TQ: Phải khẩn cấp cải tổ chính trị (VNN). - Trung Quốc sửa đổi luật Tố tụng hình sự (TN).
Trung Quốc 'chiến tranh' với Mỹ vì đất hiếm đv-Tân lãnh đạo truyền hình Nhà nước bị các blogger chỉ trích mạnh mẽ -Tân lãnh đạo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc (CCTV), ông Hồ Chiếm Phàm, mới nhậm chức hồi tháng 11 năm nay, đã là đối tượng chỉ trích mạnh mẽ của hàng ngàn blogger Trung Quốc. Bởi vì nhân vật này đã tuyên bố rằng các nhà báo cần xác định trước tiên rằng họ là « những người làm công tác tuyên truyền ».
AFP cho biết là trong một bài diễn văn từ hồi tháng Năm, khi còn phụ trách tờ Quang minh Nhật báo của nhà nước, ông Hồ Chiếm Phàm đã nói rằng những nhà báo nào tự coi mình là nhà báo « chuyên nghiệp » chứ không phải là « người làm công tác tuyên truyền », thì họ đã phạm một « sai lầm cơ bản » về bản chất của công việc phải làm. Vẫn theo vị quan chức này thì « trách nhiệm đầu tiên và đạo đức nghề nghiệp trước tiên của một người làm công tác truyền thông là phải hiểu được vai trò của mình và phải là một phát ngôn viên tốt », những ai từ bỏ lập trường này sẽ không bao giờ tiến xa được.
Vào thời điểm đó, phát biểu của ông Hồ Chiếm Phàm không được ai chú ý tới. Thế nhưng, hôm nay, trên mạng xã hội Vi Bác, một blogger Trung Quốc đã đăng lại bản tin của Tân Hoa Xã về bài diễn văn này.
Ngay lập tức, hàng chục ngàn blogger Trung Quốc lên tiếng chỉ trích quan điểm của vị tân lãnh đạo đài truyền hình Nhà nước cũng như việc truyền thông Trung Quốc không có tính độc lập.
Một blogger viết: « Là sinh viên học ngành báo chí, tôi thực sự nản lòng. Những người chỉ biết làm quảng cáo lại cho rằng mình đang làm báo ».
Một người khác thì nhận định là các phát biểu của ông Hồ Chiếm Phàm cho thấy « Các nhu cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc luôn được coi là quan trọng hơn nhu cầu của người dân và ông Hồ đã học được điều này, do vậy, ông ta được phong làm giám đốc CCTV ».
- Người lao động Trung Quốc ngày càng ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi
Hôm thứ Sáu, 02/12/2011, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khương đã lên tiếng cảnh báo về những bất ổn xã hội do chính quyền không chuẩn bị tốt đối phó với những thay đổi kinh tế và ông kêu gọi cần phải có những phương pháp xử lý, ngăn chặn những « hậu quả tiêu cực» của nền kinh tế thị trường.
Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc đã có phát biểu như trên vào lúc tại Trung Quốc ngày càng có nhiều vụ biểu tình và đình công của những người lao động. Họ không chấp nhận để cho giới chủ sa thải hoặc cắt giảm mức lương.
Trong tháng 11 vừa qua, hàng ngàn người lao động đã tiến hành đình công ở khu công nghiệp Thẩm Quyến, sát với Hồng Kông, miền nam Trung Quốc. Tại nơi được coi là « công xưởng của thế giới », nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc giảm bớt hoạt động, sa thải nhân công vì xuất khẩu giảm, chi phí lao động lại tăng lên.
Cũng chính ở nơi đây, những người lao động Trung Quốc thường xuyên tụ họp trong các văn phòng của tổ chức mang tên « Tiểu Điểu » (Xiao xiao Niao) để thảo luận về thời điểm tiến hành đình công nhằm đòi tăng tiền công giờ làm thêm hoặc tiền trợ cấp khi xí nghiệp di chuyển địa điểm.
Một công nhân làm trong một nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử có vốn đầu tư của Hồng Kông nói với AFP, « Chúng tôi không hề có kinh nghiệm trong những tình huống này. Chúng tôi muốn biết các phương pháp khác để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ». Người công nhân này cho biết là anh phải làm việc 6 ngày trong tuần, mỗi ngày 11 giờ. Để có được mức thu nhập hàng tháng là 2000 nhân dân tệ, tương đương 235 €, anh đã phải làm thêm giờ và khẳng định là vừa qua, chủ doanh nghiệp lại giảm bớt trợ cấp bữa ăn và nhà ở trong lúc đời sống ngày càng đắt đỏ.
Chính vì vậy, nhiều người lao động tìm đến các tổ chức như « Tiểu Điểu », thậm chí cả các tổ chức do chính phủ lập ra, để xin tư vấn, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Tổ chức « Tiểu Điểu » được thành lập năm 1999 với mục đích ban đầu là hỗ trợ lao động ngoại tỉnh vào làm việc tại các thành phố và khu công nghiệp.
Về việc có nhiều cuộc đình công tại Thẩm Quyến, ông Ngụy Vĩ (Wei Wei), người thành lập «Tiểu Điểu » giải thích : « Ngày càng có nhiều công nhân thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ các quyền lợi của họ. Họ đã học cách đoàn kết lại với nhau ». Mặt khác, việc có nhiều công xưởng tập trung ở tỉnh Quảng Đông tạo thuận lợi cho việc lan truyền thông tin về các đình công.
Tại Trung Quốc, cho đến nay, chỉ có một công đoàn đặt dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản. Do vậy, tổ chức này hiếm khi đấu tranh với giới chủ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Tuy nhiên, theo một số tổ chức phi chính phủ thì đôi khi, các lãnh đạo chính quyền cũng chú ý lắng nghe những yêu sách của người lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ông Debby Chan, thuộc tổ chức « Sinh viên và giới nghiên cứu chống lại các doanh nghiệp hành xử tồi tệ », có trụ sở tại Hồng Kông thì « chính phủ lo ngại là những yêu sách này lan rộng ra. Họ không muốn công nhân xuống đường biểu tình hoặc đòi lập các công đoàn » tự do.
Do làn sóng yêu sách ngày càng mạnh của công nhân, chính quyền Bắc Kinh đã phải sửa đổi, củng cố Luật Lao động, tham khảo các tổ chức của giới chủ, cho phép các tòa án đứng ra giải quyết những tranh chấp xã hội.
Vừa qua, chính quyền thành phố Thẩm Quyến đã thông báo là kể từ tháng Giêng năm 2012, mức lương tối thiểu sẽ tăng 14%, lên thành 1500 nhân dân tệ (tương đương 176 €).
Ông Geofrey Crothall, phát ngôn viên tổ chức China Labour Bulletin, ở Hồng Kông nhấn mạnh là các cuộc biểu tình, đấu tranh của công nhân ngày càng có tổ chức, ở mức chưa từng thấy tại Trung Quốc. Ví dụ, công nhân của năm nhà máy sản xuất chai Pepsi, đặt ở những nơi khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc, đã phối hợp tổ chức đình công trong cùng một ngày để phản đối việc bán các cơ sở này. Năm ngoái, tại các cơ sở sản xuất của Nhật Bản, người lao động đã khai thác tinh thần bài Nhật ở Trung Quốc để buộc chính quyền phải chấp nhận cho họ đình công. Chuyên gia Crothall nhận xét, « công nhân Trung Quốc có ý thức chính trị rất sắc sảo ».
Bắc Kinh – Ông trùm luật-và-trật
tự của giới lãnh đạo Trung Hoa cảnh cáo Trung Quốc đã không được chuẩn
bị tốt đủ để giải quyết sự bất ổn xã hội gây nên bởi những thay đổi
trong lãnh vực kinh tế, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nhà nước Trung
Quốc đang lấy làm lo lắng về những hậu qủa có thể xảy ra đi từ sự phát
triển kinh tế bị trì trệ.
Nhà nước cần những phương cách tốt hơn để đương đầu với những “ảnh hưởng tiêu cực” của nền kinh tế, ủy viên Bộ Chính trị ông Zhou Yongkang nói trong bài diễn văn trước viên chức tỉnh hôm thứ Sáu và được đăng tải hôm thứ Bảy bởi thông tấn xã Xinhua. Ông Zhou kêu gọi những phương thức mang tính đổi mới, sáng tạo hướng đến sự quản lý xã hội - một lối nói bóng gió ám chỉ nhiều chính sách khác nhau hướng đến phía trước và bảo hiểm thất nghiệp nhằm làm giảm sự bất ổn.“Đặc biệt là khi đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn chưa thành lập được một cơ chế quản lý xã hội hoàn chỉnh,” ông Zhou nói. Làm thế nào để làm được điều này, “là một nhiệm vụ khẩn cấp và có ý nghĩa lớn lao cho chúng ta,” theo ông Zhou.
Điều ông Zhou đề cập cho thấy rõ ràng sự khó chịu của
nhà nước ngày càng tăng trước một sự trì trệ kinh tế và bất ổn xã hội có
thể xảy theo. Trong tuần rồi, chỉ số được theo dõi nhiều nhất cho thấy
lãnh vực sản xuất sút giảm mạnh, và nhà nước giảm sự kiểm soát đối với
sự dự trữ ngân hành để khuyến khích sự cho vay nhiều hơn. Cùng lúc, đình
công và hoạt động liên quan đến công ăn việc làm đã gia tăng đáng kể
trong thời gian gần đây khi các hãng xưởng hạn chế chi tiêu và thuê mướn
nhân công để giải quyết vấn nạn tiền mướn nhân công ngày càng cao và
cùng lúc đối phó với nhu cầu xuất cảng hàng hóa qua châu Âu đang bị giảm
đáng kể.
Ông Zhou kêu gọi viên chức nhà nước cấp tỉnh cần loại bỏ những sự chi tiêu lãng phí đã đưa đến những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, những cuộc nổi loạn và những bất ổn khác đã tăng nhanh trong những năm gần đây.
Trong một trường hợp điển hình cho sự căng thẳng có thể bùng lên bất cứ lúc nào, thông tấn xã Xinhua tường thuật hằng trăm người đã xúm vào lật nhào bốn chiếc xe của công an và của nhà nước hôm thứ Sáu ở thành phố trung ương Xian sau khi một xe tải húc chết một bé gái và công an đã không đến hiện trường cho đến hai giờ sau, đã làm dân chúng phẫn uất.
© DCVOnline
Nhà nước cần những phương cách tốt hơn để đương đầu với những “ảnh hưởng tiêu cực” của nền kinh tế, ủy viên Bộ Chính trị ông Zhou Yongkang nói trong bài diễn văn trước viên chức tỉnh hôm thứ Sáu và được đăng tải hôm thứ Bảy bởi thông tấn xã Xinhua. Ông Zhou kêu gọi những phương thức mang tính đổi mới, sáng tạo hướng đến sự quản lý xã hội - một lối nói bóng gió ám chỉ nhiều chính sách khác nhau hướng đến phía trước và bảo hiểm thất nghiệp nhằm làm giảm sự bất ổn.“Đặc biệt là khi đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn chưa thành lập được một cơ chế quản lý xã hội hoàn chỉnh,” ông Zhou nói. Làm thế nào để làm được điều này, “là một nhiệm vụ khẩn cấp và có ý nghĩa lớn lao cho chúng ta,” theo ông Zhou.
Giai cấp công nông của chế độ cộng sản một khi ăn chán chê bánh
vẽ thì cũng chính gia cấp này quay lại đào mồ chôn ... bác Mao và đảng!
Nguồn: www.marxisist.org |
Ông Zhou kêu gọi viên chức nhà nước cấp tỉnh cần loại bỏ những sự chi tiêu lãng phí đã đưa đến những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, những cuộc nổi loạn và những bất ổn khác đã tăng nhanh trong những năm gần đây.
Trong một trường hợp điển hình cho sự căng thẳng có thể bùng lên bất cứ lúc nào, thông tấn xã Xinhua tường thuật hằng trăm người đã xúm vào lật nhào bốn chiếc xe của công an và của nhà nước hôm thứ Sáu ở thành phố trung ương Xian sau khi một xe tải húc chết một bé gái và công an đã không đến hiện trường cho đến hai giờ sau, đã làm dân chúng phẫn uất.
© DCVOnline
-Công an Trung Quốc "đấu tố" người Tây Tạng như thời Cách mạng Văn hóa -
Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và "tội danh" bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet, hình thức trấn áp mới này xảy ra tại Aba, Tứ Xuyên, nơi có hơn 10 nhà sư tự thiêu từ tháng ba năm nay.
Bộ công an Trung Quốc hôm nay 03/12/2011 cho biết bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ đã đến tu viện Kirti ở Aba, tỉnh Tứ Xuyên để thúc giục tu sĩ Tây Tạng « phát huy tinh thần ái quốc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc » .
Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com, phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương người Tây tạng đã bị an ninh Trung Quốc áp giải từ một tòa nhà hoặc đang bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang.
Một trong những tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đè cổ các tu sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Một nhà sư bị đeo trên cổ một tấm bảng ghi tên họ Lobsang Zopa bằng chử Hán kèm theo chữ « ly khai », một tội danh có thể bị án tù chung thân.
Trên một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người vỏ trang đè cổ một người Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bản ghi tên họ và tội danh « ly khai » hoặc « tụ họp chống nhà nước ». Tấm ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ củng đeo bản tên và tội danh.
Tổ chức Tây Tạng Tự Do cho biết đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành phố Aba, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra hơn 10 vụ tu sĩ tự thiêu từ tháng ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh Trung Quốc lập rào cảng, tuần tra với vũ khí hùng hậu.
Trung Quốc bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng
Công an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh. - Nhà sư đầu tiên tự thiêu tại Tây Tạng — (RFI).
Tinh thần dân tộc chống Trung Quốc : Động lực thay đổi tại Miến Điện
Trong những tháng gần đây, chính quyền Miến Điện đã có những thay đổi bất ngờ, cả trong lãnh vực đối nội – cho người dân nhiều quyền tự do dân chủ hơn – lẫn đối ngoại – mở cửa hướng về Ấn Độ hay phương Tây, đặc biệt là về phía Mỹ. Một biện pháp mang ý nghĩa biểu tượng là quyết định
Công an Trung Quốc thẩm vấn vợ Ngải Vị Vị, kiểm tra tài khoản luật sư của nghệ sĩ
-Phụ nữ Đông Nam Á bị bán sang Trung Quốc ngày càng nhiều
-VOA-Sau hơn 20 năm có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 10% một năm, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới vào năm 2010.
Năm nay, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tuy bị sút giảm vì tình trạng suy thoái toàn cầu, nhưng vẫn còn ở mức khá cao là hơn 9%.
Điều thường được gọi là “phép lạ kinh tế Trung Quốc” đã đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh nghèo túng và làm cho một số người Trung Quốc cảm thấy rất hãnh diện và họ cho rằng đất nước của họ giờ đây đã có đủ khả năng để “tranh hùng tranh bá” với Hoa Kỳ.
Một số người cho rằng mô thức phát triển của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh có thể làm gương cho các nước trong thế giới thứ 3 và Trung Quốc nên tăng cường những nỗ lực để phát huy sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người nói rằng thành quả kinh tế của Trung Quốc đã được đánh đổi với những cái giá quá đắt, trong đó có sự hủy hoại của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng sự chú trọng quá độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho đạo đức trong xã hội bị suy sụp một cách nghiêm trọng. Ông cho biết như sau trong bài viết có nhan đề “Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc”.
Trung Quốc ngày nay có hai hiện tượng nổi bật tồn tại cùng một lúc: một mặt, kinh tế phát triển nhanh chóng trong 3 thập kỷ qua, tạo ra một phép lạ trong lịch sử kinh tế thế giới; mặt khác, đạo đức xã hội bị tan rã.
Hai hiện tượng này có thể phát xuất từ cùng một nguồn là chủ nghĩa GDP ngày càng thịnh hành trong xã hội.
Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho biết sau khi thịnh hành trong nhiều năm, chủ nghĩa GDP giờ đây đã phát triển để trở thành một hệ tư tưởng vô cùng kiên cố. Ông giải thích như sau:
"Trong một thời gian dài, chủ nghĩa GDP là chính sách tổng thể của chính phủ Trung Quốc để kích thích phát triển kinh tế. Chính phủ thiết lập một mục tiêu phát triển định lượng, rồi mang mục tiêu này phân giải “một cách khoa học”, và ra lệnh cho các quan chức ở các cấp thực hiện. Đương nhiên, tăng trưởng GDP đã trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất để thăng quan tiến chức. Nhìn từ góc độ này, có vẻ như rất khó để đổ lỗi cho cán bộ các cấp, bởi vì chỉ tiêu GDP đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính trị. Tất nhiên, đối với các quan chức ở các cấp, GDP không chỉ là quyền lợi chính trị, mà còn là lợi ích kinh tế. Một khi kinh tế phát triển thì quan chức các cấp sẽ có được những lợi ích kinh tế đáng kể."
Trong nhiều năm qua, nhiều người ở Trung Quốc cũng như ở nước khác trên thế giới đã đề cập tới những khía cạnh tiêu cực trong quá trình phát triển của Trung Quốc, như chênh lệch giàu nghèo quá cao, quyền lợi của giới lao động không được bảo vệ thỏa đáng, và môi trường thiên nhiên bị xuống cấp nghiêm trọng.
Nhưng theo Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, giá thành xã hội lớn nhất của mô thức phát triển này là sự băng hoại của hệ thống đạo đức, đưa tới sự tan rã của lòng tin giữa các nhóm người và giữa con người với con người ở Trung Quốc. Ông giải thích thêm như sau:
"Cốt lõi của chủ nghĩa GDP là làm thế nào để “tiền tệ hóa” mọi việc, hay nói như Marx là “thương phẩm hóa”. Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông không nói tới “thương phẩm hóa”. Khi đó, tất cả mọi thứ đều bị chính trị hóa, có nghĩa là mọi thứ được phân phối thông qua quyền lực chính trị. Vì cơ chế thị trường bị loại trừ nên kinh tế phát triển thiếu hiệu quả, dẫn đến sự nghèo đói trong một xã hội theo xã hội chủ nghĩa. Sau khi cải cách và mở cửa, kinh tế thị trường được tái lập. Cơ chế thị trường dẫn đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực, và nhờ đó mà kinh tế đã phát triển mạnh."
Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho rằng sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội của Trung Quốc bị mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến sự chuyển đổi từ “lấy con người làm gốc” (dĩ nhân vi bản) sang “lấy tiền làm gốc” (dĩ tiền vi bản).
Ông tố cáo giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tay cho giới tư bản để đẩy nhanh việc “tiền tệ hóa” các mối quan hệ xã hội, làm cho đạo đức xuống cấp. Ông viết như sau:
"Các quan chức các cấp đã "phát minh" rất nhiều cách thức khác nhau. Nhiều nơi, chính phủ tìm đủ mọi cách để sử dụng tất cả những phương pháp có thể có (bao gồm cả những phương pháp vô đạo đức hay có tác động rất tiêu cực đối với đạo đức) để thúc đẩy cho kinh tế địa phương được phát triển, và thậm chí còn dung túng và khuyến khích người dân phát triển “kinh tế bán máu” (việc này đã tạo ra rất nhiều làng AIDS ở tỉnh Hà Nam). Việc các quan chức của Đảng và nhà nước "nuôi gái" (bao ơ nài) và có những hành vi thối nát đủ loại đã trở thành một sức mạnh thúc đẩy cho quá trình tiền tệ hóa các mối quan hệ xã hội."
Ông Trịnh Vĩnh Niên cho rằng người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ ở Trung Quốc theo chủ nghĩa GDP. Ông giải thích:
"Trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào người dân cũng phải thương mại hóa hoặc tiền tệ hóa sức lao động của mình. Đây chính là điểm kết hợp giữa cá nhân với xã hội và kinh tế. Điều này cũng cho thấy rằng sức lao động mà người dân bán ra ít nhất phải đủ để họ sống còn và dựa vào đó để phát triển thêm. Tuy nhiên, dưới sự khống chế của tư bản và quyền lực, thực tế ở Trung Quốc là lao động đã trở thành những thứ kém giá trị nhất. Ví dụ, tại các công ty của những nước phát triển, tiền lương trong chi phí hoạt động chung chiếm đến 50%, nhưng tỉ lệ này trong doanh nghiệp của Trung Quốc lại chưa tới 10%. Ở các nước phát triển, tiền lương của công nhân chiếm khoảng 55% thu nhập quốc dân, nhưng ở Trung Quốc tỉ lệ này chưa đầy 42%."
Ông Trình Vĩnh Niên cho rằng nạn bóc lột lao động cộng với tham nhũng đã khiến cho của cải tập trung vào tay một số người rất nhỏ. Ông nói thêm như sau:
"Tập trung của cải quá mức luôn luôn là nguyên nhân chính của sự suy giảm đạo đức xã hội. Quan trọng hơn, vì việc bán sức lao động không đủ để duy trì sinh kế và để tồn tại, người dân sẽ phải bán tất cả những thứ khác có thể bán, kể cả thân xác của mình. Và tất nhiên, việc trộm cắp, cướp bóc, cướp người giàu để phát cho người nghèo, cùng với mọi hành động bạo lực phát xuất từ đó, cũng trở thành một việc hợp lý đối với người trong cuộc (mặc dù bất hợp pháp)."
Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với một nguy cơ là có thể xảy ra những vụ rối loạn xã hội ở qui mô lớn. Ông nói thêm rằng vấn đề then chốt hiện nay là Trung Quốc có đủ thời giờ hay không để xây dựng lại các hệ thống đạo đức xã hội trước khi rối loạn xảy ra.-Nguồn:
Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc
-- Bắc Kinh mở chiến dịch triệt hạ các « hắc ngục » — (RFI).
- TT Nam Triều Tiên: Bắc Triều Tiên là một trong những nước ‘hiếu chiến’ nhất thế giới — (VOA). - “Triều Tiên là 1 trong những nước hiếu chiến nhất” (TTXVN).- – Singapore triển khai tàu ngầm hiện đại nhất (PLTP).- Nhật Bản trên đường đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân — (RFI).
-- WikiLeaks: cả thế giới đang bị theo dõi (TT).Những ý kiến tâm huyết về xây dựng Đảng: Về "Một bộ phận không nhỏ..."
Nhân Dân
Ðể
Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 về xây dựng Ðảng sớm đi vào cuộc sống, đạt
hiệu quả như mong muốn, chúng ta không chỉ cần có quyết tâm mà cần phải
có tư duy đổi mới, cách làm mới phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống. Tôi
mạnh dạn đề cập một số khía cạnh:
1. Cần phân tích cụ thể: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái..." có những đặc điểm gì? Hơn
20 năm, tương ứng với thời gian của bốn nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng. Từ đó,
trách nhiệm đối với những vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng đã nêu thuộc
vài thế hệ cán bộ lãnh đạo, không chỉ là trách nhiệm riêng của đội ngũ
cán bộ đương chức, đương nhiệm.
Hoàn toàn có
thể khẳng định, số đông cán bộ đảng viên đã về hưu là những người tốt,
có công với Ðảng, với dân. Tuy nhiên, trong đó cũng có những người
nguyên là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở Trung ương hoặc địa
phương mà sai phạm của họ cũng khiến họ thuộc "một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên suy thoái...". Những người này đã về hưu, "hạ cánh an
toàn". Chính họ đã tạo điều kiện cho những phần tử cơ hội, mà về bản
chất, những người này đã không có "chất" ngay từ trước khi trở thành
đảng viên, cán bộ. Họ không phải là cán bộ, đảng viên thoái hóa biến
chất, xét về nguồn gốc. Vì vậy, trong suốt thời gian dài "một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái..." ngày càng mở rộng về quy mô,
thủ đoạn ngày càng tinh vi, hậu quả gây ra cho Ðảng, cho đất nước ngày
càng lớn và nghiêm trọng. Những mẫu "cán bộ, đảng viên" loại này khiến
cho nhiều quần chúng tốt mất niềm tin.
Vẫn
cần phải khẳng định là, đại đa số cán bộ, đảng viên đều xứng đáng được
tổ chức đảng và nhân dân tín nhiệm, tin cậy. Dù vậy, trong tình hình xã
hội hiện nay, khó có cán bộ, đảng viên nào không mắc phải thiếu sót,
khuyết điểm mang tính "phong trào, thời cuộc". Chẳng hạn như dính vào tệ
nạn "văn hóa phong bì", tránh né phê bình, tự phê bình, ngại va chạm,
bệnh thành tích, phô trương hình thức... Những thiếu sót không tự giác
này, tuy không thuộc bản chất chính trị, đạo đức lối sống, nhưng vẫn cần
phải sửa. Việc này không quá khó.
Phân
tích như trên để thấy rằng, việc đưa Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 về xây
dựng Ðảng vào cuộc sống không cho phép làm chung chung, cào bằng, đồng
loạt đối với mọi trường hợp, mọi đối tượng và hoàn cảnh thực tiễn khác
nhau.
2.
Ðảng ta là Ðảng cầm quyền duy nhất của đất nước. Mọi đảng viên và tổ
chức đảng đều phải gương mẫu, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Cùng với
vũ khí tự phê bình và phê bình, phải kết hợp thực thi pháp luật một cách
nghiêm túc, hiệu quả. Không thể lấy tự phê bình, phê bình thay cho việc
thi hành pháp luật của Nhà nước.
3.
Cần phải đổi mới thật sự công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Trình
độ nhận thức chính trị, xã hội của cán bộ, đảng viên, quần chúng không
còn ấu trĩ như trước. Vì vậy, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cần
coi yêu cầu định hướng làm chính. Cần mở rộng các hình thức giao lưu,
tranh luận dân chủ, cởi mở về những vấn đề cần quán triệt, qua đó định
hướng tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.
4.
Có người lo rằng, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 có thể làm nảy sinh
hiện tượng lợi dụng, gây mất đoàn kết nội bộ. Thực tế, mọi cuộc đấu
tranh với những sai trái, khuyết điểm, nhất là với những vi phạm gây hậu
quả nghiêm trọng, thủ đoạn, tinh vi, xảo quyệt, thì không bao giờ nhẹ
nhàng trừ khi thủ tiêu đấu tranh thẳng thắn, trung thực. Ðừng vì lý do
"giữ đoàn kết nội bộ" mà thủ tiêu đấu tranh, thẳng thắn, trung thực!
NGUYỄN TIẾN PHƯƠNG
(Hà Nội)
Ðổi mới việc đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức cơ sở đảng
Lâu
nay, việc phân loại, xếp loại đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng đã
được tiến hành đều đặn. Ở một số chi bộ có tổ chức sinh hoạt chặt chẽ và
có tính chiến đấu, việc phân loại đã góp phần nâng cao nhận thức tư
tưởng về tính tổ chức, kỷ luật và năng lực phấn đấu của đảng viên.
Tuy vậy, chúng tôi thấy vấn đề phân loại đánh giá đảng viên còn hình thức, đối phó, khiên cưỡng, máy móc cần được sớm khắc phục.
Từ thực tế nói trên, để đổi mới có hiệu quả việc đánh giá xếp loại đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, chúng tôi kiến nghị:
-
Trước hết, các cấp ủy đảng phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm
quan trọng và tác dụng tích cực của việc đánh giá, phân loại đảng viên
để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Ðảng ngay từ chi bộ. Nâng cao
nhận thức cho đảng viên và phải được đặt vấn đề thường xuyên trong tổ
chức đảng chứ không chỉ chờ đến cuối năm theo kiểu "rằm thì trăng tròn".
Ðảng ủy phải giao trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị cụ thể cho từng chi
bộ, đảng viên. Phải quản lý và theo dõi kế hoạch công tác lãnh đạo và
nhiệm vụ chính trị cụ thể của từng chi bộ. Không chỉ kiểm tra đôn đốc
thường xuyên mà đến khi xét đánh giá phân loại, Ðảng ủy phải căn cứ vào
mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao mà đánh giá, xếp loại. Các cấp ủy,
chi bộ phải phân công nhiệm vụ đảng viên cụ thể, sát hợp, ghi vào biên
bản, sổ phân công đảng viên. Hằng tháng, trong sinh hoạt chi bộ, chi ủy
phải nhắc lại bảng phân công, đôn đốc thực hiện, sửa chữa, bổ sung những
sai sót qua kiểm tra của cấp ủy. Phải phân định rõ từng đảng viên phải
làm những việc gì ở thôn, ở chi bộ, ở xã, ở các tổ chức chính trị xã
hội, phụ trách đối tượng nào, phụ trách gia đình nào... Cần tránh xa lối
làm việc tùy tiện, làm lướt, làm ẩu bỏ qua việc kiểm điểm của từng đảng
viên, việc góp ý phê bình của các đảng viên trong chi bộ. Trong giai
đoạn hiện nay, việc xếp loại đánh giá đảng viên, tổ chức cơ sở đảng cần
gắn kết chặt chẽ với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng
Ðảng.
HẢI HỒNG
(Thạch Hà, Hà Tĩnh)
Không để "bệnh" nhờn "thuốc"
Nghị
quyết Hội nghị T.Ư 4 khóa XI đã bắt mạch, tìm ra căn bệnh mà Ðảng ta
mắc phải lâu nay. Nghị quyết đã đưa ra một "phác đồ điều trị" rất khoa
học, cụ thể, theo những lộ trình được cân nhắc chặt chẽ, được nhân dân
hoan nghênh và kỳ vọng.
Ðảng
phải kiên quyết tuân theo "phác đồ", dùng "thuốc" cho hết liều, triệt
tận gốc, không để căn bệnh nhờn thuốc. Phải đồng thời tuân thủ ba việc:
Một là, xử lý ngay "môi trường gây bệnh" là: Làm lành mạnh hóa cơ chế,
chính sách của Nhà nước tạo được dân chủ, công bằng. Hai là, nghiêm túc
cứng rắn kỷ luật đảng viên vi phạm kỷ luật Ðảng, quy định của pháp luật,
làm điều kiện cho việc "thuốc ngấm" đến đâu "khỏi bệnh" đến đó. Dùng
thuốc tùy theo bệnh, nặng chữa trị trước, nhẹ sau. Ba là, coi trọng nâng
cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, quan tâm đào tạo bồi dưỡng sử dụng
cán bộ theo chức danh. Chuẩn hóa bằng cấp, chống cực đoan chạy theo bằng
cấp. Lấy hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo. Cuối cùng là làm trong sạch
"môi trường sống". "Môi trường sống" là dân, là quần chúng. Môi trường
đó trong sạch thì bệnh mau khỏi. Dân hiểu, dân tin, dân mến là đầy ắp
không khí trong sạch thì người bệnh, những đảng viên suy thoái, sẽ hồi
phục phẩm chất đạo đức cách mạng.
NGUYỄN TIẾN LỘC
Phá rừng phòng hộ ở Phú Yên: Huyện bác kết quả xử lý của cấp xãĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng ĐảngVietnam Plus
Để Đảng ta thật sự cách mạng, chân chínhBáo Bắc Ninh
Báo điện tử Tuyên Quang -Việt Báo Daily Online -Báo Phú Yên
----
Vụ thứ trưởng Cao Minh Quang: Không từ chức thì nên miễn nhiệm ( tienphong.vn 16-3-12)
-- Dù mê cờ bạc cũng không ai dám đánh cược về mức độ vô liêm sĩ của
một số người. Tưởng đâu đến chừng ấy, nhưng họ còn hơn thế nữa!- Niềm tin khởi động Nghị quyết Trung ương 4 (CAND). – Ông Cư, ông Quang vi phạm thế nào? (TT).– Khởi tố giám đốc ban quản lý rừng tiếp tay lâm tặc (Thanh tra). - Kiểm điểm cả viện trưởng và trưởng công an huyện (TN). –Quảng Ngãi: Một phó trưởng ngành cấp tỉnh bị tố cáo (Thanh tra).
- Hơn cả sự PR chính sách… (Bút Lông).
- Tranh chấp thương quyền Shiseido: Tòa án hành xử chưa thỏa đáng? (Thanh tra).-- Truy nã cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 70 tỉ đồng (TN).
Bộ trưởng Y tế: "Nhiều bệnh viện đang hấp hối" (Bee.net 16-3-12) - Bộ trưởng Y tế: Nhiều bệnh viện đang ‘hấp hối’ (VNN). - Tăng viện phí để nâng chất lượng khám chữa bệnh (SGGP). - Tăng giá, chất lượng khám chữa bệnh có tăng? (TT). - Công khai sự cố gây tai biến cho người bệnh (TN). - Loay hoay chuyện giảm tải bệnh viện (NLĐ). - “Vào bệnh viện là biết giám đốc điều hành thế nào…” (LĐ).- Không có nơi nào như ở Việt Nam (LĐ). - Bộ trưởng Bộ Y tế: BHYT như hiện nay, đừng đòi hỏi chất lượng bác sĩ (GDVN). - Tăng viện phí: Mới tính ba, đáng ra phải là bảy (TP). - Tăng viện phí, chất lượng muốn tăng phải “xếp hàng” (LĐ). - Y đức đâu cần phải có kinh phí! (SGTT).- Viện phí tăng, chất lượng tăng một chút! (TT).
Tư bản đỏ ở Việt Nam:-– Đại gia Ninh Bình sở hữu 5 siêu xe Rolls-Royce (Thanh tra). TS Lê Đăng Doanh: Siêu đám cưới, siêu xe...hết sức lạ lùng! (PN Today 16-3-12) - Viện phí sẽ có thể chưa tăng đồng loạt từ 15/4 (VNE). – Nằm ghép 2 người/ giường bệnh chỉ phải trả tiền một nửa (VOV).
- Phô trương nơi công tác trên thiệp cưới (TP). - Bàn về COCC: Những người được dọn sẵn chỗ làm (TT).– TS Nguyễn Quang A: Chỉ trọc phú mới hợm tiền như vậy! (PhunuToday). –-
- Hà Nội: “Đổ bể” chương trình tìm mộ tại phường Hoàng Liệt (DT)-Hà Nội: “Đổ bể” chương trình tìm mộ tại phường Hoàng Liệt. - Vụ xâm phạm mồ mả ở Hà Nội: Khuất tất và trái đạo lý (VOV). - Đơn vị thi công “phủi tay”, dân lội bùn tìm mộ (Dân Trí). - Nhiều ngôi mộ bị lấp trong đêm: Chủ đầu tư phủ nhận không san lấp mộ (GDVN).- Gần 100 ngôi mộ “mất tích” (TN), Chủ tịch phường nói chỉ có 1 ngôi mộ bị lấp (?!) (Dân Việt). – Doanh nghiệp không thừa nhận việc lấp mộ (PLTP). – ‘Nếu có mộ bị lấp chúng tôi sẽ xin lỗi người dân’ (VNE). – Thực hư chuyện san lấp mộ ở Hoàng Liệt – (BBC). – Vẫn chưa thể di dời mộ bị lấp (Tiền Phong). - Vụ lấp mộ: Lòng dân Tứ Kỳ như lửa đốt (VNN). – VỤ NHIỀU NGÔI MỘ BỊ LẤP TRỘM: Người dân phẫn nộ (NLĐ). – Vụ xâm phạm mồ mả ở Hà Nội: Khuất tất và trái đạo lý(VOV). – Vụ san lấp mộ tại Tứ Kỳ (Hà Nội): Bất chấp pháp luật, chủ đầu tư cứ thi công(Thanh tra). - Chờ gì chưa khởi tố? (NLĐ).- Thủ tướng yêu cầu giải quyết khiếu nại đất đai ở Hà Nam (VOV). - Vụ 2 triệu đồng/5.000m2 đất: Thủ tướng chỉ đạo làm rõ (VTC).
- Quan tâm hơn nữa lợi ích của nông dân (TN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung thu hẹp khoảng cách giàu nghèo (SGGP). - Đại gia giấu mặt: Tầng lớp siêu giàu xuất hiện? (VEF). - Nông nghiệp đóng góp lớn vào thành tựu đất nước (NLĐ). - Nông nghiệp: Hết cơ hội để đột phá? (VEF).
- Hưng Yên: Ai đã “xơi tái” tiền bồi thường hỗ trợ đất của chùa Sùng Bảo? (chùa Phúc Lâm). - Video & Hình ảnh: Dân làng Tư Sản chống lệnh cưỡng chế đất ruộng 16/3/2012 – Video: Xung đột dân và chính quyền xã ở xã Phú Túc 4/3/2012 (TTXVA).
- KÊ KHỐNG ĐẤT ĐỂ HƯỞNG ĐỀN BÙ Ở CỦ CHI – BÀI 3: Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp: “Tôi biết gì đâu mà xử lý!” (PLTP). - Bài 1: Đất “trên trời”… rơi vào sổ đỏ – Bài 2: “Dân tự kê khai, tôi chỉ đi xác minh”?
- Chủ tịch nước thăm, làm việc tại Kon Tum, Gia Lai (TTXVN). - Kon Tum chú trọng sử dụng tài nguyên đất hợp lý (TN). – Dự án khu tái định cư Tân Phước, Cần Giuộc, Long An: Huyện và tỉnh đều thiếu trách nhiệm (Thanh tra).- Thu hồi đất lâm trường ít hiệu quả giao cho dân (Dân Việt).
- Dân kiện vì bị thu thuế ủy quyền bán nhà (PLTP).
- Vụ mất 500 phôi giấy đỏ: Kỷ luật bốn cán bộ Phòng TN&MT (PLTP).- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: “Sân golf không có lỗi!” (Dân Trí). – Bộ trưởng Vinh: Đã có “thuốc” trị tiêu cực xin – cho.
Giám đốc “đãi khách” bằng... nữ nhân viên?
Dù có như thế nào đi nữa thì em cũng không phải là món hàng để anh đưa người khác làm nhục em như vậy.
Theo
đơn tố cáo của N.T.T (SN 1990, ngụ thị xã Châu Đốc, An Giang), nhân
viên của Công ty L. (trụ sở tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ), cô đã bị ông Phạm Thanh H. - Giám đốc Công ty TNHH MTV cơ khí P.
(TP. Long Xuyên, An Giang) - hiếp dâm với sự giúp đỡ của Giám đốc Công
ty L. - ông Nguyễn Hữu C.
Sự việc xảy ra vào ngày 9-1-2012, T. cùng ông C. đi công tác huyện Chợ Mới - An Giang, sau đó cả hai ghé vào Công ty P. tại TP. Long Xuyên. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, ông H. (giám đốc) về đến công ty và dẫn T. cùng ông C. đi ăn tại một quán gần công ty. Tại đây ba người có uống với nhau vài chai bia. Bữa ăn trưa kết thúc thì ông H. rủ cả hai về lại công ty để nhậu cháo gà tiếp. Lúc này trong công ty còn có thêm ba nhân viên của ông H. Sau khi uống thêm vài lon bia 333, T. ra phía sau đi vệ sinh thì ông C. bỏ về Cần Thơ trước. Lúc này, T. mở cặp lấy chìa khóa xe để ra về thì phát hiện số tiền một triệu bốn trăm ngàn đồng (cả tiền của cá nhân lẫn công tác phí) đã biến mất cùng chiếc chìa khóa xe. Cô nhiều lần điện thoại cho ông C. nhưng ông này không nghe máy. Không có tiền, xe máy, cũng không liên lạc được với giám đốc, T. đành nghe theo ông H. để ba nhân viên của ông thuê nhà nghỉ cho cô ở qua đêm, chờ ông C. quay lại.
Đến nhà nghỉ L. (phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên), ba nhân viên Công ty P. cùng một nhân viên nhà nghỉ đưa T. vào phòng 203, sau đó họ bỏ đi chỉ còn lại mình ông H. Ông này liền khóa cửa và cưỡng hiếp T. Khi thấy cô vùng vẫy, điện thoại cầu cứu ông C. thì ông này cản lại và nói: “Em có điện thoại thằng C. thì nó cũng không bắt máy đâu. Không tin để anh điện cho coi”. Nói rồi ông này điện thoại và quả thật ông C. không nghe máy. Sau đó ông này dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với T., trong tiếng kêu cứu, van xin của nạn nhân. Sau khi đạt được mục đích, ông H. mới chịu buông T. ra. Quá hoảng loạn, T. điện thoại cho mẹ và kể lại sự việc bị ông H. hiếp dâm. Đến rạng sáng 10-1-2012, nhờ sự giúp đỡ của một người chạy xe ôm, T. được mẹ đón về Châu Đốc.
Sự việc xảy ra vào ngày 9-1-2012, T. cùng ông C. đi công tác huyện Chợ Mới - An Giang, sau đó cả hai ghé vào Công ty P. tại TP. Long Xuyên. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, ông H. (giám đốc) về đến công ty và dẫn T. cùng ông C. đi ăn tại một quán gần công ty. Tại đây ba người có uống với nhau vài chai bia. Bữa ăn trưa kết thúc thì ông H. rủ cả hai về lại công ty để nhậu cháo gà tiếp. Lúc này trong công ty còn có thêm ba nhân viên của ông H. Sau khi uống thêm vài lon bia 333, T. ra phía sau đi vệ sinh thì ông C. bỏ về Cần Thơ trước. Lúc này, T. mở cặp lấy chìa khóa xe để ra về thì phát hiện số tiền một triệu bốn trăm ngàn đồng (cả tiền của cá nhân lẫn công tác phí) đã biến mất cùng chiếc chìa khóa xe. Cô nhiều lần điện thoại cho ông C. nhưng ông này không nghe máy. Không có tiền, xe máy, cũng không liên lạc được với giám đốc, T. đành nghe theo ông H. để ba nhân viên của ông thuê nhà nghỉ cho cô ở qua đêm, chờ ông C. quay lại.
Đến nhà nghỉ L. (phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên), ba nhân viên Công ty P. cùng một nhân viên nhà nghỉ đưa T. vào phòng 203, sau đó họ bỏ đi chỉ còn lại mình ông H. Ông này liền khóa cửa và cưỡng hiếp T. Khi thấy cô vùng vẫy, điện thoại cầu cứu ông C. thì ông này cản lại và nói: “Em có điện thoại thằng C. thì nó cũng không bắt máy đâu. Không tin để anh điện cho coi”. Nói rồi ông này điện thoại và quả thật ông C. không nghe máy. Sau đó ông này dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với T., trong tiếng kêu cứu, van xin của nạn nhân. Sau khi đạt được mục đích, ông H. mới chịu buông T. ra. Quá hoảng loạn, T. điện thoại cho mẹ và kể lại sự việc bị ông H. hiếp dâm. Đến rạng sáng 10-1-2012, nhờ sự giúp đỡ của một người chạy xe ôm, T. được mẹ đón về Châu Đốc.
Một trong những tin nhắn ông C. nhắn cho T.
Sau
đó, T. nhắn tin cho ông C.: “Em vì anh bỏ công việc trên này để xuống
giúp anh, mà anh đối xử tàn nhẫn với em như vậy”, và “...Dù có như thế
nào đi nữa thì em cũng không phải là món hàng để anh đưa người khác làm
nhục em như vậy”. Trả lời những tin nhắn này, ông C. đã nhiều lần “xuống
nước” để mong T. bỏ qua: “Ừ. Giải quyết êm đẹp, đừng làm lùm sùm làm
gì, không đáng...”.
Trước
thái độ vô trách nhiệm và xem thường pháp luật của hai ông H. và C.,
ngày 11-1-2012 T. cùng mẹ đã đến Công an phường Mỹ Thới (TP. Long Xuyên)
trình báo sự việc. Tại đây, cô được trực ban ghi lời khai ban đầu và
bảo về chờ công an phường cấp giấy giới thiệu đi khám thương tật. Hơn
một tháng chờ đợi, vẫn không thấy công an phường mời lên làm việc, nên
cô đã làm đơn lên Cơ quan điều tra Công an TP. Long Xuyên và Viện kiểm
sát. Mãi đến ngày 16-2-2012, cô mới được Công an phường Mỹ Thới cấp giấy
giới thiệu đi khám và xác định thương tật, dấu vết.
Luật
sư Đoàn Thiện Đức - Văn phòng luật sư Đoàn Thiện Đức (đoàn luật sư
TPHCM), người tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại thắc mắc: “Theo đơn
tố cáo của T. thì hành vi của ông C. và ông H. có dấu hiệu phạm tội hiếp
dâm có tổ chức. Mặt khác, đây là hành vi có tính chất nguy hiểm, nếu
không tích cực giải quyết chứng cứ sẽ mai một, gây khó khăn cho công tác
điều tra. Nhưng không hiểu sao Công an phường Mỹ Thới lại không thực
hiện các biện pháp kịp thời trong vụ việc này là tiến hành đưa bị hại đi
giám định hoặc chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn có thẩm quyền, để vụ việc
sớm được xử lý theo đúng pháp luật?”.
- Vì sao vợ trung tá CSGT đầu độc chết chồng? (VOV). – Lời khai của người vợ đầu độc Trung tá CSGT (DT). – Vụ trung tá CSGT bị vợ đầu độc: Nghi ngờ có đồng phạm giúp sức (PLTP). - Vụ trung tá công an bị vợ hạ độc: Chết do ngộ độc thuốc trừ sâu (TN). –BẠO HÀNH VÀ BÌNH ĐẲNG – (Văn Công Hùng). -Mốt ăn vàng, uống vàng -Thu nhập của gái mại dâm gấp 2,5 lần nhóm thu nhập cao
(Dân
trí) - Khảo sát mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, thu nhập trung bình của
gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác. Mức
này cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập
cao ở Việt Nam. - ‘Gái mại dâm thu nhập trung bình 10,6 triệu mỗi tháng’ (VNE).
- ‘Sốc nặng’ với ‘chợ tình’ biến tướng của teen Việt (Đất Việt). - Thác loạn trong quán nhậu: Quận Bình Tân hứa triệt xóa (NLĐ). - Digan đồng bằng (TT).- Chân dung “ông trùm“ thích sưu tầm… vợ (Kỳ cuối) (PLVN).- Cha ruột hành hạ con gái vẹo khuỷu tay, mất 2 răng cửa (VOV). – Án 4,5 năm tù cho ông bố bẻ răng cửa, xích chân con gái (DT).
-Về vụ sinh nhật đồi trụy của công ty Tinh Vân: Loạn văn hóa!
Một cảnh trong buổi sinh nhật của Công ty Tinh Vân
Không
thể hiểu nổi nữa là tại sao một Công ty kinh doanh cả lĩnh vực truyền
thông – là một đơn vị kinh doanh văn hóa lại có thể tổ chức mừng sinh
nhật bằng những hoạt động thiếu văn hóa đến như vậy. Cách đây mấy năm
cũng có một công ty đã từng bị lên án về một hoạt động mang tính nội bộ
và đã có nhiều việc làm không văn hóa. Việc đó đã bị dư luận lên án gay
gắt và đã bị xử phạt. Những tưởng đó là một bài học cho tất cả. Nhưng
xem ra cái công ty kinh doanh văn hóa Tinh Vân này không những không
biết đến điều đó mà còn tổ chức sinh nhật cho công ty mình với những
hành động táo tợn hơn, tục tĩu hơn.
Quả thật nền văn hóa của chúng ta loạn mất rồi.
Quả thật nền văn hóa của chúng ta quá lệch chuẩn mất rồi.
Gần
đây, dư luận cũng đã lên án mạnh mẽ về việc nhiều phương tiện thông
tin đại chúng đưa những hình ảnh dung tục rồi những bài viết bới móc
vào đời tư và lăng-xê một cách vô lối những sao nọ, sao kia… nhưng chế
tài để xử phạt những loại này xem ra còn quá nhẹ, không đáng gì so với
số tiền họ kiếm được nhờ quảng cáo.
Sự
việc của Công ty Tinh Vân khiến người ta không thể tự hỏi rằng: Vậy có
thể tin vào được những sản phẩm văn hóa mà công ty này làm ra không
trong khi chính những người đồng ý và những nhân viên của công ty lại
đang làm một việc không thể chấp nhận được về văn hóa.
Đã
đến lúc chúng ta phải có thái độ đối với những sản phẩm văn hóa công
ty này làm ra, cũng giống như người tiêu dùng từng tẩy chay mì chính
Vedan, bởi lẽ công ty này đã làm ô nhiễm cả dòng sông Thị Vải.
Chúng
tôi mong rằng, các cơ quan quản lý văn hóa phải có thái độ dứt khoát,
kiên quyết và thẳng tay đối với những công ty văn hóa mà lại có những
việc làm vô văn hóa đến vậy.
Như Thổ
Tinh Vân Group nói gì về màn "nhảy múa lột váy" phản cảm? (23/07)
Dân Việt - Trao đổi với Dân Việt, đại diện công ty Tinh Vân cho biết màn “nhảy múa lột váy” bị phát tán trên mạng vừa qua chỉ là trích đoạn trong một hoạt cảnh được trình diễn nhân dịp sinh nhật công ty.
Nhảy múa lột váy - Chơi ngông thiếu văn hóa trong tiệc sinh nhật
Liên quan đến màn “nhảy múa lột váy” bị coi là chơi ngông thiếu văn hóa trong tiệc sinh nhật đang khiến dư luận bất bình, ông Phan Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Truyền thông của Tinh Vân Group khẳng định rằng đoạn clip bị phát tán trên mạng chỉ là trích đoạn không đầy đủ của một tiết mục dự thi giữa các đơn vị thành viên trong công ty nhân dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 17 của Tinh Vân.
Liên quan đến màn “nhảy múa lột váy” bị coi là chơi ngông thiếu văn hóa trong tiệc sinh nhật đang khiến dư luận bất bình, ông Phan Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Truyền thông của Tinh Vân Group khẳng định rằng đoạn clip bị phát tán trên mạng chỉ là trích đoạn không đầy đủ của một tiết mục dự thi giữa các đơn vị thành viên trong công ty nhân dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 17 của Tinh Vân.
Hình ảnh này nằm trong một hoạt cảnh phản ánh tinh thần "Làm hết sức - Vui hết mình” của công ty Tinh Vân. Ảnh từ Internet.
|
Tiết mục đoạt giải nhất
Theo
ông Minh, tham gia dự thi lần này, Công ty Cổ phần Viễn thông Tinh Vân
(Tinh Vân Telecom) đã mang đến một hoạt cảnh được đầu tư dàn dựng công
phu, sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Chia sẻ với Dân Việt,
ông Minh cho biết vở hoạt cảnh này đã diễn tả được khá đầy đủ tinh
thần của Tinh Vân: “Làm việc - làm hết sức. Vui chơi - vui hết mình”.
Phần
đầu của hoạt cảnh mô tả cảnh các nhân viên Tinh Vân dốc sức cho công
việc, trăn trở với những con số về kết quả kinh doanh. Đích thân Giám
đốc Công nghệ của công ty này cũng lên sân khấu và đảm đương vai vị sếp.
Phần sau của hoạt cảnh mới đến đoạn công ty làm ăn hiệu quả, nhân viên
có tiền thưởng rủng rỉnh được đi du lịch vui chơi ở biển. Từ đó mới có
màn lột váy mặc bikini nhảy múa như mọi người đã xem.
Mặc
dù hoạt cảnh có nội dung như vậy nhưng khi được đưa lên mạng thì lại
chỉ có một trích đoạn ở phần cuối nên dễ gây phản cảm đối với người xem.
Ban đầu, một nhân viên trong công ty quay bằng điện thoại và đưa lên
mạng trích đoạn đó, sau đó công ty biết và đã cho gỡ xuống ngay.
Tuy
nhiên, trích đoạn “nhảy múa lột váy” đã kịp được copy lại và nhanh
chóng bị phát tán trên các diễn đàn và các trang chia sẻ, đi kèm với đó
là những lời bình luận và đánh giá rất không tích cực.
Ông
Minh bộc bạch: “Nếu chỉ nhìn vào trích đoạn đơn lẻ kia thì mọi người
đánh giá là lố lăng, phản cảm nhưng đặt trong bối cảnh của một hoạt cảnh
được hình tượng hóa trên sân khấu trong buổi sinh hoạt nội bộ của công
ty thì có thể thông cảm được. Rất đáng tiếc là trích đoạn trong hoạt
cảnh này đã bị phát tán ra ngoài công ty. Chúng tôi mong muốn được mọi
người hiểu bản chất sự việc và có thái độ thông cảm hơn. Chúng tôi không
hề muốn tạo scandal và cũng không cổ vũ cho những thứ văn hóa trái
thuần phong mỹ tục”.
Được biết, hoạt cảnh
này của Tinh Vân Telecom đã giành giải nhất bởi sự “cống hiến hết
mình” đầy sáng tạo và bất ngờ của các thành viên tham gia đã mang đến
cuộc thi một tiết mục nhận được sự hưởng ứng hết sức nhiệt tình của
khán giả.
Cũng bất ngờ và trở tay không kịp
Khi
được hỏi về vấn đề kiểm duyệt đối với tiết mục trên đây, ông Minh cho
biết tất cả mọi người đều hoàn toàn bất ngờ trước màn trình diễn này.
Bởi khi tổng duyệt, những người tham gia hoạt cảnh đã tuyên bố sẽ “giữ
bí mật đến phút chót” và trong quá trình tập luyện họ vẫn mặc quần áo
bình thường. Chỉ đến khi ra sân khấu trình diễn thật thì mới có màn biểu
diễn như thế.
Tiết mục đầy tính "cởi mở" và sôi động của nhân viên công ty Tinh Vân. (Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng)
|
“Nếu không bị bất ngờ mà được
biết trước thì công ty sẽ dự trù và có những biện pháp kiểm soát, hạn
chế sự phát tán những hình ảnh này ra bên ngoài, gây sự cố ngoài ý muốn
đáng tiếc như vừa qua. Đây chắc chắn là một bài học cho chúng tôi để
rút kinh nghiệm”, ông Minh thẳng thắn thừa nhận.
Bản
thân ông Minh khi xem clip không thấy có gì vi phạm về mặt luật pháp
hay thuần phong mỹ tục vì các nhân vật trong clip mặc trang phục áo tắm
thì cũng chỉ giống các cô gái thi hoa hậu vẫn được phát sóng trên
truyền hình. Tuy nhiên, khi clip này bị phát tán ra bên ngoài và nhận
những ý kiến trái chiều, theo ông Minh, là có thể hiểu được.
Vị
Phó Tổng giám đốc phụ trách truyền thông của Tinh Vân cũng bày tỏ mong
muốn dư luận có cái nhìn thông cảm hơn. Sắp tới, công ty cũng sẽ cho
đăng đầy đủ tiết mục hoạt cảnh này lên mạng để người xem có thể hiểu rõ
hơn về bản chất sự việc.
Linh Khánh
-Tin liên quan: -
-Clip: Nam nhân viên Tinh Vân giả gái nhảy sexy
Dân
Việt - Không chỉ lột váy nữ đồng nghiệp ngay trên sân khấu, các nam
nhân viên công ty Tinh Vân đã từng gây choáng váng với màn giả gái, mặc
váy, độn ngực nhảy múa trên sân khấu.
Dân
Việt - Sau vài động tác uốn éo, chàng trai thẳng tay lột phăng chiếc
váy trên người cô gái, chỉ để lại bộ bikini. Hình ảnh khá sốc này là một
trong nhiều pha “nóng mắt” của một tiết mục mừng sinh nhật công ty
Tinh Vân.
Lần lượt ba cặp nam nữ bước ra, sau những màn uốn éo, vừa múa vừa nhảy, chàng trai bất ngờ lột sạch áo váy trên người cô gái.
----
-Cà phê thác loạn
Chủ Nhật, 03/04/2011 23:45
-Gần
đây, nhiều “phố” cà phê thác loạn mọc lên trong nội thành lẫn ngoại
thành ở TPHCM khiến dư luận bức xúc. Phóng viên Báo Người Lao Động đã
nhập cuộc tìm hiểu
“Có
khách!” Giọng của một thanh niên gác cửa vọng vào. Chúng tôi liếc nhìn
ra, một cậu học sinh bước vào, để phạch chiếc ba lô trên bàn, ngả lưng
ra ghế và lim dim mắt. Từ bên trong, 2 tiếp viên trên người chỉ che
hai mảnh vải mang ra 3 ly cà phê và ngồi xuống bên cạnh.
Chỉ
trong chốc lát, quần áo trên người khách bị lột sạch, hai tiếp viên
cũng trần như nhộng... Đây là hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đến làm
khách tại quán cà phê Thủy Tú trên đường Minh Phụng, phường 9, quận 11 -
TPHCM vào trưa 28-3.
“Phố” kích dục
Quán cà phê Thủy Tú bên ngoài luôn có 2 thanh niên trực, ngoài nhiệm vụ giữ xe họ kiêm luôn việc trong coi “an ninh” trong quán.
Quán
này có khoảng 20 bàn với khoảng hơn 10 tiếp viên ăn mặc mát mẻ, sẵn
sàng phục vụ khách “tới bến” nên được giới ăn chơi bình chọn là “điểm
thác loạn” nhất. Chúng tôi chia nhau mỗi người ngồi một bàn.
Hai
tiếp viên ngồi với chúng tôi liên tục dùng những động tác, lời nói khó
tả để… mời gọi. Thỉnh thoảng lại có một vài tiếp viên không mảnh vải
che thân chạy qua chạy lại như để khêu gợi khách.
Trong
bóng tối lờ mờ, tiếng rên rỉ của các cô gái mỗi lúc một lớn. Cách
chúng tôi 2 bàn, một khách vừa bước vào đã được “đón tiếp” chu đáo:
“Thêm một em nữa đi anh?”.
Tiếp viên cà phê Thủy Tú đang phục vụ khách. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Nói
rồi, cô gái này kê một chiếc ghế ngồi đối diện, hai chân vắt lên vai
khách bắt đầu mơn trớn... Chúng tôi gọi tính tiền nước để rút lui thì
chủ trấn an: Các anh cứ yên tâm, cứ ngồi uống nước, bảo đảm không ai
dám đến quấy rầy đâu!? Chúng tôi hứa hôm sau sẽ quay lại. Giá hai chai
trà xanh không độ 100.000 đồng.
Đường
Minh Phụng nằm trên địa bàn quận 11 dài chưa đến 2 km nhưng có đến gần
chục quán cà phê thác loạn giống Thủy Tú, như Thy Thy, Ánh Hồng, Mi
Mi…
Đặc
điểm của các quán này là bên ngoài được trang trí có vẻ huyền bí, ánh
sáng trong quán chỉ lờ mờ, đủ để nhìn thấy lối đi. Cách Thủy Tú 200 m
là quán Mi Mi.
Quán
này lúc nào cũng có khoảng 15 tiếp viên mặc đồ lót ngồi sẵn chờ đón
khách. “Đây là nơi phục vụ tốt nhất trong số gần chục quán nằm trên
đường này, không chỉ phục vụ tận tình mà chúng tôi luôn có các em rất
dễ thương!” - người phụ nữ quản lý quán Mi Mi tự hào khoe với chúng
tôi. Kế Mi Mi là Hoàng Lâm. Quán này nằm cạnh trụ sở Công an phường 10,
quận 11.
Dù
mới 8 giờ sáng nhưng đã có rất đông khách. Chúng tôi tìm một bàn ở
phía trong cùng, gọi một chai nước ngồi uống để quan sát, lập tức có
hai tiếp viên mặc đồ lót đi ra chào hàng.
Điều
nhận thấy ở quán này là giữa khách và nhân viên phục vụ không có một
chút ngại ngùng, các tiếp viên sử dụng mọi chiêu thức khiêu dâm để
chiều khách.
Vừa
lúc, một người đàn ông chừng 50 tuổi bước vào, một tiếp viên sà tới
ngồi lên đùi, cởi quần áo của khách, sau đó cởi luôn những thứ còn lại
trên người của cô ta. Càng lúc khách vào càng đông, tiếng rên rỉ vọng
lên càng nhiều.
Những tuyến đường “nóng”
Ngoài
đường Minh Phụng, trên hai tuyến đường Hòa Bình, Lạc Long Quân ở quận
11 cũng dày đặc các quán cà phê thác loạn, tạo thành khu ăn chơi có
tiếng.
Theo
lời giới thiệu của các tiếp viên ở cà phê Thủy Tú, Thy Thy, chúng tôi
tiếp tục tìm đến nhiều quán khác trên đường Hòa Bình, đoạn trước cổng
số 2 Công viên Văn hóa Đầm Sen, chỉ một đoạn ngắn nhưng có gần 10 quán
cà phê thác loạn, như Yến Nhi, Ánh Minh, Nhiệt Đới…, tất cả đều thuộc
phường 5, quận 11.
Trong
số này, có tiếng nhất là cà phê Nhiệt Đới, hoạt động khá lộ liễu. Tiếp
viên chỉ mặc... đồ tắm để tiếp khách. Mỗi khách vào được phục vụ từ A
đến Z với giá chỉ 100.000 đồng, bao nước uống. Nếu khách cần nhiều tiếp
viên phục vụ thì trả thêm 50.000 đồng/tiếp viên, không mất tiền bo.
Chiều
26-3, chúng tôi tìm đến cà phê Nhiệt Đới và yêu cầu được gặp chủ quán
để thương lượng việc cần 10 tiếp viên phục vụ sau 0 giờ. Một phụ nữ
xưng là quản lý của quán không ngần ngại: Giá sẽ tăng 3 lần so với bình
thường, nếu có nhu cầu “đi” luôn thì 500.000 đồng/lần...
Gần
Nhiệt Đới là cà phê Ánh Minh cũng “nổi tiếng” không kém. Nếu ai không
quen mới vào quán lần đầu sẽ không khỏi “dội” bởi những động tác mơn
trớn của tiếp viên, rồi những âm thanh “nhạy cảm” vang lên khắp phòng.
Còn
trên đường Lạc Long Quân cũng ken dày những quán cà phê trụy lạc, như
Thánh Ly, Vy Vy, Thanh Thanh, Su Su… Các quán này cũng có đội ngũ tiếp
viên từ 10 đến 20 người sẵn sàng phục vụ khách tới bến.
Chúng
tôi đặt câu hỏi với một phụ nữ ở quán cà phê Thánh Ly: Tiếp viên
“quậy” cỡ này mà không bị công an kiểm tra sao? Bà ta đáp tỉnh bơ:
“Thỉnh thoảng mấy ổng cũng ghé nhưng mình biết điều nên mấy ổng làm
ngơ, chứ địa bàn của mấy ổng sao lại không biết được!?”.
Không gọi gái miễn đi vệ sinh!
Tại
quán cà phê Su Su trên đường Lạc Long Quân, sau khi đưa ra một ly trà
đá, “tú bà” của quán mời gọi: “Anh thích em nào thì chọn luôn, toàn
hàng đẹp, phục vụ tận tình!”. Chúng tôi từ chối, chỉ uống nước, nghe
nhạc. Ngay lập tức, bà ta gằn giọng: “Vào chỗ em là để gọi gái, thư
giãn, chứ uống cà phê, nước ngọt thì miễn tiếp!”.
Liền
sau đó, chúng tôi liên tiếp bị “tú bà” này và các tiếp viên đi qua đi
lại đay nghiến: “Bị điếc bây ơi. Chắc hổng có tiền…”. Tôi đứng dậy giả
bộ đi vào khu vực nhà vệ sinh, nơi các tiếp viên đang ngồi chờ khách,
liền bị “tú bà” chặn lại: “Không gọi gái miễn vào nhà vệ sinh!”.
|
Sát trụ sở cơ quan công quyền.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết tiếp viên phục vụ ở các quán cà phê
này đều không có lương. Cứ một khách là 100.000 đồng, chủ lấy 40.000
đồng, nhân viên được 60.000 đồng. Tại quán cà phê Nhiệt Đới trên đường
Hòa Bình, chúng tôi đặt câu hỏi với một tiếp viên: Có khi nào bị công
an đến kiểm tra không, cô ta cho biết: “Ít lắm! Mà họ có đến cũng chỉ
nhìn qua, rồi đi!”.
Thác loạn tại quán cà phê Nhiệt Đới
Điều
khó hiểu là hầu hết các quán cà phê trụy lạc nằm trên đường Minh
Phụng, Lạc Long Quân, Hòa Bình hoạt động công khai gần trụ sở Công an,
UBND quận 11, thậm chí quán cà phê “tai tiếng” Hoàng Lâm nằm sát vách
trụ sở Công an phường 10, quận 11 nhưng vẫn… an toàn.
|
Kỳ tới: Bình Tân “quậy” không kém
Hải Liên - Văn Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét