- Tàu chiến Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật (GDVN/Chinamil). - Một độc giả méc bài này Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông (GDVN) và nhận xét “Tờ báo này ăn cơm Việt Nam làm cho nước ngoài sao vậy? mà dịch y nguyên tuyên truyền cho TQ vậy?”.
- Vụ xử mục sư Nguyễn Công Chính: 11 năm tù cho kẻ phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc (VOV).
- Lại ‘truy’ Bộ trưởng Nội vụ chuyện chạy chức (VNN). - Bộ trưởng Nội vụ: “Phát hiện chạy việc là rất khó” (VOV). - ‘Khó chỉ ra trường hợp chạy chức, chạy quyền’ (VNE). - Chạy việc tốn hàng trăm triệu: Có nghe, nhưng khó tìm (VnEconomy). - Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ hạn chế việc học giả bằng thật (VTC). – Bùi Văn Bồng: NGŨ KẾT “VẦN Ê” TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ — (Người lót gạch).
- EVN lý giải lỗi thuỷ điện Sông Tranh (VnMedia). - Bình luận kèm hình ảnh bên trong đuờng hầm đập thủy điện sông Tranh 2: Bình Luận của TS Tô Văn Trường — (Người lót gạch). - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện Sông Tranh xuất hiện từ tháng 2 (DT). - EVN nhận lỗi về sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TP).
- Bộ trưởng Y tế: Giảm tải bệnh viện phải sau 2015 (VNN). - Bác sĩ trẻ phải “đi nghĩa vụ” (VOV). - Bộ Y tế tìm cách giảm số người đi chữa bệnh nước ngoài (VnEconomy). - Bộ trưởng Bộ Y tế: Bệnh nhân đừng đưa phong bì nữa! (LĐ).
- Ngày mai xử vụ Vinashin (VnEconomy).
- Trung Quốc nhiều lần khuyên Triều Tiên từ bỏ phóng vệ tinh (VOV). - Nhật triển khai tên lửa tại Tokyo (VNN/Asiaone). - Triều Tiên sắp có lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ (NLĐ). - Ông Obama tuyên bố sẵn sàng đối thoại Triều Tiên (TTXVN).
Giảm tải bệnh viện: Cục bộ được ngay, tổng thể phải chờ! (Dantri) >> Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ quá tải ở những bệnh viện có “thương hiệu”! >> Quá tải bệnh viện: Bao giờ bệnh nhân hết khổ? ——Lại “loạn” đấu thầu ở Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ? (Dân trí) —–‘Không đưa phong bì, y đức sẽ cải thiện’
TPO–“Nhân dân, người nhà bệnh nhân không đưa phong bì, không đưa quà,
thái độ và y đức của cán bộ y tế sẽ dần được cải thiện”–Bộ trưởng Bộ Y
tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói khi trả lời chất vấn sáng 26-3 —–“Quy chế chuyển viện phải ngặt nghèo” TTO
Hiện tượng thấm ở đập thủy điện Sông Tranh xuất hiện từ tháng 2 (Dantri) —-EVN: Thủy điện Sông Tranh 2 không có vết nứt… (TT) —–Chính quyền phân vân, dân sống trong sợ hãi (SGTT)
Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển (DT) —Sai phạm tại phường Giảng Võ được xử lý kiểu “đánh bùn sang ao”(Dân trí)
Máu đổ sau lũy tre làng – Cả ngàn người quá khích (Dân
Việt) – Cho rằng chính quyền bất lực khi để côn đồ nơi khác tới đánh
chém dân làng mà không có biện pháp bảo vệ lại “xử ép” người địa phương,
nên họ bất bình tìm cách phá quấy…
Nghi ngại lợi ích nhóm cản đường SGTT.VN
- “Ngại cho phá sản, chậm cổ phần hoá, không muốn bỏ cơ quan chủ quản…
là những hiện tượng có thể có nguyên nhân lợi ích nhóm trong quản lý
doanh nghiệp Nhà nước”. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ với SGTT.
Chìm tàu câu cá làm 3 người chết và người mất tích (Thanhtra) —-Cướp giật Sài Gòn: Vấn nạn thành đại nạn (VTC) —-Nổ scandal, ‘nữ đại gia nợ tiền cá’ tung ảnh bệnh cũ? (VTC)
Đẩy lùi sự suy thoái của cán bộ, đảng viên
(VOV) -“Đảng tự chỉnh đốn là rất đúng, nhưng Đảng phải được nhân dân
chỉnh đốn và nhân dân chỉnh đốn Đảng vì chính lợi ích của Đảng và cuối
cùng là vì lợi ích của dân tộc”. Dân mà dám “chỉnh” đảng ,thiếu gì “gương” nằm nhà đá rồi.”Dân” hổng dám đâu.
Giáo dục lối sống lành mạnh cho thanh niên
(VOV) -Giáo dục, định hướng tư tưởng, lối sống cho thanh niên là công
việc của toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường, cơ quan, cho đến tổ chức
Đoàn, hội thanh niên… Vâng ạ,biết rồi,khổ quá nói mãi!!! nhưng cứ kiểu
“khóc thần tượng,lạy thần tượng,hôn ghế thần tượng ngồi”- ta le ta
liết,bước nhảy mây mưa….kèm với văn minh cổi truồng ,với lại “mọc” hàng
ngàn chỗ ăn chơi mát trời ông địa….thì ai chớ Gia đình chịu thua
thôi.!!!! Mấy thứ đó “gia đình ” đâu có ” quản và lãnh”???
Tiếng chuông chùa nơi Trường Sa giá trị gấp nhiều lần (VOV)
Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam (RFA) —Bloggers ‘giải cứu’ người bị ‘khủng bố’ (BBC) —-Chuyến đi Phủ Lý giải cứu mẹ con chị Trần Thị Nga (RFA) —Mục sư Tin Lành lãnh án 11 năm tù (BBC/nghe) -Tòa án Gia Lai vừaxử Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính 11 năm tù giam vì tội Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự. Mục sư Chính, 43 tuổi, bị bắt từ tháng 4/2011, tức là gần một năm nay, mà cho tới giờ mới được mang ra xét xử. Bà Trần Thị Hồng, vợ ông cho BBC hay phiên tòa của ông không có mặt luật sư bào chữa. >>>Mục sư Nguyễn Công Chính bị 11 năm tù –=Dân oan tập trung khiếu kiện ở Hà Nội, Sài Gòn (RFA) —Lĩnh án tù 11 năm vì phá hoại, gây mất đoàn kết (TTXVN)
Bao giờ giải tỏa vấn đề quá tải của bệnh viện (RFA) —Vì sao cứ luôn chọn lựa sai, cứ luôn học theo cái sai? (Song Chi – RFA)
Trung Quốc chậm lại hay là bị xiết chặt? – Bogdan Góralczyk (Ba Lan) – Lê Diễn Đức dịch-RFA -Phiên họp quốc hội cuối cùng hàng năm của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của “của các nhà lãnh đạo thế hệ thứ tư” (Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, những người kế nhiệm sau một năm nữa – Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường), đã tạo ra nhiều tiếng vang trên thế giới. Các phương tiện truyền thông phương Tây hợp lại một thông điệp: kinh tế Trung Quốc chậm lại. Điều này đã được nói tới và trên những cột báo. Vậy thực sự câu chuyện gì ở đây?
Việt Nam hủy bỏ visa nhập cảnh của phái đoàn Vatican (RFI) —TS Nguyễn Nhã phản bác Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa (RFI)
Tạm giữ hai tàu TQ ở Nha Trang (BBC) —-Vinashin trước phiên xử sơ thẩm (BBC) —-Bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy dân quyền (BBC) -Nguyễn Minh Tuấn -Đại học Saarland, CHLB Đức —-Người nổi tiếng vì ‘Viết ngắn’ qua đời (BBC) -Đinh Vũ Hoàng Nguyên, được biết đến qua mục Viết ngắn, qua đời ở tuổi 37.
Sông Đồng Nai bị sạt lở nghiêm trọng vì nạn nạo vét cát lậu (VOA) —-Phá vỡ đường dây buôn phụ nữ Việt Nam ở Malaysia (VOA) —–Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm 2012 sụt giảm (VOA)
Còn chỗ sinh tồn nào cho thú hoang ở Việt Nam (NV) —Công nhân nghèo trước cơn ‘bão giá’ (NV) ——-Quan chức nói ‘bó tay’ nạn mãi dâm Sài Gòn (NV) —Ðối đầu dân – cảnh sát giao thông căng thẳng (NV) —-Chóe, vua hí họa thời thế (NV)
30% Công Ty VN Đã Phá Sản: 200,000 Doanh Nghiệp Đã Sụp (Vietbao) —-TQ Bảo VN Đừng Vào Biển Đông Trộm Cá; ASEAN lạnh cẳng: sẽ không bàn về Biển Đông trong nghị trình Thượng Đỉnh tháng 4-2012 (Vietbao)
Giả “cán bộ tình báo” lừa hơn nửa tỉ đồng (NLĐ) —Đánh người không được, quay sang đốt xe (NLĐO) —–Giết chồng “hờ” chỉ bằng một nhát dao (NLĐ) —-Nước vẫn rò rỉ ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (VN+) ‘Khó chỉ ra trường hợp chạy chức, chạy quyền’ (VnEx)
Việt – Trung ký hiệp định xây cầu Bắc Luân 2 (VnEx)
Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam (RFA) —Bloggers ‘giải cứu’ người bị ‘khủng bố’ (BBC) —-Chuyến đi Phủ Lý giải cứu mẹ con chị Trần Thị Nga (RFA) —Mục sư Tin Lành lãnh án 11 năm tù (BBC/nghe) -Tòa án Gia Lai vừaxử Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính 11 năm tù giam vì tội Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự. Mục sư Chính, 43 tuổi, bị bắt từ tháng 4/2011, tức là gần một năm nay, mà cho tới giờ mới được mang ra xét xử. Bà Trần Thị Hồng, vợ ông cho BBC hay phiên tòa của ông không có mặt luật sư bào chữa. >>>Mục sư Nguyễn Công Chính bị 11 năm tù –=Dân oan tập trung khiếu kiện ở Hà Nội, Sài Gòn (RFA) —Lĩnh án tù 11 năm vì phá hoại, gây mất đoàn kết (TTXVN)
Bao giờ giải tỏa vấn đề quá tải của bệnh viện (RFA) —Vì sao cứ luôn chọn lựa sai, cứ luôn học theo cái sai? (Song Chi – RFA)
Trung Quốc chậm lại hay là bị xiết chặt? – Bogdan Góralczyk (Ba Lan) – Lê Diễn Đức dịch-RFA -Phiên họp quốc hội cuối cùng hàng năm của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của “của các nhà lãnh đạo thế hệ thứ tư” (Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, những người kế nhiệm sau một năm nữa – Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường), đã tạo ra nhiều tiếng vang trên thế giới. Các phương tiện truyền thông phương Tây hợp lại một thông điệp: kinh tế Trung Quốc chậm lại. Điều này đã được nói tới và trên những cột báo. Vậy thực sự câu chuyện gì ở đây?
Việt Nam hủy bỏ visa nhập cảnh của phái đoàn Vatican (RFI) —TS Nguyễn Nhã phản bác Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa (RFI)
Tạm giữ hai tàu TQ ở Nha Trang (BBC) —-Vinashin trước phiên xử sơ thẩm (BBC) —-Bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy dân quyền (BBC) -Nguyễn Minh Tuấn -Đại học Saarland, CHLB Đức —-Người nổi tiếng vì ‘Viết ngắn’ qua đời (BBC) -Đinh Vũ Hoàng Nguyên, được biết đến qua mục Viết ngắn, qua đời ở tuổi 37.
Sông Đồng Nai bị sạt lở nghiêm trọng vì nạn nạo vét cát lậu (VOA) —-Phá vỡ đường dây buôn phụ nữ Việt Nam ở Malaysia (VOA) —–Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm 2012 sụt giảm (VOA)
Còn chỗ sinh tồn nào cho thú hoang ở Việt Nam (NV) —Công nhân nghèo trước cơn ‘bão giá’ (NV) ——-Quan chức nói ‘bó tay’ nạn mãi dâm Sài Gòn (NV) —Ðối đầu dân – cảnh sát giao thông căng thẳng (NV) —-Chóe, vua hí họa thời thế (NV)
30% Công Ty VN Đã Phá Sản: 200,000 Doanh Nghiệp Đã Sụp (Vietbao) —-TQ Bảo VN Đừng Vào Biển Đông Trộm Cá; ASEAN lạnh cẳng: sẽ không bàn về Biển Đông trong nghị trình Thượng Đỉnh tháng 4-2012 (Vietbao)
Giả “cán bộ tình báo” lừa hơn nửa tỉ đồng (NLĐ) —Đánh người không được, quay sang đốt xe (NLĐO) —–Giết chồng “hờ” chỉ bằng một nhát dao (NLĐ) —-Nước vẫn rò rỉ ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (VN+) ‘Khó chỉ ra trường hợp chạy chức, chạy quyền’ (VnEx)
Việt – Trung ký hiệp định xây cầu Bắc Luân 2 (VnEx)
KINH TẾ
- Việt Nam với giải pháp ‘Giấu bụi dưới thảm’ (VEF).
- Tái cơ cấu DNNN: nghi ngại lợi ích nhóm cản đường (CafeF/SGTT).
- Bất động sản dẫn đầu thu hút vốn FDI (TBKTSG). - Đưa giá đất về sát giá thị trường (ĐĐK).
- Làng cổ sắp thành hoài cổ? (ĐĐK).
- Dịch giả HOÀNG HỮU ĐẢN qua đời ở tuổi 92 (Lê Thiếu Nhơn).
- Truyền hình trực tiếp bị kiện (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- TS Giáp Văn Dương, đại học quốc gia Singapore: Như cây lúa tự do (SGTT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phát hiện chất cấm ở ‘vựa heo’ lớn nhất miền Nam (VTC). QUỐC TẾ
- Trung Quốc chưa định tham gia Hội nghị “Những người bạn Syria” (VOV). - Thêm một quốc gia đóng cửa sứ quán tại Syria (VTC). - Mỹ-Nga nhất trí ủng hộ nỗ lực giải quyết vấn đề Syria(TTXVN).
- ‘Phương Tây cần khẩn cấp rời khỏi Ápganixtan’ (Tin tức).
Lãnh đạo Mỹ -Trung hội đàm về Bắc Triều Tiên (RFI) —–Tổng thống Obama kêu gọi Bắc Triều Tiên can đảm theo đuổi hòa bình (VOA)
Obama: Bắc Hàn ‘sẽ không đạt được gì’ nếu thử hỏa tiễn (Nguoiviet)
Tổng thống Obama, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thảo luận về an ninh hạt nhân (VOA) —-Hàn Quốc cảnh cáo sẽ bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI)
TT Mỹ, Nam Triều Tiên đưa ra lập trường đoàn kết về Bắc Triều Tiên (VOA) —-Ấn Độ: Một người Tây Tạng lưu vong tự thiêu phản đối chủ tịch Trung Quốc (RFI) —Úc : công ty Trung Quốc Hoa Vi bị gạt khỏi cuộc đấu thầu dự án mạng lưới cáp quang (RFI)
Tân ngoại trưởng Úc Bob Carr đi thăm Đông Nam Á sau khi nhậm chức (RFI) —Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đến Cuba (RFI) —-Ðức Giáo Hoàng kỷ niệm 400 năm tìm thấy tượng Đức Mẹ Bác Ái ở Cuba (VOA)
Nhật Bản còn duy nhất một lò phản ứng hạt nhân hoạt động (RFI) —Syria : Mỹ-Nga đồng thuận về kế hoạch của Kofi Annan (RFI)
Senegal : Mưu toan cha truyền con nối của Tổng thống Wade bị thất bại (RFI) —Hoa Kỳ : Biểu tình lớn tại Florida chống một vụ “thiên vị màu da” (RFI) —-Obama thúc đẩy ‘thế giới phi hạt nhân’ (BBC) —–Hoa Kỳ thúc đẩy giải trừ hạt nhân (BBC/ nghe)
Tổng thống Obama muốn có thêm một thỏa thuận tài giảm vũ khí với Nga (VOA) —-Hãng Game Group của Anh bị phá sản (BBC)
Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan” cho Pháp Luân Công
Tác giả: Epoch Times, ChanhkienThứ hai, 26 Tháng 3 2012 14:03
Theo tin tức do nhân sĩ ở Bắc Kinh tiết lộ, trong các hội nghị cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “sửa lại án sai” (tiếng Trung gọi là “bình phản”) cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, mà còn đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”. Tuy nhiên đề xuất này luôn gặp phải phản đối từ phía Chu Vĩnh Khang và phe nhóm Giang Trạch Dân.
Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”
Ngày 24 tháng 3 năm 2012, trong hội nghị cấp cao ĐCSTQ, ông Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “bình phản Lục Tứ” (cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), mà còn đề xuất sửa lại án sai cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, các cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ông còn động chạm tới khu vực cấm “nhạy cảm” nhất của ĐCSTQ, đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”.
Theo tin tức, các đề nghị này của ông Ôn Gia Bảo đã bị phe bảo thủ trong ĐCSTQ ngăn cản. Người phản đối giải quyết oan sai cho Pháp Luân Công là Chu Vĩnh Khang, nhân vật đại biểu phe phái của Giang Trạch Dân. Hồ Cẩm Đào không biểu đạt ý kiến nào.
Nguồn tin nói những người phản đối bình phản Hồ Diệu Bang là khá ít, còn phản đối bình phản Triệu Tử Dương lại khá nhiều. Bình phản Triệu Tử Dương, tất nhiên cũng phải sửa lại án oan cho cuộc thảm sát Thiên An Môn. Bình phản Hồ Diệu Bang, sở dĩ số người phản đối khá ít, là vì những nguyên lão cấp cao ĐCSTQ phản đối Hồ Diệu Bang đều đã qua đời rồi. Tuy nhiên, rất nhiều đại nhân vật phản đối Triệu Tử Dương vẫn còn sống, ví dụ Lý Bằng và Giang Trạch Dân, v.v.
Chu Vĩnh Khang và hệ thống chính trị-luật pháp mổ lấy nội tạng kiếm tiền
Sự cố Vương Lập Quân nổ ra đã bóc trần tấm màn đen “mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công”, bởi vậy Ôn Gia Bảo mới không do dự đề xuất tống Bạc Hy Lai vào tù. Ông Ôn nói: “Sáu, bảy năm trước, thực ra còn sớm hơn, hậu quả đáng sợ mà đàn áp Pháp Luân Công gây ra cho Trung Quốc đã nhìn thấy được rồi. Thông qua điều tra, chúng ta phát hiện Giang Trạch Dân đã sử dụng một lượng tài lực quốc gia kinh hoàng để trấn áp một đoàn thể dân chúng tay không tấc sắt, thật cực kỳ hoang đường. Mãi cho tới hiện tại, vấn đề này Trung ương vẫn không dám đối diện, không dám giải quyết”.
Theo nguồn tin, trong hội nghị nội bộ tại Trung Nam Hải, ông Ôn Gia Bảo nói: “Không cần thuốc mê, mổ lấy nội tạng sống, còn đem bán lấy tiền, đây là việc làm của con người ư? Sự tình loại này xảy ra đã nhiều năm rồi, chúng ta sắp về hưu rồi, vẫn còn chưa giải quyết…” “Hiện tại lòi ra sự kiện Vương Lập Quân, cả thế giới đều biết hết rồi, cần xử lý sao đây…”
Vấn đề Pháp Luân Công vẫn luôn là tiêu điểm gây bất đồng giữa liên minh Hồ-Ôn và phe phái Giang Trạch Dân.
Khi cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đang kịch liệt chưa từng có, mạng tìm kiếm Baidu vốn bị phe nhóm Giang Trạch Dân khống chế nghiêm ngặt, gần đây đã một lần bỏ cấm các nội dung “Lửa giả“, “Đoàn Nghệ thuật Thần Vận“, “Chuyển Pháp Luân“, “Mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công“, v.v. đặc biệt tin tức ĐCSTQ mổ cướp nội tạng khiến người ta kinh hãi. Điều này thuyết minh kiếm của Hồ-Ôn đang nhắm vào tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân, bởi vì Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều thăng tiến đường quan lộ nhờ tiên phong theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.
Bạc Hy Lai bị Ôn Gia Bảo đoạn đứt “hoạn lộ”
Mới đây, trang mạng WikiLeaks đã công bố một bức điện ngoại giao của Mỹ, trong đó nói thời Bạc Hy Lai còn đảm nhiệm chức Bộ trưởng Thương mại, ông ta vì “bức hại Pháp Luân Công” mà bị rất nhiều quốc gia nước ngoài khởi tố. Ngoài ra, do Ôn Gia Bảo cực lực phản đối ông ta nhăm nhe chức Phó Thủ tướng, Bạc Hy Lai đã bị giáng xuống chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, khả năng là trạm dừng cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của Bạc.
“Chuyển Pháp Luân” một lần được bỏ cấm
Khoảng 2 giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 2012 giờ Bắc Kinh, từ mạng Baidu, cư dân mạng Trung Quốc có thể tìm kiếm cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, trước tác của Pháp Luân Đại Pháp bị che đậy đã nhiều năm. Trang chủ của Baidu hiển thị các website nội dung liên quan đến Pháp Luân Công, bao gồm cả đồ hình Pháp Luân và Pháp tượng của Đại sư Lý Hồng Chí. Người ta cũng nhìn thấy nội dung toàn văn cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tác phẩm nổi tiếng nhất của Pháp Luân Đại Pháp, cùng ảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc.
“Thu hoạch đẫm máu” một lần được bỏ cấm
Không chỉ có vậy, cũng trên mạng tìm kiếm Baidu lớn nhất Đại Lục, vào lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 3 giờ Bắc Kinh, người ta có thể tìm kiếm cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) và các tin tức liên quan phơi bày tội ác mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cuốn “Thu hoạch đẫm máu” mới do hai nhà vận động nhân quyền Canada là David Kilgour và David Matas công bố tại Đài Loan, là một báo cáo điều tra ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo dẫn chứng một lượng lớn điều tra thực tế, chứng minh ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công là có thật, mô tả đây là “tội ác chưa từng có trên trái đất này”.
Tối hôm đó, khi người dùng gõ “Vương Lập Quân mổ” vào Baidu, kết quả đầu tiên là “Vương Lập Quân tự mình trình báo nhiều tình tiết về Bạc Hy Lai”, còn kết quả cuối cùng là “Tận mắt chứng kiến mổ lấy nội tạng”. Tất cả đều phơi bày Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai câu kết theo gót tập đoàn Giang Trạch Dân tàn khốc bức hại Pháp Luân Công, và kéo ra tấm màn đen tội ác mổ lấy nội tạng.
Phim “Lửa giả” vạch trần chân tướng tự thiêu một lần được bỏ cấm
Ngày 23 tháng 3, trên mạng Baidu, người ta có thể tìm thấy “Lửa giả” (http://www.falsefire.com), bộ phim tài liệu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân chế tác vạch trần chân tướng đằng sau “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” xảy ra chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001. Bộ phim đã đoạt giải Liên hoan phim Columbus lần thứ 51.
Bộ phim đã phân tích rất nhiều điểm đáng ngờ trong “vụ án tự thiêu” này: Chẳng hạn, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã chạy tin “5 học viên Pháp Luân Công tự thiêu”. Qua phân tích băng quay chậm đoạn phim của CCTV, bộ phim “Lửa giả” đã chứng minh cô Lưu Xuân Linh, người phụ nữ 36 tuổi không có quan hệ gì với Pháp Luân Công, đã chết tại chỗ do một cú đánh từ một người vạm vỡ trên hiện trường. Bộ phim cũng giải thích tại sao nửa năm sau, đứa con gái 12 tuổi của cô Lưu lại chết bất thường, cũng như thật giả đằng sau nhân vật chính “Vương Tiến Đông”, v.v.
Ngày nay, trong khi cô gái trẻ đẹp bị bỏng đến mức không nhận ra – Trần Quả và mẹ cô vẫn còn đang bị giam lỏng, thì nhân vật được cho là người của công an – “Vương Tiến Đông” đã bốc hơi không biết hướng nào. Giới quan sát bên ngoài cho rằng, vụ án “tự thiêu tại Thiên An Môn” này chính là do La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ chế tác, và được xưng là “vụ lừa dối thế kỷ”.
“Chân tướng Pháp Luân Công” – tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân
Ông Thạch Tàng Sơn, chuyên gia vấn đề Trung Quốc tại Washington D.C cho rằng, trong cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt hiện nay của ĐCSTQ, phe Hồ-Ôn muốn lấy danh nghĩa chống hủ bại, đấu tranh đường lối để đánh vỡ phe phái Giang Trạch Dân. Nhằm huy động lực lượng chính trị và đạo đức, họ đã đưa ra ánh sáng một loạt chân tướng đằng sau các tội ác như mổ cướp nội tạng,… để dân chúng Trung Quốc nhìn thấy Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân bao năm qua đã phạm phải tội ác khiến người dân phẫn nộ như thế nào. Ông cho rằng, dân chúng Trung Quốc nhất định sẽ yêu cầu trừng trị những kẻ ác trong hệ thống chính trị-tư pháp.
Ông Thạch Tàng Sơn nói, nếu như Hồ-Ôn có thể tiếp tục phơi bày tội ác của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang, để dân chúng nhìn thấy chân tướng, lại thuận theo ý dân mà trừng trị kẻ xấu, thì họ sẽ có thể chiếm cứ điểm cao chính nghĩa và đạo đức trong cuộc nội đấu tại Trung Nam Hải. Ngoài ra, điều này sẽ đánh trúng chỗ hiểm trí tử của phe phái Giang Trạch Dân, giành được nhân tâm, cục diện Trung Quốc sẽ đi theo hướng bình ổn quá độ, đây chính là lối thoát tương lai của Trung Quốc.
Đúng như lời thề của ông Ôn Gia Bảo trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 3, kết quả xử lý sự kiện Vương Lập Quân đã chứng tỏ “trải qua kiểm nghiệm của pháp luật và lịch sử”.
Hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ bị khởi tố tại 30 quốc gia trên toàn cầu
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, từ đó đạt đến bình hòa và hoàn thiện về tự ngã. Pháp môn tu tâm dưỡng tính cổ xưa này được truyền ra từ năm 1992 tại thành phố Trường Xuân bởi ông Lý Hồng Chí, và tới năm 1999 đã phổ biến tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, giúp hàng triệu người thu được lợi ích.
Tuy nhiên, do số người tập Pháp Luân Công ngày càng nhiều tại Trung Quốc, nên tháng 7 năm 1999, cựu Bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân cảm thấy khủng hoảng bất an, và đã phát động một cuộc vận động trấn áp tàn khốc Pháp Luân Công.
Hơn 10 năm qua, từ chứng cứ giả “1.400 cái chết”, đến vụ án giả “tự thiêu tại Thiên An Môn”, cho tới mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công, đây đều là các tội ác mà tập đoàn Giang Trạch Dân phạm phải. Tới nay, Giang Trạch Dân và những người đồng lõa, bao gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, v.v. hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ, đã bị khởi tố tại 30 quốc gia trên thế giới với tội ác diệt chủng và chống lại loài người.
.
Nguồn: The Epoch Times – Đại kỷ nguyên
—-
Mời xem thêm: + Pháp Luân Công (Wikipedia); + Trang báo tiếng Anh The Epoch Times của Pháp Luân Công.
Thái tử đỏ Bạc Hy Lai của Trung Quốc bị thất sủng thế nào?
Tác giả: Chris BuckleyNgười dịch: Trần Văn Minh
23-03-2012
BẮC KINH – Bạc Hy Lai đã nhận được tín hiệu về một cơn bão sẽ đánh đổ ông và làm rung chuyển đảng Cộng sản Trung Quốc dưới hình thức cảnh báo ngầm về thời tiết.
Họ Bạc từ Trùng Khánh, địa phương quyền lực của ông ở vùng tây nam, bay lên Bắc Kinh để tham dự hội nghị thường niên của quốc hội. Ông cố gắng giảm thiểu sự xôn xao về việc giám đốc công an của ông đã xin tỵ nạn ở lãnh sự quán Hoa Kỳ một ngày trước đây.
Nổi bật và đầy tự tin trong giới chính trị cấp cao giữa tập thể đông đảo những người hòa đồng trong thận trọng, Bạc Hy Lai đã là người gây tranh cãi về việc ông đẩy mạnh Trùng Khánh “đỏ” như là một mô hình táo bạo cho Trung Quốc.
Trò hề đầy kinh ngạc của người thân cận lâu năm, Phó Thị trưởng Vương Lập Quân, đe dọa làm hư hỏng bộ mặt thống nhất của quốc hội và nỗ lực chạy đua của Bạc vào trung tâm quyền lực của đảng.
Còi báo động xảy ra vào ngày 3 tháng 3 từ một nhà lãnh đạo trung ương lão thành đã khuyên Bạc và những viên chức khác của Trùng Khánh cẩn thận khi tham dự hội nghị quốc hội ở Bắc Kinh.
Vị viên chức kia, mà nhiều nguồn tin cho Reuters biết là Hà Quốc Cường, người đứng đầu Đảng về giữ kỷ luật và chống tham nhũng, nói: “Khí hậu Bắc Kinh rất khác với khí hậu Trùng Khánh. Vì thế tôi hy vọng mọi người sẽ ráng chống cơn lạnh, giữ mình ấm áp, và bảo trọng”.
Không phải tai nạn riêng lẻ
Luồng gió chính trị Bắc Kinh thực sự đã hướng tới Bạc một cách tàn nhẫn. Việc cách chức ông khỏi chức vị bí thư Trùng Khánh được loan báo tuần trước, chỉ dấu sự bất thường về tiến trình trao quyền vào cuối năm cho một thế hệ lãnh đạo mới trong Quốc Hội thứ 18 của Đảng Cộng sản.
Một sự tái lập của những biến cố dẫn đến cuộc trốn chạy của Vương Lập Quân và sự mất chức của Bạc tỏ rõ sự vận hành của Trung Quốc bao trùm xa khỏi căn cứ chính trị của hai ông ở Trùng Khánh, một tỉnh với 30 triệu dân bên bờ sông Hoàng Hà.
Cuộc trốn chạy của Vương Lập Quân vào lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Thành Đô (thuộc tỉnh Tứ Xuyên) không phải là tai nạn riêng lẻ như viên chức Trung Quốc diễn giải. Trong những cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh và Trùng Khánh, viên chức nhà nước, cán bộ về hưu, phóng viên và những nguồn tin khác thân cận nhà nước đã gọi đây là sự bùng phát từ những căng thẳng âm ỷ cả năm qua và dính líu tới giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc.
Câu chuyện bao gồm những tố cáo về tham nhũng và lạm dụng quyền hành của gia đình họ Bạc, ghi âm lén những lãnh đạo kỳ cựu, và sự bất đồng giữa Bạc và Vương.
Trên tất cả, sự lên xuống của Bạc, được coi là người hùng của phe tả, bộc lộ sự rạn nứt tư tưởng đe dọa xé toạc sự thống nhất trong đảng nếu giới lãnh đạo giải quyết sơ suất sự ra đi của ông.
Li Weidong, chủ bút và bình luận gia ở Bắc Kinh, người từng theo dõi sát cuộc biến động nói rằng, “Việc mất Bạc Hy Lai hàm nghĩa sự cân bằng của Quốc Hội thứ 18 tiếp nối đã bị xáo trộn. Việc tìm kiếm sự cân bằng đúng đắn sẽ khó khăn hơn”.
Vì hệ thống chính trị bí mật của Trung Quốc làm dân chúng không dám nói ra một cách thành thật về những tin tức nhạy cảm, đa số những người được phỏng vấn trong bài viết này đòi hỏi được dấu tên.
Giáng chức và hăm dọa
Cuộc trốn chạy của Vương Lập Quân vào lãnh sự quán Hoa Kỳ ngày 6 tháng 2 đã không được kiểm chứng cho tới khi chính quyền Trung Quốc và Hoa Kỳ xác nhận. Nhưng hàng rào an ninh nghiêm ngặt chung quanh lãnh sự quán khơi động làn sóng suy diễn trên mạng đã làm cho lãnh đạo đảng không thể bưng bít biến cố này.
Li, nhà bình luận ở Bắc Kinh, nói rằng: “Việc này giống như chính trị ở cung đình. Chính trị đàng sau bức màn thì rất bí mật cho tới lúc cơn khủng hoảng xảy ra phô bày mọi nhân vật”.
Chỉ chừng vài ngày trước, Bạc cách chức Vương khỏi chức vụ giám đốc công an và bổ nhiệm ông làm phó thị trưởng về giáo dục, khoa học và văn hóa. Đây là một sự giáng chức đột ngột cho một sĩ quan cảnh sát chuyên ngành đã từng nỗ lực chống băng đảng tội phạm ở Trùng Khánh và đem lại cho ông và Bạc sự khen tặng trên toàn quốc năm 2009.
Sự bất đồng giữa hai người gia tăng dần, theo lời một cựu viên chức đã từng hay gặp Bạc và gia đình ông: “Mối liên hệ giữa Bạc và Vương thực sự bắt đầu suy thoái từ tháng 1, nhưng càng ngày càng trở nên trầm trọng”.
Vị cựu viên chức nói thêm, Bạc “đã bắt ép Vương rời khỏi chức vụ càng làm cho ông rơi sâu hơn trong thất vọng và hoảng hốt về tương lai. Ít nhất, điều này có vẻ độc tài và có chủ ý, làm mối quan hệ đã xấu càng xấu thêm”.
Hai cựu viên chức khác cho biết, những ngày trước việc giáng chức, Vương đã đối đầu với Bạc về cuộc điều tra liên quan đến gia đình của Bạc, bao gồm vợ ông là Cốc Khai Lai, và một ủy ban chuyên môn đã được thành lập để điều tra vụ này.
Vị cựu viên chức đầu tiên nói, “chính bởi nhóm đặc biệt này mà quan hệ cuối cùng đã bị gẫy đổ”.
Một viên chức thành phố cho biết, dư luận loan truyền giữa các viên chức Trùng Khánh về sự tranh cãi nẩy lửa giữa Bạc [Hy Lai] và Vương [Lập Quân], và ngay cả việc Bạc bạt tai người đồng hành lâu đời của mình.
Một chủ bút ở Bắc Kinh nghe được câu chuyện từ viên chức chính quyền trung ương nói: “Bạc cảm thấy Vương Lập Quân đang dùng vụ điều tra để bắt chẹt ông. Ông nổi giận và sau đó quyết định thay đổi chức vị của Vương để tự bảo vệ mình”.
Phá luật
Tự bảo vệ và tự phong chức đến với Bạc Hy Lai một cách dễ dàng.
Sự giáo dục như một “thái tử”, con của lãnh tụ cách mạng Bạc Nhất Ba, được xưng tụng là một trong “Bát Tiên”, đã cấy cho ông lòng tham vọng, tự tin và đôi khi sự thiếu kiên nhẫn bộc lộ với cấp dưới và ngay cả cấp trên, nhiều người giao tiếp với ông nói vậy.
Một cựu viên chức Trùng Khánh hiện đang là thương gia nói: “Thế hệ đỏ thứ hai cảm thấy rằng, họ hẳn nhiên xứng đáng ở trên đỉnh, và những nhà lãnh đạo hiện tại thì quá yếu đuối”.
Sau khi tới Trùng Khánh năm 2007, Bạc đã biến thành phố thành pháo đài của văn hóa cộng sản đỏ và sự phát triển bình đẳng, được sự chú ý toàn quốc về việc dẹp tan những tổ chức tội phạm bằng cách bỏ tù hoặc ngay cả tử hình những viên chức bị buộc tội bảo vệ những đầu sỏ tội ác.
Đây là một sự trở lại công khai của một chính trị gia chải chuốt mà sự bổ nhiệm về Trùng Khánh được xem là một cuộc đi đầy sau khi nắm giữ chức bộ trưởng thương mại từ năm 2003.
Cuộc vận động chống nạn tham nhũng đang lan rộng không thể đem một trong hai người tiền nhiệm ra ánh sáng là Uông Dương, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông và là ứng viên cho một vị trí hấp dẫn trong Ban Thường vụ Bộ Chính Trị; và Hạ Quốc Cường, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Cuộc cải cách kinh tế và xã hội quần chúng của Bạc và làm sạch tội phạm đã được nhiều người ủng hộ với hy vọng, ông có thể áp dụng chính sách này trên toàn quốc khi trở thành lãnh đạo trung ương của thế hệ kế tiếp của Đảng Cộng sản sẽ xuất hiện vào cuối năm 2012.
Tính tự cao không che đậy của ông và sự phục hồi tư tưởng Mao, vì thế, đã làm giới cấp tiến thiên thị trường khó chịu, cũng như việc ông lôi kéo giới trí thức cánh tả, là những người hoan hô “mô hình Trùng Khánh”.
Zhu Zhiyong, một cựu thương gia ở Trùng Khánh đã từng chỉ trích Bạc nói: “Bạc đã đánh một ván cờ lớn tại Trùng Khánh. Ông chơi một lá cờ có thể đặt ra hướng đi mới cho toàn quốc. Điều này đã phá vỡ luật chính trị”.
Nhắm vào Vương
Nhiều nguồn tin thân cận với giới chức lãnh đạo Trùng Khánh tiết lộ, cuộc tranh luận về Bạc có thể đoạt một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cốt lõi quyền lực gồm chín thành viên, gia tăng hơn năm trước, và gây thêm căng thẳng, đã làm Bạc và Vương kình chống nhau.
Một cựu viên chức thường gặp Bạc và những lãnh đạo lão thành khác nói: “Một nhóm lãnh đạo trung ương đã quyết liệt chống lại sự gia nhập của Bạc, bởi vì ông bị xem là một người kẻ gây rối không tôn trọng luật lệ”.
“Rất có khả năng là những nhân vật cao cấp không muốn Bạc vươn lên, nên họ nhắm vào Vương”.
Một cựu viên chức và nhiều nguồn tin khác nói, vị lãnh đạo trung ương giữ vai trò then chốt trong việc tiến hành việc kết tội Bạc và Vương là Hạ Quốc Cường.
Từ 1999 tới 2002, Hạ là Bí thư Đảng ủy ở Trùng Khánh, chứng kiến cảnh thuộc cấp của mình trong chính quyền bị gạt ra ngoài dưới sự vận động của Bạc. Khi giữ chức Trưởng ban Điều tra Kỷ luật Trung ương, ông hỗ trợ những cuộc điều tra tham nhũng có thể gây tổn hại cho Bạc. Năm trước, Hạ đã thấy đủ, và bắt đầu gây ra rạn nứt giữa Vương và Bạc.
Một viên chức Trùng Khánh cho biết, “Hạ Quốc Cường hỗ trợ cuộc điều tra về Vương Lập Quân để nhắm vào Bạc Hy Lạc”.
Theo nguồn tin này, bước đầu của ông tiến hành một cách hoàn hảo. Sự ngờ vực giữa hai liên minh vỡ ra “và sau đó Vương Lập Quân bắt đầu quay sang hăm dọa để bảo vệ lấy mình”, một viên chức Trùng Khánh nói.
Sự khen tặng từ Kissinger
Vào cuối tháng 1, Bạc vẫn còn chú tâm vào việc chiếm được một chỗ trong hàng lãnh đạo trung ương của Đảng Cộng sản. Chức vụ cao nhất, kế thừa Hồ Cẩm Đào, hầu như chắc chắn dành cho Phó Chủ tịch Tập Cận Bình. Bạc đã dẫn đầu nhóm những chủ tịch tỉnh với danh tiếng, tuổi tác và mối liên hệ có khả năng tranh những chức chung quanh Tập Cận Bình.
Ngày 9 tháng 1, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính của Đảng, đã dành hàng tít đầu để nồng nàn khen ngợi những thành quả của Trùng Khánh.
Những nhà ngoại giao lão luyện, bao gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Henry Kissinger, đã bay qua Trùng Khánh để gặp Bạc và cảm phục những tòa nhà thép và kiếng mọc lên dọc theo bờ dốc của sông Hoàng Hà.
Trùng Khánh tự nhận đã đạt được mức phát triển nhanh nhất Trung Quốc so với bất cứ vùng cấp tỉnh nào, 16,4%.
Thình lình, sự trốn chạy bất ngờ của Vương vào lãnh sự quán của địch thủ chính của Trung Quốc. Ông tiều tụy và run sợ và đã trải qua “cuộc điều trị kiểu nghỉ hè”, thành phố đã giải thích lúc khởi đầu.
Khi quốc hội nhóm họp, chính quyền trung ương cũng cố gắng che đậy sự kiện này, bằng cách khiển trách những cơ quan truyền thông dám thắc mắc về vấn đề này và khen ngợi những thành quả của Trùng Khánh.
Một viên chức trước kia của Trùng Khánh nói: “Đầu tiên, lãnh đạo trung ương muốn làm lắng dịu mọi chuyện trong lúc quốc hội nhóm họp, nhưng thất bại”.
Hiện thời, Vương bị giam giữ, nêu lên khả năng rằng những tin tức gây hại về Bạc có thể lộ ra. Có hai nguồn tin nói, trong nội bộ nhà nước đã loan tin rằng, Bạc và Vương bị tình nghi nghe lén địch thủ và ngay cả lãnh đạo trung ương.
Bạc đã nắm lấy cơ hội để tự giải thích vào buổi họp báo ngày 9 tháng 3 ở quốc hội, và ứng xử theo kiểu nghênh ngang cố hữu của ông.
Bạc phủ nhận những tường thuật “vô nghĩa”, loan tải trên mạng Trung Quốc và được sự ủng hộ của những trang nhà của các nhà ngoại giao, rằng con của ông, Bạc Qua Qua, phóng vòng quanh Bắc Kinh với chiếc xe Ferrari màu đỏ, và học bổng nhà nước trả tiền cho học vấn ở Oxford và Harvard.
Bạc nói với những kẻ phê phán ông: “Những người này là những nhóm tội phạm có quan hệ xã hội rộng lớn và khả năng định hướng dư luận. Thí dụ, có người đã đổ rác rưởi lên Trùng Khánh, lên tôi và gia đình tôi”.
Lãnh đạo trung ương thấy đã đủ. Họ bị chọc tức bởi hành động khinh bỉ như kẻ thù của Bạc, thay vì chứng tỏ sự hối lỗi. Họ đặc biệt khó chịu bởi câu nói của ông tin tưởng Hồ Cẩm Đào sẽ viếng thăm Trùng Khánh, ngầm ý chứng tỏ sự tin tưởng vào Chủ tịch Trung Quốc.
Trò chơi chấm dứt
Nhiều tiên đoán khác nhau về thời điểm lãnh đạo đảng sẽ quyết định cho Bạc ra đi, nhưng hầu hết nguồn tin cho rằng bức màn sẽ rơi trong vòng 72 tiếng sau cuộc họp báo hiếu chiến của ông.
Vào một buổi họp báo năm ngày sau cuộc họp báo của Bạc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo gợi ý Bạc có lỗi không những về sự trốn chạy của Vương mà còn khơi dậy sự luyến tiếc không đúng cách về thời đại Mao. Trung Quốc cần đổi mới chính trị, nếu không có thì “những thảm kịch lịch sử như Cách mạng Văn Hóa có thể lại xảy ra”, theo lời Ôn.
Một cựu viên chức Trùng Khánh cho biết: “Lời nói của Ôn biểu lộ sự rạn nứt. Điều này trở thành cuộc đấu tranh chấn chỉnh”.
Ngày hôm sau, chính quyền loan báo Bạc bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Những lãnh tụ Trung Quốc bây giờ dường như không biết làm sao giải quyết cuộc suy thoái của một chính trị gia được lòng dân.
Wang Wen, một ký giả Bắc Kinh đã từng gặp Bạc, nói: “Kết quả của Quốc Hội thứ 18 chưa được ổn định, và sự việc này gây thêm khó khăn, bởi vì Bạc Hy Lạc tiêu biểu cho nhiều tiếng nói tả khuynh ở Trung Quốc”.
Một tuần sau khi mất chức, Bạc trở nên vắng bóng, với sự phỏng đoán, ông vẫn còn ở Bắc Kinh và sẵn sàng trả lời câu hỏi. Sự ra đi đột ngột của ông đã nhen nhúm những tin đồn, bao gồm sẽ có cuộc đảo chánh trong tuần.
Cựu viên chức quen thuộc với Bạc nói: “Cuộc chơi chưa chấm dứt. Vẫn chưa thấy sự việc này chấm dứt hoàn toàn”.
Chú thích ảnh: Bạc Hy Lại, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, chụp hôm 14 tháng 3 năm 2012 trong dịp lễ bế mạc Đại Hội Quốc Hội Nhân Dân tại Đại Sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, là một vị lãnh đạo đảng có sức lôi cuốn nhưng gây nhiều tranh cãi, đã bị cách chức.
Nguồn: Reuters/ National Post
Dương danh Dy :Không thể thấy rõ, thấy hết… Trung Quốc ngay từ đầu
Dương Danh Dy
- gửi riêng NXD-Blog
Lời dẫn của Dương Danh Dy: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15
năm bình thường quan hệ Việt – Mỹ, đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua, nhiều
cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến… giữa một số chính khách, cựu
chính khách, học giả, sinh viên… hai nước Việt, Mỹ đã được tiến hành tại
Hà Nội (có cuộc đông tới hơn 150 người). Tôi là người may mắn được tham
dự 3 cuộc và đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc trực tiếp với năm
ba, học giả, người phụ trách một lĩnh vực nào đó của phía Mỹ nhưng là
người Mỹ gốc Việt liên tiếp trong một số ngày. Các anh, các cháu ấy đều
nói thành thạo tiếng Việt, với tôi điều này quả thật là một hạnh phúc.
Trong câu chuyện riêng tư, một anh (tôi xin phép không
nêu tên) đã hỏi tôi: Bác nhận ra bộ mặt thật của những nhà lãnh đạo
Trung Quốc từ lúc nào? Tôi đã không ngần ngại nói với anh mấy điều dưới đây:
Nhận thức rõ một vấn đề, một đất nước… là một quá trình,
nhưng đối với mỗi người tùy theo trình độ, hoàn cảnh .. mà có thể dài
ngắn khác nhau. Đối với tôi, nhận thức Trung Quốc là một quá trình khá
dài, từ tin tưởng đến chỗ từng bước từng bước thấy được một phần rồi
phần lớn sự thực, và đến bây giờ vẫn chưa chưa dám nói là đã hiểu hết.
Đầu năm năm 1954 sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện
Biên Phủ, chúng tôi được trang bị quân phục mới do nước bạn Trung Quốc
cung cấp. Chúng tôi đều thích những chiếc ba lô gọn nhẹ, những đôi giày
vải còn thơm mùi cao xu, nhưng gây ấn tượng với tôi là chiếc bi đông
nhôm đựng nước. Trên đường hành quân trước đây, ngoài vũ khí balô quần
áo và chiếc ruột tượng đựng gạo ra, hai vật bất ly thân thời đó của
chúng tôi là chiếc xẻng(để đào công sự bảo vệ mình và vũ khí) và một
đoạn ống vầu vừa cồng kềnh vừa nặng dùng để đựng nước uống khi hành quân
và chiến đấu (khi nào hỏng thì tạt vào rừng chặt một ống mới thay thế),
nên khi nhận chiếc bi đông mới, việc đầu tiên của tôi là cắt chiếc áo
len dệt mà mẹ đã gửi từ vùng địch hậu ra cho, chia làm mấy phần cho mấy
anh em cùng tiểu đội để bọc chiếc bi đông đó.(một sự lãng phí ghê gớm và
đánh mất một kỷ niệm quí báu của người thân, nhưng tuổi trẻ là thế đó).
Sau khi có trang bị mới, chúng tôi được Bác Hồ và Bác Mao (lúc đó hầu
như mọi người ở vùng giải phóng đều gọi như vậy) khao quân. Bữa tiệc
khao quân, ngoài các món ăn Việt Nam có thêm món thịt lợn hộp Trung Quốc
và thuốc lá Trung Quốc là quà của Bác Mao. Sau những ngày rít thuốc
lào, ấn tượng về hai điếu thuốc lá thơm này mạnh đến mức tôi đã nhớ nhãn
hiệu của nó(dù lúc đó chưa biết chữ Hán) để sau này khi sang Trung
Quốc mới biết đó là thuốc lá Hằng Đại do Thượng Hải sản xuất.
Cảm giác thân thiện với nước Trung Hoa mới đến với tôi như
vậy đấy. Rồi thắng lợi tại hội nghị Geneve, ta có một nửa nước. Tôi theo
sư đoàn về tiếp quản thị xã Bắc Ninh. Câu thơ “Xưa là rừng núi là đêm,
Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày” của Tố Hữu đã nói đúng tâm trạng,
ít nhất là của những người lính chúng tôi trên đường ra trận chỉ đánh
bạn với đêm đen, nay thoải mái, đàng hoàng đi giữa ban ngày mà không sợ
máy bay địch oanh tạc. “Nước bạn Trung Quốc đã giúp ta rất lớn trong
thắng lợi này …”, cấp trên phổ biến cho chúng tôi. Sao lại không tin
chứ? Thế nhưng nếu lúc đó biết được rằng, như sau này tôi ngộ ra: bắt
đầu tại hội nghị ấy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một
“món hàng có giá” có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác
nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ thì sự thể sau này sẽ khác đi rất
nhiểu. Nhưng tiếc rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, hình như ít người thấy được
sự lợi dụng tinh tế đó.
Năm 1957, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên sang
thăm Việt Nam. Có một hành động – không biết là thực lòng hay thủ đoạn
tinh vi, vị thủ tướng nổi tiếng khôn ngoan mềm mỏng này đã tới dâng
hương tại đền thờ Hai Bà Trưng. Hành động này được đông đảo dân miền Bắc
Việt Nam, kế cả người ở vùng giải phóng cũ và vùng ta mới tiếp quản như
các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và vùng đồng bằng Bắc Bộ cho là Trung
Hoa cộng sản đối với ta có khác Tầu Tưởng và phong kiến Trung Quốc!
Năm 1958, tôi chuyển ngành sau khi thi đỗ vào Khoa Hóa khóa
3 Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trung Quốc đang thực hiện phong trào “Nhảy
vọt lớn”, chúng tôi háo hức theo rõi tình hình, rục rịch làm theo. May
mắn là dưới sự lãnh đạo của thầy Tạ Quang Bửu và sau đó là thày Hoàng
Xuân Tùy, ĐH BK Hà Nội không luyện thép bằng lò cao thủ công v.v. nhưng
tôi còn nhớ, Đại học Nông Nghiệp ở mạn Văn Điển lúc đó mấy đêm liền đèn
điện sáng một góc trời để đón khách tham quan xem thành quả cấy dầy “em
bé có thể đứng trên ngọn lúa’ mà không tụt ngã. Ôi cái thời ấu trĩ!
Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư máy móc Hóa Chất khóa đầu tiên
của ĐHBK Hà Nội năm 1962, tôi được phân công về làm việc tại một đơn vị
thuộc Bộ Ngoại thương và tháng 8 năm 1966 được cử sang công tác tại Đại
Sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Không biết có phải là cái duyên, cái
nghiệp hay không mà ngày tôi tới Bắc Kinh cũng là ngày các tiểu tướng
Hồng Vệ Binh công khai xuất hiện trên đường phố, dùng dao rạch quần ống
loe, chặt nát giầy mõm nhái, bắt thay đèn đỏ, tín hiệu dừng xe vì cho
rằng màu đỏ là màu cách mạng chỉ tiến không dừng v.v. Tôi gắng sức tự
học để nâng nhanh trình độ Trung Văn, bắt đầu đọc được báo chữ lớn và
nghe hiểu tin trên vô tuyến truyền hình. Tôi lần lượt được thấy cảnh ông
Bành Chân bị các “tiểu tướng” bóp lè lưỡi, cảnh tướng Lã Chính Thao, Bộ
trưởng Bộ Đường sắt, đầu đội mũ bằng giấy cao hơn 1m, không khăn quàng
cổ bị “võ đấu” trong một tối mùa đông giá lạnh…, rồi các bài báo chính
thống phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Trú, Hạ Long,
Bành Đức Hoài.. và một số văn nghệ sĩ, trí thức… nổi tiếng là những “tên
phản bội , đầu hàng, quân phiệt, công đoàn vàng, cơ hội hữu khuynh,
chống phá tư tưởng Mao Trạch Đông…” những người trong một thời gian dài
đã là“bạn chiến đấu thân cận” của “người cấm lái, người thày… vĩ đại”.
Một câu hỏi không thể không đặt ra: đồng chí ra sống
vào chết với nhau mà họ còn đối xử tàn tệ như vậy, thì ta là cái thá
gì? Lần đầu tiên tôi ngầm tự đặt cho mình câu hỏi đó và bước đầu tìm
được câu trả lời.
Song song với những sự việc trên là một số thái độ “nước
lớn. trịch thượng”, với đủ thủ đoạn mánh khóe lúc trắng trợn lúc xảo
quyệt đã được tung ra khi chúng ta làm khác họ, không theo họ.
Không
kể những bất đồng xảy ra giữa hai bên trước đó mà tôi được các bậc cha
chú tin cậy nói cho biết, nhưng vì chưa thấy tận mắt nên chưa ăn sâu vào
dạ. Phải đến năm 1967 khi chúng ta chuẩn bị tiến hành đàm phán với Mỹ
tại Paris về vấn đề Việt Nam tôi mới có dịp trông thấy nhãn tiền. Lúc
này đàm phán cấp đại sứ Trung Mỹ đang bị gián đoạn. Lo ngại Việt Nam
trực tiếp tiếp xúc với Mỹ sẽ khiến giá trị của Trung Quốc đối với Mỹ kém
đi, trong nội bộ họ vừa phê phán chúng ta là không dám kiên trì chiến
đấu, vừa tìm cách trì hoãn đón đoàn cấp cao của ta sang xin viện trợ.
Khi đoàn chuyên viên của ta trình bầy khó khăn và đề xuất con số cụ thể
về viện trợ lương thực, một Vụ phó Trung Quốc đã nói: thời kỳ Trường
chinh, Hồng quân của chúng tôi phải ăn cả cỏ để chống đói và luộc thắt
lưng da để ăn cho có chất béo! Những người Việt Nam có mặt hôm đó không
thể nào quên câu nói “đắng họng” này. (Với kỷ luật rất nghiêm của chúng
tôi thời đó, câu chuyện này rất ít người biết). Ấy thế mà sau khi chắp
nối được với Mỹ họ lại “khảng khái, vô tư” viện trợ cho Việt Nam và còn
bảo: nên lấy một ít miến, táo, mì chính… về cho đồng bào thủ đô Hà Nội
ăn tết! Rồi còn nhiều cái hớ (hớ chứ không phải là hứa như phóng viên
Mạc Lâm đài RFA đã ghi nhầm khi phỏng vấn tôi) mà chỉ sau một thời gian
mới thấy.
Ôi, trong cái cảnh còn phải nhờ vả người ta, cứ ấm ức rồi
lại cám ơn, cảnh giác rồi lại tin cậy…như một mớ bùng nhùng, gỡ mãi mới
tìm ra đầu mối. Chỉ nhờ vào thực tiến, và những bài học cay đắng, cộng
với nỗ lực tìm hiểu phân tích…, chúng tôi mới dần dần hiểu ra. Sự tỉnh
ngộ dù chỉ là ban đầu đã mất nhiều thời gian công sức và trả giá như
vậy đó, bạn ơi! (Tôi không muốn nói đến bao nhiêu cuộc họp hành nội bộ,
đấu tranh gay gắt với nhau nhằm tìm ra chân lý).
Còn ai bảo tôi ngu, tôi xin nhận và cám ơn. Xin nói không
phải là để bào chữa cho sự kém cỏi của mình, ngay đến Khorutsov, nhân
vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “Chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc” sau khi bị họ lừa một cách vô cùng khôn khéo! (Và không ít người Mỹ cũng đã ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy!).
Cho nên nói rằng, ngay từ đầu đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu
hết ..Trung Quốc không bị hớ với họ chỉ là thể hiện sự không hiểu gì về
Trung Quốc thôi.
Thế nhưng, đến bây giờ (tức thập kỷ thứ hai của thế kỷ
21) sau bao nhiêu hành động gian manh, xảo quyệt, trắng trợn.. của ban
lãnh đạo bành trưóng, bá quyền Bắc Kinh đối với các nước và nhất là đối
với chúng ta thì chỉ có “những thằng ngu” như Khơrutxop đã gọi, mới còn
có ảo tưỏng về “người láng giềng bốn tốt”, về “tình hữu nghị, đồng chí” …
với chúng.
Anh bạn mới quen, nhưng có lẽ vì cũng là dân cùng nghiệp nên đã lặng lẽ tỏ vẻ tán đồng.
Tháng tám năm 2010
Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện________________________________________
Nặc danhMar 25, 2012 10:25 PM
Nói thật ông DDD nhận thức về Tàu cộng quá muộn. So với đám lính Trỗi nhóc con chúng tôi thì quá…
Ngày 2/1/1966, chúng tôi đặt chân lên đất TQ – ga Bằng Tường, ngày 3/1 – tới Quế Lâm.
Chỉ trong vòng tháng đầu tiên, chúng tôi đã nhìn thấy cảnh đấu tố tại trường học, nơi chúng tôi đang tá túc. Chưa phải tàn bạo lắm, nhưng đã gây phản cảm rất mạnh trong đám nhóc con 11 – 12 tuổi, vì chúng tôi không tưởng tượng được cảnh dã man như vậy ở thiên đường CNXH. (Ở đây khoan nói về CCRĐ – lúc đó chúng tôi còn nằm nôi).
Trong vài tháng nhìn cảnh đấu tố như vậy, không riêng tại trường chúng tôi đang ở, mà cả Quế Lâm, vì chúng tôi cách Trung tâm TP khoản 5km, nên chủ nhật được (hoặc lén)ra phố chơi, tất nhiên lội bộ.
Mặc dù các tiểu tướng HVB cũng vào giao lưu bằng văn nghệ với trường chung tôi khá liên tục. Nhưng khi biết Mao đánh đổ các đồng chí của mình, theo các đại tự báo (vẽ vợ chông LTK như cặp rắn độc)thì tình cảm chúng tôi không còn nửa. Vào một buổi chiều có mấy nhóc con dùng gìan thun bắn giấy nả vài chục phát vào ảnh MTĐ treo trên sân khấu hội trường nhà ăn. Đây chỉ là nổi bức xúc tuổi thơ, chứ chúng tôi cũng chẳng bênh vục phe nào, mà chỉ bắn vào đại diện còn tồn tại trong cái mớ bòng bong này.Không may đang cơn say sưa, cac nhóc không để ý, nên có một tiểu tướng HVB trông thấy… và tất nhiên là có chuyện thi hành kỷ luật vài cậu về NV. Từ đó, chúng tôi (nghĩa là lủ nhóc) nhìn nhận Văn cách dưới nhản quan cực kỳ xấu.
Kéo dài qua năm 1968, chuyện dân Tàu cộng dùng đại bác nả vào nhau giữa hai phái : Liên Minh và Tạo phản, là chuyện cơm bửa. Trường chúng tôi bị cắt nước, cắt điện… Thanh thử giửa tháng 8/1978, lúc đó, Mỹ ngưng ném bom từ vĩ tuyến 18 trở ra, nên chúng tôi được về VN. Để chúng tôi đi ngang qua TP Quế Lâm ra ga xe lửa, 2 bên đồng ý ngưng chiến 30 phút để đoàn xe chúng tôi có cắm cờ trằng phóng nhanh qua,. Trung tâm TP dựng chiến luỷ san sát đối diện nhau chứng 15 -20 m. Đổ nát, điêu tàn, nồng nặt mùi thuốc súng. Không kém chiến tranh thật ở VN.
Quên nói cảnh đi từ Đồng Dăng về HN thì chỉ trong vùng Lạng Sơn, bộ đội làm đường Tàu cộng đi “đông như quân Nguyên”. Cái này là chuẩn bị cho tháng 2/1979 đây.
Sau khi về VN, môt số nhóc – gia đình có tiêu chuẩn bản tin TTX, bản
đỏ, bản xanh, bản lục, bản nâu v.v… – đọc trộm, rồi rỉ tai bạn bè. Thành
thử chúng tôi càng mất tin tưởng và chuyển sang thù ghét Tàu cộng.Ngày 2/1/1966, chúng tôi đặt chân lên đất TQ – ga Bằng Tường, ngày 3/1 – tới Quế Lâm.
Chỉ trong vòng tháng đầu tiên, chúng tôi đã nhìn thấy cảnh đấu tố tại trường học, nơi chúng tôi đang tá túc. Chưa phải tàn bạo lắm, nhưng đã gây phản cảm rất mạnh trong đám nhóc con 11 – 12 tuổi, vì chúng tôi không tưởng tượng được cảnh dã man như vậy ở thiên đường CNXH. (Ở đây khoan nói về CCRĐ – lúc đó chúng tôi còn nằm nôi).
Trong vài tháng nhìn cảnh đấu tố như vậy, không riêng tại trường chúng tôi đang ở, mà cả Quế Lâm, vì chúng tôi cách Trung tâm TP khoản 5km, nên chủ nhật được (hoặc lén)ra phố chơi, tất nhiên lội bộ.
Mặc dù các tiểu tướng HVB cũng vào giao lưu bằng văn nghệ với trường chung tôi khá liên tục. Nhưng khi biết Mao đánh đổ các đồng chí của mình, theo các đại tự báo (vẽ vợ chông LTK như cặp rắn độc)thì tình cảm chúng tôi không còn nửa. Vào một buổi chiều có mấy nhóc con dùng gìan thun bắn giấy nả vài chục phát vào ảnh MTĐ treo trên sân khấu hội trường nhà ăn. Đây chỉ là nổi bức xúc tuổi thơ, chứ chúng tôi cũng chẳng bênh vục phe nào, mà chỉ bắn vào đại diện còn tồn tại trong cái mớ bòng bong này.Không may đang cơn say sưa, cac nhóc không để ý, nên có một tiểu tướng HVB trông thấy… và tất nhiên là có chuyện thi hành kỷ luật vài cậu về NV. Từ đó, chúng tôi (nghĩa là lủ nhóc) nhìn nhận Văn cách dưới nhản quan cực kỳ xấu.
Kéo dài qua năm 1968, chuyện dân Tàu cộng dùng đại bác nả vào nhau giữa hai phái : Liên Minh và Tạo phản, là chuyện cơm bửa. Trường chúng tôi bị cắt nước, cắt điện… Thanh thử giửa tháng 8/1978, lúc đó, Mỹ ngưng ném bom từ vĩ tuyến 18 trở ra, nên chúng tôi được về VN. Để chúng tôi đi ngang qua TP Quế Lâm ra ga xe lửa, 2 bên đồng ý ngưng chiến 30 phút để đoàn xe chúng tôi có cắm cờ trằng phóng nhanh qua,. Trung tâm TP dựng chiến luỷ san sát đối diện nhau chứng 15 -20 m. Đổ nát, điêu tàn, nồng nặt mùi thuốc súng. Không kém chiến tranh thật ở VN.
Quên nói cảnh đi từ Đồng Dăng về HN thì chỉ trong vùng Lạng Sơn, bộ đội làm đường Tàu cộng đi “đông như quân Nguyên”. Cái này là chuẩn bị cho tháng 2/1979 đây.
Rồi đến v5 thanh trừng Lâm Bưu, thì tôi không còn chút tình cảm nào với Tàu cộng.
Sau vụ 1979, rất lâu, cũng đã có tuổi rồi, tôi cũng muốn một lần quay lại nơi mà tuổi thơ mình đã có một chút kỷ niệm. Chưa kiếm đủ tài chính thì xảy ra vụ rước đuốc Olipic 2008, rồi tới vụ tàu bè năm ngoái 2011, thì tôi không còn chút cảm tình với cái đất nước hình con gà mái dầu nữa. Không còn muốn quay lại Tàu cộng nói chung, về Quế Lâm nói riêng.
Một số ông bạn tôi vẫn còn tin vào huyền thoại “ngoại giao nhân dân, chỉ nhà cầm quyền TC xấu, còn nhân dân TC thì tốt… họ giúp…” Láo toét! Chẳng hề có huyền thoại đó. Cứ nhìn mặt những thằng ngư phủ Tàu vào ăn cướp cạn biển VN, những thằng công nhân cơ bắp Tàu đang có mặt trên các công trường “trúng thầu” thử coi. Trân tráo, hung hăng, ánh mắt dử tợn… Tôi cũng thẳng thắn
khuyên ông DDD cũng nên xoá luôn cái huyền thoại đó trong bộ nhớ của mình đi! Không bao giờ muộn.
Đối với tôi, mỗi người dân Tàu cộng không còn tiềm tàng nữa, mà là chính thức một Đại Háng bá quyền bành trướng, xem việc khuất phục VN là nghĩa vụ phải làm trong vài năm tới.
Vậy cũng là quá đủ rồi. Tuy nhiên không biết ông TS Diện có cho xuất bản còm này không, cũng như đã xoá vài mười cái còm của tôi rồi. Tôi không giận ông đâu. Tôi biết tình thế của ông mà. Hay ta thỏa hiệp như vầy : Cho tồn tại chừng 1 tiếng rồi hãy bóc nó đi!
Uttroi
Nguyễn quang Lập :“Chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc”.
Vài lời : Bọ lập phải nói là “đám yêu Tổ quốc mà Ngư dân ta bị bắn giết cướp bóc trên nhà ta thì gục mặt hay à…ơi” “đám quần chúng tự phát” “theo voi hít bã mía ” “bưng bô cho Tàu” -Còn lại Đồng bào ta không tin đâu Bọ ơi.- Không đến có “một lũ ngu” đâu- Chỉ có “một đám ngu” thôi.
Quechoablog
Nếu ai muốn biết thế nào là vừa ăn cướp vừa la làng thì hãy đọc bài VIỆT NAM MIỆT THỊ TRUNG QUỐC XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ? ( tại đây) của tác giả Trương Điện Thành đăng trên trang xilu.com.
Trong bài này, chỉ cần thay chữ “Việt Nam” bằng chữ “Trung Quốc” và ngược lại sẽ lộ nguyên hình ai là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Xin trích đôi ba đoạn:
-”Việt Nam thèm muốn các đảo ở Nam Hải đã từ rất lâu, nhất là trong những năm phát hiện được nguồn tài nguyên sinh học và khoáng sản phong phú ở các đảo Nam Hải, Việt Nam lại càng mở rộng dã tâm lấy trộm các đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. ViệtNam đã là nước được lợi nhất ở Biển Nam Trung Hoa lại còn xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc”.
-”Việt Nam thừa hiểu tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế nước mình, họ không phải là không biết quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là sự thực lịch sử của Trung Quốc, mà trái lại, Việt Nam đã quá lo cộng đồng quốc tế thừa nhận sự thực này, nên mới cố tình kêu gào Trung Quốc hãy ngừng tiến vào vùng biển các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, nhằm tạo ra hiệu quả gây sự mập mờ. Từ đó mà tạo sức ép dư luận với quốc tế về cái gọi là “chủ quyền Nam Hải”, nhằm giúp Việt Nam nhận được sự đồng tình và ủng hộ của một vài quốc gia trong cộng đồng quốc tế về việc giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải.”
-”Việt Nam là nước chiếm nhiều đảo san hô của Trung Quốc nhất, cùng với sự phát triển của Trung Quốc, đã tự thấy thời gian là bất lợi đối với họ, muốn làm cho các đảo chiếm giữ có được chủ quyền đã có thì về mặt thời gian phải càng sớm càng tốt, Việt Nam đương nhiên sẽ không đợi đến khi Trung Quốc thực sự lớn mạnh để khuấy động lại sự tranh chấp. Việt Nam phải rốt ráo tạo nên “sự đã rồi”, để kì vọng chiếm đoạt chủ quyền bằng tâm thái “gác lại tranh chấp” của Trung Quốc.”
Mẹ khỉ, trâng tráo bỉ ổi hết chỗ nói.
Báo Đại Đoàn Kết với bài Ngang nhiên lặp lại hành vi bất chấp luật pháp và đạo lý (tại đây) đã khẳng định không sai chút nào:” Không nghi ngờ gì: Đối với Trung Quốc thì lời nói không (hoặc chưa bao giờ) đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt”. Vậy thì dư luận không thể không đặt câu hỏi: Liệu họ có thể là một “đối tác tốt”? Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở biển Đông thời gian gần đây“.
Trong bài BỘ MẶT THẬT CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC ( tại đây!) Bác Dương Danh Dy đã nói: “…ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc”.
Vậy tại sao ta vẫn phải “đồng chí 4 tốt” với họ nhỉ? Có tin người ta mới “đồng chí 4 tốt” với người ta chứ sao.
Ủa, không lẽ chúng ta là một lũ ngu?
Song Chi :Từ một vụ nứt đập thủy điện
Song Chi – Baotoquoc
Trong tuần qua, báo chí và dư luận lên cơn sốt vì vụ nứt đập thủy điện sông Tranh 2, thuộc tỉnh QuảngNam.
Những bức hình chụp trên các tờ báo cho thấy những vết nứt lớn, nước tuôn tràn như suối. Ngoài ra còn có những vết nứt nhỏ, từ đó nước rò rỉ thấm qua thân đập.
Khi báo chí vừa đăng tải vụ nứt đập, ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 lên tiếng cho rằng những vết nứt trên không gây nguy hiểm, còn cho biết thêm đã phát hiện vết nứt, rò rỉ trên thân đập từ cuối năm ngoái!
Nước từ các vết nứt trên thân đập thủy điện sông Tranh 2 phun ra thành vòi. (Hình: VNE) =====>>>
Ông Trần Văn Hải, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư dự án thủy điện sông Tranh 2 đã có công văn ngày 19 tháng 3 khẳng định: Công trình thủy điện sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh QuảngNam) vẫn hoạt động ổn định và an toàn.
Tuy trả lời như vậy, nhưng mặt khác, chủ đầu tư vẫn cho thuê người đi trám, bịt các điểm rò rỉ theo một cách thức rất là… thủ công.
Trong khi ‘ban quản lý’, chủ đầu tư trả lời rất “vô tư” như vậy thì các chuyên gia lại tỏ ra vô cùng lo ngại.
Báo VNExpress: “Trong khi ban quản lý công trình vẫn giữ quan điểm nứt khe nhiệt là bình thường thì các chuyên gia về đập, thủy lợi, địa chất đều khẳng định tình trạng đập thủy điện sông Tranh 2 nứt, rò nước là bất thường, tối kỵ.” (Bài “Nứt đập thủy điện là tối kỵ”)
Ðiều làm các chuyên gia lo ngại nhất là thủy điện sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Nếu không khẩn cấp khắc phục ngay vết nứt thì thảm họa sẽ khôn lường. Viễn ảnh về vụ vỡ đập với hàng trăm triệu mét khối nước ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu đổ tràn xuống khiến người dân và cả chính quyền huyện, xã chung quanh khu vực đập thủy điện muốn lên “cơn sốt”.
Chỉ riêng việc xả lũ của các đập thủy điện vào mùa lũ hàng năm khiến “lũ chồng lũ” cũng đã đủ gây tai họa cho người dân trong vùng, khiến con số tử vong, nhà cửa tài sản bị hủy hoại tăng lên nhiều, nói gì đến chuyện vỡ đập.
Trước phản ứng của dư luận, cuối cùng ông Trần Văn Hải cũng phải thừa nhận “Ðúng là đập có vấn đề về lỗi kỹ thuật, còn phương án khắc phục các lỗi kỹ thuật này như thế nào thì hiện EVN đang lên kế hoạch triển khai”. (“Chủ đầu tư thừa nhận lỗi kỹ thuật tại thủy điện sông Tranh”, báo Dân Trí)
Người dân thì có lạ gì chất lượng các công trình “khủng” cũng như cung cách làm ăn vô trách nhiệm, “tiền thầy bỏ túi, sống chết mặc bay” của các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức ở Việt Nam từ bao lâu nay.
Lại nghĩ đến chuyện khai thác bauxite và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở ViệtNam.
Vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hàng trăm hàng ngàn chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà văn hóa, trí thức nhân sĩ cho đến người dân thường đang sống trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối.
Biết bao nhiêu ý kiến phân tích thấu tình đạt lý, đầy tính thuyết phục về mặt chuyên môn đã được đưa ra trước một dự án mà về mọi mặt từ văn hóa, môi trường, tác động đối với vùng Tây Nguyên và đời sống các dân tộc thiểu số cho đến an ninh quốc phòng đều là thiệt hại. Thậm chí ngay cả góc độ kinh tế mà nhà thầu và những ai ủng hộ dự án cố đưa ra để phản bác cũng được nhiều chuyên gia phân tích cho rằng khả năng lỗ nhiều hơn lời.
Thế nhưng nhà nước ViệtNamvẫn cứ nhất quyết làm cho bằng được.
Ngay cả khi thảm họa bùn đỏ xảy ra vào tháng 10, 2010 ở Hungary-một quốc gia có kinh nghiệm hàng chục năm trong công nghệ khai thác và chế biến bauxite, có nền khoa học hiện đại có thể xử lý tốt vấn đề môi trường hơn Việt Nam rất nhiều.
Mặc, những người ủng hộ dự án vẫn cử nhắm mắt bịt tai đường ta ta cứ đi.
Thậm chí trả lời báo chí lúc bây giờ, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Phạm Khôi Nguyên còn khẳng định hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên là an toàn: “Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chúng tôi mới khẳng định sự an toàn trên lý thuyết và chạy mô hình…”! (báo Lao Ðộng “Tôi khẳng định hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn”)
Hay vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng vậy. Mặc cho những ý kiến phản biện về việc có nên triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay nên tìm kiếm những biện pháp an toàn khác như năng lượng mặt trời, hay sức gió. Mặc cho thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra vào tháng 3 năm 2011, ở ngay Nhật Bản, một quốc gia vốn là “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân.
Sau khi thảm họa xảy ra, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xem xét đến việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân. Còn ngay trên đất Nhật Bản, điện hạt nhân có nhiều khả năng bị thu hẹp lại, thậm chí, có thể biến mất hoàn toàn. Nước này hiện đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo.
“Theo một cuộc điều tra mới được thực hiện ở Nhật Bản sau kỷ niệm một năm xảy ra thảm họa động đất sóng thần, 80% người dân nước này muốn giảm dần, thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.” (“80% người dân Nhật Bản ủng hộ từ bỏ điện hạt nhân”, VietnamPlus)
Trong khi đó ViệtNamvẫn tiếp tục khẳng định việc tiến hành triển khai không phải một, hai mà nhiều nhà máy điện hạt nhân!
Ngay tại tỉnh Ninh Thuận, không có một cuộc trưng cầu dân ý nào đối với người dân khi mà nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của ViệtNamsẽ được triển khai tại đây. Nhưng nhà thơ Inrasara, nhà thơ Trà Vigia thì đã lên tiếng bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của cộng đồng người Chăm hiện tại và cả cho bao thế hệ con cháu của họ.
“Tổ tiên họ đã có công khai phá miền đất này cho chúng ta được thừa hưởng hôm nay, cho nên phải ghi nhận trân trọng và dành cho họ một khoảng trời để thở. Họ là người bản địa nên rất cần được hỏi ý kiến một cách công khai và dân chủ và họ có quyền chọn lựa cuộc sống của riêng mình. Một cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết và phải có những giải pháp cụ thể.”( Trà Vigia-“Chăm trong lò hạt nhân”)
Những tai họa như đã từng xảy ra ở Hungrary, Nhật Bản liệu có xảy ra ở ViệtNam? Khả năng rất cao là có thể, bởi ViệtNamcó rất nhiều vấn đề như khả năng đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch.
Nếu một thảm họa bùn đỏ xảy ra ở Tây Nguyên, hay nổ nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, hoặc là vỡ đập thủy điện ở Quảng Nam, thiệt hại về mọi mặt chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với tai họa xảy ra tại các nước Hungary hay Nhật Bản. Bởi các nước này dù sao cũng có trình độ kỹ thuật cao hơn, chính phủ của họ đặc biệt là Nhật Bản hết lòng vì người dân.
Nhưng… mọi phản biện cũng chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi.
Người ta phải tự hỏi vì sao cái nhà nước này không bao giờ chịu học lấy những bài học cay đắng từ thảm họa của các nước khác, không bao giờ chịu lắng nghe những lời nói đúng của nhân dân và kể cả những góp ý chân tình của bạn bè thế giới?
Người ta không tin là họ quá tự tin, quá chủ quan đến mức không thấy được những cái mà nhiều người đã chỉ ra cho họ thấy.
Chỉ có mấy cách trả lời: Hoặc là họ quá tham lam nên chỉ nghĩ đến những cái lợi cho mình và phe nhóm, từ những món tiền bôi trơn, tiền hoa hồng, tiền “lại quả” và đủ thứ tiền rút ruột công trình sẽ chảy vào túi họ. Hai, họ tàn ác vô lương tâm đến nỗi biết thiệt hại/tai hại nhưng vẫn cứ làm, dân chết mặc dân.
Ba, nói như ngôn ngữ của chính nhà nước ViệtNamlà phải có cái bọn lực lượng thù địch nào đó quyết tâm mượn tay các quan chức lãnh đạo ViệtNamđể tàn phá đất nước này, giết hại dân tộc này. Mà bọn thù địch đó là ai, từ hướng Tây hay hướng Bắc, cứ ngẫm cho kỹ thì thấy ngay thôi.
Chỉ thương cho người dân Việt Nam, chưa đủ khổ trước đủ thứ tai họa hàng ngày từ tai nạn giao thông, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh… hay sao mà còn phải sống với những thảm họa diệt chủng treo lơ lửng trên đầu như thế này!
Trong tuần qua, báo chí và dư luận lên cơn sốt vì vụ nứt đập thủy điện sông Tranh 2, thuộc tỉnh QuảngNam.
Những bức hình chụp trên các tờ báo cho thấy những vết nứt lớn, nước tuôn tràn như suối. Ngoài ra còn có những vết nứt nhỏ, từ đó nước rò rỉ thấm qua thân đập.
Khi báo chí vừa đăng tải vụ nứt đập, ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 lên tiếng cho rằng những vết nứt trên không gây nguy hiểm, còn cho biết thêm đã phát hiện vết nứt, rò rỉ trên thân đập từ cuối năm ngoái!
Nước từ các vết nứt trên thân đập thủy điện sông Tranh 2 phun ra thành vòi. (Hình: VNE) =====>>>
Ông Trần Văn Hải, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư dự án thủy điện sông Tranh 2 đã có công văn ngày 19 tháng 3 khẳng định: Công trình thủy điện sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh QuảngNam) vẫn hoạt động ổn định và an toàn.
Tuy trả lời như vậy, nhưng mặt khác, chủ đầu tư vẫn cho thuê người đi trám, bịt các điểm rò rỉ theo một cách thức rất là… thủ công.
Trong khi ‘ban quản lý’, chủ đầu tư trả lời rất “vô tư” như vậy thì các chuyên gia lại tỏ ra vô cùng lo ngại.
Báo VNExpress: “Trong khi ban quản lý công trình vẫn giữ quan điểm nứt khe nhiệt là bình thường thì các chuyên gia về đập, thủy lợi, địa chất đều khẳng định tình trạng đập thủy điện sông Tranh 2 nứt, rò nước là bất thường, tối kỵ.” (Bài “Nứt đập thủy điện là tối kỵ”)
Ðiều làm các chuyên gia lo ngại nhất là thủy điện sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Nếu không khẩn cấp khắc phục ngay vết nứt thì thảm họa sẽ khôn lường. Viễn ảnh về vụ vỡ đập với hàng trăm triệu mét khối nước ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu đổ tràn xuống khiến người dân và cả chính quyền huyện, xã chung quanh khu vực đập thủy điện muốn lên “cơn sốt”.
Chỉ riêng việc xả lũ của các đập thủy điện vào mùa lũ hàng năm khiến “lũ chồng lũ” cũng đã đủ gây tai họa cho người dân trong vùng, khiến con số tử vong, nhà cửa tài sản bị hủy hoại tăng lên nhiều, nói gì đến chuyện vỡ đập.
Trước phản ứng của dư luận, cuối cùng ông Trần Văn Hải cũng phải thừa nhận “Ðúng là đập có vấn đề về lỗi kỹ thuật, còn phương án khắc phục các lỗi kỹ thuật này như thế nào thì hiện EVN đang lên kế hoạch triển khai”. (“Chủ đầu tư thừa nhận lỗi kỹ thuật tại thủy điện sông Tranh”, báo Dân Trí)
Người dân thì có lạ gì chất lượng các công trình “khủng” cũng như cung cách làm ăn vô trách nhiệm, “tiền thầy bỏ túi, sống chết mặc bay” của các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức ở Việt Nam từ bao lâu nay.
Lại nghĩ đến chuyện khai thác bauxite và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở ViệtNam.
Vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hàng trăm hàng ngàn chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà văn hóa, trí thức nhân sĩ cho đến người dân thường đang sống trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối.
Biết bao nhiêu ý kiến phân tích thấu tình đạt lý, đầy tính thuyết phục về mặt chuyên môn đã được đưa ra trước một dự án mà về mọi mặt từ văn hóa, môi trường, tác động đối với vùng Tây Nguyên và đời sống các dân tộc thiểu số cho đến an ninh quốc phòng đều là thiệt hại. Thậm chí ngay cả góc độ kinh tế mà nhà thầu và những ai ủng hộ dự án cố đưa ra để phản bác cũng được nhiều chuyên gia phân tích cho rằng khả năng lỗ nhiều hơn lời.
Thế nhưng nhà nước ViệtNamvẫn cứ nhất quyết làm cho bằng được.
Ngay cả khi thảm họa bùn đỏ xảy ra vào tháng 10, 2010 ở Hungary-một quốc gia có kinh nghiệm hàng chục năm trong công nghệ khai thác và chế biến bauxite, có nền khoa học hiện đại có thể xử lý tốt vấn đề môi trường hơn Việt Nam rất nhiều.
Mặc, những người ủng hộ dự án vẫn cử nhắm mắt bịt tai đường ta ta cứ đi.
Thậm chí trả lời báo chí lúc bây giờ, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Phạm Khôi Nguyên còn khẳng định hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên là an toàn: “Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chúng tôi mới khẳng định sự an toàn trên lý thuyết và chạy mô hình…”! (báo Lao Ðộng “Tôi khẳng định hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn”)
Hay vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng vậy. Mặc cho những ý kiến phản biện về việc có nên triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay nên tìm kiếm những biện pháp an toàn khác như năng lượng mặt trời, hay sức gió. Mặc cho thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra vào tháng 3 năm 2011, ở ngay Nhật Bản, một quốc gia vốn là “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân.
Sau khi thảm họa xảy ra, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xem xét đến việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân. Còn ngay trên đất Nhật Bản, điện hạt nhân có nhiều khả năng bị thu hẹp lại, thậm chí, có thể biến mất hoàn toàn. Nước này hiện đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo.
“Theo một cuộc điều tra mới được thực hiện ở Nhật Bản sau kỷ niệm một năm xảy ra thảm họa động đất sóng thần, 80% người dân nước này muốn giảm dần, thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.” (“80% người dân Nhật Bản ủng hộ từ bỏ điện hạt nhân”, VietnamPlus)
Trong khi đó ViệtNamvẫn tiếp tục khẳng định việc tiến hành triển khai không phải một, hai mà nhiều nhà máy điện hạt nhân!
Ngay tại tỉnh Ninh Thuận, không có một cuộc trưng cầu dân ý nào đối với người dân khi mà nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của ViệtNamsẽ được triển khai tại đây. Nhưng nhà thơ Inrasara, nhà thơ Trà Vigia thì đã lên tiếng bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của cộng đồng người Chăm hiện tại và cả cho bao thế hệ con cháu của họ.
“Tổ tiên họ đã có công khai phá miền đất này cho chúng ta được thừa hưởng hôm nay, cho nên phải ghi nhận trân trọng và dành cho họ một khoảng trời để thở. Họ là người bản địa nên rất cần được hỏi ý kiến một cách công khai và dân chủ và họ có quyền chọn lựa cuộc sống của riêng mình. Một cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết và phải có những giải pháp cụ thể.”( Trà Vigia-“Chăm trong lò hạt nhân”)
Những tai họa như đã từng xảy ra ở Hungrary, Nhật Bản liệu có xảy ra ở ViệtNam? Khả năng rất cao là có thể, bởi ViệtNamcó rất nhiều vấn đề như khả năng đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch.
Nếu một thảm họa bùn đỏ xảy ra ở Tây Nguyên, hay nổ nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, hoặc là vỡ đập thủy điện ở Quảng Nam, thiệt hại về mọi mặt chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với tai họa xảy ra tại các nước Hungary hay Nhật Bản. Bởi các nước này dù sao cũng có trình độ kỹ thuật cao hơn, chính phủ của họ đặc biệt là Nhật Bản hết lòng vì người dân.
Nhưng… mọi phản biện cũng chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi.
Người ta phải tự hỏi vì sao cái nhà nước này không bao giờ chịu học lấy những bài học cay đắng từ thảm họa của các nước khác, không bao giờ chịu lắng nghe những lời nói đúng của nhân dân và kể cả những góp ý chân tình của bạn bè thế giới?
Người ta không tin là họ quá tự tin, quá chủ quan đến mức không thấy được những cái mà nhiều người đã chỉ ra cho họ thấy.
Chỉ có mấy cách trả lời: Hoặc là họ quá tham lam nên chỉ nghĩ đến những cái lợi cho mình và phe nhóm, từ những món tiền bôi trơn, tiền hoa hồng, tiền “lại quả” và đủ thứ tiền rút ruột công trình sẽ chảy vào túi họ. Hai, họ tàn ác vô lương tâm đến nỗi biết thiệt hại/tai hại nhưng vẫn cứ làm, dân chết mặc dân.
Ba, nói như ngôn ngữ của chính nhà nước ViệtNamlà phải có cái bọn lực lượng thù địch nào đó quyết tâm mượn tay các quan chức lãnh đạo ViệtNamđể tàn phá đất nước này, giết hại dân tộc này. Mà bọn thù địch đó là ai, từ hướng Tây hay hướng Bắc, cứ ngẫm cho kỹ thì thấy ngay thôi.
Chỉ thương cho người dân Việt Nam, chưa đủ khổ trước đủ thứ tai họa hàng ngày từ tai nạn giao thông, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh… hay sao mà còn phải sống với những thảm họa diệt chủng treo lơ lửng trên đầu như thế này!
Bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy dân quyền
Theo dự thảo đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm với các chức danh do Quốchội bầu, bao gồm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Dự thảo này được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo ngày thứ sáu 23/3, sau khi Ủy ban Thường vụ có phiên thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.[1]
Từ dự thảo này có một vấn đề đặt ra là cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm cần phải được xây dựng ra sao để bỏ phiếu tín nhiệm thực sự đúng nghĩa là công cụ của Quốc hội kiểm soát quyền lực Chính phủ.
Trong xu thế hiện nay, đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá liệu quyền lực nhà nước có thực sự thuộc về nhân dân hay không.
Kinh nghiệm bỏ phiếu tín nhiệm ở Đức
Ở Đức, bỏ phiếu tín nhiệm (Missvertrauenvotum) là một công cụ đặc biệt của Hạ viện (Bundestag)[2] để kiểm soát quyền lực của Chính phủ.Trong lịch sử, Điều 54 Hiến pháp của Cộng hòa Weimar năm 1919 đã từng qui định vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng, nhưng không qui định nghĩa vụ của Hạ viện phải đồng thời tìm ra được một người kế nhiệm thay thế Thủ tướng xứng đáng hơn (cách qui định này gần giống với Hiến pháp Việt Nam 1992).[3]
Các nhà lập hiến Đức đã phê phán, cho rằng đây một khiếm khuyết rất lớn.
Sau này, rút kinh nghiệm từ Hiến pháp Weimar, Luật cơ bản của Đức[4] (LCB) năm 1949 qui định: yêu cầu thành lập Ủy ban điều tra của Hạ viện (Untersuchungsausschüsse) (Điều 44 Khoản 1 LCB) hay bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 97 Khoản 1 Câu 2 Luật tổ chức Hạ viện) phải có ít nhất 1/4 số Nghị sĩ Hạ viện hoặc nhóm nghị sĩ đại diện một Đảng (Fraktion) trong Hạ viện đề nghị. Điều 67 Khoản 1 Câu 1 LCB bổ sung thêm qui định “Hạ viện chỉ có thể tuyên bố chính thức bất tín nhiệm Thủ tướng khi Hạ nghị viện bầu ra được một Thủ tướng kế nhiệm mới với tỷ lệ quá bán trên cơ sở danh sách đề xuất của nhóm đại biểu đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm.”
Cách làm minh bạch này thực tế ở nước Đức đã tạo ra một “cơ chế cạnh tranh khỏe mạnh”, tạo khả năng chuyển tiếp và làm cho Hạ viện thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân.[5]
“Trong xu thế hiện nay, đây [bỏ phiếu tín nhiệm] chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá liệu quyền lực nhà nước có thực sự thuộc về nhân dân hay không.”
Nếu như bỏ phiếu tín nhiệm là sự tác động từ bên ngoài, thì việc thăm dò tín nhiệm là sự chủ động tự thân từ bên trong. Hay nói cách khác, thông qua bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ, Hạ viện thực hiện khả năng kiểm soát quyền lực của Chính phủ, thực thi trách nhiệm là cơ quan đại diện của nhân dân.
Thông qua việc thăm dò tín nhiệm, Thủ tướng có thể biết được sự ủng hộ của Hạ viện đối với chính sách của mình đến đâu, để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý. Hai cơ chế này có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, tác động tương hỗ tạo thành hai chiều kích làm minh bạch hóa, hối thúc liên tục việc xây dựng một Chính phủ hiệu năng.
Thực tế ở Đức đã nhiều lần tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, trong đó đã có lần bỏ phiếu tín nhiệm thành công, ví dụ vào năm 1982, Thủ tướng đương nhiệm Helmut Schmidt (thuộc Đảng SPD) bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm và người kế nhiệm là Helmut Kohl (thuộc Đảng CDU) được bầu làm Thủ tướng.
Việc thăm dò tín nhiệm ở Đức cũng đã nhiều lần được tiến hành. Ví dụ: Dưới thời Thủ tướng Gerhard Schröder (SPD), ngày 16/11/2001, sau khi tiến hành thăm dò tín nhiệm, Thủ tướng vẫn đủ phiếu tín nhiệm của Hạ viện. Dưới thời thủ tướng Willy Brandt 1972, Helmut Kohl 1982, Thủ tướng đã không đủ tín nhiệm và hệ quả là Tống thống liên bang đã tiến hành giải tán Hạ viện theo Điều 68 Khoản 1 Câu 1 LCB để bầu Hạ viện mới.[7]
Thực trạng bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, năm 2001, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong đó bổ sung nội dung: “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” tại Điều 84 Khoản 7.Sau đó tại Điều 12, Câu 2 Luật Tổ chức Quốc hội đã qui định: “… Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội”. [8]
Cách đây một năm trước, vào ngày 01/11/2010 khi đề cập đến về vấn đề tập đoàn Vinashin, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (tỉnh Lạng Sơn) đã đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, để cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên liên quan.[9] Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời bằng công văn cho đại biểu Nguyễn Minh Thuyết rằng “chưa cần thiết trình Quốc hội việc thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra vụ Vinashin”.[10]
Các chức vị thủ tướng và chủ tịch nước sẽ phải bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm
Vậy là 10 năm có hiệu lực, đến nay Quốc hội Việt nam chưa một lần thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Thứ nhất, trong điều kiện chính trị Việt Nam yêu cầu phải có ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội kiến nghị thực tế là một việc bất khả thi. Hơn nữa, cùng với qui định này, luật cũng chưa có qui định việc các đại biểu có quyền được bàn bạc, trao đổi công khai để lấy ý kiến. Cộng với tâm lý nể nang, ngại đụng chạm, qui định bỏ phiếu tín nhiệm càng trở nên khó thực hiện trên thực tế.
Thứ hai, giả sử người đứng đầu Chính phủ bị bất tín nhiệm, Hiến pháp hiện hành cũng chưa chú trọng đến giai đoạn chuyển tiếp là khả năng xây dựng Chính phủ mới kế nhiệm hiệu quả hơn.
Thứ ba, lâu nay ở Việt Nam những thông tin mà Đại biểu có được thường từ nhiều nguồn và độ tin cậy rất khác nhau. Những thông tin này thường chưa đủ tính pháp lý, khách quan và thuyết phục cho việc phản biện hay bỏ phiếu tín nhiệm.
Thứ tư, Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội đã qui định về bỏ phiếu tín nhiệm nhưng qui trình, thủ tục tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm như thế nào, thời hạn tiến hành ra sao vẫn chưa có những qui định cụ thể. Thiếu luật, nên người đứng đầu Chính phủ là thủ tướng, người chịu trách nhiệm trước Quốc hội, khi muốn thăm dò tín nhiệm để biết hiện tại trong số các Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu Đại biểu Quốc hội ủng hộ cho chính sách của mình cũng không thể thực hiện được. Điều này thể hiện sự thiếu minh bạch.
Thứ năm, có một mâu thuẫn hiện vẫn chưa được giải đáp là ở Việt Nam Đảng lãnh đạo và Đảng quyết định công tác cán bộ, vậy thì việc Quốc hội bất tín nhiệm, rồi miễn nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Điều 12 Luật tổ chức Quốc hội), là Đảng viên thì Quốc hội hay Đảng sẽ quyết định.
Một vài đề xuất cụ thể
Điều 84 Khoản 7 Hiến pháp 1992 hơn mười năm qua đã cho thấy rõ sự bất cập, không áp dụng được vào thực tế. Theo tôi cần xem xét, bổ sung các nội dung sau vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này và dự thảo đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội:“Cần cho phép Thủ tướng có thể được tự tổ chức thăm dò tín nhiệm tại Quốc hội nếu cần thiết. Khi số phiếu tín nhiệm không đạt quá bán, Hiến pháp có thể qui định cho phép Thủ tướng từ chức, bầu Thủ tướng mới hoặc cho phép Thủ tướng tiến hành cải tổ Chính phủ một thời gian. “
Thứ hai, trong điều kiện chính trị ở Việt Nam cần giảm tỉ lệ phần trăm tổng số Đại biểu Quốc hội kiến nghị (thay vì mức quá cao là 20% hiện nay) và cho phép có một thời gian nhất định để thảo luận, bàn bạc công khai lấy ý kiến.[11]
Đồng thời vì đây là bỏ phiếu tín nhiệm nên theo tôi nên tham khảo kinh nghiệm của Đức là không thông qua qui trình Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu Thủ tướng thông thường, thủ tục sẽ kéo dài, mất nhiều thời gian mà qui định rõ ngay trong Hiến pháp: “Nhóm Đại biểu kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm phải có nghĩa vụ đưa ra danh sách người ứng cử kế nhiệm thay thế Thủ tướng đương nhiệm để Quốc hội bầu. Thủ tướng được bầu sẽ tiếp tục hoạt động theo nhiệm kì của Quốc hội khóa đó. Khi Quốc hội nhiệm kì mới được thành lập, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Thủ tướng cho một nhiệm kì mới.”
Thứ ba, cần thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội. Thiết chế này sẽ là cơ quan độc lập, hoạt động thường xuyên và góp phần cung cấp những thông tin xác thực cần thiết cho Đại biểu Quốc hội làm căn cứ phản biện hoặc bỏ phiếu tín nhiệm.
Thứ tư, nếu chỉ qui định bỏ phiếu tín nhiệm, đấy mới chỉ là một nửa của vấn đề. Theo tôi, cần phải tạo lập một cơ chế hai chiều, cần bổ sung thêm qui định thăm dò tín nhiệm, cho phép Thủ tướng có thể được tự tổ chức thăm dò tín nhiệm tại Quốc hội nếu cần thiết. Khi số phiếu tín nhiệm không đạt quá bán, Hiến pháp có thể qui định cho phép Thủ tướng từ chức, bầu Thủ tướng mới hoặc cho phép Thủ tướng tiến hành cải tổ Chính phủ một thời gian (tối đa khoảng 6 tháng) như kinh nghiệm của Đức, sau đó Quốc hội sẽ tiến hành xem xét bỏ phiếu tín nhiệm lần thứ hai. Nếu tỷ lệ tiếp tục không đạt, Quốc hội có thể quyết định miễn nhiệm Thủ tướng và bầu Thủ tướng mới.
Thứ năm, Hiến pháp cần qui định rõ sự gắn kết giữa trách nhiệm của Đảng và trách nhiệm của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách phát triển đất nước và đồng thời chịu trách nhiệm về những chính sách ấy. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Câu 1 Hiến pháp 1992), do vậy Quốc hội phải hoàn toàn độc lập trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nghiên cứu sinh Khoa Luật tại Đại học Saarland, Cộng hòa Liên bang Đức.
[1] Xem: Chung Hoàng, Hàng năm bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Vietnamnet, đăng ngày 23/3/2012, truy cập đường link gốc tại địa chỉ:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/65521/hang-nam–bo-phieu-tin-nhiem-chu-tich-nuoc–thu-tuong.html.
[2] Ở Đức, các nghị sĩ Hạ viện được nhân dân bầu trực tiếp. Các nghị sĩ là đại diện cho toàn thể nhân dân Đức, có quyền đề xuất, phát biểu các ý kiến một cách độc lập không chịu bất cứ sự ràng buộc nào (Điều 38 Khoản 1 LCB).
[3] Xem thêm L. Berthold, Das konstruktive Misstrauensvotum und seine Ursprünge in der Weimarer Staatsrechtslehre. in: Der Staat. Duncker & Humblot, Berlin 36.1997, S. 81ff
[4] Ở Đức Luật cơ bản (Grundgesetz) là Hiến pháp, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật. Văn bản này được Hội đồng Nghị viện (Das Parlamentarische Rat) thông qua ở Bonn vào ngày 8 tháng 5 năm 1949, công bố trên Công báo Số 1 năm 1949, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 1949. Sau khi nước Đức thống nhất, Luật cơ bản có hiệu lực trên toàn nước Đức cho đến nay.
[5] Ch. Gröpl, Staatsrecht I, 3. Aufl. 2011, Rn. 1393f.
[6] Theo Điều 82 Khoản 2 Câu 1 LCB, trong khoảng thời gian này các đạo luật có thể được thông qua một cách linh hoạt, do Chính phủ liên bang đề xuất, Thượng viện (Bundesrat) thông qua, không cần đến việc biểu quyết thông qua của Hạ viện theo thủ tục thông thường. (Xem thêm: H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007, § 14 Rn. 1f.)
[7] Ch. Gröpl, Staatsrecht I, 3. Aufl. 2011, Rn. 1393f.
[8] Luật tổ chức Quốc hội được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/12/2001, có hiệu lực từ ngày 07/01/2002.
[9] Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu: “Thực trạng vừa qua của Vinashin phải dùng đúng từ là… sụp đổ. Tập đoàn này sụp đổ, trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ trên dưới 100.000 tỷ đồng, bằng một tỉnh thu nhập 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật, không ăn uống, mua sắm gì một thế kỷ mới trả nợ được [...] vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội tôi đề nghị Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, trên cơ sở đó, cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên liên quan”. Xem: Cấn Cường, Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ sau vụ Vinashin, Dân trí, đăng ngày 1/11/2010, truy cập đường link gốc tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/c20/s20-433568/de-nghi-bo-phieu-tin-nhiem-thanh-vien-chinh-phu-sau-vu-vinashin.htm.
[10] Xem thêm: Cấn Cường, „Bác“ đề xuất lập Ủy ban điều tra trách nhiệm vụ Vinashin, Dân trí, đăng ngày 12/11/2010, truy cập tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/c21/s20-436342/bac-de-xuat-lap-ub-dieu-tra-trach-nhiem-vu-vinashin.htm .
[11] Thực tế để có được con số 1/4 tổng số Nghị sĩ ở Đức đồng tình ký tên đề nghị bất tín nhiệm Thủ tướng không phải là việc quá khó vì một nhóm Nghị sĩ đại diện một Đảng trong Hạ viện (Fraktion) có thể đã thừa tỉ lệ 1/4 số Nghị sĩ (Xem thêm: H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007, § 14 Rn. 1f.). Tuy nhiên nếu áp đặt máy móc qui định này vào điều kiện chính trị ở Việt Nam theo tôi tỷ lệ này là không khả thi.
Vọng niệm 2: Những bức ảnh về chiến tranh năm đó và dáng đứng Việt Nam hôm nay
Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - Sau những bài viết về quân lực Việt Nam Cộng Hoà như bài “Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà với việc bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa”, bài “Năm 2011… những nghịch lý đời thường”,
tôi viết về cái chết của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ nguyên Phó Tổng
Thống, nguyên Thủ Tướng VNCH, nguyên tư lệnh không quân VNCH, gần đây
nhất trong bài “Hải Phòng… còn đâu nữa niềm tin!“,
với tấm hình rất nổi tiếng của Eddie Adams, tôi duy nhất ghi một dòng
giới thiệu theo lời giới thiệu của báo chí thế giới, không hề có ý bình
luận: “Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan chánh cảnh sát đô thành Sài Gòn xử bắn tù binh đặc công Bẩy Lốp trong biến cố Mậu Thân 1968”. Thật bất ngờ chỉ sau 24h xuất hiện, đã có hàng trăm comments cho bài viết này.
Ngoài những lời chia sẻ cùng tôi về sự kiện Tiên Lãng Hải Phòng, có
không ít lời chê trách, phàn nàn rằng tôi vô ý thức, là không biết gì
về bức ảnh đó, thậm chí có người còn kết tội tôi là kẻ “đi hàng hai” khi
sử dụng tấm hình này. Tôi không tin hơn 40 năm sau biến cố Mậu Thân
1968 và cũng ngót 40 năm sau ngày 30-4 những người lính nay lại mất bình
tĩnh đến thế khi nhìn lại hình ảnh của một thời khói lửa và hận thù phủ
trùm lên quê hương và như vậy, có thể nói: Dư âm của cuộc nội chiến
tương tàn vừa qua 1954 – 1975, còn lâu lắm mới ra khỏi tâm thức của
người Việt Nam.
Vậy bức ảnh mà tôi đã sử dụng là bức ảnh gì mà nhiều người không
hài lòng với tôi đến thế? Phần tôi, khi được chiêm ngưỡng tác phẩm này,
tôi đã nghĩ: Tấm hình này xứng đáng là một kiệt tác ảnh phóng sự về
chiến tranh, không tiền khoáng hậu, sẽ lưu danh muôn thuở. Hãy cùng đọc
lại những thông tin về số phận của bức ảnh có tên “Hành Quyết Tại Sài Gòn” – Saigon Excution mà tôi đã dùng, để biết số phận tác giả và những nhân vật liên quan đến bức ảnh này:
Nhiếp ảnh gia Eddie Adams (1933 – 2004)
* Eddie Adams, người chụp bức hình này viết:
“Tôi dõi máy theo…
khi họ đến gần khoảng 5 foot, những người lính dừng lại và lui
về phía sau. Tôi thấy một người đàn ông từ bên trái bước vào trong vòng
ngắm máy ảnh của tôi. Ông ta rút một khẩu súng lục ra khỏi bao và nâng
lên chĩa vào đầu người Việt Cộng…
Đúng lúc đó tôi chụp bức hình – Eddie Adams (Giải thưởng báo chí Pulitzer 1969 – NTL)
* Theo lời kể của Neil Davis trong hồi ký In the Frontline thì: “…Tướng
Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tuỳ tùng tránh ra, đi đến bên
Bẩy Lốp, không nói một lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục
ra. Ông ta lấy tư thế của một xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng ở khoảng
cách có lẽ 1m, bắn vào thái dương của người tù binh này”.
* Bức ảnh “Hành quyết tại Sài Gòn” xuất hiện trên trang nhất
báo chí thế giới ngay ngày hôm sau… đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ khắp
thế giới. Bức ảnh đã thực sự làm bùng cháy ngọn lửa phản chiến đang âm ỉ
tại Mỹ. Viện Galup cho biết trước tết Mậu Thân có 1/5 số người được hỏi
nhận mình là “Diều Hâu” (Ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức
hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp thì họ tự đổi thành “Bồ Câu”. (Nguyễn Ngọc Chinh’s – Hồi Ức Một Đời Người)
* “Saigon Excution” đã trở thành hình ảnh được nhớ tới nhiều
nhất trong Chiến Tranh Việt Nam, giúp cho Eddie Adams giành được giải
thưởng World Press Photo of the Year và giải báo chí Pulitzer năm 1969
về thể loại ảnh. Năm 2007, bức ảnh này được tạp chí Metal Floss bầu chọn
là một trong 13 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.” (Nguyễn Ngọc Chinh’s – Hồi Ức Một Đời Người)
* Nguyễn Ngọc Chinh viết tiếp, cùng có mặt trên đường phố Sài Gòn
lúc đó còn có Võ Sửu là phóng viên quay phim cho đài truyền hình NBC.
Tuy Võ Sửu cũng quay được cảnh Tướng Loan bắn Bẩy Lốp, nhưng cũng thật
là bất công, cả thế giới chỉ biết được bức hình của Eddie Adams. Võ sửu
kể: “Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: “Người này đã giết vô số dân chúng của tôi và…
Tôi nghĩ: “Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi”
* Sau khi bức hình được cả thế giới biết đến, Eddie Adams luôn sống trong bất ổn. Ông kể: “Tôi
mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức
hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hà Lan. Khi ban nhạc trôi bài quốc ca
Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng mà khóc cho
Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc mình đã
làm. Khi chụp tấm hình đó tôi đã huỷ hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân
chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh.
Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào người ta vẫn cứ thường làm như vậy,
nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được như tôi mà thôi” (Eddie Adams)
* Năm 1983 Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình oan nghiệt
của mình được trưng bầy ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo Tàng Chiến
Tranh tại Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì bức hình
Saigon Excution đã không còn được trưng bầy, chỉ được bày bán trong gian
hàng lưu niệm tại đây mà thôi. Đến thập niên 1990 ông giải thích: “…bức
hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của
chúng ta (Người Mỹ) không phải cuộc chiến của họ.” (Eddie Adams)
* Lại nói về người lính đặc công mặc áo ca rô trong bức ảnh có tên
là Nguyễn Văn Lém tức Bẩy Lốp, lại có tài liệu nói anh ta là Lê Công Nà
tức Bẩy Nà (!?). Sau ngày 30 – 4 – 1975 có tới 8 người đàn bà đứng ra
nhận mình là vợ của người đàn ông mặc áo carô trong bức ảnh và hài cốt
của người này đến nay vẫn chưa tìm thấy, dù anh ta đã được phong tặng
danh hiệu Liệt Sĩ. (!?) Vậy là người mặc áo carô trong tấm hình của
Eddie Adams sau gần 50 năm vẫn còn là vô danh? Phải chăng vì lý do này
mà bức ảnh đó không còn hiện diện ở nơi trang trọng nhất trong Bảo Tàng
Viện chiến tranh ở Sài gòn? (Nguyễn Thượng Long)
Một trong 8 người đàn bà đã nhận là vợ của người đàn ông mặc áo carô.
* Số phận của Tướng Loan thế nào ?
Tướng Loan bị bắn trọng thương trên cầu Phan Thanh Giản
Tướng Loan và vợ tại cửa hàng bánh Pizza ở USA sau 30-4-1975
“Bốn tháng sau sự kiện Saigon Excution, ngày 5-5-1968 bộ đội
Bắc Việt mở đợt tổng công kích lần thứ 2. Lần này, Tướng Loan cùng lực
lượng cảnh sát ngày đêm tiếp tục chiến đấu trên đường phố Sài Gòn. Ông
bị trọng thương ở cả 2 chân trên cầu Phan Thanh Giản tức đường Điện Biên
Phủ ngày nay. Một ký giả Úc đã nhìn thấy và dìu ông vào chỗ an toàn.
Định mệnh thật kỳ lạ: Một ký giả Mỹ đã huỷ diệt danh dự ông thì 4 tháng
sau một ký giả Úc đã cứu sống ông. Sau đó Tướng Loan được chở sang Úc
chữa trị, nhưng bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chuyển sang
bệnh viện Walter Reet Army Medical Center ở Washington DC Hoa Kỳ. Nhưng
thật đau đớn cho Tướng Loan, các Dân Biểu phản chiến tại Quốc Hội Hoa Kỳ
lúc đó cũng phản đối. Trở về Sài Gòn trên đôi chân tật nguyền khập
khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành thì giờ vào các công tác thiện
nguyện giúp trẻ mồ côi. Sau 1975, Tướng Loan và gia đình đến lập nghiệp ở
thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán
bánh Pizza. Đã có lần Eddie Adams đến tiệm này thăm Tướng Loan. Khi nhắc
đến tấm hình oan nghiệt ngày xưa, Tướng Loan không một lời oán trách,
ông còn an ủi Adams “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi.
Chỉ có thế thôi”…và từ đó họ trở thành đôi bạn tri kỷ. Năm 1991, Tướng
Loan phải đóng cửa tiệm Pizza vì dân chúng địa phương đã nhận diện được
ông. Có kẻ đã vào WC của tiệm viết lên tường dòng chữ khiếm nhã: “We
know who you are” (Chúng tao biết mày là ai?). Tướng Loan qua đời lúc 20
h ngày 14-7-1998 vì bệnh ung thư tại Brucke, Virginia, thuộc vùng ngoại
ô của Washington DC, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ là bà Mai Chính, 5
người con và 9 cháu nội ngoại.” - (Theo Nguyễn Ngọc Chinh’s – Hồi ức một đời người).
Khi sử dụng tấm hình Tướng Loan xử bắn Bẩy Lốp, tôi không để một áp
lực nào chi phối bởi tôi luôn tâm niệm: Trung lập không thiên vị là
phẩm chất phải có của những người cầm bút chân chính. Tôi rợn người khi
thấy nòng súng của Tướng Loan rê vào mang tai đặc công Bẩy Lốp, thì tôi
cũng ghê người trước hình ảnh những hố chôn tập thể dân thường được tìm
thấy ở Huế sau Mậu Thân 1968 mà nghi án thủ phạm là những tay súng AK 47
của phía chúng tôi (!?). Tôi đau nỗi đau của người đồng bào tôi đã ngã
xuống ở đường phố Sài Gòn và Huế 1968 thế nào thì tôi cũng xót xa như
vậy khi nhìn tấm ảnh Kim Phúc trần truồng trên đường, dang tay vẫy vẫy
vì lửa napan của Mỹ ở Trảng Bàng Tây Ninh 1972.
Kim Phúc cô bé Napan (Ảnh Nick Út). Giải thưởng báo chí Pulitzer
và sau này tôi cũng không hề thấy tâm hồn mình thanh thản chút nào
trước tấm hình “Cha Lý bị bịt miệng”, hình “Nguyễn Tiến Nam bị bắt trước
chợ Đồng Xuân”, hình Bùi Thị Minh Hằng bị hành hạ, Nguyễn Chí Đức bị
đạp mặt trong cuộc biểu tình yêu nước khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là
của Việt Nam, hình ảnh phụ thân của Hoa Hậu biểu tình Trịnh Kim Tiến bị
Công an đánh gẫy cổ, gần đây nhất là hình ảnh Đại Tá Đỗ Hữu Ca giám đốc
công an Hải Phòng rất ngầu trong bộ đồ CSCĐ đang ném về phía anh em nhà
Đoàn Văn Vươn những tia nhìn từ con mắt mang hình viên đạn của hận thù.
Tôi tin rằng ở thế giới bên kia, nhiếp ảnh gia Eddie Adams mất năm
2004, Tướng Loan mất 1998, đặc công Bảy Lốp mất 1968, cùng biết bao
thường dân vô tội có tên và không có tên ở cả 2 bên, sẽ không ai lên án
tôi khi tôi đã nhắc đến họ bằng tình cảm của con người với con người. Là
nhà giáo… trong tôi không có lá phiếu nào dành cho cách hành xử hung
bạo. Khi sử dụng tấm hình nổi tiếng của Eddie Adams, tôi chỉ muốn bầy tỏ
một điều rất giản dị là: “Lựa chọn bạo lực, lại là bạo lực trong nội bộ
dân tộc với nhau không phải là một lựa chọn tối ưu”. Khi sử dụng tấm
hình Tướng Loan tôi biết, cú xiết cò đó ông Loan chỉ loại trừ được một
con người, cú bấm máy xuất thần của Eddie Adams chỉ giết được danh dự
của một mình Tướng Loan thôi, còn bức ảnh Đại Tá Đỗ Hữu Ca hôm nay… tuy
không giết chết được ai, nhưng nó chỉ ra sự xuống cấp về đạo đức của
người làm công vụ, sự mất niềm tin của dân chúng, sự sa sút uy tín của
thể chế, thậm chí lấp ló là lời tiên báo về sự sụp đổ của cả một chế độ.
Biến cố Mậu Thân đã lùi xa 44 năm rồi, Ngày 30-4 cũng đã có 36 lần
tổ chức, ngày 30-4-2012 đang dần đến với dân tộc tôi. Không biết sau
những ngày các Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi tưởng niệm đồng bào ta ngã xuống
trong trận chiến Hoàng Sa 1974, trận chiến biên giới phía Bắc 1979 vẫn
tiếp tục là hương lạnh khói tàn, sau sự kiện lễ tôn vinh và tặng quà cho
thân nhân gia đình 64 chiến sĩ Hải Quân Nhân Dân Việt Nam ngã xuống
trong trận chiến giữ đảo Gạc Ma 1988 do báo Thanh Niên cùng báo Nông
Thôn Ngày Nay, Hội CCB Việt Nam, hội CCB ngành dầu khí được Bộ Tư Lệnh
Hải Quân, vùng 4 hải quân đồng tình và hoan nghênh, nhưng đến phút cuối
cùng đã không được “Trên” cho phép tổ chức… thì có ảnh hưởng gì đến sự
náo nhiệt của ngày 30-4-2012 lịch sử, ngày mà cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
coi đó là ngày mà “Triệu người vui và cũng có cả triệu người buồn”?
Người đời xưa nói: “Mạnh vì gạo – Bạo vì tiền”, người đời nay nói:
“Chân lý thuộc kẻ mạnh!”. Dân tộc Việt Nam có thực sự còn sức mạnh nữa
không khi trong tay là một bình quân GDP ở tốp thấp nhất khu vực và
thường xuyên phải “ăn độn” với một “Niềm Vui – Nỗi Buồn” kỳ lạ như thế ?
Không biết trong những ngày này, ai còn nhớ cũng trong Mậu Thân 1968,
có một tiểu tổ đặc công tiềm nhập vào phi trường Tân Sơn Nhất và… một
tượng đài bằng âm thanh “Dáng Đứng Việt Nam” đã ra đời: (Trích đoạn)
“Trong chúng ta, anh như những thiên thần. Anh ngã xuống đường
băng Tân Sơn Nhất. Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng.
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn. Máu anh phun theo lửa đạn cầu
vồng. Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng. Có thằng sụp xuống chân anh
tránh đạn. Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ
súng tiến công” và…
…
“Anh giải phóng quân ơi, tên anh đã thành tên đất nước.
Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa xuân…
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất.
Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam.”
(Lời Thơ: Lê Anh Xuân, Âm Nhạc: Nguyễn Chí Vũ, Ca Sĩ hát: TrungKiên – Doãn Tần)
***
Vâng đã có một thời lãng mạn như thế, một thời trùng trùng điệp
điệp là máu xương của những con người như thế. Những hy sinh to lớn và
âm thầm của những người lính là hoàn toàn có thật, đâu để hôm nay chúng
ta lại phải sống như lạc loài ngay trên quê hương xứ sở của ông bà. Về
kinh tế: Chúng ta đang ngày càng tụt hậu so với các lân bang. Về thể chế
chính trị: Chúng ta là một dị thường trong con mắt của các dân tộc văn
minh. Trước tổ tiên, giống nòi: Chúng ta đang vô tư làm biến mất bao đất
đai, biển đảo và biết bao những giá trị tinh thần Việt Nam được hun đúc
từ suốt 4000 năm lịch sử và nhìn nhau bằng những đôi mắt mang hình viên
đạn. Còn đứng trước người phương Bắc, chúng ta lại khúm núm đến thảm
hại trong một “Dáng Đứng” không thể chấp nhận được. Thật đúng là: “Giữa
ngày vui mà nước mắt lại trào!”
Bạn có thể sẽ không đồng ý với tôi, đó là quyền của bạn. Còn với
tôi, những suy nghĩ: Bỏ điều 4 là cần thiết, thực hiện điều 69 để nhân
dân Việt Nam được hưởng những gì mà các dân tộc văn minh đang được
hưởng… đến cùng với khí trời mà tôi hít thở, nước uống và lương thực mà
tôi sử dụng mỗi ngày, đến với tôi cùng với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc
và cả những bất hạnh. Tôi tin rằng, ai cũng thấy như tôi cả thôi, có
điều tôi đã nói ra điều đó, trong khi nhiều người khác… vì một lý do nào
đó mà họ đã chọn phương cách: “Im Lặng Là Vàng”, chấp nhận “Sống Chung
Với Lũ”. Đáng buồn làm sao, lại có người chỉ vì những lợi ích cá nhân và
băng đảng của mình mà đã sẵn sàng nói những điều hoàn toàn là ngược với
những gì mà chính họ cũng đã nghĩ, dù rằng họ thừa biết tiếp tục làm
theo những điều ngược đó… cả dân tộc này sẽ tiếp tục bị đoạ đầy./.
Hà Đông Tháng 3 – 2012
Nơi ở: Văn La – Phú La – Hà Đông – Hà nội
ĐT: 0433521066
Email: nguyenthuonglong571@gmail.com
Khoảng trống và phiếu chống
Đào Tuấn - Năm
2001, Hà Nội ra quyết định cấm toàn bộ xe xích lô sau vài năm cấm ở vài
tuyến phố. Sau này, Giám đốc CA Hà Nội tướng Phạm Chuyên, một trong số
các tác giả của lệnh cấm, dù vẫn cho rằng: Chính phủ phải có chính sách
khả thi với việc hạn chế xe máy ở các thành phố lớn”- như Hà Nội đã từng
hạn chế xích lô, nhưng ông cũng nói tới trách nhiệm của nhà nước đối
với xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải công cộng như một điều
kiện tiên quyết. “Phải làm thật tốt đã rồi mới nói được người dân. Thế mới công bằng. Đừng cứ nói đến tai nạn, ùn tắc thì đổ hết lỗi cho dân”.
Hôm qua, một bức ảnh lạ, hình một người đàn ông “cưỡi ngựa còi”
ngay giữa thủ đô Bắc Kinh được đăng tải trên một tờ báo chính thống. Bức
ảnh sau đó được đưa lên mạng xã hội và nhận được vô số những lời bình
luận. Hình như ngựa, sau vài tháng nữa- sẽ phổ biến trong các thành phố
lớn ở Việt Nam. Hoặc xe trâu chẳng hạn.
Bức ảnh rõ ràng không ngẫu nhiên xuất hiện. Tuần rồi, hai tin xấu
đồng loạt đổ ập xuống đầu dân chúng: Phí bảo trì đường bộ đã được chính
thức quyết định. Chưa đầy 72h sau đó, Bộ GTVT, cương quyết đến kinh
ngạc, tiếp tục đệ trình phí lưu hành phương tiện. Bộ trưởng Thăng thậm
chí “đổi toẹt tên” thành ra phí hạn chế phương tiện cá nhân.
Đối với ô tô, Bộ GTVT tiên đoán “Sẽ có một bộ phận
người dân mặc dù đủ khả năng mua ô tô cá nhân nhưng không chịu nổi mức
phí đóng hằng năm, khi đó họ sẽ phải lựa chọn phương tiện khác thay
thế”. Điều này thì khỏi phải bàn cãi khi các loại “phí lăn
bánh” sẽ khiến những chủ xe nghèo nhất nhì thế giới sẽ phải bỏ ra đến
60 triệu đồng mỗi năm để có thể sử dụng loại phương tiện mà thế giới đã
bắt đầu sử dụng từ năm 1885.
Người dân sẽ phải bỏ ô tô, khẳng định chắc chắn, để đi xe máy.
Nhưng xe máy cũng đang chịu sự ghẻ lạnh không kém từ Bộ trưởng Thăng. Nào là “Sẽ phải cấm xe gắn máy ở trung tâm Hà Nội và TP HCM”. Rồi thì “Hạn chế xe cá nhân là một chủ trương lớn và nhất định chúng ta phải thực hiện nhằm đẩy lùi tình trạng ùn tắc giao thông”.
Chuyện áp phí đến mức “không thể đi” đối với ô tô và “cấm tiệt xe
máy” sẽ là chuyện một sớm một chiều. Cấm quá dễ, đôi khi chỉ cầm cắm
biển cấm và “sử dụng anh hùng Núp”- như cách nói của cư dân mạng. Nhưng
câu hỏi không thể không đặt ra là người dân sẽ đi bằng gì?
Cùng với tuyên bố sẽ “hạn chế ô tô, tiến tới cấm toàn bộ xe máy ở 2 TP lớn”, Bộ trưởng Thăng cũng nói tới “việc tăng cường vận tải công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng, tàu điện ngầm và đường sắt trên cao”.
Có điều, tất cả chuyện công cộng, từ hạ tầng đến phương tiện- đều ở
thì tương lai. Thứ duy nhất trong phạm trù “vận tải hành khách công
cộng” đang hiện hữu là những chiếc xe bus. Loại phương tiện mà dân gian
gọi là “Quan tài bay”. Loại “vận tải công cộng” mà Bộ trưởng Thăng từng
bắt nhân viên ngành giao thông phải sử dụng “ít nhất một ngày trong
tuần”. Và có lần, chắc buột miệng, Bộ trưởng đã thật thà: Đến tôi cũng
không đi nổi xe bus.
Năm 2001, khi cấm toàn bộ xe xích lô, Hà Nội đã gặp may khi bỗng
nhiên có một giải pháp từ trên trời rơi xuống: “Làn sóng Loncin” ào ạt
đổ vào Việt Nam với giá chỉ gấp 3 một chiếc xích lô. Có điều xích lô bấy
giờ chỉ là phương tiện kiếm cơm của vài ngàn người dân, chứ không phải
là 28 triệu đôi chân- chiếc cần câu cơm như của 40% trong số 90 triệu
dân bây giờ. Và chiếc “quan tài bay”, rõ ràng không thể thay thế cho
chiếc Loncin Tàu.
Chính xác là đang có một cách áp đặt chính sách ngược đời khi Bộ
GTVT hạn chế, thực chất là cấm phương tiện tư nhân, trước khi hoàn thiện
xong vận tải công cộng.
Cũng cần phải nói thêm, phí hạn chế phương tiện cá nhân là một
trong nhóm những biện pháp giảm ùn tắc, chủ yếu ở 2 TP: Hà Nội và TP
HCM. Nhưng đây là một “khoảng trống” bất hợp lý của chính sách. Bởi như
thế, người dân, trừ Hà Nội và TP HCM, nhất là gần 70% nông dân sống ở
nông thôn, lại đang phải đóng phí cắt cổ để trả giá cho những bất cập về
quy hoạch và phát triển hạ tầng của HN và TP HCM?
Vì thế, nếu thực sự có một cuộc trưng cầu như hứa hẹn của các chính
khách sống ở thành phố, “khoảng trống” này chắc chắn sẽ nhận được
“phiếu chống”.
Năm 2008, Bộ NN và PTNT đã công bố một thông tin khiến nhiều người
ngậm ngùi: Nông dân, ngoài chuyện phải nộp các loại phí và lệ phí, như
tất cả những người không phải nông dân, còn phải nộp 30-50 khoản phí
khác không nằm trong danh mục.
Nhưng khoản phí vô lý nhất, có lẽ mới chỉ sắp xuất hiện, nông dân ở
nông thôn sẽ phải đóng phí hạn chế phương tiện cá nhân để chống ùn tắc
cho Thành phố.
TRUNG QUỐC: MỘT NĂM NGUY HIỂM
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ hai, ngày 26/3/2012(The Economist)
Tại một khu công nghiệp gần Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên ở Tây Nam Trung Quốc, một biển hiệu đầy màu sắc ca ngợi khu vực trải dài của các nhà máy này là một “khu vực dễ chịu, hài hòa và hạnh phúc”. Hồi đầu tháng 1/2012, hàng nghìn công nhân thép bất bình chắc hẳn đã phải nhăn mặt khi tuần hành qua khấu hiệu này, đòi hỏi được nâng lương. Cuộc bãi công kéo dài 3 ngày của họ lớn bất thường đối với một công ty do chính quyền trung ương sở hữu. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại, càng nhiều tình trạng bất ổn như vậy đang xuất hiện.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã không nói gì về cuộc phản kháng bắt đầu ngày 4/1 ở quận Thanh Bạch Giang, cách Thành Đô 40 phút lái xe về phía Đông Bắc diễn ra trên một đường cao tốc cắt ngang qua các cánh đồng rau và các rặng tre. Nhưng tin tức về cuộc bãi công nhanh chóng xuất hiện trên mạng Internet. Những bức ảnh lưu hành trên các tiểu blog cho thấy một đám đông lớn các công nhân từ Tập đoàn Thép và Vanađi Thành Đô Pangang bị cảnh sát chặn lại trước một con đường nhỏ dẫn tới đường cao tốc. Tin tức truyền đi rằng cảnh sát đã cố gắng giải tán công nhân bằng hơi cay, Cuối cùng, khi các lãnh đạo nhà máy quan tâm – và chắc chắn hành động theo lệnh của chính quyền – họ đã nhượng bộ, ít nhất là một phần. Công nhân được nâng lương, dù ít hơn so với mong muốn của của họ. Lương của những người quản lý thì không thay đổi.
Các cuộc bãi công đã trở nên ngày càng phổ biến ở các nhà máy tư nhân trong những năm gần đây, thường liên quan đến việc công nhân đòi hỏi nâng lương hoặc điều kiện tốt hơn. Các công ty tư nhân, cũng giống như những công ty nhà nước, thường bị các quan chức dùng sức mạnh buộc phải mua chuộc người bãi công. Ý tưởng của họ là việc nhượng bộ sẽ che đậy được tin tức và sẽ giúp ngăn ngừa bất ổn lan rộng. Tuy nhiên sự gia tăng bùng nổ việc sử dụng những phiên bản trong nước của mạng xã hội Twitter đã khiến người biểu tình dễ dàng truyền đạt thông tin và hình ảnh tới lượng khán giả khổng lồ. Khả năng ngăn chặn những cơn sóng bất ổn mở rộng của Đảng Cộng sản đang suy yếu – trong khi các điều kiện kinh tế đang ngày càng khó khăn.
Tức giận ở bên dưới
Tại một nhà hàng rẻ tiền ở Thanh Bạch Giang, đối diện với một khu nhà ở cho công nhân của Pangang, các công nhân thép mình đầy bụi bẩn than phiền rằng lời hứa của chính quyền tăng thêm 260 nhân dân tệ/tháng (41 USD) là không đủ. Nhiều người trong số những người được trả thấp nhất chỉ kiếm được 190 USD/tháng. Nhưng các công nhân biết rằng ngành công nghiệp thép đang phải vật lộn – và sự trả đũa nhắm vào những kẻ hay gây chuyện là rất dữ dội. Một thông báo của cảnh sát cảnh báo sẽ có hành động pháp lý, gồm cả phạt tù, đối với bất cứ người bãi công nào tiếp tục “phá hoại trật tự công cộng”. Các nhân viên an ninh thì theo dõi phóng viên viết bài này trên một chiếc xe ngụy trang.
Tất cả điều này một phần là kết quả của sự kiềm chế việc chi tiêu kích cầu và ngân hàng cho vay vô tư (nhiều người sẽ nói là liêu lĩnh) của Trung Quốc ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Có ít các dự án xây dựng hơn; nhu cầu về thép đã giảm bớt. Nhà máy của Pangang ở Thanh Bạch Giang đang thua lỗ. Số lượng công ty thép mắc nợ tăng từ 9 công ty vào tháng 9 lên 25 công ty vào tháng 10. Mặc dù hiện nay chính phủ đã bớt lo lắng về lạm phát hơn so với vài tháng trước, và đang có phần thả phanh nền kinh tế, ngành công nghiệp thép đang đón chờ một thời kỳ thất bát. Một số công ty có thể phải đóng cửa.
Tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn tỏ ra vững chắc. Trong 3 tháng cuối năm 2011, kinh tế Trung Quốc đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước – đáng ghen tị nếu căn cứ theo tiêu chuẩn của hầu như bất kỳ ai, mặc dù vẫn là mức thấp nhất kể từ quý 2/2009. Sự giảm tốc cho tới nay khá nhẹ nhàng, phù hợp với những nỗ lực của chính phủ để ngăn ngừa sự phát triển quá nóng. Nhưng điều này không ngăn được các quan chức lo lắng rằng năm 2012 có thể sẽ là một năm khó khăn bất thường.
Châu Âu là nhà tiêu dùng các sản phẩm của Trung Quốc lớn nhất – và những khó khăn của khu vực đồng euro đã đẩy nhiều nhà sản xuất vào tuyệt vọng. Nhu cầu sụt giảm ở châu Âu đâ gây thiệt hại cho các nhà máy. Cuộc bãi công của các công nhân thép chỉ là một trong số nhiều cuộc trong những tháng gần đây, hầu hết chúng diễn ra ở các khu trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc gần bờ biển.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc hiện nay không phải đối mặt với một cú sốc lớn như họ từng gặp cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhu cầu suy giảm đột ngột và khoảng 20 triệu lao động di cư mất việc. Nhưng khi đó Trung Quốc đã hồi phục nhanh chóng, nhờ vào gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 630 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay), cũng như các dự án kích cầu riêng của các nền kinh tế phát triển. Tác động lên người lao động di cư được giảm nhẹ hơn do thời điểm tồi tệ nhất của sự suy sụp trùng với kỳ nghỉ tết âm lịch, khi hầu hết người di cư trở về nhà trong một thời gian dài.
Lần này các nhà xuất khẩu phải đối mặt với tăng trưởng chậm kéo dài ở các nền kinh tế phát triển, và nguy cơ về những khó khăn của khu vực đồng euro có thể trở nên tồi tệ hơn. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không muốn có thêm một khoản cho vay vô tội vạ mà có thể đặt thêm gánh nặng nợ xấu lên vai hệ thống tài chính, thêm vào khoản vay tích lũy trong thời kỳ không kiềm chế trước kia. Thâm hụt ngân sách tương đối thấp của Trung Quốc (khoảng 2,5% GDP trong năm 2010) cho nước này điêu kiện để chi tiêu nhiều hơn vào nhà ở xã hội, an sinh xã hội, cắt giảm thuế cho các công ty nhỏ và trợ cấp người tiêu dùng. Sau cùng, những việc này có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.
Lo âu ở trên đỉnh
Kế hoạch lâu dài là để Trung Quốc từ bỏ sự phụ thuộc của mình vào xuất khẩu và các dự án đầu tư như đường sá, đường sắt hay phát triển bất động sản giá quá cao, cũng như để tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong nước đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, Nhưng sự tái cân bằng này sẽ là một công việc lâu đài và khó khăn. Các quan chức không muốn sử dụng liệu pháp sốc vì nó có thể đe dọa việc làm của nhiều trong số 160 triệu người di cư đến từ nông thôn, những người cung cấp lực lượng lao động giá rẻ đằng sau các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Tình trạng khó khăn kinh tế này đã trở nên gay gắt hơn vào một thời điểm nhạy cảm chính trị đối với Đảng Cộng sản. Cuối năm 2012 (có thể vào tháng 10 hay tháng 11), đảng này sẽ tổ chức Đại hội Đảng 5 năm một lần, đại hội lần thứ 18 kể từ khi được thành lập năm 1921, tại đó những thay đôi sâu rộng trong đội ngũ lãnh đạo tối cao của nước này sẽ bắt đầu diễn ra.
Đại hội Đảng sẽ “bầu ra” một ban chấp hành trung ương mới gồm 300 ủy viên (trên thực tế nó sẽ được các lãnh đạo cấp cao lựa chọn). Ban chấp hành này sẽ nhóm họp ngay lập tức để thông qua việc bổ nhiệm một Bộ chính trị mới, một cơ quan hiện có 25 ủy viên. Tất cả ngoại trừ 2 trong số 9 ủy viên của Ban thường vụ Bộ chính trị sẽ được thay thế. Hai sự sắp xếp gần như là chắc chắn: Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp quản chức vụ của Chủ tịch Hồ cẩm Đào (làm lãnh đạo đảng sau Đại hội và làm Chủ tịch nước vào tháng 3); và Lý Khắc Cường sẽ thay thế cấp trên của mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng vào tháng 3. Sẽ có nhiều tranh chấp cho các vị trí còn lại.
Đã một thập kỷ kể từ khi Trung Quốc trải qua một cuộc thay đổi đội ngũ lãnh đạo trên quy mô như vậy – và lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1980 sự nổi lên của mỗi thế hệ lãnh đạo mới trùng hợp với một thời kỳ khó khăn đối với nền kinh tế như vậy. Lần thay đổi trước, vào năm 1988, một cuộc bùng nổ lạm phát đã làm xáo trộn những kế hoạch kế nhiệm của Đặng Tiểu Bình, đem lại cho những người bảo thủ vũ khí để tấn công các những người được ông bảo trợ theo theo đường lối tự do. Sự bất hòa trong Đảng đã nổ ra vào năm sau khi sinh viên tập trung trước Quảng trường Thiên An Môn đòi hỏi quyền tự do lớn hơn.
Những mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản ngày nay rất khác, nhưng nỗi lo sợ về tình trạng bất ổn trên quy mô lớn vẫn ám ảnh giới lãnh đạo. Thập kỷ trước đã chứng kiến sự nổi lên của một giai cấp trung lưu lớn — gần 40% dân số thành thị, theo một số học giả Trung Quốc – và một cuộc di cư lớn từ nông thôn lên các thành phố. Đảng hành động thận trọng. Một lượng lớn cảnh sát mặc thường phục theo dõi thường xuyên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn. (Kể từ năm 2008, người tham quan khu vực quảng trường rộng lớn này phải qua kiểm tra dò soát và tìm kiếm kiểu như ở sân bay). Đầu năm 2011, khi những tiếng nói nặc danh kêu gọi người dân tập trung ở trung tâm Bắc Kinh để bày tỏ sự ủng hộ với những cuộc nổi dậy đang nổ ra ở thế giới Arập bắt đầu lan truyền trên mạng Internet, địa điểm được xác định không phải là Thiên An Môn mà là Vương Phủ Tỉnh, một phố mua sắm gần đó. Cảnh sát phản ứng bằng cách cũng để các nhân viên tràn ngập khu vực này.
Tại Đồng bằng sông Châu Giang, nơi sản xuất khoảng 1/3 hàng xuất khẩu của Trung Quốc, có rất nhiều dấu hiệu bất ổn. Phía ngoài một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Đông Hoản, khoảng một tá nhân viên cảnh sát đội mũ bảo hiểm và cầm gậy theo dõi một nhóm nhỏ các công nhân giận dữ kêu ca rằng chủ lao động đã bỏ trốn, Nhà máy này (sản xuất ghế mát xa) không có khả năng trả nợ. Họ lo ngại rằng, lần này, sau khi kỳ nghỉ tết âm lịch kết thúc họ sẽ không còn việc làm. Một cảnh sát mặc thường phục cố gắng khiến họ giữ trật tự. Sau đó một sĩ quan mặc đồng phục đi tới với một chiếc máy quay video, và phần lớn công nhân rút lui, cẩn thận giữ im lặng.
Người lao động ở những nơi khác tại đồng bằng này thì ít dè dặt hơn. Vào tháng 11/2011 hàng nghìn người lao động tại một nhà máy giày của Đài Loan ở Đông Hoản đã xuống đường để biểu tình chống lại việc cắt giảm lương và sa thải, được thừa nhận là do đơn đặt hàng ngày càng ít, Những người phản kháng lật đổ ô tô và va chạm với cảnh sát. Những bức ảnh về các công nhân dính đầy máu lan truyền trên mạng Internet. Đã có thêm nhiều cuộc phản kháng nữa trong những tuần gần đây.
Tỉnh Quảng Đông cũng đã chứng kiến một làn sóng bãi công vào năm 2010. Vào thời điểm đó, công nhân – chủ yếu ở các nhà máy cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô – chỉ đòi hỏi nâng lương và cải thiện điều kiện lao động. Phần lớn các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và trong hòa bình, và hiếm khi dính dáng đến hành động trên đường phố. Nhưng đợt đối đầu mới nhất có vẻ rất khác. Các công nhân thép tại một nhà máy do nhà nước sở hữu gần Thành Đô muốn tăng lương; nhưng những ngày đó, thay vì cố gắng cải thiện số phận của mình, họ phần lớn lại kêu ca về việc cắt giảm lương và việc làm. Những người bãi công dường như hiếu chiến hơn.
Một báo cáo công bố vào tháng 1 bởi Học viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho thấy, so với những cuộc bãi công năm 2010, những cuộc bãi công năm 2011 được tổ chức tốt hơn, mang tính đối đầu hơn và có nhiều khả năng kích động hành động tương tự hơn. Geoff Crothall thuộc China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ ở Hồng Công, cho biết: “Công nhân lúc này không sẵn sàng chấp nhận rằng họ phải hy sinh cho quyền lợi quốc gia vì trước hết họ đã hy sinh đủ rồi, và thứ hai, có ít người sẵn sàng đóng gói đồ và trở về nhà hơn”.
Trung tâm của vấn đề
Chính phủ hy vọng rằng những người di cư thất nghiệp sẽ trở về làng quê nơi họ và gia đình của mình vẫn có một chút quyền sử dụng đất để giúp họ sống, hoặc tìm công việc gì gần quê mình hơn. Nhiều người sẽ làm như vậy: cơ hội việc làm trong nội địa đã tăng lên những năm gần đây, nhờ vào sự gia tăng đầu tư chính phủ ở các khu vực miền Trung và miền Tây, nhắm tới việc trải đều tăng trưởng kinh tế.
Năm 2011 Trùng Khánh, một khu vực ở phía Tây Nam Trung Quốc từ lâu đã xuất khẩu một lượng lớn người lao động đến vùng duyên hải, lần đầu tiên đã sử dụng lực lượng lao động nông thôn dư thừa tại địa phương nhiều hơn là số lao động được đưa đi các vùng khác. Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, đã cố gắng biến Trùng Khánh thành một mô hình thu hút lao động nông thôn đến các thành phố, một dự án đòi hỏi chi tiêu lớn cho nhà ở giá rẻ để cung cấp cho người di cư của khu vực này.
Nhưng số lượng người lao động di cư ở các thành phố lớn tăng lên – hơn 60% theo số liệu của Cục thống kê quốc gia năm 2010 – bản thân họ là con cái của người di cư và không có kinh nghiệm về đời sống nông nghiệp. Họ coi mình là người thành phố, mặc dù họ bị đẩy ra ngoài những chương trình phúc lợi xã hội mà nhiều người dân thành phố được hưởng. Họ được học hành đầy đủ hơn thế hệ cha mẹ họ, và quyết đoán hơn. Vào tháng 6/2011, một cuộc nổi loạn của người di cư tại Đại Đôn, một thị trấn công nghiệp khác ở Quảng Đông, nơi sản xuất rất nhiều những chiếc quần jean của Trung Quốc, đã gợi ra những vấn đề nước này có thể phải đối mặt nếu những người di cư thế hệ thứ hai mất đi niềm hy vọng, Sự đối xử thô bạo với một phụ nữ mang thai của các nhân viên bảo vệ đã dẫn đến hai ngày bạo lực, với việc hàng nghìn người di cư đốt cháy xe cộ và các tòa nhà chính quyền. Những cuộc bãi công ở các nhà máy ven biển hiện nay chủ yếu dính dáng đến những người nhập cư thế hệ thứ hai, theo như báo cáo cua CASS.
Cuộc nổi loạn như vậy sẽ không lật đổ được Đảng Cộng sản. Khi các quan chức Trung Quốc lo lắng hiểu thấu những tác động của sự bất ổn ở thế giới Arập, những cuộc biểu tình ở Nga và một sự nới lỏng đàn áp ở Mianma, họ hài lòng với tính ổn định của các cuộc thăm dò dư luận Trung Quốc. Những cuộc thăm dò này dường như thể hiện mức độ tin tưởng cao giới lãnh đạo trung ương và lạc quan về tương lai dưới sự cầm quyền của ĐẢng. Nhiều người dân thường Trung Quốc khinh thường chính quyền địa phương, nhưng vẫn tin rằng các lãnh đạo ở Bắc Kinh là những người tốt.
Sức mạnh của weibo
Nhưng theo Victor Nguyên, chủ tịch của Horizon, một công ty điều tra dư luận ở Bắc Kinh, sự hài lòng của công dân với cuộc sống của họ và niềm tin vào chính phủ, mặc dù cao, vẫn trải qua một “sự suy giảm lớn” trong năm 2010 và đã không phục hồi vào năm 2011. Niềm tin vào chính phủ đã giảm khoảng 10 điểm phần trăm, xuống xung quanh 60%.
Ông Nguyên cho biết sự phổ biến nhanh chóng của các tiểu blog đã góp phần vào sự sụt giảm này. Vào cuối nám 2011, weibo, được biết đến là phiên bản Trung Quốc của Twitter (bản thân Twitter bị chặn ở Trung Quốc), được gần một nửa trong số 513 triệu người Trung Quốc có tiếp cận với mạng Internet sử dụng trong 6 tháng cuối năm. Theo trung tâm thông tin mạng lưới Internet Trung Quốc, một trung tâm thuộc nhà nước, con số này nhiều hơn một chút so với số người sử dụng thư điện tử và đã tăng gân 4 lần so với một năm trước. Lý Xuân Lĩnh, nhà nghiên cứu thuộc CASS ước tính rằng 90% số người dưới 30 tuổi sử dụng Internet ở đô thị là những người sử dụng các tiêu blog.
Weibo đã biến đổi tranh luận công chúng ở Trung Quốc. Những tin tức mà 3 hay 4 năm trước có thể được các quan chức địa phương dễ dàng giấu kín, giảm nhẹ hoặc lờ đi giờ đây được truyền đi khắp đất nước ngay tức khắc. Những cuộc phản kháng ở địa phương hay các vụ bê bối mà trước đây được ít người chú ý tới thì nay được người dùng weibo bàn luận say sưa. Chính phủ rất cố gắng kiếm soát việc bàn luận này bằng cách chặn từ khóa và xóa tài khoản của những người dùng chuyên bóc trần các vụ bê bối, nhưng phần lớn là không hiệu quả. Các biện pháp đi đường vòng cũng dễ dàng được tìm ra. Kể từ tháng 12/2011 chính phủ đã áp dụng một đạo luật mới theo đó người dùng phải sử dụng tên thật của mình để mở tài khoản. Tới nay, người dùng tỏ ra không hề nao núng.
Trong thời gian sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 18, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đặc biệt trở nên lo lắng tránh cho Đảng gặp phải bối rối. Weibo nhiều khả năng khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn nhiều – ít nhất đó là bài học từ cuộc đối đầu kéo dài 10 ngày vào tháng 12/2011 giữa cảnh sát và người dân ở làng ven biển Ô Khảm thuộc Quảng Đông.
Cuộc phản kháng của dân làng này điển hình cho hàng nghìn cuộc phản kháng khuấy động vùng nông thôn Trung Quốc mỗi năm: khiếu kiện về việc các quan chức địa phương chiếm đoạt đất nông nghiệp để dành cho việc tái quy hoạch tư nhân. Tuy nhiên, một cách bất thường, ở Ô Khảm người dân đã giành được quyền kiếm soát ngôi làng của mình và hất cẳng cán bộ Đảng và cảnh sát. Các quan chức đã hoảng sợ bởi những hình ảnh lan truyền trên weibo cho thấy người dân đắc thắng tập hợp ở trung tâm ngôi làng, giống như sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn 22 năm trước. Họ đã cố gắng ngăn cản tin tức lan truyền bằng cách ra lệnh chặn tên và địa chỉ làng trên mạng Internet, nhưng không thành công.
Dân làng đã từ bỏ cuộc phản kháng của mình vào ngày 21/12/2011 sau sự cuộc can thiệp hiếm thấy của giới lãnh đạo Đảng cấp cao của Quảng Đông, hứa hẹn xem xét những khiếu kiện của họ. Đáng chú ý, ngày 15/1/2012 người chỉ huy cuộc phản kháng, Lâm Tổ Luyến, đã được bổ nhiệm làm bí thư Đảng mới của làng (bí thư cũ đã biến mất, người ta cho rằng đã bị bắt giữ). Ngay cả cơ quan ngôn luận chính của Đảng ở Bắc Kinh cũng đã phá vỡ sự im lặng về vấn đề này, nói rằng điều đó đã cho thấy các quan chức địa phương nên chấp dứt đối xử với người dân như những kẻ thù. Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, người được cho là ứng cử viên cho một vị trí cao trong Bộ chính trị trong năm 2012, nói rằng vụ việc này chứng minh“ý thức dân chủ” của người dân đã mạnh lên như thế nào. Ông kêu gọi các quan chức không được làm ngơ những mối lo của người dân.
It người cho rằng sự việc Ô Khảm là một bước ngoặt đối với Đảng, Cho tới nay người ta đã trông thấy ít nhất một người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn bị cảnh sát kéo đi theo cách thức thông thướng. Nhưng nó đã khơi nên cuộc tranh luận, ít nhất là trên mạng, về việc Đảng nên phản ứng với các cuộc phản kháng và các hình thức gây sức ép công cộng khác như thê nào. Và người dân Ô Khảm cảnh báo rằng họ sẽ không thỏa mãn cho tới khi lấy lại được đất đai của mình. Một nhà lãnh đạo phản kháng nói rằng có thể sẽ có một cuộc nổi dậy khác “thậm chí còn lớn hơn”.
Đội ngũ lãnh đạo mới lên nắm quyền sau Đại hội Đảng sắp tới sẽ phải nhanh chóng đối mặt với những thử thách về khả năng giải quyết bất ổn xã hội. Dù nước này dường như không ở trên bờ vực của một cuộc biến động theo kiểu Arập, nhiều học giả Trung Quốc nói rằng vài năm tới có thể chứng kiến sự bất ổn ngày càng tăng, bị làm trầm trọng thêm bởi tăng trưởng kinh tế chậm hơn và khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng. Các nhà lãnh đạo sắp ra đi của Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn tranh luận về những con đường cải cách hệ thống chính trị để cho phép quần chúng tự do hơn nêu lên những bất bình của họ. Nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng có một yêu cầu bức thiết về cải cách như vậy. “Mô hình Trung Quốc” ngày nay, như cách gọi của một số người ở Trung Quốc và nước ngoài sau khi các nền kinh tế phương Tây bị xáo trộn 3 năm trước, dường như ngày càng không bền vừng.
Trò cò quay Trung Quốc
Một cái nhìn đầy tò mò về việc ít nhất một số người trong giới tinh hoa của Đảng nhìn nhận các vấn đề như thế nào đã được tiết lộ vào tháng 4/2011 khi Trương Mộc Sinh, một nhà trí thức nổi bật, xuất bản một cuốn sách kêu gọi phục hồi lại mục tiêu một thời của Mao là xây dựng một “nền dân chủ mới”. Đại tướng Lưu Nguyên, con trai của Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ dưới thời Mao, đã công khai ủng hộ ý tưởng này. Ông Trương (bản thân là con trai của một cố quan chức cấp cao, giống như một số lãnh đạo mới sắp tới) nói rằng một nền dân chủ mới sẽ tiếp tục có sự lãnh đạo của Đảng nhưng với quyền tự do lớn hơn nhiều.
Ít người Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do tin rằng sẽ có nhà lãnh đạo nào theo đuổi ý tưởng này trong tương lai gần. Nhưng sự mô tả của ông Trương về Trung Quốc hiện nay đã tạo được thiện cảm (và đã được người dùng weibo lan truyền rộng rãi). Một nhà kinh tế nổi tiếng, Ngô Kính Liễn, đã trích dẫn một cụm từ trong bài viết của ông Trương trên tờ Tài chính, một tạp chí ở Bắc Kinh, trong đó công kích khái niệm “mô hình Trung Ọuốc” và kêu gọi cải cách chính trị. Cụm từ mà ông Trương đã gây ấn tượng chính là cụm từ mô tả Trung Quốc “đang chơi trò chuyển bưu kiện với một quả bom nổ chậm”./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NGUYÊN NHÂN CĂN BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN LÀ GÌ?
Tài liệu tham khảo đặc biệt —-Chủ nhật, ngày 25/3/2012(Asian Affairs, số 4/2011)
Tóm tắt: Điều quan trọng là chỉ rõ ý định thực sự của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên để dự đoán tư thế hạt nhân trong tương lai của nước này và can dự có hiệu quả hơn vào các cuộc đàm phán và thương lượng về hạt nhân với chính phủ nước này. Các trường hợp phổ biến vũ khí hạt nhân chủ yếu được lý giải bằng cách sử dụng ba khuôn khổ lý thuyết: mô hình an ninh, mô hình hoạt động chính trị trong nước, và mô hình biểu tượng chuẩn mực. Tuy nhiên, những mô hình này có những thiếu sót nghiêm trọng trong việc giải thích nguyên nhân căn bản của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bài báo này xem xét tình hình chính trị và kinh tế của Bắc Triều Tiên trong các giai đoạn quyết định của cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ nhất và thứ hai của Bắc Triều Tiên và lập luận rằng chương trình hạt nhân của nước này có thể được giải thích bằng cách sử dụng mô hình tồn tại của chế độ.
Bắc Triều Tiên thường gây sợ hãi và đe dọa các nước Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế bằng cách tiến hành các hành động khiêu khích liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Gần đây nhất, nước này đã làm cho thế giới ngạc nhiên bằng cách mở các cơ sờ xử lý uranium vào tháng 11/2010. Sự kiện này rõ ràng cho thấy vấn đề hạt nhân của Bắc Triều là không nên xem thường.
Một trong những vấn đề “nóng bỏng” nhất về việc không phố biến vũ khí hạt nhân hiện nay là liệu Bắc Triều Tiên cuối cùng sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân của mình hay không. Các nhà phần tích được chia thành hai nhóm: những người tin rằng Bắc Triều Tiên cuối cùng sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân của mình, như nước này đã làm trong Thỏa thuận Khung năm 1994, và những người cho rằng nước này sẽ bám lấy tham vọng của mình trở thành một cường quốc hạt nhân thực sự. Mặc dù khó có thể trả lời câu hỏi này, cộng đồng quốc tế phải làm điều đó trước khi nó có thể giải quyết thỏa đáng vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bước đi có ý nghĩa nhất tiến tới tìm kiếm câu trả lời là xác định rõ những ý định thực sự của Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này. Việc xác định nguyên nhân căn bản của chương trình này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế dự đoán tư thế hạt nhân của Bắc Triêu Tiên và ứng phó có hiệu quả hơn với những hành động của nước này trong các cuộc đàm phán và thương lượng về hạt nhân.
Hầu hết những nghiên cứu về những ý định hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều tập trung vào những mối đe dọa từ bên ngoài là nguyên nhân của sự phát triển hạt nhân của nước này. Trên thực tể, tất cả các nước có vũ khí hạt nhân hiện nay đều biện minh cho sự phát triển vũ khí hạt nhân của họ trên cơ sở các mối đe dọa từ bên ngoài. Mô hình an ninh vẫn là họp lý, nhưng nó có một số hạn chế về việc giải thích ý định thực sự của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bài báo này phân tích nguyên nhân của chương trình này từ một góc độ khác: mô hình tồn tại của chế độ.
Những khuôn khổ lý thuyết để phát triển vũ khí hạt nhân và trường hợp Bắc Triều Tiên
Các trường hợp phổ biến vũ khí hạt nhân chủ yếu được giải thích bằng cách sử dụng ba khuôn khổ mô hình lý thuyết: mô hình an ninh, mô hình hoạt động chính trị trong nước, và mô hình biểu tượng chuẩn mực. Mô hình đầu tiên được sử dụng thường xuyên nhất để nói rõ các mục đích của vũ khí hạt nhân và xem xét các chương trình hạt nhân từ góc độ cân nhắc về an ninh quốc gia bằng cách cho rằng các nước phát triển đầu đạn hạt nhân để tăng cường an ninh quốc gia của họ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân có thể phục vụ cho các mục tiêu khác hơn là an ninh quốc gia. Hai mô hình kia tập trung vào điểm này. Mô hình hoạt động chính trị trong nước coi vũ khí hạt nhân là công cụ chính trị có thể được sử dụng để tăng cường vị thế hoặc lợi ích của các bên tham gia chính trị. Theo đường hướng này, các mối đe dọa từ bên ngoài được lý giải trong bối cảnh chính trị trong nước và do đó có thể tăng hoặc giảm để ứng phó với các hoạt động trong nước. Mô hình biểu tượng/chuẩn mực coi các khả năng về hạt nhân là biểu tượng tiềm tàng của sự hiện đại và thừa nhận rằng sự kiềm chế phát triên vũ khí hạt nhân có thể được coi là một dấu hiệu có ý nghĩa cho thấy một quốc gia sẵn sàng tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Ngoài 3 khuôn khổ này, mô hình đòn bẩy công nhận vũ khí hạt nhân hoạt động như những con bài mặc cả để làm tăng tác dụng đòn bẩy quốc tế của một quốc gia.
Về ý định hạt nhân của Bắc Triều Tiên, các nhà phân tích đã nhiều lần nhấn mạnh các mối đe dọa quốc tế là nguyên nhân chủ yếu của chương trình hạt nhân của nước này. Sagan, giáo sư về Khoa học Chính trị thuộc trường Đại học Standford, lập luận rằng Bắc Triều Tiên và Irắc là hai ví dụ tiêu biểu nhất về động cơ đe dọa buộc phải tấn công, trái với Ixraen và Pakixtan, hai nước chế tạo vũ khí hạt nhân để ứng phó mang tính bảo vệ đối với các mối đe dọa an ninh thông thường. Kang, giáo sư về Quan hệ và Thương mại Quốc tế trường Đại học Southern California, cho rằng Bắc Triều Tiên đã tìm cách ngăn chặn các mối đe dọa của Mỹ, và rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên được nhằm thể hiện một sự răn đe mạnh mẽ. Shen, giáo sư về Quan hệ Quốc tế trường Đại học Phúc Đán, lập luận rằng Bắc Triều Tiên đã trở nên lo ngại hơn về an ninh của mình với việc kết thúc Chiến tranh Lạnh và nghi ngờ cam kết của Trung Quốc về phòng thủ song phương như đã được đưa ra bởi Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Giúp đỡ lẫn nhau năm 1961, cam kết hai bên nỗ lực tối đa, như viện trợ quân sự, nếu bên kia bị tấn công. Platkovskiy, nhà báo Nga, cũng lập luận về mô hình an ninh, đã dẫn bình luận của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Young-nam trong các cuộc đàm phán với người đồng chức Nga Eduard Shevardnadze năm 1991. Ông Kim Young-nam nói rằng Bắc Triều Tiên sẽ tự do phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu Liên Xô quyết định phản bội họ. Hymans, phó giáo sư trường Đại học Southern California, nhận xét rằng Bắc Triều Tiên đã tìm cách có được vũ khí hạt nhân vì những lý do có liên quan đến lòng tự hào và chủ nghĩa dân tộc đối lập. Theo lý luận này, Bắc Triều Tiên muốn có bom hạt nhân từ lâu trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhưng sự kết thúc cuộc chiến tranh này dẫn đến việc mất sự bảo trợ của Liên Xô và các đồng minh cộng sản khác ở Đông Âu. Do đó, quyết tâm của Bắc Triều Tiên có được khả năng hạt nhân có thế được giải thích rõ ràng bởi mô hình biểu tượng hơn là mô hình an ninh.
Goldstein, công tác tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1994-1996, ông đã tham gia các cuộc đàm phán Mỹ – Bắc Triều Tiên về vấn đề hạt nhân, cho rằng mục đích của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là đưa Oasinhtơn trở lại bàn thương lượng. Ông chỉ rõ rằng Bình Nhưỡng đe dọa chính quyền Oasinhtơn bằng cách rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1993 và buộc phải tiến hành các cuộc đàm phán cấp cao Bắc Triều Tiên – Mỹ, và còn buộc chính quyền Bush phải tiến hành các cuộc đàm phán 6 bên một cách nghiêm chỉnh hơn bằng cách cho nổ một vũ khí hạt nhân vào năm 2006. Một số nhả quan sát nhận thấy một cơ sở đa mục đích đối với chương trinh hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Moore, phó giáo sư Mỹ nghiên cứu về quan hệ quốc tế và vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho rằng Kim Châng In tìm cách có được vũ khí hạt nhân để đạt được 3 mục tiêu: đòi hỏi sự chú ý của Mỹ, giành được con bài mặc cả với Mỹ, và đạt được sự răn đe mạnh mẽ chống lại sự hiếu chiến của Mỹ. Phù hợp vói Moore, Mack, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Quốc gia – Ôxtrâylia, lập luận rằng Bình Nhưỡg coi bom hạt nhân là một phương tiện cân bằng chiến lược trong cuộc cạnh tranh quân sự với Xơun, một sự răn đe đối trọng chống lại các mối đe dọa của Mỹ, và một đòn bẩy mặc cả trong các mối quan hệ của nước này với Mỹ và Hàn Quốc. Ông cũng chỉ rõ rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhằm sản xuất một số vũ khí mà nước này trước đây thường nhận được từ Liên Xô để tăng cường vị thế quốc tế của mình, tăng cường tư tưởng chủ thể (tự lực), và bảo vệ mình chống lại sự trả đũa của Hàn Quốc đối với các hoạt động khiêu khích của nước này.
Bất chấp nhiều nghiên cứu từ những quan điểm khác nhau này, một số nghiên cứu về mục đích hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã ứng dụng mô hình sự tồn tại của chế độ, chỉ rõ mục đích của Bình Nhưỡng là duy trì chế độ như một nguyên nhân của chương trình hạt nhân của nước này. Mô hình này phát triển từ sụ chú trọng của Bình Nhưỡng đến quyền tự vệ, và việc họ sử dụng chương trình vũ khí hạt nhân như một công cụ để tháo ngòi nổ cho các mối đe dọa của Mỹ. Tuy nhiên, các mục đích đã được tuyên bố của các quan chức Bắc Triều Tiên về việc duy trì an ninh quốc gia chỉ là một phần trong các mục tiêu của nước này. Tình hình kinh tế và chính trị trong nước của Bắc Triều Tiên cũng lả cơ sở để Bắc Triều Tiên bày tỏ những lo ngại về an ninh của họ. Một cuộc điều tra kỹ lưỡng về tình hình trong nước vào các thời kỳ quyết định trong quá trình phát triển chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ cho thấy lợi ích hẹp hòi của chế độ Bình Nhưỡng, có nghĩa là sự tồn tại của chính chế độ này, là nguyên nhân căn bản của việc vạch quyết định về hạt nhân.
Sự phát triển hạt nhân và các nhân tố trong nước của Bắc Triều Tiên
Cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên và nạn đói khủng khiếp của Bắc Triều Tiên
Bắc Triều Tiên bắt đầu chương trình hạt nhân của mình bằng cách ký một thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Liên Xô năm 1959, nhằm phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân, và sau đó xây dựng tổ hợp hạt nhân Yongbyon năm 1962. Nước này tuyên bố khởi động chương trình vũ khí hạt nhân năm 1983 bằng cách tiến hành các vụ nổ có sức công phá cao mang tính thử nghiệm. Trong Đại hội 6 năm 1980, Đảng Lao động Triều Tiên đã cử Kim Châng In là người kế nhiệm cha mình là Kim Nhật Thành bằng cách cử ông làm ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Bình Nhưỡng cần thắt chặt sự đoàn kết dân chúng để làm cho con đường kế nhiệm quyền lực trở nên suôn sẻ, và Kim Châng In cần được sự ủng hộ của giới quân sự. Việc đưa ra chương trình vũ khí hạt nhân có thể phục vụ tốt nhất cho mục tiêu đoàn kết này. Theo Kim Jung-min, cựu quan chức cao cấp của Đảng Lao động Triều Tiên, chính phủ Bắc Triều Tiên đã gia tăng mạnh mẽ các nguồn tài lực mà nước này dành cho tổ hợp hạt nhân Yongbyon ngay sau Đại hội 6.
Từ năm 1989 đến 1991, Bắc Triều Tiên được cho là đã chiết xuất được 10kg plutonium từ lò phản ứng nghiên cứu của nước này ở Yongbyon thông qua quá trình tái chế các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Các hoạt động đó dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên vào năm 1993-1994. Gorbachev lên cầm quyền ở Liên Xô năm 1985 và đã thực hiện một chính sách cải cách kinh tế và chính trị và cải thiện các mối quan hệ với Mỹ. Sự thay đổi chính sách này đã gây phương hại cho nền kinh tế cua Bắc Triều Tiên, vốn đã phụ thuộc quá nhiều vào các đồng minh cộng sản, và góp phần vào thất bại của kế hoạch kinh tế 7 năm lần thứ hai (1978-1984). Theo Natalia Bazhanova, thành viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Khoa học Nga, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Bắc Triều Tiên không quá 2% vào năm 1980, 1982, 1984, và 1985 do thiếu các nguồn nguyên liệu. Nước này khởi xướng Luật Quản lý Công ty Liên doanh năm 1984 để kiếm lợi nhuận bằng cách kết hợp quản lý công ty với công nghệ và vốn nước ngoài. Bình Nhưỡng dự định vượt qua thời kỳ khó khăn này bàng cách thu hút vốn nước ngoài nhưng không thể đạt được mục đích này.
Bắc Triều Tiên tiếp tục chịu đựng sự suy thoái kinh tế vào cuối những năm 1980. Theo đúng kiểu cải cách kinh tế và chính trị của Liên Xô, Trung Quốc đã đối mặt với những đòi hỏi mạnh mẽ về dân chủ từ dân chúng vào năm 1986 – 1987. Theo dõi chặt chẽ tình hình này, Bắc Triều Tiên tìm cách ngăn chặn những đòi hỏi tương tự từ người dân của nước này. Kim Châng In đã thông qua một cương lĩnh rằng những người theo chủ nghĩa xã hội cần phát triển một cách sáng tạo học thuyết và chiến lược cách mạng của họ, vì những người theo chủ nghĩa tư bản cố gắng hết sức để mở rộng tư tưởng riêng của họ. Liên Xô đã chấm dứt viện trợ cho Bắc Triều Tiên vào năm 1987, buộc nước này phải cắt giảm khẩu phần ngũ cốc hàng ngày khoảng 10%, sau đó giảm thêm 10% nữa vào năm 1992. Nền kinh tế của Bắc Triều Tiên đã suy sụp nghiêm trọng đến mức chính phủ đã khởi xướng cuộc vận động “ăn hai bữa một ngày” vào năm 1987 và ngừng tất cả công trình xây dựng mới vào năm 1989. Việc Bình Nhưỡng quyết định tái chế plutonium năm 1989 phản ánh tình hình này. Để ngăn chặn người dân từ bỏ chế độ, Bắc Triều Tiên có lẽ đã quyết định nỗ lực xây dựng sức mạnh quân sự của mình.
Trong vòng xoáy của trật tự quốc tế đang thay đối, Bình Nhưỡng đã mất các đổi tác thương mại của mình (Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu), Kim ngạch thương mại của Bắc Triều Tiên với Liên Xô đã giảm từ 55,3% tổng kim ngạch thương mại của nước này xuống chỉ còn 10,2% trong giai đoạn 2 năm 1990 – 1991. Hơn nữa, Liên Xô yêu cầu Bắc Triều Tiên thanh toán buôn bán bằng đồng tiền mạnh năm 1991. Do tất cả các nhân tố này, nền kinh tế của Bắc Triều Tiên gần như đi đến chỗ suy sụp vào đầu những năm 1990, và dẫn đến nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của một triệu người vào những năm 1990. Tình hình này đã phá vỡ kế hoạch kinh tế và các hệ thống phân phối lương thực của chính phủ, mà đã hoạt động như những công cụ then chốt để kiểm soát xã hội. Các thị trường nổi lên tự phát, và chế độ giám sát – nhờ nó mà Bắc Triều Tiên được biết đến – đã ngừng hoạt động một cách bình thường. Do đó Bắc Triều Tiên đã xem xét lại hiến pháp năm 1992 để tách ủy ban Quốc phòng ra khỏi ủy ban Nhân dân Trung ương và trao cho ủy ban này.quyên lãnh đạo tối cao về quân sự. Việc xem xét lại hiến pháp nhằm làm cho giới quân sự trở nên hùng mạnh hơn.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên đã phát triển từ tình hình bi đát chưa từng thấy này. Nạn đói bất đầu xuất hiện vào năm 1993. Bắc Triều Tiên tuyên bố “tình trạng nửa chiến tranh”-chống phương Tây vào ngày 8/3/1993, từ chối tuân thủ yêu cầu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về việc tiến hành các cuộc thanh tra đặc biệt hai địa điểm chưa được đăng ký bị tình nghi là nơi đổ chất thải hạt nhân. Nước này tuyên bố rút khỏi NPT vào ngày 12/3/1993. Chế độ này đã có đầy đủ lý do để gây căng thẳng quốc tế, vì điều này làm tăng thêm sự đoàn kết dân tộc và chuyển hướng sự chú ý khỏi tình trạng suy sụp kinh tế nghiêm trọng của nước này. Ngày 5/4/1993, Kim Nhật Thành tuyên bố: “Chúng ta sẽ chống lại sức ép của Mỹ và trả đũa nếu họ tấn công đất nước chúng ta”. Đối với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên này, khủng hoảng hạt nhân và xung đột với Mỹ chưa bao giờ là lựa chọn tồi tệ và có thế có hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại của chế độ này trước sự suy giảm kinh tế. Khi Bình Nhưỡng bắt đầu tách được các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng từ lò phản ứng 5 megawatt của họ vào tháng 5/1994, nạn đói đã đạt đến tình trạng gần như rộng khắp, với sản lượng ngũ cốc thấp hơn 20% mức trung bình năm 1989-1992. Khẩu phần lương thực trung bình hàng ngày giảm từ 600 đến 700 gam xuống còn 150 gam mỗi người mỗi ngày đối với hầu hết người dân thành thị và từ 700 đến 800 gam đối với các quan chức câp cao, nhân viên quân sự và những người lao động nặng nhọc. Chính phủ đã tìm cách chuyển hướng sự chú ý của dân chúng từ tình hình kinh tế khó khăn sang lập trường toàn cầu mạnh mẽ của nước này đối với Mỹ và IAEA.
Thậm chí trong những điều kiện này, Bắc Triều Tiên đã tìm cách quy cho việc phát triển hạt nhân của mình là do chính sách thù địch của Mỹ đối với Bình Nhưỡng và chính sách hạt nhân của Mỹ đã bố trí đầu đạn hạt nhân ở Hàn Quốc. Kim-Châng In thậm chí đà quy cho tình trạng thiếu lương thực trực tiếp là do Mỹ, cho rằng nạn đói bắt nguồn từ các biện pháp trừng phạt kinh tế và các mối đe dọa quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Mỹ đã bố trí trên đất Hàn Quốc đã được đưa về Mỹ năm 1991, và chính quyền Clinton đã khởi xướng một chính sách can dự đối với Bắc Triều Tiên. Cái cớ của nước này về các hoạt động hạt nhân do đó là không hợp lý.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ nhất của Bắc Triều Tiên đã được giải quyết bởi quyết định của phương Tây nhằm mang lại cho Bình Nhưỡng những gì mà nước này hết sức cần – tức là, viện trợ kinh tế mạnh mẽ thông qua các cuộc đàm phán cấp cao với Mỹ, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, và cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ và dầu nặng. Những vấn đề có nghĩa nhất nhất ở Bắc Triều Tiên vào đầu những năm 1990 là suy thoái kinh tế và hậu quả là khủng hoảng chế độ. Chương trình hạt nhân thường được coi là công cụ để làm chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề kình tế.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ hai của Bắc Triều Tiên và các biện pháp cải thiện kinh tế (EIM)
Bắc Triều Tiên đã tỏ thái độ mạnh mẽ đối với Mỹ khi trợ lý ngoại trưởng James Kelly đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 10/2002, đồng thời tuyên bố rằng nước này có quyền sở hữu không chỉ uranium làm giàu ở mức độ cao (HEU), mà còn bất cứ loại, vũ khí nào mạnh hơn thế. Oasinhtơn coi phản ứng này là lời thú nhận về sự tồn tại của chương trình hạt nhân. Phản ứng mạnh mẽ của Bắc Triều Tiên, là sự phản ứng đối với chính sách theo đường lối cứng rắn của chính quyền Bush, do đó gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ hai của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, phản ứng này cũng có một ý nghĩa thứ hai, gửi một thông điệp tới nhân dân Bắc Triều Tiên rằng chính phủ muốn làm gia tăng căng thẳng trong xã hội để xua tan không khí tự do lan tràn sau khi thông qua các Biện pháp Cải thiện Kinh tế (EIM), điều cho phép tự chủ hơn trong, sản xuất và quan lý. EIM mở rộng khoảng cách giữa người nghèo và người giàu. Những người cho những người khác vay tiền hoặc gạo có thể tích lũy tiền bằng cách thu lãi suất cao.
Cuộc khủng hoảng bản thân nó, có lẽ, được bắt đầu do sức ép quá mức của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chế độ Bắc Triều Tiên cũng nắm bắt cơ hội để đánh đi một thông điệp mạnh mẽ cho xã hội của chính mình, mà nó cho là đang trở nên buông lỏng rất nhiều trong bầu không khí tự do đang phát triển. Chưa rõ phản ứng của Bắc Triều Tiên có phải là một lời thú nhận về sự tồn tại của chương trình HEU hay không. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ của Bắc Triều Tiên đối với Mỹ dường như được nhằm ám chỉ rằng nước này có thể đi đến sở hữu vũ khí hạt nhân, và nhằm chỉ rõ ràng thính giả được mong muốn của nước này là chính công dân nước này.
Vụ thử hạt nhân đầu tiên và cảnh khốn đốn của chế độ Kim
Vào thời điểm diễn ra vụ thử hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên tháng 10/2006, Bắc Triều Tiên lâm vào tình trạng thiếu đồng tiền mạnh. Nước này đã và đang đối mặt với các biện pháp trừng phạt tài chính nghiêm khắc, đặc biệt khi nước này không còn tiếp cận được với ngân quỹ trị giá 25 triệu USD được gửi ở ngân hàng Banco Delta Asia có trụ sở ở Macao sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng can dự vào việc rửa tiền và phát tán đôla giả và áp đặt các biện pháp trừng phạt vào ngày 16/9/2005. Đồng tiền mạnh được gửi ngân hàng trên nghe nói là của Kim Châng In. Phó Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Han Song-ryol tỏ dấu hiệu cho thấy Bắc Triêu Tiên sẽ trở lại các cuộc đàm phán 6 bên nếu Mỹ giải tỏa các ngân quỹ này. Thông qua các cuộc đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng và Oasinhtơn đã đồng ý vào ngày 19/9/2005 bãi bỏ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, bình thường hỏa quan hệ ngoại giao của họ, và cung cấp viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, thỏa thuận này không tiến triển vì các biện pháp trừng phạt tài chính. Chế độ Bắc Triều Tiên đã chịu cảnh thiếu nghiêm trọng đồng tiền mạnh, vì các biện pháp trừng phạt tài chính đã ảnh hưởng đến việc buôn bán của Bắc Triều Tiên về vũ khí và ma túy. Thậm chí Bình Nhưỡng đã tiết lộ vụ tai nạn giao thông lớn liên quan đến tàu hỏa và máy bay lên thẳng và đòi bảo hiểm từ một công ty của Anh. Một hành động như vậy là khác thường đối với đất nước ẩn dật này, mà trước đây luôn tìm cách che giấu cộng đồng quốc tế bất cứ thảm họa thiên nhiên và các tai nạn lớn nào.
Bình Nhưỡng đã cố gắng nhưng thất bại trong việc khôi phục chế, độ phân phối công (PDS) vào tháng 10/2005 vì các địa điểm PDS không thể đáp ứng được các mục tiêu. Bắc Triều Tiên cũng chịu nạn lụt nghiêm trọng ở các vùng trồng ngũ cốc phía Tây Nam vào tháng 7/2006, làm tăng giá ngũ cốc 37% trong khoảng thời gian từ tháng 7-9/2006. Hơn nữa, Hàn Quốc đã hạn chế vận chuyển lương thực và phân bón cho nước này sau khi chính phủ Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa vào tháng 7/2006.
Trong những hoàn cảnh này, chế độ Bắc Triều Tiên tìm cách tăng cường khả năng của mình bằng cách đẩy mạnh tư tưởng chủ thể thông qua việc theo đuổi vị thế cường quốc hạt nhân. Sau vụ thử tên lửa tháng 7/2006. Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng “chúng ta tiến hành vụ thử này với 100% sự hiểu biết và công nghệ của chúng ta”, và nói thêm rằng “vụ thử này là một sự kiện lịch sử khuyến khích và làm cho các binh lính và nhân dân ta vui mừng, mong muốn có những khả năng tự vệ mạnh mẽ”.
Ba bên tham gia đóng vai trò có ý nghĩa trong các trường hợp phổ biến vũ khí hạt nhân; cơ sở năng lượng hạt nhân, giới quân sự, và giới chính trị gia. Nếu các liên minh được thành lập một cách có hiệu quả giữa ba bên tham gia này thì các chương trình vũ khí hạt nhân có xu hướng thành công, ở Bắc Triều Tiên ban lãnh đạo chính trị đã chủ động và thành lập một liên minh với giới quân sự. Ngay sau vụ thư hạt nhân, tờ Nodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đang Lao động Triều Tiên, nhấn mạnh rằng “quân đội là lực lượng bảo vệ mạnh mẽ đảng và nhà lãnh đạo”. Chế độ Kim Châng In trong lịch sử đã chú trọng và duy trì quân đội, đổi lại quân đội đã ủng hộ hết lòng chế độ này. Việc phát triển chương trình hạt nhân là có lợi để tăng cường sự bên vững của chế độ Kim, đồng thời củng cố vị thế của giới quân sự. Giới tinh hoa quân sự của Bắc Triều Tiên dường như ủng hộ việc sản xuất đầu đạn hạt nhân, điều không có gì ngạc nhiên, do hầu hết vũ khí của nước này đã lỗi thời trước những khả năng quân sự ưu việt hơn của Hàn Quốc.
Vụ thử hạt nhân thứ hai và việc kế nhiệm quyền lực
Tháng 4/2009, Kim Châng In đã bổ nhiệm con trai út của ông là Kim Jong-un làm thanh tra ủy ban Quốc phòng, cơ quan có quyền lãnh đạo tối cao ở nước này. Việc bổ nhiệm này diễn ra sau khi Kim Châng In bị đột quỵ vào tháng 8/2008 và do đó đã được coi là một bước tiến đưa Kim Jong-un lên kế nhiệm cha. Vào thời điểm quyết định này, chế độ của ông Kim cần đến một tình hình khủng hoảng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế nhiệm quyền lực. Trong tình hình khủng hoảng trước đó vào tháng 3-4/1993 khi Bắc Triều Tiên tuyên bố “tình trạng nửa chiến tranh” sau cuộc xung đột với IAEA và Mỹ và việc rút khỏi NPT, Kim Châng In đã kế nhiệm cha mình làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Sinh năm 1982, Kim Jong-un thiếu một sự nghiệp đầy đủ và quá trẻ đến mức chưa đảm nhận được cương vị lãnh đạo cao nhất của Bắc Triều Tiên. Do đó cần có những điều kiện đặc biệt để tăng cường sự đoàn kêt dân tộc và do đó làm cho việc kế nhiệm quyền lực của gia đình ông Kim trở nên sẵn sàng được chấp nhận hơn đối với dân chúng Bắc Triều Tiên. Tình trạng thiếu lương thực lên đến mức nghiêm trọng nhất vào năm 2008 kể từ nạn đói khủng khiếp vào giữa những năm 1990. Đối mặt với thời khắc quyết định này, tháng 10/2008, Chính phủ Bắc Triều Tiên đã yêu cầu tất cả các chợ cố định chỉ được mở cửa 10 ngày một lần và tìm cách kiểm soát giá cả. Việc kiểm soát thị trường được tăng cường, dẫn đến lệnh cấm buôn bán các sản phẩm nước ngoài vào đầu năm 2009. Vụ thử hạt nhân thứ hai của Bắc Triều Tiên dường như nảy sinh từ các môi trường chính trị và kinh tế này. Sau vụ thử một thiết bị hạt nhân ngầm tháng 5/2009, Bình Nhưỡng tuyến bố rằng vụ thử này đóng góp cho việc duy trì độc lập và chú nghĩa xã hội của BắcTriều Tiên. Vụ thử hạt nhân thứ hai này nhằm tăng cường ý thức dân tộc về độc lập sao cho chính phủ có thể tăng cường sự đoàn kết dân tộc, có lợi cho kế nhiệm lãnh đạo.
Việc bắt hai nhà báo Mỹ vào tháng 3/2009 có thể được hiểu trong khuôn khổ sự căng thẳng và an ninh chế độ. Bắc Triều Tiên coi việc rời bỏ đất nước là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chế độ của ông Kim. Các nhà báo đã chụp ảnh đường biên giới Bắc Triều Tiên — Trung Quốc để đưa tin về những người rời bỏ Bắc Triều Tiên. Việc họ bị bắt và kết án 12 năm cải tạo lao động trong một trại giam là một dấu hiệu cho thấy những lo ngại của Bình Nhưỡng về tình trạng rời bỏ đất nước và mối đe dọa của nó đối với sự tồn tại của chế độ. Những hành động này được nhằm gây căng thẳng với Mỹ và, cùng với việc thử hạt nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự kế nhiệm lãnh đạo.
Nguyên nhân căn bản của chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên
Mặc dù Bắc Triều Tiên đã cho rằng những tham vọng hạt nhân của nước này là do mối đe dọa từ bên ngoài, những nguyên nhân trong nước là trung tâm của sự phát triển hạt nhân của chế độ này. Những nguyên nhân này bao gồm các vấn đề phức tạp trong nước như tình trạng khốn đốn về kinh tế và sự kế nhiệm quyền lực. Các hoạt động hạt nhân cua Bắc Triều Tiên được nhằm tăng cường sự đoàn kết dân chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát trong nước. Nói cách khác, Bắc Triều Tiên đã theo đuổi một chính sách về sự tồn tại của chế độ thông qua chương trình hạt nhân.
Sự thất bại về kinh tế và sự kế nhiệm lãnh đạo là nền tảng cho các hoạt động hạt nhân của nước này. Bình Nhưỡng đã thành công trong việc chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào đầu những năm 1980 và đã bắt đầu một nồ lực kế nhiệm nữa (từ Kim Châng In sang con trai Kim Jong-un) vào đầu nắm 2009. Bắc Triều Tiên cần tạo ra một bầu không khí thích hợp cho việc kế nhiệm, và sự phát triển hạt nhân đường như đã được tiến hành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lực này.
Tương tự, sự thất bại về kinh tế có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Bắc Triều Tiên chịu đựng nhiều khó khăn từ nền kinh tế thất bại, và ban lãnh đạo của nước này lâu nay đã lo ngại về sự diệt vong của chế độ như một hậu quả của sự thất bại này. Cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên của Bắe Triều Tiên vào đầu những năm 1990 và vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 đều xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chế độ cũng có thể đã được ngăn chặn theo cách khác – đó là cải cách kinh tế. Bình Nhưỡng cân nhắc việc mở cửa các thị trường của mình để tồn tại. EIM năm 2002 được coi là một nỗ lực như vậy. Tuy nhiên, Kim Châng In lo ngại rằng một quá trình như vậy có thể hủy diệt chế độ.
Để củng cố sự kiểm soát trong nước và đảm bảo an ninh chế độ. Bắc Triều Tiên đã nhấn mạnh chính sách songun (quân sự là đầu tiên) từ năm 1998. Chính sách này đã dốc toàn bộ các nguồn tài lực cho quân sự. Kim Châng In đã tuyên bố rằng việc tăng cường quân sự là quan trọng hơn phát triển kinh tế, và vũ khí mạnh sẽ làm cho đất nước hùng mạnh. Ông khởi xướng chính sách này để duy trì chế độ của mình trong cơn lốc suy sụp kinh tế vào những năm 1990. Kết quả của chính sách này là tăng cường quân sự thông qua các biện pháp như phát triển hạt nhân. Chế độ của Kim Châng In cũng đã tuyên bố ý định của mình là xây dựng một đất nước giàu mạnh vào năm 2012. Mục đích của chiến lược này là nâng cao vị thế của Bắc Triều Tiên về cả quân sự lẫn kinh tế. Chương trình vũ khí hạt nhân có thể góp phần hoàn thành mục tiêu này. Nói tóm lại, Kim Châng In đã nhấn mạnh rằng quân sự là thành phần quan trọng nhất trong các công việc quốc gia, và rằng ngành công nghiệp quốc phòng là đường huyết mạch để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Nói tóm lại, nền kinh tế tiếp tục suy sụp, chế độ suy yếu, và việc cần thiết phải hỗ trợ cho sự tồn tại của chế độ đã khiến cho Bắc Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Chỉ trích sự lý giải an ninh
Khi Hecker, thành viên cao cấp Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogly thuộc trường Đại học Stanford, đã phỏng vấn các quan chức Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng ba tuần sau vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006, họ nhấn mạnh rằng sự phát triển hạt nhân họ là do sức ép chính trị của Mỹ và được nhằm ngăn chặn Mỹ. Những nghiên cứu dựa trên mô hình an ninh hỗ trợ cho lý giải này. Tuy nhiên, có những kẽ hở trong lập luận của họ. Thứ nhất, Bắc Triều Tiên đã bày tỏ sự lo ngại về mối đe dọa hạt nhân của Mỹ từ đầu những năm 1950. Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Kim Nhật Thành đã nói: “Mặc dù Mỹ đang đe đọa đất nước ta bằng bom hạt nhân, điều đó không ảnh hưởng đến ý chí chống Mỹ của nhân dân ta để giành tự do và độc lập. Tuyên bố này cho thấy nỗi lo ngại sâu sắc và lâu dài của Bắc Triều Tiên về việc Mỹ có khả năng sử đụng bom hạt nhân đối với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên cũng coi chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ Hàn Quốc là một bằng chứng về mối đe dọa hạt nhân. Tuy nhiên, vụ thử hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên đã được tiến hành năm 2006. Nếu nỗi lo ngại của Bắc Triều Tiên về mối đe dọa hạt nhân của Mỹ là rất nghiêm trọng, thì nước này đã có các đầu đạn hạt nhân từ trước đó lâu rồi. Ngoài ra, chiếc ô hạt nhân không phải là một chiến lược tấn công mà là phòng thủ, trong đó nó đề cập đến sự đảm bảo của một nước có vũ khí hạt nhân bảo vệ một nước không có vũ khí hạt nhân. Do đó, sự lo ngại này không phải là bằng chứng thích hợp về mối đe dọa hạt nhân.
Thứ hai, năm 2002, Bắc Triều Tiên cho rằng Đánh giá Tư thế Hạt nhân (NPR) năm 2001 và Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) năm 2002 là một bằng chứng rõ ràng về mối đe dọa của Mỹ, khi những hành động này chưa được thực hiện trong trường hợp Bắc Triều Tiên có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ. NPR cho thấy rằng các lực lượng hạt nhân có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công của Mỹ vào Bắc Triều Tiên bằng tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên, Irắc, Iran, Xyri, và Libi là các nước có thể dính líu đến những sự việc bất ngờ có thể gây ra những hậu quả to lớn đối với việc vạch kế hoạch của Mỹ, trong đó có các kế hoạch về các lực lượng hạt nhân. NSS thừa nhận khả năng xảy ra một cuộc tấn. công chặn trước bằng tuyên bố: “Để báo trước hoặc ngăn chặn những hành động thù địch như vậy của các kẻ thù của chúng ta, Mỹ sẽ, nếu cần, hành động ngăn chặn trước”. Tuy nhiên, nếu Bình Nhưỡng xúc tiến bước vào đối thoại với cộng đồng quốc tế, các chiến lược được hoạch định trong NPT và NSS sẽ không được thực hiện, Bắc Triều Tiên cũng chỉ rõ các bài phát biểu về “trục ma quỷ” của George W. Bush tháng 1/2002 và “tiền đồn chuyên chế” của Condoleezza Rice tháng 1/2005 là bằng chứng về chính sách thù địch của Mỹ. Tuy nhiên, ít người tin rằng Mỹ sẽ tấn công Bình Nhường. Mỹ đã đạt được tiến bộ trong các cuộc thương lượng với Bắc Triều Tiên vào nửa cuối năm 2005, đạt được một thoa thuận vào tháng 9/2005 bao gồm việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đổi lấy sự giúp đỡ kinh tế và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Oasinhtơn và Tokvo.
Thứ ba, các nhà phân tích sử dụng mô hình an ninh đã nhận xét rằng Bắc Triều Tiên đã cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng bởi những hoàn cảnh bên ngoài và bị thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển vũ khí hạt nhân vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử cho thấy Bắc Triều Tiên đã quan tâm đến bom hạt nhân vào đầu những năm 1960. Việc xem xét kỹ lưỡng những tuyên bố của chính phủ cho thấy những lo sợ thực sự của Bắc Triều Tiên tập trung vào việc chế độ suy yếu hay sụp đổ, chứ không phải những mối đe dọa từ bên ngoài. Vào thời điểm sụp đổ của các chế độ cộng sản khắp Đông Âu, Kim Nhật Thành đã nhấn mạnh sự bền vững của chế độ Bắc Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt của chế độ này với các chính phủ Liên Xô và Đông Âu là do nền tảng của tư tưởng chủ thể. Đặc biệt, Kim Nhật Thành lập luận rằng chế độ của ông dựa trên sự ủng hộ thống nhất của Đảng Lao động Triều Tiên và nhân dân Bắc Triều Tiên. Trong phạm vi gần hơn, Kim Nhật Thành coi đường lối chính sách ngoại giao chính trị hướng Bắc của Hàn Quốc được thực hiện vào đầu những năm 1990 là một nỗ lực nhằm đồng hóa Bình Nhưỡng và nói rằng chính sách này không thể có hiệu quả, vì chế độ của ông được sự ủng hộ của ngưởi dân Bắc Triều Tiên. Những tuyên bố đó cho thấy sự lo ngại sâu sắc của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên về sự tồn tại của chế độ của ông khi các chế độ cộng sản khác sụp đổ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Kết luận: Những tác động đối với đường hướng phi hạt nhân hóa
Bắc Triều Tiên đã phản ứng mạnh mẽ đối với NPR của chính quyền Obama, trong đó Bắc Triều Tiên và Iran là hai mục tiêu tấn công hạt nhân tiềm tàng. Tỏ thái độ phản ứng, nước này tuyên bố rằng sẽ gia tăng và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của mình chừng nào mối đe dọa hạt nhân của Mỹ còn tồn tại. Làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn, nền kinh tế đang suy sụp của Bắc Triều Tiên có thể thúc đẩy thêm các hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong nhiều thập kỷ qua, mục đích của Bình Nhưỡng là mở rộng chủ nghĩa xã hội trên toàn bán đảo Triều Tiên, nhưng mục tiêu này đã trở nên lu mờ trong nạn đói vào những năm 1990. Bắc Triều Tiên phải giới hạn sự chú trọng của mình vào việc dồn các nguồn tài lực cho việc đảm bảo sự tồn tại của chế độ. Nỗ lực của Bình Nhưỡng để có được bom hạt nhân có thể cũng được quy cho việc nước này tập trung vào sự tồn tại của chế độ. Do đó, các chiến lược quốc tế nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên cần tập trung vào các biện pháp sẽ đáp ứng các nhu cầu trong nước của nước này. Việc cung cấp viện trợ kinh tế để thúc đẩy các ngành công nghiệp của Bắc Triều Tiên sẽ là một trong những lựa chọn hợp lý nhất, vì những lo ngại của nước này về an ninh chế độ chủ yếu xuất phát từ sự suy sụp kinh tế của nước này. Hoặc các cuộc đàm phán 6 bên hoặc các cuộc đối thoại song phương Mỹ – Bắc Triều Tiên do vậy có thể mang lại những lợi ích kinh tế như là một sự khích lệ hấp dẫn nhất để Bình Nhưỡng xem xét việc phi hạt nhân hóa. Việc đảm bảo an ninh chế độ cũng sẽ là điều cần thiết đối với Mỹ nhàm đảm bảo sự tuyên bố phi hạt nhân hóa từ phía Bắc Triều Tiên. Trước hết, những sáng kiến xây dựng lòng tin cần được thực hiện để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và chính tri./.
Foreign Policy
Cường quốc đơn độc
Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc?Tác giả: Minxin Pei -Người dịch: Nguyễn Tâm
20-03-2012
Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng đặt chân đến Trung Quốc thường nhìn thấy tấm áp phích khổng lồ đặt tại sân bay, với những dòng chữ khoe khoang đến nực cười, “Chúng tôi có bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung của phương Tây và khối Xô-viết cũ – từng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có mối giao hảo với một vài nước như Rumani của Ceausescu, Campuchia của Pol Pot; duy nhất chỉ có quốc gia bé nhỏ Albania, từng là đồng minh thật sự của Trung Quốc, nhưng chỉ trong những năm tháng ngắn ngủi và ảm đạm.
Bốn mươi năm sau, một Bắc Kinh quả quyết và hùng mạnh có thêm nhiều bạn. Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc được nhiều chính phủ châu Phi chào đón nồng nhiệt (không nhất thiết dân địa phương có hoan nghênh hay không); các nước châu Âu thì xem Trung Quốc như một “đối tác chiến lược”, và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi. Tuy có Pakistan, nước phụ thuộc vào trợ giúp của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, được Trung Quốc yểm trợ với mục đích chủ yếu nhằm tạo thế đối trọng chống Ấn Độ, Bắc Kinh thiếu hẳn những đồng minh thật sự đến mức khó tin.
Quan hệ hữu nghị hay đồng minh chiến lược thật sự không phải là thứ hàng hóa có thể mua hoặc đổi chác theo cách thông thường. Nó đặt trên nền tảng cùng chia sẻ những mối quan tâm về an ninh, được củng cố bằng những giá trị tư tưởng giống nhau và sự tin cậy lâu dài. Trung Quốc nổi tiếng về “thủ đoạn ngoại giao con buôn” – đi khắp thế giới giở trò mua chuộc một cách dễ dàng bằng tập chi phiếu dày cộm, ủng hộ những chế độ (thường là thối nát, bị cô lập, là nước nghèo) như Angola, Sudan để đổi lại những điều khoản có lợi về khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc biểu quyết chống lại những nghị quyết do phương Tây bảo trợ, có nội dung chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn thiếu hẳn những đồng minh chiến lược đáng tin cậy, nguyên nhân từ ba yếu tố có quan hệ với nhau: địa lý, ý thức hệ và chính sách.
Trước hết, Trung Quốc nằm ở vị trí địa chính trị là một trong những nước láng giềng khó chịu nhất thế giới. Trung Quốc có cùng biên giới với Nhật, Ấn Độ và Nga; cả ba cường quốc chủ chốt này từng trực tiếp xung đột quân sự với Trung Quốc trong thế kỷ 20. Trung Quốc vẫn còn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ với Nhật, Ấn Độ, và người Nga đang lo sợ những dòng người Trung Quốc di cư, đến sinh sống tràn ngập khu vực Viễn Đông thưa thớt dân cư. Là những đối thủ địa chính trị tự nhiên như vậy, những quốc gia này không dễ dàng trở thành đồng minh với Trung Quốc. Vùng Đông Nam Á có Việt Nam, một nước không dễ khuất phục, không những từng trải qua nhiều cuộc chiến với Trung Quốc, nước này có vẻ đang tăng cường nỗ lực đấu tranh vì chủ quyền đối với vùng biển đang tranh chấp, thuộc khu vực biển Đông. Và ngang qua biển Hoàng Hải là Hàn Quốc, trong lịch sử từng bị Đế quốc Trung Hoa đô hộ, nhưng nay trở thành một đồng minh vững chắc của Mỹ.
Còn lại các nước như Myanmar, Campuchia, Lào và Nepal, những nước yếu kém này là những “cục nợ chiến lược” thật sự của Trung Quốc: duy trì rất tốn kém nhưng mang lại lợi ích rất nhỏ. Thập niên vừa qua, Trung Quốc ra sức tranh thủ thuyết phục các quốc gia có vai trò quan trọng hơn ở Đông Nam Á gia nhập quỹ đạo của mình với chiêu bài tự do thương mại và những hứa hẹn ngoại giao. Trong lúc chiến dịch này chỉ tạo ra thời kỳ trăng mật ngắn ngủi giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, nó đã nhanh chóng tuột dốc khi Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông, điều này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng, sự lựa chọn an ninh tốt nhất của họ vẫn là Mỹ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua ở Bali, tháng 11 năm 2011, hầu hết các nước thuộc khối ASEAN đều lên tiếng ủng hộ lập trường của Washington về vấn đề biển Đông.
Trung Quốc có thể là nước bảo trợ của Bắc Triều Tiên, nhưng hai quốc gia này lại không ưa gì nhau. Nỗi lo ngại về một Triều Tiên tái thống nhất khiến Trung Quốc phải tiếp tục bơm viện trợ ồ ạt cho Bình Nhưỡng. Mặc dù có được Trung Quốc như cái máy rút tiền và trạm tiếp nhiên liệu, nhưng Bình Nhưỡng vẫn không tỏ ra biết ơn đối với Bắc Kinh, cũng như rất hiếm khi chịu để những mối quan tâm an ninh của mình song hành với Trung Quốc: cứ xem tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rõ ràng đã làm tồi tệ hơn môi trường an ninh của Trung Quốc. Thậm chí còn tồi tệ thế này, Bình Nhưỡng từng nhiều lần tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Washington sau lưng Bắc Kinh trong suốt quá trình đàm phán sáu bên do Trung Quốc bảo trợ, cho thấy Bắc Triều Tiên luôn sẵn sàng bán đi “người bạn” và láng giềng của mình cho kẻ ra giá cao nhất. Tuy Trung Quốc có ít sự lựa chọn, nhưng nước này nên cư xử đẹp, không nên hằn học dù mối quan hệ giữa họ và nước Triều Tiên thống nhất có thể xấu đi: Nếu Hàn Quốc dân chủ thâu tóm được Bắc Triều Tiên, quốc gia mới tất nhiên sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ, thay vì gần gũi hơn với Trung Quốc.
Trong tất cả các nước láng giềng, duy chỉ có Pakistan tạo ra được lợi ích an ninh thật sự cho Trung Quốc. Nhưng do tình hình bất ổn trong nước làm suy yếu chính phủ Pakistan, lợi ích sau cùng của mối quan hệ này đang suy giảm. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ an ninh, thương mại với các chế độ chuyên quyền Trung Á gặp phải sự cạnh tranh từ Nga (nước bảo hộ truyền thống của họ) và Mỹ; những chính phủ này có thể cần Trung Quốc để cân bằng trong quan hệ với các cường quốc khác, vốn đang thèm muốn nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của họ, nhưng các nước Trung Á cũng rất lo sợ trước viễn cảnh bị rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, dẫn đến việc thiết lập liên minh thật sự với quốc gia này.
Nếu phương diện địa lý góp phần làm cho Bắc Kinh mất đi những đồng minh an ninh lâu bền, hệ thống độc đảng của Trung Quốc cũng làm hạn chế nghiêm trọng một loạt các ứng viên có thể đưa vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Các nền dân chủ tự do – hầu hết là những nước giàu mạnh và có ảnh hưởng – đều ngoài tầm với của Trung Quốc, do những ảnh hưởng bất lợi trong nước và quốc tế khi họ thành lập liên minh với một chế độ độc tài. EU và Trung Quốc sẽ không có chuyện xúc tiến một liên minh an ninh; việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược” chỉ là lối nói hoa mỹ, ngay lập tức trở nên rỗng tuếch bởi lệnh cấm vận vũ khí EU đang áp đặt lên Trung Quốc và những tranh chấp thương mại triền miên.
Các chế độ dân chủ thông qua bầu cử chiếm đến khoảng 60% tổng số các nước trên thế giới, làm cho số lượng các nước đồng minh chính trị tiềm năng của Trung Quốc trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với thập niên 1960 và 1970. Những thể chế dân chủ tự do mới sau này như Mông Cổ, nước láng giềng của Trung Quốc, tỏ ra miễn cưỡng khi bang giao với một gã khổng lồ độc tài, đặc biệt trong quan hệ láng giềng. Thay vào đó, Mông Cổ theo đuổi liên minh với phương Tây vì mục đích an ninh (và người ta cho rằng Bắc Kinh không hài lòng về cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức gần đây giữa Mỹ và Mông Cổ). Ngày nay, mối quan hệ được thổi phồng từ thời chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Romania, Albania đã sụp đổ. Mặc dù nền dân chủ của họ còn nhiều khiếm khuyết, nhưng lãnh đạo hai nước này có vẻ hiểu rằng, nếu ràng buộc vận mệnh đất nước mình vào Trung Quốc sẽ làm hỏng cơ hội trở thành một phần của phương Tây. Kinh doanh, giao dịch buôn bán với Trung Quốc là một chuyện – có lẽ đó là điều không tránh được trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa, nhưng đồng hành với nhau trong chính sách đối ngoại lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Trong ba thập niên qua, chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không tập trung vào việc xây dựng khối đồng minh chiến lược. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, tận dụng môi trường hòa bình ở bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Chính sách ngoại giao Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông ở trạng thái tăng tốc làm việc hết sức chỉ đúng có hai lần: khi Trung Quốc gây sức ép lên Đài Loan vào thời điểm chính phủ ủng hộ độc lập lên nắm quyền tại đảo quốc này (giai đoạn 1995-2008), và khi Trung Quốc tập hợp các nước đang phát triển nhằm làm thất bại chiến dịch nhân quyền của phương Tây chống lại Trung Quốc. Đó là những lần Bắc Kinh phải dựa vào mối quan hệ ngoại giao (đi kèm theo sự đe dọa ngấm ngầm) để đạt được mục đích của mình, chẳng hạn Trung Quốc từng thuyết phục các nước như Algeria, Sri Lanka tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 năm 2010 nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Nhưng mặt khác, giới lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin chắc chắn rằng phương cách đáng tin cậy nhất để một cường quốc có thể bảo đảm những lợi ích và an ninh của mình vẫn là tập trung phát triển mọi tiềm năng của đất nước, trong khi đó lại không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.
Như các cường quốc khác, Trung Quốc cũng có những quốc gia chư hầu, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và Myanmar. Nếu Bắc Triều Tiên thể hiện một nước chư hầu có thể trở thành kẻ phá rối nguy hiểm đến dường nào, thì Myanmar lại là một ví dụ cho thấy, vì sao một nước bảo trợ không nên cho rằng vai trò “thượng quốc” của mình mãi là điều hiển nhiên. Cho đến khi xảy ra những biến chuyển chính trị mạnh mẽ gần đây tại Myanmar, Trung Quốc vẫn nghĩ rằng chính quyền quân sự của quốc gia cô lập này vẫn ngoan ngoãn nằm trong túi của mình. Thế nhưng, giới tướng lĩnh cầm quyền Myanmar dường như đã có kế hoạch khác, họ đã hủy một hợp đồng với Trung Quốc liên quan đến việc xây một con đập gây tranh cãi. Trước khi Bắc Kinh tỏ thái độ tức giận, Myanmar đã thả tù chính trị, và mời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Yangon trong chuyến thăm lịch sử. Hiện nay, Myanmar hình như đang rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể có một vài nước thật sự đúng nghĩa bạn bè, như Venezuela của Hugo Chávez, Zimbabwe của Robert Mugabe, Cuba của anh em nhà Castros. Nhưng nhìn chung, đây là những nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của các chính trị gia thường bị thế giới xa lánh, chuyên trục lợi khi quan hệ với các cường quốc. Bên cạnh việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận được sự ủng hộ tại Liên Hiệp quốc, mức độ quan trọng chỉ có thế, việc quan hệ tốt với những quốc gia đó chỉ đem lại cho Bắc Kinh lợi ích nhỏ nhoi. Vả lại, hầu hết lãnh tụ của những nước này đều già yếu. Một khi thế hệ chính trị gia mới, giỏi giang hơn, theo đường lối dân chủ lên nắm quyền, quan hệ giữa những nước này với Trung Quốc có thể không còn nồng ấm.
Nga, một nước gần gũi nhất, gần như là một cường quốc đồng minh với Trung Quốc. Họ cùng chia sẻ nỗi lo ngại và căm ghét phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đem Moscow và Bắc Kinh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy vậy, lợi ích kinh tế chung của hai nước lại đang đi xuống: Nga đã làm Trung Quốc thất vọng khi từ chối cung cấp năng lượng và không bán cho Trung Quốc những vũ khí tiến tiến, trong khi Trung Quốc lại không bày tỏ đủ sự hậu thuẫn đối với Nga trong cuộc tranh cãi của nước này với Mỹ liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như trong vấn đề Gruzia. Nhưng xét về khía cạnh hoàn toàn chiến thuật, Trung Quốc và Nga đã trở thành đối tác lợi dụng lẫn nhau, cùng hợp tác tại Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tránh sự cô lập, bảo vệ lợi ích sống còn của mình. Về vấn đề Iran, Nga và Trung Quốc điều phối nhau một cách chặt chẽ để giảm nhẹ áp lực của phương Tây lên Tehran. Đối với Syria, họ từng hai lần phủ quyềt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để bảo vệ chế độ Assad. Tuy nhiên, bất kỳ người Nga hay người Trung Quốc chân thật nào cũng sẽ nói thẳng với mọi người rằng họ không phải là đồng minh; việc thiếu sự tin cậy chiến lược giữa hai nước đã khiến việc hình thành liên minh thật sự trở thành điều không thể.
Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc đã tạo nên nỗi lo ngại “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”: Thay vì làm cho Trung Quốc an ninh hơn, sức mạnh đang lên của Trung Quốc đã tạo ra nỗi bất an đối với các nước láng giềng, nghiêm trọng hơn, nó đã gây ra sự phản ứng chiến lược từ Mỹ, nước đang tập trung chuyển trọng tâm an ninh hướng về châu Á. Cuộc đối đầu chiến lược đang nổi lên này sẽ thử thách gay gắt kỹ năng ngoại giao của Bắc Kinh. Những lựa chọn chiến lược hiện có đối với Trung Quốc về phương diện tăng cường cấu trúc đồng minh là không nhiều. Hầu hết các nước châu Á đều muốn Mỹ duy trì vai trò cân bằng chủ chốt trong khu vực; những người bạn mà Trung Quốc có được ở những vùng khác trên thế giới không đem lại lợi ích gì cho cuộc đối đầu này. Tuy nhiên, có hai con đường, tuy khó khăn nhưng đầy hứa hẹn, Trung Quốc có thể tiến bước. Một là, Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại với các nước láng giềng, và ủng hộ cơ chế an ninh tập thể trong khu vực, một khi thực hiện, có thể làm vơi đi nỗi lo của các quốc gia láng giềng, giảm bớt căng thẳng đối đầu Mỹ – Trung, làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc. Hai là, Trung Quốc cần dân chủ hóa hệ thống chính trị của mình, bước đi này sẽ loại bỏ triệt để những nguy cơ của một cuộc xung đột chính thức Mỹ-Trung, giúp Trung Quốc có được “bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Bước đầu tiên có thể trong khả năng của Trung Quốc, dù quá ít và quá trễ – và phải kiên trì, đừng nôn nóng với bước đi thứ hai.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.
Nguồn: Foreign Policy
PHẢI CHĂNG BÁO TIỀN PHONG CHUẨN BỊ TẤN CÔNG TIẾP CỤ VŨ NGỌC LIỄN
nguyentrongtao
NTT: Làm báo kiểu quan liêu có cái lợi là mình muốn nói gì thì nói. Khi nói sai rồi thì không chịu xin lỗi mà chỉ “Nói lại cho đúng”. Khi mình “nói đúng” theo ý mình rồi, thì ai nói ngược lại thì mình chỉ cần nói “chuyện này khép lại rồi”. Phải chăng, báo Tiền Phòng cũng đang chuẩn bị làm điều này khi cho in “Lời tòa soạn” ở đầu bài rồi thấy chưa đã, còn nối thêm cái đuôi dưới bài “phản hồi” như sau: “Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng, blog cá nhân, xuất hiện nhiều bài viết bàn về chủ đề này, trong đó có nội dung bình luận về công việc của báo Tiền Phong và cá nhân người có trách nhiệm (thực ra là nói Tổng biên tập báo TP, nhưng báo lập lờ không dám nói rõ – NTT) của báo với tính chất thiếu bình tĩnh, thậm chí có những lời lẽ dung tục, thiếu văn hóa. Báo Tiền Phong không tán thành cách tiếp cận trên. Trong số Tiền Phong chủ nhật tuần tới, chúng tôi sẽ có bài phân tích rõ đúng sai và kết luận vụ việc này. - T.P“. Vậy các blog “dung tục, thiếu văn hóa” hay chính là báo Tiền Phong? Vì báo TP làm sao “làm rõ đúng sai” và “kết luận” được, nếu không phải là Tòa án? Làm báo đừng nên tự bảo vệ mình khi mình sai, ngượng lắm. Tôi nói như thế vì báo Tiền Phong đã xúc phạm (vu khống) Cụ Vũ Ngọc Liễn với cái tít câu khách rất “thiếu văn hóa”: Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất. Đó là một sự xúc phạm khi chưa rõ đầu cua tai nheo gì, là rất khó tha thứ. Không gì có thể thanh minh thanh nga được sự xúc phạm đó, nếu không ra tòa vì tội vu khống. Theo tôi, báo Tiền Phong nên xem lại mình và thận trọng khi rút những cái tít câu khách phản bội lại chính tờ báo của mình như thế. Và đừng chủ quan tự bảo vệ mình đúng khi đã xúc phạm người khác, lại là một nhà nghiên cứu cao niên, mà khép lại vấn đề này.
> Về tác quyền của “Đào Tấn thơ và từ”
TP – LTS: Sau khi đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” đề cập đến một số sai sót trong việc thực hiện các quy định về tác quyền trong việc xuất bản cuốn sách “Đào Tấn thơ và từ” của tác giả Minh Tâm (báo Tiền Phong ngày 19-2-2012), tòa soạn nhận được nhiều phản hồi xung quanh bài báo này. Chúng tôi đã đăng bài “Đôi điều nói lại”, gồm toàn văn ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (báo Tiền Phong ngày 26-2-2012) và bài “Về tác quyền của “Đào Tấn thơ và từ” của nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu – nguyên Giám đốc Nxb Văn học (báo Tiền Phong ngày 11-3-2012). Để rộng đường dư luận, thể theo yêu cầu gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, chúng tôi đăng bài dưới đây của ông Võ Ngọc Thọ – con trai nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Vừa qua trên báo Tiền Phong ngày 19-2-2012 có đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” của tác giả Minh Tâm (MT). Bài viết dựng nên nhiều chi tiết không đúng sự thật, đánh lừa người đọc, nhằm xuyên tạc bôi nhọ cá nhân nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn xung quanh tác phẩm Đào Tấn thơ và từ (NXB Sân Khấu 2003).
Tác giả Minh Tâm cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đạo văn của các nhà thơ Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, và các nhà nghiên cứu Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng…”.
Sự thật của vấn đề như thế nào?
Trong “Lời đầu sách” tập Đào Tấn thơ và từ (2003), ông Vũ Ngọc Liễn có viết:
“Nếu tính từ Hội nghị khoa học nghiên cứu Đào Tấn lần thứ 1 (12-1977) thì 26 năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu công trình nghiên cứu này chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp được một khối lượng lớn các mặt tư liệu, tài liệu về Đào Tấn từ lâu nằm rải rác khắp ba miền đất nước.
Một phần trong khối lượng tài liệu ấy đã công bố qua các sách:
- Thư mục và tư liệu về Đào Tấn của nhóm tác giả: Bùi Lợi, Ngô Quang Hiển, Mạc Côn do Vũ Ngọc Liễn chủ biên, ấn hành năm 1985.
- Tuồng Đào Tấn tập I và II, do Vũ Ngọc Liễn biên khảo, Phạm Phú Tiết chú giải, NXB Sân khấu và Sở VHTT Nghĩa Bình ấn hành năm 1987.
- Thơ và từ của nhóm biên soạn: Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Thanh Hiện, Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng do Vũ Ngọc Liễn chủ biên, NXB Văn học ấn hành năm 1987.
Còn đọng lại gần một nửa khối lượng tài liệu đã tập hợp lúc đó và sau này chưa có điều kiện công bố.
Lần này, tiến hành biên khảo công trình Đào Tấn chúng tôi gộp các tài liệu đã in và chưa in chia thành 3 tập:
Tập I:?Đào Tấn thơ và từ
Tập II: Đào Tấn tuồng hát bội
Tập III: Đào Tấn qua thư tịch
…
Riêng tập I - Đào Tấn thơ và từ in lần này tổng cộng 204 bài (141 bài thơ chữ Hán, 60 bài từ chữ Hán và 3 bài thơ nôm), như vậy so với bản in thơ và từ trước đây chúng tôi bổ sung đến 94 bài cả thơ lẫn từ lâu nay chưa công bố…”.
Đọc “Lời đầu sách” trên đây và? xem kỹ tập Đào Tấn thơ và từ (2003), chúng tôi thấy bài viết của Minh Tâm có nhiều cái sai:
Thứ nhất, sách Thơ và từ Đào Tấn (1987) chỉ có 4 tác giả (chứ không phải 7): Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Thanh Hiện, Mạc Như Tòng và Tống Phước Phổ, do Vũ Ngọc Liễn chủ biên (tác giả chính). Người viết lời giới thiệu, lời bạt, hiệu đính không thể gọi là tác giả.
Thứ hai, trong 4 tác giả này, ông Nguyễn Thanh Hiện còn sống và đang sáng tác ở Quy Nhơn chứ không phải đã chết. Việc tạo “hiện trường” giả về số lượng tác giả (7 người) và số lượng người chết (6 người) MT có dụng ý nhằm kích thích người đọc.
Thứ ba, trong Lời đầu sách (đã dẫn), Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn ghi rõ ông tập hợp từ nhiều nguồn để hoàn thiện công trình nghiên cứu về Danh nhân Đào Tấn, trong đó có quyển Thơ và từ Đào Tấn (1987) của ông (tác giả chính) và 3 người khác.
Việc tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả những tài liệu rải rác trong cả nước), ghi rõ xuất xứ và tên tác giả dưới mỗi bài thơ dịch, không thể gọi là “đạo văn”.
Thứ tư, việc tập hợp nguồn từ? tác phẩm do mình chủ biên (tập cũ từ 1987), bổ sung thêm những 94 bài mới và 201 bài Thơ và Từ nguyên văn chữ Hán, Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn không phải “cướp công người khác” (như MT đã viết) mà ngược lại đã ghi nhận công lao đóng góp của các tác giả đối với việc vinh danh Danh nhân Đào Tấn.
Thứ năm, trong tập Đào Tấn thơ và từ (2003) gồm 204 bài: 201 bài thơ và từ chữ Hán, 3 bài thơ chữ nôm và 201 bài thơ nguyên văn chữ Hán (phụ lục).
Ngoài ra có 3 bài viết: “Đọc thơ và từ của Đào Tấn” của Xuân Diệu, “Cõi Phật trong thơ Đào Tấn” của Thanh Thảo và “Lời Bạt” của Hoàng Trung Thông. Dưới 201 bài thơ và từ chữ Hán đều có bài dịch nghĩa (Vũ Ngọc Liễn: 200 bài, Đỗ Văn Hỷ: 1 bài); Trong 201 bài, có 171 bài có dịch thơ và dịch từ .
Hai người dịch nhiều nhất là Vũ Ngọc Liễn: 95 bài (dịch riêng: 67; chung: 28), Xuân Diệu: 52 bài (dịch riêng: 48; chung: 4), kế đến là Huỳnh Chương Hưng, Hà Giao và những người sau đây có từ 1 đến 5 bài: Yến Lan, Mạc Như Tòng, Tống Phước Phổ, Đỗ Văn Hỷ, Giang Tân, Nguyễn Thanh Hiện, Văn Trọng Hùng, Nguyễn Hoài Văn, Mịch Quang, Phan Ngọc, Trần Gia Thoại. Ngoài ra Vũ Ngọc Liễn là người biên khảo, hiệu đính, ghi chú để người đọc hiểu rõ hơn thơ và từ của Đào Tấn.
Vậy mà MT lại cho rằng Vũ Ngọc Liễn “đạo văn” của Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông (?). Đọc bài “Đọc thơ và từ của Đào Tấn” của Xuân Diệu, ta càng trân trọng tâm huyết của ông đối với việc vinh danh Danh nhân Đào Tấn qua các kỳ Hội nghị về Đào Tấn tổ chức ở TP Quy Nhơn và sự tài hoa qua các bài thơ dịch của ông.
Thứ sáu, với một công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu như vậy mà MT cho rằngĐào Tấn thơ và từ (2003) chỉ là một tác phẩm “ở lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn bản học” thì thật khôi hài nhằm làm lu mờ công lao và dấu ấn sáng tạo của tác giả.
Tóm lại những điều nêu ra trong bài viết “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” của MT là hoàn toàn bịa đặt, lập lờ đánh tráo khái niệm gây sự hiểu lầm nơi người đọc. Chỉ tiếc là báo Tiền Phong đã không nhận rõ sự thiếu thiện tâm của Minh Tâm.
Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng, blog cá nhân, xuất hiện nhiều bài viết bàn về chủ đề này, trong đó có nội dung bình luận về công việc của báo Tiền Phong và cá nhân người có trách nhiệm của báo với tính chất thiếu bình tĩnh, thậm chí có những lời lẽ dung tục, thiếu văn hóa. Báo Tiền Phong không tán thành cách tiếp cận trên. Trong số Tiền Phong chủ nhật tuần tới, chúng tôi sẽ có bài phân tích rõ đúng sai và kết luận vụ việc này. - T.P
VNT
Hội VHNT Bình Định
Nguồn: Tiền Phong
NTT: Làm báo kiểu quan liêu có cái lợi là mình muốn nói gì thì nói. Khi nói sai rồi thì không chịu xin lỗi mà chỉ “Nói lại cho đúng”. Khi mình “nói đúng” theo ý mình rồi, thì ai nói ngược lại thì mình chỉ cần nói “chuyện này khép lại rồi”. Phải chăng, báo Tiền Phòng cũng đang chuẩn bị làm điều này khi cho in “Lời tòa soạn” ở đầu bài rồi thấy chưa đã, còn nối thêm cái đuôi dưới bài “phản hồi” như sau: “Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng, blog cá nhân, xuất hiện nhiều bài viết bàn về chủ đề này, trong đó có nội dung bình luận về công việc của báo Tiền Phong và cá nhân người có trách nhiệm (thực ra là nói Tổng biên tập báo TP, nhưng báo lập lờ không dám nói rõ – NTT) của báo với tính chất thiếu bình tĩnh, thậm chí có những lời lẽ dung tục, thiếu văn hóa. Báo Tiền Phong không tán thành cách tiếp cận trên. Trong số Tiền Phong chủ nhật tuần tới, chúng tôi sẽ có bài phân tích rõ đúng sai và kết luận vụ việc này. - T.P“. Vậy các blog “dung tục, thiếu văn hóa” hay chính là báo Tiền Phong? Vì báo TP làm sao “làm rõ đúng sai” và “kết luận” được, nếu không phải là Tòa án? Làm báo đừng nên tự bảo vệ mình khi mình sai, ngượng lắm. Tôi nói như thế vì báo Tiền Phong đã xúc phạm (vu khống) Cụ Vũ Ngọc Liễn với cái tít câu khách rất “thiếu văn hóa”: Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất. Đó là một sự xúc phạm khi chưa rõ đầu cua tai nheo gì, là rất khó tha thứ. Không gì có thể thanh minh thanh nga được sự xúc phạm đó, nếu không ra tòa vì tội vu khống. Theo tôi, báo Tiền Phong nên xem lại mình và thận trọng khi rút những cái tít câu khách phản bội lại chính tờ báo của mình như thế. Và đừng chủ quan tự bảo vệ mình đúng khi đã xúc phạm người khác, lại là một nhà nghiên cứu cao niên, mà khép lại vấn đề này.
Đâu là sự thật về vụ “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất”?
VÕ NGỌC THỌ> Về tác quyền của “Đào Tấn thơ và từ”
TP – LTS: Sau khi đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” đề cập đến một số sai sót trong việc thực hiện các quy định về tác quyền trong việc xuất bản cuốn sách “Đào Tấn thơ và từ” của tác giả Minh Tâm (báo Tiền Phong ngày 19-2-2012), tòa soạn nhận được nhiều phản hồi xung quanh bài báo này. Chúng tôi đã đăng bài “Đôi điều nói lại”, gồm toàn văn ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (báo Tiền Phong ngày 26-2-2012) và bài “Về tác quyền của “Đào Tấn thơ và từ” của nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu – nguyên Giám đốc Nxb Văn học (báo Tiền Phong ngày 11-3-2012). Để rộng đường dư luận, thể theo yêu cầu gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, chúng tôi đăng bài dưới đây của ông Võ Ngọc Thọ – con trai nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Vừa qua trên báo Tiền Phong ngày 19-2-2012 có đăng bài “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” của tác giả Minh Tâm (MT). Bài viết dựng nên nhiều chi tiết không đúng sự thật, đánh lừa người đọc, nhằm xuyên tạc bôi nhọ cá nhân nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn xung quanh tác phẩm Đào Tấn thơ và từ (NXB Sân Khấu 2003).
Tác giả Minh Tâm cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đạo văn của các nhà thơ Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, và các nhà nghiên cứu Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng…”.
Sự thật của vấn đề như thế nào?
Trong “Lời đầu sách” tập Đào Tấn thơ và từ (2003), ông Vũ Ngọc Liễn có viết:
“Nếu tính từ Hội nghị khoa học nghiên cứu Đào Tấn lần thứ 1 (12-1977) thì 26 năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu công trình nghiên cứu này chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp được một khối lượng lớn các mặt tư liệu, tài liệu về Đào Tấn từ lâu nằm rải rác khắp ba miền đất nước.
Một phần trong khối lượng tài liệu ấy đã công bố qua các sách:
- Thư mục và tư liệu về Đào Tấn của nhóm tác giả: Bùi Lợi, Ngô Quang Hiển, Mạc Côn do Vũ Ngọc Liễn chủ biên, ấn hành năm 1985.
- Tuồng Đào Tấn tập I và II, do Vũ Ngọc Liễn biên khảo, Phạm Phú Tiết chú giải, NXB Sân khấu và Sở VHTT Nghĩa Bình ấn hành năm 1987.
- Thơ và từ của nhóm biên soạn: Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Thanh Hiện, Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng do Vũ Ngọc Liễn chủ biên, NXB Văn học ấn hành năm 1987.
Còn đọng lại gần một nửa khối lượng tài liệu đã tập hợp lúc đó và sau này chưa có điều kiện công bố.
Lần này, tiến hành biên khảo công trình Đào Tấn chúng tôi gộp các tài liệu đã in và chưa in chia thành 3 tập:
Tập I:?Đào Tấn thơ và từ
Tập II: Đào Tấn tuồng hát bội
Tập III: Đào Tấn qua thư tịch
…
Riêng tập I - Đào Tấn thơ và từ in lần này tổng cộng 204 bài (141 bài thơ chữ Hán, 60 bài từ chữ Hán và 3 bài thơ nôm), như vậy so với bản in thơ và từ trước đây chúng tôi bổ sung đến 94 bài cả thơ lẫn từ lâu nay chưa công bố…”.
Đọc “Lời đầu sách” trên đây và? xem kỹ tập Đào Tấn thơ và từ (2003), chúng tôi thấy bài viết của Minh Tâm có nhiều cái sai:
Thứ nhất, sách Thơ và từ Đào Tấn (1987) chỉ có 4 tác giả (chứ không phải 7): Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Thanh Hiện, Mạc Như Tòng và Tống Phước Phổ, do Vũ Ngọc Liễn chủ biên (tác giả chính). Người viết lời giới thiệu, lời bạt, hiệu đính không thể gọi là tác giả.
Thứ hai, trong 4 tác giả này, ông Nguyễn Thanh Hiện còn sống và đang sáng tác ở Quy Nhơn chứ không phải đã chết. Việc tạo “hiện trường” giả về số lượng tác giả (7 người) và số lượng người chết (6 người) MT có dụng ý nhằm kích thích người đọc.
Thứ ba, trong Lời đầu sách (đã dẫn), Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn ghi rõ ông tập hợp từ nhiều nguồn để hoàn thiện công trình nghiên cứu về Danh nhân Đào Tấn, trong đó có quyển Thơ và từ Đào Tấn (1987) của ông (tác giả chính) và 3 người khác.
Việc tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả những tài liệu rải rác trong cả nước), ghi rõ xuất xứ và tên tác giả dưới mỗi bài thơ dịch, không thể gọi là “đạo văn”.
Thứ tư, việc tập hợp nguồn từ? tác phẩm do mình chủ biên (tập cũ từ 1987), bổ sung thêm những 94 bài mới và 201 bài Thơ và Từ nguyên văn chữ Hán, Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn không phải “cướp công người khác” (như MT đã viết) mà ngược lại đã ghi nhận công lao đóng góp của các tác giả đối với việc vinh danh Danh nhân Đào Tấn.
Thứ năm, trong tập Đào Tấn thơ và từ (2003) gồm 204 bài: 201 bài thơ và từ chữ Hán, 3 bài thơ chữ nôm và 201 bài thơ nguyên văn chữ Hán (phụ lục).
Ngoài ra có 3 bài viết: “Đọc thơ và từ của Đào Tấn” của Xuân Diệu, “Cõi Phật trong thơ Đào Tấn” của Thanh Thảo và “Lời Bạt” của Hoàng Trung Thông. Dưới 201 bài thơ và từ chữ Hán đều có bài dịch nghĩa (Vũ Ngọc Liễn: 200 bài, Đỗ Văn Hỷ: 1 bài); Trong 201 bài, có 171 bài có dịch thơ và dịch từ .
Hai người dịch nhiều nhất là Vũ Ngọc Liễn: 95 bài (dịch riêng: 67; chung: 28), Xuân Diệu: 52 bài (dịch riêng: 48; chung: 4), kế đến là Huỳnh Chương Hưng, Hà Giao và những người sau đây có từ 1 đến 5 bài: Yến Lan, Mạc Như Tòng, Tống Phước Phổ, Đỗ Văn Hỷ, Giang Tân, Nguyễn Thanh Hiện, Văn Trọng Hùng, Nguyễn Hoài Văn, Mịch Quang, Phan Ngọc, Trần Gia Thoại. Ngoài ra Vũ Ngọc Liễn là người biên khảo, hiệu đính, ghi chú để người đọc hiểu rõ hơn thơ và từ của Đào Tấn.
Vậy mà MT lại cho rằng Vũ Ngọc Liễn “đạo văn” của Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông (?). Đọc bài “Đọc thơ và từ của Đào Tấn” của Xuân Diệu, ta càng trân trọng tâm huyết của ông đối với việc vinh danh Danh nhân Đào Tấn qua các kỳ Hội nghị về Đào Tấn tổ chức ở TP Quy Nhơn và sự tài hoa qua các bài thơ dịch của ông.
Thứ sáu, với một công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu như vậy mà MT cho rằngĐào Tấn thơ và từ (2003) chỉ là một tác phẩm “ở lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn bản học” thì thật khôi hài nhằm làm lu mờ công lao và dấu ấn sáng tạo của tác giả.
Tóm lại những điều nêu ra trong bài viết “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất” của MT là hoàn toàn bịa đặt, lập lờ đánh tráo khái niệm gây sự hiểu lầm nơi người đọc. Chỉ tiếc là báo Tiền Phong đã không nhận rõ sự thiếu thiện tâm của Minh Tâm.
Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng, blog cá nhân, xuất hiện nhiều bài viết bàn về chủ đề này, trong đó có nội dung bình luận về công việc của báo Tiền Phong và cá nhân người có trách nhiệm của báo với tính chất thiếu bình tĩnh, thậm chí có những lời lẽ dung tục, thiếu văn hóa. Báo Tiền Phong không tán thành cách tiếp cận trên. Trong số Tiền Phong chủ nhật tuần tới, chúng tôi sẽ có bài phân tích rõ đúng sai và kết luận vụ việc này. - T.P
VNT
Hội VHNT Bình Định
Nguồn: Tiền Phong
Kami đã từng là nhà bình luận khách quan
Nguyễn Ngọc Già
Sáng nay, trên trang Tin Tức Hàng Ngày có bài: “Sự khôn ngoan, bản lĩnh và niềm tin là những cái cần phải có của người tranh đấu”
(1) của tác giả Kami bàn về những đặc tính người đấu tranh cho dân chủ ở
Việt Nam cần phải có, xoay quanh ba yếu tố mà tác giả cho là quan
trọng:
- Sự khôn ngoan.
- Bản lĩnh.
- Niềm tin.
một khi bất kỳ ai muốn dấn thân làm một điều gì đó cho đất nước.
Tác giả phân tích và viện dẫn các trường hợp như: cô Phạm Thanh Nghiên, LS. Lê Thị Công Nhân và đặc biệt cô Đỗ Thị Minh Hạnh về tinh thần bất khuất, bản lĩnh đối mặt trước bạo quyền không khiếp nhược với tư cách những anh thư thời đại. Điều này hoàn toàn xác đáng không có gì tranh luận thêm.
Song song đó, tác giả cũng nhắc về bà Võ Thị Thắng với nụ cười “kiêu hãnh, bất khuất” khi bị chính quyền VNCH kết án 20 năm tù khổ sai với tuyên bố nổi tiếng một thời trước tòa án: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi hay không?” để so sánh với bà Bùi Thị Minh Hằng như một hình tượng phụ nữ Việt Nam đấu tranh cho dân chủ nhưng thiếu khôn ngoan, bản lĩnh, niềm tin lý tưởng, trong khi tỏ ra háo danh và dễ bị kích động, khi bà Hằng được một nhóm bạn (không quá vài chục người) vinh danh như là “Người phụ nữ của năm”.
Kèm theo bà Hằng được tác giả nhận định khi bị sự tung hô có vẻ làm lóa mắt và “là đà say men” danh vọng, còn có bà Trần Thị Nga cũng được tác giả Kami cho rằng thích khiêu khích, trêu ngươi, chọc ngoáy chính quyền như bà Hằng. Những hành vi đó của bà Hằng, bà Nga (theo tác giả) trước sau gì cũng “sẽ đi vào trong Quận (CA), (và) vào đó mà tìm (sự nổi tiếng, bản lĩnh, dũng cảm)”.
Tác giả cũng đưa vào bài viết hình ảnh hai người phụ nữ: Võ Thị Thắng (với nụ cười nhẹ, bình thản và tỏ ra một chút khinh miệt (thì đúng hơn là “kiêu hãnh”, “bất khuất” như tác giả dùng) khi bị tuyên án) và Bùi Thị Minh Hằng (với bàn tay nắm lại, đôi tay đưa cao, bật khóc khi nhìn thấy bạn hữu đến thăm) và môt hình ảnh khác của bà Hằng khi mạnh mẽ vung cao tay, ngửa mặt lên trời trong cuộc biểu tình trước đây để minh họa cho thấy sự đối nghịch (đến bi hài) qua hai hình ảnh của bà Hằng: một bên là (có vẻ) dũng cảm, đầy hào khí; bên kia là sự thảm não và hối hận, tiếc nuối với những giọt nước mắt đáng thương cảm (mà tác giả dường như tự cho bà Hằng là như thế) khi bị nhốt vào Thanh Hà mà không qua xét xử, để kết luận bà Hằng đã quá trớn và lãnh hậu quả ngày nay (24 tháng tù dưới danh nghĩa mỹ miều “cải tạo”) đã phải bật khóc cho hành động nông nổi, bồng bột đấy.
Có vẻ tác giả Kami đã so sánh bà Thắng và bà Hằng thiếu tính khách quan, tính lịch sử, tính khoa học và chuyên nghiệp như một nhà bình luận sắc sảo lâu nay. Vì:
1. Khác biệt lớn nhất giữa bà Thắng và bà Hằng: bà Thắng ám sát hụt một viên chức của chính quyền VNCH mà bà biết rõ và chủ tâm thực hiện VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐẢNG VIÊN MỘT CHÍNH ĐẢNG NHẬN LỆNH CẤP TRÊN HẲN HÒI. Bà Hằng ngược lại, không hề là một người của bất kỳ đảng phái nào cả.
2. Khác biệt thứ hai: từ khác biệt một, chúng ta thấy, bà Thắng được huấn luyện kỹ càng (từ những bài học nhồi sọ về chính trị cho đến nghiệp vụ điệp báo, sử dụng vũ khí thuần thục, kể cả những tình huống cần ứng phó khi bại lộ và bị bắt khi rơi vào tay “địch” cùng nhiều nghiệp vụ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản khác) mà bà Hằng KHÔNG TÀI NÀO CÓ ĐƯỢC. Có phải đây là sự khác biệt mà tác giả Kami gọi tên “BẢN LĨNH”, ‘KHÔN NGOAN”, “NIỀM TIN”??? Quả nhiên, làm sao bà Hằng có đủ những phẩm chất ấy như bà Thắng mà tác giả Kami đòi hỏi ở một THƯỜNG DÂN (như bà Hằng)???
3. Khác biệt thứ ba: hệ quả tất yếu do khác biệt thứ hai mang lại để gọi về: lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh của bà Thắng khi quyết định đứng trong đội ngũ những người CS. Trong khi đó bà Hằng xuất phát từ lòng yêu nước bất vụ lợi (cứ cho rằng, vì bà Hằng uất ức từ sự oan trái, sai phạm pháp luật của chính quyền CSVN trong vấn đề đất đai đối với cá nhân bà, từ đó làm cho bà hiểu rõ hơn chính trị không phải là cái gì quá cao xa, luôn ở quanh ta như hơi thở, khi không có dân chủ, thì lợi ích cá nhân cũng bị xâm phạm nghiêm trọng, nước mất thì nhà tan v.v…) và từ ý thức đó, bà Hằng tự phát tham gia biểu tình chống TQ theo phong trào kêu gọi vô tư vào lúc bấy giờ.
4. Khác biệt thứ tư: cần khẳng định thật rõ ràng, tất cả các cuộc biểu tình chống TQ đều do tự phát của một vài nhóm bạn (khởi nguồn từ nhóm Nhật Ký Yêu Nước) trong năm qua và mọi người tự nguyện vì thấy đó là trách nhiệm công dân phải lên tiếng, không phải do bất cứ tổ chức nào đứng ra tổ chức biểu tình. Đây cũng là yếu tố mấu chốt mà phía chính quyền cứ cố săm soi để tìm ra kẻ cầm đầu, nhóm tổ chức VỚI TƯ CÁCH LÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ để quy chụp và dễ khép tội vào điều 79. Đó là một trong những điều quan trọng mà tác giả Kami không đề cập tới.
Từ phong trào tự phát như vậy, bà Hằng nói riêng và hàng ngàn người nói chung CHƯA BAO GIỜ được huấn luyện KỸ NĂNG biểu tình để có đủ kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm khoan hãy nói đến “bản lĩnh”, “khôn ngoan”, “niềm tin”. Chủ yếu từ thực tế mà người biểu tình tự rút ra bài học cho riêng mình qua những lần xuống đường.
Cần nói rõ, biểu tình thành công hay không, một trong các yếu tố là có người ĐIỀU KHIỂN, TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, LÊN KẾ HOẠCH. Theo đó, các luận cứ “KHÔN NGOAN”, “BẢN LĨNH” mà tác giả Kami viện dẫn đều PHẢI ĐƯỢC ĐÀO TẠO, TẬP DƯỢT từ đó mới nói đến “NIỀM TIN” cần phải có.
Các cuộc xuống đường trước 1975, đại đa số đều được chuẩn bị kỹ càng, bài bản chuyên nghiệp, e rằng tác giả Kami không chứng kiến vào lúc bấy giờ để có thể nhận định hợp lý hơn.
Nhớ lại các cuộc xuống đường trước 1975 như: “Ngày ký giả ăn mày”, “Chống chính quyền tham nhũng” v.v… với những tên tuổi một thời như: Kiều Mộng Thu (mẹ bà Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường Luật Tp.HCM hiện nay), Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ni sư Quỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng v.v… đều là DÂN CHUYÊN NGHIỆP hẳn hòi khi đi đầu trong các cuộc xuống đường.
Nhìn lại thử: Các học giả Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Đỗ Xuân Thọ v.v… hay LS. Nguyễn Thị Dương Hà, LS. Lê Quốc Quân, BS. Phạm Hồng Sơn cho đến thường dân Đặng Bích Phượng, Nguyễn Chí Đức, Trịnh Kim Tiến, các cụ già (như bác Trâm, bác Khánh v.v…), cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy hay ông Phạm văn Điệp (Việt Kiều Nga), bà Nguyễn Thị Hường (Việt Kiều Đức)… hầu như không hề được huấn luyện, đào tạo kỹ năng biểu tình, cách thức tổ chức biểu tình (các khâu hậu cần, người tiên phong, khẩu hiệu thống nhất, nhất loạt nhất tề…) bởi đa số họ đều sinh sống và lớn lên ở miền Bắc (hàng mấy chục năm chưa bao giờ có biểu tình) và phải KHẲNG ĐỊNH HỌ XUỐNG ĐƯỜNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU NƯỚC ĐƠN THUẦN, KHÔNG DO AI XÚI GIỤC HAY TỔ CHỨC CẢ. Họ chỉ biết rút kinh nghiệm, bảo ban nhau sao cho hình ảnh của đoàn biểu tình ngày càng đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người và cả quốc tế. Đó không là điều đáng ghi nhận sự học hỏi quá nhạy bén của họ sao?
Đừng đòi hỏi và nhìn họ như là những người chuyên nghiệp cho phong trào dân sự như – Biểu Tình! Đó là sai lầm và thiếu khách quan khi phân tích một hiện tượng, một biến cố như các cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội.
5. Tác giả Kami đưa hình ảnh bà Hằng khóc lóc để áp đặt bà nông nổi, háo danh và đang hối tiếc vì những điều đó cho cái án tù hai năm là không công bằng, trừ phi, tác giả hay tôi hoặc bất kỳ ai có cơ hội phỏng vấn bà Hằng về cảm xúc lúc đấy của bà bằng những câu hỏi khách quan, bình thản và giản dị, ví dụ:
- “Chị có thể cho biết vì sao lúc chị nhìn thấy bạn bè chị lại khóc?”
- “Chị nghĩ gì nếu có người cho rằng chị đang hối tiếc vì hành động mà có người cho rằng xốc nổi để chống chính quyền với án tù 2 năm không qua xét xử?”
- “Nếu bây giờ được trả tự do, chị có tiếp tục biểu tình khi có lời kêu gọi?”
- “Chị nghĩ sao, giữa việc 2 năm tù không qua xét xử và qua xét xử?”
- “Chị có hối tiếc vì chị đã từng là người đi đầu trong các cuộc biểu tình và vì điều đó chị bị 2 năm tù trái luật mà bạn bè chị vẫn đang ở ngoài?”
- “Chị có bao giờ nghĩ vì bạn bè tặng chị danh hiệu “Người phụ nữ của năm” làm cho chính quyền tức giận vì bị trêu ngươi dẫn đến án tù 2 năm không qua xét xử?”
v.v…
Lúc đó, chúng ta mới biết được, bà Hằng khóc vì việc gì, khóc vì lý do gì và khóc vì ai.
Trên hết, tại sao không hướng về những điều đáng lẽ ra có trong tâm thức bà Hằng, ví dụ: Bà Hằng đang rất uất ức vì bị bỏ tù không qua xét xử?
Sau nữa, nếu bà Bùi Thị Minh Hằng đứng trước vành móng ngựa đàng hoàng như bà Võ Thị Thắng ngày xưa, thì kết cục câu chuyện sẽ rẽ sang hướng nào? Giữa một người (bà Thắng) được đào tạo chuyên nghiệp với tư cách “NỮ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN” để sử dụng súng ống giết người mà vẫn được đưa ra tòa xét xử công khai và một người (bà Hằng) chẳng làm cái gì (ví dụ giết người), chẳng là ai (đảng viên một đảng phái hẳn hòi), vô danh thì chính quyền CSVN hiện nay có quá đê hèn và bỉ ổi???
Bài viết của tác giả Kami mang hơi hướm chủ quan và đòi hỏi quá nhiều trình độ chính trị, kỹ năng tổ chức biểu tình chuyên nghiệp đối với một thường dân như bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Trần Thị Nga. Tác giả hãy nhìn các chị phụ nữ ấy chỉ là những thường dân đang dần hiểu ra sự oan ức [bà Hằng (thì về đất đai) bà Nga (thì đã từng bị làm nô lệ lao động)] để thấy rõ bản chất CSVN chỉ là lừa đảo và dối trá, xuống đường biểu tình theo lời kêu gọi để cùng với mọi người vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của CSVN. Nếu tác giả kami có cái nhìn như vậy, sẽ đẹp hơn rất nhiều và mang đầy tinh thần bao dung, hào sảng.
Tóm lại, tác giả Kami đã nghiêm trọng hóa, chuyên nghiệp hóa việc biểu tình tự phát vừa qua, cùng sự khủng bố hèn hạ của CS đối với bà Hằng, bà Nga và nhiều người khác. Xin đừng áp cái nhìn của tác giả – với tư cách (đã từng) là một cựu chiến binh, cựu đảng viên CSVN, (như tác giả cho biết), cùng với trình độ lý luận chính trị uyên thâm, hiều nhiều, biết rộng, vào những thường dân vô danh, chưa bao giờ được huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp về bất kỳ vấn đề gì thuộc phạm vi chính trị hay xã hội.
***Ít nhất, bà Võ Thị Thắng và nhiều ông (bà) CS nằm vùng ngày xưa, chưa từng bị ném phân, mắm tôm vào nhà, đụng xe dằn mặt, bóp d…, ném đá vào đầu, vục hai bao cao su vào mặt, giam giữ không qua xét xử v.v… bất chấp họ là những tay khủng bố thứ thiệt và chuyên nghiệp hẳn hòi!
Đừng hỏi vì sao những ông (bà) CS nằm vùng ngày xưa không bị như thế, bởi giới cầm quyền CS của ngày nay còn chưa phân biệt nổi sự khác nhau giữa “con-người” và “con-vật-người”, như Nhà văn Dương Thu Hương đã từng phải “khóc khi thấy nền văn minh đã thua một chế độ man rợ!” (2)
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://tintuchangngay.info/2012/03/26/s%e1%bb%b1-khon-ngoan-b%e1%ba%a3n-linh-va-ni%e1%bb%81m-tin-la-nh%e1%bb%afng-cai-ph%e1%ba%a3i-co-c%e1%bb%a7a-ng%c6%b0%e1%bb%9di-tranh-d%e1%ba%a5u/#more-40146 (1)
http://www.thieusinhquan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=940:cuc-cach-mng-ca-s-hai-phn-1-&catid=17:vn-hc&Itemid=55 (2)
- Sự khôn ngoan.
- Bản lĩnh.
- Niềm tin.
một khi bất kỳ ai muốn dấn thân làm một điều gì đó cho đất nước.
Tác giả phân tích và viện dẫn các trường hợp như: cô Phạm Thanh Nghiên, LS. Lê Thị Công Nhân và đặc biệt cô Đỗ Thị Minh Hạnh về tinh thần bất khuất, bản lĩnh đối mặt trước bạo quyền không khiếp nhược với tư cách những anh thư thời đại. Điều này hoàn toàn xác đáng không có gì tranh luận thêm.
Song song đó, tác giả cũng nhắc về bà Võ Thị Thắng với nụ cười “kiêu hãnh, bất khuất” khi bị chính quyền VNCH kết án 20 năm tù khổ sai với tuyên bố nổi tiếng một thời trước tòa án: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi hay không?” để so sánh với bà Bùi Thị Minh Hằng như một hình tượng phụ nữ Việt Nam đấu tranh cho dân chủ nhưng thiếu khôn ngoan, bản lĩnh, niềm tin lý tưởng, trong khi tỏ ra háo danh và dễ bị kích động, khi bà Hằng được một nhóm bạn (không quá vài chục người) vinh danh như là “Người phụ nữ của năm”.
Kèm theo bà Hằng được tác giả nhận định khi bị sự tung hô có vẻ làm lóa mắt và “là đà say men” danh vọng, còn có bà Trần Thị Nga cũng được tác giả Kami cho rằng thích khiêu khích, trêu ngươi, chọc ngoáy chính quyền như bà Hằng. Những hành vi đó của bà Hằng, bà Nga (theo tác giả) trước sau gì cũng “sẽ đi vào trong Quận (CA), (và) vào đó mà tìm (sự nổi tiếng, bản lĩnh, dũng cảm)”.
Tác giả cũng đưa vào bài viết hình ảnh hai người phụ nữ: Võ Thị Thắng (với nụ cười nhẹ, bình thản và tỏ ra một chút khinh miệt (thì đúng hơn là “kiêu hãnh”, “bất khuất” như tác giả dùng) khi bị tuyên án) và Bùi Thị Minh Hằng (với bàn tay nắm lại, đôi tay đưa cao, bật khóc khi nhìn thấy bạn hữu đến thăm) và môt hình ảnh khác của bà Hằng khi mạnh mẽ vung cao tay, ngửa mặt lên trời trong cuộc biểu tình trước đây để minh họa cho thấy sự đối nghịch (đến bi hài) qua hai hình ảnh của bà Hằng: một bên là (có vẻ) dũng cảm, đầy hào khí; bên kia là sự thảm não và hối hận, tiếc nuối với những giọt nước mắt đáng thương cảm (mà tác giả dường như tự cho bà Hằng là như thế) khi bị nhốt vào Thanh Hà mà không qua xét xử, để kết luận bà Hằng đã quá trớn và lãnh hậu quả ngày nay (24 tháng tù dưới danh nghĩa mỹ miều “cải tạo”) đã phải bật khóc cho hành động nông nổi, bồng bột đấy.
Có vẻ tác giả Kami đã so sánh bà Thắng và bà Hằng thiếu tính khách quan, tính lịch sử, tính khoa học và chuyên nghiệp như một nhà bình luận sắc sảo lâu nay. Vì:
1. Khác biệt lớn nhất giữa bà Thắng và bà Hằng: bà Thắng ám sát hụt một viên chức của chính quyền VNCH mà bà biết rõ và chủ tâm thực hiện VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐẢNG VIÊN MỘT CHÍNH ĐẢNG NHẬN LỆNH CẤP TRÊN HẲN HÒI. Bà Hằng ngược lại, không hề là một người của bất kỳ đảng phái nào cả.
2. Khác biệt thứ hai: từ khác biệt một, chúng ta thấy, bà Thắng được huấn luyện kỹ càng (từ những bài học nhồi sọ về chính trị cho đến nghiệp vụ điệp báo, sử dụng vũ khí thuần thục, kể cả những tình huống cần ứng phó khi bại lộ và bị bắt khi rơi vào tay “địch” cùng nhiều nghiệp vụ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản khác) mà bà Hằng KHÔNG TÀI NÀO CÓ ĐƯỢC. Có phải đây là sự khác biệt mà tác giả Kami gọi tên “BẢN LĨNH”, ‘KHÔN NGOAN”, “NIỀM TIN”??? Quả nhiên, làm sao bà Hằng có đủ những phẩm chất ấy như bà Thắng mà tác giả Kami đòi hỏi ở một THƯỜNG DÂN (như bà Hằng)???
3. Khác biệt thứ ba: hệ quả tất yếu do khác biệt thứ hai mang lại để gọi về: lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh của bà Thắng khi quyết định đứng trong đội ngũ những người CS. Trong khi đó bà Hằng xuất phát từ lòng yêu nước bất vụ lợi (cứ cho rằng, vì bà Hằng uất ức từ sự oan trái, sai phạm pháp luật của chính quyền CSVN trong vấn đề đất đai đối với cá nhân bà, từ đó làm cho bà hiểu rõ hơn chính trị không phải là cái gì quá cao xa, luôn ở quanh ta như hơi thở, khi không có dân chủ, thì lợi ích cá nhân cũng bị xâm phạm nghiêm trọng, nước mất thì nhà tan v.v…) và từ ý thức đó, bà Hằng tự phát tham gia biểu tình chống TQ theo phong trào kêu gọi vô tư vào lúc bấy giờ.
4. Khác biệt thứ tư: cần khẳng định thật rõ ràng, tất cả các cuộc biểu tình chống TQ đều do tự phát của một vài nhóm bạn (khởi nguồn từ nhóm Nhật Ký Yêu Nước) trong năm qua và mọi người tự nguyện vì thấy đó là trách nhiệm công dân phải lên tiếng, không phải do bất cứ tổ chức nào đứng ra tổ chức biểu tình. Đây cũng là yếu tố mấu chốt mà phía chính quyền cứ cố săm soi để tìm ra kẻ cầm đầu, nhóm tổ chức VỚI TƯ CÁCH LÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ để quy chụp và dễ khép tội vào điều 79. Đó là một trong những điều quan trọng mà tác giả Kami không đề cập tới.
Từ phong trào tự phát như vậy, bà Hằng nói riêng và hàng ngàn người nói chung CHƯA BAO GIỜ được huấn luyện KỸ NĂNG biểu tình để có đủ kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm khoan hãy nói đến “bản lĩnh”, “khôn ngoan”, “niềm tin”. Chủ yếu từ thực tế mà người biểu tình tự rút ra bài học cho riêng mình qua những lần xuống đường.
Cần nói rõ, biểu tình thành công hay không, một trong các yếu tố là có người ĐIỀU KHIỂN, TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, LÊN KẾ HOẠCH. Theo đó, các luận cứ “KHÔN NGOAN”, “BẢN LĨNH” mà tác giả Kami viện dẫn đều PHẢI ĐƯỢC ĐÀO TẠO, TẬP DƯỢT từ đó mới nói đến “NIỀM TIN” cần phải có.
Các cuộc xuống đường trước 1975, đại đa số đều được chuẩn bị kỹ càng, bài bản chuyên nghiệp, e rằng tác giả Kami không chứng kiến vào lúc bấy giờ để có thể nhận định hợp lý hơn.
Nhớ lại các cuộc xuống đường trước 1975 như: “Ngày ký giả ăn mày”, “Chống chính quyền tham nhũng” v.v… với những tên tuổi một thời như: Kiều Mộng Thu (mẹ bà Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường Luật Tp.HCM hiện nay), Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ni sư Quỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng v.v… đều là DÂN CHUYÊN NGHIỆP hẳn hòi khi đi đầu trong các cuộc xuống đường.
Nhìn lại thử: Các học giả Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Đỗ Xuân Thọ v.v… hay LS. Nguyễn Thị Dương Hà, LS. Lê Quốc Quân, BS. Phạm Hồng Sơn cho đến thường dân Đặng Bích Phượng, Nguyễn Chí Đức, Trịnh Kim Tiến, các cụ già (như bác Trâm, bác Khánh v.v…), cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy hay ông Phạm văn Điệp (Việt Kiều Nga), bà Nguyễn Thị Hường (Việt Kiều Đức)… hầu như không hề được huấn luyện, đào tạo kỹ năng biểu tình, cách thức tổ chức biểu tình (các khâu hậu cần, người tiên phong, khẩu hiệu thống nhất, nhất loạt nhất tề…) bởi đa số họ đều sinh sống và lớn lên ở miền Bắc (hàng mấy chục năm chưa bao giờ có biểu tình) và phải KHẲNG ĐỊNH HỌ XUỐNG ĐƯỜNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU NƯỚC ĐƠN THUẦN, KHÔNG DO AI XÚI GIỤC HAY TỔ CHỨC CẢ. Họ chỉ biết rút kinh nghiệm, bảo ban nhau sao cho hình ảnh của đoàn biểu tình ngày càng đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người và cả quốc tế. Đó không là điều đáng ghi nhận sự học hỏi quá nhạy bén của họ sao?
Đừng đòi hỏi và nhìn họ như là những người chuyên nghiệp cho phong trào dân sự như – Biểu Tình! Đó là sai lầm và thiếu khách quan khi phân tích một hiện tượng, một biến cố như các cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội.
5. Tác giả Kami đưa hình ảnh bà Hằng khóc lóc để áp đặt bà nông nổi, háo danh và đang hối tiếc vì những điều đó cho cái án tù hai năm là không công bằng, trừ phi, tác giả hay tôi hoặc bất kỳ ai có cơ hội phỏng vấn bà Hằng về cảm xúc lúc đấy của bà bằng những câu hỏi khách quan, bình thản và giản dị, ví dụ:
- “Chị có thể cho biết vì sao lúc chị nhìn thấy bạn bè chị lại khóc?”
- “Chị nghĩ gì nếu có người cho rằng chị đang hối tiếc vì hành động mà có người cho rằng xốc nổi để chống chính quyền với án tù 2 năm không qua xét xử?”
- “Nếu bây giờ được trả tự do, chị có tiếp tục biểu tình khi có lời kêu gọi?”
- “Chị nghĩ sao, giữa việc 2 năm tù không qua xét xử và qua xét xử?”
- “Chị có hối tiếc vì chị đã từng là người đi đầu trong các cuộc biểu tình và vì điều đó chị bị 2 năm tù trái luật mà bạn bè chị vẫn đang ở ngoài?”
- “Chị có bao giờ nghĩ vì bạn bè tặng chị danh hiệu “Người phụ nữ của năm” làm cho chính quyền tức giận vì bị trêu ngươi dẫn đến án tù 2 năm không qua xét xử?”
v.v…
Lúc đó, chúng ta mới biết được, bà Hằng khóc vì việc gì, khóc vì lý do gì và khóc vì ai.
Trên hết, tại sao không hướng về những điều đáng lẽ ra có trong tâm thức bà Hằng, ví dụ: Bà Hằng đang rất uất ức vì bị bỏ tù không qua xét xử?
Sau nữa, nếu bà Bùi Thị Minh Hằng đứng trước vành móng ngựa đàng hoàng như bà Võ Thị Thắng ngày xưa, thì kết cục câu chuyện sẽ rẽ sang hướng nào? Giữa một người (bà Thắng) được đào tạo chuyên nghiệp với tư cách “NỮ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN” để sử dụng súng ống giết người mà vẫn được đưa ra tòa xét xử công khai và một người (bà Hằng) chẳng làm cái gì (ví dụ giết người), chẳng là ai (đảng viên một đảng phái hẳn hòi), vô danh thì chính quyền CSVN hiện nay có quá đê hèn và bỉ ổi???
Bài viết của tác giả Kami mang hơi hướm chủ quan và đòi hỏi quá nhiều trình độ chính trị, kỹ năng tổ chức biểu tình chuyên nghiệp đối với một thường dân như bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Trần Thị Nga. Tác giả hãy nhìn các chị phụ nữ ấy chỉ là những thường dân đang dần hiểu ra sự oan ức [bà Hằng (thì về đất đai) bà Nga (thì đã từng bị làm nô lệ lao động)] để thấy rõ bản chất CSVN chỉ là lừa đảo và dối trá, xuống đường biểu tình theo lời kêu gọi để cùng với mọi người vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của CSVN. Nếu tác giả kami có cái nhìn như vậy, sẽ đẹp hơn rất nhiều và mang đầy tinh thần bao dung, hào sảng.
Tóm lại, tác giả Kami đã nghiêm trọng hóa, chuyên nghiệp hóa việc biểu tình tự phát vừa qua, cùng sự khủng bố hèn hạ của CS đối với bà Hằng, bà Nga và nhiều người khác. Xin đừng áp cái nhìn của tác giả – với tư cách (đã từng) là một cựu chiến binh, cựu đảng viên CSVN, (như tác giả cho biết), cùng với trình độ lý luận chính trị uyên thâm, hiều nhiều, biết rộng, vào những thường dân vô danh, chưa bao giờ được huấn luyện, đào tạo chuyên nghiệp về bất kỳ vấn đề gì thuộc phạm vi chính trị hay xã hội.
***Ít nhất, bà Võ Thị Thắng và nhiều ông (bà) CS nằm vùng ngày xưa, chưa từng bị ném phân, mắm tôm vào nhà, đụng xe dằn mặt, bóp d…, ném đá vào đầu, vục hai bao cao su vào mặt, giam giữ không qua xét xử v.v… bất chấp họ là những tay khủng bố thứ thiệt và chuyên nghiệp hẳn hòi!
Đừng hỏi vì sao những ông (bà) CS nằm vùng ngày xưa không bị như thế, bởi giới cầm quyền CS của ngày nay còn chưa phân biệt nổi sự khác nhau giữa “con-người” và “con-vật-người”, như Nhà văn Dương Thu Hương đã từng phải “khóc khi thấy nền văn minh đã thua một chế độ man rợ!” (2)
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://tintuchangngay.info/2012/03/26/s%e1%bb%b1-khon-ngoan-b%e1%ba%a3n-linh-va-ni%e1%bb%81m-tin-la-nh%e1%bb%afng-cai-ph%e1%ba%a3i-co-c%e1%bb%a7a-ng%c6%b0%e1%bb%9di-tranh-d%e1%ba%a5u/#more-40146 (1)
http://www.thieusinhquan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=940:cuc-cach-mng-ca-s-hai-phn-1-&catid=17:vn-hc&Itemid=55 (2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét