Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

theo dòng sự kiện

Richard Wilkinson: Bất bình đẳng kinh tế phá hủy xã hội như thế nào?


 - -Bất bình đẳng là kẻ thù của dân chủ: Inequality Undermines Democracy (NYT 20-3-12)Richard Wilkinson: Bất bình đẳng kinh tế phá hủy xã hội như thế nào?   –   (Dân Luận).Richard Wilkinson

Tqvn2004 hiệu đính bản tiếng Việt trên TED
Các bạn đều biết về sự thật mà tôi sắp nói đây. Tôi nghĩ cái trực giác rằng bất bình đẳng sẽ gây nên chia rẽ và ăn mòn xã hội đã được nhiều người cảm nhận từ trước cuộc Cách Mạng Pháp. Cái mới là giờ đây chúng ta có thể nhìn vào những chứng cứ, chúng ta có thể so sánh những xã hội tương đối giống nhau, để nhìn thấy tác động của sự bất bình đẳng. Tôi sẽ dẫn các bạn đi qua những dữ liệu này và sau đó giải thích tại sao những mối liên hệ mà tôi sẽ trình bày thật sự tồn tại.


ted_001.png





Hình 01: Mối tương quan giữa tuổi thọ trung bình và thu nhập bình quân đầu người

Nhưng đầu tiên, hãy xem chúng ta đang nghèo khổ ra sao (máy chiếu chiếu hình một đám đông người Anh trông không hề nghèo khổ - tiếng cười từ khán giả). Tôi muốn bắt đầu bằng một nghịch lý. Hình 1 chỉ ra mối tương quan giữa tuổi thọ trung bình và thu nhập bình quân đầu người -- tức là một quốc gia giàu có như thế nào nếu xét trung bình. Và bạn thấy những nước ở bên phải, như Na Uy và Mỹ, giàu gấp đôi Israel, Hy Lạp, Bồ Đào Nha ở phía bên trái. Ấy vậy mà chẳng có sự khác biệt nào về tuổi thọ trung bình hết. Không có gợi ý nào về mối quan hệ ở đó cả. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính xã hội của chúng ta, có thể thấy đường dốc [hay mối liên hệ] đặc biệt rõ ràng khi so sánh sức khỏe giữa các tầng lớp xã hội. Đây, một lần nữa, là tuổi thọ trung bình.


ted_002.png





Hình 2: Tuổi thọ trung bình ở các khu vực dân cư khác nhau ở Anh Quốc và xứ Wales, sắp xếp theo mức độ giàu nghèo

Đây là những khu vực nhỏ của nước Anh và xứ Wales -- khu vực nghèo nhất ở bên phải, giàu nhất ở bên trái (Hình 2). Có rất nhiều khác biệt giữa những khu vực nghèo và những khu vực còn lại. Thậm chí những người chỉ ngay dưới mức giàu nhất cũng có sức khỏe kém hơn những người giàu nhất. Vậy thu nhập có ý nghĩa nào đó rất quan trọng BÊN TRONG xã hội của chúng ta, nhưng lại chẳng có mối liên quan gì GIỮA các xã hội. Giải thích cho nghịch lý này là, BÊN TRONG xã hội của chúng ta, chúng ta đang nhìn vào thu nhập hoặc vị trí, địa vị xã hội tương đối -- nơi mà chúng ta có mối quan hệ với nhau và có kích thước của khoảng cách giữa chúng ta. Và ngay khi bạn có ý nghĩ này, bạn sẽ lập tức đặt câu hỏi: điều gì xảy ra nếu chúng ta nới rộng sự khác biệt này, hoặc thu hẹp nó, làm cho sự khác biệt về thu nhập lớn hơn hoặc nhỏ đi?


ted_003.png





Hình 3: Chênh lệch giàu nghèo

Và đó là những gì tôi sẽ trình bày với bạn. Tôi không sử dụng dữ liệu nào mang tính giả thuyết cả. Tôi lấy dữ liệu từ Liên Hợp Quốc -- nó cũng giống với dữ liệu của Ngân hàng Thế giới có -- đo đạc sự khác biệt về thu nhập tại các nước dân chủ có thị trường đã phát triển. Đơn vị đo chúng tôi sử dụng, vì nó dễ hiểu và bạn có thể tải về, là mức độ mà nhóm 20% những người giàu nhất giàu hơn 20% những người nghèo nhất tại mỗi đất nước. Và bạn thấy trên hình 3 là những quốc gia thu nhập bình đẳng hơn sẽ nằm ở bên trái -- Nhật Bản, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển -- nhóm 20% giàu nhất giàu hơn khoảng ba phẩy năm đến bốn lần so với nhóm 20% nghèo nhất. Nhưng ở các quốc gia bất bình đẳng cao hơn -- Anh, Bồ Đào Nhà, Mỹ, Sing-ga-po -- sự khác biệt lớn gấp đôi. Trên đơn vị đo này, nước Anh đang có sự bất bình đẳng gấp đôi so với một số nền dân chủ khác.


ted_004.png





Hình 4: Mối tương quan giữa chênh lệch giàu nghèo và các vấn đề xã hội



ted_005.png





Hình 5: Không có mối liên hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và chỉ số các vấn đề sức khỏe và xã hội

Bây giờ tôi sẽ trình bày với các bạn sự chênh lệch giàu nghèo lớn ảnh hưởng gì đến xã hội của chúng ta. Chúng tôi thu thập dữ liệu về các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội, những vấn đề mà thường thấy nhiều hơn ở các tầng lớp thấp của xã hội. Từ sự so sánh dữ liệu quốc tế về tuổi thọ trung bình, về điểm Toán và Văn của học sinh, về tỉ lệ trẻ tử vong, tỉ lệ giết người, tỉ lệ dân số ngồi tù, sinh sản vị thành niên, mức độ niềm tin, béo phì, triệu chứng tâm thần -- bao gồm cả nghiện ma túy và nghiện rượu -- và tính linh động của xã hội. Chúng tôi đặt tất cả vào cùng một chỉ số. Tất cả đều có trọng số bằng nhau. Vị trí của một quốc gia trên hình 4 phụ thuộc vào chỉ số các vấn đề sức khỏe và xã hội, cũng như mức độ chênh lệch giàu nghèo. Và trong hình này, các bạn có thể thấy chỉ số này có mối liên hệ trực tiếp tới thước đo chênh lệch giàu nghèo mà tôi giới thiệu tới các bạn ở hình 3, và thước đo này sẽ còn được nhắc đến nhiều lần ở dưới đây. Một quốc gia càng bất bình đẳng thì chỉ số các vấn đề sức khỏe và xã hội càng tệ hại. Hình 4 cho thấy có một sự tương quan chặt chẽ đến lạ thường. Nhưng nếu bạn nhìn vào chỉ số các vấn đề sức khỏe và xã hội so sánh với thu nhập bình quân trên đầu người (hình 5), hay tổng thu nhập quốc nội, thì sẽ chẳng thấy gì cả, mối tương quan bỗng biến mất.


ted_006.png





Hình 6: Trẻ em có cuộc sống tốt hơn ở các quốc gia bình đẳng



ted_007.png





Hình 7: Chỉ số chất lượng cuộc sống trẻ em của UNICEF không liên quan gì đến thu nhập bình quân đầu người

Chúng tôi đã có chút lo ngại rằng mọi người có thể nghĩ là chúng tôi đã cố tình chọn những vấn đề sao cho phù hợp với luận điểm của mình, và tự tạo ra các chứng cứ này, nên chúng tôi cũng áp dụng phân tích của mình vào một bài viết trên Tạp chí Y học Anh về chỉ số của UNICEF về chất lượng cuộc sống của trẻ em. Chỉ số này gồm 40 yếu tố khác nhau, được người khác tổng hợp. Nó bao gồm những thứ như đứa trẻ có nói chuyện với cha mẹ không, chúng có sách ở nhà không, tỷ lệ tiêm chủng như thế nào, có bị bắt nạt ở trường không. Mọi điều đều được đánh giá. Đây, chỉ số này được thể hiện trong hình 6, trong mối tương quan với thước đo mức độ bất bình đẳng. Trẻ em sống tồi tệ hơn ở các xã hội bất bình đẳng. Một mối tương quan đặc biệt đáng chú ý. Nhưng một lần nữa, nếu bạn quan sát chỉ số UNICEF và so sánh với thu nhập bình quân đầu người, thì lại chẳng có mối liên hệ nào cả.


ted_008.png

Tất cả dữ liệu mà bạn vừa được xem nãy giờ nói lên cùng một điều. Chất lượng cuộc sống trung bình của xã hội chúng ta không còn phụ thuộc vào thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế. Thu nhập quốc dân hay tăng trưởng là vấn đề rất quan trọng đối với những nước nghèo hơn, nhưng không phải ở những nước đã phát triển. Cái quan trọng là mức độ khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội, và chúng ta đứng ở vị trí nào so với những người khác. Tôi sẽ tiếp tục cho các bạn xem một chỉ số khác. Đó là niềm tin. Chỉ số này đơn giản chỉ là tỉ lệ dân số đồng ý rằng đa số mọi người xung quanh đều đáng tin. Nó đến từ cuộc khảo sát World Values Survey. Bạn thấy đó, ở những quốc gia bất bình đẳng, chỉ có khoảng 15% người được hỏi trả lời rằng họ tin cậy những người xung quanh. Trong khi ở các xã hội bình đẳng, con số này là 60 tới 65%. Và nếu bạn nhìn vào mức độ tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng hoặc vốn xã hội, tồn tại một mối quan hệ tương tự với sự bất bình đẳng.


ted_09.png

Tôi phải nói là, chúng tôi đã lặp lại so sánh này hai lần. Đầu tiên là với những đất nước phát triển và giàu có này, và sau đó như một thí nghiệm độc lập khác, chúng tôi làm lại trên 50 bang Hoa Kỳ -- hỏi chung một câu hỏi: liệu những bang mà bất bình đẳng hơn có những tiêu chí trên kém hơn hay không? Đây là tiêu chí "niềm tin" từ một cuộc khảo sát chung của chính quyền liên bang liên quan đến sự bất bình đẳng. [Chúng ta thấy] Sự phân bố tương tự theo thang đo niềm tin tương tự. Kết luận trước kia lại lặp lại. Nói một cách khác, chúng tôi nhận ra rằng chính cái liên quan đến niềm tin trên bình diện quốc tế thì cũng liên quan đến niềm tin trong 50 bang này trong cách thức kiểm tra riêng biệt. Chúng tôi không hề nói về một sự trùng hợp ngẫu nhiên.


ted_010.png

Đây là bệnh tâm thần. WHO tổng hợp lại các con số từ cùng một kiểu phỏng vấn chẩn đoán trên những mẫu ngẫu nhiên trong đất nước, và các con số này cho phép chúng tôi so sánh tỉ lệ bệnh tâm thần tại mỗi quốc gia. Đây là tỉ lệ dân số với bất kỳ triệu chứng tâm thần nào trong năm trước. Và tỉ lệ này đi từ khoảng tám phần trăm lên tới gấp ba lần -- tức là có những xã hội mà tỷ lệ bệnh tâm thần cao gấp ba so với các xã hội khác. Và một lần nữa, con số này gắn liền với sự bất bình đẳng.


ted_011.png



ted_012.png



ted_013.png

Đây là về bạo lực. Các chấm đỏ là các bang của Hoa Kỳ, và các tam giác xanh là các tỉnh của Canada. Hãy nhìn vào mức độ khác biệt: Có nơi chỉ có 15 án giết người trên một triệu dân, nhưng có nơi khác lên đến 150 án giết người trên một triệu dân. Còn đây là tỉ lệ dân số ngồi tù. Sự khác nhau khoảng mười lần, đồ thị tăng theo hàm mũ. Nó đi từ khoảng 40 lên 400 người ngồi tù (trên 100.000 dân). Mối quan hệ đó không phải chủ yếu bởi vì có nơi có nhiều tội phạm hơn. Ở một số nơi thì tội phạm là một phần của nó rồi. Mà chủ yếu là vì có nhiều bản án trừng phạt hơn, khắt khe hơn. Và xã hội càng bất bình đẳng thì dường như càng duy trì án tử hình. Đây chúng ta có tỷ lệ học sinh trung học bỏ học. Lại một khác biệt khá lớn. Đó một sự thiệt hại rất khủng khiếp, nếu như bạn đang nói về sử dụng nhân tài trong nhân dân.


ted_014.png

Đây là mức độ linh động xã hội. Nó thật ra là thước đo sự linh động trong sự thay đổi tầng lớp dựa trên thu nhập. Về cơ bản, nó đặt câu hỏi: liệu những người cha giàu sẽ có những đứa con giàu và những người cha nghèo sẽ có những đứa con nghèo, hay không có mối liên hệ nào giữa họ cả? Và ở phía bất bình đẳng hơn, thu nhập của người cha quan trọng hơn -- tại Anh và Mỹ. Và ở các nước Scan-di-na-vi, thu nhập của người cha ít quan trọng hơn. Mức linh động xã hội ở đây lớn hơn. Như chúng ta hay nói -- và tôi biết có rất nhiều người Mỹ trong khán phòng này -- nếu người Mỹ muốn sống giấc mơ Mỹ, thì họ nên đến Đan Mạch.
(Cười)
(Vỗ tay)


ted_015.png

Tôi vừa trình bày với bạn một vài điều in nghiêng trên đây. Tôi có thể nêu lên một số các vấn đề khác nữa. Tất cả những vấn đề này có xu hướng giống nhau hơn ở tầng lớp dưới của xã hội. Nhưng có vô vàn những vấn đề với sự phân cấp xã hội càng tệ hơn nhiều ở những xã hội bất bình đẳng -- không phải là chỉ tệ hơn một chút xíu, mà phổ biến là gấp đôi đến gấp mười lần. Hãy nghĩ về cái giá mà con người phải trả vì nó.
Tôi muốn quay lại biểu đồ này mà tôi đã chiếu trước đây, tại đó chúng ta tổng hợp lại để đưa ra hai điểm. Một là, trong tất cả các đồ thị, chúng ta thấy là những đất nước có điểm kém trên mọi phương diện thì thường là những nước bất bình đẳng hơn. Và ngược lại những nước được điểm tốt thường là các nước Bắc Âu và Nhật Bản. Vì thế, cái mà chúng ta đang nhìn vào là sự rối loạn chức năng xã hội nói chung liên quan đến sự bất bình đẳng. Không phải chỉ một hay hai phương diện, mà là hầu hết mọi thứ.
Điểm thật sự quan trọng khác tôi muốn trình bày trên biểu đồ này là, nếu bạn nhìn xuống phía dưới, Thụy Điển và Nhật Bản, họ là những đất nước rất khác nhau trên nhiều phương diện. Vị thế của người phụ nữ, và mức gắn bó với gia đình như thế nào, nằm ở trên hai cực đối diện trong trường hợp của các nước phát triển. Nhưng một sự khác biệt nữa cũng thật sự quan trọng là làm thế nào mà họ đạt được mức công bằng đó. Người dân Thụy Điển có thu nhập khác nhau rất lớn, và chính quyền thu hẹp khoảng cách này bằng thuế, phúc lợi cơ bản, trợ cấp hào phóng, vân vân. Nhật Bản thì lại khác. Khoảng cách trong thu nhập trước thuế của người dân nhỏ hơn nhiều. Họ có thuế thấp hơn. Phúc lợi xã hội ít hơn. Và trong những phân tích của chúng tôi với các bang Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tìm thấy sự tương phản như vậy. Một số bang làm rất tốt qua việc phân phối lại, một số bang làm cũng tốt vì họ có khoảng cách trong thu nhập trước thuế nhỏ hơn. Nên chúng tôi kết luận là vấn đề không phải là đạt được sự bình đẳng như thế nào, mà miễn là bạn làm sao đạt được bình đẳng xã hội.
Tôi không nói về sự bình đẳng hoàn hảo, tôi đang nói về những gì đang xảy ra ở các nền dân chủ phát triển giàu có. Một phần thực sự bất ngờ khác của bức tranh là không chỉ những người nghèo mới bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng. Có vẻ John Donne đã đúng khi nói "không ai sống ở trên một ốc đảo cả". Và trong một số nghiên cứu, chúng tôi có thể so sánh các tầng lớp khác nhau trong xã hội làm ăn ra sao ở một số quốc gia có trình độ phát triển tương đương nhau. Đây là một ví dụ. Tỷ lệ trẻ tử vong. Một số anh bạn Thụy Điển tốt bụng đã phân loại rất nhiều các con số trẻ tử vong theo chuẩn phân loại kinh tế - xã hội của nước Anh. Tức là phân loại theo nghề nghiệp của người cha, và bà mẹ độc thân đứng một cột riêng. Tầng lớp mà người ta gọi là "tầng lớp xã hội thấp" là những người bố lao động chân tay không có chuyên môn. Tiến tới các nghề lao động chân tay có chuyên môn ở tầng lớp giữa. Rồi lao động trí óc, lên mức cao hơn là các nghề nghiệp chuyên môn -- bác sĩ, luật sư, giám đốc các công ty lớn.


ted_016.png

Bạn thấy là ở Thụy Điển chỉ số này tốt hơn Anh trên tất cả các phân lớp xã hội. Khác nhau lớn nhất là ở đáy của xã hội. Nhưng ngay cả tầng lớp trên vẫn có lợi khi được sống trong một xã hội bình đẳng hơn. Chúng tôi đưa ra điều này dựa trên năm bộ dữ liệu khác nhau bao gồm kết quả giáo dục và sức khỏe trong nước Mỹ và trên toàn thế giới. Đó có vẻ là bức tranh chung -- sự bình đẳng làm nên khác biệt lớn nhất ở tầng lớp dưới của xã hội, nhưng cũng đem lại lợi ích cả ở tầng lớp trên.
Tôi nên nói một chút về những gì đang diễn ra. Tôi nghĩ tôi đang nhìn vào và nói về ảnh hưởng tâm lý xã hội của sự bất bình đẳng. Nó liên quan nhiều đến cảm giác ưu việt và thấp kém, đến việc được đánh giá cao hoặc thấp, được tôn trọng và không tôn trọng. Và đương nhiên, từ đó dẫn đến cảm giác cạnh tranh thứ hạng xã hội, thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng trong xã hội chúng ta. Nó cũng dẫn tới sự bất an về thứ hạng xã hội. Chúng ta lo lắng nhiều hơn rằng người khác sẽ đánh giá chúng ta như thế nào, liệu họ có nghĩ chúng ta hấp dẫn, thông minh, giàu có hay đại loại như vậy không. Khi sự đánh giá của xã hội tăng lên, thì nỗi sợ hãi sự đánh giá đó càng tăng thêm.
Thú vị là, một số nghiên cứu song song trên lĩnh vực tâm lý xã hội: một số người đã xem xét 208 nghiên cứu khác nhau trong đó tình nguyện viên được mời vào một phòng thí nghiệm tâm lý để đo các thông số về hooc-môn stress, những phản ứng của họ khi làm làm các thao tác khó... Tổng kết lại, điều mà họ quan tâm theo dõi là kiểu stress nào sẽ làm tăng cao mức cortisol, hooc-môn stress trung ương. Và kết luận là những thao tác có thể dẫn đến sự đánh giá xã hội -- đe dọa đến lòng tự trọng hoặc vị thế xã hội, tại đó người khác có thể đánh giá khả năng của bạn một cách tiêu cực. Kiểu stress này có tác động rất đặc thù lên sinh lý cơ thể.
Chúng tôi cũng đã bị chỉ trích. Dĩ nhiên, sẽ có người không thích chủ đề này và cũng có người thấy nó thật bất ngờ. Tôi nên nói với bạn rằng có người chỉ trích chúng tôi đã cố tình lựa chọn các dữ liệu, nhưng chúng tôi chẳng bao giờ lựa chọn dữ liệu cả. Chúng tôi có một quy tắc tuyệt đối là nếu nguồn dữ liệu của chúng tôi cung cấp dữ liệu về một nước mà chúng tôi đang quan tâm, thì dữ liệu sẽ được đưa vào quá trình phân tích. Nguồn cung cấp dữ liệu này sẽ quyết đinh liệu dữ liệu có tin cậy không, không phải chúng tôi. Nếu không như vậy sẽ sinh ra thành kiến.
Vậy còn với các nước khác thì sao? [Chúng tôi] Có 200 nghiên cứu về sức khỏe trong quan hệ với thu nhập và sự bình đẳng trên những tạp chí khoa học có cơ chế bình duyệt (peer-review). Nghiên cứu của chúng tôi không phải chỉ giới hạn ở các nước được giới thiệu ở đây. Những đất nước giống nhau, cùng một mức độ bất bình đẳng, thì các vấn đề nối tiếp nhau. Tại sao chúng ta không kiểm soát các nhân tố khác? Chúng tôi vừa cho bạn thấy là thu nhập bình quân trên đầu người chẳng tác động gì nhiều. Một số nước sử dụng những cách thức phức tạp để cải thiện đói nghèo và giáo dục, và tương tự.
Thế nguyên nhân là gì? Những mối liên hệ trên bản thân chúng không chứng minh được nguyên nhân. Chúng tôi cũng dành một chút thời gian nghiên cứu. Và thật ra, mọi người đã biết khá rõ nguyên nhân của một số hậu quả rồi. Sự thay đổi lớn trong hiểu biết của chúng ta về các bệnh mãn tính trong các nước phát triển là stress kinh niên từ các nguyên nhân xã hội ảnh hưởng như thế nào đến hệ miễn dịch, và hệ tim mạch. Ví dụ, lý do mà bạo lực phổ biến hơn ở các xã hội bất bình đẳng là bởi vì nhiều người mong muốn được để ý như kẻ mạnh.
Để đối phó với điều này, thì chúng ta phải đối phó với vấn đề thuế, cả trước-thuế và sau-thuế. Chúng ta phải kiềm chế thu nhập và văn hóa hưởng thụ của những người giàu. Tôi nghĩ chúng ta phải khiến các ông chủ có trách nhiệm với nhân viên của mình theo một cách nào đó. Tôi nghĩ thông điệp đáng quý ở đây là chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của con người bằng cách giảm cách biệt trong thu nhập giữa chúng ta. Và thật bất ngờ chúng ta có ngay giải pháp cho hạnh phúc của toàn xã hội, và nó thật tuyệt vời.
Cảm ơn.
(Vỗ tay)

 

 Trung Quốc lại đe Ấn Ðộ đừng tìm dầu biển Ðông

Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011 đã  ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông
Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011 đã ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông
--Trung Quốc lại đe Ấn Ðộ đừng tìm dầu biển Ðông
BẮC KINH 25-3 (NV) - Lấy cớ khu vực biển Ðông đang là nơi có tranh chấp chủ quyền, Bắc Kinh lại cảnh cáo Ấn Ðộ nên tự chế và đừng chen vào dò tìm hay khai thác dầu khí tại các lô thỏa thuận với Việt Nam hầu bảo đảm “hòa bình và ổn định” cho khu vực.
“Khu vực đó đang là khu vực tranh chấp. Chúng tôi không nghĩ là tốt cho Ấn Ðộ đến đó (mà dò tìm dầu khí)”. Tôn Vệ Ðông, vụ phó Á Châu Vụ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, lên tiếng đe dọa.



Bản đồ các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam có đường vạch đứt đoạn là đường vẽ “lưỡi bò” của Trung Quốc. Hai lô 127 và 128 đối diện hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mà Việt Nam thỏa thuận cho Ấn Ðộ dò tìm. (Hình: Internet)

Tôn Vệ Ðông phát biểu như trên với báo chí ấn được các tờ The Hindu và India Times tường thuật hôm Chủ Nhật 25 tháng 3 năm 2012, một tuần lễ trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức BRICS (gồm 5 nước Ấn, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Brazil).
Ðược hỏi tại sao Ấn lại không nên tới đó, Tôn Vệ Ðông nói chủ quyền của các hòn đảo trong khu vực là vấn đề nghiêm trọng và Ấn không nên dò tìm dầu khí cho tới khi vấn đề tranh chấp được giải quyết.
Khi được hỏi tại sao Trung Quốc không muốn Ấn dò tìm dầu khí trên Biển Ðông ký với Việt Nam trong khi Bắc Kinh lại chen vào thực hiện các dự án phát triển hạ tầng ở Kashmir (đang có sự tranh chấp giữa Ấn Ðộ và Pakistan), Tôn Vệ Ðông cãi cối đó là “hai vấn đề hoàn toàn khác nhau”.
Những tuần lễ gần đây, Việt Nam phải liên tiếp phản đối Bắc Kinh nhiều chuyện từ bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân đến loan báo mở thầu dò tìm dầu khí, tập trận bắn đạn thật, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trong thế yếu nước nhỏ, Hà Nội chỉ đưa ra những lời phản đối suông trong khi Bắc Kinh loan báo điều gì, tiến hành điều đó, coi các lời phản đối của Hà Nội không có tác dụng gì.
Khi tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái, hai bên đã ký một bản thỏa hiệp “nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” gồm 6 điểm “lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tối, đối tác tốt’”, nhưng những gì diễn ra trong thực tế cho thấy Bắc Kinh nói một đàng làm một nẻo.
Bản thỏa thuận 6 điểm có vẻ làm dịu xuống những tức giận của phía Hà Nội đối với vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam 4 tháng trước đó. Bây giờ, vài tháng sau, một mặt đe dọa Ấn đừng chen vào khu vực tranh chấp, một mặt Bắc Kinh vẫn tuyên bố mở thầu ở Hoàng Sa, vẫn bắt giữ ngư dân Việt Nam rồi đòi tiền chuộc.
Ngày 12 tháng 10 năm 2011, tập đoàn đầu khí Ấn ONGC ký thỏa thuận với tổng công ty dầu khí Petro Vietnam dò tìm dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Các lô này nằm hoàn toàn trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên thềm lục địa theo công ước quốc tế UNCLOS mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên vẽ đường “Lưỡi Bò” chiếm gần hết biển Ðông rồi tuyên bố là của mình tất cả. Hai lô vừa nói một nửa nằm trong cái “Lưỡi Bò” quái ác kia nên Bắc Kinh lên tiếng đe dọa.
Mới mấy ngày trước đây, Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh loan tin các tàu tuần của Trung quốc đã đi kiểm tra, chụp hình, quay phim các hoạt động khai thác dầu khí mà họ gọi là “bất hợp pháp” trên biển Ðông.
Báo chí Trung Quốc, nhiều hơn một lần, đe dọa cả Việt Nam và Philippines “chuẩn bị tinh thần nghe tiếng đại bác” khi muốn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.

-Báo Trung Quốc: Dự án thăm dò dầu khí Việt-Ấn có động cơ chính trị - VOA -Một ngày sau khi công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn dầu khí PetroVietnam ký kết thỏa thuận bao gồm dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích kịch liệt. 

Hôm thứ Năm, một bài Xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định rằng cả hai nước Ấn Độ và Việt Nam đều biết rõ rằng thỏa thuận này có nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc.
Bài Xã luận viết tiếp rằng Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc hành động để chứng tỏ lập trường của mình và ngăn chặn mọi nỗ lực liều lĩnh trong việc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này.

Báo này chỉ trích Việt Nam rằng chỉ mới một ngày sau khi ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Hà Nội đã ký thỏa thuận với Ấn Độ về hoạt động thăm dò dầu khí chung và rằng thật khó để có thể hiểu được điều đó cho thấy đây là một tinh thần hai mặt của Hà Nội hay là một sự bất đồng trong đội ngũ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Bài xã luận viết rằng các dự án thăm dò dầu khí này có động cơ chính trị mạnh mẽ, và việc phản đối bằng miệng của Trung Quốc có thể sẽ không được để ý tới, mà Trung Quốc phải có hành động mạnh mẽ và thực tế để khiến cho những dự án này thất bại.

Vài tuần trước đây, khi thỏa thuận chính thức giữa công ty ONGC Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn dầu khí PetroVietnam chưa được ký kết Trung Quốc cũng đã gửi công điện ngoại giao cho Ấn Độ nhấn mạnh bất kỳ hoạt động thăm dò-khai thác nào ở lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam mà không xin phép là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, phía Ấn Độ nói rằng sự phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý vì các lô này thuộc chủ quyền của Việt Nam.Nguồn: Global Times.


--Báo Trung Quốc đòi ngăn chặn hợp tác dầu khí Ấn Độ-Việt Nam RFI Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ( Global Times ), một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (14/10/2011) đã có một bài xã luận phản ứng về việc Việt Nam và Ấn Độ hôm thứ tư vừa qua ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông. Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, khó có thể nói là việc này chứng tỏ thái độ nước đôi của Hà Nội hay nó phản ánh bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, qua việc ký hiệp định với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ có những suy tính sâu xa hơn về chiến lược khu vực, chứ không đơn thuần là tìm nguồn cung cấp dầu khí.
Tờ báo này cũng cho rằng đằng sau các dự án thăm dò dầu khí là mưu đồ chính trị rất rõ của Ấn Độ. Cho nên, không chỉ lên tiếng phản đối, Trung Quốc cần phải có « những hành động kiên quyết » để phá hỏng những dự án đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động dự án thăm dò dầu khí chung, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chặn việc thăm dò này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ do vấn đề Biển Đông có thể sẽ gia tăng thêm sau khi hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Ấn Độ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trên Biển Đông, biển Hoa Đông và vùng Tây Thái Bình Dương « có thể mang lại những lợi ích. ». Ông A.K. Antony tuyên bố như trên nhân một hội nghị với các tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
Xin nhắc lại là vào cuối tháng 7 vừa qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng có va chạm trên Biển Đông. Cụ thể, một tàu của Hải quân Ấn Độ sau khi ghé thăm cảng Việt Nam trên đường trở về ở khu vực Biển Đông đã bị tàu Trung Quốc nhắc nhở qua làn sóng vô tuyến rằng đây là vùng hải phận của Trung Quốc.-  Theo RFI


TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn BBC


Trung Quốc lên án Việt Nam vì hợp tác dầu khí với Ấn Độ -Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lên án Việt Nam vì đã thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ hồi tháng trước để cùng phát triển các mỏ dầu ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

Ông Hồ Cẩm Đào đã gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh hôm thứ Ba, 11/10.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin rằng, ông Hồ Cẩm Đào nói với ông Nguyễn Phú Trọng rằng, cả hai bên không nên có bất cứ hành động nào khiến cho tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa lớn thêm và phức tạp thêm.

Ông nói, cả hai nước cần tiến hành các bước cụ thể càng sớm càng tốt, đồng thời truyền đạt quan điểm của Trung Quốc là mâu thuẫn cần được giải quyết thông qua đối thoại song phương.



Một số nước, trong đó có Việt Nam và Philippines đang cố gắng hợp tác để đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề trên biển.

Phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào dường như là nhằm kiềm chế các nước trong tầm kiểm soát, trong bối cảnh sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia trong tháng tới.



-----------------



Báo động tình trạng tàu Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ (DT 13-10-11) – Doanh nghiệp Huế “góp đá” hơn 1,1 tỉ đồng (TT).


- Tư liệu dài kỳ: Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tầm nhìn).  – –Tăng cường bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo (NLĐ). – “Tình yêu Trường Sa” xuyên Việt‎ (Thanh Tra). – “Sóng vọng Biển Đông” với nhiều giọng ca nổi tiếng (VNN).-Trọng Tấn, Khánh Linh hát về tình yêu biển Đông‎ (Lao động). – Lê Minh Sơn chơi nhạc về biển Đông ở Nhà hát Lớn‎ (VNE).



China, Vietnam sign deal to try to resolve dispute over South China Sea (AP WP 12-10-11) -- China and Vietnam Move to Reduce Tensions in South China Sea (NYT 12-10-11)

-Quân đội Việt-Trung kiềm chế, không để xung đột trên biển

Nhân chuyến thăm của Tổng bí thư đến Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp gỡ tại Bắc Kinh.
- – Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc  – (RFA). – Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (QĐND). – 
-

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào  (P) và Tổng bí thư  Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh, ngày 11/10/2011.
12/10/2011 BIỂN ĐÔNG
Về hình thức, chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại một “kết quả” thấy rõ. Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông với Hà Nội một cách hòa bình.
- Chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng: Trọng tâm là vấn đề biển đảo  –  (BBC).  - Điểm danh sứ thần – (DLB).
VideoLễ đón TBT Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc – ngày 1 (VTV). –  Toàn cảnh ngày 1 ở TQ của Nguyễn Phú Trọng (HN1). Bản tin video HN1 có nhiều thông tin liên quan tới chủ quyền biên giới, biển đảo, không bị cắt như tin trên VTV. – Video Nguyễn Phú Trọng gặp Ôn Gia Bảo (HN1). –  Video TBT Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc ngày 2 (HN1). – Video Lễ ký kết các dự thảo giữa hai nước Việt – Trung (VTV1) –  (MrVinh20/ Youtube).
Tổng Bí thư hội kiến với Thủ tướng Ôn Gia Bảo – Tổng bí thư hội kiến Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc (TTXVN). – Tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam – Trung Quốc (ANTĐ).  – Lãnh đạo Việt Trung ký thỏa thuận về biển đảo  –  (BBC). – Việt-Trung ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển  (VOA). – Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về Biển Đông  –  (RFI). – China, Vietnam Agree to ‘Friendly Accord’ in South China Sea‎ (IBT). – Thỏa thuận Việt Trung về Biển Đông : Một bước tiến bị hoài nghi  –  (RFI). – Thôi rồi lượm ơi: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng!  – (DLB).



Hai tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ và Việt Nam quyết định hợp tác lâu dài



Lễ đón chính thức Chủ tịch nước thăm CH Ấn Độ (TTXVN). – Video: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ (HN1/ MrVinh20). – Video:Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Thủ tướng và Tổng thống Ấn Độ (VTC/ MrVinh20). – Chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:Việt Nam ký nhiều thỏa thuận hợp tác với Ấn Ðộ (VOA). – Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN  –  (BBC). – Việt – Ấn: Cần đảm bảo an ninh Biển Đông (VNN). – ‘Quan hệ Việt – Ấn là nhân tố đảm bảo ổn định khu vực’ (VNE). - Vietnam, India Stand Firm on China Row (WSJ). – India, Vietnam Trying to Clear Tata Project, President Sang Says (BusinessWeek). – Ấn Độ ủng hộ Việt Nam khai thác dầu khí trên biển Đông(PLTP/VTV, TTXVN). – Hai tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ và Việt Nam quyết định hợp tác lâu dài  –  (RFI).

Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN(Tamnhin.net) - Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam với thời hạn ba năm.

Chính phủ Việt Nam-Ấn Độ ký 6 văn kiện hợp tác TTXVNDưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam và Thủ tướng Ấn Độ, đại diện hai nước đã ký 6 văn kiện hợp tác giữa chính phủ hai nước.

--






Căng thẳng Biển Đông gia tăng ẩn số tái nhiệm của Mã Anh Cửu (NCBĐ). – Lý do Nhật Bản đẩy nhanh ý tưởng thành lập Diễn đàn An ninh biển (NCBĐ/Nickkei).
--Trung, Mỹ 'thì thầm' chuyện biển Đông

Clinton’s Sweet & Sour China Soup (Diplomat 12-10-11) -- Minxin Pei bình luận bài của Hillary Clinton vừa đăng -- Và của McGregor: Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (FT 12-10-11)
- Biển Đông không phải là Biển Đen basam –Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (Financial Times). Nói về bài đã điểm hôm qua, của bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ – Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ:America’s Pacific Century (Foreign Policy). – Mỹ Vào Biển Đông – (Việt Báo). - TT Obama bổ nhiệm BS gốc Việt vào ‘Ủy Ban Cố Vấn AAPI’ – (NV). -

Mỹ lại kêu gọi TQ tôn trọng quyền các sắc tộc thiểu số (VOA).- Chủ tịch Trung Quốc hội kiến Thủ tướng Nga Putin  (TTXVN). – Thủ tướng Putin hoàn tất chuyến thăm TQ  –  (BBC). - Nga, Trung Quốc sắp sửa giải quyết tranh chấp về giá khí đốt (VOA).

--south china seaẢnh Reuters-Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN


Chủ tịch Trương Tấn Sang bắt tay Tổng thống Pratibha Patil khi ông đứng cạnh phu nhân, bà Mai Thị Hạnh và Thủ tướng Manmohan Singh trong buổi lễ tại Phủ Tổng thống hôm 12/10
Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam với thời hạn ba năm. 

Thỏa thuận này cùng một loạt các thỏa thuận khác được ký hôm thứ Tư ngày 12/10 sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi.
ONGC và PetroVietnam tập trung hướng đến phát triển sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực dầu khí, theo thông cáo báo chí từ ONGC.
Thỏa thuận bao gồm các dự án đầu tư mới cũng như thăm dò, khai thác dầu và khí đốt để cung cấp cho hai nước.
ONGC dự định sẽ bắt đầu thăm dò dầu khí vào năm tới trong hai lô ngoài khơi Việt Nam, mà Trung Quốc nói là thuộc chủ quyền của họ.
Trước đó New Delhi đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc ONGC thăm dò dầu khí, nói đây vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và tuyên bố thêm rằng Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải.
Trung Quốc đang nhìn sự can dự của Ấn Độ vào Biển Đông với ánh mắt đầy nghi ngờ.
Trong một thông điệp tinh tế nhằm vào Bắc Kinh, Thủ tướng Singh nói trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Việt Nam rằng mối quan hệ đối tác chiến lược của Ấn Độ với Việt Nam là ‘một nhân tố hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’.
“Chúng tôi phải cùng nhau hợp tác để đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng và tiếp tục các trao đổi trong lĩnh vực này trong tương lai,” ông nói, ngụ ý nhắc đến sự phản đối của Trung Quốc đối với các thỏa thuận khai thác dầu mỏ trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

An ninh hàng hải

Mặc dù Thủ tướng Singh không đề cập trực tiếp đến sự phản đối của Trung Quốc với việc Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông, việc ông nhắc đến an ninh hàng hải chính là nhắc lại lập trường của Ấn Độ về việc cần phải duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Singh gọi Việt Nam là ‘láng giềng trên biển’ và nói hai nước cùng đối diện với những thách thức chung như là khủng bố, cướp biển, thảm họa và đồng ý hợp tác chặt chẽ với nhau để đương đầu với các thách thức này qua các hiệp định về hợp tác chống khủng bố và dẫn độ.
Trữ lượng dầu thô và khí đốt của Việt Nam đang có sức hút đối với Ấn Độ, nước đang tìm kiếm thêm các nguồn năng lượng phục vụ cho sự bùng nổ kinh tế của họ.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi
Thủ tướng Ấn Độ nói hai nước Việt Nam và Ấn Độ cần hợp tác để đảm bảo an toàn cho lưu thông hàng hải
Thủ tướng Manmohan Singh nói Ấn Độ quyết tâm thúc đẩy đầu tư giữa hai nước.
“Một số công ty Ấn Độ hiện đang làm ăn ở Việt Nam, và chúng tôi cũng chào đón các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ấn Độ,” ông nói.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một khối lượng đầu tư đáng kể từ các công ty Ấn Độ.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước, hiện đang xấp xỉ ba tỷ đô la, lên mức bảy tỷ đô la trong vòng bốn năm tới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Sang, hai nước cũng đồng ý thúc đẩy hợp tác trên một loạt các lĩnh vực bao gồm thương mại, năng lượng, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và bảo tồn các di tích văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam.
“Chúng tôi cũng thiết lập một cơ chế đối thoại hai năm một lần về các vấn đề an ninh giữa Bộ Nội vụ của chúng tôi và những người đồng cấp Việt Nam,” Thủ tướng Singh phát biểu.
Trước đó, trong lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống, Ấn Độ đã dành những nghi thức trọng thể nhất để đón tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang với đội kỵ binh danh dự hộ tống và 21 phát đại bác chào mừng.
Tổng thống Ấn Độ, bà Pratibha Patil, và phu quân cùng Thủ tướng Manmohan Singh đều có mặt trong lễ đón ông Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Phát biểu tại lễ đón, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gọi Ấn Độ là ‘người bạn lớn, chí tình của nhân dân Việt Nam’.
Ông cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng củng cố và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược với Ấn Độ

Liên minh chiến lược

Trong bản tin của mình, nhật báo Wall Street Journal của Mỹ đã bình luận rằng ông Trương Tấn Sang đang sử dụng một trong những chuyến thăm viếng nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị Chủ tịch nước để bác bỏ cáo buộc trước đó của Trung Quốc rằng các kế hoạch thăm dò của Ấn Độ xâm phạm chủ quyền của họ.
Wall Street Journal nhắc lại tuyên bố trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Sang rằng ‘mọi dự án hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác khác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có ONGC, đều nằm trong phạm vi thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán.’
Wall Street Journal nhận xét tuyên bố này cùng quyết định của ông Sang đi thăm Ấn Độ sau khi ông lên làm Chủ tịch nước vào tháng Bảy năm 2011 là nhằm để đẩy mạnh liên minh giữa New Delhi và Hà Nội.
“Hà Nội xem Ấn Độ là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc và hai nước đang tăng cường mối quan hệ quân sự,” bài báo viết.
Còn đối với New Delhi, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam là cách để nước này thể hiện vai trò chiến lược ngày càng tăng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Wall Street Journal cũng đánh giá là cả New Delhi và Hà Nội đều không thể mạo hiểm đánh mất quan hệ với Trung Quốc khi mà quan hệ kinh tế giữa họ với nước này đang ngày một tăng trưởng.
Mặc dù giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Himalaya, quan hệ thương mại giữa hai nước vốn không ngừng phát triển và hiện đạt 60 tỷ đô la.
Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên tới 27 tỷ đô la trong năm 2010.
Hồi tháng Chín năm 2011, Trung Quốc đã khẳng định trên trang web của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, rằng Ấn Độ và Việt Nam không nên phá hoại mối quan hệ kinh tế và chính trị của mình với Trung Quốc ‘chỉ vì những lợi ích nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa’.

India And Vietnam Just Signed An Oil Exploration Deal That Will Infuriate China-NEW DELHI (AP) — India and Vietnam on Wednesday signed an accord to promote oil exploration in Vietnamese waters, despite Hanoi's long-standing dispute with China over sovereignty of islands in the South China Sea.

India And Vietnam Just Signed An Oil Exploration Deal That Will Infuriate China

 

Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?

-Can thiệp -(TBKTSG) - (NVP)- Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể đã lên đến con số hàng chục ngàn cho nên chắc chắn trong thời gian tới chúng ta sẽ nghe thêm nhiều trường hợp công ty này, công ty nọ sắp phá sản. Một thái độ đúng đắn trong bối cảnh đó là gì?
Đầu tiên, cần nhớ một doanh nghiệp, dù sức khỏe tài chính có bình thường đến đâu, cũng có thể rơi vào tình trạng phá sản nếu phải đối diện với nhiều tin đồn tai hại, chủ nợ hoảng hốt đến đòi nợ hàng loạt. Tất cả phụ thuộc vào dòng tiền và khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Vì thế, một môi trường kinh doanh trong đó, chữ tín bị nghi ngờ, tin đồn, tin sai lệch tràn lan sẽ trói tay doanh nghiệp, triệt tiêu khả năng quản lý dòng tiền của họ. Điều mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, qua trò chuyện, là thái độ “chuyện gì ra chuyện đó”, “ai làm người ấy chịu” chứ không thể vơ đũa cả nắm, coi tất cả đều có vấn đề như hiện nay. Ngược lại, thái độ minh bạch, không lãng tránh của doanh nghiệp bị cho là đang rơi vào khó khăn sẽ thuyết phục thị trường tốt hơn hẳn các chiêu thức hào nhoáng bên ngoài.
Điều tích cực nổi lên có lẽ là không còn ai mặn mà với chuyện dùng xe siêu sang, xe đắt tiền làm công cụ xây dựng tên tuổi như trước nữa. Trước đó, có lẽ chiêu thức chạy xe sang để lòe mắt thiên hạ cũng có tác dụng nên mới có nhiều người bị lôi vào vòng nợ nần. Dù sao đây cũng là quá trình để mọi người dần dà nhận ra đâu là những tiêu chí tin cậy để dựa vào trước khi ký kết làm ăn với một ai đó: không phải là nhà cửa hay xe cộ mà là bảng cân đối kế toán rõ ràng, minh bạch.
Thứ nữa, chuyện chính quyền các cấp can thiệp vào một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tính tích cực là một sự can thiệp như thế sẽ giúp làm rõ tình hình, đem lại sự minh bạch ai cũng đòi hỏi. Nhờ tình hình rõ ràng, có thể mọi người sẽ yên tâm hơn, dòng tiền của doanh nghiệp chu chuyển bình thường hơn và khả năng phục hồi, ra khỏi khó khăn của doanh nghiệp là cao hơn. Vai trò của chính quyền cũng mang tính cần thiết nếu doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân hay các khoản phải trả của doanh nghiệp liên quan đến hàng ngàn người. Tâm lý số đông khó lòng lường trước; nên sự hiện diện của các cấp có thẩm quyền dù sao cũng đem lại sự yên tâm cho nhiều người.
Tuy nhiên, tính tiêu cực đằng sau sự can thiệp như thế cũng rất lớn. Dễ thấy nhất là không một cấp chính quyền nào đủ lực, đủ người để can thiệp vào mọi trường hợp sắp phá sản hay rơi vào tình huống mất khả năng trả nợ. Chúng ta cũng đã mất cả chục năm trời sau mở cửa để xóa bỏ thói quen “hình sự hóa” các quan hệ dân sự; một khi chính quyền nhảy vào can thiệp, vụ việc dễ bị hình sự hóa hay ít nhất cũng bị “hành chính hóa”. Sự can thiệp của chính quyền dễ dẫn đến sự ỉ lại của những người trong cuộc; mọi giao dịch cứ tiến hành bất kể rủi ro, không lượng giá rủi ro bởi họ cứ tin chắc sẽ có sự can thiệp của nhà nước mỗi khi có chuyện. Nên nhớ khá nhiều trường hợp nợ nần là do các bên tham gia giao dịch bị lóa mắt vì kỳ vọng lãi cao, nay phải để họ chịu một phần trách nhiệm cho quyết định của họ.
Con đường giải quyết bằng tòa án là con đường tốt nhất bởi luật pháp đã dự liệu những tình huống như thế. Vấn đề là xây dựng và giám sát sao cho hệ thống tư pháp đủ năng lực đảm trách vai trò phán xử công minh, có trách nhiệm, đủ hiểu biết.
Môi trường kinh doanh hiện nay càng đòi hỏi phải nhanh chóng sửa đổi Luật Phá sản để luật không chỉ là công cụ cho giới chủ nợ đòi lại tài sản mà còn là chiếc phao cuối cùng cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dòng tiền bị nghẽn để luật bảo vệ và cho họ cơ hội làm lại từ đầu.


-Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất giảm thêm (Tin tức).    – Hạ lãi suất, giảm thuế để cứu doanh nghiệp (PLTP). - Lãi suất ở mức 6% – 8%/năm, DN sẽ “bật dậy”? (PLVN).- Hàng loạt doanh nghiệp co cụm, phá sản: Kỳ 1:  Nợ dây chuyền (TT). - Mệt mỏi vì “gánh nợ” (NLĐ).DN không dám hứa, đại gia không dám “nổ” (VEF). - Nói và làm: Vui một nửa thôi (VEF). - “Bắt bệnh” kinh niên của nhà thầu(TQ).Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở (VEF).
Sẽ áp tiền phạt cao nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế? (NLĐ). -Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư -Việt Nam với giải pháp ‘Giấu bụi dưới thảm’ (VEF).-Danh sách đen và sự minh bạch (VEF).Sai phạm hơn 11 tỉ đồng tại Bệnh viện Trần Văn Thời (TN).Không để “dưỡng liêm” thành đặc quyền, đặc lợi (PLTP).-Vì sao bà Diệu Hiền vỡ nợ?NLĐ
-GS Chu Hảo: Ngành thiên văn ở VN đang bị coi thường -"Rất tiếc phải nói rằng, qua mỗi một năm tôi lại thấy nền khoa học của nước nhà đi xuống..-Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và những việc cần làm (Tầm nhìn/KTTĐ).- Xây dựng thương hiệu quốc gia: Không thể bĩa ra giá trị mới (TTCT).
-..Nguyên nhân bất ổnVEPR đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay..Vàng có tăng giá để đầu tư tuần này? (VTC). - Vàng được kỳ vọng tìm lại đà tăng (DT). - Tuần tăng giá đầu tiên của vàng trong 1 tháng qua (TTXVN). - Tái diễn thu đổi USD ở tiệm vàng (PLTP).
-Korea and Vietnam: win-win growth partners (Korea Times 25-3-12) -- Bài của đại sứ Việt Nam ở Hàn Quốc (ông này có làm việc!)Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh (VHNA). Giới đầu tư nước ngoài tăng sở hữu trái phiếu chính phủ Nhật Bản (Gafin).NHỮNG RẠN NỨT CỦA KHỐI CÁC QUỐC GIA BRICS  —   (BS Hồ Hải).Bong bóng kinh tế Trung Quốc sẽ vỡ như tại Nhật Bản? (DVT).



-Sức dân đang bị thử thách
TT - Xăng dầu lên giá, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Giá gas liên tục tăng, hàng loạt dịch vụ y tế tăng 5-20 lần... Chính phủ lại thêm nghị định thu phí bảo trì đường bộ với mức phí không thấp.
--Việt Nam lọt top 50 môi trường kinh doanh tốt nhất của Bloomberg -Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á lọt nhóm 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Bloomberg..

-- Kiến nghị tới 2013 mới thu quỹ bảo trì đường bộ (SGTT).  - Thuế, phí ôtô và chuyện được – mất (VnEconomy). - Sức dân đang bị thử thách (TT).  - Bổ sung các đối tượng được miễn chịu phí lưu hành (DT).  - “Loạn” phí giao thông, vì sao? – Kỳ 2: 3 cái sai của… trạm thu phí (TT).  - Sẽ bỏ hàng loạt trạm thu phí cầu, đường? (VnEconomy).- Thu phí bảo trì đường bộ ngay sẽ khó cho DN (VNN).- Phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia: “Phí hạn chế phương tiện cá nhân đáng ra phải thu từ 10 năm trước”! (SGTT).  - Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son (TP).  -Đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tăng 5% mỗi năm (SGTT).  - ‘Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe’ (VNE)..- Nghe chuyên gia Pháp tư vấn quy hoạch Hà Nội (VNN).- Phạt mạnh để “răn đe” vi phạm giao thông (VNN). 



 Lại kích động tôn giáo!

-Lại kích động tôn giáo!
Lữ Giang
Từ đầu năm nay, vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, đã nổi lên như một cơn lốc. Có người tin rằng cơn lốc này nếu được thổi mạnh lên có thể làm sụp đổ toà nhà Bắc Bộ Phủ.


Ở hải ngoại, phải công nhận rằng cơ quan truyền thông có tiếng nói mạnh nhất thổi về Đông Nam Á là Đài Á Châu Tự Do(RFA) của Hoa Kỳ. Đài này đã có công rất lớn trong việc đẩy cơn lốc Đoàn Văn Vươn đi lên. Với những bài phóng sự nảy lửa như “Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường” (9.1.2012), “Khi người nông dân nổi dậy” (11.1.2012), “Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?” (11.1.2012), “Vợ ông Đoàn Văn Vươn kể lại những gì đã xảy ra trong vụ nổ súng ở Hải Phòng” (16.1.2012), “Kiến nghị tập thể cho Đoàn Văn Vươn” (15.2.2012), “Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì?” (23.2.2012), “Đoàn Văn Vươn đến hành động của dân oan” (23.2.2012), “Người dân tìm mọi cách để nói lên sự bất công” (19.3.2012) v.v, đài này đã làm rung chuyển Bắc Bộ Phủ. Rất nhiều người trong nước mong chiến dịch này được đẩy mạnh để đưa tới những sự thay đổi lớn.

Thế nhưng, sau Hội Nghị Toàn Quốc về Chỉnh Đốn Đảng ngày 27.2.2012 của Đảng CSVN, chiến dịch này bổng nhưng ngưng lại rồi chìm hẳn luôn, không ai biết tại sao. Có người cho rằng có lẽ ông Nguyễn Văn Khanh, trưởng ban Việt ngữ của đài RFA bận đi giúp Trúc Hồ phát động chiến dịch Việt Khang, nên chiến dịch này bị bỏ dỡ. Nhưng ít ai tin như vậy. Hiện tượng cướp đất là hiện tượng đang gây công phẩn trong cả nước khiến Đảng CSVN lúng túng. Tại sao không đẩy mạnh sự công phẩn này lên để loại trừ thối nát và giúp người dân lấy lại quyền sống của họ? Phải chăng sự tố cáo về chiến dịch “diễn biến hoà bình” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong đại hội nói trên đã làm “các thế lực thù địch” thấy rằng con tẩy của họ đã bị lật lên?

Biến cố thừ hai cũng đã làm nhiều người ngạc nhiên, đó là trong khi người Việt chống cộng đang phấn khởi kéo nhau đến Toà Bạch Ốc để trình bày Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ “Ngưng mở rộng giao thương với Việt Nam để đổi lấy nhân quyền” (Stop expanding trade with Vietnam at the expense of human rights) thì Thứ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Francisco Sánchez đến Việt Nam. Mục tiêu của chuyến đi này được mô tả là nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của các công ty Hoa Kỳ vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam”. Thống kê cho thấy thương mại song phương Việt - Mỹ trong năm 2011 đã tăng hơn 17%, với tổng giá trị lên đến 21 tỷ 800 triệu đô la.

Hai biến cố trên vừa lắng xuống thì trong tuần qua, đài RFA lại phát động chiến dịch kích động Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành và Phật Giáo Hòa Hoả đứng lên đòi tự do tôn giáo!
Các sự kiện trên khiến chúng ta phải suy nghĩ về hai điểm sau đây:


(1) Phải chăng Hoa Kỳ nhận thấy lá bài dân chủ và nhân quyền (vụ Đoàn Văn Vươn và vụ Việt Khang) không có khả năng làm thay đổi tình hình bằng tôn giáo, nên Hoa Kỳ cho quay trở lại vấn đề tôn giáo?


(2) Phải chăng chiến dịch nào cũng chỉ được phát động đến mức vừa đủ để tạo áp lực với Hà Nội, chứ không nhắm tiến tới “dứt điểm”? Con cờ Việt Nam vẫn là con cờ hữu dụng khi Mỹ muốn trở lại Châu Á Thái Bình Dương?

CSVN XIẾT CHẶT TÔN GIÁO
Chúng tôi xin nhắc lại, trong Hội Nghị Toàn Quốc về Chỉnh Đốn Đảng ngày 27.2.2012, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai nói toẹc ra chiến dịch “diễn biến hòa bình” của Mỹ như sau:
"Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị".
Hai mũi đầu là “dân chủ” và “nhân quyền”, đang bị Đảng CSVN chận đứng một cách cương quyết. Trong hai năm qua, họ đã bắt bớ, truy tố và giam cầm hàng chục thành phần bị coi có tư tưởng chống đối chế độ, nhất là những thành phần hoạt động có tổ chức, có sự hổ trợ từ bên ngoài hay có khả năng xách động quần chúng.

Hai mũi còn lại là “dân tộc” và “tôn giáo”, đã bị Đảng CSVN đã kiểm soát chặt chẽ từ lâu và mới đây đã tăng cường thêm bằng cách bổ nhiệm một Trung Tướng Công An làm Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ.


Từ lâu, mỗi tòa Đại Sứ Mỹ đều có một Trạm CIA (CIA Station) và dĩ nhiên tại Toà Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội cũng có trạm đó. Nhưng các trạm này không được phép hoạt động công khai, chỉ trừ dưới thời VNCH. Cơ quan CIA thường nấp dưới các tổ chức phi chính phủ (non-government organizations – NGO) để hoạt động. Vì có xích mích trong việc thiết lập chính quyền mới, trong tháng 2 vừa qua, chính quyền Ai Cập đã bắt giữ và truy tố 43 người thuộc các tổ chức NGO, trong đó có 19 người Mỹ, vì hoạt động do sự tài trợ từ ngoại quốc. Trong khoảng 10 năm qua, Hoa Kỳ đã thương lượng để các NGO được thành lập tại Việt Nam, nhưng Đảng CSVN đã từ chối. Do đó, ngoài các mật báo viên, CIA không thể trực tiếp lãnh đạo các cuộc nổi dậy ở Việt Nam được.

Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia – RFA) được thành lập và tài trợ theo Đạo Luật “International Broadcasting Act of 1994”, được đặt dưới quyền kiểm soát của “U.S. Information Agency”. Số tiền tài trơ hàng năm hiện nay khoảng 23 triệu USD. Đài có nhiệm vụ cung cấp các thông tin và bình luận chính xác và đúng lúc” về các biến cố xẩy ra ở Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cambodia, Bắc Hàn, Tây Tạng và Việt Nam.


Đài RFA đi từ trên không xuống nên Công An CSVN không làm gì được. Công An chỉ bắt một số người được đài này phỏng vấn mà họ cho là nguy hiểm và nhìn cách kích động của đài RFA để  nhận ra chiến thuật của Hoa Kỳ đang áp dụng trong từng giai đoạn.

GÂY KHÓ KHĂN CHO PHẬT GIÁO
Vì Phật Giáo đã có thành tích được Mỹ dùng để tạo biến loạn dưới thời VNCH, nên sau khi chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã quan tâm đến Phật Giáo nhiều nhất. Ngoài việc “quốc doanh hoá” đa số các tổ chức của Phật Giáo, Công An đã dùng mọi biện pháp tinh vi để chiêu nạp, phân hóa hay phá vỡ các nhóm Phật Giáo còn lại.


Bản tin ngày 29.1.2010 của PTTPGQT ở Paris cho biết: “Kể từ mùa Vu Lan (tháng 8/2010) đến nay (tháng 11/2010), trong vòng 3 tháng, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đã tung một chiến dịch đàn áp, khủng bố, bôi nhọ, vu khống, chụp mũ, trù dập từ thành viên lãnh đạo đến các cơ sở trực thuộc GHPGVNTN, nhất là tại các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Họ hành động thô bạo, dã man, chẳng còn chút đạo lý làm người.”


Bản tin ngày 8.2.2010 lại cho biết: “Thành viên các Ban Đại Diện địa phương, các vị trụ trì các chùa thuộc GHPGVNTN, hầu hết đều bị đàn áp, đe doạ, cô lập, sách nhiễu bằng nhiều cách như thường xuyên mời “làm việc”, điều tra, thẩm vấn, bắt báo trình nhiều việc vặt vãnh để gây khó khăn, nhất là trước các cuộc lễ Phật giáo, các ngày Giỗ chạp các vị Tổ sư. Các Phật tử hằng ngày về chùa tụng kinh, lễ Phật cũng bị theo dõi, sách nhiễu, đe doạ công ăn việc làm, bóp chẹt kế sinh nhai ngoài xã hội.”

Những tin tức này cho thấy rất khó dùng Phật Giáo để tạo ra một cuộc chính biến mới.


Trong tuần qua, đài RFA đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là tái áp dụng chiến thuật kích động lòng hận thù tôn giáo mà Mỹ đã áp dụng năm 1963 để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để thúc đẩy Phật Giáo đứng lên. Chiến thuật này đã đưa Phật Giáo vào vị thế phải chiến đấu cùng một lúc hai mặt giáp công, thất bại là chuyện khó tránh khỏi. Nay, vì lợi ích gian đoạn, nhóm nhân viên đài RFA lại muốn Phật Giáo đi lại con đường sai lầm cũ?

DỒN TIN LÀNH VÀO NGỎ CỤT
Sau khi chiếm miền Nam, Đảng CSVN cũng đã dùng mọi biện pháp để “quốc doanh hoá” các giáo phái Tin Lành gióng như họ đã làm đối với Phật Giáo. Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Chính quyền đã rập khuôn tổ chức Tin Lành ở miền Bắc, cho cho thành lập Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam để gôm các giáo phái Tin Lành lại. Hiện nay, tổng hội này có khoảng 350.000 tín hữu.


Tuy nhiên, có hai giáo hội được coi là cái gai trong mắt, nhưng chính quyền vẫn chưa nhổ được, đó là Giáo Hội Tin Lành Degaở Tây Nguyên được thành lập từ thời Pháp thuộc, và Giáo Hội Tin Lành Menonnite được truyền vào miền Nam từ 1957, hoạt động chủ yếu ở vùng Banmêthuột. Hai giáo hội này thường bị gán cho là tay sai của CIA, có quan hệ với Kok Ksor, một nhà vận động cho người Thượng ở Mỹ.


Giáo Hội Dega có dính líu tới cuộc nổi dậy của tổ chức FULRO đòi thành lập “Nước Dega tự trị. Chính quyền đã dẹp tan nhóm FULRO, nhưng vẫn không công nhận Tin Lành Dega như một tôn giáo. Ngoài ra, kế hoạch “Tây tiến” đã đẩy các sắc tộc ở Tây nguyên ngày càng vào trong rừng sâu, khiến họ phải vùng lên để sống còn. Kể từ tháng 9 năm 2010, họ phải đối mặt với các sự sách nhiễu và đàn áp của nhà cầm quyền. Sau vụ tranh chấp với bảo vệ các đồn điền cao su, chính quyền đã tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh tại ba huyện biên giới là Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông, và đẩy mạnh kế hoạch loại bỏ và bắt giữ những người mà họ gọi là “Tin Lành Dega,”

Một số tín đồ của Giáo Hội Menonnite đã di tản qua các giáo hội khác, nhưng các tín đồ Mennonites có liên hệ với Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Nguyễn Công Chính hay Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam sinh hoạt ở các nhà thờ tại gia đều bị sách nhiễu.


Tóm lại, vấn đề tôn giáo tại Tây nguyên đã quyện lẫn với vấn đề sắc tộc, khiến chính quyền lo sợ các điểm nóng có thể bùng phát tại đây bất cứ lúc nào, nên đã đàn áp thẳng tay.

BIẾN CÔNG GIÁO THÀNH ĐIỂM NÓNG?
Hiện nay có hai giáo phận của Giáo Hội Công Giáo VN cũng đang phải đương đầu với chính sách tôn giáo của chính quyền, đó là giáo phận Hưng Hoá ở miền Bắc và giáo phận KonTum.

Giáo phận Hưng Hóa gồm 10 tỉnh với khoảng 8 triệu dân và 200.000 người Công Giáo, trong đó có ba tỉnh đã gây khó khăn rất nhiều cho các linh mục khi đến làm mục vụ, đó là Sơn La, Tuyên Quang và Hoà Bình. Các linh mục cũng phải tìm nhiều cách khác nhau để đến với giáo dân.


Giáo phận Kontum có 1,4 triệu dân với 244.000 người Công giáo trong đó có 140.000 người thuộc các dân tộc thiểu số sống rải rác nhiều nơi.


Trình độ học vấn của dân cư thuộc giáo phận Kon Tum, nhất là người Thượng, còn rất thấp. Số người chưa biết chữ và chưa học hết tiểu học chiếm tỷ lệ cao. Cuộc sống của họ lại còn quá nghèo. ĐGM Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, đang tìm cách nâng cao trình độ và mức sống của người Thượng lên để họ có thể dần dần hòa nhập với cuộc sống của người kinh. Theo đường lối này, trong năm 2008, đã có 30.000 người theo đạo và năm 2009, có thêm 20.000 người. Nhưng nhà cầm quyền lo sợ Giáo Hội khi tập trung những người Thượng lại thành nhóm, cộng đoàn hay giáo xứ sẽ biến người Thượng thành những “tụ điểm đối kháng” nên tìm cách ngăn cản. Họ đặt ra đủ thứ luật lệ khắt khe để ngăn cản hay hạn chế sự tiếp cận giữa các giáo sĩ với đồng bào Thượng. ĐGM Hoàng Đức Oanh đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại những sự sách nhiễu này.

Trong thư mục vụ Giáng sinh đề ngày 22.12.2010, ĐGM Oanh cho biết trong các cuộc trao đổi với chính quyền trung ương và điạ phương, họ đều xác nhận là “Giám mục có quyền đi phục vụ và không ai cấm cản”. Nhưng trong đêm 25.12.2010, khi ĐGM Oanh đến cử hành thánh lễ Giáng Sinh với giáo dân thuộc sắc tộc thiểu số tại xã Sơn Lang, huyện K’Bang, thì chính quyền địa phương huy động nhân viên an ninh ra ngăn chận lại. Họ nói ngài có thể làm lễ, nhưng không phải cho tất cả mọi người ở đây, mà phải đến làm lễ ở từng nhà và mỗi thánh lễ không được quá một tiếng đồng hồ. Để tỏ thái độ phản đối, ngài đã hũy bỏ việc cử hành thánh lễ hôm đó.

Vụ phái đoàn Toà Đại Sứ Hoa Kỳ do bà Claire A. Pierangelo, Phó Đại Sứ cấm đầu, đến thăm ĐGM Kontum nhân vụ LM Nguyễn Quang Hoa bị đánh trọng thương, đã bị chính quyền nghi ngờ Mỹ muốn biến giáo phận Kontum thành một “điểm nóng” và biến ĐGM Hoàng Đức Oanh thành một lãnh tụ đối kháng thay thế Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Nhưng Thư Mục Vụ Mùa Chay của ĐGM Oanh cho thấy giáo phận Kontum đi theo đường lối của Giáo Hội chứ không làm công cụ cho Hoa Kỳ.

SỰ MONG ĐỢI CỦA HỌ BỊ THẤT VỌNG!

Nhìn chung, “các thế lực thù địch” rất khó biến các tôn giáo ở Việt thành lực lượng đối kháng phục vụ cho những mục tiêu chính trị giai đoạn của họ, vì đối phương đã biết và có kế hoạch ngăn chận.


Trưa Chúa Nhật 11.3.2012, trước gần 20 ngàn tín hữu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐGH Benedict XVI đã diễn giải về ý nghĩa bài Phúc âm kể lại sự tích Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ, đánh đuổi những người buôn bán súc vật và đổi tiền ra khỏi nơi thánh. ĐGH hỏi: Chúng ta phải giải thích thế nào về cử chỉ này của Chúa Giêsu?Ngài trả lời:

Việc đánh đuổi những người bán súc vật ra khỏi Đền thờ cũng được giải thích theo nghĩa chính trị - cách mạng, đặt Chúa Giêsu theo chiều hướng của phong trào những người theo phái Zelote. Những người này, vốn là những người “hăng say nhiệt thành” đối với Luật Chúa, và sẵn sàng dùng bạo lực để buộc người ta phải tôn trọng luật Chúa. Vào thời Chúa Giêsu họ mong chờ một Đấng Messia đến giải thoát Israel khỏi sự thống trị của người La Mã. Nhưng Chúa Giêsu làm cho sự mong đợi của họ bị thất vọng, đến độ một số môn đệ đã bỏ Chúa và thậm chí Giuda Iscariote đã phản bội Ngài.”
Nhưng ĐGH nói“Không thể giải thích Chúa Giêsu như một người bạo lực: bạo lực là điều trái ngược với Nước Thiên Chúa, là một dụng cụ của ma quỷ. Bạo lực không bao giờ phục vụ nhân loại, nhưng chỉ làm cho con người mất nhân tính”.
ĐGH nhấn mạnh: “Lòng nhiệt thành của Ngài (Chúa Jesus) là lòng nhiệt thành vì yêu thương mà Ngài trả giá bằng chính bản thân, chứ không phải là thứ nhiệt thành muốn phụng sự Thiên Chúa bằng bạo lực.”
Giáo Hội CGVN đang đi theo con đường mà các nhà truyền giáo đã đi khi đưa đạo Công Giáo vào đất Việt. “Các thế lực thù địch”, Đài Á Châu Tự Do và các nhóm Giao Điểm Công Giáo nông nổi ở hải ngoại đừng nghĩ rằng có thể kích động để tạo ra những “điểm nóng” và biến dần Giáo Hội Công Giáo thành một công cụ chính trị giai đoạn.
Ngày 20.3.2012
Lữ Giang

 

 Truy tố Nguyễn Công Chính về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Mục sư Nguyễn Công Chính bị công an Gia Lai bắt giam. DR
-Truy tố Nguyễn Công Chính về tội phá hoại chính sách đoàn kếtCăn cứ vào kết quả điều tra, các chứng cứ, hồ sơ, tài liệu thu thập theo quy định pháp luật, Viện KSND tỉnh Gia Lai đã ra cáo trạng, quyết định truy tố bị can Nguyễn Công Chính (tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, 43 tuổi, thường trú tại tổ 10, phường Hoa Lư, TP Pleiku) về tội phá hoại chính sách đoàn kết, theo Điều 87 BLHS nước CHXHCN Việt Nam.


Theo cáo trạng, Nguyễn Công Chính là đối tượng có những hoạt động chống lại Nhà nước và nhân dân có hệ thống. Mặc dù đã được chính quyền nhắc nhở, giáo dục, xử phạt hành chính và đưa ra kiểm điểm nhiều lần trước nhân dân, nhưng Nguyễn Công Chính vẫn không sửa chữa, mà ngày càng hoạt động phức tạp, manh động và bất chấp pháp luật. Ngày 28/4/2011, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã bắt giữ Nguyễn Công Chính cùng với nhiều tài liệu và công cụ, phương tiện liên quan đến hành vi hoạt động phạm tội của bị can. Theo kết quả giám định đã kết luận 19 tài liệu của Nguyễn Công Chính có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 10/2004, sau khi chuyển gia đình từ Kon Tum về TP Pleiku, Gia Lai sinh sống, Nguyễn Công Chính tự xưng mình là “Mục sư phụ trách vùng cao nguyên của Tin lành Mennonite” và dùng nhiều chiêu thức quái đản để lôi kéo người dân tộc thiểu số theo y hành động sai trái.
Cụ thể tại làng Prông Goay, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã tập hợp hàng trăm người la hét, nhảy múa, đốt sách vở của con em họ và đập phá bàn ghế… suốt 3 ngày đêm, mà theo họ là để “thông công gặp Chúa và đuổi tà ma” dẫn đến việc nhiều người phải nhập viện trong tình trạng hoảng loạn về tâm thần và kiệt sức. Việc làm sai trái đó của Nguyễn Công Chính đã bị nhân dân và tín đồ các tôn giáo chân chính kịch liệt lên án. Từ năm 2004 đến 2011, Nguyễn Công Chính còn soạn thảo nhiều văn bản có nội dung tuyên truyền chia rẽ giữa chính quyền với nhân dân, xuyên tạc tình hình trong nước, vu cáo chính quyền với nhiều nội dung sai sự thật rồi đem tán phát trên mạng Internet và gửi cho các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, báo, đài nước ngoài, nhằm gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang và ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Cơ quan Công an còn chứng minh, Nguyễn Công Chính đã liên hệ, câu kết với các đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước lập ra nhiều tổ chức, hội nhóm tôn giáo bất hợp pháp, nhận sự tài trợ của các tổ chức phản động lưu vong và tham gia tích cực vào các tổ chức phản động nhằm chống phá Nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết. Năm 2008, Nguyễn Công Chính liên kết với Y Hin Niê, đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ lập ra cái gọi là “Hội thánh liên hữu Tin lành Đấng Christ Việt Nam” do Y Hin Niê làm Tổng liên hội, Chính làm phó và phân công cho một số đối tượng khác trong nước làm tay chân.
Thực chất tổ chức bất hợp pháp này chỉ là bình phong để Nguyễn Công Chính kiếm tiền tài trợ từ bên ngoài và che giấu hoạt động phản động của mình. Không chỉ vu cáo gây chia rẽ giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, mà Nguyễn Công Chính còn có nhiều hoạt động phản động hết sức thâm độc nhằm gây thù hằn, kỳ thị, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những thông tin vu khống bịa đặt của Chính còn gây ra sự hiểu lầm và ngộ nhận của một số quốc gia trên thế giới về tình hình nhân quyền và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Vì vậy, hành vi phạm tội của Nguyễn Công Chính là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị tại địa phương, gây chia rẽ giữa những người cùng hoạt động tôn giáo, giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền, với lực lượng vũ trang, gây chia rẽ kỳ thị giữa các dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế.
Hành vi ấy của Nguyễn Công Chính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, được quy định trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nên cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, để giữ vững kỷ cương phép nước.
Vụ việc về cái chết của Thạch Thanh Nô người dân tộc Khmer ở ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh là một ví dụ. Thạch Thanh Nô là một phật tử, ngày 4/4/2009, sau khi tham gia huấn luyện dân quân tự vệ ở địa phương, Nô uống rượu say và bị tai nạn giao thông chết trên đường về. Thế nhưng, khi nghe tin này Nguyễn Công Chính đã chỉ đạo đồng bọn tung tin, gửi thông báo cho một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức tôn giáo vu cáo Công an, du kích đánh chết Thạch Thanh Nô vì sinh hoạt tôn giáo.
Nguyễn Công Chính còn liên tiếp vu cáo, xuyên tạc trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài và trên mạng Internet về tình hình và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Hành vi của Nguyễn Công Chính không những vi phạm pháp luật mà còn trái với tôn chỉ, mục đích của các tôn giáo, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội hợp pháp.
- Vì sao Nguyễn Công Chính bị khởi tố, bắt tạm giam? – Bài 1: Chống chính quyền, chia rẽ đoàn kết dân tộc (SGGP). Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Công Chính (SN 1969, ngụ tổ 10 phường Hoa Lư TP Pleiku tỉnh Gia Lai) về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 87 Bộ luật Hình sự. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Nguyễn Công Chính đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Báo SGGP xin được thông tin đến bạn đọc những sai phạm mang tính hệ thống, kéo dài của Nguyễn Công Chính chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


Xuyên tạc, kích động tư tưởng chống đối
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn thực hiện chính sách, chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; thể hiện rõ nét qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo. Thế nhưng, với động cơ chính trị, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài và phát tán trên các trang web của các tổ chức phản động ở nước ngoài nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo; vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền các địa phương đàn áp tôn giáo, đàn áp dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vi phạm nhân quyền.
Chẳng hạn, ngày 18-7-2004, Nguyễn Công Chính đăng tải bài “Giáo hội Tin lành Mennonite Việt Nam thắp nến cầu nguyện”… vu cáo chính quyền bách hại Hội thánh Tin lành Mennonite Tây Nguyên tại Kon Tum và Hội thánh Tin lành Mennonite chi hội Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Hay trong bài viết “Nếu muối mà nhạt…” đăng trên VietCatholic News vào ngày 22-9-2008, Nguyễn Công Chính bịa chuyện: “Trước đây, và tới tận bây giờ, trong đất nước tôi có sự phân biệt đối xử với người có đạo”.

Nguyễn Công Chính (phải) khi bị bắt tạm giam. Ảnh: A. N.

Vào tháng 5-2008, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính và thu được nhiều tài liệu chứa đựng những thông tin không đúng sự thật như chính quyền, công an đàn áp 1.300 người dân khiếu kiện vào tháng 7-2007 tại Văn phòng 2 Quốc hội tại TPHCM; Đảng, Nhà nước là hệ thống tham nhũng, cai trị độc tài, hung hãn; người dân Việt Nam sống khổ dưới chế độ độc tài cai trị của Đảng CSVN; Nhà nước Việt Nam là nhà nước vi phạm nhân quyền, tự do nhất thế giới…
Ngoài ra, trong quá trình lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia vào tổ chức tôn giáo được thành lập trái phép “Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam” (viết tắt là VPEF, chúng tôi sẽ đề cập ở bài sau), Chính có lời lẽ mang tính chia rẽ khối đoàn kết dân tộc: “Dân tộc Chăm HROI phải có quyền độc lập tự chủ, và tự lãnh đạo lẫn nhau, không để người Kinh o ép”.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Nguyễn Công Chính thừa nhận mọi việc làm của mình chỉ nhằm mục đích gây nên sự nghi kỵ giữa người dân với chính quyền và lực lượng công an, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền, gây sự hằn thù và kỳ thị giữa các dân tộc.

Không dừng lại ở việc xuyên tạc tình hình trong nước, Nguyễn Công Chính còn nhiều lần đe dọa kích động một bộ phận người dân chống đối chính quyền. Cụ thể nhất là vào đầu tháng 10-2004, khi không được đồng ý cho vào thăm nuôi ông Nguyễn Hồng Quang (lúc đó đang bị Công an TPHCM bắt giam vì có những hành vi vi phạm pháp luật), Chính dọa rằng sẽ kêu gọi khoảng 30.000 người kéo từ Tây Nguyên xuống “thăm hỏi”.
Trước đó, Chính cũng trao đổi với ông Quang rằng nếu chính quyền không đáp ứng một số đòi hỏi, sẽ huy động khoảng 700 người đi biểu tình. Tuy đó chỉ là những lời đe dọa suông nhưng cũng cho thấy Chính luôn có mưu đồ chống chính quyền nhân dân.
  • Dựng chuyện để vu cáo
Viết bài vu khống với những lời lẽ hàm hồ mãi nhưng chẳng ai tin, Nguyễn Công Chính nghĩ ra cách dựng nên câu chuyện giáo dân bị đàn áp để làm dẫn chứng người thật việc thật. Lợi dụng việc anh Thạch Thanh Nô (ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong, tháng 4-2009, Chính chỉ đạo Thạch Thị Phay ở tỉnh Trà Vinh dựng hiện trường giả, chụp ảnh ghi hình theo nội dung anh là thành viên Ban Chấp sự Tin lành; trên đường đi sinh hoạt Tin lành về bị lực lượng công an và du kích chặn đường đánh gãy hai xương đùi và bể bọng đái.
Từ đó Nguyễn Công Chính liên tục đưa nhiều bài viết lên trang http://www.ykien.net và các trang web khác, lu loa lên rằng chính quyền huyện Trà Cú đàn áp tôn giáo, đánh chết tín đồ Tin lành, kêu gọi dư luận quốc tế can thiệp. Tuy nhiên, hành vi dối gạt của Chính nhanh chóng bị lật tẩy.
Làm việc với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, ông Thạch Phương (cha anh Thạch Thanh Nô) khẳng định cái chết của con ông là do chạy xe tự đâm vào cây; các thành viên trong gia đình không có ai theo đạo Tin lành mà theo đạo Phật. Sự việc bị bại lộ, Thạch Thị Phay bỏ trốn sang Campuchia, riêng Chính bị cơ quan chức năng mời lên giáo dục, nhắc nhở.

Những tưởng sau lần ấy, Nguyễn Công Chính sẽ nhận thức được sai lầm, không làm trò tạo ra nhân chứng giả hiệu phục vụ cho việc vu cáo chính quyền. Nhưng với bản chất ngoan cố, Chính vẫn tiếp tục cố tình sai phạm.
Rơ Chăm Mrek (ngụ xã Ia Khươl, huyện Chư Păk, tỉnh Gia Lai) vốn là đối tượng hoạt động Fulro bị bắt, đang thi hành án 9 năm tù tại Nam Hà, do bị tai biến nên được trại giam tạo điều kiện cho về gia đình điều trị. Vậy nhưng tháng 5-2009, Chính vẫn dự định đưa Rơ Chăm Mrek vào TPHCM, gặp đoàn Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ làm nhân chứng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, mưu đồ của Chính đã nhanh chóng bị phát hiện và bị phía Mỹ từ chối không tiếp.
Trong số những tài liệu thu được qua kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính vào tháng 5-2008, có những tài liệu chứng minh Chính tham gia các tổ chức phản động như: “Khối 8406” (tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam), “Khối 1706” (tổ chức yểm trợ cho tự do dân chủ cho Việt Nam), “Khối 1906” (tổ chức yểm trợ cho tự do – dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam), “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội dân oan”…
Trong một tài liệu gửi Nguyễn Chính Kết, một đối tượng cơ hội chính trị đã trốn ra nước ngoài, Nguyễn Công Chính thể hiện mưu đồ hoạt động chống phá nhà nước khi viết: “…Vì đây là một chiến lược của 8406, hãy cẩn thận và bảo mật để chiến lược được phát triển theo lộ trình đến mục tiêu, giúp 54 dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách xiềng xích của bão quyền CSVN…”.

Cuối năm 2009, sau khi được “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (một tổ chức phản động người Việt lưu vong) kích động, chỉ đạo, tài trợ và trao cho cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam - 2009” kèm theo 3.000USD, Nguyễn Công Chính càng hoạt động chống phá chính quyền nhân dân công khai, quyết liệt và trắng trợn hơn trước.

>> Bài 2: Lợi dụng tôn giáo để trục lợi
NHÓM PVCT
- Thông tin liên quan:


Chính trị: Bộ mặt thật của Nguyễn Công Chính - Kẻ tự phong là mục sư (CAND 3-5-11) -- "Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần".  Các cơ quan chức năng Việt Nam rất lưu ý đến đời sống tình dục của các nhà đối kháng ("hai bao cao su đã qua sử dụng", "quan hệ nhiều lần"...). Đệ tử của Freud, hãy giải thích!
Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite tố cáo: Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai vừa thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của đối tượng phản động Nguyễn Công Chính (42 tuổi), tên khai sinh là Nguyễn Thành Long, quê ở huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, hiện đang tạm trú tại tổ 10, phường Hoa Lư, TP.Pleiku về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Để hiểu rõ thêm về bản chất của kẻ tự phong mục sư Nguyễn Công Chính, Báo CAND xin cung cấp đến bạn đọc bài viết sau.


Thực hiện lệnh bắt, khám xét chỗ ở đối với Nguyễn Công Chính(X).

Năm 1991, sau khi đào ngũ khỏi đơn vị Bộ đội Biên phòng Kon Tum, sống lang thang ở các bãi vàng trên đất Quảng Nam đến năm 1993 Nguyễn Công Chính trở về Sa Bình, Sa Thầy, Kon Tum tham gia tổ chức phản động núp dưới danh nghĩa hoạt động tôn giáo nhằm chống phá chính quyền. Để thực hiện âm mưu đen tối của kẻ phản động, Nguyễn Công Chính đã lôi kéo một số tín đồ Tin lành tách ra để thành lập cái gọi là "Hội thánh phúc âm đời đời" của Chính và tham gia vào tổ chức "Tin lành Liên hữu Cơ đốc" với mục đích trục lợi cá nhân.
Khi phát hiện ra ý đồ xấu xa, các tín đồ chân chính đã tẩy chay Nguyễn Công Chính thì y nghĩ ra cách nhờ vào Nguyễn Hồng Quang (ở TP Hồ Chí Minh) và tự phong cho mình là Mục sư Nguyễn Công Chính để tiếp tục thực hiện hành vi phản động, lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Từ đó, Nguyễn Công Chính tổ chức lôi kéo một số người nhẹ dạ tham gia cái gọi là "Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam" và tự xưng y là "Chủ tịch". Đây chính là một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo hoạt động trái phép nhằm chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Thật nhẫn tâm khi Nguyễn Công Chính về nhà yêu cầu ông Nguyễn Lang (bố đẻ của mình) dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên để Chính tụ tập nhiều người đến hành đạo trái phép. Khi bị ông Lang phản đối kịch liệt việc làm trái đạo lý trên thì Chính lại đánh cả cha đẻ của mình. 
Sau khi phát hiện những sai phạm, chính quyền tỉnh Kon Tum nhắc nhở nhiều lần nhưng Nguyễn Công Chính vẫn cố tình không chấp hành pháp luật, xây dựng nhà trái phép, nên đã bị cưỡng chế. Sau khi chuyển về sống ở địa bàn Gia Lai, Nguyễn Công Chính tiếp tục có nhiều hành động hết sức quái đản.
Tháng 5/2006, tại làng Brông Goay, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã tập hợp một số người dân mê muội la hét, nhảy múa, đốt sách vở học sinh, đập phá tại nhà các gia đình trong làng suốt 6 ngày đêm. Theo Nguyễn Công Chính, hành động trên là để "thông công gặp Chúa, đuổi tà ma". Hậu quả của việc làm trên đã khiến nhiều người phải nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, kiệt sức. Chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm về hành vi tuyên truyền "tà đạo" của Nguyễn Công Chính. Giữa năm 2008, Nguyễn Công Chính lại bị ông Nguyễn Hồng Quang tố cáo Chính lợi dụng hoạt động để trục lợi cá nhân, gian dối chiếm đoạt 270 triệu đồng và lợi dụng truyền đạo để cưỡng dâm nhiều nữ tín đồ người dân tộc thiểu số.
Sau đó Nguyễn Công Chính lại liên lạc với Y Hin Niê (đối tượng cầm đầu FULRO lưu vong) để thành lập tổ chức phản động núp bóng tôn giáo. Tiếp đó, Nguyễn Công Chính chuyển sang câu kết với Nguyễn Thanh Vân, cầm đầu tổ chức phản động chống Cộng tại Mỹ để thành lập cái gọi là "Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam- Hoa Kỳ" và tự phong làm Hội trưởng.
Ngoài ra, để tạo "tiếng vang", thu hút kêu gọi các tổ chức phản động bên ngoài gửi tiền tài trợ cho hoạt động chống phá đất nước, Chính sốt sắng ghi tên, tích cực tham gia hoạt động cho một vài tổ chức phản động. Cuối năm 2009, khi được bọn phản động người Việt lưu vong tung hô, trao cho cái gọi là "Giải nhân quyền Việt Nam 2009", Chính càng tỏ ra manh động, chống phá chính quyền nhân dân một cách công khai, trắng trợn.
Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã xác định, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính đã trực tiếp thu thập, biên soạn làm ra nhiều tài liệu phản động phát tán lên mạng Internet. Ngày 24/11/2010 và ngày 24/1/2011, Giám định viên tư pháp và Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã có các kết luận giám định 22 tài liệu do y soạn thảo, phát tán và khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng Công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 13/9/2006, tại quán Internet ở số 4, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP Pleiku, cơ quan Công an đã bắt quả tang Chính đang tán phát các tài liệu phản động lên mạng. Ngày 28/5/2008, tiến hành kiểm tra hành chính nơi ở của Chính, cơ quan Công an thu được một số tài liệu phản động và trong máy tính của y còn có nhiều phim ảnh đồi trụy và các tài liệu chứng minh Nguyễn Công Chính tham gia các tổ chức phản động như: "Khối 8406", "1706", "1906"… và các dự án mà y đã và đang làm để lừa các tổ chức, cá nhân bên ngoài lấy tiền tiêu xài. Chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, thuyết phục vận động và đưa ra giáo dục kiểm điểm Nguyễn Công Chính trước dân và xử phạt hành chính nhưng Chính vẫn không chấp hành.
Ngoài việc báng bổ tổ tiên gia đình, lợi dụng tôn giáo để hoạt động phản động chống phá chính quyền, Nguyễn Công Chính còn lợi dụng danh nghĩa mục sư tự phong có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vu khống người khác. Ông Tân Tạo và vợ là Nguyễn Thị Đào ở quận 10, TP Hồ Chí Minh tố cáo Nguyễn Công Chính đã lừa của họ số tiền 27 triệu đồng; Nguyễn Thanh Sơn tố cáo anh ruột là Nguyễn Công Chính tự động bán nhà rồi chiếm đoạt luôn tài sản.
Ông Đinh Thanh Trường ở thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tố cáo ngày 5/10/2008: "Việc nhận tiền quà cứu trợ của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giúp đồng bào bị lũ lụt năm 2007, tôi hoàn toàn không biết gì cả. Nhưng Nguyễn Công Chính đã giả mạo chữ ký của tôi và cho rằng tôi đã nhận số tiền 270 triệu đồng. Nay tôi làm đơn này xin tố cáo hành vi giả mạo chữ ký của Nguyễn Công Chính. Đề nghị các cấp có thẩm quyền điều tra làm rõ hành vi trên và xử lý Chính theo đúng quy định của pháp luật"...
Ngày 28/5/2008, qua kiểm tra hành chính, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính xách tay của Nguyễn Công Chính chứa rất nhiều phim ảnh có nội dung đồi trụy. Ngày 7/9/2008, Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite với nội dung: Năm 2006, cô H. sinh năm 1980, dân tộc Jrai, ở Pleiku đã bị ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo nói dối lừa cô để quan hệ tình dục nhiều lần. Và ông Chính cũng lén lút lợi dụng danh nghĩa truyền đạo để quan hệ với nhiều cô gái khác. Họ đã có đơn tố giác. Ngoài ra, trong bản tường trình, Nguyễn Hồng Quang còn cho rằng Nguyễn Công Chính là kẻ chia rẽ giáo hội, chia rẽ các sắc tộc, vu cáo người khác.
Trước những hành vi sai phạm nghiêm trọng nói trên, nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, các tổ chức tôn giáo chân chính, các cơ quan đoàn thể ở địa phương đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phải xử lý đối tượng phản động Nguyễn Công Chính thật nghiêm minh theo pháp luật

Ngọc Như - Mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt vì tội danh « gây chia rẽ giữa chính quyền và dân »(RFI)- Mục sư Nguyễn Công Chính, 45 tuổi, Giáo hội trưởng Giáo hội Tin lành Lutheran tại Việt Nam đã bị công an khởi tố và bắt giam vào sáng hôm qua 28/04/2011. Thông tấn xã Việt Nam và nhiều tờ báo chính thức đồng loạt đưa tin này vào ngày hôm nay và quy cho ông tội « phá hoại chính sách đại đoàn kết, chia rẽ nhân dân với lực lượng vũ trang ».
-Bắt giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính cand.com

Chiều 28/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai chính thức thông báo trước các cơ quan báo chí về việc bắt tạm giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. ...
Bắt tạm giam Nguyễn Công Chính vì hành vi Phá hoại chính sách đoàn kếtTiền Phong Online
Bắt đối tượng phá hoại chính sách đoàn kếtVietNamNet
Bắt Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"Tuổi Trẻ
Thanh Niên -VTC -Báo Đất Việt
tất cả 16 bài viết »
-Việt Nam bắt một mục sư Tin Lành (VOA)-Giới hữu trách Việt Nam đã bắt giữ một mục sư Tin Lành vì cáo buộc gây chia rẽ giữa chính quyền với người dân.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Mục sư Nguyễn Công Chính, 42 tuổi, đã bị bắt hôm thứ 5 ở tỉnh Gia Lai, và nếu bị tòa kết án ông phải đối mặt với án tù 15 năm.Theo báo chí do nhà nước kiểm soát, những cáo buộc về tội gọi là “phá hoại chính sách đoàn kết” đối với Mục sư Chính phát xuất từ những phát biểu có tính chất thù địch của ông trong các bài viết đăng tải trên internet và những cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan truyền thông nước ngoài.Họ tố cáo Mục sư Chính phổ biến thông tin sai lạc và xúi giục dân chúng biểu tình.-Hoa Kỳ đưa hơn 10 nước vào danh sách các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo Hoa Kỳ đã đưa 14 quốc gia vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo. Lần đầu tiên trong danh sách này có Ai Cập. Trong số các quốc gia khác, trong danh sách có tên Iran, Iraq và Trung Quốc.


-Bắt, tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"
Ngày 28-4, Công an tỉnh Gia Lai đã thi hành lệnh bắt và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết", tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ được nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trước đó, ngày 8-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Nguyễn Công Chính đã thú nhận hành vi phạm tội của mình. Nguyễn Công Chính có tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, sinh năm 1969, hiện sinh sống tại tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Plei-cu, tỉnh Gia Lai. Từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài, thu thập và phát tán trên mạng internet nhiều tài liệu có nội dung chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, chia rẽ các tín đồ tôn giáo.
Nguyễn Công Chính đã cấu kết với các đối tượng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... để hoạt động chống chính quyền nhân dân, tuyên truyền sai sự thật và kích động, tham gia tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp ở nhiều nơi...
Những tài liệu thu được trong quá trình hoạt động của Nguyễn Công Chính, Cơ quan An ninh điều tra-Công an tỉnh Gia Lai đã trưng cầu giám định của Tư pháp tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ giữa quốc gia dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Phát hiện việc làm của Nguyễn Công Chính là vi phạm pháp luật, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, giáo dục nhắc nhở và đưa ra kiểm điểm trước dân. Song trên thực tế, Nguyễn Công Chính với bản chất ngoan cố, phản động không chấp hành pháp luật mà vẫn cố tình gia tăng hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân cả về phạm vi, quy mô lẫn mức độ.
Theo TTXVN

 

 Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

-Mạng TQ đánh giá lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam -Những khả năng của K-300P Bastion là một mối đe dọa lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được chủ quan và xem nhẹ đối phương

(ĐVO) Sau khi báo giới Nga loan tin, Việt Nam tiếp tục mua lô thứ 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo rằng, Trung Quốc cần phải tìm biện pháp để đối phó với hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này.


>> Tổ hợp Bastion thứ hai về Việt Nam

Một bài viết trên trang mạng Xinjunshi đã phân tích các tính năng của hệ thống K-300P Bastion. Theo đó, đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được thiết kế bởi Cục thiết kế NPO cùng với đối tác Belarus.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển tối tân này. Hệ thống sử dụng tên lửa chống hạm đa năng P-800 Yakhont. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu trên đất liền.

Mạng quốc phòng TQ cảnh báo K-300P Bastion là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến của nước này.

Tên lửa có hai chế độ hành trình khác nhau, ở chế độ bay thấp, tầm bắn tối đa 120km, trong chế độ bay hỗn hợp tên lửa có tầm bắn lên đến 300km. Hệ thống có thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Một khẩu đội K-300P Bastion có thể phóng đi 8 tên lửa chống hạm chỉ trong thời gian 2,5 giây.

Tên lửa P-800 Yakhont có tốc độ lên đến 2,5 lần tốc độ âm thanh, ở chế độ bay cao, tốc độ của tên lửa tới 780m/giây, khoảng 2808 km/giờ, ở chế độ bay thấp, tốc độ tên lửa ở mức 680 m/giây, khoảng 2448km/giờ.

Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bị động, radar này có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 50km, ăng ten của radar có khả năng quét góc phương vị ±45 độ. Một khi đã khóa mục tiêu, tên lửa sử dụng radar bị động để lao thẳng đến mục tiêu. Việc sử dụng đầu dò radar bị động khiến tên lửa có khả năng kháng nhiễu rất cao.
Mỗi tổ hợp K-300P Bastion có khả năng quản lý đường bờ biển dài 600km.

Sau khi phóng đi, toàn bộ thệ thống có thể rút khỏi vị trí và giao việc dẫn hướng tên lửa cho máy bay trực thăng.  Khả năng cơ động cao trên khung gầm xe MZKT của Belarus khiến việc phát hiện vị trí phóng của đối phương cực kỳ khó khăn.

Trang mạng Xinjunshi bình luận, những mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc bao gồm, khả năng tấn công tầm xa 300km, hệ thống dẫn hướng chính xác với khả năng kháng nhiễu tốt.

“Những khả năng của hệ thống K-300P Bastion thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được xem nhẹ và chủ quan đối với vấn đề này”. Trang mạng này đã bình luận như vậy.
Những hệ thống phòng thủ ven bờ như 4K44B REDUT vẫn là mối đe dọa lớn cho bất cứ chiến hạm  nào.

Ngoài ra, trang mạng quốc phòng Trung Quốc cảnh báo thêm, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam còn có một số hệ thống tên lửa chống hạm được chuyển giao từ thời Liên Xô như  4K51 Rubezh và đặc biệt là biến thể 4K44B REDUT có tầm bắn lên đến 500km. Tuy rằng các biến thể này đã lạc hậu phần nào so với hiện tại, nhưng đây vẫn là những mối đe dọa cho bất kỳ chiến hạm nào nằm trong tầm bắn của nó.


>> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á
>> Việt Nam mua thêm hệ thống tên lửa bờ biển 
Quốc Việt (theo Xinjunshi

-SIPRI liệt kê số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu -

 

 Giã từ Đức trị!

-Giã từ Đức trị!
25/03/2012
Hà Sĩ Phu
Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi-Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay… và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó.
ĐẠO ĐỨC, ĐỨC TRỊ, PHÁP TRỊ và CỘNG SẢN

HỎI: Vì sao trong bài "Đôi điều suy nghĩ… " anh luôn đối chiếu Mác-Lê với Khổng-Mạnh?
ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.
Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác-Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:
Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như "Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong", "tính Quốc tế", tính "tập thể", "tính Công nghiệp", "tính Duy vật biện chứng"… Hơn thế, lý thuyết Mác-Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.
Về vai trò lịch sử: Có sự ngộ nhận rằng "chủ nghĩa Đế quốc" là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Tư bản sắp cáo chung thì phải có cái gì thay thế nó chứ! Trong cơn khủng hoảng của thế giới ở những thế kỷ đầu của Văn minh Công nghiệp thì sự phê phán đối với xã hội Tư bản đương thời và khát vọng về một thế giới khác đã trở nên mảnh đất tuyệt vời để nảy mầm hạt giống Cộng sản, người ta ngưỡng vọng nó như một cái gì hoàn toàn mới mẻ… Sau những thắng lợi huy hoàng ở giai đoạn đầu của trào lưu Cộng sản: chiến thắng phát xít, sự xuất hiện một siêu cường Cộng sản với nền công nghiệp nặng, vũ khí hạt nhân, thám hiểm vũ trụ… thì ngưỡng vọng ấy càng trở thành niềm tin thực sự. Thực tế ấy khiến cho cả những người dù có nhìn thấy những điều không ổn trong tư duy Mácxít cũng không dám nghĩ rằng tư tưởng Mácxít chỉ là bản sao mang màu sắc Công nghiệp của tư tưởng phong kiến lỗi thời.
Nhưng nếu xem xét vấn đề từ sự tiến hóa Đức trị sang Pháp trị sẽ thấy bản chất này hiện ra rất rõ.
HỎI: Đức trị và Pháp trị khác nhau thế nào? Chuyên chính Vô sản là Đức trị hay Pháp trị?
ĐÁP: So sánh đầy đủ ắt phải viết nhiều pho sách, vì trong lịch sử từ Đông sang Tây đã có nhiều biến thể phức tạp. Ở đây chỉ có thể rút ngắn chuyện nghìn năm vào một vài trang, với một vài điều cốt lõi.
Trên đường tìm kiếm những phương pháp để tổ chức, duy trì và điều hành xã hội, các nhà tư tưởng phương Tây cũng như phương Đông rút cuộc đều phát hiện các nhu cầu Đức trịPháp trị và nhu cầu “phối hợp cả hai yếu tố đó. Ba xu hướng này, với vô số biến thể của chúng, đã tồn tại và đấu tranh với nhau từ trước Công nguyên cho tới hôm nay, và cùng với chúng là những cách nhìn khác nhau về bản chất cao quý hoặc tàn bạo của Chính trị và của Nhà nước, cùng với chúng là những cẩm nang khác nhau để dạy những thủ đoạn chính trị cho nội bộ giới cầm quyền mỗi nước mỗi thời. Những chuyện "bếp núc" tàn bạo và dối trá của Chính trị, ta tạm gác sang một bên.
Về triết học mà nói, bao quát hết thảy chỉ có hai phạm trù tư tưởng về tổ chức xã hội, xây dựng trên hai nền nhân văn khác nhau: chủ nghĩa Nhân văn cổ điển và chủ nghĩa Nhân văn mới. Đạo trị nước của Nhân văn cổ điển là Đức trị, đạo trị nước của Nhân văn mới là Pháp trị. Đức trị cực thịnh ở chế độ Phong kiến, ứng với Văn minh Nông nghiệp. Quản Trọng, Hàn Phi, Vệ Ưởng, Machiavel… tuy đã đụng chạm đến "Pháp trị" nhưng về toàn cục thì vẫn nằm trong quỹ đạo Đức trị.
Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa.
Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng "Dân chủ Tư sản" và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về "chất", không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa.
Chúng ta hãy xem nền chính trị "Chuyên chính Vô sản" nằm ở chỗ nào trong bậc thang tiến hóa ấy?
Trước hết phải hiểu cơ sở triết học của Nhân văn cổ điển và Nhân văn mới. Cả hai nền Nhân văn đều muốn hướng xã hội và con người đến Chân Thiện Mỹ, cho con người được hạnh phúc trong sự "hòa" với nhau và "thuận" với quy luật. Song mỗi bên nhận thức về Con người một khác và từ đó đưa ra những tiên đề khác hẳn.
Tư duy Nhân văn cổ điển dựa trên tiên đề: Con người ta bản chất là thiện và giống nhau, nhưng trong quá trình sống bị cái ác làm cho "tha hóa" đi và phân ly ra (Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận. tập tương viễn). Vậy phải chống cái Ác và chống sự phân ly, chống sự "tha hóa", thu về một mối! Tư duy chiến lược của Đức trị là "nhất thể hóa" xã hội, mà đỉnh cao của nó thể hiện ở tính "tập thể", "quốc tế", "đại đồng"… của thuyết Mác-Lênin.
(Tuân Tử có nói đến bản tính ác của con người, đó thật là tiếng chuông cảnh tỉnh cho phái Đức trị, song cái Ác mà Tuân Tử nói tới chỉ là cái bản tính thứ sinh thôi, bởi "nếu biết tích thiện thì kẻ tầm thường cũng có thể thành kẻ sĩ rồi thành thánh nhân" thì như thế cái Ác sao có thể coi là bản tính được. Về toàn cục Tuân Tử vẫn là đại biểu của Đức trị.)
Tư duy "nhất thể hóa" ấy đương nhiên dẫn đến chỗ phải tìm kiếm và khẳng định xem cái khuôn mẫu "thiện" duy nhất ấy là cái gì. Phong kiến khi xưa thì khẳng định đó là "đạo trời" (hoặc biến thái thành "đạo người", "đạo vua"…) mà Thiên tử được ủy nhiệm, Mác-Lênin thì khẳng định đó là "hệ tư tưởng của giai cấp công nhân" tiêu biểu cho Thời đại, mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong được Lịch sử giao phó. Những khẳng định ấy đều mang tính tiên đề nghĩa là chỉ được giải thích chứ không được chứng minh, hoặc đã chứng minh một lần rồi là không bao giờ được "xét lại" nữa. Bởi tất cả những "chân lý" ấy đều là do những đại biểu của họ viết ra chứ có ai biết mặt mũi ông Trời và ông Lịch sử ra sao đâu. Điều này giải thích tại sao tất cả các chính thể Đức trị đều không thoát khỏi màu sắc Tôn giáo.
Về biện pháp, lúc đầu nặng về khuyên răn. giáo dục (cẩu bất giáo, tính nãi thiên: nếu không giáo dục thì cái tính sẽ sai lệch đi), nhưng biện pháp "thiện" này bất lực trước thực tiễn, và các nhà Đức trị đã buộc phải cầu viện đến cái "ác" trong biện pháp. Machiavel khuyên quân vương phải biết lừa đảo và tàn nhẫn (vừa như con vật vừa như thằng người). Thế mà theo Creel thì Machiavel so với Hàn Phi vẫn chưa thấm vào đâu; Hàn Phi, Thân Bất Hại… đề cao cái "Thuật" trong phép trị nước. Đến Mác-Lê thì sự quyết liệt này lại lên cao thêm một cấp độ nữa, không ngần ngại nói thẳng ra rằng người Cộng sản mà không dám đẩy cái đấu tranh giai cấp tới cấp độ Chuyên chính Vô sản thì cũng chưa xứng với tầm Cộng sản!
Nếu tính Ác trong chính trị Machiavel còn được ý thức là cái Ác mà quân vương buộc phải làm, cái Ác trong chính trị Hàn Phi còn manh nha cho Pháp trị, thì đến Mác-Lê cái Chuyên chính hoàn toàn không được nhận thức như cái ác, mà là cái thiện gấp triệu lần những cái thiện khác, không còn là biện pháp bất đắc dĩ của quân vương mà biến thành cái chân lý mà quần chúng cần hướng tới, không phải mở đường cho Pháp trị mà lại trèo lên trên Pháp trị, ức chế Pháp trị. Đến Mác-Lê thì mâu thuẫn thiện-ác nội tại của Đức trị đã lên tột đỉnh.
Hệ tư duy Đức trị khởi thủy là "toàn thiện": con người thiện, phương pháp thiện, đi đến cái đích cực thiện. Nhưng lối suy nghĩ duy tâm ấy va phải thực tế nên buộc phải bổ sung bằng cách sử dụng cái Ác với tư cách phương pháp, có nghĩa là tự thâu nhận vào trong lòng mình cái Ác, và thế là phải chấp nhận cái đối lập với mình, vì bản tính của thế giới khách quan vốn là Đa nguyên. Những người Mácxít luôn nói đến tính muôn màu muôn vẻ của tự nhiên mà không nhận ra cái lẽ Đa nguyên rất tự nhiên của trời đất, bởi dẫu đã cố gắng duy vật và biện chứng (đồng thời vẫn rất duy tâm và siêu hình) nó vẫn quanh quẩn trong hệ ý thức Nhân văn cổ điển, luôn "nhất thể hóa" xã hội, cứ muốn thu xã hội về một mối, tỏa ra từ một nguồn.
Hệ Nhân văn cổ điển tuy có tự bổ sung như vậy vẫn không thoát khỏi bế tắc. Lúc đầu ta tự an ủi rằng cái Ác chỉ là phương tiện để đi tới cái Thiện nên ráng nhắm mắt mà chịu cho qua giai đoạn "quá độ". Nhưng việc tách mục đích và phương tiện một cách rành mạch như thế không "biện chứng" chút nào. Mục đích lồng trong phương tiện, và phương tiện cũng lồng trong mục đích, mục đích của công đoạn trước có khi là phương tiện cho công đoạn sau (cái lát cắt chia đôi mục đích với phương tiện chỉ là lát cắt giả tạo!), mục đích và phương tiện luôn đổi chỗ cho nhau.
Cái Ác cũng biết tự vệ, nửa đường nó dừng lại để tự sinh sôi và không tiếp tục con đường 'hành Thiện' nữa. Thiện sử dụng Ác làm phương tiện, thì Ác cũng biết dùng Thiện làm phương tiện! Giai đoạn "quá độ" kéo dài vô thời hạn. Thiện Ác dồn lại một cục, Đạo đức và Phi đạo đức cứ xoắn vào nhau, lẫn lộn không biết đâu mà phân biệt. Quá rành mạch cuối cùng lại không rành mạch. (Khi ấy, cái lát cắt chia đôi Thiện và Ác cũng không giúp ta phân định mọi điều được nữa! Những người chỉ một mực đưa cái Tâm lên đầu để khuyến Thiện thì nhất định sẽ trở thành người 'ba phải', không thể khác được!).
Chưa kịp đối phó với bệnh giáo điều coi "phương tiện Mác-Lê" là mục đích để gây cái hại chung, đã phải quay sang đối phó với tật thực dụng, dùng Mác-Lê làm phương tiện để tạo cái lợi riêng.
Cái bế tắc ấy của thể chế Xã hội chủ nghĩa không mới mẻ gì, chỉ là cái bế tắc nghìn đời của lý tưởng Đức trị, mà đáng lẽ đã được lịch sử cho phép cáo chung cùng với sự cáo chung của chế độ Phong kiến và Văn minh Nông nghiệp rồi.
Các nền Đức trị bế tắc vì coi cái gốc của Thiện là ở bên trên, ở Vua, ở Đảng tiền phong…, nên khi chính cái gốc ấy tha hóa thì không tự "hoàn Thiện" đượcPháp trị khơi thông được bế tắc này là nhờ coi nguồn Thiện vô tận là từ biển cả Nhân dân, nên chủ trương tạo điều kiện gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế sự tha hóa của quyền lực thống trị và làm nó lành mạnh trở lại.
Sự ra đời của sản xuất Công nghiệp và Kinh tế thị trường đã chiếu một tia sáng hoàn toàn mới vào tư duy của con người trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Người ta nhận ra cái nghịch lý rằng muốn cho xã hội có đạo đức hơn thì phải giả thiết là nó gồm những người những người chưa có đạo đức (đầy đủ), và không thể gom họ về một mối tốt đẹp đã định sẵn được. Nguy cơ vô đạo đức nhất luôn phát xuất từ kẻ đi thi hành đạo đức, bởi quy luật của quyền lực là bành trướng vô hạn độ, nếu không gặp phản lực. Những người đạo đức thực sự bây giờ giác ngộ rằng phải tạm gác "phương án tối đa" để đảm bảo cho "phương án tối thiểu": Chưa cần anh đạo đức, xin anh hãy sòng phẳng với chúng tôi cái đã! Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.
Nghĩa là xã hội loài người phải đổi "luật chơi".
* Thay vì sử dụng sức mạnh xã hội theo chiều từ trên xuống để tác động vào đám dân đen, bây giờ phải gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế thế lực cầm quyền, thông qua quyền bầu cử và các quyền công dân khác, màquyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.
* Thay vì tập trung quyền lực vào một nguồn (nhất nguyên), bây giờ phải "tam quyền phân lập" và chấp nhận nhiều tổ chức chính trị độc lập với nhau trong xã hội (đa nguyên). Thay quyền lực định sẵn, kéo dài vô hạn, bằng quyền lực dân cử, định kỳ hữu hạn.
* Thay vì nhân danh một lý tưởng cao xa do áp đặt đơn phương, người cầm quyền chỉ được nhân danh cái khế ước rất cụ thể do mọi người trong xã hội cùng nhau thỏa thuận, gọi là luật pháp. Thay vì bị quy định trong tất cả mọi việc làm, người dân bây giờ chỉ bị quy định về những điều không được làm, do đó phạm vi tự do cá nhân được nới rộng một cách căn bản.
* Thay vì lấy chuẩn "tĩnh" là vua hoặc một tập đoàn gọi là tiền phong, phải lấy chuẩn "động" là những lực lượng tiên tiến luôn xuất hiện từ trong xã hội.
Kết quả là một xã hội thần dân ổn định giả tạo dưới ách chuyên chế được thay bằng một xã hội công dânlinh hoạt và hơn hẳn về tính Dân chủ.
Tư duy khoa học và tiến bộ này được từ khơi nguồn từ John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755)…, phát triển thành nền "Dân chủ tư sản" thế kỷ 18-19, rồi thành nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị ngày nay.
Đức trị đã có vô số biến thể thì Pháp trị cũng không thể quy về một hình mẫu cứng nhắc nào. Một thể chế xã hội tốt, nhất định phải phù hợp với những đặc điểm Dân tộc và Lịch sử của mình. Nhưng không thể vin vào đó để duy trì một chế độ Đức trị Mácxít ảo tưởng, mà thực chất là nền Chuyên chính của thiểu số nhân danh Vô sản, thiết lập trên đầu Nhân dân, trong khi Nhân loại đã chuyển sang kỷ nguyên Pháp trị!
Trên cơ sở những điều đã trình bày trên tôi thấy có thể kết luận rằng:
Bản chất của dòng tư tưởng Mác-Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thủy (hoặc ảo tưởng Nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.
Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính xúc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.
HỎI: Quan hệ giữa Đức trị và Đạo đức?
ĐÁP: Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại. Khi thời đại thay đổi thì Đạo đức là yếu tố tương đối ổn định nên biến đổi chậm hơn so với những biến đổi của kỹ thuật, kinh tế, chính trị… Vì thế tác dụng của Đạo đức mang tính hai mặt. Mặt tích cực là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều "nhí nhố" nhất thời. Mặt tiêu cực là tính ỳ cao, ở những giao thời của lịch sử thì Đạo đức đương thời luôn thuộc về hệ thống cũ. Lực lượng mới của xã hội muốn đi tới bao giờ cũng phải làm cái động tác phá vỡ Đạo đức cũ như con gà con phá vỏ trứng để chui ra. Vì thế bản chất của tiến hóa và sinh sôi là "phi đạo đức"!
Đạo đức còn có một thuộc tính nữa là rất dễ bị bắt chước để làm giả. Đạo đức giả còn "mê ly" hơn cả Đạo đức thật. Nhà chính trị lão luyện nào cũng phải là một tay "chơi Đạo đức". Vì thế luật của Pháp trị lành mạnh là "Cấm trị nước bằng Đạo đức!"
Một thuộc tính khác của Đạo đức là xu hướng tự hoại, nghĩa là trong môi trường mà Đạo đức cầm trịch thì Đạo đức sẽ tự mất điĐạo đức là giá trị cao quý mà mỗi con người cần có để đối xử với nhau và giáo dục nhau, muôn đời không ai dám nói bỏ Đạo đức, nhưng Đức trị thì loài người thông minh ngày nay không xài nữa rồi. Phê phán Đức trị tuyệt đối không có nghĩa coi nhẹ Đạo đức, trái lại chính là vì để có Đạo đức thật. Chừng nào chưa biết ghê sợ Đức trị thì dân tộc ấy còn ở trong cơn mê man để làm mồi ngon cho những mưu toan.
Trừ khi cả dân tộc ấy (cả tầng lớp thống trị và bị trị) đều là những tay "chơi Đạo đức" thì không kể! Nhưng chẳng lẽ điều này lại có thể xảy ra, và nếu tất cả đều ranh ma như thế thì tôi còn viết những lời ngốc nghếch này ra đây làm gì? Không, không thể như thế, Nhân dân, ít ra là nhân dân lao động và một thiểu số trí thức, bao giờ cũng lương thiện!
HỎI: Thực tiễn nào ở Việt Nam minh chứng cho quan điểm của anh về bản chất Phong kiến của nền Đức trị Mácxít?
ĐÁP: Có thể nói toàn bộ thực tiễn Việt Nam và thực tiễn trong "phe" Xã hội chủ nghĩa minh chứng cho quan điểm của tôi. Xin kể mấy ví dụ điển hình:
* Theo trí tưởng tượng của Mác thì ý thức hệ Phong kiến là rất xưa cũ, phải trải qua ý thức hệ Tư sản rồi mới tiến lên ý thức hệ Vô sản, mà mỗi "bước" chuyển biến ấy là cả một kỷ nguyên mới, trong lịch sử phải đo bằng ngàn năm chứ đâu phải chuyện chơi! Ý thức lại là cái thay đổi rất chậm so với kinh tế, vậy mà chẳng hiểu sao những nước Phong kiến lạc hậu như Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Campuchia… lại tiếp nhận thẳng ngay ý thức hệ Vô sản một cách nhạy bén đến thế, mà tiếp nhận rồi thì bám chặt lấy, tẩy cũng không đi. Trong khi đó những nước đã ở trình độ cao của ý thức hệ Tư sản thì lại tỏ ra ngu dốt không tiếp thu nổi ý thức hệ tiên tiến của Mác?
Có gì đâu mà lạ! Cùng một chất Phong kiến như nhau thì thâm nhập vào nhau đâu khó khăn gì!
Lúc đầu người ta cứ tưởng Việt Nam chưa có giai cấp công nhân bao nhiêu, toàn nông dân thì tiếp thu ý thức hệ Vô sản chắc là khó lắm, ai ngờ bây giờ mới biết cái xứ sở Nông dân Phong kiến lạc hậu này mới chính là mảnh đất lý tưởng của Mác-Lê!
Cái chất Phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền Dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất "ngon lành" trong hệ chuyên chính, "dân chủ tập trung"!
Cái chất Đức trị sặc mùi tam Cương ngũ Thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế "Ý thức hệ trị", một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những "Cương" lĩnh, "Thường" vụ…
Nếu nhìn thấy 55 tập Lênin in tuyệt đẹp chắc cụ Khổng cụ Mạnh phải ghen tỵ không được sống tới bây giờ, để Tứ thư, Ngũ kinh cũng được làm quen với giấy "cút-sê"!
Nói: chủ nghĩa Xã hội chính là sự kéo dài của chế độ phong kiến là chí lý lắm vậy.
Mối tương hợp ấy Mác cũng đã mường tượng ra, nhưng ông lại giải thích nó một cách khác. Theo ông, những "Công xã nông thôn", những"Cộng đồng làng xóm chính là chỗ dựa của nền Chuyên chế phương Đông" là những thứ nhất định sẽ bị thanh toán khi tiến lên chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại trở thành cái "khởi điểm trực tiếp để đi tới chủ nghĩa Xã hội"!?
Đấy chẳng là bằng chứng về sự tương hợp giữa hai thứ Chuyên chế là gì?
Bây giờ thử nhìn vào đội ngũ những người đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt Nam.
Trước hết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ, tất cả đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho. Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp trị.
Về chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.
- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. ("Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế", lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ "học", "dạy", "tu dưỡng bản thân", "phê bình và tự phê bình"… Cụ nói: "Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân". "Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có những con người Xã hội chủ nghĩa!". Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc, bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và "mê" ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ "cộng hưởng" là vì vậy.
Những cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.
Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ… thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là "nhà Cách mạng chuyên nghiệp" tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.
Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp: Thủ tướng!
Sinh thời của Hồ Chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm Văn Đồng. Người Việt Nam gọi cụ Phạm Văn Đồng là vị thủ tướng "của Đạo đức"!?, cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.
Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): "Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!".
Đề cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô sản: chữ TRUNG! Mà "trung" là phải "trung với Đảng"! Rồi mới "Hiếu” với Dân! Vân vân.
Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề "Đảng với Dân là một". Tuy được "là một" nhưng ngồi chung vào cái ghế này "Dân" sẽ bị "Đảng" thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người "lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối"! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay "mẹ hiền" mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi "mẹ hiền" cầm sữa lại cầm cả roi!
Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. "Hình chiếu" của nó ra thực tế là sự tước đoạt về "sở hữu" và "nhân quyền": Đảng hô hào đấu địa chủ để "người cày có ruộng"!. "Có ruộng chưa được mấy ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu cho "Ban Chủ nhiệm". Và từ đấy trở đi là cảnh:
Mỗi người "làm việc bằng hai"
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người "làm việc bằng ba"
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!
Chủ nhiệm" là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Chạch trong giỏ cua làm gì có quyền tự do đi học, tự do cư trú…? Có liều lĩnh "tự do ngôn luận" mà gửi đơn kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải "trung với Đảng" nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy hành… pháp!
Con đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục "làm việc bằng hai"!
Người không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội dung thì đã có "Đảng", có "hợp tác xã" nghĩa là đã mang tính Cách mạng rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được giữ nguyên, "trung" là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai, "lưỡng Đảng" chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là: đáng lẽ trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng "trung quân" mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!
Ví dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm cho chữ Trung phong kiến được "cập nhật hóa" để nó có thể sống yên giữa thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.
Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính "cách mạng" chỉ có nghĩa là thay "sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua" bằng "sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền" (tức Bộ Chính trị), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.
Điều chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo "cả đời làm Thủ tướng, tham nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!".
Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng… những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ Chí Minh!
Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống hồ một người nào đó không phải Hồ Chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ Chí Minh chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham nhũng?
Xin hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe): Hãy quên Đạo Đức” đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới sợ!
Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Không biết đến bao giờ Nhân dân mới nhận ra điều ấy, lúc ấy người ta sẽ tìm Pháp trị.
Xin nối lại một chút cái mạch suy nghĩ về ĐỨC và TÀI. Khởi đầu có vẻ như đây là hai giá trị song song. Nhưng không, ý thức hệ Đức trị buộc phải coi Đức là gốc, Tài là ngọn. Rồi cái gốc Đức ấy lại phải mang nội dung số 1 là "trung với Đảng". Chỉ cần thuyết giảng hai bước ấy thôi là TÀI (Trí thức) đã tụt xuống thân phận đầy tớ cho sự nghiệp Chính trị của Đảng. TÀI mà không phục vụ được sự nghiệp Chính trị của Đảng thì cũng "không bằng cục phân". Đừng nghĩ rằng điều quá quắt này là ở bên Tàu những năm về trước. Chính ở Việt Nam đây, ngày hôm nay, giữa lúc "sự nghiệp đổi mới" rất "thành công" này, điều ấy càng đúng hơn bao giờ hết!
Đảng ta đang trọng trí thức và càng ngày càng trọng trí thức, điều ấy xin đừng ai nghi ngờ.
Vì Đảng ta thừa biết nếu chỉ dùng mấy anh bất tài thì dẫu có giữ độc quyền sở hữu đất đai để độc quyền mua bán với nước ngoài cũng không thể hòa nhập được vào thế giới đầy trí tuệ hôm nay. Nên mọi tài năng ắt được sử dụng, nhưng… với một điều kiện: phải phục vụ cho sự nghiệp "chính trị" của Đảng (chú ý rằng "Chính trị" Mácxít thì bao giờ cũng có Kinh tế trong đó rồi! Mác Lê chỉ dạy "Kinh tế-Chính trị học" Économie politique, mà không dạy Khoa học Chính trị Science politique!). Sự nghiệp của Đảng thì luôn đồng nghĩa với sự nghiệp của đất nước, nên ở Việt Nam này, dù nói "vì đất nước" hay "vì Đảng" thì ý nghĩa chính trị công khai của câu văn cũng không có gì thay đổi (nhưng trong chốn lương tri thầm kín thì hai câu văn kia lại có nghĩa đạo đức trái ngược hẳn, người ta biết anh vì đất nước thì người ta trọng, chứ biết anh là kẻ vì Đảng thì người ta lánh xa đấy, không "là một" được đâu!).
Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN, trái ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!
Trí thức Việt Nam nhạy bén, họ hiểu ý Đảng nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình Bác Hồ chỉ lối, để "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân"… thì "đánh đâu thắng đấy!". "Cứ có Bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, Chuyên chính Vô sản chỉ nghe lời Bác Hồ"! Người Việt thời nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!
Đấy là bài Đạo đức mà xã hội Mác-Lê đã dạy cho họ. Trong thâm tâm họ thừa hiểu những bài Đạo đức của lãnh tụ Vô sản thuyết giáo, vô tình chỉ để tạo ra một tầng lớp Cường hào mới giàu có gấp vạn lần bọn Cường hào phong kiến khi xưa.
Thời cực thịnh của Đức trị là Phong kiến, ngày nay cứ ham Đức trị là rơi vào Phong kiến, mà Phong kiến ngày nay thì đâu còn cái nét đẹp của phong kiến cực thịnh ngày xưa? Thế nhưng, về ý thức hệ, Việt Nam vẫn đang nằm trong vòng Ý thức hệ Phong kiến nên đối với đa số dân chúng, việc ca ngợi Đức trị nghe dễ thuận tai hơn.
Phân tích như trên tôi không có ý gì muốn xúc phạm đến tấm lòng của cụ Hồ Chí Minh, cụ Phạm Văn Đồng là những vị có công Cứu nước, cũng như không dám xúc phạm đến tấm lòng cụ Các Mác thánh thiện. Trái lại tôi muốn khẳng định rằng tấm lòng dù thánh thiện đến đâu cũng không thoát khỏi cái vòng Kim cô của Ý thức hệ. Đối với những người điều hành xã hội, vấn đề là phải giải phóng Ý thức hệ trong cái đầu, chứ chủ yếu không phải là khổ công rèn luyện để "chính cái Tâm"!
Đứng trong ý thức hệ ấy thì cái Tâm cũng chẳng "chính" mãi được đâu! "Chính" thật thì ra rìa!
H. S. P. (1995)
Tác giả gủi trực tiếp cho BVN.

-Thiên Nguyên - Mạn bàn về câu hỏi " Vong bản từ đâu" của ông Hà Sĩ Phu.

Hôm nọ đọc bài "Vong bản từ đâu" của ông Hà Sĩ Phu, tôi tuy thuộc thế hệ trẻ, song cũng rất đồng cảm với những ý kiến mà ông nêu ra. Sau đó vài hôm, lại được đọc bài "Ai rửa xe thuê" của ông Đinh Từ Thức, bỗng nhiên cảm thấy sốt sắng muốn đóng góp một vài góc nhìn theo quan điểm cá nhân về vấn đề trên.

Theo tôi, dọc suốt chiều dài lịch sử nước ta, nhất là khoảng một ngàn năm trở lại đây, nhân tài vào thời đại nào cũng có. Từ Lý Thường Kiệt, Lê Văn Thịnh, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Du... Họ là những cá nhân kiệt xuất đã được lịch sử công nhận một cách nghiêm cẩn. Đặc biệt, đúng như ông Hà Sĩ Phu nhận xét, trong khoảng sau thời kỳ Pháp thuộc, đội ngũ những tinh hoa tri thức được nở rộ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thật khó hiểu, ở một giai đoạn nửa thực dân nửa phong kiến, nhân dân còn đang điêu đứng trong nghèo đói và thuốc phiện, mà cái sự học không những không bị vùi lấp mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, sục sôi hơn. Có thể giải thích điều này như thế nào?
Như chúng ta đã biết, cho tới khoảng giữa thế kỷ XIX, về căn bản nước ta vẫn là một nước phong kiến lạc hậu quanh đi quẩn lại với những tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức; tóm lại là những khuôn vàng thước ngọc của nho giáo đã thành chuẩn mực từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt với chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã dẫn tới nước ta bị chậm tiến so với thế giới bên ngoài quá nhiều, đặc biệt là với phương Tây thì khoảng cách đó càng lớn. Lớn đến nỗi sứ thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sau khi đi Pháp về đã kể những “chuyện lạ nước ngoài” như:
“Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) v.v..” Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu:
- “Quy luật tự nhiên là nước chảy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt”. (theo Trung Bắc Chủ Nhật, 17.0.1943). Đến khi Pháp đưa tàu chiến đến đánh phá cảng Đà Nẵng, dân ta còn hoảng sợ khi gặp những vũ khí tối tân chưa từng thấy bao giờ, và cho rằng kẻ địch là bậc quỷ thần(!) Khi người Pháp thiết lập nền đô hộ lên nước ta, một mặt họ vơ vét tài nguyên khoáng sản, áp đặt nền cai trị thực dân. Nhưng mặt khác, [dù vô tình hay hữu ý] họ cũng mở toang cánh cửa văn hóa cho nền văn minh phương Tây ùa vào. Một cuộc đột phá vĩ đại về văn hóa. Các bậc chí sĩ nước ta từ đó đã bắt đầu hiểu rằng, đâu là cái đích mà loài người thực sự muốn hướng đến. Hơn nữa, nếu muốn dành lại độc lập tự chủ, cần phải có được sự văn minh của phương Tây. Vậy là một phong trào Tây học được hình thành khá rõ rệt, đặc biệt, dưới sự giúp đỡ của nền giáo dục Pháp, một nền giáo dục cực kỳ tiên tiến.
Cái thứ hai cần chú ý, cùng với sự tiếp cận văn minh phương Tây, chúng ta vẫn còn giữ lại được những truyền thống vốn có của dân tộc, trong đó có tinh thần hiếu học, coi trọng sự uyên bác hơn vinh hoa quyền quý. Nhà nước phong kiến thời xưa vốn đã đề cao những người học rộng hiểu nhiều, các vị đỗ đạt khoa bảng. Những người có lắm tiền nhưng không có học thì bị cho là phường trọc phú, không được coi trọng. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi công danh viên mãn đều đã lui về ở ẩn, chọn lối sống an bần lạc đạo. Có một điều thú vị là xã hội thời đó lại không có ác cảm với cái nghèo, ngược lại, coi nghèo là phẩm chất cần có của một kẻ sĩ. Như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn":
"Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

.....
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Rồi Nguyễn Công Trứ trong bài bài phú "Hàn nho phong vị phú", có câu:
"...Đêm năm canh an giấc ngáy khò khò,
đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ..."

Hay như Nguyễn Khuyến trong "Chốn quê":
"Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua"

Trong loạt truyện dân gian về Trạng Quỳnh, ta cũng thi thoảng bắt gặp hình ảnh của một trọc phú, thường đóng vai nhân vật phản diện, bị chê cười vì tuy giàu có nhưng dốt đặc.
Cái truyền thống hiếu học đáng quý ấy vẫn còn tồn tại âm ỉ cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Pháp thuộc. Trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao ta vẫn gặp những nhân vật trí thức như "anh giáo" được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Một khi xã hội vẫn đề cao tri thức, vẫn giữ gìn được truyền thống hiếu học của dân tộc, thì những giá trị tốt đẹp không thể bị mất đi hoặc thay thế bởi những giá trị rẻ tiền nào khác.
Song cho đến lúc cách mạng vô sản du nhập vào nước ta, người ta đã phá bỏ hết mọi giá trị cũ và thay bằng một tư tưởng mới tưởng như là đỉnh cao văn minh nhân loại. Song hệ tư tưởng đó đã dần bộc lộ những điểm yếu chết người và dần dần sụp đổ trong niềm tin của cả những con người bảo thủ nhất, thì bây giờ tất cả chúng ta như đang bơ vơ trong một thế giới rộng lớn mà không biết đâu là giá trị đích thực. Cộng với sự hội nhập ồ ạt của các nền văn minh, chúng ta như những người chết đuối về tư tưởng mỗi người cố bám lấy một cái cọc gần mình nhất. Nhưng hỡi ôi, những cái cọc ngoại lai, rác rến ấy đâu có một chút gì là hồn dân tộc?
Truyền thống hiếu học đã bị chà đạp, tri thức bị rẻ rúng. Bây giờ người ta tôn vinh những giá trị mới, đó là DANHLỢI. Một khi người ta coi đồng tiền là cứu cánh, thì người ta có thể bỏ qua những điều tối thiểu nhất về đạo đức. Người ta coi danh vọng là cứu cánh, và thế là người ta dùng mọi cách để trang hoàng cho cái bề ngoài một cách lố lăng nhất để che đậy đi cái rỗng tuếch bên trong, dẫn đến hệ lụy là một xã hội nhố nhăng bát nháo rởm đời như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Muốn biết tương lai đất nước ra sao, gồm những con người thế nào, thực ra, rất đơn giản: Hãy xem giới trẻ hiện nay đang hâm mộ những ai. Họ hâm mộ những ai, đương nhiên họ sẽ muốn trở thành (giống) người đó.
Vậy ai là những người mà giới trẻ hiện nay muốn hướng đến? Giáo sư nào? Tiến sỹ nào? Nhà văn hóa nào? Học giả nào? Không đâu. Đó là doanh nhân Cường Đô la, cầu thủ Phạm Như Thành, ca sỹ Hồ Ngọc Hà, diễn viên Tăng Thanh Hà, Hoa hậu Mai Phương Thúy, người mẫu Trần Bình Minh... Đấy, tương lai nước Việt đại loại gồm những người như vậy.
Tóm lại, theo tôi, với câu hỏi: "Chúng ta vong bản vì đâu?", tôi có câu trả lời rằng: Do sự sụp đổ của truyền thống hiếu học, và sự tôn sùng các giá trị mới là lợi danh thay cho các giá trị cũ là tri thức.
Hy vọng tôi đã phần nào làm rõ thêm vấn đề mà tất cả chúng ta đang cùng nhau đi tìm hướng ra.

  -Ai rửa xe thuê?
Đinh Từ Thức
(Góp ý cùng nhà lý luận Hà Sĩ Phu qua bài Vong bản từ đâu?)
clip_image002
Người đi qua những khẩu hiệu viết trên tường gần Quảng trường Tahrir 13-2, 2011: “Chúng tôi yêu Ai Cập”, “Hãnh diện là người Ai Cập”. Hình của Reuters/Asmaa Waguih

Ngày 10 tháng 2, trên mạng Bauxite Việt Nam có bài Vong bản từ đâu? (1) Của nhà lý luận Hà Sĩ Phu, “Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc” về “phẩm chất con người Việt Nam”. Theo ông Hà Sĩ Phu, trong thế kỷ vừa qua, phẩm chất con người Việt Nam có khi cao, khi thấp. Ông nói:
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hóa tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay.
Phẩm chất con người Việt Nam hiện nay được ông ghi nhận như sau:
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hóa như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ?

Từ những ghi nhân trên, ông Hà Sĩ Phu đi tới kết luận là con người Việt Nam hiện bị “mất gốc hoàn toàn” hay “vong bản tuyệt đối”. Và đặt câu hỏi “Vong bản từ đâu?” Trong khi “mạn đàm” về câu trả lời, ông đã dựa vào văn học, sử học, triết học, toàn những thứ trừu tượng khó nắm bắt. Vì thế, tôi không dám phản bác ý kiến của ông Hà, chỉ xin góp với ông vài ý thô thiển để trả lời câu hỏi “Vong bản từ đâu?”
Với nhà báo chúng tôi, thường không quen lý luận cao siêu trừu tượng, mà chỉ tìm giải đáp ngay từ những gì thấy được hàng ngày, nhất là thời sự. Cho nên, trước khi góp ý, xin mời ông đọc mấy đoạn trích dịch sau đây từ bài “Out of Touch, Out of Time” của nhà báo Thomas L. Friedman viết từ Cairo, sau khi nghe ông Mubarak đọc diễn văn chót vào đêm 10 tháng 2, đăng trên The New York Times ngày 11 tháng 2, 2011 (2):
“Lời lẽ của ông Mubarak và Suleiman nói với những người biểu tình đòi dân chủ không thể nào xúc phạm hơn: “Hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ thi hành tiến trình cải tổ từ bây giờ. Mọi người có thể về nhà, trở lại làm việc và chấm dứt để cho mấy đài truyền hình ngoại quốc qua vệ tinh – như Al Jazeera – làm cho bức xúc như thế. Đồng thời, đừng để cho thằng cha Obama chỉ thị cho người Ai Cập tự hào chúng ta phải làm gì”.
“Bài bản này hoàn toàn xa rời thực tế cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại Quảng trường Tahrir, đó hoàn toàn là cuộc tự giành quyền sau một thời gian dài bị áp bức, nhân dân không chịu sợ hãi nữa, không để tự do của mình bị tước đoạt nữa, và không chịu để các nhà lãnh đạo của mình làm nhục nữa, như đã nói với họ trong 30 năm rằng họ chưa sẵn sàng cho chế độ dân chủ. Thật vậy, phong trào dân chủ Ai Cập là tất cả những gì Hosni Mubarak nói rằng nó không phải như vậy: cây nhà lá vườn, không mỏi mệt và chính hiệu Ai Cập. Các sử gia tương lai sẽ viết về những thế lực lịch sử lớn lao đã tạo ra giây phút này, nhưng những mẩu chuyện nhỏ gặp được tại Quảng trường Tahrir cho thấy tại sao không thể ngăn chặn được nó.
“Tôi đã dành ra một phần buổi sáng tại quảng trường để quan sát và chụp hình một nhóm sinh viên trẻ Ai Cập đeo găng plastic, nhặt rác bằng cả hai tay và gọn gàng hốt rác bỏ vào những bao plastic màu đen, để giữ cho nơi này được sạch sẽ. Điều này làm tôi xúc động, nhất là bởi vì hơn một lần, tôi đã trích dẫn câu cách ngôn trong mục của tôi, là “trong lịch sử thế giới không một ai mang xe thuê đi rửa bao giờ”. Tôi dùng nó để nói rằng cũng không bao giờ có ai rửa một đất nước đi thuê – và trong thế kỷ qua người Ả Rập đã phải thuê đất nước họ từ vua chúa, độc tài và các thế lực thực dân. Vì vậy, họ đã không thèm rửa chúng.
“Người Ai Cập đã ngừng đi thuê, ít nhất tại Quảng trường Tahrir, nơi có treo một biểu ngữ hôm Thứ Năm, viết: “Tahrir – nơi tự do duy nhất tại Ai Cập”. Tôi tiến tới một trong những cậu có nhiệm vụ hốt rác – Karim Turki, 23 tuổi, từng làm việc tại một tiệm săn sóc da – và hỏi: “Tại sao anh đã tình nguyện làm việc này?” Anh vội vã trả lời bằng thứ tiếng Anh đứt đoạn: “Đây là đất tôi. Đây là nước tôi. Đây là nhà tôi. Tôi sẽ làm sạch cả Ai Cập khi Mubarak ra đi”. Quyền sở hữu là thứ thật đẹp.
“Khi rời đống rác, tôi gặp ba người đàn ông có vẻ giàu có và họ muốn nói. Một trong số là Ahmed Awn, 31 tuồi, giải thích rằng anh khá dễ chịu về tài chánh, và ngay cả chịu thiệt hại nếu vụ xáo trộn ở đây tiếp tục, nhưng anh muốn tham dự vì những lý do quan trọng hơn tiền bạc nhiều. Anh nói, trước vụ nổi dậy này, “Tôi đã không hãnh diện nói với người khác tôi là người Ai Cập. Hôm nay, với những gì xảy ra tại đây” tại Quảng trường Tahrir, “Tôi có thể hãnh diện lại nói tôi là một người Ai Cập”.
“Sự nhục nhã là tình cảm mạnh nhất của loài người, và vượt qua nó là tình cảm mạnh thứ nhì của loài người. Đó là một phần lớn của những gì đang diễn ra ở đây.
“Sau cùng, trong khi qua cầu sông Nile rời khỏi quảng trường, một người Ai Cập ăn mặc sang trọng chặn tôi lại – một độc giả của Times – đang làm việc tại Saudi Arabia. Ông ta cùng đi với vợ và hai con trai. Ông kể là ông tới Cairo hôm Thứ Năm để đưa hai con tới nhìn, nghe, cảm và sờ Quảng trường Tahrir. Ông nói: “Tôi muốn nó là dấu ấn trong tâm khảm chúng”. Có vẻ đây là cách của ông ta để bảo đảm rằng chế độ chuyên chế này không bao giờ trở lại. Đây là những người mà ông Mubarak lên án rằng họ đã hoàn toàn bị khuấy động bởi người nước ngoài. Sự thật, phong trào Tahrir là một trong những điều xác thực nhất, nhân bản nhất để đòi nhân phẩm và tự do mà tôi từng chứng kiến”.
Đó là những ghi nhận của Friedman đêm trước khi Mubarak chịu từ chức. Sau đây là ghi nhận của nhà báo Roger Cohen hôm sau ngày Mubarak ra đi, cũng liên hệ tới chuyện hốt rác tại Quảng trường Tahrir (3):
“Kamal, 26 tuồi, có vẻ hãnh diện trong bộ hijab (khăn che kín đầu tóc và chung quanh cổ nhưng hở mặt) mầu hồng. Cô đứng cạnh một biểu hiệu viết: “Xin lỗi làm phiền, chúng tôi đang xây dựng Ai Cập”. Được hỏi tại sao quét đường, cô nói: “Tất cả bụi bặm là quá khứ. Chúng tôi muốn thanh toán cái cũ và bắt đầu làm sạch”.
Ông Mahmoud Abdullah, một nhà hóa học đã về hưu chen vào, chỉ cô và nói với tôi: “Đây là một thế hệ rất quý. Họ đã làm điều chúng tôi không làm được”.
Sau đây là ghi nhận của nhà báo Kathy Lally của Washington Post, về một anh tên là Elennen, sau ngày Mubarak từ chức (4):
“Mọi Thứ Sáu trong cuộc phản đối tại Cairo, Elennen đều cùng với gia đình tới đứng tại Quảng trường Tahrir. Một anh em đồng hao về từ Saudi Arabia để có mặt tại đó; những người họ hàng khác về từ Morocco.
Anh nói: “Nếu tôi không tới, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng là người Ai Cập”.
Anh tới đó, cùng với và vì mấy đứa con gái của anh. Vợ Elennen là người Algeria, và các con của họ thường nhận mình là người Algeria, xấu hổ vì Ai Cập và sự nghèo khổ cùng hèn mọn của nó. Bây giờ họ cảm thấy như là những công dân của một nước can đảm và hùng mạnh, và tự mình tuyên bố hoàn toàn là người Ai Cập, khiến Elennen gần khóc một lần nữa”.
*
Đến đây, dù chưa góp ý, chắc ông Hà cũng đã biết ý của tôi. Từ hơn thế kỷ qua, cũng như người dân Ai Cập, người dân Việt Nam đâu có làm chủ đất nước mình, họ là người thuê nước từ vua chúa, thực dân, và độc tài. Khi đất nước chỉ như cái xe thuê, họ đâu cần săn sóc, và thật ra, cũng không có quyền săn sóc, vì đó là quyền của chủ, không phải của người thuê.
Tại sao phẩm chất con người Việt Nam đạt điểm cao nhất ở nửa sau thời kỳ Pháp thuộc, và hiện đang ở giai đoạn thấp nhất?
Tình hình thế giới từ sau Đệ nhất đến sau Đệ nhị Thế chiến tạo cho người dân Việt Nam một hy vọng. Đó là sự kiện ông thực dân chủ xe bị đột quỵ, có thể sắp quy tiên, người thuê xe có thể trở thành chủ nhân cái xe mình đang dùng; trước sau gì cũng là của mình, nên bắt đầu săn sóc nó, tận tụy với nó. Đây là giai đoạn phẩm chất con người Việt Nam đạt cao điểm. Sang trọng có thể gọi là “Thế hệ vàng”. Dân dã hơn, có thể có những cách gọi bỗ bã khác.
Những tại sao lại là “vàng”?” Vì khi ông chủ thực dân quy tiên, trong một thời gian, quả thật người dân Việt Nam cảm thấy quyền sở hữu chiếc xe về tay mình. Cả một thế hệ đã sẵn sàng hy sinh, săn sóc, bảo vệ nó. Đó là thứ tình cảm giống như người dân Ai Cập cảm nhận khi vào năm 1952, ông Nasser không chịu thuê nước Ai Cập từ Vua Farouk nữa. Nhưng hai năm sau, khi ông Nasser ban hành Hiến pháp, quy định Ai Cập là nước xã hội độc đảng, người dân Ai Cập trở lại là người thuê nước từ đảng cầm quyền, cho đến ông chủ cuối cùng là Mubarak. Người dân Việt Nam cũng vậy, sau thời gian tưởng mình là chủ nhân, cái xe nước đã chính thức (Hiến pháp quy định hẳn hoi) là vật sở hữu của ai khác. Người dân vẫn là người đi thuê. Trước kia thuê của thực dân, vì nó mạnh, đành chịu. Bây giờ phải thuê từ “người nhà”, tức ứ hơi. Muốn sống chỉ còn cách biết sợ và chịu nhục. “Tôi biết sợ nên tôi tồn tại”. Trong lịch sử nhân loại, có thế hệ nhục nhã nào được mệnh danh là “Thế hệ vàng”? Có cuộc sống nhục nào đạt phẩm chất cao? Đó là lý do phẩm chất con người Việt Nam đi từ chỗ cao nhất xuống chỗ thấp nhất.
Không phải chỉ thuê nước. Mỗi người dân còn là người thuê chính bản thân mình. Ông Hà Sĩ Phu đã có lần công khai phàn nàn không hiểu sao bản thân mình cứ bị nhà cầm quyền phiền hà, quấy nhiễu. Làm như vậy vì lầm tưởng ông là chủ bản thân mình. Đầu óc để nghĩ, miệng để phát biểu, tay để viết, chân đi lại, tất cả những thứ ấy đều là bộ phận của cơ thể, nhưng không phải ông, mà người ta có quyền định đoạt về cơ thể ông, như theo dõi, đụng xe, bắt giữ, buộc tội, bỏ tù, “đột quỵ”, hay “tự sát”. Ông không được quyền định đoạt cơ thể ông, vậy nó không thuộc về ông. Ông chỉ là người thuê. Thuê xe màu đỏ mà tự ý sơn xanh, ráp thêm loa, gắn thêm còi, bị chủ xe bắt “làm việc” là đúng. Không muốn “làm việc” thì cứ buông thả, sống như những gì ông đã ghi nhận trong điểm lõm hiện nay.
Mấy nhà báo Mỹ có mặt tại Quảng trường Tahrir tối 10 và 11 tháng 2 đã ghi được tâm trạng của mấy người Ai Cập từng cảm thấy nhục nhã là người Ai Cập. Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần phát biểu tương tự: Khi ra nước ngoài, ông cảm thấy nhục nhã là người Việt Nam. Điều gì đã khiến những người Ai Cập đang từ nhục nhã đổi sang hãnh diện, vui mừng tới phát khóc được làm người Ai Cập? Đó là sự ra đi của ông Mubarak, và đảng của ông hết cầm quyền.
Điều gì sẽ khiến những người như ông Ngô Quang Kiệt lại cảm thấy hãnh diện là người Việt Nam?
Hy vọng đã góp được vài ý mọn cho câu hỏi “Vong bản tại đâu?”
——————
ĐTT

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

-Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Số Xuân Tân Mão 2011


Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê...  Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn?

1

Thế nào là một nhà văn hoá lớn? Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hoá trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hoá lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hoá như thế. Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo, chằng hạn) hầu như là huyền thoại trong dân gian. Chính tư tưởng của họ “định nghĩa” tính thời đại của một nền văn hoá. Nhà “văn hoá lớn”, nói cách khác, là người có những suy nghĩ vừa sâu vừa rộng, đưa ra những khám phá, lập luận, có tính tổng hợp, liên ngành (ví dụ như lịch sử văn học, triết học nhân chủng học), không bị giới hạn trong một ngành chuyên môn nào. Nhà văn hoá lớn là người có những ý tưởng độc đáo, hoặc có biệt tài tổng kết nhiều luồng tư tưởng khác nhau, từ nhiều lãnh vực khác nhau. Người ấy luôn luôn bám chặt vào những tiêu chuẩn học thuật cao nhất. Qua công việc nghiên cứu của họ, họ khơi dậy sự quan tâm, nâng cao trình độ thảo luận về những vấn đề lịch sử, xã hội, văn minh... nói chung là văn hoá. 

Một nhà văn hoá lớn còn phải là một nhà văn hoá dấn thân, nghĩa là, dù tư tưởng của họ có trừu tượng đến mấy, sự chọn lựa chủ đề của họ, hoặc cách tiếp cận chủ đề ấy, luôn luôn có một khiá cạnh nhân bản, hoặc là xuất phát từ những sự trăn trở đối với những vấn đề căn bản của xã hội, của con người (đặc biệt là, nếu hoàn cảnh bắt buộc, những vấn đề liên hệ đến tự do và nô lệ, đến chiến tranh và hoà bình). Nếu đã được đào luyện như là nhà khoa học, một nhà văn hoá lớn có trách nhiệm suy nghĩ về tính nhân văn, tính xã hội của ngành khoa học ấy. Văn hoá, tự thân, là một hiện tượng công cộng. Nhà văn hoá lớn có khả năng khuếch trương tính công cộng của khoa học mà không hi sinh chuẩn mực học thuật. Một nhà văn hoá lớn cống hiến cho xã hội một hệ tư tưởng, nhất là trong lãnh vực xã hội và nhân văn, có khả năng khuấy động những trao đổi, đóng góp của những người khác trong lãnh vực ấy, và qua đó, làm giàu cho sinh hoạt tư tưởng của xã hội.

Nhà văn hoá lớn ngày nay cần phải theo dõi khít khao các luồng tư tưởng về văn hoá, chính trị, kinh tế... thế giới, bởi thế khả năng ngoại ngữ là cần thiết. Tuy nhiên, một nhà văn hoá lớn Việt Nam phải là người nhìn những luồng tư tưởng ấy qua lăng kính dân tộc và văn minh của người Việt Nam. Nói khác đi, một nhà văn hoá lớn phải đặt vấn đề văn minh của dân tộc (dù chỉ để phủ nhận nó, nếu muốn!) làm một trọng điểm của ý thức. Kiến thức là thiết yếu, nhưng một nhà văn hoá lớn phải đem kiến thức ấy phục vụ mục đích nhân văn. Nhà văn hoá lớn ngày nay phải thấm nhiễm tư duy “toàn cầu hoá” nhưng cũng phải có một thái độ rạch ròi về hậu quả của hiện tượng này đến những vấn đề quốc gia và dân tộc. 

Những nhà văn hoá lớn là những ngôi sao đặc biệt sáng ngời trong bầu trời có thể đã rất nhiều sao. Những nhà văn hoá lớn không nhất thiết là những thiên tài bẩm sinh (thậm chí, họ càng đáng nễ phục, càng nhiều ảnh hưởng, nếu công trình văn hoá của họ là do sự kiên trì nghiên cứu, tự học...).  Một nhà khoa học xuất chúng có thể đáng ngưỡng mộ nhưng chưa chắc đã là một nhà văn hoá lớn theo nghĩa ở đây.
                                                            
2

Nếu định nghĩa những nhà văn hoá lớn theo cách đó thì rõ ràng là chúng ta, hiện nay, rất thiếu những nhà văn hoá lớn. Tại sao như thế?

Nhiều người sẽ đổ lỗi cho xã hội. Xã hội không bồi dưỡng những nhà văn hoá nói chung thì làm sao có những nhà văn hoá lớn?  Sự thiếu tôn vinh này quả là đáng tiếc nhưng chưa đủ để giải thích sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, vì sự thực là, như lịch sử cho thấy, đại đa số những ngưòi này không làm việc vì tiền, hay để được xã hội tôn vinh, khen ngợi. Họ cật lực suy nghĩ, viết lách, giảng dạy... vì một sự thôi thúc nội tâm, không phải vì những phần thưởng từ bên ngoài. Thậm chí, nhiều người hãnh diện vì đời sống “khổ hạnh” của mình.  

Giả thuyết thứ hai, liên hệ đến giả thuyết thứ nhất, nhưng có vẻ thuyết phục hơn. Dường như ngày càng nhiều phát giác những vụ đạo văn, những vụ lừa bịp, nói chung là những hành động thiếu đạo đức của một số người đã có thời được xem là những “đại thụ văn hoá”. Có thể giải thích rằng những hành động thiếu đạo đức ấy là sự sa ngã do cám dỗ của một xã hội quá trọng vật chất. Những người đáng lẽ là “anh hùng” té ra lại có những cặp chân bằng đất sét. 

Bởi vậy, sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, tôi nghĩ, chỉ phần ít là lỗi của xã hội, mà phần lớn là nhược điểm của chính cộng đồng trí thức (là vườn ươm những nhà văn hoá lớn). Oái oăm là, như vẫn thường nói, “thời thế tạo anh hùng”, thì “thời thế” ngày nay không đến nỗi quá bức xúc để anh hùng “đứng lên”. Cái “lỗi” của xã hội hiện tại không phải vì nó tích cực trù dập những hạt giống văn hoá lớn, nhưng ở sự làng nhàng, sự tầm thường tẻ nhạt cuả nó. Các vấn đề căn bản của xã hội, của con người, đòi hỏi những công trình văn hoá dài hạn, song những “khích lệ” cho các công trình văn hoá trong xã hội ngày nay, nếu có, lại có tính ngắn hạn. Có một sự so le giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng văn hoá.

Nhiều người sẽ cho rằng sự thiếu vắng những trí thức lớn còn có một nguyên do khác, rằng một người trí thức “công cộng” phải được phép tự do phát biểu. Một việc còn rất hạn chế trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng theo tôi, yếu tố thật cần là những cuộc tranh luận, nghĩa là cần những nhà văn hóa lớn khác, và những cuộc tranh luận đó phải bình đẳng, tôn trọng những tiêu chuẩn học thuật phổ quát. Trong tranh luận văn hoá, không ai được quyền dựa vào một thế lực nào ngoài văn hoá.

Có thể rằng, là một nhà văn hoá lớn ngày nay cần có những kiến thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kiến thức về sinh hoạt văn hoá toàn cầu, hơn bao giờ hết. Nhưng không hẳn là như vậy: có cả vạn người, hàng ngày luớt web khắp thế giới, nhưng chưa bao giờ thực sự là nhà văn hoá. Những thông tin họ biết là hời hợt, nông cạn. Bởi vậy, cái nghịch lý của nhà văn hoá lớn ngày nay là phải vừa biết nhiều, nhưng không cần biết hết, mà phải biết sâu. Phải biết tổng hợp những điều mình nghe thấy với những suy nghĩ của riêng mình. Đây cũng có thể là một lý do của sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, tuy số “trí thức khoa bảng” thì ngày càng nhiều: Với sự chuyên biệt hóa ngành học, ngày càng hiếm đi những người thông thạo nhiều ngành khác nhau, có đủ sức tổng hợp thành một hệ thống tư tưởng độc sáng.

3

Xác nhận sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn là một việc, kết luận rằng đó là một sự kiện đáng quan ngại lại là một việc khác! Bởi, có người sẽ hỏi: tại sao chúng ta cần những nhà văn hoá lớn? Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư mọi ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước (và chúng ta không bao giờ thiếu những nhà thơ, nhà văn!).  Như vậy không đủ sao? Tôi nghĩ là không đủ. Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hoá không đến nỗi nghèo nàn... Nhưng chúng ta cũng cần những tinh hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hoá của xã hội ấy.

Nhưng tầm vóc của một nhà văn hoá không phải ngày một ngày hai mà có đuợc. Hãy hi vọng rằng ngay giờ phút này đây đang có những nhà văn hoá trẻ miệt mài xây dựng sự nghiệp văn hoá của mình. Cho những ngưòi trẻ này, vào những ngày xuân hôm nay, chúng ta nâng ly chúc mừng và chúc các bạn kiên trì, may mắn, cho bạn, mà cũng cho chúng ta.

Trần Hữu Dũng
Tháng 12, 2010
------------

(Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc)
Hà Sĩ Phu
imageĐọc được bài Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn của ông Dương Trung Quốc tôi biết ý kiến của mình lâu nay (về chủ đề này) đã không còn lẻ loi. Vâng, mất gốc hoàn toàn cũng nghĩa là vong bản tuyệt đối. Đúng vậy, nhưng xin đừng quá buồn.
Lâu nay, trò chuyện với bạn bè ở Đà Lạt tôi thường đề cập đến sự thăng trầm của “Phẩm chất con người Việt Nam”, vì không hiểu điều này sẽ không cắt nghĩa nổi những dao động lịch sử, lúc như sóng cồn, lúc trơ lỳ, của xã hội Việt Nam hơn một thế kỷ nay.
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hoá tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay. Nói khác đi, những thế hệ sống trọn thế kỷ 20, vắt sang đầu thế kỷ 21 đã có may mắn được chứng kiến cả điểm cực đại và cực tiểu của sự dao động suốt 4000 năm lịch sử, một giai đoạn độc đáo khó có lần lặp lại.

Điểm cực đại mà ông Dương Trung Quốc đặt tên là “thế hệ vàng”, là thế hệ cùng sinh trưởng với những nhân vật mà ông nêu danh trong bài như Vũ Đình Hoè, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phan Anh… (tất nhiên không thể thiếu những Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Độ, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân,Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan… vân vân và vân vân…, và cả một lớp người trẻ hơn chút ít, nghĩa là hàng trăm danh nhân mà không thể kể ra đây một cách vội vàng sơ lược). Có thời kỳ nào mà tên tuổi danh nhân đáng ngưỡng mộ lại tập trung với mật độ như thế?
Vì sao có “thế hệ vàng” ấy? Ông Dương Trung Quốc đã giải thích bằng cả đoạn như sau:
Thế hệ vàng được hưởng một nền Quốc học rất căn bản, cho dù đến đầu thế kỷ thứ 20, nền Quốc học bắt đầu đứng trước nhiều thử thách và bị khủng hoảng do chế độ thuộc địa, nhưng về căn bản nó vẫn được duy trì cả trên lĩnh vực kiến thức và đạo lý. Quan niệm về dạy học là dạy làm người. Nền Quốc học lại được trải qua một thời kỳ của phong trào Duy Tân, là những trí thức yêu nước muốn hướng tới học hỏi cái mới.
Trong bối cảnh ấy, thế hệ này lại được tiếp nhận nền văn minh phương Tây một cách khá căn bản, tinh thần là khoa học và dân chủ. Họ đã học được và vượt lên trên cái ràng buộc và hạn chế của nền giáo dục thuộc địa.
Nền giáo dục và văn hóa Pháp, bên cạnh mục tiêu thực dân, là cả một nền văn minh. Chính nền văn minh ấy kích thích tinh thần dân tộc của họ vì họ nhận ra chân giá trị của nền văn hóa Pháp lại phục vụ cho chính sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái rất thu hút. Chính thực dân Pháp cũng nói: con đường đi sang nước Pháp là con đường chống lại nước Pháp. Vì thế, bản chất nền văn minh lại trái ngược với mục tiêu thực dân”.
Nói cách vắn tắt thì giai đoạn lịch sử ấy là điểm giao thoa, là sự cộng hưởng của những giá trị Việt Nam cổ truyền kết tinh từ phương Đông và sự du nhập quý như vàng của yếu tố mới là văn minh Tây phương.
Sau đỉnh cực đại đó là một đoạn chuyển mà ông Dương Trung Quốc diễn tả: “Hai tố chất ấy lại được tồn tại trong một môi trường thúc giục của tinh thần yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc. Nó rơi vào thời điểm lịch sử là cuộc vận động giải phóng dân tộc VN, và đương nhiên ta phải nói tới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nói khác đi, sau điểm cực đại của “thế hệ vàng” là điểm bắt đầu của một thời kỳ mới, là “kỷ nguyên” của Cách mạng Vô sản, của chủ nghĩa Cộng sản mà khởi đầu chỉ bằng phong trào giành Độc lập dân tộc (điều oái oăm chính là ở sự biến thái, lồng ghép, đánh tráo lịch sử này).
Chính phẩm chất đỉnh cao mà Dương Trung Quốc gọi là “thế hệ vàng” ấy đã cung cấp sức mạnh, đã giải thích vì sao Đảng Cộng sản từ tay trắng mà giành được thắng lợi trước những đối thủ mạnh hơn mình nhiều lần. Về nguyên nhân của những thắng lợi ấy, tất nhiên còn phải kể đến trào lưu Cộng sản quốc tế và mục tiêu ban đầu là chỉ Độc lập dân tộc (còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa mãi sau này mới hiện ra), nhưng yếu tố quyết định thắng lợi chủ yếu là do Đảng Cộng sản đã sử dụng được sức mạnh vô địch của “thế hệ vàng” của phẩm chất con người Việt Nam.
Đến đây, một câu hỏi mới được đặt ra. Theo luận điểm chính thống thì đỉnh cao phẩm chất Việt Nam ấy được (bị) đồng hoá vào một hệ văn hoá, một hệ văn minh mới lạ là “Văn hoá Vô sản” (rồi kết tinh thành “Văn hoá Đảng”) được mô tả là tiên tiến, là tiên phong, là đưa những “con người mới xã hội chủ nghĩa” đến một thiên đường hạnh phúc, nên làm cho phẩm chất Việt Nam truyền thống kia được vun xới, được chắp cánh, được nhân lên nhiều lần, hơn hẳn tổ tiên. Nếu luận điểm này đúng thì “thế hệ vàng” mà ông Dương Trung Quốc nói kia không thể là đỉnh, là vàng gì hết vì sau đó nó còn tiếp tục cao hơn và quý giá hơn vàng nhiều lần kia mà? Đáng lẽ như vậy thì hiện nay đang là đỉnh mới đúng! Thế nhưng đùng một cái, hôm nay người ta buộc phải công nhận điều ngược lại: thế hệ chúng ta (bây giờ) đã mất gốc, mà mất hoàn toàn! Vậy cái gốc “vàng “ khi xưa đã được vun xới hay đã bị “đào tận gốc”?
Thực tế “mất gốc” như ông Dương Trung Quốc công nhận (và chắc đa số trí thức tán thành) khiến cho toàn bộ luận điểm Mác-xít nói trên hoàn toàn bị phá sản! Nói cách khác, nền Văn hoá Vô sản mà chủ nghĩa Mác đem lại không hề cộng hưởng và nâng cấp cho Văn hoá dân tộc Việt như được tuyên truyền và ngộ nhận, mà trái lại nó làm triệt tiêu những tinh túy của phẩm chất Việt Nam.
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hoá như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ? Tất cả được bọc trong một bong bóng xà phòng khổng lồ ảo thuật, trông thấy hết nhưng để mà cười thôi!
Ông Dương Trung Quốc nói “mất gốc hoàn toàn” tức là vong bản tuyệt đối! “Bản” ở đây là Dân bản, Quốc bảnNhân bản. Mất hết những gốc ấy chẳng những không còn là người Việt mà cũng chẳng xứng làm người nói chung. Chỉ còn một thứ “bản” ngự trị là “tư bản” hoang dại, mà ông tổ Mác-xít đã đem nó chôn đi nhưng nó không chết, trái lại nó hiện về với một thân hình tật nguyền, nó quay lại báo oán, trả thù cái hệ thống đã vác cuốc xẻng đem chôn nó.
Như vậy ta hiểu vì sao một cái gốc quý như vàng thế lại để bị “mất gốc hoàn toàn”. Cũng ý này, nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc diễn tả kín đáo hơn: “Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo” (vâng, tiếp nhận một chủ nghĩa ảo tưởng thì toàn là giá trị ảo chứ gì nữa).
Những ai càng tin vào “những giá trị ảo” thì khi vỡ mộng chính họ chứ không ai khác lại “thực dụng quá” (vẫn chữ của ông Dương Trung Quốc)! Từ chủ nghĩa ảo tưởng chạy sang chủ nghĩa thực dụng là điều dễ hiểu, cũng như một nền “Đức trị” mà bị phá sản thì sẽ vô “đạo đức” hơn ai hết. Đọc bài của ông Dương Trung Quốc, nếu hỏi ai là những người có “tư tưởng ấu trĩ, nhận thức thì hạn hẹp, lại bị chi phối bởi lợi ích” mà cứ làm “lãnh đạo” thì câu trả lời đã rõ như ban ngày.
Dân tộc Việt Nam đã có một cái gốc quý như vàng, nhưng nay “mất gốc hoàn toàn” chính bởi sự ngộ nhận, coi cái gốc quý giá đó là di tích của thực dân phong kiến, bèn vừa muốn sử dụng sức mạnh quý giá có thật của nó để khởi nghiệp cho mình, lại vừa muốn diệt nó đi để nhập một cái gốc khác vào, đến khi biết cái gốc “ảo” này chỉ ăn hết chất màu của đất lại sinh ra toàn quả đắng, thì cái gốc cũ đã trốc hết rễ rồi, khó mà tái sinh.
Thử hỏi chủ nghĩa nào đã chủ trương “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những giá trị truyền thống”, chủ nghĩa nào đã hăm hở “đào mồ chôn”, chủ nghĩa nào đã gây cho Tố Hữu cảm hứng “thuở Anh chưa ra đời, trái đất còn nức nở, nhân loại chưa thành người”? Kẻ dám phủ nhận cả Nhân loại trước khi mình ra đời ắt là kẻ mất gốc tuyệt đối, ắt không thể thành người, tự nhiên thành quỷ, muốn hồi sinh kiếp người thật không đơn giản.
Về lối ra, ông Dương Trung Quốc nói “Tôi không tán thành phải quay về cái cũ…”. Đúng như vậy, dù có quý cái “thế hệ vàng” trước đây đến đâu cũng chẳng có cách nào phi thực tế để kéo lịch sử giật lui. Trong lý luận tôi thường nói phải “đằng sau quay” là nói về nhận thức, phải truy nguyên về cái gốc xuất phát của sai lầm, ở chỗ rẽ đã qua, để thiết kế lại từ chỗ sai lầm ấy, trong hoàn cảnh mới hôm nay. Chúng ta biết trọng và tiếc cái vốn quý mà ta đã tự đánh mất là để có bài học khôn ngoan cho hôm nay, chứ nhất định chúng ta không biến mình thành những anh chàng bó tay hoài cổ, nhấm nháp quá khứ.
Nhân loại chắc chắn trường tồn nên NHÂN BẢN không thể bị chôn vùi, DÂN BẢN -VIỆT BẢN là bất khả diệt nên còn một tế bào Việt cũng sẽ hồi sinh. Từ lời cảnh báo “mất gốc hoàn toàn” vô cùng bổ ích mà ta đã dũng cảm nói ra hôm nay nhất định sẽ đánh thức những tế bào đang bị ức chế, vùi sâu. Xin đừng tránh né. Sự dũng cảm là liều thuốc hồi sinh bắt buộc, để nước non này lại nẩy sinh muôn ngàn những chồi xanh lá biếc, sau một quãng dài ngủ đông.
H. S. P.
10-2-2011
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
------------
-Văn Hóa và Phát Triển

Mừng năm mới, xin nói chuyện cũ... ngàn năm   

Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Long RFA ngày 20091021  


Cách đây một năm, khi khủng hoảnh tài chính bùng nổ tại Hoa Kỳ và lan khắp nơi khiến kinh tế toàn cầu suy trầm nặng thì nhiều người nói đến khủng hoảng của kinh tế trị trường hay tư bản chủ nghĩa. Một năm sau, các khối kinh tế lớn trên thế giới đều đụng đáy và đang hồi phục với mức độ nhanh chậm khác nhau, nhưng dường như không còn ai nói đến khủng hoảng của kinh tế thị trường nữa.

Khi tổng kết lại kinh nghiệm của cơn chấn động vừa qua, người ta có thể chú ý tới một khía cạnh mơ hồ mà cá biệt của các nền kinh tế, là yếu tố văn hoá. Diễn đàn Kinh tế sẽ làm một tổng kết sơ khởi về yếu tố văn hoá ấy trong tiến trình phát triển của các nước. 

Cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài  Á Châu Tự Do về đề tài này sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

 

Văn hoá ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế?

Việt Long:  Thưa ông, sau một năm hốt hoảng và suy trầm kinh tế, thế giới đang bước qua giai đoạn hồi phục với tốc độ khác biệt của từng quốc gia. Một câu hỏi có vẻ mơ hồ là yếu tố chung khả dĩ giải thích khả năng ứng phó và phục hồi đó có thể là nét văn hóa của từng nhóm quốc gia không? Nhìn sâu xa hơn, ông thấy là yếu tố văn hoá ảnh hưởng thế nào đến tiến trình phát triển trong trường kỳ và đến khả năng đối phó với các biến động nhất thời của kinh tế?

Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Tôi thiển nghĩ rằng câu hỏi này không mơ hồ mà lại rất cần thiết để ta thấy ra nhiều ngộ nhận quá phổ biến về tương quan giữa văn hoá và phát triển, lồng trong đó là khả năng ứng phó với các biến động kinh tế.   

Ta có thể hiểu văn hoá theo lối đơn giản nhất "là những tập quán bất thành văn - cụ thể là không viết thành luật lệ - mà một cộng đồng nào đó cùng chia sẻ, cùng tôn trọng vì các lý do lịch sử hay tôn giáo tích lũy từ nhiều thế hệ".  
- Muốn tìm hiểu vấn đề, trước hết, tôi xin đề nghị là ta có thể hiểu văn hoá theo lối đơn giản nhất "là những tập quán bất thành văn - cụ thể là không viết thành luật lệ - mà một cộng đồng nào đó cùng chia sẻ, cùng tôn trọng vì các lý do lịch sử hay tôn giáo tích lũy từ nhiều thế hệ".  Chúng ta chọn một định nghĩa đơn giản như vậy để biết là cùng nói về chuyện gì. 

- Thứ hai, từ khi loài người chọn hình thái kinh tế thị trường, là lấy quy luật cung cầu làm yếu tố chính trong các quyết định kinh tế - một hình thái thật ra mới chỉ xuất hiện và phổ biến từ vài thế kỷ thôi - thì người ta nghiệm thấy một hiện tượng là sinh hoạt kinh tế có bị chi phối bởi những chu kỳ thăng giáng, lên xuống. Ta không đi sâu vào việc giải thích các chu kỳ ấy mà chỉ tìm hiểu xem yếu tố văn hoá mình vừa nói ở trên ảnh hưởng thế nào đến cách đối phó với chu kỳ ấy về mặt kinh tế. Nói cho nôm na thì mỗi nền văn hoá có thể chỉ ra một cách xử trí với nghịch cảnh và xuyên qua đó, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển trong trường kỳ. Như vậy có được không? 

Việt Long: Chúng tôi hiểu rằng ta sẽ đề cập đến nhiều phạm trù khá trừu tượng thuộc về lý luận nên ông muốn minh định nền tảng vấn đề một cách đơn giản và dễ tiếp nhận. Nếu đồng ý ở các định nghĩa đó, mình có thể nào tìm ra giải đáp về tương quan giữa văn hoá và phát triển không? Cụ thể thì tập quán văn hóa của một dân tộc có là yếu tố thuận lợi hoặc tiêu cực cho phát triển kinh tế?

Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Câu hỏi ấy rất xác đáng và có khi sẽ giải tỏa được nhiều ngộ nhận lưu cữu từ cả trăm năm nay.

- Khởi đầu của ngộ nhận là lý luận của nhà xã hội học nổi tiếng của Đức là Max Weber. Ông là một nhà tư tưởng lớn và từ đầu thế kỷ 20 đã giải thích chủ nghĩa tư bản từ đạo tắc - là quy tắc đạo đức - của đạo Tin Lành, với hàm ý là tinh thần khổ hạnh cần kiệm của người theo đạo Tin Lành đã giúp cho việc tích lũy tư bản đề đầu tư. Do lý luận có ý giải thích sự phát triền của chủ nghĩa tư bản từ một tập quán văn hoá, người ta tin là một nền văn hoá này có lợi thế cao hơn một nền văn hoá khác chẳng hạn. 
Max Weber là nhà tư tưởng lớn, từ đầu thế kỷ 20 đã giải thích chủ nghĩa tư bản từ đạo tắc - là quy tắc đạo đức - của đạo Tin Lành, với hàm ý là tinh thần khổ hạnh cần kiệm của người theo đạo Tin Lành đã giúp cho việc tích lũy tư bản đề đầu tư. Do lý luận có ý giải thích sự phát triền của chủ nghĩa tư bản từ một tập quán văn hoá. 
- Sở dĩ người ta tin như vậy vì đối chiếu trong hệ thống Tây phương hai nếp văn hóa xuất phát từ tôn giáo là Công Giáo và Tin Lành thì các nước phát triển sớm đều theo đạo Tin Lành của hệ phái Calvin. Nhưng đây là một ngộ nhận vì sau đó xứ nào của Âu Châu hay Bắc Mỹ cũng đều phát triển mạnh. Trong thất hùng kinh tế là nhóm G-7 của bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới ngày nay, có bốn nước Âu Châu, có Hoa Kỳ, Canada và có cả Nhật Bản là quốc gia không nằm trong hệ thống Thiên chúa giáo hay văn hoá Âu châu như Weber có thể nghĩ tới.

Việt Long:
Và nếu kể thêm trường hợp Trung Quốc là cường quốc kinh tế mới nổi nay đang bắt kịp Nhật Bản thì đúng là văn hoá Tin Lành, Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo không giải thích được tất cả. Nhân chuyện Nhật Bản hay Trung Quốc đang là cường quốc kinh tế thì mình có thể kết luận rằng nếp văn hoá Khổng Mạnh có là yếu tố thuận lợi cho phát triển không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trung Quốc và Nhật Bản là hai trường hợp gọi chung là Đông Á trong khu vực rất đa diện và phức tạp của Á châu.

- Trong thế kỷ 20, vốn hướng dẫn dư luận toàn cầu từ khá lâu, các nước Âu châu vẫn lý luận rằng Á châu không có tương lai và văn hoá Á Châu có những đặc tính không thuận lợi cho kinh tế thị trường và phát triển. Đấy cũng là một ngộ nhận theo lối suy nghĩ của Max Weber, rằng dân châu Á không có tinh thần kinh doanh như dân Âu châu. Trong  lịch sử mấy ngàn năm thì Á châu đã dẫn đầu thế giới rất sớm và rất lâu và thật ra Nhật Bản đã công nghiệp hoá rất sớm. Trên doanh trường quốc tế ngày nay, dân Á châu chẳng thua kém gì ai. Lồng trong sự ngộ nhận ấy lại có vài huyền thoại khác ly kỳ không kém.

- Qua nhiều thập niên, người ta cho rằng văn hoá Khổng Mạnh quá coi trọng vai trò của tập thể và không phát huy sáng kiến hay quyền lực cá nhân như tại Âu Châu, nên cũng gây trở ngại cho phát triển. Sau đó, người ta lại nói ngược, rằng tinh thần tập thể của văn hoá Á châu là yếu tố có lợi cho công nghiệp khi tập thể đều tham gia với kỷ luật cao vào tiến trình sản xuất trong nhà máy. 

- Cực đoan hơn thế, người ta còn phát triển một lý luận sai lầm về cái gọi là "giá trị Á châu" trong tiến trình phát triển, tức là gián tiếp đề cao kỷ cương thậm chí quyền lực nhà nước châu Á như yếu tố phát triển có ưu thế ổn định hơn sự phóng túng của cá nhân hay rối loạn của thị trường. Lý luận này còn hàm ý bênh vực sự chuyên quyền và độc đoán sử dụng tài nguyên của một nhà nước anh minh sáng suốt nên cổ võ ngầm cho chế độ độc tài. Nó bị phủ nhận bởi vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997-1998. Chế độ tập quyền dẫn tới nạn tham nhũng, tư bản thân tộc, sai lầm trong phân phối tài nguyên đầu tư và trong đối phó với chu kỳ suy trầm, nên không thể là động lực tốt cho phát triển.  

Đấy cũng là một ngộ nhận theo lối suy nghĩ của Max Weber, rằng dân châu Á không có tinh thần kinh doanh như dân Âu châu. Thật ra, Nhật Bản đã công nghiệp hoá rất sớm và trên doanh trường quốc tế ngày nay, dân Á châu chẳng thua kém gì ai. 
Việt Long: Như ông vừa trình bày thì đạo tắc của Tin Lành, văn hoá đề cao tự do cá nhân của châu Âu hoặc tư tưởng Khổng Mạnh của châu Á không nhất thiết là một ưu điểm hoặc là một trở ngại tự nhiên và tiên khởi của công cuộc phát triển?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và ta nên vượt qua những nghịch lý ấy thì mới hiểu ra yếu tố quyết định của công cuộc phát triển. 

- Một thí dụ khác cũng rất đáng chú ý cho người Việt là sự khác biệt giữa Hàn Quốc và Đài Loan. Đại Hàn nói chung là một bán đảo đã bị Nhật Bản cưỡng bách công nghiệp hoá từ đầu thế kỷ 20. Sau khi bị chia đôi thì Bắc Hàn vốn đã có nền công nghiệp nặng lại bị lụn bại dưới chế độ cộng sản. Trong khi miền Nam,chủ yếu là chỉ có canh nông lại phát triển mạnh về kỹ nghệ để bắt kịp Nhật Bản trên nhiều địa hạt siêu kỹ thuật. Nhưng dân Đại Hàn nói chung đều nghi ngờ và thật ra không ưa Nhật Bản. 

- Ngược lại, là một thuộc địa của Nhật từ xưa, Đài Loan không có tinh thần tỵ hiềm đó với Nhật và cũng không phát triển bằng công nghiệp nặng hay kỹ nghệ chế biến như Nam Hàn. Họ chọn đường khác, với một số ngành công nghệ tin học, thương mại và dịch vụ. Đa số dân Đài Loan vẫn theo đạo Phật nhưng kinh doanh rất giỏi chứ không vì Phật giáo mà quay lưng với phát triển. Yếu tố khác biệt giữa bốn nước ấy - là Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn và Đài Loan - không phải là văn hoá Á Châu mà là sự chọn lựa về chế độ chính trị.  

Không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô


Việt Long: Và nói về chế độ chính trị, chúng ta không quên trường hợp Ấn Độ, một cường quốc đang lên mà đã có lần ông nhắc tới trong một chương trình về Trung Quốc vào tháng trước?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, khi mình nói đến cách so sánh của giáo sư kinh tế Milton Friedman giữa chế độ tập thể chính trị và tự do kinh tế của Trung Quốc với chế độ tự do chính trị mà kinh tế tập thể của Ấn Độ. Ông Friedman dự báo là Trung Quốc sẽ có xung đột trong khi Ấn sẽ phát triển mạnh sau khi từ bỏ chế độ kinh tế tập thể từ gần hai chục năm trước.

- Về trường hợp Ấn Độ, ta chú ý tới một đặc điểm của họ là đa nguyên về văn hoá và tôn giáo nhờ tinh thần cởi mở và dân chủ về chính trị. Sau khi theo đuổi đường lối kinh tế nhuốm mùi xã hội chủ nghĩa bao cấp khá lâu, từ năm 1991, đảng Quốc Đại thuộc cánh tả đã từ bỏ đường lối ấy để ngả theo kinh tế thị trường. Sau đó, đảng bảo thủ Bharatiya Janata tiếp tục tự do hoá kinh tế, rồi năm 2005, liên minh cánh tả - trong đó có cả đảng Cộng sản - lên cầm quyền mà vẫn theo đuổi con đường cải cách kinh tế cho thông thoáng hơn. Dư luận quá chú ý tới Trung Quốc nên chưa nhìn thấy sự lớn mạnh đáng kể của Ấn Độ. Thành thử, yếu tố quyết định cho công cuộc phát triển không tùy thuộc vào văn hoá Khổng Mạnh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo hay Phật giáo mà có lẽ phải tìm thấy ở nơi khác.

Việt Long: Chúng ta đi tới kết luận và câu hỏi cuối của chúng tôi ở đây là nếu không là văn hoá thì động lực nào mới quyết định về tiến trình phát triển trong lâu dài?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng động lực chính cho công cuộc phát triển một quốc gia đi theo kinh tế thị trường là "khả năng định chế hóa tinh thần cởi mở để hệ thống chính trị lấy được những quyết định đúng đắn về kinh tế và xã hội". Tôi xin giải thích từng yếu tố trong này.
  
Tổng kết lại thì không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô mới có ảnh hưởng mạnh nhất tới sinh hoạt kinh tế và công cuộc phát triển trong trường kỳ. Xứ nào cũng có thể bị suy trầm hay suy thoái kinh tế, nhưng xã hội càng tự do thì càng sớm tìm ra giải pháp thích đáng cho đa số.

- Thứ nhất, "tinh thần cởi mở" có nghĩa là không ai trong xã hội lại có độc quyền chân lý, tức là phán rằng chỉ tư tưởng của mình mới duy nhất có lý. Chủ quan như vậy là dễ quyết định sai về kinh tế khi thị trường hoạt động ngày càng phức tạp và mở ra toàn cầu mà thời gian quyết định để ứng phó lại thu hẹp, trễ một ngày hay một giờ là bị lỗ bạc tỷ. 

- Thứ hai, "định chế hóa tinh thần cởi mở" ấy có nghĩa là phải cho xã hội có những quyền hiến định về tự do thông tin và trao đổi tư tưởng hầu ai ai cũng có thể hiểu rõ sự vận hành của thị trường nội địa và quốc tế mà tìm ra giải pháp có lợi, và có quyền phê phán những quyết định sai để còn kịp sửa. 

- Thứ ba, hệ thống chính trị phải phân quyền để thiểu số lãnh đạo không có độc quyền quyết định về kinh tế vì lẽ tất yếu là nếu có toàn quyền thì sẽ lấy loại quyết định có lợi cho thiểu số ở trên mà hy sinh quyền lợi của đa số còn lại, thí dụ như về đầu tư, thuế khóa, tín dụng, lương bổng. Làm như vậy là cản trở phát triển và thu hẹp khả năng ứng phó cấp thời với các chu kỳ suy trầm kinh tế. 

- Tổng kết lại thì không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô mới có ảnh hưởng mạnh nhất tới sinh hoạt kinh tế và công cuộc phát triển trong trường kỳ. Xứ nào cũng có thể bị suy trầm hay suy thoái kinh tế, nhưng xã hội càng tự do thì càng sớm tìm ra giải pháp thích đáng cho đa số.


Ăn Tết rồi, xin trở lại chuyện đời thường và những yếu tố cản trở phát triển trong cái đầu.... NXN

 

 Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang

--TP - Lúc 20 giờ 23 - 3, tổ công tác của Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa phát hiện hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Bấy (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), trên đó có 9 người mang quốc tịch Trung Quốc.
Hai tàu lạ neo tại Đầm Bấy .
Đó là tàu CHA LE 01 và tàu CHA LE 58, chuyên nạo vét, hút bùn, do ông Zhang Jiang Ming (SN 1958) và ông Zeng Wang Yuan (SN 1959) làm thuyền trưởng.
Hai ông này cùng 7 thuyền viên mang quốc tịch Trung Quốc, có visa nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường bộ, qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
Hai thuyền trưởng nói, hai tàu đi từ Phú Quốc (Kiên Giang) đến Đà Nẵng, bị hỏng máy nên phải vào neo tại vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, họ chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan để chứng minh hoạt động của tàu.
Nguyễn Đình Quân- -Theo:Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang
-Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang vietsuky- Khánh Hòa: Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang  Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết: Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2Rắc rối 2 người Trung Quốc bị phạt, buộc tái xuất phương tiện (SGTT)   Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang (TP).  - 2 tàu Trung Quốc đậu trái phép tại vịnh Nha Trang (ĐV).  - Tạm giữ hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép (TT). - Lính bộ binh luyện tập đánh bộc phá (VNN). - “Không thể yêu nước trong sự vô minh” (TT)- Thuyền trưởng Hiền ơi, một cắc không nộp (TP).  - Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ (TT).21 ngư dân bị Trung Quốc bắt vẫn bặt vô âm tín -


-- Tàu sân bay TQ sẽ ra Biển Đông vào tháng 8 (VNN).Việt Nam – 4 cực và 1 đỉnh – Kỳ IV: Khám phá miền Tây, thăm Cực Nam Tổ quốc (ĐĐK).- Nga muốn bán máy bay Sukhoi Superjet cho Việt Nam (DT/Voice of Russia).  - “Hổ mang chúa” trên bầu trời (TT).  - Việt Nam là khách hàng mua S-400 thứ ba (ĐV).- Trung Quốc, Indonesia ký 17 tỉ đôla hợp đồng thương mại    –   (VOA).  Indonesia yêu cầu Úc giải thích về kế hoạch hợp tác quân sự    –   (RFI).Vụ Trung Quốc bắt giữ 2 tàu cá, 21 ngư dân Lý Sơn: Thả ngay, vô điều kiện và bồi thường cho ngư dân (TT).-- Gặp mặt thân mật tăng sĩ ra Trường Sa trụ trì (NLĐ).- Điện sáng bừng đảo Bé-Lý Sơn (ND).---CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG? basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 24/3/2012 TTXVN (Pari 22/3) Theo đánh giá mới đây của nhóm nghiên cứu IHS, chủ biên tạp chí Jane‘s Defence, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ-CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG? BA SÀM -THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CÓ NÊN LO NGẠI VIỆC TRUNG QUỐC GIA TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 24/3/2012 TTXVN (Pari 22/3) Theo đánh giá mới đây của nhóm nghiên cứu IHS, chủ biên tạp chí Jane‘s Defence, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ  Ấn Độ tố Trung Quốc tập trận sát biên giới là chuẩn bị cho chiến tranh (GDVN). 
--Điểm mấy cuốn sách gần đây về ngày tàn của MỹA handful of books convey a mix of optimism and fear (Economist 24-3-12) -- Kagan, Kupchan...----

 

 Chuyện gì đang xảy ra khi EVNTelecom chuyển sang Viettel


Võ Quang Lâm

Thủ tướng Chính phủ Quyết định điều chuyển Công ty EVNTelecom sang cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel quản lý, đồng thời chuyển toàn bộ tài sản viễn thông do các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tài đầu tư cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Mục đích điều chuyển này của Thủ tướng Chính phủ là để Tập đoàn Viettel gánh các khoảng nợ của EVNTelecom hơn 10.000 tỷ, đảm bảo công ăn việc làm của hơn 2.000 cán bộ CNV EVNTelecom, điều chuyển gần 20.000 tỷ tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải sang cho Tập đoàn Viettel nhằm mục đích tái cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN, Tập đoàn Viettel tiến hành tháo bỏ mạng CDMA, tháo bỏ mạng 3G nhà mạng EVNTelecom đã đầu tư, tháo bỏ hệ thống cung cấp dịch vụ Internet cáp quang của các Tổng công ty Điện lực đầu tư, tháo dỡ hầu hết các cột anten và nhà trạm do các Tổng công ty Điện lực đầu tư. Đối với tài sản cáp quang do các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư thì Tập đoàn Viettel vẫn chưa có kế hoạch sử dụng như thế nào. Như vậy Tập đoàn Viettel tiếp nhận 30.000 tỷ tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN giống như tiếp nhận cục nợ 30.000 tỷ.
Tuy nhiên bù lại Tập đoàn Viettel được Tập đoàn EVN cho phép sử dụng cột điện treo cáp miễn phí trong thời hạn 30 năm và mỗi năm Tập đoàn Viettel tiết kiệm được 300 tỷ; phần công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN cũng được chuyển sang Tập đoàn Viettel thì các phần mềm của Tập đoàn EVN đang sử dụng nhất là chương trình quản lý khách hàng CMIS cũng điều chuyển cho Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Viettel mỗi năm đã có 1.200 tỷ doanh thu công nghệ thông tin từ Tập đoàn EVN; Tập đoàn EVN cam kết tất cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn EVN phải sử dụng dịch vụ của Tập đoàn Viettel; Tập đoàn Viettel thay thế EVNTelecom xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường điện cạnh tranh; Tập đoàn EVN cam kết khi có thị trường điện cạnh tranh thì tất cả các nhà máy phát điện và khách hàng lớn của Tập đoàn EVN phải thuê đường truyền của Tập đoàn Viettel.
Sau khi tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel tiến hành thanh lọc EVNTelecom bằng cách bố trí nhân viên EVNTelecom đi công tác vùng sâu, vùng xa. Giám đốc EVNTelecom Võ Quang Lâm bị đày lên Hà Giang, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến bị đày lên Đắc Nông. Đa số lãnh đạo EVNTelecom là con ông cháu cha các vị lãnh đạo EVN nên không chịu nổi chân lý tại Tập đoàn Viettel “nước muốn trong phải chảy”. Do vậy số thì xin qua Tập đoàn EVN, số thì xin nghỉ việc mở công ty. Giám đốc EVNTelecom Võ Quang Lâm và Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung Phan Xuân Tiến cho biết tất cả tài sản viễn thông của Tổng công ty Điện lực ông đều ký nhận hết, tài sản chất lượng kém cũng ký nhận và sau khi ký nhận xong tài sản sẽ nghỉ việc tại Tập đoàn Viettel. Chính phủ điều chuyển EVNTelecom sang cho Tập đoàn Viettel để tạo công ăn việc làm cho cán bộ CNV EVNTelecom, nhưng sau 2 tháng bàn giao cho Viettel đã có 50% CBCNV EVNTelecom nghỉ việc.
Trong những ngày qua tại văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam rộn lên thông tin cơ quan điều tra sẽ vào cuộc điều tra vi phạm pháp luật Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng. Những nhân viên văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam thạo tin cho biết Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri cũng sẽ bị cho nghỉ việc để điều tra. Trong khi đó, tại Tập đoàn Viettel rộn lên thông tin một số lãnh đạo Tập đoàn Viettel bị tạm thời cho nghỉ việc phục vụ cho công tác điều tra, Tập đoàn Viettel tiến hành thanh tra nhân viên Viettel đầu tư đất cho thuê lắp đặt cột anten đã di dời tọa độ đã quy hoạch thiết kế.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng sinh năm 1955, tốt nghiệp khoa Kinh tế Năng lượng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có bằng MBA ngành quản trị kinh doanh. Trước khi trở thành người đứng đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Đào Văn Hưng đã kinh qua các chức vụ Kế toán trưởng Công ty Điện lực 3, Trưởng Ban Tài chính rồi làm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ông Đào Văn Hưng là đại biểu Quốc hội nhiều nhiệm kỳ và từng được Bộ trưởng Bộ Điện lực Phạm Khai khen ngợi là nhà quản lý giỏi trưởng thành từ thực tế, ông Bộ trưởng nói “Bộ Điện lực phải cần nhân rộng tấm gương Đào Văn Hưng”
Tuy nhiên Chính phủ và ngay Bộ trưởng Bộ Điện lực cũng đã nhìn lầm ông Đào Văn Hưng, một số năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới thời ông Đào Văn Hưng ăn nên làm ra là nhờ Chính phủ tập trung nguồn vốn ODA, Chính phủ buông lỏng quản lý đối với Tập đoàn EVN không thanh tra cũng không kiểm toán và báo chí cũng chưa phân phui được những trò gian dối của lãnh đạo Tập đoàn EVN.
Trong buổi kiểm điểm ông Đào Văn Hưng tại Công ty EVNTelecom, ông đã tâm sự năng lực ông có hạn và năng lực cán bộ cấp dưới thì càng tệ hại hơn mới thành ra thê thảm như ngày hôm nay. Ông Đào Văn Hưng tin tưởng nhất là cộng sự Đinh Quang Tri, nguời đã cùng kề vai sát cánh với ông bao nhiêu năm nhưng cũng là người làm cho ông đau lòng nhất.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng chỉ gần hai tháng Chính phủ cho nghỉ việc đã biến thành ông già 80 tuổi. Trước đây ông Đào Văn Hưng đang đương chức có nhiều nhà máy thủ điện tư nhân ký hợp đồng thuê ông làm tư vấn với mục đích dễ đàm phán hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên khi ông Đào Văn Hưng rớt chức các nhà máy điện liền hủy ngay hợp đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới con mắt Chủ tịch Đào Văn Hưng thì Phó Tổng Đinh Quang Tri được đánh giá là cán bộ có năng lực. Ông Đinh Quang Tri từng làm phó cho Chủ tịch Đào Văn Hưng tại Ban Tài chính của Tập đoàn. Sau khi ông Đào Văn Hưng lên làm Tổng giám đốc liền tiến cử ông Đinh Quang Tri vào chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác viễn thông và tham mưu cho hội đồng quản trị đầu tư ngoài ngành. Ông Đinh Quang Tri từng tuyên bố “Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ cần cán bộ làm kinh tế chứ không phải tổ chức chính trị mà đòi hỏi phải là đảng viên”.
Thời Tập đoàn EVN bắt đầu cung cấp dịch vụ viễn thông báo chí ca ngợi EVN đã phá thế độc quyền của VNPT và báo chí đánh giá EVN là đối thủ chính của VNPT. Lúc đó nhiều bài báo đã phân tích EVN tận dụng các tuyến cáp quang trên đường dây 500KV, 220KV, 110 KV được đầu tư bằng nguồn vốn dự án điện, hạ tầng cột điện để treo cáp viễn thông sẽ tiết kiệm 50% chi phí đầu tư. Tập đoàn EVN khi cung cấp dịch vụ viễn thông đã có ngay nửa triệu thuê bao là CBCNV trong ngành và anh em họ hàng với CBCNV ngành điện; đặc biệt là thương hiệu EVN được biết đến là tiềm lực tài chính hùng mạnh với các nguồn vốn ưu đải ODA.
So với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn EVN bắt đầu triển khai dự án viễn thông cũng sớm hơn còn nguồn vốn đầu tư cho viễn thông thì Chủ tịch Đào Văn Hưng tuyên bố “đầu tư cho viễn thông thì không thiếu vốn, trạm BTS cắm đâu cũng được”. Hảy nhìn sang Tập đoàn Viettel lúc làm viễn thông chỉ đủ vốn cắm được 150 trạm BTS còn lại phải mua thiết bị trả chậm, khi đầu tư được khoảng 1.000 tỷ thì khai trương dịch vụ nhưng khách hàng Viettel không thể kết nối được với thuê bao VNPT, lúc đó Chủ tịch Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân lo sợ Viettel phá sản tuy mất vài chục triệu USD đã đầu tư nhưng lo ngại nhất là danh dự người lính. Tuy nhiên Tập đoàn Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn và trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam nhờ sự chèo chống của người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân. Ông Hoàng Anh Xuân được đánh giá là người cứng rắn thực hiện “bàn tay sắt trong quản lý”.
Tập đoàn Viettel ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành. Tất cả mọi công việc từ quản lý tài chính, quản lý vật tư, quản lý tiến độ công trình, quản lý đấu thầu… đều ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ vậy lãnh đạo Tập đoàn chỉ cần kích chuột là biết ngay ngày này bán được bao nhiêu sim, vật tư đơn vị này mua có giá là bao nhiêu, cột anten này đã thi công đến giai đoạn nào… Tuy nhiên điều đáng tiếc nhất cho doanh nghiệp số 1 Việt Nam là vừa qua đã xảy ra vi phạm pháp luật đấu thầu và công tác quản lý tài chính tại một số đơn vị như Thanh tra Chính phủ đã nêu.
Tuy nhiên tham nhũng tại Tập đoàn Viettel là điều cảnh báo trước nhiều năm nay. Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng nên không bị kiểm toán và một số lãnh đạo Tập đoàn Viettel lợi dụng quy định này để tham ô như: thi công công trình kém chất lượng, nhà thầu thi công trước làm hồ sơ sau, ký khống để lấy tiền giám sát, mua vật tư giá cao…
Người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân tuyên bố “sẽ buộc thôi việc tất cả những cán bộ tham nhũng dù ít hay nhiều, cho dù cán bộ cấp cao hay nhân viên bình thường” không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”. Ông Hoàng Anh Xuân sẽ quyết tâm làm trong sạch hoàn toàn Tập đoàn Viettel, quyết tâm nói không với tham nhũng. Ông Hoàng Anh Xuân cảnh báo không được để tham nhũng lan từ Tập đoàn EVN sang Tập đoàn Viettel trong quá trình tiếp nhận tài sản viễn thông, Tập đoàn Viettel kiên quyết không tiếp nhận tài sản kém chất lượng, tài sản có giá cao hơn thị trường.
Ngược lại với Tập đoàn Viettel, lãnh đạo Tập đoàn Việt Nam thi nhau thành lập các công ty sân sau để thi công các công trình do Tập đoàn EVN làm chủ đầu tư. Lãnh đạo Tập đoàn EVN chỉ đạo EVNTelecom và các Tổng công ty Điện lực xé lẽ các gói thầu để chỉ định thầu cho các công ty này. Các công ty sân sau nhập khẩu thiết bị đầu cuối rồi bán lại cho EVNTelecom với giá cao ngất ngưỡng, khi EVNTelecom hết tiền lãnh đạo Tập đoàn EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực đầu tư thiết bị đầu cuối. Lãnh đạo Tập đoàn EVN có công ty sân sau thì lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực cũng có công ty sân sau. Tồi tệ nhất là dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2, Tập đoàn EVN cấp vốn cho các Tổng công ty Điện lực và yêu cầu các Tổng công ty Điện lực xé lẽ gói thầu chỉ định thầu cho các công ty theo hướng dẫn của EVN. Bên cạnh đó tận dụng cơ hội này lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực cũng chỉ định thầu cho công ty sân sau của mình. Do vậy nhiều Tổng công ty Điện lực vẫn quyết toán hạng mục không thi công cho nhà thầu, cột anten 42m thì chỉ làm có 20m và di dời một cách tuỳ tiện, lãnh đạo các Công ty Điện lực thì thi nhau đầu tư đất cho thuê lắp đặt trạm 3G với giá thuê cao ngất ngưỡng.
Những sai phạm công tác viễn thông của EVN là do năng lực quản lý yếu kém của lãnh đạo EVN phụ trách viễn thông, Chủ tịch Đào Văn Hưng tâm sự cũng đã từng nhắc nhở ông Đinh Quang Tri “điều hành viễn thông thế nào để thất bại thảm hại vậy, nếu làm không được thì nên từ chức”.
Cán bộ lãnh đạo viễn thông tại EVN thì yếu kém, cán bộ lãnh đạo EVNTelecom toàn con ông cháu cha. Chủ tịch Đào Văn Hưng cũng cho vợ làm Trưởng phòng Tổ chức EVNTelecom, con thì làm giám đốc một đơn vị thuộc EVNTelecom. Theo yêu cầu của vợ, ông Đào Văn Hưng chuyển Trung tâm CNTT EVN sang cho EVNTelecom quản lý và tất cả các dự án công nghệ thông tin của EVN đều giao cho EVNTelecom để tăng doanh thu cho đơn vị này. Bên cạnh đó, lãnh đạo viễn thông tại Điện lực đều là con ông cháu cha có nghiệp vụ điện hoặc chỉ có trình độ trung sơ cấp. Do vậy viễn thông Tập đoàn EVN không phá sản mới lạ.
Để cứu EVNtelecom vợ và con của Chủ tịch Đào Văn Hưng đã tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn EVN làm mới EVNTelecom bằng cách chuyển toàn bộ mạng CDMA, thiết bị đầu cuối sang cho các Tổng công ty Điện lực để hạch toán vào giá điện chuyển sang cho khách hàng gánh chịu.
Tuy nhiên hành động của lãnh đạo Tập đoàn EVN đã bị Kiểm toán Nhà nước phát hiện và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ chuyển EVNTelecom sang cho Tập đoàn Viettel quản lý.
Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp số 1 Việt Nam với những nhà quản lý giỏi có thể tái cấu trúc EVNTelecom tiến đến làm ăn có lãi để trả nợ món nợ gần 10.000 tỷ của EVNTelecom. Sau khi tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn Viettel tiến hành chuyển đổi khách hàng EVN có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ sang mạng Viettel. Khách hàng sử dụng dịch vụ di động của EVN thì mua một máy GSM và mua một sim trắng Viettel nhắn tin tới tổng đài để chuyển đổi sang mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ cố định không dây của EVN thì mua một máy Homephone để chuyển đổi sang mạng Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FTTH của EVN tới Cửa hàng Viettel ký hợp đồng mới để chuyển đổi sang mạng Viettel. Tập đoàn Viettel sẽ tặng 300 ngàn đồng cho khách hàng EVN chuyển đổi sang mạng Viettel và sau 31/3/2012 khách hàng EVN chưa chuyển đổi sang mạng Viettel sẽ bị cắt dịch vụ.
Hiện nay Viettel có 42.000 trạm 2G GSM với dung lượng hơn 40 triệu thuê bao. Trong khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam có 30 triệu thuê bao thực di động và 16 triệu thuê bao điện thoại cố định, thuê bao 2G đang giảm sút, đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ 2G sang 3G, điện thoại cố định cũng đang suy thoái mỗi năm thị trường viễn thông Việt Nam có hơn 2 triệu thuê bao cố định rời mạng. Do vậy dung lượng GSM 2G Viettel đủ cho tất cả thuê bao di động và cố định không dây đang hoạt động trên thị trường viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó Viettel đã đầu tư 17.000 nodeB 3G, nodeB 3G lắp đặt tại các trạm 2G sẵn có và chỉ cần bổ sung truyền dẫn FE tại các trạm chưa nâng cấp manE để cung cấp truyền dẫn cho dịch vụ internet cáp quang FTTH. Do vậy tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN không có ý nghĩa đối với Tập đoàn Viettel nên toàn bộ khách hàng EVN được chuyển đổi qua mạng Viettel.
Tuy nhiên phương án xử lý tài sản EVNTelecom của Tập đoàn của Viettel sẽ lãng phí một lượng tài sản khổng lồ do các Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực đầu tư. Tập đoàn Viettel bỏ mạng CDMA, tháo dỡ thiết bị mạng 3G của EVNTelecom đã được lắp đặt. Thế thì các Tổng công ty Điện lực phải tháo dỡ 6.500 cột anten và nhà trạm đã đầu tư. Bên cạnh đó, hợp đồng thuê lắp đặt nhà trạm và cột anten, các Tổng công ty đã ký hợp đồng thuê từ 10 đến 15 năm, mỗi năm các Tổng công ty Điện lực phải tiêu tốn 300 tỷ/năm và nếu huỷ hợp đồng cũng phải mất số tiền đền bù 10 năm là 3.000 tỷ, chi phí tháo dỡ, chi phí hoàn trả mặt bằng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam để phát triển được 4,6 triệu thuê bao phải cấp cho EVNTelecom 4.500 tỷ mua thiết bị đầu cuối CDMA. Song song với cấp tiền cho EVNTelecom mua thiết bị đầu cuối, Tập đoàn EVN cũng yêu cầu các Tổng công ty Điện lực đầu tư thiết bị đầu cuối và số tiền các Tổng công ty Điện lực bỏ ra để mua thiết bị đầu cuối không dưới 2.000 tỷ. Thiết bị đầu cuối CDMA rất đắt có giá vài triệu đối với thiết bị đầu cuối.
Tập đoàn EVN nhập máy CDMA có giá vài triệu và để phát triển khách hàng EVN đã khuyến mãi cho khách hàng tới 70% giá trị thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên khách hàng cũng phải bỏ ra 1 triệu đồng để sở hữu một máy CDMA của EVN sau khi đã được chiết khấu khuyến mãi. Tập đoàn Viettel chuyển khách hàng EVN sang mạng Viettel chỉ chiết giảm cho khách hàng EVN số tiền 300.000 đồng, thế thì khách hàng EVN vẫn lỗ 700.000 đồng.
Năm 2011, Tập đoàn EVN thực hiện chiến lược Internet cáp quang FTTH và vấn đề đầu tư được giao cho các Tổng công ty Điện lực. Đi đôi với việc đầu tư hạ tầng mạng 3G giai đoạn 2, các Tổng công ty Điện lực kết hợp đầu tư các tuyến cáp quang cung cấp dịch vụ FTTH. Song song với việc đầu tư cáp quang thì công tác mua sắm thiết bị cũng được thực hiện như: mua sắm mạng lõi, hệ thống quản lý băng thông, hệ thống tính cước và các thiết bị đầu cuối tại khách hàng (modem quang, cáp quang FTTH, converter, ODF). Và nhà cung cấp vật tư thiết bị là các công ty sân sau của các lãnh đạo Tổng công ty Điện lực nên giá vật tư thiết bị được đẩy lên gấp 3, 4 lần giá thực tế.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải xin Chính phủ cấp vốn ODA cho dự án điện, xin cấp ngân sách đầu tư lưới điện cho vùng xa. Nhưng ngược lại vì sĩ diện sợ EVNTelecom phá sản sẽ ảnh hưởng uy tín của lãnh đạo Tập đoàn EVN, lãnh đạo EVN đã bắt các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư cả chục ngàn tỷ vào viễn thông và số tiền này xem như biếu không.
Thấy Chủ tịch Đào Văn Hưng bị cách chức do làm ăn thua lỗ các Tổng công ty Điện lực liền tiến hành tổng kết chia tay viễn thông và đều báo cáo có lợi nhuận nhưng ít. Tổng công ty Điện lực miền Bắc báo cáo sau khi nhận thua lỗ hơn 200 tỷ từ EVNTelecom nhưng vẫn còn lợi nhuận hơn 100 tỷ, Tổng công ty Điện lực miền Trung bị Tập đoàn EVN đẩy về cũng hơn 200 tỷ thua lỗ từ EVNTelecom nhưng vẫn lợi nhuận gần 40 tỷ. Lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực không thừa nhận yếu kém mà tìm cách che dấu các yếu kém.
Tại các Tổng công ty Điện lực thua lỗ kinh doanh viễn thông được bù lỗ bằng kinh doanh điện và lãnh đạo vẫn giữ nguyên chức, thậm chí còn được thăng chức chỉ tội nghiệp cho nhân viên người thì bị đẩy đi huyện làm công tác thu ngân, người thì bị đẩy đi huyện làm công tác lắp đặt công tơ.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam biết năm 2010 EVNTelecom thua lỗ hơn 1.000 tỷ và có khả năng không trụ nổi, dự án 3G giai đoạn 1 của EVNTelecom ngân hàng không cho giải ngân số tiền vay gần 2.000 tỷ. Tuy nhiên cuối năm 2010, lãnh đạo EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm của hơn 4.000 vị trí với số tiền đầu tư hơn 2.000 tỷ. Trong khi đó, Tập đoàn EVN không có tiền đổ dầu và phải cắt điện làm doanh nghiệp lao đao, có nhiều doanh nghiệp phải phá sản.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm và lãnh đạo Tập đoàn EVN, lãnh đạo các Tổng công ty Điện lực chia nhau các gói thầu thiết kế, giám sát, thi công. Gói thầu này công ty sân sau của lãnh đạo Tập đoàn EVN thiết kế thì gói thầu khác công ty sân sau của lãnh đạo Tổng công ty Điện lực giám sát và cứ thế các gói thầu được chia ra. Thiết kế thì các công ty sân sau của các vị lãnh đạo chỉ thiết kế qua loa, thì công thì cũng thi công qua loa và nhiều phần không thi công vẫn được quyết toán, giám sát thì không giám sát và chỉ ký khống.
Công ty CP FPTTelecom xót xa cho tiền đóng thuế của nhân dân lãng phí tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty FPTTelecom đang có ý định đề nghị Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Viettel bán lại cho Công ty FPTTelecom các tuyến cáp quang nội tỉnh, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH, cáp quang FTTH và thiết bị converter, modem quang, cáp quang FTTH do các Tổng công ty Điện lực đầu tư. Bên cạnh đó, Công ty FPTTelecom thuê lại sợi quang trên đường dây 110 KV do các Tổng công ty Điện lực đầu tư.
Tập đoàn FPT bất thành trong thương vụ mua lại EVNTelecom đã chuyển hướng sang đầu tư đường trục Bắc-Nam và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ IPTV, Internet trên toàn quốc. Song song với việc đầu tư hạ tầng, mở rộng kinh doanh thì Tập đoàn FPT đang xem xét mua lại một mạng di động có thể là S-Phone. Do vậy việc mua lại các tuyến cáp quang nội tỉnh của các Công ty Điện lực ngoài việc phục vụ cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH, dịch vụ IPTV thì các tuyến cáp quang này phục vụ truyền dẫn cho trạm BTS.
Lãnh đạo Tổng công ty FPTTelecom cho biết sẵn sàng nhận cán bộ có năng lực từ EVNTelecom và sẽ bố trí chức vụ tương đương. Tuy nhiên nếu không làm được việc thì cũng buộc phải cho thôi việc.
Chính phủ yêu cầu đến năm 2020 thì mỗi dịch vụ viễn thông phải có ít nhất 3 nhà cung cấp có thị phần gần ngang bằng nhau để tạo thế chân vạc. EVNTelecom đã bàn giao cho Viettel nên thị trường Internet chỉ còn 3 nhà cung cấp chính là FPTTelecom, Viettel, VNPT.
Tập đoàn VNPT đang lo sợ sự bành trướng của Tập đoàn Viettel, nếu như VNPT cổ phần mạng Mobiphone thì VNPT không còn là đối thủ của Viettel. Bên cạnh đó, Mobifone đem lại 50% lợi nhuận của Tập đoàn VNPT và mất Mobifone thì VNPT lấy gì báo thành tích với Chính phủ. Tập đoàn VNPT sáp nhập hai nhà mạng VinaPhone và Mobifone vừa để giải quyết bài toán chống chọi ý định thâu tóm thị trường của Viettel, vừa chia đều thu nhập cho CBCNV VNPT. Do vậy để có 3 nhà mạng di động có thị phần ngang bằng thì sứ mạnh này được giao phó cho FPTTelecom.
Lĩnh vực viễn thông là mối nhục quá lớn đối với Tập đoàn EVN. Để được Tập đoàn Viettel tiếp nhận EVNTelecom, Tập đoàn EVN phải cho Tập đoàn Viettel sử dụng cột điện treo cáp miễn phí trong thời hạn 30 năm. Do vậy Tập đoàn Viettel mới triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trong năm 2012.
Tập đoàn Viettel với lợi thế hệ thống cáp quang rộng khắp để truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, các phòng máy BTS sử dụng lắp đặt thiết bị truyền hình cáp, sử dụng cột điện của điện lực để treo cáp. Do vậy Tập đoàn Viettel sẽ cung cấp gói cước dịch vụ truyền hình cáp tương đương thậm chí còn hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác nhưng chỉ có giá 30 ngàn đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn EVN chuyên trách công tác viễn thông Đinh Quang Tri không những yếu kém trong điều hành lĩnh vực viễn thông mà còn yếu kém trong điều hành các lĩnh vực khác như điều hành Công ty CP tài chính Điện lực.
Công ty CP Tài chính Điện lực được sự ưu đải của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như: độc quyền IPO khi các đơn vị trực thuộc Tập đoàn EVN huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán, đuợc Tập đoàn EVN cho vay vốn để đầu cơ cổ phiếu. Nhờ vậy tài sản của Công ty CP Tài chính Điện lực tăng rất nhanh đạt 26.000 tỷ sau 3 năm đi vào hoạt động, giá trị tài sản gấp hơn 10 lần vốn điều lệ. Đặt niềm tin vào Chủ tịch HĐQT Đinh Quang Tri, nhiều lãnh đạo Điện lực đã vay ngân hàng đầu tư thu gom cổ phiếu Công ty CP Tài chính Điện lực với giá 16.000 đồng/CP. Tuy nhiên sau 3 năm đi vào hoạt động, cổ tức Công ty CP Tài chính Điện lực trả chỉ bằng ½ lãi suất ngân hàng, giá cổ phiếu chỉ còn 4.000 đồng/CP. Công ty CP Tài chính Điện lực cũng tương tự như Công ty EVNTelecom hoạt động chủ yếu nhờ vốn vay và cũng có nguy cơ phá sản như EVNTelecom.
Cổ phiếu Công ty CP Tài chính Điện lực xuống thấp, lãnh đạo Điện lực đã gom cổ phiếu không thể bán tháo cổ phiếu được mặc dù phải trả lãi lớn cho các khoản vay ngân hàng. Và để bù lại các khoản thua lỗ đã đầu tư, lãnh đạo Điện lực phải tham ô. Do vậy Tập đoàn EVN càng thua lỗ và cổ phiếu các đơn vị thuộc Tập đoàn EVN càng rớt xuống thì cổ phiếu Công ty CP tài chính Điện lực càng rớt thê thảm. Như vậy do quản lý yếu kém đã đẩy Tập đoàn EVN vào vòng luẩn quẩn.
Tư duy độc quyền của lãnh đạo Tập đoàn EVN thể hiện trong mọi hoạt động và nhất là lĩnh vực vốn đầu tư. Tất cả nguồn vốn ưu đải ODA, vốn vay nước ngoài đều tập trung về Tập đoàn EVN để các đơn vị trực thuộc EVN phải chạy chọt được đầu tư. Do vậy khi các đơn vị trực thuộc EVN đã được Tập đoàn EVN đầu tư thì tìm mọi cách nhét cho hết đồng vốn này mà không cần hiệu quả. Và đây chính là nguyên nhân Tập đoàn EVN đầu tư gần 50.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1% chỉ bằng 1/14 lần khi Tập đoàn EVN gửi số tiền này vào ngân hàng.
Nếu như các nguồn vốn ODA này, các khoản tín dụng này Tập đoàn EVN phân bổ cho các đơn vị trực thuộc và các đơn vị này chịu trách nhiệm phải trả. Như thế các đơn vị khi đầu tư phải tính hiệu quả đầu tư để có thể trả được nợ. Nhưng ở đây đồng vốn là tiền đầu tư của Tập đoàn EVN, có lãi thì trả còn lỗ cũng chẳng sao. Trong khi đó, các đơn vị thuộc Tập đoàn EVN phải vay ngân hàng lãi suất cao nhưng đầu tư vẫn có lãi.
Năm 2008, Tập đoàn EVN thu được 18.000 tỷ sau khi tăng giá điện và số tiền này phục vụ cho việc đầu tư viễn thông, tài chính, bất động sản. Trương Duy Sơn Chủ tịch HĐTV Công ty Chứng khoán Hà Thành nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Điện lực 3 tại Hà Nội và Công ty Điện lực 3, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Tổng công ty CP Điện lực Khánh Hòa đã bị Trương Duy Sơn lừa bỏ vốn vào Công ty Chứng khoán Hà Thành. Trương Duy Sơn ôm cả 100 tỷ bỏ chạy vậy mất đồng vốn nhà nước tại Công ty Chứng khoán Hà Thành ai là người phải chịu trách nhiệm.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có thể giàu đột biến. Tập đoàn EVN với lợi thế những miếng đất vàng do các đơn vị trong ngành điện sở hữu, các Tổng công ty Điện lực sở hữu các miếng đất vàng. Do vậy từ Tập đoàn EVN cho đến các Tổng công ty Điện thi nhau thành lập công ty kinh doanh bất động sản, một số lãnh đạo Tập đoàn EVN và lãnh đạo tại các Tổng công ty Điện lực xin chuyển qua kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên các công ty bất động sản Điện lực làm ăn bê bết có nguy cơ phá sản.
Số tiền Tập đoàn EVN đầu tư không hiệu quả vào các công ty con và công ty liên kết là 50.000 tỷ, số tiền đầu tư vào viễn thông hơn 30.000 tỷ, số tiền đầu tư vào chứng khoán và tài chính hơn 20.000 tỷ. Như vậy số tiền đầu này nếu đầu tư cho nguồn điện phải được 4.000 MW tương đương với 100 nhà máy điện trung bình. Nếu như lãnh đạo Tập đoàn EVN đứng đầu là Chủ tịch Đào Văn Hưng sử dụng số tiền này thành lập tổng công ty phát điện thì từ tổng công ty này sẽ sinh ra các tổng công ty phát điện khác thì lo gì thiếu điện.
Do vậy yếu kém ở đây không phải chỉ mình Chủ tịch Đào Văn Hưng người đáng được đem xử tử. Nhưng cán bộ cấp dưới của Chủ tịch Đào Văn Hưng như Đinh Quang Tri, Dương Quang Thành… cũng phải lĩnh án phạt ít nhất cũng tù chung thân.



 Làm sai lệch giá trị thực của giá điện 
-Tập đoàn Điện lực Việt Nam Cứu thua lỗ viễn thông bằng cách làm... kỳ lạ
Việc chuyển các khoản lỗ viễn thông sang phần kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn làm mất lòng tin của người dân.
(HNM) - EVN kinh doanh viễn thông là lĩnh vực ngoài ngành, nhằm tận dụng lợi thế cơ sở vật chất và cũng phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vấn đề không bình thường ở đây khi EVN xử lý sự thua lỗ của viễn thông bằng cách chuyển khoản lỗ này sang phần kinh doanh điện. Việc chuyển các khoản lỗ từ kinh doanh viễn thông sang kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn gây những hệ lụy khác về lòng tin của người dân.

Thất bại viễn thông

Như chúng ta đã biết, EVN kinh doanh viễn thông với rất nhiều lợi thế từ cơ sở vật chất của ngành. Tuy nhiên, kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông ở nước ta là hai lĩnh vực khác nhau quá xa. Vì thế, nếu EVN mang tư tưởng kinh doanh điện sang kinh doanh viễn thông thì sẽ rất bất cập. Bởi lẽ, kinh doanh điện ở nước ta vẫn còn là độc quyền tự nhiên; viễn thông thì phải cạnh tranh quyết liệt.
Lợi thế về cơ sở vật chất cũng như nhân lực của EVN cũng chính là cái bất lợi nếu EVN không tìm được cách điều hành hợp lý. Đơn cử, hệ thống cáp quang có nhiều, đầy đủ nhưng lại thiếu sự liên kết trong quản lý (EVNTelecom và các điện lực, tổng công ty truyền tải cùng tham gia quản lý và vận hành), một hệ thống truyền dẫn cáp quang trên 63 tỉnh, thành có nhiều đơn vị khác nhau quản lý và vận hành, điều này dẫn đến chậm và phức tạp khi xử lý sự cố, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đây chính là yếu tố gây trở ngại trong điều hành và kinh doanh viễn thông.

Bên cạnh đó, hầu hết các tuyến cáp quang (cả phần thiết bị truyền dẫn lẫn cáp quang) trong địa bàn tỉnh lại do các đơn vị điện lực tự đầu tư, không có quy hoạch tổng thể toàn hệ thống 63 tỉnh, thành, thiếu tính đồng bộ, mạnh đơn vị nào đơn vị ấy tổ chức đầu tư lắp đặt, sau đó kết nối với mạng đường trục của EVNTelecom. Điều đó dẫn đến dễ bị tắc nghẽn khi nhu cầu thực tế khách hàng tăng lên (vì thiết bị truyền dẫn không đủ năng lực, trong khi dung lượng và số sợi cáp quang dư thừa), vấn đề này đã và sẽ tiếp tục cản trở việc kinh doanh viễn thông của EVN khi cạnh tranh với VNPT và Viettel.

63 tỉnh, thành đều có đơn vị điện lực, vì thế đều có thể kinh doanh viễn thông được. Đây là thế mạnh để phát triển khách hàng. Vì vậy, sau khi được phép kinh doanh viễn thông công cộng, ban đầu EVN là doanh nghiệp phát triển khách hàng với tốc độ khá nhanh. Nhưng do nhiệm vụ chính của điện lực là kinh doanh điện, chức năng chăm sóc khách hàng không như viễn thông nên không giữ được khách hàng. Các đơn vị điện lực đều phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ là kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông, trong khi đó EVNTelecom là đơn vị kinh doanh viễn thông chính lại không tham gia kinh doanh trực tiếp, không giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà phải thông qua các đơn vị điện lực. Do đó, EVNTelecom không nắm bắt kịp thời nhu cầu và phản ảnh của khách hàng. Điều này đã khiến cho EVNTelecom bị xếp hạng chăm sóc khách hàng kém nhất trong các đơn vị kinh doanh viễn thông.

Thêm nữa, CDMA là công nghệ duy nhất ở Việt Nam nên thiết bị đầu cuối (handset - điện thoại mobile, điện thoại để bàn không dây) không được xã hội hóa, không được bán trong các cửa hàng bán lẻ thông thường trên thị trường mà phải mua từ các cửa hàng của EVN. Điều này dẫn đến khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối của EVNTelecom không thể sửa chữa được ở cửa hàng điện thoại nào như công nghệ của Viettel, Vinamobi… mà phải tìm đến địa điểm quy định, có nơi một huyện mới có một điểm, rất bất tiện cho khách hàng. Do không được xã hội hóa nên đã ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc khách hàng.

Cũng vì thiết bị đầu cuối không xã hội hóa được nên giá thành mua rất cao, trong khi đó muốn cạnh tranh trên thị trường thì lại phải bán rẻ hơn giá mua. Để bù đắp vào khoản chênh lệch này, EVNTelecom phải tính vào chi phí khiến cho chi phí cao, càng mua nhiều thiết bị đầu cuối càng lỗ và hệ quả là doanh thu mỗi ngày một giảm và kết quả là doanh thu không bù được chi phí, dẫn đến kinh doanh bị lỗ.

Vì lý do trên, các tổng công ty điện lực không tiếp tục mua thiết bị đầu cuối. Nhưng không mua thiết bị đầu cuối thì sẽ không phát triển được khách hàng, không có thiết bị để thay thế cho khách, dẫn đến khách hàng rời khỏi mạng EVNTelecom và như vậy đồng nghĩa với việc thị phần bị teo lại trong khi kinh doanh viễn thông đang phải đối mặt với thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Cho đến thời điểm này, EVN đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho dịch vụ 3G nhưng không kinh doanh hiệu quả do chỗ có sóng, chỗ không. Cả dải miền Trung chỉ có Đà Nẵng có sóng nhưng cũng không ổn định (do không đầu tư triển khai khu vực này). Chất lượng mạng 3G như vậy không thể cạnh tranh được với Viettel và VNPT cho nên rất ít khách hàng sử dụng dịch vụ 3G của EVN. Doanh thu của 3G hiện nay (sau hơn một năm triển khai kinh doanh 3G) chỉ từ 2,5 đến 3 tỷ đồng/tháng, thay vì với mức vốn đã đầu tư thì doanh thu phải đạt ít nhất 10 lần mới đủ hoàn trả vốn trong 10 năm khấu hao.

Chuyển lỗ cho các đơn vị điện lực!

Ngày 11-7-2008, EVN ban hành Quyết định số 415/QĐ-EVN-HĐQT về việc ban hành Quy chế Quản lý tài chính đối với hoạt động viễn thông công cộng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó quy định, dịch vụ CDMA, đối với các thuê bao trả sau, EVNTelecom mua thiết bị đầu cuối, các công ty điện lực chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối theo tỷ lệ 45% thì được hưởng 45% doanh thu cước dịch vụ phát sinh; EVNTelecom hưởng 55%.

Ở thời gian này, EVNTelecom đã vay tiền để mua thiết bị đầu cuối và các thiết bị này được giao cho các đơn vị điện lực bán. Như vậy, thiết bị đầu cuối này được các đơn vị điện lực bán và giao lại cho EVNTelecom 55% giá trị, 45% giá trị còn lại của thiết bị này các điện lực sẽ trả dần cho EVNTelecom trong 5 năm, còn doanh thu được chia với tỷ lệ đơn vị điện lực 45% và EVNTelecom 55%. Vậy tại sao việc kinh doanh lại bị lỗ?

Ngoài các yếu tố về mô hình tổ chức và công nghệ, phải kể đến các quy chế tài chính đối với hoạt động viễn thông công cộng được áp dụng trong EVN. Tính đến nay, đầu tư thiết bị của EVNTelecom đã lên tới khoảng 4.500 tỷ đồng, với việc áp dụng quy chế tài chính chia tỷ lệ 45%/55% thì EVN phải đạt doanh thu 9.000 tỷ đồng. Đây là con số không khả thi trong điều kiện kinh doanh viễn thông hiện nay của EVN.

Khi EVNTelecom khó có khả năng vay tiền để đầu tư thiết bị đầu cuối, ngày 29-9-2009, EVN lại ban hành Quyết định số 497B/QĐ-EVN về việc ban hành quy chế quản lý tài chính thay cho Quyết định 415/QĐ-EVN-HĐQT ngày 11-7-2008. Quyết định số 497B quy định: Đối với thuê bao phát triển từ ngày 30-9-2009 trở về trước, các công ty điện lực chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối theo tỷ lệ 45% và được hưởng 45% doanh thu cước dịch vụ phát sinh (sau khi đã trừ cước các dịch vụ GTGT của các nhà cung cấp khác và chi phí khuyến mãi); EVNTelecom chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối là 55% và được hưởng phần doanh thu còn lại. Đối với thuê bao phát triển từ ngày 1-10-2009, các công ty điện lực chịu trách nhiệm đầu tư mua thiết bị đầu cuối và chịu 100% chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối thì các công ty điện lực được hưởng 60% doanh thu cước dịch vụ phát sinh (sau khi trừ cước các dịch GTGT của các nhà cung cấp khác và chi phí khuyến mãi); EVNTelecom được hưởng phần còn lại.

Sau khi phân tích tài chính năm 2009 của EVNTelecom thấy bị lỗ khoảng 1.026 tỷ đồng, vào tháng 3-2010 EVN đã quyết định chuyển toàn bộ khoản lỗ này sang các tổng công ty điện lực bằng quyết định tăng giảm vốn đầu tư của EVN tại công ty con. Khoản tiền này sẽ được treo nợ trả dần trong 5 năm kể từ năm 2009.

Thực chất của bài toán chuyển tài sản này sẽ làm giảm lỗ trên sổ sách của EVNTelecom, giúp cho bức tranh tài chính của EVNTelecom có vẻ sáng sủa hơn. Để giảm lỗ cho EVNTelecom, cũng trong tháng 3-2010, EVN lại quyết định áp dụng thay thế tỷ lệ 45%/55% bằng tỷ lệ 30%/70% áp dụng để tính toán cho năm 2009.

Mỗi năm, ngành điện cần tới hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển các công trình nguồn, lưới... EVN thiếu vốn là một thực tế. Nhưng sự việc xử lý các khoản lỗ của EVNTelecom và những hệ lụy của nó đã làm sai lệch sự nhìn nhận của người dân đối với giá điện.

Nhóm PV điều tra 

-http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/523529/lam-sai-lech-gia-tri-thuc-cua-gia-dien.htm

-----

Tin liên quan:
Tập đoàn, tổng công ty: Chuyện lỗ, nợ xấu và chiếm dụng vốn (VnE 14-9-11) --Tập đoàn Điện lực đứng 'đầu bảng' nợ(Toquoc)–Trong số các đơn vị kinh doanh không có lãi,EVN đứng đầu với khoản lỗ dự kiến là 11.669 tỷ đồng.
- Bốn năm thị trường hóa, điện chỉ một chiều: tăng giá! (VEF 13-9-11)-– Bốn năm thị trường hóa, điện chỉ một chiều: tăng giá! (VNN).- Kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các dự án điện (GDVN).
-– EVN nợ chồng chất vẫn đầu tư ngoài ngành (VNE).
- Chính phủ từ chối “ngoại lệ” cho EVN(VnEconomy). Bác xin ưu đãi phí xăng dầu của EVN (TP).
- Chưa nên tăng giá điện (NLĐ). – Tăng giá điện: Đâu là lý do thật? (NB&CL).  – Từ ngày 15 đến 30-9, tạm ngừng cung cấp khí đốt cho ngành điện (PLTP).
---Bộ trưởng Tài chính không đồng ý tăng giá điện liên tụcTP - Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đồng ý phải thực hiện điều chỉnh giá điện theo hướng đảm bảo bù đắp đủ chi phí sản xuất kinh doanh điện.- Bộ Tài chính: “Không nên điều chỉnh giá điện liên tục” (TTXVN13-9-11) -.
-Bộ Tài chính đồng ý tăng giá điện nhưng yêu cầu EVN tính toán cẩn trọng

-- Từ 1/9, EVN điều chỉnh giá bán điện (VTV) “Từ 1/9, giá bán điện đã chính thức được điều chỉnh dần theo cơ chế thị trường. Đó là nội dung của Thông tư số 31 của Bộ Công thương.” - Chuyên gia cho rằng không nên tăng giá điện đến hết năm (Gafin), - Bộ Tài chính yêu cầu tăng giá điện một cách thận trọng (VnExpress). “Cho rằng việc tăng giá điện là bất khả kháng song theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Tập đoàn Điện lực (EVN) cần tính toán thận trọng, không nên tăng giá liên tục các quý vì có thể dẫn đến những tác động tiêu cực.“  -Không nên điều chỉnh giá điện liên tụcQĐND - Đó là ý kiến chính thức của Bộ Tài chính trong văn bản 12034/BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có điện...


Chuyển nợ, lỗ cho khách hàng dùng điện gánh chịu (HNM).
-Đi vệ sinh không rửa tay rồi làm bánh trung thu... (Bee.net 11-9-11) -- Thì cũng như quản lý tập đoàn rồi quay sang làm chính sách kinh tế vậy mà!

Bao vây cửa hàng vì nghi mua phải xăng bẩn

dân bức xức, tự phát , ở Việt Nam người dân hiếm khi nhờ cậy tới cơ quan công quyền.
-Hàng trăm người dân mang xe máy, ô tô đến bắt đền cửa hàng xăng dầu Đồi Nên (Dĩnh Trì, Bắc Giang) vì nghi cây xăng này bán xăng rởm gây cháy, hỏng xe.
Từ 9h sáng 23/4, có khoảng chục người dắt xe đến cửa hàng đòi giải quyết vì sau khi đổ xăng tại đây, xe có nhiều triệu chứng bất thường như nóng, chết máy, không khởi động được… Lúc này, chủ cửa hàng muốn yên chuyện nên đã đồng ý “đền bù tại chỗ” cho chủ xe.
Từ 9h sáng, đã có hàng chục người tập trung trước cây xăng Đồi Nên (Bắc Giang) yêu cầu chủ cửa hàng giải thích về chất lượng xăng. Nhiều người còn phải kéo xe đến, vì không nổ được máy. Ảnh: K.D
Từ 9h sáng, hàng chục người tập trung trước cây xăng Đồi Nên (Bắc Giang) yêu cầu chủ cửa hàng giải thích về chất lượng xăng. Nhiều người còn phải kéo xe đến vì không nổ được máy. Ảnh: K.D
Càng về sau, lượng người dắt xe đến bắt đền càng đông. Lúc 10h, đã có hàng trăm người tụ tập bao vây cây xăng, yêu cầu chủ cửa hàng đứng ra giải thích. Một số người mua xăng tại đây cho biết, sau khi đổ xăng, xe có nhiều biểu hiện lạ như đang đi thì kêu khùng khục, sau đó máy nóng ran, rồi chết máy không nổ được.
Nhiều người hút hết xăng từ xe ra...
Nhiều người hút hết xăng từ xe ra...
Anh Nguyễn Văn Bàng (Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang) có chiếc xe tải vừa bị cháy cách đây khoảng 10 ngày cho biết, cũng thấy hiện tượng tương tự về máy xe sau khi đổ xăng tại cửa hàng này và cũng vào yêu cầu chủ cây xăng phải có giải thích. Tuy nhiên, thời gian trước đó, anh Bàng cũng đổ xăng tại đây thì không xảy ra hiện tượng như vậy.
Một số người bức xúc còn hút cả xăng trong xe, đóng thành chai, yêu cầu chủ cửa hàng giải quyết. Ảnh: K.D
... đóng thành chai, yêu cầu chủ cửa hàng giải quyết. Ảnh: K.D
Trước những bức xúc của khách hàng, chủ cây xăng Đồi Nên đã cử nhân viên ghi chép lại thông tin và biển kiểm soát xe của từng người dân.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Chức - Trưởng công an thành phố Bắc Giang, cho biết, ngay khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để ổn định tình hình. Ông này cũng khẳng định, không có việc đập phá tại cửa hàng mà chỉ có việc tụ tập đông người, yêu cầu giải thích về chất lượng xăng. Cơ quan chức năng cũng đã lấy mẫu xăng tại cửa hàng vào đúng thời điểm đó để đưa đi giám định. "Sau khi có kết quả giám định, công an cũng như các cơ quan chức năng khác mới có biện pháp xử lý thích hợp", ông Chức nói.
Trong thời gian vừa qua, liên tục diễn ra các vụ cháy, nổ xe máy, ô tô nghi liên quan đến xăng dầu kém chất lượng. Tuy nhiên, việc người dân bức xúc và kéo đến “làm loạn” cây xăng như trên chưa xảy ra. Tại Hà Nội, gần đây nhất, cây xăng Mai Dịch (Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội) bị phát hiện bán xăng không đạt chuẩn. Ngay sau đó, đơn vị này đã thay tên đổi chủ, song vẫn chưa hoạt động trở lại.
Tháng 6/2011, người dân đổ xăng tại cây xăng Trang Giang (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cũng “tố” xăng bốc mùi thối. Tuy nhiên, chủ cây xăng này khẳng định do sơ suất để nước lọt vào bể chứa, chứ không chủ đích pha nước vào xăng. Trước đó, cây xăng Hưng Thịnh (Quốc Oai, Hà Nội) cũng vướng nghi án pha nước vào xăng khiến người tiêu dùng bức xúc.
Xăng thối xuất hiện tại Hà Nội
Kỳ Duyên - Bá Đô

-Bao vây cửa hàng vì nghi mua phải xăng bẩn



-Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm (TP).   Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết khiếu nại công dân  (Thanh Tra), - Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội   –   (RFA).Vinashin được bán, cho thuê đất để tái đầu tư (23/03)
Vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên lên tới trên 200 tỉ đồng (TN).-Giáo xứ bị trộm gần 1 tỉ đồng-(NLĐ) – Ngày 23-3, cơ quan CSĐT Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vẫn đang khẩn trương thu thập thông tin, điều tra vụ trộm tài sản với số lượng lớn xảy ra tại giáo xứ Đồng Xoài(khu phố 1, phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài) vào rạng sáng cùng ngày.

Đề nghị truy tố 2 đối tượng lưu hành 20.000 USD giả
-(NLĐ) - Ngày 21-3, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến VKSND TP Hà Nội đề nghị truy tố 2 bị can Nguyễn Đình Lợi (SN 1964, ngụ quận Ba Đình - Hà Nội) và Nguyễn Công Hạnh (SN 1949, trú TP Ninh Bình) về tội lưu hành tiền giả.


 Vắng tổng giám đốc Toyota, hoãn xử vụ kỹ sư Tạch-TTO - Sáng 22-3, TAND thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) hoãn phiên xử sơ thẩm vụ án tranh chấp "kỷ luật lao động" giữa kỹ sư Lê Văn Tạch và Công ty Toyota Việt Nam (TMV) do vắng mặt tổng giám đốc TMV. Theo luật sư Phất, đây là những người có liên quan trực .Phiên tòa xử vụ KS Tạch – Toyota VN tiếp tục bị hoãn (ĐV). – Hoãn xử vụ kỹ sư Việt Nam kiện Toyota   –   (RFA). - Lại hoãn phiên tòa xử vụ kỹ sư Tạch kiện Toyota (NLĐ)...
Hoãn phiên tòa xử vụ kỹ sư TạchZing News
Hoãn lần 2 xử vụ kỹ sư Tạch kiện Cty Toyota VNĐài Á Châu Tự Do
Lại hoãn phiên tòa kỹ sư Tạch kiện ToyotaĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thanh Niên -Báo Đất Việt


Trung Quốc sắp cấm lấy cơ quan nội tạng tù nhân    –   (VOA).-China Moves to Stop Transplants of Organs After Executions NYT -China said on Friday that it planned to end within three to five years the practice of transplanting organs from executed prisoners.- TQ chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù   –   (BBC).

 

 ‘Trụ sở triệu đô tại Mỹ của Bianfishco là nhà thuê’ (VNE).  Bianfishco phủ nhận bán trụ sở triệu đô tại Mỹ (VNN).  Nữ đại gia thủy sản sắp về nước (GDVN).Lại 'thú' xài sang mới: Ly trà giá gần 5 triệu đồng -Nữ đại gia Diệu Hiền phải tốn 1 triệu USD... mới mổ được khối uBình An sẽ chuyển 10% cổ phần cho một đối tác nước ngoài (VOV).  - Báo cáo tình hình nợ của Bianfishco đến Thủ tướng (TN).  Trò chuyện với chồng đại gia Diệu Hiền (Tầm nhìn).-- Khi ‘đại gia’ muối mặt thừa nhận thua lỗ (VEF).

 Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố Thủy điện sông Tranh nhưng Khắc phục chỉ ở mức an dân!

Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại-  Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập (TP).  -Nước tuôn như suối trong lòng đập Tuổi Trẻ

Chiều 23-3, trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng với Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Bùi Trung Dung - phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ...Vỡ đập thì sao?Tiền Phong Online
Khắc phục xong mới nghiệm thuLao động
Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũNgười Lao Động  - ‘Chưa xử lý xong rò đập thủy điện thì không cho tích nước’ (VNE). Thủy điện Sông Tranh 2 rò nước không phải do động đất (PLVN).  - -Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm tp- TP - TS. Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự cố rò rỉ đập sông Tranh. (Ai vậy ?? EVN)

Ông đánh giá thế nào về lỗi thiết kế và nó ảnh hưởng đến an toàn của đập ra sao?
Có thể khẳng định hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn kể cả sau khi có một số trận động đất kích thích trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo thiết kế thì hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được phép, phải được tích cực xử lý sớm.
Ai phải chịu trách nhiệm lỗi đó, thưa ông?
Theo Luật chất lượng hàng hóa, ai làm ra sản phẩm hàng hóa thì người đó phải chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư hiện nay đang chịu trách nhiệm toàn thể để tổ chức việc này. Và chủ đầu tư đương nhiên chịu trách nhiệm trước toàn thể xã hội.
Vậy, Cục đưa ra hướng xử lý thế nào?
Trước mắt phải thu nước vào trong đường hầm theo đúng thiết kế yêu cầu. Về lâu dài thì phải xử lý chống thấm sao cho lượng nước thấm qua thân đập ít theo kỳ vọng của thiết kế là bằng một nửa chỗ nước đó. Sau này khi hạ mực nước hồ xuống thì người ta phải làm việc đấy. Vì chống nước thấm qua bê tông phải cần có thời gian: Từ vài tháng đến một năm. Thậm chí người ta phải đo được lượng nước thấm qua đập. Khi lượng nước thấm qua đập vượt quá ngưỡng thiết kế thì người ta phải xử lý.
Vậy chi phí cho việc khắc phục là bao nhiêu?
Tại thời điểm này chủ đầu tư chưa mất đồng nào, họ chỉ chịu trách nhiệm tổ chức. Vì đang trong thời gian bảo hành.
Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee.net 23-3-12)  - "Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.

Lỗi không ở công nghệ
Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?


Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.

Chiều 21/3, nhà thầu đã nhận lỗi kỹ thuật. Nhưng có người lại đặt dấu hỏi về công nghệ được lựa chọn?
Không. Đập bê tông đầm lăn là công nghệ của Nhật Bản, được sử dụng vào khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Đập đầm lăn có nhiều ưu điểm, sử dụng ít xi măng, tiết kiệm, việc tỏa nhiệt ít hơn nên nó cho phép đổ những khối bê tông rất lớn, tiến độ thi công rất nhanh. Vì sử dụng ít xi măng nên khả năng chống thấm của nó kém hơn. Bởi thế việc chống thấm cho bê tông đầm lăn phải làm rất cẩn thận. Đối với thiết kế đập, người ta phải làm những đường hành lang bên trong đập để gom những phần thấm không chặn hết ở thượng lưu chứ không bao giờ được phép để tràn ra mái hạ lưu.

Lúc mới xảy ra sự cố, nhà thầu khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Chắc hẳn vì cho rằng đã là đập bê tông đầm lăn thì phải chấp nhận nước thấm qua?
Tôi thấy rất buồn cười khi họ phát ngôn như thế. Chúng ta đã làm những đập đầm lăn lớn như đập Sơn La, Bản Vẽ... Không phải cứ đập đầm lăn thì đương nhiên nó phải thấm. Nếu làm chống thấm tốt thì nó sẽ không như thế. Có rất nhiều cách để giải quyết chống thấm. Vì thế hoàn toàn không phải do công nghệ.

Nguyên nhân thì đã rõ, liệu có xử lý được không thưa ông?
Tôi khẳng định lại, việc để nước chảy tràn ra ở mái hạ lưu là không được phép. Giọt thấm sinh ra do độ chênh lệch mực nước ở thượng lưu và hạ lưu. Đập cao hàng trăm mét như thế thì thế năng dòng nước ở thượng lưu là rất lớn. Khi chảy trong đập thì nó có thể cuốn theo làm phá hủy các loại vật liệu dọc đường thấm. Khi nó thấm như thế, tràn qua mái đập, thì chỗ mái đập hạ lưu là chỗ dễ bị phá hủy nhất. Nếu là đập đất thì khả năng vỡ đập đã thấy rõ. Nhưng đây là đập bê tông đầm lăn nên nó chưa thể vỡ ngay được. Vì thế phải xử lý bằng được.
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Tôi không hiểu sao họ lại mắc lỗi như thế!
Nguyên nhân đã được xác định rõ là do lỗi quên khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập, ông có bình luận gì về nguyên nhân này?
Khi sự cố vừa xảy ra, một vài kỹ sư của nhà thầu có nói rằng nguyên nhân là do nước từ các khe tỏa nhiệt của khối bê tông thấm xuống hạ du. Tôi tự hỏi không thể hiểu vì sao mà họ lại mắc lỗi như vậy được. Vì rõ ràng về nguyên tắc căn bản thiết kế xây dựng đập, không thể làm tắc trách như vậy được.

Nghĩa là người ta đã "quên" khâu xử lý khe?
Đúng vậy. Khi đổ các khối, các khe giữa các khối là phải xử lý, người ta có thể có nhiều cách. Có thể làm các khớp giữa các khối để ngăn không cho nước vào trong khe. Các khe đó có thể làm bằng cao su, nhựa nhưng tốt nhất là làm bằng đồng. Nếu không thì chụp, phun chất chống thấm vào đó khi thi công như đổ nhựa đường, vữa chống thấm. Phải làm như thế, chứ không thể để các khe toang hoác như thế, dòng thấm nó đi qua là đương nhiên. Nhưng tôi không thể lý giải vì sao người ta lại có thể "quên" khâu này.

Trước khi nguyên nhân được công bố, ông có nghĩ đến giả thiết này?
Khi họ nói rằng có nước thấm qua khe nhiệt, tôi đã có thể khẳng định các khe chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Tại sao họ làm như thế thì tôi cũng chịu. Không biết là do thiết kế đã có phương án kỹ thuật xử lý đầy đủ nhưng thi công không làm theo, hay thiết kế không chú ý đến chỗ đó, người ta cũng không làm... thì mình không khẳng định được.

Vậy khi họ nói đó là sự cố "bình thường", ông nghĩ gì?
Những người am hiểu thì không ai phát biểu như thế. Bảo là bình thường là không được. Chỉ khi anh thi công không đúng kỹ thuật thì nó mới xảy ra sự cố như vậy.

Xử lý phức tạp, tốn tiền
Trên thế giới đã bao giờ xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Cũng có. Ở Hy Lạp năm 2002 cũng có hiện tượng rò rỉ đập giống như ở Sông Tranh 2. Người ta phải khắc phục bằng giải pháp chống thấm ở thượng lưu. Các đập đất bị vỡ nhiều, chứ đập bê tông đầm lăn thì chưa.

Cách xử lý có phức tạp không?
Hoàn toàn có thể xử lý được, không phức tạp. Việc trám xi măng vào chỗ rò rỉ chảy nước chỉ là biện pháp rất tạm thời thôi. Về lâu dài nó sẽ không thể duy trì sự an toàn của đập.

Vậy thì phải làm sao thưa ông?
Phải chống thấm từ phía thượng lưu. Với một khối lượng nước lớn như vậy ở hồ chứa thì người ta có 2 cách là làm khô hoặc làm ướt. Làm khô là sẽ phải hạ thấp mức nước hồ chứa xuống cho khô mặt đập, tìm xem chỗ nào thấm. Sau đó dán một lớp màng chống thấm vào đó hoặc là sơn phủ bề mặt bằng một loại sơn đặc biệt. Cũng có thể là khoan và phụt vật liệu chống thấm vào các khe, ngăn được dòng thấm từ thượng lưu. Cách làm ướt là có thể cử thợ lặn xuống nước dán lớp màng chống thấm vào khe nứt. Nhưng trước tiên là phải xác định được nó rò rỉ ở chỗ nào. Ở Hy Lạp, người ta cũng xử lý dán trong nước sau khi xác định được vùng thấm.

Chi phí sửa chữa có nhiều không thưa ông?
Cụ thể thì tôi không có số liệu chi tiết nhưng theo tôi biết là rất đắt. Nhưng để đảm bảo an toàn cho đập thì đắt đến mấy cũng phải làm.

Có thể cả một huyện sẽ bị xóa sổ
Sau khi xử lý như vậy thì độ an toàn của đập sẽ thế nào thưa ông?
Sau khi xử lý thì sẽ không có vấn đề gì hết. Nhiều người lo ngại nó mất an toàn, nhưng tôi nghĩ nếu làm tích cực thì có đủ thời gian. Như ở Hy Lạp thì người ta xử lý trong vòng 1 năm.

Thời gian đó có quá dài không thưa ông?
Phải nghiên cứu khảo sát, thi công và hoàn thành, thì phải cần đến chừng đó thời gian.

Nhưng một số chuyên gia có bày tỏ lo lắng rằng địa điểm đặt thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng tâm mưa của Trà My. Mà mùa mưa thì đang đến gần kề, liệu nguy cơ nào sẽ đe dọa người dân ở đây?

Theo tôi nhìn tổng thể đập thì chưa thể vỡ được ngay. Nó chỉ đe dọa sự an toàn nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm. Với dung tích 730 triệu mét khối của Sông Tranh 2, nếu vỡ thì sẽ là một thảm họa rất lớn. Nó ục xuống một cái thì có khi cả một huyện sẽ bị xóa sổ. Thảm họa vỡ đập không quá xa vời, cần khẩn trương xử lý đúng kỹ thuật.

Xin cảm ơn ông!
Theo tôi thì người dân cũng phải bình tĩnh. Cần có những phương án sẵn sàng. Nếu xử lý không được thì phải di chuyển. Nhưng chắc không ai để cho xảy ra tình huống vỡ đập đâu. Tuy nhiên vẫn phải tính đến những rủi ro, nên phải tính các phương án đối phó đề phòng và có biện pháp khắc phục sớm. Nếu cứ để như vậy sẽ gây ra hư hại và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập.
Tô Hội (Thực hiện)


-- Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ 23-3-12)Sự cố Sông Tranh 2: Nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương (VEF).  – Tháng 6 tới mới xử lý được rò rỉ nước thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (QĐND).  – Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũ (NLĐ).  – Cái khe vừa nứt vừa thấm!!! (Pleinforme).  – Nước tuôn như suối trong lòng đập (TT). “Hôm qua 23-3, nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam) được bảo vệ canh 24/24 giờ và không mở cửa cho báo chí”.- Đề nghị ngừng vận hành thủy điện Sông Tranh 2   –   (RFA).  – 
 Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước: Khắc phục chỉ ở mức an dân! (TT).  - Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ). - Còn lại một nửa sự thật (BoxitVN).  - Nứt đập thủy điện: Thanh tra làm rõ trách nhiệm (VTV). - GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee).  - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện sông Tranh là không được phép (DT).  - Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập (TP). 
‘EVN lúng túng trong xử lý rò nước đập thủy điện’ (VNE).  - Nứt đập thủy điện: ‘Quên’ lắp đường ống gom nước thấm? (VTC).  - Xử lý sự cố Thủy điện Sông Tranh 2: Lúng túng và ẩu (VOV).  - Hành xử đúng khi làm sai (ĐĐK).  - Đập thủy điện Sông Tranh 2 xì nước: Phải đặt an toàn của người dân lên trên hết (VH).  - Toàn cảnh vụ nứt thủy điện sông Tranh(VnMedia).   - Lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Nam “đổ dầu vào lửa“ vụ vết nứt ở thủy điện Sông Tranh 2!? (PLVN). “… không đi kiểm tra thực tế, nhưng ông Vân vẫn khẳng định các vết nứt chảy nước xối xả của đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn không hề có nguy hiểm gì, đây là chuyện bình thường?! Ông Vân còn yêu cầu báo chí không được đưa tin về sự việc này nữa.”
Ai "rút ruột" những công trình này?  Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee.net 22-3-12) --.Ba nguyên nhân gây ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh (Dân trí) - Thường bị ăn bớt, rút ruột, nên chất lượng các công trình nhà nước, công trình công cộng, dân sinh ở ta luôn kém, thậm chí có khi tới mức tệ hại. Và theo tôi, đó cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây sự cố đập thủy điện sông Tranh... >>  Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông TranhCận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh  2 (VNN 22-3-12) 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu'  (VnEx 22-3-12) Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật (VTC).
– Vụ thủy điện Sông Tranh 2: Dự kiến hôm nay EVN sẽ công bố phương án xử lý (PLTP).  – Nước xuyên thủy điện sông Tranh: Từ không vấn đề đến có vấn đề    –   (Cu Làng Cát). - Năng lực nói “có” và “không” (PLTP). – Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao?   –   (RFA). - Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV). - Vẫn bất an với thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ). - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nỗi lo kép (TP).TẦM NHÌN QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN (BS HỒ HẢI)-

 

 Sao Việt có ai vào lính?

- --Sao Việt có ai vào lính?
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Rất nhiều sao xứ Hàn đã khoác áo lính, trong khi ở ta khán giả hầu như không thấy nghệ sĩ tòng quân. Họ ngại khó không tình nguyện, được hoãn gọi nhập ngũ vì lý do sức khỏe hay còn nguyên nhân nào khác mà từ bỏ nghĩa vụ thiêng liêng này trước Tổ quốc?



Bi Rain - Ảnh: Kiên Trần
Bi Rain - Ảnh: Kiên Trần

Trong đêm Đại nhạc hội Việt Nam - Hàn Quốc kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt - Hàn hôm 19.3 tại Hà Nội, khán giả bất ngờ và thích thú khi nhìn thấy thần tượng - ngôi sao Bi Rain trong bộ quân phục. Giữa gần 100 thành viên đội văn nghệ thuộc Quân đội Hàn Quốc, Bi Rain xuất hiện giản dị, không đèn flash, không vệ sĩ. Cùng tham gia chuyến thăm và biểu diễn tại Việt Nam lần này, ngoài Bi Rain còn có nhiều binh sĩ - ca sĩ khác như: Park Hyo-shin, Choi-jin, Kang Chang-mo...
Bi Rain được giới thiệu bình đẳng với những chiến sĩ khác trong chương trình: binh nhất Jung Ji-hoon (tên thật của anh). Trong bộ quân phục, đầu đội nón bê rê, Bi Rain làm MC cho đêm đại nhạc hội mà không có chút gì ra vẻ ngôi sao lớn của thế giới. Một điều rất đáng để trân trọng.
Trước Bi Rain, nhiều ngôi sao đang trên đỉnh cao nghệ thuật cũng lên đường tòng quân: Hyun-bin, Kang Dong-won, Jo In-sung, Kim Jeong-hoon, Lee Jin-wook, Kangta, Heechul...
Nữ thiếu tá Thanh Thúy
Khó so sánh công dân thi hành nghĩa vụ quân sự giữa Việt và Hàn do hoàn cảnh của hai nước rất khác nhau. Tuy nhiên, ý thức thi hành nghĩa vụ, đặc biệt của giới nghệ sĩ Hàn đáng để chúng ta suy ngẫm.
Hiện nay, hiếm có nghệ sĩ Việt nào tình nguyện gia nhập quân đội trước khi làm nghề. Lại càng khó thấy nghệ sĩ Việt khoác áo lính, ngoại trừ những ca sĩ, diễn viên thuộc biên chế các đoàn nghệ thuật quân đội, như ca sĩ Thanh Thúy. Nữ thiếu tá - ca sĩ hiện giữ cương vị Phó đoàn nghệ thuật Quân khu 7 này chia sẻ, vì ba mẹ là sĩ quan quân đội nên đã hướng con gái, dù hoạt động nghệ thuật nhưng vẫn gắn bó với môi trường quân đội. Vì vậy, Thúy đã tình nguyện gia nhập Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 từ năm 1994 và công tác đến nay.

Ca sĩ Thanh Thúy - Ảnh: Khả Hòa
Một trường hợp khác là diễn viên Quý Bình, từng nhập ngũ năm 2001. Sau thời gian ở đơn vị, vì quá ham thích hoạt động nghệ thuật nên anh đã nộp đơn thi vào Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Trúng tuyển, anh xin phép đơn vị đi học. Hai năm phục vụ quân đội, hiện Quý Bình vẫn thường xuyên cộng tác với đơn vị là Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng TP.HCM.
Các “sao nam nhi” nói gì?


Nhạc sĩ Tôn Thất Lập đưa ý kiến: “Thời chiến, các anh ra mặt trận thì chúng tôi xuống đường, kêu gọi sinh viên học sinh cùng tham gia tranh đấu. Thiết thực hơn, chúng tôi đã lập nên phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe, để tạo tiếng nói rộng rãi hơn trong quần chúng. Sống trong thời bình, tôi nghĩ thanh niên nói chung và nghệ sĩ nói riêng càng nên ý thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước”.

Tuy không vào lính nhưng siêu mẫu - diễn viên Bình Minh cho biết, lúc đang theo học tại Trường đại học Hàng hải (Hải Phòng), do đây là trường bán quân sự nên anh và tất cả sinh viên đều được rèn luyện như những người lính thực thụ, luôn ý thức trách nhiệm công dân, trong tư thế sẵn sàng bảo vệ đất nước. Bình Minh thú nhận: “Nhìn nghệ sĩ Hàn Quốc, nhất là Bi Rain trong bộ quân phục khi đến nước ta rất đẹp và ấn tượng, tôi nghĩ nghệ sĩ chúng ta cũng nên tạo hình ảnh đẹp như thế bằng chuyện gia nhập quân đội, phục vụ đất nước”.
Còn giải vàng Siêu mẫu 2010 Ngọc Tình thì chia sẻ: “Nhà tôi có 4 anh em trai thì cả 4 đều có giấy gọi nghĩa vụ quân sự. Sau khi 2 anh tôi lên đường nhập ngũ thì tôi và em trai cũng khám sức khỏe đầy đủ. Tôi cùng các anh em ý thức rõ nghĩa vụ của một công dân. Tuy nhiên, chỉ có em trai nhập ngũ mà thôi vì thời gian đó tôi đang học tại Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Tất cả các anh em tôi đều đã thi hành nghĩa vụ quân sự nên tôi rất hãnh diện”.
Tương tự, ca sĩ Tùng Dương tâm sự: “Tôi nhận giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng lúc đó đang học ở Nhạc viện Hà Nội nên được hoãn. Đến năm 2007, tôi tốt nghiệp hệ đại học của nhạc viện, trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Trước đó, năm 2004, khán giả biết đến tôi nhiều từ cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn khi tôi đoạt giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn. Sau khi tốt nghiệp, tôi không thấy giấy báo nghĩa vụ quân sự gửi về nữa”.
Riêng người mẫu - diễn viên Thế Tâm thì hộ khẩu chính gốc ở mãi tận An Giang, rời quê hương lên TP.HCM đi học “lúc còn quá nhỏ rồi sau đó học tiếp đại học và ra trường đi làm ngay nên được hoãn nghĩa vụ quân sự. Đến giờ tôi đã qua tuổi đi lính rồi”.

Họ nói gì?
“Tôi là người xung phong đi nghĩa vụ quân sự chứ không phải được gọi. Lúc đó tôi vừa tốt nghiệp 12 ở trường tại Bạc Liêu. Sau 1 năm ở trong quân ngũ do tôi có nhiều thành tích về văn nghệ và thể thao, đoạt giải nhất khu vực miền Tây về bóng bàn và về ca hát, nên tôi được xuất ngũ sớm. Ít lâu sau tôi đi học thanh nhạc”.

Ca sĩ Ngọc Sơn
“Nói tới việc này với Hưng là cả vấn đề. Hồi còn tuổi nghĩa vụ quân sự bản thân Hưng không sống một nơi nào nhất định. Cả gia đình tạm trú nhà bà ngoại nên cũng không có hộ khẩu. Nhiều biến cố đã xảy đến với Hưng nên cứ sống nay đây mai đó. Đến khi Hưng làm được hộ khẩu tại TP.HCM thì lúc ấy tuổi đời không còn trẻ nữa”.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
“Lúc còn tuổi đi nghĩa vụ thì Sơn đang đi học. Năm 18 tuổi Sơn thi vào Đại học Quản trị kinh doanh Hà Nội và sau đó tiếp tục vào TP.HCM học Đại học Hùng Vương. Từ năm 19 tuổi là Sơn đã đi hát. Có thể do cứ phải đi học hết Hà Nội rồi TP.HCM nên Sơn không phải nhập ngũ”.
Ca sĩ Cao Thái Sơn
D.L (ghi)

Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự?
Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
c. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;
d. Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;
đ. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;
e. Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;
g. Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu. Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;
b. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;
c. Một con trai của thương binh hạng hai;
d. Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 điều này đã phục vụ từ 24 tháng trở lên.
...
Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
(Trích điều 29, 30 luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi, bổ sung năm 2005)


Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=361137#ixzz1q3F4TIsy
http://www.xaluan.com/
 


-TP.HCM kiến nghị gọi nhập ngũ thanh niên cận thị (TT). --Thứ trưởng Bộ Xây dựng vẫn phải ở nhà tạm
Tiền “dưỡng liêm” cho CSGT: Có mua được đạo đức? (Bee).- Chuyện động trời ở Hà Nội: Lý giải việc dân phản đối lệnh CA bắt người (GDVN).-- Tạm đình chỉ công tác Phó Chi cục Hải quan gây sự ở sứ quán Mỹ (GDVN).

Một sáng kiến thực chất của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh (PLTP). –  – Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được (PhunuToday). -

Hơn 600.000 ôtô sẽ chịu tác động của phí hạn chế phương tiện cá nhân! (PLVN). - Tăng phí để tận thu ? (TN).  - Phí ‘nuôi’ xe ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới (Vef). - ‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’ (VNN).Đề xuất thu phí mới của bộ GTVT sai với pháp lệnh? (TP).  - Chuyên gia: Phí hạn chế phương tiện cá nhân không chính danh  (TBKTSG).  Không hợp lý đề xuất thu phí của Bộ GT ?! (VnMedia).   - Thuế, phí đổ đầu xe: Tư duy kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng”? (DT).  - “Loạn” phí giao thông, vì sao?  Kỳ cuối: Phải ban hành luật phí và lệ phí (TT).  - Thu phí phương tiện cá nhân: Nhà nông choáng! (DV).  - Thu phí xe: cào bằng là không công bằng (SGTT).





Nhiều nạn nhân trong vụ nổ ở Thái Bình nguy kịch (LĐ). – Vụ nổ lò ở Thái Bình: “Khó đoán định tình trạng sức khỏe nạn nhân” (VOV).  – Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ nổ làm 11 công nhân bị thương (Tiền Phong).-Sở NN-PTNT Đồng Nai nhận trách nhiệm (TN). - Yếu kém hay dung túng ? (TN). - Điêu đứng vì chất cấm (NLĐ). - Xử lý nghiêm người cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (LĐ).- Hơn 5 tấn tê tê, kỳ đà giấu trong kho lạnh (DV).Vietnam police seize frozen pangolins, iguanas-HANOI (AFP) - Vietnamese police have seized five tonnes of frozen pangolins and iguanas that were destined for the cooking pot in China, an official said on Friday.- Cháy trại lợn, thiệt hại hơn một tỷ đồng (TT).




Lào và Miến Điện xây cầu qua sông Mê Kông   –   (RFI). - Điện hạt nhân: ‘An toàn tuyệt đối’   –   (BBC).
Quốc lộ 6 bị ách tắc vì sạt lở đất đá (TN).- Nhức nhối kỳ thị vùng miền (ĐV).- Dân ngao ngán vì đò “tử thần” thu phí “cắt cổ” (DT).- Máu đổ sau lũy tre làng và những cái chết… lãng xẹt (DV).- Hòa Bình: Nổ lò khai thác than, 4 người bỏng nặng (LĐ).
Đang lưu thông, xe Attila bốc cháy trơ khung (Petrotimes).  - ‘Một số vụ cháy xe có hiện tượng từ động cơ’ (VNE).- Chuyện ở Ba Vì: Cả làng mang giấc mộng đại gia (VTC).- Hòa Bình: Đá khổng lồ bất ngờ “rụng”, chắn kín đường (DV).- Hổ trắng lần đầu tiên chào đời ở Việt Nam (VNN).- Phát hiện hang động đẹp hơn cả Sơn Đoòng (SGTT).  - Quảng Bình: Phát hiện hang động đẹp hơn Sơn Đoòng (SGGP).- “Loạn” quan điểm xử lý vụ va chạm giao thông tại ngã tư Cửa Nam (PLVN).- Lại xảy ra sạt lở tại Quốc lộ 6, đoạn qua Hòa Bình (TTXVN).Vụ nổ ở Thái Bình: “Khó đoán định tình trạng sức khỏe nạn nhân” (VOV).


Nhiều bò tót lai ra đời ở vườn Quốc gia Phước Bình (NLĐ).- Quảng Ninh: Phát hiện 5 tấn tê tê giấu trong kho (TTXVN).

Trung tá CSGT trọng thương do xe máy tông (TN).
Bé Bích không muốn dự phiên tòa phúc thẩm xét xử Luyện (PNToday).- Thanh tra vụ tai nạn chết người tại công trình (NLĐ).
-Tội ác từ bài bạc NLĐO - Bắt đầu bằng những ván bài để giải trí, dần dần thú ăn thua ăn sâu vào máu thịt, nợ nần chồng chất khiến nhiều “bác thằng Bần” gây nên tội ác




-"Không hỏi được vợ, em đi cướp vì xã hội nhiều người giàu quá"(GDVN) - Hỏi vợ không được, Cường gây sự ầm ĩ. Khi xử lý, cơ quan công an phát hiện Cường chính là thủ phạm trong 1 số vụ cướp..- ‘Xử’ mạnh hơn với người hút thuốc nơi công cộng (VTC).- Vào casino, ăn thua là “chết”! (NLĐ).- Chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng tật nguyền bán vé số (DT).
Vượt lên cái chết – hồi ký Tâm “si-đa” – Kỳ 3: Chuỗi ngày trường trại (TT).- Bắt em ra tòa làm chứng, sao tàn nhẫn thế? (VNN). Bất thường một vụ dâm ô trẻ em-Con gái bị xâm hại đã là một nỗi đau lớn của bậc làm cha mẹ nhưng đau hơn chính là sự thờ ơ, vô cảm của các cơ quan chức năng trước vụ việc- Ngôi làng làm giàu bằng nghề nấu cao… dỏm (VTC).- Máu đổ sau luỹ tre làng: Đánh nhau vì… ngứa mắt (DV).


-Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy (I) (PN Today 20-3-12) -- Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy (II) (PN Today 22-3-12) -- Bài Nguyễn Hòa
Ông Lê Như Tiến:Ngán nhất là quảng cáo tăng cường sinh lý! (PN Today 23-3-12)
Ngọc Trinh đang nghĩ tới chuyện đóng phim (ĐV 23-3-12) -- Xong rồi sẽ nghĩ đến chuyện khác.  Mỗi lúc chỉ có thề nghĩ một chuyện thôi (Not enough memory to multitask!)

 

Chậm đền bù, dân bao vây 2 nhà máy thép

(NLĐO) – Cho rằng việc giải tòa đền bù quá chậm chạp, hơn 300 người dân đã bao vây nhà máy thép của Công ty CP thép DANA – Ý và Công ty CP thép Thái Bình Dương (KCN Thanh Vinh – Đã Nẵng) vào đêm 23-3.
Những người dân trên thuộc các thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang - Đà Nẵng.
Theo phản ánh của người dân, do tình rạng ô nhiễm tại KCN Thanh Vinh ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định công bố qui hoạch di dời đến nơi mới để tránh khói bụi của các nhà máy gây ra. 


Tuy nhiên, nhiều tháng qua, việc áp giá giải tỏa đền bù quá chậm chạp khiến người dân bức xúc. “Khói, bụi kim loại bay mù mịt cả làng xóm khiến chúng tôi chịu không được” – ông Nguyễn Văn Minh (thôn Vân Dương 2) bức xúc.
Ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép DANA - Ý , cho biết tiền đền bù giải tỏa là do các công ty chịu nhưng việc áp gía đền bù và bố đất tái định cư là do chính quyền đảm nhận.
Ngày 25-3, chính quyền huyện Hòa Vang sẽ có buổi đối thoại với người dân xã Hòa Liên để giải quyết vướng mắc.
- -Theo:  - Chậm đền bù, dân bao vây 2 nhà máy thép (NLĐ).

BẢY BÙ LON
24/03/2012 20:54
Nói về Khu công nghiệp THANH VINH, ô nhiễm khỏi chê, trên trời thì khói bay mù mịt, ở dưới thì nước thải của các doanh nghiêp, không qua xử lý... nhất là những nhà máy giấy... Người dân phản ánh lên các cơ quan chức năng mà chẳng có ai giải quyết, chắc là dân chết sớm, đề nghị xây thêm bệnh viện để dân chữa bịnh chứ ung thư sẽ không tránh khỏi.


- Bức xúc chuyện đền bù giải tỏa đất đai: Một cái chết đau lòng (TT).  - Những rủi ro từ trang trại: Bài 2: Cái chết của những trang trại điểm (SGTT).  -Nhà đất công: Lợi thế nhiều, lãng phí lớn   Còn tình trạng né tránh đùn đẩy giải quyết đơn thư của công dân (Thanh tra).- Có “dưỡng liêm”, mới chịu “liêm”? (NB&CL).

 Khởi tố vụ án người nhà mang quan tài đến UB xã

Người thân của nạn nhân cùng rất đông người dân tập trung về nhà xác bệnh viện Can Lộc sau khi sự việc xảy ra
- -  Khởi tố vụ án người nhà mang quan tài đến UB xã (Bee) - Liên quan đến vụ người nhà đưa thi thể nghi phạm Lê Đình Trọng đến UBND xã Thiên Lộc, ngày 24/3, Cơ quan điều tra Công an huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ”; “gây rối trật tự công cộng” và “phá hoại tài sản XHCN”.
TIN LIÊN QUAN

Thông tin trên được ông Trần Sơn, trưởng Công an huyện Can Lộc cho biết ngày hôm nay (24/3).

Cùng ngày, các cơ quan chức năng chức năng huyện Can Lộc mở cuộc họp về vụ người nhà đưa thi thể nghi phạm Lê Đình Trọng - người chết trong phòng tạm giữ của Công an huyện Can Lộc, vào UBND xã Thiên Lộc đồng thời đập nát nhiều cửa kính nhà và ô tô của lực lượng chức năng.
Cuộc họp giữa các cơ quan chức năng huyện Can Lộc về vụ việc phá hoại tài sản và đánh công an tại trụ sở UBND xã Thiên Lộc ngày 21/3.
Cuộc họp giữa các cơ quan chức năng huyện Can Lộc về vụ việc phá hoại tài sản và đánh công an tại trụ sở UBND xã Thiên Lộc ngày 21/3.


Ông Hoàng Bá Lộc, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Can Lộc nhấn mạnh: Phải kiên quyết xử lý vụ án hình sự này, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành thu thập thông tin, củng cố hồ sơ bắt giam một số đối tượng cầm đầu. Việc nghi phạm chết trong trụ sở công an huyện thì đang được công an tỉnh tiếp tục làm rõ.

Như Kiến Thức đã đưa tin, ngày 19/3, nghi phạm Lê Đình Trọng chết tại phòng tạm giữ của Công an huyện Can Lộc. Do không đồng tình với thông báo của cơ quan điều tra rằng anh Trọng thắt cổ tự tử, người nhà anh Trọng đã cản trở lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi. Đến ngày 20/3, lực lượng chức năng mới  có thể tiến hành khám nghiệm tử thi.
Người nhà Lê Đình Trọng đưa quan tài vào UBND xã Thiên Lộc quậy phá.
Người nhà Lê Đình Trọng đưa quan tài vào UBND xã Thiên Lộc quậy phá.


Khoảng 13h30 ngày 21/3, trên đường đưa thi thể anh Trọng đi mai táng, đến gần UBND xã Thiên Lộc, bất ngờ đoàn xe tang vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, ném đá và gây rối trật tự công cộng. Nhiều người ném đá làm hư hỏng các ô cửa kính của trụ sở UBND xã, 2 chiếc ô tô của công an cũng bị phá nát cửa kính. Nghiêm trọng hơn, 2 công an bị thương, trong đó một anh bị ném đá trúng đầu, người còn lại bị ném vào chân, phải khâu 6 mũi.

Cùng ngày (21/3), các cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập hồ sơ nhằm làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của nghi phạm Trọng, đồng thời khoanh vùng các đối tượng quá khích tham gia vụ đập phá.
Vương Long
.  - Thông tin mới vụ đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN). 

- Vụ nghi phạm treo cổ tại nhà tạm giữ: Đám đông đưa tang lại vào đập phá trụ sở UBND xã (DT). (Dân trí) - Chiều 21/3, trong khi đưa tang nghi phạm đã treo cổ tại nhà tạm giữ Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), người nhà nghi phạm này đã đưa xe tang thẳng vào trụ sở UBND xã, một số đối tượng quá khích đập phá trụ sở, ô tô của lực lượng chức năng.
 >>  Hỗn loạn sau vụ một nghi phạm treo cổ tại nhà tạm giữ
Nguồn tin bước đầu cho hay, khoảng 13h30 chiều qua 21/3, trên đường đưa tang nghi phạm Trọng, đến gần UBND xã Thiên Lộc, đoàn xe tang không đi ra nghĩa trang mà bất ngờ rẽ vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc. Tại đây, một số đối tượng quá khích đã dùng đá đập phá làm hư hỏng các ô cửa kính của trụ sở UBND xã cùng 2 chiếc ô tô của công an để trong khuôn viên.
Do vụ việc diễn biến quá nhanh nên lực lượng chức năng không kịp phản ứng. Nhiều cán bộ có mặt phải trốn vào phòng làm việc để tránh bị hành hung. Tuy nhiên vẫn có 2 cán bộ công an bị thương, trong đó ông Trần Đình Cảnh, Trưởng CA xã Thiên Lộc, bị đá ném trúng người phải đi cấp cứu, khâu 6 mũi; người còn lại là một cán bộ Phòng hình sự công an tỉnh Hà Tĩnh cũng bị ném đá vào chân.
Hai chiếc xe công vụ bị những kẻ quá khích trong đám tang đập phá, gây hư hỏng (ảnh: VL)
Tình trạng náo loạn tại trụ sở UBND xã Thiên Lộc kéo dài cả tiếng đồng hồ và chỉ kết thúc khi nhiều lực lượng chức năng của UBND huyện Can Lộc, lực lượng an ninh dùng nhiều cách ngăn cản. Sau đó các đối tượng mới chịu đưa xe tang nghi phạm Trọng ra nghĩa trang mai táng.
Mặc dù vậy, chiều cùng ngày, đề phòng tái diễn tình trạng tương tự, Công an huyện Can Lộc đã được tăng cường lực lượng tại địa phương, nhằm bảo vệ trụ sở. Thượng tá Trần Sơn, Trưởng CA huyện Can Lộc cho biết đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, công an huyện sẽ củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án gây rối trật tự, phá hoại tài sản nhà nước và truy tìm các đối tượng quá khích.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngày 19/3, nghi phạm Lê Đình Trọng được cho là đã treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ của Công an huyện Can Lộc khi đang bị điều tra về hành vi trộm cắp. Cho rằng nghi phạm Trọng bị công an đánh dẫn đến tử vong, người nhà nghi phạm đã kéo đến gây náo loạn cả Bệnh viện huyện Can Lộc và cổng trụ sở Công an huyện này.


 - Mang quan tài vào ủy ban xã, ném đá công an (NLĐ).-  Bị kích động, đưa xe tang vào trụ sở xã (VNN).- - Liên quan đến vụ việc một nghi phạm chết tại trụ sở công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chiều ngày 21/3, nhiều đối tượng đã bị kích động đưa xe tang vào giữa UBND xã Thiên Lộc, dùng đá tấn công lực lượng công an.

Sự việc xảy ra vào khoảng 14h chiều ngày 21/2, khi người thân và bạn bè tổ chức lễ đưa tang cho anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc), là nghi phạm đã chết tại cơ quan công an huyện ngày 19/3.
Theo một số cán bộ công an huyện kể lại, nhóm đối tượng khoảng 20 người đã phá cổng trụ sở để đưa xe tang vào. Cùng lúc đó, ở ngoài hàng rào cũng có nhiều đối tượng dùng đá ném tới tấp vào trong trụ sở, nhằm vào lực lượng công an để “mở đường máu” cho các đối tượng xông vào trụ sở xã.
Xe tang được đưa vào trụ sở UBND xã Thiên Lộc, các lực lượng đã dùng đá tấn công. Ảnh: Truyền hình CL
Khi tràn vào trong, nhiều đối tượng đã dùng đá, gạch đã được chuẩn bị ném tới tấp vào lực lượng công an huyện, công an xã, khiến cho ông Trần Đình Cảnh, Trưởng CA xã Thiên Lộc phải đi cấp cứu, khâu 6 mũi. Một cán bộ Phòng hình sự, công an tỉnh cũng bị thương ở đầu.

Đã có hai chiếc xe công vụ của công an huyện Can Lộc và Phòng CSCĐ bị ném vỡ toàn bộ kính. Nhiều phòng làm việc của trụ sở xã cũng bị đá gạch ném vào bị vỡ kính.

Không nắm bắt được thông tin, sự việc xảy ra quá bất ngờ nên lực lượng công an có mặt và chính quyền địa phương lúng túng trong  xử lý. Nhiều cán bộ xã đã phải trốn vào trong phòng làm việc.

Ông Võ Thúc Đồng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Can Lộc thông tin: Lúc đó tình hình rất căng thẳng, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng công an huy động thêm lực lượng. Các đối tượng rất hung hãn, chúng tôi phải dùng nhiều cách khuyên bảo một lúc thì các đối tượng mới chịu đưa xe tang trở ra, tiếp tục đưa đi chôn cất.

Thượng tá Trần Sơn, Trưởng CA huyện Can Lộc cho biết: Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, công an huyện sẽ củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án gây rối trật tự, phá hoại tài sản và truy tìm các đối tượng quá khích.
Trong một diễn biến khác, hiện vụ việc nghi phạm Trọng chết trong trụ sở công an Can Lộc đã được Ban GĐ Công an tỉnh giao cho Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh điều tra, làm rõ. Hiện cơ quan này vẫn đang tích cực điều tra để có kết luận cuối cùng.


Hai chiếc xe công vụ bị các đối tượng dùng đá phá vỡ kính.
Theo thông tin từ công an huyện, sự việc xảy ra vào khoảng 14h, ngày 19/3 khi cán bộ trực tại phòng tạm giữ phát hiện nghi phạm Lê Quang Trọng treo cổ tự tử.

Khi mở cửa phòng ra, thấy người nạn nhân còn đang nóng nên đã cắt dây và đưa ngay sang Bệnh viện Đa khoa Can Lộc để cấp cứu, nhưng đã không kịp. Sau đó, nạn nhân đã được đưa vào nhà xác bệnh viện.

Cho rằng cái chết của Trọng là bất thường nên sau khi nhận được thông tin, hàng chục thân nhân của Trọng đã đến bao vây trụ sở CA huyện để được giải thích. Ngay trong tối 19/3, lực lượng chức năng đã không thể giám định pháp y do người nhà nạn nhân cản trở.

Được biết, vào chiều ngày 20/3, đại diện gia đình Trọng đã có yêu cầu chính quyền địa phương và công an đền bù 100 triệu đồng nhưng không được đáp ứng vì không có cơ sở giải quyết, chính quyền chỉ giải quyết số tiền đủ làm mai táng cho nạn nhân.
Hiện cái chết của Trọng vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.Cái chết bất thường của một thanh niên tại trụ sở Công an-Sau hơn 2 ngày bị bắt và đưa về tạm giữ tại Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, một thanh niên đã chết trong tư thế treo cổ.
Nạn nhân là Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Trước đó, ngày 16-3, anh Trọng có lẻn vào nhà ông Lê Bảo ở xóm Tân Trung thì bị phát hiện. Gia đình ông Bảo nói có bị mất 1 chỉ vàng. Sau đó Công an huyện Can Lộc bắt Trọng đưa đến phòng tạm giữ.

Đến 16 giờ 30 phút ngày 19-3, gia đình anh Trọng nhận được điện thoại từ Công an huyện Can Lộc báo tin anh đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ.
Ngay sau đó, thi thể nạn nhân đã được đưa sang Bệnh viện Đa Khoa Can Lộc. Nhận được tin báo, người nhà nạn nhân đến Bệnh viện huyện Can Lộc thì thi thể anh Trọng đã được đưa vào nhà xác.
Quá bức xúc với sự việc trên, người nhà nạn nhân đã tập trung rất đông trước trụ sở Công an huyện Can Lộc và bệnh viện khiến việc tiến hành mổ tử thi của cơ quan pháp y từ ngày 19-3 đến sáng ngày 20-3 mới thực hiện được.
-Theo:Cái chết bất thường của một thanh niên tại trụ sở Công an



-

“Con chết oan uổng lắm, con ơi!”

(NLĐO) – Cơ quan công an thông báo anh Trọng treo cổ tự tử nhưng gia đình nạn nhân lại bức xúc cho rằng nạn nhân không tự tử và đã bị đánh đập rất nhiều trước khi chết.


Người nhà nạn nhân đau đớn kể lại sự việc
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 16-3, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lẻn vào nhà ông Lê Bảo ở xóm Tân Trung (cùng xã) thì bị phát hiện. Gia đình ông Bảo nói là mất một chỉ vàng. Sau đó, công an huyện Can Lộc đã bắt anh Trọng về phòng tạm giữ để điều tra. Hơn 2 ngày sau, anh Trọng tử vong.
Công an được huy động để lập lại trật tự, bảo vệ quá trình mổ tử thi
Sau cái chết bất thường của anh Trọng, người thân của nạn nhân vô cùng đau đớn và bức xúc. Họ đã kéo đến vây kín trước trụ sở công an huyện Can Lộc và nhà xác của bệnh viện. Ngồi gục đầu trước nhà xác, người thân của nạn nhân luôn miệng gào thét, than khóc “Trời ơi, họ giết con tôi rồi vu oan cho treo cổ tự tử. Còn đâu công lý nữa trời ơi!”.
Ông Lê Quang Lý (60 tuổi, bố của anh Trọng) đau đớn nói: “Nếu như con tôi treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ của công an thì tại sao ngay khi phát hiện họ không giữ nguyên hiện trường rồi gọi cho người nhà chúng tôi đến đó ngay mà sau hơn 2 giờ mới báo đã đưa vào nhà xác bệnh viện”.
Còn anh Lê Quang Ngân (SN 1978, anh trai nạn nhân) nói: “Sau khi em tôi bị bắt và tạm giữ tại công an huyện Can Lộc thì tôi có đến đưa cơm cho nó được 4 lần. Ngày 17, 18-3 đều đưa 2 lần sáng, tối. Những lần gặp tôi, Trọng có kể bị công an đấm đá, đánh đập rất nhiều”.
Anh Ngân cho biết thêm khi anh mang áo quần của Trọng về giặt, người nhà còn thấy có vết máu và phân dính trong quần. Khi nghe tin Trọng mất, anh Ngân chạy đến nhà xác thì thấy thi thể Trọng có vết bầm tím ở dưới lòng bàn chân, toạc ở đầu gối, trên cổ có dấu bầm tím. Nhưng lưỡi không thè ra ngoài, mắt vẫn nhắm.
Thượng tá Phạm Tài - Phó trưởng Công an huyện Can Lộc, cho hay  khoảng 14 giờ ngày 19-3, anh em trực tại phòng tạm giữ phát hiện nghi phạm Lê Quang Trọng treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ. Khi mở cửa phòng ra, thấy nạn nhân còn đang nóng nên mọi người đã cắt dây và đưa ngay sang Bệnh viện Đa khoa Can Lộc để cấp cứu nhưng không kịp. Sau đó, nạn nhân được đưa vào nhà xác tại bệnh viện.
Trước sự bức xúc và phản đối của người thân, Công an huyện Can Lộc đã phải huy động lực lượng Cảnh sát cơ động, CSGT, bộ đội, dân phòng… với trang bị dùi cui phong tỏa, giữ trật tự, bảo vệ hiện trường để Cơ quan Pháp y tiến hành mổ tử thi làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Người nhà nạn nhân bao vây trụ sở công an
 Cơ quan chức năng đã phải điều động rất đông CSCĐ, CSGT, bộ đội, dân phòng… phối hợp để giữ trật tự.
Thượng tá Tài cho biết vụ việc đã chuyển lên Công an tỉnh thụ lý hồ sơ và điều tra làm rõ, cơ quan Pháp y cũng đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Khi có kết luận cuối cùng, cơ quan công an sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho báo chí.
Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Tin-ảnh: Kh.Trình

 

 Nhật ký mở sau một tuần suy nghĩ về những chuyện hơn cả khủng khiếp

-Nhật ký mở sau một tuần suy nghĩ về những chuyện hơn cả khủng khiếpNhật ký mở sau một tuần suy nghĩ về những chuyện hơn cả khủng khiếp
        Ngày 18 tháng 3/2012

                     MẸ VIỆT NAM ĐANG BỊ CÀI BOM NỔ CHẬM KHẮP NGƯỜI ?

  Đó là ;
-
          1-Những quả “bom nước” hàng ngàn  triệu mét khối với sức cuốn trôi không thua gì sóng thần ở Fukushima..

         2-Đó là những quả “bom bùn đỏ”mà mấy cái ông tờ-sờ,giờ-sờ đảng- viên-hưởng -đặc- ân- của- người- chủ- trương- cài- đặt- bom đã… liều mạng  “đảm bảo không thể xảy ra thảm họa bùn đỏ Hungary” với lời hứa tỉnh bơ “Nếu có chuyện gì tôi xin đi…tù!” (nay chắc tất cả đã hết nhiệm kỳ và mang theo lời hứa.. về hưu ,” hạ cánh an toàn”, y như những kẻ  tội tầy trời nhưng phen này thoát khỏi bị chỉnh đốn!

        3-Đó là 16 quả bom hạt nhân được bảo đảm sẽ  "rước" về từ những nơi đang “thà thắp nến nhưng không dùng thêm điện hạt nhân” ,những nước văn minh,tiên tiến đang phải biểu tình đi,đứng,ngồi, nằm để ngăn chặn cái thứ năng lượng giết người hàng loạt đến 2,3 đời con cháu...vì không phải là  không thể thay thế được!

        Ba thứ bom này chưa gây tai họa tiêu diệt từng mảng dân tộc Việt Nam ngay trước mắt nên ồn ào một dạo , kiến nghị, kiến nghiếc, phản biện, phản biếc , lấy chữ ký chữ kiếc….từ các nhân vật có uy tín, các giáo sư-tiến sỹ có chuyên môn nổi tiếng ở nước ngoài lẫn nước trong,…Nhưng…tất cả đều  chỉ như…nước đổ lá khoai !Thậm chí có ông tướng CA còn nói thẳng “Cái bọn ở Nguyễn Du (ý nói trụ sở của cơ quan IDS đã bị bức tử) ấy phản động thì có chứ phản biện phản biếc cái gì!” Mọi ý kiến khác với ý Đảng lần lượt bị đẩy sang ý kiến của “lực lượng thù địch”! Dân chủ bị khóa chặt mồm !Nhà tù ngày càng được tăng cường thêm những….”cục phân”!
       Dư luận bắt đầu chán!Riêng mình, mọi kiến nghị này nọ mình đều kiên quyết không tham gia vì mình kiên trì với ý nghĩ :Chẳng dại gì  mà “kính gửi”  những kẻ coi hàng ngàn chữ ký của nhân dân chẳng  đáng giá lấy một đồng xèng! Chẳng dại gì mà đấm vào không khí, đánh đàn vào tai những kẻ còn xa mới bằng tai trâu!

       Và…phải nói thiệt tình : Mình đã bị cái chiến thuật ù lì muôn thuở  của những người nắm quyền lực mà có  lúc nản lòng , thậm chí  có tí …”cá nhân chủ nghĩa” khi nghĩ rằng : Đập có xập, Bùn đỏ có tràn, Hạt Nhân có Chết-nổ-bùm (Tchernobyl) thì…mình cũng chẳng còn ở trên đời này! “Chúng nó ngu thì kệ bu chúng nó chết!”Để con cháu chúng ta sẽ xử lý những kẻ đã nhập cảng những trái bom nước, bom bùn, bom hạt nhân ở cái nước mà làm “cái ốc vít cho máy tính cũng chưa làm nổi” !(ý kiến thẳng thừng của một chuyên gia Nhật trên VTV1 đêm 23/32012)

       Vả lại có chuyện gì xảy ra cũng ít nhất phải 10,15 năm nữa.Lúc ấy mình cũng chẳng còn ở trên đời này mà lo bị…nhiễm xạ! Hơn nữa trước mắt còn bao chuyện phải tập trung năng lượng còn lại để góp sức với đời vạch trần cái xấu, cái ác ,bảo vệ  đất đai, biển đảo quê hương ,viết về anh Vươn,về chỉnh và đốn Đảng của họ….

       Nhưng không ngờ ..

      HAI BÀI VIẾT VÀ VỤ ĐÂP SÔNG TRA ĐÃ LÀM MÌNH  GIẬT MÌNH THỨC TỈNH…

      Đó là bài viết về tương lai sẽ biến mất toàn bộ dân tộc Chăm Ninh Thuận ngay khi 16 lò hạt nhân sẽ được triển khai tại cái địa phương không may bị chọn để triển khai cái của nợ tốn kém và cái họa diệt chủng luôn treo trên đầu này…Tác giả  Insara là một nhà thơ không dùng từ ngữ, câu cú nào lên án nặng  nề, không chỉ vào trách nhiệm của ai và cũng không đòi hỏi phải đình chỉ hay mang nhà máy điện hạt nhân đi nơi khác.. Chỉ nói về văn hóa Chăm, nói về tình yêu với mảnh đất đã nuôi người Chăm 2000 năm sẽ đi đâu ? về đâu ?, ngay khi bị di dân, đền bù ..Và …hình tượng đau xót như hiện ra trước mắt mình ..Đó là 2 cụm tháp Po-Rom chỉ cách nơi đang triển khai nhà máy điện hạt nhân có…15km  đứng lạnh lẽo chơ vơ vì chắc chắn không thể có ai dám ở (và được ở )  .Sự biến mất hai cụm Tháp này , dù nó còn được giữ lại nhưng không còn người Chăm thì còn gì là giá trị? Và cuối cùng, cảm phục nhất là nhà thơ  Chăm đã kiên quyết bỏ Saigon cùng gia đình trở về làng để được cùng đồng bào mình sống chung (và chết chung?) những ngày cuối đời chừng nào văn hóa Chăm còn tồn tại!! Mình thấy Insara quả là  “hậu sinh khả úy” (anh 58,  mình 86) Anh viết ít nhưng khả năng đánh động lương tâm và tình cảm con người hơn mình rất nhiều !


      Chẳng thế mà từ bên Mỹ, Nhà khoa học nguyên tử thứ thiệt gốc Việt, Phùng Liên Đoàn mà nhiều người đã được đọc qua những lời phản biện tâm huyết của ông bị coi như những mảnh giẻ rách ,lâu nay đã chẳng muốn gẩy đàn cho trâu nghe nữa, cũng phải bật dậy .Ông gọi Insara là một “đại lão trí tuệ” và mong được làm quen với anh…!Thế rồi, thông cảm với Ỉnsara,ông lại rút ruột, gan, tim,óc của mình để viết một bức thư cho Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ, yêu cầu chuyển cho chính phủ VN trình bầy lại những bất lợi, rủi ro, tốn kém, lỗ nặng, ra sao về cuộc phiêu lưu hạt nhân này, một lần nữa mong sao “Nhà nước Ta”đừng để bọn Mafia kinh tế nước ngoài qua mặt…

          Mình đọc xong mà thấy rùng mình,nổi da gà…(*)

Ngày 20 tháng 3 năm 2012

   Cùng với hai bài viết được phổ biến trên khắp thế giới mạng kèm theo hàng ngàn lời comments đang làm  mình nghĩ tới một kịch bản kinh khủng không dám tưởng tượng đến thì lại bùng lên một sự kiện mà lần này có muốn giấu cũng  không được.!!!

    Đó là ;
            MỘT TRONG NHỮNG QUẢ BOM NƯỚC CÓ NGUY CƠ NỔ SỚM HƠN DỰ ĐỊNH!

      Quả bom nước này chỉ chứa trong nó “có”…780.000.000 m3 nước, đang có nguy cơ hoạt động… trước thời hạn.! Xem trên Tivi thấy mấy chú công nhân đang tay chòong, tay đục , vội vã khoắng xi măng, dùng bao tải, vải bạt trám vào chỗ nước phun lên như ở các vòi phun nước Phủ Chủ Tịch  rồi nghe các ông trưởng ban, phó ban, giáo sư tiến sỹ chuyên ăn lương ,hưởng lộc để… “dỗ trẻ con” rằng thì là :” Đó là  "khe nhiệt” …là…"Những chỗ nước phun đó là hoàn toàn cho phép" !là..”Đập sông Tra không có vấn đề gì!”của mấy ông “chuyên môn giả cầy nhưng học vị thì… con cầy thứ thiệt” sau lại nghe các vị cũng tiến sỹ, cũng giáo sư khác thì lại :”Chưa thấy có một cái đập nào trên thế giới như thế này!” hoặc..”Không thể đây là một khe nhiệt có thiết kế từ trước”…hoặc kiên quyết hơn “Sai từ thiết kế, thi công đến nghiệm thu,vận hành”!...Rồi thì…các đoàn kiểm tra chuyên nghành, các đoàn kiểm tra liên nghành, các Hội nghề nghiệp ….lục tục kéo đến tận chân con đập đang không tài nào bịt nổi những lỗ phụt nước “tuôn như suối”…Rồi tranh luận rồi hội thảo, rồi họp báo ….rồi….bỗng dưng chiều 22/3 họp..kín cấm tiệt báo chí !...

        Cái gì xảy ra đây! Liệu đồng bào từ huyện Trà My tới tận Hội An có phải lo cuốn gói lên núi sơ tán ?

……………………
 Sáng 23/3/2012/

     Từ tối qua đến sáng nay ,chuyện kết luận sau cuộc họp kín về đâp sông Tra 2 đã được trông chờ như một ...bản tuyên án  của Tòa án tối cao : tha bổng hay  xử tử hình một công trình tốn kém tới hơn 5.000 tỷ đồng thì … đúng 19g25 tối, trên VTV1 xuất hiện lại một ông tiến sỹ nữa (ông thứ 11 theo ghi chép của mình nhưng chỉ khác ở chỗ :ông này vừa là tiến sỹ vừa là cục trưởng Cục Giám Định Nhà Nước) mang theo một tấm bìa các-tông vẽ cái đập với 3 lỗ khe nhiệt có “sai sót không mong muốn” cần khắc phục trước mùa lũ nhưng đập vẫn có khả năng chịu đựng … và đồng bào có thể an tâm..." !Kèm theo là lời phát biểu“bức xúc” của chính ông Nguyễn ngọc Quang phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu “gửi sớm văn bản”(?)để chính quyền Nhân Dân có thể an dân!?.. Nghe nội dung và giọng điệu trực tiếp qua telephone thì thấy :”Vâng !Thôi thì các anh cứ kết luận “không sao đâu,nhưng xin cho văn bản”chứ tin rằng “không có vấn đề gì đâu”thì em chả dại ! Xin cứ cho tờ chiếu chỉ có dấu ấn triều đình để dân đừng có cật vấn,hỏi tội chúng em! Chứ cứ lời nói gió bay thì…chắc chắn chúng em sẽ lại phạm vào ít nhất 3,4 điều trong “19 điều cấm đảng viên không được làm” mất!

        Ông tiến sỹ cục trưởng thì hứa “3 ngày nữa sẽ có”? ! Chắc vì vướng 2 ngày thứ bảy và chủ nhật 24 và 25 nên các giòng “suối”
bắt nguồn từ… thân đập cứ thoải mái yên tâm tiếp tục phụt, phụt nữa, phụt mãi… tưới mát phía hạ lưu!
     Và lạy giời 3 ngày nữa có một tờ  chiếu chỉ bùa dán khắp nơi để mấy chục vạn dân dưới hạ lưu được tin tưởng tin tưởng và...tin tưởng!
………………..
     
Ngày 24 tháng 3/2012

    Sáng nay lướt qua những tờ báo nhớn thì  trái lại…vẫn là một giọng điệu bi quan và… nghi ngờ là chính ! Không thấy có đăng tuyên bố của ông tiến sỹ cục trưởng mà trái lại còn vạch thêm những sự giấu diếm mới dối với báo chí tuy có đăng một tuyên bố nữa rất chi là …”trung dung” của ông tiến sỹ có cái tên Bùi Trung Dung! Rằng thì là…”Để xảy ra tình trạng rò rỉ nước tại đập thủy điện sông Tra 2 là có vấn đề sai sót trong thiết kế không cho phép , nhưng hiện nay việc khai thác, xử dụng… vẫn an toàn !?), y hệt như trên website của Ỷ-Vì-En !!! chủ đầu tư!

      Thật đáng sợ khi báo chí thì vẫn cứ viết :”Nước tuôn như suối trong lòng đập” (T.Trẻ 24/3)hoặc “Vẫn bất an với thủy điện sông Tranh” (Th.Niên 23/3/2012) bác bỏ những “hiểu dụ an dân” của những đại quan công chức quyết tâm “bảo vệ cái đã có lệnh phải bảo vệ”! hoặc “cố gắng phát biểu lập lờ, lấp lửng nước đôi” theo truyền thống ! Đặc biệt cái tên đích thực của kẻ trực tiếp thi công công trình này thì đến nay, tìm mãi vẫn không ra ! Liệu có phải là của một “thế lục thù địch” đích thực nào không đây?Tại sao  Thủy điện sông Đà to gấp 10 lần sông Tra lại không có hiện tượng “ngấm cho phép”này???

         Và sau mấy đêm mất ngủ mình phải thú thực là mình đã “nghĩ dại”  tới một kịch bản kinh khủng đang được tiến hành trên đất nước mình như sau :

      1-Nắm chắc những “con tin chính trị”để sẵn sàng hợp tác toàn diện theo mọi diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh hay hòa bình.

       2-Xâm thực bằng chính trị,văn hóa xã hội và dân số…

        3- Đề phòng có sự chống đối của các lực lượng quyết tâm giữ vững lãnh thổ như truyến thống chông ngoại xâm bốn ngàn năm bằng cách tiêu diệt ngay phong trào trong trứng nước…

        4-Cài đặt sẵn khắp đất nước Viêt Nam những “quả bom nổ chậm” khi cần thì... diệt chủng toàn bộ cái dân tộc bướng bỉnh này bằng mấy quả tên lửa đánh trúng cái thủy điện Sơn La, cái mỏ Tân Rai và 16 lò hạt Nhân tại Ninh Thuận !!?!?! 20,30 triệu con người thay thế  chẳng là cái tăm gì với dân số nước bạn 4 tốt với dân số gần 2 tỷ người đến nơi rồi!

         Sẽ có người cho là mình quá lo xa, quá bi quan ? Nhưng cứ nghĩ đến những gì Mao đã nói cách đây hơn 50 năm “Sẵn sàng hy sinh cả 500 triệu nhân dân Trung Hoa để tiêu dịệt sạch sành sanh con hổ giấy Đế Quốc Mỹ” (*)mà thấy: “không cái gì họ không dám làm kể cả hy sinh một nửa dân tộc họ .Vậy thì..hủy diệt cả một dân tộc Việt trong đó có dân tộc Chăm của Insara chẳng là một cái đinh gì đối với họ hết!…


      Và ,mình nhìn lại lịch sử,  mà …lo cho tương lai của Mẹ Việt Nam mang đầy mình những trái bom nổ chậm siêu nặng suốt từ Nam chí Bắc, rồi lại  nghĩ tới những nỗi lo của các nhà khoa học chân chính, những nỗi buồn của những nhà thơ như Insara , những phản biện đầy tâm huyết của các nhân sỹ trí thức trước nguy cơ bom nước, bom bùn đỏ, bom hạt nhân… có thể phát  nổ bất cứ lúc nào …Nghĩ mãi, nghĩ mãi đến không sao ngủ được suốt ba hôm trời....,
       Và cuối cùng : một kịch bản kinh khủng nhất có thể xảy ra đã đến với mình như đã trình bầy !Với mong mỏi tất cả những ai có lương tri khắp thế giới có thể tìm mọi cách ngăn chặn một cuộc diệt chủng mới, một cuộc “Tận Thế” dành riêng cho người Việt Nam ta trong một  tương lai không xa do các “lực lượng thù địch nội và ngoại” đích thực đang bắt tay nhau tiến hành???
      Liệu có suy luận quá đà ?
      Liệu có bi quan qua mức ?
      Liệu có nghi ngờ quá độ ? Hay không đây các bạn?
   

(*)con số 500 hay 50 mình không còn nhớ rõ riêng về cái cụm từ “ tiêu diệt sạch sành sanh”bọn  Đế Quốc thì chắc chắn không thể nào sai !

-Thủ tướng làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu-
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu.

Theo đó, Ủy ban này gồm 22 thành viên, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch. 2 Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải (Phó Chủ tịch thường trực) và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, cũng đã ký ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban là làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban.
Ủy ban họp định kỳ một năm một lần, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban quyết định triệu tập họp bất thường. Thành phần cuộc họp do Chủ tịch Ủy ban quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc cho Ủy ban này./.

Theo Chinhphu
Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm    –   (RFI).- Hoa Kỳ đưa ra đánh giá ảm đạm về vấn đề an ninh nước trên toàn cầu    –   (VOA).Kiện toàn quy chế, nhân sự Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậuCon người và Thiên nhiên Ở nơi nước quý hơn vàng (Bee).Không khí Hà Nội ‘bẩn hạng nhất châu Á’ (VNE).Khởi tố vụ án phá rừng ở Hà Tĩnh (NLĐ). -Đăk Nông: Ngang nhiên phá rừng ngay gần Ban quản lý rừng (DV).  - Vụ phá rừng ở Gia Lai: Trưởng trạm quản lý rừng thôi việc (DV). - Cơn khát lục địa đen (Thiên nhiên).-  Dân “gác” rừng phòng hộ, chặn doanh nghiệp khai thác titan (LĐ).-- Miền Trung – Tây Nguyên: Dòng chảy trên phần lớn sông, suối giảm từ 12-40%  (LĐ).
-Quả bom môi trường (Trần Khải) e-ThongLuan
“…Hay có phải, Trung Quốc đang có chương trình bí mật để nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Và cả những kế hoạch như gài bom bùn đỏ bôxit trên nóc nhà Tây Nguyên của chúng ta?…”
Hãy hình dung rằng khi Trung Quốc bắt đầu to tiếng gây sự. Và các tỉnh phía nam nước này, nơi giáp giới Việt Nam, đột nhiên thấy nhiều ngàn xe tăng và hàng trăm ngàn lính lặng lẽ đêm đi ngày nghỉ về hướng nam… Chiến tranh hẳn là sắp bùng nổ trở lại. Thế rồi một trận mưa bão khổng lồ vùi dập toàn vùng phía nam Trung Quốc… Cuộc chiến hẳn nhiên sẽ bị ngưng lại.

Nghĩa là một loại vũ khí kiểu hô phong hoán vũ y hệt như truyện Phong Trần Diễn Nghĩa thời xa xưa. Có thể tìm một vũ khí môi trường như thế để đánh chận trước mọi mưu đồ bành trướng của đàn anh phía bắc hay không?

Nếu chúng ta nhớ lại, trong khi sắp tổ chức Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long, có một dị nhân xuất hiện và tuyên bố rằng ông có thể làm trời không mưa trong vòng nhiều ngày… Nếu có thể làm trời không mưa, tại sao lại không làm cho trời mưa, khi hữu sự?

Và nếu biết cách làm mưa bão, chúng ta cũng có thể chọc quê đàn anh bằng cách hễ có diễn hành đạị lễ gì ở Bắc Kinh, thì cứ gọi mưa ào ạt đúng lúc ông Hồ Cẩm Đào vừa bước xuống sân khấu ra duyệt hàng quân để “nước lớn” cũng phải biết thế nào là lễ độ.

Những cuộc nghiên cứu về tác hại môi trường do Bộ Quốc Phòng Mỹ và do CIA đã được thực hiện từ lâu. Phần nhiều là để tìm thông tin, đoán mô hình khu vực, và có những tiên đoán cần thiết về thời tiết dùng cho kế hoạch dụng binh. Thậm chí, nhìn thời tiết cũng có thể đoán chế độ Bắc Hàn năm nay, năm tới có sẽ mất mùa nặng thêm ra sao, và bao nhiêu thời gian nữa chế độ này có thể tồn tại.

Thực ra, Trung Quốc đã liên tục dùng bom môi trường tấn công Việt Nam từ lâu rồi. Thí dụ, cho người gạ nông dân Việt tìm rắn để bán, và như thế chuột tha hồ phá hoại mùa màng Việt Nam. Hay là chiến dịch ốc bươu vàng đã phá sạch biết bao nhiêu vụ mùa tại Việt Nam. Đó là thời xa xưa, khi các mưu kế chưa tinh vi như bây giờ.

Hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn
cho hãng Trung Quốc thuê nửa thế kỷ
để sẽ phá sạch và trồng loại cây gì đó
Và hiện nay thì phần nào, các quả bom môi trường đang bị Trung Quốc gài vào Việt Nam với sự tiếp tay từ các cấp lãnh đạo cao cấp: hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn cho hãng Trung Quốc thuê nửa thế kỷ để sẽ phá sạch và trồng loại cây gì đó, mở cửa cho Trung Quốc khai thác mỏ bôxit để treo lơ lửng quả bom nguyên tử bùn đỏ…

Mỹ đã nghiên cứu về khí hậu từ lâu, nhưng, trên nguyên tắc, không xem như là vũ khí. Thực tế, chúng ta không rõ có dự án tối mật nào để dội mưa đá xuống vào Bắc Kinh vào một ngày cần thiết nào không.

Báo Kansas City Star hôm 10/01/2011 đã đăng bài viết “Why the CIA is spying on a changing climate” (Tại sao CIA đang do thám về biến đổi khí hậu) của Charles Mead và Annie Snider, hai sinh viên bậc hậu cử nhân tại Đại học báo chí Medill School of Journalism thuộc viện đại học Northwestern University. Bài này chỉ là một phần trong dự án phúc trình về an ninh quốc gia của Medill, được quản trị bởi Josh Meyer, nguyên là nhà văn về vấn đề an ninh quốc gia cho tờ Los Angeles Times và bây giờ đang dạy ở Medill.

Hãy hình dung rằng, nếu trận lụt kinh hoàng mấy tuần qua tại Úc Châu là do một vũ khí môi trường do Trung Quốc gây ra. Hay là do Bắc Hàn thử vũ khí mới… Đó chỉ là giả thuyết thôi. Nhưng nếu là do môi trường, và nếu Úc có thể đoán trước các biến đổi khí hậu, tất đã có thể chuẩn bị trước để không phảỉ thiệt hại về người.

Bài báo Mỹ không bàn theo kiểu giả thuyết như chúng ta mới bàn, mà nhập đề rằng một phân tích gia CIA lâu năm từ bàn giấy ngồi ở tổng hành dinh CIA ở Pakistan, hồi mùa thu trước (năm 2010) đăm chiêu nhìn vào các trận mưa lụt ở Pakistan.

Viên chức CIA này là Giám Đốc Center on Climate Change and National Security (Trung Tâm về Biến Đổi Khí Hậu và An Ninh Quốc Gia, CCCNS) nhìn trận mưa lụt tệ hại nhất trong lịch sử Pakistan là lời cảnh cáo. CCCNS mới thành lập có 1 năm, thuộc CIA.

Thực ra, CIA và Bộ Quốc Phòng Mỹ đã nghiên cứu về môi trường qua các vệ tinh từ thời 1990s. Nhiều dự án cứ mở ra, rồi lại thay đổi. Lý do vì Bạch Ốc và Quốc Hội Mỹ cứ bị áp lực thay đổi hoài. Đa số chính khách Cộng Hòa không tin chuyện hâm nóng địa cầu, cho làm thế là tốn tiền, vô ích. Thêm nữa, Cộng Hòa hầu hết là tín đồ Thiên Chúa Giáo cực đoan, tin rằng chuyện mưa nắng có gì mà cần quan sát, vì tâm ý Thượng Đế lúc nào cũng nhân từ, bảo hộ cho con người từng sợi tóc trên đầu rơi xuống. Nhưng đa số chính khách Dân Chủ, cho dù có là giáo dân, vẫn nhạt lòng tin, thấy rằng địa cầu hâm nóng đã gây đủ thứ thiên tai, giết người hàng loạt không thương tiếc, có mà chờ Ông Trời nhân từ đó cứu là sẽ thê thảm. Thế nên, các chương trình gọi là tình báo khí hậu cứ bị Cộng Hòa xóa sổ, rồi được Dân Chủ mở ra dưới cái tên khác, rồi lại bị Cộng Hòa xóa sổ… Có vẻ như không chỉ vì Cộng Hòa muốn để cho Ý Chúa được hiển lộ trên từng trận mưa bão, mà còn vì ghét Dân Chủ cho nên cứ phải lo dẹp bỏ. Thêm nữa, Cộng Hòa mà thấy Bill Clinton, rồi Al Gore kêu gọi cứu địa cầu đang hâm nóng là phải kiếm chuyện liền.

Thế cho nên, cái gọi là “tình báo về khí hậu” của Mỹ cứ bị các chuyên gia giễu là “nói miệng thôi, không làm thiệt đâu.”

Rolf Mowatt-Larssen, viên chức đã hoạt động cho CIA suốt 23 năm, từng chỉ huy văn phòng tình báo của Bộ Năng Lượng từ 2005 tới 2008, nói “chính phủ Mỹ không nghiêm túc về chuyện biến đổi khí hậu, mà chỉ nói miệng thôi.”

Từ sơ thời là các năm 1990s, CIA đã mở một trung tâm môi trường, trao đổi không ảnh vệ tinh với Nga, nhưng khi chính phủ Bush lên, trung tâm bị sáp nhập vào văn phòng khác, và các dữ kiện cho nằm luôn trong kho bụi.

Thông tin môi trường thời đó thườngd ẫn tới các tiên đoán về kinh tế và chính trị: thời 1990s, trong khi các gián điệp Mỹ nghiên cứu về tình hình vụ mùa Bắc Hàn để đoán xem thiếu gạo có thể dẫn tới bất ổn hay không, thì CIA cũng chia sẻ thông tin môi trường tối mật với các khoa học gia qua chương trình có tên gọi mã khóa là Medea. Robert Bindschadler, nhà khoa học về băng sơn tại NASA, lúc đó được xét duyệt và thông qua về an ninh để tham dự khi Medea khởi sự vào năm 1992, nói, “Toàn nhóm khoa học gia lúc đó đều là người yêu nước và đây là cơ hội để giúp đất nước đối phó với cơ nguy lật chuyến xe lửa mà chúng tôi thấy sắp tới” vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Năm 2007, một bản phúc trình từ các sĩ quan cao cấp về hưu mới kêu gọi chú ý về biến đổi khí hậu đối với an ninh quốc gia, và Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia NIC một năm sau mới lượng định về đề tài này. Nhưng một số chính khách Cộng Hòa lại tấn công là sẽ phí tiền.

Thậm chí khi Giám Đốc CIA Leon Panetta thành lập trung tâm tình báo về biến đổi khí hậu năm 2009, các dân cử Cộng Hòa tìm cách chận tiền ngân sách. Thượng Nghị Sĩ John Barrasso (Cộng Hòa, Wyo.) lúc đó nói: “Tài nguyên sức lực CIA nên tập trung theo dõi bọn khủng bố đang chuyển động trong các hang động, chứ đừng theo dõi các con gấu Bắc Cực trên các tảng băng sơn.”

Quốc Hội do Cộng Hòa kiểm soát dần dần cắt nhẹ các chương trình này, và sau khi Tổng Thống George W. Bush vào Bạch Ốc năm 2001, thì quan tâm cấp cao về các chương trình an ninh môi trường biến mất hẳn. Ccá viên chức tình báo trong các chương trình bị chuyển sang việc làm khác.

Tướng hồi hưu Michael Hayden, người chỉ huy CIA từ năm 2006 tới 2009, nói các vấn đề như năng lượng và nước là các điểm quan tâm trong bản phúc trình hàng ngày của Bush, nhưng biến đổi khí hậu thì không nhắc tới nữa. Hayden kể lại, “Lúc đó nói toàn chuyện khủng bố, và khi bàn chuyện khác thì lại là về Iran.”

Quốc Hội Cộng Hòa cũng tương tự. Bản phúc trình của quốc hội năm 2007 chỉ trích rằng các dữ kiện nhằm phù phép chuyện khoa học biến đổi khí hậu để dẫn sai lạc những người soạn chính sách và công chúng về nguy hiểm của hâm nóng toàn cầu.”

Bây giờ thì các khoa học gian nói dưới thời Bush, họ thiếu tài trợ ngân sách nên có một khoảng dài thiếu dữ kiện. Dù vậy, các khoa học gia vẫn thúc đẩy công việc kiểu riêng của họ.

Năm 2007, Trưởng Phòng Tình Báo Bộ Năng Lượng Mowatt-Larssen lập 1 chương trình thử nghiệp gọi là Global EESE, và chọn Carol Dumaine, một chiến lược gia về tình báo của CIA, làm chỉ huy chương trình này.

Chương trình tập hợp 200 các đầu thông minh nhất từ khắp thế giới để nghiên cứu về biến đổi khí hậu, về hạ tầng năng lượng và áp lực môi trường ở Afghanistan.

Nhưng chỉ sau 2 năm là chương trình bị dẹp. Các cựu thành viên nói chương trình bị dẹp vì thủ tục quan liêu, và vì bị sức ép chính trị từ Quốc Hội và từ chính phủ Bush. Còn thêm nỗi lo vì chương trình có mới người ngoại quốc dự.

Tới tháng 4-2007, một nhóm sĩ quan hồi hưu cao cấp mới in bản nghiên cứu nói rằng biến đổi khí hậu là “hiểm họa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ.”

Thế rồi nhiều tháng sau, NIC bổ nhiệm Tướng hồi hưu Richard Engel làm giám đốc chương trình mới về biến đổi khí hậu và ổn định đất nước. Và vài tháng sau đó CIA cho khởi động lại chương trình Medea và đưa các nhóm nghiên cứu tới tận mức khu vực.

Không chỉ CIA, Bộ Quốc Phòng Mỹ đ0ã bảo trợ cuộc nghiên cứu về biến đổi khí hậu và an ninh, và năm ngoái cam kết đưa 7.5 triệu đô để nghiên cứu ảnh hưởng ở Phi Châu, nơi khủng bố và biến đổi khí hậu có thể là thách thức cho các chính phủ yếu kém.

Việt Nam đang đứng
nơi đâu trong cuộc chiến
môi trường tương lai?
Tuy nhiên, Cộng Hòa đang nắm đa số ở Hạ Viện Mỹ, và họ tin là không có chuyện biến đổi khí hậu vì đó là ý trời. Tân Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (Cộng Hòa, Ohio) dự định giải tán ủy ban hâm nóng địa cầu có từ 3 năm nay ở Hạ Viện, nơi đã nhấn mạnh tương quan giữa biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, và là nơi đã tổ chức điều trần cho Fingar và Mowatt-Larssen.

Eric Rosenbach, người giữ chức cố vấn an ninh quốc gia cho Hagel, nói, “Không nghi ngờ gì nữa, sự ủng hộ về nghiên cứu biến đổi khí hậu trong cộng đồng tình báo, ngay cả đề tài an ninh năng lượng, đã hoàn toàn biến mất.”

Việt Nam đang đứng nơi đâu trong cuộc chiến môi trường tương lai? Trung Quốc tuy chưa làm nổi các trận bão lụt dữ dội, nhưng đã nghĩ ra các mưu như xây các đập thủy điện cạn dòng Cửu Long, cũng là một dấu chỉ để chúng ta lo ngại.

Hay có phải, Trung Quốc đang có chương trình bí mật để nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Và cả những kế hoạch như gài bom bùn đỏ bôxit trên nóc nhà Tây Nguyên của chúng ta?
Trần Khải
© Thông Luận 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét