Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Cần xây dựng dữ liệu đầy đủ, chuẩn xác về biển Đông (TT).  - Biển đảo trong lòng sinh viên, học sinh (TT).
HIỆN TƯỢNG DƯƠNG THU HƯƠNG (Nguyễn Công Kha).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Những “đại vấn đề” đang chờ trách nhiệm (PLTP).
- Blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên: MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA” (HDTG). Nhà cháu cũng có được nghe có những người không chỉ quan mà còn… Quản Tâm, từng yêu cầu NGƯNG buổi sinh hoạt khoa học này.” 


Thơ về Tiên Lãng  —  (Người Ba Đồn)“Vụ án Tiên Lãng/ Vừa mới xảy ra/ Chính thức Đỗ Ca/ Cầm loa chỉ đạo/ Công an sục xạo/ Bộ đội xông pha/ Hoa cải bắn ra/ Có thằng mù mắt/ Đỗ Ca chạy ngoắt/ Chuột nhắt lộ ra…”.

Hình ảnh bà Bùi Hằng trong trại Thanh Hà do bạn bè chụp được trong một lần thăm nuôiBà Bùi Hằng kiện chủ tịch Hà Nội  (BBC)    Người biểu tình Bùi Hằng viết đơn kiện chủ tịch UBND TP Hà Nội trong khi một người đi thăm bà bị một nhân vật ‘bí ẩn’ gọi điện đe dọa.
Quốc hội tu chính Hiến Pháp thế nào? (BBC/nghe) – -Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội Việt Nam, ông Đinh Xuân Thảo trao đổi với BBC về chuyến thăm Anh của đoàn quan chức và nghị sỹ Quốc hội Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao Anh mùa Xuân năm 2012.  Quốc hội tu chính Hiến pháp ra sao (II) (BBC/nghe)  -Mở đầu phần hai Bấm (nghe phần đầu) cuộc trao đổi với BBC, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo nêu quan điểm về việc Việt Nam có nên cải cách hay không các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để đảm bảo tính khách quan, trung thực và dân chủ.
Việt – Trung đấu khẩu vì thầu dầu khí  (BBC)  —750 cuộc gọi và tin nhắn, ông Tâm – bà Liễu nói gì? (NLĐ/Bm)  —-VnExpress /BM – Bên trong khu du lịch ế khách của nữ đại gia thủy sản   —-Mức độ “chịu chơi” của đại gia Diệu Hiền qua ảnh -Nguoiduatin.vn /BM
Vỡ mộng với khuyến mãi địa ốc  -VnExpress/  BM- Mua nhà được tặng ôtô, Vespa nhưng dự án nằm trên giấy; tặng nội thất song căn hộ chậm giao 2 năm là những tình huống khiến người mua chỉ nhận ra khi đã muộn.
Pháp luật & Xã hội /BM  -Tả tơi… rừng đầu nguồn   —–Vụ Tiên Lãng: Luật sư tiếp xúc đồng phạm ông Vươn. - Infonet/BM – đây đã có 2 chữ “đồng phạm” thì coi như “hoa cải Tiên lãng’ thôi rồi!?   —-Hóa chất thực phẩm độc hại: Dễ như mua rau (VEF)   —-Sông Hồng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (TN)   —-EVN: Tăng giá điện trong năm là hoàn toàn có thể (VTC)
Nỗ lực ngăn tranh chấp bùng nổ tại Biển Đông: CSIS ra mắt một công cụ chính sách mới (VOA)

KINH TẾ
- Nguyễn Vạn Phú: Khi chuyên gia cũng bó tay (KTSG). “…hầu như các quy luật kinh tế không có tác dụng ở Việt Nam cho nên họ không muốn bị hớ, càng viết e càng sai thực tế”.
Thư gửi bà nội trợ thứ trưởng (TT). ”…có lẽ bà thứ trưởng cũng giống chúng tôi, sau giờ làm việc về nhà thì cũng là một bà nội trợ. Nhưng bà nội trợ thứ trưởng giỏi hơn chúng tôi ở chỗ: bà khẳng định rằng với mức giảm trừ gia cảnh 6 triệu đồng/tháng cho người thu nhập chính và 2,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc vào năm 2014 là đã khoan thư sức dân (nói cho chính xác là phải có chữ “thư”), nghĩa rằng với chừng đó là đủ sống”.
“Năm anh em trên chiếc xe Tăng” (PLTP). “Hiện tại, trên chiếc xe tăng này đã có thể điểm danh được một số “anh em” như xăng, điện, gas, học phí, phí bảo trì đường bộ,… và từ 15-4 tới đây, chiếc xe này sẽ bổ sung thêm một “anh em” nữa, đó là viện phí”.



VĂN HÓA-THỂ THAO
Một công trình độc đáo của Hồ Quý Ly ngoài thành Nhà Hồ (TP).
Phục binh…liệt truyện (Hiệu Minh Blog).
VỀ QUÊ THĂM CHÙA CỔ AM (Nguyễn Trọng Tạo).
BÍ ẨN CÁNH ĐỒNG CHUM (Phạm Viết Đào).
- Kịch MÙA YÊU ĐƯƠNG (Quê choa).
- Hãn Nguyên Nguyễn Nhã: Cái mặc của người Việt (TN).



GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thí điểm dạy tiếng Anh lớp 6 mới (TT).
- Dân Lề Phải: Tôi thích cách tiến sỹ Dương “văng tục” (Người Ba Đồn).
Yahoo! đang lụi tàn! (Ictworld).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2011: Gần 6.000 vụ tai nạn lao động, 574 người chết (TTXVN).


http://nld.vcmedia.vn/FC9ccccccccccccK6tcccccccccc/Image/2012/02/hinh-6_16db1.jpg
Cha ép con gái làm nô lệ tình dục suốt 2 năm -Phunutoday.vn/BM  - (Đời sống) – Gần 3 năm trời xâm hại chính con đẻ của mình, yêu râu xanh Nguyễn Văn Tài (SN 1969, trú xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã bị…   —-Truy tố hai “yêu râu xanh” hiếp dâm, chôn sống thiếu nữ dưới cát - Dân Trí
Người Lao Động /BM -Mỹ nhân khoe dáng ngọc với nội y ===========>>>>>>>>>
Hà Nội: Sốc với đám rước dâu bằng dàn ô tô cổ (VNN)   —Vụ nữ sinh tố thầy hiếp dâm: Ai nói dối? (VNN)
Ngắm “người tình trong mộng” của Cường đôla (VNN)   —Bi hài chiêu “bỏ đói” để vợ “thòm thèm” (VNN)  —-Chân dài quyến rũ cùng “mãnh thú” Ducati Diavel (VNN)   —-Bắt quả tang phó công an xã “tòm tem” vợ người (NLĐO)  —-Bị container cán nát 2 chân vì…chó (NLĐ)   —-Xe ben “nuốt” xe đạp, 1 người tử vong (TN)  —Theo mẹ mò ốc, bé 11 tuổi bị chết đuối (NLĐ)
Băng ẩu qua đường sắt, 1 công nhân thiệt mạng (TN)  —-Diễn biến bất ngờ đám cưới giữa 2 thiếu nữ ở Cà Mau (VTC)   —Phim khiêu dâm 4D sắp chiếu tại Hồng Kông (VTC News)  —-Bùng phát tội phạm người nước ngoài lừa đảo đổi tiền (VTC)



QUỐC TẾ
Lên án vụ đánh bom làm 160 người thương vong tại Xyri (Tin tức). - Syria đòi những nhóm nổi dậy phải hạ vũ khí trước (TTXVN).   - Tổng thư ký LHQ lên án các vụ đánh bom ở Syria (TTXVN).


Libya, Pháp yêu cầu dẫn độ Senussi (BBC)   —Hỏa tiễn Bắc Hàn: Bắc Kinh lo ngại (BBC)  —Hé lộ bí mật quan hệ Thatcher – Reagan (BBC)
Trung Quốc : Hàng ngàn người Tây Tạng kéo về tỉnh Thanh Hải sau một vụ tự thiêu mới (RFI)  —Tại Trung Quốc, địa ốc ở các thành phố lớn mất giá  (RFI)  —-Bầu cử Miến Điện : Aung San Suu Kyi trấn an cộng đồng người Hoa  (RFI)  —-Vuột mất giấc mơ (BBC) – Phong cách Bạc Hy Lai rốt cuộc đã là viên đạn bắn ngược vào chủ.   —-Cú huých mới cho cải tổ ở Trung Quốc (TVN)
Thủ tướng Đức khó chịu về tổng thống Pháp (RFI)  —- Hai con đường khác biệt (BBC) -Điều gì khiến các cuộc nổi dậy ở Libya và Syria kết quả khác nhau?   —-Irắc: Lực lượng trung thành Giáo sĩ Xa thả con tin Mỹ – Báo Tin tức /BM   —-Iran: Israel là “chó thích sủa” không dám tấn công - Vietnam Plus/BM    —–Nhật Bản cân nhắc đánh chặn tên lửa của Triều Tiên - Vietnam Plus/BM   —-VOV Online /BM -Sẽ không có hòa giải nếu bãi tội cho cựu Thủ tướng Thaksin
Syria: Bom nổ ở Aleppo, 1 ngày sau vụ tấn công chết người ở Damascus  (VOA)  —-Một nhà giáo người Mỹ bị bắn chết ở Yemen  (VOA)  —-Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên : 9 năm để thoát khỏi địa ngục  (RFI)   —-IMF ca ngợi chính sách kinh doanh của Trung Quốc (VOA)  —-IMF : kinh tế toàn cầu bắt đầu « có dấu hiệu ổn định » (RFI)  —Giáo chủ Giáo Hội Cơ đốc giáo Coptic Shenouda III tạ thế (VOA)
Venezuela bắt 12 cảnh sát viên trong vụ sát hại ái nữ của lãnh sự Chilê (VOA)   —Một cựu binh sĩ Mỹ được phóng thích ở Iraq (VOA)  —-Các lãnh đạo công ty dầu Chevron của Mỹ bị cấm rời khỏi Brazil (VOA)  —15 người thiệt mạng trong tai nạn xe buýt ở Brazil  (VOA)  —Obama đau đầu về chiến lược rút quân khỏi Afghanistan (RFI)



Nỗi bức xúc của người dân TT Xuân Mai đường Hồ Chí Minh

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=uYWxPuA1yws


Tên tôi là: Nguyễn Thành Thiện
Số điện thoại: 0936505889
Địa chỉ: Tổ 5- Khu Đồng Vai TT. Xuân Mai – Chương Mỹ – TP. Hà Nội

Tôi là chủ sử dụng hợp pháp diện tích đất 302.4m2 thửa số 51 tờ bản đồ số 4 tại khu Đồng Vai – TT Xuân Mai – Chương Mỹ – TP. Hà Nội.
Từ QĐ 6393 ngày 07/11/2011 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Chương Mỹ thì tôi thấy UBND huyện Chương Mỹ đã ra QĐ không đúng với trình tự thủ tục của pháp luật đã ban hành về việc bồi thường hỗ trợ TĐC khi nhà nước THĐ. Gia đình tôi đã khiếu nại hàng trăm lá đơn từ địa phương đến TW & ngược lai từ khi có dự án đường HCM đến nay nhưng chưa được một cơ quan có chức năng & thẩm quyền giải quyết cho gia đình tôi theo đúng luật đất đai năm 2003 & các nghị định hướng dẫn của chính phủ.
1. Chưa giao đất TĐC cho gia đình tôi theo đúng luật đất đai hướng dẫn
2. Chưa có phương án đền bù hỗ trợ chi tiết theo đúng luật đất đai & các nghị định hướng dẫn của Chính phủ về việc bồi thường hỗ trợ TĐC khi nhà nước thu hồi đất cho gia đình tôi.
3. UBND huyện Chương Mỹ đã dùng con dấu hết hiệu lực của tỉnh Hà Tây cũ để đóng vào QĐ 2061 ngày 17/02/2010 về việc điều chỉnh bổ xung chi tiết phương án đền bù.
4. Tôi trích dẫn sự việc của UBND huyện Chương Mỹ đã thi hành cưỡng chế các gia đình vào ngày 23/12/2011 đã phá tài sản nhà cửa của nhân dân ở tổ 5 — Khu Đồng Vai — TT Xuân Mai — Chương Mỹ – Hà Nội cho đến hôm nay vẫn chưa có đất TĐC & trình tự thủ tục phương án đền bù hỗ trợ TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
Tết nguyên đán 2012 các hộ dân phải mang tổ tiên ra ngoài trời để cúng. Đảng & nhà nước đã có câu phải lo cho dân ăn cái tết ngon lành & ấm cúng nhưng huyện Chương Mỹ không biết vì cái gì mà cưỡng chế phà nhà & tài sản của dân trước tết không bao xa, đó là điều trái với luân thường đạo lý của các cán bộ huyện Chương Mỹ đối với nhân dân tổ 5 — Khu Đồng Vai — TT Xuân Mai — Chương Mỹ – Hà Nội.
Nhưng đến ngày 02/03/2012 UBND huyện Chương Mỹ & ban GPMB đã họp & ra thông báo gia đình tôi phải tháo rỡ nhà cửa trước ngày 15/03/2012 để giao mặt bằng cho dự án, nếu không tự tháo rỡ giao mặt bằng cho bên thi công thì đến ngày 20/03/2012 sẽ tiến hành cưỡng chế.
Tại mục 7 chỉ thị số 05 ngày 22/2/2006 của thủ tướng chính phủ.(Từ nay trở đi yêu cầu các tỉnh & TP không được tháo rỡ nhà dân khi chưa có đất ở nhà ở nên ưu tiên đất TĐC tại chỗ để đảm bảo đời sống cho những người bị thu hồi đất…).
Trong khi đó đường HCM đã thông, mà gia đình tôi ở cách mép đường HCM hơn 30m nhưng huyện Chương Mỹ vẫn cố tình giải tỏa gia đình tôi để giao mặt bằng cho dự án. Tôi đã điện hỏi ông Phạm Hồng Sơn Tổng giám đốc dự án đường HCM tại sao đường làm có thế mà lại lấy đến tận nhà tôi? Ông Phạm Hồng Sơn trả lời chúng tôi làm đến đâu thì thu hồi đến đó chứ đâu có kinh phí mà thu hồi rộng thế. Tôi hỏi ông Đỗ Hồng Quang P. Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ thì ông trả lời tôi làm theo chỉ đạo của thành phố & ban dự án đường HCM.
 

Trung Quốc : Hàng ngàn người Tây Tạng kéo về tỉnh Thanh Hải sau một vụ tự thiêu mới


Tuần hành tại Đài Loan để ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng (10/03/2012). Người biểu tình mang các mô hình tượng trưng cho linh cữu những người tự thiêu, với dòng chữ : "Tự thiêu cho tự do".

Tuần hành tại Đài Loan để ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng (10/03/2012). Người biểu tình mang các mô hình tượng trưng cho linh cữu những người tự thiêu, với dòng chữ : “Tự thiêu cho tự do”.    -REUTERS/Shengfa Lin =========>>>>
Hôm nay, 18/03/2012, tổ chức phi chính phủ Tây Tạng Tự do – Free Tibet, trụ sở tại Luân Đôn, Anh Quốc, ra thông báo cho biết, hàng ngàn người Tây Tạng, trong đó có dân thường và nhà sư, ngày hôm qua, đã kéo về huyện Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, gần khu tự trị Tây Tạng, ở phía tây Trung Quốc, sau khi lại xẩy ra một vụ tự thiêu ở đây.
Theo tổ chức Free Tibet, người tự thiêu ngày hôm qua là Sonam Dargye, 43 tuổi, một nhà nông, có ba con. Đây là vụ tự thiêu thứ ba của người Tây Tạng trong bốn ngày qua, ở Trung Quốc.
Ông Sonam Dargye là bạn thân của nhà sư Jamyang Palden, người đã tự thiêu ngày 14/03 vừa qua, cũng ở huyện Đồng Nhân. Vào ngày này năm 2008, các cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng, đặc biệt là ở thủ phủ Lhassa đã bị chính quyền Trung Quốc trấn áp đẫm máu.
Tổ chức Free Tibet khẳng định là vụ tự thiêu ngày hôm qua của ông Dargye là nhằm thể hiện « sự phản đối chống lại chính quyền Trung Quốc ».
Chính quyền, cảnh sát châu tự trị Hoàng Nam, thuộc tỉnh Thanh Hải, cũng như chủ các cửa hàng ăn uống, khách sạn, đều từ chối trả lời AFP về vụ này. Một chủ nhà hàng nói rằng các cuộc điện thoại bị nghe trộm và do vậy « không tiện » nói chuyện.
Kể từ đầu tháng Ba năm 2011, gần 30 người Tây Tạng, đa số là các nhà sư, đã tự thiêu hoặc có ý định tự thiêu, tại các khu vực có cộng đồng người Tây Tạng sinh sống ở Trung Quốc.
Nhiều người Tây Tạng phản đối chính sách đàn áp tôn giáo và văn hóa, cũng như sự thống trị ngày càng lan rộng của người Hán, sắc tộc chiếm đa số tại Trung Quốc.
Theo giới quan sát, tháng Ba hàng năm là thời điểm nhậy cảm đối với người Tây Tạng. Lãnh tụ tinh thần, Đức Đạt Lai Lạt Ma, tháng Ba năm 1959, đã phải sang Ấn Độ sống lưu vong, sau khi các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống quân đội Trung Quốc bị thất bại.
 

Trần huy Thuận :Tội thế kỉ luật thế là thế nào ?

Trần Huy Thuận – Trannhuong
Cột: – Kèo này, trong cuộc đời công tác của cậu, cậu đã bị kỷ luật bao giờ chưa?
Kèo: – Đằng ấy truy lý lịch tớ đấy à? Hay … tổ chức giao cho cậu điều tra để chuẩn bị đưa tớ vào “Quy hoạch đào tạo kế cận” đấy?
Cột: – Không truy mà cung chẳng điều tra, quy hoạch gì hết, chỉ là tiện mồm thì hỏi chơi thôi.
Kèo: – Chơi?.. Chuyện kỷ luật một con người mà là chuyện chơi?.. Sinh mạng chính trị chứ tưởng đùa à?
Cột: – Thì đấy! Chính là chỗ ấy đấy, nên tớ mới muốn hỏi cậu, thì chưa chi cậu đã nhặng cả lên!
Kèo: – Thì ai bảo cậu lại nói “hỏi chơi thôi”. Vậy ý cậu muốn hỏi tớ chuyện gì, nói cụ thể ra xem nào?
Cột: – Chuyện là thế này, có 1 sếp trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao bị tố giác rồi sau đó bị cơ quan kiểm tra kết luận là đã “vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách” , thì như thế gọi là mắc lỗi trong sinh hoạt hay phạm tội lợi dụng chức quyền trục lợi?
Kèo: – Bản thân cái kết luận đã nói rõ rồi còn gì. Đó hiển nhiên là “tội lợi dụng chức quyền trục lợi”. Tớ vay cậu hay cậu vay tớ rồi ì ra không chịu trả, mới gọi là mắc lỗi trong sinh hoạt chứ. Nhưng nếu cứ lợi dụng tình bạn bè mà tớ hoặc cậu không chịu trả nợ nhau thì còn phải đưa nhau ra tòa nữa ấy chứ. Lúc ấy là tội chứ đâu còn là lỗi?
Cột: – Được! Vậy tớ lại hỏi: Giả thiết nếu là một sếp phó, mà cậu lại có những “phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc” tại cơ quan mình, thì cậu có còn xứng là sếp nữa không?
Kèo: – Phải nói ngay là tớ, cái thằng Kèo quê mùa này chẳng bao giờ dám mơ ước được làm sếp, dù chỉ là sếp phó! Còn đã làm đến chức ấy mà lại “phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc” thì đích thị là có động cơ xấu rồi, là phạm tội đặt điều vu khống đứt đuôi con nòng nọc rồi!
Cột: – Như thế cũng lại là tội à? Mình cứ tưởng đấy chỉ là … lỗi trong sinh hoạt, nói năng bồng bột thiếu suy nghĩ?
Kèo: – “Pháp luật bất vi thân”, cậu đừng vì tớ là bạn bè nối khố mà tìm cách làm cho tớ nhẹ tội đó nghe chưa!
Cột: – Cậu nói thế chứ tớ chả dám! “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, tớ được học điều đó từ lâu rồi, tớ hiểu!
Kèo: – Thế còn định hỏi gì nữa không?
Cột: – Còn!.. Tớ còn muốn hỏi thêm cậu điều này nữa: Một người nào đó bị phát hiện “khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp”, người đó lại là đảng viên, thì theo cậu, anh ta có xứng đáng là đảng viên nữa không?
Kèo: – Yêu cầu trước tiên khi được xét kết nạp đảng là phải khai báo lý lịch trung thực. Điều 1 của Điều lệ Đảng còn ghi rõ: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân”. Man khai văn bằng là phạm tội không trung thực rồi, là  xuất phát từ lợi ích cá nhân rồi. Còn đâu là “chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong” nữa, tiên phong làm bằng giả à?!. Tự người đó phải thấy thế là không xứng đáng danh hiệu đảng viên chứ!
Cột: – Thế mà có một ông sếp lớn, phạm tất cả các tội tớ nêu trên, lại chỉ bị kỷ luật… “bằng hình thức cảnh cáo” thôi đấy!
Kèo: – Cái gì?… Tội thế, kỷ luật thế, là thế nào?
Cột: – Là thế thế!
 

Ba Bê :Đại sư tổ

Ba Bê – Trannhuong Nhà ảo thuật nọ nổi tiếng về tài đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành, che khuất  cả tượng đài cao vài trăm mét.  Nghe lời đồn đại, một siêu trộm và một  siêu cò  bèn khăn gói quả mướp tìm đến thỉnh giáo, xin làm đệ tử để tu nghiệp.
Nhà ảo thuật hỏi:
- Tài năng của các vị đến bậc nào rồi?
Siêu trộm vội thưa :
- Trèo tường năm bảy mét, khoét vách vài chục phân, bẻ vài trăm kiểu khóa đệ đều làm được!
Nhà ảo thuật gật gù tỏ vẻ khâm phục.
Siêu cò từ tốn thưa :
- Đệ không vượt nổi tường cao một mét, không khoét nổi bức vách nửa phân, nhưng có thể đưa người cửa trước, rước người cửa sau, che mắt bàn dân thiên hạ, luồn lách qua thiên la địa võng cơ chế pháp luật,  đảo ngược cán cân công lý dễ dàng như trở bàn tay …
Chưa nghe hết lời, nhà ảo thuật đã tái mặt, quỳ mọp xuống đất vái lia lịa  mà bẩm rằng:
- Kẻ hèn mọn này chẳng qua chỉ biết dùng răm ba tài vặt để qua mặt khán giả trên sàn diễn chứ ở ngoài đời phải suy tôn ngài là đại sư tổ! …
BB
 

CHỐNG CỬA NGÓ SANG


Nguyencuvinh

Mấy ngày vừa qua, hình như cả thế giới đều ngó sang Trung Quốc. Hai người thôi, một là Tập Cận Bình, người được cho là chuẩn bị thế chân ông Hồ Cẩm Đào lãnh đạo đất nước Trung Quốc tiếp tục theo cọn đường Xã hội chủ nghĩa ( nhưng cần nhấn mạnh là: mang màu sắc Trung Quốc). Một là Ôn Gia Bảo, Thủ tướng sắp mãn nhiệm. Không thấy Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói gì.

http://www.tienphong.vn/Cache/907/162907_400.jpgNhưng phát biểu cả hai ông này cũng đủ thấy một điều gì đó đang xảy ra với Đảng cộng sản Trung Quốc, đang xảy ra dữ dội, dự báo một sự thay đổi khá lớn trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.                                                                                                                               Ông Tập cận Bình

                                                                                                                                                                                                               

Cũng như ở ta triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, cũng tuyên bố mạnh mẽ. Nhưng ở Trung Quốc, những nhận định của ông Tập Cận Bình gần như là ” vạch hẳn áo ra” để thiên hạ nhìn thấy rõ ràng tình trạng đảng viên của Đảng đang xuống cấp thê thảm và đáng báo động như thế nào.

Ông Tập Cận Bình nói:” “Nếu bạn muốn khoe khoang, muốn lừa phỉnh người dân, và tìm kiếm vật chất địa vị, và nếu bạn không hướng tới những mục tiêu cao hơn, thì không chỉ khó thúc đẩy công tác của Đảng và nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh của Đảng, khiến người dân thất vọng, mất lòng tin”…. ”Tại thời điểm này, một số đảng viên và cán bộ cấp cao đã trở nên phù phiếm và cuốn theo làn sóng kinh tế thị trường dẫn tới tham nhũng và vi phạm pháp luật cũng như kỷ luật Đảng”…. “đảng cộng sản đã biến thành nơi chia chác chốn đình chung; và nếu vậy thì vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân nữa”…  “những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng”….”Nếu anh muốn khoe khoang, lừa phỉnh quần chúng, tìm kiếm vật chất và quyền chức, nếu anh không hướng tới những mục tiêu cao hơn, thì không chỉ khó mà tiến hành công tác của Đảng và nhân dân, mà còn hủy hoại hình ảnh của Đảng, làm nhân dân thất vọng, và mất lòng tin”

Còn ông Ôn Gia Bảo thì lo lắng cảnh báo: “Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với một “thảm kịch lịch sử khác”, kiểu như cách mạng văn hóa, trừ khi khẩn cấp tiến hành cải tổ chính trị”

Những vấn đề của Trung Quốc đã khiến chính Trung Quốc lo ngại:

Lời kêu gọi cải cách của ông Ôn được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí của một siêu cường thực sự, nhưng những vấn đề nội tại của xã hội hơn 1,3 tỷ dân hiện bộc lộ không ít.

Ngày càng có nhiều triệu phú, tỷ phú ở Trung Quốc, nhưng dường như nền tảng đạo đức xã hội đang bị ăn mòn. Tham nhũng tràn lan. Những hành vi đê hèn, ti tiện nhan nhản.

Nhà thầu bỏ thêm cát vào hỗn hợp bê tông để ăn chênh lệch; cầu, đường nhanh chóng xuống cấp. Lỗi thiết kế khiến tàu cao tốc trật đường ray.

Nhà sản xuất sữa làm giàu bằng cách bỏ hóa chất độc hại vào sữa cho trẻ uống. Quan chức “rửa tiền” bằng hình thức đánh bạc ở Macau.

Một phần ba số người giàu nhất là các quan chức cấp cao, dù lương của họ chẳng đáng là bao so với mức chi tiêu.

Con cháu họ chơi bời ở hộp đêm, vác siêu xe diễu phố. Giữa người giàu và đa số người nghèo là một khoảng trống mênh mông.

Những gì Trung Quốc đang lo lắng cho tương lai của Đảng, của đất nước khiến ta không thể không nhìn lại mình.

Chống cửa ngó sang nhà hàng xóm để suy ngẫm.


Việt Nam: Đấu thầu khai thác dầu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam

DCVOnlineTin Bloomberg
Việt Nam: Đấu thầu khai thác dầu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
Công ty Khai thác Dầu khí của Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation) nhắm phát triển và khai thác khu vực phía bắc của Biển Nam Hải vốn có nhiều dầu và khí là vi phạm tính chủ quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói. Công ty khai thác dầu khí lớn nhất Trung Quốc này (CNOOC) đã gởi lời mời đấu thầu đến các công ty ngoại quốc năm rồi cho 19 khu (blocks) gần quần đảo Hoàng Sa đang còn nằm trong vòng tranh chấp. Việt Nam nhấn mạnh đến Block 65/24, là khu vực Việt Nam nói nằm cách một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ một hải lý, và phản đối những điều Trung Quốc đang tiến hành làm là vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lương Thanh Nghị yêu cầu Trung Quốc “ngưng ngay tất cả các hoạt động vi phạm tính chủ quyền của Việt Nam,” theo bản thông cáo đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua. Trung Quốc phủ nhận sự cáo buộc này và kêu gọi Việt Nam tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimen nói ở cuộc họp báo ngắn ở Bắc Kinh hôm nay.
Các nước láng giềng của Trung Quốc đã bác bỏ bản đồ biển Nam Hải của Trung Quốc như là căn bản cho hợp tác chung cùng tìm kiếm dầu khí, đưa đến những xung đột ở vùng biển vốn rất bận rộn với tàu bè qua lại nhất thế giới. Công ty Exxon Mobil Corp, Talisman Energy Inc. và Forum Energy Plc là ba trong những công ty đã ký                                                                             Tranh chấp lãnh hải và “Phản đối bằng mồm”! Nguồn: AFP
hợp đồng khai thác dầu khí ở vùng biển đang còn tranh chấp.

“Có thể hung hăng hơn”
“Việt Nam và Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn về tính chủ quyền như họ đã từng trong quá khứ,” ông Tony Regan nói. Ông Tony là một nhà tư vấn cho công ty Tri-Zen International Ltd có trụ sở nằm ở Singapore và đã từng là giám đốc điều hành với công ty Royal Dutch Shell Plc trong ngành LNG. “Tôi không nghĩ là có nhiều công ty lớn đáng kể muốn chấp nhận sự rủi ro đó ngoại trừ rất rõ ràng là hai nước đối thoại với nhau và có một sự kỳ vọng đáng tin cậy về chuyện tranh chấp được giải quyết (ổn thỏa).
Block 65/24 nằm ở vùng biển cực nam mà năm rồi Trung Quốc đã mời đấu thầu bao gồm những phần nằm về phía nam của Hong Kong. Mực nước biển trong block này, bao phủ một khu vực lớn gấp hai lần tiểu bang Delaware của Hoa Kỳ, có độ sâu 2 cây số, theo trang mạng của CNOOC.
“Không chắc là khu vực như Block 65/24 và Block 55/03 nằm sau giới hạn mà Việt Nam cho mình có chủ quyền,” HIS Global Insight nói trong bản tường trình năm rồi. “Như thế, nhà thầu có cơ nguy trở nên bị rắc rối khi có căng thẳng chính trị giữa hai nước.”
Trung Quốc đánh bật Việt Nam ra khỏi 30 đảo nhỏ và vùng đá san hô ngầm bao gồm quần đảo Hoàng Sa trong trận hải chiến năm 1974, qua đó đã có 71 binh sĩ thiệt mạng. Hai nước cũng tranh chấp nhau với quần đảo Trường Sa nằm sâu hơn về phía nam, một khu vực mà Phi Luật Tân cũng cho mình có chủ quyền và cũng đã bỏ thầu để khai thác dầu khí.
Số lượng dầu dự trữ ở vùng biển Nam Hải có thể lên tới 213 tỉ thùng (barrel), theo sự khảo sát cỉa Trung Quốc năm 2008 mà Sở Năng lượng Hoa Kỳ đã trích dẫn.
Việt Nam cũng phản đối cuộc tập trận có bắn đạn thật trong tháng này của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch triển khai ngành du lịch trong khu vực này, theo bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
© DCVOnline

Nguồn:

(1) Vietnam Says Cnooc’s South China Sea Bids Violate Territory. Bloomberg, 17 March 2012

Hiến Pháp Phải Gắn Liền Với Con Người Việt Nam.

Nguyễn Quang DuyDCVOnline Hiến Pháp Phải Gắn Liền Với Con Người Việt Nam.
Muốn thiết lập một Thể Chế Tự Do Việt Nam cần một Hiến Pháp Dân Chủ điều này không cần phải bàn tới, nhưng có người vẫn tin rằng phải trở lại với Hiến Pháp 1946.
Trên diễn đàn BBC trước đây, người viết chứng minh rằng chính Hiến Pháp 1946 xây dựng nền tảng cho thể chế độc tài cộng sản. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến Pháp này không được rõ ràng. Nghị Viện (Quốc Hội) chỉ có Một Viện duy nhất và cũng chính Viện này lại bầu lên một Chủ tịch nước. Quyền hạn của chủ tịch nước được liệt kê ở Điều thứ 49, cho phép chủ tịch nước các quyền hạn tuyệt đối không thua gì Tổng Thống Hoa Kỳ.
Nhưng đến Điều thứ 50 lại ghi rõ “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” Khi ấy Hồ chí Minh là chủ tịch nước, Điều 50 đặt ông Hồ trên cả Hiến pháp và Luật pháp quốc gia.
Ông Hồ còn kiêm nhiệm chủ tịch đảng Cộng sản. Điều 50 như vậy sửa soạn cho cả một guồng máy chuyên chính cộng sản thần thánh hoá biến ông thành nhà độc tài trong một thể chế chuyên chính toàn trị. Vì thế ông Hồ đã tùy tiện xé bỏ Hiến Pháp 1946 để thay bằng các Cương Lĩnh Đảng 1959, 1980 và 1992. Thật ra dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp chỉ là hình thức. Mọi quyết định đều từ các Nghị Quyết Đảng và không ít Nghị quyết hòan tòan vi hiến, thí dụ Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp hay Nhân Văn Giai Phẩm.
Học theo gương Hồ chí Minh đặt chủ tịch trên Hiến Pháp trên Luật Pháp Quốc Gia, các cháu ngoan của “Bác” đặt Điều 4 vào Hiến Pháp thôn tính tất cả quyền lực nhưng chẳng ai “phải chịu một trách nhiệm nào”. Trường hợp Đại tá Công an Đỗ Hữu Ca vi phạm Hiến Pháp và luật pháp tấn công lương dân nhưng lại trở thành người điều tra xét xử, trong khi gia đình Đòan văn Vươn vì tự vệ lại phải tù. Nhờ tiếng súng của gia đình Đòan văn Vươn mới biết Hiến Pháp 1992 không có điều lệ nào cho phép quân đội (và cả công an) tham gia cưỡng chế đất đai. Hai lực lượng này là để bảo vệ dân chứ không phải để tấn công dân. Còn “luật đất” thì có nhưng nhà nước cộng sản không áp dụng mà chỉ dùng “luật rừng”. Tình trạng lộng quyền đã nói lên tình trạng khủng hỏang Hiến Pháp, khủng hỏang luật pháp và phá sản của guồng máy cai trị tại Việt Nam.
Hồ chí Minh còn sợ bị người dân lật mặt nạ phản quốc. Con và cháu “Bác” ngày nay thì vượt “Bác” ở chỗ không sợ cả tội phản quốc công khai bán nước cho Tầu.
Nhưng khuyết điểm lớn nhất của Bản Hiến Pháp 1946 là thiếu vắng “con người Việt Nam”. Một Hiến Pháp đúng nghĩa cho Việt Nam cần gắn liền với làng xã với con người Việt Nam.
Hiến Pháp Hoa Kỳ
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ đã xác nhận “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tư tưởng này là nền tảng cho Bản Hiến pháp Hoa Kỳ, nó đặt quyền người dân trên hết, còn quyền hạn của Chính phủ và Quốc Hội là những quyền do người dân ủy nhiệm.
Một mô hình tam quyền phân lập rõ ràng được đưa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ. Quốc hội được trao quyền lập pháp, Tổng thống quyền hành pháp và Tòa án quyền tư pháp. Các quyền của mỗi nhánh lại được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia.
Hiến pháp Hoa Kỳ còn nêu rõ quyền hạn của các viên chức chính phủ. Các Nghị sỹ Dân Biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm phải được bổ nhiệm theo đúng Hiến Pháp. Nhờ Bản Hiến Pháp này Hoa Kỳ đã thiết lập một chính quyền Trung Ương Liên bang có thực quyền và thống nhất quyền lực đưa Hoa Kỳ từ những thuộc địa trở thành một cường quốc số một trên thế giới.
Cũng chính nhờ Bản Hiến pháp đặt quyền con người trên hết, dù xuất thân từ bất cứ nguồn gốc nào, mỗi người dân đều gắn bó với đất nước trong một niềm tự hào chung là công dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và vì thế Hiến Pháp Hoa Kỳ đã trở thành một Hiến Pháp kiểu mẫu, một mô hình kiểu mẫu được nhiều quốc gia trên thế giới noi theo.
Hiến Pháp 1946 Thiếu Vắng Con Người Việt Nam
Trong bài “Viễn Tượng Việt Nam”, người viết có nhắc đến những người sọan ra Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 đã sao chép những lời vàng ngọc trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. Trước đó năm 1919 tại Hội Nghị Versailles, nhân Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson tham dự và phát biểu về quyền tự quyết dân tộc, Nhóm Người Việt Yêu Nước Nguyễn ái Quốc đã gởi bản “Yêu sách của Nhân Dân Việt Nam” với yêu sách thứ bẩy mong người Pháp ban hành Hiến Pháp cho Việt Nam. Điều này cho thấy giới trí thức Việt Nam từ lâu đã hướng đến Hoa Kỳ như một quốc gia mẫu mực cho Việt Nam noi theo.
Hiến Pháp 1946 cũng được xây dựng dựa trên Hiến Pháp Hoa Kỳ như Điều 49 quyền hạn của Chủ tịch nước tương tự như quyền hạn của vị Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng các điều khác trong Hiến Pháp này lại trái ngược như tam quyền không phân lập. Việc nghiên cứu tìm hiểu thêm về Hiến Pháp này sẽ giúp cho chúng ta nắm được một giai đọan lịch sử mà tòan dân vừa giành được độc lập đang hướng đến xây dựng một thể chế tự do theo khuôn mẫu Hoa Kỳ.
Điều cần nói Hiến Pháp Hoa Kỳ là mô hình xây dựng cho một quốc gia lớn gồm nhiều cựu thuộc địa và dân chúng xuất xứ từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng tất cả đều ham muốn tự do và quyết tâm khai phá miền đất mới Hoa Kỳ.
Trong khi ấy Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nhỏ. Vào năm 1946 có đến 90 phần trăm dân Việt sống ở nông thôn và cơ cấu hạ tầng của Việt Nam là làng xã. Người Việt luôn gắn bó với làng xã quê hương. Cho dù phải sống xa quê hương người Việt luôn hướng về làng mạc nơi ông cha họ đã khai phá gầy dựng. Chương V của Hiến Pháp 1946 đề cập đến cơ cấu và trách nhiệm Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Hành Chánh. Nhưng Chương này nhằm mục đích duy nhất là để Trung Ương cai trị địa phương và địa phương cai trị người dân.
Hiến Pháp 1946 cùng chung mục đích với Hiến Pháp Hoa Kỳ ở chỗ nó hướng đến việc tập trung quyền lực về Trung Ương. Tòan Bản Hiến Pháp 1946 thiếu hẳn sự kết hợp và tham dự của người dân địa phương vào việc hình thành chính sách và chiến lược quốc gia.
Đất và Con Người trong Mô Hình Phát Triển Quốc Gia
Đất, tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật, nhân lực và tri thức là các yếu tố chính trong một nền kinh tế quốc gia. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Đến nay 70 phần trăm dân chúng vẫn sống tại thôn quê.
Theo Hiến Pháp hiện hành đất nông nghiệp không thuộc sở hữu nông dân mà thuộc sở hữu nhà nước. Nói cách khác người nông dân chỉ là những bần nông không ruộng không vườn. Dù họ đang sống trên mảnh đất do ông cha để lại, nhưng mảnh đất này đã bị đảng Cộng sản tước mất chủ quyền. Mất quyền sở hữu là mất động năng để người nông dân cần cù chăm sóc cho mảnh ruộng, mảnh vườn. Mất động năng làm việc người nông dân sẽ chỉ làm đủ sống qua ngày. Dân nghèo thì nước cũng nghèo.
Nhà nước giao đất cho nông dân và có quyền lấy lại đất bất cứ lúc nào. Quyền lấy lại đất lại bị các giới chức cầm quyền từ trung ương đến địa phương lạm dụng. Cũng như gia đình Đòan văn Vươn hằng triệu nông dân và gia đình đã, đang và sẽ lâm vào đường cùng. Trong khi đó giới chức cầm quyền càng ngày càng trở nên giàu có và quyền lực hơn.
Các phương cách thu hút vốn đầu tư hay phương cách phân chia vốn đầu tư quốc gia chủ yếu tập trung vào các thành phố các khu công nghệ càng làm cho nông thôn trở nên nghèo khó hơn. Người nông dân phải đóng thuế nhưng họ đóng thuế để phục vụ người giàu. Hậu quả là nông dân phải tha phương cầu thực hay sống nghèo đói tại quê nhà.
Một quốc gia mà phân cách giầu nghèo giữa thôn quê và thành thị càng ngày càng bị đào sâu thì dù giầu có cách mấy cũng không thể xem là một quốc gia phát triển. Đằng này Việt Nam lại là một nước nghèo và nông thôn Việt Nam ngày càng nghèo thêm.
Nói tóm lại cái nghèo của dân quê là do đảng Cộng sản tước bỏ tất cả các quyền mà tạo hóa đã ban cho con người. Muốn đất nước thóat khỏi cảnh nghèo vươn lên một Hiến Pháp mới phải gắn liền với làng xã Việt Nam, quyền của người nông dân phải được mang vào Hiến Pháp này.
Việt Nam Đất Nước của Làng Xã
Khi quân Nguyên xâm chiếm nước ta vua Trần cho vời các vị bô lão đại diện cho làng xã Việt Nam về kinh để xin ý kiến: Nên hòa hay nên chiến? Đây là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là sự gắn bó dân chủ giữa trung ương và địa phương, là sự đòan kết giữa người cầm quyền chính danh và người dân từ khắp các thôn quê làng mạc.
Sự thất bại của chế độ cộng sản thúc đẩy chúng ta quay về tìm lại bản sắc dân tộc. Một trong những bản sắc nổi bật nhất chính là làng Việt truyền thống một tổ chức vô cùng đặc biệt. Trong bài viết mới đây tác giả Trần Trung Chính đã chỉ rõ làng là một tổ chức xã hội dân sự.
1. Mỗi làng đều có chợ, chùa, đình, văn từ văn chỉ, đền-miếu, công quán-điếm sở, giếng làng-ao làng, cổng làng, kho nghĩa sương, hệ thống đường làng, nghĩa trang làng và công điền-ruộng công. Nghĩa là mỗi làng đều có mọi phương tiện dịch vụ công cộng nhằm phục vụ cư dân trong làng trong xã.
2. Mỗi làng có pháp chế riêng (hệ thống hương ước), có tín ngưỡng của từng làng (thành hoàng làng)… Các hệ giá trị của làng được dân làng coi trọng như pháp luật nhà nước. 3. Người đứng đầu do các thành viên của làng bầu lên, được khởi đầu vào thời Lê đến thời Hậu Lê đã hoàn thiện và phổ biến áp dụng. Theo Đào Duy Anh việc quản trị hệ thống làng Việt Nam theo kiểu: “Công việc làng thường do dân làng bàn định, chứ nhà nước ít can thiệp đến, mà nhiều khi nhà nước có can thiệp cũng vô hiệu quả, cho nên ở nước ta có câu tục ngữ rằng: Phép vua thua lệ làng”.Chính nhờ thế khi đất nước lâm nguy, khi quân Tầu xâm lược làng xã mới nối kết để giữ gìn từng tất đất do ông cha để lại.
Cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc mục tiêu chính là đánh vào cơ cấu hạ tầng dân tộc để đặt lên một guồng máy trung ương tập quyền nhằm kiểm sóat địa phương. Guồng máy này đang trong thời kỳ phá sản và một thể chế tự do sớm muộn gì cũng sẽ đến với Việt Nam.
Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến nay người Việt chuộng khuynh hướng hướng ngọai tìm cái hay của ngọai quốc. Điều này rất tốt nhưng cái hay của người ngòai thường khi lại không thích hợp với đất nước với dân tộc Việt Nam. Thể chế tự do chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để phục hồi xây dựng lại đất nước chúng ta chỉ còn một con đường là quay về gìn giữ những giá trị mà ông cha ta để lại trong đó có giá trị dân chủ trong tổ chức làng xã đã nói bên trên.
Hiến Pháp Thụy Sĩ
Trả lời với các hội viên Lions International, Giáo sư Victoria Curzon-Price của Đại học Genève, cho biết nền kinh tế chánh trị Thụy sĩ hoàn toàn trái ngược các quốc gia láng giềng phần đông đang bị khủng khoảng và đình trệ là nhờ họ có một Hiến Pháp dân chủ đặc biệt đang hình thành bởi hai sức ép: sự cạnh tranh giữa các “tỉnh –canton” và “quyền sáng kiến”. Về quyền sáng kiến thì “… Những người dân cử đều dưới quyền kiểm soát của công dân. Bất cứ lúc nào, một nhóm công dân đều có thể đưa ra một ý kiến một sáng tạo. (100 000 chữ ký cho một sáng kiến cấp Liên bang) chống một đạo luật, đề nghị một đạo luật, có khi cả một dự án luật, miễn là đừng đi ngược với Hiến Pháp. Dĩ nhiên với một sức ép như vậy, các vị dân cử khó có thể đề nghị tăng thuế hay tăng tiền xài …”
Không riêng gì Thụy sĩ, tại các quốc gia dân chủ người lãnh đạo luôn muốn lắng nghe quan điểm của công dân. Ngày 24-2-2012, Quốc Hội Liên Bang Úc mời Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Khối 8406, Ủy Ban Bảo Trợ Người Lao Động và Qũy Tù Nhân Lương Tâm xin ý kiến nhằm hòan chỉnh diễn trình Đối thọai Nhân quyền giữa chính quyền Úc và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Tổng thống Barack Obama cũng đã chính thức muốn tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để lắng nghe chúng ta trình bày các quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cuộc gặp đã được thu xếp và sẽ diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào trưa Thứ Hai, mùng 5 tháng Ba sắp tới. Cuộc gặp dự trù kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa các giới chức Tòa Bạch Ốc và khoảng 100 người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ
Thế nhưng Hiến Pháp Úc Hiến Pháp Hoa Kỳ lại không cho quyền người dân trực tiếp tham gia hình thành các chính sách quốc gia.
Hiến Pháp Gắn Liền Với Con Người Việt Nam
Ưu điểm của Hiến Pháp Thụy Sĩ là ghi nhận quyền sáng kiến để người dân có thể trực tiếp đề ra những chính sách hầu tối đa lợi ích quốc gia. Quyền sáng kiến đã thích hợp với Thụy Sĩ sao lại không thích hợp với Việt Nam ?
Vì thế quyền sáng kiến nên được đưa vào Hiến Pháp Mới của Việt Nam. Nhưng thay vì chữ ký của người dân nên thay bằng chữ ký của một tỷ lệ làng xã Việt Nam, cả thôn quê lẫn thành thị. Nó sẽ giúp người dân nhất là người nông dân được trực tiếp tham gia vào việc hình thành các chính sách quốc gia. Nó sẽ giúp cân bằng quyền lực giữa trung ương và địa phương và tạo nên sự công bằng giữa các địa phương. Một Hiến Pháp với sự liên tục tham gia trực tiếp giữa làng xã và chính quyền Trung Ương sẽ giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
DCVOnline

Bài do tác giả gởi, DCVOnline trình bày và minh hoạ.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Nguyễn Quang Duy (10-2005), Hiến pháp đúng mực sẽ giúp người dân làm chủ, www.bbc.co.uk
2. Nguyễn Quang Duy (2-2012), Viễn Tượng Việt Nam: Tự Do, Tri Thức Và Phát Triển.
3. Phan Văn Song (1-2012), Sự thành công của Thụy sĩ: Chánh trị hay Kinh tế?
4. Trần Trung Chính (2-2012), Tổ chức xã hội dân sự – một di sản của Việt Nam

Hé lộ bí mật quan hệ Thatcher – Reagan


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/17/120317161002_thatcher_and_reagan_304x171_getty_nocredit.jpg
BBC – Các ký họa nguệch ngoạc của cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại hội nghị thượng đỉnh G7 1981 ở Ottawa, Canada, từng được cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lưu giữ trong hồ sơ riêng, mới được công bố.
Chúng gồm một hình vẽ thân thể đàn ông, hình một con mắt và các mặt người khác nhau, nằm trong số những giấy tờ cá nhân từ năm 1981 của cựu lãnh đạo Anh.
Hội nghị thượng đỉnh Ottawa, diễn ra sáu tháng sau khi ông Reagan lên nắm quyền, đã chứng kiến bước tiến trong mối quan hệ của cặp lãnh đạo Mỹ – Anh mà tên của họ thường được gọi tắt thành cặp là “Ron và Margaret.”
Hai vị lãnh đạo từng tiếp xúc từ năm 1972 tại Anh

Ông Reagan làm tổng thống Mỹ tám năm trong thời gian 11 năm cầm quyền của bà Thatcher.
Ký họa được ông Reagan để lại trên bàn bên cạnh bà Thatcher và sau đó đã được Bà Đầm thép lưu trữ ở Phủ Thủ tướng Anh số 10 Downing Street, theo thông tin mới công bố của tổ chức tư liệu tư liệu về Margaret Thatcher.
Hai chính khách được cho là có lần tiếp xúc đầu tiên vào năm 1972 – bảy năm trước khi bà Thatcher trở thành thủ tướng.
Khi đó bà giữ chức bộ trưởng trong chính phủ của Edward Heath, còn ông Ronald Reagan, trên cương vị thống đốc tiểu bang California, đang viếng thăm Anh.
Hồi tưởng cuộc gặp đầu tiên giữa hai người, ông Reagan cho biết ngay sau cuộc gặp đó ông đã tin rằng bà Thatcher sẽ trở thành một “Thủ tướng tuyệt vời.”
‘Bạn thân’
Hình vẽ của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Thượng đỉnh G7 ở Ottawa năm 1981 
Hình vẽ của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

Sau khi Reagan nhậm chức vào tháng Giêng năm 1981, trong một chỉ dấu cho thấy sự thắt chặt quan hệ, nữ Thủ tướng đã được vinh dự là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được tân chính quyền Reagan mời thăm Mỹ. Bà đã tới Mỹ vào tháng 2 năm 1981.
Hai nhà lãnh đạo đã thiết lập một mối quan hệ nổi tiếng là thân thiện, gần gũi, dù đôi khi cũng có “bão tố” trong suốt thời gian cầm quyền của mình.
Hai chính trị gia tìm thấy nhiều điểm chung khi chia sẻ những tư tưởng của cánh hữu như chính phủ can thiệp tối thiểu, quốc phòng mạnh mẽ và thị trường tự do.
Họ cũng chia sẻ sứ mạng chung là đánh bại chủ nghĩa cộng sản mà Liên Xô dẫn đầu.
Tất cả điều này, theo chính lời của Thatcher, là sự chia sẻ “quyết tâm nhằm đạt” các mục tiêu.
Tuy nhiên giữa hai nhà lãnh đạo cũng có những bất đồng, mà đáng chú ý nhất là về cuộc khủng hoảng Falklands năm 1982, rồi sau đó là xung quanh cuộc xâm lược của Mỹ vào Grenada 18 tháng sau.
Trong điếu văn của mình tại lễ tang Tổng thống Reagan năm 2004, bà Thatcher gọi cựu tổng thống Mỹ là một trong những người “gần gũi nhất về mặt chính trị và là một người bạn bè thân thiết.”
Trước đó, vào những năm đã nghỉ hưu, Reagan nói ông “rất may mắn”, khi được biết Bà Đầm thép.

Hỏa tiễn Bắc Hàn: Bắc Kinh lo ngại


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/16/120316091431_north_korea_rocket_304x171_a.jpg
BBC – Trung Quốc bày tỏ lo ngại về kế hoạch phóng ‘hỏa tiễn mang vệ tinh’ của Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn nói họ sẽ phóng hỏa tiễn để mừng sinh nhật lần thứ 100 của cố Lãnh đạo Vĩ đại Kim Il-sung vào tháng Tư này.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân đã gặp đại sứ Bắc Hàn để bày tỏ “lo ngại”.
Bất kỳ vụ phóng tên lửa nào cũng sẽ bị xem là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Bình Nhưỡng nói họ phóng tên lửa vì mục đích hòa bình
Ông Trương nói tất cả mọi bên đều có nghĩa vụ đảm bảo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi chân thành hy vọng các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, tránh căng thẳng leo thang vốn có thể làm cho tình hình thêm phức tạp,” ông Trương được dẫn lời nói trong bản tin hôm thứ Bẩy của Tân Hoa Xã.
Bắc Hàn thông báo họ sẽ phóng hỏa tiễn trong khoảng từ 12-14 tháng Tư.
Hôm thứ Bảy, Bình Nhưỡng nói họ đã thông báo cho các cơ quan quốc tế có liên quan về vụ phóng tên lửa và sẽ mời chuyên gia và phóng viên nước ngoài tới quan sát.
Hoa Kỳ nói vụ phóng tên lửa đe dọa an ninh khu vực trong khi Nga coi kế hoạch của Bắc Hàn là “lo ngại nghiêm trọng”.
‘Mục đích hòa bình’
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton coi tuyên bố của Bắc Hàn “có tính khiêu khích cao” và thúc giục Bình Nhưỡng tuân theo các nghĩa vụ quốc tế.
“Việc phóng tên lửa như vậy sẽ đe dọa an ninh khu vực và sẽ không nhất quán với cam kết gần đây của Bắc Hàn về việc không phóng tên lửa tầm xa,” bà Clinton nói trong một tuyên bố.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói họ “khó tưởng tượng” sẽ cung cấp lương thực cho Bắc Hàn như đã đồng ý từ trước nếu Bình Nhưỡng cứ phóng tên lửa.
“Việc phóng tên lửa như vậy sẽ đe dọa an ninh khu vực và sẽ không nhất quán với cam kết gần đây của Bắc Hàn về việc không phóng tên lửa tầm xa.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton
Nam Hàn nói vụ phóng tên lửa là “vi phạm rõ ràng” Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua hồi năm 2009 sau một vụ thử tương tự.
Nhật Bản đặc biệt lo ngại vì vụ thử tên lửa năm 2009 diễn ra trên vùng trời của họ.
Bộ trưởng Nội các Osamu Fujimura nói tại họp báo hôm thứ Sáu rằng Nhật đã lập ra ban đối phó khủng hoảng để theo dõi vụ việc và hợp tác với Hoa Kỳ và Nam Hàn.
Tháng trước Bắc Hàn đã đồng ý ngưng thử tên lửa tầm xa, ngưng tinh luyện uranium và để các thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc vào lại nước này.
Đổi lại Hoa Kỳ hứa sẽ trợ giúp 240.000 tấn lương thực cho Bắc Hàn.
Một phát ngôn viên của Bắc Hàn nói vụ phóng “vệ tinh làm việc”, Kwangmyongsong-3, là cơ hội để “đưa công nghệ sử dụng không gian vì mục đích hòa bình lên tầm cao mới.”
Tên lửa sẽ được phóng từ Trạm Phóng Vệ tinh Mặt trời ở hạt Cholsan tại bờ tây.

Thú ‘ăn chơi’ quái dị của dân nhà giàu Việt

18/03/2012 – Đất Việt
Báo giới nước ngoài đưa tin, giới nhà giàu Việt Nam dường như không hề có khái niệm “bão giá”, vẫn chi tiêu mạnh tay cho những thú “ăn chơi” siêu sa xỉ.
Ăn, uống, làm đẹp bằng vàng
Theo hãng thông tấn Reuters, người Việt Nam giờ rất “sính” dịch vụ đắp mặt nạ vàng 24k để làm trắng da. Và theo đó, Việt Mỹ là một trong số ít những thẩm mỹ viện làm đẹp cung cấp dịch vụ tút tát nhan sắc cao cấp kiểu này. Mức giá cho mỗi lần đắp mặt là 88,64 USD, tương đương 1,8 triệu đồng.
Dân nhà giàu VN sẵn sàng chi 1,8 triệu đồng cho mỗi lần đắp mặt nạ vàng 24k để làm trắng da. Ảnh: Reuters
Nếu trước đây, phương thức này chỉ để lưu hành trong giới vua chúa và quý tộc, là bí quyết dưỡng sắc để có vẻ đẹp hoàn hảo chỉ dành cho những nữ hoàng như Nefertiti hay Cleopatre, thì đến nay, người giàu Việt Nam quyết hưởng thụ. Với mỗi lần đắp mặt kéo dài 90 đến 120 phút, da mặt sẽ được phủ một lớp vàng mỏng, được kết hợp với collagen nguyên chất hoặc tinh chất kén tằm vàng.
Theo tìm hiểu, không chỉ đắp mặt nạ vàng, đại gia Việt còn “sốt” cả… ăn các món “trộn” vàng. Vì thế, nắm bắt được thú chơi ngông này của dân lắm tiền nhiều của, nhiều nhà hàng đã nhập những loại rượu trộn vàng để phục vụ thượng đế và phổ biến nhất là rượu trắng có trộn vàng cám hiệu ORO có dung tích 0,75 ml được mang từ Ấn Độ về, có giá hơn 5 triệu đồng/chai; hay rượu với độ cồn 43,5%, thể tích 750ml, xuất xứ Italia với những miếng vàng lá nhỏ li ti nổi long lanh trong chai, giá khoảng 7 triệu đồng/chai. Thậm chí, trong mùa trung thu vừa qua, trên thị trường còn xuất hiện những hộp bánh có nhân vàng cám, bán khoảng 3 triệu đồng/chiếc….
Phở, súp “đại gia”
Chuyện người dân Việt Nam hào phóng chi cả triệu đồng cho một bát phở từng một thời gây ầm ĩ dư luận và khiến báo chí phương Tây không thể không giật mình. Tờ BBC đưa tin, bát phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam, với hai mức giá hiện có là 650.000 đồng và 850.000 đồng mỗi bát. Dù “bão giá” đang hoành hành cùng lo ngại về nhiễm phóng xạ Nhật Bản nhưng phở bò Kobe vẫn hút hồn nhiều thực khách Hà Nội.
Bát phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam.
Với những người yêu thích thịt bò Nhật Bản, món phở bò Kobe tại Khách sạn vườn Thủ đô được xem là lựa chọn tuyệt vời. Vào ngày nghỉ cuối tuần, số lượng khách đặt bàn để thưởng thức món phở bò Kobe luôn đông nghẹt. Theo đầu bếp Phạm Văn Sơn của Khách sạn vườn Thủ đô, giá mỗi tô phở đã tăng thêm 100.000 theo đà tăng giá của thị trường nhưng món ăn đặc biệt này vẫn rất hút khách.
Phở bò Kobe có mức giá gấp nhiều lần các loại phở truyền thống là bởi nó được chế biến từ thịt bò Kobe. Đây là loại bò được nuôi ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Các chú bò này được nuôi dưỡng với quy trình cầu kỳ. Bò được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn. Ngày ngày, chúng được xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng. Chưa hết, công đoạn chế biến của món phở này cũng rất “khó tính”, từ chọn nhập thịt đến việc chế biến nước dùng. Đặc biệt, nước dùng món phở này được xem là bí quyết riêng làm nên thương hiệu phở bò Kobe của các mỗi nhà hàng, khách sạn. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể làm nên một bát phở Kobe thành công tại nhà dù cũng mua được thịt chính hiệu từ Nhật Bản.
Cũng là món ăn “đại gia” không kém cạnh phở bò Kobe, hiện nhiều nhà hàng ở Hà Nội và TP HCM cũng chạy đua… chế các món ăn “độc” phục vụ thượng đế lắm tiền, nhiều của. Ví như, thực đơn của nhà hàng Long Đình, chỉ cần liếc qua, sẽ thấy những món đắt nhất là món khai vị, súp tổ yến gạch cua 48 USD, tổ yến tiềm hạnh nhân 33 USD, súp vây cá tổ yến thượng hạng hồng xíu 72USD, súp bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD…
Còn ở nhà hàng San Hô, một nhà hàng có lối kiến trúc thời Pháp, sang trọng và nhẹ nhàng, nằm trên con đường lý tưởng, Lý Thường Kiệt thì thực đơn cũng không kém phần “long trọng”. Tuy nhiên, giá ở đây đều niêm yết bằng Việt Nam đồng, một bát súp vi cá hồng xíu cua gạch đặc biệt 1.500.000 đồng, súp yến vi cá 1.000.000 đồng, súp vi cá bào ngư Úc, 1.000.000 đồng. Ngoài ra, nhà hàng này còn có những món hàng “độc” được nhập khẩu từ các nước như ốc vòi voi nhập từ Canada 1.900.000 đồng một kg, bào ngư Mexico một hộp khoảng 8 lạng cho 4 người ăn, giá ngót nghét 5.000.000 đồng…
Nhau thai… cũng “sốt xình xịch”
Thời gian gần đây, dân Hà Nội đang rộ lên việc đi mua nhau thai về tẩm bổ, chữa bệnh. Tại thị trường, nếu muốn mua nhau thai khô cũng có mà tươi cũng có. Giá một gói nhau thai khô khoảng 250.000 đồng.
“Tôi bị thiếu máu và nghe nói ăn nhau thai sẽ chữa được bệnh này, nên thường xuyên mua về ăn. Nhau thai khô thì cứ ra hàng thuốc bắc hỏi mua, còn tươi thì đăng ký, có hết”, chị Mai ở Thanh Xuân, cho biết.
Nhau thai… cũng “sốt xình xịch”.
Trên thực tế, các tài liệu y học cổ truyền đều ghi ứng dụng lâm sàng của nhau thai là để trị cơ thể suy nhược, khí huyết hư tổn như có các bệnh lao, thiếu máu, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mãn ở người già, hen suyễn kéo dài. Tuy nhiên, việc sử dụng nhau thai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp chế biến… lại hoàn toàn có khả năng bị lây truyền virus HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì còn nguy cơ rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư. Trong bánh nhau của sản phụ bệnh có rất nhiều hoạt chất, thành phần có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… có thể ở tất cả các sản phẩm chế biến không đảm bảo. Hoặc khi chế biến nhau thai đó, liệu họ có cho hóa chất vào không và hóa chất đó có gây hại không, có được phép sử dụng không, nếu có gây hại thì gây hại như thế nào…

42 phụ nữ Việt khốn khổ tại Malaysia


Ngài Đại sứ Việt nam ở Mã lai đâu rồi??? không ra tay “cứu độ”,để rồi “đám phản động” họ làm thì la ó tùm lum đấy.Đúng là thứ ăn hại đái nát để báo Ngoại quốc đưa tin này!!!!
18/03/2012 - Đất Việt
Cảnh sát Malaysia  vừa phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam (độ tuổi từ 30 đến 50) đang lẩn trốn và sống tập trung trong một căn hộ chật chội tại thành phố George Town của nước này vì hết hạn thị thực.
42 phụ nữ Việt Nam phải sống chen chúc trong một căn hộ ‘sinh đôi’ hai tầng tại đường Jalan Tull, thành phố George Town, tỉnh Penang, Malaysia trong suốt nhiều tháng qua.
Tầng trệt của căn hộ có 4 phòng (phòng khách, một phòng nhỏ, phòng bếp và phòng vệ sinh). Tầng lầu có 4 phòng nhỏ và thêm một nhà vệ sinh. Ít nhất là 5 người chung nhau một phòng nhỏ. 17 người còn lại chia nhau ngủ trong phòng khách.
42 phụ nữ đã khóc rất nhiều khi thuật lại chặng đường ‘sa cơ lỡ vận’ của mình với ông Koay Teng Hai, ủy viên hội đồng lập pháp đảo Pulau Tikus, trực thuộc thành phố George Town
Những người phụ này bị phát hiện khi hàng xóm nhận thấy có quá nhiều tiếng ồn trong một căn nhà nhỏ như vậy, nhất là vào ban đêm. Ngay lập tức, họ đã thông báo với cơ quan chức năng của địa phương.
Người phụ nữ tên Hai – một trong số 42 thành viên cho biết hầu hết họ đang thất nghiệp và không có tiền gửi về cho gia đình.
“Một số người trong số chúng tôi đã ở Malaysia được một năm rưỡi rồi nhưng nay hết hạn thị thực. Một số khác từng đi làm công nhân vệ sinh trong bệnh viện với mức thù lao 50RM/ngày nhưng sau đó mức lương này bị giảm xuống chỉ còn 25 RM/ngày (tương đương 120.000 đồng)”, cô Hai chia sẻ.
“Tuy bị hạ giá rẻ mạt như thế nhưng đến cuối cùng, chúng tôi vẫn bị quỵt lương. Bởi vậy mà nhiều người phải nghỉ để tìm việc khác. Chỉ một số ít còn gắng gượng với công việc này. Thậm chí, chủ lao động vẫn còn giữ chặt hộ chiếu của các chúng tôi”.
Khi phóng viên tờ The Star (Malaysia) tới thăm ngôi nhà, họ được đón tiếp bởi 3 phụ nữ xanh xao, ốm yếu. Chiếc tủ lạnh ở một góc bếp chỉ vẻn vẹn có một chút cá, rau và vài quả trứng.
Hai nói cứ 3 ngày một lần, chủ lao động sẽ gửi 20kg gạo tới. Cô cho biết thêm, các cô thường bỏ muối vào gạo lúc nấu để cơm đằm hơn, hạn chế tối đa việc dùng thức ăn.
Dàn dụa nước mắt, Hai chia sẻ nguyện vọng duy nhất của các cô bây giờ là được trở về quê hương: “Hằng ngày chúng tôi vẫn gọi điện tới Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và chờ đợi phản hồi”.
Những phụ nữ này cũng tiết lộ, còn có 26 nam giới là lao động Việt Nam và Nepan đồng cảnh ngộ, hiện sống tập trung trong một căn hộ khác. Họ đã khóc rất nhiều khi thuật lại chặng đường ‘sa cơ lỡ vận’ của mình với ông Koay Teng Hai, ủy viên hội đồng lập pháp đảo Pulau Tikus, trực thuộc thành phố George Town. Ông Koay nói sẽ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam sớm nhất có thể. “Vẫn còn nhiều trường hợp tương tự ở tỉnh Penang như huyện Paya Terubong. Tôi cũng sẽ liên lạc với Sở Di Trú và cảnh sát”, ông cho biết thêm.
Mộc Miên (theo Star)

Dại gì hối lộ trên bàn làm việc!

18/03/2012 06:52:19 – Bee
- Để tránh tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông khi thi hành nhiệm vụ, Công an Đà Nẵng đang chuẩn bị triển khai lắp đặt hệ thống camera tại các trạm xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông Đường bộ. Luật gia Lê Văn Khải cho rằng, camera chỉ là công cụ chứ không thể là liều thuốc đặc trị phòng chống tham nhũng.
Luật gia Lê Văn Khải.
Luật gia Lê Văn Khải.
Không phải là thuốc đặc trị
Công an Đà Nẵng đang chuẩn bị lắp đặt camera để giám sát cảnh sát giao thông (CSGT) trong quá trình làm nhiệm vụ. Quan điểm của ông thế nào về điều này?
Cá nhân tôi cho rằng, đây là tín hiệu tích cực trong việc phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, đây không phải là liều thuốc đặc trị mà cần được tiến hành đồng bộ với nhiều giải pháp khác.
Nghĩa là việc lắp đặt camera giám sát là cần thiết?
Đúng vậy.
Vậy theo ông, có nên nhân rộng việc lắp đặt camera này ra các lĩnh vực khác để hạn chế tiêu cực?
Theo tôi, cái cần nhân rộng là tính tự công khai, minh bạch hoạt động của các cá nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước chứ không phải nhân rộng việc lắp đặt camera. Camera chỉ là công cụ phục vụ cho việc tự công khai, minh bạch hoạt động của CSGT. Không thể rập khuôn, máy móc được. Nhưng tôi tin áp dụng với CSGT sẽ hiệu quả hơn.
Cơ sở nào để ông tin điều đó?
Bởi vì khi có sự giám sát bằng camera và có bộ phận khác theo dõi màn hình thì người vi phạm Luật Giao thông có muốn trình bày nọ kia, anh CSGT có muốn thế này thế khác cũng không thể vì tất cả hình ảnh đó đã được ghi lại rồi. Chẳng dại gì hối lộ ở công sở khi có camera
Còn đối với các lĩnh vực khác sao lại không hiệu quả bằng, thưa ông?
Ở nhiều lĩnh vực, quá trình giao dịch, tiếp xúc của công dân với các cơ quan thường kéo dài nên việc đưa và nhận hối lộ có thể xảy ra sau đó, bên ngoài cơ quan như nhà hàng, quán cà phê… chứ chẳng ai dại gì hối lộ trên bàn làm việc. Khi ấy camera có giám sát được không, bao nhiêu camera cho đủ? Rõ ràng trong trường hợp này, việc lắp đặt camera không những không hiệu quả mà còn gây nên lãng phí và sự không thoải mái cho người trong cuộc.
Nhưng điều đó cũng có thể xảy ra đối với CSGT chứ?
Chúng ta không thể loại trừ khả năng này. Tuy nhiên, có thể người vi phạm chỉ gặp anh CSGT một lần trong năm, thậm chí là trong đời. Thời gian từ khi xảy ra vi phạm đến khi anh CSGT áp dụng mức phạt thường là rất ngắn. Thế thì sẽ rất khó có chuyện người vi phạm gặp lại anh CSGT để đưa hối lộ.
Như ông vừa nói việc lắp đặt camera sẽ khiến người ta cảm thấy không thoải mái. Anh CSGT cũng có cảm giác đó chứ? Thêm nữa anh ta có muốn nhận hối lộ thì số tiền cũng không phải là lớn, trong khi nhiều người có chức có quyền lại có cơ hội nhận hối lộ nhiều hơn rất nhiều lần mà vẫn không bị đặt camera theo dõi. Liệu có vô lý?
Tôi không cho là như thế. Làm gì cũng phải tính đến đặc thù công việc và hiệu quả của việc giám sát đó mang lại. Người ta có thể không thoải mái khi suốt ngày camera ghi hình, nhưng việc ghi hình là cần thiết và có hiệu quả cho việc chứng minh sự đúng đắn và minh bạch của họ thì kể cả là gian khổ họ cũng vui vẻ chấp nhận.
Còn những trường hợp khác thì việc ghi hình sẽ không mang lại hiệu quả như tôi vừa phân tích. Cho nên, nếu chúng ta chỉ lo không công bằng mà áp dụng chung một giải pháp cho các đối tượng có đặc thù công việc khác nhau thì không thể đảm bảo hiệu quả được. Phải nâng cao tính chịu trách nhiệm của lãnh đạo
Không giám sát lãnh đạo bằng camera thì theo ông nên giám sát bằng cách nào?
Công cụ để Nhà nước quản lý xã hội hữu hiệu nhất là pháp luật, là hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học và phù hợp. Trong đó, phải nâng cao tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu và phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân.
Nâng cao tính chịu trách nhiệm của lãnh đạo là thế nào, thưa ông?
Trước khi lên làm lãnh đạo, họ phải có lời hứa dưới hình thức là chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động… Họ sẽ làm được những việc gì, mức độ đến đâu khi đảm nhận cương vị đó? Để đảm bảo cho họ làm được điều mình đã hứa thì phải giao nguồn lực, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho họ, thậm chí cả việc lựa chọn cấp dưới.
Ông có chắc việc giao quyền tự chủ như vậy sẽ không có chuyện kéo bè kéo cánh? Vả lại người ta vẫn hứa đấy thôi?
Sẽ rất tai hại nếu không giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người lãnh đạo! Khi giao cho họ quyền này và có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì dù có cùng bè, cùng cánh mà không đủ năng lực và trình độ giúp họ thực hiện lời hứa thì họ sẽ không dám đưa vào êkíp làm việc đâu. Thứ nữa, cần phải gắn lời hứa với trách nhịêm, ví như không thực hiện được sẽ phải từ chức thì tôi tin sẽ không còn chuyện “hứa đại”. Không thể đổ lỗi cho lương thấp
Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, sở dĩ người ta phải nhận hối lộ vì đời sống khó khăn?
Cái đó cũng có một phần. Nhưng không thể đỗ lỗi cho nghèo, cho lương thấp mà biện bạch cho việc nhận hối lộ được. Thời chiến tranh, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một, đồng cam cộng khổ, đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà. Gian khổ đấy nhưng có ai kêu ca đâu?
Nghĩa là, nếu có tăng lương của những người thi hành công vụ thì cũng khó có thể chống được tham nhũng?
Nâng lương như thế nào? Chẳng lẽ chỉ vì để anh CSGT không nhận hối lộ vì lương thấp mà nâng cho anh ta? Vậy còn anh cảnh sát hình sự, cán bộ ngành khác chẳng lẽ lại không được nâng lương? Nâng lương xong có giảm, hết được tham nhũng? Vả lại, cái bánh quỹ lương chỉ có thế thì việc nâng lương bao nhiêu cũng phải tính toán cho kỹ để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nhóm xã hội. Nâng lương chỉ là một biện pháp thôi. Không thể đóng cửa ra quyết định
Vậy theo ông, để hạn chế tham nhũng cần phải làm gì?
Cần nhiều giải pháp lắm. Có nâng lương, có lắp camera… nhưng cốt lõi phải là hoàn thiện cơ chế chính sách.
Cụ thể như thế nào, thưa ông?
Khi đưa ra một cơ chế, chính sách, biện pháp nào đó thì phải có sự tham khảo, điều tra dư luận xã hội, phải làm thử chứ không thể đóng cửa rồi ra quyết định. Ví dụ như trước khi đưa ra Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã phải tập trung ý kiến của các bộ, ban, ngành, chuyên gia… Rõ ràng, chỉ đưa ra một chính sách trong ngắn hạn đã phải có một quá trình chuẩn bị mất nhiều thời gian và công sức như thế thì đối với những vấn đề lớn như cơ chế, chiến lược dài hạn, việc ra quyết định, thay đổi không thể một sớm một chiều được!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
“Bất kể biện pháp nào, dù có dùng máy móc hiện đại để giám sát đi chăng nữa thì vẫn có những cách lách luật tinh vi. Tuy nhiên, cái gì mà cũng sợ mặt tiêu cực như thế thì sẽ không bao giờ làm được. Song cũng cần xác định rằng, nếu “thay máu” toàn bộ lực lượng CSGT, lắp đặt camera ở mọi điểm xử phạt vi phạm Luật Giao thông Đường bộ mà không có các giải pháp đồng bộ khác thì liệu một thời gian sau có chấm dứt được tình trạng hối lộ? Do đó, biện pháp này là cần nhưng chưa đủ. Cái cơ bản, quyết định nhất vẫn là từ cơ chế”.
Luật gia Lê Văn Khải
Vũ Thủy (Thực hiện)

Đời sống khốn khổ của phụ nữ Việt Nam tại Malaysia bị phát hiện


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-wmn-unemp-homeles-cul-de-sac-in-mal-03182012092839.html/viet-workers-in-malaysia-305.jpg
RFA 18.03.2012
Báo Đất Việt Online ngày hôm nay trích dẫn nguồn tin từ nhật báo Star của Malaysia cho biết có ít nhất 42 phụ nữ người Việt xuất khẩu lao động sang Malaysia đang sống cuộc sống khốn khổ như nô lệ tại Malaysia.
Photo courtesy of CAMSA  – Một cư xá cho công nhân ở Malaysia.  ===========>>>>>>
Những phụ nữ này sống chen chúc trong một căn hộ đôi có hai tầng tại đường Jalan Tull thuộc thành phố George Town tỉnh Penang của Malaysia suốt trong nhiều tháng qua.
Cảnh sát địa phương được người dân Malaysia báo cáo việc họ sống quá đông gây ồn ào trong khu nhà ở này và khi cảnh sát tới nơi đã chứng kiến cảnh sống chật chội khó tin cũng như nhiều việc đáng lo ngại khác.
Những phụ nữ Việt Nam này sang Malaysia để làm việc theo hợp đồng của những công ty xuất khẩu lao động Việt Nam nhưng tại Malaysia do kinh tế tuột dốc, việc làm không còn mà những lao động này không thể trở về Việt Nam vì nợ nần quá nhìều trước khi ra đi nên phải sống vật vờ tại Malaysia để kiếm việc.
Theo tờ báo Star thì còn nhiều nam nhân công người Việt có hoàn cảnh tương tự đang sống tại khu vực lân cận. Chị Hai, một phụ nữ cho tờ báo biết công nhân bị quỵt lương mà không ai đứng ra can thiệp cho họ. Chị đã nhiều lần gọi cho tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia nhưng không được giải quyết.

Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên : 9 năm để thoát khỏi địa ngục


Trang bìa cuốn sách của Eunsun KimTrang bìa cuốn sách của Eunsun Kim =============>>>
Trọng Thành  – RFI
Ngày 8 tháng Ba 2012, nhà xuất bản Pháp Michel Lafon vừa cho ra mắt cuốn tự thuật của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên, kể về con đường dài dòng dã gần một thập kỷ đưa cô khỏi miền Bắc Triều Tiên. Cuốn tự thuật của cô Eunsun Kim, mang tên « Bắc Triều Tiên : Chín năm để thoát khỏi địa ngục ». Tác phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của nhà báo Pháp Sébastien Faletti, thông tín viên của Le Figaro tại Seoul từ 15 năm nay.
Khác với nhiều người cố tình chôn vùi ký ức đau đớn, người thiếu nữ Triều Tiên Eunsun Kim quyết định kể lại cuộc chạy trốn kinh hoàng cách đây hơn 10 năm, để thoát khỏi một trong những xứ sở tàn bạo nhất thế giới. Eunsun Kim muốn làm sống lại quá khứ đau đớn mà cô đã trải qua, để chuyển đến cộng đồng quốc tế một thông điệp : có một đất nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà vẫn luôn luôn có nhiều người chết vì đói, và những người muốn chạy trốn.
Năm Eunsun Kim 11 tuổi, cô đã từng viết một bản di chúc, vì nghĩ rằng mình khó lòng sống sót, sau khi cha chết vì đói. Eunsun có lẽ đã phải chịu số phận giống như hàng trăm nghìn người Bắc Triều Tiên khác trong những năm 1990, nếu như mẹ cô không quyết định vượt sông Tumen trốn sang Trung Quốc vào năm 1999, lúc cô 12 tuổi, cùng với một người chị em gái.
Vừa sang đến Trung Quốc, người môi giới đã bán cả gia đình cô cho một nông dân Trung Quốc thô bạo và thất học, để ông ta lấy mẹ cô làm vợ. Trong khi tiếp tục chạy trốn khỏi gia đình Trung Quốc, cả nhà cô đã bị công an Trung Quốc bắt và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Giống như tất cả những ai tìm cách trốn khỏi nước này, gia đình cô bị đưa vào trại « cải tạo » và bị đối xử hết sức tàn khốc. May mắn thay, cả mẹ và hai chị em Eunsun đã trốn được khỏi trại và một lần nữa vượt sông sang Trung Quốc. Eunsun đã vượt qua Mông Cổ, sa mạc Gobi để cuối cùng đến được Hàn Quốc, miền đất hứa của những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên.
Hiện tại sống ở Seoul cùng mẹ và người chị em trong một căn hộ cấp cho người tỵ nạn, Eunsun Kim cảm thấy hài lòng, dù cô biết thân phận của một người tỵ nạn. Điều chủ yếu ám ảnh người thiếu nữ Bắc Triều Tiên này là số phận của đồng bào mình ở miền Bắc. Eunsun Kim lo ngại chế độ độc tài khép kín nhất trên thế giới này sẽ còn trở nên tàn bạo hơn nữa. Niềm hy vọng mơ hồ đặt vào một khả năng thay đổi, vào thời điểm Kim Jong-Un, người kế vị trẻ tuổi của chế độ Bình Nhưỡng lên nắm quyền, đã nhanh chóng tắt ngấm. Cô mới nhận được thông tin, lính tuần tiễu được lệnh bắn vào những người chạy trốn sang Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên RFI Frédérique Misslin về ấn tượng mạnh mẽ nhất để lại trong cô về những năm tháng đã qua, Eunsun Kim cho biết :
« Nhớ lại những người lang thang không nhà cửa, không có gì để sống ở miền Bắc, điều đó khiến tôi vô cùng phẫn nộ. Khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, nhưng những hình ảnh đó mãi mãi in đậm trong trí não tôi. (…) Hiện nay còn hàng triệu người ở miền Bắc cũng sống tranh cảnh ngộ như tôi trước kia, họ cũng có những niềm hy vọng như tôi, cũng mong trốn thoát được như tôi. Tôi rất mong muốn làm được điều gì đó để giúp họ.”
Về câu hỏi, tại sao khổ cực và bế tắc như vậy mà người dân ở Bắc Triều Tiên lại không nổi dậy, Eunsun Kim giải thích :
« Ngay cả người miền Nam Triều Tiên cũng đặt câu hỏi như vậy. Tại sao người miền Bắc không nổi dậy ? Hoặc là họ ngớ ngẩn ngu dốt, hoặc là mọi thứ thật là tốt đẹp ở đấy. Dân Bắc Triều Tiên như chúng tôi, về bản chất, không phải là ngu dốt gì, nhưng chúng tôi không có thông tin, chúng tôi sống trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Thậm chí chúng tôi không nhận thấy rằng, chế độ này đã biến chúng tôi thành những con người ngu dốt.”
Trong cuốn hồi ký vừa xuất bản, theo lời kể của Eunsun Kim, người đọc có thể thấy « sự tẩy não » hay nói cách khác, nền giáo dục tuyên truyền nhồi sọ của chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên hết sức có hiệu quả. Khi đặt chân tới Trung Quốc, cô đã nhiều lần tự hỏi : « Tại sao người ta lại nói xấu đất nước của cô đến thế ? ». Người thiếu nữ Triều Tiên đã phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận ra được bản chất thực của chế độ đã đày đọa cô. Ngay cho đến bây giờ, theo nhận xét của những người đã tiếp xúc với Eunsun Kim, cô vẫn cảm thấy khó khăn khi nói về hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, hai triều đại mà cô đã từng biết đến.
Dường như để giải thích về việc tại sao cô không căm thù họ một cách mãnh liệt, Eunsun kể lại là, trước khi biết đến nạn đói, gia đình cô cũng không đến nỗi nào, cô đã từng được ăn kem, mẹ cô đã rất tự hào về cô khi đến xem con hát ở trường.
Điều ám ảnh nhất hiện nay đối với Eunsun Kim là làm một điều gì đó cho các đồng bào mình, một khi đất nước thống nhất. Cô tâm sự :
« Tôi sẽ tiếp tục việc học tập, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý cho trẻ em. Tới ngày tái Thống nhất hai miền Triều Tiên, tôi muốn làm công việc giảm nhẹ đi nỗi đau khổ của những em nhỏ miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên đấy chỉ là một việc làm nhỏ để đóng góp vào việc tái Thống nhất, để giúp cho những người ở miền Bắc bớt đau khổ. »


80% dân Nhật muốn loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân



RFA 18.03.2012
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/post-tsunami-jp-lng-03152012150926.html/053_1KESENNUM20120313112909_-305.jpgTám mươi phần trăm dân chúng Nhật Bản đồng tình với việc rút dần dần và ngay cả loại trừ hẳn các nhà máy năng lượng hạt nhân tại Nhật.
AFP photoNgười dân Nhật thắp nến tưởng niệm 1 năm thảm họa động đất – sóng thần 11/3/2011- 11/3/2012=>
Bản thăm dò ý kiến được nhật báo Tokyo Shimbun đưa ra vào ngày hôm nay sau khi 3.000 người Nhật bỏ phiếu bình chọn nên hay không nên giữ lại các nhà máy năng lượng hạt nhân. 80% số phiếu yêu cầu loại bỏ dần từng bước để tiến tới bỏ hẳn việc sử dụng năng lượng này vào điện năng của nước Nhật. 16% phiếu yêu cầu giữ lại nhà máy điện hạt nhân như cũ.

Có 53% phiếu thăm dò cho biết họ muốn tạm dừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân ngay vào lúc này cho tới khi các cuộc khảo sát cho biết nhà máy điện hạt nhân thật sự an toàn và có thể sử dụng trong ngắn hạn.
Người dân Nhật vừa làm lễ truy niệm nạn nhân sóng thần và động đất sau đúng một năm xảy ra thàm họa Fukushima. Thiên tai này dẫn đến các vụ rò rỉ phóng xạ tại các nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima khiến chính phủ Nhật phải điên đảo vì biến cố này.

Đám cưới chạy…nợ


Vài lời : Trong bài viết thì những  thông tin  báo chí đưa cả rồi,nhưng có một chi tiết là 24.000 công nhân – Theo tôi thì công ty này không làm gì có đến số công nhân trên chỉ có chỗ Trà nóc 2 là nhiều công nhân,các nơi khác cũng không nhiều,nhiều lắm là trên dưới 6.000 là lắm rồi,vì nửa năm qua trả lương “cà giựt” nên đã nghỉ nhiều-Tác giả nên xem lại- Có điều “hay” là lẽ ra đã “bể hụi” cách nay gần 2 năm,mà đến bây giờ mới bể?
Sun, 03/18/2012 – 00:41 — canhco
Những ngày qua báo chí Việt Nam vớ phải hai câu chuyện câu khách mà người dân tại hai địa phương Cần Thơ và Hà Tĩnh chắc chắn là thích thú hơn ai hết vì có cơ hội chứng kiến tận mắt cái được gọi là đám cưới “khủng” của hai nữ đại gia, ở Cần Thơ là bà Phạm Thị Diệu Hiền, ở Hà Tĩnh là bà Nguyễn Thị Liễu.
Trong hai ngày 29-2 và 1-3, đám cưới con của bà Liễu đã làm cho người dân tại thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thật sự rối lên vì những sự kiện xưa nay chưa từng có tại cái thị trấn heo hút được gọi là phố núi này. Đó là chuyện rước dâu của thiếu gia Nguyễn Huy Hoàng, con trai bà Liễu. Báo chí đua nhau liệt kê danh sách dài ngoằn của những loại xe sang trọng nhất cũng như bữa tiệc hoành tráng với hơn 4.000 khách mời. Riêng về khoản ca nhạc giúp vui thì có lẽ đám cưới này đã làm nhiều bầu sô chóng mặt vì ghen tức. Những khuôn mặt “đình đám” trong và ngoài nước thay nhau lên sâu khấu như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh và Quang Lê. Theo sự tiết lộ của ca sĩ Quang Lê được đại gia Hà Tĩnh mời về với giá 5 ngàn đô la cho một buổi giúp vui. Theo ca sĩ này thì số tiền chạy sô đám cưới tại Hà Tĩnh lớn gấp năm lần những buổi anh trình diễn ở Mỹ.
Vấn đề nổi bật trong và sau đám cưới là dư luận lúc xầm xì, lúc công khai đặt câu hỏi là do đâu mà một người đàn bà đã ly dị chồng hơn mười năm nay, một thân một mình vào cuộc kinh doanh mà trước đó đã phải trốn nợ vì bể hụi nay lại giàu lên một cách rất bất thường như vậy.
Làm giàu lên là một điểm son trong xã hội có cơ chế thị trường cạnh tranh. Sự giàu có nói lên óc tính toán, sự kiên trì trong kinh doanh, tầm nhìn xa và khả năng đầu tư hợp lý…tất cả yếu tố này đòi hỏi óc thông minh và tài năng của người chủ doanh nghiệp thường vẫn được xã hội kính trọng hơn là dè bỉu, nghi ngờ như cách đây gần bốn mươi năm.
Tuy nhiên con bài tẩy của sự giàu có này đôi khi cần phải lật lên mới biết nó là gì và giá trị thật của nó ra sao. Dư luận báo chí đã có những câu hỏi cần thiết và không ít phóng viên đã lần tới tận nơi gia đình bà Liễu sống trước đây để tìm cho ra câu trả lời vốn sẽ là đề tài ăn khách đối với trí tò mò của độc giả. Tuy nhiên việc làm cho người ta lo ngại nhất là công an huyện Hương Sơn cũng tuyên bố vào cuộc để làm công việc điều tra cho sự tò mò của dư luận này.
Theo báo Giáo Dục Online tiết lộ thì bà Liễu đang được công an huyện theo sát. Báo này khẳng định một lãnh đạo chính quyền địa phương cho biết, sự giàu có lên bất thường của bà Liễu và những mối quan hệ, thành phần gia đình có nhiều phức tạp nên cơ quan chức năng đang theo dõi nhằm làm rõ hơn công việc kinh doanh của bà Liễu.
Tưởng báo chí mới có loại lá cải thôi không ngờ công an cũng lá cải không kém!
Nếu cứ mỗi lần nghe ai đó giàu lên là công an lại nhảy vào điều tra vì cái gọi là “mối quan hệ bất thường và phức tạp” thì không biết tiền thuế của dân đóng cho các ngài có phung phí quá hay không? Và điều luật nào cho phép công an cản trở chuyện làm ăn của người ta như vậy?
Bà Liễu không làm gì trái pháp luật thì lấy cớ gì công an lại lên tiếng hăm dọa người làm ăn bình thường như bà Liễu? Liệu những lời tưởng như vô hại của một viên chức nhà nước sẽ tác động tới danh dự, mối quan hệ kinh doanh mà bà Liễu tốn công xây dựng sẽ ra sao? Công an Hà Tĩnh nhanh nhẩu quá sức trong khi đó tại Cần Thơ thì công an lại tỏ ra lười biếng đến khó hiểu khi một đại gia khác cũng làm đám cưới cho con như bà Liễu trong khi trước đó nông dân đã chính thức nộp đơn khởi kiện bà này nợ của họ gần ba trăm tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng giám đốc công ty Thủy sản Bianfishco cũng làm đám cưới cho con không thua gì đám cưới của con bà Liễu tại Hà Tĩnh. Có điều khác là đám cưới bà Liễu không thấy ai tới đòi nợ, còn đám cưới con bà Hiền thì nông dân căng biểu ngữ công khai, đòi bà trả tiền mua cá tra để xuất khẩu nhưng lại không thanh toán tiền cho họ ngay trong ngày bà Hiền về Thành Phố Hồ Chí Minh rước dâu cho con.
Thử tưởng tượng xem người ngồi trong những chiếc xe hào nhoáng sang trọng và đắt tiền khủng khiếp này cảm thấy ra sao? Họ có nhục lây nỗi nhục của gia đình bà Hiền hay không và nếu được phóng viên hỏi thì câu trả lời của họ sẽ là gì nhỉ?
Bà Phạm Thị Diệu Hiền bị kiện vì thiếu nợ nông dân và công nhân trong xưởng sản xuất của bà. Số tiền chính thức mà cơ quan kiểm toán vừa đưa ra trong ngày 16 tháng 3 là hơn hai ngàn tỷ! 24.000 công nhân của Công ty thủy sản Bình An  trong cảnh thất nghiệp đang chờ “đại gia”  giải quyết, trong khi đó bà Hiền vẫn bặt vô âm tín vì đã ra nước ngoài chữa bệnh để lại di sản nợ nần cho chồng bà là ông Trần Văn Trí chịu trách nhiệm giải quyết.
Khi UBND tỉnh Cần Thơ họp báo giải quyết vụ vỡ nợ của công ty Bianfishco thì dư luận mới biết rằng hai vợ chồng bà Hiền, ông Trí đều là người của …chính quyền thành phố Cần Thơ! Bà Hiền là Ủy viên MTTQ thành phố, ông Trí là giám đốc sở Giao Thông Vận Tải chỉ từ chức vài ngày trước để đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc Bianfishco khi vợ ông này chắp cánh bay xa!
Có phải đây là lý do khiến công an kinh tế thành phố Cần Thơ trì hoãn điều tra đơn thưa của nôn g dân và làm ngơ để bà Hiền xuất cảnh trong khi nợ công ty của bà đã vượt mức tài sản mà Binafishco hiện có hay không?
Vai trò của một người vừa làm việc cho nhà nước lại vừa kinh doanh đang được dư luận chú ý. Phải chăng do làm việc trong hệ thống nhà nước nên bà Hiền được ưu tiên trong các đơn vay ngân hàng với số tiền lên đến cả ngàn tỷ và vung số tài sản ấy vào những chi tiêu hoành tráng, vô tội vạ mà đám cưới của con bà ta chỉ là một con số rất nhỏ so với đời sống xa hoa vương giả mà gia đình bà ta thụ hưởng từ hàng chục năm nay.
Hình ảnh những vật dụng đắt tiền trong nhà bà Hiền bao gồm cả xe cộ có thể chỉ dùng để qua mặt các chuyên gia định giá tài sản của các ngân hàng nhằm luồn lách vay những khoản nợ khổng lồ. Lổ hổng luật pháp trong việc này quá rõ và điều ngạc nhiên là không thấy ai chính thức bị điều tra để mang lại công lý cho hàng trăm nông dân nuôi cá cũng như hàng ngàn công nhân của Bianfishco đang nháo nhác trước tin công ty này sẽ phá sản.
Đây là tội phạm hình sự chứ không còn là vấn đề kinh doanh lỗ lã nữa. Công an kinh tế được thành lập không phải chỉ khi xảy ra các vụ vỡ nợ mới nhập cuộc mà công việc chính là phải theo dõi những biểu hiện sai trái của doanh nghiệp ngay từ lúc có dấu hiệu thua lỗ để ngăn chặn những toan tính vơ vét và tẩu tán tài sản khi các món nợ vượt ngoài sức thanh toán của doanh nghiệp nhằm bảo vệ cho chủ nợ và công nhân như trường hợp của Bianfishco.

Thư gửi nhóm làm clip Đường Tông thỉnh BCS, đồng kính gửi những “con người” ủng hộ clip ấy!


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/giotnuoc.jpg?w=414&h=130
Danlambao
Các bạn thân mến!
Tôi là sinh viên năm 3, khối ngành Xã hội – Nhân văn, trường ĐH Khoa học Huế! Mấy ngày nay tôi theo dõi những phản ứng “không mong đợi” từ phía xã hội tới các bạn! Tôi cũng chẳng muốn viết bức thư này đâu, nhưng dù gì thì chúng ta cũng cùng là dân Xã hội- Nhân văn với nhau cả mà,…
Các bạn thân!
Để vượt qua hàng ngàn thí sinh, vào được Học viện Báo chí tuyên truyền thì các bạn cũng không phải những học sinh bình thường, các bạn ắt hẳn là những học sinh khá về học tập, kiên trì ý chí, có sự quyết tâm nỗ lực mới nên được thành quả ấy phải không! Và việc nghĩ ra được clip kia, thì đầu óc của các bạn cũng thông minh ấy chứ!

Nhưng…!
Cái thông minh, cái sáng tạo của các bạn đã được các bạn đặt nhầm chỗ rồi, ví như sự lầm tưởng của các bạn về các kiến thức mà các bạn có trong đầu nhờ những năm đèn sách hồi phổ thông!
Khi các bạn làm clip ấy, các bạn có biết Tôn giáo, Tín ngưỡng là một trong những điểm nóng của xã hội mà không thể ai cũng có thể đụng vào được hay không?
Các bạn có biết đưa hình tượng những nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa ra làm trò cười là phỉ báng lịch sử, phỉ bang văn hóa hay không?
Các bạn KHÔNG BIẾT!
Không biết đó là lửa nên các bạn hí hửng cầm vào để rồi bị cháy tay! Không biết đó là thứ mà các Thầy Cô dạy bạn ở giảng đường gọi là văn hóa, thứ mà lâu nay các bạn phải hì hục “cày như trâu bò” để được cái bằng Khá, Giỏi, vậy nên khi các bạn sẵn sàng “chế biến” nó chẳng khác nào các bạn quay lưng lại với những thứ mình đã học!
Các bạn có biết bao nhiêu người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo không? (Tín ngưỡng nhé, chứ không phải Tôn giáo nhé, hay còn muốn mình phân tích cho các bạn biết như thế nào là Tín ngưỡng, như thế nào là Tôn giáo!). Các bạn có biết Phật giáo ảnh hưởng đến Văn hóa, phong tục Việt Nam như thế nào không? Các bạn có biết Đức Phật Thích Ca, ngài Tam Tạng Huyền Trang là nhân vật lịch sử không? Các bạn có biết ý nghĩa của Tây Du Ký là gì không???
ĐÚNG THẬT LÀ KHÔNG BIẾT! Bởi vì không biết nên các bạn mới sung sướng làm cái clip. Bởi vì cái không biết (hay nói cách khác là NGU, tệ hơn nữa là VÔ MINH [trong đầu chả có tí ánh sang nào cả]) nên các bạn mới hí hửng đem đi dự thi. Cái dở của các bạn ở chỗ này, dự thi chương trình có tổ chức, có đầu tư hẳn hoi,…. Khác hoàn toàn với những đứa vô công rỗi nghề, chế bậy chế bạ nguyên tác! Các bạn đủ thông minh để hiểu tôi đang nói gì chứ?
Các bạn thân!
Theo Wikipedia: “Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo [1], còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[2] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường…”
Đây là sai lầm thứ nhất, khi các bạn chọn Phật giáo làm Clip kia. Chưa cần biết Đức Phật hay Ngài Huyền Trang có phải là nhân vật lịch sử hay không, nhưng Quý Ngài đã là vị Cha lành về mặt tinh thần của biết bao nhiêu con người trên khắp trái đất này. Các bạn đưa Quý Ngài ra làm trò hề… hậu quả như thế nào các bạn đã biết rồi chứ? Chẳng cần là Đức Phật, là ngài Huyền Trang nữa, Tổ tiên các bạn được gia đình các bạn đặt trên bàn thờ cao (tất nhiên là phải bên dưới bàn thờ Phật nếu có), các bạn lấy hình tượng chư vị ra để đi bán BCS! Cảm giác của các bạn như thế nào?
Cũng theo Wikipedia:
Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca, tại Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma-da (māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (himālaya) và sông Hằng ( gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.
Huyền Trang tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y ) sinh năm 596, năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên tại Lạc Châu , huyện Câu Thị , tỉnh Hà Nam, trong một gia đình có truyền thống quan liêu. Đến cha của Huyền Trang là Trần Huệ thì dốc tâm vào Nho học, từ khước làm quan. Theo các truyện kí thì từ nhỏ Sư nổi danh thông minh đĩnh ngộ, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo. Năm lên 13 tuổi Sư đã xuất gia và Thụ giới cụ túc năm 21 tuổi. Sư tu học kinh sách Đại thừa dưới nhiều giảng sư khác nhau và thấy có nhiều chỗ giảng giải mâu thuẫn. Đây là lí do chính thúc đẩy Sư lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu. Mặc dù bị hoàng đế ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ, năm 629, Sư liều mình ra đi để hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Tập kí sự du hành của Sư (viết theo yêu cầu của nhà vua, người đã khâm phục và hỗ trợ Huyền Trang sau khi Sư vinh quang trở về năm 645), có tên là Đại đường tây vực kí, để lại cho hậu thế một nguồn tài liệu vô song về địa lí, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỉ thứ bảy. Nhiều miêu tả của Sư về các vùng đất đó đã đạt tới độ chính xác mà trong thế kỉ 19, 20, nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Steinđã tham khảo tập kí sự đó như một tập sách hướng dẫn nhằm tìm lại và xác định những vị trí đã được tìm ra và rồi bị lãng quên trong nhiều thế kỉ.
Đây là sai lầm thứ hai, khi một trong các bạn,cùng những người “ủng hộ” các bạn nghĩ rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và ngài Đường Huyền Trang là nhân vật hư cấu! hãy xem them BBC nói gì về Đức Phật nhé.http://www.youtube.com/watch?v=bo1gj72mUdc Bộ phim này đã được trình chiếu trên kênh HTV2 Đài truyền hình Thành phố HCM.
Sai lầm thứ ba của các bạn đó là “chưa hiểu hết nội dung Tây Du Ký, chưa hiểu được ý của Ngô Thừa Ân!” Trong khi đó,các bạn lại là những sinh viên HV Báo chí tuyên truyền, những người “tuyên truyền” (hay bêu rếu?) văn hóa! Tôi không biết các bạn đã có “sờ” đến 5 quyển Tây Du Ký dày cộm ấy chưa? Tôi đã được “đụng” năm lớp 9 rồi đó! Hay các bạn chỉ thích coi những màn trảm yêu, trừ ma của Tôn Ngộ Không, những hành động hài hước của Trư Bát Giới và những con yêu tinh, mà chẳng them để ý gì tới nội dung của nó như thế nào!
Đường Huyền Trang, Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng, bốn người thực ra chỉ là một mà thôi! Hình ành Tam tạng đại diện cho tánh phàm phu của con người, u mê, nhu nhược, ba phải,… cũng đại diện cho long từ bi,nhân hậu, bao dung, sự quyết chí mãnh liệt: “dù muôn ngàn lần chết, bần tăng cũng quyết đến Tây Trúc!” Hình ảnh Ngộ Không là trí, lý trí. Bát giới là tánh tham. Sa tăng là đức tính chịu đựng nhẫn nại! ( chi tiết hơn http://www.thienlybuutoa.org/Books/GiaiMaTayDu.htm )
Lại nữa, Đức Phật sinh năm 563 TCN, còn Đường Huyền Trang sinh năm 596 Sau CN, Vậy sao vẫn gặp được Phật để thỉnh kinh? Phật Tổ ở đây là sự đại diện cho hằng hà sa, vô số chư Phật trong nhiều đời, nhiều kiếp, nhiều cõi khác nhau. Vì theo Phật Thích Ca: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”, theo Ngài thì bất cứ ai cũng có thể thành Phật! Bởi vậy nên Phật tổ Như Lai là hình ảnh mà Ngô Thừa Ân biểu trưng cho vô số vị Phật!
Kinh là lời của Phật nói, các vị đồ đệ ghi chép lại! Đó là chân kinh! Đã là chân kinh thì tại sao lại có hình ảnh đổi bằng bát vàng của Đường Tăng? Ý ông Ngô Thừa Ân rằng, cuộc đời này cái gì cũng có cái giá của nó, đến chân kinh của Như Lai còn phải đổi bằng bát vàng của Đường Tăng, huống hồ những chuyện phàm phu thế gian!
Hahahaha, đúng là cái gì cũng có cái giá của nó phải không các bạn? Các bạn gieo nhân thiếu hiểu biết thì phải trả giá cho những sự thiếu hiểu biết ấy! Nhưng cái thiếu hiểu biết ấy nói lên phong cách học tập, tiếp thu kiến thức của các bạn là như thế nào rồi đấy!
Tôi thấy các bạn đáng thương hơn đáng trách, các bạn bỏ tiền và thời gian ra để học tập, để rồi bây giờ các bạn gặt hái lấy sự thiếu hiểu biết! Các bạn có biết không câu nói: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương” (Newton) hay câu: “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ tới hậu quả của nó”.
Các bạn là những Cử nhân tương lai với trình độ đại học, những điều tôi nói nãy giờ chỉ là những kiến thức đơn thuần, cơ bản về Văn hóa, Văn học, mà những người Cử nhân khối Xã hôi – Nhân văn cần phải có! Có bao giờ các bạn nghĩ hằng ngày các bạn đến giảng đường để làm gì hay chưa? Hàng tháng các bạn nhận tiền từ Bố Mẹ để làm gì hay chưa? Nếu để học thì tại sao những kiến thức cơ bản ấy các bạn lại không có để mang vạ vào mình vì sự thiếu hiểu biết!
Điều đáng buồn là đến tận bây giờ, vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía các bạn, chưa thấy bất kì một lời xin lỗi nào từ phía các bạn! Tôi là bạn, là đồng nghiệp, là dân trong nghề cùng các bạn! các bạn sai rồi các bạn ạ! Sống phải biết rung động trước tình cảm, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết xin lỗi thấy được sai lầm! Có hai loại người vĩ đại đó là loại người không có tội và loại người có tội nhưng biết chừa bỏ! Tôi và chúng ta, tất cả những “con người” đang hiện diện trên cõi đời này, từng bước đi là sự chắt lọc nhân phẩm, hoàn thiện đạo đức, hướng tới Chân – Thiện – Mỹ!
Rồi thời gian sẽ vùi dập tất cả vào quá khứ, nhưng các bạn can đảm nói lên lời Xin lỗi với việc các bạn im lặng sẽ đưa đến hai kết quả khác nhau!
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe những lời chia sẻ của mình! Chúc các bạn sức khỏe, niềm vui và sự hiểu biết!
Huế tháng 03 năm 2012
Ntnguyentam91@gmail.com

Huyền Thoại Một Nhà Thơ

Posted by phamtayson on 18/03/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/huuloan.jpg?w=502&h=170
Trần Việt Trình (Danlambao) - Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền
Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
khi còn tóc buối vai
Mấy lúc xong pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm
hoàng hôn tắt sau đồi
Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ …
Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan.
Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.
Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:
Tự chiến khu xa
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi trở lại !
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ bé bỏng chiều quê
*
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
Không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh…
Viết bài thơ vào cái quạt giấy để lại cho người bạn, người bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời như vậy đó. Người vợ hiền của nhà thơ mất đi, đứa con tinh thần này của nhà thơ ra đời.
Tuy không ấn hành, nhưng bài thơ đã được truyền miệng rộng rãi và sau đó được Nguyễn Bính đăng trên tờ “Trăm Hoa”. Rồi bi kịch chiến tranh trong bài thơ đã góp phần trở thành bi kịch của đời nhà thơ.
“Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”. Đó là lời ông tự thuật. Năm 1988, khi có sự “Đổi mới”, ông đã viết bài “Lời Tự Thuật” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được đăng. 19 năm sau, nhà thơ lúc ấy đã 91 tuổi, đồng ý để Talawas công bố bài trên.
“Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi’ hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi’. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”. Đó cũng là tâm tình của ông trong “Lời Tự Thuật”.
Những năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, ca ngợi này kia để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó thì ông lại đề cao tình yêu, khóc vợ, bị cho là tình cảm tiểu tư sản, phản động. Bất mãn, Hữu Loan bỏ đảng, bỏ cơ quan, bỏ về quê để trút bỏ mọi phiền muộn, làm công việc của một người thồ đá, nặng nề về thể xác nhưng thanh thản cho đầu óc.
Về quê cũng không yên, “bọn họ” (từ ông dùng) tịch thâu xe của ông, ông phải đi xe cút kít, loại xe bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước và 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, nên ông phải gánh bộ. Gánh bằng vai, ông cũng cứ gánh, không chịu khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản. Đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại ông. Nhưng lúc nào cũng có người cứu ông. Thơ của ông đã có lần cứu sống ông. Có một tên công an mật được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát ông, nhưng tên ấy đã tìm gặp và nói với ông rằng, hắn sinh ở Yên Mô, rất thích bài thơ Yên Mô của ông viết về tỉnh Yên Bình quê hắn. Hắn thường đem bài thơ Yên Mô của ông ra đọc cho đỡ nhớ, và mỗi lần định giết ông, hắn lại nhớ đến quê mình nên lại thôi, không nỡ giết ông, từ bỏ ý định ám sát.
Lúc còn là chính trị viên của tiểu đoàn, chứng kiến tận mắt những chuyện đấu tố, ông đâm ra chán nản, không còn hăng hái kháng chiến nữa. Kháng chiến khiến chán. Ông thú thật, lúc đó ông thất vọng vô cùng.
Ông thuật lại chuyện một trường hợp một địa chủ bị đấu tố có liên quan trực tiếp đến đời ông như sau:
Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại.
Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm. Trong mấy chục năm dài, ông về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, vậy mà “bọn họ” vẫn trù dập, không chịu để ông yên. Ông chỉ còn biết đổ đau thương lên đá. Ông tưới rượu lên mặt đá và thề sẽ bám đá mà sống. Ngày ngày, ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các nơi làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Thời gian trôi qua, Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen đúa, chân tay chai sần, rắn rỏi, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ hơn xưa. Cặm cụi vật lộn với núi đá, ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Hơn mười năm sau cùng, tuổi đã lớn, Hữu Loan thôi không còn sức để bám núi đá nữa. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi nhâm nhi rượu và ngóng đợi con cháu về thăm, ngóng đợi những chuyển động đổi thay phận mình, đổi thay cho gia đình, cho làng xóm, cho nước nhà.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!”
Đó là con người và bản tính bất khuất của một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó giải thích vì sao bài “Màu Tím Hoa Sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích.
Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh, “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy và “Chuyện hoa sim” của Anh Bằng. Mỗi ca khúc một vẻ, tất cả đều đều tôn vinh thi phẩm.
Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Đó là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ của ông có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do.
Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.
18 tháng 3 năm 2012 
Trần Việt Trình
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=No2vsFHTZB8

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cqkVjSBwXp4

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=k4b2UglfrWw

Nguoibuongio :18-3 trại Thanh Hà


Nguoibuongio  -Đi cùng Bùi Nhân đến thăm Bùi Minh Hằng hôm nay không nhiều người lắm, có bé Cải , anh Tường Thụy, Dũng Aduka,chị  Phương Bích, chị Hiền Giang, Lê Dũng và bác Lê Hiền Đức.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/rwH-A1kdM-Ts8FQr7SyaRg/photos/1M/300x300/1220/424412-153750401414132-100003375183258-203146-992765486-n.jpg?et=rWns3c0m3bepIUvbjsx3Sg&nmid=0Hà Nội mịt mù sương, đi mãi đến đoạn rẽ vào Tây Thiên thì trời quang, nắng ấm. Con đường vào trại Thanh Hà mới được đổ bê tông, người dân nói vừa mới làm xong. Con đường này còn chạy xa nữa vào thôn xóm bên trong, nhưng đoạn đổ bê tông thì chỉ đổ từ đường nhựa vào đến cổng trại là dừng hẳn.

Dễ nhận ra trại Thanh Hà vì những tấm biển nền đỏ chữ vàng ghi dòng chữ
- khu vực cấm tụ tập
- khu vực cấm quay phim, chụp ảnh
Liên tiếp những biển cấm như thế dọc hàng rào, những tấm biển cấm này thậm chí khiến cái biển tên trại lọt thỏm, khiêm tốn vì nhỏ bé và cũ mờ. Sau dãy hàng rào sắt, người ta giăng lưới đen che kín không cho người bên ngoài nhìn vào bên trong. Sao thiết kế mà chả nghĩ gì cả, không xây luôn tường cao, có rào thép gai như nhà tù cho đỡ mất công, giờ lại phải rào lưới che mắt thiên hạ như vậy.
Mình và Bùi Nhân đến cửa phòng trực, hỏi về chuyện giấy ủy quyền của Nhân cho mình thăm nuôi chị Hằng trại giải quyết sao,trực ban trại tên Hiệu nói quy định của cục quản lý trại giam là mình không phải thân nhân ruột thịt nên không ủy quyền được. Mình hỏi xin lại cái giấy ủy quyền thì anh ta kêu nộp ban giám đốc. Mình nói theo nguyên tắc không chấp nhận đơn thì trả lại đơn và phê lý do. Anh Hiệu nói là công an phải thu thập tài liệu. Mình nói chả lẽ giờ tôi nộp sổ đỏ cho ông thì ông cũng bảo đó là tài liệu để ông thu à. Ông không chấp nhận đơn thì giả lại đơn cho tôi và ghi lý do vì sao vào đó, thế mới đúng luật. Sao lại tính chuyện thu luôn là thế nào. Hiệu bảo cái này giám đốc trại giữ, hôm nay chủ nhật nên không giải quyết được.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/GxbBiY1jbshz8iztHdwmpg/photos/1M/300x300/1219/431468-153740678081771-100003375183258-203111-182931298-n.jpg?et=udpn36QMj2fX10kWkeJEog&nmid=0
Mình Bùi Nhân xách đồ vào thăm mẹ, mọi người đang đứng bên ngoài thì một người mặc áo cảnh sát đứng bên trong hàng rào đứng sau cái biển cấm quay phim, chụp ảnh dùng máy quay phim chĩa vào mọi người, cũng trong hàng rào góc khác một người mặc đồ an ninh cũng dùng máy quay để ghi lại hình những người đến trại.
Mặc dù không hề tụ tập, mấy người đi đã ít lại chia thành mấy tốp hai hoặc ba người đứng các điểm khác nhau nhưng vẫn bị quay phim. Lát sau công an xã đến rầm rập bằng xe máy và ô tô. Tổng cộng khoảng 17 người, trong đó có một nữ số này đứng hết bên ngoài, họ tự giới thiệu họ là công an xã. Một công an xã hỏi mọi người đứng đây làm gì, trả lời đường thì đứng chứ sao, anh ta nói anh ta đến đây để bảo vệ đất và chìa thẻ công an xã ra. Mọi người nói ông cứ đứng đấy bảo vệ đất, chúng tôi bê đi miếng nào hẵng hay. Một người trung niên dáng cấp trên nói đây là chủ quyền của chúng tôi. Mình mới hỏi chủ quyền là gì, là ông sở hữu đất này của ông à. Ông ý bảo ông ý là quản lý, mình hỏi thế ông tên gì, cấp gì quản lý đất gì, ranh giới đến đâu. Ông nói chức vụ và giới hạn đất chủ quyền của ông đến đâu thì tôi xin đứng ra ngay vạch đó. Mình lấy giấy bút ra thì ông ý đi thẳng.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/XDPOqVSOZdLUDxQTTJMKdg/photos/1M/300x300/1218/424490-153746614747844-100003375183258-203129-1489174430-n.jpg?et=v2H0BaBi%2CuZXTj5JLShmWA&nmid=0
Mình quay qua nhìn qua trong trại lớp lưới, nhìn đoạn hở dưới chân lưới đếm được 16 cái gầu quần màu xanh tức là 8 đôi giày, 8 đôi tất xanh. Có tốp nữa đi xe máy đến vào trại, họ mang theo máy quay phim, nâng tổng số máy quay lên 3 chiếc, tương đương với đúng 3 tấm biển cấm quay phim chụp ảnh treo ở hàng rào.
Một tốp người gồm em chị Hằng, con gái, con rể đi ta xi, họ trình chứng minh thư và được vào ngay. Tốp này gần trưa mới đến, lúc đi có vẻ vội vàng nên chỉ có đúng một túi quà nhỏ. Họ là những người mà trại gọi là thân nhân của chị Hằng được phép gặp. Tốp này ở Sơn Tây đến vào thăm chị Hằng một lúc thì ra ngay. Thậm chí em gái vào qua cổng trại nhưng không đến phòng thăm chị mà đứng vật vờ gốc cây trong trại, cô em này là đảng viên chắc chỉ qua cổng trại cho bọn bên ngoài nhìn thấy là hoàn thành nhiệm vụ chứ không cần vào trong gặp chị làm gì.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/wvWmatwq52ZBzKrkFw6msg/photos/1M/300x300/1217/untitled.png?et=Zd0QV5tyDwl1dN7rFq9Tdg&nmid=0
Cánh cổng trại khóa kín, ai vào trực ban mới ra mở cửa cho người lách vào rồi đóng lại. Lúc này bên trong khoảng gần 20 cảnh sát, bên ngoài cũng tầm 20 người gồm công an xã, một nhóm mặc thường phục chỉ đạo, một nhóm thì riêng rẽ mặc quần an ninh nhưng áo thường dân.
Bà Lê Hiền Đức xin vào trại tham quan trường giáo dục, nhưng người trực ban bảo đây là khu vực an ninh quốc phòng không có phận sự không vào được. Bà thở dài và than, tám mươi tuổi đầu rồi giờ mới biết trường giáo dục là cơ sở an ninh quốc phòng. Bà Hiền Đức rời cổng trại đến chỗ nhà dân, nơi có tốp người đang ngồi trong. Bà hỏi mượn cái ghế, họ bảo chủ nhà đi vắng không lấy ghế cho bà được. Bà bảo sao chúng mày ác thế, tao già thế này mà chúng mày để tao đứng khi chúng mày con trẻ, nhà người ta đi vắng sao mày lại lấy ghế của nhà người ta ra cửa ngồi. Bọn kia bảo nếu là bà thì bà cũng thế thôi. Trong bọn đó có tay trung niên ban nãy kêu chủ quyền, quản lý đất cát gì đó. Em bé Cải chạy ra quán mượn ghế cho bà ngồi. Bà Hiền Đức ngồi yên vị thì trong tốp đó có một tay mặc quần công an, áo sơ mi ra hỏi bà làm gì. Bà bảo tao chống tham nhũng, tay đó nói, bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao. Mọi người ồ lên cười vì câu nói quá hay của hắn. Mọi người chất vấn sao hắn lại hỏi thế, làm hắn bối rối bỏ đi. Mình ngồi cách đó một đoạn chợt nghĩ, biết đâu hắn là cao nhân. Đúng là thời nay chống tham nhũng là phải biết sợ pháp luật. Tại vì sao thì cứ nhìn công cuộc chống tham nhũng là rõ.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/KZo4KCNo9WJWxSRBgtZ-aw/photos/1M/300x300/1221/423678-153749091414263-100003375183258-203141-507552237-n.jpg?et=MQOj%2CReaKH3aNWqli8Hj%2CA&nmid=0
Đến trưa Bùi Nhân ra, hình như việc đơn từ gì đó của chị Hằng chưa xong. Mang máng nghe thấy là trại không chấp nhận đơn đánh máy, mà phải viết bằng tay thì mới được. Mà viết tới tận 5 trang nên chắc chiều mới xong. Mọi người kéo ra quán ăn mỳ tôm, vừa ngồi xuống thì quán mất điện. Chạy đi các nhà hàng xóm xung quanh nhà nào cũng có điện.
Đến 2 giờ Nhân gọi điện hỏi cán bộ trại mẹ viết xong chưa, cán bộ bảo chưa biết bao giờ mới xong. Mọi người ra cổng trại chờ, nói với nhau là nếu khó dễ thời gian chuyện làm đơn thì chúng ta trong lúc chờ đợi vào hỏi chuyện hoa hôm 8-3. Chị Phương Bích hỏi trực ban anh Trần Thái Hòa đâu, vì hôm mùng 8-3 chị gửi hoa cho Bùi Hằng nhờ anh Hòa đưa mà chị Hằng không nhận được. Trực ban nói là anh Hòa có lòng tốt muốn đưa hoa giúp cho chị Hằng, nhưng lãnh đạo trại không cho phép anh thực hiện điều đó. Trực ban còn chạy đi vào trong lấy xấp ảnh ngày 8-3 ở trại có tổ chức cho chị em phụ nữ, và ảnh anh Hòa cầm bó hoa đứng cạnh chị Hằng dưới sân khấu có chữ 8-3. Ý trực ban nói là anh Hòa cũng đã tặng hoa của trại cho chị Hằng, thôi thì ngày 8-3 có hoa là được rồi. Có người nói là các anh làm thế cũng tốt, nhưng không phải các anh mang tình cảm của các anh ra thay thế tình cảm của người khác được.
Đang lằng nhằng chuyện hoa thì cán bộ cầm đơn chị Hằng viết ra đưa cho Nhân Bùi, kèm với mẩu giấy gửi cho Nhân Bùi mà chị Hằng phải hai lần lặp lại nội dung nhấn mạnh là mẹ viết đến 3 giờ chiều mới xong. Chị Phương Bích lên xe thắc mắc, quái sao mình đưa chứng minh thư tên mình là Bích Phượng, cái tên Phương Bích là tên trên blog, thế mà công an trại cầm chứng minh thư xem mà cứ gọi mình là Phương Bích. Xe đang đi trên đường be tông thì em bé Cải   cất máy ảnh vào túi. Mình bảo em cất vội thế, biết đâu tí nữa ra kia có xe cảnh sát giao thông chặn xe mình thì sao. Lấy máy ảnh ra đi được ra đến đoạn đường nhựa chừng 10 phút y rằng có tốp cảnh sát giao thông chặn lại, mấy xe sau đi, đến xe nữa của đoàn thì lại bị chặn lại nốt để kiểm tra giấy tờ.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/2cQEtCwQpz32BsAohReS1w/photos/1M/300x300/1222/428260-153753508080488-100003375183258-203167-1204229910-n.jpg?et=zuMTgNkUQekvJGmTEG4QkQ&nmid=0
Bà Hiền Đức xuống xe hỏi tại sao bao nhiêu xe đi qua không chặn, lại chặn riêng hai xe này. Tốp công an nói kiểm tra không có gì thì đi, giấy tờ đầy đủ thì được phép đi. Tất nhiên hai xe giấy tờ đều đầy đủ, họ cho đi chóng vánh, thậm chí hối thúc đi, nhưng bà Hiền Đức bực chuyện bao nhiêu xe nườm nượp đi qua họ không kiểm tra cái nào mà chỉ kiểm tra hai xe này. Sau thì bà cũng lên xe đi, mình lại nói cái trạm cảnh sát giao thông cơ động ấy mình đi qua rồi thì họ cũng giải tán, vì đây là đường liên xã chứ đường huyện hay tỉnh gì đâu mà đến 5 cảnh sát giao thông lập trạm. Mình nói xong quay sang cửa kính nhìn thấy mấy xe máy người điều khiển không đội mũ bảo hiểm phi dưới qua vèo vèo, thế chắc là trạm giao thông ấy giải tán ngay sau đó thật rồi.
Mày thì buôn gió cái gì, giờ tao đặt tên mày là phải gió. Cụ Lê Hiền Đức bảo vậy.
Về đến nhà đã 5 giờ chiều, mất trọn 12 tiếng từ lúc đi đến lúc về.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét