Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Tin thứ Tư, 22-02-2012

Tin thứ Tư, 22-02-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Ngư đội Trường Sa bám biển (báo Khánh Hòa). – GỬI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA   –   (Nhật Tuấn). Đỗ Nam Cao: “Điều khốn nạn là chỉ khi máu đổ/ Đảo mới gần mới thật đảo của ta”.
- Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc (CNAS/ VNN).  – Hoa Kỳ và Châu Á-Thái Bình Dương  –   (ĐCV).
- Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN nhóm họp (TTXVN). Blogger Gốc Sậy bình luận: “TTXVN không có phóng viên thường trú tại Phnoom Penh hay sao mà lại phải ‘Theo Tân Hoa xã…’?
- Tòa Bạch Ốc hẹn gặp cộng đồng Việt nói chuyện nhân quyền‎    –   (Người Việt). – TT Obama Mời Dân VN Nói Về Việt Khang‎    –   (Việt Báo). – Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN   –   (BBC). “Vì sự nhiệt tình lên tiếng của người Mỹ gốc Việt cho nhân quyền tại Việt Nam, Bạch Cung đã yêu cầu được gặp gỡ phái đoàn người Việt vào đầu tháng Ba”. – Thỉnh nguyện thư gửi chính phủ Obama đã hơn 62.000 chữ ký, từ ngày 7/2. BTV: Các báo, đài hải ngoại và các blogger đã đưa tin này từ mấy ngày qua, dường như truyền thông trong nước đưa thiếu tin này?
Việt Nam – Úc đối thoại chiến lược quốc phòng, ngoại giao (TN). – Thư trả lời của Bộ Ngoại giao Úc và Phó Thủ lãnh Đối lập về Ngoại giao về việc CQ VN vi phạm Nhân Quyền   –   (TNCG).
- Việt Nam: Khởi tố một giáo viên về tội « tuyên truyền chống Nhà nước »    –   (RFI). “Theo một tờ báo mạng của công an Việt Nam, ông Định đã đăng các bình luận trên nhiều diễn đàn và sites internet kêu gọi đa đảng và sửa đổi Hiến pháp…Ông Đinh Đăng Định còn có bài viết phản đối dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên”. Vậy là ông Định đã bị bắt giữ đúng 4 tháng về các “tội” nói trên, bây giờ bà con mới được biết. – Việt Nam bắt giữ giáo viên bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh    –   (VOA).  – VN bắt giáo viên ‘chống Nhà nước’   –   (BBC). – Bắt đối tượng phản động chống phá Nhà nước  (VOV). – Bộ mặt thật của kẻ hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước‎ (CAND). – Giáo viên bị bắt giữ vì “tuyên truyền chống nhà nước”: Teacher held for ‘anti-state propaganda’ (IOL News). – Việt Nam bắt giữ nhà bất đồng chính kiến: Report: Vietnam arrests political dissident (AP/ Mercury News).
- Nông dân biểu tình tại Hà Nội phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi    –   (VOA). – Nông dân Hưng Yên và Đắk Nông biểu tình ở Hà Nội phản đối các vụ trưng thu đất    –   (RFI). – Dân oan các tỉnh tập trung khiếu kiện tại Hà Nội   –   (RFA). – Nông dân về Hà Nội khiếu kiện   –   (BBC).  – BÀ CON KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI TỤ TẬP TẠI HÀ NỘI   –   (Huỳnh Ngọc Chênh). – Trần Định: GIEO GIÓ ẮT SẼ GẶP BÃO   –   (Nguyễn Xuân Diện). – Nông dân Việt Nam biểu tình phản đối việc thu hồi đất xây thành phố vệ tinh: Vietnam farmers protest land lost to satellite city (AFP).
- Độc giả M.X. gửi video: Bà con Văn Giang, Dương Nội, Đắk Nông khiếu kiện – Phần 1   –    Bà con Văn Giang, Dương Nội, Đắk Nông khiếu kiện – Phần 2   –   Bà con Văn Giang, Dương Nội, Đắk Nông khiếu kiện – Phần 3  –   Khiếu kiện tại số 35 Ngô Quyền ngày 21-2-2012, lúc 10h58’   –    Khiếu kiện tại số 35 Ngô Quyền ngày 21-2-2012, lúc 11h18’   –   Khiếu kiện tại số 35 Ngô Quyền ngày 21-2-2012, lúc 11h33’  (CongbangPhapluat/ Youtube).
- Video: Người dân xã Xuân Quang, Văn Giang, Hưng Yên, tố giác bị đánh khi đi khiếu kiện thu hồi đất đai (CongbangPhapluat/ Youtube). Nhưng là vụ việc trước đây, không phải sáng qua tại trung tâm Thủ đô, 35 Ngô Quyền. - Đáy: Bi quan, lạc quan (Thông Luận). “…Số lượng dân oan chỉ có thể giảm đi vì phần lớn đất đai đã bị cướp đoạt hết rồi…”
<= Photo: Vietbao.vn. – Phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt: Vụ Tiên Lãng: Bài học về chỉnh đốn Đảng (NLĐ). – VỤ TIÊN LÃNG – KỲ 19: Nguyên ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định ‘VỤ TIÊN LÃNG NGUY HIỂM HƠN VỤ THÁI BÌNH” (Nguyễn Quang Vinh). “Nguyên nhân xảy ra vụ Thái Bình hồi đó giống vụ Hải Phòng Tiên Lãng bây giờ: quan liêu, xa dân, nhưng Thái Bình ở diện rộng, tuy nhiên tính chất nguy hiểm phức tạp không bằng vụ Tiên Lãng này đâu. Ở Vụ Tiên Lãng, diễn ra cảnh lực lượng ta trang bị vũ khí chủ động như thế, đàn áp dân như thế, trắng trợn… thế thì không được, phải xử lý, mà Trung ương phải xuống, Hải Phòng không tự làm được được đâu, qua diễn biến vừa rồi thì biết”. - ‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng (TVN).
- Cụ Vũ Khoan nói gì về phát biểu của Bí thư Thành   –   (Phair Zios).  – Video: Nguyên Bí thư Hải Phòng Đoàn Duy Thành trả lời về về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (huantoe/ Youtube).  – Tại sao vẫn có tiếng nói ngược chiều? (CAND).
- ĐÁNH NGUỘI THỦ TƯỚNG  (Mai Xuân Dũng). “Khi Thủ tướng đã ra Thông báo kết luận về các sai phạm của Tiên lãng, những tưởng mọi chuyện ở Hải phòng sẽ đâu vào đấy nào ngờ trống cái án đường  dứt tiếng chưa được bao lâu, ông Nguyễn Văn Thành chẳng những chấp hành theo kiểu Sạc lô mà còn ăn miếng trả miếng chan chat, chỉ trong một ngày đã ‘đánh nguội’ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới hai lần”.
- Kiến nghị mới nhất từ Luật sư của Đoàn Văn Vươn (Infonet). Luật sư Nguyễn Việt Hùng: “vụ án ‘Giết người – Chống người thi hành công vụ’ mà Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Phòng đã khởi tố đối với các bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và một số người thân khác của ông Vươn cần được chuyển sang Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân có thẩm quyền theo đúng quy định của Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 3, để việc điều tra vụ án được thực hiện đúng pháp luật tố tụng bởi có việc ‘Gây thiệt hại cho quân đội’.”
Blogger Cu Làng Cát bình luận: “Vì sao Luật sư Hùng không kiến nghị thay đổi tội danh ‘giết người’ mà kiến nghị đưa tội này sang cơ quan điều tra quân sự quân khu 3 nhỉ? Hay ông Hùng có kế sách gì chăng?BTV: Có lẽ ông Vươn đã chọn nhầm luật sư, cũng có thể không phải ông Vươn chọn luật sự Hùng mà là các cơ quan chức năng đã “chọn dùm” ông Vươn? Mời bà con xem thêm bài của LS Trần Vũ Hải: BÀN VỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN (Ba Sàm).
- Video: Ông Vũ Văn Kết khai: ‘Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn’  (VNE/ TrongveoTV).
- Vụ cưỡng chế ở HP : Cách chức một loạt lãnh đạo huyện Tiên Lãng (GDVN). – Cách chức hai lãnh đạo huyện Tiên Lãng (VOV).  – Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cảnh cáo Bí thư, cách chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (SGGP). – Cách chức Huyện uỷ viên và đề nghị cách chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (ND).
Lãnh đạo huyện Tiên Lãng bị đề nghị cách chức (TTXVN).   – Đề nghị cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Tiên Lãng (PLTP). – Đề nghị cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (DT). – Chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đề nghị cách chức (VNN). – Đề nghị cách chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (VTC). – Ông chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đề nghị cách chức (Thanh tra).  BTV: Một số báo đưa tin cách chức, báo khác thì đưa tin “đề nghị cách chức”.
Kỷ luật Đảng nhiều cán bộ chủ chốt huyện Tiên Lãng (TT).  – Vụ việc tại Tiên Lãng: Thi hành kỷ luật tập thể và cá nhân liên quan (HNM). - Liêm sỉ và từ chức (TVN).  Xin được nhắc lại một bản tin có liên quan tới ông Nguyễn Văn Khanh, PCT Tiên Lãng: Tiên Lãng: Có thể một quan hay đã bị trù dập – (Cu làng cát).  Ông Nguyễn Văn Khanh Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Photo: Tin mới =>
- Tiên Lãng thu hồi các quyết định trái luật (NĐT). – Vụ Tiên Lãng xử lý có thật không?   –   (BBC).
- Hồ Bất Khuất: Vụ Tiên Lãng: Ý nghĩ bật lên thành lời (VHNA). – TS Nguyễn Sỹ Phương: Tội “giết người“ không có người chết? (Tia Sáng).  “Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết”.
- LÊN TIẾNG VỀ TIÊN LÃNG: NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- ‘Không kiểm duyệt tin về Tiên Lãng’   –   (BBC). “Tổng biên tập VietNamNet, ông Bùi Sỹ Hoa, không xác nhận thông tin, mà chỉ cho biết ông sẽ tìm hiểu.” Vậy thì ông tìm hiểu thêm coi có phải bài Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát công việc lại biến mất trên trang chủ Tuần Việt Nam, nha? Hề hề!
- Người hùng về đất đai ở Việt NamVietnam’s Land Hero (The Diplomat). – Trăm quân không bằng cái lai quần phụ nữ   –   (Cu Làng Cát).  “… sự huy động trăm quân của quân đội, công an, biên phòng dưới tay Đại…Ca mới thấy vô tích sự và thấp dưới lai quần của hai người phụ nữ tay không tấc sắt. Họ chỉ có suy nghĩ, ý chí nhưng cao hơn đám quân tịch được điều động đến cưỡng chế. Cao hơn suy nghĩ vô lại của Nguyễn Văn Minh, quân nhân tại báo Quân Đội”.
- Vinh Quang không có tên trong danh lục đơn vị hành chính cấp dưới tại cổng thông tin điện tử Tiên Lãng   –   (Cu Làng Cát).
- Thầy cáu   –   (Nguyễn Công Hoan/ Nguyễn Thông).
- Thơ: Ông nghe chăng tiếng súng ở Hải Phòng   –   (DLB).
- Không thể coi thường kiến nghị người dân   –   (RFA).
- Đỗ Nam Hải: Tin thêm về việc công an Sài Gòn hành hung tôi   –   (Dân làm báo). – Mời xem lại bài: “Chế độ lấy ghế che mặt”    –   (NV). – Trò chơi tung hứng (QĐND).
- Paulo Thành Nguyễn – Bị “trấn lột” ở sân bay   –   (Dân Luận). “Anh an ninh với vẻ mặt hơi thất vọng xem lại một lần nữa thì thấy tấm hình chụp chiếc nón ‘HS-TS-VN’ của cô Bùi Hằng và hình Kim Tiến mặt áo NO-U thì nhếch mép nói: ‘Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!’… ‘Từ bao giờ, ở đất nước này, người ta xem những hình ảnh liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa là văn hóa phẩm phải giám sát’?” – Công an An ninh tỉnh Hà Nam trả thù một cách hèn hạ người yêu nước chống Trung Quốc – (Dân làm báo). – Video: Pháp Luân Công bị quấy rối (Quaydaulambo/ Youtube).
- Phá “ổ“ mại dâm, phát hiện “khách“ là… nguyên phó trưởng Công an (PLXH).   - Dân bức xúc hai công an đánh người nhập viện (VnMedia).
Nhân hàng loạt tin, bài về những vụ việc nêu trên, xin được đưa lại nội dung tối qua trích từ chương trình Thời sự 19h trên VTV1, ngay mở đầu về buổi làm việc tại Phủ Chủ tịch của CT nước Trương Tấn Sang với Bộ Công an, về chương trình công tác năm 2012. … Có những cán bộ chiến sĩ do thiếu tự rèn luyện và tu dưỡng bản thân nên thoái hóa biến chất, tham nhũng, … hối lộ, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm tổn hại uy tín của đảng và thanh danh của ngành và làm cho nhân dân bất bình và là điều kiện để các thế lực thù địch chống phá …”. - Lực lượng công an phải thấy những khuyết điểm để khắc phục (PLTP). -  ‘Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác’ (Thanh tra).  - Chủ tịch nước: “Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác” (DT).  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Bộ Công an (TN). - Lực lượng công an nhân dân phải gương mẫu (NLĐ).
- Phản ứng của những người trẻ với lực lượng thừa hành của pháp luật – Tín hiệu đáng mừng cho một xã hội dân sự mới – (Dân làm báo). “Trên Facebook và Youtube đang loan truyền một đoạn clip … cảnh các bạn trẻ trong lứa tuổi thanh niên, sinh viên đang đối chất với lực lượng Thanh niên xung kích khi những người này yêu cầu một trong số những người có mặt tại đó phải xuất trình giấy tờ tùy thân (CMND)”. – Nguyễn Khoa Thái Anh: Nghĩa cử và trách nhiệm: Vì sao VN cần một xã hội dân sự?   –   (ĐCV). 
- TRƯƠNG VĂN DŨNG: Suy ngẫm về hai chữ nhân dân (Nguyễn Tường Thụy). “Khi đã cảm thấy đủ lông đủ cánh, họ đã trở mặt, đểu cáng với dân. Chỉ mấy năm gần đây thôi, hàng chục sinh mạng của dân bị tước đoạt khi rơi vào tay công an, trong đó có cả người già và trẻ em. Thật là khủng khiếp, không thể tưởng tượng nổi”. – Nông Mạnh Linh: TÂM SỰ CỦA MỘT THẢO DÂN NGƯỜI DÂN TỘC   –   (Phạm Viết Đào).
- Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo   –   (BBC). “Với việc ông Phạm Dũng trở thành trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hai “tham mưu” chủ chốt về tôn giáo xuất thân từ ngành an ninh. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từ năm ngoái cũng giữ vai trò chính thức là Phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.”
Có thể đây là cách làm “mềm hóa” trở lại ngành công an? Hề hề! Còn đây là “mềm hóa” bằng công tác đảng: “Bên cạnh hai vị tướng ở trên, người ta cũng thấy hiện diện của các nhân vật từ ngành công an trên các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị trong nước”.  Và thành quả cũng đã ngày càng rõ nhờ … nông dân Đoàn Văn Vươn: “Một nhân vật khác – ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người đang được dư luận nhắc tới nhiều trong những ngày gần đây xung quanh vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, cũng xuất thân từ ngành công an.”
Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TN).  – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Sửa Hiến pháp: Làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng  (PLTP). - Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng (NLĐ).- Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp họp phiên thứ 2 (Chinhphu.vn). – Sửa Hiến pháp từ bức xúc thực tế (Tuổi Trẻ).
- KẺ SĨ – TRÍ THỨC   –   (Lê Đức Thịnh).
- Sở phụ lão   –   (Cu Làng Cát). “Trong khi cả Hà Nội cuống cuồng lo ùn tắc giao thông, lo giảm thiểu tai nạn giao thông, lo chuyện đi lại rối như mắc cửi thì bà chánh Phạm Thị Mai Hồng lại tròi ra công việc cực kỳ vô bổ. Đây không nói chuyện cái chết, mà nói về cái thông báo cái chết của thân nhân PGĐ sở như một cách bợ đỡ, hí hỉ”.
VPCP phản hồi thư kỹ sư Lê Văn Tạch gửi Thủ tướng (Bee).
Nổ trước nhà phó giám đốc Sở Ngoại vụ Điện Biên (PLTP).
Nhiều cán bộ đánh bạc bị bắt quả tang (TN).
Vụ trốn thuế ở Cà Mau: “Sếp” ngành thuế mất chức (Dân Việt).
<- Dự án đường Cồn Tàu – Khe Mương (Quảng Trị): Còn nhiều khuất tất (Thanh tra). – Mời xem lại: Quảng Trị – Đường vừa khánh thành đã xuống cấp nghiêm trọng.
- Quay đều, quay đều, quay đều (Tin khó tin).  BTV: Trước Tết Nhâm Thìn, Hát Ét Bê Xê cũng đã đưa tin này, giúp bà con mình không có tiền ăn Tết sống qua các Tết vừa rồi: 2050: Việt Nam có thu nhập 4.335 USD/người (VEF). Bà con chớ có bi quan, vào năm 2050, mình sẽ qua mặt Bắc Triều Tiên là cái chắc! Cụ Giang Nam mà đọc được 2 tin này chắc cũng phải thốt lên: “Không tin được dù đó là sự thật!
Lãnh đạo TPHCM tiếp các doanh nghiệp Hoa Kỳ (SGGP).
- Số phận chín ngư dân VN ở Palawan   –   (BBC).
- TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG: “ĐINH BỘ LĨNH – LOẠN SỨ QUÂN: TỪ SỬ LIỆU TỚI SỬ THỰC” (PHẦN I) . – TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG: “ĐINH BỘ LĨNH – LOẠN SỨ QUÂN: TỪ SỬ LIỆU TỚI SỬ THỰC” (PHẦN II) (Văn chương +).
- Trần Gia Phụng: Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972)   –   (ĐCV). – Trọng Đạt: Năm 1973, miền Nam mạnh hơn miền Bắc  –   (ĐCV).
- 73. GIẢI MẬT: TRẢI NGHIỆM CHUYỆN BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT VÀO THẬP NIÊN 1990 (Việt Sử ký).
- Hàn Quốc tìm hậu thuẫn của LHQ trong vấn đề người tỵ nạn Bắc Triều Tiên   –   (RFI). “Đối với Bắc Kinh, đây chỉ là những di dân kinh tế chứ không phải tỵ nạn chính trị”. BTV: Chính trị ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế. Nếu những người dân Bắc Triều Tiên kia sống ở 1 quốc gia nào khác, không phải Bắc Triều Tiên, liệu họ có bất chấp cả mạng sống để rời khỏi BTT, với nguy cơ bị bắt, bị tống các nhà tù khắc nghiệt, thậm chí bị giết? Nếu những người dân BTT kia sống ở 1 thể chế khác, không phải độc tài như chính quyền Bình Nhưỡng, giả dụ như họ sống ở Mỹ, liệu họ có vượt biên sang Trung Quốc? – TQ bác bỏ yêu cầu không hồi hương người Bắc Triều Tiên đào tỵ    –   (VOA).
- Miến Điện có thể cho phép quan sát viên ASEAN theo dõi bầu cử tháng Tư   –   (RFI). BTV: Hoan hô Miến Điện! Tổng thống Thein Sein của Miến Điện sẽ được ghi danh vào sử sách nước này và cả thế giới.  – Miến Điện dỡ bỏ hạn chế tranh cử   –   (BBC). – Miến Điện: Những thách thức to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế   –   (RFI). – Miến Điện : Du lịch chuyển mình cùng những thay đổi chính trị    –   (RFI).
- Trung Quốc theo dõi những người bất đồng   –   (BBC). “Bộ máy an ninh của Trung Quốc đang theo dõi BBC – cũng giống như họ giám sát các nhà báo nước ngoài khác, các nhà hoạt động và những kẻ thù tiềm tàng của nhà nước Trung Quốc”. – Lo ngại cho phóng viên nước ngoài ở TQ   –   (BBC). Việc đưa tin của phóng viên nước ngoài bị công an Trung Quốc theo dõi kỹ = >
KINH TẾ
- Bộ trưởng Tài chính mất ngủ vì lạm phát (PLTP).
- Chứng khoán Việt Nam có thể tăng 25% trong năm 2012   –   (VOA).
“Rót” tiền vào vàng, chứng khoán hay bất động sản? (VTC). - Khuất tất ngân hàng… “giữ hộ” vàng (PLVN). – Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân? (RFA’s blog).
- Nợ khó đòi, ngân hàng bắt nhân viên chịu (PLTP).
Ngân hàng lớn đồng loạt hạ lãi suất (DT). - Giảm lãi suất: Khi ông lớn ra đòn (VEF).
Ai bảo đảm tương lai cho Sacombank? (NDHMoney). - Không dễ “thâu tóm” Sacombank (TN).
- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh sẽ thực hiện quy chế người đứng đầu   –   (Dân Luận). - EVN cam kết tiết kiệm 1.800 tỷ đồng (VTV). - EVN rút hết vốn đầu tư ngoài ngành vào năm 2015 (NLĐ).
- Doanh nghiệp xăng dầu lỗ hơn 840 đồng/lít xăng (Thanh tra).  - Tăng giá điện, xăng dầu: khó giữ lạm phát dưới 10% (NDHMoney). - Miễn thuế nhập khẩu xăng (TN).  - Đuổi theo giá (NLĐ). - Loay hoay quản lý giá xăng, sữa (NLĐ).
<- PVN, “con nợ” của ngân sách Nhà nước (NĐT). Blogger Gốc Sậy: “Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mới chỉ nộp 91,37 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước (khoảng nửa số tiền phải nộp 185,76 tỷ đồng) mà kiểm toán kiến nghị từ năm 2010. Tại sao bị Kiểm toán Nhà nước CHỈ nhắc nhở PVN chậm khắc phục các sai phạm về tài chính?
Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific (TN). - Vietnam Airlines, Qantas bắt tay phát triển Jetstar Pacific (TBKSG).
Doanh nghiệp phân bón gặp khó (TN).
- Điêu đứng vì… được mùa?! (Doanh nhân Sài Gòn).
Apple khốn khổ đấu gã tí hon (VTC).
- EU cho Hy Lạp vay thêm 130 tỷ euro   –   (BBC). - Hy Lạp được vay 130 tỉ euro (TN). - Hy Lạp được cứu trợ 130 tỉ euro (NLĐ). – Châu Âu thông qua kế hoạch 237 tỷ euro cứu Hy Lạp   –   (RFI). – Các bộ trưởng khu vực đồng euro đạt thỏa thuận về nợ của Hy Lạp   –   (VOA). - Hy Lạp chạy đua với thời gian để nhận gói cứu trợ (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Xem phim tài liệu về nhà bác học A.Yersin trên VTV (TT).
- Lễ hội đền Nguyễn Xí và khánh thành khu lăng mộ tổ dòng họ Nguyễn Đình (VHNA).
- Vui hội Pu Nhạ Thầu 2012 (VHNA).
- Di tích nhà trăm cột hai lần bị mất đất  (PLTP). = >
- Hà Nội đang Paris hóa: The Paris-ification of Hanoi (The Atlantic Cities).
- PGS .TS VĂN GIÁ: “KHÔNG CÓ TRƯỜNG PHÁI VIẾT VĂN NGUYỄN DU” (Văn chương +).
- ĐIỀN TIỂU HOA: “THƠ CHỈ Ế KHI CỐ LÀM ĐỂ BÁN” (Văn chương +).
- THANH CHÂU – CON DẾ ĐẪM SƯƠNG KỂ ĐẸP CHUYỆN ĐÊM KHUYA (Nguyễn Trọng Tạo).
- KINH NGẠC NGUYỄN BÌNH   –   (Văn Công Hùng).
Nhà hát bạc tỉ biến thành nơi tổ chức đám cưới (VNN).
First News kiện hai trung tâm ngoại ngữ vi phạm bản quyền (TN). - “Cuộc chiến” bản quyền được châm ngòi? (PLVN).
Những bóng hồng trong thơ nhạc – Kỳ 7: Em đến thăm anh một chiều mưa (TN).
< Họa sĩ Nguyễn Thân bên một tác phẩm của ông Hai triển lãm tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (TT).
Dạy sử qua tên phố, FPT bị tố ăn cắp bản quyền (VNN).
Kênh phim truyện D-Dramas ra mắt khán giả từ ngày 22.2 (TN).
Hồng Ánh: “Khán giả cũng phải học cách… xem phim” (DT).
Kỳ bí những căn hầm chứa ngập báu vật ở Hải Phòng (VTC).
Chùm ảnh: Mục sở thị tổ uyên ương của đôi Phượng Hoàng “huyền thoại” (GDVN).
- Andrej Pejic, hiện tượng của làng thời trang quốc tế    –   (RFI).
- Liên hoan Vesoul : Việt Nam qua ống kính của Trần Anh Hùng và Philippe Rostan   –   (RFI).
- “Ngải Vị Vị : Entrelacs” – Triển lãm đầu tiên của nghệ sĩ ly khai Trung Quốc tại Pháp   –   (RFI).
Cuộc đua nước rút tại Oscar (TN).
- AVG sẽ trả lời đề xuất của VPF trong vòng 1 tuần (Thanh tra). – Luật gia Trần Đình Thu: CÚ SỐC AVG THẬT THÚ VỊ (Quê Choa).  – QUANH HỢP ĐỒNG BÁN THƯƠNG QUYỀN CÁC GIẢI BÓNG ĐÁ VIỆT NAM – Từ đất hoang đến đất dự án (PLTP).  – Phát sốt với bầu Kiên!  (Petrotimes/ BQBĐ). – Bầu Kiên quyết làm nhưng lẽ phải chưa thuộc về ông (VNN).
- Vòng loại Futsal châu Á, Việt Nam – Malaysia 3-0: Đầu xuôi! (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tư vấn tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 – Cần chú ý những điểm mới (SGGP). - Những lưu ý khi thi khối A1 (TN). - Tuyển sinh vượt chỉ tiêu – Lờn thuốc (SGGP). - Chỉ tuyển 10% nữ vào trường công an (TT). - Trường ĐH Tây Đô tuyển sinh ngành dược (TN). – Tuyển sinh 2012: Cơ hội việc làm hấp dẫn cho SV ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu (GDVN).
- Chiếc cầu Định Mệnh (14)   –   (Nguyễn Thế Thịnh).
- Giới thiệu tạp chí nội tiết học Đông Nam Á (JAFES) (Nguyễn Văn Tuấn).
- Kỳ 9: Bộ Công Thương vào cuộc vụ SV kế toán thực tập lắp ráp điện tử (GDVN).
Học ít nhất mấy năm thì ca hát chuẩn? (VNN).
Quan tâm đến nhà trọ thanh niên (TN).
- Sinh viên khốn đốn gọi “sếp” bằng… anh (PLTP).
- 24 sinh viên Hà Nội bùng nổ cá tính tại cuộc thi Sao Tháng Ba (GDVN). Cuộc thi thu hút 420 đơn đăng ký của các bạn sinh viên đến từ trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội. Show ya là nơi các cá tính được thể hiện đam mê âm nhạc, khẳng định chính mình = >
- 2,5 triệu đồng, bằng trường nào cũng có (GDVN). “Nhiều người ngỡ ngàng khi thấy mảnh bằng in dấu mấy năm trời dùi mài kiến thức giờ đây bị giả mạo và mua bán rẻ như… rau”.
Nét riêng của những “em bé” Hà Nội ở thời kỳ trước năm 1975 (P1) (GDVN).
Giải mã chuyện “đấu tranh tư tưởng” (TN).
- Những bài học mẫu giáo của người Nhật (GDVN).
- Các trường đại học Úc chỉ trích việc thay đổi thể thức cấp thị thực    –   (VOA).
- Làm thế nào để khỏi già ? (batkhuat.net/ chanphuocliem.com).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- XKLĐ sang Đài Loan: Không được thu phí cao hơn quy định (PLTP).
<- Tọa đàm Lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc: Hại mình, hại nhiều người (DV).
- Ba trường hợp tử vong do sốt xuất huyết và tay-chân-miệng (PLTP). – 9 trẻ chết vì dịch tay chân miệng   –   (BBC). – Bùng nổ lớn về virus tay chân miệng ở trẻ em Việt Nam có thể trầm trọng hơn: Big outbreak of child virus in Vietnam may worsen (AP/ USA Today). - Nóng chuyện dịch bệnh (NLĐ). - “Quan liêu” chống dịch (TN).
- Điều gì đã xảy ra với dịch cúm gia cầm ở Việt Nam? (TC Phía trước). Dịch từ bài: What happened to bird flu? Deaths continue, new strain outsmarts poultry vaccine in Vietnam (Washington Post). - Triển khai gấp các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm (NLĐ).
Tìm thấy thi thể 4 ngư dân mất tích (Dân Việt).
Hơn 30 hộ dân tiếp tục xây dựng không phép tại quận Cầu Giấy (DT).
Nợ khó đòi, ngân hàng bắt nhân viên chịu (PLTP).
Giải mã: “Kỹ nghệ” ăn mày độc nhất vô nhị ở Việt Nam (GDVN).
Đà Nẵng: tái diễn “chặt chém” mùa pháo hoa (TT).
- NHỮNG ĐỨA TRẺ LÀ VỐN QUÝ NHẤT CỦA VÙNG CAO   –   (Trần Đăng Tuấn/ Mai Thanh Hải).=>
- Thương cho roi cho vọt – nên hay không?   –   (RFA).
- Điên dại vì làm “nô lệ tình dục” cho trai làng (NĐT). Mời xem lại: Tâm thần vì bị hãm hiếp suốt 20 năm (NĐT).
- Hình ảnh sập giàn giáo kinh hoàng ở HN (24h).
Bắt nghi can 2 lần ném mìn vào nhà người khác (TN).
Lại một vụ cướp vàng táo tợn giữa thủ đô (PLTP). - Liên tục xảy ra nhiều vụ án lừa đảo, cướp vàng (NLĐ).
QUỐC TẾ
- Quân đội Syria tiếp tục đánh phá Homs   –   (BBC). – Lực lượng chính phủ Syria giết chết 12 người ở thành phố Homs    –   (VOA). – Chữ Thập đỏ Quốc tế đàm phán với Damas để cứu trợ dân Syria    –   (RFI). – Nga sẽ không tham dự phiên họp về Syria    –   (VOA). - Tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn ở Syria (TN). - Mỹ để ngỏ khả năng vũ trang cho phe đối lập Syria (TTXVN).
Kịch bản Israel tấn công Iran (TN). - Iran tuyên bố sẽ đáp trả Israel nếu bị tấn công (GDVN). - Iran tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu nếu bị đe doạ (DT). – Mỹ, các nước mua dầu của Iran đàm phán về việc cắt giảm nhập khẩu   –   (VOA). - Iraq đuổi nhóm Iran lưu vong (Đất Việt).
<- Đặc sứ Bắc Triều Tiên đến Bắc Kinh để đàm phán hạt nhân với Mỹ    –   (VOA).
- Phó Tổng thống lâu năm của Yemen sắp trở thành tổng thống    –   (VOA). – Dân Yemen tiến thêm một bước trong cuộc cách mạng chưa toàn tất    –   (VOA).
- Tổng thống Nga tiếp lãnh đạo đối lập   –   (RFI).
- Aghanistan : Hàng ngàn người biểu tình tố cáo quân đội Mỹ đốt kinh Coran    –   (RFI). – Biểu tình nổ ra ở Afghanistan sau tin binh sĩ NATO đốt kinh Quran    –   (VOA). - Kinh Koran bị hủy, hàng ngàn người Afghanistan “vây” căn cứ Mỹ (DT).
Điểm mặt 4 kì phùng địch thủ đang thách đấu Putin (VTC).
- 46 ký giả bị sát hại trong năm 2011   –   (VOA).
- HRW kêu gọi các chiến binh Somalia bảo vệ trẻ em    –   (VOA).
- Cảnh sát Pháp thẩm vấn cựu tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn   –   (RFI).
- Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc bị truy tố về tội hối lộ    –   (RFI).
- Thành viên băng đảng ma túy đào thoát sau vụ bạo loạn nhà tù Mexico    –   (VOA).
- Hong Kong kháng cáo phán quyết về người giúp việc nước ngoài    –   (VOA).
- Tiết lộ động trời về Hitler (Đất Việt).
- Miến Điện tiêu hủy cánh đồng thuốc phiện  –   (BBC).
* VTV1: + Tài chính kinh doanh sáng – 21/02/2012; + Cuộc sống thường ngày – 21/02/2012; + Thời sự 19h – 21/02/2012.
* RFA: + Sáng 21-02-2012
Tối 21-02-2012
* RFI: 21-02-2012


THÔNG TẤN XÃ XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC TỪ S SỤP Đ CỦA LIÊN XÔ?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 21/2/2012
TTXVN (Niu Đêli 19/2)

Dưới đu đ trên, tờ “The Indian Express ” số ra gần đây đăng bài của giáo sư Minxin Pei, trường Đại học Clamont McKenna (Mỹ), cho rằng là sai lầm nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng bài học quan trọng nhất h rút ra được từ sự sụp đổ của Liên Xô: một chế độ cộng sản sẽ sụp đổ nếu tìm cách thực hiện các cải cách dân chủ. Nội dung bài viết như sau:

Hầu hết thế giới đều vui mừng trước sự sụp đổ của Liên Xô cách đây 2 thập kỷ. Tuy nhiên, không khí ở Bắc Kinh khi đó khá u ám. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cầm quyền vừa mới vượt qua cuộc khủng hoảng Thiên An Môn vào Mùa Xuân 1989, rõ ràng bị chấn động mạnh. Đó không phải là do các nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng cảm với những người đồng chí Liên Xô. Trung Quốc và Liên Xô từng là kẻ thù của nhau trong suốt gần 3 thập kỷ (từ 1960 đến 1980). Lý do chính khiến Bắc Kinh thương tiếc sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô là vì lợi ích của chính họ. Ngoài việc mất đi lợi thế địa chính trị như một nước giữ vai trò cân bằng của phương Tây chống Mátxcơva, Bắc Kinh lo sợ rằng tới một thời điểm nào đó họ cũng sẽ gặp phải số phận tương tự.
Nỗi lo sợ về sự tồn tại đó đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc, như hiện nay được tiết lộ, khi đó đã triệu tập ngay lập tức một cuộc thảo luận kéo dài 10 ngày rưỡi về các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Các học giả, nhà báo và các nhà ngoại giao kỳ cựu đã được triệu tập để báo cáo cho các nhà lãnh đạo cấp cao nhất. Chính phủ Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các dự án nghiên cứu rất tốn kém về sự sụp đổ của chế độ Xôviết.
Mặc dù các kết luận tron các nghiên cứu này chưa được chính thức công bố, song dựa vào thông tin của bộ máy truyên truyền chính thức và những điều chỉnh chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc, không khó khăn gì trong việc nhận ra rằng Bắc Kinh dường như đã rút ra các bài học về sự tan rã của Liên Xô như sau:
Bài học quan trọng nhất mà ban lãnh đạo Trung Quốc rút ra là: chế độ cộng sản sẽ tự gây ra sự sụp đổ của mình nếu cố gắng thực hiện các cải cách dân chủ. Một chế độ do đảng Lêninnít cầm quyền có thể không bị tổn thương khi dựa vào lực lượng cảnh sát bí mật và những công cụ đàn áp khác, song tuyệt nhiên không thể hy vọng trở thành một tổ chức chính trị giành được sự ủng hộ chính trị thực sự của cử tri trong một xã hội được dân chủ hoá. Hơn nữa, quá khứ tội lỗi của một chế độ như vậy được che đậy bằng những sự giả dối và và kiểm duyệt, những sự mạo hiểm bị phơi bày một cách liên tục như trong thời gian tiến hành chính sách glasnost (công khai) ở Liên Xô những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã phá huỷ tức thời tính hợp pháp của chế độ này. Kết quả tất nhiên của cách nhìn nhận như vậy dẫn tới kết luận: Trung Quốc phải chống lại bất kỳ nỗ lực dân chủ nào và kiên quyết trấn áp những ai dám thách thức sự độc quyền chính trị của CCP.
Kết luận thứ hai các nhà lãnh đạo Trung Quốc rút ra là Liên Xô sụp đổ vì quản lý kinh tế yếu kém. Vì thế để tồn tại, CCP phải giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng cách nâng cao đời sống cho họ. Bởi thế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vấn đề có tính chất sống còn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố cách đây hai thập kỷ trong chuyến đi nổi tiếng thị sát miền Nam khởi đầu các cuộc cải cách ở Trung Quốc rằng “phát triển là chân lý cốt yếu”.
Nhận rõ vai trò của tầng lớp tinh hoa trong xã hội trong việc lật đổ chế độ Xôviết (và nhớ lại cuộc đấu tranh cay đắng của mình chống tầng lớp trí thức tự do trong những năm 1980), lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể cho phép tầng lớp tinh hoa nổi lên trong xã hội tham gia lực lượng đối lập tiềm tàng. Từ bài học này, từ sau năm 1992, Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược kết nạp tầng lớp trí thức và các doanh nhân giàu có vào hàng ngũ của mình. Tiền lương, các điều kiện vật chất và quy chế chính trị của các giáo sư Đại học được nâng cao. CCP tích cực kết nạp họ củng với hàng triệu sinh viên Đại học vào đảng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân một thời từng bị quy kết là những phần tử tư bản không đáng tin cậy cũng được phép gia nhập CCP.
Ba bài học trên đã giúp CCP định hình chiến lược của đảng này sau cuộc khủng hoảng Thiên An Môn. Điều đó giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiệt thành thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, song rất quyết liệt trong việc chống lại tiến trình dân chủ hoá trong hai thập kỷ qua. Dựa vào thành tựu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hai con số và bám chắc quyền lực, đảng này tin tưởng rằng đã rút ra được các bài học đúng đắn từ thất bại của Liên Xô.
Nhìn lại quá khứ, một số các bài học Trung Quốc rút ra được từ sự tan rã của Liên Xô là không sai. Không nghi ngờ gì rằng thất bại trong lĩnh vực kinh tế chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụp đổ của chế độ cộng sản Xôviết. Việc Mátxcơva đã cố gắng quá sức và chạy đua vũ trang với Mỹ là một nhân tố khác (điều mà lãnh đạo Trung Quốc cực kỳ thận trọng và khôn khéo trong chính sách đối ngoại của họ – cho tới nay) cũng góp phần dẫn tới sự tan rã của Liên Xô:
Tuy nhiên, bài học mà CCP cho là quan trọng nhất – cải cách dân chủ đã gây ra sự sụp đổ của Liên Xô – thì sai lầm. Điều xảy ra tại Liên Xô trước đây không phải do chính sách glasnost và perestroika (cải tổ), mà chính là hai thập kỷ trì trệ về chính trị trước khi Gorbachev lên nắm quyền tối cao vào năm 1985. Chế độ Xôviết đã trở nên cực kỳ ốm yếu trong hai thập kỷ đó bởi nạn tham nhũng và suy sụp kinh tế. Bởi thế, khi Gorbachev tìm cách làm sống lại chế độ đã chết đó thì quá muộn.
Nếu Liên Xô sụp đổ theo cách hiểu như vậy, chúng ta chắc hẳn phải lo ngại về tương lai của CCP bởi Trung Quốc hiện nay bất chấp những thành tựu kinh tế ngoạn mục và sự phát triển năng động, có chung những đặc điểm nổi bật tương tự như ở Liên Xô trong hai thập kỷ trước Gorbachev. Tầng lớp chính trị tinh hoa hoài nghi sâu sắc, tham nhũng và cảm thấy bất an. Giống như Đảng cộng sản Liên Xô trước đây, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thoái hoá trở thành một bộ máy bảo trợ khổng lồ và chế độ có một nhóm ít người ích kỷ nắm mọi quyền hành có mối liên hệ hời hợt với phần còn lại của xã hội. Hệ tư tưởng chính thống không thay đổi, song đã bị phá sản và, điều tồi tệ nhất là những bộ óc sáng láng nhất của CCP tỏ ra không thể đưa ra được một tầm nhìn mới mẻ khả dĩ có thể tập hợp được nhân dân Trung Quốc phấn đấu vì một mục tiêu mới của dân tộc. Bị tước mất tính pháp lý dân chủ và không dám mở ra tiến trình chính trị mới, đảng này ngày càng dựa vào bộ máy an ninh đế trấn áp những người bất đồng chính kiến và bám giữ quyền lực.
Câu hỏi trong mỗi người hiện nay là: liệu có thể cải cách một chế độ như vậy? Cho đến nay, người phương Tây vẫn nghĩ rằng sự kỳ diệu về phát triển kinh tế sẽ giúp cho việc thực hiện tiến trình tiến dần tới dân chủ ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ quên mất một yếu tố cực kỳ quan trọng: tin rằng tiến trình dân chủ hoá là nguy hiểm, CCP luôn kiên quyết ngăn chặn một tiến trình như vậy. Kết quả là hệ thống chính trị của Trung Quốc rất khó thay đổi, khiến bất kỳ một cuộc cải cách thực sự nào trong tương lai đều trở nên khỏ khăn và nguy hiểm hơn.
Nếu vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Đảng cộng sản Trung Quốc lặp lại số phận tương tự của Đảng cộng sản Liên Xô, chúng ta cần phải quy sự thất bại về chính trị của đảng này cho sự thất bại về trí tuệ của họ – học chưa đúng những bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TẠI SAO “MÙA XUÂN ARẬP” SẼ KHÔNG ĐẾN NƯỚC NGA?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 21/2/2012
TTXVN (Mátxcơva 14/2)
“Báo Độc lập” Nga ngày 10/2 đăng bài viết với tiêu đề trên của tác giả Sergei Neverov – Thư ký Đoàn Chủ tịch Đại Hội đồng của đảng Nước Nga thống nhất, nêu ra hai nguyên nhân chính sau khiến Mùa Xuân Arập sẽ không đến nước Nga.
Theo tác giả, lý do thứ nhất khiến kịch bản “Cách mạng màu cam” không diễn ra tại Nga là vì đa số người dân đều không tin vào những nhân vật đối lập mà về lý thuyết có thể thực hiện việc đó. Trên lời nói, những nhân vật này ủng hộ dân chủ, tự do và tiến bộ, nhưng trên thực tế, mỗi người trong số họ lại là một ví dụ trái ngược nhau. Và không gì có thể che giấu sự giả tạo này. Hãy nhớ lại trường hợp ứng cử viên Prokhorov: sau khi lãnh đạo một đảng cánh hữu, ông ta đã loại bỏ luôn toàn bộ cơ sở của đảng này tại các khu vực. Hãy nhìn vào quy chế của các đảng đối lập, quyền hạn của lãnh đạo các đảng đó – chúng đều mang tính độc tài.
Cả đất nước đã nhận ra những khuôn mặt nhàm chán của những năm 90 của thế kỷ trước, những người đang tỏ ra không thể chịu đựng nổi nhau, không chấp nhận những quan điểm khác. Cho dù họ có chụp mũ cho nhân dân là “khờ dại”, thì người dân Nga vẫn tỏ ra thích ứng.
Thật lạ lùng, làm sao nhóm người ấy lại dễ dàng chiếm đoạt quyền phát ngôn thay mặt cho toàn xã hội. Một nhà văn tài năng đã mô tả thật đúng “những nhà cách mạng” – những con rối trong tay các nhà múa rối: “Nếu chúng ta thậm chí không biết cách thỏa thuận với nhau, điều đó nghĩa là xã hội chúng ta chưa sẵn sàng vượt qua kỳ thi về sự trưởng thành của xã hội công dân”.
Vấn đề của những nhân vật đối lập chính là việc họ sẽ không bao giờ thỏa thuận được với nhau, bởi đã 20 năm nay họ không có khả năng đó. Tất cả các nhân vật như Nemtsov, Ryzhkov, Kasyanov đã có “công lao” gì trong việc hình thành nên một tầng lớp sáng tạo mà Putin coi là “động lực chính cho sự phát triển của nước Nga”? Hoạt động mang tính cá nhân của họ đã ảnh hưởng đến tiến trình này như thế nào, trước hết trong việc chia sẻ các chức vụ trong chính quyền, sau đó là các vị trí trong các tổ chức, công ty của họ, và cuối cùng là phân chia các khoản trợ cấp từ các quỹ nước ngoài? Họ tự nhận mình là người điều khiển những con rối trong môi trường xã hội này. Tuy nhiên, tại cuộc mít tinh trên quảng trường Bolotno mới thấy rõ là những người có mặt ở đây và các nhà hùng biện trên khán đài có những mục tiêu khác nhau. Nhóm thứ nhất chỉ muốn “có sự chuyển động” theo thời gian, trong khi nhóm thứ hai muốn quay trở lại “nơi kiếm ăn” bằng bất cứ giá nào.
Nhưng điều tồi tệ nhất là cái giá của sự trở lại này sẽ rất đắt. Các chuyên gia ước tính, chúng ta đã mất 76 tỷ USD, bởi thị trường chứng khoán sụt giảm do những rủi ro chính trị ở Nga tăng lên. Những tổn thất này có thể cao hơn nữa – đặc biệt trước viễn cảnh của làn sóng khủng hoảng mới. Phản ứng dây chuyền sẽ diễn ra: tăng lãi suất cho vay, sản xuất công nghiệp suy giảm, đồng rúp bất ổn, giá cả tăng mạnh, các chương trình xã hội bị gạt ra rìa. Tất cả những điều này sẽ tác động đến người dân trước tiên. Và khi đó, nhân dân sẽ thực sự ra đường. Khi bánh lái bắt đầu tăng tốc và cuốn cả đất nước đi cùng với những người tham gia mít tinh thì những nhà đối lập chắc chắn sẽ trốn sang phương Tây.
Liên quan đến quan điểm của “phe đối lập trong hệ thống”, Tống thống Medvedev cho biết khi thảo luận với đại diện các đảng đối lập có chân trong Quốc hội về việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký cho các đảng mới, ông đã nhận được câu trả lời:”Đơn giản hóa để làm gỉ? Mọi việc vẫn đang bình thường mà…”
Họ không cần có sự cạnh tranh, bởi điều đó sẽ phá vỡ thế độc quyền về tính đối lập của họ. Họ không quan tâm đến bất kỳ chuyển động nào về phía trước, những điều mà người ta đã hô hào ở quảng trường Bolotno. Những sáng kiến cúa bộ đôi Putin-Medvedev đã bật đèn xanh cho các đảng phái mới với các nhà lãnh đạo mới, những ý tưởng và những đề xuất mới. Nhân vật Udaltsov trở thành đối thủ cạnh tranh với ông Ziuganov để làm gì, khi Ziuganov độc chiếm phe cánh tả và trong 20 năm qua đã được hưởng tất cả những lợi ích của một “nhà đối lập vĩnh viễn”? Các đảng phái của Kudrin, của Kasyanov đối lập với đảng của Gregory Yavlinsky để làm gì? Đây là những kẻ cạnh tranh “thừa” đối với khoản tiền ngân sách mà đảng “Yabloko” nhận được nhờ kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội. Họ không sẵn sàng chia sẻ bất cứ điều gì.
Lý do thứ hai, cũng là lý do chính, đó là mức độ ủng hộ ông Putin tại Nga ngày nay cao gấp nhiều lần các đổi thủ của ông. Và điều này là hợp quy luật. Thực tế, ông Putin là người duy nhất trong cuộc bầu cử này có một chương trình tranh cử cụ thể, chi tiết và dài hạn, và chỉ ông Putin mới có thể thực hiện chương trình đó. Ngay cả phe đối lập cũng phải thừa nhận điều này. Thật khó để phủ nhận một sự thật hiển nhiên.
Nhưng còn một điều nữa không kém phần quan trọng. Ông Putin là người duy nhất vào thời điểm này, khác với những đối thủ công khai và bí mật của mình, không bị “đông lạnh” trong 20 năm qua. Các cuộc bầu cử và mít tinh là yếu tố quan trọng của nền dân chủ và tự do. Nhưng quan trọng hơn là “tình trạng trí lực” và các nguyên tắc nội bộ. Với ý nghĩa này, ông
Putin trong suốt thập kỷ qua đã luôn vượt lên tất cả các nhà phê bình – các đối thủ của ông. Liệu có ai trong số họ quyết định đưa chương trình của mình ra “Toà án công luận” hay vẫn muốn đề xuất một loạt các giải pháp đối với diễn biến tình hình? Lắp đặt camera để cuộc bầu cử minh bạch hơn, các tiêu chuẩn đánh giá công việc của quan chức và chính quyền nói chung, các điều kiện minh bạch để phát triển kinh doanh, đấu tranh chống tham nhũng thông qua giám sát dân sự, cơ hội cho những sáng kiến lập pháp rộng rãi – đây chỉ là một phần nhỏ (nếu so sánh với chương trình của ông Putin)…
Hôm nay, xã hội Nga đang có nhu cầu đối với tất cả những thay đổi này chính quyền đề xuất thay đổi, còn người dân thì lĩnh hội và tiếp thu. Điều đó có nghĩa là chúng ta có mọi cơ hội để tránh kịch bản xấu nhất, để trở nên mạnh mẽ hơn, tự do và thịnh vượng hơn. Vì vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã sai khi ông ta viết thư cho Putin: “Mùa Xuân Arập đã đến tận trung tâm Mátxcơva…”. Đúng vậy, mùa Xuân và chân lý đang đến gần. Chỉ có điều, đó là Mùa Xuân của chúng ta, Mùa Xuân nước Nga./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

XUNG QUANH CUỘC KHỦNG HOẢNG HẠT NHÂN IRAN

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 21/2/2012
(phần 1)
TTXVN (Angiê 14/2)
Cấm vận dầu mỏ và những hệ lụy
Năm 2012 khởi đầu với việc phương Tây trừng phạt Iran bằng mưu đồ Cm vận dầu mỏ nước này. Giáo sư Chems Eddine Chitour, thuộc trường Bách khoa Angiêri, đặt ra một loạt câu hỏi: Liệu cấm vn có tác dụng không? Liệu cấm vận có bóp nght Iran không? Liệu cấm vn có lt đ được Tổng thống Ahmadinejad và thay vào đó một con ri thân phương Tây sẽ dừng chương trình hạt nhân dân sự và, từ đó, đáp ứng đòi hỏi của Mỹ và Ixraen, không? Hậu quả của cm vn sẽ ra sao? Ông lý giải trên tạp chí “Mondialisation” như sau:
Iran nắm giữ 10% trữ lượng dầu mỏ thế giới đã được khẳng định (giúp nước này đứng thứ 3 thế giới). Iran cũng có trữ lượng khí đốt tự nhiên đứng thứ hai thế giới (chiếm 15% tổng trữ lượng thế giới) và các nguồn tài nguyên này được khai thác chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước. Iran cũng là một nước lớn đang định đa dạng hóa một cách hợp lý việc sử dụng các nguồn tài nguyên này, cụ thể bằng cách xây đập thủy điện…
Đức và Pháp đã thành công trong việc “áp đặt” lệnh cho các nước nhỏ không được mua dầu mỏ của Iran. Mỹ tỏ ra hài lòng khi thấy các nước Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận về nguyên tắc để áp đặt cấm vận mua dầu mỏ Iran và coi đó là một “tin rất tốt lành”. Có tới 80% số thu ngoại tệ của Iran, nước sản xuất dầu mỏ thứ hai của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), là từ nguồn xuất khẩu dầu mỏ, khoảng 100 tỷ USD trong thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012. Nga, Trung Quốc và một số nước châu Á khác mới đây khẳng định phản đối cấm vận dầu mỏ. Trong thời gian qua, Mỹ tăng cường trừng phạt chống ngành dầu mỏ của Iran bằng cách đóng băng tài sản của tất cả các thể chế tài chính nước ngoài có quan hệ buôn bán với Ngân hàng trung ương Iran trong lĩnh vực dầu mỏ. Têhêran dọa phong tỏa eo biển Hormuz, hành lang thông thương chiến lược nơi khoảng 30% lượng vận chuyển dầu mỏ thế giới bằng đường biển, đi qua. Tình hình căng thẳng dai dẳng tác động đến dầu mỏ Brent, đẩy mức giá lên cao nhất (112,59 USD/thùng) kể từ ngày 15/11/2011. Iran sản xuất khoảng 3,5 triệu thùng/ngày và xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, trong đó gần 18% sang châu Âu. Để tránh áp lực trừng phạt của phương Tây, Iran quay sang châu Á nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu. Pháp và Đức bảo vệ ý kiến về cấm vận đối với việc mua dầu mỏ của Iran, nhưng một số nước châu Âu phản đối quyết liệt. Têhêran bán khoảng 450.000 thùng sang châu Âu, chủ yếu cho Italia – nước phụ thuộc tới hơn 40% vào dầu mỏ của Iran (180.000 thùng), Tây Ban Nha (160.000 thùng) và Hy Lạp (100.000 thùng). Hơn nữa, việc tìm kiếm các nguồn thay thế khác từ Arập Xêút (nước tuyên bố sẵn sàng cung cấp thêm dầu mỏ) và Libi, vẫn không có gì là chắc chắn và hoàn toàn không làm yên lòng các nước châu Âu nghi ngại. Theo một số dự đoán, Libi hiện sản xuất khoảng 800.000 thùng/ngày.
Tuần báo “Asemen” dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Rostam Qasemi, tuyên bố giá một thùng dầu có thể lên tới mức 200 USD trong trường hợp phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Têhêran. Theo ông Nicholas Sarkis, Giám đốc Trung tâm Arập nghiên cứu dầu mỏ, cấm vận nhập khẩu dầu mỏ Iran sẽ gây ra hậu quả đáng kể đối với thị trường dầu mỏ vì hai lý do. Thứ nhất, cấm vận sẽ khiến các nước tiêu thụ mất đi nguồn cung ứng từ Iran đối với mọi thứ liên quan đến dầu mỏ. Thứ hai, sẽ có nguy cơ Iran trả đũa. Têhêran không giấu giếm ý định đó. Không ai có thể dự báo giá dầu có thể tăng đến mức nào. Cũng không thể đưa ra một con số cụ thể trước khi các biện pháp cấm vận được áp dụng. Song điều chắc chắn là giá sẽ tăng rất mạnh, có thể lên tới 150 USD, 180 USD, thậm chí 200 USD/thùng hay cao hơn nữa. Mọi giả thiết đều có thể xảy ra. Điều chắc chắn là một khả năng như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả tai hại đối với thị trường dầu mỏ.
Đối với ông Nicholas Sarkis, điều chắc chắn nữa là sẽ có tác động đến nền kinh tế của tất cả các nước tiêu thụ dầu mỏ, kể cả các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu vốn là những nước phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ Iran. Nhu cầu sẽ tăng trong khi năng lực sản xuất bị hạn chế và việc phát hiện mỏ mới lại càng ít. Phát triển năng lực sản xuất mới lại tương đối chậm. Nguy cơ là rất lớn đối với Mỹ và châu Âu nếu họ quyết định cấm vận và cấm nhập khẩu dầu mỏ Iran. Từ nhiều năm nay, Mỹ và châu Âu đã tìm cách bóp nghẹt Iran để gây áp lực và buộc nước này phải dừng chương trình hạt nhân. Cho đến nay, họ vẫn không thành công. Tăng cường trừng phạt, dù trong lĩnh vực dầu mỏ, tài chính hay một lĩnh vực nào khác, cũng sẽ khiến nền kinh tế Iran gặp rủi ro và trong trường hợp đó, cần dự báo trước những biện pháp trả đũa của Iran.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các biện pháp cấm vận mới được áp dụng? Thực tế sẽ không có gì đặc biệt xảy ra vì giá dầu có thể sẽ tăng trong một thời gian rất ngắn rồi lại đột ngột hạ xuống. Phương Tây lo sợ và chơi trò dọa nạt người khác khi nói đến thảm họa đóng cửa eo biển Hormuz. Liệu đó có phải là ngày tận thế của thế giới không? Thực tế chỉ có các nước nhỏ là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng. Trước hết, Mỹ không bị ảnh hường vì họ sẽ tìm dầu ở nơi khác. Hơn nữa, cần phải không bao giờ quên rằng Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), được coi là sen đầm dầu khí phục vụ cho Mỹ, sẽ canh chừng. Thể chế này do Henry Kissinger thành lập năm 1974 để “đánh sập OPEC”. Và theo quy chế, tất cả các nước thành viên – kể cả các nước NATO – có nghĩa vụ phải thành lập kho dự trữ an toàn có thể dùng được trong 90 ngày để giảm tác động của cú sốc trong trường hợp xảy ra xung đột. Nói rõ hơn là nếu xung đột xảy ra, các nước thành viên IEA sẽ mở kho dự trữ và tạo ra một lượng dầu nhiều giả tạo triệt tiêu hệ quả của việc tăng giá do khan hiếm tình thế.
“Cách làm” này hoàn toàn trái ngược với tinh thần học thuyết tự do cung cầu, nhưng ai sẽ phản đối đây? Các kịch bản này đã được chúng minh trong các cuộc xung đột vừa qua. Tuy nhiên cuộc xung đột không được kéo dài hơn 3 tháng. Mỹ và đồng minh có phương tiện để chống tăng giá. Chỉ có các thị trường tài chính đầu cơ có thể làm rối loạn giá. Từ thực tế đó, không nên ngây thơ mà tin rằng cuộc vui của OPEC sẽ có tác dụng vì quyết định được đưa ra ở chỗ khác rồi được Arập Xêút và các ông vua nhỏ khác ở vùng Vịnh thông báo và áp đặt vì lợi ích của Mỹ. Tháng 12/2011, tại một cuộc họp của OPEC, Iran đã từng đòi giảm lượng dầu sản xuất của Arập Xêút và Côoét, nhưng vô ích. Người ta nói rằng Mỹ là thành viên quan trọng nhất của OPEC.
Tuy nhiên, dường như Mỹ lại gặp khó khăn ở khắp nơi. Theo chuyên gia Robert Bibeau, Mỹ đang trong quá trình suy tàn như đã thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Sau chưa đến 70 năm độc quyền trị vì, đế chế của phương Tây sẽ tiếp tục sa sút trong năm nay. Quá trình hấp hối của Mỹ đã bắt đầu từ năm 2008 – với cuộc khủng hoảng tiền tệ – rồi tiếp diễn trong năm 2011 – với cuộc khủng hoảng nợ công – sẽ tiếp tục trong năm 2012 và còn tiếp vài năm sau đó nữa. Trong thời kỳ đó, Mỹ sẽ đồng thời không có khả năng trả nợ và không thể chèo lái được, từ đó biến thành một “con tàu mất lái”. Đó là con tàu chỉ huy của hạm đội đế quốc phương Tây. Đế chế Mỹ suy thoái là điều chắc chắn. Việc phát hành thêm đồng USD trong hai năm 2009 và 2010 chỉ làm con tàu đó thêm mất phương hướng. Các công ty xếp hạng tín dụng Ănglô Xắcxông và các chủ ngân hàng ở Wall Street biết rõ điều đó và trong năm 2012, không có gì đáng ngạc nhiên nếu họ sẽ chuyển đổi một phần tài sản của mình – đồng USD – sang đồng euro, nhân dân tệ, phơrăng Thụy Sỹ, vàng…
Trong thế giới phương Tây, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang hoảng loạn – kẻ thù không đội trời chung của đế quốc Trung Hoa – sẽ tìm cách khơi dậy làn sóng bảo hộ mậu dịch và dân tộc chủ nghĩa cuồng tín, đồng thời cả ý định thúc đẩy cuộc “Chiến tranh Lạnh” tai hại chống Trung Quốc. Năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã xác định khuôn khổ và đưa ra minh chứng cho một cuộc đối đầu trên quy mô lớn và lâu dài với Trung Quốc. Đó sẽ là một nỗ lực tuyệt vọng để duy trì ảnh hưởng và bảo vệ các vị trí chiến lược của Mỹ ở châu Á và khắp nơi trên thế giới. “Bộ tứ quyền lực” của quân đội Mỹ – Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Hàn Quốc – với sự trợ giúp của nước vệ tinh Philíppin, sẽ tìm cách phá hủy mối liên hệ thương mại của Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự của Mỹ. Một số chiến, lược gia của Lầu Năm Góc và Wall Street nghĩ rằng do xuống cấp về kinh tế và xã hội nên Mỹ phải thực hiện hành động “mạnh bạo và nguy hiểm” này. Mất ổn định trong cung ứng dầu mỏ của Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu sẽ giúp Mỹ (nước không mua dầu ở Trung Đông) có được uy lực đối với các thị trường chứng khoán.
Mỹ vẫn là cường quốc quân sự số một mặc dù mức tăng ngân sách quân sự suy giảm. Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của các nước chư hầu của Mỹ. Để có thể bóp nghẹt Iran về phương diện tài chính, không được để các nước mua dầu của Iran thiếu dầu. Đó chính là khâu mà các nước vùng Vịnh và chủ yếu là Arập Xêút, với vai trò người mở van, can thiệp. Chuyên gia Karrim Mohsen đặt câu hỏi về kho vũ khí của Arập Xêút. Nước này vừa mua 84 máy bay F-15 của Mỹ với món tiền không nhỏ là 29,4 tỷ USD. Mua vũ khí để chống lại ai đây? Chống Ixraen hay chống Iran? cần biết rằng trong các vụ bán vũ khí cho các nước Arập, có một điều khoản cấm sử dụng số vũ khí đó để chống lại Ixraen. Nói như vậy có nghĩa là “kẻ thù” cần chống khi Mỹ bán vũ khí cho Arập Xêút đã được xác định: đó là Iran. Từ đó, người ta nhận thấy có một kẽ hở: Arập Xêút, nước có trụ sở của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC, bao gồm 57 nước, trong đó có Iran) có thể là kẻ thù của một nước Hồi giáo khác chăng? vấn đề được đặt ra với tất cả tính hệ trọng của nó: cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành chống Iran liệu có thể là cuộc chiến của Arập Xêút không?
Một cuộc tấn công chống Iran đã được thông báo từ nhiều năm nay bởi các cơ quan tình báo tư nhân, trong đó có các cơ quan nghiêm túc nhất. Để làm được điều đó, cần phải nhổ cái chốt Xyri. Đến lúc đó sẽ là không khó đối với Ixraen, nước đang sốt ruột, để băng qua lãnh thổ Xyri để thử nghiệm tên lửa Jericho đối với Iran.
Theo ông Gilles Munier, gây mất ổn định ở Xyri cũng như ở Iran, nằm trong kế hoạch chia nhỏ thế giới Arập trên cơ sở sắc tộc, bộ tộc hay tôn giáo. Các biện pháp phản công được đưa ra để đưa “Mùa Xuân Arập” đi trệch khỏi mục tiêu ban đầu dường như bắt nguồn từ kế hoạch Yinon có từ năm 1982. Đó là tên của một viên chức Bộ Ngoại giao Ixraen, thẹo đó sẽ tạo ra các Nhà nước nhỏ đối nghịch nhau trong thế giới Arập. Chính sách pháo hạm – hay chính sách tàu sân bấy – được sử dụng trở lại, như ở thế kỷ 19 phục vụ lợi ích kinh tế và địa chiến lược của phương Tây. Iran, Nam Tư cũ, Ápganixtan, cốt Đivoa, Libi và sắp tới có thể là Xyri và Iran, đã, đang và sẽ là nạn nhân của chính sách đó, Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế và chính trị, Mỹ và đồng minh sẽ tấn công cả Nga và Trung Quốc. Tổng thống Obama sợ nhóm vận động hành lang Do Thái đến mức sẽ dần dần làm đủ mọi thứ đế bảo đảm có được lá phiếu của người Do Thái trong cuộc bầu cử năm nay. Sau mỗi lần bị cáo buộc không đủ cứng rắn đối với Iran, Mỹ lại tăng thêm một nấc các biện pháp chống nước này.
Trước thảm họa được báo trước, liệu con tàu Trái Đất có còn ai chỉ huy không? Cuộc chạy đua xuống vực thẳm chứa đựng nhiều mối nguy hiểm. Tại sao không ngồi vào bàn với nhau và đàng hoàng nói về tương lai của nhân loại với sự tôn trọng lẫn nhau và trước hết yêu cầu 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép thanh sát chương trình hạt nhân của chính họ và tại sao không nói về phi hạt nhân hóa khu vực Trung Đông? Tại sao lại sử dụng vũ lực để giành lấy cái không phải là của mình? Tại sao lại dùng máy bay chiến đấu để áp đặt nền dân chủ giả tạo nhưng lại mang theo sự hỗn mang, máu lửa, nước mắt và bạo lực thường xuyên? Tại sao không giải quyết vấn đề vị trí của con người so với vốn tư bản và chủ nghĩa mậu dịch tự do quá mức? Khi chỉ vài nghìn đầu nậu kinh tế giàu có hơn nửa nhân loại ắt sẽ dẫn đến sự phẫn nộ. Một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ lan ra toàn thế giới. Trung Quốc và Nga sẽ không để mặc người khác muốn làm gì thì làm vì rốt cuộc, cũng sẽ đến lượt họ trở thành nạn nhân, Đó có thể là ngày tận số của nhân loại đã được dự báo trong lich của người Maya.
Eo biển Hormuz hay là ngòi n chiến tranh
Nhà lãnh đạo tối cao Cộng hòa Hồi giáo Iran, giáo chủ Ali Khamenei, dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/3 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua nếu Liên minh châu Âu ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran.
Theo đánh giá của nhà phân tích Cherif Ouazani của tạp chí “Jeune Afrique”, đây là một hành động nhằm mục đích đối phó với tình hình trong nước trong khi chính quyền chia rẽ và làn sóng phản kháng có thể lại nổ ra vào dịp tổng tuyển cử vào tháng Ba tới, cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2009. Bởi lẽ cả ở Iran, “Mùa Xuân Arập” cũng làm đảo lộn tình hình. Một nguyên nhân gây lo ngại khác là tham vọng quá mức của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, người tích cực vận động hành lang để truất quyền lực rộng rãi của giới tăng lữ.
Nhưng Mỹ, Pháp, Anh và Liên minh châu Âu rất quan tâm đến lời đe dọa này: eo biển Hormuz nếu bị đóng cửa có thể sẽ kéo giá dầu lên tới 200 USD/thùng. Một tin rất không tốt lành trong thời khủng hoảng tài chính này, đặc biệt đối với Liên minh châu Âu và Mỹ đang trong cơn khủng hoảng tài chính.
Điều đáng nói ở đây là không phải là Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, người nổi tiếng với những tuyên bố hay hành động mang tính khiêu khích, đưa ra lời đe dọa này, mà là giáo chủ Khamenei, nhân vật quyền lực nhất Iran, với quyền lực tôn giáo và chính trị vô biên, trong đó có chức Tổng tự lệnh tối cao quân đội. Là người hoạch định chính sách đối ngoại của Iran, ông trực tiếp lãnh đạo các thể chế chủ chốt của Iran, từ tư pháp đến giáo dục hay tình báo, thông qua một mạng lưới những người trung thành có cùng mối thâm thù phương Tây như ông và một tầng lớp tăng lữ có cùng niềm tin như ông. Chỉ có ông là người duy nhất có thể ra lệnh đóng cửa eo biển Hormuz, từ đó có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang với hậu quả khôn lường đối với toàn khu vực, thậm chí còn xa hơn nữa. Hơn nữa, ông không sợ một cuộc đối đầu quân sự.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Jacques Beniliọuche cho rằng các chính khách thường hay coi nhẹ những bài học của lịch sử. Cách đây 45 năm, việc Tổng thống Ai Cập thời đó, Gamal Abdel Nasser, đơn phương đóng cửa eo biển Tiran đã khiến cuộc Chiến tranh Sáu ngày nổ ra sớm hơn. Ý định của Iran đóng cửa eo biển Hormuz cũng có thể gây ra những hậu quả tương tự.
Cuộc Chiến tranh Sáu ngày hồi đó được phát động như một cuộc “tấn công phòng ngừa” của Ixraen chống lại các nước láng giềng Arập, sau khi eo biển Tiran bị Ai Cập phong tỏa ngày 23/5/1967 khiến tàu của Ixraen không qua lại được. Trước đó Ixraen đã cảnh báo việc đóng cửa lối ra, vào biển Đỏ và cảng Eilat sẽ bị coi là hành động tuyên chiến.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Iran muốn biến việc kiểm soát eo biển Hormuz thành việc phô trương sức mạnh của mình và, cũng như Gamal Abdel Nasser, gây ấn tượng đổi với dư luận ở các nước Arập và Hồi giáo cũng như củng cố quyền lực của mình, vấn đề đối với Têhêran cũng là để thử phản ứng của phương Tây và một Chính quyền Obama bị coi là suy yếu. Nhưng phải biết dừng ở chỗ nào vì dường như Têhêran cố tình lao vào một cuộc đối đầu vũ trang tự vẫn.
Hơn 1/3 lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua eo biển Hormuz và ngăn cản giao thương ở eo biển nhỏ hẹp này có thể dẫn đến những hậu quả lớn mà Mỹ không thể chấp nhận. Để ra dấu hiệu cảnh báo, ngày 28/12/2011 Mỹ đã cho tàu sân bay USS C. Stennis đi qua eo biển Hormuz với thủy thủ đoàn gồm 6.000 người và 75 máy bay chiến đấu trên boong. Mỹ cũng cử một tàu sân bay khác đên hỗ trợ, chiếc USS Abraham Lincoln, và ra lệnh cho chiếc tàu sân bay thứ ba, chiếc USS Vinson, ngay lập tức rời Hồng Công.
Chỉ huy Lực lượng vệ binh cách mạng Iran, tướng Hossein Salamin, ngày 29/12/2011 khẳng định: “Mỹ không có khả năng nói với Têhêran cần phải làm gì ở eo biển Hormuz.” Iran dọa phong tỏa bằng mìn eo biến Hormuz để trả đũa ý đồ của Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt tài chính chống nước Cộng hòa Hồi giáo đang thực hiện chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân. Tổng thống Barack Obama đã ký một văn bản cho phép truy tố tại Mỹ các ngân hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng Trung ương Iran.
Toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu cũng thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ Iran với biện pháp có hiệu lực ngay là giảm 25% nhập khẩu năng lượng từ Iran.
Đáp lại, Iran gồng mình lên. Nhiều lời đe dọa của Iran được phía Mỹ lưu tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, cảnh báo “Mỹ sẽ đáp trả bằng sức mạnh nếu Iran tìm cách phong tỏa eo biển Hormuz, điểm qua lại có tính chiến lược đối với việc vận chuyển dầu mỏ trên biển” và nói đến “chỉ giới đỏ” không được vượt qua. Têhêran dọa thả mìn ở phía trước các mỏ dầu và cảng dầu mỏ của các nước sản xuất dầu mỏ ở vịnh Pécxích, đặc biệt là Arập Xêút. Iran thường có những hành động như vậy vì năm 1988, trong cuộc chiến tranh Iran-Irắc, họ đã rải mìn trong vịnh Pécxích gây thiệt hại cho một số tàu chở dầu và tàu khu trục USS Samuel B.Roberts của Mỹ vướng phải một quả mìn M-08 đã bị hỏng nặng. Lúc đó Mỹ đáp trả bàng việc không kích hai dàn khoan dầu của Iran. Hành động đó đã khiến Iran phải cùng với Irắc chấm dứt chiến tranh.
Cho đến lúc này, những lời đe dọa của Mỹ không làm cho Iran sợ. Tổng tham mưu trưởng Ataollah Salehi tuyên bố: “Chúng tôi khuyên tàu sân bay Mỹ Stennis, đã từng qua eo biển Hormuz và hiện đang ở biển Oman, không nên quay lại vịnh Pécxích. Iran không có ý định nhắc lại lời cảnh báo của mình và sẽ làm tất cả để bảo đảm an ninh ở eo biển Hormuz.”
Cùng với lời đe dọa đó, Iran thông báo thử tên lửa trong vùng eo biển Hormuz khiến việc đi lại ở vùng này phải ngừng lại trong 5 tiếng đồng hồ. Ngày 2/1, Hải quân Iran đã phóng hai quả tên lửa hành trình, một là loại đất đổi biển Ghader có tầm bắn 200 km và một là loại hạm đối hạm Nour bắn xa tới 100 km. Theo Têhêran, hai loại này có thể phá hủy được tàu sân bay.
Ở phía bên kia, Mỹ tỏ ra lưỡng lự. Bên cạnh việc phô trương sức mạnh bằng cách cử tàu sân bay với hạm đội hộ tống đông đảo đi vào Địa Trung Hải và biển Đỏ, Mỹ tránh để khỏi bị khiêu khích và lối nói hùng hổ mà trước đây người ta đã thấy có thể dẫn đến thảm họa khi không ai có thể lùi để khỏi bị mất mặt.
Năm 1967, Tổng thống Gamal Abdel Nasser đã đưa Ai Cập và các đồng minh Xyri và Gioócđani đến thảm họa quân sự vì quá nóng vội và đặc biệt vì không muốn nhìn thẳng vào sự thật về tương quan lực lượng quân sự. Oasinhtơn muốn để người khác hiểu rằng mình không tìm kiếm sự đối đầu với Iran. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, George Little, khẳng định rõ ràng: “Không ai trong Chinh phủ Mỹ tìm kiếm sự đối đầu về vấn đề eo biển Hormuz. Điều quan trọng là phải làm cho áp lực giảm xuống.”
Ixraen cũng có ý định giảm bớt tác động của những hành động khiêu khích và thái độ ngạo mạn của Iran khi nói rõ rằng sức mạnh quân sự của Iran không địch nổi với sức mạnh của phương Tây. Phó Thủ tướng Ixraen kiêm Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược thuộc phái diều hâu, Moshé Yaalon, cho rằng các cuộc tập trận của Iran trước hết cho thấy nước này hoảng sợ trước các biện pháp trừng phạt nhằm chấm dứt tham vọng hạt nhân của họ. Theo ông, “trên thực tế, điều đó không thể được coi là cân bằng sức mạnh giữa hai bên được.” Ông muốn siết chặt trừng phạt kinh tế chống Têhêran hơn nữa khi nói rằng “giải pháp quân sự vẫn là giải pháp cuối cùng” để ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân.
Các mối đe dọa của Iran được tung ra đúng lúc diễn ra cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu giữa Ixraen và Mỹ với tên gọi “Austere Challenge-12″. Mục tiêu của cuộc tập trận là thiết lập một tấm lá chắn chống tên lửa chung và phối hợp giữa quân đội hai nước. Mỹ muốn tạo cho cuộc tập trận này một quy mô đặc biệt nhằm mục đích vừa răn đe vừa để chuẩn bị cho việc có thể hỗ trợ hành động quân sự của Ixraen chống các cơ sở hạt nhân của Iran, điều cho đến lúc này vẫn chưa được dự kiến.
Hàng nghìn lính Mỹ bao gồm phi công, các đội đánh chặn tên lửa, lính thủy đánh bộ, kỹ thuật viên và nhân viên tình báo đã đến Ixraen. Anh cũng được thông báo về cuộc tập trận này và nói rõ họ sẵn sàng tham gia hành động quân sự chống Iran nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa. Một cuộc họp về vấn đề này đã diễn ra tại Oasinhtơn giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen, Ehoud Barak, và các Tham mưu trưởng quân đội Martin Dempsey và Benny Gantz cũng như Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Philip Hammond.
Các cuộc tập trận và lời đe dọa của Iran làm gia tăng căng thẳng trong vùng vốn đã căng thẳng với việc làm mất ổn định chế độ Đamát, đồng minh chính của Iran được Nga ủng hộ bằng mọi giá. Nguy cơ phong tỏa tuyến cung ứng dầu mỏ dẫu sao cũng đã dẫn đến việc thành lập một liên quân phương Tây và một hạm đội tàu chiến hùng hậu, kể cả tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp cũng có thể tham chiến chống Hải quân Iran nếu nước này không kìm hãm được ý đồ chiến tranh. Trên thực tế, chương trình hạt nhân của Iran gây trở ngại cho Mỹ và Anh ít hơn là tất cả những lời đe dọa đối với tự do hàng hải ở khu vực sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Nhưng Chính phủ Iran vẫn tiếp tục đi theo lối cũ và vừa thông báo tiến hành tập trận quy mô lớn vào tháng Hai cũng ở eo biển Hormuz và trong vịnh Pécxích với mật danh “Nhà Tiên tri vĩ đại”. Như vậy, có nguy cơ cuộc tập trận của Têhêran diễn ra cùng lúc với cuộc tập trận chung giữa Ixraen và Mỹ. Những bài học của lịch sử như vậy bị quên đi quá nhanh.
Ai được gì, ai mất gì, nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa?
“Nếu bạn hỏi tôi điều gì khiến tôi mất ngủ cả đêm, tôi sẽ nói đó là eo biển Hormuz và những gì đang diễn ra ở vùng Vịnh.” Câu nói này của Đô đốc Jonathan W. Greenert, Cục trưởng Cục tác chiến Hải quân Mỹ, cho thấy việc Chính phủ Iran dọa đóng cửa eo biển này nếu bị Liên minh châu Âu cấm vận dầu mỏ, khiến các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Mỹ, quan tâm như thế nào. Hơn nữa, Mỹ cho rằng về mặt kỹ thuật, phong tỏa eo biển này là quá dễ dàng đối với Hải quân Iran, giống như việc “uống một cốc nước” theo cách nói của một nhà lãnh đạo Iran.
Nhưng đối với các nhà quan sát thông thạo, phong tỏa eo biển Hormuz sẽ là hành động tự sát về kinh tế đối với Iran. Dưới đây là ý kiến của ông Franeois Géré, nhà sử học, chuyên gia địa chính trị, chủ tịch sáng lập Viện phân tích chiến lược Pháp (IFAS), chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu cao cấp quốc phòng (IHEND), Giám đốc nghiên cứu thuộc trường Đại học Paris III; và ông Francis Perrin, Giám đốc tạp chí “Dầu mỏ và khí đốt Arập”, khi trả lời phỏng vấn các tạp chí “Đại Tây Dương” và “Affaires Stratégiques”.
Hỏi: Liệu Iran có khả năng về quân sự để phong tỏa eo biển Hormuz không?
Trả lời: Iran có thể đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng sẽ gặp khó khăn. Phong tỏa một vùng biển có khoảng cách hẹp giữa mũi Oman ở phía Nam và thành phố Bandar Abbas cũng như các hòn đảo thuộc Iran ở phía Bắc, sẽ không thể gây rối loạn trên diện rộng được. Iran đã từng đóng cửa eo biển này trong thời kỳ 1986-1987.
Iran có thề áp dụng hai chiến thuật. Hoặc thả mìn là việc rất dễ thực hiện và gây trở ngại lớn cho tàu bè. Hoặc đe dọa bằng tên lửa đât đối biển do Trung Quốc sản xuất. Các loại vũ khí này đã được cải tiến đáng kể trong thời gian qua. Iran tuy không thể đóng cửa hoàn toàn eo biển Hormuz, song có thể gây nhiều khó khăn khi làm giảm đáng kể nhịp độ giao thông hàng hải, đồng thời khiến các tàu từ các nơi khác đến phải được hộ tống bởi – điều này là bắt buộc – tàu của Hải-quân Mỹ.
Hỏi: Hậu quả kinh tế nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz là gì? Liên minh châu Âu liệu có thể đối phó với tình trạng thiếu dầu không?
Trả lời: Trước hết tôi nghĩ rằng Iran sẽ không đóng cửa eo biển Hormuz. Tôi không chắc nước này có đủ phương tiện dể làm điều đó, nhưng tôi chắc chắn rằng nếu có đủ phương tiện, Iran cũng sẽ không thể duy trì đươc việc phong tỏa trong một thời gian dài khi phải đối mặt với Hạm đội V của Mỹ. Ngoài ra còn lực lượng Hải quân của một số nước khác. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng Iran cũng không có lợi gì khi đóng cừa eo biển Hormuz vì các khách hàng chính của họ là các nước châu Á, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không phải chỉ có hai nước này. Các nước này ngày càng mua nhiều dầu mỏ ở nơi khác ngoài Iran và nếu Iran phong tỏa eo biển Hormuz, Iran gây phương hại một mặt cho xuất khẩu dầu mỏ của chính mình và mặt khác cho các khách hàng của mình, trong khi Iran đang cần được hỗ trợ về kinh tế và chính trị, cụ thể của Trung Quốc, tại Hội đồng, Bảo an Liên hợp quốc.
Nhưng giả thiết đóng cửa eo biển Hormuz xảy ra, tôi nghĩ điều đó sẽ nằm trong lôgích chiến tranh. Nếu Iran bị Ixraen hay Mỹ tấn công, lôgích phong tỏa eo biển Hormuz là có thể. Trong trường hợp này sẽ xảy ra hai hậu quả trước mắt: giá dầu tăng vọt trên thị trường quốc tế và tăng phí bảo hiểm đối với các tàu chở dầu hoạt động ở vùng biển này. Tôi không nghĩ tình hình này sẽ kéo dài bởi lẽ nếu xảy ra phong tỏa, thì dĩ nhiên điều đó sẽ bị coi là một hành động chiến tranh, một sự vi phạm luật pháp quốc tế liên quan đến quyền tự do hàng hải qua các eo biển. Cái được mất ở đây lớn đến mức – theo con số của năm 2011, có tới 35% lượng dầu mỏ xuất khẩu của toàn thế giới đi qua eo biển Hormuz – các nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ và các cường quốc phương Tây dĩ nhiên không thể chấp nhận hành động phong tỏa đó, còn Iran không có phương tiện để phong tỏa lâu dài. Như vậy, hậu quả kinh tế sẽ không quá lớn, cũng không kéo dài, nhưng trước mắt sẽ là giá dầu và phí bảo hiểm cho các tàu chở dầu tăng, cộng với rủi ro chính trị có thể sẽ gia tăng trong toàn vùng vịnh Pécxích, theo đánh giá của các nhà đầu tư.
Hỏi: Iran có lợi ích gì khi tung ra lời đe dọa đó? Liệu Iran có bị phong tỏa bởi chính hành động phong tỏa eo biển Hormuz của mình không?
Trả lời: Đây dĩ nhiên là một con dao hai lưỡi. Iran có thể bị buộc phải giảm đáng kể xuất khẩu dầu mỏ của mình. Điều đó có nghĩa là tự bắn vào chân mình. Mặt khác, biện pháp đó có thể làm giá dầu tăng vọt. Như vậy, Iran mất vì phải giảm xuất khẩu dầu mỏ, nhưng lại được nhờ giá dầu tăng. Nói cách khác, trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, không ai, cả Iran cũng như Mỹ, được lợi gì khi lao vào một hành động kiểu này.
Hơn nữa, các nước trong khu vực dĩ nhiên không muốn hoạt động kinh tế của mình bị xáo trộn. Cũng không nên quên Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, những cường quốc sẽ bị thiệt hại kép, cả về nguồn cung ứng năng lượng lẫn giá dầu mỏ, nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa.
Hỏi: Nền kinh tế Iran có thể chống đỡ được lệnh cấm vận đó không?
Trả lời: Hiện nay, Liên minh châu Âu, theo đánh giá của ba quý đầu năm 2011, nhập khoảng 22-23% lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran. Lượng dầu này là lớn, nhưng không phải là cốt tử. Do đó, nền kinh tế Iran sẽ không bị đánh quỵ trong trường hợp Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận đối với nhập khẩu dầu mỏ từ Iran. Trái lại, nếu lệnh cấm vận đó có hiệu quả, Iran có thể mất đi gần 1/5 thị trường xuất khẩu. Điều này là quan trọng. Chắc chắn Iran sẽ tìm kiếm một số thị trường khác, nhưng thị trường Mỹ vẫn đóng cửa từ ba chục năm nay và cũng sẽ không mở. Như vậy chỉ còn châu Á.
Vấn đề đối với Iran là châu Á đã nhập khẩu một khối lượng lớn dầu mỏ. Dĩ nhiên, châu Á không hoàn toàn có thể hay có lợi ích khi nhập khẩu thay thế toàn bộ lượng dầu mỏ xuất khẩu mà Iran hiện đang bán sang châu Âu. Điều có thể sẽ xảy ra là Iran có thể đưa sang châu Á một phần lượng dầu mỏ xuất khẩu sang châu Âu, nhưng cũng chỉ được một phần. Như vậy, lượng dầu mỏ xuất khẩu sẽ giảm sút, có thể là 10%, có thể là 15%. Hơn nữa, để bán được dầu mỏ cho châu Á nhiều hơn hiện nay, rất có thế Iran phải giảm giá nhiều. Khả năng lớn nhất là nền kinh tế Iran sẽ bị ảnh hưởng lớn và Iran sẽ mất đi một phần lượng dầu mỏ xuất khẩu, phần còn lại sẽ phải được bán với giá thấp hơn bình thường. Đó là thiệt hại thực sự đối với nền kinh tế Iran, nhưng không đủ để đánh quỵ nền kinh tế của nước này.
Điều này cũng còn phụ thuộc vào phản ứng của các nước sản xuất dầu mỏ khác. Nếu Arập Xêút sản xuất nhiều dầu mỏ hơn để giúp châu Âu không bị thiệt hại do chính lệnh cấm vận mà họ áp đặt đối với Iran, mức tăng giá dầu trên thị trường thế giới có thể sẽ ít hơn. Nếu trái lại, các nước sản xuất dầu mỏ không bù đắp được lượng dầu thiếu hụt, giá dầu chắc chắn sẽ tăng khá mạnh vả điều nghịch lý là trong trường hợp này, Iran có thể chỉ lâm vào tình huống xấu phần nào vì tuy mất về lượng, nhưng lại được về giá. Nhưng tôi tin rằng Arập Xêút sẵn sàng làm những gì cần làm để cân bằng lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với Iran.
Hỏi: Những nước nào có thể hưởng lợi từ hành động đóng eo biến về phương diện chính trị và kinh tế?
Trả lời: Đó sẽ là một số nước sản xuất dầu mỏ khác, những nước có khả năng và quyết tâm sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn nữa để bù đắp lượng thiếu hụt, Nhưng số các nước này không quá nhiều. Trước hết là Arập Xêút, cộng với một số đồng minh của nước này như Côoét và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Bởi lẽ hiện nay, nếu nhìn vào các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ thấy tuyệt đại đa số các nước này đang sản xuất tất cả những gì mà họ có thể sản xuất. Như vậy, trong thời gian trước mắt, họ không thể sản xuất được hơn. Họ có thể sản xuất được nhiều hơn trong thời gian trung và dài hạn, nhưng để làm được điều đó, cần phải đầu tư.
Song ở đây, ta nói về khả năng phản ứng nhanh, chỉ trong vòng vài tuần lễ, trước tác động nảy sinh từ lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu mỏ Iran. Theo những gì tôi biết, hiện nay Arập Xêút chắc chắn có phương tiện và quyết tâm phản ứng và chắc chắn cả một vài trong số các nước đồng minh của nước này ở vùng Vịnh. Các nước khác hoặc không có khả năng, hoặc không muốn, hoặc không có lợi ích gì, hay có cả ba khả năng này.
Nếu Arập Xêút phản ứng bằng cách tăng lượng dầu cung ứng ra thị trường, có thể giá dầu sẽ không tăng quá nhiều, cũng không tăng trong một thời gian quá dài khi lệnh cấm vận được áp dụng. Nếu trái lại, Arập Xêút không phản ứng gì, giá dầu sẽ tăng đáng kể và trong trường hợp này, tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ sẽ được lợi từ việc tăng giá. Nếu Arập Xêút tăng lượng dầu cung ứng ra thị trường, giá dầu cũng sẽ tăng, nhưng không nhiều vì trên thị trường các công ty dầu mỏ sẽ nhận thấy rằng mức cung vẫn đủ và vẫn có cân bằng giữa cung và cầu.
Trong trường hợp này, chính Arập Xêút sẽ được lợi vì tận dụng được tình hình này để xuất khẩu nhiều hơn, thu về nhiều hơn mặc dù nước này không thật cần đến như vậy. Còn một giả thiết cũng quan trọng là các nước sản xuất dầu mỏ khác sẽ phản ứng ra sao, cụ thể là một số nước có thể sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn trong ngắn hạn.
Hỏi: Có thể Iran và Vênêxuêla chơi con bài leo thang để nâng giá dầu không?
Trả lời: Không nên đánh giá thấp khả năng của Tổng thống Hugo Chavez cũng như mối liên hệ giữa Iran và Vênêxuêla. Trong mối quan hệ đó, có tới 90% là lối nói khoa trương và rất ít khả năng hành động cụ thể. Đúng là ở cấp độ OPEC, một liên minh chiến thuật tồn tại từ nhiều năm nay. Nhưng điều đó thực sự không có ý nghĩa gì.
(còn tiếp)

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

KHẢ NĂNG MỸ THAM DỰ LÂU DÀI TẠI HỘI NGHỊ CẤP CAO ĐÔNG Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 21/2/2012
TTXVN (tni 15/2)
Trong bài phân tích mang tựa đề “Liệu Mỹ có cam kết tham dự lâu dài tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)” đăng trên tạp chí trực tuyến Diễn đàn Đông Á (EAF) của Ôxtrâylia mới đây, chuyên gia về quan hệ chính sách Anita Prakash thuộc Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á nhận định, sự tham dự của Mỹ tại EAS có tầm quan trọng đặc biệt đối với hợp tác khu vực, vốn đang được triển khai giữa các nước thành viên EAS.
Tuy nhiên, Oasinhtơn cần xác định cấp độ can dự mà các quốc gia thành viên EAS mong chờ từ Mỹ, cũng như lợi ích mà Mỹ có được từ mối quan hệ đang chuyển biến với khu vực này.
Mỹ có nhiều đồng minh thân cận tại châu Á- Thái Bình Dương, đồng thời có quan hệ tốt với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Cho dù vậy, quyết định của Mỹ trở thành thành viên EAS vẫn là một động thái đáng chú ý. Đây là lần đầu tiên Mỹ tham gia một diễn đàn đa phương bao gồm những quốc gia thực sự “Đông Á”.
Trước Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ sáu (EAS-6), EAS chủ yếu do ASEAN dẫn dắt. Mặc dù có những bất đồng về hình mẫu và thành viên, nhưng không khí bao trùm của EAS vẫn là hợp tác khu vực, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề kinh tế.
EAS là diễn đàn trao đổi “các Vấn đề lợi ích chung về chính trị và kinh tế, có mục tiêu tăng cường sự thịnh vượng kinh tế, ổn định và hòa bình tại Đông Á”. Song chỉ tới Hội nghị cấp cao Đông Á gần đây nhất, vấn đề duy trì hòa bình và tăng cường hợp tác an ninh trong khu vực mới thực sự được chú ý.
Việc thông qua “Các nguyên tắc Bali” tại EAS-6 đã mang tới vị thế bình đẳng cho tất cả các quốc gia thành viên EAS trong mọi vấn đề chiến lược quan trọng, đồng thời giải thích rõ về tầm quan trọng của luật lệ quốc tế, nhất là những luật liên quan tới vấn đề hàng hải. Đây là động thái tích cực cho các quốc gia từng lo lắng về sự thay đổi liên tục giữa ý tưởng lấy ASEAN làm trung tâm và thực tế sức mạnh của Trung Quốc tại Diễn đàn Đông Á.
Tuy vậy, không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của Mỹ trong những diễn biến mới này. cần thừa nhận rằng phần lớn các nước thành viên ASEAN sẵn sàng hoan nghênh sự có mặt của Mỹ và Nga, bởi họ nhận ra rằng không có xu hướng trung tâm nào của ASEAN có thể làm sút giảm ảnh hưởng đang ngày càng tăng của Trung Quốc, cả bên trong và bên ngoài Hội nghị cấp cao Đông Á.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 cho thấy nhiều nhà lãnh đạo yêu cầu EAS tập trung vào hợp tác chiến lược và hàng hải trong khu vực. Rõ ràng, mong muốn này đòi hỏi sự hiện diện của Mỹ. Tuyên bố Chủ tịch EAS cũng chỉ ra rằng sự xuất hiện của Mỹ đã khiến các thành viên EAS đồng ý về “quyền lực tối cao của các nguyên tắc và chuẩn mực luật Quốc tế’’.
Vai trò bình đẳng của mọi thành viên và quyền lực của luật quốc tế chính là kết quả quan trọng nhất mà Hội nghị EAS-6 đạt được. Điều này sẽ không xảy ra nếu thiếu đi sự ủng hộ của Mỹ. Tương tự, “Các nguyên tắc Bali” cho thấy các thành viên EAS cam kết theo đuổi chủ nghĩa đa phương tích cực trong khu vực. Mỹ có thể đảm bảo sự bền vững của chủ nghĩa đa phương đó qua việc cân bằng quyền lực, không để quyền lực nghiêng về phía nào.
Thành công của EAS-6 đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu Mỹ có sẵn sàng thực hiện cam kết lâu dài? Oasinhtơn sẽ phải trả lời câu hỏi này với hành động rõ ràng và có sự phối hợp. Sự can dự của Mỹ trong vai trò lãnh đạo là điều thực sự cần thiết. Việc Mỹ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2012 cùng các cuộc họp có liên quan tại Campuchia sẽ là “phép thử” đầu tiên. Mặc dù năm 2012 là năm bầu cử ở Mỹ song vai trò dẫn dắt của Mỹ ở Hội nghị cấp cao Đông Á tới đây vẫn là điều cấp bách. ít nhất, Mỹ sẽ phải lưu ý tới văn hóa của ASEAN, khi mà đại diện cấp cao tại Hội nghị cấp cao Đông Á luôn được tất cả thành viên mong đợi.
Một trong những thiếu sót đáng kể tại Hội nghị cấp cao Đông Á là việc thiếu vắng sự ủng hộ có tính tổ chức. Điều này có thể mang lại lợi ích tức thì cho Mỹ. Đến nay, các thành viên ASEAN đã quyết định chương , trình nghị sự của EAS, xem xét kết nạp thành viên mới. Ban Thư ký ASEAN cũng hậu thuẫn cho Hội nghị cấp cao Đông Á. Tuy nhiên, công việc dành cho EAS bị lấn át bởi các công việc hàng ngày của ASEAN và các hoạt động chuẩn bị cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Các thành viên EAS không thuộc ASEAN cho rằng họ có khả năng hoạch định và đóng góp vào chương trình nghị sự của EAS. Thực tế, kết quả được trông đợi của Hội nghị cấp cao Đông Á không được giám sát đầy đủ trong những năm gần đây. Mỹ có thể xem xét tăng cường sự ủng hộ mang tính tổ chức cho EAS thông qua việc thành lập một Ban thư ký EAS hiệu quả. Ban thư ký này sẽ giám sát kết quả của Hội nghị cấp cao Đông Á trong suốt năm.
Sự hiện diện của Mỹ tại EAS là tín hiệu tích cực cho cả Mỹ và các nước thành viên khác. Với sự chuyển dịch kinh tế thế giới hướng về Đông Á, việc Mỹ duy trì can dự tại khu vực này là điều đáng giá. Mỹ cũng sẽ mang tới sự cân bằng quyền lực cần thiết trong khu vực. Theo cách thức này, EAS có thể mang lại lợi ích cho tất cả thành viên, đồng thời góp phần quan trọng vào hợp tác khu vực./.

Tạp chí Tia sáng

Tội “giết người“ không có người chết?

10:21-20/02/2012
TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Nếu coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước, đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan.
Không hội nhập cộng đồng thế giới
Từ mối quan hệ chiều ngang giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, UBND, tư pháp, hội đoàn, tới quan hệ chiều dọc xã, huyện, thành phố, trung ương…, bởi quyết định cưỡng chế trái pháp luật được thông qua cấp ủy, chỉ thị cho cấp dưới thực hiện, báo cáo với cấp trên xin ý kiến, trước khi thực hiện. Từ chỉ thị của người đứng đầu, tới văn bản lập quy, văn bản lập pháp, hiến pháp, do quyết định cưỡng chế trái luật đã viện dẫn rất nhiều văn bản luật, chỉ thị.

Từ mối quan hệ giữa hành chính, hình sự, tới quốc phòng, bởi tham gia cưỡng chế trái pháp luật bao gồm đầy đủ các cơ quan trên. Thủ tướng không thể đi giải quyết hết 64 tỉnh thành và 27 bộ, ngang bộ, hàng mấy trăm huyện, hàng mấy chục nghìn xã, nếu sự kiện Tiên Lãng, Vinh Quang ở đâu cũng lặp lại, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, mức độ này hoặc mức độ khác. Chưa nói Thủ tướng đứng đầu bộ máy hành pháp chứ không phải quan toà phán quyết các vụ việc cụ thể.
Mọi cấp hành chính, ban ngành, phải tự nó tự động giải quyết được vấn đề của nó. Muốn vậy vấn đề Tiên Lãng, giải quyết không thể chỉ nhằm vào cá nhân hay vụ việc, mà cao hơn phải từ đó hướng tới cải cách toàn diện thể chế – cái người ta thường được gọi là cơ chế, vốn không thể dễ dàng quy trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.
Hãy bắt đầu từ những vấn đề nhỏ lẻ cấu thành cơ chế đó, trước hết có thể đơn cử vấn đề tư pháp, định tội danh, thể hiện qua sự kiện Tiên Lãng.
Xin được dẫn về cáo buộc bị can Đoàn Văn Vươn tội danh “giết người”, được nhắc đến cả trước và sau kết luận của Thủ tướng, trong mọi văn bản liên quan, trên thông tin, báo chí, trong phát ngôn từ lãnh đạo cao cấp nhất, đến nhà chức trách tư pháp, thậm chí cả luật sư bào chữa. Rốt cuộc công luận cứ thế cáo buộc theo, trong khi không có… người chết!
Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết.
Điều trớ trêu là tội danh giết người trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định trong Chương XII đều không khác mấy các nước hiện đại. Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giết người, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộ sát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp.
Nhưng oái ăm, cả hai nước đều không định nghĩa người chết, bởi ở Đức chết được coi là khái niệm hiển nhiên chấm dứt sự sống, không cần định nghĩa, và ngộ nhỡ bị hiểu sai đã có Toà Bảo Hiến phán quyết.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Hệ quả, bất cứ bị cáo nào dùng súng, dùng dao, và suy cho cùng bất cứ thứ gì có khả năng giết người, từ chuốc uống rượu quá ngưỡng, ăn bội thực trở đi, đều thuộc hành vi giết người, có thể bị khép tội đó tùy thuộc nhận thức chủ quan.
Lý giải tại sao hầu như chẳng ai phản đối, khi bị can Đoàn Văn Vươn bị cáo buộc oan, phạm tội danh giết người, chỉ bởi những người thực thi pháp luật đã suy diễn từ khái niệm “khả năng“ mà ra, do bị can dùng súng hoa cải, mìn tự tạo.
Chưa nói, đó không phải vũ khí giết người công dụng, nên không thể kết luận mang động cơ giết người. Trên thực tế nó chỉ nhằm ngăn chặn cưỡng chế (chưa nói nếu cưỡng chế sai luật, dù gây chết người thật, thì hành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quy định tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ).

Không thể giết nhầm hơn bỏ sót

Chính tội danh giết người bắt buộc phải có dấu hiệu người chết đã làm cho nhiều vụ án ở Đức phải đình hoãn hoặc án quyết bị toà bảo hiến bác bỏ, cho dù công tố đoán mười mươi thủ phạm.
Một vụ án như vậy với tên gọi: “Giết người không có xác” được coi là điển hình trong lịch sử hình sự nước Đức cách đây 10 năm với bị cáo Hans Hansen, 57 tuổi, chủ Công ty xây dựng ở Düsseldorf Đức, bị cáo buộc giết chết triệu phú chủ bất động sản Otto-Erich Simon, 70 tuổi, buộc phải đình chỉ không thể xét xử tiếp, do bị cáo rốt cuộc mắc tâm thần, sau 135 phiên xét xử, thẩm vấn hơn 200 nhân chứng, tốn kém tới 2 triệu DM, nhưng không có bằng chứng xác chết hay hành vi trực tiếp làm nạn nhân chết để phán quyết.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt,   lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết   cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra,   mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép   tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi   tội phạm đã hoàn thành.
Theo cáo trạng, năm 1991, nạn nhân sống một mình bỗng mất tích. Sau đó, một hợp đồng nạn nhân bán hai ngôi nhà ở vị trí vàng giữa trung tâm thành phố trị giá 60 triệu DM cho bị cáo với giá hời 30 triệu DM chuyển tiền vào tài khoản của nạn nhân, được trình nhà chức trách để sang tên, bị phát hiện giả mạo.
Lập tức công tố cho rằng, ngoài bị cáo mạo giấy tờ để chiếm đoạt tài sản ra không ai có động cơ gì khác để giết nạn nhân. Trong di chúc cho người cháu, nạn nhân còn ghi rõ hai ngôi nhà thừa kế không được bán, nên chỉ giết mới có thể chiếm đoạt được. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tìm thấy hoá đơn bị cáo mua xẻng, cuốc dây dợ, cưa bê tông, túi chứa, được cho dùng để giết người, để bổ sung cho cáo buộc của mình.
Nhưng động cơ không thể thay thế bằng chứng người chết, hay hành vi trực tiếp gây ra cái chết, một dấu hiệu bắt buộc phải có trong tội danh giết người.
Hậu qủa trớ trêu là toà không thể phán quyết tội giết người, nên nạn nhân cũng coi như chưa chết, vì vậy người cháu không thể thừa kế tài sản ngay. Theo luật định phải chờ năm năm nữa toà mới có thể xét quyền thừa kế đối với trường hợp mất tích.
Một bản án sơ thẩm về “tội giết người không có xác” gần đây nhất bị Toà án Hiến pháp Đức bác bỏ cách đây hai tháng trước. Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Lotis K 33 tuổi, một phụ nữ Philippinen lấy chồng Đức, bị mất tích, không tìm thấy bất kỳ tung tích nào cả ở Đức lẫn Philippines.
Cơ quan điều tra phát hiện Lotis K trước đó quyết định bỏ chồng mang theo con. Máy nghe lén đặt bí mật tại xe của người chồng ghi được cuộc nói chuyện của người chồng với vợ chồng người em ngồi cùng xe, trong đó có câu: “Vậy là tuyệt vời, chúng ta đã giết được nó”.
Toà cho rằng, điều đó chứng tỏ người vợ đã chết, chứ không phải mất tích, thủ phạm là người chồng, giết vợ để đoạt quyền nuôi con. Toà án Hiến pháp Đức xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm yêu cầu xử lại, với lập luận, bằng chứng tự nói chuyện trong ô tô thuộc bí mật cá nhân được hiến pháp bảo vệ trước nhà nước.
Nghĩa là nhà nước không được dùng nó làm bằng chứng cho bất cứ mục đích nào của nhà nước. Toà sơ thẩm rơi vào tiến thoái lưỡng nan, đến nay vẫn chưa thể mở lại phiên toà, bởi khó có thể xử tiếp, một khi không có bằng chứng xác nạn nhân, hay hành vi của nghi can dẫn tới cái chết nạn nhân đâu đó.
Cả Đức và Việt Nam đều có Luật Hình sự về tội giết người tương đồng nhau, trong khi hai vụ án hình sự Đức viện dẫn cho thấy đến nạn nhân mất tích, họ vẫn không thể kết luận bị cáo tội giết người, thì ở ta bị can Đoàn Văn Vươn bị „vô tư“ cáo buộc tội… giết người trong khi không có bất cứ dấu hiệu người chết nào.
Phán quyết của toà quyết định vận mệnh một con người, một khi có hiệu lực khó có thể làm lại, nên không thể bàng quan trước các văn bản luật có thể dẫn tới những phán quyết oan sai.
Chưa nói, án quyết toà không phải của cá nhân quan toà, khi tuyên án bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Nhân danh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (ở ta), hoặc “nhân danh nhân dân” (ở các nước hiện đại), không thể để nó làm “mất thể diện” quốc gia, hay thách thức lương tri con người, bất chấp nhân dân.
Không một quốc gia nào ổn định nổi với một nền tảng, hệ thống pháp lý bất ổn cả, đặt ra cho nước ta hiện nay một nhu cầu bức bách, ưu tiên hàng đầu: Khẩn trương cải cách pháp lý, không phải từ những gì cao siêu ngoài khả năng cả, trước hết và cần nhất, xem xét lại từng văn bản luật, một khi áp dụng nó có vấn đề, khiến người dân bất yên, chính quỵền mất uy tín, vốn thuộc trách nhiệm cao cả của cơ quan lập pháp, của Đại biểu Quốc hội đã được cử tri đặt niềm tin nơi lá phiếu. Họ đang mong mỏi cần kíp hơn bao giờ hết!
Nguồn: Tạp chí Tia sáng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét