Chính trị – Xã hội Một nhà giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước (RFA) -Công an tỉnh Đắc Nông đã khởi tố một nhà giáo, cáo buộc ông này tội hoạt động tuyên truyền chống nhà nước và lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.
Source cadn.com
Ông Đinh Đăng Định trong một lần bị thẩm vấn. Source cadn.com —Việt Nam bắt giữ giáo viên bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh (VOA) —VN bắt giáo viên ‘chống Nhà nước’ (BBC) -Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã khởi tố tội tuyên truyền chống Nhà nước đối với một giáo viên trung học, người bị bắt tuần trước. –Việt Nam : Khởi tố một giáo viên về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » (RFI)
Báo cáo Việt Nam vi pham nhân quyền (RFA) —Dân oan các tỉnh tập trung khiếu kiện tại Hà Nội (RFA)=>
—Không thể coi thường kiến nghị người dân (RFA) —Nông dân về Hà Nội khiếu kiện (BBC)
Nông dân Hưng Yên và Đắk Nông biểu tình ở Hà Nội phản đối các vụ trưng thu đất (RFI) —Nông dân biểu tình tại Hà Nội phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi (VOA)
Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo (BBC) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủLiệu có thực tâm? (BBC) -Chính quyền Hải Phòng có thật muốn giải quyết vụ Tiên Lãng theo ý thủ tướng?
Vụ Tiên Lãng: Bài học về chỉnh đốn Đảng (NLĐ) -Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ – Thường trực Bộ Chính trị, nhấn mạnh như trên, đồng thời cho rằng kiểm điểm, xử lý nghiêm vụ việc ở Tiên Lãng – Hải Phòng là góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh
Cách chức hai lãnh đạo huyện Tiên Lãng (TN) >>>* Kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy —Xử lý dứt điểm vụ Tiên Lãng trước 30/3 (VnEx) —’Chỉ có thể buộc tội ông Vươn cố ý gây thương tích’ (VnEx)Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN (BBC)
Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng (NLĐ) —Lực lượng công an nhân dân phải gương mẫu (NLĐ) —Lực lượng công an phải thấy những khuyết điểm để khắc phục (PL) —-Đưa quan hệ song phương Việt – Úc lên tầm cao mới (NLĐ) —Đưa vào bờ ba thi thể thuyền viên mất tích ở Ninh Thuận (PL)
Kinh tế
Loay hoay quản lý giá xăng, sữa (NLĐ) >>>Đuổi theo giá —Kêu lỗ lớn, doanh nghiệp xăng dầu “lỗ” thật bao nhiêu? (VTC News) —EVN rút hết vốn đầu tư ngoài ngành vào năm 2015 (NLĐ) —Ngành gỗ thiếu lao động trầm trọng (NLĐ) —Nhà thầu “dự kiến” hối lộ giám đốc Sở gần 600 triệu đồng (PL)
Văn hóa – Giáo dục
Khánh Hòa: Học sinh bỏ học nhiều (NLĐ)
Xuất hiện virus máy tính mới (NLĐ) —Di tích nhà trăm cột hai lần bị mất đất (PL)
Thế giới
Japan tham gia cấm vận Iran? (RFA) —-Mỹ, các nước mua dầu của Iran đàm phán về việc cắt giảm nhập khẩu (VOA) —Hoa Kỳ tiến đến việc khôi phục mối quan hệ với Pakistan (VOA) —-Miến Điện có thể cho phép quan sát viên ASEAN theo dõi bầu cử tháng Tư (RFI) —Miến Điện mời ASEAN đến quan sát cuộc bầu cử quốc hội? (RFA) —Miến Điện: Những thách thức to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế (RFI) —Miến Điện : Du lịch chuyển mình cùng những thay đổi chính trị (RFI)
Philippines thành lập lực lượng đặc biệt chống bắt cóc (RFA) —Dân Yemen tiến thêm một bước trong cuộc cách mạng chưa toàn tất (VOA) —Lực lượng Syria giết chết 16 người tại Homs (VOA) –Biểu tình nổ ra ở Afghanistan sau tin binh sĩ NATO đốt kinh Quran (VOA) —46 ký giả bị sát hại trong năm 2011 (VOA) –Nga sẽ không tham dự phiên họp về Syria (VOA) –Các bộ trưởng khu vực đồng euro đạt thỏa thuận về nợ của Hy Lạp (VOA)
Phó Tổng thống lâu năm của Yemen sắp trở thành tổng thống (VOA) —Hàn Quốc tìm hậu thuẫn của LHQ trong vấn đề người tỵ nạn Bắc Triều Tiên (RFI) —TQ bác bỏ yêu cầu không hồi hương người Bắc Triều Tiên đào tỵ (VOA) —Theo dõi đối kháng (BBC) -TQ chi tiêu khổng lồ cho ngành an ninh để giám sát giới bất đồng. —-Lo ngại cho phóng viên nước ngoài ở TQ (BBC)
Các trường đại học Úc chỉ trích việc thay đổi thể thức cấp thị thực (VOA) —Đặc sứ Bắc Triều Tiên đến Bắc Kinh để đàm phán hạt nhân với Mỹ (VOA) —Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc bị truy tố về tội hối lộ (RFI) —HRW kêu gọi các chiến binh Somalia bảo vệ trẻ em (VOA)
Andrej Pejic, hiện tượng của làng thời trang quốc tế (RFI) -Thời trang cũng giống như tình yêu, ở chỗ nó không phân biệt định hướng giới tính.
Lập trường năm điểm của Trung Quốc về Syria (PL)
Tóm gọn nhóm lừa tiệm vàng(PL) —Đà Nẵng: Xe cấp cứu dỏm vây bệnh viện (PL)
Lại một vụ cướp vàng táo tợn giữa thủ đô (PL)- Sự việc trên xảy ra vào khoảng 7 giờ tối 21-2 tại tiệm vàng Kim Tuyến, số 17 phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bắt khẩn cấp kẻ hiếp dâm trẻ em (PL) —Cháu bé 4 tuổi hứng “bom” xăng từ xích mích trai gái của người lớn (TN) —Suýt bị đâm chết vì chọc ghẹo đòi hôn vợ đẹp của bạn (VTC) –Hà Nội: Cháy nhà 3 tầng, một người nguy kịch (VTC News) –Dự thảo mới: Cấm đội mũ bảo hiểm “rởm” (VTC News)
Lượm tin tổng hợp
Nông dân Hưng Yên và Đắk Nông biểu tình ở Hà Nội phản đối các vụ trưng thu đất (RFI) —Nông dân về Hà Nội khiếu kiện (BBC) -Khoảng 100 nông dân từ Hưng Yên về Hà Nội, phản đối việc đền bù ở một khu đô thị.
‘Không kiểm duyệt tin về Tiên Lãng’ (BBC) -Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông nói báo chí được tự do đưa tin về Tiên Lãng. Vậy tin khác thì có.Tiên Lãng thì không???
Tòa Bạch Ốc hồi đáp thỉnh nguyện thư về tình hình nhân quyền Việt Nam (VOA) —Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân (VNN) —Sắp trình dự thảo luật Đất đai sửa đổi (VNN) —Bé hạt tiêu và năng lực tư duy toàn cầu (TVN) —Bệnh tay chân miệng phức tạp, nhiều ca tử vong (VietNamNet) –Bệnh tay chân miệng tăng gấp 7 lần (TN) >>>Bệnh nhân tay chân miệng tăng cao đột ngột
Cách chức hai lãnh đạo huyện Tiên Lãng(TNO) Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa họp và quyết định cách chức Huyện ủy viên đối với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Cùng chịu quyết định cách chức với ông Hiền còn có ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện.
Việt Nam và Australia đối thoại chiến lược liên bộ – Vietnam Plus /BM- Ngày 21/2, tại Canberra, Australia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Gillian Bird và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Australia Peter Jennings đồng chủ trì Đối…
Miến Điện dự tính cho phép quan sát viên ASEAN theo dõi cuộc bầu cử tháng Tư (RFI) —Hàn Quốc tìm hậu thuẫn của LHQ trong vấn đề người tỵ nạn Bắc Triều Tiên (RFI) —Châu Âu thông qua kế hoạch 237 tỷ euro cứu giúp Hy Lạp (RFI) —Cảnh sát Pháp thẩm vấn cựu tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn (RFI)
Miến Điện dỡ bỏ hạn chế tranh cử (BBC) Đảng của bà Aung San Suu Kyi nói chính quyền đã dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng sân thể thao để tập hợp người ủng hộ. Phải công nhận nếu như thế này thì Miến Điện tiến tới nền Dân Chủ Tự Do nhanh thật.Đấu đá quyền lực (BBC) Đánh giá về số phận Bí thư Bạc Hy Lai qua vụ Vương Lập Quân.
Lo ngại cho phóng viên nước ngoài ở TQ (BBC) —Iran – Ngoại giao chạy đua với súng ống (VNN) —Nín thở xem phản ứng của Triều Tiên (VNN)
Sống thử, thiệt thân (NLĐ) -Sống thử, thiệt thòi không chỉ riêng cho phụ nữ mà nam giới cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề —Náo loạn “phố giấy tờ giả” (NLĐ) -Tại TP Biên Hòa – Đồng Nai có những “phố giấy tờ giả”, ở đó người ta gần như công khai “sản xuất”, mua bán các loại giấy tờ giả, từ giấy phép lái xe, giấy khám sức khỏe, bằng đại học và cả bằng tiến sĩ… —Giải cứu thành công một phụ nữ trèo đọt cây tự tử (NLĐ) —-Làm hồ sơ giả để gian lận bảo hiểm (NLĐ)
Những tư thế hôn “quái”‘! (NLĐO)- Những cuộc thi hôn hẳn không còn xa lạ với nhiều người khi mỗi năm cứ đến dịp ngày lễ tình nhân lại không ít nơi rộn ràng tổ chức. Tuy nhiên, những cuộc thi hôn ở Trung Quốc lại mang một màu sắc khác.Đánh chết người, 3 công an xã lãnh án (NLĐ) —Vô cớ đánh hàng xóm gây tử vong (NLĐ)
Bồ của “phi công trẻ” Thom Evans “lột xác” (NLĐ)
Taxi bốc cháy ngùn ngụt trong sân nhà (Dantri) –Xác định nguyên nhân các vụ cháy xe: Do chập điện (DV)
Buồn gia đình, thiếu nữ qua đêm với bạn mới quen (NLĐ) —Cuộc đột kích “ốc đảo đỏ đen” giữa lòng thành phố (Dân trí) – Hơn 30 tuổi nhưng Chiến đã có nhiều năm “bóc lịch” trong tù. Sau mỗi lần mãn hạn, hắn lại lao vào “vết xe đổ” rồi trở thành chủ trường gà lớn nhất Sài gòn, là nỗi ám ảnh với những gia đình có mộ phần người thân trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa. —Đôi tình nhân thuê nhà nghỉ làm “đại lý” bán ma túy (DT) —Nữ quái đột nhập Sở Giáo dục hành nghề trộm cắp (DT) —UBND phường Cống Vị giải quyết kiểu “đá ném ao bèo”? (Dân trí)
Khi các ông trùm chơi “hàng nóng” (Dân Việt) – Trong giới giang hồ, súng hoa cải chỉ dành cho những kẻ mới vào nghề, vì độ chính xác và tính ổn định không cao. Còn giang hồ có “số má” thì nhất định phải giắt lưng vài khẩu súng quân dụng… —Lâm Đồng: Xôn xao vụ đánh bạc trong tòa án huyện (PL) —Trai làng hỗn chiến, 1 người chết (TN)
Ôtô gây tai nạn liên hoàn, 4 người bị thương nặng TTO – Khoảng 22g30 ngày 20-2, một vụ tai nạn giao thông trên đường 30 tháng 4 thuộc địa phận phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa (Đồng Nai) làm 4 người bị thương nặng.
Kẻ cướp tiệm vàng Vững Bắc và màn kịch 200 triệu đồng (VTC) —-Cận cảnh Honda Super Cub đời 2013 (VTC) –Giá chót vót, khó vận hành, vì sao siêu xe vẫn về VN? (VTC News) –Chỉ có quy mô chưa đầy 200.000 xe/năm nhưng thị trường xe Việt khiến nhiều nước “ngả mũ” về độ chịu chơi khi thu hút một lượng lớn siêu xe, xe sang. —Những tuyến đường thường bị cướp ở Sài Gòn (VnEx) –Cử nhân Sài Gòn đạp xe đeo biển tìm việc (VNN – tin cũ đề mới) —Hà Nội: Sập giàn giáo, nhiều người bị vùi (VNN)
Tai nạn lao động kinh hoàng, nhiều người bị vùi trong đống đổ nát(TNO) Khoảng 17 giờ tối nay 21.2, tại khu đô thị Mỗ Lao, P.Mỗ Lao, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội đã xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Thông tin ban đầu cho biết có nhiều người đã bị vùi trong đống đổ nát tại hiện trường. (LIÊN TỤC CẬP NHẬT)
Hà Nội: Tẩm xăng đốt nhà, tự thiêu (VNN) —-Phát ngất vì thi hôn giành nhẫn kim cương (VNN) —Nổ trước nhà Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ (VNN) —Con trai cán bộ kiểm lâm phá rừng? (NLĐ) -0–Taxi rơi xuống kênh, tài xế Vinasun may mắn thoát nạn (NLĐ) —Nhiễm AIDS giai đoạn cuối, cứa cổ tự tử rồi tự thiêu (NLĐ) –Chồng đánh chết vợ rồi tự sát? (NLĐ)
Cháy xe taxi Mai Linh (NLĐO) – Khoảng 4 giờ ngày 21-2, khi cả nhà ông Trần Quang Hán, ngụ tại xóm 9, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang ngủ thì thấy ngoài sân nhà bỗng sáng rực.
Vì một câu nói đùa, vác dao chém người (TN)
Nguoiduatin.vn /BM -Nữ sinh đại học bị sàm sỡ giữa đông người
Nóng người với ảnh khoe “gò bồng đảo” của người mẫu xứ Hàn -Dân Trí
/BM- Là một cái tên mới trong làng người mẫu ảnh xứ Hàn nhưng Lee Ji
Eun nhanh chóng thu hút sự chú ý của người hâm mộ nhờ thân hình rất nữ… —’Hotboy’ bán 7 thiếu nữ vào động mại dâm - VnExpress/BM —Lại cháy, siêu xe hàng hiếm Ferrari FF có dính thu hồi? (VTC)Khối ASEAN giảm thiểu nhân quyền trong bản dự thảo: tài liệu rò rỉ cho biết (Danluan)
Daron Acemoglu – Tại Sao Có Quốc Gia Lại Thất Bại? (DL)
Vũ Quang Việt – Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân” (DL)
Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972) » -Trần Gia Phụng
-ĐCV- Các cuộc tấn công của CSVN vào năm 1972 nói chung không thành
công, và bị quân đội VNCH đẩy lui ở khắp bốn mặt trận. Những trận đánh
vào mùa hè…
Đại sứ Đỗ Hòa Bình và mối quan hệ tay ba » -Phạm Duy Anh -ĐCV- Theo tin mới nhất, Nguyễn Anh Quân chưa đi Mỹ được! Cách đây vài hôm y vẫn lẩn quất tại Viethaus….
Phản ứng của những người trẻ với lực lượng thừa hành của pháp luật – Tín hiệu đáng mừng cho một xã hội dân sự mới
Dân Làm Báo - Trên Facebook và Youtube đang loan truyền một đoạn clip được quay tại khu vực Nhà thờ Đức Bà – Quận 1 – Sài Gòn. Trong đoạn phim ngắn được công bố này, người ta thấy cảnh các bạn trẻ trong lứa tuổi thanh niên, sinh viên đang đối chất với lực lượng Thanh niên xung kích khi những người này yêu cầu một trong số những người có mặt tại đó phải xuất trình giấy tờ tùy thân (CMND).Công an An ninh tỉnh Hà Nam trả thù người yêu nước chống Trung Quốc một cách hèn hạ
Nguyễn Bình An (Danlambao) - Qua trao đổi với chị Trần Thị Nga. Sau các lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn bắn giết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, tham gia các buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình và gặp gỡ giao lưu với những người yêu nước tham gia các cuộc bình tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, chị Nga đã bị công an theo dõi sát sao, đe dọa, xuyên tạc, vu khống chị với hàng xóm gia đình. Hành động mới đây nhất của An ninh đảng ta là ném mắm tôm thối vào nhà chị trong khi chị đi vắng…Bà Doan nói đúng
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Chỉ cần viết cộc lốc bà Doan là người ta biết ngay: đó là bà đương kim Phó Chủ tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Thị Doan, vì bà quá nổi tiếng với lời tuyên bố như đinh đóng cột, “Việt Nam tự do dân chủ gấp triệu lần” khiến bọn phản động chống phá tổ cò nhao nhao đem ra diễu cợt, làm trò cười cho những người không nắm bắt được tình hình cụ thể trong nước VN. Quả vậy, quan sát những gì đang xảy chung quanh cái đầm phản động ở Tiên Lãng, rồi đem đối chiếu với các nước khác, ta mới thấu triệt được lời bà Doan nói là chính xác.58 năm với dân miền Bắc và 37 năm với dân miền Nam phải sống dưới chế độ độc quyền – ĐÃ QUÁ ĐỦ!
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá (Danlambao) - Tiếng kêu gào của đồng bào Việt Nam trước cảnh bất công, áp bức, tham nhũng tràn lan trong sinh hoạt kinh tế, giáo dục, y tế, an sinh và trước hiểm hoạ mất nước đang vang dội khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, trong nước và ngoài nước và trên mọi môi trường truyền thông.Cơ sở giáo dục Thanh Hà: Giáo dục hay phản giáo dục?
Tường Thụy - Nhìn
thấy cái biển “Cơ sở giáo dục Thanh Hà”, tôi lại liên tưởng đến “Trung
tâm giáo dục thường xuyên” trên dịa bàn huyện Thanh Trì, cách nhà tôi
chừng 4 km. Nhiều lần, tôi chứng kiến các cháu học sinh tan lớp, mặc áo
dài, đi xe đạp, ríu rít ùa ra khi tan học. Khung cảnh thật thanh bình.
Một đằng là trung tâm giáo dục, một đằng là cơ sở giáo dục, xem ra
hai cái tên chẳng khác chi nhau. Áy vậy mà nội dung gọi là “giáo dục” ở
trại Thanh Hà khác nhiều lắm.Không biết Bí thư thành ủy Hải Phòng là tiến sĩ thật hay do quan hệ!?
Đông Hải Long Vương - Kính nhờ các anh/chị cựu sinh viên, thầy/cô của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội!
Có chuyện nhỏ (tiểu tiết) liên quan đến văn bằng tiến sĩ kinh tế của
ông Nguyễn Văn Thành – bí thư thành ủy Hải Phòng. Em rất mong các bậc
đàn anh/chị là cựu sinh viên khóa trong khoảng K32 (1987) và đặc biệt là
các Thầy/Cô trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) suy luận quá trình
công tác và nỗ lực của ông Thành trong quá trình học tập, cũng như bối
cảnh thời kỳ đất nước mới đối mới sau 1986.Bí thư Thành ủy Hải Phòng có “bị” gì không?
Phạm Xuân Cần (Tạp hóa faxuca) - Một người xuất thân từ một trưởng Công an quận, leo lên đến chức Bí thư Thành ủy, “lẻn” vào tận Trung ương không thể nói là không có trí, nếu không nói là mưu lược đầy mình, không ngoan hết mực. Trí lực như vậy chả lẽ ông không hình dung được hậu quả những lời nói của mình đối với cử tọa trực tiếp là những cán bộ, đảng viên lão thành của CLB Bạch Đằng? hay phản ứng của công luận, dư luận vốn đang từng giờ, từng phút “săm soi” nhất cử nhất động của vị thuyền trưởng Hải Phòng…Cơ quan chức năng “đánh lận Quyền sử dụng đất” của người dân
Trúc Lâm (Thanh tra) – Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, một số hộ dân tổ 62, phường 3, quận Gò Vấp đã ký “Hợp đồng đo vẽ địa chính” với Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) quận Gò Vấp để tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) Quyền sở hữu nhà ở và đất ở. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng và “thu tiền ứng trước” đối với người dân, cơ quan chức năng đã không thực hiện. Điều đáng nói, lý do từ chối thủ tục “sổ đỏ” nhà đất của cơ quan chức năng quận Gò Vấp đưa ra là trên cơ sở “đánh lận” các văn bản liên quan, trái Kết luận của Thanh tra Chính phủ.Đại sứ Đỗ Hòa Bình và mối quan hệ tay ba
20/02/12 | Tác giả: Phạm Duy Anh (ĐCV)Tiếp theo phần I: Từ vụ “Nuốt đất“ tại Vĩnh Phúc đến “Ngôi nhà Việt“ ở Berlin
Và phần II: : Những mảng tối trong “Ngôi nhà Việt“
Phần III: Quan hệ tay ba
LTS: Phạm Duy Anh là cây bút hiện đang sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức. Ông chính là tác giả của loạt phóng sự “Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin”. Loạt bài gây trấn động dư luận không chỉ vì sự ‘nổi đình đám’ của nhân vật đang bị truy nã Nguyễn Anh Quân mà còn vì sự tiếp tay của những thế lực ngầm cho cuộc chạy trốn của nhân vật này. Ai? Liệu có phải chính ngài Đại sứ Đỗ Hòa Bình đã can thiệp giúp cho Nguyễn Anh Quân một visa đi Mỹ?
Mời bạn đọc theo dõi toàn bộ vụ việc dưới ngòi bút của Phạm Duy Anh.
Bài viết đã xuất hiện từng phần trên một số tờ báo khác với tên Hạnh Phú và Nguyễn Xuân Hùng. Theo giãi bày của tác giả, ngày 27/1/2012 sau khi viết xong 2 phần, ông đã gửi cho một số người bạn xem. Phần 1 sau đó được Nguyễn Xuân Hùng (chủ cũ của Viethaus) gửi đăng ở tamnhin.net và có lược bỏ đi một đoạn liên quan tới bản thân. Về các phần viết đăng trên Vietinfo, tác giả cho biết: “Tôi gửi cho anh bạn tên Phạm C, rồi họ chuyền tay nhau thế nào đó, đến Vietinfo (một vị nào đó tên là Hanh Phú?) rồi họ đăng lên với dòng chú thích tin từ CHLB Đức”.
Cũng theo gợi ý của tác giả, chúng tôi sẽ đăng ngay phần 3 cho kịp tính thời sự.
——————————————-
Bốn ông Quan họ Đỗ
Mấy ngày cuối năm Tân Mão đầuNhâm Thìn, đọc báo, nghe đài ở đâu cũng toàn thấy chuyện động trời, ai oán, lành ít, dữ nhiều:
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng “đổ tội cho dân, vì bức xúc nên đã phá nhà ông Đoàn Văn Vươn“ trong vụ án cưỡng chế Tiên Lãng.
Đại tá Đỗ Hữu Ca, GĐ công an thành phố Hải Phòng, người trực tiếp chỉ huy hơn 100 công an và bộ đội, trong vụ cưỡng chế, tuy không bắt được đối tượng nhưng trấn áp được đối tượng… hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay“ và „ không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này“…. Nghe nói „đại Ca“ còn định viết thành sách „binh thư yếu lược“ đặng truyền kinh nghiệm cưỡng chế cho con cháu muôn đời.
Ông Đỗ Xuân Đông, Đại sứ Việt Nam đương nhiệm tại Cộng hòa Séc, vừa ra lệnh cho đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc gửi công hàm đến sở di trú Bộ nội vụ CH Séc, đề nghị cơ quan này không cấp giấy phép cư trú cho ông Đỗ Xuân Cang, một người hoạt động dân chủ ôn hòa, người đã bị đại sứ quán từ chối gia hạn hộ chiếu khi hết hạn.
Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình, đương kim Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức, cấp hộ chiếu cho một nghệ sỹ múa Việt Nam đã trốn chạy, sống bất hợp pháp gần 3 năm tại CHLB Đức, tiếp tay giúp người này đặt đơn xin tị nạn chính trị.
… từng dòng tin như vết cứa vào lòng con dân nước Việt! Đâu rồi những „phụ mẫu“ thanh liêm?
Vô tình mà như sắp xếp, bốn quan cùng họ Đỗ, mỗi người một vẻ mười phân hỏng cả mười. Ba quan phản dân, một quan hại nước. Ác quá! Lần ngược lịch sử xem ông tổ họ Đỗ là ai mà sao hậu sinh ít thấy bậc “khả úy“. Thần phả thờ Đỗ Tướng Công được cụ Phùng Khắc khoan phát hiện và giới thiệu có đoạn như sau: “Đỗ Tướng Công húy là Cảnh Thạc, sinh ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Thân (912), cha là Đỗ Quảng Lăng, gốc người Quảng Đông (Trung Quốc) dời cư xuống phương Nam, mẹ là Trần Thị Thọ thuộc Đỗ Động Giang, ấp Động, huyện Thanh Oai ngày nay…Tướng Công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải bao biến cố vẫn giữ lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước. Thật là tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo“. Than ôi! Tiền nhân trung hiếu hà cớ gì hậu duệ vô luân?Xin Đỗ Tướng Công nơi chín suối rủ lòng, đại đại xá.
Phần 3. Quan hệ tay ba
Là người kế nhiệm Đại sứ Trần Đức Mậu, Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình, có một khởi đầu tương đối thuận lợi trong nhiệm kỳ của ông tại nước Đức, mặc dù ông không dùng tiếng Đức. Ông Bình đến Berlin vào cuối năm 2008, chính thức trình Quốc thư tại Lâu đài Bellevue (phủ Tổng thống) ngày 09.01.2009,nhưng hình ảnh của ông thật sự được người Việt ở đây ghi nhận, với nhiều thiện cảm, lần đầu tiên vào buổi tiếp tân long trọng tại Viethaus nhân dịp Tết Nguyên Đán. Cái tên Hòa Bình cũng đã mách bảo mọi người là ông sinh năm 1954. Cảm giác khi mới gặp ông nhiều người nghĩ đến một nhà ngoại giao trí thức. Tác phong nhanh nhẹn, giọng nói tự tin luôn pha chút hài hước và đặc biệt là nụ cười tươi rói không mấy khi tắt trên khuôn mặt trắng trẻo, thư sinh đã giúp ông chiếm được cảm tình của hầu hết những người mới tiếp xúc. Sau lần ấy, một niềm hy vọng tràn trề lan tỏa trong cộng đồng người Việt; khắp nơi mọi người kháo nhau về vị tân Đại sứ, như cầu được, ước thấy. May quá, vui lắm, và tràn ngập niềm tin!
Trong nhiệm kỳ ba năm công vụ của mình, hình như Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình cũng có làm được một số việc có ích(?), nghe nói chưa có người tiền nhiệm nào thu hoạch được nhiều bằng khen, giấy khen từ bộ Ngoại giao Việt Nam như ông?
Cần nói thêm một chút ngoài lề vềđặc điểm nổi bật của cộng đồng Người Việt ở Đức nói chung và Berlin nói riêng. Phần lớn bà con người Việt ở phía Đông là lực lượng công nhân đi hợp tác lao động thời CHDC Đức, sau thống nhất được ở lại theo chính sách nhân đạo của nhà nước CHLB Đức. Số người này đa phần sinh ra và lớn lên vào thời CNXH ở nước ta còn tử tế. Đến nay họ vẫn gắn bó với quê hương qua quan hệ gia tộc và ý thức dân tộc. Ở lại định cư tại Đức là một cơ may nhưng nếu nhìn theo góc độ nghĩa vụ công dân, điều đó giống như một sự mắc nợ quê hương, đất nước. Sự lành lặn trong con người họ cộng với mặc cảm về món nợ chưa trả là cơ sở đảm bảo cho một ứng xử vị tha với những công bộc, đại diện nhà nước, đang thả sức tung tác trong cái cơ quan có tên gọi là Đại sứ quán Việt Nam. Thí dụ về những hành vi tùy tiện, vi phạm pháp luật hành chính của nhân viên ĐSQ như hách dịch, cửa quyền, thu phí vô tội vạ khi giải quyết những thủ tục giấy tờ của người Việt, không xuất hóa đơn hợp lệ và vô trách nhiệm trong cách giải thích chính sách của nhà nước cho công dân vv… nhiều đến mức chỉ có thể kể hết trong khuôn khổ của một cuốn sách dài cỡ tiểu thuyết. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, „giận thì giận mà tha vẫn tha“, cộng đồng chấp nhận những tệ nạn đó như một căn bệnh mãn tính. Và thế là, khôngphải ngoại lệ, ông Đỗ Hòa Bình lúc đầu cũng được hưởng „đặc ân“ mang tính đặc thù này của cộng đồng. Tất cả bi, hài kịch sau này cũng bắt đầu từ đây.
Chỉ một thí dụ này đủ thấy ông Đại sứ họ Đỗ là người thực sự có năng khiếu về kinh doanh. Ai cũng biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất mà ông Đỗ Hòa Bình phải hoàn thành trong thời gian tại nhiệm của ông ở Đức là Tổ chức kỷ niệm sự kiện 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và CHLB Đức vào năm 2010. Với một người nhanh nhẹn, sắc sảo như ông Bình thì việc tổ chức sự kiện ông làm tay trái. Khó nhất vẫn là tiền, mà ông Đỗ Hòa Bình thuộc loại xài sang- nghe ông kể về thú chơi golf của ông thì biết- nên ông cho rằng phải có rất nhiều tiền vụ này mới.
Từ ngày đầu, do nhận thức được tầm quan trọng của cộng đồng với hơn một trăm ngàn Người Việt tại CHLB Đức, TS Đỗ Hòa Bình đã dành rất nhiều thời gian, sức lực vào việc “thâm nhập cộng đồng“. Ông được đón nhận nồng nhiệt, nay chợ Đồng Xuân, mai trung tâm thương mại Thái Bình Dương; khai trương doanh nghiệp này, kỷ niệm sinh nhật doanh nhân thành đạt khác vv … Những người Việt giầu có nhờ buôn bán bỗng trở nên sang trọng do được Đại sứ đến thăm. Họchẳng tiếc gì để có cơ hội này. Chụp ảnh, chúc tụng, vinh danh… một số người trong số họ, chỉ cần chi ra chút ít, là trở thành “chính khách“ trước con mắt cộng đồng. Bản thân họ đôi khi cũng ngộ nhận để quyết định một sự dấn thân, tranh giành ảnh hưởng, cạnh tranh uy tín trước Đại sứ đôi khi bằng cả những biện pháp không lành mạnh. Các báo của người Việt tha hồ đưa tin, đăng ảnh. Được cái Đỗ Tiến Sỹ là người ăn ảnh nên báo in ra cũng dễ phát. Mấy vị phóng viên mới vào nghề bỗng có giá, không hết việc. Cứ thế, hết thẩy như phát ngộ trong chiến dịch thăm viếng của ông Tiến sỹ. Niềm hân hoan tưởng như bất tận, đến một ngày có ai đó nhận ra rằng: ngoài chợ và tiệc của nhà giầu ra, tuyệt không thấy TS Đỗ Hòa Bình „thâm nhập“ vào cộng đồng những người có thu nhập thấp. Tầng lớp trí thức Việt, các em sinh viên nghèo, các hội đoàn phi kinh doanh… và đặc biệt các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của cộng đồng là những nơi không „hợp tuổi“ với ngài Tiến sỹ Đại sứ. Có người cònxỏ xiên giải thích: thương nhân là người dễ thương mà. Chả biết có đúng.
Sau gần một năm quấn quýt với giới doanh nhân người Việt ở Đức ông tin vào tấm lòng của họ, vấn đề là phải biết kích động. Được rồi. Nghĩ thế là làm thế. Sau này nghe ông kể lại ai cũng nể tài tính toán của ông cán bộ ngoại giao có thâm niên này. Lúc đầu mình nghĩ, muốn „xin được tiền“của đội nhà giầu này là phải biết cách. Mời người ta đến sứ quán, đón tiếp xập xệ rồi kêu gọi lòng yêu nước suông thì chả được bao nhiêu. Phải liều, bỏ vốn trước, ra khách sạn năm sao làm cho hoành tráng. Thú thật khi quyết định chi ra hơn chục nghìn oi (euro) đặt tiệc ở Novotel mình cũng run lắm, liệu có lấy lại vốn không? Nhiều người trong cơ quan phản đối nhưng cuối cùng mình vẫn quyết. Mình biết mà, phải liều, thu hơn trăm nghìn trong có mấy tiếng đồng hồ. Ghê quá đúng không. Vâng, quả là ghê thật, nghe rợn cả người chứ không phải chỉ ghê. Ngày xưa đi buôn, một vốn bốn lời đã là tài, ông đại sứ kiếm lời hơn mười lần vốn bỏ ra quả là thiên tài. Thưa Tiến sỹ Đỗ hòa Bình, mọi người lại cho rằng đấy là vụ thua lỗ lớn của ông về chính trị đấy ông ạ, cả nhân cách nữa! Ông tưởng đã mua được lòng tốt của cộng đồng với giá hời nên đã có những ứng xử thiếu đàng hoàng sau đó. Người ta đóng góp trong một thái độ công dân có trách nhiệm với đất nước, mong được tận dụng một cơ hội để tôn vinh giống nòi mà bao lâu nay con dân của nó phải xót xa trong nỗi đau tự ti dân tộc. Có thể so sánh với yêu nước, việc làm này còn xuất phát từ yêu thương nòi giống, uống nước nhớ nguồn của những người lao động tử tế. Không phải vì được ăn uống sang trọng tại khách sạn năm sao mà mọi người trở nên hào phóng thế đâu, xin ông đừng nghĩ thiển cận như vậy. Tiếc là ông đã không hiểu điều này để sau đó biết tôn trọng nghĩa cử cao đẹp của cộng đồng, chẳng hạn bằng một lời cảm ơn được diễn đạttrang trọng dưới hình thức một bức thư của Đại sứ quán! Cũng như ông đã vui mừng khi nhận được một tờ giấy khen về một việc làm tốt của mình, những người có mặt hôm đó trong lễ quyên góp cũng có quyền yêu cầu một sự ghi nhận từ phía Nhà nước mà người đại diện ở đây là các ông.Điều tệ hơn mà nhiều người bất bình là cách chi tiêu số tiền này không hiệu quả và đến hôm nay việc quyết toán cũng vẫn còn mập mờ.
Lại nói đến Ngôi nhà Việt – Viethaus tại Berlin. Với sự giúp đỡ nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam mà đặc biệt là ông Trần Đức Mậu, người tiền nhiệm của Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình, sau khi trải qua một loạt khó khăn về xây dựng, tài chính, thủ tục … Viethaus đã ra đời vào tháng 3 năm 2008. Có thể nói, hài nhi Viethaus đã ra đời trong vòng tay của bà đỡ Trần Đức Mậu. Không có ông hồi đó, chưa có Viethaus! Trong buổi lễ trao tặng Huân chương công trạng của tổng thống Đức cho ông Trần Đức Mậu được tổ chức ngày 07.09.2008, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam – ngài Rolf Schulze – đã ca ngợi công lao to lớn đối với sự ra đời Viethaus của nguyên Đại sứ Trần Đức Mậu đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông để cánh cửa trường Đại học Đức-Việt tại TPHCM rộng mở vào tháng 9 năm 2008. Khác với Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình, nguyên Đại sứ Trần Đức Mậu là người rất giỏi tiếng Đức và am hiểu văn hóa. Ông bị phê phán là ít giao lưu với giới thương nhân trong cộng đồng người Việt ở Đức, nhưng bù lại ông rất quan tâm bồi đắp, mở mang văn hóa cho cộng đồng. Ông Trần Đức Mậu đã nhiều lần can thiệp trực tiếp với cơ quan hữu quan hai nước, Việt Nam và Đức, giúp đỡ thủ tục cho các đoàn nghệ thuật trong nước sang Đức biểu diễn phục vụ cộng đồng dịp lễ hội. Không chỉ nổi tiếng là một nhà ngoại giao, ông còn là một dịch giả văn học Đức, đã đóng góp nhiều công sức để chuyển tải văn hóa Đức tại Việt Nam. Có một lần vào tháng 8 năm 2008, vài tháng trước khi chia tay với nước Đức, ông Trần Đức Mậu đã phải làm công hàm gửi Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đề nghị cấp thị thực gấp cho một đoàn nghệ thuật của của Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam sang biểu diễn phục vụ liên hoan Bia quốc tế tổ chức tại Berlin. Phải nói thêm, Liên hoan Bia quốc tế tổ chức mỗi năm một lần là dịp rất tốt để các nước tham dự quảng bá về văn hóa, du lịch và đất nước mình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đoàn nghệ thuật gồm 18 nghệ sỹ, chia tay lên đường về nước trong sự lưu luyến của bà con cộng đồng, hẹn năm sau tái ngộ. Nhưng đến phút chót một con chim đã bỏ đàn, nghệ sỹ múa có tên Lê Thu Phương đã tự ý tách đoàn, ở lại nước Đức bất hợp pháp vì lúc đó thị thực đã hết hạn. Khỏi phải nói ai cũng biết sự việc sẽ rắc rối thế nào và bao người bị liên lụy trong việc này! Người mời, người cử nghệ sỹ đi, bộ chủ quản cấp phép đi công tác… đặc biệt ở đây là công hàm can thiệp với Đại sứ quán Đức tại Hà Nội về việc cấp thị thực do Đại sứ Trần Đức Mậu ký.vv… và vv… Việc này để lại một tiền lệ xấu, nhất là đối với những đoàn công tác về sau. Đại sứ quán Đức cũng dè dặt hơn trong việc cấp thị thực cho người đi biểu diễn? Thỉnh thoảng ông Mậu có nhắc lại chuyện này như một kỷ niệm không vui trong thời gian ông làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại CHLB Đức.
Ông Nguyễn Minh Vũ, cục phó cục lãnh sự Bộ ngoại giao, lúc đó là tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cho biết, Đại sứ quán VN có công văn đề nghị cơ quan Công an Đức giúp đỡ, tìm kiếm công dân Lê Thu Phương đang cư trú bất hợp pháp tại Đức để thực hiện cam kết của phía Việt Nam khi xin cấp thị thực cho đương sự. Tháng 12.2008 công an Đức thông báo đã tìm được Lê Thu Phương nhưng lúc đó người phụ nữ này đã đặt đơn xin tị nạn chính trị và xin nhà nước Đức bảo hộ vì lý do về nước sẽ bị trừng trị!!!
Không có giấy tờ tùy thân, đơn tị nạn của Lê Thu Phương vẫn không được chấp nhận. Không rõ vì lý do nhan sắc, tài năng hay thế lực mà vị diễn viên trẻ này nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Thông qua nhiều đường với nhiều môi giới khác nhau, hồ sơ xin cấp hộ chiếu của Lê Thu Phương đã lọt qua hệ thống kiểm tra của nhân viên Đại sứ quán và không dưới hai lần đã nằm trên bàn ông Nguyễn Minh Vũ chờ chữ ký của ông phó Đại sứ này. Nghiệp vụ tinh tường của một vị cục phó cục lãnh sự luôn chấp hành pháp luật nhà nước đã giúp ông Vũ thoát hiểm trong những lần này. Đối tượng đổi chiến thuật. Thời gian sau đó, có người đến đề nghị ông Nguyễn Xuân Hùng, lúc đó là chủ tich HĐQT Viethaus, đơn vị làm giấy mời: nếu ông Hùng và ông Trần Bình, giám đốc Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, đơn vị cử Lê Thu Phương đi công tác, đồng ý ký xác nhận vào giấy đề nghị cấp hộ chiếu cho đương sự, mọi việc sẽ ổn thỏa và phía gia đình Lê Thu Phương sẽ không „quên ơn“ các ông. Cả hai ông nghệ sỹ này đều tôn trọng danh dự và pháp luật nên đã không đồng ý. Ông Nguyễn Minh Vũ giữ lập trường của mình, không cấp hộ chiếu cho kẻ đào tẩu lừa thầy phản bạn trong suốt thời gian ông đảm trách việc này. Hết nhiệm kỳ, Tham tán công sứ Nguyễn Minh Vũ cũng phải về nước. Đây chính là thời điểm vị cứu tinh xuất hiện, Tiến sỹ Đỗ Hòa Bình, sau vài lần đề nghị ông Nguyễn Xuân Hùng chấp nhận thỏa hiệp không có kết quả đã đơn phương ký, cấp hộ chiếu cho Lê Thu Phương với lời giải thích như sau: Không biết con bé này là thành phần gì mà nhiều người gọi điện tác động thế! Thậm chí còn có cả thư của lãnh đạo Bộ Công an đề nghị cấp hộ chiếu cho Lê Thu Phương(?). Khổ thân ngài Tiến Sỹ Đại sứ, bị sức ép, phải làm điều trái với lòng mình và trái với pháp luật. Có lần ông Đại sứ còn trải lòng với mấy vị cán bộ trên sứ quán khi bị họ hỏi về vụ này: vì lý do nhân đạo đấy chứ, cô Phương đã trốn lại Đức gần 3 năm, đẻ 2 con rồi, vất vả lắm. Ôi đẹp biết bao một tấm lòng nhân hậu. Biết điều này sớm, bảo cho mấy cô gái tị nạn, chịu khó đẻ cố lấy vài đứa xong lên gặp Đỗ Tiên Sinh, năn nỷ, có khi đã không bị trục xuất trong vụ năm ngoái. Mấy cô này phải mỗi tội hơi kém nhan sắc và ít tiền chứ đẻ thì dư sức. Tiếc thế.
Chuyện ông Tiến sỹ nói mãi không vơi, để dành quay lại vào phần cuối đặng đừng làm người đọc thấy nhàm. Viethaus vẫn sáng đèn, chả biết được bao lâu nữa, nên tranh thủ quay lại đó kẻo quá muộn. Như đã nói ở phần 2, Nguyễn Anh Quân sau khi kiếm được một mớ tiền nhờ „nuốt đất“ và lừa đảo linh tinh đã tính đến nước „chẩu“. Vượt biên trong thời đại „thế giới phẳng“ ngày nay không khó, nhưng chuyển được tiền bạc theo người để phòng lúc sa cơ, lỡ vận ở xứ người lại là chuyện không dễ. Nhưng, có khó khăn ắt sẽ có cách vượt qua; giống như ông trời sinh ra voi cũng không quên sinh cỏ. Phương án được chọn là nấp sau lưng một doanh nghiệp nhà nước để đầu tư ra nước ngoài. Giải pháp nhanh nhất là mua lại một dự án có sẵn và nghiễm nhiên thành ông chủ mới với cổ phần áp đảo. Bằng cách nào trùm lừa đảo Nguyễn Anh Quân đã tiếp cận được với lãnh đạo công ty SASCO là câu hỏi sớm muộn cũng sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ! Sau đó việc mua bán diễn ra, như đã được miêu tả trong Phần 2, khá êm thấm. Có lẽ Nguyễn Anh Quân đã chễm chệ là ông chủ mới của Viethaus nếu như không có quyết định truy nã dưới đây.
Vì sao Nguyễn Anh Quân là đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam lại có thể chuyển hàng chục triệu USD trót lọt ra nước ngoài để rửa tiền, mua cổ phần để trở thành ông chủ dưới “bình phong“ của một công ty có vốn của doanh nghiệp nhà nước? Những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời.
Quay lại câu chuyện Nguyễn Anh Quân. Từ lúc đến Berlin, kẻ đào tẩu trong danh nghĩa chủ mới với 71% cổ phần của Ngôi nhà Việt đã được tiếp đãi theo lối „ba ngày tiểu yến, năm ngày đại yến“ rất trọng thị. Tất nhiên Nguyễn Anh Quân sang đây không phải để ăn nhậu, tiệc tùng, mà là làm việc và … đi trốn. Quân cũng đã kịp làm được một số việc. Giữa tháng 12 năm ngoái, SASCO đã chỉ đạo Viethaus tổ chức bữa tiệc ra mắt, giới thiệu ông chủ mới của Viethaus với Đại sứ quán Việt Nam. Cầm đầu nhóm SASCO là bà Đoàn Mai Hương, phó tổng giám đốc, phía ĐSQ là ông Đại sứ Đỗ Hòa Bình. Theo một số người có mặt trong bữa tiệc thuật lại, bà Đoàn Mai Hương, đại diện lãnh đạo SASCO, chính thức giới thiệu với ông Đại sứ và cán bộ ĐSQ, ông Nguyễn Anh Quân là chủ đầu tư mới của Viethaus. Bà Hương cũng nhấn mạnh, phía SASCO đề nghị ông Đại sứ và ĐSQ ủng hộ, giúp đỡ ông Quân trong thời gian tới khi có những yêu cầu cụ thể.
Ngày 05.02.2012 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam đã diễn ra cuộc gặp, làm việc thường kỳ sáu tháng một lần giữa lãnh đạo ĐSQ và đại diện các hội đoàn người Việt. Đại sứ Đỗ Hòa Bình chủ trì. Ngoài việc nghe những báo cáo tổng kết nhàm chán, lần này cũng giống bao lần trước, về những kết quả, nỗ lực của ĐSQ và các hội đoàn … cùng những ý kiến phát biểu xuôi chiều của các đại biểu theo kiểu nhất trí cao, nhờ sự chỉ đạo của… cơ bản là tốt nhưng còn một vài hạn chế… cuộc họp lần này xuất hiện một vài hành vi “ngỗ ngược“ của vài đại biểu định lội ngược dòng. Sự việc nổ ra vào thời điểm cuộc họp sắp chấm dứt, ấy là lúc ông Đại sứ tuyên bố „suốt cuộc họp hôm nay tôi chờ đợi mọi người nêu ra một vấn đề mà mấy tuần nay dư luận đang quan tâm bàn tán. Vấn đề có liên quan đến ĐSQ Việt Nam tại Berlin thông qua việc đăng tải một số bài viết trên các trang báo phản động, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận trong nước cũng như cộng đồng ở đây“. Ông Tiến sỹ cũng khẳng định là hôm nay ông “sẽ chơi bài ngửa và nói chuyện thẳng thắn“! (Hóa ra lâu nay ông nói không thẳng và chơi bài sấp?) Nội dung ông nêu là Phần 1 và Phần 2 của bài viếtTừ vụ „nuốt đất“ tại Vĩnh Phúc đến Ngôi nhà Việt ở Berlin. Bà Phan Ý Nhi, tham tán trưởng ban công tác cộng đồng của ĐSQ cho biết: sau khi nghe tin về trường hợp Nguyễn Anh Quân, ĐSQ đã có công văn chính thức về trong nước để hỏi về việc này nhưng đến nay chưa nhận được trả lời bằng văn bản? Còn ông Đại sứ thì lý luận: tôi là Đại sứ Việt Nam, tôi có trách nhiệm giúp đỡ công dân khi có yêu cầu và nếu chưa có bằng chứng là họ phạm tội! Thế là đã rõ, cám ơn ông Đại sứ đã giữ lời hứa, chơi bài ngửa. Xin được thưa với ông Đại sứ và các đồng sự khác của ông trong sứ quán vài điều như sau.
Việc lừa đảo “nuốt đất“, chiếm dụng tài sản các doanh nghiệp trong nước của Nguyễn Anh Quân đã được báo chí đề cập đến từ nhiều năm nay, đặc biệt rộ lên trong một năm đổ lại đây. Một người dân thường quan tâm đến thời sự trong nước cũng biết điều đó. Có thể các vị công bộc trong ĐSQ bận nhiều việc tiếp khách, dịch vụ… nên không thể theo dõi thông tin trong nước, nhưng “sau khi nghe tin về trường hợp Nguyễn Anh Quân“, nếu là người có trách nhiệm, chỉ cần ngó lại báo chí trong nước, sẽ biết rõ sự thật, có cần phải hỏi và chờ trả lời bằng văn bản??? Trong cơ cấu tổ chức ĐSQ của ta luôn có một bộ phận gọi là „an ninh“, họ đâu cả rồi? Mà cứ cho là các ông, các bà kiên quyết phải chờ nhận được „trả lời bằng văn bản“ mới ra tay với kẻ thủ ác thì trong trường hợp nghe được tin xấu về Nguyễn Anh Quân như thế, với tinh thần cảnh giác tối thiểu của một công dân, có nhất thiết phải ra tay „giúp đỡ“ đương sự một cách mau lẹ như vậy trong việc xin thị thực đi Mỹ không? Theo lẽ thường, trước khi có công văn đề nghị Sứ quán Mỹ cấp thị thực cho một công dân Việt Nam mới từ trong nước sang, ĐSQ ở đây cũng phải xem xét rõ về nhân thân của đối tượng xin trợ giúpchứ? Trong trường hợp Nguyễn Anh Quân, nguyên tắc đó có được thực hiện nghiêm túc không? Theo cách nào? Ông Đại sứ chống chế rằng vì SASCO đã giới thiệu, bảo lãnh cho Nguyễn Anh Quân nên ĐSQ đã can thiệp, không nghi ngờ gì? Đó là lối giải thích tếu táo ngoài lề hay trong bàn tiệc chứ quyết không thể là chứng cứ ngoại phạm trước pháp luật. Với đại đa số công dân Việt ở đây, khi có việc phải cậy nhờ đến Sứ quán các ông các bà đều soi rất kỹ mà sao với trùm lừa đảo mọi việc lại hớ hênh thế. Một quyển hộ chiếu sau năm năm ba chìm bảy nổi, hết hạn, đem đi đổi cũng bị soi? Sứt chỉ, mòn gáy hay ố vàng một chút… lập tức phạt tiền (lúc 50€ lúc 80€ rất chi là linh hoạt?) để ngay sau đó…được cắt góc, đóng dấu hủy?
Sau khi ông Đại sứ đặt vấn đề như trên, ông Nguyễn Xuân Hùng và một vài người nữa phát biểu làm không khí cuộc họp, như lời của Đại sứ: “đã nóng lên“. Nhưng,vẫn đấu pháp cũ, khi gặp những ý kiến “thẳng thắn“ quá ông đã dùng quyền chủ trì để cắt? Vị chủ báo nguoiviet.de đề nghị: dù chưa có “trả lời bằng văn bản“ xác định tội phạm, nhưng khi nghe quần chúng phản ảnh hiện tượng như vậy, ĐSQ cũng nên có những động thái để giảm thiểu nguy cơ đào tẩu của đối tượng! Một phát biểu vớitrách nhiệm công dân rất nên lắng nghe. Vậy mà ông Đại sứ cũng gạt phắt với những lý do lãng xẹt? Lúc đầu ông Đại sứ tuyên bố chơi bài ngửa, nói thẳng, đến lúc người ta ngửa ra, thẳng tưng thì ông lại bưng lại là sao. Ông rủa xả, mắng bọn báo phản động lợi dụng nói xấu ông, đến khi báo “không phản động“(nguoiviet.de) chí tình, định bàn chuyện giúp cho ông bớt xấu, ông lại gạt phắt, cậy quyền phủ quyết, chủ nhà.
Nói thêm để ông Tiến sỹ biết điều này mà phát ngôn cho cẩn trọng, kẻo có ngày vạ miệng: tamnhin.net cũng đăng những bài báo nêu trên nhưng họ không phải phản động đâu!
Không tin ông “gửi công văn về hỏi“ Bộ công an mà xem. Mấy năm rồi họ giúptrong nước phanh phui được nhiều vụ bê bối động trời lắm, chắc ông Đại sứ bận không đọc! Xin ông Tiến sỹ Đại sứ bảo trọng, đừng biến mình thành đối tượng viết bài của tamnhin.net!Tuy chưa được nêu ra trong một cuộc họp nào, nhưng vụ ông giúp Lê Thu Phương vì “nhân đạo“ chưa ai quên đâu. Thêm Nguyễn Anh Quân nữa “bài“ của ông xấu đi nhiều lắm, đánh ngửa hay đánh sấp cũng thế thôi.Thua chắc ông Đại sứ ạ.
Thay lời kết của Phần 3: theo tin mới nhất, Nguyễn Anh Quân chưa đi Mỹ được! Cách đây vài hôm y vẫn lẩn quất tại Viethaus. Công an Vĩnh phúc đã chuyển vụ này cho Bộ công an và Interpol VN. Những người tử tế, tin tưởng vào pháp luật có quyền hy vọng sẽ được đón nhận những thông tin tích cực trong phần kết.
(còn tiếp)
(Bài do tác giả gửi đăng)
Đón đọc phần 4. Hồi kết có hậu?
58 năm với dân miền Bắc và 37 năm với dân miền Nam phải sống dưới chế độ độc quyền – ĐÃ QUÁ ĐỦ!
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá (Danlambao) - Tiếng
kêu gào của đồng bào Việt Nam trước cảnh bất công, áp bức, tham nhũng
tràn lan trong sinh hoạt kinh tế, giáo dục, y tế, an sinh và trước hiểm
hoạ mất nước đang vang dội khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê,
trong nước và ngoài nước và trên mọi môi trường truyền thông.
Tiếng kêu gào phát xuất từ mọi tầng lớp dân chúng, không phân biệt
tôn giáo, không phân biệt chính kiến, không phân biệt tuổi tác, học thức
hay giàu nghèo. Tiếng kêu gào mạnh mẽ nhất gồm cả tiếng kêu gào từ
những đảng viên CS tiên phong kỳ cựu nay đã thức tỉnh. Toàn dân Việt Nam
kêu gào đòi hỏi cải cách toàn diện để đưa đất nước ra khỏi cảnh đen tối
ngày càng tệ hơn mà đại đa số người dân Viêt Nam đang chịu đựng.
Tuy nhiên tiếng kêu gào, tiếng đòi hỏi cải tổ, kể cả tiếng kêu gào
của những đảng viên CS có tầm cở qua bao nhiêu năm nay cũng không đem
lại kết quả. Tham nhũng, bất công, đàn áp, hiểm họa môi sinh và hiểm hoạ
mất nước cứ tiếp tục gia tăng với tốc độ phi mã.
Trong thời gian gần đây, thay vì noi gương Miến Điện cởi bỏ xiềng
xích gông cùm mà toàn dân Việt Nam đã bị tròng vô cổ gần 60 năm, thuộc
cấp đảng cộng sản và nhà nước của đảng lại gia tăng đàn áp bắt bớ nhiều
người dân chỉ vì họ đã lên tiếng lo lắng cho tiền đồ đất nước trước nạn
nội xâm và đặc biệt nguy cơ xâm lược xuất phát từ bá quyền Đại Hán Trung
Quốc. Dưới đây là 3 sự kiện rất tiêu biểu vừa mới xảy ra:
Bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt ngày 27/11/2011 tại Sài Gòn trong khi
ủng hộ dự luật biểu tình do chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai
tuyên bố, và bí mật đưa vào trại giam Thanh Hà tỉnh Vĩnh Phúc mà đảng và
nhà nước Việt Nam gọi là trung tâm “phục hồi nhân phẩm” chỉ vì bà ta đã
liên tục dũng cảm đứng ra tố cáo và chống lại hành động xâm lược Việt
Nam của Đại Hán Bá Quyền Trung Quốc.(1)
Nhạc sĩ trẻ Việt Khang, Võ Minh Trí, bị bắt từ ngày 23/12/2011 mà
gia đình cho đến hôm nay không được biết đang bị giam tại đâu vì đã sáng
tác và hát phổ biến 2 bài hát nói về tình trạng bi đát của đất nước
Việt Nam: “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu”. (2)
Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình tại Cống Rộc Vinh Quang Tiên Lãng Hải
Phòng ngày 5/1/2012 đã dũng cảm chấp nhận có thể bị hằng trăm công an
bộ đội và đầu khấu bắn giết hay tù đầy, anh dũng đơn thân chống lại hành
động cướp trắng cơ sở nuôi trồng thủy sản mà gia đình ông đã dày công
và tốn xương máu gầy dựng, của hàng loạt cán bộ lãnh đạo của đảng cộng
sản từ cấp địa phương lên đến trung ương thành phố.(3)
Nguyên nhân là vì chế độ cai trị Việt nam đang dựa vào bản hiến
pháp độc đảng, phản dân chủ do họ ban hành. Chưa thay đổi bản hiến pháp
hiện thời bằng một bản hiến pháp dân chủ tôn trọng tự do, nhân quyền,
quyền tư hữu của người dân và bảo vệ chủ quyền đất nước thì tất cả những
tuyên bố đổi mới của đảng Cộng Sản Việt Nam chẳng có kết quả gì.
Con đường duy nhất đưa Việt Nam lên con đường phát triển, độc lập,
dân quyền và toàn vẹn chủ quyền là phải thay thế hiến pháp phản dân chủ
này bằng một hiến pháp dân chủ phù hợp với nguyện vọng của toàn dân.
Phong trào chống đối bất công, sai trái và đòi hỏi nhân quyền đang
bắt đầu sôi sục, cả trong nước và trong gần 5 triệu cộng đồng dân chúng
Việt Nam tại nước ngoài. Cụ thể là phong trào phát động ký tên kiến nghị
gởi Tổng Thống Obama tại Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng tại Việt Nam mà chỉ trong thời gian rất ngắn –1 tuần lễ — đã có
hơn 55.000 người Việt-Mỹ tại Hoa Kỳ ghi tên, một kỷ lục về tốc độ và số
người tham gia ký tên thỉnh nguyện thư gởi cho Tổng Thống tại Hoa Kỳ. Và
kết quả là Tổng Thống Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ vừa báo tin sẽ chính
thức gặp phái đoàn đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa
Kỳ trong hai ngày 05 và 06 tháng 3 năm 2012 để trực tiếp lắng nghe và
hiểu rõ nguyện vọng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và
trên toàn thế giới nói chung. (4) Trong nước cũng đang có phong trào
tham gia ký tên kiến nghị yêu cầu trả tự do vô điều kiện ông Đoàn Văn
Vươn và 3 em là Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh và Đoàn Văn Vệ bị bắt giữ
liên can đến vụ chính quyền Hải Phòng đã cưởng chế phi pháp cơ sở sản
xuất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng. Chỉ trong vài ngày
đầu tiên đã có hơn 1.000 người tham gia mà trong đó có nhiều nhà trí
thức nhân sĩ uy tín và đảng viên cao cấp và kỳ cựu của đảng cộng sản
Việt Nam. (5)
Chính ông Kurt Campell, phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và bốn Thượng
Nghị Sĩ Hoa Kỳ – ông John McCain, Joe Lieberman, Sheldon Whitehouse, bà
Kelly Ayotte; trong lần đi Việt Nam làm việc với đãng và chính quyền
Việt Nam vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai năm 2012 đã chính thức
tuyên bố rằng Hoa Kỳ chỉ chấp thuận phát triển hợp tác mậu dịch và giúp
cung cấp khí tài để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam chống lại Trung Quốc nếu
Việt Nam nhanh chóng cải thiện nhân quyền, thả tất cả tù nhân chính trị,
người bất đồng chính kiến và phục hồi toàn bộ quyền tự do dân chủ (như
chính quyền Miến Điện đang nhanh chóng tiến hành).
58 năm với dân Miền Bắc và 37 năm với dân Miền Nam phải sống dưới chế độ độc quyền, như vậy là đã quá đủ!
Toàn dân Viêt Nam hãy tiếp tục cùng nhau đứng dậy. Đồng bào Việt
Nam trong và ngoài nước cùng nhau hành động và tranh đấu trong ôn hoà,
hòa bình cho tới khi đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam, đứng đầu
là Tổng bí thư, Bộ chính trị và Quốc hội do Đảng Cộng sản VN đưa lên,
thực hiện những điều sau đây:
1. Bãi bỏ ngay những điều khoản phản dân chủ trong hiến pháp đang
tạm thời sử dụng. (Điều số 4 trong hiến pháp và các điều khoản số 79 và
88 trong bộ luật hình sự).
2. Thả tự do tức khắc và không điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền.
4. Chấp nhân đa đảng, tôn trọng phát huy và bảo vệ đối lập chính trị.
5. Phục hồi toàn bộ quyền sở hữu tư sản và quyền sở hữu đất đai thuộc về người dân.
6. Bãi bỏ chức vụ bí thư đảng CS, chính trị viên trong lực lượng
quân đội, công an an ninh, và tất cả cơ quan nhà nước để cho những lực
lượng và cơ quan này đôc lập và không bị đảng phái chi phối, trở về
nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh, tài nguyên và lãnh thổ quốc gia cho
toàn dân.
7. Khởi đầu tiến trình soạn thảo một bản hiến pháp mới với sự tham gia của toàn dân để đặt nền tảng:
- phát huy dân chủ đa đảng, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích phối hơp sự đa dạng,
- tách rời cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thành ba hệ thống
độc lập để bảo đảm dân chủ, tự do và nhân quyền của mọi người dân Việt,
- bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhân lực tài lực và tài năng của mọi người dân Việt Nam trong lâu dài,
- bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Ngày 20 tháng 02 năm 2012
___________________________________________________
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn tường Thụy -Cơ sở giáo dục Thanh Hà: Giáo dục hay phản giáo dục?
Tường Thụy - Nhìn
thấy cái biển “Cơ sở giáo dục Thanh Hà”, tôi lại liên tưởng đến “Trung
tâm giáo dục thường xuyên” trên dịa bàn huyện Thanh Trì, cách nhà tôi
chừng 4 km. Nhiều lần, tôi chứng kiến các cháu học sinh tan lớp, mặc áo
dài, đi xe đạp, ríu rít ùa ra khi tan học. Khung cảnh thật thanh bình.
Một đằng là trung tâm giáo dục, một đằng là cơ sở giáo dục, xem ra
hai cái tên chẳng khác chi nhau. Áy vậy mà nội dung gọi là “giáo dục” ở
trại Thanh Hà khác nhiều lắm.
Tôi cùng với 25 người bạn của Bùi Thị Minh Hằng đi 5 ô tô từ Hà Nội
lên thăm cô lần thứ 5 dưới trời mưa phùn, gió bấc của một ngày cuối
Giêng,
Từ 9 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều, ăn cơm hộp, cơm nắm, chúng tôi chỉ có mục đích được nhìn thấy Minh Hằng một chút.
Chuyến đi thăm Minh Hằng tất nhiên có cháu Bùi Nhân, con trai út
của cô, là người được quyền thăm nuôi. Đoán các phương án họ sẽ dẫn Hằng
đi theo đường này hoặc đường kia để ra nhà thăm nuôi, chúng tôi chia
nhau mai phục ngoài hàng rào ở các vị trí có thể nhìn thấy Minh Hằng.
Minh Hằng kia rồi. Tôi áp mặt vào tường rào, thấy hai công an áp
giải cô đi. Mọi người gào lên đến lạc giọng, chỉ sợ xa quá cô không nghe
thấy:
- Hằng ơi, chị Phượng đây!
- Hằng ơi, Aqua đây!
- Chị Hằng ơi, em Cải đây!
- Hằng ơi, anh đây!
- Hằng ơi, chị Lân Thụy đây. Em hẹn đến anh chị ăn tết mà sao không thấy!
Phương Bích và Bé Cải ôm nhau khóc ròng ròng. Những giọt nước tràn
ra mi mắt phụ nữ. Rồi những giọt nước măn chát ấy lan sang cánh đàn ông,
bắt đầu từ Chí, một chàng trai râu ria xồm xoàm trông có vẻ dữ tơn, rất
khảng khái, quyết liệt trong những cuộc xuống đường. Tôi cắn chặt môi
quay mặt đi, len lén đưa ống tay áo lên mắt, không muốn cho ai nhìn
thấy. Chẳng gì thì tôi cũng là người lớn tuổi hơn so với đa số. Không
nên để cho các em, các cháu thấy mình cũng mềm lòng.
Minh Hằng đã nghe thấy, giơ cả hai tay lên. Cô dừng lại được vài tích tắc rồi bị đẩy đi. Tiếng gọi Hằng vẫn tiếp tục:
- Hằng … ằng ơ … ơ … ơi!
Một vài tay săn ảnh cự phách rình chụp được hình Mình Hằng. Chúng
tôi xúm vào xem, ảnh rất rõ nét, thấy cô tiều tụy quá. Cô khóc, mặt méo
xệch đi. Lúc ấy là lúc cô nghe thấy những tiếng gọi.
.
Giáo sư Ngô Đức Thọ khẩn khoản nói với mấy cậu công an chỉ đáng tuổi cháu mình:
- Chúng tôi, những công dân, là người quen của cô Bùi Thị Minh Hằng
cũng chưa bị tước quyền công dân chỉ yêu cầu nhìn thấy cô ấy xem thể
chất cô ấy ra sao, khỏe mạnh hay ốm yếu. Chúng tôi chỉ xin trông thấy cô
ấy 1 phút thôi. Chúng tôi hứa không nói với nhau câu nào, không trao
vào tay cô ấy cái gì. Chúng tôi biết mình không thuộc diện thăm nuôi nên
không đòi thăm nuôi. Chỉ cần nhìn thấy cô ấy một chút …
Lời khẩn khoản ấy được Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn
Đăng Quang, tôi và những người khác, nói đi nói lại một cách kiên trì
suốt từ sáng sang chiều.
Tay công an đứng trước Gs Ngô Đức Thọ đầu luôn lúc lắc, lúc gã
ngoẹo cổ sang trái, lúc ngoẹo sang phải, lúc ưỡn ngực ngửa cổ lên nhưng
không khi nào gã cúi xuống, chắc động tác ấy chỉ dành khi làm việc với
cấp trên. Tay gã thì luôn khua khoắng vung vít. Ngứa mắt, tôi nghiệm
giọng bảo gã:
- Anh nên nhớ rằng, anh đang đứng trước những người tuổi cha, bác thậm chí tuổi ông anh. Anh cần giữ thái độ cho nghiêm túc.
Những tiếng gọi bạn thống thiết dưới màn sương (tên một bài viết của Phương Bích) không làm cho những người cai quản trại này xao lòng:
- Chúng tôi không thể giải quyết …
- Các bác không được gặp, đó là qui định …
- Để chúng tôi báo cáo chỉ huy …
Lúc thì thấy dàn công an hơn chục cậu xuất hiện quanh chúng tôi như
thể để áp đảo, đe dọa. Lúc lại thấy tất cả lẩn đâu hết, chỉ còn một cậu
canh chừng. Lúc lại nghe thấy một hồi kẻng mà chúng tôi đoán là báo
động. Họ nghĩ chúng tôi cướp trại đến nơi chăng?
Họ lặp đi lặp lại rằng đối tượng thăm nuôi theo qui định chỉ có bố mẹ, con, anh em ruột, chúng tôi không thuộc diện.
Nào chúng tôi có yêu cầu thăm nuôi. Chúng tôi chỉ là người quen
biết Minh Hằng, chúng chỉ có nguyện vọng nhìn thấy cô trong giây lát.
Một phút hay vài giây cũng được.
Đứng mãi ở khu vực gần phòng thường trực, chúng tôi yêu cầu được
vào phòng tiếp dân, không yêu cầu nước uống, để đỡ mỏi chân và tránh mưa
nhưng không được. Ngược lại, họ luôn luôn yêu cầu chúng tôi ra khỏi
cổng.
Chúng tôi tìm cách thuyết phục: nếu các anh tiếp dân chu đáo, điều
đó chỉ tốt cho các anh. Chúng tôi về sẽ tuyên truyền rằng, cơ sở giáo
dục này tiếp dân ân cần như thế, như thế sẽ khiến cho những gia đình có
người cải tạo ở đây yên tâm rằng, con em mình được cải tạo trong một cơ
sở với những cán bộ đàng hoàng như thế chắc sẽ mau chóng tiến bộ.
Tuy nhiên, lời nói của chúng tôi chỉ là vô ích.
Buổi chiều, chúng tôi bảo nhau vào thẳng phòng khách nộp đơn xin
gặp Minh Hằng. Họ yêu cầu chúng tôi cử đại diện còn lại “mời” chúng tôi
ra đường. Ai còn lạ gì cái từ “mời” của công an hay chính quyền.
Nguyễn Hữu Vinh kịp thời lột trần bản chất của từ “mời” ấy:
- Nói đuổi cho nó đúng. Người ta chỉ có mời vào chứ không ai mới ra.
Khi chúng tôi lọt được vào trong phòng cho đỡ lạnh thì họ tắt phụp
điện. Phòng tối, chúng tôi lại quay trở ra. Chỉ đến khi chúng tôi chấp
nhận chỉ cử 2 đại diện làm việc với ban giám đốc, số còn lại ra khỏi
cổng, họ mới đóng điện trở lại.
Lúc này, trời lại mưa thành hạt, chúng tôi chỉ xin trú dưới mái
hiên chứ không vào phòng làm việc nhưng không được. Cô Nga cũng đành ôm
đứa con đang tuổi bú ra khỏi cổng. Họ liền đóng sập cổng, lấy thêm xích
sắt khóa lại.
Cuối cùng, Nguyễn Hữu Vinh, Phan Trọng Khang quay trở ra sau một
gàn hai giờ căng thẳng, mang theo biên bản ghi rằng, yêu cầu của chúng
tôi sẽ xem xét sau.
Chuyện đấu lý với công an ở đây, nhiều cây bút có mặt hôm ấy đã nói
tới nên tôi không muốn nhắc lại. Có một cảm giác: công an ở đây chẳng
hiểu gì về pháp luật. Còn sự vô cảm ư? Nó cũng như các cơ quan công
quyền khác mà mọi người từng biết đến. Tuy vậy, không phải không có ai
trong số họ biết nguyện vọng của chúng tôi là chính đáng, nhưng lại
chung nhau một điểm: sợ trách nhiệm.
Minh Hằng bị đưa đi cải tạo, vẫn còn quyền công dân. Vậy mà một
bước đi của Minh Hằng vẫn có công an áp giải, rồi điều kiện thăm nuôi,
cưỡng bức lao động, xem ra chẳng khác gì tù nhân. Tôi tự hỏi: họ định
cải tạo Minh Hằng hay là hành hạ cô cho thỏa lòng căm tức đây?
Tôi thật không hiểu nổi, tại sao họ sợ chúng tôi nhìn thấy Minh Hằng hay Minh Hằng nhìn thấy chúng tôi đến thế?
Sự đày đọa đối với Minh Hằng và các “học viên” ở đây cũng được
nhiều bài viết nói tới. Với cách cải tạo kiểu như thế, với những con
người quản lý cơ sở này như thế, thử hỏi họ định cải tạo Minh Hằng thành
con người như thế nào, hay chỉ làm cho Minh Hằng vững vàng hơn, căm thù
cái xấu, cái ác hơn, những người biết đến cái trại cải tạo này thất
vọng, mất thêm lòng tin vào chế độ hơn?
Minh Hằng làm sao phải cải tạo? Cô bị bắt ngày 27/11/2011 tại Sài
Gòn khi cô yêu cầu trả tự do cho 20 người ở Hà Nội bị bắt lên trại phục
hồi nhân phẩm Lộc Hà, núp dưới cái tên “cơ sở lưu trú”. Sau đó cô bị
cưỡng bức đi cải tạo ở trại này. Tôi cho rằng, kẻ phải cải tạo chính là
những kẻ hại dân dưới danh nghĩa cán bộ chính quyền nhân dân, danh nghĩa
đảng, đầy tội lỗi đang tại vị để xét xử những người là nạn nhân của họ.
Chính quyền Hải Phòng – Tiên Lãng là một ví dụ.
Tôi không cố tìm hiểu xem vì cái qui định nào mà chúng tôi lặn lội
từ Hà Nội lên đây chỉ có nguyện vọng nhìn thấy Minh Hằng một chút nhưng
không được. Cái qui định quái đản ấy, dù bằng văn bản hay bằng miệng thì
cũng là một qui định vô nhân đạo, phi nhân tính.
18/2/2012
Bà Doan nói đúng
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Chỉ
cần viết cộc lốc bà Doan là người ta biết ngay: đó là bà đương kim Phó
Chủ tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Thị Doan, vì bà quá nổi tiếng với lời
tuyên bố như đinh đóng cột, “Việt Nam tự do dân chủ gấp triệu lần”
khiến bọn phản động chống phá tổ cò nhao nhao đem ra diễu cợt, làm trò
cười cho những người không nắm bắt được tình hình cụ thể trong nước VN.
Quả vậy, quan sát những gì đang xảy chung quanh cái đầm phản động ở Tiên
Lãng, rồi đem đối chiếu với các nước khác, ta mới thấu triệt được lời
bà Doan nói là chính xác.
Tại các nước khác, đặc biệt là nước bọn tư bản đang giãy chết, quân
đội bị kìm kẹp khắc nghiệt, phạm vi hoạt động rất bị hạn chế; chỉ được
dùng để chống ngoại xâm, hoặc vào việc cứu trợ đồng bào trong các vụ
thiên tai như bão lụt, động đất, sóng thần, hoả hoạn. Trái lại quân đội
nước ta tức nước CHXHCNVN, có quyền tự do rộng rãi, đi cưỡng chiếm nhà
đất của nhân dân, bất chấp việc cưỡng chiếm đó là vi phạm luật pháp quốc
gia.
Tại các nước khác, chỉ có các các sĩ quan trong quân đội mới điều
động được quân đội. Trong khi nước ta dân chủ triệu lần ở chỗ một anh xã
trưởng như xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng cũng có quyền ra lệnh
cho quân đội đi cướp đất, tức là anh xã trưởng chẳng những làm chủ dân
trong xã, nhưng còn làm chủ luôn quân đội, xem quân đội như cuốc xẻng
nhà mình muốn lôi ra xài khi nào thì lôi.
Tại các nước khác làm gì có chuyện một anh xã trưởng đi chiếm đất
của dân trong xã mình lại “dân chủ” đến mức điều luôn giám đốc công an
tỉnh về đứng đầu liên quân công an, bộ đội, và chó gồm cả trăm
(con)người; lại tự do dùng ngân quỹ nhà nước thuê xe ủi giờ 500.000 UHD
tức Uncle Hồ Dollar, thuê những ba giờ, tức vèo một cái 1 triệu rưỡi
UHD, để phá một cái “chòi” nơi trú thân của hai gia đình anh em họ Đoàn.
Và tự do dân chủ nhất là khi một bầy quan từ xã Vinh Quang lên
huyện Tiên Lãng lên thành phố Hải Phòng làm bậy bị tể tướng về tận nơi
khiển trách vì tội làm trái pháp luật vẫn tĩnh bơ, chẳng những với luận
điệu kẻ cướp như cũ trên báo đài địa phương, mà còn cho quân đột kích hạ
lều và cuốn cờ của mẹ con chị Vươn. Thái độ xem người đứng đầu phủ Ba
Đình không bằng cục kít Cống Rộc nếu không là xuất phát từ VN ta “tự do
dân chủ gấp triệu lần” thiên hạ thì xuất phát từ đâu. Rồi lại có nước
nào tự do đến độ cho thằng đứng đầu bầy ăn cướp làm trưởng ban đi điều
tra vụ cướp do chúng hành sự.
“Việt Nam ta tự do dân chủ gấp triệu lần”. Sông có thể
cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý bà Doan không bao giờ thay đổi ngày
nào ta chưa tự sát tức bỏ điều 4 HP. Bà Doan sống mãi trong sự nghiệp
một mình một chợ tự do múa gậy vườn hoang của đảng ta.
Kami – Suy nghĩ về cựu quốc gia Việt Nam Cộng hòa (2/3)
Kami
-“Quốc gia Việt nam không chấp nhận chia cắt đất nước và vẫn có ý định sẽ đấu tranh hết sức mình và tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện cho sự thống nhất đất nước. Thì cớ gì họ không cho phép phía Việt nam DCCH làm việc đó? Sao gọi việc thống nhất đất nước của một bên là hành động cướp nước?”
- Xin xem: Suy nghĩ về cựu quốc gia Việt Nam Cộng hòa: (1/3)
Ngược lại phía Quốc gia Việt nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam. Điều đó nghiễm nhiên là sự khẳng định đất nước Việt nam là một, không bị chia cắt. Hãy nghe ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam khẳng định nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và nhân danh phái đoàn Quốc gia ra một tuyên bố riêng ghi rằng “… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Để giải thích cho lý do không chấp nhận ký vào Hiệp định Genève, nhưng không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ, hãy nghe tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm như sau: “Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.”.
Việc khẳng định của nhà nước Quốc gia Việt nam không thừa nhận và không ký vào Hiệp định Genève chính là tử huyệt để rồi tự họ giết họ (VNCH). Quốc gia Việt nam không chấp nhận chia cắt đất nước và vẫn có ý định sẽ đấu tranh hết sức mình và tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện cho sự thống nhất đất nước. Thì cớ gì họ không cho phép phía Việt nam DCCH làm việc đó? Sao gọi việc thống nhất đất nước của một bên là hành động cướp nước? Cũng vì lẽ đó sự chính danh hay không chính danh, hợp pháp hay không hợp pháp của nhà nước VNCH hoàn toàn không có giá trị về mọi mặt chính trị cũng như pháp lý. Trong cuộc tranh giành quyền lực thắng lợi sẽ thuộc về bên chiếm ưu thế áp đảo, có một chiến lược chiến tranh đúng đăn và khôn khéo hơn sẽ dành quyền lãnh đạo một nước Việt nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn liến một dải từ Mục Nam quan tới Mũi Cà mau. Chính quyền đó sẽ là người đại diện hợp pháp của Việt nam trên trường quốc tế.
Tin liên quan:
B. Về tính chính danh của một Nhà nước
Trong phần các comments của bạn đọc ở phần thứ nhất, một số người đã yêu cầu phải đề cập và xem xét tới tính chính danh của một nhà nước, họ đặt câu hỏi Chính danh là gì? Thế nào là chính danh? Một nhà nước dựa vào các tiêu chuẩn gì để được coi là chính danh?
Đúng như người ta nói “Danh (có) chính – Ngôn (mới) thuận”, điều đó luôn đúng trên mọi phương diện, ở mức cao nhất là một nhà nước hay thấp nhất là một tập thể nhỏ hay cá thể (con người, tổ chức, doanh nghiệp…) trong mọi lĩnhv ực chính trị, văn hóa, xã hội. Trong phần trả lời các comments do là một vấn đề quá rộng, không thể giải thích vắn tắt, chính vì thế tôi xin tách thành một mục (bổ xung để làm rõ). Tuy cuối của phần A đã phân tích cho thấy rằng trong cuộc chiến tranh Việt nam giai đoạn (1955-1975) không cần thiết phải xem xét đến tính chính danh, hợp pháp của mỗi bên. Nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới tính chính danh của các nhà nước ở Việt nam trong giai đoạn lịch sử thời kỳ cận đại (1940 – 1975) nghĩa là kể từ khi thoái trào của triều Nguyễn, tới sự chấm dứt của chế độ VNCH tháng 4.1975 một cách nói chung mang tính chất tham khảo. Mà không xem xét đến tính chính danh của nhà nước CHXHCN Việt nam từ năm 1976 cho đến hiện tại.
I. Chính danh là gì, và thế nào là một nhà nước có chính danh?
I.1. Định nghĩa chính danh (legitimacy):
Từ legitimacy trong tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có thể dịch với nhiều từ khác nhau như chính thống, chính danh, hợp pháp… Ở đây xin dùng chung với nghĩa chính danh cho phù hợp với thắc mắc của một số bạn đọc.
Theo từ điển Hán – Việt giản yếu của Đào Duy Anh – Hà Mạc Tử hiệu đính năm 1931 (trang 118 cột 2) thì “Chính danh – Một nguyên tắc về chính trị, gốc ở Khổng Tử, ví như gọi vua phải đúng đạo vua, gọi là quan phải đúng đạo quan; trái lại làm hàn lâm mà không biết chữ, làm thừa phái mà không biết việc quan, là bất chính danh”.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2010 (trang 219 cột 2) thì “Chính danh: Làm cho đúng danh nghĩa, cư xử, hành động cho đúngcương vị của mỗi người trong xã hội (phong kiến), theo một thuyết của Khổng Tử”.
Trong khoa học chính trị, tính chính danh là một định chế bắt buộc hoặc sự chấp nhận rộng rãi của dân chúng đối với một thể chế chính trị nhất định. Tính hợp pháp chính trị được coi là một điều kiện cơ bản để quản lý, mà không có nó một nhà nước sẽ bị bế tắc và tạo nên các nguy cơ của sự sụp đổ. Ngược lại một nhà nước chính danh sẽ tồn tại bởi vì họ được coi là hợp pháp bởi được sự tán thành của dân chúng.
Tính chính danh của một nhà nước mang nặng tính lý thuyết, vì trên thực tế nếu căn cứ vào lý thuyết thì có những quốc gia không có chính danh nhưng vẫn được cộng đồng quốc tế chấp nhận như Bắc Triều tiên và ngược lại có những quốc gia thỏa mãn theo lý thuyết nhưng thực tế không được công nhận như Taiwan là một ví dụ. Bỏ qua những cá biệt đó để chúng ta cùng tìm hiểu các lý luận
I.2. Tính chính danh trong các loại hình nhà nước
Câu hỏi được đặt ra là một chính quyền phải có những điều kiện nào để được coi là có tinh chính danh? Có ý kiến cho rằng “Có hai loại điều kiện : pháp lý và chính trị. Điều kiện pháp lý là phải hợp pháp tức là phù hợp với pháp luật. Nhưng không phải là bất cứ loại pháp luật nào mà phải là loại pháp luật xuất phát từ ý chí chung của tòan dân (volonté générale). Nếu không như thế thì chính quyền nào cũng đều có tính chính danh, kể cả chính quyền độc tài. Vì vậy lại còn phải thỏa mãn những điều kiện chính trị theo đó chính quyền ấy được toàn dân tự nguyện tuân lệnh, không phải dùng bạo lực khủng bố để ép buộc dân phải theo. Một chính quyền không hội đủ hai loại điều kiện đó thì không được kể như có tính chính danh”. Ý kiến này theo tôi chỉ đúng với một số trường hợp của các thể chế dân chủ cộng hòa, chứ chưa thể hiện tính toàn diện và cụ thể nếu xét với những mô hình nhà nước đã hình thành, phát triển và bị dịệt vong trong lịch sử xã hội loài người. Cụ thể như sau:
- Trong chế độ thần quyền, tính hợp pháp của nhà nước xuất phát từ các cơ quan có tinh thần của thần linh, một vị thần hay nữ thần
- Trong chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến tính chính danh của nhà nước xuất phát từ phong tục xã hội và thói quen lịch sử của quyền lực mang tính truyền thống. Truyền thống được hiểu dưới hình thức như một quy tắc lịch sử được chấp nhận một cách tự nhiên, mang tính liên tục và kế thừa của nó, bởi vì đó là cách xã hội đã luôn luôn chấp nhận. Tuy nhiên trong chế độ quân chủ lập hiến là một hình thức biến thể, tính chính danh chính trị quân chủ, kết hợp quyền lực truyền thống và thẩm quyền pháp lý hợp lý, bởi quốc vương duy trì sự thống nhất dân tộc (một người) và chính quyền dân chủ (một hiến pháp chính trị).
- Trong thể chế chính trị cộng hòa thì tính chính danh của một nhà nước xuất phát từ chính quyền hợp pháp nghĩa là phải nhận được ủy nhiệm của toàn dân để cầm quyền, phải tôn trọng pháp luật do toàn dân làm ra và phải trả lại quyền hành khi mãn nhiệm kỳ để toàn dân chọn những người cầm quyền mới. Điều này được thông qua bằng các cuộc bầu cử tự do trong một thời gian giới hạn theo ấn định và phải đáp ứng các yêu cầu khác của một định chế tư pháp cơ bản.
- Tính chính danh của một nhà nước Cộng sản bắt nguồn từ sau khi chiến thắng một cuộc chiến tranh dân sự, một cuộc cách mạng, hoặc từ khi giành được thắng lợi trong một cuộc bầu cử, do đó của nhà nước Cộng sản được coi là hợp pháp, nếu nó được nhân dân ủy quyền. Trong những năm đầu thế kỷ hai mươi, các đảng Cộng sản dành được tính hợp pháp theo quy tắc này, tuy nhiên dần dần họ lạm quyền để duy trì sự cầm quyền của họ mà không đượ sự ủy quyền thực sự của người dân (bầu cử giả hiệu).
II.1. An Nam: Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. Chính danh vì là một nhà nước Quân chủ.
II.2. Đế quốc Việt Nam: Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Đây trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
Không chính danh vì mang màu sắc của một nhà nước Quân chủ lập hiến, không có sự tham gia của nhân dân (chính quyền dân chủ – một hiến pháp chính trị).
II.3. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay).
Giai đoạn 1945-1959 là hoàn toàn chính danh, vì Hiến pháp do Quốc hội dân cử thông qua tổng tuyển cử tự do tren toàn lãnh thổ Việt nam thống nhất, nhưng có thể nói khách quan giai đoạn 1959 – 1975 VNDCCH chưa hội đủ điều kiện chính danh vì sửa đổi Hiến pháp 1959 không trưng cầu dân ý. Nhưng ngược lại họ lý giải do điều kiện chiến tranh nên không thực hiện được việc đó và nhưng các cuộc bầu cử Quốc hội các khóa II (1960 – 1964), khóa III (1964 -1971), khóa IV (1971 -1975) của nhà nước VNDCCH thì vẫn bầu cử đa đảng (đảng Dân chủ VN và đảng Xã hội VN vẫn tồn tại tuy là giả hiệu).
II.4 Cộng hòa tự trị Nam Kỳ: Cộng hòa tự trị Nam Kỳ hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.
Hoàn toàn không chính danh bởi một nhà nước cộng hòa do ngoại bang lập lên mang tính chất ly khai và bù nhìn. Hơn thế nữa nó không có sự tham gia của nhân dân (chính quyền dân chủ – một hiến pháp chính trị).
II.5 Quốc gia Việt Nam: Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Quốc gia Việt Nam được đánh giá lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, về mặt hình thức, quốc gia này gần như là một quốc gia Quân chủ lập hiến (nhưng chưa có Hiến pháp và Quốc hội).
Nhà nước Quốc gia Việt Nam hình thành thông qua đàm phán nên nó là sản phẩm dàn xếp giữa Pháp và một số chính trị gia Việt Nam “phi cộng sản” không đi theo Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do vậy nó không có tính chính danh, hay nói một cách khác nó là một nhà nước ly khai khỏi quốc gia Việt nam DCCH.
II.6 Nhà nước Việt nam Cộng hòa: Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu quốc gia mang tính kế thừa, được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam1955, Ngô Đình Diệm lên nắm quyền và truất phế quốc trưởng Bảo Đại và ban hành bản Hiến pháp của Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Nhà nước VNCH được hình thành và xây dựng trên nền tảng như vậy. Chính vì thế nên khó mà khẳng định được tính chính danh của Nhà nước VNCH. Sở dĩ nói là khó bởi nếu Nhà nước VNCH là chính danh thì Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam với tên đầy đủ là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt nam của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt nam – một tổ chức trá hình chịu sự lãnh đạo của đảng Lao động Việt nam do Viêt nam DCCH dựng lên làm đối trọng với VNCH sẽ cũng phải được coi là chính danh. Vì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo chưa bao giờ thừa nhận tính chính danh và hợp pháp của Nhà nướcVNCH, mà bằng chứng là tại Hội nghị Paris hình thành các cặp đối thoại Việt nam DCCH – Hoa kỳ và Chính phủ CMLT Cộng hòa Miền Nam Việt nam và Chính phủ VNCH.
II.7 Cộng hòa miền Nam Việt Nam: Là tên gọi của chính thể do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính thể quản lý các vùng đất do phía những người cách mạng kiểm soát, sau 30 tháng 4, 1975 quản lý toàn bộ Miền Nam Việt Nam cho đến khi thống nhất nhà nước. Về thực chất nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoàn toàn không có chính danh, nó cũng là một chính quyền bù nhìn mà bằng chứng đã bị chính quyền cộng sản bỏ rơi không thương tiếc ngay sau khi hết giá trị sử dụng (năm 1976).
(Còn nữa…)
Ngày 20 tháng 02 năm 2012
© Kami
————-
*Bài viết thể hiện chính kiến riêng của tác giả Kami, không phản ảnh quan điểm của trang DHK.
Con trai ‘đại gia nợ tiền cá của dân’ đón dâu với dàn xe siêu khủng
Sáng 19.2.2012, lễ rước dâu và thành hôn đã diễn ra tại nhà của cô dâu.
Dẫn đầu đoàn là Bentley Continental Flying Spur Speed màu trắng với cặp đôi trái tim bằng hoa gắn ở mũi. Tiếp đến là chiếc Phantom trắng tinh. Một chiếc Phantom màu đen khác mang biển tứ quý 3. Số lượng Phantom ở Việt Nam đã lên tới không dưới 40 chiếc với mức giá từ 500.000 USD trở lên. Chiếc Phantom duy nhất nhập chính hãng hiện nay là của bà Dương Thị Bạch Diệp, mang biển 77L-7777.
Trước đó, như Dân Việt đã phản ánh, sáng 18.2, nhiều nông dân kéo
đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền – Tổng Giám đốc Công ty CP
Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá...
Trong đoàn còn có hai chiếc Rolls-Royce Ghost đen nhánh, mẫu xe nhỏ
hơn và là đàn em của Phantom. Ghost có giá khoảng 500.000-700.000 USD.
Đi giữa đoàn là siêu xe Ferrari F430 màu đỏ, dòng xe từng làm mưa làm
gió một thời ở Việt Nam. Hiện F430 đã được thay bằng 458 Italia.Ngoài F430 đám cưới còn có Lamborghini Murcielago sơn vàng và mang biển số nước ngoài “NN”. Số lượng Murcielago ở Việt Nam không dưới 5 chiếc với các phiên bản từ tiêu chuẩn tới LP640, LP640 mui trần và đặc biệt là LP670-4 SV với mức giá tầm 1 triệu USD.
Cách đây một năm, một đám cưới siêu sang ở Sài Gòn cũng có sự góp mặt của hàng loạt những tên tuổi đình đám nhất như hai chiếc Rolls-Royce Phantom Drophead Coupe xanh và trắng dẫn đầu đám rước có giá ở mức 1 triệu USD. Số lượng Drophead Coupe ở Việt Nam cũng rất ít, khoảng 4 chiếc. Theo sau là hai chiếc Phantom, một Chrysler Limousine và Hummer H3 limousine màu hồng nổi bật. Điều đặc biệt, đám cưới này chỉ gồm các dòng xe sang trọng, không có những siêu xe như thường thấy.
Đoàn xe của nhà trai đến nhà của cô dâu
|
“Đoàn siêu xe” nổi bật tại con phố nhà cô dâu.
|
Bà chủ thủy sản Bình An trao vòng cổ cho dâu mới.
|
Chú rể trao nhẫn cho cô dâu.
|
Theo Vnexpress, Kênh14
Vừa lộ hàng, Thái Hà vẫn không ngại “trưng”
Cứ làm tới luôn cho nó “đậm đà bản sắc dân tộc”!!!? Dân Việt - Vừa gặp sự cố lộ vòng 1, Thái Hà vẫn không ngại diện đầm xẻ khá “hiểm” ở phần ngực trong buổi ra mắt một shop thời trang ở TP.HCM ngày hôm qua, 20.1.
Nhìn thoáng qua tưởng chừng chiếc đầm của Thái Hà “kín cổng cao tường” song nó lại được xẻ khá “hiểm” , lấp ló vòng 1
|
Thái Hà tông xuyệt tông với Trương Thế Vinh đến chúc mừng NTK Quỳnh Paris
|
“Tay ba” Khánh My- Trương Thế Vinh – Thái Hà
|
Trước đó, trong đêm tiệc Umbrella tổ chức tại TP. HCM tối 18.2, do
diện trang phục “thiếu vải” và nhảy cực phiêu trên sân khấu, Thái Hà đã
gặp phải sự cố lộ vòng 1.
|
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=pOCsz0tabhc
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP: BÀ CON KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI TỤ TẬP
Bà con nghe theo lời Đảng “ta” đấu tranh “giai cấp” với bọn địa chủ ,tư sản tư bản- Chống “bóc lột áp bức bất công” để tiến lên “công bằng xã hội của thế giới đại đồng” mà sao lại bị “dàn chào” nhỉ- Vậy có nên cầm cờ búa liềm theo Đảng ta để “đấu tranh” không???Hay nay thì “đổi mới” nhưng đổi cách nào cũng phải “định hướng Xã hội chủ nghĩa” chớ,mới “xây dừng được “thiên đường CNXH” để được “làm theo năng lức hưởng theo nhu cầu”?????????????????????????????????????????????????????….Chớ để “bọn nhà giàu” ăn không hết,”đám Công Nông” lần không ra,coi bộ nó kỳ dị quá??? (Văn minh gọi là : phản cảm)Nguyenxuandien
Sáng nay, bà con Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông đã có mặt ở Hà Nội để đến gặp các cơ quan hữu quan trình bày về việc bị cưỡng chế đất đai tại địa phương mình, qua nhiều năm khiếu kiện mà chưa được các cấp thẩm quyền giải quyết
Vào lúc 11h15- 11h35: Bà con khiếu kiện đã tập trung được
khoảng 200 người tại 35 Ngô Quyền. Họ đã mở cơm nắm đem theo và ăn tại
đây để chuẩn bị một cuộc tuần hành, theo dự kiến là ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Cùng lúc, có khá đông công an cũng đang có mặt ở 35 Ngô Quyền.
Xe tuyên truyền với băng rôn và loa được điều tới:
12h00, lực lượng an ninh định thu giữ một số máy ảnh của bà con nhưng bị phản đối dữ dội.
12h45: Hai xe bus được đưa tới để ngăn lối bà con, không cho bà con khởi hành:
Lực lượng đi khiếu kiện lần này, rất đông nam giới, họ là những “Đoàn Văn Vươn” đến từ khắp nơi.
Video Clip:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=H6zH1VhZz3w
Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện
Nguyễn xuân Nghĩa – Mẫu Mực Trùng Khánh Lấm Mực Tầu
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Dainamax
“Kinh Tế Cũng là Chính Trị”
Quái tượng Bạc Hy Lai trên sân khấu Trùng Khánh…
Nếu Hoa Kỳ gặp mâu thuẫn về vai trò cứ tưởng
như đối nghịch của nhà nước và thị trường, Trung Quốc gặp mâu thuẫn còn
rắc rối gấp bội.
Đó là thế đối lập giữa kinh tế tự do và chính trị độc tài, giữa thị
trường và nghị quyết, giữa bộ máy trung ương và đảng bộ địa phương,
giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh bị khóa bên trong, giữa việc hội
nhập toàn cầu và củng cố nội bộ quá dị biệt, giữa yêu cầu hiện đại hóa
xứ sở và phát huy “đạo đức cách mạng”, v.v… Nhiều lắm, kể không hết.
May thay, Trung Quốc có Trùng Khánh.
Đó là thành phố 30 triệu dân, đông nhất địa cầu, một trong năm đơn
vị hành chánh do trung ương quản lý. Khác bốn thành phố kia, đều gần
biển là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Châu, Trùng Khánh nằm
tại Tứ Xuyên trong góc kẹt Tây Nam của lãnh thổ. Xứ Tây Xuyên thời Tam
Quốc.
Sau cải cách từ đầu năm 1979, Trùng Khánh tụt hậu vì doanh nghiệp
nhà nước phá sản bị “tái cơ cấu”, trong khi các tỉnh thành bên ngoài đều
vươn theo ánh sáng thị trường trong tiếng rì rào của đại dương. Bên
trong, Trùng Khánh ruỗng nát vì nạn tham ô và cường hào ác bá trong
đảng, vì các tổ chức tội ác kiểu mafia (hội kín “Tam Hợp”) và thất
nghiệp, nhồi thêm làn sóng “dân công” – các thôn dân mò ra tỉnh kiếm
việc….
May thay, Trùng Khánh có Bạc Hy Lai.
Từ tỉnh Liêu Ninh đất Mãn Châu, họ Bạc về đây làm Bí thư đảng và Thị trưởng từ năm 2007.
Về kinh tế, Bạc Hy Lai từ bỏ chiến lược xuất cảng của trung ương và
vùng duyên hải và thúc đẩy sản xuất cùng tiêu thụ nội địa qua nhiều dự
án công chi và tái phân lợi tức. Nhờ vậy, Trùng Khánh tự túc và sung túc
khi Trung Quốc bị hiệu ứng suy trầm toàn cầu năm 2008, lạ còn thu hút
đầu tư nước ngoài, trong bẩy năm mà tăng hai chục lần.
Hiếm hoi nhất là tăng trưởng mà tương đối công bằng và đô thị hóa mà chẳng cướp đất của dân!
Về chính trị, Bạc Hy Lai trừ gian dẹp loạn, từ băng đảng đến đảng
viên tham ô, và tiến hành trong tiếng hát ngợi ca tư tưởng Mao Trạch
Đông, gọi là “Chiến dịch đỏ” Trung ương thấy ra của hiếm khi kinh tế
giao động vì thị trường quốc tế, các tỉnh duyên hải lâm nạn, bị dân cư
ta thán, biểu tình. Giải pháp Trung Khánh có thể là mẫu mực “phải đạo”,
vì đem lại ổn định, công bằng, lý tưởng cách mạng, ái quốc và trong
sạch.
Nhưng, lại chữ “nhưng” ác nghiệt của kinh tế chính trị, mô thức Trùng Khánh cũng có giới hạn.
Nó dựa vào bộ máy quản lý tập trung chứ không tự do và linh động
như ở vùng duyên hải, và vẫn lệ thuộc vào lượng đầu tư của chính quyền.
Nhà nước Trùng Khánh phân bố tất cả, đầu tư, chi thu ngân sách hay thuế
khóa. Và cũng bị bội chi nên mắc nợ… như Mỹ. Cho nên, nếu Trung Quốc áp
dụng bài bản Trung Khánh thì ngân sách quốc gia phải quân bình, là điều
chưa có.
Mà bộ máy công quyền phải toả rộng và hữu hiệu tại mọi địa phương,
là điều không thể có trong một xứ chưa chấp nhận chế độ liên bang. Một
hệ thống tập trung quyết định như vậy còn dẫn tới nạn “ngộ dụng”, sung
dụng tài nguyên sai chỗ, và bị lệch lạc vì những thế lực đen tối trong
đảng.
Việc phân phối tài nguyên cho các dự án công chi của nhà nước có
hai yếu tố đáng chú ý. “Hiệu năng kinh tế” là đáp ứng yêu cầu ở trên và
“hiệu năng kinh doanh” là có lợi cho người quyết định ở dưới. Hai yếu tố
ấy khiến các doanh nghiệp lớn, có quan hệ tốt, đều giành được hợp đồng.
Và dẫn tới hiện tượng tư bản thân tộc “crony capitalism” và tham nhũng.
Mà lại bất công với cơ sở tư doanh loại nhỏ và vừa, vốn dĩ có khả năng
tạo ra nhiều việc làm nhất. Những chuyện ấy cũng đã xuất hiện tại Trùng
Khánh.
Đã thế, có tài thì hay có tật!
Bạc Hy Lai là tay cự phách trong nhóm “Thái tử đảng” đang lên rất
mạnh – đó là con cháu của các lão đồng chí thời cách mạng. Ôm hy vọng
tiến lên hàng ngũ lãnh đạo thuộc thế hệ thứ năm, với một ghế Ủy viên
Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội đảng khóa 18 vào cuối năm nay, ông
khéo dùng bài bản mị dân với phong thái của một quái tượng sân khấu.
Không chỉ biết trình diễn, họ Bạc lại có vợ là luật sư từng thắng
kiện tại Hoa Kỳ và là con gái của Tướng Cốc Cảnh Sinh từ thời cách mạng,
hình như còn là hậu duệ của nhân vật Phạm Trọng Yêm rất đáng kính thời
Bắc Tống. Gia phả lẫy lừng!
Nhưng chiến công diệt trừ tội ác của họ Bạc khiến nhiều đồng chí bị nhột.
Tại sao họ không triệt để ra tay như Bạc Hy Lai trong địa phương
của mình? Và nếu Trùng Khánh là mẫu mực thì giải pháp áp dụng ở nhiều
nơi khác là vô giá trị? Vì vậy, nếu có kẻ khen thì cũng không ít người
chê.
Một điển hình là Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông.
Là đảng viên từ 1975, tiến lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, họ Uông
thuộc “Đoàn phái” – như Hồ Cẩm Đào – không là phe “Thái tử đảng”. Ông
lãnh đạo Trùng Khánh trước khi qua Quảng Đông sau Đại hội 17 năm 2007 và
có góp phần ổn định thành phố này. Nhưng thiếu thành tích diệt trừ nạn
tham ô cấu kết giữa bộ máy đảng và toà án với các tổ chức tội ác, như
người kế nhiệm làm Bí thư Trung Khánh là Bạc Hy Lai.
Tài nghệ huê dạng của họ Bạc làm họ Uông khó chịu. Huống hồ trong
lớp người của thế hệ thứ năm, Uông Dương chủ trương cải cách cả kinh tế
lẫn chính trị và nghi ngờ lối trình diễn rất cực tả của Bạc Hy Lai.
Mà không chỉ Uông Dương, nhiều cấp lãnh đạo cũng không mấy thoải mái với mẫu mực Trùng Khánh và phong thái Bạc Hy Lai.
Thế rồi chẳng biết cái tương quan nhân quả vận hành ra sao trong sự
mờ ảo của chính trường Trung Quốc, một cánh tay của Bạc Hy Lai bỗng bị
chặt! Cái rụp.
Đó là nghi án Vương Lập Quân.
Ông là Giám đốc Công an kiêm Phó Thị trường Trùng Khánh, một võ sư
gốc Mông Cổ được họ Bạc đưa từ Liêu Ninh về để trong sạch hóa bộ máy
công quyền Trùng Khánh và tiễu trừ tổ chức tội ác.
Thế rồi hôm Thứ Hai mùng sáu, không hiểu sao, từ Trùng Khánh, họ
Vương âm thầm vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên
và ở lại qua đêm. Khi ra thì được một rừng công an trong công xa tưng
bừng đón tiếp. Rồi dẫn đi đâu mất tăm! Lúc đó Tân Hoa xã mới cho biết
Vương Lập Quân mất chức Phó Thị trưởng từ mùng hai. Còn lại, các giả
thuyết bay lên mạng như bươm bướm. Sau đây là một vài chi tiết chưa thể
kiểm chứng:
Chính Bạc Hy Lai cách chức thuộc cấp vì trong nhiệt tình cách mạng,
họ Vương tìm ra và điều tra tiếp mối giao du bất chính của thượng cấp
và gia đình họ Bạc, kể cả Bạc Bà, với tổ chức tội ác. Khi bị thanh
trừng, họ Vương bèn vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ xin đào thoát và đem theo
toàn bộ hồ sơ tham nhũng của nhiều đảng viên cao cấp, kể cả Bạc Hy Lai.
Mà chẳng hiểu vì sao Bắc Kinh lại biết bí ẩn bên trong một sứ quán
Mỹ. Cầm đầu Ban Chính pháp Trung ương là trùm cớm Chu Vĩnh Khang lập tức
đến Thành Đô giải quyết. Phải chăng vì Hoa Kỳ từ chối, họ Vương đành
phải “tự nguyện” bước ra – chữ của bộ Ngoại giao Mỹ? Rồi được đưa đi an
dưỡng vì bệnh “xúc kích” – chữ của Bắc Kinh trong bản tin hôm mùng chín.
Ngay sau đó, cộng đồng trên mạng của Trung Quốc phổ biến một bài
phát biểu nói là của Vương Lập Quân với những lời kết án tham ô và đạo
đức giả dành cho Bạc Hy Lai!
Tại Hoa Kỳ, Dân biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher chính thức yêu cầu
Hạ viện điều tra vụ này. May ra người ta có thể biết được một phần rất
nhỏ của sự thật. Phần vĩ đại kia là mẫu mực Trùng Khánh đã lấm lem, Bạc
Hy Lai đang phờ phạc.
Bỗng dưng chuyện Tây Xuyên của họ Bạc, Đông Ngô của họ Uông và Bắc Ngụy ở Bắc Kinh cứ tưởng lạ mà quen. Như truyện Tam Quốc!Đường Về Trùng Khánh
Đới Sung – Ngày Nay 120215 – Dainamaxtribune
Chuyện Vương Lập Quân và Trung Quốc Bí Hiểm
Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và Phó Thị trưởng Vương Lập Quân… khi mọi chuyện còn vui vẻ.
Đường về Trùng Khánh?
Không, Đới Sung này không viết về cuốn truyện ký của nữ sĩ Linh
Bảo của chúng ta. Mà cũng chẳng nói đến thủ đô Trùng Khánh của cuộc
kháng chiến chống Nhật tại Trung Quốc thời xưa. Chuyện xưa ai nói làm
chi?
Trùng Khánh ngày nay là thành phố 30 triệu dân của tỉnh Tứ Xuyên
bên Tầu, loại đơn vị hành chánh lớn nhất địa cầu nếu so với Nữu Ước chỉ
có hai chục triệu. Thổ sản Trùng Khánh ngày nay là các tổ chức tội ác
xuất phát từ hội “Tam Hợp” vào đời Mãn Thanh, từ thế kỷ 17.
Danh nhân Trùng Khánh ngày nay có Bí thư đảng là Bạc Hy Lai, con trai
Bạc Nhất Ba, một đồng chí cách mạng của Mao Trạch Đông.
Thuộc thành phần “Thái tử đảng” vì là con cháu các lão đồng chí,
Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị từ 2007 và có triển vọng chính đảng
để tiến vào Thường vụ Bộ Chính trị trong Trung Hoa Cộng sản đảng sau Đại
hội khóa 18 vào mùa Thu năm nay.
Người ta không rõ Bạc Hy Lai có thuộc dòng Bạc Hạnh và Bạc Bà trong
Truyện Kiều của chúng ta không, nhưng thành tích quốc tế của ông ta là
một Bộ trưởng Thương mại am hiểu chuyện luật lệ, lại có bà vợ là luật sư
tốt nghiệp ở nước ngoài, đã từng thắng kiện trước một toà án Hoa Kỳ.
Trước đó, Bạc Hy Lai lập công diệt trừ tham nhũng và băng đảng tội
ác trong vai Bí thư tỉnh Liêu Ninh tại Mãn Châu. Ngày nay, Bạc Hy Lai là
người khéo nói, khéo làm, đã vặt hết mầm mống tội ác của đám Tam Hợp
hắc ám ở Trùng Khánh và còn phát động “Cách mạng Văn hoá đỏ” thành phong
trào ngợi ca Mao Trạch Đông.
Nhờ Bạc Hy Lai, người ta nói đến “mô thức Trùng Khánh”, một chủ
trương phát triển hài hòa các địa phương bị kẹt trong lục địa chứ không
mở ra buôn bán với bên ngoài như các tỉnh thành ngoài duyên hải bị nhiễm
độc vì ảnh hưởng Tây phương.
Thế rồi một buổi chiều… Bạc Hy Lai có thể học dân Việt mà than là “bạc như dân – bất nhân như đảng”.
*
Trong kỳ tích diệt trừ hội kín, loại “mafia đỏ” cấu kết với “tư bản
đỏ” ở Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đem kẻ thân tín từ thời còn ở Liêu Ninh,
là một võ sư gốc Mông Cổ, về làm thủ túc, Giám đốc Công an rồi Phó Thị
trưởng Trùng Khánh. Đó là Vương Lập Quân, sinh năm 1959, trẻ hơn họ Bạc
đúng 10 tuổi (chứ không phải 20 tuổi như đã gõ sai!)
Buổi chiều đó, mới tuần trước đây thôi, câu chuyện bỗng dưng lại thành truyện trinh thám gián điệp kiểu Mỹ.
Từ Trùng Khánh, Vương Lập Quân hóa trang thành thường dân đi xe đến
thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô và vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở nơi đây
từ hôm Thứ hai mùng 6 tháng 2. Ông ta làm gì trong đó thì không ai biết,
ở trong đó mấy giờ đồng hồ hay còn ngủ qua đêm hay chăng, cũng chẳng ai
rõ. Chỉ biết là khi bước ra hôm sau thì có đoàn công xa dàn chào và dẫn
đi đâu mất tăm – từ hôm Thứ Tư mùng 8!
Tân Hoa Xã loan tin hôm mùng 9 rằng Vương Lập Quân đang bị điều tra
vì vào sứ quán Mỹ cả một ngày, hôm sau mới ra…. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
xác nhận là Vương Lập Quân có vào tòa Tổng lãnh sự và “tự ý ra về”.
Nhưng không nói gì thêm.
*
Tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Tiểu ban Thanh tra trong Ủy ban Ngoại giao của
Hạ viện là Dân biểu Dana Rorahbacher đòi mở cuộc điều tra vì có nhiều
nguồn tin cho biết rằng Bí thư đảng Vương Lập Quân trong công an cục
Trùng Khánh đã vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ xin tỵ nạn chính trị. Ông đem
theo rất nhiều hồ sơ về tham nhũng và sự cấu kết giữa các lãnh tụ của
đảng với băng đảng tội ác.
Trong đó, nổi cộm nhất là hồ sơ về…. Bạc Hy Lai!
Hạ viện Mỹ sở dĩ đòi mở cuộc điều tra vì tin rằng tòa Tổng lãnh sự
Mỹ bị xâm nhập nên an ninh Trung Quốc mới biết chuyện một tay công an
cao cấp của mình đang xin đào thoát. Và nhiều chuyên gia Mỹ về Trung
Quốc hoặc “giới chức ngoại giao xin giấu tên” còn nghi rằng bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đã từ chối để khỏi làm Bắc Kinh phật ý.
Kết quả là Vương Lập Quân đang bị quản thúc đâu đó dưới chế độ
“tĩnh dưỡng vì bị xúc động tâm thần”. Thêm một định nghĩa mới về chuyện
thanh trừng là “xúc kích”, nói theo ngôn từ của chúng ta, ông ta đang
“làm việc” với công an.
Chi tiết đáng chú ý hơn nữa là Trưởng ban Pháp Chính Trung ương
đảng là Chu Vĩnh Khang, trong Thường vụ Bộ Chính trị, đã tới tận nơi
điều khiển vụ này. Chu Vĩnh Khang là người thực sự chỉ huy bộ máy cảnh
sát (Bộ Công An) và an ninh tình báo (Bộ Quốc An) của Nhà nước Trung
Quốc.
Ngay sau khi câu chuyện bị tiết lộ, cộng đồng trên mạng Internet ở
Trung Quốc tới tấp đưa ra những tin tức ly kỳ mà chưa ai kiểm chứng
được. Thí dụ như Vương Lập Quân bị mất chức Giám đốc Công an hôm mùng 2
tháng 2 vì dám điều tra tội tham nhũng và cấu kết của bà vợ Bạc Hy Lai.
Chẳng những vậy, họ còn tung ra một lá thư ngỏ nói rằng của Vương
Lập Quân, nội dung có những phanh phui và đả kích rợn mình về tham vọng
chính trị của các lãnh tụ tham nhũng! Người được chú ý ở đây chính là
Bạc Hy Lai.
Đới Sung này đã già lão nên chưa thể thưởng thức tác phẩm gián điệp
chính trị ly kỳ như vậy. Nhức tim lắm. Nhưng cũng lú lẫn tự hỏi là
chuyện gì đang xảy ra trong thiên đường mù của các thiên tử đỏ? Chỉ vì
chuyện này có đầy đủ hai mặt âm dương kín hở, hư thực tới bất lường.
*
Bạc Hy Lai bị chạm nọc nên cho nổ cầu chì dưới chân để điện nóng
khỏi bắt cháy cái ngai ở trên? Hay là ai đó khó chịu về thủ đoạn chính
trị của Bạc Hy Lai, hoặc ảnh hưởng của “mô thức Trùng Khánh”? Họ dùng
Vương Lập Quân như cái… vỏ chuối: quăng dưới chân cho Bạc Hy Lai hít
đất.
Đường về Trùng Khánh quả là trơn trượt.
Hay là trùm cớm siêu hạng là Chu Vĩnh Khang đã khai thác vụ này –
nay mai có thể bắt giam cả Vương lẫn Bạc – để tiến lên vai lãnh tụ. Tức
là qua mặt Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, nhân vật cũng thuộc “Thái tử đảng”
sẽ lên thay thế Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước? Mà vì
sao vụ việc lại bùng nổ ngay trước khi Tập Cận Bình qua Mỹ phó hội? Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ tính gì trong chuyện này? Hy sinh Vương Lập Quân để
đòi Bắc Kinh nhượng bộ những gì….
Mấy câu hỏi linh tinh ấy khó có giải đáp, may ra vài chục năm nữa
mới biết được. Nhưng cũng khiến chúng ta ứa lệ vì những tồi bại của chế
độ chính trị Trung Quốc khi có thay bậc đổi ngôi.
Phải chi cứ cho tranh cử và cãi lộn tùm lum như ở tại Mỹ!
_________________________________________________________________
[Xin phép mượn bài viết của Đới Sung trên mục "Mắt Cá Đổ Lệ" của tờ
Ngày Nay tại Houston vì có đầy chi tiết ly kỳ về vụ Vương Lập Quân -
NXN]
“Mắt Cá Đổ Lệ” – Giới thiệu của Ngày Nay: Đới Sung là
một vị cao niên, thấy nhiều người ưa nói nhảm, bèn nhảy vào cuộc, cố làm
cho rõ chuyện đúng sai, dù nhiều khi thấy ứa lệ…
Đoan Trang – Kissinger bàn về Trung Quốc: Chiến tranh biên giới với Việt Nam
Trong “On China” – cuốn sách nửa hồi ký chính trị, nửa nghiên cứu – của mình, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dành riêng một chương để nói về “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba”, tức là xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông cho rằng có “ba cuộc chiến tranh Việt Nam”, chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc.
Kisssinger ghi lại: Vào tháng
4-1979, hai tháng sau cuộc xâm lược chớp nhoáng của quân Trung Quốc vào
đất Việt Nam, Hoa Quốc Phong, lúc đó là thủ tướng Trung Quốc, đã tổng
kết “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba” với một giọng điệu rõ là kiêu
ngạo, nhằm cả vào Liên Xô: “Họ (Liên Xô) không dám động tay chân. Thế là
cuối cùng chúng ta đã có thể sờ hông con hổ”.
Với tư cách người ngoài cuộc, và là một nhà ngoại giao Mỹ, Henry
Kissinger nhận định, hành động đem quân vào Việt Nam của Trung Quốc là
có ý đồ thách thức một hiệp ước phòng thủ chung được ký giữa Hà Nội và
Matxcơva mới cách đó chưa đầy một tháng. Do vậy, việc “Liên Xô không dám
động tay chân” có ý nghĩa rất lớn. Cựu ngoại trưởng Mỹ viết:“Cuộc chiến đặc biệt tốn kém đối với lực lượng vũ trang Trung Quốc – vốn chưa được phục hồi hoàn toàn sau Cách mạng Văn hóa. Nhưng hành động xâm lược đã đạt được hai mục tiêu căn bản của nó: Liên Xô không phản ứng nghĩa là họ đã bộc lộ sự hạn chế của mình trong khả năng vươn xa chiến lược. (…) Chiến tranh Việt Nam lần thứ ba cũng là đỉnh cao của hợp tác chiến lược Trung-Mỹ trong Chiến tranh Lạnh”.
Những điều ít người biết
Kissinger nhận thấy khi Việt Nam đương đầu với Trung Quốc, cả hai bên đều chịu một thách thức không hề nhỏ về tâm lý và địa chính trị, ấy là họ ở quá gần nhau, và về tâm lý, họ quá giống nhau. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam đều quen thuộc với binh pháp Tôn Tử , và họ đã từng áp dụng đáng kể các nguyên tắc của binh pháp này để chống Pháp và Mỹ” – Kisssinger viết. Đây có lẽ là một điều ít người phát hiện ra hoặc đề cập đến khi bàn về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Tháng 2-1976, Trung Quốc cắt đứt tất cả các chương trình viện trợ cho Việt Nam. Việc này chỉ đẩy Việt Nam về phía Liên Xô hơn: Tháng 6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON) của khối XHCN. Tháng 11-1978, Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, trong đó có cả các điều khoản về quân sự. Tháng 12-1978, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia, lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trước đó, một thời gian dài, lính Pol Pot đã không ngừng quấy phá Việt Nam. Suốt từ năm 1975, chính quyền Khmer Đỏ nhiều lần tấn công biên giới phía tây nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới. Tuy nhiên, điều này không được cựu ngoại trưởng Mỹ nhắc tới trong cuốn sách của mình.
Nhìn vào cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, Kissinger nhận định: “Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của cộng sản (tức là các nước cộng sản – NV) cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ý thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc”.
Theo ông, mục tiêu của Trung Quốc là “giữ thế cân bằng chiến lược ở châu Á”, và họ thực hiện chiến dịch quân sự của mình “với sự ủng hộ về tinh thần, về ngoại giao, và thông tin tình báo hợp tác từ Mỹ – chính cái “siêu cường đế quốc” mà Bắc Kinh giúp đuổi cổ khỏi Đông Dương 5 năm về trước”.
Điều Kissinger viết góp phần củng cố những gì nhà báo Ấn Độ Nayan Chanda (tạp chí Far Eastern Economic Review) bình luận năm ấy, rằng Mỹ đã là “quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc”.
Song Kissinger cũng tiết lộ một số chi tiết cho thấy thái độ của giới chức Mỹ không hoàn toàn ngả về Trung Quốc. Chẳng hạn, vào cuối tháng 2-1979, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Michael Blumenthal sang thăm Bắc Kinh, đã kêu gọi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, vì lẽ Bắc Kinh đang “làm liều”. Đặng Tiểu Bình phản đối. Trao đổi với báo giới trước cuộc gặp với Michael Blumenthal, Đặng tỏ ra xem thường thái độ nước đôi, và ông chế giễu “một số người nào đó” đang sợ chọc giận “Cuba của phương Đông” (ám chỉ Việt Nam).
Tinh thần dân tộc của người Việt Nam
Trong cuốn “On China”, Henry Kissinger luôn nhắc tới Việt Nam với một thái độ ngưỡng mộ dành cho tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của người Việt. Dường như đối với ông, đó là đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách dân tộc Việt Nam.
Ông nhận định, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều trong kháng chiến chống Mỹ, một phần vì ý thức hệ, một phần là để đẩy các căn cứ quân sự của Mỹ ra xa khỏi biên giới Trung Quốc, càng xa càng tốt. Tháng 4-1968, Chu Ân Lai nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc bị bao vây chiến lược. “Phạm Văn Đồng đã đưa ra một câu trả lời mơ hồ – cái chính là bởi lẽ, ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc bị bao vây chưa bao giờ là mục tiêu của Việt Nam, và các mục tiêu Việt Nam đặt ra thuần túy là những mục tiêu dân tộc chủ nghĩa” – Kissinger viết.
Ông tường thuật lại cuộc đối thoại đó như sau:
Chu Ân Lai: Đã lâu rồi, Mỹ nửa bao vây Trung Quốc. Bây giờ Liên Xô cũng đang bao vây Trung Quốc. Vòng vây đang khép kín lại, chỉ còn trừ phần tiếp giáp với Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi hoàn toàn quyết tâm đánh bại đế quốc Mỹ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chu Ân Lai: Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ các đồng chí.
Phạm Văn Đồng: Việc chúng tôi chiến thắng sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với châu Á. Thắng lợi của chúng tôi sẽ mang đến những kết quả không thể dự tính trước.
Chu Ân Lai: Đồng chí nên nghĩ như vậy.
Trên thực tế, Trung Quốc đã gửi hơn 100.000 viên chức phi quân sự sang Việt Nam để giúp đỡ miền Bắc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và hậu cần. Điều thú vị là, như Kissinger nhận định, “Mỹ thì chống miền Bắc Việt Nam, coi đó như mũi giáo xung kích của một liên minh Xô-Trung. Trung Quốc thì giúp đỡ Hà Nội để làm cùn bớt lưỡi dao của Mỹ thọc vào châu Á. Cả hai đều nhầm. Hà Nội chỉ chiến đấu vì một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, chiến thắng vào năm 1975, sẽ là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ”.
Trở lại với cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979. Với Henry Kissinger, đây lại là một dịp nữa để thế giới chứng kiến tình yêu nước của nhân dân Việt Nam. Và không chỉ có thế, người ta còn thấy trong bản sắc dân tộc Việt Nam hai xu hướng gần như đối chọi nhưng lại song song tồn tại, rất rõ ràng: Một mặt, hấp thụ văn hóa Trung Quốc; mặt khác, chống lại ảnh hưởng chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Những phân tích hậu chiến
Kissinger trích dẫn cuộc đối thoại của ông với Đặng Tiểu Bình, một tháng sau khi Trung Quốc rút quân:
Đặng: Sau khi về nước (từ Mỹ), chúng tôi tiến hành chiến tranh ngay. Nhưng chúng tôi đã hỏi ý kiến Mỹ trước rồi. Tôi có nói chuyện với Tổng thống Carter và sau đấy ông ta trả lời rất hình thức và theo nghi thức. (…) Tôi bảo: Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách độc lập và nếu có rủi ro gì thì Trung Quốc sẽ chịu một mình. Chúng tôi nghĩ nếu chúng tôi tiến sâu hơn vào đất Việt Nam trong chiến dịch trừng phạt, thì có khi còn tốt nữa.
Kissinger: Có thể.
Đặng: Là do quân lực của chúng tôi không đủ để đánh xuống tận Hà Nội thôi. Mà cũng không nên đi quá xa như thế.
Kissinger: Không nên, mọi chuyện có thể vượt ra ngoài khả năng tính toán.
Đặng: Phải, ông nói đúng. Nhưng chúng tôi đã đi sâu tới 30 km vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi chiếm được tất cả các điểm phòng thủ. Không còn một tuyến phòng thủ nào trên đường về Hà Nội.
Ngày 5-3-1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân. Dù Hoa Quốc Phong và chính quyền Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng, nhưng theo Henry Kissinger, đó là một cuộc chiến gây tổn thất to lớn cho Trung Quốc. “Ảnh hưởng của việc chính trị hóa quân đội (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – PLA) trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa bộc lộ rõ ràng trong chiến dịch quân sự tấn công Việt Nam: trang thiết bị lạc hậu, hậu cần yếu kém, nhân lực thiếu, kỹ thuật kém linh hoạt. PLA tiến quân rất chậm và phải trả giá đắt. Theo thống kê của một số nhà phân tích, trong một tháng giao tranh với Việt Nam, số thiệt mạng của PLA ngang với số lính Mỹ bị giết trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam”.
Song cái mà Trung Quốc đạt được, theo Henry Kissinger, đó là cơ hội để họ hợp tác chặt chẽ với Mỹ hơn bất kỳ lúc nào khác trong Chiến tranh Lạnh. Ông cho rằng nếu không có sự hỗ trợ từ phía Mỹ, Trung Quốc sẽ không thể “sờ hông con hổ” (ám chỉ Liên Xô).
http://phapluattp.vn/20120211104924657p0c1112/kissinger-ban-ve-trung-quoc-bai-cuoi-chien-tranh-bien-gioi-voi-viet-nam.htm
Kim Dung – Bé hạt tiêu và “năng lực tư duy toàn cầu”
Trong chỉ thời gian 36 năm,từ một Quốc gia nghèo nhất Châu Âu mà đạt được 36.000 USD/người- Nhưng còn thua Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN,vì chỉ 35 Thống Nhất mà có “đỉnh cao trí tuệ” Và nghĩ đến làm “cao tốc” vì có “chỉ số thông minh cao”- Ở Ái Nhĩ Lan có lẽ không có sân Gâu nhiều như ở VN?? Vậy là Ta “ngon hơn” nhiều?Hieuminhblog
Trong cuộc đời, từng mơ ước đi ra thế giới, để được xem con người ta sống thế nào, chưa bao giờ người viết bài nghĩ sẽ có ngày được thăm đất nước Ireland (Ai Len, Ái Nhĩ Lan). Đơn giản là thông tin về đất nước này với Việt Nam chưa nhiều, nếu không nói là quá ít ỏi.
“Hạt tiêu” Ireland
Vậy nhưng cuối cùng, cái đất nước nằm phía tây bắc châu Âu, và chỉ mất hơn giờ đồng hồ bay từ Vương Quốc Anh, đã hiện ra trong mắt đoàn công tác chúng tôi, lạnh giá và ẩm ướt. Dù vốn được coi là hòn đảo “ngọc lục bảo” bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp,Ireland đang những ngày đông hàn.
Đến nỗi, những hàng cây phong lãng mạn đều trụi lá, chỉ còn cành trơ trụi, khẳng khiu. Và lá Shamrock, giống như lá chua me đất của ViệtNamđược coi là loài cây biểu tượng, thì không thấy đâu cả. Hay Shamrock cũng như đất nướcIreland, muốn cho khách đến thăm luôn bị bất ngờ?
Quả như vậy. Ireland đã là một sự khám phá thú vị. Thủ đô Dublin yên tĩnh với những kiến trúc cổ đang được bảo vệ, xen lẫn kiến trúc hiện đại. Và Trung tâm Bia Guinness không chỉ cho khách thưởng thức thứ đồ uống nổi tiếng mà còn cho thấy cả lịch sử phát triển lẫn công nghệ sản xuất loại nước giải khát được ưa chuộng ở châu Âu, và ở xứ sở này..
Sự khám phá, không chỉ có ý nghĩa về khoảng cách không gian, từ một nước châu Á, đến một nước châu Âu, khác cả màu da, tiếng nói, tập quán và nền văn minh. Mà nó còn là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bắt đầu từ những thông số đáng nể phục, cứ mỗi lúc lại dầy lên trong sổ ghi chép.
Năm 1972, Ireland còn là một nước nghèo nhất châu Âu, với số dân vỏn vẹn hơn bốn triệu người (bằng 5% dân số Việt Nam), và diện tích chỉ bằng 21% diện tích Việt Nam.
Nhưng 36 năm sau, 2008, Ireland đã là một trong những nước giầu nhất châu Âu, có dân số trẻ và lực lượng lao động chất lượng cao, với mức thu nhập bình quân 36.000 USD/ người, là một trong ba nước xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới.
Và đây còn là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới, xếp thứ năm toàn cầu về chỉ số phát triển con người.
Quốc đảo Ireland có quyền hãnh diện về tài hoa dân tộc mình. Đây còn là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn đoạt giải Nobel: George Bernard Shaw (1856-1950), William Butler Yeats (1865–1939), James Joyce (1882–1941) Samuel Beckett (1906–1989)…
Ngoài ra, quốc đảo này còn có năm người được đề cử giải Nobel về hòa bình, 10 người được đề cử giải Nobel về vật lý. Tính ra, là quốc gia có tỷ lệ người đoạt giải Nobel/đầu người… cao nhất thế giới.
Học vấn cao, và sự thanh bình thân thiện hiếm có. Nếu có quốc gia nào, mà cảnh sát đi ngoài đường không bao giờ phải …mang súng, thì đó chính làIreland!
Riêng với ViệtNam, từ nay đến năm 2015, mỗi năm,Ireland viện trợ không hoàn lại là 11 triệu Eruo.
Nói theo cách nói dân gian của người Việt – Ireland là nước bé…hạt tiêu!
Trả lời câu hỏi của báo chí, tại cuộc họp báo ở Hà Nội nhân chuyến đi thăm và làm việc, bà Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Ireland Jan Ó Sulivan khẳng định: Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của Ireland, được quyết định nhờ hệ thống giáo dục ưu tú của đất nước.
Giáo dục- chíếc chìa khóa mở kho tri thức, đã mở cho đất nước của lá Shamrock thấy được điều kỳ diệu của con người ngay trong thời hiện đại.
“Giáo dục- một phần ADN của người Ireland”
Có lẽ hiếm có quốc gia nào được mệnh danh là “ngọc lục bảo” như Ireland, lại nhìn nhận giáo dục như một phần thuộc gien di truyền của quốc gia mình. Đó là niềm tự hào tuyệt đỉnh.
Nhưng người Irelandcũng lại có một câu thành ngữ khác, đầy tính khiêm nhường, cho thấy, Ireland đã đi lên thịnh vượng từ nghèo khó thế nào: “We went from potato chips to computer chips” (Chúng tôi đã đi từ khoai tây lên lõi mạch vi tính - Chú thích của HM. Chơi chữ CHIP: chip khoai tây cắt lát mỏng, xấy khô, có muối để ăn vặt và chíp – vi mạch trong PC). Cái khoảng cách dài từ chip khoai tây lên mạch vi tính, không gì khác, đó là nhờ giáo dục.
Số lượng các trường đại học và chuyên nghiệp của Ireland không lớn- chỉ có bẩy trường ĐH, 14 viện công nghệ, và một số trường tư thục, độc lập (cũng được sự hỗ trợ của nhà nước), nhưng bằng cấp của Irelandđược giáo dục cả thế giới công nhận.
Đất nước được mệnh danh có truyền thống kinh điển lâu đời- “đất nước của các thánh và học giả”, vào thời hiện đại, đã được Chính phủ Ireland đầu tư lớn, và bền vững, với những con số đáng nể.
Nhà nước Ireland miễn phí toàn bộ cho học sinh từ tuổi phổ thông đến ĐH – một chính sách không ít quốc gia thèm muốn và ao ước.
Tổng đầu tư cho phát triển tri thức quốc gia hàng năm tăng 10% trong vòng một thập kỷ qua.
Khi Chiến lược Phát triển Quốc gia và giáo dục ĐH, THCN (2007-2013) được xây dựng, đưa vào kế hoạch, hàng năm, Ireland đầu tư sáu tỷ Euro cho công tác nghiên cứu khoa học (3/5 số tỷ Euro cho các Viện GDĐH). 13 tỷ Euro cho phát triển hạ tầng và các phát minh (sáng kiến).
Với cái gien giáo dục khá trội,Ireland hiện là một trong những đất nước có tỷ lệ người đi học cao nhất thế giới. 81% học sinh có bằng THPT, trong đó 60% học tiếp lên ĐH, THCN.
Giáo dục tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao thực sự là đòn bẩy kích thích một nền kinh tế luôn có tính cạnh tranh cao, linh hoạt và rất mở, có mối liên hệ toàn cầu rộng lớn.
Một xứ sở dân số ít, diện tích không lớn, nhưng lại được coi là Tổng hành dinh châu Âu, thu hút các công ty như eBay, Google, Twitter, Paypal và rất nhiều các công ty đa quốc gia về công nghệ Internet, dược phẩm… đặt chi nhánh hoạt động tại Ireland.
Con số mức thu nhập bình quân 36000 USD/người/năm, là kết quả của mối quan hệ hữu cơ và hiệu quả: Giáo dục- Kinh tế, Xã hội.
Chợt nhớ tới giáo dục của ViệtNam ta.
Giáo dục là động lực phát triển- Việt Nam vốn tâm đắc và thích đúc kết, nhưng quy luật này lại chưa thành công ở Việt Nam, mà từ rất lâu, nó đã là hiện thực sinh động của Ireland, và nhiều nước khác trên địa cầu.
Đó là điều người Việt Namchúng ta phải rất nghĩ…
Chiến lược “tạo ra năng lực tư duy toàn cầu”
Nơi chúng tôi đến thăm và làm việc là University College Dublin (UCD- ĐH Tổng hợp Dublin), Dublin Institute of Technology (Dublin IT- Viện Công nghệ Dublin) và Dublin City University (DCU- Đại học TP Dublin).
Quả thật, mỗi trường mỗi vẻ…
University College Dublin là ĐH lớn nhất của Ireland (có bẩy trường thành viên), và có nhiều lĩnh vực luôn chiếm thế mạnh: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Dược và công nghệ sinh học, Y học…30% số giảng viên nhà trường là giảng viên quốc tế, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường ĐH ở Ireland.
UCD còn là một trong những đơn vị tư vấn chính sách đào tạo cho các doanh nghiệp, cho nhà nước, có vị thế đáng nể – nằm trong tốp 200 ĐH nổi tiếng thế giới, và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ĐH danh tiếng. Có tuổi đời khá cao, hơn 150 năm (thành lập năm 1854), UCD còn là nơi đào tạo hơn 1/2 số Thủ tướng của nước này.
Vài dòng “trích ngang lý lịch”, đủ hiểu, UCD luôn là lựa chọn hàng đầu của học sinhIrelandsau tốt nghiệp THPT, dù đầu vào khá cao. Trường cũng là điểm hấp dẫn và lựa chọn của 4500 học sinh quốc tế thuộc 110 nước trên thế giới đang theo học tại đây.
Thế nên mặc dù Ireland đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng các điều kiện học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học, các khu ký túc xá, khuôn viên hoạt động…của UCD, những yếu tố quyết định chất lượng, vẫn tiếp tục được nhà nước Ireland đầu tư.
Không thua kém University College Dublin, Dublin IT cũng là một trong những cơ sở đào tạo “già đời” của Ireland.
Trải qua những biến thiên, thăng trầm gắn với lịch sử đất nước, giờ đây, Dublin IT- có quy mô 10.000 sinh viên, với 100 chương trình giảng dạy từ ĐH đến sau ĐH, đứng trong nhóm 100 trường đứng đầu thế giới về chất lượng giảng dạy, và là một thành viên của Hiệp hội các trường Quốc tế châu Âu. 30% người học của trường là sinh viên quốc tế đến từ 85 nước ở các châu lục.
Dublin IT cũng là cái nôi đào tạo ra các nhân vật nổi danh của đất nước: Cựu Thủ tướng, nhà văn… Và cả diễn viên nổi tiếng thế giới- Pierce Brosnan (người đóng vai James Bond- điệp viên 007) đã được DIT trao tặng học vị Tiến sĩ, bởi ông là người Ireland tài năng tiêu biểu, có những đóng góp nổi bật trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những hoạt động nhân đạo.
Điều gì làm nên thành công và sức hấp dẫn của Dublin IT? Đó là chương trình đào tạo.
Đặc điểm của chương trình Dublin IT, ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như Du lịch, Sức khỏe, Máy tính, Kiến trúc, Khoa học xã hội và Nhân văn, Quản trị kinh doanh, Mỹ thuật…, là tính thiết thực.
Quy mô lớp học thường chỉ 30 sinh viên/lớp, tạo điều kiện cho người học được tiếp xúc với giảng viên. Trong quá trình đào tạo, người học luôn có cơ may thực tập tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quan hệ với DIT, từ ba tháng đến một năm.
Đây là cơ hội họ được cập nhật thực tế. Đến lượt các công ty, các doanh nghiệp này lại tham gia vào thiết kế chương trình giảng dạy, và khảo thí của Dublin IT. Sự gắn bó chặt chẽ hai chiều này bảo đảm cho chương trình Dublin IT luôn được cập nhật, việc dạy và học rất thực tế.
Các sinh viên tốt nghiệp ở UCD, Dublin IT, hay DCU nói riêng, ở các trường ĐH Ireland nói chung nhờ đó được trang bị đầy đủ kiến thức, có kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng sáng tạo, thích ứng với thực tiễn.
Cho dù có tuổi đời khá cao, hàng trăm năm, tư duy của UCD và Dublin IT lại rất trẻ khi chủ trương “tạo ra năng lực tư duy toàn cầu” trong hoạt động tạo nguồn nhân lực xã hội.
Có thể nói, đó còn là chiến lược nhân lực của Ireland, tạo nên tính hấp dẫn của giáo dục đất nước này, một đất nước hiện có 25000 sinh viên quốc tế theo học (2009-2010).
Dù vậy, không hề thỏa mãn với thành quả của văn minh, văn hóa, Ireland- trong chiến lược phát triển, đang vươn tay về phía các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó cũng là điều mà ông Đại sứ Irelandtại Việt Nam Damien Cole phát biểu tại cuộc họp mặt gần đây với đoàn công tác.
Con số 40 sinh viên ViệtNamđang du học tạiIrelandcòn là con số qúa nhỏ bé, yếu ớt. Nếu biết rằng, con số này ở Anh là 7000, ở Mỹ tới 13000.
“Tạo ra năng lực tư duy toàn cầu”, tư tưởng đó của University College Dublin và nó thấm đẫm trong chính sách phát triển của giáo dụcIrelandliệu có đủ sức hấp dẫn những người Việt trẻ tuổi du học không? Câu hỏi đó còn ở thì tương lai, phụ thuộc vào sức mạnh của đất nước lá Shamrock
Nhưng câu hỏi vì sao, Irelandvà nhiều quốc gia khác đã thành công trong việc dùng giáo dục là đòn bẩy kinh tế- xã hội, còn Việt Nam chúng ta hiện giờ giáo dục vẫn chưa thoát khỏi những mâu thuẫn, vẫn còn tranh cãi muôn thuở: Đổi mới hay cải cách giáo dục? Thì điều đó lại phụ thuộc vào giáo dục ViệtNam, cần được làm sáng tỏ ngay ở thì…hiện tại.
Đất nước tiến lên văn minh, tiên tiến hay tụt hậu? Câu hỏi đó, xin giành cho ngành Giáo dục ViệtNam!
Với người viết bài này, giờ đây, Ireland là một khái niệm văn minh, văn hóa và an bình.
Liệu đó đã là một khái niệm về hạnh phúc?
Bài và ảnh: Kim Dung.
Thanh bình phương bắc. Ảnh: KD
Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân?
VietTuSaiGon – RFA
Đầu năm 2012, thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam là
Nguyễn Văn Bình đã nói đến việc huy động vàng trong dân, mà theo ước
tính, có khoảng 300-500 tấn vàng như thế. Câu hỏi được đặt ra ở đây là
liệu người dân có nên đưa vàng cho NHNN giữ không? Lịch sử trả lời rằng:
KHÔNG NÊN!
Thực chất của cuộc huy động vàng này làm lộ rõ việc NHNN trong
khoảng 5 năm qua luôn trong tình trạng hết tiền, in bao nhiêu tiền mặt
cũng thiếu, vì kim bản vị đã bị rỗng kho từ rất lâu rồi, chẳng có gì bảo
đảm. Sở dĩ tôi có kết luận này là do gom góp các ý kiến đây đó, đã in
trên báo của VN, do các chuyên gia tài chính, các nhà cố vấn chính phủ
đề cập, phát biểu.
Chính lịch sử cho chúng ta thấy VN không phải là nước ít vàng, thực
dân Pháp giàu lên rất nhiều là nhờ khai thác vàng của VN, ví dụ mỏ vàng
Bồng Miêu (Quảng Nam). Mãi đến giữa năm 2011, sau khi bị bòn rút qua
hàng thế kỷ, ông Trần Hà Tiên, Tổng Giám đốc Công ty vàng Bồng Miêu vẫn
cho thấy, “ước tính mỗi ngày, ở đây bị thiệt hại từ 5 – 7 tấn quặng vàng
do bị “vàng tặc” cướp”. Thế thì câu hỏi được đặt ra, là từ sau 1945 và
1975, khi tiếp quản các mỏ vàng khổng lồ này, chính quyền chẳng lẽ khinh
vàng đến mức không thèm khai thác; còn nếu đã khai thác, thì vàng kia
đi đâu, để đến lúc này “trắng tay” phải huy động “của hồi môn” từ trong
dân, chỉ có vài trăm tấn.
300 – 500 tấn vàng trong dân VN là một con số đầy mâu thuẫn.
Vì theo tạp chí Forbes thì năm 2011, 10 nước sau đây có trữ lượng
vàng lớn nhất thế giới: Mỹ (8.134 tấn), Đức (3.401 tấn), Italia (2.452
tấn), Pháp (2.435 tấn), Trung Quốc (1.054 tấn), Thụy Sĩ (1.040 tấn), Nga
(792 tấn), Nhật Bản (756 tấn), Hà Lan (613 tấn), Ấn Độ (558 tấn).
Còn TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính Quốc
gia cho biết trong năm 2011: theo số liệu mà Hội đồng Vàng thế giới cung
cấp thì VN có khoảng 1.072 tấn vàng dự trữ trong dân; còn thống kê 460
tấn là số liệu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS). Ông Nghĩa không
cho biết NHNN đang dự trữ bao nhiêu vàng.
Forbes quên VN trong trường hợp này là thiếu sót? Bởi với số liệu
này, rõ ràng Việt Nam có thể xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về dự trữ
vàng.
Vài trăm tấn nghe tưởng rất nhiều, chứ thực chất, không xứng là cái
móng chân, nếu so với sự thất thoát mà chính quyền này đã gây nên trong
mấy chục năm qua. NHNN có dám minh bạch số vàng mà mình từng sở hữu từ
thời lập ra ngân hàng VN không? Chỉ sợ khi đưa con số này ra, chắc chắc
người dân sẽ ngất xỉu, vì nó không phải hàng trăm tấn, mà là con số hàng
ngàn tấn.
Con số này cũng cho thấy thêm rằng, chứng tỏ VN từng có rất nhiều vàng, nhưng chính phủ đã làm thất thoát quá nhiều.
Theo nhà kinh tế Đinh Tuấn Minh thì: “Hiện tại phần lớn người
dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy nhiên, do không được
kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng chỉ vàng nên việc đầu
cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi
lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian.
Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm
tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt
động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật
chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Sự mâu thuẫn này càng dâng cao khi cách đây vài năm, VN tí nữa là
cấm luôn chuyện người dân tự do mua bán vàng. Tại sao có vàng mà lại sợ
mua bán? Phải chăng chơi thế ép lưu thông, để sau đó nhà nước mua cho
được giá rẻ? Không ngờ vàng thế giới tăng nhanh quá, “âm mưu” này bị phá
sản hoàn toàn, nay mới nói đến hai chữ “huy động”.
Theo góp ý rất trong sáng của Đinh Tuấn Minh thì: “Để loại bỏ
ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật
chất, thì NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình
thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng vàng
vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một mã số
tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi NHNN
nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời nó sẽ phát hành một chứng chỉ
vàng tương ứng. Và ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật chất
khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Cần có một đạo luật để
đảm bảo rằng NHNN sẽ phát hành số lượng chứng chỉ vàng chính xác bằng số
vàng thực sự có trong kho”.
Nhưng ở một đất nước mà thiếu một chính thể đại diện nghiêm túc,
dân chủ và minh bạch như VN thì giải pháp của ông Minh chỉ đưa người dân
tới cái thế đem vàng đi đổi giấy lộn. Điều này không cần chứng minh thì
người dân cũng đủ thấy qua các kỳ phát hành công trái (trái phiếu) mấy
thập niên vừa rồi, dân bỏ tiền ra mua, sau đó chịu lổ hoặc bán lại chẳng
được, vì nhà nước mua cầm chừng.
Bây giờ thì nói huy động, thực chất là VN mua vàng từ trong dân.
Cái sự mua này vừa cho thấy nhà nước trống kho, vừa cho thấy, đồng tiền
mà nước này in ra đang mất giá trầm trọng, chính phủ cũng muốn đùn ra
dân. Nếu có biến cố lớn, nhà nước giữ vàng, dân giữ giấy lộn, vì tiền VN
chẳng biết đem đi đâu tiêu.
Người dân luôn mong ước chính phủ của mình nói được làm được, hoặc
kém hơn là nói được nhưng làm không được. Lãnh đạo VN thì chơi cái chiêu
nói một đường làm một nẻo, người dân bó tay, chẳng biết đâu mà theo.
Cho nên, nói là đem vàng ra đổi chứng chỉ vàng, làm sao tin được các con
số về chứng chỉ mà chính phủ này đưa ra? Đó là chưa nói, vàng thật lúc
nào, thời nào cũng tiêu được, chứng chỉ vàng do VN phát hành, sao bảo
đảm cho được? Nhìn đồng tiền đủ thấy rõ, có bao nhiêu người dân trên thế
giới chấp nhận tiêu tiền VN?
Chuyên gia kinh tế Lê Vĩnh Triển phân tích: “Còn ở góc độ kinh
tế, các ngõ ra (bán ra) của vàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như
mong muốn có thể gồm đầu tư kinh doanh, đầu tư chứng khoán, địa ốc (trực
tiếp) hay chuyển sang tiết kiệm/tín dụng ngân hàng (gián tiếp vào nền
kinh tế). Rõ ràng để các ngõ này nhộn nhịp thì các thị trường này phải
ổn định và phát triển, và hơn hết là phải tạo được lòng tin cho nhà đầu
tư. Xét trong ngắn hạn (hơn một năm trở lại đây) thì rõ ràng việc găm
giữ/đầu tư vàng là có lợi hơn đầu tư vào các thị trường nêu trên. Vì
thế, khó thuyết phục người dân thay thế việc giữ vàng bằng các cách đầu
tư khác. Đặc biệt là trong điều kiện việc xây dựng lòng tin bằng sự minh
bạch cũng như nhất quán trong điều hành vĩ mô chưa thật sự được xem
trọng”.
Nhà nước VN hiện nay thực chất vẫn là chuyện của một đảng phải, mà
trong tổ chức này, chỉ một nhóm quyền lợi điều hành. Gần đây râm ran
chuyện sụp đổ, nên cũng có tin đồn cho rằng, sau khi nhà nước gom đủ
vàng thì rút lui, chừa sân khấu trống lại cho dân theo kiểu đùn đẩy
trách nhiệm, ai muốn diễn thì cứ lên diễn.
Cũng có những tin đồn chưa xác thực được rằng, NHNN Việt Nam
huy động vàng là vì Trung Quốc đang muốn mua số lượng lớn, để củng cố
thêm nền kinh tế của họ, chứ thực chất VN chẳng có lý tưởng gì trong
việc củng cố kim bản vị của mình?
Hi vọng đây là tin đồn sai, dù từ miệng các chuyên gia tài chính,
bởi nếu đúng, người dân VN trong tương lai sẽ chẳng còn vàng để đi hỏi
vợ dựng chồng, chứ đừng nói lo thuốc thang khi đau ốm. Đem nhẫn vàng đổi
nhẫn cỏ là cái thế của VN hiện nay, vậy người dân hãy coi chừng và cẩn
thận trước ngững lời đường mật của họ, thường thì hay nhân danh lòng yêu
nước.
Xem lại những sai lầm của các huyền thoại về sức mạnh Trung Quốc
Washington Post/Onet.pl – Lê Diễn Đức dịch -RFA
Khi Trung Quốc đang bắt kịp với những nền kinh tế phát
triển nhất thế giới, ngày càng tăng lên không chỉ sự mê hoặc mà còn cả
sự sợ hãi, đặc biệt tại Hoa Kỳ.
Người Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ làm tuột khỏi tay họ vị trí
siêu cường của thế kỷ 21. Một loạt câu hỏi xuất hiện: Làm thế nào mà nền
kinh tế Trung Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng như thế? Đảng
Cộng sản có thể duy trì mãi quyền lực? Có ý nghĩa gì về sự gia tăng ảnh
hưởng toàn cầu của Bắc Kinh?
Tuy nhiên, để hiểu vai trò mới của Trung Quốc trên sân khấu thế
giới, cần phải xem xét lại một số quan niệm sai lầm đang ngự trị trong
cách suy nghĩ ở phương Tây.
1. Sự phát triển của Trung Quốc đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra ngoài lề ở châu Á.
Ngược lại. Vị trí của Trung Quốc thực sự đang tăng lên ở châu Á,
người Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, và là đối tác
thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia châu Á. Việc hiện đại hóa quân sự
đã làm cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày càng trở thành
lực lượng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, mở rộng ảnh hưởng của nó, người
Trung Quốc – thay vì đẩy người Mỹ vào bóng tối, thì lại làm cho hầu hết
các nước châu Á gần gũi hơn với Washington và vị thế của nước Mỹ đang
ngày càng gia tăng.
Sự hiện diện của Chú Sam vẫn được nhìn nhận thiện cảm, vì nó ngăn
chặn sự vượt trội của một trong những người hàng xóm và thúc đẩy cân
bằng chiến lược. Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Obama công bố
thay đổi chiến lược hướng tới châu Á, hầu hết các nước trong khu vực –
với ngoại lệ của Trung Quốc – âm thầm vỗ tay trước thông báo này. Ngày
nay, mối quan hệ quan trọng với các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc hoặc thậm chí Việt Nam, đang tốt hơn hơn bao giờ hết.
2. Dự trữ ngoại hối lớn của người Trung Quốc tạo cho họ sức công phá mạnh mẽ.
Người Mỹ nợ Trung Quốc khoảng 2 nghìn tỷ USD, và châu Âu khoảng 800
tỷ. Số tiền rất lớn này gây nên sự lo lắng ở phương Tây, và Bắc Kinh
chắc chắn có cớ để tự hào. Nhưng nó không cung cấp cho Trung Quốc thêm
ảnh hưởng trong ngoại giao.
Một thảm kịch là Trung Quốc đang rải món nợ nhà nước của người Mỹ
ra thị trường thế giới để buộc người Mỹ phải nhũn nhặn đi, đã không mang
lại kết quả tốt, và có lẽ sẽ không xảy ra tình hình như vậy. Quỹ tài
sản nhà nước đầu tư một phần dự trữ ngoại hối, thích các tài sản có rủi
ro thấp và tránh tranh cãi về địa chính trị. Vào thời điểm của cuộc
khủng hoảng nợ châu Âu, Trung Quốc đến giờ vẫn vắng mặt.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không có tác động lớn lên vị trí
địa chính trị của họ, bởi vì dự trữ ngoại hối là kết quả từ chiến lược
tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh được thông qua dựa trên việc xác định
không đúng giá trị đồng tiền nội địa của mình nhằm tăng cường khả năng
cạnh tranh xuất khẩu.
Nếu Trung Quốc đe doạ giảm đầu tư của họ vào nợ nhà nước của Hoa
Kỳ, thì họ sẽ phải cần đến hoặc tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế mà
trong thời điểm hiện tại không dễ dàng, hoặc là phải hạn chế xuất khẩu
qua Hoa Kỳ (không phải giải pháp tốt nhất đối với các nhà sản xuất Trung
Quốc). Hơn nữa, với số tiền lớn như vậy đầu tư vào nợ phương Tây, Trung
Quốc sẽ chuốc phải một mất mát bi thảm, nếu thị trường tài chính có
nguy biến.
3. Đảng Cộng sản kiểm soát Internet.
Tuy bỏ ra tiền của to lớn dành cho công nghệ tin học và công sức
lao động, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể chế ngự được Internet. Mặc
dù hệ thống lọc mạng của Trung Quốc được nâng cao hơn và gánh nặng các
quy định nghiệt ngã hơn so với chế độ độc tài khác, nhưng số lượng người
sử dụng Internet vẫn gia tăng (hiện có trên 500 triệu), còn với các
giải pháp kỹ thuật mới (ví dụ, microblog tương tự như Twitter) cho thấy
rằng, sự kiểm duyệt phần lớn không hiệu quả.
Chính phủ liên tục chơi trò mèo vờn chuột với người sử dụng
Internet. Gần đây, nhà cầm quyền bắt các tác giả viết trên microblog
phải để lại đầy đủ tên họ. Thế nhưng, thực tế cho thấy để thực hiện các
quy định như vậy quá tốn kém – ngay cả đối với một chế độ độc đảng. Đảng
chỉ có thể làm động tác duy nhất là sau sự đã rồi, chọn lọc kiểm duyệt
những gì mà họ coi là nguy hiểm hoặc gây tổn hại.
4. Chính quyền Trung Quốc đã mua đứt tầng lớp trung lưu.
Không hoàn toàn. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ hai con
số đã nâng cấp độ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc lên khoảng 250 đến
300 triệu người, chủ yếu cư dân thành phố. Kể từ khi vụ thảm sát Thiên
An Môn vào năm 1989, các đại diện của nhóm người này tham gia vào việc
đuổi theo sự giàu có, hơn là vào cuộc đấu tranh cho tự do chính trị.
Điều đó không có nghĩa là tầng lớp trung lưu bắt đầu ủng hộ đảng cầm
quyền. Có khác biệt giữa sự thờ ơ chính trị và lòng trung thành lâu dài.
Với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, cao nhất là chịu đựng tình trạng
hiện tại, bởi vì nó phản ảnh sự cải thiện đáng kể so với chính phủ độc
tài toàn trị trong quá khứ. Bên cạnh đó, không có giải pháp thay thế
thực tế nào. Tuy nhiên – như mùa xuân Ả Rập chứng minh - chỉ cần một sự
kiện, một bước đi sai lầm của nhà cầm quyền là có thể biến những công
dân thụ động thành những nhà cách mạng triệt để.
Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một sự suy thoái đột
ngột nào trong nền kinh tế. Ngày nay, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang
ngày càng không hài lòng vì sự bất bình đẳng, tham nhũng, nhà ở đắt
tiền, ô nhiễm môi trường và phẩm chất dịch vụ kém. Vài năm trước đây ở
Thượng Hải, hàng ngàn người dân đã “đi bộ tập thể” trong cuộc biểu tình
chống lại kế hoạch mở rộng đường sắt điện từ. Dự án này tạo ra mối đe
dọa đối với giá trị tài sản của họ gần đó. Các cuộc biểu tình tương tự
cũng xảy ra vào năm ngoái tại Đại Liên, đã dẫn đến việc đóng cửa nhà máy
hóa dầu gây độc hại môi trường xung quanh.
Đảng Cộng sản biết rằng không thể đặt niềm tin vào tầng lớp trung
lưu. Và chính vì thế, sự thiếu vắng lòng tin này đứng đằng sau những cư
xử khắc nghiệt đối với mọi sự khác biệt chính trị.
5. Không có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã chậm lại.
Tốc độ tăng trưởng đã giảm nhẹ từ 10,3% trong năm cuối 2010 còn 9,2%. Xu hướng giảm này sẽ tăng lên trong những năm tới.
Cũng như tại Hàn Quốc và Đài Loan, người ta cũng đã ghi nhận sự
tăng trưởng to lớn trong ba thập niên, nhưng trong những năm 90 dần dần
chậm lại, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cơn gió mạnh quất vào mắt.
Xã hội đang già đi – trong năm 2010, những người trên 60 tuổi chiếm
12,5%. dân số. Đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 17%. Điều này có
nghĩa là sẽ suy giảm tiền tiết kiệm và sức lao động, bên cạnh tăng lương
hưu trí và chi phí y tế. Nếu Trung Quốc muốn duy trì tốc độ tăng trưởng
cao thì phải bắt đầu sản xuất các sản phẩm do chính mình tự thiết kế có
giá trị gia tăng cao. Như vậy cần phải có phát minh, sáng chế, điều này
đòi hỏi sự kiểm soát của chính phủ ít hơn và nhiều tự do trí thức hơn.
Căn cứ vào các khoản đầu tư và hệ thống kinh tế được quản lý bởi
nhà nước mà nhờ đó Trung Quốc có được sự tăng trưởng nhanh chóng, nó
phải nhường chỗ cho một mô hình hiệu quả hơn, thúc đẩy tiêu dùng và định
hướng thị trường. Sự thay đổi này sẽ không thể nếu vai trò của nhà nước
không bị giới hạn, và đảng cộng sản không chịu trách nhiệm về hành động
của mình trước nhân dân.
Bản Việt ngữ © 2012 Lê Diễn Đức
———————————————
Nông dân Hưng Yên và Đắk Nông biểu tình ở Hà Nội phản đối các vụ trưng thu đất
Vô sản muôn năm- Giai cấp CÔNG NÔNG muôn năm-
Các nông dân từ Hưng Yên và Đắk Nông tới Hà Nội để phản đối chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất, 22/02/2012.
Ảnh http://anhbasam.wordpress.com
Thanh Phương – RFI
Theo hãng tin AFP và các nguồn tin khác từ Việt Nam, hôm nay
22/02/2012, khoảng 100 nông dân từ tỉnh Hưng Yên đã kéo đến Hà Nội, tập
hợp trước trụ sở Ban Dân Nguyện Quốc hộì Việt Nam, số 35 Ngô Quyền, với
các khẩu hiệu phản đối chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất để
xây khu đô thị EcoPark.
Khu đô thị mới này đang được công ty tư nhân Việt Hưng xây dựng với
số vốn đầu tư 250 triệu đôla. Theo những người biểu tình, chính quyền
địa phương đã giao cho công ty này 500 hectare đất. Công ty Việt Hưng đã
dự định khởi công xây dựng khu đô thị nói trên từ năm 2004, nhưng sau
các cuộc biểu tình năm 2006, dự án đã bị đình chỉ trong một thời gian
ngắn, rồi lại được tiếp tục thực hiện.
Trả lời hãng tin AFP, bà Vũ Thị Thu, giải thích rằng « Họ đã trưng thu 2.100 mét vuông đất để xây một con đường. Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù mà họ đề nghị. Chúng tôi không muốn bị mất đất vào dự án này ». Bà cho biết : « Chúng tôi đến đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất canh tác cho con cháu chúng tôi. »
Ngoài những nông dân từ Hưng Yên, khoảng 200 người từ Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông hôm nay cũng đã tập trung trước Ban Dân nguyện Quốc hội để trình bày khiếu kiện của họ về việc bị cưỡng chế đất đai tại địa phương, qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Họ dự tính sẽ đi tuần hành quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, nhưng công an đã ngăn chận.
Những cuộc biểu tình của dân khiếu kiện đất đai Hưng Yên và Đắk Nông diễn ra vài ngày sau khi, dưới áp lực của dư luận, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã can thiệp vào vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng – Hải Phòng, nhìn nhận là chính quyền địa phương đã làm trái pháp luật. Hôm qua, theo thông báo của Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đã rút lại các quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Trước đó, Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam đã hủy quyết định của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng về vụ án cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn, yêu cầu xét xử lại vụ này.
Nhưng trong khi đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trong cuộc nói chuyện ngày 17/2 tại Câu lạc bộ Bạch Đằng ( tập hợp các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu ) lại có những phát biểu ngược lại với kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức là ông vẫn khẳng định rằng ông Đoàn Văn Vươn đã làm sai, chứ không phải là huyện Tiên Lãng. Ngay sau đó, ba đảng viên lão thành ở Hải Phòng đã gởi thư lên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội để phản đối phát biểu của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
Trả lời hãng tin AFP, bà Vũ Thị Thu, giải thích rằng « Họ đã trưng thu 2.100 mét vuông đất để xây một con đường. Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù mà họ đề nghị. Chúng tôi không muốn bị mất đất vào dự án này ». Bà cho biết : « Chúng tôi đến đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất canh tác cho con cháu chúng tôi. »
Ngoài những nông dân từ Hưng Yên, khoảng 200 người từ Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông hôm nay cũng đã tập trung trước Ban Dân nguyện Quốc hội để trình bày khiếu kiện của họ về việc bị cưỡng chế đất đai tại địa phương, qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Họ dự tính sẽ đi tuần hành quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, nhưng công an đã ngăn chận.
Những cuộc biểu tình của dân khiếu kiện đất đai Hưng Yên và Đắk Nông diễn ra vài ngày sau khi, dưới áp lực của dư luận, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã can thiệp vào vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng – Hải Phòng, nhìn nhận là chính quyền địa phương đã làm trái pháp luật. Hôm qua, theo thông báo của Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng, huyện Tiên Lãng đã rút lại các quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Trước đó, Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam đã hủy quyết định của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng về vụ án cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn, yêu cầu xét xử lại vụ này.
Nhưng trong khi đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành trong cuộc nói chuyện ngày 17/2 tại Câu lạc bộ Bạch Đằng ( tập hợp các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu ) lại có những phát biểu ngược lại với kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức là ông vẫn khẳng định rằng ông Đoàn Văn Vươn đã làm sai, chứ không phải là huyện Tiên Lãng. Ngay sau đó, ba đảng viên lão thành ở Hải Phòng đã gởi thư lên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội để phản đối phát biểu của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
Đỗ Nam Hải: Tin thêm về việc công an Sài Gòn hành hung tôi
Đỗ Nam Hải (Danlambao) -
Như tin đã đưa, vào khoảng 9 giờ sáng ngày 15/2/2012 đã xảy ra sự việc
công an Sài Gòn chủ động hành hung tôi (Đỗ Nam Hải) ngay trước cửa và
sau đó xông cả vào nhà tôi, tại số 441 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú
Nhuận, Sài Gòn. Sự việc này đã được Nhóm phóng viên FNA – Khối 8406
tường trình lại vào ngày 17/2/2012. Các trang web như: Dân làm Báo, Đàn Chim Việt, Đối Thoại,… cũng đã đưa tin.
Sáng nay, thứ 3, ngày 21/2/2012, cậu đại úy công an khu vực P.9, Q.
Phú Nhuận đến nhà đưa cho tôi tờ Giấy Mời. Nội dung là mời tôi đúng 8
giờ sáng mai, thứ 4, 22/2/2012 đến Trụ sở công an Quận Phú Nhuận, số 181
Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận để “làm việc về một số vấn đề liên quan”.
Giấy Mời do ông Đoàn Duy Thanh, thượng tá, Phó trưởng công an quận ký
tên và đóng dấu. Tôi đã ghi vào cả 2 liên, với cùng nội dung: “Đã nhận nhưng tôi phản đối không đi làm việc”.
Nói thêm về cậu công an chủ động hành hung tôi hôm đó là khoảng 30
tuổi, đã làm nhiệm vụ theo dõi tôi từ nhiều năm nay, cùng với hàng chục
cậu khác. Các cậu này thuộc Phòng PA 21 (Phòng trinh sát ngoại tuyến) –
Sở công an thành phố Hồ Chí Minh. Những người hàng xóm nhà tôi ở cả hai
bên đường đều biết về sự chốt gác, theo dõi, đeo bám dai dẳng này của
công an đối với tôi trong suốt gần 8 năm qua (từ tháng 8/2004 đến nay).
Trong tấm hình mà tôi chụp được vào sáng 15/2/2012 đó, cậu ta đang
đứng tựa vào chiếc xe gắn máy, đậu bên hông Nhà may Tân, số 420 Nguyễn
Kiệm, P. 3, Q. Phú Nhuận. Đầu cậu ta đội chiếc mũ bảo hiểm màu đỏ, mặc
áo ca rô, quần jeans và cầm chai nước uống. Bình thường thì có tới cậu 3
công an, đi 2 xe gắn máy bám sát tôi suốt ngày đêm nhưng buổi sáng hôm
đó thì chỉ có 1 cậu công an này đi theo tôi. Trên đường về, tôi đã dừng
lại nói với cậu ta: “Cậu không nên đi sát vào tôi như vậy”
nhưng cậu ta không nghe và vẫn đi sát tôi về đến tận nhà. Tôi liền vào
nhà lấy máy ảnh ra và chụp cậu ta. Sự việc diễn ra sau đó như tin đã
đưa.
Tôi muốn bổ sung thêm một số chi tiết: do mất cảnh giác nên hôm đó,
tôi đã bị bất ngờ khi cậu ta chủ động đấm thẳng vào mặt mình. Những cú
đấm đầu tiên này làm tôi choáng váng nhưng sau đó, tôi đã cố gắng lấy
lại được thăng bằng và tìm cách phản công tự vệ lại. Tuy nhiên, vì cậu
ta vẫn còn đội mũ bảo hiểm nên sự phản đòn của tôi đa số đều bị rơi vào
đúng chiếc mũ này và hai nắm tay tôi do vậy lại còn bị đau thêm.
Cuối cùng, tôi dùng tay trái để đỡ đòn, còn tay phải túm nhanh được
chiếc quai mũ bảo hiểm của cậu ta. Với lợi thế này, tôi vít mạnh đầu
cậu ta xuống đất và quật ngã được cậu ta xuống nền nhà, đầu hướng vào
tường (vị trí trong tấm ảnh là ngay mũi chiếc xe Bonus của tôi). Ngồi ở
trên, tôi dùng tay trái của mình chặn cổ cậu ta lại, quyết không cho cậu
ta cựa quậy và dùng tay phải vớ nhanh được một thanh thép bằng Inox,
dài khoảng 40 cm. Đây là một bộ phận của chiếc máy hút bụi nhà tôi. Tôi
nói với cậu ta trước hàng chục người hàng xóm đang chứng kiến tại chỗ: “Cậu
đã chủ động đánh tôi trước, nên bây giờ tôi có thể đánh chết cậu bằng
quyền tự vệ chính đáng của mình, khi cậu đã xông vào nhà tôi như thế
này. Nhưng tôi tha cho cậu. Cậu hãy cút ra khỏi nhà tôi ngay!”. Thế
là cậu ta vội đi ra. Khoảng vài phút sau thì các cậu công an khác trong
nhóm công tác đã có mặt, nhưng chỉ đứng từ xa nhìn sang nhà tôi.
Cuộc đụng độ khiến tôi bị chấn thương vai trái, do bị va chạm mạnh
khi tiếp đất. Ngay buổi chiều cùng ngày, tôi đã đến cở sở phục hồi chấn
thương tại sân bóng đá Hoa Lư trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1 để nắn
lại khớp, châm cứu và đắp thuốc. Ngày 20/2/2012, tức là 5 ngày sau, vai
tôi vẫn còn đau không giơ tay trái lên được, mắt phải vẫn còn bị bầm tím
và tôi phải đến Bệnh viện 115 trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10 khám. Bác sỹ
cho tôi uống thuốc giảm đau 10 ngày và tiếp tục theo dõi.
Nhìn nhận lại sự việc, tôi khẳng định: việc cậu công an này chủ động hành hung tôi như vậy chắc chắn phải có lệnh từ cấp trên của cậu ta.
Cách đó 10 ngày, ngày 5/2/2012 tôi đã gửi lên mạng Internet tấm hình do
tôi chụp một cậu công an khác. Cậu này đã vội lấy chiếc ghế mà cậu ta
đang ngồi đưa lên che mặt, khi tôi giơ máy ảnh lên chụp. Tấm hình đó
được chụp trước cửa ngôi nhà số 430 Nguyễn Kiệm, đối diện với nhà tôi,
số 441 Nguyễn Kiệm. Sau khi xem tấm hình đó, nhà báo Ngô Nhân Dụng đã
viết bài “Chế độ lấy ghế che mặt”.
Nghề nghiệp của “Những chiến sỹ an ninh nhân dân Việt Nam”
dưới chế độ này là như vậy. Nhiều lần, tôi đã nói với các ông Trần Tiến
Tùng, Nguyễn Văn Tâm (hai người mà anh Nguyễn Chính Kết, chị Phương
Thi, chị Dương Thị Tân, cô Tạ Phong Tần, cậu Lê Trí Tuệ, … đều đã phải
làm việc) là những viên sỹ quan cấp tá, thuộc phòng PA 35 – Công an
thành phố Hồ Chí Minh như sau: Tôi nói điều này mong các ông đừng tự ái
mà hãy nên tự nghiền ngẫm nghe: Tôi nhận xét về nghề của các ông còn khó có thể khá hơn cái nghề “ngủ trong quan tài”
mà cách đây vài năm, báo chí trong nước đã có bài đưa tin. Theo đó, để
bán được hàng mỗi khi ế ẩm, các chủ trại hòm đã thuê một số người chui
vào trong quan tài nằm im giả chết từ khuya tới sáng. Sau đó, họ sẽ nhận
được món tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng/lần, tuỳ theo chủ trại
hòm lớn hay nhỏ, “sộp” hay “keo”. Nếu chủ trại hòm bán được nhiều quan
tài, người giả chết sẽ được thưởng thêm vì có nhiều người chết thật!
Những viên công an đó sau khi nghe tôi nói xong đều im lặng, không nói gì.
Sài Gòn, ngày 21/2/2012.
Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn.
____________________________________
Phụ lục:
1) Chế độ lấy ghế che mặt (Ngô Nhân Dụng):
2) Công an xông vào nhà dân cướp của, đánh người (Nhóm phóng viên Khối 8406):
3) Cảm xúc mùa xuân (Đỗ Nam Hải):
4) Nghề “ngủ trong quan tài” (theo VTC News):
Công an An ninh tỉnh Hà Nam trả thù người yêu nước chống Trung Quốc một cách hèn hạ
Quên “Bên nây biên giới là nhà ,bên kia biên giới cũng là anh em” Ai làm thơ nhỉ???
Nguyễn Bình An (Danlambao) - Qua trao đổi với chị Trần Thị Nga.
Sau các lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn bắn giết ngư
dân Việt Nam trên Biển Đông, tham gia các buổi cầu nguyện cho công lý
và hòa bình và gặp gỡ giao lưu với những người yêu nước tham gia các
cuộc bình tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, chị Nga đã bị
công an theo dõi sát sao, đe dọa, xuyên tạc, vu khống chị với hàng xóm
gia đình. Hành động mới đây nhất của An ninh đảng ta là ném mắm tôm thối vào nhà chị trong khi chị đi vắng…
+ An ninh thường xuyên gửi thư đe dọa chị và rải các tờ rơi nói xấu
và đe dọa giết chị: ngày 18/1/2012 họ gửi thư và rải tờ rơi về quê chị.
Ngày 4/2 khi chị Nga lên nhà riêng tại Phủ Lý, Hà Nam vẫn bị AN rải tờ
rơi tại khu vực nhà chị và dán trước của nhà.
+ Mùng 6 tết khi chị đưa con trai đi chúc tết bạn bè hàng xóm thì
bị An ninh áp sát xe máy vào lề đường dọa giết vì dám chụp ảnh công an
tên người an ninh đe dọa chị Nga tên: Cao Thắng, số hiệu 345-688.
Từ đó đến nay chị luôn bị công an theo dõi và tìm mọi cách cản trở
chị đi gặp gỡ bạn bè. Hàng xóm chị kể rằng có những lúc lực lượng An
ninh theo dõi kiềm tỏa chị lên tới hơn 50 người.
Đặc biệt vào ngày 19/2/2012, sau khi đi thăm chị Bùi Hằng vào ngày
18/2/2012 cùng các anh chị em yêu nước khác như chị Phương Bích, em Nhân
Bùi, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng, Chính Phạm, Nguyễn Hữu Vinh, … và ngày
19/2/2012 chị có tham gia cổ vũ đội bóng yêu nước NO-U, khi về đến nhà
của chị tại Hà Nam thì nhà đã bị An Ninh ném mắm tôm thối.
Không hiểu công an Hà Nam và Bộ công an muốn làm gì với một người
phụ nữ nhỏ bé nhưng tấm lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình công lý không
hề bé nhỏ.
Lời tâm sự của chị Nga trên Facebook:
“Hôm qua đi thăm chị Bùi Hằng, chiều nay làm cổ động viên đội
bóng N-U khi về tới cửa nhà thấy mùi mắm tôm thơm điếc mũi. Đang loay
hoay tìm chìa khoá thì hàng xóm ra bảo Nga về xem dọn mùi mắm tôm trong
nhà đi, từ sáng đến giờ nhà mình phải đóng cửa vì không chịu được mùi đó
bốc ra…”
Chị Nga và đội bóng yêu nước No-U
Cùng với chị Phương Bích đi thăm Bùi Hằng đang bị đảng và nhà
nước cải tạo vì tội yêu nước. Trong khi đó thì ở nhà chị An ninh Hà
Nam ném mắm tôm thối vào nhà chị.
Bị “trấn lột” ở sân bay
Paulo Thành Nguyễn -
Sau vài ngày tham quan thị trường vật liệu xây dựng kết hợp du lịch ở
Bangkok, tôi rất có cảm tình với phong cách tiếp đón chân tình và thân
thiện của người Thái.
Mang theo niềm vui, kinh nghiệm đời sống của người dân Thái về Việt Nam
để chia sẻ cùng bạn bè. Vừa bước xuống sân bay thì nhận được một sự
“tiếp đón” khá bất ngờ: từ lúc làm thủ tục nhập cảnh cho đến lúc kiểm
tra hành lý luôn có máy quay phim theo sát bước chân tôi. Lúc lấy hành
lý xong, sáu nhân viên sân bay và một an ninh thường phục ập đến giữ
hành lý của tôi lại.
Họ phấn khích cứ như cảnh thú săn được mồi, tất cả xúm lại lục tung đồ đạc trong ba lô lên, kéo ngăn lớn, ngăn nhỏ… Đang khi kiểm tra hành lý thì một cô tiến lại gần yêu cầu tôi bỏ hết đồ đạc trên người ra, tôi cũng hợp tác móc bóp, điện thoại để lên trên bàn. Tôi hỏi cô ấy có cần cởi luôn quần không thì cô ta nói không cần. Lại thêm một lần sục sạo nữa: quần sịp, quần đùi, bị lộn trái, lộn phải tứ tung cả lên.
Trong khi khám xét họ lại liên tục nhắc chừng nhau: “Xem có laptop không?”, “Xem có sách vở gì không?”, “Để ý xem có USB không?”… Ngay lúc đó một người trong nhóm kiểm tra kêu lên là tìm thấy cái USB thì cả nhóm im lặng tập trung vào cái USB với vẻ mặt rất căng thẳng… Sau 1 phút loay hoay bàn tính làm thế nào với cái USB thì anh an ninh yêu cầu mời tôi vào phòng làm việc để mở lên xem nội dung trong đó là gì.
- Xem có file văn bản nào không? Anh an ninh yêu cầu nhân viên sân bay.
- Không có gì hết! -Nhân viên sân bay nói.
Anh an ninh với vẻ mặt hơi thất vọng xem lại một lần nữa thì thấy tấm hình chụp chiếc nón “HS-TS-VN” của cô Bùi Hằng và hình Kim Tiến mặc áo NO-U thì nhếch mép nói: “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!”.
Xem lại thêm vài lần và gọi vài cuộc điện thoại thì anh an ninh yêu cầu tổ sân bay giữ USB và thẻ nhớ của tôi lại. Tôi phản đối hành động đó vì cảm thấy bị xâm phạm quyền tự do cá nhân, nhưng tổ sân bay nói rằng họ có quyền làm như vậy, bất cứ điều gì họ cảm thấy nghi ngờ đều có quyền thu giữ lại.
Đôi co một hồi tôi cũng đồng ý cho họ giữ với điều kiện phải soạn văn bản niêm phong cho đàng hoàng, đừng quăng cái gì vào đó rồi đổ tội cho tôi.
Sau 20 phút chờ soạn văn bản xong, tôi ký tên và ra về với nhiều câu hỏi lớn: “Từ bao giờ, ở đất nước này, người ta xem những hình ảnh liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa là văn hóa phẩm phải giám sát? Tại sao lực lượng an ninh lại cư xử với tôi như một tội phạm nguy hiểm như vậy? Phải chăng vì tôi đã xuống đường bày tỏ tình yêu của mình đối với Hoàng Sa – Trường Sa?? Tại sao những người yêu Tổ quốc khoác trên mình chiếc áo No-U kia lại là “đồng bọn” – là thành phần bị xem là đối lập với lực lượng an ninh, những người có trách nhiệm bảo vệ sự bình yên và toàn vẹn lãnh thổ???”
Một cái USB và một thẻ nhớ – có thể giá trị của nó không lớn, nhưng cách hành xử bất tuân pháp luật và kém văn minh khiến góc nhìn của tôi đối với lực lượng an ninh khác đi khá nhiều.
Một câu nói: “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!” – có thể rất vô cảm xuất phát từ cửa miệng của một anh công an cấp thấp. Nhưng nó như một lưỡi dao lạnh lùng đâm suốt tim tôi.
Welcome back to Việt Nam.
Họ phấn khích cứ như cảnh thú săn được mồi, tất cả xúm lại lục tung đồ đạc trong ba lô lên, kéo ngăn lớn, ngăn nhỏ… Đang khi kiểm tra hành lý thì một cô tiến lại gần yêu cầu tôi bỏ hết đồ đạc trên người ra, tôi cũng hợp tác móc bóp, điện thoại để lên trên bàn. Tôi hỏi cô ấy có cần cởi luôn quần không thì cô ta nói không cần. Lại thêm một lần sục sạo nữa: quần sịp, quần đùi, bị lộn trái, lộn phải tứ tung cả lên.
Trong khi khám xét họ lại liên tục nhắc chừng nhau: “Xem có laptop không?”, “Xem có sách vở gì không?”, “Để ý xem có USB không?”… Ngay lúc đó một người trong nhóm kiểm tra kêu lên là tìm thấy cái USB thì cả nhóm im lặng tập trung vào cái USB với vẻ mặt rất căng thẳng… Sau 1 phút loay hoay bàn tính làm thế nào với cái USB thì anh an ninh yêu cầu mời tôi vào phòng làm việc để mở lên xem nội dung trong đó là gì.
- Xem có file văn bản nào không? Anh an ninh yêu cầu nhân viên sân bay.
- Không có gì hết! -Nhân viên sân bay nói.
Anh an ninh với vẻ mặt hơi thất vọng xem lại một lần nữa thì thấy tấm hình chụp chiếc nón “HS-TS-VN” của cô Bùi Hằng và hình Kim Tiến mặc áo NO-U thì nhếch mép nói: “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!”.
Xem lại thêm vài lần và gọi vài cuộc điện thoại thì anh an ninh yêu cầu tổ sân bay giữ USB và thẻ nhớ của tôi lại. Tôi phản đối hành động đó vì cảm thấy bị xâm phạm quyền tự do cá nhân, nhưng tổ sân bay nói rằng họ có quyền làm như vậy, bất cứ điều gì họ cảm thấy nghi ngờ đều có quyền thu giữ lại.
Đôi co một hồi tôi cũng đồng ý cho họ giữ với điều kiện phải soạn văn bản niêm phong cho đàng hoàng, đừng quăng cái gì vào đó rồi đổ tội cho tôi.
Sau 20 phút chờ soạn văn bản xong, tôi ký tên và ra về với nhiều câu hỏi lớn: “Từ bao giờ, ở đất nước này, người ta xem những hình ảnh liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa là văn hóa phẩm phải giám sát? Tại sao lực lượng an ninh lại cư xử với tôi như một tội phạm nguy hiểm như vậy? Phải chăng vì tôi đã xuống đường bày tỏ tình yêu của mình đối với Hoàng Sa – Trường Sa?? Tại sao những người yêu Tổ quốc khoác trên mình chiếc áo No-U kia lại là “đồng bọn” – là thành phần bị xem là đối lập với lực lượng an ninh, những người có trách nhiệm bảo vệ sự bình yên và toàn vẹn lãnh thổ???”
Một cái USB và một thẻ nhớ – có thể giá trị của nó không lớn, nhưng cách hành xử bất tuân pháp luật và kém văn minh khiến góc nhìn của tôi đối với lực lượng an ninh khác đi khá nhiều.
Một câu nói: “Đồng bọn nó đó, tụi mặc áo lưỡi bò!” – có thể rất vô cảm xuất phát từ cửa miệng của một anh công an cấp thấp. Nhưng nó như một lưỡi dao lạnh lùng đâm suốt tim tôi.
Welcome back to Việt Nam.
Biên bản ghi lý do thu giữ là”để trưng cầu giám định văn hóa phẩm”
người làm biên bản nhưng 4 người ký tên
21-2-2011
Paulo Thành Nguyễn
Gian lận với trời
Thái Bá Tân (Danlambao) - Chín
tháng mười ngày trong bào thai, con người trải qua toàn bộ lịch sử phát
triển sự sống trên trái đất, từ sinh vật đơn giản nhất rồi đến loài
nhuyễn thế, loài cá, loài bò sát, sau thành loài linh trưởng, nôm na là
khỉ, giai đoạn cuối cùng trước khi phát triển thành người. Vì bị vạch
bụng mẹ lôi ra sớm, nên con hắn chưa kịp rụng đuôi và rụng lông. Chỉ duy
nhất một khiếm khuyết ấy, chứ mọi cái khác đều ổn. Thằng con khỉ của
hắn mạnh khỏe, mặt hiện rõ vẻ quí tướng và rất giống hắn…
*
Người đàn bà ôm bụng chửa, nhăn nhó.
“Gì thế?”
Chồng bà ta, một gã mặt quắt, da đen, vẻ lạnh lùng gian xảo ngồi bên, cau có hỏi.
“Nó đạp. Đau lắm”.
“Thì tôi bảo đi bệnh viện, sao còn cãi. Tại nó muốn ra đấy”.
“Không, ngược lại. Nó không muốn ra nên nhắc tôi cách ấy. Phải chín
tháng mười ngày, các cụ nói. Mà nó mới tám tháng tròn. Thiếu những một
tháng mười ngày nữa…”
“Chờ đến lúc ấy thì nói làm đếch gì. Tôi bảo hàng trăm lần rồi mà
cô không chịu hiểu. Sáu mươi năm mới có một lần. Mà chỉ cho con trai
thôi. Nếu ra đời lúc này nó sẽ thành đạt, thành quan, thành thủ tướng,
thành tỉ phú. Muộn là hỏng. Hỏng hết. Thành thằng ăn mày, thằng mất dạy.
Nó ở trong bụng, biết gì. Vớ vẩn. Nó không chịu ra thì mổ bụng lôi ra!
Đủ rồi, không lôi thôi thêm nữa. Đi!”
Gã thô lỗ túm tay vợ kéo ra khỏi phòng. Bên ngoài một chiếc ô tô
loại xịn đang chờ. Người lái xe riêng vội vàng mở cửa xe cho ông chủ, bà
chủ.
“Chỉ sợ con nó chưa phát triển hết, ngộ nhỡ thiếu cái gì đó thì sao. Chưa nói đẻ non thế có sống được không…”
Người đàn bà lí nhí nói, nước mắt lưng tròng. Nhưng lúc ấy xe đã nổ máy, gã chồng không nghe, mà có nghe chắc cũng cộc lốc đáp:
“Kệ!”
Thế là hắn bắt vợ đến bệnh viện, không phải để đẻ mà “mổ bụng lôi con ra” như hắn nói.
Bà chủ là người ít nói, nhút nhát, luôn trong tâm trạng lo sợ mơ
hồ, đối với chồng chỉ trên người ở và dưới người tình. Trong nhà bà
chẳng có chút quyền hành nào, cả quyền giữ tiền hộ chồng. Đơn giản chỉ
là cái bóng để làm vì. Một cái máy đẻ như gã chồng vẫn đùa bảo bạn bè.
Bà chẳng bao giờ dám trái ý hắn trừ lần này, khi bị lôi đi mổ bụng lấy
cái thai mới tám tháng.
Trong xe, gã chồng ngồi im không nói gì, nhưng đang suy nghĩ lung
lắm, và không phải không thoáng chút lo sợ. Hắn có cảm giác như đang
dính vào một vụ rất lớn. Một cú liều quan trọng. Đời hắn đầy những cú
liều quan trọng. Chính nhờ dám liều hắn mới được như ngày nay – một
người giàu, cực giàu nhờ buôn đồ cổ, nhờ gian lận và ăn cắp. Mới bốn lăm
tuổi hắn đã có năm con, hai thằng con trai đều nghiện ngập chích choác,
coi như bỏ đi. Ba đứa con gái bình thường, nhưng là con gái cũng coi
như bỏ đi nốt. Mà hắn thì đang cần một thằng con ra con. Năm Quí Mùi này
nghe nói cực tốt, hơn nửa thế kỷ mới có một lần. Thế là ngay từ đầu năm
hắn bắt tay thực hiện kế hoạch năm nay có con bằng được, bỏ bồ bịch tối
tối về ngủ với vợ. Một cuộc chạy đua lặng lẽ mà dữ dội. Hắn ra đường
thấy toàn bà chửa mà thằng con hắn mong đợi vẫn chẳng thấy đâu. Cuối
cùng thì vợ hắn cũng có bầu, siêu âm thấy con trai, nhưng bị muộn mất
mấy tháng. Tính ra bình thường thì nó sẽ sinh đầu tháng Giêng năm sau,
thế mới chết. Hắn quyết định chơi canh bạc này, tức là phải có con đúng
lúc hắn muốn, bất chấp tự nhiên, bất chấp qui luật. Hắn phải chọn hoặc
thêm một thằng nghiện nữa, hoặc sẽ có một quí tử xứng đáng thừa kế gia
tài hắn. Nhưng để thành quí tử thì nó phải sinh ngay bây giờ. Chậm hơn
là vứt! Vứt!
Trong đời, hắn từng nhiều lần gian lận và ăn cắp. Toàn những vố
lớn. Vậy mà lần này hắn thấy lo lo, dù chỉ gian lận thời gian, bắt đứa
bé ra đời sớm hơn một tháng mười ngày. Xưa nay hắn mánh khóe với đời,
với người, nay với trời, với tự nhiên, liệu có đi quá xa không? Liệu con
hắn có “thiếu cái gì đấy” như mụ vợ gở mồm vừa nói không? Hay chí ít
cũng thành ngớ ngẩn? Không, không thể thế được. Suốt đời hắn luôn liều
và luôn thắng, vậy lần này không thể thất bại. Cứ mổ bụng lôi nó ra!
Bên ngoài trời bỗng đổ mưa. Con đường đất chẳng mấy chốc trở nên
nhão nhoét, té bùn bẩn lên chiếc Mercedes mầu đen bóng lộn. Qua tấm kính
mờ nước, những bụi cây thấp ngả màu đen xỉn, lạnh lẽo và có hình thù
quái dị. Chốc chốc chớp lóe, tiếp đến là những tiếng sấm giận dữ. Một
điều hiếm vào dịp này trong năm. Nỗi sợ mơ hồ cứ ngọ ngoạy không để hắn
yên, dường như mỗi lúc một lớn thêm.
Đường vắng. Người đàn bà mặt tái nhợt đầy tuyệt vọng, thỉnh thoảng
lại ôm bụng nhăn nhó. Nếu can đảm, bà đã kêu cứu, nhưng vì nhu nhược, bà
chỉ biết ngồi im. Mà có kêu cũng chẳng ai nghe. Tiếng đạp chân phản đối
của đứa bé trong bụng lại càng khó được nghe hơn.
Chỉ còn một hy vọng là các bác sĩ sẽ từ chối không làm điều bất
nhân, trái tự nhiên này, nhưng bà không biết thằng chồng đã đút tiền mua
họ từ trước. Mọi âm mưu ăn cắp hoặc gian lận, cả gian lận với trời, đều
luôn có kẻ tòng phạm.
Tội nghiệp đứa bé. Thằng bố ăn cắp của trời mà hóa ra lại ăn cắp
của chính con hắn. Những một tháng mười ngày trong vẻn vẹn chín tháng
mười ngày được yên ổn nằm trong bụng mẹ.
Trời mưa nặng hạt hơn. Người đàn bà khốn khổ đã không còn rên rỉ,
nhăn nhó, hai mắt nhắm nghiền, có thể do khuất phục số phận hoặc ngất
đi. Phía trước đã nhìn thấy bệnh viện, một khối đen ảm đạm đáng sợ như
một lò mổ, nơi có những tên đồ tể đang đợi…
*
Hắn đã có được đứa con như mong muốn. Con trai. Để đúng năm đẹp,
ngày đẹp, giờ đẹp. Không chết yểu và cũng không “thiếu cái gì” như mụ vợ
ngu ngốc của hắn lo sợ. Còn thừa. Thừa một cái đuôi nhỏ và lớp lông dày
màu vàng trên da con hắn.
Chín tháng mười ngày trong bào thai, con người trải qua toàn bộ
lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, từ sinh vật đơn giản nhất rồi
đến loài nhuyễn thế, loài cá, loài bò sát, sau thành loài linh trưởng,
nôm na là khỉ, giai đoạn cuối cùng trước khi phát triển thành người. Vì
bị vạch bụng mẹ lôi ra sớm, nên con hắn chưa kịp rụng đuôi và rụng lông.
Chỉ duy nhất một khiếm khuyết ấy, chứ mọi cái khác đều ổn. Thằng con
khỉ của hắn mạnh khỏe, mặt hiện rõ vẻ quí tướng và rất giống hắn.
Dẫu không toại nguyện hoàn toàn nhưng hắn cũng mừng. Tháng sau đưa vào bệnh viện, cắt đuôi, cạo lông là xong. Lo gì!
Hà Nội
Những hình ảnh thương tâm nhất năm 2011
Trần Việt Trình (Danlambao) - Câu
chuyện này có thể thật, có thể không, nhưng bức ảnh rất thực. Một bức
hình không thể nào tạo dựng được. Nhìn vào bức hình chúng ta thấy ngay
một bà cụ già lụm khụm, lưng còng, tuổi đã quá lớn, ngồi ủ rủ bên lề
đường với vốn liếng buôn bán chỉ là một nhúm rau…
*
Hình em bé Aden Salaad, 2 tuổi, ở Somalia gầy tong teo vì đói ăn.
Cậu bé là bức tranh khắc họa rõ rệt nhất nạn đói khủng khiếp đang hoành
hành hơn một nửa thế kỷ nay ở châu Phi, làm ảnh hưởng đến hơn 10 triệu
người dân.
(Ảnh: AP/Rebecca Blackwell)
Hình hai em bé đang ôm an ủi nhau ở một bãi phế liệu ở Kathmandu,
Nepal. Hai anh em vô gia cư này sống ở một vỉa hè kề cận bãi phế liệu.
Mỗi buổi chiều, hai anh em đưa nhau ra bãi phế liệu để bươi móc tìm đồ
phế thải để sinh sống.
(Ảnh: Chan Kwok Hung
Trên đây là 2 trong số 10 tấm hình được VietNamNet trong nước đưa
tin vào cuối tháng 12 năm rồi và được cho là 10 bức ảnh thương tâm nhất
năm 2011. Nhưng không. Đối với tôi, tấm hình dưới đây mới thật là gần
gũi, thật là thương tâm và đánh động lòng người (VN) nhiều nhất.
Đó là bức ảnh đăng cùng một câu chuyện được lan truyền rộng rãi và
gây xôn xao trên internet ở trong nước cũng như ở hải ngoại vào cuối năm
rồi, một câu chuyện thật cảm động tạo cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ.
Câu chuyện như sau:
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã,
một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau
chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van
lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên
người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp
nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã
chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình
thương người thì ai thương mình” cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên
trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc
ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ
mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang
trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt
gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận
người, gã nghĩ đến bà cụ…
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã.
Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và
quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã
đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo
công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ
rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi
nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia…
Gã không ngờ………!
Câu chuyện trên đây có thể thật, có thể không, nhưng bức ảnh rất
thực. Một bức hình không thể nào tạo dựng được. Nhìn vào bức hình chúng
ta thấy ngay một bà cụ già lụm khụm, lưng còng, tuổi đã quá lớn, ngồi ủ
rủ bên lề đường với vốn liếng buôn bán chỉ là một nhúm rau.
Đọc qua, chúng ta thấy ngay câu chuyện xảy ra ở trong nước, người
viết là người trong nước, và hẳn nhiên được phát đi từ trong nước. Câu
chuyện này nói lên được điều gì?
Thứ nhất, bức hình nói lên được hiện thực một góc cạnh cuộc sống
của xã hội VN ngày nay. Trong một xã hội nhiễu nhương và giàu nghèo quá
cách biệt hiện nay, một bà lão tuổi đã quá cao, sức khoẻ không còn, cũng
phải bươn chải buôn bán để mưu sinh thay vì được ở nhà hưởng tuổi già
vui vầy cùng con cháu.
Thứ hai, câu chuyện nêu lên được cái vô tình, đưa ra được căn bệnh
“vô cảm” đang hoành hành mãnh liệt trong xã hội VN ngày nay. Thấy một bà
cụ tuổi đã quá lớn, đáng là bà ngoại bà nội của mình, còn phải tảo tần
mua bán kiếm sống, vậy mà một cô gái qua đường đã không rung động được
lòng nhân mà còn ong ỏng mắng “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.
Thứ ba, bà cụ già tuy rất nghèo về vật chất nhưng giàu về chữ tín,
lòng tự trọng, tính nhẫn nại và đức hy sinh. Rau đã bán và người thanh
niên hứa cuối ngày sẽ trở lại lấy nên bà cụ già nhất mực ngồi chờ đợi
dưới cơn mưa, không bỏ về và ai mua giúp cũng không bán. Có lẽ do vậy mà
bà cụ bị cảm lạnh và qua đời.
Trong bốn cái hỷ-nộ-ái-ố của con người, câu chuyện ngắn trên đây có
đủ ba yếu tố cuối: nộ, ái và ố. Chử hỷ không tìm thấy được qua câu
chuyện. Chữ hỷ ngày nay dường như là một cái gì đó xa vời với đời sống
người thường. Nó như một cái gì xa hoa, chỉ được tìm thấy trong thế giới
của những kẻ cầm quyền, những kẻ nắm quyền lực trong tay, những kẻ ăn
trên ngồi tróc và thừa bạc lắm tiền. Quê hương Việt Nam của tôi ngày nay
là thế đó.
21 tháng 2 năm 2012
Về phản biện trung thành
Le Nguyen (Danlambao) - Các ông phản biện trung thành chưa có cá nhân nào vươn lên ngang tầm tư tưởng của các tay “tổ” cộng sản như ông Gorbachev:
“Tôi đã hiến dâng nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau
buồn nói rằng, đảng cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá”, như ông Boris Yeltsin cũng đã nói rằng: “Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được mà phải thay thế, loại bỏ chúng”, như ông Milovan Djilas bí thư đảng cộng sản Nam Tư cũng tuyên bố rằng: “Hai mươi tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, bốn mươi tuổi không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”…
và nhiều nhà tư tưởng của nhân loại đã phê phán, nhận định khách quan
về thảm hoạ của chủ nghĩa cộng sản nên họ đã tránh xa nó và vất bỏ nó
không thương tiếc…
*
Chủ thuyết cộng sản từ khi mới ra đời bên trời tây được xem như là
tư tưởng tiến bộ, là đỉnh cao trí tuệ, là ánh sáng soi đường với ước mơ
lẫn khát vọng cao đẹp tưởng chừng như vượt tầm nhằm dẫn đưa cuộc hành
trình của loài người tìm đến chân thiện, chống xấu diệt ác xây dựng xã
hội công bằng, tạo dựng thiên đường hạ giới để không còn cảnh áp bức bất
công, không còn cảnh người bóc lột người của tư bản hoang dã sơ khai,
giải thoát kiếp nô lệ của các nông nô quằn mình trong lãnh địa của các
lãnh chúa, giải phóng các dân tộc bị xích xiềng dưới gót giày xâm lược
của thực dân đế quốc, làm nức lòng biết bao trí thức, khoa bảng lẫn
thành phần vô sản, lao động nghèo và các dân tộc bị trị khắp nơi trên
thế giới.
Thế nhưng, những giấc mơ đẹp của chủ nghĩa cộng sản đã biến thành
ác mộng hiện hữu trong giòng lịch sử nhân loại, nó đã gieo rắc biết bao
đau thương tang tóc, kinh hoàng khủng khiếp cho xã hội loài người, biến
thiên đường xã hội chủ nghĩa thành địa ngục có thật trên trần gian. Vì
thế, các dân tộc tiến bộ đã can đảm đối diện sự thật để đi đến thống
nhất kết luận, chủ thuyết cộng sản là thảm họa của loài người, là sai
lầm lịch sử, là tội ác chống nhân loại và các dân tộc khôn ngoan đã mạnh
dạn vất bỏ chủ nghĩa cộng sản, đúng hơn là quái thai cộng sản vào thùng
rác lịch sử không thương tiếc nhằm dẫn dắt dân tộc “chia tay ý thức
hệ”(1) thoát vòng mê cuồng, ảo tưởng của một thiên đường không có thật
của cái được gọi là xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
Tiếc
thay, nhiều thế hệ lãnh đạo cộng sản Việt Nam có trí tuệ dưới tầm, bị
thuần hoá, cứ lặn ngụp trong ảo tưởng thế giới đại đồng, đánh mất khí
chất “lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại nghĩa thắng hung tàn”(2) của
giống giòng Đại Việt nên mãi loay hoay trong vũng lầy gian manh dối trá,
độc ác bạo tàn của hệ thống tổ chức phản động, phi nhân tính đi ngược
trào lưu tiến hóa, văn minh của xã hội loài người, được gọi là chuyên
chính vô sản! Chính hệ thống phản động này đã nghiền nát con người hướng
thiện, nhân bản cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cả bên trong lẫn bên ngoài
hệ thống, chúng biến con người trở nên phi nhân tính thừa độc ác, gian
tham nhưng lại hèn nhược cực kỳ.
Thế thì hệ thống tổ chức phản động cộng sản hay nói cách khác cơ
cấu tổ chức quyền lực nhà nước với đảng lãnh đạo theo lý tưởng cộng sản
đã nghiền nát “nhân chi sơ tính bổn thiện”(3) của con người ra sao và
như thế nào?
Thật sự, không khó để chúng ta nhận diện bản chất gian tham độc ác,
hèn nhược của cán bộ, đảng viên cộng sản, khi đã bị thuần hóa chỉ biết
làm theo mệnh lệnh một cách máy móc, bị hệ thống phản động xấu, ác cuốn
hút vào khó cưỡng lại, nếu phản ứng sẽ bị vùi dập, nghiền nát không
thương tiếc nên đa phần xuôi theo chiều để được an thân lẫn được ban
phát, chia chác quyền, lợi, danh. Riêng một số nhỏ bên trong hệ thống
cộng sản can đảm lên tiếng chống lại hành động xấu xa, tàn ác của hệ
thống độc tài, của đảng lãnh đạo đã bị trả thù hèn hạ, bị trấn áp dã man
như các ông Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Độ,
Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Dương Thu Hương, Trần Mạnh
Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao, Trần Anh Kim…
và còn nhiều đảng viên vô danh bị trù dập, trả thù nhiều cách khác nhau
khi tỏ thái độ phản kháng, chống lại hành động tàn ác, phi nhân, vô đạo
của hệ thống tổ chức cai trị cộng sản.
Có một số lãnh đạo cao cấp cộng sản khác, thiếu chiều sâu tư tưởng
trong vai trò lãnh đạo lại hèn nhược nhắm mắt, bịt tai, ngậm miệng trước
cái xấu, ác của đồng đảng và chỉ lên tiếng chống xấu chống ác khi đã
rời chức vụ, đã nghĩ hưu không còn quyền hành chi cả, thậm chí phản
kháng yếu ớt theo khuôn khổ định hướng, không ngoài mục đích cứu đảng,
duy trì hệ thống phi nhân, bảo vệ chế độ hơn là chống thẳng vào nguyên
nhân của mọi nguyên nhân phát sinh ra xấu xa, tội ác theo như quan điểm
của nhà văn phạm Thị Hoài đặt tên cho lối phản kháng này là “phản biện
trung thành.”
Nhóm phản biện trung thành tiêu biểu của các cựu quan chức trong hệ
thống đảng cộng sản thường có các ý kiến phản biện mang tính phê phán
chủ thuyết cộng sản, phủ nhận bài bác tính chất hoang tưởng của chủ
nghĩa xã hội, có đôi khi gay gắt đến độ táo bạo nhưng lại trung thành
với “tư tưởng” Hồ Chí Minh, vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo “sáng suốt”
của đảng cộng sản, tin đảng vẫn còn đủ sức dẫn đắt toàn dân tiến lên,
tiến xuống “hố sâu” bất định nào đó… tức chưa dũng cảm đối diện với sự
thật, chỉ phản đối nửa vời không đi đến đâu cả và không dám đánh thẳng
vào gốc xấu, ác cụ thể của hệ thống tổ chức độc tài, toàn trị cộng sản
phi nhân gây thảm họa cho đất nước, dân tộc này.
Các ông phản biện trung thành chỉ dám nói xa gần nào là lỗi hệ
thống, vua tập thể, chỉ ra hằng hà sa số bất cập trong hệ thống, làm thế
này để giữ uy tín với dân, làm thế kia sẽ mất lòng tin của nhân dân,
phải mở rộng dân chủ, phải chỉnh đốn đảng..vv…!? Tất cả phản biện loại
này chỉ nhằm đánh bóng cho chế độ ta “dân chủ vạn lần hơn… đảng vẫn sáng
suốt, văn minh, bác vẫn đạo đức, vĩ đại…” chứ không dứt khoát với tư
tưởng sai lầm của ông Hồ Chí Minh, của đảng lãnh đạo nên không tạo sức
bật cho cả nước đứng lên tạo đà đưa đất nước tiến lên ngang tầm thời
đại.
Thành thật mà nói, các ông phản biện trung thành, kể cả các lãnh
đạo đảng cộng sản hiện nay cũng chưa có cá nhân nào vươn lên ngang tầm
tư tưởng của các tay “tổ” cộng sản như ông Gorbachev: “Tôi đã hiến
dâng nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn nói rằng,
đảng cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá”, như ông Boris Yeltsin cũng đã nói rằng: “Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được mà phải thay thế, loại bỏ chúng”, như ông Milovan Djilas bí thư đảng cộng sản Nam Tư cũng tuyên bố rằng: “Hai mươi tuổi không theo cộng sản là không có trái tim, bốn mươi tuổi không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”…
và nhiều nhà tư tưởng của nhân loại đã phê phán, nhận định khách quan
về thảm hoạ của chủ nghĩa cộng sản nên họ đã tránh xa nó và vất bỏ nó
không thương tiếc.
Thế mà các ông phản biện trung thành, nhất là các ông lãnh đạo tối
cao của cộng sản Việt Nam cứ lải nhải, nhai đi nhai lại cố bảo vệ những
tư tưởng phản động “đảng là văn minh, là trí tuệ… xã hội chủ nghĩa là sự
chọn lựa đúng đắn của nhân dân…” và bảo vệ hệ thống tổ chức cực kỳ độc
ác tàn bạo tận diệt, nghiền nát tính thiện, tính trung thực và nếp sống
đẹp đùm bọc yêu thương của mỗi con người vốn có trong xã hội loài người.
Nghĩa là các ông này vẫn ngoan cố bảo vệ xấu, ác chống lại sự phát
triển hợp đạo lý, thuận lẽ tự nhiên của loài sinh vật thượng đẳng biết
suy tư của khối óc và rung động của trái tim được gọi là người.
Có lẽ, để nhận diện rõ hơn về hệ thống tổ chức độc ác tàn bạo sản
sinh ra bầy đàn gian tham dối trá, hèn nhược nhan nhản khắp mọi ngỏ
ngách ban ngành, cơ quan của tổ chức đảng, nhà nước cộng sản được các
ông phản biện trung thành gọi hậu quả phát sinh từ hệ thống tổ chức cộng
sản, hơi lãng mạn rất trừu tượng là lỗi hệ thống, là vua tập thể, là
bất cập và một trong muôn ngàn vụ việc do hậu quả của hệ thống tổ chức
cộng sản gây ra gần đây được nhiều người quan tâm, dễ thấy nhất, đó là
vụ việc cưỡng cướp ao đầm ở Cống Rộc, Tiên Lãng của đại gia đình ông
Đoàn Văn Vươn.
Trong vụ việc này nhóm lãnh đạo Huyện Tiên Lãng “nhất trí” cưỡng
cướp ao đầm ông Vươn nhưng có một ông không “nhất trí” với bầy sâu Tiên
Lãng. Được ông Luân người trong cuộc kể lại việc cá nhân ông, ông Vươn
được mời họp bàn về ao đầm của hai ông với một số lãnh đạo huyện do phó
chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Văn Khanh chủ trì, trong cuộc họp này
ông Khanh đề nghị các ngành chức năng cần hướng dẫn ông Luân, ông Vươn
tiếp tục thuê đất trên diện tích đang sử dụng theo đúng quy định của
pháp luật nhưng cuộc họp đã không được đúc kết thành biên bản có các bên
tham dự ký kết thi hành. Sau đó ông Luân tìm hiểu làm rõ vụ việc thì
được biết ông chủ tịch Lê Văn Hiền lờ ý kiến ông Khanh và ông ta cương
quyết thu hồi ao đầm của ông Luân, ông Vươn nên hệ quả là tiếng súng,
mìn phản kháng chống bất công, vô pháp đã phải xảy ra vang động cả nước.
Cũng theo ông Luân thì ông phó chủ tịch Khanh có quan điểm khác với
số đông băng đảng Tiên Lãng, ông không đồng ý lãnh đạo tiên Lãng, có
thể là cả lãnh đạo Hải Phòng cưỡng cướp đất vô đạo, trái pháp luật của
các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản nhưng ông khanh chỉ là thiểu số còn
giữ được tính thiện nên đã bị bầy đàn quan tham cố tình đẩy vào guồng
máy suy đồi đạo đức bằng cách nghiền nát ông trong vòng xoay của các
trục sắt vô tri, khắc nghiệt của chức danh trưởng ban cưỡng cướp do lãnh
đạo chỉ định, một nhiệm vụ ông không muốn cũng không được. Mục đích của
chúng là buộc ông Khanh nhúng tay vào hành vi chống nhân dân để không
còn đường lùi về với nhân dân như chúng đã từng sử dụng thủ đoạn tàn độc
này bên trong hệ thống tổ chức phi nhân của chúng và các đảng viên
trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản đều nghe, thấy, biết.
Ông Khanh chỉ là một trong nhiều cá nhân điển hình còn chút ít nhân
tính bị cuốn hút, nghiền nát bởi hệ thống tổ chức cộng sản, một tổ chức
phi nhân, vô đạo sản sinh ra bầy đàn khát máu, gian tham nhưng lại rất
hèn nhược hơn mức suy nhĩ của một con người bình thường và những hậu quả
phát sinh từ hệ thống tổ chức cai trị cộng sản được các ông phản biện
trung thành “khiêm nhường”gọi là lỗi hệ thống, là do cơ chế, là vua tập
thể, là bất cập…
Nhất định, phản biện không dứt khoát, không kiên quyết xấu ác, tồi
dở thảm họa sẽ mãi mãi tồn tại và nếu không dũng cảm chỉ thẳng mặt, đánh
tận gốc nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến cho đất nước, dân tộc này
ngập chìm trong đau thương, tang tóc không lối thoát. Đất nước sẽ giàu
đẹp, công lý sẽ được thực thi, dân tộc Việt Nam sẽ thoát cảnh bất công,
đói nghèo, được sống tự do hạnh phúc trong tình người, khi và chỉ khi
nào toàn dân Việt Nam đồng tâm, hiệp lực loại bỏ hệ thống tổ chức tội ác
phi nhân, vô đạo của độc tài, đảng trị cộng sản Việt Nam, đứa con ngoại
hôn đầy dị tật của chủ nghĩa hoang tưởng cộng sản đã bị nhân loại vất
vào thùng rác lịch sử, vẫn ngoắc ngoải, thoi thóp sống bám vào cái đuôi
đảng quang vinh, Hồ Chí Minh vĩ đại mà các ông phản biện trung thành “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng!”(4)
_______________________________________
Chú thích:
1) Ý tưởng của ông Hà Sĩ Phu.
2) Bình Ngô Đại Cáo của đức Nguyễn Trãi.
3) Tam Tự Kinh của Khổng Tử. 4) Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du.
Khi Đảng viên “tẩy chay” bí thư Thành Ủy Hải Phòng
“… Đồng chí ấy đã coi thường tất cả chúng ta. Tôi là một đảng viên kiến nghị Bộ Chính trị cách chức đồng chí ấy đi. – Mọi người hoan nghênh ý kiến trên…” (trích từ Hội nghị Đảng viên lão thành TU.HP 17/2/2012)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -
Một số cán bộ, đảng viên lão thành có người tuổi đảng trên 60 ở Thành
phố Hải Phòng vừa Kiến Nghị gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch
nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội, Thường trực Ban Bí thư
“báo cáo” phản ánh việc ông Nguyễn Văn Thành Bí thư Thành ủy Hải Phòng
phát biểu “trái với kết luận” của Thủ tướng Chính phủ về sự việc Tiên
Lãng tại một cuộc nói chuyện dành cho cán bộ đảng viên lão thành cao
tuổi có sự hiện diện của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, diễn giả chính
của buổi nói chuyện hôm 17/2/2012.
Mười ngày, sau kết luận sự việc ở Tiên Lãng của ông Thủ tướng Chính
phủ tại Hải Phòng, không biết dư âm đọng lại có làm cho “hệ thống thần
kinh” của ông Nguyễn Văn Thành – Bí Thư TP.HP đứt sợi dây hay chạm “max”
chổ nào không mà trong một Hội nghị trước mấy trăm đảng viên lão thành
sừng sỏ của TP hoa phượng đỏ ông Bí Thư phát biểu về vụ việc ở Tiên Lãng
cứ như là chửi vào mặt các hội viên. Nguyên văn ông BT/TU.HP phát biểu
như thế này:
“Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi
nhà ông Vươn, không ca ngợi công an – bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ, có
bậc lão thành nói không chuẩn. Ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch,
trốn nợ thuế, không có tý công tích gì. Trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi
thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của
huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng
trệ sản xuất!!!”
(Bí thư thành ủy Hải Phòng – Nguyễn Văn Thành)
Trời ơi! Ông Bí thư ơi! Sao ông phát biểu có tới 90% là điêu ngoa,
không đúng bản chất, thiếu trung thực nếu không muốn nói là bôi nhọ sự
việc. Xây nhà không nằm trong qui hoạch thì xã Vinh Quang do em ruột ông
Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền là Lê Thanh Liêm quản lý phải có trách nhiệm
xử lý ngay từ đầu chứ? Căn nhà xây 2 tầng chứ đâu phải cái chòi. Mà ở
đồng đất Cống Rộc thì sắt thép vật tư vận chuyển xây dựng phải hàng
tháng trời, ở địa phương hẻo lánh này có ai mà giấu được. Hơn nữa nơi
đầu sóng ngọn gió đối mặt giông bão trước biển này, dân trong tỉnh do
ông “lãnh đạo” làm được cái nhà vững chắc thì ông phải mừng cho họ chứ.
Giữa đồng không trống trải cả trăm hecta mới có một mái nhà, nó không
giống như khu dân cư ở TP.HP đâu ông ạ! Còn nợ thuế là vì xã huyện có
báo công văn thu hồi đất từ 2 năm trước, hộ ông Vươn có nộp nhưng huyện
ngưng thu để cưỡng chế chứ không phải “trốn nợ thuế” như ông vu cáo. Còn
ông nói không có tí công ích gì thì mời ông đọc phía dưới nghe nhân dân
và ông cựu Ủy viên thường vụ huyện và Bí thư xã Vinh Quang nói về công
lao của ông Vươn. Còn ông nói huyện tạo thuận lợi cho ông Vươn ư? Thưa
ông! Đúng thế! Huyện tạo thuận lợi bằng cách đi đêm với ông thẩm phán
Ngô Văn Anh ở Toà án hành chính TP.HP để lừa ông Vươn và ông Luân rút
đơn khiếu tố huyện, để huyện rảnh tay cưỡng chế, mới có súng nổ máu rơi
đấy ông ạ! Và cả 2 tòa đang kiểm điểm “sai sót” đấy. Ông biết rõ lắm mà!
Và ông sẽ thấy huyện Tiên Lãng và UBND TP.HP rất “ưu ái tạo thuận lợi”
cho ông Vươn trong văn bản thu hồi 19,3 ha ao đầm mà không bồi thường
“một xu nào”?? Còn công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng ư? Xin ông ra
lệnh cho Ban thu hồi đất Huyện và TP.HP chịu khó lục lại (chứ đừng vì sợ
mà lén lút tiêu hủy phi tang nhé) những văn bản giao đất, biên bản thu
hồi đất, thì ông sẽ thấy UBND Huyện và TP.HP có rất nhiều “công lao vi
phạm pháp luật” giao đất và thu hồi đất với nông dân không đủ 20 năm
trên vùng khai hoang mở đất hoàn toàn trái với pháp luật đất đai 2003 và
hầu hết là cướp đoạt công sức lấn biển lấy bãi bồi khi thu hồi đất mà
không bồi hoàn một xu nào cho nông dân như Nghị định thông tư 84/CP
hướng dẫn những bước phải làm trong thu hồi đất.
Và bây giờ xin ông quá cố đọc xem từ báo chí truyền thông nhà nước
ta đăng tải, nhân dân xã Vinh Quang xác nhận công lao ông Vươn như thế
nào mà ông thì nói “không có tí công ích gì”? Và tiếp theo lời của ông
phát biểu “… đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn…” để biết vì sao những
đảng viên lão thành tham dự buổi họp ngày 17/2 cùng ký tên kiến nghị “
cách chức” ông – bởi ông bất kính xem tri thức của họ như các em bé mới
vào lớp một.
Trích từ Phóng sự “Người mang tên Vươn và hàng trăm ha đất ở Tiên
Lãng đã “vươn” ra biển như thế nào?” Trên Báo đối ngoại VietNam Economic
News (VEN) – (Bộ Công Thương) đã xuất bản trong ba số 30,31,32, số cuối
ra ngày 5/8/2008 và còn lưu trữ trên trang tin điện tử http:
/www.ven.vn.
“… Những lão nông trưởng thượng ở xã Vinh Quang nói: “… Nhờ
công sức vượt qua gian khó của anh Vươn mà bãi bồi phía Nam Cống Rộc
được chế ngự, đã giúp cho hàng trăm ha đất ven biển ở Tiên Lãng được bồi
đắp mạnh hơn, tuyến đê biển được đẩy lùi vào hàng chục nghìn mét và trở
nên vững chãi, an toàn cho thôn xóm. Cảm khái trước tâm huyết và công
sức của con người ấy, dũng cảm dám đối đầu với thiên nhiên, tết năm
1994, người cao tuổi nhất bấy giờ của làng Chùa (Vinh Quang) đã đem pháo
nổ ra Cống Rộc đốt mừng và nói: “Việc làm của anh Vươn đã làm thay đổi
cuộc sống của người dân xã Vinh Quang. Con cháu chúng tôi sẽ phải ghi
nhớ công ơn này. Và nếu được, tôi đề nghị phải đắp tượng anh Vươn”…” (Nguyên văn trên báo đối ngoại VietNam Economic News (VEN))
Ông Vũ Văn Kết kể về việc được thuê phá nhà:
Ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn (cho em trai là Đoàn Văn Quý
ở) nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi đất. Nhưng sáng 6/1, một
ngày sau vụ nổ súng chống đối cưỡng chế, ngôi nhà 2 tầng này đã bị máy
xúc san phẳng. Vết bánh xích xe còn hằn trên con đường dẫn vào ngôi nhà
một tuần sau đó.
Chiều 7/2, một tháng sau vụ phá sập nhà ông Vươn, ông Vũ Văn Kết
(42 tuổi), ông Đỗ Văn Đoàn (44 tuổi) và anh Đặng Văn Tài đã có cuộc gặp
gỡ báo chí. Thông tin họ đưa ra hoàn toàn trái ngược với phát ngôn của
lãnh đạo địa phương.
Theo ông Kết, 14h ngày 5/1, ông Phạm Đình Hoan – Bí thư xã Vinh
Quang đã điện thoại, nói ra Tổng hội Thanh niên xung phong gặp Ban cưỡng
chế. Khoảng 14h30 ông Kết có mặt và gặp ông Nguyễn Văn Khanh – Phó chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng – Trưởng ban cưỡng chế; ông Phạm Đăng Hoan –
Bí thư xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm – Chủ tịch xã Vinh Quang cùng
nhiều người trong Ban cưỡng chế.
“Anh Khanh, anh Hoan và anh Liêm nhờ tôi gọi hộ một máy xúc để cho
ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Tôi nhận lời và điện thoại cho anh Thái
(chủ máy xúc ở xã Hồng Thắng) nhưng do anh Thái bận nên tôi gọi cho chủ
máy xúc khác là anh Đỗ Văn Đoàn (xã Tiên Hưng)”, ông Kết kể.
Theo ông Đỗ Văn Đoàn, sáng 6/1, ông nhận được thông tin của ông
Kết, nói ban cưỡng chế thuê một máy cẩu ra đầm ông Vươn. “Chúng tôi đồng
ý làm với giá 500.000 đồng một giờ. Tôi có điều cháu ruột là Đặng Văn
Tài (lái máy cẩu) ra gặp anh Khanh, Hoa, Liêm và chỉ làm theo yêu cầu
của các anh ấy”, ông Đoàn nói.
Anh Đặng Văn Tài cũng cho hay: Sáng 6/1, anh được ông Đoàn ủy
quyền, giao lái xe xúc cưỡng chế khu vực đầm nhà ông Vươn lúc 7h sáng.
8h, ông Hoan, ông Liêm và nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt tại khu
vực đầm nhà ông Vươn.
“Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông
Hoan, ông Liêm. Đến 11h thì xong, tôi đưa đề nghị thanh toán cho ông
Hoan, với tiền công 1,5 triệu đồng cho 3 giờ”, anh Tài kể.
Theo thanh niên này, khi được lệnh ủi căn nhà hai tầng, anh thấy nó
đã bị phá nham nhở, phần bờ tường vỡ hết, chỉ còn lại những phần bằng
bê tông khó phá dỡ bằng thủ công.
Trước đó, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm khẳng định, nhà
ông Đoàn Văn Vươn nằm ngoài diện tích cưỡng chế và việc ngôi nhà 2 tầng
bị phá sập thì “phải hỏi huyện, xã không nắm được”. Còn Chánh văn phòng
UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định, đoàn cưỡng chế không có
lệnh nào và không có ai tham gia phá nhà dân.
Hiện Thành ủy Hải Phòng đã giao cho công an thành phố khẩn trương
điều tra, khởi tố vụ án phá nhà trông đầm của ông Đoàn Văn Vươn để xử lý
theo quy định của pháp luật.
(Phóng viên Hà Anh- VnExpress)
Hội viên Không muốn nghe Bí thư phát biểu.
Cựu Đại tá Lê Văn Thinh:
“Ông ấy đã nói như thế không đúng với kết luận của Thủ tướng.
Ông ấy nói thế nào là trong bụng, trong ruột, trong đầu ông ấy biết. Bọn
tôi thì thấy nói như thế là không đúng. Còn lý do gì, động cơ gì ông ấy
nói như thế thì phải trực tiếp hỏi ông ấy”
Kiến nghị của các Đảng viên lão thành: Đại tá Lê Văn Thinh, Đại tá
Nguyễn Cục và nguyên Phó Bí thư Huyện Kiến An Nguyễn Viết Phúc nói ông
Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã “nói trái với tâm tư suy nghĩ” của Hội viên
Câu lạc bộ Bạch Đằng đến mức cử tọa không muốn tiếp tục lắng nghe ông:
“Buổi nói chuyện của đồng chí BT.Thành đã ồn lên, mọi người
không muốn nghe nữa”. Kiến nghị tường thuật: “Kết thúc buổi nói chuyện,
một hội viên lên bục nói ngắn gọn: “Đồng chí Bí thư Thành ủy đã nói sai
sự thật, trái với kết luận của Thủ tướng, đồng chí ấy đã coi thường tất
cả chúng ta. Tôi là một Đảng viên kiến nghị Bộ Chính trị cách chức đồng
chí ấy đi”. Mọi người hoan nghênh ý kiến trên.”
Đến đây thì chắc chúng ta phải lắc đầu, khuyên ông Thành – Bí Thư
Thành ủy TP/Hải Phòng nên uống vài viên Paracetamol cho nó bớt nhức đầu,
trầm tỉnh lại, chứ không ông bấn loạn lên phát biểu linh tinh thêm nữa
thì nhân dân thành phố hoa phượng đỏ bức xúc người ta kéo nhau vào VP/TU
không phải mời mà “trói” ông ấy mang ra tòa quá .
Hoàng Thanh Trúc
BÀN VỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN
LS Trần Vũ Hải *
Vụ án chống cưỡng chế trái pháp luật tại khu đầm nhà ông Đoàn Văn
Vươn (vụ án Đoàn Văn Vươn) đã thu hút dư luận trong và ngoài nước, được
các chuyên gia phân tích dưới nhiều góc cạnh pháp lý. Giới luật sư cũng
quan tâm đặc biệt về vụ án này, ít nhất 10 luật sư đã đăng ký tham gia
bào chữa miễn phí cho các bị can. Riêng 2 bị can tại ngoại đã có ít nhất
6 luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Dư luận quan tâm đến việc
đảm bảo quyền bào chữa đối với các bị can bị tạm giam Đoàn Văn Vươn,
Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ (bị Cơ quan Điều tra khởi tố về
tội giết người theo Điều 93 BLHS và tội chống người thi hành công vụ).Theo yêu cầu của gia đình các bị can trên, cuối tháng 01/2011 luật sư Phạm Hồng Bách - Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự, luật sư Nguyễn Duy Minh – VPLS Duy Minh, đã đề nghị được cấp giấy chứng nhận bào chữa đối với các bị can bị tạm giam, cho đến nay những luật sư này chưa nhận được văn bản trả lời của Cơ quan Điều tra có được cấp hay không?
Ngày 01/02/2012, Cơ quan Điều tra đưa ra giấy viết tay mà bà Nguyễn Thị Thương (vợ bị can Vươn) xác nhận là chữ của ông Vươn, “chỉ đồng ý duy nhất luật sư Hùng là người bào chữa, tôi không đồng ý những luật sư do cơ quan pháp luật chỉ định và không đồng ý những luật sư do ai khác mời cho tôi. Nếu có những luật sư khác tham gia bào chữa thì tôi không đồng ý và từ chối làm việc”. Ngày 08/02/2012 luật sư Nguyễn Việt Hùng được cấp giấy chứng nhận bào chữa và ngày 14/02/2012 mới được gặp ông Vươn. Ngoài ra luật sư Hùng được ông Quý mời, đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Quý nhưng đến nay chưa gặp ông Quý. Theo thông tin chúng tôi nhận được 1 luật sư khác thuộc Văn phòng luật sư Kinh Đô (do ông Nguyễn Việt Hùng làm Trưởng Văn phòng) đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các bị can Sịnh, Vệ (do họ có thư mời được Cơ quan Điều tra chuyển đến) nhưng chưa gặp được các bị can này. Ngày 20/02/2012 luật sư Trần Đình Triển và luật sư Nguyễn Duy Minh được cấp giấy chứng nhận bào chữa đối với 2 bị can tại ngoại là Phạm Thị Hiền (vợ bị can Quý), Nguyễn Thị Thương (vợ bị can Vươn), bên cạnh một số luật sư của Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự. Cũng trong ngày 20/02/2012, bà Thương bà Hiền thông báo bằng văn bản cho Luật sư Trần Đình Triển biết, điều tra viên gợi ý các bà không mời thêm luật sư và ký văn bản cam kết không mời thêm luật sư, nhưng 2 bà không đồng ý với gợi ý này.
Với những sự kiện trên, chúng tôi bình luận như sau:
1 – Cơ quan Điều tra công an TP. Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng Điều 57 khoản 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) khi không đề nghị Đoàn luật sư TP. Hải Phòng phân công luật sư để bào chữa cho các bị can ngay sau khi họ bị khởi tố về tội giết người (với mức án cao nhất là tử hình). Cơ quan Điều tra cũng vi phạm thời hạn trả lời đề nghị của luật sư theo Điều 56 khoản 4 BLTTHS (phải cấp hoặc nếu từ chối, không cấp phải nêu rõ lý do trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đề nghị của luật sư).
2- Việc gợi ý bà Thương bà Hiền không nhờ thêm luật sư của Điều tra viên là không thể chấp nhận được, vi phạm nghiêm trọng quyền bào chữa của bị can theo Hiến Pháp và BLTTHS. Việc yêu cầu 2 bà ký vào bản cam kết đã soạn sẵn, khiến các Điều tra viên này bị nghi ngờ về tính khách quan.
3- Các bà Thương, bà Hiền hiện tại ngoại đã bị gợi ý, yêu cầu liên quan đến việc lựa chọn luật sư, khiến dư luận cho rằng những bị can bị tạm giam cũng sẽ bị gợi ý, yêu cầu tương tự. Các bị can bị tạm giam càng dễ bị khống chế hơn so với các bị can tại ngoại và do đó những văn bản có chữ ký của họ chưa chắc thể hiện ý nguyện của họ. Lá thư của ông Vươn với nội dung “ tôi không đồng ý những luật sư do cơ quan pháp luật chỉ định và không đồng ý những luật sư do ai khác mời cho tôi. Nếu có những luật sư khác tham gia bào chữa thì tôi không đồng ý và từ chối làm việc” chưa từng có trong lịch sử tố tụng. Thực tế có khá nhiều trường hợp bị can từ chối luật sư tuy nhiên sau này các bị cáo vẫn tiếp tục nhờ luật sư và họ có nói rằng ký văn bản từ chối là do Cơ quan Điều tra gợi ý yêu cầu thậm chí thúc ép, nhưng chưa có trường hợp nào bị can chỉ đích danh luật sư này và quyết tâm không nhờ luật sư khác (kể cả gia đình mời, đề nghị).
4- Riêng đối với các bị can Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ, những người chắc chắn không quen biết luật sư đồng nghiệp của luật sư Hùng, vậy tại sao họ mời đích danh luật sư này mà không mời luật sư của Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự? (cũng đã được gia đình yêu cầu). Phải chăng, Cơ quan Điều tra đã lựa chọn hộ luật sư cho những người này. Nếu đúng như vậy, từ nay BLTTHS cần bổ sung quy định mới về chức năng của Cơ quan Điều tra là lựa chọn luật sư cho bị can và gia đình bị can không nên lựa chọn luật sư hộ cho bị can tạm giam, và luật sư cần ký hợp đồng với Cơ quan Điều tra (để đảm bảo được thanh toán thù lao, chi phí do bị can bị tạm giam không có khả năng đó).
5 – Theo chúng tôi, các luật sư nhận nhiệm vụ bào chữa trong vụ án này cần hợp tác, cần xác định ý nguyện thực sự của các bị can, đặc biệt những người bị tạm giam, xem họ có muốn mời thêm những luật sư khác (được gia đình đồng ý), vì việc tham dự hỏi cung bị can bị tạm giam và tham gia các hoạt động tố tụng khác trong giai đoạn điều tra tốn nhiều thời gian công sức của luật sư, một luật sư khó có thể kham nổi (nhất là khi họ bào chữa miễn phí).
6 – Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đến vụ án này, cần giám sát xem có sự việc Cơ quan Điều tra vi phạm quyền bào chữa của bị can và quyền của luật sư hay không?, để có ý kiến kịp thời đối với các Cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương, để chấm dứt tình trạng Cơ quan Điều tra gây khó khăn cho luật sư hoặc chỉ chấp nhận những luật sư “phù hợp” với Điều tra viên.
Thành ủy Hải phòng đề nghị cảnh cáo về mặt đảng với bí thư huyện Tiên Lãng, đề nghị các chức chủ tịch huyện Tiên Lãng
Culangcat
CLC: Nhẹ hều.
“Căn cứ báo cáo kiểm điểm của tập thể Ban
Thường vụ Huyệnủy Tiên Lãng và các cá nhân liên quan; Tờ trình của Ủy
ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Ban Thường vụ
Thành ủy Hải Phòng đã thảo luận và quyết định thi hành kỷ luật đối với
tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng, kỷ luật cảnh cáo”.
Thực hiện Thông báo Kết luận số 43/TB-VPCP ngày
10/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/2, dưới sự chủ trì của Bí thư
Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố,
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp, xem xét, quyết định thi hành kỷ
luật đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và các cá nhân có
liên quanđến vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện
Tiên Lãng.
Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương tham dự cuộc họp này.
Căn cứ báo cáo kiểm điểm của tập thể Ban Thường vụ Huyệnủy Tiên Lãng và các cá nhân liên quan; Tờ trình của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã thảo luận và quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng, kỷ luật cảnh cáo.
Đối với các cá nhân:
- Ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy: kỷ luật cảnh cáo
- Ông Lê Văn Hiền, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện: kỷ luật cách chức Huyện ủy viên; kỷ luật hành chính: đề nghị cách chức Chủ tịch huyện
- Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, kỷ luật cách chức Huyện ủy viên; kỷluật hành chính: đề nghị cách chức Phó Chủ tịch huyện
- Ông Hoàng Đăng Chinh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện: kỷ luật cảnh cáo
- Ông Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện: kỷ luật cảnh cáo.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cá nhân gây hậu quả do quyết định hành chính của mình xin lỗi và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đồng thời, giao Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố, Ban Tổ chức Thànhủy; Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; Công an thành phố; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố; Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định của Ban Thường vụ Thànhủy Hải Phòng./.
Căn cứ báo cáo kiểm điểm của tập thể Ban Thường vụ Huyệnủy Tiên Lãng và các cá nhân liên quan; Tờ trình của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã thảo luận và quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng, kỷ luật cảnh cáo.
Đối với các cá nhân:
- Ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy: kỷ luật cảnh cáo
- Ông Lê Văn Hiền, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện: kỷ luật cách chức Huyện ủy viên; kỷ luật hành chính: đề nghị cách chức Chủ tịch huyện
- Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, kỷ luật cách chức Huyện ủy viên; kỷluật hành chính: đề nghị cách chức Phó Chủ tịch huyện
- Ông Hoàng Đăng Chinh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện: kỷ luật cảnh cáo
- Ông Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện: kỷ luật cảnh cáo.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cá nhân gây hậu quả do quyết định hành chính của mình xin lỗi và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đồng thời, giao Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố, Ban Tổ chức Thànhủy; Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; Công an thành phố; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố; Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định của Ban Thường vụ Thànhủy Hải Phòng./.
Đoàn Minh Huệ/ TTXVN
Vợ ông Vươn: Tôi vừa gửi đơn lên Chủ tịch nước xin được đặc cách, phóng thích không phải truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể gia đình tôi
Sao mà cái xứ “dân chủ gấp vạn lần bọn tư sản” mà Dân làm chủ ,mà mính làm không sai vẫn XIN CHO????
Culangcat
Ngày 21-2, ông Lương Văn Trong (Phó Chủ tịch Liên chi hội
Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng) thay mặt các hội viên gửi
công văn đến ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đề nghị ba
việc.
Ông Lương Văn Trong – Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng |
Thứ nhất là chỉ đạo cho cơ quan chức năng xây dựng phương án kiểm
đếm thực hiện việc bồi thường cho toàn thể hội viên và nhân dân nuôi
trồng thuỷ sản bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất trái phép, theo đúng
trình tự mà Nhà nước đã quy định trước khi ban hành Quyết định thu huỷ
các Quyết định thu hồi đất mà Thủ tướng đã chỉ đạo.
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) nói “Tôi vừa gửi đơn lên Chủ
tịch nước xin được đặc cách phóng thích không phải truy cứu trách nhiệm
hình sự với toàn thể gia đình tôi…”
|
Ba là đề nghị xem xét, xử lí kỷ luật và truy tố đối với một số lãnh đạo Huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang.
Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất
của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong
vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội
bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.
Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49
tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt
tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và
Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành
công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm
đi khỏi nơi cư trú.
|
Lam Khê/Tiền Phong
VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 19: Nguyên ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định ‘VỤ TIÊN LÃNG NGUY HIỂM HƠN VỤ THÁI BÌNH”
Cu Vinh tặng sách, uống rượu và tâm sự cùng ông Phạm Thế Duyệt
__________________________________
Tin mới: Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thống nhất cách chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và cách chức Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, cảnh cáo: Bí thư huyện ủy Tiên Lãng, trưởng công an huyện, chỉ huy trưởng huyện đội Tiên Lãng.Đây là những động tác chuẩn bị cho việc Khởi tố vụ án lớn về Tiên Lãng, liên quan đến quan chức từ thành phố đến xã.
Tình hình lại nóng lên.
______________________________________________
Chiều nay mình gọi cho anh Tiên con trai bác Duyệt hỏi Cụ ở nhà không. Anh Tiên nói có có, Vinh tới đi. Mình tới. Ông ra tới cổng cầm tay mình, lâu quá mới gặp Vinh, khỏe không em. Mình tặng cuốn sách, nói, em có cuốn sách mới ra tặng anh. Ông Duyệt tự pha hai cốc rượu to, đặt lên bàn. Nói uống đi Vinh.
Mình nói em đi lên đi xuống Tiên Lãng Hải Phòng mấy chục lần, buồn vui lẫn lộn, cả thất vọng, cả tức tối, cả day dứt, cả băn khoăn, và nghĩ, vụ Tiên Lãng Hải Phòng dứt khoát phải đưa lên Trung ương xử lý. Bởi vì đến bài phát biểu của Bí thư Thành có nhiều thông tin ngược lại với kết luận của Thủ tướng là hết rồi.
Ông Duyệt gật đầu, mình biết, mình có nghe, có đọc trên báo mạng, có thấy vấn đề này, rõ ràng, lãnh đạo Hải Phòng đã không đủ tầm, không đủ sức, và không đúng.
Trước đấy ông ấy đã nói khác, rồi Thủ tướng yêu cầu 3 lần báo cáo sự thật, rồi đã báo cáo sự thật, đã chấp nhận kết luận của Thủ tướng, nay lại nói khác hẳn, trước đây ông ấy nhận khuyết điểm trước Bộ Chính trị, trước Trung ương, giờ lại nói khác…
Trầm ngâm một lúc, mình hỏi cái vụ Thái Bình ngày trước, anh chính là người được Bộ Chính trị cử làm tổ trưởng về giải quyết, anh làm thế nào?
Ông kể: Tôi vào cuộc Thái Bình 6 tháng giời. Lăn lộn cùng anh em, chưa bao giờ mình có cái chuyện vướng vấp, xử lý đến nơi đến chốn. Không đơn giản để mình xử lý tốt vụ Thái Bình được đâu, mà là cả quá trình rèn luyện cá nhân, trưởng thành từ một công nhân mỏ, thấu hiểu vô cùng cuộc sống, nguyện vọng của người lao động, của nhân dân. Cái chính là phải hiểu, phải chia sẻ, phải vì lợi ích chính đáng của nhân dân.
Mình lăn lộn, cùng anh em trong tổ công tác, nắm hết mọi việc, nắm tận từng người dân, tìm rõ nguyên nhân, đề xuất xử lý cán bộ. Có người lúc đầu nói, sợ đồng bào công giáo bị kích động, chống lại chính quyền. Làm gì có chuyện đó. Quân ta cả đấy. Xử lý rất nghiêm. Chủ tịch tỉnh Thái Bình là ủy viên Trung ương cũng phải ra khỏi Trung ương, thôi chức Chủ tịch tỉnh. Thôi chức Bí Thư tỉnh ủy. 2/3 ủy viên Thường vụ tỉnh ủy hoặc bị các hình thức kỷ luật hoặc phải chuyển công tác. Làm nghiêm trên tỉnh rồi làm nghiêm kỷ luật xuống các huyện, xuống xã.
Kỷ luật nặng như vậy mà anh em bị kỷ luật đều vui vẻ chấp hành kỷ luật, vì căn bản là cách làm, cách xử lý của chúng mình, nắm chắc câu chuyện, xử lý nghiêm khắc, nói ra có chứng cứ, bằng cứ sai phạm của từng đồng chí, phân tích thấu tình đạt lý khuyết điểm sai phạm của từng đồng chí trên tinh thần trung thực, tôn trọng sự thật, tôn trọng kỷ luật Đảng.
Xử lý xong, mình còn lên Hà Nội, tổ chức một hội nghị cán bộ trung cao cấp là người Thái Bình, mình trình bày mọi việc như thế, xử lý như thế, phương pháp như thê, mức độ xử lý như thế, có ai phàn nàn không? Tất cả đều đồng tình ủng hộ.
Tôi lại gặp 28 Bộ trưởng, thứ trưởng, lúc bấy giờ Hoàng Trung Hải ( nay là Phó Thủ tướng) còn là Tổng giám đốc Điện lực, tôi nói, các đồng chí đều là con em Thái Bình, về Thái Bình ngay, có cái gì trong khả năng các đồng chí giúp Thái Bình được thì hết sức giúp, dù tình hình còn phức tạp, nhưng phải nâng cao đời sống, các anh đều là con em Thái Bình, có chức vụ, phải ra sức giúp, ai bảo cục bộ địa phương, tôi chịu trách nhiệm. Vừa phải xử lý nghiêm kỷ luật cán bộ vừa phải nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.
Mình đã chỉ đạo anh em, biến chủ trương, biến các việc làm đúng đắn, các xử lý kỷ luật nghiêm túc thành Nghị quyết của tỉnh ủy, thấy sai nhận sai, có sai phải xử lý nghiêm túc, rồi xốc lại đội ngũ, cùng đoàn kết lãnh đạo phong trào đi lên.
Nguyên nhân xảy ra vụ Thái Bình hồi đó giống vụ Hải Phòng Tiên Lãng bây giờ: quan liêu, xa dân, nhưng Thái Bình ở diện rộng, tuy nhiên tính chất nguy hiểm phức tạp không bằng vụ Tiên Lãng này đâu. Ở Vụ Tiên Lãng, diễn ra cảnh lực lượng ta trang bị vũ khí chủ động như thế, đàn áp dân như thế, trắng trợn…thế thì không được, phải xử lý, mà Trung ương phải xuống, Hải Phòng không tự làm được được đâu, qua diễn biến vừa rồi thì biết.
Mình chẳng muốn phát biểu gì đâu, chỉ là tâm sự với Vinh. Hôm nay mình đi thăm mấy gia đình anh em bạn bè. Thời mình làm Bí thư thành ủy Hà Nội đến giờ, 4 ông Phó Bí thư của mình “đi” cả rồi. Đời người ngắn ngủi, về hưu muốn có anh em quây tụ tình cảm, thì lúc còn quyền cao chức trọng phải sống cho tử tế phải không Vinh.
____________________________
Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang
Đúng là đảng Hải Phòng!
Khi mình viết bài Đảng Hải Phòng ( tại đây!) có anh bạn học thời phổ thông ( bây giờ làm to tổ bố) nhắn tin, nói ông cực đoan bỏ mẹ. Làm gì có Đảng Hải Phòng. Thời Hà Trọng Hòa thông tin bưng bít mới có Đảng Thanh Hóa, bây giờ mạng méo tràn ngập, thông tin nhạy bén, chẳng ai to gan dám “lập” Đảng riêng đâu. Tất nhiên mình cãi lại, nó cũng không chịu, cãi qua cãi về cả trăm tin nhắn, cãi mỏi tay rồi huề, hi hi.
Cái lý của anh bạn mình là: dù các ông Hiền, Liêm, Ca, Khánh, Thoại, cả ông Điền nữa, dám to gan đem nạng chống trời mà ông Thành bí thư vững vàng thì họ chẳng làm gì tốt. Nó còn mắng mình, nói mày biết đéo gì. Tao từng làm việc với ông Thành tao biết, lão là kẻ có học, ngu gì a dua theo mấy đứa chân đất mắt toét. Nó nói thế thì mình tịt, vì mình chẳng biết ông Thành là méo hay tròn. Nếu không có vụ Tiên Lãng, cầm chắc đến chết mình vẫn không biết ông Thành là ai.
Không cãi được anh bạn cũng tức, nhưng nếu nó nói đúng thì mình cũng mừng. Mình nói đảng Hải Phòng nhưng nếu vụ Tiên Lãng chỉ là lỗi cục bộ, không phải lỗi hệ thống thì mừng quá đi chứ, ai cũng mừng chẳng phải riêng mình. Chẳng dè tin đâu như sét đánh ngang/ ông Thành đang tốt chuyển sang cù nhầy. Tại CLB Bạch Đằng, trước 500 bô lão Hải Phòng, ông Thành đã ngang nhiên công khai chống lại chỉ thị của Thủ tướng ( Tại đây!): “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngượi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch- trốn nợ thuế- không có tí công tích gì-trong khí đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”!!!”
Xem ra cái cách nói năng của ông Thành cũng chẳng khác mấy ông Chuân, phó ban tuyên giáo huyện Tiên Lãng ( tại đây!), rõ là quan nào quân nấy, thầy nào tớ nấy. Chỉ khác là ông Chuân thì lo “bọn xấu lợi dụng”, ông Thành có cái lo to hơn, hệ thống hơn, ấy là lo “nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”!! Hi hi rõ là cái lo của ông quan có học (!) Chết cười.
Hôm qua còn có người nghi ngờ tính xác thực của thông tin, vì chỉ thấy blog đưa tin thôi còn các báo lề phải thấy im re. Nhưng sáng nay báo Dân Việt, báo Pháp Luật tp HCM đưa rồi nhé. ViệtNamnet có bài: Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát công việc ( tại đây!), tướng Nguyễn Quốc Thước đã lớn tiếng khẳng định: “Tôi nhắc lại, nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.” Hu hu tội to đùng, chống lại thủ tướng đã nguy, chống lại nghị quyết của Đảng thì chỉ có nước đi ăn mày! Ngay khi mình viết những dòng này, có người nhắn tin:” nhà báo đang pv đại tướng Lê Đức Anh, cụ đang đập bàn” Chết chết chết, có mà chạy đằng giời!
Thế là rõ rồi nhé, từ xã lên tỉnh, từ chính quyền đến đảng đều một mực bảo vệ Tiên Lãng, chống lại chỉ thị của Thủ tướng và nghị quyết 4 của Đảng. Đúng là đảng Hải Phòng, bỏ vào cối đâm cũng không trật. Đảng này có “truyền thống” chống lại thủ tướng cả chục năm rồi chứ không phải bây giờ. Hồ Trung Tú vừa mail cho mình: “Sáng nay TV có đưa tin một vụ tương tự còn trắng trợn hơn vụ TL cách đây đã I0 năm, có đưa ảnh quyết định có chữ ký của Ông Thành BT Hải Phòng ( lúc đó là Phó chủ tịch TP).” Đó là vụ xảy ra cách đây mười năm tại huyện Cát Hải, báo công an tp HCM có phóng sự Hành vi xem thường pháp luật , đăng hai kì. Kì 1 ( tại đây!) kì 2 ( tại đây!) : “Ngay khi dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, những cán bộ có quyền đã cố tình làm trái các quy định của Nhà nước để nâng khống hạng đất, đơn giá bồi thường và hỗ trợ không đúng đối tượng.
Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên là phóng viên báo QĐND đã viết bài: ÔNG THÀNH ĐÃ SAI LẦM CÓ HỆ THỐNG ( tại đây!) kể chuyện ông Thành đã giải cứu cho ông Chu Minh Tuấn trong vụ tiêu cực đất đai ở Đồ sơn năm 2004-2006, thời mà ông Thành là phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Chính ông Thành đã gửi công vănsố 1819/UBND-ĐC đề nghị xem xét, miễn xử lý trách nhiệm hình sự cho ông Chu Minh Tuấn: “UBND TP Hải Phòng cho rằng sai phạm của một số cá nhân trong vụ Đồ Sơn “chưa gây ra hậu quả”, nhất là hậu quả về kinh tế. “Các cá nhân có sai phạm đã được xử lý về hành chính kịp thời, bộ máy cán bộ đã được kiện toàn, tình hình địa phương đã ổn định, dư luận đồng tình (!?)”, công văn nêu rõ. Vì vậy, UBND TP tiếp tục đề nghị Viện KSND tối cao “xem xét miễn xử lý các cá nhân có liên quan đến vụ án theo trình tự tố tụng hình sự”. Thế là, với chức vụ, quyền hạn của mình, ông Thành đã cứu nguy cho các “đệ tử”, đẩy vụ việc kéo rê, kéo dài dẫn tới “chìm xuồng” theo ý đồ của ông ta.”
Còn nhiều chuyện lắm, nhưng chỉ chừng đó cũng đã biết đảng trưởng đảng Hải Phòng đã có thành tích bất hảo như thế nào. Mình chuyển hai kì phóng sự này và bài viết của đại tá Bùi Văn Bồng cho anh bạn, nói đọc đi, chuyện ông Thành có học của mày đấy. Nó đọc xong, nhắn tin: ” Đúng là đảng Hải Phòng thật mày ạ. Đ. mẹ!“ Hi hi.
………………….
P/S: Ngay khi Quê choa đưa bài: Phản ứng của các bô lão Hải Phòng trước phát biểu của Bí thư Nguyễn Văn Thành tại CLb Bạch Đằng ( tại đây!), có cái còm thắc mắc đại ý: tại sao ông Thành nói bậy thế mà ông Vũ Khoan ngồi đấy không phản ứng gì cả? Ông Vũ Khoan đã thư email cho mình, trả lời như sau:
“Hôm nay xem link của một ông bạn liên quan tới tin trên mạng quechoa nói về cuộc gập giữa ông Bí thư Thành ủy Hải phòng với các cụ ở CLB Bạch Đằng tôi mới biết có người thắc mắc về việc vì sao tôi lại có mặt ở đó.
Thực ra câu chuyện như sau: hàng năm CLB Bạch đằng đều mời tôi về nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế với các cụ cán bộ nghỉ hưu. Năm nay cũng vậy. Các cụ mời tôi từ trước khi xẩy ra vụ Tiên Lãng; sau khi xẩy ra vụ này tôi có gợi ý các cụ hay để khi khác nhưng các cụ tha thiết mời tôi và nói “việc nào đi việc đấy, các cụ rất mong đợi và mọi việc thu xếp hết rồi”. Về vụ Tiên làng tôi đã bầy tỏ thái độ trên Vietnamnet vào buổi sáng hôm Thủ tướng họp với các ngành và lãnh đạo HP, trong bài đó tôi rút ra 6 điều (có khoảng 15.000 người truy cập, ai quan tâm có thể xem).
Khi xuống mới biết rằng, trước khi tôi nói chuyện thì Bí thư Thành ủy đến báo cáo về vụ Tiên lãng; chỉ sau khi Bí thư nói xong các cụ mới mời tôi đến và tôi chỉ gập anh Thành vài phút ở phòng chờ, hoàn toàn không biết gì về nội dung cuộc gập của anh Thành với các cụ.
Vậy thông báo cho anh biết, nếu có thể đưa lên mạng để mọi người biết rõ, khỏi lăn tăn gì.”
Suy ngẫm về hai chữ nhân dân
TRƯƠNG VĂN DŨNG – NguyentuongthuyKể từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay đã gần 70 năm. Hiến pháp 1946 với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Cũng từ đó lại sinh ra ủy ban nhân dân các cấp từ tỉnh (thành phố) huyện (quận) đến xã (phường). Tiếp theo là tòa án nhân dân các cấp, viện kiểm soát nhân dân các cấp. Kế tiếp là quân đội nhân dân “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, rồi công an nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Chưa hết, các danh hiệu cũng phải có chữ nhân dân như: anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân …
Theo tôi hiểu, những điều vừa nêu trên nhằm mục đích tất cả vì nhân dân phục vụ hướng tới mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nhưng cũng thật đáng buồn, cũng từ 2 chữ nhân dân ấy, bị lạm dụng quá nhiều để đổ tội cho dân. Xin nêu một vài dẫn chứng sau đây:
1. Một ông bị quy chụp vào tội hoạt động lật đổ chính quyền, nếu trước đó, bị qui là phản động, nằm trong sổ đen thì họ nói đã từng nợ máu với nhân dân. Sau khi xét xử xong, các báo đài phải có nhiệm vụ thông tin ”xử đúng người đúng tội đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình ủng hộ”. Nhưng quả thực, chẳng riêng gì tôi mà còn rất nhiều người không biết ông đó là ông nào mà cũng chẳng thấy ông đó làm hại gì đến mình, cũng chẳng được nhà báo nào thăm dò ý kiến, thế mà vẫn cứ “được nhân dân đồng tình ủng hộ” .
2. Đường vừa làm xong, ngày mai tiếp tục đào bới lên, dân không có lối đi, đường bị ùn tắc, bắt buộc phải đi trên vỉa hè thì họ lại bảo dân không có ý thức.
3. Còn nhớ trận lụt lịch sử cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008, Hà Nội khi đó như một biển nước, dân không đi lại được, cảnh màn trời chiếu đất, nhiều gia đình không có chỗ ở, Trận lụt đó, Hà Nội có gần hai chục người chết.Thế mà có vị lãnh đạo thành phố đã không động viên an ủi, chia sẻ giúp dân, lại còn lớn tiếng rằng ”dân ta bây giờ không như trước, cái gì cũng ỷ vào nhà nước”. Thử hỏi ông đã làm được gì, đưa ra giải pháp gì, sao lại để cho dân khốn khổ đến như vậy.
Những vấn đề dính đến dân thì nhiều lắm không sao kể xiết được. Từ đó trở đi, hai chữ nhân dân cứ ám ảnh trong tâm trí tôi. Một lần tâm sự anh bạn là đảng viên lâu năm, tôi có than phiền rằng “năm vừa rồi gẫy nhịp cầu Cần Thơ, chết nhiều dân quá. Xảy ra vụ tham nhũng PMU 18, tiếp đến là vụ VINASHIN thất thoát đến mấy tỉ đô, như thế là mất vào tiền thuế của dân thôi”. Anh bạn tôi phán một câu rất xanh rờn: “Chẳng qua đấy cũng chỉ là tại dân thôi”. Tôi bảo “Sao anh lại đổ cho dân?” Anh bảo tôi: “Cứ bình tĩnh đã, tôi sẽ giảng giải cho anh rõ thế này nhé: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, chẳng tại dân là gì?” Tôi nghĩ không nên tranh cãi nữa, liền chấm dứt câu chuyện.
Nhiều khi tôi ngồi nghiền ngẫm suy nghĩ thấy đảng ta cũng tài tình khéo léo thật, biết dựng lên những nhóm quần chúng tự phát kết hợp với chính quyền thành phố Hà Nội để đàn áp tôn giáo trong đó có tòa khâm sứ và giáo xứ Thái Hà. Hậu quả nhỡ thế nào thì đổ lên đầu nhân dân tự phát. Không chỉ có thế mà còn dựng lên những nhóm quần chúng nhân dân làm chân gỗ cho chính quyền, trả lời phỏng vấn của báo chí, đài truyền hình. Đài truyền hình còn xuyên tạc, bôi xấu cắt xén bài phát biểu của đức tổng Ngô Quang Kiệt. Rồi vụ án hai bao cao su của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, vụ bôi nhọ xúc phạm các nhân sĩ trí thức và người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc, cứ tha hồ mà nói. Nếu có kiện thì đi mà kiện củ khoai, yên tâm đã có bộ máy công quyền bảo kê rồi.
Nóng bỏng nhất hiện nay là vụ việc ở Tiên Lãng – Hải Phòng. Chính quyền đã huy động hai lực lượng vũ trang là công an nhân dân và quân đội nhân dân, trang bị đến tận răng, điều động cả chó nghiệp vụ để tấn công nhà anh Vươn và anh Quý. Bị anh em họ Đoàn kháng cự bất ngờ, hậu quả 4 chiến sĩ công an 2 chiến sĩ quân đội bị thương. Anh em anh Vươn không hề hấn gì, rút lui an toàn. Chính quyền không làm gì được tức quá mất khôn, phá bằng địa ngôi nhà 2 tầng của anh em họ Đoàn. Ông Đỗ Hữu Ca lại còn huênh hoang khoe đó là hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay, có thể viết thành sách.
Sau khi sự việc xảy ra, ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng đổ vấy cho dân: “nhân dân quá bức xúc mà phá”. Lời phát biểu ấy như giọt nước làm tràn ly. Người dân đã bị dồn nén bao năm nay, đã cất lên tiếng đấu tranh để chống lại quan tham vô lại.
Tôi có cảm tưởng giờ đây, công an nhân dân, quân đội nhân dân coi dân như kẻ thù. Còn nhớ thời kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ công an nhân dân rất đẹp, rất gần gũi với dân. Nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi tình quân dân mà nhiều người còn thuộc như “Vì nhân dân quên mình”, “Bầm ơi”, “Các anh về” …
Khi giành được chính quyền, lực lượng công an nhân dân còn rất non trẻ trong trứng nước. Bác Hồ đã có 2 câu nói về vai trò của nhân dân, dạy bảo công an phải biết dựa vào dân, tranh thủ sự ủng hộ của dân để hoàn thành nhiệm vụ:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Có lẽ bây giờ, quân đội, công an nhận thức ra điều đó không còn phù hợp với mình nữa nên họ lặng lẽ chuyển sang thành ngữ “còn đảng còn mình”. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ công an nhân dân năm nào đã bị méo mó đi rất nhiều. Họ đã quay súng đàn áp và bắn lại nhân dân.
Khi đã cảm thấy đủ lông đủ cánh, họ đã trở mặt, đểu cáng với dân. Chỉ mấy năm gần đây thôi, hàng chục sinh mạng của dân bị tước đoạt khi rơi vào tay công an, trong đó có cả người già và trẻ em. Thật là khủng khiếp, không thể tưởng tượng nổi.
Trương Văn Dũng
Tác giả gửi cho NTT blog
GIẢI MẬT: TRẢI NGHIỆM CHUYỆN BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT VÀO THẬP NIÊN 1990
Tác giả: Lý Gia Trung -Người dịch: Quốc Thanh -29-4-2010
Ngày 18 tháng 1 năm 1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa mới được thành lập không lâu đã thiết lập ngay quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi đã công nhận nhà nước này. Từ thập niên 60 đến thập niên 70 của thế kỷ 20, Trung Quốc với tư cách là hậu phương lớn của Việt Nam, đã chi viện toàn lực cho các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, nhân dân hai nước kết tình hữu nghị sâu đậm. Hồ Chí Minh từng dùng câu thơ “Mối tình hữu nghị Việt-Trung. Vừa là đồng chí vừa là anh em” để ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt.Từ sau thập niên 70 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, quan hệ giữa hai nước gặp khó khăn. Vấn đề chủ yếu là Việt Nam đưa quân xâm chiếm Campuchia, dẫn đến căng thẳng cục diện khu vực, đồng thời khiến cho mối quan hệ Trung-Việt bị rơi xuống đáy. Đến giữa thập niên 80, Việt Nam ý thức được gánh nặng trầm trọng do vấn đề Campuchia mang lại, nên vào tháng 3 năm 1985, lần đầu tiên đã tỏ ý muốn rút quân ra khỏi Campuchia. Tháng 12 năm 1986, sau khi Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng Bí thư, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam càng chú trọng bắt tay vào việc điều chỉnh các chính sách đối nội, đối ngoại ở biên độ lớn hơn, mong muốn giải quyết vấn đề Campuchia và cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình cũng đưa ra ý tưởng ổn định biên giới phía nam. Lúc này, mối quan hệ Trung-Việt tuy ở vào trạng thái không bình thường, nhưng cả hai bên đều cân nhắc đến đến chuyện áp dụng một sáng kiến làm dịu căng thẳng nào đó.
Hòa giải
Lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày 14 tháng 12 năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi điện tới Đại Sứ quán Trung Quốc nói, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đinh Nho Liêm, mời Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Lý Thế Thuần tới Bộ Ngoại giao Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng ngày 15 để bàn về vấn đề quan hệ giữa hai nước, hy vọng Đại sứ Lý Thế Thuần cho biết, xem có thể tới đúng hẹn được không. Xét về lý, đại sứ tới Bộ Ngoại giao nước sở tại là chuyện hết sức bình thường, nhưng kể từ khi mối quan hệ Trung-Việt trở nên xấu đi, nên Đại Sứ quán Trung Quốc gần như không còn qua lại gì với các bộ, ngành phía Việt Nam nữa. Cho nên, phía Việt Nam bất ngờ gọi điện tới như vậy tất nhiên đã khiến cho sứ quán hết sức thận trọng, không dám khinh suất bày tỏ thái độ, mà ngay lập tức báo cáo thỉnh thị trong nước. Tối hôm đó, trong nước đã trả lời là, Lý Thế Thuần có thể tới gặp Đinh Nho Liêm, chủ yếu là xem đối phương nói những gì để báo cáo lại với trong nước, đồng thời cũng tìm hiểu luôn ý đồ của phía Việt Nam, nhưng không cần phải bày tỏ thái độ gì trong cuộc gặp mặt.
Sáng ngày 15, đúng giờ hẹn, Lý Thế Thuần tới Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đinh Nho Liêm trao trực tiếp bức thư của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gửi cho Bộ trưởng Tiền Kỳ Tham, yêu cầu phía Trung Quốc đồng ý cho Nguyễn Cơ Thạch được tới Bắc Kinh vào trước tháng 3 năm 1989 để tổ chức cuộc gặp mặt với Tiền Kỳ Tham. Bức thư viết: “Chúng tôi cho rằng, thời cơ để hai nước Việt-Trung ngồi lại với nhau đã chín muồi. Chúng ta hãy hợp tác với nhau, trên cơ sở đặt nền móng hòa giải dân tộc giữa các bên ở Campuchia để tạo điều kiện cho việc đi đến các giải pháp chính trị một cách ổn thỏa. Theo tinh thần này, tôi mạn phép được tới Bắc Kinh trong thời gian sớm nhất mà ông cho là thích hợp, để tổ chức một cuộc gặp mặt bí mật hoặc công khai”.
Đinh Nho Liêm còn bổ sung thêm, Nguyễn Cơ Thạch trước đây từng 2 lần yêu cầu được tới Bắc Kinh, phía Trung Quốc đều nói Tiền Kỳ Tham đang bận công việc, xin phía Việt Nam thông cảm. Hiện tại phía Việt Nam mong ông Tiền Kỳ Tham có thể thu xếp được thời gian trong vòng 3 tháng để gặp Nguyễn Cơ Thạch. Phía Việt Nam thực sự mong muốn sớm giải quyết được vấn đề Campuchia, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhằm thuận ứng được với xu thế phát triển chung của thế giới hiện tại.
Trong nước đã nghiên cứu cẩn thận bức thư của Nguyễn Cơ Thạch, cùng buổi nói chuyện với Đinh Nho Liêm, cho rằng lập trường của Việt Nam về vấn đề Campuchia đã xuất hiện việc giảm lập trường cứng rắn mới, có thể tiến hành tiếp xúc với phía Việt Nam về vấn đề quan hệ Trung-Việt và nhất là về vấn đề Campuchia. Nhưng xét về cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng ngoại giao hai nước là một sáng kiến chính trị quan trọng, thì trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước khi ấy, thời cơ vẫn chưa chín muồi.
Tiếp đó, vào ngày 23 tháng 12 đã trả lời Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc mời Lý Thế Thuần hẹn với Đinh Nho Liêm: Phía Trung Quốc cho rằng, vẫn còn nhiều công việc chuẩn bị phải làm để thực hiện cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng ngoại giao hai nước, đề nghị phía Việt Nam cử một thứ trưởng ngoại giao tới Bắc Kinh trong thời gian gần nhất về việc này, để sớm tổ chức trao đổi nội bộ về các giải pháp chính trị, giải quyết vấn đề Campuchia. Phía Trung Quốc còn đề nghị không công bố công khai bức thư của Nguyễn Cơ Thạch, chuyện trao đổi tiếp xúc giữa hai bên cũng không đưa tin công khai.
Sáng ngày 24 tháng 12, Lý Thế Thuần tới gặp Đinh Nho Liêm để truyền đạt ý kiến nói trên của phía Trung Quốc cho phía Việt Nam. Do trước đây phía Trung Quốc đã hai lần không chấp nhận gặp mặt Nguyễn Cơ Thạch, cho nên không thể dò được lần này phía Việt Nam sẽ trả lời phía Trung Quốc ra sao. Trả lời của Lý Thế Thuần tuy không đề cập đến chuyện Nguyễn Cơ Thạch tới Bắc Kinh, nhưng đồng ý cho phía Việt Nam cử một thứ trưởng ngoại giao tới Bắc Kinh, thực tế là lập trường cũng đã bớt cứng rắn, điều này khiến cho Đinh Nho Liêm không khỏi bất ngờ.
Đinh Nho Liêm hai lần bày tỏ thái độ “hết sức cảm ơn”. Ông nói, phía Việt Nam hết sức hoan nghênh sự trả lời nhanh chóng từ phía Trung Quốc về bức thư của Nguyễn Cơ Thạch, hoan nghênh phía Trung Quốc đã bộc lộ thành ý trong lời phúc đáp. Muốn tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai phía Việt-Trung, cần sớm tổ chức cuộc gặp mặt nội bộ giữa hai nước. Phía Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam cử trước một thứ trưởng ngoại giao tới Bắc Kinh, để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng ngoại giao hai nước, đây là một bước đi tốt, đồng thời cũng rất cần thiết. Ông còn nói, phía Việt Nam nhất trí với ý kiến của phía Trung Quốc, sự tiếp xúc và trao đổi giữa hai nước hiện tại cần được tiến hành bí mật, không công khai.
Lưu Thuật Khanh nói, về thời điểm cuộc gặp mặt, phía Việt Nam có thể nêu ý kiến trước, phía Trung Quốc sẽ xem xét. Phía Trung Quốc cho là vào đầu tuần hay trung tuần tháng 1 năm 1989 đều có thể được. Về nội dung cuộc gặp mặt, phía Trung Quốc biết vấn đề mà phía Việt Nam quan tâm nhất là nhanh chóng thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Còn phía Trung Quốc thì cho là phải giải quyết vấn đề Campuchia trước, rồi sau đó mới nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Lưu Thuật Khanh nhấn mạnh, trong cuộc trao đổi lần này, thứ trưởng ngoại giao hai nước sẽ tiến hành thảo luận, xoay quanh việc làm sao để có thể giải quyết vấn đề Campuchia một cách công bằng, hợp lý, còn vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước thì để sau này hãy thảo luận.
Ngày 31 tháng 12, chuyên viên Vụ Trung Quốc Bộ ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Bá Cự đã thông báo cho Bí thư thứ hai Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam Hồ Càn Văn: Đoàn của ông Đinh Nho Liêm dự định sẽ đáp máy bay hàng không dân dụng của Trung Quốc từ Bangkok tới Bắc Kinh vào (thứ hai) ngày 16 hoặc vào (thứ tư) ngày 18 tháng 1 năm 1989. Do khi đó cả đường sắt, đường bộ lẫn đường hàng không giữa hai nước đều đã bị gián đoạn, nên đoàn Đinh Nho Liêm chỉ có thể đi đường vòng để tới Bắc Kinh.
Ngày 10 tháng 1 năm 1989, chuyên viên Nguyễn Bá Cự thông báo với Hồ Càn Văn về danh sách đoàn Đinh Nho Liêm. Nguyễn Bá Cự nói, mới đầu dự định đoàn đại biểu gồm 4 người, nhưng phía Việt Nam do nhận thức đầy đủ về ý nghĩa quan trọng của cuộc trao đổi lần này, cho nên đã quyết định từ 4 người tăng lên đến 8 người, đó là Thứ trưởng thứ nhất Đinh Nho Liêm, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Minh Phương, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Đặng Nghiêm Hoành, Tham tán sứ quán tại Trung Quốc Hoàng Như Lý, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ ngoại giao Trần Hữu Nghĩa, chuyên viên Vụ Trung Quốc Bộ ngoại giao kiêm phiên dịch Nguyễn Bá Cự, Bí thư thứ ba Sứ quán tại Trung Quốc Chu Công Phùng và Tùy viên Sứ quán tại Trung Quốc Bùi Trọng Vân. Nguyễn Bá Cự còn nói với Hồ Càn Văn rằng, phía Trung Quốc đồng ý bàn bạc với phía Việt Nam là một niềm khích lệ to lớn đối với cả đất nước Việt Nam. Việt-Trung đối kháng nhau đã 10 năm, không thể tiếp tục đối kháng được nữa. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phổ biến cho các cán bộ trung cao cấp trong cả nước về việc hai nước Việt – Trung sắp sửa ngồi trao đổi với nhau, tất cả mọi cán bộ đều tỏ ý hoan nghênh, đồng thời hy vọng cuộc trao đổi sẽ thành công. Nguyễn Cơ Thạch cũng nói phía Việt Nam sẽ không bỏ lỡ cơ hội nữa, mà sẽ nỗ lực cùng với phía Trung Quốc để đi đến một hiệp định cả hai bên đều chấp nhận được.
Theo sự sắp xếp của nhân viên tham gia cuộc trao đổi bên phía Việt Nam, phía Trung Quốc quyết định sẽ có 6 người tham gia, đó là Thứ trưởng Lưu Thuật Khanh, Trợ lý Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Vụ phó Vụ Á châu Trương Thanh, Tham tán Tạ Nguyệt Nga, Trưởng ban Lý Gia Trung, Phó ban kiêm phiên dịch Hồ Chính Dược.
Ngày 13 tháng 1 năm 1989, đoàn Đinh Nho Liêm rời Hà Nội tới Bangkok. Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên, Quyền Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Ngô Tất Tố và Đại sứ Lý Thế Thuần đã ra sân bay tiễn đoàn. Tại sân bay, Đinh Nho Liêm nói với Lý Thế Thuần, tư tưởng chỉ đạo của phía Việt Nam về cuộc trao đổi lần này là xóa bỏ bất đồng, hiểu biết lẫn nhau và nhượng bộ cho nhau, hy vọng cả hai bên quan tâm và lắng nghe ý kiến của đối phương, để cuộc trao đổi đạt được nhiều thành quả hơn.
Trao đổi
Lúc 6 giờ 20 phút chiều ngày 14 [tháng 1 năm 1989], đoàn Đinh Nho Liêm đáp máy bay dân dụng hàng không của Trung Quốc từ Bangkok qua đường Quảng Châu tới Bắc Kinh. Do cuộc trao đổi mật, nên máy bay chỉ dừng lại trên một mảnh đất đóng băng ở một góc tương đối khuất của sân bay thủ đô, tôi ra sân bay đón với tư cách là Trưởng đoàn Bộ Ngoại giao. Lưu Thuật Khanh, Trương Thanh và Đại sứ Việt Nam Nguyễn Minh Phương đợi đón ở phòng nghỉ của sân bay cũ. Khi ấy, có mấy chục nhà báo ngoại quốc nghe nói có quan chức cao cấp Việt Nam tới Bắc Kinh, đã vội vã lao tới sân bay. Do sự sắp xếp khéo léo của phía Trung Quốc mà đã tránh được các nhà báo, khiến cho họ chẳng thu hoạch được gì. Phía Việt Nam từng nói trước là đoàn Đinh Nho Liêm sẽ ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh trong thời gian lưu lại Bắc Kinh. Sau do phía Trung Quốc tỏ ý muốn bố trí cho họ ở Thanh Lộ Đường trong khu Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, mọi chi phí do phía Trung Quốc chu cấp. Phía Việt Nam tiếp nhận thiện ý của phía Trung Quốc đồng thời bày tỏ sự cảm ơn.
Tối ngày 15, Lưu Thuật Khanh mở dạ tiệc tại lầu số 7 Điếu Ngư Đường để đón tiếp đoàn Đinh Nho Liêm. Lưu Thuật Khanh nói, trước đây quan hệ giữa hai nước rất tốt, sau này quan hệ trở nên xấu đi, chúng ta rất đau lòng. Phía Trung Quốc cho rằng nếu tiếp tục đối kháng thì sẽ không phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, quan hệ giữa hai nước cần được khôi phục lại bình thường. Nhưng trước tiên cần giải quyết sự bất đồng lớn nhất giữa hai nước – vấn đề Campuchia. Nhiệm vụ của cuộc trao đổi lần này rất quan trọng, mang một ý nghĩa rất lớn, tuy nói là trao đổi nội bộ, nhưng cả thế giới đều đã biết. Chúng ta cần làm việc cho thật tốt để có được thành quả, không phụ lòng mong mỏi của nhân dân hai nước và dư luận quốc tế.
Đinh Nho Liêm nói, kể từ 10 năm nay lần đầu tiên ông có cơ hội được ngồi cùng với các đồng chí Trung Quốc, đây là sự mở đầu cho việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc dần cải thiện mối quan hệ cho phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, và cũng phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới là đi vào hòa hoãn và giải quyết bất đồng bằng thương lượng. Ông nói, phía Việt Nam đã chuẩn bị thảo luận vấn đề Campuchia với phía Trung Quốc, nhưng cũng phải bàn tới cả vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Sáng ngày 16, cuộc trao đổi được diễn ra tại phòng họp tầng 4 trụ sở Bộ Ngoại giao cũ trong Triều Dương Môn và kéo dài cho tới chiều. Ngày 17, Từ Đôn Tín, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đặng Nghiêm Hoành, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao đã tiến hành thảo luận suốt cả ngày. Hai bên chú trọng thảo luận về vấn đề Campuchia, kết quả chủ yếu là:
1) Về vấn đề Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, phía Việt Nam nhắc lại, sẽ căn cứ theo văn bản khung về các giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, chậm nhất đến tháng 9 năm 1989 sẽ rút toàn bộ quân khỏi Campuchia, đồng thời nói đây là quyết sách từ người lãnh đạo tối cao của Việt Nam. Phía Trung Quốc không có đề nghị gì khác về thời hạn rút quân mà phía Việt Nam đã hứa, nhưng nhấn mạnh, rút quân phải là rút quân thật.
2) Về các mặt như ngừng viện trợ bên ngoài từ các phía cho Campuchia, bảo đảm địa vị trung lập của Campuchia, thực hành sự giám sát quốc tế và cung cấp sự bảo đảm quốc tế…, ý kiến cả hai bên thiên về nhất trí.
3) Sự bất đồng chủ yếu nhất giữa hai bên là làm sao bảo đảm được hòa bình ở Campuchia sau khi Việt Nam rút quân. Để tránh cho Campuchia khỏi xảy ra nội chiến, phía Trung Quốc chủ trương trong giai đoạn quá độ từ khi Việt Nam rút hết quân cho đến khi chưa tiến hành tổng tuyển cử thành lập chính phủ mới ở Campuchia, cần thành lập chính phủ liên hợp có bốn bên ở Campuchia, do Sihanouk đứng đầu, để chính phủ liên hợp này chủ trì cuộc tổng tuyển cử; đồng thời đông kết các phái quân đội, giảm thiểu các phái quân đội tới quân số ngang nhau, thành lập quân quốc phòng thống nhất. Cái gọi là bốn bên ở Campuchia chỉ một phe là chính quyền Phnom Penh cho Việt Nam hỗ trợ, một phe là lực lượng đối kháng. Lực lượng đối kháng lại bao gồm 3 phe là phe Sihanouk, phe Khơme Đỏ và phe Son Sann. Phía Việt Nam cho rằng, đây là phương diện nội bộ của vấn đề Campuchia, tức vấn đề nội bộ của Campuchia, cần để các bên của Campuchia bàn bạc giải quyết, chứ không nên để hai bên Việt-Trung bàn bạc thảo luận.
Đồng thời, phía Việt Nam nhiều lần yêu cầu thảo luận về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, đã đưa nhiều kiến nghị cụ thể như hai bên chấm dứt các tuyên truyền thù địch, chấm dứt các hành động thù địch ở đường biên giới trên bộ và các vùng hải đảo của hai nước, các lực lượng vũ trang ở vùng biên giới hai bên cần tránh đụng độ, cung cấp phương tiện đi lại và mưu sinh cho người dân vùng biên của hai nước…
Phía Trung Quốc bày tỏ, cần giải quyết trước vấn đề Campuchia, để tạo điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tin tưởng rằng, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và giải quyết vấn đề Campuchia, mối quan hệ Trung-Việt sẽ dần được cải thiện.
Ngày 19 tháng 1, Tiền Kỳ Tham đã tiến hành hội kiến với đoàn Đinh Nho Liêm, đã có bài phát biểu quan trọng về việc giải quyết vấn đề Campuchia và việc cải thiện mối quan hệ Trung-Việt. Tiền Kỳ Tham nói, ý kiến của phía Trung Quốc đã trình bày trong cuộc trao đổi là ý kiến của Trung ương chúng tôi, đồng chí Đinh Nho Liêm hãy về báo cáo lại với ban lãnh đạo Việt Nam, đồng thời xem xét thật kỹ lưỡng. Trung-Việt có tình hữu nghị truyền thống, lại là nước láng giềng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc đã góp sự hy sinh dân tộc. Nhưng những chuyện phát sinh sau này, đã tạo nên vấn đề giữa hai nước, kéo dài tới 10 năm trời. Tiền Kỳ Tham nói, xu thế của cục diện quốc tế hiện nay là hòa hoãn và đối thoại, nhằm chấm dứt các xung đột khu vực. Các nước đều phải dồn sức mạnh vào xây dựng kinh tế, hy vọng nhân dân Việt Nam cũng được sống một cuộc sống hòa bình, xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh. Chính vì thế, chúng tôi giữ thái độ hoan nghênh đối với việc Việt Nam quyết định rút quân khỏi Campuchia vào trước tháng 9 năm nay, hy vọng rằng quyết định từ phía Việt Nam sẽ được thực hiện một cách thực sự. Cuộc trao đổi nội bộ lần này đã đạt được nhiều điểm chung.
Về vấn đề nội bộ của Campuchia, tất nhiên cần do bốn bên Campuchia tự giải quyết, với điều kiện không có bên ngoài can thiệp. Nhưng với tư cách là nước đương sự, Việt Nam cùng với các nước có liên quan trực tiếp tới vấn đề Campuchia, như Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, cần có chủ trương rõ ràng về vấn đề này, đó là sau khi quân đội nước ngoài rút quân và chấm dứt viện trợ từ nước ngoài, Campuchia cần thực hiện liên hợp bốn bên, thực hiện hòa giải dân tộc, không được để xảy ra nội chiến và hỗn loạn, đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Các nước có liên quan đều cần giữ thái độ tích cực và mang tính xây dựng, Việt Nam lại càng phải như vậy. Trung Quốc không gây khó dễ cho Việt Nam, những cũng mong Việt Nam cần có thành ý. Cuộc trao đổi lần này đã có được sự khởi đầu tốt đẹp, nên tiếp tục. Có những vấn đề phía Trung Quốc còn phải chuẩn bị thêm. Hoan nghênh đồng chí Đinh Nho Liêm tới Bắc Kinh sau một thời gian ngắt quãng. Tiền Kỳ Tham nhờ Đinh Nho Liêm chuyển lời thăm hỏi của mình tới Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nói rằng đã nhận được thư của Nguyễn Cơ Thạch. Tiền Kỳ Tham nói, đúng như trong lời phúc đáp từ phía Trung Quốc, cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng giữa hai bên còn nhiều công việc chuẩn bị cần làm, chỉ khi vấn đề Campuchia có tiến triển, thì mới có thể xem xét được. Nếu như những phương diện cơ bản trong vấn đề Campuchia đã được giải quyết, thì việc cải thiện và bình thường hóa quan hệ Trung-Việt sẽ là kết quả đương nhiên.
Đinh Nho Liêm cảm ơn cuộc tiếp kiến của Tiền Kỳ Tham, đồng thời chuyển lời thăm hỏi của Nguyễn Cơ Thạch đến Tiền Kỳ Tham. Đinh Nho Liêm nhấn mạnh, giải quyết sớm vấn đề Campuchia và thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, tập trung lực lượng vào xây dựng kinh tế là một chiến lược lâu dài của Việt Nam. Thông qua cuộc trao đổi lần này, hai bên tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, đã có được sự nhất trí ở rất nhiều phương diện. Tất nhiên vẫn còn có những bất đồng. Phía Việt Nam sẵn sàng nhìn về phía trước, mong muốn tiếp tục được trao đổi ý kiến với phía Trung Quốc. Bản thân ông sẵn sàng tới Bắc Kinh bất cứ lúc nào để giải quyết tốt những vấn đề chưa đi đến sự cảm thông.
Trong cuộc họp toàn thể cuối cùng vào ngày 18, Đinh Nho Liêm đánh giá cuộc trao đổi lần này là “một bước mang tính đột phá” trong quan hệ Việt-Trung.
Đinh Nho Liêm khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Đại sứ ở Liên Xô, là một nhà ngoại giao rất tinh thông lão luyện. Từ năm 1977 đến năm 1978, ông từng làm trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam tới thăm Bắc Kinh, tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới đất liền với Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long của Trung Quốc. Tôi đã tham gia cuộc đàm phán lần ấy với tư cách là phiên dịch và thư ký. Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước khi đó, ngôn từ đàm phán của hai bên đều không tránh khỏi quá nặng nề. Nhưng 10 năm sau, Đinh Nho Liêm lại trở nên cẩn trọng và chừng mực khác thường, đi đến đâu cũng tỏ ra hết sức nhã nhặn, như chuyến đến Bắc Kinh lần này.
Ngày đến Bắc Kinh, khi tôi theo ông đi vào sảnh phòng nghỉ của sân bay thủ đô cũ, chỉ thấy ông nhẹ nhàng cởi áo khoác ngoài treo lên giá, sau đó lấy từ trong túi bộ Âu phục ra một chiếc lược, chải đầu cho thật ngay ngắn rồi mới bước vào phòng nghỉ để gặp Lưu Thuật Khanh và những người cùng đi. Trong buổi dạ tiệc do Lưu Thuật Khanh tổ chức, Đinh Nho Liêm rất chú ý thể hiện bộ dạng thoải mái và tươi tắn. Ông còn tự giới thiệu mình rất thích thơ Đường, rồi ngâm ngay tại chỗ mấy câu thơ của Thôi Hộ “Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng, Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Trong cuộc trao đổi, tuy không đồng ý với một vài ý kiến nào đó từ phía Trung Quốc, ông không phản bác lại ngay trước mặt, mà kiên nhẫn lắng nghe, rồi nói sẽ về báo cáo lại với lãnh đạo trong nước.
Khi ấy, Hàn Niệm Long đã lui xuống từ cương vị Thứ trưởng, sang giữ chức Hội trưởng Học hội Ngoại giao. Để biểu thị sự đối đãi thân thiện và lịch sự, trưa ngày 19, Hàn Niệm Long đã đứng ra mời đoàn Đinh Nho Liêm tới thưởng thức món vịt quay ở tiệm vịt quay Toàn Tụ Đức trước cổng chính. Đinh Nho Liêm khi nhìn thấy đối thủ đàm phán Hàn Niệm Long từ 10 năm trước, đã chạy ngay đến ôm ông. Đoàn Đinh Nho Liêm rời Bắc Kinh vào ngày 20, đi qua Thâm Quyến, Hongkong rồi về nước. Trương Thanh và tôi cùng Cao Đức ở Vụ Á châu đã cùng đi theo đoàn tới Thâm Quyến tham quan thăm hỏi. Tại Thâm Quyến, Đinh Nho Liêm nắm chặt hai cánh tay tôi nói: “Hãy tin rằng chúng tôi nhất định sẽ rút hết quân khỏi Campuchia”.
Bình thường hóa quan hệ
Đầu tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phạm Văn Đồng, theo lời mời đã tới Thành Đô, Tứ Xuyên, tổ chức cuộc gặp mặt nội bộ với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, tổ chức cuộc gặp mặt cấp cao về các giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Trung-Việt, đã có được sự đồng nhận thức quan trọng, trải phẳng con đường bình thường hóa quan hệ hai nước. Khi kết thúc cuộc gặp mặt, Giang Trạch Dân đã dẫn hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh là “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”(1). Để đáp lại, Nguyễn Văn Linh tối đó đã viết 4 câu thơ: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến” (2).
Tháng 11 năm 1991, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt theo lời mời đã chính thức đi thăm hữu nghị Trung Quốc, tiến hành hội đàm với Giang Trạch Dân và Lý Bằng, công bố thông cáo chung giữa hai bên, tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Gần 20 năm nay kể từ lúc đó, với sự nỗ lực chung của hai bên, sự giao lưu và hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước đã không ngừng phát triển và đi vào chiều sâu, sự tin cậy lẫn nhau dần dần tăng lên.
Tháng 2 năm 1999, trong thời gian Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước đã ra “Tuyên bố chung”, xác định phương châm 16 chữ chỉ đạo sự phát triển lành mạnh mối quan hệ Trung-Việt ở thế kỷ mới, đó là ”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“. Sau đó, lãnh đạo hai nước còn xác định thêm mục tiêu nỗ lực của hai nước và nhân dân hai nước, đó là vĩnh viễn trở thành “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Đương nhiên giữa hai bên vẫn còn tồn tại một số bất đồng và tranh cãi. Tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Châu Á Bác Ngao, đã nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông) là vấn đề lịch sử cuối cùng tồn đọng, còn chưa được giải quyết giữa hai nước Trung-Việt. Hai bên phải nhìn xa trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực duy trì sự ổn định ở Nam Hải, đẩy mạnh sự hợp tác hai bên cùng có lợi, tranh thủ tiến những bước đi tích cực trong việc đồng khai thác ở Nam Hải. Tin tưởng rằng, với nỗ lực chung của hai bên, trong những năm tháng sắp tới, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước Trung-Việt sẽ phát triển theo hướng ổn định hơn.
Nguồn: Mạng tin tức Trung Quốc Đảng Cộng sản
–
Ghi chú:
(1) Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù.
(2) Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.
Không thể coi thường kiến nghị người dân
Gia Minh, biên tập viên -RFA -2012-02-21 Một số kiến nghị tập thể của những công dân ý thức trách nhiệm cộng đồng được gửi đến các cấp lãnh đạo cao nhất trong thời gian qua.
Photo courtesy of phapluat.com
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012Những văn bản đó kiến nghị cụ thể về vấn đề mà những người đồng ký tên thấy rõ cấp bách.
Dù đến nay những kiến nghị như thế vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền, nhưng những người kiến nghị vẫn kiên trì công việc của họ.
Ý thức công dân qua kiến nghị
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là khẩu hiệu được thấy
nhan nhản nhiều nơi tại VN. Ý thức được trách nhiệm của người dân trong
vấn đề xây dựng đất nước, nhiều người đã tham gia ký tên vào những bản
kiến nghị ngày xuất hiện một nhiều gần đây và được công khai trên các
trang mạng , dù rằng phía các cơ quan chức năng không phúc đáp cho các
văn bản mà người dân gửi đến đó.Dù đến nay những kiến nghị như thế vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền, nhưng những người kiến nghị vẫn kiên trì công việc của họ.
Ý thức công dân qua kiến nghị
Hồi tuần rồi, sau một tuần khi có quyết định của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, xuất hiện báo cáo- kiến nghị của ba vị cựu lão thành cách mạng đã về hưu tại Hải Phòng gửi trực tiếp đến cho các ông tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, và thường trực Ban bí thư Đảng CSVN, Lê Hồng Ánh, bày tỏ thái độ trước phát biểu của ông bí thư thành ủy Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành, mà họ cho là ngược với kết luận của thủ tướng chính phủ về Vụ Tiên Lãng.
những bản kiến nghị ngày xuất hiện một nhiều gần đây và được công khai trên các trang mạng , dù rằng phía các cơ quan chức năng không phúc đáp cho các văn bản mà người dân gửi đến đó
Công an áp giải TS Cù Huy Hà Vũ đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sáng ngày 4-4-2011. AFP
Trong mấy năm qua, có những kiến nghị như dừng dự án bauxite tại Tây Nguyên, rồi kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, kiến nghị trả tự do cho nhà báo tự do, blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải…
Nhiều vị nhân sĩ trí thức có tên tuổi trong nước như các vị nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, giáo sư Hoàng Tụy, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… đã ký vào một số kiến nghị gửi đến lãnh đạo cao cấp nước liên quan vấn đề hệ trọng của đất nước nào đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhắc lại hoạt động kí tên vào kiến nghị tập thể lâu nay về các vấn đề mà mọi tầng lớp nhân dân đều quan tâm:
Khởi thảo tham gia các bản kiến nghị đó có các luật sư, các nhà trí thức, những người am hiểu nên tất nhiên họ có những căn cứ pháp lý cho những bản kiến nghị. Chính vì cơ sở hợp lý và căn cứ pháp lý của những bản kiến nghị, cũng như ‘chiều sâu của những con chữ chất chứa trong đó’, nên chúng nhận được sự cộng hưởng lớn và tham gia lớn. Bằng chứng là trong ít ngày vừa rồi có 1000 chữ ký về vụ Tiên Lãng đòi hỏi thay đổi tội danh cho ông Đoàn Văn Vươn.
tham gia các bản kiến nghị đó có các luật sư, các nhà trí thức, những người am hiểu nên tất nhiên họ có những căn cứ pháp lý cho những bản kiến nghị. Chính vì cơ sở hợp lý và căn cứ pháp lý của những bản kiến nghị, cũng như ‘chiều sâu của những con chữ chất chứa trong đó’, nên chúng nhận được sự cộng hưởng lớn và tham gia lớn.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Thư kiến nghị về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải. Source DLB
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa ra thực tế về điều đó:
Đã có nhiều bản kiến nghị ví dụ như giới nhân sĩ trí thức có Bản Kiến nghị về Bảo vệ và Phát triển Đất nước, rồi những trí thức Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài có Kiến nghị Toàn diện để phát triển đất nước… Gần nhất là kiến nghị về vụ Tiên Lãng.
Nhưng cho đến nay, gần như tất cả những kiến nghị gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà Nước không có hồi âm. Không có cả hồi âm ngay cả việc nhận được thư của các văn phòng nơi đó, chứ chưa nói đến hồi âm về cách trả lời.
Chính quyền làm khó người ký tên
Trong khi các kiến nghị của công dân gửi đến, các cơ quan chức năng không trả lời; thế nhưng một số người ký tên vào kiến nghị đã bị phía an ninh đến làm việc.Nhưng cho đến nay, gần như tất cả những kiến nghị gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà Nước không có hồi âm. Không có cả hồi âm ngay cả việc nhận được thư của các văn phòng nơi đó, chứ chưa nói đến hồi âm về cách trả lời.Một trường hợp được nhắc đến nhiều là vụ đại tá Trần Đức Quế, bị an ninh làm việc hai ngày rưỡi về việc liên quan thu thập chữ ký của những vị tướng khác. Do có nhầm lẫn và trang mạng Bauxite Việt Nam cũng đã công khai. Cuối cùng ông này cũng rút tên nhưng cho biết dù rút hay không thì ai cũng hiểu lý do rồi.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Trong số những người ký tên vào kiến nghị trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, cũng có người bị an ninh làm việc; nhưng theo Blogger Mẹ Nấm, người thu thập chữ ký cho kiến nghị này thì vấn đề lại trở nên hay hơn:
Anh Nguyễn Văn Hải bị công an đưa đi giam biệt tích. RFA file
Qua thời gian thấy tôi vẫn làm việc và quan tâm đến thư kiến nghị, thì bác bị làm phiền nói không rút tên nữa. Tôi nghĩ xã hội dân sự sẽ được thành lập.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết một số trở ngại đối với những người ký tên trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ:
Tôi được biết trong lần ký kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, trong số những người ký có người gặp một số khó khăn trở ngại khiến họ phải gửi thư đến những nơi nhận những chữ ký đó đề nghị gỡ bỏ tên họ ra khỏi những danh sách đó; áp lực có thể của địa phương.
Tuy nhiên đối với kiến nghị trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì đến nay chưa có thông tin gì về những người bị sách nhiễu như trình bày tiếp của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diên:
Tôi được biết trong lần ký kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, trong số những người ký có người gặp một số khó khăn trở ngại khiến họ phải gửi thư đến những nơi nhận những chữ ký đó đề nghị gỡ bỏ tên họ ra khỏi những danh sách đó; áp lực có thể của địa phương.Cho đến nay theo tôi biết đối với kiến nghị vụ Tiên Lãng, chưa có ai phản ánh với văn phòng luật sư Trần Vũ Hải và blog Nguyễn Xuân Diện về việc gặp khó khăn khi tham gia ký. Lần này ký cũng đông đảo, có những nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức, kể cả những cán bộ đương chức ở các chức vụ cao trong chính quyền, rồi nhân dân. Tất cả đều rõ ràng họ và tên, rồi những lời gửi gắm xác quyết việc ký đó.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Cách thức mới
Vào ngày 20 tháng 2 vừa qua, blooger Mẹ Nấm cho biết chị tiếp tục đến cơ quan chức năng để hỏi về thư gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bắt giữ trái phép công dân Nguyễn Văn Hải. Theo chị trước sự im lặng của phía chính quyền, cần phải có những hoạt động tích cực hơn. Chị cho biết sơ lược về hướng làm việc đó, cũng như những mong muốn đối với người ký tên vào kiến nghị:Với thư Điếu Cày, tôi không chỉ gửi thư và ngồi đợi mà sẽ có những việc làm khác mà đến khi làm mọi người sẽ biết thôi. Được hay không được cũng phải có trả lời chứ không thể yên lặng như thế được. Cho nên mọi người cần đọc rõ điều mình ký và theo đuổi điều mình ký đến cùng.
Theo nguyên tắc, một chính quyền được dân bầu ra cần lắng nghe ý kiến của người dân để có thể thực hiện công vụ một cách hữu hiệu nhất.
Trong trường hợp đối với những kiến nghị tập thể vừa qua, chính quyền Việt Nam đã ngoảnh mặt lại với chính công dân đầy trách nhiệm của họ. Tuy nhiên như trình bày của những người trong cuộc họ vẫn kiên trì tiếp tục công việc kiến nghị đối với chính quyền.
Dân oan các tỉnh tập trung khiếu kiện tại Hà Nội
Theo tin RFA nhận được, vào lúc khoảng 12 giờ trưa hôm nay, thứ Ba, mấy trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội để đòi quyền lợi.
RFA screen capture/congbangphapluat
Hàng trăm dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà
Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc hội ở
số 35 Ngô Quyền, Hà Nội.
Xác nhận tin này với chúng tôi, một người dân oan từ đoàn Văn Giang cho biết:“Đúng rồi đó. Người ta đều đi đòi quyền lợi cả nên tập trung lại thành một nhóm. Họ lấy đất ba năm nay mà không nói gì cả thì chúng tôi đòi thôi”.
Cũng theo người này, mỗi đoàn có khoảng 300 người. Trong hôm nay, họ sẽ đi đến tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm văn phòng quốc hội, báo chí, các trụ sở tiếp dân… Mục đích của họ là gởi văn bản, đơn từ khiếu nại… để yêu cầu thúc đẩy quá trình giải quyết cho bà con.
Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân
Dân oan Dương Nội
Bà con Dương Nội lên Hà Nội kêu cứu
“Tôi đang ở số 35 Ngô Quyền. Rất đông, có cả nghìn người tập trung để đòi quyền lợi. Bà con bị mất hết đất. Họ cứ thế là họ thu hồi. Bây giờ người dân rất đói khổ, đi đòi quyền lợi đến gần chục năm nay. Bản thân tôi là cũng đi 4 năm rồi. Nhưng họ chẳng giải quyết cho dân để bây giờ hết sạch tư liệu sản xuất. Cả bao nhiêu cánh đồng lúa mênh mông sắp thu hoạch mà họ cho mười mấy xe ủi vào ủi hết lúa của dân. Bây giờ chúng tôi đói khát, chẳng biết làm gì, chỉ biết kêu chính phủ, quốc hội giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho dân”.
Theo những người tham gia đoàn người cho biết, thời điểm bà con tập trung đông người để chuẩn bị đi gõ cửa các cơ quan tại Hà Nội thì cảnh sát cũng đã có mặt.
Hình chụp từ một người chứng kiến sự kiện được đăng trên Facebok cho thấy nhiều cảnh sát và một chiếc xe buýt lớn cũng đậu sẵn để chắn người qua lại. Tuy nhiên, theo lời một người thuộc đoàn Dak Nông thì cảnh sát không gây
Trưa ngày 21 tháng 2, 2012 bà con Dương Nội, Văn Giang, Đắk Nông đã có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện. Source blog Nuyễn Xuân Diện
Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu…Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tập trung đông người ở các cơ quan TW Nhà nước hay ĐCSVN tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự việc được giải quyết một cách chậm chạp, trì trệ. Một người thuộc đoàn Dương Nội cho biết họ sẽ tự thiêu nếu không được giải quyết thỏa đáng:
Dân oan Dương Nội
“Mất đất thì chúng tôi còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu để Đảng và Chính phủ thấy nhằm cứu lại những nơi sắp bị cưỡng chế khác”.
Được biết, những người này đại diện cho khoảng 10 ngàn hộ mất đất tại Dak Nông, Dương Nội và Văn Giang.
Đài RFA và VOA bị cắt ngân sách
Việt ngữ bị cắt nhân sự
WASHINGTON DC (NV) -Cắt giảm ngân sách hơn $5 triệu, cơ quan quản trị đài RFA và đài VOA cắt 244 việc làm trong đó có cả các ban tiếng Việt.
Báo
Người Việt có được bản dự thảo ngân sách do BBG (Broadcasting Board of
Governors) nộp cho tòa Bạch Ốc và được chuyển qua Quốc Hội. Ngân sách
này dự trù sẽ cắt 10 việc làm trong ban Việt ngữ đài VOA và cắt 2 việc
làm trong ban Việt ngữ đài RFA.
Việc
cắt giảm nhân sự đài VOA được xem là một phần trong việc “giảm sự trùng
lặp với RFA tại Châu Á,” theo bản ngân sách của BBG, dài 161 trang.
Trang web của đài VOA. (Hình: NV)
Ðây
cũng là ngân sách đầu tiên của BBG phản ánh chiến lược mới của cơ quan
này. BBG nhấn mạnh những mục tiêu như “tóm gọn cơ quan lại thành một tổ
chức với nhiều thương hiệu”; “chú trọng vào làn sóng dân chủ toàn cầu và
những địa điểm cực đoan”; “đấu tranh chống kiểm duyệt Internet và phá
sóng”; “nâng cao và phát triển sự sáng tạo trên các mạng xã hội.”
Một trong những thí dụ này là thay hoàn toàn chương trình tiếng Tây Tạng, bỏ phát thanh mà gia tăng truyền hình.
Ðối
với RFA, BBG giảm ngân sách của ban Việt ngữ $81,000, còn $1.66 triệu.
Giờ phát thanh làn sóng ngắn của RFA tiếng Việt sẽ tiếp tục giảm, chỉ
còn làn sóng trung bình, audio vệ tinh, mạng Internet, và điện thoại di
động.
Ngân
sách của VOA không tách riêng phần tiếng Việt, nhưng Ban Ðông Á và Thái
Bình Dương bị cắt $2.9 triệu, từ $33.2 triệu xuống $30.3 triệu. Phát
thanh của VOA tiếng Việt sẽ giảm, và nhân sự tiếng Việt còn lại sẽ làm
việc như một “văn phòng Washington” của BBG và để duy trì trang mạng.
Văn phòng này cũng phục vụ luôn RFA như “văn phòng Washington” của RFA.
Bản
dự thảo ngân sách của BBG nhận xét rằng cả hai trang web tiếng Việt của
VOA và của RFA đều gia tăng số người vào đọc trong năm qua. Số người
vào trang web VOA tăng gấp đôi, và RFA sử dụng video thu hút được 14.5
triệu lượt xem.
BBG
cũng báo cáo rằng trong năm 2011, lần đầu tiên RFA thực hiện cuộc thăm
dò thị trường tại Việt Nam. Trong khi người trẻ và người dân thành thị
đến với RFA qua trang mạng Internet, người dân quê vẫn nghe RFA qua đài
mặc dù bị Việt Nam phá sóng liên tục từ ngày đầu tiên phát thanh năm
1997.
Người Việt điện thoại tới đại diện đài RFA và VOA ở Washington DC nhưng do chênh lệch múi giờ nên không liên lạc được.
Ngoài
VOA và RFA, BBG còn quản trị chương trình phát thanh RFE/RF hướng tới
Châu Âu, MBN hướng tới Trung Ðông, và OCB hướng tới Cuba với hai đài TV
Martí và Radio Martí.
-ÐÀI BBC VỚI CHÚNG TA
PHẠM XUÂN ÐÀI
LTS. Tin tức từ Luân Đôn cho biết: Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sắp chính thức ngưng hoạt động. Đài BBC bắt đầu phát thanh chương trình Việt ngữ từ năm 1952. Buổi phát thanh cuối cùng sẽ vào ngày Thứ Bảy 26 tháng Ba, 2011, từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế, hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam. Nhân sự kiện này, mời quý độc giả đọc một trích đoạn viết về đài BBC của tác giả Phạm Xuân Đài, đăng trên Kỷ Yếu Đài VNCR năm 2002.
... Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay là một chuỗi luôn luôn biến động, lúc thì đầy sóng to gió lớn, lúc sôi sục những đợt sóng ngầm. Thời cuộc càng nhiều biến động, người dân lại càng cần biết tin tức, và cái máy radio đáp ứng được nhu cầu ấy. Ðối với lớp trung lưu có học, nghe tin tức hầu như thành một nhu cầu. Và đài phát thanh người ta tin cậy nhất là BBC. Tại thành phố nhỏ miền Trung như Hội An chẳng hạn, từ giữa thập niên 1950 trở về sau (dĩ nhiên không quá năm 1975!), mỗi buổi tối vào lúc bảy giờ rưỡi nếu bạn đi dạo trong các đường phố chật hẹp cổ kính của nó, bạn sẽ nghe chương trình tiếng Việt của đài BBC dài dài từ nhà này sang nhà khác. Có khi cứ đi thong thả từ đầu đến cuối một dãy phố bạn cũng có thể hiểu đại khái bản tin hôm đó gồm có những gì. Từ trong những căn nhà cổ, và từ những cái máy radio to lớn nặng nề cổ lỗ không kém, phát ra tiếng nói trầm ấm, suông sẻ, tự nhiên của những xướng ngôn viên người Việt gửi về từ Luân Ðôn. Mỗi đài phát thanh có một phong cách nói trước máy riêng, và cách của BBC là thoải mái, không gò bó, lên gân hay làm ra vẻ quan trọng. Lối đọc lưu loát và tự nhiên không tìm thấy ở bất cứ đài nào trong nước đó có lẽ là do sự huấn luyện của người Anh, hay ít ra phản ảnh tinh thần của nước này: không khệ nệ kênh kiệu, không quá chú trọng đến cái hình thức trang nghiêm đĩnh đạc, không cần phải gò giọng nói để tạo ra một vẻ hào nhoáng nào cả, nhờ thế tiếng nói đi thẳng vào tâm trí người nghe dễ dàng, dung dị, với một nội dung sáng sủa và phong phú.
Nói về nội dung thì cách làm tin và nhất là viết bình luận của đài BBC không giống như lối trình bày cổ điển mà người Việt Nam vẫn quen đọc, nghe và viết từ trong trường học cho đến khi ra ngoài đời. Nhiều người nghe BBC vẫn khen họ viết bình luận sắc sảo, nhưng than là rất khó nắm ý chính, vì nó có vẻ “lung tung,” không nhập đề thân bài kết luận rõ rệt theo kiểu của ta. Phải nghe lâu ngày quen với “kiểu BBC” rồi mới thưởng thức được công trình viết lách của họ. Trước các sự việc xảy ra, người bỉnh bút BBC khi trình bày không mang lập trường sẵn có của mình ra để bắt mọi chuyện xoay quanh (do đó dễ tạo ra một cảm tưởng nhất quán cho bài viết), trái lại, chạy quanh sự kiện, nhìn nó dưới nhiều góc độ và lập trường khác nhau có thể có, và trình bày ra hết. Khi hết một vòng thì bài cũng hết, không cần một cái kết theo kiểu “nói tóm lại,” “để kết luận...” nên người nghe không quen sẽ luôn luôn cảm thấy bị hẫng, như câu chuyện bị bỏ lửng nửa chừng mặc dù nội dung rất phong phú. Ðó là cách nhìn sự vật theo lối động, như là nó đang xảy ra, chứ không bỏ tất cả vô cái rọ ý niệm có sẵn của người viết, tạo ra một vẻ rất hợp lý dễ hiểu, nhưng sự trung thực thì lại bị hy sinh rất nhiều. Cái “hay” của BBC là ở chỗ linh động ấy, nghe một chương trình như được hà sức sống vào lỗ tai, như được đưa thẳng vào cái thế giới luôn luôn biến động, nhiều người nghe quen trở thành nghiền là vì thế. Nhưng người nghe buộc phải có một trình độ tiếp nhận tương ứng, chịu khó nghe mãi thì khả năng ấy có thể nâng cao.
Khoảng giữa thập niên 1980 ở trại cải tạo Xuân Lộc một số các quản giáo cũng tập tành nghe đài BBC (có lẽ như một tiêu chuẩn để làm sang theo thời thượng), có một ông thành thực tâm sự với tù rằng ông không sao nắm được cái “ý” của đài này. Lúc đó chúng tôi hiểu rằng trình độ tiếp cận với “sự thật như nó xảy ra” của họ chưa tới, vì họ đã quá quen với lối thông tin tiền chế, đen trắng, ta địch rõ ràng. Ôi, con đường từ một người nô lệ đến một người tự do đích thực cũng xa xôi lắm chứ đâu phải chỉ có một số phương tiện vật chất thôi là đủ. Tinh thần cần ra khỏi chỗ ngu dốt và tình trạng xơ cứng, phát triển linh hoạt cùng thời với dòng chảy đa dạng của cuộc sống... Một cách gián tiếp, một đài phát thanh có thể góp phần vào việc “phá vỡ vô minh” đó, nếu đài ấy có một triết lý hoạt động phù hợp bản chất tự do của con người.
Trong lịch sử của mình, đài BBC, ngoài công tác thông tin hằng ngày cho nhiều quốc gia trên thế giới, đã là một chỗ dựa cho biết bao con người trong cơn hoang mang tuyệt vọng chỉ vì nó nói được sự thật, nó mang được sự thật vào tận những nơi tối tăm bưng bít. Người Do Thái trong thời kỳ bị Ðức Quốc Xã ruồng bắt, người trong cuộc tranh đấu của Phật giáo với chính quyền Ngô Ðình Diệm năm 1963, người dân Huế bị kẹt trong vòng chiếm đóng của Cộng sản Tết Mậu Thân, dân miền Nam ở ngoài và trong trại cải tạo sau năm 1975... đều, hầu hết phải lén lút, nghe đài BBC hoặc ngóng trông tin tức BBC. Tạo được một niềm tin (trong những lúc nguy khốn có khi không khác một niềm tin tôn giáo) như thế trên bình diện thế giới, tức là đối với con người nói chung, quả thật đài BBC xứng đáng được xem có những đóng góp lớn lao vào bậc nhất cho Con Người trong thế kỷ 20 về phương diện truyền thông. Ít ra đó cũng là quan điểm của một người Việt Nam sống vào hậu bán thế kỷ, mà tất cả thăng trầm của nó hầu như đều có tiếng nói của đài BBC đi bên cạnh.
Từ bao thập niên, BBC như là một vương quốc của thông tin và sự thật, hàng ngày gửi những tín hiệu của mình đi khắp thế giới qua tiếng nói của từng quốc gia, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng tinh thần trung thực và hiểu biết cho cư dân của quả đất này. Thế kỷ 20 đã trải qua hai đại họa của sự dối trá, là chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Cộng sản, và cả hai đều bị đánh bại bởi Sự Thật, do nền truyền thông của những quốc gia tự do mang lại, trong đó BBC đã đóng một vai trò lớn. Ngay tại Hà Nội từ cuối thập niên 1980, quan cũng như dân bắt đầu nghe đài BBC rất nhiều, vì họ thấy một khi rời bỏ ốc đảo để gia nhập vào thế giới thì nhu cầu tự nhiên là cần biết tin tức khắp nơi, và về khoảng này thì giống như dân miền Nam trước kia, họ lại thấy BBC là nơi đáng tin cậy nhất.
Ở Sài Gòn vào những năm sôi nổi tin tức về tù cải tạo sẽ được “Mỹ lãnh đi ra nước ngoài,” người ta chăm chú theo dõi các đài quốc tế, nhiều người có máu làm ăn mỗi tối làm ngay một bản ghi chép tin các đài, buổi sáng đem photocopy thành nhiều bản và đem đi... bán cho những gia đình đang ngóng chờ tin. Thời gian này nghe đài phương Tây còn bị coi là phản động có thể bị bắt như chơi, thêm nữa không phải ai cũng có máy (do phải bán hết đồ đạc để sống và đi thăm nuôi), nên một bản tin, trong đó quan trọng nhất là tin của BBC, được đón nhận rất nồng nhiệt. Người ta sẵn sàng bỏ ít tiền ra mua để mà nuôi hy vọng. Còn nhiều hy vọng hơn là mua vé số nữa, vì nếu mọi việc thành hình thì mình đương nhiên sẽ là một người trúng số. Việc bán tin tuy bất hợp pháp đối với công an, nhưng vẫn là một dịch vụ làm ăn khá nên dần dần nhiều người tham gia, từ đó lại nảy ra những bản tin... giả. Người ta bịa ra những tin sao cho hào hứng, sao cho chứa chan hy vọng để được “độc giả” vồ vập hơn, nhưng trình độ vẽ vời cho có vẻ hợp lý không phải ai cũng có, nên những “hãng tin” giả bị bể mánh rất nhanh.
Bạn có thể tin là trong những ngày đen tối nhất của cuộc đời tù đày sau 1975, vào khoảng đầu thập niên 1980 chúng tôi (dĩ nhiên một số rất nhỏ thôi) hàng ngày luôn luôn biết được tin tức của BBC giữa một nơi thâm sơn cùng cốc là trại tù Thanh Cẩm, Thanh Hóa? Tất cả nhờ tài năng kỳ lạ của anh Dương, còn gọi là Dương Bụp như biệt hiệu anh em đặt cho. Anh Dương là cựu sĩ quan QLVNCH, nước da ngăm đen nhưng có mái tóc bạc trắng xóa. Từ khi cán bộ trong trại khám phá ra anh có tài sửa radio thì anh hầu như khỏi đi lao động, ngày ngày được giao cho những máy transitor cũ để sửa chữa. Dần dần anh có một cái thúng đồ nghề mà anh luôn luôn mang theo mình, kể cả ban đêm khi vào buồng. Ðó là một cái thúng đồ lạc xon đúng nghĩa gồm những mảnh hộp radio vỡ, các linh kiện transitor phế thải, các khúc dây điện rối nùi, vài viên pin cũ..., những thứ do anh phá những máy quá cũ do cán bộ mang tới để lấy một vài món đồ dùng cho việc sửa chữa các máy khác. Anh để dành những thứ lặt vặt còn lại trong thúng như một cái kho để phòng khi hữu sự có thể dùng cho việc sửa máy. Nhưng không ai ngờ cái đám lộn xộn ấy lại chính là một cái máy thu thanh hoàn chỉnh, mà chỉ có một mình anh Dương mới có thể hóa phép để nó mang âm thanh tới mà thôi. Anh lấy mảnh này ghép vào mảnh kia, giây này nối với giây nọ... chỉ chốc lát là có thể thu tiếng từ cái thế giới tự do mộng ảo ở tận đâu đâu vào cái xó nhà tù này. Buổi tối anh thường đi ngủ sớm, kín đáo mang một số linh kiện vớ vẩn vào trong mùng, và thế là đắp mền, áp sát cái loa nhỏ xíu dấu dưới gối vào tai, anh nghe BBC! Sáng hôm sau, với một vẻ thản nhiên như không, anh ra giữa sân vừa đứng ngắm trời đất vừa nói nho nhỏ những tin tức BBC anh vừa thu thập được đêm qua cho người bạn đứng bên cạnh nghe. Những ăng-ten dù thông minh và tinh vi cách mấy cũng không bao giờ ngờ đó là lúc tin tức của năm châu bốn biển đang được loan truyền cho tập thể những kẻ bại trận đang chôn vùi số phận của mình nơi rừng sâu núi thẳm không biết bao giờ mới được thoát ra.
(... Nhưng tất cả bây giờ đã thành quá khứ. Chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, sau 59 năm hoạt động đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, giờ đây sắp im hẳn. Đối với nhiều người Việt, nhất là những người lớn tuổi, đây hẳn là một biến cố quan trọng, vì một thói quen cố hữu là nghe đài BBC mỗi ngày sẽ bị chấm dứt đột ngột. Đó sẽ là một thiệt thòi về tình cảm. Trong khi đó thì thế giới vẫn tiếp tục gần gụi lại với nhau bởi không biết bao nhiêu là phương tiện thông tin mới mẻ, nhanh chóng, ngày càng phong phú...)
-BBC Tiếng Việt sẽ bỏ phát thanh sóng ngắn
BBC Tiếng Việt cùng 12 ban ngôn ngữ khác như
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga sẽ ngừng phát chương trình trên làn
sóng ngắn từ tháng 4 năm nay để tập trung vào truyền thông trên
Internet.
Trong buổi công bố kế hoạch tiết kiệm ngân khoản và
cải tổ toàn diện cho các ban ngôn ngữ hôm 26/1 tại London, Ban lãnh đạo
BBC World Service đưa ra dự án ngưng toàn bộ các chương trình radio
truyền thống bằng tiếng Việt và 12 ngôn ngữ khác.Đây là thay đổi chiến lược lớn nhất từ trước đến nay, với tác động lâu dài cho sự hiện diện của đài BBC ở các thị trường nước ngoài.
Hiện chương trình trên sóng ngắn của BBC Tiếng Việt là 15 phút mỗi ngày, nhưng toàn bộ nội dung và cả các phần âm thanh như phỏng vấn, lời trích được phát và lưu trữ đều đặn trên mạng Internet ở địa chỉ bbcvietnamese.com.
Các ban ngôn ngữ khác trong nhóm 13 ngôn ngữ sẽ đóng cửa chương trình phát thanh hiện vẫn có nhiều giờ trên sóng ngắn hơn ban tiếng Việt, ví dụ như tiếng Trung là 4 giờ mỗi ngày.
Phát thanh từ 1952, chương trình trên sóng của BBC Tiếng Việt mà lúc cao nhất là 1 tiếng 30 phút mỗi ngày đã trả qua nhiều bước thăng trầm cùng cuộc chiến Việt Nam và thời kỳ hậu chiến.
Tuy nhiên tác động của việc đưa tin qua sóng ngắn giảm đi khi xu hướng truyền thông toàn cầu chuyển sang mạng Internet.
Đây là một ngày đau đớn cho BBC
TGĐ Mark Thompson
Các tiêu chí về bài dạng video, hay tin nhắn qua điện thoại di động cũng tăng đều, 17-20 phần trăm trong vòng 12 tháng qua trên trang này.
Tiết kiệm ngân khoản
Ngoài nhu cầu tiết kiệm chừng 30 phần trăm ngân khoản của BBC Tiếng Việt trong vòng ba năm tới thì BBC nhận thấy rằng phát triển thông tin qua mạng toàn cầu là tương lai của ngành truyền thông.
Đây là cách BBC sẽ áp dụng để tác động đến những thị trường như Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ hiện vẫn có vị trí quan trọng dù không phải là cốt yếu về an ninh như vùng Trung Đông hay Thế giới Hồi giáo vốn chiếm vị trí số một.
Trước hết về bối cảnh chung, BBC Thế giới vụ trong vòng ba năm tới khi vẫn còn là bộ phận của BBC lớn nhưng nhận khoản tiền của Bộ Ngoại giao Anh, phải tiết kiệm 20 phần trăm ngân sách.
Từ 2014, các ban ngôn ngữ sẽ về với BBC chung, vừa về mặt ngân sách, quản lý và về địa điểm.
Từ năm sau, các ban ngôn ngữ, gồm cả tiếng Việt sẽ chuyển về một toà nhà mới cùng BBC nội địa tại khu Tây London.
Tuy nhiên, trong đợt cắt giảm này, các ban phát thanh tiếng Macedonia, Albania và Serbia sẽ bị đóng cửa, cùng với ban tiếng Anh cho khu vực Caribbean và tiếng Bồ Đào Nha cho khu vực châu Phi, nhằm tiết kiệm 46 triệu bảng Anh/năm.
Tổng Giám đốc BBC, ông Mark Thompson nói đây là "một ngày đau đớn cho BBC".
-BBC Thế giới vụ đóng cửa 5 ban ngôn ngữ BBC-
Ban giám đốc BBC Thế giới vụ theo dự tính sắp thông báo kế hoạch cắt giảm, theo đó năm ban ngôn ngữ sẽ bị đóng cửa.
Được
tin khoảng 650 người trong tổng số 2.400 nhân viên Thế giới vụ sẽ mất
việc làm. Thông báo về việc này sẽ được đưa ra ngày thứ Tư 26/01.Các ban phát thanh tiếng Macedonia, Albania và Serbia sẽ bị đóng cửa, cùng với ban tiếng Anh cho khu vực Caribbe và tiếng Bồ Đào Nha cho khu vực châu Phi, nhằm tiết kiệm 46 triệu bảng
Anh/năm.
BBC cho hay phải giảm chi tiêu sau khi chính phủ cắt ngân quỹ, nhưng công đoàn thì gọi đây là quyết định quá "dữ dằn".
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Anh tuyên bố tập đoàn BBC sẽ phải lo ngân sách cho Thế giới vụ, thay vì Bộ Ngoại giao.
BBC Thế giới vụ bắt đầu phát sóng từ năm 1932, hiện với ngân quỹ 272 triệu/năm và có 241 triệu khán thính giả trên toàn thế giới.
Quyền lợi quốc gia
Tin cho hay việc cắt giảm loan báo thứ Tư này sẽ được thực hiện trong thời gian hai năm.Tuy nhiên hai phần ba số việc làm sẽ bị cắt trong vòng 12 tháng tới.
Bảy ban ngôn ngữ khác cũng sẽ giảm chương trình phát thanh.
Hiệp hội Nhà báo Quốc gia (NUJ), một tổ chức công đoàn, nói sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài trụ sở của BBC Thế giới vụ ngay trong ngày thứ Tư.
NUJ đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh, Richard Ottaway, và Chủ tịch Ủy ban Văn hóa-Truyền thông và Thể thao, John Whittingdale, đề nghị cân nhắc lại việc cắt giảm.
NUJ nói rằng nếu quả có việc cắt giảm như vậy, thì "quyền lợi quốc gia của nước Anh" sẽ bị ảnh hưởng.
Tổng thư ký công đoàn Jeremy Dear nói: "Kế hoạch cắt giảm dữ dằn đối với một kênh truyền thông quốc gia quan trọng chính là do bàn tay của chính phủ liên minh, với các chính sách phá hoại các dịch vụ công chất lượng cao ở trong nước".
Giám đốc chuyên trách tin tức toàn cầu của BBC, Peter Horrocks, nói việc đóng cửa các ban ngôn ngữ không phải "do hiệu quả làm việc của các ban hay các chương trình".
"Tất cả các ban đều hết sức quan trọng cho người nghe cũng như đối với BBC."
Tuy nhiên ông Horrocks giải thích: "Đơn giản là vì chúng tôi có nhu cầu phải cắt giảm cho tương thích với việc giảm ngân quỹ dành cho BBC Thế giới vụ từ Bộ Ngoại giao Anh, nên phải tập trung vào các ban ngôn ngữ cần thiết nhất và có hiệu quả nhất".
Hôm thứ Hai, BBC loan báo sẽ đóng cửa chừng 200 websites của mình và cắt 360 việc làm trong hệ thống báo điện tử nhằm tiết kiệm 34 triệu bảng.
BBC cho rằng việc cắt giảm này sẽ khiến trang mạng của BBC trở nên đặc sắc hơn và có tính cạnh tranh hơn.
-BBC cắt bỏ 200 trang web BBC-Tập đoàn truyền thông Anh Quốc BBC sẽ cắt bỏ hàng trăm trang web và giảm số tiền chi ra để đưa thông tin lên mạng internet.
Tập đoàn truyền thông Anh Quốc BBC sẽ cắt bỏ 200 trang web và giảm số tiền chi ra để đưa thông tin lên mạng internet.
Theo
thông tin được công bố hôm 24/01, ngân sách của BBC Online sẽ giảm 34
triệu bảng xuống còn 103 triệu một năm và 360 việc làm sẽ bị cắt giảm
trong vòng hai năm tới.Đây là kế hoạch thay đổi của BBC nội địa trong khi chương trình cải tổ Thế Giới vụ trong đó có Ban Tiếng Việt sẽ được công bố trong ngày 26/01.
BBC Online sẽ giảm số blog tin tức, một số diễn đàn, các trang web cộng đồng cũng như tin thể thao và tin về thế giới giải trí.
Tuy nhiên số tin về văn hóa và nghệ thuật trên trang tin tức của BBC sẽ tăng lên.
Đây là một phần của kế hoạch thay đổi nhằm tiết kiệm 20% chi phí.
Tập đoàn đang gặp khó khăn khi khoản lệ phí truyền hình được phép thu không tăng trong khi BBC phải chi trả cho một số hoạt động phát thanh và truyền hình khác trong đó có Thế Giới vụ bắt đầu từ năm 2014.
Hiện Thế Giới vụ đang nhận tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngoại giao Anh.
'Thay đổi ưu tiên'
Tổng Giám đốc BBC, ông Mark Thompson, thừa nhận rằng những thay đổi này sẽ "đau đớn".
Ông Thompson nói: "BBC Online là thành công lớn nhưng số lượng trang web quá lớn khiến cho chúng ta đôi khi không đáp ứng được lòng mong đợi.
"Chúng ta thay đổi các ưu tiên biên tập, cam kết mang lại chất lượng cao nhất và cách làm việc gọn nhẹ, tập trung sẽ giúp chúng ta cải tổ BBC Online cho tương lai."
Ông cũng nói BBC Online là trọng tâm cho tương lai kỹ thuật số của BBC.
Trong khi đó Nghiệp đoàn Nhà báo Quốc gia (NUJ) lên án quyết định này.
"Đòn giáng vào công việc và dịch vụ trên mạng cho thấy BBC coi thường những nhân viên làm việc chăm chỉ," Bí thư của NUJ, ông Jeremy Dear, nói.
"Nó không hợp lý chút nào khi cắt giảm trang web BBC khi mà ngày càng có nhiều người dựa vào mạng internet."
Ông Dear cũng nói NUJ sẽ không đứng nhìn các thành viên bị đuổi việc.
"Chiếm đất"
Trong chiến lược "Chất lượng Trên hết", BBC cũng công bố danh sách những dịch vụ mà tập đoàn truyền thông này sẽ không làm.
Trong số này có việc không mở trang mạng xã hội, không chạy các quảng cáo địa phương, không thực hiện những chương trình nhạc chỉ cho mạng internet.
Tập đoàn cũng nói họ cố gắng tăng số lần độc giả BBC đi tới các trang web khách từ đường link trên BBC lên 22 triệu một tháng vào năm 2013/2014.
BBC đã từng bị chỉ trích vì đi vào quá nhiều mảng thông tin khác nhau.
Hồi năm 2009, James Murdoch, con trai tài phiệt truyền thông người Úc Rupert Murdoch tố cáo BBC "chiếm đất" trong thị trường truyền thông vốn đang gặp khó khăn và nói hoạt động tin tức của BBC "bóp nghẹt" cạnh tranh.
- Bà Clinton lo BBC Thế giới vụ bị cắt ngân sách (BBC)
Anh cắt chi tiêu
Hoàng gia Anh cũng cắt chi tiêu cùng ngoại giao, quốc phòng, nội vụ và BBC.
Trừ một vài ngành như y tế và giáo dục phổ thông, các bộ ngành ở Anh đều phải chịu những khoản cắt giảm chi tiêu trong vòng bốn năm tới sau khi Bộ trưởng Tài chính, ông George Osborne, vừa công bố tại Quốc hội ở London chương trình cân bằng ngân sách.
Hoàng gia Anh, chính sách ngoại giao, quốc phòng của Vương Quốc và đài BBC cũng bị ảnh hưởng.
'Canh bạc vô trách nhiệm’
Duyệt xét chi tiêu này là cao điểm của nhiều tháng đàm phán nóng bỏng với các Bộ trưởng về ngân sách cho phòng ban của họ và được công bố một ngày sau khi Bộ Quốc phòng và BBC biết số phận tài chính của họ.
Bộ Quốc phòng phải đối mặt với cắt giảm 8% - thấp hơn hầu hết các bộ khác nhưng đủ để có nghĩa là 42.000 nhân viên phục vụ trong quân đội, công chức sẽ bị mất việc trong năm năm tới và các thiết bị cao cấp như máy bay Harrier, hàng không mẫu hạm Ark Royal và máy bay gián điệp Nimrod sẽ bị cắt bỏ.
Ông Osborne cũng xác nhận rằng thỏa thuận mới của chính phủ Anh với BBC sẽ đưa BBC World Service tức Thế giới vụ, gồm các ban ngôn ngữ, về thuộc BBC lớn là cơ quan truyền thông công cộng, nhận khoản tiền phí truyền thông ở Anh gọi là licence fee.
Khoản tiền này sẽ không tăng trong vòng sáu năm tới nhưng nhìn chung, BBC phải chịu khoản tiết kiệm 16 phần trăm trong vòng sáu năm.
Điều quan trọng là từ năm 2015, giống như cơ quan giám sát truyền thông quốc tế - BBC Monitoring, BBC Thế giới vụ sẽ không nhận ngân khoản từ Bộ Ngoại giao Anh mà sẽ nhận tiền từ BBC lớn.
Cụ thể tác động của việc cắt giảm chi tiêu đối với BBC Thế giới vụ thế nào thì chính đài BBC còn phải bàn thảo một thời gian nữa mới công bố được.
Tòan bộ Ban Việt Ngữ đài BBC có thể bị! An Việt (20-Oct-2010 08:34)
VietCatholic News (20 Oct 2010 08:34)
Tin từ nghiệp đòan
Ký Giả Anh Quốc vừa phổ biến bản tin cho biết, họ lên án việc cắt giảm
ngân sách của chính phủ Anh đối với Thế Giới Vụ đài BBC bắt đầu từ
tài khóa năm tới 5.4.2011. Nghiệp đòan sợ rằng các Ban tiếng Macedonian, Serbian, Moldovan và ban tiếng Việt sẽ bị đóng cửa hòan tòan.
Chính phủ Anh dự tính sẽ cắt giảm từ 25 đến 40% tức khỏang 300 triệu bảng của Thế Giới Vụ sẽ dẫn đến cắt giảm các dịch vụ và nhân viên đang phục vụ khắp nơi trên thế giới khỏang 2 ngàn người, phát thanh bằng 32 ngôn ngữ khác nhau với các thông tín viên và biên tập viên riêng.
Thế Giới Vụ được tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngọai Giao Anh (Foreign and Commonweath Office) khác với các nghiệp vụ BBC khác được lấy từ tiền sử dụng truyền hình của người dân (TV Licence).
Ông Peter Horrocks, giám đốc Ban Tin Tức thế giới của BBC Thế Giới Vụ vừa thông báo đến tòan thể nhân viên rằng việc tái bố trí lại cơ cấu Thế Giới Vụ là cần thiết để tăng cường hiệu năng thông tin và phuơng cách làm việc chung với nhau sẽ hiệu quả hơn để tiết kiệm ngân sách. Chỉ còn một tuần nữa Chính Phủ sẽ chính thức thông báo việc cắt giảm này nhưng việc công bố tin tức hôm nay là cần thiết.
Chính phủ Anh dự tính sẽ cắt giảm từ 25 đến 40% tức khỏang 300 triệu bảng của Thế Giới Vụ sẽ dẫn đến cắt giảm các dịch vụ và nhân viên đang phục vụ khắp nơi trên thế giới khỏang 2 ngàn người, phát thanh bằng 32 ngôn ngữ khác nhau với các thông tín viên và biên tập viên riêng.
Thế Giới Vụ được tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngọai Giao Anh (Foreign and Commonweath Office) khác với các nghiệp vụ BBC khác được lấy từ tiền sử dụng truyền hình của người dân (TV Licence).
Ông Peter Horrocks, giám đốc Ban Tin Tức thế giới của BBC Thế Giới Vụ vừa thông báo đến tòan thể nhân viên rằng việc tái bố trí lại cơ cấu Thế Giới Vụ là cần thiết để tăng cường hiệu năng thông tin và phuơng cách làm việc chung với nhau sẽ hiệu quả hơn để tiết kiệm ngân sách. Chỉ còn một tuần nữa Chính Phủ sẽ chính thức thông báo việc cắt giảm này nhưng việc công bố tin tức hôm nay là cần thiết.
--------------------------------
Được hỏi về sự kiện có thể đóng cửa Ban Việt Ngữ đài BBC, ông Vũ Khánh Thành, cựu Nghị Viên thành phố Hackney London, nơi có đông người Việt nhất tại Anh sinh sống, ông phát biểu rằng, “đó là một tin đáng buồn cho người Việt Nam cả trong nước lẫn hải ngọai vì đài BBC từ hơn 50 năm qua đã như là nguồn tin đáng tin cậy nhất cho người Việt. Nhưng rất tiếc những năm gần đây chính trị đi vào thì công chính đội nón ra đi. Ban Việt Ngữ đài BBC đã làm mất niền tin của dân chúng Việt Nam. Cụ thể nhất là sự kiện “Đỗ Ngọc Bích” mạ lị tổ tiên Việt do Nguyễn Giang trưởng ban Việt Ngữ đài BBC đạo diễn đã gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam từ trong nước đến hải ngọai. Hàng ngàn lá thư phản đối đã gửi đến đài BBC nhưng không được trả lời. Phải chăng ban lãnh đạo BBC để đến thời điểm này xóa xổ hẳn ban Việt Ngữ BBC ? Một mặt khác với phương tiện truyền thông hiện tại, tin tức đến từ nhiều nguồn khác nhau, bản tin BBC không trung thực, không phong phú như các báo đài, các trang mạng khác, tất nhiên sẽ bị đào thải.”
NUJ condemns plans to cut World Service budget
19 October 2010
By Press Gazette reporters -http://www.pressgazette.co.uk/story.asp?sectioncode=1&storycode=46161&c=1
The National Union of Journalists has condemned the Government’s rumoured plans to cut the budget of the BBC World Service from next year as part of its comprehensive spending review, which is being revealed tomorrow.
The union said it feared that cuts of between 25-40 per cent of the World Service’s near £300m annual budget were likely to lead to service closures and significant redundancies in the UK and across the globe.
The Guardian reports today that the BBC is facing an overall cut of £556m to its £3.7bn a year licence fee income by being forced to fund the cost of free TV licences for the over-75s. It also reveals that BBC director general, Mark Thompson, is prepared to assume part of the World Service cost as a compromise measure.
The NUJ said it feared the Macedonian; Serbian, Vietnamese and Moldovan language services may close entirely or be drastically cut while the Ukrainian and Russian services could be based solely in those countries with the Russian radio serviced closed by the end of the year.
Journalism jobs were expected to go from the BBC World Service newsroom in London, the union said, with further cuts and restructuring expected across the Turkish TV service, the Central Asian and Bengali services, the Spanish American service and the Arabic service.
The union also claimed that cuts have been proposed for the BBC Monitoring Service based in Caversham which could impact on 300-350 jobs in the UK and 150 jobs overseas.
Jeremy Dear, NUJ General Secretary said: “The BBC World Service employs more than 2,000 people and a significant proportion are based outside of the UK and spread across 45 countries.
“The diversity of staff and presence in so many locations around the world helps make the BBC World Service the leading voice in international broadcasting.”
“At its best the World Service challenges corruption, expose human rights abuses and promote democratic values.
“The World Service is a vital source of quality journalism; people all over the world rely on the BBC to tell them the truth in times of crisis.
“If the Government slashes these essential services they will land a blow on objective news reporting and undermine Britain ’s international reputation.”
Currently the World Service is paid for out of the budget of the Foreign Office but as the Coalition Government is set to slash the amount of money the service receives as it seeks huge public sector savings as part of its comprehensive spending review.
Được hỏi về sự kiện có thể đóng cửa Ban Việt Ngữ đài BBC, ông Vũ Khánh Thành, cựu Nghị Viên thành phố Hackney London, nơi có đông người Việt nhất tại Anh sinh sống, ông phát biểu rằng, “đó là một tin đáng buồn cho người Việt Nam cả trong nước lẫn hải ngọai vì đài BBC từ hơn 50 năm qua đã như là nguồn tin đáng tin cậy nhất cho người Việt. Nhưng rất tiếc những năm gần đây chính trị đi vào thì công chính đội nón ra đi. Ban Việt Ngữ đài BBC đã làm mất niền tin của dân chúng Việt Nam. Cụ thể nhất là sự kiện “Đỗ Ngọc Bích” mạ lị tổ tiên Việt do Nguyễn Giang trưởng ban Việt Ngữ đài BBC đạo diễn đã gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam từ trong nước đến hải ngọai. Hàng ngàn lá thư phản đối đã gửi đến đài BBC nhưng không được trả lời. Phải chăng ban lãnh đạo BBC để đến thời điểm này xóa xổ hẳn ban Việt Ngữ BBC ? Một mặt khác với phương tiện truyền thông hiện tại, tin tức đến từ nhiều nguồn khác nhau, bản tin BBC không trung thực, không phong phú như các báo đài, các trang mạng khác, tất nhiên sẽ bị đào thải.”
NUJ condemns plans to cut World Service budget
19 October 2010
By Press Gazette reporters -http://www.pressgazette.co.uk/story.asp?sectioncode=1&storycode=46161&c=1
The National Union of Journalists has condemned the Government’s rumoured plans to cut the budget of the BBC World Service from next year as part of its comprehensive spending review, which is being revealed tomorrow.
The union said it feared that cuts of between 25-40 per cent of the World Service’s near £300m annual budget were likely to lead to service closures and significant redundancies in the UK and across the globe.
The Guardian reports today that the BBC is facing an overall cut of £556m to its £3.7bn a year licence fee income by being forced to fund the cost of free TV licences for the over-75s. It also reveals that BBC director general, Mark Thompson, is prepared to assume part of the World Service cost as a compromise measure.
The NUJ said it feared the Macedonian; Serbian, Vietnamese and Moldovan language services may close entirely or be drastically cut while the Ukrainian and Russian services could be based solely in those countries with the Russian radio serviced closed by the end of the year.
Journalism jobs were expected to go from the BBC World Service newsroom in London, the union said, with further cuts and restructuring expected across the Turkish TV service, the Central Asian and Bengali services, the Spanish American service and the Arabic service.
The union also claimed that cuts have been proposed for the BBC Monitoring Service based in Caversham which could impact on 300-350 jobs in the UK and 150 jobs overseas.
Jeremy Dear, NUJ General Secretary said: “The BBC World Service employs more than 2,000 people and a significant proportion are based outside of the UK and spread across 45 countries.
“The diversity of staff and presence in so many locations around the world helps make the BBC World Service the leading voice in international broadcasting.”
“At its best the World Service challenges corruption, expose human rights abuses and promote democratic values.
“The World Service is a vital source of quality journalism; people all over the world rely on the BBC to tell them the truth in times of crisis.
“If the Government slashes these essential services they will land a blow on objective news reporting and undermine Britain ’s international reputation.”
Currently the World Service is paid for out of the budget of the Foreign Office but as the Coalition Government is set to slash the amount of money the service receives as it seeks huge public sector savings as part of its comprehensive spending review.
An Việt
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn"
Nguyễn Khoa Thái Anh
Xã
hội dân sự là một hoạt động bình thường của các công dân trong một quốc
gia tiên tiến, họ thuộc các tổ chức, quỹ từ thiện, những nhóm người
tình nguyện có đầu óc theo đuổi những mục tiêu hướng thượng và chủ
trương vô vụ lợi, cáng đáng những công việc an bang tế thế, giúp ích cho
xã hội. Từ phạm trù học đường cho đến y tế và kế hoạch nhân sinh, họ
đóng góp thì giờ, công sức, tiền của tùy theo khả năng riêng của mình để
giúp đỡ cho những người nghèo khó, kém may mắn hơn mình.
Một
quốc gia dân chủ và hợp hiến thường được thành lập với các định chế và
các bộ phận chăm sóc, chú trọng đến lợi ích của người dân trong xã hội.
Hoa kỳ là một trong những thí dụ điển hình. Từ những quỹ và khế ước giúp
đỡ cho người dân như chương trình an sinh xã hội (Social Security
program, được thiết lập dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt
(1935), nay trở thành một cơ quan trong ngành hành pháp) cho đến quỹ
thất nghiệp (Unemployment Insurance trong Bộ Lao Động của Hoa Kỳ) cho
đến chương trình Giáo Dục Công lập, miễn phí từ sách vở, bút viết cho
đến các buổi ăn sáng và ăn trưa cho các học sinh nghèo, cho đến tiền trợ
cấp xã hội (Social Service Department) giúp đỡ cho các gia đình có con
em nghèo (Aid to Family with Dependent Children/AFDC) cho các em bé còn
bú và trẻ nhỏ (Women, Infants and Children/WIC), cho đến chương trình
trợ giúp y tế như (Medicare, Medicaids, Medical) cho đến Đạo luật Ứng xử
Tích cực (Affirmative Action) đòi hỏi các đại học phải đắc lực thu nạp,
tài trợ sinh viên nghèo, bắt buộc các công ty tư và cơ quan chính phủ
phải mướn cho đủ túc số các thành phần da màu và thiểu số trong xã hội,
kể cả những giao kèo đấu thầu của các cơ quan nhận tiền trợ cấp của
chính phủ liên bang phải thêm điểm ưu tiên cho các thương gia da
màu/thiểu số đang đấu thầu cạnh tranh với các công ty giàu mạnh khác,
cho đến Chương trình trợ giúp cho Binh sĩ (G.I. Bill of Rights) cho Kế
hoạch Nhà Đất của Liên bang (Federal Housing Administration, FHA, VA
loan) giúp cho người nghèo, tậu và làm chủ (thật sự) nhà đất, v.v.. đều
là những phương cách của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhằm san bằng những bất
công trong xã hội và quá khứ. Chưa kể đến đạo luật bảo vệ người tật
nguyền của Hoa Kỳ (Americans with Disabilities Act/ADA) mà ngay cả Âu
châu cũng chưa ban hành.
Đây
là những thành quả dân chủ lâu đời. Mặc dù vậy chính quyền không cản
trở mà còn đón tiếp các tổ chức tự nguyện và thiện nguyện. Xã hội dân sự
nói trên là những phần tử – không phải để thay thế trách nhiệm chính
thức và thiết yếu của chính quyền đối với người dân – mà để đóng góp
thêm cho xã hội được vận hành hiệu quả và toàn mỹ hơn trong một ý niệm
thuần túy nhân bản.
Mặc
dầu mang danh một quốc gia cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ta không
được như thế. Các tệ đoan và sự xuống cấp thê thảm của đạo đức trong xã
hội đã cho thấy mức phá sản khủng khiếp của một chế độ Cộng sản hoang
tưởng cộng với những tư lợi và tham nhũng xấu xa nhất của tư bản. (Xin
không đề cử những thí dụ về học đường, thi cử, tốt nghiệp, và thủ tục
đầu tiên khi nhập viện, hay xin việc làm ở các công sở, v.v.. ở Việt
Nam). Do vậy, chúng ta thấy Việt Nam thật sự đã tiếm danh danh xưng xã
hội chủ nghĩa, mà một nước tư bản như Hoa kỳ không những chăm lo cho con
dân mà những khi xuất hiện những xu hướng lợi nhuận thái quá của các
nhà tài phiệt làm chao đảo kinh tế và xã hội, họ cũng có những biện pháp
và quy chế để điều tiết và chế tài nhằm chỉnh sửa lại hướng đi cho công
bằng và nhân ái hơn.
Khoảng
hai mươi năm lại đây người ta thấy có những tổ chức thiện nguyện ở hải
ngoại đã đóng góp rất nhiều cho Việt-Nam. Không chùn bước với những khó
khăn và rào cản của chính quyền các cấp trong việc chuyển giao trực tiếp
tặng phẩm và tiền viện trợ đến những nạn nhân nghèo hay thiên tai, họ
vẫn một lòng son sắt nỗ lực hoạt động, đóng góp không ngừng, hy vọng
chắp vá được những thiếu thốn khổng lồ và toàn diện, hiện hành trên đẳng
cấp quốc gia.
Thú
thật tuy là người ủng hộ cho và đóng góp cho các tổ chức xã hội của
người Việt hải ngoại, từ giáo dục cho đến cứu trợ bão lụt và tệ nạn buôn
người, nhiều lúc tôi không hiểu công sức dã tràng rồi sẽ đi đến đâu? Có
phải người ta có quyền nghi ngờ nhà nước Việt Nam cho phép những cố
gắng thiện nguyện này nhằm giảm sức ép do những bức xúc vì hành xử bất
công của nhà nước đối với nhiều thành phần dân oan trong nước gây nên,
giúp họ rảnh tay trừng trị những tiếng nói trung thực mà họ cho là có
hành vi chống đối hay tuyên truyền chống đối nhà nước?
Có
phải nếu Việt Nam có những thay đổi, cải tổ về đường lối chính trị và
hành chánh, giúp cho lợi ích và công bằng chung cho dân tộc thì những
đóng góp xã hội sẽ bắt rễ, sinh sôi nảy nở giúp cho chuyện cứu rỗi người
dân nghèo và những người thất cơ lỡ vận triệt để và tích cực hơn?
Có
phải đạo đức và lương tâm của những người nắm giữ rường cột của đất
nước sẽ trợ giúp đắc lực nhất cho việc thăng hoa tiến bộ của Việt Nam
trên nhiều bình diện?
Còn
không bất kỳ sự trợ giúp đỡ hướng thiện nào cũng chỉ là những vá víu
tạm thời không giúp ích gì bao nhiêu cho quá trình thay đổi đạo đức xã
hội và bộ mặt của chính quyền?
Sau
đây, nhằm rộng đường dư luận xin giới thiệu với bạn đọc lời phê bình và
nhận định của Luật sư Đỗ Quý Dân – một người đóng góp qua nhiều phương
diện cho sự thành hình khả quan của một xã hội dân sự ở Việt Nam. Lời
phản biện của anh đã phát xuất từ ta thán của tôi sau đây trên mạng xã
hội Facebook nhân dịp cuộc biểu tình chống Trung quốc của người di dân
Tây Tạng ở Hoa Kỳ:
“Sometimes
I’m moving to tears watching ‘youthful idealism’ in action. Other
times, I wonder what good charity would do if a people you help is not
going to be free. Below is the Tibetans protest the DC visit by China’s
next leader Xi Jingpin:
http://www.youtube.com/watch?v=vJiejH8Njp0
http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&NR=1&v=zZxvGF4bgt0
a)
Nhiều lúc tôi cảm động vì tuổi trẻ VN tình nguyện về VN làm việc thiện,
nhưng đôi lúc thiển nghĩ sự giúp đỡ về vật chất sẽ đến đâu nếu tự do và
công bằng không có ở VN?
b) Tôi buồn vì không thấy người Việt Mỹ biểu
tình ở D.C. chống Tập Cận Bình (Xi Jinping) lãnh tụ số 1 tương lai của
Trung quốc.” (NKThái Anh)
Phản biện của Luật sư Đỗ Quý Dân:
Không
riêng gì Nguyễn Khoa Thái Anh, có rất nhiều người đặt vấn đề về những
hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Trong những vấn đề đặt ra, có một câu
hỏi tương đối khá thực tế: “Sự giúp đỡ về vật chất sẽ đến đâu nếu tự do
và công bằng không có ở Việt Nam?” Người đặt câu hỏi trên không hẳn là
muốn nghe câu trả lời. Câu hỏi trên thực ra là một câu phê bình và nhận
xét mà chúng ta có thể tóm tắt như sau: Thứ nhất, người đặt câu hỏi cho
rằng các hoạt động từ thiện, và đặc biệt là những sự giúp đỡ về vật
chất, không có giá trị thực sự, nếu không muốn nói là những việc làm vô
nghĩa, đối với hiện trạng đất nước hiện nay. Thứ hai, công việc cấp bách
hơn của người Việt là tìm cách đem được tự do và công bằng đến cho
người Việt và nước Việt Nam. Những phê bình và nhận xét này có đúng
không? Vì chúng ta ai cũng có thể chủ quan, có những định kiến, kinh
nghiệm và tình cảm riêng biệt, nếu chúng ta không đưa ra được một vài
mẫu số chung trước khi tìm hiểu vấn đề, cuộc đối thoại của chúng ta sẽ
không bao giờ chấm dứt, và do đó không nên bàn luận ở đây. Tôi tạm đề
nghị chúng ta đồng ý về ba điểm sau đây: Điểm thứ nhất, nếu có được sự
thay đổi ở Việt Nam, sự thay đổi này phải bắt đầu từ trong nước. Người
Việt hải ngoại chỉ có thể đóng vai trò thúc đẩy và hỗ trợ cho những thay
đổi đó. Điểm thứ hai, hệ thống kiểm soát người dân của nhà nước cộng
sản Việt Nam khá chặt chẽ, do đó người dân Việt Nam khó tạo được hoặc
phổ biến những phong trào chống đối nhà nước hoặc đòi tự do và công bằng
ở tầm mức lớn rộng để có thể tạo được những thay đổi đáng kể trong tình
trạng hiện tại. Điểm thứ ba, từ ngày miền Bắc xâm chiếm miền Nam, chúng
ta được chứng kiến một sự suy thoái về đạo đức, và sự suy thoái về đạo
đức này đưa đến sự rối loạn trong gia đình và xã hội. Người Việt Nam nói
chung là không ai tin ai để có được những sự kết hợp lâu dài ngõ hầu
tạo nên một phong trào tranh đấu cho tự do và công bằng ở tầm mức khả
quan. Nếu chúng ta có thể chấp nhận được ba điểm nêu trên, thì chúng ta
sẽ thấy những hoạt động từ thiện rất có ý nghĩa. Vì người Việt hải ngoại
không trực tiếp thay đổi được guồng máy nhà nước cộng sản, chúng ta
phải tìm cách đến được với người dân trong nước. Muốn đến được với người
dân trong nước, chúng ta phải chứng minh được tư cách của mình, phải
nêu ra những tấm gương hy sinh, bất vụ lợi để người dân noi theo và từ
đó tìm được niềm tin cần thiết cho một cuộc tranh đấu lâu dài. Không có
phương cách nào hay hơn là dấn thân làm việc thiện, giúp đỡ về vật chất
mà không đưa ra điều kiện nào. Người dân trong nước đủ sáng suốt để nhận
ra những tấm gương đúng dắn. Hoạt động từ thiện không mang lại được tự
do và công bằng cho người dân, nhưng có thể mang lại cho họ một niềm
tin, một niếm an ủi là họ sẽ không cô đơn khi dấn thân vào những hoạt
động có lợi ích chung cho tương lai dân tộc. Trên mặt thực tế, người
Việt hải ngoại không đủ điều kiện hoặc khả năng để tạo nên một phong
trào đòi hỏi tự do và công bằng trong nước vì chúng ta không có một
guồng máy tổ chức quy mô, không đủ sức mạnh để trực diện đương đầu với
guồng máy nhà nước cộng sản. Chúng ta lại không đủ đoàn kết để có thể
đứng lại với nhau, tạo dựng được một tổ chức như thế. Thế đứng của người
Việt trong nước còn quá yếu, mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan về sự
tiến bộ về tinh thần cũng như về khả năng tranh đấu. Điều người Việt
hải ngoại có thể làm được là gieo những hạt giống cho tương lai. Không
có hạt giống nào tốt hơn là những tấm gương hy sinh đứng ra tổ chức
những hoạt động từ thiện, bất vụ lợi, vô điều kiện. Vì đạo đức trong
nước bị suy thoái, người dân đâm ra nghi ngờ cả về đạo đức của người
Việt hải ngoại. Họ không tin tưởng vào “Việt kiều” vì rất nhiều người
Việt hải ngoại về nước có những thái độ và việc làm không tốt. Hơn nữa,
nếu họ lên xem những trang blog của người Việt hải ngoại, họ chỉ thấy
rất nhiều những lời chỉ trích nhà nước cộng sản bằng ngôn ngữ cực đoan,
nhiều khi lại thô lỗ tục tằn, không đáng để họ nghe theo. Nếu người Việt
hải ngoại tự đặt mình vào vai trò đỡ đầu, ít nhất là về tinh thần, cho
người trong nước, chúng ta nên tự kiểm lại ngôn ngữ và hành động của
mình. Để lấy một ví dụ, nếu con chúng ta bị người ngoài áp bức, chúng ta
đem họ ra chửi rủa bằng ngôn ngữ bẩn thỉu, con của chúng ta nếu nghe
được cũng sẽ không tin tưởng vào tư cách và tác phong của chúng ta, sau
này bảo chúng làm gì cũng sẽ rất khó khăn. Nói tóm lại, tác phong của
một số người Việt hải ngoại trong việc chống đối nhà nước cộng sản làm
trở ngại nhiều hơn là hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu đòi tự do và công
bằng cho người dân. Thái độ cực đoan của một số người Việt hải ngoại làm
cho người trong nước có cảm tưởng là họ thiếu sáng suốt, thiếu khả năng
suy xét, để có thể trông cậy vào được khi có chuyện cần thiết. Ở đâu
cũng có người xấu, người tốt, kể cả trong giới chính quyền Việt Nam hiện
nay. Khi cực đoan, ta không thể chấp nhận được sự thật hiển nhiên này,
và từ đó không thể lôi kéo được những người có phương tiện và khả năng
(vì thuộc vào guồng máy chính quyền) để giúp người dân trong việc đòi
hỏi tự do và công bằng cho bản thân và xã hội. Làm việc từ thiện ở Việt
Nam là phải trực tiếp giao dịch với nhà nước, và do đó bôi xóa được cái
hình ảnh cực đoan mà người dân trong nước rất e sợ. Về phương diện đạo
đức, làm việc từ thiện là một thông điệp hữu hiệu để giảm bớt lòng nghi
kỵ của người dân. Người dân khi được giúp đỡ về vật chất sẽ cảm kích
người giúp đỡ họ. Chúng ta không cần phải đòi hỏi gì từ những người
chúng ta giúp đỡ, nhưng chúng ta có thể chia sẻ với họ những suy tư của
chúng ta về hiện trạng của đất nước, và qua sự chia sẻ đó có thể gieo
mầm cho những tư tưởng về tự do và công bằng, và giúp cho đối tượng thấy
được nhu cầu phải đòi hỏi những quyền đó cho mình và cho người khác. Từ
nhu cầu đó, hỗ trợ bởi niềm tin mới tìm lại được từ những người Việt
khác, nhất là từ những người hoạt động từ thiện, người dân sẽ đứng lên,
từ từ nhưng vững vàng, để tiến bước trên hành trình xây dựng đất nước.
Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước Việt Nam, cấp bách đòi hỏi tự do
và công bằng là một điều vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không
thực hiện được. Sự đòi hỏi cấp bách đó mới thực sự là lý tưởng thiếu
chín chắn, là phản ứng nhất thời của một bầu máu nóng bị dồn nén. Đây là
sự nổi giận của người quan sát sự bất công từ một nơi xa, không đưa đến
một kết quả cụ thể nào ngoại trừ la hét cho vơi đi cơn cuồng nộ. Thế
cho nên, làm việc từ thiện là phương pháp thực tế để giúp cho người dân
tìm được ý nghĩa và niềm tin trong việc đứng lên đòi hỏi công bằng và tự
do cho đất nước. Và hoạt động từ thiện không phải là lý tưởng của tuổi
trẻ chỉ đủ làm người khác xúc động. Những hoạt động này là nền móng vững
chắc cho mọi công cuộc đấu tranh của người dân trong nước.
(Đỗ Quý Dân)
Phản hồi của NKTA:
Cám
ơn anh Dân đã viết lên những lời tâm huyết đích thực, thấu tình đạt lý.
Quen nhau đã lâu, hy vọng ít ra anh là người hiểu tâm tư của thằng này.
Chẳng lẽ đem những đóng góp thiện nguyện riêng tư của mình ra kể lể? Đó
là chưa nói đến những búa rìu dư luận của một số người quá khích trong
cộng đồng hải ngoại thích chụp mũ, đánh phủ đầu mình chỉ vì chuyện cổ
động và bào chữa cho tuổi trẻ khi chúng nỗ lực tranh đấu cho những kẻ
bất hạnh và khốn cùng ở VN! Mình không ngại lời ong tiếng ve, nhưng cũng
chẳng hãnh diện làm người đi giữa hai lằn đạn, nhất là khi lằn đạn thứ
hai đến từ hậu cần, từ phía bạn mình!
Sometimes
I’m moving to tears watching ‘youthful idealism’ in action. Other
times, I wonder what good charity would do if a people you help is not
going to be free. Below is the Tibetans protest the DC visit by China’s
next leader Xi Jingpin:
http://www.youtube.com/watch?v=vJiejH8Njp0
http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&NR=1&v=zZxvGF4bgt0
a)
Nhiều lúc tôi cảm thấy xúc động vì tuổi trẻ VN tình nguyện về VN làm
việc thiên, nhưng đôi lúc thiển nghĩ sự giúp đỡ về vật chất sẽ đến đâu
nếu tự do và công bằng không có ở VN?
b) Tôi buồn vì không thấy người Việt Mỹ biểu tình ở D.C. chống Tập Cận Bình (Xi Jinping) lãnh tụ số 1 tương lai của Trung quốc.
Câu
nói trên của tôi là một lời nói khích, xuất xứ từ một diễn đàn, một tổ
chức xã hội do tuổi trẻ hải ngoại đảm trách. Dụng ý của tôi là khơi mào
cho một cuộc tranh luận, nhắc nhở cho tuổi trẻ Việt-Nam — ngoài tay với
của chúng với những nghĩa cử đáng quý vá víu nhất thời cho xã hội — còn
có những sứ mệnh thiêng liêng hơn đòi hỏi sự tỉnh thức của những người
lớn tuổi có trọng trách với dân tộc, với đất nước. Đó là chưa kể những
tuổi trẻ khác chỉ vì tiếng nói trung thực của mình mà họ bị những kẻ
đương quyền có phận sự và trách nhiệm thiêng liêng với tổ quốc cùm kẹp ở
VN.
Ngoài
ra, tôi cũng trách những kẻ (sĩ/trí thức) đánh võ mồm ở hải ngoại sao
không noi gương, chung lưng đấu cật với những tuổi trẻ Tây Tạng, với
Pháp Luân Công, chống sự xâm lấn của Trung quốc bằng cách biểu tình,
chăng biểu ngữ trên cầu Arlington Memorial ở D.C., gởi thông điệp cho
Tập Cận Bình đem về cho Đảng Cộng Sản Trung quốc? Đây là cơ hội ngàn
vàng, cho thế giới tự do, cho truyền thông quốc tế chuyển đi toàn cầu mà
không sợ nhà nước VN bắt bớ, kiếm chuyện!
Nguyễn Khoa Thái Anh
13.10.2009
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không. Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bã của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không? Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm.
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân. Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài. Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, Trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với Trung Quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với Trung Quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới", khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền kinh tế Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị.
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu.
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà: "Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."
Gửi một số quý vị trong diễn đàn, ai đọc thấy không phải mình thì tức là không phải đối tượng mà tôi nói đến.
Nguồn: hoangsa.orgKhỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không. Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bã của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không? Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm.
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân. Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài. Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, Trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với Trung Quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với Trung Quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới", khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền kinh tế Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị.
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu.
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà: "Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."
Gửi một số quý vị trong diễn đàn, ai đọc thấy không phải mình thì tức là không phải đối tượng mà tôi nói đến.
Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được nêu lên tại LHQ
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), một thành viên trong Liên đoàn, kêu gọi chính quyền Hà Nội mạnh mẽ cam kết loại trừ tình trạng phân biệt sắc tộc tại khóa họp của Ủy ban Liên hiệp quốc về bài trừ nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở Geneva đầu tuần này.
Trong
báo cáo phản biện dày 30 trang gửi đến Liên hiệp quốc nhan đề ‘Vi phạm
những quyền căn bản của các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số tại nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt
Nam nêu rõ những quan ngại trước việc thực thi Công ước quốc tế về loại
trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tại Việt Nam mà Hà Nội đã tham gia
ký kết từ năm 1982.
Phúc
trình của Ủy ban đề cập đến những chênh lệch về quyền lợi kinh tế, xã
hội, và văn hóa giữa đa số người Kinh với người dân tộc thiểu số tại
Việt Nam và nạn sách nhiễu các cộng đồng tôn giáo như Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất, cộng đồng Phật giáo của người Khmer Krom, Hòa Hảo,
hay Cao Đài.
Ông
Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban và là người trình bày bản báo cáo này tại
Liên hiệp quốc ngày 20/2, phát biểu với Ban Việt ngữ VOA:
“Theo
lẽ, quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã ký kết công ước thì hai năm
phải tới phúc trình một lần. Việt Nam đáng ra đã phải phúc trình 15 lần
rồi, nhưng đây là lần đầu tiên họ đến. Hôm nay các đại biểu có phúc
trình phản biện được lên tiếng. Tôi có trình bày đánh giá về bản báo cáo
của Việt Nam rằng đây chỉ là một danh sách rất dài về các văn bản pháp
luật được thông qua để ‘bảo vệ quyền cho các dân tộc ít người’, nhưng
thực tế, các luật pháp của các văn bản này không được thực thi. Đặc biệt
chúng tôi nhắc tới chính sách của đảng cộng sản đã điều kiện hóa pháp
luật Việt Nam, khiến quyền của những người thuộc dân tộc thiểu số bị
tiêu hủy. Hiện nay, sự ngăn cách giàu nghèo tại Việt Nam là hố sâu đáng
báo động. Năm 1990, có 18% người nghèo trong các dân tộc thiểu số. Năm
nay, số này là 56%, hơn người Kinh gấp 9 lần. Đặc biệt, sự kỳ thị tôn
giáo đối với người thiểu số là một chính sách có chủ tâm của nhà nước và
đảng, khiến người Hmong, người Thượng theo Thiên Chúa giáo, hay người
Phật giáo Khmer Krom, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Hảo,
Cao Đài trở thành đối tượng bị cầm tù, tra tấn, quản chế tại gia, bị
công an theo dõi, hăm dọa, sách nhiễu trong đời sống hằng ngày.”
Chủ
tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, bà Souhayr Belhassen, cho rằng tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam không phải là một thành tích cho nhân quyền
như nhà nước hay khoe khoang, mà thực tế quyền lợi từ mức tăng trưởng đó
không được thụ hưởng đồng đều trong dân chúng, đặc biệt là đối với các
sắc dân thiểu số, những thành phần còn bị bỏ xa so với đồng bào người
Kinh trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, và công ăn việc làm.
Vẫn
theo bà Belhassen, đây là hậu quả của việc thực thi hiến pháp, pháp
luật, các công cụ chính sách mang tính phân biệt với mục đích kiểm soát,
không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Trong
số các khuyến nghị đưa ra, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo
vệ Quyền làm người Việt Nam yêu cầu Hà Nội phải cải cách chính trị và
pháp lý để bài trừ nạn phân biệt sắc tộc, chấm dứt đàn áp tôn giáo, và
công nhận thẩm quyền của Ủy ban Liên hiệp quốc về bài trừ nạn phân biệt
chủng tộc để Ủy ban có thể trực tiếp thu nhận khiếu kiện của các nạn
nhân.
Nguyễn Đình Chú: Nguyễn Trường Tộ - sự lên ngôi của tư duy cá thể (viet-studies 19-2-12) ◄Báo QĐND "vào cuộc" tranh cãi vấn đề trí thức: Phía sau câu chuyện “trí thức nhân dân” (QĐND 19-2-12)◄
---- Vợ nạn nhân vụ Bến Cát ‘bị sốc’ – (BBC). - Nguyễn Văn Minh: Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” – Phía sau câu chuyện “trí thức nhân dân” (QĐND). – Trí thức và cựu lãnh đạo bị nhắc nhở – (BBC).- - Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-'Ba đào tình ái' Tết Mậu Thân của tướng Sài Gòn Vĩnh Lộc (ĐV 6-2-12)
- --- Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).-- Tình báo Mỹ chưa quên ‘quả đắng’ trong sự kiện Tết Mậu thân (Kỳ 2). - Tình báo Mỹ chưa quên ‘quả đắng’ trong sự kiện Tết Mậu thân (Kỳ 3) (Đất Việt).- Bí mật về cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC).----- - Vì Sao Không Có Đống Đa? (Dainamaxtribune)
- Sài Gòn, những dấu ấn qua năm tháng (SGTT 27-1-12) Mối tình kỳ lạ của danh ca Bạch Yến (I) (DT 27-1-12) -- Mối tình kỳ lạ của danh ca Bạch Yến (II) (DT 28-1-12) --Anh hùng Trần Văn Năm: Luôn nhớ về những đồng đội đã đi xa (CAND 26-1-12) --- Những giọt nước mắt của Tướng Giáp (GDVN).- - ‘Ấn tượng’ Đại Tướng Võ Giáp trên báo quốc tế (Đất Việt).
- World Report 2012: Việt Nam- DOWNLOADABLE RESOURCES:
- Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa. Các nhà văn, blogger và các nhà vận động nhân quyền độc lập – những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phát hiện quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, bị giam giữ biệt lập trong thời gian dài đồng thời không được tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, và bị xử với các mức án ngày càng nặng hơn với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia.
Công
an thường tra tấn can phạm để ép nhận tội và, trong một số vụ việc, đã
sử dụng vũ lực quá mức khi đối phó với những cuộc biểu tình đông người
phản đối việc cưỡng chiếm nơi ở, thu hồi đất đai hay bạo hành của công
an. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh trong năm 2011 bị công an giải tán, những người tham gia biểu tình
bị đe dọa, sách nhiễu, và một số trường hợp bị tạm giam trong một vài
ngày.
Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 tổ chức vào tháng Giêng năm 2011
và cuộc bầu cử Quốc Hội do nhà nước dàn dựng vào tháng Năm đã xác lập
các vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính phủ trong năm năm tiếp
theo. Qua cả hai sự kiện nói trên, không hề thấy có dấu hiệu của bất kỳ
một sự cam kết nghiêm túc nào nhằm cải thiện thành tích nhân quyền kém
cỏi của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của
mình vào tháng Bảy, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và những nhân
tố bảo thủ khác.
Đàn áp bất đồng chính kiến
Năm
2011 chứng kiến một chuỗi liên tục các vụ bắt giữ và xét xử mang tính
chính trị, có lẽ phần nào xuất phát từ những quan ngại của chính quyền
Việt Nam về khả năng phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả-rập có thể lan tới
châu Á.
Trong
mười tháng đầu năm 2011, có ít nhất 24 nhà vận động nhân quyền bị đưa
vào trại giam. Chỉ trừ một người, tất cả trong số đó đều bị truy tố về
các tội “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 bộ luật hình sự), “phá
hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 87), hoặc “hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền” (điều 79). Ba điều luật mơ hồ này đã được vận dụng để bỏ
tù hàng trăm nhà hoạt động ôn hòa trong suốt một thập niên qua. Thêm vào
đó, công an còn bắt giữ ít nhất 27 nhà vận động tôn giáo và chính trị
trong năm 2011. Blogger Nguyễn Văn Hải, được biết với bút danh Điếu Cày,
đang bị giam giữ không có tin tức từ tháng Mười năm 2010. Hai cây viết
trên mạng ủng hộ dân chủ, Nguyễn Bá Đăng và Phan Thanh Hải, vẫn bị giam
giữ không xét xử từ năm 2010.
Trong
một phiên tòa lớn vào tháng Tư năm 2011, nhà hoạt động pháp lý nổi
tiếng Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án bảy năm tù về tội tuyên truyền chống nhà
nước. Trong phiên phúc thẩm, mức án này vẫn được giữ nguyên.
Vào
tháng Năm, Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre xử bảy nhà vận động ôn hòa cho
quyền sở hữu đất đai, trong đó có Mục sư Dương Kim Khải và tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo Trần Thị Thúy về tội chống chính quyền và kết án họ nhiều
năm tù.
Chính
quyền tiếp tục sách nhiễu, tra hỏi và trong một số trường hợp, đã bắt
giữ và bỏ tù những người lên tiếng phê phán trên mạng. Vào tháng Giêng
năm 2011, công an bắt blogger viết về nhân quyền Hồ Thị Bích Khương. Vào
tháng Năm, nhà vận động dân chủ Nguyễn Kim Nhàn bị bắt với lý do tuyên
truyền chống chính phủ, chỉ năm tháng sau khi ông mãn án tù cũ với cùng
tội danh nói trên. Vào tháng Tám, blogger Lư Văn Bảy bị kết án bốn năm
tù vì đã viết các bài vận động dân chủ trên mạng Internet. Cũng trong
tháng Tám, blogger Phạm Minh Hoàng bị kết án ba năm tù về tội chống
chính quyền.
Các
nhà hoạt động là người dân tộc thiểu số cũng bị bắt bớ và bỏ tù. Vào
tháng Giêng, tòa án tỉnh Lạng Sơn kết án blogger Vi Đức Hồi, người dân
tộc Tày, tám năm tù với tội danh tuyên truyền chống chính phủ, sau đó
giảm án xuống còn năm năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư. Trong
tháng Ba, nhà vận động quyền lợi đất đai Chau Hêng, một thành viên của
nhóm thiểu số Khmer Krom tại An Giang bị kết án hai năm tù về tội danh
“phá hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng.” Trong tháng Tư, Tòa
án Nhân dân tỉnh Gia Lai kết án tám tín đồ Tin Lành người Thượng từ tám
tới mười hai năm tù theo điều 87 bộ luật hình sự, với nội dung tội danh
“phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.”
Quyền tự do Ngôn luận, Nhóm họp và Thông tin
Chính
quyền không cho phép báo chí độc lập hoặc của tư nhân hoạt động trong
nước, và kiểm soát chặt chẽ báo chí và mạng internet. Có các chế tài
hình sự dành cho các tác giả, nhà xuất bản, trang web và người sử dụng
internet có hành vi phát tán các tài liệu bị cho là chống chính quyền,
đe dọa nền an ninh quốc gia, làm lộ bí mật nhà nước hay truyền bá các ý
tưởng “phản động.” Chính quyền chặn đường truy cập tới các trang web
chính trị nhạy cảm, đặt ra quy định buộc các chủ quán cà-phê internet
giám sát và lưu giữ thông tin về các hoạt động của người sử dụng mạng,
gây sức ép và sách nhiễu các blogger độc lập và những người chỉ trích
trên mạng.
Trong
tháng Tám, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bị giải tán bằng vũ
lực. Những người tham gia biểu tình bị đe dọa, sách nhiễu và bắt giữ chỉ
vì đã tuần hành ôn hòa gần Đại sứ quán Trung Quốc và quanh hồ Hoàn
Kiếm. Báo chí của chính phủ, bao gồm các tờ báo in và đài truyền hình,
liên tục đưa các hình ảnh tiêu cực về người tham gia biểu tình và dán
cho họ cái nhãn “phản động.”
Tự do Tôn giáo
Chính
quyền khống chế hoạt động tôn giáo bằng các quy định pháp luật, yêu cầu
đăng ký, kèm theo các đối sách là sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức
tôn giáo bị bắt buộc phải đăng ký với chính quyền và hoạt động dưới các
ban tôn giáo do chính quyền điều hành. Mặc dù đã cho phép nhiều cơ sở
tôn giáo có kết nối với chính quyền được cử hành các giáo lễ, chính
quyền vẫn nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo mà họ tùy tiện cho là đi
ngược với “lợi ích quốc gia,” ảnh hưởng tới khối đoàn kết dân tộc, gây
rối trật tự công cộng hay “gieo mầm chia rẽ.”
Công
an địa phương tiếp tục ngăn chặn các nhóm Phật giáo Hòa Hảo chưa được
chính quyền công nhận tiến hành tổ chức ngày giỗ Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh
Phú Sổ. Trong các ngày lễ Phật giáo vào tháng Năm và tháng Tám, công an
Đà Nẵng chặn đường vào hai chùa Giác Minh và An Cư và đe dọa các Phật
tử. Cả hai chùa đều có liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất không được chính quyền công nhận.
Vào
tháng Giêng, mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn bị bắt không rõ lý do. Ba
nhà vận động cho dòng đạo Công giáo Hà Mòn người Thượng – Blei, Phơi và
Đinh Pset – bị bắt vào tháng Ba. Hai nhà vận động Hòa Hảo, Nguyễn Văn
Lía và Trần Hoài Ân, bị bắt vào tháng Tư và tháng Bảy. Cũng trong tháng
Tư, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính bị bắt và truy tố về tội “phá hoại
chính sách đại đoàn kết dân tộc.” Ít nhất 15 tín đồ Công giáo có liên
hệ với Dòng Chúa cứu thế ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có
hai blogger Lê Văn Sơn và Tạ Phong Tần bị bắt trong vòng tháng Bảy,
tháng Tám và tháng Chín.
Vào
tháng Bảy, nhà vận động tôn giáo và dân chủ nổi tiếng, Linh mục Nguyễn
Văn Lý, bị buộc trở lại nhà tù sau gần 16 tháng chữa bệnh/quản chế tại
gia. Cha Lý bị bại liệt một phần thân thể do di chứng của các cơn đột
quỵ cũ trong trại giam, và tình trạng này tiếp tục gây quan ngại nghiêm
trọng về sức khỏe của ông.
Hệ thống Tư pháp
Tin
tức về nạn bạo hành của công an, bao gồm cả việc tra tấn và đánh đập
đến chết, tiếp tục xuất hiện ở khắp các vùng miền. Chỉ tính riêng 10
tháng đầu năm 2011, ít nhất đã có 13 người chết trong khi bị công an
giam giữ.
Những
can phạm chính trị và tôn giáo, hay thuộc các vụ án bị coi là nhạy cảm
thường bị tra tấn trong khi thẩm vấn, bị biệt giam trước khi xử án và
không được gặp người thân hay cố vấn pháp lý. Các tòa án ở Việt Nam vẫn
bị đặt dưới sự khống chế chặt chẽ của chính phủ và đảng Cộng sản Việt
Nam, thiếu tính độc lập và vô tư. Các nhà bất đồng chính kiến về chính
trị và tôn giáo thường bị xử mà không được trợ giúp pháp lý trong các
phiên toà không đảm bảo tính công bằng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các luật
sư nhận bào chữa cho các vụ án chính trị nhạy cảm bị đe dọa, sách
nhiễu, khai trừ (khỏi Luật sư đoàn) và bị bỏ tù.
Pháp
luật Việt Nam tiếp tục trao quyền “quản chế hành chính” tùy tiện không
cần qua xét xử. Theo Pháp lệnh số 44 (năm 2002) và Nghị định số 76
(2003), các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và những người bị coi là phần
tử có khả năng gây tổn hại tới nền an ninh quốc gia hay trật tự công
cộng có thể bị cưỡng ép đưa vào các cơ sở chữa bệnh tâm thần, quản chế
tại gia hoặc quản chế trong các trung tâm “chữa bệnh” và “giáo dục” do
chính quyền điều hành.
Những
người nghiện ma túy có thể bị đưa vào các trung tâm cai nghiện tập
trung của chính quyền, nơi họ bị cưỡng ép tham gia “lao động trị liệu,”
đơn thuốc chính của phương pháp cai nghiện ma túy ở Việt Nam. Tính đến
đầu năm 2011, trên toàn quốc có 123 trung tâm đang quản chế khoảng
40,000 người, trong đó có những trẻ vị thành niên mới 12 tuổi. Việc quản
chế những người này không phải qua một trình tự pháp lý thích hợp hay
chịu sự giám sát pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào, và thường kéo dài
đến bốn năm. Nếu vi phạm các nội quy của trung tâm – trong đó có quy
định về lao động – học viên sẽ bị đánh bằng dùi cui, chích điện bằng dùi
cui điện, và bị giam trong các phòng kỷ luật với khẩu phần ăn uống bị
cắt giảm. Các cựu học viên cai nghiện cho biết họ từng bị ép buộc làm
việc trong dây chuyền chế biến hạt điều và các việc nông nghiệp khác,
trong đó có trồng khoai tây và cà-phê; các việc về xây dựng; may mặc và
các ngành nghề chế biến khác như gia công mây tre đan. Theo luật Việt
Nam, các công ty khai thác sản phẩm từ các trung tâm này được miễn thuế.
Một số sản phẩm là kết quả của quá trình lao động cưỡng ép nói trên đã
tìm được đường vào dây chuyền cung tiêu của các công ty xuất khẩu cung
cấp hàng ra các thị trường ngoài nước, trong đó có Hoa Kỳ và châu Âu.
Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt
Mối
quan hệ phức tạp với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong chính
sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Về đối nội, ngày càng có nhiều
lời phê phán trên tinh thần dân tộc từ phía các nhà vận động và một số
sĩ quan quân đội đã hưu trí về phản ứng yếu ớt của chính quyền trước
những hành vi mà đông đảo người dân Việt Nam cho là biểu hiện hung hăng
của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong
vòng tranh chấp. Trong năm 2011, chính quyền đã phải nỗ lực dập tắt
tiếng nói đồng thanh phản đối Trung Quốc đang ngày càng trở nên công
khai và rõ ràng này.
Về
đối ngoại, chính quyền đã cố gắng tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Nhật Bản và các nước ASEAN láng giềng để tạo đối trọng với ảnh hưởng
của Trung Quốc.
Dù
Nhật Bản có vị thế thuận lợi trong vai trò nhà tài trợ song phương lớn
nhất của Việt Nam, quốc gia này vẫn tiếp tục không đưa ra những nhận xét
công khai về thành tích nhân quyền đang xuống dốc của Việt Nam.
Quan
hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển theo hướng xích lại gần
nhau hơn. Vào tháng Chín, Việt Nam đã khai trương phòng lãnh sự mới ở
New York, và phòng lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng
với việc khai trương một Trung tâm Hoa Kỳ được khai trương. Hoa Kỳ và
Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán để cùng với một số quốc gia khác
gia nhập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do
đa phương.
Vào
tháng Giêng và tháng Năm, các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc tới
Việt Nam trong năm 2010 đã công bố các nhận định của mình. Đặc sứ của
Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và tình trạng đói nghèo đưa ra một bản báo
cáo nhìn chung là tích cực, nhưng khuyến nghị chính phủ Việt Nam cần
thông qua và thực hiện các hiệp ước quan trọng về nhân quyền, trong đó
có Hiệp ước chống Tra tấn và các Hành vi Đối xử Độc ác, Vô nhân tính hay
Nhục hình. Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề dân tộc thiểu số
công bố một bản báo cáo có tính phê phán cao hơn, ghi nhận một số tiến
bộ, nhưng nêu rõ những quan ngại về nguy cơ xâm phạm quyền tự do tôn
giáo và “các vi phạm nghiêm trọng về quyền công dân.” Đặc sứ cũng nhận
xét thẳng thắn rằng những có những cản trở trong chuyến công tác của bà
gây “hạn chế khả năng tiếp cận những góc nhìn khác ngoài những người
đồng tình với quan điểm chính thống của Chính phủ.” -HRW lên án tình trạng nhân quyền khắp Châu Á - VOA -Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay đã công bố phúc trình thường niên của họ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. - Mỹ tăng áp lực với Việt Nam về vấn đề nhân quyền - (VOA).
- HRW lên án tình trạng nhân quyền khắp Châu Á – (VOA). – HRW kêu gọi hỗ trợ các tiến bộ của cuộc cách mạng «Mùa Xuân Ả Rập» – (RFI). – HRW kêu gọi quốc tế hậu thuẫn các nền dân chủ Ả Rập – (VOA).
- Tại sao Time bình chọn người biểu tình là nhân vật của năm? (kỳ 2) (Đất Việt). - Tại sao Time bình chọn người biểu tình là nhân vật của năm? (kỳ 1) (Đất Việt).
- Hoa Kỳ « hài lòng » về tiến trình cải cách của Miến Điện – (RFI). – - Tổng thống Myanmar: Chúng tôi đang đi tới dân chủ (Washington Post/ Ba Sàm).
- Thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ bỏ cấm vận nếu Miến Điện tiếp tục cải tổ - (VOA).
- Chính quyền Cuba phủ nhận một nhà ly khai chết vì tuyệt thực – (RFI).- Nga : Chính quyền tiến hành điều tra về các gian lận trong kỳ bầu cử Hạ Viện – (RFI).
-VN ca ngợi tiến trình dân chủ Miến Điện - (BBC)-Báo Đảng Cộng sản Việt Nam nói trong năm 2011, tiến trình dân chủ và hòa giải dân tộc ở Miến Điện đã 'có đột phá quan trọng -
Đầu tư nước ngoài và tham nhũng ở Việt Nam
Phát
biểu tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản cho rằng, năm 2011
dù còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình trật tự an
toàn giao thông còn nhiều phức tạp, nhưng lực lượng thanh tra giao thông
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phó Tổng Thanh tra đề nghị năm 2012, Thanh tra ngành GTVT phải chủ động lựa chọn công việc có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện quyết liệt, triệt để ở một số đơn vị tạo tiền đề cho quá trình thanh tra, kiểm tra tiếp theo.
Trong năm 2011, thanh tra GTVT đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý và đầu tư các dự án, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, tổ chức hoạt động thu phí đường bộ, bảo vệ kết cấu đường bộ, thanh tra công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ… Qua đó, thu hồi 3 giấy phép đào tạo lái xe, 3 giấy phép kinh doanh vận tải; đình chỉ 4 cơ sở đào tạo lái xe, 9 đơn vị kinh doanh vận tải; kiến nghị xử lý 31 đăng kiểm viên…
Trong 5 năm (giai đoạn 2006 - 2011), Thanh tra Bộ đã phát hiện 11 vụ, đề nghị khởi tố 44 cá nhân về tội tham nhũng. Điển hình là vụ tham nhũng xảy ra tại Ban Quản lý Dự án 18 (PMU 18), các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố hình sự 11 người, xử lý kỷ luật hành chính 12 người; đã đưa ra xét xử 8 vụ, bị kết án tham nhũng 32 người. Số vụ tham nhũng xử lý hành chính là 9 vụ, xử lý kỷ luật về hành chính 119 người. Tài sản bị tham nhũng được phát hiện gần 4 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 2 tỷ đồng.
Hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng hải, hàng không và 63 sở GTVT, đã thực hiện 32.000 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện 210.000 vụ vi phạm với số tiền xử phạt gần 198 tỉ đồng; tước quyền sử dụng hơn 47.000 giấy phép lái xe và bằng thuyền trưởng; tạm giữ gần 2.000 phương tiện vi phạm.
Với kết quả đã đạt được trong năm 2011, có 21 tập thể và 36 cá nhân thanh tra ngành được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng bằng khen; 11 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2011 được nhận giấy khen của Thanh tra Bộ.
Ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết: Năm 2012 được Bộ xác định là “Năm Chất lượng công trình và là Năm An toàn giao thông”. Vì vậy, Thanh tra Bộ GTVT sẽ tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm của ngành, thanh tra việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, giám sát kiểm tra chất lượng các công trình...
Phó Tổng Thanh tra đề nghị năm 2012, Thanh tra ngành GTVT phải chủ động lựa chọn công việc có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện quyết liệt, triệt để ở một số đơn vị tạo tiền đề cho quá trình thanh tra, kiểm tra tiếp theo.
Trong năm 2011, thanh tra GTVT đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý và đầu tư các dự án, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, tổ chức hoạt động thu phí đường bộ, bảo vệ kết cấu đường bộ, thanh tra công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ… Qua đó, thu hồi 3 giấy phép đào tạo lái xe, 3 giấy phép kinh doanh vận tải; đình chỉ 4 cơ sở đào tạo lái xe, 9 đơn vị kinh doanh vận tải; kiến nghị xử lý 31 đăng kiểm viên…
Trong 5 năm (giai đoạn 2006 - 2011), Thanh tra Bộ đã phát hiện 11 vụ, đề nghị khởi tố 44 cá nhân về tội tham nhũng. Điển hình là vụ tham nhũng xảy ra tại Ban Quản lý Dự án 18 (PMU 18), các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố hình sự 11 người, xử lý kỷ luật hành chính 12 người; đã đưa ra xét xử 8 vụ, bị kết án tham nhũng 32 người. Số vụ tham nhũng xử lý hành chính là 9 vụ, xử lý kỷ luật về hành chính 119 người. Tài sản bị tham nhũng được phát hiện gần 4 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 2 tỷ đồng.
Hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng hải, hàng không và 63 sở GTVT, đã thực hiện 32.000 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện 210.000 vụ vi phạm với số tiền xử phạt gần 198 tỉ đồng; tước quyền sử dụng hơn 47.000 giấy phép lái xe và bằng thuyền trưởng; tạm giữ gần 2.000 phương tiện vi phạm.
Với kết quả đã đạt được trong năm 2011, có 21 tập thể và 36 cá nhân thanh tra ngành được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng bằng khen; 11 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2011 được nhận giấy khen của Thanh tra Bộ.
Ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết: Năm 2012 được Bộ xác định là “Năm Chất lượng công trình và là Năm An toàn giao thông”. Vì vậy, Thanh tra Bộ GTVT sẽ tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm của ngành, thanh tra việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, giám sát kiểm tra chất lượng các công trình...
. - Viện trợ 3,5 triệu USD cải thiện giao thông Hà Nội (TTXVN). - Hà Nội khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc tai nạn giao thông (ND). - Hà Nội phải lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè (SGGP). - Hà Nội thúc tiến độ đầu tư các bãi xe (DT).
Phẩm chất cán bộ, đảng viên được “thử lửa” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng (SGGP 20-2-12) -- Xe cộ dạo này dễ bổng nhiên bốc cháy, vậy không nên chạy gần cán bộ, đảng viên.
- “Ông Kim Ngọc” ở Hải Phòng và ngoại giao Ba Đình (TVN).-"Làm được 60% Nghị quyết Trung ương 4 đã là tốt lắm rồi!" (VOV 3-2-12) -- P/v ông Phạm Thế Duyệt
- Cơ quan chức năng “đánh lận Quyền sử dụng đất” của người dân – Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho bà Tươi – Lại chuyện đất đai: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ. (Thanh Tra). – Nhức nhối dân oan bị cưỡng chế đất đai – (Nguyễn Thiện Nhân).
- Cần có quy hoạch mềm trong công tác cán bộ (PLTP). – Hồ Quang Lợi, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Phẩm chất cán bộ, đảng viên được “thử lửa” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng (SGGP).
KINH ĐIỂN: Đầu tư nước ngoài và tham nhũng ở Việt Nam: Foreign investment and bribery: A firm-level analysis of corruption in Vietnam (Journal of Asian Economics May 2012) -- Có trích dẫn (nhưng không chính xác cho lắm) hai ông Ngô Vĩnh Long và Vũ Quang Việt!◄Kinh Điển - Tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam: Confronting corruption in the health sector in Vietnam: Patterns and Prospects (Public Administration and Development, February 2012) ◄-- Viện phí tăng, chất lượng chưa biết ra sao (TN).-----Sẽ vừa tăng giá viện phí, vừa tăng phí bảo hiểm y tế (LĐ 8-2-12) Sẽ tăng giá hơn 400 dịch vụ y tế (CAND 6-2-12) --Vụ tiền polymer: Firms tell of possible bribes (The Age 14-2-12)
- Ký sự đời biển bạc: Quay đầu là biển nợ (NNVN).Fall of anti-mafia hero shakes China's model city M&C
- “Làm Bộ Công an”, lăng mạ nhân viên công lực (Người Đưa Tin). - Có vụ “chạy án” cho ông trùm (TP).
- Thi hành án lố hơn 3,6 tỉ đồng (PLTP). - Kiên Giang: Tranh chấp tiếp tục xảy ra khi bản án đã có hiệu lực pháp luật (DT).- Đoàn siêu xe trong đám cưới hot girl Sài Gòn (VNE). – Con trai ‘đại gia nợ tiền cá của dân’ đón dâu với dàn xe siêu khủng (Dân Việt). -Đại gia bị nông dân đến nhà đòi nợ – Nông dân kiện “đại gia” đòi tiền bán cá.
--Phạm Đình Trọng: Bi kịch Việt Nam (viet-studies 7-2-12)◄Nguyễn Trung: Bắt đầu từ nhìn thẳng vào sự thật (viet-studies 1-2-12) ◄◄ -- Đây là bản gốc bài đăng trên Tuổi Trẻ hôm nay (1-2-12). Những đoạn tô đậm là những đoạn không được đăng hoặc bị sửa đổi.- Phận Caddy ở sân golf (TT).-- Chân dung nghi can vu khống lãnh đạo Sở GDĐT (CAND/ Bee).
- TS Diệp Văn Sơn: Từ chức không dễ! (ĐV).- Vụ “Phá sòng bài tại nhà Phó Bí thư xã”: Phó Bí thư không bị khởi tố vì… đánh ít (NNVN).- Một bí thư phường bị tố là thương binh giả (ĐV). - Công an xã bị tố đánh dân (TP).-
- Phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo – viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sửa Hiến pháp từ bức xúc thực tế (TTCT). - Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Chinhphu.vn).- Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Ra quyết định và trách nhiệm cá nhân (ĐV).-- - Bài 2: Cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm? (LĐ).- Cái nghĩa của người lãnh đạo (TN).---- Đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng: Không thể quy hoạch theo nhiệm kỳ (TT).-Hà Nội: người dân chưa đến nhận 33.000 giấy đỏ sgtt --Cấp “sổ đỏ”… mập mờ, dân bỗng dưng mất đất (LĐ 18-1-12)
-Dân chê nhà tái định cư -Nhà nước đầu tư xây nhà tái định cư cho dân nhưng do nơi ở mới thiếu nước sinh hoạt, nhiều người chưa chịu dọn đến ở.- -- Sai phạm trong đền bù giải tỏa dự án kênh Ba Bò (TN). - PGS-TS Vũ Trọng Khải: Có hay không có tội danh “lập quỹ trái phép” trong vụ án Nông trường Sông Hậu? (bauxitevn).Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (2) --Người phụ nữ từng nặng 54kg, ngày ra tòa chỉ còn 38kg, với hàng loạt bệnh tật trong mình, sau 28 năm lội ruộng, sống cùng nông dân.- Những việc Việt Nam 'cần làm trước hết' - (BBC)-Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói trước hết cần tái cấu trúc bộ máy nhà trước và để đổi mới Đảng Cộng sản nên dựa vào dân.-Khúc bi tráng mang tên 'nông trường Sông Hậu'--
BVN.
- Kỳ vọng về cải cách tư pháp (PLTP). -- Tới thăm nhà ngoại cảm được Thủ tướng tặng bằng khen (ĐV 29-1-12) -- Hình như ông không biết trước chuyện này. -- - Nếu không là cừu thì phải chọn… (Dân làm báo).- Truy nã nguyên vụ phó lừa đảo 80 tỉ đồng (PLTP).
- Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình TP Cần Thơ bị hành hung (DT).
--Bài kinh điển cực kỳ quan trọng của FRANCIS FUKUYAMA: The Patterns of Democracy - China and East Asian Democracy (Journal of Democracy, January 2012) ◄◄ (Hải nội chư quân tử, thân hữu của viet-studies: Quý vị chấp bút dịch ngay!)--- -Trung Quốc: Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng sản – Tư bản thân hữu basam--Financial Times Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng sản – Tư bản thân hữu Tác giả: Minxin Pei Người dịch: Nguyễn Tâm 23-01-2012 Trong hầu hết các xã hội, xác định thời điểm khởi động tiến trình cải cách thì dễ, nhưng làm rõ sự kết thúc của nó thì không
-- Trung tướng Công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. - Hà Nội muốn mua lại trụ sở các bộ ngành (TT). – Chủ tịch HN:“Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký” (Bee). – Đi tìm thứ… đã mất?! (Bút lông).
- - Sở GTVT Hà Nội báo tang bằng văn bản có đóng dấu (TT). – Bố Phó giám đốc Sở mất, báo tang bằng văn bản (VNE). – Tại sao vẫn tái diễn tình trạng khoe chức? (VnMedia).
- Lâm Đồng: Xôn xao vụ đánh bạc trong tòa án huyện (Bee).
- - “Chiếm đoạt… nhà vệ sinh”, Phó trưởng phòng dân tộc bị cách chức. - Bê bối trên chính trường Hong Kong. -
-- Khai mạc phiên họp thứ hai Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (SGGP). -
- Bị can chết tại nhà tạm giữ do bệnh phù phổi cấp (CAND). - Vô tù vì không có tiền cấp dưỡng cho con (TT).
- Khi các ông trùm chơi “hàng nóng” (DV).
- Bắt được cá sấu ở suối (TT). – Phát hiện cá sấu trong khu dân cư đông dân cư(TTXVN).-- Cận cảnh rừng phòng hộ tại Gia Lai bị “xẻ thịt” (VOV).-- Sông Mekong trước thách thức về nước, lương thực và năng lượng (Petrotimes).-- Người chết vì cháy nổ liên tục gia tăng (TN). - Một bé trai bị thiêu cháy vì bom xăng ở Bình Phước (TTXVN).
-- Nước ngầm ngoại thành TP.HCM tăng ô nhiễm kim loại nặng (SGTT).- Hàng chục ngôi nhà tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 bỏ hoang (VOV).
- Con trai cán bộ kiểm lâm phá rừng? (NLĐ).-- Súng hoa cải tràn lan vùng duyên hải (DV). - Cờ bạc “áp đảo” văn hoá lễ hội (VOV).-- Cụ ông bị lừa 25 triệu đồng với chiêu nạp thẻ cào (VNE).------ Lâm Đồng: Xôn xao vụ đánh bạc trong tòa án huyện (Bee).
- - “Chiếm đoạt… nhà vệ sinh”, Phó trưởng phòng dân tộc bị cách chức. - Bê bối trên chính trường Hong Kong. -
-- Khai mạc phiên họp thứ hai Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (SGGP). -
- Bị can chết tại nhà tạm giữ do bệnh phù phổi cấp (CAND). - Vô tù vì không có tiền cấp dưỡng cho con (TT).
- Khi các ông trùm chơi “hàng nóng” (DV).
- Bắt được cá sấu ở suối (TT). – Phát hiện cá sấu trong khu dân cư đông dân cư(TTXVN).-- Cận cảnh rừng phòng hộ tại Gia Lai bị “xẻ thịt” (VOV).-- Sông Mekong trước thách thức về nước, lương thực và năng lượng (Petrotimes).-- Người chết vì cháy nổ liên tục gia tăng (TN). - Một bé trai bị thiêu cháy vì bom xăng ở Bình Phước (TTXVN).
-- Nước ngầm ngoại thành TP.HCM tăng ô nhiễm kim loại nặng (SGTT).- Hàng chục ngôi nhà tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 bỏ hoang (VOV).
Bao giờ Ngân hàng Trung ương thay thế Ngân hàng Nhà nước?
- Eximbank yêu cầu những gì với Sacombank? (NLĐ). - Trên bàn cờ Sacombank: Lợi ích đi về phía ai? (DT). - - Đua giành quyền kiểm soát Sacombank (TT). Sacombank và giả thiết không có màu hồng (VnEconomy).- Sẽ công khai lỗ lãi tất cả các ‘ông lớn’ Nhà nước (VNE). - Kêu lỗ lớn, doanh nghiệp xăng dầu lỗ thật bao nhiêu? (VTC).
- EVN cam kết rút khỏi kinh doanh ngoài ngành (TQ).- Bốn rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2012 (TTXVN).
- Thị trường vàng tạm “lặng sóng” (DT). – Vụ bán “vàng tấn” ở Cà Mau: Trưởng Chi cục thuế bị buộc rời nhiệm sở (DT).
- Thuế nhập khẩu xăng còn 0% (VEF). – Giá thế giới tăng, xăng dầu kêu lỗ nặng. – Giá điện, xăng, than theo cơ chế thị trường từ năm sau (DT).
- Chống chuyển giá từ “trứng nước” (TN).
- Làm gì để “buộc” doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt (VnEconomy).
- Định vị hàng Việt ở chợ (SGTT).-- Giá dầu tăng cao trên thị trường New York – (VOA).-Thuế nilon có thực sự hiệu quả? RFA 2012-02-19
Sau
một tháng rưỡi áp dụng biểu thuế 100% lên các loại túi nilon để hạn chế
việc sử dụng loại túi khó phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến môi trường
này, nhưng tác động của luật thuế mới dường như không hiệu quả, mà thậm
chí còn khiến tình hình sản xuất mặt hàng bao bì nilon này thêm phức
tạp. Với thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các mặt hàng túi nilon, đối
tượng chịu thuế này phải chịu mức thu từ 30,000 – 50,000 đồng/kg. Mục
đích của việc đánh thuế nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng túi nilon, thế
nhưng, do sự tiện dụng, rẻ tiền của những chiếc túi có giá thành trung
bình chỉ khoảng 200 đồng, khiến cho đại đa số cả người bán lẫn người mua
hàng vẫn không hề giảm bớt việc sử dụng.
Mức tiêu thụ không giảm
Theo
báo chí và các phóng sự trong nước cho thấy, mức tiêu thụ túi nilon
trong việc mua bán tại các chợ và hàng quán vẫn không thay đổi. Mặc dù,
đó chỉ là những gì diễn ra với các tiểu thương nhỏ lẻ, tuy nhiên, xét về
mặt toàn xã hội, từ ngành công nghiệp sản xuất nhựa, cho tới các nhà
phân phối sử dụng túi nilon để bảo quản hàng hóa thì câu chuyện về chiếc
túi nilon không còn là chuyện nhỏ.
Theo
thông tin ghi nhận từ cơ quan môi trường, mỗi người Việt Nam trung bình
1 năm sử dụng ít nhất 35 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa và mỗi
ngày Việt Nam xả vào môi trường rác nhựa lên tới 2,500 tấn. Túi nilon
được làm từ những chất khó phân hủy, có nguồn gốc từ xăng dầu, khi thải
vào môi trường, phải mất hàng chục đến hàng trăm năm mới phân hủy được
hoàn toàn. Vì vậy, đánh thuế nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon là
cần thiết.
Rắc rối
Thế nhưng, những văn bản pháp lý áp thuế lại đang gây ra nhiều bất cập đối với ngành nhựa Việt Nam - một ngành công nghiệp tạo ra việc làm cho hơn 200,000 lao động, và đóng góp gần 8 tỷ đô la vào GDP Việt Nam năm qua. Trao đổi với chúng tôi, đại diện của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết các doanh nghiệp sản xuất nhựa và bao bì nilon đang gặp nhiều rắc rối vì các thông tư hướng dẫn, vị này nói:
“Hơn
một tháng qua, thị trường nhựa Việt Nam hết sức hỗn loạn, vì khi thuế
ban hành họ chỉ nói là đánh vào túi xốp thôi, PE là túi mình đi siêu
thị. Tinh thần của luật là như vậy nhưng khi nghị định ban hành, thì
người ta nêu ra là cả túi màng mỏng, có nguồn gốc từ HDPE, LDPE là bị
đánh thuế, trừ bao bì đóng sẵn hàng hóa và túi thân thiện với môi
trường.
Rồi
sau đó là thông tư hướng dẫn cũng không rõ ràng và chi tiết, nên các
doanh nghiệp rất hiểu lầm và cơ quan thuế cũng hiểu nhầm. Bây giờ không
chỉ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi xốp cho các bà đi chợ bị đánh
thuế, mà hầu hết tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ PE là đều bị đánh
thuế.”
Bây giờ không chỉ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi xốp cho các bà đi chợ bị đánh thuế, mà hầu hết tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ PE là đều bị đánh thuế.Một đại diện của Hiệp hội Nhựa VN
Theo
vị này giải thích, thì một hệ lụy lớn của thuế đánh vào túi nilon PE là
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quay sang nhập
khẩu bao bì nilon đóng gói từ các nước ASEAN để họ tránh phải trả thêm
mức thuế mới này. Vì theo luật thuế áp dụng, chỉ các mặt hàng nilon sản
xuất trong nước là chịu thuế, còn nilon nhập khẩu thì miễn thuế hoàn
toàn. Do vậy, chính sự bất cập này sẽ khiến ngành nhựa Việt Nam gặp
nhiều xáo trộn và thua thiệt, đại diện của Hiệp hội Nhựa cho biết tiếp:
“Hiện
tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, từ trước đến nay, người ta mua bao
bì đó tại Việt Nam rồi đóng hàng xuất khẩu đi nước ngoài, hiện tại
những doanh nghiệp này đều phải chịu thuế thêm 40,000 đồng/ký, trong khi
người ta nhập khẩu những bao bì đó từ nước ngoài về Việt Nam, trong
ASEAN thôi, thì người ta chịu thuế 0%.”
Ngoài
ra, đại diện Hiệp Hội Nhựa còn cho biết thêm, với mặt hàng sử dụng đến
nhiều túi nilon để bảo quản và phân phối là ngành thủy sản đông lạnh,
cần có đến 5 lớp nilon khác nhau, trong đó có nhóm nilon PE, thì biểu
thuế mới áp dụng càng khiến phức tạp thêm chi phí bao bì cho mặt hàng
này.
Đánh thuế người mua
Mặc dù khâu phân phối và bán hàng sử dụng túi nilon đang gặp khó khăn như vậy, nhưng xét ở chiều ngược lại, từ phía người tiêu dùng, thì xem ra thuế nilon lại không gây ảnh hưởng gì, vì toàn bộ chi phí này, phía người bán đã chịu. Mục đích chính là giảm việc tiêu thụ túi nilon xem chừng chưa có tác dụng. Ông Vũ Trung Kiên, giám đốc Trung Tâm Ứng dụng Biến Đổi Khí hậu nhận xét:
“Mức
thuế còn rất nhỏ nên người bán sẵn sàng chấp nhận bao cho người mua
luôn thuế đó, thành ra, người tiêu dùng không có cảm nhận vì không bị
động chạm gì, nên ý thức của người ta không hề nâng lên. Cho nên tôi cho
rằng việc đánh thuế từ 1/1 vừa rồi chưa có tác động mong muốn.”
Quan điểm của chúng tôi là tác động ở khâu tiêu dùng trước, khâu sản xuất sau thì như thế mới có tác dụng bởi vì dưới sức ép của người tiêu dùng thì nhà sản xuất mới thay đổi.Ô. Vũ Trung Kiên
Theo
quan điểm của ông Kiên, thì để biện pháp thuế hiệu quả hạn chế người
tiêu dùng sử dụng túi nilon là phải làm sao chuyển dần gánh nặng thuế đó
sang phía người tiêu dùng. Đồng thời, ông Kiên cũng cho rằng quan điểm
của phía bảo vệ môi trường là làm sao tác động được đến người tiêu dùng
trước, vì chính những người tiêu dùng mới là những người quyết định trực
tiếp đến khối lượng sử dụng bao túi nilon.
“Quan
điểm của chúng tôi là tác động ở khâu tiêu dùng trước, khâu sản xuất
sau thì như thế mới có tác dụng bởi vì dưới sức ép của người tiêu dùng
thì nhà sản xuất mới thay đổi. Nếu chúng ta tác động từ người sản xuất
thì rất khó để người tiêu dùng thay đổi và hiệu quả rất thấp.”
Ở
các nước phương Tây và Hoa Kỳ, khi muốn giảm thiểu việc sử dụng một mặt
hàng nào đó thì người ta trực tiếp đánh thuế vào chính mặt hàng đó. Thí
dụ, tại Hoa Kỳ cũng có thuế rác thải nilon, nhưng người ta đánh trực
tiếp vào người mua, khi mua hàng phải trả thêm một khoản tiền nhất định,
nếu muốn có túi đựng nilon. Trong khi tại Việt Nam, thì việc áp dụng
thuế lại đánh theo chiều ngược lại, tức là đánh vào nhà sản xuất và
người bán hàng, trong khi đối tượng chính là người tiêu dùng lại không
hề bị đụng chạm.
Ý thức người dân
Ở
góc độ khác, vì sao cho đến giờ này, người tiêu dùng vẫn dửng dưng với
hành vi sử dụng túi nilon. Câu trả lời có thể thấy ngay là Việt Nam chưa
có một giải pháp thay thế hiệu quả và ít tốn kém cho mặt hàng này. Quay
lại với ông Vũ Trung Kiên, ông cho biết, hiện nay, Trung tâm của ông
đang khuyến khích người dân sử dụng túi sinh thái, là loại túi không
thấm nước, có thể tái sử dụng được nhiều lần và tự hủy được trong một
thời gian ngắn.
Có
thể nhận thấy, việc đánh thuế đối với các sản phẩm túi nilon nhằm định
hướng người tiêu dùng sang các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường là
hợp lý. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có tiêu chí và đối tượng chịu thuế
rõ ràng để việc đánh thuế này không gây tác động tiêu cực đến ngành
công nghiệp nhựa đang hiệu quả. Đồng thời, Việt Nam cũng phải có các
biện pháp tuyên truyền đi kèm để người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm
thay thế và thân thiện với môi trường. Bởi nếu, dù có đánh thuế cao mà
người dân không ý thức được vấn đề môi trường, thì những quy định mới
vừa gây thiệt hại kinh tế lại vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Các công ty sản xuất túi ny-lông gặp khó khăn với mức thuế mới RFA 13.02.2012
Mức
thuế cao 40.000 đồng cho một kg túi ny-lông sản xuất trong nước, khiến
các công ty nghĩ đến việc phải nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN khác như
Indonesia hay Thái Lan để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tại
một cuộc họp do Hiệp Hội Nhựa Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh, các công ty sản xuất túi ny-lông đã nêu lên những ý kiến về những
điều khoản của Luật thuế Môi trường có hiệu lực từ hôm 01/01/2012.
Theo
luật mới, túi ny-long là 1 trong 7 mặt hàng có thuế môi trường cao
nhất. Mức thuế 30.000 đến 40.000 được áp dụng là do tình trạng sử dụng
túi ny-lông đáng báo động, gây thiệt hại về môi trường.
Chủ tịch
Hiệp Hội Nhựa Việt Nam, ông Lê Quang Doanh cho biết mục đích của luật
mới là để bảo vệ môi trường và hạn chế việc sử dụng những sản phẩm gây ô
nhiễm, nhưng theo ông Doanh thì mức thuế mới là không khả thi.
- Việt Nam có 44 triệu tấn chất thải rắn vào năm 2015 – (VOA).
- Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty – (BBC). . – Những tổng thống Mỹ giàu có nhất trong lịch sử (DT).
- Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty – (BBC). . – Những tổng thống Mỹ giàu có nhất trong lịch sử (DT).
-Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Lợi nhuận vào túi chủ đầu tư (NLĐ 8-2-12) - - Đánh giá lại tác động môi trường thủy điện Đồng Nai 6, 6A: “Chúng tôi bảo vệ cái đúng” (TT).- Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao? – Kỳ 2: Mắc nhiều bệnh khó chữa (TN).-
- Nghiên cứu tác động thủy điện Xayaburi vẫn “án binh bất động” (Thiennhien.net).- Cá chết trắng trên cánh đồng, sông suối (VNN). - Cá sông Bàn Thạch chết hàng loạt (DV). - Khánh Hoà: Phát bệnh ung thư vì cả làng uống nước ruộng (LĐ). - Nhà máy đạm Cà Mau thuê người vớt cá chết? (TN). --- 200 chim quý trong sách đỏ thế giới đến ĐBSCL trú ngụ (VTC).
-- Khu dân cư “quái dị“, nhà nào cũng có người điên hoặc hấp hối chờ chết vì “lấn đất thiêng”? (PL&TĐ).
- Hiểm họa từ không khí bẩn ở Việt Nam (VNE).Không khí ở Việt Nam bẩn thứ 10 thế giới --- Kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới: Phải làm thật chặt (ĐĐK). -
- FDI tháng 1.2012 thấp kỷ lục: Cảnh báo điểm nghẽn vốn và giải ngân (LĐ).- Dòng tiền lớn chờ bên lề thị trường (ĐTCK).- USD tự do giảm 130 đồng (VEF).
-- Giá vàng “nội” lại cao hơn thế giới 1,2 triệu đồng/lượng (DT). - Giá vàng “loạn giá”, vừa tăng vừa giảm (LĐ). - Chênh lệch giá vàng gia tăng (Tầm nhìn).-- Gửi vàng và huy động vàng: Nhiều rủi ro và lo ngại (LĐ).- Doanh nghiệp khó khăn ngay từ đầu năm (DT).
- EVN quay về ngành nghề chính (TBKTSG).
-- Blog chứng khoán: Thủ tướng “cứu” chứng khoán? (VnEconomy). - Chỉ số VN30 dậm chân sau một tuần khởi động (TTXVN). - Vùng tối và sáng của công ty chứng khoán (TBKTSG).
- Sữa tăng giá: Chỉ còn biết kêu trời (VEF).- Công an đánh dân vì dám chặn xe gây ô nhiễm môi trường. – “Sẽ xử lí công an viên đánh dân chặn xe chở đất” (VNN). - Công an thừa nhận tát người dân chặn “xe bẩn” (TN).
- Những con gấu khốn khổ ở Việt Nam trên báo Mỹ (VNE).-- Gấu ngựa bị nguy hiểm do việc khai thác mật ở Việt Nam: Endangered Moon Bears Harvested for Bile in Vietnam (National Geographic).- Lái xe hành hung, giam giữ một cán bộ kiểm lâm? (LĐ).- Cây xanh bị xâm hại vô tội vạ (NLĐ).- Băm nát rừng phòng hộ tìm “thần dược quý ông”(VTC).- Bước ngoặt Mê Kông: Chia sẻ dòng sông vì tương lai chung (Thiên nhiên).- Săn “thuỷ quái” thượng nguồn sông Mã (NNVN).- Bình Định lại xẻ đất rừng khai thác titan (Thiên nhiên).
- Xây nhà trong… rừng phòng hộ (Thiên nhiên).-
- Trung Quốc điều tra trứng nhiễm độc – (NV). - Quảng Châu (TQ): Quan chức không được “nói dài, nói dai” (TT).- Sông Dương Tử bị ô nhiễm : dân Trung Quốc hoảng sợ – (RFI). – Ô nhiễm sông Dương Tử gây hoảng loạn ở Trung Quốc – (VOA).-- Khai thác vàng ở Kon Tum: Những hình ảnh kinh hoàng (VTC).
- Những dòng sông… chờ chết (LĐ).
Khởi tố sát thủ tiệm vàng 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”
-Khởi tố sát thủ tiệm vàng 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản (NLĐO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can với Nguyễn Hữu Dưỡng, nghi phạm giết người cướp tiệm vàng Vững Bắc ở Thường Tín (Hà Nội), về 2 tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản” có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Chiều 21-2, trao đổi với Báo Người Lao động, Thượng tá Đỗ Xuân Tiến - Phó phòng Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội (PC45, Công an TP Hà Nội) - cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi “Giết người” và “Cướp tài sản” của Nguyễn Hữu Dưỡng (SN 1985, ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng - Thái Bình), để sớm truy tố ra trước pháp luật.
Trước
đó, ngay sau khi vụ cướp xảy ra, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã khởi
tố vụ án Giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Vững Bắc (huyện Thường
Tín - Hà Nội) vào chiều 16-2 vừa qua.
Như Báo Người Lao động đã
đưa, tại cơ quan điều tra, Nguyễn Hữu Dưỡng khai nhận, vào khoảng 8 giờ
ngày 16-2, Dưỡng đi xe máy mang theo 1 con dao nhọn, 1 súng bắn điện
làm hung khí gây án.
Chờ
đợi đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, khi xác định chính xác cửa hàng kinh
doanh vàng bạc Vững Bắc chỉ có một mình bà Nguyễn Thị Bắc (SN 1957, chủ
cửa hàng) bán hàng, Dưỡng đã đi xe máy tới, giả vờ giao dịch bán chiếc
nhẫn vàng giả.
Lấy
cớ nhờ đi vệ sinh, khi bà Bắc dẫn đường đi trước, Dưỡng đã bất ngờ dùng
dao nhọn khống chế bà Bắc với mục đích yêu cầu bà Bắc mở cửa tủ để
Dưỡng cướp vàng, tiền nhưng bị bà Bắc chống lại. Dưỡng đã dùng súng bắn
điện và dao đâm nhiều nhát vào người bà Bắc.
Sau
khi xuống tay sát hại bà Bắc, Dưỡng dùng tay đập tủ kính đựng vàng
nhưng không vỡ. Sợ bị phát hiện, Dưỡng lấy xe máy tẩu thoát về Thái
Bình.
Dưỡng dùng tay đập tủ kính để lấy vàng nhưng không được - Ảnh cắt từ clip do Cơ quan điều tra cung cấp
Trên đường đi, Dưỡng đã vứt khẩu súng bắn điện và con dao gây án. Đến ngày 18-2, biết sẽ bị phát hiện và được sự động viên của cơ quan Công an xã Đông Cường (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và Công an huyện Đông Hưng cùng gia đình, Dưỡng đã đến cơ quan Công an huyện Đông Hưng để đầu thú lúc 22 giờ 30 phút cùng ngày.
Thượng tá Đỗ Xuân Tiến cho biết, để khám phá vụ án, lực lượng công an đã huy động khoảng 200 trăm cán bộ, trinh sát tiến hành rà soát ngay đêm 16-2.
Hàng ngàn ảnh nghi phạm cắt từ video clip cũng đã được gửi đi các địa phương. Công an Hà Nội cũng đã tung quân đi Hà Nam, Hưng Yên và nhiều tuyến đường phía Bắc để vây bắt đối tượng.
Hiện Dưỡng đang bị tạm giam tại Trại giam số 1 (Hà Nội).
Cùng ngày 21-2, trao đổi với Báo Người Lao động, Luật sư Nguyễn Xuân Bính (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Hà Nội) cho rằng, dù có tình tiết giảm nhẹ là ra đầu thú song Dưỡng sẽ khó thoát khỏi án tử hình với 2 tội danh trên.
Nguyễn Quyết
- Hàng xóm nói gì về sát thủ giết người, cướp vàng tại Thường Tín? (GDVN). - Cảnh báo về giáo dục nhân cách (TP).- Nghi án xe tông chết người, lấp đất chôn: Tài xế thừa nhận xe ben lật (PLTP).- Nam thanh niên mang xăng lên núi tự thiêu (TP).
Hà Nội: Lại táo tợn cướp tiệm vàng (NLĐO)-
Nguyễn Văn Thắng, hành nghề xe ôm, vào tiệm vàng Kim Tuyến (quận Thanh
Xuân, Hà Nội) giả vờ mua dây chuyền rồi giở trò cướp ngay trong lúc trời
bắt đầu tối. Vụ cướp xảy ra chỉ 4 ngày sau vụ giết người cướp tiệm vàng
Vững Bắc.
-Hải Phòng: Giang hồ bịt mặt xả súng trong hiệu cầm đồ Gần chục đối đối tượng bịt mặt với súng bắn đạn hoa cải, súng quân dụng, dao, kiếm xông vào hiệu cầm đồ nã đạn vào chủ hiệu và người...
-Hải Phòng: Giang hồ bịt mặt xả súng trong hiệu cầm đồ Gần chục đối đối tượng bịt mặt với súng bắn đạn hoa cải, súng quân dụng, dao, kiếm xông vào hiệu cầm đồ nã đạn vào chủ hiệu và người...
---- - Những sự kiện gây sốc nhất trong năm 2011 – (VOA). - - Chính khách nổi tiếng sinh năm Rồng(VNN). --Lời ru buồn nơi xóm 'vô địch…đẻ' (VNN 21-1-12) --Kinh hoàng với sửa sắc đẹp “chui” mùa Tết (NLĐ 21-1-12)--Hai ông già tận tụy gác chắn đường tàu (VnEx 10-2-12)----- Một tay chèo cả họ (SGTT).
--- - NHẬT KÝ 2012 (1) – (Vương Trí Nhàn).
-Giới trẻ bây giờ coi giết người là... chuyện đơn giản (đáng sợ !!!)
- Cuộc
sống hiện đại khiến xã hội thay đổi quá nhanh, nhưng giới trẻ lại chưa
được chuẩn bị một cách chu đáo để thích ứng với những thay đổi đó nên dễ
rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin, không có lý tưởng sống và thậm
chí coi giết người cũng chỉ là chuyện đơn giản.
Khi dư âm của vụ án Lê Văn Luyện còn chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại bàng hoàng tiếp tục chứng kiến thêm một vụ án giết người cướp tiệm vàng mà hung thủ cũng là một thanh niên còn rất trẻ.
Từ
những vụ thảm án tại các tiệm vàng đã diễn ra trong một thời gian ngắn,
xã hội phải đặt ra câu hỏi: Giới trẻ ngày nay đang nghĩ gì? Phải chăng
việc giết người với họ chỉ đơn giản như ở các trò chơi bạo lực trên
mạng?
Tiến sĩ Quách Nghiêm |
Trao đổi với PV Kienthuc.net.vn, TS Quách Nghiêm cho rằng con người trong cuộc sống hiện đại đang phải chịu quá nhiều áp lực, nhất là đối với giới trẻ nên việc họ đánh mất niềm tin, trở nên vô cảm hay hung bạo hơn cũng là một chuyện dễ hiểu.
Điển
hình như trường hợp của Lê Văn Luyện và Nguyễn Hữu Dưỡng, từ những khó
khăn về kinh tế họ nẩy sinh ý định đi cướp, rồi từ cướp của sang giết
người cũng chỉ cách nhau một gang tấc.
Đó là có động cơ rõ ràng, còn nhiều trường hợp khác nữa chỉ bắt nguồn từ những việc rất đơn giản như đụng xe hay chỉ một cái “nhìn đểu” cũng có thể là lý do để cướp đi tính mạng người khác.
Một
nguyên nhân có thể kể đến là việc những phim ảnh, trò chơi bạo lực đang
tràn ngập trên ti vi, trên mạng khiến nhiều người như rơi vào tình
trạng ảo giác, không phân biệt nổi đâu là thế giới thực và đâu là thế
giới ảo.
Đã
quá quen với cảnh chém giết đẫm máu nên việc giết người có khi cũng chỉ
là chuyện nhỏ. Con người thì ai cũng có phần “con” và phần “người”, cái
quan trọng là phải biết tự kiểm soát bản thân mình, không để cho phần
“con” lấn át phần “người”.
Một vấn đề nữa là giáo dục của chúng ta vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Tập trung quá nặng vào việc nhồi nhét kiến thức chứ chưa để ý đến việc giáo dục tính nhân văn, tính hướng thiện cho học sinh.
Minh
chứng rõ nhất là tình trạng bạo lực học đường đang trở nên rất nghiêm
trọng. Đến các em học sinh nữ còn đánh bạn một cách tàn nhẫn rồi quay
clip tung lên mạng thì việc ăn cướp không được quay sang giết người cũng
chỉ là thêm một bước chân nữa mà thôi.
Môi trường sống cũng tác động rất lớn tới suy nghĩ và tâm sinh lý của giới trẻ. “Ví dụ đơn giản thôi, trước đây bọn tôi đi học có ai cận mấy đâu, nhưng bây giờ có tới trên 70% học sinh bị cận thị, đó chính là do tác động của môi trường xung quanh”.
Theo
tiến sĩ Quách Nghiêm thì quả thực môi trường sống của thế hệ trẻ đang
bị biến đổi rất nhiều, đặc biệt là ở cấp độ gia đình. Sợi dây liên lạc
giữa gia đình và mỗi cá nhân đang ngày càng yếu đi. Đáng ra gia đình
phải là nơi mỗi người tìm thấy sự bình an thì nay bố mẹ không thể hiểu
được con cái mình đang nghĩ gì, muốn gì.
Như trường hợp của Nguyễn Hữu Dưỡng, gia đình vẫn nghĩ anh ta là một người con ngoan ngoãn, đến khi phát hiện ra con mình giết người thì bà mẹ đã ngất ngay tại chỗ.
“Sự
gắn kết giữa các thành viên trong gia đình không còn thì cũng như cái
cây bị chặt mất rễ cái, chỉ còn lại rễ phụ, có thể bị đổ sập bất cứ lúc
nào trước những cơn gió tưởng chừng vô hại. Con người cũng vậy, khi
không biết bấu víu vào đâu sẽ dẫn đến khủng hoảng tâm lý, lúc đó những
hành động mang tính bản năng sẽ chi phối và hậu quả của nó là không thể
lường hết được”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
B.A.U
-- Hai ngày truy tìm tên sát nhân tiệm vàng (VNE). - Tiếng sét giữa vùng quê nghèo tên sát nhân tiệm vàng (VTC).-1.000 người tham gia phá án cướp tiệm vàng tt-- Thêm “Lê Văn Luyện” thứ hai(NLĐ). --Tản mạn cuối năm: Gieo lương tâm, gặt sự tử tế-
.- Đã bắt được hung thủ sát hại bà chủ hiệu vàng “Vững Bắc” (ANTĐ). - Lời khai của hung thủ giết bà chủ tiệm vàng Vững Bắc (VOV).- Vụ giết chủ tiệm vàng giữa ban ngày: Cướp của hay xóa nợ? (TN). - Khởi tố vụ án giết người tại tiệm vàng Vững Bắc (DT).--
- - Các sát thủ máu lạnh thoát chết vì… còn ‘teen’ (VNN).-- - Một thanh niên phát ngôn vô cảm với cái chết của bà (VTC).-
Vụ con đuổi cha mẹ ra đường: Phải chăng đạo đức xã hội đã suy đồi?(GDVN)
- Câu chuyện đôi vợ chồng già hơn 80 tuổi ở Quốc Oai, Hà Nội bị chính
những đứa con ruột của mình đẩy ra đường không thương tiếc
- Một công an xã bị đâm chết (TN).-
-Một người chết trong đồn công an quận 9 Nguoi Viet Online-Một
người đàn ông bị công an quận 9 Sài Gòn bắt giam cách đây gần hai tháng
đột nhiên gia đình được thông báo đã chết. Hoàng Gia Ðạt Phước, 35
tuổi, là người đầu tiên được đưa tin chết trong tay công an năm 2012.
- Một nghi phạm chết trong thời gian tạm giữ (NLĐ).- Những ‘kỳ án’ làm đau đầu cơ quan tố tụng (PLTP).-
- Hòa Bình: Tạm dừng cứu hộ do đất đá tiếp tục sạt lở (TTXVN).--- Một ca tử vong nghi mắc tay chân miệng (TN).-- Viện phí tăng- chất lượng có tăng? (VOV).- Trung Quốc điều tra trứng “cao su” (TN).-Việt Nam có 23 triệu người dùng internet sgtt
Phiếm: Nhiều hơn haiku sgtt -
- 6.700 tấn chất thải rắn xả ra môi trường mỗi ngày (VNN).- “Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng với ĐBS Cửu Long” (TTXVN).-
- Đập trên dòng Mê Kông – câu chuyện chưa có hồi kết (Thiennhien). - Bài của BS Ngô Thế Vinh: Tinh thần Mêkông – (RFA). -- Nước thải tái chế: An toàn nhưng vẫn e ngại (Tia sáng).
--Europe holds China to carbon tax payments (Financial Times)-EU remains determined to include all airlines that take off or land in the 27-member bloc in the green scheme
Ebooks làm ta khôn hơn! Jonathan Franzen is wrong: the digital age is making us smarter (Guardian 4-2-12)
Muốn học tiếng Anh, hãy đọc truyện của Agatha Christie! How can Agatha Christie be used to teach foreigners English? (Telegraph 16-2-12)
-Tại sao Anh Mỹ đang có phong trào thích Tây dữ vậy? Why are the French so in vogue?(Telegraph 8-2-12)
Bản dịch mới của "Kama Sutra": When to Quote Poetry or Moan Like a Moorhen (NYT 31-1-12) -- Ghi lòng tạc dạ câu này của Malcolm Bradbury: "Genitals are a great distraction to scholarship.” How true! How true! Ha ha ha!
Cái Muỗng Văn Quang -
-Phan Hồng Giang: Bữa tiệc tất niên hay là Mùa xuân của các bậc trưởng lão (viet-studies 4-2-12) -- Bản mới, có nhiều bổ sung◄◄
--Điểm Hồi Ký của Phạm Duy: The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy(Journal
of Southeast Asian Studies February 2012) Bài điểm tuyệt hay Hồi Ký của
Phạm Duy. (THD có phần thiên vị bài này vì là một trong những người
được tạp chí JSEAS nhờ làm thẩm định viên và đã nhiệt liệt ủng hộ xuất
bản nó!) ◄◄
- - Bắt khẩn cấp cựu con rể chủ Tập đoàn Bảo Sơn (NLĐ). - Tung tin vu khống Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội (DT). -------
Anh hợp tác Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông
Philippines đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa quân đội
Ngày
18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố rằng
các lực lượng vũ trang nước này sẽ "trở lại trên đôi chân của mình"
trong vòng hai năm, đồng thời khẳng định rằng sẽ không phải chờ đến tận
năm 2016 người dân Philippines mới lại có thể tự hào về quân sự của đất
nước mình.
Bộ
trưởng Gazmin cho biết đến ngày 31/7 tới sẽ có ít nhất 138 hợp đồng
được phê duyệt. Các hợp đồng này tìm kiếm các hạng mục quân sự lớn từ cả
các quốc gia khác, ngoài Mỹ.
Tàu chiến Gregorio del Pilar của hải quân Philippines mới mua từ Mỹ cuối năm 2011
Ngoài kế hoạch mua một phi đội F16 từ Mỹ, các lực lượng vũ trang Philippines hiện có kế hoạch mua một tàu đa chức năng của Hàn Quốc và cũng đang tìm kiếm các máy bay chiến đấu của Pháp và Italia. Theo ông Gazmin, Bộ Quốc phòng Philippines còn đang tìm kiếm các thiết bị quân sự để bảo vệ vùng trời và biển của đất nước.
Đến năm 2015, Singapore chi 23 tỷ USD cho quốc phòng
Theo
bài viết của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Singapore nhiều khả năng
đến năm 2015 sẽ chi tới 23 tỷ USD để mua máy bay tuần tra, trực thăng và
các thiết bị quân sự khác. Singapore, vị trí ở giữa Indonesia và
Malaysia, nằm trên một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế
giới và nạn cướp biển trở thành mối đe dọa chính tại khu vực này.
IHS
Jane's cho biết trong khi mối quan hệ giữa Singapore và Trung Quốc khá
thân mật và vững chắc thì quan hệ với hai quốc gia láng giềng Indonesia
và Malaysia, là hai nước có nhiều người Hồi giáo sinh sống, lại phức tạp
hơn “do đó sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về an ninh kéo dài”.
Trong
khi đó, nhà phân tích các thị trường mới nổi của IHS Jane's là Nicholas
de Larrinaga cho biết nhiều quốc gia khác trong khu vực đang đẩy mạnh
chi tiêu mua vũ khí do e ngại Trung Quốc. Ông cho biết Singapore đã phân
bổ 13,08 tỷ đô la Singapore (9,39 tỷ USD) cho quốc phòng trong tài
khóa bắt đầu từ tháng 4/2011, tăng 5,4% so với tài khóa 2010-2011.
Indonesia đặt mục tiêu tự cung 70% vũ khí cho quân đội trước năm 2024
Bất
chấp những ý kiến phản đối trong Quốc hội, Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn
đang nỗ lực triển khai kế hoạch mua 100 xe tăng Leopard 2A6 cũ (Báo) từ
Hà Lan, trong khuôn khổ thực hiện mục tiêu đảm bảo tự cung 70% nhu cầu
vũ khí cho quân đội trước năm 2024.
Thiếu
tướng Puguh Santoso, Tổng Cục trưởng Chiến lược quốc phòng thuộc Bộ
Quốc phòng Indonesia, nói rằng việc các nghị sĩ nước này chỉ trích
thương vụ mua xe tăng nói trên, đồng thời cho rằng loại xe tăng 62 tấn
đó không phù hợp với địa hình Indonesia và thương vụ này sẽ khiến
Jakarta phụ thuộc nhiều vào Châu Âu trong việc cung cấp phụ tùng và bảo
trì trong tương lai, là không có căn cứ. Tướng Santoso khẳng định chuyển
giao công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết trong các hợp
đồng mua sắm thiết bị quân sự nước ngoài của Bộ Quốc phòng, và Đức sẽ
chuyển giao công nghệ chế tạo Leopard 2A6 cho Indonesia. Ngoài ra, việc
chọn loại xe tăng này được đưa ra trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng các tính
năng ưu việt của nó, cũng như các yêu cầu của quân đội: Leopard 2A6 có
thể hoạt động trên mọi địa hình, có thể đi ngầm 4m dưới mặt nước và đáp
ứng nhu cầu thực sự trước mắt cần xe tăng hạng nặng của quân đội.
Chủ
tịch Ủy ban I về Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao của Quốc hội
Indonesia, Mahfudz Siddiq mới đây nói rằng thương vụ mua Leopard 2A6 có
thể được chấp thuận nếu đáp ứng tất cả ba yêu cầu là Indonesia phải thực
sự cần xe tăng chiến đấu hạng nặng, đảm bảo không bị cấm vận về phụ
tùng thay thế và bảo trì trong tương lai cũng như chuyển giao công nghệ.
Hải quân Indonesia đưa vào sử dụng tàu cao tốc trang bị tên lửa
Hải
quân Indonesia vừa đưa vào hoạt động tàu cao tốc trang bị tên lửa (KCR)
thứ hai sản xuất trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Các Lực
lượng vũ trang, Tư lệnh Hải quân, cùng nhiều quan chức cấp cao Quốc hội
và Chính phủ Indonesia đã tham dự lễ ra mắt tàu KRI Kujang-642 tại đảo
Riau.
Bộ
trưởng Quốc phòng cho biết Indonesia sẽ tiếp tục triển khai chương
trình hiện đại hóa quân đội nhằm đổi mới tất cả các hệ thống vũ khí chủ
lực, trong đó có việc trang bị thêm 14 tàu KCR cho Hải quân đến năm
2014. Tàu KRI Kujang-641 đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 4/2011, và
cả hai con tàu này đều do công ty Palindo PT Marindo của Indonesia sản
xuất.
Tầu KRI Kujang-642 đóng trong vòng một năm với tổng chi phí khoảng 7,98 triệu USD, dài 40m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý, được trang bị tên lửa có tầm bắn 80-120 km, 6 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu pháo 20 mm, cùng nhiều thiết bị hiện đại khác, với thủy thủ đoàn 35-48 người.
Tầu KRI Kujang-642 đóng trong vòng một năm với tổng chi phí khoảng 7,98 triệu USD, dài 40m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý, được trang bị tên lửa có tầm bắn 80-120 km, 6 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu pháo 20 mm, cùng nhiều thiết bị hiện đại khác, với thủy thủ đoàn 35-48 người.
Anh khai thác dầu khí ở Biển Đông
Tờ China Daily ngày
15/2 đưa tin, tuần trước công ty dầu khí BP của Anh đã được cấp phép
tham gia khoan thăm dò và khai thác một mỏ khí tại lô 43/11 ở Biển Đông.
Giám đốc BP China cho biết, BP sẽ góp khoảng 40% vốn cổ phần trong thời
gian thăm dò và được chia 20% lợi nhuận khi dự án đi vào khai thác. BP
và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận
hợp tác về dự án này khi Phó TTg Lý Khắc Cường thăm Anh vào tháng 1 vừa
qua.
Giàn khoan khủng 981 của CNOOC đang có kế hoạch được đưa ra thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông
Đây
là dự án nước sâu thứ hai của BP ở Trung Quốc. Tháng 9/2010, BP đã được
cấp phép tham gia một lô khác ở Biển Đông với tỷ lệ góp cổ phần là 40%.
Với CNOOC, Trung Quốc đang có nhiều tham vọng trong việc khai thác dầu
khí biển sâu. Trung Quốc có kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí nước sâu
“981” đến khoan thăm dò ở khu vực Biển Đông trong 6 tháng đầu năm nay.
Giàn khoan này có thể tác nghiệp ở mực nước sâu 3000m và khoan lấy dầu ở
độ sâu 12.000m.
Kể từ khi vào Trung Quốc từ cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước đến hết năm 2010, BP đã đầu tư vào Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD.
Mỹ cân nhắc chuyển lính thủy đánh bộ ở Okinawa đến Philippines
Mạng Hoàn cầu ngày
15/2: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington đang cân
nhắc chuyển một số lính thủy quân lục chiến ở Okinawa, đến
Philippines. Trong phiên điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện, hôm
14/2, ông Panetta đã nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện
diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: “Mỹ đã
đạt được thỏa thuận với Australia cho phép binh sĩ Mỹ được hiện diện
luân phiên. Hiện Mỹ đang trao đổi với Philippines với hy vọng sẽ dàn xếp
được các hoạt động tương tự tại nước này”.
Theo
kế hoạch ban đầu, Mỹ dự định chuyển 8.000 lính thủy từ Okinawa đến
Guam, tuy nhiên, giờ đây Lầu Năm Góc đang xem xét chỉ chuyển khoảng
4.700 binh sĩ đến Guam, trong khi 3.300 lính còn lại được điều động đến
các khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, Washington đã đề
nghị Tokyo cho phép chuyển khoảng 1.500 lính thủy đến căn cứ không quân
Iwakuni ở Yamaguchi, tuy nhiên, phía Nhật Bản đã từ chối đề nghị trên./.
Nhật Nam--Trung Quốc thử tàu tác chiến ven bờ mô phỏng chiến hạm của Mỹ (GDVN/Lenta).-Dự báo ngân sách quốc phòng VN 2011-2016
-
- Doanh nhân xin tài trợ nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa (Bee).-Ông bản đồ (TTVH 25-1-12) -- Về nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu-'Tắm nghệ thuật' của lính nhà giàn (VNN 4-2-12)--Chơi vơi đáy hàng khơi (SGTT 4-2-12)
Trung Quốc muốn đắc lợi ở Trung Đông -Giới
quan sát nhận định với những động thái liên quan đến Trung Đông gần
đây, Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này.
- 40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc – (RFA).
-Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông
Sẽ có tổn thương nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi (20/02/2012)
- Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông (TVN). - Tài trợ ít nhất 1.000 USD cho nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa (PLTP).
Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ -Long hổ tranh hùng-Thông tấn xã Reuters của Anh vừa có bài phân tích rằng trong khi Mỹ giảm ngân sách, Trung Quốc lại tăng đầu tư hạm đội với tham vọng trở thành cường quốc hải quân.
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Indonesia hội đàm (TTXVN).-- Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen – (RFI).-
Robert Kagan: Why the World Needs America (WSJ 11-2-12) -- Đón đọc bài điểm sách Robert Kagan của THD!
Điểm cuốn sách mới ra về Thái Bình Thiên Quốc: The Battle for China's Soul (WSJ 11-2-12) -- -- A Chinese Civil War to Dwarf All Others (NYT 8-2-12) -- Đọc cuốn này sẽ thấy sự dã man của người.... Hán! (Hong Xiuquan: Hồng Tú Toàn (Heavenly King: Thiên Vương) - Chen Yucheng: Dương Tú Thanh - Zeng Guofan: Tằng Quốc Phiên)
Điểm sách về Đặng Tiểu Bình của Vogel, sách của Kissinger, và sách về Tưởng Giới Thạch: Sino-Americana (London Review of Books 9-2-12) -- Trong các bài điểm mấy cuốn này, tôi thấy bài này của Perry Anderson (tác giả phái tả của Anh) là hay nhất: Vạch rõ sự hèn hạ của Vogel (tác giả cuốn Đăng Tiểu Bình) và Kissinger, cụ thể là về chiến tranh Trung Việt năm 1979. Đây: "Kissinger gives Deng full credit for what he terms ‘a turning point of the Cold War’ and the ‘high point of Sino-American strategic co-operation’. What was this?China’s war on Vietnam in 1979. Here Vogel and Kissinger converge, applauding Deng’s resolute action to thwart Vietnamese plans to encircle China in alliance with the USSR, invade Thailand, and establish Hanoi’s domination over South-East Asia" Và đây nữa: "Vogel’s account of China’s war on Vietnam is that of a former servant of a Democratic administration. Showering Carter’s point men in the tractations over Deng’s visit with effusive epithets, he is careful to shield the president himself from any too explicit responsibility for giving the war the go-ahead. Kissinger, a Republican and once head of the National Security establishment where Vogel was an underling, can afford to be more forthright. Deng’s masterstroke required US ‘moral support’. ‘We could not collude formally with the Chinese in sponsoring what was tantamount to overt military aggression,’ Brzezinski explained. Kissinger’s comment is crisp: ‘Informal collusion was another matter.’
---
--Bài học lịch sử Việt nam cho Mỹ: Reflections on Vietnam, 1964-65: Trying to get someone to cut the Ho Chi Minh Trail (9-2-12)
--Chiến tranh Việt Nam: Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC 27-1-12) Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (VTC 28-1-12) Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La (VTC 29-2-12) -- Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC 31-1-12) CIA đã bị Công an Việt Nam đưa vào tròng thế nào? (VTC 31-1-12) CIA rơi vào “trận đồ bát quái” giữa rừng Việt Nam (VTC 1-2-12) -- Ngọn lửa chữ T đêm Tây Bắc và thất bại cay đắng của CIA (VTC 2-2-12) ◄-- Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-Số phận của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao phủ Tết Mậu Thân (CAND 9-2-12)
-- Tết Mậu Thân năm 1968”: Chiến công cụm H63: Chuyện bây giờ mới kể (Đất Việt). Ai” của Chế Lan Viên và bài viết của Thái Bá Tân về trận Mậu Thân (TTXVA). Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc : Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 – (RFI).-
-Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).- Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc (Bee)--- Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (phần III) – Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (IV) (Trần Minh Khôi). - Phần I và Phần II. - Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc… (1) — (Trương Nhân Tuấn). -
--Thưc dân Anh và thực dân Pháp: ai "tốt" hơn ai?: The Post-Colonial Hangover (FP Jan 2012) -- Một đề tài "thú vị"!-Tròn 100 năm trước Hội Việt kiều đầu tiên trên thế giới (HV 15-2-12)
- Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông (TVN). - Tài trợ ít nhất 1.000 USD cho nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa (PLTP).
Hải quân TQ vươn lên cạnh tranh với Mỹ -Long hổ tranh hùng-Thông tấn xã Reuters của Anh vừa có bài phân tích rằng trong khi Mỹ giảm ngân sách, Trung Quốc lại tăng đầu tư hạm đội với tham vọng trở thành cường quốc hải quân.
Tác
giả bài phân tích, nhà báo David Lague, nói tháng trước công ty đóng
tàu Hồ Đông Trung Hoa Thượng Hải đã hạ thủy chiếc thứ tư trong loạt tàu
đổ bộ 071 đời mới của Trung Quốc.
-- Mỹ – Trung không thể thiếu nhau (VOV). - Cấp cao Washington cọ xát trí lực Mỹ-Trung (TQ). - Mỹ vẫn bối rối sau chuyến thăm của Tập Cận Bình (VNN).
23:02 ngày 19.02.2012
SGTT.VN
- Ấn Độ đang trong cuộc đua với TQ tìm cách cải thiện quan hệ ngoại
giao và thương mại với các nước láng giềng. Việc Ấn Độ thúc đẩy giao
thương khu vực có thể giúp kinh tế Nam Á vượt qua đói nghèo.- Ấn Độ ráo riết hiện đại hóa quốc phòng (TQ).
Putin cam kết trang bị hơn 400 tên lửa xuyên lục địa vietnamdefence-Trong
10 năm, quân đội Nga sẽ được trang bị một số lượng lớn vũ khí trang bị
hoàn toàn mới, có thể “nhìn” xa hơn, bắn chính xác hơn và phản ứng nhanh
hơn các hệ thống tương tự của bất kỳ đối phương tiềm tàng nào, Thủ
tướng Nga V. Putin viết trong bài báo mới đăng trên tờ Rossyiskaya
gazeta.
Philippines mua F-16 để đối phó Trung Quốc vietnamdefence-Bộ chỉ huy quân đội Philippines đang xem xét khả năng mua một phi đội tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ.-- Philippines gấp rút hiện đại hóa quân đội (TN). - Philippines hiện đại hóa quân đội trong 2 năm tới (NLĐ/AFP).-- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-Indonesia hội đàm (TTXVN).-- Phó chủ tịch Trung Quốc thăm Ailen – (RFI).-
Robert Kagan: Why the World Needs America (WSJ 11-2-12) -- Đón đọc bài điểm sách Robert Kagan của THD!
Điểm cuốn sách mới ra về Thái Bình Thiên Quốc: The Battle for China's Soul (WSJ 11-2-12) -- -- A Chinese Civil War to Dwarf All Others (NYT 8-2-12) -- Đọc cuốn này sẽ thấy sự dã man của người.... Hán! (Hong Xiuquan: Hồng Tú Toàn (Heavenly King: Thiên Vương) - Chen Yucheng: Dương Tú Thanh - Zeng Guofan: Tằng Quốc Phiên)
Điểm sách về Đặng Tiểu Bình của Vogel, sách của Kissinger, và sách về Tưởng Giới Thạch: Sino-Americana (London Review of Books 9-2-12) -- Trong các bài điểm mấy cuốn này, tôi thấy bài này của Perry Anderson (tác giả phái tả của Anh) là hay nhất: Vạch rõ sự hèn hạ của Vogel (tác giả cuốn Đăng Tiểu Bình) và Kissinger, cụ thể là về chiến tranh Trung Việt năm 1979. Đây: "Kissinger gives Deng full credit for what he terms ‘a turning point of the Cold War’ and the ‘high point of Sino-American strategic co-operation’. What was this?China’s war on Vietnam in 1979. Here Vogel and Kissinger converge, applauding Deng’s resolute action to thwart Vietnamese plans to encircle China in alliance with the USSR, invade Thailand, and establish Hanoi’s domination over South-East Asia" Và đây nữa: "Vogel’s account of China’s war on Vietnam is that of a former servant of a Democratic administration. Showering Carter’s point men in the tractations over Deng’s visit with effusive epithets, he is careful to shield the president himself from any too explicit responsibility for giving the war the go-ahead. Kissinger, a Republican and once head of the National Security establishment where Vogel was an underling, can afford to be more forthright. Deng’s masterstroke required US ‘moral support’. ‘We could not collude formally with the Chinese in sponsoring what was tantamount to overt military aggression,’ Brzezinski explained. Kissinger’s comment is crisp: ‘Informal collusion was another matter.’
---
--Bài học lịch sử Việt nam cho Mỹ: Reflections on Vietnam, 1964-65: Trying to get someone to cut the Ho Chi Minh Trail (9-2-12)
--Chiến tranh Việt Nam: Cuộc đối đầu giữa Công an Việt Nam và CIA (VTC 27-1-12) Bí mật chưa từng tiết lộ về chuyên án mang tên P hoặc K (VTC 28-1-12) Bắt nhóm biệt kích CIA giữa rừng Sơn La (VTC 29-2-12) -- Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC 31-1-12) CIA đã bị Công an Việt Nam đưa vào tròng thế nào? (VTC 31-1-12) CIA rơi vào “trận đồ bát quái” giữa rừng Việt Nam (VTC 1-2-12) -- Ngọn lửa chữ T đêm Tây Bắc và thất bại cay đắng của CIA (VTC 2-2-12) ◄-- Vẫn còn bí mật mặc dù đã 30 năm? Still Secret After 30 Years? (NYT).-Số phận của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao phủ Tết Mậu Thân (CAND 9-2-12)
-- Tết Mậu Thân năm 1968”: Chiến công cụm H63: Chuyện bây giờ mới kể (Đất Việt). Ai” của Chế Lan Viên và bài viết của Thái Bá Tân về trận Mậu Thân (TTXVA). Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc : Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 – (RFI).-
-Chiến tranh Việt Nam qua những hình ảnh tư liệu trước năm 1968 (P1) (GDVN).- Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc (Bee)--- Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (phần III) – Sự suy thoái chính trị và trường hợp của Vương tộc Lý (IV) (Trần Minh Khôi). - Phần I và Phần II. - Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc… (1) — (Trương Nhân Tuấn). -
--Thưc dân Anh và thực dân Pháp: ai "tốt" hơn ai?: The Post-Colonial Hangover (FP Jan 2012) -- Một đề tài "thú vị"!-Tròn 100 năm trước Hội Việt kiều đầu tiên trên thế giới (HV 15-2-12)
Nổ bất thường trước cửa nhà Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên
Vụ nổ làm hư xe 4 chỗ của ông Trần Việt Hùng. |
Được
biết, ông Trần Việt Hùng hiện đang là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh
Điện Biên. Một số người dân sống xung quanh và đồng nghiệp cho hay, ông
Hùng sống hòa đồng với người dân, hàng xóm, luôn giúp đỡ đồng nghiệp
trong công việc, không gây thù oán với ai bao giờ.
Ngay
sau khi xảy ra vụ nổ, lực lượng Công an và Ban CHQS TP. Điện Biên Phủ
phong tỏa hiện trường, tiến hành thu thập tài liệu điều tra nguyên nhân.
Thông tin về nguyên nhân vụ nổ, chất gây ra vụ nổ và nghi phạm chúng
tôi sẽ sớm chuyển đến độc giả trong thời gian sớm nhất.
Hải Chung
- Tung cảnh sát giỏi điều tra vụ nổ nhà giám đốc công an (VNE).-- Thuốc nổ trong vụ nổ tại nhà GĐ Công an tỉnh Thái Nguyên là TNT (GDVN).
-Hiện trường vụ nổ. (Ảnh Hiếu Hòa)
-Xã hội đen trùm lên xã hội đỏ -Ngô Nhân Dụng
Hai vụ bạo động diễn ra gần nhau ở Việt Nam. Một là vụ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng đã đặt mìn rồi nổ súng bắn chết một số công an Hải Phòng chống lại việc bị cưỡng chiếm đầm nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả của họ. Hai là vụ đặt bom nổ tại nhà ông đại tá giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Hai vụ có nguyên ủy khác nhau, ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng biểu hiện uy tín của ngành công an. Một là bị ghét, hai là bị khinh thường.
Công an là rường cột của chế độ cộng sản hiện nay. Nó bị khinh rẻ và oán ghét, chứng tỏ chế độ đang trên đường suy yếu.
Tiến sĩ Lê Bạch Dương, một vị viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét về vụ ông Ðoàn Văn Vươn: “Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.” Người dân có đi biểu tình, có hô đả đảo, có chống cự khi bị đàn áp. Nhưng cố ý đặt mìn tính làm nổ một bình ga khi công an tới khu đầm nuôi cá, rồi từ trong nhà bắn súng ra nhắm vào toán công an đến tìm, thì chưa bao giờ có. Ông Nguyễn Học, ở Hà Nội đã nhớ lại cuộc đấu tranh của nông dân Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 1997, dùng hai câu tục ngữ: “Tức nước, vỡ bờ;” và “Con giun xéo lắm cũng quằn;” để nhận định: “...khi người nông dân đã kiên trì và nhẫn nại đến mức không thể chịu hơn được nữa thì họ phải đấu tranh.” Ông nghĩ rằng vụ này cho thấy “nó bắt đầu có tính chất của một sự phản kháng, một tinh thần nông dân phản kháng, theo truyền thống trong lịch sử dân Việt.” Một nhà làm blog khác nói thẳng: “...trước tình trạng bất công áp bức kéo dài thì sự việc chống trả của người dân cũng sẽ đến sớm muộn mà thôi, vì có áp bức thì có đấu tranh, và càng đè nén thì sức bộc phát sẽ khó lường.”
Vụ Ðoàn Văn Vươn cho thấy lòng người dân Việt Nam phẫn uất với chế độ. Còn vụ Thái Nguyên có thể biểu lộ một tình trạng suy yếu ngay trong guồng máy chính quyền. Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn mới được bổ nhiệm làm giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên vài tháng, thì ngôi nhà của ông ở đường Lương Ngọc Quyến bị đặt bom nổ, phá tan khu vực tầng dưới, cửa sắt ngoài bị thổi tung. Một bản tin mô tả: “Các nhà hàng xóm trong bán kính 50m cũng bị sức ép của vụ nổ làm vỡ cửa kính; nhiều tấm bạt, biển quảng cáo, mái hiên di động các nhà xung quanh bị sức ép của vụ nổ thổi rách.”
Khi đọc tin này, nhiều vị độc giả đã phản ứng, coi đây cũng là một hành động phản kháng của người dân đối với guồng máy công an, và với cả chế độ. Nhưng ý kiến đó có vẻ vội vàng. Người dân Việt Nam nếu có phản kháng thì phải có lý do trực tiếp và cụ thể, như gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã hành động. Còn việc đặt bom phá nhà này không thấy dấu hiệu nào do những người dân phẫn uất chủ trương, vì không nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào cả.
Báo Dân Trí trong nước cho biết thêm: “Ðại Tá Tuấn nổi tiếng mạnh tay trong việc trấn áp tội phạm về trật tự xã hội như ma túy, mại dâm, nhà hàng vũ trường và cả những vụ đua xe, quậy phá của các băng nhóm giang hồ.” Chi tiết này có thể cho thấy một động cơ của vụ đặt bom: Cảnh cáo một viên chức công an đang quá mạnh tay trong việc bài trừ tội phạm trong vùng trách nhiệm của mình. Nhưng loại tội phạm nào có khả năng và có can đảm tổ chức nổ bom nhà của một ông giám đốc công an tỉnh? Những nhóm tổ chức mại dâm, vũ trường, những nhóm đua xe, quậy phá phố phường chắc không thuộc loại đó. Có một tổ chức nào cả gan “đụng tới công an?” Chỉ có những tổ chức buôn bán ma túy mới dám nghĩ tới và có khả năng thi hành một thủ đoạn như vậy. Cho nên có thể đặt ra giả thuyết rằng ông Nguyễn Như Tuấn đang bị xã hội đen hăm dọa. Những nhóm xã hội đen mạnh nhất chắc phải dính tới việc tổ chức buôn lậu lớn, trong đó có buôn bán ma túy. Thái Nguyên có thể là một cái chốt trên con đường vận chuyển và phân phối hàng lậu và ma túy.
Ma túy là một đại nạn xã hội của nước ta. Những người tôi quen biết ở miền Bắc Việt Nam đều đồng ý rằng gần một nửa thanh thiếu niên ở các thành phố đông dân đang bị ma túy tấn công hàng ngày. Tôi đã hỏi một sĩ quan công an: Tại sao guồng máy của các anh tỏa rộng khắp nơi, không có cái gì lọt khỏi mắt công an, mà tệ nạn ma túy lại hoành hành được như vậy? Ma túy đang hủy hoại tương lai của dân tộc. Chính công an các anh chịu trách nhiệm!
Người sĩ quan công an nghe tôi hỏi chỉ biết trả lời: “Chúng tôi đã cố gắng nhiều lắm.” Một câu trả lời không ai thấy thỏa đáng.
Vụ đặt bom nhà Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn có thể trả lời cho câu hỏi trên. Nếu giả thuyết trên đây đúng, thì vụ nổ bom ở nhà ông giám đốc công an tỉnh do xã hội đen chủ trương cho thấy công an muốn chống cũng bất lực. Và bị khinh thường.
Ðặt bom nhà một giám đốc công an tỉnh không phải chuyện chơi, tổ chức xã hội đen nào có gan làm việc đó? Ðể xem cuộc điều tra của họ rồi sẽ đi tới đâu. Có ai bị đưa ra làm con dê tế thần hay không? Sau vụ này ông Nguyễn Như Tuấn sẽ làm gì? Ông còn hăng hái bài trừ các băng đảng buôn bán ma túy trong tỉnh Thái Nguyên hay không? Ông có dám yêu cầu cấp trên của ông làm cho rõ trắng đen hay không? Nếu cấp trên trong ngành công an muốn làm cho ra nhẽ, thế còn các ông bà trong Trung Ương Ðảng có đồng ý không? Còn các ông bà trong Bộ Chính Trị, họ ngồi trên đầu Trung Ương Ðảng họ nghĩ sao?
Một nhà văn hài hước người Ba Lan, SBawomir Mrożek đã kể một câu chuyện với hình ảnh “thằng ăn cắp này ngôi trên đầu thằng ăn cắp kia,” trong tập truyện Con Voi, xuất bản năm 1957 trong thời cộng sản. Cuốn này đã được Diễm Châu dịch và in ở Sài Gòn hồi 1970. Truyện ngắn “Trẻ em” tả một lũ trẻ đắp tuyết làm hình thằng người ở công viên. Thế rồi đám trẻ bị nhiều người lớn động lòng, cho là chúng cố ý ám chỉ, nói xấu chế độ. Một người lớn giải thích: Lũ trẻ đắp ba tảng tuyết chồng lên nhau, chúng có ý đồ gì? Có phải là chúng muốn nói một bọn ăn cắp ngồi trên đầu một bọn ăn cắp khác, rồi lại bị một bọn ăn cắp khác ngồi trên đầu chúng; có phải không nào?
Nhưng làm cách nào mà những lớp ăn cắp có thể ngồi trên đầu nhau, trong những hợp tác xã, cũng nhau trong cả chế độ cộng sản ở Ba Lan; trong khi mục đích được đảng cộng sản nêu lên là làm cách mạng giải phóng dân vô sản? Vì trong xã hội loài người có những quy luật, những người chọn đi vào một con đường nào thì phải chịu hậu quả của lựa chọn đó.
Khi một đảng chủ trương thành lập một chế độ độc tài để cai trị dân chúng, thì chính họ cũng sống theo quy tắc độc tài. Với lối sống tập trung quyền hành và bảo vệ bí mật của họ, những người khôn lanh nhất trong đảng sẽ tìm cách len lỏi theo hệ thống mà leo lên cao, leo lên cao mãi; cuối cùng guồng máy lãnh đạo đảng sẽ do một nhóm lưu manh nắm trọn. Một quy luật như vậy đã được nhà xã hội học người Ðức, Robert Michels mô tả, gọi tên là “Luật sắt của chế độ quả đầu” (The iron law of oligarchy), trong cuốn sách Ðảng Chính Trị in năm 1911. Michels nhận thấy rằng các đảng hoạt động bí mật cuối cùng sẽ rơi vào trong tay một nhóm nhỏ độc tài (gọi là quả đầu, oligarchy).
Tại sao một đảng cách mạng, một đảng cầm quyền chính trị, lại bị “quả đầu hóa” và “lưu manh hóa” như vậy? Michels thấy nguyên nhân là vì một đảng phải có những người lãnh đạo; mà nhóm người nào cũng vậy, cuối cùng họ phải tự lo cho quyền lợi của chính họ; ngoài ra, tính thụ động của các đảng viên khiến họ dần dần chỉ biết tôn thờ các lãnh tụ. Quy luật sắt của Michels đã được chứng minh qua lịch sử các đảng phát xít và cộng sản. Bất cứ đảng nào hoạt động chính trị với chủ trương sẽ thi hành chế độ độc tài đều đưa đến một hậu quả này: Chính cái đảng đó sẽ rơi vào tay một nhóm quả đầu. Và đảng càng sống lâu thì càng bị một bọn lưu manh thao túng. Vì chỉ bọn họ mới có quyết tâm trên con đường xây dựng sự nghiệp cá nhân mình bằng cách leo dần dần lên các cấp lãnh đạo! Họ biến thành một lũ mafia khai thác “sự nghiệp cách mạng” của các đảng viên để củng cố quyền hành, địa vị và tài sản của họ, bất chấp lợi ích chung của người dân.
Người dân khi biết tình trạng đó thì đã quá muộn màng. Như nhà văn Dương Thu Hương viết: “Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.” Ðó là một đảng cầm quyền hay một băng đảng ăn cướp? Như ông Ðoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng đã có kinh nghiệm. Nhưng ông làm gì được để bảo vệ các thành quả do công sức gia đình ông tạo nên, khi cả guồng máy hành chánh và công an cùng nhau cố ý đưa ông vào bước đường cùng? Nỗi phẫn uất của ông không biết trút vào đâu, cho nên mới sinh bạo động!
Vụ nổ bom nhà ông Nguyễn Như Tuấn không biết điều tra sẽ đưa tới kết quả nào hay không. Ai có can đảm làm cho rõ trắng đen? Trong khi chờ đợi chúng ta biết một sự thật, rằng xã hội đen mạnh lắm, táo bạo lắm; nó coi những thứ như đại tá công an không ra gì cả. Nó bạo và mạnh như vậy cho nên mới dám nổ bom dằn mặt một giám đốc công an tỉnh! Nó biết không ai dám tìm sự thật sau cùng; không ai dám làm cho ra nhẽ. Bởi vì sức mạnh của nó đã trùm lên trên cả những cấp chỉ huy công an, phủ lên đầu cả những người chỉ huy công an. Trên đầu các ông giám đốc công an tỉnh có Bộ Công An, trên đầu bộ này có Trung Ương Ðảng, trên đầu họ lại có Bộ Chính Trị. Giống như cái hình người tuyết trong truyện ngắn của SBawomir Mrożek có mấy tảng. Ở cấp nào cũng có bóng dáng xã hội đen len lỏi vô, chia chác và thao túng! Xã hội đen đã trùm lên trên xã hội đỏ! Không thể nào phân biệt được xã hội đen với xã hội đỏ nữa!
Hai băng nhóm hỗn chiến, một người chết(NLĐO)
- Rạng sáng 15-1, một người đàn ông bê bết máu chạy vào trụ sở dân
phòng cầu cứu. Trên đường được chở đi cấp cứu, người này khai bị chém dã
man do tranh giành lãnh địa với băng nhóm "Tý Hai Một". Vài phút sau,
ông ta chết gục trước khi đến bệnh viện.
Nã súng hoa cải vào mặt, phá nát xe hơi tiền tỉ (NLĐO)-
Chiếc xe hạng sang BMW X6 đã bị 3 cha con Vũ Văn Ba cùng 10 đối tượng
khác dùng dao, kiếm đập phá và dùng súng hoa cải bắn, găm tổng cộng 13
viên bi đạn vào mặt, thân thể 2 người trên chiếc xe trị giá hơn 3 tỉ
đồng này.-Dùng súng hoa cải bắn trọng thương hai ngườiTuổi Trẻ
TTO - Ngày 15-1, Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội bắt khẩn cấp Vũ Văn Ba (45 tuổi, trú tại huyện Phú Xuyên) về hành vi hủy hoại tài sản và giết người. Cơ quan điều tra xác định Vũ Văn Ba cùng nhiều nghi phạm đã chặn ôtô để đập phá và dùng súng bắn đạn ...
Bắt nghi can dùng súng bắn ngườiThanh Niên
Hà Nội: Thanh toán bằng súng hoa cải, phá nát BMW X6VTC
Hà Nội: Đi BMW X6, bị truy sát bằng súng bắn đạn hoa cảiDân Trí
Người Lao Động
- Bộ Công an: Nổ ở Thái Nguyên là vụ khủng bố nghiêm trọng (GDVN). – Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên: Tôi sẵn sàng đương đầu với tội phạm (LĐ).Bộ Công an: nổ mìn ở Thái Nguyên là 'vụ khủng bố nghiêm trọng'
Giám
đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, nhận định nhiều khả năng vụ nổ tại nhà
ông vào rạng sáng 7.1 do các đối tượng xã hội đen gây ra.Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên từng bị đe dọa (VnEx 8-1-12) Xã hội đen đặt mìn nhà giám đốc công an Thái Nguyên? (TT 8-1-12)Nổ mìn tại nhà Giám đốc Công an Thái Nguyên (VnEx 7-1-12) -- Tướng Công An bị chết đuối, nhà giám độc Công an bị đặt mìn... May là dân Việt Nam không tin dị đoan!- Thông tin mới về vụ nổ tại nhà Giám đốc CA tỉnh Thái Nguyên (PL&XH). – Vụ nổ ở nhà Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên: Không loại trừ nguyên nhân do tội phạm trả thù (TP). – GĐ Công an Thái Nguyên trả lời về vụ nổ mìn tại nhà riêng (GDVN). – Xã hội đen đặt mìn nhà giám đốc CA Thái Nguyên? (TT).
- Nổ tại nhà Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên. - Nổ lớn lúc nửa đêm tại nhà Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên. --- Khoảng lặng phiên toà vụ Cảnh sát cơ động đánh CSGT (VNN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét