http://www.youtube.com/watch?v=tLxcH41Bvvc&feature=player_detailpage
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=CBbfQFzF9xA
Hai tờ báo Pháp đứng về phía André Menras – Hồ Cương Quyết chống lại toà Thị chính Montpellier
Boxitvn
GIỚI THIỆU
Trang Bauxite Việt Nam hôm qua đã công bố bài báo trên tờ Hérault du Jour
cho thấy việc chiếu phim tài liệu về ngư dân Quảng Ngãi và quần đảo
Hoàng Sa của chúng ta ngỡ là chỉ bị Công an Việt Nam cấm chiếu ở Việt
Nam, mà ngay bên Pháp bộ phim cũng gặp khó. Có lẽ bàn tay bọn “nước thì
không lạ mà sự hèn hạ thì quen” đã quờ quạng đi được khắp nơi rồi sao?
Nhưng trong khó khăn mới
càng thấy phẩm chất người nghệ sĩ công dân André Menras! Anh làm phim
báo chí (phim tài liệu là một dạng báo chí), phim của anh có giá trị,
anh còn đeo bám để phim mang xúc động đến được với đông đảo công chúng.
Bỗng nghĩ mà thấy vui vui: giá như lúc này mà ông Tây An Nam ấy ở đây cùng với những nhà báo nhân dân đọc
cỡ Cu Vinh (blogger Nguyễn Quang Vinh) mà đeo bám xuống Tiên Lãng, rồi
theo dõi sang Hải Phòng, rồi đuổi theo sang Vương quốc Anh, xem cả lũ
bậu sậu kéo nhau đem tiền của dân đi làm những trò Lý Cường Bá Kiến gì…
Có câu tục ngữ mới đấy, hay phết, nơi nơi báo chí, nhảm nhí thì nhiều … em yêu bờ-leo bờ-lốc!
Phạm Toàn dịch và giới thiệu
TÁI BÚT
Vào hồi gần 11 giờ đêm, André Menras gửi tiếp mấy dòng sau đây:
“Hôm nay thành phố Montpellier tràn ngập những ap-phich loại nhỏ thông báo có bài viết trên báo Midi Libre về việc bộ phim bị kiểm duyệt. Tôi vừa mới trả lời phỏng vấn của đài truyền thanh… cùng với bạn bè, tôi đang tìm một rạp chiếu phim hoặc một phòng chiếu phim tư nhân nào đó… Tôi
cho rằng bất kể những cấm đoán bất công vô lý nào cũng tạo ra hiệu quả
ngược với hiệu quả bọn cấm đoán trông đợi. Ngày mai, Phạm Toàn sẽ lại
dịch sang tiếng Việt các bài báo hôm nay.
Cháo thân ái,
|
Bài 1 – đăng trên báo MIDI LIBRE ngày 21-02-2012
Bộ phim của một người Pháp miền Nam bị kiểm duyệt tại thành phố Montpellier
Tòa Thị chính từ chối cho mượn phòng chiếu phim, viện lý do bộ phim tài liệu “quá nghiêng về chính trị”.
Có
phải tòa Thị chính Montpellier đã hủy việc cho mượn một phòng của Thành
phố để chăm lo cho những mối quan hệ thương mại với Trung Quốc? Một
người miền Nam nước Pháp ông André Menras đã nghĩ như vậy đấy. Nhà giáo
về hưu đó, Chủ tịch Hội Quan hệ sư phạm giữa Pháp và Việt Nam (Adep) vừa
thực hiện xong bộ phim tài liệu về số phận hẩm hiu của ngư dân Việt Nam
hàng thế kỷ nay vẫn đánh cá ở vùng quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị Hải
quân Trung Quốc chiếm đóng về quân sự và chiếm đóng phi pháp [in nghiêng trong nguyên văn – ND] từ năm 1974. Có nhiều ngư dân đánh lưới và ngư dân ngụp lặn đã mất tích một đi không về. “Những
con người ấy chúng ta chẳng còn gặp lại nữa trải bao năm ròng đã để lại
biết bao nhiêu vợ góa và con côi. Bộ phim của tôi giúp cất tiếng nói
cho cái cộng đồng bị bắt làm con tin một cách bi thảm giữa cuộc tranh
chấp chủ quyền bất lợi cho giới cầm quyền Trung Quốc, như ý kiến của
nhiều chuyên gia Luật Biển và chuyên gia Lịch sử”, André Menras nói.
Khó khăn về ngoại giao?
Bộ phim tài liệu đã được coi hơn 80 ngàn lần này trên
internet lý ra sẽ được chiếu vào hồi 18 giờ ngày thứ năm này tại phòng
chiếu Martin Luther King. Nhưng còn vài ngày nữa đến hạn chiếu phim, “tòa Thị chính thành phố Montpellier đã thu hồi quyết định cho mượn phòng chiếu”. Lý do họ đưa ra, theo André Menras: “việc kết nghĩa với thành phố Thành Đô, những mối quan hệ thương mại với Trung Hoa, kể cả những khó khăn về ngoại giao nữa”. Phải
chăng vào ngày khai mạc Hội chợ Rượu các địa phương miền Nam (ViniSud)
thành phố Montpellier đã chọn cách xoa dịu các mối quan hệ với đế quốc
Trung Hoa? “Ngày 2 tháng Hai, chúng tôi được ông Paul Nguyen triệu
tập – ông này thì chúng tôi thường xuyên có quan hệ. Ngày 3 tháng Hai,
chúng tôi được trả lời là, do tờ quảng cáo có hơi hướng quá khích, nên
không chấp nhận cho mượn phòng chiếu Martin Luther King nữa”, ông Benoit Sabatier Giám đốc Truyền thông giải thích.
Ông Paul Nguyen đánh giá rằng “tòa Thị chính thì
tử tế thôi, còn bà Phó Giám đốc Nhà Quan hệ Quóc tế đã giải thích cặn kẽ
cho chúng tôi rằng chuyện (chiếu phim) này đụng chạm tới người Trung
Hoa, và bà chọn cách rút lại không cho mượn phòng chiếu nữa, vì chuyện
đó quá nghiêng về chính trị”.
Chuyện làm ăn là chuyện làm ăn, việc nào đi việc nấy.
Còn những ông nào bà nào muốn có ý kiến về bộ phim của André Menras thì
đi mà coi nó trên mạng internet vậy!
YANNICK POVILLON
Phim tài liệu “Nỗi đau …”
Bộ phim của André Menras kể lại cuộc sống của ngư dân
tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung Việt Nam lọt giữa những tranh chấp Trung
Quốc Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở vùng biến Nam
Hải [Biển Đông – ND]. Ông vinh danh những con người đó trong bộ phim
tài liệu “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát”. Đề tài nhạy cảm, buổi chiếu ra mắt tháng 11 năm ngoái đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh cấm.
Bài 2 – đăng trên báo HÉRAULT DU JOUR ngày 21-02-2012
Luận chiến. Tòa Thị chính từ chối chiếu bộ phim tài liệu về ngư dân Việt Nam “Nỗi đau mất mát”.
Không cho mượn phòng chiếu để không làm mếch lòng Trung Quốc
Minh hoạ trên tờ L’Hérault du jour ngày 21/2/2012
Ngày mai sẽ không chiếu bộ phim tài liệu của André
Menras về ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa tại phòng chiếu Martin
Luther King.
Thành phố đã từ chối không để nơi này, địa điểm nhận các tin tức nhạy cảm của Ngôi Nhà quan hệ quốc tế, sẽ chào đón một bộ phim “gây luận chiến”, toà Thị chính giải thích.
Bản tóm tắt sau khi ký kết về nguyên tắc [việc cho
mượn phòng chiếu] gửi tới Hội Hữu nghị Pháp – Á, tổ chức là mối liên hệ
giữa nhà đạo diễn phim và tòa Thị chính Montpellier đã thành một tài
liệu tai họa: các ban ngành thuộc tòa Thị chính cho rằng một bộ phim tài
liệu nói tới “những ngư dân bị quân đội Trung Quốc tàn sát”
không có chỗ đứng trong Ngôi nhà Quan hệ quốc tế này. Đó là vì
Montpellier là thành phố kết nghĩa với Thành Đô và tổ chức triển lãm
Rượu miền Nam nước Pháp ViniSud sẽ diễn ra tại Công viên Triển lãm phải
trở thành cơ hội cho những nhà trồng nho địa phương đem trưng bày sản
phẩm sẽ xuất sang đế quốc Trung Hoa.
“Không ai muốn trung lập hết”, có người
thuộc Thành phố đã nói vậy và có ý định cho mượn một phòng khác để chiếu
bộ phim. André Menras, Chủ tịch Hội Phối hợp Phát triển Sư phạm Pháp –
Việt (Adep) coi việc tòa Thị chính khước từ việc cho mượn nhà chiếu
phim cùng với việc đưa ra “đề nghị thiện chí” ấy là “điều gây phẫn nộ”.
Bộ phim tài liệu đã được hơn 80 ngàn người coi trên
Internet, một bộ phim khiến André Menras tiêu tốn vô vàn năng lượng, và
nhà đạo diễn ấy không khi nào nghĩ bộ phum của mình lại bị kiểm duyệt
tại Pháp giống như nó đã bị Công an tại thành phố Hồ Chí Minh cấm chiếu
trước một cử tọa một trăm người. “Lập luận của tòa Thị chính là điều không thể chấp nhận được,” ông bực tức nói. “Tất
cả các phim tài liệu một khi đụng đến đề tài xã hội và nhân đạo thì thế
nào cũng gây ra những lời bình luận chính trị và có khả năng tạo ra
luận chiến. Về cơ bản, bộ phim này hoàn toàn mang tính nhân đạo, nó tạo
cơ hội cho ngư dân có tiếng nói, điều gì họ không diễn tả ra được ở Việt
Nam thì họ sẽ bộc lộ ra ở đây tại một Tòa thị chính cánh tả.”
“Một cuộc chiến thầm lặng”
Ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắt làm con tin giữa vấn
đề gai góc tranh chấp chủ quyền trên vùng biển quốc tế xung quanh quần
dảo Hoàng Sa mà Trung Quốc bảo là của họ. Là những nạn nhân các cuộc
đánh phá của Hải quân Trung Quốc, rồi bị mất tích và bị đòi tiền chuộc,
những người ngư dân này cùng gia đình họ “không bao giờ được lên tiếng cả”, André Menras nhấn mạnh. Đó là một cuộc chiến thầm lặng xứng đáng được dùng phòng Quan hệ quốc tế” [của tòa Thị chính].
Kiên quyết đem chiếu bộ phim của mình tại Montpellier
trước khi đem chiếu lưu động qua khắp châu Âu (các chặng Toulouse,
Berlin, Cologne hoặc Varsovie đều đã được lên kế hoạch), André Menras
viết thư cho Thị trưởng Montpellier và cho bà Perla Danan Phó Thị trưởng
phụ trách quan hệ quốc tế để bày tỏ sự hoang mang và tức giận của mình.
“Tôi không thể chấp nhận việc người ta nằm đè lên trên các giá trị của chúng tôi chỉ vì dăm ba đồng đô-la nước Tàu”, ông nổi giận. “Liệu những người có trách nhiệm của thành phố có thấy hết hệ quả quyết định của họ không?”
Hai vị nữ dân biểu đó hiện thời đang ở Bethléem để
chứng kiến lễ kết nghĩa giữa Montpellier (đã kết nghĩa với thành phố
Ixraen Tibériade) nay kết nghĩa tiếp với thành phố Palestine [tức
Bethléem – ND] kia. Liệu vì đã có những chuyện như thế mà từ nay tại Nhà
Quan hệ quốc tế của Montpellier người ta sẽ không được phép nói đến
xung đột Ixraen – Palestine nữa?
MARINE DESSEIGNE
Gieo gió ắt sẽ gặt bão
Trần Định – Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh -Boxirvn
Đến 15h00 chiều nay, 21-2-2012, hàng trăm nông dân
Hưng Yên về thủ đô khiếu kiện đất đai vẫn còn diễu hành thành từng đoàn
qua phố Lê Thái Tổ, đi về phía phố Hàng Trống trong ôn hòa, lặng lẽ,
không ai nói với ai. Không thấy hô khẩu hiệu, không có biểu ngữ, áp
phích.
Tôi hỏi với theo một phụ nữ đi trong đoàn:
“Các bác các chị đi đâu mà đông thế?”.
“Chúng cháu đi, đi,… đi rèn luyện”. Một phụ nữ khoảng 40 tuổi trả lời trong ấp úng.
Tôi muốn hỏi thêm nhưng người phụ nữ ấy khước từ rồi bước gấp đi cho kịp đoàn.
Sao lại là “đi rèn luyện”? Tôi tự hỏi mình.
Tối. Về đến nhà. Dạo mạng. Lướt Web. Đọc được tin “Nông dân về Hà Nội khiếu kiện”.
Thế là tôi tìm ngay cho mình được câu trả lời: Đây là hệ quả của vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng.
Từ nhiều năm nay nông dân từ nhiều địa phương, nhiều
miền đất nước kéo về thủ đô khiếu kiện vượt cấp là diễn biến xảy ra thầm
lặng hoặc sớm bị những thanh niên mạnh khỏe, mặc thường phục, đeo băng
đỏ ở tay áo trà trộn, kèm chặt từng người đưa về nơi cần đưa. Nhưng quy
mô như chiều nay cho thấy đây là một hệ quả quá sớm sủa.
Hệ quả ấy bắt đầu từ vụ anh em nhà Đoàn Văn Vươn vẫn bị giam cầm trong khi ở Hải Phòng:
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chỉ triển khai kế hoạch
hướng dẫn tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ việc cưỡng chế thu hồi
đất tại Tiên Lãng theo đúng quy trình kiểm điểm, xử lý đảng viên theo
quy định của điều lệ Đảng.
- Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị hoàn thành
kết luận điều tra vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” để
truy tố, xét xử công khai; khẩn trương điều tra kết luận vụ án phá nhà
của ông Đoàn Văn Vươn.
- Ngày 11/2, sau khi có kết luận của Thủ tướng,
Thành ủy, UBND Thành phố công bố quyết định đình chỉ các chức vụ lãnh
đạo về Đảng và chính quyền chỉ trong có 15 ngày để tiến hành kiểm điểm
trách nhiệm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với Lê Văn Hiền, Phó Bí
thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng. Phạm Đăng Hoan Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh
Liêm (em ruột Lê Văn Hiền) – chủ tịch UBND xã Vinh Quang – chỉ bị tạm
đình chỉ công tác để kiểm điểm.
- Đến ngày 16/2, tập thể lãnh đạo Ban Cán sự Đảng
TAND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên
quan đến quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. TAND
huyện Tiên Lãng tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá
nhân trong việc giải quyết, xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Thực tế trên cho chúng ta thấy những người lãnh đạo
Đảng và chính quyền Hải Phòng đã coi kết luận của người đứng đầu Chính
phủ chiều 10-2 rằng “Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định
của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không
đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND
huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.” không có nghĩa lý gì
cả. Đối với bộ máy lãnh đạo Hải Phòng nói chung và những quan tham,
quan dốt ở Tiên Lãng nói riêng, họ đã và đang cố gắng bao che cho nhau,
lôi bè kéo đảng với nhau để lách qua lệnh của trên như những con gián
rúc qua kẽ hở của phép nước. Do đó, tình trạng trên bảo dưới không nghe,
vô chính phủ, quân hồi vô phèng ngang nhiên diễn ra ở Hải Phòng, đang
là trái nổ mang tính dây chuyền trong một quốc gia có hơn 70% dân số là
nông dân là điều khó tránh khỏi.
Chính phủ có biết không?
Thế mà người đứng Chính pPhủ đã giao cho họ thực hiện
việc vừa ăn cướp vừa la làng theo đúng nghĩa đen. Đây quả là “trao
trứng cho ác” theo nghĩa bóng.
Đáng lẽ cả GĐ CAHP, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Phó CT Hải
Phòng Đỗ Trung Thoại cùng với những người có tên trong danh sách “tạm
đình chỉ 15 ngày” để “kiểm điểm đúng quy trình và quy đinh của điều lệ
Đảng” nói trên phải là những can phạm trong vụ làm trái pháp luật, lộng
hành, lộng quyền thực hiện cái gọi là “cưỡng chê” mà thực chất là vi
phạm pháp luật, là ăn cướp, là phá nhà của Dân, xô đẩy Người Dân vào
tình thế con giun xéo mãi cũng quằn, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Đánh
đến còn cái lai quần cũng đánh. Luật pháp nào cũng thế thôi – can phạm
hay đồng phạm đều bị bắt, bị tạm giam theo luật, bị điều tra truy tố, bị
kết án hay tha bổng mới là công bằng.
Như thế, chúng ta không thể không khẳng định Đàm
Trung Thoại là can phạm, bới ông ta là một trong những người đứng đầu
thành phố, chắc hẳn, ông ta phải biết chủ trương cưỡng ché đất đai ở
Tiên Lãng. Thoại đã bật đèn xanh hoặc chí ít là vô trách nhiêm gây hậu
quả nghiêm trọng. Nhà của anh Vươn ở ngoài phạm vi cái gọi là cưỡng chế
đã bị tàn phá. Đầm nuôi tôm cá hứa hẹn mùa bội thu đầu tiên sau hơn chục
năm khai phá nợ nần bị ăn cướp. Thế mà khi sự việc vỡ lở do truyền
thông báo chí phanh phui Thoại lại đổ thừa cho Dân, vu khống người Dân
đã phá do bức xúc. Rõ ràng Thoại là đồ ném đá giấu tay, ăn vụng không
biết chùi mép, gắp lửa bỏ tay người.
Tương tự, rau nào sâu ấy. Là Giám đốc CAHP, Đại tá
Đỗ Hữu Ca là can phạm, bởi vì ngày 5-1-2012, Ca đã cầm một đội quân
trong đó có hơn 100 tinh binh cảnh sát và quân nhân được trang bị tận
răng, có chó nghiệp vụ yểm trợ chỉ huy cướp đất, phá nhà của anh em nhà
họ Đoàn Tiên Lãng. Đây là một cuộc đàn áp, cướp bóc dã man tàn bạo. Sau
hơn 4 tiếng đồng hồ không những không bắt được được ba anh em người
chống trả cuộc cướp bóc, Ca đã để sáu người mang thương tích do những
loạt đạn tự chế của anh em nhà họ Đoàn gây nên để tự bảo vệ mình. Thế
mà Ca còn huênh hoang, lừa cấp trên của mình bằng những lời lẽ dối trá,
phản cảm rằng: “Đây là cuộc hiệp đồng tác chiến đẹp”, “có thể biên soạn
thành sách giáo khoa để dạy nghiệp vụ”.
Tiền nhân để lại cho thời đại chúng ta câu ngạn ngữ
“không có lửa thì không có khói” để chúng ta suy ngẫm. Vì thế chúng ta
có quyền đặt câu hỏi: Nếu không có những loạt đạn hoa cải, những quả mìn
tự chế làm bốn cảnh sát, hai quân nhân bị thương hoặc anh em nhà ông
Vươn bị trọng thương do các binh sĩ và cảnh sát gây nên thì những việc
làm phạm luật, dã man của chính quyền Tiên Lãng có bị phanh phui như
chúng ta đã thấy hay không?
Nhờ Đoàn Văn Vươn chống trả, tự bảo vệ mình trước một
hành động cướp bóc, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh vốn là truyền
thống chiến đấu kiên cường của cha ông ta trong nhiều cuộc chống trả xâm
lăng, bảo vệ xóm làng, bảo toàn bờ cõi của anh em nhà họ Đoàn Tiên Lãng
nên những vi phạm luật pháp của chính quyền Tiên Lãng mới bị phanh
phui. Vụ Tiên Lãng vì thế là tiền đề sáng sủa cho sự nghiệp quản lý đất
đai ở Việt Nam cần được điều chỉnh khẩn trương để tiến tới không còn 70%
vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài của nông dân trong cả nước và niềm tin
của người Dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước sẽ được vãn hồi. Anh
em nhà Đoàn Văn Vươn cũng vì thế trở thành người có công trong việc xé
toang bầu trời ảm đạm che phủ ánh hào quang hy vọng của nông dân Việt
Nam trong thời buổi hội nhập. Anh em nhà Đoàn Văn Vươn sẽ không được
chính quyền gắn mác anh hùng. Đối với những kẻ gieo gió, họ là những
người phạm tội giết người. Nhưng đối với hàng triệu nông dân oan khuất
do sự tha hóa, mất tính người của một số quan địa phương gây nên, Luật
Đất Đai Việt Nam còn nhiều nội dung chưa phù hợp, còn lạc hậu, Đoàn Văn
Vươn ở Tiên Lãng là anh hùng, là người mở đầu hứa hẹn cho một tương lai
bình đẳng, công bằng dân chủ và văn minh.
Những kẻ gieo gió ắt sẽ gặt bão mới là chân lý muôn đời.
Hà Nội, chiều 21-2-2012.
T. Đ.
Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng: Đề nghị Chủ tịch Thành phố Hải Phòng ba việc
Lam Khê – Boxitvn
TPO -Ngày 21-2, ông Lương Văn Trong (Phó Chủ
tịch Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng) thay mặt
các hội viên gửi công văn đến ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải
Phòng đề nghị ba việc.
Thứ nhất là chỉ đạo cho cơ quan chức năng xây dựng
phương án kiểm đếm thực hiện việc bồi thường cho toàn thể hội viên và
nhân dân nuôi trồng thuỷ sản bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất trái
phép, theo đúng trình tự mà Nhà nước đã quy định trước khi ban hành
Quyết định thu huỷ các Quyết định thu hồi đất mà Thủ tướng đã chỉ đạo.
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) nói “Tôi vừa gửi đơn lên Chủ tịch nước xin được đặc cách phóng thích không phải truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể gia đình tôi…” |
Hai là đề nghị Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Viện
Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng khẩn trương ban hành Quyết định điều tra,
khởi tố vụ án hình sự về tội “vi phạm các quy định về quản lí đất đai”
theo Điều 147 Bộ Luật hình sự.
Ba là đề nghị xem xét, xử lí kỷ luật và truy tố đối với một số lãnh đạo Huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang.
Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng. Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. |
L. K.
Nguồn: tienphong.vn
Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc
Trung Quốc bị thúc ép tiến xa hơn về phía biển Đông vì lý do địa lý, lịch sử, tài nguyên và một ham muốn rõ ràng là được kiểm soát các tuyến SLOCs quan trọng đối với chính họ – các hải trình tại eo biển hẹp Malacca hay Lombok, Makassar và Sunda đều đang ngày càng dễ bị tổn thương.
>> Phần 1: Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông
Trên thực tế, nếu eo biển Malacca bị đóng dù chỉ một ngày, sự gián đoạn nguồn cung năng lượng sẽ có thể gây rối loạn xã hội tại Trung Quốc, theo một quan chức có tiếng nói trong Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Tính dễ bị tổn thương của eo biển này khiến Trung Quốc quan tâm tới các hải trình thay thế để vận chuyển năng lượng và các hàng hóa khác.
Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc, đến mức một lực lượng hải quân phòng thủ biển xa sắp ra đời, đang đặt ra nguy cơ bất chắc về trật tự tương lai ở Đông Á. Chiến lược của Mỹ có từ chiến tranh thế giới thứ nhất, và đặc biệt là trong chiến tranh Lạnh, tập trung vào đề phòng bất cứ cường quốc đơn lẻ nào đứng lên chế ngự đại lục Á – Âu. Tuy nhiên, khi sức mạnh kinh tế và quân sự chuyển từ phía Tây sang cực Đông của Á – Âu – bằng chứng là cuộc khủng hoảng đồng euro và sự thu hẹp ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu – một Trung Quốc mạnh hơn sẽ chắc chắn tìm cách thể hiện chủ nghĩa dân tộc, quyền lịch sử và nhu cầu kinh tế và tài nguyên thông qua gia tăng sức mạnh hải quân.Ngược lại, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có thể dễ dàng tập trung vào biển Đông, nơi hợp dòng của hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng muốn xây dựng một lực lượng hải quân biển xa nhằm giúp đảm bảo các tuyến SLOCs của mình ở mọi hướng xung quanh vùng ven biển Á – Âu tới vùng sừng châu Phi. Khó mà tin rằng ham muốn giành quyền kiểm soát các tuyến SLOCs trên biển của Trung Quốc không liên quan gì đến mối đe dọa đối với quyền tự do hàng hải.
Trung Quốc có những động lực mạnh, bao gồm các lý do lịch sử hợp pháp, để bảo vệ các tỉnh duyên hải giàu có ven biển Đông, nơi chiếm một nửa diện tích duyên hải của nước này. Sự giàu có thịnh vượng của các tỉnh này phụ thuộc vào sự an toàn của các hải trình trên biển Đông mà Trung Quốc chắc chắn có quyền bảo vệ. Hơn nữa, đại đa số năng lượng và hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua biển Đông, và biển cũng chứa trong lòng nó những kho cá dồi dào, các mỏ khí hydrocarbons và khoáng sản. Chính sự giàu có tiềm ẩn này đã trở thành động lực cho các yêu sách của Trung Quốc.
Trung Quốc dẫn đầu khu vực về hiện đại hóa vũ khí, dù họ tìm cách giữ vẻ ngoài bình lặng. Tàu ngầm của Trung Quốc chạy bằng điện diesel, trong khi tàu ngầm Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu chạy bằng điện diesel thường không gây ồn và thích ứng tốt hơn với các vùng biển đông đúc và âm u như vùng duyên hải Đông Á. Trung Quốc có hơn 60 tàu ngầm và sẽ có khoảng 75 chiếc trong vài năm tới, nhiều hơn của Mỹ một chút (và chỉ 55% tàu ngầm của Mỹ được đóng tại Thái Bình Dương). Theo hai chuyên gia về hải quân, Trung Quốc đã “vượt Mỹ về số tàu ngầm mới, ở mức 4-1 từ năm 2000 và 8-1 từ năm 2005, trong khi các lực lượng chiến tranh chống tàu ngầm của hải quân Mỹ đã suy giảm.
Các chuyên gia bình luận và giới chức Trung Quốc phủ nhận mọi ác ý liên quan đến Mỹ tại biển Đông và hát lại điệp khúc thường nghe thấy rằng suy nghĩ được ăn cả ngã về không đó đã lỗi thời. Nhưng dù chiến tranh Lạnh đã đi vào dĩ vãng, nền chính trị sức mạnh lại không phải như vậy. Sự phủ nhận trên che giấu các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Dù Trung Quốc trong lịch sử từng là một cường quốc lục địa hướng vào trong lục địa Á – Âu, nhưng nước này đang ngày càng trở thành một cường quốc hải quân, một xu hướng được tạo điều kiện bởi thành công của Trung Quốc trong việc hóa giải căng thẳng tại nhiều đường biên giới trên bộ của mình.
Trong ba thập kỷ trước, lực lượng Hải quân của PLA đã lớn mạnh từ một lực lượng phụ trợ, chuyên hỗ trợ các chiến dịch lưỡng cư chống Đài Loan, tới một lực lượng phòng thủ bờ biển và thành một lực lượng hải quân biển xa nhằm đuổi các lực lượng hải quân nước ngoài ra khỏi các “vùng biển gần” của mình.
Các nguồn tài nguyên và hàng hóa của Trung Quốc được vận chuyển chủ yếu qua các đại dương, và ít nhất về điểm này, địa lý dường như là số phận. Vì hầu hết các nước trong khu vực phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế và thương mại, nên hầu hết đều muốn thận trọng hơn trong cách đối xử với Bắc Kinh, và sẽ cố gắng tin vào các ý định tốt lành của Trung Quốc.
Sức mạnh của Trung Quốc không thuần túy là một vấn đề nhiều tàu ngầm hơn hay các phương tiện quân sự mới, mà còn dựa vào sức nặng dân số, sự chế ngự về kinh tế và vị trí trung tâm về địa lý của nước trong khu vực. Trung Quốc sẽ hăm hở thúc đẩy các quan hệ của mình tại biển Đông để tạo dựng tầm vóc một cường quốc bá chủ và khai thác sự nhượng bộ hoặc các điều kiện thuận lợi.
Mặt khác, các quốc gia càng hướng tới Trung Quốc thì họ sẽ càng muốn chống lại sức mạnh của nước này. Dù Trung Quốc cố gắng dùng sức mạnh cứng một cách mềm dẻo (ví dụ bằng cách dùng lực lượng thực thi luật pháp dân sự thay vì sức mạnh hải quân để hỗ trợ cho các yêu sách biển ở biển Đông), nhưng các nước láng giềng đôi khi chùn bước trước ngay cả sức mạnh mềm của Trung Quốc dưới dạng thương mại, hỗ trợ và hợp tác.
Những năm gần đây cho thấy hầu hết các nước trong khu vực đều muốn duy trì sự hiện diện của các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ như một mạng lưới đảm bảo an toàn. Nhưng đồng thời họ không muốn chứng kiến Mỹ căng thẳng với Trung Quốc, vì vậy ngay sau khi Mỹ mới chỉ “giương cơ” một chút, khu vực đã dấy lên những bàn tán quanh câu hỏi phải chăng Mỹ đang xúi giục một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Giới chức Trung Quốc đang tìm cách khai thác tâm trạng giằng xé này bằng những biện pháp trấn an ngoại giao thường xuyên hơn, bên cạnh các nỗ lực khẳng định đòi hỏi của mình. Trung Quốc sẽ muốn tránh mọi hành động ngăn chặn sự nổi lên của nước này.
Vào thế kỷ 19, khi nhà Thanh suy yếu ở Đông Á, Trung Quốc đã mất rất nhiều đất đai – mất các chư hầu phía Nam cho Nepal và Myanmar cho Anh; mất Đông Dương cho Pháp; mất Đài Loan và các chư hầu Hàn Quốc, và Sakhalin cho Nhật Bản; mất Mông Cổ, Amuria và Ussuria cho Nga. Vào thế kỷ 20, xảy ra vụ đánh chiếm đẫm máu của Nhật Bản giành bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu ở ngày trái tim của Trung Quốc. Tất cả những điều này lại cộng thêm cảm giác nhục nhã của người Trung Quốc khi phải ký các thỏa thuận đặc quyền ngoại giao thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mà qua đó các nước phương Tây giành quyền kiểm soát nhiều thành phố của Trung Quốc – gọi là hiệp ước Hải cảng Mở (Treaty Ports). Trung Quốc, sống sót qua cơn ác mộng đó và đã đạt đến vị trí cao nhất của một cường quốc đại lục và ổn định lãnh thổ chưa từng thấy kể từ triều đại nhà Minh thế kỷ thứ 16 và triệu đại Thanh thế kỷ 18, giờ muốn hướng ra biển để bảo vệ các tuyến SLOCs của mình tới Trung Đông và từ đó bảo vệ sự thịnh vượng kinh tế cho lương dân cư đông đảo nhất thế giới của mình. Việc Trung Quốc kêu gọi một không gian chiến lược mở chính là cách để tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ có ý định để cho nước ngoài “đè đầu cưỡi cổ” mình như trong hai thế kỷ trước.
Một khi Trung Quốc có đủ ảnh hưởng, biển Đông đối với nước này sẽ giống như Đại Caribbea (bao gồm Vịnh Mexico) đối với Mỹ trước đây – một sự thể hiện về vật chất và mang tính biểu tượng của vai trò bá chủ khu vực. Hãy nhớ rằng, chính việc bá chủ lòng chảo Đại Caribbea đã tạo cho Mỹ vai trò chế ngự đối với Tây Bán cầu trong thế kỷ 20, giúp Mỹ rảnh tay để tác động tới cán cân quyền lực ở Đông Bán cầu. Một sức mạnh tương tự có thể xảy ra khi Trung Quốc trở thành người bá chủ biển Đông.
Yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông, bên cạnh nguyên nhân về địa lý cũng có nguyên nhân lịch sử. Các chuyên gia phân tích của Trung Quốc cho rằng tổ tiên của họ đã phát hiện ra các quần đảo trên biển Đông từ triều nhà Hán thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Họ cũng cho rằng vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, một phái bộ của Trung Quốc tới Campuchia đã đề cập tới các nhóm đảo tại Trường Sa và Hoàng Sa; rằng từ thế kỷ thứ 10 đến 14 (dưới triều đại nhà Tống và nhà Nguyễn), nhiều sổ sách chính thức và không chính thức của Trung Quốc đã cho thấy biển Đông nằm trong biên giới lãnh thổ quốc gia Trung Quốc; rằng từ thế kỷ 15 – 19 (dưới triều nhà Minh và Thanh), nhiều bản đồ đã đưa quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc; và rằng đầu thế kỷ 20 (cuối triều nhà Thanh), Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách thể hiện quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa. Các lập luận trên không nói gì về các quyền trên thực tế rằng các ngư dân Trung Quốc đánh bắt tại biển Đông từ nhiều thế kỷ và các sổ sách mà họ giữ lại về các hòn đảo lớn nhỏ cũng như các vỉa đá, bãi cát ngàm ở đây. Bên cạnh đó, nhiều bản đồ chính thức khác nhau được làm dưới thời Chính phủ Quốc dân Đảng trước và sau chiến tranh thế giới II đã sáp nhập các hình thái đất tại biển Đông vào lãnh thổ Trung Quốc. Các bản đồ này cũng vẽ đường 9 đoạn lịch sử, mà các chuyên gia phân tích của Trung Quốc đưa ra như một cách hiểu luật pháp quốc tế đương đại. Đường 9 đoạn này bao gồm 90% diện tích biển Đông.
Vậy đâu là lợi ích lớn của Trung Quốc tại biển Đông và Đông Á về địa chính trị và thực tế? Rốt cuộc, cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, Trung Quốc quan tâm đến thương mại quốc tế. Sự ổn định xã hội tùy thuộc vào một dòng chảy đều đặn về tài nguyên và hàng hóa ra và vào Trung Quốc thông qua biển Đông. Vì vậy, sự ổn định của Trung Quốc tùy thuộc vào một nền kinh tế thịnh vượng, mà sự thịnh vượng này lại phụ thuộc vào thương mại. Trung Quốc không có động cơ đế quốc lấn chiếm lãnh thổ như trong các quan hệ quốc tế thế kỷ 19 và đầu 20. (Trung Quốc chắc chắn không phải là đế quốc Nhật sau thời Minh Trị Phục hưng).
Tuy nhiên, vị trí trung tâm về địa lý của Trung Quốc trong khu vực khiến họ muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong việc định hướng các vấn đề khu vực. Cách tiếp cận đôi khi mạnh tay của Trung Quốc trong việc quản lý nước ở châu thổ sông Mekong có thể báo trước cách đối xử của Bắc Kinh với các nước khác ở ven bờ biển Đông.
Trật tự của Trung Quốc hiện được duy trì bởi tính hợp pháp, thể hiện là tăng trưởng kinh tế. Nếu kinh tế Trung Quốc duy trì được tăng trưởng mạnh – và đây là một chữ nếu to đùng – thì Trung Quốc sẽ rất mong muốn các nước khác phải từ bỏ một số quyền tự do hành động của mình để đổi lại sự lãnh đạo rộng lượng của Trung Quốc, được hợp pháp hóa bởi cách quản lý kỹ trị của họ.
Một quan chức quân sự Trung Quốc từng nói rằng nước này chỉ sử dụng tấn công quân sự khi còn yếu, trong những năm đầu lập nước, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và chống lại Ấn Độ. Tuy nhiên, phiên bản lịch sử này chưa nói tới một Trung Quốc mạnh hơn sử dụng vũ lực khi Việt Nam đang phải vật lộn trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó chính xác là thời điểm Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa, ở phần phía Tây Bắc biển Đông mà hiện giờ vẫn đang tranh chấp.
Trung Quốc rốt cuộc sẽ dân chủ hơn, nhưng một Trung Quốc dân chủ không hẳn sẽ đảm bảo là một Trung Quốc bớt xác quyết hơn. Một Trung Quốc dân chủ có thể năng động hơn về kinh tế và văn hóa, với một chủ nghĩa dân tộc bén rễ hơn, và từ đó có nhiều tiền hơn dành để mua sắm trang thiết bị quân sự. Ngược lại, đó là một Trung Quốc tiếp tục độc đoán, hay dù chỉ là bán độc đoán, với một mức độ xác quyết có thể buộc các nước trong khu vực phải hợp tác với nó. Việc tương lai của chính quyền Trung Quốc sẽ đi theo hướng dân chủ hay độc đoán sẽ không đặt ra những vấn đề như chúng ta nghĩ, bởi địa chiến lược của Trung Quốc sẽ vẫn như vậy.
Ít người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gây xung đột. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại đang xảy ra. Trung Quốc có thể thích một cách tiếp cận gián tiếp hơn và mong muốn tạo ảnh hưởng mà không phải dùng đến vũ lực bạo tàn. Nếu Trung Quốc có thể thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho mình, họ có thể ngày càng chế ngự các nước láng giềng nhỏ hơn trong khi tăng cường khiêu khích hải quân Mỹ và đi xa hơn chuỗi đảo đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương.
Các chuyên gia trong khu vực mô tả điều đó là chính sách Phần Lan hóa. Khái niệm này được xác định bởi sự đa nghĩa của nó: sự chế ngự của Liên Xô đối với chính sách đối ngoại của Phần Lan trong Chiến tranh Lạnh nói chung là không công khai. Nhưng Phần Lan biết là có những giới hạn mà họ không thể vượt qua, và vì vậy chủ quyền của họ rõ ràng đã bị tổn thương. Đây chính là điều mà Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei và Philippines đang lo ngại. Đài Loan, ở cực Bắc của biển Đông, có thể đang rơi vào tình trạng Phần Lan hóa rồi, khi 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Đại lục đang chĩa thẳng về phía họ, dù hàng trăm chuyến bay thương mại vẫn hàng ngày qua lại với Trung Quốc.
Trung Quốc có thể tìm cách chế ngự các nước láng giềng thông qua sự kết hợp giữa hợp tác và ép buộc. Chính sách của Trung Quốc là có thể đoán trước và rất nhất quán, nó là sự đan xen giữa trấn an và mở rộng ảnh hưởng; một số nước Đông Nam Á đã chế giễu về chính sách của Trung Quốc là “miệng nói tay làm”.
Khái niệm Phần Lan hóa có thể giải thích tại sao Trung Quốc sẽ ép buộc các nước láng giềng. Rốt cuộc, nếu Trung Quốc có thể giảm mong muốn và khả năng các nước láng giềng phối hợp với Mỹ như một đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc, thì họ có thể thể hiện quyền lực khu vực, bao gồm cả việc buộc một Đài Loan bị cô lập trở thành một liên minh chặt chẽ hơn.
Ngay cả các đồng minh lâu năm của Mỹ cũng không thể làm ngơ trước ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Trung Quốc đã phủ một cái bóng dài lên Thái Lan, một đồng minh hợp đồng của Mỹ, trong khi Philippines với bộ máy chính quyền yếu kém có thể một ngày sẽ ngừng kháng cự tầm ảnh hưởng của Trung Quốc dù họ có những yêu sách chồng lấn với nước này tại quần đảo Trường Sa.Nếu nền kinh tế Trung Quốc giữ được đà tăng trưởng, các diễn biến này có thể xảy ra.
Trung Quốc dứt khoát từ chối quốc tế hóa các tranh chấp tại biển Đông thông qua các đàm phán đa phương. Bằng cách giải quyết song phương, Trung Quốc có thể chia rẽ và thuyết phục; các cơ chế đa phương có thể đặt Trung Quốc trong một vị thế yếu hơn. Khi Trung Quốc thấy các nước trong khu vực bắt đầu đoàn kết lại trong một chính sách chung nhằm duy trì nguyên trạng hồi mùa hè năm 2011 (với sự tạo điều kiện của Mỹ), Bắc Kinh đã đổi giọng và chấp nhận một bộ nguyên tắc mập mờ để hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Trung Quốc xử trí bằng cách cải thiện quan hệ song phương với hai nước lớn tiếng nhất trong số các nước cũng đòi chủ quyền tại biển Đông, là Việt Nam và Philippines. Rõ ràng mối đe dọa quốc tế hóa các tranh chấp trên biển Đông và rọi đèn vào các hành động của Trung Quốc đã khuyến khích nước này đi theo hành động ngoại giao.
Còn tiếp
Châu Giang (dịch theo CNAS)
- Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc (CNAS/ VNN). – Hoa Kỳ và Châu Á-Thái Bình Dương – (ĐCV).
- Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN nhóm họp (TTXVN).- Số phận chín ngư dân VN ở Palawan – (BBC).
-Việt Nam - Úc đối thoại chiến lược quốc phòng, ngoại giaoCông an và tôn giáo: Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Trung tướng Phạm Dũng, Ủy
viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II,
làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Quyết
định số 212/QĐ-TTg của Thủ tướng nói rõ ông Dũng được điều động, bổ
nhiệm vào chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm trưởng ban Tôn giáo.
Quyết
định này được đưa ra bốn tháng sau khi có yêu cầu chính thức từ Bộ Nội
vụ, và vài ngày sau khi Ban Bí thư có ý kiến trong văn bản số
2501-CV/VPTW.
Trung
tướng Phạm Dũng nay đã chính thức rời vị trí người đứng đầu Tổng cục An
ninh II, tức cơ quan chuyên trách về an ninh nội địa.
Trong
nhiều năm, ông đã phụ trách công tác bảo đảm an ninh quốc gia, bao gồm
cả chính trị nội bộ và đặc biệt là thông tin-truyền thông.
Trong
cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ phụ trách công tác tham vấn cho Chính
phủ trong xây dựng chính sách và quản lý nhà nước về tôn giáo.
Vị
trí trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đã bị trống nhiều tháng nay sau khi
ông Nguyễn Thái Bình, trưởng ban, được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn làm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại kỳ họp thứ nhất hồi tháng 7/2011.
Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
Công tác tôn giáo được cho là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý an ninh chính trị và xã hội ở Việt Nam.
Ban
Tôn giáo Chính phủ, thành lập năm 1955, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý
nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước
các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban
này có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về
công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo,
đồng thời làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
Xuất thân công an
Với
việc ông Phạm Dũng trở thành trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nay Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng có hai "tham mưu" chủ chốt về tôn giáo xuất thân
từ ngành an ninh.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từ năm ngoái cũng giữ vai trò chính thức là Phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.
Ông
Hưởng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, từng là Ủy
viên Trung ương Đảng, và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết
định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.
Bên
cạnh hai vị tướng ở trên, người ta cũng thấy hiện diện của các nhân vật
từ ngành công an trên các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị
trong nước.
Vào
tháng 8/2011, hai thứ trưởng Bộ Công an được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam điều động sang giữ chức bí thư của hai tỉnh Ninh Bình và Quảng
Ninh.
Theo
lệnh điều động đó, Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng,
giữ chức bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; còn Trung tướng Phạm Minh Chính, cũng
là Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Hai bí thư tỉnh ủy nói trên đều có bằng cấp học vị cao.
Các
trang của ngành công an Việt Nam cho biết ông Nam có bằng tiến sĩ luật
và từng công tác tại Cục A13 (tên cũ của Cục tình báo).
Ông
cũng làm thư ký cho bộ trưởng công an Lê Minh Hương cho đến khi ông
Hương thôi chức, sau đó ông Nam về trường tình báo làm trưởng khoa, rồi
lên các chức khác trước khi được phong thứ trưởng và hàm trung tướng năm
2008.
Theo
trang Thông tấn xã Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, sinh năm 1958, từng
là kỹ sư xây dựng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật, Trung tướng, nguyên Thứ
trưởng kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần-Kỹ thuật của Bộ Công an.
Ông Chính cũng từng du học tại Romania và sau đó có thời gian làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam ở Bucharest.
Một
nhân vật khác - ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người
đang được dư luận nhắc tới nhiều trong những ngày gần đây xung quanh vụ
cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, cũng xuất thân từ ngành công an.
Ông
Thành công tác tại Công an TP Hải Phòng từ tháng 8/1979 đến tháng
10/1988, sau đó lãnh đạo Công an quận Hồng Bàng trước khi chuyển sang
công tác Đảng.
- Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo – ( - BBC ). "Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác" (VN+ 21-2-12) -- Những lực lương khác thì được.Tướng công an làm trưởng ban Tôn giáo 21.02.12
- Đỗ Nam Hải: Tin thêm về việc công an Sài Gòn hành hung tôi – (Dân làm báo). – “Chế độ lấy ghế che mặt” – (NV). – Trò chơi tung hứng(QĐND).
- Paulo Thành Nguyễn – Bị “trấn lột” ở sân bay – (Dân Luận). – Công an An ninh tỉnh Hà Nam trả thù một cách hèn hạ người yêu nước chống Trung Quốc – (Dân làm báo). – Video: Pháp Luân Công bị quấy rối (Quaydaulambo/ Youtube).
- Phá “ổ“ mại dâm, phát hiện “khách“ là… nguyên phó trưởng Công an (PLXH). - Dân bức xúc hai công an đánh người nhập viện (VnMedia).- Tòa Bạch Ốc hẹn gặp cộng đồng Việt nói chuyện nhân quyền – (Người Việt). – TT Obama Mời Dân VN Nói Về Việt Khang – (Việt Báo). – Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN – (BBC). . – Thỉnh nguyện thư gửi chính phủ Obama đã hơn 62.000 chữ ký, từ ngày 7/2. -
- Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TN). – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Sửa Hiến pháp: Làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng (PLTP). - Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng (NLĐ).- Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp họp phiên thứ 2 (Chinhphu.vn). – Sửa Hiến pháp từ bức xúc thực tế (Tuổi Trẻ).
- Lực lượng công an phải thấy những khuyết điểm để khắc phục (PLTP). - ‘Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác’ (Thanh tra). - Chủ tịch nước: “Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác” (DT). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Bộ Công an (TN). - Lực lượng công an nhân dân phải gương mẫu (NLĐ).
- Phản ứng của những người trẻ với lực lượng thừa hành của pháp luật – Tín hiệu đáng mừng cho một xã hội dân sự mới – (Dân làm báo). . – Nguyễn Khoa Thái Anh: Nghĩa cử và trách nhiệm: Vì sao VN cần một xã hội dân sự? – (ĐCV).
Cuộc chiến 'sốt vàng' tại VN
“Giữ hộ” vàng và trả lợi tức là một hình thức lách quy định của Ngân hàng Nhà nước |
Ngân hàng làm phúc?
Hồi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “siết” chặt lãi suất, các NH không dám thỏa
thuận lãi suất với khách hàng, chị K. (quận Đống Đa, Hà Nội) quyết định
rút hết tiền tiết kiệm mua vàng. Mua được 10 cây vàng với giá hơn 43
triệu đồng/cây, 1 tháng sau giá vàng “sốt” lên tới 49 triệu đồng/lượng,
chị K mừng lắm. 10 cây vàng một tháng lãi đến 60 triệu, buôn gì bằng…
Thế
nhưng chỉ ít hôm sau, giá vàng tụt dốc thê thảm, còn rớt xuống thấp hơn
cả giá hồi chị mua vào khiến chị K đứng ngồi không yên… Rồi Tết ra, giá
vàng cũng nhích lên 45-46 triệu đồng/lượng và cả tháng nay vẫn quanh
quẩn ở mức đó và vì thế 10 cây vàng cũng “không chửa, không đẻ” được.
Chưa
biết đầu tư vào đâu thì chị K nhận được tin nhắn của NH mà trước đây
chị có quan hệ gửi tiền mời chào “giữ hộ” vàng với lợi tức lên tới
3,5%/năm. Đến tận nơi tìm hiểu, nhân viên NH đon đả giải thích, đại loại
không phải gửi tiết kiệm bằng vàng mà là NH “giữ hộ” vàng, khách hàng
không những yên tâm không sợ để vàng trong nhà không an toàn mà còn được
hưởng lợi tức.
Tuy
nhiên, không như gửi tiết kiệm, gửi vàng ở đâu thì đến đó lấy, còn muốn
lấy bằng tiền phải lên hội sở. Nhẩm tính 10 cây vàng gửi NH (“giữ hộ”)
lợi tức 3,5%, tính ra mỗi tháng “lãi” hơn 0,29 chỉ, tính vàng 45 (4,5
triệu đồng/chỉ) lãi hơn 1,3 triệu đồng - một khoản cũng không tồi,
trong khi nhiều dự báo cho thấy giá vàng còn tăng trong năm 2012.
Sau
một hồi tính toán với sự hỗ trợ của nhân viên NH, chị K. quyết định gửi
10 cây vàng. Thay vì cầm quyển sổ tiết kiệm như gửi tiền, chị K. nhận
một bản “Hợp đồng sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng” của NH…
Theo
ghi nhận của phóng viên, lợi tức “giữ hộ” vàng 3,5%/năm hiện nay là mức
cao nhất. Trước đó, khách hàng cá nhân mở mới tài khoản vàng “giữ hộ”
và tham gia chương trình “Kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng” tại Eximbank được áp
dụng mức lãi suất 3%/năm đối với kỳ hạn gửi 1-3 tháng; ACB cũng có mức
lãi suất lên đến 3%/năm đối với chứng chỉ huy động vàng ở sản phẩm “Ngày
vàng ACB”. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng của SCB cũng
được ghi nhận mức 3,5%/năm…
“Lách” luật?
Thực
ra không phải mới đây các NH mới có dịch vụ giữ hộ vàng. Ngay sau khi
Thông tư 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 của NHNN quy định về huy động
và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hành, trong đó
quy định các TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành
giấy tờ có giá, nhiều NH đã tung ra dịch vụ mới này.
Tinh
thần này vẫn được khẳng định tại Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày
29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của
TCTD và Thông tư Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 6/10/2011 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011.
Thông
tư 11/2011/TT-NHNN thay thế Thông tư 22/2010/TT-NHNN còn quy định:
“TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và
các TCTD khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải
ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại TCTD khác; không
được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín
dụng khác bằng vàng. TCTD không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường
hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu
của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc
phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD chấm dứt vào ngày
01/5/2012…”.
Với các quy định này, không biết các TCTD “giữ hộ” vàng làm gì để có lãi để trả lợi tức cho khách hàng?.
Theo
một chuyên gia trong lĩnh vực NH, việc các TCTD “giữ hộ” vàng và trả
lợi tức là một hình thức lách quy định của NHNN. “Ai đời NH “giữ hộ”
vàng, không những giữ không công mà còn trả lợi tức. Chuyện lạ đời này
chắc chỉ có ở Việt Nam” - vị chuyên gia này bình luận.
Cũng
bởi dự báo được sự bấp bênh của dịch vụ này mà trong hợp đồng sử dụng
dịch vụ “giữ hộ” vàng, NH đã phải “thòng” thêm một câu trong phần “Nghĩa
vụ và quyền” của NH: “Yêu cầu khách hàng nhận lại vàng bất cứ lúc nào
sau khi đã báo trước cho khách hàng một thời gian hợp lý” (!?).
Hiểu My– Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân? (RFA’s blog).- Nợ khó đòi, ngân hàng bắt nhân viên chịu (PLTP).Tuyển công nhân Việt Nam đi đào vàng ở… sa mạc Sahara? sgtt
-Vì sao lãi suất huy động vàng tăng? – Nguoiduatin.vn – Báo điện tử Người đưa tin
người đưa tin, đọc báo online, cập nhật liên tục trong ngày cùng nguoiduatin.vn, báo điện tử của báo pháp luật và đời sống
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện cho Vinashin vay 292 tỷ đồng với lãi suất 0% và thời hạn tối đa là 12 tháng
Không
hoạt động tại trụ sở chính, điện thoại không có người trả lời, website
không hoạt động, một số CTCK gần như biến mất khỏi thị trường.
Từng
là nhân viên công ty xây dựng với thu nhập trên 60 triệu đồng mỗi
tháng, giờ đây anh Quốc Việt đi đăng ký để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Ngân hàng lớn đồng loạt hạ lãi suất (DT). - Giảm lãi suất: Khi ông lớn ra đòn (VEF).
- Ai bảo đảm tương lai cho Sacombank? (NDHMoney). - Không dễ “thâu tóm” Sacombank (TN).- Bộ trưởng Tài chính mất ngủ vì lạm phát (PLTP).-Tăng giá điện, xăng: khó giữ lạm phát dưới 10% vnn-Giảm lãi suất: Khi ông lớn ra đòn vnn
- Chứng khoán Việt Nam có thể tăng 25% trong năm 2012 – (VOA).Việt Nam loay hoay tìm công nghiệp mũi nhọn vnn-- “Rót” tiền vào vàng, chứng khoán hay bất động sản? (VTC).Giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 0%
Các
mặt hàng dầu hoả, nhiên liệu diesel cho ô tô, nhiên liệu diesel khác có
mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống còn 3%.
Mỗi quý, các DN niêm yết trong lĩnh vực BĐS, xây lắp và vật liệu xây dựng phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng.
EVN nợ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng VN 500 tỉ đồng-TT
- Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-2, một lãnh đạo Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng VN (VNFF) cho biết hiện toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừng
(DVMTR) của năm 2011 mà Tập đoàn Điện lực VN (EVN) nợ người trồng rừng
đã lên...- EVN cam kết tiết kiệm 1.800 tỷ đồng (VTV). - EVN rút hết vốn đầu tư ngoài ngành vào năm 2015 (NLĐ).- PVN, “con nợ” của ngân sách Nhà nước (NĐT). -
- Doanh nghiệp xăng dầu lỗ hơn 840 đồng/lít xăng (Thanh tra). - Tăng giá điện, xăng dầu: khó giữ lạm phát dưới 10% (NDHMoney). - Miễn thuế nhập khẩu xăng (TN). - Đuổi theo giá (NLĐ). - Loay hoay quản lý giá xăng, sữa (NLĐ).
-Vietnam Airlines, Qantas bắt tay phát triển ...-(TBKSG)-- Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific (TN). Vietnam Airlines chính thức tiếp nhận Jetstar Pacific Airlines sgtt- Vietnam Airlines, Qantas bắt tay phát triển Jetstar Pacific (TBKSG).Doanh nghiệp Mỹ khảo sát môi trường đầu tư Việt ... (TBKSG)--5 tập đoàn cắt giảm, tiết kiệm chi phí hơn 3.000 tỉ VND... (TBKSG)--- Doanh nghiệp phân bón gặp khó (TN).
- Điêu đứng vì… được mùa?! (Doanh nhân Sài Gòn).
- Apple khốn khổ đấu gã tí hon (VTC).
- EU cho Hy Lạp vay thêm 130 tỷ euro – (BBC). - Hy Lạp được vay 130 tỉ euro (TN). - Hy Lạp được cứu trợ 130 tỉ euro (NLĐ). – Châu Âu thông qua kế hoạch 237 tỷ euro cứu Hy Lạp – (RFI). – Các bộ trưởng khu vực đồng euro đạt thỏa thuận về nợ của Hy Lạp – (VOA). - Hy Lạp chạy đua với thời gian để nhận gói cứu trợ (TTXVN).- Để vàng trong dân không "chết"-23:04 ngày 16.02.2012
SGTT.VN - LTS:
Trong thông điệp đầu năm mới 2012, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói sắp
tới sẽ trình Chính phủ đề án cho phép ngân hàng Nhà nước (NHNN) huy động
vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng. Việc huy động vàng từng
được các ngân thương mại thực hiện để cho vay hoặc chuyển đổi một phần
thành tiền cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do quan ngại rủi ro,
nhất là khi giá vàng biến động mạnh, hoạt động này đã phải dần chấm dứt.
Ước tính, có khoảng 300 – 500 tấn vàng đang được người dân cất giữ. Làm
sao để hiện thực hoá ý muốn đưa nguồn lực này vào lưu thông nhằm phục
vụ cho sự phát triển kinh tế? Một “đề án” như kế hoạch của NHNN nên có
hình hài thế nào? Và liệu, chúng ta cần gì hơn một “đề án” như thế? Sài
Gòn Tiếp Thị ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia kinh tế.
Tách hoạt động kinh doanh vàng ra khỏi đầu cơ
SGTT.VN
- Làm thế nào để huy động số vàng lên tới 300 – 500 tấn trong dân để
phục vụ phát triển kinh tế? Tôi cho rằng để lượng vàng này trở nên có
hiệu quả thì điều quan trọng là phải tách hoạt động kinh doanh vàng vật
chất ra khỏi hoạt động đầu cơ giá vàng.
Cần có các giải pháp khai thông lượng
dự trữ vàng trong dân để đầu tư vào
nền kinh tế. Ảnh: Lê Quang Nhật
|
Hiện
tại phần lớn người dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy
nhiên, do không được kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng
chỉ vàng nên việc đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện
thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng
trung gian.
Quá
trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí
giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng
gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch
vào và ra khỏi biên giới Việt Nam.
Để
loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng
vật chất, thì NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như
hình thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng
vàng vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một
mã số tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi
NHNN nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời nó sẽ phát hành một chứng
chỉ vàng tương ứng. Và ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật
chất khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Cần có một đạo
luật để đảm bảo rằng NHNN sẽ phát hành số lượng chứng chỉ vàng chính xác
bằng số vàng thực sự có trong kho.
Các
đơn vị chế tác và kinh doanh vàng trang sức hay sử dụng vàng vào mục
đích công nghiệp, bất cứ khi nào cần có thể mang chứng chỉ vàng ra các
kho vàng quốc gia để đổi lấy vàng vật chất. Tương tự, lượng vàng vật
chất có được từ khai thác mỏ hoặc tái chế lại từ vàng trang sức hoặc
chất thải công nghiệp, có thể được các cơ sở này bán lại cho các kho
vàng quốc gia để đổi lấy các chứng chỉ vàng tương ứng. Hoạt động xuất –
nhập khẩu vàng thỏi do các tổ chức tài chính được NHNN cấp phép hoạt
động cũng tuân theo quy trình này. Vàng thỏi xuất khẩu sẽ tương ứng với
việc huỷ số lượng chứng chỉ tương ứng và vàng thỏi nhập khẩu sẽ tương
ứng với việc phát hành lượng chứng chỉ vàng tương ứng.
Để loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật chất, thì NHNN nên phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia. |
Các
tổ chức tín dụng có thể huy động vàng của người dân dưới dạng chứng chỉ
vàng. Bởi chứng chỉ vàng tương ứng với lượng vàng vật chất có thật
trong các kho vàng quốc gia nên các ngân hàng có thể sử dụng chúng để
thế chấp vay ngoại tệ hoặc nội tệ từ các tổ chức tín dụng khác ở trong
và ngoài nước. Bản thân NHNN cũng có thể dùng một phần lượng vàng có
trong các kho để thế chấp vay ngoại tệ nước ngoài khi cần.
Rõ
ràng, với việc phát hành chứng chỉ vàng như trên thì hoạt động xuất
nhập khẩu vàng sẽ đơn thuần gắn với nhu cầu vàng vật chất như chế tác
vàng trang sức hoặc làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công
nghiệp. Các trao đổi vàng mang tính đầu cơ giữa những người dân với nhau
về cơ bản sẽ được tách khỏi quá trình trao đổi vàng vật chất. Sàn vàng
quốc gia góp phần làm giảm tải khối lượng hoạt động đầu cơ thông qua
chứng chỉ vàng.
Ngoài
nhu cầu nhập vàng vật chất để phục vụ mục đích chế tác và công nghiệp,
đất nước hầu như không phải nhập khẩu vàng vì mục đích đầu cơ. Có lẽ
Việt Nam chỉ phải nhập thêm vàng vật chất phục vụ mục đích đầu cơ chỉ
khi khối lượng trao đổi tại một thời điểm vượt quá lượng vàng tiết kiệm
thực sự tại Việt Nam. Với một khối lượng vàng trong dân lên tới 300 –
500 tấn thì điều này rất hiếm khi xảy ra. Nói cách khác, các hoạt động
đầu cơ vàng trong nước về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá.
ĐINH TUẤN MINH
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại(TBKTSG)
- Không thể phủ nhận những bước tiến vượt bậc cũng như những thành tựu
đáng kể của hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua với mạng lưới
cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế.
Song, hệ thống này cũng đang bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém ..
-- Ngân hàng nước ngoài chuyển mình (TBKTSG).- Thua kiện, Agribank phải trả cho khách hàng 38,5 tỷ đồng (ĐTCK).- Giá xăng thế giới đang trên xu hướng tăng (VnMedia).- Bất động sản: Ẩn số niềm tin (VnMedia).- Xuất khẩu nông sản 2012: Khó khăn chồng chất (VOV).
-Lượng nhiều, chất chưa tương xứng
-Lượng nhiều, chất chưa tương xứng
TT
- Hiện còn nhiều khu công nghiệp (KCN) hiệu quả chưa cao, lãng phí về
đất đai - đó là vấn đề được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) đưa ra ngày
17-2 tại hội nghị tổng kết 20 năm thành lập các KCN tại VN để thảo luận,
đề.KCN: Tránh vẽ quy hoạch, giành đất lúa vnn -Phát triển khu kinh tế: Địa phương “kêu” là đúng!-Lãnh
đạo các địa phương, bộ ngành và doanh nghiệp mong muốn có một mô hình
phát triển khu kinh tế - khu công nghiệp sao cho hiệu quả...- KCN: Tránh vẽ quy hoạch, giành đất lúa (VEF).- Vì sao nhà thu nhập thấp lại… đắt? (VTC).- Dấu ấn vốn ngoại (ĐĐK).- Các nước sản xuất sẽ tăng gấp đôi lượng cà phê mua của Việt Nam trong năm nay (CafeF).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét