http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Gkt_Q5q0hb0
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=s15rQwoqP6Q
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Gkt_Q5q0hb0
Chính trị – Xã hội
Quyết định của Thủ tướng dưới cái nhìn một Luật gia (RFA)…..Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh để biết thêm quan điểm của ông về các diễn tiến vừa qua……. —Phản ứng “lạc điệu” của chính quyền Tiên Lãng (RFA) —-Vụ Tiên Lãng: Sẽ xử lý theo đúng kết luận của Thủ tướng (NLĐ) -Ngày 22-2, cộng tác viên Báo Người Lao Động, đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Phạm Quý Ngọ – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an – xung quanh vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn —Còn ông Đỗ Trung Thoại thì sao? (TT) —Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích (Trần Khải-Vietbao) —-Chắc là vì đồng tiền quá nặng (Đào Tuấn)
Giới chức Nhà Trắng sẽ gặp gỡ người Việt tại Mỹ về Nhân quyền VN (RFA) —Báo cáo Việt Nam vi pham nhân quyền (RFA) —Hoa Kỳ đón đoàn vận động nhân quyền VN (BBC)
Học viên Pháp luân Công bị cưỡng bức lao động? (RFA) -Một học viên Pháp luân Công, anh Vũ Văn Tĩnh được cho biết đang bị ép buộc lao động tại một trại bảo trợ xã hội. Quỳnh Chi tìm hiểu và tường trình.
Đối thoại chiến lược Việt Nam- Australia (RFA) -Tin cho biết thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh của Việt Nam đã cùng hai người tương nhiệm phía Australia là thứ trưởng quốc phòng Peter Jennings và thứ trưởng ngoại giao Gillian Bird đồng chủ tọa cuộc đối thoại vừa nói.
Việt Nam – Nam Hàn thảo luận lần 2 về biển cả (RFA) —VN, Philippines thảo luận về việc hợp tác trong vấn đề Biển Đông (VOA) —Australia, Việt Nam tăng cường hợp tác ngoại giao, quốc phòng (VOA) —Người Việt tại Hy Lạp thắt lưng buộc bụng trong thời khủng hoảng (RFI)
1000 dân oan tập trung về Hà Nội (RFA) —Đạo diễn gốc Việt mô tả số phận phụ nữ trong phim đầu tay (VOA) —Sonadezi lại bị dân đòi bồi thường hơn 18 tỉ đồng (NLĐ) —Khốn đốn vì dự án treo (NLĐ) —Sài Gòn ngập, kẹt xe kéo dài sau mưa trái mùa (YY)
“CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ” VÀ TUYỂN TẬP TRẦN ĐỘ (Nguyentrongtao)- Tướng Trần Độ (1923-2002) là một “công thần” của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên TW Đảng CSVN kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN. Ông bị khai trừ khỏi Đảng vì bất đồng chính kiến. Trong lễ tang của ông bất ngờ có tràng pháo tay bất bình trước bài điếu văn có lời lẽ phê bình ông.
Kinh tế
Nhật cho vay 270 triệu USD (NLĐ) —Chưa có lối ra cho căn hộ ế (NLĐ) —Đề xuất tăng giá bán than, điện cho EVN (NLĐ)
Văn hóa – Giáo dục
6 kiến nghị của Gs Trần Hồng Quân gửi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (GDVN) – Nội dung văn bản kiến nghị xoay quanh việc Bộ xử lý một số trường ĐH, CĐ NCL trong việc thực hiện cam kết thành lập trường đại…
Thế giới
Miến Điện có thể mời ASEAN quan sát bầu cử (RFA) —Hàng chục ngàn người lâm nguy vì Miến Điện bị cắt viện trợ lao, HIV (VOA) —Miến Điện sẵn sàng cho chức chủ tịch ASEAN 2014 (VOA) —Miến Điện phải bảo đảm chiến dịch tranh cử của đối lập (RFI)
Hai nhà báo Phương Tây bị giết ở Syria (BBC)Nhà báo người Mỹ, bà Marie Colvin và phóng viên ảnh của Pháp Remi Ochlik bị thiệt mạng vì pháo kích tại Syria=>
—Syria: Hội Hồng thập tự kêu gọi ngưng bắn để cứu trợ nhân đạo (RFI) —Quân đội Syria tiếp tục giết hại dân chúng (RFA)
Philippines thành lập lực lượng đặc biệt chống bắt cóc (RFA) —Liên bang Nga và Trở ngại về Cải cách Kinh tế (RFA) —Cảnh ngộ công nhân lắp ráp Ipad ở Trung Quốc (BBC/nghe) —Apple cho phép truyền thông tiếp cận các cơ xưởng ở Trung Quốc (VOA)
Thương thuyết gia Mỹ, Bắc Triều Tiên sẵn sàng gặp nhau ở Bắc Kinh (VOA) —–Mỹ chia sẻ quan tâm của Israel về nguy cơ Iran có vũ khí hạt nhân (VOA) —Thanh tra Liên Hiệp Quốc kết thúc chuyến đi thị sát Iran (VOA) —Đối thoại AIEA-Iran bế tắc (RFI)
Tây Tạng đón năm mới trong bối cảnh bị đàn áp dữ dội (RFI) —Người Tây Tạng giảm lễ lạc đón mừng năm mới (VOA) —Cảnh sát Afghanistan nổ súng vào người biểu tình chống Mỹ (VOA)
Hình: Reuters -Bộ trưởng Ngoại giao Australia từ chức (VOA) -Úc: Ngoại trưởng từ chức để phản đối thủ tướng (RFI)=>
Indonesia đối mặt với bất ổn lao động (VOA) —-Cánh cửa Cam Bốt đã khép lại với người tỵ nạn châu Á (RFI) -Từ nhiều năm nay, Cam Bốt vẫn là nơi tạm lánh của khá đông người tỵ nạn trong khu vực, chủ yếu đến từ Miến Điện và Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng vài năm trở lại đây, theo báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, số người tỵ nạn đến Cam Bốt thưa dần. —Hy Lạp: Lại đình công phản đối kế hoạch khắc khổ (RFI)
Cháy nhà trọ, 3 người chết (NLĐ) —-Giở thói côn đồ, đâm nhầm đồng bọn (NLĐ) —Giang hồ đất Cảng đại náo Hà Thành (NLĐ) —Cạy cốp xe kế toán, cuỗm 200 triệu đồng (NLĐ) –Trai bao kể huyện “đi khách” hãi hùng (GDVN)
Bản Đồ Kinh Tế -Nguyễn Xuân Nghĩa/Vietbao
Từ chức – bản lĩnh, nhân cách cần có của chính khách (*) (Boxitvn)
Thư trả lời của Bộ Ngoại giao Úc và Phó Thủ lãnh Đối lập về Ngoại giao về việc CQ VN vi phạm Nhan Quyền (TNCG) —Cúm gia cầm lan tràn đáng ngại tại Việt Nam (RFA)
Phản ứng “lạc điệu” của chính quyền Tiên Lãng (RFA) –Thứ trưởng Bộ Công an: “Không để vụ Tiên Lãng chìm xuồng” (TVN) —Liêm sỉ và từ chức (TVN) —’Sự học’ của quan chức vụ Tiên Lãng (VnEx) —Kỷ luật tập thể, cá nhân vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (SGTT) —Cách chức một số cán bộ Tiên Lãng: Cần nhưng chưa đủ! – Dân Trí/BM
Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần II) (VOA)>>>Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần I)TNS Webb nhắc lại, ‘Tìm MIA Việt Nam: Hoặc có VNCH hoặc hủy bỏ’ (Nguoiviet) >>>Hội thảo khôi phục VNCH theo Hiệp Ðịnh Paris 1973 —Báo chí Việt Nam có vì công lý, có vì dân oan? (Nguoiviet)
Thủ tướng chỉ đạo việc thu phí xe cá nhân (TT)>>>TP.HCM công bố 5 biện pháp hạn chế xe cá nhân —’Bộ GTVT cần nghiên cứu kỹ tác động của thu phí (VNN)
Ám ảnh gạo mậu dịch: cơn “địa chấn” mang tên Ba Thi (TVN)
Hà Nội: 4 trẻ tử vong vì viêm màng não mô cầu (VNN) —Bệnh tay chân miệng tái bùng phát ở miền Trung (VnEx) —Quảng Ninh có thành phố thứ 4 (VnEc) —Phải coi đó là hiện tượng hối mại quyền thế (SGTT) -…..Bản thân quan chức nếu không đặt tên mình bên cạnh chức vụ được giao, thì, trong không ít trường hợp, cũng chẳng được mấy ai màng đến….. —Cuộc chiến theo kiểu… làng Vũ Đại (SGTT) vụ vê ép…ép ..
Bí thư Hải Phòng ‘chỉ đạo cưỡng chế’? (BBC/nghe) -Ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, giải thích các dấu hiệu cho thấy chính quyền Hải Phòng đang cố tình bao che cho các cán bộ trong vụ cưỡng chế ở iên Lãng. –“Xử lý đúng người đúng tội vụ án ở Tiên Lãng” (VNN) -“Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ việc ở Tiên Lãng, và nhân dân hãy yên tâm, không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng”, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ khẳng định. –Cảnh cáo tập thể Ban Thường vụ và Bí thư Huyện uỷ Tiên Lãng (LĐ) cảnh cáo!!!!
Việt – Úc đối thoại về quốc phòng (BBC) –Việt Nam họp về Biển Đông ở Manila (BBC) —Philippines và Việt Nam thảo luận hợp tác ở quần đảo Trường Sa (RFI) —Số phận chín ngư dân VN ở Palawan (BBC) –’Sát thủ’ tuổi teen: Báo động đến bao giờ nữa? (VNN) –Việt Nam – Hàn Quốc thảo luận về biển (TBKTSG Onlime)
Kích động vi phạm đất đai (ĐV) -…..Tuy nhiên, khoảng 5h30 sáng 19/2, hơn 100 người dân thôn Tư Sản đã xuống cánh đồng thôn Lưu Thượng cấy lúa trái phép. Vừa đưa người xuống cấy, ở trên bờ, người dân thôn Tư Sản vừa phân công lực lượng canh gác nhằm bảo đảm cho mọi việc được diễn ra theo chủ định. …..
Chủ tịch HN:“Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký” (Bee) —6 tuần đầu năm, 6.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng (DV) –Dịch cúm gia cầm lan rộng: Dân thờ ơ, chính quyền chủ quan (DV) –Nông dân điêu đứng vì dịch lở mồm long móng (LĐ)“Năm 2012, cần phấn đấu giảm 50% số vụ đình công…” (LĐ) –Cần chỉnh sửa những gì ở Nghị định xử phạt giao thông? (Tamnhin) —Bị lãnh đạo ep buộc làm trái, Trưởng thôn Chuông xã Duy Minh, huyện Duy Tiên – Hà Nam biệt tích trong ngày họp dân. (Tamnhin) —Khi các tiến sỹ GTVT đã làm ngược quy luật kinh tế hàng không! (Tamnhin) —”Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho DN Hoa Kỳ” (TTXVN)
Ấn Độ và bài toán cho xuất khẩu gạo Việt Nam (TBKTSG) –Ngập ngừng cứu bất động sản (DN) Thoát khỏi nhóm “hạn chế”, nhưng bất động sản vẫn trong diện “không khuyến khích” cho vay tín dụng. –Chứng thư bảo lãnh thanh toán: SOS ! (DĐDN)
“Ma đất” Hà Nội và những chiêu lừa tinh vi (DDDN) -Chỉ chiếm 5 trên tổng số 26 vụ án kinh tế “nổi” của năm 2011, song thiệt hại đối với nhiều tổ chức, cá nhân mà các “ma đất” ở Hà Nội gây ra lên đến hơn 300 tỷ đồng. Điều đáng nói, các “ma đất” đều áp dụng thủ đoạn “tay không bắt giặc”. —’Khui’ nhiều vấn đề tài chính ‘khó nói’ ở PetroVietnam (ĐV) —20% số doanh nghiệp thủy sản sẽ đóng cửa? (Dân Việt) – Thủy sản Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh do giá thành tăng cao và chất lượng gặp nhiều vấn đề về kháng sinh.
Ông chủ công ty xe ôm và tấm bằng thạc sĩ Harvard (RFA) —Tòa Bạch Ốc ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn tại Syria của Hội Chữ thập đỏ quốc tế (VOA) —Dân Yemen tiến thêm một bước trong cuộc cách mạng chưa toàn tất (VOA)
Tổng thống Obama: Quốc hội cần làm nhiều hơn nữa cho nền kinh tế (VOA) –Quân đội Mỹ xin lỗi dân Afghanistan về vụ xử lý kinh Quran (VOA) —Hoạt cảnh mừng sinh nhật Tổng thống George Washington tại đồn điền Mount Vernon (VOA)
Hai nhà báo Phương Tây bị giết ở Syria (BBC)
Hai nhà báo Phương Tây, trong đó có bà Marie Colvin, quốc tịch Hoa Kỳ làm cho báo Anh bị đạn pháo giết chết ở Syria. —Iran không cho LHQ đến cơ sở hạt nhân (BBC) –Ngoại trưởng Úc bất ngờ từ chức (BBC) —-Nhu cầu học tiếng Anh tại Đông Á (BBC) -Việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng phát triển ở trẻ em tại các nước Đông Á đang là một thách thức đối với các bậc phụ huynh.
Trung Quốc phản đối thị trưởng Nagoya phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh (RFI) —-Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế về người tỵ nạn (RFI) —Tây Tạng đón năm mới trong bối cảnh bị đàn áp dữ dội (RFI) —Malaysia xét xử 16 người vì tội « tụ tập trái phép » (RFI) —Indonesia: Bạo loạn bùng nổ trong nhà tù ở Bali (RFI) —Triều Tiên gọi hội nghị hạt nhân Seoul là “hài kịch trẻ con” (Dân trí) —Triều Tiên tiến hành treo chân dung Kim Jong-un (LĐ)
Kêu gọi đối thoại (VN+) -Tổng thống Lee Myung-bak kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mở cuộc đối thoại với Hàn Quốc “một cách chân thành.” —-Argentina: Tàu trật bánh làm 340 người bị thương (VN+)hoa khôi như lúc này.
AFP photo –Đặng Thị Ngọc Hân (thứ 2 bên trái) đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2010 tại một cuộc thi sắc đẹp quốc gia được tổ chức tại phía Bắc thành phố Hạ Long vào ngày 14 tháng 8 năm 2010.
Phá “ổ“ mại dâm, phát hiện “khách“ là… nguyên phó trưởng Công an (PLVN) —-Bắt 3 cán bộ đánh bạc (NLĐ) —Xe máy bốc cháy trong nhà bếp (NLĐO) – Một chiếc xe máy ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận bị bốc cháy vào rạng sáng nay, 22-2. —Buồn vì bạn gái quyên sinh, nam thanh niên tự tử (NLĐ) –Dụ mẹ kế đến nhà nghỉ để cướp tiền (NLĐ) —Lừa chồng chưa đủ, cuỗm luôn két sắt của em chồng (NLĐO)
Dùng xe cẩu chặn cửa siêu thị Big C (TN) —Mua bán lòng vòng, đội giá gần gấp đôi? (TT) bệnh viện Nhi đồng SG —-’Phó tổng biên tập’ lừa bà bán thịt hàng trăm triệu (VNN) —Đàn ông Việt không có quyền đòi hỏi trinh tiết! (VNN) —Nhà hát bạc tỉ biến thành nơi tổ chức đám cưới (VNN) —-Ngã ngửa vì lên nhầm xe 115 dỏm (Bee) -Không ít trường hợp đội ngũ y bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 còn bị chính các đối tượng “115 dỏm” cùng côn đồ đến uy hiếp, thóa mạ, chửi bới. —9 người dính án tù vì 1 gã sở khanh (Bee)
Một phụ nữ bị thương khi truy đuổi kẻ cướp (Bee) —Giả sư khất thực, gây gổ với phóng viên (Bee) —Một học sinh bị đâm chết trước quán cà phê (Bee) —Thiếu niên giết người trước tiệm net (Bee) —Không đội mũ bảo hiểm, lao xe máy vào công an (Bee) –Quái xế vi phạm luật giao thông đâm Trung sỹ Công an nhập viện (Dantri) —Thất tình, nam sinh… lớp 8 ăn lá ngón tự tử (DV)
Khi phóng viên làm “trùm quăng bom” (Dân Việt) – Liên tiếp những vụ scandal gần đây của giới giải trí đã khiến dư luận nhận ra, chuyện đã chẳng ầm ĩ đến thế nếu không có tài “quăng bom” của một số phóng viên =>
Ngọc Trinh ngọt lịm giữa đội mỹ nam ngực trần(DV)
“Nữ hoàng nội y” rực đỏ ngọt lịm, tạo dáng khiêu khích khi đứng giữa các mỹ nam ngực trần nóng bỏng…
Nam Định: Xe máy chở 4, 3 người chết thảm (DV) —-Dùng dây chuyền đồng lừa các tiệm vàng (Dân Việt) – Ngày 21.2, Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tạm giữ hình sự 3 đối tượng chuyên dùng “dây chuyền đồng mạ vàng” để lừa bán hoặc cầm cố tại các tiệm vàng ở khu vực vùng ven tỉnh này.
Ôtô của diễn viên Lê Khánh bốc cháy khi đang chạy (Tamnhin) -Tai nạn vừa diễn ra cách đây vài giờ thôi đấy, may là chị ấy không sao! -Chiếc xe du lịch hiệu Nissan Bluebird bất ngờ bốc cháy trên đường Huyển Trân Công Chúa gần giao lộ Nguyễn Du (P.Bến Thành Q.1 TP.HCM) vào lúc 18h ngày 22/2.
Chuyện Làng Của Sơn (Tưởng năng Tiến -RFA)
Kể từ khi Miến Điện thay tim (Change of Heart) (Trần đông Đức -RFA)
Iran trên bờ vực (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad, đang làm nhiều người trên thế giới lo chiến tranh sẽ xẩy ra. Chính ông Ahmadinejad được lợi gì khi gây ra tình trạng căng thẳng này hay không?
The Diplomat
Tại sao lại quên UNCLOS?
Dan Blumenthal – Michael MazzaNgười dịch: Thủy Trúc
Ngày 17-2-2012
Chính quyền Obama dường như quyết tâm đưa các lý thuyết khoa học chính trị vào thử nghiệm bằng việc “ràng buộc” Trung Quốc vào một trật tự trên cơ sở luật pháp mà Hoa Kỳ cầm đầu. Riêng lần này, Trung Quốc lại là bên sẵn sàng ký vào các luật lệ liên quan. Có vẻ như chính quyền Obama nghĩ rằng chính Hoa Kỳ mới cần được ràng buộc.
Người ta tò mò về thời điểm xảy ra động thái mới này – liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UCNLOS), do Tổng thống Bill Clinton ký và sau đó bị Thượng viện Mỹ bác bỏ vào năm 1994. Chỉ cần nhìn lướt qua những hoạt động của Trung Quốc trong ba năm vừa rồi trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), biển Hoa Đông, và Hoàng Hải, là có thể thấy bằng chứng về việc Trung Quốc đang có ý định thay đổi hiện trạng trên biển theo những cách đe dọa lợi ích của nước Mỹ. Mặc dù đã phê chuẩn UNCLOS, nhưng hành xử của Trung Quốc trên biển ở khu vực Đông Á đi ngược lại với cách hiểu chung hàng thế kỷ nay về luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trong khi luật pháp quốc tế thông thường đều bảo vệ cách hiểu khá rộng, theo truyền thống, về tự do hàng hải – tức là cho phép tất cả các biển đều mở, trừ những dải hẹp chạy dọc theo bờ biển của một quốc gia – thì Trung Quốc lại đang cố sức phong tỏa đường đi lối lại, dựng hàng rào quanh các vùng biển ngoại vi, và không cho các quốc gia có sử dụng biển khác hưởng quyền tự do hàng hải mà họ từ lâu vẫn được hưởng một cách hợp pháp. Vậy lập luận nào khiến họ ký UNCLOS trong khi bản thân họ không tuân thủ luật pháp? Khi nào thì mọi sự vỡ ra rằng văn bản luật này lại không rõ ràng như những người khởi xướng ra nó tưởng? Trong tình hình này, việc Mỹ phê chuẩn UNCLOS cũng sẽ không giải quyết được những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ; mà sẽ chỉ dẫn tới cãi cọ bất tận về pháp lý và ngoại giao thôi.
Giờ đây các lập luận ủng hộ phê chuẩn UNCLOS thậm chí nghe còn kỳ quặc hơn, khi mà cả luật pháp quốc tế và cán cân quyền lực đều có lợi cho Mỹ. Phê chuẩn công ước vào thời điểm này sẽ là đồng ý với các quốc gia khác về cách diễn giải sai lạc luật pháp quốc tế, trong khi đó lại kéo Mỹ vào việc giải quyết những tranh cãi bất tận trong những cơ quan quốc tế vốn chưa từng ủng hộ lợi ích của họ. Washington sẽ tự đặt mình vào một vị thế mà ở đó, họ có thể phải phớt lờ các điều khoản giải quyết tranh chấp trong công ước – vì lợi ích của mình. Tại sao lại ký một công ước mà chúng ta sẽ phải vi phạm? Khi ký như thế, chẳng phải là Mỹ đã nhượng bỏ cơ sở đạo đức cao mà hiện họ đang nắm giữ, chỉ bằng cách tuân theo những thông lệ đã được xác lập sẵn hay sao?
Không. Ký phê chuẩn UNCLOS sẽ không giúp Washington và Bắc Kinh giải quyết được tranh chấp trên biển. Thay vì thế, cách giải quyết nằm ở việc Mỹ tiếp tục thực thi các quyền của mình trên những vùng biển quốc tế, tiếp tục đàm phán ngoại giao với Trung Quốc, với các bạn và đồng minh của Mỹ, và tiếp tục duy trì thế trên cơ về quân sự.
Thông qua áp lực quân sự, ngoại giao và “luật pháp”, Trung Quốc đang cố tạo ra một vùng ảnh hưởng trên phần lớn Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Hãy xem các vụ việc sau:
– Năm 2001, một máy bay phản lực J-8 của Trung Quốc va chạm với một máy bay trinh sát không vũ trang của Hoa Kỳ, EP-3, trên vùng biển quốc tế thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, đe dọa mạng sống của phi công Mỹ (cả nam và nữ).
– Năm 2009, Trung Quốc quấy rối một số tàu hải quân không vũ trang của Mỹ trên Hoàng Hải và Biển Đông, trong đó có tàu USNS Impeccable.
– Năm ngoái, Trung Quốc đơn phương ban lệnh cấm đánh bắt cá tại nhiều vùng trong khu vực Biển Đông, mà không thuộc chủ quyền Trung Quốc.
– Cũng trong năm 2011, một tàu đánh cá Trung Quốc cắt cáp của tàu Petro Vietnam tại một khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1.000 km (622 dặm).
– Bắc Kinh cũng đã và đang khẳng định yêu sách chủ quyền trên các vùng biển gần tỉnh Palawan của Philippines, tỉnh này nằm gần Trường Sa – một chuỗi đảo rất có tiềm năng về dầu khí, đang là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Tháng ba năm ngoái, hai tàu Trung Quốc tìm cách đuổi một tàu thăm dò dầu khí của Philippines khỏi Bãi Cỏ Rong – một khu vực khác, nằm ở phía tây Palawan. Hai máy bay của không quân Philippines được triển khai tới, nhưng tàu Trung Quốc đã biến mất trước khi máy bay đến được bãi ngầm.
Bản tóm tắt các sự kiện trên đây cho thấy Trung Quốc lấy sức ép quân sự để đạt hai mục tiêu chính trên các vùng biển ngoại vi của họ: ngăn chặn những hoạt động quân sự của Mỹ – mà thông lệ hàng thế kỷ đã coi đó là hợp pháp – và thực hiện các yêu sách bành trướng về chủ quyền của họ.
Mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS, nhưng họ vẫn tiếp tục phá hoại công ước. Chẳng hạn, họ tuyên bố Mỹ đang hành động bất hợp pháp khi tiến hành hải giám trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Tuyên bố này không phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, các quốc gia có biển được hưởng các quyền trên biển khơi (high seas right) ở tất cả các vùng biển, chỉ trừ vùng nước thuộc chủ quyền của một nước ven biển (mà chỉ mở rộng 12 hải lý, tính từ bờ biển của nước đó). EEZ là sáng tạo của UNCLOS nhằm bảo vệ quyền của các nước ven biển – quyền khai thác các nguồn lực kinh tế trong một khu vực rộng tới 200 hải lý tính từ bờ biển. Hoạt động quân sự của Mỹ trong EEZ của Trung Quốc, như là tập trận hải quân hay bay trinh sát, không làm tổn hại gì đến việc Trung Quốc khai thác nguồn lực ở đó. Nói cách khác, những hoạt động đó là hợp pháp.
Mỹ sử dụng luật lệ quốc tế cũng như vào các điều khoản của UNCLOS phù hợp với luật và thông lệ quốc tế để điều chỉnh hoạt động quân sự của họ. Cụ thể, Điều 58 UNCLOS, theo đó, trong EEZ, “tất cả các quốc gia, cho dù là ven biển hay trong lục địa, đều được hưởng, theo những điều khoản tương ứng trong công ước này, quyền tự do… về hàng hải và bay qua… và quyền sử dụng biển – một cách hợp pháp theo luật quốc tế – liên quan đến những quyền tự do đó, như là các quyền liên quan đến hoạt động của tàu biển [và] máy bay”.
Trung Quốc buộc tội Mỹ, rằng các hoạt động của Mỹ cấu thành việc sử dụng vũ lực và Mỹ “đang chuẩn bị chiến trường” khi hành động như vậy. Trung Quốc cho rằng các hoạt động ấy phá hoại an ninh của Trung Quốc. Đây là một sự diễn giải có tính xuyên tạc UNCLOS, và hàm chứa một thách thức lớn hơn: kiểu giải thích luật khôn ranh này chọc thủng UNCLOS. Làm như thế, Trung Quốc đã nỗ lực viết lại luật pháp quốc tế – vốn được thiết lập và công nhận từ lâu.
Kiểu giải thích luật đó đã được (Trung Quốc) thể hiện trong tranh chấp xoay quanh chuyện tàu USNS Bowditch tiến hành hoạt động khảo sát trên Hoàng Hải vào đầu những năm 2000. Tàu Bowditch không có vũ trang, đang khảo sát thủy văn trên Hoàng Hải, thực hiện cả những khảo sát âm học cần thiết cho việc phát hiện tàu ngầm. Mỹ lập luận rằng không thể coi khảo sát thủy văn và hải dương học là “nghiên cứu khoa học trên biển” (bởi lẽ các khảo sát đó không nhằm mục đích khoa học), là hoạt động mà theo UNCLOS, các quốc gia ven biển được phép ra quy định và điều chỉnh trong phạm vi EEZ của họ.
Trung Quốc không tán thành, và họ cũng đã giành được sự ủng hộ của quốc tế cho lập trường của mình. Hiện nay một số ý kiến trong và ngoài Trung Quốc cho rằng, do thông tin thu thập bởi quân đội nước ngoài có thể có giá trị kinh tế và khoa học, cho nên UNCLOS nên cho phép các quốc gia ven biển hạn chế các hoạt động khảo sát quân sự trong phạm vi EEZ của họ.
Giải thích cho lập luận của mình, Trung Quốc bảo rằng Bowditch đang tiến hành cái mà UNCLOS gọi là “nghiên cứu khoa học trên biển” trong vùng EEZ của Trung Quốc. Họ tham chiếu tới Điều 258 của UNCLOS. Điều khoản này nêu: “Việc triển khai và sử dụng bất kỳ thiết bị nghiên cứu khoa học nào trong bất kỳ khu vực nào của môi trường biển đều phải tuân theo những điều kiện được quy định trong Công ước này về việc tiến hành nghiên cứu khoa học trên biển tại bất kỳ khu vực biển nào như thế”. Trung Quốc lý luận rằng tàu Bowditch đã đưa thiết bị khoa học đến hiện trường, và do đó, cần phải được Trung Quốc cho phép thì mới được bắt đầu công việc.
Theo truyền thống, quyền tự do hàng hải trên biển khơi bao gồm việc sử dụng biển cho các hoạt động thao diễn, tập trận quân sự, kể cả có sử dụng vũ khí. Quyền tự do này – trong đó có cả tự do hoạt động trong phạm vi EEZ – đã được đưa vào UNCLOS [AJH1]. Nhưng ngôn ngữ trong các điều khoản liên quan đến việc tiến hành các hoạt động quân sự trong EEZ thì lại tạo ra quá nhiều khoảng trống để tranh cãi và chơi khôn lỏi.
Chẳng hạn, Trung Quốc bảo rằng chiến hạm của nước ngoài phải được họ cho phép thì mới được làm gì đó – bất kỳ điều gì trừ việc đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Năm 2010, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại hiệu (Senior Colonel, tương tự như đại tá, tiếng Trung gọi là đại hiệu – ND) Cảnh Nhạn Sinh (Geng Yansheng), tuyên bố: “Theo yêu cầu của luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ tôn trọng quyền qua lại của tàu bè hoặc máy bay từ những quốc gia phù hợp, những quốc gia mà cũng tuân thủ luật pháp quốc tế” (tác giả nhấn mạnh). Quan chức Trung Quốc đang cố giới hạn hoạt động hải quân của Mỹ trong EEZ của Trung Quốc chỉ còn lại ở việc “đi lại” từ điểm này đến điểm kia.
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đang ra yêu sách rằng các hoạt động cho đến nay là hợp pháp (diễn tập của lực lượng đặc nhiệm, bay, tập trận quân sự, thử và sử dụng vũ khí, trinh sát và do thám cùng các hoạt động thu thập thông tin tình báo khác, thu thập dữ liệu hàng hải quân sự hoặc khảo sát quân sự) tiến hành trong EEZ thì bây giờ phải được coi là có gây thiệt hại cho quyền của Trung Quốc, kể cả trách nhiệm bảo vệ môi trường biển của Trung Quốc nữa. Nếu những diễn giải như thế này mà được lưu hành thì chứng tỏ UNCLOS sẽ gây hại đến quyền của những quốc gia có biển như Mỹ. Luật là phải rõ ràng, nhưng UNCLOS lại không rõ ràng khi quy định hoạt động quân sự nào thì là được phép, trong phạm vi EEZ của một quốc gia. Một cách bất cần đạo lý, Trung Quốc đang lợi dụng tính thay đổi của luật pháp để xúc tiến thực hiện những mục tiêu chính trị và khao khát quyền lực của họ.
Ở đây tồn tại một mối nguy lớn nếu Mỹ phê chuẩn UNCLOS. Bằng việc áp dụng, xúc tiến, và hành động theo cách diễn giải mới về luật quốc tế, Trung Quốc đang cố gắng làm đảo lộn hiện trạng và tạo ra những chuẩn mới về ứng xử trên biển. Bằng việc ký UNCLOS, Mỹ có thể – một cách không cố ý – ký phê chuẩn cách diễn giải luật sai lệch đó.
Vào năm 2009, Trung Quốc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo trên Biển Đông và vùng nước lân cận” và đòi “hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển tương ứng, cũng như tại các thềm lục địa, đáy biển và tầng đất cái kèm theo”. Để củng cố cho những yêu sách này, Bắc Kinh đệ trình lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Biển một bản đồ, trong đó có đường chữ U – cái mà bây giờ đã trở thành nổi tiếng – bao lấy gần như toàn bộ Biển Đông, bao cả vùng bờ biển của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, và Việt Nam.
UNCLOS phân biệt giữa đảo và các cấu trúc khác, chẳng hạn đá. Đảo được định nghĩa là “một khu đất hình thành tự nhiên, có nước bao quanh, và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên”. Đảo được hưởng quy chế EEZ 200 hải lý. Các cấu trúc khác trên biển – như đá, vỉa san hô, đảo nhỏ, và bãi cát – không được hưởng quy chế này: “Đá, không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Trung Quốc có vẻ như đang ra yêu sách đòi một loạt “đá” và “vỉa san hô” – gọi chúng là đảo – để họ cũng có thể đòi hưởng EEZ bao quanh đó. Hãy gọi đây là chủ nghĩa bành trướng dần dần về chủ quyền. Nếu việc này có kết quả, nghĩa là Trung Quốc đã thiết lập được cơ sở pháp lý cho việc đòi sở hữu phần lớn Biển Đông.
Trung Quốc có nhiều lý do hấp dẫn để đòi kiểm soát cả vùng biển rộng lớn này. Biển Đông được cho là giàu tài nguyên. Số liệu khác nhau nhiều, nhưng các dự báo lạc quan nhất của Trung Quốc cho rằng Biển Đông chứa hơn 200 tỷ thùng dầu và 2 nghìn triệu triệu feet khối khí tự nhiên. Biển này cũng là bãi cá rất giàu. Nếu Bắc Kinh thành công trong việc xác lập chủ quyền của họ đối với các cấu trúc địa lý trên Biển Đông, thì EEZ mà họ có được sẽ cho phép Trung Quốc – và chỉ Trung Quốc thôi – hưởng các nguồn tài nguyên đó.
Cũng vậy, Trung Quốc có lợi ích về an ninh trong yêu sách chủ quyền mở rộng trên Biển Đông của họ. Như đã nêu trên, Bắc Kinh đã diễn giải lại luật quốc tế nhằm khẳng định rằng họ có quyền từ chối cho tàu quân sự nước ngoài đi vào EEZ của họ. Thực hiện thành công các yêu sách của mình là bước đầu tiên để Trung Quốc tống khứ tài sản quân sự của nước ngoài ra khỏi những vùng biển đó. Có ba lý do lớn giải thích vì sao Trung Quốc muốn làm thế.
Thứ nhất là, chủ quyền trên Biển Đông sẽ tạo cho Trung Quốc thêm một chiều sâu chiến lược rất quan trọng. Hiện tại, từ quan điểm của Trung Quốc, các thành phố duyên hải của họ – các trung tâm kinh tế chính của đất nước – rất dễ bị tấn công từ ngoài biển. Kìm chân các tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài ở cách xa bờ biển Trung Quốc thì sẽ giúp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dễ dàng bảo vệ bờ biển phía nam hơn. Điều này cũng sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng thể hiện quyền lực ở những nơi gần bờ biển các nước láng giềng, và qua đó đe dọa các đồng minh của Mỹ như là Philippines và các nước bạn như Singapore và Indonesia.
Thứ hai là, Trung Quốc phụ thuộc rất mạnh vào các tài nguyên nhập khẩu từ Trung Đông. Năm 2010, 47% lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc là đi từ Trung Đông; 30% từ châu Phi [AJH2]. Luồng nhập khẩu này đi qua các trạm trung chuyển mà Trung Quốc không kiểm soát được, trong đó đáng chú ý là Eo biển Malacca, và còn cả Eo Lombok, Sunda thuộc vùng biển của Indonesia. Giới chức quốc phòng Trung Quốc gọi tình trạng này là “thế lưỡng nan Malacca”.
Chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ cho phép họ dễ dàng thể hiện quyền lực hơn ở những eo biển như vậy, và, mặt khác, khiến cho Mỹ khó làm như thế hơn. Điều ấy sẽ làm Hoa Kỳ gặp khó khăn hơn trong hoạt động chống lại Trung Quốc ở những vùng biển có tính chất quan trọng sống còn, mà lại giúp Trung Quốc dễ hoạt động chống lại Hoa Kỳ hơn – cũng như chống các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, còn giúp cho hải quân Trung Quốc có thể thể hiện sức mạnh trên Ấn Độ Dương, nơi tàu bè Mỹ và Ấn Độ từ lâu vốn đã hoạt động thoải mái, không bị cản trở gì.
Thứ ba là, kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp cho Hải quân của PLA thể hiện quyền lực đối với toàn Thái Bình Dương. Đặc biệt, sự kiểm soát đó của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ khó mà giám sát được những tàu ngầm Trung Quốc triển khai từ căn cứ ngầm dưới biển ở đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc, một khí có thể dễ dàng tiến vào Thái Bình Dương, thì sẽ dễ dàng đe dọa tài sản của Mỹ, chủ quyền của Mỹ, trong khu vực.
Rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ có lợi nếu Trung Quốc không hiện thực hóa được các yêu sách của họ trên Biển Đông – ngay cả dẫu rằng Trung Quốc không sử dụng vũ lực để làm việc đó. Vấn đề là, Mỹ sẽ thành công đến đâu?
Những người đề xuất việc phê chuẩn UNCLOS nói rằng Mỹ không thể đối đầu với các yêu sách của Trung Quốc nếu bản thân họ không phê chuẩn UNCLOS. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã hành động theo luật pháp và thông lệ quốc tế rồi, trong khi đó, Trung Quốc – đã phê chuẩn UNCLOS – thì lại sử dụng UNCLOS để phô diễn luật (nguyên văn: flaunt the law, nghĩa là biểu diễn cái không có thực chất, và còn một nghĩa hiếm hơn là coi thường, xem thường luật – ND).
Bằng việc bóp méo UNCLOS, Trung Quốc đang thay đổi luật chơi. Trật tự tự do giúp cho luật lệ thỏa mãn được các quyền và lợi ích của những người muốn tham gia trật tự đó. Nhưng hóa ra Trung Quốc không thích các luật lệ ấy lắm và đang nỗ lực lật đổ chúng – đặc biệt những luật nào bảo vệ quyền tự do hàng hải và khiến cho Trung Quốc khó lòng theo đuổi tham vọng chủ quyền của họ ở châu Á. Phê chuẩn UNCLOS không phải là cách hiệu quả để chống lại những âm mưu đó của Trung Quốc. Các cuộc tranh cãi giờ đây đang là về chính trị, quyền lực, và cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không muốn giải quyết tranh chấp ở tòa án – UNCLOS được phê chuẩn hoặc là không.
Thay vì phê chuẩn UNCLOS, Mỹ cần phải duy trì những gì họ đã luôn làm. Họ nên tiếp tục cho tàu hải quân hoạt động trên các vùng biển quốc tế – kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác – vào thời điểm và địa điểm mà họ muốn. Hoạt động nên bao gồm tất cả những hành động nào có tính chất ôn hòa, hòa bình – từ khảo sát đến tập trận, v.v.
Và Washington phải tuyên bố rõ ý định của họ, là tiếp tục tuân thủ những luật pháp và thông lệ quốc tế đã tồn tại hàng thế kỷ qua, liên quan đến quyền tự do trên biển, trong đó có cả những điều khoản của UNCLOS mà phù hợp với những hoạt động của họ. Trong mối bang giao với đối tác Trung Quốc, các nhà ngoại giao Mỹ cần tái khẳng định lập trường của Mỹ – một cách liên tục và nhất quán – không để ai thắc mắc về lập trường của phía Mỹ.
Khi làm như thế, Mỹ sẽ lôi kéo Trung Quốc vào ngoại giao, và chỉ ra cho Trung Quốc thấy – giữa muôn ngàn vấn đề – rằng chính Trung Quốc đang tiến hành hoạt động quân sự trong EEZ của các nước khác. Chúng ta cần có với Trung Quốc những luật giao thông để kiểm soát việc tranh chấp, chứ không phải ngồi băn khoăn về việc các cơ quan LHQ có thể giải quyết được những gì.
Xưa nay, luôn là thực tiễn quyết định luật pháp quốc tế trên biển. Trung Quốc hiểu điều này, và đang cố sức thay đổi luật lệ thông qua hành động thực tiễn của họ. Chỉ có bằng cách tiếp tục hành động trên biển cả – như đã luôn hành động – thì Mỹ mới có thể hy vọng duy trì một hệ thống luật pháp quốc tế phục vụ lợi ích của chính mình. Phê chuẩn UNCLOS rất có thể sẽ mang đến kết quả ngược lại.
Dan Blumenthal là giám đốc bộ phận Nghiên cứu châu Á, Viện Doanh nghiệp Mỹ. Michael Mazza là nghiên cứu viên cao cấp ở khoa Nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và Đối ngoại của Viện trên.
Nguồn: The Diplomat
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
ĐÒN TẤN CÔNG CHỚP NHOÁNG NHẰM VÀO ẤN ĐỘ
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ tư, ngày 22/2/2012
TTXVN (Niu Đêli 19/2)
Dưới đầu đề trên, tạp chí “Các vấn đề chiến lược ” số ra gần đây đăng bài của chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ T.N Ashok viết về khả năng Trung Quốc có thể phát động một cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ.
Theo ông Ashok, trong bối cảnh môi trường địa chiến lược thay đổi hiện nay, các tính toán chiến lược của Ấn Độ cũng đang thay đổi trước thực tế khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận không phải là quá xa vời. Tuy nhiên kết quả của cuộc chiến tranh này sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc nắm giữ vị thế nào và Ấn Độ ngăn chặn ý định của đối phương ra sao.
Rõ ràng là Trung Quốc tìm kiếm một cuộc chiến mạnh mẽ để khẳng định các đòi hỏi của họ về chủ quyền ở Biển Đông; mở rộng các đòi hỏi lãnh thổ tới toàn bộ vùng Arunachand Pradésh và không chỉ giới hạn ở vùng Tawang Tract; và đưa hàng nghìn lính ngụy trang làm công nhân tới vùng Giamu và Casơmia do Pakixtan chiếm đóng (PoK).
Kể từ khi dính líu vào từng vấn đề mà Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi” của họ, Ấn Độ cần phải biết rằng tới một thời điểm nào đó nước này sẽ trở thành một đối tượng để Trung Quốc dạy một “bài học thứ hai” như đối với Việt Nam.
“Bài học thứ nhất” đối với Ấn Độ đã được Trung Quốc đưa ra vào năm 1962 bởi “chính sách cấp tiến” của Niu Đêli trong vấn đề Himalaya và Việt Nam đã nhận được “bài học” vào năm 1979 vì đã phá vỡ kế hoạch của Trung Quốc ở Campuchia, nơi chế độ diệt chủng Khơme Đỏ, đồng minh của Bắc Kinh, từng sát hại gần 3 triệu người Campuchia và hàng trăm người gốc Việt Nam được biết tới với cái tên “những cánh đồng chết”.
Việc chế độ diệt chủng này bị Việt Nam đánh đuổi khỏi Phnôm Pênh đã khiến Bắc Kinh bị bẽ mặt. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tấn công các huyện thuộc hai tỉnh miền Bắc Việt Nam là Lào Cai và Cao Bằng với hơn 20 đợt tấn công và thực hiện chính sách tiêu thổ, trong đó tất cả các cơ sở hạ tầng đều bị quân đội Trung Quốc phá hủy trước khi rút về bên kia biên giới.
Việc Ẩn Độ ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN ở ven Biển Đông trong vấn đề thăm dò các nguồn tài nguyên ở đáy vùng biển này như khoáng chất, dầu khí, và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này khiến Bắc Kinh nổi giận. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc yêu cầu ngừng thăm dò các mỏ dầu ở khu vực tương tự đã gây phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Ấn Độ đã tiếp tục làm cho Trung Quốc nổi giận thêm bằng việc cho phép Đạtlai Lạtma, thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng phát biểu tại một đại hội phật giáo thế giới ở Niu Đêli và bị cáo buộc là “bàn tay nước ngoài” làm tăng số vụ tự thiêu và đánh bom tại một số nơi ở khu tự trị Tây Tạng cũng như ở vùng đại lục chống sự thống trị của người Hán và sự diệt chủng về văn hoá.
Sự trả đũa
Bởi vậy, Ấn Độ có lý do để lo ngại rằng Trung Quốc trả đũa để thể hiện sự bá quyền khu vực và quy chế cường quốc toàn cầu của họ và vai trò lãnh đạo cộng đồng phật giáo ở nước ngoài.
về ngắn hạn, Tawang có nhiều khả năng trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của Trung Quốc không phải chỉ vì Trung Quốc tự nhận chủ quyền đối với thành phố này từ lâu nay, mà là thành phố này sẽ tạo cho quốc gia vô thần đặt một chân váo cánh cửa của một cộng đồng tôn giáo có tầm quan trọng về mặt địa lý ở Nêpan, nơi Phật sinh, Ấn Độ nơi Đức Phật giảng đạo, và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi Phật giáo được coi như quốc đạo.
Dường như cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ không chỉ hạn chế ở khu vực Tawang Track mà có thể được mở rộng tới một số điểm dọc vùng Himalaya nhằm kiềm chế Ấn Độ can dự ngay lập tức ở một vùng và ngăn chặn quân đội Ấn Độ chuyển quân tăng viện từ khu vực này sang khu vực khác. Rất có thể cuộc tấn công sẽ bắt đầu từ Tawang như một động thái tượng trưng về quyền bá chủ đối với cộng đồng Phật giáo.
Tín hiệu về hướng tấn công này thể hiện qua việc các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc phát động các nỗ lực tư nhân nhằm nâng cấp và khôi phục khu vực Lumbini, nơi Đức Phật giáng sinh ở Nêpan cho thấy tầm quan trọng của biểu tượng Phật giáo đối với Chính phủ Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng và kế hoạch chi phối toàn cầu.
Một trong các điểm kích thích sự phiêu lưu của Trung Quốc là thung lũng Chumbi, có hình thù giống như con đao găm ngăn cách giữa bang Sikkim của Ấn Độ và Butan. Khu vực này có độ cao khoảng 350m trên mực nước biển, khí hậu ổn định và điều quan trọng nhất nó là cửa ngõ dẫn tới hành lang Siliguri Coridor, nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với phần còn lại của Ấn Độ thông qua bang West Bengal. Kiểm soát được khu vực này sẽ giúp Trung Quốc trực tiếp tiếp cận Bănglađét và chỉ cách nước này khoảng 50km.
Động thái trên sẽ có tác dụng cắt đứt toàn bộ miền Đông-Bắc khỏi phần còn lại của Ấn Độ và chứng tỏ với Nêpan, Bănglađét và Butan rằng Ấn Độ chỉ là “con hổ giấy” và sẽ là không khôn ngoan nếu liên kết hoặc ủng hộ Ấn Độ.
Nêpan hiện đã phải phục tùng Trung Quốc căn cứ vào việc nước này đang làm hài lòng Bắc Kinh bằng việc tăng cường tuần tra dọc biên giới giáp Trung Quốc để ngăn chặn những người tỵ nạn Tây Tạng vào hoặc ra khỏi khu tự trị Tây Tạng, và bằng cách đó nỗ lực và cắt đứt một trong những hành lang mà Bắc Kinh cho rằng những người Tây Tạng nổi loạn thường sử dụng để tăng cường các hoạt động chống Trung Quốc.
Người ta tin rằng Nêpan đã trao cho Trung Quốc rất nhiều người bị họ chặn bắt. Đại bộ phận những người này làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán, những người bán sản phẩm của họ xuống miền Nam Himalaya, nơi tập trung đông dân và là các thị trường lớn đối với các sản phẩm của họ.
Hoạch định chiến lược
Cuộc tấn công qua thung lũng Chumbi sẽ giống như cuộc tấn công của Trung Quốc về hướng Tezpur ở bang Assam hồi năm 1962. Dân thị trấn này đã được một nhân viên thư thuế yêu cầu sơ tán và tinh thần của dân tộc Ấn Độ bi suy sụp. Một cuộc tấn công qua Chumbi sẽ có những tác động đặc biệt nguy hiểm đối với Ấn Độ bởi niềm tin vào câu châm ngôn của ông Mao Trạch Đông về quyền bá chủ được thể hiện bằng “bàn tay” cao nguyên Tây Tạng với 5 ngón tay gồm Ladakh, Nêpan, Sikkim, Butan và Arunachand Pradesh.
Tiếp cận Bănglađét qua thung lũng Chumbi sẽ ngắn hơn và có lợi đối với Trung Quốc hơn là qua hành lang dự định Irrawaddy tới tỉnh Kra của Malaixia thông qua Mianma, được coi là hành lang thay thế ngắn hơn và nhanh hơn để chuyển dầu mỏ mua từ bán đảo Arập nhiều dầu mỏ qua Ấn Độ Dương về Trung Quốc. Tuyến đường sắt và đường bộ qua thung lũng Chumbi sẽ tạo cho Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng khả năng tiếp cận trực tiếp vịnh Bengan với khoáng cách 1.500 km.
Cùng với động thái trên, Trung Quốc hoàn toàn có thể thực hiện một số hoạt động điều quân để tăng cường vị trí của họ tại vùng PoK. Điều đó sẽ trói lực lượng Ấn Độ tại vùng Giamu và Casơmia đồng thời giúp mở rộng sự có mặt về quân sự của Trung Quốc ở khu vực này của vùng Himalaya mà họ đã xây dựng tuyến đường Karakoram chạy xuyên qua.
Bắc Kinh có ý định kéo dài tuyến đường này tới cảng Qwada ở tỉnh Baluchistan song song cùng với một tuyến đường sắt sẽ nối cảng này với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Hiện đã có tứ 4.000,9.000 lính Trung Quốc ngụy trang dưới danh nghĩa kỹ sư và công nhân đang nâng cấp tuyến đường Karakoram với các cơ sở chính tại khu vực Gilgit.
Khi Trung Quốc quyết định hành động, họ sẽ không hề do dự bởi đã có quá nhiều tín hiệu về sự suy giảm khả năng giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
Ấn Độ đang đứng chắn trên con đường bá quyền của Trung Quốc và sẽ bị tổn thất cực kỳ tồi tệ nếu không chặn đứng được các mũi tân công trên quy mô lớn ở khu vực giữa sông Brahmaputra và sườn phía Bắc của dãy Himalaya .
Quan hệ không ổn định với Nêpan có xu hướng tỏ ra là một “gót chân Asin” đối với Ấn Độ và việc bảo vệ Butan cần phải được tăng cường mạnh thêm ngoài Nhóm huấn luyện quân sự Ấn Độ (IMTRAT) hiện triển khai tại nước này.
Tại Sikkim, quân đội Ấn Độ triển khai trực diện với Trung Quốc và có tinh thần chiến đấu cao, đã ăn miếng trả miếng với lính Trung Quốc vào năm 1987, khiến Trung Quốc đã bị tổn thất lớn. Các hành động tương tự như vậy cần phải được thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào dọc Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) dài hơn 3.400 km ở vùng Himalaya .
Việc thành lập thêm 2 sư đoàn lính sơn cước ở khu vực bang Arunachand Pradesh là diễn biến đáng hoan nghênh sau hàng thập kỷ bị xao nhãng. Ấn Độ cần thành lập thêm ít nhất 5 sư đoàn để dành riêng cho việc bảo vệ trục thung lũng Chumbi cũng như bang Sikkim, Butan, đường biên giới Ấn Độ-Nêpan và vùng Ladakh để có thể chặn đứng các cuộc tiến công của Trung Quốc theo hướng này. Hiện Ấn Độ còn rất ít thời gian được chuẩn bị và Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công phủ đầu nhằm tạo thế bất ngờ trong khi Ấn Độ chưa kịp chuẩn bị đối phó./.
Vòi mới của con bạch tuộc công an trị
Dân Làm Báo – Tổng cục An ninh II là đơn vị chuyên trách mảng an ninh chính trị nội bộ. Đối với đảng và nhà nước Việt Nam, công tác trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng để quản lý chặt chẽ chính trị – xã hội. Ban Tôn giáo chính phủ là nơi có quyền hạn quản lý tôn giáo cấp nhà nước. Ngày 21 tháng 2, 2012 báo lề đảng đăng tin ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng xuất thân từ ngành công an, bổ nhiệm ông Trung tướng công an, xếp sòng Tổng cục An ninh II, một đảng viên cộng sản sang nắm đầu tôn giáo, điều hành và kiểm soát sinh hoạt đức tin của nhân dân.“Luật Pháp” tại Việt Nam
Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”. Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống…Điện Biên: Lại nổ bất thường trước nhà Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ
Chỉ còn cách: xóa bài làm lại
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -
Còn gì nữa không? Hậu Tiên Lãng? – Khi mà những cơn sóng bạc đầu “Tiên
Lãng” tưởng như dịu lại sau khi có kết luận của người đứng đầu Nhà nước
thì một cơn “giông” khác từ Thành ủy TP. Hải Phòng lại bất chợt nổi lên,
thách thức lương tâm, liêm sĩ của người dân và sĩ phu thành phố hoa
phượng đỏ lẫn công luận trên cả nước!
Bộ trưởng Tài chính mất ngủ vì lạm phát
Trà Phương - “Cả
nước phải kiềm chế lạm phát ở mức 6,5% trong 10 tháng còn lại của năm.
Đây là điều quá khó, nhất là trong trường hợp nếu giá điện tăng 5% sẽ
tác động đến 0,36% CPI. Tôi cũng mất ngủ về chuyện này” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.
Kỷ luật Đảng nhiều cán bộ chủ chốt Tiên Lãng
Ban chấp hành Đảng bộ TP và Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng
quyết định kỷ luật ở mức cảnh cáo đối với tập thể Ban thường vụ Huyện ủy
Tiên Lãng, quyết định cách chức huyện ủy viên, đề nghị cách chức chủ
tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng…
Để biết rõ hơn về các quan tòa đảng xin các bạn xem lại bài đã đăng:
Phần 3: Đại sứ Đỗ Hòa Bình và mối quan hệ tay ba (Vietinfo)>>> Phần 1: Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin >>> Phần 2: Những mảng tối trong ‘Ngôi nhà Việt’ >>> Đại sứ Việt Nam tại Đức và ngôi nhà Việt-Viethaus
Quyết định truy nã Nguyễn Anh Quân. |
Tự do tôn giáo của người thiểu số bị ngược đãi - DCVOnline – Tin AFP – Ông Võ Văn Ái nói, “Người Miền Núi và người Hmong là hai nhóm người thiểu số bị ngược đãi nhiều nhất vì những chính sách phân biệt đối xử của nhà nước Việt Nam.”
Nông dân Việt Nam biểu tình vì mất đất -DCVOnline - Tin AFP -Khoảng 100 nông dân bất bình ở miền bắc Việt Nam xuống đường biểu tình ở Hà Nội hôm thứ Ba, ngày 21 tháng Hai, để phản đối vì một vụ tranh chấp nhà đất.
Công tố viên Ai Cập kêu án tử hình cho Mubarak - DCVOnline -Aya Batrawy (The Associated Press) -Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và các đồng bị cáo phải chịu trách nhiệm khi ra lệnh bắn giết những người biểu tình.
Hai Lúa – Bàn về Đức Trị, Dụng Pháp Trị và Pháp Trị (Danluan)
Đào Tuấn – Chắc là vì đồng tiền quá nặng (Danluan)
Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN (DL)
Lê Phương Như – ‘Rác ý thức’ trong thói quen người Việt (DL)
Paulo Thành Nguyễn – Ước mơ Việt nhìn từ Thái (DL)
Benjamin Bidder – Đối lập ở Belarus: Trong cái bẫy của Lukashenko (DL)
Tin Khó Tin - Kinh nghiệm Tiên Lãng (DL) -Trong khi đó, từ studio đài truyền hình Việt Nam, bình luận viên Việt Khuê nói anh chưa biết vụ cưỡng chế nào được tường thuật trực tiếp cả.
Email gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng » -Hiệu Minh
-ĐCV-Thưa anh Nguyễn Văn Thành, Tôi viết thư này đúng lúc nghe tin ông
Robert (Bob) Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), tuyên bố không
ứng cử vào nhiệm kỳ tiếp…
Nghĩa cử và trách nhiệm: Vì sao VN cần một xã hội dân sự? » -Nguyễn-Khoa Thái Anh
-ĐCV- Xã hội dân sự là một hoạt động bình thường của các công dân
trong một quốc gia tiên tiến, họ thuộc các tổ chức, quỹ từ thiện, những
nhóm người tình nguyện…
Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972) » -Trần Gia Phụng
-ĐCV- Các cuộc tấn công của CSVN vào năm 1972 nói chung không thành
công, và bị quân đội VNCH đẩy lui ở khắp bốn mặt trận. Những trận đánh
vào mùa hè…
La Quán Cơm – Ông Nguyễn Văn Thành – Bí thư Hải Phòng mở ra giai đoạn cát cứ, “loạn 12 sứ quân”… (X-Cafevn)Thậm chí dụng cụ tập tay của Bác Hồ cũng đóng góp cho công cuộc cách mạng (X-Cafevn)
Trăm quân không bằng cái lai quần phụ nữ
Culangcat
Đau thương tận cùng nhưng họ vẫn đặt Tổ quốc là trên hết |
Bài trên Đại Đoàn Kết Tổ quốc là trên hết
đi tìm lời giải vì sao vợ con Đoàn Văn Vươn treo cờ ở túp lều trên nền
đất bị phá. Tác giả thừa nhận, một câu trả lời bất ngờ từ vợ Đoàn Văn
Vươn: “Tổ quốc là trên hết”.
Vụ Tiên Lãng có nhiều “kinh điển” loạn ngôn của phường gian quan, giá áo túi cơm, tốn kém thuế má của nhân dân nuôi đám ngỗ ngược. Nhưng trong lòng dân, những con người đứng về phía nhân dân có những tiếng nói chân thành và đầy ưu tư, trầy trách nhiệm bảo vệ dân làm công chúng thâm vững tâm.
Trong cuộc của vụ việc, vợ của Đoàn Văn Vươn cũng làm cho người ta thấy cái mãnh liệt của người phụ nữ bị dồn đến đường cùng. Đó là cái quý hiếm ở người phụ nữ bị đã thương mạnh về tinh thần, tưởng như không gượng nổi.
Tôi phục chị sát đất khi trong bộn bề của khó khăn, khi
đang là bị can của công an Hải Phòng dưới tay đại tá Ca với tội danh
giết người, chị vẫn đặt trên đầu mình “Tổ quốc là trên hết”. Chính thế
mà chị mới tiếp đón, phát biểu được với trăm nhà báo tìm về Cống Rộc.
Lá cờ Tổ quốc cắm giữa vùng đầm cưỡng chế, bay phần phật ở
khu vực số không của cưỡng chế, reo trước gió ở khu vực zero nhà cửa
hợp pháp của dân là cách mà người phụ nữ của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý
thuốc thang cho tinh thần. Tôn quý tổ quốc mới vượt qua các khổ đau, bỉ
ổi của đám ô lại dành cho mình.
Thân cô thế cô, hai người phụ nữ của gia tộc họ Đoàn cùng
đàn con nhỏ chỉ biết niềm tự hào riêng là Tổ quốc. Đặt niềm tự hào lỗi
lạc của đất nước trong đau thương tràn trề, trong tủi nhục cực hận,
trong giá rét vô biên của Tết nhất là một dũng khí không phải ai cũng có
được.
Lá cờ Tổ quốc đã chứng giám lòng thành kính của vợ con họ
Đoàn. Lời nói “Tổ quốc là trên hết” có sức nặng và lan tỏa khủng khiếp
khi ai đọc bài báo này. Bởi nó thốt ra từ lời của người phụ nữ bị mất
mát hết gia tài trong tay đàn cưỡng chế gian manh.
Khí cốt của Bà Trưng, Bà Triệu phù độ trong đó, để hai người con dâu của họ Đoàn vững bền dưới bóng cờ Tổ quốc.
Đến đây lại nghĩ, sự huy động trăm quân của quân đội,
công an, biên phòng dưới tay Đại…Ca mới thấy vô tích sự và thấp dưới lai
quần của hai người phụ nữ tay không tấc sắt. Họ chỉ có suy nghĩ, ý chí
nhưng cao hơn đám quân tịch được điều động đến cưỡng chế. Cao hơn suy nghĩ vô lại của Nguyễn Văn Minh, quân nhân tại báo Quân Đội.
Đúng là trăm quân không bằng cái lai quần phụ nữ trong vụ Tiên Lãng.
Cu Làng Cát‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng
“Ai đó bảo tôi ‘điên’ thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến” – nhà văn Nguyễn Quang Vinh, chủ blog Cu Vinh kể chuyện bỏ việc chạy từ Quảng Bình ra nằm vùng ở Tiên Lãng, để đều đặn mỗi ngày đưa 1 – 2 bài viết cập nhật tình hình suốt từ khi vụ Tiên Lãng nổ ra, trở thành điểm nóng dư luận. LTS: Theo đánh giá của nhiều người, ‘vụ Tiên Lãng’ là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.
Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam trò chuyện với blogger đặc biệt này.
Blogger hoạt động như nhà báo
Chào ‘trưởng thôn’, chúc mừng blog Cu Vinh sắp đạt 2 triệu độc giả trong năm 2012. Ông có thể phác vài dòng về mình và blog Cu Vinh, cũng như quá trình tác nghiệp ‘vừa là phóng viên vừa là Tổng biên tập’ trong vụ Tiên Lãng?
Tôi cố gắng xây dựng blog của mình như một tờ báo thực sự, với những thông tin chính xác, nóng bỏng và đầy trách nhiệm. Tôi không khỏi tự hào khi blog của mình trở thành nguồn tin thúc đẩy nhiều anh em đồng nghiệp tìm được manh mối tác nghiệp.
Ngay như sáng 19/2, tôi đưa chùm ảnh bàn thờ và cột cờ lều nhà ông Vươn bị phá dỡ, các báo biết tin đã lập tức khai thác, cập nhật. Nhiều phóng viên chạy hối hả từ Hà Nội về Hải Phòng, vừa đi vừa gọi điện trách móc tôi: “anh làm khổ bọn em, Ban biên tập làm ầm lên: tại sao tin hay thế lại để lọt lên blog trước” (cười)
Từng là phóng viên điều tra của báo Lao Động nhiều năm, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một điều cực quan trọng là phóng viên điều tra không bao giờ ‘nằm vùng’ ở điểm nóng 24/24, sẽ vô cùng nguy hiểm, mà phải tạo cho mình được một mạng lưới cộng tác viên cơ sở. Chính họ sẽ là những nguồn tin nhanh nhất, chính xác nhất.
Nhưng muốn cài cắm được cơ sở, mà cơ sở là dân, thì nhà báo phải hành động để dân tin tưởng, gần gũi. Bây giờ ở Tiên Lãng và Hải Phòng tôi có ít nhất 80 cơ sở như thế. Nhất cử nhất động của các ông Hiền, Liêm, Thoại… tôi đều được biết ngay tức thì.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong ‘lõi’ điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
“Trưởng thôn Khoai Lang” Nguyễn Quang Vinh, Ảnh Hoàng Hường |
Một hướng khác nữa là rất nhiều anh em phóng viên các báo cũng có những tấm lòng, tâm huyết nhưng ở thời điểm đầu thông tin chưa đẩy ra được nhiều nên họ đưa đến chỗ tôi trước, rồi những thông tin đó tác động ngược trở lại báo chí.
Tôi không thể nêu tên ra đây, nhưng thực sự cảm động và khâm phục những nhà báo đó.
Ít ai biết được để có được phóng sự ảnh và thông tin chị Hiền, chị Thương ra đầm cắm lều ở vào mùng 1 Tết, hai phóng viên bạn tôi đã phải phóng xe máy từ Hà Nội xuống Hải Phòng giữa Tết, lạnh cắt da để đưa thông tin lên blog Cu Vinh, tất nhiên chẳng có đồng nhuận bút nào.
Thời điểm đó báo chí xuống tác nghiệp lại vô cùng nguy hiểm, bao nhiêu thành phần lạ mặt vẫn lảng vảng quanh khu đầm, lơ mơ là bị chúng tấn công ngay.
Rồi còn bao nhiêu người dân ở khắp các đường ngang ngõ tắt của Tiên Lãng, đều sẵn sàng mạo hiểm cung cấp thông tin và bằng chứng sai phạm cho tôi.
Đặc biệt tôi không thể nào quên một trong những sự kiện gây chấn động và phẫn nộ lớn cho nhân dân cả nước chính là việc ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã tập trung 300 đảng viên trong huyện để tuyên bố những thông tin ngược ngạo, sai phạm.
Tôi nhớ 12h đêm hôm trước, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng sáng mai huyện Tiên Lãng có cuộc họp đảng viên để nói về chuyện Tiên Lãng. Với sự nhạy cảm của người làm báo lâu, tôi biết chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết quan trọng, nhưng phải làm thế nào đây khi đang ở tận Quảng Bình, và cuộc họp đó của các đảng viên Tiên Lãng, người ngoài chắc chắn không lọt được vào.
Một kế hoạch nhanh chóng được thực hiện ngay: sau cả mấy chục cuộc điện thoại, đến 1h sáng 3/2, tôi đã thuyết được 7 cán bộ đảng viên đồng ý giúp tôi ghi âm buổi nói chuyện.
Bước tiếp theo: máy ghi âm ở đâu, và làm thế nào họ mang theo? Cũng ngay trong đêm tôi đề nghị được các anh em trong làng báo Hải Phòng mang máy ghi âm cho họ. Nhưng họ cả đời không dùng máy, chả biết tắt bật thế nào. Thế là phóng viên phải bật máy cho họ từ 6h sáng.
Khi về gỡ băng, tôi nghe đủ các chuyện từ quát con nhanh đi học, đến ‘buôn dưa lê’ chuyện trên trời dưới biển.
Đúng 9h mới bắt đầu nghe giọng ông Chuân, và y như rằng, ông Chuân có bài phát biểu ‘động trời’ như báo chí đã đăng tải. Nào thì ‘quan chức hưu nhầm lẫn’, nào ‘chỉ ai sợ mới không dám thu hồi’, nào ‘làm sao Huyện sai được’…
Họ đã tận dụng cả hệ thống chính trị để tuyên truyền điều dối trá là vô cùng nguy hiểm. Báo chí không phanh phui ra thì làm sao chúng ta biết sự thật.
Tôi vui nhất là lần đầu tiên một blog cá nhân của tôi đã góp phần tích cực vào việc đẩy lùi tiêu cực, như chức năng hoạt động của một tờ báo. Cũng lần đầu tiên, Đài truyền hình Công an Nhân dân phỏng vấn một blogger như tôi, có thể coi đó là một thành công lớn, ít nhất với cá nhân tôi.
Ai bảo tôi điên thì tùy
Tôi rất tò mò muốn biết, nguồn cơn từ đâu ông quyết định bỏ công bỏ việc, chạy từ Quảng Bình ra xông vào ‘điểm nóng’ Tiên Lãng để làm một việc vất vả và nguy hiểm như thế?
Thật lòng giờ nghĩ lại chuyện ‘nguồn cơn’ thì tôi cũng chỉ nói được hai từ duy nhất: máu nghề. Ngay những ngày đầu, tôi mới đứng từ xa quan sát, viết những bài bình luận về những thông tin theo dõi trên báo chí.
Sau đó độc giả blog của tôi, phần nhiều là anh em viết lách bức xúc ghê quá, thêm cả bao người dân oan cũng vào bày tỏ nỗi niềm, đã thúc ép tôi phải xông vào thẳng vấn đề, bới tung những khuất tất sau vụ việc, mà có khi những khuất tất đó không được xuất hiện trên những trang báo chính thống vì nhiều lý do.
Tôi quyết định phóng xe từ Quảng Bình ra Tiên Lãng làm ‘trinh sát Khoai Lang’ rồi lên blog báo cáo ‘trưởng thôn Khoai Lang’ mọi chuyện là vì thế.
Rồi cứ thế, cứ hết ‘hiệp 1′ rồi đến ‘hiệp 2′, tôi cứ lang thang Tiên Lãng – Hải Phòng – Hà Nội suốt cả tháng chưa về Quảng Bình. 20 triệu mang đi tiêu cũng vơi quá nửa. Nếu ai đã biết tôi rồi thì thấy kể cả lúc cần tôi bán ô tô đi để lo ‘vác tù và hàng tổng’ cũng chẳng có gì lạ.
Ai đó bảo tôi ‘điên’ thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến.
Cũng như những phóng viên tôi nhờ giữa mùng 1 Tết chạy xuống chụp ảnh, chẳng lẽ họ cũng điên? Tiền bạc chả có, đến cái tên cũng không nốt.
‘Trưởng thôn’ xuống thăm đầm Đoàn Văn Vươn, đi cùng là chị Phạm Thị Hiền, vợ bị can Đoàn Văn Quý, Ảnh blog Cu Vinh |
Những thay đổi bề ngoài thì đương nhiên họ không để lộ ra. Nhưng có thể thấy – ngay thời điểm này – có hai xu hướng đang rất rõ nét ở Tiên Lãng và Hải Phòng: 1, Đùn đẩy trách nhiệm; 2, Chối bỏ tội được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Ví dụ quyết định của Thành phố cho phép cưỡng chế, rõ ràng có thông qua Thường vụ Thành ủy, thông qua Thường trực UB, trong đó có ông Dương Anh Điền, Chủ tịch TP đồng ý. Nhưng người thi hành Quyết định đó là ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.
Bây giờ họ lại nói: chúng tôi đồng ý về mặt chủ trương, còn anh phụ trách ngành anh phải xem xét. Nhiều cơ sở cho tôi biết những cuộc họp ở Hải Phòng rất mệt mỏi.
Ở Tiên Lãng, vụ án phá nhà đang có xu hướng đổ tội cho mấy người trực tiếp phá. Anh Kết, người đã thuê máy xúc cho chính quyền Tiên Lãng có điện cho tôi nói anh ta đang lo lắng ‘người ta’ đang có xu hướng đổ tội cho anh ta. Theo kiểu ‘tôi mới nói định thuê máy xúc thôi, tôi đã bảo anh làm đâu mà anh tự làm’
Tôi đã động viên Kết: nếu Kết thực sự trung thực, thì cậu phải kể chính xác toàn bộ câu chuyện với cơ quan chức năng và với công luận. Nếu không em sẽ đi tù.
Một chuyện bi hài khác là khi thấy chị Thương – Hiền phải dựng lều ở ngoài đầm. Một công ty đề nghị cho các chị mượn nhà tạm (nhà khung chỉ dựng lên). Nhưng sau đó huyện Tiên Lãng đề nghị ‘chung tay’ với công ty. Công ty đó đồng ý và đề nghị hai chị viết đơn đề nghị huyện, hai chị không đồng ý.
Tôi cho như thế là đúng. Trong khi huyện cho phá nát nhà người ta, bỏ mặc đàn bà trẻ con đón Tết trong lều tạm cả tháng. Giờ Tiên Lãng bị công luận giám sát ghê quá mới đòi ‘chung tay’ với công ty, nếu không thì chẳng bao giờ.
Lại nói lại chuyện công luận. Tiên Lãng đúng là một vụ điển hình của đóng góp của báo chí chính thống cũng như các mạng tự do. Tôi nghĩ sau vụ này, Hội Nhà báo cần tổ chức một Hội thảo về Tiên Lãng để rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Nhà báo giỏi sẽ định hướng được dư luận, tác nghiệp giỏi sẽ tìm được bằng chứng xác đáng, và phóng viên phải giỏi để xử lý tình hình. Thực ra trong vụ Tiên Lãng tôi thấy nhiều phóng viên rất ngơ ngác, non nghề mà với một vụ nhạy cảm như Tiên Lãng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đã qua thời điểm đặt vấn đề, nghi vấn này nọ, vì mọi chuyện đã rõ ràng. Giờ này việc các phóng viên Tiên Lãng phải nỗ lực là bám sát các cuộc kiểm điểm, và phải quy trách nhiệm về cho người đứng đầu để họ không thể ‘né’ được.
Đại tướng Lê Đức Anh: “Sai thì phải nhận chứ không thể đổ lỗi cho ai được. Cụ thể, huyện Tiên Lãng sai thì phải có trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền TP Hải Phòng. Đây là trách nhiệm rất lớn chứ không phải nhỏ. Chuyện thu hồi, cưỡng chế đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không phải ngày một ngày hai. Với trách nhiệm của mình, lãnh đạo TP Hải Phòng phải biết rõ vụ việc sai trái này”. (trích trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động ngày 21/2) |
Hoàng Hường (thực hiện)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/61155/-truong-thon-khoai-lang–ke-chuyen-tac-nghiep-tien-lang.html
Việt – Úc đối thoại về quốc phòng
BBC – Lần đầu tiên Việt Nam và Úc tiến hành đối thoại chiến lược về ngoại giao và quốc phòng, trong đó có bàn về an ninh Biển Đông.
Đối thoại Chiến lược liên Bộ Quốc phòng-Ngoại giao Việt Nam – Úc diễn ra hôm 21/02 tại Canberra.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cùng Thứ trưởng Ngoại giao Úc Gillian Bird và Thứ trưởng Quốc phòng Úc Peter Jennings đồng chủ trì cuộc họp.
Chuyên gia người Úc nghiên cứu về quốc phòng Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, cho BBC biết Úc “muốn hiểu thêm quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác song phương để cùng có lợi”.
Theo ông, cả hai nước đều muốn có hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều vấn đề.
Việt Nam từng ủng hộ Úc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và Úc đã có mặt tại hội nghị đầu tiên hồi năm 2005.
Tương tự, Úc ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và gia nhập WTO.
“Úc và Việt Nam muốn thúc đẩy quyền lợi quốc gia nhờ việc tham vấn chặt chẽ về các vấn đề quốc phòng, an ninh mà hai bên quan tâm, gồm cả an ninh hàng hải tại Biển Đông.”
Giáo sư Carl Thayer
“Úc và Việt Nam muốn thúc đẩy quyền lợi quốc gia nhờ việc tham vấn chặt chẽ về các vấn đề quốc phòng, an ninh mà hai bên quan tâm, gồm cả an ninh hàng hải tại Biển Đông,” ông nhận xét.
Năm 2010, bộ quốc phòng hai nước ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng đề ra cơ chế hoạt động cho các lĩnh vực hợp tác song phương.
Văn kiện này mở đường cho cuộc đối thoại chiến lược ở Canberra tuần này.
Quanh tranh chấp Biển Đông, hai bên nhắc lại cần “giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982″.
Đối thoại Chiến lược lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2013.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền: “Công lý không thể xin mà có!”
Dân Làm Báo – “Đi
tìm mang ý nghĩa là công lý đang nằm ở đâu đó và mình tìm nó. Tôi không
đi tìm. Tôi đấu tranh để có công lý, để công lý có thể phục hồi. Tôi
biết một mình tôi sẽ không làm nổi chuyện đó nhưng ít ra tôi biết đất
nước này đang có thêm một người đang đấu tranh cho công lý. Những gì xảy
ra trong gần 1 năm qua đã dạy cho tôi một bài học: Công lý không thể xin mà có, không thể trông mong vào sự ban phát của ai cả mà phải tranh đấu, xây dựng nó. Và tôi có quyền làm điều đó với trách nhiệm của một công dân…” - Nguyễn Thị Thanh Tuyền
*
Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có
thông báo về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt (30 tuổi, quê quán Tiền
Giang) là do tự tử tại phòng họp của trụ sở công an huyện. Anh Nhựt bị
tạm giữ tại đồn công an từ ngày 21 tháng 4 để làm việc liên quan đến
chuyện báo mất hàng ngàn chiếc vỏ xe của công ty Kumho (Khu công nghiệp
Mỹ Phước III, huyện Bến Cát).
Liên quan đến cái chết của anh Nhựt còn có điều tra viên Nguyễn Thành Phú – người bị tố cáo có hành vi gạ tình đối với vợ nạn nhân và hiện đã bị đình chỉ công tác.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) và gia
đình không đồng ý với thông báo này, và đã khiếu kiện lên các cơ quan
cấp cao hơn. Ngày 16 tháng 02 năm 2011, VKSND Tối cao đã có kết luận “Anh Nhựt chết do tự tử”. Dân Làm Báo đã liên lạc với chị Tuyền để trao đổi thêm chi tiết:
1. Chào chị Tuyền, được biết theo thông tin từ báo
Người Lao Động (NLĐ) thì VKSND tỉnh Bình Dương đã có kết luận
của VKSND tối cao về vụ việc của anh Nhựt, xin chị vui lòng cho
biết cụ thể về kết luận này được không?
Đến bây giờ tôi chưa nhận được kết quả điều tra của VKSND tối cao
về vụ việc của Anh Nhựt. Tôi chỉ nghe thông tin vụ việc từ báo NLĐ.
Báo NLĐ có đăng là gia đình theo dõi công văn của Công an Tỉnh
Bình Dương đã gửi cho gia đình. Nhưng đến nay ngày 22/02/2011 gia đình
cũng chưa nhận được bất kỳ giấy tờ gì. Không biết là bên phía công
an gửi khi nào, bằng phương thức nào mà đến nay gia đình cũng chưa nhận
được. Ngày nào tôi và gia đình cũng ngóng chờ thông báo kết quả điều
tra từ VKSND Tối Cao và Công an Tỉnh Bình Dương.
2. Phản ứng (suy nghĩ) của chị và người thân trong gia đình trước kết luận này ra sao?
Khi nghe được tin tôi thật sự sốc. Tôi và gia đình phẫn nộ khi đọc
dòng tin là VKSND tối cao có kết quả điều tra là anh Nhựt tự tử. Tôi
không hiểu được nguyên nhân gì mà VKSND tối cao kết luận như vậy? Ngày
21/11/2011 tôi đã gặp ông Phong tại Cục điều tra VKSND tối cao ở Hà
Nội. Chính ông Phong cũng nêu nghi vấn về những vết tích trên cơ thể
anh Nhựt, ông ấy nhận định tại sao lại có nhiều kiến bu trong bộ hạ…
và cơ quan đang làm rõ?. Vậy những vấn đề đó đã được làm rõ chưa mà
kết luận như vậy?
Trên thân thể của anh Nhựt có nhiều vết bầm ở từ bụng dưới, bầm
hai bên háng và đùi, 2 diệp hoàn bị bể dập tụ máu, trên đầu dương vật bị
tróc da có máu bầm đen kiến bu rất nhiều, quần dính đầy máu ở đáy quần,
hai bàn tay co, móng tay tím đen, chân có nhiều vết bầm li ti và nhiều
dấu chấm đen ở dưới chân và trên bàn chân, bàn chân và ngón chân bầm
tím, bên sau tai bị bầm và bị trầy xước, đầu gối sưng to như là quả
chanh, chân và ngón tay không giũi thẳng được, trên ngực cũng có hai vết
bầm to… Vậy những vết trên thân thể Anh Nhựt do đâu mà có? Những dấu
vết đó tác động bởi cái gì? Tôi cần câu trả lời chính thức từ VKSND tối
cao về vấn đề này.
Có quá nhiều câu hỏi mà tôi và gia đình đã đặt ra, và tôi
cũng đã viết ra, quá nhiều khuất tất trong cái chết của
chồng tôi:
Tại sao anh Nhựt tình nguyện ở đồn công an trong khi bỏ vợ ở nhà
một mình hiu quạnh và khi vợ đến thăm thì công an không cho gặp,
lại còn nhốt trái cửa khóa ngoài?
Tại sao Anh tự nguyện ở lại mà tịch thu điện thoại của Anh và không
cho Anh gọi điện thoại về gia đình, công an giữ anh ở lại đồn mà
không thông báo cho gia đình?? Đến nay điện thoại, đôi giày của Anh
cũng không trả lại cho gia đình.
Tại sao lúc đầu công an Bình Dương trả lời là anh Nhựt vì sợ có
tội nên quẫn trí tự tử chết? Sau đó lại trả lời Anh có công tố giác tội
phạm và sợ bi trả thù nên không dám về nhà và đã xin ở lại đồn công an
rồi tự tử?
Tại sao anh Nhựt tự nguyện ở lại công an rồi tử tự chết? Trong khi anh có một gia đình hạnh phúc.
Tại sao anh Nhựt tự tử mà thân thể bầm dập, máu dính nhiều trên
quần và áo gối, hai bên háng có vết thương bị ngoại tử và kiến bu nhiều
trong tinh hoàn thế kia?
Tại sao khám nghiệm hiện trường không cho gia đình Anh tham gia mà
lại nhờ một người tạp vụ trong đồn công an chứng kiến hiện trường?
Tại sao vợ Anh xin gặp anh lần cuối thì công an không cho? Âm thầm
dời xác Anh đi khỏi đồn công an mà không thông báo cho gia đình?
Tại sao phó giám đốc công an Nguyễn Hoàng Thao yêu cầu phải mổ tử
khi gấp không thì xác thúi? Vậy Anh chết khi nào? Đến nay pháp y cũng
không kết luận về vấn đề này và không biết Anh chết ngày nào vào lúc mấy
giờ,?
Tại sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh, hiện trường có
nhiều tình tiết khác với bản ảnh mà gia đình tôi chụp được, dấu vết trên
hiện trường không phù hợp với việc thắt cổ tự tử chết?
Tại sao việc khám xét trên thân thể qua bản ảnh chụp dấu vết trên thân thể là hoàn toàn mâu thuẫn nhau?
Tại sao giấy bút đâu để Anh viết? Ai đưa giấy bút cho Anh ấy viết?
Tại sao Anh viết 4 trang giấy không ai phát hiện? Người canh giữ Anh ở đâu?
Tại sao bức thư Anh gửi cho vợ mà công an không chịu đưa bản chính mà đưa bản photo?
Tại sao chữ viết không giống chữ viết Anh? Anh viết trong hoàn cảnh
nào mà ngôn ngữ không giống ngôn ngữ của Anh? Tại sao Anh viết một bức
thư mà có hai nét chữ?
Tại sao Anh viết một lá thư tuyệt mạng mà ca ngợi những điều tra
viên là những người tuyệt vời nhất mà trong khi đó anh không nhắn nhủ và
xin lỗi về người Mẹ già yếu người Cha bệnh tật đã cho Anh ăn học thành
người và người vợ yêu thương Anh và lo lắng cho Anh biết chừng nào?
Tại sao Anh đành đoạn đi theo Ông Bà… để mái tóc đầu bạc tiếc
thương đưa tiễn mái đầu xanh, bỏ lại một người vợ mà Anh hay nói “thương
vợ nhất trên đời”?
Tại sao ông Thiếu tá Nguyễn Thành Phú biết số điện thoại vợ Anh để
gạ gẫm và rủ rê vào khách sạn và bảo vợ Anh bán đất để cứu chồng? Vậy mà
Anh viết thư ca ngợi hắn?
Tất cả những điều vô lý trên đều không được giải quyết tận gốc mà
lẽ ra một cơ quan điều tra chuyên nghiệp, nghiêm chỉnh và công minh đều
phải giải quyết tận gốc.
Không có ai dại dột đến nỗi mà tự nguyện xin ở lại đồn công an
rồi tự tử hết. Nếu quả thật mà kết luận anh Nhựt tự tử thì đã có dấu
hiệu bao che và bưng bít của VKSND tối cao là quá rõ và họ có trách
nhiệm liên đới trong việc che đậy tội ác cho những người đã gây
nên cái chết của anh Nhựt.
3. Chị đã nhận được bản kết luận cuối cùng từ VKSND Tối cao của tỉnh Bình Dương chưa?
Dạ chưa nhận được bất kỳ kết luận nào từ VKSND tối cao.
4. Chị có dự tính gì sau khi nhận được bản kết luận này không?
Nếu như sự thật kết quả điều tra của VKSND tối cao giống như kết
quả của công an Bình Dương là anh Nhựt tự tử. Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị
VKSND cấp cao hơn, lên chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng, kiến
nghị lên Quốc hội yêu cầu làm rõ cái chết của anh Nhựt.
5. Được biết chị và gia đình đã có thư gửi Đại sứ
quán Hàn Quốc về việc của anh Nhựt, xin chị cho biết thêm về
việc này.
Tôi đã gửi đơn cho Lãnh sự quán Hàn Quốc tố cáo việc làm sai trái
của công ty Kumho và Công an Bình Dương đã âm mưu hại chết anh Nhựt. Tôi
được biết đất nước Hàn Quốc là một đất nước dân chủ họ sẽ không bao giờ
chấp nhận cái việc làm gian ác như thế này. Tôi kỳ vọng vào sự giúp đỡ
của LSQ, hy vọng họ sẽ giúp tôi vạch trần bộ mặt thật của công ty
Kumho nên tôi đã gửi đơn cho họ để cầu cứu. Nếu sự kỳ vọng này không
được đáp ứng, tôi sẽ kêu gọi mọi người đồng cảm với cảnh ngộ của tôi,
bức xúc trước những bất công để hỗ trợ tôi đưa ra trước công luận trong
và ngoài nước về những sai trái và âm mưu bưng bít tội ác của công ty
Kumho.
6. Theo thông tin mới nhất trên báo NLĐ về việc có thêm 1
người nữa chết tại trại tạm giữ của công an Q.9. Chị có bình
luận gì về việc này không?
Đến giờ tôi đã nhìn rõ về bản chất sự việc từ cái chết của chồng
tôi tại đồn công an Bến Cát. Tôi thật sự chia buồn với gia đình anh
Phước.
Tôi thật không hiểu nổi vì sao mà những người bị đưa vào đồn
công an mà chết đều được công an trả lời là do tự tử, do có tiền sử
bệnh tật… Đừng bao giờ tin vào những câu trả lời, những kết luận
như thế này của công an.
Cái chết của anh Phước, nhìn lại hàng loạt những cái chết oan ức
trong đồn công an cho tôi thấy rõ tại sao tôi phải tiếp tục tranh đấu
cho công lý. Nó không còn chỉ là việc giải oan cho chồng tôi mà còn góp
phần vào việc ngăn chận tội ác cứ tiếp tục diễn ra, cứ tiếp tục nhởn nhơ
coi thường luật pháp, cứ tiếp tục coi thường đến mức khinh rẻ dư luận.
7. Chị nghĩ liệu có hy vọng gì tìm thấy công lý không?
Đi tìm mang ý nghĩa là công lý đang nằm ở đâu đó và mình tìm nó.
Tôi không đi tìm. Tôi đấu tranh để có công lý, để công lý có thể phục
hồi. Tôi biết một mình tôi sẽ không làm nổi chuyện đó nhưng ít ra tôi
biết đất nước này đang có thêm một người đang đấu tranh cho công lý.
Những gì xảy ra trong gần 1 năm qua đã dạy cho tôi một bài học: Công lý không thể xin mà có,
không thể trông mong vào sự ban phát của ai cả mà phải tranh đấu, xây
dựng nó. Và tôi có quyền làm điều đó trong trách nhiệm của một công dân.
8. Xin chị cho biết thêm tình hình sức khỏe của ba mẹ chồng chị và hoàn cảnh gia đình hiện nay:
Ba Mẹ tôi sức khỏe càng ngày càng yếu đi, bệnh tật của Ba không thuyên giảm tí nào, Mẹ thì nhớ con mà sanh bệnh.
Nhìn hai Ông Bà tội lắm! Ba Mẹ Kỳ vọng vào mỗi anh Nhựt là điểm tựa
của tuổi già mà bây giờ sự việc ra như thế này nên Ông Bà hụt hẫng lắm.
Ba Mẹ nói: “ không giải oan được cho thằng Nhựt thì Ba Mẹ chết không
nhắm mắt”
9. Nếu như chỉ khiếu nại, khiếu kiện mà không có được
câu trả lời thỏa đáng, chị có nghĩ mình sẽ đi đến cùng để
tìm ra sự thật hay không?
Nếu đơn khiếu nại, khiếu kiện của tôi lên chủ tịch nước, tổng bí
thư, thủ tướng, đến quốc hội và các cơ quan cấp cao ở trung ương
mà không được giải quyết. Tôi sẽ tiếp tục làm đơn gửi đến các tổ
chức nhân quyền thế giới nhờ can thiệp để làm rõ cái chết của anh Nhựt.
Dù tôi biết con đường đi tìm sự thật về cái của chồng tôi là rất khó
khăn nhưng nhất định tôi sẽ không bao giờ dừng bước. Chồng tôi không
thể chết oan khuất như vậy được. Công lý không thể mãi bị trói mãi
và người chết trong đồn công an không thể nào tiếp diễn hết năm này qua
tháng khác được.
Cám ơn chị đã dành thời gian cho Dân Làm Báo và cầu
chúc cho những gì chị theo đuổi sẽ sớm có kết luận rõ ràng.
Cám ơn DLB và hy vọng mọi người tiếp tục ủng hộ gia đình tôi trên đường tranh đấu cho công lý.
Huỳnh ngọc Tuấn – “Luật Pháp” tại Việt Nam
Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”. Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống…
*
Sau năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CS đã thực thi một chính sách hà khắc về mọi phương diện để kiểm soát và chi phối đời sống người dân.
Ở VN chi phối mọi mối quan hệ xã hội không phải là Luật pháp mà là ý chí của Đảng CS. Đảng CS có toàn quyền tuyệt đối trong mọi quyết định, từ những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc cho đến kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân. Đảng CS vừa có trong tay sức mạnh “cứng” như nhà tù, công an hùng hậu, quân đội đông đảo và cả hệ thống “Pháp luật” để phục vụ cho quyền uy đó. Và họ có cả “quyền lực mềm” như: nguồn tài nguyên quốc gia, hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình, giáo hội quốc doanh… cho nên họ có thể kiểm soát và chi phối xã hội bằng sức mạnh của quyền lực “cứng” hoặc sử dụng quyền lực “mềm” như chiếc đũa thần chỉ đạo từ trên cao, và dân chúng bị biến thành một bầy cừu, một thứ con rối mà không hề hay biết hoặc hay biết nhưng bất lực hoặc đồng lõa. Còn cái gọi là “trí thức xã hội chủ nghĩa” chỉ là một bộ phận của cái quyền lực “mềm” đó. Đảng CS biến trí thức thành nô lệ, hoặc thành phần ăn theo đảng, nhận ân huệ từ đảng. Cho nên trong một thời gian quá dài, vai trò của trí thức chỉ là những tiếng nói xu phụ, không hề có phản biện, người trí thức chỉ là người “lao động trí óc” chứ không phải là kẻ sĩ, tầng lớp tinh hoa của xã hội, người sáng tạo và dẫn đường.
Người ta nói quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối, cho nên trong một chế độ mà quyền lực của đảng là tuyệt đối thì cái đảng độc tài đó sẽ nhanh chóng đi vào con đường tha hóa và việc gì cũng có thể xảy ra.
Trong thời gian cai trị của các ông: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và kéo dài đến thời của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, sự lộng hành của quyền lực tuyệt đối đã lên đến đỉnh điểm, người dân sống trong sự cùng cực của đói nghèo, tối tăm và sợ hãi.
Trong giai đoạn kinh hoàng này, một công an xã cũng có quyền đưa giấy triệu tập, bắt người, giam giữ và tra tấn mà không cần quyết định của Tòa án hay viện kiểm sát (viện công tố). Có vô số người là nạn nhân của thời kỳ “vàng son” này, nó để lại trong tâm thức người dân sự sợ hải thường trực, nó triệt tiêu ý thức về phẩm giá của con người đến mãi ngày hôm nay. Sự dã man, tàn bạo của một thời mãi ám ảnh người dân và nuôi lớn cái tham vọng về quyền lực tuyệt đối của đảng. Người ta không thể nào quên được một thời mà công an tỉnh là “ông trời con”…. toàn quyền sinh sát trong tay, một tên du kích hay xã đội cũng có quyền kiểm tra hộ khẩu và bắt người, giam giữ, tra tấn. Những cuộc bố ráp của công an và du kích trên các đường phố, xóm làng để thị uy làm người dân khiếp sợ, hình như đảng và nhà nước muốn nhắc nhở cho người dân biết về thân phận cá chậu chim lồng của họ và quyền lực vô song của đảng, đảng luôn bảo nhân dân phải “tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng”.
Cách hành xử như vậy đã trở thành quán tính của nhà cầm quyền CSVN, cho nên VN bây giờ khi đã mở rộng bang giao với thế giới, ký kết những công ước quốc tế (quan trọng bậc nhất là công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị) nhưng thói quen và cả ý đồ chính trị đều không thay đổi. Họ ký Công ước quốc tế để đạt mục tiêu chính trị. Họ muốn cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, họ là một chính thể tôn trọng những giá trị Dân chủ văn minh, là một thành viên có trách nhiệm của LHQ để tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của mọi quốc gia và cũng để đạt được sự chính danh, nhưng trên thực tế thì họ không hề có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế mà họ đã tham gia. Có lúc họ công khai vi phạm với một nụ cười nhạt trên môi, hoặc có lúc giải thích vòng vo đầy sự ngụy biện và vô căn cứ.
Trong buổi làm việc với Đoàn thanh tra Tỉnh Quảng Nam vừa qua, ông Trần Minh Thái – phó chánh Thanh tra tỉnh QN(trưởng đoàn thanh tra) nói với tôi:
- Nhà nước VN tham gia Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị nhưng “không trực tiếp” áp dụng.
Tôi không hiểu và hỏi lại: “không trực tiếp” nghĩa là sao và yêu cầu ông Thái giải thích cụ thể thì ông vòng vo, ấm ớ.
Cũng trong buổi làm việc này ông Nguyễn Đình Bảy- phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp nói với tôi rằng “Quan hệ giữa Nhà cầm quyền và nhân dân cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nếu cha mẹ làm sai mà con cái đi rêu rao với hàng xóm thì đâu có được, cần phải trừng trị”
Tôi không kiềm chế được nữa trả lời với ông ta:
- Ông ăn nói thật là vớ vẩn, quan hệ giữa nhân dân và nhà cầm quyền là quan hệ giữa người chủ đất nước là nhân dân với người được ủy quyền theo nhiệm kỳ là nhà cầm quyền. Cách nói của ông chứng tỏ cái não trạng độc tài ,phong kiến và coi thường nhân dân của người Cộng sản vẫn không thay đổi.
Cả năm người trong đoàn Thanh tra đều đỏ mặt và lúng túng bào chữa.
Có đâu như ở Việt Nam, luật pháp được hiểu nửa vời và áp dụng nửa vời. Nhưng một khi luật pháp được hiểu nửa vời và áp dụng nửa vời thì không còn là luật pháp nữa. Đảng CS VN dùng ý chí của mình để thay cho Luật pháp và nếu cần họ sẵn sàng khinh miệt nhân dân và quẳng cả điều 69 Hiến Pháp của họ vào sọt rác với nụ cười khinh bạc!!
Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”.
Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống. Việc bắt người tùy tiện với những tội danh mơ hồ và những bản án vi phạm Hiến pháp và Luật pháp quốc tế.
CSVN sử dụng quyền uy tuyệt đối của mình để duy trì cái mà họ gọi là “ổn định xã hội” và họ tự hào về điều này. Nhưng sự kiện vừa xảy ra tại Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã làm cho họ choáng váng. Chuyện giải tỏa đền bù không thỏa đáng, (một hình thức tước đoạt đất đai của nông dân) là hiện tượng phổ biến tại VN… nhưng những người nông dân hiền lành thấp cổ bé miệng vẫn nương cậy vào luật pháp để mưu tìm công lý và cái niềm tin ngây thơ và mong manh này cũng chẳng mang lại công lý cho nhiều nạn nhân.
Anh Đoàn Văn Vươn có lẽ đã nhận thức được điều đó nên anh đã cùng gia đình chọn cách hành xử khác. Anh đã sử dụng vũ lực để chống trả vũ lực, anh đã tự vệ để giữ tài sản mồ hôi nước mắt và cả xương máu của mình. Chúng ta không đủ thẫm quyền để khuyên người nông dân phải chọn hình thức đấu tranh nào cho phù hợp khi họ bị đẩy vào đường cùng. Chúng ta đau lòng khi thấy cả nhà anh vướng vào tù tội, nhưng chúng ta tôn trọng quyết định đó của anh Đoàn Văn Vươn.
Nhưng tại sao lại có hiện tượng Đoàn Văn Vươn?
Câu trả lời chắc có lẽ xuất phát từ hình ảnh đẫm máu của một Đại tá Gaddaffi, một thời uy quyền tuyệt đối, một tay che cả mặt trời, hình ảnh Gaddaffi chui từ ống cống lên, miệng lắp bắp van xin đã đi vào tâm thức của người dân một cách vô tình. Tôi thiển nghĩ nếu tình trạng bất công và vô pháp luật tại VN tiếp tục được duy trì thì một ngày không xa bạo lực sẽ là sự chọn lựa của người dân để phản kháng lại nhà cầm quyền. Đến lúc đó máu của cả hai phía sẽ đổ xuống, để một trang sử đau thương của dân tộc được lật qua nhưng hận thù vẫn còn ở lại.
Chúng ta không hề mong muốn điều này, nhưng quyết định là ở trong tay những người cộng sản.
- Một tiên liệu về vụ án Đoàn Văn Vươn – có 2 khả năng xảy ra:
1. Những nhà lãnh đạo CSVN sẽ đứng về phía lãnh đạo Hải Phòng – Tiên Lãng, bằng cách giơ cao đánh khẻ hoặc giải quyết theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như từ trước đến nay đối với những tên cường hào ác bá tại huyện Tiên Lãng và xử phạt anh Vươn cùng gia đình những bản án nặng nề nhằm răn đe người dân để bảo vệ đàn em và quyền uy của chế độ. Nếu như vậy thì những người lãnh đạo CSVN sẽ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về phía mình vì họ là những người có quyền lực và trách nhiệm cao nhất, bất chấp luật pháp, dư luận trong và ngoài nước, bất chấp lòng dân, công lý và lương tri để duy trì cái gọi là “sự đúng đắn và sáng suốt tuyệt đối của Đảng”. Như vậy lịch sử sẽ phán xét họ như đã phán xét đối với những nhà độc tài tại Bắc Phi và Trung Đông.
2. Hy sinh những kẻ coi thường pháp luật và cường hào ác bá, điều này sẽ dẫn đến những hệ quả sau:
- Những người lãnh đạo đảng CS và chính quyền tại địa phương sẽ không còn dám cường quyền hống hách, tùy tiện hành xử dẫn đến việc đảng CS và chính quyền sẽ suy yếu. Điều này tác động đến lòng trung thành của đảng viên vì với họ vào Đảng là để có quyền uy và tiền bạc
Nhưng những nhà lãnh đạo đảng CS nếu có bản lĩnh và tầm nhìn xa, dám hy sinh những tên vi phạm pháp luật và cường hào ác bá thì họ sẽ đánh bóng được hình ảnh của họ, còn giữ được một chút niềm tin của nhân dân vào luật pháp của chế độ và sự khả tín của đảng CS… Cân nhắc lợi hại thì hy sinh những tên cường hào ác bá vẫn là thượng sách. Có lợi cho đảng CS và các nhà lãnh đạo hiện nay vào thời điểm này, thời điểm mà một trật tự thế giới và khu vực đang hình thành. Đó là “trật tự của sự phồn vinh, an ninh và Dân chủ” như bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hillary Clinton đã nói.
CSVN phải lựa chọn, hoặc là hội nhập với trật tự mới để được tồn tại, hoặc là chống lại để bị xóa sổ hoàn toàn.
Sự kiện Đoàn văn Vươn đẩy CSVN vào thế tiến thoái lưỡng nan,nhưng trong những điều xấu phải biết chọn điều ít xấu nhất!
Chúng ta hãy chờ xem những “đỉnh cao trí tuệ” sẽ giải quyết vụ việc này như thế nào.
Huỳnh Ngọc Tuấn
Phòng phòng chống chống, dân chủ muôn năm!
Dân Làm Báo – Ông Thủ tướng 2 nhiệm kỳ, người hùng tại Tiên Lãng với tuyên bố “không dẹp được tham nhũng tui sẽ bái bai”, cũng là đồng chí kiêm luôn chức Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng vừa mới gật đầu với kiến nghị của Thanh tra chính phủ về việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN.
Ông Chủ tịch xếp sòng nhánh đảng cử dân bầu thì vừa đăng đàn tuyên bố phải quan tâm hơn nữa quyền con người trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ông Thủ tướng đồng ý “kết hợp tổng kết 5 năm thực hiện Luật
PCTN và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020
với Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 (Khóa X)
và tổng kết công tác PCTN” (đọc mà rối mù).
Giai đoạn thứ nhất của Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020: đúng
là các đồng chí lãnh đạo đảng ta thật sướng. Chẳng cần thời hạn gói ghém
trong nhiệm kỳ trách nhiệm của mình. Muốn kéo sao kéo, dài bao “niên”
cũng được, hết mùa thu lá rụng này rơi sang mùa thu lá chết khác. Không
xong thì đồng chí khác lãnh đủ cái gia tài của mẹ để lại cho con.
Chuyển sang điều ông Chủ tịch đại biểu dân nói: “phải phát huy
mạnh mẽ tính dân chủ của nhân dân; khẳng định bản chất Nhà nước của dân,
do dân và vì nhân dân, tiếp tục khẳng định địa vị pháp lý, làm rõ thêm
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…”
Nếu cái gì cũng là của dân thì mần răng mà cái chuyện phòng phòng chống chống cứ nằm trong tay đảng viên lãnh đạo nắm quyền (quay trở lại chuyện của ông Thủ).
Tham nhũng cũng là các quan và chống tham nhũng cũng là các quan thì
biết chừng nào mới các quan mới hát được câu kết cho bài ca phòng phòng
chống chống, mới hết điệp khúc “rút kinh nghiệm, hoàn thiện, nâng cao…” –
viết cho dài dòng hoành tráng đọc trẹo quai hàm theo kiểu các quan là: “làm
rõ những kết quả đạt được, ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, khó khăn,
vướng mắc và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó kiến nghị
các biện pháp, giải pháp làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng,
đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của công tác PCTN cho giai đoạn tiếp theo”.
Ông Chủ tịch đại diện dân mang thẻ đảng còn nhấn mạnh: “Dự thảo
Hiến pháp 1992 sửa đổi cần tiếp tục khẳng định địa vị pháp lý, làm rõ
thêm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự gắn bó giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam với nhân dân, với dân tộc”.
Ủa, còn có chỗ để khẳng định thêm nữa sao?? Không phải đã khẳng
định hết mức, đụng trần nhà của sự khẳng định về đảng duy nhất lãnh đạo,
đảng muôn năm, đảng là đầy tớ của nhân dân, đảng là thì mà là… rồi sao?
Còn gì gắn bó và thắm thiết hơn cái tình nhân-dân-chủ &
đảng-đầy-tớ, nhân dân làm chủ, đảng quản lý dùm mọi thứ? (Xin đừng nhắc tới cái đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn).
Ông Chủ tịch dân còn nhắn nhủ: “thể hiện rõ nét hơn nữa mô hình
Nhà nước ta là Nhà nước XHCN có sự thống nhất và phân công, phân nhiệm,
song song với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan lập
pháp, tư pháp và hành pháp, hướng tới mục đích tối cao là nâng cao hiệu
quả phục vụ nhân dân.”
Chết cha! Vậy thì quyền lực của đảng đang bao trùm lên cả 3 ngành
vất đi đâu?? Cứ tưởng là đồng chí nào có đang ngồi ghế sơn màu lập pháp,
ngồi bàn có dán nhãn tư pháp, nằm giường có made in hành pháp cũng đều
là đảng ta một nhà – có gì thì cứ xử lý nội bộ đảng, phê bình, kiểm điểm
là xong ngay mà.
Chết cha! Vậy thì từ nay đồng chí Thủ tướng xếp sòng hành pháp làm
sao mà tò mò tọc mạch rón rén ngồi vào ghế quan tòa, nhảy cóc sang nhà
anh tư pháp để xét xử anh minh, đáp ứng kỳ vọng của toàn dân… báo lề
đảng và toàn dân… cựu nguyên công thần?
Chết cha! Vậy thì từ nay chính đồng chí Chủ tịch dân mần sao đứng
trước Quốc hội đồng bào đọc lệnh của đám phải gió nào đó quyết định
không kỷ luật ai trong vụ chìm xuồng Vờ na xin?
Mà thôi kết luận cho nó xong:
Sao mà phòng chống hoài dzậy?? Đảng ta là đảng vô sản, đại diện cho
giai cấp công nhân, suốt đời vì dân phục vụ vì nước quên mình chứ có
thằng phản động nào chấm mút của dân đâu!?
Sao mà phải phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của nhân dân chi nữa
vậy?? Nước ta dân chủ gấp vạn lần… tụi nó mà. Chị Doan đã phán, lời chị
đã trở thành khuôn vàng thước ngọc không thể chối cải được. Tốt đủ rồi,
nói nữa, đòi cải thiện một thứ vốn đã tốt gấp vạn lần, chúng nó tưởng đồ
“dân chủ” của đảng ta là đồ nhái sao?
Thôi nghe. Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm. Hàng tốt số một rồi!.
*
Tổng kết 5 năm Luật Phòng, chống tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống
tham nhũng (PCTN) vừa đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về
việc kết hợp tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN và sơ kết giai đoạn thứ
nhất Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 với Hội nghị toàn quốc sơ kết
5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 (Khóa X) và tổng kết công tác PCTN.
Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo
T.Ư về PCTN để chuẩn bị Hội nghị đạt kết quả tốt.
Việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN và sơ kết giai đoạn thứ
nhất Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 là nhằm đánh giá việc thực
hiện Luật PCTN và giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia PCTN đến năm
2020 của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức liên quan.
Đồng thời, làm rõ những kết quả đạt được, ưu điểm, khuyết điểm, hạn
chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm, từ
đó kiến nghị các biện pháp, giải pháp làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng, chống
tham nhũng, đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của công tác PCTN cho giai đoạn
tiếp theo.
Quốc Hà
*
Sửa đổi Hiến pháp 1992: Quan tâm hơn nữa quyền con người
Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
sáng qua – 21/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho rằng, dự thảo Hiến pháp 1992 sửa
đổi “phải phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của nhân dân; khẳng định bản
chất Nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân, tiếp tục khẳng định địa vị
pháp lý, làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp
1992 diễn ra trong bối cảnh diễn ra trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân đang ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nên phải đáp ứng yêu cầu phù hợp
với diễn biến tình hình trong nước, dự báo xu hướng khu vực và thế
giới; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI trên tinh thần sửa đổi,
hoàn thiện đạo luật cơ bản, lâu dài, ổn định phục vụ sự phát triển
chung của đất nước, của dân tộc.
Từ đó, dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi cũng phải phát huy mạnh mẽ
tính dân chủ của nhân dân; khẳng định bản chất Nhà nước của dân, do dân
và vì nhân dân, thể hiện rõ nét hơn nữa mô hình Nhà nước ta là Nhà nước
XHCN có sự thống nhất và phân công, phân nhiệm, song song với cơ chế
kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành
pháp, hướng tới mục đích tối cao là nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân.
Việc xây dựng dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng phải hướng tới mục
tiêu tạo sức bật mạnh mẽ cho công cuộc phát triển kinh tế; phát triển
văn hóa, giáo dục, xã hội phù hợp với bối cảnh đổi mới của đất nước
trong những năm tiếp theo.
Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi cần tiếp tục khẳng định địa vị pháp
lý, làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự gắn bó
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân, với dân tộc. Bên cạnh đó, dự
thảo Hiến pháp sửa đổi cũng phải tiếp tục quan tâm hơn nữa đến quyền con
người; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong việc chấp hành kỷ
cương, pháp luật của Nhà nước…nhằm xây dựng, củng cố vững chắc khối đại
đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh mỗi cá nhân, tập thể vì lợi ích của
đất nước, của dân tộc.
Phiên họp thứ hai của Ủy ban tập trung đánh giá Dự thảo Báo cáo
Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, đồng thời cho ý kiến đối với một số
định hướng lớn trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi. Ủy ban cũng sẽ cho ý
kiến về thiết kế bố cục, chương, điều của Hiến pháp sửa đổi sao cho phù
hợp, có tính ổn định, lâu dài, tương xứng với vai trò, vị trí là đạo
luật cơ bản của quốc gia.
Các thành viên của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng đã cho ý kiến
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những định hướng cơ bản về tổ
chức, phương thức hoạt động của các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp
và một số định chế quan trọng khác như: Chế định Chủ tịch nước, Viện
Kiểm sát, Tòa án, Kiểm toán Nhà nước và đặc biệt có cơ chế bảo vệ Hiến
pháp chống lại các sự vi phạm…
Huy Anh
Chuyện nhà lão Viện trưởng
Trần Sơn (Danlambao) - Giữa
trưa, đang giờ cơm nước, nghỉ ngơi, hàng xóm nhà lão Viện trưởng Viện
Kiểm Sát được một phen nhức óc. Số là vợ lão đi làm về thấy tủ bị cạy.
Tiền chợ búa để trong hộp, sáng nay còn chẵn chòi 2 triệu 3, thấy khoá
tủ bị cạy phá, mụ kiểm lại thấy bị mất đúng 1 tờ 500, trong khi của nhà
vẫn khoá cẩn thận, không có dấu hiệu cạy phá gì. Thôi đích thị là ông
giời con rồi.
Lúc này thằng bé, mới học lớp 5, đang đứng khép nép trong nhà,
miệng chu tréo. Đúng theo kiểu giọng khóc con một. Như lợn bị chọc tiết.
Hàng xóm nghe sốt cả ruột. Mụ Viện trưởng cũng gào lên như chợ vỡ, tay
mụ vung vẩy cán chổi:
- Giời ơi là giời, mày lấy tiền để làm gì.
Thằng bé miệng vẫn méo xệch, không trả nhời. Tức khí, mụ vút cho một phát vào chân, thàng bé càng gào tợn.
- Mày có biết là mày có mấy tội không? Tội ăn cắp và tội phá hoại,
nghe chưa. Mỗi tội 3 roi, tao đã quy định rồi, còn 5 roi nữa, nằm ngay
xuống.
Thằng bé vần đứng lom khom thủ thế trong góc nhà, mắt ngước nhìn mụ
cầu xin, miệng càng gào to hơn. Rốt cục nó cũng mếu máo được một câu:
- Con xin mẹ, từ nay con chừa, tiền con vẫn để trong túi đây.
Nó rút ra 3 trăm rưởi để xuống trước mặt.
- Thế đi đâu trăm rưởi nữa.
Lúc này lão Viện trưởng cũng vừa đi làm về. Lão quát lên:
- Thằng kia, ra mà rửa ráy chân tay đi, rồi còn ăn cơm. Mẹ mày mữa,
cứ để đấy, không việc gì làm ồn lên thế, trưa rồi, để cho hàng xóm
người ta còn nghỉ ngơi.
- Ông lại bênh nó rồi, để đấy tôi cho một trận, cho chừa cái thói ăn cắp, phá hoại.
Rốt cục chuyện cũng tạm yên. Thằng bé ngồi vào bàn, vừa ăn vừa núc nở.
- Cứ từ tốn mà ăn, chiều nay có phải đi học thêm không? – Lão hỏi
- Dạ có ạ.
Thằng con vội lùa 2 bát cơm, ôm cắp chạy biến.
Lúc này chỉ còn 2 vợ chồng mụ Viện trưởng bên mâm cơm.
- Chiều ông gọi thợ khoá làm lại cho tôi cái khoá, tiền chợ tôi cất tạm vào két.
- Được rồi, tôi sẽ gọi thợ. Mà bà xử tội con cũng đừng o ép nó quá. Nó không tâm phục khẩu phục, nó nhờn.
- Cái gì, ông bảo o ép là o ép cái gì? Mụ vặc lại.
- Cũng làm trong ngành, bà biết rồi. Nguyên tắc là một hành động
chỉ xử một tội. Hoặc bà xử nó tội ăn cắp, hoặc tội phá hoại. Nó chỉ đáng
tội 3 roi, đây bà xử 2 tội đến 6 roi, như thế là oan cho con. Trong
trường hợp này, bà chỉ được xử tội nó ăn cắp, vì mục đích của nó là ăn
cắp, bất đắc dĩ nó phải phá tủ. Không ai đi xử tội phá tủ cả. Luật pháp
quy ước mặc định như vậy.
- Ông nói thế mà nghe được à. Đấy vụ Đoàn Văn Vươn, ông chả khép nó
2 tội là gì. Nó chỉ có một hành động nổ súng mà ông vẫn khép nó 2 tội,
Giết người, với Chống người thi hành công vụ là gì.
Lão Viện trưởng mặt đỏ tía tai:
- Chết, chết, bà nói vậy là hỏng. Bà cũng làm trong ngành mà không
quán triệt đường lối của Đảng trong xét xử. Bà nói trong nhà thì được,
ra ngoài mà nói như thế này là hỏng. Anh em người ta đánh giá không hay.
- Đường lối là làm sao?
- Với cán bộ, Đảng viên, nếu có xử phải vận dụng luật linh hoạt,
tăng nhiều tình tiết giản nhẹ. Đấy là chính sách bảo vệ cán bộ của Đảng,
đã thành văn bản rõ ràng. Với dân thì phải xử thật nghiêm cho chúng nó
sợ. Nó một tội phải suy diễn ra 5-7 tội cho nó chừa. Kẻ khác trông vào
mà khiếp. Có thế mới ổn định chính trị xã hội. Bà rõ chửa.
- Thôi ông ăn nốt đi, tôi còn rửa dọn. Rõ rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét