TP-Qua
các văn bản của Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ Tiên Lãng-Hải
Phòng (thuộc Hội Nghề cá Việt Nam), có thể thấy việc giao đất, thu hồi,
giải quyết khiếu nại về đất đai tại Tiên Lãng, có dấu hiệu sai phạm
nghiêm trọng.
Những
quy định pháp luật về đất đai mang tính cải cách, có lợi cho nông - ngư
dân, đã được áp dụng trên toàn quốc nhiều năm nay, dường như chưa có
hiệu lực ở huyện Tiên Lãng...
Vợ con ông Vươn ăn tết trong chiếc lều dựng tạm trên khu đất căn nhà 2 tầng đã bị phá. Ảnh: Quang Vinh. |
Cảnh báo trước, sao không tránh được?
Ngày
30-11-2011, Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (LCHNTTSNL) huyện
Tiên Lãng đã có công văn số 01/2011/CVLCH, do ông Dương Văn Trong - Phó
chủ tịch LCHNTTSNL ký, gửi tới nhiều vị lãnh đạo, nhiều cấp, nhiều
ngành, trình bày quan điểm của Ban chấp hành LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng
về việc UBND huyện ban hành 02 Quyết định (ngày 24-11-2011) cưỡng chế
thu hồi đất hai chi hội viên Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân.
Thời
điểm này, việc cưỡng chế đối với ông Vươn, cũng như việc một số người
quyết liệt chống trả đoàn cưỡng chế, đã diễn ra. Đọc lại văn bản nêu
trên của LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng, không khỏi giật mình, bởi việc chống
trả đoàn cưỡng chế đã được cảnh báo trước!
Xin trích dẫn một phần nội dung văn bản của LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng: “Để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai hội viên được Nhà nước thừa
nhận, Ban chấp hành LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng (...) chúng tôi tuyên bố:
Chúng tôi sẽ giáng trả đến cùng bằng tất cả phương tiện gì với tất cả
những ai lợi dụng danh nghĩa chính quyền, cố tình lợi dụng chức vụ quyền
hạn để chiếm đoạt tài sản của công dân có tổ chức”.
Lẽ
nào chuyện “đối đầu” giữa ngư dân và chính quyền địa phương là bất khả
kháng? Những người trong đoàn cưỡng chế hôm đó, họ có được cho biết
trước sẽ có chống trả quyết liệt, để mà phòng bị? Có nhất thiết phải áp
dụng “biện pháp mạnh” rồi phải trả giá 06 người bị thương tích?
“Chấp
nhận ăn thua” với những người nuôi trồng thuỷ sản là sự nhất trí, là sự
quyết tâm của đông đảo cán bộ cơ quan ban ngành huyện Tiên Lãng, hay
chỉ xuất phát từ động cơ cá nhân của một vài người mà thôi?
Chưa
hết câu hỏi. Các cá nhân, cơ quan nhận được văn bản này đã làm gì, để
sự việc đáng tiếc hôm 05-01-2012 không xảy ra? Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, Trung ương hội nghề cá Việt Nam (một trong những nơi nhận được văn bản) đã có công văn gửi UBND TP Hải Phòng, “kính
đề nghị xem xét, có biện pháp giải quyết thỏa đáng, kịp thời, đảm bảo
quyền và lợi ích chính đáng của nông ngư dân đã được pháp luật quy
định”.
Tiếc rằng, công văn này gửi đi hơi muộn, nó đề ngày 30-01-2012, khi việc cưỡng chế và chống trả cưỡng chế đã diễn ra mất rồi.
“Luật trung ương” và “luật địa phương”
Ngày 20-01-2012, LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng lại có tiếp văn bản “Báo
cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng
chế đầm nuôi trồng thuỷ sản của UBND huyện Tiên Lãng”,người ký vẫn là ông Lương Văn Trong. Giống văn bản trước, văn bản này được gửi tới nhiều vị lãnh đạo, nhiều cấp, nhiều ngành.
Việc
giao đất, thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn đang được các cơ quan
chức năng liên ngành xem xét, đúng sai sẽ có kết luận trong thời gian
tới. Tiền Phong xin
tóm lược một số nội dung trong văn bản nêu trên để bạn đọc được biết
quan điểm của LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng - một tổ chức xã hội nghề nghiệp
tập hợp đông đảo người nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Tiên Lãng, trong đó
có ông Đoàn Văn Vươn.
Về
việc giao đất cho người nuôi trồng thuỷ sản, theo LCHNTTSNL huyện Tiên
Lãng, ngay từ năm 1993, UBND huyện đã ban hành quy định số 497, trong đó
có nội dung: “Khi
hết thời hạn sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công
trình phục vụ sản xuất, vật liệu kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất
được giao cho Nhà nước quản lý và sử dụng, Nhà nước không thanh toán giá
trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất đã hết thời hạn”.
Theo
LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng, quy định trên của UBND huyện không tuân thủ
Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003, cũng như các văn bản hướng dẫn thi
hành; ngay từ thời điểm được ban hành, nó đã bị đông đảo người nuôi
trồng thuỷ sản trong huyện phản đối. (PV Tiền Phong đã
tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia pháp luật, họ đều có chung nhận định:
Quy định 497 không phải là văn bản pháp quy; nội dung được trích dẫn
trên đây không phù hợp với Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ và Luật
Đất đai 1993 có hiệu lực thi hành từ 15-10-1993).
Còn nữa
Đinh Anh Tuấn
MTTQ Việt Nam sẽ phản biện
Trao
đổi với báo chí chiều qua (31-1), ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQVN cho biết, Ủy ban chưa nhận được báo cáo
của Đoàn giám sát về việc cưỡng chế đất thu hồi tại huyện Tiên Lãng, TP
Hải Phòng.
Cũng
theo ông Vũ Trọng Kim, đây là việc của cơ quan bảo vệ pháp luật và
những cơ quan này phải có kết luận trước. “Mặt trận sẽ phản biện báo cáo
về vụ việc này chứ không kết luận vấn đề. Mặt trận phải làm theo chức
năng của mình, phải phản biện những kết luận của chính quyền và cơ quan
bảo vệ pháp luật” - ông Kim nói.
Cùng
ngày, Đoàn cán bộ của Bộ TN&MT đã bắt đầu làm việc với Sở TN&MT
TP Hải Phòng, nhằm làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức
trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với
hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Nguyễn Tuấn
|
TP
- Câu chuyện sau vụ cưỡng chế thu hồi diện tích ao, đầm ở xã Vinh
Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng có thêm những diễn biến mới.
Khu đầm của gia đình anh Vươn bị thu hồi không một đồng bồi thường. |
Tại
cuộc họp báo chiều 5-1 và tối 12-1 sau vụ cưỡng chế, chủ tịch huyện
Tiên Lãng Lê Văn Hiền khẳng định việc thu hồi các diện tích đầm ở xã ven
biển Vinh Quang (không chỉ riêng nhà anh Đoàn Văn Vươn, anh Đoàn Văn
Quý) không được bồi thường hay hỗ trợ vì hết thời hạn giao đất dù người
dân đã đầu tư nhiều tỉ đồng để quai đê lấn biển, bồi trúc, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật...
Tuy
nhiên, cuối năm 2005, gia đình anh Vươn từng được nhà nước bồi thường
với tổng số tiền hơn 271 triệu đồng khi thu hồi hơn 3,2 ha đất đầm nuôi
trồng thủy sản ở ngay đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang.
Năm
2005, Hải Phòng có quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để giao cho Tổng đội Thanh niên xung
phong 13-5 (thuộc Thành Đoàn Hải Phòng) triển khai Dự án xây dựng hạ
tầng kỹ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu.
Do
vậy, gia đình anh Vươn bị thu hồi hơn 3,2 ha đất trong tổng số 40,3 ha
đầm nuôi trồng thủy sản tại khu Cống Rộc. 3,2 ha đầm của anh Vươn được
các ngành chức năng Hải Phòng khi đó gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Tiên Lãng xác định là đất nông
nghiệp hạng 5, loại đất nuôi trồng thủy sản.
Tất
cả các hạng mục như khối lượng đắp bờ bao, nhà chòi, cống, các chi phí
cải tạo đầm, hỗ trợ về lao động... đều được tính toán bồi thường. Và,
phương án bồi thường đã được ông Nguyễn Văn Thành, khi đó là Phó chủ
tịch UBND Hải Phòng phê duyệt (giờ ông Thành là Bí thư Thành ủy Hải
Phòng).
Ngay sau đó, Tổng đội TNXP 13-5 đã chi trả bồi thường hơn 271 triệu đồng cho gia đình anh Vươn.
Điều
lạ là dù đã bị nhà nước thu hồi đền bù hơn 3,2 ha trong tổng số 40,3 ha
đất đầm của gia đình anh Vươn nhưng không hiểu vì lý do gì mà huyện
Tiên Lãng lờ đi việc điều chỉnh lại diện tích đầm trong các quyết định
giao, thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai là chỉ còn 37 ha.
Và mới đây, các quyết định thu hồi đất đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn diện tích đầm vẫn giữ nguyên 40,3 ha(?).
Ông
Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ
huyện Tiên Lãng vừa gửi công văn đến các cấp lãnh đạo để “Báo cáo sự
thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm
nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng”.
Cuối
giờ chiều 30-1, sau nhiều lần liên lạc qua điện thoại, chủ tịch huyện
Tiên Lãng Lê Văn Hiền cho biết, việc đầm gia đình anh Vươn bị nhiều đối
tượng ngang nhiên đánh bắt, lấy đi nhiều tấn tôm cua cá đang được họp
bàn xác định, làm rõ..., rồi ông Hiền nói bận họp và cúp máy.
Chủ tịch huyện Tiên Lãng bị tố khai man lý lịch
Chiều
29-1, tại nhà riêng ở thôn Đông chợ Sáng (xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng,
Hải Phòng), ông Vũ Xuân Đợi (61 tuổi) cho biết đã gửi đơn đến các cấp
lãnh đạo và báo chí tố cáo ông Lê Văn Hiền, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng “đã cố tình man khai lí lịch Đảng...”. Là một
đảng viên, cựu chiến binh, ông Đợi từng giữ chức Trưởng ban Ruộng đất xã
Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng.
Theo
ông Đợi: Phần khai về gia đình vợ của ông Hiền có nhiều điều khuất tất
cần được làm rõ. Từ những tài liệu mà ông Đợi đang có và đã gửi cho cơ
quan chức năng, ông khẳng định: “Ông Lê Văn Hiền không đủ tiêu chuẩn
đứng trong hàng ngũ của Đảng nếu đối chiếu các điều quy định của Đảng và
quy định số 57 QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị...”.
Ông Vũ Xuân Đợi cho biết sẽ theo vụ việc tới cùng vì sự trong sạch của tổ chức Đảng.
|
Chị
Phạm Thị Hiền (em dâu anh Vươn) cho biết đến nay có đến 5 luật sư đề
nghị tham gia bảo vệ miễn phí cho gia đình anh Vươn. Hiện, luật sư
Nguyễn Duy Minh (đoàn luật sư TPHCM đang làm thủ tục với cơ quan điều
tra Hải Phòng để gặp anh Vươn cùng người thân bị tạm giam.
Gia
đình anh Vươn mới gửi đơn lên các cấp tố cáo việc hủy hoại tài sản gồm
ngôi nhà hai tầng cùng vật dụng đã bị lực lượng cưỡng chế san phẳng trên
diện tích đất không thuộc phần bị cưỡng chế.
|
Lam Khê
– Ông Đoàn Văn Vươn chỉ là ‘khổ chủ’ đầu tiên? (TP). – Vụ cưỡng chế: Phải tính đến mồ hôi, nước mắt dân (VNN).
- Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng (VNN). – Tiên Lãng Đại Cáo (Hịch Anh Vươn) (Laddykillah). --
- LÊ THÁI HOÀNG: THƯ GỬI THẦY HIỆU TRƯỞNG (Quê Choa). – VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẦM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN TIÊN LÃNG: Cần đình chỉ chức vụ người ra quyết định cưỡng chế? - Báo cáo số 11 của UBND huyện Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn (NVT).
- Hải Phòng rà lại toàn bộ vụ Đoàn Văn Vươn (VNN). – Hải Phòng rà soát vụ cưỡng chế để báo cáo Thủ tướng (SGTT). – Vụ cưỡng chế đất: Cách hành xử của chính quyền có nhiều vấn đề (ĐV). –Lãnh đạo Hải Phòng nói gì về nghi vấn vụ cưỡng chế đầm tôm?(DT).
- “Xã chưa được báo cáo có giang hồ quản lý đầm” (LĐ). – Ai vơ vét thuỷ sản nhà Đoàn Văn Vươn? (VNN). - Vụ Tiên Lãng: Chính quyền xã “không biết” nhiều việc (TT).
- Phỏng vấn luật sư Phạm Văn Phất: Không được chậm trễ khởi tố vụ án cưỡng chế ở Hải Phòng (TP). – Liên chi hội thủy sản Tiên Lãng: Luật huyện to hơn luật nước (ĐV). – Xuất hiện bài viết bênh vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (ĐV). – Đoàn Văn Vươn từ chối các luật sư nhận bào chữa miễn phí (GDVN). – Nhìn từ Tiên Lãng (Hải Phòng): Giúp các gia đình bị can ổn định cuộc sống (ĐĐK). – Nhìn từ Tiên Lãng (Hải Phòng): Khẩn trương sửa đổi Luật Đất đai (ĐĐK). - Bi kịch đất đai và sự đàng hoàng của chính quyền (TQ). - Hội phụ nữ cho vợ Đoàn Văn Vươn vay vốn thoát nghèo? (PN Today). - Ký sự đời biển “bạc”…: Công thần của biển hay phận dã tràng? (NNVN). - Cần khởi tố ngay vụ phá nhà ông Vươn (VNE). - Tiên Lãng cưỡng chế ngâm vịnh — (Nguyễn Thông).
- - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Lãnh đạo TAND TP Hải Phòng bác ý kiến LS Thu (GDVN) - "Tôi chưa nắm được thông tin này, còn việc bổ nhiệm, tái nhiệm hay miễn nhiệm cán bộ phải theo đúng quy trình tổ chức cán bộ mà Nhà nước qui định".
Phi trường Việt Nam hoàn thuế VAT cho du khách ngoại quốc
Bản
tin trên tờ Jakarta Post ngày 1/2 cho biết khách du lịch nước ngoài sẽ
được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các mặt hàng họ mua tại Việt
Nam khi rời sân bay Nội Bài ở Hà Nội và phi trường Tân Sơn Nhất tại Sài
Gòn.
Theo quyết định số 05/2012 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, kế hoạch thí điểm hoàn thuế VAT cho khách nước ngoài sẽ được thực thi từ đầu tháng 7 năm nay tới cuối tháng 6 năm 2014.
Với quy định vừa kể, người ngoại quốc trước khi rời Việt Nam mang theo hóa đơn mua hàng tại một cửa hàng trong một ngày trị giá trên 2 triệu đồng sẽ được hoàn thuế VAT tại hai phi trường chính ở hai miền Nam-Bắc.
Tuy nhiên, các mặt hàng nằm trong diện được hoàn thuế VAT phải chưa qua sử dụng, và hóa đơn mua không quá 30 ngày trước khi du khách rời khỏi Việt Nam. Khoản tiền được hoàn thuế được thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam.
Giới hữu trách nói quy định này giúp thu hút khách du lịch tới Việt Nam và tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy trung bình một du khách nước ngoài lưu lại thăm Việt Nam trên dưới 10 ngày, chi tiêu trên 1.000 đô la, chưa kể tiền vé máy bay.
Năm ngoái, Việt Nam đón hơn 6 triệu khách du lịch quốc tế, tăng hơn 19% so với năm trước đó.
Nguồn: The Jakarta Post, Asia News Network.
Theo quyết định số 05/2012 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, kế hoạch thí điểm hoàn thuế VAT cho khách nước ngoài sẽ được thực thi từ đầu tháng 7 năm nay tới cuối tháng 6 năm 2014.
Với quy định vừa kể, người ngoại quốc trước khi rời Việt Nam mang theo hóa đơn mua hàng tại một cửa hàng trong một ngày trị giá trên 2 triệu đồng sẽ được hoàn thuế VAT tại hai phi trường chính ở hai miền Nam-Bắc.
Tuy nhiên, các mặt hàng nằm trong diện được hoàn thuế VAT phải chưa qua sử dụng, và hóa đơn mua không quá 30 ngày trước khi du khách rời khỏi Việt Nam. Khoản tiền được hoàn thuế được thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam.
Giới hữu trách nói quy định này giúp thu hút khách du lịch tới Việt Nam và tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy trung bình một du khách nước ngoài lưu lại thăm Việt Nam trên dưới 10 ngày, chi tiêu trên 1.000 đô la, chưa kể tiền vé máy bay.
Năm ngoái, Việt Nam đón hơn 6 triệu khách du lịch quốc tế, tăng hơn 19% so với năm trước đó.
-- CN điện tử Việt Nam: Nhìn từ con chuột máy tính
Một năm nhìn lại sức sống của thị trường ở một số lĩnh vực để có thể giới thiệu giản lược được bộ mặt phát triển nói chung.
Trong
"một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam", Tiến sĩ Alan Phan có
kể rằng, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thẳng thắn nói: "Họ (doanh
nghiệp Việt Nam - NV) đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn
quên". Vị tiến sĩ Việt kiều này không bình luận gì thêm về nhận xét
trên. Ông chỉ hờ hững như thế để người đọc tự suy ngẫm...
Nhiều
người hỏi một cách nghiêm túc: Bao giờ Việt Nam (VN) mới sản xuất được
con chuột máy tính, bàn phím, điều khiển từ xa? Những món đó có khó gì
đâu mà phải nhập khẩu từ Trung Quốc? Đúng! Nếu nhìn từ góc độ công nghệ,
những sản phẩm đó chẳng có gì là cao siêu cả nhưng tại sao đến bây giờ
chúng ta vẫn chưa tự lực sản xuất mà vẫn phải nhập khẩu? Có phải chăng
công nghiệp điện tử Việt Nam chưa đủ sức sản xuất con chuột hay vì bị
chi phối quan niệm về một thế giới phẳng?
Xây nhà máy, từ con chuột đến bán dẫn
Vern,
doanh nhân lắp ráp máy tính "thương hiệu Việt" cũng đã có thời bắt tay
sản xuất chuột. Nói cho sang là "sản xuất" nhưng bản chất cũng là lắp
ráp từ linh kiện nhập bên Trung Quốc. Tính đi tính lại, những con chuột
của Vern không thể có giá rẻ hơn hàng nhập từ Trung Quốc, chưa kể đến
chất lượng, vậy là "tan tác một giấc mơ hoang".
Ông
Lê Văn Chính, cố vấn của Soncamedia cho rằng, nếu sản xuất 10.000 con
chuột/năm sẽ đắt hơn hàng Trung Quốc 3%, còn sản xuất 100.000 con
chuột/năm sẽ cao hơn hàng Trung Quốc 0,5%, chỉ có thể đánh bật hàng
Trung Quốc nếu sản xuất 1 triệu con chuột/năm với điều kiện chất lượng
phải tốt hơn nhóm hàng này. "Tại sao chúng ta phải nghĩ đến việc đầu tư
nhà máy hàng triệu USD chỉ để sản xuất con chuột? Đó là lối tư duy duy ý
chí", ông Chính thể hiện quan điểm "chống" sản xuất những sản phẩm mà ở
đó không có gì là cao siêu cả, điển hình là con chuột, bàn phím máy
tính... "Tại sao chúng ta không nghĩ: khi đi mua một con chuột do các
doanh nghiệp bên Trung Quốc sản xuất mới thấy thương cho những ai đã làm
ra nó! Tôi cho rằng, những gì mà Nhật, Mỹ không làm thì chúng ta không
nên làm", ông Chính có vẻ cực đoan khi đưa ra ý kiến đó. Nhưng ngẫm lại,
thấy lời ông Chính nói có lý.
Ước
mơ xây dựng một ngành công nghiệp điện tử hiện đại, ngang tầm với khu
vực các nước Đông Nam Á đã có từ 35 năm trước. Năm 1976, ngân sách nhà
nước chi hàng chục triệu rúp để xây hai nhà máy sản xuất linh kiện điện
tử. Một nhà máy đặt ở miền Bắc có tên là Sao Mai (hay còn gọi là Z181,
Bộ Quốc Phòng) chuyên sản xuất bán dẫn ST301/302, ST601... theo công
nghệ của Tiệp Khắc. Còn nhà máy đặt tại miền Nam là Công ty sản xuất
điện tử Hòa Bình, chuyên sản xuất linh kiện thụ động: tụ điện, điện
trở... theo công nghiệp của Ba Lan, Pháp và Tiệp Khắc. Sau đó vài năm,
tiếp tục đầu tư Vietronics Tân Bình (viết tắt là VTB) chuyên sản xuất
tụ xoay cũng từ công nghệ Tiệp Khắc.
Ông
Nguyễn Văn Đạo, nay là Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nhớ lại:
"Vào thời điểm đó, nhìn 2 nhà máy, nhiều người tin rằng trong vòng chục
năm nữa, công nghiệp điện tử của Việt Nam sẽ "cất cánh". Lúc khai
trương, nhìn thấy những dây chuyền sáng bóng, vui lắm, tràn ngập niềm
tin". Từ những linh kiện của 2 nhà máy, những sản phẩm điện tử hoàn
chỉnh như chiếc radio 3 băng. Theo lời ông Đỗ Khoa Tân, hiện là Giám đốc
Công ty Điện tử Biên Hòa (Belco), vào thời điểm đó phải là cán bộ cấp
cao mới được mua chiếc radio đó. Bây giờ Sao Mai không còn sản xuất bán
dẫn nữa, chuyển sang lắp ráp hàng điện gia dụng. Bình Hòa đang "thoi
thóp", làm nhiều thứ, từ sản xuất theo đơn đặt hàng cho đến gia công bo
mạch (PCB) để lấy tiền nuôi công nhân.
Vào
những năm 1980 - 1982, những nhà máy sản xuất hàng điện tử có mặt tại
thị trường VN từ những năm 1969, như National, Sony, Sanyo... được quy
hoạch thành liên hiệp Các xí nghiệp điện tử, gọi tắt là Vietronics với
nhiều thành viên như Biên Hòa, Thủ Đức, Tân Bình, Cửu Long... Nhiệm vụ
chính của tổ hợp này là từ nguồn linh kiện CKD nhập khẩu từ các quốc gia
từ khối các nước Đông Âu lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, như radio,
tivi... Một vài nhà máy trong tổ hợp này đến nay vẫn còn hoạt động như
Biên Hòa, Thủ Đức, Tân Bình..., vị trí và vai trò của tổ hợp này trong
ngành công nghiệp điện tử chỉ là con số khiêm tốn vì không thể "địch"
lại các đối thủ trong và ngoài nước, từ công nghệ cho đến sản phẩm.
Những
năm đầu của thế kỷ 21, các doanh nghiệp tư nhân trong nước rộ "phong
trào": đầu tư những dây chuyền sản xuất (thực chất là lắp ráp) để sản
xuất máy tính, từ máy tính để bàn cho đến máy tính xách tay. Tiên phong
là FPT, sau đó là Vitek, rồi Nguyễn Hoàng... bỏ ra hàng chục triệu đôla
Mỹ chỉ để muốn chứng minh với người tiêu dùng trong nước rằng những
chiếc máy tính có mang dòng chữ "made in Vietnam". Nhưng chỉ vài năm sau
đó, những hệ thống lắp ráp trên, hoặc là "trùm mềm" hoặc là bán tống
bán tháo với giá chỉ bằng 1/5 giá đầu tư ban đầu.
Làm chủ công nghệ trước
Công
nghiệp điện tử VN hiện nay đã có gì, là một câu hỏi đơn giản nhưng để
tìm câu trả lời đúng với thực tế, nhiều người có trách nhiệm đều không
dám đối mặt với sự thật. Những doanh nghiệp như Tổng công ty Điện tử và
Tin học VN, các thành viên của Vietronics... từng một thời là "quả đấm"
đến nay đã già yếu. Các doanh nghiệp tư nhân, dù có năng động và trí tuệ
nhưng nguồn vốn ít ỏi, lại không được chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên
chấp nhận "làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Những con số thể hiện
trong các báo cáo thống kê mỗi tháng, mỗi năm của ngành công nghiệp điện
tử đều do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như tổ hợp
Samsung, Panasonic, Sanyo, Canon, Funjitsu... quyết định.
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất phần cứng theo chuyển giao công nghệ của nước ngoài là việc nên làm nhưng lẽ ra, phải song song với việc đầu tư chất xám để sáng tạo những gì thiên hạ đang làm hoặc chưa làm, mới tạo được lực đẩy cho ngành công nghiệp điện tử VN phát triển trong kỳ vọng, như lời nhận xét của ông Đỗ Khoa Tân.
TS
Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chia sẻ: "Phải đầu tư
chất xám để thâm nhập vào những công nghệ lõi, mới tạo ra nền tảng phát
triển vững chắc. Chấp nhận đi sau thiên hạ nhưng ta phải làm chủ được
công nghệ thiết kế - sản xuất chip xử lý không chỉ sử dụng trong những
sản phẩm dân dụng mà quan trọng nhất là dùng trong an ninh - quốc
phòng". TS Quân cũng xác nhận lâu nay chưa quan tâm đến việc đầu tư cho
chất xám, nhiều đề tài "bị quên trong tủ". Vì quan niệm như vậy, trong
gần 1.000 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học công nghệ cả nước trong năm
2011, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định dành 124,8 tỷ đồng để sử
dụng con chip 32bit của Trung tâm Nghiên cứu thiết kế vi mạch (viết tắt
là ICDREC, trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) thiết kế thành công vào việc
sản xuất gói sản phẩm, từ thẻ cho đến đầu đọc theo công nghệ RFID (Radio
Frequency Identification - nhận dạng bằng sóng radio). TS Quân xác
nhận, đây là sản phẩm quốc gia vì được sản xuất trên nền tảng chip do
chính người VN thiết kế và chế tạo, mở đầu cho công nghiệp điện tử VN.
"Làm
chủ công nghệ", câu nói thường nghe từ những bài phát biểu của giới
lãnh đạo nhưng làm chủ công nghệ gì, tác động của nó đến nền tảng phát
triển của quốc gia như thế nào chưa được đề cập và mổ xẻ một cách thấu
đáo để tạo động lực cho công nghệ nền tảng phát triển, hỗ trợ cho công
nghiệp sản xuất phát triển. TS Lê Hoài Quốc, Giám đốc Khu công nghệ cao
TP.HCM, nói: "Lâu nay giới khoa học chỉ dừng lại ở lời khẳng định: tôi
làm được. Không chỉ làm được mà phải bắt công nghệ đó mở ra thị trường
với mục tiêu là có nhiều sản phẩm cao cấp hơn với chuỗi giá trị liên
hoàn mang tính toàn cầu. Đóng góp của chất xám vào sản phẩm phần cứng
hay phần mềm đều đem lại những giá trị như nhau".
Công
nghiệp điện tử VN đã có nhiều quyết sách để phát triển nhưng nhiều quá
đến loạn! Quyết sách thì nhiều, nhưng những vấn đề không kém phần quan
trọng như tài chính, thị trường... lại chưa có gì là cụ thể. Nhà nước,
không chỉ là một khách hàng lớn của các sản phẩm điện tử "sản xuất tại
VN" mà còn có một trọng trách là thể hiện vai trò "bà đỡ" thực thụ chứ
không phải trên lý thuyết!
(Theo Sài Gòn tiếp thị số Tết)
- DN điện tử Việt Nam mất dạng trên thị trường
- Sôi nổi thị trường hàng điện tử… rởm
- Ngân hàng điện tử: Cuộc đua cho đẳng cấp mới
Năm mới, Phó Thủ tướng nói về “Kiềng ba chân” kinh tế (DDNN 29-1-12) -- Ông Vũ Văn Ninh khẳng định "con thuyền kinh tế Việt Nam sẽ ... tham gia chuỗi giá trị toàn cầu..." WTF? (Các em bé 9,10 tuổi... suốt ngày đập đá tìm kim cương ("blood diamond") bên châu Phi cũng là đang "tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu" đấy!)
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: Từng là doanh nhân nên tôi hiểu… (DDDN 29-1-12)
-Quốc gia lý tưởng: Nghịch lý trong mắt nhà đầu tư (VEF 26-1-12) -- P/v ông Phạm Nam KimVEF.VN -
Tiếp lửa cho doanh nhân (VEF
26-1-12) -- "Nghị quyết số 09-NQ/TW... ngọn lửa sưởi ấm những ngày lạnh
cuối đông Tân Mão". Muốn sưởi ấm thì có than, có củi, có gas... Đốt
giấy để sưởi thì hơi phí.
Ông "tam nông" ở miền Tây (TT 30-1-12)Chuyên gia WB: Nông dân Việt Nam chưa được hưởng sự giàu có (TP 30-1-12)
- - Kiềm chế lạm phát: “Thắt chặt nhưng đừng bóp nghẹt” (VnEconomy). - Vàng, chứng khoán còn hấp dẫn? (TT). - Nhà nước bảo hiểm rủi ro khi huy động vàng trong dân (TP). - Sẽ sáp nhập từ 5 đến 8 ngân hàng (SGTT).Vietnam police hunt finance official charged with fraud-- DPA
- Sẽ có làn sóng bán tháo bất động sản? (TQ). – Thị trường bất động sản 2012 vẫn nhiều ẩn số (VnEconomy).-Doanh nghiệp BĐS nỗ lực tìm thị trường “ngách“-cafef.vn
- Myanmar gia tăng cạnh tranh xuất khẩu gạo với Thái Lan, Việt Nam (SGTT). -- WB lạc quan về giá lương thực giảm trong năm 2012 (TTXVN).- Không để kinh doanh trung thực, tài trí bị thua thiệt (VOV). -- Đổ xô mua vàng cầu may ngày Thần tài (VnMedia). - Vét sạch vàng miếng trong ngày may mắn (TT). - Những kiểu buôn bán chỉ có trong ngày vía thần Tài (VNE). - Ngân hàng đầu tiên báo lỗ trong quý 4/2011 (VnEconomy).
- Tìm cách tăng xuất khẩu xi măng vì dư thừa (TBKTSG). - Thị trường bảo hiểm cũng sẽ được tái cơ cấu (TBKTSG). - “Việt Nam khó đạt được mục tiêu kinh tế năm 2012” (DT). - Doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ gì về kinh tế Việt Nam? (VnEconomy). - Ernst & Young: Việt Nam sẽ khó đạt mục tiêu về GDP và lạm phát (NDHMoney). - Đầu năm, giá vàng dậy sóng thị uy (VEF). -- Chứng khoán: Thời điểm lấy lại vị thế (VEF). - Cú hích từ cổ phiếu đại gia (TN). - Kinh doanh hàng không: Cơ hội trên miền đất dữ (VEF). - Doanh thu 1,2 tỷ USD của FPT vẫn chưa đạt kỳ vọng (DT).
- Châu Âu thông qua Hiệp ước mới về kỷ luật ngân sách – (RFI). – Liên hiệp Châu Âu tiến tới các quy định về ngân sách – (VOA). – Anh, Czech đứng ngoài liên minh tài chính – (BBC). - Đức khẳng định ảnh hưởng tại EU (TN). - Đồng thuận giải cứu Hy Lạp (Dân Việt).
-Đối thủ mới của gạo Việt Nam: Rice Exports From Myanmar Seen Doubling in Challenge to Thailand, Vietnam (Bloomberg 31-1-12) - Lượng gạo xuất khẩu của Miến Điện dự kiến tăng gấp đôi trong năm nay – (VOA).
- Trung Quốc bị tố phạm luật WTO (TN).
- Ba quỹ, 2.000 tỉ USD giải quyết nợ công châu Âu(SGTT). - Việc làm tại châu Âu giảm, lạc quan của hội nghị thượng đỉnh tiêu tan – (VOA).
Cảnh sát TQ bắt người Việt nhập cư lậu
Tân Hoa Xã nói 34 người Việt nhập cư lậu vào Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt hôm thứ Ba 31/1.
Theo
hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, cảnh sát Khu tự trị Choang tỉnh
Quảng Tây đã phát hiện ra số người này vào khoảng 9:40 phút tối thứ Ba.
Cảnh
sát Phòng Thành Cảng khi lên một chiếc xe buýt chở quá tải để kiểm tra
vì xe này đỗ đón khách trái phép trên đường quốc lộ đã phát hiện ra 34
trong số 54 hành khách là người Việt và không có giấy tờ nhập cảnh hợp
lệ.
Cảnh
sát địa phương được Tân Hoa Xã trích lời nói những người nhập cư lậu
này sẽ bị trục xuất về Việt Nam, trong khi lái xe buýt sẽ bị phạt nặng
vì đỗ xe bất hợp pháp và chở người quá tải trọng cho phép.
Hiện chưa rõ những người bị bắt là ai, lứa tuổi thế nào.
Giữa năm ngoái, báo chí cũng rộ lên vụ cáo giác 100 cô dâu Việt bị "mất tích" ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.
Báo
China Daily hồi tháng 8/2011 nói cảnh sát Hồ Nam đang truy tìm dấu vết
của cả trăm phụ nữ Việt lấy chồng người bản địa với quan ngại họ bị
"bán" cho người khác.
Vì
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên chung khá dài và kiểm soát biên
phòng nhiều khi lỏng lẻo, tình trạng vượt qua biên giới trái phép xảy ra
khá nhiều, gây quan ngại cho giới chức cả hai bên.
Ngư dân bị giữ
Trong
khi đó, cũng có tin một tàu cá của tỉnh Bình Định với chín ngư dân đã
bị cảnh sát Brunei bắt giữ vì nghi đánh bắt cá trái phép tại vùng biển
của nước này.
Các
nguồn chính thống nói vụ bắt giữ xảy ra từ ngày 20/1. Tàu cá của tỉnh
Bình Định mang số hiệu BĐ 96092TS bị cáo buộc vi phạm lãnh hải Brunei.
Hiện đại diện ngoại giao của Việt Nam đã tiếp cận lãnh sự với các ngư dân và đề đạt với nhà chức trách Brunei trả tự do cho họ.
Tuy
nhiên được biết trong tuần này cả chín ngư dân sẽ phải ra tòa. Có thể
họ sẽ phải chịu khoản tiền phạt khổng lồ lên tới hàng chục nghìn đôla.
Tại Thái Lan cũng còn hàng chục ngư dân Việt Nam bị bắt giữ tại một số tỉnh miền Nam, cũng vì vi phạm lãnh hải và đánh bắt trộm.
-- Chuyện xưa chuyện nay: Trung Quốc “tịch thu” tàu thuyền của ngư dân Việt Nam?! (PLTP).Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh (Việt sử ký). -
- Lính Việt – Tàu Trung Quốc lại giở trò khiêu khích bao vây Đảo vào sáng mồng một Tết ? – (Dân Luận).
Việt Nam không dám theo Mỹ vì phải dựa Bắc Kinh - (Nguoi-Viet
Online) - Báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, hôm
Chủ Nhật, 29 tháng 1, có bài bình luận nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam
không dám theo Mỹ và quay lưng lại với Bắc Kinh, vì còn phải dựa vào họ
để tồn tại.
Xuất khẩu lao động năm 2012: Thách thức và cơ hội (VN+ 29-1-12)
- Ai quản lao động nước ngoài tại Việt Nam? (VnEconomy).-- Lao động bất hợp pháp tại Việt Nam tăng do mức phạt nhẹ – (VOA).-Lao động bất hợp pháp tại Việt Nam tăng do mức phạt nhẹ - VOA -Mức phạt hành chính nhẹ đối với công nhân nước ngoài lao động bất hợp pháp ở Việt Nam không giúp ngăn chặn được tình trạng công nhân ngoại quốc làm việc trái phép tại Việt Nam ngày càng gia tăng.-- Người tỵ nạn Việt Nam ‘mất tích’ – (BBC). --- Lương đủ sống, tranh chấp sẽ giảm (NLĐ). -- Lao động giỏi cao giá (TT). - Tăng ca xuyên tết (TT).-
- - Trái táo cắn dở đang thấm máu? (TT).- Foxconn – chỉ vì lợi nhuận bán rẻ nhân công (TTCN).
Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”.
Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 10412 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam.
Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited (http://www.fastcraftnavalsupplies.com/) và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.
Pháo hạm TT400TP chạy thử nghiệm trên biển.
|
Qua
các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên
đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kế Lan của Ukraine và không
giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Trước
đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009,
theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới... Cuối tháng 9.2011, tàu
chính thức được nghiệm thu thành công.
Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.
|
Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,... Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22/4/2009, hạ thủy ngày 8/5/2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam.
Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.
Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira). Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla.
Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.
Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine. |
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ.
Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.
Sau
đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001,
theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của
Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ
do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng
tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt
1241.8.
Năm
2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải
HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng
tàu Hà Lan Damen. Tàu này có lượng giãn nước gần 2.000 tấn và có thể chở
180 người, được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.
>> Hải quân Việt Nam biên chế pháo hạm TT400TP
>> Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự
>> Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự
Gepard VN nhận đủ tên lửa chống tàu
Thuyền trưởng vụ giết cảnh sát Hàn được phóng thích
-Thuyền trưởng vụ giết cảnh sát Hàn được phóng thích/vtc -(VTC
News) - Hôm nay, Thời báo hoàn cầu (Trung Quốc) đưa tin, sáng ngày
30/1, tòa án Hàn Quốc đã phóng thích thuyền trưởng Yu Mou và thuyền viên
Yin Mou của Trung Quốc bị bắt do đánh bắt cá trái phép.
Thuyền trưởng họ Vũ và thuyền viên họ Doãn liên quan đến sự kiện đánh bắt cá trái phép và giết cảnh sát Hàn Quốc tại vùng biển cách đảo Socheong thành phố Incheon 85km về phía tây nam vào sáng 22/12/2011.
Từ ngày bị bắt, hai người nộp phạt theo quy định có liên quan của Hàn Quốc tính tiền phạt theo ngày lao động. Đến 30/1, thời gian thụ hình tại Hàn Quốc đã kết thúc. Thông tin họ được phóng thích bị truyền thông và phía kiểm sát Hàn Quốc phản đối gay gắt, cho rằng hình phạt này quá nhẹ, sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả Hàn Quốc chống lại nạn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép.
Theo
Yonhap, trong quá trình khởi tố, phía kiểm sát yêu cầu xử phạt mỗi
người 100 triệu Won (khoảng 2,07 tỉ VNĐ). Tuy nhiên, tòa án cho rằng ông
Vũ không phải là chủ thuyền, không có tài sản, còn bị những thuyền viên
khác bỏ rơi; do đó, xử phạt mỗi người 30,8 triệu Won (khoảng 638 triệu
VNĐ). Tính theo mức phí lao động 700 000 Won/ngày thì những người như Yu
Mou phải lao động 44 ngày.
Thông tin Yu Mou được phóng thích khiến người dân Hàn Quốc hết sức phẫn nộ. Tờ Dong-a Ilbo (Hàn Quốc) đưa tin: “Trong tình hình bình thường, khi công dân Hàn Quốc bị phạt 30 triệu Won, tiền quy đổi sức lao động là 100 000 Won/ngày, phải thụ hình 300 ngày. Đối với thuyền viên Trung Quốc lại tính 700 000 Won/ngày và chỉ phải thụ hình hơn 40 ngày”.
Cũng theo tờ báo này, chiểu theo các quy định có liên quan như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nhiều nhất cũng có thể giam giữ thuyền viên Trung Quốc 6 tháng. Việc chưa đến hai tháng đã phóng thích không khác gì đội gáo nước lạnh vào hành động chống lại nạn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép của chính phủ.
Sáng Nguyễn
– Thế giới 24h: Sứ quán Hàn trúng đạn (VNN). - Vụ cảnh sát biển Hàn Quốc bị sát hại – Dân Hàn đòi bồi thường (SGGP). – China in trouble in international waters, again (Global Post). - Người Hàn Quốc biểu tình phản đối TQ — (BBC).-- Nam Hàn giận dữ về vụ sát hại tuần duyên — (BBC). – Hàn Quốc sẽ cứng rắn hơn với ngư dân Trung Quốc (VNE). – ĐSQ Hàn Quốc tại Bắc Kinh bị tấn công bằng súng hơi (Bee). – Hàn Quốc: Biểu tình phản đối ngư dân Trung Quốc gây án (SGTT/Reuters, Chosun Ilbo). – Trung – Hàn bùng phát căng thẳng(ĐV/Yonhap, THX).Thuyền trưởng họ Vũ và thuyền viên họ Doãn liên quan đến sự kiện đánh bắt cá trái phép và giết cảnh sát Hàn Quốc tại vùng biển cách đảo Socheong thành phố Incheon 85km về phía tây nam vào sáng 22/12/2011.
Từ ngày bị bắt, hai người nộp phạt theo quy định có liên quan của Hàn Quốc tính tiền phạt theo ngày lao động. Đến 30/1, thời gian thụ hình tại Hàn Quốc đã kết thúc. Thông tin họ được phóng thích bị truyền thông và phía kiểm sát Hàn Quốc phản đối gay gắt, cho rằng hình phạt này quá nhẹ, sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả Hàn Quốc chống lại nạn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép.
Ngư dân Trung Quốc bị bắt |
Thông tin Yu Mou được phóng thích khiến người dân Hàn Quốc hết sức phẫn nộ. Tờ Dong-a Ilbo (Hàn Quốc) đưa tin: “Trong tình hình bình thường, khi công dân Hàn Quốc bị phạt 30 triệu Won, tiền quy đổi sức lao động là 100 000 Won/ngày, phải thụ hình 300 ngày. Đối với thuyền viên Trung Quốc lại tính 700 000 Won/ngày và chỉ phải thụ hình hơn 40 ngày”.
Cũng theo tờ báo này, chiểu theo các quy định có liên quan như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nhiều nhất cũng có thể giam giữ thuyền viên Trung Quốc 6 tháng. Việc chưa đến hai tháng đã phóng thích không khác gì đội gáo nước lạnh vào hành động chống lại nạn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trái phép của chính phủ.
Sáng Nguyễn
- Ngư dân TQ thừa nhận đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc (TN).-- Quan hệ Trung-Hàn năm 2012: “Kinh tế nóng, chính trị lạnh”? (Tầm nhìn).- - Trung Quốc xây căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương? (ĐV).Triều Tiên bắn thử tên lửa vào thời điểm nhạy cảm
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên vừa bắn thử một tên lửa tầm ngắn ở ngoài khơi bờ biển phía Đông vào hôm 19/12.
Không những chỉ trích Seoul liên quan đến vụ cảnh sát biển nước này bịngư dân Trung Quốc đâm chết, báo Đại lục Global Times còn lấy Hàn Quốc ra để răn đe láng giềng trong khu vực.
Trong
những ngày qua, vụ ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc
đang làm Trung – Hàn căng thẳng. Trước đó, quan hệ song phương khá yên
ấm và không mấy khi xảy ra những tranh chấp nghiêm trọng, mang lại nhiều
lợi ích cho cả đôi bên.
Tuy nhiên, theo Global Times, mối quan hệ tốt đẹp ấy đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi thái độ hung hăng và nóng nảy của Hàn Quốc liên quan đến vụ ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo Global Times, mối quan hệ tốt đẹp ấy đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi thái độ hung hăng và nóng nảy của Hàn Quốc liên quan đến vụ ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc.
Tàu tuần tra Hàn Quốc tiếp cận tàu cá Trung Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap.
|
Cũng theo Global Times,
sở dĩ Bắc Kinh chưa lên tiếng xin lỗi chính thức bởi sự việc vẫn chưa
được điều tra rõ ràng. Ngoài ra, báo này tuyên bố Trung Quốc luôn chủ
trương giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Hàn
Quốc, dựa trên tinh thần “khoan dung và độ lượng”.
Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đang kêu gọi phía Seoul đáp trả bằng thái độ tương tự để cùng giải quyết vấn đề, tránh các nguy cơ xấu nhất nếu quan hệ tiếp tục bị dìm trong căng thẳng và xung đột thì đáng tiếc, thiện chí của Trung Quốc lại không được đáp lại.
Báo Trung Quốc cho rằng, Hàn Quốc đang hành động như thể là họ có vai trò vô cùng quan trọng trong khu vực, có đủ khả năng cân bằng quyền lực với các cường quốc, dó đó, chẳng nề hà bất cứ ai. Có lẽ chính quan niệm sai lầm này là nguyên nhân dẫn đến thái độ đầy khiêu khích và hung hăng của họ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.
Global Times "kêu gọi", tốt hơn hết Hàn Quốc nên xem xét lại quan điểm và thái độ của họ bởi thực tế, Trung Quốc là một láng giềng đầy quyền lực với ảnh hưởng chi phối và sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh cam kết chỉ sử dụng sức mạnh ấy để ngăn ngừa các mối bất hòa, tranh chấp nhỏ bị thổi phòng thành các cuộc xung đột thực sự nghiêm trọng, chẳng mang lại lợi ích cho bất cứ ai.
Không chỉ lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc, Global Times còn lấy xung đột với Hàn Quốc ra để răn đe các nước láng giềng châu Á.
Cụ thể, tờ báo này viết Bắc Kinh đang mở cửa hội nhập sâu hơn vào sân khấu thế giới, phấn đấu đạt mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu đồng nghĩa với việc 1,3 tỷ người Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào các quan hệ quốc tế. Do đó, sự tương tác giữa Trung Quốc và thế giới sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn.
Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đang kêu gọi phía Seoul đáp trả bằng thái độ tương tự để cùng giải quyết vấn đề, tránh các nguy cơ xấu nhất nếu quan hệ tiếp tục bị dìm trong căng thẳng và xung đột thì đáng tiếc, thiện chí của Trung Quốc lại không được đáp lại.
Báo Trung Quốc cho rằng, Hàn Quốc đang hành động như thể là họ có vai trò vô cùng quan trọng trong khu vực, có đủ khả năng cân bằng quyền lực với các cường quốc, dó đó, chẳng nề hà bất cứ ai. Có lẽ chính quan niệm sai lầm này là nguyên nhân dẫn đến thái độ đầy khiêu khích và hung hăng của họ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.
Global Times "kêu gọi", tốt hơn hết Hàn Quốc nên xem xét lại quan điểm và thái độ của họ bởi thực tế, Trung Quốc là một láng giềng đầy quyền lực với ảnh hưởng chi phối và sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh cam kết chỉ sử dụng sức mạnh ấy để ngăn ngừa các mối bất hòa, tranh chấp nhỏ bị thổi phòng thành các cuộc xung đột thực sự nghiêm trọng, chẳng mang lại lợi ích cho bất cứ ai.
Không chỉ lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc, Global Times còn lấy xung đột với Hàn Quốc ra để răn đe các nước láng giềng châu Á.
Cụ thể, tờ báo này viết Bắc Kinh đang mở cửa hội nhập sâu hơn vào sân khấu thế giới, phấn đấu đạt mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu đồng nghĩa với việc 1,3 tỷ người Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào các quan hệ quốc tế. Do đó, sự tương tác giữa Trung Quốc và thế giới sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn.
Tại
khu vực Đông Á hiện nay, nhiều quốc gia đang bước vào quá trình phát
triển mạnh mẽ và đi cùng với nó là ý thức dân tộc sâu sắc. Chủ nghĩa dân
tộc là đặc điểm chung của toàn khu vực và đôi khi nó gây ra một vài rắc
rối.
Có lẽ những gì đang diễn ra ở thời đại ngày nay cũng tương tự như những gì từng diễn ra ở thế kỷ 19 khi niềm kiêu hãnh, chủ nghĩa dân tộc xen lẫn các mối lo ngại liên tục nổi lên và không ngừng gia tăng. Do đó, chỉ cần một tranh chấp nhỏ cũng có thể đủ sức dấy lên thành “một cơn bão lớn”.
Tuy nhiên, một cuộc chiến thực sự thì không nên xảy ra và cũng không được chờ đợi.
Do đó, các quốc gia Đông Á nên tránh để bị Chủ nghĩa dân tộc chi phối quá nhiều và không nên tiếp tục giữ thái độ bất hòa, thù địch trong khu vực. Sự thịnh vượng và hợp tác trong khu vực Đông Á sẽ duy trì lợi ích chung cho tất cả các bên và vì vậy, không nên để một sự cố nhỏ phá vỡ, hủy hoại tất cả điều này.
Có lẽ những gì đang diễn ra ở thời đại ngày nay cũng tương tự như những gì từng diễn ra ở thế kỷ 19 khi niềm kiêu hãnh, chủ nghĩa dân tộc xen lẫn các mối lo ngại liên tục nổi lên và không ngừng gia tăng. Do đó, chỉ cần một tranh chấp nhỏ cũng có thể đủ sức dấy lên thành “một cơn bão lớn”.
Tuy nhiên, một cuộc chiến thực sự thì không nên xảy ra và cũng không được chờ đợi.
Do đó, các quốc gia Đông Á nên tránh để bị Chủ nghĩa dân tộc chi phối quá nhiều và không nên tiếp tục giữ thái độ bất hòa, thù địch trong khu vực. Sự thịnh vượng và hợp tác trong khu vực Đông Á sẽ duy trì lợi ích chung cho tất cả các bên và vì vậy, không nên để một sự cố nhỏ phá vỡ, hủy hoại tất cả điều này.
- Trung Quốc hy vọng quan hệ Trung – Hàn không sứt mẻ (VOV).- Tòa Lãnh Sự Trung Quốc ở Los Angeles bị tấn công — (NV). – Bắt được kẻ bắn vào lãnh sự quán Trung Quốc (NLĐ/Tân Hoa Xã, AP, Los Angeles Times). - Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles bị tấn công(Bee). - – Shots Fired At Chinese Consulate In LA, 1 Arrested (Salon). Shots fired at Chinese embassy in LA, no injuries (Sacramento Bee). -
- Ký tên vào thư chia buồn gửi tới gia đình của cảnh sát biển Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc sát hại (Google Spreadsheet). - danh sách những người đã ký tên.
-Here's The Real Reason Why Chinese Fishermen Keep Invading Korean Waters Over 2,600 boats caught since 2006."...
there have been over 2,600 illegal fishing boats and 800 fishermen
caught in the EEZ since 2006. And, the situation has been getting worse.
439 boats were caught this year alone -- up 46 percent from last
year." - Ngư phủ Trung Quốc giết lính Hàn Quốc : dân Hàn phẫn nộ — (RFI). – Seoul warns of tougher coast guard patrols (UPI). – Sino-South Korean tensions rise in Yellow Sea, as Japan considers(Asia News). - Sứ quán Hàn, Trung cùng ‘sống trong sợ hãi’ (VTC).
--Người Hàn Quốc biểu tình phản đối TQ 14.12.11Nam Hàn cứng rắn hơn với người đánh cá lậu từ Trung Quốc DCVOnline – Tin AP(1) SKorea to get tough on illegal Chinese fishermen. The Associated Press, by Sam Kim, 13 December 2011
- Hàn Quốc: Biểu tình phản đối ngư dân Trung Quốc gây án SGTT.VN
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Ba “nút thắt” phải tháo gỡ
- Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Ba “nút thắt” phải tháo gỡ
Đây là lần thứ 2 hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại được trả về Công an tỉnh Long An để điều tra bổ sung
Sau một thời gian nghiên cứu, cho rằng hồ sơ vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại có nhiều nội dung chưa được làm rõ nên không thể tiến hành xét xử, ngày 11-1, TAND tỉnh Long An đã ra quyết định trả hồ sơ sang VKSND cùng cấp để làm thủ tục trả hồ sơ cho cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An điều tra lại.
Cuối
tháng 1-2012, lãnh đạo VKSND tỉnh Long An đã ký quyết định trả hồ sơ vụ
án cho cơ quan điều tra. Như vậy, đây là lần thứ 2 hồ sơ vụ án bị trả
lại (trước đó, ngày 23-8-2011, VKSND tỉnh Long An cũng đã một lần trả hồ
sơ), điều này cho thấy kết quả điều tra của Công an tỉnh Long An còn
quá sơ sài, nhiều tình tiết quan trọng trong vụ án bị bỏ qua.
Làm rõ có đồng phạm hay không
Trong quyết định trả hồ sơ, TAND, VKSND tỉnh Long An yêu cầu cơ quan điều tra phải làm rõ 3 vấn đề quan trọng liên quan đến vụ án.
Thứ nhất, lời sinh cung của nạn nhân Lê Hoàng Hùng khi anh còn sống theo kết luận điều tra bổ sung ngày 26-9-2011 đã được cơ quan điều tra ghi âm, sang đĩa nhưng không thể hiện trong hồ sơ vụ án. Do đó, tòa đề nghị thu thập, nếu có liên quan thì làm rõ còn không liên quan thì loại trừ.
Thứ ba, trong kết luận điều tra bổ sung ngày 26-9-2011 do đại tá Đỗ Thanh Phong, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An, ký nhận định: Xuất phát từ việc Lê Hoàng Hùng ghen tuông, mặc khác do thiếu nợ nên bà Liễu yêu cầu chồng bán nhà trả nợ nhưng anh Hùng không đồng ý nên thường hay cự cãi và đánh Liễu vô cớ, từ đó Liễu nảy sinh ý định giết chồng.
Tòa nhận định nếu đốt chồng sẽ cháy tài sản trong nhà, có khả năng cháy nhà của những hộ lân cận vậy ý thức đốt và chữa cháy sẽ như thế nào? Bà Liễu có bàn bạc với ai về việc này hay không, cần thiết phải làm rõ.
Phải công khai lời sinh cung
Vì sao qua hai lần điều tra, cơ quan điều tra không đưa nội dung bản sinh cung của nạn nhân vào trong hồ sơ vụ án vì cho rằng “chưa phát hiện gì liên quan đến vụ án” (!?). Phân tích, một chuyên gia ngành luật cho rằng lời sinh cung của nạn nhân không thể không liên quan vụ án, vấn đề là mức độ liên quan đến đâu.
Việc cơ quan điều tra bỏ ngoài hồ sơ lời sinh cung của nạn nhân khai trước khi chết không những tạo nên mối ngờ vực lớn về hướng điều tra mà còn thể hiện họ thiếu tôn trọng quy định của pháp luật. Lẽ ra, việc thu thập và cung cấp tài liệu này là trách nhiệm cơ quan điều tra cần làm, còn việc nó có được xem là chứng cứ liên quan vụ án hay không, đó là đánh giá của tòa án.
Hơn nữa, điều quan trọng mà ai cũng biết đó là lời khai của nhà báo Hoàng Hùng được cơ quan điều tra ghi trong khoảng thời gian anh đang đối diện với cái chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vậy công an đã hỏi nạn nhân những gì vào thời điểm nhạy cảm đó, năng lực điều tra của họ như thế nào mà nội dung của lời sinh cung lại “không liên quan đến vụ án”?!
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Phan Trung Hoài, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng lời nói của nạn nhân trước khi mất, nếu được thu thập bởi cơ quan điều tra có thể coi là cơ sở hình thành tài liệu chứng cứ. Vấn đề đặt ra ở đây là nó có phải là quan trọng của vụ án hay không.
Lời sinh cung sẽ được coi là chứng cứ có ý nghĩa quan trọng khi nếu thiếu nó, hoặc không xem xét tới nó thì vụ án sẽ không khách quan, không bảo đảm căn cứ cho việc giải quyết vụ án một cách đúng pháp luật. Chứng cứ liên quan đến lời sinh cung qua thu thập phải có biên bản xác lập lời khai vì nó liên quan đến người bị hại, nó có khả năng chứng minh có hay không hành vi và ai là người thực hiện tội phạm, có thể làm rõ được thời gian, địa điểm phạm tội. Về nguyên tắc, nó phải được ghi nhận và đưa vào hồ sơ vụ án để xem xét, đánh giá bảo đảm tính khách quan.
Cần xem xét toàn diện vụ án
Đối với những liên lạc giữa bà Liễu với ông Tâm, luật sư Phan Trung Hoài nói các thông tin giữa bị cáo và người có liên quan cũng là một nguồn chứng cứ, cần phải được tiến hành thu thập theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Nếu có sự mâu thuẫn hoặc bị phủ nhận, cơ quan tố tụng phải tổ chức đối chất giữa các đối tượng này.
“Việc cơ quan điều tra xác định giữa bà Liễu và ông Tâm có nhiều cuộc liên lạc điện thoại ở thời điểm trước, trong và sau vụ án nhưng không làm rõ nội dung, chứng tỏ “nút thắt” quan trọng thứ 2 cũng bị bỏ qua trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng. Số máy điện thoại có, thời điểm liên lạc có, việc còn lại chỉ là trưng cầu nội dung qua dịch vụ viễn thông-quá đơn giản đối với cơ quan điều tra. Vậy tại sao họ không làm?!” - một thẩm phán công tác tại TAND Tối cao đặt vấn đề.
Luật sư Phan Trung Hoài còn cho rằng: “Trong vụ nhà báo Hoàng Hùng, cần phải xem xét, đánh giá toàn diện để xem có sự bỏ sót, không đưa vào hồ sơ chứng cứ nào hoặc có sự sửa chữa, thêm-bớt nội dung hồ sơ hay không. Nếu có là thể hiện vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng quy định tại điểm l, khoản 2, điều 4 của Thông tư liên tịch số 01 ngày 27-8-2010 giữa VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Công an”.
Làm rõ có đồng phạm hay không
Trong quyết định trả hồ sơ, TAND, VKSND tỉnh Long An yêu cầu cơ quan điều tra phải làm rõ 3 vấn đề quan trọng liên quan đến vụ án.
Thứ nhất, lời sinh cung của nạn nhân Lê Hoàng Hùng khi anh còn sống theo kết luận điều tra bổ sung ngày 26-9-2011 đã được cơ quan điều tra ghi âm, sang đĩa nhưng không thể hiện trong hồ sơ vụ án. Do đó, tòa đề nghị thu thập, nếu có liên quan thì làm rõ còn không liên quan thì loại trừ.
Vợ chồng cố nhà báo Hoàng Hùng (thứ nhất và thứ hai từ trái sang)
hạnh phúc trong ngày đám cưới của em trai mình. Ảnh do gia đình cung cấp
hạnh phúc trong ngày đám cưới của em trai mình. Ảnh do gia đình cung cấp
Thứ
hai, các cuộc điện thoại và nhắn tin giữa bị can Trần Thúy Liễu (vợ cố
nhà báo Hoàng Hùng) và ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số
5 Chi cục QLTT tỉnh Long An) trước, trong và sau khi nhà báo Hoàng Hùng
bị sát hại hồ sơ chưa thể hiện. Cần thiết phải làm rõ nội dung các cuộc
trao đổi này, nếu cần cơ quan điều tra phải trưng cầu các tổng đài điện
thoại để làm rõ nội dung các cuộc trao đổi giữa ông Tâm và bà Liễu xem
có liên quan gì đến vụ án.
Thứ ba, trong kết luận điều tra bổ sung ngày 26-9-2011 do đại tá Đỗ Thanh Phong, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An, ký nhận định: Xuất phát từ việc Lê Hoàng Hùng ghen tuông, mặc khác do thiếu nợ nên bà Liễu yêu cầu chồng bán nhà trả nợ nhưng anh Hùng không đồng ý nên thường hay cự cãi và đánh Liễu vô cớ, từ đó Liễu nảy sinh ý định giết chồng.
Tòa nhận định nếu đốt chồng sẽ cháy tài sản trong nhà, có khả năng cháy nhà của những hộ lân cận vậy ý thức đốt và chữa cháy sẽ như thế nào? Bà Liễu có bàn bạc với ai về việc này hay không, cần thiết phải làm rõ.
Phải công khai lời sinh cung
Vì sao qua hai lần điều tra, cơ quan điều tra không đưa nội dung bản sinh cung của nạn nhân vào trong hồ sơ vụ án vì cho rằng “chưa phát hiện gì liên quan đến vụ án” (!?). Phân tích, một chuyên gia ngành luật cho rằng lời sinh cung của nạn nhân không thể không liên quan vụ án, vấn đề là mức độ liên quan đến đâu.
Việc cơ quan điều tra bỏ ngoài hồ sơ lời sinh cung của nạn nhân khai trước khi chết không những tạo nên mối ngờ vực lớn về hướng điều tra mà còn thể hiện họ thiếu tôn trọng quy định của pháp luật. Lẽ ra, việc thu thập và cung cấp tài liệu này là trách nhiệm cơ quan điều tra cần làm, còn việc nó có được xem là chứng cứ liên quan vụ án hay không, đó là đánh giá của tòa án.
Hơn nữa, điều quan trọng mà ai cũng biết đó là lời khai của nhà báo Hoàng Hùng được cơ quan điều tra ghi trong khoảng thời gian anh đang đối diện với cái chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vậy công an đã hỏi nạn nhân những gì vào thời điểm nhạy cảm đó, năng lực điều tra của họ như thế nào mà nội dung của lời sinh cung lại “không liên quan đến vụ án”?!
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Phan Trung Hoài, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng lời nói của nạn nhân trước khi mất, nếu được thu thập bởi cơ quan điều tra có thể coi là cơ sở hình thành tài liệu chứng cứ. Vấn đề đặt ra ở đây là nó có phải là quan trọng của vụ án hay không.
Lời sinh cung sẽ được coi là chứng cứ có ý nghĩa quan trọng khi nếu thiếu nó, hoặc không xem xét tới nó thì vụ án sẽ không khách quan, không bảo đảm căn cứ cho việc giải quyết vụ án một cách đúng pháp luật. Chứng cứ liên quan đến lời sinh cung qua thu thập phải có biên bản xác lập lời khai vì nó liên quan đến người bị hại, nó có khả năng chứng minh có hay không hành vi và ai là người thực hiện tội phạm, có thể làm rõ được thời gian, địa điểm phạm tội. Về nguyên tắc, nó phải được ghi nhận và đưa vào hồ sơ vụ án để xem xét, đánh giá bảo đảm tính khách quan.
Cần xem xét toàn diện vụ án
Đối với những liên lạc giữa bà Liễu với ông Tâm, luật sư Phan Trung Hoài nói các thông tin giữa bị cáo và người có liên quan cũng là một nguồn chứng cứ, cần phải được tiến hành thu thập theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Nếu có sự mâu thuẫn hoặc bị phủ nhận, cơ quan tố tụng phải tổ chức đối chất giữa các đối tượng này.
“Việc cơ quan điều tra xác định giữa bà Liễu và ông Tâm có nhiều cuộc liên lạc điện thoại ở thời điểm trước, trong và sau vụ án nhưng không làm rõ nội dung, chứng tỏ “nút thắt” quan trọng thứ 2 cũng bị bỏ qua trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng. Số máy điện thoại có, thời điểm liên lạc có, việc còn lại chỉ là trưng cầu nội dung qua dịch vụ viễn thông-quá đơn giản đối với cơ quan điều tra. Vậy tại sao họ không làm?!” - một thẩm phán công tác tại TAND Tối cao đặt vấn đề.
Luật sư Phan Trung Hoài còn cho rằng: “Trong vụ nhà báo Hoàng Hùng, cần phải xem xét, đánh giá toàn diện để xem có sự bỏ sót, không đưa vào hồ sơ chứng cứ nào hoặc có sự sửa chữa, thêm-bớt nội dung hồ sơ hay không. Nếu có là thể hiện vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng quy định tại điểm l, khoản 2, điều 4 của Thông tư liên tịch số 01 ngày 27-8-2010 giữa VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Công an”.
Điều tra hơn năm vẫn chưa xong
Đêm
19-1-2011, nhà báo Hoàng Hùng đang ngủ tại nhà riêng thì bị phóng hỏa,
10 ngày sau tử vong. Ngày 20-2-2011, bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng
Hùng) ra đầu thú và thừa nhận chính mình sát hại chồng. Ngày 20-7-2011,
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra kết luận điều tra lần thứ nhất
nhưng nội dung rất sơ sài, chưa làm rõ các tình tiết quan trọng của vụ
án nên VKSND tỉnh có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngày
26-9-2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An có bản kết luận điều tra bổ
sung, đến ngày 20-10-2011, VKSND Long An ban hành cáo trạng, chuyển
TAND cùng cấp quyết định truy tố bà Trần Thúy Liễu tội “Giết người”,
không có đồng phạm. Tuy nhiên qua nghiên cứu, TAND lại tiếp tục trả hồ
sơ.
Theo
quy định tại điều 121 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, cơ quan điều tra phải có
kết luận điều tra bổ sung trong vòng một tháng kể từ ngày tòa án trả hồ
sơ. Như vậy, chỉ còn chưa đầy một tháng, dư luận sẽ được biết Công an
tỉnh Long An có làm rõ được những nội dung quan trọng liên quan đến vụ
án hay vẫn bỏ qua một cách đáng ngờ như trước đây.
|
Nhóm phóng viên thời sự
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa thắc mắc ông Tâm – bà Liễu đã nói gì
(NLĐO) – Theo TAND tỉnh Long An, nếu cần cơ quan điều tra phải trưng cầu các tổng đài điện thoại để làm rõ nội dung các cuộc trao đổi giữa ông Tâm và bà Liễu xem có liên quan gì đến vụ án.
Lãnh đạo VKSND tỉnh Long An vừa ký quyết định trả hồ sơ vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại cho cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An điều tra bổ sung vì có nhiều nội dung chưa được làm rõ nên không thể tiến hành xét xử.
Như vậy, đây là lần thứ 2 hồ sơ vụ án bị trả lại (trước đó, ngày 23-8-2011, VKSND tỉnh Long An cũng đã 1 lần trả hồ sơ). Điều này cho thấy kết quả điều tra của Công an tỉnh Long An còn quá sơ sài, nhiều tình tiết quan trọng trong vụ án bị bỏ qua.
Trong quyết định trả hồ sơ, TAND, VKSND tỉnh Long An yêu cầu cơ quan điều tra phải làm rõ 3 vấn đề quan trọng liên quan đến vụ án.
Thứ nhất, lời sinh cung của nạn nhân Lê Hoàng Hùng khi anh còn sống theo kết luận điều tra bổ sung ngày 26 – 9 - 2011 đã được cơ quan điều tra ghi âm, sang đĩa nhưng không thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Do đó, tòa đề nghị thu thập, nếu có liên quan thì làm rõ còn không liên quan thì loại trừ.
Thứ hai, các cuộc điện thoại và nhắn tin giữa bị can Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) và ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5 Chi cục QLTT tỉnh Long An) trước, trong và sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại hồ sơ chưa thể hiện.
Cần thiết phải làm rõ nội dung các cuộc trao đổi này, nếu cần cơ quan điều tra phải trưng cầu các tổng đài điện thoại để làm rõ nội dung các cuộc trao đổi giữa ông Tâm và bà Liễu xem có liên quan gì đến vụ án.
Thứ ba, trong kết luận điều tra bổ sung ngày 26 - 9 - 2011 do đại tá Đỗ Thanh Phong, Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ký, nhận định: Xuất phát từ việc Lê Hoàng Hùng ghen tuông, mặt khác do thiếu nợ nên bà Liễu yêu cầu chồng bán nhà trả nợ nhưng anh Hùng không đồng ý nên thường hay cự cãi và đánh Liễu vô cớ, từ đó Liễu nảy sinh ý định giết chồng.
Tòa nhận định nếu đốt chồng sẽ cháy tài sản trong nhà, có khả năng cháy nhà của những hộ lân cận, vậy ý thức đốt và chữa cháy sẽ như thế nào? Bà Liễu có bàn bạc với ai về việc này hay không, cần thiết phải làm rõ.
Các luật sư, thẩm phán nhận định và phân tích về vụ việc này như thế nào, mời bạn đọc đón xem trên báo giấy Người Lao Động số ra ngày mai, 2-2.
Nhóm phóng viên
- Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ vụ nhà báo bị đốt .(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng.
Ngày
20/1, Báo NLĐ nhận được công văn do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Quang Thắng ký, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc về việc chuyển văn bản của Báo Người Lao Động đến Chánh án TAND Tối
cao, Viện trưởng VKSND tối cao để xem xét, chỉ đạo xử lý theo thẩm
quyền về vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị
sát hại đêm 18 rạng sáng 19/1/2011 tại nhà riêng ở phường 6, TP Tân An –
Long An.
Trước
đó, ngày 9/12/2011, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, ông Đỗ Danh
Phương, đã ký công văn gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị xem
xét, chỉ đạo điều tra lại một cách toàn diện, khách quan vụ án nhà báo
Lê Hoàng Hùng.
Với
nội dung tương tự, báo bày cũng đã gửi công văn đến Chánh án TAND Tối
cao; Viện trưởng VKSND Tối cao; Bộ trưởng Bộ Công an và Chánh án TAND
tỉnh Long An, đề nghị xem xét, chỉ đạo điều tra lại một cách toàn diện,
khách quan vụ án. Mới đây, TAND tỉnh Long An đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án
cho VKSND cùng cấp để làm thủ tục trả về CQĐT Công an tỉnh Long An điều
tra bổ sung lần hai.
Theo
đó, Báo Người Lao Động cho rằng kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Long An và cáo trạng của VKSND tỉnh Long An truy tố một mình bà
Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) là có dấu hiệu lọt người, lọt
tội, chưa xác định đúng sự thật khách quan của vụ án.
Trước
đó, vào ngày giỗ đầu của nhà báo Hoàng Hùng, 19/1, Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Long An mời bà Nguyễn Thị Kim Nga (mẹ ruột ông Hoàng Hùng, cũng là
đại diện của phía bị hại) đến làm việc ngay sau khi TAND tỉnh này trả
hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Như
vậy, đúng vào ngày tròn một năm xảy ra vụ án làm kinh động dư luận cả
nước, ngành công an mới lần đầu tiên tổ chức mời người đại diện của phía
bị hại lên tiếp xúc.
Trao
đổi với phóng viên ngay sau khi làm việc với cơ quan CSĐT, bà Nguyễn
Thị Kim Nga cho biết cán bộ điều tra chủ yếu hỏi về nội dung đơn bà gửi
cho Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp,
Bộ Công an... đề nghị chỉ đạo điều tra lại vụ giết chết con trai của bà
bằng chất đốt, tại sao biết viết, làm sao viết được tờ đơn như vậy, ai
viết dùm...
“Họ
nói sắp tới làm lại (điều tra lại-PV) và hỏi tôi có nhớ nội dung tờ
đơn, lâu nay có ai đến trao đổi gì về vụ nhà báo Hoàng Hùng không. Tôi
nói là rất bức xúc vì một năm kéo dài rồi mà chưa đưa vụ án ra xét xử,
nên tôi than phiền với luật sư Đức (Luật sư Nguyễn Văn Đức, Công ty Luật
Biển Đông – PV) và nhờ giúp cho. Tôi sợ làm việc kiểu này, có khi tôi
chết trước con dâu (bà Liễu-PV) mà vẫn chưa nhìn thấy kết quả xét xử như
thế nào”- Bà Nga nói.
Do
bà Nga đã già yếu (75 tuổi) và không biết đọc, ngày 19/1, người bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho bà là Luật sư Nguyễn Văn Đức đã từ TP HCM về Long
An để trợ giúp pháp lý cho bà Nga, nhưng ông không được CSĐT chấp nhận
cho tham gia buổi làm việc nói trên.
Trong
khi đó, em trai của nhà báo Hoàng Hùng, ông Lê Hoàng Minh, đi cùng bà
Nga, cũng không được điều tra viên cho vào phòng làm việc khi tiếp xúc
với cán bộ điều tra.
Về
vấn đề này, luật sư Phan Trung Hoài, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn
Luật sư Việt Nam, cho rằng việc Cơ quan CSĐT ngăn cản luật sư chứng kiến
buổi làm việc là không phù hợp với quy định của Luật Tố tụng Hình sự.
Khi đã được cơ quan tố tụng thừa nhận tư cách hợp pháp trong một vụ án, luật sư được phép tham gia hỗ trợ pháp lý cho thân chủ trong tất cả các giai đoạn tố tụng và quá trình giải quyết vụ án.
Khi đã được cơ quan tố tụng thừa nhận tư cách hợp pháp trong một vụ án, luật sư được phép tham gia hỗ trợ pháp lý cho thân chủ trong tất cả các giai đoạn tố tụng và quá trình giải quyết vụ án.
Trong
trường hợp kể trên, người được bảo vệ lại là phụ nữ và đã lớn tuổi,
không biết đọc nên càng phải tạo điều kiện cho luật sư tham gia làm
việc.
Cũng
theo ông Hoài, việc luật sư Đức giúp bà Nga soạn thảo đơn gửi các cơ
quan Nhà nước là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật./.
-.Mẹ cố nhà báo Hoàng Hùng được công an mời lên làm việc đúng ngày ...Dân Trí
(Dân trí) - Ngày 20/1, anh Lê Hoàng Thanh (em trai cố nhà báo Hoàng Hùng) cho biết mẹ anh - cụ Nguyễn Thị Kim Nga (75 tuổi) - vừa được cơ quan công an mời lên làm việc. Sáng ngày 20/1, qua trao đổi với PV Dân trí, anh Lê Hoàng Thanh khẳng định, ...
Công an làm việc với mẹ cố nhà báo Hoàng Hùng Tuổi Trẻ
Điều tra bổ sung vụ án nhà báo Hoàng Hùng Đài Tiếng Nói Việt Nam
Vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị đốt: Tòa trả hồ sơ để điều tra lại Thanh Niên
Người Lao Động -24 giờ -Người Việt
- Mẹ nhà báo Hoàng Hùng bị “chất vấn” vụ viết đơn khiếu nại
Hà Nội: Bị 'ép' quá mức, con nợ tự vẫn tại nhà chủ nợ
VN là nhà nước pháp quyền, sao dân cứ sử dụng luật rừng mãi vậy ..-Nguồn:Bị 'ép' quá mức, con nợ tự vẫn tại nhà chủ nợVietNamNet
- Sau khi vay nặng lãi, bị chủ nợ bắt cóc, ép đủ đường, người đàn ông đến bước đường cùng đã tự vẫn ở ngay tại nhà chủ nợ.
Công
an quận Đống Đa, Hà Nội vừa làm rõ vụ việc ông Đỗ Mạnh H. (SN 1960, trú
tại tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chết treo cổ ngày
17/1/2012, tại ngôi nhà ở ngõ 98 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống
Đa, Hà Nội.
Khi đó khoảng 9h ngày 17/1, Trương Kim Nhung (SN 1976, trú tại 81/98 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa) phát hiện ông Đỗ Mạnh H. chết treo cổ tại khu giếng trời tầng 5 nhà mình.
Khi đó khoảng 9h ngày 17/1, Trương Kim Nhung (SN 1976, trú tại 81/98 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa) phát hiện ông Đỗ Mạnh H. chết treo cổ tại khu giếng trời tầng 5 nhà mình.
Ngay
sau khi nhận tin báo, Công an quận Đống Đa đã khẩn trương tổ chức khám
nghiệm, phát hiện trên mắt ông H. có một vết tím và một vết xước ở cổ
tay. Hơn nữa, ông H. không có quan hệ họ hàng với chủ hộ ở đây.
Công an quận Đống Đa đã triệu tập vợ chồng chủ nhà Trương Kim Nhung (SN 1976) và Vũ Minh Trí (SN 1976) cùng Nguyễn Hoàng Việt (tức Việt Ve, SN 1977, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân); Trần Minh Dũng (SN 1983, ở phường Đại Kim, Hoàng Mai).
Qua đấu tranh, Trí và Nhung khai nhận: Từ năm 2010, do cần vốn để làm ăn nên ông Đỗ Mạnh H. đã vay 460 triệu đồng của Nhung. Khi đó Nhung chỉ có 260 triệu đồng nên đã huy động thêm 200 triệu đồng của Ngô Tiến Dũng, với lãi xuất 10.000 đồng/1 triệu/ 1 ngày.
Công an quận Đống Đa đã triệu tập vợ chồng chủ nhà Trương Kim Nhung (SN 1976) và Vũ Minh Trí (SN 1976) cùng Nguyễn Hoàng Việt (tức Việt Ve, SN 1977, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân); Trần Minh Dũng (SN 1983, ở phường Đại Kim, Hoàng Mai).
Qua đấu tranh, Trí và Nhung khai nhận: Từ năm 2010, do cần vốn để làm ăn nên ông Đỗ Mạnh H. đã vay 460 triệu đồng của Nhung. Khi đó Nhung chỉ có 260 triệu đồng nên đã huy động thêm 200 triệu đồng của Ngô Tiến Dũng, với lãi xuất 10.000 đồng/1 triệu/ 1 ngày.
Thời
gian đầu, ông H. trả đầy đủ lãi xuất hàng tháng cho Nhung. Một thời
gian sau, do làm ăn thua lỗ, ông H. không đóng được tiền lãi.
Thấy vậy, Nhung đã nhờ Chu Anh Tuấn (SN 1976, ở ngõ 117 Thái Hà, quận Đống Đa) và Nguyễn Hoàng Việt và một số người khác nhiều lần đến nhà ông H. để đòi nợ.
Ngày 1/11/2010, ông H. đã viết giấy nợ Chu Anh Tuấn với số tiền là 1,5 tỷ đồng, có sự chứng kiến của em gái ông H. - chị Đỗ Minh Tâm (SN 1962, ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) và hẹn một tháng sau sẽ trả nợ.
Thực tế số tiền 1,5 tỷ đồng là gồm tiền lãi và tiền gốc ông H. nợ của Nhung và chuyển sang cho Tuấn. Đến thời hạn trả tiền, ông H. không có tiền trả nên tránh mặt không gặp Tuấn và Việt.
Khoảng tháng 5/2011, Nhung và chồng là Vũ Minh Trí đã bắt ông H. tại khu vực Chùa Bộc và đưa về nhà ở ngõ 98 Thái Hà. Tại đây, Trí gọi cho Trần Minh Dũng (tức Dũng vẩu) và Nguyễn Hoàng Việt (tức Việt ve) đến đe doạ và ép ông H. phải bán nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc để trả nợ.
Ông H. bị Trí và Việt đánh và ép ở lại nhà của Nhung, Trí, bị giữ ở tầng 4 và khi cần đi đâu phải có người giám sát.
Trong quá trình giam giữ, chúng đã ép ông H. bán nhà. Trí và Nhung đã nhờ Trần Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Việt canh giữ, giám sát ông H., đưa ông H. về nhà lục soát tìm giấy tờ.
Do căn nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc là nhà của bố mẹ ông H. để lại, thuộc quyền sở hữu của ông H. và bà Tâm (em ông H.) nên cả bọn đã ép bà Tâm từ chối quyền sở hữu để ông H. bán ngôi nhà trên cho Nhung.
Đến tháng 7/2011, ông H. và bà Tâm đã đến phòng công chứng Thái Hà làm thủ tục sang tên quyền sở hữu căn hộ trên cho Trương Kim Nhung. Ngày 31/7/2011, Nhung đã bán căn hộ trên cho Lê Thị Hồng Thu (SN 1980) được 1,72 tỷ đồng.
Số tiền trên, Nhung trả cho Ngô Tiến Dũng 200 triệu đồng và tiền lãi, Nhung lấy 260 triệu đồng và tiền lãi. Số tiền còn lại của ông H. Nhung không trả mà mang trả nợ cho chồng Nhung.
Sau đó, Nhung tiếp tục giữ ông H. ở lại nhà mình với lý do, trong thời gian ông H. trốn nợ, Nhung đã vay số tiền 1,1 tỷ đồng để trả hộ cho ông H. nên ông H. còn nợ vợ chồng Nhung 1,1 tỷ đồng. Thời gian ở nhà vợ chồng Nhung, Trí, Trí đã nhiều lần đánh ông H. thâm tím mặt. Đến ngày 17/1/2012, ông H. đã thắt cổ tự vẫn tại nhà Nhung và Trí.
Sau khi điều tra làm rõ, Công an quận Đống Đa đã tạm giữ Vũ Minh Trí, Trương Kim Nhung, Nguyễn Hoàng Việt để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Hiện cơ quan điều tra đang khẩn trương làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản và cho vay nặng lãi của các đối tượng.
T.Nhung
Thấy vậy, Nhung đã nhờ Chu Anh Tuấn (SN 1976, ở ngõ 117 Thái Hà, quận Đống Đa) và Nguyễn Hoàng Việt và một số người khác nhiều lần đến nhà ông H. để đòi nợ.
Ngày 1/11/2010, ông H. đã viết giấy nợ Chu Anh Tuấn với số tiền là 1,5 tỷ đồng, có sự chứng kiến của em gái ông H. - chị Đỗ Minh Tâm (SN 1962, ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) và hẹn một tháng sau sẽ trả nợ.
Thực tế số tiền 1,5 tỷ đồng là gồm tiền lãi và tiền gốc ông H. nợ của Nhung và chuyển sang cho Tuấn. Đến thời hạn trả tiền, ông H. không có tiền trả nên tránh mặt không gặp Tuấn và Việt.
Khoảng tháng 5/2011, Nhung và chồng là Vũ Minh Trí đã bắt ông H. tại khu vực Chùa Bộc và đưa về nhà ở ngõ 98 Thái Hà. Tại đây, Trí gọi cho Trần Minh Dũng (tức Dũng vẩu) và Nguyễn Hoàng Việt (tức Việt ve) đến đe doạ và ép ông H. phải bán nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc để trả nợ.
Ông H. bị Trí và Việt đánh và ép ở lại nhà của Nhung, Trí, bị giữ ở tầng 4 và khi cần đi đâu phải có người giám sát.
Trong quá trình giam giữ, chúng đã ép ông H. bán nhà. Trí và Nhung đã nhờ Trần Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Việt canh giữ, giám sát ông H., đưa ông H. về nhà lục soát tìm giấy tờ.
Do căn nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc là nhà của bố mẹ ông H. để lại, thuộc quyền sở hữu của ông H. và bà Tâm (em ông H.) nên cả bọn đã ép bà Tâm từ chối quyền sở hữu để ông H. bán ngôi nhà trên cho Nhung.
Đến tháng 7/2011, ông H. và bà Tâm đã đến phòng công chứng Thái Hà làm thủ tục sang tên quyền sở hữu căn hộ trên cho Trương Kim Nhung. Ngày 31/7/2011, Nhung đã bán căn hộ trên cho Lê Thị Hồng Thu (SN 1980) được 1,72 tỷ đồng.
Số tiền trên, Nhung trả cho Ngô Tiến Dũng 200 triệu đồng và tiền lãi, Nhung lấy 260 triệu đồng và tiền lãi. Số tiền còn lại của ông H. Nhung không trả mà mang trả nợ cho chồng Nhung.
Sau đó, Nhung tiếp tục giữ ông H. ở lại nhà mình với lý do, trong thời gian ông H. trốn nợ, Nhung đã vay số tiền 1,1 tỷ đồng để trả hộ cho ông H. nên ông H. còn nợ vợ chồng Nhung 1,1 tỷ đồng. Thời gian ở nhà vợ chồng Nhung, Trí, Trí đã nhiều lần đánh ông H. thâm tím mặt. Đến ngày 17/1/2012, ông H. đã thắt cổ tự vẫn tại nhà Nhung và Trí.
Sau khi điều tra làm rõ, Công an quận Đống Đa đã tạm giữ Vũ Minh Trí, Trương Kim Nhung, Nguyễn Hoàng Việt để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Hiện cơ quan điều tra đang khẩn trương làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản và cho vay nặng lãi của các đối tượng.
T.Nhung
- Bị giam, đánh đập, con nợ thắt cổ tại nhà chủ nợ
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Ngày 1/2, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đã bắt giữ các đối tượng: Vũ Minh Trí, Trương Kim Nhung, Nguyễn Hoàng Việt để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi. Trước đó, khoảng 9h ngày 17/1, ...
Hà Nội: Bị giam lỏng, con nợ thắt cổ tự tử tại nhà chủ nợDân Trí
Làm rõ vụ thắt cổ tự tử vì vay nặng lãiThanh Niên
Nhân Dân -Tiền Phong Online -Lao động
--
- VIDEO Tại khu sầm uất Hoa-Việt: Một ông quơ cây sắt bị cảnh sát bắn 5 phát gục xuống, bị bắn thêm 5 phát nữa
Không lâu sau sự việc trên, ngưởi bị bắn qua đời tại bệnh viện.
Một
số cảnh sát thuộc Los Angeles County, khi trả lời báo chí, nói rằng nạn
nhân không nghe theo lệnh (bỏ thanh sắt xuống) mà còn có hành động quay
lại tấn công.
Nơi
xảy ra sự việc nổ súng đáng tiếc thuộc một trong các khu vực có nhiều
người Việt và đông người Hoa hải ngoại nhất trên thế giới, bao gồm
Monteray Park, Rosemead, San Gabriel, và El Monte.
Nhiều
năm sau này, những trung tâm thương mại sầm uất nhất của cộng đồng
người Hoa tại Mỹ đã dời từ China Town, thuộc Los Angeles, về 4 thành phố
kể trên và mở rộng ra rất nhiều.
Một số người Việt cũng về khu vực này để mở cửa hàng và hoạt động thương mại. (V.M.A.)
- Người dân tụ tập chứng kiến vụ việc.
- Một người dân tự vẫn vì bị xiết nhà! (PL&XH) - Chịu quá nhiều sức ép vì ngày đêm phải giáp mặt với những người lạ trong nhà mình, bà Bùi Thị Phương, SN 1952, trú tại 3B- N3 thuộc khu tập thể quân đội, Viện Lịch sử quân sự, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) đã treo cổ tự vẫn...
Một
người dân thông tin đến Đường dây nóng 0988811123: Khoảng 23g ngày
18-12, người dân nghe tiếng thét thất thanh của một phụ nữ phát ra từ
căn nhà 3B -N3, khu tập thể quân đội. Mọi người tá hỏa chạy ra xem có
chuyện gì thì phát hoảng khi thấy bà Phương đang trong tư thế treo cổ.
Bà Phương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện E, đến chiều 19-12 vẫn hôn
mê sâu, có chiều hướng xấu.
Trước
sự việc xảy ra, PV Đường dây nóng đã có mặt ở khu vực xảy ra vụ việc để
tìm hiểu nguyên nhân. Ông Lê Đình Thám, chồng bà Phương cho biết: Vợ
ông vì quá lo sợ và khủng hoảng vì bị chiếm nhà từ nhiều ngày qua nên đã
nghĩ quẩn và làm liều.
Trao đổi với PV Đường dây nóng, một số người dân trực tiếp đến cứu bà Phương cho biết, ngay trước khi bà Phương tự tử, đám người đi cùng anh Nguyễn Đức Tiến đã to tiếng làm huyên náo cả khu phố... Khi cảnh sát 113 tới, yêu cầu ông Thám ra phường để làm việc. Sau một thời gian ngắn, người ta phát hiện bà Phương treo cổ tự tử. Khi người dân kêu gọi mở cửa để đưa bà Phương đi cấp cứu, một nhóm người đã khóa cửa ở trong nhà không cho ai vào. Khi bị người dân phản ứng dữ dội, đám người trên mới mở cửa để xe cấp cứu đưa bà Phương vào bệnh viện.
"Nhiều người bức xúc cho rằng việc đòi nhà của anh Nguyễn Đức Tiến đối với gia đình ông Thám, bà Phương gây mất trật tự tại địa phương đã nửa tháng qua mà cơ quan chức năng không xử lý triệt để. Chính việc này đã khiến cho bà Phương vì quá hoảng loạn mà làm điều dại dột. Theo tìm hiểu của PV Đường dây nóng, vụ đòi nhà bắt đầu diễn ra từ ngày 4-12. CA phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy cho rằng đây chỉ là một vụ đòi nhà dân sự giữa bên mua nhà là anh Nguyễn Đức Tiến, trú tại số 55, ngõ 205, đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và bên bán là vợ chồng ông Lê Đình Thám thường trú tại số 412-B3, tập thể Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 21-4-2010, vợ chồng ông Lê Đình Thám làm hợp đồng ủy quyền cho con trai thứ Lê Việt Bách được toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng và bán (chuyển nhượng), định đoạt đối với tài sản là căn hộ số 3B- N3 thuộc khu tập thể quân đội, Viện Lịch sử quân sự, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội (bao gồm cả quyền sử dụng đất ở). Ngày 9-4-2011, anh Lê Việt Bách chuyển nhượng tài sản nói trên cho anh Nguyễn Đức Tiến với giá 5,9 tỷ đồng. Ngày 22-7-2011, anh Tiến hoàn tất việc sang tên quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Thế nhưng khi anh Tiến xuất hiện yêu cầu giao nhà thì vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình ông Thám. Vợ chồng ông Thám và anh Lê Thanh Tùng, con trai cả cho rằng không một ai, trừ anh Bách hay biết việc ngôi nhà vốn là nơi thường trú hiện nay của cả gia đình đã được chuyển nhượng cho người khác. Sau thời gian thương lượng không kết quả, tối 4-12, anh Nguyễn Đức Tiến đã dẫn theo một số người đến chiếm giữ ngôi nhà trên. Thời điểm đó chỉ có anh Lê Thanh Tùng có mặt và hiện vẫn đang "cố thủ" trên tầng ba. Ông Thám, bà Phương cũng bị buộc ở lại ngôi nhà này.
Anh Lê Việt Bách cho biết, do cần tiền để đầu tư làm ăn, anh Bách đã mượn ngôi nhà của bố mẹ, thế chấp cho ngân hàng để vay tiền. Anh Bách đã được một số đối tượng mô giới, hướng dẫn cách làm hồ sơ và thủ tục để vay vốn. Để vay được một khoản tiền nhất định từ ngân hàng, trước tiên anh Bách phải hoàn tất bản hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản thế chấp là ngôi nhà theo yêu cầu của người môi giới, đồng ý chi mức hoa hồng lên tới 7% trên tổng số tiền được vay. Khoảng 3 tháng sau sẽ được giải ngân. Trong khi chờ đợi, biết anh Bách đang cần tiền đầu tư làm ăn gấp nên được những đối tượng môi giới này "gợi ý" cho vay tiền với lãi suất lên tới 15%- 21%/tháng, khi nào ngân hàng giải ngân thì sẽ trả lại. Sau khi vay được tiền từ ngân hàng thì số thực nhận đã giảm đi nhiều, không còn đủ tiền để đầu tư làm ăn. Không còn cách nào khác, anh Bách phải ký vào văn bản bán nhà để trừ nợ. Tuy nhiên phía anh Nguyễn Đức Tiến khẳng định, mình mua ngôi nhà trên hoàn toàn hợp pháp, có hợp đồng công chứng, được các cơ quan chức năng cấp "sổ đỏ". Người dân khu tập thể Viện Lịch sử quân sự mong muốn cơ quan chức năng giải quyết triệt để tranh chấp trên nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khu dân cư này.
Bà Phương tự tử vì bị "giam lỏng"
Trao đổi với PV Đường dây nóng, một số người dân trực tiếp đến cứu bà Phương cho biết, ngay trước khi bà Phương tự tử, đám người đi cùng anh Nguyễn Đức Tiến đã to tiếng làm huyên náo cả khu phố... Khi cảnh sát 113 tới, yêu cầu ông Thám ra phường để làm việc. Sau một thời gian ngắn, người ta phát hiện bà Phương treo cổ tự tử. Khi người dân kêu gọi mở cửa để đưa bà Phương đi cấp cứu, một nhóm người đã khóa cửa ở trong nhà không cho ai vào. Khi bị người dân phản ứng dữ dội, đám người trên mới mở cửa để xe cấp cứu đưa bà Phương vào bệnh viện.
"Nhiều người bức xúc cho rằng việc đòi nhà của anh Nguyễn Đức Tiến đối với gia đình ông Thám, bà Phương gây mất trật tự tại địa phương đã nửa tháng qua mà cơ quan chức năng không xử lý triệt để. Chính việc này đã khiến cho bà Phương vì quá hoảng loạn mà làm điều dại dột. Theo tìm hiểu của PV Đường dây nóng, vụ đòi nhà bắt đầu diễn ra từ ngày 4-12. CA phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy cho rằng đây chỉ là một vụ đòi nhà dân sự giữa bên mua nhà là anh Nguyễn Đức Tiến, trú tại số 55, ngõ 205, đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và bên bán là vợ chồng ông Lê Đình Thám thường trú tại số 412-B3, tập thể Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Nhiều người bức xúc vì tình trạng mất an ninh trật tự tại khu vực này
Ngày 21-4-2010, vợ chồng ông Lê Đình Thám làm hợp đồng ủy quyền cho con trai thứ Lê Việt Bách được toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng và bán (chuyển nhượng), định đoạt đối với tài sản là căn hộ số 3B- N3 thuộc khu tập thể quân đội, Viện Lịch sử quân sự, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội (bao gồm cả quyền sử dụng đất ở). Ngày 9-4-2011, anh Lê Việt Bách chuyển nhượng tài sản nói trên cho anh Nguyễn Đức Tiến với giá 5,9 tỷ đồng. Ngày 22-7-2011, anh Tiến hoàn tất việc sang tên quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Thế nhưng khi anh Tiến xuất hiện yêu cầu giao nhà thì vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình ông Thám. Vợ chồng ông Thám và anh Lê Thanh Tùng, con trai cả cho rằng không một ai, trừ anh Bách hay biết việc ngôi nhà vốn là nơi thường trú hiện nay của cả gia đình đã được chuyển nhượng cho người khác. Sau thời gian thương lượng không kết quả, tối 4-12, anh Nguyễn Đức Tiến đã dẫn theo một số người đến chiếm giữ ngôi nhà trên. Thời điểm đó chỉ có anh Lê Thanh Tùng có mặt và hiện vẫn đang "cố thủ" trên tầng ba. Ông Thám, bà Phương cũng bị buộc ở lại ngôi nhà này.
Anh Lê Việt Bách cho biết, do cần tiền để đầu tư làm ăn, anh Bách đã mượn ngôi nhà của bố mẹ, thế chấp cho ngân hàng để vay tiền. Anh Bách đã được một số đối tượng mô giới, hướng dẫn cách làm hồ sơ và thủ tục để vay vốn. Để vay được một khoản tiền nhất định từ ngân hàng, trước tiên anh Bách phải hoàn tất bản hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản thế chấp là ngôi nhà theo yêu cầu của người môi giới, đồng ý chi mức hoa hồng lên tới 7% trên tổng số tiền được vay. Khoảng 3 tháng sau sẽ được giải ngân. Trong khi chờ đợi, biết anh Bách đang cần tiền đầu tư làm ăn gấp nên được những đối tượng môi giới này "gợi ý" cho vay tiền với lãi suất lên tới 15%- 21%/tháng, khi nào ngân hàng giải ngân thì sẽ trả lại. Sau khi vay được tiền từ ngân hàng thì số thực nhận đã giảm đi nhiều, không còn đủ tiền để đầu tư làm ăn. Không còn cách nào khác, anh Bách phải ký vào văn bản bán nhà để trừ nợ. Tuy nhiên phía anh Nguyễn Đức Tiến khẳng định, mình mua ngôi nhà trên hoàn toàn hợp pháp, có hợp đồng công chứng, được các cơ quan chức năng cấp "sổ đỏ". Người dân khu tập thể Viện Lịch sử quân sự mong muốn cơ quan chức năng giải quyết triệt để tranh chấp trên nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khu dân cư này.
Quốc Doanh
- Thịt thối bị bắt giữ ngay cửa ngõ vào TP HCM (VNE). Chợ chuột họp giữa thủ đô (VNN 19-12-11) -- Không phải Quốc hội, đừng nghĩ bậy!
“Xóm thối” dưới gầm cầu Thăng Long (LĐ 20-12-11)
- Cục đăng kiểm lên tiếng về xe bốc cháy (VH&TT). – Các vụ cháy ôtô, xe máy: Ai không may, ráng mà chịu! (LĐ).- Cục Đăng kiểm vào cuộc sau các vụ cháy xe (VNN). – Cháy xe và những sự thinh lặng (GĐ). – Xe máy bị cháy: nhà sản xuất cần chứng minh lỗi không phải của mình (SGTT). - Xe nổ, người… nổ (DV). – Phí bảo hiểm cháy nổ xe máy chỉ ngang… tô phở (VnEconomy).- Vụ cá sấu sổng chuồng và điếu thuốc phát nổ (SGTT).- Hà Nội: Tiếp tục phân làn giao thông (LĐ).- “Hiệp sĩ” trong xã hội pháp quyền (Hiệu Minh).
- Tài xế taxi hất tung một cảnh sát lên nắp capô (DT). – Tấn công CSHS, một thanh niên trúng đạn tử vong (DT). – Vật ngã CSGT vì bị thổi phạt (DT).
- Xác thiếu úy quân đội mất tích 5 ngày trôi trên sông Hàn (DT).- Malaysia cứu sống tám thuyền viên Việt Nam (SGTT).
- Tuổi già – (VOA’s blog).- Nhà khoa học lên tiếng ‘cứu’ Ba Vì (ĐV).- Cấp bách sử dụng bền vững nguồn nước Mekong (TTXVN). – Đề nghị hoãn xây đập thủy điện trên sông Mekong (TTXVN). – Khu vực Nam Bộ: Dòng chảy thoát lũ, tiêu ngập đang ngày càng bị “bóp nghẹt” (ĐĐK).- Phát hiện một loài thằn lằn ngón mới ở Hà Nội (SGTT). -
Tuổi Trẻ
TTO - Đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết đã ra quyết định xử phạt 2 triệu đồng đối với ông Quách Thắng, hành khách trên chuyến bay VN1189 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) từ Hải Phòng đi TP.HCM ngày 1-12 vì sàm sỡ nữ tiếp viên. ... - Sĩ quan công an say rượu sàm sỡ nữ tiếp viên VNA (NLĐ). – Sàm sỡ nữ tiếp viên, bị phạt 2 triệu đồng (TT).
Sĩ quan công an say rượu sàm sỡ tiếp viên Vietnam Airlines Dân Trí
Khách sàm sỡ tiếp viên Vietnam Airlines bị phạt 2 triệu đồng VNExpress
Sĩ quan công an sàm sỡ nữ tiếp viên VietNam Airlines VTC
Bị cáo bị ép cung, bức cung, nhục hình?TTO - Đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết đã ra quyết định xử phạt 2 triệu đồng đối với ông Quách Thắng, hành khách trên chuyến bay VN1189 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) từ Hải Phòng đi TP.HCM ngày 1-12 vì sàm sỡ nữ tiếp viên. ... - Sĩ quan công an say rượu sàm sỡ nữ tiếp viên VNA (NLĐ). – Sàm sỡ nữ tiếp viên, bị phạt 2 triệu đồng (TT).
Sĩ quan công an say rượu sàm sỡ tiếp viên Vietnam Airlines Dân Trí
Khách sàm sỡ tiếp viên Vietnam Airlines bị phạt 2 triệu đồng VNExpress
Sĩ quan công an sàm sỡ nữ tiếp viên VietNam Airlines VTC
-Nguồn:
Hà Nội:
(Dân trí) - Hàng chục “đầu gấu” được “điều” đến ăn ở nhà bà Phương nhiều ngày nay với mục đích đòi nhà. Bị giam lỏng, tra tấn tinh thần, bà Phương đã treo cổ tự tử, may mắn được cứu thoát song hiện đang rất nguy kịch.
Vụ
việc xảy ra khoảng 23h hôm qua, 18/12, tại nhà số 3B-N3 khu tập thể
quân đội, Viện Lịch sử quân sự, phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội). Nạn
nhân là bà Bùi Thị Phương, SN 1952, trú tại địa chỉ trên.
Khi
phát hiện tiếng thét, khóc của một phụ nữ từ ngôi nhà này, người dân
chạy sang thì thấy bà Phương đã treo cổ tự vẫn. Ngay lập tức, mọi người
đưa bà Phương, xuống thực hiện sơ cứu tại chỗ và gọi cảnh sát 113 đến
hiện trường. Sau đó, bà Phương đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng
nguy kịch.
Một
người dân kể lại: “Khi phát hiện vụ việc, chúng tôi đã sang đưa bà
Phương đi cấp cứu nhưng một số đối tượng “đầu gấu” đã ngăn cản không cho
chúng tôi đưa bà Phương xuống. Nếu chúng tôi không quyết liệt thì bà
Phương đã tử vong lúc đó rồi.”
Bà Phương được đưa đi cấp cứu, song đến trưa nay, 19/12, bà Phương vẫn bất tỉnh, tình trạng có dấu hiệu xấu đi.
Tình trạng của bà Phương đang có dấu hiệu xấu đi.
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến hành động dại dột của bà
Phương xuất phát từ việc ngôi nhà bà Phương đang ở có tranh chấp với một
người tên Nguyễn Đức T. (HKTT tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng).
Nguyễn Đức T. được con trai thứ của bà Phương chuyển nhượng căn nhà bà
đang ở nhưng gia đình bà Phương phản đối quyết liệt.
Từ
ngày 4/12, nhiều đối tượng “đầu gấu” bỗng dưng đến ăn ở tại nhà bà
Phương nhằm “xiết nợ”, đòi nhà. Bà Phương cùng con trai cả vẫn sống ở
đây nhưng liên tục bị những đối tượng tra tấn tinh thần, giam lỏng.
Anh
Lê Thanh Tùng, con trai cả bà Phương, bức xúc: “Nhiều ngày nay, một số
đối tượng “đầu gấu” vào nhà tôi ở. Hàng đêm, chúng còn rọi đèn pin vào
mặt tôi, gọi dậy nói chuyện để tra tấn tinh thần chúng tôi, nhằm bắt
chúng tôi ra khỏi nhà. Chắc mẹ tôi nhiều ngày qua không chịu nổi nên đã
làm điều dại dột.”
Theo
anh Tùng, anh đã trình báo vụ việc tới các cơ quan chức năng quận Cầu
Giấy nhưng những cơ quan này không có biện pháp ngăn chặn.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này tới độc giả.
Tiến Nguyên
-Hà Nội: Bị “khủng bố” tinh thần, một phụ nữ treo cổ tự tửLao động
Hà Nội: Một phụ nữ tự vẫn vì bị “đầu gấu” khủng bố XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Treo cổ tự tử vì bị côn đồ khủng bố tinh thần để 'xiết nợ' Zing News
Bắt cóc nữ sinh viên vào nhà nghỉ hiếp dâm(NLĐO)
– Ngày 19-12, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT, Công an thị xã Đồng Xoài -
Bình Phước cho biết vừa bắt khẩn cấp Phạm Văn Hạnh (tức Hạnh “kỳ đà”, SN
1982, ngụ thị xã Đồng Xoài) để điều tra hành vi bắt cóc nữ sinh viên
đưa vào nhà trọ để hiếp dâm.
- - Cô gái bị xăm quái vật: Em phải bán dâm trước 18 tuổi? (PN Today). - “Lọ lem” 17 tuổi giết bạn bằng 9 nhát dao (TN).
- Tôn vinh hiệp sĩ là ‘nguy hiểm’? — (BBC). – Khuyến khích hiệp sĩ đường phố bắt cướp, nên hay không?(Huusalem). – Sự khác nhau giữa cảnh sát giao thông và hiệp sĩ đường phố(TTXVA). - Người “hiệp sĩ” trong xã hội pháp quyền (TVN).
- Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động lực lượng kiểm lâm (TTXVN). -- HỘI CHỨNG CHÁU BÁC NHANH (BS Huy).- Sửa hiến pháp để có chính quyền đô thị (PLTP).--
- Dàn siêu xe đám cưới ở tỉnh nghèo (VNN).- Một người mẹ đánh đập con dã man (LĐ).
- Tang thương Suối Sập (ĐV). – Sự cố thuỷ điện ở Sơn La: Tìm thấy 8 thi thể(VNN).
- Phát hiện một loài nhái cây mới ở Nghệ An (SGTT).- Vỡ van xả nước ở thủy điện: Thấy nạn nhân cuối cùng (Bee).
- Quảng Ninh: Chìm tàu chở than, 6 thuyền viên vẫn mất tích trên biển (DT).-- Người tuần rừng và đàn voọc mũi hếch (Petrotimes).
- Lũ cuốn ở Philippines: Vất vả cứu người, xác chết khắp nơi — (NV).- -Xe khách bốc cháy tại Hà Nội là do chập điện
Dân Trí
(Dân trí) - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây, Nguyễn Bá Kiệm cho biết, nguyên nhân dẫn đến cháy xe ô tô khách 29 chỗ ngồi chiều ngày 18/12 là do chập điện. Cũng theo ông Kiệm, thời điểm bốc cháy, trên xe chỉ có 2 người. Chiều ngày 19/12, ...
Hà Nội: ôtô khách bốc cháy trên đường Tuổi Trẻ
Hết xe máy, ô tô con lại đến… xe khách bốc cháy Hà Nội Mới
Xe khách bốc cháy, hành khách hoảng loạn thoát thân Người Lao Động
VNExpress
(Dân trí) - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây, Nguyễn Bá Kiệm cho biết, nguyên nhân dẫn đến cháy xe ô tô khách 29 chỗ ngồi chiều ngày 18/12 là do chập điện. Cũng theo ông Kiệm, thời điểm bốc cháy, trên xe chỉ có 2 người. Chiều ngày 19/12, ...
Hà Nội: ôtô khách bốc cháy trên đường Tuổi Trẻ
Hết xe máy, ô tô con lại đến… xe khách bốc cháy Hà Nội Mới
Xe khách bốc cháy, hành khách hoảng loạn thoát thân Người Lao Động
VNExpress
Xe máy bỗng nhiên cháy, nổ: Nhà sản xuất phải bồi thường -Nổ lốp, xe trộn bê tông “bay” khỏi cầu
Thanh Niên
(TNO) Vụ việc kinh hoàng kể trên xảy ra vào hồi 15 giờ 15 phút ngày 19.12, tại khu vực cầu Thăng Long, thuộc địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Theo một số người dân sinh sống trong khu vực đồng thời chứng kiến toàn bộ sự việc, ...
Xe bồn nổ lốp, đâm qua taluy đáp xuống mặt đường Dân Trí
Xe bồn lộn cổ xuống chân cầu Thăng Long Tiền Phong Online
Xe trộn bê tông lao từ trên cầu xuống đường XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo) (Blog)
Người Lao Động -Hà Nội Mới -VTC
Thanh Niên
(TNO) Vụ việc kinh hoàng kể trên xảy ra vào hồi 15 giờ 15 phút ngày 19.12, tại khu vực cầu Thăng Long, thuộc địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Theo một số người dân sinh sống trong khu vực đồng thời chứng kiến toàn bộ sự việc, ...
Xe bồn nổ lốp, đâm qua taluy đáp xuống mặt đường Dân Trí
Xe bồn lộn cổ xuống chân cầu Thăng Long Tiền Phong Online
Xe trộn bê tông lao từ trên cầu xuống đường XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo) (Blog)
Người Lao Động -Hà Nội Mới -VTC
Trực thăng có vòi cứu hỏa, 'cứu tinh' cho cao ốc bị cháy -- Bất lực…chữa cháy tầng cao? (ĐĐK). -- Xe máy bỗng nhiên cháy, nổ: Nhà sản xuất phải bồi thường (ĐV). – Hà Nội: Hoảng loạn xe khách đang chạy bốc cháy đùng đùng (DT). – Các vụ cháy nổ xe máy, ô tô: Thủ phạm do xăng? (VOV).- Vụ cháy tháp đôi EVN: 10 nạn nhân vẫn chưa thể xuất viện (NLĐ).- Đâm dải phân cách, người bay khỏi xe (TP).
Hà Nội: Cậu học trò căm ghét cái nghèo sang Mỹ du học
Nguyễn Trung Hiếu. (Hình: VnExpress)-Cậu học trò căm ghét cái nghèo sang Mỹ du học
Cậu
học trò lớp 11 ở Hà Nội từng viết bài luận văn “căm ghét cái nghèo” đã
lên đường sang Mỹ du học sáng ngày 30/1/2012. Tại đây, cậu sẽ trở thành du học sinh trường Besant Hill, đặt nền móng cho ước mơ trở thành kỹ sư ngành y sinh học.
Nguyễn
Trung Hiếu, người từng gây chấn động dư luận ở Việt Nam vì bài luận văn
khẩn khoản xin mẹ “gầy dựng sự thấu hiểu lẫn nhau để cả nhà sống yên ổn
và không để đồng tiền đóng vai trò cốt yếu trong việc mưu tìm hạnh phúc
gia đình.”
Cậu
bé Nguyễn Trung Hiếu đang học lớp 11 tại trường Hà Nội-Amsterdam là tác
giả một bài luận văn kiểm tra làm tại lớp. Theo yêu cầu của cô giáo,
các học sinh chọn một trong đề tài chính cho bài kiểm tra, gồm tiền bạc,
tình yêu và quy định mặc đồng phục đi xe gắn máy.
Bài
luận văn của Hiếu mô tả suy nghĩ của một đứa con trong bức thư gửi mẹ
về giá trị của đồng tiền trong hoàn cảnh gia đình riêng của mình.
Trong bức thư này, Hiếu xin mẹ đừng la mắng và đồng ý để cho cậu được nhịn ăn sáng và làm giúp việc bếp núc.
Theo
Hiếu thì khi nào mẹ của cậu không cằn nhằn, la mắng, dẫn đến sự thấu
hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì họ sẽ thật sự sống đầm
ấm, hạnh phúc mặc dù đang rất túng quẫn.
Bức
thư của Hiếu mô tả cảnh sống nghèo túng, bẩn chật đến thê thảm. Trong
khi Hà Nội không thiếu những đại gia vung tiền để mua một tô phở giá vài
chục đô la; đi xe hơi tiền tỉ... thì mẹ của Hiếu thoi thóp vì không có
tiền ngồi xe ôm sau mỗi lần lọc thận.
Mẹ
của Hiếu phải đi chạy thận mỗi tuần ba lần suốt tám năm qua. Bệnh nặng
khiến bà không còn sức để làm việc. Bố của Hiếu nghỉ việc ở nhà trông
nom ông nội của Hiếu đang ốm nặng.
Hiếu
căm ghét đồng tiền chỉ vì những đồng tiền đó là một thứ xa xỉ trong khi
mẹ cậu đang rất cần để đỡ đau đớn trong khi chữa bệnh thận; để cha cậu
đỡ nhọc nhằn trong khi săn sóc ông nội già yếu. Cũng chỉ vì thiếu tiền
mà Hiếu bị sút cân vì không đủ miếng ăn và đe dọa dang dở việc học hành.
Bài
luận văn được tung lên mạng làm nhiều người sững sờ trước hoàn cảnh vất
vả đến tột cùng của một cậu bé nghèo lớp 11 sống giữa lòng Hà Nội.
Bài luận được cô giáo đọc cho cả lớp nghe khiến cô và một số bạn của Hiếu không cầm được nước mắt.
Nhiều
người còn nhìn xa hơn về hoàn cảnh “không lối thoát” của Hiếu. Sự giúp
đỡ của người hàng xóm không thấm vào đâu so với cái nghèo thê thảm của
gia đình cậu.
Mới
đây, Hiếu được trường trung học Besant Hill ở miền Nam tiểu bang
California, Hoa Kỳ đồng ý cấp học bổng theo học tại trường trong vòng
hai năm rưỡi để lấy bằng tốt nghiệp trung học.
Được
biết, Hiếu không phải là học sinh Việt Nam đầu tiên nhập học ở trường
Besant Hill, nhưng là học sinh đầu tiên đến từ Hà Nội và cũng là học
sinh đầu tiên đến từ trường Hà Nội - Amsterdam. Sang Mỹ, Hiếu dự định
sau khi tốt nghiệp trung học, cậu sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng để tiếp
tục học lên đại học, thực hiện ước mơ theo học ngành kỹ sư y sinh học để
giúp đỡ không chỉ mẹ (người phải chạy thận hàng tuần) hay những người
tàn tật, mà còn cả những người đang phải đấu tranh với căn bệnh nan y
như ung thư hay AIDS.
Dư
luận hy vọng rằng khi đến Mỹ, Hiếu sẽ tự mình lý giải được nguyên nhân
cũng như tìm cách thoát ra được cái nghèo, không chỉ riêng cho gia đình
cậu mà cho cả hàng triệu người dân Việt khác.
TH
-
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams-(Dân
trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng
nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng
thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.
Đó
là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định
nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc
mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ
?” .
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)
Trên
đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11
chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn
“lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của
anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày
chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải
qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài
văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường
Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử
dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người
cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams
mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là
nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo
học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em
Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Tuy
nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô
đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các
thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học
giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng
cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì
trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét
trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.
Đến
thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu
(chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm.
Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em
từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho
đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di
chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà
nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình
Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông
chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm
nằm liệt giường …
Cảm
thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong
trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng
10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung
Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn
tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ
các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương
“tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn
nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn
đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán
thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học
mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
Nguyễn
Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho
em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa
sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên
số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày
cô, của gia đình …
Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời
ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có
dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như
thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo
gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho
mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo
khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ
ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây
con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ,
hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ
con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây
thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn
đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi
nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều
tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất
cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi
học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là
những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi
hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh
mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom
góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là
thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì
điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi
đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên
3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả
trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ
suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng,
bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng
quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ
gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần
vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng
nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi
niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm
trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý
viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường
đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn
thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã
ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét
tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ
chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi
mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của
bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy
chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi
khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu
gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho
mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn
chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và
nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến
nỗi !”.
Con
bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong
viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn
phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ
hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải
mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh.
Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con
cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới
được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì
thế.
Con
còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã
phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử
vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây
tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy
thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng
choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua
một cơn ác mộng tồi tệ …
Con
sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện
phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi
mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo
lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại
lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc
là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con
lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi
chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”.
Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử
hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT
nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ
đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già
quá rồi …
Mẹ
ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ
hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến
rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của
mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống
bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không
mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con
sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ.
Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm
đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối
tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình
mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật
chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà
con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con
cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý
với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư
hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm
tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến
trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng,
con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi
để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi,
không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không
bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ
hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia
sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng
cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con
đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái
nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia
đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai
trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
--
TT
- Một bài văn kín sáu trang giấy học trò được viết liền mạch trong một
đêm không ngủ, dưới dạng một bức thư gửi mẹ làm lay động bất cứ ai.
Đó là bài văn điểm 9 của Nguyễn Trung Hiếu (ảnh), học sinh lớp 11 chuyên lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam. |
Đó
là bài văn nghị luận với chủ đề “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò
của đồng tiền trong cuộc sống”, qua nét bút của cậu học trò Nguyễn
Trung Hiếu, lớp 11 chuyên lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam lại
tràn ngập yêu thương.
Gia cảnh nghẹn ngào
Ngồi
chờ cả buổi chiều tại nhà Nguyễn Trung Hiếu ngày 6-11, chúng tôi chỉ
gặp ông bà nội cậu học sinh lớp 11A1 Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam. Người mẹ suy thận ốm yếu đang tất tả chăm người bà bị ốm. Còn
bản thân Hiếu, cả ngày chủ nhật đã lên lịch đi sắp xếp, đóng gói quần
áo quyên góp được cho chương trình “Thắp sáng bản em” ủng hộ trẻ em ở
Mường Tè, Lai Châu.
Bà
Đỗ Thị Lạp - bà nội của Hiếu - đang lụi cụi ngồi bên người chồng ốm yếu
nằm trên giường. Bà Nguyễn Thị Cúc - hàng xóm - xót xa: “Cả gia đình
năm người giờ chỉ trông chờ vào đồng lương hưu của ông lão 90 và bà lão
đã trên 70 tuổi”. Năm người thì có đến bốn người ốm đau liên miên, trừ
Hiếu. Bà nội bị tiểu đường biến chứng mờ mắt. Ông nội già yếu, tim phổi
đều có vấn đề. Mẹ bị suy thận trường kỳ tám năm. Bố bị biến chứng viêm
não, thần kinh không bình thường từ khi còn nhỏ. Lương hưu quân đội của
ông nội Hiếu hơn 3 triệu đồng, còn lương hưu vị trí công nhân quét dọn
thâm niên trong doanh trại quân đội của bà Lạp chỉ hơn 1 triệu đồng.
Lôi
chiếc xoong nhôm cũ kỹ, mất nắp, bà Lạp ngập ngừng: “Đây, suất ăn
“sang” của nhà tôi đây: 10.000 đồng cho ba lạng cá diếc, kho lên, ăn
mười ngày qua cũng không hết đây này”. 10.000 đồng là tiền thức ăn cho
mười ngày của một gia đình sống giữa đất Hà thành đắt đỏ! Hai vợ chồng
già nương vào nhau bằng đồng lương ít ỏi, rồi lại tính toán chắt chiu
đồng lương ấy để ra được hơn 1 triệu đồng nuôi gia đình ba người của cậu
con trai.
Trong
gia đình Hiếu, người được quan tâm, bồi dưỡng nhiều nhất là ông nội 90
tuổi. Xót xa thay khi nghe bà Lạp tâm sự: “Cả nhà ốm nhưng chỉ có mình
ông nhà tôi được uống sữa. Mình ông ấy cũng mất hơn 1 triệu đồng tiền
thuốc mỗi tháng. Song mọi người đều hiểu rằng nếu ông cụ 90 tuổi nhà tôi
có mệnh hệ gì, Nhà nước cắt mất suất lương hưu trên 3 triệu đồng, bốn
người còn lại sẽ không có gì mà ăn nữa”.
Nguyễn Trung Hiếu tại nhà chiều 6-11, sau khi đi quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao - Ảnh: QUANG THẾ |
Trường kỳ muối vừng
Đến
19g Hiếu mới về nhà. Hiếu cao trên 1,7m mà chỉ tròm trèm 43kg cười khi
được hỏi về công việc tình nguyện ngày chủ nhật. “Em tham gia câu lạc bộ
tình nguyện với các anh chị được nửa năm rồi. Mục đích duy nhất là giúp
các em nhỏ nghèo như mình không phải thiếu thốn, khổ sở”. Công việc
ngày chủ nhật của Hiếu là đi đến từng nhà thu gom quần áo, rồi cùng các
bạn đóng gói cẩn thận gửi lên cho các bé ở vùng núi.
Còn
nhớ khi đỗ một lúc vào hai trường có khối chuyên nổi tiếng Hà Nội là
THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội - Amsterdam, cả nhà đều ngăn không cho
cậu học Trường Hà Nội - Amsterdam dẫu nó danh tiếng. Lý do duy nhất là
vì ai cũng nói đó là trường phải đóng nhiều tiền. “Và đúng là cả nhà đã
sợ run lên thật khi năm đầu tiên, quỹ phụ huynh của nhà trường yêu cầu
đóng 2 triệu đồng. Gia đình phải đi vay mỗi nơi một ít mới đủ tiền đóng
quỹ” - bà Lạp kể.
Trong
bài văn, Hiếu đưa ra lý do nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền cho mẹ. Ít ai
biết rằng bên cạnh nhịn ăn sáng, cậu học sinh gầy gò còn trường kỳ ăn
trưa với món muối vừng. Một lần tình cờ nhìn vào hộp cơm Hiếu mang đi,
các thầy cô không thể cầm lòng và quyết định ủng hộ tiền giúp cậu học
trò nghèo học giỏi.
Lật
hết đống sách vở dày cộp, Hiếu lôi tận dưới cùng giá sách ra bài văn
của mình: “Em phải giấu thế này vì không muốn bố mẹ tìm đọc được, phải
suy nghĩ sẽ rất buồn”.
NGỌC HÀ
Ân tình thầy cô, bạn bè
Ngay
bên lề trái trang văn cuối cùng của Hiếu, cô Đặng Nguyệt Anh - giáo
viên văn lớp 11A1 - nắn nót ghi những dòng riêng tư: “Con hiện tại rất
gầy và xanh xao. Bây giờ cô đã hiểu nguyên nhân. Nhưng theo cách này thì
không ổn. Cô có cách giúp con kiếm tiền giúp mẹ”.
Trên
website của Trường Hà Nội - Amsterdam đã đăng thông tin từ thầy Vũ Quốc
Lịch về hoàn cảnh của tác giả bài văn và trợ giúp của thầy cô, bạn bè.
Cảm thông với gia cảnh của em, ban giám hiệu nhà trường đã phát động
phong trào “Nhà giáo Trường Amsterdam đỡ đầu cho học sinh nghèo, học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung
tuần tháng 10-2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em
Nguyễn Trung Hiếu số tiền 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để
có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng
cao trình độ, các thầy cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như
trích lương “tặng hằng tháng” cho em Hiếu 450.000 đồng, thầy Nguyễn
Trọng Tuấn - nguyên hiệu phó nhà trường - cam kết cho em Hiếu vay hằng
tháng 500.000 đồng đến khi học hết lớp 12, cô Nguyễn Thúy Hằng - giáo
viên toán - tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm
“Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
|
Thư gửi mẹ(*)
Mẹ thân yêu của con!
“Trời
ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở
hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế
thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hằng ngày dạo gần
đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ,
cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên hỏi con “sao cứ phải đắn đo khổ sở
về tiền đến thế nhỉ?”.
Mẹ
ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây
con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ,
hành động kỳ lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ
con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây
thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây tám năm bệnh viện đã chẩn
đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). Tám năm
rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được
nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho
con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết
lo gì.
Hồi
học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là
những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi
hay cái bánh mì... Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh
mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hằng ngày chắt bóp và bao người thân gom
góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai, là
thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì
điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi
đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên
3 lần lọc máu/tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả
trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ
suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng,
bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng
quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ
gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần
vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng
nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi
niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm
trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý
viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường
đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với ba từ gọn lỏn: “Mẹ ghét tiền”. Nếu con
còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con
đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: con cũng ghét
tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ
chạy thận ba lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp, nhưng
rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi
của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy
chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi
khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu
gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho
mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn
chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ và nghiến
răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi!”.
(...)
Con
sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ.
Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm
đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối
tuần, những cô bác ở hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình
mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật
chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ... Nhờ họ mà
con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con
cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý
với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư
hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm
tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến
trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng,
con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi
để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kỹ rồi,
không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không
bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ
hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia
sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng
cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con
đi lấy chày, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái
nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia
đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai
trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
NGUYỄN TRUNG HIẾU
(*) Trích bài văn của Nguyễn Trung Hiếu. .
|
Gặp học trò nghèo với bài văn lạ gây xúc động cộng đồng mạng
(Dân
trí) - Bài văn lạ của cậu học trò nghèo Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam được đăng trên báo Dân trí đã làm rung động bao trái tim bạn
đọc. Nhưng, điều bất ngờ hơn nữa khi cậu học trò nghèo này có tấm lòng
rất quảng đại, luôn làm việc thiện.
>> Độc giả đồng cảm với cậu học trò nghèo viết bài văn lạ
>> Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams
>> Độc giả đồng cảm với cậu học trò nghèo viết bài văn lạ
>> Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams
Chúng
tôi đến nhà Nguyễn Trung Hiếu vào chiều qua 6/11 nhưng chờ mãi đến 7h
tối mới gặp được, bởi em tham gia CLB tình nguyện đóng đồ tiếp tế cho
“Chương trình thắp sáng bản em” ở huyện Mường Tè (Lai Châu) cả ngày.
Cám
cảnh thay khi nhìn bề ngoài ngôi nhà 2 tầng khang trang nằm trong khu
phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều người sẽ nghĩ rằng gia đình
đó thuộc loại khá giả. Nhưng, những người trong căn nhà đó đều sống lay
lắt, bệnh tật và không còn khả năng lao động để kiếm sống và thuộc vào
hộ nghèo của phường. Niềm hy vọng nhất trong ngôi nhà đó là cậu học trò
nghèo Nguyễn Trung Hiếu.
Bà
nội Đỗ Thị Lạp của Hiếu năm nay 73 tuổi, nhỏ thó và gầy yếu đang cố
gắng đưa người chồng bệnh tật 90 tuổi từ dưới đất lên giường, nếu không
có sự hỗ trợ của chúng tôi thì khó lòng bà đưa nổi.
Tâm
sự về hoàn cảnh gia đình, bà Lạp nghẹn ngào: “Hôm nay Hiếu đi tình
nguyện cả ngày, mẹ nó cũng đi vắng nên một mình tôi hơi vất vả. Tôi cố
gắng sống và chăm sóc ông ấy vì mức lương hơn 3 triệu/tháng quân đội về
hưu cùng đồng lương ít ỏi hơn 1,4 triệu/ tháng của tôi là chỗ dựa cho cả
gia đình Hiếu. Mỗi lần mẹ Hiếu chạy thận, tôi lo lắm vì mẹ cháu đã có
lần suýt chết trong lúc đang chạy”.
Ông bà nội của Nguyễn Trung Hiếu.
Theo
bà Lạp, bố Hiếu bị viêm tai giữa biến chứng não từ khi 3 tuổi nên rất
chậm chạp và không ổn định về tinh thần, không thể làm thêm được việc
gì. Mẹ của Hiếu - chị Nguyễn Thị Hạnh thì sức khỏe yếu ngay từ lúc còn
trẻ nên sinh Hiếu chỉ được 2,1 kg. Sau khi chị sinh con, sức khỏe ngày
càng giảm sút và chị đến bệnh viện phát hiện bị suy thận độ 4 và phải
chạy thận tuần 3 lần.
Ngày
đầu chưa có bảo hiểm nên việc chạy thận rất tốn kém, bố mẹ bên gia đình
nội ngoại đã dồn hết số tiền tiết kiệm để duy trì sự sống cho chị nên
tài sản cũng đã khánh kiệt. Cách đây 4 năm, bố chồng chị lại ngã bệnh và
nằm liệt giường, gánh nặng lại tiếp tục đè nặng lên gia đình vốn nghèo
và bệnh tật.
“Nghèo
thì nghèo rồi nhưng tôi quyết tâm giữ ngôi nhà này vì đây là món quà
cuối cùng của chúng tôi để lại cho cháu đích tôn duy nhất của gia
đình” - bà Lạp nghẹn ngào nói.
Ở
chung cùng ông bà nội nhưng gia đình Hiếu lại ăn riêng. Mỗi tháng ông
bà nội chu cấp cho gia đình hơn 1 triệu nên việc ăn thịt và cá hàng tuần
rất hiếm khi có trong bữa ăn của Hiếu bởi còn dành tiền chữa trị bệnh
tật cho mẹ em.
Sống
trong hoàn cảnh như vậy nhưng suốt những năm học tiểu học và THCS, Hiếu
luôn là học sinh giỏi của trường. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Do sợ học
trường Ams phải đóng nhiều tiền, gia đình đã bắt Hiếu học ở trường Chu
Văn An. Hiếu đã nài nỉ gia đình cho học tại trường Ams và đã nhịn ăn gần
1 tuần để mong bà và mẹ chấp thuận cho ước nguyện của mình.
May
mắn thay, ngay đầu năm nhập học, biết được hoàn cảnh gia đình Hiếu,
thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10 Bùi Văn Phúc đã kiến nghị lên nhà trường
miễn giảm các khoản đóng góp cho em. Để tiết kiệm, hàng ngày tới trường
Hiếu mang theo âu cơm nhỏ với muối vừng để ăn bữa trưa.
Mẹ
Hiếu gầy gò với gương mặt xanh xao, sau nhiều năm chạy thận chỉ còn 35
kg, tâm sự: “Gia đình tôi sống hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương của
ông bà nội. Hàng tháng, gia đình có thêm trợ cấp 250.000 đ/tháng của
phường theo chế độ hộ nghèo. Thương mẹ, Hiếu nhiều lần xin phép tôi cho
đi làm thêm nhưng tôi không muốn để cháu tập trung vào học tập. Tiết
kiệm, Hiếu chỉ ăn cơm muối vừng và nhiều lần lén tôi nhịn ăn sáng nên nó
gầy lắm. Bị mẹ mắng, Hiếu bảo với tôi: phải ăn dè mẹ ạ, phải tiết kiệm
thì bữa sau mới có. Khi Hiếu học lớp 3, tôi chạy thận trong bệnh viện,
Hiếu đã kêu gào bác sĩ cứu mẹ cháu với. Hiếu là động lực cuối cùng để
tôi cố gắng sống, làm chỗ dựa động viên cho con học tập”.
Sau
bài Văn Hiếu viết, cô giáo dạy văn Đặng Nguyệt Anh đã không cầm nổi
nước mắt vì không nghĩ Hiếu lại khó khăn đến như vậy. Cô và các bạn học
sinh trong lớp đã làm ruốc để giúp đỡ Hiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đồng
thời cô đã kiến nghị Hội đồng trường cùng quyên góp hỗ trợ Hiếu.
Cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu.
Mặc
dù hoàn cảnh như vậy nhưng Hiếu vẫn lạc quan và tham gia nhiều chương
trình tình nguyện như “Chương trình Thắp sáng bản em”, “Nhịp đập mùa
thu”... giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, trẻ em là nạn nhân của
chất độc màu da cam, dioxin, nhặt rác tình nguyện…
Hiếu tâm sự: “Khi cô giáo ra đề đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em
viết những gì luôn thường trực, ám ảnh trong đầu em. Em đã từng nghĩ
đến việc bỏ học để đi làm thêm nhưng em lại nghĩ phải có kiến thức thì
mới làm được việc. Có buổi tình nguyện, chúng em chỉ ăn bánh quy và uống
nước để tranh thủ làm việc nhưng em thấy rất thú vị và em yêu thích
công việc này vì nó rất cần thiết. Tuy nghèo nhưng em còn may mắn hơn
rất nhiều người, nhiều em bé bất hạnh khác vì em còn bố mẹ, ông bà”.
“Chính
việc làm từ thiện được gần với những người nghèo khó miếng ăn cũng
không có, em thấy cuộc sống nhiều khi quá bất công và tăm tối nên bắt
buộc em phải hành động và hành động. Em phải sống, phải cố gắng học tập,
phải chấp nhận cuộc sống để giúp đỡ gia đình và những người có hoàn
cảnh nghèo khó hơn mình” - Hiếu quả quyết.
Ước
mơ của Hiếu là theo học ngành có ứng dụng thực tế và điều đó thôi thúc
em học tập để đi du học và đó là cách để em đạt được ước nguyện của
mình.
Cao
1m7 mà chỉ nặng 43 kg, Hiếu gầy và xanh nhưng nghị lực sống của em luôn
mãnh liệt và luôn hy vọng vào cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và luôn
giúp đỡ người khác.
Tâm
sự với chúng tôi, cô Đào Phương Thảo - cô giáo chủ nhiệm lớp của Hiếu
cho biết: “Hoàn cảnh của em Hiếu rất đáng thương, nghèo, trong gia đình
không còn ai có sức lực để lao động. Tuy vậy, nhưng Hiếu rất chăm ngoan,
học giỏi và giàu ý chí. Chúng tôi giúp đỡ em cũng rất tế nhị vì sợ ảnh
hưởng tới tâm lý của em. Tôi luôn căn dặn các em học sinh, lớp là nhà,
bạn bè là anh em nên cần giúp đỡ nhau nên Hiếu cũng không bị mặc cảm ở
lớp”.
Hồng Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét