Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng sản – Tư bản thân hữu
Tác giả: Minxin PeiNgười dịch: Nguyễn Tâm
23-01-2012
Trong hầu hết các xã hội, xác định thời điểm khởi động tiến trình cải cách thì dễ, nhưng làm rõ sự kết thúc của nó thì không. Hiện tượng này có thể thấy trong trường hợp Trung Quốc – thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Một số người vẫn khẳng định cuộc cải cách này bắt đầu từ năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền. Một số ít hơn không đồng tình, cho rằng công cuộc cải cách được tái khởi động cách đây 20 năm, khi Đặng, nhận thức được tình hình cấp bách trước viễn cảnh kinh tế đình đốn và sự tồn vong của chế độ, đã thực hiện chuyến đi lịch sử xuống miền Nam Trung Quốc và thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giải phóng nền kinh tế, háo hức đón nhận, học hỏi chủ nghĩa tư bản không chút ngần ngại.
Khi Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyến đi làm thay đổi lịch sử của Đặng Tiểu Bình, điều mỉa mai nhất – và có lẽ là điều bí mật tồi tệ nhất của Trung Quốc – cải cách theo hướng cổ vũ kinh tế thị trường tại Trung Quốc đã biến mất từ lúc nào rồi.
Rất dễ nhận ra dấu hiệu cái chết của cải cách kinh tế này. Nhà nước Trung Quốc đã tái khẳng định sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước lớn thống trị gần như toàn bộ các lĩnh vực then chốt, như ngân hàng, tài chính, vận tải, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nặng. Khu vực tư nhân, nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử chính thức và triền miên, hiện phải tháo lui hoàn toàn. Những giá cả trọng yếu, như lãi suất và giá đất, được chính thức kiểm soát và bị làm méo mó trầm trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài, đã có thời được chào đón với vòng tay rộng mở, nay đang bị siết chặt bởi những biện pháp mang tính bảo hộ. Định hướng toàn diện của nền kinh tế đã đổi chiều, lệch rất xa khỏi con đường cải cách mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, những người từng có thời gian dài ủng hộ Trung Quốc, nay đang bày tỏ nỗi thất vọng cay đắng, có một số người thậm chí lên tiếng công khai. Những đối tác thương mại phương Tây chủ yếu của Trung Quốc không cần đọc những phân tích học thuật để biết nhịp đập cải cách không còn. Tất cả những gì họ cần là [nhà nước Trung Quốc] nên lắng nghe cộng đồng kinh doanh của họ, rà soát lại số liệu thống kê thương mại của họ với Trung Quốc, và xem lại chính sách kinh tế quốc gia.
Xác định thời gian xảy ra cái chết của tiến trình cải cách tại Trung Quốc có lẽ là điều không thể, chủ yếu vì trong hai thập niên qua không hề có bất kỳ sự kiện nào ghi dấu ấn về việc này. Tiến trình cải cách phải chịu một cái chết bởi cả ngàn nhát chém – tuy nhỏ nhưng là những bước đi quan trọng của Bắc Kinh, dần dần đảo ngược chiều hướng của nền kinh tế Trung Quốc. Rất có thể, cuộc cải cách của Trung Quốc đã chấm dứt trong thập niên vừa qua, theo sau việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (dù rất nhiều dấu hiệu báo trước cho thấy việc gia nhập WTO sẽ làm tăng tốc cải cách). Vì đang trên đà tăng trưởng mạnh chủ yếu do đầu tư, Trung Quốc đã tìm cách giữ được mức tăng trưởng cao bất chấp sự thiếu vắng cải cách cả một thập niên. Tất nhiên, Trung Quốc đã trả một cái giá rất đắt, biểu hiện qua những sự mất cân đối cấu trúc lớn, thường xuyên thiếu hiệu quả và kém bền vững.
Người ta có thể bị thuyết phục về việc đổ lỗi cho sự thất bại của giới lãnh đạo đã gây ra cái chết yểu cho công cuộc cải cách. Trong khi tất nhiên đây cũng là một nguyên nhân, có một yếu tố quan trọng hơn rất nhiều phải chịu trách nhiệm về việc này: mục đích chính trị của công cuộc cải cách do ĐCSTQ đề ra, về cơ bản không tương hợp với nền kinh tế thị trường.
Không ai có thể hiểu vì sao Trung Quốc cần phải cải cách nền kinh tế hơn chính bản thân Đặng Tiểu Bình. Vào năm 1992, cũng như hồi năm 1978, Đặng biết rằng chỉ có cải cách theo hướng thị trường mới có thể cứu nguy cho ĐCSTQ. Mặc dù Đặng nắm rõ mục đích chính trị đối với những cải cách của mình, nhưng ông không bao giờ xác nhận dứt khoát nền kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa là mục tiêu cuối cùng. Đây chính là khuyết tật chủ yếu của công cuộc cải cách Trung Quốc: chừng nào những cải cách theo hướng thị trường còn được sử dụng như phương tiện nhằm bảo vệ sự độc quyền chính trị của ĐCSTQ, các cuộc cải cách như vậy tất yếu rơi vào thất bại.
Thứ nhất, từ khi cuộc cải cách bị tác động mạnh bởi tình hình khủng hoảng, thật nghịch lý, những thành tựu đạt được chắc chắn làm giảm áp lực phải tiếp tục cải cách. Vào lúc sự cầm quyền của ĐCSTQ được đảm bảo hơn do tình hình kinh tế được cải thiện, giới tinh hoa cầm quyền sẽ mất đi động cơ để tiến hành cải cách xa hơn. Đó là lý do tại sao trong suốt thập niên trước đây, chúng ta chứng kiến [tại Trung Quốc] diễn ra hiện tượng tăng trưởng nhưng không có cải cách.
Thứ hai, ĐCSTQ không phải là một chính đảng cầm quyền bình thường. Đó là một hệ thống bảo trợ chính trị trải rộng khắp nơi, gồm những người chỉ biết lợi ích cá nhân, hăm hở trục lợi từ những cuộc đầu tư chính trị. Trong một nền kinh tế bị nhà nước chi phối nặng nề, việc biến quyền lực chính trị thành lợi ích và đặc quyền kinh tế dễ dàng hơn nhiều so với nền kinh tế theo hướng thị trường. Vì vậy, lợi ích của giới tinh hoa cầm quyền xung đột với những đòi hỏi của cải cách theo hướng thị trường. Nhìn từ góc độ ngược lại, lôgic này đã làm sáng tỏ căn nguyên mang tính hệ thống của hiện tượng “chủ nghĩa cộng sản tư bản thân hữu” (crony compitalism) tại Trung Quốc – cuộc hôn phối giữa quyền lực và sự giàu có, hiện tượng này phát sinh chỉ khi một thể chế chuyên quyền hậu cộng sản đảm đương lèo lái một nền kinh tế được cải cách nửa vời.
Vì cải cách không còn hiện diện, nên người ta phải lấy làm lạ tại sao những người anh em đồng chí tại Bắc Kinh tại tổ chức kỷ niệm chuyến đi miền Nam Trung Quốc của Đặng.
Tác giả: ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.
Nguồn: Financial Times
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NHỮNG CÂU HỎI LỚN CHO ASEAN TRONG NĂM RỒNG
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ tư, ngày 1/2/2012
TTXVN (Oasinhtơn 20/1)
Bước vào năm 2012, khối ASEAN phải đối mặt với những vấn đề lớn nào? Tiến sĩ Ernest Bower, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Oasinhtơn có bài viết phân tích những vấn đề này, đăng trên trang web của CSIS ngày 19/1.
Khi bước sang năm con rồng, ASEAN phải đặt ra và trả lời những câu hỏi còn tồn tại về bản thân khối này và những cường quốc xung quanh mình.
ASEAN được đặt ở vị trí để trở thành nền móng cho những khuôn khổ kinh tế và an ninh làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của các quốc gia trong nhiều thập kỷ tới. Liệu ASEAN có thể đóng vai trò này và duy trì vị trí trung tâm của mình không?
Mục tiêu này là một thách thức lớn. ASEAN phải thúc đẩy mạnh mẽ bằng các bước đi thực chất nhằm hiện thực hóa việc hội nhập kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội. Thách thức hiên nay là phải tiếp nối nỗ lực hiệu quả tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á-tại Bali tháng 11 vừa qua, trong đó ASEAN đã đi đầu trong việc đưa ra thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu nóng nhất, từ cuộc cải cách chính trị tại Mianma đến mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Cuối cùng ASEAN sẽ phải đối mặt với các vấn đề xuyên quốc gia như phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh lương thực và năng lượng, biến đối khí hậu, viện trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trong lúc ASEAN nỗ lực giải quyết những thách thức từ vai trò khu vực của mình, các nước thành viên đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mạng lại quyền lực cho các cử tri. Công dân trên khắp khu vực đang khẳng định vai trò của mình trong khi các chính phủ phải vật lộn để cải cách và điều chỉnh. Đây là một tiến trình lành mạnh. Tạp chí Time nói rằng năm 2011 là Năm của Người Biểu tình, nhưng tại châu Á, đó là Năm của Cử tri.
Tại Đông Nam Á, người biểu tình không phải sử dụng đến bạo lực như đã thấy trong Mùa Xuân Arập. Chính phủ các nước trong khu vực không còn là các chế độ độc đoán thời Chiến tranh Lạnh nữa. Họ đang hành động để làm hài lòng cử tri bằng việc đưa ra các ý tưởng mới về cải cách chính trị và kinh tế. Các đảng đối lập ít bị coi là những mối đe dọa về an ninh hơn, thay vào đó, được coi là những người cạnh tranh trên một thị trường cho các mô hình về quản lý và kinh tế có thể mang lại hàng hóa cho một khách hàng ngày càng đòi hỏi cao – tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng ở châu Á.
Cử tri ở châu Á có trọng tâm rõ hơn các phòng trào “Chiếm đóng” tại Mỹ và châu Âu. Người dân các nước ASEAN đang chuyển dần quyền lực kinh tế thành ảnh hưởng chính trị – một sự báo hiệu cho những điều có thể xảy ra sắp tới, đáng chú ý nhất là tại Trung Quốc.
Ngoài ra, 2012 sẽ là năm diễn ra phép thử Đông Nam Á cho Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Các cường quốc này đang ở đâu và họ muốn đóng vai trò nào tại châu Á – Thái Bình Dương?
Trong năm 2012, Trung Quốc và Mỹ sẽ tập trung vào việc chuyển giao chính trị nội bộ. Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội đảng Cộng sản 18, còn Mỹ sẽ tổ chức bầu cử toàn quốc chọn ra tổng thống và quốc hội mới. Các chu trình này thông thường có đặc trưng là sự tập trung cao độ vào các vấn đề nội bộ. Nhưng trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dường, cả hai cường quốc cần phải duy trì mối quan tâm vào chính sách kinh tế và đối ngoại khu vực, và trả lời cho câu hỏi là họ muốn gì và muốn mình là ai.
Tại Ấn Độ, cuộc bầu cử năm 2012 sẽ bắt đầu ở cấp bang, chứ không phải cấp toàn quốc, và những câu hỏi tương tự cũng được đặt ra. Liệu Ấn Độ có thực sự muốn trở thành một cường quốc châu Á – Thái Bình Dương không? Cho đến nay, Ấn Độ đã tham gia các cuộc họp và tiến hành các bước đi, nhưng vẫn chưa đưa nó thành trọng tâm trong nội bộ và tập trung nỗ lực can dự của mình.
Trung Quốc muốn mình là ai?
Mối quan tâm chính của Đông Nam Á về Trung Quốc là người láng giềng khổng lồ này muốn gì và muốn là ai. Liệu năm rồng này sẽ cho thấy một Trung Quốc được dẫn đường bằng sự thận trọng của Đặng Tiểu Bình với câu hỏi “Trung Quốc nên làm gì?”, hay sẽ là một người láng giềng hiếu chiến hơn dân tộc chủ nghĩa hơn muốn thử sức mạnh kinh tế mới của mình bằng việc khẳng định chủ quyền tại các vùng lãnh thổ tranh chấp, với câu hỏi “Trung Quốc có thể làm gì?”
Những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và biển ở Đông Bắc Á đã làm dấy lên những lo lắng tại Đông Nam Á – thậm chí tới mức các quốc gia một thời được cho là hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của Trung Quốc như Mianma đã vạch ra những hướng đi mới nhằm khẳng định chủ quyền của mình thông qua các cải cách chính trị và kinh tế. Đương nhiên, sự năng động về kinh tế và sự hiện diện trên toàn cầu của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với các lợi ích của khu vực. Đông Nam Á cần một Trung Quốc mạnh, nhưng là một người láng giềng tự tin, sẵn sàng hợp tác với các nước láng giềng của mình trong việc đề ra các luật lệ, hướng dẫn trong các khuôn khổ mới ở châu Á – Thái Bình Dương. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ xây dựng được lòng tin và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng.
Mỹ sẽ tập trung và tiếp tục theo đuổi các cam kết hay không?
Mối quan tâm của khu vực đối với Mỹ là liệu Mỹ sẽ tập trung và tiếp tục theo đuổi các cam kết đối với châu Á Thái Bình Dương hay không. Năm 2011, Tổng thống Obama và đội ngũ chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia của ông đã thể hiện một cách thuyết phục rằng Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á. Ông nói rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là tâm điểm của tăng trưởng kinh tế và các mối quan tâm về an ninh mới trong phần đầu của thế kỷ 21. Các đồng minh và đổi tác chiến lược ở châu Á được khuyến khích bằng những lời này và bằng những hành động thực tế – sự lãnh đạo của Mỹ trong thương mại với các cuộc đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, sự tham gia Lần đầu của Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, việc thông báo các thỏa thuận thiết lập căn cứ mới tại Ôxtrâylia, sự chú ý mạnh mẽ và liên tục vào việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Mặc dù 2011 là một năm đầy ấn tượng trong việc thúc đẩy các mục tiêu và sự tham dự của Mỹ ở châu Á, ASEAN và các đối tác khác trong khu vực vẫn lo ngại về việc liệu Mỹ có thể duy trì một mức độ cam kết mới mà Mỹ đã thể hiện như vừa qua hay không. Hầu hết các nước châu Á đều mong muốn có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực nhằm giúp thuyết phục một Trung Quốc đang nổi cần tham gia các khuôn khổ khu vực, từ đó cùng nhau xây dựng các quy tắc mới về thương mại và an ninh.
Đông Nam Á lo ngại một cách đúng đắn về khả năng tài chính của Mỹ trong việc duy trì và mở rộng sự hiện diện, và đặt câu hỏi liệu sự tập trung về chính trị có thể được duy trì trong một năm bầu cử hay không. Xu hướng tự nhiên của các chính trị gia trong năm bầu cử là tập trung gần như toàn bộ vào các vấn đề sẽ giúp họ tái cử. Chính sách đối ngoại, thương mại và các vấn đề an ninh quốc gia hiếm khi có được vị trí cao trong danh sách đó. Điều đáng buồn là các chuyên gia về tranh cử thường lôi kéo ứng cử viên của mình khỏi các chủ đề này.
Đây sẽ là một thách thức thực sự cho Nhà Trắng của Obama, làm sao để tiếp tục tập trung và theo đuổi các cam kết ở châu Á. Nhà Trắng đã thể hiện sự nhạy cảm của mình đối với hoạt động đi lại ra nước ngoài và khả năng bị các nhóm về quyền lao động xa lánh do các hiệp định thương mại. Sự chia rẽ về đảng phái ở mức độ mới đáng báo động, cùng với việc các vấn đề ngân sách luôn bị đẩy đến phút cuối tại Quốc hội sẽ cộng thêm những thách thức cho việc duy trì cam kết cùa Mỹ.
Nếu Mỹ dao động sớm như vậy, các đồng minh và đối tác trong khu vực sẽ buộc phải đặt ra những nghi vấn và tính đến các chiến lược “rào dậu” có thể phá hỏng tiềm năng to lớn của các quan hệ đối tác mới về an ninh, thương mại và đầu tư đang tăng lên, và củng cố cấu trúc khu vực.
Khi nào Ấn Độ sẽ khẳng định vai trò châu Á – Thái Bình Dương của mình?
Ấn Độ có các đường biên giới chung trên bộ và trên biển với Trung Quốc và Đông Nam Á. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ có những gắn bó sâu sắc với Đông Nam Á thông qua lịch sử, sự cai trị, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Ấn Độ là một thành viên của cấu trúc khu vực mới hình thành bao gồm các hiệp định thương mại tự do với ASEAN cũng như các nước châu Á – Thái Bình Dương khác, là thành viên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+, và Diễn đàn khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, trong ba cường quốc tham gia các khuôn khổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ còn là nước hướng nội nhiều nhất Đông Nam Á muốn biết khi nào thì Ấn Độ sẽ khẳng định vai trò khu vực của mình và đang tìm kiếm các yếu tố có thể kích thích Ấn Độ thúc đẩy các nỗ lực hội nhập và tham gia một cách quyết liệt hơn. Trong số các yếu tố này, có hai yếu tố có thể làm được nhất: một là các công ty Ấn Độ tìm cách thoát khỏi tệ tham nhũng đến khó thở và các luật lệ làm giảm sự hiệu quả ở trong nước, và hai là lực lượng quân đội ngày càng hiểu rõ các mối quan ngại về an ninh tại Ấn Độ Dương.,
Ấn Độ nên đóng một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, việc ủng hộ cải cách chính trị và kinh tế tại Mianma sẽ là món khai vị lý tưởng. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ là Gandhi và Nehru là nguồn cảm hứng rất quan trọng cho phong trào độc lập tại Mianma (khi đó gọi là Liên bang Miến Điện). Ấn Độ có các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và xã hội trong việc chứng kiến một Mianma ổn định và phồn thịnh phát triển ở biên giới phía Đông. Một Mianma hòa bình với một chính sách đối ngoại cân bằng là phù hợp với lợi ích của Ấn Độ. Các lợi ích cũng tương tự với một Mianma tham gia các sáng kiến kinh tế kết nối Đông Nam Á đại lục, Trung Quốc và Ấn Độ thông qua đường bộ, đường sắt và đường biển. Cuối cùng, một Mianma ổn định và cải cách sẽ củng cố,ASEAN trở thành cơ sở vững chắc cho việc mở rộng hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, đây là mối quan tâm cốt lõi về an ninh quốc gia của Ấn Độ.
Mianma: Cơ hội đột phá trong năm 2012
Cơ hội lớn nhất cho Đông Nam Á trong năm 2012 là việc Mianma có thể vươn lên từ bóng tối của năm thập kỷ đàn áp và tự cô lập với thế giới bên ngoài. Sự tiến bộ của Mianma là quan trọng với Đông Nam Á vì ASEAN đã phải kéo lê lết chế độ hà khắc này kể từ khi Mianma gia nhập vào năm 1997.
Những hành động mạnh mẽ đã đồng hành với lời nói của chính phủ, trong đó có việc thả nhiều tù nhân chính trị, cải cách luật pháp vốn giới hạn sử dụng Internet, và việc nới lỏng các hạn chế đối với báo chí và tự do hội họp. Ngoài ra, nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã được bỏ lệnh quản chế tại gia, bà và đảng của bà được phép tham gia cuộc bầu cử bổ sung vào đầu năm 2012.
Các cải cách ở Mianma có thể mang lại cho các nước châu Á – Thái Bình Dương một cơ hội lớn nhằm củng cố ASEAN thành cơ sở để xây dựng cấu trúc thương mại và an ninh khu vực mới. Nó sẽ khuyến khích Trung Quốc cùng ngồi chung với các nước khác để thiết lập các quy tắc về thương mại và an ninh, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu Vực, và hợp tác trong các vấn đề như Biển Đông.
Cải cách chính trị tại Mianma là một biểu hiện của xu hướng người dân và cử tri được trao quyền trên toàn Đông Nam Á. Nếu xu hướng này được giữ vững, các chính quyền trong khu vực sẽ tự tin đẩy mạnh các chiến dịch chống tham nhũng, thúc đẩy các cải cách chính trị và kinh tế, củng cố các thể chế. Các bước đi này là dấu hiệu tốt cho việc hình thành một cơ sở quản lý công bằng và bền vững tại Đông Nam Á. Trong thập kỷ tới, xu hướng nhân dân được trao quyền lực và quản trị tốt này có thể có tác động tới Trung Quốc nhiều hơn là ảnh, hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Đông Nam A.
Năm con rồng đặt ra cho Đông Nam Á và các đối tác của mình những câu hỏi quan trọng. Khi các câu hỏi này được trả lời, khu vực sẽ có những quyết định quan trọng về hướng đi cho các xu hướng chính trị, kinh tế và an ninh đang nổi lên. Một ASEAN được củng cố sẽ phù hợp với lợi ích của tất cả các nước châu Á – Thái Bình Dương. Năm này sẽ cho thấy ai hiểu được xu thế chiến lược này, và ai sẵn sàng đầu tư để đạt được mục tiêu đó./.
Bài gốc ở đây: http://csis.org/publication/year-dragon-aseans-existential-questions
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
MỸ – IRAN: MỐI QUAN HỆ BẤT ĐỘNG?
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ ba, ngày 31/1/2012
Sau vụ khủng bố kinh hoảng ngày 11/9/2001, mối quan tâm của Mỹ và Iran đều tập trung vào vấn đề Ápganixtan. Mỹ và Iran đã bắt đầu một sự hợp tác có lợi cho đôi bên, nhưng sự hợp tác này đã chấm dứt với sự xuất hiện chương trình nghị sự tự do của George Bush và sự tiết lộ chương trình hạt nhân của Iran. Dù Tổng thống Mỹ Barack Obama có muốn chìa tay ra với các nhà lãnh đạo Iran khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình thì sau đó ông đã trở lại một chính sách truyền thống hơn, dựa vào những sự trừng phạt để buộc Iran phải phục tùng. Bài viết của nhà nghiên cứu Suzanne Maloney thuộc Brooking Institution đăng trên tạp chí “Politique étrangère ” số ra mới đây viết về vấn đề này như sau:
Dư luận công chúng Iran đã phản ứng trước vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra ngày 11/9/2001 bằng sự cảm thông và chính phủ nước này đã tỏ thái độ thận trọng. Tại thủ đô Têhêran, người ta đã chứng kiến những buổi lễ với cây nến và những bài giảng đạo đức kêu gọi “cái chết của nước Mỹ” ngừng tạm thời. Nhiều quan chức Iran, trong đó có nhiều người có xu hướng chính trị cải cách, đã gửi lời chia buồn tới nhân dân Mỹ, và ngay cả các phần tử ngoan cố nhất của chính phủ Iran cũng lên án mạng lưới khủng bố AI Qaeda và việc sử dụng bạo lực chống người Mỹ. Trong những tuần và những tháng diễn ra tiếp sau đó, Iran đã cung cấp một khoản viện trợ hậu cần lớn trong chiến dịch của Mỹ chống quân Taliban và đã có sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ để thiết lập một chính phủ mới ở đất nước Ápganixtan. Trong một thời kỳ ngắn ngủi, một sự hòa giải giữa Iran và Mỹ dường như đã được tính đến và một sự trở lại của Iran trong liên minh các dân tộc đã nằm trong tầm tay. Một thập kỷ sau, tình hình lạc quan này không còn nữa. Những bước đi đầu tiên hướng tới sự hợp tác bị sa lầy và sự ngờ vực và thù địch lẫn nhau gia tăng. Chính sách đối nội của Iran lún sâu vào tình trạng hoang tưởng và trấn áp ngay cả khi Mỹ tiến hành một sự thay đổi đa số chính trị và một sự thay đổi giọng điệu, nếu không nói là phần chủ yếu, đối với Iran.
Đối với Mỹ, sự kiện 11/9 đã thực sự làm thay đổi tất cả; đó là một sự kiện gây chấn động mà ảnh hưởng đối với chính sách của Mỹ, nạn quan liêu, nền kinh tế và cách nhìn của Mỹ vẫn tiếp tục khiến người ta cảm nhận rõ. Tuy nhiên, từ nhiều cách thức, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, được đánh dấu bằng 3 thập niên khủng hoảng, đã không tiến triển mấy và những triển vọng thoát khỏi cuộc khủng hoảng giờ đây dường như còn ít hơn so với cách đây 10 năm. Bài báo này đã tiến hành xem xét các lực lượng đã hành động để duy trì cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran, và kết thúc bằng một nghiên cứu về cách thức có thể làm tiến triển mối quan hệ giữa Mỹ và Iran sau những sự kiện hiện đang làm thay đổi khu vực Trung Đông.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran vào thời kỳ đầu kỷ nguyên Bush
Thập niên vừa diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện 11/9 đã chứng kiến những sự biến động có ý nghĩa trong chính sách của Mỹ đối với Iran. Khi Tổng thống Mỹ George w. Bush bắt đầu cầm quyền vào tháng 1/2001, Iran đã được coi là một mối đe dọa lâu dài do nước này từ lâu nay đã ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và phản đối chính sách của Mỹ tại khu vực Trung Đông Tuy nhiên, đối với một tổng thống Mỹ đang tìm cách đặt dấu ấn của mình lên chính sách đối ngoại, thì vấn đề Iran vẫn chưa mang tính chất cấp bách mà những tiết lộ sau này về chương trình hạt nhân bí mật sẽ mang lại cho ông. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs thông báo những đường hướng lớn trong chính sách quốc tế của Chính quyền Bush, Cố vấn an ninh quốc gia tương lai khi đó, bà Condoleezza Rice, đã mô tả những mục tiêu của Iran bằng những từ ngữ cực đoan – không có gì tồi tệ hơn là việc lập ra một “hệ thống quốc tế dựa vào chủ nghĩa chính thống Hồi giáo”. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý những giới hạn ảnh hưởng của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và gợi ý rằng phong trào cải cách có thể tiết chế
chính sách đối ngoại của Iran. Nhìn chung, Iran xuất hiện trong bài báo này không được ưu tiên như Bắc Triều Tiên hay Irắc.
Cách nhìn có phần coi nhẹ của bà Condoleezza Rice về Iran – một đất nước vẫn quyết tâm thiết lập một trật tự Hồi giáo thế giới nhưng vẫn phải đối mặt với một sự thay đổi lớn ở trong nước – phản ánh những sự chia rẽ trong Chính quyền Bush. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã có một sự hoài nghi sâu sắc đối với phong trào cải cách- một di sản từ kinh nghiệm cầm quyền từ người Cha là cựu Tổng thống Mỹ George H. w. Bush, cũng như từ nhiệm kỳ của Tổng thống Ronald Reagan. Những người Iran ôn hòa chỉ là những con sói đội lốt cừu, những người điều khiển đã tìm cách ổn định hóa chế độ đang lung lay của họ bằng cách làm ra vẻ có thái độ ôn hòa. Những người khác chỉ coi những người có tư tưởng cải cách, và thủ lĩnh tiềm năng của họ, Tổng thống Mohammad Khatami, như là một lực lượng lạc hậu, cũng bất tài như những người có tư tưởng tiến bộ nằm trong chính phủ lâm thời hậu cách mạng và đã buộc phải ra đi sau khi chiếm sứ quán Mỹ hồi năm 1979. Thái độ hoài nghi này pha lẫn với thái độ khinh miệt những mưu toan của Chính quyền Bill Clinton để thiết lập một cuộc đối thoại với Iran, như bài diễn văn đọc hồi tháng 3/2000 của Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madelein Albright, trong đó bà nói là lấy làm tiếc về một loạt những quyết định chính trị của Mỹ đưa ra đối với Iran. Triển vọng này đã bị những người khác trong Chính quyền Bush tranh cãi, nhất là Ngoại trưởng Colin Powell, người đã thể hiện một cách nhìn có sắc thái riêng về một đất nước đang trong thời kỳ biến đổi quan trọng và không thể dự kiến trước được.
Tính hai mặt của những bước đi đầu tiên của Chính quyền Bush đối với Iran đã dẫn đến những sai lầm chính trị về vấn đề Iran. Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 7/2001, ngay trước hôm hết hạn của Đạo luật trừng phạt Iran — Libi năm 1996 đặc biệt chú trọng việc tăng cường sự hợp tác đa phương để gây sức ép với Iran thông qua cơ chế mất lòng dân là sử dụng thêm những sự trừng phạt, nhằm áp dụng cho những người đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Iran. Đạo luật này chưa bao giờ được thực hiện; sự tu chỉnh luật mà Chính quyền Clinton dành cho công ty Total để tiến hành đầu tư vào mỏ khí đốt ở South Pars đã tạo ra một giấy thông hành ngấm ngầm cho các nhà đầu tư nước ngoài khác muốn khai thác dầu lửa và khí đốt của Iran. Nhiều người hy vọng rằng một tổng thể các nhân tố – nhất là việc từ chối tách rời khỏi các đồng minh châu Âu về vấn đề Iran, một cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt về những “sự trừng phạt thông minh” đặc biệt liên quan đến Irắc và sự thân thiết được cho là có thể. của Chính quyền Bush với ngành công nghiệp dầu lửa – sẽ dẫn đến một sự chôn vùi vĩnh viễn các điều khoản này. Trên thực tế, chính phủ đã đề nghị gia hạn có giới hạn 2 năm chứ không phải là 5 năm, nhưng lập trường của Quốc hội tán thành một sự gia hạn toàn bộ cuối cùng đã thắng thế.
Ảnh hưởng của vụ khủng bố 11/9 đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Iran
Chưa đầy hai tháng sau đã diễn ra vụ khủng bố kinh hoàng của mạng lưới Al Qaeda tại Niu Yoóc và Oasinhtơn. Sự kiện khủng khiếp này đã làm thay đổi căn bản cách nhìn của thế giới về nước Mỹ và dẫn đến một Sự tái xác định ngay tức khắc chính sách đối ngoại của Chính quyền Bush. Ngay sau đó, Mỹ đã tiến hành chuẩn bị cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông và khuôn khổ tham khảo của chính phủ trong mối quan hệ với thế giới phải trải qua một sự biến đổi hoàn toàn. Mối đe dọa của các nhà chính trị thần quyền Iran bị lu mờ trước mối nguy hiểm hiển hiện về các vụ khủng bố trên đất Mỹ, và sự thù oán giữa Mỹ và Iran sẽ phải được xem xét lại tùy thuộc vào những đòi hỏi của thời kỳ hậu 11/9.
Mỹ và Iran bất ngờ cùng có mặt trên mảnh đất xa lạ, với những lợi ích trùng hợp nhau về Ápganixtan. Vào những năm 1990, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã trỗi dậy như một trong những lực lượng đối lập chính chống quân Taliban mà đặc tính thuộc trào lưu chính thống của đạo Hồi theo dòng Sunni đã gây ra một sự thù địch gay gắt đối với Iran theo dòng Shiite, và vai trò trong việc sản xuất và buôn bán ma túy đã làm trầm trọng thêm cảc vấn đề về an ninh của Iran tại các tỉnh phía Đông và Đông Nam của nước này. Đối với các tầng lớp tinh hoa chính trị Iran thường bất đồng với nhau, cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại Ápganixtan đã tạo cơ hội hiếm hoi cho một sự hòa hợp: những người có tư tưởng cải cách, mà ảnh hưởng trong chính sách đối nội đã suy giảm, mong muốn lợi dụng cơ hội đó để được lợi từ một sự xích lại gần với Mỹ, trong khi phái cứng rắn thấy ở đó một cơ hội thuận lợi để làm mất đi một mối đe dọa ở biên giới. Dựa vào tiền lệ tích cực về thái độ trung lập trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 cũng như về những tiền lệ hợp tác giữa Mỹ và Iran trong khuôn khổ đa phương về vấn đề Ápganixtan, Iran đã có một thái độ còn mang tính xây dựng hơn trong chiến dịch “Tự do bền vững” diễn ra vào tháng 10/2001.
Ý muốn ban đầu tiến hành hợp tác trong chiến dịch quân sự của Mỹ chống quân Taliban đã tiến triển thành một sự hợp tác mở rộng và mang tính lịch sử giữa hai cựu thù địch này. Những kết quả thể hiện trên lĩnh vực hậu cần và chiến thuật – Iran tạo thuận lợi cho việc thiết lập các con đường tiếp tế và các chiến dịch “tìm kiếm và giải cứu” trên lãnh thổ của mình – và về mặt chính trị, từ lâu nay Iran đã có mối quan hệ ưu tiên với kẻ thù chính của quân Taliban ở trong nước là Liên minh phương Bắc. Trong suốt 18 tháng diễn ra sau đó, giao thông liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Iran về vấn đề Ápganixtan đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện chiến dịch “Tự do bên vững” và sau đó tạo ra sự ổn định cho Chính phủ hậu Taliban ở thủ đô Cabun. Theo một số người đối thoại Mỹ, Iran cũng đã nhiều lần muốn tham gia một chương trình đào tạo quân đội Ápganixtan do Mỹ lập ra và tiến hành đối thoại với Mỹ về lĩnh vực chống khủng bố.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại song phương đã không hoàn toàn êm đẹp và những yêu cầu của Mỹ đưa ra đối với Iran tiến hành giao nộp các nhân viên thuộc mạng lưới khủng bố Al Qaeda vẫn chưa được đáp lại. Tuy nhiên ngay cả khi những kết quả không đáp ứng những mong đợi của Mỹ thì các cuộc thương lượng này vẫn mở đường cho một sự trao đổi cần thiết. Thực vậy, đây là cuộc đối thoại đầu tiên diễn ra, được chính thức ủng hộ, giữa nhà cầm quyền Iran và Mỹ kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng. Cũng quan trọng như vậy bởi vì nó dẫn đến những kết quả cụ thể, có tính xây dựng và có lợi cho cả hai bên, cũng như cho nhân dân Apganixtan. Một trong những quan chức Mỹ đã tham gia cuộc đối thoại trên mô tả các cuộc thương lượng này là “có tính xây dựng nhất trong nền ngoại giao Mỹ ở Iran từ khi Vua Shah bị sụp đổ”.
Nền dân chủ và vấn đề hạt nhân: những Vấn đề gây bất hòa
Trong khi các cuộc thương lượng chưa từng thấy này tiếp tục diễn ra, vấn đề xúc tiến nền dân chủ bắt đầu được đề cập đến ở Mỹ. Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 đã giữ một vai trò lớn trong vấn đề này, khiến cho một tổng thống Mỹ đã từng tiến hành chiến dịch chống công cuộc xây dựng dân tộc tin tưởng rằng chỉ một sự biến đổi toàn bộ chính sách ở khu vực Trung Đông là có thể bảo vệ được nền an ninh của Mỹ và bảo vệ thế giới khỏi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Tổng thống Bush đã tuyên bố: “Chúng ta hiểu rằng Lịch sử đã kêu gọi chúng ta hành động, và chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để có được nền hòa bình và quyền tự do trên thế giới”. Việc Mỹ ngày càng quan tâm đến nền dân chủ và đến bản chất của các chế độ trùng hợp với một sự tăng cưởng chiến dịch của những người trong Chính quyền Mỹ mong muốn hành động về quân sự chống đất nước Irắc của Saddam Hussein – chiến dịch sẽ là điểm xuất phát của một kỷ nguyên dân chủ mới trong khu vực nhưng, ít nhất là trong thời hạn ngắn nó lại có hiệu ứng ngược lại. về chính sách của Mỹ đối với Iran, bước ngoặt này về chính sách đối ngoại của Mỹ trên thực tế đã cản trở sự hợp tác đã được bắt đầu ngay sau khi diễn ra sự kiện khủng bố ngày 11/9 đạt được một giải pháp thực sự cho phép lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa hai nước.
Dấu hiệu đầu tiên công khai cho thấy rằng chương trình nghị sự tự do của Tổng thống Bush đã bắt đầu lấn lướt sang sự hợp tác mang tính thực dụng và chiến thuật giữa Mỹ và Iran đã xuất hiện vào thời điểm thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ, đọc vào tháng 1/2002. Được đọc ít lâu sau khi phát hiện ra một tàu chở vũ khí của Iran cho Nhà cầm quyền Palextin (AP), bài diễn văn này đã tuyên bố một cách mạnh mẽ học thuyết mới về an ninh của nước Mỹ. Tổng thống Bush đã đặt Iran bên cạnh Bắc Triều Tiên và Irắc mà ông gọi là các nước thuộc “trục ma quỉ”, một thành ngữ từ đó trở nên nổi tiếng và ông Bush coi các nước thuộc “trục ma quỉ” là “mối nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng”.
Bài diễn văn nói về “trục ma quỉ” đã gây ra một sự phẫn nộ của các nhà lãnh đạo Iran thuộc mọi xu hướng chính trị và một cuộc tranh cãi cũng gay gắt như vậy tại Mỹ, song không phải vì thế mà nó dẫn đến sự ngừng cuộc đối thoại song phương về Ápganixtan. Nhưng nó đánh dấu sự phủ nhận nhất trí của người Mỹ đối với các tầng lớp lãnh đạo tinh hoa Iran – sự phủ nhận đã trở nên rõ rệt hơn trong năm tiếp theo – và sự tán thành của Mỹ đối với ý kiến kích động sự phản đối của nhân dân đối với Chế độ Iran. Trong những tháng tiếp theo, Nhà Trắng đã nỗ lực liên kết với những người đối lập với chế độ thông qua những tuyên bố công khai và những nỗ lực khác nhằm đẩy mạnh sự thay đổi chính trị ở trong nước.
Vấn đề những tham vọng hạt nhân của Iran đã bùng lên khi một nhóm những người lưu vong có mối quan hệ với Chế độ Saddam Hussein tiết lộ những chi tiết về những nỗ lực bí mật của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc làm chủ dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Những tiết lộ này càng làm gia tăng những mối nghi ngờ về việc chương trình hạt nhân được cho là nhằm mục đích dân sự của Iran trên thực tế mang một qui mô quân sự, và sự giả dối về một phần chương trình là một sự vi phạm những nghĩa vụ của Iran, nước đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Qui mô của cái đã được các nhà lãnh đạo Iran che giấu và sự tinh vi của chương trình đã dẫn đến một mức độ bất thường sự ủng hộ đa phương cho một hành động chống Iran. Đối mặt với một sức ép mạnh mẽ của châu Âu, Iran đã chấp nhận đưa ra những sự nhượng bộ có ý nghĩa vào tháng 10/2003, kể cả cam kết chấp nhận một sự kiểm tra theo nghi thức bổ sung của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, và chấp nhận ngừng làm giàu và xử lý urani. Ba nước châu Âu sau đó đã tiến hành thương lượng thỏa thuận này, những mối lo ngại dai dẳng, một thỏa thuận đã được ký một năm sau để buộc Iran phải tôn trọng các cam kết của mình. Thời kỳ này đã chứng kiến một cuộc đấu tranh gay gắt xuất hiện giữa nhà cầm quyền Iran – những người dường như quyết tâm bảo vệ chương trình hạt nhân trong khi vẫn tìm cách có được những đối tác có lợi nhất cho thỏa thuận nhỏ nhất – và các nhà thương lượng châu Âu thất vọng trước trò chơi Iran và thái độ ngoan cố của Mỹ. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc leo thang về cuộc khủng hoảng hạt nhân, Mỹ luôn giữ khoảng cách với công việc của các nhà thương lượng trực tiếp với Iran, trong khi vẫn tiếp tục gây sức ép ủng hộ những biện pháp cứng rắn hơn để đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Thái, độ dè dặt của Mỹ trong việc tham gia những nỗ lực đầu tiên của nền ngoại giao hạt nhân đối với Iran là sự phản ánh một quyết định tổng thể hơn trong Chính quyền Bush bác bỏ mọi sự tiếp xúc trực tiếp với Chính quyền Iran. Đây là một sự phủ nhận mang tính quyết định tất cả các chính sách trước đây của Mỹ, của cả những người thuộc đảng Cộng hòa lẫn của những người thuộc đảng Dân chủ, tất cả đều dựa vào một qui định tiến hành đối thoại với Iran về các vấn đề hai bên cùng có lợi chừng nào cuộc đối thoại được phép một cách rõ ràng. Sự kiện cụ thể đã khiến Chính quyền Bush thông qua thái độ này là cuộc tấn công diễn ra vào tháng 5/2003 vào một nơi ở của những người sống lưu vong ở Riát, mà những kẻ tiến hành bị cho là các thành viên thuộc mạng lưới khủng bố Al Qaeda đã tị nạn tại Iran. Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định đã phản ánh sự thay đổi toàn bộ chiến lược của chính phủ, phù hợp với chương trình nghị sự tự do của Tổng thống và trong nỗi hân hoan của những thắng lợi đầu tiên của quân đội Mỹ tại Irắc. Những người ủng hộ cuộc chiến tranh thấy sự thất sủng của Saddam Hussein như là giai đoạn đầu tiên của một sự biến đổi cơ bản trong khu vực, và đã tuyên bố rằng mọi cuộc đối thoại với các quan chức Iran đều là kéo lùi mục tiêu này vì nó “đem lại một tính hợp pháp” cho một chế độ mà theo họ tất sẽ sụp đổ.
Do đó, Mỹ đã rút ngắn các cuộc thương lượng song phương về vấn đề Ápganixtan diễn ra vào tháng 5/2003. Vài tháng sau, trước ủy ban đối ngoại của thượng viện ngày 28/10/2003, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage đã cho biết rằng Mỹ sẵn sàng “gặp lại họ trong tương lai nhưng với điều kiện là điều đó phục vụ cho những lợi ích của Mỹ”. Cũng vào thời kỳ đó, Mỹ đã bác bỏ một đề nghị tiến hành thương lượng ở hậu trường với các quan chức Iran ở cấp trung gian, những người này đang tìm cách thăm dò những khả năng về. một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Dù không thể khẳng định rằng đề nghị này đã nhận được sự tán thành của các quan chức cấp cao Iran, phản ứng của Mỹ dù sao vẫn chứng tỏ là Mỹ ít quan tâm đến mối quan hệ với Iran
Đồng thời, Chính quyền Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm những cách thức mới để làm thay đổi diễn đàn chính trị Iran. Những nỗ lực đầu tiên của Chính quyền Mỹ còn rất vụng về, nhất là quyết định của Lầu Năm Góc tự phô trương một cách công khai với một nhóm những người đối lập có tên trong danh sách chính thức của các tổ chức khủng bố của Mỹ và nối lại tiếp xúc với một nhân vật đã bị mất uy tín trong vụ Iran – Contra. Đối với những người tán thành việc thay đổi, việc năm 2005 bầu Mahmoud Ahmedinejad, nhà chính trị đại điện cho phái cứng rắn, làm tổng thống Iran dường như vừa làm gia tăng thách thức lẫn mở ra những cơ hội mới cho ảnh hưởng của Mỹ. Những nỗ lực của Nhà Trắng đã không mang lại nhiều hiệu quả, vì Chính phủ Mỹ, dưới sức ép của Quốc hội, đã thông qua một kế hoạch tài chính từ một chương trình xúc tiến nền dân chủ. Tháng 2/2006, việc lập ra một quĩ 75 triệu USD để xúc tiến nền dân chủ ở Iran đã được thông báo, một sáng kiến bị Iran cho là một sự ủng hộ ngấm ngầm việc thay đổi chế độ.
Thật là sự trớ trêu của số phận, trong khi Chính quyền Bush dường như cuối cùng đã quyết định thực hiện một chiến lược thay đổi chế độ ở Iran thì Mỹ lại bị thúc đẩy phải thay đổi một lần nữa cách thức đề cập đến Iran. Tình trạng bất ổn ngày càng nghiêm trọng ở Irắc và sự tước đoạt ngày càng lớn ở châu Âu trước thái độ dè dặt của Mỹ trong việc bắt đầu tiến hành trực tiếp các cuộc thương lượng với Iran về vấn đề hạt nhân, Mỹ phải thay đổi tư thế đối với các cuộc thương lượng, từ năm 2003 đã không chuyển thành cuộc đối đầu công khai. Tháng 3/2005 ít lâu sau khi đứng đầu bộ Ngoại giao, bà Condoleezza Rice đã thông báo rằng Mỹ sẽ có những bảo đảm thiện chí, kể cả việc bán các thiết bị máy bay dân sự bị lệnh cẩm vận ngăn cản, để tăng cường vị trí thương lượng của châu Âu. Đây là một cố gắng vô ích; Iran ghi nhận thực tế rằng chế độ chuyên chế hạt nhân của Mỹ không phải là bất biến và vài tháng sau, trước hôm diễn ra lễ nhậm chức của Ahmadinejad, Iran đã từ bỏ những sự nhượng bộ của mình về chương trình hạt nhân, và tình hình đã lâm vào một tình trạng bế tắc mới.
Một năm sau, vàotháng 6/2006, Mỹ đã thông báo rằng Mỹ sẽ phối hợp với các thành viên thường trực khác của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để tiến hành một cuộc đối thoại chính thức với Iran về vấn đề hạt nhân. Theo những yêu cầu của các nghị quyết của Hội đồng các thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đề nghị dựa tren ý muốn của Iran trở lại việc ngừng các hoạt động làm giàu và xử lý urani. Bằng cách chấm dứt sự phản đổí của Mỹ đổi với chương trình hạt nhân dân sự của Iran, đề nghị này trên thực tế đã đảo ngược lập trường đã từng được Chính quyền Bush bảo vệ mạnh mẽ cho đến thời điểm đó. Sự nhượng bộ này là rõ ràng nhưng Mỹ vẫn coi việc ngừng chương trình hạt nhân của Iran như là điều kiện tiên quyết cho việc tiến hành các cuộc thương lượng, điều mà Iran đã từ chối thẳng thừng. Trong các điều kiện này, Chính quyền Mỹ không sẵn sàng tiến hành đối thoại. Ngay cả bằng cách thông báo hồi năm 2006 đề nghị, thương lượng, bà Condoleezza Rice vẫn bác bỏ thẳng thừng mọi triển vọng tiến hành các cuộc thảo luận tổng quát hơn với Iran. Bối cảnh căng thẳng này cũng giải thích cho thái độ dè dặt của Mỹ trong việc lập kế hoạch cho các cuộc thương lượng với Iran về tình hình xấu đi ở Irắc, mặc dù đại sứ Mỹ tại Irắc đã được phép truyền đạt với đồng nhiệm của mình vào bất cứ thời điểm nào và mặc dù các quan chức cấp cao Iran đã công khai kêu gọi tiến hành đối thoại.
Dù quyết định của Mỹ chấp nhận hoàn cảnh diễn ra cuộc thương lượng của châu Âu đối với Iran không dẫn đến cuộc đối thoại có lợi, tuy nhiên nó vẫn có ích lợi là tạo thuận lợi cho việc đồng nhất về quan điểm giữa châu Âu và Mỹ về sự cần thiết phải gây sức ép với Iran. Kể từ tháng 12/2006, thái độ uyển chuyển mới của Mỹ đã cho phép áp đặt 4 loạt liên tiếp những sự trừng phạt tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và đã gây ra hậu quả ngày càng nặng nề đối với nền kinh tế Iran. Các biện pháp này đã bị hậu quả của những biện pháp hạn chế đơn phương mới của Mỹ làm gia- tăng đối với các thể chế tài chính của Iran. Nhà cầm quyền Mỹ cũng đã tiến hành một chiến dịch để nhấn mạnh những sự mạo hiểm của các xí nghiệp nước ngoài có mặt tại Iran, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp.
Tóm lại, trái với một ý kiến đã được lan truyền rộng rãi, Chính quyền Bush đã không tỏ ra cứng rắn và giáo điều đối với Iran. Chính quyền Bush đã thể hiện một khả năng đổi mới thường là bị đánh giá thấp, như đề nghị năm 2006 tham gia các cuộc thương lượng hạt nhân đã chứng tỏ điều đó. Tới cuối nhiệm kỳ hai của ông George W. Bush, Mỹ thậm chí đã nghĩ tới việc lại có mặt về ngoại giao tại Iran lần đầu tiên kể từ khi sứ quán Mỹ bị bắt làm con tin hồi tháng 11/1979 đến tháng 1/1981. Các sự kiện khác, như cuộc can thiệp của Nga vào Grudia, rõ ràng đã chấm dứt sáng kiến này theo đà của nó.
Chính phủ Barack Obama và nghệ thuật tiến hành đối thoại
Ngay từ khi bắt đầu tiến hành chiến dịch vận động bầu cử tổng thống, Barack Obama đã đưa ra ý muốn giải quyết vấn đề Iran bằng cách hứa hẹn rằng nếu được bầu làm tổng thống thì ông sẽ tiến hành gặp gỡ bất cứ nhà lãnh đạo nào của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bất chấp những sự chỉ trích công khai và sự phản đối của đối thủ của ông khi đó là Ngoại trưởng Mỹ hiện nay Hillary Clinton, ứng cử viên Obama vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Cuộc đối thoại với Iran là một phần không thể tách rời một chính sách mới cởi mở đặc biệt nhằm bù lại những tổn thất do thanh danh của nước Mỹ bị hoen ố gây ra bởi chính sách của ông Bush, nhất là cuộc chiến tranh Irắc. Nhận thức được những triển vọng diễn ra cuộc thương lượng, Tổng thống mới được bầu đã hứa sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt nếu cuộc đổi thoại không mang lại kết quả sau một năm thử nghiệm.
Tuy nhiên, trung thành với lời nói của mình, Tổng thống Obama đã nhanh chóng hành động để khẳng định một giọng điệu mới đối với Iran, thông qua một bức thông điệp của chính tổng thống với những lời chúc mừng năm mới của Iran vào tháng 3/2009. Trong khi cử chỉ này không phải thực sự là đổi mới – truyền thống này có ít nhất là từ thời Chính quyền Bill Clinton – thì sự đầu tư về con người của tổng thống và việc sử dụng một thuật hùng biện rõ ràng là nhằm làm vừa lòng các tầng lớp tinh hoa của chế độ lẫn các công dân có một hậu quả đáng kể về phương tiện thông tin đại chúng, kể cả ở Iran. Trong vài tháng tiếp theo, Mỹ đã tiến hành những cử chỉ cởi mở khác kín đáo hơn đối với Iran, trong đó có những sự trao đổi trực tiếp của Tổng thống Obama với nhà lãnh đạo tối cao của Iran là Giáo chủ All Khamenei, một sự kiện chưa từng thấy.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm tiến hành một cuộc đối thoại với Iran mới chỉ là bắt đầu khi diễn đàn chính trị Iran đang trong thời kỳ sôi sục. Thắng lợi áp đảo của Ahmadinejad vào tháng 6/2009 đã gây ra một cuộc tranh cãi chưa từng thấy trong những người dân, cho ra đời phong trào đối lập thực sự đầu tiên chống chế độ kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng năm 1979. Một hố sâu ngăn cách và lâu dài xuất hiện từ đó ngay trong trung tâm của cơ cấu quyền lực chính trị thần quyền. Mỹ đã giữ thái độ thận trọng trong việc đáp trả ban đầu các cuộc biểu tình vì sợ gây tổn hại đến phe đối lập và cũng vì hy vọng một cách ngây thơ rằng các cuộc thương lượng trực tiếp về chương trình hạt nhân có thể vẫn khả thi. Bất chấp thái độ thận trọng này, Chính quyền Iran vẫn cảm thấy bị ám ảnh bởi một âm mưu đã được chuẩn bị từ bên ngoài. Tháng 11/2009, một sáng kiến trao đổi nhiên liệu, nhằm mục đích tái thiết lập một chút lòng tin và tranh thủ thời gian về vấn đề hạt nhân, đã thất bại vì các cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ ở Iran. Tiếp theo đó, hầu như không một tiến bộ nào có thể đạt được trong nỗ lực khởi động dù chỉ là một cuộc đối thoại cơ bản giữa Iran và cộng đồng quốc tế.
Mặc dù có sự khác nhau đáng kể về cách thức bề ngoài, Chính quyền Obama ít nhiều vẫn giữ quan điểm như Chính quyền Bush về việc áp đặt những sự trừng phạt chống Iran bằng cách có vài sự cải thiện. Bằng cách lưu y tới lịch trình đã được tổng thống thông báo, Mỹ đã bắt đầu tách rời dần cuộc đối thoại ngoại giao vào cuối năm 2009, trở lại cách thức quen thuộc là áp đặt những sự trừng phạt về kinh tế và sử dụng chiến thuật lộ trình kép – một sự cải thiện, theo cách nói về từ vựng nhưng không có hiệu quả, phương pháp cũ là củ cà rốt và cây gậy để thuyết phục Iran thông qua những chính sách mang tính xây dựng hơn trong khu vực. Sau 6 tháng diễn ra các cuộc mặc cả gay gắt về ngoại giao – để đạt được sự tán thành của Nga và Trung Quốc – Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết mạnh mẽ nhất cho đến nay về vấn đề Iran, những sự trừng phạt đa phương có ý nghĩa được áp đặt cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Trong số các biện pháp này, người ta thấy có những sự hạn chế về việc bán vũ khí và thiết bị được cho là tạo thuận lợi cho việc thông qua những biện pháp còn nghiêm khắc hơn của Liên minh châu Âu và các đồng minh khác của Mỹ. Việc thông qua nghị quyết 1929 là một thắng lợi đối với Mỹ, đặc biệt đã làm thất bại một âm mưu vào phút chót của nền ngoại giao Iran và làm phá sản kế hoạch của ba nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin. Nghị quyết này đã rất nhanh chóng được bổ sung bằng các biện pháp của Liên minh châu Âu, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia. Ngoài ra, lệnh cấm vận của Mỹ chống Iran đã được mở rộng gây ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dầu đã tinh chế ở Iran, theo đạo luật trừng phạt và cấm đầu tư toàn diện do Tổng thống Obama ký vào tháng 7/2010. Kết quả của tất cả các biện pháp này là sự suy giảm về thương mại giữa Iran và phương Tây. Mỹ đã thực hiện các biện pháp khác, nhất là để hạn chế việc Chính quyền Iran tiếp cận với các công nghệ cho phép kiểm soát việc lan truyền tự do các thông tin. Các biện pháp này, cũng như tiến trình liên tục chỉ định các thực thể Iran giữ vai trò trong việc phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc chủ nghĩa khủng bố, đã khiến cho những sự trừng phạt có một hiệu quả lớn hơn. Đồng thời, một sự thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã cho phép một sự nhượng bộ quan trọng từ phía nước Nga: hủy bỏ một lời hứa bán một hệ thống phòng thủ tên lửa S- 300 cho Iran. Nhìn chung, 3 năm thực hiện chính sách của Chính quyền Obama đã dẫn đến một sự gia tăng sức ép đối với Iran, một sự giảm chưa từng thấy mối quan hệ thương mại của Mỹ và một sự hợp tác mang tính chiến lược ngày càng tăng với châu Âu và nước Nga.
Năm 2010 và 2011, Chính quyền Obama đã quan tâm đến việc lặp lại ý muốn đối thoại của mình với Iran về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, bắt đầu là vấn đề hạt nhân. Mỹ đã làm vài cử chỉ khiêm tốn đối với Iran, như việc vào tháng 11/2010 coi một nhóm những người nổi dậy Pashtun là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, 3 loạt thương lượng về vấn đề hạt nhân đã diễn ra giữa Iran và cộng đồng quốc tế (trong đó có Mỹ kể từ khi ông Obama lên giữ chức tổng thống) đã dẫn đến một sự tước đoạt và những mối nghi ngờ ngày càng nghiêm trọng về sự từ chối hay sự không có khả năng của các nhà lãnh đạo Iran trong việc đưa ra những thỏa thuận về những tham vọng hạt nhân của họ. Do đó, những sự trừng phạt vẫn là điểm trọng tâm của những nỗ lực hàng ngày của Mỹ và có khả năng là những sự trừng phạt này vẫn được duy trì, nhất là vì những sự kiện hiện đang làm rung chuyển thế giới Arập không phải là một nhân tố thuận lợi cho sự lại tiếp tục cuộc đối thoại với Iran.
Iran hiện đang phải đối mặt với nhiều tình hình căng thẳng. Tầng lớp chính trị của nước này đang chia rẽ mạnh mẽ và và các đường phố của họ bị quấy nhiễu bởi sự khuấy động và sự bất tuân lệnh của người dân chống lại những mưu toan trấn áp của chế độ. Dưới ảnh hưởng của những tình hình căng thẳng như vậy, điều tất yếu là một sự thay đổi đang diễn ra, nhưng những điều dự đoán về bản chất và thời hạn của sự thay đổi này là rất khó khăn.
Tại Mỹ, người ta hiện đang cảm thấy có một sự phân vân xung quanh chính sách Iran, khá giống với thái độ do dự cách đây một thập niên. Cuộc cách mạng Arập đã buộc các nhà lãnh đạo về chính sách đối ngoại phải giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc. Giờ đây hơn bao giờ hết, nền dân chủ là một ưu tiên đối với Mỹ nhưng việc xác định lập trường để tạo thuận lợi thực sự cho nền dân chủ ở Iran không phải là điều dễ dàng. Ý nghĩ ám ảnh ngày càng kỳ lạ của Mỹ đối với tổ chức Mujahideen nhân dân Iran (PMI), một nhóm khủng bổ bị trục xuất khỏi đất nước và bị mất uy tín, có nguy cơ làm lu mờ hình ảnh của nước Mỹ trước con mắt của các lực lượng chống, đối Iran hợp pháp.
Ngoài ra, bối cảnh khu vực trong tổng thể có nguy cơ gây tổn hại đến mục tiêu của Chính quyền Obama là thuyết phục hoặc bắt buộc các nhà lãnh đạo Iran mặc cả chương trình hạt nhân của họ. Những sự trừng phạt là sai lệch so với mọi triển vọng thực tế là đạt được những mục tiêu đã được tuyên bố.
Tóm lại, quan điểm hiện nay của Mỹ đối với Iran là cố gắng làm chậm lại các chính sách Iran tuy không làm cho nó ngừng lại hoàn toàn cũng không sửa đổi được những tính toán mang tính chiến lược của chế độ. Không có những bước tiến có ý nghĩa thì mối đe dọa Iran vẫn tiếp tục gia tăng./.
Blog Nhật Tuấn
TRÍ THỨC ? – KHÔNG CÓ TRÍ THỨC
Nhà văn Nhật TuấnKhông hiểu sao nhắc tới “trí thức” tôi lại nhớ tới trò chơi “ Chiếc nón kỳ diệu” trên tivi. Khi người chơi đoán :” chữ T”, anh Long Vũ lắc đầu : không có chữ T”. Chắc vì mới đây trên facebook, một “nữ trí thức tây học ” về nước cả vài chục năm nay đã viết một câu “xanh rờn ” :” Ông Vươn hay nhà nước sai thì có người trách nhiệm lo…” tôi phải thốt lên :” Hóa ra bác Mao rất sáng suốt :” Trí thức là…”. Nếu là “còm” trên trang Anh Ba Sàm thì chắc no “ đòn hội chợ” , may thay, trên facebook chỉ có một ý kiến của Dạ Thảo Phương :” Cục” nào mà nói… đúng thế ạ? Đã là người không có trách nhiệm, thì còn lo cái gì?”
Xin bắt đầu từ các bậc cha chú thường được gọi bằng các nhà văn tiền chiến. May mắn cho họ thoát được nguy cơ “để trống nền giáo dục phổ thông sẽ tạo thành cái lỗ hổng cả đời chẳng bao giờ lấp nổi” mà nhà giáo dục học Liên xô Makarencô đã khẳng định rất chí lý. Vâng, thật may mắn cho những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… thời mài ghế nhà trường phổ thông còn được tiếp xúc với các nhà Ánh Sáng, với Hugo, Balzac, Apollinaire, Rimbaud… và cũng bất hạnh thay cho họ vào độ tuổi chín nhất của ngòi bút lại theo Đảng kéo hết nhau lên rừng chém tre, đẵn gỗ, học tập, kiểm thảo và đổi bầu sữa mẹ, từ nay trong cái nhà trẻ của thời đại công nông – Diên An, Lêninít, Xtalinnít… sẽ là nguồn sữa mới, cách ly với cả một thời “phục hưng” sau Thế chiến 2 bùng nổ những trào lưu hiện sinh, cấu trúc , hiện đại chủ nghĩa…
Sau 9 năm kháng chiến, các nhà văn “con nuôi” của Đảng vốn nặng mặc cảm “ăn theo cách mạng” trở về Hà Nội choáng ngợp trước sách vở, tạp chí mới chất đầy trong “Thư Viện Quốc Gia”; nhưng than ôi từ nay trong mắt họ đã được gắn tròng kính mới để thấy “Picasso là nấm độc mọc trên cây gỗ mục của chủ nghĩa tư bản” ( câu nói đã đi vào sử xanh của nhà thơ Sóng Hồng tức đồng chí Trường Chinh kính mến), di truyền học và phân tâm học là sản phẩm của tư sản đế quốc.
Để hỗ trợ cho các “trí thức” hàng đầu đứng vững trên lập trường Mác-Lênin, cuốn sách của P. S. Tơ-rô-phi-mốp, Phê phán những khuynh hướng chủ yếu trong nghệ thuật và mỹ học phản động tư sản hiện đại, được dịch “khẩn trương” và xuất bản “khẩn trưuơng” tại Nxb. Sự thật, Hà Nội năm 1960. Ở San Jose (Mỹ) có nhà văn VK Vũ Huy Quang , nổi tiếng “mọt sách”, tới căn hộ của ông chỉ thấy toàn sách Anh, Pháp, Đức đến mức bay cả hồn bạt cả vía vì…sách. Có lần ông hỏi tôi :
” Ở Việt Nam có ai đọc từ đầu đến cuối bộ “Tư bản” của Mác ?
Tôi cười nhăn :
“ Có chớ…có người đọc từ A tới Z chớ ?”
Nhà văn Vũ Huy Quang tròn mắt :
“ Ai thế ? Ai mà ham học thế ?”
“ Dạ…ông ấy là người sửa…morasse của NXB Sự thật đấy ạ “
VHQ cười hô hố. Quả thực nếu tôi không nhầm, hiếm ai có gan đọc đến đầu đến đũa toàn văn pho tàng kinh điển Mác- Lênin, phần lớn chỉ đọc qua bản thuật lại hay tóm tắt như của Pulitzer.
Sự thiếu hụt trong tiếp nhận các trào lưu hiện đại đã gây ra lắm chuyện cười…ra nước mắt. Vào một lần lâu rồi khi còn làm biên tập NXB Văn học, tôi trao đổi với nhà thơ Chế Lan Viên về một bài viết dài của ông :
“ Thưa anh, theo em Hàn Mặc Tử chỉ có “yếu tố siêu thực “ thôi ạ. Anh viết “ Hàn Mặc tử” đi đầu trong chủ nghĩa siêu thực ở Việt nam là chưa thoả đáng”.
Nhà thơ nổi nóng :
“ Cậu nên nhớ tôi đã sang Pháp nhiều lần nói về thơ Hàn Mặc tử…”
“ Dạ vâng, nhưng cũng không vì thế mà làm cho chủ nghĩa siêu thực xuất hiện ở Việt Nam vốn chỉ nảy nòi ở các nước hậu công nghiệp khi con người đã quá quen với không gian ba chiều , muốn tìm tới những mê cung, những không gian khác , còn ở ta thì vẫn nông nghiệp lạc hậu ạ, thơ may lắm chỉ có “yếu tố siêu thực” chứ chưa thành hẳn một “chủ nghĩa” ạ…”
Tất nhiên để sách được in ông nhà thơ đành phải sửa theo ý kiến biên tập, chứ cãi làm sao ?
Các bậc đàn anh đã “lỗ mỗ” thế, các thế hệ sau ra sao ? Các nhà văn thế hệ hai lớn lên trong kháng chiến chống Pháp, cậy thế con đẻ cách mạng, giáo dục phổ thông chưa mất căn bản, dám “nghĩ ra ngoài những điều Đảng nghĩ”, sục sạo vào tinh thần dân chủ mới sau thế chiến 2 nhờ thế ta có được những Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… Nhưng tiếc thay, chẳng tới được tầm cỡ như Andre Gide đã khẳng định, “lạ thay trong thời kỳ bị câu thúc và kiềm tỏa nhất , trí óc con người lại đạt tới hiệu năng cao nhất”. Trong thời kỳ bị cấm bút gắt gao nhất, trí tuệ của họ cũng chẳng đạt tới mức cao nhất, bởi thế khi được “cởi trói”, những gì mà các “thiên tài trong bóng tối” trình làng thượng số cũng chỉ tới mức “Men Đá Vàng” của Hoàng Cầm, “Những Ngã tư Và Những Cột Đèn” của Trần Dần,”36 Bài Thơ Tình” của Lê Đạt và Dương Tường, “Ô Mai” của Đặng Đình Hưng, “Porcinovani” của Nguyễn Xuân Khánh… không mấy gây được tiếng nổ nào.
Sự “mất căn bản” trong thế hệ trí thức thứ ba những người cầm bút mới kinh hoàng, lớn lên dưới mái trường XHCN, học kiến thức phổ thông thì ít, chính trị Mác-Lê thì nhiều, bởi thế những cây bút thời chống Mỹ như Đỗ Chu , Lê Lựu, Phạm Tiến Duật… một thời chỉ cần đọc hai tập “trói voi bỏ rọ” “Phương Tây Văn Học Và Con Người” của giáo sư Hoàng Tôn Trinh (tiếc thay cuốn sách đầy rẫy sai sót) là họ đã yên trí nắm được “phần còn lại của thế giới” bên ngoài các nước XHCN. Một thời, các nhà văn, nhà phê bình xúm vào chửi “Chủ Nghĩa Hiện Thực Không Bờ Bến” của Garaudy (Pháp) mà chưa đọc ông ta nổi lấy một trang mà chỉ “hóng chuyện ” qua các bài tóm tắt.
Ây thế nhưng đến cái thế hệ thứ tư, học hành loạng quạng đèn dầu nơi sơ tán, ngắt quãng vì tiếng còi báo động, đầu óc bị phân tán và chia cắt tới từng phân vuông vải, từng gam mỳ chính trong các ô tem phiếu và khi dứt chiến tranh ngay lập tức họ được đi Liên Xô, đi Đức… học hành với hành trang rỗng tuếch của một tuổi thơ thực sự là thất học. Từ vùng sơ tán nông thôn Việt Nam họ nhảy dù xuống những trung tâm văn minh Mạc Tư Khoa, Béclin… choáng ngợp trước tiện nghi và văn hóa trước đó họ mới chỉ thấy trên phim ảnh, họ nốc vội nốc vàng mọi thứ vào bao tử thành bội thực, “tẩu hỏa nhập ma”. Và than ôi đại đa số các tiến sĩ, phó tiến sĩ, những nòng cốt làm nên trí thức hiện đại là phần lớn thuộc đám này. Họ thu nhận thông tin ở dạng “cấp 2″ thường dẫn tới tiêu hóa một cách sống sít, mất căn bản các kiến thức thâu lượm được, khó bề tránh khỏi trạng huống “ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”. Còn nhớ cách nay khoảng chục năm, một nữ tiến sĩ nghê thuật học du học ở Nga về viết bài lia lịa trên các báo. Tôi hỏi :” sao chị mới về nước mà đã rành về các cây bút trẻ thế ?”. Chị ta trả lời tỉnh bơ:”Thì đã có thời gian đọc cô cậu nào đâu, cứ đọc báo Tuổi Trẻ mà …viết.” . Thế rồi cứ hớt váng báo chí sau này chị cũng nổi tiếng, nhẩy lên tivi dậy dỗ thiên hạ dài dài. Có lần chị nói với tôi :” Tôi sắp in tập sách mà đang còn mỏng quá. Ông có bài nào cho tôi…”. Tưởng chị nói đùa, ai ngờ là thật. Chỉ có điều khi sách ra chị lờ tịt không trả nhuận bút và cũng không biếu sách tôi.
Vậy thì trí thức Việt Nam – người ở đâu ?
Hồi mồ ma Giáo sư Cao Xuân Hạo, tác giả hai tác phẩm nổi tiếng “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng” và “Tiếng Việt – Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa của tôi”, một trong hai người nghiên cứu tiếng Việt sáng giá nhất một thời : Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, người đầu tiên mang về Việt Nam lý thuyết âm tiết – hình vị (slogomorpherma), tôi có cuộc trò chuyện ngắn vào khoảng giữa năm 2001 với GS về đề tài “trí thức”
NT : Anh Hạo ơi, theo anh “trí thức là gì ?”!”
CXH : Tôi.. không biết, nhưng tôi biết một người chắc chắn là trí thức. Đó là ông Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Ông này khi làm Bộ trưởng thấy tình trạng quá ưu đãi con em công nông trong thi cử sợ chất lượng tuyển sinh không cao nên đã đề nghị công khai hóa số điểm thi, lập tức Bí thư Đảng đoàn lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tống, chụp ngay cho cái mũ là “đâm dao vào sau lưng giai cấp công nông”. Từ đó ông Tạ Quang Bửu bị cách chức.
NT : Vậy còn ai là trí thức nữa ?
CXH : Còn nhiều chứ ? Ông Phan Đình Diệu, ông Nguyễn Tài Cẩn, ông Hoàng Tuệ, ông Lê Mạnh Thát, ông Tuệ Sỹ…
NT : Và cả Giáo sư Cao Xuân Hạo nữa chứ…
CXH : Tôi chỉ là một người làm nghề chuyên môn của mình đề phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc…
NT : Đó cũng là một định nghĩa về trí thức rồi . Anh có thể nói một câu thật tâm đắc về trí thức không?
CXH : “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri,thị tri dã…” Ngài Khổng Tử đã nói như thế . Câu này tưởng dễ mà rất khó…
NT : Vừa rồi có người đưa ra khái niệm “Trí thức quốc doanh” – anh có coi là vơ đũa cả nắm không?
CXH : “Trí thức quốc doanh” – một cụm từ rất haỵ Tôi hiểu đó là những người thuộc thành phần công-nông được nhà nước đưa đi đào tạo, không cần học giỏi,chỉ cần có bằng để mai mốt về… lãnh đạo, bởi thế càng ngu càng… tốt. Vừa rồi, Giáo sư Phan Đình Diệu có nói trong một cuộc hội thảo: “Tất cả nhũng gì Nhà nước đã công nhận đều là… đồ rởm”. Ông nói vậy nhưng không ai nghĩ rằng ông “vơ đũa cả nắm” cả.
Tôi cũng không dám vơ đũa cả nắm, đành xin sửa lại cái tựa :
“ Trí thức – có trí thức, nhưng mà là trí thức “quốc doanh”.
N.T.
1-2-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét