THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, này 31/1/2012
TTXVN (Luân Đôn 16/1)
Quyết định cuối cùng về một
lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu dầu mỏ của
Iran dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây. Lệnh cấm vận này, nếu
được thực thi, sẽ có những tác động lớn không chỉ tới Iran mà còn tới
nền kinh tế toàn cầu trước nguy cơ trả đũa từ Iran. Vậy khả năng thực
thi của lệnh cấm vận này tới đâu, những tác động của nó như thế nào và
Iran sẽ phản ứng ra sao? Báo cáo vừa công bố của Viện Hoàng gia Nghiên
cứu các vấn đề quốc tế Chatham (Anh) tựa đề “Cấm vận xuất khẩu dầu thô
của Iran: khả năng thực hiện và những tác động” cung cấp một cái nhìn
toàn cảnh về vấn đề này.
Báo cáo của
Chatham nhận định rằng tác động đầu tiên của lệnh cấm vận là các nước
EU sẽ phải tìm các nguồn cung thay thế cho nguồn dầu thô khá lớn từ
Iran. Hiện không có số liệu chính xác nhưng theo OPEC, trong năm 2010,
Iran đã xuất khẩu 890.000 thùng dầu/ngày sang châu Âu. Một số con số chi
tiết của năm 2008 cho thấy 4 quốc gia Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp và
Pháp nhập khẩu 500.000 thùng/ngày. Cho tới nay, các điều khoản cụ thể
của lệnh cấm vận vẫn chưa được quyết định và thực tế các điều khoản cụ
thể này đóng vai trò rất quan trọng khi xét tới việc tuân thủ lệnh cấm
vận một cách hiệu quả. Việc EU phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế sẽ
tạo ra một “xung đột quá độ” đối với giá dầu mỏ. Vì thế, giá dầu thô tại
các thị trường Thái Bình Dương sẽ tăng và tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ
giảm khi Iran nỗ lực, tìm đầu ra thay thế cho nguồn dầu mỏ từng xuất
sang các thị trường châu Âu.
Nhìn chung, những “xung đột quá độ” nói
trên thường dẫn tới kết cục là giá dầu mỏ tăng chứ không phải giảm, ít
nhất là trong vài tháng. Mức độ “xung đột” tới đâu còn phụ thuộc vào
việc lệnh cấm vận có hiệu lực nhanh ở mức nào và liệu có những ngoại lệ
hay không. Nhiều khả năng lệnh cấm vận sẽ khiến cho các hợp đồng hiện
tại buộc phải kết thúc. Phần lớn các hợp đồng đó thường có thởi hạn ngắn
nhất là 1 tháng. Một số thành viên EU sẽ tìm kiếm “những ngoại lệ” khi
thực hiện lệnh cấm vận. Chẳng hạn như Italia đã khẳng định rằng bất kỳ
lệnh cấm vận nào cũng không nên tính đến lượng dầu mỏ mà Iran sẽ phải
cung cấp để trả khoản nợ 2 tỷ USD cho Công ty dầu mỏ ENI của Italia. Với
việc trên 1/3 nguồn dầu mỏ nhập khẩu là từ Iran và Hy Lạp khá phụ thuộc
vào các điều kiện tài chính ưu đãi của lượng dầu nhập khẩu này, rất có
thể Hy Lạp cũng sẽ đòi hỏi có khoảng trống trong lệnh cấm vận để có thể
“lách” được. Thực tế thì các nước EU cũng đã và đang phải nỗ lực tìm các
nguồn cung thay thế sau quyết định cấm vận nhập khẩu từ Libi đang có
hiệu lực. Tuy nhiên, lệnh cấm vận nhập khoảng 150.000 thùng dầu/ngày từ
Libi được áp đặt tháng 9/2011 nhưng phải đến giữa tháng 11/2011 mới được
thực hiện triệt để.
Nước nào sẽ sẵn sàng và có khả năng thay thế dầu thô của Iran?
Giai đoạn “xung đột quá độ” đối với giá
dầu mỏ cũng sẽ còn phụ thuộc vào việc nước nào sẽ sẵn lòng cung cấp.
Libi đã có bước lội ngược dòng nhanh hơn kỳ vọng. Đầu tháng 12/2011,
Công ty Dầu khí Quốc gia tuyên bố sản lượng của họ đã đạt 840.000
thùng/ngày và có thể đạt mức sản lượng trước chiến tranh vào cuối năm
2012. Tất nhiên, các chuyên gia cho rằng tuyên bố này thể hiện sự quá
lạc quan. Dù vậy, dầu thô tư Libi được coi là “nhẹ và ngọt” trong khi
nguồn nhập khẩu dầu thô từ Iran thì được coi là “nặng và chua”, và điều
này có thể tạo ra một tác động chênh lệch tạm thời. Tác động này sẽ bị
trầm trọng hơn bởi lệnh cấm vận nhằm vào dầu thô của Xyri.
Nguồn cung thay thế hiển nhiên nhất sẽ
là từ các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), vốn có một
năng lực sản xuât dự phòng lớn đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, sản
lượng của Arập Xêút lên tới 2,29 triệu thùng/ngày; Các Tiểu vương quốc
Arập thống nhất (UAE) lên tới 220.000 thùng/ngày và Côoét lên tới
200.000 thùng/ngày. Trong khi các quốc gia này có khả năng thay thế
nguồn dầu thô của Iran tại châu Âu nhưng sự sẵn sàng của họ không hoàn
toàn hiển nhiên. Arập Xêút đã chính thức công khai tuyên bố rằng nước
này sẵn sàng thay thế, Iran cung cấp dầu thô cho EU. Tuy nhiên, nếu nước
này chiếm thị phần của Iran thì sẽ được Têhêran coi là một hành động
cực kỳ thù địch. Ngày 12/12/2011, 2 ngày trước khi diễn ra hội nghị OPEC
tại Viên (Áo), Thái tử Arập Xêút Nayef Bin Abdul Aziz Al Saud (cũng là
Bộ trưởng Nội vụ phụ trách an ninh) và Bộ trưởng Tình báo An ninh Iran
Haydar Moslehi đã có cuộc gặp tại Riát. Kết quả của cuộc gặp giữa hai
người đứng đầu ngành tình báo 2 nước không được tiết lộ. Hãng Thông tấn
Arập đã đưa tin về cuộc gặp và chỉ tuyên bố là “hai bên đã đánh giá về
một loạt các vấn đề cùng quan tâm”. Tuy nhiên, hội nghị OPEC vào ngày
14/12/2011, 2 ngày sau đó, đã nhanh chóng đạt được một sự nhất trí duy
trì mức sản lượng 30 triệu thùng/ngày. Các nhà quan sát đánh giá rằng
phái đoàn của Iran có vẻ như “rất thờ ơ” về kết quả này. Điều này cho
thấy rất có thể đã có một thỏa thuận “cửa sau”, theo đó Arập Xêút sẽ
không vội vàng “lấp chỗ trống” để đổi lại nhận đước sự ủng hộ của Iran
tại OPEC. Rốt cuộc, Arập Xêút phải sống trong một khu vực tại thời điểm
mà thái độ của họ với Oasinhtơn đượm vẻ nghi ngờ sau nỗ lực lật đổ
Mubarak của Mỹ, điều được Riát coi là một sự hấp tấp khiếm nhã.
Trong thời gian trước mắt, Iran sẽ phải
tìm đầu ra thay thế cho nguồn dầu mỏ bị hất cẳng khỏi châu Âu. Xuất khẩu
dầu mỏ chiếm 80% tổng thu tiền mặt và chiếm trên 50% nguồn thu ngân
sách chính phủ của Iran. Sự lựa chọn tất yếu của Iran sẽ là bán dầu sang
châu Á dù điều này đồng nghĩa với việc Têhêran sẽ phải đưa ra những
điều kiện ưu đãi hơn. Điều này sẽ kết hợp với “xung đột quá độ” đối với
giá dầu mỏ tạo ra bởi lệnh cấm vận của EU. Một lần nữa ảnh hưởng và mức
độ kéo dài của xung đột này sẽ phụ thuộc vào các biện pháp khác mà Mỹ và
EU có thể sẽ thực thi. Chẳng hạn, với tình hình thực tế hiện nay tại
Bắc Triều Tiên, cả Hàn Quốc (nhập khẩu từ Iran 230.000 thùng/ngày) lẫn
Nhật Bản (nhập khẩu từ Iran 520,000 thùng/ngày) đều vô cùng dễ tổn
thương trước sức ép từ Mỹ buộc phải thực thi lệnh cấm vận với dầu mỏ của
Iran. Gần đây Nhật Bản đã và đang nỗ lực tìm cách giảm phụ thuộc vào
nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Iran.
Nhìn một cách rộng hơn, triển vọng về
một lệnh cấm vận quv mô Liên hợp quốc (LHQ) rất khó có thể xảy ra. Hai
nhà nhập khẩu lớn khác của Iran là Trung Quốc (nhập 430.000 thùng/ngày
theo số liệu 2008) và Ấn Độ (nhập 410.000 thùng/ngày theo số liệu 2008)
ít cỏ khả năng sẽ ngừng nhập khẩu đầu từ Iran. Với việc hai nước này đều
có chân trong Hội đồng Bảo an LHQ, bất kỳ nghị quyết nào của LHQ về cấm
vận dầu mỏ của Iran chắc chắn sẽ đều thất bại. Nga cũng nhiều lần tuyên
bố rằng nước này sẽ phản đối bất kỳ một lệnh cấm nào của LHQ với lý do
là một lệnh cấm như vậy là vì “động cơ chính trị và không nên được thực
thi trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng”. Đây là quan điểm chính trị
quan trọng của Nga, nước đang nỗ lực cải thiện danh tiếng của minh với
tư cách là nha cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy
các nhà nhập khẩu châu Á có vẻ không thiên về thị trường Iran. Đầu tháng
1/2012, có vẻ như Trung Quốc đã giảm 50% lượng dầu nhập từ Iran, phần
lớn là vì bất đồng về giá cả. Điều này cho thấy rằng Iran sẽ phải đưa ra
những ưu đãi đáng kể về giá dầu mỏ và bị giảm nguồn thu ngân sách. Dù
vậy, khi giá dầu vẫn còn ở trên mức 100 USD/thùng thì đây không phải là
vấn đề tài chính đáng quan ngại đối với Iran. Như vậy, có thể thấy rằng
xung đột quá độ đối với giá dầu mỏ nhiều khả năng sẽ không lớn.
Iran sẽ phản ứng thế nào với lệnh cấm vận của EU về dầu mỏ?
Cho tới nay, các phân tích vẫn cho rằng
Iran sẽ đơn thuần chấp thuận lệnh cấm vận của EU mà không có hành động
trả đũa. Điều này hoàn toàn không có khá năng xảy ra và việc xem xét các
lựa chọn phản ứng của Iran là điều hết sức cần thiết. Gần đây, có nhiều
đồn đoán, dựa trên một số chứ không phải là tất cả các nhân tố trong
cấu trúc quyền lực của Iran, rằng phản ứng của Iran sẽ là việc ngăn chặn
dòng chảy dầu mỏ qua eo biển Hormuz. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào nhằm
ngăn chặn tuyến đường vận chuyển qua Hormuz sẽ tạo ra những hành động
phản ứng từ phương Tây mà kết quả cuối cùng của nó là eo biển Hormuz sẽ
được mở trơ lại. Phản ứng từ phương Tây, nếu như tuyến đường trung
chuyển bị đe dọa, sẽ nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh giữa Iran
và Mỹ với sự hậu thuẫn của nhiều đồng minh.
Có hai lý do lý giải tại sao việc Iran
đóng cửa eo biển Hormuz khó có khả năng xảy ra. Thứ nhất, việc đóng cửa
eo biển sẽ gây thiệt hại tương đương đối với thực lực xuất khẩu dầu của
Iran, trụ cột của nền kinh tế. Thứ hai, nếu Iran thực sự đóng cửa eo
biển thì dù muốn hay không Mỹ (hoặc Ixraen) sẽ tấn công quân sự. Việc đe
dọa đóng cửa eo biển Hormuz thực sự đóng vai trò là một sự răn đe lớn
chống lại hành động tấn công quân sự. Việc gây gián đoạn và hạn chế dòng
chảy dầu mỏ qua eo biển Hormuz có thể được coi là mối đe dọa hiện hữu
đối với nền kinh tế toàn cầu và điều dễ hiểu là nó không được phép xảy
ra. Điều này được minh chứng trong cuộc chiến Tanker War sau năm 1984
trong cuộc chiến tranh Irắc-Iran. Tuy nhiên, tuyên bố của Iran về ý định
rõ ràng đóng cửa eo biển, được hậu thuẫn bằng một số hình thức hành
động đáng tin cậy, có thể đẩy giá dầu tăng mạnh. Điều này có thể tạo ra
những hậu quả kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh
triển vọng không chắc chắn của sự hồi phục kinh tế toàn cầu và khủng
hoảng tại Khu vực đồng euro (Eurozone). Vì thế, đây là một lá bài mạnh
mà Iran nhiều khả năng sẽ không sử dụng trong giai đoạn đầu của cuộc
chơi.
Tuy nhiên, Iran có những lựa chọn trả
đũa khác. Nước này có thể bắt đầu đẩy mạnh những áp lực đối với giá dầu
bằng cách làm gia tăng bất ổn định tại Irắc, nơi Mỹ vừa
hoàn tất việc rút quân và giới lãnh đạo Shiite đã bắt đầu một cuộc
chiến tranh tiêu hao không chính thức nhằm vào người Sunni. Điều này
chắc chắn sẽ tạo ra những khó khăn đối với lĩnh vực xuất khẩu của Irắc.
Iran cũng có thể tạo ra thách thức đối với NATO tại Ápganixtan; gây ra
những áp lực lớn đối với các nhà xuất khẩu GCC trong việc làm chậm lại
đề xuất thay thế Iran xuất khẩu sang thị trường châu Âu của các nước
này, và thậm chí có thể đe dọa các thiết bị xuất khẩu của GCC. Chẳng hạn
như thiết bị xử lý Abqaiq tại Arập Xêút, sản xuất 5-6 triệu thùng
dầu/ngày, nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran. Một số hình thức trả đũa
chống lại EU từng được thấy khi Anh gia hạn lệnh cấm vận tài chính cũng
có thể sẽ được tái thực hiện. Thậm chí có thể có những phản ứng kiểu
Lockerbie do sự kích động của một số nhân vật trong chính phủ.
Kết luận
Lịch sử kể từ chiến dịch quốc hữu hóa
của Iran năm 1951 và các sự kiện dẫn tới việc lật đổ Thủ tướng Mossadegh
năm 1953 cho thấy rằng các lệnh trừng phạt dầu mỏ không mang lại hiệu
quả. Thị trường dầu mỏ quốc tế hết sức phức tạp, với quá nhiều “bên tham
gia” và quá nhiều lựa chọn, để có thể che đậy cho các giao dịch. Lịch
sử chứng kiến đầy rẫy những lệnh cấm vận dầu mỏ thất bại, từ Cuba,
Rhodesia (Dimbabuê ngày nay) và Nam Phi cho tới lệnh cấm vận dầu mỏ Arập
và lệnh cấm vận dầu mỏ với Irắc năm 1990. Tuy nhiên, lịch sử có vẻ như
đã làm ngơ những người đưa ra quyết định của EU. Điều
cần nói là lệnh cấm vận dầu mỏ của EU sẽ tăng cường sức mạnh cho chế độ
Ahmadinejad vào thời điểm mà chế độ này đang chịu áp lực đáng kể, đặc
biệt là với cuộc bâu cử nghị viện vào tháng Ba. Lạm phát và thất nghiệp
hiện đang ở mức rất cao. vấn đề lạm phát còn trầm trọng hơn bởi việc dỡ
bỏ các biện pháp trợ giá trong 12 tháng qua. Hơn nữa, trong vài tuần vừa
qua, giá trị đồng Rial của Iran đối với đồng USD đã giảm đáng kể. Điều
này đã hủy hoại sự tín nhiệm của chính phủ và như vậy nó càng làm trầm
trọng hơn vấn đề lạm phát. Với vai trò của dầu mỏ trong nền chính trị
Iran, lệnh cấm vận của EU sẽ làm cho người dân ngày càng ủng hộ chế độ
cầm quyền hiện hành.
Các biện pháp gây áp lực hiệu quả hơn
lên Iran đối với Mỹ là thuyết phục EU nới rộng các lệnh trừng phạt đối
với các giao dịch tài chính. Đầu năm 2012, Mỹ đã thông qua đạo luật áp
đặt lệnh trừng phạt đối với các giao dịch tài chính với Ngân hàng Trung
ương Iran. Trong 18 tháng qua, việc tiếp cận tài chính đối với Iran tại
EU cũng đã khó khăn hơn nhiều do những hạn chế đối với các giao dịch như
vậy cũng đã được EU thực hiện. Giải pháp này chắc chắn đã và đang có
những tác động tiêu cực lớn hơn đối với nền kinh tế Iran so với thời kỳ
mà Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt Iran- Libi (ILSA) năm 1996. Tuy
nhiên, con đường trừng phạt tài chính nhằm đánh vào nguồn thu từ dầu mỏ
cũng có những khó khăn của nó. Các nhà nhập khẩu dầu mỏ của Iran có thể
chuyển sang giải pháp “trao đổi hàng hóa” và sẽ tránh dùng đến các công
cụ giao dịch tài chính. Đây là một lựa chọn rõ ràng đối với Trung Quốc.
Cũng có những con đường tài chính khác, chẳng hạn như sử dụng các ngân
hàng trong UAE để che đậy các giao dịch. Trong khi không có một giải
pháp nào nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Iran được coi là hoàn hảo
thì ít nhất các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ tạo ra một mức độ phản ứng của
công chúng Iran giống như một lệnh cấm vận, và được coi là mối đe dọa
trực tiếp đối với dầu mỏ của Iran. Dù các biện pháp trừng phạt tài chính
có những khó khăn của nó như vậy nhưng ít nhất cũng mang lại một khả
năng gây áp lực nào đó với Iran mà một lệnh cấm vận dầu mỏ đơn thuần
không thể mang lại. Một lệnh cấm vận dầu mỏ chỉ riêng nó sẽ không thể
mang lại thành công./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét