Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ: F-35 đột phá vòng ngoài, F-22 thọc sâu

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800-Nguồn: - Tình hình Biển Đông: Hải quân Mỹ sẽ bố trí lại ở Tây Thái Bình Dương (GDVN) - Mỹ sẽ không thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông, đồng thời Hải quân Mỹ sẽ tái điều chỉnh ở Tây Thái Bình Dương.

Ngày 13/1, tại Lầu Năm Góc, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam Á và Đông Nam Á Robert Shirl đã tổ chức họp báo về chiến lược quân sự mới của Mỹ.

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Schiffer

Khi được hỏi về vấn đề biển Đông, Shirl cho biết, chiến lược quân sự mới của Mỹ hoàn toàn không làm thay đổi lập trường của Mỹ trong vấn đề biển Đông. Mỹ kiên trì tự do hàng hải ở biển Đông, và cũng mong muốn vấn đề biển Đông được giải quyết hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế. Mỹ không có tranh chấp ở biển Đông, Mỹ cũng không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Khi được hỏi về việc Hải quân Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương, Robert Shirl cho biết, căn cứ vào chiến lược quân sự mới của Mỹ, chi tiết thực hiện sẽ được công bố. Mặc dù vậy, căn cứ vào chiến lược quân sự mới này, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tiêu điểm quan tâm và điều chỉnh quân sự của Mỹ trong tương lai. >> Tình hình Biển Đông
Về chiến lược quân sự mới của Mỹ và quan hệ với Trung Quốc, Michael Schiffer nói, mục đích chiến lược mới của Mỹ hoàn toàn không lấy trọng điểm nhằm vào Trung Quốc, cũng không có ý định tìm cách ngăn chặn Trung Quốc.

Đương nhiên, Trung Quốc là một phần của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò tích cực và mang tính xây dựng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương
Schiffer dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết, Trung Quốc là một nước quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ và Trung Quốc có lợi ích và thách thức chung trong các vấn đề như bán đảo Triều Tiên, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, tấn công cướp biển, ứng phó với thiên tai.

Mỹ sẽ cùng nỗ lực với Trung Quốc và các nước đồng minh trong khu vực, tiếp tục duy trì hòa bình, thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 
>> Tình hình Biển Đông
Michael Schiffer nói, sự phát triển sức mạnh quân sự và ý đồ chiến lược của Quân đội Trung Quốc vẫn thiếu minh bạch, Mỹ đã nói với Trung Quốc về vấn đề này trong nhiều trường hợp.

Mỹ bày tỏ quan ngại về tính không xác định nổi lên từ sự thiếu minh bạch của Quân đội Trung Quốc. Đây là nguyên nhân quân đội hai nước Mỹ-Trung cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng quan hệ hợp tác.
Schiffer còn cho biết, trọng tâm chiến lược quốc phòng mới của Mỹ chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục quan tâm tới khu vực Trung Đông. Trên cơ sở chiến lược mới, Mỹ sẽ còn nỗ lực xây dựng năng lực mới và đầu tư cho khâu bảo đảm, giúp Mỹ ứng phó thành công với các thách thức về mặt công nghệ mới. >> Tình hình Biển Đông

Chiến lược mới nhấn mạnh, Mỹ sẽ cố gắng hợp tác với đồng minh và đối tác trên toàn cầu, bảo đảm tự do ở các khu vực quốc tế (vùng biển quốc tế…). Theo đó, Mỹ sẽ một mặt nhấn mạnh các bên liên quan cần hành động theo các chuẩn mực quốc tế, mặt khác sẽ giành sự ủng hộ đầy đủ về lực lượng quân sự cho vấn đề này.
Mỹ có nhiều lợi ích quan trọng ở Tây Thái Bình Dương
Robert Shirl cho biết, chiến lược quân sự mới đặc biệt đề cập tới ý đồ và tái cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lợi  ích kinh tế và an ninh của Mỹ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tình hình Tây Thái Bình Dương, Đông Á, Ấn Độ Dương và Nam Á. 
>> Tình hình Biển Đông
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)

-Mỹ đối phó Trung Quốc: F-35 đột phá vòng ngoài, F-22 thọc sâu (GDVN) - Khả năng chống can dự và đối kháng khu vực của Trung Quốc đang buộc Mỹ tìm mọi cách đối phó.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của quân đội Mỹ
Tờ “New York Times” ngày mới đây có bài viết cho biết, sách lược và phương pháp tác chiến chống can dự/đối kháng khu vực của Trung Quốc có thể ép tàu sân bay Mỹ và cụm chiến đấu của nó rời xa khu vực duyên hải Trung Quốc, giảm lượt chiếc tấn công của máy bay chiến đấu Mỹ, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của chúng.
Hơn nữa, khả năng tác chiến mạng và tác chiến điện tử của Trung Quốc có thể làm giảm tính chính xác của đạn được dẫn đường bởi vệ tinh tiên tiến của quân Mỹ.
Đối mặt với những mối đe dọa này, Hải quân Mỹ đã đề xuất một loại chiến thuật mới, đó là trước hết dùng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của Trung Quốc,

sau đó dùng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (có thể mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực giao đấu, dẫn đường cho tên lửa hành trình (phóng từ tàu chiến), tấn công các mục tiêu cơ động hoặc bí mật.
Chiến lược quân sự mới của Obama đã tăng cường mức độ coi trọng đối với các vũ khí rẻ tiền như thủy lôi và tấn công mạng. Đối phương sử dụng những vũ khí này hoàn toàn không phải là để đánh thắng quân Mỹ trong chiến đấu, mà là để làm cho quân Mỹ rời xa chiến trường.
Obama và Tiểu ban An ninh quốc gia của ông cho rằng, mối đe dọa này đang là đặc điểm của những thách thức an ninh mà nước Mỹ phải đối mặt trong 10 năm tới, cũng giống như đặc điểm mối đe dọa an ninh trong 10 năm qua là khủng bố và nổi dậy.
Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia, vốn không thể có sức mạnh quân sự ngang hàng với Mỹ, đang trang bị những hệ thống vũ khí này.

Thông qua tận dụng những hệ thống vũ khí này, các nước này có thể làm chậm, gây rối thậm chí ngăn chặn các hành động quân sự của Mỹ.


Kế hoạch chiến tranh hiện đại có thể sẽ rơi sâu vào khó khăn từ phòng không, mìn (địa lôi), gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Điều này có nghĩa là, ưu thế công nghệ và phần cứng của Mỹ sẽ bị suy yếu.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Trong chiến tranh Iraq và Afghanistan, những quả bom gài ven đường đơn giá chỉ vài trăm USD, đã phá hoại xe bọc thép của quân Mỹ với đơn giá hàng triệu USD,
 đã gây thương vong nghiêm trọng cho quân Mỹ, theo đó đã làm giảm thấp mức độ ủng hộ của người dân Mỹ đối với chiến tranh. Đối thủ tiềm tàng của Mỹ đã rút ra được bài học này từ thực tế đó.
Chiến lược quân sự mới của Obama cảnh báo rằng, những hệ thống vũ khí giá khá rẻ này đang chảy vào tay các phần tử khủng bố và lực lượng du kích, đồng thời nhấn mạnh,

Trung Quốc và Iran là những nước chính thông qua phương pháp tác chiến “bất đối xứng” chống lại quân Mỹ.


Vì vậy, khi tuyên bố chiến lược mới này, Obama cho hay, Mỹ cần xây dựng “khả năng hành động khi kẻ thù có ý định chống lại sự can dự của chúng ta”.
Chiến lược quân sự mới chỉ rõ, đáp trả mối đe dọa “chống can dự và đối kháng khu vực” là một trong 10 nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ. Quy định này có lợi cho việc phân chia tỷ lệ ngân sách quốc phòng cho các lực lượng hải, lục, không quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.
Chiến lược này còn nhấn mạnh, Mỹ cần phải duy trì khả năng điều động lực lượng quân sự tới những khu vực mà tự do ra vào bị thách thức, kẻ địch sẽ tận dụng khả năng phi đối xứng,

bao gồm tác chiến điện tử và tác chiến mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hệ thống phòng không tiên tiến, thả ngư lôi và thả mìn, cùng các thủ đoạn khác, làm phức tạp hóa hoạch định tác chiến của quân đội Mỹ.
Trung Quốc tăng cường khả năng chống can dự
Chẳng hạn, trong cuộc tập trận trên biển gần đây của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Iran đã mô phỏng tình huống thuyền máy cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ mạnh phát động tấn công “đàn ong”; trong chiến đấu thực tế, chỉ cần có một chiếc thuyền máy loại này đột phá tuyến phòng ngự, sẽ có thể làm thủng vỏ tàu chiến của Mỹ.
Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông-Washington là Michael Singh gần đây có bài viết trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” cho rằng,

Hải quân Iran đặc biệt là lực lượng hải quân trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, chủ yếu đầu tư cho xây dựng lực lượng tàu chiến và quân bị thích hợp với tiến hành tác chiến bất đối xứng, chứ không phải là xung đột hạm đối hạm mà Iran hoàn toàn không có cơ thắng.


Ông còn chỉ ra, dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga, Iran cũng đang triển khai thủy lôi chính xác, tàu ngầm cỡ nhỏ và tên lửa hành trình chống hạm.
Nhà nghiên cứu Nathan Freier của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ cho rằng, đối với những nước buộc phải đi qua eo biển Hormuz và những nước trong khu vực để cho thế lực bên ngoài thuận lợi đi vào khu vực này, Iran có khả năng làm cho họ phải trả giá rất nặng.
Chuyên gia phân tích cho rằng, các thách thức đến từ Trung Quốc nổi bật hơn. Lực lượng tàu ngầm thông thường của Trung Quốc có thể triển khai các hành động lặng lẽ và hiệu quả tại vùng biển xung quanh bờ biển Trung Quốc, đe dọa các tàu chiến nước ngoài.

Trung Quốc còn triển khai tên lửa tầm trung, tầm ngắn và tầm xa, có thể đã triển khai radar và tên lửa đất đối không ở khu vực ven bờ của họ.
Tàu ngầm thông thường lớp nguyên của Hải quân Trung Quốc
Phát hiện, nhận biết và tấn công tàu chiến của quân đội Mỹ là một hành động quân sự phức tạp.

Nhưng, lực lượng phòng ngự mạnh của Trung Quốc có ép tàu sân bay của Mỹ và cụm chiến đấu của nó chỉ có thể hành động trên biển cách duyên hải Trung Quốc hàng trăm thước Anh, đã giảm bớt số lượt tấn công ngày của máy bay chiến đấu, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của quân Mỹ.

Nhưng, việc Trung Quốc thiên về tác chiến điện tử và tác chiến mạng có thể mới khiến cho Mỹ lo ngại nhất. Bởi vì, những nỗ lực này có thể làm giảm độ chính xác của đạn dẫn đường từ vệ tinh của quân Mỹ.
Để ứng phó với những mối đe dọa này, nhóm chuyên môn của Không, Hải quân Mỹ đã tổ chức ra một văn phòng, hoàn thiện chiến thuật và trang bị cần thiết cho “tác chiến hợp nhất không-hải quân”.
Trong đó có một quan điểm là sử dụng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của đối phương, tiếp theo máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực tranh chấp, đồng thời triển khai hoạt động tấn công ở đó.

Ví dụ như để dẫn đường cho tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, tấn công các mục tiêu cơ động và kín đáo.
Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phụ trách tác chiến, quy hoạch và nhu cầu, Trung tướng Herbert Carlisle cho biết, nếu Mỹ có thể tận dụng khả năng tác chiến mạng,

“tung tin xấu cho đối phương, hoặc có thể làm cho đối phương nảy sinh nghi ngờ về những tin tốt thu được”, thì Mỹ có thể làm nhiễu quá trình quyết sách của đối phương.
Phó Cục trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và chiến lược trên biển của Hải quân Mỹ Bruce W. Kling cũng cho biết, hiện nay Hải quân Mỹ đang nghiên cứu nghiêm túc chiến lược chống can dự/đối kháng khu vực để tìm hiểu rõ nhận thức của đối phương và những điểm yếu trong khả năng tấn công các mục tiêu của Mỹ.
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Thượng tướng Dempsey sắp công bố khái niệm tác chiến trong môi trường chống can dự/đối kháng khu vực.
Được biết, bản báo cáo này dài 65 trang sẽ làm rõ 30 khả năng mà quân đội Mỹ cần trong môi trường tác chiến này.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
‘Không chấp nhận áp đặt chủ quyền ở Biển Đông’ (VNN). -Chiến lược Biển Đông của Mỹ : Từ phương tiện đến cứu cánh
RFI
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010. Vào lúc công luận thế giới tập trung vào tình hình eo ...
Philippines và Hoa Kỳ tập trận chung ở Biển ĐôngĐài Á Châu Tự Do
Mỹ-Philippines lên kế hoạch tập trận ở Biển ĐôngVietnam Plus
Đô đốc Mỹ quan ngại về biển ĐôngThanh Niên
Việt Báo Daily Online
Trung Quốc cùng 3 nước Vùng Vịnh tăng hợp tác (TTXVN). “Iran không bao giờ cố tình đóng tuyến đường dầu mỏ” (DT).- Iran hứa xem xét đề nghị của Nga về vấn đề hạt nhân  (LĐ).- Kẻ ám sát nhà khoa học Iran bị nghi lấy thông tin từ Liên hợp quốc (DT). - Iran cảnh báo các nước trong khu vực (VOV).- - Tàu sân bay Mỹ đến vùng biển Arab (TT).



-Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ -Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Những tháng cuối năm 2011 và những ngày đầu năm 2012 là thời gian chứa đựng nhiều sự kiện quan trọng, mà đạo diễn là 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nói rõ hơn thì sự bận rộn của Hoa Kỳ là chính.

 

Đình chỉ tố tụng với Anh hùng Trần Ngọc Sương

Bà Trần Ngọc Sương ngày 11-8 khi vừa nhận cáo trạng. ảnh Sáu Nghệ


Nguồn:- Nhìn lại vụ án Nông trường Sông Hậu: Một lần viết báo nói dối
(Tamnhin.net) - Ngày 19/1/2012, Viện KSND TP Cần Thơ đã trao quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Trần Ngọc Sương, cựu GĐ Nông trường Sông Hậu và 4 người khác. Nhân dịp này, tôi xin có lời đính chính một chi tiết cố ý viết sai sự thật trong lần đưa tin TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm ngày 19/11/2009.

Bà Trần Ngọc Sương được cựu Phó thủ tướng Đoàn Duy Thành đến thăm tại Cần Thơ ngày 19-11-2011. Người đứng là luật sư Nguyễn Trường Thành, bảo vệ quyền lợi cho bà trong vụ án Ảnh: Sáu Nghệ
Tin ấy, đoạn kết như sau: “Suốt buổi sáng xét xử, bà Sương bị bệnh, không thể đứng nên được phép ngồi trả lời. Khi Hội đồng xét xử nghị án, bà Sương bệnh trở nặng, phải vào cấp cứu ở Bệnh viện Hoàn Mỹ - Cửu Long, nên khi tòa tuyên án không có mặt. Bà Sương đã được xe cấp cứu chuyển lên Bệnh viện Thống Nhất ở TPHCM trong đêm”. Thực tế, đêm hôm ấy và mấy ngày sau, bà Trần Ngọc Sương, cựu Giám đốc Nông trường Sông Hậu, vẫn ở Cần Thơ.

Cố ý viết sai sự thật, tôi xin phép được trình bày nguyên nhân như sau. Từ khi mở ra vụ án ở Nông trường Sông Hậu, nỗi lo sợ lớn nhất của nữ Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương là bị bắt vào tù. Cũng dễ hiểu nên nhiều người và tôi chia sẻ. Nên những lần bà phải tiếp nhận các văn bản tố tụng của vụ án, bà đều tìm cách để không bị bắt giữ, sau mỗi lần như thế, tôi cùng nhiều người thầm chung vui cùng bà.


Nhưng ra tòa phúc thẩm, bản án tuyên là có hiệu lực thi hành ngay, làm sao tránh được bị bắt vào tù? Suốt buổi sáng căng thẳng, tình hình đã rất rõ là tòa sẽ y án sơ thẩm 8 năm tù với bà Sương. Lúc đó khoảng 13 giờ 20 phút, tòa nghỉ để nghị án và cho biết, 15 giờ sẽ tuyên án. Bản thân tôi lúc đó rất mệt mỏi, còn bà Sương chắc chắn mệt mỏi gấp bội phần. Nhưng về nhà người em của bà cách tòa án chừng cây số, bà vẫn không dám nghỉ mà còn phải suy tính làm sao để không bị bắt. Cho đến giờ, tôi không hiểu được sức mạnh ở đâu cho bà như vậy, trong một cơ thể nhỏ bé, già yếu lại bệnh tật mà một nhà thơ đã viết “ngoài hiên trát gọi, thân còm chị đi”. Luật sư Nguyễn Trường Thành đề xuất, khi tuyên án, bà giả ngất xỉu. Bà lắc đầu, mình là Anh hùng không thể gục ngã như thế được. Tính toán 36 chước, chỉ thấy bỏ chạy trước là hay.


Bà trùm khoăn kín mặt, đeo kính, để một người em chở bà chạy theo Quốc lộ 91 ngược mạn Trà Nóc, xuống một bến phà để sang sông Hậu và lên bờ tỉnh Đồng Tháp rồi kiếm xe chạy về thành phố Hồ Chí Minh. Bà phải trùm kín mặt, và không đi đường qua phà Cần Thơ đông người (lúc đó còn phà, chưa có cầu Cần Thơ) để tránh bị phát hiện. Vì nếu bị phát hiện, biết đâu bà sẽ bị chẹn bắt giữa đường? Tôi xót xa cho bà vô cùng, hồi nào đi đâu cũng được long trọng đón tiếp, nhiều hoa và tiếng vỗ tay. Nhưng nom bà vẫn rắn rỏi, nhẹ nhàng bình tĩnh như không, chỉ có nước da tái nhợt càng tái nhợt trong nắng gắt quá trưa.


Sau này, tôi biết, bà một mình lủi thủi xuống chiếc phà cũ kỹ, người bà đã nhỏ còn phải cố thu mình để khuất lấp giữa nhiều người khác, vượt sông Hậu mênh mông. Không biết sông Hậu lúc đó xanh hay bạc, sóng lớn hay nhỏ, chỉ biết sông Hậu muôn đời rộng mênh mông, chiếc phà cũ kỹ đi mãi rồi cũng qua, lên được bờ, bà nhìn quanh rất nhanh và bước đến một ông xe ôm luống tuổi, nhờ chở đến bến xe cách đó mấy chục cây số. Từ sáng bà chưa ăn gì, chắc lúc ấy bà đói và sắc mặt nhợt nhạt lắm nên ông xe ôm luống tuổi phải giật mình, khi được nhờ đã vội chạy mua cho bà ổ bánh mì và chai nước. Không dám nấn ná lâu ở bến phà, vừa ngồi sau xe ôm, bà vừa gặm ổ bánh mì. Chiếc xe đang chạy thì điện thoại di động của bà đổ chuông, bà ngừng nhai bánh mì. Người em cho biết, tòa tuyên y án sơ thẩm nhưng không bắt ai, cho tất cả về nhà. Bà hỏi lại, có thật không bắt ai? Người em khẳng định lần nữa, những người bị kết án không bị bắt và họ đã về nhà hết rồi. Bà nói nhỏ với người chạy xe ôm, cho bà quay lại bến phà để trở về Cần Thơ.


Nhưng khi viết tin, tôi và vài đồng nghiệp cùng luật sư của bà suy tính, biết đâu đêm nay hay ngày mai, ngày kia sẽ bắt bà? Nên bàn với nhau, viết bà bị bệnh nặng, đang phải cấp cứu ở bệnh viện nào đó. Nhưng hôm sau, có một tờ báo làm phóng sự ảnh, chụp bà ngồi trên ghế bố ở nhà người em của bà ở Cần Thơ và chú thích, chụp đêm 19-11. Tựa như “lạy ông tôi ở bụi này”, chúng tôi lại nơm nớp lo. Nhờ trời, tất cả vẫn êm.


Chi tiết cố ý viết sai sự thật không hại ai nhưng tôi rất băn khoăn, mong có dịp nói lại. Nay đã có sự khoan dung, vụ án được đình chỉ, cũng là dịp cho phép tôi giải trình và kính gửi lời xin lỗi quý bạn đọc về chi tiết viết sai.


Đến đây, tôi chợt nhớ chuyện khác về bà Sương, liên quan một người bạn của tôi ở một tạp chí nghiên cứu lý luận. Anh bạn này biết bà Sương khi bà đã lâm nạn, nhưng ngày bà phải rời ngôi nhà của Nông trường Sông Hậu ở thành phố Hồ Chí Minh để đi kiếm nhà trọ, vợ chồng anh lại có mặt giúp đỡ. Đồ đạc của bà hầu như chẳng có gì và anh bạn kể, có giá trị nhất là chiếc va li lớn đã cùng bà đi nhiều nước trên thế giới. Va li trống rỗng, nhận biết được đã qua nhiều cửa khẩu hàng không quốc tế vì có tem dán chi chít, và giá trị cũng chỉ ở dấu vết tem dán ấy, dấu vết của một thời vang bóng!


Nhưng thời không vang bóng mấy năm qua, bà lại được nhiều người làm thơ đề tặng, những người đã gặp lẫn chưa từng gặp bà. Bài Về một người anh hùng của Đoàn Xuân Hòa, tháng 12 năm 2010, với lời đề “Kính tặng chị Ba Sương” có những câu: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình/ Không gia cư, chẳng gia đình”. Ôi, mọi hành trình đều có kết thúc! Sự kết thúc hành trình của bà vẫn trọn vẹn trở về trong tình yêu thương, quý trọng của rất nhiều người, có lẽ ông hoàng bà chúa cũng chỉ mong được vậy mà thôi.

Sáu Nghệ

--Đình chỉ tố tụng với Anh hùng Trần Ngọc SươngĐài Tiếng Nói Việt Nam

9h sáng 19/1, Viện KSND thành phố Cần Thơ đã tống đạt quyết định về việc “Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng” đối với nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét