South China Morning Post
26-11-2011
Lạc Nguyên, một chuyên gia quân sự, có ý ám chỉ xung đột vũ trang khu vực nếu các nước đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tưởng nhầm sự tự kiềm chế của Bắc Kinh là hiền lành.
Một chuyên gia quân sự vốn tính thẳng thắn của Trung Quốc đã cảnh báo, các nước tranh giành chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Trung Quốc sẽ phạm sai lầm nếu tưởng thiện chí và sự tự kiềm chế của Bắc Kinh là hiền lành nhu nhược.
Đại tướng Lạc Nguyên, một nhà nghiên cứu ở Học viện Khoa học Quân sự, thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói rằng, bất kỳ nước nào nhầm lẫn “chỉ có thể nhận được điều ngược lại với điều mà họ mong muốn”. Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc luôn hy vọng các tranh chấp có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Mỹ và Nhật đã bày tỏ quan ngại về tranh chấp và Philippines thì lên án Trung Quốc cư xử hung hăng trên Biển Đông, nơi có những tuyến đường biển chủ chốt của thế giới và có nhiều tiềm năng về tài nguyên dầu khí.
Ông Lạc bảo rằng, cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều chưa tuyên bố chủ quyền đối với bất cứ hòn đảo hay vỉa san hô nào trên Biển Đông, và vì các nước trong khu vực chưa làm gì ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải của tàu bè quốc tế mặc dù họ đã đưa ra các yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau, nên sự dính líu của Washington và Tokyo sẽ chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm.
Ông nói, họ không hiểu tính chất phức tạp của vấn đề và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm trong mười thành viên của ASEAN đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, nhưng theo ông Lạc thì mỗi tranh chấp một khác. Giáo sư Pang Zhongying, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân, nói rằng, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang dâng lên ở Trung Quốc không cho Bắc Kinh được mềm dẻo về ngoại giao trên Biển Đông.
Zhang Yunling, nghiên cứu viên cao cấp về quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, phát biểu tại một hội thảo tổ chức ở Bắc Kinh hôm thứ Tư, ngày 24-11, rằng hòa bình và ổn định trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là lợi ích căn bản của Trung Quốc.
Ông nói, trong khi báo chí truyền thông Trung Quốc chú ý nhiều tới tranh chấp Biển Đông thì phần lớn lãnh đạo ASEAN đã không làm trầm trọng hóa vấn đề khi họ bàn tới tranh chấp Biển Đông ở Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức tuần trước tại Bali, Indonesia. Ông Zhang bảo, cách hành xử truyền thống của Trung Quốc vẫn là tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông, nhưng không quốc gia nào khác “tuyên bố xác lập chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn như thế, như Trung Quốc đã làm từ thập niên 1940”.
Ông nhận định, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán, đồng thời nói thêm rằng đó cũng là mục tiêu của các nước châu Á. Điều quan trọng nhất mà họ mong muốn là phát triển và đoàn kết – và đấy cũng là điều Trung Quốc mong mỏi.
Đỗ Quyên dịch từ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng
Thiện chí không phải là nhu nhược
Ed Zhang, từ Bắc Kinh26-11-2011
Lạc Nguyên, một chuyên gia quân sự, có ý ám chỉ xung đột vũ trang khu vực nếu các nước đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tưởng nhầm sự tự kiềm chế của Bắc Kinh là hiền lành.
Một chuyên gia quân sự vốn tính thẳng thắn của Trung Quốc đã cảnh báo, các nước tranh giành chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Trung Quốc sẽ phạm sai lầm nếu tưởng thiện chí và sự tự kiềm chế của Bắc Kinh là hiền lành nhu nhược.
Đại tướng Lạc Nguyên, một nhà nghiên cứu ở Học viện Khoa học Quân sự, thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói rằng, bất kỳ nước nào nhầm lẫn “chỉ có thể nhận được điều ngược lại với điều mà họ mong muốn”. Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc luôn hy vọng các tranh chấp có thể được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.
Mỹ và Nhật đã bày tỏ quan ngại về tranh chấp và Philippines thì lên án Trung Quốc cư xử hung hăng trên Biển Đông, nơi có những tuyến đường biển chủ chốt của thế giới và có nhiều tiềm năng về tài nguyên dầu khí.
Ông Lạc bảo rằng, cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều chưa tuyên bố chủ quyền đối với bất cứ hòn đảo hay vỉa san hô nào trên Biển Đông, và vì các nước trong khu vực chưa làm gì ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải của tàu bè quốc tế mặc dù họ đã đưa ra các yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau, nên sự dính líu của Washington và Tokyo sẽ chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm.
Ông nói, họ không hiểu tính chất phức tạp của vấn đề và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm trong mười thành viên của ASEAN đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, nhưng theo ông Lạc thì mỗi tranh chấp một khác. Giáo sư Pang Zhongying, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân, nói rằng, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang dâng lên ở Trung Quốc không cho Bắc Kinh được mềm dẻo về ngoại giao trên Biển Đông.
Zhang Yunling, nghiên cứu viên cao cấp về quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, phát biểu tại một hội thảo tổ chức ở Bắc Kinh hôm thứ Tư, ngày 24-11, rằng hòa bình và ổn định trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là lợi ích căn bản của Trung Quốc.
Ông nói, trong khi báo chí truyền thông Trung Quốc chú ý nhiều tới tranh chấp Biển Đông thì phần lớn lãnh đạo ASEAN đã không làm trầm trọng hóa vấn đề khi họ bàn tới tranh chấp Biển Đông ở Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức tuần trước tại Bali, Indonesia. Ông Zhang bảo, cách hành xử truyền thống của Trung Quốc vẫn là tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông, nhưng không quốc gia nào khác “tuyên bố xác lập chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn như thế, như Trung Quốc đã làm từ thập niên 1940”.
Ông nhận định, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán, đồng thời nói thêm rằng đó cũng là mục tiêu của các nước châu Á. Điều quan trọng nhất mà họ mong muốn là phát triển và đoàn kết – và đấy cũng là điều Trung Quốc mong mỏi.
Đỗ Quyên dịch từ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét