Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

2 đảng Việt - Trung cùng chia sẻ ý tưởng duy trì quyền lực: Một cái nhìn ‘trần trụi’ về quan hệ Việt – Trung

2 đảng Việt - Trung cùng chia sẻ ý tưởng duy trì quyền lực: Một cái nhìn ‘trần trụi’ về quan hệ Việt – Trung

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Trần Huy Cậy/TTXVN) PGS.TS. Trần Ngọc Vương: Quan hệ Việt – Trung từ quá khứ lịch sử đến tận ngày nay là một quan hệ nhiều chiều phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý, mâu thuẫn.
 
-Việt-Trung hội thảo lý luận lần 7 giữa hai Đảng 
Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham dự Hội thảo Lý luận lần thứ 7 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội thảo có chủ đề “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc từ ngày 28-30/11. 

Đoàn Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh làm Trưởng đoàn.

Sáng 28/11, tại buổi hội kiến giữa Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, hai bên đã khẳng định tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đánh giá cao thành công của chuyến thăm chính thức Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tạo động lực mới và định hướng cho quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, lành mạnh, lâu dài.

Hai bên cùng nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của hợp tác lý luận giữa hai Đảng trong quá trình đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam và Trung Quốc.

Đồng thời, hai bên đã bàn bạc, thống nhất về các nội dung và biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại Lễ Khai mạc được tổ chức cùng ngày, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân và Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy đã phát biểu khai mạc Hội thảo, nhấn mạnh bối cảnh, ý nghĩa và tầm quan trọng, tính thiết thực của chủ đề được thảo luận tại Hội thảo lần này đối với sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới, cũng như cải cách mở cửa ở Việt Nam và Trung Quốc.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đã có bài phát biểu đề dẫn “Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần chúng - Thực tiễn và một số kinh nghiệm,” tập trung giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, kinh nghiệm và thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác quần chúng, nhấn mạnh vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế, những thách thức to lớn đối với công tác quần chúng, nêu rõ phương hướng và giải pháp khắc phục trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức về vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách đáp ứng nguyện vọng tha thiết và bảo đảm lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm làm tốt hơn nữa công tác quần chúng...

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn đã có bài phát biểu đề dẫn “Kiên trì mục tiêu giá trị 'nhân dân là tối thượng', thiết thực làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới,” nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của Hội thảo, đồng thời nêu bật những bài học kinh nghiệm trong công tác quần chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 90 năm qua, gồm kiên định quan điểm quần chúng, tăng cường tình cảm với quần chúng nhân dân; giữ vững lập trường quần chúng, thực hiện tôn chỉ phục vụ nhân dân, tập trung giải quyết những vấn đề lợi ích mà quần chúng quan tâm nhất; quán triệt đường lối quần chúng, sáng tạo phương thức phương pháp công tác quần chúng; xây dựng và kiện toàn chế độ công tác, nâng cao trình độ quy phạm hóa, chế độ hóa công tác quần chúng...

Trong ngày đầu, các nhà lý luận, nhà khoa học của hai bên đã trình bày và trao đổi những ý kiến sâu sắc về 6 chuyên đề.

Phía Việt Nam trình bày các chuyên đề "Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tình hình hiện nay," "Dân chủ ở cơ sở và những vấn đề thiết yếu đang đặt ra đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác quần chúng," "Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa."

Phía Trung Quốc trình bày các chuyên đề "Kinh nghiệm quý báu của Đảng Cộng sản Trung Quốc về làm tốt công tác quần chúng," "Lấy con người làm gốc, cầm quyền vì dân là sự thể hiện tập trung của tính chất và tôn chỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc," "Tôn trọng tinh thần đi đầu sáng tạo của quần chúng, huy động đầy đủ tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân."

Theo chương trình, Hội thảo sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày 30/11./. 
(TTXVN/Vietnam+)




- China, Vietnam parties share ideas on keeping power Beijing - Top propaganda officials from the Chinese and Vietnamese communist parties shared ideas Monday on how to maintain a grip on their one-party states, focussing on 'relating to the masses under new circumstances,' Chinese state media said.
Dinh The Huynh, the Vietnamese Communist Party's propaganda chief, said Monday's talks would be helpful for 'solidifying the ruling basis of the parties' and improving bilateral relations, the official Xinhua news agency reported.

The agency quoted Liu Yunshan, Huynh's counterpart in the Chinese Communist Party, as saying the parties faced the 'common tasks of strengthening and improving theirwork with the masses' and should focus on 'solving problems most relevant to the people.'
The talks took place under an annual inter-party seminar on political theory in the eastern Chinese city of Changzhou.
China's Communist Party launched a crackdown against dissidents and rights activists following online calls in February for anti-government protests.
Facing growing protests by aggrieved farmers, migrant workers and urban residents, it has shown signs of heeding public opinion on non-political issues.
The Chinese party has also tried to control the hundreds of millions of people who use China's microblogs and online forums, and has encouraged government departments to launch their own microblogs.
Tension rose between China and Vietnam earlier this year over maritime areas near the disputed Spratly islands.
But after talks last month, the Chinese Foreign Ministry said diplomats from the two nations agreed to resolve the disputes through negotiations and planned to set up a hotline

Một cái nhìn ‘trần trụi’ về quan hệ Việt – Trung

Tình hình “biển Đông dậy sóng” thời gian qua không nằm ngoài bối cảnh tham vọng lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc cũng như mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước Việt - Trung. Phóng viên Đất Việt online đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Vương, ĐH Quốc gia Hà Nội, người đã nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, về điều này.
PV: Ông đánh giá thế  nào về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, không chỉ là mối quan hệ ngoại giao hiện tại, mà là dưới góc độ lịch sử, văn hóa?

PGS.TS. Trần Ngọc Vương: Thực tế thì từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ rất phức tạp. Dù công khai hay không công khai thừa nhận thì đó là một thực tế không ai có thể che giấu được.
Mối quan hệ phức tạp đó được thể hiện trên nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, chân chính hay không chân chính, lành mạnh hay không lành mạnh, trong đó có cả tâm lý đám đông.
Trước hết, cần phải khẳng định quan hệ Việt – Trung từ quá khứ lịch sử đến tận ngày nay là một quan hệ nhiều chiều phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý, mâu thuẫn.
Năm 1998, tại Đại học Bắc Kinh, tại cuộc gặp mặt và trao đổi trực tiếp giữa học giả 2 nước Việt Nam, Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã hỏi tôi: Ông nghĩ như thế nào về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn nhắc lại một ý mà tôi đã trả lời lúc đó, như là một nhận thức đã trở thành công thức cố định: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ít nhất phải nhìn trong 3 góc độ, 3 tư cách của Trung Quốc.
Trong lịch sử, Việt Nam tiếp thu nhiều từ Trung Quốc, cho nên tư cách đầu tiên của Trung Quốc đối với Việt Nam là tư cách ông thầy. Đây là điều không chối cãi được do Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc cả một thiên niên kỷ. Trong suốt thời gian dài đó, người Việt đã học tập rất nhiều điều từ người Trung Quốc. Chúng ta không thể nào không kính trọng một dân tộc có nền văn minh, văn hóa thuộc loại hàng đầu thế giới.
Tư cách 2: Trung Quốc với Việt Nam là bạn: Bạn ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa và được quy định bởi nhiều điều kiện.
Thứ nhất, là 2 nước láng giềng có chung đường biên giới rất dài cả trên đất liền và trên biển. Do có chung đường biên giới quá dài nên để có thể sống với nhau ổn định, cần có sự hữu nghị cả về phương diện cộng đồng, xã hội lẫn phương diện quốc gia. Bản thân tôi cũng có những người bạn Trung Quốc.
Thứ hai, chữ “bạn” ở đây được hiểu vừa là đối tác, vừa là đối thủ. Ngay trong một cộng đồng nhỏ cũng tồn tại những đối thủ, huống hồ là giữa 2 đất nước. Nếu bỏ qua tư cách đối thủ, tự anh sẽ làm hại anh do sẽ dẫn đến mất cảnh giác. Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Nhưng không vì vậy mà yếu tố đối thủ làm triệt tiêu yếu tố đối tác, bằng hữu.
Nhưng theo tôi, nếu xét trên tư cách bằng hữu, sự hợp tác giữa 2 nước chưa cao. Bởi muốn hợp tác có hiệu quả thì 2 nước phải có những mục tiêu và lợi ích chung. Phải có định hướng về tầm nhìn là cùng nhìn về 1 hướng thì sự hợp tác mới lâu bền và toàn diện. Nếu quay lưng lại với nhau hay người này tìm cách tranh thắng hơn so với người kia thì không thể hợp tác được. Trong hợp tác, nguyên tắc “Cả 2 cùng thắng” mới là nguyên tắc quan trọng nhất, chứ không phải kẻ thắng người thua.
Tư cách bằng hữu này về lâu về dài vẫn cần phải duy trì để cùng tồn tại.
Cầu biên giới Việt - Trung, Lào Cai.
Tư cách 3: Việt Nam thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự bành trướng đế chế của Trung Quốc: Trong thực tế, do nhiều lý do lịch sử, Việt Nam không phải là nước lớn để đặt đồng đẳng trên bàn cân so với Trung Quốc. Cho nên, tồn tại bên cạnh một đế chế khổng lổ có dân số chiếm 1/5 nhân loại không phải là điều đơn giản. Rõ ràng, so về tiềm lực, quốc lực, Việt Nam không phải là đối thủ cạnh tranh bình đẳng của Trung Quốc. Không nhận thức được điều này thì sẽ mất nước. Tôi cũng muốn sử dụng khái niệm “sự bành trướng đế chế” như là một thuật ngữ của khoa học lịch sử.
Chính vì điều này, ngay từ quá khứ lịch sử đã luôn đặt ra 1 tình huống, đó là: mất cân bằng.
Đối với nước nhỏ bé hơn, đây bao giờ cũng là hiểm họa. Điều này không có gì lạ, khắp nơi trên thế giới đều như vậy. Nói một cách lạnh lùng hơn, đây là một quy luật, có thể gọi là “chủ nghĩa Darwin xã hội”, đó là quy luật sinh tồn cạnh tranh về mặt xã hội.
Quy luật này chính các nhà kinh điển Mác – Lênin đã nhận thức và coi là quy luật bất di bất dịch: Quốc gia nào mạnh sẽ đi xâm lược, quốc gia nào yếu sẽ bị xâm lược. Không có một quốc gia đạo đức thuần túy nào từng xuất hiện trên trái đất. Chủ nghĩa bành trướng như là một lẽ đương nhiên của các nước lớn. Trung Quốc từ xưa đến nay, trừ những giai đoạn tự mâu thuẫn, tự đấu tranh nội bộ, khi họ đạt được sự thống nhất nhất định thì họ đều có tư thế nước lớn. Và khi có tư thế nước lớn, họ tự có thuộc tính bành trướng.
Khi bàn về đế chế Sa Hoàng, Lênin đã phải thừa nhận một thực tế khách quan, tất yếu: Khi nó đã là đế chế, là một quốc gia có quy mô lớn như đế chế Nga thì nó hút theo nó rất nhiều sự phụ thuộc, ép các cộng đồng dân tộc xung quanh nó trở thành vệ tinh.
Tôi xin nhắc lại, đế chế nào, quốc gia lớn nào cũng vậy. Sức ảnh hưởng, bành trướng của các đế chế này là sức hút nam châm, có xu hướng hút và cuốn các nước xung quanh vào bên trong nó. Nếu chống lại được lực hút đó thì được độc lập, còn nếu không li tâm được thì tất yếu sẽ bị phụ thuộc.
Tôi cho rằng, xu thế chung của nhân loại và nói riêng các quan hệ khu vực  trong khoảng một thiên niên kỷ trở lại đây là những quốc gia như Việt Nam ngày càng thể hiện tư thế độc lập hơn, tự quyết, tự chủ hơn so với các đế chế kiểu như Trung Quốc. Mặc dù có những thời điểm trong lịch sử, xu thế đó không phải là dạng đồ thị tiến thẳng, có những lúc người cầm quyền Việt Nam tỏ ra bạc nhược, yếu hèn, nhưng nhìn tổng thể thì Việt Nam ngày càng độc lập hơn.
Việt Nam hoàn toàn đủ nội lực để tự mình trở thành một quốc gia độc lập hơn nữa, bình đẳng hơn nữa với các thế lực bên ngoài. Điều kiện của quốc tế hiện đại cho phép thực hiện được, hiện thực hóa được xu hướng đó.

(còn nữa)
Bá Mạnh thực hiện-Nguồn:

Một cái nhìn ‘trần trụi’ về quan hệ Việt – Trung




---
-Học giả TQ ngại nước này 'ngộ nhận Biển Đông'-
Báo thế giới ủng hộ Ấn Độ tìm dầu ở Biển Đông

-Tranh chấp Biển Đông: Hết sức tránh vũ lực

-Tranh chấp Biển Đông: điềm báo 'đổi' thế cục?

--
-Ông Tập Cận Bình nói về 'dòng chính' quan hệ Việt - Trung

Nhận diện 5 'vai chính' ở Biển Đông

Giải quyết vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa trên tinh thần thiện chí

-Ấn Độ và Pakistan đánh nhau
Binh sỹ Ấn Độ nổ súng đáp trả và cuộc đấu súng kéo dài hơn hai giờ đồng hồ. Hiện chưa có thông tin thương vong từ cả hai phía.

-Châu Á không ai 'đủ trình' đọ tửu lượng với Hàn Quốc

--Mỹ với chiến lược người Hồi giáo 'trị' người Hồi giáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét