Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Tin Chủ Nhật, 16-10-2011


Tin Chủ Nhật, 16-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Áo mưa No-U đã đến với Phú Quốc – (DLB). – Lập kế hoạch tôn tạo bia chủ quyền tại Trường Sa (GD Online). –MỘT LÁ THƯ CỦA NGƯ DÂN – (Mẹ Nấm). “Sau đó mỗi ngày chúng cho 2 lon gạo, tôi phải ăn hai bữa cháo một bữa cơm cũng không no. Và mỗi bữa ăn phải chờ sau khi chúng ăn xong còn những gì thừa cặn chúng đem cho mình mới ăn. Thậm chí nhiều lúc phải nhặt rau rác trôi dạt trên sông để ăn.”
- Độc giả L.V. đã có một phát hiện tinh nhạy cùng ý thức cảnh giác không thừa, đó là VTV1-Thời sự đã đưa hình lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao nhỏ, thay vì 4. Chuyện nầy đã diễn ra vài lần ở VN mấy năm qua và bà con ta đã cảnh báo rằng đó như  thể một chỉ dấu của hành động lén lút từ bọn Việt gian muốn ngầm mong ta trở lại thời Bắc thuộc. Dù cho đó chỉ hoàn toàn là sự nhầm lẫn, nhưng ý thức cảnh giác là rất cần thiết trong lúc có nhiều hành động lén lút, những nhầm lẫn đáng ngờ tương tự đã diễn ra, trong đó không thiếu trường hợp ngay trên VTV; điển hình là bản đồ không có Hoàng Sa-Trường Sa mà bà con cùng BS nhiều lần phát hiện, trên VTV4, VTV1, họ đã tiếp thu (nhưng không công khai xin lỗi).
Nếu như ai tin vào vài gợi ý về ý nghĩa hoặc thâm ý của Tàu qua 5 ngôi sao trên lá cờ này thì chắc sẽ càng cảnh giác hơn. Trong đó có cho rằng năm ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn ở Trung Quốc, ngôi sao lớn là Hán, 4 ngôi sao nhỏ là Hồi, Mông, Tạng, Mãn. Hoặcngôi sao lớn tượng trưng cho đại lục, 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 khu tự trị.”    Mời coi video 2 ngày 13/10 và 14/10 để so sánh.
- BS vừa nhận được email của “Nhóm học viên Pháp Luân Công”, Thông báo “HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG SÀI GÒN SẼ TỌA THIỀN TẬP THỂ TRƯỚC LÃNH SỨ QUÁN TRUNG QUỐC“, “Buổi tọa thiền bắt đầu từ 6 giờ 30 , Chủ nhật, ngày 16/10/2011“, đúng lúc tin này được đưa lên. Mục đích của cuộc tọa thiền rất ôn hòa này là để “ + Phản đối ĐCSTQ đàn áp đồng tu của chúng tôi ở đại lục.  + Công an VN chấm dứt can nhiễu các học viên PLC tại Việt nam.  + Thỉnh nguyện cho 2 đồng tu của chúng tôi là anh Vũ Đức trung & Lê văn Thành sớm được tự do.” Có lẽ Bộ Công an sẽ phải tính sớm đưa cả hình thức “biểu tình câm”, “biểu tình ngồi”, “biểu tình vì sức khỏe”, thậm chí cả “biểu tình mà như không biểu (lộ) tình (cảm)”, như vụ nầy, vô Dự luật Biểu tình?
<= Hàng ngàn đệ tử Pháp Luân Công từ khắp thế giới tập thiền tại National Mall ở Washington, DC. Photo: bocau.net. Bà con nào chưa biết rõ thì mời bấm vô đây truy cập Tự điển Bách khoa trực tuyến Wikipedia để hiểu thêm vì sao Trung Cộng lại quá khiếp sợ và ra tay tàn bạo với một môn tập luyện phi chính trị, vì sức khỏe, rất ôn hòa và nhân đạo như vậy. Hai trang báoĐại kỷ nguyên và The Epoch Times là thuộc Pháp Luân Công. Dù sao thì cũng còn may cho dân ta, mấy năm nay được tập luyện môn nầy khá thoải mái, chỉ có điều là phải tập … trong nhà thôi.
Điện cảm ơn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (VOV). “…hai nước sẽ được triển khai thực hiện mạnh mẽ, thực chất và có hiệu quả, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì Chủ nghĩa Xã hội, vì hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và  trên thế giới”.
- Thượng nghị sĩ Philippines, ông Edgardo J. Angara: ‘Song phương với Trung Quốc chỉ có hại’  – (BBC). “Philippines lẽ ra cần nói rõ là các bên cần tìm cách giải quyết vấn đề theo Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS). Chúng ta không nên đi ra ngoài UNCLOS vì khi đó, Philippines và các nước Asean có tranh chấp sẽ bị thiệt thòi với Trung Quốc”.
Báo Bắc Kinh đòi ‘làm thất bại’ dầu khí Việt-Ấn ở biển Ðông – (NV). – Trung Quốc thúc giục Việt Nam, Ấn Độ theo đuổi các hành động hòa bình: China urges Vietnam, India to pursue peaceful actions (China Daily). – Ấn Độ phải đứng dậy khi có chuyện:India must stand up when it matters (The Asian Age). – Tầm nhìn về Ấn Độ Dương: A vision for the Indian Ocean‎ (The Hindu). – Phân tích tình trạng lộn xộn ở biển Đông: The South China Sea Imbroglio – Analysis‎ (Eurasia Review).
- Trung Quốc lạm dụng lịch sử để đòi chủ quyền ở biển Đông: Abusing History? (The Diplomat). “China’s mix of historical and legal claims in the South China Sea are inconsistent, says Frank Ching. Beijing can’t have its cake and eat it.” Tạm dịch: “Ông Frank Ching nói rằng, những tuyên bố về pháp lý lẫn lộn với lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp. Bắc Kinh không thể có được mọi thứ”.
Nhật Bản và ASEAN sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải– (RFI). – Báo Nhật: Chính phủ nên đẩy mạnh quan hệ kinh tế, an ninh với ASEAN: Govt must boost security, economic ties with ASEAN (Yomiuri Shimbun). – Japan, ASEAN to boost sea security‎ (AsiaOne).
Mỹ quan ngại về việc Đài Loan dự trù triển khai tên lửa ở Trường Sa – (RFI). – Mỹ kêu gọi bình tĩnh trong vấn đề biển Đông: US appeals for calm over South China Sea‎( AFP).
Lãnh đạo trọn đời, cha truyền con nối  —   (Người buôn gió) “Dường như tất cả những cam kết đều đáp ứng điều kiện của Trung Quốc đang mong muốn, đó là Việt Nam phải tích cực gắn chặt với Trung Quốc hơn nữa về mọi mặt từ đường lối chính trị cấp cao đến tư tưởng của những người dân thường trên mọi lãnh vực. Còn điều Việt Nam quan tâm nhất là vấn đề chủ quyền biển đảo được cam kết trên những quan điểm tạm thời, không dứt khoát của Việt Nam”.  – Nguyễn Phú Trọng tên là gì?  —  (Đông A).
- Trần Khải Thanh Thủy: Từ địa ngục tới thiên đường… (Kỳ 8) – (NV). Mời bà con xem lại các phần trước: Kỳ 1 –  (NV)  –  Kỳ 2  –  (NV) –  Kỳ 3   –  (NV) – Kỳ 4 – (NV)  –  Kỳ 5 – (NV) –  Kỳ 6 – (NV) – Kỳ 7 – (NV).
CÒN MẤY BƯỚC NỮA? (Nguyễn Tường Thụy). “Con biết rồi nhá. Mỗi năm nước ta tiến một bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Vậy là bây giờ tiến được 66 bước rồi bố nhỉ.  – Ờ ờ … –Thế còn bao nhiêu bước nữa thì lên được chủ nghĩa xã hội hở bố? – Hỏi gì mà hỏi lắm thế. Đi chơi chỗ khác”. Độc giả Hà Văn Thịnh bình: “Kính gửi bác Thụy! Ở Huế, giờ giải lao chúng tôi nói là ‘tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lật đật lên chủ nghĩa nỏ chộ’ bác à“. – Miếng trầu Xã hội chủ nghĩa – (DLB). – Điều kiện cho một cuộc Cách Mạng Dân Chủ ở Việt Nam – (DLB).
- Mai Mclay: ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO  —  (Thùy Linh).  – Giật mình – Một bài thơ – (DLB). Victor Hugo: “Nếu chỉ còn nghìn người, con không trống vắng/ Nếu còn lại một trăm, con chiến đấu đến cùng/ Con sẽ là người thứ mười, nếu còn một chục/ Nếu chỉ còn một người, người đó là con.
- Do bị rắn độc cắn trong khi tham gia chống lũ, nên Một dân quân hy sinh trong lũ để lại 2 con thơ (DV).
Vết nhơ “hội nhà dê” (NLĐ). “Người soạn thảo “điều lệ” là nguyên chủ tịch UBND huyện; nguyên hiệu trưởng một trường THPT đánh máy, sửa văn bản; nguyên trưởng Phòng Giáo dục huyện Đầm Dơi thì chịu trách nhiệm trình bày và xuất bản”.
Ông Đoàn Văn Kiển: Đừng nghĩ chỉ việc xúc lên mà ăn (Bee). Ông Đoàn Văn Kiển, cựu chủ tịch Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam: “Ta khoe dân ta thông minh, trí  tuệ tốt, lại có truyền thống trí tuệ  cần cù. Ta lại hơn họ về tài nguyên. Vậy tại sao ta không giàu? Ta đang thiếu cái gì?” BTV: Ta không giàu là vì xứ ta có nhiều lãnh đạo chỉ có thể nghĩ tới phương pháp tăng trưởng kinh tế bằng cách đào tài nguyên đem bán, thay vì sử dụng nguồn tài nguyên vô giá là chất xám của dân ta.
- Trùng khớp với tin vỉa hè BS đưa bữa trước, phía VN muốn chuyến thăm TQ của TBT NPT diễn ra sau chuyến thăm Ấn của CT TTS, nhưng phía TQ nại cớ ĐCS Trung Quốc họp hội nghị quan trọng nên ông Trọng đã phải đi cùng lúc (BBC). – Chuẩn bị cho ngày họ Hồ, họ Ôn mãn nhiệm – (NV).   – Trung Quốc tăng cường kiểm soát Internet – (RFI).
- Tiếp tục chủ đề về phong cách các vị nguyên thủ qua báo chí, nhân 2 chuyến xuất ngoại của CT nước và TBT đảng, đồng thời mừng riêng chuyến đi của TBT thành công … rực rỡ(chứ không chỉ “tốt đẹp” như tự đánh giá, mà vì sao “rực rỡ” thì xin để dành sớm mai bình), mời bà con coi tiếp vài hình ảnh vui:
Bức hình được tạp chí TIME bình chọn là một trong 130 ảnh của năm 2008, tựa đề Shoe Leather-Da giầy, chụp khi ông Obama đang nói chuyện điện thoại trong một lần dừng chân tại Providence, Rhode Island, giữa cuộc vận động tranh cử.
Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama đang phô diễn những kỹ năng của mình trong một khóa giảng bóng đá do Quỹ tài trợ Bóng đá Hoa Kỳ tổ chức (Daily Mail).
Trong một chuyến công du CHLB Đức năm 2006, một trong nhiều bức hình tức cười về Tổng thống Bush. Tựa đề: Có phải phiên bản của ông hồi nhỏ không, ông Bush? (SPIEGEL)
Hình ảnh các chính trị gia hàng đầu CHLB Đức, tại một triển lãm điêu khắc được tổ chức ở thành phố Bodman-Ludwigshafen cực nam nước Đức (SPIEGEL).
Đứng giữa là bà đương kim Thủ tướng Angela Merkel-vừa mới qua thăm ta, bả kiễng chân khoái chí khi vừa tóm được “của quý” của ông cựu Thống đốc bang Bavaria Edmund Stoiber lại vừa được ông cựu Thủ tướng Gerhard Schröder chạm tay vô chỗ … “nhạy cảm”, còn ổng thì lại bị cựu bộ trưởng Tài chánh Hans Eichel túm “của quý”.
10h5′ - Tin nóng: Một cuộc biểu tình “câm” đang diễn ra quanh Hồ Gươm. Không khí khá căng thẳng. Công an vây quanh nhiều hơn hẳn các “biểu tình viên”, xe công an các loại đi theo cũng khá nhiều …
“Chuẩn bị”
Bùi Hằng … Nhưng lúc này đang đưa hình ảnh lên là 10h40′ thì nghe tin chị vừa bị câu lưu
Chuyện trò “thân mật” với Đội trưởng An ninh Hoàn Kiếm
“Biểu tình” kết thúc lúc 11h.  Bổ sung, hồi 12h30′, độc giả NTT cho biết: “Sáng nay, chủ nhật 16/10/2011, một số người biểu tình hẹn gặp nhau dạo Bờ Hồ một cách có trật tự. Sau khi bị những người đeo băng đỏ cướp và xé 5 chiếc nón (có 3 chiếc viết HT-TS-VN và 2 chiếc không viết gì), Minh Hằng la lên bị cướp Một lúc sau thì công an vây bắt khiêng chị lên xe đưa đi đâu không rõ. Lúc ấy là 10 h 26 phút.”
13h35′:
Toàn văn bản Tuyên bố chung giữa HAI ĐẢNG CỘNG SẢN Việt Nam và Trung Quốc –  (DLB). “Đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết ‘Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân’ và ‘Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc’, cùng nhau duy trì ổn định và phát triển ở khu vực biên giới”.
BTV: Trước khi đặt bút ký “Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân”, yêu cầu những người có trách nhiệm làm rõ một số vấn đề liên quan:
1- Vì sao sông Bắc Luân, tức sông Ka Long, bị đẩy về phía VN, nhất là đoạn qua khỏi đồn Biên phòng Tục Lãm? Vì sao đoạn qua khỏi đồn Biên phòng Tục Lãm, sông Bắc Luân lại rẽ thành 2 nhánh? Có phải do TQ xây kè xương cá ở sông Bắc Luân làm cho sông rẽ thành 2 nhánh để TQ dựa vào đó đòi ¼ bãi Tục Lãm?
2- Chỗ đoạn sông bị rẽ thành 2 dòng, dòng nào là dòng chính, dòng nào là dòng phụ? Có phải dòng chính là dòng ở phía Bắc – giáp với TQ, dòng phụ là dòng ở phía Nam? Trên bản đồ, dòng phía Nam có kích thước nhỏ hơn. Dòng chính là dòng sâu hơn và lớn hơn trong 2 dòng, là dòng tàu bè lưu thông. Nếu dòng ở phía Bắc là dòng chính, thì đó chính là biên giới Việt – Trung, toàn bộ bãi Tục Lãm ở phía Nam dòng chính phải thuộc VN. Trung Quốc dựa vào đâu để đòi ¼ bãi Tục Lãm?
3- Hòn Dậu Gót ở phía Nam bãi Tục Lãm, tức thuộc về VN. TQ căn cứ vào đâu để đòi 2/3 diện tích? (Để hiểu thêm chi tiết, mời bà con bấm vào xem 3 tấm hình quanh bản tin này mà tôi – BTV – đã chụp trên google map và ghi chú).
Để có thêm thông tin, mời độc giả xem lại bài phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Thao trên BBC “Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao: Bãi Tục Lãm là nơi hai bên tranh chấp đã lâu, nên thống nhất là giải quyết cả gói, tức gồm cả thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm (cửa sông Bắc Luân). Theo đó, phía trên thác Bản Giốc có một cồn đất nhỏ và ranh giới sẽ cắt ngang qua cồn. Việt Nam có 1/4 và Trung Quốc có 3/4 cồn đất đó. Phía dưới, ở bãi Tục Lãm với diện tích 52 hectares thì Việt Nam có 3/4 và Trung Quốc là ¼”.
Và bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng trên VnExpress “Vũ DũngVào ngày đàm phán cuối cùng 31/12/2008, hai Bên thống nhất giải quyết khu vực cửa sông Bắc Luân bằng giải pháp chính trị: Đường biên giới đi lên bãi Tục Lãm, 3/4 bãi Tục Lãm thuộc Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm thuộc Trung Quốc sau đó đi tiếp lên hòn Dậu Gót (1/3 hòn Dậu Gót thuộc Việt Nam 2/3 hòn Dậu Gót thuộc Trung Quốc) rồi đi đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ”.
Qua 2 bài phỏng vấn trên có thể thấy: Theo TS Nguyễn Hồng Thao: VN chịu thiệt ở Thác Bản Giốc, để VN được 3/4 Bãi Tục Lãm, TQ được 1/4. Theo ông Vũ Dũng: Do được 3/4 Bãi Tục Lãm, nên VN chịu thiệt ở hòn Dậu Gót, chỉ được 1/3, TQ được 2/3.
Trong khi đó, đáng lẽ toàn bộ Bãi Tục Lãm thuộc về VN, vì nó nằm phía Nam dòng chính của sông Bắc Luân, là biên giới 2 nước (xem hình), VN đã nhường ¼ cho TQ là đã nhân nhượng 1 lần rồi (bài phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Thao), nhưng lại “nhượng” tiếp lần nữa (bài phỏng vấn ông Vũ Dũng) ở hòn Dậu Gót.Tóm lại, VN vừa mất ¾ thác Bản Giốc, ¼ bãi Tục Lãm và 2/3 hòn Dậu Gót. Giải pháp gì mà kỳ vậy?
Sao cứ “tại dân”? (Hải Quan Online).
KINH TẾ
Thiếu trầm trọng nguyên liệu thủy sản (Dân Việt). Nếu để mất biển, một ngày nào đó dân mình sẽ không có đủ tôm cá mà ăn, nói chi đến xuất khẩu!
<- Điểm sách –  Thiên tài kinh doanh:  Tìm hiểu 4 doanh nhân hàng đầu thế giới (DV). Đó là Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet và Richard Branson. Cả 4 ông đều ở xứ “tư bổn giãy chết”, 3 ông ở Mỹ, 1 ông ở Anh. Không có ông nào ở xứ “thiên đường XHCN”!
13h35′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
Một tuần ở TP Hồ Chí Minh  —  (Nguyễn Thị Hồng Ngát) Ở TP HCM, đôi lúc ngẫm nghĩ cứ tự trách mình sao hay dư nước mắt khóc người đời xưa thế! Mình, thời gian qua thương xót quá nhiều, trách móc quá nhiều vì sự sập xệ của Hãng phim truyện VN. Trên thực tế, họ sập xệ vậy nhưng họ đâu có cần người kêu cứu giúp. Họ bình chân như vại. Lại còn trách móc ‘ai cần đến các người kêu hộ kia chứ’!”
Mưa, và cà phê đắng …  —  (Anh Vũ)“Rất nhiều năm nay tôi không sao tìm được những trận mưa vui như vậy ở SG nữa. Chỉ có mưa buồn mà thôi. Mưa, và nghĩ ngay đến miền Trung. Năm ngoái, thủy điện xả lũ, chết người quá chừng chừng.. Ngay vào dịp “đại lễ” của Hà Nội – chẳng hiểu sao cũng trùng ngày quốc khánh TQ?”
13h35′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
13h35′:
Bill Gates, J.K Rowling, mẹ Terresa nói gì với Harvard? (Bee/Harvard Magazine, Harvard.edu).
Bố khẩn thiết thấy nhục nhã phải kể chuyện này với con (GDVN). “Cái bố lo sợ, là nếu xã hội cứ chấp nhận thả phong bì vào đũng quần bà đi đẻ, thả tiền vào nách đứa trẻ mặt đầy mũi dãi sơ sinh, không ít giáo viên nhất tề kiếm danh lợi trên sự thơ ngây của học sinh và sự cầu thị cá chuối đắm đuối vì con của phụ huynh như thế này…, thì gay lắm. Thì chúng ta sẽ buộc lòng phải cho “ra lò” những quái thai của xã hội, như chúng ta đã từng gặp ở đâu đó”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Kẻ cướp tiệm vàng ở Bình Thuận là Việt kiều Mỹ (Dân Trí). – Đối tượng Việt kiều khai chủ mưu cướp tiệm vàng (Tuổi Trẻ). BTV: Tay Việt kiều này cư trú ở bang Texas, Mỹ, chắc là ngán án tử bên đó nên về VN hành sự? Texas là tiểu bang có án tử hình nhiều nhất, bị nhiều tổ chức lên án vì bang này đã thi hành 1000 án tử hình trong vòng 33 năm. Một số bang ở Mỹ đã bỏ hình phạt tử hình, trong khi một số bang khác vẫn còn giữ mức án này. Michigan là bang xóa án tử hình sớm nhất: năm 1846.
- Lối đưa tin bạo lực như thế nầy rồi lại đổ cho “game bạo lực” là thủ phạm: Nghi án cắt cổ chết bạn gái 19 tuổi, rồi tự sát (NĐT). Xin không để đường dẫn vì không khuyến khích, mà chỉ muốn góp ý, sao không để cái tựa gọn hơn: “Nghi án giết bạn gái rồi tự sát”?
<- Mùa gặt… chạy (Dân Việt).
13h35′:
QUỐC TẾ
13h35′:
* RFA: + Sáng 15-10-2011
* RFI: 15-10-2011

Blog Xuan Binh:
Súng đạn có cái logic riêng của nó. Đó là thứ logic của sự xung đột giữa các thế lực chính trị, trong phạm vi của một quốc gia và giữa các cường quốc, mà cho đến khi các thế lực này đồng ý trên một khung giá trị quyền lực nào đó, có thể phải mất hàng trăm năm nữa, thì nó chỉ có thể được giải quyết bằng chiến tranh. Những cuộc chiến tranh này ít khi liên quan đến các vấn đề của chủ quyền quốc gia, mặc dù chúng luôn dùng chủ quyền quốc gia như những lý cớ. Cuộc chiến tranh sắp tới ở Biển Đông, nếu không tránh được và càng lúc càng có vẽ như không tránh được, cũng nằm trong cái logic đó.
Xung đột nền tảng trong mối quan hệ địa chính trị trên vùng Biển Đông Nam Á không phải là xung đột chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước liên quan mà chính là xung đột ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ đối với Đông Nam Á và trên trường quốc tế. Trong hai thập niên qua, người Mỹ đã chuẩn bị và trông đợi một cuộc đối đầu ôn hòa để tránh cái bài học lịch sử đẫm máu của Đế chế Phổ một thế kỷ trước. Nhưng hình như Trung Quốc mong muốn nhiều hơn những gì Mỹ có thể nhượng bộ. Trung Quốc mong muốn thực hiện một thứ “Monroe Doctrine” đối với Đông Nam Á. Trung Quốc còn mong muốn một vai trò bình đẳng với Mỹ trong việc lãnh đạo thế giới. Cho đến khi Trung Quốc có những thay đổi nền tảng về cơ chế quyền lực chính trị nội địa, Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận hai điều này. Tất cả những xung đột chủ quyền cục bộ khác phải được xem xét trên cơ sở của xung đột nền tảng này.
Thế lực chính trị đang cầm quyền ở Trung Quốc đã rất thành công trong việc thuyết phục nhân dân của họ về một thái độ ôn hòa, có lúc nhu nhược, của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp. Người dân Trung Quốc tin rằng Trung Quốc là quốc gia thiệt thòi nhất trong cuộc tranh chấp hiện nay, nếu tính theo số lượng biển đảo sở hữu hay số ngoại tệ thu được trong việc khai thác tài nguyên. Họ tin rằng chính quyền của họ đang có một thái độ hiếu hòa, nhân nhượng vì hòa bình và phát triển trong khu vực. Trong mắt họ, Việt Nam là quốc gia hung hăng hiếu chiến trên vùng biển tranh chấp, thế lực chính trị đang cầm quyền ở Việt Nam là một thế lực chịu nhiều ân huệ của Trung Quốc nhưng vô ơn. Rõ ràng chính quyền Trung Quốc đang nuôi dưỡng một dư luận thuận tiện để tiến hành chiến tranh khi cần thiết.
Tương tự, chính quyền Việt Nam, trong chừng mực nào đó, cũng đang thực hiện “khổ nhục kế” này. Họ tỏ ra nhu nhược, nhưng chỉ nhu nhược vừa đũ để cân bằng các hiệu ứng bất lợi cho họ từ đời sống chính trị xã hội. Họ chứng tỏ rằng họ có khả năng hướng hiệu ứng bất lợi đó ra bên ngoài dưới hình thức của sự biểu hiện tinh thần dân tộc bảo vệ chủ quyền. Cũng như chính quyền Trung Quốc, chính quyền Việt Nam cũng đang nuôi dưỡng một dư luận thuận tiện để tiến hành chiến tranh khi cần thiết.
Cuộc chiến Biển Đông Nam Á, nếu xãy ra, có lẽ sẽ không lặp lại cái tình cờ của hành động tự phát ám sát Đại Công tước Ferdinand của bốn thanh niên yêu nước Serbia. Nó có khả năng chỉ sẽ xãy ra khi một trong hai thế lực cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam cần thực hiện một cuộc chiến tranh cục bộ để giải quyết một vấn đề nào đó của chính trị nội bộ.
Chính quyền Trung Quốc cần một cuộc chiến tranh như thế cho ba mục tiêu căn bản: 1) hướng hiệu ứng bất lợi cho chính quyền ra ngoài và giải tỏa bức xúc xã hội ngày càng tăng, 2) thử nghiệm tiềm lực và khả năng tác chiến của hải quân và cũng để thỏa mản nhu cầu khẳng định ý chí của thế lực diều hâu trong quân đội Trung Quốc, và 3) đo lường phản ứng của Mỹ cho một kế hoạch bành trướng dài hạn bằng những cuộc chiến tranh cục bộ kế tiếp. Những người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng vấn đề xung đột Biển Đông Nam Á quá lớn, vì đó là xung đột ảnh hưởng giữa hai cường quốc, và chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh toàn diện. Trong lúc này, và vài thập niên tới, một cuộc chiến tranh toàn diện như thế đem đến cho họ quá nhiều rủi ro. Hay nói như Michael Martin trên International Business Times, tổ chức một cuộc chiến tranh toàn diện ngay trên đường vận chuyển huyết mạch kinh tế của mình là điều thiếu khôn ngoan.
Khả năng chiến tranh từ phía chính quyền Việt Nam cũng rất đáng kể. Cũng như ở Trung Quốc, thế lực cầm quyền ở Việt Nam có nhu cầu giải tỏa những hiệu ứng chính trị xã hội bất lợi cho họ bằng cách hướng các hiệu ứng này ra bên ngoài, biến nhu cầu bày tỏ bức xúc xã hội, ngày càng trở nên tự tin và quyết liệt, thành sự bày tỏ tinh thần dân tộc bảo vệ chủ quyền, cùng lúc khẳng định tính chính đáng lãnh đạo của họ một khi họ cảm thấy bị đe dọa.
Tình hình trong những ngày qua cho thấy Trung Quốc đang giang bẫy để Việt Nam bắn phát súng đầu tiên cho một cuộc chiến tranh cục bộ như thế. Tạm thời điều này chưa xãy ra vì Việt Nam chưa có như cầu đó. Nếu tình hình kinh tế Việt Nam không khả quan gì hơn trong vài năm tới, chiến tranh có thể không tránh được. Và đó chính là điều trông đợi của Mỹ và cả của Trung Quốc.
Sự xung đột Trung – Mỹ như hai tảng băng lớn trôi ngược chiều. Hiện nay, trong các mối quan hệ của hai quốc gia này không tồn tại một cơ chế hòa giải nào khác. Chiến tranh cục bộ trên Biển Đông Nam Á là cơ hội khả thi nhất để Trung Quốc và Mỹ hòa giải và xác định lại vị thế của họ trên trường quốc tế. Kết quả của cuộc chiến tranh cục bộ này sẽ là cơ sở cho một thương lượng quyền lực địa chính trị mới. Cả hai đều không phải tổn hao gì nhiều như trong một cuộc chiến tranh trực diện. Mỹ không phải tổn hao gì cả.
Mỹ cá cược vào khả năng không khuất phục của Việt Nam để giữ vững thế địa chính trị truyền thống, kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần II, của mình. Nếu Việt Nam thắng thì Trung Quốc buộc phải chấp nhận thế “status quo” hiện nay. Hơn thế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là đi vào quỹ đạo quân sự của Mỹ. Mỹ có thêm một đồng minh kiên cường mà không phải đổ máu (ngoài máu của hơn 55 ngàn binh sĩ Mỹ đã đổ trên đất Việt Nam gần nửa thế kỷ trước).
Trung Quốc đặt cọc vào khả năng có thể khuất phục Việt Nam trong một cuộc hải chiến chớp nhoáng và có kiểm soát để buộc Mỹ chấp nhận phần ảnh hưởng. Trung Quốc tin rằng họ có thể làm việc này mà không cần đến chủ lực hải quân, nghĩa là không phải tốn kém gì nhiều. Nếu Trung Quốc thắng thì Mỹ buộc phải nhượng bộ quyền “Monroe Doctrine”. Chiến tranh có khả năng sẽ lan rộng nếu Trung Quốc không nhượng bộ về quyền hải lưu.
Khả năng tốt nhất cho Việt Nam là tránh chiến tranh và nếu không tránh được thì phải thắng, kể cả việc phải toàn diện hóa cuộc chiến (biến cuộc chiến cục bộ thành cuộc chiến toàn diện trên Biển Đông Nam Á) và tiến hành chiến tranh du kích cho đến lúc thắng. Vị thế Việt Nam trong vai trò lãnh đạo Đông Nam Á sẽ được nâng cao. Việt Nam cũng ở tư thế mạnh hơn trong quan hệ với Trung Quốc.
Khả năng lớn nhất có thể xãy ra cho Việt Nam là khởi động chiến tranh và thua. Khả năng xấu nhất là lãnh đạo Việt Nam thỏa hiệp với lãnh đạo Trung Quốc trong một tinh thần đảng cộng sản anh em nào đó để thực hiện cuộc chiến cục bộ này và thua. Trung Quốc sau khi thắng có thể sẽ nhượng bộ Việt Nam về những đòi hỏi chủ quyền trên biển để giữ thể diện cho thế lực lãnh đạo. Nhưng Việt Nam sẽ yếu đi và sẽ trở lại hẳn trong quỹ đạo kinh tế chính trị xã hội của Trung Quốc. Cộng đồng Đông Nam Á cũng sẽ yếu đi.
Khả năng tránh chiến tranh khả thi duy nhất lúc này của Việt Nam là nhanh chóng thiết lập quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Thiết lập quan hệ này cũng sẽ giúp củng cố quyền lãnh đạo của thế lực chính trị cầm quyền hiện nay. Phía Mỹ cũng rất sẳn sàng cho một quan hệ như thế. Tuy nhiên, sức ỳ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, vì những hệ lụy ân nghĩa quá khứ, đang là trở ngại lớn. Một mặt, Mỹ xúc tiến các mối quan hệ đang có để đẩy mạnh tiến trình này. Mặt khác, Mỹ cũng rất kiên nhẫn. Nếu khả năng xấu nhất của sự thỏa hiệp nào đó giữa hai đảng cộng sản không xãy ra thì sớm muộn Việt Nam cũng đi vào quỹ đạo quân sự của Mỹ. Mỹ biết, dài hạn, tự mình Việt Nam không có khả năng chống lại Trung Quốc.
Nếu những người lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan thì họ vẫn giữ được quyền lãnh đạo và tránh được một cuộc chiến tranh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét