Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Báo Trung Quốc: Có "hàng rào" tốt mới có hàng xóm tốt

Báo Trung Quốc: Có "hàng rào" tốt mới có hàng xóm tốt

Email In PDF.
Thời báo hoàn cầu đăng bài viết của Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương quốc gia TQ cho rằng, giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay cần dựa vào Công ước Luật biển 1982, do đó tác giả cũng “ngầm” giải thích rằng đường lưỡi bò là vi phạm Công ước LHQ Luật biển 1982.
Hiện tình hình Biển Đông đã trở thành điểm nóng. Tính phức tạp của vấn đề Biển Đông không chỉ tồn tại trong tranh chấp lãnh thổ giữa các bên, mà còn tồn tại trong chủ trương phạm vi quyền tài phán vùng biển chồng lấn. Theo một thẩm phán về luật biển quốc tế từng tuyên bố: “sẽ xảy ra sự cố về chủ trương vùng chồng lấn”. Điều đó cho thấy, đây là vấn đề quan trọng cấp thiết đối với các quốc gia ven biển khi hoạch định đường biên giới trên biển
Kể từ năm 1947, khi TQ đưa “đường đứt đoạn” hay “đường 9 đoạn”, “đường chữ U” vào bản đồ Biển Đông, hơn 60 năm qua chưa có một tuyên bố chính thức, rõ ràng của Đại lục hay chính quyền Đài Loan về ý nghĩa pháp luật của đường đứt đoạn này.
Giải quyết tranh chấp Nam Hải phải dựa trên “Công ước LHQ về Luật biển năm 1982” và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Nam Hải” ký năm 2002. Tất cả các nước xung quanh Biển Đông trong đó bao gồm cả TQ đều đã tham gia “Công ước”, chỉ có trong khuôn khổ “Công ước” thì mới có thể thực hiện cùng thắng giữa TQ với các nước xung quanh Biển Đông. 
 “Công ước “ quy định, mỗi quốc gia ven biển đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 200 hải lý, nói theo cách thông thường, đó là phạm vi các nước tính từ đường cơ sở thực tế hướng ra phía ngoài 200 hải lý. Trong lịch sử, Việt Nam chủ trương trong Vịnh Bắc Bộ đường lịch sử là 10803’13’’, Philippine chủ trương đường lịch sử tính từ quần đảo Kagitingan, còn một số học giả trong nước (TQ) thì chủ trương “đường 9 đoạn”, điều này đều vượt quá phạm vi 200 hải lý quy định trong “Công ước”. Đơn phương chủ trương như vậy đều không thể phát huy vai trò trong bảo vệ quyền lợi biển của nước mình. 
Tác giả kiến nghị, các nước không ngại vẽ ra biên giới biển đơn nhất 200 hải lý để tiến hành khai thác không tranh chấp. Trong quá trình phân định này, biên giới biển của quần đảo Trường Sa sẽ khó xác định nhất. Một số quốc gia tại khu vực Biển Đông tuy đã vẽ ra đường cơ sở thẳng dọc theo bờ biển và đảo của họ (chú thích: Ở đây có những đường cơ sở không hợp pháp, cần xác định lại), đến nay vẫn chưa có một quốc gia ven biển nào vẽ ra đường cơ sở trong khu vực quần đảo Trường Sa, ở đây bao gồm cả đường cơ sở lãnh hải do Philipine công bố tháng 3/2009.  
Tính đến việc giữa Biển Đông có rất nhiều đảo nhỏ, các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa nằm trong ranh giới khu vực biển ngoài 12 hải lý so với bờ biển không có bất kỳ hiệu lực nào, như vậy, các quốc gia biển có khả năng sẽ căn cứ vào điều kiện địa lý đường bờ biển của lục địa và các đảo lớn của mình (như đảo Hải Nam của TQ) tiến hành phân định chỉnh thể khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Như vậy, giữa các quốc gia cũng có thể không cần giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trước tiên, làm cho “gác tranh chấp” trở thành một khả năng hiện thực.
Sự tồn tại của chủ trương đường biên giới chồng lấn sẽ không tránh khỏi dẫn đến làm nảy sinh tranh chấp, ví dụ như ngư dân của một bên bị lực lượng bên kia bắt giữ, hoặc khu vực chủ trương chồng lấn có dầu mỏ được phát hiện. Chủ trương chồng lấn giống như đường biên giới chưa giải quyết sẽ yếu việc triển khai các hoạt động kinh tế, ví dụ như công tác thă dò ngành dầu khí. Ngược lại, việc xác lập biên giới sẽ mang lại tính xác định pháp lý, sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế tại “khu vực màu xám” trong quá khứ. Ví dụ, giấy phép khai thác ngành dầu khí, cùng đó ngư nghiệp cũng có thể có được sự phát triển tương ứng. Xây dựng đường biên giới cũng có thể mang lại lợi ích về chính trị, mang lại ổn định lâu dài cho môi trường quốc tế của Biển Đông.
Có tổng cộng 8 quốc gia có nhu cầu phân định biển với TQ: VN, Philipine, Malaysia, Indonesia, Brunei, Triều Tiên, HQ và NB, trong đó TQ mới chỉ phân định biên giới biển với VN tại vịnh Bắc Bộ với hơn 500 km, còn công tác phân định tại các vùng biển khác đều chưa hoàn thành. Cách làm của Philipine thông qua việc lập pháp để xác định đường cơ sở lãnh hải cũng cảnh tỉnh TQ cần đẩy nhanh công tác thuộc lĩnh vực này. Hiện nay, giữa các nước trên thế giới có hơn 170 tuyến biên giới biển, bình quân xác định mỗi tuyến biên giới biển cần đến 15 năm. Biên giới biển Biển Đông sẽ là công trình gian khó nhất.
Hiện nay, trong và ngoài nước TQ đều có người chủ trương dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo quốc gia, điều này là không bình tĩnh và thiếu lý trí, như vậy chỉ có thể làm cho giải quyết cơ bản vấn đề Biển Đông càng phức tạp hơn và khó khăn hơn. Việc xác lập biên giới biển xét về mặt pháp luật sẽ mang lại ổn định lâu dài cho khu vực Biển Đông. Do vậy, TQ cần tích cực hành động, sớm phân định biên giới biển Biển Đông. Công tác phân định khu vực biển Biển Đông ngoài cửa vịnh Bắc Bộ giữa TQ và VN cần phải sớm khôi phục đàm phán trên cơ sở chỉ đạo chính xác của “Công ước”./.
Theo Thời báo Hoàn Cầu
Trần Châu (gt)
Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

Tin cũ hơn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét