Án tử hình những kẻ nhận hối lộ vẫn tiếp tục ở Trung Quốc | for everyone |
Xử bắn những kẻ nhận hối lộ vẫn tiếp tục ở Trung Quốc
Расстрелы взяточников в Китае продолжаются
Nguồn: newsland.ru và amic.ru
Kichbu post on thứ năm, 07.07.2011
Ở Trung Quốc mọi người căm ghét nạn tham nhũng và không muốn để việc áp dụng án xử bắn chấm dứt. Đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, và hiện nay ngoài việc gọi điện thoại tín nhiệm đã khai trương các sites mà ở đó có thể thông báo về các trường hợp hối lộ. Tư pháp Trung Quốc không mở lượng khoan hồng/không thương xót bất kỳ ai thoạt mới xem qua. Trong số các quan chức bị xử bắn trong thời gian gần đây: thị trưởng thành phố Shendzen (5,1 triệu dollars nhận hối lộ thắng thầu, cấp đất và v.v, bị điều tra từ năm 2009, bị bắn 10.05.2011), chánh thanh tra chống tham nhũng(!) ở thành phố Chenchdzou (nhận hối lộ 4,7 triệu dollars cho các hợp đồng khai thác khoáng sản), cựu chủ tịch tập đoàn các sân bay (4,1 triệu dollars hối lộ), các phó thị trưởng các thành phố Suchdzou và Hanchdzou, giám đốc công ty lương thực và thuốc tây quốc doanh, phó chủ tịch ủy ban thường trực Quốc hội toàn Trung Hoa, và vân vân…Và nhiều nhiều quan chức bị án tù chung thân.
Sức hấp dẫn làm việc trong các cơ quan công quyền và lợi ích của nó lớn đến mức mà đa số sinh viên Trung Quốc mong muốn trở thành các quan chức nhà nước. Mặc dù ở cấp cơ sở, nạn tham nhũng bị trấn áp – không thể hình dung được có một thanh tra giao thông nhận hối lộ 500 yuan để “giải quyết” vấn đề tại chỗ, bởi vì điều đó có thể bị lãnh án tù đến 25 năm.
Ở trong một đất nước có lịch sử tham nhũng cả hàng nghìn năm, liệu biện pháp xử bắn vì nhận hối lộ như vậy có giải quyết được vấn đề? Thời gian sẽ chứng minh, -respect2china.ru bình luận.- Kichbu-
Thụy Điển sẽ dạy học tiếng Trung Quốc | for everyone |
Thụy Điển sẽ dạy học tiếng Trung Quốc
Шведы будут учить китайский язык
Kichbu post on thứ năm, 07.07.2011
Bộ trưởng giáo dục Thụy Điển, chủ tịch đảng Nhân dân tự do, đảng “ Liên minh vì Thụy Điển” cầm quyền, ông Jan Björklund
thông báo rằng Thụy Điển cần phải đưa vào chương trình cấp học phổ
thông môn tiếng Trung Quốc để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.
“Tôi
không nghĩ rằng tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức sẽ quan trọng hơn tiếng
Trung Quốc. Bởi vậy trong nhà trường phổ thông cần có khả năng lựa chọn
môn học cả tiếng Trung Quốc bên cạnh tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức”, - Ông Jan Björklund nói khi trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Thụy Điển.
Bộ trưởng cho rằng để đưa môn học này vào nhà trường phải cần thời gian từ 10 đến 12 năm để chuẩn bị và đào tạo giáo viên tiếng Trung Quốc.-Kichbu-
Cô gái Trung Quốc sẵn sàng bán trinh tiết để lấy iPhone4 | for everyone |
Cô gái Trung Quốc sẵn sàng bán trinh tiết để lấy iPhone4
Китайская девушка предложила свою девственность в обмен на iPhone 4
Nguồn: obozrevatel.com và newsland.ru
Việc bán các bộ phận sẽ là biện pháp cực chẳng đã của thái độ cực đoan “quả táo”, nếu bạn chưa nghe rằng cô gái Trung Quốc này mời chào điều gì. Theo Korean Herald đưa tin, một cô gái trẻ tỉnh Quảng Đông đã đồng ý chia tay với sự trinh tiết của mình để đổi lấy chiếc iPhone 4.
Cô gái Trung Quốc đã đưa các bức ảnh của mình lên trang Weibu (phiên bản Trung Quốc của Twitter) và viết rằng sẵn sàng trao thân cho người nào mua cho cô chiếc iPhone 4.
Cô gái giải thích hành động của mình rằng “cô từ lâu đã ước ao có được iPhone 4”, nhưng bố của cô không cho phép cô mua nó. Bởi vậy cô gái quyết định ngủ qua đêm với bất kỳ ai để đổi lấy thiết bị mobile Apple. Không cần nói phản ứng như thế nào xảy ra trong xã hội sau khi thông báo sự kiện này.-Kichbu-
Trung Quốc biến Belorussia thành bàn đạp của mình vào Châu Âu | for everyone |
Trung Quốc biến Belorussia thành bàn đạp của mình vào Châu Âu
Китай превращает Беларусь в свой плацдарм в Европе
Nguồn: belaruspartisan.org và newsland.ru
Kichbu post on thứ tư, 06.07.2011
Vấn đề ở chỗ rằng Châu Âu hiện các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác kém hơn Hoa Kỳ hoặc Nga. Bởi vậy bây giờ Liên minh Châu Âu – vector chủ yếu của sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc nhằm tìm kiếm các thị trường tiêu thụ - Châu Âu.
Quan trọng là để ban lãnh đạo của quốc gia này không đưa ra các vấn đề về nhân quyền, tuân thủ sở hữu trí tuệ, trợ cấp nhà nước cho nền kinh tế cho các đồng cấp Trung Quốc.
Sinh thời Mao Trạch Đông trong các tác phẩm của mình viết rằng cuối cùng Trung Quốc cần mở rộng trên khắp hành tinh. Và chính bản thân những người Trung Quốc không che giấu và phủ nhận điều này, “Ngày mai đất nước tôi” chuyên gia khoa học chính của Viện phương đông học Viện hàn lâm khoa học Nga Vadim Pevsov nói. – Họ hành động bình tĩnh theo phong cách Á Đông, không vội vã, và kéo dài nhiệm vụ này cho nhiều thế hệ khác nhau.
Và trên thực tế, tại mỗi khu vực những người Trung Quốc quan tâm, họ trước hết chiếm một dạng bàn đạp, đầu tư vào đó, mở các nhà máy xí nghiệp của mình tại đó, đưa công dân của mình đến đó trú ngụ. Vị trí này trở thành pháo đài, cơ sở cho cả các doanh nhân Trung Quốc, và cho các các cơ quan tình báo. Các China-towns có mặt ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới.
Chúng cũng xuất hiện ngay cả ở Belorussia – chỉ cần chuyển qua một số dân chúng nào đó, Vadim Pevsov dự báo. – Những người Trung Quốc hoạt động như châu chấu – sức nhỏ, nhưng số lượng lớn.
Về thực chất, Trung Quốc lặng lẽ, không vội vã, biến Belorussia thành bàn đạp của mình tại Châu Âu, nhà phương Đông học nhận xét. Hơn nữa, không chỉ là bàn đạp kinh tế. Đã nghe ngay cả các tuyên bố chính trị. Chẳng hạn, ban lãnh đạo Belorussia nhiều lần nói không công nhận độc lập của Đài Loan, và cũng như rằng Tây Tạng và Tân Cương (Sintszyan) – là bộ phận hợp pháp và không tách rời của Trung Quốc. Về phía mình, Pekin chính thức thường phản đối “áp lực” đối với Belorussia từ phía Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng như bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên hiệp quốc phê phán các nhà lãnh đạo Belorussia.
Trong số “các cử chỉ hữu nghị” gần đây – cuộc gặp gỡ của tổng thống Alexander Lucashenko cuối tháng sáu với nhóm các chuyên gia Trung Quốc do giám đốc cục thị trường tài chính Ngân hàng nhà nước Trung Quốc Se Do dẫn đầu. Chính sau cuộc gặp gỡ này tổng thống Belorussia tuyên bố về các kế hoạch làm theo kinh nghiệm của Trung Quốc điều chỉnh tiền tệ và thực tế cấm tự do trao đổi ngoại tệ trong nước.
Tuy vậy, không phải tất cả các chuyên gia cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc tại Belorussia trong thời gian sắp đến sẽ tăng tốc. Bình luận viên chính trị Yury Drakohrust, nói riêng, nghi ngờ vấn đề này:
- Những người Trung Quốc rất thận trọng. Để có được bàn đạp nào đó nhằm bành trướng kinh tế tiếp theo vào Châu Âu, có lẽ, cần phải trở nên hấp dẫn đối với họ. Mặc dù không rất khó hiểu rằng công thức địa chính trị thâm thúy có thể xảy ra trong thực tế.
Chuyên gia nhận xét: thậm chí nếu có hạt nhân hợp lý trong vấn đề này, thì bằng việc thực thi quá lộ liễu của dự án như vậy Pekin sẽ có thể đụng chạm đến chỗ đau của người láng giềng phía bắc của mình.
Moscow sẽ nổ lực giữ Belorussia trong phạm vi ảnh hưởng của mình để bỏ liều những người Trung Quốc xâm nhập vào đó không vì điều đó, - Yury Drakohrust nhấn mạnh. – Không phải để ý kiến của Nga làn hài lòng những người Trung Quốc như vậy, mà nguy cơ xung đột cần phải được cân đối với những lợi ích có thể, mà những lợi ích đó thật không lớn đến thế.
Không loại trừ rằng chính những tư tưởng này đã trở thành nguyên nhân của vấn đề rằng khoản tín dụng khổng lồ của Trung Quốc khoảng 15 tỷ dollars mà Minsk chính thức tâng bốc đã “sọp xuống” thế nào đó.
- Có thể, khoản tín dụng này chỉ tồn tại trong suy nghĩ của phía Belorussia, - Yury Drakohrust nói. – Nhưng có thể rằng ngay chính những người Trung Quốc hạn chế nhịp độ bành trướng và ưa các hình thức ít ấn tượng hơn.
Đồng thời, Trung Quốc ngày càng thường tuyên bố hai mặt về các lợi ích của mình tại Châu Âu. Ngày 27 tháng sáu thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng Trung Quốc cho các nước Châu Âu vay tiền mà hiện ở họ đang có những vấn đề trả nợ. Những lời nói của nhà lãnh đạo Trung Quốc phát ra tại Birminghem Vương quốc Anh trong khuôn khổ chuyến công du Châu Âu.-Kichbu-
Cục thuế Trung Quốc đòi nghệ sỹ Ai Vị Vị $2 triệu | for everyone |
Cục thuế Trung Quốc đòi nghệ sỹ Ai Vị Vị $2 triệu
Китайские налоговики требуют с художника Ай Вэйвэя $2 млн
Nguồn: izvestia.ru và newsland.ru
Kichbu post on thứ tư,06.07.2011
Pekin chính thức yêu cầu nghệ sỹ Trung Quốc Ai Vị Vị vừa ra tù cách đây không lâu trả khoản tiền 2 triệu dollars. Một người bạn của Vị Vị, nhà hoạt động nhân quyền Lyu Syaoyuan thông báo về điều này.
Cục thuế đã thông báo cho nghệ sỹ rằng ông đã nợ 5 triệu yuan (770 nghìn dollars). Ngoài số tiền này, nghệ sỹ cần phải trả tiền phạt 7 triệu yuan (1,1 triệu dollars), tạp chí Fobes viết.
Vị Vị bị bắt vào tháng tư năm nay về tội không nộp tiền thuế. Tuần trước ông được thả dưới hình thức ký quỹ. Các quan chức Trung Quốc cam đoan rằng ông đã thừa nhận mắc nợ và hứa trả toàn bộ số tiền ông phải trả. Gia đình của nghệ sỹ cương quyết phủ nhận sự việc chưa trả tiền thuế.-Kichbu-
---
Китайские налоговики требуют с художника Ай Вэйвэя $2 млн
Претензии были предъявлены после его выхода из тюрьмы.Официальный Пекин требует с китайского художника-нонконформиста Ай Вэйвэя, недавно выпущенного из тюрьмы, $2 млн. Об этом сообщил друг Вэйвэя, правозащитник Лю Сяоюан.
Бюро по налогам информировало художника, что он задолжал 5 млн юаней ($770 тыс.). Кроме этой суммы художник должен выплатить штраф в 7 млн юаней ($1,1 млн), пишет журнал Forbes.
Вэйвэй был арестован в апреле этого года по обвинению в неуплате налогов. Неделю назад он был выпущен под залог. Китайские власти уверяют, что художник признал задолженность и обещал выплатить всю причитающуюся с него сумму. Семья художника категорически отрицает факт неуплаты.
Trung Quốc: đi xe đạp đóng tàu sân bay Thi Lang | for everyone |
Trung Quốc: đi xe đạp đóng tàu sân bay Thi Lang
Kichbu post on thứ tư, 06.07.2011
Photo do dinhpdc cung cấp.
Bạn dinhphdc
bình hài hước: Các bạn Trung Quốc đi xe đạp xây dựng tàu sân bay Thi
Lang...:) Các bạn Vinashin đi xe đạp Nhật tiêu hết 4 tỷ USD nhưng không
biết đóng cái gì…J
Xem thêm:
Nhật Bản yêu cầu Nga đuổi những người Trung Quốc ra khỏi các đảo Kurils | for everyone |
Người thứ ba thừa
Третий лишний
Tác giả: Olga Grisenko
Nguồn: vz.ru
Kichbu post on thứ ba, 05.07.2011
.
Nhật Bản yêu cầu Nga đuổi những người Trung Quốc ra khỏi các đảo Kurils
Photo: wikipedia.org
Tokyo tìm được cớ mới để chỉ trích Moscow
vì các đảo Kurils. Lần này quyết định của các nhà lãnh đạo Nga cho phép
các trang trại địa phương thuê người Trung Quốc làm việc đã làm cho
những người Nhật Bản phẫn nộ. Việc bố trí những người dân của CHND Trung
Hoa trùng với sự căng thẳng trong cuộc tranh cãi về lãnh thổ nội bộ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản lần này thể hiện sự phẫn nộ của mình liên quan đến các đảo Kurils. Sự bất bình của Tokyo mà nó thường chỉ trích Moscow
vì bất kỳ hoạt động kinh tế và chính trị nào tại các “vùng lãnh thổ
phía bắc có từ lâu” của Nhật Bản, lần này do sự xuất hiện những người
lao động Trung quốc tại đó gây nên.
“Như
được biết, các nhà lãnh đạo Nga đã cho phép một trang trại địa phương
thuê lực lượng lao động Trung Quốc tại “các vùng lãnh thổ phía bắc”.
Điều nàu mâu thuẫn với thái độ tiêu cực của Nhật Bản đối với hoạt động
kinh tế với các nước nước khác tại các đảo này”, - ВВС dẫn theo nguồn tin của hãng truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin.
Sáu
lao động Trung Quốc đã đến đảo Kunashir trong chủ nhật vừa qua. Tất cả
những người lao động này đã được thuê để trồng khoai tây và cà rốt tại
một trong những trang trại kinh tế.
Các
nhà quan sát đã dự báo rằng sự xuất hiện của những người Trung Quốc tại
Kurils sẽ làm căng thẳng các quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. “Chính phủ
Nhật Bản cho rằng những hành động như vậy sẽ tăng thêm tính chính thống
cho chủ quyền của Nga đối với các đảo mà Tokyo có yêu sách về chủ quyền
hiện đang bị Nga quản lý”, - hãng truyền hình NHK nhận xét.
Đồng thời, trước đó Moscow đã chính thức cảnh báo Tokyo rằng Nga không loại trừ khả năng mời các công ty nước ngoài đến các đảo hoạt động.
“Nếu các nhà máy của Nhật Bản và tư bản không đến đó, thì cuối cùng tại đó sẽ xuất hiện các công ty đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brunei”, - đại diện toàn quyền của tổng thống Nga tại vùng Viễn Đông Victor Ishaev nói cuối tuần trước.
Các
nhà lãnh đạo Nga đã sẵn sàng nhìn thấy hoạt động kinh doanh của Nhật
Bản trên các đảo. Nói riêng, tổng thống Dmitry Medvedev ngay từ năm
ngoái đã đề nghị biến vùng lãnh thổ này thành khu kinh tế chung.
Tuy
nhiên hiện ý tưởng này không tạo ra sự nhiệt tình đặc biệt nào từ Nhật
Bản. “Còn liên quan đến hợp tác kinh tế tại các vùng lãnh thổ phía bắc
thì sao, thì chúng tôi có thể suy nghĩ ở cấp cao, chúng tôi sẽ hợp tác
như thế nào mà không gây tổn hại đến vị trí pháp lý của Nhật Bản”, -
ngoại trưởng Nhật Bản Seidzy Maehar tuyên bố hồi tháng hai trong thời
gian thăm Moscow.
Thú
vị là người đứng đầu văn phòng tổng thống LB Nga hiện tại vào thời điểm
này đang thăm Nhật Bản Sergei Naryshkin tại cuộc gặp gỡ hôm thứ hai với
thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan
đã giải thích rằng các quan hệ của hai nước đang phát triển bình
thường. “Đối thoại đang được tiến hành theo tất cả các vấn đề của các
quan hệ song phương. Đối thoại đang được tiến hành bền vững. Trong các
khuôn khổ này có thể giải quyết tất cả các vấn đề song phương”, - ông
nhận xét.
Mặt
khác, sự xuất hiện của những người Trung Quốc tại Kurils đối với Nhật
Bản trong tình hình căng thẳng của cuộc tranh cãi lãnh thổ giữa Nhật Bản
và chính Trung Quốc đặc biệt khó chịu
Hôm
thứ hai các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chính thức yêu cầu Nhật Bản rút
tất cả các tàu đánh cá đã đi ra khỏi khu vực lãnh hải sát các đảo
Dyaoyuidao mà hai quốc gia đang tranh giành.
“Trung
Quốc có chủ quyền không tranh cãi được đối với các đảo Dayoyuidao, mà
chúng từ thời xa xưa là lãnh thổ của Trung Quốc”. Bất kỳ những hành động
nào của Nhật Bản nhằm tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc đối với các
đảo này là phi pháp”, - ITAR TASS dẫn lời của đại diện chính thức bộ ngoại giao CHND Trung Hoa Hồng Lỗi.
Nhắc lại, sự căng thẳng gần đây trong quan hệ của hai nước vì các đảo xảy ra vào tháng chín năm trước, khi các binh lính biên phòng của Nhật Bản đã bắt tàu đánh cá của Trung Quốc với thuyền trưởng và 14 thủy thủ đoàn trên bong.-Kichbu-
Kỷ niệm 90 năm đảng CS Trung Quốc | for everyone |
Bài đăng 01.07.2011 19:57.
Kỷ niệm 90 năm đảng CS Trung Quốc
К 90-летию Компартии Китая
Tác giả: Alexander Bagner
Nguồn: svobodanews.ru và newsland.ru
Kichbu post on thứ ba, 05.07.2011
Biểu trưng chính của các đảng viên Trung Quốc là búa liềm màu vàng, còn lá cờ - hầu như bắt chước chính xác lá cờ của Liên Xô, chỉ thiếu một ngôi sao năm cánh. Về cơ bản , các đảng viên của đảng – những người trên 35 tuổi, và một phần năm trong số đó là phụ nữ. Nhiệm vụ chủ yếu của đảng cộng sản Trung Quốc – đảm bảo sự phát triển kinh tế, và đấu tranh chống tham nhũng, - nhân ngày kỷ niệm, chủ tịch CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào nói.
Về vai trò của đảng cộng sản Trung Quốc nhà Trung Quốc học Artkadi Borisov kể.
- Chủ tịch CHND Trung Hoa, nhà lãnh đạo của những người cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi các đảng viên của đảng đấu tranh chống tham nhũng. Các bạn, có lẽ, hãy nhớ lại, ngày lễ này đã được kỷ niệm 10-20 năm trước đây như thế nào. Lúc bấy giờ sự phê phán như vậy được nêu ra không?
– Vào những năm 1990s đảng cộng sản Trung Quốc đã chính thức đưa ra chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường. Những cơ sở để xuất hiện nạn tham những đã xuất hiện ngay từ thời đó. Lúc bấy giờ đồng thời tồn tại giá thị trường, và giá nhà nước. Tự nhiên, từ đó có thể kiếm chác được các món lợi tương ứng. Và điều đó đã xảy ra ở Liên Xô trong những năm phát triển phong trào hợp tác hóa. Tôi muốn nhấn mạnh một chứng cứ thú vị. Đã cho phép kết nạp các doanh nhân-tư doanh, những người, theo lý thuyết của Marx, là những kẻ bóc lột, vào đảng cộng sản Trung Quốc. Có thể nói rằng đảng cộng sản này – không còn hoàn toàn cộng sản. Mặc dù chủ nghiã marxism-leninism, tư tưởng Mao Trạch Đông – đó là tất cả. Nhưng trong các phát biểu chính thức, từ “chủ nghĩa xã hội” rất hiếm khi được nhắc đến, bây giờ người ta nói về sự xây dựng xã hội hài hòa.
– Về bình diện này đảng CS Liên Xô lúc bấy giờ khác với đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay đến mức độ nào?
– Trước đây không tồn tại những khác biệt. Khoảng 25 năm trước đây tất cả đều như nhau – toàn bộ cấu trúc tổ chức đảng, những lá cờ màu đỏ, các khẩu hiệu, sách giáo khoa – “Chủ nghĩa marxism-leninism” và “Kinh tế chính trị”. Hiện nay về nhiều mặt đó là đảng khác. Trong đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay có các ý kiến chính trị khác nhau – từ những ý kiến cực tả đến các ý kiến cực hữu. Nhưng hoàn toàn có thể rằng sắp đến sẽ có sự phân chia thú vị hơn. Đến cuối những năm 1970-80s Trung Quốc còn là một nước khép kín, bởi vì ở đó đảng cực tả như vậy có thế tồn tại.
– Ông không cảm giác rằng sự phát triển kinh tế này đã quy định điều rằng các đảng viên Trung Quốc đã không chỉ không đánh mất, mà còn củng cố được vị trí của mình?
- Tất nhiên. Nhưng cũng đồng thời xuất hiện, ví dụ, giai cấp mới - Ở Trung Quốc hiện 500 nghìn tỷ phú dollars. Tự nhiên, những người này muốn có tiếng nói của mình về đường lối chính sách. Tôi nghĩ, đó là mâu thuẫn hiện thực – bây giờ họ chưa có lời nói này. Mặc dù, cần thấy rằng khác với Liên Xô, nơi mà chỉ có một đảng duy nhất từ năm 1918, ở Trung Quốc có các đảng dân chủ, chúng tồn tại từ năm 1949. Dù chúng không đóng vai trò sặc sỡ hơn. Ngoài ra, CHND Trung Hoa còn có cả Đài Loan, nơi tồn tại sự thay phiên hiện thực giữa các đảng. Ở Trung Quốc hệ thống độc đảng không vĩnh viễn. Nó, tôi nghĩ, ngay tại trong thế hệ này sẽ có thể biến dạng sang cái gì đó khác, Arkadi Borisov nói.
Trước thềm kỷ niệm lễ 90 năm, các nhà lãnh đạo đã tiến hành một chiến dịch đàn áp cuộc chống đối của quần chúng tàn khốc nhất trong vòng 20 năm qua. Vào tháng hai cuộc biểu tình chống chính phủ ở Pekin bị giải tán. Những lời kêu gọi xuống đường lan truyền trên các mạng xã hội, nơi đó xuất hiện các khẩu hiệu yêu cầu khôi phục công lý, và đảm bảo cho mọi người việc là và nhà ở. Các blogger đã sử dụng cụm từ “cách mạng hoa lài”, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phong tỏa khả năng tìm kiếm của nó trên internet. Theo chỉ thị của chủ tịch CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào các biện pháp kiểm duyệt internet đã được áp dụng. Hãng Google thông báo rằng site của hãng hoặc các hộp thư điện tử đã bị hack, và có những chứng cứ cho thấy rằng đích đến của chúng là các sites hoặc hộp thư điện tử của các thủ lĩnh của phong trào bất đồng chính kiến của Trung Quốc.
Thế mà, một tuần trước khi kỷ niệm ngày lễ nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Hu Tszya bị kết án ba năm rưỡi theo như cáo trạng là phá hoại chế độ đã được trả tự do.-Kichbu-
Trung Quốc nói về máy bay không người lái tầm cao mới | for everyone |
04.07.2011, 15:44:03
Model của BPLA Xianlong. Photo từ site china-defense-mashup.com
Trung Quốc nói về máy bay không người lái tầm cao mới
Китай рассказал о новом высотном беспилотнике
Nguồn: lenta.ru
Kichbu post on thứ ba, 05.07.2011
.
Hãng
chế tạo máy bay Chengdu Aircraft Corporation (CAC) của Trung Quốc đã
công bố những thông tin về máy bay không người lái tầm cao Xianlong có
thời gian bay kéo dài do hãng CAC thiết kế, Aviation Week đưa tin.
.
Theo
các thông tin của CAC, chiều dài của Xianlong là 14 m, còn sải cánh –
23 m. Máy bay có thể bay ở độ cao đến 16,7-18,3 nghìn mét. Khối lượng
của máy bay khi cất cánh là 7,5 nghìn kg, tầm bay xa – 3,8 nghìn hải lý.
Trên máy bay sẽ được lặp đặt radar có khả năng tiến hành trinh sát tầm
xa đến 480 km. Xianlong sẽ được trang bị hệ thống điều khiển vệ tinh.
.
Dự
đoán, Xianlong sẽ được phủ lớp chống radio và sẽ thực hiện vai trò dẫn
đường đối với các tên lửa hành trình chống hạm DF-21D hiện đang được
trang bị cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Các chi tiết khác về
thết kế hiện chưa được biết đến.
.
Bức
ảnh của máy bay không người lái mới của Trung Quốc được công bố hôm 1
tháng bảy 2011. Máy bay được trang bị động cơ phản lực. Theo Aviation
Week nhận xét, Xianlong có cấu trúc như một trong biến dạng của máy bay cánh“cụp".-Kichbu-
Сác đường dẫn theo đề tài
- Innovative New Chinese UAV Emerges - Aviation Week, 04.07.11
- Китай занялся созданием конкурента беспилотника Global Hawk – Lenta.ru, 01.07.2011
- Innovative New Chinese UAV Emerges - Aviation Week, 04.07.11
- Китай занялся созданием конкурента беспилотника Global Hawk – Lenta.ru, 01.07.2011
Nhật Bản phát hiện tại đáy Thái Bình Dương các mỏ kim loại đất hiếm | for everyone |
Các khoáng chất ở đáy đại dương
Минералы на дне
Những người Nhật Bản đã phát hiện thấy các mỏ kim loại đất hiếm tại đáy biển Thái Bình Dương
Nguồn: vz.ru
Kichbu post on thứ hai, 04.7.2011
Các nhà địa chất Nhật
Bản đã phát hiện tại đáy biển Thái Bình Dương các mỏ kim loại hiếm
khổng lồ mà chúng được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao. Khối
lượng của chúng vượt gấp 1000 lần so với các mỏ kim loại hiếm tương tự
trên đất liền. Thêm vào đó, theo lời các nhà khoa học, chúng có thể dễ
dàng khai thác.
Các nhà bác học đại học Tokyo
đã phát hiện ở đáy biển Thái Bình Dương các mỏ kim loại đất hiếm, có
trữ lượng vượt 1000 lần các mỏ nguyên liệu này trên lục địa.
“Chỉ 1 km2 mỏ kim loại đất hiếm có thể đảm bảo cho một phần năm nhu cầu sử dụng trong năm của toàn thế giới.”
Mức
độ tập trung của kim loại đất hiếm rất cao. Chỉ 1 km2 mỏ kim loại đất
hiếm có thể đảm bảo cho một phần năm nhu cầu sử dụng trong năm của toàn
thế giới, phó giáo sư đại học Tokyo Yasuhiro Kato thông báo.
Các nhà nghiên cứu phát hiện chúng tại khu đất bùn đáy biển ở độ sâu 3500 đến 6000 m, hãng Reuters đưa tin.
Các mỏ này nằm tại vùng lãnh hải quốc tế cách các đảo Hawaii về phía đông và tây, và phía đông Taiti, Yasuhiro Kato nói. Diện tích ước khỏang 11 triệu km2.
Theo
đánh giá của ông, số lượng kim loại đất hiếm hiện nằm ở đáy Thái Bình
Dương vào khoảng từ 80 đến 100 tỷ tấn. Thêm vào đó các trữ lượng thế
giới kim loại như vậy Cục địa chất Hoa Kỳ ước 110 triệu tấn. Các nguồn
đất hiếm hiện chủ yếu tập trug tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và các nước
khác của Liên Xô trước đây.
Mức
độ của uran và topia tại các mỏ của Thái Bình Dương – các chất phóng xạ
mà chúng thường là mối đe dọa an ninh sinh thái – chiếm một phần năm
toàn bộ các nguồn dự trữ trên Trái đất.
Hiện
nay sự thiếu hụt kim loại hiếm cần thiết sống còn đối với việc phát
triển sản xuất trong lĩnh vực điện tử, từ thạch và pin công nghệ cao
buộc phải phát triển các dự án khai thác chúng trong những năm gần đây.
Trung Quốc mà tỷ lệ cung cấp
kim loại đất hiếm cho thế giới ciếm 97% đã xiết chặt các nguyên tắc buôn
bán kim loại chiến lược và việc này đã gây đột biến tăng giá.
Theo
các thông tin của bộ tài chính Nhật Bản, vào tháng năm giá bình quân
mỗi tấn kim loại đất hiếm mà Trung Quốc xuất khẩu là 88,2 nghìn dollars.
Để so sánh: vào giai đoạn từ tháng một đến tháng tư giá bình quân mỗi tấn của kim loại đất hiếm của Trung Quốc là 65,6 nghìn dollars.
Nhật
Bản, mà tỷ lệ của nó một phần ba nhu cầu của thế giới, đã tập trung các
nguồn cung cấp kim loại đất hiếm như disprozie đang sử dụng trong các
thạch từ.
Đáy
biển Thái Bình Dương đặc biệt phong phú các kim loại nặng, ví dụ,
gadolnia, lyutensie, terbie và disprozie. Chúng được sử dụng để sản xuất
TV màn hình phẳng, các diod điện quang và ô tô hổn hợp. Chúng cũng có ý
nghĩa quan trọng đối với khu vực quốc phòng.
Tuy
nhiên các kim loại đất hiếm cần khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Để
làm điều đó, theo lời các nhà khoa học, cần sử dụng a xít loãng.
Yasuhiro Kato đoan chắc rằng đây là quá trình nhanh, và trong thời gian
vài giờ có thể khai thác được 80-90% kim lạo đất hiếm. Tuy vậy, phó giáo
sư đại học Tokyo không giải thích rõ khi nào sẽ bắt đầu khai thác các kim loại này.
Nhật
Bản đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến kim loại đất hiếm tại Ấn Độ
để tránh sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Ngoài ra,
Tokyo đã đạt được các thỏa thuận với công ty khia thác Lunas của Úc mà
công ty này đang đảm bảo cho 30% nhu cầu của Nhật Bản về kim loại đất
hiếm. Và Nhật Bản cũng đã ký được hợp đồng khai thác kim loại đất hiếm
với chính phủ Việt Nam.
Đối
với Nhật Bản khả năng phát hiện các nguồn khác của nguyên liệu này có ý
nghĩa to lớn nếu tính đến vụ đụng độ mới đây với tàu đánh cá của Trung
Quốc khi đó CHND Trung Hoa thực tế đã ngưng cung cấp các kim loại đất
hiếm cho Nhật Bản, hãng RIA «Novosti» đưa tin.
Vào tháng chín 2010 các cuộc tranh cãi Nhật-Trung
về đảo Dyaoyuidao trở nên căng thẳng nghiêm trọng. Lúc đó các tàu bảo
vệ ven biển của Nhật Bản đã bắt giữ tàu đánh cá của Trung Quốc với một
thuyền trưởng và 14 thủy thủ đoàn trên bong.-Kichbu-
Kichbu: Bài này lắm từ kỹ thuật quá. Các bạn đọc thông cảm và hiệu đính giúp..:)-
Nhật Bản lo ngại sự xuất hiện của người Trung Quốc tại Kurils | for everyone |
Nhật Bản lo ngại sự xuất hiện của người Trung Quốc tại Nam Kurils
Власти Японии обеспокоены появлением китайцев на Южных Курилах
Kichbu post on thứ hai, 04.7.2011
Giới lãnh đạo Nhật Bản lo ngại rằng những sự biểu hiện động thái kinh tế như vậy trong khu vực sẽ tăng thêm tính chính thống cho chủ quyền của Nga.
Nhắc
lại, Tokyo xem các đảo Nam Kurils là “các vùng lãnh thổ phía Bắc của
mình, và mỗi khi một người nào đó trong chính phủ Nga đến thăm khu vực
xa xôi hẻo lánh này, Nhật Bản lại phản đối. Moscow về phía mình gọi những hành động như vậy của những người Nhật Bản là “không thể chấp nhận được”.-Kichbu-
Biển Đông và nguyên tắc 4T | for everyone |
Biển Đông và nguyên tắc 4T
Tác giả: Ts Giáp Văn Dương
Nguồn: tuanvietnam.vietnamnet.vn
Kichbu post on thứ hai, 04.07.2011
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài và phức tạp.
·
·
·
Đấu
tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài
và phức tạp. Tình huống nào cũng có thể xảy ra, nên sẵn sàng chuẩn bị để
đối phó với những tình huống xấu là việc làm cần thiết. Vì thế, sau khi
đã xác định công thức 4K: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên
trì làm định hướng cho tâm trí thì cần những nguyên tắc chỉ đạo thích
hợp làm phương châm hành động trong suốt tiến trình này.
Quan
sát diễn biến trên Biển Đông trong suốt chiều dài tranh chấp mấy chục
năm qua, đồng thời tổng kết những bài học lịch sử trong quá trình bảo vệ
và phát triển đất nước cho cả hai trường hợp thành công và thất bại thì
thấy, nguyên tắc chỉ đạo này có thể được khái quát thành công thức:
Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thực lực - gọi tắt là nguyên tắc 4T.
Thực tiễn
Thực
tiễn trước hết thể hiện ở việc bám sát diễn biến trên thực hải, thực
địa. Đấu tranh trên thực hải, thực địa phải là mặt trận đấu tranh chính.
Tiếp đến là tăng cường đấu tranh trên các mặt trận gián tiếp như chính
trị, ngoại giao, pháp lý, truyền thông, kinh tế,
văn hóa... để cộng hưởng sức mạnh; bám sát diễn biến thực tế trên các
mặt trận này để kịp thời cập nhật tình hình, đánh giá tình hình một cách
khách quan, khoa học để tìm ra giải pháp xử lý thích hợp nhất. Bất cứ
sự mơ hồ nào về tình hình thực tiễn, hoặc thiếu thông tin về những gì
đang diễn ra trên các mặt trận gián tiếp liên đới, cũng đều có thể gây
ra những hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, tính mạng và tài sản của của
người dân, vì thế không được chủ quan, xa rời thực tiễn.
Thực
tiễn còn thể hiện ở việc ra các quyết sách phù hợp với những diễn biến
thực trên biển đảo, trên các mặt trận đấu tranh gián tiếp, những vận
động lớn của thời cuộc. Khi xung đột căng thẳng, chủ quyền, tính mạng và
tài sản của nhân dân bị đe dọa thì không thể mơ màng với chính sách cũ
mà phải có những điều chỉnh, chuyển hướng tương thích. Khi các mặt trận
ngoại giao, pháp lý, truyền thông có những diễn biến mới, thời cuộc có
những xu hướng mới thì chính sách cũng phải cập nhật theo. Bất cứ sự mập
mờ nào về chính sách cũng đều có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Việc
bám sát thực tiễn này không chỉ được tiến hành bởi con người, mà còn
bởi máy móc thiết bị. Do dó, bên cạnh việc cập nhật thông tin bởi con
người trên các mặt trận ngoại giao, pháp lý, truyền thông... thì trang
bị các thiết bị khoa học công nghệ biển để quan sát, theo dõi, giám sát
biển và đáy biển, giám sát đảo là rất cần thiết.
Thực dụng
Thực
dụng là giải pháp đưa ra phải hiệu quả, lựa chọn phải tối ưu. Việc lựa
chọn giải pháp nào, ra quyết sách nào phải căn cứ trên tiêu chí duy nhất
là hiệu quả tổng hợp của nó đối với đất nước, với tiêu chí lợi ích quốc
gia là trên hết
Các
nước nhỏ khi phải đương đầu với sự đe dọa của nước lớn bao giờ cũng
phải tính đến việc đoàn kết quốc tế, tạo liên minh để cân bằng sức mạnh
chứ không thể đơn độc một mình chống chọi. Vì thế, các tiếp cận thực
dụng đòi hỏi phải đoàn kết và thu hút sự giúp đỡ của các nước có lợi ích
liên quan, đặc biệt là các nước ASEAN và Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ ... trong
cuộc chiến bảo vệ chủ quyền này; phải tìm cách bảo vệ Biển Đông bằng
chính vị trí đặc biệt của Biển Đông trên trường quốc tế.
Cách
tiếp cận thực dụng cũng đòi hỏi phải thường xuyên đánh giá lại tình
hình, xem xét lại đối phương, xem xét lại bản thân mình để điều chỉnh,
phán đoán và đưa ra những phương án hành động thích ứng, tránh bị ràng
buộc bởi quán tính tâm lý; tránh sập bẫy khiêu khích; tránh bị dồn vào
thế bị động, bất ngờ.
Trong
cuộc tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc là một nước lắm mưu nhiều kế và
đang chiếm ưu thế về sức mạnh kinh tế và quân sự. Vì thế, cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo chắc chắn là cuộc đấu tranh cam go và khó
khăn, đòi hỏi mỗi người - đặc biệt là những người nắm trọng trách - phải
luôn tỉnh táo và thực dụng.
Thực thi
Thực
thi là nhà nước phải thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của mình một
cách có hệ thống; đồng thời đảm bảo việc thực thi này bằng pháp luật;
hỗ trợ việc thực thi này bằng mọi phương tiện mạnh nhất có thể.
Việc
thực thi chủ quyền thể hiện rõ nhất ở sự hiện diện của Nhà nước, của
người dân trên biển và trên đảo, ở các hoạt động kinh tế của ngư dân và
doanh nghiệp khai thác tài nguyên trên biển. Vì thế, nhà nước phải có
chính sách hỗ trợ và đảm bảo anh ninh cho các hoạt động này, để mang lại
lợi ích kinh tế và khẳng định chủ quyền của đất nước.
Lịch
sử cho thấy, cha ông ta đã thực thi chủ một cách liên tục, chính danh
suốt hàng trăm năm qua. Sự thực thi chủ quyền này đã được ghi chép cẩn
thận trong sử sách, trở thành những bằng chứng không thể chối cãi về chủ
quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Truyền thống này cần được tiếp nối và luật hóa để đảm bảo triển khai được đồng bộ, có cơ sở.
Trước
sự gia tăng tranh chấp của Trung Quốc, ngư dân trở thành những người
đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì thế, việc
đảm bảo an toàn cho ngư dân, hỗ trợ ngư dân bám biển, giữ biển cần phải
được xem như một trong những việc thực thi chủ quyền của Nhà nước, do đó
cần có chương trình đầu tư thích đáng cho các hoạt động bảo vệ này.
Những
người dân sống trên đảo, đặc biệt là các công dân Việt Nam sinh ra trên
đảo, là bằng chứng sống động về chủ quyền, do đó cần có chế độ quan tâm
đúng mức, nhất là khi họ luôn phải sống trong tình trạng sẵn sàng chống
lại sự xâm chiếm của Trung Quốc.
Các
hoạt động kinh tế trên biển như khai thác tài nguyên, du lịch biển,
nghiên cứu biển ... cũng là biểu hiện cụ thể của việc thực thi chủ
quyền, đo đó cần được đầu tư khai thác, không chỉ để khẳng định chủ
quyền, mà còn để làm giàu cho đất nước, đóng góp trở lại cho việc bảo vệ
chủ quyền.
Trong
việc thực thi chủ quyền, các hoạt động mang tính chính trị, pháp lý,
ngoại giao, quân sự... nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền cũng như
quyền chủ quyền là vô cùng cần thiết. Việc Việt Nam cùng Malaysia
trình báo cáo chung lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp
Quốc là một ví dụ đáng ghi nhận về việc thực thi chủ quyền. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, các hoạt động này lại chưa đủ mạnh để bảo vệ chủ
quyền và quyền chủ quyền, dẫn đến bị Trung Quốc tăng cường áp lực, gia
tăng gây hấn, nhất là trong thời gian gần đây. Đây là những tiền lệ xấu
và nguy hiểm.
Nhà
nước cần có các hành động cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ và
thực thi chủ quyền. Trên thực tế, nếu có chủ quyền mà không thực thi chủ
quyền thì chủ quyền đó không chắc chắn, có thể bị tước đoạt bất cứ lúc
nào. Do đó, tích cực và chủ động thực thi chủ quyền là một trong những
nguyên tắc quan trọng đối với Biển Đông.
Thực lực
Thực
lực là đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cần dựa chủ yếu vào thực lực
của chính mình. Sự hỗ trợ từ bên ngoài bao giờ cũng đáng quý và cần
được khai thác triệt để, nhưng không bao giờ có thể thay thế được thực
lực về kinh tế, quân sự, pháp lý, chính trị, khoa học... của đất nước.
Vì thế, xây dựng lực lượng và bồi đắp thực lực là việc tối cần thiết,
quyết định chính đến sự thành bại của công cuộc bảo vệ chủ quyền biển
đảo.
Trên
thực tế, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ giới hạn
trong lĩnh vực quân sự, mà còn diễn ra đồng bộ và rộng khắp trong các
mặt trận chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, văn hóa, học thuật...
Vì thế, phát triển thực lực cần phải phải lưu ý phát triển đồng bộ trong
tất cả các lĩnh vực này.
Trong
phát triển thực lực, ngoài việc phát triển tiềm lực kinh tế và quân sự,
cần chú trọng thích đáng đến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
nhân lực lãnh đạo có tâm có tài, có trách nhiệm với đất nước; đội ngũ
học giả, luật sư, nhà nghiên cứu về Biển Đông; các chuyên gia về luật
biển, kinh tế biển, khoa học và công nghệ biển... Phát triển nguồn nhân
lực biển cần phải được đầu tư một cách thích đáng và triển khai dưới sự
hướng dẫn của một chiến lược tổng thể, hướng tới mục tiêu có được nguồn
nhân lực không chỉ đủ mạnh trong bảo vệ chủ quyền mà còn đủ khả năng
thực thi hiệu quả chủ quyền thông qua các hoạt động kinh tế, chính trị,
ngoại giao, quân sự... để làm giàu, làm mạnh cho đất nước.
Thực
lực cũng không nên chỉ được xét đơn thuần ở khía cạnh vật chất, mà cần
bao gồm cả những yếu tố tinh thần như truyền thống lịch sử, tinh thần
ái quốc, nghệ thuật quốc phòng toàn dân, những bài học dựng nước và giữ
nước mà cha ông để lại. Chính những yếu tố tinh thần này đã giúp chúng
ta bao phen vượt qua những kẻ thù mạnh gấp bội trong lịch sử. Cho nên,
sức mạnh tinh thần là một thành phần quan trọng của Thực lực và cần được
nuôi dưỡng, bồi đắp không ngừng.
Trong
nguyên tắc 4T này, Thực tiễn đóng vai trò quan trọng nhất, định hướng
cho Thực dụng - Thực thi - Thực lực. Giải pháp có hiệu quả, thực dụng
không? Các chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo có được thực thi không,
và thực thi như thế nào? Thực lực có được xây dựng và bồi đắp đủ để bảo
vệ và thực thi chủ quyền không? Tất cả đều phụ thuộc vào việc bám sát
mọi diễn biến trên thực hải, thực địa; bám sát thực tiễn cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mọi mặt trận. Xa rời thực tiễn là bước
đầu thất bại. Ngược lại, bám sát thực tiễn là khởi đầu của thành công.
Khi
đã có công thức 4K làm định hướng, nguyên tắc 4T làm phương châm hành
động, cùng với sự hỗ trợ của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp
bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ không có lý do gì để thất bại.
---
Đọc thêm:
> Trung Hoa trong giấc mơ biển xanh
Tuyên truyền theo kiểu Trung Quốc! | for everyone |
Tuyên truyền kiểu Trung Quốc. Một vị dụ tồi của photoshop
Китайская пропаганда. Худший пример фотошопа.
Nguồn: radulova
Kichbu post on thứ hai, 04.07.2011
Ba quan chức Trung Quốc tự hào giới thiệu con đường mới ở tây nam đất nước. Hội đồng địa phương công bố bức ảnh này.
Три китайских чиновника с гордостью демонстрируют новую дорогу на юго-западе страны. Местный совет опубликовал фото.
Có thể, đối với những người nông dân Trung Quốc, bức ảnh này rất xác thực, nhưng những người có chút kiến thức về photoshop, hiểu ngay cái gì với cái gì. Người ta đã tạo ra những hình ảnh tuyên truyền trực quan của Trung Quốc, thêm vào đó nó nom hơn cả thực tế.
Может,
для китайских крестьян эта картинка и убедительна, но люди, хоть
немного знакомые с фотошопом, понимают что к чему. И создают свои версии
китайской наглядной агитации, причем гораздо более реалистичные.
Một số người dân, những người phát hiện trò bịp bợm trực quan, đã gọi điện đến cơ quan quản lý tố cáo về bức hình. Các quan chức địa phương sợ hãi và vội vã gỡ bỏ bức hình. Nhưng không sớm hơn khi nó đã được phổ biến rộng rải trên toàn thế giới.
Некоторые
жители, которые заметил визуальный обман, все же звонили в управу,
чтобы пожаловаться на изображение. Местные чиновники перепугались и
оперативно удалили картинку. Но не раньше, чем она была распространена
по всему миру.
Bay lên nào!
Взлетаем!
Belorussia: cười và vỗ tay chống chế độ | for everyone |
Belorussia: cười và vỗ tay chống chế độ
Белоруссия: улыбки и аплодисменты против режима
Tác giả: Nhicola Lombardossi
Nguồn: newsland.ru và inopressa.ru
Kichbu post tứ bảy, 02.07.2011
.
Quảng trường Lenin tại thủ đô Minsk (Belorussia)
Kichbu chú thích photo.
.
“Đất nước Belorussia, nơi Kichbu đã từng sống và học tập dưới thời Xô Viết, ở đó có những bà cụ, bà mẹ, những người dân bình dị, chất phác yêu thương Kichbu như con đẻ của mình, ở đó mọi thứ thật thanh bình, ở đó Kichbu uống nước kvas hoặc bia đứng với những con cá kinki cùng các bạn sinh viên Belorussia và các bạn đến từ các nước khác nhau trên thế giới, và mọi người, đặc biệt, sinh viên nước ngoài, thường nói với nhau rằng học ở đây để về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình.
Kichbu vẫn nhớ và rất nhớ những người dân Belorussia, từ cụ bà, cụ ông đến em bé, đã chia sẻ với Kichbu tất cả. Cầu mong tất cả mọi người của Kichbu sống vững và đứng lên theo sự mách bảo của trái tim và lương tâm của mình.
Và ở đó, bây giờ, buồn thay, chỉ còn tiếng cười và những tiếng vỗ tay là vũ khí duy nhất!
---
Belorussia: những nụ cười và những tiếng vỗ tay chống chế độ
Белоруссия: улыбки и аплодисменты против режима
Cười và vỗ tay – vũ khí duy nhất chống kẻ độc tài cuối cùng Lukashenko ở Châu Âu, và sự mỉa mai mà dân chúng thể hiện gây cho ông ta cơn bùng nổ dữ dội, Nhicola Lombardossi viết trong bài và được đăng trên báo Repubblica.
.
Người biểu tình bị bắt hôm 29 tháng sáu. Photo của
Аnton Motolko dành cho Lenta.ru
“Ông chủ của Belorussia, Alexander
Lukashenko, có thể, vô học, cục cằn, nông dân, nhưng ông ta hiểu sự mỉa
mai và biết rằng nó có thể nguy hại đối với những người cầm quyền. Và
bởi vậy ông đã ra quyết định mà nó thực tế đặt ông vào cùng hàng với
những bạo chúa vô lương tâm và vô danh dự”, - bài báo viết.Vào chủ nhật tới đây (03 tháng bảy –Kichbu), trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập, bất kỳ ai dám cả gan vỗ tay khi tổng thống đọc diễn văn hoặc khi các đoàn diễu binh của quân đội hay là, tệ hơn nữa, vỗ tay khi các đơn vị an ninh diễu hành ngang qua, sẽ bị bắt, phóng viên đưa tin. “Vỗ tay chỉ cho phép khi các cựu chiến binh đi ngang qua. Trong tất cả các trường hợp khác chúng tôi sẽ can thiệp”, - một trong những quan chức cảnh sát cao cấp tuyên bố.
Các cơ quan an ninh có thể cứ tích thì thêm vào việc bắt những người vỗ tay, bắt luôn cả những người cười mà những nụ cười của họ đang bắt đầu làm chế độ nổi cáu. Bởi vì những nụ cười và những tiếng vỗ tay là vũ khí duy nhất hiện còn lại của những người dân Belorussia để chống lại chế độ với sự chuyên quyền độc đoán ngày càng tăng. Tất cả các ứng cử viên-đối lập của Lukashenko tại các cuộc bầu cử trước đây và hàng nghìn những người tích cực hiện đang bị cầm tù theo những cáo trạng quái gở nhất trong khi chờ những phiên tòa bí mật và trước đó đã đưa ra các tuyên án, - trong bài báo nói. – Nhưng những tên tay sai của Lukashenko chưa tính đến những người dân bình thường, những người đã quá mệt mỏi vì sự vũ đoán của cảnh sát và cuộc khủng khoảng tài chính đã đẩy cuộc sống của nhân dân đến mức không thể hiểu nỗi. Ngọn lửa, như mọi khi, nảy ra từ internet, mà internet, mặc cho sự tăng cường của các cơ quan an ninh, vẫn không thể kiểm soát được. Mọi người đã quyết định tập trung tại quảng trường Tháng Mười, đối diện với cung điện Cộng hòa đồ sộ, hay là đối diện với công thự trên đại lộ Engels. Những người biểu tình cần phải đi cách nhau khoảng hai mét mỗi người để tránh những cáo buộc tham gia vào đoàn diễu hành. Không bất kỳ bangron nào, không một khẩu hiệu nào. Có thể chỉ tiếng vỗ tay và tiếng cười. Một số người, những người dũng cảm nhất, sẽ bắt đầu cười to nhạo báng các nhân viên cảnh sát. Tiếng cười làm các những tên do thám cáu bẩn, nhưng dưới thời trị vì của Lukashenko, tiếng cười không phải là tội lỗi”.
“Những người bất bình chế độ ngày càng nhiều”, - Andrei Dmitriev 27 tuổi, người tham gia phong trào bảo vệ các quyền công dân “Hãy nói sự thật”, nói. Anh tham gia các cuộc biểu tình ngày 20 tháng mười hai, đã bị bắt, qua 40 ngày trong lao tù. “Các câu chuyện trong nhà tù tất thảy đều như nhau. Thế giới văn minh cần phải can thiệp vào tình hình theo các lý do khác nhau”, - một người bất đồng chính kiến nói. Anh nói với phóng viên của tờ báo rằng tòa án đã tiến hành xử vụ án anh, yêu cầu gỡ bỏ tất cả các bài viết trên mạng, các cuộc gọi, SMS và không chỉ thế. “Họ cắt thậm chí những câu từ mà tôi và vợ tôi nói nói với nhau ở nhà. Tất cả, cắt hoàn toàn tất cả, bạn có hiểu không? Thậm chí những chuyện nói trong chăn gối, thì thầm, đã tắt điện”, - tác giả bài báo viết.
Tình hình hiện nay gây nhớ lại tiểu thuyết của Oruell. Có một lần vào chiều tối, Andrei Dmitriev im lặng ra dấu cho vợ biết cần phải đi ra phố. Họ đã đến công viên, chọn chỗ ngồi tương đối ồn ào. Chị vợ nghĩ rằng chắc sẽ có chuyện gì đây. Nhưng anh mĩm cười: “Anh chỉ muốn nói rằng anh yêu em. Ở nhà anh ngại, ở đó có nhiều cái tai quá”.-Kichbu-
Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa | for everyone |
Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa
Tác giả: TS Sử học NguyỄn Nhã
Nguồn: tuanvietnam.vietnamnet.vn
Kichbu post on thứ bảy, 02.07.2011
*
Sang
triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1909, năm bắt đầu bị tranh chấp, có rất
nhiều tài liệu chính sử, sách điển chế, sách địa lý minh chứng chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1. Chính sử, sách điển chế, sách địa lý ghi rõ việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa:
Đại Việt sử ký tục biên
(1676-1789) do các sử thần thời Lê - Trịnh biên soạn theo lệnh của
Trịnh Sâm năm 1775, có đoạn viết: "Ngoài biển xã An Vĩnh có nhiều đảo
lớn gồm hơn 130 đảo, cách nhau một ngày đi thuyền, hoặc vài canh giờ.
Trên đảo có chỗ có suối nước ngọt. Ở bãi cát lại có ốc vằn, tục gọi là
ốc tai voi, ốc xà cừ, ốc hương và hải trùng, hải sâm, đồi mồi... Đặt đội
Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh xung vào đội ấy, cắt lượt
nhau đi thuyền đến đảo mò tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng ba ra đi, mang
lương ăn sáu tháng, đi thuyền ra biển ba ngày ba đêm mới đến đảo. Ở đấy
tha hồ tìm nhặt, được sản vật gì, bao nhiêu, đến kỳ tháng tám thuyền cửa
Eo, đem đến Phú Xuân nộp. Trong khoảng ấy cũng có người mò được tiền
bạc, chì, thiếc, nồi đồng, súng, khí giới, ngà voi, bát bằng đá...".
Nội dung trên không có gì mới so với nội dung của Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, song có giá trị lịch sử được ghi vào chính sử thời Lê - Trịnh. Phủ Biên tạp lục
quyển 2 của Lê Quý Đôn mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, đoạn văn đề cập
đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng
hoạt động của đội dân binh Hoàng Sa và đội Bắc Hải, như: "Ở ngoài núi Cù
Lao Ré có đảo Đại Trường Sa ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều
hải vật chở đi bán các nơi, nên Nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa
để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi ba ngày đêm mới đến được đảo
Đại Trường Sa ấy..." (tờ 78b - 79a) hoặc: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng
Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng
hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc
thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt
chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như gươm ngựa, hoa bạc,
tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp
ong, đồ sứ, đồ chiên, cũng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm,
hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú
Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc
vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không
nhất định, cũng có khi về người không. Tôi đã xem sổ của cai đội cũ là
Thuyên đức hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp
Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu
đến năm Quý Tỵ, 5 năm ấy, mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng
có năm được khối thiếc, bát sứ, và hai khẩu súng đồng mà thôi...
Họ
Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn
Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì
cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền
câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm
vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai
đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc
của quý ít khi lấy được...
Sang
triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1909, năm bắt đầu bị tranh chấp, có rất
nhiều tài liệu chính sử, sách điển chế, sách địa lý minh chứng chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Dư địa chí (1821) của Phan Huy Chú - Nhà nghiên cứu bách khoa của Việt Nam đã viết cuốn này trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Lịch triều hiến chương loại chí là một công trình biên khảo bách khoa lịch sử lớn gồm 49 quyển, ghi chép đủ mọi phép tắc của các triều đại Việt Nam. Chính Dư địa chí quyển 5, ở phần Quảng Nam,
có nói đến phủ Tư Nghĩa. Hầu hết nội dung nói về phủ Tư Nghĩa là nói
đến Hoàng Sa. Chứng tỏ Hoàng Sa rất quan yếu đối với phủ Tư Nghĩa hồi
bấy giờ. Qua nội dung Phan Huy Chú đã viết, thấy rất rõ ông đã sử dụng
sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, đã tóm gọn nhiều nội dung
của sách này. Ngoài tả cảnh vật của Hoàng Sa, ông cho biết: "Tiền Vương
lịch triều (các chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 tên cũng lấy dân An
Vĩnh luân phiên sung vào". Song có dị bản đã chép nhầm tháng giêng thay
vì tháng ba, như Phủ biên tạp lục cho biết hằng năm "từ tháng ba
đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ cũng ba ngày ba đêm bằng năm chiếc tiểu
điếu thuyền đến Hoàng Sa rồi cũng tháng tám về đến cửa Eo tới thành Phú
Xuân và cũng mang theo lương thực cho sáu tháng".
- Hoàng Việt dư địa chí (1833) không đề tên tác giả, thường gọi là cuốn Địa dư Minh Mạng được khắc in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), sau đó được tái khắc in nhiều lần. Người ta thấy nội dung có nhiều điều giống Dư địa chí, song đôi chỗ có khác nhau về từ hoặc thêm, bớt và nhất là cách trình bày. Thay vì Dư địa chí gồm năm quyển, thì Hoàng Việt địa dư chí chỉ có hai quyển với cấu trúc khác nhau.
- Đại Nam thực lục
phần tiền biên quyển 10, soạn năm 1821 khắc in năm 1844 của Quốc sử
quán triều Nguyễn tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại
Việt cũng bằng hoạt động của đội quân Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Đại Nam thực lục chính biên
(đệ nhất kỷ khắc in năm 1848, đệ nhị kỷ khắc in xong năm 1864, đệ tam
kỷ khắc in xong năm 1879) của Quốc sử quán triều Nguyễn có cả thảy 11
đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới,
phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo này.
- Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1851) có đoạn văn đề cập đến việc dựng miếu ở Hoàng Sa trong quyển 207, và đoạn văn trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
quyển 221 của Nội các triều Nguyễn có chép: "Bộ Công tâu rằng: Hoàng Sa
ngoài biển rất là hiểm yếu. Hàng năm cần phải đi khám dò khắp chỗ thuộc
đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi hạ tuần tháng giêng, chiếu
theo lệ ấy mà làm".
- Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí
(soạn xong năm 1882, năm 1910 soạn lần hai và khắc in) cũng của Quốc sử
quán triều Nguyễn đã xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp
tục khẳng định hoạt động đội quân Hoàng Sa và đội quân Bắc Hải do đội
Hoàng Sa kiêm quản.
- Trong quyển III Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, đời Vua Minh Mạng, có ba đoạn văn liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Ngoài ra trong các bản đồ của Việt Nam như Đại Nam thống nhất toàn đồ có vẽ Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam...
Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa
2. Qua
châu bản, văn bản chính quyền từ Trung ương đến địa phương ghi rõ việc
xác lập và hành xử chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa:
Tài
liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), là các văn bản
của triều đình nhà Nguyễn hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung
ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các
đình thần các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những Dụ của các
nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm
cột mốc... Chẳng hạn như Dụ ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16
(1835) trong Châu bản tập Minh Mạng số 54, trang 92 có đoạn viết Vua
Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho Bộ Công phạt cai đội Hoàng Sa Phạm Văn
Nguyên 80 trượng vì tội trì hoãn thời gian công tác hay phạt 80 trượng
giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiệm, Nguyễn Văn Hoằng chưa chu tất
việc vẽ bản đồ Hoàng Sa. Trong khi đó lại thưởng dân binh đội Hoàng Sa
Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, mỗi người một quan tiền vì đã có công hướng
dẫn hải trình của thủy quân đi Hoàng Sa. Hoặc như Dụ ngày 13
tháng 7 Minh Mạng 18 (1837) trong tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 245
có đoạn cho biết trước có phái thủy sư, giám thành, binh dân hai tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ, trừ bọn
Phạm Văn Biện gồm bốn tên can tội đã có chỉ phạt trượng, còn binh dân đi
theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh đinh một tháng lương
dân phu mỗi tên hai quan tiền.
Cùng với đó còn có Phúc tấu
của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836 ) trong tập Châu
bản Minh Mạng 55 trang 336, ghi lời châu phê của Vua Minh Mạng: "Mỗi
thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5
thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ: "Năm Bính Thân (Minh Mạng thứ
17), họ tên cai đội thủy quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa
để lưu dấu". Vua cũng phê rằng thuyền đi đâu, phải cắm cột mốc đến đó để
lưu dấu. Phúc tấu cũng còn ghi chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật được phái
từ Thuận An vào Quảng Ngãi để đi công tác Hoàng Sa. Hoặc Tấu
của tỉnh Quảng Ngãi ngày 19 tháng 7 Minh Mạng 19 (1838) xin miễn thuế
cho hai chiếc "bổn chinh thuyền". Trong tập Châu bản Minh Mạng số 64
trang 146 có đoạn viết rằng ngày 19 tháng 7 Minh Mạng thứ 19 (1838):
"Xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho hai chiếc "bổn chinh thuyền" đã đưa
binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần
tháng 6, hoàn tất công vụ nay đã trở về".
Gần
đây, một gia đình ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn đã trao tặng Bộ Ngoại
giao một văn bản là giấy lệnh viết trên hai tờ (bốn trang), đây là tờ tư
và tờ lệnh công tác Hoàng Sa của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi
(triều vua Minh Mạng vào năm 1834), ghi rõ ông Võ Văn Hùng đã tuyển chọn
một bọn gồm 10 người, đứng đầu là Đặng Văn Siểm, người thôn Hoa Diêm,
phường An Hải huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có thể đảm nhận công việc lái
thuyền. Nhân đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thủy thủ
trên thuyền theo quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi
hành việc công.
Tại Huế cũng mới phát hiện tờ Tâu
số 664 ngày 27 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (15-2-1939) của Phạm Quỳnh,
Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Nội các thời Minh Mạng, tâu xin Vua Bảo Đại
phê chuẩn thưởng tặng cho người có công phòng thủ Hoàng Sa, thể hiện sự
thực thi chủ quyền liên tục tại Hoàng Sa (Paracel) suốt triều Nguyễn từ
vua đầu tiên Gia Long đến vua cuối cùng Bảo Đại. Đây là tờ Châu bản thời
Bảo Đại, đánh máy bằng chữ quốc ngữ, với lời phê: "Chuẩn y" và chữ ký
tắt BĐ (Bảo Đại) đều bằng bút chì mầu đỏ, khổ giấy cỡ 21,5x31,0cm.
3. Nhiều tư liệu phương Tây ghi rõ việc xác lập và hành xử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa:
Có thể nêu ra đây một số tài liệu chính như:
- Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
- Hồi ức về Nam Kỳ
của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào các năm cuối đời Gia
Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 Vua Gia Long đã xác lập
chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracel.
- Thế giới, lịch sử và mô tả về tất cả các dân tộc cùng tôn giáo, cách cư xử và tập quán của họ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng Hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên đảo Hoàng Sa năm 1816.
- Tạp chí Hiệp hội châu Á Bengal
quyển VI (The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI) đăng
bài của Giám mục Taberd xác nhận Vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền
quần đảo Paracel.
- Tạp chí Hiệp hội Địa lý Luân Đôn
năm 1849 (The Journal of Geographycal Society of London) đăng bài của
GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một
trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracel...
Ngoài
ra, gần đây người ta còn phát hiện gần trăm đầu sách địa lý, bản đồ
của phương Tây ghi rõ Paracel thuộc "Vương quốc An Nam", được viết
bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan...
Có thể kể các cuốn tiêu biểu như: Biagio Soria với Vũ trụ học lịch sử, thiên văn học và vật lý quyển VI (La cosmografia istorica, astronomica e fisica, tomeVI - Napoli, 1828), Adriano Balbi & Malta Brun... với Bản tóm tắt mới về địa lý (Nuovo Compendio di geografia - Milano, 1865); Wilhelm Hoffmann với Mô tả về Trái đất (Beschreibung der erde - Stuttgart, 1832); Carl Ritter với Tên và quyền sở hữu, sách Địa lý châu Á của Carl Ritter (Namen und Sach Derzeichnik zu Carl Ritter's Erdkunde von usien - Berlin, 1841); Thomas Keith với Hệ thống địa lý (A system of geographia - London, 1826); cùng các cuốn sách khác như: Từ điển địa lý mô tả tất cả các khu vực trên thế giới (Dictionnaire géographique universel contenant la description de tous les lieux du globe quyển VII - Paris 1830); Những lá thư khai trí về châu Á, châu Phi và châu Mỹ quyển 3 (Lettres édifiantes et curieuses concernant l'Asie, l'Afrique etl'Amérique, Tome 3 - Paris, 1843); Phần hiện đại của lịch sử thế giới quyển 7 (The modern part of an universal history Vol 7 - London 1759)...
Đó
là chưa kể chính những tài liệu của Trung Quốc như các bản đồ cổ Trung
Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh
chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung Quốc. Tất cả các bản đồ cổ
của Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các
quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả các bản đồ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974,
nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là
"phát hiện" nhằm nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên
các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền
Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu Hoàng Sa tự ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boiée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
4. Người phương Tây đã vẽ bản đồ xác định rất rõ "Paracel tức Hoàng Sa" và ghi chú Hoàng Sa thuộc xứ Đàng Trong của Vương quốc An Nam tức Việt Nam:
Ngoài
bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd, người ta còn thấy
rất nhiều bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 18, có ghi chú rõ Paracel
thuộc Vương quốc An Nam hay Đàng Trong (Cochinchine).
An Nam Đại quốc họa đồ
(bản đồ 1) dài 80,5 cm rộng 44 cm của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838
khẳng định "Paracel seu Cát Vàng" (seu, trong tiếng La tinh có nghĩa
"hoặc" hay "là") Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa, nằm trong cuốn từ
điển Latinh - Annam ghi rõ ở tọa độ địa lý hiện nay và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
(Bản đồ 1) An Nam Đại quốc họa đồ
(Bản đồ 2) Carte des Costes de Cochinchine, Tunquin et Partie de celles de la Chine (Harreveld, E. Van Changuion, Amsterdam, 1749) có vẽ tọa độ, quần đảo Paracels trải dài từ vĩ tuyến 17 xuống vĩ tuyến 12.
Tôi
là người học sử, nghiên cứu sử, thấy rất rõ truyền thống ngàn năm bất
khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam, và hơn 35 năm nay không ít lần
tôi đã rơi nước mắt vì Hoàng Sa khi bị Trung Quốc, từ việc vốn coi Hoàng
Sa là đất vô chủ rồi lại cho là đất của mình, để năm 1974 đã dùng võ
lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa - một hành động trái ngược với sự thật
lịch sử và lẽ phải thông thường. Hoàng Sa là cổ họng, yết hầu của Việt Nam.
Sau một đêm trằn trọc khó ngủ, tôi viết bài này và mong những người
Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau dịch ra tất cả các thứ tiếng,
quảng bá cho mọi người kể cả người dân Trung Quốc biết sự thật lịch sử
và mỗi người phải có một kế hoạch nhỏ, cùng nhau xây dựng nội lực đất
nước hùng cường bảo vệ chủ quyền đất nước yêu dấu.
Việt Nam sẽ tiếp nhận tàu ngầm đầu tiên của Nga vào năm 2014 | for everyone |
01.07.2011, 15:10:38
Tàu ngầm điện dizel project 636 “Varshavyanka”. Photo từ site admship.ru
Việt Nam sẽ tiếp nhận tàu ngầm đầu tiên của Nga sau ba năm
Вьетнам получит первую российскую подлодку через три года
Nguồn: lenta.ru
Kichbu post on thứ bảy, 02.07.2011
.
Tàu ngầm điện dizel project 636 “Varshavyanka” đầu tiên của Nga sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2014. Theo ITAR_TASS
đưa tin, đại diện của “Rosoboronexport” Oleg Azizov nói về điều này.
Theo lời ông, tất cả các tàu ngầm sẽ trao cho bên đặt hàng trọn gói với
tổ hợp tên lửa “Club". Tổng cộng Hải quân Việt Nam sẽ nhận sáu chiếc “Varshavyanka”.
.
Hợp đồng bán cho Việt Nam
sáu tàu ngầm project 636 được ký vào cuối năm 2009. Tổng giá trị hợp
đồng 1,8 tỷ dollars. Các công ty “Admiralteiskie versi” ở
Sankt-Peterburg chịu trách nhiệm thực hiện đặt hàng này. Như tin trước
đây đã đưa, nhà máy đóng tàu có thể chuyển giao cho bên đặt hàng mỗi năm
một chiếc. Như vậy, việc cung cấp “Varshavyanka” cho Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2019.
.
Hiện nay Việt Nam
không có hạm đội tàu ngầm; các tàu ngầm project 636 sẽ là những tàu
ngầm đầu tiên như vậy trang bị cho lực lượng vũ trang của đất nước. Vào
tháng ba 2010 bộ trưởng quốc phòng Nga Аnatoly Serdyukon nói rằng Hải quân Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm. Không loại trừ rằng Nga sẽ cung cấp cho đất nước khoản tín dụng mà Việt Nam có thế sẽ dùng chi cho xây dựng căn cứ này, mua các tàu chiến khác nhau và xây dựng lực lượng không quân của Hải quân Việt Nam.
.
Các
tàu ngầm project 636 có tải trọng 3,95 nghìn tấn. Chúng có khả năng
phát triển tốc độ đến 20 hải lý trong một giờ, và thời gian hoạt
động/bơi của chúng là 45 ngày đêm. Các tàu ngầm project 636 có sáu bệ
phóng ngư lôi 533 mm và chúng có thể được sử dụng để rãi mìn và phóng
tên lửa có cánh.-Kichbu-
Các đường dẫn theo đề tài
- Вьетнам получит первую российскую подлодку в 2013 году – Lenta.ru, 29.10.2010
- Россия поможет Вьетнаму создать базу подводных лодок – Lenta.ru, 25.03.2010
- Объем российского экспорта вооружений во Вьетнам вырос в 3,5 раза – Lenta.ru, 23.03.2010
- "Адмиралтейские верфи" построят подлодки для Вьетнама – Lenta.ru, 18.12.2009
- Вьетнам получит первую российскую подлодку в 2013 году – Lenta.ru, 29.10.2010
- Россия поможет Вьетнаму создать базу подводных лодок – Lenta.ru, 25.03.2010
- Объем российского экспорта вооружений во Вьетнам вырос в 3,5 раза – Lenta.ru, 23.03.2010
- "Адмиралтейские верфи" построят подлодки для Вьетнама – Lenta.ru, 18.12.2009
Сайты по теме
- "Рособоронэкспорт"
- "Рособоронэкспорт"
Phát hiện người em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il bị quản thúc tại gia | for everyone |
01.07.2011, 11:30:56
Kim Pyong-il. Photo từ site prezydent.pl
Phát hiện người em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il bị quản thúc tại gia
Сводного брата Ким Чен Ира нашли под домашним арестом
Nguồn: lenta.ru
Kichbu post on thứ sáu, 01.07.2011
.
..
Người em cùng cha khác mẹ của thủ lĩnh Bắc Triều Tiên Кim Jong-il, Kim Pyong-il, đã bị giam giữ tại gia. Theo tờ báo Hàn Quốc "Chosun" dẫn theo nguồn tin giấu tên đưa tin, việc bắt giam xảy ra từ hồi tháng năm 2011.
.
Kim
Pyong-il đã bị bắt ngay sau khi trở về CHDCND Triều Tiên từ Ba Lan, nơi
ông lãnh đạo đoàn ngoại giao của Bắc Triều Tiên. Theo các thông tin của
nguồn tin, người đứng đằng sau vụ bắt giam này là người kế vị dự kiến
của Kim Jong-il – một trong những người con của ông là Кim Jong Un.
.
Theo
nguồn tin của báo khẳng định, “bất kỳ ai tạo nên mối nguy hiểm đối với
việc chuyển giao chính quyền từ Kim Jong-il, thậm chí cả các thành viên
gia đình riêng của ông, phải bị loại trừ”. Nói riêng, nguồn tin giải
thích rõ thêm, Kim Jong Un đã xem Kim Pyong-il là người nguy hiểm vì sự
giống nhau của ông với ông nội của mình – nhà sáng lập CHDCND Triều Tiên
Kim Nhật Thành. Chi tiết này đặc biệt quan trọng, nếu tính đến việc
rằng vào năm trước Kim Jong Un đã quyết định giải phẫu thẩm mỹ, sau đó
ông trở nên rất giống Kim Nhật Thành.
.
Kim Pyong-il giữ chức đại sứ của Bắc Triều Tiên tại Ba Lan vào năm 1998. Trước đó ông là người đại diện của Bình Nhưỡng tại Hungary, Bungary và Phần Lan. Mặc dù bị quản thúc tại gia, theo như “Chonsun" đưa tin, vào tháng tám ông có thể trở lại Ba Lan.
.
Người
em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il sinh ra do kết quả của cuộc hôn
nhân thứ hai của Kim Nhật Thành với Kim Sung-ae. Mẹ của thủ lĩnh Bắc
Triều Tiên, bà Kim Jong-suk, là người vợ đầu tiên của Kim Nhật Thành.-Kichbu-
.
Сác đường dẫn theo đề tài - Kim Jong-il's Brother 'Under House Arrest in Pyongyang' - "Чосон ильбо", 01.07.2011
- В руководстве КНДР прошли чистки – Lenta.ru, 19.01.2011
- Ким Чон Ын изменил внешность и стал похож на Ким Ир Сена – Lenta.ru,
Bộ trưởng QP Việt Nam nói rằng sẽ không cho phép các nước thứ ba can thiệp vào vấn đề về biển Nam-Trung Quốc | for everyone |
Bài hơi bị cũ, nhưng tính thời sự của vẫn đề còn nóng hổi.
Các bạn đọc tham khảo.
.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nói rằng sẽ không cho phép các nước thứ ba can thiệp vào vấn đề về biển Nam-Trung Quốc và phá hoại các quan hệ Việt-Trung
.
Министр
обороны Вьетнама говорит, что не позволит третьим странам вмешиваться в
вопрос о Южно-Китайском море и подрывать вьетнамо-китайские отношения
.
Tác giả: Duan Tsuntsun
03-06-2011
03-06-2011
.
Nguồn: inoforum.ru
Kichbu post on thứ sáu,01.07.2011
*
Phóng
viên đặc biệt của báo “Huansyu Shibao” và trang điện tử “Huansyu” tại
Singapore – Duan Tsuntsun – đưa tin chiều 3 tháng sáu rằng ủy viên Quốc
vụ CHND Trung Hoa, bộ trưởng quốc phòng Lyan Quanle tại hội nghị trong
khuôn khổ “Đối thoại Shangri La” tại Singapore đã gặp gỡ với bộ trưởng
quốc phòng Việt Nam, tướng quân đội Phung Quang Thanh. Tại cuộc gặp gỡ
mà nó diễn ra trong không khí chân thành và thiện chí, đã đề cập sâu sắc
những vấn đề các mối quan hệ quân sự giữa hai nước, và cũng như các vấn
đề làm hai quốc gia quan tâm, theo đó hai bên đã trao đổi các ý kiến.
.
Lyan
Quanle nói rằng trong tình hình khu vực và quốc tế tại thời điểm hôm
nay đã diễn ra những thay đổi phức tạp và nghiêm trọng, trước tình hình
đó việc bảo vệ và phát triển các quan hệ Trung-Việt phù hợp với lợi ích
căn bản lâu dài của hai nước. Hai bên đang phải đương đầu với những
thách thức và cần có những đảm bảo cần thiết thúc đẩy sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Cần giữ vững đường
lối phát triển quan hệ đúng đắn xét từ quan điểm chiến lược dài lâu,
không ngừng phát triển và củng cố các quan hệ hữu nghị giữa hai nước,
thúc đẩy sự hợp tác Trung-Việt và thường xuyên nâng các mối quan hệ liên
quốc gia lên tầm cao mới. Phía Trung Quốc mong muốn tiếp tục phát triển
các cuộc tiếp xúc quân sự song phương quy mô lớn và tổ chức trong năm
nay vòng hiệp thương thứ năm về các vấn đề quốc phòng và an ninh, tiếp
tục hợp tác và cùng nhau trao đổi và đào tạo binh sỹ trong lĩnh vực quốc
phòng cũng như trong các lĩnh vực khác, thúc đẩy sự hợp tác thiết thực
trong khuôn khổ cơ chế hội nghị các bộ trưởng quốc phòng theo sơ đồ
10+8.
.
Lyan
Quanle cũng bày tỏ ý kiến rằng sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực an
ninh quốc tế trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới và sự hài
hòa trên không gian biển. Cần phải đương đầu với những thách thức trên
biển, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên biển, tuân theo “ Hiến chương Liên
hiệp quốc”, “Tuyên bố trên biển của Liên hiệp quốc” và các nguyên tắc
khác đã được quốc tế công nhận, và cũng như các thỏa thuận song phương
của các quốc gia tương ứng và quan điểm thống nhất của họ về các vấn đề
này, thi hành nghiêm túc các nguyên tắc an ninh chung và mong muốn phát
triển chung trong lĩnh vực này, bảo vệ và tôn trọng chủ quyền và các lợi
ích của các quốc gia ven biển. Còn liên quan đến các cuộc tranh cãi và
bất đồng hiện nay về các vấn đề các quyền và các lợi ích giữa các nước
liên quan thì thế nào, thì những vấn đề này cần thiết giải quyết thông
qua việc tiến hành bằng các cuộc hiệp thương hữu nghị và giải quyết hợp
lý các vấn đề bằng các cuộc đàm phán song phương.
.
Phung Quang Thanh đã đánh giá cao việc lần đầu tiên bộ
trưởng quốc phòng Lyan Quanle tham dự cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ “Đối
thoại Shangri La”, và tuyên bố rằng sự kiện này cho thấy vai trò quan
trọng của Trung Quốc trong việc hợp tác về các vấn đề an ninh khu vực.
Ông cũng nói rằng từ nay trở đi cần phát triển sự trao đổi và hợp tác
trong các lĩnh vực khác nhau và cũng như bảo vệ hòa bình và ổn định tại
khu vực này. Phung Quang Thanh bổ sung rằng hai bên cần nổ lực hơn nữa để
giải quyết một số bất đồng giữa các nước về các vấn đề trên biển
Nam-Trung Quốc và không cho phép các nước thứ ba với cớ này can thiệp và
phá hoại các quan hệ song phương.-Kichbu-
---
Министр
обороны Вьетнама говорит, что не позволит третьим странам вмешиваться в
вопрос о Южно-Китайском море и подрывать вьетнамо-китайские отношения
Специальный
корреспондент газеты «Хуаньцю Шибао» и портала «Хуаньцю» в Сингапуре -
Дуань Цунцун - сообщил вечером 3 июня, что член Госсовета КНР, министр
обороны Лян Гуанле на встрече в рамках «Диалога Шангри-Ла» в Сингапуре
встретился с министром обороны Вьетнама, генералом армии Фунг Куанг
Танем. На встрече, проходившей в искренней и доброжелательной атмосфере,
были глубоко затронуты вопросы военных связей между странами, а также
другие вопросы, заботящие оба государства, по которым стороны обменялись
мнениями.
Лян Гуанле заявил, что в существующей на сегодняшний момент международной и региональной обстановке произошли серьёзные и сложные изменения, на фоне которых сохранение и развитие китайско-вьетнамских отношений соответствует коренным долгосрочным интересам двух стран. Обе страны должны противостоять общим вызовам и дать необходимые гарантии продвижению дела социалистического строительства. Необходимо удерживать правильный курс развития двусторонних отношений, рассматривая его с точки зрения долговременной стратегии, неуклонно развивать и крепить дружеские отношения между странами, способствовать китайско-вьетнамскому сотрудничеству и постоянно поднимать межгосударственные связи на новый уровень. Китайская сторона желает продолжать развивать полномасштабные двусторонние военные контакты и организовать в этом году 5-ый раунд консультаций по вопросам обороны и безопасности, продолжать сотрудничество и совместный обмен и обучение военными, как в областях береговой обороны, так и в других областях, продвигать прагматичную кооперацию в рамках механизма совета министров обороны по схеме 10+8.
Лян Гуанле также выразил мнение, что развитие сотрудничества в сфере международной безопасности на море имеет важное значение для мира и гармонии на океанских просторах. Необходимо противостоять вызовам на море, продвигать международную морскую кооперацию, руководствоваться «Уставом ООН», «Морской декларацией ООН» и другими общепринятыми международными принципами, а также двусторонними соглашениями соответствующих государств и их единой позицией по этим вопросам, строго придерживаться принципов общей безопасности и стремиться ко всеобщему развитию в этой сфере, отстаивать и уважать суверенитет и интересы прибрежных государств. Что же касается существующих споров и разногласий по вопросам прав и интересов на морской суверенитет между заинтересованными странами, то данные вопросы необходимо решать через проведение дружественных консультаций и решать их надлежащим образом посредством двусторонних переговоров.
Фунг Куанг Тань дал высокую оценку первому визиту министра обороны Лян Гуанле на встречу в рамках «диалога Шангри-Ла», заявив, что данный факт показывает важную роль Китая в кооперации по вопросам региональной безопасности. Он также сказал, что отныне и впредь необходимо развивать обмен и сотрудничество в различных сферах, а также сохранять мир и стабильность в данном регионе. Фунг Куанг Тань добавил, что обе стороны должны приложить все усилия для решения некоторых разногласий между странами по вопросам Южно-Китайского моря и не позволять третьим странам под этим предлогом вмешиваться и подрывать двусторонние отношения.
Лян Гуанле заявил, что в существующей на сегодняшний момент международной и региональной обстановке произошли серьёзные и сложные изменения, на фоне которых сохранение и развитие китайско-вьетнамских отношений соответствует коренным долгосрочным интересам двух стран. Обе страны должны противостоять общим вызовам и дать необходимые гарантии продвижению дела социалистического строительства. Необходимо удерживать правильный курс развития двусторонних отношений, рассматривая его с точки зрения долговременной стратегии, неуклонно развивать и крепить дружеские отношения между странами, способствовать китайско-вьетнамскому сотрудничеству и постоянно поднимать межгосударственные связи на новый уровень. Китайская сторона желает продолжать развивать полномасштабные двусторонние военные контакты и организовать в этом году 5-ый раунд консультаций по вопросам обороны и безопасности, продолжать сотрудничество и совместный обмен и обучение военными, как в областях береговой обороны, так и в других областях, продвигать прагматичную кооперацию в рамках механизма совета министров обороны по схеме 10+8.
Лян Гуанле также выразил мнение, что развитие сотрудничества в сфере международной безопасности на море имеет важное значение для мира и гармонии на океанских просторах. Необходимо противостоять вызовам на море, продвигать международную морскую кооперацию, руководствоваться «Уставом ООН», «Морской декларацией ООН» и другими общепринятыми международными принципами, а также двусторонними соглашениями соответствующих государств и их единой позицией по этим вопросам, строго придерживаться принципов общей безопасности и стремиться ко всеобщему развитию в этой сфере, отстаивать и уважать суверенитет и интересы прибрежных государств. Что же касается существующих споров и разногласий по вопросам прав и интересов на морской суверенитет между заинтересованными странами, то данные вопросы необходимо решать через проведение дружественных консультаций и решать их надлежащим образом посредством двусторонних переговоров.
Фунг Куанг Тань дал высокую оценку первому визиту министра обороны Лян Гуанле на встречу в рамках «диалога Шангри-Ла», заявив, что данный факт показывает важную роль Китая в кооперации по вопросам региональной безопасности. Он также сказал, что отныне и впредь необходимо развивать обмен и сотрудничество в различных сферах, а также сохранять мир и стабильность в данном регионе. Фунг Куанг Тань добавил, что обе стороны должны приложить все усилия для решения некоторых разногласий между странами по вопросам Южно-Китайского моря и не позволять третьим странам под этим предлогом вмешиваться и подрывать двусторонние отношения.
Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là đối thủ chiến lược | for everyone |
Đọc tham khảo
Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là đối thủ chiến lược
Китай и США не являются стратегическими соперниками
Nguồn: people.com.cn
Kichbu post on thứ sáu, 01.07.2011
Sau
khi Barack Obama tuyên bố quay trở lại Châu Á, sự tranh luận vấn đề ổn
định ở Đông Á không thôi. Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện của họ tại khu
vực sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định tại khu vực, nhưng trên thực tế điều
này như vậy không? Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có ba
điểm: phồn thịnh kinh tế và ổn định, ổn định khu vực và an toàn của các
đồng minh. Ở mức độ nhất định, Hoa Kỳ có mong muốn chủ quan và những khả
năng làm ổn định Đông Á – đây là nhu cầu riêng của họ.
Tuy
nhiên, nhìn lại lịch sử, thì có thể thấy rằng chỉ thúc đẩy xây dựng cơ
chế an ninh đa phương ở Đông Á, mới có thể đảm bảo ổn định và an ninh
lâu dài ở khu vực. Hiện nay, các liên minh mà ở đó Hoa Kỳ đóng vai trò
then chốt, chỉ có lợi cho một số nước, chứ không phải đối với tuyệt đại
đa số, bởi vậy họ không thể tồn tại dài lâu. Cơ chế an ninh đa phương ở
Đông Á – đó là khuynh hướng chung, mặc dù bây giờ nó khó đạt được.
Liên quan đến vấn đề này, để bảo vệ sự hiện diện của mình ở Đông Á, Hoa Kỳ theo các nhu cầu của mình sẽ tăng cường củng cố các liên minh, tiến hành các cuộc tập trận, làm quân bình các lực lượng ở khu vực.
Tuy
nhiên Hoa Kỳ không thể làm được tất cả những gì mong muốn ở khu vực
này. Hoa Kỳ vì các lợi ích của hai nước sẽ không bắt đầu các hành động
quân sự, họ có thể phải sử dụng vũ lực chỉ nếu vấn đề đụng chạm trực
tiếp đến các lợi ích cá nhân của họ. Liên quan đến vấn đề này, Hoa Kỳ
sẵn sàng can thiệp vào các cuộc xung đột ở Đông Á, tuy nhiên không có ý
định đi xa hơn. Thậm chí nếu vấn đề không đụng chạm trực tiếp đến các
lợi ích, trong các điều kiện của cuộc bầu cử, Hoa Kỳ sẽ không giữ ý kiến
của mình và mạo hiểm. Hoa Kỳ để che giấu các nước khác, mà những nước
đó đang tiến hành đường lối của mình, sẽ đóng vai trò “tòa án trọng
tài”, và ủng hộ sự cân bằng.
Nhiều
người nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ về bình diện chiến lược là những kẻ
thù . Đông Á – đó là trường chiến trận tương lai, chiến tranh lạnh
không tránh khỏi. Tuy nhiên quan điểm này đã xem thường thực tế: trước
hết CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào cuộc đấu tranh chiến
lược giữa hai nước. Cái gọi là chiến tranh chiến lược – đó chỉ là khái
niệm mà nó được một số nước riêng biệt thêu dệt nên.
Thứ
hai, trong cuộc chiến chiến lược Trung Quốc-Mỹ hai nước chỉ thất bại,
còn quốc gia khác sẽ hưởng lợi. Đồng thời, sự đối đầu Trung-Mỹ có thể
trở thành nguyên nhân của các vụ bạo động trong một số nước không thuộc
quyền kiểm soát. Ý tưởng chủ đạo của sự ổn định chiến lược giữa Trung
Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực và trên thế giới nằm chính tại điều này.
Trong điều kiện khi xác suất đối đầu giữa hai nước lớn mà
nhỏ, thì các cuộc xung đột lớn có thể xảy ra giữa các quốc gia lớn và
nhỏ. Rõ ràng rằng các cuộc xung đột trong tương lai và sự tăng cường đối
kháng ở Đông Á có thể xảy ra do kết quả các mâu thuẫn giữa các nước lớn
và nhỏ, chứ không phải là hậu quả của những sự bất đồng giữa hai nước
lớn. Tuy nhiên, nếu các nước lớn giữ vững sự bình tĩnh và nhường nhịn
lẫn nhau, nói chung ở khu vực sự ổn định sẽ chiếm ưu thế.
Thứ ba, một số nước cho rằng sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sự trở lại Châu Á của mình, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không duy trì hành động phối hợp chiến lược nhiều hơn nữa. Thực tế, đó chỉ là lập luận sai lầm. Các cuộc đối thoại chiến lược và tiếp xúc giữa CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ - đó không phải là sự trình diễn để mọi người xem, hai bên, thực tế, đang nổ lực để giảm bớt những sai lầm chiến lược.
Thứ ba, một số nước cho rằng sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sự trở lại Châu Á của mình, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không duy trì hành động phối hợp chiến lược nhiều hơn nữa. Thực tế, đó chỉ là lập luận sai lầm. Các cuộc đối thoại chiến lược và tiếp xúc giữa CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ - đó không phải là sự trình diễn để mọi người xem, hai bên, thực tế, đang nổ lực để giảm bớt những sai lầm chiến lược.
Thứ tư, các nước, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ, cần đánh giá cao cuộc đấu tranh chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và không thể coi thường những mối đe dọa này.
Xuất phát từ điều này, nền tảng của hoạt động phối hợp chiến lược chung Trung Quốc-Mỹ rất vững chắc, thêm vào đó, sẽ ngày càng vững chắc, nó khó bị thay đổi. Sự tồn tại hay không tồn tại của nền tảng này không bị quy định bởi lòng mong muốn của một người nào đó hay là của một sức mạnh nào đó.-Kichbu-
Xuất phát từ điều này, nền tảng của hoạt động phối hợp chiến lược chung Trung Quốc-Mỹ rất vững chắc, thêm vào đó, sẽ ngày càng vững chắc, nó khó bị thay đổi. Sự tồn tại hay không tồn tại của nền tảng này không bị quy định bởi lòng mong muốn của một người nào đó hay là của một sức mạnh nào đó.-Kichbu-
Gặp gỡ của phó chỉ tịch Trung Quốc Si Tszinpin với cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger | for everyone |
Cuộc gặp gỡ của Si Tszinpin với cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger
Встреча Си Цзиньпин с бывшим госсекретарем США Генри Киссинджером
Nguồn: people.com.cn
Kichbu post on thứ năm, 30.06.2011
.
.
Phó Chủ tịch CHND Trung Hoa Si Tszinpin hôm 27 tháng sáu đã gặp gỡ với cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đến Pekin tham dự Hội nghị toàn cầu các trung tâm trí não.
.
“Trong
năm nay tròn bốn mươi năm kể từ khi tiến sỹ Kissinger lần đầu tiên đến
thăm Trung Quốc, và bốn mươi năm qua tiến sỹ Kissinger trong nhiều giai
đoạn khác nhau đã đóng góp vào việc cải thiện và phát triển các quan hệ
Trung-Mỹ”, - mở đầu buổi gặp gỡ với H. Kissinger, Si Tszinpin nói.
.
”Nhân dân Trung Quốc sẽ không quên chiến công lịch sử do các nhà lãnh đạo Trung Quốc thế hệ trước cùng ngài lập nên”, - Si Tszinpin nhấn mạnh.
.
Tiếp
theo Si Tszinpin nói rằng chuyến đi thăm của chủ tịch CHND Trung Hoa
vào tháng một năm nay đến Hoa Kỳ đã mở giai đoạn cùng nhau xây dựng các
quan hệ Trung-Mỹ hợp tác và đối tác mới, các quan hệ này được xây dựng
trên cơ sở tôn trong lẫn nhau, hai bên cùng có lợi và hai bên cùng chiến
thắng.
.
“Trong
các điều kiện thế giới thường xuyên biến đổi, sự hợp tác hai bên cùng
có lợi là đặc trưng quan trong của các quan hệ song phương”, - ông giải
thích và bổ sung rằng các quan hệ hòa bình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ
cùng thắng đối với cả hai bên, khi đối đầu tất yếu dẫn đến hai bên cùng
thất bại.
.
Trung
Quốc sẵn sàng cùng với Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc tiếp xúc ở cấp cao nhất
và cấp cao, tăng cường hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau,
củng cố sự tin cậy chiến lược lẫn nhau, hướng đến cái chung khi còn
những bất đồng, giải quyết hợp lý, kiểm soát có hiệu quả các bất đồng và
những vấn đề nhạy cảm, thường xuyên tăng cường các cuộc trao đổi trong
lĩnh vực văn hóa và tình hữu nghị giữa các dân tộc vì phúc lợi của các
dân tộc của tất cả các nước trên thế giới nói chung.
.
H.
Kissinger về phía mình đã nói về sự sẵn sàng và tiếp tục theo dõi sự
phát triển của sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và đóng góp theo sức
của mình vào quá trình này.-Kichbu-
.
---
Встреча Си Цзиньпин с бывшим госсекретарем США Генри Киссинджером
Заместитель
председателя КНР Си Цзиньпин 27 июня встретился с бывшим госсекретарем
США Генри Киссинджером, прибывшим в Пекин для участия во втором
Глобальном саммите мозговых центров.
"В этом году исполняется сорок лет с тех пор, как доктор Киссинджер впервые посетил с визитом Китай, и за прошедшие сорок лет доктор Киссинджер в разные периоды времени внес важный вклад в улучшение и развитие китайско-американских отношений", -- сказал Си Цзиньпин, открывая встречу с Г. Киссинджером.
"В этом году исполняется сорок лет с тех пор, как доктор Киссинджер впервые посетил с визитом Китай, и за прошедшие сорок лет доктор Киссинджер в разные периоды времени внес важный вклад в улучшение и развитие китайско-американских отношений", -- сказал Си Цзиньпин, открывая встречу с Г. Киссинджером.
"Китайский
народ не забудет исторический подвиг, совершенный китайскими
руководителями старых поколений и вместе с вами", -- подчеркнул Си
Цзиньпин.
Си Цзиньпин далее сказал, что визит председателя КНР Ху Цзиньтао в январе этого года в США открыл новый этап совместного построения китайско-американских отношений сотрудничества и партнерства, основанных на взаимном уважении, взаимовыгоде и обоюдном выигрыше.
"В условиях постоянно меняющегося мира взаимовыгодное сотрудничество остается существенной характеристикой двусторонних отношений", -- констатировал он, добавив. что мирные отношения между Китаем и США являются выигрышными для обеих сторон, тогда как конфронтация неминуемо приведет к обоюдному проигрышу.
Китай готов вместе с США поддерживать тесные контакты на высшем и высоком уровнях, активизировать взаимовыгодное сотрудничество, отстаивать взаимное уважение, укреплять стратегическое взаимное доверие, стремиться к общему при сохранении разногласий, надлежащим образом урегулировать, эффективно контролировать разногласия и чувствительные проблемы, постоянно наращивать обмены в культурной области и дружбу между народами во имя их блага и народов всех стран мира в целом.
Г. Киссинджер в свою очередь заявил о готовности и дальше внимательно следить за развитием сотрудничества между США и КНР и внести посильный вклад в этот процесс. -0-Ссылка на газету:
http://paper.people.com.cn/rmrb/html/2011-06/29/nw.D110000renmrb_20110629_4-01.htm
Си Цзиньпин далее сказал, что визит председателя КНР Ху Цзиньтао в январе этого года в США открыл новый этап совместного построения китайско-американских отношений сотрудничества и партнерства, основанных на взаимном уважении, взаимовыгоде и обоюдном выигрыше.
"В условиях постоянно меняющегося мира взаимовыгодное сотрудничество остается существенной характеристикой двусторонних отношений", -- констатировал он, добавив. что мирные отношения между Китаем и США являются выигрышными для обеих сторон, тогда как конфронтация неминуемо приведет к обоюдному проигрышу.
Китай готов вместе с США поддерживать тесные контакты на высшем и высоком уровнях, активизировать взаимовыгодное сотрудничество, отстаивать взаимное уважение, укреплять стратегическое взаимное доверие, стремиться к общему при сохранении разногласий, надлежащим образом урегулировать, эффективно контролировать разногласия и чувствительные проблемы, постоянно наращивать обмены в культурной области и дружбу между народами во имя их блага и народов всех стран мира в целом.
Г. Киссинджер в свою очередь заявил о готовности и дальше внимательно следить за развитием сотрудничества между США и КНР и внести посильный вклад в этот процесс. -0-Ссылка на газету:
http://paper.people.com.cn/rmrb/html/2011-06/29/nw.D110000renmrb_20110629_4-01.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét