'Cái chết được báo trước'
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang vào giai đoạn thi công gấp rút. Và hy vọng rằng cuối năm 2016, người Hà Nội sẽ được ngồi trên những toa tàu chạy dọc thành phố, được ngắm toàn cảnh đô thị từ trên cao.
Dự
án đường sắt trên cao này cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận bởi
đây là dự án có giá “cao nhất hành tinh”, rồi lại xảy ra nhiều vụ tai
nạn, tiến độ thi công thì “rùa bò”…
Thôi tạm không bàn đến việc đó mà hãy nhìn vào một khía cạnh khác, đó là: Sau này ai sẽ sử dụng hệ thống đường sắt trên cao?
Nếu đặt câu hỏi này, chắc chắn các nhà quản lý, những nhà thực hiện dự án sẽ trả lời: Dân đi chứ còn ai đi.
Vâng, đúng là dân đi.
Và chắc chắn sẽ là người dân lao động, bởi quan chức và người giàu thì họ đã có ô tô.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông |
Nhưng vấn đề ở chỗ chính người dân cũng sẽ không đi đường sắt bởi lẽ người
Việt Nam và đặc biệt là người thành thị không còn thói quen đi bộ. Từ
nhà ra chợ, có khi chỉ vài trăm mét họ cũng “cưỡi” xe máy. Bây giờ nếu
một công chức, một người dân nào đó, sau khi xuống ga đường sắt trên
cao, đi bộ 500-700m đến cơ quan thì chắc chắn họ sẽ lắc đầu.
Nền văn minh xe máy của chúng ta đang
làm hư hỏng con người, bởi tạo cho người Việt một lối sống, một tác
phong tùy tiện, bạ đâu hay đó, và bất chấp các quy tắc về giao thông.
Khó có thể thuyết phục được người đi
làm, là sau khi họ chọn đi đường sắt trên cao, sẽ phải đi bộ tới hàng
trăm mét, rồi có khi phải thuê xe ôm… Thế thì hà cớ gì mà phải lằng
nhằng chọn đường sắt trên cao, vừa mất tiền tàu lại mất tiền xe ôm, rồi
phải chờ, phải đợi…
Thôi thì, thà cứ đi xe máy cho tiện,
thích dừng đâu thì dừng… Trên đường đi làm về, mua con cá, mớ rau chả
tiện hơn bao lần so với ngồi tàu hay sao.
Khi thiết kế làm đường sắt trên cao này
chắc chắn những người thực hiện không tính đến thói quen và đặc tính
sinh hoạt của người Hà Nội hiện nay. Mà họ chỉ nghĩ là phương tiện văn
minh phù hợp với sự phát triển của thành phố, và họ vẽ ra nhiều thứ tốt
đẹp, giống như Hà Nội xây rất nhiều cầu vượt và hầm đường bộ qua ngã tư.
Nhưng, cứ nhìn mà xem, người ta sẵn sàng
trèo qua hàng rào cho tiện, cho nhanh chứ không leo qua cầu vượt. Người
ta sẵn sàng băng đường bất chấp nguy hiểm chứ không chịu chui xuống hầm
mà đi.
Đường sắt trên cao sau này cũng dễ lâm
vào tình cảnh không có khách, mà nguyên nhân chính đó là vấp phải một
thói quen sinh hoạt tùy tiện của người Hà Nội.
Mẫu tàu điện tuyến Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông |
Ở các nước văn minh, họ đã quá quen với
các phương tiện giao thông công cộng, hơn nữa việc quản lý trật tự đô
thị của họ rất tốt nên người ta thích sử dụng phương tiện công cộng. Còn
ở chúng ta, xem ra để xây dựng được một trật tự giao thông đô thị có nề
nếp quả là một ước mơ quá xa vời.
Đã có người nêu sáng kiến là: Đã lỡ xây rồi, thì hãy để đường đấy dành cho riêng xe máy đi.
Ý kiến này xem ra cũng không phải là không có lý, bởi sẽ chẳng gì buồn bằng có tàu chạy vù vù mà những toa tàu lại vắng hoe!
Như Thổ
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3Ahttp%3A%2F%2Fpetrotimes.vn%2Fcai-chet-duoc-bao-truoc-354156-354156.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét