Đối đáp với thiền sư: 5 câu chuyện nhỏ giúp bạn lập tức thay đổi tâm thái
Câu chuyện thứ nhất
Thiền sư hỏi đệ tử: Ngươi cảm thấy một thỏi vàng tốt hơn hay một đống bùn nhão tốt hơn?
Đệ tử: Thưa thầy, đương nhiên là thỏi vàng tốt hơn rồi ạ!
Thiền sư cười và nói: Nếu như ngươi là một hạt giống thì sao?
Kỳ thực, thay đổi tâm thái một chút bạn sẽ có thể đạt được sự giải thoát
Câu chuyện thứ hai
Hòa Thượng hỏi: Thế gian điều gì là trân quý nhất?
Đệ tử: Thưa sư phụ đó chính là thứ đã mất đi và điều chưa đạt được ạ
Hòa Thượng không nói gì…
Sau khi trải qua mấy năm xảy ra nhiều biến đổi tang thương.
Hòa Thượng hỏi lại đệ tử, đệ tử trả lời: Thế gian không có gì trân quý hơn là thứ mình đang có ạ!
Câu chuyện thứ ba
Có một thanh niên trẻ tuổi hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, có người nói tôi là thiên tài nhưng cũng có người lại mắng tôi là đồ đại ngốc, vậy theo thiền sư tôi là thế nào?“
Thiền sư hỏi lại người thanh niên: “Vậy ngươi đối đãi như thế nào với chính bản thân mình?“
Người thanh niên nghe xong câu hỏi cảm thấy mờ mịt…
“Ví dụ 1kg gạo, nếu ở trong con mắt
người đầu bếp nó sẽ là mấy bát cơm, nếu ở trong con mắt của thợ làm bánh
thì nó sẽ là mấy chiếc bánh nướng, trong con mắt của người nấu rượu thì
nó lại là rượu, nhưng gạo vẫn chính là gạo đấy thôi! Cũng giống như
vậy, ngươi vẫn là ngươi, có được bao nhiêu tiền đồ là do tự ngươi đối
đãi với bản thân mình như thế nào.” Người thanh niên nghe xong cảm thấy thông hiểu, rộng mở…
Câu chuyện thứ tư
Một thanh niên hỏi một vị cao nhân: “Làm thế nào để trở thành một người vui vẻ và đem lại niềm vui cho người khác?“
Vị cao nhân vui vẻ trả lời: “Có bốn
loại cảnh giới, ngươi có thể lĩnh hội điều tuyệt vời trong đó. Đầu tiên
là: “Phải coi mình là người khác” – đây là “vô ngã”. Thứ hai là: “Phải
coi người khác là chính mình” – đây là “từ bi”. Thứ ba là: “Phải coi
người khác là bản thân họ” – đây là “trí tuệ”. Cuối cùng là: “Phải coi
mình chính là mình” – đây là “tự tại”.”
Câu chuyện thứ năm
Một vị thiền sư nọ có một đệ tử rất hay
phàn nàn. Một hôm vị thiền sư đem một thìa muối đổ vào trong một cốc
nước và bảo đệ tử này uống.
Đệ tử nói: Mặn đến phát khổ như vậy con làm sao uống được?
Vị thiền sư không nói gì, lại đem thìa muối đổ xuống một hồ nước và bảo đệ tử của mình uống.
Đệ tử sau khi uống một ngụm liền nói: Thưa thầy nước vẫn ngọt ạ!
Vị thiền sư bấy giờ mới nói: “Những
thống khổ trong cuộc đời giống như muối, độ mặn độ nhạt của nó là do vật
chứa đựng nó mà ra. Con nguyện làm một cốc nước hay muốn làm một hồ
nước đây?“
Vị đệ tử hiểu ra và từ đó giảm bớt tính phàn nàn đi rất nhiều, luốn mở rộng lòng và đón nhận mọi điều trong cuộc sống.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
8 câu nói giúp bạn không phải hối tiếc vì lựa chọn sai trong cuộc đời
Trong cuộc đời mỗi người, ai ai
cũng có rất nhiều lựa chọn. Đứng trước mỗi lựa chọn, chúng ta lại phân
vân đắn đo xem chọn cái nào mới đúng? Phía dưới là 8 câu nói bạn cần nhớ
kỹ để không phải phạm sai lầm quá lớn trong cuộc đời.
1. Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho là mình thông minh
Trong cuộc sống những sự việc khách quan
là quá phức tạp, hơn nữa lại biến hóa quá nhanh. Cho dù chỉ số thông
minh của bạn là bao nhiêu thì việc nhận thức đúng đắn một vấn đề nào đó
đều là rất khó. Nếu bạn đem tri thức hiện tại của mình để hiểu rõ thì
chỉ trong thoáng chốc nó lại phát sinh biến hóa, thậm chí sự biến hóa
này là không ngừng nghỉ. Thực tế cũng chỉ ra rằng, không ai yêu thích
người luôn tự cho mình là thông minh cả.
Cho nên hãy bảo trì thái độ khiêm tốn, can đảm nhận mình là người ngốc nghếch trước đấng tạo hóa!
2. Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của
Người xưa có câu: “Làm giàu thì thường
không có nhân đức”, tình trạng này là có thật, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay. Người xưa làm giàu, đều là làm giàu một cách hợp pháp nên họ
chỉ mong được cuộc sống áo cơm không phải lo, vậy là đủ. Nếu có người
ngưỡng mộ, làm thân với bạn vì bạn giàu có, thì “mầm mống tai họa” cũng
đang cách không xa bạn đâu. Đừng mù quáng ganh đua, cái mất sẽ nhiều hơn
cái được đấy!
3. Thà rằng giả thua, chứ đừng luôn hiếu thắng
Đặc biệt là trên phương diện tranh luận
không cần thiết, bạn biết giả thua để giữ lợi ích cho đôi bên, đó là một
sự buông bỏ. Người dám từ bỏ cái danh là người hiểu đạo lý!
4. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ
Đa số con người đều ham lợi, đều muốn
chiếm được phần lợi nhưng lại không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Bạn
phải biết rằng: “Có hại chịu thiệt là phúc,” tất nhiên phải hiểu rõ
chịu thiệt và chịu bị lừa đảo. Dù cho có bị lừa đảo bạn cũng đừng lo,
hãy tin tưởng vào quy luật của tự nhiên và xã hội, không cần bạn phải
nghĩ mưu tính kế để “trả thù”.
5. Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc
Bởi vì ham muốn hưởng lạc sẽ sinh ra các
loại “ma tính”, “ma ý chí”, chúng sẽ ăn mòn tâm linh của bạn. Có thể
vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ mới có thể rèn luyện ý chí của mình.
6. Thà rằng là người bình thường, cũng đừng “mua danh chuộc tiếng.”
Một điều mà không mấy ai để ý, đó chính
là: “bình thường là hạnh phúc!” Lừa gạt, mua danh, chuộc tiếng sẽ khiến
thể xác và linh hồn bạn mệt mỏi, gây chuyện thị phi và “gieo gió gặt
bão”.
7. Thà rằng tự tin, cũng đừng mù quáng bi quan
Tự tin chính là một loại sức mạnh! Cho
dù sự tự tin của bạn có chút mù quáng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến
đại cục. Bạn có thể ở trong thực tiễn mà điều chỉnh, mà tìm đúng vị trí
của mình. Nếu như mù quáng tự ti, bạn tự nhiên sẽ mất đi tất cả.
8. Thà khỏe mạnh, còn hơn “công danh lợi lộc”.
Bởi vì, sức khỏe là vốn liếng quan trọng
nhất trong cuộc đời của mỗi người. Không có “công danh lợi lộc” nhưng
khỏe mạnh là bạn đã đang sống tốt. Nhưng nếu có “công danh lợi lộc” mà
mất đi sức khỏe thì chính là bạn đã đang mất đi tất cả rồi.
Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào
là tùy thuộc ở bản thân bạn. Cuộc đời đừng chỉ biết hưởng thụ và lãng
phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn. Chỉ có xác định được bản thân mình
muốn thứ gì nhất, thứ gì là quan trọng nhất với mình thì cuộc đời của
bạn mới trôi qua một cách ý nghĩa.
Theo Cmoney.tw
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét