Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

TIN KHẨN: NGƯỜI TRUNG QUỐC CẮM CHỐT Ở BÌNH THUẬN


Người Trung Quốc cắm chốt ở Bình Thuận:
Ai đã rước giặc vào nhà?

Bài và ảnh: Lê Anh Hùng
Nguồn: BVN

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là trung tâm nhiệt điện đốt than lớn nhất cả nước. Trung tâm nằm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện. Tổng diện tích toàn bộ trung tâm là hơn 100 ha, với chiều dài hơn 1 km dọc theo quốc lộ 1A và chiều rộng khoảng 1 km tính từ quốc lộ ra tới biển.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được đầu  tư  theo hình thức  xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% vốn còn lại là của Tổng Cty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Sau khoảng 4 năm xây dựng, chủ đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam. Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế – Mua sắm – Xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện Nghiên cứu Thiết kế Quảng Đông và Công ty Xây dựng Nhiệt điện Quảng Đông. Nhà máy được khởi công từ ngày 18/7/2015.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân quản lý dự án. 85% tổng mức đầu tư của nhà máy là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thương mại người mua của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc; 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do nhà thầu Công ty Tập đoàn Điện Thượng Hải (Shanghai Electric Group Company Ltd – SEC) làm tổng thầu EPC. Nhà máy khởi công ngày 8/8/2010 và hoàn thành ngày 9/9/2014.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc. Nhà máy do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) xây dựng. Tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thay đổi chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, cụ thể thay đổi thế nào thì chưa thấy thông báo chính thức. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, chưa chính thức khởi công.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) làm chủ đầu tư; Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC. Nhà máy được khởi công ngày 9/3/2014.

Địa điểm mà Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân toạ lạc là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh – quốc phòng: một bên là Biển Đông, một bên là dãy núi dài hiểm trở, chính giữa là quốc lộ 1A (tuyến đường duy nhất nối liền Nam – Bắc ở khu vực này), chưa kể Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân bên cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng chạy qua đây. Vị trí này vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành hai phần khi hữu sự, vừa thuận lợi cho lực lượng đổ bộ từ biển vào.

Ngày 14/4 vừa qua, chỉ vài trăm người dân địa phương đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra thôi mà đã khiến quốc lộ 1A ách tắc hàng chục km.

Bản thân Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng là đối tượng cần bảo vệ vì nó liên quan đến cả an ninh năng lượng lẫn an ninh quốc phòng của Việt Nam.

Bất chấp thực tế trên, trong số 4 nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại đây lại có đến 3 nhà máy liên quan tới Trung Quốc: 1 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu (Vĩnh Tân 2) và 2 nhà máy khác  do nhà thầu Trung Quốc làm chủ đầu tư (Vĩnh Tân 3 và đặc biệt là Vĩnh Tân 1), với thời gian cả xây dựng và vận hành khoảng 30 năm. Nghĩa là tại vị trí yếu huyệt này sẽ có hàng ngàn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm, chẳng khác gì lưỡi dao dí vào yết hầu Việt Nam cả.


Quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền Nam – Bắc ở đây; bên trái QL 1A là dải núi dài và hiểm trở, bên phải là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm cạnh bờ Biển Đông


Hệ thống hào rộng và sâu bao quanh các nhà máy


Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc trong Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1


Các nhà máy đều lấn ra biển thêm hàng trăm mét một cách vô tội vạ


Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân, nằm ngay cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1


Tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ cách Trung tâm Nhiệt điện vài trăm mét.


Một góc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, gần nhất là Nhà máy NĐVT 1, 
xa nhất là nhà máy NĐVT 4


Quốc kỳ Trung Quốc tung bay tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Nó sẽ còn bay phấp phới như thế trong ít nhất 30 năm nữa. Chưa ai biết 30 năm tới tình hình ở đây sẽ ra sao, 
nhưng hiện giờ thì Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phụ, nằm dưới Tiếng Trung rồi.


Một văn bản quản lý nhà nước liên quan đến Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân
Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm xa nguồn cung cấp nhiên liệu (than đá) thì đã đành, nhưng việc nó nằm xa cả các trung tâm tiêu thụ điện năng chủ yếu như Sài Gòn, Đồng Nai hay Bình Dương là rất khó hiểu, bởi điều này sẽ gây ra mức độ tổn hao điện năng lớn trong quá trình truyền tải. Ngoài ra, việc các nhà máy phải san lấp hàng chục ha mặt biển vừa tốn kém vừa gây tác hại lâu dài về môi trường.

Kinh tế và môi trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một dự án. Vậy yếu tố gì đã khiến cả kinh tế lẫn môi trường đều bị xếp xuống thứ yếu ở đây?

Trung Quốc vẫn nuôi dã tâm thôn tính Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm một phần quần đào Trường Sa và đang âm mưu nuốt gọn quần đảo này, đồng thời thường xuyên đe doạ xâm lược Việt Nam và phá hoại Việt Nam trên mọi mặt. Như một phản ứng tự nhiên, bất kỳ một người Việt Nam bình thường nào cũng đều đề cao ý thức cảnh giác với Trung Quốc. Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Công an thậm chí còn cấm cán bộ, chiến sỹ công an kết hôn với người Hoa.

Vì thế, thật khó hiểu khi người ta không chỉ giao cho người Trung Quốc làm chủ đầu tư dự án tại một vị trí xung yếu như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân mà còn cho phép họ tuyển một lúc hàng trăm “lao động nước ngoài” hồi tháng 8/2015.

Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: Ai đã rước giặc vào nhà thông qua các dự án đầu tư tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân? Ai đã đồng loã hay tiếp tay cho hành động đó?

L.A.H.

Tác giả gửi BVN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét