- 'VN đang cân nhắc sửa điều 258?' (BBC) - Chuyên gia cho biết VN cân nhắc sửa đổi hệ thống luật lệ liên quan nhân quyền, trong đó có các điều 258, 79 và 88 Bộ luật Hình sự.
- Một blogger Việt kiều hồi hương bị bắt theo điều 258 (RFI) - Hôm qua, 29/11/2014, theo tin từ trong nước, ông Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều tại Nhật Bản, về Việt Nam sinh sống từ nhiều năm nay, bất ngờ bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ, với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Vụ bắt giữ gây nhiều ngạc nhiên trong dư luận, vì ông Hồng Lê Thọ được biết đến như một trí thức có quan điểm gần gũi với chính quyền.
- 'Ông Thọ có nhiều cống hiến cho đất nước' (BBC) - Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định về ông Hồng Lê Thọ, người vừa bị công an bắt giam theo điều 258.
- GS Hồng Lê Thọ bị bắt với cáo buộc "tuyên truyền chống chế độ" (RFA) - Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam vào khuya ngày 29 tháng 11 theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
- Người gốc Việt trở thành thị trưởng trẻ nhất một thành phố ở Mỹ (VOA) - Một người Mỹ gốc Việt đã chính thức trở thành thị trưởng một thành phố có đông đồng hương sinh sống, sau cuộc kiểm phiếu lại đầu tuần này.
- Phẩu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam (RFA) - Ngày càng nhiều người không ngại đau đớn và tốn kém đã tìm đến các thẩm mỹ viện, mong thay đổi dung nhan và gián tiếp là số phận của bản thân.
- Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đắc cử chủ tịch đảng UMP (RFI) - Nicolas Sarkozy trở lại nắm ghế lãnh đạo đảng cánh hữu UMP với 64,5% phiếu. Tuy thấp hơn mong muốn nhưng kết quả này cho phép cựu tổng thống tiến thêm một bước trong tham vọng giành lại điện Elysée vào năm 2017.
- Thái Lan : Thái tử xóa bỏ tên hoàng tộc của gia đình vợ (RFI) - Trong một công văn đề ngày 28/11/2014 gửi Bộ Nội vụ, Hoàng tử kế vị Thái Lan Vajiralongkorn yêu cầu tước bỏ tên hoàng tộc mà Hoàng gia Thái đã ban tặng cho Công nương Srirasmi và toàn bộ các thành viên gia tộc vợ ông. Quyết định này được đưa ra sau khi một số người thân trong gia tộc này bị tư pháp câu lưu vì tham nhũng. Thông tin nói trên được tờ Bangkok Post đăng tải ngày hôm qua, 29/11.
- Tập Cận Bình tuyên bố « kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » (RFI) - Trung Quốc, đang có xung khắc biển đảo với các nước láng giềng sẽ cương quyết bảo vệ « chủ quyền quốc gia ». Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mà Tân Hoa Xã loan tải trong bản tin hôm nay 30/11/2014.
- Ông Tập Cận Bình đã “dịu giọng” trong tranh chấp lãnh thổ? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong phát biểu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mới đây, ông Tập Cận Bình - mặc dù vẫn tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ, duy trì chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc và đoàn kết dân tộc”, nhưng đã tỏ thái độ hòa giải hơn khi khẳng định sẽ “xử lý đúng đắn các tranh chấp lãnh thổ và hải đảo”, đồng thời phản đối việc “cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
- McDevitt:"TQ phá hoại ổn định Biển Đông, Mỹ cần tăng cường hiện diện" (BaoMoi) - (GDVN) - Bài viết đề nghị Mỹ tăng cường giúp các nước ven Biển Đông tăng cường năng lực an ninh, thực hiện cam kết đồng minh, tăng cường hiện diện hải không quân...
- Học giả Nga: Moscow nên tránh để Việt Nam thân Trung Quốc hay Mỹ (BaoMoi) - (GDVN) - Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam là đối tác độc quyền của họ, còn Nga có thể giúp Việt Nam thành một quốc gia trung lập vững chắc.
- Học giả Nhật: Trung Quốc mới biết kiềm chế, không dám động đến Nhật (BaoMoi) - (GDVN) - Đồng minh Nhật-Mỹ phải vững chắc không thể phá, Trung Quốc mới biết kiềm chế, không dám động đến Nhật Bản; Trung Quốc đang dùng vấn đề lịch sử chia rẽ...
- Quốc Dân Đảng Đài Loan « thấu hiểu » bài học ý dân (RFI) - Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa từ chức ngay sau khi kết quả bầu cử địa phương được công bố và Quốc Dân Đảng bị thảm bại. Chính sách thân Bắc Kinh của Tổng thống Mã Anh Cửu đã làm cho đảng cầm quyền thua tại 5 trên 6 thành phố lớn theo kết quả đầu tiên.
- Liên minh do Mỹ lãnh đạo oanh tạc 'thủ đô' Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Đài Quan sát Nhân quyền Syria cho biết liên minh đã thực hiện 30 vụ không kích trong đêm nhắm vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo ở Raqqa
- Syria : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo thiệt hại nặng tại Kobane (RFI) - Ít nhất 50 chiến binh thánh chiến bị tử trận trong đợt tấn công vào thành phố Kurdistan ở phía bắc Syria, giáp ranh Thổ Nhĩ Kỳ. Từ hai tháng nay, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tìm cách đánh chiến Kobane nhưng bị chiến binh Kurdistan chống cự mãnh liệt và cầm chân cho không quân tây phương oanh kích.
- Người Hồi Giáo Rohingya rời Miến Điện ngày một nhiều (RFA) - Một tổ chức thiện nguyện cho hay từ đầu tháng mười đến giờ, có ít nhất 19,000 người Hồi Giáo Rohingya rời Miến Điện, vượt biển để sang Thái Lan và Malaysia kiếm sống.
- Indonesia cắt giảm ngân sách chiêu đãi quan khách (RFA) - Kể từ hôm nay tất cả các cuộc họp, hội nghị do chính phủ Indonesia tổ chức sẽ không chiêu đãi khách bằng những món ăn đắt tiền.
- Cảnh sát trưởng Kabul từ chức sau vụ tấn công của Taliban (VOA) - Chính phủ và quân đội Afghanistan cho biết rằng ba tay súng tấn công nhà khách gần trụ sở quốc hội và nổ súng trong nhiều giờ đồng hồ để tìm cách chiếm địa điểm này
- Cặp vợ chồng Mỹ không được rời Qatar dù trắng án trong vụ đứa con qua đời (VOA) - Qatar không cho một cặp vợ chồng Mỹ rời khỏi nước này, ngay cả sau khi một tòa án phúc thẩm xử họ trắng án vì không làm gì sai trái trong cái chết của đứa con gái nuôi.
- Moldova bầu quốc hội thân Nga hay thân tây phương ? (RFI) - Hôm nay 30.11 tại Moldova, 25 tổ chức chính trị tranh nhau 101 ghế dân biểu quốc hội cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới. Bầu cử diễn ra trong bối cảnh chính trị căng thẳng tột độ vì vùng lãnh thổ 33.700 cây số vuông với 3,5 triệu dân, tuy nhỏ bé, nhưng nằm sát cạnh Ukraina với một thiểu số người nói tiếng Nga. Theo thăm dò ý kiến, phe thân Nga và thân Tây phương chiếm tỷ lệ tương đương.
- Ferguson : viên cảnh sát Mỹ sát hại thanh niên da đen từ chức (RFI) - Luật sư của Darren Wilson, viên cảnh sát da trắng bắn chết một thânh niên da đen 18 tuổi hồi tháng 8, thông báo thân chủ từ chức lực lượng cảnh sát tại Ferguson. Tin này không làm thay đổi quyết tâm của cộng đồng da đen tổ chức một cuộc tuần hành đòi cảnh sát phải công bình đối với thiểu số dân da màu.
- Tuần hành vì công lý ở Mỹ để phản đối việc không truy tố cảnh sát (VOA) - Một nhóm người biểu tình hôm nay đã bắt đầu một cuộc tuần hành kéo dài 7 ngày qua 193 km để tới thủ phủ của Missouri là thành phố Jefferson.
- Trung quốc kêu gọi các quốc gia bảo vệ quyền lợi và lãnh thổ? (RFA) - Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc cần có nền ngoại giao nước lớn mang sắc thái riêng của mình, nói rõ công tác đối ngoại phải mang đậm sắc thái Trung Quốc, phong cách Trung Quốc và khí phách Trung Quốc.
- Trung Quốc sẽ bảo hiểm tiền ký thác trong ngân hàng (RFA) - Trung Quốc đang đi dần đến chỗ sẽ bảo hiểm số tiền người dân ký thác trong ngân hàng.
- Hackers Bắc Hàn tấn công hãng Sony Pictures Entertainment? (RFA) - Công ty điện ảnh Sony Pictures Entertainment đang mở cuộc điều tra để tìm hiểu xem chính quyền Bắc Hàn có liên quan gì đến vụ tấn công mạng nhắm thẳng vào công ty hôm Thứ Hai tuần trước hay không.
- "Ổ gà" khủng nuốt chửng cả xe hơi tại TQ (BBC) - Một "ổ gà" khủng trên một trục đường lớn đã nuối chửng cả một chiếc xe hơi tại thành phố Cẩm Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
- Thêm 1.200 người chết vì dịch Ebola (RFI) - Theo bản báo cáo công bố đêm hôm qua rạng sáng nay 30/11/2014, virus Ebola đã giết hại thêm 1.200 người tại miền Tây Châu Phi, nâng tổng số người thiệt mạng vì virus lên gần 7.000. Tỷ lệ tử vong do virus hiện tại ở mức 70%. Cuộc chiến chống Ebola tại Tây Phi hiện tại vẫn còn rất cam go, do thiếu thốn phương tiện.
- Bài 40 : Nạn thất nghiệp vẫn gia tăng (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh : "Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
- Lãnh tụ người Kurd: Có thể có hòa bình với Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Lãnh tụ đang bị cầm tù của đảng Công nhân người Kurd nói hòa bình có thể đạt được nếu chính phủ bảo đảm các quyền tự do của người Kurd
- Đức Giáo Hoàng kết thúc chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Trước đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Bartholomew của Chính Thống giáo đã tham dự một thánh lễ liên tôn ở Istanbul và nói chuyện riêng với nhau
- Cử tri Thụy Sĩ bỏ phiếu về cải cách di trú (VOA) - Kế hoạch Ecopop hạn chế tăng trưởng di dân chỉ ở mức 0,2 phần trăm dân số và yêu cầu chính phủ dành viện trợ cho kế hoạch hóa gia đình ở nước ngoài
- Cảnh sát Ai Cập trấn áp người biểu tình phản đối tòa tha bổng ông Mubarak (VOA) - Ít nhất hai người thiệt mạng khi cảnh sát dùng lựu đạn cay và vòi rồng giải tán người biểu tình tức giận vì cựu Tổng thống Hosni Mubarak được tuyên trắng án
- Thái Lan, Malaysia và Philippines bắt hơn 70 ngư dân Việt (VOA) - Hàng chục ngư phủ của Việt Nam đã bị các nước trong khu vực bắt giữ vì đánh bắt trái phép và trộm cổ vật trong chiến hạm bị chìm từ Thế Chiến II.
- Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo (BaoMoi) - Bắc Kinh tìm cách làm cho các nước Đông Nam Á chập chững trong phản ứng trước việc Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng các căn cứ quân sự chiến lược trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
- Tổng thống Hungary kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam (BaoMoi) - Tối 30/11, Tổng thống Hungary Áder János cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Hungary đã rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 26-30/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
- Trung Quốc: Tham vọng đại dương vô bờ bến (BaoMoi) - TTCT - Cuối tuần qua, tin về hoạt động trên biển Đông của Trung Quốc cùng với tin hải quân nước này sẽ lần đầu tiên diễn tập cùng hải quân Nga tận Địa Trung Hải vào năm tới đã làm nóng báo chí thế giới.
- Sự nổi lên hòa bình của Trung Quốc vẫn là giấc mơ xa vời (BaoMoi) - Với chiến dịch hướng Đông, Ấn Độ đang đối mặt với các thách thức an ninh trong khu vực do sự quả quyết của Trung Quốc và sự quấy rầy của Pakistan – người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ấn Độ, Nguyên soái không quân Arup Raha phát biểu tại một hội nghị hàng năm của các chỉ huy không quân Ấn Độ.
- Trung Quốc tuyên bố sẽ 'xử lý thỏa đáng tranh chấp lãnh thổ' (BaoMoi) - (TNO) Trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và "xử lý thỏa đáng những vụ tranh chấp lãnh thổ".
- Trung Quốc tung đòn ngoại giao thần tốc, Mỹ chịu thử thách lớn (BaoMoi) - Mỹ chịu thử thách lớn, khi Trung Quốc tung đòn ngoại giao thần tốc để gỡ danh dự, do bị thất bại trong việc giở thói hung hăng đòi độc chiếm các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, vốn đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế.
- Trung Quốc triển khai tàu hộ vệ mới Tam Môn Hạp ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Đây là tàu hộ vệ Type 056 phiên bản cải tiến đầu tiên, dùng cho săn ngầm, dùng cho các vùng biển xung quanh như Biển Đông.
- Trung Quốc vươn vòi khai thác dầu khí ở Biển Đông (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Trung Quốc gần đây tuyên bố nước này dự tính sẽ khai thác một mỏ dầu lớn có khả năng cung cấp 6 triệu thùng/năm trên Biển Đông.
- 17 người Việt bị bắt vì tìm cổ vật ở Malaysia (BaoMoi) - 17 thuyền viên Việt Nam bị bắt, họ được cho đang lặn tìm cổ vật trong những chiến hạm bị đánh chìm tại biển Đông hồi thế chiến 2, theo tin từ Hải quân Hoàng gia Malaysia.
- Malaysia tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN năm 2015: Nhiều câu hỏi chờ giải đáp (BaoMoi) - (PetroTimes) - Malaysia đã tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN năm 2015 từ Myanmar. Tại lễ bàn giao, Thủ tướng Malaysia Najib Razak khẳng định, mục tiêu về một cộng đồng thống nhất, ổn định và thịnh vượng không những là tầm nhìn của Malaysia, mà còn là của tất cả các nước thành viên ASEAN. Ông Najib Razak cũng nhấn mạnh, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Malaysia sẽ thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực, thông qua biện pháp ôn hòa để giải quyết xung đột và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực.
- Chớ nên xem nhẹ những tuyên bố hiếu chiến của Tướng 'diều hâu' Trung Quốc (BaoMoi) - Lời khuyên của cố vấn Lầu Năm Góc Michael Pillsbury: Chớ nên xem nhẹ những tuyên bố hiếu chiến của tướng 'diều hâu' Trung Quốc, vì lãnh đạo quân sự Trung Quốc lắm mưu mẹo quái dị, nhưng nói ra chuyện gì thì làm chuyện đó.
- Đại tướng Lê Đức Anh trăn trở Lời Thề ở Trường Sa (BaoMoi) - Sắp đến kỷ niệm lần thứ 94 ngày sinh Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1/12), như thường lệ, Báo VietNamNet đến thăm và chúc thọ Đại tướng.
- Đại tướng Lê Đức Anh trăn trở Lời Thề ở Trường Sa (BaoMoi) - Sắp đến kỷ niệm lần thứ 94 ngày sinh Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1/12), như thường lệ, Báo VietNamNet đến thăm và chúc thọ Đại tướng.
Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?
Những ngày qua, trả lời báo chí về việc kê khai tài sản của đại úy Trần
Hoàng Anh (33 tuổi; đội trưởng Đội Văn phòng Phòng CSGT Đường bộ – Đường
sắt Công an tỉnh Bến Tre; con ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh
Tra Chính phủ), đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến
Tre, cho biết theo quy định hiện hành, ông Anh thuộc diện phải kê khai
tài sản. Tuy nhiên, ông Tân không nêu rõ tài sản của ông Anh kê khai gồm
những gì, với lý do không được phép tiết lộ thông tin về bản kê khai
tài sản cá nhân của cán bộ.
Nguồn tin báo chí cho biết ông Anh được bổ nhiệm chức đội trưởng từ
tháng 11-2012 nhưng năm 2013 không thấy kê khai tài sản, đến ngày
6-3-2014 (trước thời gian này, báo chí đã phản ánh về khối bất động sản
của ông Trần Văn Truyền)mới kê khai tài sản.
Cần sửa hệ thống văn bản
Dù cách thức thực hiện có thể khác nhau song các quốc gia khi xây dựng
quy định về công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
đều chú trọng đối tượng phải công khai, nội dung bản kê khai, phương
thức công khai, điều kiện tiếp cận thông tin, chế tài xử lý khi có vi
phạm.
Chủ trương phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của nước ta đã đặt ra
việc giảm thiểu tối đa những quy định bí mật nhà nước, bí mật công nghệ,
bí mật nghề nghiệp. Trong thực tế, một số cơ quan, doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế lợi dụng cái gọi là bí mật để không cung cấp thông tin về
hoạt động. Nhưng theo Luật Phòng chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị
phải công khai về mặt tổ chức, hoạt động. Vì vậy, cần phải sửa đổi hệ
thống văn bản về bí mật nhà nước. Cái nào thực sự làm phương hại đến an
ninh quốc gia (nếu thông tin đó bị lộ), ảnh hưởng đến thuần phong mỹ
tục, có tác dụng ngược tới xã hội thì không công khai. Kinh nghiệm thế
giới cho thấy càng công khai càng minh bạch thì tham nhũng sẽ giảm.
Thiết nghĩ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trên cơ sở bảo đảm được sự
công bằng và minh bạch, quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nội hàm
về thông tin bảo mật của nhà nước như quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ
bí mật nhà nước hiện quá rộng, chung chung, dẫn đến việc người có quyền
có thể hiểu theo hướng có lợi cho mình, đặt lợi ích của mình lên trên
lợi ích dân tộc.
Về thẩm quyền xác định và ban hành quy định những thông tin nào là mật
và bảo mật hiện nay có nhiều bất cập, thiếu khoa học, thậm chí quyền hạn
của quan chức và cơ quan hành chính nhà nước vượt quá những quy định
của Hiến pháp cũng như pháp luật hiện hành.
Việc tiếp cận thông tin và quy định phạm vi bí mật nhà nước phải do Quốc
hội quy định chứ không thể do Chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc Chính
phủ, thậm chí cấp thấp hơn quy định.
Nhiều ý kiến cho rằng quy định về mức độ thông tin, tài liệu mật hiện
nay là không rõ ràng, có xu hướng phổ biến mật hóa trên diện rộng nên
quyền tiếp cận thông tin của công dân bị thu hẹp. Vì vậy, nhà nước cần
phải xác định rõ và cụ thể các quy định tài liệu mật ngay trong luật chứ
không thể từ các văn bản dưới luật.
Quyền tiếp cận thông tin là quyền tìm kiếm, thu nhận thông tin của người
dân; đồng thời là nghĩa vụ công khai thông tin của cơ quan, tổ chức.
Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định trong Hiến pháp,
luật và các điều ước quốc tế.
Về nguyên tắc chung, quyền này được nhà nước bảo đảm thực hiện vì đóng
vai trò quan trọng trong bảo đảm thực hiện quyền con người. Theo khảo
sát, hiện chúng ta có khoảng 50 trong tổng số 300 luật, pháp lệnh liên
quan đến quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, do chưa có đạo luật riêng
về quyền tiếp cận thông tin nên chưa có cách hiểu đầy đủ về quyền này.
Cơ quan nhà nước là đầu mối lớn nhất nắm giữ thông tin nên việc tiếp cận
thông tin của người dân vẫn khó khăn do tính công khai, minh bạch chưa
được thực hiện tốt, thậm chí còn bị hạn chế bởi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật
nhà nước.
Phải giải trình
Riêng về bản kê khai tài sản, từ khi có Nghị định 68/2011/NĐ-CP (ngày
8-8-2011) về minh bạch tài sản, thu nhập là sự tiến bộ một bước so với
Nghị định số 37/2007/NĐ-CP (ngày 9-3-2007) khi quy định công khai bản kê
khai tài sản. Thế nhưng, phải khẳng định là công khai có nguyên tắc bởi
trong Luật Phòng chống tham nhũng, lúc chưa sửa đổi, có nói bản kê khai
tài sản được lưu cùng hồ sơ cán bộ mà hồ sơ cán bộ lại thuộc về bí mật
nhà nước.
Chỗ này đã phải sửa để phù hợp. Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm
2012 và Nghị định 78/2013/NĐ-CP (ngày 17-7-2013) quy định về kê khai tài
sản có hai điểm mới, gồm công khai bản kê khai và trách nhiệm giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Hai điểm mới này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, trước đây bản kê khai là một
thành tố của hồ sơ cán bộ, thuộc về tài liệu mật thì nay không còn là
tài liệu mật, đương nhiên không còn là thành tố của hồ sơ cán bộ; thứ
hai, từ nay trở đi, cán bộ, công chức, những người thuộc diện kê khai
phải giải thích nguồn gốc tài sản tăng thêm, không còn chuyện muốn kê
khai bao nhiêu thì khai mà phải giải trình.
Các cơ quan làm công tác phát hiện tham nhũng như kiểm toán, thanh tra,
kiểm tra đảng, CQĐT… sẽ được khai thác bản kê khai tài sản của cán bộ,
công chức để phục vụ việc phát hiện tham nhũng. Như vậy, những bản kê
khai này sẽ không còn nằm trong danh mục tài liệu mật.
Diệp Văn Sơn
(Blog Kim Dung)Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?Kê khai mà bí mật thì như không!Việc cán bộ kê khai tài sản nhưng lại được giữ bí mật, không công khai như cách nói của ông chánh văn phòng Công an tỉnh Bến Tre thì kê khai tài sản chẳng có ý nghĩa gì. Bởi, mục đích của việc kê khai tài sản mà Đảng ta đưa ra cũng là một trong những biện pháp nhằm làm rõ tài sản hiện có của cán bộ, qua đó giúp ích rất lớn trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Vì vậy, sau khi cán bộ kê khai tài tài sản thì nên dán thông báo công khai tại cơ quan để cán bộ, nhân viên trong toàn cơ quan được biết, nhằm giám sát lẫn nhau để phản ánh kịp thời những tài sản “ngoài luồng” mà cán bộ không kê khai. Có như vậy, công cuộc phòng chống tham nhũng của chúng ta mới đạt hiệu quả cao.Còn nhớ thời kỳ trước giải phóng, khi tôi tham gia lực lượng cách mạng, mỗi lần gia đình gửi quà vào đơn vị đều phải báo cáo công khai với đơn vị là gửi quà gì. Việc kê khai tài sản rồi thông báo công khai không có gì phải giữ bí mật. Nếu chỉ một bộ phận lãnh đạo mới có quyền biết việc kê khai tài sản thì xem như công cuộc phòng chống tham nhũng khó đạt kết quả khả quan.H.DũngXác minh để trả lời cho công luận rõChiều 29-11, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho biết luật hiện hành quy định việc xác minh bản kê khai tài sản chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu cho thấy người kê khai không trung thực hoặc bản kê khai có nhiều tài sản bất minh. Không có dấu hiệu gì bất thường thì không thể xác minh được. Việc xác minh tài sản cũng có thể thực hiện trong giai đoạn cơ quan quản lý xem xét bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.Trường hợp ông Trần Hoàng Anh còn trẻ tuổi nhưng đã đứng tên sở hữu nhiều tài sản “khủng”, ông Đạt khẳng định thẩm quyền xem xét bản kê khai tài sản có trung thực hay không thuộc về Công an tỉnh Bến Tre. Nếu Công an tỉnh Bến Tre thấy những tài sản ông Anh kê khai có nhiều dấu hiệu không đúng với thực tế thì có thể thành lập đoàn xác minh để trả lời cho công luận rõ.T.KhaTài sản không thuộc bí mật đời tưCông khai tài sản là quy định bắt buộc đối với những cá nhân thuộc diện phải công khai theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.Theo đó, tài sản của cá nhân phải kê khai gồm: nhà (hoặc công trình xây dựng khác), quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận; nhà, đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc giấy chứng nhận đứng tên người khác; nhà, đất đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu nhà nước; các tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên là tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân và ngân hàng, ô tô, mô tô, xe máy, tàu, thuyền, kim loại quý, đá quý, cổ phiếu và các tài sản khác, các khoản tiền do người khác nợ.Những tài sản nói trên của cá nhân không thuộc danh mục bí mật nhà nước cần phải giữ bí mật. Ngược lại, cá nhân là sĩ quan công an từ cấp phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng trở lên trong Công an Nhân dân thì phải minh bạch.Dưới góc độ bí mật đời tư thì pháp luật điều chỉnh tại điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2005: Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Theo điều luật này, chỉ thu nhập mới thuộc bí mật còn tài sản không thuộc bí mật đời tư và luật chỉ điều chỉnh đối tượng là cá nhân bình thường không thuộc diện phải minh bạch tài sản, thu nhập. Cho nên không có bất kỳ lý do gì mà không minh bạch tài sản của cá nhân là sĩ quan công an thuộc diện phải minh bạch tài sản, thu nhập.Trần Đình (quận Gò Vấp, TP HCM)
Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…
Dư luận phê phán ông Trần Văn Truyền “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản”
“Có được Bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo về dấu
hiệu vi phạm chính sách nhà, đất (thực chất là tham nhũng) của ông Trần
Văn Truyền, chúng tôi mừng lắm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân gắn bó với Đảng hơn. Cảm ơn nhóm phóng viên và Tổng Biên tập Báo
Người cao tuổi đã vượt qua mọi sự nghiệt ngã, thể hiện bản lĩnh vững
vàng, rất kiên cường, dám đấu tranh chống tham nhũng bằng nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân với Tổ quốc”. Nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu
trí, bạn đọc trên mọi miền nhắn tin, điện thoại tới Tòa soạn Báo Người
cao tuổi khẳng định như vậy!…
Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…
Theo điều tra của Báo Người cao tuổi tại Bến Tre, ông Trần Văn Truyền
xuất thân từ một quân nhân ở Đại đội 3, Tiểu đoàn 516. Khi ra trận, do
trực thăng của địch ruồng bố, chiến sĩ Trần Văn Truyền bỏ ngũ, trốn về
làm công tác Đoàn Thanh niên ở huyện Ba Tri. Do “quan hệ” với con gái
Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, ông bố vợ tương lai bố trí “chàng rể” làm ở
Ban Tổ chức Huyện ủy. Sau này ông Truyền báo cáo tổ chức, do bị thương
nên không quay về đơn vị cũ. Vậy ngọn gió nào đưa ông lên chức Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, rồi
lên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre. Ngồi ghế này, lợi dụng lúc
Bí thư Tỉnh ủy đi họp Trung ương, ông Truyền “hiến kế” rút ngân sách của
Ban Tài chính Quản trị phân phát cho mỗi Tỉnh ủy viên một xe gắn máy
Drem II trị giá 20 triệu đồng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được gấp
đôi (40 triệu đồng). Nhiều cán bộ lão thành đã nghỉ hưu gửi đơn tố cáo
lên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc ấy và có chỉ đạo các cơ quan chức năng
vào cuộc. Vậy mà ông Truyền vẫn lên giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi lên cao
hơn ở ngoài Trung ương. Nhiều cán bộ lão thành ở Bến Tre nhận xét: “Ba
Truyền tham nhũng có truyền thống!”. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham
ô, vụ lợi, khai man tài sản, dối lừa. Ngay khi Báo Người cao tuổi phát
hiện đăng bài báo đầu tiên về ông Trần Văn Truyền thì ông Cao Văn Trọng,
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến
Tre trả lời với báo chí về khu đất 16.567,4m2 của con trai và 8.000m2
đất của con gái ông Truyền mua với nhiều căn nhà ở các nơi, con trai ông
Truyền mua rồi “san lấp cải tạo lại, nhà ông Truyền xây cũng nhỏ, đơn
sơ, đồ đạc không có gì”. Phát ngôn bao che, đánh lừa dư luận của ông Cao
Văn Trọng như thế cũng cần xem xét lại tư cách, cán bộ. Nhân dân Bến
Tre ví von ông Trọng “là Lê Lai cứu chúa… chổm”. Khu đất 315m2 ông
Truyền làm nhà cho thuê tại số 598 – B5, đường Nguyễn Thị Định, phường
Phú Khương, tuy ông Truyền không có đơn xin cấp đất và cũng không có xác
nhận của cơ quan, nhưng ông Huỳnh Văn Be, Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy vẫn
biếu không. Con trai ông Be mới chỉ Thiếu úy cũng được bố cấp hàng
nghìn mét vuông xây biệt thự. Khu đất này nguyên là ruộng canh tác hợp
pháp của một hộ gia đình có 11 nhà giáo, trước giải phóng miền Nam bị
chế độ Ngụy quyền chiếm đoạt, sau giải phóng hộ dân này gửi hàng trăm lá
đơn xin lại thì ông Huỳnh Văn Be quyết định không trả (11/12 người
trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị xem xét, giải quyết) ông Be giữ lại
phân phát cho 10 cán bộ của tỉnh.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền đầu tư hơn nửa tỉ đồng.
Dư luận đặt câu hỏi, bà mẹ nuôi cho ông Truyền có biệt thự ở Quận 9, TP
Hồ Chí Minh lại là người nhận ông làm con nuôi vào thời điểm ông làm
Tổng TTCP. Con gái ông Truyền được vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Dầu khí, con rể từ Công an xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre)
được lên “làm quan” ở Cục Cảnh sát Giao thông phía Nam thuộc Bộ Công an.
Con dâu ông được làm đại lí độc quyền bia Sài Gòn trong tỉnh, v.v… Nếu
là con thương binh, liệt sĩ, con của những anh hùng liệu có xin được
công việc dễ dàng vậy không? Chuyện ông Trần Văn Truyền chui sâu, leo
cao để tham nhũng không thể xử lí hành chính như những kẻ ăn cắp chó, ăn
cắp xe đạp…? Nhiều cán bộ lão thành bức xúc về công tác quy hoạch, bố
trí, sử dụng và quản lí cán bộ. Ngoài chuyện tham ô tham nhũng, lừa dân,
dối Đảng có hệ thống, ông Truyền còn khai man lí lịch khi ứng cử Đại
biểu Quốc hội ở Bến Tre. Tuy chưa có bằng cấp III bổ túc văn hóa, nhưng
ông vẫn vào học Đại học Luật Khóa I tại chức ở tỉnh lị Bến Tre, kê khai
sơ yếu lí lịch trích ngang “Tốt nghiệp Đại học Luật”. Chúng tôi đến
Trường Đại học Luật Hà Nội, được Trưởng khoa Tại chức cho xem sổ lưu thì
thấy danh sách 21 học viên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp, trong đó
có thí sinh Trần Văn Truyền đứng hàng số thứ tự thứ sáu, v.v…
Nỗi trăn trở của người cầm bút chống tham nhũng
Để tìm được căn bệnh “lợi dụng chức vụ quyền hạn tham nhũng” của ông
Trần Văn Truyền, theo chỉ đạo của Tổng Biên tập, nhóm phóng viên Báo
Người cao tuổi phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, vượt qua bao rào
cản khắc nghiệt và miệng người cười chê, oán trách mới có được những
thông tin chính xác, những tấm ảnh cụ thể. Khó khăn nhất là tất cả nhà,
đất với hàng chục sổ đỏ đều do vợ, con ông Truyền đứng tên chủ sở hữu, ở
nhiều địa phương nên việc đi lại, xác minh không đơn giản. Chính quyền
các địa phương (ngoài tỉnh Bến Tre) không biết tên tuổi vợ, con ông
Truyền. Mặt khác, khi phóng viên đề cập tới ông Tổng TTCP thì số đông
cán bộ địa phương đều tỏ ý lo sợ, không dám cung cấp thông tin. Đi đến
đâu chúng tôi cũng nhận được câu trả lời việc này “không biết”. Có những
người xem chúng tôi là những cây bút chuyên xoi mói chuyện đời tư người
khác đã nghỉ hưu.
Trong thời gian trông chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chúng tôi đã nhận một số tin nhắn hăm dọa, thô tục.
Về Bến Tre thì ông Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tổng thu ngân sách của
tỉnh không đủ nuôi riêng ngành Giáo dục. Trong hai cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, Bến Tre có 35.376 liệt sĩ, 15.154 thương binh, 1.506
bệnh binh và 2.205 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Toàn tỉnh vẫn còn 31.657 hộ
nghèo, chiếm 8,59%. Vậy mà ở vùng đất nghèo khó này lại mọc lên “Vườn
phố Thường vụ” do nhiều cán bộ cấp cao của tỉnh lợi dụng Nghị định
61/NĐ-CP tạo lập lên theo “phong trào” tham nhũng tập thể để chiếm nhà
mặt tiền rồi bán hoặc cho thuê. Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an tỉnh
Hồ Quốc Việt thì tổ chức đường dây làm hộ chiếu giả cho nhiều đối tượng
xấu ra nước ngoài dễ dàng. Ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng TTCP xây dựng
dinh thự trên vùng đất nghèo khó này.
Trở lại Hà Nội, trên những chuyến bay mây mù dày đặc, trong giấc ngủ
chập chờn, chúng tôi cứ bị ám ảnh về khu biệt dinh đồ sộ của ông Truyền
đang gặm nhấm sâu vào từng khúc xương tủy của hàng triệu liệt sĩ trong
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị, cựu Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cựu Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre, 65 năm tuổi Đảng cho biết: “Tôi rất
mừng khi đọc được thông cáo báo chí về Kết luận của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đối với ông Trần Văn Truyền. Từ một thanh niên “đào ngũ” mà
trở thành Bộ trưởng, chạy giặc mà dám khai báo với tổ chức là bị thương
rồi bỏ trốn. Những kẻ như vậy cần phải xử lí đúng quy định của Đảng và
pháp luật, dân mới tin và gắn bó với Đảng hơn. Tôi và nhiều anh em cán
bộ lão thành khác đang trông chờ, vì đây mới chỉ là kết luận trên giấy”.
Ông Phan Thanh Giảng, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở
Thương mại Bến Tre, 70 năm tuổi Đảng khẳng định: “Ba Truyền gian trá,
xảo quyệt, nhà đất, tiền của mênh mông như thế mà thiếu trung thực, ông
này không còn tư cách là đảng viên, cần xử lí nghiêm minh. Ủy ban Kiểm
tra Trung ương mới chỉ đề cập tới nhà, đất, còn chuyện mua chức quyền mà
ông ta kí bổ nhiệm, nâng hàm cấp hơn 60 người trước khi nghỉ hưu thì
chưa thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập tới? Tôi lo nhất là xử lí
kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Nếu cán bộ cấp cao nào cũng thế, thử hỏi đất
nước còn gì, dân còn gì, dân sẽ tin vào đâu? Thật đau lòng ở một vùng
đất có truyền thống cách mạng mà lại sinh sôi, nảy nở thứ hoa dại như
vậy? Nếu không có bản lĩnh, nhiệt huyết, trí tuệ của những người cầm bút
ở Báo Người cao tuổi, ý chí đấu tranh bảo vệ lẽ phải của ông Tổng Biên
tập thì khó có thể tìm ra những con sâu dân mọt nước ấy. Tôi đề nghị
Trung ương phải kịp thời khen thưởng Báo Người cao tuổi, con chim đầu
đàn trong công tác chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng trong giới báo
chí.
Trường Sơn – Hồng Lĩnh
(Người Cao tuổi)
Hiệu Minh - Lan man về chuyện vắng mặt của đại biểu Quốc hội
Họp QH VN kỳ thứ 8. Ảnh: TTO. |
Thấy báo chí râm ran về chuyện đại biểu QH VN vắng mặt nhiều trong kỳ
họp gần đây, có phiên họp vắng tới 100 vị, chiếm 1/5 tổng số được dân
bầu. Có lẽ do phong thủy của nhà QH mới gây áp lực ảo nên nhiều cụ thấy
khó chịu :?:
Nếu một lớp học trẻ ranh mà cứ 5 em có một em vắng mặt, thầy cô giáo
chắc chắn gửi giấy triệu tập phụ huynh và hỏi tại sao. Tuy nhiên, phụ
huynh có thể chất vấn, thầy cô dạy dỗ thế nào mà để 1/5 vắng mặt. Cái gì
cũng có hai mặt của nó.
Họp QH tại Mỹ cũng vậy. Châu Âu, châu Úc, châu Phi và ngay cả châu Nam
cực có QH thì người ta vẫn vắng mặt như thường. Ngoài lý do chính đáng,
còn có chuyện, hoặc là nghị gật nên chán, hoặc là sự vô trách nhiệm của
người được dân bầu.
Quốc hội Mỹ (cả Hạ viện và Thượng viện) không bắt buộc đại biểu có mặt,
nhưng nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng. Giống như lớp học trẻ con,
vắng mặt thì phụ huynh phải viết đơn xin nghỉ học cho các em.
Năm 2011, báo chí Mỹ rộn lên tin một nghị viên xin nghỉ vắng mặt tại Hạ
viện. Ông Anthony Weiner’s (Dân chủ của New York) thông báo vắng mặt chứ
không phải từ chức. Lý do vì bố này chat chít online với phụ nữ không
đứng đắn, bị lãnh đạo đảng “tối cao” lên án và yêu cầu từ chức. Lão chơi
gái nhưng nhất định ôm ghế nên tìm cách vắng mặt mà không phạm luật.
Luật của QH Mỹ, nếu vắng mặt có lý do, nghị viên vẫn được hưởng lương
(174.000USD/năm), bảo hiểm như thường. Tuy nhiên, vắng mặt nhiều quá,
lần sau khó đậu.
Các nghị viên có thể vắng mặt từ 1 ngày đến vài ngày với lý do như phải
mổ cái gì đó, hoặc bận do công việc quan trọng của tiểu bang, đi dự tang
lễ quan trọng, lý do sức khỏe hay do thời tiết xấu. Nhưng không thể
nghỉ mà không có lý do.
Có người nghỉ thời gian dài như bà Gabrielle Giffords (TNS D-Arizona) bị
bắn vào đầu và vắng cả năm. Lão Joe Biden “trốn họp” tới 7 tháng vì
phải xử lý não năm 1988 dân vẫn nhớ đến khi làm PTT. Ông TNS Tim Johnson
cũng bỏ họp tới 9 tháng liền trong hai năm 2006-2007 vì liên quan đến
bệnh não. Ông John Sullivan (R-Oklahoma) bỏ họp cả tháng vì phải đi chữa
bệnh nghiện rượu.
Có một ông nghỉ không lý do lý trấu năm 2002 là TNS John Ensign
(R-Nevada), bỏ họp 2 tuần liền, khi hỏi sao nghỉ, bố ấy tuyên bố xanh
rờn “lý do cá nhân – personal reasons.”
Những vụ như thế báo chí nhớ rất lâu và cứ có chuyện là giới truyền
thông lôi ra câu views. Họ còn có cả danh sách những người hay vắng mặt
khi bỏ phiếu dự luật.
Who Missed the Most Votes? – Những người vắng mặt nhiều nhất khi bỏ phiếu dự luật.
Democrats – Dân chủ
76.26% Sen. Frank Lautenberg (D-NJ)
59.82% Rep. Carolyn McCarthy (D-NY)
54.55% Sen. John Kerry (D-MA)
40.00% Rep. Bobby Rush (D-IL)
18.90% Rep. Allyson Schwartz (D-PA)
18.08% Rep. Luis Gutierrez (D-IL)
17.26% Rep. Charles Rangel (D-NY)
15.34% Rep. Cedric Richmond (D-LA)
14.43% Rep. Steven Horsford (D-NV)
13.52% Rep. Rubén Hinojosa (D-TX)
Republicans – Cộng hòa
97.81% Rep. John Boehner (R-OH)
52.00% Rep. Jo Ann Emerson (R-MO)
44.47% Rep. John Campbell (R-CA)
32.24% Rep. Gary Miller (R-CA)
32.18% Rep. C. W. Bill Young (R-FL)
28.86% Rep. Jaime Herrera Beutler (R-WA)
21.00% Rep. Alan Nunnelee (R-MS)
14.70% Rep. Howard Coble (R-NC)
14.63% Sen. Jeffrey Chiesa (R-NJ)
14.61% Rep. Jack Kingston (R-GA)
Nhìn danh sách thấy bác John Kerry “nhà mềnh” vắng tới 55%, lý do đi
công du suốt, không thể dự được. Lão John Boehner cũng nổi tiếng, gần
như 100% không bỏ phiếu, thế mà làm chủ tịch Hạ viện. Hay là chủ tịch HV
không cần bỏ phiếu.
Giá QH VN có thống kê như trên thì sự vắng mặt tại nghị trường sẽ bớt
đi. Công bố cho cả nước biết thì hay hơn là viết bài chung chung mà
không có số liệu, ai vắng bao nhiêu ngày, có lý do hay không có lý do.
Vắng mặt tới 1/5 quân số như Quốc hội “nhà mềnh” hơi bị kinh. Ngày xưa
mình đi học, đi bộ ngày 3-4km dù mới học cấp 1, cấp 2, nhưng ít khi bỏ
học, trừ khi sốt cao hoặc bão cấp 12. Các thầy cô bảo, nếu em thấy
trường lớp không thú vị thì đừng đến làm ảnh hưởng đến các bạn ham học
khác.
Họp Quốc hội cũng vậy, nếu không thấy các cuộc họp không có ý nghĩa, các
vị cứ nghỉ ở nhà cho khỏe. Đừng đến mà bỏ phiếu cho qua chuyện. Và nếu
như thế thì đừng xin vào QH, từ chức đi cho khỏe.
Nhân chuyện lão Anthony Weiner nghỉ họp ở QH Mỹ vì chót đi “đuổi bướm”, mình nhớ bài thơ “Quê hương” của Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao …
Nhờ ai dịch sang tiếng Anh tặng lão Anthony Weiner nhỉ…
Những ngày trốn nghị trường
Đuổi bướm cạnh bờ Hudson (sông ở New York).
Chúc các cụ vui ngày Chủ Nhật. Nhớ làm thơ thật nhiều về nghị viên vắng mặt :)
Hiệu Minh
30-11-2014.
Viết trên sân bay Inchon – Hàn Quốc
(Blog Hiệu Minh)
Việt Nam sẽ vỡ nợ?
Bài viết này tìm hiểu tình trạng nợ công « nguy kịch » của Việt Nam và đề nghị một số giải pháp.
Định nghĩa “nợ công”
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
Nợ chính phủ thường được phân loại thành:
Nợ trong nước (chủ nợ là người dân) và nợ nước ngoài (chủ nợ người ngoại quốc).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ của chính phủ
1. Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủcó thể tăng thuế, giảm chi hoặc in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có mức cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với trái phiếu phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, đồng thời còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
2. Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu của họ không cao.
Cách tính nợ công của Việt Nam … “không giống ai”
Theo Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới về tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay, thì cách tính nợ công của Việt Nam khác thế giới rất nhiều. Nợ công của Việt Nam chỉ nói đến nợ của Chính phủ và bộ máy công quyền, chứ không hề tính tới nợ của doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp công ích và bảo hiểm xã hội mà nhà nước phải chịu trách nhiệm. Do trong định nghĩa nợ công không có các khoản này nên không đánh giá đúng tình trạng trầm trọng của nợ công và nguy cơ vỡ nợ của quốc gia.
Năm ngoái (2013), Việt Nam báo cáo nợ công chiếm 54% GDP (Tổng sản lượng Quốc gia), nhưng có nguồn tính ra lên tới 106% GDP nếu tính thêm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Còn năm nay, con số đó có thể cao hơn nhiều. Con số 64% hiện tại chỉ phản ánh một nửa thực tế. Xét về thực chất, nợ công VN đang ở mức “rất nguy hiểm” nếu theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Khả năng trả nợ của Việt Nam
Theo ông Bùi Ngọc Sơn, khả năng trả nợ không chỉ đánh giá bằng tổng số nợ hay tỷ lệ nợ so với GDP mà còn do tiềm lực trả nợ của quốc gia. Nếu so sánh tỷ lệ Nợ Công/GDP , Nhật nợ tới 200%, Mỹ nợ 100% mà không có vấn đề gì. Trong khi đó, Argentina vỡ nợ khi nợ công mới ở mức 54% GDP. Do đó, khi Việt Nam đưa ra tỷ lệ an toàn để khỏi vỡ nợ là 65% của GDP thì đây là điều không thực tế.
Điều quan trọng là phải xem tốc độ gia tăng nợ nhanh hay chậm so với tốc độ tăng trưởng của GDP và triển vọng phát triển của nền kinh tế. Argentina vỡ nợ vì tốc độ gia tăng nợ rất nhanh, không kiểm soát được chi tiêu của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu vay nước ngoài ồ ạt, trong khi xuất khẩu lại rất kém.
Nước ngoài khi cho vay sẽ căn cứ vào khả năng tăng trưởng và năng lực xuất khẩu. Nếu tăng trưởng chậm, xuất khẩu có vấn đề thì không còn ai muốn đưa tiền vào đất nước đó. Và đó là thảm họa đã xảy ra ở Argentina.
Nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam đã vượt trần. (theo báo cáo Quốc hội hoàn thành ngày 28/10/2014) . Nhiều đại biểu QH bày tỏ sự lo lắng trước tình hình nợ công lớn, xu hướng tăng nhanh, rủi ro lớn, và đang ở mức báo động; áp lực trả nợ rất lớn trong khi năng lực trả nợ của nhà nước không cao.
Trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013), chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương cho biết: cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla)
Bản tập hợp ý kiến thảo luận cũng nhấn mạnh: “Nhiều đại biểu cho rằng nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị”.
Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách, cho báo Tuổi Trẻ trong nước biết: Tính trong nhiệm kỳ (2011-2015), chính phủ phải vay khoảng 872.000 tỉ đồng để bù bội chi ngân sách và phát hành 395.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ bản (tổng cộng hai khoản khoảng 60 tỉ USD, tức trung bình 12 tỉ một năm).
Đặc biệt, năm 2014 Việt Nam đã phải vay 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015, nợ đến hạn phải trả của VN là 280.000 tỉ (hơn 13 tỉ USD) nhưng chỉ lo được 150.000 tỉ để trả nợ và phải vay 130.000 tỉ (hơn 6 tỉ USD) để đảo nợ.
Nợ trái phiếu chính phủ trong nước tương đối ngắn hạn và có lãi suất cao, cho nên yêu cầu chi trả nợ hàng năm cũng tăng lên rất nhanh, yêu cầu đó trong năm nay và 2015 đã vượt mức an toàn 25% của ngân sách.
Tác động của nợ chính phủ
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng GDP chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô, tức đi vay để phát triển, sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (tức hoạt động của chính phủ làm giảm mức hoạt động của tư nhân) và nguy cơ lạm phát như sau:
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành thêm trái phiếu, điều này làm giá của trái phiếu giảm, do đó, chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới chiêu dụ được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu.
Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực (ngắn hạn) từ việc tăng chi tiêu chính phủ và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực (dài hạn) tới tốc độ tăng trưởng thực.
Hệ lụy do vỡ nợ
Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam đang là một đe dọa hiển nhiên theo sự nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế. Nếu quốc gia vỡ nợ, tình trạng kinh tế sẽ suy sụp như sau:
1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm.
2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.
3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.
4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.
6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc.
Đó là trong ngắn hạn. Còn dài hạn thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ – có thể suốt đời, và nhiều thế hệ. Tiền trả các món nợ đó sẽ cướp đi cơ hội đầu tư để phát triển đất nước. Việt Nam tiếp tục đi giật lùi so với đà phát triển của thế giới, và có thể tiếp tục bị chi phối, khai thác, thao túng bởi những thành phần xấu trong cộng đồng dân tộc cũng như ngoại bang.
Giải pháp cấp cứu Việt Nam
Ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính quốc tế từ Hà Nội nhận định:
“Phải tìm cách hãm lại gánh nợ công, hãm lại đầu tư công, hãm lại những thứ gọi là những phí phạm trong vấn đề quản lý nhà nước, hãm lại những cái rút ruột công trình, hãm lại vấn đề cán bộ nhà nước không kiểm tra đầy đủ chi tiêu nợ công.”
Chuyên gia ngoài chính phủ trong & ngoài nước nhiều lần kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế, công khai minh bạch và dân chủ trong kinh tế thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững. Tham nhũng đi đôi với lãng phí và đầu tư không hiệu quả.
Cách tính nợ công khác thường của Bộ Tài chính Việt Nam và cách tính GDP của Việt Nam nhằm tạo một bộ mặt kinh tế tốt đẹp đã tạo ra nguy cơ lâu dài cho nền kinh tế. Thời báo kinh tế Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/8/2014 tại Hội nghị Đà Nẵng, nguyên văn: “Yêu cầu các tỉnh thành từ nay phải tính toán xác thực không tô hồng hay làm sai lệch vì trong những năm qua tỉnh thành nào cũng báo cáo GDP tăng trưởng 10% tới 15% nhưng GDP cả nước chỉ tăng từ 5% đến 7%.”
Theo các chuyên gia, cách tính GDP không xác thực dẫn tới sai lầm dây chuyền trong nền kinh tế, từ kế hoạch phát triển cho đến đầu tư sai lạc và dàn trải kém hiệu quả. Một đất nước với các chỉ số ảo về tăng trưởng GDP, nợ công không được công bố một cách đầy đủ và minh bạch thì khó có thể bảo đảm không có ngày vỡ nợ. Những khoản nợ công bị phung phí ngày hôm nay chính là gánh nặng cho các thế hệ Việt Nam mai sau (RFA).
Các đối sách ứng phó để tránh vỡ nợ chưa hề thấy Nhà nước Việt Nam đưa ra trừ việc cảnh giác nguy cơ và dự trù bán tài nguyên, thu thêm thuế và mượn thêm tiền để đảo nợ. Các chuyên gia nhận định cần phải :
- Thứ nhất, điều chỉnh ngay những khoản chi ngân sách. Hiện nay, Việt Nam có tỉ lệ sử dụng ngân sách Nhà nước rất cao trong khu vực, so với phần trăm GDP và đấy là một gánh nặng đối với người dân.
- Thứ hai, chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, vì nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa cũng như không thể tăng trưởng với số vốn đầu tư quá ít.
- Thứ ba, cần phải tái cấu trúc đầu tư công và phải có những biện pháp để giám sát và đầu tư công hiệu quả hơn. Cho đến nay, Nhà nước vẫn muốn trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh, đưa đến tình trạng thua lỗ.
Theo Ts Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế trong nước, thì « Việc giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu lâu dài, những điều đó đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải trải qua một cuộc cải cách hết sức mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả kỳ đổi mới cách đây 30 năm » (RFA).
Giải pháp đề nghị từ tác giả
Tác giả bài viết này xin đưa ra một số giải pháp cấp thiết và cải cách lâu dài, bao gồm:
Thành lập một Ủy Ban Cấp Cứu Nợ Công (UBCCNC) với các chuyên gia yêu nước để nghiên cứu các giải pháp thực tiễn, không phân biệt trong nước hay hải ngoại. UBCCNC hoạt động độc lập với Đảng và Nhà nước, và có toàn quyền giám sát, quyết định và đề nghị giải pháp.
Song song, thực hiện 3 yếu tố căn bản cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh, đó là :
Thiết lập hệ thống thanh tra độc lập/chuyên nghiệp, và nền truyền thông tự do/độc lập để bảo đảm « kiểm tra và cân bằng » (check and balances) hầu bài trừ tham nhũng và những hoạt động khuất tất, bảo đảm minh bạch/công khai sổ sách chi thu và các chính sách kinh tế.
Thiết lập một nền luật pháp nghiêm minh.
Thiết lập nền chính trị « tam quyền phân lập » để tránh tình trạng « mâu thuẫn lợi ích » (conflict of interest), xóa bỏ chính sách ưu đãi và đặc quyền/đặc lợi.
Ngay lập tức, yêu cầu mọi cấp chính quyền « thắt lưng buộc bụng », xong cần nghiên cứu để các khoản chi cho công ích xã hội không bị giảm làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đã quá khó khăn của người dân hiện nay. Hữu hiệu hóa các chi tiêu và đầu tư cho đúng người, đúng việc.
Cắt giảm tối đa hệ thống công an, cảnh sát, dư luận viên hiện nay đang được xử dụng dư thừa và vô ích để theo dõi và hành hung các nhà yêu nước.
Cải thiện guồng máy quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu năng hiện nay.
Thay đổi tư duy về một nền « kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa». Dẹp bỏ các công ty quốc doanh và tư hữu hóa các hoạt động kinh tế. Cần phải cải tổ nền kinh tế theo nguyên tắc kinh tế thị trường đúng nghĩa, không thể tiếp tục cấu trúc quái thai « KTTT dưới định hướng XHCN »
Hợp tác chân thành với các quốc gia dân chủ khắp nơi để thoát khỏi sự khuynh loát/lấn lướt cả về kinh tế lẫn chính trị của Trung Cộng.
Để thực hiện được những điều này, lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam cần cởi bỏ tư duy « thù nghịch » và « nghi ngờ » với bất cứ ai khác chính kiến hoặc cổ võ cho tự do/dân chủ. Cần có tư duy cấp tiến của thế kỷ 21 – cởi mở, chấp nhận mọi khuynh hướng, tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân, hợp tác để cùng tiến (win-win situation), thay vì lối suy nghĩ lạc hậu « ta-địch, thắng-thua » của thế kỷ trước.
Liệu những người trách nhiệm có can đảm làm một cuộc cách mạng « Tư Duy » để dân chủ hóa nền kinh tế, để dân chủ hóa đất nước, để cứu nguy Việt Nam và khép lại trang sử đen tối của dân tộc?
Định nghĩa “nợ công”
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
Nợ chính phủ thường được phân loại thành:
Nợ trong nước (chủ nợ là người dân) và nợ nước ngoài (chủ nợ người ngoại quốc).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ của chính phủ
1. Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủcó thể tăng thuế, giảm chi hoặc in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có mức cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với trái phiếu phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, đồng thời còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
2. Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu của họ không cao.
Cách tính nợ công của Việt Nam … “không giống ai”
Theo Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới về tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay, thì cách tính nợ công của Việt Nam khác thế giới rất nhiều. Nợ công của Việt Nam chỉ nói đến nợ của Chính phủ và bộ máy công quyền, chứ không hề tính tới nợ của doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp công ích và bảo hiểm xã hội mà nhà nước phải chịu trách nhiệm. Do trong định nghĩa nợ công không có các khoản này nên không đánh giá đúng tình trạng trầm trọng của nợ công và nguy cơ vỡ nợ của quốc gia.
Năm ngoái (2013), Việt Nam báo cáo nợ công chiếm 54% GDP (Tổng sản lượng Quốc gia), nhưng có nguồn tính ra lên tới 106% GDP nếu tính thêm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Còn năm nay, con số đó có thể cao hơn nhiều. Con số 64% hiện tại chỉ phản ánh một nửa thực tế. Xét về thực chất, nợ công VN đang ở mức “rất nguy hiểm” nếu theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Khả năng trả nợ của Việt Nam
Theo ông Bùi Ngọc Sơn, khả năng trả nợ không chỉ đánh giá bằng tổng số nợ hay tỷ lệ nợ so với GDP mà còn do tiềm lực trả nợ của quốc gia. Nếu so sánh tỷ lệ Nợ Công/GDP , Nhật nợ tới 200%, Mỹ nợ 100% mà không có vấn đề gì. Trong khi đó, Argentina vỡ nợ khi nợ công mới ở mức 54% GDP. Do đó, khi Việt Nam đưa ra tỷ lệ an toàn để khỏi vỡ nợ là 65% của GDP thì đây là điều không thực tế.
Điều quan trọng là phải xem tốc độ gia tăng nợ nhanh hay chậm so với tốc độ tăng trưởng của GDP và triển vọng phát triển của nền kinh tế. Argentina vỡ nợ vì tốc độ gia tăng nợ rất nhanh, không kiểm soát được chi tiêu của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu vay nước ngoài ồ ạt, trong khi xuất khẩu lại rất kém.
Nước ngoài khi cho vay sẽ căn cứ vào khả năng tăng trưởng và năng lực xuất khẩu. Nếu tăng trưởng chậm, xuất khẩu có vấn đề thì không còn ai muốn đưa tiền vào đất nước đó. Và đó là thảm họa đã xảy ra ở Argentina.
Nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam đã vượt trần. (theo báo cáo Quốc hội hoàn thành ngày 28/10/2014) . Nhiều đại biểu QH bày tỏ sự lo lắng trước tình hình nợ công lớn, xu hướng tăng nhanh, rủi ro lớn, và đang ở mức báo động; áp lực trả nợ rất lớn trong khi năng lực trả nợ của nhà nước không cao.
Trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013), chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương cho biết: cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla)
Bản tập hợp ý kiến thảo luận cũng nhấn mạnh: “Nhiều đại biểu cho rằng nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị”.
Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách, cho báo Tuổi Trẻ trong nước biết: Tính trong nhiệm kỳ (2011-2015), chính phủ phải vay khoảng 872.000 tỉ đồng để bù bội chi ngân sách và phát hành 395.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ bản (tổng cộng hai khoản khoảng 60 tỉ USD, tức trung bình 12 tỉ một năm).
Đặc biệt, năm 2014 Việt Nam đã phải vay 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015, nợ đến hạn phải trả của VN là 280.000 tỉ (hơn 13 tỉ USD) nhưng chỉ lo được 150.000 tỉ để trả nợ và phải vay 130.000 tỉ (hơn 6 tỉ USD) để đảo nợ.
Nợ trái phiếu chính phủ trong nước tương đối ngắn hạn và có lãi suất cao, cho nên yêu cầu chi trả nợ hàng năm cũng tăng lên rất nhanh, yêu cầu đó trong năm nay và 2015 đã vượt mức an toàn 25% của ngân sách.
Tác động của nợ chính phủ
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng GDP chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô, tức đi vay để phát triển, sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (tức hoạt động của chính phủ làm giảm mức hoạt động của tư nhân) và nguy cơ lạm phát như sau:
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành thêm trái phiếu, điều này làm giá của trái phiếu giảm, do đó, chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới chiêu dụ được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu.
Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực (ngắn hạn) từ việc tăng chi tiêu chính phủ và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực (dài hạn) tới tốc độ tăng trưởng thực.
Hệ lụy do vỡ nợ
Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam đang là một đe dọa hiển nhiên theo sự nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế. Nếu quốc gia vỡ nợ, tình trạng kinh tế sẽ suy sụp như sau:
1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm.
2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.
3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.
4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.
6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc.
Đó là trong ngắn hạn. Còn dài hạn thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ – có thể suốt đời, và nhiều thế hệ. Tiền trả các món nợ đó sẽ cướp đi cơ hội đầu tư để phát triển đất nước. Việt Nam tiếp tục đi giật lùi so với đà phát triển của thế giới, và có thể tiếp tục bị chi phối, khai thác, thao túng bởi những thành phần xấu trong cộng đồng dân tộc cũng như ngoại bang.
Giải pháp cấp cứu Việt Nam
Ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính quốc tế từ Hà Nội nhận định:
“Phải tìm cách hãm lại gánh nợ công, hãm lại đầu tư công, hãm lại những thứ gọi là những phí phạm trong vấn đề quản lý nhà nước, hãm lại những cái rút ruột công trình, hãm lại vấn đề cán bộ nhà nước không kiểm tra đầy đủ chi tiêu nợ công.”
Chuyên gia ngoài chính phủ trong & ngoài nước nhiều lần kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế, công khai minh bạch và dân chủ trong kinh tế thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững. Tham nhũng đi đôi với lãng phí và đầu tư không hiệu quả.
Cách tính nợ công khác thường của Bộ Tài chính Việt Nam và cách tính GDP của Việt Nam nhằm tạo một bộ mặt kinh tế tốt đẹp đã tạo ra nguy cơ lâu dài cho nền kinh tế. Thời báo kinh tế Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/8/2014 tại Hội nghị Đà Nẵng, nguyên văn: “Yêu cầu các tỉnh thành từ nay phải tính toán xác thực không tô hồng hay làm sai lệch vì trong những năm qua tỉnh thành nào cũng báo cáo GDP tăng trưởng 10% tới 15% nhưng GDP cả nước chỉ tăng từ 5% đến 7%.”
Theo các chuyên gia, cách tính GDP không xác thực dẫn tới sai lầm dây chuyền trong nền kinh tế, từ kế hoạch phát triển cho đến đầu tư sai lạc và dàn trải kém hiệu quả. Một đất nước với các chỉ số ảo về tăng trưởng GDP, nợ công không được công bố một cách đầy đủ và minh bạch thì khó có thể bảo đảm không có ngày vỡ nợ. Những khoản nợ công bị phung phí ngày hôm nay chính là gánh nặng cho các thế hệ Việt Nam mai sau (RFA).
Các đối sách ứng phó để tránh vỡ nợ chưa hề thấy Nhà nước Việt Nam đưa ra trừ việc cảnh giác nguy cơ và dự trù bán tài nguyên, thu thêm thuế và mượn thêm tiền để đảo nợ. Các chuyên gia nhận định cần phải :
- Thứ nhất, điều chỉnh ngay những khoản chi ngân sách. Hiện nay, Việt Nam có tỉ lệ sử dụng ngân sách Nhà nước rất cao trong khu vực, so với phần trăm GDP và đấy là một gánh nặng đối với người dân.
- Thứ hai, chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, vì nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa cũng như không thể tăng trưởng với số vốn đầu tư quá ít.
- Thứ ba, cần phải tái cấu trúc đầu tư công và phải có những biện pháp để giám sát và đầu tư công hiệu quả hơn. Cho đến nay, Nhà nước vẫn muốn trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh, đưa đến tình trạng thua lỗ.
Theo Ts Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế trong nước, thì « Việc giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu lâu dài, những điều đó đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải trải qua một cuộc cải cách hết sức mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả kỳ đổi mới cách đây 30 năm » (RFA).
Giải pháp đề nghị từ tác giả
Tác giả bài viết này xin đưa ra một số giải pháp cấp thiết và cải cách lâu dài, bao gồm:
Thành lập một Ủy Ban Cấp Cứu Nợ Công (UBCCNC) với các chuyên gia yêu nước để nghiên cứu các giải pháp thực tiễn, không phân biệt trong nước hay hải ngoại. UBCCNC hoạt động độc lập với Đảng và Nhà nước, và có toàn quyền giám sát, quyết định và đề nghị giải pháp.
Song song, thực hiện 3 yếu tố căn bản cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh, đó là :
Thiết lập hệ thống thanh tra độc lập/chuyên nghiệp, và nền truyền thông tự do/độc lập để bảo đảm « kiểm tra và cân bằng » (check and balances) hầu bài trừ tham nhũng và những hoạt động khuất tất, bảo đảm minh bạch/công khai sổ sách chi thu và các chính sách kinh tế.
Thiết lập một nền luật pháp nghiêm minh.
Thiết lập nền chính trị « tam quyền phân lập » để tránh tình trạng « mâu thuẫn lợi ích » (conflict of interest), xóa bỏ chính sách ưu đãi và đặc quyền/đặc lợi.
Ngay lập tức, yêu cầu mọi cấp chính quyền « thắt lưng buộc bụng », xong cần nghiên cứu để các khoản chi cho công ích xã hội không bị giảm làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đã quá khó khăn của người dân hiện nay. Hữu hiệu hóa các chi tiêu và đầu tư cho đúng người, đúng việc.
Cắt giảm tối đa hệ thống công an, cảnh sát, dư luận viên hiện nay đang được xử dụng dư thừa và vô ích để theo dõi và hành hung các nhà yêu nước.
Cải thiện guồng máy quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu năng hiện nay.
Thay đổi tư duy về một nền « kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa». Dẹp bỏ các công ty quốc doanh và tư hữu hóa các hoạt động kinh tế. Cần phải cải tổ nền kinh tế theo nguyên tắc kinh tế thị trường đúng nghĩa, không thể tiếp tục cấu trúc quái thai « KTTT dưới định hướng XHCN »
Hợp tác chân thành với các quốc gia dân chủ khắp nơi để thoát khỏi sự khuynh loát/lấn lướt cả về kinh tế lẫn chính trị của Trung Cộng.
Để thực hiện được những điều này, lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam cần cởi bỏ tư duy « thù nghịch » và « nghi ngờ » với bất cứ ai khác chính kiến hoặc cổ võ cho tự do/dân chủ. Cần có tư duy cấp tiến của thế kỷ 21 – cởi mở, chấp nhận mọi khuynh hướng, tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân, hợp tác để cùng tiến (win-win situation), thay vì lối suy nghĩ lạc hậu « ta-địch, thắng-thua » của thế kỷ trước.
Liệu những người trách nhiệm có can đảm làm một cuộc cách mạng « Tư Duy » để dân chủ hóa nền kinh tế, để dân chủ hóa đất nước, để cứu nguy Việt Nam và khép lại trang sử đen tối của dân tộc?
22 tháng 11, 2014
Trần Diệu Chân
Tiến sĩ kinh tế
Tổng hợp từ nhiều nguồn
---------------------
Nguồn tham khảo:
http://boxitvn.blogspot.com/2014/08/ba-thang-mat-mot-ti-ola-bao-gio-viet.html
http://www.ijavn.org/2014/08/nguoi-dan-viet-nam-se-ra-sao-khi-nha.html
http://rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-public-debt-quick-outpaced-10152014151510.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd)
http://vietbao.vn/Kinh-te/That-lung-buoc-bung-de-giam-no-cong/196026602/87/
http://vietbao.vn/Kinh-te/No-cong-cua-Viet-Nam-da-vuot-tran/196042780/87/
http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%A3_ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/viet-nam-dang-vay-no-nhu-the-nao-3100618.html
(Blog Alan Phan)
Blogger Hồng Lê Thọ là người thế nào?
Thêm một chủ blog bị bắt theo điều 258
Ông Hồng Lê Thọ, chủ blog ‘Người lót gạch’, vừa bị công an bắt giam vào
tối thứ Bảy ngày 29/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra về tội
‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo
điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thông tin bắt người này được thông báo trên trang chủ của Bộ Công an Việt Nam và đã được gia đình ông Hồng Lê Thọ xác nhận.
Một cộng sự gần gũi với ông Thọ nói với BBC rằng ông Thọ ‘có cống hiến rất nhiều cho đất nước.
‘Bắt quả tang’
Thông báo của Bộ Công an cho biết họ đã ‘bắt quả tang’, sau đó ‘ra
lệnh khám xét khẩn cấp’ và ‘tạm giữ hình sự’ đối tượng Hồng Lê Thọ theo
‘tin tố giác của quần chúng’.
Hiện không rõ công an bắt quả tang ông Thọ phạm tội danh bị cáo buộc như thế nào và ai là ‘quần chúng tố giác’ ông Thọ.
Cũng theo thông báo này thì công an cáo buộc ông Thọ ‘có hành vi đăng
tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai
lệch là giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước’.
Ông Thọ là người điều hành trang blog ‘Người lót gạch’, một trang tổng
hợp tin tức, bài viết của nhiều tác giả tương tự như trang ‘Anh ba sàm’
mà chủ trang là ông Nguyễn Hữu Vinh cũng đã bị bắt.
Quan điểm chính trị của ông Thọ rất rõ ràng. Cái gì Nhà nước sai thì phê phán, cái gì đúng thì bảo vệ. - Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và là một
cộng sự gần gũi với ông Thọ, nói ông ‘ngạc nhiên’ trước tin ông Thọ bị
bắt giam.
“Anh Thọ có nhiều cái phục vụ cho đất nước. Tôi đánh giá anh ấy là người
rất tốt, chẳng phải đối tượng nguy hiểm gì,” ông Phúc nói.
Theo lời ông Phúc thì trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông Thọ là
‘Việt kiều yêu nước ở Nhật Bản’, từng ‘nằm cản đường xe tăng Mỹ’.
Sau năm 1975, ông Thọ ‘từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật
Bản’ và ‘là bạn rất thân với ông Lê Minh Hương, người từng là Bộ trưởng
Công an’.
‘Bảo vệ chủ quyền Việt Nam’
“Từ khi anh Thọ từ Nhật Bản về nước sống đến nay, chúng tôi đã cộng
tác với nhau nghiên cứu nhiều vấn đề về chủ quyền của Việt Nam trên
Biển Đông,” ông Phúc nói. Ông cũng nhận xét ông Thọ là người ‘có kiến
thức rất uyên bác và có nhiều tài liệu quý bằng tiếng Nhật về chủ
quyền Việt Nam trên Biển Đông’.
Ông Phúc cho biết hai ông đã hợp tác viết chung quyển sách ‘Chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ do Hội người Việt
Nam ở Nhật Bản xuất bản năm 2010.
Ông Phúc không đồng tình với lý do mà Bộ công an đưa ra trong thông báo
về việc bắt ông Thọ. Ông nói: “Hiện nay các blog đăng bài lẫn nhau là
việc làm phổ biến ở Việt Nam chứ không riêng gì anh Thọ.”
“Trong trang blog của mình anh Thọ không viết bài nào, chỉ đăng bài viết
của người khác từ những trang khác,” ông Phúc nói thêm. “Anh ấy không
biểu tình chống Trung Quốc, không ký tên kêu gọi điều này điều kia.”
Về quan điểm chính trị của ông Thọ, ông Phúc cho là rất rõ ràng: “Cái gì Nhà nước sai thì phê phán, cái gì đúng thì bảo vệ.”
“Anh Thọ không có gió chiều nào thì xuôi chiều đó."
(BBC)
5 hành vi xâm phạm đời tư phổ biến ở Việt Nam
Vụ việc Công Phượng làm dấy lên nhiều lo ngại về quyền riêng tư của
cầu thủ này trong khi ngay cả những quy định pháp luật cụ thể về quyền
riêng tư, quyền bí mật đời tư vẫn đang còn thiếu vắng ở Việt Nam. Xuất
phát từ một nền văn hóa xem nhẹ cá nhân hơn cộng đồng, lại trải qua
nhiều cuộc xung đột lãnh thổ lẫn xung đột ý thức hệ đòi hỏi sự hy sinh
lợi ích cá nhân cho lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích giai cấp, người
Việt Nam ngày nay chưa đặt quyền riêng tư của các cá nhân ở vị trí xứng
đáng của nó. Điều đó dẫn đến những vi phạm xảy ra hàng ngày mà chính
người vi phạm lẫn người bị vi phạm có thể cũng không biết.
Luật Khoa tạp chí lựa chọn năm hành vi sau đây để mở đầu cho tuyến đề tài về quyền riêng tư (privacy rights). Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối. Trong một số trường hợp, các hành vi dưới đây có thể được chấp nhận ở một mức độ nào đó bởi các bên liên quan.
1. Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
Ngày 18/11/2014, trang chuyên đề Thể Thao của báo Thanh Niên điện tử (thethao.thanhnien.com.vn) đăng tải bài viết “Phòng tư pháp huyện Đô Lương đã kiểm tra hồ sơ của Công Phượng” của tác giả Khánh Hoan với hình chụp giấy khai sinh của cầu thủ Nguyễn Công Phượng. Trong nhiều bài viết, phóng sự khác cùng khai thác đề tài tương tự, đặc biệt là của chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), các thông tin cá nhân khác của Công Phượng cũng bị khai thác một cách triệt để bất chấp một thực tế là quyền riêng tư của cầu thủ này đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.
Bản thân cơ quan tư pháp địa phương ở huyện Đô Lương (Nghệ An) cũng vi phạm quyền riêng tư của Công Phượng khi tự ý cung cấp giấy khai sinh của cầu thủ này cho giới báo chí.
Trong một diễn biến khác, sau khi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) phát biểu tại Quốc hội ngày 28/10 rằng cần phải đặt tên “thuần Việt” cho con cái, nhiều người dùng mạng xã hội đã đăng tải các hình chụp chứng minh nhân dân của người khác kèm theo những bình luận về cái tên của họ. Vô hình trung, không những thông tin riêng tư của một người được đăng tải công khai, mà còn trở thành đề tài đàm tiếu có tính xúc phạm của người khác.
Những vụ việc tương tự cũng xảy ra phổ biến trong đời sống thường nhật của người Việt Nam, đặc biệt trên hệ thống báo chí và Internet. Không chỉ giấy khai sinh và chứng minh nhân dân, mà hộ chiếu, bằng đại học và nhiều thông tin cá nhân khác trong hồ sơ của các cá nhân cũng bị chia sẻ công khai.
2. Dán bảng điểm công khai ở trường học
Luật Khoa tạp chí lựa chọn năm hành vi sau đây để mở đầu cho tuyến đề tài về quyền riêng tư (privacy rights). Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối. Trong một số trường hợp, các hành vi dưới đây có thể được chấp nhận ở một mức độ nào đó bởi các bên liên quan.
1. Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
Ngày 18/11/2014, trang chuyên đề Thể Thao của báo Thanh Niên điện tử (thethao.thanhnien.com.vn) đăng tải bài viết “Phòng tư pháp huyện Đô Lương đã kiểm tra hồ sơ của Công Phượng” của tác giả Khánh Hoan với hình chụp giấy khai sinh của cầu thủ Nguyễn Công Phượng. Trong nhiều bài viết, phóng sự khác cùng khai thác đề tài tương tự, đặc biệt là của chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), các thông tin cá nhân khác của Công Phượng cũng bị khai thác một cách triệt để bất chấp một thực tế là quyền riêng tư của cầu thủ này đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.
Bản thân cơ quan tư pháp địa phương ở huyện Đô Lương (Nghệ An) cũng vi phạm quyền riêng tư của Công Phượng khi tự ý cung cấp giấy khai sinh của cầu thủ này cho giới báo chí.
Trong một diễn biến khác, sau khi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) phát biểu tại Quốc hội ngày 28/10 rằng cần phải đặt tên “thuần Việt” cho con cái, nhiều người dùng mạng xã hội đã đăng tải các hình chụp chứng minh nhân dân của người khác kèm theo những bình luận về cái tên của họ. Vô hình trung, không những thông tin riêng tư của một người được đăng tải công khai, mà còn trở thành đề tài đàm tiếu có tính xúc phạm của người khác.
Những vụ việc tương tự cũng xảy ra phổ biến trong đời sống thường nhật của người Việt Nam, đặc biệt trên hệ thống báo chí và Internet. Không chỉ giấy khai sinh và chứng minh nhân dân, mà hộ chiếu, bằng đại học và nhiều thông tin cá nhân khác trong hồ sơ của các cá nhân cũng bị chia sẻ công khai.
2. Dán bảng điểm công khai ở trường học
Thí sinh xem điểm thi được dán công khai tại một trường học. Ảnh: baophapluat.vn
Điều tưởng như hiển nhiên tại tất cả các trường học Việt
Nam này lại là một ví dụ điển hình cho sự vi phạm quyền riêng
tư.
Không chỉ dán bảng điểm của học sinh, sinh viên (HSSV) ở những nơi công cộng, các trường học Việt Nam còn đăng tải chúng trên Internet hay đọc điểm của từng người ngay tại lớp học. Rất dễ dàng để bất kỳ ai cũng có thể biết được điểm số của người khác. Tệ hơn nữa, để phân biệt các HSSV trùng họ, tên, các trường học thường đăng kèm các thông tin cá nhân của họ, như ngày sinh, quê quán, số thẻ sinh viên hay lớp học.
Với những HSSV đạt điểm cao, có thể điều đó không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của họ, nhưng rắc rối sẽ xảy ra với những HSSV điểm thấp hay thi trượt môn. Nhưng bất luận hậu quả tâm lý là tốt hay xấu với HSSV, việc đăng tải thông tin cá nhân là hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của họ.
Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để thông báo cho HSSV biết điểm của họ nếu không dán công khai như thế?
Ở nhiều quốc gia, điểm số được phát riêng cho từng người, không ai biết điểm của ai. Nếu phải dán công khai thì thông tin được công bố chỉ bao gồm điểm và mã số của từng người, và mã số này cũng là bí mật của họ, không ai biết mã số của ai. Khi Internet ra đời, mỗi HSSV được cấp một tài khoản riêng để tra cứu điểm thi của mình và những thông tin này hoàn toàn được bảo mật.
Gần như tất cả các trường học ở Mỹ đều phải áp dụng Đạo luật Quyền giáo dục gia đình và Quyền riêng tư năm 1974 (FERPA), với những quy định ngặt nghèo về các thông tin của HSSV (student records). Đạo luật này nghiêm cấm tất cả các hành vi để lộ bất cứ thông tin nào về điểm số hay thành tích và những thông tin riêng tư khác của HSSV với bất cứ ai ngoại trừ HSSV đó và chính cha mẹ của họ (nếu HSSV dưới 18 tuổi). Giáo viên cũng không được phép thảo luận về năng lực học tập của bất cứ sinh viên đại học nào với bất cứ ai khác mà không được phép của sinh viên đó.
3. Đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
Không chỉ dán bảng điểm của học sinh, sinh viên (HSSV) ở những nơi công cộng, các trường học Việt Nam còn đăng tải chúng trên Internet hay đọc điểm của từng người ngay tại lớp học. Rất dễ dàng để bất kỳ ai cũng có thể biết được điểm số của người khác. Tệ hơn nữa, để phân biệt các HSSV trùng họ, tên, các trường học thường đăng kèm các thông tin cá nhân của họ, như ngày sinh, quê quán, số thẻ sinh viên hay lớp học.
Với những HSSV đạt điểm cao, có thể điều đó không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của họ, nhưng rắc rối sẽ xảy ra với những HSSV điểm thấp hay thi trượt môn. Nhưng bất luận hậu quả tâm lý là tốt hay xấu với HSSV, việc đăng tải thông tin cá nhân là hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của họ.
Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để thông báo cho HSSV biết điểm của họ nếu không dán công khai như thế?
Ở nhiều quốc gia, điểm số được phát riêng cho từng người, không ai biết điểm của ai. Nếu phải dán công khai thì thông tin được công bố chỉ bao gồm điểm và mã số của từng người, và mã số này cũng là bí mật của họ, không ai biết mã số của ai. Khi Internet ra đời, mỗi HSSV được cấp một tài khoản riêng để tra cứu điểm thi của mình và những thông tin này hoàn toàn được bảo mật.
Gần như tất cả các trường học ở Mỹ đều phải áp dụng Đạo luật Quyền giáo dục gia đình và Quyền riêng tư năm 1974 (FERPA), với những quy định ngặt nghèo về các thông tin của HSSV (student records). Đạo luật này nghiêm cấm tất cả các hành vi để lộ bất cứ thông tin nào về điểm số hay thành tích và những thông tin riêng tư khác của HSSV với bất cứ ai ngoại trừ HSSV đó và chính cha mẹ của họ (nếu HSSV dưới 18 tuổi). Giáo viên cũng không được phép thảo luận về năng lực học tập của bất cứ sinh viên đại học nào với bất cứ ai khác mà không được phép của sinh viên đó.
3. Đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
Ảnh: Mimi Haddon/Getty Images
Hầu hết mọi người đều thích xem ảnh, video về trẻ con.
Nhiều bậc cha mẹ thừa nhận họ không thể kiềm chế được ham
muốn đăng ảnh chúng lên Facebook mỗi ngày. Mọi người đều vui vẻ
vì những đứa trẻ cũng chưa đủ lớn để đưa ra bất kỳ phản ứng
đáng kể nào.
Đây không phải là chuyện chỉ xảy ra với người Việt Nam mà còn ở mọi nơi trên thế giới có kết nối với Internet. Cuộc tranh cãi về quyền riêng tư của trẻ em trong thời đại số vẫn chưa chấm dứt, nhưng trong khi chờ có một đạo luật hay quy tắc ứng xử chung ra đời, một số câu hỏi nên được các bậc cha mẹ cân nhắc.
Liệu khi con cái lớn lên, chúng có thoải mái với việc những bức ảnh khỏa thân, hay ảnh mặc bỉm, mặc đồ tắm của chúng lan truyền trên mạng và tất cả bạn bè của chúng đều xem được hay không?
Hoặc đơn giản hơn là khi lớn lên, chúng có muốn những hình ảnh riêng tư khi chúng mới ra đời, khi chúng nằm nôi, khi chúng bú sữa mẹ được lan truyền trên Internet hay không?
Nếu như chúng ta không được phép sang nhà người khác để chụp ảnh đứa trẻ của họ và đăng lên mạng, tại sao chúng ta lại có quyền đó với con mình trong ngôi nhà của mình? Phải chăng chúng ta có quyền sở hữu đối với con cái của mình và không có quyền tương tự với con của người khác?
Nếu như chúng ta không được phép đăng ảnh riêng tư của một người trưởng thành lên mạng thì tại sao chúng ta lại có quyền làm như thế với con mình? Phải chăng một đứa trẻ thì có ít quyền riêng tư hơn một người lớn?
Hay câu hỏi có thể chỉ đơn giản là: có phải vì trẻ con không có khả năng nhận thức và tự vệ trước sự vi phạm quyền riêng tư, nên chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn?
Sau cùng, vấn đề không chỉ là bạn có quyền đăng ảnh con bạn lên mạng hay không, mà là sự an toàn và sự riêng tư của chúng được bảo vệ như thế nào, nhất là khi chúng lớn lên.
4. Tự ý chụp và đăng tải ảnh đám tang
Đây không phải là chuyện chỉ xảy ra với người Việt Nam mà còn ở mọi nơi trên thế giới có kết nối với Internet. Cuộc tranh cãi về quyền riêng tư của trẻ em trong thời đại số vẫn chưa chấm dứt, nhưng trong khi chờ có một đạo luật hay quy tắc ứng xử chung ra đời, một số câu hỏi nên được các bậc cha mẹ cân nhắc.
Liệu khi con cái lớn lên, chúng có thoải mái với việc những bức ảnh khỏa thân, hay ảnh mặc bỉm, mặc đồ tắm của chúng lan truyền trên mạng và tất cả bạn bè của chúng đều xem được hay không?
Hoặc đơn giản hơn là khi lớn lên, chúng có muốn những hình ảnh riêng tư khi chúng mới ra đời, khi chúng nằm nôi, khi chúng bú sữa mẹ được lan truyền trên Internet hay không?
Nếu như chúng ta không được phép sang nhà người khác để chụp ảnh đứa trẻ của họ và đăng lên mạng, tại sao chúng ta lại có quyền đó với con mình trong ngôi nhà của mình? Phải chăng chúng ta có quyền sở hữu đối với con cái của mình và không có quyền tương tự với con của người khác?
Nếu như chúng ta không được phép đăng ảnh riêng tư của một người trưởng thành lên mạng thì tại sao chúng ta lại có quyền làm như thế với con mình? Phải chăng một đứa trẻ thì có ít quyền riêng tư hơn một người lớn?
Hay câu hỏi có thể chỉ đơn giản là: có phải vì trẻ con không có khả năng nhận thức và tự vệ trước sự vi phạm quyền riêng tư, nên chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn?
Sau cùng, vấn đề không chỉ là bạn có quyền đăng ảnh con bạn lên mạng hay không, mà là sự an toàn và sự riêng tư của chúng được bảo vệ như thế nào, nhất là khi chúng lớn lên.
4. Tự ý chụp và đăng tải ảnh đám tang
Ảnh: Shutterstock
Mỗi khi có đám tang của một người nổi tiếng, công chúng
lại có dịp xem những bức hình nhiều nước mắt được đăng tải
trên hầu hết các báo, tạp chí ở Việt Nam. Để có được những
tấm hình đó, các phóng viên ảnh phải tới tận nhà tang lễ hay
tận gia đình của người quá cố để chụp.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao bạn lại có quyền đến đám tang của một người không quen biết để chụp hình và đăng lên báo? Việc gia quyến mở cửa đón khách để khách đến phúng viếng, chia buồn hay là để chụp ảnh và đăng tải cho tất cả mọi người xem? Gia quyến có cho phép bạn đăng những giờ phút đau thương đó của họ lên mặt báo hay không? Tại sao sổ tang của gia đình lại có thể bị chụp và đăng tải một cách tự do như vậy?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn đều khó có thể tìm được lý do biện minh cho việc làm của mình. Rõ ràng, gia quyến có quyền riêng tư của họ và trong thời điểm họ không thể kiểm soát được lượng người ra vào đám tang, quyền riêng tư đó đã bị nhiều người vô tư xâm phạm.
5. Công bố chuyện riêng tư của người khác
Khai thác các câu chuyện riêng tư, đặc biệt là chuyện tình yêu, tình dục và tài chính của người khác, là một trong những công việc chính của nhiều tờ báo và trang mạng hiện nay. Các câu chuyện đó, nếu không bị đăng báo thì cũng bị lan truyền trong cộng đồng bởi những người “hay chuyện”. Bí mật cá nhân của nhiều người, vì thế, trở thành đề tài đàm tiếu của cả một cộng đồng.
Một số phóng viên, khi nắm bắt được câu chuyện của một gia đình, liền đổi tên các nhân vật và cho đăng báo. Nhưng các tình tiết trong bài báo dễ dàng khiến cho một số độc giả nhận ra ngay nhân vật mà bài báo nói đến là ai. Đó có thể là người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc bạn học cũ của họ.
Vì những bài báo đó, việc một người chồng bị bất lực, một người vợ ngoại tình có thể bị công khai cho cả xã hội biết và họ không còn có thể kiểm soát được hậu quả nữa. Gánh nặng tâm lý có thể tác động rất lớn đến cuộc sống của họ và những người thân của họ. Uy tín và danh dự của họ bị tổn thương nghiêm trọng và rất khó để họ thoát ra được khỏi những áp lực xã hội đó.
Trong một vụ án xảy ra cách đây nhiều năm, một tòa án cấp tỉnh ở Việt Nam còn bày tỏ quan điểm xét xử cho rằng, việc nhà báo đăng tải chuyện đời tư của người khác được trình bày tại tòa án cũng là hành vi xâm phạm bí mật đời tư.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao bạn lại có quyền đến đám tang của một người không quen biết để chụp hình và đăng lên báo? Việc gia quyến mở cửa đón khách để khách đến phúng viếng, chia buồn hay là để chụp ảnh và đăng tải cho tất cả mọi người xem? Gia quyến có cho phép bạn đăng những giờ phút đau thương đó của họ lên mặt báo hay không? Tại sao sổ tang của gia đình lại có thể bị chụp và đăng tải một cách tự do như vậy?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn đều khó có thể tìm được lý do biện minh cho việc làm của mình. Rõ ràng, gia quyến có quyền riêng tư của họ và trong thời điểm họ không thể kiểm soát được lượng người ra vào đám tang, quyền riêng tư đó đã bị nhiều người vô tư xâm phạm.
5. Công bố chuyện riêng tư của người khác
Khai thác các câu chuyện riêng tư, đặc biệt là chuyện tình yêu, tình dục và tài chính của người khác, là một trong những công việc chính của nhiều tờ báo và trang mạng hiện nay. Các câu chuyện đó, nếu không bị đăng báo thì cũng bị lan truyền trong cộng đồng bởi những người “hay chuyện”. Bí mật cá nhân của nhiều người, vì thế, trở thành đề tài đàm tiếu của cả một cộng đồng.
Một số phóng viên, khi nắm bắt được câu chuyện của một gia đình, liền đổi tên các nhân vật và cho đăng báo. Nhưng các tình tiết trong bài báo dễ dàng khiến cho một số độc giả nhận ra ngay nhân vật mà bài báo nói đến là ai. Đó có thể là người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc bạn học cũ của họ.
Vì những bài báo đó, việc một người chồng bị bất lực, một người vợ ngoại tình có thể bị công khai cho cả xã hội biết và họ không còn có thể kiểm soát được hậu quả nữa. Gánh nặng tâm lý có thể tác động rất lớn đến cuộc sống của họ và những người thân của họ. Uy tín và danh dự của họ bị tổn thương nghiêm trọng và rất khó để họ thoát ra được khỏi những áp lực xã hội đó.
Trong một vụ án xảy ra cách đây nhiều năm, một tòa án cấp tỉnh ở Việt Nam còn bày tỏ quan điểm xét xử cho rằng, việc nhà báo đăng tải chuyện đời tư của người khác được trình bày tại tòa án cũng là hành vi xâm phạm bí mật đời tư.
Trịnh Hữu Long
Bạn có đồng ý với tác giả rằng những hành vi kể trên là sự vi phạm quyền riêng tư không? Xin hãy chia sẻ quan điểm của bạn ở mục bình luận dưới đây hoặc gửi email tới địa chỉ editor@luatkhoa.org.
Hải quân Trung Cộng mạnh tới đâu?
Ngân sách quốc phòng nước Mỹ sẽ tăng, vì sang năm Đảng Cộng Hòa sẽ kiểm
cả hai viện Quốc Hội. Các công ty sản xuất vũ khí ở Mỹ đang vui mừng.
Mừng hơn nữa, một bản báo cáo 600 trang mới nộp Quốc Hội Mỹ đã báo động
về khả năng quân sự gia tăng của Trung Quốc, kết luận rằng, “Trong tình
trạng Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện và nhanh chóng, cán cân
lực lượng so với Hoa Kỳ và đồng minh đang nghiêng về phía Trung Quốc.”
Bản báo cáo của một ủy ban gồm những cựu nhân viên ngoại giao, tình báo,
và các đại diện các doanh nghiệp, cho biết đến năm 2020 nước Mỹ sẽ đưa
tới vùng Á Châu Thái Bình Dương 67 chiến thuyền và tàu ngầm, thật nhỏ so
với con số 351 của Trung Quốc. Trong năm nay, Trung Quốc đã hai lần thử
các hỏa tiễn WU-14, với tốc độ 8,000 dặm (12,800 km) một giờ. Thứ tên
lửa này sẽ khiến cho các giàn phòng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ kém hiệu
năng, có thể vô dụng. Ngoài ra, tham vọng của Bắc Kinh trong không gian
ngoài khí quyển sẽ đe dọa các vệ tinh an ninh và tình báo của Mỹ trong
năm đến mười năm tới. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ công bố vào năm 2006 Trung
Quốc có 100 bom hạch tâm; nhưng hiện nay con số đó chắc đã tăng hàng
chục lần. Từ năm 2010 đến giờ Ngũ Giác Đài cũng không báo cáo thêm về số
hỏa tiễn của Trung Quốc.
Nhân dịp này, nhật báo Wall Street Journal đã viết bài xã luận khuyến
cáo chính phủ Mỹ phải lo đối phó với tình trạng trên. Nhưng tờ báo vốn
có khuynh hướng bảo thủ này cũng công nhận bản báo cáo còn thiếu sót; và
nhắc nhở rằng các phi cơ, tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc phẩm
chất kém xa tàu Mỹ. Quân đội của họ được huấn luyện ít và thiếu kinh
nghiệm chiến trường. Về hải quân, Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu
hạm trong khi Mỹ đang có 11 chiếc.
Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh (Liaoning) dài 300 mét, trọng tải 50,000 tấn của
Trung Quốc mua lại của Ukraine vẫn còn đang chạy thử, phải nhiều năm
nữa mới thật sự dùng được, đã cho chạy một chuyến đi xa đầu tiên, gặp
nhiều trục trặc và thấy còn phải tu bổ thêm nhiều. Bắc Kinh trù tính sẽ
chế tạo ba mẫu hạm. Nhưng một mẫu hạm chỉ có hiệu lực khi được điều động
trong một hạm đội với các loại tàu chiến khác. Liêu Ninh chưa bao giờ
được tập trận trong một hạm đội đầy đủ như khi lâm trận. Trung Quốc đang
chế những máy bay chiến đấu theo mẫu Su-33 của Nga, ngang sức với loại
F-15 và F-18 của Mỹ. Máy bay J-31 của Trung Quốc sẽ có khả năng “tàng
hình,” cũng như Nga cũng đang thử loại PAK-FA tàng hình. Còn chiếc F-35
của Mỹ đã là loại phi cơ tàng hình thế hệ thứ tư.
Các nước Á Đông khác phải chạy đua vũ trang đối phó với hải quân Trung
Cộng. Các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới, nhất là ở Mỹ sẽ còn nhận
được nhiều đơn đặt hàng. Việt Nam mua tàu ngầm của Nga và đã được chính
quyền Mỹ chấp thuận cung cấp vũ khí có khả năng chiến đấu. Nhật Bản đang
cung cấp tàu tuần tiễu duyên hải cho Việt Nam và Philippines. Hai nước
Indonesia và Nam Hàn đang hợp tác chế tạo tàu ngầm. Nhưng hai quốc gia
phản ứng mạnh nhất là Nhật Bản và Australia.
Từ năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất loại tàu chiến Izumo, chi phí
1.5 tỷ đô la Mỹ. Trên lý thuyết Izumo chỉ dùng cho trực thăng trong công
tác cứu cấp, vì hiến pháp hòa bình của Nhật cấm vũ khí tấn công. Nhưng
chiếc Izumo dài 248 mét, trọng tải 27,000 tấn, tuy gọi là chiến hạm
(destroyer) nhưng khi cần sẽ được trang bị thêm, nhanh chóng biến thành
hàng không mẫu hạm; cho các loại F-35A và F-35B lên xuống. Quân đội Mỹ
đang đóng ở Nhật cũng được phép cho F-35 của họ dùng chung. Chiếc Izumo
đầu đã hạ thủy năm ngoái, chiếc thứ hai đang tiến hành. Nhật Bản cũng
đang mua các máy bay V-22 Ospreys của Boeing, có thể lên xuống trên các
tàu thủy này; cùng các máy bay không người lái Global Hawk và hệ thống
báo động từ xa.
Australia là quốc gia Á Đông thứ hai tăng cường vũ trang trên mặt biển,
và đang hợp tác với Nhật Bản phát triển kỹ thuật tàu ngầm mới nhất. Mẫu
hạm HMAS Canberra cũng được mô tả cốt dùng cho trực thăng cứu cấp. Vì
Australia từng hợp tác với Mỹ trong việc sản xuất F-35 cho nên nếu cần
sẽ trang bị thêm để dùng cho F-35 lên xuống.
Trước cảnh toàn vùng Đông Á chạy đua vũ trang, chính quyền Cộng Sản Bắc
Kinh sẽ phải dè dặt trước khi tỏ thái độ hung hăng hiếu chiến. Nếu Trung
Cộng cứ tiếp tục xâm lấn các nước láng giềng, cuộc chạy đua vũ trang sẽ
tăng cường độ và tốc độ trong cả vùng Đông Á Châu, lúc đó khả năng kinh
tế của Trung Quốc không cho phép Bắc Kinh theo kịp.
Mối đe dọa lớn nhất của hải quân Trung Cộng là đội tàu ngầm nguyên tử
của Mỹ. Nhiều người trên thế giới không nhìn thấy sức mạnh này, vì chính
dân Mỹ cũng không để ý. Tàu ngầm nguyên tử của Mỹ chưa bao giờ lâm
chiến. Không chính phủ Mỹ nào tính đến chuyện đổ quân đánh vào nước Tàu,
cho nên không cần so sánh lực lượng trên bộ. Trong một cuộc đối đầu
trên mặt biển, tàu ngầm của Mỹ sẽ chiếm thế thượng phong. Chúng có khả
năng tiêu diệt các chiến hạm cũng như các thương thuyền của Trung Cộng,
nếu có chiến tranh giữa hai nước.
Mỹ có 74 chiếc tàu ngầm, 60 chiếc được trang bị tấn công bằng hỏa tiễn
để đánh chìm tàu địch hoặc bắn lên đất liền, 33 tàu ngầm trang bị đầu
đạn nguyên tử. Chỉ cần mỗi chiếc tàu ngầm nguyên tử phóng ra ba thủy
lôi, và chỉ cần một nửa số thủy lôi đó bắn trúng đích, tất cả các tàu
chiến của Trung Cộng sẽ bị loại.
Tầu ngầm có khả năng chạy im lặng dưới mặt biển, bất ngờ tấn công bằng
thủy lôi hoặc hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn nguyên tử và hỏa tiễn bay là là
ngang mặt đất. Năm 1982, chiếc tàu ngầm Conqueror của hải quân Anh đã
đánh đắm chiến hạm General Belgrano, làm tê liệt hạm đội Argentina.
Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương có 33 tàu ngầm, đặt căn cứ ở Tiểu bang
Washington, California, Hawaii, và Guam, thường ghé bến ở Nhật Bản và
Nam Hàn và lâu lâu đi lên vùng Bắc Cực. Mỗi ngày có 17 chiếc đang hoạt
động ngoài biển, trong đó 8 chiếc sẵn sàng ứng chiến ở những vùng có thể
giao tranh, tức là gần hải phận Trung Quốc. Loại tàu ngầm
Virginia-class đang dần dần thay thế loại tàu cũ Los Angeles-class, được
trang bị khả năng tàng hình (stealth) và các máy thăm dò mới. Năm 2012
Quốc Hội Mỹ đã chuẩn y ngân sách cho mỗi năm sản xuất hai tàu ngầm loại
này, giá 2.5 tỷ Mỹ kim mỗi chiếc. Loại tàu bí mật nhất gọi tên là
Seawolfs, lớn, nhanh và trang bị vũ khí mạnh hơn, hiện có ba chiếc và cả
ba đều hoạt động ở Thái Bình Dương. Loại Ohio-class trang bị mỗi chiếc
154 hỏa tiễn có thể bắn ngang. Lực lượng tàu ngầm mới của Mỹ vượt trên
tất cả các nước, kể cả Anh quốc (bảy chiếc), Nga (12), mà Trung Cộng thì
không thể so sánh được.
Với lực lượng hải quân, nhất là tàu ngầm của Mỹ trong vùng Thái Bình
Dương, trong 20 năm tới chính quyền Trung Cộng sẽ không thể nghĩ đến
chuyện gây hấn với Mỹ. Sau 20 năm thì lúc đó chính nước Trung Hoa cũng
sẽ thay đổi.
Khả năng kinh tế của Trung Quốc đang chạm tới đỉnh cao nhất, nếu không
thay đổi toàn bộ hệ thống tài chánh, xí nghiệp và ngân hàng. Tới năm
2030, Trung Quốc sẽ là nước có tỉ số dân trên 65 tuổi cao nhất thế giới,
ngân sách nuôi dưỡng người già sẽ chiếm ưu tiên thay vì ngân sách quân
sự.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên nếu chính quyền Bắc Kinh phải chọn
thái độ hòa hoãn đối với Mỹ cũng như với các đồng minh của Mỹ. Có thể
chắc chắn là trong 20 năm tới Bắc Kinh không thể tính đến chuyện gây
chiến với Nhật, Philippines; sẽ không dám xâm lăng Đài Loan mà họ chắc
đã vẽ sẵn kế hoạch. Cả ba nước này đều được chiếc dù Mỹ che chở. Chỉ có
Việt Nam thì không, trừ khi có biến chuyển ngoại giao mới.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Vô tư “dẫm nát” lên cảnh quan thiên nhiên
Mới đây, chính những người trong một nhóm đi phượt đã rất “hồn nhiên” chia sẻ trên mạng xã hội FB những hình ảnh cả nhóm mang cả xe máy vào giữa một vườn hoa cải tại Mộc Châu, Sơn La, rồi thoải mái tạo dáng chụp hình. Dễ thấy nhất trong tấm hình là toàn bộ phần hoa cải bị dẫm nát dưới chân của nhóm bạn trẻ vô ý thức này. Khi 3 tấm ảnh được post lên một vài diễn đàn dành cho dân phượt trên FB, ngay lập tức đã nhận được vô số “gạch, đá” từ phía cư dân mạng.
Một bạn trẻ bình luận: "Ở nhà, bố mẹ các bạn trồng rau rồi người ta thả trâu vào phá, các bạn có chịu được không? Hoa cải người ta trồng lấy hạt mà các bạn phi cả xe vào dẫn nát, tôi không hiểu các bạn ý thức đến đâu. Cho dù các bạn trả tiền cho phần bị dẫm nát thì thử tưởng tượng, nếu 5-6 đoàn phượt, đoàn nào cũng vào chụp, cũng ý thức như các bạn thì còn đâu hoa cải làm nền nữa chứ".
Phượt và phá
Một nhóm phượt mặc áo cờ đỏ sao vàng nhưng thản nhiên đi xe máy vào giữa vườn cải để chụp hình. |
Vài năm trở lại đây, đi phượt đã được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng.
Mỗi khi đến mùa hoa cải, tam giác mạch, dã quỳ, đào rừng… những đoàn
phượt từ khắp nơi cũng ùn ùn từ miền xuôi đổ lên miền ngược. Nhưng thay
vì “chỉ để lại dấu chân” như tuyên ngôn của những phượt thủ chân chính
nhiều bạn trẻ lại đang để lại cả rác và sự phá hoại hoa màu cho người
dân bản địa.
Vô tư “dẫm nát” lên cảnh quan thiên nhiên
Mới đây, chính những người trong một nhóm đi phượt đã rất “hồn nhiên” chia sẻ trên mạng xã hội FB những hình ảnh cả nhóm mang cả xe máy vào giữa một vườn hoa cải tại Mộc Châu, Sơn La, rồi thoải mái tạo dáng chụp hình. Dễ thấy nhất trong tấm hình là toàn bộ phần hoa cải bị dẫm nát dưới chân của nhóm bạn trẻ vô ý thức này. Khi 3 tấm ảnh được post lên một vài diễn đàn dành cho dân phượt trên FB, ngay lập tức đã nhận được vô số “gạch, đá” từ phía cư dân mạng.
Một bạn trẻ bình luận: "Ở nhà, bố mẹ các bạn trồng rau rồi người ta thả trâu vào phá, các bạn có chịu được không? Hoa cải người ta trồng lấy hạt mà các bạn phi cả xe vào dẫn nát, tôi không hiểu các bạn ý thức đến đâu. Cho dù các bạn trả tiền cho phần bị dẫm nát thì thử tưởng tượng, nếu 5-6 đoàn phượt, đoàn nào cũng vào chụp, cũng ý thức như các bạn thì còn đâu hoa cải làm nền nữa chứ".
Rất nhiều hoa cải đã bị nhóm phượt này dẫm nát bươm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản đối sự vô ý thức của nhóm bạn
trên vẫn có những ý kiến tỏ ra thông cảm, hay bảo vệ họ và cho rằng vài
ba tấm hình không thể chứng minh nhóm bạn đã phá hoại, có thể chỉ đi
theo “lối mòn” để lại từ những nhóm phượt trước hay không thể chỉ đứng
bên ngoài vườn cải để chụp, ảnh sẽ rất chán…
Điều này cũng phần nào cho thấy sự khác biệt trong suy nghĩ của những bạn trẻ về văn hóa Phượt. Đây cũng không phải lần đầu chuyện dân phượt với ý thức kém dẫn tới tình trạng phá hoại hoa màu, ảnh hưởng tới cảnh quan, xả rác bừa bãi tại các điểm đến… Những cánh đồng tam giác mạch cũng từng tan tác khi bị quá nhiều đoàn phượt thoải mái đi xe máy vào giữa ruộng để tận hưởng cảm giác “thiên nhiên” và chụp ảnh. Những vườn chè xanh ngát cũng đã từng bị gãy nát vì quá nhiều người đổ xô đến “dẫm, đè lên” để chụp ảnh tạo dáng. Mái chóp của đỉnh Fanxipang cũng từng bị khắc tên, thậm chí bê hẳn lên khỏi mặt đất bởi những nhóm đi phượt vô ý thức. Cũng bởi vậy, hiện rất nhiều nơi tỏ ra “dị ứng” với các nhóm phượt, thậm chí họ đã phải chịu sự xua đuổi, khó chịu từ người dân bản địa.
Điều này cũng phần nào cho thấy sự khác biệt trong suy nghĩ của những bạn trẻ về văn hóa Phượt. Đây cũng không phải lần đầu chuyện dân phượt với ý thức kém dẫn tới tình trạng phá hoại hoa màu, ảnh hưởng tới cảnh quan, xả rác bừa bãi tại các điểm đến… Những cánh đồng tam giác mạch cũng từng tan tác khi bị quá nhiều đoàn phượt thoải mái đi xe máy vào giữa ruộng để tận hưởng cảm giác “thiên nhiên” và chụp ảnh. Những vườn chè xanh ngát cũng đã từng bị gãy nát vì quá nhiều người đổ xô đến “dẫm, đè lên” để chụp ảnh tạo dáng. Mái chóp của đỉnh Fanxipang cũng từng bị khắc tên, thậm chí bê hẳn lên khỏi mặt đất bởi những nhóm đi phượt vô ý thức. Cũng bởi vậy, hiện rất nhiều nơi tỏ ra “dị ứng” với các nhóm phượt, thậm chí họ đã phải chịu sự xua đuổi, khó chịu từ người dân bản địa.
Đi cả xe máy vào cánh đồng hoa tam giác mạch.
Phóng viên Sống Mới cũng từng chứng kiến cảnh T.A 26 tuổi, mới đi
phượt từ Hà Giang về Hà Nội khoe “chiến lợi phẩm” là cả ôm hoa tam giác
mạch. Khi được hỏi rằng: có ý thức được việc hái hoa sẽ ảnh hưởng tới
người trồng không? T.A khá thản nhiên trả lời: “Cả cánh đồng lớn thế lấy
một tẹo có sao đâu”. Nếu suốt cả mùa tam giác mạch, từng đoàn phượt
lớn, nhỏ đều có suy nghĩ như T.A, ai cũng cố ngắt một ôm hoa tam giác
mạch mang về làm kỷ niệm thì không bao lâu những cánh đồng hoa tam giác
mạch sẽ nhanh chóng bị xóa sổ và những người đến sau sẽ chẳng còn gì để
ngắm.
Dân phượt kỳ cựu cũng buồn chuyện phá hoại
Long Vũ, thành viên thường xuyên của một nhóm chuyên đi phượt tại Hà Nội chia sẻ: thực sự rất buồn và bức xúc vì thấy những cảnh trên, nó đã làm xấu đi hình ảnh của dân phượt chân chính.
Long chia sẻ: “Trong những chuyến đi, mọi người thường đặt nguyên tắc bảo vệ môi trường lên hàng đầu, thành viên không được vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành. Rác cho vào túi, bỏ vào thùng rác ở điểm nào đó chứ tuyệt đối không đem vứt bừa bãi. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại đi phượt không chỉ là đam mê mà còn là “mốt” thu hút nhiều bạn trẻ. Có những chuyến đi chỉ với mục đích chụp ảnh, post lên FB khoe mẽ với bạn bè mình đã đi đây đi đó, sẵn sàng dẫm lên hoa lá, bẻ cành… để có được vài bức ảnh đẹp. Dân đi phượt cũng có người này người kia, có những người ý thức rất tốt nhưng cũng có những bạn trẻ không hiểu thấu đáo ý nghĩa của phượt nên đã có cách xử sự chỉ có thể nói là ý thức quá tồi”. Không ít lần nhóm phượt của Long đã phải chịu sự cáu giận, chửi mắng khi nhắc nhở những đoàn phượt khác có ý thức hơn.
Long cho biết, khá nhiều “phượt thủ” kỳ cựu luôn ghi nhớ trong mỗi chuyến đi là "Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân" để gìn giữ cảnh quan môi trường. Thậm chí, một số nhóm phượt cũng đang có những hoạt động tích cực để dọn rác, đảm bảo môi trường hay tuyên truyền ý thức cho những nhóm bạn đi phượt tại nhiều điểm đến. Ngay chủ nhật tuần vừa rồi, một nhóm các bạn trẻ đi phượt cũng đã đến khu vực nhà hoang của Ba Vì để nhặt và dọn rác bởi nơi đó, dù được rất nhiều đoàn khách tham quan đến chụp ảnh vì cảnh đẹp nhưng cùng với đó, họ vô tư xả rác cho ngôi nhà không chỉ “hoang” mà còn bẩn, ngập ngụa trong rác thải.
Với nhiều hành động gây ấn tượng xấu như trên, một bộ phận người đi phượt vô ý thức đang khiến hình ảnh các “phượt thủ” trở nên xấu đi trong mắt nhiều người dân bản địa và những người yêu môi trường. Khoảng cách giữa “phượt” với “phá” khá gần nhau nhưng không phải bạn trẻ nào cũng đủ ý thức để nhận biết được điều này và có những chuyến đi có ý nghĩa. Bởi vậy, đi phượt không chỉ có “xách ba lô lên và đi” mà còn phải mang trong mình cả ý thức về văn hóa, và ứng xử hiểu biết, có giáo dục tại mỗi điểm đến.
Dân phượt kỳ cựu cũng buồn chuyện phá hoại
Long Vũ, thành viên thường xuyên của một nhóm chuyên đi phượt tại Hà Nội chia sẻ: thực sự rất buồn và bức xúc vì thấy những cảnh trên, nó đã làm xấu đi hình ảnh của dân phượt chân chính.
Long chia sẻ: “Trong những chuyến đi, mọi người thường đặt nguyên tắc bảo vệ môi trường lên hàng đầu, thành viên không được vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành. Rác cho vào túi, bỏ vào thùng rác ở điểm nào đó chứ tuyệt đối không đem vứt bừa bãi. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại đi phượt không chỉ là đam mê mà còn là “mốt” thu hút nhiều bạn trẻ. Có những chuyến đi chỉ với mục đích chụp ảnh, post lên FB khoe mẽ với bạn bè mình đã đi đây đi đó, sẵn sàng dẫm lên hoa lá, bẻ cành… để có được vài bức ảnh đẹp. Dân đi phượt cũng có người này người kia, có những người ý thức rất tốt nhưng cũng có những bạn trẻ không hiểu thấu đáo ý nghĩa của phượt nên đã có cách xử sự chỉ có thể nói là ý thức quá tồi”. Không ít lần nhóm phượt của Long đã phải chịu sự cáu giận, chửi mắng khi nhắc nhở những đoàn phượt khác có ý thức hơn.
Long cho biết, khá nhiều “phượt thủ” kỳ cựu luôn ghi nhớ trong mỗi chuyến đi là "Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân" để gìn giữ cảnh quan môi trường. Thậm chí, một số nhóm phượt cũng đang có những hoạt động tích cực để dọn rác, đảm bảo môi trường hay tuyên truyền ý thức cho những nhóm bạn đi phượt tại nhiều điểm đến. Ngay chủ nhật tuần vừa rồi, một nhóm các bạn trẻ đi phượt cũng đã đến khu vực nhà hoang của Ba Vì để nhặt và dọn rác bởi nơi đó, dù được rất nhiều đoàn khách tham quan đến chụp ảnh vì cảnh đẹp nhưng cùng với đó, họ vô tư xả rác cho ngôi nhà không chỉ “hoang” mà còn bẩn, ngập ngụa trong rác thải.
Với nhiều hành động gây ấn tượng xấu như trên, một bộ phận người đi phượt vô ý thức đang khiến hình ảnh các “phượt thủ” trở nên xấu đi trong mắt nhiều người dân bản địa và những người yêu môi trường. Khoảng cách giữa “phượt” với “phá” khá gần nhau nhưng không phải bạn trẻ nào cũng đủ ý thức để nhận biết được điều này và có những chuyến đi có ý nghĩa. Bởi vậy, đi phượt không chỉ có “xách ba lô lên và đi” mà còn phải mang trong mình cả ý thức về văn hóa, và ứng xử hiểu biết, có giáo dục tại mỗi điểm đến.
Ngân Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét