Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Sự cao thượng và thấp hèn của chính trị

Ngụy Kinh Sinh - Sự cao thượng và thấp hèn của chính trị

Chính trị là một nghề hết sức quan trọng trong xã hội loài người. Một quốc gia và một xã hội có thể tồn tại bình thường dù có bị thiếu bất cứ một nghề nào, ngoại trừ nghề chính trị. Vì vậy quốc gia cần phát triển cái nghề quan trọng này và các chính trị gia chuyên nghiệp.

Cũng giống như những ngành nghề khác, các chính trị gia có những phẩm chất không đồng đều nhau, cũng như có người tốt và người xấu. Đây là một hiện tượng bình thường không cần phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi kẻ xấu làm chính trị, nó có xu hướng để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là do bởi vì nghề này phải giải quyết các vấn đề nghiêm trọng hơn các ngành nghề khác và do đó có thể tạo ra những hậu quả to lớn khôn luờng.

Ví dụ như gần đây có phong trào của người dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào này là một sự biểu tình hòa bình "Chiếm khu trung tâm". Vì là cuộc biểu tình hòa bình, điều cần thiết là tránh bạo lực. Trừ khi đó là một sự tự vệ như một phương sách cuối cùng, bên nào sử dụng bạo lực đầu tiên sẽ dễ bị thua. Đi đánh mất sự ủng hộ và cảm thông của thế giới, sẽ là một điều không khôn ngoan.

Ngụy Kinh Sinh
Trên nguyên tắc của biểu tình ôn hòa, tinh thần tuân thủ này của những người Hồng Kông là đáng hoan nghênh. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc và tay sai của họ đã sử dụng bạo lực cảnh sát và băng đảng Mafia để đàn áp các cuộc biểu tình, những người trẻ của phong trào "Chiếm Trung" vẫn không lay chuyển. Họ tuân thủ nguyên tắc biểu tình ôn hòa chống lại chế độ độc tài, nhận được sự ủng hộ và thông cảm của thế giới, do đó đẩy Đảng Cộng sản phi lý và tay sai của họ vào trong vũng lầy.

Vì thế Đảng Cộng sản Trung Quốc quay về chiến thuật gây chia rẽ truyền thống của họ và ngụy tạo thông tin. Chế độ cộng sản Trung Quốc tuyên bố phong trào đòi phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông là do sự khiêu khích và hỗ trợ của các lực lượng chống Trung Quốc ở nước ngoài, và thậm chí tung tin đồn rằng chính phủ Mỹ đang đứng đằng sau nó. Tin đồn này đã lan rộng trong một thời gian, nhưng nó yếu kém vì thiếu bằng chứng và không thể thuyết phục được những người ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nó cũng không thuyết phục được những người có tầm nhìn rộng rãi trong Đảng Cộng Sản, những nguời phản đối việc đàn áp bằng bạo lực.

Như vậy thì làm thế nào để thực hiện được mưu toan? Có một phương châm của những người Cộng sản Trung Quốc thường nói là: hãy ra tay khi các điều kiện đã sẵn sàng; tuy nhiên, khi điều kiện chưa sẵn sàng, hãy tạo điều kiện để cho nó sẵn sàng. Chính vì vậy mà có một số người, dưới danh nghĩa phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài, với sự tài trợ cho họ của những nguời Mỹ, đã đứng ra công khai tuyên bố rằng họ đã đào tạo hàng ngàn người để tiến hành các cuộc biểu tình hòa bình và rằng họ trao đổi với những người biểu tình ở Hồng Kông từng giờ, thậm chí còn tự hào mình là cố vấn nước ngoài của phong trào "Chiếm Trung".

Qua đó tình hình trở nên nghiêm trọng. Đấu tranh tự phát của người dân Hồng Kông cho phổ thông đầu phiếu đã trở thành một âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài để lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Nó có vẻ như vậy, với bằng chứng. Thứ nhất, tuyên bố này tự nó đủ để gây hiểu lầm cho nhiều người ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, và cung cấp đủ lý cớ cho chế độ Cộng sản đàn áp phong trào hòa bình này. Thứ hai, nó ngăn chận lại những gì mà người trong Đảng Cộng Sản, những kẻ chống lại sự đàn áp, có thể nói - với lý do âm mưu lật đổ của nước ngoài, họ không có đủ lý do để phản đối sự đàn áp trong bối cảnh đó của Đảng Cộng sản.

Điều này cho thấy sự quỷ quyệt và độc ác đó là như thế nào. Nó được thiết kế để đưa các sinh viên trong trắng và ngây thơ của Hồng Kông vào nguy cơ. Nó biến một cuộc biểu tình ôn hòa và hợp lý trở thành phi hợp lý. Nó biến cuộc biểu tình công khai thành một âm mưu. Cái được gọi là bị "lập bẫy" (framed)? Đây là cách ma lanh chính trị để đưa vào bẫy. Điều này không chỉ gài bẫy người dân Hồng Kông, mà còn gài bẫy những người có cảm tình với người dân Hồng Kông.

Có một câu chuyện ngụ ngôn Aesop được gọi là chó sói và cừu. Con sói muốn ăn thịt con cừu, và dùng lý do là con cừu làm đục nước sông mà con sói muốn uống. Còn cừu phản bác rằng 'làm thế nào tôi có thể làm đục nước của bạn, khi dòng sông chảy xuống từ phía bạn đến phía tôi?' Con sói nói chảy như thế nào không thành vấn đề, vì tôi sẽ ăn thịt bạn. Câu chuyện này có cùng ý nghĩa với phương châm của chế độ Cộng sản "khi điều kiện chưa sẵn sàng thì tạo điều kiện cho nó sẵn sàng".

Cái gọi là "hàng ngàn nguời được huấn luyện" từ nước ngoài, "đạo diễn bởi một viện nghiên cứu", và âm mưu của "các thế lực thù địch", vv, là hoàn toàn hư cấu. Những người dân chủ ở Hồng Kông có rất ít giao dịch với các phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Tình hình của phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài rất là phức tạp, và người bên ngoài không biết rõ nội tình, thực ra không dám quan hệ với nó. Trong thực tế, ngay cả những người trong cuộc thường gặp khó khăn để hiểu những gì đang thực sự xảy ra. Thậm chí nhiều người trong phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài đã bị lầm lẫn.

Sự phức tạp này có nhiều lý do. Đầu tiên là do những yếu kém của phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù có nhiều người yêu nước chân chính đấu tranh cho dân chủ, đã trốn khỏi Trung Quốc sau năm 1989 khi phong trào dân chủ bị đàn áp, nhưng cũng có nhiều cựu quan chức cộng sản đã bị truất phế kể từ khi đó, cũng như không thể tránh khỏi những điệp viên cộng sản thâm nhập và những người chỉ điểm.

Thứ hai, trong quá trình nhiều năm của chọn lọc tự nhiên, những người có lý tưởng cao cả phấn đấu cật lực cho dân chủ, họ gặp khó khăn trong cuộc sống, không thể so sánh với các điệp viên và những người chỉ điểm, những người này được tài trợ rất tốt. Vì vậy, có hiện tượng những người dân chủ giả chiếm sân và tống ra những người dân chủ thực sự.

Thứ ba, những gián điệp và chỉ điểm là những người có thời gian và năng lực mà không cần phải làm việc độc lập tự lo để kiếm sống. Do đó, họ có thể dùng đầu môi chót lưỡi để chiếm cảm tình của giới truyền thông. Thỉnh thoảng, họ có thể cung cấp cho giới truyền thông những gì họ cần, đổi lại cho sự trợ giúp khác.

Thứ tư là trong những năm qua, chiến lược của Cộng sản để mua ra (buy out) các cơ quan truyền thông đã từng bước đạt được hiệu quả. Các gián điệp mánh lới và các nhà chỉ điểm cũng đã trở nên hiệu quả hơn.

Tình trạng này dẫn đến việc quần chúng nhận thấy có sự hỗn loạn và hỏa mù khi họ quan sát phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài, thông qua các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, thường người ta hay đánh giá thấp năng lực của các điệp viên, cho nên nghĩ một cách tự nhiên rằng phong trào dân chủ không thể làm được bất cứ điều gì. Trong thực tế, đây là một ảo giác gây ra bởi văn hóa truyền thông.

Tôi nhớ có một lần tôi thuyết trình tại Đại học Humboldt ở Berlin, trường đại học mà Karl Marx đã từng học. Một nhà lãnh đạo đối lập Đông Đức cũ nói với tôi: khi ông nói chuyện về sự can thiệp của các điệp viên Cộng sản, ông đã nhấn không đủ mạnh vào vấn đề này. Sau khi thống nhất hai nước Đức, chúng tôi phát hiện ra từ kho lưu trữ tài liệu rằng 2/3 số người trong các tổ chức của chúng tôi, họ là gián điệp hay hành động như nguời chỉ điểm.

Với mối quan hệ nội bộ phức tạp như vậy, cho nên nó không phải là đáng ngạc nhiên để tạo ra các chứng cứ theo nhu cầu của Đảng Cộng sản. Bất kể cho dù là chủ động để giúp Đảng Cộng sản, hoặc bị lừa dối để giúp Đảng Cộng sản, thực tế là để cung cấp sự bào chữa tốt cho một bộ phận nhỏ bên trong Đảng Cộng sản muốn đàn áp, và tạo ra một tình huống nguy hiểm cho cuộc đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông của phong trào ở Hồng Kông.

Làm thế nào để loại bỏ nguy cơ bạo lực và làm thế nào để thực hiện được mục tiêu phổ thông đầu phiếu của phong trào cho đến khi chiến thắng, là những gì mà các lực lượng tranh đấu khác nhau ở Hồng Kông và ở bên ngoài cần phải làm với sự khôn ngoan và can đảm, tùy theo điều kiện riêng của mình. Phơi bày sự thật ra rằng phe muốn đàn áp trong đảng Cộng sản ngụy tạo ra những bằng chứng và bóp méo sự thật là công việc quan trọng cần phải được thực hiện.

Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc. Trong khi đó, phương tiện truyền thông ngoại ngữ hiếm bị kiểm soát giống như vậy và duy trì được tiếng tốt. Vì vậy, để phổ biến các sự kiện quan trọng nhất, nên thông qua phương tiện truyền thông ngoại ngữ, là phương tiện hiệu quả để đối phó với những đòn tấn công bằng tin đồn.

Nó cần thiết để có một giải thích tích cực, giống như những gì Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) đã thực hiện với các sự kiện và lý do. Nó cũng quan trọng để có sự tự chứng minh từ những nhà phân phối tin đồn sau khi đưa ra. Các sự việc khác nhau có chức năng khác nhau cho những người ở các trạng thái khác nhau. Chúng ta không nên xem tất cả những người có cùng chung một khuôn mẫu, với những khuôn mặt giống nhau.

Thế giới thì phức tạp. Chính trị thậm chí còn phức tạp hơn. Những người muốn gặt hái thu hoạch mà không tham gia, thì cũng giống như muốn bánh bao nhân thịt rơi từ trên trời xuống để nuôi sống con người. Tôi mong muốn những người bạn dân chủ của chúng ta ở Hồng Kông có đủ trí tuệ để đạt được chiến thắng sau khi cỡi qua cơn bão này.

Tôi cũng mong muốn các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc có đủ sự khôn ngoan để không lặp lại sai lầm của năm 1989. Khi đó chế độ cộng sản Trung Quốc đã không chết, khi nó bị đe dọa, điều đó không có nghĩa là nó sẽ gặp may mắn trong lần này.
Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
  (Việt Báo)

Thất bại của Aung San Suu Kyi và bài học cho dân chủ Việt Nam

http://i.guim.co.uk/static/w-460/h--/q-95/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2014/4/18/1397827503408/Aung-San-Suu-Kyi-visit-to-008.jpg
Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi
Aung San Suu Kyi hầu như đã thất bại!
Nghe có vẻ khó tin, nhưng sự thật cay đắng dành cho bà chính là như vậy.
Sự thật này cũng là lời cảnh báo cận kề và thật đắt giá cho bất kỳ ứng cử viên dân chủ nào ra tranh cử tại Việt Nam trong tương lai không quá xa.

Vì sao?
Chỉ một năm trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Miến Điện vào năm 2015, phái quân đội và Quốc Hội quốc gia này đã đưa ra mệnh lệnh dứt khoát: Nữ chính khách từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1991 nhưng lại có con với người nước ngoài, xét theo hiến pháp Miến Điện, dứt khoát không thể ra tranh cử tổng thống.
Dù được hứa hẹn sẽ sửa đổi hiến pháp, nhưng sự thật là còn lâu mới có chuyện cho phụ nữ có con với người nước ngoài ra tranh cử tổng thống, nếu giới cầm quyền không muốn “thành quả” mấy chục năm quân phiệt của họ bị đạp đổ.
25% quân số đại biểu Quốc Hội vẫn được dành cho phái quân đội — đó là điều đương nhiên. Một khi cả Quốc Hội lẫn quân đội đều đồng lòng bảo vệ lợi ích nhóm, 5 triệu chữ ký mà đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi dày công thu thập được thật ra sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
Ngay cả lời tán thán “Thật vô lý!” của Tổng Thống Hoa Kỳ Barak Obama cũng không thể làm phe quân đội Miến Điện xúc động.
Nhưng điều khó lý giải là dù đã là một nạn nhân của chế độ quân sự độc đoán và quá hiểu bản chất và thủ đoạn của các nhóm lợi ích quân sự, vì sao Aung San Suu Kyi vẫn bị đẩy vào tình thế chân tường như giờ đây?
Phải chăng Aung San Suu Kyi đã quá cứng rắn với họ và do đó đã phải trả một cái giá gần như tất yếu dành cho những người đối lập?
Hay còn nguyên cớ nào khác?
Im lặng!
Thực ra, từ thời điểm được Thein Sein phóng thích vào cuối năm 2010, Aung San Suu Kyi luôn tỏ thái độ ôn hòa và hoàn toàn không hằn thù với những người đã từng giam lỏng mình. Cử chỉ tràn đầy tính nhân văn này được ghi dấu và được dư luận trong và ngoài Miến Điện đánh giá cao. Và cho đến khi bà bước chân ra khỏi nước với một chuyến công du sang phương Tây như thể một nguyên thủ quốc gia, uy tín của bà đã được nâng lên rất cao.
Lý do còn lại cho thất bại của Aung San Suu Kyi chỉ có thể được giải thích về thái độ ôn hòa quá mức của bà.
Giới quan sát phương Tây đã như buộc phải quan tâm đến từng bước đi của Aung San Suu Kyi, nhưng với chiều kích phản biện.
Một số bình luận trong thời gian qua đã nêu ra một cái nhìn khác: Từ khi được tự do, đặc biệt là từ khi trở thành nghị sĩ, Aung San Suu Kyi ít nhiều gây thất vọng với một số người vốn ủng hộ bà. Trong một bài viết vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao người được tặng cho biệt danh trân trọng là “The Lady” lại đánh mất sự ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này.
Sắc dân theo Hồi Giáo này cư ngụ tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Họ là nạn nhân của tình trạng bạo lực sắc tộc bùng lên hồi tháng Sáu năm 2012. Hơn 100,000 người Rohingya đã phải bỏ làng mạc của mình để đến tị nạn trong các trại tạm cư hết sức thiếu vệ sinh. Hàng trăm ngôi làng đã bị đốt cháy, hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện trên những chiếc thuyền mong manh để qua Malaysia lánh nạn... Thế nhưng Aung San Suu Kyi chỉ nói duy nhất một điều: Vấn đề phải được giải quyết bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật.
Do vậy, nhiều người trong giới trí thức Miến Điện đã phê phán bà là đã không có khả năng, trong tư cách một chính khách, trình bày rõ quan điểm chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước.
David Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng, “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người.” Còn Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng, “Thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con người.”
Một số bình luận khác cũng cho rằng nguyên do có lẽ bắt nguồn từ lập trường của bà về các xung đột sắc tộc và thái độ gần gũi của bà với giới quân đội. Ngày 14 tháng 3, 2013, Aung San Suu Kyi đã bị dân làng ở miền trung Miến Điện la ó khi bà đến nơi để giới thiệu một bản báo cáo của Quốc Hội, ủng hộ việc tiếp tục đề án đầu tư gây tranh cãi của Trung Quốc vào một mỏ đồng gần thị trấn Monywa.
Bao giờ Indonesia?
Ngay cả những chuyên gia phân tích quốc tế từng ủng hộ Aung San Suu Kyi cũng phải thừa nhận: Khi Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San, được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991, bà đã được người ta tô điểm bằng mọi đức tính như làm việc có hiệu quả, biết nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí... Bà đã được tôn lên thành một vị thánh sống, và cộng đồng quốc tế cùng với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã góp phần đặt bà lên bệ thần tượng.
Nhưng từ khi được bầu vào Quốc Hội, người ta đã ngạc nhiên khi thấy rằng cũng như mọi người bình thường khác, Aung San Suu Kyi cũng có những điểm yếu và điểm mạnh. Song quan trọng hơn cả là người ta đã thấy rõ một điều đã từng bộc lộ trước đó: Lãnh tụ đối lập Miến Điện không có kinh nghiệm chính trị trong hệ thống Miến Điện.
Ngay cả sau cuộc bầu cử 2015, nếu bà có trở thành tổng thống thì vai trò của bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.
Nhiều người tiếc nuối rằng lẽ ra bà có thể trở thành một lãnh tụ dân tộc vĩ đại, tương tự như Nelson Mandela ở Nam Phi hoặc Xanana Gusmao ở Đông Timor. Thế nhưng thái độ chọn thỏa hiệp làm phương sách quan hệ với giới chức chính quyền lọc lõi và đầy ma mãnh chính trị lại trở thành thất thế của Aung San Suu Kyi.
Giờ đây, bài học xương máu mà giới đấu tranh dân chủ Miến Điện buộc phải mang trên mình là một chế độ độc tài gắn bó với lợi ích nhóm sâu đậm sẽ không đời nào trao trả tự do cho người dân, nếu chế độ đó chưa lâm vào bước đường cùng.
Chỉ mới chuyển từ chế độ quân sự sang bán dân sự, chưa có gì bảo đảm là chính quyền của Tổng Thống Thein Sein sẽ trở thành một cơ chế dân chủ đủ cho các lãnh tụ phe đối lập cảm thấy tự do. Còn khả quan hơn cả chính thể độc tài ở Việt Nam, phe quân sự ẩn mình ở Miến Điện chưa thực sự lâm vào đường cùng. Vì thế, đòi hỏi về một thái độ tự nguyện trao trả trọng trách điều hành đất nước từ phía chính quyền đó là gần như vô nghĩa.
Rất có thể, phía giới chức quân sự và thông qua chính quyền dân sự đã nắm rõ Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn là một con người hành động thực tiễn, và do đó họ biết cách để vừa vuốt ve bà và do đó lợi dụng được sự ủng hộ quốc tế dành cho chính quyền, mặt khác lại dùng tiểu xảo hiến pháp cùng các thủ tục hành chính để qua mặt bà một cách dễ dàng.
Giờ đây, Aung San Suu Kyi đang phải đối mặt với hai khả năng: Hoặc bà sẽ bị loại hẳn khỏi cuộc đua tới chức vị tổng thống Miến Điện vào năm 2015, hoặc muốn được hợp pháp hóa tiêu chí tranh cử bằng thay đổi hiến pháp, bà phải một lần nữa thỏa hiệp với giới chức chính quyền đương nhiệm và phái quân sự.
Nếu khả năng thứ hai xảy ra và cho dù Aung San Suu Kyi có thắng cử vào năm 2015, bà cũng khó lòng tiết giảm tỉ lệ 25% đại biểu quân đội trong Quốc Hội. Thậm chí ngược lại, bà có thể bị biến thành một mắt xích trong guồng máy quyền lực bảo thủ, vô hình trung phục vụ cho các nhóm lợi ích vẫn còn nhan nhản.
Dù đã đi trước Việt Nam một bước khá dài, tương lai nền dân chủ Miến Điện vẫn còn xa cách vị tổng thống chân đất ở Indonesia hiện tại đến hai chục năm.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt) 

Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan

media
Phe thân Bắc Kinh thua lớn nhân kỳ bầu cử địa phương Đài Loan - Reuters

Vào hôm nay, 29/211/2014, như vậy là Quốc Dân Đảng đương quyền thân Bắc Kinh tại Đài Loan đã bị thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương. Dù không phải là một cuộc bầu cử cấp toàn quốc, nhưng sự kiện này đã được Trung Quốc hết sức chú ý, và theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh trong thời gian gần đây, ngoài việc hữu hảo với chính quyền Đài Bắc, còn ra sức thuần phục các cấp chính quyền địa phương Đài Loan.
Trong một bài phân tích đăng trên trang web chuyên san Foreign Policy ngày 19/11/2014, Mark Fuchs, một nhà báo chuyên về Đài Loan đã vạch trần một số thủ đoạn đã được Bắc Kinh thực hiện để gây thiện cảm, thậm chí mua chuộc các quan chức dân cử địa phương Đài Loan, theo sách lược có thể gọi là « Dưới hòa thì trên thuận ».
Ngay từ đầu tháng 4 năm 2012, Trung Quốc đã lên kế hoạch để mời các « giao liên » của họ tại nhiều cấp chính quyền thành phố và quận huyện Đài Loan đến Trung Quốc dự hội thảo.
Tờ báo phổ thông đại chúng Apple Daily ở Hồng Kông và Đài Loan theo xu hướng phê phán Trung Quốc, trong số ra ngày 04/07 vừa qua, đã tiết lộ rằng nhân các sự kiện đó, các khách mời Đài Loan đã nhận được các khoản trợ cấp của chính quyền Đại lục.
Theo bài báo này, các nguồn tin tình báo đã ghi nhận tình trạng như sau là nếu trước đó, giao lưu giữa Đài Loan và Đại lục chủ yếu là giữa các thành phố lớn hoặc giữa giới lãnh đạo cao cấp trong địa hạt chính trị và kinh doanh, thì từ năm 2012, giao lưu với quan chức địa phương tại các ngôi làng và thị trấn nhỏ đã trở thành xu hướng chính. Theo tờ Apple Daily, đã có ít nhất 75 ngôi làng và thị trấn ở Đài Loan đã được nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp trợ cấp từ Bắc Kinh.
Gần đây hơn, ngày 25/06 vừa qua, khi ông , Khi ông Trương Chí Quân (Zhang Zhijun), Bộ trưởng Trung Quốc đặc trách quan hệ với Đài Loan qua công du đảo quốc này và tiếp xúc với các đại biểu dân cử, mạng Internet của Đài Loan đã xôn xao về vai trò của một hiệp hội tập hợp nhiều đại biểu cấp thị xã và thị trấn trong việc sắp xếp các cuộc họp giữa vị khách Trung Quốc với Thị trưởng ba thành phố chính là Tân Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng.
Hiệp hội Đài Loan này đã được hãng tin chính thức Trung Quốc hết sức ưu ái ngay từ khi được thành lập vào tháng năm 2011 tại Đài Trung, nơi được ông Trương Chí Quân đến thăm vào ngày 28/06.
Theo giới quan sát, chiến lược chiêu dụ này có thể sẽ rất có lợi cho Trung Quốc. Theo chuyên gia Jacques de Lisle, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ), việc thu phục được nấc thang đầu tiên của bậc thang chính trị của Đài Loan, có thể « làm cho hình ảnh của Trung Quốc trở nên thân thiện hơn và ít đáng sợ hơn với các quan chức cấp thấp » và xóa nhòa tâm lý quan ngại về mối đe dọa đến từ Bắc Kinh.
Mặt khác, khi đầu tư vào các nhà lãnh đạo tương lai tại Đài Loan, đa số thuộc Quốc Dân Đảng có thiện cảm với Bắc Kinh, điều đó sẽ giúp đẩy mạnh tiến trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Có đi thì cũng có lại. Một số thị trưởng Đài Loan cũng bị Trung Quốc quyến rũ, trong số này, có ông ông Hồ Chí Cường (Jason Hu) thị trưởng của Đài Trung, thuộc Quốc Dân Đảng, và bà Trần Cúc, thị trưởng thành phố Cao Hùng, thuộc Đảng Dân tiến, đều đã bày tỏ thái độ hứng thú với đề án biến thành phố họ thành một vùng Thí điểm Tự do Mâu dịch, điều rất có lợi cho Trung Quốc, đối tác thương mại chủ yếu của Đài Loan.
Phải chăng là thái độ thân Trung Quốc này đã có hại cho các thị trưởng trong cuộc bầu cử lần nảy ? Ít ra đối với ông Hồ Chí Cường thì đúng là như vậy. Ông đã bị thua ngay tại Đài Trung, một lãnh địa của Quốc Dân Đảng.
Trọng Nghĩa
(RFI)
 

Chính trị - xã hội

- Xe khách giường nằm đang chạy đêm bỗng phát cháy tan hoang (Tuổi trẻ online): Một tài xế của chiếc xe khách nói trên cho hay xe khách này đang đi từ Gia Lai về Đắk Nông, trên xe chở theo 28 hành khách cùng hai người của nhà xe đến đoạn giáp ranh giữa Chư Sê và Chư Prông thì bất ngờ bén lửa. Ngọn lửa nhỏ bắt ra từ hệ thống phanh xe rồi nhanh chóng bùng phát.

- Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh 'có tiến triển' (Một thế giới): Ngày 1.12, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho cử tri Đà Nẵng biết sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh (ĐBQH TP.Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương) "có tiến triển".
- Công bố tên người đã rời chức mà không trả nhà công vụ (Tuổi trẻ online): "Tôi đề nghị các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ tổng rà soát nhà công vụ và biệt thự công trong cả nước, công bố danh tính các quan chức đang sử dụng nhà công vụ để dân giám sát."
- Bầu Kiên khẳng định chỉ kinh doanh trạng thái giá vàng (Tuổi trẻ online), và cho rằng 'Bản án 30 năm với người không phạm tội là rất dài' (Một thế giới): Ông Kiên khẳng định Công ty Thiên Nam không kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài mà kinh doanh trạng thái giá vàng. Việc kinh doanh trạng thái giá vàng không được quy định trong các văn bản pháp luật. Bầu Kiên cho rằng bản án 30 cho bản thân mình không có tội là rất dài, “có thể phần trình bày của tôi là dài, nhưng bản án 30 năm đối với người không phạm tội là rất dài”…
- Mua bán cả giấy tờ tùy thân (Tuổi trẻ online): Người bán đồ cũ ở lề đường Hùng Vương, lấy một xấp khoảng 40 giấy CMND, cà vẹt, bằng lái ra giá 50.000 đồng/cái, nói ông mua “giá vốn” các giấy tờ này là 20.000 đồng/cái.

Công khai mua bán CMND
- Sắp xử phạt ô tô “không chính chủ” (Dân trí): Ô tô của cá nhân, tổ chức nếu chưa sang tên chuyển chủ sẽ bị phạt từ 1-4 triệu đồng. Quy định xử phạt này sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/1/2015.
- Khai thác 'mỏ vàng' trong sân bay Biên Hòa (Một thế giới): "Tôi làm dự án làm hồ chứa nước nhưng tận thu đá này. Đúng rồi, phải mất hơn 10 năm mới có nước, chúng tôi làm hồ nước cho tương lai mà…”

Khai thác đá trong sân bay Biên Hòa
- Giá tăng, nông dân chặt cà phê, cao su đổ xô trồng tiêu (Một thế giới): Giá tiêu bán ra của nông dân hiện nay đã vượt mức 200.000 đồng/kg, cao nhất trong lịch sử. Giá tiêu tăng liên tục đã thúc đẩy người dân tăng diện tích trồng. Tại nhiều nơi, người dân chặt bỏ điều, cà phê và cả cao su và đổ xô trồng tiêu.
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12.2014 (Lao động): Khung giá đất tối đa ở thành phố là 162 triệu đồng/m2; 3 tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện; gia hạn đổi giấy phép lái xe ô tô thêm 1 năm... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12.2014.
- Đằng sau câu chuyện cổ phần hóa (BBC): "Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước đó được chào bán với một tỷ lệ cổ phần hóa bán ra cho các nhà đầu tư quá thấp, thí dụ như trường hợp của Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines, thì chỉ bán có 12,5% cổ phiếu, và trong đó bán cho công, nhân, viên chức, cho nên tỷ lệ bán cho các nhà đầu tư ở bên ngoài là thấp.
Như vậy thì không có nhà đầu tư chiến lược nào có quan tâm đến việc mua cổ phần của Hàng không Việt Nam, vì các nhà đầu tư chiến lược ấy họ muốn có một tỷ lệ cổ phần khoảng 15%, để họ ngồi trong Hội đồng Quản trị, họ thay đổi được nhân sự, và họ tác động được đến quản trị.
Nếu không có, họ mua cổ phiếu của Vietnam Airlines dưới điều kiện hiện nay, thì họ chỉ đưa tiền để cho bộ máy cũ của Hàng không Việt Nam dùng tiền của họ để mà kinh doanh. Và có lẽ điều đó, rất ít nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nào có thể chấp nhận được."
- Năm 2015: Cổ phần hóa 22 doanh nghiệp đường sắt (Một thế giới): Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện cổ phần hóa năm 2015 các Công ty Vận tải hành khách: Hà Nội và Sài Gòn (sau khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên trong năm 2014), - Vinalines đứng đầu bảng lỗ của tổng công ty nhà nước (Tiền phong): Cả lỗ phát sinh về lỗ lũy kế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đều đứng đầu bảng, theo báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp nhà nước.
- Bỏ túi cả trăm triệu mỗi ngày nhờ “bắt” rồng đất (Một thế giới): "Rươi ở Tứ Kỳ (Hải Dương) là loại rươi ngon nhất cho nên được giá nhất. Có thời điểm lên đến gần 600-700.000 đồng/kg, còn rươi ở Hải Phòng trung bình bán được 350-370.000 đồng/kg, lúc nào khá thì lên được hơn 400.000 đồng/kg. Mỗi đêm, bà con ở đây vớt được vài tạ rươi, tính ra cũng được cả trăm triệu đồng.

Rươi, hay còn gọi là rồng đất
- 3 trung úy CSGT bị nghi tiếp tay làm giả giấy tờ (Tiền phong): Một tháng sau khi đồng nghiệp bị bắt với cáo buộc nhận lót tay của đường dây làm giả giấy tờ xe, hai trung uý Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bến Tre cũng bị đình chỉ công tác.
- Từ 1/12, gas giảm thêm 13.000 đồng mỗi bình 12kg (Tiền phong): Mức giảm cho mỗi ký gas là 1.083 đồng. Tính ra, mỗi bình gas loại 12kg giảm 13.000 đồng/bình; các loại bình 45 kg và 50 kg có mức giảm lần lượt là 49.000 đồng và 54.000 đồng/bình.
- Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số (Một thế giới): Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào.
- ​Bàn giao giàn khoan trị giá 70 triệu USD (Tuổi trẻ online): Đây là lần đầu tiên ngành cơ khí dầu khí VN thi công bộ phận quan trọng của giàn khoan cho đối tác nước ngoài, đánh dấu sự phát triển, nắm bắt công nghệ đóng giàn khoan của các kỹ sư, công nhân VN.
- Chi ngân sách vượt thu trên 134.000 tỉ đồng (Tuổi trẻ online): Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình thu chi ngân sách nhà nước 11 tháng đầu năm 2014. Đáng chú ý là chi của Nhà nước vượt thu trên 134.500 tỉ đồng.
- Bắt quả tang kiểm sát viên đang nhận 150 triệu đồng “chạy án” (Người Lao Động): Ông Trần Tiến Hưng, kiểm sát viên tại VKSND TP Hà Nội đang nhận 150 triệu đồng “chạy án” trong 1 quán cà phê trên phố Giang Văn Minh (Hà Nội) thì bị lực lượng Cảnh sát điều tra - Bộ Công an bắt quả tang.

Thế giới - Đối ngoại

- Liên quân quốc tế trút bom xuống "thủ phủ" của IS (Dân trí): Các cuộc không kích do liên quân quốc tế dưới sự chủ trì của Mỹ nhắm vào nhóm Hồi giáo cực đoan IS dường như đã có sự chuyển trọng tâm, khi tập trung nhiều hơn vào thủ phủ Raqqa của tổ chức này, - Lính ma trong quân đội Iraq làm Mỹ mất hàng tỉ USD (Một thế giới): Những khoản tiền lương thật đã được trả cho ít nhất 50.000 lính ma trong quân đội Iraq, tức những quân nhân chỉ tồn tại trên giấy tờ, theo báo cáo của Thủ tướng Haider al-Abadi trước quốc hội Iraq hôm 30.11

Raqqa đang liên tục hứng chịu các cuộc không kích
- Trung Quốc: Hố địa ngục “nuốt chửng” xe hơi (Dân trí): Hố sụt xuất hiện giữa một đoạn đường giao cắt đông phương tiện qua lại ở thị xã Tấn Giang, thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc.

- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự (Một thế giới): Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự của Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ mở rộng hoạt động đối ngoại theo hướng hợp tác và ngoại giao, Trong khí đó, Đảng thân TQ thất bại trong cuộc bầu cử ở Đài Loan (RFA tiếng Việt): Cuộc bầu cử cho thấy đảng Dân Tiến chủ trương Đài Loan tuyên bố dộc lập đã thắng lớn ở những khu vực quan trọng, kể cả ở thủ đô Đài Bắc.
- Tình hình rất nóng ở Hồng Kông: bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận số đông người bị thương (Một thế giới), - Người biểu tình Hong Kong đụng độ cảnh sát tại quận trung tâm (VnExpress): Tình hình rất nóng ở Hồng Kông (HK) khi cảnh sát báo trước sẽ có thể phải dùng đến các biện pháp mạnh. Các bệnh viện đã sẵn sàng tiếp nhận số người bị thương đông bất thường. Hàng trăm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong hôm nay xảy ra xô xát với lực lượng cảnh sát trong khi cố gắng bao vây các trụ sở chính phủ, bất chấp lệnh giải tán, - Tràn vào trụ sở chính quyền Hong Kong, 40 người bị bắt (Tuổi trẻ online): Cảnh sát cho biết có 40 người bị bắt từ tối qua.

- Tình hình vẫn không mấy khả quan: - Nga “thương lượng” để dỡ bỏ lệnh trừng phạt (Người Lao Động), - Dù vậy, Liên minh châu Âu vẫn quyết trừng phạt Nga (Tiền phong), : Nga kêu gọi liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đổi lại, Moscow sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với thực phẩm của EU. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của EU cho rằng điều này khó xảy ra trừ khi Nga có động thái tích cực nhằm ổn định tình hình ở Ukraine, - 1.200 mét khối hàng viện trợ của Nga vào Ukraine (Một thế giới): Hàng viện trợ của Nga vào Ukraine, thực chất là hành động tiếp tế vũ khí quân sự cho phe nổi dậy nhiên, chính quyền Ukraine phủ nhận tuyên bố của phía Nga.
- Thân nhân MH17 khởi kiện Ukraine đòi bồi thường triệu đô (Tiền phong): Trong đơn khởi kiện, bà mẹ của nạn nhân MH17 đã cáo buộc chính quyền Ukraine "sai sót dẫn tới chết người" và đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu USD cho những thiệt hại về vất chất và tinh thần mà bà phải gánh chịu vì mất con.
- Phát hiện bom tấn, Đức sơ tán khẩn cấp 1,6 vạn dân (Lao động): Hơn 16 nghìn cư dân ở Dortmund (Đức) đã phải sơ tán sau khi cơ quan chức năng phát hiện một quả bom nặng khoảng 1,5 tấn từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 tại một công trường xây dựng ở vùng này.

Phân tích - Bình luận

- Đâu chỉ đơn giản “Sai thì trả lại” – sai thì dừng… (Một thế giới): Không thể chấp nhận cái cảnh hết lần này đến lần khác lãnh đạo tại tỉnh Thừa Thiên - Huế làm sai, dân phải è cổ ra mà gánh chịu. Đã xảy ra vô số trường hợp sai thì dừng, sai thì sửa, sửa lại sai, sai lại sửa…
- Trong một môi trường 'đầy quyền lực' dễ dẫn đến bị cám dỗ, tha hóa (Một thế giới): Trong thời buổi cơ chế thị trường, có quyền lực trong tay rất dễ dẫn đến nảy sinh, tư tưởng cá nhân, vụ lợi. Và trong một môi trường "đầy quyền lực" cũng dễ dẫn đến bị cám dỗ, tha hóa, biến chất.
- Kê khai tài sản cán bộ: Công khai đến đâu? (Một thế giới): Những người thuộc diện kê khai phải giải thích nguồn gốc của tài sản tăng thêm , không còn chuyện muốn kê khai tài sản bao nhiêu thì khai mà phải giải trình.
- Báo chí điều tra góp công lớn trong phòng chống tham nhũng (Tuổi trẻ online): Theo một đề tài nghiên cứu với mẫu khảo sát trên 5.000 người có tiêu đề “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”, kết quả cho thấy tới 80% số người cho rằng báo chí phát hiện tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện.
- VN sẽ sửa luật hình sự vì nhân quyền?' (BBC tiếng Việt): Để phù hợp hơn với Hiến pháp sửa đổi và các công ước quốc tế mà nhà nước đã và mới ký kết trong thời gian gần đây, Việt Nam đang cân nhắc sửa đổi các quy định luật pháp liên quan nhân quyền, trong đó không chỉ cân nhắc các điều như 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự, theo một nhà nghiên cứu luật học và nhân quyền ở trong nước.

Sức khỏe

- Gần 7.000 người đã chết vì Ebola (Tuổi trẻ online), : Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo số người thiệt mạng vì virút Ebola đã tăng vọt lên 6.928 người. Tổng số người bị lây nhiễm virút Ebola hiện vào khoảng 16.169 người, chủ yếu ở ba nước Tây Phi Guinea, Liberia và Sierra Leone, - Tổng thống Pháp đến vùng dịch Ebola ở châu Phi (VOA tiếng Việt): Ông Hollande nhấn mạnh rằng những nước bị dịch Ebola không nên bị cách ly. Ông cho biết ông đến Guinea để đem tới một thông điệp về hy vọng.
- Mỗi năm Việt Nam có thêm 10.000 người nhiễm HIV (Tuổi trẻ online): VN cũng là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số người nhiễm HIV, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, với trên 224.000 ca nhiễm đã phát hiện trong 25 năm qua.

Văn hóa - Nghệ Thuật - Giải trí

- Forbes: Việt Nam vào top 10 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2015 (Tuổi trẻ online): "Tạp chí Forbes (Mỹ) đã chọn và xếp VN nằm ở vị trí thứ 3 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2015."
- Chùm ảnh: Cuối tuần đi chợ “ve chai” mua đồ cổ (Lao động): Tọa lạc trong con hẻm nhỏ đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, quán cà phê Cao Minh, nơi tổ chức phiên “Chợ Ve Chai” trở thành điểm đến hấp dẫn của dân mê đồ cổ Sài Gòn.

Chợ ve chai
- Thờ Mẫu - Tín ngưỡng độc đáo của người Việt (Tiền phong): Hiện cả nước có khoảng 7.000 cơ sở thờ tự liên quan đến đạo Mẫu như đình, chùa, đền, phủ, điện… Số thanh đồng lên đến hàng vạn người và số con nhang đệ tử lên đến cả triệu người.

Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Lịch sử

- Kỳ bí thế giới mộ cổ táng treo trong hang ở Suối Bàng (Tiền phong): Khu mộ táng lần đầu tiên được các nhà khoa học Việt Nam công bố có niên đại di cốt cách đây 1.240 năm, thuộc loại cổ nhất Việt Nam.

Một quan tài trong hang ở Suối Bàng. Ảnh: Điêu Chính Tới/Vietnam+.
- Nghi vấn về nơi chôn cất cụ Hoàng Hoa Thám (Lao động): Ở xóm Tân Lập, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa có một ngôi mộ vô chủ được người dân nơi đây lập đền thờ ngay cạnh. Theo người dân, bởi họ phát hiện có nhiều chứng cứ trùng hợp, có cơ sở rằng - ngôi mộ này có thể là nơi an nghỉ của cụ Hoàng Hoa Thám nên họ mới lập đền thờ.

Giáo dục

- Hưng Yên: 97% trẻ em ở một thôn có hàm lượng chì trong máu cao (Một thế giới): 97% trẻ em ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, Hưng Yên có chì trong máu với hàm lượng vượt ngưỡng từ 3 đến 7 lần mức cho phép. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, Bộ Y tế cho biết, đây là hậu quả của nghề tái chế pin, ắc quy hơn 30 năm của người dân địa phương.
- WHO chỉ trích Trung Quốc kỳ thị người nhiễm HIV (Tuổi trẻ online): “Quan trọng hơn, Trung Quốc cần chấm dứt sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và cộng đồng người có nguy cơ nhiễm HIV cao như người đồng tính nam, công nhân tình dục và người tiêm ma túy”- ông Schwartlaender nhấn mạnh.
- Cô giáo mắng sai, nam sinh lớp 6 uống thuốc độc tự tử? (Tiền phong): Cháu Phạm Nguyễn Thành Long, học sinh lớp 6A2, trường THCS An Thạnh Nam đi học về, vào nhà lấy một chai thuốc diệt cỏ hiệu FAGON uống. Sau đó, cháu kêu ông nội cho biết cháu đã uống thuốc tự tử vì “Cô Cẩm Vân rầy (la mắng) oan con”.

Lật lại vụ án giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi: Tuyên án tử hình dễ thế sao?

Hồ Duy Hải (giữa). Ảnh: Phương Dung

Vụ án 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An) bị sát hại xảy ra đã gần 6 năm. Hồ Duy Hải được các cơ quan tố tụng xác định là hung thủ và đã bị hai cấp tòa tuyên án tử hình. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hồ Duy Hải và gia đình liên tục kêu oan. Lật lại hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy có quá nhiều thiếu sót và mâu thuẫn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này.
Dấu vân tay của ai?
Theo hồ sơ vụ án, sáng 14.1.2008, khi anh Phùng Phụng Hiếu - nhân viên giao báo - mang báo đến Bưu điện Cầu Voi thì phát hiện 2 nữ nhân viên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (24 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (22 tuổi) bị giết. Kết quả điều tra sau đó cho thấy, nạn nhân bị hung thủ bóp cổ, dùng thớt gỗ, ghế xếp inox đập vào đầu và dùng dao cắt cổ.
Sau khi giết người, hung thủ còn lấy đi một số tiền, vàng và khoảng 50 sim card điện thoại. Khoảng 3 tháng sau, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An bắt Hồ Duy Hải. Sau đó, cả hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.
Theo kết luận điều tra và cáo trạng, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An đã phát hiện, lưu giữ “một số dấu vết đường vân” (vân tay - PV) trên một số đồ vật ở hiện trường. Thay vì đi giám định và truy tìm ngay trong tàng thư căn cước dấu vân tay trên của ai để khoanh vùng đối tượng, nhưng mãi gần 3 tháng sau (ngày 7.4.2008), cơ quan này mới trưng cầu giám định.
Kết quả giám định khẳng định: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”. Như vậy, dấu vân tay trên là của ai? Và vì sao lại có dấu vân tay trên tại hiện trường... thì đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ.
Tương tự, những mẫu máu thu được tại hiện trường vụ án, mãi 4 tháng mới được đưa đi giám định. Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM chỉ có thể kết luận “là máu người, nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân hủy”.
Vậy, vết máu đó là của ai cũng không được làm rõ!
Tang vật đi mua
Kết luận điều tra khẳng định: “Nạn nhân Hồng bị đẩy ngã xuống nền gạch, rồi Hải hai tay cầm tấm thớt gỗ đập xuống đầu Hồng 2 cái”. Thế nhưng, tấm thớt gỗ không được thu giữ. Hơn 5 tháng sau khi xảy ra vụ án, ngày 24.6.2008, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của hai nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác tương tự về giao nộp cho cơ quan điều tra.
Cũng thế, khi dọn dẹp hiện trường, những dân phòng tham gia bảo vệ hiện trường đã phát hiện con dao (sau này được xác định Hải dùng để cắt cổ nạn nhân) và báo cho một công an viên, nhưng ông này bảo “có lẽ không liên quan đến vụ án” nên dân phòng đem đốt đi. CQĐT sau đó đã cho người khai thấy con dao đó đi mua một con dao khác có hình dáng, kích thước tương tự về nộp. Như vậy, cả con dao, cái thớt chỉ là vật mô phỏng chứ không phải tang vật, hung khí gây án.

Nhiều sai phạm về tố tụng
Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên (ĐTV) cùng ký xác nhận.
Nghiêm cấm ĐTV tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can”. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án, chúng tôi phát hiện rất nhiều nội dung trong các biên bản ghi lời khai hoặc hỏi cung bị can bị bớt, sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của bị can và điều tra viên, cụ thể tại BL 85, BL 87, BL 92, BL 117, BL 337, BL 339. Chưa hết, phần lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu tại BL 197, 198 cũng bị sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của người khai.
Xin lưu ý là biên bản ghi lời khai này được thực hiện vào ngày 19.1.2008 - tức chỉ sau 5 ngày xảy ra vụ án. Lời khai về 2 con dao với kích thước ban đầu đã bị sửa chữa lại cho phù hợp kích thước phần dài chuôi và lưỡi dao với các lời khai sau này về con dao được coi là gây án.
Về vết máu và vết vân tay không phải của Hồ Duy Hải, án sơ thẩm cho rằng “vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải là của bị cáo, song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ lượng, thời gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay” (!).
Theo chúng tôi, dùng vết máu để xác định vết vân tay rồi “không xác định được vết vân tay” là lẽ đương nhiên. Tòa phúc thẩm sau đó cũng xác định “quá trình điều tra có những thiếu sót về tố tụng”, nhưng vẫn bác đơn kháng cáo của Hồ Duy Hải.
Suốt gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của Hồ Duy Hải - chưa một đêm nào ngon giấc vì nỗi buồn có con là tử tù. Từ ngày Hải bị bắt, bà gầy sọp và xuống sức thấy rõ. “Nếu con tôi thực sự giết người, có đem tử hình cả 2 mẹ con tôi cũng không đền hết tội. Nhưng nếu nó không giết người mà bị tử hình thì sẽ có đến 3 mạng người bị chết oan” - bà Loan nói trong nước mắt.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 24.11, luật sư Trần Văn Tạo - nguyên Phó Giám đốc Công an TPHCM - bức xúc: “Tôi đã viết thư gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, đề nghị Chủ tịch Nước chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét lại toàn bộ vụ việc. Vì qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy có nhiều dấu hiệu uẩn khúc từ quá trình điều tra đến truy tố, xét xử”. Luật sư Nguyễn Văn Đạt - người đã tham gia bào chữa cho Hồ Duy Hải ngay từ đầu vụ án - cũng cho rằng: “Cần thiết phải điều tra lại, vì vụ án có quá nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ”.
(Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét