Cảnh giác với mưu đồ xâm lược nấp sau.. "Kinh Tế"!
Cách nay vừa đúng một năm, ngày 24/10/2013, Ban quản lý khu kinh tế Chân
Mây-Lăng Cô đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Khu du lịch nghỉ
dưỡng quốc tế Wold Shine” của Công ty Thế Diệu của Trung Quốc do ông Lu
Wang Sheng, quốc tịch TQ làm Tổng giám đốc, mặc dù trên danh nghĩa, đây
là một công ty thành viên của một tập đoàn Hong Kong.
Trong suốt một năm qua kể từ khi Thừa thiên Huế cấp phép cho công ty Thế
Diệu, đã có rất nhiều ý kiến phản đối gửi đến lãnh đạo đảng, nhà nước
cũng như các ngành chức năng Trung ương. Gần đây thì cả báo chí của nhà
nước và báo mạng đã có nhiều bài viết tỏ thái độ phản đối rất gay gắt
việc cấp phép cho TQ đầu tư dự án này.
Chuyện gì đang xẩy ra nơi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”? (Chữ đề của vua Lê Thánh Tông trên Hải vân quan).
1/ Rất nhiều người biết, có lẽ trừ một số lãnh đạo tỉnh Thừa thiên-Huế,
đây là đèo đường bộ dài nhất (21 km) và cao nhất (496m so mực nước biển)
của nước ta, án ngữ trên con đường quốc lộ 1A, cũng có nghĩa là điểm
yết hầu có thể chia đôi đất nước một cách dễ dàng nếu nó nằm trong tay
kẻ xâm lược một khi có giặc phương Bắc. Từ khu vực này có thể quan sát
được một cách rõ ràng toàn cảnh TP Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, Bán đảo Sơn
Trà và Cù Lao Chàm. Bởi thế mà vị trí địa lý này có ý nghĩa hết sức nhạy
cảm về an ninh quốc phòng ngay cả dưới thời của Chính phủ Việt Nam
Cộng hòa trước đây. Ngày nay câu chuyện còn mang một tầm quan trọng lớn
hơn nữa khi Obama đưa ra chủ thuyết “xoay trục về châu Á – Thái Bình
Dương” thì Mỹ đã và đang xây dựng phòng tuyến quân sự nối liền từ Nhật
bản về Đài Loan, Philippines đến Malaysia. Với 3 điểm đầu tư “dân sự”
theo dáng dấp một căn cứ quân sự của Trung Quốc là Sân golf Trà Cổ
(Quảng Ninh), Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Khu Nghỉ dưỡng du lịch
Hải Vân thì TQ hoàn toàn có thể thoải mái theo dỗi mọi hoạt động của lực
lượng quân sự của Mỹ và đồng minh ở khu vực biển Đông (Đương nhiên họ
không loại trừ Việt Nam).
Với ý nghĩa ấy thì TQ sẵn sàng bỏ ra nhiều trăm triệu đôla và sẵn sàng “đả thông” bất cứ khâu tắc nghẽn nào để được làm chủ những vị trí ấy. Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đánh giá công ty Thế Diệu có đủ khả năng tài chính cũng không sai vì trong mấy nghìn tỷ đôla dự trử của TQ, khó ai biết được có mấy trăm tỷ đã được chuyển vào Ngân hàng đầu tư quốc tế, một ngân hàng đặc biệt do Trung ương Đảng CSTQ quản lý để phục vụ cho các mục tiêu bành trướng ra thế giới dưới vỏ bọc các dự án kinh tế mà tôi đã giới thiệu sơ bộ về hoạt động của nó trong bài viết “Giấc mộng Trung Hoa” trước đây. Không lẽ các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế không hề hay biết gì về những ý đồ và những hành động bành trướng của Trung Quốc? Với một vị trí như trên đèo Hải Vân mà bảo rằng bỏ ra ra 250 triệu đôla để đầu tư cho nghỉ dưỡng và du lịch thì bất cứ ai có chút hiểu biết về khu vực này đều không thể tin được, thế mà các ban ngành chức năng của tỉnh lại tin! Công ty Thế Diệu nói họ xây dựng một quần thể các biệt thự và có cả “Trung tâm hội nghị quốc tế” với hội trường mênh mông đủ chỗ cho 2000 đại biểu là những chuyện hoang đường trong giới kinh doanh. Không lẽ trong tương lai, họ tự tổ chức các hội nghị quốc tế ở đây? Hãy nhìn xuống dưới chân đèo, cách vị trí Cửa Khẻm không xa đã có một khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm một tổ hợp 5 sao Laguna Lăng Cô của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore). Tại dự án này có 255 biệt thự, 4 phòng họp và một hội trường dành cho hội nghị với 200 đại biểu. Cũng tại khu kinh tế này có 4 khách sạn khá lớn và hiện đại. Vậy thì hội nghị gì và những khách quốc tế nào đến đây hội nghị mà xây hội trường nhiều thế, to thế? Một ý đồ phi kinh tế, đầu tư bằng mọi giá, xoay xở bằng mọi cách để có được một thành phố tàu (China Town) trước mắt là trong thời hạn 50 năm trên đèo Hải Vân là rõ như ban ngày rồi, nhất là dự án do người “láng giềng tốt” đầu tư 100% vốn. Bây giờ mời các bạn đến Vũng Áng quê tôi mà xem, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện vào cái thành phố tàu “tường cao hào sâu” theo đúng nghĩa đen của từ này. Ngay lãnh đạo tỉnh muốn vào cũng phải xin phép trước kia mà! Một Vũng Áng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và chưa biết đến bao giờ mới gỡ ra được thì nay lại thêm Hải Vân. Đây cũng là những cửa ngõ quan trọng để ra biển của “Hành lang kinh tế Đông – Tây” và Trung Quốc đã “giúp” Lào làm đường cao tốc từ biên giới Bắc Lào xuống đến Nam Lào, ngang với khu vực Quảng trị đến Đà Nẵng mà từ đây sang Lào thì rất gần, càng thấy vị trí Hải Vân quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay.
Với ý nghĩa ấy thì TQ sẵn sàng bỏ ra nhiều trăm triệu đôla và sẵn sàng “đả thông” bất cứ khâu tắc nghẽn nào để được làm chủ những vị trí ấy. Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đánh giá công ty Thế Diệu có đủ khả năng tài chính cũng không sai vì trong mấy nghìn tỷ đôla dự trử của TQ, khó ai biết được có mấy trăm tỷ đã được chuyển vào Ngân hàng đầu tư quốc tế, một ngân hàng đặc biệt do Trung ương Đảng CSTQ quản lý để phục vụ cho các mục tiêu bành trướng ra thế giới dưới vỏ bọc các dự án kinh tế mà tôi đã giới thiệu sơ bộ về hoạt động của nó trong bài viết “Giấc mộng Trung Hoa” trước đây. Không lẽ các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế không hề hay biết gì về những ý đồ và những hành động bành trướng của Trung Quốc? Với một vị trí như trên đèo Hải Vân mà bảo rằng bỏ ra ra 250 triệu đôla để đầu tư cho nghỉ dưỡng và du lịch thì bất cứ ai có chút hiểu biết về khu vực này đều không thể tin được, thế mà các ban ngành chức năng của tỉnh lại tin! Công ty Thế Diệu nói họ xây dựng một quần thể các biệt thự và có cả “Trung tâm hội nghị quốc tế” với hội trường mênh mông đủ chỗ cho 2000 đại biểu là những chuyện hoang đường trong giới kinh doanh. Không lẽ trong tương lai, họ tự tổ chức các hội nghị quốc tế ở đây? Hãy nhìn xuống dưới chân đèo, cách vị trí Cửa Khẻm không xa đã có một khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm một tổ hợp 5 sao Laguna Lăng Cô của Tập đoàn Banyan Tree (Singapore). Tại dự án này có 255 biệt thự, 4 phòng họp và một hội trường dành cho hội nghị với 200 đại biểu. Cũng tại khu kinh tế này có 4 khách sạn khá lớn và hiện đại. Vậy thì hội nghị gì và những khách quốc tế nào đến đây hội nghị mà xây hội trường nhiều thế, to thế? Một ý đồ phi kinh tế, đầu tư bằng mọi giá, xoay xở bằng mọi cách để có được một thành phố tàu (China Town) trước mắt là trong thời hạn 50 năm trên đèo Hải Vân là rõ như ban ngày rồi, nhất là dự án do người “láng giềng tốt” đầu tư 100% vốn. Bây giờ mời các bạn đến Vũng Áng quê tôi mà xem, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện vào cái thành phố tàu “tường cao hào sâu” theo đúng nghĩa đen của từ này. Ngay lãnh đạo tỉnh muốn vào cũng phải xin phép trước kia mà! Một Vũng Áng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và chưa biết đến bao giờ mới gỡ ra được thì nay lại thêm Hải Vân. Đây cũng là những cửa ngõ quan trọng để ra biển của “Hành lang kinh tế Đông – Tây” và Trung Quốc đã “giúp” Lào làm đường cao tốc từ biên giới Bắc Lào xuống đến Nam Lào, ngang với khu vực Quảng trị đến Đà Nẵng mà từ đây sang Lào thì rất gần, càng thấy vị trí Hải Vân quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay.
Xin nhắc lại một chút, vào năm 2012, khi nhà thầu Trung Quốc Ralls Corp
trúng thầu lắp đặt Tuốc-bin điện gió gần căn cứ Hải quân Mỹ ở Boardman
thuộc Tiểu bang Oregen mà Tổng thống Obama đã phải ra lệnh ngăn chặn
không cho các nhà thầu này làm vì lý do “giao dịch có thể làm suy yếu an
ninh quốc gia Mỹ” (Báo CAND ngày 26/10/2012). Đây chỉ là các “công
nhân” đến lắp máy rồi đi chứ không lập làng tại đó mà người Mỹ còn lo xa
đến thế. Chúng ta thường tự hào đánh thắng hai đế quốc to, có đội ngũ
cán bộ đảng viên đã tôi rèn qua hai cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ,
vậy mà chẳng lẽ bây giờ không còn nhớ tí gì những vấn đề liện quan đến
chủ quyền và an ninh quốc gia?
Tôi nói ra điều sau đây, nếu có quá lời thì xin nhiều các vị lãnh đạo
tỉnh Thừa Thiên Huế không can dự vào dự án này thứ lỗi, cũng là vì quá
bức xúc rồi: Hơn 6 thế kỷ trước, địa bàn này thuộc Châu Ô, Châu Rí của
Vương quốc Chăm Pa. Vì say đắm Công chúa Huyền Trân mà vua Chế Mân của
Chăm Pa đã cắt dâng hai Châu này cho nhà Trần làm sính lễ cầu hôn. Và từ
đó vùng đất này đã thuộc lãnh thổ của giang sơn nước Việt. Chả lẽ bây
giờ lịch sử đang lặp lại một lần nữa nhưng theo chiều hướng khác, vì một
chút lợi của cá nhân, của nhóm và cứ cho là vì lợi ích của cả tỉnh Thừa
Thiên Huế mà lại cắt 200 ha đất ở một trong những vị trí xung yếu nhất
của quốc gia để “dâng” cho người phương Bắc đang mang trong các vỏ bọc
kinh tế những toan tính xảo quyệt nhằm thôn tính nước ta được chăng?
2/ Dù biết đã có nhiều phản ứng từ các vị lão thành, các tướng lĩnh quân
đội mà có nhiều vị đã từng vào sinh ra tử ngay vùng đất này thời chiến
tranh chống Mỹ, nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn khẳng định nhiều lần, ở nhiều
nơi rằng tỉnh đã làm đúng theo quy hoạch được Thủ tướng duyệt, tỉnh đã
làm đúng quy trình v.v..
Về “quy trình” thì không cần phải bàn vì ai cũng biết đất nước ta trong
mấy năm gần đây đã có quá nhiều tai họa không nhỏ được “làm đúng quy
trình” cả. Tôi xin nói thêm đôi điều về việc lãnh đạo tỉnh và các cơ
quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã “làm đúng” theo các văn bản
nào của Thủ tướng Chính phủ?
Là người đã từng có cơ hội theo dõi quá trình khảo sát và xây dựng quy
hoạch “Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô” từ lúc khởi thủy dưới thời Thủ
tướng Võ Văn Kiệt, qua thời Thủ tướng Phan Văn Khải và kéo dài sang đến
thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên tôi cũng hiểu được ít nhiều câu
chuyện về Chân Mây-Lăng Cô nó phức tạp đến thế nào. Nói như thế cũng để
thấy rằng đây là một dự án có lẽ kéo dài nhất trong các dự án quy hoạch
một khu kinh tế của Việt Nam, nhưng không phải vì những khó khăn về kỹ
thuật mà vì những lình xình về ranh giới cho đến nay vẫn không giải
quyết được. Ngày 10/10/2007 thì Thủ tướng Chính phủ mới có Quyết định số
1363/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu
kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, do Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải, thay mặt Thủ tướng ký. (Theo sự hiểu biết của tôi thì đối với
những dự án lớn, có tầm quan trọng như bản “Quy hoạch khu kinh tế Chân
Mây- Lăng Cô” thường là Thủ tướng trực tiếp ký chứ không ủy quyền cho
các phó. Có thể bây giờ có sự đổi mới gì chăng).
Dù có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng, nhưng đây là bản quy hoạch về
các “nhiệm vụ chung” chứ không phải phê duyệt một dự án nào trong khu
kinh tế này. Khi giải thích những vấn đề liên quan đến dự án “Khu kinh
tế quốc tế nghỉ dưỡng và du lịch Hải Vân”, nếu có các vị lãnh đạo Thừa
Thiên Huế nào đó nói rằng “đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” là
hoàn toàn sai và rất thiếu trách nhiệm. Sự lập lờ như thế sẽ gây hiểu
lầm rất không tốt trước công luận. Tôi còn ngờ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chỉ biết rất sơ qua, thậm chí không biết gì về dự án này. Vai trò
của cấp phó và cách làm việc của nền hành chính không giống ai của Việt
Nam rất có khả năng như thế!
Biết rằng có những vấn đề vướng mắc về ranh giới hai địa phương Thừa
Thiên Huế với Đà Nẵng (mà có những thời đoạn trước đây căng thẳng, nói
như Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương nhiệm “ như tranh chấp lãnh thổ quốc
gia”!) nên từ năm 1997, VPCP đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ: “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo chặt chẽ các ngành
chức năng của địa phương và chính quyền các quận huyện giáp ranh không
thực hiện những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình và gây ảnh hưởng
xấu đến trật tự an ninh khu vực này” (Thông báo số 6278/NC/97). Xây dựng
khu kinh tế của tỉnh với các đối tác trong nước đã không được, huống hồ
giao cho người nước ngoài đầu tư 100% vốn thì có lẽ các vị lãnh đạo
tỉnh không nhớ có những văn bản chỉ đạo này của Thủ tướng.
Cần phải nêu lại ở đây một Quyết định khác của Thủ tướng chính phủ:
Quyết định gần đây hơn, Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn cả nước” thì tại khu vực Cửa Khẻm được xác định là
“đất địa hình loại 2”. Phàm là lãnh đạo, nhất là những vị phụ trách các
lĩnh vực liên quan đến đất đai phải biết nội dung quy định đối với loại
đất này. Tư lệnh, Phó tư lệnh và các sĩ quan trung cao cấp trong bộ chỉ
huy quân sự tỉnh càng biết rõ nội dung này hơn các công chức dân sự: Có
thể sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nhưng không xây dựng các
công trình kiên cố vĩnh cữu. Không được phép đầu tư những dự án “có yếu
tố nước ngoài, kể cả Việt kiều” trên loại đất này. Chỉ có yếu tố nước
ngoài thôi đã không được thì nói gì đến đầu tư 100% vốn nước ngoài! Tôi
chưa biết kết luận và đề xuất của Bộ Quốc phòng ra sao, nhưng cách hành
xử của lãnh đạo Thừa Thiên Huế không phải đúng mà là rất sai, nếu không
nói là đã có phần coi thường kỷ cương phép nước quá mức. Tất nhiên xử lý
cách nào cũng có hậu quả nhưng không vì hậu quả về kinh tế mà để lại
hậu quả an ninh quốc phòng quá lớn trong suốt 50 năm. Và ai biết trong
50 năm ấy, các ông chủ dự án này còn làm thêm những trò ma thuật nào
nữa.
Nguyễn Thái Nguyên (From: Vũ Trọng Khải <khai.hendainhan@gmail.com>)
(Blog Bùi Văn Bồng)
Không cần đâu xa, hãy học Campuchia, Myanmar
Làm
ăn với "nước lạ" có mấy cái "lợi" cho cán bộ như thế này: Thứ nhất, dễ
ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho "ăn", chưa đòi hỏi họ đã cho. Thứ hai,
chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết
bằng "hối lộ" ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất
nguy hiểm – Nguyễn Minh Nhị.
Vâng,
đúng như thế đấy! Nhưng cũng xin bổ sung thêm: Cách làm này không chỉ
đang có chiều hướng phổ biến hơn mà thực tế đã làm tê liệt nhiều mảng
thuộc các khu vực trọng yếu là kinh tế, quốc phòng, cả văn hóa, xã hội
của đất nước. Không nói đến chuyện Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông
TBT Đảng đi rước về không cần thông qua Quốc hội và Nhà nước, cứ thế
mang ra thực thi ngay, đến nay đang sống sở chết dở, và hễ có trí thức
nào nghiêm chỉnh lên tiếng thì vội lu loa lên là “phản động”, cố cãi
chầy cãi cối là “lỗ vài ba chục năm để lãi lâu dài cho con cháu” (than
ôi!), ngay đến cái trụ sở của Bộ Công an mà đến nay làm xong không thể
dùng được vì nhận đấu thầu của Trung Quốc giá rẻ bèo lại được lại quả
kếch xù, nhưng... “rệp” cài đầy trong các mặt tường, dưới nền nhà chẳng
làm sao dò hết; hay một chính quyền cấp tỉnh như Thừa Thiên-Huế mà dám
ngang nhiên bán cả một vùng đất hiểm yếu như đèo Hải Vân cho nước ngoài
làm dự án sinh thái trong mấy chục năm... thì hỏi còn gì để nói nữa hay
không? Trình độ nhận thức, lòng yêu nước của quý ngài cán bộ trung cao
cấp của quý Đảng CS hình như đã bị ai (“nước lạ”) vét sạch sành sanh đến
tận đế giày rồi. Xử lý ai bây giờ cũng đâu có được vì nhìn lại mà xem,
đều như nhau tất. Hãy cứ thử hỏi các bác xe ôm, anh lái taxi, anh thợ
cắt tóc, bà bán rau dưa... thì biết hàng ngày họ bình phẩm về các ngài
như thế nào.
Bauxite Việt Nam
|
Duy Chiến thực hiện
"Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc, nhân dân VN thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy" - ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.
Người lãnh đạo đừng chỉ thích "màu hồng"
"Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc, nhân dân VN thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy" - ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.
Người lãnh đạo đừng chỉ thích "màu hồng"
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang. Ảnh: Duy Chiến
Thưa
ông, nhiều cách làm mang tính đột phá của ông thời còn là lãnh đạo ở An
Giang đã được lắng nghe, vận dụng vào các chủ trương, chính sách như Chương trình 327 hay Nghị định 36 ban hành mới đây. Ông cảm nhận ra sao về những chính sách này khi đi vào thực tế?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chương trình 327 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước là cách làm và vận dụng của An Giang trong hoàn cảnh mới, lúc đó đã rất thành công và đem lại hiệu quả cao.
Nhưng tiếc rằng khi Trung ương về nghiên cứu, xem xét và vận dụng thành chính sách Quốc gia thì có nhiều cái đã bị lạc hậu, không phát huy được hiệu quả như An Giang đã làm.
Còn việc quản lý giống và nuôi cá tra, cá ba sa, tôi đã sớm nhận ra nguy hại và đã lên tiếng kiến nghị ngay lúc đó, tức hơn 10 năm rồi. Song lúc ấy chẳng ai nghe cả, có người còn cười tôi là "chẳng hiểu gì về cơ chế thị trường!". Tôi nói: "Anh bảo cơ chế thị trường là tự do tự phát là hoàn toàn sai. Nhà nước phải có vai trò quản lý trong đó. Mỹ và châu Âu, Nhật cũng vậy".
Nghị định 36 [1] để quy hoạch và quản lý cá basa ra đời là rất đáng quý, nhưng nếu sớm hơn, không đợi đến giờ khi loài cá này đang lâm nguy thì chúng ta đã giảm bớt được mất mát, thiệt hại.
Tại sao hồi đó ông được mời ra làm lãnh đạo tại Bộ NN&PTNT mà ông lại từ chối, trong khi ông được đánh giá là rất am hiểu và sắc sảo về NN&PTNT, đã có nhiều cách làm tốt, hiệu quả cao cho NN?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tính tôi bộc trực, thẳng thắn, ăn nói như kiểu của tôi ra đó là "trói chân trói tay" ngay! Còn không thì lại phải im lặng hoặc biết nói cho "dễ nghe".
Tôi nhớ chú Sáu Dân (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) mới lên làm Thủ tướng đã có cuộc họp Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh ở dinh Thống Nhất. Mới mở màn, chú Sáu trách cứ, phê bình gay gắt lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL hay ăn nhậu, ảnh hưởng đến công việc.
Tôi lập tức có ý kiến, rằng ăn nhậu thì cũng có, nhưng không đến nỗi bỏ bê công việc như Thủ tướng nói. Và càng không để lại hậu quả quá nghiêm trọng so với một số chính sách, chủ trương lớn sai, cần phải làm rõ để xử lý.
Ban đầu chú Sáu giận lắm, nhưng sau đó chú lại rất quý và thích tính bộc trực, nói thẳng dân dã, có sao nói vậy của tôi. Nhiều lần tôi ra Hà Nội chú đều gặp, hoặc chú vào miền Nam công tác đều gọi tôi, hỏi chuyện và tham khảo ý kiến.
Lãnh đạo giỏi, có tâm, có tầm là phải biết lắng nghe sự thật, dù nó có thể rất đau lòng, phũ phàng, khó chịu, nói chung là rất "nghịch nhĩ". Nhưng phải nghe được sự thật thì mới giải quyết, xử lý được, thay vì khỏa lấp bằng những thành tích, con số màu hồng. Làm lãnh đạo mà cứ thích nghe những lời ngon ngọt, ngọt ngào thì dân chết!
Chính vì chỉ thích nghe những con số màu hồng mà nhiều hệ quả tai hại không được xử lý kịp thời, cứ để chồng chất lên nhau khiến nhiều vấn đề càng trở nên phức tạp, chẳng biết đầu mối ở đâu mà gỡ.
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chương trình 327 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước là cách làm và vận dụng của An Giang trong hoàn cảnh mới, lúc đó đã rất thành công và đem lại hiệu quả cao.
Nhưng tiếc rằng khi Trung ương về nghiên cứu, xem xét và vận dụng thành chính sách Quốc gia thì có nhiều cái đã bị lạc hậu, không phát huy được hiệu quả như An Giang đã làm.
Còn việc quản lý giống và nuôi cá tra, cá ba sa, tôi đã sớm nhận ra nguy hại và đã lên tiếng kiến nghị ngay lúc đó, tức hơn 10 năm rồi. Song lúc ấy chẳng ai nghe cả, có người còn cười tôi là "chẳng hiểu gì về cơ chế thị trường!". Tôi nói: "Anh bảo cơ chế thị trường là tự do tự phát là hoàn toàn sai. Nhà nước phải có vai trò quản lý trong đó. Mỹ và châu Âu, Nhật cũng vậy".
Nghị định 36 [1] để quy hoạch và quản lý cá basa ra đời là rất đáng quý, nhưng nếu sớm hơn, không đợi đến giờ khi loài cá này đang lâm nguy thì chúng ta đã giảm bớt được mất mát, thiệt hại.
Tại sao hồi đó ông được mời ra làm lãnh đạo tại Bộ NN&PTNT mà ông lại từ chối, trong khi ông được đánh giá là rất am hiểu và sắc sảo về NN&PTNT, đã có nhiều cách làm tốt, hiệu quả cao cho NN?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tính tôi bộc trực, thẳng thắn, ăn nói như kiểu của tôi ra đó là "trói chân trói tay" ngay! Còn không thì lại phải im lặng hoặc biết nói cho "dễ nghe".
Tôi nhớ chú Sáu Dân (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) mới lên làm Thủ tướng đã có cuộc họp Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh ở dinh Thống Nhất. Mới mở màn, chú Sáu trách cứ, phê bình gay gắt lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL hay ăn nhậu, ảnh hưởng đến công việc.
Tôi lập tức có ý kiến, rằng ăn nhậu thì cũng có, nhưng không đến nỗi bỏ bê công việc như Thủ tướng nói. Và càng không để lại hậu quả quá nghiêm trọng so với một số chính sách, chủ trương lớn sai, cần phải làm rõ để xử lý.
Ban đầu chú Sáu giận lắm, nhưng sau đó chú lại rất quý và thích tính bộc trực, nói thẳng dân dã, có sao nói vậy của tôi. Nhiều lần tôi ra Hà Nội chú đều gặp, hoặc chú vào miền Nam công tác đều gọi tôi, hỏi chuyện và tham khảo ý kiến.
Lãnh đạo giỏi, có tâm, có tầm là phải biết lắng nghe sự thật, dù nó có thể rất đau lòng, phũ phàng, khó chịu, nói chung là rất "nghịch nhĩ". Nhưng phải nghe được sự thật thì mới giải quyết, xử lý được, thay vì khỏa lấp bằng những thành tích, con số màu hồng. Làm lãnh đạo mà cứ thích nghe những lời ngon ngọt, ngọt ngào thì dân chết!
Chính vì chỉ thích nghe những con số màu hồng mà nhiều hệ quả tai hại không được xử lý kịp thời, cứ để chồng chất lên nhau khiến nhiều vấn đề càng trở nên phức tạp, chẳng biết đầu mối ở đâu mà gỡ.
Trên CĐML ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Văn Trí/ Phân xã Đồng Tháp
Nếu ta nhắm mắt, thiên hạ sẽ vượt qua
- Ông từng có thời gian dài làm lãnh đạo ở địa phương, đã cọ xát nhiều với thực tiễn và công tác quản lý, va chạm với nhiều cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, ông có nhìn nhận gì về một số hiện trạng, bất cập hiện nay?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi đã nhiều lần nói cách quản lý của chúng ta rất "ngây thơ", rất khó gọi tên. Nhiều cái tệ của ta không giống ai, nên không biết gọi là gì, cứ hay gom vào chữ "bất cập" là vậy!
Trong công tác quản lý, phong cách làm việc của bộ máy chúng ta vẫn còn những đặc tính tiểu nông, như tính "làm biếng". Trời lạnh không đi ra ruộng mà cứ trùm chăn ở nhà nằm cho ấm, vì vậy nhiều công việc chẳng làm tới nơi tới chốn.
Cái nguy hiểm nữa là trong quá trình làm ăn với người hàng xóm, một số cán bộ của ta càng thêm làm biếng, vì lấy lợi ích cá nhân làm đầu, bất chấp lợi ích quốc gia. Tôi đã tìm hiểu và biết, làm ăn với "nước lạ" có mấy cái "lợi" cho cán bộ như thế này: Thứ nhất, dễ ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho "ăn", chưa đòi hỏi họ đã cho. Thứ hai, chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết bằng "hối lộ" ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất nguy hiểm.
Tôi đã làm việc với nhiều đối tác ở nhiều quốc gia khác, tôi nhận thấy làm việc với Nhật, với Hàn Quốc và châu Âu rất khó.
Nhưng làm được thì rất có lợi cho đất nước và qua đó ta cũng trưởng thành lên.
Hiện đang có nhiều lo lắng, băn khoăn rằng chúng ta đang trì trệ, chậm chạp trong khi nhiều nước, ngay cả các láng giềng đang phát triển nhanh, "qua mặt" ta. Ông thấy sao về điều này?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi nhớ hoài và thấy rất xấu hổ khi làm việc với một tỉnh phó của một tỉnh bên Campuchia. Ông ấy nhẹ nhàng góp ý như thế này: "Các anh phải giáo dục nhân dân của các anh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ai mà cứ bắt sạch cá non, cá mang trứng, sục điện (chích cá bằng điện - PV) hủy diệt để vét sạch từ con nhỏ đến con to thì mai này chẳng còn gì để ăn nữa đâu!".
Bên Campuchia họ nghiêm lắm, tình trạng hủy diệt như ở ta là họ trị ngay, nên gần như không còn nữa nạn đánh bắt, khai thác hủy diệt như bên ta. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng tốt. Còn ta ngày càng tệ, gần như bất lực không ngăn chặn được.
Tôi đã nhiều lần nói, Nhà nước khó mà ngăn chặn, bắt phạt cho hết nếu nhân dân không ý thức được. Hầu hết đều sẵn sàng vì lợi ích trước mắt mà bất kể tất cả. Cái quan trọng nhất là phải giúp nhân dân ý thức rõ điều đó. Song như tôi đã nói ở phần trước, chính chúng ta đã cắt mất sợi dây linh thiêng nối liền người nông dân với đất đai, vô tình tước bỏ trách nhiệm, bổn phận của họ với mảnh đất và môi trường sống của họ.
Cả xã hội ta hiện nay, từ người dân đến cán bộ, đều có không ít người mang tâm lý chụp giật, ngắn hạn, coi lợi ích cá nhân là hàng đầu. Với tình trạng đó, chúng ta khó mà có những phát triển mang tính chiến lược.
Tôi nghĩ, cần phải tỉnh táo nghiệm lại và phải làm lại một cách căn cơ, bắt đầu từ gốc rễ của mọi vấn đề. Nếu không, cứ như hiện nay, chạy theo giải quyết phần ngọn mà gốc rễ bị sai thì không thể xử lý được gì cả, mà cái xấu, cá tệ, cái dở ngày một phát triển, lấn chiếm.
Tại sao ta không xem, nghiên cứu các nước xung quanh và tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Vì sao họ phát triển nhanh được còn ta cứ trì trệ? Cái gì đang cản trở chúng ta thoát ra?". Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy.
Myanmar là nơi đáng để chúng ta nghiền ngẫm suy nghĩ lại mình. Họ từ chỗ khép kín, đã chuẩn bị để mở cửa, hội nhập với thế giới, thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề trì trệ cũ một cách căn cơ, bài bản. Họ đang có những bước đi mạnh mẽ, quyết liệt, tới nơi tới chốn để "vượt lên chính mình".
Phải thay đổi từ gốc của mọi vấn đề! Quản lý và điều hành đất nước cũng sẽ bất lực nếu những sai lầm, ngộ nhận từ gốc không được thay đổi. Nếu không, cứ nhắm mắt hoài thì thiên hạ sẽ vượt qua, còn chúng ta lại ngày càng tụt hậu...
D.C.
- Ông từng có thời gian dài làm lãnh đạo ở địa phương, đã cọ xát nhiều với thực tiễn và công tác quản lý, va chạm với nhiều cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, ông có nhìn nhận gì về một số hiện trạng, bất cập hiện nay?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi đã nhiều lần nói cách quản lý của chúng ta rất "ngây thơ", rất khó gọi tên. Nhiều cái tệ của ta không giống ai, nên không biết gọi là gì, cứ hay gom vào chữ "bất cập" là vậy!
Trong công tác quản lý, phong cách làm việc của bộ máy chúng ta vẫn còn những đặc tính tiểu nông, như tính "làm biếng". Trời lạnh không đi ra ruộng mà cứ trùm chăn ở nhà nằm cho ấm, vì vậy nhiều công việc chẳng làm tới nơi tới chốn.
Cái nguy hiểm nữa là trong quá trình làm ăn với người hàng xóm, một số cán bộ của ta càng thêm làm biếng, vì lấy lợi ích cá nhân làm đầu, bất chấp lợi ích quốc gia. Tôi đã tìm hiểu và biết, làm ăn với "nước lạ" có mấy cái "lợi" cho cán bộ như thế này: Thứ nhất, dễ ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho "ăn", chưa đòi hỏi họ đã cho. Thứ hai, chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết bằng "hối lộ" ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất nguy hiểm.
Tôi đã làm việc với nhiều đối tác ở nhiều quốc gia khác, tôi nhận thấy làm việc với Nhật, với Hàn Quốc và châu Âu rất khó.
Nhưng làm được thì rất có lợi cho đất nước và qua đó ta cũng trưởng thành lên.
Hiện đang có nhiều lo lắng, băn khoăn rằng chúng ta đang trì trệ, chậm chạp trong khi nhiều nước, ngay cả các láng giềng đang phát triển nhanh, "qua mặt" ta. Ông thấy sao về điều này?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi nhớ hoài và thấy rất xấu hổ khi làm việc với một tỉnh phó của một tỉnh bên Campuchia. Ông ấy nhẹ nhàng góp ý như thế này: "Các anh phải giáo dục nhân dân của các anh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ai mà cứ bắt sạch cá non, cá mang trứng, sục điện (chích cá bằng điện - PV) hủy diệt để vét sạch từ con nhỏ đến con to thì mai này chẳng còn gì để ăn nữa đâu!".
Bên Campuchia họ nghiêm lắm, tình trạng hủy diệt như ở ta là họ trị ngay, nên gần như không còn nữa nạn đánh bắt, khai thác hủy diệt như bên ta. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng tốt. Còn ta ngày càng tệ, gần như bất lực không ngăn chặn được.
Tôi đã nhiều lần nói, Nhà nước khó mà ngăn chặn, bắt phạt cho hết nếu nhân dân không ý thức được. Hầu hết đều sẵn sàng vì lợi ích trước mắt mà bất kể tất cả. Cái quan trọng nhất là phải giúp nhân dân ý thức rõ điều đó. Song như tôi đã nói ở phần trước, chính chúng ta đã cắt mất sợi dây linh thiêng nối liền người nông dân với đất đai, vô tình tước bỏ trách nhiệm, bổn phận của họ với mảnh đất và môi trường sống của họ.
Cả xã hội ta hiện nay, từ người dân đến cán bộ, đều có không ít người mang tâm lý chụp giật, ngắn hạn, coi lợi ích cá nhân là hàng đầu. Với tình trạng đó, chúng ta khó mà có những phát triển mang tính chiến lược.
Tôi nghĩ, cần phải tỉnh táo nghiệm lại và phải làm lại một cách căn cơ, bắt đầu từ gốc rễ của mọi vấn đề. Nếu không, cứ như hiện nay, chạy theo giải quyết phần ngọn mà gốc rễ bị sai thì không thể xử lý được gì cả, mà cái xấu, cá tệ, cái dở ngày một phát triển, lấn chiếm.
Tại sao ta không xem, nghiên cứu các nước xung quanh và tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Vì sao họ phát triển nhanh được còn ta cứ trì trệ? Cái gì đang cản trở chúng ta thoát ra?". Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy.
Myanmar là nơi đáng để chúng ta nghiền ngẫm suy nghĩ lại mình. Họ từ chỗ khép kín, đã chuẩn bị để mở cửa, hội nhập với thế giới, thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề trì trệ cũ một cách căn cơ, bài bản. Họ đang có những bước đi mạnh mẽ, quyết liệt, tới nơi tới chốn để "vượt lên chính mình".
Phải thay đổi từ gốc của mọi vấn đề! Quản lý và điều hành đất nước cũng sẽ bất lực nếu những sai lầm, ngộ nhận từ gốc không được thay đổi. Nếu không, cứ nhắm mắt hoài thì thiên hạ sẽ vượt qua, còn chúng ta lại ngày càng tụt hậu...
D.C.
------
[1] Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá ba sa.
Có một giới siêu giàu khác
Wealth - X và Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) vừa công bố báo cáo những người
siêu giàu trên thế giới năm 2014. Trong đó Việt Nam có 210 đại diện với
tổng tài sản trị giá 20 tỉ USD. Theo tiêu chí của Wealth - X và UBS,
người siêu giàu là người có tài sản trên 30 triệu USD.
Các kênh thông tin không nói rõ hai tổ chức này thống kê từ nguồn nào để
có kết quả trên, nhưng có thể họ chỉ chọn trong giới doanh nhân. Thật
vui khi Việt Nam có thêm 15 người siêu giàu góp mặt với giới siêu giàu
thế giới.
Nhưng
người siêu giàu của Việt Nam e không chỉ có thế. Có những người giàu
nhưng không cần phải đi kinh doanh, không cần mở doanh nghiệp, không cần
sản xuất sản phẩm hàng hóa.
Những người này nhìn các đại gia xếp hạng hằng năm ở trên sàn với con
mắt bề trên. Với họ, những doanh nhân giàu có ồn ào bề nổi đó có chi
đáng kể. Cho nên, Wealth - X và UBS thống kê số người siêu giàu ở đâu có
thể được, ở Việt Nam e rằng trật lất.
Ở Việt Nam còn có giới siêu giàu bằng “kinh doanh” con dấu và chữ ký.
Những người giàu có nhờ bàn tay khối óc, nhờ giỏi kinh doanh thì đóng
góp cho đất nước, giúp ích cho xã hội rất lớn. Họ tạo ra sản phẩm, tạo
ra việc làm, đóng thuế cho nhà nước. Họ đi một chiếc xe đắt tiền, ở biệt
thự sang trọng hoàn toàn xứng đáng. Các ông chủ lớn như Phạm Nhật
Vượng, Đoàn Nguyên Đức sắm lâu đài hay tậu máy bay riêng cũng ngẩng mặt
cao nhìn thiên hạ chứ không thèm lén lút.
Những người giàu có bằng “kinh doanh” con dấu và chữ ký không những
không đóng góp gì cho đất nước mà là những kẻ phá hoại. Họ không đóng
đồng bạc thuế nào cho nhà nước. Ngược lại, họ ăn vào đồng tiền thuế của
người dân, doanh nghiệp đóng góp. Sự khác biệt chính là chỗ này.
Và sự khác biệt còn ở chỗ khác, đó là người giàu nhờ “kinh doanh” con
dấu và chữ ký đi xe xịn thì dân khinh, ở biệt thự to thì dân chửi, có
nhiều tài sản thì dân biết chắc là do tham nhũng. Cho dù họ không bị
pháp luật sờ gáy thì người dân cũng biết họ là những tội phạm.
Mới đây, Trung Quốc bắt những kẻ giàu có kiểu này. Tiền tham nhũng cất
trong nhà cân được hàng tấn, vàng bạc chưa kể, nhà cửa đất đai chưa
tính. Họ là những người siêu giàu nhưng làm giàu trên máu xương của dân
chúng. Quốc gia nào có nhiều kẻ siêu giàu như vậy thì quốc gia đó sẽ bị
suy yếu.
Nhưng quốc gia nào có tội phạm siêu giàu mà không phát hiện, trừng trị được còn lụn bại hơn.
Lê Thanh Phong
(Lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét