Nói cho sướng miệng
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình ngày 27 tháng 9 năm 2014. |
Kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại?
“Kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại và thể chế kinh tế của Việt Nam phải là thể chế kinh tế thị trường.” Đây là quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam trích thuật, khi đưa tin về Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình vào cuối tháng 9/2014 vừa qua.
Theo Vneconomy.vn, tại Diễn đàn này ông Trương Đình Tuyển nguyên bộ trưởng Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế, một lần nữa đề cập đến nhu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại cho Việt Nam. Thể chế đó bao gồm ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự.
Nhận định về những phát biểu đầy ấn tượng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể khi chính phủ ra nghị định ngăn trở tính hoạt động độc lập của IDS, phát biểu:
“Tôi nghĩ những tiếng nói như thế đã được cất lên rất nhiều lần và được cất lên rất là may mắn, bây giờ không phải là những người như là tôi cách đây mười năm chẳng hạn. Mà bây giờ chính từ miệng những người đang gọi là cố vấn hoặc là để hoạch định chính sách cho những nhà lãnh đạo và như thế có nghĩa rằng thực sự họ là những người ảnh hưởng rất mạnh đến quyết định. Còn bản thân những người sử dụng các cố vấn, những người tư vấn như thế, họ có nghe hay không, vì lý do này hay lý do kia, thì lại là một chuyện khác. Tôi e rằng các ông ấy cũng nói như thế để cho nó sướng mồm và cũng là để làm cảnh mà thôi. Bởi vì nhìn những việc làm của những người có trách nhiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây mà họ nắm quyền quyết định về kinh tế, thì tôi nghĩ rằng họ đã hủy hoại nền kinh tế này một cách rất là nhất quán và tôi khó có thể tin được đây là những tiếng nói sẽ được lắng nghe.”
“Kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại và thể chế kinh tế của Việt Nam phải là thể chế kinh tế thị trường.” Đây là quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam trích thuật, khi đưa tin về Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình vào cuối tháng 9/2014 vừa qua.
Theo Vneconomy.vn, tại Diễn đàn này ông Trương Đình Tuyển nguyên bộ trưởng Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế, một lần nữa đề cập đến nhu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại cho Việt Nam. Thể chế đó bao gồm ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự.
Nhận định về những phát biểu đầy ấn tượng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể khi chính phủ ra nghị định ngăn trở tính hoạt động độc lập của IDS, phát biểu:
“Tôi nghĩ những tiếng nói như thế đã được cất lên rất nhiều lần và được cất lên rất là may mắn, bây giờ không phải là những người như là tôi cách đây mười năm chẳng hạn. Mà bây giờ chính từ miệng những người đang gọi là cố vấn hoặc là để hoạch định chính sách cho những nhà lãnh đạo và như thế có nghĩa rằng thực sự họ là những người ảnh hưởng rất mạnh đến quyết định. Còn bản thân những người sử dụng các cố vấn, những người tư vấn như thế, họ có nghe hay không, vì lý do này hay lý do kia, thì lại là một chuyện khác. Tôi e rằng các ông ấy cũng nói như thế để cho nó sướng mồm và cũng là để làm cảnh mà thôi. Bởi vì nhìn những việc làm của những người có trách nhiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây mà họ nắm quyền quyết định về kinh tế, thì tôi nghĩ rằng họ đã hủy hoại nền kinh tế này một cách rất là nhất quán và tôi khó có thể tin được đây là những tiếng nói sẽ được lắng nghe.”
Trong giới khoa bảng của Việt Nam không phải ai cũng đồng ý kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại như quan điểm của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh. Theo Vneconomy.vn, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày trước Diễn đàn với ý kiến khác biệt. Theo lời ông, kinh tế thị trường không phải là phương thuốc vạn năng để chữa tất cả các căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam. Ông Sơn nhắc lại lịch sử kinh tế thế giới với sự thất bại của thị trường hay nhà nước hoặc cả hai bên đều thất bại như thời kỳ đại suy thoái 1929-1933, trì trệ kinh tế 1980, khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997 hay khủng hoảng tài chánh ở Hoa Kỳ 2008-2010.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn trình bày quan niệm của ông mà nhiều người cho rằng sẽ làm giới bảo thủ hài lòng, vì sẽ không có cải cách triệt để mà chỉ có điều chỉnh từng phần. Theo đó Việt Nam “cần có thể chế phù hợp cho hoạt động của nền kinh tế thị trường. Và thể chế này bao gồm các vấn đề liên quan đến sở hữu, đến luật cạnh tranh và độc quyền và sau hết là cơ chế giải quyết tranh chấp một loạt các thứ khác.”
Theo VnEconomy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung không giấu được sự giận dữ khi trao đổi với PGSTS Nguyễn Hồng Sơn. Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển góp ý là chính vì thị trường và nhà nước đều có thể thất bại cho nên rất cần có sự hiện diện của xã hội dân sự.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam vừa ban hành Hiến pháp 2013 (sửa đổi) nay để áp dụng kinh tế thị trường đúng nghĩa sẽ lại phải sửa Hiến pháp một lần nữa. Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nhận định:
“Kinh tế Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Việc này từ thời 1985-1986 đó là bước đầu chập chững bước vào kinh tế thị trường, bây giờ các vị lãnh đạo đi cùng khắp thế giới qua bên Mỹ qua bên pháp gặp Tổng thống Pháp, Tổng thống Mỹ yêu cầu công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường…Có nghĩa là những tư duy cổ lỗ sỉ mấy chục năm trước dần dần phải tiêu pha đi thôi và nếu phải sửa đổi Hiến pháp để quyết liệt đi vào kinh tế thị trường, nếu cần đổi Hiến pháp thì phải đổi thôi cho đúng với thời đại, đó là lẽ tất nhiên. Tôi không thấy có gì trở ngại.”
Đối với quan điểm của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về
việc Việt Nam cần xây dựng thể chế kinh tế thị trường bao gồm ba trụ cột
là thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự. Chuyên gia Bùi Kiến Thành
nhận định:
“Nếu chưa có thì sẽ phải có thôi, tương lai gần chưa có thì xa xa một chút cũng phải làm. Đó là lẽ tất nhiên, ông Tuyển nói rất đúng và lần lần chúng ta sẽ phải đi đến bước xa hơn nữa. Chẳng những là kinh tế với ba trụ cột ấy mà nhà nước pháp quyền cũng phải có ba trụ cột của nó, tức là Hành pháp Lập pháp và Tư pháp. Việc ấy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có quán triệt được những nhu cầu của một nền dân chủ pháp trị và nền kinh tế thị trường thực sự. Rồi từ từ chúng ta sẽ phải đi đến thôi đó là lẽ tất yếu của một nền kinh tế thị trường và của một nhà nước pháp quyền. Bao giờ sẽ đi đến đích là còn tùy theo sự quán triệt hiểu biết và sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà thôi.”
“Nếu chưa có thì sẽ phải có thôi, tương lai gần chưa có thì xa xa một chút cũng phải làm. Đó là lẽ tất nhiên, ông Tuyển nói rất đúng và lần lần chúng ta sẽ phải đi đến bước xa hơn nữa. Chẳng những là kinh tế với ba trụ cột ấy mà nhà nước pháp quyền cũng phải có ba trụ cột của nó, tức là Hành pháp Lập pháp và Tư pháp. Việc ấy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có quán triệt được những nhu cầu của một nền dân chủ pháp trị và nền kinh tế thị trường thực sự. Rồi từ từ chúng ta sẽ phải đi đến thôi đó là lẽ tất yếu của một nền kinh tế thị trường và của một nhà nước pháp quyền. Bao giờ sẽ đi đến đích là còn tùy theo sự quán triệt hiểu biết và sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà thôi.”
Xã hội dân sự
Theo những gì báo chí đưa lên mạng, Nhà nước Việt Nam chưa biểu lộ sự ủng hộ việc thiết lập xã hội dân sự một cách độc lập ở Việt Nam. Vneconomy.vn trích lời ông Trương Đình Tuyển cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014. Theo lời ông, khi tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA “có một từ đang khiến các nhà đàm phán đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của ‘xã hội dân sự’ vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.” Ông Tuyển nhấn mạnh, nhà nước chúng ta không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai nên các nhà đàm phán phải đau đầu.
Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện cư trú ở Hà Nội, việc thiết lập các tổ chức xã hội dân sự cần được điều chỉnh bằng luật cơ bản là Luật Lập hội qui định trong Hiến pháp. Tuy vậy Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trì hoãn vấn đề này. Ông nói:
Theo những gì báo chí đưa lên mạng, Nhà nước Việt Nam chưa biểu lộ sự ủng hộ việc thiết lập xã hội dân sự một cách độc lập ở Việt Nam. Vneconomy.vn trích lời ông Trương Đình Tuyển cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014. Theo lời ông, khi tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA “có một từ đang khiến các nhà đàm phán đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của ‘xã hội dân sự’ vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.” Ông Tuyển nhấn mạnh, nhà nước chúng ta không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai nên các nhà đàm phán phải đau đầu.
Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện cư trú ở Hà Nội, việc thiết lập các tổ chức xã hội dân sự cần được điều chỉnh bằng luật cơ bản là Luật Lập hội qui định trong Hiến pháp. Tuy vậy Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trì hoãn vấn đề này. Ông nói:
“Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. Dĩ nhiên khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích hoan nghêh nhưng mà để đảm bảo những tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật, nếu không có Luật Lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở để phát triển được. Chính quyền muốn dẹp lúc nào thì dẹp.”
Theo trang mạng Infonet, tham luận của chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014 đã phác họa lên một bức tranh kinh tế Việt Nam đầy thách thức. Vấn đề nợ xấu, sự nhận diện cơ cấu nợ xấu, sở hữu chéo và xử lý nợ xấu qua Công ty mua bán nợ VAMC thực chất chưa khai thông nợ xấu. Ông Doanh nhận định “không có tiền tươi thóc thật “cục máu đông” nợ xấu vẫn còn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế. Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua chủ yếu tập trung vào cổ phần hoá tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa vẫn rất chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động thấp. Ông Lê Đăng Doanh cho rằng bên cạnh tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, cần có đề án tái cơ cấu khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội. Khu vực này gặp khó khăn rất nhiều và không được nhà nước hỗ trợ, theo thống kê có tới 200.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2013.
Vẫn theo trang mạng Infonet, kinh tế gia Lê Đăng Doanh vạch ra hai nhược điểm trong tái cơ cấu nền kinh tế. Thứ nhất là vai trò của khoa học-công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Thứ hai là, tái cơ cấu nền kinh tế Việt nam chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế. Ông Doanh cho rằng Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, như chuẩn bị tham gia AEC Hội đồng kinh tế ASEAN và TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương…Nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những thách thức rất lớn như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn của nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động.
Kể từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2012 tổ chức tại Đà Nẵng cho đến Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 ở Ninh Bình, các kinh tế gia, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành của Chính phủ đã tham gia tổng cộng 6 lần Diễn đàn Kinh tế do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp tổ chức cùng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Nói theo ngôn ngữ dân gian kế đã được hiến rất nhiều nhưng sự lắng nghe, điều chỉnh cải cách của nhà nước thì chẳng được bao nhiêu. Chẳng lẽ lại đúng như lời TS Nguyễn Quang A: “Các ông ấy nói cho sướng miệng” còn lãnh đạo có lắng nghe hay không lại là một chuyện khác.
Nam Nguyên
(RFA)
Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản
Nhiệt tình dành cho hệ thống thị trường tự do tại hai nước cộng sản
Trung Quốc va Việt Nam cao hơn nhiều so với tại những thành trì của chủ
nghĩa tư bản như Hoa Kỳ và Anh quốc, theo một cuộc nghiên cứu do Trung
tâm Nghiên cứu Pew thực hiện.
Hãng tin AP hôm thứ Sáu trích dẫn phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew, tường thuật rằng 95% đối tượng Việt Nam được thăm dò, một con số cao kỷ lục, nói rằng cuộc sống của người dân sẽ khá hơn trong các nền kinh tế thị trường tự do, 76% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó.
Cùng lúc, 70% người Mỹ và 65% người Anh bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho hệ thống kinh tế thị trường tự do.
Sự phát triển của thuơng mại toàn cầu đã đẩy nhanh đà tăng truởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam, giúp đưa hàng chục triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói. Trong khi đó, đà tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ và Âu châu suy giảm trong mấy năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp cao, và mức lương bổng dậm chân tại chỗ.
Những trải nghiệm khác biệt đó dường như đã thay đổi quan điểm truyền thống của người dân các nước về các thị trường tự do, và về triển vọng tương lai. 65% những người được thăm dò tại các nước phát triển nói họ dự kiến con cái của họ sẽ gặp khó khăn hơn cha mẹ. Ngược lại, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ít nhất 50% đối tượng được thăm dò dự kiến con cái của họ sẽ khá giả hơn thế hệ đi trước.
Lạc quan nhất là những người tham gia cuộc thăm dò ở Việt Nam, 94% các đối tượng dự kiến một tương lai tươi sáng hơn cho con cái của họ. Ở Trung Quốc, con số ấy là 85%. Chỉ có 30% người Mỹ, 23% người Anh, 15% người Ý, 14% người Nhật và 13% người Pháp, dự kiến một tương lai sáng lạn hơn cho những đứa trẻ bây giờ.
Trên toàn cầu, 60% người được thăm dò nói khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn đề lớn tại nước họ. Nhưng một vấn đề lớn hơn nữa là nạn thất nghiệp.
Quan tâm cao nhất về tình trạng bất bình đẳng này là ở Hy Lạp và Libăng. 84% đối tượng ở cả hai nước coi đây là một vấn đề chủ yếu. Thấp nhất là ở Nhật Bản, chỉ có 28% coi khoảng cách giữa giàu nghèo là một vấn đề lớn.
Nguồn: AP
Hãng tin AP hôm thứ Sáu trích dẫn phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew, tường thuật rằng 95% đối tượng Việt Nam được thăm dò, một con số cao kỷ lục, nói rằng cuộc sống của người dân sẽ khá hơn trong các nền kinh tế thị trường tự do, 76% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó.
Cùng lúc, 70% người Mỹ và 65% người Anh bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho hệ thống kinh tế thị trường tự do.
Sự phát triển của thuơng mại toàn cầu đã đẩy nhanh đà tăng truởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam, giúp đưa hàng chục triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói. Trong khi đó, đà tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ và Âu châu suy giảm trong mấy năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp cao, và mức lương bổng dậm chân tại chỗ.
Những trải nghiệm khác biệt đó dường như đã thay đổi quan điểm truyền thống của người dân các nước về các thị trường tự do, và về triển vọng tương lai. 65% những người được thăm dò tại các nước phát triển nói họ dự kiến con cái của họ sẽ gặp khó khăn hơn cha mẹ. Ngược lại, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ít nhất 50% đối tượng được thăm dò dự kiến con cái của họ sẽ khá giả hơn thế hệ đi trước.
Lạc quan nhất là những người tham gia cuộc thăm dò ở Việt Nam, 94% các đối tượng dự kiến một tương lai tươi sáng hơn cho con cái của họ. Ở Trung Quốc, con số ấy là 85%. Chỉ có 30% người Mỹ, 23% người Anh, 15% người Ý, 14% người Nhật và 13% người Pháp, dự kiến một tương lai sáng lạn hơn cho những đứa trẻ bây giờ.
Trên toàn cầu, 60% người được thăm dò nói khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn đề lớn tại nước họ. Nhưng một vấn đề lớn hơn nữa là nạn thất nghiệp.
Quan tâm cao nhất về tình trạng bất bình đẳng này là ở Hy Lạp và Libăng. 84% đối tượng ở cả hai nước coi đây là một vấn đề chủ yếu. Thấp nhất là ở Nhật Bản, chỉ có 28% coi khoảng cách giữa giàu nghèo là một vấn đề lớn.
Nguồn: AP
(VOA)
Tiền khai thác khoáng sản không đủ nuôi bộ máy công chức
HÀ NỘI (NV) - Khoáng sản nhiều, trữ lượng lớn, thuế suất tài nguyên ở
mức cao, song điều nghịch lý chỉ có ở Việt Nam là nguồn thuế thu được
từ việc khai thác không đủ để nuôi công chức?!
Ngày 10 tháng 10, tại hội thảo “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai khác
khoáng sản: Giải pháp nào cho Việt Nam?” được Ủy Ban Tài Chính Ngân
Sách Quốc Hội và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam tổ chức đã đặt ra vấn
đề hết sức nghịch lý về tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, đào
bới bừa phứa ở Việt Nam.
Mỏ vàng Bồng Miêu vẫn hoạt động mặc dù vẫn chây ì trả tiền nợ thuế. (Hình: Lao Ðộng) |
Theo Lao Ðộng, tại hội thảo ông Nguyễn Văn Thuấn, tổng cục trưởng Tổng
Cục Ðịa Chất Khoáng Sản quan ngại cho biết: “Có tỉnh cấp hơn 200 giấy
phép, nhưng thu thuế chỉ được 4 tỷ đồng (khoảng $180 ngàn USD), không đủ
tiền nuôi bộ máy công chức của Bộ Thanh Tra rất lớn. Như thế là gần như
không thu được, bởi thu không đủ chi.”
Còn TS Lê Quang Thuận, Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính, Bộ Tài
Chính thì, so với một số nước thì thuế suất tài nguyên ở Việt Nam ở mức
cao, thế nhưng tỷ trọng thu ngân sách nhà nước lại rất thấp. Ðiều này
dẫn đến việc thu chưa tương xứng với giá phải trả khi hậu quả ô nhiễm
môi trường là rất lớn.
“Nguyên nhân chính là do giá tính thuế chưa hợp lý, quản lý sản lượng khai thác còn chưa chặt che,ờ” ông Thuận khẳng định.
Tính chất “chưa tương xứng” còn ở chỗ dù khai thác dầu khí và khoáng sản
đóng góp tới 25% tổng thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên, những đóng góp
này chưa tương xứng với mức độ khai thác, thậm chí chưa tương xứng cả
với chi phí đầu tư.
Theo ông Thuấn, hiện nhiều mỏ khoáng sản được khai thác, đào bới bừa
phứa, nhưng nhà nước CSVN không thể kiểm đếm khai thác được bao nhiêu,
nên thu thuế theo doanh nghiệp tự kê khai. Chính kẽ hở này đã khiến cho
nguồn thu không đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp
Việt Nam cho rằng, ở Việt Nam hiện nay chưa thể kiểm chứng hiệu quả các
số liệu do doanh nghiệp báo cáo?!
Khi tham gia khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải đóng các khoản như:
Tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế
lợi nhuận, thuế xuất khẩu. Thế nhưng, hầu hết trong đó tiền đóng được
thu dựa trên số liệu phúc trình của doanh nghiệp và họ muốn đóng hay
không thì tùy ý quyết định.
Chẳng hạn, liên quan đến nợ thuế của 2 công ty vàng Phước Sơn và Bồng
Miêu, đều thuộc tập đoàn Besra, ngày 27 tháng 9, ông Lê Phước Thanh, chủ
tịch tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện 2 công ty vàng đang nợ gần 300 tỉ
đồng tiền thuế, song không làm gì được, chỉ biết: “Mong muốn thủ tướng
sớm chỉ đạo các bộ, ngành có biện pháp giải quyết dứt điểm.” (Tr.N)
(Người Việt)
Cải cách ơi, hãy... mở cửa
Còn người dân Việt giờ đây bỗng như “có duyên” với cổ tích Ba
tư Nghìn lẻ một đêm, lẩm nhẩm câu thần chú hàm chứa niềm khao khát của
họ, trước cái bẫy thu nhập trung bình khắc nghiệt đã giăng ra: Các loại
cải cách ơi, hãy mở cửa!
I-Trong tuần, nổi lên câu chuyện nợ
xấu. Cái khái niệm không mấy đẹp báo hiệu một điềm chả lành gì, với một
cá nhân đã đành, mà đây lại còn là nợ xấu của một quốc gia.
Nợ xấu, theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư Tiếng Việt, là
các khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay, thường là các doanh
nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ
hoặc phá sản.
Con số đó không hề nhỏ. Mới đây, tại phiên chất
vấn của UBTVQH ngày 29/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỷ đồng. Còn tại cuộc họp báo Chính phủ
chiều 28/8, trả lời báo giới, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết,
tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào
cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013.
Như vậy, nợ xấu đang tiếp tục… a la xô.
Một
trong hai nguyên nhân được bà Hồng lý giải, đó chính là hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DN vẫn tiếp tục khó khăn. Đến hẹn, nợ xấu… lại
lên.
Nhưng điều khiến cho dư luận xã hội đang lặng đắng bỗng ồn ào
lại là phát ngôn ấn tượng của ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm UBPL của QH
tại cuộc họp bàn về tái cơ cấu: Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ
xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để
giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?
Cái vế đầu
tiên ông Phan Trung Lý đưa ra đã cực kỳ vô lý. Nợ xấu ở đây, là do làm
ăn thất bát của các DN. Mà biết đâu ở đó, có cả tiền tham nhũng, tiền
thất thoát lãng phí của các lợi ích nhóm? Sao lại là của cả xã hội, nói
như dân gian: DN ăn ốc, dân … đổ vỏ?
Cái vế thứ hai cũng cực kỳ… vô lý nốt, có phần “chạm” đến nỗi đau của người dân Việt.
Ông Phan Trung Lý. Ảnh: Tuổi trẻ |
Quá
khứ của một thời luôn sống cho đất nước hẳn chưa bao giờ phai nhòa
trong lòng họ. Tuần lễ Vàng, với gần 400 kilo vàng người dân hiến tặng
nhà nước VNCHDC non trẻ. Rồi những phong trào “thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người” trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước. Hẳn
lòng người dân không “tiếc” gì cho dân tộc, cho đất nước.
Nhưng sẽ rất tiếc, nếu những câu hỏi của họ hôm nay đặt ra cho xã
hội, và các vị có trách nhiệm không được trả lời thấu đáo: Vì sao công
cuộc phòng chống quốc nạn tham nhũng không có kết quả? Vì sao cơ chế
công khai minh bạch trong quản lý xã hội vẫn còn là của… quý và hiếm? Vì
sao nạn chạy chức chạy quyền, mua quan bán tước vẫn là điều ám ảnh với
người dân? Vì sao và vì sao….?
Mặt khác phải thấy, nước Việt đang
đối mặt với nguy cơ chưa thoát được “bẫy thu nhập trung bình” và thuộc
nhóm các quốc gia châu Á phải mất nhiều thời gian nhất để cải thiện tình
trạng này.
Trong khi đó, với các loại phí, người dân Việt phải … gánh rất khỏe.
Trả
lời báo Thanh niên, ngày 8/10/2013, Ts Ngô Trí Long (Bộ Tài chính) cho
biết, hiện nay có tới 432 khoản phí và lệ phí được thu trên cả nước,
trong số này có 393 khoản thuộc thẩm quyền quyết định của TƯ, còn lại
phân cấp cho địa phương.
Riêng người nông dân gánh 131 khoản đóng
góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước và 38
khoản đóng góp xã hội khác. Thậm chí, nhiều làng quê, có nhiều khoản
chính quyền địa phương kêu gọi đóng góp tự nguyện, nhưng nó na ná … bắt
buộc. Cũng theo Ts Long, VN nằm trong số những nước có mức thu thuế và
phí rất cao so với khu vực. Trung bình 05 năm qua, tỷ lệ thu thuế, phí
tính trên GDP (không kể dầu thô) của VN là hơn 20%, trong khi Trung Quốc
17,3%, Thái Lan 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1%...
Bỗng thấy ngẩn ngơ và khâm phục… đôi vai người dân Việt. Mà thật khó tâm phục, khẩu phục phát ngôn của ông Phan Trung Lý. Nói như nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao động “nợ xấu, tệ hại thay, lại không phải là Tổ quốc thiêng liêng”
Ông
Lý sẽ chỉ có lý nếu ông nói, hãy học Hàn Quốc, các nước văn minh, về
cách quản trị quốc gia công khai, minh bạch. Để người dân được biết đồng
tiền lao động mồ hôi của họ có hiệu quả và xứng đáng thế nào với trình
độ quản lý của Nhà nước.
Được biết mới đây, bất ngờ nhất, đoàn
giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị “xem xét dành một phần
chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các DNNN”. Điều này rất khác
với quan điểm trước đây Chính phủ trả lời trực tiếp trên nghị trường hay
qua các văn bản. Đó là “Nhà nước không sử dụng ngân sách để trả nợ thay
cho ngân hàng, cho doanh nghiệp" (theo VnEconomy, ngày 06/10).
Bởi
tháng 06/2013, hơn một năm trước, VAMC (Công ty quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng VN) được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân
hàng NNVN với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, có nhiệm vụ góp phần xử lý nhanh
nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Đây
không phải điều gì mới mẻ. Nó là mô hình khá phổ biến của nhiều nước
khu vực châu Á như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan…. và ở các
quốc gia này, hoạt động của mô hình khá hiệu quả.
Ảnh: Vneconomy |
Trong khi đó ở
nước Việt, chả biết VAMC làm ăn giỏi giang ra sao? Chỉ biết, nếu việc
lấy ngân sách Nhà nước trả nợ cho nợ xấu của DNNN thành hiện thực, thì
thực chất đã rất mâu thuẫn với chủ trương thành lập VAMC. Bởi trong phát
biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn ngày 29/9, ông
cho biết, có nước sử dụng đến 60% GDP, hay ít nhất cũng 7-8% ngân
sách để xử lý nợ xấu, còn VN không dùng chút ngân sách nào để xử lý nợ
xấu. Đây là điểm khác biệt cơ bản.
Sự khác biệt cơ bản này khác biệt được bao lâu?
Trên
tờ DNSG, ngày 22/9, dưới đầu đề “VAMC: Nhiều lúc có như không”, bài báo
cho biết dù mua vào ồ ạt một lượng nợ xấu rất lớn nhưng đến thời điểm
này, VAMC mới chỉ là nơi quản lý nợ "tạm" được chuyển từ các ngân hàng
qua. Trong khi, điều quan trọng trong xử lý nợ xấu là làm thế nào để
VAMC bán được nợ xấu.
Ngược lại, cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển,
tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 cho rằng “sáng kiến” này rất khó giải
quyết được nợ xấu khi VAMC thiếu cả quyền lực tài chính và quyền lực
pháp lý. Một đại biểu khác bình luận: Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu
hơn cả nợ xấu. Còn theo các chuyên gia tài chính, đề xuất chạy theo
“tiền tươi thóc thật” hay tăng quyền cho VAMC lúc này, đều rất dễ gặp
rủi ro.
Vậy một câu hỏi cần đặt ra, chủ trương thành lâp VAMC là
đúng hay không, cần thiết hay không cần thiết? Cho dù VAMC hay ngân sách
Nhà nước, thì đó thực chất đều là tiền thuế của người dân.
Trong khi nợ xấu thì cứ nằm chình ình như mắc căn bệnh… béo phì
******************
II- Cứ tưởng câu chuyện giấy phép con đã một đi không trở lại, không ngờ, "nó" chưa hề đi, mà vẫn gan lì bám trụ tại các DN để "hai cùng": Cùng ở, nhưng quan trọng nhất là cùng… ăn
Chả biết anh nào “ký sinh” anh nào nữa.
Phải
nói thẳng điều này không úp mở. Bởi muốn hiểu về giấy phép con, chỉ
cần đọc lại thông tin từ cuộc tọa đàm về quyền tự do kinh doanh của CLB
Pháp chế DN (Bộ Tư pháp) ngày 20/8. Chính ở cuộc tọa đàm này, cái sự
khốn khổ của các DN như vỡ ra, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố:
Hiện
có 386 ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện đi kèm. Trong
đó có 895 điều kiện kinh doanh "cấp 1" (giấy phép "cha"), 2.129 điều
kiện "cấp 2" (giấy phép "con") và 1.745 điều kiện "cấp 3" (giấy phép
"cháu").
Các quy định này thuộc phạm vi quản lý của 16
bộ, ngành và rất rắc rối. Có những ngành, điều kiện kinh doanh chung thì
nằm ở luật, nghị định, nhưng điều kiện "con, cháu, chắt" thì nằm ở
thông tư, quyết định, thậm chí công văn của các Bộ (VietNamNet, ngày 21/8).
Thành
thử, cứ “chiểu” theo thông tin của Bộ KH và ĐT, sẽ thấy, có một thực tế
oái oăm cho nhiều DN. Có giấy đăng ký kinh doanh, có giấy phép cha, vẫn
chưa chắc đã được kinh doanh, nếu không có đủ giấy phép con, thậm chí
giấy phép cháu, quy định điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Hóa ra, “con”,
“cháu” ở đây lại hơn cả “cha”. Nhưng chả phải là xã hội… có phúc.
Có
phúc làm sao, khi chỉ vì quyền sinh, quyền sát ở các Bộ, mà chả DN nào
có thể suôn sẻ làm ăn, dù quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định
rõ. Và nói cho cùng, với cung cách quản lý như vậy, thực chất là vi phạm
quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã công nhận.
Hai tháng sau,
mới đây, ngày 6/10, tại cuộc tọa đàm “Kết quả sơ bộ rà soát các ngành
nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”, do Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương tổ chức, cho thấy, qua rà soát 398 ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, thì có 895 ĐKKD cấp 01 (giấy phép cha), 2.129
ĐKKD cấp 02 (giấy phép con) và 1.745 ĐKKD cấp 03 (giấy phép cháu).
Có nghĩa là … nguyễn y vân.
Đáng
chú ý nhất, trước đó, ngày 19/8, tại cuộc họp với các bộ, ngành về chủ
đề này, người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo rõ ràng: Theo tinh thần
của Hiến pháp và quy định về quyền tự do kinh doanh, người dân được
quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các
ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Do đó, việc hạn chế quyền của công
dân phải được quy định cụ thể trong luật…Quản lý nhà nước là để tạo
thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn. (VnEconomy, 20/8)
Đáng
chú ý nữa, cuộc rà soát cho thấy hai Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn “đi đầu” trong việc ban hành giấy phép con. Bộ Công
thương với 68 ĐKKD; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 58 ĐKKD.
Theo cách nói của người đứng đầu CP, thì với chức năng quản lý Nhà
nước, đây cũng là hai bộ … đứng cuối việc thực hiện tạo thuậnlợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn. Với 04 và 07 ĐKKD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp là hai bộ ít đặt ĐKKD nhất.
Ảnh: baodautu.vn |
Tại cuộc tọa
đàm, ông Lê Duy Bình (chuyên gia rà soát độc lập của Công ty Cổ phần Tư
vấn Quản lý Kinh tế Economica VN) cho biết: Các loại giấy phép này được
ban hành rất đa dạng, phong phú. Rất nhiều ĐKKD khắt khe được đặt ra đối
với việc gia nhập thị trường của DN. Thậm chí chỉ một thông tư đã làm
thui chột hàng ngàn ý định kinh doanh.
Rõ ràng, việc chấm dứt hiện tượng các Bộ tùy tiện ra các loại
giấy phép về ĐKKD một cách vô tội vạ với các DN, không chỉ là thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mà
còn là góp phần ngăn ngừa những tiêu cực của lợi ích nhóm, tham nhũng,
ăn tiền phi pháp, nhân danh “quản lý Nhà nước”.
Tuy nhiên, trong
thực tế, việc chấn chỉnh từ cấp phép cho tới bảo đảm hoạt động sản xuất,
kinh doanh nghiêm chỉnh theo quy định pháp luật này cũng không đơn
giản, ở cả hai phía quản lý Nhà nước và DN. Xuất phát từ lợi ích riêng
của cả hai phía. Việc hạn chế “loạn giấy phép về ĐKKD” thực chất còn
liên quan rất chặt chẽ đến cả cải cách thủ tục hành chính, cung cách tổ
chức bộ máy, và chính chất lượng quản lý DN.
Theo các nhà quản lý
kinh tế như TS Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ),
ông Đặng Huy Đông (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì trên thế giới
người ta áp dụng hai phương thức rà soát.
Hoặc có một cơ quan độc
lập riêng biệt, có thẩm quyền hỏi và đề nghị các bộ giải trình về những
ĐKKD mà họ đặt ra, để báo cáo lên CP. Hoặc có tổ đặc nhiệm thực hiện
rà soát. Hoạt động này trong thực tiễn còn tạo ra một hệ thống tư duy
mới về chính sách, có khi tác động thay đổi cả quyết định pháp luật về
kinh doanh. Nhưng điều quan trọng nữa, là ngành nghề kinh doanh và ĐKKD
của ngành nghề đó phải ban hành cùng một văn bản. Đây cũng chính là một
giải pháp, một cải cách thủ tục hành chính, làm đơn giản các ĐKKD, hạn
chế tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước.
Mặt khác, nhiều cơ quan
quản lý cũng chỉ quá chú trọng vào việc ra giấy phép ĐKKD nhưng rất
lỏng lẻo, thậm chí thả nổi vấn đề hậu kiểm- chất lượng dịch vụ kinh
doanh, sản xuất. Đây cũng chính là kẽ hở của quản lý mà rút cục khách
hàng- các thượng đế… gánh đủ.
Một nền kinh tế, DNNN thì hưởng lợi đủ thứ, góp phần vào cục nợ xấu khủng,
trong khi DN vừa và nhỏ thì bị bẻ hành bẻ tỏi, chứa đựng đủ thứ nhũng
nhiễu, tiêu cực, tác động tiêu cực, khiến cho kinh tế nước Việt giờ đây
giống như bức tranh thuộc trường phái … trừu tượng, rất khó hiểu và
đương nhiên, rất khó phát triển.
Còn người dân Việt giờ đây bỗng như “có duyên” với cổ tích Ba tư Nghìn lẻ một đêm, lẩm nhẩm câu thần chú hàm chứa niềm khao khát của họ, trước cái bẫy thu nhập trung bình khắc nghiệt đã giăng ra: Các loại cải cách ơi, hãy mở cửa!
Kỳ Duyên(Tuần Việt Nam)
Nguyễn Cao - Người Trung Quốc xấu xí là tại… Chính phủ Việt Nam?
Người Hoa ở miền Nam |
Mới đây, trong buổi ăn trưa với các doanh nhân của Câu lạc bộ LBC
(Leading Business Club) tại TP.HCM, nhân sự kiện người Hong Kong xuống
đường đòi quyền tự do phổ thông đầu phiếu và trong bối cảnh Việt Nam
cũng chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới của Đảng Cộng sản - bàn luận
quanh chuyện học được gì từ sự trỗi dậy của Trung Quốc - các thành viên
của CLB cho rằng những ông chủ người Hoa ở miền Nam không hề xấu xí…
Tín, Gia, Cần, Tương, Yêu
Đây là 5 nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ thương gia người Hoa nào ở miền Nam trước đây cũng đều tuân thủ nghiêm ngặt.
Một câu chuyện cũ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích cóp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.
Chữ Tín quan trọng còn vì chữ Gia. Người Hoa ở miền Nam thường chỉ tập trung một nghề và chuyên tâm với nghề ấy suốt một đời, suốt nhiều đời. Đó là lý do ông Lý Ngọc Minh (chủ gốm sứ Minh Long) đã đặt tên cho dòng sản phẩm đầu tiên của mình là Lý. Ngày xưa ai cũng nghèo, không có tiền mua nguyên vật liệu, nhưng dân làng sẵn sàng bán thiếu cho ông Lý Ngọc Minh thời khởi nghiệp nhờ uy tín của người cha.
Tôn trọng chữ “Gia”, gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên – chủ nhân thương hiệu bánh Đô Thành trước 1975, nay là Công ty Kinh Đô - dù có lúc lục đục, nhưng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn trong kinh doanh nhờ biết tôn trọng ý kiến của người anh cả là Trần Kim Thành.
Chủ doanh nghiệp người Hoa thường có nhiều con. Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Vô cùng nghiêm khắc trong chuyện dạy con, ông Lý Ngọc Minh bắt con phải đi lên từ một nhân viên bình thường. “Tỉ phú do “cần”, đại phú do thiên” là câu châm ngôn để răn dạy con cái trong nhà. Chủ thương hiệu hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, ông Lương Vạn Vinh sẵn sàng xách cả vali nước rửa chén qua Myanmar bán từng chai để tiếp thị…
Với chữ “Tương”, người Hoa sẵn sàng giúp công việc làm ăn chứ không cho tiền, với người mới mở cửa hàng, các chủ vựa sẵn sàng bán thiếu, chở hàng tới cho gối đầu, đỡ đần nhau khi thịnh khi suy.
Ông Trần Kim Thành từng giúp ông Kao Siêu Lực (thương hiệu bánh Đức Phát trước đây, về sau tách riêng ra là ABC) lúc khó khăn dù hai người cùng kinh doanh một ngành nghề. Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ.
Nghe đến “hàng Tàu” là…
“Gia đình tôi học được ở người Hoa nhiều lắm, nhưng đó là tinh thần của người Hoa trước 1975. Còn bây giờ chữ Tín, chữ Gia, chữ Cần, chữ Tương không còn như trước đây…”. Nhiều doanh nhân người Việt trong Câu lạc bộ LBC, chia sẻ.
Đề cập đến những thủ đoạn tàn nhẫn của người Trung Quốc, anh Lý Huy Sáng, tổng giám đốc công ty gốm sứ Minh Long, cho rằng: “Bản chất người Hoa không phải xấu đến vậy. Cái làm thay đổi người Hoa phải chăng do chính sách quốc gia. Rõ ràng người Hoa ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore khác với người Hoa ở Trung Quốc. Chính sách nào tạo ra tư duy đó…”.
Ông Hồ Quỳnh Hưng, tổng giám đốc công ty Điện Quang, chia sẻ: “Trung Quốc cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, không phải tất cả đều là hàng dỏm. Nhưng vì chính sách Việt Nam đã cho hàng tiểu ngạch dễ dàng quá nên hàng xấu họ đẩy qua đây hết”.
“Còn các nước châu Âu, Mỹ cũng đầy hàng Trung Quốc, nhưng đều là hàng chất lượng. Chính Nhà nước làm không nghiêm với hàng dỏm của Trung Quốc nên gây khó cho doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Chính phủ phải có nhiều chính sách tốt hỗ trợ cho doanh nghiệp, mới có được những thương hiệu toàn cầu”.
Phiếm chi nhân xưng “họ” mà ông Hưng đề cập, nói như lời của Lý Huy Sáng, chính là lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc. Một Nhà nước mà người đứng đầu vừa sẵn sàng xua tàu xuống vùng biển của Việt Nam để xâm chiếm, bắt ngư dân Việt, cướp phá tàu…; đồng thời Nhà nước đó lại xoen xoét yêu cầu tôn trọng “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về phát triển quan hệ Trung – Việt” mà đặc phái viên Lê Hồng Anh đã mang về nước như món quà “đi sứ”.
Thượng bất chánh, hạ tất loạn. Văn hoá gia phong xuất phát từ văn hoá nền tảng, nếu văn hoá nền bị xuống cấp sẽ kéo theo hệ luỵ tất cả mọi ngành, dẫn đến làm ăn gian dối, tư tưởng thực dụng, coi đồng tiền là tất cả. Điều này cảnh báo Nhà nước Việt Nam cần mạnh dạn “thoát Trung”, trước tiên là từ những chính sách, như lời “đổ thừa” của ông Hồ Quỳnh Hưng…
Tín, Gia, Cần, Tương, Yêu
Đây là 5 nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ thương gia người Hoa nào ở miền Nam trước đây cũng đều tuân thủ nghiêm ngặt.
Một câu chuyện cũ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích cóp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.
Chữ Tín quan trọng còn vì chữ Gia. Người Hoa ở miền Nam thường chỉ tập trung một nghề và chuyên tâm với nghề ấy suốt một đời, suốt nhiều đời. Đó là lý do ông Lý Ngọc Minh (chủ gốm sứ Minh Long) đã đặt tên cho dòng sản phẩm đầu tiên của mình là Lý. Ngày xưa ai cũng nghèo, không có tiền mua nguyên vật liệu, nhưng dân làng sẵn sàng bán thiếu cho ông Lý Ngọc Minh thời khởi nghiệp nhờ uy tín của người cha.
Tôn trọng chữ “Gia”, gia đình ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên – chủ nhân thương hiệu bánh Đô Thành trước 1975, nay là Công ty Kinh Đô - dù có lúc lục đục, nhưng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn trong kinh doanh nhờ biết tôn trọng ý kiến của người anh cả là Trần Kim Thành.
Chủ doanh nghiệp người Hoa thường có nhiều con. Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Vô cùng nghiêm khắc trong chuyện dạy con, ông Lý Ngọc Minh bắt con phải đi lên từ một nhân viên bình thường. “Tỉ phú do “cần”, đại phú do thiên” là câu châm ngôn để răn dạy con cái trong nhà. Chủ thương hiệu hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, ông Lương Vạn Vinh sẵn sàng xách cả vali nước rửa chén qua Myanmar bán từng chai để tiếp thị…
Với chữ “Tương”, người Hoa sẵn sàng giúp công việc làm ăn chứ không cho tiền, với người mới mở cửa hàng, các chủ vựa sẵn sàng bán thiếu, chở hàng tới cho gối đầu, đỡ đần nhau khi thịnh khi suy.
Ông Trần Kim Thành từng giúp ông Kao Siêu Lực (thương hiệu bánh Đức Phát trước đây, về sau tách riêng ra là ABC) lúc khó khăn dù hai người cùng kinh doanh một ngành nghề. Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ.
Nghe đến “hàng Tàu” là…
“Gia đình tôi học được ở người Hoa nhiều lắm, nhưng đó là tinh thần của người Hoa trước 1975. Còn bây giờ chữ Tín, chữ Gia, chữ Cần, chữ Tương không còn như trước đây…”. Nhiều doanh nhân người Việt trong Câu lạc bộ LBC, chia sẻ.
Đề cập đến những thủ đoạn tàn nhẫn của người Trung Quốc, anh Lý Huy Sáng, tổng giám đốc công ty gốm sứ Minh Long, cho rằng: “Bản chất người Hoa không phải xấu đến vậy. Cái làm thay đổi người Hoa phải chăng do chính sách quốc gia. Rõ ràng người Hoa ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore khác với người Hoa ở Trung Quốc. Chính sách nào tạo ra tư duy đó…”.
Ông Hồ Quỳnh Hưng, tổng giám đốc công ty Điện Quang, chia sẻ: “Trung Quốc cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, không phải tất cả đều là hàng dỏm. Nhưng vì chính sách Việt Nam đã cho hàng tiểu ngạch dễ dàng quá nên hàng xấu họ đẩy qua đây hết”.
“Còn các nước châu Âu, Mỹ cũng đầy hàng Trung Quốc, nhưng đều là hàng chất lượng. Chính Nhà nước làm không nghiêm với hàng dỏm của Trung Quốc nên gây khó cho doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Chính phủ phải có nhiều chính sách tốt hỗ trợ cho doanh nghiệp, mới có được những thương hiệu toàn cầu”.
Phiếm chi nhân xưng “họ” mà ông Hưng đề cập, nói như lời của Lý Huy Sáng, chính là lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc. Một Nhà nước mà người đứng đầu vừa sẵn sàng xua tàu xuống vùng biển của Việt Nam để xâm chiếm, bắt ngư dân Việt, cướp phá tàu…; đồng thời Nhà nước đó lại xoen xoét yêu cầu tôn trọng “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về phát triển quan hệ Trung – Việt” mà đặc phái viên Lê Hồng Anh đã mang về nước như món quà “đi sứ”.
Thượng bất chánh, hạ tất loạn. Văn hoá gia phong xuất phát từ văn hoá nền tảng, nếu văn hoá nền bị xuống cấp sẽ kéo theo hệ luỵ tất cả mọi ngành, dẫn đến làm ăn gian dối, tư tưởng thực dụng, coi đồng tiền là tất cả. Điều này cảnh báo Nhà nước Việt Nam cần mạnh dạn “thoát Trung”, trước tiên là từ những chính sách, như lời “đổ thừa” của ông Hồ Quỳnh Hưng…
Nguyễn Cao
(Việt Nam Thời Báo)
Nguồn: Why Does China Get To Renege on Its Promise of Democracy in Hong Kong? Diane M. Francis, Huffington Post, 2014/10/10.
© 2014 DCVOnline
Mạnh Kim - Vì sao Thành Long ủng hộ Bắc Kinh?
Không
đợi đến sự kiện Occupy Central 2014 người ta mới biết Thành Long là kẻ
như thế nào. Tháng 8-2013, ngay trong thời điểm vấn đề ô nhiễm không khí
thành phố Bắc Kinh được cả thế giới biết đến với màn bụi khói mù mịt
khủng khiếp, Thành Long đã đưa lên trang cá nhân tấm ảnh chụp bầu trời
thành phố Bắc Kinh với lời bình: “Tôi tự chụp tấm ảnh này. Ai nói Bắc
Kinh không có bầu trời xanh? Ôi bầu trời thật xanh, những cánh đồng thật
xanh”. Lập tức cộng đồng mạng Trung Quốc đã ào vào còm với những câu
đại loại: “Chưa thấy thằng nào khoái liếm đít Bắc Kinh như vậy”; “Đây
mới là ngũ mao đảng (“dư luận viên” được đảng cộng sản Trung Quốc trả
tiền) nổi tiếng nhất”; “Thành Long, mày làm tao phát ốm”; “Thành Long,
mày đúng là thứ nô lệ bé nhỏ biết điều”...
Đúng là một Thành Long
quen thuộc trên màn bạc rất khác với một Thành Long với tư cách một công
dân – một công dân không bình thường với thiên kiến chính trị không
bình thường. Tháng 3-2004, khi nói về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan,
Thành Long gọi đó là “trò hề lớn nhất thế giới”. Năm 2008, Thành Long
mỉa mai và miệt thị những người (nhân sự kiện rước đuốc Thế vận hội Bắc
Kinh) phản đối sự đàn áp Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tháng
4-2009, tại diễn đàn Bác Ngao, đương sự lại thể hiện quan điểm chính trị
bằng phong cách… “liếm” (xin lỗi!), khi nói, Hong Kong và Đài Loan rất
hỗn loạn, rằng “tôi dần bắt đầu có cảm giác người Trung Quốc chúng tôi
cần được kiểm soát”, rằng “tôi không biết liệu có tự do hay không có thì
tốt hơn. Quá nhiều tự do dễ xảy ra hỗn loạn”. Ba năm sau, tháng
12-2012, Thành Long tiếp tục chỉ trích Hong Kong là “thành phố của chống
đối”, đề nghị quyền biểu tình phải được hạn chế. Cùng tháng, trong cuộc
phỏng vấn Phoenix TV, đương sự nói rằng, Mỹ - mảnh đất mang lại sự giàu
có, nổi tiếng và thành công trong hơn ½ sự nghiệp điện ảnh mình - là
quốc gia tham nhũng nhất thế giới!
Tại sao một người Hong Kong “gốc”, được giáo dục và sống trong môi trường dân chủ từ lọt lòng đến trưởng thành như Thành Long lại “biến thái” như vậy (và nên gọi đó là “biến thái” hay còn từ nào khác chính xác hơn)? Có phải do công việc làm ăn (chuỗi rạp hát và một số hãng phim) tại Hoa lục mà Thành Long mới “buộc phải” như thế? Vấn đề e rằng không phải chuyện “nịnh một chút”. Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: “Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội” – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với “đất mẹ”).
Nhìn ở một góc độ, việc Thành Long có quan điểm chính trị thân Bắc Kinh, suy cho cùng, là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, nhìn bằng lăng kính xã hội phổ quát, một người lẽ ra phải biết phân biệt đúng sai, nói theo kiểu Kim Dung tiên sinh là “hắc bạch phân minh”, thì sự chọn lựa của Thành Long - một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng - cho thấy ở đây có một sự lệch lạc về tư duy. Nó dẫn đến sự móp méo nhân cách. Hình ảnh này bây giờ rất tương phản với cậu bé chững chạc 17 tuổi Hoàng Chi Phong đang thu hút quan tâm toàn cầu, theo cách không hề giống với sự chú ý dành cho cậu quí tử Phòng Tổ Danh của Thành Long.
Mạnh Kim
(FB Mạnh Kim)
Tại sao một người Hong Kong “gốc”, được giáo dục và sống trong môi trường dân chủ từ lọt lòng đến trưởng thành như Thành Long lại “biến thái” như vậy (và nên gọi đó là “biến thái” hay còn từ nào khác chính xác hơn)? Có phải do công việc làm ăn (chuỗi rạp hát và một số hãng phim) tại Hoa lục mà Thành Long mới “buộc phải” như thế? Vấn đề e rằng không phải chuyện “nịnh một chút”. Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: “Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội” – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với “đất mẹ”).
Nhìn ở một góc độ, việc Thành Long có quan điểm chính trị thân Bắc Kinh, suy cho cùng, là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, nhìn bằng lăng kính xã hội phổ quát, một người lẽ ra phải biết phân biệt đúng sai, nói theo kiểu Kim Dung tiên sinh là “hắc bạch phân minh”, thì sự chọn lựa của Thành Long - một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng - cho thấy ở đây có một sự lệch lạc về tư duy. Nó dẫn đến sự móp méo nhân cách. Hình ảnh này bây giờ rất tương phản với cậu bé chững chạc 17 tuổi Hoàng Chi Phong đang thu hút quan tâm toàn cầu, theo cách không hề giống với sự chú ý dành cho cậu quí tử Phòng Tổ Danh của Thành Long.
Mạnh Kim
(FB Mạnh Kim)
Tại sao Trung Quốc được bội ước lời hứa dân chủ ở Hồng Kông?
“Ông ấy [Đặng Tiểu Bình] lên ngôi và nói: “Nếu tôi có phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn, thì cũng phải bắn thôi.””- Lý Quang Diệu
Tôi đã ở Hồng Kông vào tháng Bảy năm 1997 khi Anh Quốc chuyển giao chủ
quyền cho Trung Quốc để đổi lấy lời hứa là Trung Quốc sẽ từ từ dân chủ
hóa thuộc địa cũ này. Dân Hong Kong tràn đầy phấn khởi và pháo bông nở
suốt hai buổi tối. Nhưng ngay sau những hân hoan đó người dân Hong Kong
đã trở nên âu lo khi thấy xe tăng và quân đội Trung Quốc dọc theo một
số đường phố chính vào sang hôm sau.
Sự biểu dương lực lượng của lục địa đã gửi một thông điệp và đưa ra những dự đoán về việc liệu Hoa Lục sẽ giữ lời hứa lớn của họ hay không.
Bây giờ chúng ta đã biết.
Năm 1997, Hồng Kông đã hứa là sẽ có phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 gồm cả các cuộc bầu cử dân chủ chọn lãnh đạo của thành phố (Giám đốc điều hành, Chief Executive). Ngày 31 Tháng Tám, Trung Quốc đã không giữ lời họ đã cam kết và quay ngoặt hướng đi bằng quyết định chỉ cho có ba ứng cử viên có thể tranh cử vào ghế lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017 và mỗi ứng cử viên sẽ được Bắc Kinh xét kỹ lưỡng, và Bắc Kinh chọn sau đó chứ không phải được chọn bằng cuộc phổ thông đầu phiếu.
Điều này không những chỉ vi phạm tinh thần và văn thư đã thỏa thuận với Anh Quốc mà còn báo trước một sự tước đoạt quyền lực đột ngột. Bằng cách kiểm soát Giám đốc điều hành của Hồng Kông, Trung Quốc kiểm soát sự bổ nhiệm của cơ quan tư pháp của thành phố này, do đó làm suy yếu hệ thống pháp trị nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế của Hồng Kông.
Lý do là Trung Quốc (Canada cần lưu ý) sẽ bất cần và giữ quyền xé hiệp ước, thương mại hay chính trị, khi hợp với lợi ích quốc gia. Bất chấp thực tế này, Canada vừa ký một hợp đồng thương mại 31 năm với Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế và tài nguyên của chúng ta cho những công ty của họ, và đổi lại, nghe nói họ cũng mở cửa hàng của họ cho chúng ta.
Sự tàn nhẫn gần đây của Trung Quốc đã gây sốc cho nhiều người trong đó có Emily Lau, một thành viên lâu năm của Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Lau nói:
Thực tế là cả thế giới đang theo dõi – ngoại trừ ở Hoa Lục, nơi mà chính phủ đã ngăn chận mọi phương tiện thông tin để ngăn chặn sự lây lan ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, không giống như vụ thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989, Bắc Kinh có thể không thể ngăn chặn rò rỉ thông tin qua ngả điện thoại di động, du khách và các trang web của tin tặc ngay tại lục địa. Nghịch lý thay, đây không phải là tin tốt cho Hồng Kông.
Điều này lại là sức ép khiến Trung ương đảng Cộng sản ở Bắc Kinh càng muốn trấn áp Hồng Kông chứ không phải chỉ đơn giản là bỏ qua những người bất đồng chính kiến. Nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Năm 1989, Bắc Kinh chơi trò chờ đợi trong vài tuần và bỏ qua cuộc biểu tình Thiên An Môn trước khi đưa xe tăng và quân đội vào quảng trường và giết chết hàng trăm, có thể hàng ngàn người biểu tình.
Nhiều người trong giới bình luận cho rằng Trung Quốc sẽ không dám đi xa như thế một lần nữa. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của TQ. Rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là bất ổn xã hội sẽ lan tràn rộng rãi và nếu sự dân chủ hóa Hồng Kông sẽ phát động tình trạng bấn ổn đó thì không có gì có thể loại bỏ một khả năng là một Thiên An Môn khác có thể xẩy ra.
Hiện nay, Bắc Kinh, qua Giám đốc điều hành của Hồng Kông, đã tung cảnh sát, hơi cay và dùi cui vào đám đông. Điều này sẽ còn tiếp diễn, cùng với những vụ bắt giữ dựa trên những cáo buộc giả mạo như xô lấn, phá hoại, tụ họp trái phép hoặc vi phạm giao thông.
Bạo lực vô cớ đã bắt đầu. Những người gọi là biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã gây ra xung đột. Được cảnh sát bảo vệ, những kẻ gây bạo động này phi chính trị cỡ như người Ukraine ly khai tay sai của Nga.
Tuy nhiên, rắc rối nhất vẫn là lý do tại sao Trung Quốc lại gây xáo trộn và nuốt lời hứa của mình khi mọi việc tiến hành khá tốt.
Lây lan ảnh hưởng là một nỗi lo lớn, nhưng có lẽ Hồng Kông có thể dùng để đánh lạc hướng sự chú ý ra khỏi những vụ bê bối tham nhũng lớn và nững thanh trừng ở lục địa. Có lẽ vì thế mà công ty thương mại trực tuyến khổng lồ Alibaba đã lên sàn chứng khoán ở New York thay vì Hồng Kông. Có lẽ giới tinh hoa của Bắc Kinh tin rằng Hồng Kông không còn đáng được hưởng đặc quyền mà phần còn lại của TQ không có. Có lẽ Thượng Hải muốn đối thủ chính bị bó tay.
Sự biểu dương lực lượng của lục địa đã gửi một thông điệp và đưa ra những dự đoán về việc liệu Hoa Lục sẽ giữ lời hứa lớn của họ hay không.
Bây giờ chúng ta đã biết.
Năm 1997, Hồng Kông đã hứa là sẽ có phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 gồm cả các cuộc bầu cử dân chủ chọn lãnh đạo của thành phố (Giám đốc điều hành, Chief Executive). Ngày 31 Tháng Tám, Trung Quốc đã không giữ lời họ đã cam kết và quay ngoặt hướng đi bằng quyết định chỉ cho có ba ứng cử viên có thể tranh cử vào ghế lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017 và mỗi ứng cử viên sẽ được Bắc Kinh xét kỹ lưỡng, và Bắc Kinh chọn sau đó chứ không phải được chọn bằng cuộc phổ thông đầu phiếu.
Điều này không những chỉ vi phạm tinh thần và văn thư đã thỏa thuận với Anh Quốc mà còn báo trước một sự tước đoạt quyền lực đột ngột. Bằng cách kiểm soát Giám đốc điều hành của Hồng Kông, Trung Quốc kiểm soát sự bổ nhiệm của cơ quan tư pháp của thành phố này, do đó làm suy yếu hệ thống pháp trị nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế của Hồng Kông.
Lý do là Trung Quốc (Canada cần lưu ý) sẽ bất cần và giữ quyền xé hiệp ước, thương mại hay chính trị, khi hợp với lợi ích quốc gia. Bất chấp thực tế này, Canada vừa ký một hợp đồng thương mại 31 năm với Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế và tài nguyên của chúng ta cho những công ty của họ, và đổi lại, nghe nói họ cũng mở cửa hàng của họ cho chúng ta.
Sự tàn nhẫn gần đây của Trung Quốc đã gây sốc cho nhiều người trong đó có Emily Lau, một thành viên lâu năm của Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Lau nói:
“Những yêu cầu này rất khiêm tốn và hợp lý và những người biểu tình rất là ôn hòa. Không có sự thỏa hiệp. Quả bóng hiện nay đang ở bên sân của Trung Quốc. Người ta đã hứa.”Sự bội ước của Trung Quốc đã đưa đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong cũng như các cuộc biểu tình đồng cảm có đến hàng ngàn người trong cộng đồng lớn của người Hoa ở Canada, Úc, Mỹ và các nơi khác. Người ta cũng đã cảm thấy chấn động tại Đài Loan, đích ngắm kế tiếp trên danh sách phải thanh toán của Hoa Lục, và ở cả Tokyo, một kẻ thù truyên kiếp của TQ.
Thực tế là cả thế giới đang theo dõi – ngoại trừ ở Hoa Lục, nơi mà chính phủ đã ngăn chận mọi phương tiện thông tin để ngăn chặn sự lây lan ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, không giống như vụ thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989, Bắc Kinh có thể không thể ngăn chặn rò rỉ thông tin qua ngả điện thoại di động, du khách và các trang web của tin tặc ngay tại lục địa. Nghịch lý thay, đây không phải là tin tốt cho Hồng Kông.
Điều này lại là sức ép khiến Trung ương đảng Cộng sản ở Bắc Kinh càng muốn trấn áp Hồng Kông chứ không phải chỉ đơn giản là bỏ qua những người bất đồng chính kiến. Nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Năm 1989, Bắc Kinh chơi trò chờ đợi trong vài tuần và bỏ qua cuộc biểu tình Thiên An Môn trước khi đưa xe tăng và quân đội vào quảng trường và giết chết hàng trăm, có thể hàng ngàn người biểu tình.
Nhiều người trong giới bình luận cho rằng Trung Quốc sẽ không dám đi xa như thế một lần nữa. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của TQ. Rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là bất ổn xã hội sẽ lan tràn rộng rãi và nếu sự dân chủ hóa Hồng Kông sẽ phát động tình trạng bấn ổn đó thì không có gì có thể loại bỏ một khả năng là một Thiên An Môn khác có thể xẩy ra.
Hiện nay, Bắc Kinh, qua Giám đốc điều hành của Hồng Kông, đã tung cảnh sát, hơi cay và dùi cui vào đám đông. Điều này sẽ còn tiếp diễn, cùng với những vụ bắt giữ dựa trên những cáo buộc giả mạo như xô lấn, phá hoại, tụ họp trái phép hoặc vi phạm giao thông.
Bạo lực vô cớ đã bắt đầu. Những người gọi là biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã gây ra xung đột. Được cảnh sát bảo vệ, những kẻ gây bạo động này phi chính trị cỡ như người Ukraine ly khai tay sai của Nga.
Tuy nhiên, rắc rối nhất vẫn là lý do tại sao Trung Quốc lại gây xáo trộn và nuốt lời hứa của mình khi mọi việc tiến hành khá tốt.
Lây lan ảnh hưởng là một nỗi lo lớn, nhưng có lẽ Hồng Kông có thể dùng để đánh lạc hướng sự chú ý ra khỏi những vụ bê bối tham nhũng lớn và nững thanh trừng ở lục địa. Có lẽ vì thế mà công ty thương mại trực tuyến khổng lồ Alibaba đã lên sàn chứng khoán ở New York thay vì Hồng Kông. Có lẽ giới tinh hoa của Bắc Kinh tin rằng Hồng Kông không còn đáng được hưởng đặc quyền mà phần còn lại của TQ không có. Có lẽ Thượng Hải muốn đối thủ chính bị bó tay.
Thiên An Môn, chỉ còn là kỷ niệm hay luôn là lời cảnh cáo? Nguồn: OntheNet |
Dù vì lý do nào đi nữa, mối đe dọa của bạo lực treo trên đầu dân Hồng
Kông như đã xảy ra cách đây 25 năm và những điểm tương đồng cũng khiến
mọi người phải suy nghĩ. Cả hai đều bắt đầu bằng những cuộc biểu tình
ôn hòa bình sau đó tăng lên đến hàng trăm ngàn người cắm trại ở nơi
công cộng trước ống kính truyền hình. Sau đó, Bắc Kinh đã dùng bạo lực
kết thúc phong trào dân chủ.
Nguyên nhân là do sự ổn định của Trung Quốc đang bị đe dọa, theo quan điểm của chính khách Singapore Lý Quang Diệu. Ông đã từng nói:
Ngày nay, thế giới quan tâm về những sự kiện này vì tầm quan trọng địa kinh tế của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao thị trường đang đảo lộn trên toàn thế giới. Và, điều này không thể tránh được.
Tác giả là Biên tập viên tự do của National Post tại Canada, Giáo sư Lỗi lạc tại khoa Quản trị Ted Rogers thuộc Đại học Ryerson, và là tác giả của 10 cuốn sách.
Diane M. Francis
Nguyên nhân là do sự ổn định của Trung Quốc đang bị đe dọa, theo quan điểm của chính khách Singapore Lý Quang Diệu. Ông đã từng nói:
“Ông ấy [Đặng Tiểu Bình] lên ngôi và nói: “Nếu tôi có phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn, thì cũng phải bắn thôi.””
Ngày nay, thế giới quan tâm về những sự kiện này vì tầm quan trọng địa kinh tế của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao thị trường đang đảo lộn trên toàn thế giới. Và, điều này không thể tránh được.
Tác giả là Biên tập viên tự do của National Post tại Canada, Giáo sư Lỗi lạc tại khoa Quản trị Ted Rogers thuộc Đại học Ryerson, và là tác giả của 10 cuốn sách.
Diane M. Francis
© 2014 DCVOnline
Thủ tướng VN 'ủng hộ bỏ con dấu doanh nghiệp'
Hội thảo "Con dấu của doanh nghiệp tại Việt Nam - Sự cải tổ cần
thiết" do Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương tổ chức đã đặt vấn đề về
việc liệu có nên bãi bỏ thủ tục bắt buộc theo đó các doanh nghiệp
buộc phải dùng con dấu trong các giao dịch, hoạt động hay không.
Được biết cuộc hội thảo là một phần trong công tác chuẩn bị cho việc ban hành Luật Doanh nghiệp mới.
"Rất may là Thủ tướng Chính phủ đã ủng hộ phương án có thể bãi bỏ con
dấu," kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt khi
bình luận về buổi hội thảo vừa diễn ra hôm 9/10.
Báo Đầu tư dẫn nội dung Thông báo 370 nói Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công
an xem xét sửa đổi quy định về quản lý con dấu theo hướng nới lỏng quản
lý, tiến tới bãi bỏ sử dụng con dấu.
Tuy nhiên, dự thảo Luật Doanh nghiệp sau đó tuy có điều chỉnh nhưng
vẫn giữ nguyên quy định các doanh nghiệp cần có con dấu, với lý do vì
"tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật"
của Việt Nam.
Trang điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng dẫn nội dung báo cáo
giám sát về Luật Doanh nghiệp gần đây cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cũng muốn giữ nguyên con dấu.
Thủ tướng ủng hộ việc bãi bỏ bởi “văn bản tổng thống, thủ tướng các
nước gửi cho tôi cũng không có dấu”, bản điện tử Báo Tuổi trẻ nói.
Từ phía doanh nghiệp, việc sử dụng con dấu được cho là điều gây phiền
toái nhiều hơn là bảo đảm an toàn, từ chuyện gây tê liệt hoạt động
doanh nghiệp khi có mâu thuẫn nội bộ cho tới chuyện bị lợi dụng, làm
giả để lừa đảo.
Khảo sát nhanh của một số cơ quan, tổ chức cho thấy đa số các doanh
nghiệp muốn bỏ việc sử dụng con dấu, với tỷ lệ đồng ý là 52% trong
khảo sát của Báo Đầu tư hay của Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI).
(BBC)
TIN LÃNH THỔ
TIN XÃ HỘI
- ‘Bà nội’ của những đứa trẻ da cam và ca mổ được Guiness ghi nhận NGUOI DUA TIN
- Bộ Y tế đề nghị đại biểu Quốc hội giải trình? TIEN PHONG
- Trầm cảm, tự tử vì nghiện game TIEN PHONG
- Kể chuyện sáu ngày trong tay cướp biển TIEN PHONG
- Đi tìm kiến trúc đặc trưng Hà Nội TIEN PHONG
- Những công trình giao thông khẳng định tầm vóc Thủ đô TIEN PHONG
- Nghệ An: Cảnh báo tình trạng giả danh phóng viên PHAP LUAT ONLINE
- Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đổi mới với Lào PHAP LUAT ONLINE
- Hà Nội trong ký ức người đi xa VNEXPRESS
- Trung Quốc tiếp tục xây dựng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa GIAO DUC
- Khởi tố, bắt giam kẻ giết người, chặt xác gây rúng động Sài Gòn GIAO DUC
- Nhiều chuyện ngược đời và trái khoáy ở ngành giáo dục GIAO DUC
- Nhiều chuyện ngược đời và trái khoáy ở ngành giáo dục GIAO DUC
- Dân khổ sở vì dự án treo suốt 8 năm NGUOI DUA TIN
- Võ sư lừng danh và bài thuốc cai nghiện ma túy bằng… võ thuật NGUOI DUA TIN
- Rùng mình con đường thể dục nhiều kim tiêm nghi nhiễm HIV NGUOI DUA TIN
- Phú Yên: Tiền có sẵn nhưng không bồi thường cho dân PHAP LUAT ONLINE
- PCI và lựa chọn “hai con đường” của Hòa Bình VNECONOMY
- Sau ngày 2/9 mới cấm ô tô đi trên đường Cầu Giấy-Xuân Thủy GIAO DUC
- Bắt xe biển đỏ, lộ ra… biển trắng NGUOI DUA TIN
- Giết con riêng của vợ vì sợ… gánh nặng NGUOI DUA TIN
- Rơi nước mắt lời cuối của Dương Tự Trọng trong phiên tòa NGUOI DUA TIN
- Khởi tố người vận chuyển trái phép hơn 2 kg đồ trang sức qua biên giới THANH NIEN
- Lập tài khoản Facebook mua thẻ ATM cung cấp cho tội phạm nước ngoài THANH NIEN
- Phát hiện cơ sở pha chế mắm đầy giòi bọ THANH NIEN
- Thuê giang hồ bắn đối thủ với giá 1 tỉ đồng THANH NIEN
- Xây dựng Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới THANH NIEN
TIN KINH TẾ
- 3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/10 BAO DAU TU
- BMW M6 GT3 bán ra năm 2016, sẽ thay thế Z4 GT3 BAO DAU TU
- Nghệ thuật hành xử DOANH NHAN
- Người trẻ hành động vì môi trường DOANH NHAN
- Những điều nên biết về hóa trị ung thư DOANH NHAN
- Phòng bệnh tim mạch DOANH NHAN
- Tẩy trắng da cánh tay DOANH NHAN
- Xử lý nợ xấu đang quay về với câu chuyện “tiền thật”? VNECONOMY
- Những tỷ phú trẻ dưới 40 tuổi nổi tiếng nhất thế giới NGUOI DUA TIN
- Đại gia Việt nựng vợ, cưng người tình như ‘trứng mỏng’ NGUOI DUA TIN
- Tăng lương tối thiểu năm 2015: Lại có nguy cơ ‘lỡ hẹn’ NGUOI DUA TIN
- Người Việt “mù mờ” về ngân sách nhà nước TIEN PHONG
- Chuyện quan hệ trong làm ăn tại Trung Quốc VNEXPRESS
- Kẻ dám mua lại cả ngàn tấn dầu cướp biển VEF
- Jetstar Pacific: Quán quân chậm, hủy chuyến GIAO DUC
- 5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 BAO DAU TU
- Đề xuất thêm gói ‘ngàn tỉ’ hỗ trợ vay mua nhà VIETSTOCK
- Xế sang Mercedes-Benz B-Class 2015 lộ diện BAO DAU TU
- Hơn 50 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản VIETSTOCK
- Đại gia Bình Định dùng 1.800 tỷ làm từ thiện giàu cỡ nào? NGUOI DUA TIN
- 4 chiếc smartphone đáng mua nếu bạn không thích iPhone 6 NGUOI DUA TIN
- Chứng khoán sáng 28/8: Sau rung lắc, cổ phiếu phục hồi mạnh VNECONOMY
- Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng tín dụng VNECONOMY
- Giám đốc OSCA từng liên quan tới ca tử vong khi phẫu thuật nâng ngực BAO DAU TU
- Đất quanh cầu Nhật Tân đang tăng giá VNECONOMY
- Nhiều loại hàng sẽ được miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu VIETSTOCK
- Quản lý đất đai sẽ phải đổi mới từ tháng 9 tới VNECONOMY
- Vàng ì ạch nhích giá, USD giảm VNECONOMY
- Góc nhìn: Kinh tế học và chuyện “bia Sài Gòn ở Kỳ Anh” VNECONOMY
- Nghịch lý trả lương qua tài khoản, nhưng không có cây ATM của Agribank VIETSTOCK
- VPH: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án La Casa hơn 73 tỷ đồng VIETSTOCK
- Bỏ một loạt chính sách thuế từ ngày 1-9 VIETSTOCK
- Tiến độ dự án của VIC và triển vọng cuối năm 2014 VIETSTOCK
- Thị trường bất động sản: “Cửa sáng” cuối năm VIETSTOCK
- Yêu cầu công ty đào 6,9 tấn vàng đóng thuế đúng qui định VIETSTOCK
- Dòng chảy sếp Tổng nhà băng và dấu ấn 2012! VIETSTOCK
- 10 năm Hoa hậu bò sữa Mộc Châu THANH NIEN
- Chứng khoán tăng điểm sau hai phiên trái chiều THANH NIEN
- Giá vàng tăng lên 35,83 triệu đồng/lượng THANH NIEN
- Phát hiện cơ sở giết mổ thịt động vật trái phép THANH NIEN
- Thanh tra 19 điểm kinh doanh của Metro THANH NIEN
TIN DIỄN ĐÀN
- Giảm thủ tục hải quan: Doanh nghiệp khấp khởi DOANH NHAN
- Kinh tế tiếp tục cải cách để bứt phá DOANH NHAN
- Kinh tế đi lên, ai đi xuống? DOANH NHAN
- Luật Nhà ở sửa đổi: Hi vọng mua nhà cho người thu nhập thấp DOANH NHAN
- Ăn chơi không sợ mưa rơi DOANH NHAN
- Xin cơ chế ngoài luật SAIGONTIMES
- Góc cạnh kinh tế của một đề án giáo dục SAIGONTIMES
- Quyền được nghỉ yên SAIGONTIMES
- Casino có thực sẽ là mỏ vàng? SAIGONTIMES
- Khi hợp đồng xây dựng quá “dễ vỡ” SAIGONTIMES
TIN GIÁO DỤC
- Yemen: 2 vụ đánh bom tự sát, ít nhất 67 người thiệt mạng NGUOI LAO DONG
- Thế giới phát sốt vì Ebola NGUOI LAO DONG
- Thiếu đại sứ NGUOI LAO DONG
- Thổ Nhĩ Kỳ “thờ ơ” với IS NGUOI LAO DONG
- Đỉnh triều đạt 1,62 m, gây ngập nhiều tuyến đường NGUOI LAO DONG
- ‘Không cho con đi học để phản đối sáp nhập trường': 49 học sinh đã đi học lại THANH NIEN
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học THANH NIEN
- Nhiều nhóm môn học xét tuyển vào ĐH, CĐ THANH NIEN
- Sinh viên y, dược sẽ phải thi lấy chứng chỉ hành nghề THANH NIEN
- Để ước mơ du học Mỹ thành hiện thực THANH NIEN
TIN ĐỜI SỐNG
- Người yêu, người tình và tri kỷ… PETROTIMES
- “Gieo” niềm tin – “Gặt” thành công PETROTIMES
- Cải cách thủ tục, chấn chỉnh tác phong PETROTIMES
- Những túi lọc trà siêu cute PETROTIMES
- Hóa giải tư duy trọng nam khinh nữ PETROTIMES
- Thứ Sáu của bạn (10/10): Sư Tử nên đi bộ nhiều hơn NGUOI DUA TIN
- Thói quen khiến bạn đời nổi ghen VNEXPRESS
- Cuộc sống người Hà Nội những năm 90 VNEXPRESS
- Sớm làm rõ vụ người nhà bệnh nhân bóp cổ điều dưỡng viên PHAP LUAT ONLINE
- Vụ dầu bẩn Đài Loan: Sản phẩm chưa vào Việt Nam? DAN VIET
- Cận cảnh bé sơ sinh khổng lồ nặng 6,3kg NGUOI DUA TIN
- Lợi ích bất ngờ từ quả na có thể bạn chưa biết NGUOI DUA TIN
- Cụ ông 90 tuổi tìm được người vợ cũ đã xa cách 70 năm NGUOI DUA TIN
- Chuyện tình chàng trai Hà thành và bạn trai song tính ở trời Nam NGUOI DUA TIN
- Lịch truyền hình: Xem Messi xuất trận, Van Gaal phục hận NGUOI LAO DONG
- Di Maria đến M.U, Torres chuẩn bị rời Chelsea NGUOI LAO DONG
- Giao lưu trực tuyến cơ hội vào chương trình quốc tế, chất lượng cao NGUOI LAO DONG
- CSGT đuổi bắt ‘xe điên’ trên phố THANH NIEN
- Ký sự Organic – Kỳ 10: Tưởng nhớ món mì Quảng THANH NIEN
- Nghề ‘độc’ dưới đáy Hạ Long THANH NIEN
- TP.HCM: Nhiều địa điểm ngập nặng do triều cường dâng cao THANH NIEN
- Đặc biệt trên báo in ngày 10.10.2014 THANH NIEN
TIN CÔNG NGHỆ
- Phát hiện loài khủng long mới tại Venezuela THANH NIEN
- Rô bốt diệt Ebola THANH NIEN
- Rô bốt giao tiếp bằng cử chỉ THANH NIEN
- Sự tiến hóa đặc biệt của khuôn mặt người THANH NIEN
- Tàu vũ trụ Ấn Độ gửi về bức ảnh 3D đầu tiên chụp sao Hỏa THANH NIEN
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- “Tôi không nghĩ U-19 thua đến 6 bàn…” BAO MOI
- 9 kiểu quần jeans lên ngôi thu 2014 VNEXPRESS
- Ảnh vui tiên tri lạc đà dự đoán sai trận U19 Việt Nam BAO MOI
- ‘TP.HCM sẽ nỗ lực để thể thao Việt Nam phát triển nhanh và bền vững hơn’ BAO MOI
- Anh 5-0 San Marino: Bắt nạt kẻ nhược tiểu BAO MOI
- Anh thắng hủy diệt, Tây Ban Nha thua sốc BAO MOI
- Công bố kết luận vụ Phó Đức Phương bị mời khỏi liveshow Khánh Ly GIAO DUC
- NSƯT Ái Xuân trở lại sân khấu sau lần bị xúc phạm giữa đám đông GIAO DUC
TIN THẾ GIỚI
- Nhiều nước ngại xin đăng cai Olympic vì kinh phí đắt đỏ VOA
- Một nạn nhân vụ máy bay MH17 được tìm thấy đang đeo mặt nạ dưỡng khí VOA
- Chính phủ thống nhất Palestine họp nội các đầu tiên ở Gaza VOA
- Nga triển khai thêm lực lượng tới Crimea GIAO DUC
- Dân Triều Tiên đã bắt đầu thích cà phê VNECONOMY
- Quan tòa Mỹ bác đơn kiện Samsung của Apple VNECONOMY
- Ukraine cáo buộc Nga tấn công quân sự ở biên giới, bắt giữ thêm 1 lính GIAO DUC
- Hơn 60 binh sĩ Ukraine bỏ hàng ngũ xin tị nạn ở Nga GIAO DUC
- Ukraine tố Nga có kế hoạch cắt cung khí đốt cho châu Âu VNECONOMY
- Nga-Ukraine hầm hè sau cuộc gặp Putin-Poroshenko VNECONOMY
- Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đối mặt với mùa đông lạnh đầy khó khăn GIAO DUC
- Mỹ thêm tàu sân bay tới châu Á sau chạm trán Trung Quốc ở Biển Đông PHAP LUAT ONLINE
- Lãnh đạo Hồng Kông dính bê bối tài chính THANH NIEN
- Nga lắp hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo trên vũ trụ THANH NIEN
- Nạn cướp tàu dầu ở biển Đông – Kỳ 2: Phương án chống cướp biển THANH NIEN
- Nổ lựu đạn ở Malaysia, nhiều du khách bị thương THANH NIEN
- Ấn Độ cảnh báo Pakistan về xung đột biên giới THANH NIEN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét