- Hong Kong: Bùng nổ các vụ đụng độ mới (BBC) - Cảnh sát Hong Kong sử dụng hơi cay và dùi cui để trấn áp người biểu tình đòi dân chủ trong các vụ đụng độ mới nhất.
- Bỏ phiếu tín nhiệm là việc 'tích cực' (BBC) - Bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội còn gây tranh cãi nhưng dù sao vẫn có khía cạnh 'tích cực', theo ý kiến nhà quan sát từ Việt Nam.
- Phiếu tín nhiệm là kênh tham khảo quy hoạch cán bộ (BaoMoi) - TP - Chiều 17/10, tại cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) khóa XIII, trả lời Tiền Phong về công tác lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là kênh tham khảo để quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ tới của Đảng.
- VN 'xin lỗi' Nhật vụ sân bay Long Thành (BBC) - Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải xin lỗi Đại sứ quán Nhật Bản sau khi Tokyo bác thông tin cho Hà Nội vay 2 tỷ đôla xây sân bay Long Thành.
- Quan chức Việt Nam xin lỗi Nhật vì nhầm lẫn thông tin 2 tỷ đôla (VOA) - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phải xin lỗi Đại sứ Nhật tại Việt Nam vì nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo cam kết cho Hà Nội vay 2 tỷ USD để xây sân bay Long Thành.
- VN muốn mua vũ khí gì của Mỹ? (BBC) - Việt Nam có thể đạt được mức giá ưu đãi hơn nếu mua các máy bay P3 đã qua sử dụng của Mỹ.
- Trên 150 trí thức Đức yêu cầu bà Merkel đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân (RFI) - Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
- Việt Nam và Vatican tái khẳng định mục tiêu đặt quan hệ ngoại giao (RFI) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 18/10/2014 lần đầu tiên được Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến. Việt Nam và Tòa Thánh cùng tái khẳng định mục tiêu nhằm đạt đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện.
- Tòa thánh Vatican và Hà Nội trên đà bình thường hóa bang giao (RFI) - Ngày 18/10/2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Tòa thánh Vatican. Báo chí Ý chờ đợi cuộc hội kiến sẽ mang lại một số kết quả cụ thể trong quan hệ song phương. Chặng đường bình thường hóa bang giao vẫn còn nhiều chướng ngại sau 8 năm đàm phán. Thông tín viên Huê Đăng phân tích từ Roma.
- Biển Đông : Trung Quốc hoàn tất sân bay vũ trụ trên đảo Hải Nam (RFI) - Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao.
- Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Senkaku (RFI) - Các tàu hải cảnh của Trung Quốc hôm nay 18/10/2014 lại tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết như trên. Sự kiện này diễn ra một hôm sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gây giận dữ cho Bắc Kinh vì gởi đồ cúng tế đến ngôi đền Yasukuni.
- Nhật ra mắt máy bay chở khách đầu tiên sau bốn thập kỷ (RFA) - Nhật Bản ra mắt phi cơ chở hành khách đầu tiên sau bốn thập kỷ âm thầm nghiên cứu và chế tạo.
- Nhật : Máy bay dân sự đầu tiên từ nửa thế kỷ qua (RFI) - Hôm nay, 18/10/2014, sau nhiều năm trễ nải, chiếc máy bay dân sự đầu tiên mà Nhật chế tạo từ nửa thế kỷ qua vừa được giới thiệu tại Komaki, gần thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản.
- Syria : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tăng cường áp lực lên người Kurdistan ở Kobané (RFI) - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) hôm nay 18/10/2014 đã gởi quân tăng viện đến vùng Kobané ở Syria, và tung ra một đợt tấn công mới vào lực lượng Kurdistan, dù liên minh quốc tế vẫn đang oanh kích hàng ngày.
- Kobani: Dân quân người Kurd đẩy lùi nhiều đợt tấn công của IS (RFA) - Dân quân người Kurd đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS bao gồm cả máy bay chiến đấu do lực lượng phiến quân lấy được từ Iraq.
- Liên Hiệp Quốc : Thiếu tương trợ, thế giới đang thua cuộc trước Ebola (RFI) - Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới hôm nay 18/10/2014 cảnh báo, cộng đồng quốc tế thiếu sự tương trợ đối với các quốc gia châu Phi bị dịch Ebola - nạn dịch đã giết hại 4.555 người, và cổ vũ cho việc hiện thực hóa những lời hứa viện trợ tài chính và nhân đạo. Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi không nên rơi vào tâm trạng hoảng loạn.
- Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA từ Vienna, Áo Quốc (RFA) - Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn được trả tự do ngày 28/6 vừa qua. Từng bị cấm xuất cảnh nhưng bất ngờ Cô được cơ quan xuất nhập cảnh thông báo là được phép xuất cảnh sang Áo thăm Mẹ. Ngày 16/10 cô đã đến Vienna.
- Người dân đem quan tài biểu tình phản đối công an đánh chết người (RFA) - Một vụ biểu tình phản đối công an vừa xảy ra tại thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh khi gia đình nạn nhân cho rằng công an đánh chết người và tạo chứng cứ giả để trốn tránh trách nhiệm.
- Nhà thơ phản chiến Nguyễn Bắc Sơn (RFA) - Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn sinh năm 1944 tại Phan Thiết, ông tên thật là Nguyễn Văn Hải rất nổi tiếng với những bài thơ có phong cách rất riêng không lẫn với bất cứ một tên tuổi nào.
- Một tác giả ở VN trúng giải Phụng Hoàng ở Hoa Kỳ (RFA) - Trong buổi lễ phát giải Phụng Hoàng vừa qua ở miền Nam California, Hoa Kỳ, có 3 bài vọng cổ sáng tác được trúng giải: Giải nhứt: Bài vọng cổ “Yêu Lắm Quê Hương”, Giải nhì: Bài vọng cổ “Tâm Sự Người Thương Binh”, Giải ba: Bài vọng cổ “Gánh Hàng Rong”.
- Thủ tướng và vấn đề cải cách hiện nay? (RFA) - Gần đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đưa ra một số đề xuất cho việc cải cách kinh tế và chính trị. Những đề xuất như thế của Thủ tướng có thể giúp cải cách thể chế ra sao?
- Việt Nam và Trung Quốc cố hàn gắn quan hệ song phương (RFI) - Trung Quốc và Việt Nam đồng ý nối lại quan hệ quân sự và xử lý tốt hơn các tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đó là kết quả cuộc gặp gỡ giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) ngày 17/10/2014 tại Bắc Kinh.4792A2BE-E774-405F-BEA0-A17FFC3A85B5
- Nga đồng ý cho kiểm soát biên giới bằng máy bay không người lái (RFI) - Ba cuộc thương lượng quốc tế về tình hình Ukraina diễn ra hôm qua tại Milano. Thảo thuận duy nhất đạt được và do chính tổng thống Nga loan báo là biên giới giữa hai nước sẽ được máy bay không người lái kiểm soát.
- Các luật sư tẩy chay phiên tòa thứ hai xử các lãnh đạo Khmer Đỏ (RFI) - Các luật sư của hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ hôm nay 18/10/2014 thông báo họ sẽ tẩy chay các phiên tòa mới về tội diệt chủng, với lý do cần có thời gian kháng cáo bản án chung thân trước đó. Sự kiện này có thể kéo dài thêm trình tự xét xử vốn đã quá dài.
- Một nhân viên đặc trách an toàn tự sát sau tai nạn làm chết 16 sinh viên (RFI) - Một người đàn ông 37 tuổi, đặc trách an ninh cho một buổi trình diễn nhạc ngoài trời ở Hàn Quốc đã tự tử vài giờ sau thảm nạn làm thiệt mạng 16 khán giả trẻ phần đông là sinh viên.
- Uy tín Thủ tướng Đức Angela Merkel bị sụt giảm (RFI) - Các nhật báo ra ngày hôm nay (18/10/2014) tập trung phân tích Thượng đỉnh Á-Âu. Trong bối cảnh đó, tạp chí Le Nouvel Observateur dành một hồ sơ lớn cho Thủ tướng Đức với dòng tựa : « Angela Merkel, người chuyên ra lệnh đang bị đe dọa ». Trong khi đến lượt nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu đang rơi vào suy thoái và mô hình kinh tế nổi tiếng của Đức đang bị các kinh tế gia xem xét lại, thì tầm quan trọng của lãnh đạo Đức Angela Merkel bị suy giảm tại Châu Âu.
- Đình công khiến ngành đường sắt Đức tê liệt (RFA) - Cuộc đình công của nhân viên hỏa xa Đức khiến ngành này hầu như tê liệt trong những ngày cuối tuần.
- Hàn Quốc và TQ tức giận vì ba bộ trưởng Nhật thăm đền Yasukuni (RFA) - Thêm ba thành viên trong nội các của chính phủ Shinzo Abe tới thăm ngôi đền Yasukuni khuấy thêm làn sóng giận dữ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
- Ba nữ Bộ trưởng Nhật Bản viếng đền Yasukuni (RFI) - Sau khi đón tiếp 110 dân biểu, Thượng nghị sĩ Nhật Bản ngày hôm qua 17/10, hôm nay ngôi đền gây tranh cải Yasukuni được ba thành viên nội các Shinzo Abe đến viếng. Hai sự kiện liên tục này có thể cản trở nỗ lực của Thủ tướng Nhật muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
- Ông Obama kêu gọi người dân không ‘hoảng loạn’ vì Ebola (VOA) - Tổng thống Mỹ nói ông “hoàn toàn tự tin” rằng các quan chức nước này có thể ngăn chặn một vụ bùng phát bệnh dịch chết người ở Hoa Kỳ.
- WHO nói số tử vong vì Ebola vượt hơn 4.550 người (VOA) - Tổ chức Y tế Thế giới nói tất cả những ca tử vong vì Ebola, ngoại trừ 9 ca, xảy ra ở Guinea, Liberia và Sierra Leone. Số ca lây nhiễm xác định được là 9.200 ca
- Chính quyền Hồng Kông và sinh viên sẽ đối thoại vào thứ ba (VOA) - Hồng Kông cho hay đối thoại với sinh viên có thể sẽ bắt đầu vào thứ Ba tới, sau nhiều đêm xảy ra xô xát giữa cảnh sát và những người biểu tình đòi dân chủ
- Người biểu tình Hồng Kông tiếp tục chiếm Mong Kok (VOA) - Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay và dùi cui xô xát với những người biểu tình đòi dân chủ dùng dù làm khiên che trong lúc họ tiếp tục chiếm giữ một khu trại ở quận Mong Kok
- Hồng Kông : Xung đột mới giữa cảnh sát và người biểu tình (RFI) - Đêm hôm qua, 17/10/2014, lại nổ ra xung đột giữa cảnh sát Hồng Kông và những người biểu tình đòi dân chủ đã chiếm lại một địa điểm mà cảnh sát vừa giải tỏa. Đụng độ đã xảy ra khi những người biểu tình định chiếm lại một trục lộ quan trọng của khu Mongkok có rất đông dân cư, mà họ đã từng chiếm giữ trong suốt gần ba tuần.
- Hong Kong: cảnh sát đàn áp, sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình (RFA) - Người biểu tình Hong Kong tái tập trung tại các khu vực trung tâm để tiếp tục các cuộc biểu tình lớn hơn. Theo tường thuật của hãng tin Reuters cho biết sáng ngày hôm nay sinh viên đã tập trung đông đảo tại các địa điểm quan trọng bất kể sự có mặt của cảnh sát.
- Một người Thái, quốc tịch Anh bị cáo buộc phỉ báng nhà vua Naresuan (RFA) - Một trí thức Thái Lan đối mặt với bản án chống đối chế độ quân chủ.
- Thái Lan cho phép London điều tra vụ du khách Anh bị giết (RFA) - Thái Lan đồng ý cho phép cảnh sát của Anh quốc đến Thái điều tra vụ hai công dân người Anh bị giết trước đây.
- Trung Quốc và Mỹ cam kết hóa giải các bất đồng (VOA) - Mỹ và Trung Quốc đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải vượt qua sự mất lòng tin, thu hẹp các khác biệt và cùng chống lại các mối đe dọa.
- Taliban tố cáo Mỹ nhúng tay vào vụ bắt giữ các thủ lãnh Haqqani chủ chốt (VOA) - Taliban tố cáo Mỹ đứng sau vụ bắt giữ con trai út của thủ lãnh sáng lập Mạng lưới Haqqani. Taliban bác bỏ xác nhận rằng người này bị bắt bên trong Afghanistan
- Man City hạ Tottenham Hotspur 4-1 (BBC) - Man City thắng đậm Tottenham trên sân nhà Etihad hôm thứ Bảy và gây áp lực với đội đang đứng đầu bảng Premier League là Chelsea.
- Thẩm phán FIFA không cho công bố đầy đủ điều tra tham nhũng vụ tranh đăng cai World Cup (VOA) - Ông Hans-Joachim Eckert: Phổ biến toàn bộ báo cáo sẽ thực sự đặt Ủy ban Đạo đức của FIFA và chính FIFA vào tình thế khó về pháp lý.
- Ủy viên MLS ‘mắng’ HLV Klinsmann về những phát biểu 'chạm tự ái' bóng đá Mỹ (VOA) - Ông Don Garber: Chính HLV trưởng phải chịu trách nhiệm việc đội tuyển quốc gia không duy trì được đẳng cấp quốc tế, chứ không phải trách nhiệm của giải bóng đá quốc gia.
- Phi thuyền robot của Mỹ trở về trái đất sau chuyến thám hiểm bí ẩn 2 năm (VOA) - Không quân Hoa Kỳ đã đưa máy bay vũ trụ bí mật X-37B trở về mặt đất hôm thứ Sáu sau chuyến bay gần hai năm có mục đích được giấu kín
- Máy bay kéo biểu ngữ dân tộc vào SVĐ khiến trận đấu Albania-Serbia bị hủy (VOA) - Cổ động viên Albania được khuyên là không nên sang Serbia để cổ vũ cho đội Albania. Serbia cũng nói sẽ không đưa cổ động viên của họ sang cổ cũ cho trận đấu bên sân Albania ở Tirana.
- Các nhà lập pháp Iraq biểu quyết bổ nhiệm 2 bộ trưởng an ninh (VOA) - Các nhà lập pháp Iraq vừa biểu quyết thông qua 2 chức vụ an ninh trọng yếu giữa lúc cuộc chiến chống nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo đang tiếp diễn
- Ngoại trưởng Kerry tiếp ông Dương Khiết Trì tại tư gia ở Boston (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry tiếp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc 2 ngày tại tư gia của ông ở thành phố Boston, bang Massachusetts
- Ukraine và Nga sẽ nối lại các cuộc đàm phán trong tuần tới ở Brussels (VOA) - Ukraine và Nga theo trông đợi sẽ nối lại các cuộc đàm phán trong tuần tới nhằm mục đích chấm dứt cuộc nổi dậy của những người đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine
- Đánh bom tại Baghdad, ít nhất 24 người thiệt mạng (VOA) - Các vụ đánh bom xảy ra trong thành phố vào chiều tối thứ Sáu, giết chết ít nhất 24 người. Một vụ nổ xảy ra gần 1 tiệm cà phê trong khu vực Baladiyat của người Shia
- Bão Gonzalo hoành hành Bermuda (VOA) - Bão Gonzalo hoành hành Bermuda với những trận mưa to và gió lớn, phá sập hầu hết đường dây cấp điện trên đảo. Hàng ngàn cư dân ở trong bóng tối
- Bạo động ở Cộng hòa Dân chủ Congo, ít nhất 21 người thiệt mạng (VOA) - Các phần tử phiến quân Uganda bị tình nghi là đã giết chết ít nhất 21 người ở tỉnh Kivu, hầu hết các nạn nhân trong vụ tấn công là phụ nữ và trẻ em
- Nigeria và Boko Haram thương thảo điều kiện thả các nữ sinh bị bắt cóc (VOA) - Chính phủ Nigeria cho hay nhóm chủ chiến Boko Haram đã đồng ý ngưng bắn và thả hơn 200 nữ sinh bị các phần tử chủ chiến này bắt làm con tin hồi tháng 4
- 306 suất học bổng Tiếp sức con ngư dân miền Trung (BaoMoi) - TTO - Chiều 18-10, tại TP Đà Nẵng chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” của báo Tuổi Trẻ đã trao 306 suất học bổng “Tiếp sức con ngư dân đến trường”.
- Báo Nga: Trung Quốc sẵn sàng lập ADIZ trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Theo Tiếng Nói Nước Nga, sau khi tiến hành hoạt động cải tạo đất trái phép, Trung Quốc dự tính lập Khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
- Thủ tướng trả lời phỏng vấn về Biển Đông trên báo chí châu Âu (BaoMoi) - Chuyến thăm và làm việc tại châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn Việt Nam đã được các báo lớn ở châu Âu quan tâm đưa tin và viết bài bình luận.
- Báo Nga: TQ sẵn sàng 'xé luật quốc tế' lập ADIZ trên biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Đài tiếng nói Moscow (Nga) ngày 15-10 cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) thứ 2 trên biển Đông.
- Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Sau khi tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông, theo đài Tiếng nói nước Nga.
- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: ASEAN - Nhật Bản chung nỗi lo Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - “ASEAN và Nhật Bản cũng cùng chung lo ngại về các diễn biến mới đây ở trên biển, trong đó có biển Hoa Đông và Biển Đông”. Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã chia sẻ như vậy tại Nhật Bản khi ông dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị tại Nhật Bản mới đây.
- Trung Quốc sẽ “giết gà dọa khỉ”? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Một lần nữa, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông lại được bàn thảo và lần này là tại hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 10 (ASEM 10, diễn ra trong 2 ngày 15 và 16-10 ở thành phố Milan, Italia).Vì hội nghị ASEM 10 là nơi quy tụ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của 51 đối tác Á - Âu, nên vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông được dư luận đặc biệt quan tâm.
- Việt Nam - Philippines nhất trí thúc đẩy luật pháp trên Biển Đông (BaoMoi) - Philippines và Việt Nam hôm qua nhất trí tiếp tục hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, đồng thời thúc đẩy việc thực thi pháp luật trong giải quyết các tranh chấp hàng hải.
- Đủ chiêu trò quái lạ của hải tặc ở Biển Đông (BaoMoi) - Khi nhắc đến cướp biển chúng ta thường nghĩ rằng chúng chỉ có ở vùng biển Somalia, Caribean và nếu ở Biển Đông thì chỉ là bọn cướp vặt. Ít ai nghĩ rằng Biển Đông, nơi giao thương hàng hải tấp nập lại là nơi mà cướp biển rất thích hoành hành.
- Ứng phó với các thách thức toàn cầu (BaoMoi) - Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
- Philippines kêu gọi quốc tế ủng hộ kế hoạch 3 điểm cho Biển Đông (BaoMoi) - Philippines đang đẩy mạnh lời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ việc thực thi Kế hoạch 3 điểm (TAP) hướng tới giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Myanmar (BaoMoi) - TPO - Chiều 17/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Tổng thống Myanmar Thein Sein, nhằm trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.
- Không có bản đồ cổ, EU vẫn quan tâm đến Biển Đông (BaoMoi) - Trong lịch trình dày đặc hoạt động ở Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM 10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bỏ lỡ cơ hội nêu vấn đề Biển Đông ở một diễn đàn quốc tế quan trọng, ở các cuộc gặp song phương và đa phương. Quan điểm của Việt Nam về giải quyết Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế đã được các nhà lãnh đạo thế giới chia sẻ. Điều này cho thấy rõ ràng Biển Đông là mối quan tâm chung không chỉ của ASEAN, mà được chia sẻ và ủng hộ từ cả EU và nhiều nước khác.
- Họp báo về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: Thêm 1 chức danh phải lấy phiếu tín nhiệm (BaoMoi) - Quốc hội sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật lớn nhất từ trước tới nay với 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 12 dự án luật.
- Không thể quay lưng với hòa bình, tiến bộ, nhân văn (BaoMoi) - Trong cuộc trao đổi với các học giả Đức tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) ngày 15.10, trước câu hỏi về những bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời rất thẳng thắn: “Chúng tôi tin rằng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, trong mọi lĩnh vực kể cả vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đều phải tuân theo luật pháp quốc tế và các nền tảng pháp lý một cách minh bạch và bình đẳng, thông qua các cơ quan tài phán và trọng tài quốc tế. Theo tôi, đó là giải pháp hòa bình, tiến bộ và nhân văn”.
- Trung Quốc ngăn chặn ASEM 10 đưa Biển Đông vào tuyên bố (BaoMoi) - (GDVN) - Theo nguồn tin này, một số quốc gia tham dự kỳ họp đã im lặng về vấn đề Biển Đông bởi các nước này nhận được lợi ích từ Trung Quốc.
- Tự lệnh Hải quân Trung Quốc thị sát bất thường tại Trường Sa (BaoMoi) - Theo nguồn tin từ Đài Loan và Hong Kong, trong một hành động chưa từng có tiền lệ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã kết thúc chuyến thị sát tại 6 địa điểm thuộc quần đảo Trường Sa.
- Trung Quốc sắp lập vùng nhận diện phòng không phi pháp ở biển Đông (BaoMoi) - Sau khi cải tạo phi pháp các công sự trên bãi đá và đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc lại đang có kế hoạch thực hiện bước leo thang tiếp theo. Trang Want China Times dẫn lời Đài tiếng nói nước Nga cho biết Trung Quốc chuẩn bị thành lập phi pháp khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
- Trung Quốc dọa mạnh tay với Hồng Kông (BaoMoi) - Tin từ các hãng tin và báo chí quốc tế mấy ngày gần đây cho thấy rõ rằng Trung Quốc, trong khi dọa mạnh tay với người biểu tình Hồng Kông thì lại ủng hộ Đài Loan kiểm soát trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - Vatican đi về đâu?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Tòa thánh Vatican, gặp Giáo hoàng Francis ngày 18/10.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng thăm Tòa thánh Vatican trên cương vị Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Vatican và Việt Nam vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng liên lạc song phương đã trở nên thường xuyên hơn.
Một câu hỏi được nhiều người, đặc biệt là giáo dân tại Việt Nam, quan tâm đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp gỡ bỏ những khúc mắc, mở đường cho Vatican và Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức trong tương lai hay không.
Trả lời BBC Việt Ngữ từ Hà Nội, Giáo sư tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Vatican đã trải qua nhiều thăng trầm, trải dài từ đầu thế kỷ 20 qua một thời gian đứt đoạn sau 1975, nhưng đã có những phát triển tích cực trở lại vào những năm 80, "tuy chậm nhưng chắc".
Quan hệ song phương mặc dù đã được cải thiện khá nhiều, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.
Theo giáo sư Đỗ Quang Hưng "mối quan hệ của Việt Nam với Tòa thánh trong lịch sử truyền giáo là rất lâu dài và có những phức tạp của nó. Muốn giải quyết thì phải giải quyết cả vấn đề của lịch sử và rõ ràng chúng không phải là những vấn đề dễ giải quyết."
Ông cho rằng cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Việt Nam vào thứ Bảy 18/10 nằm trong lộ trình từ nhiều năm nay nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và ông hy vọng có thể đạt được những cải thiện thiết thực cho quan hệ chính thức trong tương lai.
Thế nhưng đây không phải là nhận định mà một số người trong cộng đồng công giáo tại Việt Nam chia sẻ.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc dòng Cứu Thế, nhà thờ Thái Hà tại Hà Nội, cho biết ông "hơi bất ngờ về chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" và theo ông có thể đây chỉ là một chuyến viếng thăm kết hợp nhân chuyến đi châu Âu của Thủ tướng Dũng, vì thế ông cũng không chờ đợi gì nhiều về kết quả của lần gặp gỡ này.
"Cuộc viếng thăm này diễn ra ngay sau khi Nhóm hỗn hợp họp bàn về bang giao giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả cuộc họp hồi tháng Chín vừa rồi tôi thấy cũng không có gì mới mẻ," Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói.
Linh mục cho rằng những cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican (thành lập năm 2009) mới là những đối thoại chính thức giữa nhà nước Việt Nam và Tòa thánh, và kết quả của những cuộc họp đó mới là quan trọng.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng thăm Tòa thánh Vatican trên cương vị Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Vatican và Việt Nam vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng liên lạc song phương đã trở nên thường xuyên hơn.
Một câu hỏi được nhiều người, đặc biệt là giáo dân tại Việt Nam, quan tâm đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp gỡ bỏ những khúc mắc, mở đường cho Vatican và Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức trong tương lai hay không.
Trả lời BBC Việt Ngữ từ Hà Nội, Giáo sư tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Vatican đã trải qua nhiều thăng trầm, trải dài từ đầu thế kỷ 20 qua một thời gian đứt đoạn sau 1975, nhưng đã có những phát triển tích cực trở lại vào những năm 80, "tuy chậm nhưng chắc".
Quan hệ song phương mặc dù đã được cải thiện khá nhiều, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.
Theo giáo sư Đỗ Quang Hưng "mối quan hệ của Việt Nam với Tòa thánh trong lịch sử truyền giáo là rất lâu dài và có những phức tạp của nó. Muốn giải quyết thì phải giải quyết cả vấn đề của lịch sử và rõ ràng chúng không phải là những vấn đề dễ giải quyết."
Ông cho rằng cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Việt Nam vào thứ Bảy 18/10 nằm trong lộ trình từ nhiều năm nay nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và ông hy vọng có thể đạt được những cải thiện thiết thực cho quan hệ chính thức trong tương lai.
Thế nhưng đây không phải là nhận định mà một số người trong cộng đồng công giáo tại Việt Nam chia sẻ.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc dòng Cứu Thế, nhà thờ Thái Hà tại Hà Nội, cho biết ông "hơi bất ngờ về chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" và theo ông có thể đây chỉ là một chuyến viếng thăm kết hợp nhân chuyến đi châu Âu của Thủ tướng Dũng, vì thế ông cũng không chờ đợi gì nhiều về kết quả của lần gặp gỡ này.
"Cuộc viếng thăm này diễn ra ngay sau khi Nhóm hỗn hợp họp bàn về bang giao giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả cuộc họp hồi tháng Chín vừa rồi tôi thấy cũng không có gì mới mẻ," Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói.
Linh mục cho rằng những cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican (thành lập năm 2009) mới là những đối thoại chính thức giữa nhà nước Việt Nam và Tòa thánh, và kết quả của những cuộc họp đó mới là quan trọng.
Tiến trình
Nhìn lại tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Vatican, Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, người từng giảng dạy tại Phân khoa
Thần học Công giáo, Đại học Strasbourg của Pháp, nói với BBC Việt Ngữ
rằng đã gần 20 năm tính từ năm 1994.
Đây là một khoảng thời gian khá dài "dù hai bên đã nỗ lực rất nhiều, đặc biệt từ phía Vatican, luôn tìm mọi cách để có quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam".
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Nhưng vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam."
Theo Linh mục Nam Phong, nhà nước Vatican luôn muốn thiết lập quan hệ với mọi quốc gia vì "với Giáo hội Công giáo thì việc quan tâm tới đến con người là quan trọng, đặc biệt là Tòa thánh chắc biết rất rõ về tình cảnh của người dân Việt Nam nói chung và của giáo dân, chịu rất nhiều khó khăn để thể hiện niềm tin tôn giáo."
Có lẽ bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là việc Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam vào tháng Ba năm 2011 và việc bổ nhiệm này đã cho phép Đức Tổng Giám mục có thể đi thăm một số giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam.
Sự có mặt của một người đại diện Vatican, tuy là đặc sứ không thường trú, đã góp phần giúp hai bên phần nào hiểu nhau hơn.
Đây là một khoảng thời gian khá dài "dù hai bên đã nỗ lực rất nhiều, đặc biệt từ phía Vatican, luôn tìm mọi cách để có quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam".
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Nhưng vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam."
Theo Linh mục Nam Phong, nhà nước Vatican luôn muốn thiết lập quan hệ với mọi quốc gia vì "với Giáo hội Công giáo thì việc quan tâm tới đến con người là quan trọng, đặc biệt là Tòa thánh chắc biết rất rõ về tình cảnh của người dân Việt Nam nói chung và của giáo dân, chịu rất nhiều khó khăn để thể hiện niềm tin tôn giáo."
Có lẽ bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là việc Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam vào tháng Ba năm 2011 và việc bổ nhiệm này đã cho phép Đức Tổng Giám mục có thể đi thăm một số giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam.
Sự có mặt của một người đại diện Vatican, tuy là đặc sứ không thường trú, đã góp phần giúp hai bên phần nào hiểu nhau hơn.
Nếu nhà nước Việt Nam cảm thấy việc bang giao ấy có lợi cho chính thể của mình thì họ sẽ tiến tới, còn nếu không thì họ sẽ không làm. - Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, nhà thờ Thái Hà, Hà Nội
Theo linh mục Nam Phong, bước kế tiếp trong lộ trình thiết lập bang giao
là nếu tới đây, nếu muốn có đại diện thường trú của Vatican tại Hà Nội
trong vai trò Đức Khâm Sứ thì chính phủ Việt Nam phải có những thay đổi
về các chính sách tôn giáo mà nhà nước đã áp dụng ở Việt Nam từ trước
tới nay.
"Thiết lập quan hệ là một trong những điều thiện cần để tiến xa hơn trong việc phát triển đời sống tôn giáo ở Việt Nam," linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói.
Khi được hỏi nhận định về tiến trình thiết lập bang giao giữa nhà nước Việt Nam và Vatican, giáo sư Đỗ Quang Hưng, cựu Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho rằng cả hai bên đều đã vượt qua được rất nhiều trong việc nhận thức lại vấn đề của lịch sử.
"Theo tôi thì chính phủ Việt Nam đã có đường hướng khá rõ: tức là rộng mở hơn trước nhiều. Nhưng vì những đặc điểm riêng nên họ cũng phải tính, tính toán từ hình thức của quan hệ tới tính toán nhân sự," ông nói.
"Thiết lập quan hệ là một trong những điều thiện cần để tiến xa hơn trong việc phát triển đời sống tôn giáo ở Việt Nam," linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói.
Khi được hỏi nhận định về tiến trình thiết lập bang giao giữa nhà nước Việt Nam và Vatican, giáo sư Đỗ Quang Hưng, cựu Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho rằng cả hai bên đều đã vượt qua được rất nhiều trong việc nhận thức lại vấn đề của lịch sử.
"Theo tôi thì chính phủ Việt Nam đã có đường hướng khá rõ: tức là rộng mở hơn trước nhiều. Nhưng vì những đặc điểm riêng nên họ cũng phải tính, tính toán từ hình thức của quan hệ tới tính toán nhân sự," ông nói.
Quan ngại
Tuy nhiên linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói ông "chưa thấy thiện chí từ phía Việt Nam, vì trong việc thiết lập bang giao với Tòa thánh thì họ luôn có mục tiêu chính trị của mình và mục tiêu đấy lại tùy thuộc vào hoàn cảnh của thế giới, của đất nước nói chung.
"Nếu nhà nước Việt Nam cảm thấy việc bang giao ấy có lợi cho chính thể của mình thì họ sẽ tiến tới, còn nếu không thì họ sẽ không làm," linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói.
Trong khi đó theo giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, phía Việt Nam, "sau khi mở cửa với thế giới, thì vẫn còn nhiều khúc mắc", và trải qua nhiều giai đoạn thì phải tới năm 2011 mới bước đầu đạt được kết quả tương đối cụ thể, đó là có được một đặc sứ Vatican không thường trú tại Việt Nam.
Sau đợt Thủ tướng Dũng tới thăm Vatican và gặp Giáo hoàng năm 2007, đã xảy ra một số biến cố không hay như vấn đề đất đai Tòa công sứ ở Hà Nội, rồi vụ việc liên quan tới nguyên Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt vào thời gian năm 2008-09, và những diễn biến này đã khiến nảy sinh thắc mắc từ cộng đồng công giáo về những hứa hẹn cố gắng xây dựng mối quan hệ bình thường và tích cực giữa hai bên nhằm tiến tới những kết quả tốt đẹp.
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc lo ngại rằng sau lần gặp gỡ này, nếu có những lời hứa có thể là tốt đẹp giữa hai bên, thì liệu có thực hiện được không, hay khi về nước thì vì tình hình nội bộ Việt Nam có thể còn có những khúc mắc và sẽ lại không thực hiện được như trước đây.
Vướng mắc
Có nhiều nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, có lẽ chủ yếu do "vấn đề nội bộ".
Các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đều đã hội kiến Giáo Hoàng Benedict 16 tại Vatican trong những năm gần đây nhưng chưa có những chuyến thăm cao cấp từ Vatican như của Giáo hoàng tới Việt Nam.
Giáo sư Trúc nhận định có lẽ do trong nội bộ Việt Nam dường như có người muốn xích tới gần, nhưng cũng có những phe phái khác nhau đang còn dè dặt, e ngại trong việc bang giao với Tòa Thánh.
Giáo sư Trúc cũng nêu ra một số điểm có thể là nguyên nhân của sự ngần ngại này như vì Vatican là một thể chế nhà nước đặc biệt, có tính chất tôn giáo trong đó, rồi vì ý thức hệ cộng sản, vô thần của nhà nước Việt Nam, hay vì tình trạng vẫn còn chưa tin tưởng lẫn nhau từ trong quá khứ, và có lẽ còn cả vì văn hóa và lịch sử nữa.
"Người ta cứ nghĩ rằng đằng sau Tòa thánh còn có những lực lượng chính trị này khác. Tuy nhiên nay thế giới phát triển thì người ta cũng nhận thấy sợ hãi như vậy là vô căn cứ, nhưng có lẽ đối với Việt Nam thì vẫn chưa thoát khỏi được ám ảnh lịch sử đó," giáo sư Trúc nói.
Đây cũng là điều được Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc nhắc tới trong bài viết của ông gửi cho BBC Việt Ngữ, rằng "giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng."
"Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công giáo," tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc viết.
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, có lẽ chủ yếu do "vấn đề nội bộ".
Các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đều đã hội kiến Giáo Hoàng Benedict 16 tại Vatican trong những năm gần đây nhưng chưa có những chuyến thăm cao cấp từ Vatican như của Giáo hoàng tới Việt Nam.
Giáo sư Trúc nhận định có lẽ do trong nội bộ Việt Nam dường như có người muốn xích tới gần, nhưng cũng có những phe phái khác nhau đang còn dè dặt, e ngại trong việc bang giao với Tòa Thánh.
Giáo sư Trúc cũng nêu ra một số điểm có thể là nguyên nhân của sự ngần ngại này như vì Vatican là một thể chế nhà nước đặc biệt, có tính chất tôn giáo trong đó, rồi vì ý thức hệ cộng sản, vô thần của nhà nước Việt Nam, hay vì tình trạng vẫn còn chưa tin tưởng lẫn nhau từ trong quá khứ, và có lẽ còn cả vì văn hóa và lịch sử nữa.
"Người ta cứ nghĩ rằng đằng sau Tòa thánh còn có những lực lượng chính trị này khác. Tuy nhiên nay thế giới phát triển thì người ta cũng nhận thấy sợ hãi như vậy là vô căn cứ, nhưng có lẽ đối với Việt Nam thì vẫn chưa thoát khỏi được ám ảnh lịch sử đó," giáo sư Trúc nói.
Đây cũng là điều được Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc nhắc tới trong bài viết của ông gửi cho BBC Việt Ngữ, rằng "giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng."
"Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công giáo," tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc viết.
Đóng góp của người Công giáo
Hiện Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người Công giáo. Một trong những bức
xúc được giáo sư Nguyễn Đăng Trúc nhắc tới đó là việc chính phủ Việt Nam
chưa thực sự đón nhận những đóng góp có thể có từ phía cộng đồng Công
giáo tại Việt Nam.
Giới Công giáo tại Việt Nam vẫn khẳng định Tòa thánh Vatican luôn khuyến khích người Công giáo ở các nước tham gia đóng góp vào sinh hoạt của quốc gia họ.
Được biết Vatican đã nhiều lần gợi ý với chính phủ Việt Nam hiện tại làm sao để cộng đồng công giáo Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, bác ái, giúp đỡ những người khó khăn nhất và đây là các lĩnh vực người công giáo vừa có kinh nghiệm vừa có thiện chí.
Tuy nhiên giáo sư Trúc đặt câu hỏi: "Vốn liếng của người dân, của người Công giáo Việt Nam trong nước sẵn sàng đến với chính phủ, xin chính phủ rộng tay cộng tác để xây dựng đất nước trong những lĩnh vực nói trên, thì chính phủ lại từ chối không muốn cộng tác?"
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc cho biết trước đây khi Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Vatican, trước 1975 và với miền Bắc là trước 1954, thì sự hợp tác giữa người Công giáo với các chính phủ thời đó rất dễ dàng.
Ví dụ là các bệnh viện có sự hợp tác của các nhà dòng Công giáo, trong giáo dục thì từ đại học tới trung học, tiểu học cũng đều có sự có mặt hợp tác của người Công giáo.
Giới Công giáo tại Việt Nam vẫn khẳng định Tòa thánh Vatican luôn khuyến khích người Công giáo ở các nước tham gia đóng góp vào sinh hoạt của quốc gia họ.
Được biết Vatican đã nhiều lần gợi ý với chính phủ Việt Nam hiện tại làm sao để cộng đồng công giáo Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, bác ái, giúp đỡ những người khó khăn nhất và đây là các lĩnh vực người công giáo vừa có kinh nghiệm vừa có thiện chí.
Tuy nhiên giáo sư Trúc đặt câu hỏi: "Vốn liếng của người dân, của người Công giáo Việt Nam trong nước sẵn sàng đến với chính phủ, xin chính phủ rộng tay cộng tác để xây dựng đất nước trong những lĩnh vực nói trên, thì chính phủ lại từ chối không muốn cộng tác?"
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc cho biết trước đây khi Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Vatican, trước 1975 và với miền Bắc là trước 1954, thì sự hợp tác giữa người Công giáo với các chính phủ thời đó rất dễ dàng.
Ví dụ là các bệnh viện có sự hợp tác của các nhà dòng Công giáo, trong giáo dục thì từ đại học tới trung học, tiểu học cũng đều có sự có mặt hợp tác của người Công giáo.
Mình thương dân tộc mình, thương nhân dân mình thì nên nghĩ đến làm sao cho mỗi thành phần trong đất nước, các tôn giáo, các hiệp hội có thể góp sức xây dựng quốc gia, vì cái đó không độc quyền của ai cả.
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, Khoa Thần học Công giáo, ĐH Strasbourg
"Lo cho người nghèo, người phong cùi, người già cả thì bao nhiêu tổ chức Công giáo người ta làm. Cho đến bây giờ thực tại chỉ có lớp mầm non mẫu giáo là một vài dòng nữ tu lo.
"Còn ngoài ra không có bóng dáng của một tổ chức Công giáo nào được phép, trong lúc đó chính phủ lại cho những tổ chức tư nhân hay các quốc gia khác vào để xây dựng đại học tư ở Việt Nam.
"Vậy tại sao lại ngại ngùng cho công dân Công giáo của mình góp tay xây dựng vào những lĩnh vực như vậy?" giáo sư Trúc đặt câu hỏi.
Ông giải thích thêm rằng nói như vậy không có nghĩa là người Công giáo hoàn toàn không được phép đi giúp đỡ người nghèo, nhưng chỉ là với tính cách cá nhân giữa người Công giáo với nhau.
"Ngày xưa ví dụ cái dòng tu đó chuyên môn cứu trợ cho người nghèo, họ tổ chức nhà cứu trợ, rồi thực hiện phát thuốc chẳng hạn, với tư cách của nhà dòng đó, với nhãn hiệu Công giáo đó. Trước đây thì có nhưng bây giờ thì không. Hay những trường tiểu học do những bà sơ, tức những trường tư thục Công giáo như ngày xưa, thì nay không có nữa," giáo sư nói.
Ích lợi bang giao
Giáo sư Trúc cho rằng có thể trong bối cảnh "Việt Nam có những khó khăn
về ngoại giao với Trung Quốc thì Tòa thánh cũng là một tiếng nói, một
chỗ dựa để mở ra với các nước Tây phương. Đây cũng là dịp để Việt Nam
tiến tới một bước ngoại giao tích cực hơn."
Còn giáo sư Đỗ Quang Hưng cũng nói tới ích lợi ba chiều nếu thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Vatican.
Trong khi về phía Vatican, ông cho rằng nếu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chắc chắn cũng là mong muốn của Tòa thánh.
Giáo sư Đỗ Quang Hưng cho rằng có nhiều hy vọng "quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên không phải là quá xa vời".
Ông nói hai bên sẽ tìm những thời điểm thích hợp hơn để tiến tới có quan hệ chính thức
Còn giáo sư Đỗ Quang Hưng cũng nói tới ích lợi ba chiều nếu thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Vatican.
Trong khi về phía Vatican, ông cho rằng nếu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chắc chắn cũng là mong muốn của Tòa thánh.
Giáo sư Đỗ Quang Hưng cho rằng có nhiều hy vọng "quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên không phải là quá xa vời".
Ông nói hai bên sẽ tìm những thời điểm thích hợp hơn để tiến tới có quan hệ chính thức
Hà Mi
(BBC)
Hoàng Hữu Phước - Trương Trọng Nghĩa và Báo Tuổi Trẻ
Qua tin nhắn sau do một cử
tri bức xúc gởi cho Trương Trọng Nghĩa rồi gởi luôn vào điện thoại của
tôi chắc để “báo cáo” mà nội dung hình chụp dưới đây tự thân nói lên tất
cả – tiếng Anh hàn lâm gọi là self-explanatory –
tôi mới biết là Tuổi Trẻ
lại phạm thêm một lỗi sơ đẳng rất dễ bị hiểu lầm bởi những người nào quá
nản với báo Tuổi Trẻ rằng báo ấy chỉ chăm lo ưu ái gà nhà, ủng hộ cùng
phe, tung hê lợi ích nhóm, và thậm chí bí nguồn nên quanh năm cứ lẩn
quẩn quanh luật sư này nhà sử học kia. Trước khi nói Tuổi Trẻ hiện nay
tồi tệ đến đâu, tôi xin nói về cái nội dung còn nóng hổi nêu trên.
Là người có bằng cấp luật
sư của Đông Đức và Hoa Kỳ mà Đảng và Nhà Nước đã dùng tiền thu được từ
thuế của nhân dân và tiền bán tài nguyên quốc gia, kể cả tiền vay nợ của
nước ngoài mà người dân còn đang nai lưng ra gồng gánh, Trương Trọng
Nghĩa có trình độ không như sự kỳ vọng[1].
Nghĩa không hiểu rằng Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Nghĩa không
hiểu rằng Quốc Hội Việt Nam hoạt động trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc
luật pháp của Việt Nam. Nghĩa không hiểu – hay cố tình vờ như không hiểu
nhằm đánh vào sự thiếu hiểu biết của một bộ phận cực kỳ nhỏ của người
dân để vu vạ Nhà Nước, vu vạ cán bộ Nhà Nước, vu vạ Đại biểu Quốc hội.
Khi nói Đại biểu Quốc hội Việt Nam “gánh nhiều vai” nên khó thể toàn tâm
toàn lực phục vụ nhân dân, rồi so sánh với nghị sĩ nước ngoài (tất
nhiên là Mỹ rồi) chỉ gánh có một vai nên suy ra toàn
tâm toàn lực phục vụ nhân dân, Nghĩa đã sâu độc một mặt ra vẻ hồ nghi –
và muốn nhân dân cùng hồ nghi – cái chất lượng chuyên nghiệp, cái tâm,
cái tầm, cái bản lĩnh, và cái quyết tâm vì nước vì dân của đại đa số Đại
biểu Quốc hội Việt Nam ngay cả khi cái đại đa số này không là đại biểu chuyên trách;
một mặt ngầm ca ngợi – và muốn nhân dân cùng ca ngợi – cái áo khoác do
Nghĩa phủ lên giới nghị sĩ Mỹ trên đó có giòng chữ chuyên nghiệp cao và
ái quốc cao mà họ thực ra không có và không màng đến việc sắm mua cái áo
khoác ấy.
Lập luận bá láp ra vẻ âu
lo trăn trở về cái “gánh nhiều vai”, Nghĩa ám chỉ rằng đa số các nghị sĩ
Việt Nam là các chức sắc lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở 64
tỉnh thành, nên (a) các vị này sẽ “đá lộn sân” từ hành pháp chọt qua lập
pháp hoặc “lợi ích nhóm” từ tư pháp xía vô lập pháp, (b) các vị này bận
bịu tối mặt tối mũi công việc ở cơ quan nên đâu có thì giờ mà lo việc
Quốc hội, (c) và độc địa nhất là các vị này do Đảng “cơ cấu” đầy vào
Quốc hội chứ họ đâu có muốn làm Đại biểu Quốc hội. Nghĩa thậm chí còn đề
xuất ý kiến táo bạo tầm cỡ Mai Trọng Tuấn [2]
khi nói một cách phản hiến pháp, phản luật pháp, cực kỳ mông muội và mê
muội – nếu không muốn nói là ngu muội – rằng ai tự thấy không cáng đáng
nổi thì hãy xin “từ nhiệm để cho người khác làm”. Cái xằng bậy trong lập luận của Nghĩa gồm:
1) Đại biểu Quốc hội do
dân bầu lên theo Hiến Pháp và luật pháp về bầu cử Quốc hội. Vậy Luật
Rừng của Nghĩa quy định bất kỳ ai cũng có thể nhảy vô làm thay nếu có
đại biểu nào đó từ nhiệm ư?
2) Lãnh đạo các cơ quan
trọng yếu của nhà nước hoặc do Chính Phủ bổ nhiệm (được Quốc hội chuẩn
y) hoặc do Ủy Ban Nhân Dân bổ nhiệm (được Hội đồng Nhân dân chuẩn y)
theo hiến định và pháp định. Vậy Luật Rừng của Nghĩa quy định bất kỳ ai
cũng có thể nhảy vô làm thay nếu có lãnh đạo nào đó từ nhiệm ư, nghĩa là
một vị giám đốc Sở Công An từ nhiệm chức vụ giám đốc Sở Công an để toàn
lực phục vụ Quốc Hội, còn chiếc ghế giám đốc Sở sẽ do Nghĩa và người
cùng phe với Nghĩa nhảy vào làm thay ư?
3) Ra vẻ trăn trở về số
lượng đại biểu chuyên trách quá ít, Nghĩa muốn (a) lăng mạ toàn bộ các
đại biểu kiêm nhiệm không làm tròn trách nhiệm đại biểu dân cử trong
Quốc hội chăng, và (b) gián tiếp khẳng định đất nước này từ sau Cách
Mạng Tháng Tám đến nay qua 13 nhiệm kỳ Quốc Hội đã chẳng có hệ thống
luật pháp ra chi cả vì Đại biểu Quốc hội toàn là các vị “gánh nhiều vai”
và đa số là kiêm nhiệm.
4) Dùng từ “vai” trong “gánh nhiều vai”, Nghĩa phải chăng muốn gây ra sự nhập nhằng giữa ý nghĩa của đưa vai gánh vác và vai diễn, mà từ ngữ trước còn có nội hàm tích cực, trong khi từ ngữ sau lại là sự bôi nhọ như thể cái tập thể nghị sĩ ấy đang diễn tuồng với các vai diễn do Đảng chỉ đạo ư?
5) Ngợi ca quá nhiều về
việc nên gia tăng số lượng đại biểu chuyên trách, Nghĩa đã quên bốn điều
quan trọng là (a) gia tăng là việc bình thường tất yếu để đáp ứng yêu
cầu cao của đất nước Việt Nam ngày càng phát triển cao; (b) Quốc Hội
khóa nào cũng có các đại biểu chuyên trách và các ủy ban chuyên môn,
song kết quả công việc không khả quan đồng bộ thí dụ như an ninh quốc
phòng thì hiệu quả, tài chính ngân hàng thì tiến chậm, còn giáo dục thì
thất bại, v.v., – tất cả cho thấy nhất thiết phải có lộ trình để gia
tăng dần dần số lượng đại biểu chuyên trách do nguồn nhân lực chất lượng
cao làm việc hiệu quả cao chưa thể đáp ứng, chưa kể cái gọi là “nguồn
nhân lực” ấy có uy tín cá nhân về đạo đức, thành quả, và hiệu suất công
tác cao để được người dân bầu vào cơ quan quyền lực nhất nước này để trở
thành đại biểu chuyên trách hay không; (c) ngân sách Nhà Nước Việt Nam
chưa thể “trả lương” cho các Đại biểu Quốc hội khi 100% các vị này là
“chuyên trách”; và (d) Nhà nước Việt Nam một mặt thù trong giặc ngoài
bủa vây phá hoại, một mặt có những người như Trương Trọng Nghĩa chỉ giỏi
trăn trở trở trăn và xách máy chạy bay đến những nơi nào có biểu tình
để quay phim chẳng biết để cung cấp cho ai, ở nước nào, giá bao nhiêu,
chứ chẳng chịu giúp nước chạy đến gặp người dân trong những cuộc tụ tập
khiếu kiện liên tỉnh đông người để giải thích luật pháp, trấn an dân,
hướng dẫn dân cách khiếu kiện bài bản đúng luật hiệu quả ở tỉnh nhà,
v.v., nên Nhà Nước bó tay chẳng thể nào không duy trì cơ chế cho phép
các cơ quan hành chánh công quyền được đề cử ứng cử viên ra tranh cử Đại
biểu Quốc hội nhằm yên tâm hơn rằng luật pháp và chính sách chủ trương
đường lối của Quốc hội sẽ được các vị này phổ biến, áp dụng, phục vụ
nhân dân tại địa phương.
6) Và cuối cùng song không
kém phần nghiêm trọng là Nghĩa đã giở trò xó chợ đầu đường vừa ăn cướp
vừa la làng khi nhanh tay vơ lấy từ ngữ “lương tâm” về mình. Tôi có đầy
đủ bằng chứng về cái gọi là “lương tâm” nhất là lương tâm chức vụ, lương tâm công vụ, hay lương tâm
gì gì đó của Nghĩa với danh Đại biểu Quốc hội tại Đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Tôi có thể khẳng định từ ngữ ấy không thể được dùng để gán vào
Trương Trọng Nghĩa.
Về những điều các nghị sĩ Mỹ được Trương Trọng Nghĩa và những thứ tương cận với Nghĩa [3] hay thần phục ngợi ca, tôi xin khẳng định với tư cách một chính trị gia chuyên nghiệp rằng Nghĩa đã sai vì Nghĩa không là một Đại biểu Quốc hội đúng nghĩa, và Nghĩa không là một chính trị gia.
Ở Mỹ, khi đắc cử nghị sĩ,
các vị đại gia tư bản từ chức vì (a) hiến định, (b) lương nghị sĩ rất
cao, (c) phục vụ lợi ích nhóm hiệu quả hơn, (d) được bố trí làm lãnh đạo
cấp cao của tập đoàn nếu phải từ chức lúc đương nhiệm do “nhận trách
nhiệm trước một sự cố” hoặc do “bãi nhiệm” vì bị phát hiện tích cực phục
vụ lợi ích nhóm. Trò chơi chính trị ở đây là: thí dụ như Đảng của Ông
Obama muốn thân mật với Việt Nam, tất dẫn đến các sự việc tuần tự trước
sau như sau:
- Đảng phải chiếm nhiều
ghế tại Hạ Viện hay Thượng Viện – cả hai viện càng tuyệt – để dễ dàng
ủng hộ thông qua tất cả các quyết sách của Obama.
- Các ứng cử viên Quốc Hội
của Đảng thi nhau lấy lòng cử tri, chẳng hạn nữ nghị sĩ X muốn thu
nhiều phiếu của cộng đồng người Việt ở California sẽ luôn mồm hô hào
chống Cộng sản Việt Nam, luôn miệng sủa Việt Nam vi phạm nhân quyền; còn
nam nghị sĩ Y muốn thu nhiều phiếu của người Mỹ gốc Mễ sẽ đến diễn
thuyết kêu gào rằng y sẽ đòi Chính Phủ Liên Bang không được trục xuất
người Mễ vượt biên vào đất Mỹ.
- Các ứng cử viên của Đảng
đắc cử nên phải làm hài lòng cử tri: Nữ nghị sĩ X qua Việt Nam, chẳng
cần đi đến vùng sâu vùng xa làm gì mà ở hotel ngắm phố phường Hà Nội rồi
về Cali tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
- Việt Nam phản ứng chiếu
lệ vì Việt Nam biết trò chơi chính trị rằng phải ủng hộ Đảng của Obama,
nên phải lên tiếng phàn nàn để các cử tri chống Cộng đã dồn phiếu cho Bà
Nghị sĩ X hả hê khi thấy bà ấy làm được việc khiến Việt Nam mất mặt
phải phát ngôn này nọ than phiền.
- Bà Nghị sĩ X trở thành
người sẽ biểu quyết ủng hộ tất cả các kế sách của Obama, kể cả kế sách
tiến gần hữu hảo với Việt Nam hay viện trợ này nọ cho Việt Nam, v.v.
Không hiểu Trương Trọng Nghĩa có biết cái zigzag của trò chơi chính trị như trên ở Mỹ không? Thế thì các nghị sĩ Việt Nam – đa số là kiêm nhiệm
– phải vừa thực sự phục vụ nhân dân trực tiếp qua các gánh vác trách
nhiệm công quyền, vừa gián tiếp phục vụ nhân dân qua các kỳ họp Quốc
hội, tại những Ủy ban mà họ là thành viên, và ở những khoản thời gian
hiến định mà họ dành cho công tác người đại biểu dân cử, bộ không phải
là mang nặng ý nghĩa lý tưởng cao quý hơn sao?
Trương Trọng Nghĩa như thế
nào thì những Đại biểu Quốc hội có nói chuyện với y đều có thể đánh giá
được nên tôi không muốn viết gì thêm, và đặc biệt là do tin nhắn của vị
cử tri ở đầu bài viết này đã nói quá đầy đủ những gì mà những người
đoan chính muốn nói với con người “có lương tâm” ấy.
Bây giờ tôi xin nói đôi điều về Báo Tuổi Trẻ, nơi cung cấp ghế ngồi tránh mưa cho luật su này, nhà sử học kia:
Việc Báo Tuổi Trẻ vô tư
đăng ý kiến của Trương Trọng Nghĩa chứng tỏ Tuổi Trẻ không có biên tập
giỏi để nhận ra những điều tiêu cực như tôi đã nêu trên. Đơn cử hai thí
dụ sau trên báo Tuổi Trẻ chứng minh sự tệ hại trong khâu biên tập:
1) Số Tuổi Trẻ Cuối Tuần cận Tết ra ngày 19-01-2014 tại trang 11 có bài mang tựa đề Nhảy Với Sói của tác giả có cái tên Lê Nguyễn Minh, nói láp giáp về cái gọi là “lợi thế ẩm thực Việt Nam” và hùng hồn ghi rằng tay tổ Michael E. Porter lúc đến Việt Nam năm 2008 dự hội nghị về “cạnh tranh toàn cầu và thế mạnh Việt Nam” đã “gợi ý Việt Nam nên là bếp ăn của thế giới”.
Đây là điều bá láp tầm bậy tầm bạ! Cái “sự cố đáng xấu hổ của báo chí
Thành phố Hồ Chí Minh khi tung hê Phở có liên quan đến “bếp ăn của thế giới” là ở sự kiện tháng 8 năm 2007 mà diễn giả là tay tổ Philip Kotler!
2) Ngoài ra, trình độ ngôn ngữ tiếng Việt của Tuổi Trẻ rất…đại bất khôn vì Tuổi Trẻ không phân biệt được và không nhận thức được cái sai tệ hại như gọi Người Việt Gốc Hoa là “Người Hoa”.
Đâu phải cứ rặn ra bài báo để “vuốt ve” bọn Tàu mất dạy ở Biển Đông cho
phù hợp với thiện chí của Đảng vầ Nhà Nước là cứ thế mà yên tâm về mặt
chính trị tư tưởng của truyền thông! Ngân sách Nhà nước Việt Nam là để
chăm sóc chăm lo cho Người Việt, sao lại để giúp Người Hoa thoát nghèo, sao lại ôm Người Hoa vào lòng kiểu thấy sang bắt quàng làm họ để gọi họ là Đồng Bào, và sao lại ca ngợi một Bà Mẹ Anh Hùng Người Hoa? Có phải vì tập trung quảng cáo bia nên Tuổi Trẻ bị say xỉn chăng?
Những nhân vật được nói
đến trong các bài báo của Tuổi Trẻ đều là Người Việt Nam, và họ được
chính phủ giúp đỡ vì họ là Người Việt Nam, và tất nhiên họ thuộc một
trong những dân tộc hoặc đa số hoặc thiểu số hoặc mới nhập tịch ở Việt
Nam, mà ngôn ngữ chính thức gọi là Người Việt Gốc Mường, Người Việt Gốc
Hoa, Người Việt Gốc Khmer, Người Việt Gốc Pháp, Người Việt Gốc Hoa Kỳ,
v.v. Trong khi Chính phủ Việt Nam ra sức yêu cầu Chính Phủ Campuchia có
các biện pháp hành chính đúng đắn đối với những “người Campuchia gốc Việt”
đã sống có khi đến cả đời hay nửa thế kỷ ở Campuchia không còn liên hệ
huyết thống gia tộc gì với bất kỳ ai ở Việt Nam và không có bất cứ giấy
tờ tùy thân hay tài liệu nào chứng minh họ trước đây là dân Việt Nam vậy
mà vẫn không được Campuchia công nhận, không bao giờ được cấp giấy tờ,
giấy hôn thú, giấy khai sinh, không được đi làm, không được đi học,
không được hưởng bất kỳ phúc lợi nào từ đất nước Campuchia của họ, thậm
chí bị đuổi xua và đối xử tàn tệ, v.v., thì báo chí phá thối bằng cách
viết bài giật tít nào là “đồng bào”, “kiều bào ở Campuchia”, “người Việt
ở Campuchia” , v.v. cực kỳ tai hại, cứ như thể đó chính là người xa lạ
đột nhập vào nước họ mà họ phải đuổi về Việt Nam vậy!
Báo Tuổi Trẻ chỉ cần có
ban biên tập đàng hoàng thì những ý kiến loại trời ơi đất hỡi kiểu
Trương Trọng Nghĩa sẽ không thể quấy rầy người đọc, chọc giận vị cử tri
đã gởi tin nhắn ở trên.
Chính-trị-gia Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
---------------------
Ghi chú:
[1] Hoàng Hữu Phước. 08-7-2014. Trình Độ Trương Trọng Nghĩa. http://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/07/08/trinh-do-truong-trong-nghia/
[2] Hoàng Hữu Phước. 13-10-2014. Mai Trọng Tuấn: Thứ Đất Hỡi Trời Ơi . http://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/10/13/mai-trong-tuan-thu-dat-hoi-troi-oi/
[3] Hoàng Hữu Phước. 14-10-2010. Tôi Và Lê Công Định. http://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/09/22/toi-va-le-cong-dinh/
(Blog Hoàng Hữu Phước)
(Blog Hoàng Hữu Phước)
Trả ơn!
Hơn ba chục năm tôi mới gặp Trạch. Trận đánh thị xã Phước Long tháng
01-75, lão hứng trọn trái M79 nát tươm hai chân. Ai cũng tưởng lão ngoẻo
rồi. Vậy mà bây giờ lão từ Thái Bình tìm đến nhà tôi tận Sài Gòn trên
chiếc xe lăn.
- Có việc cần lắm tao mới phải đến. Chứ lết nửa cái thân tàn này hơn nghìn cây số nhếch nhác lắm!
Trạch vẫn nói bằng giọng bỗ bã, rồi cười móm mém, hai hàm răng chỉ còn
vài chiếc, khuôn mặt nhăn nheo, đen đúa tương phản với mái tóc bạc.
Trạch gần bằng tuổi tôi, ngoại lục tuần mà nhìn lão hom hem hơn ông cụ
ngoài bảy mươi. Tôi hỏi có việc gì? Trạch chậm rãi mở ba-lô con cóc nhàu
nát lôi ra một bọc giấy ở đáy ba-lô. Tôi nói:
- Nhờ xác minh quá trình công tác trong quân đội chớ gì? Đang có đợt
làm chính cho người có công đấy. Ông thì xứng đáng quá đi chứ! Trận
Phước Long đã được thưởng huân chương chiến công hạng nhất cơ mà...
Trạch nói:
- Đời mình một nửa đã chôn ở Phước Long rồi, còn một nửa nay mai
chôn nốt ở Thái Bình, cần huân chương huân chước làm gì? Vào đây là vì
thằng con cần phải nhờ đồng đội giúp đỡ...
Hình như khó khăn lắm Trạch mới thốt ra được mấy câu cuối. Giọng
lão nghẹn ứ. Hơn ba chục năm trước Trạch đã từng bắn liền ba phát B40
trúng 3 xe tăng, bị thương nát cả hai chân mặt lão vẫn rắn đanh chứ có
yếu đuối như vậy đâu. Cà đơn vị gọi là Trạch lì. Lão cũng hơi gàn, lại
bướng, nói năng bỗ bã, nhưng tính thẳng băng và đối với đồng đội chí
cốt.Tôi hỏi :
- Con cái thế nào mà phải nhờ đồng đội?
Trạch uống nước, hút thuôc rồi kể. Hôm đánh Phước Long lão bị thương ,
tưởng ngẻo , nhưng nhờ đồng đội nhiệt tình đưa vào quân y gấp , được
truyền máu nên sống sót. Sài Gòn giải phóng lão vẫn nằm chết dí trong
bệnh viện, chả biết hòn ngọc viễn đông nó như thế nào. Rồi lão được đưa
ra Bắc, an dưỡng ở trại thương binh Thái Bình. Cứ nghĩ gửi nửa tấm
thân tàn ở đây đến chết. Nào ngờ một cô thương binh cụt tay, mất một
mắt cũng vào an dưỡng. Cùng cảnh ngộ thế là thương nhau, nên vợ chồng.
Địa phương ưu tiên cho vợ chồng Trạch làm nhân viên thu lệ phí chợ.
Vợ chồng ăn ở với nhau, ba lần đẻ chỉ nuôi được một. Trạch đặt tên con
là Phước. Thì có phước mới có vợ và có đứa con nối dõi, chứ không thì
nửa cái thân tàn chết không có người chống gậy. Trạch nói thế. Và lão
bảo:
- Tớ đặt tên con là Phước cũng là để kỷ niệm trận đánh cuối cùng đời lính!
Vợ chồng lão Trạch kiếm được đồng nào dồn cho con ăn học hết . Nhờ
trời, thằng Phước hay ăn chóng lớn, và chăm ngoan, học giỏi. Thấm thoát
đã lên đại học, tốt nghiệp kỹ sư cầu đường loại ưu. Nhưng ra trường
xin việc không chỗ nào nhận. Phải có chức, có quyền , hoặc có nhiều
tiền. Vợ chồng Trạch đào đâu ra? Có thằng cò đòi 10 triệu chạy cho
một chỗ , vợ chồng Trạch thế chấp hai quyển sổ thương binh lấy 10 triệu
đưa cho nó. Nó cầm tiền xong là biến. Thằng Phước đành ra chợ thu lệ
phí với bố mẹ. Nhìn con thất vọng , Trạch đau như đứt từng khúc ruột.
Đêm nào Trạch cũng sang hàng xóm xem nhờ tivi, mong nơi nào đăng tin
cần kỹ sư cầu đường . Cách đây một tuần, Trạch tình cờ nhận ra tôi và
Mạnh xuất hiện trên TV. Lão biết Mạnh đang làm Tồng giám đốc một công
ty xây dựng, và đang cần tuyển kỹ sư , nên vào xin việc cho con.
Trạch nói với tôi:
-Mừng quá suốt đêm không chợp mắt , mong trời sáng đi gặp chúng mày!
Tôi nói vui:
- Nếu không chắc quên béng tụi tôi rồi?
Trạch cười khầng khậc, nói như kẻ mắc lỗi:
- Cái thân tôi, tôi còn quên nữa là. Ông biết không? Nhiều đêm nằm mơ
cứ tưởng mình còn chân, vùng dậy chạy, thế là té nhào , đổ máu đầu. Mới
gần sáu chục , nhưng cực quá đâm đãng trí mất rồi!
Tôi cảm thấy thương người bạn đã từng sống chết với mình. Còn nhớ mùa
mưa năm 1968, đơn vị hành quân vào B2. Đói, sốt rét tả tơi. Càng vào
sâu anh em rơi rớt càng nhiều. Một chiều, đến bãi khách thấy thiếu Mạnh,
Trạch vứt ba-lô, xách AK quay lại đường cũ. Đêm ấy Trạch không về.
Sáng hôm sau đơn vị hành quân tiếp, bỏ Trạch và Mạnh lại. Ai cũng nghĩ
hai đứa “rụng” rồi. Nhưng ba hôm sau, đơn vị đang nghỉ ở bờ sông
Xe-băng-Hiêng, thì Trạch cõng Mạnh về. Mạnh chỉ còn là một cái xác
thoi thóp, xám ngoét. Trạch đã mò mẫm ba ngày đêm mới tìm thấy Mạnh
trong rừng sâu. Trên đường Trường Sơn ngày ấy biết bao người lính như
Mạnh, bỏ xác âm thầm vì đồng đội không quay lại tìm…
Tôi sốt sắng điện thoại báo tin cho Mạnh. Tôi tưởng Mạnh mừng lắm , nhưng Mạnh lại tỏ ra lạnh nhạt. Mạnh hỏi tôi:
- Lão Trạch còn sống à?
Tôi nói cho Mạnh biết nguyện vọng của Trạch, và ngỏ ý đưa Trạch đến
nhà Mạnh chơi. Mạnh nói mai đưa Trạch đến văn phòng công ty.
Trạch vuốt ve cẩn thận tờ đơn xin việc và cái bằng kỹ sư của con. Nhà
tôi chỉ cách Văn phòng công ty Mạnh hơn cây số. Tôi đặt nửa tấm thân
người bạn lính quắt queo nhẹ bỗng lên cái xe lăn, rồi đẩy đi gặp đồng
đội cũ . Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, người xe như nêm, Trạch chả
thèm để ý, cứ luôn mồm hỏi :
- Sắp đến chưa?
- Đừng sốt ruột, thế nào thằng Mạnh cũng nhận con ông!
Tôi trấn an Trạch nhưng trong lòng cảm thấy hơi băn khoăn. Vì Mạnh
tỏ ra lạnh nhạt . Lẽ ra Mạnh phải vui mừng vì gặp lại người đã cứu
sống mình . Chính Mạnh đã từng xúc động phát biểu trên TV về đền ơn
đáp nghĩa cơ mà...
Mạnh ra tận cửa, ôm choàng lấy Trạch, đón chúng tôi vào phòng khách. Tôi cảm thấy mối nghi ngại trong lòng mình dịu đi.
Chuyện trò thăm hỏi vồn vã xong, Mạnh mời chúng tôi sang phòng bên. Một
bàn tiệc thịnh soạn đã dọn sẵn. Ngoài Mạnh và chúng tôi còn có cán bộ
công ty của Mạnh va phóng viên đài truyền hình. Mạnh giới thiệu Trạch ,
không quên nhắc lại những chiến công của người đồng đội cũ. Rồi ôm hôn
Trạch thắm thiết trước ống kính Camera. Nước mắt Trạch ràn rụa chảy
xuống hai gò má nhăn nheo. Phóng viên quay xong cảnh cảm động đó, nhận
phong bì rồi tếch thẳng. Chúng tôi cụng ly , rôm rả chuyện trò. Bỗng
Mạnh ghé tai tôi hỏi:
- Cậu còn nhớ chuyện lão Trạch ngửi súng không?
Tôi giật mình khi nghe Mạnh nhắc chuyện đó , mặt lạnh như tiền. Số là
vào mùa hè năm 70, đơn vị làm nhiệm vụ chốt chặn đoạn quốc lộ Lộc Ninh
đi Snun. Chiều chiều từng tiểu đội cắt rừng ra mặt lộ chôn mìn rồi mai
phục. Xe tải, xe bọc thép của quân đội Việt Nam cộng hòa thường qua lại
đoạn đường đó. Đơn vị chôn mìn rồi phục kích, khi xe đối phương trúng
mìn, bắn bồi tiếp mấy phát B40. Thời kỳ đầu hiệu suất chiến đấu rất
cao. Nhưng sau đối phương cảnh giác, cho biệt kích lùng sục, và công
binh rà mìn rất kỹ trước các cuộc hành quân. Các tiểu đội đi phục mấy
đêm liền đều trắng tay, gùi mìn đi lại gùi về. Riêng tiểu đội Mạnh đi
lần nào thắng lần đó. Mạnh báo công: Đã cho nổ mìn lật nhào 10 xe bọc
thép và bắn cháy 15 xe khác. Tiểu đội trưởng Mạnh được đề nghị tặng
danh hiệu dũng sĩ diệt xe tăng. Trạch nghi ngờ thành tích của Mạnh, đã
phát biểu công khai trong sinh hoạt đại đội. Nhưng Mạnh cho rằng Trạch
“ghen ăn”. Đại đội trưởng, chính trị viên vừa không tin, vừa ghét
Trạch, bởi Trạch nói bậy làm giảm ý thành tích của đơn vị...
Buổi sáng hôm ấy, tiểu đội Mạnh đi phục về, báo cáo đã bắn ba xe bọc
thép bằng súng B40. Chính trị viên đại đội đang định biểu dương thì
Trạch nhảy xổ ra. Trạch giật khẩu B40 trong tay Mạnh, hỏi:
- Bắn bằng khẩu B40 này à?
- Đúng! Mạnh đáp.
Trạch liền kề mũi vào nòng súng hít mạnh. Rồi lão dí nòng súng đó vào mũi đại đội trưởng, chính trị viên đại đội nói:
-Các ông ngửi đi!
-Các ông ngửi đi!
Đại đội trưởng, chính trị viên không hiểu Trạch giở trò gì, nhưng cũng ngửi nòng súng. Chờ hai người ngửi xong Trạch hỏi:
- Các thủ trưởng có thấy thối không?
- Không! Hai người cùng đáp.
Trạch thò ngóng tay ngoáy vào nòng khầu súng B40,rồi giơ lên cho mọi người nhìn thấy bụi bám đen xì, và hỏi:
- Khẩu súng này chưa lau! Đúng không?
- Khẩu súng này chưa lau! Đúng không?
- Đúng!
Trạch mới chỉ mặt Mạnh hỏi :
- Mày bảo đã bắn ba phát đúng không?
- Đúng!
Bấy giờ Trạch mới nói rành rọt :
-Những thằng bắn B40 đều biết, chỉ bắn một phát, nòng súng đã thối
hoắc. Không tin cứ bắn thử. Đồng chí Mạnh bắn ba phát , chưa lau chùi ,
mà nòng súng không thối.
Nói xong, Trạch ra gốc cây, xách ba quả đạn B40 vào để trước mặt chính trị viên đại đội:
- Đây là ba quả đạn tiểu đội đồng chí Mạnh vứt đi rồi báo cáo đã bắn cháy ba xe bọc thép!
Thì ra suốt đêm qua Trạch đã bám theo tiểu đội Mạnh để điều tra việc
làm gian dối của Mạnh. Trước bằng chứng không thể chối cãi, Mạnh phải
thú thực đã nhiều lần báo cáo láo thành tích. Mạnh cảnh cáo, bị bị
gạch tên trong danh sách đề nghị khen thưởng...
Đã hơn ba mươi năm mà Mạnh còn nhớ và thù Trạch. Tôi nói với Mạnh:
- Quên chuyện cũ đi. Đó cũng là bài học Trạch dạy ông để có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ điều ông cần phải nhớ là Trạch đã cứu ông , không chì một mà hai lần. Không có Trạch thì ông bỏ xác ở Trường Sơn rồi. Và trong trận Phước Long , Trạch đã lấy thân che cho ông . Nó hứng trọn trái M79, mất nừa thân thể...
Mạnh cười nhạt:
- Quên chuyện cũ đi. Đó cũng là bài học Trạch dạy ông để có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ điều ông cần phải nhớ là Trạch đã cứu ông , không chì một mà hai lần. Không có Trạch thì ông bỏ xác ở Trường Sơn rồi. Và trong trận Phước Long , Trạch đã lấy thân che cho ông . Nó hứng trọn trái M79, mất nừa thân thể...
Mạnh cười nhạt:
- Ông khỏi nhắc. Tôi sẽ trả ơn hắn!
Nói rồi Mạnh móc túi lấy chiếc phong bao đã chuẩn bị sẵn bước tới
bên Trạch. Một tay Mạnh ôm vai Trạch , một tay cầm cái phong bao giơ
lên. Mạnh nói giọng xúc động:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây! Tôi có ngày hôm nay là nhờ nhân dân đùm
bọc, đặc biệt là những người đồng đội như anh Trạch đậy. Tôi có một chút
quà xin đến đáp lại anh Trạch.
Mạnh trao cái phong bao cho Trạch. Trạch cầm đặt xuống bàn. Và nói:
- Tôi xin cảm ơn đồng chí Mạnh! - Trạch không bỗ bã theo thói quen, mà
nói rất nghiêm túc, giọng rưng rưng xúc động - Tôi từ quê vào đây tìm
đồng đội cũ chì có một việc nhờ đồng đội giúp. Vợ chồng có mỗi cháu
Phước. Cháu tốt nghiệp đại học giao thông, nhưng hơn hai năm nay chưa
xin được việc làm. Tôi mong đồng chí Mạnh và các đồng chí cưu mang cháu
cháu vào làm ở công ty...
Lão Trạch run run đưa cái đơn xin việc và cái bằng tốt nghiệp của
con mình cho Mạnh. Tôi nhìn Mạnh như cầu khẩn Mạnh cầm lấy. Nhưng Mạnh
không cầm . Mạnh nhếch mép cười từ chối khéo:
- Anh Trạch thông cảm! Công ty đang cổ phần hóa nên không nhận thêm người. Anh chịu khó xin việc nơi khác cho cháu vậy.
Rồi Mạnh vỗ mạnh vào vai Trạch, phá lên cười, nói bỗ bã:
-Vả lại nhựa đường còn thối hơn nòng súng B40 anh Trạch ạ!
Những cán bộ dưới quyền Mạnh cất tiếng cười tán thưởng câu nói
đùa vừa ác ý vừa vô duyên của sếp. Những khuôn mặt no nê, nhầy nhụa phả
ra toàn hơi rượu, nhìn bẩn thỉu như những đống phân. Trạch nhìn Mạnh,
nhìn những khuôn mặt đó. Anh chợt hiểu ra tất cả. Chúng nó thù dai
như đỉa nhưng nhanh chóng quên ơn . Bất đắc dĩ chúng nó phải bớt xén
tiền ăn cắp của dân để bố thí cho mình gọi là đền ơn đáp nghĩa, làm mầu
làm mè với thiên hạ, để xuê xoa che giấu tội lỗi, để tục lừa dối, chứ
không hề nghĩ đến trách nhiệm đối với con mình. Mình đã đổ máu để cứu
bọn lưu manh.
Trạch cầm chiếc phong bao ném thẳng vào mặt Mạnh. Những tờ đô la bay
tứ tung, dính vào khuôn mặt nhờn mỡ của Mạnh và đồng bọn. Rồi Trạch
lết ra chiếc xe lăn. Anh không nhờ tôi bế lên xe, cũng không chờ tôi
cùng về. Anh dùng hai bàn tay gầy quắt queo vần bánh xe lăn . Tôi cảm
thấy tim mình buốt nhói.
Minh Tâm
Tác giả gửi Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét