Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ từ Mỹ đến Hongkong

  • Bắc Triều Tiên : Sáu câu hỏi liên quan đến số phận Kim Jong Un (RFI) - Từ hơn một tháng nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un không thấy xuất hiện trước công chúng và có rất nhiều tin đồn.Giáo sư Han Park, thuộc đại học Georgia, Hoa Kỳ nói với ABC News : « Có một điều gì đó nghiêm trọng đang xẩy ra. Chúng ta không nên phản ứng quá mức, nhưng chúng ta cần theo dõi chặt chẽ xem phải chăng có điều gì đang xẩy ra ».
  • Bình Nhưỡng họp báo tại Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên (RFI) - Sự kiện hiếm thấy là hôm qua 07/10/2014, đại diện chính quyền Bình Nhưỡng đã tổ chức một cuộc họp công khai ở trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, để trình bày về tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, đồng thời bác bỏ bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hồi tháng Hai năm nay.
  • Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (RFI) - Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng ( Yongxing ), thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một đảo mà Việt Nam lẫn Đài Loan đều khẳng định chủ quyền.
  • Giải mã trường hợp lây nhiễm Ebola đầu tiên tại Châu Âu (RFI) - Thời sự Pháp dĩ nhiên rất được chiếu cố với những dòng tựa đập mắt trang nhất hôm nay với tình thế khó khăn của Tổng thống Pháp trên vấn đề ngân sách. Bên cạnh đó, dịch bệnh Ebola rất được quan tâm trên trang nhất cũng như ở trang trong với ca lây nhiễm đầu tiên tại Tây Ban Nha, bất chấp chế độ dự phòng nghiêm ngặt được Châu Âu ban hành.
  • Giải Nobel Hóa học vào tay các nhà khoa học Mỹ và Đức (RFI) - Giải Nobel Hóa học 2014 được trao tặng cho hai nhà khoa học Mỹ Eric Betzig và William Moerner, cùng với nhà khoa học Đức Stefan Hell, vì họ đã nâng cao khả năng của kính hiển vi, giúp nhìn thấy những vật thể cực kỳ nhỏ.
  • Nhật - Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng (RFA) - Chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ đồng ý mở rộng hợp tác quốc phòng trong thời bình cũng như trong những lúc bất ổn, bao gồm cả kế hoạch sẽ được thực hiện trong trường hợp Nhật Bản hoặc một quốc gia lân cận với Nhật bị tấn công.
  • Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng (RFI) - Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?
  • Các nước Đông Nam Á tham gia tìm kiếm tàu dầu Việt Nam mất tích (RFI) - Sau khi Việt Nam vào hôm qua 07/10/2014, gửi công hàm tới nhiều nước đề nghị hỗ trợ, hôm nay nhiều nước Đông Nam Á đã tham gia vào việc tìm kiếm chiếc tàu chở dầu Sunrise mang cờ Việt Nam, bị mất tích từ sáu ngày qua. Chính quyền Việt Nam lo ngại tàu có thể bị hải tặc tấn công.
  • Chống tham nhũng có giới hạn thì có chống được không? (RFA) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua khi tiếp xúc cử tri Hà Nội lại có phát biểu về công tác chống tham nhũng tại Việt Nam. Ý kiến mới đưa ra đó tiếp tục gây nhiều phản ứng trong dân chúng về vấn nạn bị cho là ‘chưa có thuốc chữa’ này.
  • Giới trẻ Việt Nam với tin biểu tình ở Hong Kong (RFA) - Trong lúc các sinh viên Hồng Kông đồng loạt biểu tình ... Thì tại Việt Nam, ở thành phố Hà Nội, thủ đô của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, giới trẻ yêu nước đã bắt đầu thể hiện thái độ ủng hộ sinh viên Hồng Kông bằng nhiều hoạt động khác nhau...
  • Ngộ nhận và nhồi sọ (RFA) - Chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam có vẻ đang chấp nhận tạm lui một bước trước tình hình hiện nay, đặc biệt vừa được Mỹ nới lỏng việc cấm vận vũ khí sát thương và TPP vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
  • Việt Nam bị xếp vào diện "rủi ro cao" về bất ổn dân sự (RFI) - Trong một bản báo cáo công bố ngày 08/10/2014, Công ty nghiên cứu và dự báo các loại rủi ro Maplecroft, trụ sở tại Anh Quốc, đã nêu bật sự tăng vọt của các rủi ro cho kinh doanh tại Hồng Kông, do các cuộc biểu tình đòi dân chủ, cũng như tại Liberia, vì dịch Ebola. Điểm đáng chú ý là Việt Nam cũng bị liệt vào diện nước có « rủi ro cao » về bất ổn dân sự, sau những vụ biểu tình bạo động hồi tháng Năm
  • Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng sau các cuộc biểu tình gây chết người (RFI) - Tình hình tại miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ vẫn rất căng thẳng hôm na, 08/10/2014, sau nhiều cuộc biểu tình của người Kurdistan phản đối chính phủ Ankara không can thiệp vào Syria. Biểu tình đã biến thành bạo động, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng.
  • Hồng Kông : Con gà đẻ trứng vàng mà Trung Quốc chưa thể bỏ qua (RFI) - Các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã làm dấy lên những mối lo ngại nguy cơ đặc khu kinh tế này bị Bắc Kinh trừng phạt. Tuy nhiên, theo giới quan sát được hãng tin Pháp AFP ngày 08/10/2014 trích dẫn, Hồng Kông hiện vẫn còn quá quý giá để bị Trung Quốc « xếp xó », ngay cả khi vùng lãnh thổ này phải đối mặt sự cạnh tranh ngày càng mạnh của Thượng Hải.
  • Nghị viện Hồng Kông hoãn họp để tránh thảo luận về cuộc khủng hoảng (RFI) - Sự kiện chưa từng thấy tại Hồng Kông kể từ năm 1997: cơ quan lập pháp lãnh thổ này, hôm nay 08/10/21014 đã hoãn khai mạc phiên họp toàn thể, theo đề nghị của hơn bốn chục dân biểu thân Bắc Kinh. Như vậy, cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ không diễn ra theo như mong muốn của các dân biểu ủng hộ dân chủ. Trong khi đó, giới sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình, chiếm giữ một số nơi trong thành phố, nhằm duy trì áp lực với chính quyền.
  • Vụ khủng hoảng Hong Kong – Kinh tế và Văn hóa (RFA) - Chưa biết là tình hình Hong Kong sẽ xoay chuyển theo hướng nào, người ta có thể tìm về những nguyên nhân sâu xa khiến một khu vực nổi danh thế giới về tự do và thịnh vượng lại trở thành một trung tâm nổi loạn.
  • Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất (RFA) - Tuần vừa qua, thành phố Hannover đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ cũng như kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất.
  • Bệnh nhân nhiễm Ebola ở Mỹ qua đời (VOA) - Bệnh viện ở bang Texas điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola Thomas Duncan, người Liberia đến thăm thành phố Dallas, cho biết rằng ông này đã chết
  • Nhật Bản triển khai thêm tàu bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) – Nhật Bản dự kiến triển khai 2 tàu để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối tháng 10 trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền nơi này chưa chấm dứt
  • Biển Đông: Đảo nhân tạo còn nguy hiểm hơn giàn khoan? (BaoMoi) - Dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc khi được phát triển đầy đủ.
  • TQ xây đường băng quân sự ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Trang mạng của đài truyền hình GMA (Philippines) đưa tin, TQ đã hoàn tất xây dựng đường băng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN.
  • Báo cáo Quốc hội việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa (BaoMoi) - (HNMO) – Ngày 8- 10, Văn phòng Quốc hội đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Trước đó, ngày 19-9-2014, Văn phòng Quốc hội đã gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.
  • Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình biển Đông (BaoMoi) - TPO - Ngày 8/10, Báo cáo Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.
  • Bắc Kinh xây xong đường băng quân sự ở Hoàng Sa (BaoMoi) - TTO - Tối 7-10, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin, nước này đã ngang ngược xây xong đường băng dành cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Sẽ báo cáo Quốc hội việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa (BaoMoi) - (CAO) Sáng nay 8-10, tại cuộc họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20 - 10, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, sẽ bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế; bổ sung nội dung Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.
  • Phó Thủ tướng sẽ báo cáo QH về Biển Đông (BaoMoi) - Tiếp thu đề xuất của đại biểu, kỳ họp QH sắp tới dự kiến nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông, trong đó có việc TQ xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.

Trần Việt Hoàng - Con Đường Cách Mạng

"...Khi chính quyền hiện tại đã không còn hữu dụng và người dân không thể trao “khế ước xã hội” cho chính quyền được nữa mà họ vẫn cố thủ bám víu vào quyền lực bằng đủ mọi phương cách thì người dân phải làm gì? Triết gia Rousseau cho rằng người dân có quyền làm cách mạng để bảo vệ ý nghĩa ban đầu của “Khế ước xã hội” và có quyền lập nên một chính quyền khác hợp pháp và hữu dụng hơn. Một chính quyền hợp pháp và hữu dụng là một chính quyền phải được tạo nên trên nền tảng là sự ưng thuận của toàn dân và chính quyền đó phải đảm bảo thực hiện được các chức năng của nó. Có phải đã đến lúc chúng ta cần tỏ rõ thái độ với nhà cầm quyền?..."
Lịch sử tiến bộ của loài người đã nhiều lần minh chứng cho định luật bất biến ở trên cho nên cái điều Nguyễn Phương Uyên nói ra và câu hỏi được đặt ra ở thời điểm nầy không phải là chuyện lạ. Cái lạ ở đây là những lý luận và câu hỏi mang tầm mức “đại sự” nầy được trình bày một cách công khai bởi một sinh viên còn rất trẻ trong một nhà nước độc tài có nhiều thành tích chà đạp nhân quyền và đàn áp người dân một cách vô luật lệ, mà chính cô cũng từng là nạn nhân của sự đàn áp trắng trợn đó.
Phương Uyên được rất nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ vì tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu xa của cô. Cô là biểu tượng của một thế hệ trẻ lớn lên trong một xã hội đầy bất công và dối trá. Những người trẻ như cô luôn bị tuyên truyền, lừa bịp, bởi một chế độ độc tài toàn trị, nên những nhận xét và hiểu biết về quyền con người và những khái niệm dân chủ còn nhiều thiếu sót là một điều tất nhiên, cho nên một Phương Uyên hiểu biết và dũng cảm dám nói lên sự thật giống như một bông sen giữa những bùn nhơ của xã hội.
Cái chân lý “cách mạng” đó không ai có thể chối cãi, câu hỏi quan trọng mà Phương Uyên đã đặt ra là “phải chăng đã đến lúc chúng ta cần tỏ rõ thái độ với nhà cầm quyền?” là một điều nên phân tích sâu xa thêm.
Câu trả lời thì cũng khá rõ ràng từ những tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ của nhiều bậc thân hào, nhân sĩ, của đại diện các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ, của những phong trào truyền bá nhân quyền, chúng tôi muốn biết…Tuy nhiên chữ “chúng ta” ở đây của Phương Uyên có lẽ bao gồm nhiều hơn là số người đã gióng lên tiếng nói. Đó là các tầng lớp nhân dân, mà điển hình là các anh chị công nhân, các bác nông dân, các bậc trí thức và các em học sinh, sinh viên. Tiến trình dân chủ hóa đất nước đang đi dần từng bước vững chắc, nhưng một câu hỏi quan trọng là tại sao các tầng lớp nhân dân kể trên chưa có biểu hiện tham gia hoặc con số người tham gia còn quá ít?
Trả lời cho câu hỏi trên là một mấu chốt quan trọng cho bài toán cách mạng ở Việt Nam.
Nhìn chung thì có lẽ sự sợ hãi là nguyên do bao trùm lên tất cả. Nhưng nguyên do khác phải chăng là vì người dân chưa thấy một nhu cầu cấp bách cho sự thay đổi? Hay họ chưa hiểu hết những mất mát, bất công, vô lý mà họ phải gánh chịu? Hay người dân chưa đủ tin tưởng ở sự thành công của một cuộc cách mạng?
Đối với tầng lớp công nhân thì chuyện lo toan cuộc sống với đồng lương ít ỏi chắc là mối bận tâm hàng đầu. Tuy nhiên họ phải hiểu rằng, lương bổng và quyền lợi của những người công nhân ở các nước dân chủ đều cao hơn họ nhiều lần và hơn nữa với một chính quyền do dân và vì dân, thì xã hội sẽ ổn định, công bằng và tốt đẹp hơn về mọi phương diện, từ hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống, các phương tiện giao thông, vấn đề an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế…Tất cả những điều trên đây cộng với những quyền con người được bảo vệ một cách tối đa chắc chắn là những mơ ước của công nhân Việt Nam. Khi đã hiểu ra và tin tưởng rằng họ cũng có quyền sống và làm việc trong một xã hội như vậy thì họ sẽ sẳn sàng đấu tranh một cách quyết liệt để dành được chúng. Ngày hôm nay giới công nhân Việt Nam vẫn chưa hiểu được những mất mát mà họ phải gánh chịu khi sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Môt trong những giải pháp cho vấn đề nầy là tin tức trung thực với những dẫn chứng rõ ràng từ những cuộc đàm thoại của những người hiểu biết với từng nhóm nhỏ công nhân và tự nó sẽ lan rộng thêm ra. Khi nhiều người đã đồng ý về một sự đổi thay cần thiết và cấp bách thì sự liên kết và tổ chức sẽ dễ dàng xảy ra hơn, và một cuộc cách mạng từ đó sẽ bắt đầu.
Giai cấp nông dân thì đã có biểu hiện tích cực hơn với nhiều cuộc biểu tình khiếu kiện của dân oan. Tuy nhiên họ cần phải được giúp đở để nắm vấn đề một cách toàn diện hơn, và từ đó họ sẽ nhân rộng sự phản kháng về những bất công, những chèn ép của chính quyền và sự vô lý trong chính sách tư hữu ruộng đất mà người dân rất bất mản.
Tầng lớp sinh viên học sinh đóng một vai trò quan trọng cho một cuộc cách mạng nhung, vì họ có thể là những đội quân xung phong đầu tiên mà luôn được người dân thương yêu ủng hộ. Tuy nhiên trước hết họ phải thức tỉnh ra khỏi những cơn mê của tuyên truyền và nhồi sọ mà họ phải gánh chịu bao năm qua, phải trở về thực tế từ những mộng mị vật chất cá nhân, những suy tôn thần tượng hảo huyền như các tài tử xi nê, những ông vua bóng đá, hay những tự ti của những người bất lực bị chèn ép lâu ngày. Nhà cầm quyền Việt Nam đã biến lớp trẻ Việt Nam trở thành những đàn cừu cho họ dẫn dắt, đã làm cho các bạn sinh viên trở nên bé nhỏ và hết sức thiếu tự tin mà ngay cả chuyện mất còn của đất nước cũng không dám bày tỏ ý kiến của mình, cứ để cho nhà nước lo. Cũng may là có những Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, các thanh niên công giáo và nhiều bạn trẻ khác đã dõng dạc đứng lên đáp lời sông núi. Nhưng trách nhiệm thức tỉnh giới trẻ là ở mọi người, ở các bậc cha anh, các nhà giáo dục còn lương tâm và nghĩ suy cho đất nước. các nhà trí thức biết lo cho tiền đồ dân tộc, và ngay cả những kẻ lầm lỡ đi sai đường và nay quay về với dân tộc. Tuổi trẻ Việt Nam phải được vực dậy vì họ là tương lai của đất nước chúng ta.
Tuy nhiên trong tầng lớp sinh viên học sinh cũng đã có người thấu hiểu tình hình đất nước và biết mình phải làm gì. Cho dù mạnh dạn lên tiếng hay âm thầm lan truyền hạt giống để gầy dựng phong trào chờ thời cơ đứng dậy, các bạn ấy đang góp phần mình vào tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam. Phương pháp nào cũng tốt cả, vì cuộc đấu tranh nào cũng cần sự công khai cổ vũ, nhưng cũng cần sự thầm lặng tổ chức và chuẩn bị bên trong. Điều quan trọng là khi thời cơ đến phải hợp sức cùng nhau và ra tay quyết liệt, vì đó là sự sống còn của đất nước.
Tầng lớp trí thức thì đã có biểu hiện rõ ràng hơn tất cả vì họ là những người biết nhận xét và có cái nhìn sâu xa hơn trong mọi vấn đề. Họ thường theo dõi thời cuộc và biết đâu là nguồn gốc của những bất công trong xã hội, đâu là nguyên do của sự yếu kém về mọi mặt ở Việt Nam. Người trí thức yêu nước đã mạnh dạn đứng lên không quản ngại những trù dập, tù đày mà nhà nước nầy đã áp đặt lên họ. Họ luôn là những tiếng nói bất khuất, can trường, ngay cả khi đã bị trù dập qua nhiều năm tháng trong các nhà tù cộng sản.
Tuy nhiên cũng còn không ít những nhà trí thức vẫn che tai, bịt mắt trước những bất công của xã hội, vẫn u mê đi theo con đường của Đảng, lệ thuộc Trung Quốc, vì những quyền lợi nhỏ mọn của mình. Họ thấy rõ con đường xã hội chủ nghĩa mơ hồ, cơ chế độc đảng tạo ra những vấn nạn lớn lao cho đất nước như tệ nạn tham nhũng cựa quyền, lãnh đạo bất tài vô dụng, dân tình lầm than, đất nước kiệt quệ và đang ở trong nguy cơ mất vào tay giặc. Thấy mà làm ngơ, hay còn tệ hơn nữa là dối gạt lương tâm, ngợi ca chế độ, quả không xứng đáng là bật sĩ phu.
Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy cũng còn nhiều việc phải làm, tuy nhiên với phương tiện truyền thông hiện đại và thế giới nối kết ngày hôm nay, mọi việc có thể xảy ra nhanh chóng từ việc tìm hiểu thế giới bên ngoài để xác định quyền lợi của những người công nhân, đến việc chuyển đổi tư tưởng qua những gì nhìn thấy ngoài đời để người sinh viên có cái nhìn đúng đắn về hoàn cảnh đất nước và có thêm tự tin, trưởng thành mà quan tâm đến đất nước. Điều quan trọng là mỗi người Việt Nam yêu nước phải giúp đỡ lẫn nhau, phải hướng dẫn cho những người thiếu thông tin hơn mình và nhất là cho lớp trẻ. Qua kinh nghiệm đấu tranh đang xảy ra ở Hồng Kông, chúng ta thấy khi thời cơ đến thì lớp trẻ sẽ tham gia. Khi đã tham gia thì họ không còn e sợ. Và khi hết sợ hãi thì họ sẽ đấu tranh cho đến cùng. Và như thế toàn dân sẽ theo bước chân họ cho đến ngày cách mạng thành công.
Con đường cách mạng tuy có nhiều gian nan, nhưng những bước chân hiên ngang đã bắt đầu và người theo ngày càng dồn dập. Tôi thấy trong đó có các anh công nhân, các bác nông dân, các em sinh viên, các bậc trí thức và ngay cả những chiến sĩ bỏ súng trở về. Chắc chắn một ngày không xa, dân tộc ta lại sống bình yên trong một thể chế tôn trọng nhân quyền và một đất nước không còn những tệ nạn. Ngày ấy tôi vui sướng biết bao.
Trần Việt Hoàng
(Dân Luận)

Tiền đâu xây sân bay Long Thành?

Một góc phối cảnh sân bay Long Thành - Ảnh: Chinhphu.vn

TTO - Đó là câu hỏi lớn nhất được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt ra khi thẩm tra tờ trình của Chính phủ về chủ trương xây dựng sân bay Long Thành.

Trình bày trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 8-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết giai đoạn 2002-2012, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,7%/năm.

“Năm 2013, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt lưu lượng 20 triệu khách, dự kiến đến năm 2016-2017 sẽ đạt công suất thiết kế 25 triệu khách/năm và sẽ trở nên quá tải sau đó (dự kiến đến năm 2025 lượng hành khách là 40,4 triệu/năm)” - ông Thăng cho biết.

Do đó, Chính phủ cho rằng việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết và cấp bách.

“Đa số ý kiến tán thành với chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành” -Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết quan điểm của ủy ban.

Tuy vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hàng loạt vấn đề: “Việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với mục đích cảng hàng không trung chuyển của khu vực và quốc tế, vì nếu chỉ đơn thuần là để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong tương lai thì hệ thống hàng không hiện tại (7 cảng hàng không quốc tế) hoàn toàn có thể đáp ứng”.

“Có ý kiến cho rằng chỉ cần mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (với tổng diện tích 1.500 ha hiện tại) vẫn có thể nâng công suất khai thác đáp ứng nhu cầu vì các cảng hàng không trong khu vực diện tích nhỏ hơn vẫn có thể phục vụ lượng khách rất lớn như: Cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với 1.255 ha, công suất 50 triệu khách/năm, Cảng hàng không quốc tế Changi (Singapore) 1.300 ha, công suất 42 triệu khách/năm” - ông Phúc nói.

Vẫn theo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế, báo cáo đầu tư chưa đánh giá được khả năng cạnh tranh với các sân bay lớn đã hình thành từ lâu trong khu vực, trong đó có những cảng hàng không trung chuyển lớn như Suvarnabhumi của Thái Lan (quy hoạch 100 triệu khách/năm), Kuala Lumpur của Malaysia (quy hoạch 100 triệu khách/năm), Changi của Singapore (quy hoạch 135 triệu khách/năm).

Nhưng câu hỏi “tiền đâu” mới là câu hỏi khó trả lời nhất. “Dự án này sử dụng lượng vốn ngân sách nhà nước và vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ khả năng huy động vốn. Tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 164.589 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA là 84.624 tỷ đồng. Nếu tính cả ba giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn.

Hơn nữa, mức đầu tư giai đoạn một cũng mới chỉ là ước tính” - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế viết.

Trong khi đó, Chính phủ đưa ra phương án giải phóng mặt bằng toàn bộ 5.000 ha trong giai đoạn một của dự án. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng với kinh phí đền bù, hỗ trợ, tái định cư rất lớn dùng vốn ngân sách nhà nước (khoảng 20.000 tỷ) lại thực hiện trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến cân đối vốn rất khó khăn.

Quốc hội sẽ quyết định có đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hay không tại kỳ họp tháng 10 tới đây.
LÊ KIÊN 
(tuoitre.vn)

Tuấn Khanh - Lương tâm, có một lương tâm

 Trong một vụ án kéo dài suốt nhiều năm, mà nay vẫn còn gây tranh cãi, đó là trường hợp án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. Trong lần trả lời báo chí mới đây, ông Phạm Tuấn Chiêm, thẩm phán TAND tối cao trong vụ xét xử ông Chiêm có tuyên bố rằng “tôi đã không làm gì trái với lương tâm”.

Ông Chiêm đang trong giai đoạn bị cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố vì vụ án oan sai chấn động cả nước, thậm chí tin tức lan ra cả quốc tế.

IMG_1162.JPG

Trong những lời bộc bạch của ông Chiêm, vừa quẩn vừa mạch lạc, người ta có thể nhìn thấy nhiều thứ từ vụ án này. Một vụ án quái gở năm 2001 biến một người đàn ông lương thiện ở Bắc Giang đột nhiên trở thành kẻ sát nhân. Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân oan ức của vụ án đã chịu tù 10 năm, bị đánh đập, bức cung và án tử hình luôn lơ lửng trên đầu mình. Cả gia đình ông tan nát, sụp đổ. Quan trọng hơn là xóm làng của ông Chấn – những người biết rõ nỗi oan của ông – đã cay đắng với niềm tin rằng công lý là một điều có thật.

Cuộc sống thật khó lường trong những tíc tắc của định mệnh. Mọi thứ thật mong manh và đau đớn. Cái tíc tắc của thời khắc ông Chấn bất ngờ thấy mình bị công an ập đến, còng tay mang đi không khác gì tíc tắc khi ông dồn hết niềm tin và sức mạnh còn lại của một người đã rã rời, trước toà kêu oan với thẩm phán rằng ông bị bức cung chứ không hề có tội.

Nhưng rồi tuyệt vọng là điều duy nhất ông Chấn có được, kể từ bị gán tội cho đến khi ông thẩm phám Phạm Tuấn Chiêm lạnh lùng từ chối tiếp nhận lời kêu oan của ông trước toà. Mười năm gửi đơn, mười năm kêu oan, mười năm tủi nhục… chắc rằng hy vọng của ông Chấn và gia đình ông không còn nhiều, mà mọi hành động chỉ bởi nỗi đau của con người thúc giục muốn đòi công lý, bản năng con người muốn cưỡng lại số phận mình mà thôi.

Ông Chiêm giải thích ông không quan tâm lời kêu cứu về việc bị bức cung của ông Chấn trước toà, vì ông tin rằng bọn tội phạm vẫn hay làm vậy. Và lương tâm của ông vẫn yên ổn. Nhưng vì sao, ông thẩm phán lại không ưu tiên dùng phán đoán của một người làm luật nhiều năm kinh nghiệm để giải quyết lời kêu oan đó, thay vì giải quyết bằng giá trị của một nhà tâm lý học – một lĩnh vực mà ông Chiêm chỉ là người chập chững trong nghề?

10 năm kêu oan, máu và nước mắt… của ông Nguyễn Thanh Chấn cùng gia đình, không thể không một lần đến tai ông Chiêm. Vì sao ông lại có thể lướt qua những số phận người dưới tay mình một cách thản nhiên như vậy? Vì sao lương tâm chưa bao giờ thúc giục ông giở lại, hoặc đề nghị xét lại hồ sơ vụ án để tìm hiểu về hiện trạng?

Thật có quá nhiều điều để nói về lương tâm. Nhất là khi thế giới ngày càng văn minh, người ta có thể bàn về lương tâm với mọi kiểu nguỵ ngôn. Thế nhưng, tận cùng thì lương tâm, vẫn chỉ có một lương tâm thật sự đủ cho giá trị con người đúng nghĩa.

Trong Monster của tác giả Naoki Urasawa, khi viên thanh tra Heinrich Lunge muốn tìm hiểu sự thật về một tội ác, ông chấp nhận mất việc, tự mình theo đuổi nhân chứng duy nhất là bác sĩ Kenzo Tenma suốt nhiều năm để cuối cùng tìm ra được mọi đầu mối chính là tội ác của chính quyền của chính quyền Đông Đức trên con người. Lương tâm của một con người thúc đẩy khiến thanh tra Lunge không thể dừng lại, ngay khi ông nghĩ mình đã đúng, mọi hồ sơ ông đọc qua là hoàn chỉnh. Lương tâm của một viên thanh tra dẫn ông đến trước mặt con người chịu oan ức nhiều năm để nói một lời xin lỗi, nhìn nhận ông đã sai.

Cùng vì lương tâm, mà trong Les Misérables, viên thanh Javert chấm dứt săn đuổi tên tù khổ sai Jean Valjean để cuối cùng gieo mình xuống sông. Nếu có một lương tâm khác, có lẽ Javert đã yên ổn tiếp tục săn đuổi và phán quyết các vụ án của mình, đổ hết mọi chuyện rằng mình chỉ là người thừa hành.

John Lennon, linh hồn và lương tâm của nhóm nhạc Beatles cũng từng nói rằng “Sống thật dễ khi nhắm mắt lại” (Living is easy with eyes closed). Hãy nhắm mắt lại, bịt chặt tai để không nghe thấy, để giam hãm con người mình với trái tim mù loà, chúng ta cũng sẽ an lòng vì đã không làm gì trái với lương tâm của mình cả.

Cũng may là ông Nguyễn Thanh Chấn đã không chỉ có một lương tâm toà án của ông Phạm Tuấn Chiêm. Cũng có một lương tâm khác của thủ phạm là Lý Nguyễn Chung đã cắn rứt anh, khiến anh đầu thú. Một lương tâm không thể ăn ngon ngủ yên khi thấy kẻ khác đang chịu tội thay mình. Đã có biết bao những vụ án kêu oan trước toà vì bị bức cung, đã chôn theo năm tháng vì không có một lương tâm như Lý Nguyễn Chung, ngoài lương tâm thẩm phán?

Trong những câu chuyện hài hước của người La Mã ghi lại. Có chuyện kể rằng hai ông cháu ăn mày ngồi ở nghĩa trang. Khi thấy một con chó hoang bới mộ và tha cái gì đó đi. Đứa cháu kể lại cho ông nghe, vì ông bị mù. Người ông im lặng cười và nói “có thể đó là mộ Brutus, và cái bị tha là lương tâm của hắn”. Lịch sử La Mã cổ đại ghi rằng năm 44 trước CN, vì lo sợ quyền lực của Caesar, một nhóm trong Viện Nguyên Lão đã tổ chức ám sát Caesar. Trong đó, người đâm nhát gươm chí mạng chính là Brutus, con nuôi của ông. Sau đó, bị dân chúng phỉ báng , Brutus đã phải kêu lên rằng “Tôi hành động vì lương tâm La Mã”.

Mong rằng đất nước này sẽ thôi những điều oan trái. Và lương tâm, chỉ có một lương tâm được vinh danh vì thái độ biết làm người.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)

Người Buôn Gió - Lắng nghe dư luận sau bài phát biểu của cả Lú

Hôm nay qua Skype, chứng kiến được một vụ bàn luận sôi nổi tại quán cà phê chỗ đằng sau Bắc Bộ Phủ. Chỗ nhìn ra chuồng con công khi xưa. Bác nào ở Hà Nội lâu thì biết địa điểm này.

Lúc đó đang giờ ăn trưa, tại một bàn ăn góc trong cùng có tốp người, họ làm việc quanh đó, người thì ở bên Đinh Tiên Hoàng, người ở Lê Lai, người ở góc Ngô Quyền chỗ hông ngân hàng nhà nước, và đương nhiên là cả người làm trong ngân hàng và trong Bắc Bộ Phủ. Thêm cả người ở chỗ Hàng Trống kéo sang cùng với  người ở Lê Thái Tổ kéo sang, chuyện rôm rả lắm.

Bọn này đều giống nhau, áo sơ mi, cài huy hiệu nhỏ không rõ huy hiệu gì, quần tây, giày tây đắt tiền, đồng hồ vỏ vàng đặc 18 k. Mặt mũi trơn tru láng bóng, đỏ au vì dinh dưỡng tốt.

Người ở  Lê Thái Tổ, đoạn trông thẳng ra tháp Rùa nói đầu tiên.

Chà, hôm qua dư luận bàn về phát biểu của ông Lú kinh quá, toàn là chê bai. Dạo này ông Lú thế nào, nói toàn linh tinh. Chắc già rồi lẩn thẩn. Nào là bình với chuột, giò với rượu. Làm đi đâu cũng thấy thiên hạ nói chuyện đập bình, bắt chuột loạn cả lên. Làm hết kỳ này nghỉ là vừa, cho ai ăn nói chắc chắn người ta thay.

Nghe thế người Hàng Trống bác.

- Ông ấy nói có lý của ông ấy, ông Lú tính thật thà, giản gị như giáo làng. Nói nhiều thì cũng có lúc sơ suất, thử xem bố nào phát biểu dân dã với quần chúng như ông ấy xem. Thế nào chả có câu hớ. Chẳng qua thù nhau, bọn nó cứ nhằm câu ông ấy nói hớ đưa ra để dân chửi. Chơi xỏ nhau thế thì khác gì vụ cắt lời ông tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Tôi để ý mấy lần rồi, từ vụ Vĩnh Phú ông Trọng nói về sửa đổi hiến pháp , ai góp ý là suy thoái. đấy là ông nói trong nội bộ đảng viên. Chiều có thằng đưa lên ti vi chiếu cả nước xem. Đúng lúc người ta đang kiến nghị ầm ầm. Làm thế khác đéo nào đưa ông ấy ra tuyến đầu hứng đạn.

Người ở Đinh Tiên Hoàng nói chen vào.

- Đúng tôi cũng thấy thế, cái bọn báo chí không nằm trong diện quản lý của ban tuyên giáo là rất khốn nạn. Một mặt nó trích lời ông Lú là chúng ta thắng lợi ở biển Đông, mặt khác nó đưa tin hình ảnh rõ ràng Trung Quốc hoàn thiện sân bay, đưa người ra đảo, xây dựng nhà máy chế biến cá ..tất cả đều diễn ra ở biển Đông. Chơi nhau rành rành thế còn gì.

Người chỗ Ngô Quyền bên hông ngân hàng được thể nói.

- Đấy, bảo sao phải kiểm soát, như cái vụ sư sãi bên kia sông, chúng tôi mà không đứng ra kiểm soát thì tin tức báo chí đưa loạn lên, không nắm chặt không được. May là chỉ đạo họp báo kịp thời, mới chuyển bại thành thắng được, không thì vỡ cả nút. Không thể lơ là mất cảnh giác được. Đợt này chúng tôi tổ chức mừng ngày tiếp quản, có bắn pháo hoa. Thằng báo nào nói một câu đập chết luôn, thông báo thế rồi. Chưa thấy thằng nào dám ho he bóng gió.

Người bên ngân hàng nghe ù tai, dằn cái cốc xuống bàn quát.

- Đm các ông, giỏi thì bênh ông Lú công khai đi. Toàn được cái đãi bôi. Tôi thấy sếp nhà ông bị dư luận nó nhắc đến, là các ông cho quân lên tiếng áp đảo ngay. Đấy  ông Ba, ông Tư, ông Hách cứ bị lần nào dư luận soi,  là quân các ông nhâu nhâu sủa bênh. Giờ ông Lú bị thì chỉ thấy các ông bàn. Chả qua thấy ông ấy già, kỳ tới về vườn, chả xơ múi gì nên kệ ông ấy bị thiên hạ choảng. Khéo trong các ông ngồi đây , có ông lại mở cờ ý.

Người ngân hàng nói đến đó đưa mắt nhìn người Ngô Quyền rồi nói tiếp.

- Tôi lạ đéo gì cái trò dìm người khác xuống để nâng mình lên. Đm giờ sao không nhảy ra chỉ đạo báo chí như vụ sư sãi kia đê.

Người Ngô Quyền liếc mắt như đẩy trách nhiệm sang người Hàng Trống, miệng lí nhí.

- Cái này chuyện trên cấp cao, phải cấp cao hơn lên tiếng mới được. Chúng tôi chỉ nắm dư luận trong địa bàn, đây là việc cả nước cơ mà.

Người Hàng Trống mặt lạnh tanh.

- Ăn có lời, làm có khiến. Tự nhiên thổi tù và hộ. Thiên hạ nó bảo mình định lấy lòng tranh ghế. Đéo dại dây. Thằng nào hưởng lộc ông Lú nhiều thì thằng ấy có trách nhiệm, đây còn nhiều việc khác. Chưa có chỉ thị chưa làm.

Người Bắc Bộ Phủ nói rất bình tĩnh, rành rọt.

- Tôi thấy bác Lú nói cũng đúng, mình phải giữ lấy cái bình, không thể vì việc nhỏ ham làm quá mà hỏng đại sự. Lỡ gì chết cả nút, bao nhiêu thế lực thù địch nhằm nhè. Phải giữ lấy cái đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh. Đồng chí ta làm có cái sai, nhưng trong bụng không phải muốn làm sai để phá hoại nội bộ. Nay mà đưa mâu thuẫn lên đỉnh điểm, thì phức tạp. Chi bằng nhắc nhở nhau thế để cho là biết cả đấy, nhưng để tội đấy mà chuộc. Thế có phải hơn không.? Chuyện bác Lú nói thì đúng là có những cái sai thật, chúng ta cũng biết thế để không phải bác ấy phát động cái gì cũng nghe theo. Cứ nghe theo rồi có khi anh em choảng nhau, lại bất hoà thành suy yếu chung.

 Cả bọn nghe câu đấy, mặt giãn ra. Cả bọn nâng cốc , nhồm nhòam ăn uống tiếp toàn những món đặc sản đắt tiền. Ăn xong gọi cà fe, xỉa răng rồi chào nhau, đứng dây ra về, không thằng nào thanh toán tiền. Chủ quán tức, chặn cửa lại nói.

- Tôi nói cho các ông biết, cái chuyện các ông bàn ban nãy, toàn là chuyện vô ơn. Ông Lú nói đéo sai môt câu nào cả, trình độ ông ấy uyên thâm lý luận. Chả thằng thầy nào của các ông bằng ông ấy, đừng nói chuyện ông ấy nói sai mà dèm pha. Không biết ơn người ta thì thôi lại còn ăn cháo đá bát.

Cả bọn kia mặt mũi phừng phừng men rượu ngoại, gào to.

- Đúng cái gì, vô ơn cái gì, ăn cháo của thằng đéo nào mà đá bát, cháo nhà ông Lú à.?
Chủ quán cũng cứng cỏi đáp.

- Này nhé, tôi hỏi các ông, cái bình của thằng nào. Của ông Lú hay của các ông , hay của nhân dân. Của ai mà đòi đập. Ông Lú nói giữ bình là phải. Bình của Tàu, Tàu nó mua rồi, bản quyền của nó. Ông Lú chỉ được nó tín nhiệm giữ hộ. Các ông cũng bám vào cái bình ấy mà sống. Lẽ ra ông Lú nói thế các ông phải tự giác bênh chứ không đùn đẩy với nhau được.

Người Bắc Bộ Phủ thấy chuyện tưởng đã êm, không ngờ bị chủ quán còn lôi ra, tức quát.

- Thế còn chuyện biển Đông , thắng lợi gì mà Tàu nó xây dựng, khai thác ngập tràn tưng bừng thế.
Người chủ quán nói.

- Ngu, đấy không là thắng lợi là cái gì. Mỹ là kẻ thù, Tàu là bạn. Giờ xung đột biển Đông bọn Mỹ nó cũng muốn lăm le. Tình thế nguy ngập như thế mà bạn mình, thầy mình, chủ mình giành được những kết quả thế, không phải là thắng lợi là gì. Đây là thắng lợi chung của giai cấp Mác Xít nếu nhìn theo đại cục. Không nghe ông Lú đã nói mấy lần là phải giữ đại cục à. Đấy là đại cục đấy chứ còn là đâu. Nói chuyện biển Đông không chỉ nhìn vào thực tế ở biển Đông, mà còn phải nói những cái bao trùm ngoài biển Đông. Nói chuyện như các ông là chỉ nói chuyện biển Đông mà không nói những cái ngoài biển Đông. Thế là gì...là suy thoái đấy chứ là đâu, là suy thoái tư tưởng đấy chứ còn đâu nữa. Mình mất chân giò ở biển Đông, người ta cũng cho mình chai rượu, quan hệ hai bên cùng có lợi, ổn định bền vững, hướng tới tương lai. Đấy là cách mạng quốc tế  đấy chứ là gì nữa.

Người ở Ngô Quyền hỏi.

- Bác ở đâu mà lý luận hay thế.?

Chủ quán.

- Chả dám, tôi người ngay bên Đông Anh.

Lập tức người Ngô Quyền hớn hở vỗ vai.

- ôi!, thế là anh em gần với nhau cả, gì phải nặng lời, à bọn em dùng hết bao nhiêu bác ghi hoá đơn, tí thằng này ( chỉ tay vào thằng Đinh Tiên Hoàng ) cho người sang thanh toán hết. Tưởng ai hoá ra toàn anh em gần gũi với nhau.

Chủ quán thấy nói trả tiền bằng hoá đơn, biết là vớ bẫm, mặt tươi ngay, còn đưa khách ra tận cửa. Gặp thằng ngân hàng đi sau chót, mới hỏi nhỏ.

- Này cái thằng ban nãy ở đâu mà nó bảo gần tôi thế ông, khéo họ hàng bỏ mẹ.

Thằng ngân hàng nói.

- Đã bám bình là anh em hết, cùng họ Tí hết. Nó Thanh Hoá, ông thì Đông Anh. Chả cùng vần Anh với nhau, không anh em gần thì là cái gì. Gần nhau lắm, có nửa vòng cái bình cả thôi. Các ông họ Tí thì tôi họ Tiền, cũng anh em gần nhau hết.  Chào nhé, bữa sau lại qua.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Trần Quí Cao - Nước chảy xuôi

Nhân nghe ông Chủ Tịch nước Việt Nam Cộng Sản nói trước, rồi ông Phó Thủ tướng nói sau, đại ý chung rằng:
“đất đai có mất, biển đảo có mất, chúng ta không đòi được thì con cháu chúng ta đòi!”
Lập tức nghĩ tới đạo lý của ông bà: “nước mắt chảy xuôi”.
Câu nói ấy, trước hết chỉ tấm lòng. Tấm lòng của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Tuy nhiên cũng có người dùng câu nói tương tự: “nước chảy xuôi” để chỉ thế hệ trước để lại tài sản, tri thức làm nền móng cho thế hệ sau xây dựng cuộc sống tốt hơn. Thế hệ sau vun bồi để lại cho con cháu đời sau nữa.


Cũng không hiếm chuyện thế hệ trước không đủ lực tạo dựng nên, con cháu có tài tự chúng xây dựng lấy. Tuy nhiên chuyện ông cha có sẵn, để lại, cha chú bán đi để mặc cho con cháu thiếu thốn phải giành giật lại thì hơi bị ít trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đó có xảy ra cũng không thoát miệng đời bêu riếu.

Chúng ta cùng xem “con cháu” nước Việt Nam này phải đòi lại những gì và phải trả những gì mà cha chú chúng đã làm mất, đã tiêu xài văng mạng, hay đã tước đoạt của chúng. Các lãnh vực mà bài báo nhỏ này đề cập gồm:
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI; NỢ NƯỚC NGOÀI;
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN; CÁC GIÁ TRỊ SỐNG TỐT ĐẸP
A) CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI:
Chuyện này thì đã rõ. Sau bao năm bưng bít, từ xác nhận của bộ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm, công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đồng ý chủ quyền của Trung Hoa trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sang hội nghị Thành Đô 1990, cho tới nội dung các cuộc họp phân định biên giới Việt-Trung… đến nay những hé lộ từ thực tế, từ những chứng nhân và từ phía Trung Hoa cho thấy cái gánh này quá nặng nề cho đời sau.
Người dân yêu cầu đảng CSVN và nhà cầm quyền phải công bố minh bạch các nội dung liên quan quá lớn tới quyền lợi chung của tổ quốc Việt Nam. Địa danh và diện tích đất đai bị mất so với biên giới Việt-Trung được phân định giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh? Nội dung cuộc họp Thành Đô liên quan tới chủ quyền dân tộc?...
Nếu thực tâm muốn “con cháu” đòi lại, dù đã là vô trách nhiệm đối với chúng, thì ít nhất cũng phải sòng phẳng cho chúng biết sự thật chớ!
B) NỢ NƯỚC NGOÀI:
Theo tài liệu của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, IMF, WB… nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 140 tỉ USD (đô la Mỹ), gồm cả nợ công và nợ nhà nước bảo lãnh cho các tổng công ty, tập đoàn của nhà nước. Hiện nay một số nợ đã qua giai đoạn ân hạn. Chắc chắn “con cháu” phải è cổ trả những món nợ chúng không xài bao giờ!
C) TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
a. Khoáng sản: mỏ dầu, mỏ khí ngoài khơi, mỏ than, mỏ kim loại, mỏ đá quí… trên đất liền. Tài nguyên là của chung, không chỉ chung cho tất cả các thành phần dân tộc, mà còn chung cho các thế hệ trước và sau của đất nước. Tài sản tài nguyên này trong mấy chục năm nay cứ bị chính quyền do đảng CSVN độc quyền lãnh đạo dựng nên, rút ra tiêu xài. Tài nguyên được rút ra tiên xài vào việc xây dựng để lại cho “con cháu” không được bao nhiêu mà chảy vào túi các yếu nhân của bộ máy cầm quyền rất nhiều. Chỉ nhìn lâu đài to nhỏ của quan chức cấp huyện là ai cũng thấy tài nguyên đất nước được phân bổ vào đâu. Ở bất cứ địa phương nào, thành viên cấp ủy (đảng CSVN), thành viên Ủy Ban Nhân Dân, Công An… đều có nhà tốt nhất, tọa lạc trên vị trí đắc địa nhất.
b. Đất đai: Các địa chỉ vàng tại các thành phố vàng như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đều thuộc về các Công Ty, Tập Đoàn nhà nước, hay các Công ty sở hữu bởi người thân của quan chức. “Con cháu” của dân tộc sau này còn đâu tài nguyên mà lập nghiệp, hay lại phải đi làm thuê cho con cháu của những kẻ sở hữu các Tập đoàn, Công ty nói trên?
Ngoài ra, bao nhiêu diện tích đất mỏ, đất rừng, đất canh tác bị cho ngoại quốc thuê lâu dài? Cho ai thuê, thuê với điều kiện gì?
Nếu gom lại tính toán, cái gánh nặng đất đai này để lại cho “con cháu” không nhẹ chút nào! Và việc đòi đòi lại của chúng nó cũng cực kì khó khăn! Có khi chỉ vì ngỏ ý muốn đòi lại mà chúng phải vô tù vì “chống phá nhà nước”!
c. Môi trường sống: Môi trường sống là tài nguyên phải được gìn giữ trong lành để lại cho “con cháu”, đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Chúng ta kể một số đề mục:
i. Bao nhiêu rừng bị phá, bao nhiêu đất trọc bị bỏ hoang kể từ năm 1975 khi “đất nước sạch bóng quân thù”, chỉ còn đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước?
ii. Những dự án như bauxite Tây Nguyên tàn phá tới đâu môi trường của vùng đất quí báu này của tổ quốc?
iii. Đó là chưa kể tới các vùng nuôi cá nước ngọt, các vùng nước lợ nuôi tôm, các vùng nước mặn… Sự quản lí cực kì yếu kém và vô trách nhiệm khiến ô nhiễm trầm trọng tràn lan...
“Con cháu” chúng ta phải tốn bao nhiêu nhân lực, tài lực, thời gian… để cải tạo, để đòi lại môi trường sống trong lành mà cha chú chúng đã đánh mất?
D)CÁC GIÁ TRỊ SỐNG TỐT ĐẸP:
a. Các Giá Trị Truyền Thống:
i. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín: Chú ý rằng các giá trị này có nguồn gốc từ văn minh Hán, nhưng chúng đã được Việt hóa ngàn năm nay, giữ cho nếp sống người dân tốt đẹp.
Thí dụ, chữ Nhân của Việt Nam đẹp biết bao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Lá lành đùm lá rách”
ii. Thờ Cha, Kính Mẹ: Chữ Hiếu của Việt Nam là:
“Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Sâu lắng bao nhiêu, mà cũng nhẹ nhàng bao nhiêu nếu so với chữ Hiếu của “Phụ xử tử vong, Tử bất vong bất hiếu”!
iii. Tình Làng, Nghĩa Xóm: Khi tối lửa, lúc tắt đèn...
iv. Tình Đồng Bào, Tổ Quốc: Mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, Tổ Hùng Vương dựng đất nước. Con cháu đời sau giữ gìn đất Tổ “giặc Đến Nhà, Đàn Bà Cũng Đánh”…
Mỗi người chúng ta kiểm lại mà xem, hơn 900 năm từ thuở Ngô Vương dựng cờ độc lập, 80 năm Pháp thuộc tiếp theo, các giá trị đó chưa bị hao mòn bao nhiêu. Nền tảng tổ chức của xã hội còn, giá trị đạo đức của xã hội còn thì cháu con mới nối được nghiệp của tiền nhân, mở mang đất nước ngày càng hùng mạnh.
Từ năm sau 1945 tới nay, khi đảng CSVN nắm quyền và áp lên miền Bắc chủ thuyết đấu tranh giai cấp, từ năm 1975 khi đảng CSVN nắm quyền và áp lên toàn lãnh thổ Việt Nam chủ thuyết đó, các giá trị truyền thống nói trên đã bị phá hủy nghiêm trọng.
Khi cha chú nộp mảnh đất thiêng liêng ải Nam Quang cho Trung Cộng, mà vẫn vồn vã hồn nhiên trong tình đồng chí về chủ thuyết, vẫn huênh hoang tự kể công lao trời biển của mình đối với dân tộc, và hả hê vì giữ được sự thống trị cho đảng của mình, thì “con cháu” có giữ được tinh thần chống ngoại xâm trong Hồn Việt hay không?
Khi cha chú đấu tố Cha Mẹ trong Cải Cách Ruộng Đất, tố cáo Cha Mẹ trong các bản tự Kiểm Điểm cá nhân, thì “con cháu” có giữ được lòng Hiếu Thảo trong Hồn Việt hay không?
Giai cấp đứng trên gia đình, trên làng xóm, trên dân tộc. Quốc tế vô sản đứng trên quốc gia. Đấu tranh giai cấp đứng trên tình nghĩa đồng bào, làng xóm. Chủ thuyết cộng sản đứng trên tất cả các giá trị truyền thống dân tộc. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản, còn tất cả các giá trị thiêng liêng khác đều coi như không có: vô gia đình, vô tổ quốc, vô dân tộc…
Đạo lý dân tộc, thành lũy bền chắc của sức sống dân tộc, được che chở bởi làng xã thôn xóm đã bị phá nát!
Hồn Việt có còn không? “Con cháu” phải mất bao nhiêu thế hệ để đòi lại, nuôi nấng lại đạo lí tốt đẹp ngàn năm của dân tộc mà cha chú đã phá tan hoang?
b. Các Giá Trị Tiến Bộ, Văn Minh như Bình Đẳng, Tự Do, Dân Chủ
Chỉ cần xem cách luật pháp đối xử với người dân thường và người đảng viên là biết người dân Việt Nam có Bình Đẳng với nhau hay không!
Chỉ cần xem số phần trăm đảng viên đảng CSVN trong bộ máy công quyền là biết người dân Việt Nam có bình đẳng với nhau hay không!
Chỉ cần đọc Hiến pháp mới ban hành là biết người dân Việt Nam có bình đẳng với nhau hay không!
Trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cha chú đã cấm đoán tất cả các quyền tự do căn bản của người dân, những quyền mà dân chúng các nước tiến bộ, văn minh được hưởng tự nhiên như khí trời:
i. Không có chút nào quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Biểu Tình;
ii. Không có chút nào quyền Tự Do Lập Hội, Lập Đảng;
iii. Không có chút nào quyền Tự Do Ứng Cử, Bầu Cử;
iv. Không tổ chức đất nước theo qui tắc Tam Quyền Phân Lập, tất cả mọi quyền, mọi sự việc được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối bởi đảng CSVN.
Vậy thì có là sai không nếu nói trên đất nước Việt Nam hiện nay, thế hệ cha chú đã đập tan hoang nền móng của các giá trị sống Tiến Bộ nhất, Văn Minh nhất mà thế giới trân quí, bảo vệ từ mấy trăm năm nay? Đã cướp đi của “con cháu” các quyền sống căn bản nhất của một con người văn minh, có nhân cách? Và ngay cả, đã cướp đi của chúng cơ hội đòi lại những tài sản hữu hình và vô hình kể trên. Bởi vì, ví dụ nếu “con cháu” muốn đòi lại quần đảo Trường Sa, chúng vừa lên tiếng là phải ngồi tù vì bao nhiêu thứ tội: tội “kích động lật đổ chính quyền”, tội “tụ tập bất hợp pháp”, tội “cản trở giao thông” hay, thậm chí, tội “vô phép với ngoại bang”!
Để đòi lại các quyền này “con cháu” chúng ta phải làm gì? Thay vì được hưởng một xã hội trong lành tràn đầy tự do, dân chủ để phát triển và vui sống, chúng phải lao vào những cuộc đấu tranh đàn áp và tù đày. Có “cha chú” nào biết lo để mà tránh cho “con cháu” cảnh “huynh đệ tương tàn, máu sông xương núi” có thể xảy ra hay không?
Trên đây chỉ là bản kiểm kê sơ lược các tài sản mà thế hệ chúng ta thay vì để lại cho con cháu, lại đánh mất hay tước đoạt của chúng nó. Kính xin các nhà sử học, các nhà kinh tế, các nhà văn hóa, khoa học, nhà báo, các độc giả… đóng góp và chỉ bảo giùm thêm. Người viết xin cầu thị và cám ơn.
T.Q.C.
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)

Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ từ Mỹ đến Hongkong

Cô Nancy Nguyen đứng tại khu Central Mong Kok, Hongkong, phía sau là các sinh viên Hongkong tập trung đòi dân chủ
Cô Nancy Nguyen đứng tại khu Central Mong Kok, Hongkong, phía sau là các sinh viên Hongkong tập trung đòi dân chủ. Facebook

Cuộc tranh đấu của sinh viên và người dân Hongkong đã lắng dần nhưng vẫn còn hàng ngàn người tập trung vào đêm 7 tháng 10 tại hai khu Central và Mong Kok. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Nancy Nguyễn một cô gái thật trẻ tự nguyện đến từ Hoa Kỳ để tận mắt nhìn những hoạt động dân chủ của sinh viên Hongkong. Trước tiên Nancy Nguyễn cho biết:

Nancy Nguyễn: Nancy đã đi qua Hongkong hôm thứ bảy vừa rồi. Chủ yếu là đi theo ý thích của cá nhân chứ không phải công ty hay phái đoàn.

Mặc Lâm: Khung cảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất cho Nancy khi Nancy bước xuống HongKong là gì?

Nancy Nguyễn: Khi bước xuống sân bay thì nhận thấy các bạn trẻ ở sân bay rất nhiệt tình. Họ chỉ cho mình rất là tường tận vì mình từ nơi xa xôi tới nên mình không hiểu gì hết. Mình nói là mình muốn tới khu central này và họ chỉ cho mình biết phải đi xe lửa ra sao, đến nhà ga nào ra sao...một cách rất là cặn kẻ. Không có các bạn chỉ dẫn như vậy thì chắc là khó có những phóng viên hay các ký giả nước ngoài có thể tiếp cận được với khu biểu tình.

Đi tới nơi thì những bạn trẻ HongKong ngay tại khu biểu tình rất, rất là thân thiện. Thân thiện cho tới nỗi mình không thể nào ngờ được luôn. Họ dễ thương vô cùng. Họ giúp cho mình hầu như tất cả mọi thứ, tất cả những “request” nào mình muốn-từ vấn đề internet, sạc pin cho đến đặt phòng khách sạn. Nhiều khi họ còn đưa mình đi mua thẻ điện thoại, mua dù, tất cả mọi thứ nữa.

Mặc Lâm: Còn sinh hoạt của họ khi họ họp nhóm hay chuẩn bị một cái gì đó thì Nancy thấy cách làm việc của họ có khoa học hay không hay là họ chỉ làm theo cảm tính thôi?

Nancy Nguyễn: Hầu như không thấy họ họp nhóm lại với nhau. Ở bên này, Nancy nhận thấy tất cả có vẻ như rất rõ ràng. Họ không có phải cần “training” gì hết. Có những tổ đưa người đi lại giữa các bậc thềm.

Không có người này thì người kia; Hoặc có những nhóm chuyên ngồi trong những cái lều để canh đồ đạc hay dụng cụ, thiết bị hay nước uống không không cần phải “training” gì hết. Người này về thì người khác vô ngồi thay. Đặc biệt là hầu như không bao giờ thấy họ họp lại. Họ luôn luôn nói chúng tôi không có lãnh đạo, không có leader.
Khi bước xuống sân bay thì nhận thấy các bạn trẻ ở sân bay rất nhiệt tình. Họ chỉ cho mình rất là tường tận vì mình từ nơi xa xôi tới nên mình không hiểu gì hết. Mình nói là mình muốn tới khu central này và họ chỉ cho mình biết phải đi xe lửa ra sao, đến nhà ga nào ra sao...một cách rất là cặn kẻ - Nancy Nguyễn
Mặc Lâm: Mấy ngày nay Nancy có thời gian nào tiếp xúc được với Joshua Wong hay không?

Nancy Nguyễn: Có lẽ là vì lý do an toàn, anh ấy né hơi kỹ nên rất là khó khăn. Có mấy khi anh ra ngoài nói chuyện có được gặp nhưng nói chuyện xong một cái là chạy liền. Ký giả rượt theo anh ấy không kịp.

Mặc Lâm: Theo Nancy nhận xét thì thái độ của cảnh sát đối với người biểu tình có vượt qua sự tưởng tượng của Nancy hay không - Tức là cảnh sát thì phải hùng hổ, phải mạnh bạo hay là họ có những thái độ thân thiện đối với sinh viên?

Nancy Nguyễn: Ở cả hai bên cảnh sát rất là thân thiện với người dân. Ở bên Central thì thân thiện hơn. Bên Mong Kok thì họ chỉ đứng để canh không cho bạo động xảy ra mà thôi. Cái đó là một trong những khác biệt lớn giữa Việt Nam và HongKong.

Còn về thái độ của những người biểu tình ở HongKong thì trên cả tuyệt vời. Họ rất là thân thiện. Họ luôn luôn nói với nhau, dặn dò nhau là lúc nào cũng phải “keep calm”, lúc nào cũng phải bình tĩnh, luôn dọn rác.

Cái message họ đứa ra rất thống nhất, rất đồng bộ. Họ chỉ nói là chúng tôi muốn dân chủ, hết rồi. (We just want democracy. That’s it). Với cái message xuyên suốt cuộc biểu tình như vậy làm representative, làm đại diện rất là hay ở chỗ không cần một nhóm người trong ban tổ chức đứng ra đại diện để trả lời báo chí. Hầu như tất cả mọi người đều có thể trả lời báo chí, trả lời press được hết.

Mặc Lâm: Đó là cảnh sát. Còn những thành phần được xem là côn đồ hay những thành phần mà họ gọi là “người dân tự phát” với những hành động nóng giận của họ thì sinh viên phản ứng lại ra sao, Nancy?

Nancy Nguyễn: Ở đây đúng là cũng có những đợt ẩu đả hay là cải vã nhưng không phải là giữa những người to tiếng với nhau mà chủ yếu là bởi vì họ rất là phẫn nộ khi mà xảy ra những chuyện như là có lời qua tiếng lại giữa hai bên: protest và anti-protest. Cảnh sát giãn ra và bảo vệ những người anti-protest rời khỏi hiện trường một cách an toàn mặc dù những người trong nhóm này có những hành động trái pháp luật. Họ vẫn được cảnh sát bảo vệ để đưa ra khỏi hiện trường khiến người dân rất phẫn nộ. Họ giận dữ vô cùng. Họ nói như vậy là không công bằng.

Mặc Lâm: Và hôm nay một số rất lớn sinh viên đã về nhà. Số còn lại thì thái độ cũng như sự chuẩn bị của họ cho ngày mai như thế nào? Có thể họ tiếp tục hay sao?

Nancy Nguyễn: Thật ra hiện tại ở đây số lượng sinh viên rất là đông. Đông đến mức mình không ngờ tới. Họ đứng chật hết một ngã tư đường. Nói chuyện với một bạn sinh viên hỏi về vấn đề các bạn có nhất định ở lại đây cho tới ngày cuối cùng hay không thì họ nói là chúng tôi sẽ ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ mới thôi. Họ sẽ không dời đi, không bỏ cuộc.

Mặc Lâm: Theo Nancy thì tình hình này có thể còn kéo dài được nữa hay không hay chỉ trong vòng một thời gian ngắn nữa thì sự mệt mỏi của sinh viên sẽ làm cho phong trào xẹp xuống và đâu lại vào đấy. Nancy có nghĩ là họ sẽ tiếp tục lâu dài không? 
 
Nancy Nguyễn: Ngay ngày hôm nay, chính quyền đã chính thức trả lời trên báo chí là đồng ý ngồi lại, bàn thảo với sinh viên (có conversation với sinh viên) trong thời gian rất ngắn tức là vào cuối tuần này. Thành ra không biết cuộc thương lượng (agreement) của họ sẽ ra sao. Nếu cuộc thương lượng này có sự nhượng bộ thì tuyệt vời nhất. Nếu không thì có thể họ sẽ bám trụ lại.

Khi được hỏi nếu mà như vậy các bạn sẽ bám trụ cho đến bao giờ thì họ luôn luôn trả lời rằng chúng tôi sẽ bám trụ lại ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ. Nancy có hỏi chừng mười mấy người thì họ đều trả lời như vậy hết.

Thậm chí ngay trong đêm có biểu tình, có tin là sẽ có đàn áp tức là đêm Chủ Nhật vừa rồi thì chính Nancy ở ngay chỗ quảng trường mà họ phát cho mình một tờ giấy. Trên tờ giấy đó có đề là “Nếu như bạn bỏ đi ngày hôm nay, vào lúc này, bạn sẽ trở thành nô lệ mãi mãi.” Có nghĩa là họ không có ý định rút lui.

Nhưng điều mà họ lo sợ nhất đó là tình trạng này kéo dài thì họ sẽ không thể tranh thủ được mối quan tâm của truyền thông quốc tế nữa. Nhất là trong thời gian sắp tới đây có thể có những phái đoàn báo chí quốc tế như CNN, BBC... họ bắt đầu đưa phóng viên trở về nước. Như vậy vấn đề HongKong không còn được quan tâm nhiều như trước. Đó là điều họ lo sợ nhất chứ không phải họ lo từ từ bị mất lửa và sẽ không có tiếp tục tham gia.

Mặc Lâm: Chúc Nancy vui và tiếp tục theo dõi để đưa những tin nóng sốt nhất cho người Việt trên toàn thế giới. Một lần nữa cảm ơn Nancy rất  nhiều.

Nancy Nguyễn: Cảm ơn chú Mặc Lâm.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-10-08 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét