Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Đà Nẵng bắt đầu đấu tố ông Nguyễn Bá Thanh?

Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

media 
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.hoangsa.org

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng ( Yongxing ), thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một đảo mà Việt Nam lẫn Đài Loan đều khẳng định chủ quyền.
Trong bản tin phát đi vào tối hôm qua 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo nói trên mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể đậu lại, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”.
Đảo Phú Lâm tuy là một đảo nhỏ chỉ có diện tích 2 km2, nhưng đã trở thành như một tiền đồn biểu tượng cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vào năm 2012, chính phủ Bắc Kinh loan báo đặt một đơn vị quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm, làm thay đổi nguyên trạng của đảo đang tranh chấp này. Vào năm đó, Trung Quốc cũng đã thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm. Thành phố này được xem như là trung tâm hành chính của cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm chắc chắn sẽ gặp phản ứng mạnh từ các nước đang giành chủ quyền trên đảo này, đặc biệt là Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa, do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ vào năm 1974.
Tháng 5 vừa qua, Bắc Kinh đã đặt một giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa và đã bị Hà Nội phản đối kịch liệt. Hành động này đã gây khủng hoảng trong quan hệ Việt-Trung và nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam đã dẫn đến bạo động.
Thanh Phương
(Thanh Phương)

David Brown: "Chưa rõ Mỹ bán Orion P-3 cho Việt Nam có võ khí không"

LTS: Tin Hoa Kỳ quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được dư luận cho là bước đi quan trọng đầu tiên thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn của hai nước, và sẽ khiến Việt Nam có thêm khả năng phòng vệ ở Biển Đông. Ông David Brown, một chuyên gia về tình hình Việt Nam chia sẻ đánh giá của ông về quyết định này, qua cuộc phỏng vấn với nhật báo Người Việt. do phóng viên Nam Phương thực hiện. 

Ông David Brown
Nam Phương (NV): Ngoại trưởng John Kerry loan báo hôm 1/10/2014 rằng Hoa Kỳ từ nay gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Một phần chi tiết về lời loan báo vừa kể được phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Jen Psaki, nói trong buổi họp báo cùng ngày là phía Hoa Kỳ “thực hiện những bước đi nhằm cho phép chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai”. Ông có nghĩ rằng các trở ngại cho phép xuất cảng võ khí sát thương cho Việt Nam đã được gỡ bỏ hay sự xuất cảng vẫn còn phải tùy thuộc một số điều kiện?
David Brown: Đối với Hoa Kỳ, sự thay đổi chính sách này quan trọng và được cân nhắc khéo léo. Nó cho phép Hoa Thịnh Đốn hậu thuẫn Hà Nội hiệu quả trong khi tránh được nguy cơ đụng độ trực tiếp giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi giới hạn các thứ sẽ cung cấp thuộc “các loại trang bị quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải,” Hoa Kỳ duy trì sự khuyến khích Việt Nam cần thi hành một chính sách cởi mở hơn đối với các người bất đồng chính kiến ở trong nước.
NV: Hà Nội sẽ được mua các máy bay tuần tra biển Orion P-3 với võ khí sát thương? Hay không bán kèm theo võ khí? Bà Psaki nói trong cuộc họp báo rằng “Còn nhiều việc cần phải thực hiện (để Việt Nam có thể mua) chẳng hạn như về nhân quyền”, có nghĩa là việc bán Orion P-3 tùy thuộc điều kiện vừa kể?
David Brown: Điều đó hiện chưa thấy gì rõ rệt. Nó cũng có thể tùy thuộc hành động của Hà Nội nhằm giải tỏa các quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền. Tôi tin rằng trong các cuộc thảo luận riêng tư, phía Hoa Kỳ đã thúc Việt Nam  nên hạn chế phạm vi các hoạt động họ coi là “tội”. Hiện nay, luật lệ (VN) cho phép nhà cầm quyền bắt giam và truy tố về những “tội” mơ hồ như “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” và “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Cải cách cách nhìn tổng thể của chế độ về các quyền tự do chính trị căn bản sẽ tác động mạnh đến khuynh hướng của người Mỹ về Việt Nam hơn là thả sớm một vài người tù sắp mãn án.
NV: Gần đây, CSVN thả sớm 4 tù nhân chính trị, hầu hết đều rất già yếu và cũng gần mãn hạn (án 15 năm đến 20 năm tù) thay vì trả tự do cho những người tù chính trị nổi tiếng mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng rất nhiều lần yêu cầu Hà Nội thả ra như LM Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân v.v... Ông có nghĩ rằng các điều kiện bán võ khí cột với chuyện thả tù này? Hay Hoa Thịnh Đốn đã thỏa mãn với những gì Hà Nội đã làm?
David Brown: Tôi lập lại điều đã nói ở trên, tức là thay đổi cách nhận định tổng thể của chế độ về các quyền tự do chính trị căn bản sẽ có tác động lớn đối với việc đánh giá của Hoa Kỳ về Việt Nam hơn là thả sớm một số tù chính trị.
NV: Một số người cho rằng quyết định gỡ bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam nhiều phần liên quan đến chủ trương của Hoa Kỳ muốn Việt Nam tham gia vào kế hoạch thúc đẩy Bắc Kinh đừng có quá tham lam ở Biển Đông, hơn là vấn đề nhân quyền. Nhận định của ông thế nào? Nếu Hà Nội nhận được Orion P-3 và một số trang bị có giá trị lớn khác như radar, tàu chiến trong khi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, ông thấy sao?
David Brown: Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn bất đồng ý kiến về một số vấn đề, phần chính yếu liên quan đến các quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam. Nhưng họ nhìn nhận có cùng một số lợi ích chung. Quan hệ mậu dịch chặt chẽ hơn là một trong những thí dụ. Ngăn cản Trung Quốc đừng theo đuổi chủ trương gây hấn bất chấp luật lệ quốc tế là một thí dụ khác.
NV: Liệu việc Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam có làm cho Bắc Kinh tức giận?
David Brown: Bắc Kinh biết Hà Nội có quyền mua võ khí mà họ cần mua để tự vệ cho nên họ cũng có thể không phản đối mạnh mẽ khi Việt Nam quyết định mua các máy bay tuần tra biển của Hoa Kỳ. Họ có thể bực mình nhiều hơn về quyết định của Hoa Kỳ hàm ngụ theo đó. Tức là có sự hợp tác sâu hơn, đặc biệt như huấn luyện và có lẽ cả những cuộc tập trận chung. Chúng ta chỉ có thể hỏi rằng liệu các lãnh tụ Trung Quốc có hiểu rằng chiến thuật của họ đối với Việt Nam từ năm 2009 đến nay đã thúc đẩy Việt Nam thiết lập các quan hệ quân sự gần gũi hơn với Hoa Kỳ hay không.
NV: Cảm ơn ông David Brown rất nhiều.
-------------------
*** Ông David Brown là một nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 35 năm kinh nghiệm, từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau đó, ông phục vụ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại những quốc gia Á Châu khác. Ông về hưu năm 1997 và nay là một chuyên gia về Đông Á và năng lượng quốc tế.

Ông David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường trong nửa cuối của thập niên trước, và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình biển Đông và về vấn đề thời sự ở Việt Nam trên nhiều tờ báo như Foreign Affairs, Asia Times, Asia Sentinel, Yale Global, East Asia Forum, China Economic Quarterly và blog BS.
(Người Việt)

Khai Phùng - Cách mạng đầu lâu nhựa...?

Người ta bảo: Biểu tình ở Hồng công rồi bao giờ sẽ lan sang Việt Nam?

Tôi có thể khẳng định: Ít nhất 30 năm nữa ở Việt Nam cũng chưa thể có!

 Muốn biểu tình, muốn có cam, lài, nhung, lụa thì phải có xung đột về quyền lợi.

- Việc đô thị hóa dẫn tới tranh chấp giữa doanh nghiệp, nhà nước với một bộ phận nhỏ người dân nằm trong khu vực liên quan chỉ là thiểu số nhỏ. Dân oan mất đất chỗ này chỗ kia chỉ là thiểu số quá nhỏ, chẳng đại diện cho bộ phận nào của Việt Nam.

- Thanh thiếu niên hầu hết chẳng ai quan tâm tới chính trị chính em. Học xong có công ăn việc làm, thu nhập ổn định rồi cưới vợ cưới chồng là mục tiêu của giới trẻ. Xung đột về quyền lợi xảy ra khi họ không có chỗ nào để học, không có tiền để học hoặc học xong mà không kiếm nổi bất cứ việc gì để nuôi sống bản thân. Thiểu số thất nghiệp trong thời gian ngắn hoặc phải chuyển nghề là điều bình thường ở bất cứ đất nước nào nên nó không phải là nguyên nhân dẫn tới sự bất mãn trong thanh thiếu niên.

- Nông thôn Việt Nam, đặc biệt những vùng sâu vùng xa như quê tôi là một ví dụ. Bạn có thể xem qua những hình ảnh tôi gửi lên sẽ thấy người dân còn vô cùng lam lũ, vất vả. Nhưng máy giặt, tủ lạnh hay TV ở quê tôi không phải là thứ quá xa xỉ mà rất nhiều nhà có. Điện, đường, trường trạm đã làm thay đổi bộ mặt quê hương tôi qua rất nhiều góc cạnh và phần đa các vùng nông thôn khác cũng không ngoại lệ. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho nông thôn trong những năm qua, giúp cho người dân có điều kiện sống tốt hơn.

- Công nhân có đời sống khổ, thu nhập thấp nhưng nhiều người họ tự nguyện làm như vậy. Họ chấp nhận thu nhập 2-3 triệu mỗi tháng cũng được, còn hơn ở quê làm ruộng cả vụ bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để được vài tấn lúa là nhiều, bán đi cũng chỉ được 7 triệu mỗi tấn, bằng hai tháng lương chị em đi làm oshin. Trong khi năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp VN còn rất kém, hàng hóa VN chưa có thương hiệu trên thế giới thì việc trả đồng lương xứng đáng với sức lao động bỏ ra của người làm công chắc hẳn còn là một điều rất xa vời.

Xét cho cùng, thiên thời - địa lợi - nhân hòa, cả ba yếu tố đều không thích hợp với những ai có tư tưởng làm cách mạng, lật đổ đảng CS VN trong lúc này.

 
  Karel Phùng
(FB. Khai Phùng)

Kết luận giải quyết tố cáo đối với 4 cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: TL 
Ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: TL
Ngày 8.10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra Thông báo về Kỳ họp thứ 25 và 26 của Ủy ban với nhiều nội dung quan trọng đã được xem xét, quyết định thông qua.
Theo đó, trong các ngày 18, 19.8 và 2, 3.10.2014, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI) đã họp kỳ thứ 25 và 26. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì cuộc họp.
Tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận các nội dung sau:
1. Về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 4 trường hợp cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. 
Nội dung tố cáo tập trung phản ánh về việc: Thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý; vi phạm quy định về giải quyết đơn thư tố cáo; bao che, không xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật và pháp luật; độc đoán, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, lợi dụng danh nghĩa tập thể để áp đặt ý đồ cá nhân; lạm dụng quyền hạn, cố ý chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện không đúng một số chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ; sử dụng kinh phí chưa tiết kiệm; vi phạm các quy định về công tác cán bộ; về quản lý, sử dụng đất đai…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, làm rõ: Có nội dung tố cáo đúng một phần, có nội dung tố cáo có cơ sở, có nội dung chưa có cơ sở hoặc không đúng; có trường hợp người tố cáo và nội dung tố cáo còn mang tính suy diễn cá nhân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, 1 trường hợp không có khuyết điểm, vi phạm; 3 trường hợp có khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm; chỉ đạo xử lý dứt điểm những vấn đề đã kết luận đối với cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo kết quả bằng văn bản với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân:
Đối với Đảng đoàn và đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đảng đoàn có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện Quy chế làm việc, bổ nhiệm cán bộ; đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện Quy chế làm việc của Thường trực Trung ương Hội, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và Luật Thi đua khen thưởng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm; đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kiểm điểm nghiêm túc trước Đảng đoàn và Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Kết quả kiểm điểm báo cáo bằng văn bản với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3. Xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên:
- Đối với đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách do vi phạm quy định của Ngành, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Tây Ninh nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong công tác cán bộ, xử lý cán bộ vi phạm và trong làm kinh tế để cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sỹ...
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư quyết định hình thức kỷ luật khai trừ Đảng đối với đồng chí Nguyễn Tố Tranh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long do vi phạm pháp luật.

4. Kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng:
- Đối với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp, qua kiểm tra nhận thấy: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có nhiều chuyển biến.
Các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng và thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát của cấp mình; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện tương đối toàn diện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả một số cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế; công tác giám sát, quản lý cán bộ chưa chặt chẽ, còn để xảy ra trường hợp cán bộ chủ chốt cấp huyện được điều động về tỉnh, bổ nhiệm rồi mới phát hiện vi phạm, phải xử lý. 
Ủy ban Kiểm tra thực hiện chưa đồng đều các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ kiểm tra tài chính cơ quan tài chính của cấp uỷ cùng cấp; việc chủ động phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm còn ít, chủ yếu qua giải quyết tố cáo nên hạn chế tác dụng ngăn ngừa.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp rút kinh nghiệm về những hạn chế, tồn tại; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.
- Đối với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Việc thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng đoàn, Ban cán sự đảng là vấn đề mới và còn một số vướng mắc, nhưng Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam đã lãnh đạo và chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra trong Cơ quan và hệ thống hội nông dân các cấp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. 
Thời gian tới đề nghị Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục lãnh đạo tổ chức, nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát đầy đủ và toàn diện hơn trong quy chế làm việc để chỉ đạo thực hiện.
5. Xem xét kết quả kiểm tra tài chính đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản cơ bản bảo đảm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo đảm kinh phí hoạt động công tác đảng và cơ sở vật chất, tài sản cố định; tổ chức thực hiện quản lý, thu, chi nguồn Quỹ dự trữ theo quy chế của cấp ủy, góp phần phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa chỉ đạo việc thẩm định phương án tự chủ của các đơn vị để có căn cứ xác định phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành; việc chấp hành chế độ, định mức tại một số đơn vị được kiểm tra còn có khoản chi chưa đúng quy định, hạch toán chưa đúng chế độ kế toán...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng phát huy ưu điểm và chỉ đạo khắc phục những vấn đề tồn tại.
6. Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 2 đảng viên: Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ và cảnh cáo đối với 2 trường hợp do vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
7. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông qua Báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về hướng dẫn công tác nhân sự ủy ban kiểm tra các cấp nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
(Chinhphu.vn)

Đà Nẵng bắt đầu đấu tố ông Nguyễn Bá Thanh?

Đà Nẵng nợ đất tái định cư là do tham vọng của ông Nguyễn Bá Thanh?
Tại hội nghị giám sát của HĐND TP Đà Nẵng sáng 8/10, Trưởng ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến cho rằng “việc nợ đất tái định cư là do trước đây tham vọng của anh Nguyễn Bá Thanh rất lớn!” (!?)
3 năm tốn 63 tỉ đồng trả tiền thuê nhà vì nợ đất tái định cư

Sáng 8/10, hội nghị giám sát UBND TP và các sở, ngành giữa 2 kỳ họp thứ 10 & 11 của HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII đã được khai mạc. 
Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp thứ 10 và 11 của HĐND TP Đà Nẵng ngày 8/10 (Ảnh: HC)

Đúng như dự kiến, ngay từ đầu, hội nghị giám sát đã nóng lên bởi vấn đề nợ đất tái định cư (TĐC). Qua tổng rà soát, từ năm 2011 đến năm 2014 ở Đà Nẵng có 1.389 hộ giải tỏa bàn giao mặt bằng; TP nợ người dân 1.751 lô đất TĐC dai dẳng năm này qua năm khác.

Trong khi đó, tại 76 dự án nằm trong diện kiểm tra đã phát hiện có đến 9.128 lô TĐC đã có đất thực tế, đã có hạ tầng nhưng lại không được đem ra để bố trí cho người dân.

Hậu quả là các hộ bị giải tỏa không có đất làm nhà, phải ở nhà thuê (do chính quyền trả tiền), nhà tạm trong khi đất thì bỏ trống. Chỉ riêng trả tiền thuê nhà trong năm 2014, đại biểu Phan Thúy Linh cho biết, đến thời điểm này TP đã chi tới 18 tỉ đồng tiền thuê nhà cho các hộ bị giải tỏa.

Đại biểu Phan Thị Thúy Linh (Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng) quyết liệt: “Tôi đề nghị UBND TP Đà Nẵng cho biết rõ nguyên nhân và có xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến vấn đề này hay không?”.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng, Nguyễn Đăng Hải cũng nêu rõ, lãnh đạo TP đã chọn năm 2013 là năm bố trí TĐC nhưng thực thi không đến nơi đến chốn, nay qua rà soát thấy đất nền dư rất nhiều nhưng lại để nợ đất quá lâu khiến dân rất hoài nghi.

Trưởng Ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến cho rằng không có chuyện “tiền thuê nhà” như đại biểu Phan Thị Thúy Linh đề cập.

Nghe vậy, ông Trần Thọ lên tiếng: “Tôi định không công bố nhưng anh Tiến nói như thế tôi công bố luôn: Theo báo cáo của Sở Tài chính, năm 2012, TP trả tiền thuê nhà 28 tỉ, năm 2013 là 17 tỉ và năm 2014 đến thời điểm này là 18 tỉ. Giá như các cơ quan tham mưu rà soát kỹ, kịp thời tham mưu cho UBND TP bố trí đất thì dân vừa có đất làm nhà, mà TP cũng bớt chi ngân sách!”.
Đại biểu Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cự chiến binh Đà Nẵng: "Cử tri đề nghị phải xử lý trách nhiệm về việc nợ đất TĐC để dân tin!" (Ảnh: HC)

Do “trước đây tham vọng của ông Nguyễn Bá Thanh rất lớn”?

Kết quả là câu trả lời của Trưởng ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng Đà Nẵng Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phạm Việt Hùng đã được chính ông Trần Thọ nhận xét là “quanh co, lung tung, không thấy trách nhiệm cá nhân, không thấy trách nhiệm của đơn vị mình“.

Có thể thấy tất cả các câu trả lời của các cơ quan chức năng cũng như phát biểu của lãnh đạo UBND TP và HĐND TP đều không đề cập trách nhiệm cụ thể của một cá nhân hay đơn vị nào. Kể cả trách nhiệm của các Ban giải tỏa đền bù, bố trí TĐC cũng không chỉ ra cụ thể Ban nào nợ đất TĐC nhiều, trong khi như ông Phùng Tấn Viết cho biết “với hơn 200 dự án và gần 100.000 hộ dân đã di dời giải tỏa từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay, TP Đà Nẵng đã thành lập 17 Ban giải tỏa đền bù, các công ty giải tỏa đền bù, bố trí TĐC”!

Theo quan sát của PV Infonet, trong khoảng 2 giờ đồng hồ giám sát nội dung này của chương trình kỳ họp sáng 8/10, chỉ có một cái tên cụ thể duy nhất được nêu lên bởi ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù số 1. Đó là tên ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, hiện là Trưởng Ban Nội chính TƯ.

Ông Nguyễn Văn Tiến nói: “Thực tế ra việc nợ đất TĐC trong quá trình chúng ta thực hiện từ trước đến nay như các đại biểu đã biết trước đây tham vọng của anh Nguyễn Bá Thanh rất là lớn, muốn quy hoạch phát triển TP Đà Nẵng toàn diện lên nên toàn bộ các địa bàn của TP đã được phê duyệt hết, cân đối quỹ đất và bố trí TĐC. Tuy nhiên tình hình chung trên toàn thế giới chứ không phải riêng Đà Nẵng, sau khi thị trường bất động sản đứng lại, nguồn chi phí có hạn nên việc tiếp tục triển khai các dự án có chậm lại”.
Trưởng Ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến: "Nợ đất TĐC là do trước đây tham vọng của anh Nguyễn Bá Thanh rất là lớn!" (Ảnh: HC)

Đáng ngạc nhiên là không thấy các vị chủ trì hay bất cứ đại biểu nào tham dự hội nghị giám sát sáng 8/10 bình luận gì về một ý kiến như vậy được nêu ra không chỉ giữa hội nghị mà còn trước toàn thể cử tri Đà Nẵng (và nhiều nơi khác) thông qua truyền hình trực tiếp, ngoại trừ lời nhắc nhở của ông Trần Thọ: “Nói Đà Nẵng thôi chứ đừng nói quốc tế. Trong nước đây cũng chưa rõ, khu vực cũng chưa xong chứ đừng nói quốc tế!”.

Trong giờ giải lao, khi nghe PV nhắc lại phát biểu của Trưởng Ban Giải tỏa đền bù số 1 Nguyễn Văn Tiến thì cả Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến lẫn Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an Đà Nẵng đều nói ngay: “Nói như thế là bậy!”. Các vị này cho rằng, ông Nguyễn Bá Thanh làm là đáp ứng nhu cầu của dân và yêu cầu phát triển của TP chứ không phải là làm theo ý thích cá nhân.

Trách nhiệm nợ đất TĐC thuộc về ai?

"Trước hết là lãnh đạo TP. Lãnh đạo TP gồm có tôi, anh Võ Công Trí (Phó Bí thư Thường trực Thành ủy), anh Nguyễn Xuân Anh (Phó Bí thư), anh Văn Hữu Chiến (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP). Trước hết là người đứng đầu, là Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Hôm nay tôi tự nhận trước nhân dân, trước HĐND TP, mặc dù tôi mới làm đây thôi nhưng tôi nhận trách nhiệm việc này.

Về phía HĐND TP thì người đứng đầu giám sát chậm hoặc không theo dõi, không kiểm tra, không đôn đốc. Tất nhiên không phải bây giờ mà lưu cữu từ năm 2011 trở về trước cho đến bây giờ chứ không phải năm nay đâu. Năm nào cũng nói đền bù giải tỏa, bố trí TĐC nhưng năm nào cũng nợ. Ủy ban thì anh Chiến đã phân công cụ thể các Phó Chủ tịch phụ trách các quận nhưng không thấy đề xuất, không thấy phát hiện, không có xử lý.

Còn trách nhiệm chính là các cơ quan tham mưu, là Ban quản lý dự án. Anh là người được TP giao trách nhiệm nắm quỹ đất, đề xuất việc bố trí đất cho dân. Hơn ai hết, anh là người sát nhất. Tiếp đó là các Sở quản lý nhà nước.

Sở Xây dựng không nắm được một cách đầy đủ, căn kẽ về nhu cấu đất TĐC và khả năng cân đối. Không biết thừa bao nhiêu, thiếu bao nhiêu, ở đâu. Sở KH-ĐT cũng không nắm một cách chặt chẽ, dẫn đến cân đối vốn xây dựng cơ bản, cân đối vốn xây dựng khu TĐC mới không chính xác".

(Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng)
HẢI CHÂU 
(Infonet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét