Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Việt Nam giữa liên minh Nga-Trung

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

-Việt Nam giữa liên minh Nga-Trung

BBC
LS Vũ Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn
viết cho BBC từ Canada

Nga và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận khí đốt khổng lồ
Chưa kịp vuốt giận Bắc Kinh sau khi toan ‘tư tình’ với Mỹ, Việt Nam giờ đã phải đứng trước tình huống mới khi Nga và Trung Quốc đưa nhau đi ‘hưởng tuần trăng mật’.

Trục liên minh Trung-Nga

Để chữa cháy cuộc bao vây của Tây Phương sau hành động ngang ngược của mình ở Ukraine, Nga quay sang dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc.
Thế giới hiện đang chứng kiến hai nước một thời là cộng sản anh em, đang dồn dập gia tăng các liên kết kỷ lục. Tháng Năm vừa qua là một mùa trăng mật của cặp tái hôn Trung-Nga.
Về kinh tế: hai nước vừa ký với nhau một thoả thuận được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp khí đốt thiên nhiên trị giá 400 tỉ, kéo dài trong 30 năm; về quân sự: lực lượng hải quân hai nước phối hợp tổ chứccác cuộc tập trận trên diện rộng ở biển Hoa Đông, gửi một thông điệp trực tiếp, mang tính đe dọa đến Nhật, đồng minh khu vực của Mỹ.
Và, cũng không thể không kể đến những nỗ lực hợp tác trên không, trên biển và trên mặt trận chiến tranh không gian mạng giữa Nga và Trung Quốc trong thời gian qua trong mục tiêu “thu hẹp khoảng cách công nghệ” với Mỹ như nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông nói về liên minh Nga Trung trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước.
Rõ ràng, liên minh Nga-Trung đã bắt đầu chuyển dịch rõ nét sau sự kiện ở Ukraine cùng với thái độ căng thẳng bất ngờ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với Trung Quốc trong chuyến đi châu Á vào tháng Tư vừa qua.
Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực.
Tất cả đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga dù không tin, thậm chí không ưa nhau trong lịch sử phải bắt đầu cùng oán ghét Mỹ hơn bao giờ. Lý do của Nga là hiển nhiên ở Ukraine. Còn Trung Quốc, tình cảm lạnh nhạt đã bùng nổ thành cơn giận tràn ly khi Washington thổi bùng các vụ tình báo mạng và tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Kết quả là Bắc Kinh và Moscow chưa bao giờ gần nhau hơn như bây giờ trong nửa thế kỷ qua, và ‘cuộc trăng mật ấy’ đang gây đau đầu cho cả Mỹ và Việt Nam.

Việt Nam: Khiêu vũ giữa bầy sói

Mối căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á trong các tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải, với các nước láng giềng đặc biệt với Việt Nam hiện là cơ hội để Nga chứng minh với Trung Quốc về khả năng hoà giải, vai trò trung gian cân bằng chiến lược nhằm tiến đến một quan hệ đối tác lớn hơn.
Và chính cuộc khủng hoảng hiện nay của Nga ở Ukraine và của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn đồng thời sẽ khiến các nước láng giềng của họ ở châu Âu và châu Á phải tăng cường khả năng quân sự của mình và tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Đáng tiếc thay, trong cuộc chạy đua để mưu tìm an toàn ấy, Hà Nội lại ở vào hoàn cảnh éo le nhất so với các nước Đông Nam Á khác đã từng hoặc đang là đồng minh của Hoa Kỳ.
Với Việt Nam, thật là mỉa mai khi mối quan hệ Nga-Việt, được xây dựng trong thời chiến tranh lạnh để đối trọng với Trung Quốc, giờ đây lại được sử dụng để giúp Bắc Kinh trong một quan hệ phức tạp.

Chính phủ Việt Nam đang đứng trước lựa chọn không dễ̉ dàng
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện rộng, Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực. Dù Moscow và Bắc Kinh vẫn có bất hoà vì lợi ích của Nga ở Biển Đông, nhưng chắc chắn hai chính phủ này sẽ có cách giải quyết sự khác biệt của họ vì quyền lợi chung trong việc phản đối Mỹ tiến vào sân sau của mình.
Trong hoàn cảnh đó, mối liên minh Nga-Trung sẽ là trở ngại cho nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đối đầu với hiếp đáp từ Bắc Kinh, bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ, Hà Nội đã củng cố khả năng phòng thủ bằng vũ khí của Nga. Chỉ riêng trong năm qua, Việt Nam đã chi 714 triệu Mỹ kim trang bị quân sự từ Nga. Dù là cuộc chạy đua trang bị có giá trị về chính trị nhiều hơn, giúp mang lại an tâm phần nào trong so sánh lực lượng với Trung Quốc và xoa dịu những nghi ngại có thể bùng nổ bất cứ lúc nào của tình ái quốc từ người dân đối với Hà Nội, ý nghĩa ấy cũng đang kém đi rất nhiều.
Có lẽ ngay trong tình hình này, Mỹ là lối thoát cho Việt Nam với Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp giải quyết bế tắc về kinh tế và việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương giúp củng cố an ninh quốc phòng chống lại Trung Quốc. Nhưng chính ở đây mà ta sẽ nhìn thấy: Hà Nội sẽ tiếp tục phải ‘khiêu vũ giữa bầy sói’ để bảo vệ quyền lực của mình.
Trừ khi, thực tế chính trị có thể khác nếu Mỹ thấy mình không còn nhiều lựa chọn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi nhu cầu phát triển Việt Nam thành một đối tác chiến lược để thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong khu vực có thể lớn hơn nhu cầu cải thiện nhân quyền (đừng quên rằng nước Mỹ từng ủng hộ một số chế độ độc tài tai tiếng nhất trong quá khứ).
Chỉ hy vọng rằng lựa chọn bi thảm ấy sẽ không xảy ra.

Tổ quốc hay quyền lực?

Nền móng cho quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt chắc chắn đã hiện hữu. Hai nước đã ký kết hợp tác toàn diện, chi tiết đến từng lãnh vực mà Mỹ và Việt Nam cùng hợp tác, bao gồm các lĩnh vực như xây dựng năng lực hàng hải, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những thách thức về môi trường, cũng như giáo dục và thúc đẩy nhân quyền. Một số nỗ lực còn được Mỹ thực hiện để giúp Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vẫn còn không thể tháo gỡ vì thành tích nhân quyền quá kém của Hà Nội. Từng là một người ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCaincũng như ứng cử viên chức vụ Đại sứ tại Việt NamTed Osius từng tuyên bố rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí có thể được thực hiện nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào các cải thiện nhân quyền và đối xử với tù chính trị từ phía Hà Nội.
Về kinh tế, Việt Nam đang cần cánh cửa TPP hơn bao giờ để giải quyết thị trường. Về an ninh lãnh thổ và tính chính danh của chế độ, vụ giàn khoan là bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ lén lút, thua thiệt của Hà Nội với Bắc Kinh. Giờ đây, trong cuộc chuyển dịch mới của liên minh Nga Trung, Hà Nội lại tiếp tục xoay sở trên sợi dây xiếc căng thẳng giữa các quyền lực lớn đan chéo. Chọn lựa nào của Hà Nội cũng sẽ phải trả lời câu hỏi cơ bản: Tổ quốc hay quyền lực cai trị ?
Có một nỗi oán hận không nguôi, tình ái quốc đặc thù có tính lịch sử của người Việt đối với người Trung Quốc phương Bắc. Đó là tình cảm có thật đã khắc chạm bằng xương máu của người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và đó là quả bom nổ chậm cảnh báo chính quyền Hà Nội trong mỗi quyết định chọn lựa giữa Tổ quốc và quyền lực.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của các tác giả, ý kiến đóng góp xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.

-“Chúng tôi muốn biết tội ác của cải cách ruộng đất”

Kính Hòa, phóng viên RFA

xuandienhannom.jpg
Bà con dân oan Dương Nội biểu tình trước Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội sáng 11/9/2014 Photo courtesy of xuandienhannom.blogspot.com
Không hẹn mà gặp, giữa mùa Trung Thu, tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh xuất hiện và gây xôn xao dư luận. Xin lấy ý của nhà báo Đoan Trang đặt cho phần đầu mục điểm blog kỳ này
Trung thu đốt Đèn Cù

Một trong những người đầu tiên điểm cuốn sách, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết rằng hình ảnh của chiếc đèn cù chính là hình ảnh xã hội chính trị Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua với bao nhiêu voi, người, ngựa,… bằng giấy chạy tít mù, chạy vòng quanh.
Với vị trí hiếm có của một người cầm bút đứng rất gần các nhân vật cộng sản Việt Nam hơn 50 mươi năm qua, nhà văn Trần Đĩnh đã mang ra ánh sáng những chân dung đời thực những người cộng sản Việt Nam, cũng như những toan tính chính trị và quyền lực đằng sau những cuộc cách mạng và kháng chiến.
Đi theo những dòng hồi ức của Trần Đĩnh, Dương Hoài Linh viết bài Đèn Cù và Hồng Kong. Tác giả kết nối những bi thương trong lịch sử Việt Nam mà Trần Đĩnh đang kể với hàng triệu người Việt Nam với những đe dọa từ Bắc Kinh cho nền dân chủ mà người dân ở Hồng Kông, nơi cũng có Tết Trung thu và đèn cù, đang phải đối diện.
Trong bài viết đó tác giả nói về một sự giải thiêng cần thiết cho Việt Nam:
Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ?
– Blogger Ngô Minh
Đèn Cù đã đáp ứng những thông tin về một sự giải thiêng. Khi trước đó vẫn còn những đoàn người rồng rắn vào viếng lăng cụ Hồ, viếng mộ cụ Giáp. Đèn Cù đã đưa ra những chi tiết xác thực, có sức thuyết phục hơn về những gì trước đây chỉ là các giai thoại truyền miệng trong dân. Đèn Cù cũng cung cấp cho lớp hậu sinh sau này một cái nhìn trực diện vào “thần tượng” sau khi bóc đi lớp hào quang giả tạo, đưa họ trở về đúng với cái bản chất vốn có của nó.
Còn cây bút Phan Tấn Hải viết trên blog của mình:
Trần Đĩnh đã cầm bút lên để viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.
Trong sự trôi nổi đó với lịch sử dân tộc, có độc giả nhận thấy rằng những câu chuyện mà Trần Đĩnh kể lại làm cho lịch sử Việt Nam được công bằng hơn, và người đọc cũng hiểu được nguyên nhân của những hành động phi nhân tính diễn ra trong cuộc đấu tranh giai cấp của những người cộng sản. Độc giả Trần Giao Thủy nói:
Tất cả những chuyện nho nhỏ như vậy mình đọc thì mình sẽ thấy suốt trong quyển sách của Trần Đĩnh, những oral histories (câu chuyện) phần nào làm cho lịch sử cận đại Việt Nam được công bằng hơn một chút.
Ông Hồ ông ấy nhắc nhà to là nước, nhà nhỏ là gia đình riêng, đó là cái cách người cộng sản họ dùng chủ nghĩa dân tộc như thế. Vì có sự tuyên truyền như vậy của những người cộng sản nên mới có chuyện ông Châu Văn Viên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất ở Nghệ Tĩnh đấu tố mẹ mình.”
Suy nghĩ của ông Trần Giao Thủy cũng là ý nghĩ của blogger Ngô Minh:
Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ?
Và cuộc cải cách ruộng đất, mà người cộng sản hay mô tả là long trời lỡ đất chính là quan tâm của rất nhiều người khi đọc Trần Đĩnh. Trớ trêu thay, ngay sau khi quyển sách ra đời, nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất tại Hà Nội.
Cải cách ruộng đất
tuoitre.vn-400.jpg
Công chúng đến xem triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội như một liều xúc tác làm bùng lên những bài viết trên blog trong không gian Việt ngữ toàn thế giới. Blogger Hiệu Minh viết Vài câu chuyện về cải cách ruộng đất:
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Cùng mảnh ruộng, người biết làm ăn, tính toán thì có của ăn của để. Nhưng người không biết phải chịu đói khát, đành đi làm thuê. Nhưng sau cách mạng, người giỏi hơn thành địa chủ, người kém hơn lên làm chủ, và kết quả thế nào, chẳng cần bàn cãi.
Hàng triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Nhiều người thành đạt nơi xứ người nhưng không thể đóng góp cho quê hương vì nhiều lẽ mà trong đó dư chấn của Cải cách ruộng đất mà họ cho là một trong những điều mất mát lớn.
Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia, đau đớn kéo dài hàng thế kỷ.
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.
– Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Và trong phần cuối bài viết Hiệu Minh nhìn cuộc triễn lãm này như là một dấu hiệu rằng xã hội đã cởi mở và có được quyền nói về những chuyện trong quá khứ.
Nhưng có những blogger khác không chia sẻ sự lạc quan của Hiệu Minh.
Mai Tú Ân viết bài  “Một nửa sự thật không phải là sự thật”:
Với những gì ta thấy trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng đất, thì đó chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng khổng lồ của tội ác, của đại thất nhân tâm… mà với những gì hé mở trong thế giấu diếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng nghĩa, thậm chí đây chỉ là phần bao biện, che giấu và giả dối…
Tác giả Mê Linh viết:
Nghe nói có triển lãm về cải cách ruộng đất, mình hăm hở đi xem, hí hửng tưởng đảng CS đã dám nhận trước nhân dân tội ác diệt chủng và cướp bóc của mình. Không ngờ lại một trò dối trá trắng trợn khi họ chỉ trưng lên những “bằng chứng” giả từ thời đó để một lần nữa kết tội những nạn nhân của họ, lấp liếm đi tội ác của mình, tiếp tục kể công với dân, và lừa mị thế hệ tương lai.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh đã thực hiện một phóng sự về buổi triển lãm, anh viết:
Có thể nói, những hiện vật trưng bày trong cái gọi là Triển lãm này là một mô hình đấu tố mới, nhằm lấp liếm, bào chữa cho những tội ác đối với ngay cả những đồng bào của mình, đối với những người có đầu óc và tri thức làm giàu cho quê hương đất nước. Bỗng dưng một ngày đẹp trời họ được hưởng nhờ thành quả Mác – Lenin xếp họ vào “giai cấp bóc lột”. Và họ bị cướp đoạt, bị tra tấn, bị bắn, bị giết và “CCRĐ hoàn thành thắng lợi”.
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.
Một điều mà Nguyễn Hữu Vinh cảm thấy khó hiểu là ngay chính những nạn nhân trong sự kiện cải cách ruộng đất thảm khốc ấy vẫn cho rằng họ chịu ơn những người gây ra thảm cảnh. Nguyễn Hữu Vinh kết luận rằng đảng cộng sản đã hoàn tất một công việc ngoạn mục.
Họ vẫn luôn coi “bác Hồ” và đảng vô tội. Đó mới là thành công, mới là ngoạn mục.
Trang blog Dân làm báo không nói về một Cuộc đấu tố mới như Nguyễn Hữu Vinh, nhưng lại so sánh với cuộc diệt chủng mà Đức quốc xã thực hiện trong thế chiến thứ hai:
Thế giới ngày hôm nay chắc chắn sẽ ngạc nhiên đến sửng sốt, khinh bỉ và phẫn nộ nếu một người Đức nào đó tổ chức một cuộc triển lãm về “những thành tựu của Hitler và Đức Quốc Xã trong việc ‘cải cách’ 6 triệu người dân Do Thái trong lò hơi ngạt”.
Một blogger khác lại có một cái nhìn khá thú vị về cuộc triễn lãm này.
JV Loveart viết:
Cuộc triển lãm “Thành Tựu Cải Cách Ruộng Đất” mang rất nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc nhé cô bác :
– Là một lời tự bào chữa vô cùng hài hước.
– Là một
lần tự đấu tố rất vụng về.
- Là một sự ủng hộ đối với phong trào Chúng Tôi Muốn Biết của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam .
- Là một màn quảng cáo ấn tượng cho sách truyện Đèn Cù .
Chúng tôi muốn biết
Trở lại với tác phẩm Đèn Cù, nhà báo Đoan Trang viết:
worldpress-400.jpg
Một số bạn trẻ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ được post lên mạng xã hội hôm 02/9/2014.
Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe nhiều quá rồi.
Đòi hỏi của nhà báo Đoan Trang trong tư cách một công dân cũng chính là đòi hỏi của một nhóm công dân trẻ cách đây vài tuần đã dấy lên phong trào Chúng tôi muốn biết. Một trong những người chủ trương phong trào này là chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay blogger Mẹ Nấm nói rằng:
Chiến dịch Chúng tôi muốn biết có một mục tiêu cụ thể là muốn nhà nước công bố những mảng tối thông tin. Và quan trọng hơn là nó sẽ thúc đẩy người dân bước ra khỏi bóng đen sợ hãi của chính mình để đòi cái quyền được biết. Thông điệp chúng tôi muốn biết nó rất là ngắn nhưng nó đòi hỏi người tham gia phải hiểu cái gì mình muốn. Vì được biết còn là trách nhiệm nữa, khi biết thì mình sẽ có những hành động đúng đắn hơn.
Trong thời điểm hiện tại với sự xuất hiện quyển Đèn cù của nhà văn Trần Đĩnh và cuộc triễn lãm Cải cách ruộng đất, cho thấy rằng ở cái thời đại này người ta không thể giấu những sai lầm trong quá khứ nữa. Mà cải cách ruộng đất không chỉ là sai lầm mà còn là tội ác có thể xếp ngang với tội ác diệt chủng.
Có thể là một sự trùng hợp, nhưng từ phong trào chúng tôi muốn biết đến các sự việc đang diễn ra thì cho thấy rằng khi mình đòi cái quyền được biết của mình, thì bằng cách nào đó sẽ có những sự thật được phơi bày.
Khi chúng tôi kết thúc bài điểm blog này, thì tin từ các blogger cho biết những nông dân bị mất đất ở Dương nội kéo về Hà nội để xem cuộc triễn lãm Cải cách ruộng đất, thì nhà chức trách bảo rằng triễn lãm phải đóng cửa để bảo trì.

-Nhân chứng những giây phút cuối người Mỹ rút khỏi Việt Nam

RFA

Nguyễn Sơn Tùng- Australia
marines-protect-dao-1975
Thuỷ quân lục chiến Mỹ bố trí bảo vệ cơ quan DAO trong phi trường TSN, 28 tháng tư, 1975 -Courtesy of chinhhoiuc.blogspot.com
Tôi là một trong số người may mắn được chứng kiến tận mắt những giây phút cuối cuộc rút lui của người Mỹ khỏi Việt Nam xảy ra tại phi trường Tân Sơn Nhất đêm 29 tháng 4 năm 1975.

Suốt thời gian cuối tháng Tư năm 1975 rộ tin đồn bộ đội Bắc Việt thực hiện những hành động ác độc như rút móng tay phụ nữ, hành quyết dân di cư 1954…vì thế tôi muốn trốn thoát khỏi Việt Nam.
Sau hai chuyến cố gắng di tản thất bại bằng hàng không, tôi vô cùng lo lắng. Hằng ngày tôi  mở máy thu thanh (radio) nghe tin tức và thường bất chợt nghe được những cuộc đàm thoại của người Việt ở nước ngoài thúc giục họ hàng trong nước mau chạy khỏi Việt Nam.
Tôi càng sốt ruột.
Đa số bạn bè tôi đã ra Vũng Tầu từ tháng trước, mướn thuyền nằm chờ sẵn để tháo chạy khi bộ đội Bắc Việt chiếm được Mièn Nam. Đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao khi đó tôi không hề nghĩ đến việc bỏ nước bằng đường biển trong khi hoàn cảnh rất thuận lợi vì tôi độc thân và nhiều bạn tôi có thuyền. Phải chăng đó chính là ĐỊNH MỆNH.
Sáng sớm ngày 29 tháng 4 tôi dùng xe đạp chạy vào sân bay Tân Sơn Nhất. Lính gác khuyên tôi không nên vào vì sân bay đang bị Việt Cộng pháo kích. Nhưng tôi cứ đi bất chấp lời cảnh báo.
Thủy quân lục chiến Mỹ đã tạo một khu vực cô lập dành cho cuộc di tản khẩn cấp. Anh nào cũng có điệu bộ nghiêm trọng, mặt lạnh như tiền.
Tôi nói với một anh canh gác lối vào :
-  Tôi là cựu nhân viên Mỹ. Làm ơn cho tôi vào.
Anh ta hỏi :
-  Thẻ chứng minh ?
Tôi không thể xuất trình thẻ Đại sứ quán Mỹ cấp cho tôi là thư ký hành chánh của Cơ Quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) vì phải trả lại khi tôi xin thôi việc năm 1966.
Bất ngờ một chiếc trực thăng UH1 đáp xuống sát gần. Tôi liền quăng xe đạp và nhảy lên máy bay cùng với khoảng hai chục sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Đây là chiếc trực thăng dân sự của AIR AMERICA do một phi công Việt Nam lái. Chắc anh phi công này thấy nó bị bỏ trong sân bay. Máy bay cất cánh, nhưng không may, chong chóng lái đụng nhằm một đống đá và bị gẫy nên máy bay cứ quay vòng vòng trên không cách mặt đất vài mét, không thể bay được. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may : nếu bay được, có lẽ máy bay sẽ rớt do chở quá tải (trên 40 người, trong khi trọng tải của nó chỉ là 20 người). Vừa mới xuống khỏi máy bay, tôi thấy một chiếc xe hơi trờ tới và ngừng sát cạnh. Tôi xin người tài xế Mỹ cho tôi chiếc xe. Ông ta trao chìa khoá xe cho tôi rồi đi vào khu vực di tản. Tôi lái xe về nhà để ăn cơm trưa.
Khoảng 2 giờ chiều tôi dùng xe gắn máy trở lại sân bay cùng với một cháu trai  với hy vọng sẽ được di tản.
Bên ngoài khu vực di tản la liệt xe cộ nhiều loại : xe du lịch, xe bus, xe gắn máy.. Từng đoàn ba chiếc trực thăng đến hạ cánh rồi lại cất cánh bay đi. Xa xa đạn pháo của Việt Cộng nổ ì ầm buộc chúng tôi nhảy xuống hào trú ẩn dể tránh đạn. Do mưa rào nên tôi phải lên một xe bus để trú mưa. Tôi bấm vào nút một chiếc máy trên xe.  Bất ngờ một giọng nói từ máy phát ra : “Phải ông Smith không ?”. Thì ra đó là máy thu phát vô tuyến. Tôi trả lời và biết rằng đó là nhân viên của ông Smith, họ đang nóng lòng chờ ông ấy. Người này nhờ tôi nói lại với ông Smith. Nhưng chỉ có Trời mới biết ông Smith đang ở đâu! Chắc đây là xe của ông ấy bỏ lại trước khi vào khu vực di tản và để nhân viên của mình mòn mỏi chờ đợi.
Tôi hy vọng sẽ được di tản vào phút chót. Khoảng một trăm người quanh tôi cùng có ý nghĩ đó. Đêm đến lúc nào cũng không hay. Các trực thăng cứ đến rồi lại đi. Trên trời, hai chiếc phản lực khu trục gầm rú bay vòng vòng. Đạn của  súng máy dưới đất vẽ lên bầu trời đen tối những tia chớp sáng ngoằn ngoèo. Đạn súng cối thỉnh thoảng nổ ran nhưng không trái nào rớt vào khu vực di tản.
Khoảng mười giờ đêm, một người Mỹ đi xe jeep đến chỗ chúng tôi ngồi và hỏi : “Ai biết lái xe ?”. Có mấy người giơ tay. Ông Mỹ bảo họ lên ba xe bus mở máy và theo ông ta. Tôi nghĩ có lẽ ông ấy đi đón nhân viên. Sau 30 phút ba xe bus trở về trống không. Các tài xế cho biết không thể đến được nơi phải đến vì giới nghiêm.
Ông Mỹ bảo chúng tôi lên một xe bus cùng với ông. Lính gác cho phép xe vào khu di tản, nhưng không ai được ra khỏi xe. Thật nhiều xe đậu thành một vòng tròn và tất cả đều mở đèn pha. Ông Mỹ một mình ra khỏi xe và đi vào một căn nhà có thể là sở chỉ huy cuộc di tản. Từ lúc đó chúng tôi không còn thấy ông ấy nữa.
Nửa giờ sau đó căn nhà chỉ huy bốc cháy. Chắc người Mỹ đốt cháy căn nhà và các tài liệu trước khi cuộc di tản kết thúc. Một chiếc trực thăng đáp xuống. Chúng tôi nhốn nháo và muốn ra khỏi xe. Khoảng trên mười thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng bước lên máy bay, tay cầm súng nhăm nhăm chĩa vào xe chúng tôi, nói : “Mọi người ngồi im, chúng tôi trước”. Máy bay cất cánh trong khi các lính Mỹ luôn chĩa súng vào chúng tôi.
12 giờ đêm.
Cuộc rút lui kết thúc và chúng tôi bị bỏ lại.
Nếu cuộc rút lui này xét theo nghĩa một cuộc tháo chạy thì người Mỹ đã hoàn toàn thành công vì họ đã ra đi bình an vô sự. Nhưng nếu xét theo nghĩa một cuộc di tản thì họ đã thất bại vì họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn được di tản nhưng không được dù hoàn cảnh vô cùng thuận lợi về thời gian, phương tiện vận chuyển, an ninh hầu như tuyệt đối.
Sao người Mỹ có thể tự hào được về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do và nhân quyền trong một hoàn cảnh như nêu trên !
*****************************************
Tác giả Nguyễn Sơn Tùng hiện đang ở Australia. Ông viết bài này tại Sài Gòn, năm 1975.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét