Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Obama, Putin và Tập Cận Bình đều là nạn nhân của chính nước mình

-NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU (NGÀY 13-11-1956)

Trinhanmedia

Võ thị Linh
Cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu được nhân dân Sài Gòn biểu tình tuần hành ủng hộ và lên án gắt gao nhà cầm quyền CSVN trong việc đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, xin mời xem clip Video lịch sử nầy:
https://www.youtube.com/watch?v=T4RHwJxx91o

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị.

Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm băng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.
Bài hát của người dân Quỳnh Lưu trong ngày nổi dậy
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng, phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội được tuyển lựa đều là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội.
Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.


Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An) Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt CCRĐ đất đẫm máu

Mục tiêu cuộc Cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau giồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.
Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn.
Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ Cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :
“…Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt động cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. 

Ông trả lời cô con gái là : “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong“.
CS ĐÀN ÁP DÃ MAN CUỘC NỔI DẬY  
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :
– Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu,
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất.
Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.
Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.
Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do (trích bài viết của tác gỉa Cẩm Ninh).
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Blog Cuộc Sống Vươn Lên
Trí Nhân Media

-Bất ngờ xử kín 2 nông dân Dương Nội

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Bà con bị chặn ngay gần ngã tư Bưu điện trên đường đến tòa án.
Bà con bị chặn ngay gần ngã tư Bưu điện trên đường đến tòa án. Photo FB Trịnh Bá Phương – Trịnh Bá Tư – Dũng Mai – Lê Dũng
Hai phụ nữ phường Dương Nội, quận Hà Đông: bà Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn, bị tòa án tuyên mỗi người 6 tháng tù giam về tội danh ‘chống người thi hành công vụ’.
Phiên xử được nói tiến hành một cách bất ngờ vì gia đình chỉ được biết một hôm trước khi tòa tiến hành xét xử.
Sau phiên xử, một người thân của hai bà được vào tòa dự cho biết mức án tòa tuyên và việc vào được tòa như sau:

Sáu tháng tù chống người thi hành công vụ. Hai bà có nhận cầm phân nhưng việc chống người thì tòa cứ cho là chống là việc của người ta. Họ cũng không báo cho gia đình nên cũng không biết lo luật sư thế nào để bào chữa.
Sáng tôi cầm chứng minh thư theo nhưng họ không cho tôi vào, tôi la lên xử mà không báo cho gia đình nên cuối cùng họ cho tôi vào.”
Hôm nay xử án người dân vô tội mà họ không cho vào; họ xử một mình để bao che tội của họ. Hôm nay xử mà hôm qua mới báo tin cho gia đình. Hiện nay đang xử chúng tôi phải ngồi bên ngoài đợi. Chúng tôi chỉ đòi quyền con người thôi, đòi trả tự do cho 7 người dân vô tội
Một cụ bà 75 tuổi
Nhiều người dân phường Dương Nội lâu nay tiếp tục khiếu kiện về việc chính quyền thu hồi đất của họ cho dự án rồi bỏ hoang hóa suốt mấy năm nay cũng muốn vào dự tòa nhưng đã bị an ninh chặn, dù rằng phiên xử hai bà Ngân và Toàn không phải là một phiên xử kín.
Một cụ bà 75 tuổi cũng thuộc nhóm mấy trăm hộ dân tại phường Dương Nội không đồng ý giao đất cho dự án và cương quyết giữ đất lại để sinh sống, vào buổi sáng xử án cho biết việc không được vào dự tòa xử hai bà Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn như sau:
“Hôm nay xử án người dân vô tội mà họ không cho vào; họ xử một mình để bao che tội của họ. Hôm nay xử mà hôm qua mới báo tin cho gia đình. Hiện nay đang xử chúng tôi phải ngồi bên ngoài đợi. Chúng tôi chỉ đòi quyền con người thôi, đòi trả tự do cho 7 người dân vô tội.”
Vào lúc 9 giờ sáng, anh Trịnh Bá Phương con trai của hai ông bà Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu hiện đang bị bắt giữ từ đợt cưỡng chế hồi ngày 25 tháng 4 vừa qua cho đến nay, cũng cho biết về việc công an ngăn chặn không cho những người dân Dương Nội khác vào dự phiên tòa trong ngày 15 tháng 9 như sau:
Khi bà con Dương Nội đến dự phiên tòa chừng 50 mét thì họ huy động rất nhiều công an và đưa rào chắn phong tỏa các con đường đến phiên tòa…Mọi người chỉ phỏng đoán và đề phòng hôm nay sẽ xử kín; mọi người ra và cũng bất ngờ đúng là hôm nay họ xử 2 người
Anh Trịnh Bá Phương
“Khi bà con Dương Nội đến dự phiên tòa chừng 50 mét thì họ huy động rất nhiều công an và đưa rào chắn phong tỏa các con đường đến phiên tòa. Thông tin từ gia đình thôi, chứ không có thông báo gì cho gia đình nghĩa là gia đình tìm hiểu qua các mối quan hệ, rồi người nhà ‘bắn tin’ ra. Mọi người chỉ phỏng đoán và đề phòng hôm nay sẽ xử kín; mọi người ra và cũng bất ngờ đúng là hôm nay họ xử 2 người.”
Xin được nhắc lại, hai bà Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn bị bắt trong đợt cưỡng chế đất tại phường Dương Nội vào ngày 22 tháng 4 năm nay.
Cụ bà vừa nói chuyện cho biết việc hai người phụ nữ bị bắt vào ngày 22 tháng 4 vừa qua như sau:
Chả có phạm tội gì, hai chị đó chỉ có đi giữ ruộng thôi và có thùng phân; thế thì công an bắt nên dây phân vào 2 công an.
Mới hôm ngày 12 tháng 9 có 7 người dân tại phường Dương Nội làm đơn xin được đi tù vì họ nói rằng không muốn chứng kiến một vụ cưỡng chế mới mà họ nhận được thông tin sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 9. Những người này cho biết đã có đơn gửi cho ông giám đốc Công an Thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung, và được ông này hứa sẽ cho người về tại quận Hà Đông xem xét vụ việc.
Ngay sau đó thân nhân của 7 người dân Dương Nội bị bắt giữ, trong đó có hai bà Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn, cho biết phiên xử 7 người sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 9 tới đây. Một thư ngỏ mời mọi người đến tham dự phiên tòa được đưa lên mạng Internet; tuy nhiên ngày 15 tháng 9 hai bà Ngân và Toàn bị đưa ra xét xử.
Suốt nhiều tháng qua, hầu như hằng ngày, người dân Dương Nội cũng tập trung thành đoàn, mặc áo đỏ và mang theo biểu ngữ đòi đất, đòi người tuần hành đến các cơ quan chức năng trung ương tại Hà Nội, cũng như các cơ quan truyền thông để nhờ lên tiếng về trường hợp của họ.
Mới hôm ngày 11 tháng 9, đoàn dân Dương Nội đến xem cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất từ năm 1946-1957 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; thế nhưng họ không được cho vào và sau đó có thông báo cuộc triển lãm bị sự cố ánh sáng và sẽ đóng cửa chưa biết đến khi nào mở lại.

-Một bài thơ thương khóc Liban mà như được viết riêng cho Việt Nam

https://phamtayson.files.wordpress.com/2014/09/d0152-01a-a.jpg

Vương trí Nhàn

Dưới đây là một bài thơ tôi chép lại từ trên mạng. Vốn có tên là Khốn khổ nước tôi  – nguyên tác Pity the Nation, tác giả là nhà thơ Kahlil Gibran, Từ Linh phỏng dịch.
Không rõ bài thơ  đúng với nước Liban đến đâu nhưng tôi thấy nó gần đúng với tình cảnh nước Việt ta hôm nay:
Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn

Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
Thử cắt nghĩa  sự tương đồng
 nói ở trên
1/
Ở thời điểm nửa cuối của năm 2014, điều gợi ra sự chú ý của nhiều người Việt với bài thơ hẳn là mấy đoạn nói về  mối quan hệ của một xứ sở thuộc loại nhược tiểu với các quốc gia khác. Số phận cái nước tôi của K.Gibran  với số phận nước Việt như do cùng một bàn tay nhào nặn.
Giá có thể đứng ngoài mà nhìn, ta sẽ thấy ta đang sống như mơ ngủ.
Ta không có hiểu biết đúng đắn về  các nước lân bang và nói chung là không hiểu mọi đối tác khác mà chúng ta có quan hệ.
Sai lầm bắt đầu từ nhận thức. Từ chỗ lẫn lộn các tiêu chuẩn Ca ngợi côn đồ là anh hùng Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng, nay là lúc quốc gia này không tìm ra được một cách ứng xử  hợp lý với các quốc gia khác.
Không phải nhiều lúc ta không biết ghê sợ cho tâm địa giảo quyệt của bọn người tự xưng là các bạn vàng. Trước kẻ xâm lăng, lại cũng nhiều lần ta đã biết vùng dậy. Nhưng trái đắng bắt đầu cảm thấy rõ nhất là khi xét hiệu quả của sự hy sinh ấy. Phải chăng chúng ta hăng hái quyết liệt hy sinh cho danh nghĩa hão bao nhiêu thì lại dễ dãi phù phiếm trong việc xem xét nền độc lập giành được bấy nhiêu?
Lý do, xét thật đơn giản, là ở tình trạng miệng khôn trôn dại, như các cụ xưa nói. Mà lý do sâu xa hơn, chúng ta thiếu một tầm vóc trí tuệ để hiểu về phương thức tồn tại của một quốc gia, cũng như thực chất các mối quan hệ quốc tế trong lịch sử hiện đại.
2/
Sau hai câu nói về đời sống tinh thần của cộng đồng, mê tín thì vô hạn / tôn giáo thì nông cạn –  sẽ còn trở lại về sau – tôi đặc biệt thích thú mấy câu  tiếp khắc họa mấy nét sinh hoạt vật chất.
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Trong một ngôn ngữ thơ mà người sành thơ thế kỷ XX hẳn nhớ tới những dòng thơ chính trị của B. Brecht, —  tác giả vẽ ra cho ta thấy hình ảnh một cộng đồng hết sức thiếu tự trọng. Bước ra thế giới, miệng hò hét rõ to, ra cái điều mình chẳng kém ai, nhưng trong bụng thì không biết vị trí mình là ở chỗ nào. Sống ở đất này nhưng ta luôn luôn mơ tới con người  và sản vật ở các nước khác.
Xưa nay ai cũng bảo dân ta có thói quen bằng lòng với cuộc sống của mình. Ở Liban thế nào không rõ chứ ở Việt Nam, nét tâm lý cái gì đang có cũng chán, cái gì không có cũng thèm nói trên thật ra chỉ mới nảy sinh vài chục năm nay. Một quá trình lạ lùng đã xảy ra, tạm phác họa như sau:
– Trong những năm tháng chiến tranh, người dân sống trong sự tách rời với thế giới bên ngoài.
– Thuở ấy, được bộ máy tuyên truyền phù phép, ai cũng nghĩ dân ta là thông minh sáng láng nhất trần đời, đánh Mỹ được thì làm gì cũng được.
Cái niềm tin kỳ lạ mang tính ảo tưởng có giải phóng ở chúng ta một sức mạnh thật —trước tiên là năng lực thích ứng chịu đựng.
– Thế rồi sau chiến tranh ngẩng lên nhìn ra thiên hạ, trong mỗi một con người không ai bảo ai  âm thầm bùng lên một sự hoảng loạn.
Nhìn ra thấy các dân tộc khác làm được bao nhiêu việc, quay lại thấy mình thân tàn ma dại, lùi mãi sau người và nếu cứ kéo mãi thế này thì chắc chắn là không bao giờ bằng người.
Tâm lý đầu hàng bất lực buông trôi… ngày một nẩy nở.
Nay là lúc dân ta nhiều người chỉ thèm  thuồng mong được ăn ngon mặc đẹp, đi những cái xe rất sang, tận hưởng những tiện nghi cuộc sống hiện đại mà người dân các nước được hưởng. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào vì quốc gia xứ sở xét cho kỹ chỉ còn là những lời nói suông. Những ám ảnh về sự sung sướng hạnh phúc của các dân tộc khác thường trực trong đầu mọi người. Tinh thần vọng ngoại hèn hạ đã thế chỗ cho tinh thần bài ngoại man rợ.
3/
Ở nhiều quốc gia, trong những giai đoạn lịch sử khó khăn, thường thấy xuất hiện những bài thơ ái quốc, trong đó nhân vật trung tâm là nhân dân.
Công cụ chủ yếu được dùng để tuyên truyền là cái lối mị dân, ca ngợi nhân dân là tốt đẹp và kêu gọi họ đứng lên đánh đổ giai cấp thống trị đương thời, trong thực tế là mở đường cho một giai cấp thống trị mới.
Bài thơ của Gibran có hai nét khác:
— một là miêu tả sự tầm thường hèn mọn ẩn kín trong đời sống tinh thần của đa số  dân chúng. Nó là cái ý được đề cập ngay từ đầu Mê tín thì vô hạn / tôn giáo thì nông cạn.Vâng, bề sâu là vậy, bản sắc văn hóa là vậy, cái đã kéo dài trong lịch sử là vậy. Mọi sự thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người cũng bắt đầu từ đây.
–  Hai, cũng quan trọng không kém, là sự hư hỏng của tầng lớp tinh hoa
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc 
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm tinh hoa của một xã hội không chỉ là gồm các  triết gia, các nghệ sĩ mà trước tiên còn bao hàm cả các chính khách, tức là các nhà hoạt động chính trị
Sau khi xác định bọn này xảo quyệt như chó sói, tác giả nói rõ hơn về cái đám tinh hoa cao cấp
 Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời.
Nhưng quan trọng hơn là phản ứng của nhân dân trước bọn chính khách nghiệp dư:
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Rõ ra một nhân dân nông nổi nhẹ dạ, dễ bị lừa bịp.
Nhân dân như thế nào thì sẽ có một giai cấp thống trị tương xứng”. Tôi nhớ đã đọc được đâu đó một nhận xét như vậy, nay lại thấy toát ra ở bài Khốn khổ nước tôi.
Điều khiến chúng ta khâm phục là cái ý cuối của Gibran.
Quốc gia này còn là khốn khổ vì không tìm được những người quản lý xứng đáng.. Trong khi đánh lộn lẫn nhau, phe chính trị nào cũng tự xưng mình là đại diện chân chính của quốc gia.
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
Nhân dân Tổ quốc  luôn luôn được nêu lên như một thứ bung xung.
Bài thơ kết thúc ở đây. Xét kết cấu bề ngoài, nó ở dạng không hoàn thành. Để một chỗ khá rộng cho ta suy nghĩ tiếp.
Nhưng một đất nước mà các phe phái bên trên tiếp tục chia năm xẻ bẩy thì làm sao có thể nghĩ đến ngày khá hơn? Cả nước tiếp tục mê muội. Bạn vàng ngoại quốc tiếp tục lộng hành. Người dân thường tiếp tục lừa lọc nhau ăn cướp ăn cắp của nhau để thỏa mãn giấc mơ được sống như bên Tây bên Tầu. Ý tưởng mà nhà thơ theo đuổi từ đầu đã được thực hiện trọn vẹn. Trong sự dang dở của nó, bài thơ đã được hoàn thành.
Phụ lục
* Tôi biết tới bài thơ này lần đầu qua bài Li-băng – Trận chiến của những mảng màu Mosaic  của Nguyễn Thị Phương Mai, in Tia sáng 13/12/2013. Đoạn thơ được trích ở dạng nguyên văn trước rồi mới kèm theo bản dịch
“Nhiều lúc cứ phải quên đi mà sống thôi!”
Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpetings, and farewells him with hootings,only to welcome another with trumpetings again.Pity the nation whose sages are dumb with years and whose strong men are yet in the cradle.
Pity the nation divided into fragments, each fragment deeming itself a nation.
[Tôi thương đất nước tôi, đầy tín ngưỡng mà chẳng có niềm tin,
Chào đón cả kẻ thù, chán chê mải mê, chỉ để rồi lại tung hô một bầy xâm lấn khác.
Vị cứu tinh vẫn còn trong nôi, mà những kẻ cầm đầu thì rặt một bầy phụ bạc,
Đất nước tả tơi, mỗi mảnh vụn hả hê tự xưng vương ở một góc trời.]
Nguyễn Thị  Phương Mai  cũng đưa vào bài của mình cái ghi chú - Khalil [Kahlil] Gibran là nhà thơ tài năng của Li-băng (1883-1931), người có số lượng tác phẩm thơ xuất bản đứng thứ ba trên thế giới, sau Shakespeare và Lão Tử.
*Đoạn thơ trên sau còn được một số mạng đưa lại và bình luận.
Trên mạng Tễu thấy có kèm bản dịch của Nam Long
Buồn cho đất nước, tràn đầy mê muội trống rỗng niềm tin
Buồn cho đất nước, kẻ cầm quyền được hân hoan chào đón rồi lại bị la ó đuổi đi; kẻ khác đến quy trình lặp lại
Buồn cho đất nước, sự thông thái bị chôn vùi và anh hùng mãi ở trong nôi
Buồn cho đất nước  chia rẽ rã rời, mỗi mảnh ghép tưởng mình là tất cả
* Tiếp theo là nguyên bản tiếng Anh, tôi nghĩ có thể một  số bạn cần, nên sao chép lại và dán vào đây.
“Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave,
eats a bread it does not harvest,
and drinks a wine that flows not from its own wine-press.

Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.

Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.

Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.

Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking.

Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.

Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strong men are yet in the cradle.

Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation.”

Vũ Duy Phú - Obama, Putin và Tập Cận Bình đều là nạn nhân của chính nước mình

http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/maiphuong1/8_cacong2714-450.jpg

Ai cũng thấy, hiện nay các nước Mỹ, Nga và Trung Quốc đang đứng trước một “núi” các vấn đề nan giải. Mà những người đứng đầu các quốc gia này phải gánh chịu trách nhiệm là Obama, Putin và Tập Cận Bình. Tại sao lại có nghịch lý một số nước giầu có hùng mạnh nhất thế giới lại đang “lâm nạn”?

Lý giải vấn đề này không đơn giản. Nhưng cần thiết, dù đúng, dù sai, bao nhiêu phần trăm, cũng có ích cho các nước Mỹ, nước Nga, Trung Quốc và cho cả những nước đang đứng ở phía sau. Nhưng không phải quá khó để lý giải, nên tôi chỉ nêu ra các nội dung ngắn gọn.

Điểm xuất phát cho suy nghĩ của tôi là điều răn đầu tiên trong 10 điều răn của Đức Phật Thích ca: “Kể thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”. Đây là lời giải chính xác 100% cho câu hỏi, tại sao các nước hùng mạnh nhất thế giới lại đang lâm nạn! Đương nhiên có thể nói ngay: Còn có thể có nhiều kẻ thù lớn nhỏ khác, ngoài bản thân mình, theo quan niệm của Đức Phật. Người ta còn lưu ý đến những đúc kết khác, như “Quy luật nhân quả”, “Ác giả ác báo”, hay Bụt trên tòa, khi nào gà lại mổ mắt?

Trên những quan điểm ấy, chúng ta có thể chỉ ra những ví dụ về mặt “thuận” trên thế giới, nghĩa là có rất nhiều những nước mà bản thân mình không là kẻ thù của chính mình, hơn thế, bản thân minh không làm hại ai, do đó khi “nhân” là thiện, thì “quả” là tránh phải nhận điều ác, được sống hòa bình hạnh phúc. Nhưng thí dụ về mặt “nghịch” của câu chuyện thì cũng khá nhiều, ví dụ các đế chế xâm lược thời xưa, các nước thực dân đế quốc thế kỷ trước, rồi mấy nước phát xít đã bị thế giới xúm vào tiêu diệt. Đối với mấy cường quốc đang gặp rất nhiều rắc rối khó khăn nguy hiểm hiện nay như đã nêu trên có nằm trong phạm trù lời dậy nói trên của Đức Phật? Có phải “Kẻ thù lớn nhất của Mỹ, Nga, Trung Quốc là chính họ” hay không? Và sau đó chính họ mới là kẻ thù tiềm tàng của nhau, và những dân tộc, những cộng đồng bị họ làm hại, từ vô tình đến có chủ ý sẽ chống trả lại họ.

Các ông Obama, Putin và Tập Cận Bình đang phải gánh nặng hậu quả sai lầm của chính nước mình trước đây. Thiết tưởng không cần chứng minh. Để có đầu, có đuôi, tôi chỉ xin nêu tóm tắt mấy kết luận.

Trên thang bậc của sự tiến hóa văn minh của Loài người, thì cho đến nay Nước Mỹ (dù vẫn còn khá nhiều khuyết tật) đang ở bậc cao nhất, sau đó một đoạn (cách nhiều nước) rồi mới đến nước Nga (vì mới qua một cuộc đổi đời vĩ đại chưa kịp hoàn hồn), còn nước Trung Quốc, tuy sức mạnh kinh tế và quân sự cũng ngang ngửa với các cường quốc thế giới, nhưng về tổng thể, trước hết là căn cứ những yếu tố quan trọng nhất, như cấu trúc chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... thì còn khá lạc hậu (nhiều người đã lóa mắt khi đứng trước một số thành phố lớn của nước này, mà quên rằng 8-90 % dân số TQ đang sống ở nông thôn nghèo nàn lạc hậu).

Đối với Hoa Kỳ, mọi thứ tốt xấu đã xẩy ra là hậu quả của quan điểm tự do thiếu kiềm chế đã tạo những sai lầm kéo dài và đụng độ rộng khắp thế giới trong quá trình trở thành siêu cường số một toàn cầu, rồi chúng tích tụ lại. Thông thường, lòng tham tự nhiên của yếu tố CON (trong con người), đầu óc u mê do say sưa thắng lợi và sự kiêu ngạo chỉ đến mức nào đó là còn được an toàn. Nước Mỹ đã để cho mấy nhiệm kỳ tổng thống trước Obama hung hăng vượt quá những cái ngưỡng an toàn đó mà không biết. Rất may, do chế độ Tự do Dân chủ độc quyền đảng trị theo nhiệm kỳ của Mỹ (đã là cái văn minh nhất thế giới hiện nay, tuy chưa là đủ và văn minh nhất của Loài người) nhưng cũng đã tạm đủ để giúp nhân dân Mỹ kịp thời “stop” ngay những sai lầm nặng nề của Buss và Regan lại. Khi lên nhận trách nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Obama, đáp ứng lòng dân, đã định bụng sẽ “Tìm lại giấc mơ Mỹ”, những điều mà khi thành lập nước, mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã ghi nhận, và suốt mấy chục năm sau đó giới ưu tú nước Mỹ đã từng bước chỉ đạo thực hiện được. Nhưng do sai lầm khá nặng nề và kéo dài chủ yếu của đảng Cộng hòa trước đây, thì 2 nhiệm kỳ chưa đủ để Obama tìm lại được những năm tháng hoàng kim thủa xưa của nước này. Hơn thế, những kẻ thù bên ngoài nước Mỹ ngày nay không những biết khôi phục sức mạnh truyền thống lạc hậu xấu xa trước đây của họ (mà nước Mỹ đã từng chiến thắng chúng) mà còn biết hiện đại hóa và liên kết lại với nhau để chống lại kẻ thù chung (trong đó số 1 là kẻ thù của lợi ích dân tộc, là sự kiêu ngạo, sự kém nhân đạo, sự thiếu văn minh). Obama được coi là một người hùng của nước Mỹ, nhưng vẫn tỏ ra chưa đủ thông minh, tài nghệ và khả năng vượt qua được mưu mẹo, sự xảo trá và các cái “bẫy” của nhiều đối phương. Đáng nhẽ, đối với những kẻ thù được Mỹ tự tạo ra bởi sự ức hiếp quá đáng của chính nước Mỹ trước đây, thì nước Mỹ không nên dùng sức mạnh vượt trội của mình để tiêu diệt chúng, bởi điều đó tuy là trong tầm tay, là làm được, nhưng càng ngày lại càng gây thêm thù oán sâu sắc không đội trời chung hơn đối với những người chẳng còn gì để phải giữ “đúng mức” hay nhân đạo với nước Mỹ, và vì thế có thể đẩy nước Mỹ vào ngõ cụt, thậm chí thất bại... Điều đó đúng như lời phán truyền, lời răn của Phật và của Chúa.

Đối với nước Nga, một dân tộc có truyền thống văn hóa vĩ đại. Chỉ “sai một ly, là đi một dặm”. Đúng như Mao Trạch Đông đã có lần nói, đại ý: Giới trí thức rất giỏi đề xuất những sáng kiến hay, nhưng không kiên nhẫn đấu tranh tổ chức thực hiện, và khi người ta lên đạn, thì bỏ chạy. Giới trí thức Nga trước đây không phải là không sớm nhận ra sai lầm (lạc đường) của CNCS cực đoan, bởi nó chỉ có thể duy trì sự tồn tại bằng đàn áp tù tội. Nhưng phải đợi đến sau 70 năm, bản thân cả xã hội Nga không chịu đựng được nữa, nhân dân và lãnh đạo bấy giờ mới chịu nghe ý kiến giới ưu tú của nước này. Khác với Mỹ, dạng di chứng hậu quả sai lầm tồi tệ của nước Nga không đem đến từ bên ngoài. Nếu nước Mỹ quá tả hết sức về đường lối tự do (cạnh tranh mạnh được yếu thua) đã tạo ra thù ngoài điên dại mà họ không ngờ, thì nước Nga, ngược lại 100%, đã quá cuồng nhiệt về đường lối bình đẳng ảo tưởng (làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu) nên đã tạo ra những khuyết tật hệ thống cuối cùng đã hình thành tự nhiên một xã hội u mê, trì trệ, xấu xa đến mức tự nó phải tan rã. Putin là anh hùng thời đại của nước Nga, là một trong những người đi tiên phong vạch ra kẻ thù. Những khuyết tật do thể chế chính trị kinh tế xã hội Nga gây tai họa lớn đến mức chính những người CS nòi và có đầu óc cũng không chịu nổi, hỏi rằng chỉ trong hơn chục năm thì tài gì mà ông Putin khắc phục hết được? Cái dư âm, quán tính của hệ thống những sai lầm kéo dài – cả quốc nội lẫn láng giềng - nó ép ông Putin phải tính đến, uốn theo, sửa từng bước một, thậm chí chấp nhận tiêu cực, nếu không muốn hy sinh cả một dự kiến vĩ đại khôi phục lại vị trí nước Nga hùng cường và có đủ nền tảng để trở thành một siêu cường văn minh trong tương lai.

Nếu Hoa Kỳ và Nga là 2 cường quốc đã đi cùng một hướng văn minh về thể chế chính trị kinh tế văn hóa xã hội (Tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền và pháp quyền... ), tuy ở những trình độ khác nhau, thì Trung Quốc, ngược lại còn đang đắm chìm trong những tư duy còn lạc hậu, cổ hủ hơn nhiều. Chính thể tại Trung Hoa hiện nay còn sặc mùi phong kiến đại bá (chinh phục thế giới) mà chính Mao Trạch Đông đã khơi dậy. Nếu trước đây chỉ đại bá trên giải đất Trung Hoa, thì bây giờ lãnh đạo và một bộ phận không nhỏ dân TQ muốn đại bá ra toàn cầu, bước đầu tiên là từng bước thống trị Châu Á. Hiện nay, trong xã hội TQ đang tồn tại pha trộn mấy tư tưởng chiến lược sau đây: Phong kiến bá quyền Đại Hán/ Trung Quốc, XHCN độc đảng toàn trị mất dân chủ kiểu Stalin, xã hội Tiền TBCN... Nên nhớ rằng, Liên Xô trước đây chỉ có một cái gông XHCN kiểu Stalin thôi mà xã hội đã có thể nói là thối nát (vừa rồi, để cẩn thận tránh hiểu sai, tôi đã hỏi trực tiếp thêm mấy vị đã công tác nhiều nhiệm kỳ tại đại sứ quán VN tại Nga thời Bre dơ nhep, thì họ nói đúng là như vậy), vậy mà tại Trung Quốc hiện nay mấy cái “gông” sặc mùi lạc hậu và cực đoan nói trên cùng lúc tác động vào toàn xã hội và giới lãnh đạo, hỏi rằng ông Tập Cận Bình làm sao mà không lúng túng, “thôi thì (tôi) cũng không rõ nên thế nào”, “không màng sống chết” vì “Đại cục”. Trên thực tế hiện nay, chỉ còn mỗi một cái ước mơ hão huyền “Giấc mộng Trung Hoa” là sợi dây liên kết được lỏng lẻo toàn đảng, toàn dân TQ mà thôi, như một niềm hy vọng an ủi toàn dân là “Nếu Trung Quốc trở thành cường quốc (thống trị) thế giới, thì toàn dân cũng được lợi” (!) (trích trong “Giấc mộng TH”). Nếu cái khó của ông Obama và ông Putin là do di sản, di chứng nặng nề, thậm chí tồi tệ của các thế hệ chính quyền đi trước để lại, và nhân dân Mỹ và Nga đã tin tưởng quàng lên cổ các ông ấy một nhiệm vụ quá tải là lập lại trật tự và khôi phục địa vị danh giá vinh quang trước đây của 2 đất nước này, thì ông Tập Cận Bình xem ra có cái khó lớn hơn nhiều: Nước Trung Hoa trong khoảng 2 thế kỷ gần đây chưa có được một vị thế vinh quang nào, bây giờ mới định hướng vĩ đại là bằng mọi cách, mọi thủ đoạn dã man, tàn bạo, xảo quyệt, bất chấp luật pháp quốc tế... để “tự tin” bước vào những giai đoạn sai lầm trước đây hàng thế kỷ của Mỹ, Nga và nhiều nước TBCN và XHCN kiểu Stalin đi trước. Nhưng cái khó quan trọng bậc nhất của ông Tập Cận Bình là ở chỗ, hiện nay thế giới đã đang sống ở thế kỷ XXI. Có nghĩa, thông qua kinh nghiệm chống chọi với chính sách đế quốc của Mỹ và tư tưởng bá quyền XHCN của Liên Xô, thì ngày nay nhân dân Châu Á và Thế giới đã biết tỏng những “món võ” của một cường quốc đang vươn lên, và biết cách tránh những dại dột đã mắc phải ở thế kỷ trước. Cái mà ông Tập Cận Bình còn có thể hy vọng là những món đòn đại hiểm và xảo quyệt hơn, chưa từng có trên thế giới mà TQ đã và sẽ dở ra. Những hiện tượng đang diễn ra chung quanh TQ, giữa TQ với thế giới hiện nay đã nói lên điều đó. Một trong những món võ đó là “Tọa sơn quan hổ đấu”, là bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện và khả năng “kích động” để thế giới đại loạn, thì “Trung quốc mới đại trị” được. Nhưng xin nhắc ông Tập Cận Bình là, cũng như kinh nghiệm của Mỹ và Nga vừa qua, lời dậy của Phật quả là không sai: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi nước là chính mình”. Một số nước có thể xa chân mắc vào thủ đoạn nham hiểm của TQ, nhưng điều đó càng tăng thêm lòng căm thù âm ỷ sâu sắc truyền đời để đến khi có điều kiện là nó sẽ bùng lên.

Như vậy là, nguyên nhân mấy nước Mỹ, Nga, Trung Quốc bị rơi vào bi kịch hiện nay, có những cái giống nhau, lớn nhất là, như trên đã nói, là tự các nước làm hại bản thân mình mà không biết,hoặc biết mà không dũng cảm sửa chữa, khắc phục, hoặc vẫn bị sức cản của lòng tham không đáy, hèn nhát, của môi trường, của quán tính, của tập tục còn quá lớn,... Có lẽ cái giống nhau lớn nhất là cả 3 siêu cường thế giới này là đều chưa đủ thông minh và/ hoặc dũng cảm để nhận ra những vấn đề lạc hậu kém minh triết so với Thời đại mà bản thân mình đáng lẽ phải dẫn đầu.

Không nên mạo muội mà nêu ra lời khuyên với 3 Vị đứng đầu mấy cường quốc thế giới. Tôi chỉ nói thêm ước mơ của một công dân hành tinh, là mong các Quý Vị hãy dừng tay dao tay kiếm và mọi xảo thuật, mà nên sử dụng trí tuệ, sự minh triết và lòng nhân đạo để giải quyết nhiệm vụ. Ai dám bảo là sẽ không có những sự kiện tương tự như “sự kiện 11 tháng 9” khác nữa tại Mỹ, Nga và Trung Quốc? Quý Vị có thể điên lên tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây ra tai họa, nhưng để làm gì? Đã đến lúc lòng căm thù sôi sục làm CON NGƯỜI bị chèn ép không còn sợ cái chết là gì. Vậy Quý Vị sẽ chiến thắng được mấy trăm phần trăm những tư duy trả thù được coi là điên dại ấy để đổi tai họa lớn hơn? Vấn đề là làm thế nào để nước Mỹ, nước Nga, và nước TQ được sống hòa bình yên vui, chứ không phải để tiêu diệt kẻ thù do mình tự tạo ra rồi cùng họ tự hủy diệt!

Tóm lại: Kẻ thù lớn nhất của mỗi nước là chính mình. Hãy tinh tấn để loại bỏ kẻ thù trong chính bản thân trước đã.
Hà Nội, ngày 14, tháng 9, 2014
  Vũ Duy Phú
  (BVN)

-“Đầy tớ” vinh thân

Dantri

(minh họa: Ngọc Diệp)(Dân trí) – Thì báo chí đưa tin nhan nhản đó. Nào là đầy tớ này biệt thự “khủng” hai ba cái, đầy tớ kia trộm vào nhà cuỗm mấy tỉ ngon ơ. Có đầy tớ tiền nhiều đến nỗi nhà không còn chỗ cất phải mang đến chưng ở hộc bàn, ngăn tủ phòng làm việc…

(minh họa: Ngọc Diệp) 

- Cậu hay chữ giải thích giùm mình từ “đầy tớ” với.

- Đầy tớ là người đi ở cho chủ.

- Ấy là ngày xưa, bây giờ cơ!

– Thì là ôsin.

- Không phải!

- Ủa, thế là sao?

- Ý tớ muốn nói là đầy tớ dân ấy.

- A! Quan chức chứ gì?

- Đúng thế.

- Họ cũng là đầy tớ, nhưng không phải đi ở cho chủ mà là phụng sự chủ, chủ ở đây là dân.

- Điều đó thì tớ biết. Cụ Hồ cũng đã từng nói: Cán bộ là công bộc, là đầy tớ dân…

- Biết rồi sao còn hỏi. Cậu đúng là… hết chuyện.

- Tớ hỏi vì thấy hai chữ “đầy tớ” bây giờ thay đổi nhiều quá! Làm đầy tớ ngày nay sướng, sướng lắm, có khi hơn cả vua chúa chứ chẳng chơi.

- Thế thì tốt chứ sao! Đầy tớ mà như thế thì ông chủ chắc phải gấp vạn lần!

- Dưng mà không phải thế. Ông chủ vẫn còn cực lắm!

- Ủa, sao lại có chuyện ngược đời vậy?

- Cậu không thấy báo chí đưa tin nhan nhản đó à. Nào là đầy tớ này biệt thự “khủng” hai ba cái, đầy tớ kia trộm vào nhà cuỗm mấy tỉ ngon ơ. Có đầy tớ tiền nhiều đến nỗi nhà không còn chỗ cất phải mang đến chưng ở hộc bàn, ngăn tủ phòng làm việc nơi cơ quan.

- Ừ nhỉ. Hôm rồi lại thấy có ông đầy tớ giật giải… á quân chơi golf nữa chớ. Thật vinh hạnh quá!

- Thấy đầy tớ sung sướng, giỏi giang thực lòng tớ cũng mừng. Nhưng mà vẫn buồn lắm!

- Buồn là buồn thế nào?

- Đầy tớ cao sang là vậy thế mà các ông chủ thì vẫn quanh năm suốt tháng ngụp lặn trong cuộc mưu sinh, lo miếng cơm manh áo hàng ngày đã bở cả hơi tai, nói chi đến chuyện chơi golf, chơi bóng….

- Thôi thì đành phận. Ông chủ sung sướng nhiều rồi bây giờ nhường cho đầy tớ, có sao đâu! Cứ “chiết ní” như bà cụ Tứ của ông nhà văn Kim Lân mà sống: “Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”.

- Cậu nói phải, nghĩ thế cho đời nó nhẹ tênh, nhẩy?

- Thì vưỡn!
 Nguyễn Duy Xuân

Trung Quốc không trì hoãn xét xử Chu Vĩnh Khang

Việc lập án xét xử Chu Vĩnh Khang sẽ không trì hoãn, nếu không có gì bất thường thì kết luận cuối cùng về Chu Vĩnh Khang sẽ được công bố vào dịp họp Hội nghị trung ương ĐCSTQ lần 4 vào tháng 10 tới đây, Tân Hoa xã cho biết.
Chu Vĩnh Khang
Cùng thời điểm này, tạp chí “Nhân dân luận đàn” trực thuộc Nhân dân nhật báo – cơ quan trung ương của ĐCS Trung Quốc số mới nhất đã đăng bài “Quan hệ con người trên quan trường và môi trường chính trị” với những thông tin và luận điểm “chưa từng có”, như: Chu Vĩnh Khang “tà uy cực lớn”, giống như kẻ có “hấp tinh đại pháp” trong tiểu thuyết võ hiệp, chỉ mình ông ta trong vòng 20 năm đã khiến số đông quan chức lãnh đạo hơn 10 tỉnh và các ngành Tài nguyên đất đai, Dầu khí, Công an, Chính pháp phạm tội tham nhũng, xây dựng nên một “vương quốc hủ bại”; các phần tử tham nhũng như thế chỉ vài người, mười mấy người cũng đủ để làm mọt ruỗng toàn đảng, toàn quốc, làm sụp đổ chính quyền…
Tác giả bài báo, giáo sư Nhiệm Kiến Minh viết: vụ án tập đoàn tham nhũng Chu Vĩnh Khang cho thấy môi trường chính trị Trung Quốc đang tồn tại vấn đề nghiêm trọng đó là tính hệ thống, phe nhóm lợi ích mà Trung Quốc gọi là “nhân tế quan hệ”.
Quan hệ nhóm lợi ích của Chu Vĩnh Khang gồm mấy kiểu: quan hệ lãnh đạo – thư ký, quan hệ trên - dưới, quan hệ quan-thương (chính trị - kinh doanh), quan hệ quan - hắc (quan chức – xã hội đen), quan hệ thành viên gia đình, quan hệ nam nữ. Chỉ nhìn vào thực tế phạm tội của 6 đời thư ký, nhiều cấp dưới, nhiều họ hàng thân thích của Chu Vĩnh Khang, rõ ràng y “tà uy cực lớn”, chẳng khác nào có “hấp tinh đại pháp”…
Chu Vĩnh Khang khó thoát án tử hình
Việc Tân Hoa xã đưa tin và một tạp chí chính thống của đảng đăng tải bài báo với giọng điệu mạnh mẽ như thế là một dấu hiệu cho thấy vụ án Chu Vĩnh Khang sắp được xét xử.
Theo hãng Reuter’s dẫn lời một quan chức trong giới pháp luật giấu tên, lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được nhất trí trong việc định tội, chuẩn bị xét xử Chu Vĩnh Khang về 5 tội:
Thứ nhất là tham nhũng: nhà chức trách đã thu được hơn 90 tỷ NDT, tang vật từ nhà ở của Chu Vĩnh Khang và những người thân, trong đó có hơn 300 căn nhà, hơn 60 xe hơi; thứ hai là tội giết người: Chu Vĩnh Khang cho người mưu sát vợ cũ để cưới vợ trẻ là MC truyền hình; thứ ba là tội cưỡng hiếp và dâm loạn: trong thời gian ở Tứ Xuyên đã nhiều lần cưỡng hiếp các nữ nhân viên phục vụ và có quan hệ dâm loạn bất chính với ít nhất hơn 30 phụ nữ; thứ tư là tội gây đảo chính: Chu cùng với Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu liên quan đến việc vạch mưu lập kế đưa Bạc Hy Lai vào Ban thường vụ Bộ Chính trị kế thừa vị trí của Chu trong hệ thống Chính pháp, sau đó tìm thời cơ đảo chính lật đổ ông Tập Cận Bình, đưa Bạc Hy Lai lên thay; thứ năm là tội nghe trộm: Chu đã cho đặt máy ghi âm, nghe lén nhiều ủy viên thường vụ.
Cũng theo quan chức giới pháp luật Trung Quốc giấu tên này, nếu 5 tội danh này được xác định, Chu Vĩnh Khang khó thoát án tử hình. Cho dù nhà chức trách có xét đến nhân tố chính trị thì mức án thấp nhất cũng phải là tử hình hoãn thi hành như Cốc Khai Lai chứ không thể là án chung thân như Bạc Hy Lai.
Mấy ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng liên tiếp xuất hiện nhiều bài viết phỏng đoán về mức án mà Chu Vĩnh Khang phải nhận. Bạc Hy Lai được xử nương nhẹ bởi ông ta là con bậc “khai quốc công thần”, vẫn được sự ủng hộ của nhiều vị lão thành; còn Chu Vĩnh Khang thì xuất thân bình thường, những người ủng hộ đều đã thất thế.
Tham nhũng, hủ bại gấp bội Bạc Hy Lai
Về tội lỗi, chỉ riêng tội tham nhũng, Bạc Hy Lai chỉ dính 20 triệu tệ, còn Chu Vĩnh Khang thì lớn gấp bội. Theo “Tuần báo Thời đại” xuất bản ở Quảng Châu thì phạm vi phạm tội của Chu Vĩnh Khang rất rộng, số tiền lên tới nhiều trăm tỷ, chỉ riêng ngành Dầu khí đã hơn 100 tỷ, tương đương 10% lợi nhuận cả năm 2013 của 113 doanh nghiệp trung ương nằm dưới sự quản lý của Quốc vụ viện, tức là cao gấp hàng vạn lần số tiền tham nhũng của Bạc Hy Lai, nên Chu bị định tội chết là chắc chắn.
Theo tạp chí Minh Kính, Chu Vĩnh Khang dính líu đến ít nhất 13 vụ án mạng, có ít nhất 29 người tình, đại đa số là nhân viên Đài truyền hình trung ương (CCTV), đấy là chưa kể vô số người thuộc diện “tình một đêm”.
Thời gian Chu Vĩnh Khang lãnh đạo ngành Dầu khí, tiếng xấu lan truyền, nhiều lần cấp trên nhận được đơn tố giác ông ta cưỡng hiếp cấp dưới. Trong quá trình điều tra Chu Vĩnh Khang cũng đã khai nhận một phần tội lỗi.
Theo Minh Kính, nhà chức trách có thể bỏ qua các tội “âm mưu đảo chính” hay “chống nhân loại” (chỉ đạo việc lấy nội tạng của người còn sống) nhưng chỉ hai tội giết người và cưỡng hiếp cũng đủ để xử Chu Vĩnh Khang mức án tử hình.
Thu Thủy
Tiền Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét