Một nhà báo khác nhắn tin: “Đã check cái tin Tuyên giáo không cho nói đến Hoàng Sa là không có“. Nhờ các bác có điều kiện kiểm tra giúp nguồn tin này.
Vừa nhận được tin từ một nhà báo khác: “Xong cả rồi. Thằng Tàu nó chỉ thị ngưng viết HS. Định báo em nhưng giờ thấy em biết rồi. Tình hình này thật chẳng còn gì để nói! Điêu linh. Quả là Tàu đã thắng mà không tốn một giọt máu!“
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hoàng Sa du ký 1954 – Kỳ 2: Đây, Hoàng Sa, Vương quốc An Nam… (TT). Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa 1816 – Đảo Hoàng Sa 1938 – Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa =>
- Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma (TVN). – Hà Tường Cát – Trung Quốc từng bước thôn tính Biển Đông (DĐTK). – Phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Bá Diến, GĐ Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế: TQ xây đảo Gạc Ma: Việt Nam phải hành động cụ thể (ĐV).
- Việt Nam muốn sớm có Quy tắc ứng xử Biển Đông (VNE).
- Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới “trấn giữ” Biển Đông (KP). – Mỹ bổ sung thêm 2 tàu ngầm hạt nhân tới căn cứ hải quân Singapore (SM). – Sức mạnh đáng sợ của tàu ngầm Mỹ tại Biển Đông (ĐV). – Tàu ngầm Mỹ hiện diện ở Biển Đông đáng sợ cỡ nào? (KT). – Nga tiết lộ cuộc diễn tập chống tên lửa TQ đặc biệt của quân Mỹ (GDVN).
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Do thám Biển Đông do TQ thiếu minh bạch (GDVN). “Theo bài báo, ông Daniel Russel bảo vệ cho hoạt động bay do thám ở Biển Đông của Mỹ, cho rằng: ‘Nói một cách thẳng thắn, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc thiếu minh mạch, gây lo ngại cho một số nước láng giềng’.”
- Nhật Ký Biển Đông: Mỹ Có Thể Thỏa Hiệp Với Hoa Lục Ở Biển Đông (Việt Báo).
- Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông (VOA). – Trung Quốc phản đòn Ấn Độ (ĐV). – Chủ tịch Trung Quốc thăm Ấn Độ, hứa hẹn nhiều đầu tư (RFI).
- Philippines và EU thống nhất lập trường về Biển Đông (VOA). – Tranh chấp Biển Đông trắc nghiệm quan hệ Philippines-TQ (VOA). Quan hệ Phi – Trung chẳng có gì phải trắc nghiệm, vì nếu không có chuyện tranh chấp ở Biển Đông mối quan hệ giữa 2 nước cũng chẳng nồng ấm hơn, bởi Phi – Trung không phải là “đồng chí, anh em”, cũng chẳng phải là “bạn vàng, bạn tốt”, để chuyện tranh chấp có thể giúp trắc nghiệm mối quan hệ của họ.
- Các học giả thảo luận về ‘đường hướng của Trung Quốc’ (TN).
- Hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng: thừa nhận Việt Nam Cộng hòa (Đoan Trang).
- Nhóm Gia Lai Gồm Các Đại Thương Gia Trẻ Gốc Việt Tới Bolsa Biểu Diên Xe Xịn, Vẽ Hình Hoàng Sa Trường Sa Của VN (Việt Báo).
- Lê Quang Vinh: ĐÁM TANG BÀ NỘI TÔI, NGHỊCH LÝ TRONG CCRĐ (Tễu). “Thật
rất nghịch lý, một gia đình giàu có, đông con cháu, thế mà đại họa “Cải
cách ruộng đất” rước từ Tàu về, đã đẩy Mệ tôi và hàng chục vạn người
khác, trong đó có nhiều người kháng chiến cũ, có công với cách mạng tới
cái chết vô cùng bi thương như vậy. Tội nghiệp Mệ quá Mệ ơi!“. Mời xem lại: Lê Quang Vinh: CUỘC HÀNH QUYẾT CỤ NGHÈ CƠ TRONG CCRĐ Ở QUẢNG BÌNH (Tễu).
- Nguyễn Hưng Quốc: Cải cách ruộng đất và các di sản (Blog VOA). “Bên
cạnh sự độc ác, đảng Cộng sản còn mắc một lỗi khác: quá lệ thuộc vào
Trung Quốc. Thời ấy, các đoàn cố vấn của Trung Cộng tấp nập sang Việt
Nam (miền Bắc) để huấn luyện cán bộ Việt Nam, thậm chí, để chỉ đạo giới
lãnh đạo Việt Nam. Tỉ lệ hơn 5% dân số ở nông thôn là địa chủ là do các
cố vấn Trung Quốc đặt ra. Nhiều người còn tiết lộ, trong vụ xử tội bà
Nguyễn Thị Năm, giới lãnh đạo miền Bắc, kể cả Hồ Chí Minh, đều biết các
lời tố cáo là sai, nhưng dưới sức ép của các cố vấn Trung Cộng, họ vẫn
nhắm mắt để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm chết một cách thảm khốc và oan ức”.
<= Cải cách ruộng đất thắng lợi, nông dân vui sướng đốt văn tự cũ.
Triển lãm CCRĐ đã đóng cửa. Bà con nào chưa kịp xem thì vào xem các
hình ảnh triển lãm ở các tờ báo để thấy được “chủ trương đúng đắn” của
đảng và nhà nước thời đó khi tiến hành CCRĐ: Tư liệu quý thời kỳ cải cách ruộng đất 1946 – 1957 (DT).
- Nhìn Lại CCRĐ Miền Bắc Và Cải Cách Điền Địa Miền Nam (Việt Báo). “Khi
nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi
hành chính sách ‘cải tạo xã hội chủ nghĩa’ rập khuôn theo kiểu mẫu của
Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất“.
- Cải Cách Ruộng Đất (1954-1994) – Lâm Thanh Liêm: Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9 — Phần 10 — Phần 11 — Phần 12 — Phần 13 — Phần 14 — Phần 15 — Phần 16 — Phần 17 — Phần 18 — Phần 19 — Phần 20 — Phần 21 — Phần 22 — Phần 23 — Phần 24 — Phần 25 — Phần 26 — Phần 27 — Phần 28 — Phần 29 — Phần 30 — Phần 31 — Phần 32 — Phần 33 — Phần 34 — Phần 35 — Phần 36 — Phần 37 — Phần 38 — Phần 39 — Phần 40 — Phần 41 — Phần 42 — Phần 43 — Phần 44 — Phần 45 — Phần 46 — Phần 47 — Phần 48 — Phần 49 — Phần 50 — Phần 51 — Phần 52 (NXB Nam Á/ LLĐĐ).
- Đừng bao giờ tái diễn một cuộc cải cách ruộng đất nữa (Văn Việt).
- Nhân Quyền QT: Công An CSVN Bạo Hành Với Dân Mức Báo Động (Việt Báo). – CS Ác Sống Dai, Tại Sao? (Việt Báo). “CS
ác với dân VN ở Miền Bắc hơn 70 năm và Miền Nam gần 40 năm. Người Việt
bình dân thường than, không biết tại sao CS ác với dân lại sống dai quá.
Một chánh trị gia người Anh là Edmond Burke có một câu nói để đời:
‘Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì
cả’.“- Bạo lực có ngăn được dòng người như thác lũ? (DLB). “Thử hỏi nếu người dân đồng loạt xuống đường bạo lực của nòng súng và nhà tù có ngăn được dòng người như thác lũ cuồn cuộn chảy trong dòng sông ‘yêu nước’ chuyên chở những con người dũng cảm đi làm nên lịch sử cho tổ quốc Việt Nam thời hiện đại?“
- Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố cáo những cản trở của Nhà Cầm quyền Hà Nội trong cuộc viếng thăm của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo (DLB). – Sau 30 giờ: Gần 600 người ký tên đòi tự do tôn giáo cho đô thị mới Thủ Thiêm (DCCT). – Sở Nội Vụ tỉnh Kon Tum gây khó khăn cho ngày lễ Hành hương Đức Mẹ Măng Đen (DCCT).
- Để đồng bào Công giáo sống “tốt đời đẹp đạo” (BP). “Đơn giản như đi vận động giáo dân ở địa bàn xã Kim Đông, mình cứ nói Đảng bảo phải làm thế này, Nhà nước quy định thế kia, chính quyền địa phương yêu cầu thế nọ, bà con không chịu đâu. Phải nắm thật chắc nguyện vọng của nhân dân, tìm hiểu kỹ cuộc sống của họ, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa bàn, mình giải thích, thuyết phục, vận động thì mọi người mới theo“.
- Dân oan U90: Cụ Đỗ Thị Tư 86 tuổi ở Kiên Giang (FB Sông Quê). “Cụ đã ra Hà Nội kêu lên chính phủ nhiều lần, lần ra này cụ nói quyết sống chết ở đây đến khi nào chính phủ giải quyết. Đợt này cụ ra đã được gần 4 tháng, hơn một tháng đầu còn tiền thuê nhà trọ, sau hết tiền thì ban ngày ra số 1 Ngô Thì Nhậm, đêm sang ngủ nhờ hiên nhà ông luật sư tên Thắng đối diện với nhà tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm. Ăn uống thì nhờ vào các lần cấp gạo của các nhà hảo tâm và bà con đùm bọc“. =>
- TRỊNH BÁ PHƯƠNG : TIẾNG KÊU OAN TỪ DƯƠNG NỘI (TNM).
- Gặp các đại diện ngoại giao phương Tây ở Hà Nội (DLB).
- Dân chủ hóa ở Indonesia (RFA). “Mô hình Indonesia giống với Miến Điện, không giống Thái Lan và Việt nam. Nó có gần với TL hơn. Giống Miến điện vì độc tài quân sự. Giống Thái Lan vì quân đội cũng mạnh … Còn Việt nam là độc tài cộng sản, không giống độc tài quân sự của Suharto, xu hướng chuyển đổi của VN sẽ khác hơn“.
- Buồn vui đường mòn Hồ Chí Minh trên Đất Mũi (RFA). “Trong khi đó, người Trung Quốc vẫn đang thẳng tiến trên trục đường Hồ Chí Minh, họ đã gầy dựng không ít cơ sở kính tế, biệt khu, mật khu trên trục đường này, và họ cũng để lại không ít con rơi trên trục đường này. Không biết rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra với người dân miệt Tây Nam Bộ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, người Trung Quốc xuất hiện?!“
- Đặng Kiên Trung: Viết tiếp “Tự sự của một cựu chiến binh trước hiện tình đất nước!!” (viet-studies). “Lớp đảng viên nhiều tuổi như tôi ngày xưa ai cũng vậy, theo Đảng vì yêu nước, căm thù quân xâm lược, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do Tổ quốc, nào có phải theo Đảng vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, vì có biết chủ nghĩa ấy là gì?!… Sống trong đêm dài nô lệ thực dân phong kiến, Đảng ‘vẽ’ bức tranh ‘lý tưởng cộng sản’ như vậy có ai không mong muốn và tin đến mê muội…! Nhưng, qua biến thiên lịch sử, những gì Đảng nói và làm trên đất nước nầy làm cho người ta thất vọng!“
- Chuyện Tỵ Nạn Chính Trị Và Cái Giá Phải Trả Cho Tự Do (1975 – 2015) (Việt Báo). “Cái giá của Tự do: Bao nhiêu mạng sống con người đã bị chôn vùi ngòai biển cả, nơi rừng sâu? Không thể nào có thể thống kê chính xác được về số thuyền nhân bị chết ngòai biển – mà chỉ có thể có con số phỏng đóan mà thôi. Theo tài liệu của tổ chức Cao Ủy về Người Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, thì ước lượng có đến từ 200,000 đến 400,000 thuyền nhân bị thiệt mạng ngòai biển khơi“. – Nhạc Sĩ Chuẩn Bị Năm 2015: 40 Năm Người Việt Tỵ Nạn; GS Lê Văn Khoa: Sẽ Hòa Tấu Chủ Đề 40 Năm Tại Washington DC Tháng 6-2015, tại Melbourne, Úc, Tháng 10-2015 Và Tại Hawaii Cuối 2015
- Người Việt hải ngoại ‘càng vững mạnh’ (BBC). “Chúng ta đã có một Siêu Quốc gia Việt Nam không có lãnh thổ, không có chính quyền, không có thủ đô nhưng tất cả đều nằm sâu thẳm trong lòng mọi người dân của nó“.
- Quyền lực-tiền bạc-tình cảm “đi vào” thì công lý “đi ra”! (NLĐ). “Đó là phát biểu của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền khi Chính phủ đề nghị quản lý tòa án địa phương. Theo ông Thuyền, công lý sẽ được thực thi khi thẩm phán có cái tâm trong sáng!” Câu nói của ông Thuyền không hẳn đã đúng trong các vụ án “an ninh quốc gia” ở VN. Cho dù thẩm phán có cái tâm trong sáng đi nữa, công lý không thể thực thi nếu các thẩm phán có sẵn bản án bỏ túi. Họ không thể xử khác đi được, nếu ở “trên” đã chỉ đạo họ như ý muốn ở “trên”. – TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa): Đòi ăn hối lộ giữa công đường (LĐ).
- Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ (RFA). – Một cái “kết” không có “quả” (LĐ). “Và nếu cuộc chiến chống tham nhũng từng được bàn tới tại nghị trường trong sự ví von rằng: ‘Súng nổ đùng đùng nhưng không có đầu đạn’, thì việc 90% tài sản không thu hồi được chỉ là logic tất yếu: Và không có ai bị thương hết“.
- Xét xử 4 cựu công an xã đánh chết người (NLĐ). – 4 công an xã đánh chết người cho rằng cáo trạng không đúng sự thật (LĐ).
- Tàu tiền tỷ bán sắt vụn: Máy Trung Quốc đương nhiên… tệ! (ĐV). Mời xem lại: Tàu tiền tỷ bán sắt vụn: Máy Trung Quốc do… chủ đầu tư! (ĐV). – Tàu tiền tỷ bán sắt vụn: Thiết kế máy TQ… rồi nghỉ hưu! (ĐV). – Tàu tiền tỷ bán như sắt vụn: Lại là hàng Trung Quốc! (ĐV). – Tàu tiền tỷ bán như sắt vụn, Vinashin Vinalines vẫn chờ (ĐV). – Tàu tiền tỷ mục nát vì bỏ hoang trên biển Quảng Ninh (LĐ/ Tin Ngắn). – Chuyện chỉ có ở VN: Mua tàu tiền tỷ, bán giá đồng nát (Tin Ngắn).
- Nâng giá thiết bị lặn lên gấp 1.300 lần để chiếm đoạt (Vietstock). “Lô hàng thiết bị lặn Tinro 2 thanh lý của hải quan chỉ 100 triệu đồng nhưng Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo nâng khống lên gấp 1.300 lần, chiếm đoạt 130 tỷ đồng“. – Ngày thứ hai xét xử “đại án” Cty ALC II: Các bị cáo chối tội tham ô 130 tỷ (TP).
- Cát tặc hoành hành, chính quyền tiếp tay hay bất lực? (ĐSPL).
- 681 người vận hành 13km đường sắt: BQL Dự án đường sắt nói gì? (ĐSPL). – Đường sắt không thiếu nhân tài: Đội vốn nên “trảm tướng”! (ĐV).
- “Chuyện làng Nhô” hiện đại: “Quan” xã sắp nghỉ mới có bằng cấp 3 (ĐSPL).
- Ông Tô Lâm được phong thượng tướng (BBC). – Bộ Công an ra mắt Cục Đối ngoại (TTXVN/ TP).
- Phó công an phường thoát chết gang tấc dưới họng súng giang hồ (ĐSPL).
- Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Pháp: Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’ (BBC).
- Mỹ công chiếu phim của cháu gái cố TT Kennedy về chiến tranh VN (VOA).
- Một đại sứ Trung Quốc bị triệu hồi vì làm gián điệp cho Nhật? (RFA).
- Đại gia Trung Quốc mơ thiên đường tư bản (RFI).
- Đại sứ Trung Quốc: Kim Jong-un có thể thăm Bắc Kinh (GDVN). – Cán bộ Triều Tiên đào tẩu kể chuyện “quỹ đen” của lãnh đạo Bình Nhưỡng trên báo của Mỹ (MTG). – Hoa Kỳ đề nghị đàm phán về đặc phái viên đến Bắc Triều Tiên (VOA).
- Đằng sau phát hiện khí đốt khủng của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông (PT). – Tạo sự đã rồi bằng mọi cách (PT). – Nhận diện 4 chiêu bài mới của Trung Quốc ở Biển Đông (KT).
- Quốc hội cần ra nghị quyết về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (VOA). “… thực
tế cũng đã cho thấy phương cách ngoại giao theo kiều cầu hòa, năn nỉ,
nhượng bộ với kẻ xâm lăng cũng chỉ được kẻ xâm lăng thương tình tạm
ngưng chứ vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lăng biển đảo của Việt Nam. Trung
Quốc vẫn âm thầm chuẩn bị cho những bước xâm lăng mới khi có điều kiện
và thời cơ thuận lợi“.
- Tổng thống Ấn Độ lên tiếng vụ TQ phản đối Việt-Ấn hợp tác dầu khí (GDVN). – Quan hệ hữu nghị truyền thống sâu đậm (TGVN). – Tập Cận Bình dùng “ngoại giao sinh nhật” để lôi kéo Ấn Độ (GDVN).
- Cải cách ruộng đất với nhà ông ngoại tôi và nhà tôi (Quê Choa).
- Bác Hồ Oan Ghê (Đinh Tấn Lực). “Chỉ
nội trong vòng 4 ngày, lãnh đạo đảng và nhà nước ở đây đã vực dậy một
giai đoạn khí thế của đảng, dưới danh đội, đến long trời lở đất, chẳng
khác nào một Điện Biên trên ruộng. Qua đó, không ai không thấy quả thực
là Địa Chủ Ác Ghê. Nhờ cuộc triển lãm này mà chẳng một ai thèm nghi hoặc rằng tác giả C.B. của bài báo kích động mở màn cho thời kỳ điện chạy cột sống đến rùng mình nửa nước này chính là … Trần Dân Tiên“.
- BÍ ẨN BỨC HÌNH MỘT NGƯỜI LÍNH ĐIỆN BIÊN THỜI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trăm điều Đảng dạy phải nghe, chỉ có 2 điều không nghe… (Mai Tú Ân).
- Nhà dân chủ (FB Nguyễn Hồ Nhật Thành). “Những
người ‘khách hàng cam chịu’ nên thôi ảo tưởng về chúng tôi mà hãy trở
về với thực tế nhu cầu tự đáy lòng mình, bạn có muốn tự do chọn một công
ty mà bạn tâm đắc không? Bạn có muốn tự do sống đầy đủ phẩm giá của một
con người không? Bạn có muốn sống trong một xã hội thịnh vượng, nơi mà
cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người không? Đơn giản, hãy thể hiện
điều đó!“
- Đến đại sứ quán VN ở Berlin (NBG).
- Quan tại Huế ăn chặn tiền dân, đàn áp dân oan (Xuân VN).
- Triều Tiên “thoát Trung”: Bắc Kinh bắt đầu cuống? (ĐV). – “Triều Tiên sẽ không chấp thuận phái viên cấp cao của Mỹ” (TTXVN).
KINH TẾ- Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Xứng đáng với vai trò đầu tàu của nền kinh tế (HNM). “Tập đoàn đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình CNH – HĐH đất nước; luôn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài“. Được hưởng hết mọi ưu đãi, được trao vào tay loại tài nguyên quan trọng của đất nước là dầu khí, chỉ việc hút dầu lên bán, không giữ vai trò đầu tàu, hổng lẽ muốn nhảy xuống… cuối tàu?! – Ngã rẽ nào cho Việt Nam? (TN).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9 (ĐTCK). – Góc nhìn thị trường chứng khoán ngày 18/9 của nhà đầu tư (CafeF). – Lực cầu tăng tại nhóm tài chính, thanh khoản chứng khoán đạt hơn 5.600 tỷ đồng (HNM).
- Mối ràng buộc đặc biệt đối với ghế sếp ngân hàng quốc doanh (VnEconomy).
- Ngân hàng ‘lụy’ các ‘ông lớn’ (TN).
- “Cửa” mới cho cổ phần hóa? (DĐDN).
Phạm Chí Dũng: TPP: cơ hội cạn dần cho Việt Nam? (BBC).
- Nhật bỏ dự án thép tỷ đô ở Việt Nam: “Quả ngọt” thành “quả đắng”? (DV).
- VN sẽ tiếp tục nhập khẩu mạnh máy móc nhiều năm tới (MTG).
- Cán bộ, công chức có thể sắp được vay tới 2 tỷ đồng mua nhà (TP).
- Để gạo Việt không vô danh (DĐDN).
- Hàng ngoại ồ ạt lấn sân, doanh nghiệp bán lẻ Việt họp “Hội nghị Diên Hồng” (CafeF).
- Trái cây TQ dán tem Mỹ: Cục BVTV không biết vì… (ĐV).
- Hoa Kỳ tài trợ giải pháp lưới điện thông minh tại Việt Nam (TTXVN).
- Tỷ phú gốc Việt xếp hạng 629 tỷ thế giới là ai? (Báo ĐT). – Châu Á ngày một nhiều tỷ phú (RFA).
- Nợ xấu đe dọa giết chết nền kinh tế Trung Quốc? (VNTB). – Ngân Sách và Kế Sách Cứu Nguy Kinh Tế của Trung Quốc (RFA). – Bắc Kinh bơm hơn 60 tỷ đô la vào các ngân hàng Nhà nước (RFI).
- Dow Jones tăng kỷ lúc sau cuộc họp của Fed (Gafin). – Fed duy trì chính sách lãi suất thấp, đánh tín hiệu lãi suất sẽ tăng nhanh hơn (Gafin).
- Nợ xấu tăng, Thống đốc nói gì? (GDVN).
- Tiền nhàn rỗi “trôi” về đâu? (ANTĐ).
- Dòng Tiền Chạy Trốn…Từ Trung Quốc (ĐKN).
- Fed tiếp tục cắt giảm QE, giữ nguyên lãi suất (CafeF). – Ngân hàng Trung Ương Mỹ chấm dứt hỗ trợ kinh tế trực tiếp vào tháng 10 (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Hé lộ nghi vấn đặc biệt về mộ vua Quang Trung ở Quảng Nam (CAĐN). – Giả thuyết mới về Chánh cung Hoàng hậu vua Quang Trung (TN). =>
- Thuyền Mỹ cập bến Nam Kỳ 1802 (VHNA).
- Nhà văn NHẬT TIẾN : Thềm hoang – KỲ 6 (Nhật Tuấn).
- MỘNG DU (Da Màu). – Nhõng Nhẽo
- Lý luận văn nghệ Mác-xit Việt Nam – Nhìn từ phiên bản gốc (VHNA).
- “Như hà tổ sư tây lai ý?” – một công án cho nghiệp nghề giảng dạy (VHNA).
- Nghe Giang Tử hát sống! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Người Việt chúng mày có suy nghĩ thật quái dị (Baron Trịnh). “Anh lại kể, có một số người Việt định cư lại ở Đức. Học hành đàng hoàng ra cũng có, lao động xuất khẩu cũng có,… thường tạo ra những lý do để nhận trợ cấp thất nghiệp mà không chịu đi làm việc. Đặc biệt là phụ nữ, họ thường lấy cớ chăm con nhỏ để không phải đi làm“.
- Có phải sự tử tế đang rời bỏ chúng ta? Đầy hận thù trong những ngôi nhà vương giả? (TVN).
- Đàn ông như thế mới là đàn ông! (Kim Dung).
- Vài cảm nhận về “Thành phố bị kết án biến mất”* (VHNA).
- Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang (VB).
- Phát hiện ba con tàu “ma” bị mất tích hơn một thế kỷ ở gần cầu Cổng Vàng (TTXVN/ PLTP).
- Khám phá hòn đảo của những “quái thú” giết người bằng nhát cắn thần chết kịch độc (LĐ).
- Indonesia ‘thay VN tổ chức ASIAD’ (BBC).
- Bắc Hàn thắng đậm bóng đá nữ Việt Nam (BBC). – MÔN BÓNG ĐÁ ASIAD 17: Nữ Việt Nam thua đậm Triều Tiên (CAĐN). – ĐT nữ Việt Nam 0-5 ĐT nữ Triều Tiên: Không có bất ngờ (TTVN). – Biển lớn là thế đấy! (KTĐT).
- Nhớ một thời VIỆT NAM CỘNG HÒA – Càphê Sàigòn – (KỲ 2) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ (Văn Việt).
- OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo) (Phạm Nguyên Trường).
- Khi nhạc sĩ đóng vai… kịch sĩ (NV).
- ‘Đôi tình nhân’ nắm chặt tay nhau suốt 700 năm (XH). – Clip: Hai bộ xương nắm tay nhau suốt 700 năm dưới mộ (VTC).
- Thổ Nhĩ Kỳ cho thuê ‘làng ma’ (VNE).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Thủ tướng cho phép thành lập Trường Đại học Khánh Hòa (CAND).
- Phúc khảo bài thi ĐH, CĐ 2014: Từ 0 thành 8,25 điểm (LĐ).
- Nhà giáo trong biên chế, trực tiếp giảng dạy sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên (GDTĐ).
- Có một giờ học như thế (GDTĐ).
- Tuyệt chiêu hạn chế lỗi về câu (GDTĐ).
- TQ: Giáo viên chửi học sinh tồi vì không có quà ngày nhà giáo (NS).- Nhà thơ Trần Đăng Khoa bật mí bài thuốc trị ung thư “chắc chắn khỏi” (Kim Dung).
- MỘT ĐỀ ÁN GIÁO DỤC PHẢN GIÁO DỤC (BVN).
- Tiền trường đầu năm học mới: Biết vô lý vẫn phải móc ví! (aFamily). – “Choáng” với các khoản thu đầu năm (PNTP). – Kỳ 2: Phụ phí cao hơn chính phí (GTVT). – Học phí tăng, số tiết không tăng? (TT).
- Sao phải cho con đi học thêm? (SM). – Một hiệu trưởng thừa nhận có dạy thêm, xáo trộn lớp để được quà cáp (GDVN). – Khảo sát dạy thêm, học thêm bậc tiểu học của Báo Thanh Niên: ‘Gần 75% phụ huynh cho con học thêm’ Có thể làm khác? (TN).
- Công bố 100 trường đại học hàng đầu thế giới (Infonet).
- Đúng mực và cao thượng (ANTĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiêm vắc xin Sởi, Rubella cho trẻ 1-14 tuổi (CP).
<- Cháu bé 4 tuổi bị hành hạ dã man: ‘Em táng 2 cái vô mặt, rồi táng 2-3 cái bạt tai gì đó’ (TN). – Từ khi có cha, bé Ngân đã thôi gọi mẹ… (MTG). – Ông ngoại bé Ngân: ‘Tôi rất buồn khi người ta nói tôi giành nuôi cháu vì tiền’ (MTG). – Bà ngoại bé 4 tuổi lên tiếng việc ‘dành nuôi cháu vì tiền’ (NS).
- Kết luận về vụ 5 cháu bé không rõ lai lịch (MTG).
- Cháy giữa trung tâm Sài Gòn, 7 người chết: Giấc mơ cử nhân dang dở (TN). – ‘Xin được gửi 7 hộp cơm về nơi chín suối…’ (MTG). – An Giang: Cháy lớn giữa trung tâm TP.Long Xuyên thiệt hại trên 5 tỉ đồng (LĐ). – Lỗ hổng phòng cháy (TN). – Cháy nhà chạy đi đâu? (TN).
- Phát Quà Trung Thu cho Bệnh Nhi Ung Bướu, 2014 (DLB).
- Lang băm săn “thần dược” dưới… huyệt mộ trinh nữ (PN Today).
- Tin lời thầy cúng, cả xóm mua “ngọc” chữa bệnh (NLĐ).
- Kinh hoàng “bóng ma đại lộ” và thủ đoạn “chém trước cướp sau” (ĐSPL).
- Phát hiện súng đạn tại phòng trọ kẻ khống chế 3 con tin (VTC).
- Mâu thuẫn từ việc bị nước văng lên người, hai anh em ruột vào tù (MTG).
- Bê bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam (VOA). – Đài Loan tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (RFA).
- Status của cave bị HIV ‘rúng động’ cộng đồng mạng (MTG).
- Hôn phu mất trước ngày cưới, cô dâu chụp bộ ảnh đầy cảm xúc để vĩnh biệt (MTG).
- TQ: Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên sông sống sót qua bão Kalmaegi (VNE).
- Tàu Trung Quốc bị hải tặc tấn công trên Vịnh Aden (NLĐ).
- Ông Tập Cận Bình chỉ đạo: Người TQ đừng ăn nhiều mì gói khi du lịch nước ngoài (MTG).
- Mỹ tố cáo lao động nô lệ trong ngành điện tử Malaysia (RFI).
- Người nước ngoài nghi nhiễm Ebola ở Vũng Tàu đã xuất viện (TTXVN). – Dịch Ebola: “Ngọn lửa từ địa ngục” (NLĐ). – Thế giới khẩn cấp đối phó với Ebola (RFI). – Liberia chống trả lại Ebola và hoan nghênh quân đội Hoa Kỳ (VOA).
- Công khai tên, xử lý mạnh tay với các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng (GDVN).
- Động đất mạnh tại Sông Tranh 2, người dân tháo chạy (ĐSPL).
- Vụ sạt lở đất ở Lạng Sơn khiến 6 người thiệt mạng: Xót xa người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh (LĐ).
- Trừng phạt mẹ bé Ngân phải vì quyền lợi của bé (MTG). “Bằng
chứng, dù bị mẹ bạo hành, nhưng trong cơn đau bé Ngân vẫn gọi mẹ. Trong
tương lai, khi đã nguôi ngoai, bé Ngân rất cần có mẹ. Giờ đây bé Ngân
cần được chăm sóc để lớn lên trong tình thương của cha mẹ, bà con họ
hàng để dần quên đi những tổn thương về thể xác và tinh thần. Ai cũng
cần có mẹ, tại sao chúng ta phải cách ly mẹ với bé“.
Lập luận của LS Lê Quang Vũ lạ quá. Bé
Ngân sống với mẹ là người thân duy nhất trong 1 thời gian dài, trong cơn
đau, không gọi mẹ thì gọi ai? Ai cũng cần có mẹ, nhưng con cái cần
một người mẹ yêu thương mình, chắc chắn không cần những người mẹ trút
lên đầu con những trận đòn thù như người mẹ của bé Ngân. Nếu những
người hàng xóm tốt bụng không đưa bé đi bệnh viện kịp thời, có thể bé sẽ
tiếp tục bị mẹ em hành hạ hoặc cố tình làm ngơ cho người người tình của
bà hành hạ bé cho tới chết. Cho tới thời điểm này, người mẹ đó vẫn lập
luận rằng đó là cách dạy con của mình và đó là vấn đề nhận thức, cho nên
không có gì bảo đảm bé Ngân sẽ không bị những trận đòn như thế khi ở
gần người mẹ này.
- Facebooker Doan Hoa: “Hề
hề, đọc cái lập luận này của tay LS Lê Quang Vũ thì mình chợt nhớ đến
cách đối xử của nhà nước với dân và thấy giống lập luận của đảng quá. Dù
đảng, nhà nước có đối xử tàn bạo đến mức nào thì người dân cũng không
được phép rời xa đảng“. – Video: Bé gái bị hành hạ dã man hạnh phúc trong vòng tay cha (TP).
- Đại tá Dương Văn Giáp: Công an Hà Nội không bắt nhầm người vô tội (MTG). – Người nhà kẻ khống chế con tin ở Thanh Xuân Bắc nói gì? (TP). – Vụ bắt cóc con tin: Đúng là báo chí thời thổ tả (FB Văn Công Mỹ).
- Thịt lợn được giá, chất cấm lại tái xuất (TP). – Củ, quả tươi phải phân tích nguy cơ dịch hại mới được nhập khẩu (HQ).
- Bí ẩn về những nhà tiên tri xuất chúng mọi thời đại (PN Today).
- TQ: Cụ ông ăn xin mỗi tháng gửi hơn 34 triệu đồng về quê (NS/ TP).
- 10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới (VTC).
QUỐC TẾ
- Mỹ ca ngợi Ukraine ‘làm nên lịch sử’ (VOA). – ‘Kiểm tra lòng trung thành’ ở Ukraine (BBC). – Được quyền tự trị, phe ly khai Ukraine “vẫn chống đối” (BizLive). – Nga phản ứng về việc Ukraine trao quy chế đặc biệt ở miền Đông (TTXVN). – Lý do Nga tăng quân tới Crimea và ‘phương án tác chiến’ (TP). – Nga nổi giận vì bị cáo buộc có ‘4 tiểu đoàn ở Ukraine’ (TP). – Ukraine hối thúc hồi sinh kho vũ khí khổng lồ ở Tây Bắc (DV). – Ukraina : Súng vẫn nổ tại Donetsk bất chấp nhượng bộ của Kiev (RFI). – Lệnh ngừng bắn lung lay, Ukraine báo động quân đội sẵn sàng chiến đấu (VOA). – Ukraine sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” với lệnh cấm vận kinh tế từ Nga (ANTĐ). – Nhà hoạt động Ukraine tuyệt vọng về tương lai đất nước (VOA). – Chúng ta đầu hàng trong cuộc chiến Nga – Ukraine! (MTG).
- IS tung video đe dọa Mỹ (TT). – Mỹ và nỗi lo tiềm ẩn trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (VNE). – Tướng Martin Dempsey muốn Mỹ đưa bộ binh vào Iraq (PLTP). – Mỹ sẽ đưa bộ binh vào Iraq tiêu diệt IS? (TBKTSG). – Hoa Kỳ muốn đưa cố vấn quân sự đến Irak tấn công Nhà nước Hồi giáo (RFI). – Mỹ lấy đại bác giết “muỗi” ở Iraq (NLĐ). – Mỹ và Nga có thể đã thỏa thuận phân chia vai trò tấn công IS (TTXVN). – Nhà nước Hồi giáo bắn rơi máy bay Syria (VNE). – Iraq không cần quân đội nước ngoài hỗ trợ chiến dịch trên bộ chống IS (ANTĐ). – Irak : “Không kích chỉ hữu hiệu nếu kèm theo tấn công trên bộ” (RFI).
- Từ nhân viên ngân hàng London đến chiến binh IS (Tin Tức). – Công dân Mỹ đối mặt hàng chục năm tù vì tiếp tay cho IS (VNE). – Seoul lo có công dân bán đảo Triều Tiên tham gia IS (MTG).
- Scotland bỏ phiếu độc lập: Nước Anh “thấp thỏm” chờ cơn địa chấn (CafeF). – Trưng cầu dân ý ‘đe dọa EU’ (BBC). – Trưng cầu dân ý tại Scotland: Kết quả phụ thuộc những cử tri còn lưỡng lự (Tin Tức). – Scotland và vấn đề “đi hay ở” (CL). – Thăm dò cho thấy cuộc bỏ phiếu chọn độc lập ở Scotland sẽ thất bại (VOA).- Bị Nga ‘khai tử’ chiến đấu cơ tàng hình, Mỹ đối phó thế nào? (Tin Tức).
- Vụ tấn công vào trường cao đẳng sư phạm Nigeria giết chết 15 người (VOA).
- Bangladesh giảm án tử hình cho thủ lĩnh phe Hồi giáo (VOA).
- Điệp viên hai mang trong lòng al-Qaeda (TN).
- Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh (BBC).
- Nga: Sistema chao đảo sau vụ bắt tỷ phú (BBC). – Tỉ phú Nga bị cáo buộc rửa tiền (NLĐ).
- Chính quyền Ukraine kiểm tra lòng trung thành của một triệu công chức (DV). – 2.400 nhân viên Kiev mất tích hoặc bị bắt ở miền đông (KT). – Ukraine thiệt hại hàng tỷ USD trong cuộc chiến miền đông (KT). – Tương lai bất định sau quyết định lịch sử (KTĐT). – Thủ tướng Ukraina ra lệnh cho quân đội “sẵn sàng chiến đấu” (LĐ). – Quy chế đặc biệt ở Đông Ukraine:Nga vỗ tay, ly khai ‘ngúng nguẩy’ (Soha). – Canada tăng viện trợ cho Ukraine thúc đẩy cải cách kinh tế (TTXVN). – Tổng thống Ukraine phải sang Mỹ tìm viện trợ (Infonet).
- 24 giờ sau hội nghị ISIS ở Paris: Chưa sắp xếp xong (NV). – Hạ viện Mỹ chuẩn thuận kế hoạch Syria (BBC). – Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch vũ trang cho quân nổi dậy Syria (TTXVN). – Mỹ điều tra những thanh niên rời nước tham gia thánh chiến (VOA).
- Liên Hợp Quốc ấn định ngày họp bàn vụ rơi máy bay MH17 (TP). – Tình báo Đức tiết lộ nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 (Tin Tức). – Tình báo Đức: MH17 nhiều khả năng bị quân ly khai Ukraine bắn (TTXVN). – Người nặc danh treo thưởng 30 triệu USD tìm thủ phạm bắn hạ MH17 (LĐ).
- Úc báo động nguy cơ người dân bị chặt đầu công khai (KP). – Cảnh sát Úc bố ráp ‘chống khủng bố’ (BBC).
- Nước Anh thiệt hại thế nào nếu Scotland “ly khai”? (VnEconomy). – 9 điều người Scotland phải chọn (CafeF).
- Chiến tranh và ung thư (NV).
* RFA: + Sáng 17-09-2014; + Tối 17-09-2014* RFI: 17-09-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 17-09-2014; + Bản tin video tối 17-09-2014
2972. Viết tiếp “Tự sự của một cựu chiến binh trước hiện tình đất nước!!”
Đặng Kiên Trung
17-09-2014
Tôi đọc bài “Lời bộc bạch của một đảng viên” trên một trang mạng, dù không ghi tên nhưng chắc chắn đây là người thật, với những lời bộc bạch cháy lòng rất thật. Bài viết có đoạn gây tôi chú ý:
“… Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính trị . Qua đó nói rõ rằng đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác - Lênin nữa, đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt….
“….
Tôi nghĩ hưu đã lâu, gần gũi tiếp xúc nhiều lớp người; nhất là các đồng chí cũ và một số đảng viên trẻ, hiểu rõ tâm tư, tình cảm của họ. Đoạn viết trong bài nói trên phãn ánh đúng tình hình chính trị – tư tưởng của Đảng hiện nay.
Lớp đảng viên nhiều tuổi như tôi ngày xưa ai cũng vậy, theo Đảng vì yêu nước, căm thù quân xâm lược, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do Tổ quốc, nào có phải theo Đảng vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, vì có biết chủ nghĩa ấy là gì?! Dần dần Đảng tuyên truyền, giáo dục “giác ngộ lý tưởng cộng sản”, tin rằng sau khi hoàn thành “cách mạng dân tộc dân chủ” tiến lên xây dựng “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản”, xã hội “không còn người bóc lột người”, mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, tiến tới “thế giới đại đồng”…
Sống trong đêm dài nô lệ thực dân phong kiến, Đảng “vẽ” bức tranh “lý tưởng cộng sản” như vậy có ai không mong muốn và tin đến mê muội…! Nhưng, qua biến thiên lịch sử, những gì Đảng nói và làm trên đất nước nầy làm cho người ta thất vọng! Đến nay, sau gần 40 năm “non sông thu về một mối”, với đường lối đối nội, đối ngoại tiếp tục sai lầm của Đảng, đưa đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế, chính trị, lòng người bất an, xã hội rối loạn… Ngoài nước, uy tín quốc tế của đất nước giảm sút, Đảng tự đưa cổ vào thòng lọng Trung Quốc … Thật sự ngày nay ai cũng thấy “chủ nghĩa xã hội” – “lý tưởng cộng sản” chỉ là giấc mơ hão huyền, không còn ai tin; kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
Những đảng viên già như tôi ngày xưa giống cô gái trinh bạch chọn nhằm tấm chồng, nhưng “ván đã đóng thuyền”, Đảng đã không còn là Đảng nữa, mà muốn bỏ Đảng đâu phải dể, nhưng không phải không bỏ được! Ở đây tôi chưa nói về chuyện nầy.
Là người gắn bó trọn đời với Đảng, sau năm 1975 tôi chứng kiến và còn là người trực tiếp góp phần thực hiện chánh sách thất nhân tâm của Đảng. Điều làm cho tôi day dứt nhắc mãi vẫn chưa nguôi. Đó là khi “đất nước trọn niềm vui” thì hàng chục vạn sĩ quan, viên chức cao cấp Việt Nam Cộng hòa bị Đảng lừa gạt tập trung “học tập cải tạo”, sự thật là cầm tù, đày ải họ với thời gian quá dài để “triệt tiêu mầm móng chống đối”, ẩn chứa đằng sau đó là dã tâm trả thù vì họ “chống lại nhân dân”, trong khi Đảng không ngớt hô hào “hòa giải, hòa hợp dân tộc” trong suốt cuộc chiến, đến tận ngày xe tăng hút đổ cổng Dinh Độc lập!
Tiếp theo đó, là những “chiến dịch” X1, X2 “cải tạo” tư sản, đổi tiền, đưa dân vùng kinh tế mới… làm tan nhà nát cửa hàng triệu gia đình, gieo đau thương oán hận ngút trời trong lòng người, xô đẩy hàng triệu người bỏ nước vượt biển tìm con đường sống, không biết có bao nhiêu người ngậm oán hờn vùi xác dưới lòng biển…!! Ngày nay, hàng triệu người Việt định cư nước ngoài – nạn nhân chánh sách tàn bạo của Đảng năm xưa, dù có cuộc sống tốt, nhưng làm sao bà con xóa nhòa được ký ức đau thương đó! Đảng kêu gọi bà con “quên đi quá khứ”, “xóa bỏ hận thù”, “hòa giải cùng đồng bào trong nước”… Nhưng, Đảng đã làm gì? Tôi chưa nghe thấy Đảng làm gì thể hiện sự chân thành sám hối những lỗi lầm năm xưa với đồng bào ruột thịt của mình, vẫn giử thái độ “kiêu ngạo cộng sản” cố hữu, nên con đường hòa giải dân tộc còn xa vời! Nhiều lúc suy nghĩ tôi hối tiếc vì ngày xưa mình a tòng với Đảng làm điều ác, tôi cuối đầu xin lỗi những nạn nhân của Đảng, vì đã góp phần gây ra khổ đau cho họ!
Đó là những gì diển ra ở miền Nam sau năm 1975, còn hằn trong ký ức những người đã trưởng thành hồi ấy, dù đang sống trong hay ngoài nước, như một cơn ác mộng! Còn ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”, ngay từ những năm đầu giành chánh quyền tháng Tám năm 1945, Đảng đã “phóng tay phát động quần chúng” – cụm từ ngày xưa Đảng thường dùng – đấu tranh giai cấp với khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rể”; rồi đến “cải cách ruộng đất” đẫm máu và nước mắt năm 1953 – 1957; vụ án Nhân văn – Giai phẫm năm 1955 – 1958; chống chủ nghĩa “xét lại hiện đại” năm 1967 – 1973; “cải tạo” tư sản sau năm 1954 v.v… Những sai lầm của Đảng gây ra ở miền Bắc, đẩy hàng triệu người dân rời bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam năm 1954 ngay sau ngày hòa bình lập lại!
Tôi muốn nhắc chuỗi sự kiện đau buồn ngày xưa của đất nước do Đảng gây ra, cùng những sai lầm của Đảng ngày nay trong chánh sách cầm quyền, để các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương quyền và các vị “thái thượng hoàng” đầy uy quyền đừng bao giờ quên, nếu trong lòng các vị còn có chút tấm lòng thương nước, yêu dân hãy từ bỏ “ý thức hệ cộng sản”, thoát khỏi thành trì giáo điều, bảo thủ, kiên quyết , dũng cảm “Thay đổi” như Miến Điện đang làm hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, để chuộc lỗi lầm ngày xưa, khắc phục những yếu kém ngày nay của Đảng đưa đất nước vượt qua khó khăn thách thức tiến lên. Nếu các vị không thay đổi, vẫn tiếp tục đưa đất nước dấn sâu con đường hầm không lối thoát, các vị làm cho Đảng cộng sản Việt Nam tội chồng lên tội, lịch sử đất nước sẽ lên án, con cháu đời đời nguyền rũa!!
Tôi nghĩ, đến lúc các bậc đảng viên lão thành, các nhân sĩ – trí thức, cựu chiến binh…trọn lòng vì dân vì nước, trong bài viết trước tôi cho là nhóm người“tinh hoa đất nước” ngày nay, cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, bằng những hình thức đấu tranh ôn hòa cần thiết, tạo ra áp lực mới, buộc ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải lắng nghe, chấp nhận sự thay đổi dứt khoát từ nay đến Đại hội 12 bằng những bước đi, hành động cụ thể: Trước mắt chấm dứt trấn áp và trả tự do tất cả những người bất đồng chính kiến đấu tranh vì tự do, dân chủ, quyền con người đang bị giam giữ; ban hành “sách trắng” tuyên bố công khai mọi sai lầm trong đường lối, chánh sách cầm quyền của Đảng ngày xưa và ngày nay, thành tâm sám hối xin lỗi đồng bào, đồng chí – những nạn nhân của Đảng; thực hiện thể chế dân chủ đa nguyên chính trị trong sinh hoạt đảng và ngoài xã hội; cải cách thể chế kinh tế thị trường tự do theo mô hình các nước công nghiệp tiên tiến; thực hiện sở hữu tư nhân ruộng đất; dành ngân sách quốc gia thích đáng đầu tư chăm lo đào tạo nhân tài, chăm lo cuộc sống người nghèo, vùng sâu, vùng xa, sớm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội… Về đối ngoại, Đảng phải điều chỉnh tức thì đối sách với Trung Quốc, giử vững tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ, chấm dứt các mối quan hệ lệ thuộc, ràng buộc và tìm bạn bè liên kết, liên minh tạo thế và lực mới bảo vệ đất nước trước hiểm họa bành trướng, xăm lược của Trung Quốc. Trong cuộc đấu tranh nầy tôi xin đồng hành cùng quí vị đi đến đích cuối cùng.
Tôi xúc động khi nghe ông đảng viên già Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong bài viết: “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, ông tha thiết khẩn cầu: “Tôi muốn quỳ xuống nói với từng người Việt Nam, hoặc muốn đứng thẳng quát to vào mặt từng người: Bỏ lỡ cơ hội này sẽ đời đời mang tội với Tổ quốc!” ./-
Đ.K.T
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 17-9-14
2971. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng – Nhân danh đám đông và trích dẫn thứ phát
GS Nguyễn Văn Tuấn
17-09-2014
Đọc bài phê bình của tác giả Trường Sơn
(1) thật thú vị vì có nhiều thông tin và nhất là nó cho chúng ta một cái
nhìn khách quan. Tác giả phê bình bài “Niềm tin của một dân tộc không
thể là sự ‘ảo tưởng'” (2) của ông PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng trên bài
QĐND. Nhưng qua bài viết của tác giả Trường Sơn tôi chú ý ngay đến 2 vấn
đề liên quan đến việc nhân danh đám đông và trích dẫn thứ phát trong
bài văn của ông Nguyễn Mạnh Hưởng, và nhân đây tôi có vài dòng bàn thêm
chung quanh 2 vấn đề đó.
Nhân danh đám đông
Ngay từ tựa đề, bài viết của ông Hưởng đã có cái nhân danh đám đông: “Niềm tin của một dân tộc không thể là sự ‘ảo tưởng'”. Tác giả muốn nói rằng một khi đám đông (quần chúng) đã chọn một lí tưởng nào đó thì lí tưởng đó không thể là một ảo tưởng, không thể sai được. Tôi nghĩ ngay đến 2 điểm không ổn trong kiểu lí luận này.
Thứ nhất là sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội có thật sự là lựa chọn của dân tộc? Theo tôi thì chẳng có chứng cứ nào để nói như thế cả. Phân nửa đất nước trước 1975 không chọn XHCN, và phân nửa đó bị tấn công, tiến chiếm bằng vũ lực, và áp đặt thể chế XHCN, chứ họ đâu có chọn chủ nghĩa đó. Ngay cả ở miền Bắc tôi nghĩ nếu được hỏi nghiêm chỉnh và khách quan, đa số cũng không chọn XHCN. Sau 1975, hàng triệu người liều mình vượt biển và vượt biên và họ thà chết chứ không chấp nhận sống với XHCN. Cho đến nay, khi có điều kiện và có dịp, người Việt vẫn tìm cách bỏ nước ra đi. Cách hay nhất và khách quan nhất để biết ý kiến của người dân là trưng cầu dân ý một cách không can thiệp (giống như Thuỵ Sĩ đã làm về câu hỏi có nên tham gia EU, hay Úc làm để hỏi ý người dân muốn duy trì chế độ quân chủ). Thế nhưng ở VN hoàn toàn không có một cuộc trưng cầu dân ý nào để hỏi người dân về đường hướng XHCN. Người dân cũng không có quyền bầu cử người mình chọn (vì họ chỉ được bầu người do đảng chọn). Do đó, không có bất cứ một chứng cứ nào để kết luận rằng dân tộc Việt Nam chọn XHCH.
Thứ hai là cách nói dựa vào đám đông (dân tộc) là không ổn. Nếu dùng cách lí luận như thế, người ta cũng có thể nói việc đấu tố các “địa chủ” trong thời “Cải cách ruộng đất” là đúng bởi vì đa số người dân tham gia phiên toà đều tố cáo và xỉ vả nạn nhân. Nếu dựa vào số đông thì chúng ta thử xem trên thế giới còn bao nhiêu nước theo XHCN. (Ngay cả cái nước khai sinh ra cái chủ nghĩa xã hội đó cũng đã dẹp nó và đang hạnh phúc khi nó không còn). Dĩ nhiên con số nước (và số dân) trong các-nước-gọi-là XHCN chỉ là thiểu số trên thế giới, vậy suy ra, chủ nghĩa xã hội là sai? Do đó, lí luận dựa vào đám đông là không ổn. Việc dựa vào đám đông để thuyết phục một lí tưởng nào đó phản ảnh sự yếu đuối nội tâm của người phát biểu, và cũng phản ảnh sự thiếu tự tin vào lí tưởng mà họ đề xuất.
Thật ra, lí luận dựa vào đám đông là một loại nguỵ biện có tên là ad numerum. Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Nhiều người cố gắng có nhiều fan để khi cần huy động họ cho một lí tưởng nào đó. Những người được huy động, rất nhiều người thuộc vào nhóm có học, cũng bị cuốn hút vào đám đông theo tâm lí bầy đàn mà không chịu suy nghĩ. Đó là thảm nạn của Cải cách ruộng đất khi con đấu tố cha mẹ vì bị kích động bởi đám đông và bị tiêm vào cái lí tưởng đấu tranh giai cấp. Do đó, vấn đề không phải là có nhiều người hay ít người ủng hộ một lí tưởng; vấn đề là lí tưởng đó có logic và hợp lí hay không. Vả lại, cái gọi là “đám đông” đó có thể bị kích động hay can thiệp, nên chân lí không nằm ở đám đông. Không nên dựa vào đám đông hay vào “dân tộc” để biện minh cho lựa chọn của một thiểu số.
Trích dẫn thứ phát
Vấn đề kế tiếp mà tôi muốn nêu trong bài viết của ông Hưởng là vấn đề mà tác giả Trường Sơn đã đề cập đến: đó là việc trích dẫn thông tin. Ông trích dẫn thông tin từ Oxfam cảnh báo rằng “đến năm 2025 Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm 25 triệu người nghèo đói”, mà khi đọc nguồn thì ông cho biết từ báo … Nhân dân. Tương tự, ông viết “Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ năm 2010, ở Mỹ có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua”, và nguồn thông tin cũng từ báo Nhân dân. Nói cách khác, ông không có đọc báo cáo của Oxfam, ông chưa tiếp cận được báo cáo của Cục điều tra dân số Mĩ, nhưng ông đọc báo Nhân dân có trích dẫn hai nguồn trên, và thế là ông tin rằng Nhân dân là nguồn thông tin!
Trong qui chế học thuật, người ta gọi hành động của ông Mạnh Hưởng là secondary citation, hay “trích dẫn thứ phát” (3). Trích dẫn thứ phát là một hành động thiếu thành thật tri thức, tức là intellectual dishonesty. Thiếu thành thật tri thức là vì người viết không có nỗ lực để kiểm tra nguồn thông tin gốc. Nếu ông A trích dẫn sai, và bà B trích dẫn từ ông A, thì bà B cũng sai. Không ai biết báo Nhân dân trích dẫn có đúng hay không, mà dựa vào báo Nhân dân là không thể xem là chính xác và thành thật.
Mà, quả thật là bài viết của ông Mạnh Hưởng trích dẫn sai. Sai về con số và thiếu thành thật về khái niệm. Tác giả Trường Sơn cung cấp thông tin gốc cho thấy khái niệm “nghèo” của Mĩ rất khác với nghèo của VN. Ở Mĩ, người ta định nghĩa hộ nghèo là thu nhập hàng tháng dưới 1987 USD. Còn ở VN chuẩn nghèo là thu nhập dưới 4.8 triệu đồng/năm (nông thôn) và 6 triệu đồng/năm (thành thị). Thu nhập trung bình của VN hiện nay chưa bằng chuẩn nghèo của Mĩ. Thành ra, so sánh kiểu ông Hưởng thật là so sánh trái táo và trái cam, rất khập khiễng.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là tác giả bài báo là một phó giáo sư tiến sĩ! Nếu bài viết chỉ là một bài trên blog thì chắc chẳng ai quan tâm đến các khía cạnh học thuật; nhưng đằng này nó là bài chính luận, xuất hiện trên tờ Quân đội nhân dân rất danh giá và nằm trong mục “Chống diễn biến hoà bình”. Với những sai sót căn bản về nguỵ biện và trích dẫn như nêu trên, tôi nghĩ bài viết chẳng thuyết phục được ai, và đó là một điều đáng tiếc. Nhưng có lẽ những sai sót đó cũng phản ảnh một phần, hay ít ra là một tín hiệu trong nhiều tín hiệu cho thấy nền học thuật ở VN đang có vấn đề.
—-
Chú thích:
(1) – VIẾT VỀ MỘT CON GÀ MÁI ĐẺ: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG (BS).
(2) – Niềm tin của một dân tộc không thể là ảo tưởng (QĐND).
(3) Tôi có một kinh nghiệm về tình trạng trích dẫn thứ phát trong khoa học rất ư là thú vị. Năm 1998 một tác giả Singapore tên là Deurenberg công bố một bài báo về béo phì trên tập san International Journal of Obesity, trong đó ông phát biểu rằng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì là tỉ trọng mỡ toàn thân (PBF) >35% ở nữ và >25% ở nam; ông cho biết hai tiêu chuẩn này là trích dẫn từ một báo cáo của WHO vào năm 1995. Thế là suốt 16 năm liền, rất nhiều tác giả cứ trích dẫn tiêu chuẩn đó và nói là của WHO.
Tôi và đồng nghiệp VN khi phân tích tỉ trọng mỡ ở người Việt rất nghi ngờ về tiêu chuẩn này (vì nếu đúng như thế thì gần 60% người Việt là béo phì). Thế là chúng tôi quyết định tìm báo cáo của WHO năm 1995. Báo cáo có trên mạng, dài độ 400 trang. Chúng tôi scan tiêu chuẩn 35/25 đó, nhưng hoàn toàn không có. WHO không hề khuyến cáo bất cứ tiêu chuẩn PBF nào để chẩn đoán béo phì. Khi tôi liên lạc Deurenberg để hỏi thì ông cứ … lòng vòng. Chúng tôi thấy cũng chẳng cần nêu vấn đề, vì định chờ một dịp khác để nói.
Đến khi thấy một bài báo trên Mayo Clinic Proc lại trích dẫn tiêu chuẩn 35/25 thì chúng tôi thấy kiên nhẫn đã đến giới hạn. Chúng tôi viết một lá thư ngắn cho tập san, và họ đăng kèm theo trả lời của nhóm tác giả. Nhóm tác giả thú nhận là WHO không có đề ra tiêu chuẩn đó, nhưng họ không dám thú nhận là sai, mà viết vòng vo rất nực cười. Nhưng cộng đồng nghiên cứu obesity thì sau khi đọc lá thư của chúng tôi đều biết là suốt 16 năm trời người ta đã dùng sai tiêu chuẩn chỉ vì một trích dẫn thứ phát. Trích dẫn thứ phát rất tai hại.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
17-09-2014
Nhân danh đám đông
Ngay từ tựa đề, bài viết của ông Hưởng đã có cái nhân danh đám đông: “Niềm tin của một dân tộc không thể là sự ‘ảo tưởng'”. Tác giả muốn nói rằng một khi đám đông (quần chúng) đã chọn một lí tưởng nào đó thì lí tưởng đó không thể là một ảo tưởng, không thể sai được. Tôi nghĩ ngay đến 2 điểm không ổn trong kiểu lí luận này.
Thứ nhất là sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội có thật sự là lựa chọn của dân tộc? Theo tôi thì chẳng có chứng cứ nào để nói như thế cả. Phân nửa đất nước trước 1975 không chọn XHCN, và phân nửa đó bị tấn công, tiến chiếm bằng vũ lực, và áp đặt thể chế XHCN, chứ họ đâu có chọn chủ nghĩa đó. Ngay cả ở miền Bắc tôi nghĩ nếu được hỏi nghiêm chỉnh và khách quan, đa số cũng không chọn XHCN. Sau 1975, hàng triệu người liều mình vượt biển và vượt biên và họ thà chết chứ không chấp nhận sống với XHCN. Cho đến nay, khi có điều kiện và có dịp, người Việt vẫn tìm cách bỏ nước ra đi. Cách hay nhất và khách quan nhất để biết ý kiến của người dân là trưng cầu dân ý một cách không can thiệp (giống như Thuỵ Sĩ đã làm về câu hỏi có nên tham gia EU, hay Úc làm để hỏi ý người dân muốn duy trì chế độ quân chủ). Thế nhưng ở VN hoàn toàn không có một cuộc trưng cầu dân ý nào để hỏi người dân về đường hướng XHCN. Người dân cũng không có quyền bầu cử người mình chọn (vì họ chỉ được bầu người do đảng chọn). Do đó, không có bất cứ một chứng cứ nào để kết luận rằng dân tộc Việt Nam chọn XHCH.
Thứ hai là cách nói dựa vào đám đông (dân tộc) là không ổn. Nếu dùng cách lí luận như thế, người ta cũng có thể nói việc đấu tố các “địa chủ” trong thời “Cải cách ruộng đất” là đúng bởi vì đa số người dân tham gia phiên toà đều tố cáo và xỉ vả nạn nhân. Nếu dựa vào số đông thì chúng ta thử xem trên thế giới còn bao nhiêu nước theo XHCN. (Ngay cả cái nước khai sinh ra cái chủ nghĩa xã hội đó cũng đã dẹp nó và đang hạnh phúc khi nó không còn). Dĩ nhiên con số nước (và số dân) trong các-nước-gọi-là XHCN chỉ là thiểu số trên thế giới, vậy suy ra, chủ nghĩa xã hội là sai? Do đó, lí luận dựa vào đám đông là không ổn. Việc dựa vào đám đông để thuyết phục một lí tưởng nào đó phản ảnh sự yếu đuối nội tâm của người phát biểu, và cũng phản ảnh sự thiếu tự tin vào lí tưởng mà họ đề xuất.
Thật ra, lí luận dựa vào đám đông là một loại nguỵ biện có tên là ad numerum. Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Nhiều người cố gắng có nhiều fan để khi cần huy động họ cho một lí tưởng nào đó. Những người được huy động, rất nhiều người thuộc vào nhóm có học, cũng bị cuốn hút vào đám đông theo tâm lí bầy đàn mà không chịu suy nghĩ. Đó là thảm nạn của Cải cách ruộng đất khi con đấu tố cha mẹ vì bị kích động bởi đám đông và bị tiêm vào cái lí tưởng đấu tranh giai cấp. Do đó, vấn đề không phải là có nhiều người hay ít người ủng hộ một lí tưởng; vấn đề là lí tưởng đó có logic và hợp lí hay không. Vả lại, cái gọi là “đám đông” đó có thể bị kích động hay can thiệp, nên chân lí không nằm ở đám đông. Không nên dựa vào đám đông hay vào “dân tộc” để biện minh cho lựa chọn của một thiểu số.
Trích dẫn thứ phát
Vấn đề kế tiếp mà tôi muốn nêu trong bài viết của ông Hưởng là vấn đề mà tác giả Trường Sơn đã đề cập đến: đó là việc trích dẫn thông tin. Ông trích dẫn thông tin từ Oxfam cảnh báo rằng “đến năm 2025 Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm 25 triệu người nghèo đói”, mà khi đọc nguồn thì ông cho biết từ báo … Nhân dân. Tương tự, ông viết “Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ năm 2010, ở Mỹ có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua”, và nguồn thông tin cũng từ báo Nhân dân. Nói cách khác, ông không có đọc báo cáo của Oxfam, ông chưa tiếp cận được báo cáo của Cục điều tra dân số Mĩ, nhưng ông đọc báo Nhân dân có trích dẫn hai nguồn trên, và thế là ông tin rằng Nhân dân là nguồn thông tin!
Trong qui chế học thuật, người ta gọi hành động của ông Mạnh Hưởng là secondary citation, hay “trích dẫn thứ phát” (3). Trích dẫn thứ phát là một hành động thiếu thành thật tri thức, tức là intellectual dishonesty. Thiếu thành thật tri thức là vì người viết không có nỗ lực để kiểm tra nguồn thông tin gốc. Nếu ông A trích dẫn sai, và bà B trích dẫn từ ông A, thì bà B cũng sai. Không ai biết báo Nhân dân trích dẫn có đúng hay không, mà dựa vào báo Nhân dân là không thể xem là chính xác và thành thật.
Mà, quả thật là bài viết của ông Mạnh Hưởng trích dẫn sai. Sai về con số và thiếu thành thật về khái niệm. Tác giả Trường Sơn cung cấp thông tin gốc cho thấy khái niệm “nghèo” của Mĩ rất khác với nghèo của VN. Ở Mĩ, người ta định nghĩa hộ nghèo là thu nhập hàng tháng dưới 1987 USD. Còn ở VN chuẩn nghèo là thu nhập dưới 4.8 triệu đồng/năm (nông thôn) và 6 triệu đồng/năm (thành thị). Thu nhập trung bình của VN hiện nay chưa bằng chuẩn nghèo của Mĩ. Thành ra, so sánh kiểu ông Hưởng thật là so sánh trái táo và trái cam, rất khập khiễng.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là tác giả bài báo là một phó giáo sư tiến sĩ! Nếu bài viết chỉ là một bài trên blog thì chắc chẳng ai quan tâm đến các khía cạnh học thuật; nhưng đằng này nó là bài chính luận, xuất hiện trên tờ Quân đội nhân dân rất danh giá và nằm trong mục “Chống diễn biến hoà bình”. Với những sai sót căn bản về nguỵ biện và trích dẫn như nêu trên, tôi nghĩ bài viết chẳng thuyết phục được ai, và đó là một điều đáng tiếc. Nhưng có lẽ những sai sót đó cũng phản ảnh một phần, hay ít ra là một tín hiệu trong nhiều tín hiệu cho thấy nền học thuật ở VN đang có vấn đề.
—-
Chú thích:
(1) – VIẾT VỀ MỘT CON GÀ MÁI ĐẺ: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG (BS).
(2) – Niềm tin của một dân tộc không thể là ảo tưởng (QĐND).
(3) Tôi có một kinh nghiệm về tình trạng trích dẫn thứ phát trong khoa học rất ư là thú vị. Năm 1998 một tác giả Singapore tên là Deurenberg công bố một bài báo về béo phì trên tập san International Journal of Obesity, trong đó ông phát biểu rằng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì là tỉ trọng mỡ toàn thân (PBF) >35% ở nữ và >25% ở nam; ông cho biết hai tiêu chuẩn này là trích dẫn từ một báo cáo của WHO vào năm 1995. Thế là suốt 16 năm liền, rất nhiều tác giả cứ trích dẫn tiêu chuẩn đó và nói là của WHO.
Tôi và đồng nghiệp VN khi phân tích tỉ trọng mỡ ở người Việt rất nghi ngờ về tiêu chuẩn này (vì nếu đúng như thế thì gần 60% người Việt là béo phì). Thế là chúng tôi quyết định tìm báo cáo của WHO năm 1995. Báo cáo có trên mạng, dài độ 400 trang. Chúng tôi scan tiêu chuẩn 35/25 đó, nhưng hoàn toàn không có. WHO không hề khuyến cáo bất cứ tiêu chuẩn PBF nào để chẩn đoán béo phì. Khi tôi liên lạc Deurenberg để hỏi thì ông cứ … lòng vòng. Chúng tôi thấy cũng chẳng cần nêu vấn đề, vì định chờ một dịp khác để nói.
Đến khi thấy một bài báo trên Mayo Clinic Proc lại trích dẫn tiêu chuẩn 35/25 thì chúng tôi thấy kiên nhẫn đã đến giới hạn. Chúng tôi viết một lá thư ngắn cho tập san, và họ đăng kèm theo trả lời của nhóm tác giả. Nhóm tác giả thú nhận là WHO không có đề ra tiêu chuẩn đó, nhưng họ không dám thú nhận là sai, mà viết vòng vo rất nực cười. Nhưng cộng đồng nghiên cứu obesity thì sau khi đọc lá thư của chúng tôi đều biết là suốt 16 năm trời người ta đã dùng sai tiêu chuẩn chỉ vì một trích dẫn thứ phát. Trích dẫn thứ phát rất tai hại.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2974. PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng và báo QĐND có dám tranh luận sòng phẳng không?
18-09-2014
Trước khi đọc bài :“PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng – Nhân danh đám đông và trích dẫn thứ phát” của GS Nguyễn Văn Tuấn, đăng trên trang Ba Sàm ngày 17/9, tôi phải đọc bài: “Viết về một con gà mái đẻ: PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng”, của Trường Sơn do BS đăng cùng ngày.
Và rồi, để tránh “bọn phản động” nói xấu chế độ,chống phá nhà nước,tôi lại phải “mò mẫm” đọc bài: “Niềm tin của một dân tộc không thể là sự ‘ảo tưởng’ “, của Đại tá PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng đăng trên báo Quân đội Nhân dân Online ngày 15/9 cũng lại do trang Ba sàm chỉ đường liên kết (link).
Đọc hết cả ba bài, tưởng nghĩ chẳng có gì bàn thảo nữa vì ngay cả cách viết bài của báo QĐND online đã thua xa hai bài phản biện,chứ chưa nói nội dung. Bài của PGS-TS làm sao chống đỡ nổi lý lẽ, lập luận với cách “nói có sách mách có chứng” của Trường Sơn và GS Nguyễn Văn Tuấn. Ai còn chưa tin, xin cứ đọc. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ muốn yêu cầu, kiến nghị hoặc thách đố với PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng và cả với báo Quân Đội Nhân Dân Oline hai việc :
Một là : PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng sẽ bút chiến với Trường Sơn và GS Nguyễn Văn Tuấn về ý tứ trong ba bài trên, như cuộc bút chiến “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” cách đây hơn ½ thế kỷ trong xã hội thuộc địa-phong kiến của Việt nam; để dân vỉa hè chúng tôi hiểu thêm những điều PGS-TS “khẳng định” và sáng tỏ ý “chủ nghĩa Mác-Lênin” bị “thế lực thù địch” “xuyên tạc, công kích” như thế nào và tại sao lại bị “phủ định” thì chúng tôi “học tập và làm theo… ” sự “định hướng” của PGS-TS tắp lự chẳng lăn tăn, áy náy gì. Cứ bắt chúng tôi nói con bò màu đen, con trâu màu vàng. Con nít nó cũng hổng chịu đâu!
Hai là: Báo QĐND Oline (và nếu cả báo giấy QĐND thì quá tốt) sau sự kiện này, từ nay trở đi cũng làm như trang Ba Sàm: đăng, chỉ đường dẫn của các bài có ý kiến khác nhau được không? Tại sao không, trong khi báo QĐND, PGS-TS luôn nghĩ chỉ có mình đúng? Đúng thì sợ chi ý kiến khác? Hãy tranh luận một cách khoa học, tôn trọng, bình đẳng một cách đàng hoàng, công khai như những võ sĩ trước khi thượng đài, được không? Các chiến sĩ trong Quân đội ngày nay đa số có trình độ hết phổ thông, họ cũng có nhận thức tư duy (chưa nói Internet giúp họ mở mang đầu óc vô tận), không đến nỗi mù chữ như 1945-1946 chỉ bị lôi kéo như con ngựa bị miếng da che mắt nữa!
Làm được hai việc trên, sẽ làm môi trường sinh hoạt báo chí, tư tưởng sống động, mở mang dân trí lên rất nhiều và tự thân nó sẽ có tác dụng tuyên truyền, giác ngộ cho người dân rất cao, không cần ban ngành kêu gọi khản cả tiếng như đã qua và hiện nay. Làm được như vậy, chúng ta cùng là con dân đất Việt tỏ ra trân trọng nhau, quý mến nhau, hòa đồng với nhau, chứ không cứ là hai trận tuyến như hiện nay: lề trái, lề phải. Mâu thuẫn hiện nay là “mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”, “chứ còn gì nữa”? Chúng ta cùng đi trên con đường xây dựng nước giàu, dân mạnh, văn minh, dân chủ, tự do mà! Làm được như vậy, chúng ta mới có tự do ngôn luận bằng cái thời thực dân Pháp đô hộ. Còn nếu không? Ước muốn nhỏ lẻ, không lưu manh, không thù địch như vậy lẽ nào cũng không thành sự thật?
Vậy PGS-TS và báo QĐND có dám làm, có làm được không?
Đỗ Như Ly – Sài gòn
2975. LẠI MỘT ÔNG PGS.TS CHÉM GIÓ, NÓI KHOÁC LÁC MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG
18-09-2014
Bài viết này là bài viết mà tôi muốn phản biện cho hai bài viết của một ông PGs.Ts nữa, đó chính là ông Nguyễn Viết Thông, giữ một chức vụ to nhất: Tổng thư ký trong hội đồng lý luận trung ương, qua hai bài viết: KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, bài 1: Khát vọng của Nhân Dân [1] và Bài 2: Những thành tựu không thể phủ nhận [2] được đăng trên báo SGGP số ra ngày 14 và 16/09/2014.
Tôi không hiểu cảm giác của những độc giả khác ra sao khi đọc phải hai bài viết này, còn với cá nhân tôi đó là sự tra tấn, vì bị nhồi chữ và vì thông tin sai lệch, láo khóet. Nó làm cho người đọc như tôi nghĩ rằng bài báo của một ông có học cao lắm, chức vụ to lắm nên muốn nói gì thì nói, khinh thường độc giả, bất chấp cảm giác của độc giả. Hay ông ta nghĩ, “trình độ dân trí còn thấp” nên cứ việc copy, xào nấu, cắt dán mỗi chỗ một ít là thành một bài hùng biện là dân sẽ tin sái cổ?
Ở bài thứ hai ông Nguyễn Viết Thông còn đưa ra được một vài con số và thông tin dù đó là thông tin què quặt, phiến diện và không đầy đủ, chứ còn bài viết thứ nhất, cả một bài ông ta viết cũng chẳng có một câu từ nào mới ngoài những văn kiện, báo cáo qua các kỳ họp của Đảng và chính quyền và những khẩu hiệu tuyên truyền được áp trương đầy đường. Nếu ngồi đọc liên tục không nghỉ, tôi phải nghĩ rằng ông PGs này bị ma nhập hoặc ông ta bê một báo cáo nào đó lên mặt báo vì nó giống như một văn kiện của cuộc tổng kết thi đua, kể lể loằng ngoằng, chẳng có cái gì gọi là chứng minh cho cái nội dung bao trùm bài viết: con đường này hay cái sông nọ là khát vọng của ai hết.
ĐỐI VỚI BÀI THỨ NHẤT: Khát vọng của nhân dân
Câu chữ thứ nhất: KHÁT VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Để cho phải lẽ, dù rằng tôi cảm thấy rất khó chịu với cách viết lấy được này, tôi cũng xin phản biện từng mảng lý luận mà ông Thông viết ra.
- Xây đựng con đường XHCN là do ai đề xướng? Câu trả lời: Đảng CSVN chứ không phải là người dân VN.
- Kiên định con đường XHCN là ý muốn của ai? Câu trả lời Đảng CSVN, không phải là nhân dân VN.
- Đảng CSVN lên nắm quyền lãnh đạo do ai bầu: Câu trả lời là dân Việt Nam không ai bầu Đảng CS mà do Đảng tiếm quyền, tự xưng hô mình lên
Sau khi đọc tuyên ngôn độc lập 1945, những người CS tự phong cho mình là giai cấp lãnh đạo. Trước đó CS chưa có được sự ủng hộ của dân chúng nên khi nạn đói xảy ra năm 1944-1945, cộng sản VN chẳng làm gì hiệu quả để giúp dân chống đói. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết, người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền Pháp nên hưởng ứng phong trào cướp kho thóc của giặc. Trong lịch sử hoạt động của mình, đảng CSVN rất tự hào về hành động cướp kho thóc cứu đói cho người dân và thường xuyên nhắc đến việc này trong các tác phẩm phim ảnh, văn học như một ơn huệ ban phát cho dân, trong khi thóc là của dân và hành động này ban đầu do tự phát. Sự tiếm công này đã chiếm được cảm tình của nhân dân, dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn ra thuận lợi. Thế nhưng khi cuộc chiến tranh với Pháp kết thúc, đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Miền Bắc vào năm 1954 thì làn sóng di dân tránh cộng sản để chạy vào với tư bản miền Nam diễn ra mạnh mẽ do cuộc cải cách ruộng đất, đến nỗi ông Lê Duẩn còn thảng thốt kêu lên “đến cái cột điện mà có chân thì nó cũng đi”. Rồi đến năm 1975, khi người CS tuyên bố thống nhất đất nước, một làn sóng di dân lớn nhất trong lịch sử nhân loại của thế kỷ thứ 20 lại một lần nữa diễn ra, sự kiện tang thương này đã bổ sung cho từ điển thế giới một danh từ mới nữa đó là “thuyền nhân” (Boat people). Sao ông ta dám nói bừa “kiên định con đường XHCN là khát vọng của nhân dân”?
Câu chữ thứ hai: Đó là công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa khác nhau ra sao? Hay đây là một cách chơi chữ nói cho nó vần mồm?
Tại sao lại là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng lại bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tức là xây một cái và bảo vệ một cái khác?
Câu chữ thứ ba:” phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Hay một câu tương tự “Đồng thời làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”.
Thế nhưng “Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ” [3]. Còn hiện nay chính quyền VN đang năn nỉ Mỹ và nhiều nước khác như Nhật, các nước trong khối ASEAN, các nước khối EU công nhận là VN có nền kinh tế thị trường để hạn chế việc hàng hóa xuất khẩu của VN bị kiện bán phá giá, được nước nào tốt nước đó, hễ có ai công nhận là mừng rú lên đưa tin đầy mặt báo. Tại sao ông PGs Thông lại nói sai như thế? Hay là câu chữ trên thì nói với dân, dùng để đe nẹt dân tình rằng Đảng CS vẫn kiên định XHCN đấy, còn ra ngoài thì dấu nhẹm nó đi vì lòi đuôi XHCN ra thì chẳng ai thèm chơi?
ĐỐI VỚI BÀI VIẾT THỨ HAI: Những thành tựu không thể phủ nhận
Mở đầu bài viết, sau khi nhồi nhét một tràng khẩu hiệu, một câu thông ngôn cố hữu của hội đồng lý luận trung ương (ông nào cũng viết như vậy), ông Thông tuyên bố như sau “Thực hiện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.”
Thế nhưng để cho dễ so sánh tôi xin trích dẫn một bảng tăng trưởng GDP bình quân giữa VN và các nước trong khu vực để quý vị tự đánh giá [4].
Trong số 9 nước khảo sát, VN chỉ hơn Lào và Campuchia.
Hình ảnh mà bài viết của ông dùng để minh họa chính là Cầu Thủ Thiêm, xây ngầm vượt sông Sài Gòn, thế nhưng ông PGs Thông có biết gần như phần lớn các công trình nổi bật của VN từ năm 2000 tới giờ đều được thực hiện dựa vào vốn vay nước ngoài hay không? Để dễ hình dung tôi tạm so sánh hình ảnh bộ mặt Việt Nam hiện nay giống như một anh nhà nghèo mà diện quần áo mới (do đi vay mà mua được). Bây giờ là lúc phải trả nợ.
Liếc nhìn con số về nợ công của Việt Nam thì luôn có xu hướng tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và năm 2011 chiếm 58,7% GDP. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005, đạt 52,7% GDP năm 2010. Tính trong giai đoạn 2007-2011, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm. Tính theo tốc độ tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP [5] Trung bình một người dân VN từ người già tóc bạc cho tới âu thơ mới nứt mắt gánh một khoản nợ công là 826 USD vào năm 2013 [6] và tăng lên là 905 theo thống kê năm 2014 [7]
Còn tỉ lệ lạm phát của VN theo ghi nhận của tổ chức thế giới VN có mức lạm phát rất cao.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam so với một số nước và thế giới năm 2010 [8]
Còn những đại doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân Đội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bị chính thanh tra của chính phủ phát hiện sai phạm gây tổn thất nặng nề. Việc đầu tư thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước độc quyền dẫn đến chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải bỏ tiền của mình ra để trả nợ vì những sai phạm kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước. [9]
Năm 2012, theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, người Việt Nam có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực. Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập dưới 2 USD/ngày) chiếm 18,2% dân số; tầng lớp trung lưu (thu nhập trên 5.600 USD/năm) chỉ chiếm 5,6% dân số. [10] Cá tập đoàn kinh tế nhà nước cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam kinh doanh theo kiểu “lời ăn, lỗ dân chịu”, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng như VINASHIN (nợ từ 80.000 đến 120.000 tỉ đồng) [11] VINALINE (nợ hơn 43.000 tỉ) [12] Vinaconex(nợ nghìn tỉ), EVN, Petro Vietnam… Tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD [13].
Ông PGs Thông không đề cập tới “thành tựu” của giáo dục, của y tế, của an ninh trật tự xã hội ,…nên tôi không phản biện phần này. Tôi nghĩ con cố, thông tin cũng “ấn tượng” không kém so với kinh tế, nói ra bằng thừa. Chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than một câu “sao các ông vô liêm sỉ như thế, cứ lừa mị dân, nói láo quen mồm mà không biết xấu hổ”
Thật là buồn cho nền khoa học VN, toàn những vị PGs như ông Nguyễn Viết Thông, PGs Nguyễn Mạnh Hưởng, GS Hoàng Chí Bảo,…ở cái lò ấp tư tưởng của hội đồng lý luận trung ương, chỉ sao chép, cắt dán, chém gió đến cái tầm cấp đó thôi sao? Chả trách là khoa học và giáo dục của Việt Nam không cất đầu lên nổi.
Tài liệu tham khảo:
- http://www.sggp.org.vn/xaydungdang/2014/9/361127/
- http://www.sggp.org.vn/xaydungdang/2014/9/361259/
- http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/them-mot-nuoc-cong-nhan-vn-co-nen-kinh-te-thi-truong-2690795.html
- Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN, Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh 28 (2012) 200-208.
- http://dantri.com.vn/kinh-doanh/moi-nguoi-dan-viet-nam-ganh-186-trieu-dong-no-cong-853449.htm
- http://vov.vn/kinh-te/moi-nguoi-dan-viet-nam-ganh-no-cong-tang-len-hon-905-usd-332115.vov
- http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam
Thấy gì qua thu nhập 64 tỷ đồng của Chủ tịch tỉnh Bình Dương?
Biệt thự của ông Lê Thanh Cung |
Hàng chục hécta đất vào tay ông chủ tịch như thế nào?
Ngày 4-9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức họp giao ban báo
chí quý III/2014. Ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Bình Dương xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung hiện đang sở hữu
vài chục hécta cao su. Ông Giao đã đưa ra thông tin khiến dư luận như
“xóa tan” ngờ vực về việc ông Lê Thanh Cung đang sở hữu lô đất cao su
hơn 100ha. Cũng tại buổi giao ban báo chí này, ông Giao còn khẳng định,
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2004, ông Cung có thu nhập 50
triệu đồng/ngày. Đối với người dân Việt Nam, thu nhập của Chủ tịch tỉnh
Bình Dương thuộc hàng “khủng”.
Nhưng nếu như vườn cao su ông Cung có được từ thừa kế của người thân hay
do lao động bằng năng lực thì chắc hẳn chẳng ai quan tâm. Luật sư
Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM phân tích: UBND huyện
Bến Cát đã có sai phạm khi giao đất nông nghiệp cho Phó chủ tịch nay là
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương sử dụng.
Thời điểm từ tháng 1-1997 đến tháng 12-2000, hàng chục hécta cao su bỗng
dưng như từ trên trời rơi xuống theo “quyền lực” của lãnh đạo tỉnh. Lô
đất của ông Cung lại “nằm gọn” trong 980,137ha của Công ty Chế biến cây
công, nông nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương (tên viết tắt: Công ty
Sobexco). Hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ cho đến khi công ty này
giải thể, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thu hồi đất của Công ty
Sobexco số đất trên. Trong đó, giao cho dân đã nhận khoán trước:
320,24ha; bán thẳng vườn cây cao su cho người sử dụng 306,979ha; đấu giá
vườn cây cao su: 352ha; đấu giá đất chuyên dùng: 0,918ha.
Ông Cung cũng là “dân” nên được giao phần đất nằm trong diện “giao cho
dân đã nhận khoán trước: 320,24ha” thuộc khu đất lâm trường Long Nguyên
tại ấp 8, xã Long Nguyên (huyện Bến Cát). Ngày 9-9-2003, UBND tỉnh có
công văn về việc chấp thuận giao 320,7ha đất trước đây do Công ty
Sobexco quản lý cho UBND huyện Bến Cát quản lý và xem xét giao đất sản
xuất nông nghiệp cho người dân có nhu cầu theo thẩm quyền.
Căn cứ vào công văn nói trên của UBND tỉnh, UBND huyện Bến Cát đã thực
hiện giao đất theo thẩm quyền trên cơ sở sổ xanh đổi sổ đỏ. Không quá
ngạc nhiên khi, ông Phó chủ tịch Cung cũng nằm trong danh sách các hộ
dân được giao đất. Diện tích đo đạc lại khi cấp sổ đỏ là 320,24ha. Trong
đó, cấp sổ đỏ cho 112 hộ dân: 283,53ha; diện tích hành lang đường:
9,61ha; đất khu dân cư ấp 8 Long Nguyên: 24,3ha; đất bãi rác: 2,8 ha.
Trong 112 hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện
tích 283,53ha, ông Cung đứng tên hàng chục hécta đất. Một Phó chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương thời bấy giờ từng phải làm giải trình trong việc
phân cấp đất của Công ty Sobexco đã để lại bút tích về việc có ít nhất 3
cán bộ được cấp đất trong đợt này. Bản viết tay thể hiện: “Cán bộ: 9
Cung - Phó chủ tịch, Út Đoàn - Phó chủ tịch, Út Tuyền (Ban TC)”. Báo cáo
Kết quả Thanh tra của tỉnh Bình Dương có đề cập đến diện tích đất mà
ông Cung được giao nhưng không nhắc đến việc thu hồi phần đất của ông Lê
Thanh Cung.
Cần làm rõ nguồn gốc đất và thu nhập
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Luật sư Nguyễn Văn Hậu đưa
ra dẫn chứng, căn cứ vào thời điểm xảy ra sự việc và các quy định tại
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28-8-1999 của Chính phủ để xác định tính
pháp lý của các quyết định giao đất nông nghiệp của UBND huyện Bến Cát
đối với ông Lê Thanh Cung. Vị Phó chủ tịch tỉnh được giao hàng chục
hécta đất cao su là bất thường, trái với quy định của pháp luật.
Điều 8 Nghị định 85/NĐ-CP quy định: “Đối với cán bộ, công nhân, viên
chức Nhà nước và bộ đội về hưu hoặc nghỉ mất sức đang hưởng chế độ trợ
cấp thường xuyên, nếu có khả năng sản xuất, có nhu cầu sử dụng đất, thì
UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất ở tại địa phương và tùy
theo đối tượng cụ thể mà cho họ được thuê có thời hạn một số đất để sản
xuất…”.
Vườn cao su của gia đình ông Cung
Căn cứ theo quy định trên, UBND huyện Bến Cát giao đất nông nghiệp cho
ông Lê Thanh Cung là vi phạm về đối tượng được giao đất. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 85/1999/NĐ-CP thì chỉ hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà nguồn
sống chủ yếu là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó, được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận, thì được Nhà nước giao đất trong hạn mức để
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối và không thu tiền sử dụng đất.
Luật sư Hậu khẳng định: “Khi đó, ông Lê Thanh Cung đang là Phó chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương nên không thể là đối tượng để được giao đất nông
nghiệp theo quy định trên”. Quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định
85/1999/NĐ-CP thì các đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước đang sinh
sống tại địa phương chỉ được thuê đất từ quỹ đất công ích của UBND xã để
sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Ngoài ra, UBND huyện Bến Cát còn vi phạm về hạn mức giao đất nông
nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/1999/NĐ-CP thì hạn
mức giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm là không quá 10ha. Do đó,
việc giao 50ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho một cá nhân, hộ
gia đình là trái quy định pháp luật.
Ngày 26-12-2000, Tổng cục Thuế đã có công văn trả lời về chính sách thu
đối với Công ty Sobexco cho Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Khi công ty không
có nhu cầu sử dụng đất thì diện tích đất nông nghiệp phải được trả lại
cho Nhà nước để giao cho các đơn vị khác sử dụng theo hình thức giao đất
hoặc cho thuê đất. Công ty chỉ được phép bán giá trị tài sản trên đất
như: cây cao su và các cơ sở hạ tầng khác nếu có.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa đưa ra ý
kiến về việc thu thuế thu nhập của ông Lê Thanh Cung. Nếu ông Lê Thanh
Cung không nộp thuế thu nhập cá nhân là hành vi phạm pháp, cần xử lý!
Luật sư Lễ đánh giá: “Một cá nhân thu nhập trên 64 tỉ đồng trong 5 năm,
đây là một khoản thu nhập “khủng” nên theo tôi cơ quan thuế phải kiểm
tra chặt chẽ về trách nhiệm nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao (trước đây) hoặc nộp thuế thu nhập cá nhân (hiện nay)”. Trách nhiệm
của người nộp thuế là kê khai nộp thuế phải rõ ràng, đầy đủ nộp thuế vào
ngân sách Nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế (Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá
nhân).
Nếu cơ quan quản lý thuế phát hiện cá nhân, tổ chức có vi phạm pháp luật
về thuế thì có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý
vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và kiến nghị cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời,
nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp
luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý
thuế. (Điều 9, Điều 13 Luật Quản lý thuế).
Hưng Long
(PetroTimes)
Giá đất Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi
HÀ NỘI ( NV) - Mức giá đất mới được đề xuất áp dụng vào năm 2015 sẽ giúp Nhà Nước CSVN tăng nguồn thu nhưng lại tạo nỗi lo cho người dân, doanh nghiệp tại Việt Nam.Giá nhà đất Việt Nam sẽ tăng trong năm 2015. (Hình: báo Lao Ðộng) |
Theo
dự thảo về khung giá đất năm 2015 vừa được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
CSVN công bố, giá đất cao nhất áp dụng cho đô thị, đặc biệt vùng đồng
bằng sông Hồng và Ðông Nam Bộ dự kiến lên tới 162 triệu đồng/m2 (tương
đương $5,500), cao gấp đôi so với mức trần tại Hà Nội và Sài Gòn và cao
gấp 2.4 lần so với mức trần chung hiện nay.
Trả lời báo Lao Ðộng,
Tiến Sĩ Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, một
trong những lý do cho việc nâng khung giá đất là do khung giá đất không
theo kịp giá thị trường dẫn đến tình trạng khi bị thu hồi đất, người dân
không chấp thuận.
Tuy nhiên, ông Liêm phân tích, “Nếu giá đất
của Việt Nam khoảng $8,000 là mức xấp xỉ so với giá đất của thủ đô
Tokyo-Nhật Bản. Trong khi đó, thu nhập bình quân của Việt Nam kém Nhật
Bản đến 20 lần thì giá đất như thế có hợp lý không?”
Giáo Sư Ðặng
Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, cho rằng, “Bảng
giá đất chủ yếu được áp dụng để thu thuế, xử lý vi phạm hành chánh...,
việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư khi
được nhà nước giao đất, cho thuê đất và của người dân khi được bồi
thường, thu hồi đất. Ngoài ra, khung giá đất thấp sẽ gây thất thu cho
ngân sách nhà nước.”
Trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản tỏ thái độ quan ngại. Ông Nguyễn Văn Ðực, phó chủ tịch Hiệp
Hội Bất Ðộng Sản Sài Gòn cho rằng, “Không phải nhà nước tăng thu tiền sử
dụng đất lên theo khung giá đất mà doanh nghiệp có quyền bán với giá
thành cao hơn. Nhiều doanh nghiệp sẽ bị lỗ bởi bán rồi đóng thuế cũng
chết mà không bán được để đó cũng chết.”
Ðồng quan điểm, ông Lê
Hữu Nghĩa, giám đốc công ty Xây Dựng Lê Thành, cho rằng việc nâng khung
giá đất mới lên mức cao chỉ nên áp dụng ở một số trục đường trung tâm
các thành phố lớn. Nhưng những quận, huyện vùng ven, giá đất đã hợp lý
mà tăng lên gấp đôi sẽ “giết chết”doanh nghiệp.
Ông Lê Tiến Vũ,
giám đốc tiếp thị công ty xây dựng địa ốc Ðất Xanh bổ sung, nâng khung
giá đất, chi phí tăng sẽ khiến giá căn hộ tăng tương ứng, trong khi chủ
đầu tư các dự án bất động sản đang cố gắng hết sức để tiết giảm chi phí
nhằm hạ giá thành.
“Những dự án đã có quỹ đất thì có thể bị ảnh
hưởng ít từ quyết định này, nhưng những dự án mới triển khai, chưa có
quỹ đất sẽ phải tính lại chiến lược kinh doanh, trong đó có những dự án
sẽ phải ‘đóng cửa’ vì không đủ lực,” ông Vũ nhìn nhận.
Nhiều
chuyên gia bất động sản bận tâm, các doanh nghiệp nhà đất vốn đã trong
tình trạng thoi thóp thì với khung giá đất mới nếu được thông qua sẽ
càng khó khăn hơn.
(Người Việt)
-Thư ngỏ của cán bộ hưu trí Quảng Nam gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về ông Nguyễn Xuân Phúc
Danquyen
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuan Phúc (Bảy Phúc)
Các anh mời chúng tôi đến đây ăn cơm hay là đến đây để nghe anh Bảy Phúc nói xấu anh Ba Dũng; chuyện trong Bộ Chính trị, chúng tôi biết gì đâu mà kể với chúng tôi. Anh Ba Dũng là Thủ tướng, anh là Phó Thủ tướng, sao lại nói xấu thủ trưởng của mình là sao? Sau lần đó, những tưởng đồng chí Bảy Phúc sẽ rút kinh nghiệm, không có lời nói, hành động gây chia rẽ nội bộ, nhưng không, đồng chí Bảy Phúc vẫn rỉ rả chê bai đồng chí Ba Dũng và cả đồng chí Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—
Tam kỳ, ngày 2/8/2014
Kính gửi: - Đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng- Các đồng chí trong Bộ Chính trịTôi là Lê Xuân Tiến, cán bộ nghỉ hưu, hiện đang sinh sống tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tôi xin phản ánh với đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính trị về một số tình hình liên quan đến đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (Bảy Phúc) như sau:
– Đồng chí Bảy Phúc rất hay chê bai, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, nhất là đối với anh Ba Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Mỗi lần đồng chí Bảy Phúc về Đà Nẵng, Quảng Nam, chúng tôi lại được nghe điệp khúc chê bai đồng chí Ba Dũng. Lần nào gặp nhau, đồng chí Bảy Phúc cũng nói về đồng chí Ba Dũng, nói nhiều đến mức cảm giác như đồng chí Ba Dũng không có điểm gì tốt cả. Anh em đương chức thì sợ uy quyền đồng chí Bảy Phúc nên không dám nói gì, chỉ im lặng ngồi nghe. Anh em về hưu cũng tưởng đồng chí Bảy Phúc chỉ nói qua, nên cũng không bình luận gì, nhưng cứ thấy đồng chí Bảy Phúc nói về chủ đề đó nên rất khó chịu, có đồng chí đã nói thẳng với đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đồng chí Bảy Phúc là: các anh mời chúng tôi đến đây ăn cơm hay là đến đây để nghe anh Bảy Phúc nói xấu anh Ba Dũng; chuyện trong Bộ Chính trị, chúng tôi biết gì đâu mà kể với chúng tôi. Anh Ba Dũng là Thủ tướng, anh là Phó Thủ tướng, sao lại nói xấu thủ trưởng của mình là sao? Sau lần đó, những tưởng đồng chí Bảy Phúc sẽ rút kinh nghiệm, không có lời nói, hành động gây chia rẽ nội bộ, nhưng không, đồng chí Bảy Phúc vẫn rỉ rả chê bai đồng chí Ba Dũng và cả đồng chí Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang). Việc làm này của đồng chí Bảy Phúc gây ảnh hưởng rất xấu đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên cấp dưới. Thế hệ chúng tôi thì yên tâm, nhưng thế hệ trẻ thì sao? Họ hoang mang không biết tin ai, ngộ nhận nội bộ các đồng chí lãnh đạo cấp cao mất đoàn kết và dẫn đến suy giảm lòng tin vào Đảng, chế độ.
- Đồng chí Bảy Phúc liên tục đi công tác các tỉnh, thành gây tốn kém, phiền hà cho các địa phương. Đồng chí Bảy Phúc đi lần nào cũng 30-40 xe ô tô nối đuôi nhau, rồi ăn nghỉ, tiếp đón cho mấy chục người, toàn ở khách sạn 4-5 sao. Phát biểu chỉ đạo thì chung chung, giống nhau, không tham gia, góp ý, gợi ý điều gì cho địa phương, mà chủ yếu sử dụng những mỹ từ mỵ dân để đưa lên báo chí nhằm đánh bóng hình ảnh. Đến đâu cũng thấy đồng chí Bảy Phúc nói “Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm”, “phải cách chức”, “phải kỷ luật”, “phải thay đổi”…Đương nhiên chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm mọi việc xảy ra trong tỉnh, có cần thiết phải nhấn mạnh nhiều lần đến thế không? Còn kỷ luật cán bộ đã có đầy đủ quy định của Đảng, Nhà nước rồi, có phải đồng chí Bảy Phúc thích làm gì là làm được đâu mà liên tục nói “cách chức”, “kỷ luật”. Những chuyển công tác, kiểm tra địa phương vô bổ như thế này vừa mất thời gian, vừa gây tốn kém tiền của nhà nước, nhân dân, nhưng mục đích chính là để đồng chí Bảy Phúc đi hứa hẹn, vận động để được giữ chức Thủ tướng khóa tới. Mỗi lần xem bản tin thời sự trên truyền hình đưa tin đồng chí Bảy Phúc đi kiểm tra địa phương, hiểu rõ ý đồ của đồng chí Phúc, anh em cán bộ nghỉ hưu chúng tôi cảm thấy phản cảm, bất bình.Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư! Năm nay đất nước ta kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ. Trước lúc đi xa Người đã dặn: Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết trước hết ngay từ trong Đảng, từ trung ương đến các chi bộ, phải giữ gìn như giữ gìn con ngươi của mắt mình, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu nhau… Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức… Những lời Bác Hồ dặn dò sẽ mãi là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng, cách mạng, dân tộc và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam. Chỉ tiếc rằng, vẫn còn đảng viên, lãnh đạo cao cấp như đồng chí Bảy Phúc hình như không nhớ và không thực hiện lời dạy của Bác. Đối với đồng chí Bảy Phúc đã không còn tình đồng chí, cũng chẳng cần quần chúng nhân dân yêu quý, tất cả chỉ là sự thỏa mãn quyền lực chính trị, lợi ích cá nhân (chức vụ Thủ tướng) mà thôi!
Kính thư đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính trị! Người miền Trung chúng tôi có tính xấu khó sửa là cục bộ địa phương. Dù vậy, các đồng chí cứ yên tâm, chúng tôi nhất định sẽ không cục bộ mù quáng, bởi chúng tôi là cán bộ, đảng viên. Đồng chí nào tận tâm với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân, dù là người miền Bắc hay miền Nam, chúng tôi sẽ nhất định ủng hộ; Người nào mà chỉ vì tham vọng chính trị, lợi ích của bản thân thì dù là người miền Trung, chúng tôi cũng đề nghị loại bỏ.Rất mong các đồng chí thấu hiểu!Chúc đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Bộ Chính trị mạnh khỏe, lãnh đạo Đảng và đất nước đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới!
Kính,
Lê Xuân Tuyến
Đoan Trang - Hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng: thừa nhận Việt Nam Cộng hòa
Một trong những cách để hóa
giải Công hàm Phạm Văn Đồng là lập luận rằng khi ông Đồng gửi Công
hàm đó (ngày
14/9/1958), thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nằm dưới vĩ tuyến
17, thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng hòa chứ không phải thuộc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, và do đó “người
ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có thẩm quyền đối với nó” (GS.
Monique Chemillier-Gendreau). Sau năm 1975, theo nguyên tắc kế
thừa, nước Việt Nam thống nhất được hưởng những gì Việt Nam Cộng hòa để
lại,
trong đó có cả chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Với cách hóa giải này, điểm
mấu chốt là chính quyền Việt Nam bây giờ phải thừa nhận rằng trước năm 1975, đã
tồn tại hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, và Việt Nam Cộng hòa ở
miền Nam. Nói cách khác, chính quyền phải công nhận rằng đã có một quốc gia Việt
Nam Cộng hòa, với một chính quyền có tính chính danh, chứ đó không phải là một
triều đại “ngụy”, “bù nhìn” do “Mỹ và tay sai” dựng nên.
Vào năm 2005, một học giả
người Úc, giáo sư về công pháp quốc tế ở ĐH Cambridge – ông James Crawford – đã
viết một cuốn sách nổi tiếng, nhan đề The
Creation of States in International Law (Sự
hình thành các quốc gia theo luật quốc tế). Trong đó, ở phần liên quan đến Việt
Nam, ông đã chứng minh rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là
hai quốc gia riêng biệt và độc lập từ năm 1954 cho đến năm 1975.
Sách được Oxford University
Press xuất bản lần đầu năm 2006. Phần Vietnam
after 1945 (Việt Nam sau năm 1945) này nằm trong Chương 10, Divided States and Reunification (Các quốc
gia bị chia cắt và quá trình thống nhất), trong Phần II, Modes of the Creation of States in International Law (Các hình thức
tạo lập quốc gia trong luật quốc tế).
Xin trích dịch để bạn đọc tham khảo. Xin bạn đọc lưu ý rằng thừa nhận “hai quốc gia Việt Nam” độc lập và bình đẳng chỉ là một trong những cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, và không có gì khẳng định cách nào sẽ hiệu quả.
Phạm Đoan Trang
Xin trích dịch để bạn đọc tham khảo. Xin bạn đọc lưu ý rằng thừa nhận “hai quốc gia Việt Nam” độc lập và bình đẳng chỉ là một trong những cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, và không có gì khẳng định cách nào sẽ hiệu quả.
Phạm Đoan Trang
* * *
VIỆT
NAM SAU NĂM 1945
Chính quyền bảo hộ của Pháp ở
Bắc Kỳ, Trung Kỳ và chế độ thực dân ở Nam Kỳ – vốn là một phần của xứ Đông
Dương thuộc Pháp – đã bị quân đội Nhật Bản xâm lược vào năm 1940. Chính quyền
Vichy của Pháp tiếp tục cai quản nơi đây dưới sự bảo hộ của Nhật Bản cho đến
tháng 3/1945, khi nó bị thay thế bởi một chính thể khác dưới quyền Hoàng đế Bảo
Đại. Vào ngày 2/9/1945, sau khi Nhật rút quân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(VNDCCH) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập: Điều này không được
cả Pháp lẫn các nước đồng minh khác công nhận. Vào ngày 6/3/1945, Hiệp định Sơ
bộ Pháp-Việt và Phụ lục được ký kết, Điều 1 của Hiệp định nêu rõ: “Chính phủ Pháp công nhận nền cộng hòa Việt
Nam là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài
chính riêng, và hình thành nên một phần của Liên minh Đông Dương và Liên hiệp
Pháp”.
Hiệp định được coi là sơ bộ,
trước khi khai cuộc đàm phán đầy đủ về “quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nước
ngoài (…) địa vị tương lai của Đông Dương, và (…) các lợi ích kinh tế và văn
hóa Pháp ở Việt Nam”. Trong một hành động rõ ràng là vi phạm Hiệp định này, chính
quyền Pháp dấn tiếp bằng Hiệp ước Pháp-Nam Kỳ ngày 3/6/1946, thiết lập một
chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ. VNDCCH phản đối, và vào
ngày 14/9/1946, một bản tạm ước (modus
vivendi) với mục đích điều tiết các vấn đề giữa VNDCCH và Pháp trên cơ sở
bình đẳng [1]. Tuy nhiên, sự thù địch đã không được kiểm soát và sẽ còn tiếp tục đến
tháng 12/1946. Vào tháng 6/1948, thêm một bên thứ ba tham gia vào xung đột:
Pháp thiết lập “Chính phủ Lâm thời Việt Nam” theo Thỏa thuận Vịnh Hạ Long. Điều
1 của Thỏa thuận quy định:
“Pháp trân trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, mà sau đây nhiệm vụ
tùy ý thực hiện việc thống nhất đất nước sẽ thuộc về nước Việt Nam đó. Về phần
mình, Việt Nam tuyên bố trung thành với Liên hiệp Pháp, với tư cách một quốc
gia thuộc Liên hiệp. Nền độc lập của Việt Nam không bị hạn chế gì ngoài những
giới hạn mà họ phải chịu vì sự gia nhập Liên hiệp Pháp”.
Người đứng đầu chính phủ được
xác lập đó là Hoàng đế Bảo Đại. Chính phủ của ông được trao toàn quyền kiểm
soát quốc nội, ít nhất là trên nguyên tắc, nhưng riêng các vấn đề ngoại giao và
quân sự thì phải để cho Liên hiệp Pháp quyết định. [Nhưng] Chính quyền này đã
không làm được việc thống nhất Việt Nam như dự định. Thay vì thế, VNDCCH được Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận vào ngày 18/1/1950, và được Liên Xô công nhận
vào ngày 30/1/1950. Ngày 7/2/1950, Liên hiệp Vương quốc Anh quyết định công nhận
“địa vị của Việt Nam, Lào và Campuchia,
là các quốc gia trực thuộc Liên hiệp Pháp”; và Hoa Kỳ, vào cùng ngày, ban
hành bản “công nhận ngoại giao đối với
chính quyền của nước Việt Nam, vương quốc Lào và vương quốc Campuchia” [2]. Do
đó, năm 1950, có tới hai chính quyền Việt Nam cùng tuyên bố và cùng thực thi một
mức độ kiểm soát ít nhiều đối với toàn bộ lãnh thổ; mỗi bên đều được công nhận
bởi một số nhà nước khác nhau. Vào giao đoạn này, dường như chẳng bên nào có đủ
tư cách để làm chính quyền của một nước Việt Nam độc lập. VNDCCH chưa củng cố
được quyền kiểm soát thực tế trên toàn lãnh thổ. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không
có được sự độc lập về danh nghĩa vì họ trực thuộc Liên hiệp Pháp, và họ cũng
không có cả sự độc lập trên thực tế hay độc lập thật sự.
GS. James R. Crawford |
Năm 1952, cả VNCH và VNDCCH
đều làm đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đơn của VNCH bị Liên Xô phủ quyết; đơn
của VNDCCH bị bác, chỉ có mỗi Liên Xô bỏ phiếu ủng hộ. Sau đó, Đại Hội Đồng LHQ
ra nghị quyết: “Việt Nam là (…) một quốc
gia yêu chuộng hòa bình, theo nghĩa của Điều 4 trong Hiến chương LHQ, Việt Nam
có thể và sẵn sàng thực thi các nghĩa vụ của họ theo Hiến chương, và vì vậy, nên
được thừa nhận tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc” [3]. Vào ngày 7/5/1954,
căn cứ của Pháp ở Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam, bị quân đội VNDCCH chiếm được.
Ngày 4/6/1954, một Hiệp ước về Nền Độc lập của Việt Nam và Nhà nước Trực thuộc,
giữa nước Việt Nam mới và Pháp, đã được khởi động, nhưng chẳng bao giờ được ký
kết. Trong khi đó, Điều 1 Hiệp định Ngừng bắn giữa các lực lượng tham chiến
Pháp và VNDCCH đã thiết lập một “giới tuyến quân sự tạm thời” (vĩ tuyến 17)… mà
ở hai phía của giới tuyến này, quân đội của cả hai bên có thể được tập hợp lại
sau khi đã rút lui, Quân đội Nhân dân Việt Nam rút về phía bắc giới tuyến và
quân lính Liên hiệp Pháp rút về phía nam. Điều 6 trong Tuyên bố Cuối cùng của Hội
nghị Geneva “thừa nhận (…) rằng giới tuyến
quân sự đó là tạm thời và, dưới bất kỳ hình thức nào, không thể được diễn giải
là nó ‘cấu thành một biên giới chính trị hay lãnh thổ’”.
Tổng tuyển cử được dự kiến tổ
chức trước tháng 7/1956 trên toàn Việt Nam. Tuyên bố Cuối cùng được Pháp, Lào,
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên hiệp Vương quốc Anh, Liên Xô, Campuchia và
VNDCCH chấp nhận tuyệt đối. Chính quyền VNCH không chấp nhận Tuyên bố, tuy rằng
căn cứ vào những sắp xếp cho việc thực hiện quan hệ ngoại giao của họ, thì có
thể nói là họ bị ràng buộc bởi sự chấp thuận từ phía Pháp. Hoa Kỳ tự lãnh trách
nhiệm “kiểm soát việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để phá Hiệp định”.
Theo bản Tuyên bố Cuối cùng thì việc tham vấn (lấy ý kiến) trước tuyển cử không
được tiến hành, mặc dù VNDCCH có đề nghị. Lý do của việc này không cần phải bàn
ở đây: Những gì xảy ra trên thực tế, trong giai đoạn sau năm 1945, đã quá rõ
ràng – giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền đã trở thành một đường biên giới
giữa hai quốc gia, Bắc và Nam Việt Nam [4]. Việc đó thể hiện, chẳng hạn, trong những
điều khoản của Hiệp định Paris về Hòa bình, ngày 27/1/1973 – một hiệp định
chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam ở chừng mực mà Mỹ tham gia. Một
phần hiệp định nêu rõ:
1. Mỹ và tất cả các nước
khác tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,
như đã được công nhận trong các Hiệp định Geneva năm 1954 (…).
2. Mỹ sẽ chấm dứt tất cả các
hoạt động quân sự nhằm vào lãnh thổ của VNDCCH (…).
4. Mỹ sẽ không tiếp tục dính
líu về mặt quân sự hay can thiệp vào các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam
(…).
9. Chính quyền Mỹ và chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có trách nhiệm tôn trọng những nguyên tắc sau
đây nhằm thực thi quyền tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam (…).
15. Việc thống nhất Việt Nam
sẽ được thực hiện từng bước thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở thảo
luận và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có sự cưỡng ép hay
khống chế của bất kỳ bên nào, và không có can thiệp từ nước ngoài. Thời điểm thống
nhất do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đến thời điểm
thống nhất
(a) Giới tuyến quân sự giữa
hai miền, tại vĩ tuyến 17, chỉ là tạm thời và không phải là biên giới chính trị
hay biên giới lãnh thổ, như đã được quy định ở Đoạn 6, Tuyên bố Cuối cùng trong
Hội nghị Hòa bình 1954…
Hiệp định Paris 1973 tự nó
đã không nhất quán. Một mặt, nó gán cho VNDCCH một lãnh thổ, gán cho VNCH quyền
tự quyết và quyền tài phán, và cho cả hai bên quyền phủ quyết việc thống nhất.
Mặt khác, nó tiếp tục nhắc lại rằng biên giới giữa hai bên không chỉ là “tạm thời”
(như chúng ta thấy, điều này là phù hợp với trạng thái tách biệt nhau của hai
thực thể), mà còn hơn thế nữa, không phải là “biên giới chính trị hay biên giới
lãnh thổ”. Nhưng thật khó để nhìn ra hệ quả nào sẽ phát sinh từ sự phủ nhận đó,
ngoài việc tái khẳng định mục tiêu chính trị của việc thống nhất Việt Nam trong
hòa bình. Mỗi thực thể [miền Nam hay miền Bắc Việt Nam] đều là đối tượng cho
các mục đích sử dụng vũ lực, sử dụng quyền tự quyết, các vấn đề đối ngoại và đối
nội; và mỗi đối tượng như thế đều có thể được gọi bằng một tên gọi khác, là QUỐC GIA. Hiệp định Paris 1973 dứt khoát, nếu không muốn nói là rõ ràng, đã công
nhận sự tồn tại của hai nước Việt Nam. (ND nhấn mạnh)
Tình trạng của Việt Nam trước
năm 1975 khá khác với tình trạng của nước Đức, nhưng lại giống Triều Tiên ở mức
độ nào đó. Ở cả Triều Tiên và Việt Nam đều có thời gian tồn tại những chính quyền
thực tế nhưng không chính thức (de facto) và đối đầu nhau: Trong cả hai trường
hợp, cuối cùng đều có một giới tuyến ngừng bắn được thiết lập, ràng buộc đôi
bên, sau thời kỳ xung đột công khai giữa đôi bên. Giới tuyến đó về sau trở
thành biên giới thực sự giữa hai quốc gia, trong một quá trình công khai và ngấm
ngầm tán thành. Mặc dù hai bên đã từng thống nhất trong thời kỳ tiền thực dân,
nhưng Triều Tiên cũng như Việt Nam, trước khi chia cắt, đều chưa có một quốc
gia thống nhất, độc lập.
Tuy nhiên, bối cảnh Việt Nam
có một số điểm đặc thù. Cụ thể, việc thành lập sớm và thực chất chính quyền
VNDCCH vào năm 1945 và sau đó chính quyền này được Pháp thừa nhận, dù chỉ một
phần, là hoàn toàn không giống như ở Triều Tiên. Trường hợp Triều Tiên, sự ra đời
của chính thể ở miền bắc rõ ràng là một sự vi phạm những điều ước liên quan,
khiến cho phán quyết cho rằng “Chính phủ Cộng hòa Triều Tiên, được thành lập dưới
sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và được công nhận là như vậy nhờ chủ quyền lãnh
thổ có từ trước, là chính quyền trên thực tế của cả nước Triều Tiên” trở nên hợp
lý và chính đáng, ít nhất cho đến năm 1954. Còn với Việt Nam, VNDCCH đã ra đời
trước đối thủ của họ là VNCH; trên bình diện quốc tế, sự ra đời ấy không phải
là bất hợp pháp theo bất kỳ nghĩa nào; họ cũng được công nhận ở mức độ nào đấy,
và họ đã có thể tuyên bố một cách chính đáng rằng họ là đại diện của người dân
Việt Nam. Nhưng phải coi việc xác lập hai miền riêng biệt ở Việt Nam sau đó là
việc làm đánh dấu sự ra đời của hai quốc gia riêng biệt, mà chẳng bên nào – dù
trong luật pháp hay trên thực tế – mở rộng được ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Vì vậy, tính hợp pháp của mọi can thiệp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn
từ 1954 đến 1973 đều dựa vào tiền đề cho rằng tồn tại hai nước Việt Nam riêng
biệt.
Bất chấp quy định của Điều
15 Hiệp định Paris 1973, hoạt động quân sự vẫn tiếp tục nhằm vào VNCH, và đến
ngày 30/4/1975, chính quyền VNCH sụp đổ. Ngày 1/5/1975, một Chính phủ Cách mạng
Lâm thời tuyên xưng ở Sài Gòn – đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Một Quốc hội
bao gồm đại diện của cả miền Bắc và miền Nam được bầu cử vào tháng 4/1976. Ngày
2/7/1976, miền Nam Việt Nam hợp nhất với miền Bắc Việt Nam, đưa lại kết quả là
“Việt Nam Cộng hòa không phải chỉ suy tàn; nó đã chết”. Một nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, tuyên bố sự trung thành của toàn thể nhân dân Việt Nam, được
công nhận là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vào năm 1977.
Kết
luận
Việt Nam có lẽ chưa bao giờ
là một quốc gia độc lập thống nhất trong thời kỳ hậu thuộc địa. Nếu có khi nào
Việt Nam có được một sự thống nhất chính thức, thì đó là vào giai đoạn từ năm
1954 đến năm 1956, như là kết quả của các Hiệp định Geneva và do không có tuyên
bố nào từ phía VNDCCH phân định đất nước thành hai chế độ. Hiệp định Hòa bình
Paris năm 1973, mặc dù mơ hồ, nước đôi, nhưng cũng đã công nhận sự chia cắt Việt
Nam trên thực tiễn thành hai quốc gia riêng biệt – tuy rằng điều chắc chắn là,
sự chia cắt đó đã chỉ là tạm thời.
----------
Chú thích:
[1] Cameron, Vietnam Crisis, tập I, trang 85-89. Điều 1 quy định: “Công dân Việt Nam ở Pháp và công dân Pháp ở Việt Nam hưởng các quyền cư trú bình đẳng ở cả hai nước”.
Chú thích:
[1] Cameron, Vietnam Crisis, tập I, trang 85-89. Điều 1 quy định: “Công dân Việt Nam ở Pháp và công dân Pháp ở Việt Nam hưởng các quyền cư trú bình đẳng ở cả hai nước”.
[2] Cameron, Vietnam Crisis, tập I, trang 146-147. Sự công nhận của Hoa Kỳ mang tính dè dặt và nước đôi một cách cố ý: Xem thêm O’Brien và Goebel, “U.S. Recognition Policy” [Chính sách công nhận của Hoa Kỳ], trang 147-151.
[3] Tuy nhiên, đơn của Việt Nam Cộng hòa lại tiếp tục bị phủ quyết vào năm 1955 và 1957.
[4] Cộng hòa (miền Nam) Việt Nam được thành lập ngày 28/10/1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý và sau khi Bảo Đại bị phế truất. Hoa Kỳ ngay lập tức công nhận chính quyền mới này.
----------
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
-Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ
RFA
2014-09-17
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo
là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản
chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước
Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?Từ dẫn đầu thế giới về tham nhũng…
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to như thế nào.
Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được trường hợp nào.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời, cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi, nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.
Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế.
…đến trò hài kê khai tài sản
Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề này:“Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy, chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác… không thiếu cái gì qui phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.
Muốn tiến bộ, phải dân chủ
Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.
Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại năm 2013 gần 1 triệu người thuộc diện kê khai tài sản.
Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.
- 'Kiểm tra lòng trung thành' ở Ukraine (BBC) - Ukraine sẽ kiểm tra một triệu nhân viên nhà nước về lòng trung thành với chính phủ mới.
- Trưng cầu dân ý 'đe dọa EU' (BBC) - Thủ tướng Tây Ban Nha nói khả năng Scotland tách khỏi Anh gây bất lợi cho châu Âu.
- Ông Tô Lâm được phong thượng tướng (BBC) - Thứ trưởng Tô Lâm, người được cho là chịu trách nhiệm về an ninh đối ngoại ở Bộ Công an, vừa được thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.
- Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý' (BBC) - Ý kiến nói chủ nghĩa dân tộc Khmer và chính trị bài Việt ở Campuchia là lý do 'đòi đất' của nhóm Khmer Krom.
- Ca sĩ Giang Tử qua đời (BBC) - Ca sĩ Giang Tử, được biết đến với những bài ca quê hương, vừa qua đời ở bang Texas, Hoa Kỳ ở tuổi 70.
- Người Việt hải ngoại 'càng vững mạnh' (BBC) - Ý kiến nói người Việt hải ngoại ngày càng mạnh lên để xây dựng một Siêu Quốc gia Việt Nam.
- Kiểm kê tài sản 1 triệu công chức: 1 người bị phạt (RFA) - Trong tổng số gần một triệu công chức Việt Nam bị nhà nước buộc kê khai tài sản, chỉ có một trường hợp bị cảnh cáo vì kê khai không trung thực.
- Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ (RFA) - Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?
- TPP: cơ hội cạn dần cho Việt Nam? (BBC) - Nhà báo Phạm Chí Dũng nói Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ vào TPP và cánh cửa khối này 'đang đóng lại dần'.
- Chánh Tín: 'Mong được đối xử công bằng' (BBC) - Nghệ sỹ Chánh Tín nói ông không buồn về chuyện trả nhà, và điều quan trọng nhất là sự yêu mến của quần chúng dành cho nghệ sỹ.
- Indonesia ‘thay VN tổ chức ASIAD’ (BBC) - Hội đồng Olympic châu Á (OCA) sẽ trao quyền đăng cai ASIAD cho Indonesia, sau khi Việt Nam rút.
- Buồn vui đường mòn Hồ Chí Minh trên Đất Mũi (RFA) - Công trình đường mòn Hồ Chí Minh Bắc - Nam được khởi công xây dựng dọc theo dãy Trường Sơn, băng qua Tây Nguyên, Miền Đông Đất Đỏ và xuôi về Sài Gòn. Có thể nói đây là con đường tầm cỡ và gây tốn kém nhất trong lịch sử xây dựng hệ thống giao thông của nhà nước Cộng sản Việt Nam
- Mỹ đã đưa tàu ngầm vào biển Đông từ 1 năm nay (RFA) - Tờ Jane’s Defense cho biết hai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã có mặt tại Biển Đông tính từ đầu năm nay.
- Nga: Sistema chao đảo sau vụ bắt tỷ phú (BBC) - Tỷ phú Nga Vladimir Yevtushenkov bị giam tại gia vì nghi án rửa tiền, khiến cổ phiếu của tập đoàn Sistema lao dốc.
- Truy tìm nghi phạm giết du khách Anh (BBC) - Cảnh sát Thái Lan đang truy tìm kẻ sát hại hai du khách Anh quốc, với nghi vấn mới rằng nghi phạm có thể là người Anh.
- Bắc Kinh bơm hơn 60 tỷ đô la vào các ngân hàng Nhà nước (RFI) - Truyền thông Trung Quốc hôm qua 16/09/2014 tiết lộ : Bắc Kinh sẽ bơm 500 tỷ nhân dân dân tệ vào các ngân hàng lớn. Theo giới chuyên gia phân tích vào hôm nay, đây là những biện pháp đầu tiên trong kế hoạch kích thích tăng trưởng để giúp Trung Quốc ngăn chặn đà khựng lại của nền kinh tế. Một số nhà phân tích tỏ ý hoài nghi về hiệu quả của biện pháp này.
- TQ 'bơm 81 tỷ đôla vào ngân hàng' (BBC) - Ngân hàng trung ương của Trung Quốc được cho là đang bơm 500 tỷ nhân dân tệ (81 tỷ đôla) vào 5 ngân hàng nhà nước lớn nhất.
- Đại gia Trung Quốc mơ thiên đường tư bản (RFI) - Phụ trang kinh tế của Le Monde hôm nay 17/09/2014 nhấn mạnh « Những người Trung Quốc giàu nhất mơ rời khỏi đất nước ». Theo một cuộc thăm dò của Barclays, phân nửa số nhà giàu Trung Quốc muốn ra nước ngoài định cư trong năm năm tới. Giáo dục, y tế, an ninh : đó là những lý do khiến họ muốn rời bỏ Hoa lục.
- Cải cách ruộng đất và các di sản (VOA) - Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng CS ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội hồi đầu tháng 9
- Mỹ-Việt nối lại chương trình nhận con nuôi (BBC) - Việt Nam và Mỹ đã nối lại chương trình cho nhận con nuôi với một số hạn chế sau những cải cách của Việt Nam.
- Bắc Hàn thắng đậm bóng đá nữ Việt Nam (BBC) - Bắc Hàn hạ tuyển bóng đá nữ Việt Nam 5-0 ở Asiad 17 hôm thứ Ba 16/09.
- Chủ tịch Trung Quốc thăm Ấn Độ, hứa hẹn nhiều đầu tư (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước kéo dài ba ngày tại Ấn Độ, với nhiều cam kết đầu tư và tăng cường quan hệ giữa hai cường quốc châu Á, cho tới nay vẫn còn nghi kỵ nhau.
- Cơ hội cho quan hệ Ấn - Trung (BBC) - Tại sao chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, lại có ý nghĩa quan trọng?
- Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông (VOA) - Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn Độ cho phép khai thác thêm 2 giếng dầu ở Biển Đông
- Tỷ phú châu Á làm giầu nhanh nhất thế giới (RFI) - Theo một báo cáo thống kê công bố hôm nay, tỷ phú châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc, trong năm nay làm giàu nhanh hơn các tỷ phú ở các vùng khác trên thế giới, chiếm 1/3 mức tăng tài sản của các tỷ phú thế giới.
- Mỹ tố cáo lao động nô lệ trong ngành điện tử Malaysia (RFI) - Gần một phần ba trong số khoảng 350.000 người lao động trong ngành công nghiệp điện tử ở Malaysia phải làm việc trong điều kiện gần như nô lệ. Theo hãng tin Anh Reuters, trên đây là lời tố cáo được nêu bật trong một bản phúc trình do Bộ Lao động Mỹ tài trợ và vừa được công bố.
- Hoa Kỳ muốn đưa cố vấn quân sự đến Irak tấn công Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Trong khi quân đội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục các đợt không kích nhằm vào các cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo gần Bagdad, hôm qua, 16/9/2014, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey, khi ra điều trần trước Thượng viện Mỹ đã nói tới khả năng điều cố vấn quân sự Mỹ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Irak trong các chiến dịch tấn công lực lượng thánh chiến.
- Irak : "Không kích chỉ hữu hiệu nếu kèm theo tấn công trên bộ" (RFI) - Thứ Hai 15/09/2014, nhân hội nghị quốc tế chống phong trào Nhà nước Hồi giáo tại Paris, Tổng thống Irak xác định rằng nước ông rất cần được giúp đỡ bằng những cuộc không kích. Tổng thống Pháp François Hollande cũng tung ra cùng một thông điệp, trong lúc quân đội Pháp bắt đầu các phi vụ trinh sát đầu tiên trên lãnh thổ Irak. Can thiệp trên không liệu đủ sức triệt hạ Nhà nước Hồi giáo hay không ?
- Phe ly khai Ukraine 'vẫn chống đối' (BBC) - Một lãnh đạo phe nổi dậy Ukraine nói luật mới cho phép tự trị sẽ không thay đổi việc đòi độc lập.
- Ukraina : Súng vẫn nổ tại Donetsk bất chấp nhượng bộ của Kiev (RFI) - Một ngày sau khi Kiev nhượng bộ phe nổi dậy bằng việc thông qua các điều luật về quy chế tự trị đặc biệt cho các vùng miền đông Ukraina, hôm nay 17/9/2014, các cuộc đọ súng chết người vẫn tiếp diễn tại Donetsk.
- Nhà hoạt động Ukraine tuyệt vọng về tương lai đất nước (VOA) - Một nhà hoạt động Ukraine, cô Irina Dovgan, bị cáo buộc là một gián điệp và bị các phần tử ly khai thân Nga tra tấn, nói cô không lạc quan về tương lai đất nước
- Mỹ ca ngợi Ukraine 'làm nên lịch sử' (VOA) - Hoa Kỳ ca ngợi quốc hội Ukraine và nghị viện Châu Âu cùng lúc phê chuẩn Hiệp ước Hợp tác Ukraine-Liên hiệp Châu Âu
- Liên Hiệp Quốc dẫn đầu nỗ lực chống Ebola (VOA) - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cho biết Liên Hiệp Quốc 'đang dẫn đầu' những nỗ lực chống lại dịch Ebola ở Tây Phi
- Thế giới khẩn cấp đối phó với Ebola (RFI) - Vừa loan báo gởi khoảng 3000 quân đến vùng Tây Phi để tham gia phòng chống dịch Ebola, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kêu gọi cả thế giới « hành động nhanh chóng » để tránh cho hàng trăm ngàn người bị lây nhiễm virus đáng sợ này.
- Obama: ‘Ebola đe dọa an ninh toàn cầu’ (BBC) - Tổng thống Mỹ cảnh báo thế giới về mối nguy của dịch Ebola và thông báo thêm các biện pháp chống dịch của Mỹ.
- Liberia chống trả lại Ebola và hoan nghênh quân đội Hoa Kỳ (VOA) - Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là thiết lập một cơ sở huấn luyện cho 500 nhân viên y tế mỗi tuần và không vận 50.000 bộ dụng cụ chăm sóc y tế tại nhà đến Liberia
- Thủ tướng Pháp kêu gọi phi công Air France ngưng đình công (RFI) - Cuộc đình công của phi công hãng hàng không Pháp Air France hôm nay, 17/09/09, bước sang ngày thứ ba. Trước thiệt hại tài chính nặng nề, Thủ tướng Pháp Manuel Valls lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc đình công.
- Thăm dò cho thấy cuộc bỏ phiếu chọn độc lập ở Scotland sẽ thất bại (VOA) - Trong ngày vận động chót trước cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ở Scotland, 3 cuộc thăm dò ý kiến công bố hôm nay cho thấy phe chống đối đang dẫn đầu
- Nỗ lực vận động giờ chót cho Scotland (BBC) - Hai chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý độc lập Scotland tung ra những quân bài cuối.
- Scotland : Tranh cãi về độc lập vẫn gay go (RFI) - Nguời dân Scotland sẽ quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý ngày mai 18/09/2014 là vùng lãnh thổ này sẽ trở thành độc lập hay tiếp tục ở lại trong Vương Quốc Anh. Cuộc vận động và tranh luận vẫn diễn ra sôi nổi và gay gắt. Theo kết quả thăm dò mới nhất, thì phe "không" độc lập dẫn đầu nhưng với một tỷ lệ rất khít khao.
- Hàn Quốc bắt một người Mỹ bơi qua sông sang Bắc Triều Tiên (RFI) - Một người Mỹ định bơi qua giới tuyến trên sông sang phía Bắc Triều Tiên đã bị biên phòng Hàn Quốc bắt giữ. Bộ Quốc Hàn Quốc hôm nay 17/09/2014 thông báo.
- Một đại sứ Trung Quốc bị triệu hồi vì làm gián điệp cho Nhật? (RFA) - Ông Mã Tập Thắng, Đại sứ Trung Quốc tại Cộng Hòa Iceland bị triệu hồi bí mật về Bắc Kinh từ đâu năm nay và đang bị điều tra về tội cung cấp tài liệu mật cho Nhật Bản?
- Trung Quốc thắt chặt an ninh trước phiên xử trí thức Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Theo AFP, chính quyền Trung Quốc đã thắt chặt an ninh cao độ xung quanh phiên tòa xử Giáo sư Ilham Tohti, một trí thức tiêu biểu người Duy Ngô Nhĩ bị buộc tội ly khai, mở ra vào hôm nay, 17/9/2014, tại quê hương của ông, khu tự trị Tân Cương.
- Trung Quốc kết tội phá hoại đoàn kết quốc gia 1 giáo sư người Uighur (RFA) - Trung Quốc vừa xét xử một học giả người Hồi giáo Uighur vì tội phá hoại đoàn kết quốc gia. Ông Illham Totti có thể sẽ phải đối mặt với án tù chung thân.
- Trung Quốc xử học giả người Uighur về tội ly khai (VOA) - Ông Ilham Tohti, một học giả người Uighur nổi tiếng hôm nay bị Trung Quốc đưa ra tòa xét xử về tội âm mưu chia cắt đất nước
- De Beers cảnh báo sản lượng kim cương thế giới sút giảm (RFA) - Hãng kim cương hàng đầu thế giới De Beers cảnh báo lượng kim cương cung cấp cho thị trường toàn cầu sẽ giảm bớt, trong lúc nhu cầu mua bán kim cương ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ lại ngày càng cao.
- Ngân Sách và Kế Sách Cứu Nguy Kinh Tế của Trung Quốc (RFA) - Sau 10 năm thai nghén, kế hoạch cải tổ hệ thống ngân sách Trung Quốc được thông qua vào cuối Tháng Tám, khi kinh tế lại có dấu hiệu đình trệ đáng ngại nhất kể từ sáu năm nay. Vào hoàn cảnh ấy, đâu là triển vọng cải cách và đâu là rủi ro khủng hoảng của nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới?
- Châu Á ngày một nhiều tỷ phú (RFA) - Tài sản của các tỷ phú châu Á tăng nhiều nhất thế giới trong năm nay. Báo cáo này do Wealth-X, công ty chuyên nghiên cứu về giới siêu giàu, và ngân hàng Thuỵ Sĩ UBS đưa ra hôm qua.
- Nam Hàn sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn (RFA) - Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn trong cuộc họp tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sắp tới tại New York.
- Đài Loan tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (RFA) - Sau những tai tiếng liên quan đến vụ dầu bẩn, Đài Loan quyết định tăng gấp 10 lần tiền phạt đối với các vi phạm về an toàn thực phẩm, và đề nghị mức thưởng lớn hơn cho những ai giúp phát hiện các trường hợp vi phạm.
- Dân chủ hóa ở Indonesia (RFA) - Cuộc bầu cử dân chủ vừa qua ở Indonesia đã đưa một nhân vật dân sự lên cầm quyền. Tiến sĩ Vũ Tường từ Khoa chính trị Đại học Oregon, Hoa Kỳ, một chuyên gia về Indonesia, cho đài RFA cuộc trao đổi sao đây về tiến trình dân chủ hóa ở đất nước lớn nhất Đông Nam Á này.
- Hằng trăm công nhân Campuchia biểu tình đòi tăng lương (RFA) - Chính phủ Campuchia đã phải sử dụng quân đội để bảo vệ an ninh và đối phó với cuộc biểu tình đòi tăng lương của các công nhân làm việc cho những xưởng may.
- Đụng độ ác liệt ở Iraq khiến 30 người thiệt mạng (VOA) - Các nguồn tin từ phía an ninh Iraq cho biết các lực lượng chính phủ và các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo đã có các cuộc đụng độ ác liệt vào hôm thứ Tư
- Cử tri Fiji đi bầu lần đầu tiên sau vụ đảo chánh 2006 (VOA) - Cử tri Fiji xếp hàng dài để chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi cựu tư lệnh quân đội Bainimarama chiếm quyền trong cuộc đảo chánh năm 2006
- Tranh chấp Biển Đông trắc nghiệm quan hệ Philippines-TQ (VOA) - Cuộc triển lãm thương mại khổng lồ đã khai mạc ở Nam Ninh, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hai năm liên tiếp, Tổng thống Philippines đã không đến dự
- Bangladesh giảm án tử hình cho thủ lĩnh phe Hồi giáo (VOA) - Tối cao Pháp viện Bangladesh đã giảm án tử hình của một thủ lãnh phe Hồi giáo bị xét là phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến chống Pakistan năm 1971
- Khảo sát rác thải đại dương ở Australia (VOA) - Một cuộc khảo sát lớn nhất thế giới về rác thải ven biển đã phát hiện ra rằng việc đổ rác bất hợp pháp là nguồn chính thải rác trên các bãi biển ở Australia
- Mỹ công chiếu phim của cháu gái cố TT Kennedy về chiến tranh VN (VOA) - Bộ phim ‘Những ngày cuối cùng ở Việt Nam’ của đạo diễn Rory Kennedy nói về cuộc chiến Việt Nam và những bài học kinh nghiệm cho người Mỹ từ cuộc chiến này
- Scotland chuẩn bị trưng cầu dân ý về độc lập (VOA) - Chính phủ Scotland chủ trương độc lập nói rằng Scotland sẽ tiếp tục dùng đồng bảng Anh, nhưng chính phủ Anh nói không tán thành việc sử dụng một đồng tiền chung
- Giao tranh ở miền đông Ukraine, 2 thường dân thiệt mạng (VOA) - Giao tranh tại thành phố Donetsk do phiến quân kiểm soát ở miền đông Ukraine đã làm 2 thường dân thiệt mạng
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ấn Độ (VOA) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên tới Ấn Độ nhằm tăng cường mối quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Á Châu
- Người Mỹ bị bắt vì tìm cách bơi qua sông tới Bắc Triều Tiên (VOA) - Quân đội Nam Triều Tiên cho biết họ đã bắt một công dân Mỹ tìm cách bơi qua sông tới Bắc Triều Tiên
- Một người Mỹ bị truy tố tội hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Một đại bồi thẩm đoàn ở Mỹ đã truy tố một người đàn ông về các cáo trạng mưu toan cung cấp những sự hỗ trợ và các nguồn lực cho nhóm Nhà nước Hồi giáo
- TT Obama sắp được thuyết trình về kế hoạch quân sự chống IS (VOA) - Tổng thống Obama hôm nay sẽ được thuyết trình về 'các chi tiết hành quân' của một chiến dịch quân sự nhằm chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo
- Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam (BaoMoi) - Ngày 17/9, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã rời TP Hồ Chí Minh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 17/9, theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
- Các học giả thảo luận về 'đường hướng của Trung Quốc' (BaoMoi) - Việc đưa hàng nghìn công nhân vào các dự án ở VN của Trung Quốc (TQ) cũng là một thách thức cho VN.
- Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới "trấn giữ" Biển Đông (BaoMoi) - Chỉ trong 6 phút, một tàu ngầm lớp Ohio có thể trút toàn bộ 154 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu đối phương.
- Mỹ bổ sung thêm 2 tàu ngầm hạt nhân tới căn cứ hải quân Singapore (BaoMoi) - Hải quân Mỹ đã điều động 2 trong số 4 tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio đến Biển Đông trong bối cảnh khu vực này đang có các diễn biến ngày càng phức tạp từ phía Trung Quốc.
- 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ đã tới biển Đông (BaoMoi) - TTO - Hai trong bốn chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình lớp Ohio tối tân của Mỹ, đã có mặt ở biển Đông, theo trang tin chuyên về quốc phòng Jane’s Defence Review.
- Tàu ngầm Mỹ hiện diện ở Biển Đông đáng sợ cỡ nào? (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Cả 2 tàu ngầm USS Michigan và USS North Carolina hiện diện ở Biển Đông đều trang bị kho tên lửa hành trình tầm siêu xa.
- Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã được triển khai tại Biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Theo tập san quốc phòng Jane’s Defence Review (Anh), hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, có khả năng bắn tên lửa hành trình, của Hải quân Mỹ đã được triển khai tuần tra 3 khu vực hiện đang “tăng nhiệt” tại Châu Á – Thái Bình Dương: biển Hoa Đông, biển Philippines và biển Đông.
- Sức mạnh đáng sợ của tàu ngầm Mỹ tại Biển Đông (BaoMoi) - (Ảnh Nóng) - Theo Jane’s Defence Review, Hải quân Mỹ chính thức thừa nhận sự hiện diện của hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của nước này tại Biển Đông.
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Do thám Biển Đông do TQ thiếu minh bạch (BaoMoi) - (GDVN) - "Trung Quốc làm loạn tình hình, làm cho các nước có yêu cầu chủ quyền khó hơn chứ không phải dễ hơn giải quyết hòa bình tranh chấp".
- Việt Nam muốn sớm có Quy tắc ứng xử Biển Đông (BaoMoi) - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hôm qua kêu gọi Trung Quốc cùng các nước ASEAN tuân thủ các cam kết, nhanh chóng thúc đẩy để đạt được Quy tắc ứng xử Biển Đông, khi ông dự hai hội nghị thương mại tại Nam Ninh, Trung Quốc.
- Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam làm việc tại Slovakia (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bratislava từ ngày 13 đến hết ngày 16/9, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu, đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Slovakia Pavol Paska.
- TQ xây đảo Gạc Ma:Việt Nam phải hành động cụ thể (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - “Với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo Gạc Ma, Việt Nam không nên chỉ có những tuyên bố chung chung mà phải có hành động cụ thể hơn”.
- Chống buôn lậu qua đường hàng không (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay (CKSB) quốc tế Đà Nẵng hoạt động trên địa bàn sân bay quốc tế Đà Nẵng là cửa khẩu cảng hàng không quốc tế trọng điểm của miền Trung - Tây Nguyên. Hằng năm, lượng khách, hàng hóa qua đường hàng không rất lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển ma túy.
- Báo TQ: Việt Nam-Ấn Độ hợp tác 2 mỏ dầu, mua tên lửa hành trình (BaoMoi) - (GDVN) - Báo Trung Quốc vẫn thể hiện nhạy cảm với hợp tác Việt Nam-Ấn Độ, rõ ràng là do tham vọng "đường lưỡi bò" của họ bị cộng đồng quốc tế không thừa nhận.
- Trung Quốc đang dùng tàu gì để nạo vét, lấn biển phi pháp ở Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Khả năng hoạt động của tàu nạo nét TQ đáng kinh ngạc, có thể vét bùn từ đáy biển và đổ bùn với tốc độ 4.500 m3/giờ, tạo cơ sở cho thay đổi lớn ở Trường Sa.
- Chuyên gia Mỹ muốn Đài Loan từ bỏ "đường chín đoạn" (BaoMoi) - Một cựu quan chức Mỹ cho rằng đường 9 đoạn của Đài Loan và Trung Quốc trên Biển Đông là "vô nghĩa".
- Mỹ âm thầm đưa tàu ngầm ‘khủng’ do thám tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Hai trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã được đưa tới châu Á – Thái Bình Dương để thám thính tranh chấp tại vùng biển Hoa Đông, biển Đông và biển Philippines.
- TQ sợ Malaysia cho Mỹ "mượn" đất triển khai máy bay giám sát Biển Đông (BaoMoi) - Đô đốc Li Jie của Hải quân Trung Quốc cho biết việc Mỹ triển khai máy bay giám sát P-8A tới Biển Đông là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Trung Quốc.
- Cựu quan chức Mỹ: Mỹ cần nâng cấp hệ thống đánh chặn đối phó TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Gần đây, Trung Quốc sử dụng chiến thuật "ỷ mạnh hiếp yếu" ở Biển Đông, thực hiện chiến lược đuổi Mỹ ra khỏi "chuỗi đảo thứ nhất", tiến tới "chuỗi đảo thứ hai".
- Mỹ điều 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược đến biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Mỹ đã triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược thực hiện các sứ mạng do thám ở Thái Bình Dương, biển Hoa Đông và biển Đông.
- Việt-Ấn thắt chặt hợp tác quốc phòng lúc Tập Cận Bình đi New Delhi (BaoMoi) - (GDVN) - Người Việt không muốn ở trong tình huống sau khi thức dậy và một buổi sáng phát hiện thấy hải quân Trung Quốc đã bao vây một trong những hòn đảo của mình.
- Ngư dân mở công ty đóng tàu (BaoMoi) - Ít ai biết rằng ở Quảng Trị có một ngư dân trình độ học vấn mới lớp 9 nhưng kỹ năng đi biển đã ngang... tiến sĩ, đang quản lý đội ngũ kỹ sư đóng tàu biển gần 10 năm nay.
- Chủ tịch quỹ PYN Elite: "VN Index cuối năm 2019 sẽ vượt mốc 1.200 điểm" (BaoMoi) - (NDH) Là một nhà đầu tư dài hạn nên đối với ông Petri Deryng, nhà quản lý quỹ PYN Elite - đơn vị quản lý quỹ Mutual Elite Fund, chỉ số chứng khoán cuối năm 2014 không có ý nghĩa gì cả. Mutual Elite Fund hiện đầu tư vào 31 cổ phiếu tại Việt Nam.
- Malaysia cho phép máy bay Mỹ trinh sát Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Hôm qua 16-9, phát biểu trên Duowei (trang mạng của người Hoa ở hải ngoại), Đô đốc Hải quân Trung Quốc Lý Kiệt đã thừa nhận việc chính quyền Malaysia chấp thuận cho không quân Mỹ triển khai máy bay trinh sát P-8A trên Biển Đông chính là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Trung Quốc”.
- Mỹ bác đề nghị ngừng do thám Trung Quốc (BaoMoi) - TP - Nhà Trắng vừa tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay trinh sát Trung Quốc, bất chấp việc nước này giận dữ gây sức ép với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice vừa có chuyến thăm Bắc Kinh.
- Mỹ đã giám sát Biển Đông từ lâu? (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Vừa tuyên bố sẽ giám sát Biển Đông để hạ nhiệt căng thẳng nhưng thực tế Mỹ đã bí mật triển khai tàu ngầm thăm thám từ lâu.
- Trung Quốc tuyên bố tìm thấy mỏ khí đốt lớn trên Biển Đông (BaoMoi) - Cty Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan 981- giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc (TQ) - đã tìm thấy một mỏ khí nước sâu lớn ở Biển Đông.
- Tập trung đội tuyển bóng đá bãi biển Việt Nam (BaoMoi) - Tổng cục TDTT vừa ra quyết định tập trung đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia năm 2014 để tham dự giải bóng đá bãi biển Đông Nam Á tại Malaysia và Đại hội Thể thao bãi biển châu Á tại Thái Lan.
- Trung Quốc đòi thăm dò dầu khí khắp biển Đông (BaoMoi) - Tân Hoa xã (Trung Quốc - TQ) đưa tin ngày 15-9, Tổng Công ty Dầu khí hải dương TQ thông báo giàn khoan Hải Dương 981 đã phát hiện mỏ khí đốt ở phía bắc biển Đông, cách đảo Hải Nam 150 km về phía nam.
Chính trị – Xã hội
Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở biển Đông -(RFA) — Philippines và EU thống nhất lập trường về Biển Đông -(VOA) — Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông -(VOA) — Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới “trấn giữ” Biển Đông – (KP)
Hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng: thừa nhận Việt Nam Cộng hòa -(Đoan Trang)
Biển Đông trong cuộc gặp 2 Phó Thủ tướng Việt-Trung -(VNN) -Lãnh đạo TQ khẳng định Bắc Kinh luôn mong muốn xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn phát sinh trong quan hệ hai nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng TQ Trương Cao Lệ. Ảnh: TTXVN ===>>>Vietstudies : – Trương cao Lệ : Sinh năm 1946, người duy nhất trong Bộ Chính trị ĐCSTQ xuất thân từ gia cảnh bình thường (không phải thái tử Đảng), mồ côi cha từ năm 10 tuổi, tốt nghiệp đại học Hạ Môn, chuyên ngành thống kê và kinh tế. Trong thời ký làm Bí thư Thẩm Quyến, Trương Cao Lệ chăm sóc rất kỹ Tập Trọng Huân (cha Tập Cận Bình) lúc ấy cũng ở đó, nhờ vậy mà được lòng Tập Cận Bình. Trương Cao Lệ bị bệnh ngoài da nên ít khi chịu chup hình…
Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma -(VNN) — Nhật Ký Biển Đông: Mỹ Có Thể Thỏa Hiệp Với Hoa Lục Ở Biển Đông -(VB) — Các học giả thảo luận về ‘đường hướng của Trung Quốc’ – (TN)
Nhóm Gia Lai Gồm Các Đại Thương Gia Trẻ Gốc Việt Tới Bolsa Biểu Diên Xe Xịn, Vẽ Hình Hoàng Sa Trường Sa Của VN -(VB)
TQ xây đảo Gạc Ma: Việt Nam phải hành động cụ thể (ĐV) -Phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Bá Diến, GĐ Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế
Hoàng Sa du ký 1954 – Kỳ 2: Đây, Hoàng Sa, Vương quốc An Nam… -(TT) – Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa 1816 – Đảo Hoàng Sa 1938 .
<<<=== Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa 1816 – Đảo Hoàng Sa 1938 – Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
Đường ra đảo xa -(1)
Thăng cấp hàm Thượng tướng cho Thứ trưởng Công an Tô Lâm -(VNN) — Ông Tô Lâm được phong thượng tướng công an -(BBC) — Người Việt hải ngoại ‘càng vững mạnh’ -(BBC) — Mỹ công chiếu phim của cháu gái cố TT Kennedy về chiến tranh VN -(VOA) — Ca sĩ Giang Tử qua đời -(BBC)
Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ -(RFA) — Kiểm kê tài sản 1 triệu công chức: 1 người bị phạt -(RFA) — Người người nói về thăng quan, giành đất -(TVN)
Một Chút Hiểu Lầm – (Tưởng năng Tiến -RFA) -Milovan Djilas – Giai
Cấp Mới : Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người
đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ
cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay
đồng sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu
chính trị.
Cải cách ruộng đất và các di sản – (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Theo
tôi, một công trình nghiên cứu nghiêm túc về các di sản của cuộc cải
cách ruộng đất ở miền Bắc trong mấy năm, từ 1954 đến 1957, là điều rất
cần thiết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết tổng số các nạn nhân bị
giết chết cũng như tổng số những người bị bắt bỏ tù và tịch thu tài sản.
Chúng ta cũng chưa biết thật rõ những tác hại tinh thần của nó trong
đời sống xã hội cũng như trong quan hệ giữa người và người.
Không thể ngồi trong 4 bức tường phán ‘tào lao’
-(VNN) -Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân tộc MTTQ Lù Văn Que nói, muốn
biết dân nghĩ gì thì phải đi thực tế, không thể ngồi trong 4 bức tường
phán “tào lao”.
Hội đồng Liên tôn phản đối việc giải tỏa cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm -(RFA) — 17 người chết và bị thương vì bão số 3 -(RFA)
Bê bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam -(VOA) — Quan tòa ‘ăn tạp’ đòi hối lộ ngay giữa công đường -(NV)
Đầy hận thù trong những ngôi nhà vương giả? -(TVN) – >>> Bán trà đá, chạy xe ôm: Không ai thất nghiệp >>> Hà Nội vẫn chỉ là ‘phía bên kia của làng xã’
******************************************************************
Thời hòa bình trong đau thương (1975-1995) -(Quỳnh Giao -NV) LẠI MỘT ÔNG PGS.TS CHÉM GIÓ, NÓI KHOÁC LÁC MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG -Trường Sơn -(Basam)
PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng và báo QĐND có dám tranh luận sòng phẳng không? – Đỗ như Ly Saigon -(Basam)
Lê Quang Vinh: ĐÁM TANG BÀ NỘI TÔI, NGHỊCH LÝ TRONG CCRĐ -(Tễu) – “Thật rất nghịch lý, một gia đình giàu có, đông con cháu, thế mà đại họa “Cải cách ruộng đất” rước từ Tàu về, đã đẩy Mệ tôi và hàng chục vạn người khác, trong đó có nhiều người kháng chiến cũ, có công với cách mạng tới cái chết vô cùng bi thương như vậy. Tội nghiệp Mệ quá Mệ ơi!” >>> Lê Quang Vinh: CUỘC HÀNH QUYẾT CỤ NGHÈ CƠ TRONG CCRĐ Ở QUẢNG BÌNH – (Tễu)
Tư liệu quý thời kỳ cải cách ruộng đất 1946 – 1957 -(DT)
Cải Cách Ruộng Đất (1954-1994) Lâm Thanh Liêm-001 -(Luomlatdaydo) – Gồm tất cả 52 phần rất dài – Có thời gian tôi sẽ chép về hết.
Đừng bao giờ tái diễn một cuộc cải cách ruộng đất nữa – (Văn Việt)Ai biết chủ nghĩa Marx ?! -(Zetamu)
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 149 -(Nhật Tuấn)
Nhìn lại ‘Cải cách Ruộng Đất’ ở Việt Nam
-(BBC) -BBC và các khách mời thảo luận về cuộc Cải cách Ruộng đất do
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành trên dưới 60 năm về trước.
Cải cách ruộng đất ‘không nhạy cảm nữa’
-(BBC / nghe) -Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Quang Hiển, chuyên gia Lịch sử
Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói: – “Ở đây là biện pháp, cách thức
thực hiện cải cách ruộng đất nó không theo được đường lối cải cách từng
bước của Việt Nam trước đây mà bắt đầu chịu ảnh hưởng tả khuynh từ những
nước được xem là đồng minh, được xem là có giúp đỡ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Thực dân Pháp lúc bấy giờ.“Và việc buộc phải thực thi cải cách ruộng đất một cách mạnh hơn có chịu ảnh hưởng tả khuynh từ bên ngoài, dường như là có sức ép từ một số nước, nếu như mà Việt Nam không tiến hành việc này, thì không thể đối lấy cái điều là nhận được viện trợ để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp,” sử gia nói với BBC.
*** May mà nó chưa ép đến giết hết Dân Việt nam chắc cũng làm !!! – Giết gần 200 ngàn mạng người chung huyết thống rồi “sửa sai” là xong!? Không những thế mà trò Đấu tố vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
‘Chuyện làm ăn không liên quan chính trị’ -(BBC) -Tổng thống Ấn Độ nói trước chuyến thăm của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình rằng Delhi coi việc hợp tác với Việt Nam là kinh doanh thuần túy.
Cơ hội cạn dần? – (BBC) – Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn – Cánh cửa TPP ‘đang đóng lại dần’ vì VN đang bỏ lỡ thời cơ?
Kinh tế
Ngân Sách và Kế Sách Cứu Nguy Kinh Tế của Trung Quốc -(Nguyễn xuân Nghĩa – RFA) — Bắc Kinh bơm hơn 60 tỷ đô la vào các ngân hàng Nhà nước – (RFI) — Mối lo kinh tế của Tập Cận Bình -(Ngô nhân Dụng -VOA)Nợ xấu đe dọa giết chết nền kinh tế Trung Quốc? -(VNTB) — Dòng Tiền Chạy Trốn…Từ Trung Quốc -(ĐKN)
Tiết lộ gây sốc: “TPP khó hoàn tất trong 2014” -VNTB) >>> Nợ doanh nghiệp nhà nước Việt Nam: Nguy cơ cận kề ?
De Beers cảnh báo sản lượng kim cương thế giới sút giảm -(RFA) — Ngân hàng Trung Ương Mỹ chấm dứt hỗ trợ kinh tế trực tiếp vào tháng 10 -(VOA)Xây 1,000 siêu thị: Hà Nội chơi chiêu chiếm ‘đất vàng’ -(NV) — Giá vé máy bay sắp tăng? -(VEF)
‘Mật chỉ’ của ông trùm khiến sếp tổng lo sợ -(VNN) -Hiện tượng doanh nghiệp xoay sở với món nợ ngập đầu rất phổ biến 3 năm qua, sau khi thị trường bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng, hệ thống ngân hàng thắt chặt cho vay và sức cầu của nền kinh tế suy giảm mạnh. Doanh nghiệp nhỏ nợ ít, lớn nợ nhiều, đa số đều chật vật gồng gánh mối lo lắng “nhất tội nhì nợ”.
2 người Việt có 3 tỷ đô trong danh sách ngân hàng Thụy Sĩ -(VNN) — Tỷ phú gốc Việt xếp hạng 629 tỷ thế giới là ai? – (Báo ĐT)
VN sẽ tiếp tục nhập khẩu mạnh máy móc nhiều năm tới (MTG) — Ngân hàng ‘lụy’ các ‘ông lớn’ -(TN) — Mối ràng buộc đặc biệt đối với ghế sếp ngân hàng quốc doanh -(VnEc)
Nhật bỏ dự án thép tỷ đô ở Việt Nam: “Quả ngọt” thành “quả đắng”? -(DV) — Hoa Kỳ tài trợ giải pháp lưới điện thông minh tại Việt Nam – (TTXVN) — Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc -(ĐV)
Cán bộ, công chức có thể sắp được vay tới 2 tỷ đồng mua nhà -(TP)
Hàng ngoại ồ ạt lấn sân, doanh nghiệp bán lẻ Việt họp “Hội nghị Diên Hồng” – (CafeF)
Đổ bệnh vì trồng trinh nữ hoàng cung không bán được -(Zing) — Nợ xấu tăng, Thống đốc nói gì? -GDVN)
Thế giới
Trưng cầu dân ý ‘đe dọa EU’ -(BBC)
‘Kiểm tra lòng trung thành’ ở Ukraine -(BBC) — Ukraina : Súng vẫn nổ tại Donetsk bất chấp nhượng bộ của Kiev – (RFI) — Lệnh ngừng bắn lung lay, Ukraine báo động quân đội sẵn sàng chiến đấu -(VOA) — Nhà hoạt động Ukraine tuyệt vọng về tương lai đất nước -(VOA) — Mỹ ca ngợi Ukraine ‘làm nên lịch sử’ -(VOA)
Tranh cãi về tù binh năm 1920 -(BBC) -Giới sử gia Nga tìm kiếm sự kiện làm ‘đối trọng’ với vụ Katyn.Hạ viện Mỹ chuẩn thuận kế hoạch Syria -(BBC) — Hoa Kỳ muốn đưa cố vấn quân sự đến Irak tấn công Nhà nước Hồi giáo – (RFI) — Liberia chống trả lại Ebola và hoan nghênh quân đội Hoa Kỳ -(VOA)
Chuyện gì xảy ra tại Benghazi? -(Hùng Tâm -NV) – Hôm Thứ Tư, 17 tháng 9, một Ủy Ban Ðặc Nhiệm của Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần trong khuôn khổ của việc điều tra của Hạ viện về “Biến cố Benghazi.” Ðấy là vụ tấn công tòa tổng lãnh sự Mỹ và một tiền trạm của CIA ở thành phố Benghazi của xứ Libya vào ngày 11 tháng 9 năm 2012 khiến bốn người Mỹ bị hạ sát, trong đó có Ðại Sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens.
Dân chủ hóa ở Indonesia -(RFA) — Đụng độ ác liệt ở Iraq khiến 30 người thiệt mạng -(VOA) — Vụ tấn công trường sư phạm Nigeria giết chết 15 người -(VOA)
Cảnh sát Úc bố ráp ‘chống khủng bố’ -(BBC) — Al-Qaeda tại Nam Á khoe chiếm tàu hải quân Pakistan -(NV)
VOA phỏng vấn học giả Uighur Ilham Tohti -(VOA) — Trung Quốc thắt chặt an ninh trước phiên xử trí thức Duy Ngô Nhĩ – (RFI) — Trung Quốc kết tội phá hoại đoàn kết quốc gia 1 giáo sư người Uighur -(RFA) — Chủ tịch Trung Quốc thăm Ấn Độ, hứa hẹn nhiều đầu tư – (RFI)Hàn Quốc bắt một người Mỹ bơi qua sông sang Bắc Triều Tiên – (RFI) — Một người Mỹ bị Nam Hàn bắt khi bơi sang Bắc Hàn -(RFA) — Nam Hàn sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn -(RFA) — Hoa Kỳ đề nghị đàm phán về đặc phái viên đến Bắc Triều Tiên -(VOA)
Mỹ tố cáo lao động nô lệ trong ngành điện tử Malaysia – (RFI) — Tình trạng “nô lệ thời hiện đại” ở Malaysia -(RFA)
Thủ tướng Pháp kêu gọi phi công Air France ngưng đình công – (RFI)
Scotland : Tranh cãi về độc lập vẫn gay go – (RFI) — Thăm dò cho thấy cuộc bỏ phiếu chọn độc lập ở Scotland sẽ thất bại -(VOA)
Tỷ phú châu Á làm giầu nhanh nhất thế giới – (RFI) —- Châu Á ngày một nhiều tỷ phú -(RFA)
Văn hóa – Giáo dục – Xã hội
Chủ biên sách lớp 5 giải thích chuyện dạy phụ nữ có thai -(VNN)Huy chương Toán quốc tế: Đằng sau chuyện đi hay ở -(TVN)
Đại gia Hàn Quốc đòi quà người tình Việt 200 cây vàng -(VEF)
Bất chấp ‘lệnh’, xe quá tải vẫn rầm rập như đi hội -(VNN)
-Người người nói về thăng quan, giành đất
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/197533/nguoi-nguoi-noi-ve-thang-quan–gianh-dat.html-“Ngôn ngữ đang được dùng trong các gia đình là ngôn ngữ thực dụng. Người ta bàn nhau làm sao để thăng quan tiến chức, làm sao để có thể thu lợi nhuận trong việc buôn bán, làm sao có thể giành thêm một vài phân đất với hàng xóm”…
Nhà báo Thu Hà: Thưa quý vị độc giả, nhìn vào báo chí sẽ thấy mật độ ngày càng nhiều những tin tức đau lòng, như con tố cáo cha mẹ, vợ chồng mắng chửi nhau hay là đồng nghiệp dẫm đạp lên nhau để thăng tiến. Nhiều trường hợp còn phản lại ân nhân, những người đã xả thân giúp đỡ mình. Sự thật này khiến giáo sư Hoàng Tụy phải thốt lên rằng “thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi là nghèo khó những vẫn giữ được những phẩm cách nay thì đầy rẫy những cảnh xa xỉ, lố lăng, gian xảo, không chút tự trọng”.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức như vậy. Câu hỏi này sẽ được hai vị khách mời của Tuần Việt Nam cùng thảo luận tại bàn tròn “sống tử tế”.
Xin giới thiệu nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, phó tổng thư ký thứ nhất của hội nhà văn Á-Phi và thạc sỹ Lê Quang Bình, viện trưởng viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE.
(Có Video)
Nhà báo Thu Hà: Thưa hai khách mời, nhiều quan niệm cho rằng bản thân mỗi con người khi sinh ra tính vốn thiện, vậy điều gì khiến nhiều người xấu xí như báo chí đang mô tả?
Ông Nguyễn Quang Thiều: Có lần tôi hỏi một linh mục, tại sao sách Thánh được in ngày một nhiều, nhà thờ cũng được xây thêm, con người tìm đến nhà thờ cũng đông hơn… nhưng cái ác, cái xấu xa cũng tăng lên kinh hoàng.
Để lý giải sự thật này, có thể hình dung như sau: Mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia đều phát triển dựa trên ba ngôi nhà lớn là nhà chùa (nhà thờ), nhà trường và nhà mà chúng ta đang sống. Nếu một trong những ngôi nhà đó bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của ngôi nhà lớn là mỗi quốc gia, mỗi xã hội.
Điều khiến người ta trăn trở không chỉ nằm ở số lượng tội phạm đang tăng lên mà ở cách thức người ta hành xử với nhau. Người ta có thể giết cha giết mẹ, có thể giết vợ giết chồng, có thể tàn nhẫn với con cái, hủy hoại thanh danh của bạn bè. Thực tế này khiến tôi nhớ đến một bài thơ cụ Hồ nói đại ý: hiền dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên. Nhân cách không phải tự nhiên có mà được bồi đắp trong cuộc sống, dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt giáo dục.
Chúng ta phải xác lập được sản phẩm người hiện nay của chúng ta đang là gì. Khi xác định được sản phẩm người là gì rồi chúng ta mới biết được những chương trình chúng ta đã làm cho cái sản phẩm người đó đúng hay chưa.
Giáo dục một sản phẩm người không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, mà phải thống nhất và có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu một trong ba nền móng giáo dục này mắc sai lầm, làm chưa tốt, chưa thực thi đúng, chưa hết trách nhiệm sẽ sinh ra những sản phẩm khiếm khuyết
Đi Tìm nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay |
Ông Lê Quang Bình: Mỗi một con người khi sinh ra có sẵn cả tính nọ, tính kia. Và môi trường xã hội, môi trường giáo dục, sẽ góp phần định hình nên nhân cách và hành vi theo hướng thiện hay hướng ác.
Một xã hội được hình thành bởi nhiều người sống trong đó. Nếu xã hội nào có nhiều người sống vô tổ chức, không coi trọng giá trị đạo đức, không biết cách sống tử tế sẽ gây nên cảm giác “muốn tử tế cũng không được” làm ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác trong cộng đồng, trong xã hội đó.
Ví dụ, trong một xã hội sạch, đẹp và văn minh như Singapore, người ta sẽ ngại xả rác ra xung quanh, ngại cư xử bất nhã trong ứng xử giao tiếp. Và ngược lại, trong cộng đồng với những con đường bẩn thỉu, con người quen giao tiếp cục cằn, người ta sẽ dễ dàng xả thêm ít rác, dễ dàng sừng sộ khi bị phật lòng….
Ngoài ra pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định hành vi xấu, tốt của mỗi con người. Nếu pháp luật không được thực thi nghiêm thì con người rất dễ làm hại người khác, rất dễ vi phạm sự bình đẳng là nền tảng để đối xử tử tế với nhau.
Thạc sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE |
Thay đổi từ trong tâm hồn
Nhà báo Thu Hà:Hãy cùng nhau nhìn lại quá khứ, thời mà kỷ cương được xây dựng trên các khế ước, các tục lệ, hệ thống giáo dục cũng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp… nhưng tại sao con người trong cái xã hội thời đó vẫn giữ được lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới, sống ít biến báo thủ đoạn hơn xã hội thời nay với nhiều điều kiện giáo dục, nhiều luật pháp được ban hành, lại còn có các lực lượng hùng hậu giám sát…
Ông Nguyễn Quang Thiều: Chúng ta được sống trong một xã hội với hệ thống luật pháp ngày càng đầy đủ, các hệ thống giám sát cũng chặt chẽ, đa dạng hơn và điều kiện kinh tế cũng tốt hơn, nhưng tại sao sự tử tế đang rời bỏ chúng ta ?
Có vấn đề nghiêm trọng của văn hoá đang bị phá vỡ. Có người từng bảo tôi, đời sống bây giờ quá nhiều cạm bẫy, hãy viết cho con chúng tôi một cuốn cẩm nang để cho những đứa trẻ bước vào cuộc đời này nó có thể tránh được những cạm bẫy. Tôi hỏi lại, chị cần bao nhiêu cuốn cẩm nang, cần bao nhiêu ví dụ, cần bao nhiêu hình mẫu; 1000, 2000 hay 3000 câu chuyện về cạm bẫy trong cuốn cẩm nang bỏ túi đó để mỗi đứa bé có thể nhìn vào đó để biết đâu là cạm bẫy mỗi khi chúng bước ra đường. Nhưng chị có dám chắc sẽ không xuất hiện cạm bẫy thứ 3001 và trong trường hợp đó những đứa trẻ của chúng ta sẽ lúng túng và không biết làm cách nào để tránh cái cạm bẫy thứ 3001 đâu.
Chỉ khi nào chủ nghĩa nhân văn ở bên trong đứa trẻ đó đã được hình thành và bồi đắp từ lúc bé thơ, mỗi ngày chúng biết yêu con người, yêu cái đẹp, biết chia sẻ, biết dâng hiến, biết xấu hổ, biết sám hối thì chúng mới có thể thể tránh được các cạm bẫy trên đường đời. Với nền tảng đó, con người sẽ biết dừng lại để suy nghĩ cái gì nên làm hay không nên làm, cái gì đúng, cái gì sai. Chỉ một khi con người biết dày vò trong lương tâm thì khi đó sự tử tế sẽ hiện lộ để giúp người ta, dẫn dắt hành động của người ta.
Tôi từng khuyên một người bạn rằng, nên tổ chức các sự kiện thật văn hóa cho gia đình và những người bạn. Văn hóa đó thể hiện từ một một bữa tối với ánh nến, với rượu vang, với âm nhạc, và với những lời nói tốt đẹp. Tất cả sự ứng xử đẹp là một thứ gián tiếp đưa chúng ta đến một hành động tử tế. Chỉ có văn hoá mới có thể giúp con người vượt qua tất cả những điều tệ hại xấu xí.
Ông Lê Quang Bình: Luật pháp cần nhưng chưa đủ vì mọi người tìm cách né tránh, tìm cách lách qua thì có làm bao nhiêu bộ luật, điều luật để ngăn chặn cái xấu cũng không xuể. Tôi vẫn cho rằng, yếu tố giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng.
Cái chính là chúng ta dạy những gì để con người biết cách sống tử tế. Ví dụ, giáo dục trong nhà trường, theo tôi, môn văn và những môn liên quan đến cảm thụ nghệ thuật rất quan trọng. Không thể phủ nhận, tác động của văn học khiến người ta rung cảm trước mỗi nỗi đau, biết chia sẻ niềm vui người khác.
Nếu mỗi người được dạy kỹ về lòng vị tha, biết chia sẻ và ít nghĩ đến mình hơn thì họ sẽ có nhiều điều kiện để trở thành người tử tế.
Nhà báo Thu Hà: Tôi nhớ môn văn luôn là một môn học chủ đạo được dạy từ những năm cấp 1 cho đến các cấp học cao hơn đúng không ạ.
Ông Lê Quang Bình: Chúng ta nhiều lần tranh luận
về cách dạy văn trong các nhà trường. Kết quả cách dạy văn của chúng ta
đang cho ra những bài văn (ví dụ tả con mèo) giống hệt nhau. Chúng ta
vẫn lúng túng trong cách dạy cảm thụ văn học, chúng ta chưa dạy cách
tưởng tượng, rung cảm theo cảm nhận riêng thành ra trong đầu óc nhiều
học sinh luôn có những hình mẫu cứng nhắc và chưa biết đặt ra các câu
hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia. Văn học nghệ thuật giúp con người
cảm thông với nỗi đau của người khác để từ đó điều chỉnh hành vi của
mình.
Có một lần nói chuyện với nhà văn Nguyên Ngọc, ông bảo là thực ra cái
cách dạy văn của mình bây giờ đã giết tất cả những cái sự tưởng tượng
của con trẻ. Một con người mà không thể tưởng tượng ra được nếu mình có
hành vi như thế này thì người nhận hành vi đó sẽ phản ứng ra sao thì họ
dễ có nguy cơ làm phiền lòng người khác, vô cảm với nỗi đau của những
người xung quanh. Đây chính là nguyên nhân của nhiều vụ giết người ghê
rợn, thậm chí giết bạn bè, đồng nghiệp, người thân mà không ghê tay.Chúng ta vẫn thường nói văn là người. Như vậy khi dạy môn văn, nên thiết kế làm sao để học trò biết cách cảm nhận được cái đẹp, biết rung động trước cái đẹp…. có như vậy mới có thể giúp người ta tránh xa được cái xấu, hành động xấu.
Ông Nguyễn Quang Thiều: Hiện nay GV bước lên bục giảng như để truyền đạt một giáo trình chứ không phải mang đến cho học trò về một vẻ đẹp, về một âm vang, về một nhịp điệu hay về một cái gì đó tương tự.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký thứ nhất của Hội nhà văn Á-Phi |
Năm 2003, trong một lần tới Mỹ, tôi đã ghé thăm một trường học tại Boston tôi được vào học cùng lũ trẻ để xem chúng học cái gì trong trường. Tôi bị bất ngờ khi thấy xung quanh tường của lớp học đều treo một cuốn sổ ở ngoài ghi là sổ làm thơ của tôi. Dĩ nhiên các thầy người Mỹ không định đào tạo tất cả học sinh của họ trở thành những nhà thơ, nhưng qua những cuốn sổ đó, họ có thể theo dõi diễn biết trong tâm hồn của một đứa trẻ.
Nhà báo Thu Hà: Như vậy tôi có thể hiểu rằng, giáo án môn văn chỉ là một phần rất nhỏ trong một cái giáo án rộng lớn những câu chuyện của gia đình, của xã hội có đúng không ạ?
Ông Nguyễn Quang Thiều: Chẳng lẽ chúng ta không cảm nhận được chúng ta đang ăn cướp, đang chiếm lĩnh toàn bộ không gian văn hoá của những đứa trẻ. Chẳng lẽ chúng ta không cảm nhận được những đứa trẻ của chúng ta hàng ngày từ nhà đến trường đang phải đi xuyên qua một thế giới của bụi bặm, của giao thông thiếu an toàn, của thực phẩm bẩn, của những hành vi xấu xa và của những đồ chơi độc hại.
Và, cách đây 10 năm tôi nhờ một số sinh viên đi làm khảo sát về những ngôn ngữ đang được sử dụng thường xuyên trong các gia đình. Kết quả cho thấy, 90% ngôn ngữ đang được sử dụng trong các gia đình là ngôn ngữ thực dụng, ngôn ngữ người ta bàn nhau làm sao để thăng quan tiến chức, làm sao để có thể thu lợi nhuận trong việc buôn bán, làm sao có thể giành thêm một vài phân đất với hàng xóm…
Một đứa bé lớn lên trong môi trường đó, sẽ bị nhiễm tính thực dụng trong tâm hồn, chúng sẽ có thể trở nên ích kỷ, trở nên vô cảm, trở nên độc ác, thích tranh giành và sẽ đè người khác xuống để dành lấy quyền lợi của mình.
Còn tiếp kỳ 2
Tuần Việt Nam – Ảnh Lê Anh Dũng
- Viết tiếp “Tự sự của một cựu chiến binh trước hiện tình đất nước!!”
Vietstudies
Đặng Kiên TrungBài trước: Tự sự của một cựu chiến binh trước hiện tình đất nước!!
Tôi đọc bài “Lời bộc bạch của một đảng viên” trên một trang mạng, dù không ghi tên nhưng chắc chắn đây là người thật, với những lời bộc bạch cháy lòng rất thật. Bài viết có đoạn gây tôi chú ý:
“… Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính trị . Qua đó nói rõ rằng đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác - Lênin nữa, đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt….
“….
Tôi nghĩ hưu đã lâu, gần gũi tiếp xúc nhiều lớp người; nhất là các đồng chí cũ và một số đảng viên trẻ, hiểu rõ tâm tư, tình cảm của họ. Đoạn viết trong bài nói trên phãn ánh đúng tình hình chính trị – tư tưởng của Đảng hiện nay.
Lớp đảng viên nhiều tuổi như tôi ngày xưa ai cũng vậy, theo Đảng vì yêu nước, căm thù quân xâm lược, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do Tổ quốc, nào có phải theo Đảng vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, vì có biết chủ nghĩa ấy là gì?! Dần dần Đảng tuyên truyền, giáo dục “giác ngộ lý tưởng cộng sản”, tin rằng sau khi hoàn thành “cách mạng dân tộc dân chủ” tiến lên xây dựng “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản”, xã hội “không còn người bóc lột người”, mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, tiến tới “thế giới đại đồng”…
Sống trong đêm dài nô lệ thực dân phong kiến, Đảng “vẽ” bức tranh “lý tưởng cộng sản” như vậy có ai không mong muốn và tin đến mê muội…! Nhưng, qua biến thiên lịch sử, những gì Đảng nói và làm trên đất nước nầy làm cho người ta thất vọng! Đến nay, sau gần 40 năm “non sông thu về một mối”, với đường lối đối nội, đối ngoại tiếp tục sai lầm của Đảng, đưa đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế, chính trị, lòng người bất an, xã hội rối loạn… Ngoài nước, uy tín quốc tế của đất nước giảm sút, Đảng tự đưa cổ vào thòng lọng Trung Quốc … Thật sự ngày nay ai cũng thấy “chủ nghĩa xã hội” – “lý tưởng cộng sản” chỉ là giấc mơ hão huyền, không còn ai tin; kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
Những đảng viên già như tôi ngày xưa giống cô gái trinh bạch chọn nhằm tấm chồng, nhưng “ván đã đóng thuyền”, Đảng đã không còn là Đảng nữa, mà muốn bỏ Đảng đâu phải dể, nhưng không phải không bỏ được! Ở đây tôi chưa nói về chuyện nầy.
Là người gắn bó trọn đời với Đảng, sau năm 1975 tôi chứng kiến và còn là người trực tiếp góp phần thực hiện chánh sách thất nhân tâm của Đảng. Điều làm cho tôi day dứt nhắc mãi vẫn chưa nguôi. Đó là khi “đất nước trọn niềm vui” thì hàng chục vạn sĩ quan, viên chức cao cấp Việt Nam Cộng hòa bị Đảng lừa gạt tập trung “học tập cải tạo”, sự thật là cầm tù, đày ải họ với thời gian quá dài để “triệt tiêu mầm móng chống đối”, ẩn chứa đằng sau đó là dã tâm trả thù vì họ “chống lại nhân dân”, trong khi Đảng không ngớt hô hào “hòa giải, hòa hợp dân tộc” trong suốt cuộc chiến, đến tận ngày xe tăng hút đổ cổng Dinh Độc lập!
Tiếp theo đó, là những “chiến dịch” X1, X2 “cải tạo” tư sản, đổi tiền, đưa dân vùng kinh tế mới… làm tan nhà nát cửa hàng triệu gia đình, gieo đau thương oán hận ngút trời trong lòng người, xô đẩy hàng triệu người bỏ nước vượt biển tìm con đường sống, không biết có bao nhiêu người ngậm oán hờn vùi xác dưới lòng biển…!! Ngày nay, hàng triệu người Việt định cư nước ngoài – nạn nhân chánh sách tàn bạo của Đảng năm xưa, dù có cuộc sống tốt, nhưng làm sao bà con xóa nhòa được ký ức đau thương đó! Đảng kêu gọi bà con “quên đi quá khứ”, “xóa bỏ hận thù”, “hòa giải cùng đồng bào trong nước”… Nhưng, Đảng đã làm gì? Tôi chưa nghe thấy Đảng làm gì thể hiện sự chân thành sám hối những lỗi lầm năm xưa với đồng bào ruột thịt của mình, vẫn giử thái độ “kiêu ngạo cộng sản” cố hữu, nên con đường hòa giải dân tộc còn xa vời! Nhiều lúc suy nghĩ tôi hối tiếc vì ngày xưa mình a tòng với Đảng làm điều ác, tôi cuối đầu xin lỗi những nạn nhân của Đảng, vì đã góp phần gây ra khổ đau cho họ!
Đó là những gì diển ra ở miền Nam sau năm 1975, còn hằn trong ký ức những người đã trưởng thành hồi ấy, dù đang sống trong hay ngoài nước, như một cơn ác mộng! Còn ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”, ngay từ những năm đầu giành chánh quyền tháng Tám năm 1945, Đảng đã “phóng tay phát động quần chúng” – cụm từ ngày xưa Đảng thường dùng – đấu tranh giai cấp với khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rể”; rồi đến “cải cách ruộng đất” đẫm máu và nước mắt năm 1953 – 1957; vụ án Nhân văn – Giai phẫm năm 1955 – 1958; chống chủ nghĩa “xét lại hiện đại” năm 1967 – 1973; “cải tạo” tư sản sau năm 1954 v.v… Những sai lầm của Đảng gây ra ở miền Bắc, đẩy hàng triệu người dân rời bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam năm 1954 ngay sau ngày hòa bình lập lại!
Tôi muốn nhắc chuỗi sự kiện đau buồn ngày xưa của đất nước do Đảng gây ra, cùng những sai lầm của Đảng ngày nay trong chánh sách cầm quyền, để các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương quyền và các vị “thái thượng hoàng” đầy uy quyền đừng bao giờ quên, nếu trong lòng các vị còn có chút tấm lòng thương nước, yêu dân hãy từ bỏ “ý thức hệ cộng sản”, thoát khỏi thành trì giáo điều, bảo thủ, kiên quyết , dũng cảm “Thay đổi” như Miến Điện đang làm hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, để chuộc lỗi lầm ngày xưa, khắc phục những yếu kém ngày nay của Đảng đưa đất nước vượt qua khó khăn thách thức tiến lên. Nếu các vị không thay đổi, vẫn tiếp tục đưa đất nước dấn sâu con đường hầm không lối thoát, các vị làm cho Đảng cộng sản Việt Nam tội chồng lên tội, lịch sử đất nước sẽ lên án, con cháu đời đời nguyền rũa!!
Tôi nghĩ, đến lúc các bậc đảng viên lão thành, các nhân sĩ – trí thức, cựu chiến binh…trọn lòng vì dân vì nước, trong bài viết trước tôi cho là nhóm người“tinh hoa đất nước” ngày nay, cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, bằng những hình thức đấu tranh ôn hòa cần thiết, tạo ra áp lực mới, buộc ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải lắng nghe, chấp nhận sự thay đổi dứt khoát từ nay đến Đại hội 12 bằng những bước đi, hành động cụ thể: Trước mắt chấm dứt trấn áp và trả tự do tất cả những người bất đồng chính kiến đấu tranh vì tự do, dân chủ, quyền con người đang bị giam giữ; ban hành “sách trắng” tuyên bố công khai mọi sai lầm trong đường lối, chánh sách cầm quyền của Đảng ngày xưa và ngày nay, thành tâm sám hối xin lỗi đồng bào, đồng chí – những nạn nhân của Đảng; thực hiện thể chế dân chủ đa nguyên chính trị trong sinh hoạt đảng và ngoài xã hội; cải cách thể chế kinh tế thị trường tự do theo mô hình các nước công nghiệp tiên tiến; thực hiện sở hữu tư nhân ruộng đất; dành ngân sách quốc gia thích đáng đầu tư chăm lo đào tạo nhân tài, chăm lo cuộc sống người nghèo, vùng sâu, vùng xa, sớm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội… Về đối ngoại, Đảng phải điều chỉnh tức thì đối sách với Trung Quốc, giử vững tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ, chấm dứt các mối quan hệ lệ thuộc, ràng buộc và tìm bạn bè liên kết, liên minh tạo thế và lực mới bảo vệ đất nước trước hiểm họa bành trướng, xăm lược của Trung Quốc. Trong cuộc đấu tranh nầy tôi xin đồng hành cùng quí vị đi đến đích cuối cùng.
Tôi xúc động khi nghe ông đảng viên già Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong bài viết: “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, ông tha thiết khẩn cầu: “Tôi muốn quỳ xuống nói với từng người Việt Nam, hoặc muốn đứng thẳng quát to vào mặt từng người: Bỏ lỡ cơ hội này sẽ đời đời mang tội với Tổ quốc!” ./-
Đ.K.T
2973. Cải cách ruộng đất và các di sản
Nguyễn Hưng Quốc
17-09-2014
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
Chính sách cải cách ruộng đất được đảng Cộng sản tung ra vào năm 1946, tức một năm sau khi giành được chính quyền và cũng là năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đảng Cộng sản chỉ chiếm các vùng nông thôn và rừng núi. Giai đoạn đầu, Cộng sản chỉ tịch thu đất đai của Pháp và một số người bị coi là tay sai của Pháp để cấp cho nông dân nghèo. Giai đoạn sau, từ 1950-1953, họ cắt giảm địa tô, bãi bỏ tiền thuê ruộng và đánh thuế nặng các địa chủ. Giai đoạn thứ ba, từ năm 1954 đến 1957, mới thực sự là cải cách ruộng đất theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Nội dung chính của cải cách ruộng đất giai đoạn thứ ba này không phải chỉ là tịch thu ruộng đất của địa chủ để cấp cho nông dân hay giảm tô, giảm tức như giai đoạn trước. Cuộc cải cách ruộng đất lần này còn nhắm đến mục tiêu tiêu diệt những thành phần họ cho là địa chủ, cường hào ác bá, những kẻ vừa theo giặc (Pháp) vừa bóc lột dân nghèo. Hình thức chính của cuộc cải cách là đấu tố và sau đó, xử tội hoặc tù giam hoặc tử hình.
Ở đây, có mấy điều đáng nói.
Thứ nhất, dưới sức ép của các đoàn cố vấn Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam quy định một cách máy móc số lượng địa chủ chiếm 5,68% dân số ở nông thôn. Bởi vậy, ở nhiều địa phương nghèo khổ, những gia đình có một hai con heo (lợn) và một khoảnh ruộng nho nhỏ đã bị liệt vào thành phần địa chủ hay phú nông.
Thứ hai, trong việc xét xử, người ta không dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn mở rộng sang lãnh vực chính trị: Nếu những người gọi là địa chủ hay phú nông ấy có chút quan hệ với chính quyền Pháp lúc bấy giờ, họ bị vu tội phản quốc hay phản động bên cạnh tội bóc lột. Để luận tội, người ta không cần điều tra; người ta chỉ xúi giục những người được xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch tội. Dựa trên các lời hạch tội và tố cáo ấy, người ta sẽ xử tội tội nhân.
Thứ ba, hình thức xử tội rất dã man: Có nơi xử bắn, có nơi chôn sống hoặc bắt nhịn đói nhịn khát đến chết.
Bàn về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, lâu nay, người ta chỉ tập trung vào tội ác của đảng Cộng sản trong việc giết oan nhiều người dân vô tội. Nạn nhân tiêu biểu nhất, được nhiều người nhắc đến nhất là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hà Nội. Bà giàu, ừ, rất giàu. Nhưng bà lại là người ủng hộ đảng Cộng sản và Việt Minh một cách nhiệt tình và tích cực. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, vì thiếu ngân sách, đảng Cộng sản tung ra chiến dịch “Tuần lễ vàng” và kêu gọi dân chúng tham gia, riêng bà Năm tặng đến mấy trăm lượng, chưa kể nhà cửa và thực phẩm. Bà cũng giúp đỡ rất nhiều cán bộ lãnh đạo của cộng sản. Cả Trường Chinh, Phạm Đồng và Lê Đức Thọ đều được bà xem như con nuôi. Ngoài ra, bà có người con ruột tham gia Việt Minh, vào bộ đội, và lên đến chức trung đoàn trưởng. Vậy mà bà vẫn bị giết. Chỉ vì những lời tố cáo vẩn vơ đâu đó.
Bên cạnh sự độc ác, đảng Cộng sản còn mắc một lỗi khác: quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Thời ấy, các đoàn cố vấn của Trung Cộng tấp nập sang Việt Nam (miền Bắc) để huấn luyện cán bộ Việt Nam, thậm chí, để chỉ đạo giới lãnh đạo Việt Nam. Tỉ lệ hơn 5% dân số ở nông thôn là địa chủ là do các cố vấn Trung Quốc đặt ra. Nhiều người còn tiết lộ, trong vụ xử tội bà Nguyễn Thị Năm, giới lãnh đạo miền Bắc, kể cả Hồ Chí Minh, đều biết các lời tố cáo là sai, nhưng dưới sức ép của các cố vấn Trung Cộng, họ vẫn nhắm mắt để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm chết một cách thảm khốc và oan ức.
Theo tôi, ngoài hai vấn đề độc ác và lệ thuộc Trung Cộng nêu trên, có một khía cạnh khác quan trọng không kém trong các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc: Nó phá nát đạo lý truyền thống Việt Nam, trước, trong quan hệ làng xã, sau, ngay trong phạm vi gia đình.
Tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống Việt Nam đều nhận định giống nhau: làng xã là một đơn vị đặc biệt mang dấu ấn rất Việt Nam. Trong làng, dĩ nhiên có người giàu và người nghèo, vẫn có bóc lột và áp bức, nhưng dù vậy, quan hệ giữa người với người, nói chung vẫn tốt đẹp. Họ đoàn kết với nhau trong việc bảo vệ quyền lợi của làng cũng như trong việc duy trì những truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng. Chính vì vậy, rất ít người muốn đi xa khỏi làng. Người ta quyến luyến làng và tự hào về làng. Trong cuộc cải cách ruộng đất, tất cả những quan hệ và tình tự ấy đều bị phá vỡ. Những người dân nghèo được các cán bộ xúi đứng ra tố cáo những người giàu có. Có khi là tố cáo những tội thật. Nhưng phần lớn, căn cứ trên con số trên dưới 80% xử oan, chỉ là những lời bịa đặt do các cán bộ từ trên xuống mớm vào miệng họ. Qua các cuộc tố cáo và hảnh quyết dã man ấy, mọi người trở thành kẻ thù của nhau. Không ai còn tin tưởng ai nữa. Nhà có con gà chết dịch, muốn làm thịt ăn, người ta cũng phải ăn giấu ăn giếm, lông phải chôn thật kỹ, để khỏi bị tố cáo là địa chủ hay phú nông.
Không những phá vỡ quan hệ trong làng, các cuộc vận động cải cách ruộng đất còn phá vỡ quan hệ trong gia đình với cảnh con tố cha, vợ tố chồng. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, để bảo vệ truyền thống đạo lý trong gia đình, vua chúa thường ra lệnh cấm không cho cảnh vợ tố chồng hay con cái tố cáo cha mẹ. Ở miền Bắc, ngược lại, ngay sau khi vừa nắm chính quyền, đảng Cộng sản đã xúi giục những người thân nhất trong gia đình tố cáo nhau. Cuối cùng, không ai còn tin tưởng ai nữa.
Theo tôi, một công trình nghiên cứu nghiêm túc về các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong mấy năm, từ 1954 đến 1957, là điều rất cần thiết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết tổng số các nạn nhân bị giết chết cũng như tổng số những người bị bắt bỏ tù và tịch thu tài sản. Chúng ta cũng chưa biết thật rõ những tác hại tinh thần của nó trong đời sống xã hội cũng như trong quan hệ giữa người và người.
Còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét