- Trung Quốc mở tour du lịch mới ra Hoàng Sa (VOA). – TQ ngang nhiên đưa 200 du khách ra Hoàng Sa (VNN). – TQ “phù phép” xây 6 đảo trên Biển Đông, cảnh báo Mỹ (KP). Biển Đông đã là của Mỹ rồi sao? =>
- Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN (VTC). “Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc“. – Mạng Trung Quốc phân tích điểm mạnh của Việt Nam ở Biển Đông (NĐT). – “Nhiều người Trung Quốc tin Việt Nam, Philippines nhỏ và dễ đánh”?! (GDVN).
- Hội nghị quốc tế về Biển Đông tại Ma-lai-xi-a (TTXVN/ QĐND). – Việt Nam đóng góp quan điểm để kiểm soát tình hình Biển Đông (TTXVN).
- Ấn Độ sắp bán hỏa tiễn cho Việt Nam? (BBC). – Ấn Độ và Nhật Bản muốn lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (RFI). – Nhật Bản, Philippines hợp tác chống thái độ khiêu khích của TQ (VOA). - Trung Quốc đưa giàn khoan Khải Hoàn 1 đến biển Hoa Đông (RFI). – Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng Biển Hoa Đông (VOV). – Bá đạo (Phi Vũ).
- Philippines lại mở tòa xử ngư dân Trung Quốc (TBKTSG). – Vụ xử ngư dân TQ tại Philippines nêu bật căng thẳng ở Biển Đông (VOA). “Các ngư dân chỉ là một miếng salami trong chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc đang dùng đội tàu thuyền đánh cá, ngư dân và các tàu dân sự, để đánh bắt trộm, chiếm cứ và tuyên bố chủ quyền. Họ đang sử dụng những tài sản dân sự và ngư dân đang là đội quân tiên phong.”
- HẬN NAM QUAN / Kha Tiệm Ly – LỜI CỎ / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống). “Tổ
quốc mất rồi núm ruột Hoàng Sa/ Nay lại mất ngàn dặm vuông quan ải/ Ai
yêu nước mà lòng không tê tái/ Bởi núi sông này là xương máu ông cha“.
- Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam (BS). “Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết
chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo
rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký
kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh
tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia… Chúng tôi không
biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và
nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990“.
- Tôi muốn biết (FB Liberty Melinh). – Chúng tôi muốn biết (FB Bùi Công Thủ). “Tại
sao, tôi muốn biết/ Thác Bản Giốc nước ta/ Nay chỉ còn một nửa/ Nửa
thuộc về China ?/ Tôi cũng muốn được biết/ Vụ dàn khoan mới đây/ Sao ta
không khởi kiện/ Lại im lặng thế này./ Tôi vẫn muốn được biết/ Các công
trình hàng đầu/ Những dự án thí điểm/ Người Tàu đều trúng thầu ?” – Tại sao tôi muốn biết… (DLB). – Phong trào lan tỏa với Linh mục Phan Văn Lợi và “Chúng Tôi Muốn Biết” (DLB).
- THOÁT ĐẢNG – Bình luận (Trần Kỳ Trung). “Lại
có loại đảng viên, bên ngoài luôn tỏ nghiêm túc, đứng đắn như chăm chỉ
học nghị quyết, lớp bồi dưỡng, viết bản kiểm điểm nghiêm túc… trên thực
tế lại là một kẻ cơ hội, ăn chơi sa đọa, sống giả dối với đồng nghiệp,
vợ con, kết cấu với xã hội đen để dễ bề đục khoét, thao túng, tham
nhũng. Vận mệnh đất nước họ không quan tâm… Với người dân, những người
này đâu phải là đảng viên, trên thực tế họ đã bỏ đảng. Đảng viên chỉ còn
danh nghĩa“.
- Di chúc của Người là chỉ hướng tương lai dân tộc Việt (ĐV). – “Tuyên ngôn Độc lập” mở ra chân trời nào? (DCCT). “Hỡi
hồn ma Hồ Chí Minh, kiểu biến con người thành con vật, công dân thành
công cụ, làm nhân dân ra hèn nhát, dân tộc ra bạc nhược, sẵn sàng chấp
nhận cho đất nước thành tỉnh tự trị của đại quốc Trung Hoa như ông toan
tính từ 1954 và bọn đệ tử của ông toan tính từ năm 1990, phải chăng đó
là lối chấn hưng dân khí khi ông tố cáo Thực dân trong ‘Tuyên ngôn Độc
lập’?“
- Việt Nam thực sự “độc lập” ngày nào ? (Trương Nhân Tuấn). “Theo
tôi, trên quan điểm quốc tế công pháp, ngày thật sự độc lập của quốc
gia Việt Nam là ngày mà thẩm quyền quốc gia được phủ trùm lên toàn lãnh
thổ đất nước Việt Nam. Thẩm quyền này độc quyền và “tối thuợng” được sự
nhìn nhận của cộng đồng các nước trên thế giới. Có thể đó là ngày ngày 8
tháng 3 năm 1949, ngày ký kết ước Elysée, Pháp trả Nam Kỳ lại cho VN
đồng thời nhìn nhận một nước Việt Nam Độc lập và thống nhất. Ngày
27-5-1948 Quốc gia Việt Nam thành hình với Chính phủ Trung ương Lâm thời
Việt Nam được thành lập do Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng, Bảo Đại làm
‘Hoàng Đế, Quốc trưởng‘…”
- Về những nền độc lập đã mất, xin giới thiệu nền độc lập của xứ Nam Kỳ tự trị… (Mai Tú Ân). “Tháng
10/1945, quân đội Pháp đã chính thức vào tái chiếm Nam Bộ, và dựa vào
thực lực này, ngày 1/6/1946 những người đòi độc lập cho xứ Nam Kỳ đã
tuyên bố độc lập trước cửa nhà thờ Đức Bà, SG. Tên chính thức Cộng Hòa
Tự Trị Nam Kỳ (tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine) Và quốc
gia này ở trong khối Liên Hiệp Pháp, lẫn trong Liên Bang Đông Dương. Thủ
Tướng đầu tiên là ông Nguyễn Văn Thinh“. – Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam (THĐP).
- 2/9/2014: Lẫn lộn ngày “vui”, ngày “buồn”, báo chí đăng toàn tin xấu (BLA). “Trước
hết là việc treo cờ. Năm nay lần đầu tiên không thấy bác tổ trưởng dân
phố tới nhắc nhở treo cờ (hàng năm cứ tối ngày 1/9 là bác tới nhắc cả
xóm). Sáng ra, trong con hẻm nhỏ nơi mình ở, thấy có hai nhà treo cờ,
đều là nhà đảng viên. Ra ngoài đường, thì thấy nhà có treo, nhà không
treo. Nhưng có một điều khá đặc biệt, hay chính xác hơn là khác thường,
là trên mạng xã hội (facebook) hầu như không thấy ai đổi ảnh đại diện là
cờ tổ quốc“.
- Dân ta yêu nước nhỉ? (FB Nguyễn Đình Ấm). “Vào
khoảng năm 2010 khi nộp thuế đất ở tổ dân phố tôi bị nộp mỗi hộ 40.000
đ. Hỏi tiền gì, ông tổ phó chỉ ra rừng cờ đỏ loét: Tiền làm cái kia kìa!
Hóa ra ‘cấp trên’ đã làm hộ cho mỗi nhà dân một cái lỗ cắm cờ…”.
Ở Mỹ, tất cả số tiền thu được từ thuế bất
động sản (property tax – đánh thuế dựa trên giá trị nhà cửa, đất đai,
thường người dân trả thuế 1%/ năm/ trị giá tài sản) đều dành cho chi phí giáo dục,
thay vì treo cờ như ở xứ ta. Tuy nhiên, số tiền thu này vẫn không đủ,
nên các trường học phổ thông được nhận ngân quỹ từ ngân sách của tiểu
bang và liên bang. Giáo dục phổ thông từ mẫu giáo tới lớp 12 hoàn toàn
miễn phí, những học sinh nghèo còn được trợ cấp các buổi ăn trưa miễn
phí ở trường.
- Đỗ Thị Minh Hạnh bị tạm giữ tại phi trường Nội Bài (RFA). – Đỗ Thị Minh Hạnh bị an ninh sân bay Nội Bài bắt cóc khi đi thăm mẹ bệnh nặng (DLB). – Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị câu lưu, thu hộ chiếu, cấm xuất cảnh (DCCT). – Cập nhật: An ninh cộng sản hành hung, đe dọa Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB). – Trần Trung Đạo: Thăm chị Trần Thị Ngọc Minh (DLB).- Tại sao các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh? (RFA). Blogger Nguyễn Lân Thắng: “Tôi nghĩ rằng việc chặn bắt, tịch thu hộ chiếu- tất cả những việc đó nhằm mục đích trấn áp tất cả những hoạt động mà chính quyền họ không ưng“.
- Không có tù nhân chính trị được đặc xá 2/9 năm nay? (VOA). GS Đoàn Viết Hoạt: “TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là thả và cũng không có một công bố gì“.
- Ân Xá Quốc Tế nêu tình trạng giam cầm của Điếu Cày và Tạ Phong Tần tại diễn đàn quốc tế Quản trị mạng Internet – Thổ Nhĩ Kỳ (DTD). – Tâm và Tầm của Người yêu nước Điếu Cày (DTD). – Tự nhiên hôm nay tôi lại nhớ đến anh Điếu Cày và CLB nhà báo tự do (ĐHLV).
- Bùi Minh Quốc: Về danh xưng “nhà dân chủ” (VNTB). “Từ một người dám nói tiếng nói phản kháng trước áp bức bất công đến một nhà dân chủ, khoảng cách là khá xa, rất xa. Thiết nghĩ nên gọi một cách giản dị các “nhà” ấy là các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, gọi tắt là chiến sĩ dân chủ. Vâng, chỉ là một chiến sĩ dân chủ thôi, bình dị mà vinh hạnh, nhưng để xứng đáng với cái danh xưng vinh hạnh ấy cũng không phải dễ“.
<- Hội Nhà báo Độc lập VN: Những việc cần làm ngay (VNTB). “Ngay lập tức họp và đưa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ của ông Ngô Nhật Đăng. Chấm dứt ngay tình trạng đăng bài, đả phá nhau trên facebook (Ngô Nhật Đăng) lẫn trên website. Thành lập ban giữ gìn sự thống nhất trong Hội để tránh những trường hợp tố nhau sai-sự-thật giữa các thành viên lãnh đạo và Hội viên. Thiết lập lại quyền quản trị của Ban lãnh đạo Hội ở tất cả các phương tiện truyền thông. Bao gồm facebook; youtube; website… Tránh tình trạng một số cá nhân tự tách và chiếm dụng riêng về sau này“. – Phạm Chí Dũng: Hai tháng Hội Nhà báo ĐLVN: Chưa có gì gọi là “tan rã” (VNTB).
- Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 5) (VNTB). – Phương Tôn – „Cho Một Đất Nước Cởi Mở Với Những Con Người Tự Do“ (KHN).
- Nguyễn Quang Duy: Việt Nam với nhất nguyên và đa nguyên (BBC).
- Về bà Võ Thị Thắng: Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông (Blog RFA). “Cái giá để tạo dựng cái Chính Quyền Cách Mạng mạng hiện nay – rõ ràng – không rẻ nhưng thành quả thì rất đáng ngờ, và vô cùng đáng ngại! Nó cũng đáng ái ngại như cái cách mà truyền thông của Đảng và Nhà Nước Việt Nam xưng tụng ‘nụ cười chiến thắng’ của chị Võ Thị Thắng gần nửa thế kỷ qua“. – Chuyện Anh Bốn Thôi & Chị Phạm Thị Lành
- Tô Văn Trường: Cái tâm đang bị … bỏ quên: “Lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, đất nước giầu mạnh là mục tiêu trên hết. Thể chế văn minh là mảnh đất và môi trường để nội lực đất nước phát triển. Để người Việt có thể tìm thấy hạnh phúc bằng chính lao động chân chính được gieo trên mảnh đất này“.
- X: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu (DLB). Mời xem lại: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu, khách quan (CP). “Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh“.
- Kiểu nói ru ngủ người dân (FB Nguyễn Hồ Nhật Thành). “Cái khác nhau giữa VN và HQ không phải là một bên làm osin, một bên làm chủ, mà sự khác nhau nằm ở bản chất chế độ một bên là độc tài đảng trị và một bên là chế độ dân chủ. Muốn người dân làm chủ, muốn người dân phát huy hết khả năng sáng tạo, khả năng cống hiến thì trước hết hãy trả lại quyền tự chủ, quyền tự do và những quyền con người căn bản nhất cho người dân“. – Mời xem lại: Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình (TT).
- Bộ LĐ-TB và XH: VN thuộc nhóm có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới! (TBKTSG). Lại thêm một cái nhất! Cả nước 90 triệu dân làm việc quần quật, kiếm được USD 170 tỉ năm 2013, chỉ bằng công ty Apple của Mỹ, có 90.000 nhân viên nhưng năm 2013 đã kiếm được USD 170 tỉ. Một nhân viên Apple kiếm được 1.889.000 Mỹ kim/ năm, hơn gấp 1.000 lần GDP bình quân đầu người ở Việt Nam. Tính ra thì 1.000 người Việt Nam làm việc chỉ kiếm tiền bằng 1 nhân viên Apple, chưa kể Apple chỉ dùng chất xám của nhân viên tạo ra tiền bạc, không hề đụng tới tài nguyên thiên nhiên của nước Mỹ. Ảnh: Sở Công thương Hải Dương =>
- Formosa nói lại về 10.000 lao động TQ sắp vào VN (ĐV). “Formosa giải thích hơn 1 vạn lao động TQ vào VN là theo lượt và là lao động kỹ thuật cao“. Lúc thì nói có, lúc thì không, người thì nói “đúng quy trình”, kẻ bảo thông tin sai sự thật…
- Quá khổ vì được… thi hành án: Cần sự phối hợp đồng bộ (NLĐ).
- Vụ JTC hối lộ: Cựu Phó TGĐ Đường sắt Việt Nam bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ…” (DT).
- Công bố 35 chủ đầu tư “chây ì”, văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội bị Handico phản pháo (DT).
- Tổng Giám đốc mất 680 triệu để trong phòng làm việc (ĐV).
- Người Việt ở Ukraine ủng hộ phương Tây? (BBC).
- Dân chủ Hong Kong đi về đâu? (BBC). – Phong trào dân chủ Hong Kong tuyên bố sẽ không lùi bước (VOA). – Trung Quốc không dung thứ đối lập ở Hồng Kông (RFI). – Mỹ lại làm ngơ Trung Quốc, ủng hộ Hồng Kông (ĐV). – Trung Quốc cáo buộc các nghị sĩ Anh ‘can thiệp’ vào Hồng Kông (DCCT).
- TQ đánh dấu ngày Nhật Bản bị đánh bại trong Thế Chiến thứ 2 (VOA).
- Trung Quốc thưởng tiền cho hôn nhân dị chủng ở Tân Cương (RFI). – Tân Cương: Lấy người Hán, được tiền (NLĐ).
- Điều tra Chu Vĩnh Khang: Tiền liên quan hơn 80 tỷ USD (ĐV). – TQ: Số tiền liên quan vụ án Chu Vĩnh Khang hơn 81 tỉ đô la (TBKTSG).
- Lời Tán Dương Cựu Lãnh Đạo Khơi Gợi Hướng Đi Mới Cho Trung Quốc (ĐKN).
- Người phát ngôn BNG đã lên tiếng, nhưng không cần đọc cũng biết ông Lê Hải Bình nói gì: Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tuyến du lịch ra Hoàng Sa (VNE). – Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mở tuyến du lịch ở Hoàng Sa (VnMedia). – “Trung Quốc mở du lịch Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền Việt Nam” (TTXVN). – Yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay khai thác du lịch ở Hoàng Sa (DT).
- Luận điệu hết sức đố kị, nực cười về Biển Đông của báo Trung Quốc (GDVN). “Bài
viết đưa ra quan điểm tự suy luận cho rằng ‘Việt Nam chỉnh đốn quân
đội, sẵn sàng chiến đấu, mục tiêu chính là Trung Quốc’ và tự nhận xét
rằng, mua bán vũ khí vốn là việc bình thường, nhưng một khi mất đi
nguyên tắc, đặc biệt là trong tình hình rất nhiều đồng USD có trong tay
thì ‘có nước sẽ trở nên không có đạo lý, chỉ có lợi ích thực tế‘.”
- Trung Quốc tuyên bố không theo đuổi bá quyền trong khu vực (VOA). – Nhật, Philippines lập liên đoàn nghị sĩ chống bành trướng trên biển (GDVN). – Ấn Độ chỉ trích ngầm “chủ nghĩa bành trướng” TQ (KP). – Báo Ấn Độ: Chính phủ sắp bán tên lửa siêu thanh cho Việt Nam (TN). – Trung Quốc cảnh báo láng giềng không theo Mỹ đối trọng với Bắc Kinh (GDVN).
- Trung Quốc đưa giàn khoan mới đến biển Đông Trung Hoa (VOA). – Bưu Điện Hoa Nam: TQ đưa một giàn khoan đến Biển Hoa Đông (GDVN). – Giàn khoan Trung Quốc kéo vào biển Hoa Đông đã bắt đầu tác nghiệp (Soha).
- Hải quan Quảng Ninh: Triển khai đợt cao điểm phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, đảo (TCTC). “… nêu
cao tinh thần yêu nước, tạo sự thống nhất nhận thức, tin tưởng và đồng
thuận bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo; đấu tranh, lên án các hành vi
vi phạm pháp luật, phản bác luận điểm sai trái của các thế lực thù địch liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc“.
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 74 – NHỚ CUỘC BIỂU TÌNH ĐẦU TIÊN … (Nhật Tuấn). “Thực
sự, với cuộc biểu tình hôm đó, không ai trong chúng ta ngây thơ mà hi
vọng rằng nhờ việc biểu tình chúng ta sẽ lấy lại được Hoàng Sa và Trường
Sa. Chắc hẳn định mệnh của hai đảo này đã được Ðảng Cộng sản Việt Nam
âm thầm sắp đặt xong rồi. Chúng đã bị giải phẫu, cắt lìa bằng những công
cụ trao đổi quyền lực để rồi đau đớn tách khỏi thân thể nước mẹ. Chúng
đã được người ta viết lại lịch sử hầu thay chủ mới“.
- “Bánh canh” là món đặc sản chính trị chỉ có ở những nước độc tài như Việt Nam (FB Nguyễn Hồ Nhật Thành). “‘Bánh
canh’ là món đặc sản chính trị chỉ có ở những nước độc tài mà có lẽ
Việt Nam là nước ‘chế biến’ nhuần nhuyễn nhất, ở đây nếu con người muốn
tự do thì phải tập ‘ăn bánh canh’. Một cách đơn giản nhất có thể nói
rằng: con đường đến tự do phải băng qua ‘nồi bánh canh’ của nhà cầm
quyền“.
- Giải thích về nhân sự lãnh đạo Hội NBĐLVN (VNTB). – Hội Nhà Báo Độc Lập: Tổ chức xã hội dân sự hay truyền thông?
- Về Đoàn Thạch Hãn: Nhớ và quên! (Tuấn Khanh). “Người
Việt hay nói đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” để bày tỏ sự hoà ái cho
một người đã ra đi. Nhưng “tận” không hoàn toàn có nghĩa là hết hẳn. Nếu
chúng ta im lặng và chối bỏ những gì đã có, và chôn vào quên lãng tất
cả là giả dối và khốn nạn với lịch sử con người. Đúng là có những thứ
cần phải quên, nhưng có những thứ cần phải nhớ. Thậm chí chính người đã
mất cũng ước muốn chúng ta phải nhớ“.
- Khoan dung – động lực để chấn hưng đất nước (TVN). “Sau
gần 30 năm Đổi mới đất nước, Việt Nam đã giành được một số thành tựu
trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nhưng Việt Nam vẫn đang
thiếu rất nhiều điều kiện để trở thành một quốc gia phồn thịnh, văn
minh. Trong bối cảnh hiện tại, công cuộc chấn hưng đất nước không thể
tách rời triết lí khoan dung. Có thể nói rằng, đất nước đang cần sự
khoan dung hơn bao giờ hết“.
- LS Ngô Ngọc Trai: CHÍNH PHỦ VAY 1 TỶ USD (BS). “Quốc
hội có quyết định gì về việc này không? Nếu câu trả lời là không thì rõ
ràng lâu nay quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà hiến pháp đã trao cho
và chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của mình theo hiến pháp và pháp
luật. Quốc hội đã không thực hiện quyền mà hiến pháp trao cho, còn chính
phủ không có quyền thì lại thực hiện”.
- Khi “4 ệ” trở thành mầm họa! (DT). “Không
thể có cán bộ có tài, có tâm nếu như việc bổ nhiệm lại dựa vào các mối
“quan hệ” chồng chéo, lắt léo và hoàn toàn có thể mang tính bè phái… Đất
nước cũng không thể phát triển bền vững nếu như cán bộ là những “cậu
ấm” con ông cháu cha hay được mua bán, trao đổi bằng ‘tiền tệ’ hoặc là
‘quan hệ’.”
- Xã hội của mọi loại tin đồn (RFI). Nhà báo Lê Phú Khải: “Theo tôi mọi sự nó đều là không có thật…chỉ có mỗi một sự thật ở đất nước Việt Nam này đó là sự dối trá“.
- Tiễn biệt Trung tướng Nguyễn Xuân Tư (ĐSPL). – Tiểu sử Trung tướng Nguyễn Xuân Tư, Phó Tổng cục trưởng XDLL (ĐSPL).
KINH TẾ- Việt Nam muốn vay 1 tỷ đôla để đảo nợ? (BBC). Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: “Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước. Nó cho thấy nhà nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để trả nợ cũ“. – Đảo nợ thể hiện sự yếu kém về tài chính (BBC).
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Thời chuyển biến (RFA). “Trước đà gia tốc của sự sáng tạo trong cái mà ta gọi là ‘Thời Chuyển Biến’, khi nhà nước và tay chân cố tình bảo vệ trật tự cũ bằng sự cấm đoán thì mặc nhiên cản trở sự sáng tạo và làm cho quốc gia khó phát triển được“.
- Chứng khoán chiều 3/9: Choáng với vốn ngoại đổ vào mua (VnEconomy). – Chứng khoán ngày 3-9: Thanh khoản tăng mạnh (TBKTSG). – Nhận định chứng khoán ngày 4/9: “Sẽ đảo chiều bất cứ lúc nào” (VnEconomy).
- Kênh nào “tiêu hóa” mạnh kiều hối năm nay? (TQ).
- Vinalines được sử dụng tiền thu được từ IPO để cơ cấu các khoản nợ (NDH).
- Việt Nam không ghi điểm trong báo cáo của WEF (TBKTSG).
- Sau xe máy, Việt Nam sẽ thành công xưởng công nghệ thế giới? (LĐ).
- Trái khoáy doanh nghiệp nhà nước mua giúp nhau rượu, bia (ĐV).
- Gạo Việt thua đau: Philippines “nắm thóp” chiêu thắng thầu giá rẻ! (ĐV).
- Nếu con số nhập siêu từ Trung Quốc biết nói? (DT).
- Việt Nam giao thương với Nhật khác TQ như thế nào? (ĐV).
- Bán bia vỉa hè, online có thể bị cấm (VNE).
- Đài Loan vẫn là thị trường dẫn đầu về lao động XK Việt Nam (HQ).
- Việt Nam – Nga thúc đẩy hợp tác dầu khí thông qua các liên doanh (TTXVN).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 4-9-2014 (VietFin).
- Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu: Vì sao chỉ tăng 2 bậc ? (TN).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 4-9-2014 (VietFin). – Chứng khoán sáng 4/9: Điều chỉnh qua nhanh (VnEconomy).
- Cho phá sản ngân hàng, thì sao? (VnEconomy).
- Phỏng vấn TSKH Nguyễn Mại: DN Việt không làm được vỏ Samsung: Bó tay là đúng vì… (ĐV).
- 3 mối lo lớn từ “Đường bay vàng” đều không đáng ngại (GDVN). – Cục Hàng không mời TS Trần Đình Bá thực nghiệm “đường bay vàng”? (GDVN).
- Nhập siêu từ TQ: Vấn đề nằm ở doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Việt Nam (DT).
- Tự tạo cơ hội – Kỳ 52: Làm đồ mỹ nghệ cho du khách — Tự tạo cơ hội – Kỳ 53: Trồng bưởi Diễn trên vùng đất cằn — Tự tạo cơ hội – Kỳ 54: Làm giàu với chim trĩ đỏ — Tự tạo cơ hội – Kỳ 55: Cử nhân về quê nuôi bồ câu, gà đồi (TN).
- Ngưng thi hành thông tư xa rời thực tiễn (SGĐT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- PHẠM THẮNG VŨ – Con sóng dữ – KỲ 27 (Nhật Tuấn).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 73 – Nhà văn An Nam khổ như chó… (Nhật Tuấn).
- NGUYỄN LƯƠNG VỴ – R.I.P Đoàn Thạch Hãn (Du Tử Lê).
- Doãn Quốc Sỹ (Phan Nguyên).
- Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức – Câu Chuyện Thầy Lang: Tản mạn về Con Muỗi (KHN).
- Không bằng thơ con cóc: Tiểu phẩm vui / Trần Kế Hoàn (Trần Mỹ Giống). – CHUYỆN VỀ CÁI MẢ TÂY : Tư liệu sưu tầm Trần Kế Hoàn
- BỨC TƯỢNG (Da Màu). – TRÀ LŨ XÃ CHÍ / Lê Văn Nhưng (Trần Mỹ Giống).
- Về “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận: VÈ VỀ “THƠ THIỀN” THỐI (Lê Khả Sỹ).
- Jaya Bahasa: Văn học Chăm nhìn lại con đường phát triển (Inrasara).
- Thư gởi con trai nhân ngày sinh nhật thứ mười (Du Tử Lê).
- Trao đổi Pháp-Việt : Những tiếp cận mới trong nghệ thuật Việt Nam (RFI).
- Cha đẻ của trào lưu nhiếp ảnh gây sốt sắp đến Việt Nam (DT).
- Món ăn Tết Trung thu: Lươn Bung Củ Chuối (TCTP).
- Tới thăm “Vương quốc của những người lùn” (DT). – Bảo tàng Vịt quay Bắc Kinh (BBC).
- Người tình cũ Tổng thống Pháp “dốc lòng” về cuộc tình 9 năm đầy sóng gió (DT). – Cựu Đệ nhất tình nhân tung hồi ký: Đòn đau cho Tổng thống Pháp (RFI).
- Pax Thiên ôm chầm mẹ Angelina Jolie trong đám cưới (NLĐ).
- “Đa tình” như là “Thuỷ Tinh” (Nguyễn Tiến Dũng).
- Chuyển nhượng: ‘Cơn sốt ngoài sân cỏ’ (BBC).
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Phụ lục A1) (VHNA). – Nguồn gốc người Việt – người Mường (Phụ lục B1)
- Giọng Quảng Nam có âm /a/ hay không có vần /a/?[*] (VHNA). – Chuyện “Thuần phong mỹ tục” (VHNA). – “Thuần phong mĩ tục” là tiếng Việt mà?
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Nhân mùa tựu trường: TỚ ĐI HỌC (NCTG).
- Rộ chuyện lãng phí đầu năm học (VNN).
- Nghệ An: hơn 600 học sinh bỏ học sau hè (VOV).- Tân sinh viên 59 tuổi (DT).
- Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực con người (NLĐ).
- Ban hành cách đánh giá mới với học sinh tiểu học (GDTĐ). – Giáo viên THCS sẽ tham gia đánh giá học sinh lớp 5 kỳ thi cuối cấp (ANTĐ).
- Sinh viên các trường đại học thập niên 90 trông như thế nào? (Tiin).
- Ngôi trường 20 tỷ đồng hoang phế giữa Sài Gòn (VNE).
- ISI, tiêu chí thẩm định, và các động lực ngược (Baron Trịnh).
- Hiến pháp bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học như thế nào? (TCPT).
- Hơn 50 Phát Minh Hy Lạp Cổ Đại Được Hồi Sinh Qua Sự Tái Tạo Siêu Thường (ĐKN).
- Tỷ lệ xét nghiệm ung thư tăng gấp đôi vì Angelina Jolie (MTG).
- Thuốc Điều Trị Tâm Lý Đã Gây Ra Cái Chết Của Robin Williams? (ĐKN).
- Về thăm trường cũ, TBT Nguyễn Phú Trọng kể chuyện ngày xưa đi học (GDVN). – Lời căn dặn chân tình của Tổng Bí thư trong ngày khai giảng năm học mới (GDTĐ). – Khai giảng: Hơn 1.000 thầy trò trường Lương Thế Vinh mặc áo cờ tổ quốc (NĐT).
- Phụ huynh khóc khi dõi theo con bị tự kỉ vào lớp 1 (Infonet).
- Bằng tiến sĩ giá… 7 triệu đồng (aFamily). Đại hạ giá dữ vậy?
- Tác dụng không ngờ của rau cần tây (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Những vật chứng “biết nói” trong vụ tai nạn thảm khốc (DT). – Những cuộc chia ly sau chuyến xe “tử thần” (DT). – Lào Cai đình chỉ các tuyến vận tải của hãng xe Sao Việt (DT). – Yêu cầu Bộ Công an điều tra 3 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng (DT). – Xe giường nằm sẽ bị cấm hoạt động ở miền núi (VNE). – Cần gia cường hệ thống hộ lan ở những đoạn đường có vực sâu (DT).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Cố tình tiêu tiền chứ không lo tính mạng người dân” (CP/ MTG).
- Những cung đường chết chóc: Rợn gáy đèo Tây Bắc (NLĐ).
- Vụ trung tướng tử nạn: Tạm giữ tài xế xe khách (TT).
- Hào Anh ngược đãi mẹ ruột (NLĐ). – Vụ Hào Anh đuổi cha mẹ ra đường: 8 tháng, Hào Anh đổi xe 4 lần, “nướng” hết 200 triệu (LĐ).
- Nỗi đau đớn của người đàn ông mắc bệnh vảy nến hơn 20 năm (DT).
- Chủ đầm ốc bị bắn chết lúc nửa đêm vì “tòm tem” vợ người (PLVN/ DT).
- Sẽ không được uống bia vỉa hè? (MTG).
- Rừng sưa ngàn cây và cuộc chiến khốc liệt ở Thanh Hoá (VTC).
- Vào kho sừng tê giác, ngà voi lớn nhất Việt Nam (KT).
- Hơn 5000 Con Ong Vàng Làm Tổ Trên Giường Ngủ của Một Phụ Nữ (ĐKN).
- Khởi tố 2 người Trung Quốc vận chuyển trái phép 18,2 tỉ đồng (NLĐ).
- California có thể cấm dùng bịch plastic (NV).
- Mexico Xuất Hiện Vết Nứt Khổng Lồ Dài Nửa Dặm, Liệu Có Phải Là Dấu Hiệu Báo Trước Động Đất? (ĐKN).
- Dịch Ebola vượt khỏi tầm kiểm soát (VOA).
- Vụ tai nạn thảm khốc: Nhóm sinh viên “phượt” xuống vực cứu nạn nhân (DT). – Những bác sĩ xuyên đêm mưa cứu nạn bệnh nhân vụ ô tô lao xuống vực (DT). – Xe khách rơi vực: Phụ xe bị cây đâm thủng mắt đã chết não (ĐSPL). – Đúng quy trình vẫn tai nạn: Bộ trưởng Thăng giải bài! (ĐV). – Bộ trưởng Thăng: Xe khách giường nằm không được đi đường đèo dốc (DT).
- Trước ‘ma trận’ lừa đảo cò nhà trọ – Kỳ 1: Chiêu trò ‘vườn không, nhà trống’ (TN). – Trước ‘ma trận’ lừa đảo cò nhà trọ – Kỳ 2: Nhức nhối nạn ‘cướp’ tiền cọc (TN).
- Cấm bán bia vỉa hè ? (TN).
QUỐC TẾ- Putin: Phe ly khai Ukraine và Kiev sắp đạt được thỏa thuận (TTXVN). – Ông Putin đề nghị kế hoạch hành động cho hòa bình ở Ukraine (VOA). – Kế hoạch bảy điểm của Putin (BBC). – Nga và Ukraine bất ngờ đạt được thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn (MTG). – Ông Poroshenko: Ðạt thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine (VOA). – Ông Putin kêu gọi Ukraine và quân ly khai ngừng bắn (TT). – Ukraine nói có lệnh ngừng bắn, Nga nói không (VNE). – Ukraina: Kiev thông báo đạt thỏa thuận ngừng bắn, Matxcơva phủ nhận (RFI). – Nhiễu thông tin Ukraine-Nga thỏa thuận “ngừng bắn lâu dài ở miền đông” (ANTĐ). – Phe ly khai tuyên bố sẵn sàng đàm phán với chính phủ Ukraine (TTXVN).
- Nga sắp tập trận hạt nhân chiến lược lớn chưa từng có (VNE). – Hàng trăm xe tăng Ukraine “bỏ xác”, NATO tăng cường tập trận (DV). – Quân đội Ukraine thiệt hại hàng trăm xe tăng (KT). – Ukraine chỉ trích Nga là “nhà nước khủng bố” (TT). – Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh NATO (NLĐ). – Tổng thống Mỹ cam kết bảo vệ Estonia (RFI). – Tổng thống Mỹ hứa điều thêm máy bay tới các nước Baltic (VOA). – Mỹ, NATO phát động tập trận ở miền tây Ukraine (MTG). – Ukraine: Thành phố Donetsk lại rung chuyển bởi loạt pháo kích (TTXVN). – Ít nhất 87 binh sỹ Ukraine thiệt mạng tại thị trấn Ilovaysk (TTXVN).
- Khám phá kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga — Vũ khí hạt nhân: Cơ số và tương quan lực lượng của các quốc gia có vũ khí hạt nhân — Nguyên lý và lịch sử phát triển vũ khí hạt nhân (BLA).
- Nhà nước Hồi giáo tung video hành quyết con tin Mỹ thứ hai (RFI). – Mỹ xác nhận video quay cảnh nhà báo Sotloff bị giết là thật (VOA). – Vụ nhà báo Mỹ thứ hai bị chặt đầu: Mỹ xác nhận, Anh họp khẩn (DT). – ‘Nhà báo dũng cảm’ (BBC). – Cuộc đời 31 năm của nhà báo Mỹ vừa bị hành quyết (VnEconomy).
- HRW: ISIS đã hành quyết hơn 500 binh sĩ Iraq (VOA). – Các chuyên gia quan ngại về sự trỗi dậy của nhóm IS (VOA). – Obama thề tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (VNE). – Obama: ‘Mỹ không sợ IS’ (BBC). – Tổng Thống Obama khẳng định sẽ tiêu diệt phiến quân IS (NV). – Các con tin bị bắt giữ ở Iraq và Syria (BBC). – Tay súng IS người Trung Quốc đầu tiên bị bắt? (NLĐ).
- Scotland độc lập: Giàu hơn hay nghèo đi? (BBC). – Câu hỏi lớn cho kinh tế Scotland (BBC).
- Liệu xung đột Israel-Palestine có thể chấm dứt? (Đào Hiếu).
- Liên Hiệp Quốc quan ngại về tình hình nhân quyền ở Thái Lan (RFI).
- Nhật cải tổ nội các, 5 phụ nữ làm Bộ trưởng (RFI). – Thủ Tướng Nhật Bản bổ nhiệm 5 phụ nữ vào tân nội các (VOA).
- Putin đề xuất kế hoạch hòa bình 7 điểm cho Ukraine trước hội nghị NATO (DT). – Dư luận hoan nghênh kế hoạch 7 điểm của Tổng thống Nga Putin (TTXVN). – Nga tập trận hạt nhân với 4000 quân ngay trước cuộc họp NATO (MTG). – Ukraina : Ba kịch bản xâm lược của Putin (RFI). – Quân đội Ukraina tổn thất nặng nề chỉ trong 1 đêm (LĐ). – Thủ tướng Ukraine muốn xây tường ngăn biên giới với Nga (NNVN).
- Thoát trận mưa bom thảm khốc và những dòng thư của một người Việt từ Ukraine (DT). – Người cha Việt nơi miền Tây Ukraine: “Bài học đầu tiên của con tôi là Tổ quốc” (DV).
- Pháp bất ngờ tuyên bố đình chỉ giao tàu chiến cho Nga (GDVN). – Pháp đình chỉ giao tàu chiến cho Nga (VOA). – Pháp ngưng giao chiến hạm Mistral đầu tiên cho Nga (RFI). – Pháp từ chối bàn giao tàu chiến cho Nga (BBC).
- Nhà nước Hồi giáo “tuyên chiến” với Nga (Gafin). – IS dọa phế truất Tổng thống Nga (DT). – IS tuyên chiến với Nga, đe dọa Tổng thống Putin (TN).
- ISIS – Bài toán nan giải của Nhà Trắng (CAND). – Hoa Kỳ cứng rắn trong quyết tâm chống Nhà nước Hồi giáo (VOA). – Mỹ cam kết đập tan năng lực gây hại của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (VOV). – Mỹ thề săn đuổi IS đến tận “cửa địa ngục” (VnMedia). – Mỹ nên hợp tác với Iran và Syria để giải quyết nhóm IS (VOV). – Các vụ chặt đầu của IS có thể thúc đẩy sự ủng hộ cách phản ứng của quân đội Mỹ (VOA).
- Khủng bố al-Qaeda mở chi nhánh Ấn Độ, “phất cao ngọn cờ” Jihad (VOV). – Somalia hoan nghênh Hoa Kỳ không kích al-Shabab (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ đàm phán với Palestine về quan hệ với Israel (TTXVN). – Israel: Xung đột Gaza tiêu tốn 2,5 tỉ USD (VOA).
- Mỹ tịch thu tài sản nhà Chun Doo-hwan (PNTP).
* RFA: + Sáng 03-09-2014; + Tối 03-09-2014* RFI: 03-09-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 03-09-2014; + Bản tin video tối 03-09-2014; + Cuộc Sống Quanh Ta 03-09-2014; + HRW: Thái Lan giam giữ trẻ em nhập cư sai luật
2926. Việt Nam thực sự “độc lập” ngày nào ?
03-09-2014
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trước đó ông Bảo Đại đã trao Tuyên ngôn Độc lập cho ông Yokohama, Đại sứ Toàn quyền của Nhật tại Việt Nam, ngày 12 tháng 3 năm 1945.
Việt Nam thực sự “độc lập” ngày nào ? Để có thể trả lời chính xác, điều tiên quyết ta cần phải hiểu thế nào là “độc lập” ?
Độc lập, nghĩa thông thường là đứng một mình. “Kim kê độc lập” là thế võ bắt chuớc từ cách đứng “một chân” của con gà vàng. Trong chính trị, từ “độc lập” thường được sử dụng trong trường hợp các quốc gia thoát khỏi ách “thực dân – colonie” hay “chư hầu – suzeraineté”. Quốc gia được gọi là “độc lập” khi quốc gia đó không còn bị ràng buộc chính trị từ một thế lực ngoại bang.
Trong quốc tế công pháp, “độc lập” được hiểu như là “có chủ quyền – souveraineté” (phán quyết của trọng tài Max Huber, CIJ về tranh chấp đảo Palmas 4-4-1928). Quốc gia có chủ quyền là quốc gia độc lập (không bị ảnh hưởng từ một nước nào khác) trong vấn đề bang giao với các quốc gia khác. Tức là trên phương diện pháp luật (quốc tế), “độc lập” cũng có nghĩa là “chủ quyền”.
Cũng cần hiểu thêm ý nghĩa của từ « chủ quyền – souveraineté ». Từ này bắt nguồn ở cuộc cách mạng Pháp 1789. “Chủ quyền” được định nghĩa như là một « thẩm quyền tối thuợng, tuyệt đối và vô điều kiện ». “Quyền” ở đây là “quyền” của “quyền lực – pouvoir, power”, chứ không phải “quyền” của “droit, right” (như “quyền sở hữu”). Trên nguyên tắc dân chủ, « chủ quyền » (quyền lực tối thuợng) thuộc về nhân dân. Theo nguyên tắc này, không một chủ thể bất kỳ, hay một cá nhân nào đó có thể hành sử quyền hành mà không bắt nguồn một cách minh bạch từ đây (nhân dân).
Tức là, điều kiện để một quốc gia độc lập (có chủ quyền) là: 1/ quyền lực quốc gia bao trùm lên toàn lãnh thổ quốc gia. Quyền lực này “tối thuợng”, có tính “độc quyền”, không chịu ảnh hưởng hay áp lực từ bất kỳ một quốc gia nào. 2/ Độc lập trong vấn đề bang giao với các nước khác, tức được các quốc gia khác nhìn nhận với tư cách là “quốc gia”.
Trong quốc tế công pháp, vào thời kỳ chuyển tiếp sau Thế chiến thứ II, người ta nhìn nhận tư cách pháp nhân “từng phần – partiel” của một quốc gia chỉ trên vấn đề lãnh thổ. Thí dụ, sau Thế chiến II, quần đảo Lưu Cầu của Nhật do Hoa Kỳ quản lý. Việc quản lý của Hoa Kỳ chỉ thuần túy ở mặt quân sự, còn về “chủ quyền lãnh thổ” vẫn thuộc về Nhật. Tức là người dân tại đây vẫn mang quốc tịch Nhật. Thí dụ khác, trong Hội nghị San Francisco 1951, Quốc Gia Việt Nam được tham gia với tư cách là một “quốc gia độc lập” có tuyên chiến với Nhật. Nhưng thật ra tư cách pháp nhân của “Quốc gia Việt Nam” vào thời điểm này chỉ độc lập từng phần, tức chỉ có “chủ quyền” về “lãnh thổ”, trong khi về quân sự và ngoại giao thì bị hạn chế do việc ảnh hưởng của Pháp.
Một ghi nhận thú vị: Người Việt Nam thường hay lẫn lộn “chủ quyền lãnh thổ”, tức “thẩm quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ” với “quyền sở hữu về lãnh thổ”. Chữ “quyền” trong “thẩm quyền” là “quyền” của “quyền lực”, chứ không phải là “quyền” của “quyền sở hữu”. Do vậy một số các học giả VN thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông (qua các lần phỏng vấn trên BBC) nhấn mạnh rằng “chủ quyền lãnh thổ thuộc về quốc gia”. Điều này hoàn toàn sai. “Chủ quyền” ở đây là “quyền lực tối thuợng”, chứ không phải là “quyền sở hữu”. “Chủ quyền” lãnh thổ, tức “quyền tối thuợng” của quốc gia trong vùng lãnh thổ đó, dĩ nhiên phải thuộc về nhân dân.
Khi hiểu “độc lập” và “chủ quyền” như vậy, thì các tuyên bố của ông Bảo Đại ngày 12 tháng 3 năm 1945, hoặc của ông Hồ ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố nào phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam ? (Tức là VN có thực sự “độc lập” vào thời điểm đó hay chưa ?)
Nhìn lại sơ lược về lịch sử vào các thời điểm đó là điều cần thiết.
Ngày 10 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp, chiếm Đông Dương. Đại diện Nhật Hoàng là ông Yokohama tiếp xúc với ông Bảo Đại đề nghị trả lại độc lập cho VN. Ngày 12 tháng 3 năm 1945 Bảo Đại trao bản tuyên ngôn độc lập cho ông Yokohama. (Bản Tuyên ngôn ký ngày 27 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 20). Bảo Đại tuyên bố vô hiệu lực các hiệp ước bảo hộ (mà nhà Nguyễn) đã ký trước đây với Pháp. Quốc gia tên là « Đế Quốc Việt Nam » ra đời. Ngày 17-4-1945 chính phủ Trần Trọng Kim thành lập.
Câu hỏi đặt ra, Tuyên ngôn của Bảo Đại có thật sự là “tuyên ngôn độc lập”, với một nước VN thật sự độc lập ?
“Tuyên ngôn độc lập” của Bảo Đại, trên phương diện quốc tế công pháp, là một “tuyên bố đơn phương”. Tuyên bố này có giá trị pháp lý hay không tùy thuộc vào hai yếu tố (đã ghi trên).
a) Ông Bảo Đại có đầy đủ “quyền lực tối thuợng” (và độc quyền sử dụng quyền lực) trên toàn lãnh thổ Việt Nam hay không ?
Câu trả lời là không. Bởi vì phía thực sự nắm quyền lực là quân chiếm đóng Nhật.
b) Tuyên bố của Bảo Đại có được sự nhìn nhận của các quốc gia khác hay không ?.
Trên thực tế tuyên bố này chỉ có Nhật
thừa nhận. Điều này dễ hiểu, vì Nhật cần sự dứt khoát (về pháp lý) giữa
VN và Pháp để đưa VN vào vòng ảnh hưởng của mình.Việc nhìn nhận của Nhật không đủ để bảo kê cho VN độc lập (sau khi Nhật đầu hàng), vì lẽ : phe chiến thắng (Đồng Minh) không nhìn nhận bất kỳ một chính quyền nào do Nhật dựng lên ở các thuộc địa của Nhật. Điều này cũng có lợi cho VN sau này. Bởi vì, nếu quốc gia tên gọi “Đế quốc Việt Nam” của Bảo Đại được quốc tế nhìn nhận, thì quốc gia này sẽ đứng chung với phe Trục của Nhật, Đức, Ý… trở thành các quốc gia thù nghịch với Đồng Minh. Sau Thế chiến II quốc gia này sẽ có cùng số phận với các nước thua trận.
Tuyên ngôn độc lập của Bảo Đại vì vậy chỉ có ý nghĩa về biểu tượng, về lịch sử. Nó không có giá trị về pháp lý cũng trên thực tế. (Bảo Đại chưa bao giờ thể hiện quyền lực của mình trên toàn cõi quốc gia có tên là Đế quốc Việt Nam).
Còn tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 của ông Hồ ?
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Việt Nam có một khoảng trống quyền lực. Thừa dịp, ngày 19 tháng 8 năm 1945 Mặt trận Việt Minh làm « cách mạng », lập chính phủ « lâm thời » tại Hà Nội. Ngày 25 tháng 8 Bảo Đại giao ấn, kiếm cho Trần Huy Liệu, đại diện Ủy ban giải phóng, tuyên bố thoái vị. Quốc gia gọi là « Đế Quốc Việt Nam » kết thúc và quốc gia « Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa » ra đời.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 ông Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Có hai chi tiết thú vị về ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Thứ nhất là thời điểm. Ngày 2 tháng 9 được chọn không hề do tình cờ mà là kết quả tính toán sâu xa của ông Hồ Chí Minh (và ban tham mưu, có lẽ là từ các viên chức OSS Hoa Kỳ mà ông Hồ có cộng tác). Bởi vì ngày 2 tháng 9 năm 1945 cũng là ngày đế quốc Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh trên chiếc Thiết giáp hạm USS Missouri của Mỹ đang neo trong vịnh Tokyo.
Thứ hai, nội dung bản Tuyên ngôn dẫn nhiều ý tứ từ bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.
Từ hai chi tiết này, ta có thể cho rằng Ông Hồ (được sự gợi ý của các chuyên viên OSS), khi đọc tuyên ngôn là có mục đích đưa tín hiệu đến Mỹ.
Công việc không thành, có lẽ là do tình hình chính trị VN chưa được sáng tỏ.
Việc giải giới quân Nhật tại VN do hai lực lượng Đồng Minh, phía Bắc vĩ tuyến 16 thuộc quyền quân Trung Hoa (và Hoa Kỳ), phía Nam thuộc quyền của Anh. Trong khi quân Pháp còn giữ chủ quyền tại Nam Kỳ đồng thời muốn thiết lập lại quyền lực của đế quốc thực dân.
Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ, trên phương diện pháp lý cũng như trên thực tế, không thể hiện được một quốc gia Việt Nam độc lập.
VNDCCH không thế “kế thừa” quốc gia Đế quốc VN (khi nhận ấn kiếm từ Bảo Đại), vì quốc gia này không được quốc tế nhìn nhận.
Ông Hồ và chính phủ của ông không hề thể hiện “quyền lực” trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Quốc gia VNDCCH không được một quốc gia nào công nhận.
Quốc gia VNDCCH của ông Hồ còn một khuyết điểm lớn khác, đe dọa tính chính thống của ông Hồ và những người cộng tác. Đó là việc ngày 6 tháng 3 1946, ông Hồ ký với Pháp một hiệp ước gọi là « hiệp ước sơ bộ ». Theo đó Pháp công nhận VN là một nước « tự do » nằm trong Liên bang Đông dương và Liên hiệp Pháp.
Hiệp ước sơ bộ không hề nói một nước Việt Nam “độc lập” mà chỉ nói một nước « Việt Nam tự do » thuộc « Liên bang Đông dương » và khối « Liên hiệp Pháp ». Tức ông Hồ chấp nhận « quốc gia » Việt Nam, không bao gồm Nam Kỳ mà thực chất là một « tiểu bang » hay « xứ », nằm trong Liên bang Đông Dương, có qui chế pháp lý tương đương với xứ Bắc Kỳ.
VNDCCH chỉ được một số nước công nhận sau này, khi các thế lực cộng sản thắng thế tại Trung Hoa cũng như các nơi khác trên thế giới. Lúc đó ông Hồ cũng chỉ kiểm soát được phân nửa đất nước và phân nửa dân chúng. Tức thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ của nước VNDCCH chỉ áp dụng cho ½ đất nước. Việc này, theo công pháp quốc tế, chỉ thể hiện một quốc gia VNDCCH “chưa hoàn tất – partiel”.
Trường hợp ra “tuyên ngôn độc lập” như ở VN không phải là ngoại lệ. Các nước trong khu vực, như Nam Dương, cũng thừa cơ hội Nhật đầu hàng ra tuyên ngôn độc lập, ngày 17-8-1954. Nhưng việc này cũng không được nước nào nhìn nhận. Khi Anh vào tiếp quản, các lực lượng “cộng hòa” tại đây đi vào “kháng chiến”. Trong khi Hòa Lan thì chuẩn bị lực lượng mục đích dành lại thuộc địa của mình. Nam Dương thực sự độc lập khi Anh rút lui (vì không muốn đổ máu cho quyền lợi của Hòa Lan) ngày 27-12-1949 qua sự nhìn nhận của Hòa Lan (Nam Dương độc lập).
Tuyên Ngôn độc lập của ông Hồ, một tuyên ngôn “không dựa trên thực tế”. Việt Nam không phải là một nước độc lập.
Theo tôi, tên quan điểm quốc tế công pháp, ngày thật sự độc lập của quốc gia Việt Nam là ngày mà thẩm quyền quốc gia được phủ trùm lên toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam. Thẩm quyền này độc quyền và “tối thuợng” được sự nhìn nhận của cộng đồng các nước trên thế giới.
Có thể đó là ngày ngày 8 tháng 3 năm 1949, ngày ký kết ước Elysée, Pháp trả Nam Kỳ lại cho VN đồng thời nhìn nhận một nước Việt Nam Độc lập và thống nhất. Ngày 27-5-1948 Quốc gia Việt Nam thành hình với Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam được thành lập do Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng, Bảo Đại làm « Hoàng Đế, Quốc trưởng ». Nội dung kết ước Elysée có nhiều điều cần bàn cãi, nhưng điểm chính là Pháp trả lại miền Nam cho VN (thay vì cho Kampuchia), đồng thời công nhận VN « độc lập » và « thống nhứt ».
Cũng có thể là ngày 30-4-1975. Ngày này có đủ các yếu tố để trở thành ngày độc lập: thẩm quyền quốc gia bao trùm trên toàn lãnh thổ. Thẩm quyền này “độc quyền” và “tối thuợng”. Tuy nhiên, lúc đó cộng đồng thế giới vẫn chưa nhìn nhận VN là một nước “độc lập”.
Ngày “hiệp thuơng thống nhất đất nước” 21-11-1975 (hoặc ngày 3-7-1976 khai sinh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) cũng đều có thể là ngày độc lập thật sự. Từ những ngày này, quốc tế nhìn nhận VN là một nước độc lập, thống nhất và có chủ quyền toàn vẹn.
2927. CÁI TÂM ĐANG BỊ …BỎ QUÊN
03-09-2014
Sức mạnh phát triển đất nước chính là “nhân”- là con người, là nhân tâm. Phải có nhân hòa thì mới có nội lực. Làm thế nào để có nhân hòa?
Người ta thường nói tới “Sự thông minh của trái tim”, chính là để nói về cái tâm. Vì cái tâm đó, Việt Nam đã đánh thắng những đế quốc mạnh nhất, bởi đã tìm ra những phương án thông minh, mà chính TS Henry Kissinger (đã từng làm việc cho 03 đời Tổng thống Mỹ) cũng đã phải thú nhận.
Cái tâm chỉ còn là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm?
Nhưng phải nói sau chiến tranh, và nhất là từ khi bước vào kinh tế thị trường, cái “chữ tâm” đó đang nhạt dần và bị… bỏ quên.
Hầu hết khi phân tích chiến lược, người ta sử dụng phương pháp phân tích SWOT (Strength-Weakness-Opportunity-Threats: Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức). Nhìn rộng ra một đất nước thì vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, hệ thống thể chế thuộc về nội lực, còn thời cơ và thách thức chính là ngoại lực.
Nội lực đúng là toàn bộ nguồn lực bên trong, sẽ được bổ sung tự nhiên hay tổn thất trong quá trình xây dựng và phát triển, tùy thuộc vào hiệu quả vận hành tương tác với nguồn lực bên ngoài. Nhưng nội lực phải coi là yếu tố quan trọng nhất, mang ý nghĩa quyết định sự thành bại của quá trình này.
Ngày trước, trong sách Tam quốc, nói đến Tôn Quyền có địa lợi, Tào Tháo có thiên thời, Lưu Bị chỉ có nhân hòa mà cũng ngang ngửa thiên hạ. Đủ biết nội lực, trong đó, con người với chữ tâm quan trọng dường bao.
Những yếu tố làm nên nội lực, gồm nhiều thứ nhưng có lẽ cơ bản nhất vẫn là con người và thể chế gắn những con người đó với nhau. Tài nguyên tất nhiên là một phần của nội lực nhưng không phải là cái quan trọng nhất. Ở các nước OECD thì 80% tài nguyên của họ là con người. Thiên thời là một cái gì đó khách quan gồm cơ hội hoặc thách thức.
Cũng có ý kiến cho rằng nội lực của Việt Nam, phần cứng là tài nguyên thiên nhiên, phần mềm là con người hay nói cách khác nội lực Việt Nam chính là thiên thời, địa lợi nhân hòa.
Theo thiển nghĩ của người viết bài, phần mềm còn là tư tưởng chi phối xã hội và hệ thống thể chế gắn kết xã hội, văn hóa… như một hệ điều hành (ví dụ như thể chế kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự hoặc tam quyền phân lập).
Lâu nay, ta dùng các hệ điều hành làm chủ tập thể, kinh tế quốc doanh là chủ đạo, đất đai là sở hữu toàn dân, tư duy lợi dụng nhiệm kỳ hay còn gọi tư duy trục lợi (tư duy thò lò), chuyên chính vô sản, để vận hành đất nước. Sự phát triển đất nước hiện nay là kết quả, là sản phẩm của hệ điều hành này.
Có điều, trong quá trình phát triển, tự lúc nào, trong kinh tế, đã xuất hiện lợi ích nhóm, mang tính chất đặc quyền đặc lợi, rất ảo nhưng cái di hại lại rất cụ thể. Khi đó, cái tâm con người chỉ còn ý nghĩa là… lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của mình.
Chính nhóm đặc quyền, đặc lợi này nhờ hệ điều hành còn có những khuyết tật, lỗ hổng ấy mới muốn níu giữ nó vì rời nó ra là họ khó sống.
Đừng quên rằng, chính cố Tổng Bí thư Trường Chinh khi còn sống, là một trong những lãnh đạo rất ủng hộ Đổi mới phát biểu tại Đảng bộ Hà Nội 19/10/1986 đã chỉ rõ “Lãnh đạo đã phạm những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn. Nguyên nhân là do tả khuynh, ấu trĩ, duy ý chí, trái quy luật khách quan… đã mắc sai lầm lại bảo thủ, trì trệ, không dũng cảm sửa chữa…” (Văn kiện Đảng toàn tập; Tập 47, trang . 270.)
Để đấu tranh chống bá quyền, bành trướng, đưa dân tộc vượt qua những cam go, thách thức hiện nay, Việt Nam phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Ý kiến khác nhau, quan niệm khác nhau là một tất yếu khách quan, có tính quy luật. Nhưng nếu để kéo dài thực trạng đó một cách không bình thường, kéo dài thực trạng lợi ích nhóm sẽ dẫn đến phá vỡ sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Dựa vào đâu?
Việt Nam không thể dựa vào tài nguyên thiên nhiên để phát triển được vì tài nguyên khoáng sản của nước ta rất nhỏ bé, manh mún. Thậm chí không có khoáng sản nào có lợi thế để cạnh tranh có hiệu quả (nhập khẩu còn rẻ hơn khai thác), trừ than, dầu, khí, nước ngọt, cát, đá, sỏi và đất. Than, dầu khí thì sắp hết (30 năm nữa là đóng cửa bể than Quảng Ninh). Nước ngọt 70% phụ thuộc nguồn nước đầu nguồn xuất phát từ cao nguyên ở Vân Nam của Trung Quốc (hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long).
Đất, chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc thiên nhiên, nguồn tưới phụ thuộc nước ngọt của các hệ thống sông cũng không phải nhiều. Ngay cả đá vôi làm xi măng, trữ lượng khai thác được và có hiệu quả cũng chỉ có khoảng 2 tỷ tấn. Còn lại chỉ làm đá rải đường. Tài nguyên sinh học (flora & fauna) cũng nhỏ bé, lại đang ngày càng “teo” đi nhanh chóng.
Điều đó là một hạn chế nhưng có đáng sợ không? Thế giới, không thiếu những nước tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhưng đã trở thành nước rất giầu có, nhờ cái tâm con người cũng rất .. giầu. Có thể thấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan , Hồng Công vv…
Ngược lại cũng có những nước giầu có khoáng sản nhưng đã không giữ được uy thế đó của mình. Như Hà Lan chẳng hạn. Cho dù vẫn là quốc gia phát triển, nhưng
Hà Lan đã không duy trì được vị trí đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ điện tử, chỉ vì ỷ lại quá nhiều vào dầu ở biển Bắc (hiện thua xa Nhật Bản và Hàn Quốc ). Cái gọi là “căn bệnh Hà Lan” ngày xưa cũng chính là “lời nguyền của tài nguyên khóang sản” ngày nay.
Đủ hiểu, sức mạnh phát triển đất nước chính là “nhân”- là con người, là cái nhân tâm. Nhưng phải có nhân hòa thì mới có nội lực. Làm thế nào để có nhân hòa? Xưa, Vua Trần Nhân Tông đã là một tấm gương sáng về tập hợp lòng dân chống giặc ngoại xâm, và hòa giải, đoàn kết dân tộc sau chiến thắng, làm nên một Đại Việt hùng cường.
Nước Nhật, người Nhật chẳng hề được ưu đãi chút nào từ cái “thiên và địa”, những họ đã chẳng hề mảy may ca thán về những rủi ro, bất hạnh. Nước Nhật không có rừng vàng, biển bạc, chỉ có sức mạnh từ lòng yêu nước và tự trọng của người Nhật. Đầu hàng Mỹ và chịu nhận Mỹ làm đồng minh ngay sau khi thua trận đại chiến thế giới lần thứ hai là một quyết định sáng suốt của Nhật Hoàng, với sự ưng thuận của toàn bộ nội các Nhật. Và việc không truy cứu trách nhiệm Nhật Hoàng trước chiến tranh cũng thông minh không kém, từ cả phía người Nhật và người Mỹ.
Nội lực của người Nhật chính là tự cường, chính là “nhân hòa”.
“Nhân hòa” trong nội lực nước Việt
Thể chế văn minh là mảnh đất và môi trường để nội lực đất nước phát triển. Để người Việt có thể tìm thấy hạnh phúc bằng chính lao động chân chính được gieo trên mảnh đất này
Bàn về cái nhân, là thứ “nhân định” mà chúng ta hoàn toàn có thể tạo lập được. Người viết bài chỉ xin nêu ra những cái khiếm và những cái khuyết để có thể cùng nhau khắc phục.
Chuyển hướng nhận thức chính mình
Để có được nội lực, trước hết người Việt phải chuyển hướng nhận thức của chính mình, để thoát khỏi óc nô lệ – nô lệ vào cái dốt, cái yếu kém, cái viển vông, mơ hồ và cả nô lệ vào học vấn. Vì cái gì cũng có giới hạn, chỉ có sự ngu dốt, nếu không chịu học hỏi là… vô giới hạn!
Chiến lược Nhà nước cho sự phát triển 05 hay 10 năm tới không phải khó lắm. Khó nhất là đạt được bằng cách nào? Như Mác nói đại ý «Thời đại này khác thời đại trước không phải sản xuất ra được cái gì, mà là dùng cái gì để sản xuất ». Bây giờ, mở rộng ý tưởng ấy là hợp tác với ai để có vốn, công nghệ, nguyên liệu để sản xuất và bán cho thị trường nào? Đó là “nhiệm vụ chính trị” số một.
Xác định ta, bạn, thù, đối tác cũng phải trên cơ sở đó mà nhìn nhận. Nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, quốc gia nào cũng phải thực hiện, không chỉ có VN. Nước Việt đang hội nhập thế giới văn minh, hiện đại mà xem tư bản là kẻ thù thường xuyên thì chuyện xác lập quan hệ đối tác chiến lược sẽ ra sao? Ta mà còn không tin thì làm gì “cả hai ta” đều có “niềm tin chiến lược”.
Một nhược điểm rất rõ, là đa phần giới có trình độ học vấn, thì mắc bệnh “hàn lâm”, chỉ chăm nhằm vào những cái đích rất cao siêu, rất oách như kỹ thuật na-nô, những thứ siêu việt mà giới khoa học thế giới đang ồn ào, trong khi nội hàm năng lực, hoàn cảnh và phương tiện đều thiếu thốn và yếu kém.
Trong khi thực tiễn đất nước đòi hỏi người Việt, nhất là tầng lớp trí thức, có học vấn cần moi đầu, vắt óc nhắm vào những thứ thật bình thường, bình dị như hạt lúa, củ khoai, con cá … xem có cách nào cho tốt hơn, cho bà con nông dân được nhờ.
Đó là những những thứ bình thường mà chẳng tầm thường chút nào.
Vậy nên, có người đã nói theo kiểu “cười ra nước mắt”: Cái sự khoa học ở xứ ta đang trở thành khóa hóc (!) – chẳng mở được gì cả, đặc biệt là khoa học về các lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học chính trị xã hội.
Hiện tượng “có đoàn mà không có kết” cũng khá phổ biến khắp mọi lĩnh vực. Mạnh ai nấy làm, giống như bàn tay xòe ra, bẻ ngón nào gãy ngón nấy, chẳng chịu cụm lại thành nắm đấm cho đủ sức mạnh và vững chắc. Ở xứ người, nhiều cộng đồng các dân tộc càng đông càng mạnh, còn cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì sao? Nếu người Việt chỉ gắng sức từng bộ phận mà không có sự phối hợp đồng bộ, tổng thể thì bị … chuột rút (vọp bẻ) cũng là lẽ đương nhiên!
Anh hùng tạo nên thời thế
Nhân hòa ở nước Việt thời nay còn là cái phải nỗ lực, và giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển mới hy vọng nội lực nước Việt mạnh lên. Mâu thuẫn giữa lợi ích nhóm và lợi ích của đa số nhân dân. Mâu thuẫn giữa những người muốn cách tân đất nước và những người thủ cựu, gắn với lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm là một trong những “vật cản” mà nước Việt phải chiến đấu lâu dài và chế ngự.
Lê Nin nói: “Đào xuống, lật ra, xới tung lên những hàng chữ dầy đặc đủ thứ lý thuyết, ta sẽ thấy đằng sau đó lồ lộ hiện ra cái gốc quyền lợi trơ trọi, thô thiển!”. Cái cần đào đó, cũng đang nằm sâu trong lòng xã hội nước Việt.
Nước Việt đang rất cần những anh hùng tạo nên thời thế.
Hai thứ đầu tiên là “thiên và địa” vốn dĩ là những thứ nằm ngoài “nhân”, nên chỉ có thể lựa theo, nương theo quy luật khách quan của nó để thích nghi, để mà tạo lợi thế cho “nhân hòa”, không thể can thiệp, tác động vào được.
Còn “nhân hòa” là yếu tố cơ bản của nội lực, thì không ai khác, người Việt, những những có trọng cách, phải tạo được ra. Lâu nay, ta nói nhiều về “lỗi hệ thống” và tính lạc hậu, xơ cứng của tư duy phát triển, nhưng nói cho cùng thì hệ thống và tư duy xơ cứng đó là của chúng ta…. tạo ra.
Vì vậy, nếu muốn đất nước phát huy được nội lực thì mỗi người Việt Nam, trước tiên là các nhà lãnh đạo phải quyết tâm vượt qua chính mình chứ không phải ngồi chờ sự thay đổi. Sự vượt qua chính mình đó, đòi hỏi cả trí tuệ, ý chí, bản lĩnh và sự kiên trì, lòng tin ở những giá trị văn minh, văn hóa.
Lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, đất nước giầu mạnh là mục tiêu trên hết. Thể chế văn minh là mảnh đất và môi trường để nội lực đất nước phát triển. Để người Việt có thể tìm thấy hạnh phúc bằng chính lao động chân chính được gieo trên mảnh đất này.
2928. Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam
Kính gửi: – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau.
1- Lực lượng
vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được
huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức
mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không
được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của
Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức
là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân
đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất
đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín
của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”,
tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người
dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.
2- Các chiến
sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh
xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn
được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước
chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận
lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc,
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của
Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. Để khắc phục
hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối
với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục
danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã
hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển
đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị
bỏ bê hơn hai chục năm qua.
3- Lực lượng
vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ
biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân
đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ
đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ
tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay
ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử
đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước
nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay
đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm
Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai,
nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, ví dụ
như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và
Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những
quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các
cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng
cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp
bảo vệ đất nước.
4- Là người
chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được
biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo
cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những
ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng
kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị
Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung
Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng
chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc
Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía
Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời
gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước
tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung
Quốc”. Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và
Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị
Thành Đô năm 1990. Chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của đặc phái viên
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận với phía Trung Quốc về
ba nguyên tắc chỉ đạo phát triển quan hệ Việt-Trung mà nội dung chỉ nhắc
lại những câu sáo ngữ, không nói gì tới thực trạng và các biện pháp
chấm dứt các hành động ngang ngược của thế lực bành trướng Trung Quốc
xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trong mưu đồ bá
chiếm Biển Đông. Chưa biết bên trong còn có những thỏa thuận cụ thể gì,
nhưng toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối
sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng
Trong Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và
càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên.
Trên đây là mấy đòi hỏi cấp bách, nhằm
khôi phục uy tín của Quân đội và Công an trong Nhân dân, đồng thời tăng
cường sức chiến đấu của Lực lượng vũ trang, để có thể đáp ứng được những
thách thức to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.DANH SÁCH NGƯỜI KÝ
- Lê Hữu Đức, Trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
- Trần Minh Đức, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về hậu cần Mặt trận Trị Thiên – Huế.
- Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.
- Lê Duy Mật, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
- Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về chính trị bộ đội Tăng–Thiết giáp.
- Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng – nguyên Chính ủy Quân khu 4.
- Bùi Văn Bồng, Đại tá – nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm Quế Dương, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự.
- Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội.
- Lê Hồng Hà – nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an.
- Phạm Hiện, Đại tá – nguyên Chánh Văn phòng B 68 đoàn chuyên gia giúp Campuchia.
- Xuân Phương, Đại tá – nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị.
- Nguyễn Đăng Quang, Đại tá – nguyên cán bộ thuộc Bộ Công an.
- Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội – nguyên chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Tạ Cao Sơn, Đại tá – nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
- Đoàn Sự, Đại tá– nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị.
- Lê Văn Trọng, Đại tá – nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham Mưu.
- Nguyễn Thế Trường, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung bộ.
- Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá cán bộ tiền khởi nghĩa – nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự.
- Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá lão thành cách mạng – nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
2929. CHÍNH PHỦ VAY 1 TỶ USD
LS Ngô Ngọc Trai
BBC đưa tin chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vay 1 tỷ USD nhằm mục đích đảo nợ cho các khoản vay trước đó vào các năm 2005, 2010. Trong đó khoản vay năm 2005 số tiền 750 triệu USD đưa cho Vinashin để rồi tập đoàn này phung phí thất thoát thua lỗ.
Trong bài phỏng vấn BBC ông Lê Đăng Doanh thắc mắc không biết chủ trương này của chính phủ đã báo cáo quốc hội hay chưa, và quốc hội có ý kiến gì về vấn đề này?
Vậy câu hỏi của ông Lê Đăng Doanh cần trả lời như thế nào và hiến pháp quy định thế nào về vấn đề này?
LS có ý kiến như sau:
Hiến pháp 1992 quy định quốc hội có quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, còn chính phủ giữ vai trò thực hiện. Nội dung này sau đó được luật hóa tại Luật tổ chức quốc hội và Luật tổ chức chính phủ.
Nhưng hiến pháp 2013 lại quy định: quốc hội có quyền quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia. Thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến việc ai được thực hiện quyết định những cái không cơ bản còn lại.
Tại sao hiến pháp lại thêm hai từ “cơ bản” và chủ thể nào đã chủ ý đưa từ này vào nhằm mục đích gì?
Để trả lời câu hỏi này thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn trong nước và vốn quốc tế có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?
Việc dành nguồn tài chính 30 nghìn tỷ để cứu trợ thị trường bất động sản hay dành nguồn tài chính không biết bao nhiêu tỷ để thu mua nợ xấu ngân hàng có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?
Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không. Nếu có thì Ngân hàng nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì quốc hội.
Hay việc chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Quốc hội có quyết định gì về việc này không?
Nếu câu trả lời là không thì rõ ràng lâu nay quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà hiến pháp đã trao cho và chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội đã không thực hiện quyền mà hiến pháp trao cho, còn chính phủ không có quyền thì lại thực hiện.
Do vậy hiến pháp sửa đổi xuất hiện thêm hai từ cơ bản là nhằm tháo gỡ cái bất cập sai trái bao nhiêu năm qua đã tồn tại.
Tới đây thì trả lời câu hỏi của ông Lê Đăng Doanh là cái chủ trương vay 1 tỷ USD có cần phải qua quốc hội hay không? Vậy thì phải làm rõ chủ trương này có thuộc vấn đề chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu cho đó là cơ bản thì phải qua quốc hội quyết định, còn nếu không thì không có gì cản trở chính phủ tự quyết.
Và nếu phát sinh tranh cãi có phải cơ bản hay không thì theo Hiến pháp 2013 Ủy ban thường vụ quốc hội có thẩm quyền giải thích hiến pháp, do vậy cơ quan này có lẽ có tư cách hơn cả trong việc xác định chủ trương của chính phủ có phải chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ quốc gia hay không?
Nguồn: FB LS Ngô Ngọc Trai
Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Quốc hội có quyết định gì về việc này không? Nếu câu trả lời là không thì rõ ràng lâu nay quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà hiến pháp đã trao cho và chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã không thực hiện quyền mà hiến pháp trao cho, còn chính phủ không có quyền thì lại thực hiện.04-09-2014
BBC đưa tin chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vay 1 tỷ USD nhằm mục đích đảo nợ cho các khoản vay trước đó vào các năm 2005, 2010. Trong đó khoản vay năm 2005 số tiền 750 triệu USD đưa cho Vinashin để rồi tập đoàn này phung phí thất thoát thua lỗ.
Trong bài phỏng vấn BBC ông Lê Đăng Doanh thắc mắc không biết chủ trương này của chính phủ đã báo cáo quốc hội hay chưa, và quốc hội có ý kiến gì về vấn đề này?
Vậy câu hỏi của ông Lê Đăng Doanh cần trả lời như thế nào và hiến pháp quy định thế nào về vấn đề này?
LS có ý kiến như sau:
Hiến pháp 1992 quy định quốc hội có quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, còn chính phủ giữ vai trò thực hiện. Nội dung này sau đó được luật hóa tại Luật tổ chức quốc hội và Luật tổ chức chính phủ.
Nhưng hiến pháp 2013 lại quy định: quốc hội có quyền quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia. Thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến việc ai được thực hiện quyết định những cái không cơ bản còn lại.
Tại sao hiến pháp lại thêm hai từ “cơ bản” và chủ thể nào đã chủ ý đưa từ này vào nhằm mục đích gì?
Để trả lời câu hỏi này thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn trong nước và vốn quốc tế có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?
Việc dành nguồn tài chính 30 nghìn tỷ để cứu trợ thị trường bất động sản hay dành nguồn tài chính không biết bao nhiêu tỷ để thu mua nợ xấu ngân hàng có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?
Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không. Nếu có thì Ngân hàng nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì quốc hội.
Hay việc chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Quốc hội có quyết định gì về việc này không?
Nếu câu trả lời là không thì rõ ràng lâu nay quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà hiến pháp đã trao cho và chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội đã không thực hiện quyền mà hiến pháp trao cho, còn chính phủ không có quyền thì lại thực hiện.
Do vậy hiến pháp sửa đổi xuất hiện thêm hai từ cơ bản là nhằm tháo gỡ cái bất cập sai trái bao nhiêu năm qua đã tồn tại.
Tới đây thì trả lời câu hỏi của ông Lê Đăng Doanh là cái chủ trương vay 1 tỷ USD có cần phải qua quốc hội hay không? Vậy thì phải làm rõ chủ trương này có thuộc vấn đề chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu cho đó là cơ bản thì phải qua quốc hội quyết định, còn nếu không thì không có gì cản trở chính phủ tự quyết.
Và nếu phát sinh tranh cãi có phải cơ bản hay không thì theo Hiến pháp 2013 Ủy ban thường vụ quốc hội có thẩm quyền giải thích hiến pháp, do vậy cơ quan này có lẽ có tư cách hơn cả trong việc xác định chủ trương của chính phủ có phải chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ quốc gia hay không?
Nguồn: FB LS Ngô Ngọc Trai
Trung Quốc “thuần hóa” đứa con hoang: Sau phút bốc đồng chuyện Biển Đông, đảng CSVN nay đã tâm phục, khẩu phục, ngoan ngoãn qui thuận trở về nhà và vào khuôn phép cũ
Allah!
Trước mặt Tập Cận Bình, Đặc phái viên Lê Hồng Anh đã rút thư đọc lời
chúc tụng và cầu-toàn của TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị, lại một
lần nữa, đảng csvn công khai nói rõ lòng trung thành và đời đời nhớ ơn
Trung Quốc.
26-8-2014- Tập Cận Bình với nét mặt chịu đựng và đầy ngao ngán lắng nghe cựu đại tướng Công An Lê Hồng Anh rút diễn văn ra đọc. Hóa ra đại tướng đi chiến đấu năm 11 tuổi, và từ đó trở về sau ngài có công vụ liên tục, nên chưa có thời gian rãnh để cắp sách trở lại trường...tiểu sử của đại tướng Lê Hồng Anh
Đảng và Nhà nước đã bỏ mặc chuyện vào TPP tới đâu hay tới đó, bỏ mặc ngoài tai chuyện 2 Thượng Nghị Sĩ Mỹ và Tổng Tham Mưu Liên Quân của quân đội Mỹ ghé VN vào giữa tháng 8-2014 và hứa hẹn nới lỏng lệnh cấm vận vào tháng 9 này để bán vũ khí sát thương cho Quân Đội NDVN, bỏ mặc việc Mỹ đang thương lượng thuê Cam Ranh làm căn cứ cho Hạm Đội 7 với hơn 200 chiến hạm và hàng trăm chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.
[Thì ra, đảng CSVN và Nhà nước rất lo sợ Trung Quốc công khai các hiệp ước bí mật mà ông HCM và nhà nước VNDCCH đã ký kết với Trung Cộng năm 1950, và trong thập niên 1960s; công khai các điều khoản trong Hiệp Định Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990; công khai Hiệp Định Phân chia Biên giới trên bộ và trên biển ngày 31-12-1999...Đấy là các hiệp định bán biển đảo HS và TS, bán hàng chục ngàn km vuông đất biên giới cho TQ để đổi lấy súng đạn, quân viện, lương thực trong chiến tranh với Pháp 1950-1954, chiến tranh VN 1954-1975]
Chỉ dấu đầu tiên của sự thuần phục của đảng và nhà nước đối với TQ là khẳng định lòng thành và không muốn làm mích lòng. Tòa án Đồng Tháp đã tuyên án mức tối đa cho 3 nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh trong khi Đặc phái viên Lê Hồng Anh có mặt ở TQ ngày 26-8-2014. Biểu hiện kế đó là đảng và nhà nước VN đã không đặc xá các tù nhân lương tâm (đã từng lên tiếng chống TQ) vào ngày 2-9 như họ đã sai công an làm các thủ tục như gọi gia đình nộp tiền án phí, viết đơn xin đặc xá…để thả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hay thả Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, thả Trần Huỳnh Duy Thức… như các blogger đã đồn nhau trong tháng 8. TIN MỚI NHẤT VỀ BLOGGER ĐIẾU CÀY 28-8-2014
Bài sau đây phân tích lòng trung thành vẫn không bao giờ thuyên giảm của đảng CSVN đối với TQ.
nguoi-viet.com
Lê Diễn Đức
Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), ông Lê Hồng Anh, đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cử làm đặc phái viên sang thăm Trung Quốc từ 26 đến 27 tháng 8 và trong ngày 27 tháng 8 đã diện kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.
Trong buổi gặp mặt, Lê Hồng Anh đã “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai đảng, hai nước sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực.”
Lê Hồng Anh “khẳng định Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.”
Thế nào là “khôi phục”? Khôi phục tức là lấy lại, tìm lại những gì đã mất, đã bị tổn thương trước đó.
Ðiều này có nghĩa rằng, tinh thần hữu hảo với “16 chữ vàng” và “4 tốt” đang rất êm đẹp bỗng dưng vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm khuấy động, nay phải “khôi phục”?
Mà đúng như thế, giai đoạn gần đây sôi động thật chứ không phải đùa!
Về giàn khoan HD 981, Việt Nam chính thức phản đối nhiều lần, viết thư nói rõ tình trạng chủ quyền bị Trung Quốc xâm phạm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh ở Miến Ðiện, dù chẳng lôi kéo được ai; tuyên bố hùng hồn tại Phillipines “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” và hoan nghênh chính phủ Mỹ phê phán Trung Quốc cố tình làm căng thẳng tình hình trên Biển Ðông, v.v…
Hàng ngàn công nhân thuộc tỉnh Bình Dương, trước sự làm ngơ của công an, an ninh địa phương, đã phẫn nộ đập phá, đốt cháy 700 nhà máy và công ty của người nước ngoài, trong đó phần lớn là của người Trung Quốc. Ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, cũng tương tự, xung đột chết người xảy ra, đến mức Trung Quốc phải cho tàu di tản hơn ba ngàn công nhân về nước.
Không khí xã hội Việt Nam náo loạn, hoang mang về một cuộc chiến tranh Việt-Trung có thể sẽ xảy ra. Những tin đồn Trung Quốc tập trung quân đội ở gần biên giới càng làm cho mối lo ngại tăng thêm.
Mối quan hệ Việt Trung xem ra có vẻ tệ hại nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979.
Tình hình nghiêm trọng đến mức ủy viên Hội Ðồng Nhà Nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phải qua Hà Nội (hồi tháng 6) để dạy dỗ cho những đứa con “ngang ngược” Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu và thẳng thắn nói với Ðảng Cộng Sản Việt Nam rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và các hoạt động của giàn khoan, trong đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, nằm trên vùng biển của Trung Quốc.
Trong không khí khác thường như vậy, tôi đã khẳng định qua các bài viết của mình rằng, sẽ chẳng có một cuộc chiến tranh Việt Trung nào xảy ra, kể cả chiến tranh cục bộ trên biển Ðông. Người Trung Quốc đang được quá nhiều trên lãnh thổ Việt Nam và họ chẳng dại gì đánh mất. Cuộc xâm lược mềm không tốn một viên đạn nào của họ đạt được hiệu quả mỹ mãn. Họ đang nắm trong tay những lĩnh vực quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam, từ điện, khai thác khoáng sản đến sản xuất hóa chất… Họ đang được tận dụng dễ dãi một thị trường gần 100 triệu dân để xuất khẩu hàng hóa rẻ tiền, độc hại cùng với công nghệ kém. Họ đang thuê 50 năm hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn, mặc sức tung tác trong đó.
Tất cả dường như là một màn đại hợp xướng được đạo diễn và chỉ đạo theo sự lèo lái của Trung Nam Hải.
Mặc dù từ năm 2010, hơn 90% các dự án tổng thầu quốc gia EPC quan trọng lọt vào tay Trung Quốc và các dự án bị kêu ca chậm trễ về thời hạn bàn giao, bị nâng thêm mức tiền đầu tư, sử dụng công nghệ lạc hậu, v.v… Bấy nhiêu cũng chưa đủ, và lời kêu gọi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rà soát lại chủ trương chỉ là vở diễn. Chính ông ta vừa mới tiếp tục đồng ý để Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh và thi công đường cao tốc Ðà Nẵng-Quảng Ngãi!
Khu gang thép Formosa ở Hà Tĩnh, cho thuê 70 năm, bất chấp các quy định của luật đầu tư nước ngoài có khả năng trở thành đặc khu trực thuộc Văn Phòng Thủ Tướng. Di tản công nhân sau vụ bạo động Bình Dương hơn ba ngàn thì được biết một đội quân gần 10,000 người chuẩn bị xâm nhập, trong đó chuyên gia chỉ chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông. Và vài vạn người khác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa đến Tây Nguyên nữa. Không có gì sung sướng hơn khi có hàng vạn quân chiếm cứ nước người mà không bị mang tiếng xâm lược!
Sau chuyến đi của Dương Khiết Trì, Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng, coi việc đặt giàn khoan là thiết lập một tiền lệ thành công, sau khi đã tiến hành công tác thăm dò và thực hiện phép thử phản ứng của dư luận Việt Nam và quốc tế. Họ chỉ còn xem xét lại vấn đề thời gian và địa điểm lựa chọn của mình trong tương lai và ý đồ bành trướng trên biển Ðông sẽ không có gì thay đổi. Các giàn khoan chắc chắn sẽ trở lại vào thời điểm thích hợp.
Trong buổi hiện kiến “hoàng đế” Trung Hoa Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, “sứ thần” Lê Hồng Anh đã phải cầm tập giấy in sẵn để “phát biểu,” trước thái độ chịu đựng ra mặt của Tập.
Chuyến đi của Lê Hồng Anh là sự khẳng định sự thuần phục của triều đình Hà Nội trước Bắc Kinh như nhà báo Roger Mitton viết trên Times Myamar:
“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh.”
Cung cách của Lê Hồng Anh thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo ÐCSVN, nhưng cũng cho thấy những gì Lê Hồng Anh nói ra chẳng phải của riêng ông ta mà là bài vở đã được soạn sẵn của cả Bộ Chính Trị ÐCSVN. Ông ta chỉ là cái máy vô hồn phát lại mà thôi (lẽ ra phải học thuộc lòng để đỡ xấu hổ!).
Cùng với việc công du nước Mỹ của Phạm Quang Nghị, được xem là ứng viên tổng bí thư trong Ðại hội ÐCSVN lần thứ 12 và tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain tấm hình chụp bức tượng kỷ niệm nơi chiếc máy bay do ông lái bị bắn rơi và ông bị bắt, chuyến đi diện kiến Tập Cận Bình cho thấy chủ trương nhất quán của ÐCSVN là tiếp tục duy trì quan hệ “hữu nghị” và lệ thuộc Trung Quốc.
ÐCSVN vẫn đu dây với Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích kinh tế, bởi vì thị trường của Mỹ quá lớn và vai trò quan trọng của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ đến, từ nhận thức rằng Mỹ coi trọng lợi ích của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và muốn sử dụng Việt Nam như là một con bài ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiểu rõ bản chất của ÐCSVN người Mỹ chẳng bao giờ chơi hết lòng và vẫn đưa vấn đề nhân quyền ra làm sức ép.
Mặc dầu bản chất cộng sản thay đổi trong kinh tế, nhưng ý thức hệ trong hệ thống chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là một. Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong cuộc gặp mặt Lê Hồng Anh, rằng, sự liên kết chung giữa hai nước là các nước láng giềng có cùng chế độ cộng sản.
Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng nói “một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”
Ðể duy trì độc quyền lãnh đạo, nơi ÐCSVN có thể bám víu duy nhất hiện tại là Bắc Kinh. Làm ăn với Bắc Kinh vừa có lý do để bảo vệ chế độ vừa có thể an toàn kiếm chác bỏ túi riêng từ các dự án.
Vì thế dự báo “khởi đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới” của cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi nhận định về Hội nghị Thành Ðô năm 1990 là hoàn toàn chính xác.
—
Anh Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh Sự Thụy Sĩ 2008-2012, Vụ Phó Bộ Ngoại Giao, nay đã tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ 2014, đã viết một bài tiên đoán rất hay và rất chính xác về các bước đi của đảng CSVN và Nhà Nước.
26-8-2014- Tập Cận Bình với nét mặt chịu đựng và đầy ngao ngán lắng nghe cựu đại tướng Công An Lê Hồng Anh rút diễn văn ra đọc. Hóa ra đại tướng đi chiến đấu năm 11 tuổi, và từ đó trở về sau ngài có công vụ liên tục, nên chưa có thời gian rãnh để cắp sách trở lại trường...tiểu sử của đại tướng Lê Hồng Anh
Đảng và Nhà nước đã bỏ mặc chuyện vào TPP tới đâu hay tới đó, bỏ mặc ngoài tai chuyện 2 Thượng Nghị Sĩ Mỹ và Tổng Tham Mưu Liên Quân của quân đội Mỹ ghé VN vào giữa tháng 8-2014 và hứa hẹn nới lỏng lệnh cấm vận vào tháng 9 này để bán vũ khí sát thương cho Quân Đội NDVN, bỏ mặc việc Mỹ đang thương lượng thuê Cam Ranh làm căn cứ cho Hạm Đội 7 với hơn 200 chiến hạm và hàng trăm chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.
[Thì ra, đảng CSVN và Nhà nước rất lo sợ Trung Quốc công khai các hiệp ước bí mật mà ông HCM và nhà nước VNDCCH đã ký kết với Trung Cộng năm 1950, và trong thập niên 1960s; công khai các điều khoản trong Hiệp Định Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990; công khai Hiệp Định Phân chia Biên giới trên bộ và trên biển ngày 31-12-1999...Đấy là các hiệp định bán biển đảo HS và TS, bán hàng chục ngàn km vuông đất biên giới cho TQ để đổi lấy súng đạn, quân viện, lương thực trong chiến tranh với Pháp 1950-1954, chiến tranh VN 1954-1975]
Chỉ dấu đầu tiên của sự thuần phục của đảng và nhà nước đối với TQ là khẳng định lòng thành và không muốn làm mích lòng. Tòa án Đồng Tháp đã tuyên án mức tối đa cho 3 nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh trong khi Đặc phái viên Lê Hồng Anh có mặt ở TQ ngày 26-8-2014. Biểu hiện kế đó là đảng và nhà nước VN đã không đặc xá các tù nhân lương tâm (đã từng lên tiếng chống TQ) vào ngày 2-9 như họ đã sai công an làm các thủ tục như gọi gia đình nộp tiền án phí, viết đơn xin đặc xá…để thả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hay thả Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, thả Trần Huỳnh Duy Thức… như các blogger đã đồn nhau trong tháng 8. TIN MỚI NHẤT VỀ BLOGGER ĐIẾU CÀY 28-8-2014
Bài sau đây phân tích lòng trung thành vẫn không bao giờ thuyên giảm của đảng CSVN đối với TQ.
Chuyến công du thuần phục!
31-8-2014nguoi-viet.com
Lê Diễn Đức
Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), ông Lê Hồng Anh, đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cử làm đặc phái viên sang thăm Trung Quốc từ 26 đến 27 tháng 8 và trong ngày 27 tháng 8 đã diện kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.
Trong buổi gặp mặt, Lê Hồng Anh đã “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai đảng, hai nước sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực.”
Lê Hồng Anh “khẳng định Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.”
Thế nào là “khôi phục”? Khôi phục tức là lấy lại, tìm lại những gì đã mất, đã bị tổn thương trước đó.
Ðiều này có nghĩa rằng, tinh thần hữu hảo với “16 chữ vàng” và “4 tốt” đang rất êm đẹp bỗng dưng vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm khuấy động, nay phải “khôi phục”?
Mà đúng như thế, giai đoạn gần đây sôi động thật chứ không phải đùa!
Về giàn khoan HD 981, Việt Nam chính thức phản đối nhiều lần, viết thư nói rõ tình trạng chủ quyền bị Trung Quốc xâm phạm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh ở Miến Ðiện, dù chẳng lôi kéo được ai; tuyên bố hùng hồn tại Phillipines “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” và hoan nghênh chính phủ Mỹ phê phán Trung Quốc cố tình làm căng thẳng tình hình trên Biển Ðông, v.v…
Hàng ngàn công nhân thuộc tỉnh Bình Dương, trước sự làm ngơ của công an, an ninh địa phương, đã phẫn nộ đập phá, đốt cháy 700 nhà máy và công ty của người nước ngoài, trong đó phần lớn là của người Trung Quốc. Ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, cũng tương tự, xung đột chết người xảy ra, đến mức Trung Quốc phải cho tàu di tản hơn ba ngàn công nhân về nước.
Không khí xã hội Việt Nam náo loạn, hoang mang về một cuộc chiến tranh Việt-Trung có thể sẽ xảy ra. Những tin đồn Trung Quốc tập trung quân đội ở gần biên giới càng làm cho mối lo ngại tăng thêm.
Mối quan hệ Việt Trung xem ra có vẻ tệ hại nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979.
Tình hình nghiêm trọng đến mức ủy viên Hội Ðồng Nhà Nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phải qua Hà Nội (hồi tháng 6) để dạy dỗ cho những đứa con “ngang ngược” Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu và thẳng thắn nói với Ðảng Cộng Sản Việt Nam rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và các hoạt động của giàn khoan, trong đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, nằm trên vùng biển của Trung Quốc.
Trong không khí khác thường như vậy, tôi đã khẳng định qua các bài viết của mình rằng, sẽ chẳng có một cuộc chiến tranh Việt Trung nào xảy ra, kể cả chiến tranh cục bộ trên biển Ðông. Người Trung Quốc đang được quá nhiều trên lãnh thổ Việt Nam và họ chẳng dại gì đánh mất. Cuộc xâm lược mềm không tốn một viên đạn nào của họ đạt được hiệu quả mỹ mãn. Họ đang nắm trong tay những lĩnh vực quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam, từ điện, khai thác khoáng sản đến sản xuất hóa chất… Họ đang được tận dụng dễ dãi một thị trường gần 100 triệu dân để xuất khẩu hàng hóa rẻ tiền, độc hại cùng với công nghệ kém. Họ đang thuê 50 năm hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn, mặc sức tung tác trong đó.
Tất cả dường như là một màn đại hợp xướng được đạo diễn và chỉ đạo theo sự lèo lái của Trung Nam Hải.
Mặc dù từ năm 2010, hơn 90% các dự án tổng thầu quốc gia EPC quan trọng lọt vào tay Trung Quốc và các dự án bị kêu ca chậm trễ về thời hạn bàn giao, bị nâng thêm mức tiền đầu tư, sử dụng công nghệ lạc hậu, v.v… Bấy nhiêu cũng chưa đủ, và lời kêu gọi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rà soát lại chủ trương chỉ là vở diễn. Chính ông ta vừa mới tiếp tục đồng ý để Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh và thi công đường cao tốc Ðà Nẵng-Quảng Ngãi!
Khu gang thép Formosa ở Hà Tĩnh, cho thuê 70 năm, bất chấp các quy định của luật đầu tư nước ngoài có khả năng trở thành đặc khu trực thuộc Văn Phòng Thủ Tướng. Di tản công nhân sau vụ bạo động Bình Dương hơn ba ngàn thì được biết một đội quân gần 10,000 người chuẩn bị xâm nhập, trong đó chuyên gia chỉ chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông. Và vài vạn người khác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa đến Tây Nguyên nữa. Không có gì sung sướng hơn khi có hàng vạn quân chiếm cứ nước người mà không bị mang tiếng xâm lược!
Sau chuyến đi của Dương Khiết Trì, Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng, coi việc đặt giàn khoan là thiết lập một tiền lệ thành công, sau khi đã tiến hành công tác thăm dò và thực hiện phép thử phản ứng của dư luận Việt Nam và quốc tế. Họ chỉ còn xem xét lại vấn đề thời gian và địa điểm lựa chọn của mình trong tương lai và ý đồ bành trướng trên biển Ðông sẽ không có gì thay đổi. Các giàn khoan chắc chắn sẽ trở lại vào thời điểm thích hợp.
Trong buổi hiện kiến “hoàng đế” Trung Hoa Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, “sứ thần” Lê Hồng Anh đã phải cầm tập giấy in sẵn để “phát biểu,” trước thái độ chịu đựng ra mặt của Tập.
Chuyến đi của Lê Hồng Anh là sự khẳng định sự thuần phục của triều đình Hà Nội trước Bắc Kinh như nhà báo Roger Mitton viết trên Times Myamar:
“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh.”
Cung cách của Lê Hồng Anh thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo ÐCSVN, nhưng cũng cho thấy những gì Lê Hồng Anh nói ra chẳng phải của riêng ông ta mà là bài vở đã được soạn sẵn của cả Bộ Chính Trị ÐCSVN. Ông ta chỉ là cái máy vô hồn phát lại mà thôi (lẽ ra phải học thuộc lòng để đỡ xấu hổ!).
Cùng với việc công du nước Mỹ của Phạm Quang Nghị, được xem là ứng viên tổng bí thư trong Ðại hội ÐCSVN lần thứ 12 và tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain tấm hình chụp bức tượng kỷ niệm nơi chiếc máy bay do ông lái bị bắn rơi và ông bị bắt, chuyến đi diện kiến Tập Cận Bình cho thấy chủ trương nhất quán của ÐCSVN là tiếp tục duy trì quan hệ “hữu nghị” và lệ thuộc Trung Quốc.
ÐCSVN vẫn đu dây với Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích kinh tế, bởi vì thị trường của Mỹ quá lớn và vai trò quan trọng của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ đến, từ nhận thức rằng Mỹ coi trọng lợi ích của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và muốn sử dụng Việt Nam như là một con bài ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiểu rõ bản chất của ÐCSVN người Mỹ chẳng bao giờ chơi hết lòng và vẫn đưa vấn đề nhân quyền ra làm sức ép.
Mặc dầu bản chất cộng sản thay đổi trong kinh tế, nhưng ý thức hệ trong hệ thống chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là một. Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong cuộc gặp mặt Lê Hồng Anh, rằng, sự liên kết chung giữa hai nước là các nước láng giềng có cùng chế độ cộng sản.
Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng nói “một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”
Ðể duy trì độc quyền lãnh đạo, nơi ÐCSVN có thể bám víu duy nhất hiện tại là Bắc Kinh. Làm ăn với Bắc Kinh vừa có lý do để bảo vệ chế độ vừa có thể an toàn kiếm chác bỏ túi riêng từ các dự án.
Vì thế dự báo “khởi đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới” của cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi nhận định về Hội nghị Thành Ðô năm 1990 là hoàn toàn chính xác.
—
Anh Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh Sự Thụy Sĩ 2008-2012, Vụ Phó Bộ Ngoại Giao, nay đã tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ 2014, đã viết một bài tiên đoán rất hay và rất chính xác về các bước đi của đảng CSVN và Nhà Nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét