Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Tin thứ Ba, 09-09-2014 - Lãnh đạo Việt Nam: Nói gì, nghĩ gì và làm gì?


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Trung Quốc lại lên giọng về biển Đông (NLĐ). “Cũng tại cuộc hội đàm với bà Bishop, ông Vương còn lớn tiếng yêu cầu các nước không liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông ‘đừng can thiệp’ và ‘gây thêm rắc rối’.” – Trung Quốc lên giọng dạy các nước ứng xử ở Biển Đông (VTC).  – Trung Quốc: Các nước không liên quan việc đòi chủ quyền Biển Đông “chớ nên gây rối” (MTG). – Vương Nghị lại đưa ra khái niệm “4 tôn trọng” ở Biển Đông (GDVN).
- Chặn bức ‘trường thành’ trái luật của TQ trên biển Đông (TVN). – Reuters: Sức mạnh răn đe của tàu ngầm Việt Nam (KP).  Bài tiếng Anh: Vietnam building deterrent against China in disputed seas with submarines (Reuters).  – The Diplomat: Việt Nam sẽ không phải hối hận khi mua 6 tàu ngầm Kilo (GDVN). – VN tăng cường khả năng hải quân giữa tranh chấp Biển Đông (VOA). “Các chuyên gia dự đoán các tàu ngầm thu mua từ Nga sẽ được Việt Nam dùng trong các hoạt động phong tỏa biển, vốn được các nước yếu thế hơn sử dụng để tạo ra lực cản về tâm lý mang ý nghĩa đe dọa hơn là hành động tấn công“.  – “Việt Nam có mối đe dọa rõ ràng, điều đó càng thêm động lực” (GDVN). – Báo Anh: Khả năng đánh chặn trên biển của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc e dè (TN).
- Tranh chấp Biển Đông vượt quá khả năng giải quyết của khu vực (Trần Kinh Nghị). “… một khi hoàn thành công trình lấn biển tại đó, Quân đội Trung Quốc sẽ xây dựng giống như đảo Phú Lâm với các loại radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện. Đến lúc đó, toàn bộ các nước xung quanh Biển Đông, kéo dài đến Singapore, eo biển Malacca đều đều nằm trong phạm vi nghe lén tín hiệu vô tuyến điện và tác chiến của họ. Lúc đó toàn bộ Biển Đông sẽ thành “ao nhà” của TQ“.
- Luận điệu đáng sợ của Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược TQ (GDVN). La Viện, phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc: “Hiện nay, một số đảo đá của chúng ta bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, vùng biển bị chia cắt, tổ quyền bị xâm phạm. Người Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố ‘không cần tiền, không cần sống, yêu quốc gia, yêu nhân dân’, vứt bỏ hiềm nghi trước đây, cùng ứng phó quốc nạn“. – Việt Nam có hơn 200 bệ tên lửa sẵn sàng nhấn chìm tàu đối phương (GDTĐ) (bí mật QS mà cứ khơi khơi thế à?!).
H1
<- Bùi Hoàng Tám: Tin Trung Quốc, khác gì “đổ thóc giống…”! (DT). “Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để ‘phát triển quan hệ’ như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình?” – VN ‘cần cảnh giác TQ’ (BBC). Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: “Bao giờ tôi cũng muốn hòa bình ổn định với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc có dừng lại đâu? Họ đang xây dựng bãi Gạc Ma thành căn cứ quân sự“. – ‘VN không nên tin vào lời nói TQ’ (BBC).
- UKRAINE VÀ CÂU CHUYỆN AN-NAM (Phọt Phẹt). “Nhìn vào thực tế này, người Việt phải giật mình thon thót vì sự hiện diện ngày càng đông của người Trung Quốc tại Việt Nam. Với tình trạng lao động phổ thông Trung Quốc vào Việt Nam ngay một nhiều theo thời gian, viễn cảnh hình thành những khu phố Trung Quốc đã là một thực trạng ngày một nguy hiểm. Nếu tình hình không được kiểm soát, thì việc Trung Quốc áp dụng chiêu bài tương tự ở Việt Nam là một hiểm họa không mấy xa xôi“. – Phan Văn Song: THỪA NƯỚC ĐỤC, HỖN LOẠN QUỐC TẾ TRUNG CỘNG CỦNG CỐ THAM VỌNG RA ĐẠI DƯƠNG (TNM).
- Đối mặt với thay đổi, Việt Nam cần làm gì? (RFA). Ông Đặng Xương Hùng: “Muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ được mình. Bởi vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng kép: vừa thất bại về kinh tế, vừa bị TQ đe dọa về chủ quyền“.
- Dương Hoài Linh: VIỆT NAM KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “NHỤC QUỐC THỂ” (TNM). “Dân Việt Nam đúng là rách việc, đụng một tí là kêu ‘nhục quốc thể’, trong khi các quan đi sứ sang Tàu chịu ‘trăm cay nghìn đắng’ nhưng đâu có bao giờ kêu nhục. Cùng lắm bị báo chí nước sở tại đưa vào mục hài,chọc cười mua vui như chuyện của ngài Giăng Giắc Ê Rô là cùng“.
- TS Đinh Hoàng Thắng: Lối rẽ và đại lộ ánh sáng (BBC). “Nhưng nếu rồi vẫn cứ ‘lối cũ ta về’ thì rõ ràng là nguy hiểm. Không một thế lực nào có thể bắt một dân tộc vốn đã mang trong mình ‘gene’ trội ‘không có gì quý hơn độc lập tự do’ lại phải đi vào lối rẽ của vong thân và phụ thuộc“.
- Biển Đông : Tổng thống Philippines tìm kiếm hậu thuẫn của Châu Âu (RFI).  – Philippines muốn EU giúp đỡ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (TN).  – Nhật Bản tố tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (VNE).
- Người Khmer Krom họp về vùng Nam Bộ (BBC). – Khổ ghê, người Việt Nam nào lấy đất Kampuchia Krom ? (FB Trương Nhân Tuấn).
H1- VN triển lãm cải cách ruộng đất (BBC). “Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết chủ đề triển lãm nói về những thành quả của cải cách ruộng đất như ‘mang lại tư liệu sản xuất cho người lao động’ theo khẩu hiệu ‘người cày có ruộng“. Ảnh: HW4VN =>
- Trần Gia Phụng: Giới thiệu sách: Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức (DLB). “… nếu đọc thật kỹ sách Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức, chúng ta sẽ ngạc nhiên hơn nữa, là ít nhất thời Pháp thuộc, những người bất đồng chính kiến có quyền tỏ bày ý kiến, có quyền tranh đấu bất bạo động, có quyền viết báo, có quyền xuất bản sách báo, có quyền diễn thuyết, tức có quyền tự do ngôn luận. Chẳng những thế, những người bất đồng chính kiến còn có quyền ứng cử, tức có quyền tự do chính trị”.
- KHI THÁNH NHÂN TRANH ĐẤU (Nguyễn Văn Thạnh). “Cái hại đầu tiên là lực lượng tranh đấu thường phải thánh hóa lãnh tụ của mình: xưa thì dùng hình thức tâm linh-thuyết phục dân chúng về mệnh trời (Lưu Bang chém rắn lớn, Lê Lợi thì dùng kế quét cháo lá đa,…); ngày nay thì lãnh tụ phải có tố chất đạo đức phi phàm như đã phân tích ở trên. Đây chính là căn nguyên cho hiện tượng thần thánh hóa lãnh tụ; và cũng là căn nguyên của chủ nghĩa sùng bái cá nhân“.
H1Ảnh: Dân Làm Báo
- Chống lại “Quyền được biết”, đây là “Quyền được giấu” của Đảng và Nhà nước: Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Ban Kinh tế Trung ương (ĐCSVN). – Nhiều tài liệu, ý kiến của Ban Kinh tế TƯ là “tuyệt mật”, “tối mật” (MTG). Một trong những tài liệu “tuyệt mật”:  “Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng. Tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam“. – Thu chi của Đảng CS là ‘tuyệt mật’ (BBC).
- Người dân cần được biết chuyện này: Bộ trưởng CA Trần Đại Quang: ‘Thần đồng’ 16 tuổi hay đại tướng khai man lý lịch? (DLB). “… việc ông đại tướng Trần Đại Quang vào học trường cảnh sát khi chưa đầy 16 tuổi là hoàn toàn bịa đặt.  Ủy viên bộ chính trị Trần Đại Quang sinh năm 1950, chứ không phải là năm 1956 như được ghi trong bản tiểu sử lừa đảo. Tức là vào học trường cảnh sát năm 22 tuổi“.
- Thư kháng nghị của nhà văn Phạm Đình Trọng (Việt Báo). “Là lực lượng bảo vệ pháp luật nhưng hành xử của công an đối với tôi những ngày vừa qua đã không cần biết đến pháp luật, ngang nhiên phạm pháp. Bắt giữ tôi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền Con Người, cấm tôi ra khỏi nhà, phong tỏa nhà tôi trong nhiều ngày là sự khủng bố tinh thần rất nặng nề đối với tôi, một người già 70 tuổi, một nhà văn quân đội, một cựu sĩ quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam“. – Báo động: Nhà báo Trương Minh Đức bị mật vụ CS đánh đập tàn bạo (DLB).  – Hồng vệ binh và Hồ vệ binh (DLB).
H1- Bùi Minh Quốc: Về thông báo số 5 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (VNTB). “Tôi chưa hề biết một quyết định nào của Ban lãnh đạo Hội chủ trươngcó 2 trang báo mạng song hành tồn tại, không có cái nào là chính, cái nào là phụ và càng không có đâu là cơ quan ngôn luận, đâu không phải là cơ quan ngôn luận của Hội’… Rồi anh tự ý lập ra Ban biên tập riêng của FB VNTB. Tôi hết sức ngạc nhiên và lo ngại. Tôi cho rằng đây là một hành vi sai trái nghiêm trọng và rất nguy hiểm cho Hội. Ai có thể đảm bảo rằng anh Ngô Nhật Đăng – với tính cách vô kỷ luật như vậy, sẽ không sơ sẩy để lọt lên tờ báo của Hội những bài khiêu khích chính trị khiến chính quyền có cớ đàn áp, mà người chịu nạn trước hết sẽ là chủ tịch Hội?” – Hà Sỹ Phu: Hy vọng cuộc tranh luận trong Hội Nhà báo độc lập là hữu ích (VNB).
- Phạm Chí Dũng: Việt Nam đang dần phải chấp nhận Công Ðoàn Ðộc Lập (NV).
- Một bài thơ thương khóc Liban mà như được viết riêng cho Việt Nam (Vương Trí Nhàn). “Khốn khổ nước tôi/ Mặc áo mình không dệt/ Ăn gạo mình không trồng/ Uống rượu mình không làm/ Khốn khổ nước tôi/ Ca ngợi côn đồ là anh hùng/ Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng/ … Khốn khổ nước tôi/ Chỉ dám nói năng khi đưa tang/ Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn/ Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ“.
- Robert Banks: Vietnam News luôn đến từ hôm qua? (BBC). “Những phóng viên ở Việt Nam bắt đầu sự nghiệp bằng cách thách thức hiện trạng thì không đạt được kết quả tốt. Nhưng nếu nhất nhất nghe lời, bảo sao làm vậy thì đảm bảo họ sẽ hưởng lương khá thoải mái, có công việc tốt và nhiều cơ hội thăng tiến, thế nên họ muốn dĩ hòa vi quý“.
- Nguyễn Thị Kim Quý, sinh viên tiến sĩ ngành Giáo dục Đại học, Đại học Melbourne: Khái niệm “chủ nghĩa xã hội” qua Emile Durkheim (viet-studies). “Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu là (1) sự phủ nhận hoàn toàn sự tư hữu; (2) sự phục tùng của cá nhân trước xã hội; (3) sự cải thiện tình trạng của giai cấp công nhân bằng cách mang lại công bằng hơn trong quan hệ sản xuất.  Nhưng với Durkheim, tất cả những điểm trên đều không thực sự nếu được bản chất của chủ nghĩa xã hội“.
H1- Dương Hoài Linh: CHÍNH THỂ VNCH ĐÃ CHẾT? (TNM). “… thể chế VNCH không chết. Thể chế chính trị là những quy định luật lệ, các tiêu chuẩn pháp lý của một chế độ xã hội. Trên căn bản những điều này VNCH đã đặt ra một bản hiến pháp dân chủ tiến bộ trên tất cả để điều hành đất nước. Bản hiến pháp ấy ngày nay vẫn trường tồn và có sức sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thể chế tam quyền phân lập và nền tự do báo chí cũng không chết. Chỉ có các thể chế được xây dựng trên nền tảng của CNCS là đã chết. Một xác chết chưa chôn“.
- Smith: “Đạo quân vô hình” (Phan Ba). “Tất nhiên là tôi sợ Việt Cộng. Tôi sợ, vì những cuộc tấn công luôn xuất phát từ những các ổ phục kích. Có rất nhiều bẫy. Thỉnh thoảng có những nhóm trinh sát xuất hiện, hay Việt Cộng bò ra từ những đường hầm nào đó, và rồi họ bắn hạ một người, rồi lại lui vào đường hầm của họ, và người ta không bao giờ nhìn thấy họ nữa. Chúng tôi gọi họ là ‘đạo quân vô hình’, chúng tôi hiếm khi nhìn thấy họ“.
- Minh Tâm: RỪNG LUẬT VÀ LUẬT RỪNG (TNM). “Pháp quyền là một mô thức giới hạn công quyền bằng pháp luật. Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng luật pháp bản thân họ cũng phải chịu sự hạn chế của luật pháp. Pháp quyền, như vậy, không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mà là nhà nước bị pháp luật quản lý“.
- Luật sư Trần Hồng Phong: Cần bảo đảm tính độc lập và công minh trong xét xử (BLA). – Người bị tạm giữ, tạm giam được nghe đài, đọc báo (DT). Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ là nghi can, chưa phải là tội phạm, nên họ cần có đầy đủ các quyền, chỉ bị giới hạn quyền đi lại.
- Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam: Những món nợ túng thiếu dân chúng (DTD/ VNTB). “Ngoài hai món nợ đã thực hiện công đoạn hứa hẹn, vẫn còn một món nợ thứ ba của Hiến pháp năm 1992 mà Quốc hội Việt Nam còn túng thiếu dân chúng của mình: Luật Lập hội“.
H1<= Tài xế xe khách Nguyễn Xuân Tỉnh. – Trung tướng công an tử nạn: Tạm giam 4 tháng lái xe khách (TN). “… do tránh một chiếc ô tô lùi từ trong gara ra, tài xế Tỉnh đã đánh lái và dẫn tới mất lái, lao qua dải phân cách cứng sang chiều đường Hà Nội – Hải Dương“.   – Báo Người Lao Động sửa đổi nội dung theo hướng buộc tội tài xế lái xe khách trong vụ tai nạn có tướng công an Nguyễn Xuân Tư tử vong? (FB Tin Không Lề).  – Mời xem lại: KHỔ CHƯA, CẢ NƯỚC NGHỈ MÀ TRUNG TƯỚNG đi làm nhiệm vụ ! NHƯNG XE NÀO CÓ LỖI? (FB Nguyễn Hồng Kiên).
- Tù nhân ‘cập nhật Facebook trong trại’ (BBC). – Việt Nam sẽ phạt nặng tù nhân tải ảnh lên Facebook (VOA). LS Nguyễn Quốc Đạt: “Chuyện gửi điện thoại vào cho phạm nhân sử dụng thì không thể, nếu có phải có sự tiếp tay, tiếp sức của quản giáo. Phải có sự tiếp tay từ trong trại giam với bên ngoài hoặc có mối liên hệ nào đó và người ta gửi gắm vào“.
- Đề xuất cấp báo Nhân dân cho phạm nhân giải trí (TN). Trong tù, phạm nhân thoải mái lướt Facebook, được sử dụng, buôn bán ma túy, cần gì tới báo Nhân Dân?
- Chống tham nhũng đã đến lúc phải làm thật hơn, quyết liệt và mạnh mẽ hơn (VHNA).
- Nữ CSGT “một mình bị truy tố” kháng cáo, kêu oan (MTG).
- Bắc Giang: Bác đơn kiện lãnh đạo thành phố, 2 cấp tòa liên tiếp bị khiếu nại (DT).
- Kết luận điều tra về hoạt động phạm tội của Dũng “mặt sắt” và đồng bọn: Lật tẩy thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển hơn 600 xe ôtô qua biên giới (DT).
- Video: Công an: Báo chí mới được phép quay (Long Hoang).  – Video: Cướp cạn trắn trợn….”Giao Thông” hay ”Thông Tặc” đây? CSGT Tân Túc, Bình Chánh, TP HCM (Phương Nguyên). – Video: CSGT ‘Tắt máy xóa video thì tôi không lập biên bản’ (Long Hoang).
- TẠI ÔNG THÉP MỚI! (Dân News). “Chung qui là tại cái ông Thép Mới nhà cậu chứng minh là tre cứng hơn sắt thép nên mới ra nông nỗi này!
H1- Sống dưới bóng “quyền lực vô hình” (TVN).
- Vị Thứ trưởng chống độc quyền… chính mình (TVN). =>
- Tín nhiệm quá nửa thấp có thể từ chức (VNN).
- Công chức, viên chức gây lãng phí phải bồi thường (GDVN).
- Thẻ căn cước của ta, du nhập từ đời Hán mà chưa được Việt hóa (GDVN).
- Chỉ số cải cách hành chính Par Index: ẩn hiện phía sau những con số (GDVN).
- Tổng thống Mỹ sắp thăm Trung Quốc (TN). – S. Rice : Tầm quan trọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ (RFI). – Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đến Bắc Kinh trước hội nghị APEC (VOA).
- Chủ nghĩa Đặng Tiểu Bình đã thất bại như thế nào? (Project Syndicate/ TCPT). – Tham nhũng: ‘rồng ăn thịt người’ ở Trung Quốc (VHNA).
- TQ nói về hai phi công tử nạn (BBC).
- Nga cùng TQ sản xuất Sukhoi Superjet (BBC).
- Washington yêu cầu Bình Nhưỡng trả tự do cho ba công dân Mỹ (RFI).

- Lê Diễn Đức: Chủ nghĩa dối trá và lừa gạt (NV). “Cũng vì khẩu hiệu “Người cày có ruộng,” “Ðồng bào ai ai cũng có cơm ăn áo mặc” và lòng yêu nước mà người nông dân đã đi theo Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp và theo tiếng gọi của ÐCSVN “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.” Giờ đây họ bị lừa gạt và phản bội đau đớn! Ðất đai, tài nguyên vô giá, bị thâu tóm trong tay một thiểu số cầm quyền nhân danh nhà nước“.
- Nguyễn Thanh Giang: DÂN CHỦ – MỘNG VÀ THỰC:  Nhà báo Hoàng Văn Hùng: “Về bài ‘Mộng mị Dân chủ': tôi không cần biết xuất xứ của nó, không cần quan tâm tác giả của nó là ai, kể cả đó là của Phạm Chí Dũng, tôi cũng thấy bình thường. Đó chẳng qua là một góc nhìn khác về phong trào dân chủ. Có những lập luận trong bài đúng thực tiễn, nhưng có hơi hướng kiềm chế ‘máu nóng dân chủ’. Thiển nghĩ, đã là tự do ngôn luận, chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Vai trò của các mạng truyền thông xã hội (Blog VOA). “Những câu chuyện người thật việc thật, hoàn toàn có thực, được tung lên internet. Qua những câu chuyện ấy, người ta có thể nhìn thấy chính quyền mang một bộ mặt khác hẳn. Họ độc đoán. Họ tàn bạo. Họ có những chính sách lầm lẫn một cách tai hại. Hay nói theo cách nói cô đúc được lưu hành trên internet lâu nay: Họ “lấy thù làm bạn, hèn với giặc, ác với dân”; còn về chiến lược, họ loay hoay giữa hai hướng: theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, họ thà chọn mất nước“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 8-9-2014 (VietFin).
- Vay 1 tỷ USD để đảo nợ: Chính phủ cạn ngoại tệ? (VNTB). – Áp lực nợ công tăng một cách đáng ngại (RFI). – Không được đổ nợ xấu lên đầu dân (NNVN).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 8-9-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 8-9-2014 (VietFin).
- Hé lộ những khoản thưởng kỳ lạ ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (DT).
H1
- Ngân hàng đổi ngàn tỷ lấy đống giấy tờ giả (VEF).
<- Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới: Vẫn bệnh “báo cáo láo” (VNTB). – ​Tỉ lệ thất nghiệp 1,84%: quá phi lý! (TT).
- TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Metro Việt Nam – câu hỏi bức bách cải cách thể chế? (TBKTSG).
- Còn nhiều câu hỏi với kết quả thử nghiệm “đường bay vàng”! (MTG). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không có “đường bay vàng” (GDVN).  – “Đường bay vàng” – kết quả thử nghiệm (ảo) cho thấy không tiết kiệm được gì? (BLA). “Có điều gì đó cẩu thả, che đậy. Hình như có “ai đó” cố tình không muốn có lợi cho đất nước? Phải chăng có lợi ích nhóm?
- Nhà giàu hành xác ở tòa nhà cao thứ hai Hà Nội (VNN).
- Trung Quốc và Achentina đạt thỏa thuận trao đổi ngoại tệ (RFI).
- Tư Bản TQ Bơm 1 Tỷ Xây 2 Dự Án Ở Cali (Việt Báo).
- Phòng Thương Mại Mỹ Tại TQ: Tàu Kỳ Thị Hãng Ngoại Quốc (Việt Báo).
- Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về kinh tế sau 10 năm nữa (DT). 10 nữa TQ vẫn chưa chết à?

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 75 -xui khôn…xui dại…. (Nhật Tuấn). – CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 76 – TIẾNG NÓI NHÀ VĂN
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 148  (Nhật Tuấn).
- Truyện Kiều dưới góc nhìn văn học nữ quyền[1] (PBVH).
- Về ngày mất của cụ Phạm Quỳnh (FB LS Lê Công Định).
- Võ Phiến – Lại thư nhà (kỳ 9) (DĐTK). – Quang Dũng (Phan Nguyên).
- THẾ DŨNG- TỪ HỘ CHIẾU BUỒN ĐẾN ĐAU THƯƠNG HÀNH (Nguyễn Tường Thụy).
- THI THƠ “TÁC PHẨM ĐẦU TAY” (TẬP THƠ) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Thông báo: Công bố danh sách quán quân của cuộc thi viết giới thiệu sách (THĐP).
- OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo) (Phạm Nguyên Trường).
- 2006 là năm “Bộ đội về làng” được phép phổ biến? (Tây Bụi).
- Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt…” (TCTP).  – “Uống như hũ chìm” là thế nào ? (TCTP).
- Inrasara: DI CƯ NGÔN NGỮ Ở NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI (Inrasara). – Nguyễn Hữu Phước – TỪ VIỆT GỐC PHÁP (DĐTK).
- Hát dặm Hà Tĩnh   —   Những bước chuyển đổi trong dân ca ví – dặm* Nghệ Tĩnh   —   Ví, dặm với không gian văn hóa và con người xứ Nghệ – từ mạch nguồn truyền thống đến đời sống đương đại (VHNA).
H1- CUỘC THƯỞNG CA TRÊN SÔNG TRĂNG TRUNG THU 90 NĂM TRƯỚC (Tễu).
- BÚT KHẢO CỦA LÊ VĂN LÂN – VĂN HOÁ CỦA NHỮNG CHIẾC ĐÈN LỄ HỘI (KHN). =>
- Sẽ Chỉ Còn Trong Cổ Tích (Việt Báo).
- Vỉa hè “văn hóa” và vỉa hè dành cho người đi bộ (DT).
- Truyện ngắn lịch sử Uông Triều (PBVH).
- Sainte Livrade, ký ức cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương trên đất Pháp (RFI).
- Huy Phương: Sài Gòn và Hà Nội (NV). “Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau. Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để ‘Hà Lội’ ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác biệt. Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.  Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa“.
- Sửa lỗi nhau, OK! nhưng… coi chừng “lợi bất cập hại”! (Nguyễn Chính Kết).
- Liên Sơn: Hào Anh – sản phẩm một xã hội khuyết tật (VNTB). – Trẻ thiếu hụt nhân cách, tại ai? (Kim Dung).
- Về các bạn trẻ trong nhóm “phượt” Phong Vân cứu người bị nạn ở Lào Cai: Sống đẹp (TN).
- Định chế Lạt Ma hóa thân ‘‘đã hết thời’’ (RFI).
- Phở Cao Vân và triết lý sống ‘ngu’ của ông chủ tuổi 90 (NV).
- Kho báu triệu đô và câu chuyện buồn của lão ngư (DV).
- Biệt thự theo phong cách đồng quê Việt Nam lên báo Mỹ (MTG).
- Hình ảnh tuyệt đẹp của những cánh đồng trên đất Mỹ (MTG).
- Sự tuyệt chủng đầy bí ẩn ở Bắc Cực (TN).
- Nước Úc: 14 điều đáng ngại (baouc.com). – Nguyễn Văn Tuấn – Những ấn tượng đầu tiên về nước Úc (Dân Luận). – Sự thật về nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Trung Quốc (Tinh Hoa).
- Serena Williams đoạt danh hiệu Grand Slam lần thứ 18 (VOA).

- XÚ UẾ: thơ Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống).
- AFR Dân Nguyễn: “Thương xá Tax có tự bao giờ”? (Ba Sàm).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Lê Đức Mạnh – Viết sau ngày khai trường (Dân Luận). – Đại Nguyễn: Nếu tôi là thư ký chủ tịch nước (Quê Choa). “Nếu được làm thư ký cho bác Sang, thì mình sẽ tư vấn bác đi dự khai giảng tại một trường học của các trẻ em nghèo miền núi, nơi hàng ngày các em vẫn lội qua sông suối, ăn cơm muối đi học“.  – Thương quá, trường em ngày khai giảng (BLA).
H1- Mời xem lại: Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân phỏng vấn học sinh nhân ngày khai trường (GDVN). “Nói chuyện với thầy cô giáo và học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, ông Nhân cho biết, nước ta là một nước nghèo, mỗi năm xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD gạo, xuất khẩu điện thoại cũng tương tự như gạo. Vì sao một đất nước cách đây 69 năm về trước không có tên trong bản đồ thế giới mà nay lại phát triển như vậy? Đó chính là nhờ người dân“.
- Vụ “múa cột sau lễ khai giảng”: Xem xét kỷ luật giáo viên liên quan ().  – Vụ “múa cột sau lễ khai giảng”: Kỷ luật khiển trách trợ lý thanh niên (DT).
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và cuộc “cách mạng” lặng lẽ?! (DT).
- Thủ tướng đồng ý một chương trình, nhiều sách giáo khoa (GDVN).  – AIC vườn không nhà trống – Ai sẽ giải các bài toán lớn cho đất nước cùng VNU? (Baron Trịnh).
- Đại học: Phi lợi nhuận và Tự do học thuật – Ngô Bảo Châu (HTN). – Giáo sư Phạm Phụ: Hoa Sen là đại học siêu lợi nhuận (GDVN).
- Bùi Văn Đỗ: Môi trường giáo dục ở ngoài Việt Nam tốt hơn ở trong nước (Việt Báo).
- Dậy đến thuộc cả bài, giáo án để làm gì nữa? (GDVN).
- Về bài toán đếm gà (FB Bùi Việt Hà). – Có cần thiết phải đẩy thành vấn đề trọng đại? (TN). – Bài toán gà và đề toán “Gà cồ ăn quẩn cối xay” (Hiệu Minh). “Nền giáo dục nước mình còn ‘luẩn quẩn quanh cái cối xay’ (giống như chính trị chỉ có Mác Lê mới chuẩn, ngoại giao thuyền thúng trong ao làng), tranh cãi nảy lửa những chuyện cỏn con này trên báo chí, thì cả trò lẫn thầy cô còn tiếp tục hóc xương gà“.
- Thiên thạch bí ẩn rơi xuống Nicaragua (TN).
- Núi lửa 100 triệu năm tuổi dưới thềm Thái Bình Dương (TN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thị trường ngầm mua bán thận ở Việt Nam: Cầu cao, cung “sôi nổi” (DV).
- Vụ phẫu thuật nhân đạo “chui” ở Khánh Hòa: Chết người mới lòi cả “mớ”… lộn xộn (LĐ).
- Video: Móng Cái: Mẹ cháu gái 6 tuổi tố cáo bảo vệ trường hiếp dâm con (Long Hoàng).
- Vụ hai trẻ chết và mất tích sau cơn mưa: Trách nhiệm thuộc về ai? (DT).  – “Người nhái” len lỏi dưới cống tìm kiếm bé trai mất tích (DT).
- Chung tay vì tầm vóc Việt: sữa hay bữa cơm có cá khô? (GDVN).
- Tết Trung thu đến với các em khiếm thị (RFA).  – Trung thu ở bản quanh năm đi… dép lê (DT).
- Hành trình “làm người lương thiện” gian nan của giang hồ khét tiếng Hùng “sầu“ (DV).
- Nghĩ em khinh mình, anh đến gây sự và bị em đâm chết (GDVN). Các hãng bảo hiểm nhân mạng khó có thể làm ăn ở VN vì người dân VN bây giờ dễ chết quá, bán bảo hiểm nhân mạng cho dân, các hãng bảo hiểm sẽ phá sản sớm.
- Quảng Ninh: 6 người chết vì ngạt khí tại quán karaoke (DV).  – Chùm ảnh: Công an vây kín hiện trường 6 người chết ngạt trong quán karaoke (DV).
- Chung cư cao cấp: Một thập kỷ, mới qua nổi phần móng (LĐ).
- Đề văn ‘Đồng tính là bệnh xã hội’ gây tranh cãi trong cộng đồng LGBT Việt (MTG).
- Tai tiếng dầu ăn giả tại Đài Loan, Hồng Kông lo ngại (RFI). – Đài Loan: Một nửa số dân đã tiêu thụ các sản phẩm chứa dầu ăn “bẩn” (DT).
- Hoàng Gia Anh loan báo tin vui (VOA).
- Tập trung cứu hộ lũ lụt tại thủ phủ Srinagar ở Kashmir (VOA).
- Dịch Ebola : Liên Hiệp Châu Phi họp khẩn tìm biện pháp (RFI). – Tổng thống Obama: Quốc tế cần hành động để ngăn dịch Ebola (VOA).

QUỐC TẾ
- Thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine vẫn có hiệu lực (VOA).   – Tổng thống Ukraine tận dụng lệnh ngừng bắn mong manh thăm Mariupol (GDVN).  – Ukraina : Nhiều đụng độ tiếp diễn bất chấp thỏa thuận ngừng bắn (RFI).  – Pháo kích trở lại ở sân bay Donetsk (BBC).   – Kiev vật lộn duy trì lệnh ngừng bắn, Ukraine lặp lại bài học nước Đức? (GDVN).  – Kiev tố lính biên phòng Nga nhận 5.500 USD để tham chiến tại Đông Ukraine (DV).  – Ông Hagel lên án hành động ‘xâm lược trắng trợn’ của Nga ở Ukraine (VOA). – Hải quân Ukraina và NATO tập trận tại Hắc hải (RFI).
- EU sẽ áp đặt các biện pháp chế tài mới đối với Nga (VOA). – Nga dọa trừng phạt hàng không châu Âu (RFI). – Thủ tướng Nga dọa đóng cửa không phận trả đũa lệnh cấm vận (TT). – Nga dọa trừng phạt, “cấm cửa” các hãng hàng không Mỹ, Liên minh châu Âu (DV).
- Ông Obama sắp đưa ra chiến lược với IS (BBC).  – Ông Obama sắp đề ra chiến thuật chống IS (TN).   – Mỹ sẽ đánh tan IS trong 3 năm? (MTG).  – Các nước Ả Rập đồng ý ‘đối đầu’ với IS (TN).   – Liên đoàn Ả Rập kêu gọi hành động chống lại nhóm IS (VOA).   – Phụ nữ Anh dẫn đầu đội nữ chiến binh của phiến quân Hồi giáo (Zing).  – Lời kể của nô lệ tình dục trong tay phiến quân Hồi giáo (Zing). – Cao Ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị IS tấn công (VOA).
- Âm mưu tiến hành khủng bố tại Paris ? (RFI).  – Báo Libération: Pháp suýt bị khủng bố vào dịp Quốc khánh? (BizLive).
- Tổng thống Iran lại chỉ trích kiểm duyệt internet (RFI). – Lãnh tụ tối cao Iran trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt (VOA).
- Trước bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Mỹ hoãn giải quyết vấn đề người không giấy tờ (RFI). – Cựu đại sứ Mỹ ‘bị cáo buộc rửa tiền’ (BBC).
- Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tên lửa Trung Quốc, mua tên lửa Pháp? (DT).
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu cánh tả Pháp mất phương hướng (RFI).
- Không tìm thấy dấu vết MH370 sáu tháng sau khi mất tích (VOA).
- Bom nổ tại thủ đô Somalia, ít nhất 5 người chết (VOA).

* RFA: + Sáng 08-09-2014; + Tối 08-09-2014

* RFI: 08-09-2014

* Video RFA: + Bản tin video tối 08-09-2014

2937. Nên thả hết tù hình sự vì xã hội mình “còn khá trong sáng”

Đồng Phụng Việt
07-09-2014
Trả lời phỏng vấn của “Một thế giới” về hai vấn đề: (1) Trường hợp phạm nhân Nguyễn Đức Hùng – đang thụ hình tại Trại giam Tân Lập, Nghệ An nhưng có điện thoại di động để chụp ảnh, điện thoại di động có thể kết nối với Internet để giới thiệu sinh hoạt trong trại giam, kể cả việc sử dụng ma túy và (2) Có nhiều thông tin, bằng chứng cho thấy, tình trạng mua bán, sử dụng ma túy đang rất phổ biến trong hệ thống trại giam, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an nói như thế này:
Việc phạm nhân sử dụng, mua bán ma túy trong trại giam đang không chỉ là vấn nạn của nước ta mà nó còn là vấn nạn của toàn thế giới. Tôi đi họp quốc tế về trại giam thì thấy rằng nơi nào cũng kêu về vấn nạn này. Tuy nhiên, ở Việt Nam là còn đỡ chứ ở nhiều nước, tội phạm dùng cả súng phóng lựu để phóng cả mớ ma túy vào trong trại giam. 
Nhà tù của mình là còn khá trong sáng”.
Dựa trên nhận định và tuyên bố của tướng Oánh, mình đề nghị tướng Oánh kiến nghị thế này với Bộ Công an, Chính phủ, Quốc hội:
“Việc trộm, cướp, hiếp, giết, lừa đảo, tham nhũng,… trong xã hội hiện giờ đang không chỉ là vấn nạn của nước ta mà nó còn là vấn nạn của toàn thế giới.  Không cần đi họp quốc tế về phạm pháp hình sự thì cũng thấy rằng nơi nào cũng kêu về vấn nạn này. Tuy nhiên, ở Việt Nam là còn đỡ chứ ở nhiều nước, tội phạm như đám phiến quân IS (Quốc gia Hồi giáo) còn tấn công cả quân đội, cảnh sát, thường dân không cùng tôn giáo, xả súng bắn hàng trăm người không còn khả năng tự vệ, thậm chí cắt đầu họ bằng dao, làm Syria và Iraq điêu đứng, cả thế giới bàng hoàng, phẫn nộ. 
Xã hội của mình là còn khá trong sáng”.
Thành ra không nên bắt trộm, cướp, hiếp, giết, lừa đảo, tham nhũng. Những tội phạm phạm các tội này nên thả hết. Đừng bắt, đừng nuôi, tốn công, tốn ngân sách.
Đề nghị này chỉ áp dụng với những kẻ phạm tội hình sự và tù hình sự. Mình không đề nghị áp dụng với những người bất đồng chính kiến và tù chính trị vì tướng Oánh sẽ không nghe.
Nương tay với những người bất đồng chính kiến và tù chính trị thì sẽ sớm tới ngày không còn chỗ cho những người như ông Cao Xuân Oánh có thể trở thành Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an.
Đề nghị này có trước, có sau. Mong đồng chí Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an nghiên cứu.    

2938. Đừng có trịch thượng “tuyên truyền” kiều bào phải hướng về quê hương

GS Nguyễn Văn Tuấn
07-09-2014
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền.
Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!

Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời.
Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương!
Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2939. ĐỌC ĐÈN CÙ, THẤY QUYỀN CON NGƯỜI LÀ QUÍ GIÁ

Nguyễn Văn Thạnh
06-09-2014
TD
Được một người bạn tặng cho cuốn Đèn Cù, tôi đã ngấu nghiến nó trong 3 ngày dù cuốn sách đến 599 trang. Trước đó, tôi đã đọc nhiều cuốn hồi ký thuộc giai đoạn này như: Đêm giữa ban ngày, Một cơn gió bụi, Trong gọng kềm lịch sử, Từ thực dân đến phong kiến,… phần nào hiểu về sự thật của một giai đoạn lịch sử nhưng tôi thật sự cuốn hút khi bắt đầu với Đèn Cù. Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ.
Khác với các tác giả khác, ông Trần Đĩnh có vị trí đặc biệt để cung cấp cho những người hậu sinh như tôi có góc nhìn toàn cảnh, chân thực hơn giai đoạn lịch sử 1946-1975; giai đoạn lịch sử được phủ lớp sơn bóng bẩy có chủ ý của nhà cầm quyền.
Đèn Cù cho ta thấy: như hình ảnh voi giấy, ngựa giấy chạy vòng quanh tít mù trong đèn cù (đèn kéo quân), Đảng cộng sản VN cũng chạy quanh thế nào dưới sức ép của hai nước lớn trong phe XHCN-Liên Xô và Trung Quốc. Thú vị hơn nữa, ta thấy các giáo chủ của một chủ nghĩa thần bí-hứa hẹn đưa con người đến thiên đường trên mặt đất-chủ nghĩa Mac-Lenin đã độc quyền trong việc giải thích chủ nghĩa này như thế nào là trong sáng: để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lenin thì phải không sợ Mỹ, phải đánh Mỹ.


Qua Đèn cù, ta thấy câu nói của tổng bí thư Lê Duẩn “ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” rõ nghĩa hơn, sinh động hơn. Cuộc chiến mà mà sách giáo khoa hay nói là chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước chẳng qua là một cuộc chiến được thúc đẩy bỡi Mao Trạch Đông để phục vụ ý đồ của ông ta “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ông ta muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Tôi thật sự giật mình khi biết rằng Mao đã xui VN đánh Mỹ để giải phóng miền Nam mà Trung Quốc thì không đánh nhau để giải phóng Đài Loan hay họ kiên nhẫn để thống nhất Hồng Kông, Macao trong hòa bình. Ít nhất điều này đã thể hiện tâm và tầm lãnh đạo.
Thật là đau xót khi đọc câu nhận định của tác giả (Trần Đĩnh) “Máu Việt Nam mới có sức dịch chuyển địa chính trị mạnh mẽ và quý giá làm sao”. Mao muốn biến Việt Nam thành bãi chọi trâu để phục vụ mưu đồ tranh quyền đoạt bá với Liên Xô cũng như mưu đồ kéo Trung Quốc đến gần Mỹ hơn.
Đọc Đèn Cù tôi thấy phần nào ấm lòng vì số người biết xót xa cho phận người dân khốn khổ, hẩm hiu như tác giả còn rất nhiều. Chỉ có điều, những người tốt thường không quyết liệt, mạnh mẽ như những người hiếu chiến. Có lẽ do đặc tính này mà loài người còn nhiều đau khổ chăng?
Với lượng thông tin phong phú chứa đựng trong 599 trang sách hẳn sẽ thỏa mãn nhiều mối quan tâm khác nhau của độc giả. Là một người tham gia tranh đấu cho quyền con người, đọc Đèn Cù tôi thấy quyền tự do ngôn luận quí đến dường nào. Nếu ngày đó có tự do ngôn luận, hay có internet chắc chắn người dân miền Bắc sẽ không yêu nước đến cuồng nhiệt: lớp sống đói khổ, lớp chịu bom đạn, lớp đưa hàng triệu con em mình vào Nam chịu cảnh bi thảm: sinh Bắc tử Nam.
Tôi cũng thật bất ngờ khi biết rằng ở miền Bắc cũng có phe phản chiến như ở Mỹ, chỉ có điều họ bị bịt miệng quá nhanh chứ không được tự do nói như bên Mỹ.
Qua đây chúng ta cũng sẽ học được bài học vô cùng quí giá là: muốn có một xã hội tốt đẹp thì trước tiên là kiên quyết tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận. Tuyệt đối, không cho nhà cầm quyền lũng đoạn tất cả các kênh thông tin. Vì như cha lập quốc nước Mỹ George Washington đã nói “một khi bị cướp đi quyền tự do ngôn luận, chúng ta trở nên câm lặng và ngu xuẩn, như những con cừu bị dẫn đến lò sát sinh”. Nhắc lại điều này, tôi nghĩ không mới nhưng thấy buồn là hiện còn nhiều người Việt Nam chưa ý thức được vấn đề này để góp một tay tranh đấu cho quyền thiêng liêng – TỰ DO NGÔN LUẬN.
Suy rộng ra, một xã hội mà quyền con người được bảo đảm là một xã hội tránh được nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ chiến tranh, đổ máu. Một giá trị rất đáng để tranh đấu.
Đèn Cù là một cuốn sách tuyệt vời, chỉ có điều vì là một cuốn sách có bản quyền nên sẽ ít người được đọc nó. Hy vọng rằng có ai làm mạnh thường quân, mua tác quyền để có thể phổ biến rộng rãi hơn. Tôi nghĩ mạnh thường quân cho việc này là một người yêu nước vì cuốn sách giúp công chúng hiểu biết chân thực hơn một giai đoạn lịch sử. Như ai đó đã nói “Đèn Cù đã giải thiêng cho cuộc cách mạng Việt Nam”, sự giải thiêng này sẽ giảm đi tính thần thánh, đỉnh cao trí tuệ nhân loại mà ĐCS VN thường tự nhận về mình và nó góp phần thúc đẩy nền dân chủ cho Việt Nam.
Thế hệ trẻ như chúng tôi cần nhiều Đèn Cù hơn nữa để có hành trang chân thực góp sức mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
Một lần nữa, xin cảm ơn tác giả Đèn Cù.
Xin cầu chúc tác giả nhiều sức khỏe để thấy một Việt Nam tươi đẹp như lý tưởng mà tác giả hy sinh cuộc đời mình để theo đuổi, bảo vệ.
Để rõ hơn tác phẩm, xin giới thiệu một bài review trên báo RFA: Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù.
Nguồn: FB Nguyễn Văn Thạnh
Ảnh: Ông Trần Đĩnh (trong cùng, bên phải), tác giả Đèn Cù. Photo: Hoàng Hưng

2940. Lãnh đạo Việt Nam: Nói gì, nghĩ gì và làm gì?

AFR Dân Nguyễn
07-09-2014
H1
Đã từ lâu, người Dân được nghe những phát ngôn rất ấn tượng từ các vị chức sắc, là quan chức đảng, chính quyền hay đoàn thể. Những phát ngôn đó, khi thì về vấn đề chống tham nhũng, khi thì về những bất cập trong chính sách, trong thực hiện về giáo dục, y tế, giao thông… Và điều đáng nói ở đây là những phát ngôn đó đều rất “trúng” (đúng)! Tất nhiên, trong những phát ngôn tuy chưa được xem là “khuôn vàng thước ngọc”, thì cũng đáng được coi là mẫu mực về tính khách quan, nhằm “lấy lại lòng tin” trong Nhân Dân, (đôi khi để lái) dư luận…
Trong những phát ngôn đó, người ta có thể lọc ra những phát ngôn vừa “lú”, vừa ngớ ngẩn, lại cũng có những phát ngôn rất láu cá…(điển hình như những phát ngôn của ngài chủ tịch quốc hội, như :“Kỷ luật hết thì lấy ai làm việc, hay: Quốc hội do Dân bầu, đại diện cho Dân, Quốc hội làm sai thì Dân chịu…(!!!), thể hiện đúng cái tâm, cái tầm của cán bộ các cấp các ngành trong bộ máy đảng, nhà nước, chính phủ, đoàn thể…nghe mà không thể không “lộn ruột!”.

Gần đây có phát ngôn của ngài tổng bí thơ, mà đến nỗi nhờ cái phát ngôn của ổng, “bọn phản động” cười ngất, nhảy dựng lên mà bình phẩm. Ấy là phát ngôn của ổng về cái chủ nghĩa cộng sản, cái chủ nghĩa mà đảng của ổng, cũng là cái đảng đang thống trị trên đời sống 90 triều người dân trên dải đât hình chữ S đã, đang và sẽ còn tôn thờ và đeo đuổi. Ổng nói đại ý, chủ nghĩa cộng sản, ý quên, chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ này người ta cũng chưa chắc thấy trên đất nước VN.
Đối với “bọn phản động”, thì phát ngôn này cho thấy sự bế tắc của CNXH ở VN. “Chúng” sẽ đồng thanh hô: Thấy chưa,…là ông nói đấy nhé. Vậy Nhân Dân VN vẫn phải theo các ông xây dựng cái chủ nghĩa mà đến cuối thể kỷ 21 này vẫn chưa chắc thấy đó sao!?…
Nhưng suy nghĩ kỹ một chút sẽ thấy cái thâm ý của phát ngôn này, tuyệt không “lú” chút nào. Các “đảng anh em” đã sụp đổ, đã chết cách đây một phần tư thế kỷ, trong khi đảng của ông vẫn chưa chết, vẫn sống nhăn. Không những thế, nó còn tiếp tục sống đến cuối thế kỷ 21 này (cho dù nó sống đấy mà chẳng làm được gì, hay chẳng cần làm gì), bẳng chứng là nhiệm vụ của nó là xây dựng CNXH, mà đến cuối thế kỷ này vẫn chưa xong…Phát biểu của ổng là “liều vắc xin” tiêm cái chất miễn dịch “kiên trì định hướng” cho toàn dân và toàn xã hội. (đảng thì không cần loại vắc xin này, vì đã được miễn dịch tự nhiên rồi!).
Gần đây có phát ngôn của ngài chủ tịch nước, cũng được coi là khá ấn tượng. “…Chúng ta vẫn còn trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong  Nhân Dân: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ…trong công tác cán bộ…”.
Thưa ngài chủ tịch, với những “câu truyền miệng” kiểu như này còn nhiều lắm. Không biết có đến tai ngài chưa, hay đến mà ngài không thể trưng dẫn ra đây…Tỷ  như những câu: “Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen”, hay “Hèn với giặc, ác với Dân”… để nói về đảng của ngài đó, thưa chủ tịch…
Thưa ngài chủ tịch, câu truyền miệng mà ngài vừa nêu trên có đúng với thực tế xã hội hiện nay chăng? Dù không muốn ngài cũng phải thừa nhận là đúng chứ? Ngài “đau” thật không? Nếu ngài “đau” một, Nhân Dân đau mười. Không đau sao được, khi cái nhân tố quyết định sự thăng tiến xã hội bị đẩy xuống hàng thứ 4 – hạng bét! Điều đáng suy nghĩ ở đây, là ngài biết đấy, nhưng quan trọng là ngài làm gì? Ngài sẽ làm gì? Hay ngài chỉ “nói để đấy!?”.
Với phát ngôn này, tác giả của khái niệm “bầy sâu”, của lời kêu gọi dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, khẳng định không kẻ nào có thể đe dọa được cả một Dân Tộc…vừa ghi điểm với các “đồng chí” của ông ta, cho dù đây là phát ngôn kém ấn tượng hơn so với phát ngôn nêu bật tình trạng Đất Nước hiện nay đang bị cả một bầy sâu cắn xé… Diễn giải khái niệm “bầy sâu” của ông chủ tịch nước dưới một văn phong khác, ngài tổng bí thơ đã vào hùa như ri: “tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”, hay cụ thể hơn nữa: “Đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”…
Khi nghe những phát ngôn này, đến ngay các đồng chí trong đảng của quý ngài cũng “sốc”, đừng nói gì  “bọn phản động”. Còn Nhân Dân thì ngơ ngác, chẳng hiểu mô tê răng rứa…
Trong “tứ trụ triều đình”, ai cũng cố gắng tạo ra sắc thái riêng bằng những “phát ngôn để đời”, dù rằng kẻ tám lạng người một cân. Ngài thủ tướng có bài dạy đạo đức cho sinh viên một trường đại học. Ngài giảng giải, cắt nghĩa về cái gọi là lòng tự trọng với sinh viên, ngay sau ít ngày ngài phải bối rối trần tình về lý do không từ chức. Ngài không bảo với dư luận lý do ngài không từ chức vì ngài còn xứng đáng ở cương vị đó hay không, song bởi ngài đang thi hành phận sự, hay chấp hành sự phân công của tổ chức đảng (!)…
Đảng nhăn nhó với ngài. Dư luận cười xòa…; và ngài  bình an. Ngài tiếp tục ngồi ghế thủ tướng, đi đây đó, và phát ngôn…Gần đây ngài ghi điểm “kép” với phát ngôn trúng lòng Dân. Ngài nói hộ Dân về nỗi phẫn uất trước họa bành trướng của giặc phương Bắc, vì thế mà được dư luận chấm điểm tuyệt đối… 
Nhân dịp ngài chủ tịch “trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng trong Nhân Dân…”, nên mạn đàm đôi ba phát ngôn “để đời” khác của các VIP.  
Có một gã hàng xóm, từng là kẻ bất hảo, trộm cướp, lừa đảo có hạng. Đám con lão theo “gen” cha, cũng trở nên những tay trộm cướp lưu manh có số. Là cha, lão hiểu các con mình hơn ai hết, kể cả những việc chúng làm còn đang được giấu kín, chưa phát lộ. “Cha nào con nấy”. Đã có nhiều kẻ “độc địa” rủa vậy. Gã biết xóm giềng căm bố con gã lắm, nhưng chưa làm gì được… Một hôm gã ra quán nước, thở than với những nông dân  đang  uống  nước vối, hút thuốc lào vặt: Tôi buồn với mấy thằng con bất trị của tôi lắm… Khi khác hắn đứng giữa kẻ chợ mà nhỏ to: Tôi rất phiền lòng vì mấy thằng con tôi đã làm phiền tới các ông các bà. Khi khác, gã lại làm bộ u sầu vì sắp con bất hảo của mình, vẫn với cái điệp khúc ăn năn, tỏ ra biết điều: Tôi rất buồn, tôi rất tiếc… Hứng chí gã còn không tiếc lời nguyền rủa đám con bất trị do gã sinh ra, mang bản chất của gã. Nghe gã, một số người tỏ ra cảm thông, quên luôn con người gã. Nhưng trước những người từng trải nơi thị thành hay chốn giang hồ, gã chỉ nhận được cái bĩu môi hay cái nguýt dài của những kẻ sành đời… “Đừng tin lão, loài rắn lục cả…”. Người ta truyền tai nhau cái thông điệp đó, và hàng xóm dần lánh xa gã.
Người Dân đang chờ xem ông chủ tịch nước và cộng sự của ông làm gì, chứ không phải nghe các ngài nói; bởi tất tật những điều các ngài nói, Dân biết và biết trước cả rồi!…     

2941. Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp

BVN
Nguyễn Trọng Vĩnh
08-09-2014
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dươg 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, nhân dân ta phẫn nộ đấu tranh quyết liệt, báo chí dư luận thế giới phê phán như tát nước vào mặt Trung Quốc, tiếc rằng lãnh đạo Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội kiện Trung Quốc. Rát mặt quá, giới cầm quyền Trung Quốc tạm rút giàn khoan đi nơi khác để tình hình lắng dịu xuống. Nhưng âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông không thay đổi, họ vẫn dựa vào cái “lưỡi bò” phi lý, phi pháp của họ để tuyên bố chủ quyền biển, đảo của họ trong đó và họ vẫn từng bước lặng lẽ tiếp tục hành động…
Trung Quốc là kẻ cướp đất, cướp biển, Việt Nam là nạn nhân, Trung Quốc là kẻ mạnh, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đi cầu hòa là ở thế yếu. Thông thường thì trong đàm phán, kẻ mạnh thường áp đặt điều kiện cho kẻ yếu. Ví dụ như trong đàm phán về lập lại quan hệ bình thường ở Thành Đô, do Việt Nam ở thế yếu nên sau khi đoàn về, phía lãnh đạo ta không còn đả động gì đến cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới của ta năm 1979, đến cuộc đánh chiếm điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Không truy tặng liệt sĩ cho bộ đội chiến đấu hy sinh năm ấy và 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở Gacma. Không ai chăm sóc mồ mả và hương khói cho các liệt sĩ, sau đó là Bộ Trưởng Ngoại giao đầy tài năng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm biết rõ dã tâm của Trung Quốc, mất chức.


Đối với “đặc phái viên” Lê Hồng Anh, phía Trung Quốc có nêu điều kiện gì không thì không biết. Trong hội đàm với Lưu Vân Sơn, đặc phái viên Lê Hồng Anh cầm giấy đọc, nội dung những gì thì không được biết. Sau đó Lưu Vân Sơn phát biểu, khi hội kiến TBT Tập Cận Bình thì Tập Cận Bình cũng phát biểu.
Qua báo chí công khai của cả ở Việt Nam và Trung Quốc, tổng hợp lại phát biểu của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc cơ bản không có gì mới, chủ yếu vẫn là những câu phỉnh phờ, mê hoặc, “ăn người’ lâu nay họ từng nói, nào là: Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam, là hai nước láng giềng không tránh khỏi “va chạm” (!), vấn đề chính là xử lý như thế nào…, mâu thuẫn ở Nam Hải (Biển Đông) song phương đàm phán tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, hợp tác cùng khai thác, cùng là Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng có mục đích xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cần thường xuyên giao lưu trao đổi ý kiến, lấy đại cục quan hệ Trung – Việt làm trọng, giữ gìn truyền thống hữu nghị giữa hai nước, kiên trì phương châm 16 chữ và 4 tốt, hai bên quan tâm định hướng dư luận nhân dân hai nước…
Thử phân tích xem những nhà lãnh đạo Trung Quốc nói như trên có thật không và có ý gì?
-Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam: Có thật vậy không? Vài năm trước báo chí Trung Quốc không ngớt thóa mạ và đe dọa Việt Nam, nào là Việt Nam là lang sói, là quân ăn cháo đá bát, phải dạy cho Việt Nam bài học thứ hai, gần đây trong chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, báo Trung Quốc còn đăng câu: “Hãy đưa đứa con hoang đãng trở về” (ám chỉ Việt Nam). Lần này họ nói với Việt Nam như thế để buộc chặt Việt Nam vào cỗ xe của họ. Đừng gần gũi quá với họ.
- Hai nước láng giềng có “va chạm” nhau là điều không tránh khỏi, quan trọng là xử lý thế nào… Trung Quốc lấn, cướp của Việt Nam chứ đâu phải là va chạm, họ muốn ta không đấu tranh, không làm ồn ào, các mâu thuẫn họ gây ra ở Biển Đông, họ muốn ta đàm phán “song phương” để dễ bắt nạt, đồng thời chia rẽ ta với các nước Đông Nam Á.
- Hợp tác cùng khai thác:Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng nêu “Chủ quyền về ta” (Trung Quốc), gác tranh chấp cùng khai thác”. Nay họ tạm giấu đi mấy chữ “chủ quyền về ta” để dỗ ta cho khai thác trong phạm vi thuộc chủ quyền của ta.
-Gìn giữ truyền thống hữu nghị giữa hai nước: Làm gì có truyền thống hữu nghị mà giữ gìn? Ai cũng biết từ các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến thời Đặng Tiểu Bình đều đem quân xâm chiếm nước ta, giết hại nhân dân ta, Đặng còn cướp Hoàng Sa của ta, lấn thác, lấn đất biên giới, lấn Vịnh Bắc Bộ của ta. Ngay trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc có giúp ta nhưng cũng có lợi ích của họ đồng thời cũng nhằm thu phục ta vào vòng tay của họ. Khi ta thắng lợi, họ lại phản bội ta. Giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ có xâm lược và chống xâm lược mới là truyền thống.
- Hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều có chung mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm:Từ khi Đặng Tiểu Bình phát biểu: “Mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì thực tế Trung Quốc đã từ bỏ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, rẽ theo con đường khác rồi, nên ba thập niên qua, họ đã tiến những bước khổng lồ. Họ vẫn nêu “xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nhưng họ đương thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình để trở thành một thứ Đế chế hùng cường. Còn Việt Nam thì đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mây. Họ cứ nói bừa cùng chung mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội để buộc ta với họ, không  ngả về Mỹ.
- Kiên trì phương châm “16 chữ, 4 tốt”, định hướng dư luận nhân dân:Từ khi nêu ra chiêu ấy, chỉ có lãnh đạo Việt Nam thực hiện, Trung Quốc có thực hiện đâu? Toàn làm ngược lại, còn yêu cầu Việt Nam tuyên truyền cho thứ “hữu nghị giả dối” ấy, ngăn chặn tuyên truyền và biểu tình chống Trung Quốc.
Đoạn trình bày trên đây cho thấy giới cầm quyền Trung Quốc có tài lừa phỉnh, có tài đổi trắng thay đen, đem 60 vạn quân xâm lược nước ta, lại nói là “phản kích tự vệ”, đánh cướp đảo của Việt Nam lại nói là “thu hồi”, đưa hàng trăm tàu có cả tàu chiến, đâm hỏng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta lại nói là “tàu Việt Nam khiêu khích”. Giới cầm quyền Trung Quốc, chuyên nói một đàng làm một nẻo, mồm nói “hữu nghị”, nhưng đương chuẩn bị căn cứ để “đánh chiếm đảo”, cụ thể là: Gần đây máy bay do thám của nước ngoài cho biết trên bãi đá Gacma không người ở trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của chúng ta năm 1988, Trung Quốc đương đổ cát đá để xây dựng Gacma và các bãi đá xung quanh thành các đảo nhân tạo nhằm khẳng định chủ quyền của họ đồng thời sẽ xây dựng thành căn cứ chiến đấu có đường cho máy bay cất, hạ cánh. Sự kiện nguy hiểm này lẽ nào lãnh đạo và Bộ Quốc phòng Việt Nam lại không biết. Bộ máy truyền thông không đả động, lãnh đạo vẫn im lặng.
Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu  tranh… để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta. Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc./.
N. T. V.
Tác giả gửi cho BVN

2942. Từ thoát Trung, đến thoát hệ lụy của một thể chế bất hợp lý, độc tài và tham nhũng

BVN
Hạ Đình Nguyên
Có ba vấn nạn cho Việt Nam hôm nay:
– Trung Quốc Cộng sản đang là một đe dọa nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
– Thể chế nhà nước Việt Nam đang là một thể chế bất hợp lý, độc tài và tham nhũng.
– Ý thức hệ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang theo đuổi, chính xác là một ảo tưởng.
Vận nước cũng giống quy trình của một đời người: “Một thời để yêu, một thời để chết” (tên một tác phẩm của Maria Remarque). Nói theo phong cách triết học hiện đại thế kỷ 20: Một thời dấn thân (s’engager), một thời tháo gỡ (desengager).

Việt Nam đang tuột vào con dốc ứng với vế hai của quy trình, một thời để chết, hoặc một thời tháo gỡ. Do đó, các từ ngữ thoát Trung, thoát Cộng, hay thoát Ảo… xuất hiện, và có chỗ đứng chính đáng của mình, nó biểu hiện nổi trăn trở của một giai đoạn có nhiều nguy cơ biến động, mà Việt Nam đang đối diện.
Đó là những từ ngữ đang nhảy múa trong đầu mỗi người dân hôm nay. Cái nào trước cái nào, cái nào chính, cái nào phụ đang là sự tính toán của những người làm chính trị, hoặc là những người quan tâm đến thời cuộc. Đảng Cộng sản Việt Nam với khoảng ba triệu cái đầu sáng tối khác nhau, cũng không dễ có sự thống nhất đơn giản.
Thoát Trung
Chiếc giàn khoan HY 981 đã mở tung nắp đậy chiếc quan tài lịch sử, từ đó bật lên tiếng kêu thất thanh “thoát Trung” của dân Việt. Tiếng kêu ấy ngày càng trở nên khẳng định và quyết liệt, nhắm vào kẻ xâm lược, đồng thời liền theo đó, xuất hiện một câu hỏi lớn của nhân dân về vai trò và trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay.
Câu hỏi đó vừa có tính chất lịch sử, vừa là dự báo cho một chuyển biến mới, mà Đảng Cộng sản Việt Nam không thể không tự trả lời mình, và trả lời cho dân chúng, cũng là cho quá khứ và cho tương lai.
Thoát Trung là một nhận thức đã trở thành ý chí, gần như một khẩu hiệu tự phát của các tầng lớp nhân dân được lan truyền nhanh chóng trong cả nước, kề từ sau ngày 2 tháng 5, khi chiếc giàn khoan HY981 xuất hiện, hạ neo ở vùng lãnh hải Việt Nam.
Sự kiện giàn khoan minh chứng một cách công khai, trắng trợn âm mưu của Tàu chiếm đoạt Biển Đông, uy hiếp chủ quyền Việt Nam. Từ đây, Tập Cận Bình cũng đã mặc nhiên công khai xé toạc “thông cáo chung” giả dối mà Hồ Cẩm Đào ký kết với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một cách đáng mỉa mai thay, qua đó xác định Tàu là nước đối tác “chiến lược và toàn diện”. Với nó, Tàu đã trùm bóng đen lên đầu Việt Nam.
Thì ra, những sự thật lịch sử đau lòng ẩn bên dưới các “thông cáo chung” đã từng úp mở và che đậy, nay đã được phơi bày: Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các thông tin tiết lộ về hội nghị Thành Đô, từ hồi ký của cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ, từ Wikileaks, từ báo Hoàn Cầu và truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã hội tụ và khắc họa nên một bức tranh sự thật, dù Đảng Cộng sản Việt Nam chưa công khai bạch hóa cho dân chúng biết, nhưng sự thật có vẻ ê chề ấy được minh chứng và lý giải qua các thực tế diễn ra hơn hai thập kỷ trên khắp đất nước Việt Nam.
Đó là vấn đề “xét lại” – một từ ngữ từng nhuộm máu đó đây – toàn diện, mang tính đồng loạt, hay đúng hơn, là sự bừng tỉnh cộng đồng sau cơn mê dài, là cái phần đuôi còn lại của một thời kỳ xã hội chủ nghĩa đã sang trang. Nó trở thành nỗi lo âu và giận dữ chính đáng, cấp bách, rộng lớn, của nhiều thành phần dân chúng, cả cán bộ, đảng viên trong bộ máy công quyền. Nó không hề là một “phản ứng” cục bộ, sự vụ, lẻ tẻ để có thể đáp ứng dễ dàng, hay là lời giải thích dễ dãi, hoặc là bị bóp chết từ trong trứng nước nếu ai đó muốn.
“Thoát Trung” mang ý nghĩa cụ thể: thoát ra khỏi vòng vây chiến lược “đại cục” của Trung Quốc về các hình thái xâm lược bằng sức mạnh mềm, và sức mạnh bạo lực đang diễn ra, được thể chế hóa, công khai hóa qua các “thông cáo chung” và các ký kết khác của hai bên, bao gồm mọi mặt, từ tư tưởng Đại Hán mang danh chủ nghĩa xã hội, hình mẫu thể chế chính trị, các âm mưu hợp tác để phá hoại kinh tế, hợp tác chiến lược để bao vây cô lập quân sự, kiềm chế quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước khác, v.v. (như lời “mật truyền” của Mao).
Thoát Trung là sự tháo gỡ ra khỏi các ràng buộc thâm căn cố đế về mặt trái của nó, từ lúc khởi đầu cuộc chiến tranh đến nay, và giờ đây, sự tháo gỡ không phải là dễ dàng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vì cơ chế của bộ máy, vì gắn liền với tư duy ý thức hệ đã từng thấm sâu, và các ràng buộc vật chất khác. Thoát Trung là giành lại quan hệ bình đẳng của một Quốc gia có chủ quyền, không lệ thuộc. Thoát Trung không có ý nghĩa là chống lại nhân dân Tàu, tuyệt giao về văn hóa, hay lập tức cắt đứt về kinh tế, như một thế lực nào đó muốn suy diễn quá đà, nhằm kín đáo chống lại xu thế “thoát Trung”. Cũng như tư tưởng “cảnh giác” phương Tây và Mỹ, là nhằm mục đích níu kéo quan hệ 16 chữ, tiếp tục thực hiện khẩu hiệu “thế lực thù địch” rất mập mờ, để trấn áp phong trào chống xâm lược Tàu và đòi hỏi dân chủ. Đó là luận điệu yêu nước ngụy trang, nêu cao tinh thần tự chủ giả vờ, thực chất là bảo thủ, không muốn dân chủ, sợ hãi thay đổi, vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm thế lực ẩn danh.
Không người Việt Nam nào còn mơ hồ về âm mưu bành trướng Đại Hán khi nhìn vào thực tế, khi hiểu “Giấc Mơ Trung Hoa” mà Tập Cận Bình đang ra sức thực hiện, và hiểu rõ lời của Mao Trạch Đông truyền cho hậu duệ của họ, qua tài liệu mật được bạch hóa. “ …chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (Xem: “Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao” – Một thế giới, ngày 19–8–2014)
Thoát Trung là vươn lên ý thức độc lập, làm chủ lấy mình, mở rộng liên kết thế giới với tư cách đầy đủ của một Quốc gia, không để rơi vào con đường độc đạo u ám dẫn đến lệ thuộc Trung Quốc như nó đã diễn ra. Thoát Trung là nhu cầu thực tế có ý nghĩa sống còn của Việt Nam hôm nay.
Thoát Cộng
Có câu hỏi, tại sao phải thoát Trung? Việt Nam đã tự mình “theo Tàu”, tựa gối gá vai vào Tàu, chứ từ lâu Việt Nam đã đứng riêng một cõi Trời Nam, qua bao sóng gió vẫn quyết giữ nền độc lập của mình. Chính vì ý thức hệ Cộng sản mới dẫn dắt đến sự lệ thuộc ngày nay, mới có tình nghĩa giang hồ anh em khắng khít, mới có phương châm 16 chữ, mang ý nghĩa sự đồng hóa, như trải thảm vàng để đón mời. Nó xóa bỏ sự riêng biệt tất yếu để một Quốc gia có thể tồn tại, phản bội Tuyên ngôn độc lập qua Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Phương châm 16 chữ (thập lục tự phương châm) của Giang Trạch Dân (tặng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991) là một bài thơ xâm lược, thông qua “lý tưởng” Cộng sản. Nó được nâng lên thành “16 chữ vàng”, phản bội dân tộc, mà Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thuận tung hô, bộc lộ tính tự nguyện, khó thể biện hộ!
Nếu những thế hệ Cộng sản tiền phong của Đảng Cộng sản Việt Nam, nóng lòng vì giải phóng dân tộc, mà “ngộ” phải chủ nghĩa Vô sản Quốc tế, thì có thể lấy trào lưu thời cuộc mà biện minh. Nhưng nay thời đại đã khác, lạc hậu văn minh đã rõ, sao còn bám theo? Soi vào tấm kính chiếu hậu, thấy hàng loạt các nước Cộng sản đã giã từ sân khấu. Còn soi vào hiện tại thì kìa, Trung Quốc, cấp “Đảng Lãnh Đạo” đang no nê và nghiêng ngã, dân chúng của họ thì khốn cùng và phẫn nộ – một lò lửa đang chờ bùng nổ.
Còn gì nữa mà mơ hồ về cái gọi là chủ nghĩa xã hội?
Việt Nam Cộng sản là một dấn thân tự nguyện, đâu thể đổ hết cho Tàu? Cái âm mưu đành rằng của họ, nhưng cái mê lầm là của ta.
Thoát Trung, lại có nghĩa là thoát Ý thức hệ Cộng sản, là nguồn cơn dẫn đến lệ thuộc. “Lý tưởng tương thông” là chiếc cầu cho quân xâm lược bước qua. Thoát Trung là cấp bách nhưng căn nguyên chính là thoát Cộng, đâu phải là không quan trọng!
Thoát ảo
Có người cho rằng, cũng không có Cộng sản đâu để mà thoát! Tự xưng là Cộng sản, nhưng trong lòng không tin vào ý thức hệ này, và thực tế, nó đang tồn tại như một tấm bảng hiệu.
Có phải dân Việt Nam có bản chất là mơ mộng? Là ưa thích cái mà mình không có? Việt Nam thoát thai từ một xã hội phong kiến lạc hậu, chưa từng là nước phát triển, làm gì có “công nhân” để gọi là giai cấp “tiên tiến”, rồi đến đội ngủ “tiền phong”? Đảng Cộng sản Việt Nam ban đầu có bản chất và sức mạnh là yêu nước, “ý thức hệ” là chuyện mơ màng tạm thay cơm áo trong lúc khó khăn. Niềm tin mơ mộng đó là biểu hiện của khát vọng tự do, đã có vai trò hỗ trợ cho cuộc chiến đấu thành công, nhờ đó có thêm súng đạn và lương khô. Về bản chất của “ý thức hệ’ là giai cấp, thì Việt Nam cũng đã trải qua kinh nghiệm đẫm máu về cải cách ruộng đất, cũng như “ba ngọn cờ hồng” của Trung Quốc, cũng như hàng triệu đầu lâu của phong trào Cộng sản Polpot tại xứ Chùa Tháp.
Trên thực tế, từ trước đến nay, chỉ có “Đảng Cộng sản” yêu nước chứ không hề có chủ nghĩa Cộng sản, dù là một chút mầm mống khả tín. Cái quả có trước cái nhân, nó từ trên trời bay xuống, không có nền tảng, nó nằm chơ vơ trên chiếc đệm rơm sơ sài dễ cháy. Đấu tranh giai cấp thực sự là tai hoạ gây hận thù, chứ không thể động lực cho tiến bộ.
Cuộc trường kỳ kháng chiến đã đi đến kết thúc “thắng lợi”. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang làm gì với thắng lợi đó, cho hiện tại và tương lai, với cái thành tựu duy nhất làm hành trang mang theo, là những nhịp đập rực lửa chủ nghĩa “anh hùng” đẫm máu?
Tương lai là hướng đến hình mẫu Đại Hán xã hội chủ nghĩa, hay gương sáng siêu độc tài, siêu phong kiến Bắc Triều Tiên? Hay là mô hình xã hội chủ nghĩa vừa siêu thực, vừa bí hiểm mà “đến cuối thế kỷ cũng chưa chắc hoàn thiện”? Và liệu rằng cái anh hùng trong quá khứ có còn không? Và nó có thay khoa học làm động lực tiến lên “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được không?
Đảng Cộng sản Việt Nam lại đang có niềm tin với những khẳng định tự hào rất cần xem lại:
– Cuộc chiến đấu gian khổ, giành từng mảng rừng xanh, từng cái buôn làng, từng con suối nhỏ đến con sông lớn, rồi giành được nửa nước, rồi cả nước. Thế là hoàn thành “giải phóng đất nước”? Công thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, lại quên rằng nhiều triệu thanh niên đã ngã xuống và cả dân tộc đã chịu đau thương mất mát trong suốt cuộc chiến tranh khốc liệt, bất kể là giai cấp nào?
– Nhân danh giai cấp vô sản, làm đại diện cho giai cấp vô sản, đã tiến lên thành hữu sản, cũng là đại diện giai cấp vô sản theo nghĩa di truyền. Thế là hoàn thành đấu tranh giai cấp? nghiễm nhiên quay lại khai thác triệt để nhân dân – ngay thành phần nông dân và công nhân nghèo khổ mà mình xưng là đại diện – bằng những chính sách có lợi cho tầng lớp cầm quyền.
– Tiến hành thể chế “chuyên chính vô sản” với mục tiêu gì? Để kiềm giữ lâu dài không cho giai cấp “tư sản ngóc đầu dậy”? Để cho chủ nghĩa tư bản “tiếp tục giãy chết”, bằng cách dắt dìu con cháu mình nối nghiệp, cũng lâu dài là đại biểu giai cấp vô sản theo nghĩa di truyền? Với nhiệm vụ “cao cả và khó khăn” của chuyên chính vô sản, là phải tiếp tục kiên trì dù cho đến cuối thế kỷ, dưới sự dẫn dắt bởi một đội ngũ tiên tiến và tiền phong do Đảng chọn lựa, cũng trên cơ sở “truyền thống” của mình?!
Với những niềm tin trên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành chủ nhân ông đích thực, rất chiến lược và toàn diện của đất nước!
Nhưng tất cả đều là ảo tưởng, vì nó phản khoa học, nghịch với thời đại, và không đúng với thực tế. Vì thế phải thoát ảo tưởng này.
Việt Nam ngày nay, với thân phận tủi nhục và đắng cay, đang ngước nhìn lên Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia…, họ không cần đến một thứ chủ nghĩa siêu phàm viển vông nào. Người Việt hôm nay còn đang mơ ngày được hít thở bầu không khí của Campuchia, Myamar, tuy là còn rất nhiều bụi bặm nhưng không độc hại bằng không khí ở Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Hà Nội.
Nay Đảng Cộng sản có nên tiếp tục mang bảng hiệu “cộng sản” nữa không, khi mà chẳng có cái “chủ nghĩa cộng sản” ở đâu cả? Không có đâu cả! Hay là tự mình bất chấp thời đại, dựng lên một cõi trời riêng xã hội chủ nghĩa?
Giờ đây, không còn băn khoăn là thoát cộng, mà là thoát ảo tưởng của chính mình.
Thoát hệ lụy
Có nhận xét rằng, hiện tại Đảng không hề có ảo tưởng, nên chuyện “thoát ảo” cũng là viển vông. Ngược lại, Đảng Cộng sản Việt Nam rất thực tế, dù rằng không còn mấy ai thực lòng – ngay ở cấp lãnh đạo – tin vào lý tưởng có bản chất là ảo tưởng của ý thức hệ, gọi tên là Mác–Lênin. Một số lãnh đạo Đảng từng nói, phải “tập trung bảo vệ Đảng”, ấy là cái cụ thể, tức là bảo vệ cơ cấu quyền lực và lợi ích hiện hữu của mình, tệ nhất cũng là cái “sổ hưu”. Vấn đề là quá thực tế, chứ không phải ảo.
Thế hệ kế thừa đang dùng hình tượng Hồ Chí Minh làm nền, khỏa lấp hệ thống lý luận đã hoàn toàn đổ vỡ, để làm điểm tựa cho niềm tin của thể chế. Nhưng sự vay mượn hình bóng Hồ Chí Minh – hay là khai thác, tận dụng triệt để – không đem lại tác dụng bao nhiêu, vì thời đại này đã vượt qua giai đoạn của “tệ sùng bái cá nhân”. Nếu là vĩ nhân, hãy để vĩ nhân tự tỏa sáng. Sự phục chế thô thiển sẽ làm cho bức tượng không còn nguyên trạng. Đảng vẫn tự hào là đang tồn tại như một thực thể hùng mạnh, nắm trong tay bộ máy An ninh, Quân đội, hệ thống Tư pháp và Nhà tù cùng với các nguồn lực quốc gia, đủ sức để dập tắt bất cứ sự đề kháng nào trong nhân dân nếu có. Ngoài ra thì có đủ các ban bệ, đoàn thể bao quanh, như vây và cánh.
Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như ý muốn.
Người anh cả Trung Quốc, vốn đồng sàng nhưng dị mộng, khi giở tấm khăn vàng ra, là con dao đã kề vào cổ!
Trong nước, quyền và lợi đã làm tha hóa tầm nhìn, sinh ra “suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống” trong Đảng, với số lượng “không phải là ít”. Từ đó, đất nước đã phủ kín một màu tham nhũng chứa đầy xung đột, dưới muôn hình vạn trạng, vừa tinh vi, vừa trắng trợn đã tác động làm xã hội băng hoại đến mọi ngõ ngách.
Với chiến dịch chống tham nhũng, người dân không tin ngay từ lúc nó khởi động, vì tham những là con đẻ của thể chế, và thể chế ấy không thể tự chống mình, nên nó chỉ là cuộc giành giật để thay lớp tham quan này bằng lớp tham quan khác. “Hạ cánh an toàn” là câu nói trên miệng quan chức, phổ biến, công khai, có nghĩa như một lời chúc mừng, là sở nguyện giữ thành quả thu được sau một canh cờ gian bạc lận. Lẽ ra phải được hiểu đó là một câu nói nhục nhã của cánh làm quan, biểu hiện bản chất một cỗ máy u ám và đầy cạm bẫy.
Đại bộ phận thanh niên thì cam chịu, thờ ơ, mất phương hướng và không muốn vào Đảng. Một cây tầm vông được hơ quá lửa, uốn ngược lại, thành ra bị gãy, ví như: “Thanh niên e dè [vào đảng] là còn kỳ vọng vào Đảng” như lời phát biểu đủ độ vô duyên của một cựu quan chức từng hãnh tiến một thời, là bí thư Thành đoàn TP HCM – Nguyễn Chơn Trung.
Khoảng cách giữa Đảng và dân chúng ngày càng rộng, mặc cho những lời hô của lãnh đạo: “Lấy lại niềm tin của nhân dân”, trong khi guồng máy tham những cứ vận hành, các công cụ bạo lực không ngớt trấn áp và truy bức công dân mà không cần một thứ luật pháp nào (mới nhất: vụ án Bùi Minh Hằn, vụ khủng bố Đại tá Nhà văn Phạm Đình Trọng…).
Ở cấp dưới thường nói khi hành sự: “do trên chỉ đạo”, trên bảo: “do ở dưới làm”, mọi sự thật chạy vòng quanh như kiến bò miệng chén. Người dân không thể biết được ai chịu trách nhiệm về cái gì. Chỉ có một từ ngữ đứng ra thay mặt mọi thứ: “Đảng” cùng với hào quang quá khứ của nó! Nó vô hình vô bóng, nhưng bàng bạc khắp không gian, nó vừa là kẻ gieo hồng ân, vừa là bóng dáng thần chết, tùy theo sự phân chia dòng chảy.
Các hoạt động văn hóa, xã hội thấm đẫm nhang khói kinh doanh, báo chí Đảng thì rất kiệm lời tử tế, lại đầy khí thế hằn học, mang chất giọng của quan tòa.
Nếu các thế hệ Cộng sản trước đây thiếu thốn vật chất, nên lấy tinh thần làm sức mạnh, thì nay ngược lại, vật chất/quyền lực đã phủ lấp, làm tê liệt tinh thần, đưa lẽ sống xuống mức thô lậu, rơi vào hệ lụy thảm hại – một sự tha hóa ở quy mô cộng đồng dân tộc.
Bốn “thoát” trên đây đều là yêu cầu của thực tế, là suy nghĩ của dân chúng, vì họ không chịu nằm yên để cho “Đảng lo”. “Đảng lo” vốn là não trạng “bao cấp tư tưởng” bị trương phình đột biến, từ khi chiếc lưỡi bò Trung Quốc xuất hiện. Người dân nghĩ rằng họ phải làm chủ cuộc sống của mình, bằng cách tham gia vào tiến trình vận hành toàn diện của đất nước, theo một thể chế phải có sự hiện diện tiếng nói đích thực của người dân, không cam chịu bị chăn dắt như một bầy cừu, bởi một cỗ máy đã quá lỗi thời, nằm trong tay độc quyền của một nhóm người ẩn trú trong cái vô hình gọi là Đảng.
Đâu là lý do mà Đảng lo sợ “mất niềm tin” của nhân dân? Lẽ nào, “mất niềm tin” là do nhân dân tự mình muốn “không tin”?
Trong kinh của đạo Thiên Chúa khuyên tín hữu, hãy lấy tay chỉ vào mình và nói: “Lỗi tại ta!”. Kinh Phật thì bảo, phải ngẫm lại tấm thân mình chỉ là một thứ “giả hợp” của ba thứ “Tham – Sân – Si”. Còn “Đức tin” của người Cộng sản Việt Nam hiện nay thì sao? Xin hãy tự định nghĩa thật lòng, thử xem mình là gì? Có còn là phẩm chất “anh hùng, dũng cảm, trí tuệ” trước Tàu? Có còn là “tiền phong, gương mẫu” trước nhân dân?
Ông Tổng Bí thư và ông Chủ tịch Nước vẫn “đều đều” báo động “mất niềm tin của nhân dân”, nhưng có thể chưa nói đầy đủ ý nghĩa của cụm từ này. “Mất niềm tin” bao hàm cả nghĩa: không trọng về tài, không tôn về đức. Mà còn hơn thế, là căm hận, nếu Tàu còn đưa người vào đất nước, thực phẩm độc hại còn tiếp tục tuồn qua, tài nguyên còn bị lấy đi, đất biển còn bị mất thêm, kiêu binh còn hoành hành, dân dao búa côn đồ còn nổi lên… với bài hợp ca: “cướp đêm là trộm, cướp ngày là quan”!
Cái lỗi sẽ không do duy nhất bất cứ một thành viên nào, mà do trong thể chế không có mặt nhân dân. Cái lỗi của nhân dân là không có mặt trong thể chế. Nhân dân đang thức giấc về cái lỗi của mình.
Một đòi hỏi vừa phải: Minh bạch – Thực hiện dân chủ – Cùng nhân dân chấn hưng đất nước, bảo vệ chủ quyền.
Phải biến “một thời để chết”, thành một thời để yêu chân và thiện.
Việt Nam đang ở trong một cơ may. Cả thế giới đang tạo vòng vây, cô lập bọn hung hăng Đại Hán, Việt Nam không còn là đối tượng để trở thành bãi chiến trường như thế kỷ trước.
Nhưng là ở cạnh chiến trường.
Tùy theo sự chọn lựa: Việt Nam độc tài, hay Việt Nam dân chủ?
Còn nhân dân thì đã chọn, và xu thế thời đại cũng đã rõ.
Cái thoát cô đọng cuối cùng, là thoát hệ luy của một thể chế bất hợp lý, độc tài và tham nhũng.
2–9–14
H. Đ. N.
Tác giả gửi BVN.

2943. Luận điệu đáng sợ của Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược TQ

GDVN
Đông Bình
08-09-2014
H1
La Viện – phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc
(GDVN) – La Viện kêu gọi những người có cùng tổ tiên hai bờ bảo vệ cái gọi là “quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên”, tức là tiếp tục tìm cách ăn cướp biển đảo ở Biển Đông.
Theo “Văn hối” Hồng Kông ngày 7 tháng 9, tại diễn đàn “Trung Sơn – Hoàng Phố – Tình nghĩa hai bờ” tổ chức vào ngày 8 tháng 7 năm 2014, phó hội trưởng kiêm tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, thiếu tướng La Viện đã đưa ra một số phát biểu kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan hợp tác thôn tính biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tại diễn đàn, La Viện cho rằng, chiến tranh chống Nhật là thắng lợi của Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, là thắng lợi của tinh thần Hoàng Phố, là thắng lợi của dân tộc Trung Hoa.
“Hai bờ có chính kiến khác nhau, nhưng có cùng nguồn gốc và tổ tiên, cần cùng bảo vệ cái gọi là “quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên” (tổ quyền) chung, con cháu Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố, không nên chỉ dừng lại ở lời nói, mà cần thống nhất hòa bình, làm nhiều việc thực tế, có lợi cho bảo vệ “tổ quyền”. – luận điệu của La Viện.

La Viện dựng chuyện xuyên tạc cho rằng: “Hiện nay, một số đảo đá của chúng ta bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, vùng biển bị chia cắt, tổ quyền bị xâm phạm. Người Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố ‘không cần tiền, không cần sống, yêu quốc gia, yêu nhân dân’, vứt bỏ hiềm nghi trước đây, cùng ứng phó quốc nạn”.
H2
Tham diễn đàn lần này có Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Đổng Kiến Hoa và chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông Trương Hiểu Minh.
La Viện còn đưa ra kiến nghị 5 điểm để hai bờ hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền đảo Senkaku và Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam)” như sau, mời độc giả tham khảo để thấy rõ những gì giới tri thức TQ đang kêu gào, cổ vũ:
1. Quân nhân hoặc nhân viên cảnh sát biển hai bờ có thể tuần tra liên hợp (phi pháp) đảo Senkaku và “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hoặc phối hợp ngầm một cách chặt chẽ, nhưng tuyệt đối không thể lừa gạt, làm những việc khiến cho “người thân đau, kẻ thù vui”.
2. Hai bờ có thể thông qua đàm phán, thiết lập “Văn phòng vấn đề đảo Senkaku” trong khuôn khổ Hiệp hội Quan hệ Hai bờ Eo biển (Trung Quốc) và Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan), phụ trách quản lý hoạt động, khảo sát khoa học, phát triển kinh tế đảo Senkaku, xử lý tai nạn trên biển và trên không, thực hiện quyền quản lý thực tế đối với đảo Senkaku.
5. Trong tình hình điều kiện hợp tác phòng thủ của quân đội hai bờ còn chưa chín muồi, có thể tiến hành một số hội thảo trong khuôn khổ hội đồng môn Hoàng Phố, chẳng hạn một số ý tưởng đề án, phác thảo ý đồ, trình diễn trên máy tính.
3. Hai bờ có thể tổ chức hội thảo liên quan đến đảo Senkaku và Biển Đông, công bố với bên ngoài về “bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý” có chủ quyền đối với một số đảo của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là phía Đài Loan cần dựa vào cơ sở này, công bố với bên ngoài về chứng cứ pháp lý hạm đội Lâm Tuân “thu hồi” một số đảo đá từ tay quân xâm lược Nhật Bản, sự tính toán chiến lược và căn cứ lập ra “đường 9 đoạn” (11 đoạn) của Chính phủ Quốc Dân (Đài Loan) trước đây.
Theo dư luận Philippines, Trung Quốc đang đẩy mạnh "biến đá thành đảo" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo dư luận Philippines, Trung Quốc đang đẩy mạnh “biến đá thành đảo” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
4. Hai bờ có thể góp vốn “cùng khai thác Biển Đông” (bất hợp pháp). Đài Loan có thể đầu tư vốn cho Trung Quốc, cũng có thể đầu tư vốn cho biển, hai bờ “cùng khảo sát khoa học, cùng khai thác, cùng lập điểm du lịch” ở đó (các hoạt động này nếu tiến hành là bất hợp pháp).
5. Trong tình hình điều kiện hợp tác phòng thủ của quân đội hai bờ còn chưa chín muồi, có thể tiến hành một số hội thảo trong khuôn khổ hội đồng môn Hoàng Phố, chẳng hạn một số ý tưởng đề án, phác thảo ý đồ, trình diễn trên máy tính.

2944. Metro Việt Nam – câu hỏi bức bách cải cách thể chế?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
08-09-2014
Tháng trước, tập đoàn thương mại khổng lồ Metro Đức đã hoàn tất thủ tục bán cho tập đoàn Thái Berli Jucker với giá 655 triệu Euro chuỗi siêu thị tại Việt Nam, gồm 19 cửa hàng, với 3600 nhân viên, tập trung tại 15 tỉnh thành phố, chủ yếu Hà Nội, Tp HCM, cùng danh mục đầu tư bất động sản có liên quan. Thương vụ này đem đến cho Metro khoản lợi nhuận đặc biệt trong tài khoá 2014/2015 khoảng 400 triệu Euro lãi trước thuế. Theo Tổng Giám đốc Metro, Olaf Koch, và Ngân hàng thương mại hợp nhất trung ương Đức DZ Bank, thương vụ này sẽ tăng tiềm lực cho Metro tập trung đầu tư vào thị trường các quốc gia lợi thế hơn, tương tự như ở Đông Âu Metro cũng đã tách khỏi tập đoàn con Real. Hiện Metro có mặt tại Ấn Độ, Trung Quốc, và muốn tập trung phát triển tại đó. Chỉ riêng ở Trung Quốc, tập đoàn này đã có trên 64 chuỗi siêu thị với 10.000 nhân viên. Trong 9 tháng đầu của năm tài khoá 2013/2014, Metro với các công ty con Real, Kaufhof và Media-Saturn đạt 47,9 tỷ Euro từ thị trường ngoài Đức, xấp xỉ 60% tổng doanh thu. Trước thương vụ chuyển nhượng trên, các nhà đầu tư phản ứng khả quan, giá cổ phiếu Metro tăng 1% lên 25,38 Euro. Theo giới tài chính, Metro không chủ động, mà tập đoàn Berli Jucker đã theo đuổi thương vụ này suối 1 năm qua, kể từ khi có thông tin Metro tìm đối tác sang nhượng quyền sở hữu tại Việt Nam. Hiện vụ chuyển nhượng theo luật Đức đang chờ chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền chuyên về cạnh tranh Đức Wettbewerbsbehörden.

*Phản ứng từ phiá Việt Nam
Báo Petro Times, với tựa đề nghi vấn rất cần cho các giới chức liên quan suy ngẫm „Ai chống lưng cho Metro?“ viết: Lúc này người ta mới vỡ ra rằng, đại gia FDI này chưa từng đóng thuế! Với vốn đầu tư 78 triệu USD năm 2002, sau 12 năm kinh doanh, doanh thu tăng đều từ 21 triệu Euro lên 516 triệu Euro năm 2012, nhưng chỉ đóng thuế thu nhập đúng 1 năm, năm 2010, với khoản lãi 116 tỉ đồng. Thậm chí thuế chuyển nhượng kia cũng không lấy được một đồng, vì họ thương thảo có ở Việt Nam đâu.
Trong khi đó, họ được ưu đãi, miễn 50% thuế thu nhập trong 2 năm đầu (nếu có). Giành được các khu đất vàng ở cửa ngõ các thành phố lớn. Đối lại, Metro đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp FDI kêu lỗ, dao động từ 80 đến 160 tỉ liên tục trong 11 trên 12 năm hoạt động. Hiệp hội siêu thị Hà Nội cũng đã có văn bản phản ảnh gửi lên các cơ quan chức năng báo cáo về Metro…, nhưng các cơ quan quản lý đã bỏ qua và chấp nhận tình trạng này.
Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải giải trình Metro báo lỗ 12 năm: Người ta hoàn toàn dựa vào pháp luật, đúng quy định. Tới 90% hàng hóa bán trong Metro là hàng của Việt Nam. Metro đã tạo ra việc làm cho hơn 5.000 lao động. Từ lúc thành lập tới nay, họ đã nộp 921 tỷ đồng các loại thuế khác. Đó là những đóng góp rất tốt của Metro. Còn việc hiện nay họ lập rất nhiều điểm mới, trung tâm mới gây cho họ lỗ, chúng tôi đã kiểm tra. Thực sự họ có lỗ hay không thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, phải vào cuộc để kiểm tra.
*Vấn đề thể chế
Cùng một Metro khổng lồ, thời gian kéo dài 12 năm, nghĩa là không phải hiện tượng nhất thời, nhỏ bé, nhưng kết qủa hoạt động ở Việt Nam lại hoàn toàn khác ở Đức, chỉ có thể cắt nghĩa nguyên nhân bằng cách so sánh các yếu tố tạo nên 2 thể chế kinh tế tác động tới nó, từ chính sách đến văn bản lập pháp, lập quy, bộ máy nhà nước, hành chính, nghiệp vụ kế toán thuế.
Ở Đức liên quan tới thuế có đủ mọi văn bản lập pháp điều chỉnh từ thuế giá trị gia tăng, tước bạ, thu nhập doanh nghiệp, lương, cho đến quy trình thu và đóng thuế. Các luật trên sinh ra không phải chỉ dành cho doanh nghiệp mà để chế tài cơ quan nhà nước buộc phải hành xử và tuân thủ chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự nó định ra, để đạt mục đích nó nhắm tới. Nghĩa là nếu doanh nghiệp đã „dựa vào luật, đúng quy định“, nhưng đích không đạt được, thì chỉ có thể truy 1 trong 2 nguyên nhân kèm cách giải quyết: – Hoặc khẳng định cơ quan thực thi hành xử đúng, thì cơ quan lập pháp phải chịu trách nhiệm sưả luật nếu không sẽ bị thất cử; -Hoặc khẳng định luật đúng thì cơ quan thực thi phải bị chế tài. Đó chính là động lực phát triển, từ tổng thống, thủ tướng tới thường dân ai ai cũng phải vận động, không thể trì trệ. Trong khi đó, Metro ở ta, thuế thu nhập không thu được có đồng thời cả 2 nguyên nhân trên, về bộ máy „các cơ quan quản lý đã bỏ qua và chấp nhận tình trạng này“, về luật pháp được mặc định đúng, chỗ „dựa“ của Metro; nhưng trách nhiệm và biện pháp cần có của cả cơ quan lập pháp, lẫn hành pháp và bộ máy hành chính đã không hề được nhắc đến. Đặc biệt thuế và doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh của luật nhưng đã không được xử sự đúng bản chất của nó vốn có ở bất kỳ thể chế nào:
1- Bản chất doanh nghiệp sinh ra nhằm mục đích lợi nhuận (trừ loại công ích). Việc Metro bán tới 90% hàng Việt Nam và thuê tới 5000 lao động không phải mục đích mà là phương tiện để nó đạt lợi nhuận. Với một thị trường đầy đủ, một Metro không nghĩa lý gì, „có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ vẫn đồng mọi khi“, thị trường sẽ tự cân bằng bù vào chỗ trống. Vì vậy không thể dùng các con số trên để biện minh cho thiệt hại không thu được thuế thu nhập. Chưa nói, nếu thừa nhận nguyên lý Mác, lao động tạo ra giá trị thặng dư bị chủ doanh nghiệp chiếm hữu, thì nhà nước phải có chức năng phân phối lại thông qua thuế, không làm được đồng nghĩa không tròn chức năng.
2- Càng không thể biện minh cho thiệt hại không đóng thuế thu nhập bằng viện lý do lợi được 921 tỷ đồng các loại tiền thuế khác bù vào. Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu từ người tiêu dùng, không phải của doanh nghiệp, nếu không đóng phải bị truy tố tội chiếm đoạt. Các thuế tước bạ, đất đai… thực chất là chi phí quản lý hành chính nhà nước cho mục đích đó nên nằm trong chi phí doanh nghiệp, không liên quan gì tới thuế thu nhập.
3- Thuế thu nhập quyết định tài lực nhà nước, ở hầu hết các nước hiện đại chiếm tới 1/3 thu ngân sách, luật phải đưa ra được các quy phạm chế tài cơ quan hành chính nhà nước phải có trách nhiệm thu được nó, không được phép biện minh, bất kể lý do gì. Chính vì thế, doanh nghiệp ở Đức chỉ cần lỗ 3 năm liên tục đã phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa, bởi lỗ không chỉ thiệt mình mà hại đất nước. Còn nước ta, cũng tập đoàn của họ, nhưng lỗ tới 11 năm, gấp gần 4 lần ở họ, thật nghịch lý vẫn „đúng luật“, cơ quan nhà nước đã „kiểm tra“; nhưng cả thuế vụ lẫn Metro không bị hề hấn gì?
4- Luật gì, thể chế nào, thì tính thuế cũng do chế độ kế toán và nghiệp vụ đó, tức công nghệ quyết định. Metro thực hiện chế độ kế toán theo „ghi chép ban đầu“, tức hạch toán lỗ lãi theo „phương pháp cân đối“, tạm hiểu lấy tổng hoá đơn đầu ra trừ đi đầu vào (tức trên giấy tờ) kèm khấu hao tài sản; khác tiểu thương lấy thực thu trừ thực chi (bằng tiền mặt). Vậy không thể nói Metro đầu tư nhiều nên lỗ, bởi tài sản đầu tư được chia khấu hao hàng năm, chỉ được coi ngoại lệ khi xảy ra một vài năm, và khoản lãi đặc biệt 400 triệu Euro bán doanh nghiệp trên đất Việt Nam phải tuân thủ luật thuế thu nhập Việt Nam, không thể nói „họ thương thảo có ở Việt Nam đâu“. Vì vậy, kết quả Metro lỗ 11 năm đúng luật buộc phải ngờ vực (chưa khẳng định) không chỉ luật pháp, bộ máy nhà nước, mà cả chế độ và nghiệp vụ kế toán ở ta, tức công nghệ thực thi, có vấn đề. Trong thời đại toàn cầu hoá, cải cách nó không khó, bởi mọi công nghệ đều có thể nhập khẩu được, trừ ngoại lệ; vấn đề chỉ còn ở chỗ: nhà nước muốn hay không? Không thấy đề cập.
5- Từ lỗi chế độ và nghiệp vụ kế toán có vấn đề, tất kéo theo cả nghiệp vụ kiểm tra thuế. Ở Đức kiểm tra thuế do luật thuế AO điều chỉnh. Tần suất kiểm tra thường kỳ được quyết định bởi quy mô doanh nghiệp. Tần suất thấp nhất là các doanh nghiệp có doanh số dưới 145.000 Euro/năm hoặc lãi dưới 30.000 Euro/năm được gọi là doanh nghiệp nhỏ nhất, bình quân 53 năm kiểm tra 1 lần. Tần suất nhặt nhất là doanh nghiệp lớn, doanh số trên 6,25 triệu Euro/năm, lãi trên 244.000 Euro/năm như Metro, kiểm tra không sót doanh nghiệp nào và thường 3 năm/lần, đồng thời kỹ tới từng hoá đơn, hợp đồng. Bởi trốn thuế được tính % trên doanh thu. Những hợp đồng như bán máy bay tầu thủy lên tới hàng trăm triệu, thậm chí tỷ Euro, chỉ cần thất thu thuế 1% doanh thu, đã lên tới hàng chục triệu Euro. Ngoài kiểm tra thường kỳ, bất kể doanh nghiệp lớn nhỏ nào đều có thể bị kiểm tra xác suất hoặc đột xuất, nếu cơ quan chức năng phát hiện được dấu hiệu bất thường. Còn ở ta Metro sau 12 năm, nay mới „thực sự họ có lỗ hay không thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, phải vào cuộc để kiểm tra“. Vậy thiếu luật hay có luật thiếu chuẩn mực? hay có chuẩn mực thiếu chế tài? hay có chế tài nhưng công chức được miễn trừ ? và tại sao kiểm tra thuế cứ phải cấp bộ, khi nó là cơ quan hành pháp chủ yếu đề xuất chính sách chứ không phải cấp hành chính cơ sở xử lý tình huống?
6- Kiểm tra thuế không mang nghĩa lục lại từng bút toán, hoá đơn, chứng từ, hồ sơ, sổ sách, giấy tờ, kế toán lại lần 2 rồi đối chiếu so sánh với kết qủa doanh nghiệp báo cáo, mà là một công nghệ phát hiện chỗ sai. Thuộc công nghệ đó, ở Đức hàng năm Cơ quan thuế vụ Liên bang phải thống kê tổng hợp các chỉ số kinh doanh năm trước được gọi là định mức cơ bản ARS, gồm: „thặng số“ ( lãi, chênh lệch giữa trị giá bán ra và mua vào, tính phần trăm trên trị giá hàng mua vào; „lãi gộp“ (lãi, chênh lệch giữa trị giá bán ra và mua vào, tính phần trăm trên doanh thu bán ra); „lãi đã trừ lương“ (được tính bằng lãi gộp trừ đi tiền lương, tính phần trăm trên doanh thu); „lãi đã trừ lương và chi phí chung“ (được tính bằng lãi đã trừ lương trừ đi chi phí chung, tính phần trăm trên doanh thu; „lãi ròng“ (lãi gộp trừ đi tất tận mọi chi phí, tính phần trăm trên doanh thu, cũng chính là thu nhập của chủ doanh nghiệp). Ví dụ, năm ngoái, nhà hàng châu Á ở Đức có thặng số 257-400%, lãi gộp 72-80%, lãi gộp trừ lương và chi phí chung 47-63%, lãi ròng 20-35%. Những doanh nghiệp nào có chỉ số ARS lệch xa ra khỏi định mức cơ bản đó sẽ bị ngờ vực bất thường. Nếu thu thập được chứng cứ khẳng định đúng ngờ vực, mà đương sự không thể lý giải đúng luật, họ có quyền hủy toàn bộ khai báo thuế của doanh nghiệp, tự ấn định mức thuế bằng cách áp dụng tỷ suất lãi lấy từ ARS tương thích. Vậy Metro lỗ 11/12 năm liệu có phải bất thường? và trách nhiệm thuế vụ giải thích bất thường đó như thế nào? Nếu không liệu có bị chế tài?
Thuộc công nghệ phát hiện chỗ sai, thuế vụ Đức được cung cấp phần mềm IDEA (Interactive Data Extraction and Analysis) cài đặt sẵn vào Laptop. Khi kiểm tra, thuế vụ chỉ cần nhập toàn bộ dữ liệu khai báo thuế để nó xử lý. Đây là chương trình phân tích dữ liệu, được Kanada đưa ra thị trường từ cách đây hơn thập kỷ, năm 2002, được Đức trang bị cho hơn 4.000 cơ quan thuế vụ chuyên kiểm tra thuế doanh nghiệp, thuế doanh thu, thuế lương và cả trong điều tra hình sự tội trốn thuế.
Đến tập đoàn không lồ Metro có thể ví như con voi còn thoát thuế thu nhập liên tục 11/12 năm, thì khó hình dung nền kinh tế nước ta tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp đều nhỏ hơn sẽ như thế nào? Vậy sự kiện Metro đã đủ sốc mọi giới chức, để buộc họ phải cùng đồng lòng khởi động cho một cuộc lột xác thể chế kinh tế ở nước ta hiệu qủa như mô hình nơi đã sinh ra Metro? Hay còn phải đợi nền kinh tế như thế nào nữa và tới bao giờ?
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài gòn

Phạm Đình Trọng - Thư Kháng Nghị về việc công an TPHCM nhiều lần bắt giữ phi pháp công dân

                           
                                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                           Độc lập Tự do Hạnh phúc



Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 9 năm 2014


                                              THƯ KHÁNG NGHỊ

                  Về việc công an TPHCM nhiều lần bắt giữ phi pháp công dân



Kính gửi:  - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

                 - BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN, GIÁO SƯ TIẾN SĨ TRẦN ĐẠI QUANG


Tôi là PHẠM ĐÌNH TRỌNG, 70 tuổi, nhà văn, hiện ở tại B4 – 24 – 05 căn hộ Hoàng Anh Gold House, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh khẩn thiết gửi tới quí Ông Chủ tịch nước và quí Ông Bộ trưởng bộ Công an kháng cáo và kiến nghị về việc công an nơi tôi ở nhiều lần vi phạm pháp luật, tước đoạt quyền Con Người, bắt giữ, ngăn cản việc đi lại của tôi.

Sáng chủ nhật, 24.08.2014, tôi đi xe máy đến nơi ăn sáng theo lời hẹn của nhóm bạn già gồm mấy nhà văn, nhà báo đã nghỉ hưu. Vừa đi khỏi nhà được hơn trăm mét thì một nhóm bốn, năm người đều mặc đồ dân sự đi xe máy ập đến, ép chăn xe tôi cùng tiếng quát: Đi đâu? Quay về! Thấy sự áp đảo và hung dữ của họ, tôi lùi xe quay về nhưng phía sau, chiếc ô tô du lịch biển số 52N2654 đã chặn sát xe tôi. Những người đi xe máy cùng những người từ ô tô bước ra vây tôi lại. Người rút chìa khóa xe máy. Người thọc tay vào túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Rồi họ đẩy tôi vào chiếc ô tô 52N2654 chạy về đồn công an xã Phước Kiển.

Tại công an xã Phước Kiển, vẫn những người mặc đồ dân sự và đều còn trẻ, chỉ bằng tuổi con, cháu tôi, thay nhau mạt sát, xỉ vả tôi. Khi tôi lên tiếng rằng tôi không làm gì sai pháp luật, chính việc làm của họ, bắt tôi như xã hội đen bắt cóc người là việc làm phạm pháp, vi phạm nghiêm trọng quyền Con Người thì họ sừng sộ định đánh tôi, không cho tôi nói. Họ nhắc đi nhắc lại lệnh cấm tôi không được đi đâu. Họ đòi tôi phải hứa không ra khỏi nhà, họ sẽ đưa tôi về lại gia đình tôi.

Tôi biết, thứ ba ngày 26.8.2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng ra xử bởi một vụ việc dân sự được hình sự hóa và công an đang có chiến dịch ngăn chặn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đến dự phiên tòa bất minh này. Trong chiến dịch đó, công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ và ngăn cấm phi pháp đối với tôi. Quyền đi lại cũng như quyền được sống, quyền cư trú là quyền đương nhiên, cơ bản của con người. Quyền đó đã được ghi trong Hiến pháp 2013, điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước”. Tôi không thể từ bỏ quyền Con Người đương nhiên đó được. Đi dự phiên tòa công khai cũng là quyền hợp pháp của tôi. Tuy nhiên, trong tình cảnh hiện nay, có muốn đi dự phiên tòa công khai ở Đồng Tháp, tôi cũng không thể đi được. Vì thế tôi chỉ xác định rằng tôi sẽ không đi Đồng Tháp dự phiên tòa xử công dân Bùi Thị Minh Hằng. Còn tôi không thể hứa không đi đâu ra khỏi nhà. Tôi không thể tự tước bỏ quyền Con Người chính đáng của tôi. Không hứa theo đòi hỏi của công an, tôi đã bị công an nhốt giữ trái pháp luật ở công an xã Phước Kiển từ 07 giờ 30 đến 15 giờ 45 ngày 24.8.2014.

Đây là lần thứ hai công an bắt giữ tôi trái pháp luật. Lần trước cách đây mới ba tháng. Sáng chủ nhật 18.5.2014, buổi sáng có lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào biển Việt Nam, tôi đang đi trong vườn cây trước dinh Thống Nhất thì từ phía sau, hai cánh tay thọc vào hai nách tôi, một bàn tay bịt chặt miệng tôi, lôi tôi xuống đường Lê Duẩn, đẩy tôi vào cửa đã mở sẵn của chiếc ô tô du lịch 51A535 20, đưa tôi ra bãi biển Cần Giờ, giữ tôi ngoài đó suốt một ngày. Trên xe cũng đã diễn ra cảnh: Họ thọc tay vào túi quần tôi, tước đoạt điện thoại và máy ảnh của tôi. Quát nạt xỉ vả, đe nẹt tôi, cấm tôi không được ra khỏi nhà.

Sau cuộc bắt gữi trái pháp luật đối với tôi ngày 24.8.2014, từ đó đến nay, hằng ngày chiếc ô tô 52N2654 chở người bị bắt cùng với từ 6 đến 10 nhân viên an ninh quen mặt thường xuyên chốt chặn trước nhà tôi. Tôi chở đứa cháu đi học, hai nhân viên an ninh trên một chiếc xe máy theo sát tôi. Sau khi tôi chở cháu đến trường, họ kèm, ép tôi phải quay về nhà. Tình trạng này kéo dài đến tận hôm nay, ngày 8.9.2014, khi tôi viết những dòng này. Cả ngày lễ 2.9 và ngày chủ nhật nhà tôi cũng bị phong tỏa như vậy!

Thưa quí Ông Chủ tịch nước và quí Ông Bộ trưởng bộ Công an,

Là lực lượng bảo vệ pháp luật nhưng hành xử của công an đối với tôi những ngày vừa qua đã không cần biết đến pháp luật, ngang nhiên phạm pháp. Bắt gữi tôi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền Con Người, cấm tôi ra khỏi nhà, phong tỏa nhà tôi trong nhiều ngày là sự khủng bố tinh thần rất nặng nề đối với tôi, một người già 70 tuổi, một nhà văn quân đội, một cựu sĩ quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam.

Ngày nào cũng có ô tô của an ninh cùng với nhiều nhân viên an ninh đến chốt chặn, phong tỏa khu căn hộ tôi ở kéo dài nhiều ngày đã gây nhiều tiếng xì xầm, hoang mang, lo lắng, bất an cho người dân cả khu chung cư.

Là một công dân lương thiện, yêu nước, một nhà văn chỉ có trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống đang lúc nhiều cam go, thách thức của nhân dân, đất nước, tôi phản đối lối hành xử thô bạo và hành vi ngang nhiên vi phạm pháp luật này của công an và kính đề nghị quí Ông Chủ tịch nước, quí Ông Bộ trưởng bộ Công an can thiệp chấm dứt sự vi phạm Nhân Quyền vô cùng nghiêm trọng này.

Trân trọng cảm ơn.
Kính thư
Phạm Đình Trọng, Nhà văn
(Việt Báo)

2946. DÂN CHỦ – MỘNG VÀ THỰC

Nguyễn Thanh Giang
09-09-2014
Bài “Nói chút về “mộng mị dân chủ”” của Liên Sơn đăng trên Việt Nam Thời báo ngày 30 tháng 8 năm 2014 đã dấy lên một diễn đàn phát khởi cùng lúc với những lời qua tiếng lại chưa biết sẽ kết thúc thế nào về một vài vấn đề trong nội bộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Trong những ý kiến phát biều về bài “Mộng mị dân chủ”, tôi lưu ý đến ý kiến của nhà báo Hoàng Văn Hùng:
Tôi là người mới vào Hội, chưa tham dự buổi sinh hoạt chung nào, chưa hiểu biết nhiều về các vấn đề của Hội, song cũng góp một số ý kiến, coi như ý kiến của một người dân.

1, Về bài “Mộng mị Dân chủ”: tôi không cần biết xuất xứ của nó, không cần quan tâm tác giả của nó là ai, kể cả đó là của Phạm Chí Dũng, tôi cũng thấy bình thường. Đó chẳng qua là một góc nhìn khác về phong trào dân chủ. Có những lập luận trong bài đúng thực tiễn, nhưng có hơi hướng kiềm chế “máu nóng dân chủ”. Thiển nghĩ, đã là tự do ngôn luận, chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt. Chúng ta chỉ nên vạch mặt những kẻ chụp mũ thóa mạ vô căn cứ, hoặc tung tin đồn sai sự thật để mưu lợi riêng.
2, Về cách nhìn, tôi cho rằng, không phải bất cứ hành động, lời nói nào của bất cứ ai hễ chống chính quyền, chống đảng CS thì đều là đồng minh của tôi (và – tôi muốn coi rằng – chúng ta).  Kẻ thù của kẻ thù chưa chắc đã là bạn. Khi vào Hội NBDLVN, tôi hy vọng được cùng đội ngũ với những người chung quan điểm về tự do và dân chủ trên cơ sở Ngay thật và Tiến bộ. Do vậy, chúng ta bênh vực tất cả những người yếu thế bị đàn áp không có nghĩa là chúng ta đồng thuận tất cả những quan điểm của họ. Nền dân chủ bất trí thì đó là nền dân chủ rừng rú, tự nhiên chủ nghĩa, không thể đại diện cho lương tri”.
Nhận định “Có những lập luận trong bài đúng thực tiễn, nhưng có hơi hướng kiềm chế “máu nóng dân chủ”” có thể xem là rất tinh tế.
Ở đất nước thống trị bởi một Đảng vốn tôn thờ chuyên chính vô sản (theo định nghĩa của Lênin: Chuyên chính vô sản là một chính quyền dựa trực tiếp vào bạo lực và không bị một luật pháp nào hạn chế cả) thì dấn thân vào công cuộc đấu tranh dân chủ cũng nguy nan không kém gì xông pha nơi trận tuyến chống ngoại xâm. Cho nên đấu tranh cho dân chủ hóa cũng cần anh hùng. Nhưng, phải là anh hùng chứ không phải yêng hùng. Người anh hùng tất có trái tim nóng nhưng cũng cần có cái đầu lạnh. Nói gì, hành động thế nào đều phải tính đến cái đại cục chứ không chỉ để giải tỏa nỗi bức bối nhất thời, vụn vặt. (Ai đó đã nói: “Kẻ nào không khao khát để tạo cho mình thành đại danh thì chẳng bao giờ làm được đại sự”). Không phải cứ chửi thật ngoa, chống đối thật vung mạng thì được xem là tiên phong, là tiêu biểu, là anh hùng. Đối với người chiến sỹ trên mặt trận chống ngoại xâm, Dũng được xem là phẩm chất hàng đầu: Dũng, Trí, Đức. Nhưng, với chiến sỹ dân chủ thì phảm chất hàng đầu phải là Trí và Đức, thứ đến mới là Dũng. Phải ghi tạc sâu sắc lời dạy của Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn/ Lấy trí nhân thay cường bạo”. Phải lấy Trí mà cảm hóa, mà khuất phục đối phương đặng “diễn biến hòa bình” thành công. Bất bạo động mà chuyển hóa được xã hội từ độc tài sang dân chủ. Họ, với bản chất tàn bạo đã từng hô hóan phải tiêu diệt giai cấp nọ, chủ nghĩa kia và sản sinh chính quyền từ họng súng. Nhưng chúng ta, chúng ta không nên “học tập” họ mà phồng má trợn mắt đáp trả: “Tiêu diệt Cộng sản”, “Đánh đổ đảng A, đảng B”. Hãy chiếm lấy nghị trường bằng Trí và lôi cuốn nhân dân bằng Đức. Cho nên tôi đồng ý với Hoàng Văn Hùng: “chúng ta bênh vực tất cả những người yếu thế bị đàn áp không có nghĩa là chúng ta đồng thuận tất cả những quan điểm của họ. Nền dân chủ bất trí thì đó là nền dân chủ rừng rú, tự nhiên chủ nghĩa, không thể đại diện cho lương tri”.

Hoàng Văn Hùng cũng thật là đĩnh đạc, đáng trân trọng khi tuyên bố: “Khi vào Hội NBDLVN, tôi hy vọng được cùng đội ngũ với những người chung quan điểm về tự do và dân chủ trên cơ sở Ngay thật và Tiến bộ”, “đã là tự do ngôn luận, chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt. Chúng ta chỉ nên vạch mặt những kẻ chụp mũ thóa mạ vô căn cứ, hoặc tung tin đồn sai sự thật để mưu lợi riêng”.
Đúng vậy, chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt ngay cả với những quan điểm không đồng thuận về phương thức đấu tranh, “chỉ nên vạch mặt những kẻ chụp mũ thóa mạ vô căn cứ, hoặc tung tin đồn sai sự thật để mưu lợi riêng”.
Đâu đó tồn tại bọn “dân chủ Chí Phèo” chuyên chụp mũ thóa mạ vô căn cứ. Họ không làm được gì nên hồn nhưng đứng chống nạnh chê bai, chửi bới loạn xạ: chửi chính trị sa lông, chửi người ngồi viết kiến nghị, chửi người đi biểu tình chống Cộng không vác cờ vàng, chửi Cộng sản phản tỉnh chỉ dám chê trách Đảng mà không thóa mạ Hồ Chí Minh … Họ làm cho một số người vì ghê sợ mà lảng xa, không muốn dính dáng gì đến hoạt động dân chủ nữa.
Liên Sơn một phần có cái lý của ông ta nhưng trong bài viết của Liên Sơn có một đoạn không cùng nhận thức với tôi. Đoạn ấy như sau:
Hiện nay, ở Việt Nam có 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập và có thể tăng lên trong thời gian sắp tới. Nhưng vấn đề là, các tổ chức đó hiện nay như thế nào?
Nói thẳng là dù các tổ chức ra đời (rất nhiều) nhưng rất yếu.Và thực sự chưa thu hút được người dân tham gia. Trong khi đó, các hoạt động phần nhiều mang tính lẻ tẻ thông qua các kiến nghị, thư ngỏ, bài viết và hầu như theo mùa vụ, sự kiện. Chưa kể tính chế tài thành viên gần như rất kém. Thành ra, tổ chức ra đời nhiều nhưng hầu hết đều thiếu tổ chức là vì vậy”.
Liên Sơn tỏ ra rất cách biệt khi đứng đâu đó mà dè bỉu:
Ví như trong phiên tòa Bùi Hằng diễn ra ở Đồng Tháp, dù có đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự nhưng phần nhiều cũng chỉ là sự tụ họp – hóng tin và ăn uống. Kể cả khi bị bắt vào đồn với những tấm ảnh tag qua mạng xã hội cũng cho thấy một vấn đề không nhỏ của các tổ chức hội đoàn độc lập. Đó là tính thiếu liên kết, thiếu kế hoạch, thiếu phương pháp, cách thức, nội dung đấu tranh trong một số thời điểm nhất định (vô tổ chức trong tổ chức). Nó khiến cho việc thành lập nhiều Hội đoàn Độc lập không cân xứng với sự kỳ vọng của những ai quan tâm đến quá trình đấu tranh tại Việt Nam”.
Không biết Liên Sơn có dám xuống Đồng Tháp không và nếu xuống thì liệu Liên Sơn sẽ làm được những gì hơn sự tụ họp – hóng tin, ăn uống …..?

Trước đây tôi từng rất khinh thị sự lau nhau đẻ non ra tổ chức. Trong trạng huống lực lượng chuyên chính vô sản rất hùng hậu và tinh nhuệ, tôi chủ trương hoạt động dân chủ phải “có tổ chức mà như là không”. Phải biết trường kỳ mai phục, chỉ bất ngờ vùng dậy khi mình đã có thế chẻ tre. Bởi vậy, dù là một trong những người dấn thân rất lâu năm, tôi chưa bao giờ xưng danh.
Tuy nhiên, trước thực trạng dưới bầu trời Nam ngột ngạt mà có đến hơn 20 tổ chức xã hội dân sự tua tủa mọc lên như nấm sau mưa thì hẳn không ai không thể không hoan hỉ chào mừng. Bức tranh toàn cành đang biểu hiện một nghịch lý thú vị: trong từng cá thể có thể có cái này cái kia là tổ-chức-mà-không, nhưng trong tổng thể rõ ràng là đang không-tổ-chức-mà-có.
Tất cả đều đang ngổn ngàng chưa định hình. Nhưng đang định hình.
Chưa thể đòi hỏi có tổ chức nào cho ra tổ chức chứ đừng nói tổ chức chặt chẽ. Tôi rất thích hình ảnh nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự nêu ra: chúng ta đang vừa chạy, vừa xếp hàng.

Một trong những nguyên nhân làm nổ ra cuộc cọ sát nẩy lửa dẫn đến nguy cơ tan vỡ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là chúng ta phi thực tế, chúng ta “mộng” quá. Có được nghiễm nhiên đàng hoàng đâu, có phương tiện, tiền bạc đâu mà nỡ bẻ họe nhau sao không đúng thủ tục này, điều lệ kia. Toàn những người tứ xứ tụ lại làm việc không công, không chế tài nào ràng buộc thì làm sao bắt bẻ nhau phải đúng khuôn phép được.
Cho nên tạm thời đành phải thừa nhận sự vô tổ chức trong tổ chức và mọi người trong tổ chức phải đề cao chữ nhẫn để nhường nhịn nhau.
Tôi ngạc nhiên rằng sao mới như vậy mà đã có người này, người kia tuyên bố ra khỏi Hội.
Dù đã có những biểu hiện không đúng, không tốt nhưng thực sự đã có gì tệ hại lắm đâu,.
Cũng như trong đội ngũ những người Cộng sản Việt Nam hay đội ngũ những nhà cách mạng dân chủ Ukraina, đội ngũ dân chủ Việt Nam vẫn từng tồn tại, từng chung sống những phần tử không như mong muốn, thậm chí từng có những người do tự huyễn hoặc, do đố kỵ, hoặc do bị các thế lực chống dân chủ hóa lừa gạt kích động mà bộc lộ bản tính xảo trá, ty tiện bằng những hành động không chỉ nhằm triệt hạ cá nhân mà phá hoại cả phong trào
Một “nhà văn dân chủ” nọ do tỵ hiềm, ganh ghét đã từng nặn ra đủ chuyện để bôi bẩn một bạn già đồng hành, không chỉ vu khống bạn già kia trưng bằng cấp giả, ăn cắp tiền của anh em dân chủ để xây biệt thự, hủ hóa với vợ các nhà dân chủ đang bị tù đầy, tổ chức tiệc mừng một nhà dân chủ lão thành qua đời …, mà “nhà văn dân chủ” nọ còn công khai tố cáo ông ấy có máy photocopy dấu trong nhà để làm tài liệu tán phát …
Khi nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị công an bố trí tay chân đánh vỡ đầu thì có “nhà dân chủ” vận động một dân oan cùng mình hô hóan rằng chính TKTT đánh công an. Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên tiếng bênh vực thì liền bị anh ta vu cho CHHV tằng tịu với nhà văn này vv …
Thực tế nó trần trụi, gồ ghề, nhớp nháp như vậy đấy, chua xót thì chua xót thật, ngán ngẩm thì ngán ngẩm thật, nhưng nỡ nào ta chối bỏ.
Vả chăng, cho đến khi đã thiết lập được nền dân chủ thì xã hội cũng đâu đã thực sự tốt đẹp. Lại nữa, làm gì có sự tách bạch giữa dân chủ đích thực với dân chủ sơ khai. Dân chủ đích thực chỉ là mộng, dân chủ sơ khai mới là thực.
Biết vậy để dẫu thế nào cũng không nên yếm thế như Tản Đà:
Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời
Tản Đà là “người lớn” nhưng mang tâm hồn nghệ sỹ, chúng ta “trẻ con” nhưng phải có tư chất chính khách.
Mong sao đội ngũ ta dẫu chưa trong sạch vẫn sẽ rồi vững mạnh, dẫu còn xộc xệch vẫn cứ từng bước tiến lên.
                                                                                   Hà Nội 9 tháng 9 năm 2014
                                                                                           Nguyễn Thanh Giang
                                                                             Số nhà 6 – ngõ 235 đường Trung Văn
                                                                                   Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
                                                                                        Mobi: 0984 724 165

2947. Ông Nguyễn Trung: Chỉ cần đảng CSVN đặt lợi ích dân tộc lên trên hết

Nguyễn Đình Ấm
09-09-2014
H1
Tôi và anh bạn được ông Nguyễn Trung tiếp tại tư gia giữa buổi chiều mưa thu tầm tã. Chúng tôi đội mưa đến nhà ông thật không uổng. Cả khu làng Võng Thị (nay thành phố Võng Thị, Tây Hồ HN) im lìm trong tiếng mưa rơi, lá rụng…làm cho câu chuyện giữa chúng tôi và ông như không bao giờ dứt.
Ông Nguyễn Trung nguyên là đại sứ VN ở Thailand, trợ lý nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, một chức tước mà người như tôi không bao giờ quan tâm. Thế nhưng, tôi ngưỡng mộ và mong gặp ông qua những bài viết rất chí lý, tâm huyết về quốc kế, dân sinh như “Còn cay đắng hơn chuyện Mỵ Châu, Trọng Thủy, Hiểm họa đen, Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc…”.
Tôi muốn biết tại sao một con người cả đời sống ở chốn phù hoa, trong cái lõi của quyền lực, “gần bùn” mà lại có được những suy nghĩ, lời nói như thế.

Hỏi tại sao tuổi đã cao, sức đã yếu mà ông lại cặm cụi viết những bài mà ngay sức trẻ cũng phải thấy mệt mỏi bởi những bài viết kỳ công, cần rất nhiều sự kiên nhẫn, hiểu biết nhiều mặt và một sự “phiêu lưu” chính trị như vậy, ông thổ lộ:
   – Tôi buộc phải viết vì trước mối an nguy của dân tộc tôi không thể làm ngơ. Đặc biệt tôi viết còn vì sự thôi thúc từ lời dặn của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt (VVK) trước khi ông từ giã cõi đời: Anh phải viết để làm sao đảng cộng sản thay đổi cứu được đất nước…
Rồi ông kể tiếp: Từ năm 1995 anh VVK đã có ý định gửi một bức thư cho bộ chính trị CSVN yêu cầu phải thay đổi để cứu nước, cứu đảng. Ông là một trong những người giúp thủ tướng sọan thảo bức thư đề ngày 9/8/1995. Sau khi gửi thư này, bộ chính trị đảng CSVN đứng đầu là ông Đỗ Mười không những không tiếp thu gì mà tác giả còn bị cô lập. Trước đó, bộ chính trị đã có ý định phân công ông VVK làm tổng bí thư nhiệm kỳ tới nhưng bức thư đã chặn đứng kế hoạch này…Tôi hỏi ông: Nếu ông VVK không bị “thất sủng” do bức thư mà làm tổng bí thư thì liệu đảng CSVN có thây đổi để mang lại dân chủ cho dân VN hay không, ông Nguyễn Trung:
   – Cũng rất có thể vì ông VVK là người rất thành tâm, kiên quyết.
Như thế là chỉ vì bức thư muốn đảng cầm quyền thay đổi để trấn hưng đất nước, mang lại chút công lao cho đảng CSVN mà ông VVK mất chức tổng bí thư còn hàng loạt nhân sĩ, trí thức, người yêu nước khác vì tiếp cận bức thư này mà bị tù tội như ông Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiên Giang, Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu)…
Theo tôi, sự “thất sủng” của ông VVK còn thể hiện ở chỗ, sau khi nhiều người bị tù tội oan vì lá thư không có gì là bí mật này kêu cứu nhưng ông VVK cũng không giúp gì được họ mà còn phải ký một số nghị định, văn bản phản dân chủ.
Nằm ở “trung tâm quyền lực”, ông Nguyễn Trung cũng rành rẽ về cá tính của các yếu nhân ở đây.Theo ông Trung thì nguyên tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Văn Linh(NVL)là người rất cá nhân, “thù vặt” và ông Trần Độ là một nạn nhân điển hình.Thời ấy có một vở kịch nếu công diễn sẽ tạo ra nhiều dư luận trái chiều. Khi đó ông Trần Độ muốn cho diễn vở kịch kia nhưng một số người băn khoăn, nói “có thể anh Linh cũng đi xem đấy” ra vẻ dè chừng…Nhưng ông Trần Độ trả lời thản nhiên:
   – Ông Linh thì cũng như khán giả bình thường thôi…
Câu này đến tai ông NVL và mọi rắc rối về ông Trần Độ diễn ra sau thời gian ấy, mặc dù những tư tưởng, hành động muốn đổi mới theo hướng dân chủ của ông thể hiện từ lâu trước đó mà không hề gì.
Nếu ai để ý qua những bài viết của ông NT, nhất là bài “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?” thì quan điểm xuyên suốt của tác giả là muốn đảng CSVN tự thay đổi, dân chủ hóa để cứu đất nước chứ không muốn điều đó xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ, mặc dù ngày ấy sẽ đến. Ông không muốn sự thay đổi trong loạn ly để đất nước, nhân dân phải trả giá. Đây cũng là quan điểm, ý muốn cháy bỏng của ông VVK và có lẽ của mọi người yêu nước.Thế nhưng, đâu phải cứ muốn là được.
Tôi đã nói với ông NT, điều đó rất khó xẩy ra vì trong lịch sử xưa nay những chế độ độc tài tự thay đổi, nhường ngai vàng cho nhân dân là vô cùng hiếm. Ông NT đưa ra thí dụ về Myanma, “chẳng lẽ đảng CSVN không văn minh bằng lãnh đạo Myanma”…và vẫn hy vọng. Ông khẳng định:
   -Mọi thứ đều đã rõ, chỉ cần đảng CSVN đặt lợi ích dân tộc lên trên hết là sẽ làm được tất cả.
Tôi thầm nghĩ: Nhưng cái ngai vàng kia là cái “máy cái” đẻ ra mọi thứ lợi, quyền làm sao mà đảng CSVN tự nhường cho dân được…
NĐA

Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư “Vì Dân”: Bị tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”

Luật sư Trần Đình Triển có thực sự “vì dân” hay vì tiền? Một số thân chủ có đơn tố cáo luật sư Trần Đình Triển “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”…

Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân, đang giữ chức Phó Chủ nhiệm, Trưởng ban Bảo vệ quyền lợi luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, gần đây bị chính khách hàng thân quen của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư ATS (gọi tắt là Công ty ATS), trụ sở tại 252 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, gửi đơn  đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội, Sở Tư pháp và cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội (PC45), Báo Người cao tuổi tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.

Đơn tố cáo nêu rõ: “Vào năm 2012, Công ty ATS và VPLS Vì Dân, thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí để VPLS hỗ trợ pháp lí cho công ty chúng tôi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nội dung dự thảo các hợp đồng pháp lí có quy định về phương thức tính giá trị hợp đồng, được thanh toán làm 2 lần: Lần 1: Công ty ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong thời  hạn 7 ngày kể từ khi kí kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng khi kết thúc vụ việc.

Trong khi chưa kí Hợp đồng dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện (chưa kết thúc) công việc của 6/25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng. Song vì luật sư Trần Đình Triển trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân chia tài sản li hôn và đề nghị Công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng phí dịch vụ pháp lí.

Biên lai chuyển tiền cho ông Triển.
Biên lai chuyển tiền cho ông Triển.
Công ty ATS chấp nhận. Ngày 12/10/2012, ông Nguyễn Hữu Sinh (Phó Giám đốc Công ty ATS) thực hiện chuyển tiền tạm ứng phí dịch vụ bằng phương thức chuyển khoản 300 triệu đồng cho VPLS Vì Dân, vào tài khoản 1300201223268 tại ngân hàng NN&PTNT số 4 Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội). Biên lai ghi rõ “Thanh toán tạm ứng phí luật sư theo hợp đồng đã kí của Công ty ATS”.

Cùng ngày 12/10/2012, luật sư Triển gợi ý vay thêm 1 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thoa, Giám đốc Công ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”.

Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lí của một số vụ việc, lại yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ. Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu, hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng (vay cá nhân bà Thoa), nhưng ông Triển từ chối, luôn nại ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ. Lí do vô lí bởi không dựa vào bất cứ điều khoản nào trong dự thảo hợp đồng dịch vụ để hợp thức số tiền 1 tỉ đồng của Công ty ATS và ông luật sư này trắng trợn phủ nhận sự thật và lòng tốt của người khác giúp đỡ khi ông ta gặp khó khăn. Sự thật là Dự thảo hợp đồng dịch vụ chưa được kí kết tức là chưa có hiệu lực pháp lí. Giả sử tất cả các hợp đồng dịch vụ đã được kí kết bởi 2 bên thì VPLS Vì Dân cũng chưa hoàn thành công việc, Công ty ATS không có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng. Tổng số tiền tạm ứng chi phí dịch vụ pháp lí cho 25 hợp đồng của Công ty ATS với VPLS Vì Dân có giá trị 550 triệu đồng. VPLS Vì Dân mới thực hiện (chưa kết thúc) 6/25 vụ. Tổng số tiền ông Triển nhận được từ Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của hợp đồng để hưởng lợi số tiền này?

Khi làm việc với đại diện Công ty ATS, ông Triển phủ nhận việc vay nợ là “vay thì phải có giấy tờ, nếu không có giấy tờ thì không có cơ sở đòi”. Luật sư Trần Đình Triển cù nhầy quên rằng, Bộ luật Dân sự cho phép các bên có thể giao dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu khác. Chứng cứ của việc vay tiền được ghi rõ trong biên lai chuyển tiền qua Ngân hàng NN&PTNT ngày 12/10/2102 “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”. Các lí do ông Triển nêu trên, một phần muốn “bịp” người dân về nhận thức pháp luật, một phần thể hiện âm mưu chiếm đoạt số tiền vay.

Việc làm của luật sư Triển bộc lộ vừa đạo đức không tốt, vừa thiếu trách nhiệm của một luật sư. Hành vi lẩn tránh, mưu chiếm đoạt tiền của Công ty ATS, của ông Triển, biểu hiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật sư Triển cho rằng 1,3 tỉ đồng là phí dịch vụ pháp lí, nhưng thực tế VPLS này lại không kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí, không phát hành phiếu thu hoặc hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty ATS đối với số tiền đã nhận, là hành vi trốn thuế.

Đơn tố cáo đề nghị Đoàn luật sư Hà Nội xem xét sai phạm của luật sư Triển, kỉ luật miễn nhiệm chức danh Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, kiến nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Trần Đình Triển. (Kì sau tiếp)
 Nhóm PVĐT
(Người Cao Tuổi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét