- Obama: 'Mỹ không sợ IS' (BBC) - Tổng thống Barack Obama nói Mỹ không run sợ, sau khi Nhà nước Hồi giáo công bố video chiếu cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ.
- ‘Nhà báo dũng cảm’ (BBC) - Chân dung nhà báo Steven Sotloff, người bị cho là vừa bị IS hành quyết.
- Đảo nợ thể hiện sự yếu kém về tài chính (BBC) - Việc phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ biểu hiện sự yếu kém trong nguồn lực tài chính của nhà nước, theo ý kiến chuyên gia.
- Việt Nam muốn vay 1 tỷ đôla để đảo nợ? (BBC) - Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả việc lấy nợ mới để trả nợ cũ, sau khi chính phủ Việt Nam thông báo có thể sẽ phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu quốc tế.
- Thời chuyển biến (RFA) - Không phải là chính sách kích cầu bằng tín dụng, hay kích cung bằng biện pháp giảm thuế, một động lực chủ yếu của công cuộc phát triển kinh tế quốc gia chính là sức sáng tạo của thị trường. Với nhiều phát minh mới trong kinh doanh tại các nước tiên tiến, sức sáng tạo ấy có đà gia tốc ngày một cao hơn vì thế giới đã bước qua "thời chuyển biến".
- Ấn Độ sắp bán hỏa tiễn cho Việt Nam? (BBC) - Ấn Độ đang cân nhắc bán trang thiết bị quốc phòng, trước mắt là tên lửa BrahMos, cho một số quốc gia 'bạn bè' trong đó có Việt Nam.
- Người Việt ở Ukraine ủng hộ phương Tây? (BBC) - Cộng đồng người Việt ở Ukraine 'đa phần ngả theo EU' nhưng vẫn tính chuyện sang Nga sơ tán, một người sống ở Kharkiv nói.
- TQ mở tuyến du lịch mới tới Hoàng Sa (BBC) - Trung Quốc mở tuyến du lịch mới ngắn hơn từ Tam Á ra Hoàng Sa, vài ngày sau khi thỏa thuận 'không làm phức tạp tình hình' với Việt Nam.
- Việt Nam với nhất nguyên và đa nguyên (BBC) - Miền Bắc Việt Nam cũng tự chuyển biến tư tưởng khi tiếp xúc với xã hội đa nguyên miền Nam sau năm 1975.
- Dân chủ Hong Kong đi về đâu? (BBC) - Những người đòi bầu cử dân chủ có thể làm được gì để phản kháng quyết định của Bắc Kinh?
- Cựu Đệ nhất tình nhân tung hồi ký: Đòn đau cho Tổng thống Pháp (RFI)
- Trong cuốn sách mới ra đời mang tên« Merci pour le moment» (tạm
dịch:« Giờ thì xin cảm ơn»), sẽ phát hành ngày mai 04/09/2014, bà
Valérie Trierweiler, người từng được mệnh danh là Đệ nhất tình nhân đã
vẽ ra một chân dung không lấy gì làm đẹp đẽ của Tổng thống Pháp. T
heo người tình bị phản bội,ông François Hollande ngày càng thiếu đi tính nhân bản, theo với quá trình vươn lên đỉnh cao quyền lực củaông.
- Không có tù nhân chính trị được đặc xá 2/9 năm nay? (VOA) - Chưa thấy dấu hiệu có tù nhân chính trị nào được thả trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, một trong những dịp phóng thích tù nhân lớn nhất đánh dấu Lễ Độc lập của Việt Nam
- Xã hội của mọi loại tin đồn (RFA) - Xã hội Việt Nam hiện nay tràn ngập tin đồn từ kinh tế cho đến chính trị mà trong nhiều trường hợp gây nhiều hoang mang hoặc thiệt hại vật chất lớn lao. Vì thiếu thông tin chính xác, thông tin bị che giấu hay trình độ dân trí thấp khiến cho các loại tin đồn có đất sống.
- Đánh người Campuchia 7 người Việt bị kết tội cố ý giết người (RFA) - Ngày 3 tháng 9, 2014, tòa án sơ thẩm Campuchia đã quyết định tạm giam 7 người Việt Nam vì bị tình nghi cố ý giết một người thanh niên Campuchia.
- Chuyện anh Bốn Thôi (RFA) - Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền.-Nguyễn Khải
- Cải tổ chính phủ Nhật: Trọng tâm kinh tế và quan tâm bình đẳng giới (RFI) - Hôm nay 03/09/2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo cải tổ nội các sau hơn 20 tháng hoạt động. Đây là thời gian tồn tại lâu nhất của một nội các tại Nhật kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và cũng là chính phủ có 5 nữ Bộ trưởng.
- Ấn Độ và Nhật Bản muốn lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (RFI) - Trong ngày cuối cùng của chuyến công du Nhật Bản năm ngày từ 30/8 đến 03/09/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra lời tuyên bố khẳng định diện mạo của thế kỷ 21 phụ thuộc vào sự hợp tác Ấn– Nhật. Hai nước mong muốn thiết lập được quan hệ đối tác toàn diện chiến lược, với hy vọng trở thành đối trọng trước Trung Quốc.
- Scotland độc lập: Giàu hơn hay nghèo đi? (BBC) - Câu hỏi lớn quan trọng nhất quanh cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại Scotland.
- Chuyển nhượng: 'Cơn sốt ngoài sân cỏ' (BBC) - Bóng đá không còn đơn thuần là môn thể thao mang tính giải trí mà còn là môi trường đầu tư béo bở của các nhà tài phiệt.
- Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ (RFA) - Việt Nam đang cân nhắc việc phải phát hành khoảng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế.
- EY giảm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam (RFA) - Hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Earnest and Young dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay chỉ ở mức 6%, tức thấp hơn con số 6,4% đã đưa ra hồi đầu năm.
- Tại sao các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh? (RFA) - Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh bị chặn tại sân bay Nội Bài, bị tịch thu hộ chiếu và an ninh làm việc, không cho xuất cảnh sang Áo để thăm mẹ đang bị bệnh nặng.
- Đỗ Thị Minh Hạnh bị tạm giữ tại phi trường Nội Bài (RFA) - Lúc 8 giờ sáng ngày 3/9, nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị công an giữ lại tại phi trường Nội Bài và tịch thu hộ chiếu trong khi cô lên đường thăm mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh đang bị bệnh tại Áo.
- Nhà nước Hồi giáo tung video hành quyết con tin Mỹ thứ hai (RFI) - Trung tâm của Mỹ giám sát các trang mạng Hồi giáo cực đoan thông báo, Nhà nước Hồi giáo hôm qua 02/09/2014 lại tung thêm một video lên internet nhận đã chặt đầu con tin thứ hai của Mỹ, Steven Sotloff. Nhà Trắng hôm nay đã xác nhận vidéo về vụ hành quyết là có thực.
- Trung Quốc thưởng tiền cho hôn nhân dị chủng ở Tân Cương (RFI) - Hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/09/2014 dẫn thông báo từ trang web của một địa phương tại Tân Cương cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ tặng thưởng 10.000 nhân dân tệ (1.240 euro) cho các cặp vợ chồng khác chủng tộc.
- Kế hoạch bảy điểm của Putin (BBC) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông hy vọng sẽ có thỏa thuận hòa bình vào thứ Sáu tuần này giữa Ukraine và ly khai.
- Ukraina : Ba kịch bản xâm lược của Putin (RFI) - Hồ sơ xung đột Ukraina của Libération vạch ra một số kịch bản mà Matxcơva dự định nhằm kiểm soát Ukraina. Theo kịch bản tối đa, Nước Nga mới sẽ bao gồm toàn bộ miền Đông, tức tả ngạn sông Dniepr, xuyên đến tận Transnistria, một dẻo đất nằm lọt giữa Ukraina và Moldavia.
- Pháp ngưng giao chiến hạm Mistral đầu tiên cho Nga (RFI) - Điện Elysée hôm nay 03/09/2014 tuyên bố, các điều kiện để Pháp cho phép giao chiến hạm đầu tiên trong số hai chiếc Mistral cho Nga« hiện nay chưa hội đủ», trong bối cảnh tình hình tại Ukraina đang trở nên nghiêm trọng.
- Ukraina: Kiev thông báo đạt thỏa thuận ngừng bắn, Matxcơva phủ nhận (RFI) - Hôm nay 3/9/2014, Kiev thông báo Tổng thống Petro Porochenko và Tổng thống Vladimir Putin đã đạt thỏa thuận ngừng bắn thường trực tại miền đông Ukraina. Ngay lập tức, Matxcơva phủ nhận thông tin với giải thích Nga không phải là một bên tham chiến để có thể đưa ra quyết định như vậy. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ và Liên Hiệp ChâuÂu đón nhận thông tin một cách thận trọng.
- Apple bác tin bị xâm nhập an ninh (BBC) - Apple xác nhận tài khoản iCloud của một số nhân vật nổi tiếng đã bị đột nhập, nhưng cũng nói không có bằng chứng cho thấy hệ thống an ninh của công ty bị tấn công.
- Hoa Kỳ lên tiếng sau khi nhà báo thứ 2 bị phe ISIS hành quyết (RFA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ không nao núng trước hành động dã man mà phiến quân Hồi Giáo ISIS mới làm khi hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff.
- Mỹ xác nhận video quay cảnh nhà báo Sotloff bị giết là thật (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc nhóm hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo chặt đầu một nhà báo Mỹ là một 'hành vi bạo lực khủng khiếp'
- Các con tin bị bắt giữ ở Iraq và Syria (BBC) - Còn nhiều phóng viên và nhân viên cứu trợ đang bị giữ làm con tin ở Iraq và Syria.
- HRW: ISIS đã hành quyết hơn 500 binh sĩ Iraq (VOA) - HRW cho biết có bằng chứng cho thấy các phần tử cực đoan Nhà Nước Hồi giáo đã hành quyết hơn 560 người, phần lớn là binh sĩ chính phủ tại thành phố Tikrit
- Liên hiệp Quốc quan ngại về nhân quyền ở Thái Lan (RFA) - Trong thông cáo mới phổ biến sáng nay tại Bangkok, Văn Phòng Nhân Quyền ĐNÁ của LHQ cho biết rất quan ngại về những quy định gắt gao mà chính phủ quân sự Thái đã ban hành với mục đích ngăn cản quyền tự do của người dân
- Nhật cải tổ nội các, 5 phụ nữ làm Bộ trưởng (RFI) - Hai mươi tháng sau khi lên nắm quyền, hôm nay 3/9/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông báo cải tổ nội các lần đầu với mục tiêu thúc đẩy các cải cách. Thành phần chính phủ mới được thay thế hai phần ba với sự góp mặt của 5 nữ Bộ trưởng.
- Indonesia : Thêm một Bộ trưởng bị cáo buộc tham nhũng (RFI) - Ủy ban diệt trừ tham nhũng tại Indonesia (KPK) hôm nay 03/09/2014 loan báo Bộ trưởng Năng lượng bị nghi ngờ là chiếm dụng công quỹ và lạm dụng quyền lực. Đây là thành viên thứ ba trong chính phủ Indonesia liên can đến tham nhũng.
- Cựu ứng viên tổng thống Philippines bị bắt do nghi ngờ khủng bố (RFA) - Cảnh sát Philippine vừa bắt giữ một chính trị gia từng tranh cử tổng thống, tình nghi người này có liên hệ đến đường dây hoạt động khủng bố dưới danh nghĩa bài Trung Quốc.
- LHQ lo ngại thiếu thực phẩm tại các nước bị dịch bệnh Ebola (RFI) - Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) hôm nay 03/09/2014 cảnh báo nguy cơ thiếu thực phẩm tại các nước Tây Phi đang bị dịch bệnh Ebola hoành hành ; do thiếu lao động, thương mại giữa các quốc gia bị cắt đứt và hàng hóa ngày càng khan hiếm.
- Trung Quốc đưa giàn khoan Khải Hoàn 1 đến biển Hoa Đông (RFI) - Theo tờ South China Morning Post của Hồng Kông hôm nay 03/09/2014, Bắc Kinh đã đưa một giàn khoan mới đến thăm dò tại biển Hoa Đông, khu vực bao gồm cả vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trang web của chính phủ Trung Quốc cũng đưa tin« Giàn khoan Khải Hoàn 1 đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông».
- Phong trào dân chủ Hong Kong tuyên bố không lùi bước (VOA) - Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong thề sẽ không lùi bước trong cuộc đấu tranh của họ để đòi bầu cử tự do, một ngày sau khi công nhận thất bại trước TQ
- Tổng thống Mỹ cam kết bảo vệ Estonia (RFI) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt chân đến Estonia hôm nay, 03/09/2014, để nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ các nước vùng Baltic, vào lúc mà khối NATO lênán những hành động quân sự bất hợp pháp của Nga ở Ukraina.
- Cư dân Macao: cuộc bầu cử đặc khu không công bằng (RFA) - Đại đa số cư dân Macao cho biết họ không tin tưởng vào người mới được chọn hôm chủ nhật vừa rồi để lãnh đạo đặc khu.
- Trung Quốc không dung thứ đối lập ở Hồng Kông (RFI) - Việc Trung Quốc không cho người dân Hồng Kông quyền bầu cử lãnh đạo theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp cho thấy là Bắc Kinh muốn kiểm soát hoàn toàn Hồng Kông về mặt chính trị và không dung thứ bất cứ hình thức đối lập nào ở đặc khu hành chính này.
- Trung Quốc mời Đài Loan dự thượng đỉnh APEC 2014 (RFA) - Trung Quốc đã cử đặc sứ sang Đài Bắc, chính thức mời Đài Loan tham dự Thượng Đỉnh APEC sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới đây.
- Tranh luận về tiền chuộc nộp cho các tổ chức khủng bố (VOA) - Sau những cái chết của các ký giả Mỹ James Foley và Steven Sotloff, một cuộc tranh luận đã bùng ra về việc liệu Hoa Kỳ lẽ ra nên nộp tiền chuộc mạng cho nhóm Nhà nước Hồi giáo
- Vụ xử ngư dân TQ tại Philippines nêu bật căng thẳng ở Biển Đông (VOA) - Chín ngư dân Trung Quốc sẽ ra tòa trong tuần này tại Philippines vì bị cáo buộc đánh cá trái phép tại vùng biển Philippines và bắt loại rùa biển được bảo vệ
- Gạo Thái Lan xuất sang Tây Phi bị giảm vì dịch Ebola (VOA) - Dịch Ebola ở Châu Phi bắt đầu tác động lên nông nghiệp và việc vận chuyển hàng ở tận nơi xa xôi như Châu Á
- Ông Putin đề nghị kế hoạch hành động cho hòa bình ở Ukraine (VOA) - Tổng Thống Nga Vladimir Putin đề nghị điều mà ông gọi là 'một kế hoạch hành động' cho hòa bình ở miền Đông Ukraine
- Tổng thống Mỹ hứa điều thêm máy bay tới các nước Baltic (VOA) - Tổng Thống Obama loan báo kế hoạch điều thêm nhiều phi cơ tới vùng Baltic, giữa lúc ông tìm cách trấn an các nước đang lo sợ về sự can dự của Nga tại Ukraine
- Các chuyên gia quan ngại về sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi Giáo (VOA) - Nhóm Nhà nước Hồi Giáo đã gây ngạc nhiên trong mùa hè này khi họ chiếm các khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq và nới rộng hoạt động ở nước láng giềng Syria
- TQ đánh dấu ngày Nhật Bản bị đánh bại trong Thế Chiến thứ 2 (VOA) - Giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cử hành lễ kỷ niệm 69 năm Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến thứ hai
- Ông Poroshenko: Ðạt thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine (VOA) - Văn phòng Tổng Thống Petro Poroshenko của Ukraine cho biết ông và Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý về một thỏa thuận ngưng bắn ở mỉền đông Ukraine
- Dịch Ebola vượt khỏi tầm kiểm soát (VOA) - Các giới chức y tế cho biết dịch Ebola ở Tây Phi đang vượt khỏi tầm kiểm soát và có thể lan sang các châu lục khác
- Nhật Bản, Philippines hợp tác chống thái độ khiêu khích của TQ (VOA) - Các nhà lập pháp Nhật và Philippines ký thoả thuận để thành lập một cơ quan quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp trong vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc
Việt Nam muốn vay 1 tỷ đôla để đảo nợ?
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả việc
lấy nợ mới để trả nợ cũ sau khi chính phủ Việt Nam thông báo có thể sẽ
phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu quốc tế.
Hôm 28/8, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được các báo trong nước dẫn lời xác nhận rằng "chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn" do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao".
Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.
Hồi năm 2005, chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm, theo báo điện tử Bấm VnEconomy.
"Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ."
"Trong năm 2010, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm, báo này cho biết thêm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại", báo này cho biết.
'Kinh nghiệm cay đắng'
"Một mặt, việc chính phủ vay đảo nợ trên thị trường quốc tế khi lãi suất đang ở mức thấp được coi là một bước đi hợp lý và khôn ngoan để giảm bớt gánh nặng lãi suất cao trước đây. Hơn thế nữa, mới đây, Moody's đã nâng xếp hạng tài chính của Việt Nam cũng là một tín hiệu thuận lợi", ông Doanh nói.
"Mặt khác, việc sử dụng khoản vay này như thế nào, ngoài việc đảo nợ, là điều được quan tâm để tránh việc lặp lại kinh nghiệm cay đắng của khoản vay 750 triệu đôla đã được trao hết cho Vinashin mà nay nhà nước đang phải trả nợ thay cho tập đoàn này."
Toàn bộ 750 triệu đôla trái phiếu hồi năm 2005 đã được chính phủ Việt Nam chuyển sang cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn này đã không có khả năng trả nợ cho chính phủ do làm ăn thua lỗ.
"Về mặt kỹ thuật, ngoài lãi suất, phí thu xếp khoản vay của các ngân hàng tham gia thu xếp khoản tín dụng này cũng không phải thấp cũng cần phải được xem xét một cách cẩn trọng," ông Doanh nói.
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa."
'Lỗi cực kỳ lớn' Hôm 28/8, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được các báo trong nước dẫn lời xác nhận rằng "chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn" do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao".
Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.
Hồi năm 2005, chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm, theo báo điện tử Bấm VnEconomy.
"Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ."
"Trong năm 2010, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất 6,75%/năm, báo này cho biết thêm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại", báo này cho biết.
'Kinh nghiệm cay đắng'
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa" - Kinh tế gia Lê Đăng DoanhTrả lời BBC ngày 3/9, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng kế hoạch này đang làm dấy lên sự quan tâm rộng rãi của dư luận, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tăng với tốc độ cao nhất từ khi bắt đầu Đổi Mới đến nay và nghĩa vụ trả nợ cũng đạt tỷ lệ cao nhất trong chi ngân sách từ trước đến nay.
"Một mặt, việc chính phủ vay đảo nợ trên thị trường quốc tế khi lãi suất đang ở mức thấp được coi là một bước đi hợp lý và khôn ngoan để giảm bớt gánh nặng lãi suất cao trước đây. Hơn thế nữa, mới đây, Moody's đã nâng xếp hạng tài chính của Việt Nam cũng là một tín hiệu thuận lợi", ông Doanh nói.
"Mặt khác, việc sử dụng khoản vay này như thế nào, ngoài việc đảo nợ, là điều được quan tâm để tránh việc lặp lại kinh nghiệm cay đắng của khoản vay 750 triệu đôla đã được trao hết cho Vinashin mà nay nhà nước đang phải trả nợ thay cho tập đoàn này."
Toàn bộ 750 triệu đôla trái phiếu hồi năm 2005 đã được chính phủ Việt Nam chuyển sang cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn này đã không có khả năng trả nợ cho chính phủ do làm ăn thua lỗ.
"Về mặt kỹ thuật, ngoài lãi suất, phí thu xếp khoản vay của các ngân hàng tham gia thu xếp khoản tín dụng này cũng không phải thấp cũng cần phải được xem xét một cách cẩn trọng," ông Doanh nói.
"Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa."
Trả lời BBC trong cùng ngày 3/9, chuyên gia tài
chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc chính phủ giao toàn bộ tiền vào tay
Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là "lỗi cực kỳ
lớn".
"Theo tôi nhận xét thì việc nhà nước vay 750 triệu đôla về rồi đưa thẳng cho Vinashin mà không yêu cầu Vinashin trình ra các dự án kinh doanh để dùng số tiền đó thì đó là một lỗi cực kỳ lớn trong quản lý tài chính quốc gia," ông nói.
"Không thể nào đưa hết một số tiền như vậy cho một doanh nghiệp mà chưa có các dự án cụ thể để giải ngân."
"Vinashin sau khi nhận được số tiền đó không biết làm gì, dự án thì chưa có, mà phát triển thì theo kế hoạch 5 - 10 năm, nhận một đống tiền như thế rồi đi đầu tư dàn trải ngoài chức năng của mình."
"Đó là lỗi của chính phủ chứ không phải của riêng Vinashin," ông Thành nhận định.
"Bộ Tài chính phải giữ số tiền đó và giải ngân theo tiến độ chứ không thể nào đưa hết một lần như vậy."
"Nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề tài chính của nhà nước và chỉ giải ngân cho doanh nghiệp những dự án doanh nghiệp trình lên và phê duyệt theo tiến độ, không thể giải ngân bừa bãi như vậy được."
'Đảo nợ biểu hiện sự yếu kém'
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước," ông nói.
"Nó cho thấy nhà nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để trả nợ cũ."
"Điều này không được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước, giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
"Theo tôi nhận xét thì việc nhà nước vay 750 triệu đôla về rồi đưa thẳng cho Vinashin mà không yêu cầu Vinashin trình ra các dự án kinh doanh để dùng số tiền đó thì đó là một lỗi cực kỳ lớn trong quản lý tài chính quốc gia," ông nói.
"Không thể nào đưa hết một số tiền như vậy cho một doanh nghiệp mà chưa có các dự án cụ thể để giải ngân."
"Vinashin sau khi nhận được số tiền đó không biết làm gì, dự án thì chưa có, mà phát triển thì theo kế hoạch 5 - 10 năm, nhận một đống tiền như thế rồi đi đầu tư dàn trải ngoài chức năng của mình."
"Đó là lỗi của chính phủ chứ không phải của riêng Vinashin," ông Thành nhận định.
"Bộ Tài chính phải giữ số tiền đó và giải ngân theo tiến độ chứ không thể nào đưa hết một lần như vậy."
"Nhà nước phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề tài chính của nhà nước và chỉ giải ngân cho doanh nghiệp những dự án doanh nghiệp trình lên và phê duyệt theo tiến độ, không thể giải ngân bừa bãi như vậy được."
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước" - Chuyên gia tài chính Bùi Kiến ThànhÔng Bùi Kiến Thành cho rằng việc lấy nợ mới để đắp vào nợ cũ là một bước đi thể hiện sự yếu kém về nguồn lực và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trước quốc tế.
"Nếu nhà nước Việt Nam cần vay tiền để trả nợ cũ thì nó thể hiện một yếu thế của nhà nước," ông nói.
"Nó cho thấy nhà nước không đủ phương tiện để thanh toán nợ khi đáo hạn mà phải lấy nợ mới để trả nợ cũ."
"Điều này không được thị trường tài chính quốc tế đánh giá cao, vì nó biểu hiện cho sự yếu kém của hệ thống tài chính và sẽ ảnh hưởng hệ số tín nhiệm của Việt Nam khi đi vay trên thị trường quốc tế."
Theo ông, cách duy nhất để chấm dứt việc đảo nợ là thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
"Nếu nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp phát triển tốt, không phải chết hàng loạt như lúa sau đợt bão như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ có tiền trả thuế cho nhà nước, giúp nhà nước có khả năng thanh toán nợ, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tăng dự trữ ngoại hối và giải quyết nợ", ông nói.
(BBC)
Trần Kỳ Trung - Thoát Đảng
Nếu nói, vào đảng để phụng sự tổ quốc, phụng sự đồng bào, đặt quyền lợi
dân tộc lên trên hết. Là đảng viên phải tuyệt đối gương mẫu trước dân,
người dân nhìn vào đó để tin tưởng. Là đảng viên nói đi đôi với làm,
không sống giả dối, không lừa nhân dân, thực hiện tốt tất cả những điều
người dân yêu cầu…v.v… và v.v…
Còn không phải như thế, anh không là đảng viên.
Căn cứ như những điều như vậy, nhìn vào thực tế, tôi tự nhận thấy có một số lượng đảng viên rất lớn đã “ thoát đảng”.
Ở đây tôi không đề cập đến những đảng viên công khai viết đơn đề nghị được ra khỏi đảng, vì như họ nói, đảng cộng sản hiện nay không phải là đảng cộng sản như lúc họ được kết nạp. Tất cả chỉ còn cái vỏ bên ngoài, còn bên trong đã thay đổi bản chất. Tôi không muốn đề cập đến những đảng viên về hưu lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng vì nhiều nguyên nhân, dưới nhiều hình thức, nếu thống kê cụ thể, sẽ có con số không nhỏ.
Với bài viết ngắn này tôi chỉ đề cập đến những người tự nhận là “đảng viên”, nhưng trên thực tế họ đã “ thoái đảng”, “ thoái đảng” một cách tiêu cực, nhân dân lên án.
Biểu hiện, có rất nhiều đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Những người này nói, viết về lý tưởng của đảng rất hay, nhưng trên thực tế lại làm ngược lại, họ chỉ biết thu lợi cho cá nhân, gia đình dưới nhiều hình thức, như tạo ê kíp trong lãnh đạo, liên kết các nhóm lợi ích với nhau hòng có điều kiện dễ dàng tham nhũng trong những ngành quan trọng của kinh tế. Hoặc như lợi dụng vị trí lãnh đạo của mình đưa con cháu vào chiếm vị trí yết hầu trong chính quyền để tự do lũng đoạn, tự do sai khiến…
Trong con mắt người dân, những người này không phải là đảng viên.
Lại có loại đảng viên, bên ngoài luôn tỏ nghiêm túc, đứng đắn như chăm chỉ học nghị quyết, lớp bồi dưỡng, viết bản kiểm điểm nghiêm túc… trên thực tế lại là một kẻ cơ hội, ăn chơi sa đọa, sống giả dối với đồng nghiệp, vợ con, kết cấu với xã hội đen để dễ bề đục khoét, thao túng, tham nhũng. Vận mệnh đất nước họ không quan tâm… Với người dân, những người này đâu phải là đảng viên, trên thực tế họ đã bỏ đảng. Đảng viên chỉ còn danh nghĩa.
Tiếp đến là đảng viên “ thoái đảng” là loại ác với dân. Họ là loại người không có văn hóa nhưng lại nhân danh đảng, nhân danh chính quyền… luôn cho mình là “ đúng”, là “ nhất ” không nghe dân, không cho dân nói, thậm chí có lúc hành xử với dân còn ác hơn hành xử với giặc, không hề có tình người, từ chuyện quy hoạch đất đai đến chuyện giải quyết khiếu kiện…
Với việc làm như vậy, trong suy nghĩ của người dân, những người đảng viên này đã ra khỏi đảng, còn thẻ đảng viên họ đang giữ trong người chỉ là “hàng mã”.
Lại có loại đảng viên mang danh “trí thức” nhưng chỉ biết ăn theo, nói theo, viết theo những gì mà lãnh đạo yêu cầu, đồng ý, cho phép. Họ đã thủ tiêu ý chí của mình, với ngòi bút, trở thành một kẻ “nô lệ” hèn hạ để hưởng bổng lộc mà những người có chức, có quyền nhân danh đảng, nhà nước ban phát.
Trong con mắt người dân và đồng nghiệp có lương tâm, những người này đâu có phải là đảng viên, đâu có phải là người trí thức chân chính.
…
Chỉ mới nêu một vài ví dụ nhỏ như trên, thử hỏi trong đảng, hiện nay, còn bao nhiêu người là đảng viên chân chính???
Nếu không sửa đổi, với một đảng như vậy, liệu có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước???
Còn không phải như thế, anh không là đảng viên.
Căn cứ như những điều như vậy, nhìn vào thực tế, tôi tự nhận thấy có một số lượng đảng viên rất lớn đã “ thoát đảng”.
Ở đây tôi không đề cập đến những đảng viên công khai viết đơn đề nghị được ra khỏi đảng, vì như họ nói, đảng cộng sản hiện nay không phải là đảng cộng sản như lúc họ được kết nạp. Tất cả chỉ còn cái vỏ bên ngoài, còn bên trong đã thay đổi bản chất. Tôi không muốn đề cập đến những đảng viên về hưu lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng vì nhiều nguyên nhân, dưới nhiều hình thức, nếu thống kê cụ thể, sẽ có con số không nhỏ.
Với bài viết ngắn này tôi chỉ đề cập đến những người tự nhận là “đảng viên”, nhưng trên thực tế họ đã “ thoái đảng”, “ thoái đảng” một cách tiêu cực, nhân dân lên án.
Biểu hiện, có rất nhiều đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Những người này nói, viết về lý tưởng của đảng rất hay, nhưng trên thực tế lại làm ngược lại, họ chỉ biết thu lợi cho cá nhân, gia đình dưới nhiều hình thức, như tạo ê kíp trong lãnh đạo, liên kết các nhóm lợi ích với nhau hòng có điều kiện dễ dàng tham nhũng trong những ngành quan trọng của kinh tế. Hoặc như lợi dụng vị trí lãnh đạo của mình đưa con cháu vào chiếm vị trí yết hầu trong chính quyền để tự do lũng đoạn, tự do sai khiến…
Trong con mắt người dân, những người này không phải là đảng viên.
Lại có loại đảng viên, bên ngoài luôn tỏ nghiêm túc, đứng đắn như chăm chỉ học nghị quyết, lớp bồi dưỡng, viết bản kiểm điểm nghiêm túc… trên thực tế lại là một kẻ cơ hội, ăn chơi sa đọa, sống giả dối với đồng nghiệp, vợ con, kết cấu với xã hội đen để dễ bề đục khoét, thao túng, tham nhũng. Vận mệnh đất nước họ không quan tâm… Với người dân, những người này đâu phải là đảng viên, trên thực tế họ đã bỏ đảng. Đảng viên chỉ còn danh nghĩa.
Tiếp đến là đảng viên “ thoái đảng” là loại ác với dân. Họ là loại người không có văn hóa nhưng lại nhân danh đảng, nhân danh chính quyền… luôn cho mình là “ đúng”, là “ nhất ” không nghe dân, không cho dân nói, thậm chí có lúc hành xử với dân còn ác hơn hành xử với giặc, không hề có tình người, từ chuyện quy hoạch đất đai đến chuyện giải quyết khiếu kiện…
Với việc làm như vậy, trong suy nghĩ của người dân, những người đảng viên này đã ra khỏi đảng, còn thẻ đảng viên họ đang giữ trong người chỉ là “hàng mã”.
Lại có loại đảng viên mang danh “trí thức” nhưng chỉ biết ăn theo, nói theo, viết theo những gì mà lãnh đạo yêu cầu, đồng ý, cho phép. Họ đã thủ tiêu ý chí của mình, với ngòi bút, trở thành một kẻ “nô lệ” hèn hạ để hưởng bổng lộc mà những người có chức, có quyền nhân danh đảng, nhà nước ban phát.
Trong con mắt người dân và đồng nghiệp có lương tâm, những người này đâu có phải là đảng viên, đâu có phải là người trí thức chân chính.
…
Chỉ mới nêu một vài ví dụ nhỏ như trên, thử hỏi trong đảng, hiện nay, còn bao nhiêu người là đảng viên chân chính???
Nếu không sửa đổi, với một đảng như vậy, liệu có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước???
Trần Kỳ Trung
(Blog Trần Kỳ Trung)
Tuấn Khanh - Nhớ và quên
Có một câu chuyện tôi chưa từng kể với ai. Câu chuyện vẫn thỉnh thoảng
gợi nhớ về những ngày đầu tiên tôi bị lôi xềnh xệch vào một xã hội chính
trị, lôi vào một thế giới mà tôi luôn loạng choạng đứng ở lằn ranh mong
manh, giữa những điều vĩ đại nhất hoặc ô trọc nhất.
1997, lần đầu tiên tôi bị an ninh đưa đi làm việc vì những lá thư mà tôi
chuyển giùm cho mẹ của một người bạn. Nhiều năm sau tôi mới ý thức rõ
hơn tầm quan trọng của người phụ nữ ấy, bà Trần Thị Thức, phu nhân của
ông Đoàn Viết Hoạt. Đó là một trong những vụ án chính trị đầu tiên của
Việt Nam những ngày đầu mở cửa, có cái tên là vụ án Diễn Đàn Tự Do. So
với facebook hôm nay, cái bản tin chia sẻ tin tức xã hội chính trị ấy
chỉ là hạng chấm phẩy. Nhưng vào năm tháng đó, nó là một trái bom.
Tôi biết lờ mờ những cái tên Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc…
qua những bì thư mà tôi được nhờ đi gửi minh bạch qua bưu điện thay cho
cô Thức và những người bạn của cô. Có khi đó là một phần của tờ Thông
Luận, hoặc một tâm thư của ai đó trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ. Tôi
coi mọi thứ đó là chuyện thư tín bình thường, cũng như cô Thức đơn giản
chỉ là mẹ của người bạn cùng tên, nhỏ tuổi hơn mà chúng tôi gặp nhau
trong khoa Anh ngữ, Đại học Tổng Hợp lúc đó.
Không ít lâu sau, tôi đối diện với việc một đợt điều tra của an ninh
Việt Nam về những bức thư đó. Sau nhiều ngày thẩm vấn, do cuối cùng nhận
ra tôi chỉ là một thằng nhóc sinh viên không đảng phái, thích làm
chuyện bao đồng, phía an ninh dịu giọng và chuyển tôi vào dạng giáo dục
tư tưởng. Hồ sơ tiết lộ tôi là một sinh viên khoa báo chí, nên phía an
ninh quyết định để tôi nói chuyện với một người lớn tuổi hơn, cùng trong
nghề báo.
Cuộc gặp gỡ diễn ra ở số 258 Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn. Người chủ
trì là anh Hải, đại uý PA25, còn người đến để giáo dục tư tưởng cho tôi
là nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lúc đó là cây viết của báo Công An TP với số
ấn bản ngất trời 500.000 số/kỳ.
Hôm đó, phía công an nói rất ít, nhường lời cho anh Hãn, một người dáng thô, khoẻ, nói giọng miền Trung Việt Nam.
Anh Hãn nói với tôi rất nhiều thứ về chính trị, tư tưởng, mà thật lòng,
tôi bỏ ngoài tai hầu hết. Chỉ đến khi anh hỏi rằng “Em có biết trước đây
anh là gì không?”. Câu chuyện trở thành phần giới thiệu về anh Hãn, là
người sống trong chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà, từng là một cây viết
của báo Điện Tín. Sau này tôi còn được biết thêm anh Hãn, với ngày
30-4-75 là cột mốc tác động nhiều thứ đến đời anh, kể cả tù tội, khiến
hôm nay anh như thế này.
Anh Hải, công an quê ở Củ Chi có đôi mắt đẹp và giọng nói mềm mỏng xin
ngắt lời anh Hãn, và kể rằng vào giờ phút anh Hãn tuyệt vọng nhất, cán
bộ cách mạng tìm thấy anh ở đường rầy xe lửa như định chọn cái chết. Cán
bộ thuyết phục và khuyên giải nên anh Hãn đã hồi tâm và hôm nay trở
thành một công dân tốt, phục vụ cho chế độ, đất nước. “Em nên coi chuyện
anh Hãn như một tấm gương để sống và phục vụ cho tổ quốc”, anh Hải nói.
Tôi nhìn sang anh Hãn, hai ánh mắt chạm nhau im lặng, vô hồn. Anh không
nói gì, tôi cũng không nói gì. Tôi không biết câu chuyện đó của anh Đoàn
Thạch Hãn có thật hay không, nhưng trong suy nghĩ của tôi lúc đó chỉ là
không biết buổi làm việc hôm nay có kịp cho tôi lao đến Đại học Tổng
hợp sau giờ lên lớp chiều, rồi qua Nhạc Viện cho giờ học kế hay không.
Nhiều năm sau đó, tôi không gặp lại nhà báo Đoàn Thạch Hãn, mà chỉ thấy
qua các bài viết của anh trên báo Công an TP. Là một người có máu văn
nghệ, tôi đọc rất nhiều các bài viết của anh về Khánh Ly, về Duyên Anh…
Thậm chí cả những bài viết hoàn toàn đầy chính trị về những người không
chấp nhận Cộng sản mà ra đi. Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một
giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá,
lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về
những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời
gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện
rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.
Có lẽ đã phí thời giờ của anh Hãn vào một ngày của năm 1997, năm mà rất
nhiều người Hồng Kông đã không xuất ngoại vì bị thuyết phục rằng Trung
Cộng sẽ đối xử với vùng đất của mình tử tế, rất tiếc, tôi muốn mình
khác.
Bất ngờ tôi nghe tin nhà báo Đoàn Thạch Hãn mất vào một ngày tháng
9/2014. Đời người vinh quang hay tủi nhục có lúc rồi cũng đến điểm cuối
cùng là phu du, vô nghĩa. Tất cả những kỷ niệm của tôi bật ra. Trên các
trang blog hay facebook, tôi đọc nhiều điều tranh cãi về anh, có lẽ vì
anh là một nhà báo lớn hoặc anh có quá nhiều bạn bè lẫn kẻ thù. Trên đất
nước này, cũng có hàng triệu người như nhà báo Đoàn Thạch Hãn nằm xuống
và lại gây tranh cãi – bởi đất nước của chúng ta là một phác đồ của
nghịch cảnh, phác đồ của mỗi cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm thay
cho các nền chính trị đã điều khiến dân tộc này, chưa thấy đủ yêu thương
đã ngập hận thù.
Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn
chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những
bước đi của đời mình. Tôi cũng vậy, và anh cũng vậy.
Trên facebook của nhà báo Huỳnh ngọc Chênh, tôi thấy anh ghi lại một mẩu
trò chuyện với nhà báo Đoàn Thạch Hãn rất thú vị. Trong đó, câu nói
đáng nhớ của anh Hãn rằng “mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá
nhiều”, khi nhắc đến những gì đã làm, đã viết. Trong ký ức cỏn con ập
về, tôi nhớ lại những bài báo của anh Đoàn Thạch Hãn viết về văn nghệ sĩ
đã tị nạn, về những cộng đồng Việt ngoài Việt Nam với khả năng nhuần
nhuyễn của ngợi ca và phỉ báng. Tôi cũng nhớ đến đất nước này, với nhiều
con người tự thú điều bí mật vào những phút cuối đời. Tôi cũng nghĩ về
một ngày rất cũ, rằng không biết anh có thật sự muốn tôi học bài học
ngày hôm ấy, trước mặt viên sĩ quan PA25 hay không. Nhưng mẩu đối thoại
từ facebook của anh Huỳnh Ngọc Chênh, là phần kết quý báu của bài học mà
tôi nhận được từ nhà báo Đoàn Thạch Hãn, cho việc chọn một lẽ sống đúng
trên đất nước này.
Người Việt hay nói đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” để bày tỏ sự hoà ái
cho một người đã ra đi. Nhưng “tận” không hoàn toàn có nghĩa là hết hẳn.
Nếu chúng ta im lặng và chối bỏ những gì đã có, và chôn vào quên lãng
tất cả là giả dối và khốn nạn với lịch sử con người. Đúng là có những
thứ cần phải quên, nhưng có những thứ cần phải nhớ. Thậm chí chính người
đã mất cũng ước muốn chúng ta phải nhớ.
Nhớ, để đó là một bài học dành cho chúng ta về kiêu hãnh hay điếm nhục
trong cuộc sống, nhưng hãy quên, vì độ lượng thứ tha trong trái tim của
mỗi con người, để chia sẻ về những điều cay đắng thầm kín của người dành
lại, trong gia tài khốn khó của quê hương này.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét