- Trung Quốc ngang nhiên khai trương tour du lịch trái phép tới Hoàng Sa ngay trong ngày Quốc khánh Việt Nam (BLA). – TQ có thể lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (VOA). – TQ mở rộng đường băng và hải cảng ở đảo Phú Lâm: China expands runway, harbour at Woody Island (IHS Jane’s 360).
- “TQ liên tiếp tập trận, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng” (GDVN). – Học giả Mỹ: Trung Quốc đang ru ngủ láng giềng chấp nhận quyền bá chủ (GDVN). – Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ (GDVN).
- Nguy cơ sự phát triển của hải quân Trung Quốc gây tổn hại cho thương mại thế giới (RFI). GS Peter Dutton, Học viện Hải Chiến Mỹ: “Mối
lo ngại của chúng tôi là Trung Quốc định ra các quyền rộng rãi để kiểm
soát các vùng theo luật lệ của họ và giành quyền cấm các tàu bè quân sự
nước ngoài qua lại “. – Từ trước đến nay chưa bao giờ Trung Quốc tôn trọng những điều họ đã ký và đã nói (BVN). – Trung Quốc buộc các nước ASEAN nâng cấp ngành quốc phòng (GDVN).
- Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì? (Infonet). – Lan tỏa hào khí Hoàng Sa (DV).
- Bùi Anh Trinh – TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI DÂN SAU SỰ KIỆN GIÀN KHOAN (TQ). “Tâm
trạng xem CSVN thi đấu trên Biển Đông cũng giống như tâm trạng xem thi
đấu trên sân cỏ; nghĩa là hào hứng vì sắp sửa coi một trận chung kết
giữa đội nhà và đội địch… Nguời dân ngồi xem thi đấu mà trong lòng biết
chắc đội nhà sẽ thua bởi vì quá chênh lệch lực lượng, nhưng lại phấn
khởi vì yên trí rằng thế nào cuối cùng Mỹ cũng sẽ nhảy vào. Mà hễ Mỹ đã
nhảy vào thì chấm dứt luôn chế độ CSVN, giải quyết tất cả những bế tắc,
tang thương hiện nay. Vì vậy mà sau khi giàn khoan được rút đi thì giấc
mơ ‘Mỹ nhảy vào’ chỉ còn là ảo vọng, người ta đành trở lại với thực tế
đầy chua xót“.
- Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sỹ Phu: Bản chất bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi (Dân Quyền). “Cái
gốc là ĐCSVN đã bán dần chủ quyền đất nước mình cho Trung Quốc, để trở
thành một nước chư hầu hoặc thành một tỉnh của Trung Quốc, còn những
hoạt động cụ thể lúc thì tô điểm, lúc thì thích nghi, lúc thì đánh lừa,
song cái thế “bán nước” đã định hình không có thay đổi“. – Tào lao chuyến đi của Lê Hồng Anh (NBG). – Lê Diễn Đức: Chuyến công du thuần phục! (NV).
- Dư luận chính thống Trung Quốc trong thời gian phái viên Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc (BVN). – Chẳng lẽ kịch bản Thành Đô tái hiện ?! (BVN). “Vì
mật nghị giữa 2 Đảng, trước đây không nhất thiết gặp nhau ở Bắc Kinh mà
gặp ở thủ phủ tỉnh Vân Nam – Thành Đô, thì sắp tới có lẽ hai Đảng sẽ
gặp nhau không nhất thiết ở Hà Thành mà có thể Sài Thành hay tỉnh lỵ nào
đó của Việt Nam không chừng. Ngày nào 2 đảng Cộng sản Việt Nam và Trung
Quốc còn đi đêm với nhau và nói không cho dân hiểu thì ngày đó chẳng
những nhân dân VN có quyền nghi ngờ lãnh đạo của mình và bè bạn thế giới
cũng được quyền nghi kỵ đối với Việt Nam“.
- Việt Nam được gì sau chuyến thăm Trung Quốc của đặc sứ Lê Hồng Anh? (RFI). – Về chuyến đi của Lê Hồng Anh: Quả xanh và ngọn tre Việt Nam (FB Sông Hàn). “Cố
gắng làm hài lòng tất cả – muốn làm bạn với tất cả các nước chỉ là hi
vọng hão huyền, ngoại giao ngọn tre đậm tính Việt Nam sẽ khiến anh trọn
đời đứng ‘độc lập’… Người Mỹ không yêu cầu Việt Nam lựa chọn Trung Quốc
hoặc họ nhưng cái chính Việt Nam cần vẫn là hành động nhất quán và trách
nhiệm với các vấn đề trong khu vực. Thời điểm và cách hành xử hay các
tuyên bố chứng tỏ rằng anh có khát vọng và năng lực thoát khỏi vị thế
nhược tiểu hay không? Nó cũng chứng tỏ rằng anh có (hoặc sẵn sàng thiếu)
trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực?“
- Đặc phái viên Lê Hồng Anh và ‘vật bất ly thân’ mang sang Trung Cộng (DLB). – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 176 – Đoạn này bỏ…xuống dòng đọc tiếp (Nhật Tuấn). “Nói
chuyện với Tập Cận Bình đồng chí Lê Hồng Anh phải giở giấy ra đọc. Đọc
cái gì vậy hả chú Ba ?/ Đồng chí Lê Hồng Anh đọc: ‘Đảng và Nhà nước
quyết thắt chặt…quyết thắt chặt… đoạn này bỏ, xuống dòng đọc tiếp’.“
- Huỳnh Kim Quang – Đọc ‘Chính Luận’ của Trần Trung Đạo: Để Biết Hiểm Họa Trung Cộng Và Hiện Trạng Việt Nam (Trần Trung Đạo).
- Bang giao Việt – Mỹ thuở đầu lập nước: Những bức thư không hồi đáp — Bang giao Việt – Mỹ thuở đầu lập nước – Kỳ 2: Những người Mỹ ở Tân Trào — Bang giao Việt – Mỹ thuở đầu lập nước – Kỳ 3: Tướng Mỹ và sự ra đời của Hội Hữu nghị Việt – Mỹ — Bang giao Việt – Mỹ thuở đầu lập nước – Kỳ 4: ‘Một người khổ hạnh toàn tâm toàn ý vì nhân dân…’ (TN). Mỹ đã từ chối giúp Hồ Chí Minh vì họ biết rõ HCM là người Cộng sản.- Nếu nói “phản động” thì Hồ Chí Minh ‘phản động’ hơn bất kỳ người nào mà đảng và nhà nước cáo buộc tội “phản động” hiện nay (Tin Không Lề). Những điều ông HCM thay mặt dân An Nam đòi hỏi trong bức thư gửi cho ông Robert Lansing, Bộ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Wilson, ngày 18-6-1919: “Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị/ … Tự do báo chí và ngôn luận/ Tự do lập hội và hội họp/ Tự do di chuyển và xuất ngoại/ Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho quần chúng. Thay thế chế độ cai trị bằng những sắc luật độc tài bằng một chế độ luật pháp“. – Bản tiếng Anh: FOR THE GROUP OF ANNAMITE PATRIOTS [signed] Nguyen Ai Quoc (Ho Chi Minh) (VN War).
- LS Lê Công Định: NGÀY ĐỘC LẬP NÀO? (BS). “… chân
lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi
sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không
phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới“.
- Về chính phủ Trần Trọng Kim: 4 THÁNG, CHỈ CÓ 4 THÁNG THÔI … (TNM). “Gần [Hơn]
2 tháng HD981 nằm thách thức đầy ngạo mạn trên biển VN, chính phủ VN đã
làm được gì? Ngoài ‘quan ngại sâu sắc’ và đàn áp biểu tình? Vậy mà gần
70 năm trước có một chính phủ, chỉ vỏn vẹn trong vòng 4 tháng ngắn ngủi,
đã để lại những dấu ấn đầy ngưỡng phục trong lịch sử VN. 4 tháng, chỉ 4
tháng thôi! Rồi bị cướp mất bằng cả bạo lực lẫn thủ đoạn bởi một tập
đoàn man di của những tên thất học nhưng mưu mô, dốt chữ nhưng thừa xảo
trá“.
- 2/9: NGÀY QUỐC NHỤC ! (TNM). “Hãy
cùng nhìn lại ngày 2/9/1945 và suy nghĩ nếu trong ngày này mà HCM không
xuất hiện thì sẽ ra sao? Nếu không có HCM thì nước Việt Nam đã xoay
theo quỹ đạo khác và không phải tốn nhiều xương máu dân tộc trong việc
bảo vệ ý thức hệ giữa hai luồng tư tưởng Quốc Gia và CS. Nước Việt Nam
hôm nay có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu khi quyền điều hành
Quốc gia nằm trong tay chính phủ Trần Trọng Kim, một nội các gồm các
nhà trí thức yêu nước và có tinh thần cấp tiến hơn hẵn những người cs
với tư duy nghèo nàn“. – 2-9-1945: NGÀY QUỐC NẠN
- Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh (RFA). “Thực
tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu
thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị
đối xử như thế nào thì anh hiểu. Trừ trường hợp dòng họ của họ, ‘đảng
dòng, đảng họ’ mà, đảng làm sao cho đông để giành“. – PHỎNG VẤN LS NGUYỄN VĂN ĐÀI VỀ 69 NĂM CS CAI TRỊ VN (Hoan Lethi).
- Trích TIỂU THUYẾT CÒ HỒN XÃ NGHĨA: đoạn về Cái chết của Hò Văn Đản (BĐX). “Rồi
một ngày báo chí loan tin: ‘Nhà cách mạng vĩ đại nhất nước Mynga từ cổ
chí nay Hò Văn Đản từ trần’. Tin tức loan đi, cả dân tộc như bị điện
giật đổ sụp… Người người vật vả khóc. Cả dân tộc như bị trời hành, bị ma
nhập cùng gào lên những lời ngậm ngùi thương tiếc: ‘Ối Trời cao, Đất
dầy ơi, sao nỡ hại Người! Ôi Trời cao, Đất dày ơi, sao nỡ để Người phải
chết!’.”
- Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ “chống Đảng” (TCTP). Nội dung bài thơ chống đảng: “Giống
chuột làm sao vẫn sống đời ?/ Con đàn cháu lũ cứ sinh sôi !/ Đồ ăn bè
cánh chia phần nhậu,/ Của để tớ thầy hợp sức lôi !/ Tiếc lọ chê ai đành
chuột phá,/ Hoài cơm trách bạn để mèo xơi !/ Triệt đường ẩn nấp hang
cùng hốc,/ Cống lỗ chi chi cũng hết nòi !”
- Phan Nhật Nam: Sự Thật Cuối Cùng! (Việt Báo). – Đoàn Thanh Liêm – Dạy Cho Con Tiếng Nói Thật Thà (Tổ Quốc). “Còn
ở Việt nam ta, thì ngay từ hồi 1946-47, tôi đã được nghe nhiều người
thốt ra câu nói này: ‘Nói dối như Vẹm’, tức là chữ VM = Việt Minh thì
đọc nhanh ra thành chữ Vẹm. Xưa kia, dân gian thường nói: ‘Nói dối như
Cuội’. Nhưng từ khi có cộng sản Việt Minh, thì bà con lại nói như thế đó“.
- Có thực là ông Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng? (Blog RFA). “… kế
hoạch ướp xác và xây lăng là một kế hoạch hoàn toàn không phải ‘Tuyệt
đối bí mật’, mà đã được rất nhiều người biết. Điều đó cho thấy ông Hồ
Chí Minh cũng đã được biết kế hoạch này và biết rõ rằng xác của mình sẽ
được ướp và để trong lăng. Như những thi hài của các lãnh tụ cộng sản
khác, như Lenin, Stalin (Liên xô) hay Georgi Dimitrov (Bungaria) trước
đó, hoặc như Mao Trạch Đông (Trung quốc), Kim Nhật Thành (Triều tiên)
sau này“.
- Di chúc Bác Hồ: Vẹn nguyên giá trị và tính thời sự (Infonet). – Nhật ký mở lần thứ 112: BÁO CÁO CỤ, CÁC HỌC TRÒ “MẤT GỐC” CỦA CỤ CÓC LÀM GÌ THEO DI CHÚC CỤ CẢ! (Tô Hải). “MỌI
ĐIỀU CỤ DẶN LẠI TRONG DI CHÚC ĐỀU BỊ BỌN HẬU DUỆ MẤT GỐC CỦA CỤ LÀM
NGƯỢC LẠI MÀ VẪN XƯNG XƯNG LÀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI CỤ! Chẳng biết
sống khôn chết thiêng, ở “nơi xa ấy” cụ có biết những chuyện tréo ngoe
đáng lên án này không ?“
- Tuyên truyền theo phong cách ngậm ngùi rơi lệ (Nguyễn Hoa Lư). “Chúng
ta tự hào có di chúc Bác anh minh, có Đảng luôn luôn vĩ đại mà sao dân
bất an và khốn cùng như vậy? Câu trả lời xem chừng huyền ảo như chiếc lá
diêu bông trong cánh đồng chiều của thi sĩ Hoàng Cầm. Tuy vậy, những
khoản tiền để ‘tổ chức cuộc vận động’ cùng với sự lên ngôi của vô số nhà
lý thuyết suông chắc là những hiện thực sống động và khách quan không
thể cưỡng lại được!“
- Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh (Việt Báo). “Trần
Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn
Thị Năm (Cát Hanh Long): ‘Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh
thì đeo kính râm suốt’. Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa
nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên ‘Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm
trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô...’.” – ‘Đèn Cù là tiếng kêu đau’ của tôi (BBC). – Bùi Bảo Trúc: Bác sống mãi trong quần (NV). – Phạm Thị Hoài: Nhật thực (pro&contra).
- Nguyễn Cao Kỳ: Thống nhất là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt (Phan Ba). “Chúng
tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của
Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi là những người dân tộc chủ nghĩa,
là người Việt. Chúng tôi đã và đang là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật
đau lòng khi một vài người vẫn còn nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa
Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho Việt Nam“.- “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Lê Mai). – “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (tiếp theo) ” ‘Hai ông anh’ đều ra sức lôi kéo Việt Nam, nhưng họ không thể nào đạt được mục đích. Bây giờ, ta càng thấy rõ vai trò đặc biệt của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ấy“.
- Chủ nghĩa Mác – Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển (QĐND). Cả tư tưởng Mao Trạch Đông lẫn Hồ Chí Minh cũng cần được bảo vệ và phát triển cho đủ bộ: Mác – Lê – Mao – Hồ. Đâm bằng “Mác”, chém bằng “Lê”, vặt lông “Mao”, xong nhấn chìm xuống “Hồ” cho dân chúng biết tay!
- Âu Dương Thệ: Đặt lại những vấn đề căn bản của quyền lực ở VN hiện nay: Quyền lực phát ra từ nòng súng! (DLB).
<= Lê Đình Quản cùng người thân trong gia đình. Ảnh: Lê Quốc Quyết. – Em trai ông Lê Quốc Quân mãn hạn tù (BBC). – ‘Họ cầm tù cả người và công ty’ (BBC). – Lê Đình Quản, em trai luật sư Lê Quốc Quân, mãn hạn 22 tháng tù giam (Dân Luận).
- Hoàng Dũng – Trong Công an Phường 1, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp (phần 2) (Dân Luận). Mời xem lại Phần 1 (FB Hoàng Dũng). – Phiên tòa qua vụ án Lấp Vò (DCCT). – Từ Sài Gòn đến công an phường 2 Cao Lãnh (DCCT). – KHÁNG THƯ VỀ PHIÊN TÒA XỬ ÁN TẠI CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP NGÀY 26-08-2014 (TNM).
- Phạm Thanh Nghiên: Tôi muốn biết và tôi có Quyền được biết! — Nguyễn Phương Uyên: Chúng tôi muốn biết! — Thị Hợi: Tôi phải biết và bạn bè tôi phải biết! (DLB).
- TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, HỌ LÀ AI? (FB Liberty). “Họ là những người yêu nước, thương dân, chuộng tự do, công lý, mong muốn tiến bộ xã hội, những người không thể im lặng trước bạo quyền và bất công, trước thực tế lãnh thổ, chủ quyền của tổ quốc bị đe dọa, chà đạp và chiếm đoạt, vì thế họ đã dấn thân. Họ đã phải hi sinh sự tự do, bình yên của cá nhân và gia đình, hi sinh hạnh phúc, sự nghiệp, (và cả tuổi trẻ), của cải, danh tiếng…để âm thầm chịu oan nghiệt tù đày vì tổ quốc vì nhân dân trong đó có mỗi chúng ta và gia đình chúng ta“.
- Quốc Sỹ – Ăn cơm rau muống bàn chính trị (Dân Luận). “Chính trị thưa anh chuyện đời thường/ Khu phố, bệnh viện tới nhà trường…/ Thầy hiếp trẻ em, quan ăn bẩn…/ Xi măng cốt tre làm sập đường…/ Chính trị là bàn việc cho mình./ Muốn đời anh tốt? Chớ làm thinh./ Im lặng, cúi đầu và phó mặc,/ Tự hại anh thêm tội đồng tình“.
- Cuối tháng Tám nhớ liệt nữ Quách Thị Trang, người nằm xuống vì tự do – Ngậm ngùi vì thấy dân mình vẫn bị chà đạp (FB Hieu Van Ngo). “CSVN đã ‘cầm nhầm’ sự hy sinh của Quách Thị Trang như thế nào khi phong Quách Thị Trang làm ‘liệt sĩ’? Tại sao CSVN vinh danh Quách Thị Trang là liệt sĩ nhưng lại nói qua loa về gia đình của Chị Trang? Thân phụ Quách Văn Bội và gia đình ở Thái Bình đã từng bị CSVN đàn áp ra sao? Cụ Bội đã bị ‘kẹt’ lại và chết phẫn uất ở quê nhà ra sao? Quách Thị Trang đã ngã xuống vì lý tưởng tự do, đặc biệt là tự do tín ngưỡng. Hơn 50 năm sau, với bao lầm than cơ cực, những tự do căn bản (hay nhân quyền và dân quyền) ấy đã ra sao tại Việt Nam?“
- HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TUYÊN BỐ VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TRIỆT HẠ CHÙA LIÊN TRÌ (TNM).
- Tòa án Từ Sơn sẽ “xử” 12 dân oan Trịnh Nguyễn vào ngày 4-9-2014 (FB Tễu). “Hôm 30.8, công an Từ Sơn đến ép buộc Cụ bà Ngô Thị Đức (gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng vẫn bị khai trừ) ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay. Con cháu đưa cụ ra Hà Nội để nối lại ngón tay nhưng cụ kiên quyết từ chối và yêu cầu con cháu đưa về quê vào chiều tối“. – Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an (RFA). – NHỮNG NGƯỜI DÂN OAN QUẢ CẢM (TNM). – Ảnh dân oan khiếu kiện ngày 1/9/2014 (FB Thúy Nguyễn). =>
- Chuyện lãnh đạo Cộng sản chữa bệnh (Blog RFA). “Nguyễn Bá Thanh đi trị bệnh trước đại hội 12 là vấn đề thanh trừng nội bộ hay là gió đổi chiều trong các phe trục trung ương đảng Cộng sản? Tiếp theo sau chuyện này sẽ là chuyện gì? Đó mới là vấn đề nhân dân quan tâm nhất“. – Chuyện đi chữa bệnh…không hẳn chỉ là chuyện đi chữa bệnh (Nguyễn Vĩnh). – Tình hình sức khỏe và số phận chính trị của đồng chí Nguyễn Bá Thanh tại Đại hội XII (Cầu Nhật Tân). “… sau khi điều trị ở Hoa Kỳ về, dù đồng chí Nguyễn Bá Thanh có tráng kiện như Thánh Gióng thì cũng rất dễ bị xếp vào diện sức khỏe có vấn đề. Đối thủ của đồng chí không dễ gì bỏ qua cơ hội này. Như vậy, cơ ở lại Trung ương với đồng chí cũng còn khó chứ chưa nói tới việc vào được BCT“.
- Bùi Minh Quốc: Tổ quốc và Tự do (VNTB). – Thomas Hobbes: Bàn về quyền sống không thể chuyển nhượng (TCPT). – Hội thảo “tự do hiệp hội-công đoàn”: Tín hiệu mới cho công đoàn độc lập (VNTB).
- Đối thoại với báo Quân Đội Nhân Dân: “Âm mưu đen tối” của ai? (VNTB).
- Đừng lặp lại sai lầm Đinh Đức Lập (Hữu Nguyên). “Thí với thố như MTTQVN vừa tổ chức để tuyền chọn tổng biên tập cho báo Đại đoàn kết thực chất đến đâu và như thế nào không nói ra ai cũng biết… Thêm một sai lầm nữa sau thời kỳ Đinh Đức Lập chắc chắn sẽ làm cho tờ báo của MTTQVN không còn cách nào có thể cứu vãn được!“
- Athena – Người Việt Nam lớn mà chưa trưởng thành, do đâu? (Dân Luận).
- CÁI CHẾT CỦA LƯU QUANG VŨ VÀ NHỮNG “TAI NẠN” NGẪU NHIÊN ĐÁNG NGỜ (TNM).
- Chuyện như đùa của “Em là Hải Lý” và báo Đất Việt (TCTP). Mời xem lại: “Đả thảo kinh xà” và màn “Kim thiền thoát xác” của Báo Đất Việt (TCTP). – Sự nguỵ tạo ác ý trong “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”
Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương: ‘Phan Thị Bích Hằng đã lợi dụng bố tôi’ (DV). “Đây là lời khẳng định của ông Vũ Xuân An, con trai ruột nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương. Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương đã từng nhờ bà Phan Thị Bích Hằng giúp tìm mộ em gái – liệt sĩ Vũ Thị Kính, Đội trưởng Đội du kích Hoàng Ngân“.
- Kết thúc điều tra bổ sung vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng (DV).
- Minh “Sâm” – Hưng “Sóc“: Cặp đôi “san bằng tất cả“ (DV).
- Thiếu tướng, anh hùng Lê Mã Lương tiết lộ về cây bom 3 càng độc nhất vô nhị sót lại ở Việt Nam (DV).
- Nhức nhối tiền đút lót (DV).
- “Nương tay” với hàng giả (NLĐ). – Nón Sơn bị làm giả, hình phạt dành cho kẻ phạm tội nhẹ hều (BLA).
- Người gốc Việt tuyên thệ lãnh đạo Nam Úc (BBC).
<- Trần Trung Đạo: TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ? (Trần Trung Đạo).
- Báo Nga: Trung Quốc “đưa Mông Cổ vào quỹ đạo” của mình (GDVN).
- Bắc Kinh khẳng định: Không được tự ý ứng cử lãnh đạo Hồng Kông (NV). – Hồng Kông : Các nhà hoạt động phản đối Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử (RFI). – Người biểu tình Hồng Kông phản đối viên chức cấp cao của TQ (VOA). – Quan chức Bắc Kinh bị la ó ở Hong Kong (BBC). – Phe dân chủ Hong Kong phản đối Bắc Kinh (BBC).
- Evan Osnos – Trung Quốc, nạn tham nhũng sau bộ mặt hào nhoáng (P. 1) (Dân Luận).
- Trung Quốc đã có được quả bom nguyên tử đầu tiên như thế nào và kho vũ khí hạt nhân hiện nay của TQ (BLA).
- Bí ẩn xung quanh cuộc đào thoát và cái chết của nguyên soái, bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa Lâm Bưu ngày 13/9/1971 (BLA).
- Trung Quốc : Ba trường đại học lớn tăng cường kiểm tra tư tưởng mác-xít (RFI).
- Trung Quốc: các cựu binh chiến tranh Trung-Việt đòi cải thiện điều kiện sống (Kichbu).
- Bắc Triều Tiên lại bắn thử tên lửa trên biển (RFI). – Triều Tiên bất ngờ thay đổi địa điểm phóng tên lửa tầm ngắn (ANTĐ). – Tội phạm Triều Tiên trỗi dậy (NLĐ).
- Thủ tướng nước cộng sản cũ trở thành lãnh đạo chủ chốt của Châu Âu (RFI).
– Những “cột mốc” khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (TTXVN). – “Mắt biển” – những câu chuyện về chủ quyền biển đảo (CAND). – Đội tàu tự quản giữ vững bình yên trên biển
(CAND). “Bình yên” kiểu gì mà ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu TQ đâm
chìm tàu, bị bắt giữ, cướp cá và thiết bị đánh bắt cá… liên tục nhiều
năm qua?
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bà Nguyễn Thị Năm – Nhà văn Ngô Tất Tố đã từng bị đấu tố đến độ thắt cổ tự tử chết (FB Trần Mạnh Hảo). – Facebooker Caubay Thiem bình luận: “Đấu
tố người ta, đem xử bắn rồi rút khăn lau nước mắt; đấu tố người ta đến
phải thắt cổ tự tử rồi cho học sinh học tác phẩm… thì quả là xỏ lá số
một. Trên đời này quả không có thằng bác thứ hai!“
- Những ngày viết tài liệu ‘Tuyệt đối bí mật’ của Bác Hồ (ĐV). – 108 chữ nói về Đảng trong Di chúc của Hồ Chủ tịch (GDVN).
– Tết Độc lập tha thiết với non sông (DT). – Ký ức về “Tết Độc lập” đầu tiên ở Sài Gòn sau ngày giải phóng
(TTXVN/ DT). Mấy ngàn năm trước, Việt Nam chưa từng được độc lập, nên
ngày 2/9/1945 là ngày đất nước lần đầu tiên được độc lập, và xem như đó
là ngày Tết?
- “Nhân dân đoàn kết, vận nước sẽ lên” (DV). – Hãy vứt đi “Đảng anh em”. Hãy nghĩ về dân tộc (BVN).
- Tôi chưa vào Đảng (TT).
- Bùi Thị Minh Hằng (BĐX).
- Hoàng Hưng: Trả lời phỏng vấn mạng Phía Trước (BVN).
- Một Trung tướng Công an tử nạn trên đường đi làm nhiệm vụ (ĐSPL). – Tai nạn giao thông, Trung tướng CA Nguyễn Xuân Tư tử nạn (TT).
- Lê Chân Nhân: Chẳng có gì mà “lùm xùm” chuyện thi tuyển công chức!? (DT). “Tiêu
cực trong thi tuyển công chức là rất nghiêm trọng, phải có hình thức xử
lý thật nghiêm mới ngăn chặn được. Tại sao không cách chức, chuyển công
tác, thậm chí đuổi việc?“.
- Trung Quốc cảnh báo nghị sĩ Anh về Hồng Kông (NLĐ). – Trung Quốc: Anh đã can thiệp nội bộ Hong Kong (TT). – Trung Quốc dùng xe bọc thép, xịt hơi cay với Hồng Kông (ĐV). – Hong Kong phân cực về cải cách bầu cử (VOA).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay: Kỳ 46: Cuộc hành quyết man rợ trên núi Mộc Phong – Trung Quốc — Kỳ 47 & 48: Bắc Kinh – Phnom Penh: “Hai phương trời cách biệt!“ — Kỳ 49: ‘Khủng bố trắng’ ở Đạo tràng Vân Môn — Kỳ 50-51: Ngài Hư Vân với “tam bộ nhất bái” và những chuyện lạ…. (MTG).
- CNN phỏng vấn 3 công dân Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên (VOA). – 3 người Mỹ bị Bắc Triều Tiên giam giữ lên tiếng cầu cứu (VOA). – Công dân Mỹ bị giam tại Triều Tiên yêu cầu được giúp đỡ (PLTP).
KINH TẾ- Sự quan liêu hay nhóm lợi ích phía sau một lệnh cấm? (TBKTSG). “Lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Pháp có từ cách đây hơn thập kỷ và đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ. Lệnh này được duy trì lâu như vậy là để phục vụ cho lợi ích nhóm, hay chỉ đơn thuần là sự quan liêu?“
- TS Tô Văn Trường phỏng vấn TS Vũ Quang Việt về GDP (MTG).
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ (Báo ĐT).
- Điểm yếu ngân hàng Việt: Những đánh giá trực diện (VnEconomy).
- Giá điện vẫn treo cao: EVN không sợ bị “diệt ruồi”? (VNTB).
- Hãy sản xuất cái sạc pin và con ốc vít (LĐ).
- Doanh nhân trẻ và nông nghiệp: “Tôi phải làm trước khi nói” (VnEconomy).
- Thương mại với Trung Quốc: nhập khẩu vẫn gấp ba xuất khẩu (TBKTSG). – Ồ ạt nhập hàng xa xỉ (NLĐ).
- Ngành nông nghiệp Trung Quốc chứng kiến làn sóng sáp nhập (TTXVN).
- Học cách tiếp thị gạo từ Campuchia (NLĐ).
- Thức ăn nhanh quốc tế dần chiếm lĩnh Việt Nam (PLTP).
- Bỏ việc, đôi vợ chồng cử nhân ngồi nhà… trồng rau mầm (DV).
- Gallup: 58% người Mỹ làm việc trung bình 47 giờ/tuần (NV).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi cuộc tình sắp chết (NV).
- Kinh tế Ấn Độ có dấu hiệu hồi phục (VOA).
- Nội tệ Nga tiếp tục xuống thấp kỷ lục (Gafin).
- Thị trường chứng khoán: Chưa thể là giá đỡ cho DN cần vốn (TBKTSG). – 12 phiên tăng trần, KSH cho biết “Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường” (CafeF). – Những cổ phiếu đang “hút” tiền nhà đầu tư nhất (VnMedia).
- Tiền nhàn rỗi: mỗi người chọn một cách (TT). – Cẩn trọng với bẫy khuyến mại cho vay lãi suất thấp (CAND).
- Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc: Sắp đạt 40 tỷ USD! (ĐV). “Tính
đến hết tháng 8/2014 nhập khẩu từ Trung Quốc đã lên tới khoảng 27,06 tỷ
USD, dự tính năm 2014 con số này có thể chạm mốc 40 tỷ USD… Trong khi
đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 9,79 tỷ USD“. Cứ
nhập khẩu thật nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, để Bắc Kinh có ngoại tệ,
giúp cho họ có nhiều tiền mua máy bay, đóng giàn khoan, tàu hải giám…
đưa vào Biển Đông sách nhiễu, cướp bóc ngư dân! Còn ai tốt hơn Việt Nam?
- Hà Nội tham vọng xây 1.000 siêu thị: Chính sách đi tắt đón đầu?
(ĐSPL). Hà Nội hiện có khoảng 7 triệu dân, trong đó có 3 triệu dân
thành thị, còn 4 triệu ở nông thôn. Không rõ hiện tại có bao nhiêu siêu
thị ở Hà Nội. Giả sử hiện nay chưa có siêu thị nào, thì 1000 siêu thị
phục vụ 3 triệu dân, tức trung bình mỗi siêu thị phục vụ 3.000 dân. Liệu
dân Hà Nội có đủ tiền để mua sắm ở siêu thị thường xuyên hay không? Cần
có những chuyên gia phân tích thị trường đưa ra các bài phân tích để
biến dân Hà Nội cần bao nhiêu siêu thị, nếu không tính toán kỹ, coi
chừng chính sách này “đi sai, lãnh nợ” thay vì “đi tắt đón đầu”.
- Công chứng tài sản: để không may nhờ rủi chịu (TBKTSG).
- Thị trường và đạo đức (kỳ 1) (THĐP).
- Góc nhìn: Để không còn bối rối với lao động nước ngoài (VnEconomy).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 69 – NHÀ VĂN KHÔNG CÒN BIẾT PHẪN NỘ (Nhật Tuấn).- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 70 – Nhân chuyện nhà báo bị tước thẻ…
- Nhà văn NHẬT TIẾN: Tiểu thuyết THỀM HOANG – KỲ 3 (Nhật Tuấn).
- BÙI GIÁNG VÀ CON TÀU “HY VỌNG” (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nhật Ký Thằng Điên – Chương 4: Búp Bê (Da Màu).
- Trần Mộng Tú: Vết Thương Đứt Ruột (Trẻ).
- Những câu chuyện rất là khác (Nhị Linh).
- Võ Phiến – Lại thư nhà (kỳ 7) (DĐTK).
- Những nhan sắc nổi tiếng của Sài Gòn xưa (MTG). =>
- Câu chuyện Cham – Đời là nhẹ 04. Giải cứu Tagalau 3 (Inrasara).
- TRUNG THU CỦA TA HAY TÀU?? (TNM).
- Nghệ An: Tộc người ngủ ngồi vẫn sống giữa rừng (NLĐ).
- Nước Mỹ qua một số hình ảnh kỷ niệm (3: Princeton và Philadelphia) (Nguyễn Tiến Dũng).
- NỖI BUỒN THÁNG BẢY – thơ Đặng Phú Phong (Đào Hiếu).
- Nhân ngày giỗ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh: Là chính mình… “Nếu đó là tội lỗi” (BHC).
- Mừng quốc khánh (Baron Trịnh).
- Di sản “lên đời”- được và mất (DV).
- Những điều ít biết về tứ đại mỹ nhân Hà Nội xưa (GTVT/ ĐSPL).
- Mỹ nghỉ lễ Lao động (VOA). – TT Obama đọc diễn văn vào Lễ Lao Động kêu gọi tăng mức lương tối thiểu (VOA).
- Báo chí thế hệ mới (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- VÌ SAO KHAI GIẢNG MÀ LẠI KHÔNG PHẢI LÀ…KHAI GIẢNG? (Nguyễn Quang Vinh).
- Lời gan ruột của thầy giáo dậy cấp 3 góp ý với giáo dục nước nhà (GDVN).
- Chuyên gia Trần Đức Cảnh: Việt Nam hiện chưa có đại học phi lợi nhuận (GDVN).
- Khám phá tương lai đại học tư (3): Con đường trước mặt, hay những vấn đề cần lưu ý và theo đuổi (NCGDVN).
- CHUYỆN GIÁO DỤC TÀO LAO XỊT BỘP (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Hiệp sĩ CNTT nói về chuyện đưa máy tính bảng vào trường học (VNN).
- Tạo môi trường cho du học sinh (TN).
- ĐI CẤP HOA KỲ CHO GO WEST FOUNDATION (Hồ Hải).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: ‘Tiến sĩ Việt’ bao giờ thành ‘hộ chiếu quốc tế’? (TVN).
- “Cái chết của bé gái hoàn hảo” (PNTP).
- Giáo viên, học sinh hứng thú vì không phải chấm điểm (Tin Tức).
- Tiến sĩ làm kính dẫn đường cho người khiếm thị (Đào Hiếu).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Xe chở khoảng 50 khách từ Sa Pa lao xuống vực sâu, nhiều người thiệt mạng (DV). – Xe khách chở 53 người lao xuống vực, ít nhất 12 người chết, 41 người bị thương (TN). – Tai nạn ở Lào Cai: Bộ trưởng Thăng chỉ đạo cứu nạn (VTC).
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (RFA). “Thực tế cũng cho thấy một vấn đề đáng ngại là tỷ lệ mang thai vị thành niên tăng rất cao, điển hình 35,4% ở nhóm 15 đến 19 tuổi, 34,6% ở nhóm 20 đến 24 tuổi“.
- Tranh cãi quanh vụ kiện về sản phẩm tế bào gốc StammZelle (NV).
- Cha nam sinh kêu oan giúp con:“Oan ức cho con tôi lắm“ (MTG).
- Kiếm ăn từ người chết (NLĐ).
- Mai phục tại lò, công an bắt 2 tên trộm chó (NLĐ).
- Phường 25 quận 10 giữa… rừng sâu (PLTP).
- Ông gốc Việt nói bị kẻ lạ ‘thôi miên’ lừa $48,000 (NV).
- Thêm một vụ tấn công trường học tại Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc: Ông bố vào trường đâm chém vì con không được đi học (TTXVN).
- Nhà máy thạch cao – xi măng làm khổ dân (NLĐ).
- Hiện trường lạnh lẽo của xe khách lao xuống vực (TT). – Bộ trưởng Thăng bám dây thừng xuống vực tiếp cận xe khách gặp nạn (GTVT). – Ô tô khách lao xuống vực: “Xe mất phanh rồi, nhảy hết ra đi“ (TP). – Gần 1.000 người cứu hộ nạn nhân xe khách lao xuống vực (TP). – Khóc ròng tìm con trong vụ xe khách lao xuống vực (VnMedia). – Trắng đêm cấp cứu 41 nạn nhân vụ tai nạn tại Sa Pa (DT). – Bộ Y tế khẩn cấp đưa bác sỹ từ Hà Nội lên Lào Cai tham gia cấp cứu (GDVN). – Phó thủ tướng chỉ đạo khắc phục tai nạn tại Lào Cai (TP).
- Muôn nẻo đường từ thiện (TBKTSG).
- Mộng tiền tỷ & nỗi đau con trẻ (CAĐN).
- Sông băng Tây Tạng tan chảy sẽ nhấn chìm Châu Á? (BizLive).
QUỐC TẾ
– Nga không can thiệp quân sự vào Ukraine (PLTP). – Nga cam kết không can thiệp quân sự vào Ukraine (ANTĐ). – Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga ‘xâm lược trắng trợn’ (BizLive). – Ukraine: “Chúng tôi đang đối đầu với lính và xe tăng Nga tại miền Đông” (DT). – “Nga triển khai 15.000 binh sỹ tới Ukraine trong 2 tháng qua” (TTXVN). – Nga muốn gì ở Ukraine? (NLĐ). – Giọng điệu của cao bồi Putin: Tổng thống Putin: “Nếu muốn, quân đội của tôi có thể chiếm Kiev trong hai tuần” (MTG). – Úc đòi loại Nga khỏi G-20 vì khủng hoảng Ukraine (MTG).
– Moscow: Kiev đừng ảo tưởng phe dân quân sẽ ngồi yên nếu bị tấn công (GDVN). – Quân ly khai tấn công tàu hải quân Ukraine (MTG). – Quân ly khai tấn công dữ dội sân bay Luhansk (TP). – Quân đội Ukraine bị một tiểu đoàn xe tăng Nga đánh bật khỏi sân bay Lugansk (ANTĐ). – Quân Ukraine rút khỏi sân bay Luhansk (BBC). – Bị tấn công dữ dội, lính Ukraine tháo lui khỏi sân bay Luhansk (TP). – Phe ly khai yêu cầu Donbass tự trị trong khuôn khổ Ukraine (TTXVN). – Ly khai Ukraine ra yêu cầu trước cuộc họp nhóm Tiếp xúc (KT).- “Nhóm tiếp xúc” họp bàn về khủng hoảng Ukraina (RFI). – Nhiều Thượng nghĩ sĩ Mỹ muốn Washington cấp vũ khí cho Ukraina (RFI). – Putin đem vũ khí hạt nhân hù thiên hạ trong bối cảnh Nga có thể động binh tiến vào Ukraine (BLA). – Lời kêu gọi của trí thức Ba Lan: Hôm qua Danzig, hôm nay Donezk (pro&contra). – Đoàn Hưng Quốc: Bài học Ukraine cho Việt Nam (ĐCV).
- Tổ chức khủng bố IS và cỗ máy kiếm tiền kiểu mafia (MTG). – Chặt đầu, thông điệp của ISIS (PLTP). – Anh, Mỹ sốt vó lo IS: Tuyên chiến với Mỹ (NLĐ). – Pháp bắt người tuyển dụng chiến binh cho các nhóm thánh chiến Syria (GDVN). – Irak tập trung lực lượng tấn công quân thánh chiến (RFI). – Obama lúng túng trong hồ sơ Syria (RFI). – Cuộc đào thoát ngoạn mục của lính Philippines (TN). – Binh sĩ Philippines đào thoát như phim khỏi phiến quân Hồi giáo Syria (TN).
- Đối lập Pakistan tấn công đài truyền hình quốc gia (RFI). – Pakistan đẩy lui người biểu tình ra khỏi đài truyền hình nhà nước (VOA).- Libya : Chính phủ không còn kiểm soát các bộ và cơ quan Nhà nước (RFI).
- Ấn Độ – Nhật Bản : Thượng đỉnh để thắt chặt quan hệ song phương (RFI). – Nhật-Ấn thúc đẩy hợp tác an ninh (BBC).
- Ba Lan tưởng niệm Thế Chiến 2 (BBC).
- Thái Lan : Chính quyền quân sự không đối thủ (RFI).
- Ukraine cáo buộc Nga phát động “đại chiến” ở miền đông (KT). – Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga ‘xâm lược trắng trợn’ (VOA). – Ukraine: Nga kích động “cuộc chiến lớn” sau thế chiến 2 (TT). – Ukraina tố Nga “xâm chiếm không cần che đậy (VNN). – Quân đội Ukraine chiến đấu với xe tăng Nga? (CAĐN). – Nga đang ‘chiến tranh lớn’ với Ukraine (BBC). – Nga-Ukraine-EU: căng thẳng gia tăng (TBKTSG). – Nga thêm mặn mà Trung Quốc, “ngừng” quan hệ với châu Âu (ĐV).
- Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố chuẩn bị ‘chiến tranh yêu nước’ (NĐT). – Kiev ‘đổi cách thức’ hoạt động quân sự ở Đông Ukraine (NĐT). – Phe ly khai Ukraine đẩy lùi quân chính phủ trên khắp các mặt trận (TP). – Kiev đại bại trong chiến dịch thần tốc của quân ly khai (VnMedia). – Phe ly khai Ukraine sẵn sàng bàn bạc hưu chiến, trao đổi tù binh (VOA). – NATO thành lập lực lượng phản ứng nhanh đối phó Nga (MTG). – NATO thiết lập lực lượng mới đối phó với Nga (VnMedia). – Ukraine: Nga đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân (NLĐ). – Sân bay Lugansk bị quân Nga hay quân ly khai đánh chiếm? (ĐV). – Tàu tuần tra nào của Ukraine vừa trúng đạn pháo quân ly khai? (DV). – Bài học từ nước “Cộng hòa Novorossiya” (TT).
- Liên Hiệp Quốc: IS phạm các tội ác chống nhân loại (VOA). – Tội ác ở Iraq ‘quá vô nhân đạo’ (BBC). – Quân kháng chiến Iraq đẩy lùi IS (BBC). – Người Turkmenistan từ Amerli sống sót kể về cuộc vây hãm của IS (VOA).- LHQ: Cộng đồng thiểu số ở Iraq cần được bảo vệ (VOA). – Iraq chiếm lại thị trấn Amerli, mở đường cho hàng cứu trợ (VOA). – Giao tranh dữ dội ở Cao Nguyên Golan (VOA).
- Liên minh Ấn –Nhật : Trường thành chống Trung Quốc (RFI). – Nhật-Ấn có thể hợp tác để đối dầu với TQ ở Ấn Độ Dương (VOA).
- Nghị sĩ Tunisie thoát chết sau vụ ám sát (Reuters/ MTG).
- Tình hình Pakistan vẫn bế tắc (VOA).
- Bài toán tái thiết Gaza (CAĐN).
* RFA: + Sáng 01-09-2014; + Tối 01-09-2014* RFI: 01-09-2014
Quả xanh và ngọn tre Việt Nam
Chuyến thăm Trung Quốc của Lê Hồng Anh với vai trò là Đặc sứ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang làm dư luận dấy lên những quan ngại, có một số người cho rằng vì muốn bảo tồn chế độ Việt Nam đang quay trở lại với quỹ đạo Trung Quốc, cũng có người cho rằng có thể Trung Quốc nắm trong tay một bí mật nào đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải quỵ lụy.
Bảo tồn chế độ, giữ vững hệ tư tưởng là mục tiêu, lợi ích cốt lõi, phổ
quyết và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bất cứ một hành động
chính trị nào, bất cứ một tuyên bố nào, một hành động ngoại giao nào
trước hết là nhằm để phục vụ lợi ích cốt lõi này. Tất nhiên Đảng Cộng
Sản sẽ lý giải và khẳng định rằng bảo vệ Đảng, bảo vệ Chế độ là bảo vệ
quốc gia và rằng không ai xứng đáng lãnh đạo quốc gia hơn họ.
Việt - Trung và truyền thống ngoại giao kỳ quặc?
Có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa đủ mạnh (cả về tri thức và sự dũng
cảm) để xác lập một đường lối ngoại giao mới, có thể Đảng Cộng Sản Việt
Nam vì lợi ích Đảng phái của mình tiếp tục cân nhắc trước cơ hội để Việt
Nam bứt phá dần thoát ra khỏi quỹ đạo China. Tuy nhiên nếu như nói vì
thỏa ước bí mật ngày trước ở Hội nghị Thành Đô, hay tâm thế quỵ lụy, lệ
thuộc muốn làm chư hầu Trung Hoa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì lại có
phần hơi quá, khiên cưỡng và áp đặt.
Chuyến thăm Trung Quốc "đàm Đông Hải" của Lê Hồng Anh - với tư cách là
Đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là hành động gần như tất
yếu, nghĩa là sớm hay muộn thì cũng phải diễn ra. Việc đền bù cho doanh
nghiệp Trung Quốc cũng là việc phải làm theo đúng các thỏa ước về kinh
tế và việc Việt Nam cam kết với các doanh nghiệp FDI. Việc củng cố lại
quan hệ bang giao Việt - Trung cũng là điều phải làm.
Căng thẳng kéo dài hai bên đều ko được lợi, ngay cả phía Mỹ, hay Nhật
Bản nếu có cơ hội thì họ cũng sẽ làm như vậy, bạc đãi với doanh nghiệp
FDI Trung Quốc sẽ khiến năng lực cạnh tranh của VN trong thu hút đầu tư
FDI thấp đi.
Tuy nhiên sang thăm vào thời điểm nào, tuyên bố ra sao và đặc biệt là vị
thế Đặc sứ TBT như thế nào khi đàm phán tại Trung Nam Hải lại là một
câu chuyện hoàn toàn khác.
Trong quan hệ đối ngoại với China, bất luận xung đột thắng thua thế nào,
Việt Nam vẫn sẽ luôn là người chủ động hòa giải - thậm chí là chủ động
sang nộp cống xưng thần trước. Đó là truyền thống đã kéo dài hàng ngàn
năm và củng cố thêm mối quan hệ thiên tử (China) - chư hầu (An Nam),
chuyến đi vừa rồi của ông Lê Hồng Anh cũng không nằm ngoài cách nhận
thức truyền thống của Việt Nam.
Thay vì tự mình thân hành sang, ông Nguyễn Phú Trọng một giáo sư kinh
viện về Chủ nghĩa Mác Lê - TBT Đảng CS đã cử một nhân vật kém quan trọng
hơn đóng vai trò Đặc sứ sang Bắc Kinh. Đó gần như là một hành động mang
tính "kiêu hãnh" và đáp trả lại việc Trung Quốc đã thờ ơ khi ĐCS VN cố
công kêu gọi đàm phán cấp cao giữa hai nước Việt - Trung hồi căng thẳng
xung quanh Hải Dương Thạch Du 981.
Tuy nhiên việc một giáo sư kinh viện Mác Lê làm ngoại giao và Chính phủ
(ở đây là người phát ngôn Bộ Ngoại Giao) công bố thành quả chuyến đi thì
có điều gì chưa được ổn thỏa lắm nếu như không muốn nói rằng (trái với
thông lệ ngoại giao quốc tế).
Có chăng là sự vội vàng?
Những chuyến thăm Việt Nam liên tục của các quan chức cấp cao và tướng
lãnh Hoa Kỳ có thể nói đã làm cho Trung Quốc xao động, tuyên bố giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ gây quan ngại không nhỏ đối với giới chức
Trung Nam Hải. Việc Nhật Bản tiến xuống Nam Dương, hỗ trợ Việt Nam trong
vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục làm cho Trung Quốc cảm thấy bức bối ngột
ngạt.
Hiển nhiên Mỹ và Nhật Bản hấp dẫn hơn khi so với Trung Quốc và người Việt Nam cũng đang rất có thiện cảm với hai quốc gia này.
Sự lựa chọn đúng thời điểm sẽ chứng tỏ độ khôn ngoan của lãnh đạo quốc
gia và Việt Nam cần có thêm thời gian để làm "sâu sắc và bền chặt hơn
các mối quan hệ" như vậy. Đó là khoảng thời gia đủ để Việt Nam có thể
củng cố nội lực và vị thế đàm phán của mình.
Hái quả xanh thì không bao giờ là hành động khôn ngoan. Chuyến đi của
Đặc sứ Lê Hồng Anh, diễn ra hơi sớm, nghĩa là khi thời cơ chưa chín
muồi, người Việt Nam đang tràn đầy ác cảm với Trung Quốc (và cũng chưa
thấy bất cứ một sự chân thành nào từ phía Trung Hoa); các yếu tố trong
nước và khu vực chưa thực sự đủ mạnh để Việt Nam thiết lập một vị thế
cân bằng trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
Trong tuyên bố ba điểm mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình công
bố với báo giới thì có tới 2 điểm (về hợp tác quốc gia và hợp tác Đảng)
là vội vàng và đầy cảm tính chủ quan. Biển Đông chưa thôi sôi sục, thậm
chí Vịnh Bắc Bộ đang ám màu khói súng.
Còn nhớ khi Trung Quốc hung hăng đem Hải Dương Thạch Du 981 và hạm đội
hơn trăm tàu kéo xuống vùng biển đảo Tri Tôn, Việt Nam đã phải vật lộn
trong đơn độc như thế nào, đã phải chật vật như thế nào trong nỗ lực kêu
gọi ASEAN và các nước khác ủng hộ mình.
Hàng loạt chuyến viếng thăm, hàng loạt lời kêu gọi, thậm chí có những
lúc Việt Nam đứng bên bờ của sự thất vọng khi ASEAN không ra tuyên bố
lên án Trung Quốc (tuyên bố của ASEAN kêu gọi các bên liên quan kiềm chế
và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không khác gì một phiếu
thuận cho Trung Quốc tiếp tục lấn lướt xâm hại vùng biển của Việt Nam).
Tuy nhiên ngay sau khi hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương
bắt đầu có được niềm tin và nhu cầu cần củng cố hơn nữa mối liên kết với
Việt Nam thì, tuyên bốkhôi phục hợp tác và phát triển lành mạnh
quan hệ Việt - Trung, củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hợp tác giữa hai
bên trong mọi lĩnh vực... sẽ khiến các quốc gia này nghi ngờ về
tính trách nhiệm và hành động tới đây của Việt Nam trong các vấn đề về
biển Đông và tranh chấp biển đảo trong khu vực.
Khi Đảng làm ngoại giao (đặc biệt là trong trường hợp là ngoại giao giữa
hai Đảng "lý tưởng tương thông") vấn đề đối với Việt Nam sẽ trở nên rối
rắm và khó tin hơn trong mắt các cường quốc khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Lại một lần nữa nền ngoại giao Việt Nam thể hiện năng lực đánh đu
của mình, chỉ có điều lần này nó diễn ra không mấy tuyệt vời và đẹp
mắt!
Ngọn tre hay niềm tin?
Nếu tình hình khu vực trở nên xấu đi, thậm chí đến một ngày sẽ không
phải chỉ có một Hải dương Thạch Du 981 cắm vào vùng EEZ của Việt Nam ai
sẽ là người giúp chúng ta. Hay là một lần nữa chúng ta lại kêu gọi Trung
Quốc tôn trọng cái gọi là "hợp tác lành mạnh Việt - Trung"; hợp tác giữa hai bên (Đảng) trong mọi lĩnh vực?
Các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp chúng ta nhiều hơn
nữa (kể cả kinh tế, quốc phòng và vị thế quốc gia), vấn đề là chúng ta
có đủ tự tin để đứng trên đôi chân của mình? Đủ tự tin để tiếp nhận sự
giúp đỡ đó hay không? Không ai đem tiền của cho anh khôn vặt lợi dụng và
không ai đem sự chân thành ra cho đám láu cá đánh đu mãi được.
Cố gắng làm hài lòng tất cả - muốn làm bạn với tất cả các nước chỉ là hi
vọng hão huyền, ngoại giao ngọn tre đậm tính Việt Nam sẽ khiến anh trọn
đời đứng "độc lập". Và sự thật cũng đã chứng minh, thay vì chính bản
thân mình lên tiếng thì Việt Nam đã nhường sân chơi cho Philippin. Nước
này đã tố cáo Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma ... thuộc chủ
quyền Việt Nam.
Người Mỹ không yêu cầu Việt Nam lựa chọn Trung Quốc hoặc họ nhưng cái
chính Việt Nam cần vẫn là hành động nhất quán và trách nhiệm với các vấn
đề trong khu vực. Thời điểm và cách hành xử hay các tuyên bố chứng tỏ
rằng anh có khát vọng và năng lực thoát khỏi vị thế nhược tiểu hay
không? Nó cũng chứng tỏ rằng anh có (hoặc sẵn sàng thiếu) trách nhiệm
với các vấn đề trong khu vực?
Sông Hàn
Có thực là Bác Hồ muốn được hỏa táng?
Vào những ngày này ở Việt nam, nhân kỷ niệm 45 năm ngày mất của ông Hồ
Chí Minh, Đảng và chính quyền cũng kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của
ông. Việc Đảng và chính quyền Việt nam không thực hiện đúng Di chúc
của ông Hồ Chí Minh trong việc xây lăng ướp xác cho ông thay vì hỏa
táng thi hài theo nguyện vọng của ông đang gây tranh cãi. Không ít
người nhận định Hồ Chí Minh đã đóng kịch khi viết Di chúc của mình.
Chuyện ông Hồ Chí Minh mất ngày 2.9.1969, nhưng do trùng ngày Quốc
khánh nên Bộ Chính trị Đảng CSVN lúc bấy giờ đã thông báo là mất ngày
3.9 và phải đến hai mươi năm sau, toàn văn Di chúc và ngày mất của ông
mới được công bố chính thức là điều mọi người đến bây giờ đều biết rõ.
Cần phải hiểu, việc Bộ Chính trị sửa ngày mất, hay không công khai ngay
và đầy đủ, thậm chí đã có chỉnh sửa nội dung Di chúc của ông Hồ Chí
Minh là việc làm có thật. Đây là sự tính toán có chủ đích, vì mục đích
chính trị trong chính sách thần thánh hóa lãnh tụ của chính quyền, hòng
để chứng tỏ sự chính nghĩa của họ nhằm thu phục lòng tin của dân
chúng.
Nguyện vọng trong Di chúc
Trong Di chúc của mình, phần “Về việc riêng” ông Hồ Chí Minh đã ghi rõ:
“Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để
khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi
được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này
sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh,
lại không tốn đất ruộng. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành
chia cho 3 miền. Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro
đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản
đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ
nghỉ ngơi.”
Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa III đã
đơn phương tiến hành ướp xác và xây lăng của ông, với lý do "theo
nguyện vọng và tình cảm của nhân dân".
Quyết định của Bộ Chính trị lúc đó, được dư luận ngày nay cho rằng
không chỉ trái với Di chúc mà còn là một quyết định gây nên sự lãng phí
kéo dài không bao giờ dứt cho nền kinh tế Việt nam. Đó là sức người,
sức của tiền bạc để duy trì lăng và một quỹ đất vài trăm hecta đất vàng
ở khu trung tâm Ba đình. Mà lẽ ra khoản chi phí nhiều nghìn tỷ mỗi năm
nên được dùng cho các mục đích cải thiện đời sống của toàn dân.
Người dân cho rằng Đảng và nhà nước đã không tôn trọng nguyện vọng của
ông Hồ Chí Minh như đã ghi trong Di chúc. Vì theo Di chúc, nguyện vọng
của ông Hồ Chí Minh muốn rằng: khi ông qua đời, thì không nên tổ chức
điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân. Còn thi hài của ông sẽ được hỏa táng và tro chia ra làm ba phần
cho ba miền đặt trong một ngôi nhà giản đơn để cho mọi người đến thăm
viếng. Điều này đã khiến đa số người dân, tin và cảm thấy xúc động về
sự giản dị và tiết kiệm của ông Hồ Chí Minh, với họ đó là biểu hiện của
sự vì nước vì dân.
Biết rõ mình sẽ được ướp xác và xây lăng
Không ai có thể che dấu hoặc ngụy tạo lịch sử và thời gian sẽ làm cho
sự thật lịch sử hé lộ dần dần. Qua tìm hiểu thì được biết rằng kế hoạch
ướp xác, xây lăng cho ông Hồ Chí Minh đã được Bộ Chính trị Đảng CSVN
chuẩn bị kế hoạch trước khi ông Hồ Chí Minh qua đời nhiều năm, với mục
đích sử dụng thi hài của ông để tạo tấm bình phong cho chế độ. Và điều
quan trọng nhất là ông Hồ Chí Minh hoàn toàn biết kế hoạch này của Bộ
Chính trị.
"Tháng 5/1967, Bộ Chính trị đã triệu tập một cuộc họp bất thường để
bàn việc bảo vệ sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuẩn bị giữ gìn
thi hài Bác lâu dài sau khi Người qua đời, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trì.
Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã cử 3 đồng chí: Thiếu tá bác sĩ Nguyễn Gia Quyền, Chủ nhiệm Khoa giải phẫu bệnh lý Quân y Viện 108; bác sĩ Lê Ngọc Mẫn, Chủ nhiệm Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ Lê Điều, Chủ nhiệm Khoa Ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô sang Liên Xô học tập về khoa học giữ gìn thi hài từ ngày 02/9/1967 đến 4/1968.
Tháng 6/1968, thành lập Tổ y tế đặc biệt thuộc Quân y Viện 108 và điều động các đồng chí Lê Ngọc Mẫn, Lê Điều vào quân đội tham gia Tổ y tế đặc biệt, để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đi xa. Nhiệm vụ của Tổ y tế đặc biệt trong thời gian này là:
- Tổ chức bồi dưỡng học tập nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong tổ, tiếp tục sưu tầm thêm những tài liệu, những cuốn sách viết về phương pháp ướp xác cổ truyền của dân tộc và của phương Đông...
- Chuẩn bị trang thiết bị y tế cần thiết. Tổ chức thực tập để các cán bộ, nhân viên thành thạo nghiệp vụ và phát hiện ra những vấn đề mới nảy sinh do môi trường ở Việt Nam khác với Liên Xô. Được sự giúp đỡ của Viện Quân y 108, Cục Quân y và Bộ y tế, công tác thực tập, thực nghiệm đã được tiến hành.
Cùng với việc thành lập Tổ y tế đặc biệt, Quân uỷ Trung ương đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Công binh xây dựng công trình (mật danh 75A) ở phía sau nhà tang lễ Quân y Viện 108 để phục vụ công tác giữ gìn thi hài Bác. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định Quảng trường Ba Đình sẽ là nơi tổ chức lễ tang khi Bác từ trần và Hội trường Ba Đình sẽ là nơi đặt thi hài Bác để nhân dân và bầu bạn quốc tế tới viếng Bác trong những ngày lễ tang. Bộ Tư lệnh Công binh tiếp tục được giao nhiệm vụ xây dựng Công trình này với mật danh 75B."
Theo báo VnExpress, Thông báo số 151-TB/TW ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị cho biết "Sở
dĩ trước đây chưa công bố đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về yêu cầu
hoả táng là thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu
dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền
Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện tới thăm viếng, thể hiện tình cảm sâu
đậm với Bác. Điều này đã xin phép Bác nên được làm khác với lời Bác dặn"
Theo báo Sài gòn Giải phóng cho
biết, Đại tá Lê Hãn, con trai trưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn cho biết
rằng ông Lê Duẩn đã nói với ông Hồ Chí Minh về việc thi hài nên được
bảo quản lâu dài để đồng bào trong Nam và cả nước được đến thăm, nhưng
khi ấy ông Hồ Chí Minh đã không nói gì.
Và gần đây nhất, BBC cho biết theo tiết lộ gần đây của Giáo sư Viện sỹ Iuri Lopukhin, thì "...
đoàn chuyên gia Liên Xô đã qua trước khi ông Hồ Chí Minh qua đời trước
đó mấy ngày. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, khi bệnh tình của lãnh đạo Việt
Nam trở nên rất nặng, Giáo sư Viện sỹ Iuri Lopukhin, cựu Hiệu trưởng
Trường Đại học Y khoa Moscow số 2 và bốn chuyên gia Liên Xô khác từ Viện
Lăng Lenin đã được mời sang Hà Nội. Việc ướp thi hài của ông Hồ Chí
Minh được thực hiện vào bảy ngày sau đó tại Viện Quân y 108 ở Hà Nội,
khi ông qua đời".
Có đóng kịch hay không?
Các dẫn chứng trên cho thấy kế hoạch ướp xác và xây lăng là một kế
hoạch hoàn toàn không phải "Tuyệt đối bí mật", mà đã được rất nhiều
người biết. Điều đó cho thấy ông Hồ Chí Minh cũng đã được biết kế hoạch
này và biết rõ rằng xác của mình sẽ được ướp và để trong lăng. Như
những thi hài của các lãnh tụ cộng sản khác, như Lenin, Stalin (Liên
xô) hay Georgi Dimitrov (Bungaria) trước đó, hoặc như Mao Trạch Đông
(Trung quốc), Kim Nhật Thành (Triều tiên) sau này. Vì đây là truyền
thống và tập tục của các nhà nước cộng sản trong giai đoạn đó.
Vậy thì việc ông Hồ Chí Minh viết trong Di chúc của mình rằng "Tôi
yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách
“hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã
tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ
vào 3 cái hộp sành chia cho 3 miền. Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả
đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên
xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người
đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.” có nghĩa là gì? Đây có phải là nguyện vọng thực tâm của ông Hồ Chí Minh như người ta đang hiểu và ca ngợi hay không?
Sẽ có hai cách đánh giá:
Đánh giá thứ nhất:
Nếu thực là ông Hồ Chí Minh đã biết chắc mình sẽ được ướp xác, xây lăng
mà vẫn cố tính ghi trong Di chúc của mình những nguyện vọng ấy, để
nhằm đồng lõa với chủ trương của Bộ Chính trị Đảng CSVN, song vẫn tỏ ra
mình là một con người giản dị, yêu nước, thương dân thì là điều khó có
thể chấp nhận được. Vì điều đó đã xúc phạm niềm tin của dân chúng,
cũng như uy tín của Đảng CSVN.
Do vậy việc dư luận trách Bộ Chính trị Đảng CSVN lúc ấy đã làm sai Di
chúc là điều không đúng. Mà người đáng trách là ông Hồ Chí Minh, vì dù
ông rằng đã biết thi hài của mình sẽ được ướp xác và xây lăng từ ít
nhất là trước năm 1967, song năm 1968 khi viết tay thêm sáu trang nhằm
bổ sung một số đoạn và ngày 10 tháng 5 năm 1969, viết tay một trang,
sửa lại phần mở đầu của bản Di chúc ông cũng không hề có ý sửa đổi
nguyện vọng này của mình.
Chúng ta hãy tưởng tượng xem, trong cuộc sống của mình, nếu như có một
ai đó đã biết chắc về một điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, mà họ vẫn
cố tình nói khác đi sự thật đó để tỏ vẻ họ hy sinh vì bạn, cho bạn để
nhằm đánh bóng bản thân họ. Thì bạn có thái độ thế nào với con người
ấy?
Nói ra điều này để thấy, nếu như ông Hồ Chí Minh biết trước chắc chắn
mình sẽ được ướp xác, xây lăng nhưng vẫn giả vờ mình có nguyện vọng
được hỏa táng, thì chứng tỏ ông Hồ Chí Minh đúng là một kịch sĩ, ông đã
luôn đóng kịch với cả dân tộc Việt nam ngay cả khi đã qua đời.
Đánh giá thứ hai:
Nếu tâm nguyện thực sự của ông Hồ Chí Minh là được hỏa thiêu để tiết
kiệm tiền bạc của nhà nước, thời gian của nhân dân và để tiết kiệm đất
cho nông nghiệp thì là điều đáng quý, đáng trân trọng.
Nhưng hiểu rằng những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi luôn thấy
trong các tôn giáo và đức tin. Nghĩa là hiện hữu của con người là một
chuỗi vô tận những kiếp sống, mỗi kiếp đều khởi đầu bằng việc sinh ra
và kết thúc bằng việc chết đi. Sinh tử, tử sinh liên tục nối tiếp nhau
như cái bánh xe cứ quay hoài quay mãi không ngừng. Thì việc ướp xác để
trong lăng thay vì chôn cất hoặc hỏa thiêu tử tế để người quá cố được
mồ yên, mả đẹp là điều không đúng và không tốt, là điều mà người ta cho
là bị quả báo.
Do vậy, cho dù biết rằng thi hài của mình sẽ được ướp và để trong lăng,
nhưng có thể ông Hồ Chí Minh hoàn toàn không muốn điều đó sẽ xảy ra
đối với mình, mà nguyện vọng của ông vẫn muốn được hỏa táng để được mồ
yên mả đẹp. Tuy nhiên nguyện vọng của ông là việc của cá nhân, không
thể chống lại nghị quyết chung của tập thể Bộ Chí trị. Do đó năm 1968
khi viết tay thêm sáu trang nhằm bổ sung một số đoạn hay ngày 10 tháng 5
năm 1969, khi viết tay một trang, sửa lại phần mở đầu ông Hồ Chí Minh
vẫn khẳng định và bảo lưu ý nguyện của mình.
Trong trường hợp này nếu đúng, thì đây là một hành động xúc phạm ghê
gớm đến vong linh của ông Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị lúc đó. Việc làm
ác độc này của Bộ Chính trị chắc chắn sẽ khiến cho ông Hồ Chí Minh
phải uất ức, nghẹn ngào cho tới lúc chết. Cũng vì nguyện vọng của ông
muốn được Đảng đối xử như một con người bình thường khi qua đời đã
không được thực hiện.
Kết
Việc xây lăng ướp xác là nếp văn hóa và truyền thống của giai cấp thống
trị trong xã hội phong kiến từ xa xưa, điều này là hoàn toàn trái với
văn hóa và tập tục của người Việt bây giờ. Hơn nữa, những người cộng
sản luôn đề cao khẩu hiệu "Đả thực (dân), bài phong (kiến)" thì việc
ướp xác xây lăng cho ông Hồ Chí Minh là điều trái ngược và hoàn toàn
không nên có.
Mong được mồ yên, mả đẹp không phải là độc quyền của ai, mà là nguyện
vọng thiêng liêng của mỗi con người bình thường. Việc ướp xác ngày nay,
với các quy trì bảo quản định kỳ hay ngâm tẩm trong hóa chất hay kể cả
việc xác bị nhấc lên bỏ xuống nhiều lần là các biểu hiện của động mồ,
động mả. Đây là điều tuyệt đối được kiêng kỵ của người Việt nam. Đó là
chưa kể đến việc linh hồn của người đã khuất không được siêu thoát để
đầu thai trở về một kiếp khác. Do đó có thể ví việc ướp xác xây lăng
như những hành động trả thù ghê gớm, không kém gì phá lăng đập mộ của
các triều đại phong kiến trong quá khứ
Việc ướp xác và xây lăng cho ông Hồ Chí Minh để phục phụ cho một mục
đích chính trị là điều tàn ác quá mức, mà người bình thường không thể
chấp nhận được.
Ngày 01 tháng 9 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)
Nguyễn Cao Kỳ: Thống nhất là mục tiêu lịch sử của mọi người Việt
Nguyễn Cao Kỳ là thủ tướng từ 1967 tới 1967 và phó tổng thống Nam Việt Nam từ 1967 tới 1971. Sinh ra ở gần Hà Nội, ông học tại một học viện quân đội Việt Nam vào cuối những năm 40 và sang Paris từ 1951 cho tới 1954 để được đào tạo thành phi công. Sau cuộc đảo chính Diệm năm 1963, ông chỉ huy lực lượng Không quân Nam Việt Nam. Trong thời gian nhậm chức thủ tướng, ông đã phá vỡ lực lượng đối lập của Phật giáo trong đất nước với những biện pháp tàn bạo, chạy sang Hoa Kỳ năm 1975 dưới sự bảo vệ của người Mỹ và ngày nay là doanh nhân ở đó.Nguyễn Cao Kỳ |
Chúng tôi gọi miền Bắc là vệ tinh của Nga
và họ gọi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Cả hai đều không đúng: chúng tôi
là những người dân tộc chủ nghĩa, là người Việt. Chúng tôi đã và đang
là một nước nhỏ và nghèo. Tôi thật đau lòng khi một vài người vẫn còn
nghĩ rằng chúng tôi chiến đấu cho Hoa Kỳ hay cho ai đó, nhưng không cho
Việt Nam. Ngày nay, đất nước lại thống nhất. Đó là mục tiêu lịch sử của
mọi người Việt. Tất nhiên là chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề; có
kẻ thắng và người thua. Và có nhiều điều tàn ác trong vòng 25 năm vừa
qua trong người Việt, nhưng chúng tôi đã đạt tới mục tiêu của chúng tôi –
thống nhất đất nước.
Đầu những năm sáu mươi, chính phủ Nam
Việt Nam bắt đầu yếu đi. Có những căng thẳng trầm trọng với người theo
đạo Hồi và đạo Phật. Vào thời gian này, tôi là hạ sĩ quan, không tham
gia hoạt động chính trị. Sau lần giết chết Diệm trong tháng Mười một
1963, Nam Việt Nam bước vào một thời kỳ hết sức không ổn định. Có đảo
chính và phản đảo chính, hầu như mỗi ngày, mỗi tuần. Trong vòng hai năm –
từ 1963 tới 1965 – có cho tới bảy hay tám chính phủ quân đội và dân sự
khác nhau. Chính phủ cuối cùng trước nhiệm kỳ của tôi là một chính phủ
dân sự. Người đứng đầu nhà nước thuộc một đảng khác với thủ tướng. Thế
là họ chống nhau và vì vậy mà cuối cùng không thể cầm quyền.
Vào một đêm nào đó, chúng tôi nhận được
một lời yêu cầu từ người đứng đầu nhà nước và thủ tướng, hãy tới tìm họ
trong văn phòng nhà nước. Khi chúng tôi đến đó, họ tuyên bố: “Chúng tôi
từ chức và giao quyền lực cho các anh, giới quân đội.” Lúc đầu, chúng
tôi cố thuyết phục họ đừng từ chức, vì sau bao nhiêu đảo chính và phản
đảo chính chúng tôi thật sự là đã quá chán ngán chính trị vào thời gian
này. Chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào việc đó. Chúng tôi cố thuyết
phục họ năm, sáu tiếng, nhưng vào khoảng một giờ sáng thì lời nói không
của họ là chắc chắn. Hết sức mệt mỏi, chúng tôi trở về nhà, để rồi lại
gặp nhau vào ngày hôm sau – lần này thì chỉ những người chủ huy quân
đội. Chúng tôi phải thành lập một chính phủ mới, để nghị một vài cái
tên, nhưng không ai muốn nhận lấy trách nhiệm nặng nề này. Thật là kỳ
lạ: trước đó thì tất cả đều tranh giành lấy chức vụ này, rồi thì không
ai muốn nó. Hai ngày sau đó, người ta đến gặp tôi và đề nghị tôi. Nếu đó
là ý muốn của quân đội và nhân dân thì tôi còn phải nói gì? Thế là vào
ngày hôm sau đó, tôi trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất của toàn cuộc
chiến. Tôi chưa từng bao giờ xin vị trí đó, chưa từng bao giờ tranh
giành nó, tôi là người lính, phi công lái máy bay chiến đấu. Nhưng là
người châu Á thì tôi tin vào số phận.
Sau cuộc họp đó, quân đội mời tôi nhận
trách nhiệm lập chính phủ, để bình thường hóa tình hình. Tôi rất hãnh
diện, rằng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình – lo ổn định, phác thảo một
hiến pháp mới và tiến hành bầu cử. Sau đó, tôi từ chức, để trở về với
quân đội. Nếu như tôi ham muốn quyền lực thì tôi đã có thể ngồi lại trên
ngai vàng của tôi, vào lúc đó, tôi là người có nhiều quyền lực nhất ở
Việt Nam. Nhưng tôi ghét chính trị. Người ta không thể là một nhà chính
trị thành công khi người ta thật thà.
Vấn đề lớn nhất là toàn bộ sự lộn xộn mà
tôi phải tiếp nhận sau hai năm tranh cãi nội bộ. Thêm vào đó là xâm lược
của miền Bắc. Đó là một việc rất khó khăn, khi chúng tôi phải chống lại
quân du kích và thêm vào đó là quân đội chính quy Bắc Việt. Là sai lầm
khi nói rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam mà một cuộc xung đột chỉ giữa Nam
Việt Nam và Việt Cộng hay chỉ giữa Mỹ và Việt Cộng. Đó là một cuộc
chiến giữa miền Bắc và miền Nam thì nhiều hơn.
Thời đó tôi còn rất trẻ, mới 35, và không
phải là chính trị gia. Tôi không biết gì ngoài lái máy bay. Nhưng là
thủ tướng thì tôi luôn cố làm điều tốt nhất cho đất nước tôi. Nhiều
người có thể hoàn toàn không biết: đó xuất phát từ sáng kiến của tôi,
việc Hoa Kỳ rút quân đội của họ về. Vâng, tôi đề cập tới vấn đề đó với
ngài Nixon khi tôi đến thăm ông ấy trong Nhà Trắng. Tôi nói với ông ấy,
rằng trước bầu không khí phản chiến trong người dân Mỹ thì trước sau
người ta cũng phải rút các đơn vị ra khỏi Việt Nam. Thế thì tại sao
không ngay từ bây giờ? Nixon dường như nhẹ nhỏm, đồng ý. Nhưng ông ấy
còn đưa ra vài câu hỏi: “Anh có tin rằng quân đội Nam Việt có thể tiến
hành cuộc chiến một mình hay không?” Tôi nói với ông, đã đến lúc phải
đối phó với thực tế. Một ngày nào đó thế nào đi nữa thì ông phải rút
lui. Tức là tốt hơn thì hãy sắp xếp ngay từ bây giờ, để sau này những
người lính Nam Việt có khả năng tự khẳng định mình.
Thế là Nixon gọi điện cho bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, và vào ngày hôm sau đó họ sắp xếp một cuộc gặp gỡ với tất cả
những người có trách nhiệm trong Lầu Năm Góc. Lần đầu tiên chúng tôi
nói chính thức về việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Và tôi nhớ rằng
tất cả chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là con đường đúng đắn
duy nhất. Rồi còn bàn về cái tên chính thức cho kế hoạch. Họ muốn gọi nó
là “phi Mỹ hóa” cuộc chiến. Tôi không đồng ý, vì điều đó có nghĩa là
cho tới bây giờ đó thuần túy là một cuộc chiến của Mỹ. Cuối cùng, chúng
tôi thỏa thuận cái tên “Việt Nam hóa”.
Sự hợp tác giữa quân đội Mỹ và các lực
lượng Nam Việt Nam tương đối tốt, ví dụ như quan hệ giữa tướng
Westmoreland và tổng tư lệnh của người Việt hay cả quan hệ cá nhân của
tôi với ông ấy và với tất cả các viên chỉ huy Mỹ. Đó là một quan hệ thân
thiện, đầy sự thông hiểu. Tôi tôn trọng họ. Tôi nghĩ mặc dù tôi rất trẻ
nhưng cả họ cũng tôn trọng tôi. Đặc biệt là tổng thống Johnson. Tôi nhớ
lại một cuộc họp ở Honolulu. Vào buổi tối có tiệc chiêu đãi lớn.
Johnson bất chợt bước đến với tôi và nói: “Thiếu tướng, mời ông đi theo
tôi!” Hai chúng tôi vào phòng ngủ của ông. Ở đó, ông ấy giải thích cho
tôi. “Tất cả những lời nói đó trước báo chí hay trên hội nghị và hội họp
– anh hãy quên nó đi. Tất cả chỉ là một việc giữa anh và tôi. Chúng ta
đưa ra một quyết định. Tức là chỉ hai chúng ta thôi!” Đó là một ví dụ
cho việc họ thật sự tôn trọng tôi.
Với sự thông hiều ngày nay của tôi về
nhân dân Mỹ – tôi sống từ 24 năm nay ở Hoa Kỳ – về hệ thống và về đất
nước, tôi nhận ra rằng tôi đã không thật sự hiểu người Mỹ vào thời đó.
Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng cả họ cũng không hiểu người Việt. Giá như
thời đó mà tôi có được kiến thức của ngày nay thì các quan hệ của chúng
tôi đã có thể được tạo dựng tốt hơn rất nhiều. Tôi đã có thể xin sự trợ
giúp, không phải xin chính phủ Hoa Kỳ mà là nhân dân Mỹ.
Năm 1968, tôi từ chức thủ tướng và tổ
chức bầu cử. Người ta mời tôi đảm nhận trách nhiệm thêm một lần nữa. Thế
là tôi trở thành phó tổng thống trong bốn năm. Sau nhiệm kỳ chính phủ
năm 1971, tôi lui ra khỏi chính trường hoàn toàn. Mặc dù tôi vẫn còn cấp
bậc của một thống chế, tôi sống hoàn toàn ẩn dật như một người nông dân
ở nông thôn.
Khi quân đội Mỹ rút năm 1973, Nam Việt
Nam phải chống chọi một mình với du kích quân và người Bắc Việt. Cùng
với lần rút quân, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự tiến về gần
tới con số không. Bắc Việt có sự giúp đỡ của Nga và Trung Quốc. Vì thế
mà kết cuộc là không thể tránh khỏi. Nhưng nó đến quá nhanh, quá đột
ngột, chỉ trong vòng 30 ngày – đó là một thảm bại.
Hai tuần trước khi kết thúc, mọi người
đều đến gặp tôi, quân đội, chính khách, người Phật giáo, người Công giáo
– tất cả. Và họ nói: “Anh là hy vọng cuối cùng của chúng tôi. Xin hãy
làm gì đó!” Nhưng tất nhiên là tôi đã nhận thấy rằng tất cả đã quá muộn.
Đến người Mỹ không cũng muốn chúng tôi ở lại và chiến đấu. Tôi còn nhớ
tôi đã gặp đại sứ Hoa Kỳ. Tôi hỏi ông, liệu chúng tôi có thể tổ chức
quân đội ở vùng châu thổ để tiếp tục chiến đấu với sự giúp đỡ của người
Mỹ hay không. Ông ấy nói: “Không. Anh đừng nghĩ về một điều như vậy.
Ngày mai chúng tôi sẽ biến đi. Và anh đi cùng với chúng tôi.” Vào buổi
sáng ngày 29 tháng Tư 1975 tôi một mình ở trong sở chỉ huy của tổng tư
lệnh. Khi tôi cố liên lạc với các chỉ huy dù và thủy quân lục chiến thì
tất cả đều đã bỏ đi rồi. Tôi còn ở lại một mình với một chiếc máy bay
trực thăng, mười người lính gác và người phục vụ. Vào lúc hai giờ trưa
họ nói với tôi: “Thiếu tướng, xin hãy đi đi. Thiếu tướng còn làm gì được
nữa?”
Ngày nay vẫn còn có người nghĩ rằng Việt
Nam gồm hai nước, miền Bắc và miền Nam. Nhưng chỉ tồn tại một Việt Nam
thôi. Người ta phải chấp nhận sự thật, rằng đất nước ngày nay đã thống
nhất và tự do. Nhưng hệ thống đó không tốt. Điều mà chúng tôi phải đấu
tranh cho nó là một trật tự dân chủ. Chúng tôi cần một sự biến đổi hệ
thống, cần những người lãnh đạo tốt, suy nghĩ và hành động cho nhân dân,
Những người ngày nay chiếm các vị trí lãnh đạo ở Việt nam biết vấn đề
đó. Họ biết nếu cứ tiếp tục như cho tới nay thì sẽ không còn có chỗ cho
họ trong thế kỷ 21. Bầu cử và mở cửa Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Nhiều người Việt lưu vong, di cư sang Mỹ,
đã nhập tịch. Tôi là người duy nhất vẫn còn quốc tịch Việt. Lần nào tôi
rời đất nước này thì tôi đều phải xin phép được tái nhập cảnh. Hải quan
và cơ quan di dân hiện giờ đã biết mặt tôi. Và đại sứ của những nước mà
tôi xin thị thực đều nói: “Kỳ, hoàn toàn không phải là vấn đề!” Bây giờ
tôi đã 70 tuổi, và trong thời gian còn lại của tôi, tôi sẽ làm tất cả
để Việt Nam có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Giấc mơ của tôi
là trở về, làm nông dân và chơi đánh golf.
Nguyễn Cao Kỳ
Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”
(Blog Phan Ba)
2919. NGÀY ĐỘC LẬP NÀO?
LS Lê Công Định
01-09-2014
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị. Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.
Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”. Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?
Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế. Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập. Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.
Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi. Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.
Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.
Nguồn: FB LS Lê Công Định
01-09-2014
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị. Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.
Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”. Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?
Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế. Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập. Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.
Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi. Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.
Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.
Nguồn: FB LS Lê Công Định
2920. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bà Nguyễn Thị Năm
GS Nguyễn Văn Tuấn
02-09-2014
Tôi đang tìm mua cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, nhưng đọc qua vài bài điểm sách tôi thấy có nhiều thông tin rất quan trọng mà tôi muốn biết bấy lâu nay. Đó là vai trò của ông Hồ Chí Minh trong cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ ông Hồ không có can dự vào cuộc CCRD hay không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Ông từng đứng ra “xin lỗi” về thảm hoạ CCRĐ. Nhưng cuốn Đèn cù làm tôi bắt đầu suy nghĩ lại …
Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một “đại gia” (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lãnh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lãnh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng.
Vậy mà đùng một cái, CCRĐ xảy ra và bà là đối tượng đầu tiên bị đem ra xét xử và hành quyết. Trong hồi kí “Mặt thật”, ông Bùi Tín viết rằng mấy người trong CCRĐ nghĩ bà Nguyễn Thị Năm là người giả dối, việc giúp cách mạng của bà là để “chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Ông Bùi Tín cũng cho biết “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: ‘Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này”.
Nhưng Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước đó, chính ông Hồ Chí Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạnh, v.v. (1) Bài viết sặc mùi đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử hình.
Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”. Có đoạn mô tả vì thi thể của bà Nguyễn Thị Năm hơi lớn so với cái hòm thô sơ và rẻ tiền, nên các “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” Sau đó người ta đem thi hài của bà đi đâu chẳng có thân nhân nào biết (nghe nói sau này năm 1993 thân nhân tìm được mộ qua một nhà ngoại cảm). Chẳng biết lúc đó ông Trường Chinh nghĩ gì, tại sao ông không ra can môt lời cho người ân nhân của ông? Đọc mà hình dung cảnh đó sao tôi thấy rợn người vì sự dã man.
Tiết lộ của Nhà văn Trần Đĩnh là một cái “fact” quan trọng cần phải được kiểm chứng (vì trước đó ông Bùi Tín cho rằng ông Hồ không hay biết vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm). Nhưng bằng chứng từ Nhà văn Trần Đĩnh, và nhất là bài viết kí tên “CB”, nghiêng về giả thuyết ông Hồ Chí Minh không chỉ biết mà còn chứng kiến cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Cho đến nay, chẳng thấy ai trong chính quyền đứng ra xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Năm.
—–
(1) http://www.danluan.org/tin-tuc/20090909/cb-dia-chu-ac-ghe-1953
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
02-09-2014
Tôi đang tìm mua cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, nhưng đọc qua vài bài điểm sách tôi thấy có nhiều thông tin rất quan trọng mà tôi muốn biết bấy lâu nay. Đó là vai trò của ông Hồ Chí Minh trong cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ ông Hồ không có can dự vào cuộc CCRD hay không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Ông từng đứng ra “xin lỗi” về thảm hoạ CCRĐ. Nhưng cuốn Đèn cù làm tôi bắt đầu suy nghĩ lại …
Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một “đại gia” (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lãnh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lãnh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng.
Vậy mà đùng một cái, CCRĐ xảy ra và bà là đối tượng đầu tiên bị đem ra xét xử và hành quyết. Trong hồi kí “Mặt thật”, ông Bùi Tín viết rằng mấy người trong CCRĐ nghĩ bà Nguyễn Thị Năm là người giả dối, việc giúp cách mạng của bà là để “chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Ông Bùi Tín cũng cho biết “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: ‘Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này”.
Nhưng Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước đó, chính ông Hồ Chí Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạnh, v.v. (1) Bài viết sặc mùi đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử hình.
Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”. Có đoạn mô tả vì thi thể của bà Nguyễn Thị Năm hơi lớn so với cái hòm thô sơ và rẻ tiền, nên các “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” Sau đó người ta đem thi hài của bà đi đâu chẳng có thân nhân nào biết (nghe nói sau này năm 1993 thân nhân tìm được mộ qua một nhà ngoại cảm). Chẳng biết lúc đó ông Trường Chinh nghĩ gì, tại sao ông không ra can môt lời cho người ân nhân của ông? Đọc mà hình dung cảnh đó sao tôi thấy rợn người vì sự dã man.
Tiết lộ của Nhà văn Trần Đĩnh là một cái “fact” quan trọng cần phải được kiểm chứng (vì trước đó ông Bùi Tín cho rằng ông Hồ không hay biết vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm). Nhưng bằng chứng từ Nhà văn Trần Đĩnh, và nhất là bài viết kí tên “CB”, nghiêng về giả thuyết ông Hồ Chí Minh không chỉ biết mà còn chứng kiến cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Cho đến nay, chẳng thấy ai trong chính quyền đứng ra xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Năm.
—–
(1) http://www.danluan.org/tin-tuc/20090909/cb-dia-chu-ac-ghe-1953
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét