Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tin thứ Ba, 12-08-2014 - CẢNH GIÁC MADE IN CHINA : PHỔ BIẾN TIN QUAN TRỌNG CHO CÀNG NHIỀU NGƯỜI CÀNG TỐT




CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2- “Kế hoạch lớn” thống trị Biển Đông của Trung Quốc (ĐSPL).  – Mục tiêu cuối cùng nào của TQ ở Biển Đông? (VNN).  – Lược dịch từ bài này: China expands its reach in the South China Sea. What’s the end goal? (SCMP). – Trung Quốc phát hành sách “nói bậy” về Đường 9 đoạn (Soha). “Cuốn sách này do Giám đốc Sở nghiên cứu phát triển chiến lược biển Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, thẩm phán Toà án luật biển quốc tế Cao Chi Quốc và giáo sư luật quốc tế Đại học Thanh Hoa, thành viên Hiệp hội luật quốc tế Giả Bình Bình cùng biên soạn“.
- Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 21 ra Tuyên bố Chủ tịch (VTV). Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: “Chúng tôi đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc COC. Và tôi nhấn mạnh vấn đề quan trọng là tất cả các bên phải làm rõ đòi hỏi chủ quyền theo luật pháp quốc tế và tiến hành theo quy trình pháp lý thông qua luật pháp,  thông qua trọng tài cũng như thông qua các quan hệ song phương“. – ASEAN có lập trường chung kiên quyết hơn về Biển Đông (Tin Tức).  – Việt Nam yêu cầu thêm từ “nghiêm trọng” vào tuyên bố về Biển Đông (GDVN).
- ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông nhưng không nhắc đến TQ (RFA). – Phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng: ASEAN và tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông (RFA).  – ASEAN giúp được gì cho Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ? (RFA).
- John Kerry để Vương Nghị chờ nửa tiếng: Ẩn ý người Mỹ? (ĐV). “Có ý kiến cho rằng, có vẻ như người Mỹ muốn thử ‘giỡn mặt’ Trung Quốc xem phản ứng của họ ra sao, đồng thời muốn cho Trung Quốc thấy đâu mới là nước lớn“.
- Philippines bác tố cáo vi phạm Kế hoạch 3 hành động ở Biển Ðông (VOA).  – Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông (VOA).  – Ấn Độ đề nghị Chủ tịch TQ hoãn chuyến thăm (VNN).  – Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam (ĐV). – Thách thức Trung Quốc, Nhật-Ấn đánh đổi gì? (ĐV).   – Thủ tướng Nhật muốn liên minh với tất cả các nước, trừ Trung Quốc (GDVN).   – Ngoại trưởng Trung Quốc đòi Nhật phải “nghiêm túc“ (MTG).  – Hoa Kỳ, – Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng (RFA).  –  Mỹ và Ấn Độ có thể trở thành đồng minh chiến lược? (GDVN).
H1<- Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Úc gặp nhau (VOA). – Mỹ và Úc tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ (RFI). – Úc cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đồn trú 25 năm (NV). – Báo Mỹ: không nên công khai chi tiết tàu sân bay Mỹ với Trung Quốc (GDVN).
- Việt – Trung cần ‘kiểm soát bất đồng’ (BBC). “Ông Kerry đã đề nghị các nước có tranh chấp trên Biển Đông tạm dừng các hoạt động có thể gây căng thẳng, như xây dựng trên đảo.  Nhưng ông Vương Nghị tuyên bố: ‘Một số nước ngoài khu vực khuấy động căng thẳng… Phải chăng họ có ý định gây hỗn loạn trong khu vực?’  Truyền thông Trung Quốc nói bình luận của ngoại trưởng của họ nhắm đến Mỹ“.
- Gửi những người mẹ Trung Quốc (FB Đỗ Đức/ HDTG). “Tôi muốn những người mẹ, người con Trung Quốc đang bị bưng mắt  đưa ra trận biết được những sự thực này.  Họ đâu cần miếng cá biển, đâu biết thứ dầu mỏ  ở lòng biển kia có giá trị gì với họ! Họ đang là vật hiến tế cho lòng tham không cùng của ‘Giấc mơ Trung Hoa’ của họ Tập“.
- Góp ý với ba vị giáo sư có 30 năm kinh nghiệm giảng dạy ở Hoa Kỳ (Trương Nhân Tuấn). Nói về bài: Hoàng Sa- Trường Sa: Hợp tác để chia sẻ? (BBC).
- Tại sao Đảng viên không tin TQ? (RFA). Đại tá Phạm Xuân Phương: “Trung Quốc đã thực hiện một cuộc chiến không tuyên bố nhằm mục đích áp đặt và buộc Việt Nam phải khuất phục, đó là điều rõ như ban ngày. Cho nên là chúng tôi cũng đã nhận thức một cách tỉnh táo, minh bạch rõ ràng rằng tình hình quan hệ giữa VN và TQ đang xấu đi một cách nghiêm trọng và nguy hiểm”.  - Ảo tưởng về khẩu hiệu “vừa anh em vừa đồng chí”, 1950-1973 (IJAS/ Lan man).
- Cảm nhận về một yếu nhân đã quá cố (Đào Hiếu). “Vô cùng thỏa mãn vì thành tích ‘vĩ đại’ phá tan tảng băng trong quan hệ hai nước mà đời lãnh đạo trước đã tạo ra, và hết sức xúc động vì ‘tình anh em’ (hay ‘hơn thế’) với các đồng chí đàn anh TQ, vị yếu nhân nói (với giọng hơi nghẹn ngào): ‘HỮU NGHỊ QUAN ĐỜI ĐỜI LÀ HỮU NGHỊ QUAN!’  Ý nghĩa sâu xa của câu nói này là gì? Là ‘tình hữu nghị Việt-Trung’ đời đời bền vững“.
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Ý kiến đề xuất đối với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII (BVN).  “Cũng nên thôi nói xây dựng CNXH mà chỉ nên nêu mục tiêu ‘Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh’ như nghị quyết Đảng đã từng nêu là đúng. Đã không có CS chủ nghĩa, XHCN thì tên Đảng nên trở về là ‘Đảng Lao động Việt Nam’, sau này sửa Hiến pháp, lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa” để dễ hòa đồng với các nước trên thế giới“.
- Từ Thư Ngỏ đến Tuyên Cáo còn bao lâu nữa? (DLB). “Hiện tại ‘Cái sổ hưu’ không còn là giá trị vật chất đối với cán bộ đảng viên cộm cán nhưng rõ ràng vẫn là cuống rún sinh lực để họ tồn tại. Vì dứt cuống rún là coi như dứt sự sống. Nhưng tiếc thay chỉ có thai nhi mới cần cuống rún!
- Có phi lý khi Công an và Quân đội “nhân dân” thề trung thành với “đảng”? (DLB). “Danh xưng là công an ‘nhân dân’ và quân đội ‘nhân dân’ mà lại thề trung thành bảo vệ ‘đảng’. Nếu các anh chị chiến sĩ công an và quân đội thề bảo vệ đảng thì danh xưng cần phải thay đổi là công an ‘đảng’ và quân đội ‘đảng’ thì mới chính danh… Công an và quân đội ‘nhân dân’ thề trung thành với dân là hợp tình, hợp lý. Người dân trung thành, bảo vệ và yêu tổ quốc, như thế thì trung thành với dân chính là trung thành với tổ quốc”.
- Nguyễn Tiến Hưng: ‘Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn’ (BBC). Mời xem lại: ‘Ngày khởi đầu hoàng hôn của VNCH’ (BBC).
H1- Hai cái bắt tay mới nhất của người đứng đầu Bộ Ngoại giao VN (FB Tin Không Lề). Facebooker Phu Nguyen bình luận: “Hận Tàu phù, bậm môi khinh miệt/ Với Ker-ry, tay siết miệng cười“.
- TPP VÀ VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG (TNM). – Nguyễn Hưng Quốc: Đồng minh với Mỹ (Blog VOA). “Chắc chắn Việt Nam sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác... Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói“.  – VN cần phải chuyển trục quyền lực (RFA).
- Mỹ đi lại được mời về? (BBC). “Hoa Kỳ can thiệp quá thì đương nhiên bị chỉ trích, nhưng muốn tách ra, không dính líu nữa thì lại bị phê là thiếu trách nhiệm. Nhưng có vẻ như ở cả các nước từng muốn Hoa Kỳ đi cho nhanh như Iraq nay lại có ‘trào lưu’ mong họ trở lại.  Philippines cũng từng mời Hoa Kỳ rút khỏi căn cứ ở Subic Bay hồi năm 1991, nhưng gần đây nay lại ký thỏa thuận để thủy quân lục chiến Hoa Kỳ luân chuyển qua, giúp họ luyện quân, bảo vệ biển đảo“.
- Mỹ lại tráo trở (VNTB). “Mặc dù chỉ đề cập cách ứng xử của Mỹ đối với một số quốc gia trên thế giới, nhưng kết luận của bài viết trên Petrotimes ‘Nhân quyền và chính nghĩa là những mồi nhử cho những ai còn mơ tưởng một thế giới văn minh và bình đẳng’ là hoàn toàn không khác với cung cách phản tuyên truyền từ trước tới nay của giới tuyên giáo Việt Nam, trong nhiệm vụ ‘chống diễn biến hòa bình’ và ‘Mỹ là kẻ thù số một‘.”
- Thư viết cho ba sau ngày đi thăm (*) (DLB). “Con không hiểu tại sao mỗi lần thăm nuôi lại phải làm bản tường trình. Sao việc đó lại quá cần thiết và quan trọng với họ như thế. Chả lẽ, cho mấy công an ngồi giám sát, ghi ghi chép chép cuộc nói chuyện của bố với mẹ con con vẫn còn chưa đủ? Con có cảm giác như gia đình ta là tội phạm trong mắt họ. Không có dù chỉ là một giây phút riêng tư, để chúng ta nói với nhau một lời động viên khích lệ, hay một cử chỉ yêu thương thôi“. – Ngày đầu tiên ở tù (Phạm Thanh Nghiên).
- Hoạt động nhân quyền cho tù nhân lương tâm tại Muechen (NBG). “Hy vọng trong tương lai các anh em người Việt trên khắp thế giới nhân rộng mô hình này, để đưa thông tin về những tù nhân lương tâm ở Việt Nam đến với người dân khắp nơi trên thế giới. Góp phần tăng hiệu quả những cuộc tiếp xúc báo cáo nhân quyền của các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự đang nỗ lực thông báo cho các cơ quan chính phủ, quốc hội quốc tế“.
H2- Đối thoại với ông Minh Toàn – báo Petrotimes: Ai đội lốt thật? (VNTB). “Tác phẩm báo chí đúng ý nghĩa là thế nào? Có phải quỳ gối trước ‘ơn trên’ nghe phán: hãy viết cái vì có lợi cho đảng, nhà nước? Dân nào mà đi ngược chủ trương chính sách của nhà nước là ghi tội cho nó“.
- Bức tâm thư của cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVN Thống Nhất – năm 1992 (TNLT). “Tai sao nhà nước CSVN có chủ trương xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất? — Vì chủ trương của Cộng sản là độc quyền Đảng trị, là chuyên chính vô sản. Đường lối của Cộng Sản là lèo lái bằng mọi cách các tổ chức quần chúng trong xã hội, quy về một mối dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhằm phục vụ cho quyền lợi của Đảng“. – ĐCSVN sợ sự đoàn kết của các tôn giáo (FB LS Lê Đức Minh).
- VỀ VIỆC NHÀ THƠ, ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH ĐỖ MINH TUẤN “XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” –  Đào Tiến Thi: THẤY GÌ QUA BỨC THƯ CỦA BÁC ĐỖ MINH TUẤN – Phạm Nguyên Trường Ngàn năm bia miệng (Văn Việt/ Tễu). “… sau khi ghi tên vào danh sách Ban Vận động, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ các tổ chức, cơ quan, gia đình và bè bạn như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai Phẩm ngày xưa. Gia đình lo lắng, bạn bè bị tổn thương, các đối tác không tiếp tục hợp đồng… khiến tôi chưa tham gia được việc gì với Văn đoàn mà cuộc sống đã gặp nhiều đe doạ, cuộc sống gia đình đã chịu nhiều ảnh hưởng“.
Có lẽ Văn đoàn Độc lập (cũng như các hội đoàn khác ngoài đảng, được thành lập với mục đích thúc đẩy phòng trào dân chủ hóa đất nước) không cần những người như đạo diễn Đỗ Minh Tuấn tham gia, bởi cho dù ông Tuấn đã xác định “đây là một hoạt động dân sự lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta“, thay vì lên tiếng chống lại những cáo buộc, chụp mũ vô lý của những kẻ xấu, bảo vệ tổ chức mình tham gia, thế nhưng ông Tuấn đã không làm/ không dám làm gì, ngược lại, ông đã đứng về phía kẻ xấu bằng cách xin rút khỏi tổ chức đó.
- Lê Diễn Đức: Chính trị và làm báo (NV). “Ðiều Adam Michnik nói cũng trùng hợp với ý của triết gia cổ đại Hy Lạp Aristotle rằng, ‘Một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị’. Người làm báo, vì thế, nếu trốn tránh chính trị thì xem như đã không ý thức thực sự về nghề nghiệp của mình!
H3- Học tập kinh nghiệm Trung Quốc trong việc giáo dục căm thù: Họp đêm để bày tỏ nỗi khổ (FB Nguyễn Văn Thạnh). Nelson Mandela: “Không ai sinh ra với lòng thù ghét người khác bởi màu da, bởi địa vị hay tôn giáo của họ. Con người chỉ có thể thù ghét khi họ được dạy như vậy, và nếu họ có thể học cách thù ghét, họ cũng có thể được dạy cách để yêu thương, bởi tình yêu thương đến một cách tự nhiên trong trái tim con người hơn là điều đối nghịch với nó“. =>
- Bộ máy thuần hóa của CSVN (Nguyễn Chính Kết). “Khi chưa hiểu được những phương cách đảng CSVN áp dụng để bảo vệ quyền lực và độc quyền thống trị đất nước của họ, thì nhiều người trên thế giới, nhất những nạn nhân của chế độ CSVN, đều lấy làm lạ tự hỏi: Tại sao các cán bộ CSVN, cụ thể là những người công an CSVN lại có thể tàn bạo và dường như hoàn toàn vô cảm trước sự đau khổ tận cùng của người dân, vốn cùng là máu đỏ da vàng với mình, có khi là những người có họ hàng gần xa với mình như vậy? Tại sao chế độ CSVN lại dung dưỡng cho các cán bộ cấp dưới được tự do cướp nhà cướp đất của người dân mà không thèm xét xử?
- Tránh bức cung, nhục hình, trại tạm giam không nên trong tay công an (GDVN). “Ông Khiển dẫn chứng thêm, nhiều trường hợp khi bị can kiên quyết chối tội thì điều tra viên thường hỏi lại rằng: ‘Thế không phải ông thì là ai?’… Làm vậy là cơ quan điều tra đang bắt bị can phải chứng minh ai là người phạm tội. Điều này là hết sức vô lí vì theo luật quy định thì bị can có quyền không phải chứng minh rằng mình phạm tội hay là người khác. Trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền. ‘Một bị can đang bị giam trong trại mà bắt người ta phải chứng minh ‘không phải ông thì là ai’, đó là một điều hết sức nực cười và vô lí’.”
- THÒNG LỌNG CHO….THỦ TƯỚNG ???  (BĐX). “Tình thế đất nước vẫn như cũ là cái thòng lòng đang từ từ hạ và ngày một tiến sát đến cổ Thủ tướng, vì rằng, những khuyết điểm hay dân vẫn gọi là tội của Thủ tướng thì vẫn luôn là một đống kếch sù trong lòng nhiều người, từ nhân quyền – bắt bỏ tù nhiều nhà dân chủ, kinh tế suy thoái nợ nần ngập đầu, tham ô, tham nhũng ngập lối… Thủ tướng lại còn thỉnh thoảng ký nghị quyết này, chỉ thị kia nhằm ngăn chặn phong trào dân chủ nữa…”.
- TRÌNH LÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG TIẾNG KÊU OAN CỦA LỚP THANH NIÊN “BA SẴN SÀNG” CÁCH ĐÂY 50 NĂM (BVN).
- PHẠM TUÂN, NGƯỜI BẮN MÁY BAY B52: MỘT HUYỀN THOẠI CÓ THẬT HAY ĐƯỢC DỰNG LÊN BỞI MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ ? (TNM).
- Một Phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch (Phạm Hiện) (Thông Luận).
- Trần Vũ Hải: ĐỪNG CHIẾN TRANH PHÁP LÝ VỚI LUẬT SƯ LÃO LUYỆN NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG (Tễu).
- GỢI Ý PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BÀI 1 (TNM).
- Huyền thoại và sự thật về xứ sở có mức độ hạnh phúc cao (FB Huỳnh Duy Lộc). “Nếu rảo quanh một vòng mạng xã hội Facebook và đọc lướt qua các trang Facebook cá nhân, điều dễ thấy nhất là các thông tin và những comment đều liên quan tới tình hình xã hội đương đại với những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, và giọng điệu chung thường là khôi hài, giễu cợt những điều chướng tai gai mắt… Giọng điệu giễu cợt là thế nhưng tâm trạng của những người chia sẻ thông tin và bình luận ngồi trước màn hình máy tính lại là tâm trạng ưu tư, trăn trở về biết bao vấn đề của cuộc sống và đất nước, đặc biệt là những vấn đề chính trị và thể chế chính trị đương thời”.
H3<- Ông Adam và bà Eva chính là người Việt! (Phương Bích). “Ông Adam và ba Eva bị bắt buộc phải tin và thờ phụng duy nhất một đấng toàn năng. Họ bị cấm không được bước chân ra nơi khác, chỉ được quanh quẩn trong cái vườn nhỏ bé. Cơm không có ăn, chỉ ăn toàn trái cây rau củ và không được ăn loại trái mà Chúa đã cấm. Quần áo đếch có mặc, phải lấy lá cây che những chỗ cần che… Với những điều kiện sống nghèo nàn, lạc hậu và tồi tệ đến thế nhưng hai ông bà vẫn luôn luôn nghĩ mình đang ở Thiên Đàng, thì chỉ có dân tộc Việt Nam của các bạn mới xứng đáng là con cháu ruột của ông Adam và bà Eva“.
- Hà Nội tổ chức thi tuyển công chức năm 2014: Chuẩn mực “bộ lọc” đầu vào (HNM). – Gian lận thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo nào trúng tuyển? (TP/ VNTB). – Cuộc thi “thoảng mùi o bế cháu con”?! (DT). “Không thể để việc thi tuyển viên chức, công chức, một chủ trương lớn trong công cuộc cải cách hành chính trở thành ‘lá bùa’ cho những hành vi tiêu cực. Không thể để những người thực sự có năng lực làm ‘quân xanh’ và mãi mãi ‘chầu rìa’ để rồi sau mỗi cuộc thi tuyển, đội quân 30% ‘sáng cắp ô đi, tối cắp ô về’, ‘có cũng được mà không cũng được’ lại thêm phần đông đảo. Không thể chấp nhận một cuộc thi tuyển ‘thoảng mùi tiền’ và ‘mùi o bế cháu con’.”  – Giải trí cuối tuần: lãnh đạo tuổi trẻ tài ba, đẹp trai như tài tử (FB Caubay Thiem).
- Phó ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy liên quan gì đến vụ giết người? (Soha).  – Vì sao Phó Trưởng ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy bị bắt? (DT).
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chùa Bồ Đề và khủng hoảng truyền thông (LĐ). “Cuộc khủng hoảng truyền thông của chùa Bồ Đề là sâu sắc và toàn diện. Thái độ lúng túng và cách lý giải bất nhất của những người trong cuộc càng làm cho cuộc khủng hoảng ngày một trở nên trầm trọng hơn“.
- Vụ Cát Tường: Đề nghị giám định “chất lạ” trên thi thể chị Huyền (DT).
- Tạm dừng thanh tra dự án đường nước Sông Đà (DĐDN).
- Bộ Xây dựng thanh tra dự án BĐS ông Lê Thanh Thản (ĐV).
- Phó Thủ tướng: Xử nghiêm ‘xã hội đen’ thao túng xe quá tải (VNN).
- Thiết bị y tế ruột Trung Quốc: Bộ Y tế “nói khó” (ĐV).
H4- Giám đốc Sở mất 1,6 tỷ ở văn phòng (BBC). – Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM mất trộm hơn 1,6 tỷ đồng (VNN). – Tin mới nhất vụ Giám đốc Sở mất trộm tiền tỷ ở nơi làm việc (GDVN).  – Giám đốc sở nói 1,6 tỷ đồng bị mất là tiền mua nhà cho con (TP). (Mấy) tên trộm này phải bị xử thật nặng vì tội tiết lộ bí mật của các quan chức. Giám đốc Đào Anh Kiệt. Ảnh: SGGP =>
- NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT (Văn Công Hùng). “Thực ra thì cái chuyện dùng phong bì khoan thủng hệ thống công quyền đã phổ biến lâu nay, nhưng không ai dám thừa nhận, vẫn chỉ coi nó là hiện tượng lẻ lẻ, tiêu cực của một bộ phận, dẫu là… không nhỏ, nhưng cũng không phải quá lớn, đến mức phải báo động, đến mức phải khẩn báo, phải ra một quyết sách quyết liệt…”
- Sứ quán Úc phản hồi vụ tiền polymer (BBC). – Méc với anh Lê Hải Bình và Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2008, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã nêu tên Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương) và Bộ Công an trong vụ nhận hối lộ của công ty Nexus Technologies ở Mỹ. Yêu cầu Bộ Ngoại giao VN trao công hàm cho phía Mỹ để phản đối vụ này. Chậm còn hơn không! Mời xem lại: Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus? (phần 1) (RFA).  – Phần 2 (RFA). – Nexus Technologies đã “làm ăn” với những nơi nào và như thế nào tại Việt Nam? (Phần 1)    —   Phần 2   —   Phần 3 (RFA).
- CẢNH GIÁC MADE IN CHINA : PHỔ BIẾN TIN QUAN TRỌNG CHO CÀNG NHIỀU NGƯỜI CÀNG TỐT (TNTD/ BVN).
- Hé lộ đế chế gom tiền khổng lồ của gia đình Chu Vĩnh Khang (SCMP/ DT). – Chu Vĩnh Khang có thể bị tử hình (MTG).
- Tập Cận Bình lấy lại thế thượng phong ở hội nghị Bắc Đới Hà (GDVN). – Bùi Tín: Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ? (Blog VOA). “Tập Cận Bình đang săn bầy hổ dữ hay đang cưỡi lưng hổ, một tư thế không dễ chịu, không thoải mái chút nào. Tình hình sẽ có thể rất ly kỳ, sôi động vào cuối năm nay.  Và tác động đến Việt Nam chắc sẽ không nhỏ“.
- Thế giới 24h: Thêm kiều nữ truyền hình Trung Quốc bị điều tra (VTC).
- Quân đội Trung Quốc cấm binh sĩ lan truyền tin đồn (MTG).
- Hơn 150 đào phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn tại Mỹ (RFI). – Hàng trăm viên chức TQ phạm pháp lẩn trốn ở Hoa Kỳ (RFA).
- Trung Quốc y án tù ba nhà tranh đấu chống tham nhũng (RFI).
- Bắc Kinh chỉ đạo tuyên truyền cứu hộ động đất để đánh bóng lãnh đạo (RFI).
- Cậu ấm nhà họ Bạc ăn chơi như thế nào khi học tại Harvard? (GĐVN).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay: Kỳ 39: Hoàng Sa trước những “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon (MTG).
- Bắc Triều Tiên sẽ công bố phúc trình nhân quyền riêng (VOA).  – Bình Nhưỡng sắp ra báo cáo về cuộc sống « rạng rỡ » của người dân (RFI).   – Nam Triều Tiên đề nghị đàm phán với miền Bắc (VOA). – Seoul đề nghị Bình Nhưỡng đàm phán về hội ngộ gia đình ly tán (RFI).

- Bài học đắt giá (RFA). “Các vị nên nhớ : Ai, người nào – dù quá khứ có lỗi lầm gì mà bây giơ dám cùng nhân dân chiến đấu chống bọn xâm lược, bảo vệ tổ quốc, mang lại các giá trị đích thực : Dân chủ – Tự do – Nhân quyền,  cuộc sống ấm no hạnh phúc, đưa đất nước tiến đến sánh vai cùng các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới – Thì những người đó là anh hùng của dân tộc Việt Nam ! Họ sẽ được lịch sủ ngàn đời ghi công, danh thơm muôn thuở !
- Cựa quậy và dấn thân cho tự do báo chí (VNTB). “23 năm trước, Phan Duy Thảo đã thức tỉnh, đã cựa quậy khi nhận thức được rằng ‘đời nay có nhiều loại báo: báo cáo- báo tường- báo ân-báo oán’. Thật đáng để nghiêng mình thi lễ.  Lão báo đại sư yêu mến ơi, hiện đang có nhiều nhà báo trong một nền báo chí hèn nhát và ngờ nghệch cựa quậy và dấn thân lắm đấy, họ cựa quậy và dấn thân thầm lặng trong bối cảnh rất nhiều nhà báo đang gào lên như lang sói khi phải sống quá lâu giữa bầy lang sói“.
- Do đâu lý tưởng cộng sản chết thảm? (DLB).  Do tuyền truyền, nói dối nhiều qua! – Từ một xã hội tuyên truyền đến xã hội dân sự (RFA). “Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính trị, đóng thuế đến có con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, và ở bất cứ nơi nào”.
- Bùi Hoàng Tám: Gửi “tình thương mến thương” đến bác giám đốc vừa mất trộm (DT). “Có điều nhắc bác là sau vụ mất mát này, bác hãy đề cao cảnh giác trước bọn đạo tặc quái quỉ nhé. Nó tinh tường có khi còn hơn cả lực lượng phòng chống tham nhũng đấy, nó biết hết.  Nên nếu có còn chút tiền nào cô em kết nghĩa hay thằng cháu họ xa ở nước ngoài gửi về tặng hoặc nhờ mua nhà giúp chẳng hạn, thì bác cất cho thật kỹ nhé“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 11-8-2014 (VietFin).
- Những điều ‘không giống ai’ ở Việt Nam (TVN). “Không chỉ ở cách tính GDP, chúng ta cần phải thay đổi tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm… chẳng giống ai“.
- Từ 2015, phải cân đối đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA (CP).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 11-8-2014 (VietFin).   – Chứng khoán sáng 11/8: Trụ gãy kéo VN-Index giảm sâu (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Rủi ro tăng lên (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán ngày 12/8: “Xem xét chốt lời” (VnEconomy).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 11-8-2014 (VietFin).  – Chưa đánh thuế với lãi tiền gửi ngân hàng (TP).
- Tự do kinh doanh: “Quyền của anh, nhưng tôi phải biết” (VnEconomy).
- Những thống kê giật mình về số doanh nghiệp “chết” (VNTB).
- Ngành nghề cấm đầu tư: Chờ mãi các bộ không trả lời! (VnEconomy).
- TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống? (ĐV).
- Kinh tế miền Trung: Biển và còn gì nữa? (StockBiz).
- Doanh nhân miền Trung có gì khác biệt? (VnEconomy).
- Hàng Trung Quốc giá rẻ ế ẩm ở chợ Tân Thanh (NĐT).
- Nông nghiệp VN hiện nay không thể xuất cho ai ngoài TQ! (ĐV). “Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy“.
- Đại gia bán lẻ Thái Lan “bắt bài” tâm lý tiêu dùng của người Việt (BizLive). – Metro VN bị “thôn tính”: Lời cảnh báo cho các đại gia siêu thị Việt (GDVN).
- Xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục giảm, nhập khẩu tăng mạnh (VTV/ MTG).
- FAO dự báo nhập khẩu gạo Philippines đạt 1,8 triệu tấn (Gafin).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 144 (Nhật Tuấn). – CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 52 – Hội nhà văn của nước ta – KỲ 13
- Nhà văn ĐỖ PHƯƠNG KHANH – Giận nhau – Truyện ngắn (Nhật Tuấn).
- Về một hiện tượng nghiên cứu tác phẩm Văn chương và hành động (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Xuân Hoàng, Trong và Ngoài Văn Chương (Da Màu).
- Lê Huy Mậu: Đọc thơ Nồng Nàn Phố và một vài suy nghĩ về thơ trẻ (Văn Việt).
- Đỗ Hoàng: Thơ Trào Phúng Độc Đáo Bành Thành Bần (BĐX).
- MÌ QUẢNG VÀ NỖI BUỒN DUY PHƯƠNG (FB Ngô Thị Kim Cúc). “Trong chiến tranh, những con người ấy đã không nghĩ gì đến mạng sống, đã qua hết tuổi xuân của mình trong tù ngục nên với họ, một “ưu tiên, chế độ” gì đó không quá quan trọng tới mức khiến họ phải chạy vạy khổ cực và khổ nhục để có cho kỳ được. Và họ đã bỏ luôn lý-lịch-tù của mình, chấp nhận bắt đầu lại từ con số không, như mọi công dân bình thường khác…
- Câu chuyện văn học Việt Nam 14. 3 dạng phê bình chỉ điểm (Inrasara).
- Nguyễn Ngọc Già: Chiều nay, tôi nghe những tàn phai (DLB).
- Bản giao hưởng gió mùa của Nguyễn Xuân Thiệp (Da Màu).
- Điểm phim: Bác sĩ xứ lạ/Doctor stranger (NV). – Bác sĩ xứ lạ/doctor stranger (phần cuối)
- Luận bàn về kỹ nữ (I) (Kim Dung).
- ‘Chợ tình’ ở miền núi Việt Nam (AFP/ DCVOnline).
- Vu Lan và Tự Tứ Tăng thời bây giờ (RFA).
- Sợ hãi tháng cô hồn: “Ngu tín” và tai hại (Soha).
- Nghĩa địa bí ẩn chôn những người bị hổ vồ bên sông Mã (ĐSPL).
- ‘Bớt thận trọng, sách ra ào ào và cẩu thả’ (VNN).
- Đại sứ Du lịch Việt Nam: Ứng cử một đằng bổ nhiệm một nẻo? (GDVN).
- Mãn nhãn với hiện tượng siêu trăng kỳ thú khắp thế giới (DT).

- CÓ MỘT NỖI BUỒN MANG HÌNH BÓNG TRANG THẾ HY (FB Nguyễn Trọng Chức/ HNC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Thi tốt nghiệp như dùng cái sàng hỏng, nhưng chưa bỏ được…” (GDVN/ MTG).
- Nữ sinh năm nhất xin gặp Bộ trưởng Giáo dục đề xuất phương án thi (DT).
- Ưu tiên biệt đãi trong giáo dục và những bất cập có thể (DT).
- Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục (TT).
- Có thật loại “bài toán con cừu” tạo ra khả năng phản biện? (Đào Hiếu). “Phản biện ư? Tốt lắm! Nhưng liệu có thể vì mục đích phản biện mà đưa MỌI THỨ VỚ VẨN NHẤT vào đề kiểm tra?
- Bàn tròn Đổi mới giáo dục: Kỳ 3: Nếu người lớn nước ta có chút óc… tưởng tượng (TVN). Mời xem lại: Kỳ 1: “Mơ ước một nhà trường không bắt nạt trẻ con” (TVN). – Kỳ 2: “Quốc sách hàng đầu” ngày càng…ì ạch?
- Giáo dục dưới mắt mọi người: Khi trò gọi trường là… nhà tù (TT).
- Người Việt đang rất xấu (TN). – Người Việt đang rất xấu – Kỳ 2: Thói xấu của du học sinh Việt (TN).
- Giáo dục giá trị (TN). “…để người Việt không xấu xí, phải bắt đầu từ giáo dục giá trị. Gia đình, xã hội phải tỉnh táo trong việc xác định giá trị cho con. Giá trị tốt này cũng cần như giá trị tốt kia. Sự nhường nhịn cũng tốt như việc hiểu cặn kẽ một cuốn sách, kiếm được một hợp đồng kinh tế lớn hợp pháp. Giá trị tốt thì phải giữ, dù chỉ một mình mình giữ thì vẫn không nghiêng ngả theo số đông“.
- Công bố danh tính cán bộ đương chức nộp tiền tỷ chống trượt cao học (GDVN).
- Sinh viên phải ra ngoài thuê trọ, ký túc xá trường đem cho thuê (GDVN).
- Cười “té ghế” với những bài văn cực “bá đạo” của học trò (DV).
- Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc – Mô hình giáo dục đặc biệt: Những năm tháng không thể nào quên (Tin Tức).
- TQ: Sinh viên đòi được nhà trường giáo dục giới tính (TG).

- GS Nguyễn Văn Tuấn: Viết văn như là trị liệu (Ba Sàm).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Xuất bản khoa học: Mô hình nào cho VN? (Ba Sàm).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Dự thảo cấm bia rượu sau 22h: Bia rượu ‘tàn phá’ dân nhậu khủng khiếp như thế nào? (VNN).
- Ngán ngẩm với “bệnh viện ma” trong lòng thành phố (DT).
- Nghi án 11 người nhập viện sau khi uống huyết trăn dỏm (TP).
- Phát hiện vụ mua bán trứng phụ nữ giá 20 triệu đồng (ANTĐ).
- Vụ người Úc thuê người mang thai hộ: ‘Chúng tôi không muốn bỏ con’ (BBC).
- Bố mẹ bán máu lấy tiền cho 2 con chữa bệnh (DT).
- Ông chủ tịch xã nằm dưới đáy hồ: Lời nói dối của cán bộ và nước mắt của bà con bản Dạ (DT).
- Phát cơm từ thiện bị kẻ xin cơm đâm chết (DT).  – Cuộc sống khốn khó của thanh niên phát cơm từ thiện bị đâm chết (DT).
- Người thân rơi nước mắt đón lao động từ Lybia về nước (ĐSPL).
- Nổ biến áp kinh hoàng, người dân gào thét kêu cứu trong thang máy (ĐSPL).
- Chủ hiệu cầm đồ hãi hùng phát hiện ô tô bị đặt mìn (TP).
- 1 người chết, 3 nguy kịch tại công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công (TTXVN/ MTG).
- Trung Quốc mở dịch vụ ‘hỏa táng’ người sống (Soha).  – Đàn ông Trung Quốc… khỏa thân kéo thuyền chở khách đi vãn cảnh (DT).
- Cảnh sát bắt sống con trăn khổng lồ chuyên ăn thịt chó mèo (TTXVN).
- Phòng dịch Ebola tại ‘cửa ngõ’ Nội Bài (VNN).  – Bệnh Ebola: 10 công dân Việt Nam bị đe dọa trong vùng dịch (ĐSPL).   – Sự thật về thông tin 21 du khách ở Thái Lan nghi nhiễm Ebola (Soha). – Nigeria xác nhận 10 ca nhiễm Ebola (VOA). – Virus ebola: Những dấu hiệu nhận biết sớm trong giai đoạn ủ bệnh (ĐSPL). – Vi rút Ebola không dễ lây nhiễm như các loại vi rút cúm (MTG).
- Vụ 7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc bên bờ vịnh Hạ Long: “Nó mà tràn xuống cảng, vịnh Hạ Long chết mất” (TP).
- Lũ lụt ở Đông Ấn khiến 45 người thiệt mạng, hơn 300.000 người phải sơ tán (Tiin).

QUỐC TẾ
- Iraq trước nguy cơ đảo chính (ANTĐ).  – Quân đội Iraq tiến vào thủ đô Baghdad: Nguy cơ đảo chính (GDVN).  – Thủ tướng triển khai quân ở Baghdad, Iraq trước nguy cơ đảo chính (Soha). – Tổng thống Irak chỉ định thủ tướng mới (RFI).  – Tổng thống Iraq chỉ định ông al-Abadi làm tân Thủ tướng (VOA).  – Mỹ phải trở lại vũng lầy Irak (RFI).
- Nga đưa 45.000 lính và nhiều vũ khí đến biên giới Ukraine? (TP).  – Quân đội Ukraine dồn toàn lực tấn công miền Đông (TP).  – Những hình ảnh khốc liệt từ điểm nóng Donetsk tại đông Ukraine (DT).   –  Hàng loạt phạm nhân Donetsk bỏ trốn (BBC).- Trùm tình báo Ukraine: Phe ly khai định bắn máy bay chở khách của Nga (GDVN). – Quân đội Ukraina chuẩn bị tấn công « giải phóng » Donetsk (RFI). – Buôn bán vũ khí, sức mạnh không lời của Putin (VEF).
Israel, người Palestine thỏa thuận cuộc hưu chiến mới (VOA).  – Israel, Palestine thi hành lệnh ngưng bắn mới (VOA).  – Gaza: Thêm 72 giờ hưu chiến (RFI).  – Gaza tiếp tục ngừng bắn trong 72 giờ (BBC). – Xung đột Gaza gây tranh cãi trong các sao điện ảnh tại Hollywood (RFI).
- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống (RFI). – Thủ tướng Erdogan đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).
- Ân xá Quốc tế kêu gọi điều tra tử vong của thường dân Afghanistan (VOA).
- Câu chuyện nước Mỹ: Africa, Ebola và USA (Hiệu Minh).
- Thành viên nhóm HRW bị từ chối nhập cảnh Ai Cập (VOA).
- Tù nhân vượt ngục tại nhà tù ở Haiti (VOA).

- Bé trai Úc ‘bêu thủ cấp’ ở Syria (BBC). “Thủ tướng Úc Tony Abbott đã lên án mạnh mẽ hình chụp một bé trai, được cho là con một cựu tù nhân người Úc, đang bêu thủ cấp của một người Syria“.
* RFA: + Sáng 11-08-2014; + Tối 11-08-2014
* RFI: 11-08-2014

2852. VỀ VIỆC NHÀ THƠ, ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH ĐỖ MINH TUẤN “XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP”

Văn Việt
10-08-2014
H1
Khi biết tin về việc thành lập Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, tôi nghĩ đây là một hoạt động dân sự lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập vào thế giới nên đã gửi thư xin tham gia và đã được các anh chị chấp nhận. Tôi hiểu rằng, Văn đoàn độc lập chưa được cấp phép hoạt động nên việc ghi danh vào Ban Vận động chỉ là để xúc tiến việc thành lập với các thủ tục pháp lý do pháp luật quy định, cho nên, việc ghi tên trong danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn không có nghĩa mình đã nghiễm nhiên trở thành hội viên chính thức của Văn đoàn độc lập.
Tuy nhiên, thật không ngờ, sau khi ghi tên vào danh sách Ban Vận động, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ các tổ chức, cơ quan, gia đình và bè bạn như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai Phẩm ngày xưa. Gia đình lo lắng, bạn bè bị tổn thương, các đối tác không tiếp tục hợp đồng… khiến tôi chưa tham gia được việc gì với Văn đoàn mà cuộc sống đã gặp nhiều đe doạ, cuộc sống gia đình đã chịu nhiều ảnh hưởng.

Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ tham gia tổ chức chính trị nào kể cả Đảng CSVN, nay gặp những đe doạ quyết liệt mang tính chất sống còn giành cho những người tham gia tổ chức chính trị đối kháng như vậy, tôi rất bất ngờ, hoang mang và lo lắng, không biết nên xử lý ra sao.
Tôi nghĩ rằng việc ghi tên vào danh sách Ban vận động cũng chỉ là một cách tỏ thái độ ủng hộ việc này, chứ tôi chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động. Không làm được gì cho Văn đoàn mà lại làm cho những người thân bạn bè và xã hội lo lắng, hồ nghi và xa lánh. Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau.
Do vậy, sau một thời gian suy nghĩ, cân nhắc, tôi viết thư này xin được rút tên khỏi danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập với ý nguyện rằng khi Văn đoàn được chính thức cấp phép thành lập với các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn hội viên cụ thể tôi sẽ nộp đơn xin được tham gia với tư cách là Hội viên của Văn đoàn.
Chúc sức khoẻ các anh chị và chúc cho Văn đoàn độc lập sớm được thành lập chính thức để đi vào hoạt động.
Thân mến,
Đỗ Minh Tuấn
______
BVĐ xin trả lời ông như sau:
1/ BVĐ xin trân trọng cảm ơn nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn về lá thư thể hiện rõ ý kiến và nguyện vọng của ông, quan điểm và tình cảm của ông với Văn đoàn (sẽ ra đời trong tương lai), với việc thành lập cũng như hoạt động của BVĐ; nói rõ nguyên nhân khách quan buộc ông phải rút tên khỏi BVĐ.
2/ Tuy nhiên, BVĐ cần thưa lại với ông về hai lầm lẫn trong thư của ông:
- Tiêu đề lá thư viết chưa chính xác: ông “xin rút khỏi Văn đoàn Độc lập”, nhưng Văn đoàn chưa ra đời, vậy chúng tôi hiểu là ông “xin rút khỏi BVĐ VĐL”.
- Ngay cả khi hiểu như vậy, cũng vẫn có sự nhầm lẫn đáng tiếc vì ông chưa hề có tên trong danh sách chính thức của BVĐ (danh sách này luôn có mặt ở trang chủ của website: vandoandoclapvietnam.org)
3/ Sự thực là nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn chỉ có tên trong danh sách những người “hưởng ứng và đăng ký tham gia VĐĐLVN”, nhưng vì thư đăng ký của ông đến sau ngày BVĐ tuyên bố ra mắt và ngưng nhận mọi sự gia nhập (3/3/2014) nên chúng tôi đã xác định rõ: “Ban Vận động VĐ ĐL VN xin trân trọng cảm ơn sự hưởng ứng của quí vị và xin hẹn làm việc chính thức với quí vị khi nào Văn đoàn ra mắt”.
Điều này có nghĩa rất rõ ràng là ông Đỗ Minh Tuấn chưa hề có tên trong bất cứ thiết chế, tổ chức nào liên quan đến mấy tiếng “Văn đoàn Độc lập”.
4/ Tuy nhiên, để tránh cho nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn bị những kẻ xấu gây phiền hà và gia đình ông lo lắng không cần thiết, BVĐ đã bỏ tên ông khỏi danh sách “những người hưởng ứng…” trên Văn Việt: Hưởng ứng Văn đoàn độc lập Việt Nam).
5/ Trong thư của ông Đỗ Minh Tuấn có câu: “Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau” là không chính xác. Cho đến nay, trong số 05 (năm) người xin rút tên khỏi BVĐ (trên tổng số 61) chỉ có nhà văn Nguyễn Quang Lập là người đã đóng góp nhiều công sức cho trang mạng Văn Việt đã tuyên bố rút tên ra mọi tổ chức mà anh từng tham gia (Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, BVĐ VĐ ĐLVN), nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada) rút khỏi BVĐ vì lý do công việc nhưng vẫn đóng góp tích cực vào trang Văn Việt, ba người khác chưa đóng góp gì nhưng 1 người xin rút vì lý do sức khoẻ và 2 người nói rõ là vì bị gây phiền hà ở cơ quan.
Lá thư của nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn một lần nữa tố cáo trước công luận Việt Nam và thế giới tình trạng khủng bố hoàn toàn trái pháp luật đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Điều nghiêm trọng là nó đánh vào cả những tên tuổi nổi tiếng với công chúng văn nghệ, chứng tỏ sự bất chấp pháp luật và các quyền con người, quyền công dân của một số cơ quan quyền lực nào đó đã ở mức trắng trợn, ngang nhiên coi thường mọi cam kết của Nhà nước Việt Nam với nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh áp lực về cải thiện nhân quyền và dân chủ hoá như một điều kiện thiết yếu để Việt Nam nhận được sự trợ giúp hữu hiệu của Hoa Kỳ và các nước dân chủ trong việc bảo vệ lãnh thổ trước hoạ xâm lăng China, những hành vi như thế mang tính chất phá hoại công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Nguồn: Văn Việt
Nguồn ảnh: FB Artist Đỗ Minh Tuấn
———
Tễu

Đào Tiến Thi: THẤY GÌ QUA BỨC THƯ CỦA BÁC ĐỖ MINH TUẤN

10-08-2014
H3
Tác giả Đào Tiến Thi
Bình luận bằng một comment của độc giả Đào Tiến Thi:
Qua bức thư của bác Đỗ Minh Tuấn tôi thấy như sau:
1. Ở đất nước ta hiện nay, không có một hành động (tự nguyện) nào vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, vì nền dân chủ của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, mà không bị gây sách nhiễu.
Biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược, viết bài, đưa kiến nghị về bảo vệ Tổ quốc, về dân chủ hoá xã hội, các hành động bênh vực dân oan mất đất,… tất cả đều có thể bị quy kết, nhẹ thì bị kiểm điểm là “suy thoái đạo đức, tư tưởng”, nặng thì trở thành “thế lực thù địch”, bị “quần chúng tự phát” bôi xấu, hăm doạ, hành hung; bị cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình phàn nàn, hạn chế một số hoạt động (và tất nhiên đường thăng tiến chấm dứt), thậm chí có thể bị mất việc; nặng hơn nữa thì bị truy tố, bỏ tù.
Bác Đỗ Minh Tuấn bất ngờ về những điều trên còn tôi thì lại bất ngờ vì sự bất ngờ của bác. Nhưng qua đây cũng thông cảm với bác. Chính vì bất ngờ nên bác cảm thấy sức ép nó lớn hơn thực tế. Nhưng qua đây lại có một thú vị khác: Ở chế độ tươi đẹp của chúng ta, sao cứ muốn làm người tốt, làm việc tốt là bị ngăn chặn? Vậy chúng ta đang sống trong xã hội gì đây? Vậy thì những kẻ chuyên đi chống lại người tốt, việc tốt thì tự cái việc đó chống lại họ chứ cần ai chống nữa mà lúc nào họ cũng lu loa về những kẻ “chống đối”?
2. Bác viết “như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai phẩm ngày xưa”. Tôi hiểu “như thể” tức là gia đình, bạn bè, tổ chức hiểu lầm , chứ đâu phải là phản động thật? Vì Nhân văn giai phẩm, đến giờ đã rõ mười mươi không phải là phản động, trái lại, ở đấy toàn là tốt và người tài. Hồi ấy nếu ý kiến của họ được lắng nghe thì đất nước đâu đến đứng trước vực thẳm như bây giờ? Vụ Nhân văn đã chứng tỏ sự nhạy cảm và dũng cảm của một bộ phận văn nghệ sỹ đương thời và sai lầm thuộc về bộ phận bảo thủ, độc tài trong đảng cầm quyền. Vết nhọ ấy của đảng cầm quyền, lẽ ra bây giờ không nên tái diễn.
Tôi cũng đã bị rất nhiều sức ép. Riêng việc đăng ký tham gia Văn đoàn Độc lập (giống như bác, chỉ mới đăng ký) thì bạn bè tôi ở hội văn nghệ cũng đã phản đối quyết liệt, nhưng tôi chỉ hỏi lại họ: 1. Tham gia VĐĐL có phạm pháp không? Có trái điều lệ của hội ta không? 2. Bạn có cảm thấy bạn đã làm tròn trách nhiệm của một văn nghệ sỹ đối với đất nước chưa? Nếu có một tổ chức giúp cho bạn làm tròn trách nhiệm đó thì bạn có tham gia không?
3. Không tham gia VĐĐL không có nghĩa là rút khỏi thiên chức nhà văn, không làm gì cho đất nước nữa. Có muôn nghìn cách để đóng góp cho đất nước.
Chúc bác Đỗ Minh Tuấn mạnh giỏi.
Đào Tiến Thi
—–
Tễu

NHÂN VIỆC ÔNG ĐỖ MINH TUẤN RÚT KHỎI TỔ CHỨC MÀ ÔNG CHƯA TỪNG VÀO

Phạm Nguyên Trường: Nhân việc ông Đỗ Minh Tuấn xin ra khỏi tổ chức mà ông chưa từng vào, xin Post lại bài viết của mỗ trên Talawas về ông cách đây gần 10 năm.
Phạm Nguyên Trường

Ngàn năm bia miệng

Tác giả Phạm Nguyên Trường
Tác giả Phạm Nguyên Trường
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi
(Thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Trong bài viết ngày 21 tháng 7 ông Đỗ Minh Tuấn lại nhắc nhiều đến nhóm Nhân văn – Giai phẩm và so sánh hoàn cảnh của mình vào những năm 1976-1977 với cái sự kiện xảy ra cách đó chừng hai chục năm, rồi cho rằng mình cao tay hơn, thông minh hơn, biết lựa thời thế hơn các nhân vật chủ chốt của vụ án ấy. Nhiều người trực tiếp tham gia Nhân văn – Giai phẩm nay đã không còn, số còn thì có lẽ đã già yếu quá chẳng thể lên tiếng trả lời được. Tôi, một kẻ hậu sinh, hiểu biết về vụ án cùng những người Nhân văn – Giai phẩm không nhiều nhưng cũng xin có đôi lời thưa lại như sau: Hoàn cảnh của ông vừa giống lại vừa rất khác hoàn cảnh của họ, nhiều việc họ không thể làm, dù có muốn, chứ không phải những người đã từng vào sinh ra tử như vậy lại sẵn sàng thúc thủ, sẵn sàng chấp nhận những bản án khắc nghiệt dành cho mình một cách dễ dàng đến thế. Nhưng xin được trình bày từng vấn đề cụ thể.
Mọi cuộc cách mạng đều ăn thịt những đứa con của mình. Đấy không chỉ là một câu nói có tính tượng trưng. Tất cả các cuộc cách mạng tư sản đã từng như thế: Các lãnh tụ cách mạng đều bị giết hoặc phải rút khỏi vũ đài chính trị, các đảng phái cách mạng đều bị giải tán hoặc thay đổi đường lối hoạt động, các phương pháp trấn áp trong cách mạng được thay bằng biện pháp ôn hoà, pháp trị vân vân và vân vân. Các cuộc cách mạng ấy phải ăn thịt những đứa con của mình vì phương pháp bạo động trong giai đoạn cách mạng đã không còn phù hợp nữa, công cuộc xây dựng trong thời bình cần những con người khác, những phương pháp khác. Nhưng cách mạng cộng sản thì không thế. Nó cũng ăn thịt những đứa con cưng của mình, nhưng khác với các cuộc cách mạng trong quá khứ: Trên cái bàn tiệc đẫm máu và nước mắt của nó có những món được chừa lại, có những “hạt giống” được để dành cho “mùa sau”. Cách mạng Nga đã ăn thịt Dinoviev, Kamenev, Bukharin, Trotski… và chừa lại Stalin. Cách mạng Trung Quốc đã ăn thịt Lưu Thiếu Kì, Bành Đức Hoài… nhưng chừa lại Mao Trạch Đông. Vì sao lại như thế? Vì rằng cách mạng cộng sản là một cuộc cách mạng trường kì, miên viễn; các biện pháp trấn áp không phải là nhất thời mà phải trở thành thường trực. “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn” đã trở thành câu nói cửa miệng của các lãnh tụ cộng sản. Sau cách mạng những người tin tưởng tuyệt đối vào lời rao giảng về một thiên đường trên cõi thế, về một cuộc sống hạnh phúc và tự do muôn đời của nhân dân lao động đã trở thành những con chiên ghẻ, bị nguyền rủa và phải bị loại bỏ. Chỉ những kẻ có ích cho việc xây dựng một bộ máy với đầy đủ các thang bậc, với tôn ti trật tự và đặc quyền đặc lợi của một giai tầng mới là được sống, được đẩy lên cao mãi, được trở thành “tiếng nói và lương tâm” của giai cấp, của nhân dân và của thời đại. Người cộng sản chân chính lúc này phải là người có hai phẩm chất quan trọng: cuồng tín và hám quyền. Một người tham gia cách mạng mà lại không có hai phẩm chất nổi trội ấy thì chỉ nên tự trách mình mà thôi, lịch sử luôn luôn tiến về phía trước, nó không biết và cũng không quan tâm đến các nạn nhân. Nền chuyên chính đỏ sau cách mạng đã “một phân thành hai”, nó không thể không “phân thành hai” theo đúng lô-gích nội tại của các cuộc cách mạng ấy. Lại nữa, người tham gia cách mạng thì đông quá mà số lượng chức vụ thì ít quá, kẻ còn người mất cũng là cái lẽ đương nhiên vậy. Đấy là lí do phát sinh những bữa dạ tiệc đầy ắp thịt người và nhầy nhụa máu tươi sau các cuộc cách mạng ở Nga và Trung Quốc. So với những bàn tiệc vĩ đại ở hai nước nói trên thì Nhân văn – Giai phẩm chỉ là một bữa điểm tâm nhẹ, không đáng kể.
Vào những năm 1955-1956, Nguyễn Hữu Ðang, Ðặng Ðình Hưng, Lê Ðạt, Trần Dần… đã ngây thơ tin rằng cách mạng đã thắng lợi. Từ nay trở đi phải vui, phải được tự do sáng tác, tự do ca hát. Hà cớ gì: Đem bục công an đặt giữa tim người? Thưa ông Đỗ Minh Tuấn, chỉ cần một câu đó là mọi sự đã chấm hết. Nó chính là cái dấu chìm, không thế nào tẩy xoá được, trên bản án lưu đầy của tất cả những người tham gia Nhân văn – Giai phẩm. Không hồ sơ phản bác nào, cũng như không ai có thể cứu được họ nữa. Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Chí Thanh có thể có cảm tình với nhóm Nhân văn – Giai phẩm như những cá nhân với cá nhân, nhưng đứng trước sự lựa chọn sống còn, đứng trước sự lựa chọn “to be or not to be” nhất họ định sẽ chọn và họ đã chọn Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phan Cự Đệ… vì đấy chính là những người cần cho bộ máy. Họ có thể yêu thơ Quang Dũng, thơ Hữu Loan nhưng cái ghế của họ lại cần những kẻ coi thơ chỉ là những bậc thang tiến thân, địa vị của họ lại cần những kẻ dùng thơ làm mũi kim để tiêm mãi vào đầu óc dân chúng rằng: “Trời mỗi ngày lại sáng” và Bác chính là: “Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ” như Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên hay Xuân Diệu chẳng hạn. Cán cân nghiêng về phía nào hẳn đã rõ. Không có vụ kiểm điểm ở Thái Hà thì sẽ có những vụ kiểm điểm ở chỗ khác với những cái cớ khác. Vấn đề là bộ máy phải rũ bỏ những người đã trở thành thừa, đã trở thành vật cản trong quá trình quan liêu hoá của chính nó. Đấy là một trong những sự khác biệt giữa ông cùng với Vĩnh Quang Lê và nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Một bên là những người ở trong bộ máy, những người nhìn thấy kết quả chỉ là “mưa sa trên màu cờ đỏ” còn bên kia lại thấy “Đảng đang hái hoa cho cả dân tộc”. Một bên cố đặt những con tàu vào đường ray đã có sẵn còn bên kia là những người cho rằng đường ray đã bị đặt chệch hướng ngay từ đầu, tầu càng chạy thì càng thêm xa đích. Một bên là một nhóm người có tổ chức và tuyên bố công khai, đe doạ lật đổ cả một chính quyền; bên kia là một cuộc biểu tình mini, chỉ cố vận động cho những thay đổi vụn vặt (ấy là trong trường hợp những điều ông nói về mình phù hợp với sự thật!). Giả sử như cái tổ chức bảo vệ trí thức gì đó của ông mà được thành lập, có chân rết ở khắp nơi và hoạt động “ì xèo” nữa thì sẽ như thế nào? Tôi đã mường tượng ông trong vai ông Nguyễn Hộ với biết bao hệ luỵ… Ấy chết, cầu cho ông được bằng an! Nhưng ông Phạm Văn Đồng đã không cho cái tổ chức ấy ra đời, lí do vì sao thì chắc ông đã rõ. Về điểm này thì sự khác biệt giữa hai bên chỉ có thể sánh với sự khác biệt giữa đêm và ngày mà thôi.
Còn một sự khác biệt căn bản nữa. Ấy là vào những năm giữa thế kỉ XX “phe ta” đang cực kì hùng mạnh, mọi biểu hiện chống đối đều bị coi là phản bội lại ước mơ ngàn đời của người lao động về một thế giới tự do, bình đẳng và bác ái. Các đồng chí đang vung tay múa chân trên diễn đàn kia vừa mới cùng ta trải qua biết bao gian nguy, vừa mới cùng ta trở về từ chiến khu Việt Bắc. Trong tâm tưởng của rất nhiều người thì chống họ tức là chống lại chính mình, tất nhiên là có những kẻ cơ hội, nhưng nhiều người đã tin tưởng một cách tuyệt đối rằng chống đối bây giờ tức là phá bĩnh, là phản bội. Có thể cái tình cảm đó cũng đã từng len lỏi vào một góc khuất nào đó trong tâm tưởng những người Nhân văn – Giai phẩm, nhất là khi bị đám đông áp đảo. Họ đã chạy trốn tự do, đã đầu hàng vô điều kiện vì cảm giác cô đơn, cảm giác bị đẩy khỏi cộng đồng. Có nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ bị trở thành kẻ lưu đầy ngay giữa đồng loại? Ta chỉ có thể ngậm ngùi, thương cho thân phận những con người phải chịu chung một cộng nghiệp, những con người bị “ma đưa lối quỉ đưa đường”, phải lặn lội mãi trong chốn “lầu xanh” của nhân tình thế thái ngày ấy, chứ bảo rằng mình khôn hơn họ khi hoàn cảnh đã khác thì chẳng phải là thái độ huênh hoang quá “lố” ư? Thời đã thế thế thời phải thế, có phải người xưa đã nói vậy không? Hai mươi năm sau tình hình đã khác rất nhiều. “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”, “Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê” đã là câu nói cửa miệng của rất nhiều người. Bạn bè ông có thể lảng tránh các ông vì họ sợ liên luỵ và cho rằng đấy là việc “châu chấu đá xe” nhưng chắc chắn trong thâm tâm họ nể các ông hay ít nhất họ cũng không khinh các ông, còn chính các ông thì cho rằng mình thuộc về phe chính nghĩa một trăm phần trăm, không một chút dao động nào. Đây có phải là khác biệt căn bản trong tâm lí, trong tình người không? Ông Đỗ Minh Tuấn đã không trở thành biểu tượng, nhưng nói đúng ra thì những người cầm quyền lúc đó cũng đã cố tình không tạo ra biểu tượng nữa vì họ biết rằng biểu tượng là một mối đe doạ, biểu tượng sống đã nguy hiểm mà biểu tượng chết còn nguy hiểm hơn. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là như thế chăng?
Còn về chuyện: “Cái gì đã khiến họ không gửi đơn đến Hội nhà văn, không đến gặp những người có trách nhiệm để đòi được in sách, in báo và phục hồi như một Hội viên? Không thèm, không tin, hay đòn dư luận quá nặng, quá dã man đã đánh gục ý chí của họ, đào một vực thẳm giữa họ với toàn xã hội?”, thì xin được thưa như sau. Khoảng năm 1992 người viết những dòng này có được nhà thơ Phùng Quán nói cho nghe đại ý: “Có lúc các ông … (để tỏ lòng kính trọng những người đã chết và những người còn sống xin không nêu tên cụ thể) đã bảo: hay là chúng ta đầu hàng đi. Bọn mình cùng viết đơn xin họ. Nhưng tôi nói rằng họ không tha cho chúng ta đâu. Nhất định họ phải giữ một số người như chúng ta để khi cần có thể chỉ vào chúng ta mà doạ: Xem đấy!”. Sự thực đã là như thế, họ hiểu rằng có đòi, có xin cũng không được, xin làm chi cho thêm bẽ bàng. Giữa họ và xã hội đã có một vực thẳm không thể nào vượt qua được. Hẳn rằng đòn dư luận xung quanh ông Đỗ Minh Tuấn không thể dã man đến thế, vực thẳm giữa ông và xã hội không thể sâu đến thế. Nhưng thôi, kẻo bạn đọc lại bảo: “Biết rồi, khổ lắm!”
Thưa ông Đỗ Minh Tuấn, câu chuyện về những người Nhân văn – Giai phẩm mà tôi được nghe là như thế. Họ không phải là những người “điếc không sợ súng” như ông nói đâu, họ là những người lãng mạn, những người tin vào sự trong sáng của cách mạng, tin vào tình đồng chí, tin vào tình người, tin vào công lí, tin vào lòng thành của những người đứng trên ông Tố Hữu và các cộng sự của ông ta. Mà họ không đơn độc, lúc đó rất nhiều người đã tin như thế. Những người ấy đã lầm, nhưng đấy là sự lầm lẫn của cả một thời đại, sự lầm lẫn không của riêng ai. Sao nỡ nhẫn tâm đem ra chế giễu? Có thể nói họ là những Ðông Ki-Sốt trong thời đại của chúng ta. Tôi phục những người làm việc có hiệu quả, nhưng tôi cũng ngưỡng mộ những người lãng mạn, những Ðông Ki-Sốt sống động giữa đời thường, bởi vì thiếu họ thì cuộc đời sẽ chỉ còn là một màu bàng bạc, một màu xám chán ngắt. Và vì thế để kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin được chia sẻ ý sau đây của ông Phan Xuân Lâm:“Tôi thấy ông anh hùng, tôi bái phục lắm, nhưng tôi cũng bái phục những anh hùng khác. Liệu có cần luận anh hùng bằng cách chỉ có mình là anh hùng nhất, những người khác anh hùng không thấm vào đâu so với mình, hay không?”. Hữu xạ tự nhiên hương, ông chẳng nói thì rồi xã hội cũng sẽ biết, nhân dân cũng sẽ biết, sẽ nhớ. Nhưng trí nhớ của nhân dân vốn là một tấm bia, bia miệng, như câu ngạn ngữ: “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Xin hết!
© 2005 talawas
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4992&rb=0102
Nguồn: FB Phạm Nguyên Trường

2853. Cảm nhận về một yếu nhân đã quá cố

NGUYỄN TRẦN SÂM
“HỮU NGHỊ QUAN ĐỜI ĐỜI LÀ HỮU NGHỊ QUAN!”   Ý nghĩa sâu xa của câu nói này là gì? Là “tình hữu nghị Việt-Trung” đời đời bền vững. Dù TQ có là của Mao, kẻ từng đem đến cái chết cho gần 70 triệu người trong cái gọi là Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản, từng bắt tay Nixon để Mỹ yên tâm trút bom đạn xuống miền Bắc VN, là của Đặng Tiểu Bình, kẻ từng xua quân vào VN để giết hàng ngàn thường dân vô tội và cho xe tăng nghiền nát thân xác hàng ngàn người tại quảng trường Thiên An Môn, của Tập Cận Bình, kẻ đang hiện thực hóa âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông, hay của bất kỳ một tập đoàn cầm quyền nào, thì VN cũng sẽ vẫn trung thành với “tình hữu nghị”, không bao giờ xa rời TQ. Một kiểu thể hiện cái thứ “tình” vô điều kiện với ngoại bang!
08-08-2014
Người mà tôi nói đến ở đây là một yếu nhân của đất nước. Đó là người từng được dư luận rộng rãi nhìn nhận như ngọn cờ đã khởi xướng và dẫn dắt một cuộc thay đổi khá lớn lao trong đời sống xã hội.
Cảm nhận đầu tiên của tôi khi nhìn bức chân dung của người này là ông có hai lỗ mũi “lộ khổng”. Đó là kiểu lỗ mũi mà nhìn từ phía trước cũng thấy rõ bên trong. Kiểu lỗ mũi “hướng ngoại”. Theo nhân tướng học, người như vậy không giữ gìn được những gì thuộc về “nội bộ”, kể cả những chuyện cần giữ kín cũng như những quyền lợi chính đáng.

Trong cuộc chiến tranh chống người Mỹ và chính quyền VNCH, nhân vật này là một trong những nhân vật có công lớn (với đảng CSVN), nên sau khi 2 miền “thống nhất” với nhau, ông ta được đưa vào cơ quan lãnh đạo cao nhất. Đến đầu những năm 1980 thì ông bị thất sủng, phải ra khỏi cơ quan này. Cái “nhiệm kỳ” mà ông gần như bị “ra rìa” là giai đoạn đói khổ, kinh tế cả nước gần như tê liệt. Ở một đô thị lớn miền Nam, nhờ dân nơi đó đã có tác phong làm ăn khá linh hoạt, ông này nhận ra được một điều là không nên trói buộc dân chúng bằng những luật lệ quá hà khắc. Nhờ tiềm năng sẵn có của địa phương mà ông quản, tự nhiên ông được coi là nhà lãnh đạo sáng suốt. (Điều đó phần nào cũng đúng, do khi bị hất ra rìa hệ thống quyền lực “siêu mạnh” thì người ta có điều kiện nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan hơn.) Do đó, khi nạn đói đe dọa sự tồn vong của cả một thể chế, và khi nhân vật quyền lực số 1 vừa mất, thì người ta buộc phải nghĩ đến việc tìm người thay thế trong những nhân vật có quan điểm linh hoạt hơn. Và thế là yếu nhân của chúng ta trở thành “ngọn cờ”.
Thời kỳ chấp chính của ông được ghi dấu bằng việc bãi bỏ một loạt các rào cản trong quản lý kinh tế. Sản phẩm xã hội tăng đáng kể, do người lao động thấy rõ việc tăng sản phẩm sẽ trực tiếp làm cho đời sống của mình được nâng cao. (Đối với người bình thường, điều cực kỳ giản dị này hoàn toàn không có gì mới, nhưng với những “trí tuệ đỉnh cao” thì đó lại là “phát kiến vĩ đại”. Người ta hô hào “đổi mới tư duy”, trong khi đáng ra chỉ nên hô hào “hãy tập tư duy” thôi, vì trước đó là cả một thời kỳ u mê, làm theo những tín điều một cách máy móc, làm gì đã có “tư duy” mà “đổi mới”!? Và cứ tư duy đúng thì sẽ hành động đúng, cần gì phải “đổi mới tư duy”!) Ông cũng nói đến việc “cởi trói” cho văn nghệ sỹ và các tầng lớp trí thức nói chung, đồng thời khuyến cáo họ “tự cứu mình trước khi “trời” cứu”. (Tôi đã rất thắc mắc khi nghe cái từ “trời” trong câu này. “Trời” ở đây ám chỉ ai vậy? Là ông ấy chăng? Nhưng việc “cởi trói” trong đời sống tinh thần đã nhanh chóng bị hạn chế. Một số nhà văn “tưởng bở”, đã viết thật lòng mình, bị quy kết và phải chịu hình phạt. Chính vị yếu nhân của chúng ta đã đưa ra những lời cảnh cáo các văn nghệ sỹ không được đi “quá đà”. Trong một cuộc nói chuyện ở ĐH Vinh, khi nhắc đến cái tên Dương Thu Hương (nhà văn, hiện đã định cư tại Pháp), ông nói: “Cả một hệ thống khổng lồ mà không làm gì được một con ranh con!”
Trong khi rất nhiều người, kể cả đa số trong giới trí thức, vẫn ca ngợi vị yếu nhân này như một người có tư tưởng tiên tiến đi trước thời đại, thì khi nghe câu này, tôi thấy người phát ngôn không phải là một nhân cách đáng nể. Ra thế! Trong khi ở các nước, tầng lớp thực sự được kính trọng trước hết phải là những người tạo ra những giá trị (vật chất và tinh thần) cho xã hội (công nhân, nông dân, nghệ sỹ, nhà văn, nhà khoa học,…), thì ở nước ta, một nhà văn nữ dám viết những điều không vừa ý một vị lãnh đạo chỉ được vị này coi là một “con ranh con”! Thế mới biết khi cần giữ quyền lực, con người ta (nhất là kẻ không thật sự coi trọng cuộc sống tinh thần) có thể thay đổi quan điểm như thế nào!
Nhưng làm nản lòng hơn cả là cái câu ông nói vào năm 1990, khi đứng ở “Hữu Nghị Quan” (bấy giờ cái ải này chưa bị cắt sang TQ). Hồi đó, nhà tôi chưa có TV; để theo dõi thời sự, tôi phải dùng radio. Hôm đó, đài TNVN đưa tin về chuyến thăm không chính thức của các “đồng chí lãnh đạo cấp cao” sang TQ. Khi đi thì không đưa tin. Về rồi mới nói nửa úp nửa mở. Nhưng có thể cảm nhận đó là chuyến đi chấm dứt thời kỳ thù địch giữa 2 nước, trở lại mối quan hệ “môi-răng” hoặc “hơn thế”. Vô cùng thỏa mãn vì thành tích “vĩ đại” phá tan tảng băng trong quan hệ hai nước mà đời lãnh đạo trước đã tạo ra, và hết sức xúc động vì “tình anh em” (hay “hơn thế”) với các đồng chí đàn anh TQ, vị yếu nhân nói (với giọng hơi nghẹn ngào): “HỮU NGHỊ QUAN ĐỜI ĐỜI LÀ HỮU NGHỊ QUAN!” 
Ý nghĩa sâu xa của câu nói này là gì? Là “tình hữu nghị Việt-Trung” đời đời bền vững. Dù TQ có là của Mao, kẻ từng đem đến cái chết cho gần 70 triệu người trong cái gọi là Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản, từng bắt tay Nixon để Mỹ yên tâm trút bom đạn xuống miền Bắc VN, là của Đặng Tiểu Bình, kẻ từng xua quân vào VN để giết hàng ngàn thường dân vô tội và cho xe tăng nghiền nát thân xác hàng ngàn người tại quảng trường Thiên An Môn, của Tập Cận Bình, kẻ đang hiện thực hóa âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông, hay của bất kỳ một tập đoàn cầm quyền nào, thì VN cũng sẽ vẫn trung thành với “tình hữu nghị”, không bao giờ xa rời TQ. Một kiểu thể hiện cái thứ “tình” vô điều kiện với ngoại bang!
Trong đầu tôi lúc đó lởn vởn ý nghĩ mà sau này tôi được biết phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã thốt thành lời: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu!”
Và kết quả của cái “tình” đó là ngay cả cái gọi là “Hữu Nghị Quan” cũng không còn nằm ở biên giới giữa hai nước để tiếp tục là biểu tượng của tình hữu nghị nữa, mà nó đã lọt hẳn vào đất Tàu. Ai đã đẩy nó sang bên kia vậy? Hay là nó tự chạy sang? Không. Cố nhiên đó phải là kết quả của sự “đẩy” đường biên sang phía VN!
Ngày nay, người dân đã không còn có thể im lặng mà không nhắc đến một thỏa ước gọi bằng cái tên của một thành phố bên Tàu: Thành Đô! Vâng. Nó chính là Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Thỏa ước mang tên thành phố này, một thỏa ước vẫn còn bị che phủ bởi màn sương dày đặc, với những nội dung mà ¼ thế kỷ sau vẫn không được công khai cho dân VN ta được biết, rõ ràng đã tạo ra những khó khăn ghê gớm cho những lực lượng muốn đất nước đi theo một đường lối ngoại giao độc lập.
24 năm trước, tôi chưa biết đó là chuyến đi tới Thành Đô. Nhưng đã cảm nhận thấy đó là một chuyến đi rất không bình thường. Trong những ngày này, tôi thấy cảm nhận của mình khi đó là đúng. Và ấn tượng về vị yếu nhân này cũng không sai lệch.
Nguồn: Đào Hiếu

2854. Ảo tưởng về khẩu hiệu “vừa anh em vừa đồng chí”, 1950-1973

Đại học Nam California
Tác giả: Kosal Path
Người dịch: Huỳnh Phan
08-08-2014
Trích từ bài viết “The Sino-Vietnamese Dispute over Territorial Claims, 1974–1978:  Vietnamese Nationalism and its Consequences“, International Journal of Asian Studies, 8, 2 (2011), pp. 189–220
Lịch sử tác động qua lại giữa TQ và Việt Nam là một lịch sử lâu dài. Kí ức tập thể của người Việt về sự thống trị của TQ trong hai thiên niên kỉ chứa đầy một kho chuyện kể về chủ nghĩa anh hùng chống lại bá quyền TQ mà những người Việt yêu nước tận dụng để vận động người dân chống lại sự xâm lược của TQ trong tương lai [1]. Trong khi các nguồn năng lực chính của Việt Nam để đẩy lùi các cuộc xâm lược liên tục của TQ, hoặc để làm cho việc TQ chiếm đóng Việt Nam lung lay có thể là một ý thức về dân tộc anh hùng, đồng thời tồn tại việc cạnh tranh có ý thức của các tổ chức chính trị và quân sự của TQ, không những cho thấy cốt lõi trong việc chống lại mối đe dọa TQ mà còn làm hài lòng các hoàng đế Trung Hoa vô cùng tự tin về tính ưu việt văn hóa của chính họ.[2] Như William Duiker đã nhận xét một cách chính xác, “Đối với người Việt Nam, thái độ của họ đối với TQ là một sự pha trộn độc đáo giữa sự tôn trọng và tính ngỗ ngược, kết hợp việc chấp nhận thực tế về sức mạnh và ảnh hưởng của TQ với việc bảo vệ bền bỉ nền độc lập và tính khác biệt của Việt Nam.”[3] Chỗ mà lịch sử chính thức Việt Nam nhấn mạnh áp đảo là việc cả nước kháng chiến chống ngoại xâm, hầu như lúc nào cũng là TQ. Di sản lịch sử này vẫn còn là một lực lượng mạnh mẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung hiện tại.

Giai đoạn 1950-1965 chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ nhất giữa hai nước láng giềng này. Trong giai đoạn này, các nhà lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN) và Đảng Cộng sản TQ (ĐCSTQ) vạch ra một khẩu hiệu chung về mối quan hệ thân mật Việt -Trung “vừa đồng chí vừa anh em”.[4] Cả hai bên đều gạt bỏ điều tiêu cực của quá khứ – đó là, lịch sử TQ xâm lược và chinh phục Việt Nam trong hai thiên kỉ trước khi thực dân Pháp đến vào thế kỉ XIX. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như là một nhà nước cách mạng mới của công nông vô sản TQ vốn đã từng đấu tranh không ngừng trong nhiều thế kỉ chống lại sự đàn áp của phong kiến TQ và thực dân châu Âu.[5]
Ví dụ, vào ngày 18 tháng 10 năm 1956, báo Nhân Dân, tờ báo của ĐLĐVN, đưa ra một bài xã luận chào đón chuyến thăm VNDCCH của Thủ tướng Chu Ân Lai bằng cách mở đầu với nhận xét sau: “Trong mấy ngàn năm qua, nhân dân hai nước chúng ta đã chiến đấu chống lại bọn thống trị phong kiến [muốn nói đến cả phong kiến TQ lẫn VN], và gần đây nhất, chúng ta đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân [qua việc gợi lại kí ức về quân “Cờ Đen” TQ vượt qua biên giới Trung-Việt để cùng với dân Việt Nam ở miền Bắc chống quân đội Pháp].”[6] Sau đó, Chu Ân Lai đáp lại bằng cách bày tỏ lòng tôn kính đến Hai Bà Trưng từng đứng lên chống lại đế chế Trung Hoa vào năm 43, tố cáo chủ nghĩa nước lớn của các triều đại Trung Hoa đối với Việt Nam trong quá khứ.[7]
Trên thực tế, khẩu hiệu “vừa đồng chí vừa anh em” này được che phủ trong các toan tính chiến lược của cả hai bên. Như Qiang Zhai nêu: “Liên minh Bắc Việt-TQ là một liên minh về sự cần thiết lẫn nhau. Hà Nội thì muốn có viện trợ của TQ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, đổi lại Bắc Kinh cũng cần sự ủng hộ của VNDCCH cho các mục tiêu đối ngoại của mình.”[8] Đối với Hà Nội, trợ giúp kinh tế và quân sự của TQ trong cuộc chiến chống người Pháp trở lại Đông Dương là không thể thiếu vào lúc Liên Xô không quan tâm tới công cuộc này của Việt Nam.[9] Tuy nhiên, Hà Nội vẫn duy trì mối quan hệ có hoạt động với Moskva và bí mật bày tỏ mong muốn được Liên Xô viện trợ sau khi Pháp rút lui vào năm 1955.[10] Đối với Bắc Kinh, Bắc Việt Nam, giống như Bắc Triều Tiên, là một vùng đệm chiến lược để bảo vệ sườn phía nam của TQ chống lại các mối đe dọa từ các nước phương Tây không thân thiện và phục vụ cho việc định danh TQ như một nhà cổ vũ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.[11]
Trong những năm đầu thập niên 1950, ĐLĐVN đã bị cuốn hút bởi ảo tưởng rằng mối quan hệ “vừa đồng chí vừa anh em” giữa hai đảng cộng sản sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử của một liên minh bình đẳng trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, dù cả ĐCSTQ lẫn ĐLĐVN đều thấy cần phải vạch rõ một lịch sử chung mới cùng là nạn nhân dưới ách thống trị của các triều đại TQ trong quá khứ và sự nghiệp chung chống lại thực dân Pháp, nhưng liên quan tới bản chất của liên minh mới hình thành họ lại khác biệt nhau trên cơ bản.
Trước công chúng, các nhà lãnh đạo TQ không ngớt nhấn mạnh những lời lẽ về “bình đẳng và tôn trọng độc lập lẫn nhau” như một nguyên tắc cốt lõi của mối quan hệ mới. Tuy nhiên, trên thực tế thái độ của họ đối với Việt Nam giống như mối quan hệ thầy-trò.[12] Trong kí ức các lãnh đạo Việt Nam, việc TQ phản bội cách mạng Việt Nam có thể truy từ lời khuyên của Bắc Kinh trong Hội nghị Genève 1954 mà đỉnh cao là việc chia cắt Việt Nam đến năm 1975.[13] Tuy nhiên, sự bất bình đó đã không phát triển thành sự thù địch công khai vì Việt Nam đặt ưu tiên cao nhất cho sự giúp đỡ của TQ trong việc giải phóng Nam Việt Nam. Chỉ dấu cho việc này là khi phản ứng về chính sách đồng hóa cưỡng bức của VNCH đối người Hoa vào năm 1955, Hà Nội đã đồng ý miệng với nguyên tắc đồng hóa tự nguyện đối với cư dân người Hoa, vào năm 1957, Bắc Việt Nam và TQ đã kí một thỏa thuận song phương, trong đó Hà Nội cam kết không dùng đến biện pháp đồng hóa cưỡng bức cư dân người Hoa theo cách VNCH đã thực hiện ở Nam Việt Nam.[14]
Đầu năm 1958, khi Hà Nội theo đuổi giai đoạn mới “đấu tranh vũ trang” giải phóng miền Nam, họ cần thêm nhiều viện trợ kinh tế và quân sự của TQ. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã biến cuộc khủng hoảng không có liên quan thành cơ hội để thực thi mối quan tâm của họ về lãnh thổ ở biển Đông vào một thời điểm mà Hà Nội yếu kém và phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của TQ.
Cuối tháng 8 năm 1958, Mao liều lĩnh quyết định pháo kích đảo Kim Môn, kích động cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai leo thang thành một cuộc thách thức quân sự với Hoa Kì. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc Kinh tuyên bố rằng lãnh thổ của TQ “bao gồm đại lục Trung Hoa, các đảo ven bờ, Đài Loan và các đảo phụ cận, gồm cả quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa (Pratas), quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Maclesfield Bank), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và tất cả các đảo khác ngăn cách bởi các vùng biển công (quốc tế).”[15]
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai “ghi nhận và tán thành tuyên bố của Bắc Kinh ngày 4 tháng 9.”[16] Thật ra, lãnh đạo VNDCCH không có quyền hợp pháp để nhường lại vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến thứ 17 cho TQ bởi vì nó là phần thuộc chủ quyền lãnh thổ của VNCH. Về sau, vào ngày 10 tháng 6 năm 1977, khi bị Phó Thủ tướng TQ Lí Tiên Niệm vặn hỏi, Phạm Văn Đồng tìm cách hợp lí hoá lập trường trước đây của [Bắc] Việt Nam bằng cách lập luận rằng đó là một “vấn đề cấp thiết thời chiến” để ủng hộ các yêu sách của TQ trong chiến tranh bởi vì sự cần thiết phải “đặt việc chống đế quốc Mĩ lên trên mọi thứ khác.”[17] Trong phản bác, Lí Tiên Niệm trả lời:” chiến tranh không đang tiếp diễn tại Việt Nam vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 khi thủ tướng Phạm Văn Đồng. . . thừa nhận trong công thư gửiThủ tướng Chu Ân Lai rằng hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ TQ.“[18]
Cuối năm 1964 đến đầu năm 1965, trước viễn cảnh một cuộc xâm lược của Mĩ ở Bắc Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Hà Nội quan ngại sâu sắc về thái độ do dự của Bắc Kinh đối với việc phải tiến hành chiến tranh chống Mĩ để bảo vệ đất nước. Mặc dù Mao Trạch Đông đã đề ra phương án đánh nhau với Mĩ kể từ mùa hè năm 1962, và cam đoan với các nhà lãnh đạo Hà Nội về quyết tâm chung của TQ là bảo vệ Bắc Việt Nam trong trường hợp bị Mĩ tấn công, Hà Nội vẫn nghi ngờ rằng Mao đã cố né tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Hoa Kì. Ngay cả sau khi chính quyền Johnson quyết định phát động chiến dịch ném bom kéo dài Bắc Việt Nam (gọi là Operation Rolling Thunder) vào tháng 2 và tháng 3 năm 1965 , Mao vẫn luôn khuyên phải cẩn trọng.[19]
Ngày 9 tháng 5 năm 1965, Hà Nội thực hiện một sáng kiến khác qua việc tuyên bố rằng “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về TQ.”[20] Phạm Văn Đồng một lần nữa đưa ra sự cần thiết và ưu tiên trong việc chống đế quốc Mĩ vì các quần đảo này vào thời điểm đó nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mĩ và Nam Việt Nam.[21] Bây giờ nhìn lại sự việc này sẽ thấy rằng các nhà lãnh đạo Hà Nội đã buộc phải thừa nhận công khai tuyên bố của Bắc Kinh vì cần phải tranh thủ tất cả hậu thuẫn của TQ cho một công cuộc to lớn hơn là đấu tranh vũ trang chống lại Nam Việt Nam được Hoa Kì ủng hộ, và do đó không thể nói rõ ra những lợi ích đối nghịch với TQ. Trong chỗ tư riêng, họ rất căm tức việc TQ lợi dụng cơ hội để quyết đoán về lãnh thổ vào thời điểm mà Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào sự giúp đỡ của TQ.
Tuy nhiên, chính hiệu ứng lan tỏa của Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông vào lúc cao điểm của nó trong các năm 1966-1968 trên miền Bắc Việt Nam đã mang sự ngờ vực lẫn nhau được che giấu sơ sài trong khoảng thời gian 15 năm hợp tác Trung-Việt chặt chẽ ra công khai, và đã khiến Việt Nam lo ngại chủ nghĩa Sô vanh TQ lần nữa.[22] Vào lúc cao điểm của Cách mạng Văn hóa, khẩu hiệu tình đoàn kết Việt-Trung “vừa anh em vừa đồng chí” đã được đưa vào kiểm nghiệm trên thực tế lần đầu tiên, và cho thấy rõ hơn rằng lợi ích chiến lược của cả hai bên được che giấu sơ sài sau một tấm màn rất mỏng về tình đoàn kết lịch sử và ý thức hệ. Như sử gia Chen Jian đã lột tả: “Cái mà Bắc Kinh có ý định tạo ra là một phiên bản hiện đại của mối quan hệ giữa đế chế Trung Hoa và các nước láng giềng chư hầu. Cách hành xử này nhắc nhở rất hiệu quả cho người Việt Nam về quá khứ có vấn đề của họ với người TQ. . . . “[23] Nhận xét của Chen Jian trùng hợp với quan điểm chính thức của chính phủ Việt Nam vào thời điểm đó. Mãi về sau, vào ngày 10 tháng 6 năm 1977, một năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Phạm Văn Đồng nói với phó thủ tướng TQ Lí Tiên Niệm và các quan chức cấp cao khác của TQ của Bộ Ngoại giao [TQ] rằng “trong nhiều năm, nhất là trong Cách mạng Văn hóa, nhiều đồng chí TQ đã công khai đối xử thô lỗ với chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là ‘xét lại’ vì chúng tôi nhận viện trợ của Liên Xô, và thậm chí còn gọi chúng tôi là ‘vô ơn’. Qua việc sử dụng loại ngôn ngữ này, các đồng chí TQ đã nuôi dưỡng một thái độ không thân thiện đối với chúng tôi. Thái độ như vậy có ở Hà Nội, Bắc Kinh, và nhiều nơi khác. Thái độ như vậy làm chúng tôi rất đau lòng.”[24]
Vào lúc đỉnh cao của Cách mạng Văn hóa, phe cực đoan theo Mao nắm quyền kiểm soát toà Đại sứ TQ tại Hà Nội. Họ tập hợp cư dân người Hoa ở Bắc Việt Nam ủng hộ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, đề cao tư tưởng cách mạng văn hóa về “đấu tranh giai cấp,” chủ mưu tạo ra các chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô, và thậm chí công khai tố cáo các nhà lãnh đạo Việt Nam là “xét lại” vì nhận sự giúp đỡ của Liên Xô.[25] Cư dân người Hoa gây ra rối loạn qua việc tổ chức các cuộc biểu tình chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô và công khai tiến hành các cuộc tuần hành ủng hộ chủ nghĩa Mao tại Hà Nội. Đối với người Việt Nam, những cư dân người Hoa này là những “người Hoa phản động.”[26] Như Han Xiaorong nhận xét, “Nếu người Hoa ở Bắc Việt Nam đang trên đà trở thành công dân Việt Nam trước Cách mạng Văn hóa thì Cách mạng Văn hóa đã làm xu hướng này bị đảo ngược.”[27] Điều đó chứng tỏ cho lãnh đạo Việt Nam thấy rằng những cư dân gốc Hoa này vẫn trung thành với “quê hương TQ” tận xương tuỷ.
Đáp ứng với sự lan tỏa của Cách mạng Văn hóa, Hà Nội thấy cần phải viện lại khẩu hiệu quen thuộc “mối đe dọa xâm lược từ phương Bắc” để nhắc nhở công chúng Việt Nam về chủ nghĩa Sô vanh TQ, ngay cả khi họ nhận khoảng 320 000 “người tình nguyện” TQ do Bắc Kinh phái đến giúp Bắc Việt chống Mĩ từ năm 1966 đến năm 1969.[28] Đổi lại, điều này làm các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hết sức khó chịu bởi vì “việc VN sử dụng quá khứ để ngụ ý hiện tại” là phản bội tinh thần, và sẽ làm suy yếu nền tảng cảm xúc của tình đoàn kết “vừa anh em vừa đồng chí” Trung-Việt. Kể từ năm 1950, Bắc Kinh đã rõ ràng và liên tục lên án việc xâm lược Việt Nam trong lịch sử. Năm 1956 và một lần nữa vào năm 1970, Thủ tướng Chu Ân Lai thậm chí đã đến viếng đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội để tỏ lòng lòng tôn kính đối với hai bà xưa kia đã đứng lên chống lại phong kiến TQ xâm lược Việt Nam.[29]
* * *
Tóm lại, một sự khảo sát kĩ lưỡng mối quan hệ Trung-Việt trong thời kì hợp tác chặt chẽ 1950-1965, và vào thời kì cao điểm của Cách mạng Văn hóa TQ 1966-1968, cho thấy sự đoàn kết giữa TQ và Việt Nam là cách xa với mô tả màu hồng của cả hai bên về mối quan hệ “vừa anh em vừa đồng chí”, nhưng nó vẫn phẳng lặng vượt qua mọi bất ổn vì việc duy trì hình ảnh về hợp tác Trung-Việt sẽ phục vụ các lợi ích chiến lược của cả hai bên và gìn giữ tình đoàn kết chống lại kẻ thù chung. Ẩn bên dưới bề mặt của quan hệ “vừa anh em vừa đồng chí” là nỗi căm giận mà Hà Nội nén lại trước việc Bắc Kinh sẵn sàng thay đổi đường lối chính trị của họ mà không quan tâm gì đến lợi ích của Việt Nam và nỗi lo sợ ngày càng tăng về chủ nghĩa Sô vanh đang trỗi dậy của TQ dưới hình thức “hệ thống triều cống” lạc hậu của TQ đối với Việt Nam. Mặc dù lãnh đạo Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của sự giúp đỡ của TQ cho Bắc Việt Nam, họ phẫn nộ sự kiện các nhà lãnh đạo TQ đã không né tránh việc áp đặt ý muốn của họ lên Bắc Việt Nam vào những lúc Bắc Việt Nam yếu kém và phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của TQ. Như một phản ứng chiến thuật, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã thực hiện các sáng kiến có tính chiến thuật biểu lộ việc chiều theo ý TQ qua các phát biểu công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa khi mà họ ở trong vị thế khó thể nói ra những lợi ích lãnh thổ của họ đối nghịch với Bắc Kinh.
Việc VN liên tiếp công nhận tuyên bố chủ quyền của TQ trong các năm 1956, 1958, và 1965 đã được thực hiện với động cơ kín đáo “tuân thủ ngoài mặt, phản bội trong lòng.” Trong suy nghĩ của họ, tranh thủ cam kết lớn hơn viện trợ của TQ và dấn sâu hơn trong cuộc đối đầu quân sự với Mĩ phải được dành cho ưu tiên cao nhất trong thập kỉ định mệnh 1956-1965. Khi nỗi lo bại trận của Việt Nam giảm xuống và Liên Xô háo hức thay thế TQ như là nơi cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự chính vào năm 1974, Hà Nội đã chủ động thách thức việc bành trướng lãnh thổ của TQ, đưa tranh chấp lãnh thổ Trung-Việt trở lại công khai. Biên giới đất liền giữa TQ và Việt Nam đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi vì những thay đổi trong vị trí các mốc phân chia biên giới đã được thực hiện từ năm 1955, và cả hai bên cáo buộc lẫn nhau về việc thay đổi hiện trạng. Tranh chấp biên giới đất liền biến thành xung đột biên giới từ năm 1974 trở đi.[30]
——–
* “CPMO” viết tắt của: Hồ sơ Văn Phòng Phủ ThủTướng (“Collection of the Prime Minister’s Office”), lưu ở Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 (“National Archive No. 3”), Hanoi.
[1] Xem Taylor Keith W. The Birth of Vietnam. Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1983; Duiker William J. China and Vietnam: The Roots of Conflict. Berkeley: Center for Chinese Studies, 1986; SarDesai D. R. Vietnam: The Struggle for National Identity. 2nd ed. Boulder, Colo.: Westview Press, 1992; Nguyen Khac Vien. Vietnam: A Long History. Hanoi: Thế Giớii Publishers,1993; Kenny Henry. Shadow of the Dragon: Vietnam’s Continuing Struggle with China and the Implications for U.S. Foreign Policy. Dulles, Va.: Brassey’s, Inc.,2002.
[2] Xem Truong Buu Lam. Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention: 1858–1900, Monograph Series no. 11,
Southeast Asia Studies. New Haven: Yale University Press, 1967 and Inoguchi Takashi. “China’s Intervention in Vietnam and its Aftermath, 1768–102.” Journal of Law and Diplomacy 73:5 (1975), pp. 36–83.
[3] Duiker William J. China and Vietnam: The Roots of Conflict. Berkeley: Center for Chinese Studies, 1986, p. 6.
[4] Xem Westad Odd Arne. “History, Memory and the Languages of Alliance-Making.” In 77 Conversations between
Chinese and Foreign Leaders on the Wars in Indochina, 1964–1977, eds. Odd Arne Westad et al., pp. 8–19.
Washington: Woodrow Wilson Center, Cold War International History Project Working Paper no. 22, May
1998, pp. 11–16.
[5] Zhai Qiang. China and the Vietnam Wars, 1950–1975. Chapel Hill: The University of North Carolina Press, 2000, p. 79
[6] Xem Nguyễn Ngọc Tuyên. Quan hê gữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Viêt Nam (“Relations between the
Chinese revolution and the Vietnamese revolution”). Nhà Xuâấ Bản Sự Thật, Hanoi, 1959.
[7] Zhai (như [5]), p. 79
[8] Ibid., p. 219
[9] Xem Ang Cheng Guan. The Vietnam War from the Other Side: The Vietnamese Communists’ Perspective. New York, N.Y. RoutledgeCurzon,2002
[10] Olsen Mari. “Forging a New Relationship: The Soviet Union and Vietnam, 1955.” In Behind the Bamboo Curtain: China,
Vietnam, and the World Beyond Asia, ed. Priscilla Roberts, pp. 97–126. Stanford, Calif.: Stanford University Press, 2006
[11] Zhai Qiang. China and the Vietnam Wars, 1950–1975. Chapel Hill: The University of North Carolina Press, 2000, pp. 20–24
[12] Zhang Shu Guang. “Beijing’s Aid to Hanoi and the U.S.-China Confrontations.” In Behind the Bamboo Curtain:
China, Vietnam, and the World Beyond Asia, ed. Pricilla Roberts, pp, 264–66. Stanford, Calif.: Stanford University
Press, 2006, pp. 264–66, 273–74
[13] Westad 1998 (như [4]), pp. 11–16
[14] Han Xiaorong. “Spoiled Guests or Dedicated Patriots? The Chinese in Northern Vietnam, 1954–1978.”
International Journal of Asian Studies 6:1 (2009), p. 10; xem thêm Chang Pao-min. “The Sino-Vietnamese Dispute over the Ethnic Chinese.” China Quarterly 90 (June 1982),.
[15] Zhai (như [5]), 2000, p. 209
[16] Ibid. Muốn biết thêm chi tiết, xem biên bản cuộc họp giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phó Thủ tướng Lí Tiên Niệm tại Bắc Kinh ngày 10 tháng 6 năm 1977, CPMO, Hồ sơ 10460, p. 5. Có mặt tại cuộc họp về phía Việt Nam là Đinh Đức Thiện, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh. Về phía Trung Quốc có Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Hoa và Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tác giả chép tay lại tài liệu này từ Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3, Hà Nội, Việt Nam.
[17] CPMO, Hồ sơ 10460, pp. 4–5; xem thêm Hyer Eric. “The South China Sea Disputes: Implications of China’s Earlier Territorial Settlements.” Pacific Affairs 68:1,1995, p. 37; Lưu 1995, p. 143.
[18] CPMO, Hồ sơ 10460, pp. 4–5.
[19] Chen 2001, pp. 215–216.
[20] CPMO, Hồ sơ 10460, pp. 5–6.
[21] Ibid. Lưu 1995, p. 143. Lặp lại lời giải thích mập mờ của Phạm Văn Đồng cho Lí Tiên Niệm ngày 10/6/1977, Lưu Văn Lợi cho rằng tuyên bố của VNDCCH ngày 9 tháng năm 1965 đã được thực hiện để đáp ứng tuyên bố của Hoa Kỳ ngày 24 tháng 4 về một vùng chiến tranh kéo dài 100 hải lí tính từ bờ biển của Việt Nam, vì thế cần đặt việc VNDCCH công nhận các tuyên bố của Trung Quốc trong bối cảnh của cuộc chiến tranh mở rộng.
[22] Xem Westad 2006, pp. 1–7. Xem thêm Chen Jian, Mao’s China and the Cold War. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2001, p. 237, và Zhai (như [5])2000, pp. 152–54.
[23] Chen (như [22]), p. 237 và Zhai 2000, pp. 219–20.
[24] CPMO, Hồ sơ 10460, p. 20.
[25] CPMO, Hồ sơ 10460, p. 17. Xem thêm Quinn-Judge Sophie. “The Ideological Debate in the DRV and the Significance of the Anti-Party Affair, 1967–68.” Cold War History 5:4 (2005, pp. 483–84.
[26] Han (như [14]), pp. 12–13.
[27] Ibid., p. 13.
[25] See Path forthcoming; also see Chen (như [220), p. 237, and Zhai (như [5]), p. 140.
[29] CPMO, Folder 10460, p. 20; Zhai (như [5]), p. 79.
[30] See Chang (như [14]), pp. 25–35; Duiker (như [3]), pp. 72–73.
Nguồn: Lan Man

2855. Đồng minh với Mỹ

Blog VOA
Nguyễn Hưng Quốc
Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói.
11-08-2014
H1
Các sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như gần kề. Ba sự kiện chính có thể sẽ xảy ra như là hệ quả của việc nâng cấp này là: Một, hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết sớm; hai, Việt Nam có thể sẽ được phép mua các loại vũ khí sát thương của Mỹ; và ba, quan trọng nhất, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ Việt Nam đối phó với những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nếu tất cả các điều trên được diễn ra một cách suôn sẻ thì quả là một việc đáng mừng cho Việt Nam. Lý do đơn giản là Việt Nam không thể chống cự lại Trung Quốc một cách có hiệu quả nếu không có, một, vũ khí tối tân, và hai, sự giúp đỡ từ Mỹ.
Về vũ khí, lâu nay Việt Nam chủ yếu mua từ Nga, nhưng ở đây lại có vấn đề: Nga không phải chỉ bán vũ khí cho Việt Nam mà còn bán cho cả Trung Quốc nữa. Hậu quả là những gì Việt Nam có, Trung Quốc cũng đều có. Hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Quốc có thể mua vũ khí từ Nga với số lượng lớn hơn hẳn Việt Nam. Đó là chưa kể, sau mấy chục năm tập trung vào việc phát triển kỹ thuật quân sự, vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo cũng có trình độ kỹ thuật rất cao. Đứng về khía cạnh vũ khí, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua ấy sẽ không thể thành hiện thực được nếu chính phủ Mỹ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh hạn chế bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam vốn kéo dài từ mấy chục năm nay.
Về đồng minh, lâu nay có vẻ như Việt Nam cố gắng ve vãn nhiều quốc gia nhưng thành thực mà nói, một, không có nước nào sẵn sàng đứng bên cạnh Việt Nam và chia lửa với Việt Nam trong trận đối đầu với Trung Quốc; và, hai, nếu muốn, họ cũng không đủ sức. Ngay trong khối ASEAN, những nước có thể đứng về phía Việt Nam cũng rất ít ỏi. Việt Nam chỉ có thể đi với những quốc gia có quyền lợi xung đột với Trung Quốc như Philippines, Malaysia và Brunei. Nhưng cả bốn nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ với Trung Quốc. Đó là chưa kể giữa bốn nước này, mâu thuẫn về chủ quyền trên biển và đảo vẫn khá gay gắt. Ở châu Á, chỉ có hai quốc gia thực sự mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng do những ràng buộc về pháp lý, Nhật Bản không thể đưa quân sang giúp Việt Nam trong trường hợp có chiến tranh. Trong khi đó, Hàn Quốc ở cái thế cũng rất bấp bênh: Trung Quốc có thể sử dụng Bắc Hàn để ngăn chận mọi nỗ lực quân sự của Hàn Quốc trong việc chống cự lại Trung Quốc.
Bởi vậy, dù thích hay không thích, Việt Nam cũng nên thừa nhận một điều: quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ. Quan hệ đồng minh với Mỹ là con đường duy nhất để tự vệ của Việt Nam.
Lấn cấn duy nhất của mối quan hệ ấy là quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Đối với chính phủ Mỹ, thật ra, đó không phải là vấn đề. Tất cả các chính khách Mỹ đều theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) và thực tế (realism). Câu châm ngôn cửa miệng của họ là: không có bạn vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn. Do đó, chính phủ Mỹ sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, kẻ thù cũ của họ, để bảo vệ Biển Đông. Họ không bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ bảo vệ Biển Đông. Và vì Biển Đông, họ sẵn sàng xem Việt Nam là một đồng minh chiến  lược.
Nhưng trên thế giới, quan hệ đồng minh nào cũng dựa trên hai hoặc một trong hai nền tảng: quyền lợi và sự tin cậy.
Giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay có rất nhiều điểm chung về quyền lợi: Cả hai đều cần Biển Đông. Với Việt Nam, đó là vùng biển của Việt Nam, là một trong những nguồn lợi tức lớn của Việt Nam về phương diện kinh tế đồng thời cũng là danh dự và lòng tự hào dân tộc của Việt Nam về phương diện tinh thần. Với Mỹ, đó là con đường hàng hải quan trọng vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về quân sự. Mỹ cần bảo vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ đó trở thành khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả nếu Việt Nam chấp nhận nhượng bộ hoặc đầu hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, một thứ quan hệ dựa trên quyền lợi không thể kéo dài và cũng không đủ mạnh để lôi kéo Mỹ. Nền tảng thứ hai của quan hệ đồng minh bao giờ cũng là sự tin cậy. Sự tin cậy trong chính trị khác với sự tin cậy giữa hai cá nhân vốn chỉ dựa vào tính cách. Trong chính trị, sự tin cậy chỉ được xây dựng trên nền tảng của những bảng giá trị chung cả hai quốc gia đều chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên mà các quan hệ đồng minh sâu sắc và bền vững chỉ có thể tìm thấy giữa các quốc gia gần gũi với nhau về văn hóa, như giữa Mỹ và Anh, Úc, Tân Tây Lan, hoặc nhạt hơn một chút, giữa Mỹ và các quốc gia khác ở Âu châu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lâu nay, Mỹ luôn luôn đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện. Không phải Mỹ muốn cứu một số cá nhân đang bị giam giữ trong nhà tù. Với chính phủ Mỹ, những cá nhân ấy hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn thấy ở Việt Nam những sự chia sẻ chung về các bảng giá trị văn hóa: tôn trọng quyền con người. Hơn nữa, chính phủ Mỹ cũng muốn dân chúng Mỹ nhận thấy điều đó.
Có thể nói trở ngại chính trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ không phải ở Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác mà chính là dân chúng Mỹ. Không nên quên vết thương của nhiều người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với 58.000 người chết vẫn chưa lành hẳn. Cái gọi là hội chứng Việt Nam trong một số thành phần dân chúng Mỹ vẫn còn sâu đậm. Những người ấy không dễ dàng để mặc cho chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Họ có những yêu sách của họ. Một trong những yêu sách ấy là: Việt Nam xứng đáng để làm bạn và để được bảo vệ. Việc tôn trọng nhân quyền là một thước đo chính. Không có một chính trị gia nào ở Mỹ dám bất chấp yêu sách chính đáng ấy của dân chúng Mỹ.
Chắc chắn Việt Nam sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói.

AN-NAM NHÍ NHỐ BÚT TRE

       An-nam xứ sở lạ kỳ
Ngược đời, nhí nhố nhất nhì thế gian
       Người ngay thì sợ kẻ gian
Ra đường thì sợ công an tuýt còi
       “Ông chủ” sống phận tôi đòi
Để đám “đầy tớ” vui cười trên lưng
       Đàn bà ngực lép xem chừng
Dẫu có xe máy cũng đừng nên đi (1)
       Ka-ra-ô-kê nhớ ghi
Cấm được nhảy nhót kẻo thì vạ thân (2)
       Mẹ anh hùng khắp xa gần
Nếu thi đại học được phần ưu tiên (3)
       Làm chồng thì phải ở im
Mắng vợ là bị phạt tiền nghe chưa (4)
       Xây nhà cấm được a dua
Làm theo kiểu Pháp nhớ chưa đồng bào (5)
       Tiêm chủng bị chết không sao
Vắc-xin có lỗi, xử vào vắc-xin
       Ngành y nhiệm vụ là tiêm
Còn thiếu giường bệnh đi tìm Nhà (nước) nghe (6)
       Làm quan là phải bao che
Ăn giày, ăn tất cấm nhè cho dân (7)
       Làm đường nếu thẳng không cân
Phải cong mềm mại mới gần nhà quan (8)
       Công trình điều chỉnh xa gần
Vốn tăng một tý đã làm rùm beng (9)
       Làm quan nhất định chớ quên
Yêu nước sâu sắc kẻo phiền lắm thay (10)
       Những ai học dốt nói ngay
Loại đạo đức kém cấm bày đặt thêm (11)
       Đại tướng phát biểu êm đềm
Ngoại trưởng trừng mắt, không hèn nghe chưa
       Nhà khoa học hóa thánh thơ
Nhà văn phản biện tít mù hạt nhân
       Nhà thơ thì cứ phân vân
Bùn đỏ nhiều lắm phơi sân thế nào
       Quan chức bất chợt tuôn trào
Hết thơ đến nhạc ào ào như mưa
       Dư luận viên cũng chẳng vừa
Vừa Mao vừa Mác chẳng chừa một ai
       Chém từ đêm đến sáng mai
Way Tàu lại cỡi đi cày kiếm cơm
       Dân chủ cũng chẳng khá hơn
Biểu tình đòi đất từ gần đến xa
       Tiền thì không biết đâu ra
Sài gòn Hà nội bay ra bay vào
       Cần-lao khai bẹn xôn xao
Pu-tin ngu thế, đụng vào rai-na (Ucraina)
       Đừng đùa với Ô-ba-ma
E-u hậu thuẫn tuy xa mà gần
       Uôn-cúp bốn năm một lần
Nếu không cá độ là đần nghe chưa
       Sen hồng trước gió đung đưa
Chũm cau quả mướp lắc lư theo cùng
....................
       Kể ra thiên hạ chửi khùng
Không kể thấy cứ bùng nhùng lỗ tai
       Giàn khoan trên biển thành hai
Láng giềng hữu nghị toàn bài độc thâm
       Nói xa rồi đến nói gần
Âm mưu cướp biển chứ lân bang gì
       Quốc gia đang buổi lâm nguy
Quan tham dân dốt làm gì được đây?
       Vua Hùng ơi, ngài có hay
An-nam tiểu nhược, trời đày phải không?


-------------------------
Chú thích:

(1). Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định 33/2008/QĐ-BYT, trong đó quy định vòng ngực nhỏ hơn 72 cm không được đi xe máy.
(2). Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xây dựng Nghị định ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bản Dự thảo), trong đó đề xuất nghiêm cấm các hành vi khiêu vũ tại phòng karaoke.
(3). Năm 2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 24/2013/TT-BGD&ĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 nếu thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.
(4). Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, Điều 51 quy định mức phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
(5). Năm 2013, Bộ Xây dựng có công văn chỉ đạo quản lý kiến trúc gửi các tỉnh, thành phố, trong đó lưu ý, không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu.
(6). Hai phát ngôn nổi tiếng của bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng bộ Y tế trong năm 2013 là: “Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin” và “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước”.
(7). Câu nói của bà Nguyễn Thị Doan - Phó chủ tịch nước tại nghị trường năm 2013: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”.
(8). Trong cuộc họp báo về việc đường Trường Chinh (Hà Nội) bị nắn cong so với quy hoạch, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP.Hà Nội phát biểu: “Đường Trường Chinh không cong hẳn mà cong mềm mại”.
(9). Trả lời báo Tiền Phong về việc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD (tăng thêm 339 triệu USD). Ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng: "điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên".
(10). Dự thảo Nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước" do Bộ Nội vụ soạn thảo có quy định tiêu chuẩn cho chức danh quản lý nhà nước là phải: “có tinh thần yêu nước sâu sắc”.
(11). Phát biểu trước nghị trường, ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo nói: “Phải học giỏi hoặc khá thì mới được đánh giá đạo đức tốt, còn nếu học kém thì không thể đạo đức tốt được”.
(12). Những nội dung khác trong bài, người viết không chú dẫn cụ thể và không có ý đùa cợt, xúc phạm đến những đối tượng, ngành nghề đề cập trong bài đối với những người chân chính, nghiêm túc.
© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

VN cần phải chuyển trục quyền lực

Iris Vinh Hayes, Ph.D.
000_Hkg7943250-620.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (giữa), TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (phải).
AFP photo
Hoa Kỳ chuyển trục sang Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam cần phải nhanh chóng chuyển trục quyền lực từ Đảng sang Nhà Nước, đồng nghĩa với quyền lực phải chuyển từ trong tay Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam vào trong tay Thủ Tướng và từ trong tay tập thể Ủy Viên Trung Ương Đảng vào trong tay Quốc Hội.
Nhân dân Việt Nam có một tổ quốc cần phải được bảo vệ ngay thời điểm này.  Nhân dân Việt Nam cũng cần có một tương lai an ninh và cường thịnh hơn trong thế giới ngày mai.  Muốn bảo vệ đất nước và có một tương lai “mà Việt Nam không là sự tồn đọng bốc mùi của lịch sử” thì Việt Nam cần phải từ bỏ cơ chế chính trị cố hữu vô cùng tù túng và lạc hậu.
Với tình huống hiện nay, phương cách để từ bỏ khả thi hơn hết là phải gở cho được bàn tay tham độc của ĐCSVN ra khỏi cơ chế cầm quyền quản lý đất nước.  Và trong tiến trình, muốn “gở bàn tay của ĐCSVN” thì trước tiên là phải làm cho quyền lực chuyển trục từ trong tay ĐCSVN vào trong tay Nhà Nước VN.
Nhân dân Việt Nam, bao gồm cả những người “công dân chân chính” đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN, cần phải nhanh chóng làm điều này và làm một cách quyết liệt.  Một khi quyền lực đã chuyển trục và nằm trong tay Nhà Nước thì ĐCSVN sẽ mất khả năng khống chế nhân sự, tài nguyên, chính sách, cơ chế điều hành và ý chí nhân dân.  Từ đó, Việt Nam mới có cơ hội để thực hiện nghiêm chỉnh những cải cách khôn ngoan và từng bước đi lên.  Nay là giờ phút lịch sử với cơ hội hiếm có để thực hiện.  Không ai khác có thể làm thay cho nhân dân Việt Nam.  Cơ hội cũng không đứng đó đợi mãi.
Làm thế nào để tạo ra sự chuyển trục quyền lực, từ trong tay ĐCSVN vào trong tay Nhà Nước?  Giải pháp khá đơn giản.  Không tuân hành, không phục vụ, không tham gia, không thỉnh thị, không kỳ vọng, không cung cấp thông tin, không chia sẽ tài nguyên và nhân lực . . . không thấy có và không nói tới ĐCSVN.  Nhân dân chỉ công nhận một quyền lực duy nhất là quyền lực của vai trò Thủ Tướng và Quốc Hội.
Tạo ra sự chuyển trục quyền lực không phải là một động thái xa lạ. Quyền lực chính trị được phân bố từ lúc cơ chế chính trị mới hình thành.  Do tầm nhìn hạn hẹp hoặc do tham vọng của những người thiết lập, cơ chế chính trị của Việt Nam đã bị khuyết tật từ lúc khai sinh và do sự hiện hữu của “khuyết tật bẩm sinh” đó nên quyền lực đã bị phân bố quá nhiều vào tay ĐCSVN.  Phần còn lại cũng dần chuyển vào tay ĐCSVN ngoài ý muốn và không có sự ủy nhiệm của nhân dân.  Bây giờ nhân dân có khả năng làm cho quyền lực chuyển trục theo hướng ngược lại.  Tạo ra được động lực chuyển trục quyền lực cũng chính là tạo ra điều kiện để “phe cải cách” có được hậu thuẫn cần thiết tiến lên đổi mới cơ chế chính trị của đất nước một cách quyết liệt và theo hướng mong đợi của nhân dân.

CẢNH GIÁC MADE IN CHINA : PHỔ BIẾN TIN QUAN TRỌNG CHO CÀNG NHIỀU NGƯỜI CÀNG TỐT

Trong bài viết "Trận đồ bát quái của Trung Quốc", tôi đã phân tích một trong 8 hướng tấn công của Tàu vào nước ta chính là các sản phẩm chứa nhiều chất độc hại. Bài báo dưới đây của TS Peter Navarro thể hiện thâm độc đó ở tầm cỡ thế giới.
Hướng lo ngại nhất tấn công của Tàu chính là thao túng vào công tác nhân sự của Việt Nam. Nhiều người dân, và giới trí thức nói thẳng cứ nhìn vào lời nói và hành động "hèn với giặc" là đủ biết.
Đại hội Đảng 12 sắp đến gần, không phải là bàn việc "chia ghế", vì nước mất thì nhà tan! Việc trước tiên phải yên lòng dân, (phản bác lại luận điểm của Tàu hoặc phải công khai, minh bạch những vấn đề hệ trọng đến Quốc hội còn chưa biết nhưng đầy rẫy thông tin trên mạng như thỏa hiệp “Thành đô...”) . Người dân mong muốn lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ tới Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước (không phân biệt vùng miền) phải là người thức thời, năng lực, bản lãnh, biết vượt lên chính mình, đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên trên tất cả. Chỉ nhìn vào quy định “vũ như cẩn” lãnh đạo khóa 11 sẽ giới thiệu danh sách để đại biểu tham dự đại hội Đảng bầu lãnh đạo khóa 12 (không có ứng cử và đề cử tại đại hội)? đủ hiểu "hôn nhân cận huyết" và còn lâu nước ta mới có dân chủ ngay từ trong Đảng. Nhiều đảng viên tin rằng vai trò và tiếng nói của các đại biểu tham dự đại hội Đảng 12 sẽ thể hiện vận nước. 
Tô Văn Trường

TRUNG CỘNG ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM
clip_image002
Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chính, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp, chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng và tăng đầu tư vào quân đội toàn là những thủ đoạn hiểm độc.”
Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộng không?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chính sách khác và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới này!”. Trong cuốn “Death By China” đưa ra một số thống kê tiêu biểu: - Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% Aspirin, 33% thuốc Tylenol và 99% vitamin C. - Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở mà còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD. - Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng đưa về Hoa Lục.
IV. VŨ KHÍ SINH HỌC DƯỚI HÌNH THỨC HÀNG ĐỘC:
Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, ngành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa lục địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:
THUỐC TÂY GIẢ:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.
clip_image003
ITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất này vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.
Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắt, giá hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị. Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc này là 2 USD.
Điều này đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie… họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người này tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.
clip_image004
TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.
clip_image005
TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:
Bài viết này của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới. Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
clip_image006
Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều. Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodiumhydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục. Sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ… đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa lục địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.
clip_image007
TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.
HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:
Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ MarkPryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”
Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em. Trong khuôn khổ bài báo này, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất… một khi các hóa chất độc hại này bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u… là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.
clip_image008
cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ.Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Madein China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).
Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm.Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”.
Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẻ trên các quầy hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu này. BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG: Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chính quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lắp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà này có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chính quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đắp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).
clip_image009
Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Cộng của một số hãng Trung Cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
V. VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Cộng sản xuất bị thế giới tẩy chay và vứt vào thùng rác. Lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc này vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man này, Trung Cộng chia ra làm hai giai đoạn:
GIAI ĐOẠN I:
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng này, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng này, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn. Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc này. Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng này chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/kí. Bà Sắc báo động, tình trạng này sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại này ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chính phủ VN nên bắt chước Indonesia, vì quốc gia này đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Nhưng, biết bao giờ Đảng và nhà nước CSVN học được bài học khôn này?
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
clip_image014
GIAI ĐOẠN II:
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu Cộng tuồn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Cộng tượng trưng:
clip_image010
GẠO NHỰA TÀU:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Cộng tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang /khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.
clip_image011
SỮA ĐỘC MELAMINE:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu proteinhơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chính quyền Trung Cộng đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại này. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Cộng thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng/ký. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.
clip_image012
LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa. Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề… được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc này khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại này, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẻo đường khác nhau.
clip_image013
TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦATRUNG CỘNG:
Loại hàng độc này tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ này. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.
TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG CỘNG:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Cộng đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như:
TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Cộng, loại cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
QUÝT: Quýt Trung Cộng vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Cộng, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand. Loại dưa hấu này hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.
clip_image015
VI. ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam. Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ này. Trẻ nhiễm bệnh này bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong. Việc này, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi! Trung Cộng ngày nay đang lâm vào 4 cơn khát: KHÁT ĐẤT – KHÁT DẦU – KHÁT NƯỚC – KHÁT MÁU. Nhưng, dã tâm của Trung Nam Hải là không bao giờ từ bỏ tham vọng “DIỆT CHỦNG DÂN VIỆT NAM” chết càng nhiều, càng tốt bằng VŨ KHÍ SINH HỌC để đưa dân Tàu ồ ạt di dân sang Việt Nam chiếm đất đai, tài nguyên của đất nước chúng ta. Vì vậy, xin đồng bào phải luôn luôn đề cao cảnh giác vũ khí sinh học của bọn quái vật Trung Cộng! Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ này tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sài Gòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus này, nhằm chặn đứng kịp thời, trước khi quá muộn.
VII. KẾT LUẬN:
Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chặn đúng lúc… nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều này không tái diễn.” (There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen… we surely must not let that happen again.)
clip_image016
Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa lục địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao? ”(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”).
Viết theo các tài liệu tổng hợp, phân tích và nhận định.
Nguồn: thanhnientudo.com

Một Phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch (Phạm Hiện)

“...Tôi mong các đồng chi thấy rõ trong cả bầy sâu như chủ tich Trương Tấn Sang đã chỉ ra thì HTH là một trong vài con sâu to nhất, ghê gớm nhất cần loại trừ để làm sạch Đảng…”
 
  Một Phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn lậu ma túy
Kính gửi các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội
Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940 từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.
Năm 2001, qua đơn thư tố cáo và nguồn tin phản ánh của cán bộ thuộc Thành ủy và Công an Hải Phòng, đồng chí Vũ Quốc Hùng, ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho thẩm tra việc khai man lý lịch bản thân và gia đình của ông Hoàng Trung Hải. Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW đã quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra do đ/c Nguyễn Bình Giang, Phó trưởng ban Thường trực Ban BVCTNBTƯ, ủy viên TƯĐ các khóa 6,7,8 phụ trách và đã xác định: “Về thành phần dân tộc, quê quán mà đ/c Hoàng Trung Hải UVTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đã khai trong lý lịch từ ngày vào Đảng đến nay là không đúng sự thật”. Ông Hải đã khai sinh là người dân tộc Kinh, quê Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình mặc dù sự thật là người gốc Hoa, quê tại Long Khuê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là Hoàng Tài), trong lý lịch Đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng đã khai: dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng 4/1954 khai: Hoa Kiều. Theo hồ sơ lưu trữ của công an Hải Phòng, ở Bản Đăng ký Hộ khẩu ngày 15-6-1977 và bàn khai nhân khẩu ngày 01-3-1979, bác ruột của ông HTH tên là Coọc Dzếnh sinh năm 1926, dân tộc Hán, quê: Long Khê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Chú ruột HTH sinh năm 1936 cũng khai trong sổ hộ khẩu là dân tộc Hán.
Trong Báo cáo của Công an Hải Phòng có đoạn viết: “Đ/c Hải có một người chú ruột tên là Hoàng Quốc Chí vào Đảng năm 1954, đến năm 1982 bị xóa tên khỏi ĐCSVN vì lý lịch không trung thực, quan hệ phức tạp, có tư tưởng quan điểm sai trái, phát ngôn vô tổ chức, hay chửi bới, nói xấu chế độ …” .
Một đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, không trung thực với Đảng, với tổ chức, dấu giếm, khai man lý lịch, vi phạm Điều 1 Quy định số 57-QĐ/TƯ ngày 03-9-2007 của Bộ Chính trị khóa X, thông thường phải bị đuổi khỏi Đảng mà sao lại được cho giữ đến chức Phó Thủ tướng ??? !!!. 
Điều phản nghịch này có thể xuất phát từ hai lý do. Lý do thứ nhất xuất phát từ điều bí ẩn liên quan đến sự điều hành ngầm của Trung Quốc. Hai là, do HTH đã rất “tài” trong việc nịnh bợ mua chuộc cán bộ lãnh đạo, đút lót, chạy quyền, chạy chức.
Năm 2001, khi nghe tin bị thẩm tra, HTH lo sợ cuống cuồng đã mở chiến dịch “bồi dưỡng” hàng loạt cán bộ lãnh đạo. Riêng Đ/c Nguyễn Bình Giang, trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTƯ được “bồi dưỡng” năm triêu gồm 05 tờ ngân phiếu, mỗi tờ một triệu, nhưng đ/c Giang không nhận. Đ/c N.B Giang ĐTDD (0913 217 717).
Khi đã khỏi vòng cong đuôi rồi HTH lại nghênh ngang thách thức bằng cách cho người gọi điện cho Trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTƯ hẹn ra một địa điểm gần khách sạn Đai U. Thấy giọng lạ, đ/c Giang hỏi ra đấy có việc gì thì được trả lời “Cứ ra khắc biết”. Tại địa điểm hẹn lúc ấy đ/c Trưởng đoàn Thanh tra thấy HTH đang vui vẻ tươi cười với một đoàn người Trung Quốc ăn mặc sang trong, từ khách sạn Đai-U đi ra.
Ngoài thế lực ngầm nào đó từ Trung Quốc, chắc chắn HTH đã dùng tiền mua được khá nhiều cán bộ lãnh đạo. Bà Diễm Hồng, vợ đ/c Phan Diễn (lúc ấy là Thường trực Ban Bí thư) được ban cho nhiều Hợp đồng Bảo hiểm trị giá hàng trăm triệu Đola. Họ hàng, thân tín của thủ tướng Phan Văn Khải cũng được đối xử rất hậu hĩnh. HTH còn khoe: “Cụ Mạnh TBT ủng hộ tôi và nói đã đưa vấn đề lịch sử chính trị bản thân và gia đình tôi vào két sắt khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai “dám” hoặc “có thể” lật lại được vấn đề nữa …”.
Tiền đâu mà HTH mua được hết các quan to và hối lộ, đút lót khắp nơi như vậy?
Tiền buôn lậu ma túy.
Một trí thức trẻ tên là Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, nhiều năm qua đã gửi nhiều đơn thư và bản tường trình dày hàng trăm trang với đầy đủ chứng lý đi khắp nơi, đưa cả lên mạng, để tố cáo một số vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã và đang bị HTH mua chuộc rồi đưa vào tròng để bị HTH dắt mũi. L.A. Hùng bị đưa vào nhà thương điên nhưng vì có các thế lực giằng co nên anh lại được thả ra. Anh tiếp tục dịch những cuốn sách tiếng Anh trình độ cao và viết nhiều bài chính trị, kinh tế rất trí tuệ, chứng tỏ là người không những không điên mà còn rất thông minh và có tài. Ngày 01-6-2012 mới đây anh lại vừa tung lên mạng bài “ĐƠN TỐ GIÁC VỀ BĂNG ĐẢNG MA TÚY CỦA ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN”.
Trong lá đơn này LAH kể rằng chính vợ anh (Lê thị Phương Anh, sinh năm 1984) đã bị lừa đưa vào băng đảng ma túy của HTH, đã từng làm tổ trưởng của Tổng công ty May Việt Tiến tại Tràng Tiền Plaza, trong đó có kho chứa ma túy của băng đảng HTH. Bức thư có đoạn: “Vợ tôi kể một lần cô ấy xách hai va ly ma túy đi giao hàng, vừa ra khỏi tòa nhà Tràng Tiền Plaza thì bị công an ập tới bắt giữ. Tuy nhiên, chưa đầy hai tiếng sau cô ấy lại được thả ra. Sau này Trọng cho vợ tôi biết là lần ấy chính ông Hoàng Trung Hải đã can thiệp để cứu vợ tôi … Vào tháng 6-2007, sau khi nghe vợ tôi tố cáo ông H.T. Hải buôn bán ma túy, ông Nguyễn Khánh Toàn (Thứ trưởng TT Bộ Công an) đã định vào Đông Hà rồi cùng tôi vào Quy Nhơn để điều tra – điều này cũng đồng nghĩa với việc ít nhất là Bộ Công an cũng đã nghi vấn về cái chết của tay trợ lý thân cận của ông HTH từ lâu… Trong thời gian tham gia băng đảng ma túy của ông Hoàng Trung Hải, vợ tôi đã biết nhiều vụ giết người diệt khẩu do băng nhóm này thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông HTH. Sau đây là 5 trong số những nạn nhân đó: (1) Viên trợ lý người Quy Nhơn của ông HTH (vụ này do chính ông HTH “sám hối” và kể với vợ tôi), (2) Loan (vụ này do Thúy cho vợ tôi biết sau khi vợ tôi từ Anh trở về đầu năm 2008 v v …  ”.
Toàn những sự việc động trời và hoàn toàn có thật. Đúng như Nghị quyết 4 của BCHTƯD đã chỉ ra về tính nghiêm trọng của sự suy thoái về chính trị, tư tửong, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, chủ yếu là trong đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp Trung ương.
Tôi mong các đồng chi thấy rõ trong cả bầy sâu như chủ tich Trương Tấn Sang đã chỉ ra thì HTH là một trong vài con sâu to nhất, ghê gớm nhất cần loại trừ để làm sạch Đảng. Điều càng cực kỳ quan trọng là cái ông Phó Thủ tướng gốc Hoa này rất có thể còn là con ngựa thành Troa cần diệt để trừ họa mất nước.  
Hà Nội ngày 5 tháng 8 năm 2012
Phạm Hiện
Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung
Điện thoại: 04 38 583 750

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét