Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Khi người Việt thiện cảm với Mỹ hơn với Trung Quốc

Sơn La liên tục động đất, đại thảm họa lơ lửng bên trên Hà Nội

(NV) - Ba  trận động đất liên tiếp xảy ra trong đêm 19 Tháng Bảy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, khiến người ta nhớ đến cảnh báo về đại thảm họa cho Hà Nội cách nay khoảng 15 năm.


Vị trí tâm chấm động đất ở huyện Mường La, Sơn La, nơi có đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. (Hình: Viện Vật Lý Địa Cầu)

Trận động đất đầu tiên ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La xảy ra vào lúc 19 giờ 14 phút 57 giây tối 19 Tháng Bảy, với cường độ 4.3 độ richter. Trận động đất thứ hai xảy ra vào lúc 20 giờ 23 phút 46 giây, với cường độ 3.2 độ richter. Đến  21 giờ 42 phút 16 giây lại cóthêm một trận trận động đất nữa với cường độ 3.5 độ richter.

Trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu Việt Nam xác nhận, trận động đất đầu tiên gây rung động cấp ba đến khu vực nội thành Hà Nội và cả ba trận động đất đều xảy ra trong đới đứt gãy Mường La – Bắc Yên đang hoạt động.

Từ năm 1999, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam có dự định xây dựng thủy điện Sơn La, giới khoa học trong và ngoài nước đã liên tục cảnh báo về “đại thảm họa” do dự định này tạo ra, tác động nghiêm trọng tới kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tương lai Việt Nam và kêu gọi chế độ Hà Nội gạt bỏ dự định đó.

Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Trước nữa, chính quyền Việt Nam từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ tiếp tục bị chặn ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện Sơn La.

Về quy mô, thủy điện Sơn La được xem là nhà máy thủy điện lớn nhất Ðông Nam Á (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26 tỉ khối nước, công suất 2400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 2.5 tỉ Mỹ kim). Ðể thực hiện công trình khổng lồ đó, có khoảng 20,000 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác.

Dù được quảng bá rằng sẽ tăng thêm nguồn điện, giảm lũ trong mùa mưa, cấp thêm nước cho đồng bằng sông Hồng trong mùa khô nhưng dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La tạo ra nhiều âu lo hơn là sự vui mừng.
Bản vẽ phối cảnh đập thuỷ điện Sơn La. Công trình được dự báo là một “đại thảm hoạ” đang lơ lửng trên đầu dân chúng đồng bằng sông Hồng.(Hình: VNCold)

Theo giới chuyên viên, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La sẽ tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường (thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn).

Họ còn cảnh báo rằng, vì những trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn, Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (trên khu vực có bán kính 200 cây số quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ.

Nếu đập thủy điện Sơn La vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy điện Sơn La thực sự là một “đại thảm họa”, treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông Hồng. Trên báo chí Việt Nam, người ta đã từng công bố những tính toán, theo đó: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng”.

Tuy nhiên chế độ Hà Nội đã phớt lờ tất cả. Dự án xây dựng thủy điện Sơn La vẫn được tiến hành.

Hồi tháng 9 năm 2008, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân đập chính, đến tháng 2 năm 2009, người ta lại phát giác thêm một số vết nứt nữa chạy dọc các đập không tràn ở cả hai bên phải và trái (trong thủy điện, có hai loại đập quan trọng: đập chính để giữ nước, đập không tràn để dẫn nước vào hầm ngầm giúp chạy máy phát điện, các đập không tràn được ví như “trái tim của nhà máy phát điện”) của thủy điện Sơn La. Một số vết nứt trên đập không tràn dài gần 100m, sâu 6m.

Lúc đó, Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng có tầm vóc quốc gia cho biết, đã thành lập một tổ chuyên gia để thẩm tra báo cáo của chủ đầu tư (Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam) về việc xử lý những vết nứt tại đập chính thủy điện Sơn La nhưng kết quả thế nào thì từ đó đến nay vẫn chưa được công bố.
(Người Việt)

Bùi Tín - Khi ‘Lão Lý’ lắc đầu

Ông Lý Quang Diệu được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh

Ông Lý Quang Diệu được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh
Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 37 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ đôla , tính theo đầu người là 516 đôla/năm; năm 2010, 2 con số này đã vọt lên thành 223 tỷ và 44.000 đôla – có nghĩa là tổng sản lượng tăng hơn 200 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 37 năm trước. Thật là một kỷ lục phi thường. Nhân dịp này báo chí Pháp, Anh nêu bật nếp sống thật sự giản dị, gương mẫu của ông Lý Quang Diệu - hay “Lão Lý”, theo cách gọi thân mật của người dân. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình. Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ. Con trai ông, Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm, và con gái ông, bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có biệt thự, nhà nghỉ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết lý sống của cả gia đình ông là thế, không lập dị, không đua đòi, xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui, hạnh phúc. Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch, xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch.
Nhân dịp này ông Lý Quang Diệu có một số ý kiến đáng chú ý. Ông cho rằng Trung Quốc dù phát triển liên tục nhưng chứa nhiều nguy cơ mang tính bi kịch, và rằng Ấn Độ là nước châu Á gây ấn tượng mạnh nhất về chất lượng phát triển bền vững.
Về Singapore, «Lão Lý» nhân danh Bộ trưởng - Cố vấn cho chính phủ, tỏ ý vui mừng thấy lý tưởng của ông đã được nhà nước kiên trì thực hiện suốt gần 40 năm nay. Bài học lớn nhất, theo ông, là coi trọng giá trị của con người , đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng thái quá của đồng tiền trong chính trị. Ông hiểu sâu sắc đồng tiền vừa là nguồn hạnh phúc, vừa là động lực tha hoá xã hội. Lãnh đạo giỏi là người điều hòa được mối mâu thuẫn này.
Ông Lý cho rằng trong xây dựng guồng máy cai trị và cải cách hành chính của nhà nước, vấn đề trung tâm là tuyển mộ được nhân tài có chất lượng cao nhất - ông gọi là nhân tài loại 1, tức là những người vừa có chuyên môn cao vừa có lối sống trong sạch. Thấp hơn một bậc là nhân tài loại 2, tức là những người sẽ làm suy yếu đất nước nếu được nắm giữ các chức vụ cao. Nếu chỉ là nhân tài vào loại 3 hay loại 4, nghĩa là tài kém đức suy thì sẽ mang lại tai họa cho đất nước. Ông cho rằng người lãnh đạo phải kiên quyết cảnh giác với thế lực đồng tiền trong chính trị, và rằng tệ mua quan bán tước và nạn bè phái là 2 tai họa lớn nhất cho một chế độ.
Ông Lý Quang Diệu từng sang Việt Nam nhiều lần, theo lời mời của chính quyềnViệt Nam. Đó là chuyện của 15 năm trước, lúc đó Việt Nam bắt đầu chuẩn bị để được gia nhập WTO sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra một triển vọng lớn. Ông chân thành góp ý xây dựng, san sẻ kinh nghiệm quý. Nhưng ông đã nản lòng và thất vọng. Mấy năm nay ông lại càng thất vọng hơn. Trả lời báo The Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông nói về Ấn Độ, về Đài Loan, về Nam Triều Tiên; khi được hỏi về Việt Nam ông lắc đầu: «Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!”, rồi ông nói về Nhật Bản.
Nhớ lại, ông Lý từng tâm sự với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và các nhà báo Việt Nam về đề tài chống tham nhũng 15 năm trước. Ông nói rất giản dị: hãy nâng lương cho viên chức đủ sống để không ai cần ăn cắp, luật pháp phải thật nghiêm để kẻ tham sợ không dám tham nhũng, đạo đức trong xã hội phải được truyền bá để mọi người khinh và hổ thẹn đối với tệ nạn xấu xa này.
Tóm lại là 3 không: không cần, không dám, không nỡ.
Ông Lý kể chuyện đã tăng quỹ lương cho viên chức ra sao, trừng trị tệ “phong bì”, “đưa tiền dưới bàn ăn”, “huê hồng”, “tặng phẩm, biếu xén, quà cáp, sinh nhật …» ra sao, và nhân tài loại 1 là thế nào, có lương thiện, trong sáng mới thật sự tài giỏi có ích.
Ông Lý nản lòng, không muốn nhắc đến Việt Nam nữa vì ông biết lời ông đã như nước đổ đầu vịt. Giá như người ta nghe lời ông, quyết liệt diệt tham nhũng như đã hứa, thì 20% ngân sách hàng năm đã không bị xà xẻo, chia chác cho đám tham quan ô lại nhiều vô kể và hàng tỷ đôla đã không bị lãng phí vì bất tài và tham nhũng. Nếu 20% ấy được dành cho quỹ tiền lương - như ông Lý khuyên - thì cục diện kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam đã khác hẳn.
Trái ngược với lời khuyên răn trên, suốt 15 năm qua, quốc nạn tham nhũng ở nước ta trầm trọng thêm gấp bội, vì mọi người đều thấy cần phải tham nhũng, không tham nhũng không sống nổi; dám tham nhũng vì đã có ô, có lọng, có khe hở luật pháp để chạy án; và không ai còn biết xấu hổ khi ăn bẩn và đút lót vì mọi người đều tham gia, ta không ăn và đút là dại, là ngu đần, là thiệt. Trên ăn thì dưới cũng ăn, trên múc thì dưới cũng múc. Tôi ăn, anh ăn, chúng ta cùng ăn dù là ăn bẩn, thế là hòa. Trước cảnh này, có một người rất buồn, rất nản, đó là « Lão Lý» Singapore, người từng hy vọng làm một cố vấn tốt, có ích cho nước bạn.
Trong dịp mừng ông Lý Quang Diệu 88 tuổi, báo chí Đông Nam Á lại có dịp nói về những nét đẹp của Singapore. Ở đây phố xá, vĩa hè công cộng sạch nhất thế giới. Ở đây nhà vệ sinh công cộng nhiều và cũng sạch nhất thế giới. Mọi nhân viên hành chính công cộng không những luôn luôn nhã nhặn, nở nụ cười mà còn tận tình đáp ứng quyền lợi người dân. Đi khắp nơi, hầu như không có chen lấn, khạc nhổ, móc túi, xin tiền. Con người tôn trọng yêu thương con người.
Singapore có thu nhập đầu người cao nhất Đông Nam Á, 44.000 đôla / năm, gấp hơn 40 lần mỗi người dân Việt Nam hiện nay, ấy vậy mà họ vẫn nghe theo «Lão Lý». Đồng tiền là quý, là cần khi thu nhập chính đáng, nhưng phải luôn luôn cảnh giác; đồng tiền có thể tha hóa xã hội, tạo nên bất bình đẳng, cho nên cần luôn đặt giá trị con người và đạo lý làm người lên trên giá trị của đồng tiền. Từ đó đồng tiền sẽ là phương tiện, là công cụ quý của con người, phục vụ chứ không làm chủ con người. Chí lý thay!
Các bạn Singapore thường nói: « Chúng tôi quý ông già Lý, ‘Lão Lý’ của chúng tôi, vì ông không những là Cha đẻ của nước Singapore độc lập, ông còn là Kiến trúc sư của Singapore mới, phồn vinh, sạch sẽ từ trong ra ngoài, một xã hội hài hòa, ổn định, hòa bình, được bạn bè khắp nơi quý trọng, giữa một thế giới đang có nhiều hỗn loạn và khủng hoảng.
Quả thật “Lão Lý” là Nhân tài số 1, trong số Nhân tài loại 1 thời hiện đại của nước Singapore mới. Nhân dân Singapore tinh đời và hạnh phúc thật.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Khi người Việt thiện cảm với Mỹ hơn với Trung Quốc

Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014. AFP


Kết quả mới công bố ngày 14/7 từ Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington, DC cho thấy đa số người Việt Nam xem Trung Quốc là mối đe dọa số một và muốn Hoa Kỳ trở thành đồng minh chủ chốt. Điều này cho thấy quan điểm của người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều thời gian gần đây, ghi nhận ý kiến của một số người dân sinh sống trong nước, Vũ Hoàng có trình bày sau đây.

Không thiện cảm với Trung Quốc đã ăn vào máu?

Khảo sát 1.000 người có độ tuổi trên 18 từ ngày 18/4 đến 8/5, kết quả từ Trung tâm Pew cho thấy tại Việt Nam chỉ có 16% người được hỏi là có thiện cảm với Trung Quốc nhưng tỉ lệ này với Hoa Kỳ lên đến 76%. Trong khi đó, được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất thì đến 74% người Việt chọn đó là Trung Quốc, đồng thời, với tỉ lệ 30% Mỹ trở thành quốc gia có điểm cao nhất cho câu hỏi ai là đồng minh chủ chốt của Việt Nam.

Mặc dù kết quả là thế, nhưng dường như sự thiếu thiện cảm của người VN với Trung Quốc đã “ăn vào máu,” bởi lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, với nhiều cuộc chiến kéo dài qua báo thế hệ, từ triều đại phong kiến cho đến hiện đại, từ đất liền đến biển đảo ngoài khơi, khiến người Việt Nam luôn nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù thâm độc. Sự thiếu thiện cảm “ăn vào máu” ấy được anh Phạm Hưng hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Ở đây tôi không có sự phân biệt vùng đất mới là Mỹ hay người Tàu như các cụ ngày xưa thường nói là Tàu lùn…đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu. Có một cái gì đó vì VN quá gần Trung Quốc rồi, rất nhiều những ảnh hưởng, tức là ngay trong bản thân phong tục tập quán, chữ viết, rồi lời nói…có gì đó hao hao của văn hóa người Trung Quốc. Cho nên, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì vẫn có một đánh giá là không thích Trung Quốc, chứ không phải là mang Trung Quốc ra để so sánh với Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút  đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.
Sự “gần giống” giữa người TQ và người VN như lời anh Hưng phân tích có thể được nhìn nhận như sự tương đồng căn bản của 2 quốc gia trong cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị xã hội, cũng như đường lối, mô hình phát triển kinh tế. Sự “gần giống” ấy có thể được hiểu như một “đồng minh ý thức hệ” đã được xây dựng giữa 2 đất nước cộng sản kéo dài nhiều thập kỷ qua. Bởi có nhiều điểm tương đồng, nên những “tẩy” của Trung Quốc được người Việt Nam hiểu rõ hơn ai cả, bạn Trần Linh sinh sống ở Sài Gòn gọi cách sống của một bộ phận người Trung Quốc mà bạn chứng kiến là “sống bẩn,” khiến người khác dễ mất lòng tin… bạn nói:

Cách sống của một vài người dân ở TQ cũng không gây được thiện cảm đối với mình, họ sống “bẩn” ý “bẩn” ở đây là họ sống không đẹp, người khác nhìn vào cảm thấy mất lòng tin, đại khái là người TQ không biết giúp đỡ, chia sẻ hoặc thấy đó rồi bỏ đó, quá sức bàng quan với những việc xung quanh.

Nếu quí vị có lần đọc qua tác phẩm từng gây chấn động “Người Trung Quốc Xấu Xí” của Bá Dương thì ông kết luận một trong những tính xấu người dân của chính nước ông là “người TQ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa” và “người TQ không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình.” Cũng có lẽ vì thế mà với một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, mà không ít lần truyền thông nhà nước TQ phổ biến những điều hoàn toàn sai lệch về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải… với Việt Nam và người Việt Nam dù có thế nào đi chăng nữa cũng vẫn dễ dàng nhận ra những thâm ý mà Trung Quốc đã và đang áp dụng, khi lấn chiếm biển đảo Việt Nam, vì lẽ đó không khó để hiểu vì sao người Việt Nam ngày càng thiếu thiện cảm với TQ.

Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN.
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Cảm tình với người Mỹ

Thế nhưng ở chiều ngược lại, quốc gia mà Việt Nam vốn có cuộc chiến kéo dài trong suốt thập kỷ 60, 70 là Hoa Kỳ thì giờ đây đang được đánh giá ở mức cao nhất trong câu trả lời “đồng minh tin cậy” của Việt Nam. Bởi với một Trung Quốc trỗi dậy thì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức mạnh để kiềm chế sự hung hăng của quốc gia cộng sản độc tài này. Sức mạnh ấy của Mỹ không chỉ được thể hiện ở phương diện quân sự, vũ khí mà nó còn được thể hiện qua sức mạnh một nền kinh tế đứng đầu thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ và cả sức mạnh đến từ văn hóa và con người. Cảm nhận về thiện chí của người Việt đối với Hoa Kỳ được anh Minh Tuân hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Quan điểm của tôi về văn hóa, phong cách sống hay trình độ công nghệ và các mặt khác của Hoa Kỳ với TQ thì tôi thấy có những điểm khác nhau và tôi thấy có những điều người Việt Nam hâm mộ, thí dụ: người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng như: Iphone, máy tính… thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ và tiếp thu được tính văn minh của bên Hoa Kỳ.

Những mặt thiện chí đối với Hoa Kỳ còn được thể hiện khá rõ qua chính những đặc tính của một đất nước dân chủ, tự do, nhân quyền khi người Việt trong nước đánh giá và tương phản với những gì đang diễn ra ở Hoa Lục. Bạn Trần Linh tiếp lời:

Đối với bản thân mình, mình thấy người Mỹ, nước Mỹ người dân ở đó có nhân quyền và sống thoải mái, tự do, theo ý muốn của người ta mà không bị quản lý quá sát bởi chính phủ. Mình thích Mỹ hơn bởi tính cởi mở, phóng khoáng của người Mỹ, món ăn của người Mỹ, nói chung chung thì view (quang cảnh) ở Mỹ cũng gọn gàng sạch sẽ hơn so với người TQ. Còn với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc muốn quản lý tất cả mọi thứ từ việc lớn đến việc nhỏ, mọi thứ trong đời sống của người dân. Điều này làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu và chính sách này có vẻ không hợp lý và không gây được thiện cảm với người khác.

Trong khi đó, anh Phạm Hưng lại chỉ ra những ưu việt của một xã hội Mỹ cởi mở, hiện đại, văn minh, đây chính là những điểm khiến cá nhân anh cũng như bạn bè mà anh có dịp trò chuyện đều đồng tình:

Tôi đánh giá người TQ vẫn là một dân tộc lớn, có những thành tựu nhất định trong kinh tế, xã hội và kể cả ảnh hưởng lên thế giới, nhưng với người Việt Nam, nhưng quan điểm của tôi không phải là mình thích hay không thích mà mình cần lựa chọn cho một chính thể hay xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, hiện tại, theo tôi nước Mỹ thực sự tạo ra nền dân chủ đó. Người Việt Nam cụ thể là tầng lớp lãnh đạo hiện tại cũng nên có một suy nghĩ như thế để tạo ra cho người dân những tư duy và cuộc sống thực sự. Ở đây, tôi nghĩ rằng, nếu người TQ cũng tạo ra cho đất nước chúng tôi những dân chủ, văn minh thì chúng tôi vẫn ủng hộ. Nhưng tôi cho rằng, chính thể TQ hiện tại họ không tạo ra được điều ấy, vì cũng là một nước như VN thôi, nền dân chủ và quyền con người vẫn còn tương đối kém so với thế giới.

Có thể những con số biết nói từ điều tra của Trung tâm Pew chưa hoàn toàn phản ánh hết bản chất đa diện và phức tạp trong mối quan hệ chằng chịt cũng như ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đến Việt Nam, nhưng ít nhất qua đó, nó cũng phác họa về thực trạng và đưa ra những đánh giá sơ khởi về góc nhìn mà người Việt cảm nhận với 2 cường quốc thế giới trên cả mặt tiêu cực và tích cực.
 Vũ Hoàng, phóng viên RFA 
2014-07-23

Bà Đầm Xòe - NSUT Kim Chi từ Mỹ về và câu chuyện đất nước với thể chế?

 Bà Đầm Xòe lược ghi.

3
NSUT Kim Chi, người từ chối giấy khen của Thủ tướng, vừa ở nước Mỹ về, hiện đang ở Hà Nội, sáng nay, ngày 22.7, tại tư gia TS khoa học Nguyễn Thanh Giang, đã có cuộc trò truyện với một số người về hoạt động của đoàn và cá nhân nghệ sĩ tại nước Mỹ trong thời gian nghệ sĩ đến làm việc và quan sát nước Mỹ.
 

5NSUT Kim Chi coi cuộc trò chuyện này là một diễn đàn quan trọng nên NS đã có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài những hoạt động của nhóm với quốc hội Mỹ, với một số các nghị sĩ của nước Mỹ như thông tin trên mạng đã được cập nhật, NS còn cho biết những cảm nhận riêng của NS khi sống trong lòng nước Mỹ, đặc biệt NS còn có cuộc gặp riêng với TS Cù Huy Hà Vũ.

Trả lời các câu hỏi về dân sinh nước Mỹ như thế nào? NS Kim Chi nêu một ví dụ, mẹ của NS chỉ là một bà lão, không có lương hưu nhưng được trợ cấp mỗi tháng 800đô la. Khi Mẹ NS do tuổi cao sức yếu phải đi viện, chi phí của bệnh viện tốn tới 200 ngàn đô la, nhưng nhờ có bảo hiểm mà gia đình chẳng mất một đồng nào. Về an ninh của nước Mỹ, NS nói, chẳng thấy công an, cảnh sát ở đâu cả. Ở đường phố, công viên, các khu dân cư, ngõ ngách, chỗ nào cũng sạch sẽ trật tự. NS Tô Oanh, một trong những người cùng đoàn, cùng ở Mỹ với NS Kim Chi bổ xung: “Trước khi dời Việt Nam ông có đem theo một tuýt si đánh giầy, nhưng cả hai tuần ở Mỹ, giầy ông đi vẫn sạch trơn, không phải đánh lần nào”. Tôi có thắc mắc, xem phim hành động của Mỹ thấy nhiều cảnh rùng rợn, ghê người có phải là hiện thực Mỹ được phản ánh lên phim”. NS Tô Oanh cho rằng, vì xã hội Mỹ là một xã hội ngăn nắp trật tự, nếu phản ảnh hiện thực đó lên phim ảnh thì có mấy ai xem, bởi vậy mà các nhà làm phim phải sáng tạo ngược lại hiện thực Mỹ thì mới có người xem”. Hóa ra là như vậy. Nước Mỹ làm phim hành động thì ghê người là một phản anh ngược với những gì đang diễn ra ở Mỹ.

Một điêu thú vị là trong những ngày ở nước Mỹ, NSUT Kim Chi còn giành thời gian đến thăm vợ chồng TS Cù Huy Hà Vũ. Vợ và Tiến sĩ Hà Vũ vô cùng tức giận khi nghe ở Việt Nam có dự luận TS sẽ lập chính phủ Việt Nam lưu vong tại Hòa Kỳ và tiến sĩ sẽ nhận chức thủ tướng.

Chuyện dân chủ cho Việt Nam là một câu chuyện dài và luôn là câu chuyện thời sự cho bất ai có tấm lòng yêu nước từ trước cũng như trong giai đoạn này. Buổi gặp mặt NSUT Kim Chi và Tô Oanh tại nhà TSKH Nguyễn Thanh Giang cũng không thoát ra được đề tài dân chủ và yêu nước. Thời sự bây giờ nổi lên năm chủ đề lớn: Giàn khoan HD-981 của Tầu Cộng rút khỏi lãnh hãi của Việt Nam, tương lại liệu nó còn tác oai, tác quái trên lãnh hải của Việt Nam nữa không?; Thứ hai là chủ đề thoát Quốc Cộng, thoát như thế nào?; Thứ ba là thượng tầng có thực là có hai phe thân Tàu Cộng và phe ngã về phương Tây hay không, liệu cuộc đấu đá của các nhóm lợi ích có là cứu cánh cho đổi mới và dân chủ của Việt Nam hay không?; Thứ tư là lực lượng dân chủ của Việt Nam có làm nên trò trống gì cho cuộc đấu trành vì dân chủ cho nước Việt Nam hay không?; Thứ năm là câu chuyện vợ con và nhân cách của ông Hồ Chí Minh”.

Toàn là những vấn đề lớn. Nhưng thưa các bạn, tuy là vấn đề lớn, nhưng dân Việt Nam ta hiện tại ở đâu đâu cũng bàn đến, dù họ là ai và ở trình độ nào, chỉ có những người, dù trình độ cỡ nào, chức vụ cỡ nào vô cảm với nhân dân với đất nước mới ngoảnh mặt đi và mở miệng ra là “không nói chuyện chính trị”. Tôi cho rằng, nhưng người này không có tư cách làm người, vì suy cho cùng thì có cái gì lại không liên quan đến chính trị?.

Vâng, câu chuyện chính trị tại nhà TSKH Nguyễn Thanh Giang đã diễn ra thật sôi nổi và mang tinh thần đa nguyên.

Ai ai cũng vui vì giàn khoan HD- 981 xâm lược lãnh hải Việt Nam dã rút khỏi lãnh hải. Nhờ có hai tháng nó xâm lược mà đã lộ ra mặt những người định bán rẻ đất nước cho Tầu Cộng; nhờ đó mà những người đấu tranh cho dân chủ đất nước, cho mưu đồ thoát Cộng được tự do hơn lên một chút, lực lượng an ninh tỏ ra biết điều hơn. Bằng chứng nhãn tiền là hôn nay chúng tôi có cả thảy 9 người nổ xe máy ầm ầm lao tới nhà TS Nguyễn Thanh Giang mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào? TSKH Nguyễn Thanh Giang cũng cho biêt, tổ “ bảo vệ” TS đã rút khỏi địa bàn từ khi có HD-981 xâm lược lãnh hải nước ta. Có lẽ cũng vì lý do đó mà đoàn báo chí tự do nước ta trong đó có NSUT Kim Chi và Tô Oanh từ Mỹ trở về nước được bằng an không bị bắt giam, tra khảo nhiều. Có lẽ vì lý do đó mà các hội đoàn, trong đó có Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ( vừa thành lập) đã được hưởng sự yên ổn. Dân tộc ta có câu thành ngữ: trong họa có may. Áp vào giàn khoan HD- 981xâm lược không thể không thấy đúng.

HD-981còn tạo cớ cho hàng trăn ngàn tiếng nói thoát Cộng của những con tim yêu nước Việt mang tinh thần Việt vang lên.

Thoát Cộng cụ thế là thoát cái gì? Có ý kiến cho rằng, thoát Cộng là thót Hệ tư tưởng Mac-Lenin, thoát sự lệ thuộc về chính trị và kinh tế, phải vào được TPP, thân Mỹ, Nhật…

TSKH Nguyễn Thanh Giang cho rằng, Tầu Cộng bây giờ là Tầu Cộng của Đặng Tiểu Bình: “ Mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột”, làm gì còn mác – Lê Nin ở đây nữa mà thoát. Tầu Cộng đã vứt Mac- Le nin vào sọt rác ngay từ thời Mao rồi. Thời Mao là “Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc” thì làm gì còn Mác- Lenin. Vì vậy, thoát Cộng bây giờ là phải thoát được sự mua chuộc của Tầu Cộng, thoát được sự bợ đít tầu Cộng của một số người đang lãnh đạo Việt Nam. Chính một số người này vì hám quyền lực, vì lòng tham vô độ mà nước ta chưa thể thóat Cộng.

Vậy trên thượng tầng hiện nay có hai phe phái thân Tầu Cộng và phe muốn thoát Tầu Cộng có thật không? Nhiều người cho rằng, có thật. Cầm đầu phe thân Tầu muốn mãi mãi bợ đít Tầu Cộng dẫn lối cho dân tộc trở thành phiên bang của Tầu Cộng, đứng đầu là Tổng lú. Bằng chứng, kể từ khi Tầu Cộng đưa giàn khoan HD-981 xâm lược lãnh hải Việt Nam cho đến khi tàu rút đi, Tổng lú không hề nói một chữ nào về Tầu Cộng.

Cầm đầu phe muốn thoát Cộng là thủ tướng. Thông điệp đầu năm 2014, phát biểu tại hội nghị Shangri-la 2, trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông quốc tế và Tầu Cộng chính thức bêu ríu tên thủ tướng trên báo chí của Tầu Công rằng thủ tướng là kẻ gây rối, thủ tướng phải chịu trách nhiệm… là bằng chứng muốn thoát Cộng của thủ tướng.

Nhưng có ý kiến phản biện lại rằng, mọi quyết định của đảng ta đều do tập thể quyết định, biết đâu ông Dũng, một thành viên của Bộ chính trị, được phân công đóng vai quân xanh trong cuộc đấu thầu biển Đông, đấu thầu đất nước với Tầu Cộng? Thật chẳng biết đâu mà lường.

Quả thật, ông Tổng lú im lặng trước nạm Tầu Cộng xâm lược đến mức bất kỳ người dân nào cũng tức, cũng oán;

còn ông thủ tướng nói gì thì ít nhiều cũng đem lại hy vọng cho dân Việt Nam.

Vậy liệu có cách mạng nhung ở Việt hay không? Người viết bài này nêu ý kiến khảng định sẽ không bao giờ có cách mạng nhung hay cam hay vàng ở Việt Nam. Lý do, những tinh hoa, tinh anh của đất nước cơ bản đã chết hết trong mấy cuộc chiến tranh từ năm 1945 đến nay rôi. Người Việt Nam còn lại, dù đang ở cương vị nào, đang sống ở Hà Nội hay ở Mỹ đều là những người hèn, cơ hội, tham lam, ích kỷ, chữ “Tự do hay là chết” chưa bao giờ có trong dạ dày của họ nói chi đến nằm trong tim, trong óc những người còn lại. Và do di truyền những người còn lại này cũng chỉ đẻ và giáo dưỡng ra nhưng kẻ hèn, cơ hội, tham lam, ích kỷ cho thế hệ kế tiếp. Hèn,cơ hội, tham lam,ích kỷ như vậy làm gì có cách mạng nhung hay cam sẽ xáy ra?

Có vẻ như mọi người đều tán thành nhận định này. Vì vậy, lực lượng dân chủ lớn mạnh là cần, nhưng sự thay đổi chế độ điểm ục vỡ nằm ở ngay chính sự tham lam, ích kỷ này, nghĩa là nó ục vỡ trên thượng tầng do các nhóm lợi ích tranh nhau quyền vơ vét và bán rẻ đất nước rồi từ đó mới có thể lan rộng ra được.

Đề tài cuối cùng là chuyện bác Hồ. Chuyện cũ là bác Hồ có đúng là có nhiều vợ, nhiều con và là người Tầu Hồ Tập Chương như trong sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của giáo sư sử học người Đài Loan Hồ Tuấn Hùng hay không? Rồi chuyện mới, có phải bác Hồ là nhà tình báo hoàn hảo, người Tầu, do đảng Cộng sản Trung Quốc cài vào đảng cộng sản Việt Nam như tài liệu 141 trang của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, đang phơi lộ trên internet hay không?

Đa phần tán đồng đúng như vậy.Vì nếu không đảng ta đã làm xét nghiệm AND, rồi lấy kết quả đó mà đập vào miệng những nhà dân chủ đang ngày ngày “bôi xấu” lãnh tụ của đảng ta, dân tộc ta…

Bác Lê Mậu Đậu, một người Hà Tĩnh nay đã ngoài bảy mươi tuổi, người có câu đối nổi tiếng về Bản đồ địa chính Tp Hà Nội mới:

Thăng Long xưa thế Rồng cuộn Hổ ngồi vua triều Lý quyết xây đô tự chủ

Hà Nội giờ thời Chó quỳ Ngựa cúi đảng Mác-Lê cam nhận quân chư hầu

cho rằng: người Nghệ Tinh tôi luôn lấy đạo hiếu, đạo nghĩa làm đầu, không có bất kỳ người có chữ nào lại dám láo lếu xưng Bác với bàn dân thiên hạ, xưng Cha già với cả dân tộc.

Một buổi gặp mặt rõ ràng là có ích khai trí cho nhau. Đúng sai chưa biết thế nào, nhưng rõ ràng nó đã giúp cho những thành viên tham gia hội luận không những có được thông tin từ chuyến đi Mỹ mới về của NSUT Kim Chi và NS Tô Oach mà nó còn được “nhậu” thỏa thuê dân chủ, nhân quyền, đổi mới, thay đổi của đất nước.

Nhưng cũng có trăn trở, đó là TSKH Nguyễn Thanh Giang, một cánh chim đầu đàn cho phong trào dân chủ, đổi mới đất nước có buồn khi đưa ý kiến có những người dân chủ thiếu bản lĩnh bị công an lợi dụng đã trực tiếp đâm nhiều nhát dao vào sau lưng ông và ông đã chính thức khen “Quả là an ninh nước mình giỏi thật”. Một người như ông luôn tìm mọi cách hỗ trợ, giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất cho những người đấu tranh mà vẫn bị mang tiếng là người còn có điểm thiếu minh bạch về tiền tài.

Những người có mặt tại cuộc gặp mặt này đều chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau này với ông. Nhưng anh Giang ơi, con đường dân chủ cho Việt Nam còn dài dằng dặc, “cây ngay không sợ chết đứng”, lịch sử rồi đây sẽ mở hết các trang, ai ngay ai cong, ai sáng ai đen đều lộ rõ dưới ánh sáng mặt trời hết cả.

Nhưng người tham gia gặp mặt: TSKH Nguyễn Thanh Giang, NGUT Kim chi, NS Tô Oanh, nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, ông Lê Mai Đậu, Đại tá Trần Liêm, Kỹ sư Ngô Xuân Míc, ông Vũ Linh, ông Thế Hùng và Phạm Thành.
4
6
(Bà Đầm xòe)

Giảm lệ thuộc: Không phải chờ 'sự cố' mới thay đổi

Việc giảm lệ thuộc phải hành động quyết liệt, cụ thể ngay chứ không chờ "có sự cố" với Trung Quốc mới tiến hành.

LTS: Cuối tuần qua, tại hội thảo tổng kết kinh tế 6 tháng đầu năm do Ban Kinh tế Trung ương Đảng, Ủy ban Kinh tế QH và trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức, chủ đề về làm ăn với TQ đã được các đại biểu tập trung thảo luận. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu ý kiến của GS.TS Hoàng Đức Thân, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (ĐH Kinh tế Quốc dân).

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc thường cao hơn mức tăng chung của cả nước. Bên cạnh những lợi ích từ thị trường Trung Quốc thì do tập trung quá mức vào thị trường này và gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, rõ ràng chúng ta gặp nhiều bất lợi khi phụ thuộc nhiều vào thị trường này.

"Bạn hàng lớn"

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc năm 2013 lên tới gần 50 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012).

Còn theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2014 của Việt Nam sang Trung Quốc là 7,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong các năm qua, Trung Quốc là bạn hàng lớn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng nông sản. Nhu cầu nông sản Trung Quốc hiện đang rất lớn, xu hướng tăng và khả năng tự đáp ứng của sản xuất nội địa chỉ xấp xỉ 50%.

Trung Quốc luôn là là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012 nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm 2011, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 17,6%, cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu chung của cả nước.

Phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).

Trung Quốc là quốc gia mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu hướng nhập siêu tăng mạnh và sự lệ thuộc ngày càng nhiều. Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trung bình hàng năm khoảng 800 triệu USD, nhưng nhập khẩu tăng khoảng 3-3,5 tỷ USD/năm từ thị trường này.

Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc là cấu trúc kinh tế lạc hậu; sản xuất trong nước ngày càng tăng, ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế. Việc phụ thuộc vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho sản xuất của nhiều ngành dự báo sẽ ngày càng lớn nếu như Việt Nam không có giải pháp hữu hiệu.

Nguyên nhân thứ hai là giá cả hàng hoá của Trung Quốc rẻ; hai nước có chung đường biên giới dài, tại các vùng biên giới xuất nhập khẩu tiểu ngạch phát triển, người dân qua lại mua bán thuận tiện, mua bán bằng tiền của cả hai nước, mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Nguyên nhân thứ ba cần đặc biệt quan tâm là nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì lợi ích cục bộ, vì lợi nhuận cao nên không quan tâm tới chất lượng, bất chấp nhiều mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là công nghệ cũ lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu vẫn sẵn sàng làm hậu thuẫn cho thương nhân Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp thực chất là của doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc nhưng đội lốt doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động.

Nguyên nhân cuối cùng là các doanh nghiệp Trung Quốc dùng thủ thuật tiếp thị, bỏ thầu giá thấp các công trình tổng thầu rồi dây dưa kéo dài để điều chỉnh giá, vốn đầu tư và cung cấp các thiết bị không đúng yêu cầu.
Trung Quốc, giàn khoan 981, cửa khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu, nông sản, may mặc, TPP
Cửa khẩu Móng Cái tại Quảng Ninh. Ảnh: Qtv.vn
Bị động, lúng túng?

Trong quan hệ thương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu, tốc độ tăng nhập siêu ngày càng cao. Trung Quốc luôn có chiến lược khoa học, mục tiêu rõ ràng và tổ chức bài bản chặt chẽ trong quan hệ thương mại với các đối tác. Trong khi đó chúng ta thường bị động, lúng túng đối phó thiếu tầm chiến lược và chưa tạo ra tiếng nói chung từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân.

Trong cả xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam đang ở thế yếu so với Trung Quốc. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản thô, khoáng sản và các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, khó xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. Trong khi đó các mặt hàng như máy móc, thiết bị Việt Nam nhập khẩu từ TQ về thường lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ ô nhiễm môi trường và nguyên vật liệu nhập về thì kém chất lượng. Trong quan hệ "đầu vào - đầu ra" thì Việt Nam xuất nguyên liệu giá rẻ cho TQ và nhập hàng hóa về giá cao.

Khoảng ¼ đầu vào của nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhiều ngành phải nhập tới 70 - 80% nguyên liệu cho sản xuất từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nhiều bất ổn, bất thường, thiếu tin cậy sẽ có nhiều rủi ro, tiềm ẩn các nguy cơ bất lợi.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do thương nhân Trung Quốc chi phối, lệ thuộc vào thương nhân Trung Quốc. Nó thể hiện sự yếu kếm về công tác thị trường và hệ thóng phân phối hàng hóa của Việt Nam.

Không chỉ vấn đề qui mô thương mại với Trung Quốc mà cần phải chú ý vấn đề an ninh kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc có chủ đích buộc Việt Nam lệ thuộc là vấn đề phải cảnh giác và có sự hóa giải chủ động.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không lớn về tổng vốn đầu tư nhưng các dự án lại triển khai ở những địa bàn trọng yếu và những ngành, lĩnh vực then chốt có tính chất chi phối, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội,an ninh, quốc phòng như năng lượng. Mặt khác Trung Quốc lại thông qua đầu tư trực tiếp vào nước ta để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại đa phương mà Việt Nam tham gia. Trong khi chúng ta chưa tận dụng được lợi ích này.
Trung Quốc, giàn khoan 981, cửa khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu, nông sản, may mặc, TPP
Phải bảo đảm sự hợp lý, hiệu quả trong quan hệ thương mại quốc tế. Ảnh: Thanh niên

Trung Quốc, giàn khoan 981, cửa khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu, nông sản, may mặc, TPP
Việt Nam cần làm gì?

Khi xảy ra những xung đột về kinh tế giữa hai nước thì tác động nặng nề nhất là thiếu nguyên liệu nên dẫn đến sản xuất giảm và giảm cả lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường.

Còn xét trong dài hạn, đây là thời cơ để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều kiện tốt để tái cấu trúc ngành thương mại, bắt buộc sản xuất trong nước phải thay đổi để phát triển đa dạng các thị trường; thay đổi tổ chức sản xuất và tổ chức thương mại trong nước. Cơ hội để thu hút các nước khác đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU vào Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất, mạng phân phối khu vực và quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phải hành động quyết liệt, cụ thể chứ không phải chỉ khuyến nghị đối với cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chủ động, tích cực làm ngay chứ không chờ "có sự cố" với Trung Quốc mới tiến hành.

Những việc cần làm trước mắt là quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Đặc biệt là vấn đề truy xuất xuất xứ hàng hóa. Cấm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, hạn chế xuất nguyên liệu thô. Xây dựng tiêu chuẩn và hàng rào thương mại, môi trường phù hợp với qui định của của tổ chức thương mại thế giới để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Kiểm soát biên giới, hạn chế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Tước giấy phép kinh doanh, mạnh tay trừng trị các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, dùng hàng Trung Quốc giả hàng nước khác. Thành lập Ban điều phối một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tìm đối tác ở các nước đang phát triển thay thế nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Thông qua các đối tác trung gian khi Trung Quốc sử dụng biện pháp thương mại với Việt Nam. Mời trực tiếp các cơ quan xúc tiến, chuyên gia các nước sang giúp nông dân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng hóa theo qui định của các nước.

Còn về lâu dài, cần tiếp tục thúc đấy xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác lợi thế của Việt Nam. Khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và hàng hóa chế biến sâu, giá trị gia tăng cao. Tích cực khai thác và tận dụng các lợi ích từ thị trường Trung Quốc. Đặc biệt khi xây dựng các chính sách kinh tế, thương mại phải hạn chế các nguy cơ bị lợi dụng từ phía Trung quốc.

Ngoài ra, cần tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam có cơ hội để thể hưởng lợi một khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm và căng thẳng trong quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Sự chuyển hướng của dòng vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc để đến các thị trường có điều kiện sản xuất tương đương nhưng bớt rủi ro hơn diễn ra rõ nét trong những năm qua. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư với triển vọng gia nhập TPP trong những năm tới, trong khi Trung Quốc thì không tham gia hiệp định này. Trên thực tế, thu hút vốn FDI ròng của Trung Quốc đã liên tục sụt giảm kể từ năm 2008 trở lại đây trong khi ở Việt Nam, dòng vốn FDI có sự khởi sắc. Xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong năm 2014.

VN cũng cần tận dụng cơ hội do gia nhập TPP đem lại: Thực trạng cấu trúc nền kinh tế và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, khả năng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong các năm tới có thể vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, điều này có khả năng thay đổi tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi tham gia TPP các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam sẽ phải chú ý nhiều hơn đến nguyên tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng các ưu đãi thuế suất từ TPP bằng cách chuyển sang nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu từ các nước là thành viên tham gia ký kết hiệp định này, thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc như hiện nay. Nhưng mặt khác cũng phải có giải pháp đối phó làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào một số ngành tại Việt Nam để họ hưởng lợi do Việt Nam tham gia TPP.

Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là tất yếu. Vấn đề là phải bảo đảm sự hợp lý, hiệu quả trong quan hệ thương mại quốc tế. Một mặt Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc bất lợi, bất an và rủi ro, mặt khác không kém quan trọng là khai thác những lợi ích, lợi thế và hiệu ứng tích cực trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều chỉnh là một quá trình nhưng phải làm ngay không chờ những bất trắc xảy ra.
    Hoàng Đức Thân
  ( Tuần Việt Nam )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét