Thiết lập liên minh châu Á – Thái Bình Dương để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc
Đổi mới & Phát triển
Hoạt động đặc biệt và chối bỏ trách nhiệm hợp lý sẽ đem lại khả năng lớn nhất cho các hành động quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, nhằm vào các tài sản xâm phạm lãnh hải, và tránh bị cuốn vào cuộc chiến tranh thông thường.Philippines, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi bằng cách cương quyết hơn trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm thuộc biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), gồm cả bằng các biện pháp quân sự đơn phương. Nếu không đáp trả bằng phản ứng quân sự thích đáng và tương ứng đối với Trung Quốc, đã chiếm giữ các đảo và bãi cạn của Philippines, và hạ đặt giàn khoan dầu hàng tỷ USD vào gần Việt Nam, sẽ khuyến khích Trung Quốc lấn chiếm hơn nữa, làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ và đe dọa các nước khác phải nhượng bộ Trung Quốc.
Với lượng quân đội nhỏ hơn so với Trung Quốc, chiến lược quân sự tối ưu cho Philippines và Việt Nam là tấn công các tài sản nửa cố định của Trung Quốc trên biển Đông, như giàn khoan dầu và gần như chắc chắn sẽ sử dụng hoạt động đặc biệt thực hiện chiến thuật hành động và chối bỏ trách nhiệm hợp lý. Quân đội nhỏ sẽ ở thế cực bất lợi khi chống lại quân đội lớn trong cuộc chiến tranh thông thường, nhưng sẽ giảm thiểu bất lợi nếu sử dụng các hoạt động đặc biệt và nổi dậy. Hoạt động đặc biệt và chối bỏ trách nhiệm hợp lý sẽ đem lại khả năng lớn nhất cho các hành động quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, nhằm vào các tài sản xâm phạm lãnh hải, và tránh bị cuốn vào cuộc chiến tranh thông thường. Hoạt động đặc biệt đơn phương nhằm vào các tài sản của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia riêng nào – bao gồm Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, hay Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc bị thiệt hại ở đó, họ sẽ phải rút ở nơi khác.
Các hiệp ước phòng thủ song phương hoặc đa phương giữa Philippines và Việt Nam, cũng như với các quốc gia và lãnh thổ khác chống lại sự bành trướng của Trung Quốc như Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ, sẽ ngăn cản Trung Quốc trả đũa, và xây dựng một liên minh mà cuối cùng là thành lập liên minh các lực lượng thông thường để bảo vệ đường biên giới được quốc tế công nhận của khu vực. Liên minh Châu Á-Thái Bình Dương này sẽ có lợi ích khi hợp tác chặt chẽ hơn với NATO, vì cả hai đối mặt với chế độ độc tài xét lại đang tìm kiếm mở rộng lãnh thổ. NATO cần sự giúp đỡ trong việc bảo vệ Đông Âu chống lại Nga cũng như liên minh Châu Á-Thái Bình Dương cần được giúp đỡ để chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có lợi ích trong việc tham gia vào liên minh Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sự kiện gần đây cho thấy Việt Nam và thậm chí Philippines không thể hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ. Các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương có thể làm được nhiều thông qua các liên minh quân sự song phương và đa phương để ngăn chặn Trung Quốc.
Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ đều phải đối mặt với những đòi hỏi lãnh hải hoặc lãnh thổ bất hợp pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, Philippines và Việt Nam là hai nước duy nhất đã bị Trung Quốc xây dựng các cấu trúc vật lý thường trực trên lãnh thổ của mình, nhưng không đủ sức để chống lại. Với lực lượng hải quân mạnh, Nhật Bản ở vị thế tốt hơn trong việc đương đầu trực tiếp với sự xâm chiếm của Trung Quốc để bảo vệ hải đảo và bãi cạn nằm xa bờ. Vì thế, Trung Quốc đã không đặt các cấu trúc vĩnh viễn trên lãnh thổ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Việt Nam và Philippines cũng có thể bảo vệ được chủ quyền 200 dặm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình bằng việc bảo vệ lãnh hải mạnh mẽ hơn, cơ động hơn và sáng tạo hơn.
Philippines và Việt Nam có lợi ích kinh tế và an ninh to lớn trong việc cùng nhau củng cố phòng thủ ở vùng biển giàu tài nguyên của họ. Biển Đông có trữ lượng dầu từ 28-213 triệu thùng, với ước tính tối đa xếp thứ ba sau Ả Rập Saudi và Venezuela. Biển Đông cũng có khoảng 190 ngàn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, tức 3% trữ lượng toàn cầu đã được chứng minh.
Tác động kinh tế và an ninh của Biển Đông được củng cố lẫn nhau. Việc bảo vệ hòn đảo ở Philippines và Việt Nam không chỉ bảo vệ an ninh và chủ quyền tức thời của các quốc gia này, mà có ý nghĩa kinh tế to lớn cho sự phát triển và tiếp cận nguồn tài nguyên trong tương lai. Nguồn thu từ tài nguyên dầu và khí đốt ngược lại sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh an ninh và quân sự của bất cứ quốc gia nào chiếm giữ được chúng. Những mất mát về kinh tế và chính trị của việc không hành động sẽ là nghiêm trọng, nếu thất bại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này có nghĩa là mất nguồn thu từ tài nguyên đó cho Việt Nam và Philippines, trong khi Trung Quốc sẽ đạt được những nguồn thu này. Mất Biển Đông về tay Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực về phía Trung Quốc, nó sẽ kích thích ham muốn của Trung Quốc đi chinh phục gây bất ổn thêm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn so với các nước láng giềng, nó sẽ càng muốn thể hiện sức mạnh về hướng Đông – nhiều khả năng sẽ là Đài Loan, Hàn Quốc, và tuần tra hải quân ở Đông Hawaii.
Trong khi sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ lãnh hải của Philippines là tối ưu, nhưng không thể dựa toàn hoàn vào điều này. Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước phòng thủ với Philippines năm 1951, nhưng người ta cho rằng Hoa Kỳ đang lơ là trong nghĩa vụ của mình để bảo vệ Philippines ở biển Nam Trung Hoa chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc thực hiện quân sự hóa và xây dựng các cấu trúc trên các đảo và bãi cạn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, như bãi cạn Panatag (hay Scarborough theo tên gọi quốc tế), thì Hoa Kỳ đang tiến hành tập trận chung, và phát triển các thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc. Hoa Kỳ đã phản ứng hạn chế qua những viện trợ quân sự nhỏ giọt và phát biểu không đáng giá về việc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Kể từ tranh chấp năm 2012, Philippines cũng không thực hiện bất cứ điều gì có ý nghĩa về mặt quân sự để ngăn chặn Trung Quốc. Mặc dù quân đội Philippines không thể đến gần để đánh bại Trung Quốc trong một trận hải chiến thông thường, Philippines có thể sử dụng chiến thuật hoạt động đặc biệt để tấn công các cấu trúc và tài sản của hải quân Trung Quốc trên bãi cạn Panatag nhằm gây tổn thất cho cuộc xâm chiếm của Trung Quốc.
Vào tháng ba, Philippines đã tiến hành các thủ tục tố tụng luật pháp quốc tế tại Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague. Nhưng Trung Quốc từ chối tham gia, và các thủ tục này có thể sẽ kéo dài đến năm 2015. Trung Quốc đang sử dụng thời gian này để củng cố vị trí thực địa của mình ở các đảo tranh chấp. Mặc dù Philippines có thể thắng bằng luật pháp quốc tế, nhưng các trọng tài quốc tế thường bị tác động bởi yếu tố chính trị. Họ sẽ cảm thấy bất ổn khi đưa ra phán quyết chống lại Trung Quốc mà phán quyết này không thể được thi hành. Điều này sẽ làm mất uy tín của tòa án và luật pháp quốc tế. Các chính trị gia Hoa Kỳ cũng nhận thức rằng những phán quyết đó của tòa án là không có hiệu lực và yêu cầu cưỡng chế thực thi đối với Trung Quốc thì cho đến nay chưa một quốc gia nào đưa ra.
Tình thế của Việt Nam ở biển Đông thậm chí còn bấp bênh hơn Philippines. Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ với Mỹ hay bất kỳ quân đội nào khác có khả năng đánh bại Trung Quốc. Thủ đô Hà Nội chỉ cách biên giới Trung Quốc trong vòng 100 dặm. Việt Nam chưa đưa ra tòa án quốc tế về vấn đề biển Đông và các yêu sách của Trung Quốc. Việc Việt Nam thiếu các phản ứng ngoại giao và quân sự mạnh mẽ chống lại việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trị giá hàng tỷ đô la trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam vào ngày 02 tháng 5 sẽ khuyến khích Trung Quốc hạ đặt thêm giàn khoan khác, có thể sẽ ở lãnh hải của Malaysia, Brunei, hay Philippines.
Trong một động thái bất ngờ, ngày 16 tháng 7, Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan HD-981 về gần đảo Hải Nam, ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam. Tuy nhiên, đừng ảo tưởng việc rút giàn khoan là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình.
Sự phục tùng của các nước châu Á-Thái Bình Dương trước những hà hiếp về hàng hải và lãnh thổ của Trung Quốc có thể được giải thích do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, được thể hiện trong cả các quan hệ thương mại hợp pháp và bất hợp pháp thông qua hối lộ và tham nhũng của các quan chức nhà nước. Trung Quốc có một lịch sử đưa hối lộ, điển hình nhất là vụ vợ chồng cựu Tổng thống Philippines Arroyo phải ngồi tù vì cáo buộc nhận hối lộ từ Trung Quốc năm 2007. Các thỏa thuận thương mại thuận lợi hoặc hối lộ của Trung Quốc có khả năng làm cho các chính trị gia ở cả hai nước tiếp cận dè dặt đối với sự xâm chiếm lãnh hải của Trung Quốc. Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thương mại hàng năm là 562 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều hàng năm là 57 tỷ USD, đã đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, làm cho Hoa Kỳ phải giảm nhẹ căng thẳng chính trị giữa hai nước. Những lợi ích này có lẽ sẽ gây áp lực cho các chính trị gia Hoa Kỳ thực hiện cách tiếp cận nhẹ nhàng với các hành động của Trung Quốc, như vụ bê bối năm 1996 khi đảng Dân chủ nhận đóng góp cho chiến dịch tranh cử và tư vấn chính sách từ Trung Quốc.
Bằng việc sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để khích lệ cho các phản ứng dè dặt từ Philippines, Việt Nam và Hoa Kỳ, Trung Quốc tương đối dễ dàng thực hiện sự xâm chiếm lãnh hải các nước láng giềng yếu nhất. Những hành động như vậy thậm chí không đưa đến mối đe dọa trừng phạt hay phản ứng quân sự đáng kể. Thay vào đó, Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines phản ứng một cách yếu ớt, với việc đào tạo quân sự ít ỏi, cân bằng hải quân tượng trưng, và phát biểu không đáng giá về luật pháp quốc tế. Đừng hy vọng những phản ứng yếu đuối đó sẽ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Những phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều đã thất bại trong việc ngăn cản Nga tiếp quản Crimea, trong khi Nga yếu hơn so với Trung Quốc về quân sự và sức mạnh kinh tế. Một phản ứng quân sự đơn phương tiềm tàng và mạnh mẽ hơn đối với sự xâm chiếm của Trung Quốc là vì lợi ích của Hoa Kỳ, Việt Nam, và Philippines. Tương lai của Châu Á và danh dự của Hoa Kỳ đang bị đe dọa!
TS. Anders Corr, ThS. Nguyễn Mai Hương, ThS. Nguyễn Công Minh và TS. Priscilla Tacujan
(TS. Anders Corr là Nhà sáng lập Corr Analytics Inc, New York; ThS. Nguyễn Mai Hương là nhà phân tích Đông Á về khu vực công tại Ngân hàng Thế giới, Washington; ThS. Nguyễn Công Minh là Biên tập viên Doimoi.org; TS. Priscilla Tacujan có hơn 1 năm làm việc như là nhà khoa học xã hội tại Afghanistan cho U.S Army. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của chính các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức nơi họ làm việc.)
Nguồn: http://www.forbes.com/sites/realspin/2014/07/08/protect-the-smaller-nations-of-the-south-china-sea/
Chỉ Là Vấn Đề Thời Gian – Ngô Đình Nhu
Một số hình ảnh người dân, các linh mục, blogger Phương Uyên, An Đỗ,… đến tưởng niệm, cử hành thánh lễ tại mộ phần Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ Ngô Đình Cẩn trong năm 2013.
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét:
Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong
việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm
đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của
Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh
tụ cao quí như vậy.[1].
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết này. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hãi đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam.
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam. So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng. Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam. Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt. Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “ Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới.
Philippines đã nộp đơn kiện Trung cộng tại tòa quốc tế Hague, Hòa Lan đòi chủ quyền biển đông. Toà yêu cầu trả lời, tàu cộng nói không!!! tuy nhiên sự kiện này đánh động cho cả thế giới biết sự việc ngang ngược của chúng.
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất, vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông cố vấn Ngô Đình Nhu trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do. Link: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/paris–commemoration-of-50-years-president-ngo-dinh-diem-and-ngo-dinh-nhu-s-death-11032013131800.html
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Theo muoisau blogNhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết này. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hãi đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam.
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam. So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng. Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam. Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt. Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “ Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới.
Philippines đã nộp đơn kiện Trung cộng tại tòa quốc tế Hague, Hòa Lan đòi chủ quyền biển đông. Toà yêu cầu trả lời, tàu cộng nói không!!! tuy nhiên sự kiện này đánh động cho cả thế giới biết sự việc ngang ngược của chúng.
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất, vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông cố vấn Ngô Đình Nhu trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do. Link: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/paris–commemoration-of-50-years-president-ngo-dinh-diem-and-ngo-dinh-nhu-s-death-11032013131800.html
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
"Không có quyền cấm uống rượu bia sau 10h đêm"
TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
"Quy định cấm uống rượu bia sau 10h đêm của Bộ Y tế đồng nghĩa với việc cấm uống rượu bia hoàn toàn".
Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Theo đó, người bán rượu bia sau 10h đêm có thể bị cấm. Thậm chí, người uống rượu sau 10h đêm cũng có thể bị phạt. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Thưa ông, trước đây, Bộ Y tế đưa ra Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Luật này đã có hiệu lực thi hành nhưng tính khả thi còn hạn chế, nay Bộ Y tế lại đề xuất cấm bán rượu bia sau 10h đêm. Là người làm trong cơ quan lập pháp, ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?
Đây là chủ trương đúng nhưng Bộ Y tế cần xem lại. Trước đó, Bộ Y tế cũng đưa ra Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật này có hiệu lực thi hành nhưng tính khả thi còn hạn chế, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá nơi công cộng. Tuy Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đang được nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của quốc tế nhưng Bộ Y tế cần xem xét lại.
Theo tôi, tính khả thi của luật không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bộ Y tế nên xem xét Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá để nghiên cứu Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.
Về quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ vì thuốc lá, rượu bia đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là thói quen của người Việt nên cấm sẽ rất khó.
Bộ Y tế giải thích: Đề xuất cấm bán rượu sau 10h đêm để tránh mất an ninh trật tự, giảm tai nạn giao thông? Ông đánh giá thế nào về lý do Bộ Y tế đưa ra?
Cả hai lý do Bộ Y tế đưa ra đều không thuyết phục. Mất an ninh trật tự phải đúng trong từng trường hợp, từng địa điểm, từng đối tượng. Cấm bán rượu sau 10h đêm không hạn chế tai nạn giao thông, chỉ nên cấm uống rượu trong khi điều khiển phương tiện giao thông và trong giờ làm việc. Trong thời gian nghỉ ngơi, không ai có quyền cấm uống rượu bia.
Lâu nay tai nạn giao thông, rối loạn trật tự xã hội, bạo lực gia đình có ảnh hưởng từ rượu bia nhưng phải xem xét.
Do vậy, luật đưa ra phải phù hợp với hệ thống pháp luật, phải có tính thực tiễn, đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng và khả năng thực hiện của người dân.
Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Theo đó, người bán rượu bia sau 10h đêm có thể bị cấm. Thậm chí, người uống rượu sau 10h đêm cũng có thể bị phạt. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Thưa ông, trước đây, Bộ Y tế đưa ra Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Luật này đã có hiệu lực thi hành nhưng tính khả thi còn hạn chế, nay Bộ Y tế lại đề xuất cấm bán rượu bia sau 10h đêm. Là người làm trong cơ quan lập pháp, ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?
Đây là chủ trương đúng nhưng Bộ Y tế cần xem lại. Trước đó, Bộ Y tế cũng đưa ra Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật này có hiệu lực thi hành nhưng tính khả thi còn hạn chế, vẫn còn nhiều người hút thuốc lá nơi công cộng. Tuy Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đang được nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của quốc tế nhưng Bộ Y tế cần xem xét lại.
Theo tôi, tính khả thi của luật không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bộ Y tế nên xem xét Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá để nghiên cứu Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.
Về quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ vì thuốc lá, rượu bia đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là thói quen của người Việt nên cấm sẽ rất khó.
Bộ Y tế giải thích: Đề xuất cấm bán rượu sau 10h đêm để tránh mất an ninh trật tự, giảm tai nạn giao thông? Ông đánh giá thế nào về lý do Bộ Y tế đưa ra?
Cả hai lý do Bộ Y tế đưa ra đều không thuyết phục. Mất an ninh trật tự phải đúng trong từng trường hợp, từng địa điểm, từng đối tượng. Cấm bán rượu sau 10h đêm không hạn chế tai nạn giao thông, chỉ nên cấm uống rượu trong khi điều khiển phương tiện giao thông và trong giờ làm việc. Trong thời gian nghỉ ngơi, không ai có quyền cấm uống rượu bia.
Lâu nay tai nạn giao thông, rối loạn trật tự xã hội, bạo lực gia đình có ảnh hưởng từ rượu bia nhưng phải xem xét.
Do vậy, luật đưa ra phải phù hợp với hệ thống pháp luật, phải có tính thực tiễn, đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng và khả năng thực hiện của người dân.
Quy định cấm uống rượu bia sau 10h đêm đồng nghĩa với việc cấm uống rượu bia hoàn toàn? (Ảnh minh họa) |
Nếu quy định người uống rượu bia sau 10h đêm sẽ bị phạt là vô lý. Cơ quan chức năng dựa vào đâu để phạt? Khó có thể dựa vào mùi bia rượu hay dựa vào nồng độ cồn để phạt. Do đó, Bộ Y tế phải cân nhắc kỹ.
Trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia chỉ cấm người uống rượu bia trong giờ làm việc, đang điều khiển phương tiện giao thông. Nếu sau 10h đêm cấm thì gần như cả ngày không được uống. Rõ ràng, cơ quan chức năng cấm uống rượu bia sau 10h đêm đồng nghĩa với việc cấm uống rượu bia hoàn toàn.
Có ý kiến cho rằng, ở những điểm du lịch lớn cũng cần những dịch vụ về đêm để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ông có nghĩ rằng, có quá nhiều quy định cấm về ban đêm có ảnh hưởng đến phát triển du lịch?
Theo tôi, cấm bán hàng về đêm sẽ ảnh hưởng đến du lịch. Nếu cấm bán rượu bia sau 10h đêm, các cơ quan chức năng nên khoanh vùng. Bình thường chỉ nên cấm uống rượu về đêm ở những nơi công cộng, còn nơi du lịch nên khoanh vùng lại. Nơi du lịch, nơi ăn chơi phải cho phép người ta uống rượu sau 10h đêm.
Muốn phát triển du lịch, muốn người ta đến mà cấm bán rượu sau 10h đêm khác nào cấm 12h đêm không được ngủ.
Trên thực tế đã từng có chuyện uống rượu ở vũ trường sau đó gây rối trật tự công cộng. Vì vậy có ý kiến cho rằng, đề xuất này sẽ giúp giảm các hiện tượng trên, thưa ông?
Bộ Y tế không được lấy lý do quán bar, vũ trường gây rối loạn trật tự để đề xuất cấm bán rượu bia trên cả nước. Trên thực tế, nhiều người có nhu cầu mua rượu, uống rượu lúc đêm nên tính khả thi trong đề xuất này không cao. Nếu cấm nhà hàng, quán bar, vũ trường bán rượu thì có tính khả thi cao hơn. Bộ Y tế không được lấy nhóm (vũ trường, quán bar) để làm luật chung cho cả nước.
Vậy theo ông, Bộ Y tế cần quy định cấm uống rượu bia như thế nào để sát với thực tiễn hơn?
Muốn đi vào cuộc sống trước hết phải cấm những gì người dân thấy bức xúc như: xử lý người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu gây hại cho người khác và cho bản thân. Cấm ngay người uống rượu bia khi đang làm việc, khiến năng suất lao động giảm, ảnh hưởng đến người khác, không tốt cho sức khỏe.
Theo tôi, Bộ Y tế cần quy định cấm uống rượu bia đúng đối tượng, đúng mục tiêu, sát thực với thực tiễn cuộc sống. Nên thăm dò ý kiến, giải thích, tạo sự đồng thuận cho nhân dân.
Trong dự thảo nên quy định nhóm nào cấm hoàn toàn và chế tài xử lý phải mạnh, còn nhóm khác khuyến khích để người ta thấy được việc uống rượu ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Đây là quy định đúng nhưng thể hiện tinh thần khuyến khích vận động để chính người dân họ tự chuyển biến.
Xin cảm ơn ông!
Dương Phượng
( Khám Phá )
Nguyễn Khải - Một người Hà nội
Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi.
Năm 1955, tôi từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn
trước, còn họ hàng chỉ còn lại có dăm gia đình, vì chồng và con đều đi
theo cách mạng. Cô Hiền cũng ở lại, dầu cô chú vẫn sống ở Hà Nội suốt
chín năm đánh Pháp, các con lại còn nhỏ, chả có dính líu gì đến chính
phủ “ngoài kia” cả.
Họ ở lại chỉ vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở
một vùng đất khác. Lại thêm, chú tôi làm nghề giáo học, một ông giáo dạy
cấp tiểu học, là người cần thiết cho mọi chế độ, chế độ cộng sản cũng
phải khuyến khích trẻ con đi học, học văn hóa và học làm người. Còn
chính trị chính em là những lứa tuổi trên, học sinh tú tài và sinh viên
đại học.
Tính thế là đúng nhưng tôi vẫn lo, thật ra không có gì đáng để phải lo,
nhưng tôi vẫn nghi ngại gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và
chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ. Là vì họ ở rộng quá, một
tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây
si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. Với người vô sản, ở quá rộng là
một cái tội, trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong
những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn
bè.
Cái mặc cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da,
bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa
cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ
hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi
đúng chỗ đã quy định.
Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi súm sít
quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong
nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào,
sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần
phải theo bó một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì
cái thứ lễ nghi của… giai cấp tư sản.
Tôi không dám thốt ra miệng nhưng vợ chồng vẫn bảo riêng nhau : “Cô Hiền
đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc
mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”.
Đã là người gốc Hà Nội thì không thể không nghe nói tới sự giàu có lương
thiện của cụ Tú Dâu Hàng Bạc, là nhà ở cuối Hàng Bạc đầu Hàng Mắm. Xưa
kia đất ấy là bến sông, mành Nghệ An chở nước mắm ra đổ tại bến và bốc
ngay lên nhà. Nước mắm đổ vào các kiệu chôn chìm trong đất, mỗi lần thay
phải dùng khăn bông trắng lau chùi sạch. Một dãy nhà chôn kiệu nước mắm
và một gian nhà để tiền, tiền kẽm, mang một quan tiền kẽm đã phải vác
vai.
Cụ Tú đậu tú tài khoa thi hương cuối cùng khi tuổi đã lớn, sau đó là bỏ
hẳn bút lông để theo bút sắt. Cụ Tú ngâm thơ vịnh nguyệt, ăn ở giao tiếp
theo kiểu cách nhà quan, dạy con cái cũng theo khuôn phép nhà quan là
cái phần hào nhoáng của gia đình. Còn cái phần căn cốt, cái phần được
người đời trọng thực nể thực, cái gian nhà tiền ấy đều do hai bàn tay
đảm đang của vợ gây dựng nên. Bà chỉ buôn có nước mắm thôi. Thơ của cụ
Tú được bạn bè khen nịnh chẳng qua là nhờ ở cái mùi nước mắm Nghệ, nhờ ở
cái mùi tiền từ các kiệu nước mắm, con cháu sau này vẫn đùa vụng thế.
Bà Tú Dâu là em ruột bà ngoại tôi và là chị ruột mẹ cô Hiền. Hình như cả
ba chị em đều lớn lên ở Hà Nội cùng một thời, cái thời Pháp mới sang,
phố phường còn là nhà lá, nhưng chỉ có bà Tú là tiếng tăm hơn cả. Nhìn
những tấm ảnh các cụ chụp từ đầu thế kỷ mà cảm động. Các cụ đều không
được đẹp, mặt vuông trán ngắn, mắt hẹp và dài, lại hơi xếch một chút, gò
má thì cao. Cả ba cụ đều ăn mặc theo cái mốt của thời ấy: khăn vấn bỏ
đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến, mặc quần lĩnh
Bưởi và đi hài. Ba bà đặc nhà quê nhưng lại đẻ ra một loạt con gái rất
tân thời. Khoảng cuối những năm ba mươi, mẹ già tôi vẫn để răng đen,
nhưng đã vấn tóc trần, đeo kiềng cổ và vòng tay bằng vàng chạm vừa thô
vừa nặng.
Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng
màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc,
bạch kim và hạt xoàn. Cũng vào những năm ấy có một số gia đình công chức
cao cấp và quan lại, có cả mấy nhà buôn bán tơ lụa, thuốc bắc, kim
hoàn, cho con gái lớn mở phòng tiếp khách văn chương, gọi là salon
littéraire để mời gọi mấy anh văn sĩ, thi sĩ mới nổi và các cậu sinh
viên cao đẳng. Khách văn chương là cái khung phải có, còn đám công tử
một mai sẽ thành quan đốc, quan trạng, quan huyện mới là những nhân vật
chính của mọi mộng mơ theo kiểu Tự lực văn đoàn.
Ngôi nhà của cô Hiền cũng là một salon nổi tiếng, không phải vì bố mẹ
giàu hoặc sang mà vì có con gái lớn quá đẹp, vừa đẹp vừa thông minh,
biết cách tự khoe bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng của mình. Tôi sở
dĩ biết vô ối chuyện vặt vãnh của mấy ông Lan Khai, Đái Đức Tuấn tức
Tchya, Phùng Tất Đắc, Lê Văn Trương, Hồ Dzếnh… là do cô tôi kể lại cả.
Ông Trương còn nhờ cô đọc giùm bản thảo của nhiều cây bút chưa thành
danh, một phần vì tin ở tài thẩm định văn chương của cô, phần nữa cũng
vì ông bận quá : bận viết, bận hút và bận cách làm giàu.
Tôi hỏi đùa : “Vậy cái ông Nam Cao là do cô tìm được ra phải không ?” Cô
trả lời rất nghiêm trang : “Ông Lê Văn Trương tìm ra. Là do ông nằm hút
thuốc phiện ở nhà Trác Vỹ, tiện tay với lấy một chồng bản thảo để kê
đầu, rồi tiện tay lôi ra một tập để đọc, cái tập ấy có tên “Cái lò gạch”
do một cây bút hoàn toàn vô danh viết ra”.
Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng với lứa tuổi chúng tôi ngày ấy
mới hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh, là cực kỳ khoan khoái. Chín năm xa
phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải
lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi
ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm đều ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội.
Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật
vui nhỉ ? Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm
việc, cả cách nói năng nữa. Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai
đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên : “Mẹ ơi ! Đồng chí Khải
đến”. Cô tôi cau mặt gắt : “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa ?” Bất đồ
chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên : “Tại sao chủ nhật
trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”. Cô tôi thở dài, quay
người đi. Tôi nói : “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ ?” Cô trả lời :
“Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ ?”.
Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập
thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra
sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho
kẻ ăn người ở. Về sau tổ dân phố lại vận động nhau không nên nuôi người
ở. Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Chị vú
là vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi.
Sau ngày giải phóng cô tôi cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở
lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau. Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ
bám theo, dò hỏi : “Chị có bị nhà chủ hành hạ không ? Tiền công có đưa
đều đặn không ? Thái độ chính trị của họ là như thế nào ?” Chị vú gắt ầm
lên : “Nếu họ không tử tế tôi đã xéo đi từ lâu rồi không cần anh phải
xui”. Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận : “Cách mạng gì
toàn để ý đến những chuyện lặt vặt!”. Bây giờ thì chị vú đã mất rồi, về
quê được bốn năm thì mất. Chị trông con cho bà cô tôi từ năm 19 tuổi
đến năm 45 tuổi mới về quê, tình nghĩa như người trong họ. Anh chồng
không lấy vợ khác vì các con đã trưởng thành, anh làm chủ nhiệm một cửa
hàng mua bán của xã, ngày giỗ ông chú và ngày tết đều đem gạo, đậu xanh,
miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em.
Trong lý lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại
bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào thêm
phiền. Tôi vẫn đinh ninh cô phải thuộc giai cấp tư sản vì cô có gương
mặt đặc biệt là tư sản, càng già lại càng rõ. Tôi hỏi cô :
- Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ?
Cô Hiền cười rất tươi :
- Tao chưa đủ tiêu chuẩn.
Tôi cũng cười :
- Lại còn chưa đủ.
Cô nói thản nhiên :
- Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.
Tôi nín lặng vì đó là sự thật. Cửa hàng của cô chỉ bán có một thứ : hoa
giấy, các loại hoa giấy và các lẵng hoa đan bằng tre, thêm ít bưu ảnh và
sổ tay kỷ niệm. Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ,
chỉ có một mình cô làm, các con thì chạy mua vật liệu, hoặc làm giúp
phần cuống lá vào dịp Tết ta và Tết tây.
Nhiều bà bạn cũng tỏ ý ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập
cũng lạ nhỉ?”. Cô tôi trả lời thật nhẹ nhàng: “Các bà không biết nhưng
nhà nước lại rất biết”. Tất nhiên là cô khôn hơn các bà bạn của cô và
cũng thức thời hơn ông chồng. Sau ngày Hà Nội giải phóng cô vẫn có hai
dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê. Ông làm nghề dạy
học, con đông, đủ ăn là may, có tiền dư để tậu nhà là do ông viết sách
giáo khoa cấp tiểu học, được Nha Học chính công nhận và cho in bán.
Năm 56, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến
về. Một năm sau có một cán bộ đến hỏi về nhà cửa và có nhắc tới ngôi nhà
ở Hàng Bún. Cô trả lời tỉnh khô: “Xin mời anh tới ngôi nhà anh vừa nói,
hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao. Nếu còn thắc mắc xin mời anh
trở lại”. Cũng trong năm 56, ông chú tôi muốn mua một cái máy in nhỏ để
kinh doanh trong ngành in vì chế độ mới không cho phép ông mở trường tư
thục. Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không ?” – Ông chồng trả lời:
“Không” – “Ông có sắp chữ được không ?” – “Không”- “Ông sẽ phải thuê
thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ
này à ?” Ông chồng tính vốn nhát, rút lui ngay.
Cô kết luận với tôi : “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần
họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là
nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn”. Làm hoa giấy không thể làm giàu được nhưng
rất đủ ăn, lại nhàn, lại không phải lo sợ gì. Tôi hỏi lại : “Còn chú,
còn các em ?” – “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi
làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không
phải sống bám”.
Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội là những người đàn bà có đầu óc rất
thực tế. Mọi sự mọi việc đều được các bà tính toán trước cả. Và luôn
luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng
chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Đã tính là làm, đã
làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Cô tuyên bố
thẳng thừng với tôi : “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế
độ”.
Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết,
cũng chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son
trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một
ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh
ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái
út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh
đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã
hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn.
Cô bảo tôi : “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ
việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình
ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường
chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách
nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi : “Chúng mày là người Hà
Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện,
buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ
lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc,
rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này
muốn sống ra sao là tùy”.
Đầu năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt
đầu tiên nên tuyển chọn rất kỹ càng, lứa tuổi từ 18 đến 25, diễn viên
cải lương và kịch nói có, nhạc sĩ có, họa sĩ có, giáo viên trung học rất
đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói khoảng 660 người.
Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện
đăng ký xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện.
Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam.
Họ dừng lại ở Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi
hỏi cô: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ ?” Cô trả lời: “Tao đau
đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn
bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm cô không nhận được tin tức
gì về đứa con đã ra đi, lại đến thằng con kế làm đơn xin tòng quân, cũng
đòi vào chiến trường phía trong để gặp anh, nếu anh đã hy sinh thì nối
tiếp chí hướng của anh. Tôi hỏi lại cô: “Cô cũng đồng ý cho nó đi à ?”
Cô trả lời buồn bã: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn
cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một
cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình
đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay
hớm gì”.
Cũng may chú em tôi học rất giỏi, thi vào đại học với số điểm cao, nên
nhà trường giữ lại. Tôi đến chúc mừng cô và em, cô nói: “Hiện tại thì nó
may hơn anh nó, nhưng nếu anh nó còn sống thì cũng chưa biết đứa nào
may hơn đứa nào”. Cô tôi tính toán việc nhà việc nước đại khái là như
thế.
Tháng 12 năm 1975, cô Hiền cho con gái xuống nhà gọi vợ chồng tôi tới ăn
liên hoan mừng em Dũng đã về. Cô nói: “Nó đeo ba lô bước vào đến giữa
nhà tao còn hỏi, anh muốn mua gì?” Tôi cũng không thể nhận ra nếu được
gặp đồng chí thượng úy này ở đâu đó. Gầy ốm quá, da đen quá, râu ria
cũng nhiều quá, chẳng còn tí dấu vết gì là một chàng trai của Hà Nội.
Trong mấy chục năm sống dưới chế độ ta, mỗi tháng cô đều tổ chức một bữa
ăn bạn bè, gồm các cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi đã thành danh
của đất kinh kỳ. Khoảng mươi, mười lăm người gì đó. Cửa hàng đóng từ
chiều, các bà lần lượt đến trước, xông ngay vào bếp cùng làm cơm, các
ông đến sau, mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, bỏ áo khoác ngoài bên trong còn mặc đồ
bộ, thắt cà-vạt, nhưng đã sờn bạc cũ kỹ. Tiệc đã bày xong, vẫn chỉ có
mấy ông ngồi tán suông chứ chưa thấy các bà. Rồi cửa trong mở, bà chủ
xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột
lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo
nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển.
Ngày thường các bà mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc,
vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu, là các cô Lọ Lem của
mỗi ngày, có phải nói chuyện mình cũng dễ ăn nói buông tuồng, thiếu ý
tứ. Tất cả là bình dân, tất cả đều có quyền ăn nói thô tục. Còn lúc này,
toàn là những người quí phái mình phải xử sự ra sao nhỉ? Cô hỏi tôi:
“Xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn
cho mọi giá trị. Theo anh, ở xã hội ta thì là tầng lớp nào ?”. Tôi cười
phá lên: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi,
chứ còn ai nữa”.
Cho nên cái mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi mọi chỗ, quan hệ kiểu
lính, vui chơi kiểu lính, ăn nói kiểu lính, văn chương cũng là một mùi
lính. Là người lính vừa chiến thắng, người lính đang được cả xã hội
trọng vọng. Còn bây giờ, sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng
lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời của các
giám đốc công ty, các tổng giám đốc công ty, các cố vấn, chuyên viên
kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả
xã hội.
Tôi xin trở lại cái bữa tiệc của buổi tối hôm ấy, bữa tiệc của mấy người
thượng lưu của Hà Nội đã mất ngôi tiếp đãi, chiều nịnh hai anh bộ đội
từ một thành phố lớn nhất nước trở về. Nói cho thật, Dũng là nhân vật
chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang
chung mà thôi. Trong bữa tiệc hình như tôi nói có hơi nhiều, nói về
thành phố Sài Gòn rộng hơn, đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về
người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã nhặn hơn người dân Hà Nội. Những
người ngồi nghe đều nín lặng, không một ai hỏi lại, không một ai bình
phẩm gì thêm. Tôi đã nói điều gì thất thố ?
Một ông già hướng mặt về phía Dũng bảo: “Đồng chí bộ đội có chuyện gì
vui kể nghe nào?” Dũng nói: “Thưa các bác, chỉ có những chuyện không
được vui lắm”. Một bà nói: “Cứ nói, người ở xa về có quyền muốn nói gì
thì nói”. Dũng nói rằng trong nửa năm nay anh không ngớt nghĩ về những
người từ Hà Nội ra đi cách đây đúng mười năm. Sáu trăm sáu mươi người,
bây giờ còn lại khoảng trên dưới bốn chục.
Anh kể về một người bạn cùng trung đoàn, cùng một cấp thượng úy, tên là
Tuất. Khi chuyến tàu từ Thái Nguyên tiến vào ga Hà Nội đã gần nửa đêm.
Vừa mưa to xong, ánh điện lòe nhòe trên lá cây, trên những mặt đường
vắng hun hút, trên sân ga Hà Nội. Tàu vừa dừng lại thì từ đâu đó bật lên
tiếng loa rất sâu, rất vang : “Quí khách chú ý ! Quí khách chú ý !
Chuyến tàu từ Thái Nguyên…”. Tuất ngồi cạnh Dũng chợt nhoài người qua
mặt bạn, gần như đưa cả nửa thân người qua khuôn cửa sổ, hất mặt lên
phía có tiếng loa kêu nho nhỏ: “Dũng ơi, Dũng, tiếng của mẹ mình đấy !
Tiếng của mẹ mình đấy !…”. Không một ai được phép rời khỏi toa tầu,
không một người thân nào được biết trước để chờ sẵn ở sân ga, để được
nhìn nhau lần cuối, nói với nhau một lời cuối. Tất cả đều phải bí mật.
Dũng kể tiếp:
- Thằng Tuất hy sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có
mấy ngày. Cháu về Hà Nội là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát
thanh, gặp mẹ Tuất, nói với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau
trong suốt mười năm. Vậy mà phải mấy ngày sau cháu mới dám đến. Cháu
biết nói thế nào với một bà mẹ có con hy sinh, mà bạn của con mình lại
vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay. Bà bước ra giữa một đám
đông nhưng cháu vẫn nhận ngay được là mẹ của Tuất. Tuất vẫn nói là hắn
giống mẹ hơn giống cha. Cháu chỉ vừa kịp nói: Thưa cô, cháu là Dũng…
nước mắt đã đầm đìa, rồi cháu òa khóc y hệt một đứa trẻ. Bà níu chặt lấy
một cánh tay của cháu nhưng không khóc. Và bà nói run rẩy : “Nín đi
con, nín đi Dũng! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”.
Nhiều năm đã trôi qua. Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có
việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Chú tôi đã mất rồi. Các em
đã có gia đình riêng. Chúng nó cũng đã bắt đầu già. Lớp các cụ trong họ
chỉ còn vài người, cô Hiền là một. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài
bẩy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, thuần túy Hà
Nội, không pha trộn. Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn
đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi.
Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quì chạm rất đẹp nhưng
không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng,
một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ
màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Cô đang lau đánh
một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng
chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét, mưa rây lả lướt
chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão (nếu là một
thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thủy tiên thấy tết quá, Hà
Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn một cái tết Hà Nội.
Năm nay chắc chưa thể có thủy tiên. Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn
buôn bán đủ thứ mà lại không buôn được vài ngàn củ thủy tiên nhỉ ? Ví
thử có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên? Lại thêm cái
cách sống, cái tâm lý sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát
khỏi cái chết cái khổ đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ
đẹp trang trọng của một rò hoa thủy tiên. Cô Hiền hỏi :
- Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào ?
Tôi vừa cười vừa nói :
- Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui.
- Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại.
Tôi nói :
- Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe
những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài
đường là đủ rõ.
Nói thế cũng hơi nghiệt. Vì có mấy việc vừa xảy ra làm tôi tức, tức và
đau. Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ
ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi,
may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng : “Cậu đi đâu mà vội
thế ?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi
một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già !”.
Lại một buổi sáng tôi đến thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu
không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là
nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú
lạ. Tôi có than phiền với vợ chồng bạn về sự thiếu lễ độ của người Hà
Nội, cô con gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc tẩm như thế
lại đi xe đạp họ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi con
cúp xem, thưa gửi tử tế ngay”. Tôi cười nhăn nhó: “Lại ra thế !”.
Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ
của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi
mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ,
bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà
hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ
bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường,
sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế
hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng
đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói
thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới
đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày
một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây
si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi,
mà lại sống. Cô nói thêm : “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật
không thể lường trước được”.
Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm
một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là
trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để khỏi bị bó vào những
cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá.
Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội
rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở
mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng
những ánh vàng.
NGUYỄN KHẢI
19-1-1990
(Ông Giáo Làng)
Sự Kiện Nguyễn Tấn Dũng Và Vụ Kiện Trung Quốc Vấn Đề Biển Đông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton |
Trong chế độ Đại Nghị như Anh Quốc, Đức, Úc, Gia Nã Đại, Nhựt Bổn, ….
Thủ Tướng là chủ tịch của đảng cầm quyền, có ảnh hưởng rất lớn đến các
quyết định tối hậu mọi đường lối chính sách đối nội cũng như đối ngoại
của chính phủ.
Trong các chế độ Độc Tài , nhứt là độc tài Trung Quốc quyền quyết định tối hậu là chủ tịch đảng độc tài kiêm Chủ Tịch Nhà Nước, trường hợp đảng CSVN kể từ khi Lê Duẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN là người có quyền lực cao nhứt, quyết định tối hậu mọi vấn đề (1) Thực tế rằng Trường ban tổ chức TW Đảng, Cố vấn Lê Đức Thọ mới là “ông vua không ngai” của Việt Nam.
Sau khi Hồ Chí Minh chết, trong đảng đảng CSVN không có một cá nhân hay vây cánh nào đủ thực lực và uy tín để thay thế Hồ Chí Minh trong vai trò chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nhà nước, nhứt là sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam Việt Nam, đảng đảng CSVN đã phải phân quyền theo thế tam đầu chế. Chủ tịch đảng (bỏ trống) chức Tổng Bí Thư là chức vụ cao nhứt lãnh đạo đảng đảng CSVN gần như giành cho miền Bắc, Chủ Tịch Nước giành cho miền Trung và Thủ Tướng giành cho miền Nam.
Trong thập niên 80, đảng CSVN vì sự sống còn của chế độ khi nền kinh tế gần như sụp đổ sau khi Liên Sô tan rã đã cần phải giao tiếp với các quốc gia Tây Phương và chấp nhận bang giao và giao hoán thương mại, nhứt là khi được Hoa Kỳ bang giao và bỏ lệnh cấm vận, vai trò Thủ Tướng gần như lo guồng máy kinh tế và ngoại giao.
Trước đây ông Võ Văn Kiệt, đã thấy rõ dã tâm của Trung Cộng, nhứt là qua kết quả Hội Nghị Thành Đô khi Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN, Đổ Mười Thủ Tướng đảng CSVN và Phạm Văn Đồng, cố vấn, trở lại quy lụy để được nối lại bang giao với Trung Cộng, cùng chấp nhận những điều kiện mà Trung Quốc buộc đảng CSVN phải làm, ông Kiệt hiểu rõ những điều kiện này (2).
Do đó ông Võ Văn Kiệt muốn nối bang giao với Hoa Kỳ để hóa giải áp lực của Trung Cộng, nhưng thế lực thân Trung Quốc trong đảng còn quá mạnh nên ông không thực hiện được và cũng chính vì vậy ông suýt bị hạ bệ bởi cánh thân Trung Quốc đưa Nguyễn Hà Phan ra tranh chức thay thế chức Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
Những tháng trước ngày đại hội đảng đảng CSVN, Đỗ Mười lúc đó là Tổng Bí Thư, Đào Duy Tùng Thường Trực Chính Trị Bộ – Ban Bí Thư, đã đi đến các tỉnh vận động người của vây cánh mình được đề cử làm đại biểu về tham dự đại hội đảng hầu chuẩn bị việc bỏ phiếu cho Nguyễn Hà Phan. Giờ chót Võ Văn Kiệt được Hoa Kỳ (CIA) bí mật cung cấp tài liệu những lời khai của Nguyễn Hà Phan khi bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt, đã giúp cho chính quyền Miền Nam năm 1969 phá vở các cơ sở hạ tầng của Việt Cộng tại Thủ Đô Sàigòn cũng như một số tỉnh vùng 4 và sau đó để thưởng công, Nguyễn Hà Phan được trả tự do về sinh sống tại Châu Đốc và tạm sống với nghề bán nước mía.
Nhờ tài liệu này, vào giờ chót cánh ông Võ Văn Kiệt lật ngược thế cờ, cho đề cử lại đại biểu tham dự đại hội và ông Võ Văn Kiệt đã thắng, tiếp tục giử chức Thủ Tướng. Nhưng ông Võ Văn Kiệt bị cản trở nhiều trong lãnh vực nội bộ cũng như đối ngoại, như trường hợp Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đến Úc tháng 3 năm 1995, để vận động đầu tư và viện trợ. Cộng Đồng người Việt và các đoàn thể chính trị tại Úc đã vận động Quốc Hội buộc chính quyền Úc nếu muốn viện trợ cho Việt Nam phải kèm theo điều kiện tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền. Vì vậy khi chính quyền Úc hứa viện trợ cho Việt Nam 50 triệu mỹ kim kèm theo điều kiện phải cho một phái đoàn Quốc Hội Úc vào Việt Nam để quan sát về tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền thì Quốc Hội Úc mới chịu phê chuẩn tháo khoán số tiền viện trợ này. Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đồng ý, nhưng khi phái đoàn các dân biểu Úc xin Visa thì Bộ Công An đảng CSVN không cho, hay nói khác hơn là Bộ Chính Trị đảng CSVN không đồng ý. Điều này cho chúng ta thấy vai trò Thủ Tướng trong hệ thống chính trị đảng CSVN, dù một việc nhỏ cũng không quyết định được và dĩ nhiên số tiền viện trợ này không được tháo khoán. Mặc dù số tiền 50 triệu mỹ kim không đáng là bao đối với ngân sách quốc gia, tuy nhiên hành động này của Bộ Chính Trị làm cho uy tín của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và nhà cầm quyền đảng CSVN đối với chính trường ngoại giao quốc tế bị đánh giá thấp.
Trong suốt hai nhiệm kỳ, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thấy rõ phe Bảo Thủ và thân Trung Quốc còn quá mạnh khó thực hiện được, cho nên ông âm thầm xây dựng nhân sự hầu thực hiện kế hoạch tiếp nối đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng kiềm tỏa Trung Cộng.
Trong thời gian còn đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Sài Gòn Gia Định, Ông Võ Văn Kiệt đã từng xử dụng lại những viên chức cũ VNCH đa số là gốc Quốc Gia Hành Chánh và Luật làm cố vấn cho ông, nhưng cấp trung mà thôi, trong đó có một người bạn gốc Quốc Gia Hành Chánh, từng làm Phó Quận Trưởng Quận Hồng Ngự.
Tôi còn nhớ thời ông Võ Văn Kiệt nắm Bí Thư thành Ủy Sài Gòn Gia Định, ông cố gắng thay đổi một số nguyên tắc cải cách kinh tế trong địa phương mình đã làm cho Trung Ương đảng đảng CSVN ngờ vực, nhưng ông có được hậu thuẩn đồng tình của một số đảng viên cao cấp Trung Ương gốc Miền Nam hay người gốc Bắc nhưng trong thời chiến tranh công tác ở Miền Nam lâu năm.
Một lần có một tổ chức vượt biên bị khám phá và bị bắt, sau này một người trong cuộc vượt biên đó kể lại cho cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy câu chuyện như sau: trong nhóm người vượt biên bị bắt đa số là Bác Sĩ, Giáo Sư, Kỹ Sư, Luật Sư… đang bị giam tại Bộ Tư Lệnh Cảnh sát VNCH cũ tại đường Võ Tánh Sài Gòn. Ông Võ Văn Kiệt đích thân đến gặp những can phạm vượt biên này và cho họ gặp riêng ông để trao đổi, trò chuyện, hỏi thăm hoàn cảnh và tình cảnh gia đình của mọi người, sau đó ông khuyên những người này nên ở lại phụ ông thực hiện cải cách kinh tế, và hứa nếu 3 hoặc 4 năm sau không thành công thì ông cho họ đi. Trong nhóm người này có một giáo sư trẻ (Nguyễn Trọng Văn, Văn khoa Sài Gòn) nói: ”Theo lời ông hứa, nếu ông không thành công sẽ cho chúng tôi ra đi? Nhưng theo tôi nghĩ người ra đi phải là ông và đảng Độc Tài , chúng tôi sẽ ở lại để xây dựng đất nước chớ!”. Trước câu phát biểu này làm ông Võ Văn Kiệt hơi khưng lại, nhưng không giận. Sau đó một vài ngày ông Võ Văn Kiệt ra chỉ thị công an thả tất cả người vượt biên vừa bị bắt.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt không thực hiện được ý muốn hướng về Tây Phương và Hoa Kỳ để thoát khỏi áp lực và vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà bây giờ nhiều người dùng danh từ “Thoát Trung”. Ông Võ Văn Kiệt và phe của ông chuẩn bị nhân sự thay thế cho mình như: Phan Văn Khải làm Phó Thủ Tướng Thường Trực và Nguyễn Tấn Dũng đang giử chức Bí Thư tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá) cho điều động về Trung Ương, và Trương Tấn Sang giử chức vụ Bí Thư Thành Phố Sài Gòn.
Nguyễn Tấn Dũng đã được chuẩn bị cho vai trò Thủ Tướng trong tương lai, nên ông được Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải lần lượt cho nắm các vai trò chủ yếu liên quan đến an ninh và kinh tế.
Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt nắm các chức vụ: Thứ Trưởng Công An, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đảng, Phó Thủ Tướng (thời Võ Văn Kiệt 1997), Phó Thủ Tướng Thường Trực kiêm Thống Đốc Ngân Hàng (thời Phan Văn Khải). Trong thời gian này Nguyễn Tấn Dũng còn được cho công du sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia Tây Phương để tạo cơ hội giao tiếp với các chính giới Tây Phương nhứt là trong thời Tổng Thống Clinton và George W. Bush. Nhứt là lúc Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Thống Đốc Ngân Hàng đã được đến Hoa Kỳ nhiều lần.
Thời gian có nhiều tin đồn, Nguyễn Tấn Dũng là người thân với Trung Quốc bởi ông có những chuyến viếng thăm Trung Cộng, trong những lần đảng CSVN và Trung Quốc ký một số hiệp đồng thương mại, cũng như Nguyễn Tấn Dũng bênh vực việc khai thác Beauxite mà nhà thầu khai thác là của Trung Cộng?!. Cùng trong thời gian Tổng Thống George W. Bush nhiệm kỳ thứ hai, không biết vô tình hay cố ý, trong bài diễn văn họp báo với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, để tỏ sự thân thiện hay chứng minh là Nguyễn Tấn Dũng thân với Hoa Kỳ nên Tổng Thống đã tuyên bố là các con của Thủ Tướng Việt Nam đang học tại Đại Học Hoa Kỳ (3)
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã làm một số việc khá ngoạn mục làm cho Vương Khiết Trì lúc đó là Ngoại Trưởng của Trung Quốc tức giận như trong lần họp Thượng Đỉnh của các quốc gia trong khối ASEAN mà đảng CSVN đang làm chủ tịch luân phiên tại Hà Nội năm 2012, ông đã sắp xếp cho bà Hillary Rodham Clinton, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ có bài phát biểu lên án sự hung hăng của Trung Cộng, và bà còn cho biết Biển Đông cũng là quyền lợi cốt lỏi của Hoa Kỳ đã mở đầu cho một số quốc gia thành viên trong khối ASEAN lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Diễn biến này đã làm cho Ngoại Trưởng Trung Cộng, Vương Khiết Trì bị bất ngờ, tức giận nên có phản ứng lúng túng, mất bình tĩnh, bỏ phòng họp, sau đó trở lại lên tiếng: “Các nước Đông Nam Á nên nhớ Trung Quốc là một nước lớn” (Trong hồi ký của bà Clinton vừa phát hành có diễn tả thái độ mất bình tĩnh của nhà ngoại giao Trung Quốc trong lần họp thượng đỉnh tại Hà Nội).
Trong năm 2012, khi bị tàu Trung Quốc uy hiếp, đụng chìm tàu, cũng như bắt bớ ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam gần Hoàng Sa. Nguyễn Tấn Dũng đã đến thị sát vùng biển Nha Trang và ông tức giận tuyên bố sẽ tổng động viên để bảo vệ lãnh thổ và biển đảo Việt Nam. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng kêu gọi Quốc Hội đảng CSVN phải ra luật biểu tình nhiều lần mỗi khi có sinh hoạt với quốc hội, vì ông cho rằng để đáp ứng với trào lưu Dân Chủ tiến bộ của thế giới và phát triển xã hội Việt Nam ngày nay.
Và trong tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đem dàn khoan Hải Dương 981 vào lãnh hải Việt Nam, chỉ có Nguyễn Tấn Dũng là người mạnh mẻ lên án và phản đối Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế tại Miến Điện và Phi Luật Tân, còn thành phần lãnh đạo cao cấp khác của đảng đảng CSVN không dám lên tiếng, mãi sau này với áp lực của dư luận dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao, ngay trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc có những biểu ngử lên án đảng đảng CSVN: “Đả đảo đảng đảng CSVN bán nước”. Nguyễn Phú Trọng, bí thư đảng đảng CSVN, Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nhà Nước, mới lên án hành động đặt dàn khoan trái phép vào lãnh hải Việt Nam của Trung Cộng. Chính thái độ e dè của của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và một số thành viên Chính Trị Bộ đã làm cho uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng càng gia tăng trong hàng ngũ đảng viên và quần chúng Việt Nam hiện nay.
Nhìn qua các thời Thủ Tướng đảng CSVN, hầu hết đều lu mờ, có tính cách hành chánh hơn là chính trị và chỉ thi hành các quyết định của đảng đảng CSVN; thời Thủ Tướng Phan Văn Khải, vì bị chính trị bộ áp bức thái quá trong chính sách ngoại giao cũng như kinh tế nên ông đã lên tiếng đòi từ chức? Mãi đến thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi nhân sự thuộc phe cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt xây dựng đủ thực lực, phía chính phủ mới có thực quyền trên một số lãnh vực, và quyền lực Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN bị suy giảm. Điển hình trong phiên họp Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, hội nghị 7 khi Nguyễn Phú Trọng đề cử một số người trong đó có Nguyễn Bá Thanh ứng viên chính trị bộ nhưng đã không đắc cử. Trước đây hầu hết những người được Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN đề cử vào bất cứ chức vụ nào, kể cả các thành viên Chính Trị Bộ, các đại biểu Đại Hội Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng gần như chỉ bỏ phiếu hợp thức hóa, chứ không có vấn đề đại biểu đề nghị người ra tranh cử như lần họp Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XI hội nghị 7; như trường hợp Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được đề cử ra ứng cử thành viên chính trị bộ và đã đắc cử, trong khi người của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đề bạc đã thất cử. Điều này chứng tỏ Ủy Viên Trung Ương Đảng trong Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương thuộc cánh Nguyễn Tấn Dũng chiếm được đa số.
Trong bài “Phải Vượt Qua Nổi Sợ Hãi”, tôi có đưa ra giả thuyết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn đưa vụ kiện Trung Quốc ra trước toà án Quốc Tế về Luật Biển, nhưng đảng đảng CSVN không muốn vì quá dè dặt hay trong chính trị bộ người của Trung Quốc nắm đa số? Nếu giả thuyết của tôi đúng, thì có thể trong lần Đại Hội Ban Chấp Hành Trung Ương đảng đảng CSVN thứ XII sắp tới, đây là cơ quan quyền lực cao nhứt của đảng đảng CSVN giửa nhiệm kỳ đại hội toàn đảng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa vụ kiện Trung Quốc ra đại hội quyết định, và có thể sẽ được đại hội chấp thuận thông qua?.
Mặc dù vụ kiện ra toà án quốc tế bị Trung Quốc phản đối và không chấp nhận cơ quan tài phán quốc tế về luật biển “Tòa Án Quốc Tế Về Biển” như trường hợp Phi Luật Tân và sau này toà án có phán quyết Trung Quốc sai và phải trả nguyên trạng chủ quyền biển đảo của nguyên cáo, Trung Quốc cũng không tuân hành, thì cũng không có cơ quan quốc tế nào đủ lực để buộc Trung Quốc phải tuân hành. Tuy nhiên về công luận quốc tế và luật pháp quốc tế về biển, Phi Luật Tân thắng. Hiện tại có thể không đòi lại được chủ quyền biển đảo, nhưng 10 năm, 30 năm sau, tình hình thế giới sẽ thay đổi, chẳng hạn trường hợp thế chiến xãy ra, Trung Quốc thua trận, Phi Luật Tân có tư cách chính danh đòi lại chủ quyền của mình.
Trường hợp Việt Nam tương tự như vậy, dù cho Trung Quốc đưa ra công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng và bản đồ thế giới trên bìa của cuốn sách giáo khoa lớp 9 của bộ giáo dục Hà Nội in năm 1970 ghi Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, nó không có giá trị pháp lý nào hết. Bởi Hoàng Sa và Trường Sa trong thời điểm này thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, do Liên Hiệp Quốc qua Hiệp Định Geneve giao cho Việt Nam Cộng Hòa quản lý với các chử ký của đại diện các cường quốc trong đó có Trung Cộng. Hơn nữa về Công Pháp và Công Pháp Quốc Tế, chủ quyền lãnh thổ thuộc về toàn dân chứ không thuộc của riêng đảng phái chính trị nào cầm quyền, vì vậy bất cứ hiệp ước quốc tế nào cũng phải được Quốc Hội, đại diện ý nguyện của toàn dân phê chuẩn mới có giá trị.
Công Hàm Phạm Văn Đồng chỉ có tính cách ngoại giao, nó không có tính pháp lý của một hiệp ước, hơn nữa nói đến luật pháp là phải minh bạch rõ ràng, không thể viện dẫn hay suy luận. Trong công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ tuyên bố một cách chung chung mơ hồ là công nhận tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc và xác nhận tôn trọng lãnh hải 12 hải lý, chứ không có chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc (4).
Năm 1974, Trung Quốc dùng võ lực xâm chiếm Hòang Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, năm 1984 dùng võ lực chiếm đảo Gac-Ma trong dãy Trường Sa của Việt Nam chứ không phải qua giải pháp thương lượng ngoại giao và pháp lý để giành chủ quyền. Trái lại Việt Nam có đầy đủ pháp lý lịch sử liên tục có tính cách nhà nước hàng mấy trăm năm theo luật pháp quốc tế cuối thế kỹ 19 quy định (5).
Ngoài ra về chủ quyền lãnh hải kinh tế theo luật pháp quốc tế về luật biển, lãnh hải kinh tế kể tử bờ biển cơ sở trở ra 200 hải lý đã được quy định mà Trung Quốc đã ký và phê chuẩn năm 1982. Do đó việc kiện Trung Quốc là việc cần thiết để xác nhận sự chính danh chủ quyền lãnh hải của Việt Nam về lịch sử cũng như pháp lý. Nếu đảng CSVN không làm, quả là tội đồ của tổ quốc và dân tộc, nhân dân Việt Nam phải đứng lên giành lại quyền tự quyết, quản trị đất nước bảo vệ tổ quốc trước dã tâm xâm lăng của Trung Cộng..
Houston ngày, 21 tháng 7 năm 2014
Ghi chú:
1.- Lê Duẩn khi còn nắm cơ cấu tổ chức đảng đã cài người thuộc vây cánh mình nắm giử các chức vụ then chốt trong guồng máy đảng đảng CSVN, cho nên khi nắm chức vụ Tổng Bí Thư thế lực bao trùm, lấn áp cả Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế, quyền sinh quyền sát trong nội bộ đảng CSVN nằm trong tay Lê Đức Thọ.
2. Thành phần lãnh đạo đảng đảng CSVN lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN; Đổ Mười, Thủ Tướng và Phạm Văn Đồng, Cố Vấn đại diện đảng đảng CSVN quay lại quỳ lụy kẻ thù để xin nối lại bang giao với Trung Quốc qua Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990.
Nhân dân Việt Nam không biết nội dung cuộc họp này như thế nào, nhưng điều chúng ta biết là đảng CSVN không được nhắc đến cuộc chiến xâm lăng của Trung Quốc năm 1979. Các cuộc lễ lạc tưởng nhớ hơn 30 ngàn dân quân chiến sĩ anh hùng dân tộc hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc không được tổ chức, các bia ghi ơn các chiến sĩ hy sinh cuộc chiến bảo vệ tổ quốc bị đục bỏ.
Và từ đó đảng đảng CSVN đã liên tiếp nhượng đất, nhượng biển đảo của tổ quốc cho Tàu Cộng qua hiệp ước biên giới năm 1999, mà theo đó nhiều làng của dân Việt Nam bị thuộc chủ quyền của Trung Cộng, thác Bản Dốc của Việt Nam bị rơi vào Trung Quốc hơn phân nửa. Và Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt năm 2000 đã làm mất 3200 dậm vuông (11000 cây số vuông).
3. Con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghi từng học tại Đại Học George Washington, tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Ngành Kiến Trúc năm 2006. Con trai út là Nguyễn Minh Triết, theo học tại trường Trung Học St. Michael College, Hoa Kỳ, sau đó học tại Đại Học Queen Mary, tốt nghiệp Cao Học ngành Kỹ Sư Cơ Khí. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng tố nghiệp Cao Học ngành Quản Trị Kinh Doanh Đại Học International University In Gevana Thụy Sĩ, kết hôn với Nguyễn Bảo Hoàng (con trai của một sĩ quan VNCH, Bảo Hoàng theo cha ti nạn tại Hoa Kỳ năm 1975, lúc mới 22 tháng tuổi) ngày 17-11-2008
4. Công hàm Phạm Văn Đồng
Trong các chế độ Độc Tài , nhứt là độc tài Trung Quốc quyền quyết định tối hậu là chủ tịch đảng độc tài kiêm Chủ Tịch Nhà Nước, trường hợp đảng CSVN kể từ khi Lê Duẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN là người có quyền lực cao nhứt, quyết định tối hậu mọi vấn đề (1) Thực tế rằng Trường ban tổ chức TW Đảng, Cố vấn Lê Đức Thọ mới là “ông vua không ngai” của Việt Nam.
Sau khi Hồ Chí Minh chết, trong đảng đảng CSVN không có một cá nhân hay vây cánh nào đủ thực lực và uy tín để thay thế Hồ Chí Minh trong vai trò chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nhà nước, nhứt là sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam Việt Nam, đảng đảng CSVN đã phải phân quyền theo thế tam đầu chế. Chủ tịch đảng (bỏ trống) chức Tổng Bí Thư là chức vụ cao nhứt lãnh đạo đảng đảng CSVN gần như giành cho miền Bắc, Chủ Tịch Nước giành cho miền Trung và Thủ Tướng giành cho miền Nam.
Trong thập niên 80, đảng CSVN vì sự sống còn của chế độ khi nền kinh tế gần như sụp đổ sau khi Liên Sô tan rã đã cần phải giao tiếp với các quốc gia Tây Phương và chấp nhận bang giao và giao hoán thương mại, nhứt là khi được Hoa Kỳ bang giao và bỏ lệnh cấm vận, vai trò Thủ Tướng gần như lo guồng máy kinh tế và ngoại giao.
Trước đây ông Võ Văn Kiệt, đã thấy rõ dã tâm của Trung Cộng, nhứt là qua kết quả Hội Nghị Thành Đô khi Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN, Đổ Mười Thủ Tướng đảng CSVN và Phạm Văn Đồng, cố vấn, trở lại quy lụy để được nối lại bang giao với Trung Cộng, cùng chấp nhận những điều kiện mà Trung Quốc buộc đảng CSVN phải làm, ông Kiệt hiểu rõ những điều kiện này (2).
Do đó ông Võ Văn Kiệt muốn nối bang giao với Hoa Kỳ để hóa giải áp lực của Trung Cộng, nhưng thế lực thân Trung Quốc trong đảng còn quá mạnh nên ông không thực hiện được và cũng chính vì vậy ông suýt bị hạ bệ bởi cánh thân Trung Quốc đưa Nguyễn Hà Phan ra tranh chức thay thế chức Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
Những tháng trước ngày đại hội đảng đảng CSVN, Đỗ Mười lúc đó là Tổng Bí Thư, Đào Duy Tùng Thường Trực Chính Trị Bộ – Ban Bí Thư, đã đi đến các tỉnh vận động người của vây cánh mình được đề cử làm đại biểu về tham dự đại hội đảng hầu chuẩn bị việc bỏ phiếu cho Nguyễn Hà Phan. Giờ chót Võ Văn Kiệt được Hoa Kỳ (CIA) bí mật cung cấp tài liệu những lời khai của Nguyễn Hà Phan khi bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt, đã giúp cho chính quyền Miền Nam năm 1969 phá vở các cơ sở hạ tầng của Việt Cộng tại Thủ Đô Sàigòn cũng như một số tỉnh vùng 4 và sau đó để thưởng công, Nguyễn Hà Phan được trả tự do về sinh sống tại Châu Đốc và tạm sống với nghề bán nước mía.
Nhờ tài liệu này, vào giờ chót cánh ông Võ Văn Kiệt lật ngược thế cờ, cho đề cử lại đại biểu tham dự đại hội và ông Võ Văn Kiệt đã thắng, tiếp tục giử chức Thủ Tướng. Nhưng ông Võ Văn Kiệt bị cản trở nhiều trong lãnh vực nội bộ cũng như đối ngoại, như trường hợp Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đến Úc tháng 3 năm 1995, để vận động đầu tư và viện trợ. Cộng Đồng người Việt và các đoàn thể chính trị tại Úc đã vận động Quốc Hội buộc chính quyền Úc nếu muốn viện trợ cho Việt Nam phải kèm theo điều kiện tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền. Vì vậy khi chính quyền Úc hứa viện trợ cho Việt Nam 50 triệu mỹ kim kèm theo điều kiện phải cho một phái đoàn Quốc Hội Úc vào Việt Nam để quan sát về tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền thì Quốc Hội Úc mới chịu phê chuẩn tháo khoán số tiền viện trợ này. Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đồng ý, nhưng khi phái đoàn các dân biểu Úc xin Visa thì Bộ Công An đảng CSVN không cho, hay nói khác hơn là Bộ Chính Trị đảng CSVN không đồng ý. Điều này cho chúng ta thấy vai trò Thủ Tướng trong hệ thống chính trị đảng CSVN, dù một việc nhỏ cũng không quyết định được và dĩ nhiên số tiền viện trợ này không được tháo khoán. Mặc dù số tiền 50 triệu mỹ kim không đáng là bao đối với ngân sách quốc gia, tuy nhiên hành động này của Bộ Chính Trị làm cho uy tín của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và nhà cầm quyền đảng CSVN đối với chính trường ngoại giao quốc tế bị đánh giá thấp.
Trong suốt hai nhiệm kỳ, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thấy rõ phe Bảo Thủ và thân Trung Quốc còn quá mạnh khó thực hiện được, cho nên ông âm thầm xây dựng nhân sự hầu thực hiện kế hoạch tiếp nối đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng kiềm tỏa Trung Cộng.
Trong thời gian còn đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Sài Gòn Gia Định, Ông Võ Văn Kiệt đã từng xử dụng lại những viên chức cũ VNCH đa số là gốc Quốc Gia Hành Chánh và Luật làm cố vấn cho ông, nhưng cấp trung mà thôi, trong đó có một người bạn gốc Quốc Gia Hành Chánh, từng làm Phó Quận Trưởng Quận Hồng Ngự.
Tôi còn nhớ thời ông Võ Văn Kiệt nắm Bí Thư thành Ủy Sài Gòn Gia Định, ông cố gắng thay đổi một số nguyên tắc cải cách kinh tế trong địa phương mình đã làm cho Trung Ương đảng đảng CSVN ngờ vực, nhưng ông có được hậu thuẩn đồng tình của một số đảng viên cao cấp Trung Ương gốc Miền Nam hay người gốc Bắc nhưng trong thời chiến tranh công tác ở Miền Nam lâu năm.
Một lần có một tổ chức vượt biên bị khám phá và bị bắt, sau này một người trong cuộc vượt biên đó kể lại cho cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy câu chuyện như sau: trong nhóm người vượt biên bị bắt đa số là Bác Sĩ, Giáo Sư, Kỹ Sư, Luật Sư… đang bị giam tại Bộ Tư Lệnh Cảnh sát VNCH cũ tại đường Võ Tánh Sài Gòn. Ông Võ Văn Kiệt đích thân đến gặp những can phạm vượt biên này và cho họ gặp riêng ông để trao đổi, trò chuyện, hỏi thăm hoàn cảnh và tình cảnh gia đình của mọi người, sau đó ông khuyên những người này nên ở lại phụ ông thực hiện cải cách kinh tế, và hứa nếu 3 hoặc 4 năm sau không thành công thì ông cho họ đi. Trong nhóm người này có một giáo sư trẻ (Nguyễn Trọng Văn, Văn khoa Sài Gòn) nói: ”Theo lời ông hứa, nếu ông không thành công sẽ cho chúng tôi ra đi? Nhưng theo tôi nghĩ người ra đi phải là ông và đảng Độc Tài , chúng tôi sẽ ở lại để xây dựng đất nước chớ!”. Trước câu phát biểu này làm ông Võ Văn Kiệt hơi khưng lại, nhưng không giận. Sau đó một vài ngày ông Võ Văn Kiệt ra chỉ thị công an thả tất cả người vượt biên vừa bị bắt.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt không thực hiện được ý muốn hướng về Tây Phương và Hoa Kỳ để thoát khỏi áp lực và vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà bây giờ nhiều người dùng danh từ “Thoát Trung”. Ông Võ Văn Kiệt và phe của ông chuẩn bị nhân sự thay thế cho mình như: Phan Văn Khải làm Phó Thủ Tướng Thường Trực và Nguyễn Tấn Dũng đang giử chức Bí Thư tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá) cho điều động về Trung Ương, và Trương Tấn Sang giử chức vụ Bí Thư Thành Phố Sài Gòn.
Nguyễn Tấn Dũng đã được chuẩn bị cho vai trò Thủ Tướng trong tương lai, nên ông được Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải lần lượt cho nắm các vai trò chủ yếu liên quan đến an ninh và kinh tế.
Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt nắm các chức vụ: Thứ Trưởng Công An, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đảng, Phó Thủ Tướng (thời Võ Văn Kiệt 1997), Phó Thủ Tướng Thường Trực kiêm Thống Đốc Ngân Hàng (thời Phan Văn Khải). Trong thời gian này Nguyễn Tấn Dũng còn được cho công du sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia Tây Phương để tạo cơ hội giao tiếp với các chính giới Tây Phương nhứt là trong thời Tổng Thống Clinton và George W. Bush. Nhứt là lúc Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Thống Đốc Ngân Hàng đã được đến Hoa Kỳ nhiều lần.
Thời gian có nhiều tin đồn, Nguyễn Tấn Dũng là người thân với Trung Quốc bởi ông có những chuyến viếng thăm Trung Cộng, trong những lần đảng CSVN và Trung Quốc ký một số hiệp đồng thương mại, cũng như Nguyễn Tấn Dũng bênh vực việc khai thác Beauxite mà nhà thầu khai thác là của Trung Cộng?!. Cùng trong thời gian Tổng Thống George W. Bush nhiệm kỳ thứ hai, không biết vô tình hay cố ý, trong bài diễn văn họp báo với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, để tỏ sự thân thiện hay chứng minh là Nguyễn Tấn Dũng thân với Hoa Kỳ nên Tổng Thống đã tuyên bố là các con của Thủ Tướng Việt Nam đang học tại Đại Học Hoa Kỳ (3)
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã làm một số việc khá ngoạn mục làm cho Vương Khiết Trì lúc đó là Ngoại Trưởng của Trung Quốc tức giận như trong lần họp Thượng Đỉnh của các quốc gia trong khối ASEAN mà đảng CSVN đang làm chủ tịch luân phiên tại Hà Nội năm 2012, ông đã sắp xếp cho bà Hillary Rodham Clinton, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ có bài phát biểu lên án sự hung hăng của Trung Cộng, và bà còn cho biết Biển Đông cũng là quyền lợi cốt lỏi của Hoa Kỳ đã mở đầu cho một số quốc gia thành viên trong khối ASEAN lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Diễn biến này đã làm cho Ngoại Trưởng Trung Cộng, Vương Khiết Trì bị bất ngờ, tức giận nên có phản ứng lúng túng, mất bình tĩnh, bỏ phòng họp, sau đó trở lại lên tiếng: “Các nước Đông Nam Á nên nhớ Trung Quốc là một nước lớn” (Trong hồi ký của bà Clinton vừa phát hành có diễn tả thái độ mất bình tĩnh của nhà ngoại giao Trung Quốc trong lần họp thượng đỉnh tại Hà Nội).
Trong năm 2012, khi bị tàu Trung Quốc uy hiếp, đụng chìm tàu, cũng như bắt bớ ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam gần Hoàng Sa. Nguyễn Tấn Dũng đã đến thị sát vùng biển Nha Trang và ông tức giận tuyên bố sẽ tổng động viên để bảo vệ lãnh thổ và biển đảo Việt Nam. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng kêu gọi Quốc Hội đảng CSVN phải ra luật biểu tình nhiều lần mỗi khi có sinh hoạt với quốc hội, vì ông cho rằng để đáp ứng với trào lưu Dân Chủ tiến bộ của thế giới và phát triển xã hội Việt Nam ngày nay.
Và trong tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đem dàn khoan Hải Dương 981 vào lãnh hải Việt Nam, chỉ có Nguyễn Tấn Dũng là người mạnh mẻ lên án và phản đối Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế tại Miến Điện và Phi Luật Tân, còn thành phần lãnh đạo cao cấp khác của đảng đảng CSVN không dám lên tiếng, mãi sau này với áp lực của dư luận dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao, ngay trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc có những biểu ngử lên án đảng đảng CSVN: “Đả đảo đảng đảng CSVN bán nước”. Nguyễn Phú Trọng, bí thư đảng đảng CSVN, Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nhà Nước, mới lên án hành động đặt dàn khoan trái phép vào lãnh hải Việt Nam của Trung Cộng. Chính thái độ e dè của của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và một số thành viên Chính Trị Bộ đã làm cho uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng càng gia tăng trong hàng ngũ đảng viên và quần chúng Việt Nam hiện nay.
Nhìn qua các thời Thủ Tướng đảng CSVN, hầu hết đều lu mờ, có tính cách hành chánh hơn là chính trị và chỉ thi hành các quyết định của đảng đảng CSVN; thời Thủ Tướng Phan Văn Khải, vì bị chính trị bộ áp bức thái quá trong chính sách ngoại giao cũng như kinh tế nên ông đã lên tiếng đòi từ chức? Mãi đến thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi nhân sự thuộc phe cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt xây dựng đủ thực lực, phía chính phủ mới có thực quyền trên một số lãnh vực, và quyền lực Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN bị suy giảm. Điển hình trong phiên họp Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, hội nghị 7 khi Nguyễn Phú Trọng đề cử một số người trong đó có Nguyễn Bá Thanh ứng viên chính trị bộ nhưng đã không đắc cử. Trước đây hầu hết những người được Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN đề cử vào bất cứ chức vụ nào, kể cả các thành viên Chính Trị Bộ, các đại biểu Đại Hội Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng gần như chỉ bỏ phiếu hợp thức hóa, chứ không có vấn đề đại biểu đề nghị người ra tranh cử như lần họp Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XI hội nghị 7; như trường hợp Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được đề cử ra ứng cử thành viên chính trị bộ và đã đắc cử, trong khi người của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đề bạc đã thất cử. Điều này chứng tỏ Ủy Viên Trung Ương Đảng trong Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương thuộc cánh Nguyễn Tấn Dũng chiếm được đa số.
Trong bài “Phải Vượt Qua Nổi Sợ Hãi”, tôi có đưa ra giả thuyết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn đưa vụ kiện Trung Quốc ra trước toà án Quốc Tế về Luật Biển, nhưng đảng đảng CSVN không muốn vì quá dè dặt hay trong chính trị bộ người của Trung Quốc nắm đa số? Nếu giả thuyết của tôi đúng, thì có thể trong lần Đại Hội Ban Chấp Hành Trung Ương đảng đảng CSVN thứ XII sắp tới, đây là cơ quan quyền lực cao nhứt của đảng đảng CSVN giửa nhiệm kỳ đại hội toàn đảng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa vụ kiện Trung Quốc ra đại hội quyết định, và có thể sẽ được đại hội chấp thuận thông qua?.
Mặc dù vụ kiện ra toà án quốc tế bị Trung Quốc phản đối và không chấp nhận cơ quan tài phán quốc tế về luật biển “Tòa Án Quốc Tế Về Biển” như trường hợp Phi Luật Tân và sau này toà án có phán quyết Trung Quốc sai và phải trả nguyên trạng chủ quyền biển đảo của nguyên cáo, Trung Quốc cũng không tuân hành, thì cũng không có cơ quan quốc tế nào đủ lực để buộc Trung Quốc phải tuân hành. Tuy nhiên về công luận quốc tế và luật pháp quốc tế về biển, Phi Luật Tân thắng. Hiện tại có thể không đòi lại được chủ quyền biển đảo, nhưng 10 năm, 30 năm sau, tình hình thế giới sẽ thay đổi, chẳng hạn trường hợp thế chiến xãy ra, Trung Quốc thua trận, Phi Luật Tân có tư cách chính danh đòi lại chủ quyền của mình.
Trường hợp Việt Nam tương tự như vậy, dù cho Trung Quốc đưa ra công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng và bản đồ thế giới trên bìa của cuốn sách giáo khoa lớp 9 của bộ giáo dục Hà Nội in năm 1970 ghi Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng, nó không có giá trị pháp lý nào hết. Bởi Hoàng Sa và Trường Sa trong thời điểm này thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, do Liên Hiệp Quốc qua Hiệp Định Geneve giao cho Việt Nam Cộng Hòa quản lý với các chử ký của đại diện các cường quốc trong đó có Trung Cộng. Hơn nữa về Công Pháp và Công Pháp Quốc Tế, chủ quyền lãnh thổ thuộc về toàn dân chứ không thuộc của riêng đảng phái chính trị nào cầm quyền, vì vậy bất cứ hiệp ước quốc tế nào cũng phải được Quốc Hội, đại diện ý nguyện của toàn dân phê chuẩn mới có giá trị.
Công Hàm Phạm Văn Đồng chỉ có tính cách ngoại giao, nó không có tính pháp lý của một hiệp ước, hơn nữa nói đến luật pháp là phải minh bạch rõ ràng, không thể viện dẫn hay suy luận. Trong công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ tuyên bố một cách chung chung mơ hồ là công nhận tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc và xác nhận tôn trọng lãnh hải 12 hải lý, chứ không có chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc (4).
Năm 1974, Trung Quốc dùng võ lực xâm chiếm Hòang Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, năm 1984 dùng võ lực chiếm đảo Gac-Ma trong dãy Trường Sa của Việt Nam chứ không phải qua giải pháp thương lượng ngoại giao và pháp lý để giành chủ quyền. Trái lại Việt Nam có đầy đủ pháp lý lịch sử liên tục có tính cách nhà nước hàng mấy trăm năm theo luật pháp quốc tế cuối thế kỹ 19 quy định (5).
Ngoài ra về chủ quyền lãnh hải kinh tế theo luật pháp quốc tế về luật biển, lãnh hải kinh tế kể tử bờ biển cơ sở trở ra 200 hải lý đã được quy định mà Trung Quốc đã ký và phê chuẩn năm 1982. Do đó việc kiện Trung Quốc là việc cần thiết để xác nhận sự chính danh chủ quyền lãnh hải của Việt Nam về lịch sử cũng như pháp lý. Nếu đảng CSVN không làm, quả là tội đồ của tổ quốc và dân tộc, nhân dân Việt Nam phải đứng lên giành lại quyền tự quyết, quản trị đất nước bảo vệ tổ quốc trước dã tâm xâm lăng của Trung Cộng..
Houston ngày, 21 tháng 7 năm 2014
Ghi chú:
1.- Lê Duẩn khi còn nắm cơ cấu tổ chức đảng đã cài người thuộc vây cánh mình nắm giử các chức vụ then chốt trong guồng máy đảng đảng CSVN, cho nên khi nắm chức vụ Tổng Bí Thư thế lực bao trùm, lấn áp cả Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế, quyền sinh quyền sát trong nội bộ đảng CSVN nằm trong tay Lê Đức Thọ.
2. Thành phần lãnh đạo đảng đảng CSVN lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng đảng CSVN; Đổ Mười, Thủ Tướng và Phạm Văn Đồng, Cố Vấn đại diện đảng đảng CSVN quay lại quỳ lụy kẻ thù để xin nối lại bang giao với Trung Quốc qua Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990.
Nhân dân Việt Nam không biết nội dung cuộc họp này như thế nào, nhưng điều chúng ta biết là đảng CSVN không được nhắc đến cuộc chiến xâm lăng của Trung Quốc năm 1979. Các cuộc lễ lạc tưởng nhớ hơn 30 ngàn dân quân chiến sĩ anh hùng dân tộc hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc không được tổ chức, các bia ghi ơn các chiến sĩ hy sinh cuộc chiến bảo vệ tổ quốc bị đục bỏ.
Và từ đó đảng đảng CSVN đã liên tiếp nhượng đất, nhượng biển đảo của tổ quốc cho Tàu Cộng qua hiệp ước biên giới năm 1999, mà theo đó nhiều làng của dân Việt Nam bị thuộc chủ quyền của Trung Cộng, thác Bản Dốc của Việt Nam bị rơi vào Trung Quốc hơn phân nửa. Và Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt năm 2000 đã làm mất 3200 dậm vuông (11000 cây số vuông).
3. Con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghi từng học tại Đại Học George Washington, tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Ngành Kiến Trúc năm 2006. Con trai út là Nguyễn Minh Triết, theo học tại trường Trung Học St. Michael College, Hoa Kỳ, sau đó học tại Đại Học Queen Mary, tốt nghiệp Cao Học ngành Kỹ Sư Cơ Khí. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng tố nghiệp Cao Học ngành Quản Trị Kinh Doanh Đại Học International University In Gevana Thụy Sĩ, kết hôn với Nguyễn Bảo Hoàng (con trai của một sĩ quan VNCH, Bảo Hoàng theo cha ti nạn tại Hoa Kỳ năm 1975, lúc mới 22 tháng tuổi) ngày 17-11-2008
4. Công hàm Phạm Văn Đồng
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
5. Theo luật pháp quốc tế cuối thế kỹ 19 đã ấn định “Chủ Quyền của một
lãnh thổ phải được thật sự chiếm hữu theo tính cách nhà nước, liên tục
và hòa bình”. Do đó Việt Nam có chủ quyền lịch sử và liên tục chiếm hữu
kể từ giữa thế kỷ 16 từ thời Chúa Nguyễn năm 1740, rồi nhà Nguyễn năm
1802 cho tới năm 1974 bị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự xâm chiếm
Luật sư Lê Phát Minh gửi TTXVA.NET
Luật sư Lê Phát Minh gửi TTXVA.NET
( TTXVA )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét