CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Cận cảnh những “vết thương” của tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm (DT). - Chùm ảnh trục vớt thành công tàu cá Đna 90152 bị Trung Quốc đâm chìm (DV). – Video: Trục vớt tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm (VNE). - “Muốn giữ con tàu làm bằng chứng tội ác của Trung Quốc” (DT). – Sẽ trưng bày tàu cá VN bị đâm chìm làm bằng chứng tố TQ (GTVT). – Đà Nẵng: Động viên 10 thuyền viên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm (CP). – Chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm: “Nếu được hỗ trợ, tôi sẽ kiện Trung Quốc“ (LĐ). – 50 tàu Việt Nam đấu tranh đòi ngư trường (VNE). – CNN: “Ngư dân Việt Nam quyết không nhân nhượng một tấc lãnh thổ“ (LĐ). – Thống đốc Ngân hàng: Có thể cho ngư dân vay vốn lãi suất 0% (VTC).
- Khu vực giàn khoan trái phép tiếp tục căng thẳng (NLĐ). - Trung Quốc tăng cường hoạt động của máy bay quân sự (QĐND). – Trung Quốc tăng cường trinh sát qua hoạt động của máy bay (LĐ). – 5 máy bay chiến đấu Trung Quốc đến khu vực giàn khoan (Zing). – Trực tiếp từ Hoàng Sa: Tàu TQ bao vây phun nước vào tàu Việt Nam (Soha). – Trung Quốc: Việt Nam leo thang căng thẳng ở Biển Đông (VOA).
- Tự sướng một chút cho lên tinh thần: Chiến thuật ‘chuột vờn mèo’ (VNN). “Chiến thuật ‘chuột vờn mèo’ của Cảnh sát biển và Kiểm ngư VN đã làm phía TQ tiêu tốn hàng triệu đô la mỗi ngày cho việc duy trì giàn khoan và hơn 130 tàu hộ tống“. Và đây nữa: Vụ giàn khoan 981: TQ ‘thiệt hại hơn’ (BBC). GS Trần Ngọc Thêm: “Việt Nam cần ‘vừa cương vừa nhu’, ‘lúc cứng lúc mềm’ với Trung Quốc để vừa bảo đảm được toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vừa giữ được hòa hiếu quan hệ lâu dài“.
- Tân Hoa Xã tiếp tục cáo buộc Việt Nam gây căng thẳng (RFI). – Không thể che cả bầu trời (QĐND). – Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông (ĐTCK). - Thăm hỏi! (FB Nguyễn Đình Bổn). “Tôi nghe quân cướp nó khoan ông/ Nó lại già mồm: của tổ tông!/ Xịt nước rượt tàu quân đểu nhỉ/ Lủng đầu, móp trán hết hồn không?/ Năm châu trố mắt như xem kịch/ Bốn biển gật gù tưởng hát rong/ Dân tình đau đớn kêu hơn bọng/ Cái mặt tụi mày hay cái mông?“
- Trung Quốc muốn tránh bị đưa ra tòa án quốc tế (VOA). – Biển Đông : Trung Quốc đề nghị Việt Nam không kiện lên tòa án quốc tế (RFI). Ông Nguyễn Chí Vịnh: “Câu trả lời của chúng tôi là việc này tùy thuộc vào các hoạt động và cách ứng xử của Trung Quốc ; nếu họ tiếp tục dồn ép chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác“. Để TQ dùng sức mạnh đè người? – Giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực sẽ chỉ dẫn đến kết cục là vực thẳm (QĐND).
- Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền (RFA). Ông Đinh Kim Phúc: “Đây là một hành động xâm lược chứ không gọi là xung đột, cũng không gọi là va chạm trên biển, là một Bộ trưởng Quốc phòng mà lại hạ thấp tính chất xâm lược của Trung Quốc vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ vì tình hữu nghị 16 chữ vàng 4 tốt để dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam là một ảo tưởng“.- LẦM BẦM SÁNG 2/6 (Nguyễn Quang Vinh). “ông hãy chỉ ra chứng cớ tàu Việt Nam húc tàu Trung Quốc, hay ông hãy nói xem căn cứ nào để Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn, thằng này trợn mắt lên, ngoạc mồm ra, dểu mỏ nói, đường 9 đoạn có từ 2000 năm trước. Hô hô. Cám ơn mày, thằng chó, nếu đúng thế thì hãy xem bản đồ cổ của Trung Quốc, 2000 năm trước, cương giới nước Việt còn lớn gấp 10 lần bây giờ, hóa ra, chúng mày gặm, cướp, liếm xong thì bỗng dưng xóa sạch lịch sử, toang toác kêu là của chúng này“. – TS Vũ Quang Việt: Xem bản đồ cương vực được Hoàng đế TQ cho xuất bản (ĐV). =>
- Thủ tướng và Đại tướng (FB Dân Choa/ Quê Choa). – ĐẠI NGU! VIỆT GIAN! PHẢN BỘI! THẰNG HÈN! ? (FB LS Lê Quốc Minh). “Tuy nhiên một ông đại tướng đứng đầu quốc phòng của đất nước lại công khai trước quốc tế công nhân Trung quốc, người mà toàn dân gọi là kẻ thù, là bạn, trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng này thì tôi không hiểu ông ta là loại người gì“. – Bàn vè sự hèn! (FB Bùi Hoàng Tám). – Bài viết không dành cho những người “sợ ma” (DLB).
- ‘Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục‘ (VNN). Ông Lê Nam, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: “Dứt khoát bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dứt khoát không chịu hèn chịu nhục, không đẩy nhân dân vào chỗ hòn tên mũi đạn của chiến tranh”. – Đại biểu Quốc hội: Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn (TP).
- Nguyễn Hưng Quốc: Còn Đảng còn mình (Blog VOA). “Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản“.
- Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam? (TVN). - LS. Châu Huy Quang Kiện Trung Quốc: Yếu tố quyết định thành bại là nhân chứng (TBKTSG). – Phỏng vấn TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ: ‘Kiện TQ như thế nào thì hiệu quả nhất?’ (BBC).
- KỲ 1: Việt Nam có đủ luận cứ công pháp quốc tế (QĐND). – Vấn đề kế thừa (Trương Nhân Tuấn). “Chiến thắng 30-4-1975, không hề hiện hữu một buổi lễ bàn giao chính quyền giữa VNCH với VNDCCH hay với CPLT MTGPMN. Không có bàn giao quyền lực thì làm sao có kế thừa ?” – Hà Sỹ Phu: Thảo luận về giải pháp lấy lại Hoàng Sa liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng (BVN/ BBC).
- TS Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu: Nhìn Lại Vấn Ðề Hoàng Sa (Hợp Lưu). – Một góc nhìn về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (P3) (FB Le Na Morgoun/ Thành). Xem lại: Phần 1 và Phần 2
- Bản điều trần của tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Việt Nam: Chính quyền Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ nào? (BVN). “1. Nguy cơ khủng hoảng kinh tế/ 2. Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng/ 3. Phong trào dân chủ – nhân quyền và sức ép quốc tế/ 4. Hiểm họa Trung Quốc/ 5. Cuộc tranh đoạt không khoan nhượng giữa các nhóm lợi ích“.
- Mổ xẻ chiếc loa đặc biệt của cảnh sát biển Việt Nam (KT). – Cái loa hát chiêu đãi giặc Tàu xâm lược biển Đông, cây gậy sắt đập người yêu nước! (DLB). “Để cho một cấu trúc khổng lồ ngang nhiên vào sâu hơn 100 Km trong lãnh hải của Tổ quốc mà quân đội các binh chủng, đặc biệt binh chủng hải quân và không quân, không hay biết gì (?) cho đến khi báo chí và truyền thông tại Tàu, Hongkong đưa tin; toàn bộ tướng lãnh chỉ huy quân đội cần phải bị trừng phạt… Không những tướng lãnh chỉ huy trong quân đội phải bị trừng phạt mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cũng phải chịu tội trước toàn dân…“
- Trung Cộng khống chế các nước khác như thế nào ? (RFA/ Ngày Đêm). “Một thực tế hiện nay đầy nguy hiểm: Trung Cộng ngày càng trắng trợn bành trướng xâm lược các nước láng giềng, âm mưu độc chiếm Biển Đông. Tại Việt Nam, thế lực Nhóm lợi ích tham nhũng đặc quyền, đặc lợi nhân danh ổn định chính trị, thân Trung Cộng đang vẫy cờ 6 sao muốn biến Việt Nam thành một tỉnh của Đại Hán Trung Cộng, đẩy Dân tộc Việt Nam tới bờ vực ’1000 năm dưới ách đô hộ giặc Tàu‘.”
- Lựa chọn nào cho Việt Nam? (Trần Kinh Nghị). “Tóm lại, đã đến lúc để Việt Nam dứt khoát đoạn tuyệt với cái vòng kim cô ý thức hệ cùng những mối quan hệ hữu nghị viễn vông để có đầy đủ tư cách quan hệ bình đẳng và giải quyết mọi tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình,hai bên cùng có lợi. Có lẽ đó là lựa chọn khả thi nhất đối với Việt Nam ngày nay”.
“
- SỐ PHẬN LÊ CHIÊU THỐNG VÀ ĐOÀN TÒNG VONG TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC (Đào Hiếu). “Lừa được Chiêu Thống rồi, Khang An còn chơi trò làm nhục ông vua lưu vong bằng cách bố trí cho Chiêu Thống chạm trán phái đoàn sứ bộ của Quang Trung, làm cho Chiêu Thống rất tức tối. Sau đó Khang An lại tìm cách ly gián Lê Chiêu Thống với các bề tôi còn chút tinh thần dân tộc. Trong số bề tôi này, đáng chú ý nhất là Lê Quýnh“.
- Trung Quốc tự tung hô dù bị vạch mặt tại Shangri-La (Zing). – Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc ‘đuối lý’ và ‘cãi cùn’ (Infonet).
- Điều gì đã diễn ra trong cuộc họp kín Mỹ, Trung ở Shangri-La? (TN). “Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết phía Trung Quốc đã thay đổi thái độ ngay khi chuyển sang họp kín, chỉ tập trung bàn về hợp tác quân sự song phương giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như về quan hệ giao thương hai nước“.
- Shangri-La – đấu trường của ngoại giao quốc phòng châu Á (VNE). – Mỹ: Nhật cần đề ra biện pháp để đối phó với đe dọa an ninh khu vực (VOA). – Nhật phản bác lời công kích lớn lối của Bắc Kinh (RFI). – Shangri-La: Nhật phản đối mạnh mẽ phát biểu của Trung Quốc (RFA). – Thủ tướng Nhật sang châu Âu kêu gọi G7 phản ứng Trung Quốc (MTG). – Úc ủng hộ Mỹ cáo buộc Trung Quốc gây mất ổn định tại Biển Đông (RFI). – Australia-Mỹ: Trung Quốc gây mất ổn định ở Biển Ðông (VOA). - Dư luận Nga: ‘Trách nhiệm thuộc hoàn toàn phía Trung Quốc’ (Tin Tức). – Nhật giao tàu tuần duyên cho VN đầu 2015 (BBC).
- Biển Đông: Jakarta hiện đại hóa quân đội trước tham vọng của Bắc Kinh (RFI). “…chính phủ Indonesia đang tìm mua 274 tàu chiến, 10 phi đội tiêm kích và 12 tàu ngầm chạy điện-diesel“.
- Tình hình chính trị trong khu vực và thế giới với hai trục đối kháng đã định hình: Mỹ-Nhật và Trung-Nga (FB Mạnh Kim).
- THÁI GIÁM TRỊNH HÒA VÀ “PAX SINICA” (HÒA BÌNH KIỂU TÀU) (FB Mạnh Kim). “Có một chi tiết cần được chú ý: vào tuần cuối cùng của năm 1405, Trịnh Hòa đã cập cảng Qui Nhơn, ngay trong bối cảnh nhà Minh chuẩn bị động binh tràn xuống nước ta. Để làm gì? Do thám chăng?“
- MỘT NÉN NHANG CHO NGƯỜI ĐỐT LỬA (FB Ngô Thị Kim Cúc ). “Những gì bà đã để lại không nhiều nhưng thật rõ ràng, đầy đủ: những tâm thư viết trên giấy bằng chữ to, nói rõ tâm nguyện của mình… Tên bà đã đi vào lịch sử chống xâm lược của người Việt Nam, trước một Trung cộng hung hãn và tham tàn, bất chấp công pháp quốc tế và đạo lý con người. Bà đã nhìn ra một tương lai Tây Tạng nếu người Việt Nam cứ tiếp tục cúi đầu trước cuộc xâm lăng không tiếng súng này“.
- Hội Nông dân VN phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (LĐ). – Kêu gọi nông dân Trung Quốc phản đối hành động sai trái trên biển Đông (DT).
- Người Việt ở Na Uy biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc (DT). – Tiếp tục tuần hành phản đối Trung Quốc tại Thụy Điển (DT).
- Cuộc biểu tình trước hai sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại Washington (RFA). – Video:
- Trong khi báo chí trong nước kêu gọi người Việt hải ngoại hướng về Tổ Quốc, đưa tin biểu tình phản đối TQ ở các nước sở tại, thì báo Nhân Dân đăng bài đánh những trí thức ký tên trong một thư ngỏ: Vì lợi ích, danh dự của nhân dân, đất nước (ND). “Ở đó, người ta không cần tới cái ‘lòng yêu nước’ như của các vị vẫn trưng bày trên internet, trình diễn trong mấy cuộc biểu tình. Nếu thật sự là người yêu nước, là trí thức, các vị nên đi cùng nhân dân, đóng góp trí tuệ và thống nhất thành một khối với nhân dân. Ðó mới thật sự là những người yêu nước chân chính“.
Thế nào là “yêu nước chân chính”? Theo tác giả Hồ Ngọc Thắng (CHLB Ðức), hay nói đúng hơn là báo ND, thì yêu nước nằm ngoài sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, không phải là “yêu nước chân chính”. Tóm lại là: “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, kể cả lòng yêu nước của người dân VN.
- Đỗ Vẫn Trọn: Thư trả lời bạn từ San Jose, California (ĐCV). “Lo lắng lớn nhất của tôi bây giờ là gì? Nếu chẳng may, Trung Cộng gây chiến với Việt Nam. Tôi sẽ làm gì? Lúc đó, chắc chắn tôi sẽ cùng bạn – bạn cùng tôi trở về Việt Nam với một lý tưởng cao cả, là đẩy giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Việt Nam“.
- Bài học cho những ai còn mơ hồ về “16 chữ vàng”, về “4 tốt“ (LĐ). Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng: “Tôi
không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu
Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến
độ chậm, chất lượng không đảm bảo, làm tăng giá thành, và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam”. - Chuyện “16 chữ vàng” với người láng giềng “hẹp bụng” tại nghị trường (DT).
- Đề nghị dừng các dự án dân sự để tập trung bảo vệ chủ quyền (SM). “ĐB
Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) phân tích hơn 1.000 năm qua, Trung Quốc
vẫn tìm mọi cách để tranh chấp, quấy đảo Việt Nam, 100 năm tới, 1.000
năm tới không có cách gì chấm dứt. Không thấy ở Trung Quốc cái tình hữu
nghị trong sáng, chân thật mà chỉ là hữu nghị nửa vời, hữu nghị viển
vông, lệ thuộc“. – Đoàn kết, tập trung nguồn lực tái cơ cấu kinh tế, bảo vệ chủ quyền (QĐND). – Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước (ND).
- Sự kiện giàn khoan là “cú hích” để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc (TBNH). – Xây dựng nền kinh tế tự chủ (NLĐ).
- Từ chối dự án kém (NLĐ). – Nguồn năng lượng thoát dần Trung Quốc (NLĐ).
- “Trung Quốc không dễ trả đũa kinh tế Việt Nam” (VnEconomy).
- Bộ trưởng Thương mại Mỹ thăm châu Á (BBC). – BT Thương mại Mỹ lo ngại hành xử hăm dọa của tàu TQ (VNN). – Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Căng thẳng Biển Đông không ảnh hưởng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (LĐ).- Bùi Tín: Cuộc gặp mặt trước Ðài tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Blog VOA). “Hôm nay đứng trước bức tượng tiêu biểu cho hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa CS đồng nghĩa với Tội Ác trên toàn thế giới, Hà Vũ lớn tiếng tuyên bố: ‘Tôi còn sống ngày nào là tôi dồn hết sức mình cho cuộc đấu tranh khốc liệt nhằm sớm loại trừ chủ nghĩa Cộng sản toàn trị tội ác trên đất nước VN thân yêu, cùng nhân dân giành lại quyền sống tự do trong nhân phẩm’.”
- Đơn Trình Báo vụ 5 tên côn đồ dùng hung khí Truy Sát mẹ con Trần Thị Nga (BĐX).
- KHI NÀO ĐỘC TÀI SỤP ĐỔ? (FB Nguyễn Hưng Quốc).
- Chuyến đi Mỹ của Đức cha Nguyễn Thái Hợp (VOA).
- Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay (VOA). Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski: “Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy. Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam“.
- COCC đem tiền cha mẹ cướp được của dân sang Úc ăn chơi đã bị bắt (FB Ngoc Nhi Nguyen).
- NHÀ BÁO NGUYỄN MẠNH THẮNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG TÁI BỔ NHIỆM ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP (Hữu Nguyên).
- Bầu Kiên bất ngờ “hiến kế” cho hệ thống ngân hàng trước ngày tuyên án (DT). – “Giải mã” 22 câu hỏi về vụ án ‘bầu” Kiên từ góc độ Luật sư (DT). – Nói lời sau cùng, “bầu” Kiên tố đích danh nhiều cán bộ điều tra (PL&XH).
- LS Trần Vũ Hải: Tại sao Bầu Kiên đề nghị Hội đồng xét xử chờ sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước? (Dân Quyền). “Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã có lý khi đề nghị Hội đồng xét xử chờ đợi sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, vì chính nhiều vị lãnh đạo này đã chỉ đạo khởi tố, bắt giam ông Kiên. Ngay trong Thông báo của Hội nghị Trung ương Đảng đã khẳng định vai trò chỉ đạo vụ án hình sự này – một điều chưa từng có tiền lệ trong những Thông báo của các Hội nghị Trung ương Đảng“.
- Đại gia nào ‘chống lưng’ cho Tân Hoàng Minh? (VTC).
- Trung Quốc: Hành trình xa thẳm đến tự do (Project Syndicate/ TCPT). – Trung Quốc : Gieo gió, gặp bão (RFI).
- Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên (NCQT).
- Tại sao Bình Nhưỡng mềm dẻo với Tokyo trong hồ sơ bắt cóc công dân Nhật? (RFI).
- Cận cảnh những “thương tích” của tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm (LĐ). – Lộ diện bằng chứng vô nhân đạo (TT). – Báo Mỹ sửng sốt trước vụ tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm (DT). – “Tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa đòi bồi thường thiệt hại” (LĐ). “Tôi
sẽ giữ con tàu lại để làm bằng chứng, chứng tích để đấu tranh với hành
động của Trung Quốc. Nếu được Nhà nước hỗ trợ, cơ quan chức năng hướng
dẫn pháp lý, tôi sẽ kiện Trung Quốc ra tòa, buộc Trung Quốc phải đền bù
thiệt hại cho gia đình tôi”. – Hình ảnh tàu cá Trung Quốc ngang ngược “dàn trận” ở Hoàng Sa (LĐ). – Ngư dân miền Trung đang bị Trung Quốc đe dọa (PLTP).
- Hình ảnh tàu cá Trung Quốc ngang ngược “dàn trận” ở Hoàng Sa (LĐ). – Những hình ảnh tố cáo Trung Quốc từ “biển nóng” Hoàng Sa (Petro Times). – Chiếc tàu quả cảm CSB 2016 (TT). – Trung Quốc điều 5 máy bay chiến đấu đảo quanh giàn khoan (Soha). – Nóng sáng 3/6: Trung Quốc lập phi đội tiêm kích quanh giàn khoan (VTC).
- Bà Nguyễn Thị Bình: Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam (CAND). – Báo Nhật, Asahi Shimbun: “TQ hãy dừng gây hấn tại Biển Đông” (TTVN). – Trung Quốc càng lấn tới, lòng yêu nước của người Việt Nam càng trỗi dậy (ANTĐ).
- “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận” (TTVN). – Chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam là không chối cãi, không thể dùng chữ “đàm phán” (Nguyễn Quang Vinh).
- Dương Danh Huy – Bình luận về phản biện của Ngô Viễn Phú (Dân Luận/ Ba Sàm).
- Video: Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc (VNE).
- BÌNH LUẬN GIỜ CHÍNH NGỌ (Nguyễn Quang Vinh). “Tin vui nhất là Nhật Bản và cả Mỹ nữa sẽ đưa hành động xâm phạm chủ quyền biển Đông ra Hội nghi G7“. Cả bọn Mỹ, Nhật đều là viển vông!- Định Mệnh Đã An Bài… (Alan Phan). “Tóm
lại, mọi việc đã an bài và mọi thứ ‘hồng’ như ngày đại thắng 1975. Các
bạn BCA không nên nhốn nháo mà hỏi, “từ bên Mỹ, bác thấy thế nào, quê
hương chúng ta sẽ đi về đâu?” Các bạn cứ nghiêm chỉnh học tập tấm gương
đạo đức của bác Mao, bác Stalin, bác Hồ… một ngày gần đây thôi, các bạn
sẽ được đến đích cùng với các bác“. – CHUYỆN KỂ NĂM 3000! (DĐCN). – Trả lại giá trị cho những nhà yêu nước Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,… (Đào Hiếu).
- Ngu Tiều Vấn Đáp (FB Phương Bích). “Đánh
nhau mấy chục năm trời,/ Vũ khí, súng ống, của người ta cho./ Đất nước
đổ đốn không lo,/ Cải Tạo, Học tập, đủ trò bày ra./ Các nước, họ nhìn ra
xa,/ Ra sức Hiện Đại, còn ta nhìn vào/ Vô sản một đám cào cào,/ Bất
chấp luật pháp, luật là ta đây“. – “Trăm năm trong cõi người ta” Đã ai chọi giặc, bằng… loa “tuyên truyền”? (Phương Bích).
- Bút Tre – Đề thi tốt nghiệp 2014: Giáo dục lòng yêu nước hay phương pháp đốt cháy giai đoạn? (Dân Luận). “Thử
hỏi, không nạp kiến thức trung thực cho học sinh, nhưng đề thi lại nhấn
mạnh “chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang
diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp” (trích đề thi văn) phải
chăng là đánh đố các em?” – CON RẤT NGU (Trần Đình Trợ). “Đề
yêu cầu nói về lòng yêu nước căm thù giặc. Thế mà thằng con của tui lại
viết, Trong Quốc vẫn là bạn, chuyện giàn khoan chỉ là va chạm trong
nhà. Nó viết theo bài nói của ông bộ trưởng QP. Đồ con ngu“.
- Chính phủ Mỹ kịp thời phản đối mạnh mẽ Trung Quốc (LĐ). – Trung Quốc sẽ hành xử như thể là nạn nhân (VNE). GS Carl Thayer: “Trung
Quốc sẽ có những hành động thách thức Mỹ và Nhật để thử quyết tâm của
hai cường quốc tại khu vực, đồng thời cố gắng tranh luận rằng mình là
nạn nhân trong kế hoạch của Nhật và Mỹ“
- Australia lo ngại nguy cơ xung đột trên Biển Đông (VNE). – ASEAN cần tích cực hơn trong chuyện biển Đông (NLĐ). – Malaysia giục các bên nhanh chóng đưa ra kết luận về COC (KT). – Thủ tướng Malaysia: Cần phải kết thúc sớm đàm phán COC (GDVN).
- Du học sinh Việt Nam tại Nga tuần hành hướng về biển Đông, chớ có hướng về… viển vông! (GDTĐ).
- Văn nghệ ‘vô cảm’ (Người Việt). “Trong
khi ngư dân của chúng ta bị đánh đập, xô đẩy, mất mạng ngoài Biển Ðông,
dân oan và người biểu tình quằn quại dưới roi vọt của nhà cầm quyền Hà
Nội, thì ở trong nước cũng như hải ngoại, trên sân khấu, ca sĩ vô cảm
vẫn oằn oại với trong những tư thế khích dục, lõa lồ, có khi phơi bày cả
‘nội y’.”
- Bá Dương – Trung Quốc thật vĩ đại!!! (Dân Luận). – “China” thay vì “Trung Quốc” – tại sao? (Văn Việt).
- Sóng lòng dân trong lòng Quốc hội (TVN). – Sóng biển Đông dậy sóng nghị trường (TT).
- Để nền kinh tế tự chủ trước Trung Quốc (MTG). – HD 981 có thể khiến GDP VN giảm hơn 1% (RFA). – Trung Quốc không dễ trả đũa ngược (LĐ). – Căng thẳng biển Đông: 3 giải pháp giảm nhập siêu từ Trung Quốc (Infonet).
- Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia (RFA). TS Hà Sỹ Phu “Đảng
cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân
là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân. Lại
nhân danh công nông, trong đó có nông dân thì nông dân bây giờ mất hết
cả ruộng đất phải đi làm thuê”. – Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 16 (BĐX). “Tại cái thằng trời. Tại cái thằng trời. Đảng ta có tính sai điều gì đâu?”
- Phát biểu của ông Lê Văn Quản, cử tri phường 7, quận 8: HẾT LỪA ĐƯỢC DÂN (Tj Nguyen). “Kẻ
thù số 1 của dân bây giờ là cán bộ quan liêu, cửa quyền, tham ô, tham
nhũng, là kẻ thù số 1 của dân, mà là các anh phản động nữa cơ! Tôi nói
thẳng như vậy, là cái anh phản động của đất nước này. Không sợ mấy anh
phản động bên ngoài, mà sợ cái anh phản động này…”
- Nguyễn Xuân Ngữ – Thông báo số 12 của Ban Vận Động Thành Lập Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam (Xuân VN/ Dân Luận).
- [Chế] Harry Potter và chủ nghĩa tư bản (THĐP).
- Trần Kiên – Khoan Dung, Gốc Rễ Của Dân Chủ (Dân Luận).
- Nhân viên Ngân hàng Bắc Á tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh và Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (Dân Luận).
- NGÀY NÀY CÁCH ĐÂY 25 NĂM TẠI TRUNG QUỐC (FB Quốc Toản/ Tễu). – Suy ngẫm về Quảng trường Thiên An Môn (VOA). – Lê Diễn Đức: Từ cuộc bầu cử tự do tới Thiên An Môn (Người Việt).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2-6-2014 (VietFin). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 2-6-2014
- Doanh nghiệp nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu (LĐ).
- Nhận định chứng khoán ngày 3/6: “Không bán thời điểm này” (VnEconomy).
- Cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lãi suất chỉ từ 6,5% (StockBiz).
- “Hòn than hồng” nợ xấu, một năm nhìn lại (VnEconomy).
- Thị trường bất động sản: Lạc quan trong thận trọng (ND).
- Thị trường hàng tiêu dùng vẫn khó tăng trưởng (ND).
- Giữ nguyên giá bán lẻ điện (HQ). – Thống nhất giá bán điện theo bảng giá mới (TBKTSG).
- Chỉ số tín dụng Thái Lan ‘vẫn tốt’ (BBC).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 3-6-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-6-2014 (VietFin). – 2 sàn tăng điểm, nhóm bất động sản tiếp tục hút tiền (CafeF). – Chứng khoán sáng 3/6: Lực bán giảm, thị trường phục hồi (VnEconomy).
- Người nghèo phải đóng tiền điện nhiều hơn (TT). “Nếu
như quy định cũ giá điện cho 50 kWh đầu chỉ là 993 đồng/kWh, người
nghèo nếu sử dụng 50 kWh/tháng chỉ phải đóng 49.650 đồng/tháng thì với
giá mới, họ sẽ phải đóng tới 64.550 đồng/kWh“.
- Apple nỗ lực ‘tái chiếm’ niềm tin của giới đầu tư (Người Việt).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 133 (Nhật Tuấn).
- Mặc Đỗ: Những người viết trẻ (Da Màu).
- Tháng ngày lưu lạc – Mùi người – SỐNG Ở ĐỜI – MƠ HỒ – Terminal, miễn phí! (Hợp Lưu).
- Ngày Mồng Năm Tháng Năm ở miền Trung (RFA).
- Dưới chân Hòn Đền (HQ).
- Cựu cầu thủ danh tiếng Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời (RFA). – Nhân cách Phạm Huỳnh Tam Lang (QĐND).- Qatar hối lộ FIFA để giành quyền đăng cai Cúp Bóng đá Thế giới 2022 ? (RFI). – Điều tra cáo buộc bê bối World Cup 2022 (BBC).
- Quân cờ… – Trích tiểu thuyết của Lưu Trọng Văn (Văn Việt).
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 02-08.06.2014: điêu khắc gia Mai Chửng (Da Màu). – Thứ sợ hãi từ bóng tối
- Trần Mộng Tú: Chén nước mắm và bao vải bột mì (Văn Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thi tốt nghiệp THPT 2014: Sĩ tử phấn khích khi Liên Hợp Quốc và biển Đông vào đề thi Lịch sử (LĐ). – Huỳnh Bá Hải: Xung quanh đề thi môn Ngữ Văn của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014 (DLB). “Một giáo viên dạy văn về hưu tại Hà Nội thì dè dặt hơn. Theo ông đề Văn dạng này thời chiến tranh chống Mỹ đã phổ biến và cũng có tác dụng chuẩn bị tâm lý động viên thanh niên đi B (tức vào Nam). Cách ra đề như thế này là có tính toán nhằm chuẩn bị cho một lệnh kêu gọi thanh niên tốt nghiệp phổ thông lên đường nhập ngũ trong tương lai gần. Những đề thi Văn kích thích lòng yêu nước thường gặp trong thời chiến“.
- 0% thí sinh thi đăng kí thi môn Sử tại nhiều hội đồng thi (LĐ). “HĐCT này gồm thí sinh đến từ trường Trưng Vương và Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên (hệ giáo dục thường xuyên) với gần 600 thí sinh dự thi, tuy nhiên hệ THPT không có thí sinh nào thi sử, địa“.
- VÌ SAO HỌC SINH CHÁN HỌC SỬ (FB Nguyễn Đình Bổn). – Chia sẻ của học sinh duy nhất thi môn Sử (DT).
- VÀI NHẬN XÉT VỀ NGÀY THI ĐẦU TIÊN (FB Phạm Hiển). – VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT SỐ MÔN THI CÒN LẠI (FB Phạm Hiển).
- Đề thi và gợi ý đáp án môn Vật lý tốt nghiệp (Zing). – Đáp án chi tiết đề thi môn Vật Lý – mã đề 419 (MTG).
- 5 thí sinh bị đình chỉ thi trong ngày thi đầu (TP). – Thanh Hóa: “Phao thi” vứt tung tóe trước cổng trường (GDVN). – 1001 kiểu than thở ‘bá đạo’ của sỹ tử khi trong kỳ thi (iOne).
- Nhiều tiến bộ khi học sinh lần đầu được chọn môn thi (QĐND). – Nhiều thí sinh kết thúc ngày đầu thi tốt nghiệp THPT với tâm lý thoải mái (SM).
- Thầy giáo già, bại liệt, tận tụy dạy trẻ nghèo (ND). =>
- Gặp lại thần đồng (NLĐ).
- Trường chuẩn quốc gia: “Xây” đã khó, giữ “khổ” hơn (ND).- Những điều đáng mong đợi ở giảng đường Đại học (Kênh 14).
- Chàng lớp phó đa tài và suất học bổng Mỹ gần 4 tỷ đồng (DT).
- Học ĐH Mỹ miễn phí với “Gói đầu tư giáo dục” tại SaigonTech (PLTP).
- Đề Toán được nhiều thí sinh nhận định là dễ ăn điểm 10 (Infonet). – Hướng dẫn chi tiết giải đề thi tốt nghiệp môn Toán (GDVN). – Đề thi, đáp án gợi ý môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 (Infonet).
- 59 người phục vụ 1 thí sinh: “Thật là kỳ dị”! (Soha). – Thấy gì qua việc 59 người túc trực một sĩ tử thi Sử? (Zing).
- BÁO ĐỘNG VÌ… GIỎI QUÁ (Văn Công Hùng).
- Ai sở hữu sáng chế trong doanh nghiệp? (DNSG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Gần 2.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong một tuần (VNE).
- Vụ hàng loạt công nhân ngộ độc tại Thái Bình: Thêm 60 trường hợp ngộ độc ở huyện Vũ Thư (LĐ).
- Vụ phóng hoả kinh hoàng qua lời kể của những người tham gia giải cứu (DT).
- Dân làng gạch nung lúng túng (NLĐ).
- Người Sài Gòn chi tiền triệu mua cá phóng sinh (aFamily).
- Cướp tiền quyên góp cho Hoàng Sa, Trường Sa (KT).
- Danh sách 10 nạn nhân Việt Nam trong vụ tai nạn 13 người chết ở Thái Lan (LĐ).
- Chính phủ Mỹ tăng cường nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm (VOA).
- Siêu thị tai tiếng vì dùng bảo vệ côn đồ (Infonet).
- “Tuýt còi” quảng cáo nấm lim xanh chữa bệnh ung thư (Infonet).
QUỐC TẾ
- Bangkok tê liệt vì các vụ biểu tình lẻ tẻ (RFI). – Thái Lan công bố kế hoạch cải tổ để tránh khủng hoảng kinh tế (LĐ).
- Quốc hội Mỹ chỉ trích Obama thả khủng bố Taliban (RFI). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bênh vực việc trao đổi tù nhân (VOA). – Chính phủ Afghanistan phẫn nộ về việc phóng thích tù nhân Taliban (VOA). – Quân nhân Mỹ được trả tự do nhập viện ở Đức (VOA). – Tổng thống Obama lên đường công du Châu Âu (VOA).
- Giao tranh bùng nổ gần biên giới Nga (VOA). - Giao tranh dữ dội, người dân tháo chạy khỏi Lugansk (TP). – Nga nộp dự thảo nghị quyết về bạo động ở Ukraine cho LHQ (VOA). – Gazprom gia hạn tối hậu thư sau khi Kiev trả một phần nợ (RFI).
- Quốc vương Tây Ban Nha bất ngờ thoái vị (RFI). – Vua Tây Ban Nha chuẩn bị nhường ngôi cho con (VOA). – Vua Tây Ban Nha Juan Carlos thoái vị (BBC).
- Anh dọa bỏ EU vì cuộc bầu cử chủ tịch Ủy ban Châu Âu (LĐ).
- Ông Salvador Sanchez Ceren nhậm chức tổng thống El Salvador (VOA).
- Cảnh sát Ấn Độ dùng vòi rồng giải tán biểu tình chống nạn hiếp dâm (VOA).
- Bom nổ tại tiệm rượu ở Nigeria, 14 người thiệt mạng (VOA).
- Nổ bom ở Afghanistan, 3 kỹ sư Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng (VOA).
- Hải tặc cướp tàu dầu Thái lan trong biển Đông Nam Á (RFI).
- Căng thẳng Ukraina: Tiếp tục giao tranh ác liệt ở ngoại ô Kramatorsk (LĐ). – Nato bàn cách đối phó với Nga (BBC).
- Tổng thống Obama công du châu Âu (VOA).
- FBI truy lùng một người ‘nguy hiểm’ ở San Francisco (Người Việt).
* RFA: + Sáng 02-05-2014; + Tối 02-05-2014
* RFI: 02-05-2014
2292. Lựa chọn nào cho Việt Nam?
02-06-2014
Những ai theo dõi diễn biến tình hình vụ giàn khoan Haiyang981 và không khí tranh luận suốt tháng nay đều không tránh khỏi cảm giác ê chề thất vọng khi nghe người đứng đầu QĐNDVN phát biểu tại Hội nghị Sangri-la mới đây. Từ sự im lặng khó hiểu của người đứng đầu Đảng đến bài phát biểu mạnh mẽ rõ ràng của người đứng đầu Chính phủ và bây giờ là lời phát biểu “ôn hòa” đến mức nhạt nhòa của người đứng đầu Quân đội(*) đã tạo nên những cung bậc trầm bổng gây bức xúc đối với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước.
Thử hỏi giờ đây đại đa số người Việt Nam muốn gì nếu không phải là chống kẻ thù xâm lược có tên Trung Quốc? Đó không chỉ là mục đích trước mắt mà cả lâu dài. Và để đạt mục đích đó không thể không tính đến việc một lần nữa phải lựa chọn bạn/thù theo đúng nghĩa “bạn/thù là tạm thời,lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” mà nhân loại đã đúc kết.
Đây không phải là lần đầu Việt Nam đứng trước sự lựa chọn có liên quan đến nhân tố Trung Quốc. Nếu chỉ tính từ Cách mạng tháng Tám 1945 ít nhất đã có ba lần lựa chọn – đó là a)chọn sự quay lại của quân Pháp để đuổi quân Tàu ô (Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946);b)chọn đi với ông anh cả Liên Xô bỏ ông anh hai Trung Quốc (sau 1975); và chọn “giải pháp đỏ” đi với Trung Quốc thay vì giải pháp với Mỹ và Phương Tây hoặc Liên hợp quốc để kết thúc 10 năm sa lầy ở Camphuchia.
Khách quan mà nói, hai trong ba lần lựa chọn đó Việt Nam đã chọn nhầm và đã phải trả giá bằng những thiệt hại vô cùng nặng nề. Đó là việc chọn Liên Xô thì mất Trung Quốc để rồi không tránh được cuộc chiến tranh biên giới 1979; và việc chọn “giải pháp đỏ” với Trung Quốc thì mất thế giới để cuối cùng vẫn mất cả chì lẫn chài trong canh bạc Campuchia.
Lịch sử lại lặp lại khi giờ đây đất nước một lần nữa phải lựa chọn. Biết nói thế nào nhỉ, đành ví nó giống như một người đàn bà sau mấy lần trót dại liệu giờ đây có đủ khôn ngoan và thực dụng để chọn lấy một người đàn ông cho quảng đời còn lại của mình(?) Sự lựa chọn này do đó quan trọng biết bao! Hy vọng rằng người đàn bà bất hạnh Việt Nam lần này sẽ không sai lầm một lần nữa.
Lâu nay có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam phải “đi với Mỹ”, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng phải giữ gìn quan hệ anh em với Trung Quốc vì nhiều lý do như truyền thống lâu đời, cùng hệ tư tưởng, và thế trời thế đất buộc phải thế(!?), v.v… Đồng thời cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng không nên đi với ai cả mà cứ đứng giữa đi dây miễn là giữ thăng bằng thật khéo!
Tuy nhiên, có lẽ không mấy ý kiến coi trọng đúng mức một điều đơn giản-đó là quan hệ thì vẫn quan hệ nhưng phải dứt khoát đoạn tuyệt với ý thức hệ tư tưởng và lột bỏ chiếc mặt nạ “anh em”, “4 tốt”, 16 chữ vàng”,”vì đại cục”… vốn là những ràng buộc vô hình khiến nhà Lãnh đạo tối cao của đất nước im lặng và ông Đại tướng thì “đi nhẹ nói khẽ” trong khi các ngành các cấp và doanh nghiệp lúng túng để xảy ra nhiều thua thiệt trong quan hệ với Trung Quốc như đã thấy trong thời gian qua. Đó cũng là nguyên nhân của hiện tượng lúc cấm lúc cho đối với hoạt động biểu tình yêu nước, đồng thời cũng là lý do của việc chần chừ chưa đưa vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế.
Thiết nghĩ, từ những kinh nghiệm quá khứ áp dụng cho hiện tại, nên chăng lần này Việt nam chẳng cần nhất thiết phải tuyên bố bỏ ai, đi với ai…, mà chỉ cần thực sự dứt bỏ điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “hữu nghị viễn vông” với Trung Quốc. Thế là đủ. Nếu vị nào muốn nói hoặc làm điều mà họ cho là khôn khéo, mền dẻo thì họ cứ việc tự nhiên, nhưng không được phép gây bức xúc trong tình cảm của nhân dân là được. Có thể tới đây Trung Quốc sẽ rút, chưa rút thậm chí không rút giàn khoan 981 và giở bất cứ thủ đoạn nào thì người Việt Nam cũng nhất quyết không quay lại với “quan hệ hữu nghị viễn vông”. Thế là được.
Tóm lại, đã đến lúc để Việt Nam dứt khoát đoạn tuyệt với cái vòng kim cô ý thức hệ cùng những mối quan hệ hữu nghị viễn vông để có đầy đủ tư cách quan hệ bình đẳng và giải quyết mọi tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình,hai bên cùng có lợi. Có lẽ đó là lựa chọn khả thi nhất đối với Việt Nam ngày nay.
—–
(*) Trích phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn an ninh Sangri-la (phần bôi đỏ là để lưu ý).
“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương”
“… trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.
2293. Thảo luận về giải pháp lấy lại Hoàng Sa liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng
03-06-2014
Sau khi Bauxite Việt Nam đăng bài Xóa bỏ tai họa công thư Phạm Văn Đồng 1958 của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, chúng tôi nhận được bài của anh Hà Sĩ Phu bàn về cách thoát khỏi sự ràng buộc của Công hàm này, và thư của anh Dương Danh Huy nhắc lại một bài anh đã công bố liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng. Nhận thấy cả hai bài đều có ích cho nhận thức của chúng ta, Bauxite Việt Nam xin đăng để rộng đường dư luận.Bauxite Việt Nam
Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958
Hà Sĩ Phu
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:
- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.
- Đó là một CÔNG HÀM cấp
nhà nước (hình bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì
thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một
“công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là “cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”!
- Vì vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.
Đấy là những kết luận
dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã
công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu
hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho
thật cặn kẽ.
1/ Một Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?
2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?
Mọi người đều thấy Công
hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi
Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu
tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.
- Muốn bảo vệ cái nền
móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi
tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý
của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện
kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được
với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục
được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một
Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần
lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần
quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại
gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người
chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một”
thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ
quốc của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý),
sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì
một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho?
Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.
- Tóm lại là cố gắng vô
hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối
phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn
Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ,
đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đã
chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô
hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi
sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn
không dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất
“bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế
vào!). Kiểu chống đỡ lúng túng này chỉ bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt
Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ.
- Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”
như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn
đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn
Đồng – Hồ Chí Minh thì đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên
bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi
theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đã
nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách: Muốn
khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam
hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay
những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ
mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu
huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích
nước lợi nhà như vậy không?
Khó khăn cốt lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng!
3/ Thoát Cộng được lợi những gì?
Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất.
Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì?
- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
- Giữ Cộng sản thì Việt
Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng
hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu,
thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…
- Còn giữ Cộng sản thì
quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ
thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra,
ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích,
lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn
cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng
sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức
mạnh?
Trái lại, chỉ cần thoát
Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn
bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không
cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một
hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng
mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.
4/ Thoát Cộng dễ hay khó?
- Sẽ quá khó, quá gay
go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại
khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ
hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy
lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ
thống?
- Nhưng không, sẽ vô
cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên
hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước
tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả. Chẳng
những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn
được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt
là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về
vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng
rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn
sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có
thể lắm chứ, sao lại không?
Quả bóng cứu dân cứu
nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người
cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ
trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng
cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả
bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…
H.S.P. (2-6-2014)
Tác giả gửi BVN.
——
Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi
Dương Danh Huy, nhà nghiên cứu về Biển Đông
Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của người Việt.
Vết thương đó đã đem lại
nhiều bức xúc trong 40 năm qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành
lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận pháp lý của Việt Nam.
Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:
1: Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.
Trung Quốc chủ trương
không đàm phán về chủ quyền đối với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa,
Trung Quốc còn không công nhận là có tranh chấp. Hiện nay không có việc
đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo, do đó ý tưởng kiên trì đàm
phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì trong một việc không
hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.
Giả sử các bên trong
tranh chấp có đàm phán về chủ quyền đối với đảo đi nữa, cũng khó mà
Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ở
Trường Sa, nếu có đàm phán, không nước nào sẽ chấp nhận mình không được
đảo nào. Khó có chính phủ Philippines, Trung Quốc hay Việt Nam nào dám
đối đầu với dư luận trong nước của họ để chấp nhận không giành được phần
lớn các đảo. Vì vậy, dù các bên có kiên trì đàm phán thì cũng khó giải
quyết tranh chấp đảo.
Việc đưa tranh chấp đảo
cho một tòa án quốc tế phân xử sẽ là khách quan nhất. Nó cũng là một lối
thoát để cho các chính phủ đi đến một giải pháp trong khi tránh búa rìu
dư luận trong trường hợp giải pháp đó không được như yêu sách ban đầu.
2: Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines
“Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.”
Việc kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là rất khác với việc Philippines kiện Trung Quốc.
Việc Philippines có thể
đơn phương kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh
chấp của UNCLOS cho phép Tòa thụ lý một số vấn đề liên quan đến việc
giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục địa, mặc dù Trung Quốc
đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS, và cho dù Trung Quốc có vắng mặt.
Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo. Vì
vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS
để đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.
Bên cạnh đó, ngoài thủ
tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để
chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo. Đối với
vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận
thẩm quyền của Tòa.
Vì vậy, hiện nay chưa có
điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với đảo. Điều Việt Nam cần
làm là công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa. Mặc dù Trung Quốc sẽ không
chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và
cản trở việc giải quyết tranh chấp.
3: Tuyên bố thừa kế di sản VNCH
Ý tưởng này là quan điểm
cho rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chưa từng thừa
kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và bây giờ phải tuyên bố thừa
kế “di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” thì mới thừa kế. Nó còn có thể bao
gồm cả CHXHCNVN cần tuyên bố cắt đứt với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
(VNDCCH) để vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng này không có cơ sở trong luật quốc tế.
Tòa sẽ đặt vấn đề: sau
khi CHXHCNVN được thành lập như một quốc gia vào năm 1976 thì Hoàng Sa,
Trường Sa thuộc về nước nào? Nếu phía Việt Nam cho rằng vào năm 1976
CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng đã
thừa kế khi tuyên bố thừa kế “di sản VNCH”, thí dụ như vào năm 2014, câu
chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam sẽ bị kết liễu.
Lý do là nếu vào năm
1976 CHXHCNVN chưa thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và
không những thế cho đến năm 2014 vẫn chưa thừa kế, thì chủ quyền đó sẽ
rơi vào tay một trong những quốc gia khác đã đòi chủ quyền từ trước
1976.
Ý tưởng sai lầm rằng từ
năm 1976 đến 2014 CHXHCNVN không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường
Sa có nghĩa Tòa sẽ khó tránh kết luận trong thời gian đó chủ quyền đã
rơi vào tay Trung Quốc hoặc Philippines. Giả sử như năm 2014 CHXHCNVN có
tuyên bố “thừa kế di sản VNCH” đi nữa, Tòa cũng sẽ khó tránh kết luận
rằng đến 2014 thì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về
Trung Quốc hoặc Philippines từ trước rồi, không còn để cho CHXHCNVN thừa
kế nữa.
Ý tưởng sai lầm đó có
nghĩa kết liễu chủ quyền Việt Nam vào năm 1976 với hứa hẹn làm cho nó
tái sinh sau hơn 35 năm bằng cách tuyên bố “thừa kế di sản VNCH”, một
hứa hẹn sẽ không bao giờ hiện thực
Ý tưởng đó cũng là ngược
với thực tế. Trên thực tế, gần như không nước nào trên thế giới cho
rằng CHXHCNVN chưa thừa kế vùng lãnh thổ hay quyền chủ quyền nào đó từ
VNCH, gián tiếp qua CHMNVN, kể cả những khu vực có tranh chấp với Lào,
CPC, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, thậm chí cả với Trung
Quốc. Không có lý do hợp lý để cho người Việt lại cho rằng Việt Nam chưa
từng thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Ý tưởng cần tuyên bố cắt
đứt với VNDCCH nhằm vô hiệu hóa những điều bất lợi về Hoàng Sa, Trường
Sa cũng không có cơ sở trong luật quốc tế. “Cắt đứt” với VNDCCH, một
chính thể vốn không còn tồn tại, hay không là một vấn đề nội bộ của Việt
Nam. Việc chủ quyền pháp lý trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc
về nước nào là một vấn đề luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không công
nhận việc tuyên bố cắt đứt trong nội bộ hay với quá khứ để đơn phương
hủy bỏ nghĩa vụ pháp lý (nếu có) giữa các quốc gia.
Để Việt Nam ngày nay hay
trong tương lai có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ có hai
trường hợp: CHXHCNVN phải có chủ quyền đó ngay từ 1976, nếu không thì
Trung Quốc và Philippines phải có hành vi bị cho là từ bỏ danh nghĩa hay
yêu sách chủ quyền của họ. Sẽ khó có trường hợp thứ nhì, do đó chúng ta
phải chứng minh được trường hợp thứ nhất.
Ý tưởng 4: Tuyên bố hủy công hàm Phạm Văn Đồng
Đây là một biện pháp bất lợi cho Việt Nam.
Hiện nay câu hỏi “CHPVĐ
có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho CHXHCNVN liên quan đến Hoàng Sa, Trường
Sa hay không?” là một vấn đề còn tranh cãi. Nếu Quốc hội Việt Nam chính
thức tuyên bố hủy CH đó, thì tuyên bố đó có thể bị cho là gián tiếp
công nhận rằng nó có gây ra nghĩa vụ pháp lý cho CHXHCNVN có cho tới
ngày nó bị hủy – vì nếu nó không gây ra nghĩa vụ pháp lý nào cho
CHXHCNVN thì tại sao cần hủy?
Sự công nhận gián tiếp
đó là bất lợi cho Việt Nam. Hơn nữa, nếu Việt Nam gián tiếp công nhận
rằng CHPVĐ đã gây ra một nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam đối với Trung
Quốc, thí dụ như cho đến 2014, thì luật quốc tế cũng không công nhận
việc Việt Nam đơn phương hủy nghĩa vụ đó. Như vậy Việt Nam sẽ tự bước
vào một cái bẫy và sẽ không thoát ra được.
***
Tóm lại, Việt Nam cần
công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa,cũng như cần lập luận rằng CHXHCNVN
đã có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ 1976 và CHPVĐ đã
không làm cho mất chủ quyền đó vào tay Trung Quốc. Nếu không bảo vệ
thành công quan điểm đó thì bây giờ có tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy,
cũng sẽ vô tác dụng. Nếu bây giờ tuyên bố thừa kế, cắt đứt, hủy, thì chỉ
có thể phản tác dụng.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, thành viên nhóm Nghiên cứu Biển Đông và có sự góp ý của Phạm Thanh Vân.
D. D. H.
Nguồn: BBC
2281. Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.
Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.
Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định “Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.
Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.
Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!
Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.
Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia.*
Những người ký tên đầu tiên
- Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp
- Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
- Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
- J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
- Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
- Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
- Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
- Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
- Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
- Vũ Quốc Tuấn¸ nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, TP HCM
- Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
- Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn hóa, TP HCM
- Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
- Nguyễn Minh Tịnh, Australia
- Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
- Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
- Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
- Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
- JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
- Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
- Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
- Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
- Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
- Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
- Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
- Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
- André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
- Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lang Bian, Đà Lạt
- Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
- Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
- Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
- Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, Hội An
- Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
- Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
- Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
- Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
- Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
- Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
- Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
- Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
- La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
- Ngô Minh, nhà thơ, Huế
- Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
- GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
- Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
- Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
- Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
- Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
- Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP HCM
- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
- Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
- Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển nông thôn, TP HCM
- Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
- Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
- Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
- Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
- Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
- Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Nguyễn Công Hê, TP HCM
- Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
- Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
- Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
- Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
- Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
- Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
- Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
- Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
- Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
- Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
- Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Australia
- Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
- Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
- Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
- Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
- Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà Nội
- Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
- Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
- Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
- Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
- Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
- Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hà Nội
- Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
- Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
- Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
- Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu, TP HCM
- Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
- Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
- Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
- Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
- Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức, TP HCM
- Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét