- Tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu Trung Quốc chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam (TT). - Tàu cá Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam (TN). - Phát hiện máy bay cánh bằng, máy bay quân sự trinh sát ở khu vực giàn khoan (LĐ).
- Chủ tàu cá Đà Nẵng sẽ kiện Trung Quốc (VNE). - Ngư dân Việt Nam kể về vụ tàu cá bị đâm chìm (VNE). - Đài CNN: Ngư dân Việt Nam kể vụ bị tàu Trung Quốc đâm (NLĐ).
- Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông (TN). - “Mỹ sẽ đảm bảo an ninh, ổn định ở Biển Đông” (DV). - Đối thoại Shangri-La 2014: Trung Quốc “gieo bất trung, gặt nghi kỵ” (MTG). - Chính nghĩa của Việt Nam cần được bảo vệ và phải biết bảo vệ (LĐ).
- Mua tin tố tham nhũng giá cao nhất là 10 triệu đồng (TN). - Công chức Hà Nội bị cấm nói tục, tiếng lóng (VNE).
- Thay Tổng giám đốc đường sắt vì để công việc trì trệ (TN). - Chất lượng công trình không thay đổi, sẽ thay Cục trưởng (TN).
Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền -(RFA) — Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay -(VOA) — Trung Quốc: Việt Nam leo thang căng thẳng ở Biển Đông -(VOA) >>> Tổng thống Obama công du châu Âu >>> Australia-Mỹ: Trung Quốc gây mất ổn định ở Biển Ðông
“Trung Quốc đã thực sự gây áp lực rất lớn đối với Việt Nam” -(GDVN) >>> Báo Thái: Myanmar không có lý do gì ngồi nhìn căng thẳng Trung-Việt
Kịch bản xấu VN trông thấy khi TQ xây đường băng ở Gạc Ma -(KT) — Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ – Trung đến gần hơn? -(Infonet)
Trung Quốc khoan trúng “núi lửa”, loay hoay trong sự bẽ bàng -(ĐV) >>> Cửa thoát phụ thuộc Trung Quốc đã mở, Việt Nam làm gì? >>> Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế >>> Hải quân châu Đại dương chỉ bằng 1 hạm đội Trung Quốc Bắc Kinh tăng cường chiến đấu cơ tại giàn khoan HD 981 -(RFA) >>> HD 981 có thể khiến GDP VN giảm hơn 1% >>> Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia >>> Cuộc biểu tình trước hai sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại Washington
Ngày Mồng Năm Tháng Năm ở miền Trung -(RFA)
Bài viết không dành cho những người “sợ ma” -(Nguyễn ngọc Già -RFA)
Thấy gì qua phát biểu của BT Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La 13 -(Kami -RFA)
Còn Đảng còn mình -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)
“Khuyến mãi” cho ĐCSVN? _ Trần Duy Sơn (Danlambao) — Bài làm cho môn thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT 2014-(DLB)
Xung quanh đề thi môn Ngữ Văn của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014 - Huỳnh Bá Hải (Danlambao)
Tướng Phùng hay là tướng Tẹt-(DLB) — Cái loa hát chiêu đãi giặc Tàu xâm lược biển Đông, cây gậy sắt đập người yêu nước!-(DLB)
Dưới lá cờ nào?-(DLB) — “Bảo vệ gái làng” muôn năm! -(DLB)
Nóng sáng 3/6: Trung Quốc lập phi đội tiêm kích quanh giàn khoan -(VTC) >>> Nóng chiều 3/6: Trung Quốc sắp đưa giàn khoan đến vị trí mới >>> Ngư dân lại bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa >>> Công bố bằng chứng mới về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của VN nổi bật nhất ngày 3/62 tàu Trung Quốc tạo gọng kìm, húc đuôi, phun vòi rồng tàu cá Việt Nam -(LĐ) — “Tàu của Trung Quốc lớn gấp 6 lần tàu chúng tôi” -(VnEc)
Nhật Bản tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam -(TBKTSG) — Việt – Nhật bàn cách chống tham nhũng trong dự án ODA -(VnEc)
Chính nghĩa của Việt Nam cần được bảo vệ và phải biết bảo vệ - (LĐ) — Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam? -(TVN) — Sách giáo khoa TQ thừa nhận biên giới đến đảo Hải Nam -(VNN) — Chủ tàu cá Đà Nẵng sẽ kiện Trung Quốc -(VnEx)
Tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu Trung Quốc chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam – (TNO)
Vì sao Bộ trưởng Thăng thay ‘tướng’ ngành đường sắt? -(VTC) — Thay Tổng giám đốc đường sắt vì để công việc trì trệ -(TN)
“Công khai với dân toàn bộ chi tiêu của Quốc hội” -(VnEc) >>> Góc nghị trường: “Bao giờ cho đến ngày xưa” >>> Dự án bauxite “có thể sẽ không cần chuyên gia nước ngoài” >>> Sắp trình đề án kiểm soát thu nhập của quan chức
Tất cả đều tốt, tại sao công trình vẫn hằn lún? -(GTVT) -**** Tại thứ lún là nó lún, hay là do ông Trời làm nó lún —Chất lượng công trình không thay đổi, sẽ thay Cục trưởng – (TNO)
Sẽ đến ngày VN có hàng vạn Isaac Newton -(VNN) = Sẽ có ngày đ/c Trung cộng trả lại HS cho đ/c VN
Sóng lòng dân trong lòng Quốc hội -(TVN) — Ủng hộ tăng đại biểu QH chuyên trách lên 35% -(VNN)
Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước -(PLTP) >>>> 16 sự thật ít người biết về Trung Quốc - Cũng là co số 16 >>> Trung Quốc trơ tráo đổ lỗi: “Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho căng thẳng leo thang hiện nay” >>> Cần hiểu rõ lập luận của Trung Quốc về vị trí giàn khoan trái phép LS . Tạ văn Tài >>>> Tăng cường hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và 78 chó nghiệp vụ bảo vệ khu kinh tế Vũng Áng
1 người TQ 10 năm kiên trì vạch mặt “trò hề” Bắc Kinh ở Biển Đông -(Soha) -Từ năm 2005, ông đã cho rằng những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.
*** Mười năm lâu rồi hén, thế mà điểm báo mấy năm nay như thế này không thấy tin về bài vở của Ông Lý lệnh Hoa “vạch mặt” Bắc kinh nhỉ.
Vậy là Từ Mao trạch Đông cho đến Tập cận Bình đều là diễn viên HỀ , thế mà sao có đứa bưng bô bợ họ nhỉ. Hết chuyện chơi đi chơi với hề mà còn phải đứng dưới.
Trung Quốc sai lầm khi bộc lộ quyền lực quá sớm -(PT) >>> Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ
Không có chuyện Nhật dừng dự án ODA với Việt Nam -(Vietstock)
Nhật Bản đình chỉ viện trợ phát triển cho Việt Nam – (RFI) >>> Tàu Trung Quốc lại đụng độ với tàu Việt Nam
Phái đoàn Hạ viện Mỹ thăm Quốc hội Việt Nam -(RFA) >>> Việt Nam-Hoa Kỳ thảo luận tăng cường quan hệ >>> Nhật tạm ngưng ODA cho Việt Nam >>> Bắc Kinh tăng cường chiến đấu cơ tại giàn khoan HD 981KINH TẾ
- DN TPHCM vẫn thắc mắc trước khi áp dụng thông quan tự động (TBKTSG).
- Lúa hè thu tiêu thụ chậm, giá giảm tiếp (TBKTSG).
- Giao thương với TQ – làm sao để khỏi thua thiệt? (TBKTSG). - Yêu cầu Trung Quốc “trả lời” gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam (MTG).
Xe máy ế, Honda VN ‘úp mở’ việc chơi môtô? -(VTC) >>> ‘Bật mí’ vụ kiện quốc tế đầu tiên Việt Nam thắng tuyệt đốiChứng khoán chiều 3/6: Mua bán dửng dưng -(VnEc) >>> Blog chứng khoán: Vì sao thanh khoản thấp đột biến? >>> Giá vàng trong nước giảm theo thế giới, USD vẫn tăng >>> “Hòn than hồng” nợ xấu, một năm nhìn lại
Giá USD “níu” giá vàng trong nước -(TT) >>> Người nghèo phải đóng tiền điện nhiều hơn
Giá USD lại tăng mạnh -(PLTP)
Lãi vay dài hạn xuống còn 12%/năm -(Vietsock) >>> VPBank sẽ mua lại Công ty tài chính Than-Khoáng sản Việt Nam
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền vào đề thi môn địa (TT).
- Nghĩ từ một kỷ lục “Guinness” (TBKTSG).
Hội đồng 19 người phục vụ thí sinh duy nhất thi sử -(VNN)Đề thi môn Địa lại nóng với bảo vệ chủ quyền biển, đảo -(VnEx)
Đề Hóa không khó -(VnEx)
- Những người LGBT gặp khó khăn về giấy tờ tùy thân (TT).
- ‘Luật sư’ vỉa hè ở Bạc Liêu (VNE).
Công chức Hà Nội bị cấm nói tục, tiếng lóng -(VnEx) >>> Đội trưởng CSGT cầm súng dọa người vi phạm
Vợ nổi cơn “tam bành” rượt chém chồng gây thương tích nặng -(TT)
Hiếp dâm thiếu nữ đang say rượu -(NLĐ)
QUỐC TẾ
- Thái Lan bỏ giới nghiêm ở các điểm nóng du lịch (TN). - Quân đội Thái đau đầu vì ba ngón tay (VNE).
Trung Quốc bắt giam Giám đốc kênh truyền hình trung ương CCTV-2 -(GDVN)
Suy ngẫm về Quảng trường Thiên An Môn -(VOA) — Mỹ công bố 1 tỷ đôla cho an ninh châu Âu -(BBC) — Tổng thống Mỹ Obama đề nghị một kế hoạch an ninh cho Đông Âu -(RFI) >>> NATO : Nga đã rút quân khỏi biên giới Ukraina
Bào Đồng, nguyên thư ký của Triệu Tử Dương, bị bắt -(RFI) >>> Lãng quên Thiên An Môn : Chính sách xóa ký ức dân tộc của chế độ Bắc Kinh >>> Bắc Kinh phong tỏa mạng xã hội trước ngày tưởng niệm 25 năm Thiên An Môn >>> Hồng Kông tưởng niệm 25 năm thảm sát Thiên An Môn >>> Trung Quốc : Gieo gió, gặp bão
Trung Quốc biện hộ hành động đàn áp ở Thiên An Môn -(RFA) >>> TQ: Google bị chặn trước ngày kỷ niệm Thiên An Môn
Thái Lan xóa bỏ lệnh giới nghiêm tại 3 điểm du lịch -(RFI) >>> Hải tặc cướp tàu dầu Thái lan trong biển Đông Nam Á Pháp không mặn mà đón nhận Snowden -(RFI)
Anh, Mỹ sẵn sàng hợp tác với chính phủ mới của Palestine -(RFI)
Syria bầu Tổng thống, Assad chắc chắn thắng cử -(RFI) — NATO: bầu cử Syria là “trò hề” -(RFA)
Quốc vương Tây Ban Nha bất ngờ thoái vị -(RFI) >>> Thái tử Felipe cứu tinh của Hoàng gia Tây Ban Nha?
Thủ tướng Nhật có thể thăm Bắc Hàn -(RFA)
Qatar mua phiếu để được chọn đăng cai World Cup 2022? -(RFA) >>> Bangladesh ăn mừng thu nhập lớn nhờ World Cup
2294. Dương Danh Huy – Bình luận về phản biện của Ngô Viễn Phú
Dương Danh Huy
02-06-2014
1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc”
Bình luận của Dương Danh Huy: Theo luật quốc tế, có 3 điều có thể làm cho một quốc gia mất chủ quyền mình đã có trên một vùng lãnh thổ, đó là
1. Công nhận chủ quyền của nước khác.
2. Gây ra estoppel không cho mình nói ngược lại điều mình đã nói.
3. Bị cho là đã acquiesced.
Theo luật quốc tế thì để xét CHPVĐ có bị vướng lỗi (1) và (2) hay không, tòa sẽ xét xem CH PVĐ có nói cụ thể gì về Hoàng Sa, Trường Sa hay không, và nếu có nói thì có phải là trong văn cảnh TQ và VNDCCH thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa hay không. Luật quốc tế đòi hỏi hai điều này. Nếu không nói cụ thể mà chỉ có thể bị/được suy diễn logic thì sẽ không đủ. Nếu nói trong văn cảnh khác với thảo luận về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng sẽ không đủ. Trả lời cho 2 câu hỏi này dĩ nhiên là “Không”. Điều đó có nghĩa CHPVĐ chỉ có thể vướng lỗi (3), không vướng lỗi (1) hay (2).
Vấn đề ở đây là TQ và Ngô đã mạo nhận và biến lỗi (3) thành lỗi (1), còn phía VN thì mới chỉ nói 1/2 sự thật khi nói CH PVĐ không vướng lỗi (1), bỏ qua lỗi (3).
Nếu suy diễn logic bình dân thì dễ có ấn tượng sai lầm là lỗi (3) hay lỗi (1) thì cũng như nhau, nhưng trong trường hợp đặc thù của VNDCCH, VNCH, CHMNVN và CHXHCNVN thì lỗi (3) có ít hệ quả hơn lỗi (1). Nếu VNDCCH mắc lỗi (1) hay (2) thì có thể gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho chính thể này, và nếu thế thì khi VNDCCH và CHMNVN thống nhất lại thành CHXHCNVN, CHXHCNVN sẽ phải thừa kế hai điều đối nghịch nhau: một bên là nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý, thừa kế từ VNDCCH, bên kia là chủ quyền đối với HSTS, thừa kế từ CHMNVN. Sự đối nghịch đó sẽ đem lại rủi ro nhất định cho lập luận pháp lý của CHXHCNVN.
Nếu VNDCCH chỉ mắc lỗi (3), và sự thật là như thế, lỗi đó chỉ làm cho VNDCCH mất đi những gì mình có, nếu có, nhưng không gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho chính thể này. Do đó, khi VNDCCH và CHMNVN thống nhất lại thành CHXHCNVN, CHXHCNVN chỉ thừa kế chủ quyền đối với HSTS từ CHMNVN, không có nghĩa vụ tính ràng buộc pháp lý bất lợi từ VNDCCH để thừa kế.
2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.
Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu!
Bình luận của Dương Danh Huy: Đúng là luận điểm 2 của Việt Nam riêng nó không hoàn toàn bác bỏ được lập luận của Trung Quốc, và phản biện của Ngô chính xác về một số khía cạnh. Nhưng phản biện của Ngô cũng chỉ nói một phần của sự thật. Phần kia của sự thật là luận điểm 2 của Việt Nam cũng có giá trị pháp lý như sau.
The luật quốc tế thì để xét CHPVĐ có bị vướng lỗi (1) và (2) hay không, tòa sẽ xét xem CH PVĐ có nói cụ thể gì về Hoàng Sa, Trường Sa hay không, và nếu có nói thì có phải là trong văn cảnh TQ và VNDCCH thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa hay không. Lập luận 2 của Việt Nam nói lên điều văn cảnh của CH PVĐ là “hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc … Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc” chứ không phải là thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa giữa VNDCCH và TQ. Như thế, lập luận đó có tác dụng góp phần chứng minh CH PVĐ không vướng lỗi (1) và (2).
Vấn đề ở đây là phía Việt Nam có người dùng luận điểm (2) một cách quá mức luật quốc tế cho phép, trong khi Ngô thì cũng bác bỏ ý nghĩa của nó một cách quá mức luật quốc tế cho phép.
3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.
Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau: nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bình luận của Dương Danh Huy: Đúng là luận điểm 3 “của Việt Nam” là vớ vẩn. Nhưng theo tôi hiểu thì Việt Nam không chính thức có luận điểm “để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc”, mặc dù có thể có cá nhân suy diễn như thế. Tôi cho rằng Ngô đang dựng người rơm lên chém. Nhưng người Việt cũng nên lưu ý không nên dùng luận điểm vớ vẩn này.
4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa?!
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Bình luận của Dương Danh Huy: Nhiều người (kể cả Ngô) lẫn lộn chính phủ/chính quyền với quốc gia. Việc lãnh đạo VNDCCH nói chính phủ VNCH là “Ngụy”, “Bù nhìn” là một động thái chính trị. Nó không có nghĩa VNCH không phải là một quốc gia. Theo Công ước Montevideo, việc VNCH có phải là một quốc gia hay không không tùy thuộc vào lãnh đạo VNDCCH nói chính phủ VNCH là gì. Cũng theo Công ước này, việc TQ công nhận VNDCCH không có nghĩa QGVN/VNCH không phải là một quốc gia.
Khi CPCMLT CHMNVN ra đời thì VNDCCH đã chính thức đã công nhận chính thể đó là đại diện pháp lý duy nhất cho miền Nam, tức là đã chính thức công nhận CHMNVN là một quốc gia khác với VNDCCH.
Không những thế, TQ cũng đã công nhận CPCMLT CHMNVN, tiếp nhận ngoại trưởng của CP đó, tức là đã công nhận miền Nam là một quốc gia khác với miền Bắc.
Việc TQ công nhận CPCMLT CHMNVN, cũng như TQ đã công nhận sự thống nhất là do hiệp thương thống nhất giữa hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN năm 1976, chứ không phải do VNDCCH xâm lăng VNCH/CHMNVN, đã bác bỏ ý kiến của Ngô cho rằng “việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.”
5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
Bình luận của Dương Danh Huy: Luận điểm này của Ngô, “cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ”, ủng hộ quan điểm VNCH và VNDCCH là hai quốc gia, và như thế thì VNCH sẽ là quốc gia có thẩm quyền lãnh thổ với HSTS, VNDCCH không có. Tức là phản biện này của Ngô ủng hộ phản biện của Việt Nam dựa trên luận điểm “hai quốc gia”.
6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho nên không có hiệu lực về pháp luật.
Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử….
Bình luận của Dương Danh Huy: Luận điểm này của phía Việt Nam là luận điểm sai lầm, không phù hợp với luật quốc tế, và người Việt nên bỏ nó. Tự loại bỏ bới những luận điểm không đứng vững được sẽ giúp chúng ta thấy cần tập trung vào lập luận có thể đứng vững được.
Dương Danh Huy
—-
Mời xem lại: Học giả Trung Quốc phản biện những lập luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng? (DL).
2295. Lý Quang Diệu viết về VN: Mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa
Lý Quang Diệu
Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.
Hiện đang có một cách nhìn thận trọng hơn. Quan điểm của riêng tôi về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi tôi có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ tôi tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lão thành cách mạng này [Old Guard leaders] đang khiến Việt Nam trì trệ. Chỉ khi họ qua đời thì đất nước này mới có thể tạo ra đột phá trong các nỗ lực hiện đại hóa của mình.
Kinh nghiệm trực tiếp mà tôi có được trong một các chuyến thăm gần đây minh họa cho kiểu trở ngại mà Việt Nam đang đối mặt. Tôi đang dự một cuộc họp với nhiều lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao và tôi kể lại với họ những vấn đề mà một công ty Singapore gặp phải khi đang triển khai một dự án khách sạn ở Hồ Tây ở Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc móng, hàng ngàn người dân đổ đến đòi bồi thường cho ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phát sinh thêm chi phí, công ty quyết định thay đổi phương pháp đổ móng sang biện pháp vít bu-lông neo, cách này đỡ ồn ào hơn nhiều so với ép cọc.
Lần này, chính quan chức đã phê duyệt dự án đến gặp công ty. Ông ta nói : “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm như vậy.” Rõ ràng là vị quan chức này thông đồng với những người dân bực bội kia. Tôi giải thích với các lãnh đạo Việt Nam có trong buổi gặp với tôi rằng điều này là phản năng suất. Tôi thúc giục họ rằng, nếu các anh muốn mở cửa, hãy nghiêm túc về điều đó. Họ trả lời ậm ừ và điều đó cho thấy rõ ràng họ chỉ nửa vời với cải cách. Họ không hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác. Ý tưởng của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư vào một góc phòng rồi thì đó là cơ hội để vắt của anh ta càng nhiều càng tốt.
Các bậc lão thành cách mạng này đã được lên sọc [tức chức vị và quân hàm - ND] trong hệ thống thứ bậc của đảng trong suốt chiến tranh và bây giờ nắm giữ nhiều vị trí quyền lực. Rủi thay, họ tiến lên các chức vụ đó không phải bởi vì đã quản lý tốt nền kinh tế hay đã thể hiện được tài năng quản trị. Họ làm được như vậy bởi vì đã đào hầm từ miền bắc cho tới miền nam trong hơn 30 năm.
Điểm chung của họ với kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc chính là các quan chức trở nên tham nhũng. Những cán bộ tin rằng họ sẽ được chế độ chăm sóc bỗng nhiên thấy người ngoài đảng trở nên giàu có nhanh chóng. Họ bị vỡ mộng và trở nên tham lam, ví dụ như với các quan chức hải quan cấp cao nhập khẩu xe hơi trái phép, để có thể giành phần trong sự giàu có ấy. Điều mà họ không có điểm chung với Trung Quốc là một nhân vật kiểu Đặng Tiểu Bình vừa có vị trí không thể tranh cãi trong các cán bộ, vừa có niềm tin không lung lay rằng cải cách toàn diện là lối thoát duy nhất. Lý do họ thiếu vắng một nhân vật như vậy là do Chiến tranh Việt Nam. Khi các nhà cộng sản Trung Quốc đang tích tụ hàng thập niên kinh nghiệm quản trị ở thời bình, thu lượm những gợi ý thực tiễn xem điều gì hiệu quả và điều gì không, và cập nhật niềm tin và ý thức hệ trong quá trình đó, thì các nhà cộng sản Việt Nam bị kẹt trong một cuộc chiến tranh du kích tàn bạo với người Mỹ, chẳng học được gì về cách điều hành đất nước. Hơn nữa, hầu hết doanh nhân thành công trong số người Việt ở miền Nam – những người quen thuộc với cách làm của chủ nghĩa tư bản – đã rời bỏ Việt Nam trong những năm 1970.
Người Việt Nam là một trong những dân tộc nghị lực và có khả năng nhất Đông Nam Á. Sinh viên của họ đến Singapore theo diện học bổng ASEAN rất nghiêm túc với việc học hành và thường có điểm số cao nhất. Với những người dân thông minh như vậy, thật tiếc là họ không phát huy được tiềm năng của mình. Hy vọng rằng khi thế hệ chiến tranh nhạt đi và một nhóm trẻ hơn lên thay thế, họ sẽ xem Thái Lan phát triển tốt như thế nào và trở nên tin tưởng vào tầm quan trọng của thị trường tự do.
Hỏi: Việt Nam có những vấn đề lớn với Trung Quốc về lãnh thổ ở Biển Đông. Và tại một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2012, khi ASEAN lần đầu tiên sau 45 năm không đạt được một bản thông cáo chung, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều vào tranh cãi ở đó.
Đáp: Họ không thể lấy sự đồng thuận của ASEAN để ủng hộ quan điểm của họ vì người ta tin rằng Trung Quốc đã làm việc riêng rẽ với Brunei và Malaysia về các tranh chấp, vốn là những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng tranh chấp chính – cũng là tranh chấp còn rắc rối – là của Việt Nam.
Hỏi: Đây có phải là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã có thể chia rẽ ASEAN trong vấn đề này?
Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc khéo léo như thế nào. Họ đã ứng xử với các nước bên ngoài, hay những man tộc ngoại bang, cả hàng ngàn năm và họ biết cách xử lần lượt từng bên một và ngăn cản họ hợp lại để không phải đối mặt với một nhóm. Họ mua chuộc từng bên một.
Hỏi: Việt Nam đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ để có thể đương đầu tốt hơn với Trung Quốc.
Đáp: Đúng vậy. Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã thăm vịnh Cam Ranh năm 2012. Điều đó hàm ý là nó có thể đón cả người Mỹ. Có thể sẽ có ích khi có người Mỹ tại đó nếu có xung đột quanh quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn), nhưng tôi không nghĩ người Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với người Trung Quốc. Điều tốt nhất mà người Việt Nam có thể hy vọng là áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho tranh chấp này.
Hỏi: Cũng đã có tin về việc người Việt Nam có thể mua vũ khí của Mỹ.
Đáp: Tôi sẽ không ngạc nhiên. Người Mỹ hiện đang gần gũi với họ hơn so với người Trung Quốc. Và người Mỹ có những vũ khí tinh vi hơn vũ khí của người Trung Quốc.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng ASEAN có lẽ nên tránh tranh chấp Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai?
Đáp: Họ đã bất hòa rồi. Lẽ ra đã phải có một bộ quy tắc ứng xử nhưng nó cũng đã bị dập tơi bời.
Trích từ bài viết “Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”, đăng trên trang mạng Sinh viên USA, ngày 13-1-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét