- Đối lập Miến Điện hoan nghênh hậu thuẫn của Washington (RFI) - Bộ ngoại giao Mỹ thúc giục Miến Điện, tu chính Hiến pháp, để cho dân chúng quyền tự do bầu lãnh đạo. Hôm nay 17/06, đối lập Miến Điện hoan nghênh lời kêu gọi cải cách bản Hiến pháp mở đường cho bà Aung San Suu Kyi lên làm tổng thống vào năm 2015.
- Thái Lan-Campuchia cố xóa tin đồn Bangkok ngược đãi người Khmer (RFA) - Hai chính phủ Thái Lan và Campuchia sẽ hợp tác chung để xóa bỏ những lời đồn đãi cho rằng chính phủ quân sự Thái chủ trương bắt giữ và trục xuất những người Campuchia không có giấy tờ hợp lệ đang cư trú và làm việc trên dất Thái.
- Một cách trả thù hèn hạ: Ls Lê Quốc Quân bị đưa vào trại Quảng Nam (RFA) - Theo thông tin nhận được, ngày hôm qua, Ls Lê Quốc Quân, một Ls nhân quyền đã gán ghép buộc tội trốn thuế và kết án 30 tháng tù giam đã bị nhà cầm quyền CSVN bí mật đưa đi trại giam thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Gần 200.000 người Cam Bốt rời Thái Lan từ sau đảo chính (RFI) - AFP dẫn nguồn tin từ chính quyền Phnom Penh cho biết đến ngày 17/6/2014 đã có khoảng 180.000 người Cam Bốt rời Thái Lan về nước sau khi chính quyền quân sự Thái thông báo mở chiến dịch chống người nhập cư bất hợp pháp. Bangkok và Phnom Penh vẫn phủ nhận« tin đồn» người lao động nhập cư Cam Bốt bị đànáp.
- Chủ nhà Brazil đụng độ Mexico (BBC) - Chủ nhà Brazil gặp Mexico ở trận cầu thứ hai ở bảng A trên sân Estádio Castelão ở Fortaleza hôm 17/6.
- Muller cướp show diễn của Ronaldo (BBC) - Ronaldo chìm nghỉm trước Muller, người có pha hat-trick góp công vào chiến thắng 4-0 cho tuyển Đức trước Bồ Đào Nha.
- Hậu quả của một nền giáo dục duy ý thức hệ (RFA) - Quyển sách địa lý lớp chín của Việt Nam dân chủ cộng hòa in năm 1974, trong đó ở phần địa lý Trung Quốc có mô tả các quần đảo Trường sa và Hoàng sa là bức trường thành che chở lục địa Trung Quốc.
- Nhật 'nới lỏng visa cho du khách VN' (BBC) - Nhật Bản nói sẽ nới lỏng thủ tục visa cho du khách từ Việt Nam, Indonesia và Philippines nhằm tăng gấp đôi du khách lên 20 triệu.
- 'Thêm người bị hành quyết' ở Iraq? (BBC) - Thêm một đoạn video do tổ chức ISIS tung ra cho thấy cảnh nhiều tù binh Iraq bị hành quyết.
- Đụng độ dữ dội sát thủ đô Baghdad (BBC) - Lực lượng chính phủ Iraq đối đầu dữ dội với dân quân Hồi giáo Sunni, cách thủ đô Baghdad 60 cây số.
- Thủ tướng TQ gặp Nữ hoàng Anh (BBC) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được Nữ hoàng Anh đón tiếp trong ngày đầu tiên đến thăm chính thức Anh Quốc.
- Hồi ký Clinton: TQ 'quá đà' (BBC) - Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói trong hồi ký mới xuất bản, 'Lựa chọn Khó khăn' rằng Trung Quốc đã 'đi quá đà' ở châu Á.
- Mỹ đưa quân sang Irak bảo vệ tòa đại sứ (RFI) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 16/06/2014 loan báo đã gởi 275 quân nhân sang Irak để bảo vệ tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad và các công dân Mỹ tại đây. Quân nổi dậy sau khi chiếm được một số thành phố quan trọng, tiếp tục tấn công vào thành phố Baqouba chỉ cách thủ đô 60 km. Liên Hiệp Quốc lo ngại khủng hoảng sẽ lan rộng.
- Tham vọng của ISIS (BBC) - ISIS là một nhóm thánh chiến cực đoan có tham vọng và nguy hiểm hơn cả al-Qaeda?
- Quân thánh chiến gây loạn tại Irak (RFI) - Các cuộc tàn sát đẫm máu và các hành động khiêu khích man rợ của các phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông đang gây phẫn nộ trong khu vực. Chính phủ Irak tỏ ra bất lực. Còn hai kẻ thù lâu đời, Iran và Hoa Kỳ, quyết định nói chuyện lại với nhau để tìm giải pháp cho tình hình căng thẳng tại Trung Đông.
- Vụ đắm tàu năm 2010 : Chính phủ Úc bị kiện (RFI) - Ngày 17/6/2014, gia đình các nạn nhân bị chết đuối trong vụ đắm tàu ngoài khơi nướcÚc hồi năm 2010 đã quyết định khởi kiện chính quyền Canberra vì thiếu nghĩa vụ cứu hộ và trợ giúp những người bị nạn.
- Hàn quốc: Thủy thủ phà chìm không nhận tội (RFA) - Trong phiên tòa xét xử 15 nhân viên của chiếc phà chìm khiến hơn 300 người thiệt mạng ở Nam Hàn, tất cả bị cáo đều không nhận tội, nói rằng trách nhiệm cứu người là trách nhiệm của lực lượng tuần duyên.
- CLB Nhà báo cao tuổi thành phố họp mặt nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (BaoMoi) - (VOH) - Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, sáng 17/6, Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt thân mật cho hơn 100 hội viên.
- Tàu câu mực của Việt Nam bị Brunei bắt giữ (RFA) - Ông Lưu Xuân Đồng, tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei, xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự do vào chiều ngày 17 tháng 6: ‘Tàu đó là một tàu câu mực. Theo như cảnh sát biển Brunei cung cấp thì tàu này bị bắt tại khu vực cách bờ biển của Brunei 150 hải lý. Khi họ báo buổi trưa thì chiều cán bộ Đại sứ quán và tôi cũng đã xuống ...'
- Việt Nam phản đối Trung Quốc xây công trình trên đảo Gác-Ma (RFA) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, tôn trọng tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông, chấm dứt ngay hành động xây dựng trái phép ...
- Việt Nam đề xuất cán bộ quản lýcấp cao phải ‘yêu nước’ (VOA) - Ngoài việc phải ‘yêu nước sâu sắc’, những người giữ chức danh quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước phải ‘kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng’
- Hỏa tiễn chống hạm của Bắc Triều Tiên gây quan ngại (RFI) - Một cơ quan nghiên cứu Mỹ ngày 17/06/2014 cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang sở hữu loại hỏa tiễn là bản sao tên lửa chống hạm KH-35 của Nga. Đây là bước mới nhất trong nỗ lực tăng cường khả năng tấn công trên biển của Bình Nhưỡng.
- World Cup Brazil 2014 ngày thứ 6 (RFA) - Chiến thắng mới đạt được giúp đội tuyển Hoa Kỳ vững tâm hơn khi họ gặp Bồ Đào Nha vào cuối tuần này, nhưng cũng phải nói ngay là ông huấn luyện viên Klinsmann phải tìm cách chấn chỉnh hàng hậu vệ, đừng để tình huống khó khăn xảy ra khá liên tục như trong trận gặp Ghana vừa rồi.
- Cúp bóng đá Thế giới 2014 : Bên lề sân cỏ 3 (RFI) - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khó có thể"bình tĩnh" khi đội Hàn Quốc ra quân. Cúp bóng đá thế giới, mùa làm ăn của các tay đạo chích ? Ông vua điện ảnh Leonardo DiCaprio xem bóng đá Brazil như thế nào ?
- FIFA xác định bàn thắng giây thứ 30 của Dempsey (VOA) - FIFA chính thức ghi nhận bàn thắng do thủ quân Cllint Dempsey ghi vào giây thứ 30 cho đội Mỹ trong trận đấu hôm thứ Hai ở Natal, khi Mỹ đánh bại Ghana với tỉ số 2-1
- Brazil vàMexico tìm cách củng cố vị trí đầu bảng tại World Cup (VOA) - Mexico và nước chủ nhà Brazil hôm nay đối đầu tại World Cup và cả hai đội đều muốn chiến thắng và giành một suất trong vòng loại của cuộc tranh tài bóng đá
- Thắng Algeria 2-1: Bỉ chứng tỏ là một đội hạt giống của World Cup (VOA) - Từ thế bị dẫn trước 0-1, các tuyển thủ Bỉ đã gỡ hòa và giành chiến thắng 2-1 trước Algeria trong trận ra quân ở Bảng H
- Cúp thế giới 2014 : Thể lực, cản trở lớn của các đại diện châu Á (RFI) - Ngày 17/6/2014, tại thành phố Cuiaba, đại diện châuÁ cuối cùng, đội tuyển Hàn Quốc ra quân gặp tuyển Nga. Brazil 2014 trong những ngày qua, 3 đại diện châuÁ Nhật Bản,Úc và Iran đã lần lượt xuất quân. Nhìn vào kết quả thi đấu thì thấy các đội bóng đến từ châuÁ vẫn còn khá yếm thế.
- Cúp thế giới 2014 : Đức - Bồ Đào Nha sốc nhẹ nhưng thiệt hại nặng nề (RFI) - Cúp bóng đá thế giới Brazil 2014, ngày ra quân thứ 5 hôm qua (16/6) trận cầu thu hút sự chúý nhiều nhất của người hâm mộ là trận giữa đội tuyển Đức và đội tuyển Bồ Đào Nha tại thành phố Salvador.
- Tàu Trung Quốc 'hung hăng, ngang ngược' (BBC) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói các tàu Trung Quốc 'hung hăng, ngang ngược'.
- Philippines tạm hoãn phiên xử ngư dân Trung Quốc (RFA) - Hôm qua, phiên tòa tại Manila xét xử 9 ngư phủ Trung Quốc về tội đánh bắt rùa trong hải phận của Philippines đã phải tạm hoãn vì lý do không tìm được người thông dịch.
- Ngư dân Philippines bám biển có yễm trợ (RFI)
- Bắc Kinh tăng cường lực lượngáp đảo Biển Đông gây bất an cho nhiều
nước Đông NamÁ. Dân chài Việt nam và Philippines là những nạn nhân đầu
tiên. Điều may mắn là ngư dân Philippines không đơn độc bám biển và
chính phủ Manila, với phương tiện eo hẹp đã tỏ ra quyết liệt và hiệu
nghiệm trong việc bảo vệ ngư trường
.
- FDI vào Trung Quốc giảm mạnh (RFI) - Theo số liệu thống kê chính thức công bố hôm nay 17/06/2014, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 5/2014 giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà đầu tư châuÁ và châuÂu đang thận trọng trước tình hình nền kinh tế thứ nhì thế giới tăng trưởng chậm lại.
- Ukraina không sợ thiếu khí đốt (RFI) - Một ngày sau khi bị Nga cắt nguồn khí đốt, hôm nay 17/6/2014, Ukraina cho biết không lo ngại thiếu năng lượng. Kiev thừa nhận muốn dựa vào nguồn cung cấp tin cậy của Liên Hiệp ChâuÂu để có thể giảm sự lệ thuộc vào Matxcơva.
- Lãnh đạo cấp cao ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam để đàm phán (RFI) - Chính quyền Bắc Kinh, ngày 17/06/2014 cho biết, lãnh đạo cấp cao phụ trách đối ngoại của Trung Quốc sang Việt Nam và sẽ có các« cuộc hội đàm thẳng thắn» với đại diện chính quyền Hà Nội, trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng do vụ giàn khoan dầu ở Biển Đông.
- Trung Quốc hành quyết 13 người vì « khủng bố và bạo lực » ở Tân Cương (RFI) - Tân Hoa Xã hôm 16/06/2014 loan báo, 13 người đã bị hành quyết sau khi lãnhán tử hình vì tội« khủng bố và các hành động bạo lực khác» tại Tân Cương.
- Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đến Việt Nam (RFA) - Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội vào ngày hôm nay để gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam để tham gia phiên họp thứ bảy ủy ban chỉ đạo song phương Việt Nam Trung Quốc.
- TQ tử hình 13 người về tội ‘khủng bố’ (BBC) - Trung Quốc hành quyết 13 người ở Tân Cương vì tội ‘tấn công khủng bố’ sau khi tuyên án tử hình ba người khác.
- Trung Quốc xử tử 13 can phạm bị kết tội khủng bố (RFA) - Bản tin không cho biết những người bị hành quyết thuộc sắc dân nào, nhưng được cho là người Uighurs theo đạo Hồi, vì Tân Cương là vùng đất có một số phần tử Uighurs ly khai...
- Nhật Bản và Ukraina đồng lên án hành động xâm chiếm chủ quyền (RFI) - Tổ chức Anh Ninh và hợp tác ChâuÂu OSCE với 60 thành viên kể cả nước Nga kết thúc hai ngày họp vào hôm nay 17/06/2014 tại Tokyo. Gần như đồng cảnh ngộ chủ quyền quốc gia bị uy hiếp, Ukraina và Nhật Bản nhân hội nghị này lênán những hành động« bất chấp luật pháp» của Matxcơva và Bắc Kinh gây căng thẳng tại châuÂu và châuÁ .
- Iraq: Không có chuyện hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Iran (RFA) - Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ ở Iraq, trong lúc phiến quân Hồi Giáo Sunni đang tiếp tục tiến quân về Baghdad.
- Quân ISIS tấn công Baquba - 275 quân Mỹ sang Iraq (RFA) - Chưa có tin về kết quả cuộc họp Mỹ-Iran, trong khi 275 binh sĩ tác chiến Mỹ đến Baghdad
- Mỹ điều quân tới Iraq (VOA) - Tổng thống Barack Obama cho biết lực lượng 275 binh sĩ đã bắt đầu tới Baghdad để cung cấp sự hỗ trợ và an ninh cho nhân viên và sứ quán Mỹ ở Iraq
- Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt bạo động phe phái ở Iraq (VOA) - Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ Iraq tiếp xúc với tất cả các phe phái để ngăn chặn bạo động bùng ra trong tháng này với các hậu quả tai hại
- Ngoại trưởng Kerry: Mỹ sẵn sàng hợp tác với Iran để giúp Iraq (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Tổng thống Barack Obama đang xem xét tới việc thực hiện những vụ không kích để giúp chính phủ Iraq
- Không tìm đúng nơi chiếc MH-370 rơi: Inmarsat (RFA) - ... các chuyên gia của công ty vệ tinh Inmarsat cho rằng các toán tìm kiếm ... đã không tìm đúng địa điểm mà chiếc phi cơ này có thể đã rơi
- Nguy cơ lây lan của hội chứng hô hấp MERS (RFA) - Hội chứng hô hấp Trung đông, tiếng Anh gọi tắt là MERS, là một bệnh về đường hô hấp do một loại virut Corona, họ hàng với virut SARS gây ra. Đây được coi là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh này giờ đây không còn chỉ bó hẹp trong khu vực các nước trung đông mà đã lan sang một số nước ở những châu lục khác.
- Bác sĩ sẽ thẩm định lại chấn thương của Altidore (VOA) - Tiền đạo Jozy Altidore của tuyển Mỹ sẽ được các bác sĩ tái thẩm định mức độ chấn thương vào chiều nay, thứ Ba, tại trại tập luyện của đội Mỹ ở Sao Paulo
- Thiết kế để phòng bị thiên tai (VOA) - Thiên tai xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề. Nhưng các nhà khoa học nói sự nghiêm trọng của các hậu quả có thể giảm bớt nếu chúng ta chuẩn bị đầy đủ
- Thủy thủ đoàn phà Sewol đổ lỗi cho tuần duyên Hàn Quốc (VOA) - Vụ xử thủy thủ đoàn chiếc phà Hàn Quốc bị chìm tiếp tục ngày hôm nay. Các bị cáo cho rằng chính tuần duyên thất bại trong việc cứu 300 hành khách
- 44 tùnhân Iraq chết trong vụ tấn công của phe chủ chiến (VOA) - Các giới chức Iraq cho biết có ít nhất 44 tù nhân thiệt mạng trong một cuộc tấn công của các phần tử chủ chiến vào một nhà tù tại thành phố Baquba
- Xung đột ở Syria gây nguy cơ chiến tranh khu vực (VOA) - Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc cảnh báo về nguy cơ vụ xung đột Syria sẽ tràn ra khỏi biên giới qua các lân quốc trong khu vực
- Inmarsat: Cuộc tìm kiếm MH370 không đúng vị trímáy bay rơi (VOA) - Một công ty vệ tinh Anh nói nhà chức trách chưa tìm nơi công ty này tin là chỗ rơi của chiếc máy bay Malaysia mất tích
- WHO: MERS vẫn còn nghiêm trọng (VOA) - WHO nói tình hình về Hội chứng Hô hấp Vùng Trung Đông vẫn nghiêm trọng nhưng sẽ không tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng vào lúc này
- Mỹ bắt được nghi can vụ tấn công Benghazi (VOA) - Mỹ cho biết đã bắt giữ một nghi can chính trong vụ tấn công lãnh sự quán của mình ở Benghazi hồi năm 2012, giết chết Đại sứ Christopher Stephens
- Hỏi đáp y học: Phản ứng lao tố vàchữa bệnh lao tiềm ẩn (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp y học tuần này, thính giả Mai Tuyết thắc mắc về phản ứng lao tố và chữa bệnh lao tiềm ẩn cho trẻ em
- Mỹ chuẩn bị tiếp xúc với Iran để chống nhóm ISIL (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố Mỹ sẵn sàng tiếp xúc với đối thủ truyền kiếp Iran trong khuôn khổ một sách lược để ngăn chặn đà tiến của nhóm ISIL
- Cảnh sát, tín đồ Hồi giáo đụng độ ở Pakistan, 8 người thiệt mạng (VOA) - Ít nhất 8 người thiệt mạng và 70 người bị thương sau khi cảnh sát và những tín đồ của một giáo sĩ Hồi Giáo đụng độ tại Lahore, phía đông Pakistan
- Bắc Triều Tiên cótên lửa hành trình mới (VOA) - Một tổ chức nghiên cứu ở Mỹ cho biết tên lửa hành trình dường như là vũ khí mới nhất trong kho vũ khí hiện đại ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên
- Đa Chiều: Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?! (BaoMoi) - (GDVN) - Việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
- Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam (BaoMoi) - (NLĐO)- Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam tham dự cuộc gặp giữa 2 Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc ngày 18-6 tại Hà Nội. Cuộc gặp có đề cập tới vấn đề giàn khoan 981 xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam.
- TQ sẽ ‘xuống nước’ trong chuyến thăm củaông Dương Khiết Trì? (VOA) - Ông Dương Khiết Trì đã tới Việt Nam và sẽ hội kiến các giới chức cấp cao của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh giàn khoan ở biển Đông
- TQ không hề muốn giảm căng thẳng! (BaoMoi) - Báo Inquirer (Philippines) ngày 17-6 đưa tin TQ đã bác bỏ sáng kiến giảm căng thẳng ở biển Đông do Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đưa ra hôm 16-6.
- Một cường quốc đúng nghĩa phải có chính nghĩa (BaoMoi) - Đừng cố xuyên tạc sự thật tạo ra sự nhầm lẫn trong dân chúng nhằm che đậy sự sai trái, phi pháp, phục vụ cho mưu đồ của chủ nghĩa bá quyền.
- Chung sức vì biển đảo quê hương (BaoMoi) - Ngày 17-6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư Trần Thị Hà cùng đoàn công tác đến thăm, làm việc và tặng quà lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Cán bộ, nhân viên Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư trao 10 triệu đồng tặng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
- TIẾP KHÁCH (BaoMoi) - Chiều 17-6, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH đã tiếp Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Mác-cút Ê-đơ-rơ nhân dịp sang Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Nhóm Điều hành chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Đức lần thứ hai.
- Philippines tăng cường sức mạnh ở biển Đông (BaoMoi) - Không chỉ cấp tập hiện đại hóa hải quân, Philippines còn tăng cường năng lực tuần tra để ứng phó với những mối đe dọa trong khu vực.
- Đại sứ Arif Havas Oegroseno: Bài học từ Indonesia và Philippines (BaoMoi) - Trung Quốc phải điều chỉnh bản đồ đường chín đoạn phù hợp với UNCLOS.
- Không nước nào ủng hộ Trung Quốc (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 17-6, Học viện Ngoại giao Áo tại Vienna đã tổ chức hội thảo “Xung đột ở Biển Đông: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines” dưới sự chủ trì của giáo sư Helmut Kramer, giáo sư bộ môn Khoa học chính trị Đại học Vienna. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 80 nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội, sinh viên, kiều bào Việt Nam và Trung Quốc.
- Thêm nhiều nước đồng tình quan điểm với Việt Nam (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Tại các cuộc tiếp xúc đối ngoại ngày 17-6, Đức và Belarus là hai nước tiếp theo trong cộng đồng quốc tế bày tỏ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong giải quyết tình hình Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phản đối các hành động đơn phương.
- OnlyC kể về “cú đổi đời” nhờ Anh không đòi quà (BaoMoi) - Điều quan trọng nhất của cú hích này là đã đưa tên tuổi OnlyC bước ra ánh sáng - OnlyC chia sẻ.
- Trung Quốc lại lừa dư luận (BaoMoi) - Mỹ và Úc nên hối thúc một cuộc phản biện tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tuyên cáo đánh lừa dư luận của Trung Quốc
- Học viện Ngoại giao Áo tổ chức hội thảo về xung đột Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 13/6 tại Học viện Ngoại giao Áo tại Vienna (Áo) đã diễn ra hội thảo “Xung đột ở Biển Đông: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines” dưới sự chủ trì của giáo sư Helmut Kramer, giáo sư bộ môn Khoa học chính trị Đại học Vienna.
- Hội thảo khoa học về Biển Đông tại Áo (BaoMoi) - Theo sáng kiến của Hội hữu nghị Áo-Việt, ngày 13-6, tại Học viện Ngoại giao Áo ở thủ đô Vienna đã diễn ra Hội thảo “Xung đột ở Biển Đông: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines” dưới sự chủ trì của Giáo sư Helmut Kramer (Hen-mút Cra-mơ) thuộc bộ môn Khoa học chính trị của Đại học Vienna. Tham dự hội thảo có 80 nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội, sinh viên và một số kiều bào Việt Nam, Trung Quốc.
- Bằng chứng và yêu sách của Trung Quốc là bịa đặt, vô căn cứ (BaoMoi) - Tại buổi họp báo quốc tế chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục công bố những bằng chứng về những hành động ngang ngược của Trung Quốc, bác bỏ những thông tin bịa đặt của Trung Quốc, đồng thời khẳng định chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa.
- “Trung Quốc không thể hút hết nước ra khỏi biển Đông” (BaoMoi) - Cựu chỉ huy Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản Toshio Tamogami: Việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở biển Đông như một tình huống không phải của riêng một ai đó vì tình huống tương tự cũng có thể xảy ra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việt Nam là một quốc gia không để cho các nước lớn hơn bắt nạt. Mặc dù sức mạnh không quân hay hải quân không đáng kể, nhưng những chiến thuật chiến tranh của Việt Nam “không cho kẻ thù chiến thắng” rất đáng để Nhật Bản học tập.
- Nóng tối 17/6: Giàn khoan Trung Quốc lại đang dịch chuyển (BaoMoi) - (VTC News) - Ngày 17/6, lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa ghi nhận giàn khoan Hải Dương-981 có dấu hiệu dịch chuyển khoảng 0,7 hải lý.
- Lãnh đạo Philippines và Nhật sắp hội đàm về TQ (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuần tới để thảo luận về các hành vi hung hăng trên Biển Đông của TQ.
- TQ tăng cường tàu 4.000 tấn cho hải cảnh đặc trách Biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Trang mạng China News của Trung Quốc ngày 16/6 đăng tải những hình ảnh cho thấy nước này đang đóng thêm một tàu hải cảnh cỡ lớn mang số hiệu 3402.
- HOÀNG SA tối 17/6: Chưa có bất kỳ tàu VN nào chủ động đâm tàu TQ (BaoMoi) - Đại tá Ngô Ngọc Thu Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết Các tàu Việt Nam không thể sử dụng mạn và boong tàu để đâm vào mũi tàu Trung Quốc được
- Trung Quốc tiếp cận tranh chấp trên biển với phương pháp nguy hiểm hơn? (BaoMoi) - Trong bối cảnh căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông leo thang bởi một loạt các hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc, chuyên gia nhận định, Bắc Kinh đang thay đổi phương pháp tiếp cận tranh chấp trên biển từ “phản ứng quyết đoán” sang đối đầu chủ động, tích cực.
- [Rap News số 15] Sôi động với World Cup và chuyện thi cử (BaoMoi) - Tiếp tục với tình hình biển Đông với việc Trung Quốc vu cáo Việt Nam, chuyện thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa qua và ngày Nhà báo cách mạnh Việt Nam 21/06. Và đương nhiên nổi bật nhất là vòng chung kết World Cup 2014 tại Brazil.
- Đại sứ Việt Nam tại Úc lên án hành động của Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO)- Đại sứ Việt Nam tuyên bố những hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông như cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam, va đập và phun vòi rồng vào tàu dân sự Việt Nam là không thể chấp nhận được
- Trung Quốc đang ráo riết tạo sự đã rồi ở Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Phillippines nói rằng Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng trong Biển Đông để tạo sự đã rồi trước khi Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên được hoàn thiện.rn
- Sau 'bê tông hóa' Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi thêm 200 hải lý (BaoMoi) - The New York Times dẫn ý kiến của các nhà phân tích cho rằng sau khi xây dựng các đảo nhân tạo, Trung Quốc sẽ hành động nguy hiểm hơn khi có thể tiến tới tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý đối với mỗi "đảo".
- Lãnh đạo cấp cao TQ sang VN giải quyết vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ thăm Việt Nam trong tuần này và dự kiến sẽ trao đổi về tình hình Biển Đông hiện nay.
- Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược "gặm nhấm" Biển Đông của TQ (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Cựu nghị sĩ Mỹ cảnh báo nếu Washington không hành động, Trung Quốc sẽ “gặm nhấm” hết Biển Đông và biển Hoa Đông.
- Nhạc sỹ An Thuyên: Nên đưa thơ, nhạc rải trắng biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Những ngày gần đây, nhiều khán giả đã truyền tay nhau bài hát Hành khúc Biển Đông như một món quà tinh thần, tạo cảm xúc lan tỏa cho nhiều người dân đất Việt.
- Đức ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Về vấn đề Biển Đông, Đức khẳng định ủng hộ quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời không đồng tình những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Giàn khoan 981 không nằm trong vùng biển Việt Nam?
Ngày 08/06/2014, trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đăng bài “Giàn
khoan 981 tiến hành hoạt động tác nghiệp: Hành vi khiêu khích
của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”[1]
nhằm biện hộ cho hành động ngang ngược của mình đồng thời vu cáo Việt
Nam trước công luận thế giới. Bài viết đó đưa ra nhiều luận điểm sai
trái, nhưng trước mắt chúng tôi chỉ tập trung phân tích luận điểm chính
trong mục III cho rằng khu vực đặt giàn khoan không thuộc vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của VN.
Cụ thể là theo Bộ Ngoại giao TQ “Giữa quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và bờ biển Việt Nam tồn tại vấn đề phân định ranh giới, cho đến thời điểm này, hai bên vẫn chưa phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại vùng biển này. Hai bên đều có quyền đưa ra chủ trương về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Song, bất cứ phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Mặc dù Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minhchủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (mà TQ gọi là Tây Sa) nhưng để thấy lập luận của Bộ Ngoại giao TQ sai trái, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế đến mức nào tạm thời thử giả định quần đảo Hoàng Sa (HS)là của TQ như họ nói. Sau đó, thử xét việc phân giới giữa HS và bờ biển VN theo luật lệ quốc tế xem có đúng là dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” hay không.
Cơ sở cho việc phân định sẽ là các điều khoản liên quan trong Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) mà cả TQ và VN đều là thành viên cũng như các án lệ quốc tế có liên quan.
Cơ sở từ UNCLOS là Điều 74 [83], đoạn 1 quy định:
“Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế [thềm lục địa] giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng(người viết nhấn mạnh).”
Để đi đến một giải pháp công bằng theo quy định này phải xét đến nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể liên quan đến độ dài và hình dạng bờ biển, vị trí và tính chất các đảo, vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh, tài nguyên… Tập quán quốc tế và nhiều án lệ từ trước tới nay thường dùng độ dài bờ biển tương ứng làm tiêu chuẩn chínhđể kiểm tra và điều chỉnh cho tính công bằng. Theo đó, đường phân giớithường là trung tuyến [cách đều] có điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp dựa trên độ dài hai bờ biển tương ứng(tỉ lệ khoảng cách từ điểm trên đường phân giới tới điểm cơ sởcủa đảo và tới điểm cơ sở của bờ biểnđất liền bằng tỉ lệ điều chỉnh) và sau đó có thể tinh chỉnh theo các yếu tố thích đáng khác hay đơn giản hóa cho dễ thực hiện. Do độ dài bờ biển đất liền nói chung lớn nhiều lần so với độ dài bờ biển các đảo nhỏ nên tỉ lệ này thường nghiêng về bờ biển đất liền.
Thông lệ quốc tế cho ta nhiều ví dụ về việc điều này (các đảo chỉ được cho một phần hiệu lực hoặc thậm chí không có được hiệu lực) trong các hiệp định phân giới biển giữa Indonesia và Singapore, Iran và Qatar, Bahrain và Saudi Arabia, Iran và the United Arab Emirates, Canada và Denmark (Greenland).[2] Đặc biệt, hiệp định phân giới vịnh Bắc Bộ năm 2000, chính TQ cũng thỏa thuận với VN chỉ cho đảo Bạch Long Vĩ của VN một phần tư hiệu lực. (Xem H.1)
Đối với các vụ đã đưa ra toà án quốc tế xảy ra trước UNCLOS hoặc trước khi UNCLOS có hiệu lực thì cũng cho ta nhiều ví dụ. Vụ Tunisia – Libya năm 1982thì đảo Kerkennah (180 km², 15 000 dân) chỉ được cho một phần hiệu lực do có kích thước nhỏ so với bờ biển của Lybya. Vụ Libya – Malta năm 1985, đảo chính của Malta (122 km², 350 000 dân) cũng chỉ được cho nửa hiệu lực. Vụ Pháp – Anhnăm 1977, trong 48 đảo/đá của quần đảo Scilly thì trọng tài chỉ cho 6 đảo có người ở phân nửa hiệu lực và đặc biệt là các đảo/đá nằm sai phía của trung tuyến không ảnh hưởng đến việc phân giới… Đặc biệt, vụ Nicaragua – Colombia sau khi UNCLOS có hiệu lực, mới được phân xử vào năm 2012 khá tương tự với trường hợp HS của VN thìTòa trọng tài dùng tỉ lệ 1:3[3] (xem H.2).Tuy nhiên, trước nhất lưu ý rằng trong vụ này quần đảo San Andrés, Providencia và Santa hoàn toàn thuộc Colombia, không có vấn đề tranh chấp chủ quyền. Hơn nữa, đó là một quần đảo lớn có diện tích đất tổng cộng khoảng 52,5 km² và cư dân tại chỗ hơn 75 ngàn người.[4]Dù vậy, chỉ các đảo lớn thỏa đúng định nghĩa ở điều 121 UNCLOS như Providencia / Santa Catalina (18 km²), San Andrés (26km²), Albuquerque mới được Tòa trọng tài xem xét tới EEZ với tư cách từng đảo riêng. Các điểm cơ sở đều nằm trên các đảo này, không cóđiểm cơ sở nào trên các thể địa lí không phải là đảo theo nghĩa của UNCLOS như bãi Quitasueño hoặc đảo [đá] Serrana… Hoàn toàn không có đường cơ sở thẳng chung lạ lùng như TQ tự vẽcho HS để làm cơ sở cho việc phân định ranh giới biển.Ngay cả trong vụ Qatar – Bahrain năm 2002, dù Bahrain trên thực tế là một quần đảo vốn được phép có đường cơ sở thẳng theo UNCLOS[5] nhưng tòa vẫn không chấp nhập đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo đá của quần đảo. Lí do là vì Bahrain đã không đưa vào hồ sơ của mình.
Trong khi đó, HS có chủ quyền đang tranh chấp (thuộc VN nhưng đang bị TQ kiểm soát)chỉ gồm những đảo/ đá nhỏ rải rác với diện tích đất tổng cộng chỉ khoảng 7,75 km² (bé hơn quần đảo San Andrés, Providencia và Santa khoảng 7 lần) còncư dân thì chỉ độ 1 000 người do TQ đưa tới để thể hiện chủ quyền như chính Tiểu Kiệt (Xiao Jie), Thị trưởng Tam Sa thú nhận “Ở đây không có đất trồng trọt. Mục tiêu chính là để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước chúng tôi.”[6]Đặc biệt lưu ý rằng TQ không phải là nước quần đảo và trong quần đảo HS may rachỉ có đảo Phú Lâm mới có thể là đảo không phải đảo đátheo điều 121 UNCLOS[7].Như vậy, ngay cả khi giả định TQ có chủ quyền đối với HS là đúng thì so với những điều vừa trình bày, khó có thể có tòa án quốc tế nào chấp nhậnđường cơ sở thẳng mà TQ tự vẽ cho HS. Do đó, dù vị trí giàn khoan có gần với đường đó bao nhiêu cũng đều vô nghĩa.
H. 2: Đường phân giới (màu đỏ) giữa quần đảo San Andrés, Providencia và Santa và Nicaragua được điều chỉnh theo tỉ lệ 1:3 và được đơn giản hoá chứ không phải là trung tuyến [cách đều]
Hai đảo [đá]Quitasueño và Serrana chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lí
Nếu vận dụng luật pháp và thông lệ quốc tế như vừa trình bày vào từng đảo cụ thể thì cũng chẳng cải thiện thêm điều gì về giá trị của tuyên bố nói trên của TQ. Trước nhất, hãy xét đảo Tri Tôn là đảo gần giàn khoan nhất. Theo những nghiên cứu về địa pháp lí thì đảo Tri Tôn không thể là một đảo theo điều 121 UNCLOS mà chỉ là đảo đá. Do đó, nó chỉ có lãnh hải 12 hải lí, không được hưởng EEZ lẫn thềm lục địa. Do đó, dù giàn khoan 981 ở gần đảo Tri Tôn(17 hải lí và 25 hải lí), nó vẫn nằm ngoài vùng biển mà đảo này có thể được hưởng theo UNCLOS, tức là vẫn nằm trong EEZ của VN (xem H.3)
Ngoài đảo này ra, trong quần đảo HS chỉ có đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 2,13 km² (tính luôn phần TQ mới mở rộng thêm) là có khả năng tạm coi là một đảo theo UNCLOS như đã nêu. Tuy nhiên, nếu chú ý tới tỉ lệ khoảng cách từ vị trí giàn khoan 981 tới bờ biển VN và tới đảo này là 103 hl:132 hl (≈1:1,3) và 88 hl:153 hl (≈1:1,74) thì hai tỉ lệ này quá lớnso với tỉ lệ 1:3 trong vụ Nicaragua và Colombia vừa nêu. Đặc biệt 2 tỉ lệ này cũng lớn hơn nhiều so tỉ lệ điều chỉnh 15 hl:55 hl (≈1:3.7)[8]dành cho đảo Bạch Long Vĩ(có diện tích tương đương với Phú Lâm và nhất là thỏa mãn chế độ đảo của theo điều 121 UNCLOS) mà VN và TQ đã thoả thuận năm 2000. [9] Ngoài ra, đáng lưu ý rằng đảo Phú Lâm không có nước ngọt, phải nhờ vào việctích trữ nước mưa và nước ngọt đưa từ Hải Nam tới để sinh hoạt[10] cùng với điều kiện đất trồng thiếu thốn và cư dân tạm bợ như thị trưởng Tam Sa thú nhận như đã nêu. Do đó, khó có cơ sở để cho rằng nó có thể ‘duy trì được sự cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng’ để được hưởng quy chế đảo như quy định trong điều 121 UNCLOS như chúng ta giả định. Như vậy, khá chắn chắn đểnói rằng theo UNCLOS, tập quán và các án lệ quốc tế thì chỗ TQ đặt giàn khoan 981 (trước và sau) đều nằm trong EEZ của VN.
H.3: tỉ lệ khoảng cách từ 981 đến Phú Lâm và đến bờ biển đất liền VN 88:153 (hay tới đảo Lí Sơn 88:141) khó cho phép giàn khoan nằm trong EEZ, nếu có của đảo Phú Lâm.
Theo phân tích trên, rõ ràngTQđã hết sức hồ đồ khi nói rằng dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.” Họđã hoàn toàn phớt lờ luật pháp, thông lệ quốc tếvàngay cả luật pháp của chính họ[11]. Nếu TQ tin chắc rằng câuphát biểu này là đúng thì hãy rút lại tuyên bố ngày 25/8/2006 vể việc không chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của điều 298 UNCLOS[12], gác vấn đề chủ quyền để giải quyết sau và cùng VN ra tòaán quốc tế nhờ phân xử về hiệu lực của quần đảo HS để làm sáng tỏ ‘chính nghĩa’ của mình. Liệu TQ có dám thực hiện điều này không?
Phan Văn Song (CTV Quỹ NCBĐ)
Bài viết được sự góp ý của Dương Danh Huy (TV Quỹ NCBĐ)
Tác giả gửi BVN
Cụ thể là theo Bộ Ngoại giao TQ “Giữa quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và bờ biển Việt Nam tồn tại vấn đề phân định ranh giới, cho đến thời điểm này, hai bên vẫn chưa phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại vùng biển này. Hai bên đều có quyền đưa ra chủ trương về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Song, bất cứ phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Mặc dù Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minhchủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (mà TQ gọi là Tây Sa) nhưng để thấy lập luận của Bộ Ngoại giao TQ sai trái, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế đến mức nào tạm thời thử giả định quần đảo Hoàng Sa (HS)là của TQ như họ nói. Sau đó, thử xét việc phân giới giữa HS và bờ biển VN theo luật lệ quốc tế xem có đúng là dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” hay không.
Cơ sở cho việc phân định sẽ là các điều khoản liên quan trong Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) mà cả TQ và VN đều là thành viên cũng như các án lệ quốc tế có liên quan.
Cơ sở từ UNCLOS là Điều 74 [83], đoạn 1 quy định:
“Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế [thềm lục địa] giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng(người viết nhấn mạnh).”
Để đi đến một giải pháp công bằng theo quy định này phải xét đến nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể liên quan đến độ dài và hình dạng bờ biển, vị trí và tính chất các đảo, vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh, tài nguyên… Tập quán quốc tế và nhiều án lệ từ trước tới nay thường dùng độ dài bờ biển tương ứng làm tiêu chuẩn chínhđể kiểm tra và điều chỉnh cho tính công bằng. Theo đó, đường phân giớithường là trung tuyến [cách đều] có điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp dựa trên độ dài hai bờ biển tương ứng(tỉ lệ khoảng cách từ điểm trên đường phân giới tới điểm cơ sởcủa đảo và tới điểm cơ sở của bờ biểnđất liền bằng tỉ lệ điều chỉnh) và sau đó có thể tinh chỉnh theo các yếu tố thích đáng khác hay đơn giản hóa cho dễ thực hiện. Do độ dài bờ biển đất liền nói chung lớn nhiều lần so với độ dài bờ biển các đảo nhỏ nên tỉ lệ này thường nghiêng về bờ biển đất liền.
Thông lệ quốc tế cho ta nhiều ví dụ về việc điều này (các đảo chỉ được cho một phần hiệu lực hoặc thậm chí không có được hiệu lực) trong các hiệp định phân giới biển giữa Indonesia và Singapore, Iran và Qatar, Bahrain và Saudi Arabia, Iran và the United Arab Emirates, Canada và Denmark (Greenland).[2] Đặc biệt, hiệp định phân giới vịnh Bắc Bộ năm 2000, chính TQ cũng thỏa thuận với VN chỉ cho đảo Bạch Long Vĩ của VN một phần tư hiệu lực. (Xem H.1)
H.1: Đảo Bạch Long Vĩ được hưởng khoảng ¼ hiệu lực (tỉ lệ 15 hl:55hl ≈ 1:3,7)
Đối với các vụ đã đưa ra toà án quốc tế xảy ra trước UNCLOS hoặc trước khi UNCLOS có hiệu lực thì cũng cho ta nhiều ví dụ. Vụ Tunisia – Libya năm 1982thì đảo Kerkennah (180 km², 15 000 dân) chỉ được cho một phần hiệu lực do có kích thước nhỏ so với bờ biển của Lybya. Vụ Libya – Malta năm 1985, đảo chính của Malta (122 km², 350 000 dân) cũng chỉ được cho nửa hiệu lực. Vụ Pháp – Anhnăm 1977, trong 48 đảo/đá của quần đảo Scilly thì trọng tài chỉ cho 6 đảo có người ở phân nửa hiệu lực và đặc biệt là các đảo/đá nằm sai phía của trung tuyến không ảnh hưởng đến việc phân giới… Đặc biệt, vụ Nicaragua – Colombia sau khi UNCLOS có hiệu lực, mới được phân xử vào năm 2012 khá tương tự với trường hợp HS của VN thìTòa trọng tài dùng tỉ lệ 1:3[3] (xem H.2).Tuy nhiên, trước nhất lưu ý rằng trong vụ này quần đảo San Andrés, Providencia và Santa hoàn toàn thuộc Colombia, không có vấn đề tranh chấp chủ quyền. Hơn nữa, đó là một quần đảo lớn có diện tích đất tổng cộng khoảng 52,5 km² và cư dân tại chỗ hơn 75 ngàn người.[4]Dù vậy, chỉ các đảo lớn thỏa đúng định nghĩa ở điều 121 UNCLOS như Providencia / Santa Catalina (18 km²), San Andrés (26km²), Albuquerque mới được Tòa trọng tài xem xét tới EEZ với tư cách từng đảo riêng. Các điểm cơ sở đều nằm trên các đảo này, không cóđiểm cơ sở nào trên các thể địa lí không phải là đảo theo nghĩa của UNCLOS như bãi Quitasueño hoặc đảo [đá] Serrana… Hoàn toàn không có đường cơ sở thẳng chung lạ lùng như TQ tự vẽcho HS để làm cơ sở cho việc phân định ranh giới biển.Ngay cả trong vụ Qatar – Bahrain năm 2002, dù Bahrain trên thực tế là một quần đảo vốn được phép có đường cơ sở thẳng theo UNCLOS[5] nhưng tòa vẫn không chấp nhập đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo đá của quần đảo. Lí do là vì Bahrain đã không đưa vào hồ sơ của mình.
Trong khi đó, HS có chủ quyền đang tranh chấp (thuộc VN nhưng đang bị TQ kiểm soát)chỉ gồm những đảo/ đá nhỏ rải rác với diện tích đất tổng cộng chỉ khoảng 7,75 km² (bé hơn quần đảo San Andrés, Providencia và Santa khoảng 7 lần) còncư dân thì chỉ độ 1 000 người do TQ đưa tới để thể hiện chủ quyền như chính Tiểu Kiệt (Xiao Jie), Thị trưởng Tam Sa thú nhận “Ở đây không có đất trồng trọt. Mục tiêu chính là để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước chúng tôi.”[6]Đặc biệt lưu ý rằng TQ không phải là nước quần đảo và trong quần đảo HS may rachỉ có đảo Phú Lâm mới có thể là đảo không phải đảo đátheo điều 121 UNCLOS[7].Như vậy, ngay cả khi giả định TQ có chủ quyền đối với HS là đúng thì so với những điều vừa trình bày, khó có thể có tòa án quốc tế nào chấp nhậnđường cơ sở thẳng mà TQ tự vẽ cho HS. Do đó, dù vị trí giàn khoan có gần với đường đó bao nhiêu cũng đều vô nghĩa.
H. 2: Đường phân giới (màu đỏ) giữa quần đảo San Andrés, Providencia và Santa và Nicaragua được điều chỉnh theo tỉ lệ 1:3 và được đơn giản hoá chứ không phải là trung tuyến [cách đều]
Hai đảo [đá]Quitasueño và Serrana chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lí
Nếu vận dụng luật pháp và thông lệ quốc tế như vừa trình bày vào từng đảo cụ thể thì cũng chẳng cải thiện thêm điều gì về giá trị của tuyên bố nói trên của TQ. Trước nhất, hãy xét đảo Tri Tôn là đảo gần giàn khoan nhất. Theo những nghiên cứu về địa pháp lí thì đảo Tri Tôn không thể là một đảo theo điều 121 UNCLOS mà chỉ là đảo đá. Do đó, nó chỉ có lãnh hải 12 hải lí, không được hưởng EEZ lẫn thềm lục địa. Do đó, dù giàn khoan 981 ở gần đảo Tri Tôn(17 hải lí và 25 hải lí), nó vẫn nằm ngoài vùng biển mà đảo này có thể được hưởng theo UNCLOS, tức là vẫn nằm trong EEZ của VN (xem H.3)
Ngoài đảo này ra, trong quần đảo HS chỉ có đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 2,13 km² (tính luôn phần TQ mới mở rộng thêm) là có khả năng tạm coi là một đảo theo UNCLOS như đã nêu. Tuy nhiên, nếu chú ý tới tỉ lệ khoảng cách từ vị trí giàn khoan 981 tới bờ biển VN và tới đảo này là 103 hl:132 hl (≈1:1,3) và 88 hl:153 hl (≈1:1,74) thì hai tỉ lệ này quá lớnso với tỉ lệ 1:3 trong vụ Nicaragua và Colombia vừa nêu. Đặc biệt 2 tỉ lệ này cũng lớn hơn nhiều so tỉ lệ điều chỉnh 15 hl:55 hl (≈1:3.7)[8]dành cho đảo Bạch Long Vĩ(có diện tích tương đương với Phú Lâm và nhất là thỏa mãn chế độ đảo của theo điều 121 UNCLOS) mà VN và TQ đã thoả thuận năm 2000. [9] Ngoài ra, đáng lưu ý rằng đảo Phú Lâm không có nước ngọt, phải nhờ vào việctích trữ nước mưa và nước ngọt đưa từ Hải Nam tới để sinh hoạt[10] cùng với điều kiện đất trồng thiếu thốn và cư dân tạm bợ như thị trưởng Tam Sa thú nhận như đã nêu. Do đó, khó có cơ sở để cho rằng nó có thể ‘duy trì được sự cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng’ để được hưởng quy chế đảo như quy định trong điều 121 UNCLOS như chúng ta giả định. Như vậy, khá chắn chắn đểnói rằng theo UNCLOS, tập quán và các án lệ quốc tế thì chỗ TQ đặt giàn khoan 981 (trước và sau) đều nằm trong EEZ của VN.
H.3: tỉ lệ khoảng cách từ 981 đến Phú Lâm và đến bờ biển đất liền VN 88:153 (hay tới đảo Lí Sơn 88:141) khó cho phép giàn khoan nằm trong EEZ, nếu có của đảo Phú Lâm.
Theo phân tích trên, rõ ràngTQđã hết sức hồ đồ khi nói rằng dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.” Họđã hoàn toàn phớt lờ luật pháp, thông lệ quốc tếvàngay cả luật pháp của chính họ[11]. Nếu TQ tin chắc rằng câuphát biểu này là đúng thì hãy rút lại tuyên bố ngày 25/8/2006 vể việc không chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của điều 298 UNCLOS[12], gác vấn đề chủ quyền để giải quyết sau và cùng VN ra tòaán quốc tế nhờ phân xử về hiệu lực của quần đảo HS để làm sáng tỏ ‘chính nghĩa’ của mình. Liệu TQ có dám thực hiện điều này không?
Phan Văn Song (CTV Quỹ NCBĐ)
Bài viết được sự góp ý của Dương Danh Huy (TV Quỹ NCBĐ)
Tác giả gửi BVN
[1] Xem BNG TQ http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1163264.shtml (tiếng Anh) hoặc Tiếng hát hữu nghịhttp://vietnamese.cri.cn/481/2014/06/09/1s199588.htm (tiếng Việt)
[2] Xem Jayewardene, Hiran W. The Regime of Islands in International Law, Dordrecht: Martinus Nijhoff (1990).
[3] Tỉ lệ độ dài bờ
biển tương ứng là 65 km:531 km ≈ 1:8,2. Các thể địa lí ở HS đều nhỏ
hơn nhiều và chỉ có một số ít có thể được tính nên tỉ lệ bờ biển của HS
với độ dài bờ biển VN tương ứng có nhiều khả năng cũng không chênh
lệch lớn với tỉ lệ này.
[4] Xem thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Archipelago_of_San_Andr%C3%A9s,_Providencia_and_Santa_Catalina.
[5]Theo điều 47 UNCLOS thì các quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia… có thể vẽ đường cơ sở thẳng cho quần đảo.
[6] Xem Geoff A. Dyer, “A line with nine dashes” http://www.viet-studies.info/kinhte/LineWithNineDashes_Dyer.htm, bản dịch tiếng Việt ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=7384
[7] Điều 121 Công ước LHQ về Luật biển quy định về Chế độ đảo như sau:
- Đảo (island) là một vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc xung quanh, nổi trên mặt nước khi triều cao.
- Ngoại trừ [trường hợp] như quy định trong điểm 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo được xác định theo đúng các quy định trong Công ước cho lãnh thổ đất liền khác.
- Đảo đá (rock) không thích hợp cho việc cư trú của con người và không có đời sống kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa..
[8] Theo các thông
tin chính thức đảo Bạch Long Vĩ được 25% hiệu lực hay tỉ lệ điều chỉnh
là 1:3 (có thể do đo đạc chưa thật chính xác hoặc muốn cho thấy rằng
thoả thuận này là khá công bằng).
[9] Nếu dùng khoảng
cách từ giàn khoan tới đảo Lí Sơn (như trong vụ Nicaragua và Colombia)
thì các tỉ lệ có được còn lớn hơn nhiều nữa (103 hl:119 hl ≈ 1:1,15 và
.88 hl:141 hl ≈ 1:1,6).
[10] Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Woody_Island_(South_China_Sea) (phần Ecology and resources).
[11] Đoạn 3 Điều 2 của luật trong luật về EEZ và CS
của TQ năm 1998 nêu: “Các yêu sách mâu thuẫn liên quan đến vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và
các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề sẽ được giải quyết, trên cơ sở luật pháp quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc công bằng (người viết nhấn mạnh), bởi một hiệp định phân định cho các khu vực yêu sách đó.”
Nạn ô nhiễm ở Trung Quốc - Bài học cho Việt Nam
Những thừa nhận mới nhất của Trung Quốc
Đất
Một phần năm đất đai canh tác của Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi những kim loại độc hại. Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo hồi trung tuần tháng tư vừa qua. Báo cáo kết quả khảo sát như vừa nói được đưa ra do áp lực từ người dân mỗi lúc một giận giữ hơn về trình trạng đất, nước, không khí tại Hoa Lục bị ô nhiễm trầm trọng mà không được giải quyết khiến cho người dân phải sống trong một môi trường độc hại gây ra nhiều chứng bệnh.
Trước đây những thông tin như vừa nêu tại Trung Quốc đều bị cho là nhạy cảm và thuộc loại ‘bí mật’ quốc gia. Khảo sát do hai bộ là Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Đất đai- Tài Nguyên tiến hành từ năm 2005 cho đến năm ngoái ban đầu cũng bị một số quan chức không cho công bố với lý do đó là ‘bí mật quốc gia’. Thế nhưng qua cân nhắc, nếu tiếp tục không cho dân chúng biết thì hậu quả còn tệ hại hơn, nên cơ quan chức năng Trung Quốc đồng ý công bố báo cáo.
Kết quả cụ thể cho thấy tổng quát chừng 16% đất đai tại Hoa Lục bị ô nhiễm, riêng đất canh tác bị ô nhiễm là 19,4%. Tình trạng ô nhiễm được cho biết ở những nơi khác nhau có những mức độ khác nhau, có nơi được nói là nhẹ gấp đôi mức cho phép, có nơi là nghiêm trọng như không còn sử dụng được trở thành hoang mạc.
Đây là hậu quả của hơn hai thập niên phát triển với tăng trưởng bùng nổ mà việc sử dụng hóa chất trong canh tác quá mức trong khi đó biện pháp bảo vệ môi trường lại rất ít, chỉ ở mức được gọi là tối thiểu.
Báo cáo liệt kê những chất gây ô nhiễm đứng hàng đầu cho đất canh tác tại Hoa Lục gồm kim loại nặng cadmium, kền và arsenic. Người dân phơi nhiễm những chất độc hại đó phải sau nhiều thập niên bệnh tình mới phát ra.
Theo nhận định trong báo cáo thì không được phép lạc quan về tình hình chung đất đai tại Trung Quốc hiện nay.
Như trên đã trình bày, biện pháp cho khảo sát và công bố tình trạng ô nhiễm đất tại Trung Quốc được cơ quan chức năng nước này tiến hành sau khi phản ứng giận dữ của dân chúng ngày càng gia tăng trước tình hình đất đai không thể canh tác, môi trường không thể sống nổi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng nói rằng họ sẽ quyết tâm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường của đất nước. Trước hết đó là tình hình ô nhiễm khói bụi, không khí và ô nhiễm nguồn nước; và nay lại là quan ngại về ô nhiễm đất đai sau khi sản phẩm nông nghiệp như gạo và các loại hoa màu khác bị phát hiện ô nhiễm.
Hồi năm ngoái, cơ quan chức năng Trung Quốc cho tiến hành điều tra các nhà máy xay xát sau khi phát hiện có đến gần phân nửa nguồn cung gạo bán ra tại thành phố Quảng Châu bị nhiễm cadmium. Đây là một chất có thể gây hư thận và nhiều chứng bệnh khác do gạo hấp thu trong đó.
Đầu năm 2013, tin tức cho biết hằng chục tấn gạo nhiễm cadmium được bán cho các cơ sở làm bún tại khu vực miền nam Trung Quốc từ năm 2009. Loại này chỉ có thể nấu rượu, nhưng các nhà buôn lại bán hầu hết cho các cơ sở chế biến lương thực như thế.
Nước
Chỉ ít ngày sau khi có báo cáo về tình trạng đất đai bị ô nhiễm, truyền thông Trung Quốc cũng loan báo thống kê nói có đến 60% nước ngầm tại Hoa Lục bị nhiễm bẩn không thể uống được nữa.
Khảo sát vào năm ngoái do Bộ Đất Đai và Tài Nguyên nước này tiến hành
kiểm tra chất lượng nguồn nước tại hơn 200 thành phố khắp Hoa Lục xếp
hạng từ rất kém đến tương đối kém. Chất lượng tương đối kém là không thể
uống mà không được xử lý. Còn chất lượng kém là không còn được dùng
làm nguồn nước uống. So với năm trước đó thì nguồn nước chất lượng
tương đối kém tăng lên gần 58%.
Một vụ mới xảy ra hồi đầu tháng tư năm nay ở thành phố Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc là dân chúng địa phương phải đổ xô đi mua nước đóng chai để uống sau khi phát hiện ra nước máy ở thành phố này nhiễm hóa chất độc hại benzene quá mức cho phép.
Nguyên nhân của vụ này được nói là do đường ống dẫn dầu của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Trung Quốc bị rò rĩ gây ô nhiễm cho nguồn nước của khu vực.
Vào tháng tư năm nay, Trung Quốc cũng đưa ra thừa nhận là nguồn nước ngầm của nước này bị ô nhiễm đến 60%. Trước đó có phúc trình cho biết sông, hồ tại Hoa Lục bùng phát nạn tảo, hóa chất và nước nhiễm bẩn xả thẳng vào.
Cơ quan Quản lý Rừng Nhà Nước Trung Quốc còn cho biết trong thập niên qua có 9% vùng đất ngập nước của Trung Quốc bị chuyển thành đất nông nghiệp hoặc dành làm những dự án hạ tầng lớn.
Các biện pháp đề ra
Trước tình hình ô nhiễm không khí, đất, nước trầm trọng như bấy lâu nay, chính quyền Bắc Kinh cố áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn đau đầu sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế bất chấp mọi giá như thế.
Vào cuối tháng năm vừa qua, Trung Quốc chuẩn thuận 170 dự án mới với hy vọng có thể tăng cường nguồn cung và giải quyết khủng hoảng nguồn nước.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc đồng ý cho tiến hành những dự án mở rộng hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh xây dựng dự án chuyển nước nam- bắc trị giá đến 62 tỷ đô la Mỹ. Cụ thể các dự án sẽ được triển khai trong vòng 6 năm tới sẽ tăng nguồn nước cung cấp hằng năm lên chừng 80 tỷ mét khối, trong khi đó giảm nhu cầu nước tại các vùng nông thôn thêm 26 tỷ mét khối. Số lượng này chiếm hơn 11% tổng trần sử dụng về nước ở Hoa Lục vào năm 2030 là chừng 700 tỷ mét khối.
Những dự án được chuẩn thuận hồi tháng tư là tiếp theo cam kết của chính quyền Bắc Kinh đưa ra hồi năm 2011 sẽ dành 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 640 triệu đô la để giải quyết tình hình khủng hoảng nguồn nước tại Trung Quốc.
Cơ quan chức năng Trung Quốc đưa ra kêu gọi cần phải tiết kiệm nước sử dụng cho nông nghiệp. Đây là khu vực sử dụng nhiều nước nhất tại Trung Quốc.
Để giải quyết nạn khói bụi gây ô nhiễm, chính quyền Trung Quốc đề ra kế hoạch trong năm nay sẽ ngưng không cho lưu hành 6 triệu xe cũ kỹ thải khói ô nhiễm.
Những loại xe đăng ký trước năm 2005 không qua khỏi kiểm tra về thải khỏi theo qui định sẽ không còn được lưu thông nữa. Dự kiến có 5 triệu xe thuộc loại này tại Bắc Kinh, Thiên Tân, các tỉnh thành thuộc lưu vực Sông Dương Tử, quanh Thượng Hải, lưu vực Châu Giang, và quanh khu thương mại Quảng Châu. Số còn lại 1 triệu phải loại khỏi giao thông chưa được nêu rõ đang lưu hành ở đâu.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc yêu cầu các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố lớn khác cần chuyển sang bán các loại xăng và dầu diesel cấp sạch nhất.
Chính quyền các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đều ban hành giới hạn đăng ký thêm xe mới như là biện pháp chống ô nhiễm và ùn tắc giao thông ở những nơi đó.
Các loại taxi và xe bút công cộng ở những thành phố lớn cũng được yêu cầu chuyển sang chạy bằng khí tự nhiên hay năng lượng pin điện.
Thống kê cho thấy ở Trung Quốc có khoảng 240 triệu xe cộ lưu thông trên đường, phân nửa số này là xe hành khách. Đây cũng là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới. Hồi năm ngoái số lượng xe bán ra tăng gần 16 % với gần 18 triệu chiếc.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường ngân sách tài trợ cho những địa phương thực hiện tốt công tác khống chế ô nhiễm không khí. Trong khi đó những nơi làm không tốt có thể bị phạt.
Chính quyền Bắc Kinh sẽ cho xếp loại các thành phố về mức độ ô nhiễm từ mức cao là tốt cho đến mức chưa đạt tiêu chuẩn dựa trên những tiêu chí đề ra.
Theo Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thì những viên chức nào đưa ra các dữ liệu giả mạo, không đúng về tình trạng môi trường của địa phương sẽ bị phạt, thậm chí bị truy tố tội hình sự.
Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa, không chỉ chính quyền Trung Ương thấy được điều này mà chính quyền các cấp địa phương cũng nhận ra điều đó.
Nhiều chỉ số nay được chính quyền Trung Quốc quan tâm xem xét gồm có việc sử dụng nguồn tài nguyên, tình trạng môi trường bị hủy hoại, khả năng công nghiệp, sáng kiến khoa học, an toàn lao động và nợ gia tăng…
Ý kiến chuyên gia Việt Nam
Ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết mọi bài học về môi trường của các nước như Trung Quốc cạnh Việt Nam đều được học hỏi để mà tránh:
‘Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắt. Mà không phải chỉ những nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam đâu mà những nước lớn ở Châu Á cũng như nhiều nước khác đều để xảy ra những ô nhiễm môi trường mà sau này phải rất tốn kém để phục hồi lại. Cho nên bài học lớn nhất chúng tôi phải rút kinh nghiệm ở nhiều nước- ở Nhật, ngay cả Trung Quốc bên cạnh hiện là nước có rất nhiều vấn đề về môi trường và nhiều nước khác chúng tôi phải tìm cách tránh đi trong bước đường phát triển’.
Nói là một chuyện, nhưng biết cách tránh đến đâu lại là chuyện khác vì thực tế hiện nay cho thấy vấn nạn môi trường vẫn còn là một thách thức lớn tại Việt Nam.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Một vụ mới xảy ra hồi đầu tháng tư năm nay ở thành phố Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc là dân chúng địa phương phải đổ xô đi mua nước đóng chai để uống sau khi phát hiện ra nước máy ở thành phố này nhiễm hóa chất độc hại benzene quá mức cho phép.
Nguyên nhân của vụ này được nói là do đường ống dẫn dầu của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Trung Quốc bị rò rĩ gây ô nhiễm cho nguồn nước của khu vực.
Vào tháng tư năm nay, Trung Quốc cũng đưa ra thừa nhận là nguồn nước ngầm của nước này bị ô nhiễm đến 60%. Trước đó có phúc trình cho biết sông, hồ tại Hoa Lục bùng phát nạn tảo, hóa chất và nước nhiễm bẩn xả thẳng vào.
Cơ quan Quản lý Rừng Nhà Nước Trung Quốc còn cho biết trong thập niên qua có 9% vùng đất ngập nước của Trung Quốc bị chuyển thành đất nông nghiệp hoặc dành làm những dự án hạ tầng lớn.
Các biện pháp đề ra
Trước tình hình ô nhiễm không khí, đất, nước trầm trọng như bấy lâu nay, chính quyền Bắc Kinh cố áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn đau đầu sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế bất chấp mọi giá như thế.
Vào cuối tháng năm vừa qua, Trung Quốc chuẩn thuận 170 dự án mới với hy vọng có thể tăng cường nguồn cung và giải quyết khủng hoảng nguồn nước.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc đồng ý cho tiến hành những dự án mở rộng hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh xây dựng dự án chuyển nước nam- bắc trị giá đến 62 tỷ đô la Mỹ. Cụ thể các dự án sẽ được triển khai trong vòng 6 năm tới sẽ tăng nguồn nước cung cấp hằng năm lên chừng 80 tỷ mét khối, trong khi đó giảm nhu cầu nước tại các vùng nông thôn thêm 26 tỷ mét khối. Số lượng này chiếm hơn 11% tổng trần sử dụng về nước ở Hoa Lục vào năm 2030 là chừng 700 tỷ mét khối.
Những dự án được chuẩn thuận hồi tháng tư là tiếp theo cam kết của chính quyền Bắc Kinh đưa ra hồi năm 2011 sẽ dành 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 640 triệu đô la để giải quyết tình hình khủng hoảng nguồn nước tại Trung Quốc.
Cơ quan chức năng Trung Quốc đưa ra kêu gọi cần phải tiết kiệm nước sử dụng cho nông nghiệp. Đây là khu vực sử dụng nhiều nước nhất tại Trung Quốc.
Để giải quyết nạn khói bụi gây ô nhiễm, chính quyền Trung Quốc đề ra kế hoạch trong năm nay sẽ ngưng không cho lưu hành 6 triệu xe cũ kỹ thải khói ô nhiễm.
Những loại xe đăng ký trước năm 2005 không qua khỏi kiểm tra về thải khỏi theo qui định sẽ không còn được lưu thông nữa. Dự kiến có 5 triệu xe thuộc loại này tại Bắc Kinh, Thiên Tân, các tỉnh thành thuộc lưu vực Sông Dương Tử, quanh Thượng Hải, lưu vực Châu Giang, và quanh khu thương mại Quảng Châu. Số còn lại 1 triệu phải loại khỏi giao thông chưa được nêu rõ đang lưu hành ở đâu.
Hội đồng Nhà Nước Trung Quốc yêu cầu các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố lớn khác cần chuyển sang bán các loại xăng và dầu diesel cấp sạch nhất.
Chính quyền các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đều ban hành giới hạn đăng ký thêm xe mới như là biện pháp chống ô nhiễm và ùn tắc giao thông ở những nơi đó.
Các loại taxi và xe bút công cộng ở những thành phố lớn cũng được yêu cầu chuyển sang chạy bằng khí tự nhiên hay năng lượng pin điện.
Thống kê cho thấy ở Trung Quốc có khoảng 240 triệu xe cộ lưu thông trên đường, phân nửa số này là xe hành khách. Đây cũng là thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới. Hồi năm ngoái số lượng xe bán ra tăng gần 16 % với gần 18 triệu chiếc.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường ngân sách tài trợ cho những địa phương thực hiện tốt công tác khống chế ô nhiễm không khí. Trong khi đó những nơi làm không tốt có thể bị phạt.
Chính quyền Bắc Kinh sẽ cho xếp loại các thành phố về mức độ ô nhiễm từ mức cao là tốt cho đến mức chưa đạt tiêu chuẩn dựa trên những tiêu chí đề ra.
Theo Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thì những viên chức nào đưa ra các dữ liệu giả mạo, không đúng về tình trạng môi trường của địa phương sẽ bị phạt, thậm chí bị truy tố tội hình sự.
Một quan chức Kinh tế Công nghiệp, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết là nay Trung Quốc không nhắm mắt chạy theo tăng trưởng GDP nhanh chóng nữa, không chỉ chính quyền Trung Ương thấy được điều này mà chính quyền các cấp địa phương cũng nhận ra điều đó.
Nhiều chỉ số nay được chính quyền Trung Quốc quan tâm xem xét gồm có việc sử dụng nguồn tài nguyên, tình trạng môi trường bị hủy hoại, khả năng công nghiệp, sáng kiến khoa học, an toàn lao động và nợ gia tăng…
Ý kiến chuyên gia Việt Nam
Ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết mọi bài học về môi trường của các nước như Trung Quốc cạnh Việt Nam đều được học hỏi để mà tránh:
‘Cái bài học mà chúng tôi có thể rút ra được là bằng mọi cách học hỏi kinh nghiệm của các nước mà đã trải qua những thời kỳ khó khăn về mặt môi trường do phát triển kinh tế để chúng tôi tránh đi vào những vết xe đổ đó. Bởi vì chúng tôi biết chắc rằng nếu không tìm cách tránh đi thì giá phải trả sau này rất đắt. Mà không phải chỉ những nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam đâu mà những nước lớn ở Châu Á cũng như nhiều nước khác đều để xảy ra những ô nhiễm môi trường mà sau này phải rất tốn kém để phục hồi lại. Cho nên bài học lớn nhất chúng tôi phải rút kinh nghiệm ở nhiều nước- ở Nhật, ngay cả Trung Quốc bên cạnh hiện là nước có rất nhiều vấn đề về môi trường và nhiều nước khác chúng tôi phải tìm cách tránh đi trong bước đường phát triển’.
Nói là một chuyện, nhưng biết cách tránh đến đâu lại là chuyện khác vì thực tế hiện nay cho thấy vấn nạn môi trường vẫn còn là một thách thức lớn tại Việt Nam.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-06-15
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét