Song Chi - Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra một lần nữa trong tình hình như hiện nay, VN sẽ thua hay thắng?
Người viết bài này thì nghĩ khác. Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra
một lần nữa, VN chắc chắn sẽ thua và cái thua lần này sẽ dẫn tới một hậu
quả bi đát hơn rất nhiều, nếu nhìn vào hình ảnh của các nước Tây Tạng,
Tân Cương…hiện nay.
Lý do vì sao trước đây đảng cộng sản VN thắng được Pháp, Mỹ, cho đến bây
giờ có lẽ đã có quá nhiều bài viết chỉ ra sự thật phía sau cái “hào
quang chiến thắng” này, tưởng chỉ cần nói vắn tắt: Thứ nhất, bởi vì ít
ra lúc đó cũng còn khá nhiều người VN tin rằng đảng cộng sản thực tâm vì
dân vì nước, bản thân nhiều người trong hàng ngũ đảng cộng sản lúc đó
chân thành tin vào đảng, vào lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, vào tương
lai tươi sáng sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước. Thứ hai,
nói thẳng ra, chỉ trừ thịt da máu xương là của người Việt còn lại từ
phong lương khô, quân trang quân dụng của người lính cho đến đạn dược,
súng ống, vũ khí các loại, kể cả cố vấn…cũng là của các đồng minh trong
khối XHCN anh em, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc chi viện cho, đúng
với cụm từ “Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân” trong một bài viết trên
RFA trước đây.
Quan trọng nhất, lúc đó đảng cộng sản như những kẻ lên đồng, không sợ
Pháp sợ Mỹ. Có thể nói họ tàn ác, sắt máu khi sẵn sàng thí quân trong
các trận đánh theo kiểu “mười chọi một”, hoặc sẵn sàng đặt bom, nổ mìn,
pháo kích, ám sát các yếu nhân…tại các thành thị cho tới nông thôn miền
Nam mà không chùn tay, nhưng khó có thể nói họ hèn.
Còn bây giờ. Đối mặt với Trung Cộng, VN sẽ thua cũng vì quá nhiều lý do
rõ ràng không kém. Không chỉ thua về tiềm lực quân sự, vũ khí, kỹ thuật,
tiền của sẽ phải đổ vào cho cuộc chiến. Không chỉ thua vì không có bạn
bè đồng minh thực sự như trước đây đã có Liên Xô, Trung Quốc và cả khối
XHCN. Có thể Trung Cộng, mặc dù là một cường quốc nhưng cũng cô độc
không kém gì VN trên thế giới, nhưng Trung Cộng có thừa tiền để nếu
không mua được bạn bè đồng minh thì cũng khiến cho nhiều quốc gia cảm
thấy ngần ngại không muốn mất đi một đối tác thương mại lớn, một thị
trường kinh tế khổng lồ…nếu xen vào giữa cuộc tranh chấp, thậm chí chiến
tranh nếu có, giữa hai nước Việt-Trung.
Thua về mặt quân sự, thua luôn về truyền thông. “Cái loa” tuyên truyền
của Bắc Kinh từ trước đến nay luôn luôn to hơn, mạnh mồm hơn “cái loa”
của Hà Nội, về nghệ thuật vu cáo, nói ngược, đổi trắng thay đen… thì
Trung Cộng luôn luôn là thầy của Việt Cộng. Mọi mánh khóe của Hà Nội Bắc
Kinh đều hiểu rõ, vì cùng một giuộc như nhau.
Thua về mặt pháp lý. Tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải, trong lúc VN chần
chờ, lưỡng lự chưa dám kiện Trung Quốc thì Trung Quốc đã đi trước, kiện
VN ra trước Liên Hiệp Quốc. Một động thái hoàn toàn trái ngược so với
việc theo đuổi đường lối chính sách khăng khăng chỉ giải quyết mọi
chuyện song phương từ trước đến nay của họ, mà ví dụ mới nhất là từ chối
không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng
hải.
Tại sao? Vì suốt trong mấy chục năm qua, khi đảng cộng sản VN u mê mù
quáng tin tưởng vào tình hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước, thì đảng
cộng sản Trung Quốc đã âm thầm “gài bẫy” đảng cộng sản VN bằng rất nhiều
cách khác nhau. Và hậu quả là những bằng chứng bán nước từ công hàm năm
1958 của ông Phạm Văn Đồng đến bản đồ, sách giáo khoa…của nước VNDCCH
thừa nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc mà Bắc Kinh vừa mới trưng
ra. Đó là chưa nói đến những bản thỏa thuận ký kết bí mật giữa hai
đảng, hai nhà nước cộng sản, đặc biệt là trong Hội nghị Thành Đô
1990…Nên khác với vụ kiện của Philippines, Trung Cộng tự cho là họ có đủ
tự tin để đi kiện VN.
Nhưng cái lý do chính yếu nhất, là từ sự khác nhau của chính nhà cầm
quyền VN khi đương đầu với Trung Cộng, so với khi còn đánh nhau với
Pháp, Mỹ. Bây giờ họ hèn. Cái hèn của họ nhân dân đều thấy, thế giới
cũng phải nhận thấy. Họ hèn, họ bạc nhược một cách lạ lùng.
Cái hèn ấy một phần do bị ràng buộc về ý thức hệ, về mối quan hệ “anh em
đồng chí 16 chữ vàng” mà Bắc Kinh thì đã vứt vào sọt rác từ lâu, nhưng
Hà Nội vẫn chưa dám và chưa thể thoát ra, do bị vướng mắc bởi những món
nợ từ sự viện trợ, giúp đỡ của Trung Cộng dành cho VN thời chiến tranh,
mặc dù tính ra thì Trung Quốc mới chính là kẻ phải mang ơn VN từ cuộc
chiến tranh đánh Mỹ. Nghĩa là đảng và nhà nước cộng sản VN chưa thể
thoát “ta” thì nói gì đến “thoát Trung”?
Từ mưu mô tham vọng cho tới tầm nhìn, chiến lược của nhà cầm quyền Trung
Quốc từ lâu đã là của một nước lớn, tính toàn chuyện đường dài, chơi
canh bạc lớn và vì thế, họ đã âm thầm chuẩn bị mọi đường đi nước bước từ
hàng chục năm trước khi xuất chiêu. Trong khi đó, nhà cầm quyền VN vẫn
tư duy theo kiểu nước nhỏ, quen thói đu dây, dựa dẫm vào nước khác, lúc
thì Liên Xô lúc thì Trung Quốc, không nhìn thấy hoặc giả có nhìn thấy
trước âm mưu xâm lược của Tàu thì cũng không chuẩn bị nên khi chuyện xảy
ra là lại lúng túng, bị động. Từ cuộc chiến biên giới Việt-Trung từ năm
1979 cho tới câu chuyện giàn khoan HD 981, vụ kiện Trung Quốc ra trước
tòa án quốc tế hay việc chuẩn bị cho các bước tiếp theo như thế nào, khi
Trung Cộng xây xong các căn cứ quân sự khổng lồ tại Hoàng Sa-Trường Sa
chặn bít lối ra biển của VN…tất cả đều cho thấy sự lúng túng, bị động,
tầm nhìn kém cỏi đó của nhà cầm quyền VN.
Cái hèn ấy một phần do các thế hệ lãnh đạo VN kém tầm hơn các thế hệ
lãnh đạo Trung Quốc, nhưng họ lại còn tự hù dọa mình trước nguy cơ phải
đương đầu với Trung Quốc và bằng mọi giá tìm cách né tránh điều này.
Nhưng họ có né tránh được không? Thực tế trong bao nhiêu năm qua và
trong những ngày gần đây đã là câu trả lời.
Cái hèn ấy do trong hàng ngũ đảng cộng sản VN có qua nhiều những kẻ vì
lợi ích của bản thân đã chọn con đường thân Tàu, thậm chí như nhân dân
đã vạch ra, là những Lê Chiêu Thống thế kỷ XXI, sẵn sàng bán nước để giữ
đảng, giữ chế độ và giữ ghế.
Cuối cùng, cái hèn ấy còn do suốt trong bao năm qua, VN đã trở nên lệ
thuộc Trung Quốc nặng nề về mọi mặt, nhất là kinh tế, khiến mọi sự trả
đũa của Bắc Kinh đều có thể khiến VN phải trả giá đắt v.v…
Nghĩa là lý do chủ quan là chính. Chưa kể, nguồn sức mạnh lớn nhất mà
đảng cộng sản VN từng sử dụng rất hiệu quả là lòng yêu nước, chí quật
cường của nhân dân trước mọi kẻ thù xâm lược thì bây giờ, chính họ đã
hủy diệt lòng yêu nước ấy bằng sự bịt miệng, đàn áp…bao nhiêu năm, cộng
thêm chính sách ngu dân, khinh dân, không muốn cho dân tham gia vào việc
nước “Mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”. Nên bây giờ một bộ phận
dân chúng có thờ ơ, vô cảm, không hiều biết về tình hình thế sự hay nhút
nhát sợ hãi không dám bộc lộ lòng yêu nước thì đó là lỗi của nhà cầm
quyền.
Chưa kể, lòng dân đa phần đã không còn tin tưởng vào đảng cộng sản, chán
ghét đảng cộng sản, chán ghét chế độ. Người VN muôn đời vẫn nồng nàn
lòng yêu nước nhưng liệu bây giờ chiến tranh xảy ra, nhân dân có sẵn
lòng hy sinh dưới ngọn cờ của đảng cộng sản một lần nữa?
Thế nên VN sẽ thua là vì vậy.
Cho đến thời điểm hiện tại, nói thẳng ra, VN chẳng có gì nhiều để mà
chơi lại trong ván bài Việt-Trung và biển Đông, VN chỉ còn có một con
đường, một sự lựa chọn duy nhất đúng, như nhiều người cũng đã phân tích,
đó là phải thoát Cộng và thoát “ta” trước khi thoát Trung. Ngoài lý do
để tập trung được tối đa sức mạnh đoàn kết của nhân dân, có thêm bạn bè
đồng minh thực sự từ các nước dân chủ thì ai cũng thấy rõ, chỉ khi nào
chế độ này không còn tồn tại nữa thì mọi ràng buộc, nợ nần ân oán cho
đến mọi văn bản, ký kết, thỏa thuận giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản
mới trở nên vô giá trị, VN mới có thể đường hoàng thắng Trung Cộng về
mặt pháp lý, ngoại giao mà thôi.
Song Chi
(RFA)
Bổ nhiệm lãnh đạo không đủ chuẩn
Dù Tỉnh ủy Bình Phước đã quy định tiêu chuẩn trưởng, phó phòng và tương đương thuộc sở, ngành… nhưng có khá nhiều người không đủ chuẩn vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bình Phước có thông báo
kèm theo danh sách học viên đi học lớp trung cấp chính trị gửi các
trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên… trên địa bàn. Lúc này, dư
luận mới bàn tán việc nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo
dục không đủ chuẩn nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo.
Lên chức trước, học sau
Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (SN 1969), trong danh sách được cử đi học ghi rõ chức danh Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT Bình Phước. Thế nhưng, một số cán bộ thuộc sở khẳng định vị trưởng phòng đương chức đến ngày 1-7 tới mới về hưu. Tuy có trình độ chuyên môn ĐH nhưng trước khi lên chức phó phòng rồi trưởng phòng, ông Tỉnh không đạt chuẩn về trình độ chính trị.
Lên chức trước, học sau
Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (SN 1969), trong danh sách được cử đi học ghi rõ chức danh Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT Bình Phước. Thế nhưng, một số cán bộ thuộc sở khẳng định vị trưởng phòng đương chức đến ngày 1-7 tới mới về hưu. Tuy có trình độ chuyên môn ĐH nhưng trước khi lên chức phó phòng rồi trưởng phòng, ông Tỉnh không đạt chuẩn về trình độ chính trị.
Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, nơi có hàng chục cán bộ dù không đạt chuẩn về
trình độ lý luận chính trị nhưng vẫn giữ chức vụ lãnh đạo
Theo quy định ban hành kèm Quyết định số 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của
Tỉnh ủy Bình Phước về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, tại phần II về “tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp”, mục 4 quy định đối với cấp “trưởng, phó phòng và
tương đương của các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh”, ngoài
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải có bằng đại học và trung cấp chính
trị. Tuy nhiên, từ khi được bổ nhiệm chức phó phòng, ông Tỉnh chỉ mới
đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Mới đây là trường hợp ông Trần Ngọc Thắng (SN 1980), Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Hòa (huyện Bù Đốp). Dù chỉ có chứng chỉ sơ cấp chính trị nhưng trong tháng 4-2014, ông Thắng vẫn được điều về Sở GD-ĐT và được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Giáo dục trung học, thay ông Thạch Hồ Hải lên chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, tại Sở GD-ĐT Bình Phước, trường hợp được bổ nhiệm giữ chức phó, trưởng hoặc quyền trưởng phòng trong khi không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy là trên 10 người! Thậm chí, có cán bộ từ khi đang học tại chức đại học nhưng đã giữ chức phó phòng và hiện là quyền trưởng phòng, như bà Vũ Thị Kim Huệ (SN 1973), hiện giữ chức quyền Trưởng Phòng Giáo dục mầm non.
Bà Huệ chỉ mới nhận bằng tốt nghiệp đại học tại chức ngành quản lý vài tháng trước! Nhiều cán bộ ở Sở GD-ĐT đặt nghi vấn phải chăng do bà Huệ là em ruột ông Vũ Thành Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, nên dù không đạt tiêu chuẩn do Tỉnh ủy đề ra nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo? Tại phòng này, ngoài bà Huệ không đạt chuẩn còn có bà Cao Thị Đọ (SN 1973), giữ chức phó phòng đã vài năm nay nhưng cũng chỉ đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Hai trường hợp khác là ông Trịnh Văn Nam (SN 1978), vừa được “trao” chức Phó trưởng Phòng Tổ chức của Sở GD-ĐT vào đầu tháng 6-2014, dù trình độ chính trị cũng chỉ đạt sơ cấp; ông Hoàng Ngọc Tuấn (SN 1972) mới được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở GD-ĐT nhưng cũng không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy.
“Hàng chục trường hợp không đủ tiêu chuẩn chính trị nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng thuộc Sở GD-ĐT nhiều năm qua” - một cán bộ Sở GD-ĐT nói.
Làm trái quy định của Tỉnh ủy
Chiều 22-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Hồng Thắng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, cho biết việc bổ nhiệm được thông qua Đảng ủy và ban giám đốc sở. “Khi bổ nhiệm đều căn cứ vào các văn bản của Chính phủ. Còn Quyết định 898-QĐ/TU của Tỉnh ủy Bình Phước chỉ mới ban hành năm 2013” - ông Thắng lý giải.
Thế nhưng, điều 3 Quyết định 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước nêu rõ: “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định 132-QĐ/TU ngày 16-5-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các quyết định, quy định của Tỉnh ủy trước đây về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Quyết định 132-QĐ/TU đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện khá gắt gao. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ buộc phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thì giai đoạn 2006-2010, về lý luận chính trị phải đạt trung cấp hoặc cao cấp. Đến giai đoạn 2010-2015, với tin học và ngoại ngữ phải có chứng chỉ B, còn lý luận chính trị là cao cấp.
Mới đây là trường hợp ông Trần Ngọc Thắng (SN 1980), Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Hòa (huyện Bù Đốp). Dù chỉ có chứng chỉ sơ cấp chính trị nhưng trong tháng 4-2014, ông Thắng vẫn được điều về Sở GD-ĐT và được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Giáo dục trung học, thay ông Thạch Hồ Hải lên chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, tại Sở GD-ĐT Bình Phước, trường hợp được bổ nhiệm giữ chức phó, trưởng hoặc quyền trưởng phòng trong khi không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy là trên 10 người! Thậm chí, có cán bộ từ khi đang học tại chức đại học nhưng đã giữ chức phó phòng và hiện là quyền trưởng phòng, như bà Vũ Thị Kim Huệ (SN 1973), hiện giữ chức quyền Trưởng Phòng Giáo dục mầm non.
Bà Huệ chỉ mới nhận bằng tốt nghiệp đại học tại chức ngành quản lý vài tháng trước! Nhiều cán bộ ở Sở GD-ĐT đặt nghi vấn phải chăng do bà Huệ là em ruột ông Vũ Thành Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, nên dù không đạt tiêu chuẩn do Tỉnh ủy đề ra nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo? Tại phòng này, ngoài bà Huệ không đạt chuẩn còn có bà Cao Thị Đọ (SN 1973), giữ chức phó phòng đã vài năm nay nhưng cũng chỉ đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Hai trường hợp khác là ông Trịnh Văn Nam (SN 1978), vừa được “trao” chức Phó trưởng Phòng Tổ chức của Sở GD-ĐT vào đầu tháng 6-2014, dù trình độ chính trị cũng chỉ đạt sơ cấp; ông Hoàng Ngọc Tuấn (SN 1972) mới được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở GD-ĐT nhưng cũng không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy.
“Hàng chục trường hợp không đủ tiêu chuẩn chính trị nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng thuộc Sở GD-ĐT nhiều năm qua” - một cán bộ Sở GD-ĐT nói.
Làm trái quy định của Tỉnh ủy
Chiều 22-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Hồng Thắng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, cho biết việc bổ nhiệm được thông qua Đảng ủy và ban giám đốc sở. “Khi bổ nhiệm đều căn cứ vào các văn bản của Chính phủ. Còn Quyết định 898-QĐ/TU của Tỉnh ủy Bình Phước chỉ mới ban hành năm 2013” - ông Thắng lý giải.
Thế nhưng, điều 3 Quyết định 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước nêu rõ: “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định 132-QĐ/TU ngày 16-5-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các quyết định, quy định của Tỉnh ủy trước đây về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Quyết định 132-QĐ/TU đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện khá gắt gao. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ buộc phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thì giai đoạn 2006-2010, về lý luận chính trị phải đạt trung cấp hoặc cao cấp. Đến giai đoạn 2010-2015, với tin học và ngoại ngữ phải có chứng chỉ B, còn lý luận chính trị là cao cấp.
Nhiều sở, ngành khác cũng bổ nhiệm saiTheo danh sách “cán bộ, công chức, viên chức ngành GD-ĐT đi học lớp trung cấp lý luận chính trị năm 2014” khóa 45, còn có 17 cán bộ, công chức giữ chức vụ phó, trưởng phòng thuộc các sở: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính… Điều này đồng nghĩa trước đó, 17 cán bộ giữ chức phó, trưởng phòng thuộc các sở nêu trên dù chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy Bình Phước nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo!
Bài và ảnh: TÂN TIẾN
Vì sao Nga không hỗ trợ Trung Quốc trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông?
Các yếu tố chiến lược và chính trị đã buộc Moscow từ chối ủng hộ Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp Biển Đông.
Gần đây,
căng thẳng liên quan đến tranh chấp hàng hải trong vùng Biển Đông dường
như đã vượt qua cả những căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung
Quốc và Việt Nam hiện đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột chính trị tồi tệ
nhất trong nhiều thập kỷ qua sua khi Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan dầu
gần quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã tạm thời làm trì trệ
mối quan hệ Việt–Trung. Ngoài ra, việc Philippines giam giữ ngư dân
Trung Quốc đã gia tăng thêm sự bất hòa giữa Trung Quốc và Philippines.
Với tất cả những xích mích xảy ra cùng một lúc, tình hình ở Biển Đông đã
bất ngờ trở nên rất nghiêm trọng so với thời gian trước đây.
Trong bối cảnh này, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam cũng như lên tiếng bảo vệ quân đội Philippines. Nhưng cho đến nay thì Nga, nước vốn có quan hệ “đối tác chiến lược” với Trung Quốc, vẫn chưa lên tiếng cũng như chưa đưa ra lập trường rõ ràng về tranh chấp ở Biển Đông, và cũng ít công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Điều này đã làm một số người ở Trung Quốc tức giận và nghĩ rằng mối quan hệ Nga – Trung không tốt như họ từng tưởng tượng. Thậm chí về vụ tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga cũng đã giữ im lặng và quan điểm của Kremlin cũng rất mơ hồ. Tuy nhiên, dưới mắt tôi thì điều này không có nghĩa là Nga có hai quan điểm khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, có những yếu tố chính trị và chiến lược phức tạp trong đó có bốn lý do chính mà tôi nêu ra dưới đây.
Đầu tiên, mối quan hệ Trung – Nga khác với quan hệ Hoa Kỳ – Philippines. Trung Quốc và Nga không phải là hai nước đồng minh. Giữa hai nước hiện không có hiệp ước liên minh, trong khi đó Hoa Kỳ và Philippines cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có các điều ước an ninh với nhau. Trong mối quan hệ liên minh, mỗi bên có nghĩa vụ buộc phải hỗ trợ chính trị và thậm chí cả quân sự để giúp đối tác của mình. Trong quan hệ quốc tế thì đây là mối quan hệ song phương cao cấp nhất. Trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có một số đặc điểm tương tự như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhưng hai bên không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ hiệp ước trong việc bảo vệ không gian quốc tế và lợi ích quốc gia của nhau.
Trong một thời gian dài, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh và phát huy các nhân tố tích cực trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, trong khi truyền thông ở nước ngoài thì lại khen ngợi quá mức mối quan hệ này. Đôi khi truyền thông thậm chí còn thừa nhận rằng Trung Quốc và Nga là hai nước “đồng minh” mà không cần hiệp ước liên minh. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng sự hợp tác chính trị giữa Trung Quốc và Nga là vô biên, có thể giúp cải tiến tình hình an ninh của Trung Quốc. Nhưng nếu nhìn vào sự thật trong quan hệ quốc tế thì chúng ta thấy rằng bất kể mối Trung – Nga có tốt đến đâu thì việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến các chính sách cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thực tế là mối quan hệ Trung – Nga chỉ dựa trên những lợi ích chung. Biển Đông không phải là nơi mà Nga có thể mở rộng lợi ích của mình và cũng không cần thiết để Nga can thiệp vào khu vực này nếu thiếu vắng mối liên minh chính trị với Trung Quốc. Người Trung Quốc không thể hiểu sai tính chất của mối quan hệ Trung – Nga và mong đợi quá nhiều từ nước Nga.
Thứ hai, Nga thích có các mối quan hệ tốt với những nước xung quanh khu vực Biển Đông và không cần phải xúc phạm các nước ở Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga lâu nay không nhiệt tình công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Một trong những lý do quan trọng nhất là Nga thích có mối quan hệ tốt với nhiều nước torng khu vực Đông Nam Á.
Ví dụ, nước tiền nhiệm của Nga – tức Liên Xô – từng có quá trình lịch sử gần gũi với phía Việt Nam hơn là Trung Quốc. Vì có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên Xô nên Việt Nam đã thắng Hoa Kỳ trong thập niên 1970. Sau đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động chống Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tiếp tục thừa hưởng tình hữu nghị đặc biệt này với phía Việt Nam. Vì vậy, hiện không có trở ngại lớn nào trong mối quan hệ Việt – Nga, và hai nước này không có tranh chấp nghiêm trọng hoặc các cuộc xung đột nào đáng ngại. Và Việt – Nga cũng đã từng có mối quan hệ hợp tác truyền thống trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó sự hợp tác đã kéo dài từ thời Thế chiến II cho đến nay. Nhiều vũ khí của Việt Nam cũng đến từ Nga, như tàu ngầm diesel lớp Kilo của lực lượng hải quân Việt Nam. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ cung cấp bốn máy bay chiến đấu loại Su-30MK2 cho phía Việt Nam và những loại máy bay này có khả năng trở thành vũ khí trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai.
Nga cũng có mối quan hệ tốt với Philippines. Ví dụ, cách đây hai năm, ba tàu hải quân Nga (bao gồm cả tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev) đã đến Manila trong chuyến thăm kéo dài ba ngày. Theo phía Nga thì chuyến thăm này đã giúp cải thiện quan hệ giữa Nga và Philippine.
Thứ ba, Nga không cần thiết tìm kiếm một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông. Hiện nay, Nga tập trung toàn sức lực ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Ukraina vốn đã làm gia tăng thêm cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây. Những vấn đề như vậy sẽ rất khó giải quyết trong thời gian ngắn hạn. Vì vậy, Nga không muốn cũng như không có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.
Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp ở Biển Đông không thực sự chỉ là cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các vụ tranh chấp xuất phát từ những bất đồng giữa các nước trong khu vực về lịch sử cũng như hiện trạng liên quan đến chủ quyền hàng hải. Hoa Kỳ chỉ là một yếu tố ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định tương lai của khu vực này. Trong bối cảnh này, Nga được xem như một nước ngoài cuộc và thậm chí không có động cơ để hỗ trợ Trung Quốc và lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ.
Thứ tư, sự bùng phát của Trung Quốc đã thực sự gây ra một số lo gại đối với người Nga. Đối với một số người ở phương Tây, sự bất hòa giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể giúp hạn chế sự “bành trướng” của Trung Quốc vào các khu vực khác. Về phía Nga, họ luôn luôn lo ngại rằng nếu Trung Quốc phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến việc nước này chiếm đống khu vực rộng lớn và nhiều tài nguyên ở vùng viễn đông của Nga. Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về tiềm năng hợp tác ở khu vức viễn đông giữa hai nước nhưng họ chưa bao giờ nới lỏng sự cảnh giác chống lại cái gọi là “bành trướng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc không cần phải cảm thấy nghi ngờ và thất vọng về lập trường của Nga trong vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Hai nước đã có quá trình quan hệ hàng chục năm và điều này đã hình thành nên nền tảng cho các thoả thuận ngầm bên trong và hiểu biết lẫn nhau. Ví dụ, về vấn đề hiện Nga xem trọng nhất liên quan đến bán đảo Crimea, Trung Quốc đã không công khai ủng hộ Nga mà thay vào đó lựa chọn cách phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc phản đối lập trường của Nga. Cùng một logic, lập trường trung lập của Nga trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông không có nghĩa là Nga không hỗ trợ Trung Quốc. Nga có cách riêng của họ trong việc hỗ trợ Trung Quốc, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung giữa hai nước Nga và Trung Quốc gần đây ở khu vực Biển Đông. Điều này đã làm cho phương Tây ghanh tị và cũng tỏ ra không ít nghi ngờ. Trung Quốc và Nga lâu nay thường để thừa chỗ cho các chính sách không rõ ràng và điều này chứng minh rằng mối quan hệ đối tác giữa hai nước đang ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Sự sắp xếp này cho phép cả Trung Quốc lẫn phía Nga không gian để vận động và tối đa hóa các lợi ích quốc gia của họ.
Trong bối cảnh này, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam cũng như lên tiếng bảo vệ quân đội Philippines. Nhưng cho đến nay thì Nga, nước vốn có quan hệ “đối tác chiến lược” với Trung Quốc, vẫn chưa lên tiếng cũng như chưa đưa ra lập trường rõ ràng về tranh chấp ở Biển Đông, và cũng ít công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Điều này đã làm một số người ở Trung Quốc tức giận và nghĩ rằng mối quan hệ Nga – Trung không tốt như họ từng tưởng tượng. Thậm chí về vụ tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga cũng đã giữ im lặng và quan điểm của Kremlin cũng rất mơ hồ. Tuy nhiên, dưới mắt tôi thì điều này không có nghĩa là Nga có hai quan điểm khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, có những yếu tố chính trị và chiến lược phức tạp trong đó có bốn lý do chính mà tôi nêu ra dưới đây.
Đầu tiên, mối quan hệ Trung – Nga khác với quan hệ Hoa Kỳ – Philippines. Trung Quốc và Nga không phải là hai nước đồng minh. Giữa hai nước hiện không có hiệp ước liên minh, trong khi đó Hoa Kỳ và Philippines cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có các điều ước an ninh với nhau. Trong mối quan hệ liên minh, mỗi bên có nghĩa vụ buộc phải hỗ trợ chính trị và thậm chí cả quân sự để giúp đối tác của mình. Trong quan hệ quốc tế thì đây là mối quan hệ song phương cao cấp nhất. Trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có một số đặc điểm tương tự như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhưng hai bên không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ hiệp ước trong việc bảo vệ không gian quốc tế và lợi ích quốc gia của nhau.
Trong một thời gian dài, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh và phát huy các nhân tố tích cực trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, trong khi truyền thông ở nước ngoài thì lại khen ngợi quá mức mối quan hệ này. Đôi khi truyền thông thậm chí còn thừa nhận rằng Trung Quốc và Nga là hai nước “đồng minh” mà không cần hiệp ước liên minh. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng sự hợp tác chính trị giữa Trung Quốc và Nga là vô biên, có thể giúp cải tiến tình hình an ninh của Trung Quốc. Nhưng nếu nhìn vào sự thật trong quan hệ quốc tế thì chúng ta thấy rằng bất kể mối Trung – Nga có tốt đến đâu thì việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến các chính sách cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thực tế là mối quan hệ Trung – Nga chỉ dựa trên những lợi ích chung. Biển Đông không phải là nơi mà Nga có thể mở rộng lợi ích của mình và cũng không cần thiết để Nga can thiệp vào khu vực này nếu thiếu vắng mối liên minh chính trị với Trung Quốc. Người Trung Quốc không thể hiểu sai tính chất của mối quan hệ Trung – Nga và mong đợi quá nhiều từ nước Nga.
Thứ hai, Nga thích có các mối quan hệ tốt với những nước xung quanh khu vực Biển Đông và không cần phải xúc phạm các nước ở Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga lâu nay không nhiệt tình công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Một trong những lý do quan trọng nhất là Nga thích có mối quan hệ tốt với nhiều nước torng khu vực Đông Nam Á.
Ví dụ, nước tiền nhiệm của Nga – tức Liên Xô – từng có quá trình lịch sử gần gũi với phía Việt Nam hơn là Trung Quốc. Vì có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên Xô nên Việt Nam đã thắng Hoa Kỳ trong thập niên 1970. Sau đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động chống Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tiếp tục thừa hưởng tình hữu nghị đặc biệt này với phía Việt Nam. Vì vậy, hiện không có trở ngại lớn nào trong mối quan hệ Việt – Nga, và hai nước này không có tranh chấp nghiêm trọng hoặc các cuộc xung đột nào đáng ngại. Và Việt – Nga cũng đã từng có mối quan hệ hợp tác truyền thống trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó sự hợp tác đã kéo dài từ thời Thế chiến II cho đến nay. Nhiều vũ khí của Việt Nam cũng đến từ Nga, như tàu ngầm diesel lớp Kilo của lực lượng hải quân Việt Nam. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ cung cấp bốn máy bay chiến đấu loại Su-30MK2 cho phía Việt Nam và những loại máy bay này có khả năng trở thành vũ khí trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai.
Nga cũng có mối quan hệ tốt với Philippines. Ví dụ, cách đây hai năm, ba tàu hải quân Nga (bao gồm cả tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev) đã đến Manila trong chuyến thăm kéo dài ba ngày. Theo phía Nga thì chuyến thăm này đã giúp cải thiện quan hệ giữa Nga và Philippine.
Thứ ba, Nga không cần thiết tìm kiếm một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông. Hiện nay, Nga tập trung toàn sức lực ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Ukraina vốn đã làm gia tăng thêm cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây. Những vấn đề như vậy sẽ rất khó giải quyết trong thời gian ngắn hạn. Vì vậy, Nga không muốn cũng như không có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.
Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp ở Biển Đông không thực sự chỉ là cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các vụ tranh chấp xuất phát từ những bất đồng giữa các nước trong khu vực về lịch sử cũng như hiện trạng liên quan đến chủ quyền hàng hải. Hoa Kỳ chỉ là một yếu tố ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định tương lai của khu vực này. Trong bối cảnh này, Nga được xem như một nước ngoài cuộc và thậm chí không có động cơ để hỗ trợ Trung Quốc và lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ.
Thứ tư, sự bùng phát của Trung Quốc đã thực sự gây ra một số lo gại đối với người Nga. Đối với một số người ở phương Tây, sự bất hòa giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể giúp hạn chế sự “bành trướng” của Trung Quốc vào các khu vực khác. Về phía Nga, họ luôn luôn lo ngại rằng nếu Trung Quốc phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến việc nước này chiếm đống khu vực rộng lớn và nhiều tài nguyên ở vùng viễn đông của Nga. Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về tiềm năng hợp tác ở khu vức viễn đông giữa hai nước nhưng họ chưa bao giờ nới lỏng sự cảnh giác chống lại cái gọi là “bành trướng lãnh thổ” của Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc không cần phải cảm thấy nghi ngờ và thất vọng về lập trường của Nga trong vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Hai nước đã có quá trình quan hệ hàng chục năm và điều này đã hình thành nên nền tảng cho các thoả thuận ngầm bên trong và hiểu biết lẫn nhau. Ví dụ, về vấn đề hiện Nga xem trọng nhất liên quan đến bán đảo Crimea, Trung Quốc đã không công khai ủng hộ Nga mà thay vào đó lựa chọn cách phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc phản đối lập trường của Nga. Cùng một logic, lập trường trung lập của Nga trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông không có nghĩa là Nga không hỗ trợ Trung Quốc. Nga có cách riêng của họ trong việc hỗ trợ Trung Quốc, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung giữa hai nước Nga và Trung Quốc gần đây ở khu vực Biển Đông. Điều này đã làm cho phương Tây ghanh tị và cũng tỏ ra không ít nghi ngờ. Trung Quốc và Nga lâu nay thường để thừa chỗ cho các chính sách không rõ ràng và điều này chứng minh rằng mối quan hệ đối tác giữa hai nước đang ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Sự sắp xếp này cho phép cả Trung Quốc lẫn phía Nga không gian để vận động và tối đa hóa các lợi ích quốc gia của họ.
Mu Chunshan, Tạp chí Diplomat
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Tự thiêu ở Mỹ để 'phản đối giàn khoan'?
Tin cho hay một người gốc
Việt ở bang Florida, Mỹ, hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau
khi tự thiêu, để lại thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc.
Báo Bradenton Herald ở quận Manatee, tiểu bang Florida, hôm 21/6 đăng Bấm bài tường thuật vụ một người đàn ông 71 tuổi tự thiêu bất thành vào một hôm trước đó.
Báo Bradenton Herald ở quận Manatee, tiểu bang Florida, hôm 21/6 đăng Bấm bài tường thuật vụ một người đàn ông 71 tuổi tự thiêu bất thành vào một hôm trước đó.
Tờ báo này dẫn lời giới chức
địa phương nói người đàn ông không nêu danh tính đã tới cổng
trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge
cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm
lửa tự thiêu.
Một cặp vợ chồng đi ngang qua đó thấy ông này nằm trên cỏ, người bốc cháy và bên cạnh là một can xăng. Họ đã dập lửa cứu người đàn ông, trong khi ông ta được nói đã kêu gào: "Tôi muốn chết, hãy để cho tôi chết".
Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Cảnh sát cho hay ông đã để lại trên bảng chỉ đường vào trung tâm cộng đồng Silver Lake hai tờ giấy "có viết tiếng nước ngoài".
Hình chụp một tờ đăng trên Bradenton Herald cho thấy đây là tiếng Việt, được viết bằng tay với nội dung: "Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng", đi kèm chữ ký.
Hiện chưa rõ đây có phải lý do chính khiến người đàn ông tự thiêu hay không.
'Phật tử tự thiêu'
Một cặp vợ chồng đi ngang qua đó thấy ông này nằm trên cỏ, người bốc cháy và bên cạnh là một can xăng. Họ đã dập lửa cứu người đàn ông, trong khi ông ta được nói đã kêu gào: "Tôi muốn chết, hãy để cho tôi chết".
Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Cảnh sát cho hay ông đã để lại trên bảng chỉ đường vào trung tâm cộng đồng Silver Lake hai tờ giấy "có viết tiếng nước ngoài".
Hình chụp một tờ đăng trên Bradenton Herald cho thấy đây là tiếng Việt, được viết bằng tay với nội dung: "Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng", đi kèm chữ ký.
Hiện chưa rõ đây có phải lý do chính khiến người đàn ông tự thiêu hay không.
Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.
Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.
(BBC)
Người Buôn Gió - Dùng tất cả mọi biện pháp chưa.?
Trong vấn đề nổi cộm ở biển Đông,nhà cầm quyền Trung Quốc dùng mọi thủ
đoạn từ hành động đến lời nói để lấn át Việt Nam. Không nhừng gia tăng
cường độ khiêu khích nghiêm trọng, thậm chí là dùng đến cả vũ lực để đe
nẹt Việt Nam.
Từ phía nhân dân Việt Nam đã có nhiều tiếng nói đòi hỏi nhà cầm quyền
Việt Nam phải có động thái mạnh. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố
kiên trì dùng mọi biện pháp hòa bình để giữ chủ quyền. Trong tuyên bố
của mình, nhà cầm quyền Việt Nam theo đuổi hướng đi tuyên truyền với thế
giới hành động phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc, thể hiện mình là
nước yêu chuộng công lý , hòa bình, thân thiện để dư luận thế giới bênh
vực.
Cứ hãy cho ở vị trí của nhà cầm quyền Việt Nam, lựa chọn đó là giải pháp phù hợp với họ lúc này đi.
Vậy thử nhìn xem, họ ( nhà cầm quyền Việt Nam ) đã làm hết sức mình
trong việc dùng công lý, hòa bình, thân thiện để lấy lòng dư luận quốc
tế chưa.?
Một cách tiến bộ về truyền thông thì trên trang website của báo VNN đã có mục chuyển ngữ sang tiếng Anh về vấn đề biển Đông.
http://english.vietnamnet.vn/fms/marine-sovereignty/index.html
Trong chuyến đến VN của bộ trưởng ngoại giao TQ Dương Khiết Trì mới đây.
Các lãnh đạo của VN đã có những tuyên bố ( tạm gọi ) là bày tỏ quan
điểm dứt khoát về vấn đề khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Đến nỗi khi trở về nước, Dương Khiết Trì đã không cần che dấu
những quan hệ mờ ám trong lịch sử trước đó của hai nước, để gọi VN là
đứa con hoang hãy quay đầu trở lại duy trì quan hệ trước đây như cũ với
Trung Quốc.
Chính phủ, nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố tương đối rõ ràng. Về
phía Đảng thì ông Nguyễn Phú Trọng tuy không có vẻ hài lòng với TQ,
nhưng ông Trọng trên cương vị cao nhất của Đảng vẫn kêu gọi vì quan hệ
đại cục hai nước anh em, mong TQ xem xét. Còn quốc hội của ông Nguyễn
Sinh Hùng thì né tránh việc ra nghị quyết bằng cách giải thích quy trình
của nghị quyết là phải có trình tự.
Vậy có thể nói, có một góc nào đó của các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa
dùng hết biện pháp hòa bình, đó là những lãnh đạo cao cấp chủ chốt ở bộ
phận mình quản lý, chưa có phát biểu chính kiến rõ ràng trong vấn đề
biển Đông. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Sinh Hùng giữ quyền chủ
tịch quốc hội và đặc biệt ông Phùng Quang Thanh đại diện Việt Nam trong
diễn đàn quốc tế Shang rila đã hạ thấp tình hình biển Đông thành mâu
thuẫn nhỏ giữa hai nước anh em.
Trong các biện pháp tuyên truyền hòa bình, thì biện pháp để dân chúng
biểu tình phản đối hành vi xâm lược của TQ là một biện pháp rất gây ấn
tượng với quốc tế. Thế nhưng chỉ vì yếu kém trong nghiệp vụ an ninh, dẫn
đến những cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh. Đi đến quyết
định ngăn cấm biểu tình trong nước. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không
kiểm soát được những cuộc biểu tình, phải dùng đến biện pháp cực đoan là
ngăn cấm, thử hỏi làm sao có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn.
Chỉ vài chục cảnh sát ở Berlin dẫn đường cho hàng ngàn người Việt Nam
biểu tình từ trung tâm thành phố diễu hành đến trước đại sứ quán TQ mà
không hề có đáng tiếc nào xảy ra. Ở Ba Lan, ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đều tương
tự như vậy. Trong khi đó ở VN với đội ngũ cảnh sát, an ninh, cựu chiến
binh, thanh niên đoàn viên, phụ nữ...hùng hậu lại để xẩy ra biểu tình
bạo động như ở Bình Dương, Hà Tĩnh đã là đáng trách. Nhưng vin vào đó để
không cho biểu tình tiếp tục càng đáng trách hơn. Nó nói nên sự yếu kém
quản lý của VN, cũng như sự chưa hết mình, chưa quyết tâm dùng hết
biện pháp của nhà cầm quyền. Nếu sau sự việc Bình Dương, Hà Tĩnh nhà cầm
quyền VN vẫn tiếp tục cho biểu tình và đảm bảo được trật tự. Đấy sẽ là
điểm sáng thể hiện bản lĩnh của nhà cầm quyền. Cũng là cho quốc tế thấy
nhân dân VN yêu chuộng hòa bình, phản đối ôn hòa. Vụ việc Bình Dương, Hà
Tĩnh không phải bản chất của người VN.
Cấm biểu tình sau cuộc bạo động như vậy, vừa vô tình cho thế giới nhận
lầm người VN hiếu chiến, vô kỷ luật. Vừa làm mất đi tính chính nghĩa của
một biện pháp tuyên truyền. Đây cũng là một điểm nữa mà nhà cầm quyền
Việt Nam đã không làm hết sức mình trong cái gọi là '' dùn mọi biện pháp
hòa bình để tuyên truyền, đấu tranh ủng hộ dư luận''.
Một cách nữa rất hiệu quả và ấn tượng với dư luân quốc tế và dễ làm,
nhưng dường như nhà cầm quyền VN đã bỏ lơ cơ hội lấy thiện chí của quốc
tế.
Đó là thả một số tù nhân lương tâm. Nhất là những người đã từng bày tỏ
chính kiến mạnh mẽ với hành vi xâm lược của TQ. Như Nguyễn Hữu Vinh, Bùi
Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thị
Phương Anh....một số thanh niên Công Giáo từng tham gia biểu tình chống
TQ.
Việc thả những người này, là một tín hiệu mạnh mẽ không kém gì thông
điệp của bất cứ cuộc biểu tình nào hay phát biểu của một lãnh đạo cao
cấp nào. Trọng lượng của việc thả những người này chắc chắn sẽ gây tiếng
vang với quốc tế, lấy được thiện cảm của họ về quan điểm kiên quyết của
VN trong đấu tranh giữ chủ quyền. Cũng như là cái tát đích đáng cho TQ
thấy VN sẵn sàng làm tất cả để giữ được chủ quyền. Một người như Nguyễn
Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng được thả về không điều kiện là thông điệp với
TQ rằng VN không không ngại khơi dậy tinh thần dân tộc để làm đối trọng
giữ chủ quyền.
Đồng thời việc thả những người này , cũng làm giảm áp lực đòi hỏi nhân
quyền của các nước tiến bộ. Việt Nam vửa cải thiện về mặt nhân quyền,
vừa bày tỏ quyết tâm giữ chủ quyền qua hành động thả những người tiêu
biểu cho ý chí chống TQ xâm lược này. Cũng tranh thủ được tình cảm của
những người bất đồng chính kiến trong việc kêu gọi đoàn kết giữ vững chủ
quyền.
Nếu xét theo luận điểm '' Việt Nam kiên trì dùng mọi biện pháp hòa bình
để giữ vững chủ quyền ''. Rõ ràng chỉ kể sơ sơ vài điều đã thấy nhà cầm
quyền Việt Nam vẫn chưa làm hết mọi biện pháp. Thực hiện những điều nêu
trên không phải là việc khó, đòi hỏi tốn xương máu. Nhưng nếu không làm,
thì trông mong dư luận quốc tế và người dân ủng hộ là một điều '' viển
vông '' trong việc dùng '' tất cả biện pháp hòa bình để giữ chủ quyền''.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Hoa hậu Việt bị 3 năm tù tội trồng cần sa
BOTHELL, Washington (NV) - Một
hoa hậu người Việt ở tiểu bang Washington vừa bị tuyên án ba năm tù vì
tội trồng và phân phối cần sa, theo báo mạng seattlepi.com, dựa trên hồ
sơ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.
Đó là cô Trish Trâm Bùi, còn có tên Bùi Nguyễn Thị Trâm, 28 tuổi, cư dân thành phố Bothell, Washington, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012 (Mrs. Vietnam Global 2012).
Đó là cô Trish Trâm Bùi, còn có tên Bùi Nguyễn Thị Trâm, 28 tuổi, cư dân thành phố Bothell, Washington, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012 (Mrs. Vietnam Global 2012).
|
||
Trish Trâm Bùi, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
Cô bị tố cáo cùng chồng, tên Keith K. Lý, một bác sĩ về nắn xương, trồng cần sa tại ba căn nhà ở khu vực ngoại ô phía Bắc Seattle.
Cả hai bị truy tố hồi Tháng Bảy, 2012, và cô vừa bị toà liên bang tuyên án hôm Thứ Sáu. Riêng người chồng sẽ bị xử sau.
Trish Trâm Bùi đăng quang hoa hậu phu nhân do MFC Media (Media Film Company) tổ chức tại Pala Casino Spa & Resort ở San Diego, California, ngày Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Một, 2012.
Tuy nhiên, vì đang mang thai, cựu hoa hậu người Việt được Chánh Án John Coughenour cho phép trình diện nhà tù liên bang vào Tháng Hai năm tới, một tháng sau khi sanh con.
Theo hồ sơ, công tố viên Sarah Vogel viết rằng vụ trồng cần sa này sử dụng điện một cách gián tiếp, để tránh bị công ty điện lực để ý.
Luật Sư David Gehrke, đại diện cho cô Trâm, mô tả đây chỉ là một trường hợp “trồng cần sa kiểu bắt chước.”
Hồi Tháng Hai, 2012, trong lúc lái chiếc Mercedes 2005, cô Trâm bị cảnh sát chặn lại và phát hiện một pound cần sa giấu sau ghế tài xế, cùng với $8,900 tiền mặt. Hai vợ chồng cô và đồng phạm Langhak Eung nói với cảnh sát là họ mang cần sa cho người bị bệnh sử dụng.
Sau đó, cơ quan bài trừ ma tuý King County bắt đầu theo dõi hai vợ chồng nghi can, và phát hiện hệ thống trồng cần sa trong nhà.
Tháng Năm, 2012, cảnh sát bắt được 700 cây cần sa trồng trong một căn nhà ở Renton, sau một vụ cháy vì bị chập dây điện.
Cảnh sát cũng bắt được tổng cộng 1,189 cây và 29 pound cần sa trong một căn nhà ở Shoreline, do cô Trâm làm chủ, và tại một căn nhà khác ở Marysville, theo công tố viên Sarah Vogel.
|
||
Cần sa trồng trong nhà do cô Trish Trâm Bùi làm chủ. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)
|
Cũng theo hồ sơ toà, cô Trâm đến Hoa Kỳ bằng diện hôn nhân, nhưng ly dị người chồng trước khi có quốc tịch.
Sau đó, cô làm việc tại các sòng bài, làm người mẫu, thi hoa hậu, và bán một số lượng lớn cần sa.
|
||
Căn nhà ở Renton, Washington, một trong ba nơi trồng cần sa. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)
|
Nghi can hiện trong tình trạng có thể bị trục xuất, vì thế, rất khó được hưởng chương trình quản chế tại gia đối với tù nhân có con nhỏ, chỉ dành cho công dân Mỹ, và có thể phải nuôi con ở trong tù.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét