Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái
Nghịch lý gấp đôi
Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm
khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt
Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt
trong mấy năm qua.
Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn
không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới
nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần
$4,000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với
tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1,500
tỷ lên $3,000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng
tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của
nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe
đạp”.
Tuy nhiên, hiện giờ kinh tế Trung Quốc chỉ mới có biểu hiện tăng trưởng
chậm lại và cách nào đó gây lo ngại cho Bộ chính trị Bắc Kinh cũng như
với các đối tác lớn của Trung Quốc trên thế giới như Mỹ và Australia,
chứ chưa lâm vào tình trạng chịu quá nhiều điều tiếng như Việt Nam trong
suốt gần bảy năm qua. Còn với “tổ quốc ngàn năm Bắc thuộc”, tình cảnh
tồi tệ hơn nhiều sau cú khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008.
Vào giữa năm 2011, sau khi con sóng đầu cơ bất động sản ở Hà Nội đã đi
hết chiều dài của nó, thị trường nhà đất Việt Nam ngay lập tức rơi vào
cảnh hoàng hôn. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện một từ ngữ mà giới ngân
hàng ghét cay ghét đắng: “nợ xấu”.
Trong cảnh chợ chiều Việt Nam, nợ xấu là nguồn cơn của mọi nguồn cơn,
khiến sinh ra mọi chuyện không thể gọi là tốt đẹp. Từ năm 2011 đến nay,
bất chấp thái độ cố tình bưng bít của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, con
số về tỷ lệ nợ xấu mới nhất do hãng tư vấn xếp hạng tín nhiệm quốc tế
Moody’s công bố vào đầu năm 2014 vẫn là 13%, tương đương với khoảng
500,000 tỷ đồng trên tổng số 3,400,000 tỷ đồng tổng nợ trong hệ thống
ngân hàng. Có lẽ không quá khó để lý giải là con số nợ xấu hoặc nợ không
thể đòi như thế đã khiến cho khối ngân hàng thương mại mất ngủ đến mức
nào. Nhưng chính thế vong thân lãi suất cho vay đến hơn 20%/năm của các
ngân hàng này lại làm cho ít nhất 200,000 doanh nghiệp phải vong mạng,
và trên thực tế cũng chừng đó số doanh nghiệp không có khả năng đóng
thuế cho ngân sách nhà nước. Con số này chiếm đến 35% tổng số doanh
nghiệp còn nằm trên danh mục đăng ký hoạt động ở Việt Nam tính đến thời
điểm này.
Thế nhưng bất chấp tất cả, dường như chưa bao giờ Hà Nội quên đi niềm tự
hào anh em môi răng với Bắc Kinh, kể cả trong tận cùng của những nghịch
lý bị coi là tật xấu khủng khiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào
suy thoái trầm trọng và khiến hiệu ứng tiêu dùng tương đương với tình
trạng giảm phát, lượng dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố vẫn gia tốc một cách đáng sợ. Nếu từ năm 2011 trở về trước, dự
trữ ngoại tệ là chủ đề được coi là tuyệt mật và hầu như không thể công
bố, thì nghịch lý ngơ ngác là trong lúc nền kinh tế ngày càng hội ngộ
đầy đủ các thành tố khủng hoảng từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng nhà nước
lại càng lúc càng trở nên dạn dĩ hơn để “giải mật”. Lượng dự trữ ngoại
tệ của Việt Nam cũng theo đó mà xuất thần: từ khoảng $15 tỷ vào năm
2011, bầu sữa này đã lên đến hơn $30 tỷ vào đầu năm 2014. Thậm chí có
ước đoán hiện thời dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn lên đến gần $40 tỷ,
tức tương đương 1% của cái giá trị nhất thời chưa được kiểm chứng như
vậy ở Trung Quốc.
Tất nhiên, một câu hỏi phải đặt ra: vì sao trong bối cảnh nền kinh tế
cực kỳ què quặt mà dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn quá đầy đặn?
Vong thân kinh tế
Một giả thiết nhẹ nhàng có thể phác ra là Ngân hàng nhà nước Việt Nam -
cơ quan vẫn ham muốn được nâng cấp lên mức “trung ương” theo cơ chế
Trung Quốc - đã in tiền quá mức cần thiết để làm công tác “huy động
ngoại tệ trôi nổi” nhằm phòng lúc khốn khó.
Một kinh nghiệm quý báu mà Hà Nội có lẽ đã luôn tham khảo từ “người láng
giềng anh em”: Trung Quốc luôn bị xem là kẻ tạo ra lạm phát với tốc độ
in tiền gấp đôi nước Mỹ. “Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng quá
nhiều tiền để bơm vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng” - một
chuyên gia kinh tế có tên là Wu Xiaoling của chính phủ Trung Quốc nhún
vai.
Chỉ tính đến cuối năm 2013, lượng cung tiền bơm vào nền kinh tế của
Trung Quốc đã lên tới 110,650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương $17,770 tỷ),
gấp 4 lần so với 10 năm trước đây. Đây là dấu hiệu sống động nhất và
cũng là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đang in
tiền nhanh hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Song cơ chế lạm phát in tiền cũng tất yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe của đồng Nhân dân tệ. Kể từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá
vào năm 2005, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng USD do nền kinh
tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra là trong
khi Nhân dân tệ có vẻ giữ giá trị so với đồng tiền của các quốc gia
khác, thì nó lại nhanh chóng mất giá ngay trong nước; đồng thời xu thế
này cũng không kéo dài khi thời gian gần đây đồng Nhân dân tệ liên tục
mất giá so với các đồng tiền khác. Nếu trong 4 tháng đầu năm 2014, đồng
Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục giảm giá với biên độ lớn nhất từ khi
quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách đến nay, thì vào đầu tháng
5/2014, tỷ giá Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm
2012, chỉ còn $1 đổi 6,23 NDT.
Hệ quả đương nhiên mà một kẻ sắp vong thân kinh tế phải tính đến là gom
góp những tài sản quý giá nhất để phòng thân. Rất có thể cả Trung Quốc
lẫn Việt Nam, một khi vẫn lang thang trên con đường “kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”, hẳn phải dựa vào đồng đô la Mỹ như một
phao cứu sinh để phòng hờ tương lai đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế
rơi vào lạm phát trầm trọng hoặc bị bão lạm phát.
Với Việt Nam, tương lai này đã hầu như chắc chắn. Còn với Trung Quốc, cả
thế giới vẫn đang chờ xem quốc gia 1,3 tỷ dân này phải vật lộn với mầm
mống của cơn khủng hoảng sắp tới như thế nào.
Những mầm mống như thế đang có vẻ khá căng cứng. Khi Tết nguyên đán 2014
mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế
ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật
chội, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng
nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ
ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép;
(3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín
chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân
và (10) mua theo nhóm.
Nợ công cũng biến thành một vấn nạn không thể chối từ. Không khác mấy
điều được coi là “minh bạch số liệu” ở Việt Nam, con số báo cáo của
Trung Quốc cho thấy loại nợ này chỉ chiếm khoảng 45% GDP. Nhưng theo
cách tính toán khách quan và thành thực hơn rất nhiều của các hãng xếp
hạng tín nhiệm quốc tế, tỷ lệ nợ công quốc gia thực tế của Trung Quốc
phải lên đến 150% GDP. Thậm chí, một phân tích của Business Wisdom còn
cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ tương đương
265% GDP, vượt hơn nhiều so với tỷ lệ nợ công quốc gia 200% GDP của Nhật
Bản khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt
đầu từ năm 1997, để sau đó phải chấp nhận một “thập kỷ mất mát” không
thể khác hơn.
Điều đáng sợ nhất
“Thập kỷ mất mát” hoặc ám ảnh ghê gớm hơn thế chính là hệ lụy mà giới
lãnh đạo và các nhóm tài phiệt Trung Quốc lo sợ nhất. Đơn giản là nếu
tương lai đó xảy đến, sẽ chẳng bao giờ một tương lai chính trị cùng tài
sản cá nhân của họ được bảo đảm.
Cứ cho là đang nắm giữ một lượng ngoại tệ mạnh chiếm gần 50% tổng lượng
GDP hàng năm, nhưng không vì thế mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi
hình bóng “hổ giấy”. Sẽ ra sao nếu một tương lai trơn trượt có thể xảy
ra để quốc gia này lâm vào “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản và sẽ tiêu tốn
đến những đồng đô la cuối cùng để xử lý tình trạng suy trầm kinh tế?
Việt Nam đã có quá đủ bài học từ ảo tưởng đến suy trầm như thế. Vào đầu
năm 2011, Bộ chính trị và Chính phủ quốc gia này vẫn còn phơi phới quyết
tâm duy trì mức tăng trưởng GDP lên đến 9-9,5%. Thế nhưng chẳng bao lâu
sau đó, giới chính khách không mấy chuyên nghiệp ấy phải nhận ra rằng
đúng như bài bản lý thuyết Mác - Lê, kinh tế đã quyết định chính trị.
Không bao lâu sau, “những người thích đùa” này đã bắt buộc phải rút dần
chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%, và hiện nay chỉ còn khoảng 5%, cho dù
tất cả những con số này thật ra chẳng có ý nghĩa gì lắm nếu xét trên
thực tế nền kinh tế đã rất có thể rơi vào tình trạng giảm phát, và do
vậy GDP thậm chí còn có thể âm cục bộ vào một số thời điểm.
Nhìn sang “nước bạn”, một giả thiết có thể đặt ra là nền kinh tế Trung
Quốc đi sau Việt Nam khoảng 3 năm, tình thế khó khăn của Trung Quốc hiện
thời đang khá giống với Việt Nam vào năm 2011. Còn nếu xét về hiện
trạng GDP, Trung Quốc hiện nay đang ứng với Việt Nam năm 2012.
Một giả thiết tiếp nối: với đà này, chỉ sau 2-3 năm nữa, tức vào giai
đoạn 2016-2017, nền kinh tế Trung quốc sẽ sa vào bẫy chuột của chính nó
như Việt Nam đã từng.
Kinh tế quyết định chính trị. Nếu những gì đã và đang xảy ra trong thể
chế độc tôn kinh tế và độc tài chính trị ở Việt Nam tái hiện ở Trung
Quốc, không hiểu Tập Cận Bình và giàn giáo tướng lĩnh của ông ta còn đủ
tĩnh tâm triệt hạ dần vùng lãnh hải Việt Nam ở biển Đông bằng các giàn
khoan dầu hay không?
Những dấu hiệu chao đảo của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến
nay cũng phác ra một viễn cảnh không mấy nồng cảm cho mối quan hệ “sông
liền sông núi lền núi”: nồng độ can thiệp của Bắc Kinh đối với Hà Nội sẽ
khó mà giữ nguyên trong những lời hứa hẹn về “làm mọi cách để bảo vệ
nền chuyên chính vô sản” từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Ngược lại, đó là
một cơ hội để biểu tả thánh thiện cho xu thế “Thoát Trung” đang ngày
càng mở rộng và ăn sâu vào lòng ít nhất 70% dân chúng Việt Nam - những
người túng thiếu tiền bạc nhưng thừa lòng tự trọng non sông.
Phạm Chí Dũng
(Diễn đàn Thế kỷ)
Dọa dẫm kinh tế hay răn đe chính trị
Sự kiện các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc được lệnh ngừng đầu
tư vào Việt Nam phải chăng là bước đe dọa mới, trong khi giàn khoan HD
981 đã hiện diện trái phép hơn 1 tháng trên vùng biển miền Trung.
Một động tác tâm lý?
Khi đưa tin về việc Bộ Thương mại Trung Quốc ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước ngừng tham gia đấu thầu tại Việt Nam, ngày 9/6 báo South China Morning Post ấn hành ở Hong Kong trích lời chuyên gia Hứa Lợi Bình của Viện Chiến lược Quốc tế nhận định: “đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng lá bài kinh tế, nhưng hiệu quả ra sao thì còn phải chờ.”
Nhận định về sự kiện mới nhất này, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng một nhà bình luận độc lập từ TP.HCM phát biểu:
“Việc nhà nước Trung Quốc cấm một số doanh nghiệp dự thầu ở Việt Nam, tôi cho là một động tác tâm lý cũng giống như họ rút 4.000 công nhân ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh gây ra một áp lực và đồng thời cũng là một đe dọa chính trị đối với Hà Nội… nếu Hà Nội không tuân thủ luật chơi của Trung Quốc thì họ có thể cấm cố nền kinh tế Việt Nam.”
Theo TS Phạm Chí Dũng Trung Quốc chưa lọt vào tốp 10 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên sự đặc thù trong dự thầu của doanh nghiệp Trung Quốc lại là một điều đáng chú ý. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Những dự án mà Trung Quốc hiện diện nhiều có lẽ nằm trong hệ thống nhiệt điện, hiện nay Trung Quốc chi phối rất lớn trong các dự án nhiệt điện Việt Nam và theo một đánh giá thì trong tổng số 31 nhà máy nhiệt điện Việt Nam thì Trung Quốc đã chiếm tới 23 nhà máy rồi… và nếu một ngày đẹp trời nào đó họ đồng loạt cúp điện thì có lẽ Việt Nam sẽ chìm trong bóng tối. Đấy là một hình ảnh rất tượng hình, rất tượng trưng.”
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc là điều rõ ràng, năm 2013 nhập siêu với Trung Quốc lên tới hơn 23 tỷ USD. Trong năm này Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 13,3 tỷ USD, phần lớn là nông sản và các mặt hàng thô. Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa, nguyên liệu dệt may và da giày, máy móc, nhà xưởng trị giá 36,9 tỷ USD.
Giả dụ Việt Nam và Trung Quốc gián đoạn giao thương điều gì sẽ xảy ra. TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam thì chỉ bằng 1% xuất khẩu của Trung Quốc thôi, còn nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm đến 28% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy cho nên chắc chắn nếu như mà Trung Quốc có những biện pháp cấm vận hoặc hạn chế xuất khẩu sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ chịu những thiệt hại tương đối nặng nề trong thời gian nhất định.”
Trung Quốc cũng thiệt hại
Khi đưa tin về việc Bộ Thương mại Trung Quốc ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước ngừng tham gia đấu thầu tại Việt Nam, ngày 9/6 báo South China Morning Post ấn hành ở Hong Kong trích lời chuyên gia Hứa Lợi Bình của Viện Chiến lược Quốc tế nhận định: “đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng lá bài kinh tế, nhưng hiệu quả ra sao thì còn phải chờ.”
Nhận định về sự kiện mới nhất này, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng một nhà bình luận độc lập từ TP.HCM phát biểu:
“Việc nhà nước Trung Quốc cấm một số doanh nghiệp dự thầu ở Việt Nam, tôi cho là một động tác tâm lý cũng giống như họ rút 4.000 công nhân ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh gây ra một áp lực và đồng thời cũng là một đe dọa chính trị đối với Hà Nội… nếu Hà Nội không tuân thủ luật chơi của Trung Quốc thì họ có thể cấm cố nền kinh tế Việt Nam.”
Theo TS Phạm Chí Dũng Trung Quốc chưa lọt vào tốp 10 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên sự đặc thù trong dự thầu của doanh nghiệp Trung Quốc lại là một điều đáng chú ý. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Những dự án mà Trung Quốc hiện diện nhiều có lẽ nằm trong hệ thống nhiệt điện, hiện nay Trung Quốc chi phối rất lớn trong các dự án nhiệt điện Việt Nam và theo một đánh giá thì trong tổng số 31 nhà máy nhiệt điện Việt Nam thì Trung Quốc đã chiếm tới 23 nhà máy rồi… và nếu một ngày đẹp trời nào đó họ đồng loạt cúp điện thì có lẽ Việt Nam sẽ chìm trong bóng tối. Đấy là một hình ảnh rất tượng hình, rất tượng trưng.”
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc là điều rõ ràng, năm 2013 nhập siêu với Trung Quốc lên tới hơn 23 tỷ USD. Trong năm này Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 13,3 tỷ USD, phần lớn là nông sản và các mặt hàng thô. Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa, nguyên liệu dệt may và da giày, máy móc, nhà xưởng trị giá 36,9 tỷ USD.
Giả dụ Việt Nam và Trung Quốc gián đoạn giao thương điều gì sẽ xảy ra. TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam thì chỉ bằng 1% xuất khẩu của Trung Quốc thôi, còn nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm đến 28% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy cho nên chắc chắn nếu như mà Trung Quốc có những biện pháp cấm vận hoặc hạn chế xuất khẩu sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ chịu những thiệt hại tương đối nặng nề trong thời gian nhất định.”
Hàng hóa dệt may của Việt Nam năm 2013 có trị giá xuất khẩu gần 20 tỷ
USD, tuy nhiên nguyên phụ liệu cần thiết phải nhập riêng từ Trung Quốc
lên tới gần 6 tỷ USD. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu
đan TP.HCM nhận định:
“Giả sử tình huống xấu nhất Trung Quốc ra lệnh bế môn tỏa cảng không cho xuất hàng vào Việt Nam, thì đầu tiên là việc ách tắc sản xuất xảy ra ngay chứ không phải là cầm cự được bao lâu. Tại vì thường nguyên liệu của chúng ta đặc biệt với ngành dệt may là ngành thời trang, nguyên liệu đưa về là sản xuất ngay và thường thì dự trữ nguyên liệu của các nhà máy dệt may Việt Nam là không quá 2 tới 3 tháng. Tác động sẽ xảy ra ngay thôi.”
Tuy vậy ông Diệp Thành Kiệt có chung quan điểm với nhiều chuyên gia khác là Trung Quốc không dại gì cấm vận dệt may Việt Nam, bởi vì họ cũng bị thiệt hại. Trung Quốc cần đầu ra cho ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của chính họ.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định:
“Tôi chắc chắn một điều là Trung Quốc sẽ không thể cấm vận Việt Nam ít nhất vào thời điểm này. Tại vì điều đó hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, bất lợi về quan hệ chính trị, về các giá trị kinh tế, bất lợi về quốc tế. Trung Quốc được coi là cường quốc nhưng thực ra đó là hình ảnh của một nước giàu dân nghèo hay là voi cưỡi xe đạp và còn khá là nhỏ đối với thế giới. Trung Quốc chưa có đủ tiềm lực giống như Hoa Kỳ để mà đi cấm vận kinh tế đối với các nước khác. Thành thử đó là một bước đi sai lầm và dại dột, có thể nói là ngu ngốc đối với Trung Quốc nếu họ làm điều đó.”
Theo các số liệu chính thức, 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,65 triệu tấn trị giá 1,19 tỷ USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc chi phối gần 42%. Trung Quốc còn là thị trường chủ yếu của trái cây và mủ cao su của Việt Nam. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam nói với báo chí là ông tin rằng Trung Quốc không dại gì cấm biên, Trung Quốc cần nhập khẩu gạo từ Việt Nam để đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ. Tuy vậy TS Đặng Kim Sơn nhận định:
“Trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Chính vì thế công tác nghiên cứu thị trường, công tác chuẩn bị thị trường hiện nay đang được đẩy mạnh. Không phải trong trường hợp xấu đến khi xảy ra gây khó khăn chúng ta mới lo chuyện này.”
Theo Cục Đầu tư Việt Nam, với 1.029 dự án còn hiệu lực tính đến ngày 20/5 tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam là 7,84 tỷ USD. Nhật Bản duy trì vị trí nhà đầu tư lớn nhất với vốn đăng ký 35,6 tỷ USD, kế tiếp là Hàn Quốc với hơn 31 tỷ USD, Singapore với 30,3 tỷ USD và Đài Loan 27,4 tỷ USD.
Trung Quốc đang hưởng lợi tại Việt Nam với con số xuất siêu hơn 23 tỷ USD vào năm 2013. Hơn nữa doanh nghiệp Trung Quốc đang bỏ tiền tỷ đô la đầu tư vào ngành dệt nhuộm ở Việt Nam, đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái bình Dương TPP mà Hà Nội tham gia.
Theo giới chuyên gia, cùng với cuộc xâm lăng trên biển Đông, Trung Quốc đang ra vẻ tạo thêm áp lực kinh tế với Việt Nam. Việc tạm thời cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư mới vào Việt Nam, mang ý nghĩa răn đe chính trị với Hà Nội hơn là một bước đi trừng phạt kinh tế thực sự.
“Giả sử tình huống xấu nhất Trung Quốc ra lệnh bế môn tỏa cảng không cho xuất hàng vào Việt Nam, thì đầu tiên là việc ách tắc sản xuất xảy ra ngay chứ không phải là cầm cự được bao lâu. Tại vì thường nguyên liệu của chúng ta đặc biệt với ngành dệt may là ngành thời trang, nguyên liệu đưa về là sản xuất ngay và thường thì dự trữ nguyên liệu của các nhà máy dệt may Việt Nam là không quá 2 tới 3 tháng. Tác động sẽ xảy ra ngay thôi.”
Tuy vậy ông Diệp Thành Kiệt có chung quan điểm với nhiều chuyên gia khác là Trung Quốc không dại gì cấm vận dệt may Việt Nam, bởi vì họ cũng bị thiệt hại. Trung Quốc cần đầu ra cho ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của chính họ.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định:
“Tôi chắc chắn một điều là Trung Quốc sẽ không thể cấm vận Việt Nam ít nhất vào thời điểm này. Tại vì điều đó hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, bất lợi về quan hệ chính trị, về các giá trị kinh tế, bất lợi về quốc tế. Trung Quốc được coi là cường quốc nhưng thực ra đó là hình ảnh của một nước giàu dân nghèo hay là voi cưỡi xe đạp và còn khá là nhỏ đối với thế giới. Trung Quốc chưa có đủ tiềm lực giống như Hoa Kỳ để mà đi cấm vận kinh tế đối với các nước khác. Thành thử đó là một bước đi sai lầm và dại dột, có thể nói là ngu ngốc đối với Trung Quốc nếu họ làm điều đó.”
Theo các số liệu chính thức, 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,65 triệu tấn trị giá 1,19 tỷ USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc chi phối gần 42%. Trung Quốc còn là thị trường chủ yếu của trái cây và mủ cao su của Việt Nam. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam nói với báo chí là ông tin rằng Trung Quốc không dại gì cấm biên, Trung Quốc cần nhập khẩu gạo từ Việt Nam để đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ. Tuy vậy TS Đặng Kim Sơn nhận định:
“Trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Chính vì thế công tác nghiên cứu thị trường, công tác chuẩn bị thị trường hiện nay đang được đẩy mạnh. Không phải trong trường hợp xấu đến khi xảy ra gây khó khăn chúng ta mới lo chuyện này.”
Theo Cục Đầu tư Việt Nam, với 1.029 dự án còn hiệu lực tính đến ngày 20/5 tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam là 7,84 tỷ USD. Nhật Bản duy trì vị trí nhà đầu tư lớn nhất với vốn đăng ký 35,6 tỷ USD, kế tiếp là Hàn Quốc với hơn 31 tỷ USD, Singapore với 30,3 tỷ USD và Đài Loan 27,4 tỷ USD.
Trung Quốc đang hưởng lợi tại Việt Nam với con số xuất siêu hơn 23 tỷ USD vào năm 2013. Hơn nữa doanh nghiệp Trung Quốc đang bỏ tiền tỷ đô la đầu tư vào ngành dệt nhuộm ở Việt Nam, đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái bình Dương TPP mà Hà Nội tham gia.
Theo giới chuyên gia, cùng với cuộc xâm lăng trên biển Đông, Trung Quốc đang ra vẻ tạo thêm áp lực kinh tế với Việt Nam. Việc tạm thời cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư mới vào Việt Nam, mang ý nghĩa răn đe chính trị với Hà Nội hơn là một bước đi trừng phạt kinh tế thực sự.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-11
Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông
Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm
khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng khu vực lên
cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc
đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm
việc thúc đẩy uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương
trình nghị sự cải cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều
khả năng sẽ không can thiệp vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động
công khai nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông, các tuyên bố
chính thức và các phân tích pháp lý trong nội bộ Trung Quốc cũng phản
ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu sách) đường
chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông.
Từ quan điểm Trung Quốc, lời giải thích rõ ràng và trực tiếp nhất cho sự
hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông là rất đơn giản:
Trung Quốc tin rằng sự kiềm chế đơn phương của nước này trước đây đã
không làm gì để giúp cải thiện vị thế của nó trong các tranh chấp Biển
Đông và việc không hành động thực tế đã dẫn tới việc các nước tranh chấp
khác tăng cường hiện diện và yêu sách của mình. Vì vậy, để Trung Quốc
có thể cải thiện vị thế của mình trong bối cảnh hiện tại cũng như các
cuộc đàm phán tương lai, Trung Quốc trước hết phải thay đổi nguyên trạng
thông qua những phương tiện sẵn có cần thiết. Trung Quốc muốn ưu tiên
sử dụng cách tiếp cận dân sự và bán quân sự nhưng không bác bỏ biện
pháp cưỡng ép quân sự nếu phải làm như vậy. Một vị thế có lợi và một
đặc quyền riêng biệt nhất định ở Biển Đông được cho là không thể thiếu
đối với tham vọng của Trung Quốc nhằm trở thành một “cường quốc biển”,
một “nhiệm vụ chính” được đề ra bởi Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm
2012 và là một chính sách được cá nhân Tập ủng hộ. Trong khi tham vọng
có được một lực lượng “hải quân viễn dương” và việc bành trướng hải
quân đối mặt với nhiều điểm nghẽn dọc theo bờ biển phía Đông từ Nhật
Bản kéo dài xuống Philippines, thì Biển Đông được coi là mang lại cho
Trung Quốc một khu vực hải dương rộng lớn và dễ thở hơn cho các hoạt
động hải quân của mình.
Dù chính sách thay đổi nguyên trạng và theo đuổi địa vị cường quốc biển đã tồn tại lâu nay thì thời điểm cụ thể của các hành động gần đây nhất của Trung Quốc lại liên quan đến tình hình chính trị trong nước – Chủ tịch Tập cần một vị thế chính sách đối ngoại mạnh nhằm củng cố nền tảng quyền lực trong nước. Chương trình cải cách đang diễn ra của Tập từ khi nhậm chức vào năm 2013, bao gồm “tăng cường cải cách kinh tế” và chiến dịch “chống tham nhũng” mạnh mẽ đã đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến các nhóm lợi ích hiện hữu và quan hệ chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc. Vì vậy Tập cần giành được càng nhiều uy tín chính sách đối ngoại càng tốt để xây dựng hình ảnh lãnh đạo cứng rắn và pha loãng chỉ trích nội bộ đối với các chương trình nghị sự trong nước của mình. Điều này không nhất thiết cho thấy hoặc chứng minh rằng bản thân Tập không ủng hộ một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, chỉ là bổ sung một lớp động lực mạnh mẽ thêm vào đó.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Trung Quốc hành xử hung hăng ở Biển Đông vì nước này tin rằng nó có thể làm như vậy. Đánh giá này không chỉ dựa trên năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc vốn vượt trội hơn hẳn tất cả các nước tranh chấp ở ĐNA cộng lại, mà còn dựa trên niềm tin ở Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không dùng sức mạnh cứng để đối phó với các hành động của Trung Quốc. Trung Quốc đã theo dõi sát sao sự lưỡng lự của Mỹ trước việc can thiệp quân sự vào Syria cũng như ở Ukraine, và rút ra kết luận rằng chính quyền Obama không muốn can dự vào một cuộc xung đột quân sự. Ngoài ra Trung Quốc cũng tin rằng chính quyền Obama không muốn có một di sản chính sách đối ngoại trong đó bao gồm một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng thừa nhận sự khác biệt giữa Ukraine, vốn không phải là một thành viên của NATO, với Philippines, vốn là một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012, Mỹ đã không làm gì. Hơn nữa, như bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã chỉ ra tại Đối thoại Shangri-La gần đây, tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam “không liên quan gì tới Mỹ”. Thông điệp ẩn đằng sau là Việt Nam thậm chí không phải là một đồng minh của Mỹ và khả năng Mỹ can thiệp thay mặt Việt Nam là cực kỳ thấp, nếu không muốn nói là không tồn tại.
Bên cạnh việc tiến hành các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng, Trung Quốc cũng đang củng cố các lập luận của mình đằng sau “đường chín đoạn” gây tranh cãi ở Biển Đông. Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) Wang Guanzhong đã trình bày 6 điểm chưa có tiền lệ về tính hợp pháp của đường chín đoạn tại Đối thoại Shangri-La, một chỉ dấu rõ ràng cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc chống đỡ các yêu sách tranh cãi của mình. Điều này tương phản hoàn toàn với một vài năm trước đây khi cộng đồng nghiên cứu pháp lý và chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tranh cãi về giá trị của đường chín đoạn. Giờ đây các nhà phân tích Trung Quốc hầu như nhất trí cho rằng Trung Quốc nên đơn phương duy trì yêu sách tranh cãi này.
Trung Quốc hiểu rất rõ sự mâu thuẫn giữa đường chín đoạn với UNCLOS và đã đầu tư đáng kể vào các nghiên cứu pháp lý nhằm củng cố lập luận “quyền lịch sử” của mình. Một số chuyên gia Trung Quốc đã tìm thấy sự biện minh ngay trong chính UNCLOS, tuyên bố rằng Công ước này “mập mờ” và “không bao quát” về vấn đề danh nghĩa quyền lịch sử. Vì vậy, theo quan điểm của họ, vấn đề quyền lịch sử đã không được giải quyết bởi UNCLOS và vẫn là một cuộc thảo luận mở đang diễn ra. Các chuyên gia Trung Quốc khác lại cho rằng đường chín đoạn sẽ không có căn cứ ủng hộ nào từ UNCLOS. Thay vào đó họ cố gắng tìm kiếm các cách biện minh khác bên ngoài UNCLOS từ các luật tập quán và quy tắc hành xử quốc tế. Cả hai trường phái đều lập luận rằng do đường chín đoạn ra đời trước UNCLOS 4 thập niên và các quyền lịch sử của Trung Quốc có trước UNCLOS còn lâu hơn thế, nên UNCLOS không thể được áp dụng theo kiểu hồi tố để bác bỏ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Trung Quốc vốn đã được hình thành trong lịch sử.
Trung Quốc cũng cẩn thận điều chỉnh lại những gì mà nước này muốn yêu sách trong đường chín đoạn. Lý do duy trì “sự mập mờ chiến lược” là rõ ràng: Nhằm dành chỗ và sự linh hoạt cho các cuộc đàm phán tương lai. Hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc đều có xu hướng coi các vùng nước trong đường chín đoạn là một vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, mặc dù chính phủ chưa công khai ủng hộ lập trường này.
Nhiều người trong giới hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ những điểm yếu của các lập luận pháp lý này. Tuy nhiên có các lập luận yếu nhưng hợp pháp còn tốt hơn là không có lập luận nào cả, đặc biệt là khi các lập trường như vậy được chống đỡ bởi sức mạnh quốc gia lớn và sự sẵn lòng trong việc sử dụng quyền lực đó. Nếu so sánh, phí tổn về uy tín đối với Trung Quốc được cho là có thể quản lý được. Trong thực tế, theo phân tích chi phí – lợi ích của Trung Quốc thì lợi ích thật sự của các hành động cưỡng bức lớn hơn đáng kể so với chi phí. Rốt cuộc, Trung Quốc có các biện pháp khác, nhất là thông qua kinh tế, để cải thiện quan hệ với ĐNA, trong khi các yêu sách của nó ở Biển Đông khó có thể đạt được thông qua bất cứ cách nào khác ngoài sự cưỡng ép. Bên cạnh đó, Trung Quốc không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định bởi UNCLOS. Vì vậy ngay cả khi tòa trọng tài quốc tế ủng hộ các yêu sách của Philippines thì Trung Quốc cũng không chấp nhận kết quả đó, và sẽ rất khó, nếu không nói là hoàn toàn không thể, để tòa có thể cho thi hành được phán quyết của mình.
Dù các nước khác có muốn hay không thì Trung Quốc cũng đang giành được những gì nước này muốn. Các diễn biến mới trong tính toán và lập trường của Trung Quốc cần phải được hiểu một cách chính xác và được đối phó kịp thời bởi các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ./.
Tác giả: Yun Sun
Biên dịch: Lê Hồng Hiệp
(Nghiên cứu Quốc tế)
Nguyễn Ngọc Già - Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa
Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.
Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại.
Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới - đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa - Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi "Trích Lục Bộ Khai Sanh" [*].
Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.
Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói. Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa - Trường Sa ngày xưa.
*Thay mặt gia đình*
Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn.
Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là "Việt Cộng nằm vùng", do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.
Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật.
Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.
Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ.
Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.
Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.
Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự "ban ơn" nào từ người cộng sản.
Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.
Tôi có ba người chú ruột đều được "phong liệt sĩ". Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được "tặng" "bà mẹ Việt Nam anh hùng". Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và "thân cộng" lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng "cách mạng 30/4". Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong "khu", người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v...
Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai - mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc "sinh đẻ có kế hoạch". Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.
Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như...
Vâng, chính cái "giá như" nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi "tan đàn xẻ nghé" từ dạo ấy. Dạo mà "rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn" với ngày 30/4/1975 (!)
Một giòng tộc như thế mà nói đến "đoàn kết" (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là...hài kịch.
Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội.
Riêng anh tôi nhận án "20 năm khổ sai" và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.
Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:
*- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v... Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là "đấu tố thời đại mới". - Anh tôi - người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]*
*Cá nhân tôi*
Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ.
Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.
Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ - tựa như "hàng rào nhân cách" được kiểm soát kịp thời.
Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy - Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.
Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.
Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v... nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người "tay ngang" trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy - Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.
Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho "tính người" trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng.
Đặc biệt "chữ nghĩa" hầu như trôi sạch hết cùng những "tem phiếu", "xếp sổ mua gạo", chầu chực "mua nhu yếu phẩm" v.v... ngày xưa.
Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi "trầm mình" trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.
Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất.
Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 11/06/2014
*Nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của RFA.
________________
[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm "Trích Lục Bộ Khai Sanh" cho tôi.
[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ "chính quyền cách mạng lâm thời" lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là "phe mình", nhưng bản chất người cộng sản là "bản chất Tào Tháo". Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).
[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy - Cô được gọi là Giáo Sư - một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.
Mời đọc thêm:
http://www.diendantheky.net/2010/07/oc-sach-hai-muoi-nam-mien-nam-1955-1975.
html
Trung quốc chuyên đánh trống lảng
QĐND
- Là người từng có dịp đối đáp, chất vấn trực tiếp với các học giả và
chuyên gia Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông tại các hội
nghị quốc tế, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, luật sư, cựu giảng viên và đang là
nghiên cứu viên tại Trường Luật Harvard (Mỹ) cho rằng, Việt Nam cần phải
liên tục phản đối việc Trung Quốc vẽ các lô dầu sẽ cho đấu thầu trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Tạ Văn Tài, với việc thực hiện các hành vi sai trái trên, Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược “lấn dần”, với hy vọng các quốc gia quanh Biển Đông không phản đối thì họ sẽ “gặm nhấm” dần quyền lợi của những nước này. Cho nên người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, phải liên tục phản đối các hành động nhằm phục vụ cho những toan tính này của Trung Quốc, nhất là tại các diễn đàn quốc tế để vạch rõ cho cộng đồng quốc tế thấy rõ Trung Quốc đuối lý ra sao.
Theo Tiến sĩ Tạ Văn Tài, với việc thực hiện các hành vi sai trái trên, Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược “lấn dần”, với hy vọng các quốc gia quanh Biển Đông không phản đối thì họ sẽ “gặm nhấm” dần quyền lợi của những nước này. Cho nên người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, phải liên tục phản đối các hành động nhằm phục vụ cho những toan tính này của Trung Quốc, nhất là tại các diễn đàn quốc tế để vạch rõ cho cộng đồng quốc tế thấy rõ Trung Quốc đuối lý ra sao.
Tiến sĩ Tạ Văn Tài (ngồi giữa) tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” tháng 5-2012, tại Hiu-xtơn. Ảnh tư liệu
|
Tiến
sĩ Tài chia sẻ, bản thân ông từng tham dự một số hội nghị quốc tế cũng
không thể chấp nhận được những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc liên
quan tới chủ quyền ở Biển Đông, nên ông đã đứng dậy thẳng thắn đối đáp
với các đại biểu Trung Quốc. Và tất cả những câu hỏi mà tiến sĩ đặt ra,
các học giả Trung Quốc đều không có câu trả lời thuyết phục hoặc cố tình
lảng tránh không trả lời.
Dịp ông nhớ nhất đó là tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” được tổ chức rất quy mô của ngành dầu khí thế giới, diễn ra tại thành phố Hiu-xtơn của Mỹ, vào tháng 5-2012. Tại hội nghị này, đại biểu Trung Quốc đã trình bày bản đồ các lô dầu trong vùng "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông để mời các hãng dầu thế giới tham gia đấu thầu. Tiến sĩ Tài cho biết, hội nghị này là lần thứ hai ông có dịp để bảo vệ và bênh vực các quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông.
Tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” năm 2012 có 2.500 hãng dầu khí thế giới tham dự, bao gồm cả PetroVietnam. Ông cùng một số học giả Việt Nam tham dự buổi thuyết trình của ông Jin Xiaojian về chiến lược phát triển của Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ông Jin Xiaojian đưa ra một số bản đồ Biển Đông cho biết có nhiều triển vọng dầu ở phía bắc Biển Đông gần Hải Nam và phía nam Biển Đông, vùng Trường Sa, hơn là vùng ở giữa, nhưng tất cả đều khoanh trong cái vòng đai "đường lưỡi bò", sát vào và có chỗ chắc chắn lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước quanh Biển Đông, y như thể Trung Quốc nói với các cử tọa là Trung Quốc dự tính yêu sách chủ quyền tài nguyên trong "đường lưỡi bò" đó. Sau đó, ông ta đưa ra một bản đồ "đường lưỡi bò" y hệt nhưng có thêm các lô dầu khí và phát biểu ám chỉ CNOOC sẽ khai thác hay mời chào các hãng dầu tham dự hội nghị đấu thầu các lô ấy.
Thấy rõ sự phi lý trong phần trình bày này của đại biểu Trung Quốc, ở phần hai của buổi họp hôm đó, tiến sĩ Tài cho biết ông là người đã đặt câu hỏi đầu tiên để chất vấn. Khi đó, ông đã phát biểu rằng: Tôi không phải là đại diện của một trong các công ty ông mời gọi, nhưng là một người trong giới đại học, từ Trường Luật Harvard nơi tôi làm việc nhiều năm, và cũng là luật sư. Ở Harvard, chúng tôi gọi Trung Quốc là “rồng lớn” và Việt Nam là “rồng nhỏ”. Tôi hỏi với tư cách công dân Mỹ và cả tư cách cựu công dân Việt Nam. Câu hỏi thứ nhất: Bản đồ ông đưa ra ghi rõ các khu vực có nhiều hay ít triển vọng dầu khí ở Biển Đông bao gồm vùng đại dương bị khoanh bởi "đường lưỡi bò" vô căn cứ. Do đó chúng tôi hy vọng đây chỉ là một bản đồ về trữ lượng dầu khí chứ không phải là bản đồ yêu sách chủ quyền tài nguyên thiên nhiên. Nhưng nếu đó thực là bản đồ Công ty CNOOC dùng để giành đòi tài nguyên trong vùng xâm lấn vào Vùng đặc quyền kinh tế của các nước nhỏ, thì ông giải quyết cái sự xung đột yêu sách chủ quyền này ra sao?
Câu hỏi thứ hai: Triển vọng của Trung Quốc về dầu đá phiến (shale oil) là lớn nhất thế giới, ở Tứ Xuyên và Tân Cương, có thể giúp giảm mối lo của Trung Quốc về năng lượng, như Chủ tịch Fu Chengyu của Công ty Sinopec nói: “Dầu khí loại bất quy ước của Trung Quốc là tài nguyên hydrocarbon chính cho sự phát triển tương lai của Trung Quốc”. Triển vọng này có làm Trung Quốc bớt lấn lướt trong yêu sách ở Biển Đông, như với khu vực trong "đường lưỡi bò" vốn làm tổn hại cho việc Trung Quốc trở thành cường quốc được các nước khác tôn trọng hay không?
Tiến sĩ Tài nhớ rất rõ rằng, trước khi trả lời hai câu hỏi này, ông Jin Xiaojian đã trao đổi với một số đại biểu khác trong phái đoàn Trung Quốc trên bàn diễn giả. Nhưng sau đó Tiến sĩ Tài chỉ nhận được lời khước từ ngắn gọn của ông Jin Xiaojian: “Đó là những câu hỏi dài, rất dài. Hôm nay, chúng tôi bàn về kỹ thuật khai thác dầu khí, chứ không bàn về các yêu sách chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Về câu hỏi 2, trong phiên họp về dầu ngoài biển này, chúng tôi không bàn về dầu trong đá. Dầu sao, cũng xin cảm ơn ông về mấy câu hỏi rất hay của ông”.
Tiến sĩ Tài khẳng định: “Rõ ràng, ông ta đã cố ý tảng lờ câu hỏi thứ nhất của tôi, trong đó có nói đến bản đồ vẽ "đường lưỡi bò" lấn hết Biển Đông và còn phân ra các lô để mời chào các hãng dầu đấu thầu các lô. Ông ta cũng đánh trống lảng câu hỏi thứ hai của tôi muốn “đánh thức” lòng tự trọng của Trung Quốc, để thành cường quốc vĩ đại thì phải tỏ ra tốt lành, không tham lam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, vì đã có số lượng dầu trong đá lớn nhất thế giới. Đánh trống lảng nhưng cũng cố gắng lịch sự”.
Tiến sĩ Tài cho biết thêm, vào cuối tháng 6-2012, khi CNOOC ngang nhiên gọi mời thầu các lô khai thác dầu khí trong cái bản đồ mà họ đã đưa ra tại Hội nghị ở Hiu-xtơn năm 2012, PetroVietnam đã họp báo tại Hà Nội phản đối Trung Quốc xâm phạm vào các lô dầu Việt Nam, cho thầu trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau này, tại một hội thảo diễn ra vào ngày 27-6-2012 về tranh chấp ở Biển Đông tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Oa-sinh-tơn, nghị sĩ Mỹ Giô-ê Li-bơ-man (Joe Lieberman) đã phải tuyên bố rằng, việc CNOOC cho gọi thầu trong vùng các lô dầu khí của Việt Nam là hành vi rất khiêu khích.
XUÂN PHONG
Dịp ông nhớ nhất đó là tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” được tổ chức rất quy mô của ngành dầu khí thế giới, diễn ra tại thành phố Hiu-xtơn của Mỹ, vào tháng 5-2012. Tại hội nghị này, đại biểu Trung Quốc đã trình bày bản đồ các lô dầu trong vùng "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông để mời các hãng dầu thế giới tham gia đấu thầu. Tiến sĩ Tài cho biết, hội nghị này là lần thứ hai ông có dịp để bảo vệ và bênh vực các quyền lợi chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông.
Tại Hội nghị “Kỹ thuật khai thác biển khơi” năm 2012 có 2.500 hãng dầu khí thế giới tham dự, bao gồm cả PetroVietnam. Ông cùng một số học giả Việt Nam tham dự buổi thuyết trình của ông Jin Xiaojian về chiến lược phát triển của Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ông Jin Xiaojian đưa ra một số bản đồ Biển Đông cho biết có nhiều triển vọng dầu ở phía bắc Biển Đông gần Hải Nam và phía nam Biển Đông, vùng Trường Sa, hơn là vùng ở giữa, nhưng tất cả đều khoanh trong cái vòng đai "đường lưỡi bò", sát vào và có chỗ chắc chắn lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước quanh Biển Đông, y như thể Trung Quốc nói với các cử tọa là Trung Quốc dự tính yêu sách chủ quyền tài nguyên trong "đường lưỡi bò" đó. Sau đó, ông ta đưa ra một bản đồ "đường lưỡi bò" y hệt nhưng có thêm các lô dầu khí và phát biểu ám chỉ CNOOC sẽ khai thác hay mời chào các hãng dầu tham dự hội nghị đấu thầu các lô ấy.
Thấy rõ sự phi lý trong phần trình bày này của đại biểu Trung Quốc, ở phần hai của buổi họp hôm đó, tiến sĩ Tài cho biết ông là người đã đặt câu hỏi đầu tiên để chất vấn. Khi đó, ông đã phát biểu rằng: Tôi không phải là đại diện của một trong các công ty ông mời gọi, nhưng là một người trong giới đại học, từ Trường Luật Harvard nơi tôi làm việc nhiều năm, và cũng là luật sư. Ở Harvard, chúng tôi gọi Trung Quốc là “rồng lớn” và Việt Nam là “rồng nhỏ”. Tôi hỏi với tư cách công dân Mỹ và cả tư cách cựu công dân Việt Nam. Câu hỏi thứ nhất: Bản đồ ông đưa ra ghi rõ các khu vực có nhiều hay ít triển vọng dầu khí ở Biển Đông bao gồm vùng đại dương bị khoanh bởi "đường lưỡi bò" vô căn cứ. Do đó chúng tôi hy vọng đây chỉ là một bản đồ về trữ lượng dầu khí chứ không phải là bản đồ yêu sách chủ quyền tài nguyên thiên nhiên. Nhưng nếu đó thực là bản đồ Công ty CNOOC dùng để giành đòi tài nguyên trong vùng xâm lấn vào Vùng đặc quyền kinh tế của các nước nhỏ, thì ông giải quyết cái sự xung đột yêu sách chủ quyền này ra sao?
Câu hỏi thứ hai: Triển vọng của Trung Quốc về dầu đá phiến (shale oil) là lớn nhất thế giới, ở Tứ Xuyên và Tân Cương, có thể giúp giảm mối lo của Trung Quốc về năng lượng, như Chủ tịch Fu Chengyu của Công ty Sinopec nói: “Dầu khí loại bất quy ước của Trung Quốc là tài nguyên hydrocarbon chính cho sự phát triển tương lai của Trung Quốc”. Triển vọng này có làm Trung Quốc bớt lấn lướt trong yêu sách ở Biển Đông, như với khu vực trong "đường lưỡi bò" vốn làm tổn hại cho việc Trung Quốc trở thành cường quốc được các nước khác tôn trọng hay không?
Tiến sĩ Tài nhớ rất rõ rằng, trước khi trả lời hai câu hỏi này, ông Jin Xiaojian đã trao đổi với một số đại biểu khác trong phái đoàn Trung Quốc trên bàn diễn giả. Nhưng sau đó Tiến sĩ Tài chỉ nhận được lời khước từ ngắn gọn của ông Jin Xiaojian: “Đó là những câu hỏi dài, rất dài. Hôm nay, chúng tôi bàn về kỹ thuật khai thác dầu khí, chứ không bàn về các yêu sách chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Về câu hỏi 2, trong phiên họp về dầu ngoài biển này, chúng tôi không bàn về dầu trong đá. Dầu sao, cũng xin cảm ơn ông về mấy câu hỏi rất hay của ông”.
Tiến sĩ Tài khẳng định: “Rõ ràng, ông ta đã cố ý tảng lờ câu hỏi thứ nhất của tôi, trong đó có nói đến bản đồ vẽ "đường lưỡi bò" lấn hết Biển Đông và còn phân ra các lô để mời chào các hãng dầu đấu thầu các lô. Ông ta cũng đánh trống lảng câu hỏi thứ hai của tôi muốn “đánh thức” lòng tự trọng của Trung Quốc, để thành cường quốc vĩ đại thì phải tỏ ra tốt lành, không tham lam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, vì đã có số lượng dầu trong đá lớn nhất thế giới. Đánh trống lảng nhưng cũng cố gắng lịch sự”.
Tiến sĩ Tài cho biết thêm, vào cuối tháng 6-2012, khi CNOOC ngang nhiên gọi mời thầu các lô khai thác dầu khí trong cái bản đồ mà họ đã đưa ra tại Hội nghị ở Hiu-xtơn năm 2012, PetroVietnam đã họp báo tại Hà Nội phản đối Trung Quốc xâm phạm vào các lô dầu Việt Nam, cho thầu trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau này, tại một hội thảo diễn ra vào ngày 27-6-2012 về tranh chấp ở Biển Đông tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Oa-sinh-tơn, nghị sĩ Mỹ Giô-ê Li-bơ-man (Joe Lieberman) đã phải tuyên bố rằng, việc CNOOC cho gọi thầu trong vùng các lô dầu khí của Việt Nam là hành vi rất khiêu khích.
XUÂN PHONG
(Báo QĐND)
« Bia mộ » : Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
"Bia mộ" của Dương Kế Thằng vừa được phát hành tại Paris.
(AFP & Le Monde) Gần 40 triệu người Trung Quốc đã bị chết đói, hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra. Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.
« Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi,
bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn
nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác
giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa
được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.
Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa.
Xã hội nông thôn bị phá hủy. Để nuôi sống thành thị, người ta đã để cho nông dân phải chết đói. Những thông tin sai lạc (thổi phồng sản lượng, che giấu những trường hợp chết vì đói) được báo cáo lên trên, dẫn đến các chỉ thị mù quáng. Không ai dám cảnh báo với Mao Trạch Đông về nạn đói, vì sợ bị quy là phản cách mạng.
Bắt đầu từ cuối năm 1958, đại họa đã lan tràn : nhiều ngôi làng hoàn toàn bị xóa tên vì dân làng đã chết đói hết, những trường hợp ăn thịt người nhân rộng, những người sống sót trở nên điên loạn. Bên cạnh nạn đói, là hàng loạt các vụ bạo lực, tự tử, nhiều ngàn trẻ em bị bỏ rơi.
…Một số trang sách khiến người ta nghĩ đến sự thinh lặng của một cái xác bị chết trôi. Tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1958 đến 1962, « vài chục triệu người đã biến khỏi thế giới này, không một tiếng động, không một tiếng thở dài, trong sự thờ ơ hoặc u mê ». Giống như là một cả một vùng đất lớn và dân cư trên đó đã bị đổ sụp thành vực sâu.
Thế nhưng không phải thiên tai hay chiến tranh đã gây ra cuộc thảm sát, để lại những người sống sót vật vờ, chỉ lo kéo dài sự sống, mà là nạn đói, một nạn đói khủng khiếp do những quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo gây ra.
Lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
…Từ năm 1958 tất cả phải vào hợp tác xã. Xoong nồi, bàn ghế đều bị trưng dụng, gà vịt cũng thế, không gia đình nào được tự sản xuất. Các bữa ăn được phân phối miễn phí tại các căng-tin được gọi là « điểm đấu tranh giai cấp ở nông thôn ». Chỉ trong vài tháng, sản lượng bị giảm sút thấy rõ. Một « làn sóng phóng đại » lan tràn, đưa đất nước vào cái vòng lẩn quẩn của dối trá. Sợ mất lòng cấp trên, mỗi cấp cơ sở lần lượt thổi phồng sản lượng, còn báo chí thi nhau ca ngợi các phép lạ. Một địa phương vượt kế hoạch ? Điển hình này luôn bị nơi khác vượt qua, một cuộc đua không có hồi kết.
Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ». Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.
Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ?
Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.
« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.
Trích đoạn :
« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».
Phỏng vấn tác giả Bia mộ - "Đảo gu-lắc" made in China
Nguồn: Thuỵ My blog
Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa.
Xã hội nông thôn bị phá hủy. Để nuôi sống thành thị, người ta đã để cho nông dân phải chết đói. Những thông tin sai lạc (thổi phồng sản lượng, che giấu những trường hợp chết vì đói) được báo cáo lên trên, dẫn đến các chỉ thị mù quáng. Không ai dám cảnh báo với Mao Trạch Đông về nạn đói, vì sợ bị quy là phản cách mạng.
Bắt đầu từ cuối năm 1958, đại họa đã lan tràn : nhiều ngôi làng hoàn toàn bị xóa tên vì dân làng đã chết đói hết, những trường hợp ăn thịt người nhân rộng, những người sống sót trở nên điên loạn. Bên cạnh nạn đói, là hàng loạt các vụ bạo lực, tự tử, nhiều ngàn trẻ em bị bỏ rơi.
…Một số trang sách khiến người ta nghĩ đến sự thinh lặng của một cái xác bị chết trôi. Tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1958 đến 1962, « vài chục triệu người đã biến khỏi thế giới này, không một tiếng động, không một tiếng thở dài, trong sự thờ ơ hoặc u mê ». Giống như là một cả một vùng đất lớn và dân cư trên đó đã bị đổ sụp thành vực sâu.
Thế nhưng không phải thiên tai hay chiến tranh đã gây ra cuộc thảm sát, để lại những người sống sót vật vờ, chỉ lo kéo dài sự sống, mà là nạn đói, một nạn đói khủng khiếp do những quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo gây ra.
Lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
…Từ năm 1958 tất cả phải vào hợp tác xã. Xoong nồi, bàn ghế đều bị trưng dụng, gà vịt cũng thế, không gia đình nào được tự sản xuất. Các bữa ăn được phân phối miễn phí tại các căng-tin được gọi là « điểm đấu tranh giai cấp ở nông thôn ». Chỉ trong vài tháng, sản lượng bị giảm sút thấy rõ. Một « làn sóng phóng đại » lan tràn, đưa đất nước vào cái vòng lẩn quẩn của dối trá. Sợ mất lòng cấp trên, mỗi cấp cơ sở lần lượt thổi phồng sản lượng, còn báo chí thi nhau ca ngợi các phép lạ. Một địa phương vượt kế hoạch ? Điển hình này luôn bị nơi khác vượt qua, một cuộc đua không có hồi kết.
Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ». Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.
Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ?
Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.
« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.
Trích đoạn :
« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».
Phỏng vấn tác giả Bia mộ - "Đảo gu-lắc" made in China
Nguồn: Thuỵ My blog
Báo lớn Trung Quốc “tổng công kích” Thủ tướng Việt Nam
Trung Quốc tưởng rằng Thủ tướng Việt Nam đang thân cô thế cô,
tưởng chỉ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đủ bản lĩnh dám đương đầu với
Trung Quốc. Nên họ ra sức sử dụng truyền thông để “tổng công kích” cá
nhân Thủ tướng Việt Nam.
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ
vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương-981
(Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Việt Nam, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối. Và trên khắp các
diễn đàn quốc tế lớn nhỏ mà Thủ tướng tham dự, ông đều lên án mạnh mẽ
hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cụ thể, tại Hội nghị
cấp cao ASEAN (Myanmar ngày 11/5), Thủ tướng đã lên án mạnh mẽ hành vi
xâm lược của phía Trung Quốc. Còn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á
(Philippines ngày 21/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ tuyên bố
trước báo chí quốc tế: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là
thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này
để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Có
lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án
để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc
tế”…
Mặc những lời đe dọa thách thức từ phía Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không hề tỏ ra nao núng, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ, không chùn bước trước Trung Quốc. Hành động quyết liệt nhưng tỉnh táo, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan. Có lẽ chính vì vậy mà Thủ tướng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nên, mới đây, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long, tham quan tàu kiểm ngư KN 781, liền được báo chí Trung Quốc tập trung chú ý theo dõi. Trang mạng quân sự sina của Trung Quốc hôm 5/6 lập tức xuyên tạc, bình luận rằng, điều đáng chú ý là, khi thị sát Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đội mũ cối quân dụng màu xanh truyền thống của Việt Nam như đang thể hiện tư thế “cứng rắn” trên Biển Đông trước hành vi (xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của phía Trung Quốc).
Mặc những lời đe dọa thách thức từ phía Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không hề tỏ ra nao núng, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ, không chùn bước trước Trung Quốc. Hành động quyết liệt nhưng tỉnh táo, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan. Có lẽ chính vì vậy mà Thủ tướng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nên, mới đây, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long, tham quan tàu kiểm ngư KN 781, liền được báo chí Trung Quốc tập trung chú ý theo dõi. Trang mạng quân sự sina của Trung Quốc hôm 5/6 lập tức xuyên tạc, bình luận rằng, điều đáng chú ý là, khi thị sát Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đội mũ cối quân dụng màu xanh truyền thống của Việt Nam như đang thể hiện tư thế “cứng rắn” trên Biển Đông trước hành vi (xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của phía Trung Quốc).
Tờ Tuần báo Bắc Kinh ngày 9/6 tiếp tục có bài kích động, tạo hiểu
nhầm trong dư luận về cái gọi là “sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt
Nam” trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp thực tế các nhà lãnh đạo cấp
cao Việt Nam đã lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc
với Việt Nam trên Biển Đông.
“Những gì làm phức tạp vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt – Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam”, Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi”?!
Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ “quan hệ hữu nghị viển vông” nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố, mà trong số đó có phần “đóng góp không nhỏ” của gã láng giềng lớn xác nhưng chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè.
Và không chỉ Việt Nam, trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào, biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau lưng.
Chưa hết, bất chấp thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng cuả Việt Nam đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam “chỉ đạo, xử lý không hiệu quả” cái gọi là “bạo loạn chống Trung Quốc”?!. Tờ báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối tượng gây rối, ổn định tình hình là do “áp lực từ Trung Quốc”…
Người Việt Nam đủ tỉnh táo để hiểu rằng, hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián, chia rẽ người Việt.
Tuần báo Bắc Kinh còn lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ “ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt – Trung”, thật nực cười!
Một thái độ trịch thượng của kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành “chư hầu” của Trung Quốc. Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Trung Quốc đã quá đà, dồn Việt Nam đến chân tường mà quên mất câu: “con giun xéo lắm cũng quằn”. Người Việt Nam có câu: “Giàu thì phải Sang – Nghèo nhưng không hèn”. Và đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Phải chăng, chính những tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến Trung Quốc phải “đứng ngồi không yên”, phải lo lắng, suy nghĩ để rồi bày mưu tính kế để loại trừ?
Nếu Trung Quốc nghĩ rằng Thủ tướng Việt Nam đang đơn độc thì Trung Quốc đã nhầm to. Thủ tướng Việt Nam không hề đơn độc mà tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đều kề vai sát cánh, đồng lòng cùng Thủ tướng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam, bất luận thời nào đều có quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình. Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.
Không rõ tinh thần yêu nước của dân tộc Trung Hoa như thế nào, bởi vì từ xưa Trung Quốc chỉ đi xâm lược, mở rộng lãnh thổ, cai trị các láng giềng nhưng khi bị các quốc gia khác tới xâm lược như Nguyên Mông, Anh, Nhật Bản thì họ đều thúc thủ và sự hèn nhát của họ thể hiện trong “Vạn lý trường thành”… thì chỉ có họ mới hiểu, đánh giá được thực chất, sức mạnh kết nối lòng yêu nước của dân tộc họ.
Dân tộc Việt, lòng yêu nước được biểu hiện theo cách như vua Quang Trung từng nói: “Đánh cho để răng đen / Đánh cho để tóc dài / Đánh cho nó nhất chích luân bất phản / Đánh cho nó nhất phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ“. Về ý chí thì Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn nhưng “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành độc lập”…khác với ý chí xây một “Vạn lý trường thành” của dân tộc Trung Hoa.
Chưa biết chừng, “giấc mơ Trung hoa” sẽ bị tan vỡ bởi bắt đầu bằng “một con kiến lửa đầu đàn” biết đặt lợi ích quốc gia cao hơn tất cả.
Bạch Dương“Những gì làm phức tạp vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt – Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam”, Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi”?!
Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ “quan hệ hữu nghị viển vông” nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố, mà trong số đó có phần “đóng góp không nhỏ” của gã láng giềng lớn xác nhưng chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè.
Và không chỉ Việt Nam, trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào, biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau lưng.
Chưa hết, bất chấp thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng cuả Việt Nam đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam “chỉ đạo, xử lý không hiệu quả” cái gọi là “bạo loạn chống Trung Quốc”?!. Tờ báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối tượng gây rối, ổn định tình hình là do “áp lực từ Trung Quốc”…
Người Việt Nam đủ tỉnh táo để hiểu rằng, hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián, chia rẽ người Việt.
Tuần báo Bắc Kinh còn lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ “ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt – Trung”, thật nực cười!
Một thái độ trịch thượng của kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành “chư hầu” của Trung Quốc. Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Trung Quốc đã quá đà, dồn Việt Nam đến chân tường mà quên mất câu: “con giun xéo lắm cũng quằn”. Người Việt Nam có câu: “Giàu thì phải Sang – Nghèo nhưng không hèn”. Và đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Phải chăng, chính những tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến Trung Quốc phải “đứng ngồi không yên”, phải lo lắng, suy nghĩ để rồi bày mưu tính kế để loại trừ?
Nếu Trung Quốc nghĩ rằng Thủ tướng Việt Nam đang đơn độc thì Trung Quốc đã nhầm to. Thủ tướng Việt Nam không hề đơn độc mà tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đều kề vai sát cánh, đồng lòng cùng Thủ tướng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam, bất luận thời nào đều có quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình. Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.
Không rõ tinh thần yêu nước của dân tộc Trung Hoa như thế nào, bởi vì từ xưa Trung Quốc chỉ đi xâm lược, mở rộng lãnh thổ, cai trị các láng giềng nhưng khi bị các quốc gia khác tới xâm lược như Nguyên Mông, Anh, Nhật Bản thì họ đều thúc thủ và sự hèn nhát của họ thể hiện trong “Vạn lý trường thành”… thì chỉ có họ mới hiểu, đánh giá được thực chất, sức mạnh kết nối lòng yêu nước của dân tộc họ.
Dân tộc Việt, lòng yêu nước được biểu hiện theo cách như vua Quang Trung từng nói: “Đánh cho để răng đen / Đánh cho để tóc dài / Đánh cho nó nhất chích luân bất phản / Đánh cho nó nhất phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ“. Về ý chí thì Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn nhưng “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành độc lập”…khác với ý chí xây một “Vạn lý trường thành” của dân tộc Trung Hoa.
Chưa biết chừng, “giấc mơ Trung hoa” sẽ bị tan vỡ bởi bắt đầu bằng “một con kiến lửa đầu đàn” biết đặt lợi ích quốc gia cao hơn tất cả.
(Nguyễn Tấn Dũng)
‘Chúng Tôi Đã Bị Lừa Dối Toàn Bộ Cuộc Đời’
Người dân Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Những chữ Trung Quốc có nghĩa là ‘Thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản’ (Đại Kỷ Nguyên)
Bởi: Epoch Times 12 Tháng Sáu, 2014
Ghi chú của ban biên tập: Đại Kỷ Nguyên công bố tại đây lời dịch những tuyên bố bởi những người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng như các tổ chức thanh niên liên đới. Những tuyên bố này được gửi đến trang Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, Dajiyuan. Phong trào không công nhận, từ bỏ hoặc thoái xuất khỏi ĐCSTQ được gọi là “Tuidang” (Thoái Đảng) trong tiếng Trung, bắt đầu vào cuối năm 2004, sau khi Đại Kỷ Nguyên công bố “Chín bài bình về Đảng Cộng Sản” (Cửu Bình), một loạt bài viết chỉ rõ bản chất và lịch sử của ĐCSTQ. Những lời tuyên bố của những người này cho thấy một thái độ vô tư hiếm có. Người dân Trung Quốc đang quay lưng lại với Đảng Cộng Sản, lựa chọn lương tâm thay vì tiện nghi trước mắt và mong muốn được sống hoà bình trong Trung Quốc tương lai, hoàn toàn không có sự cai trị của Đảng.
Tính đến ngày 4 tháng 6 năm 2014, số người tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức thanh niên liên đới đã đạt con số 167,388,910 người.
Sau đây là một số tuyên bố “Thoái Đảng” được viết bởi người dân Trung Quốc trong thời gian từ 13 đến 17 tháng 4 năm 2014.
Thoái xuất khỏi Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và Thanh Niên Xung Phong
Những năm qua, Đảng Cộng Sản đã buộc thòng lọng vào cổ chúng ta và móc mũi chúng ta bắt đi theo nó. Chúng làm đủ mọi thứ xấu xa trong khi những người dân bình thường thì phải gánh chịu hậu quả! Ngày hôm nay, chúng ta vui mừng vì chúng ta có một cơ hội để biết sự thật! Chúng tôi tuyên bố rời khỏi Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và tổ chức Thanh Niên Xung Phong, trừ bỏ dấu ấn của con quỷ, tránh xa mọi thảm hoạ và chọn một tương lai tươi sáng!
Sun Yidan, Gu Dao’an, Gao Tongyi, Guan Weiyu, Zhou Qunqi
Thâm Quyến, Trung Quốc
13 tháng 4 năm 2014, 23:42
Tôi thoái xuất khỏi ĐCSTQ và tất cả các tổ chức liên quan
Bản chất xấu xa và thối rữa của ĐCSTQ giống như là một con quỷ. Tôi tình nguyện thoái xuất khỏi ĐCSTQ cũng như mọi tổ chức có liên quan.
Zhang Yi
13 tháng 4 năm 2014, 18:44
Tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ
Tôi tham gia Đội Thiếu Niên Tiền Phong kể từ khi còn rất bé nhưng cái tổ chức ác quỷ này không ngừng tiến hành các cuộc vận động chính trị và đã gây nên những cái chết cho rất nhiều người vô tội. Bây giờ tôi nghiêm cẩn tuyên bố rời khỏi tổ chức này. Tôi không muốn trở thành con dê tế thần. Tôi chỉ muốn làm một người dân Trung Quốc lương thiện và trong sáng.
Hao Yun
13 tháng 4 năm 2014, 20:06
Chúng tôi từ bỏ ĐCSTQ để được nhận sự bảo vệ từ Thượng Đế
Ngày hôm nay, chúng tôi đã xem biểu diễn Thần Vận. Chúng tôi được biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và lịch sử cũng như bản chất đồi bại của ĐCSTQ. Vì vậy, chúng tôi trịnh trọng tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ cũng như tất cả các tổ chức liên quan của nó. Chúng tôi từ bỏ ĐCSTQ để được nhận sự bảo vệ từ Thượng Đế!
Leo Dai
Mỹ
13 tháng 4 năm 2014, 13:45
Tôi từ bỏ ĐCSTQ và các tổ chức liên đới
Chúng ta không thể nói gì bây giờ, nhưng sẽ sớm có ngày chúng ta có thể cất tiếng và tất cả mọi người sẽ nói rằng: Mao chính là tên tội phạm đáng bị nguyền rủa trong nghìn năm tới. Ở Trung Quốc, không hề có tự do ngôn luận nhưng mà ông trời có mắt. Tôi từ bỏ ĐCSTQ cũng như tất cả các tổ chức có liên quan của nó!
Lao Chen, một lái xe
15 tháng 4 năm 2014, 20:46
Tôi cương quyết từ bỏ ĐCSTQ
Chúng tôi đã theo ĐCSTQ suốt cả đời mình. Chúng tôi chưa hề làm điều gì trái lương tâm với đất nước mình và người dân. Chúng tôi đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân, thậm chí hơn cả cho con cái chúng ta. Tuy nhiên, chúng tôi đã bị tẩy não bởi chủ nghĩa Mác, Lê-nin và Mao. Trong các phong trào cách mạng khác nhau, nhà của chúng tôi đã bị tước đoạt hai lần, chúng tôi bị trừng phạt, bị lăng mạ, bị đày đến vùng nông thôn cưỡng bức lao động. Chúng tôi đã bị lừa dối suốt cả đời mình! Nếu chúng tôi chết ngày hôm nay, sẽ có một điều quan trọng mà chúng tôi chưa yên tâm! Chúng tôi là một đôi vợ chồng đã hơn 80 tuổi, chúng tôi quyết tâm từ bỏ ĐCSTQ!
Wang Guangqi và Zhu Zhongbi
15 tháng 4 năm 2014, 13:01
Tôi rút khỏi Đoàn Thanh Niên
Bút danh của tôi là Lao Jia. Hàng ngàn năm qua, thế hệ nối tiếp thế hệ, gia đình chúng tôi đã sống tại thành phố Trường Trị ở tỉnh Sơn Tây, nhưng bí thư ĐCSTQ thành phố đã bán đất của chúng tôi cho một công ty than mà không hề thương lượng với chúng tôi. Các toà nhà văn phòng được dựng lên trên mảnh đất này và tôi không thể làm ruộng được nữa. Tôi đã kiện lên chính quyền địa phương và tất cả các ban ngành liên quan. Trong 5 năm, tôi đã đi rất nhiều lần nhưng không ai muốn gặp tôi. Tại sao vấn đề này không có ban ngành nào chịu trách nhiệm và giải quyết? Ai sẽ bảo vệ lợi ích của những người nông dân? Tại sao lại quá khó khăn để những người nông dân bảo vệ lợi ích chính đáng của mình? Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã tham gia Đội Thiếu Niên Tiền Phong. Nhưng ngày nay, chính quyền quá mục ruỗng, nếu tôi từ bỏ nó càng sớm, tôi càng được sống yên tâm!
Lao Jia
Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc
Tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ
Chủ nhiệm Văn phòng 610 của ĐCSTQ, Lý Đông Sinh đã bị bắt. Những kẻ đàn áp người tốt sẽ nhận lãnh hậu quả. Tôi tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ và tất cả các tổ chức liên quan.
Cheng Shunxing
Tế Ninh, Sơn Đông, Trung Quốc
16 tháng 4, 2014, 12:59
Từ bỏ Đoàn Thanh Niên
Chúng tôi tuyên bố một cách trang trọng rằng chúng tôi sẽ từ bỏ Đoàn Thanh Niên Trung Quốc. Khi tôi còn trẻ và thực hiện lời tuyên thệ tham gia Đội Thiếu Niên, tôi cảm thấy cơ thể mình bị điều khiển bởi lời nguyền của một con quỷ. Tôi muốn giải thoát mình khỏi lời nguyền quỷ ám đó. Trong xã hội này, tại sao người tốt luôn luôn bị gièm pha, bắt nạt và không nhận được phần xứng đáng cho mình? Tôi đã luôn luôn đi tìm câu trả lời cho điều đó. Sau khi đọc cuốn “Chín lời bình về Đảng Cộng Sản”, tôi đã đột nhiên hiểu rằng tôi rất may mắn không tham gia Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc hay Đảng Cộng Sản. Thêm vào đó, tôi đã được biết về chương trình radio Phát Thanh Hy Vọng và trở thành một thính giả trung thành, và tôi được biết về tình hình thực sự ở Trung Quốc.
Cám ơn rất nhiều.
Luo Chunhao
Thư Lan, Cát Lâm, Trung Quốc
17 tháng 4 năm 2014, 22:31
Tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ
Tôi vô cùng bất mãn với ĐCSTQ bởi vì tôi đã bị nhận án oan trong những năm qua. Những người lính dưới quyền tôi đã gửi các thông tin về trường hợp án oan của tôi lên mạng Internet và rất nhiều người dùng Internet từ nhiều quốc gia đã bình luận về nó. Bởi vì điều này, tài khoản QQ của tôi đã bị theo dõi. Họ (các nhà chức trách) không muốn đưa ra bất cứ lời giải thích nào về trường hợp của tôi và họ cũng không muốn giải quyết nó. Tôi đã không đóng phí thành viên ĐCSTQ nhiều năm nay và tôi muốn tuyên bố rằng: sẽ từ bỏ ĐCSTQ cũng như các tổ chức liên đới của nó.
Shi Daojun
Hồ Nam, Trung Quốc
17 tháng 4 năm 2014, 11:40
Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2013 đã có 143,222,682 người dân Trung Quốc đã tuyên bố công khai việc rút khỏi mọi hoạt động của ĐCSTQ cũng như các tổ chức thanh niên có liên quan
Đang kiểm tra tài sản của phó Tổng thanh tra chính phủ
TTO - Về dư luận tài sản "khủng" của Phó Tổng
Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh,Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong
Tranh cho biết đã chủ động yêu cầu ông Khánh báo cáo trước ban cán sự về
nguồn gốc và quá trình kê khai tài sản từ 2007 đến nay.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh - Ảnh: Việt Dũng |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà
Nẵng) chất vấn ba vấn đề: Thanh tra chính phủ có giải pháp gì mang tính
đột phá trong phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới? Thứ hai là
nguyên nhân chủ quan liên quan đến đạo đức cán bộ thanh tra phòng chống
tham nhũng. Thứ ba là thời gian qua, có dư luận và báo chí có nêu về một
phó tổng thanh tra chính phủ có quá nhiều tài sản, điều này có đúng
không và hướng xử lý thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) - Ảnh: Việt Dũng |
Về vấn đề giải pháp, theo ông Huỳnh Phong Tranh, Thanh
tra chính phủ đánh giá có 4 giải pháp phòng ngừa hiệu quả tích cực gồm:
công khai tài sản, công khai minh bạch hoạt động trong các cơ quan, đơn
vị; thứ hai là xây dựng, thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn; thứ ba là
thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc nghề nghiệp; thứ tư là cải cách hành
chính.
Hai giải pháp được đánh giá là có hiệu quả trung bình gồm: chuyển đổi công tác; trả lương qua tài khoản.
Ba giải pháp được xem là có hiệu quả thấp gồm: minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; nộp lại quà tặng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Thời gian tới, thanh tra chính phủ có đề xuất những giải pháp gồm: Chính phủ và Quốc hội nên nghiên cứu tiếp tục sửa đổi luật phòng chống tham nhũng theo hướng luật càng ngày càng chặt chẽ và có tính pháp lý cao hơn; thứ hai là triển khai tích cực chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kê khai tài sản, thu nhập, thứ ba là siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy.
Về năng lực đạo đức cán bộ đáp ứng nhu cầu thanh tra phòng chống tham nhũng, ông Huỳnh Phong Tranh nhận trách nhiệm vì trong thời gian qua ngành thanh tra cũng đã tham gia tích cực trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng nhưng mức độ chưa nhiều, chưa đạt.
Về dư luận tài sản "khủng" của Phó Tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết: qua nhiều lần kê khai tài sản của nhiều năm, đối chiếu lại, ông Khánh kê khai tài sản đúng theo quy định của pháp luật.
"Chúng tôi đã đề nghị ông Ngô Văn Khánh báo cáo giải trình về việc kê khai này và ông Khánh đã giải trình trước ban cán sự và tập thể lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ và đã gửi các cơ quan chức năng theo dõi, đối chiếu.
Thứ ba, hiện nay ông Khánh thuộc diện Ban bí thư quản lý nên Ủy ban Thanh tra trung ương đã vào kiểm tra và cùng phối hợp với ban cán sự thanh tra chính phủ nắm tình hình và đang đối chiếu tài sản của ông Khánh với bản kê khai để xem mức độ chính xác như thế nào và sẽ có kết luận".
Tham nhũng ít hay phát hiện khó hơn?
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) hỏi ông Tranh: Dù ngành thanh tra đã có nhiều nỗ lực trong việc thanh tra phát hiện tham nhũng nhưng vì sao tình hình tham nhũng ngày càng tăng?
Ông Thuyền dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng muốn chống tham nhũng hiệu quả trước tiên phải chống tham nhũng ngay trong chính cơ quan phòng chống tham nhũng, hỏi tổng Thanh tra Chính phủ rằng việc này có đúng hay không? Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì để thực hiện việc này, bắt đầu từ đâu?
Ông Thuyền cũng đặt câu hỏi vì sao có tình trạng số vụ tham nhũng bị phát hiện, có dấu hiệu hình sự nhưng thanh tra không chuyển hoặc chậm chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý?
Đại biểu Nguyễn Văn Rinh cũng đặt câu hỏi giải pháp kê khai tài sản hiện nay có phải là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hay chưa?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn các số liệu về việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng qua các năm, số vụ phát hiện, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự càng giảm trong khi nhận định, đánh giá của Thanh tra Chính phủ về công tác phát hiện xử lý tham nhũng là ngày càng tiến bộ.
Ông Hiến hỏi tổng Thanh tra Chính phủ: "Tham nhũng bị đẩy lùi hay việc phát hiện tham nhũng ngày càng hạn chế?". Tương tự ông Hiến, nhiều đại biểu cũng đề nghị Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh đánh giá: Các số liệu vụ tiêu cực, tham nhũng bị phát hiện có phản ánh đúng tình hình tham nhũng hiện nay hay không?
Ông Nguyễn Văn Hiến cũng chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hiện ra sao. Thanh tra Chính phủ có báo cáo đã xử lý 12 cán bộ công chức vi phạm nhưng đọc thấy những vi phạm này chẳng liên quan gì tới tham nhũng (như vi phạm Luật giao thông, sinh con thứ 3...). Thanh tra Chính phủ đã triển khai công tác phòng chống tham nhũng trong lực lượng thanh tra như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn nói vừa qua cử tri cả nước quan tâm, đánh giá cao việc chúng ta liên tục xử lý những vụ án tham nhũng lớn, đánh giá cao nỗ lực của các ngành các cấp trong công cuộc chống tham nhũng cam go không thua gì trong chống ngoại xâm.
Ông Sơn chất vấn cụ thể tổng Thanh tra Chính phủ về vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) vừa được TAND TP Hà Nội xét xử: Sao các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mà hầu hết đều được tuyên ở khung hình phạt thấp? Mức án đó liệu đủ sức răn đe, phòng chống tham nhũng hay không? Sao VKS giữ nguyên quan điểm truy tố, tòa kết tội nhưng các bị cáo vẫn kêu oan, phải chăng luật pháp của chúng ta có cách vận dụng khó hiểu?
Đại biểu Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai) chất vấn ông Nguyễn Phong Tranh về những món nợ văn bản, việc chậm triển khai chủ trương trong phòng chống tham nhũng: xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, khen thưởng bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm.
3.000 người có dấu hiệu kê khai tài sản không trung thực
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) về việc tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng kết quả của việc kê khai tài sản và tác dụng của nó đến nay như thế nào, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện từ năm 2008, đến nay hằng năm đều thực hiện việc kê khai: gồm kê khai lần đầu và kê khai bổ sung cho những người có phát sinh, những người có biến động tài sản cần kê khai bổ sung.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ năm 2013 đến nay, sau khi luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 có hiệu lực, việc kê khai có tiến bộ hơn. Chính phủ đã ban hành nghị định số 78 về hướng dẫn thi hành luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Đầu năm 2013, có trên 642.000 người kê khai, đạt hơn 98% và công khai trên 59%.
Đến nay có hơn 919.000/ 935.000 người đã kê khai tài sản, đạt 98%. Trong số kê khai này, có hơn 200.000 bản kê khai thuộc cấp ủy quản lý.
Trong quá trình kê khai tài sản thu nhập, khoảng 3.000 người có dấu hiiệu kê khai không trung thực, không rõ ràng và đã được xác minh làm rõ. Trong quá trình thực hiện, đã có 88 cán bộ đã được xử lý bằng các hình thức do kê khai không trung thực, chậm kê khai và vi phạm các quy định về kê khai tài sản.
Sẽ tích cực chuyển cơ quan điều tra xử lý vi phạm
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền rằng thanh tra ít chuyển, chậm chuyển vụ việc đã phát hiện dấu hiệu vi phạm qua Cơ quan điều tra để xử lý hình sự, ông Nguyễn Phong Tranh nói vừa qua ngành thanh tra đã tích cực trong việc phát hiện, chuyển cơ quan điều tra, nhưng đúng là chuyển chưa nhiều.
Bên cạnh đó, khi chuyển thì tính khả thi của việc điều tra truy tố xét xử cũng chưa đầy đủ lắm, yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng cũng chưa rõ lắm. Vấn đề này, ngành thanh tra sẽ tiếp tục triển khai, quan tâm thực hiện, tích cực chuyển các vụ việc sai phạm tới cơ quan điều tra xử lý.
Vừa qua, thanh tra đã chuyển hơn 200 vụ việc (240 người vi phạm) qua cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự, trong đó Thanh tra Chính phủ chuyển hơn 40 vụ.
Trả lời chất vấn của đại biểu Điểu K' Rứ (Đắk Nông) về việc giải quyết những vụ khiếu nại kéo dài, ông Tranh cho biết trong 558 vụ việc khiếu nại kéo dài mà Thanh tra đã giải quyết (năm 2012-2013) thì hầu hết là các vụ khiếu nại phức tạp, có vụ đã kéo dài 30-40 năm. Thanh tra đã tích cực phối hợp với các địa phương để phối hợp giải quyết, tăng cường đối thoại với người khiếu nại trước khi ban hành quyết định.
Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh lý giải nguyên nhân các vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài hàng chục năm trên liên quan chính sách đất đai từ trước tới giờ như hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, chính sách thu hồi đền bù giải tỏa... Việc chính sách ban hành sau luôn có lợi hơn cho người dân nên là nguyên nhân phát sinh khiếu nại.
Việc giải quyết các vụ tồn đọng kéo dài đã đạt được một số kết quả như: cơ quan nhà nước đã khôi phục quyền lợi, hỗ trợ cho dân là trên 1.300 tỉ, 34ha đất sản xuất, 0,8ha đất ở... Có lẽ đây là việc giải quyết mang lại quyền lợi trực tiếp cho người dân, khôi phục quyền lợi cho người dân. Hiện vẫn còn 38 vụ kéo dài với khiếu nại phức tạp vẫn đang tiếp tục được giải quyết.
Liên quan việc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng (thanh tra) và chủ trương tới, việc xửu lý cán bộ trong ngàng thanh tra toàn quốc, từ 2011-2013 toàn ngàng có 85 cán bộ công chức bị xử lý/28.000 cán bộ toàn ngành, có 14 người bị xử lý hình sự, có 11 người có dấu hiệu tham hhũng.
Riêng về số liệu cán bộ công chức của Thanh Tra Chính phủ bị xử lý ít, ông Tranh cho rằng nhiều năm qua ngành đã khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng vẫn còn nổi lên mấy nguyên nhân trong đó vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh xử lý cán bộ do bệnh thành tích, trong thời gian tới sẽ tập trung hơn.
Giải pháp sắp tới, theo Tổng thanh tra thì có nhiều: như khắc phục tình trạng nể nang, tăng cường giáo dục tư tưởng cán bộ, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu... nhưng theo ông, từ khi thực hiện Nghị quyết 04 thì thanh tra đã kiểm điểm nghiêm việc này.
Liên quan chất vấn của đại biểu về việc xử lý kết luận sau thanh tra còn thấp, Tổng Thanh tra Chính phủ nói có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu chế tài trong việc không thực hiện kết luận thanh tra, việc này Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định xử lý sau thanh tra.
Quy định của pháp luật hiện nay thì Thanh Tra chỉ có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm chứ thanh tra không có quyền tự xử lý, không có quyền cưỡng chế thi hành. Sắp tới, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp với Ngân hàng nhà nước dự thảo thông tư, cho phong tỏa tải khoản của đơn vị vi phạm đã có kết luận thanh tra nhưng không chịu thi hành.
Xử lý tham nhũng kiểu "Giơ cao đánh khẽ"?
Tiếp tục chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Phong Tranh liên quan việc xử lý tham nhũng, đại biểu Lê Trọng Sang (đoàn TP.HCM) nói: qua tiếp xúc cử tri, băn khoăn lo lắng vì cho rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng thời gian qua còn nhiều vụ chưa nghiêm, còn tình trạng "giơ cao đánh khẽ", một số vụ tham nhũng xử lý còn chậm, vì sao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng trong những năm qua còn thấp.
Theo số liệu cụ thể thì năm 2011, tài sản trong các vụ tham nhũng thu hồi được là 59,5/267,4 tỉ; năm 2013 thu hồi 59/117 tỉ đồng. Tổng Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì?
Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng tiếp tục chất vấn: kết quả giải quyết khiếu nại của người dân có nêu 20% khiếu nại của người dân là đúng, như vậy tức là 20% quyết định của chính quyền là sai? Vậy Thanh tra Chính phủ đã giải quyết những trường hợp làm sai trên như thế nào?
Hai giải pháp được đánh giá là có hiệu quả trung bình gồm: chuyển đổi công tác; trả lương qua tài khoản.
Ba giải pháp được xem là có hiệu quả thấp gồm: minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; nộp lại quà tặng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Thời gian tới, thanh tra chính phủ có đề xuất những giải pháp gồm: Chính phủ và Quốc hội nên nghiên cứu tiếp tục sửa đổi luật phòng chống tham nhũng theo hướng luật càng ngày càng chặt chẽ và có tính pháp lý cao hơn; thứ hai là triển khai tích cực chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kê khai tài sản, thu nhập, thứ ba là siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy.
Về năng lực đạo đức cán bộ đáp ứng nhu cầu thanh tra phòng chống tham nhũng, ông Huỳnh Phong Tranh nhận trách nhiệm vì trong thời gian qua ngành thanh tra cũng đã tham gia tích cực trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng nhưng mức độ chưa nhiều, chưa đạt.
Về dư luận tài sản "khủng" của Phó Tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết: qua nhiều lần kê khai tài sản của nhiều năm, đối chiếu lại, ông Khánh kê khai tài sản đúng theo quy định của pháp luật.
"Chúng tôi đã đề nghị ông Ngô Văn Khánh báo cáo giải trình về việc kê khai này và ông Khánh đã giải trình trước ban cán sự và tập thể lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ và đã gửi các cơ quan chức năng theo dõi, đối chiếu.
Thứ ba, hiện nay ông Khánh thuộc diện Ban bí thư quản lý nên Ủy ban Thanh tra trung ương đã vào kiểm tra và cùng phối hợp với ban cán sự thanh tra chính phủ nắm tình hình và đang đối chiếu tài sản của ông Khánh với bản kê khai để xem mức độ chính xác như thế nào và sẽ có kết luận".
Tham nhũng ít hay phát hiện khó hơn?
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) hỏi ông Tranh: Dù ngành thanh tra đã có nhiều nỗ lực trong việc thanh tra phát hiện tham nhũng nhưng vì sao tình hình tham nhũng ngày càng tăng?
Ông Thuyền dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng muốn chống tham nhũng hiệu quả trước tiên phải chống tham nhũng ngay trong chính cơ quan phòng chống tham nhũng, hỏi tổng Thanh tra Chính phủ rằng việc này có đúng hay không? Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì để thực hiện việc này, bắt đầu từ đâu?
Ông Thuyền cũng đặt câu hỏi vì sao có tình trạng số vụ tham nhũng bị phát hiện, có dấu hiệu hình sự nhưng thanh tra không chuyển hoặc chậm chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý?
Đại biểu Nguyễn Văn Rinh cũng đặt câu hỏi giải pháp kê khai tài sản hiện nay có phải là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hay chưa?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn các số liệu về việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng qua các năm, số vụ phát hiện, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự càng giảm trong khi nhận định, đánh giá của Thanh tra Chính phủ về công tác phát hiện xử lý tham nhũng là ngày càng tiến bộ.
Ông Hiến hỏi tổng Thanh tra Chính phủ: "Tham nhũng bị đẩy lùi hay việc phát hiện tham nhũng ngày càng hạn chế?". Tương tự ông Hiến, nhiều đại biểu cũng đề nghị Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh đánh giá: Các số liệu vụ tiêu cực, tham nhũng bị phát hiện có phản ánh đúng tình hình tham nhũng hiện nay hay không?
Ông Nguyễn Văn Hiến cũng chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hiện ra sao. Thanh tra Chính phủ có báo cáo đã xử lý 12 cán bộ công chức vi phạm nhưng đọc thấy những vi phạm này chẳng liên quan gì tới tham nhũng (như vi phạm Luật giao thông, sinh con thứ 3...). Thanh tra Chính phủ đã triển khai công tác phòng chống tham nhũng trong lực lượng thanh tra như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn nói vừa qua cử tri cả nước quan tâm, đánh giá cao việc chúng ta liên tục xử lý những vụ án tham nhũng lớn, đánh giá cao nỗ lực của các ngành các cấp trong công cuộc chống tham nhũng cam go không thua gì trong chống ngoại xâm.
Ông Sơn chất vấn cụ thể tổng Thanh tra Chính phủ về vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) vừa được TAND TP Hà Nội xét xử: Sao các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mà hầu hết đều được tuyên ở khung hình phạt thấp? Mức án đó liệu đủ sức răn đe, phòng chống tham nhũng hay không? Sao VKS giữ nguyên quan điểm truy tố, tòa kết tội nhưng các bị cáo vẫn kêu oan, phải chăng luật pháp của chúng ta có cách vận dụng khó hiểu?
Đại biểu Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai) chất vấn ông Nguyễn Phong Tranh về những món nợ văn bản, việc chậm triển khai chủ trương trong phòng chống tham nhũng: xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, khen thưởng bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm.
3.000 người có dấu hiệu kê khai tài sản không trung thực
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) về việc tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng kết quả của việc kê khai tài sản và tác dụng của nó đến nay như thế nào, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện từ năm 2008, đến nay hằng năm đều thực hiện việc kê khai: gồm kê khai lần đầu và kê khai bổ sung cho những người có phát sinh, những người có biến động tài sản cần kê khai bổ sung.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ năm 2013 đến nay, sau khi luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 có hiệu lực, việc kê khai có tiến bộ hơn. Chính phủ đã ban hành nghị định số 78 về hướng dẫn thi hành luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Đầu năm 2013, có trên 642.000 người kê khai, đạt hơn 98% và công khai trên 59%.
Đến nay có hơn 919.000/ 935.000 người đã kê khai tài sản, đạt 98%. Trong số kê khai này, có hơn 200.000 bản kê khai thuộc cấp ủy quản lý.
Trong quá trình kê khai tài sản thu nhập, khoảng 3.000 người có dấu hiiệu kê khai không trung thực, không rõ ràng và đã được xác minh làm rõ. Trong quá trình thực hiện, đã có 88 cán bộ đã được xử lý bằng các hình thức do kê khai không trung thực, chậm kê khai và vi phạm các quy định về kê khai tài sản.
Sẽ tích cực chuyển cơ quan điều tra xử lý vi phạm
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền rằng thanh tra ít chuyển, chậm chuyển vụ việc đã phát hiện dấu hiệu vi phạm qua Cơ quan điều tra để xử lý hình sự, ông Nguyễn Phong Tranh nói vừa qua ngành thanh tra đã tích cực trong việc phát hiện, chuyển cơ quan điều tra, nhưng đúng là chuyển chưa nhiều.
Bên cạnh đó, khi chuyển thì tính khả thi của việc điều tra truy tố xét xử cũng chưa đầy đủ lắm, yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng cũng chưa rõ lắm. Vấn đề này, ngành thanh tra sẽ tiếp tục triển khai, quan tâm thực hiện, tích cực chuyển các vụ việc sai phạm tới cơ quan điều tra xử lý.
Vừa qua, thanh tra đã chuyển hơn 200 vụ việc (240 người vi phạm) qua cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự, trong đó Thanh tra Chính phủ chuyển hơn 40 vụ.
Trả lời chất vấn của đại biểu Điểu K' Rứ (Đắk Nông) về việc giải quyết những vụ khiếu nại kéo dài, ông Tranh cho biết trong 558 vụ việc khiếu nại kéo dài mà Thanh tra đã giải quyết (năm 2012-2013) thì hầu hết là các vụ khiếu nại phức tạp, có vụ đã kéo dài 30-40 năm. Thanh tra đã tích cực phối hợp với các địa phương để phối hợp giải quyết, tăng cường đối thoại với người khiếu nại trước khi ban hành quyết định.
Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh lý giải nguyên nhân các vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài hàng chục năm trên liên quan chính sách đất đai từ trước tới giờ như hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, chính sách thu hồi đền bù giải tỏa... Việc chính sách ban hành sau luôn có lợi hơn cho người dân nên là nguyên nhân phát sinh khiếu nại.
Việc giải quyết các vụ tồn đọng kéo dài đã đạt được một số kết quả như: cơ quan nhà nước đã khôi phục quyền lợi, hỗ trợ cho dân là trên 1.300 tỉ, 34ha đất sản xuất, 0,8ha đất ở... Có lẽ đây là việc giải quyết mang lại quyền lợi trực tiếp cho người dân, khôi phục quyền lợi cho người dân. Hiện vẫn còn 38 vụ kéo dài với khiếu nại phức tạp vẫn đang tiếp tục được giải quyết.
Liên quan việc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng (thanh tra) và chủ trương tới, việc xửu lý cán bộ trong ngàng thanh tra toàn quốc, từ 2011-2013 toàn ngàng có 85 cán bộ công chức bị xử lý/28.000 cán bộ toàn ngành, có 14 người bị xử lý hình sự, có 11 người có dấu hiệu tham hhũng.
Riêng về số liệu cán bộ công chức của Thanh Tra Chính phủ bị xử lý ít, ông Tranh cho rằng nhiều năm qua ngành đã khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng vẫn còn nổi lên mấy nguyên nhân trong đó vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh xử lý cán bộ do bệnh thành tích, trong thời gian tới sẽ tập trung hơn.
Giải pháp sắp tới, theo Tổng thanh tra thì có nhiều: như khắc phục tình trạng nể nang, tăng cường giáo dục tư tưởng cán bộ, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu... nhưng theo ông, từ khi thực hiện Nghị quyết 04 thì thanh tra đã kiểm điểm nghiêm việc này.
Liên quan chất vấn của đại biểu về việc xử lý kết luận sau thanh tra còn thấp, Tổng Thanh tra Chính phủ nói có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu chế tài trong việc không thực hiện kết luận thanh tra, việc này Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định xử lý sau thanh tra.
Quy định của pháp luật hiện nay thì Thanh Tra chỉ có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm chứ thanh tra không có quyền tự xử lý, không có quyền cưỡng chế thi hành. Sắp tới, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp với Ngân hàng nhà nước dự thảo thông tư, cho phong tỏa tải khoản của đơn vị vi phạm đã có kết luận thanh tra nhưng không chịu thi hành.
Xử lý tham nhũng kiểu "Giơ cao đánh khẽ"?
Tiếp tục chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Phong Tranh liên quan việc xử lý tham nhũng, đại biểu Lê Trọng Sang (đoàn TP.HCM) nói: qua tiếp xúc cử tri, băn khoăn lo lắng vì cho rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng thời gian qua còn nhiều vụ chưa nghiêm, còn tình trạng "giơ cao đánh khẽ", một số vụ tham nhũng xử lý còn chậm, vì sao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng trong những năm qua còn thấp.
Theo số liệu cụ thể thì năm 2011, tài sản trong các vụ tham nhũng thu hồi được là 59,5/267,4 tỉ; năm 2013 thu hồi 59/117 tỉ đồng. Tổng Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì?
Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng tiếp tục chất vấn: kết quả giải quyết khiếu nại của người dân có nêu 20% khiếu nại của người dân là đúng, như vậy tức là 20% quyết định của chính quyền là sai? Vậy Thanh tra Chính phủ đã giải quyết những trường hợp làm sai trên như thế nào?
Bầu Kiên bị phạt 30 năm tù là không thấp
Liên quan chất vấn của các đại biểu về vụ án Nguyễn Đức
Kiên, ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao đã có báo cáo giải
trình thêm.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết Hội đồng xét xử TAND
TP Hà Nội đã căn cứ vào các hồ sơ tài liệu mà cơ quan điều tra thu thập,
kết quả thẩm vấn tại phiên tòa để ra phán quyết và Hội đồng xét xử độc
lập, chịu trách nhiệm về phán quyết của mình, Chánh án tôn trọng.
Tuy nhiên, ông Bình cũng giải thích rõ mức án của từng
tội danh trong mà tòa đã tuyên án Bầu Kiên, so sánh với mức án mà VKS đề
nghị thì bản án tòa tuyên cao hơn. Ngoài việc tuyên phạt và tổng hợp
bản án buộc Nguyễn Đức Kiên phải chấp hành 30 năm tù thì tòa còn phạt bổ
sung bị cáo 75 tỉ đồng trốn thuế, 100 triệu đồng tội lừa đảo và khởi tố
tiếp 2 vụ án hình sự có liên quan.
"Mức án 30 năm tù trong một đời người thì không phải là
thấp", ông Bình nói. Theo ông Bình, bản án của TAND TP Hà Nội là khá
toàn diện. Khi vụ việc có kháng cáo kháng nghị thì TAND Tối cao cũng sẽ
tiếp tục xem xét theo quy trình.
|
(Tuổi trẻ)
'Đà Nẵng đang làm rõ trách nhiệm các lãnh đạo thời kỳ 2003-2011'
Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn của ĐBQH về vụ sai phạm đất đai ở Đà Nẵng.
- >> Sai phạm đất đai 3.400 tỉ đồng làm 'nóng' Đà Nẵng
- >> Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng
Trả lời ĐB Hải Dương, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết: Việc kê khai
tài sản thu nhập bắt đầu thực hiện hàng năm từ 2008 sau khi có luật
PCTN. Sau khi sửa luật năm 2012, CP đã ra nghị định 78 và TTCP ra thông
tư hướng dẫn kê khai, việc này đã tiến bộ hơn.
7 ĐB đầu tiên chất vấn Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh sáng nay đưa ra nhiều vấn đề nóng.
ĐB
Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) hỏi trong khi cử tri thấy tham nhũng vẫn
nhiều, chưa được chặn đứng, thì giải pháp kê khai tài sản cán bộ mà TTCP
đề ra đã có tác dụng thiết thực chưa.
Ông Rinh tiếp tục: TTCP kết
luận về sai phạm trong quản lý đất ở Đà Nẵng, gây thất thoát hơn 3.400
tỷ đồng, nhưng UBND Đà Nẵng công khai phủ nhận làm dư luận phân tâm, vậy
sau đó TTCP thay đổi kết luận không, thực hiện kết luận như thế nào?
"Kê khai của năm 2012 có hơn 642 nghìn người, đến năm 2013 đã có hơn
919 nghìn người. Đã xác minh làm rõ 3000 người có dấu hiệu kê khai không
trung thực, xử lý 88 cán bộ bằng nhiều hình thức do thiếu trung thực,
chậm hoặc vi phạm quy định về kê khai tài sản", ông Tranh nói.
Theo
Tổng TTCP: Tác dụng của việc kê khai là công khai tài sản thu nhập của
những người thuộc diện phải kê khai; các cơ quan thẩm quyền nắm được tài
sản cán bộ công chức của mình quản lý để kiểm soát, theo dõi; là căn cứ
xem xét kê khai đúng hay không, nếu tăng thêm thì phải giải trình.
Với
câu hỏi về Đà Nẵng, ông Huỳnh Phong Tranh trình bày: Việc thanh tra
trách nhiệm tại UBND Đà Nẵng về quản lý sử dụng đất đai đã được chuẩn
bị, nắm tình hình từ trước năm 2010. Năm 2011, Tổng Thanh tra Trần Văn
Truyền đã chủ trương thực hiện việc thanh tra này, tổ chức vào cuối năm
dưới hình thức thanh tra liên ngành gồm TTCP và Văn phòng Ban chỉ đạo
phòng chống tham nhũng TƯ lúc đó.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh |
Việc thanh tra làm đúng pháp luật, sau thanh tra đã dự thảo kết luận,
làm việc với Đà Nẵng nhiều lần, có Bộ TNMT, Tài chính, KHĐT tham gia dự
thảo. Sau khi ban hành kết luận, Thủ tướng đã đồng ý và đề nghị Đà Nẵng
thực hiện. Khi kết luận thanh tra được công bố tại đơn vị và trên trang
web của TTCP, đã có ý kiến khác nhau, đặc biệt là Đà Nẵng không đồng
tình, ông Tranh cho biết.
Để khách quan, Thủ tướng đã giao các Bộ
Tư pháp, TNMT và Tài chính kiểm tra tính hợp pháp của kết luận này, sau
đó hoàn toàn khẳng định kết luận có cơ sở, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái
trong chuyển nhượng đất đai ở Đà Nẵng, đủ căn cứ, trên cơ sở các quy
định của nhà nước. Sau kết luận, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo kiểm tra dấu
hiệu vi phạm đối với cá nhân một số lãnh đạo Đà Nẵng lúc đó và có kết
luận.
"Đến hôm nay, Đà Nẵng đã thực hiện kết luận thanh tra. Họ
vừa báo cáo đang thực hiện 7 vấn đề, trong đó có kiểm điểm làm rõ trách
nhiệm của các lãnh đạo thời kỳ 2003-2011, thực hiện các nội dung TTCP đã
kết luận. Đà Nẵng cũng cam kết thực hiện nghiêm túc ý kiến của Thanh
tra để kết luận thanh tra có hiệu lực, hiệu quả tốt hơn".
C.Hoàng - M.Thăng - H.Phúc - H.Nhì
Quân đội Thái Lan muốn hợp tác với TQ
Một nhóm đại biểu của quân đội
Thái Lan đã tới Trung Quốc hôm thứ Tư 11/06 để bàn về an ninh khu vực và
tập trận chung trong lúc phương Tây tỏ ra không mấy thoải mái trước
cuộc đảo chính của quân đội hồi tháng trước.
Tướng Surasak Kanjanarat, Phó tổng tham mưu quân đội Thái Lan, nói cuộc gặp nhằm lên kế hoạch “hành động trong tương lai” với quân đội Trung Quốc - một trong những đồng minh lâu năm trong khu vực, theo hãng tin Reuters.
Tướng Surasak Kanjanarat, Phó tổng tham mưu quân đội Thái Lan, nói cuộc gặp nhằm lên kế hoạch “hành động trong tương lai” với quân đội Trung Quốc - một trong những đồng minh lâu năm trong khu vực, theo hãng tin Reuters.
“Cuộc gặp này nhằm bàn về các mối
quan hệ... và kế hoạch hành động tương lai và trao đổi quan điểm về an
ninh khu vực,” Tướng Surasak nói.
Đại diện của quân đội cũng khẳng định cuộc gặp sẽ không bàn về tình hình ở Thái Lan hiện nay do “không liên quan”, và tập trung vào vấn đề tăng cường đào tạo quân sự.
Sự kiện các quan chức quân đội Thái Lan muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc diễn ra sau khi vụ đảo chính hôm 22/05 gặp phải chỉ trích từ phương Tây và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ sau đó đã hủy bỏ cuộc tập trận chung sau khi quân đội lên nắm chính quyền.
Đây là động thái mới nhất làm rung chuyển bất ổn chính trị vốn đã kéo dài nhiều năm ở quốc gia này.
Đại diện của quân đội cũng khẳng định cuộc gặp sẽ không bàn về tình hình ở Thái Lan hiện nay do “không liên quan”, và tập trung vào vấn đề tăng cường đào tạo quân sự.
Sự kiện các quan chức quân đội Thái Lan muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc diễn ra sau khi vụ đảo chính hôm 22/05 gặp phải chỉ trích từ phương Tây và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ sau đó đã hủy bỏ cuộc tập trận chung sau khi quân đội lên nắm chính quyền.
Đây là động thái mới nhất làm rung chuyển bất ổn chính trị vốn đã kéo dài nhiều năm ở quốc gia này.
Đại diện quân sự của Thái Lan cũng đã gặp đại sứ Việt Nam ở Bangkok hồi tuần trước, mà phía Thái gọi là nhằm chứng tỏ sự ủng hộ.
Trả lời BBC qua email, Sứ quán Việt Nam ở Bangkok xác nhận Đại sứ mới của Việt Nam “đã chào xã giao tướng Thái Lan Thanasak Patimapragon, người đứng đầu lực lượng quân đội Thái Lan” hôm 3/6.
“Là nước láng giềng và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm theo dõi và mong muốn Thái Lan sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực,” theo thư trả lời.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ đang cố gắng củng cố quan hệ với các đồng minh châu Á và với các quốc gia như Việt Nam và Miến Điện nhằm cân bằng lại quyết tâm ngày càng lớn của Trung Quốc.
Quân đội Thái Lan đã áp dụng chính sách kiểm soát hà khắc kể từ khi lên nắm quyền.
Rất nhiều học giả, phóng viên, nhà hoạt động và chính trị gia, với đa số ủng hộ ông Thaksin Shinawatra, đã bị quân đội bắt giữ.
Hôm thứ Hai, công ty nhà nước của Trung Quốc, Mobile Ltd, đã đồng ý mua 19% cổ phần của tập đoàn viễn thông Thái Lan True Corp với giá 881 triệu đô la Mỹ, theo Reuters.
Khách du lịch Trung Quốc cũng đổ tới Thái Lan trong những năm gần đây, vượt qua cả lượng khách từ Hoa Kỳ và châu Âu do lo sợ về bất ổn chính trị.
Ước tính số khách Trung Quốc – gồm cả du lịch và công tác – chiếm 26% tổng số khách vào Thái Lan trong năm tháng đầu năm 2014, theo số liệu của Reuters dẫn lại từ Hiệp hội du lịch Thái Lan.
Trả lời BBC qua email, Sứ quán Việt Nam ở Bangkok xác nhận Đại sứ mới của Việt Nam “đã chào xã giao tướng Thái Lan Thanasak Patimapragon, người đứng đầu lực lượng quân đội Thái Lan” hôm 3/6.
“Là nước láng giềng và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm theo dõi và mong muốn Thái Lan sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực,” theo thư trả lời.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ đang cố gắng củng cố quan hệ với các đồng minh châu Á và với các quốc gia như Việt Nam và Miến Điện nhằm cân bằng lại quyết tâm ngày càng lớn của Trung Quốc.
Quân đội Thái Lan đã áp dụng chính sách kiểm soát hà khắc kể từ khi lên nắm quyền.
Rất nhiều học giả, phóng viên, nhà hoạt động và chính trị gia, với đa số ủng hộ ông Thaksin Shinawatra, đã bị quân đội bắt giữ.
Hôm thứ Hai, công ty nhà nước của Trung Quốc, Mobile Ltd, đã đồng ý mua 19% cổ phần của tập đoàn viễn thông Thái Lan True Corp với giá 881 triệu đô la Mỹ, theo Reuters.
Khách du lịch Trung Quốc cũng đổ tới Thái Lan trong những năm gần đây, vượt qua cả lượng khách từ Hoa Kỳ và châu Âu do lo sợ về bất ổn chính trị.
Ước tính số khách Trung Quốc – gồm cả du lịch và công tác – chiếm 26% tổng số khách vào Thái Lan trong năm tháng đầu năm 2014, theo số liệu của Reuters dẫn lại từ Hiệp hội du lịch Thái Lan.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét