Sắp tới sẽ có một số nhà báo, người giữ những chức vụ quan trọng bị “nhập kho”
Các phóng viên đang tác nghiệp tại một sự kiện lớn. |
Những ngày này, dư luận hết sức quan tâm về việc có một số nhà báo bị cơ
quan công an khởi tố, bắt tạm giam về các tội bảo kê cho lâm tặc, cưỡng
đoạt tài sản, tống tiền…!
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, có thể sẽ còn có một số nhà báo,
trong đó có cả những người giữ những chức vụ quan trọng ở một vài tờ
báo có tiếng cũng sẽ bị “nhập kho” lần này.
Như vậy là từ đầu năm đến nay, đã có dăm ba nhà báo dính vào vòng lao
lý. Nếu tính trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây thì số nhà báo phải xử
lý bằng pháp luật chắc cũng đến con số chục, còn số phóng viên bị thu
thẻ hoặc bị các kỷ luật hành chính khác thì không nhớ hết được.
Đây thực sự là điều đáng buồn, bởi lẽ báo chí của chúng ta bấy lâu nay
được tiếng là “trong sạch” so với nhiều ngành nghề khác. Báo chí vốn
luôn là người đầu tiên lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực, phanh phui
những vụ tham nhũng, chính vì thế, mà những vụ phóng viên “dính chàm”
luôn được dư luận quan tâm. Và đặc biệt, những phóng viên có sai phạm
lại thường hay “cao giọng” chống “tiêu cực” nhất.
Thế mới gọi là “Chân mình thì lấm bề bề. Lại còn đốt đuốc đi rê chân người”.
Có một điều là ở những ngành nghề khác, nếu muốn tham nhũng, tham ô,
muốn làm sai để trục lợi thì thường là phải có chức, có quyền. Nhưng đối
với báo chí thì khác. Không ít phóng viên chẳng có chút quyền hành nào,
thậm chí còn là phóng viên không ai biết tên tuổi vẫn có thể “kiếm
chác” nhờ cái danh “nhà báo”. Những người này viết lách thì xoàng hoặc
cùng lắm là có được vài ba tác phẩm báo chí khá. Nhưng họ đã lợi dụng
nghề nghiệp của mình, lợi dụng vị thế của tờ báo để tống tiền các doanh
nghiệp, để viết theo kiểu “đâm thuê, chém mướn”; viết theo kiểu “gắp lửa
bỏ tay người”; viết theo kiểu “ném đá giấu tay”. Chẳng thế mà anh em
báo chí thường ngao ngán nói với nhau rằng, nếu có cuộc thi “Olympic”
môn “thọc gậy bánh xe”, “ném đá giấu tay”, “gắp lửa bỏ tay người” thì sẽ
có nhiều “vận động viên” là phóng viên ẵm hết các giải cao (?!).
Ai cũng nhận thấy rằng, từ khi Đảng, Nhà nước bắt đầu công cuộc đổi mới,
xây dựng, phát triển kinh tế đến nay, báo chí đã có những công lao rất
to lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng và các
vấn đề tiêu cực của xã hội.
Nhưng ai cũng lại nhận thấy một điều rằng, báo chí đang dần trở thành
một cơ quan quyền lực thứ tư, mặc dù tất cả hệ thống báo chí Việt Nam
đều được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Tuy không ai thừa nhận
vị trí quyền lực thứ tư của báo chí, nhưng ai cũng biết, công luận hoặc
các nguồn thông tin từ báo chí ngày càng có tác động mạnh mẽ đến tất cả
các vấn đề của xã hội. Trong một xã hội đang có nhiều vấn đề phức tạp,
trong đó đặc biệt là những khó khăn về xây dựng, phát triển kinh tế thì
vai trò của báo chí càng lớn. Và thế là phóng viên báo chí trở thành
những người có “quyền lực”. Khi người phóng viên thấy rằng, mình có
quyền lực, được xã hội vị nể, thậm chí có những người sợ hãi (tất nhiên
là những người làm sai thì thường sợ báo chí), thì người phóng viên ấy
càng thấy rằng, mình đã “đứng trên đầu” thiên hạ.
Do không ý thức được mình và cùng với đó là thói háo danh, thích quyền
lực, nên không ít phóng viên khi đi xuống cơ sở đã có lối hành xử vô lễ,
xấc xược, thậm chí “mục hạ vô nhân”. Người viết bài này đã từng chứng
kiến rất nhiều cảnh phóng viên khi làm việc có lối hỏi người cung cấp
tài liệu cho mình như kiểu hỏi cung, nói năng thì cộc lốc, không biết
thưa gửi là gì. Thậm chí tuổi tác chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu người đối
thoại, nhưng khi hỏi thì coi như… bằng vai phải lứa.
Các doanh nghiệp hiện nay rất khốn khổ về tình trạng một số người mạo
danh phóng viên, tất nhiên trong đó có cả những phóng viên “thật” gọi
điện “đòi” quảng cáo, thậm chí có những người còn nói theo kiểu “có
quảng cáo không thì bảo”. Còn chuyện vớ được một chút tài liệu nội bộ có
liên quan đến vụ này, việc khác của đơn vị, rồi gọi điện đe dọa sẽ viết
bài thì là chuyện thường ngày ở rất nhiều doanh nghiệp.
Gần đây có một câu “ranh ngôn” rằng: “Đừng dây với nhà báo...”. Nghe mà thấy đau đớn làm sao cho nghề báo.
Cũng phải thừa nhận rằng, các cấp chính quyền thường rất “ngại” báo chí
và đây chẳng phải riêng gì Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Đó chính
là vì báo chí có sức mạnh riêng, rất khó kiểm soát.
Tại sao lại có những chuyện buồn về báo chí như thế này?
Tại sao trong làng báo lại đang nảy nòi ra nhiều con sâu như thế?
Theo chúng tôi, có ba nguyên nhân.
Thứ nhất, đó là báo chí đang trở thành cơ quan quyền lực và những người
phóng viên tự thấy mình có quyền lực. Từ việc có quyền lực mới sinh ra
lạm quyền, lộng quyền, mà các chế tài của pháp luật đối với báo chí xem
ra lại chưa đủ mạnh.
Thứ hai, việc quản lý phóng viên ở nhiều tờ báo rất lỏng lẻo. Tình trạng
khoán cho phóng viên phải viết bài kèm quảng cáo để mang tiền về cho
tòa soạn đang xảy ra ở nhiều tờ báo.
Một nguyên nhân nữa là báo chí hiện nay đang rất “đói”. Doanh nghiệp
“chết” kéo theo báo chí “chết”. Số lượng những cơ quan báo chí sống được
bằng chính nội lực của mình ở Việt Nam này có lẽ đếm ra chỉ trên mười
đầu ngón tay. Còn lại đều phải sống bằng quảng cáo, bằng “ấn… phẩm” -
nghĩa là báo được bán đến những đối tượng buộc phải mua bằng ngân sách
Nhà nước, bất kể tờ báo đó xuống đến cơ sở có người đọc hay không. Báo
giấy thì đang trên đà chết dần chết mòn, bởi vì sự lên ngôi của báo điện
tử. Sự suy giảm kinh tế khiến người ta không có tiền để mà mua báo nữa,
vì giá giấy, giá công in tăng cao. Nhưng chính các báo điện tử chính
thống cũng đang bị vật “lên bờ xuống ruộng” bởi sự ra đời của hàng loạt
các trang tin tổng hợp, chuyên sống bằng nghề ăn cắp, chôm chỉa bài vở…
Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều biện pháp mạnh nhằm
chấn chỉnh hoạt động của thông tin điện tử, nhưng nhiều trang tin tổng
hợp đã kịp thời thay đổi thủ đoạn, ấy là mượn tư cách của báo khác để
xuất bản tin.
Vừa rồi, đoàn Hội Nhà báo Việt Nam sang thăm và làm việc với Hội Nhà báo
Trung Quốc và mới thấy, tình hình báo chí bên ấy cũng ảm đạm không kém.
Hầu như tất cả các tờ báo quan trọng của quốc gia ở Trung ương, kể cả
như Nhân dân Nhật báo đều không thể sống bằng nghề làm báo. “Đói thì đầu
gối phải bò” - họ phải mở công ty kinh doanh khách sạn, nhà hàng, mở
rạp chiếu phim, bán hàng trực tuyến… Nghĩa là phải làm “bất cứ nghề gì”
hợp pháp để kiếm tiền nuôi… báo. Đặc biệt là tình trạng phóng viên vi
phạm đạo đức nghề nghiệp ngày một nghiêm trọng và để đối phó với tình
trạng này, một số hội nhà báo thành phố đã phải thành lập Ủy ban Đạo đức
Nhà báo để chuyên điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến báo chí.
Báo chí, quen “đốt đuốc” đi “soi chân” người khác, nhưng có lẽ, mỗi tờ báo hãy “soi” lại chính mình.
Như Thổ(PetroTimes)
Tại sao Bác Hồ không khen thơ Tố Hữu
Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa nói Tố Hữu thừa nhận “Bác
chưa bao giờ khen thơ tôi”. Điều này như có vẻ hơi lạ vì cả Bác và Tố
Hữu đều được liệt vào nhóm những người lấy văn nghệ làm vũ khí cách
mạng. Bởi vậy, việc Bác không khen thơ Tố Hữu cũng cần được lý giải rõ
ràng. Sau đây là mấy nhận định riêng của cá nhân tôi.
Thứ nhất, Tố Hữu thường tự hào cho mình là người giác ngộ sớm, giác ngộ
sâu sắc lý tưởng cách mạng và có nhãn quan chính trị tốt. Không ngờ sự
thật đã chứng minh ông chỉ là một người hơi ấu trĩ và ngây thơ trong
nhận thức về XHCN và cách mạng. Ông cho rằng cách mạng VN cũng như Liên
Xô, cứ thế tiến lên, vọt một cái, nhảy phốc lên CNXH, không thể thoái
trào.
Tệ hơn, ông tin rằng người lãnh đạo cộng sản nào cũng vĩ đại. Sai lầm
lớn nhất của ông là lớn tiếng khen Stalin và Mao. Một người lãnh đạo
công tác văn hóa tư tưởng mà sai lầm như thế, kể cũng đáng tiếc thật.
Trong khi đó, Cụ Hồ có vẻ không hề đánh giá cao hai vị này. Bằng chứng
là Hồ Chí Minh chưa từng nhắc đến tên hai vị này trong bất cứ bài nói
bài viết nào của Người. Lịch sử đã chứng minh, so với Bác, tầm nhìn và
tư duy của Stalin và Mao rất thiển cận. Ngoài Lênin ra, ở châu Á, Cụ Hồ
thích Ghandi và Tôn Trung Sơn hơn cả. Tuy mang tiếng là đương lối tư sản
nhưng tư tưởng hai vị này thực tế và khoa học hơn, gần Lênin hơn. Tố
Hữu, vì thế, trong mắt Bác, đã mất điểm nhiều.
Trong bài SÁNG THÁNG NĂM, Tố Hữu ca ngợi Hồ chủ tịch khá hay. Bài đó,
người ta đã phân tích nhiều. Tôi cũng không có ý kiến gì thêm. Đại ý Tố
Hữu vẽ chân dung HCM giản dị mà vĩ đại, gần gũi. Người là kết tinh những
giá trị văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh Việt Nam. Người là nguồn
sức mạnh, nguồn động viên, là cảm hứng lao động, chiến đấu và sáng tạo
của chúng ta. Tiếc thay khi kết thúc ông làm một câu rất mất hứng:
Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu Ảnh: TL |
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Stalin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hòa bình
Không biết Bác Hồ khi đọc mấy câu này, Người sẽ nghĩ gì. Tôi cứ tưởng tượng ra một nụ cười nhạt đầy ý nghĩa. [...]
Thời xưa, nhiều người tưởng Stalin đánh được phatxit Đức thì vĩ đại hơn
cụ Hồ. Cách nghĩ ấy rất nông cạn. Tiếc rằng có nhiều người đã nghĩ thế.
Để xét tài năng của ai đó, không thể xem anh ta đã làm ra cái gì mà phải
xem anh ta làm ra nó bằng cái gì, như thế nào. Stalin trưởng thành
trong môi trường khác, HCM hoạt động trong điều kiện khó khăn hơn rất
nhiều. Còn bây giờ xét về tư tưởng, tầm nhìn xa, cụ Hồ là ai, Stalin là
ai, chắc ta cũng chẳng phải nói nhiều. Cho Cụ Hồ ngồi chung chiếu với
Stalin, có thể Cụ còn chê không ngồi. Huống chi đặt Stalin cao hơn Cụ.
Thứ hai, thơ Tố Hữu đôi khi hay thổi kèn đánh trống ầm ĩ về chiến thắng.
Lúc nào ông cũng hừng hực khí thế tấn công. Đôi khi ông tỏ ra hiếu
chiến. Trong thơ, ông như muốn thách thức Này Mỹ, này Pháp, ngon thì
nhào vô đi. VN sẵn sàng đánh nhau đây! Với người biết suy nghĩ sâu xa
như Bác, tư tưởng như vậy Tố Hữu tỏ ra rất non nớt. Cụ Hồ coi chiến
tranh là bất đắc dĩ, cố hết sức để tránh chiến tranh. Không tránh được
thì mới phải đánh nhau.
Hoan hô chiến sỹ Điện Biênlà bài thơ hay nhất của Việt Nam về chiến dịch
lịch sử đó. Nhưng Bác bảo: “Đừng làm ầm quá thế. Mai đây còn đánh nhau
nhiều nữa. Có thể còn phải đánh Mỹ. Đừng chủ quan!” Bác Hồ quả là có tầm
nhìn chiến lược. (Theo Trần Đăng Khoa – Chân dung và Đối thoại)
Đọc lại bài Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, chúng ta đều nhận thấycó những
câu khá “lộng ngôn”. Trong khi đó để có chiến thắng này, ta đã tốn không
biết bao nhiêu xương máu. Thắng thì thắng thật, vui thì vui thật nhưng
đâu có dễ dàng mà “trống chiêng ầm ĩ”. Viết thế nhiều, có lẽ Bác sợ quân
mình có thể chủ quan, coi thường địch.
Đó có thể là những lý do cơ bản để thơ Tố Hữu không được cụ Hồ khen ngay cả khi cái tên Tố Hữu đang ở thời hoàng kim nhất.
Nguyễn Hạnh
(Văn hóa Nghệ An)
Tang lễ của lòng dân
Việt Nam vừa trải qua một tuần lễ khác thường.
Trong vòng 100 năm qua, theo tôi biết, chỉ có ba lần người dân Việt Nam biểu lộ tình cảm ở mức độ to lớn như thế với lễ tang một cá nhân.
Đó là tang lễ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1969 và khi hàng chục vạn người xuống đường ở Sài Gòn tiễn đưa chí sỹ Phan Chu Trinh vào năm 1925 - đánh dấu một dân tộc đã thức tỉnh sau hơn nửa thế kỷ quen với ách cai trị của người Pháp.
Và bây giờ là quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Xét tình hình Việt Nam hiện nay thì ít nhất trong mấy chục năm nữa cũng không có tang lễ nào đạt tầm vóc như thế.
Tuy nhiên, đối với một dân tộc có quá nhiều đau thương, thì việc tôn vinh người từng là một trong những tư lệnh của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn có thể khiến cho nhiều người đau lòng.
Dẫu sao ông đã nằm yên dưới ba tấc đất, mọi ân oán đối với ông cũng không còn ý nghĩa.
Hơn cả quốc tang
Từ mấy năm trước, khi dõi theo ông Giáp bước qua ngưỡng 'thiên tuế' rồi 101, 102, rồi khi chứng kiến lòng dân hội tụ về ông dâng cao qua từng năm, tôi tự hỏi một mai ông nhắm mắt xuôi tay thì không biết lòng dân sẽ ra sao?
Tình cảm tịnh tiến qua năm tháng đó trong phút chốc vỡ òa như nước lũ!
Nhà nước đã dành cho ông nghi thức tang lễ cao nhất mặc dù ông không thuộc vào hàng lãnh đạo chóp bu của đất nước.
Nhưng quốc tang ở Việt Nam thì không dưới cả chục lần. Gần đây nhất, tang lễ ông Võ Chí Công không để lại dấu ấn gì, còn khi các ông Võ Văn Kiệt và Phạm Văn Đồng qua đời người dân cũng tiếc thương nhưng chưa đến mức độ như thế.
Có quốc tang nào mà số cán bộ quan chức đi viếng hoàn toàn bị áp đảo bởi những người dân thường xếp hàng đến tận nửa đêm?
|
Có nhân vật nào được người dân đến viếng tại tư gia trong dòng người kéo dài không dứt từ ngày này sang ngày khác?
Có buổi tiễn đưa nào mà hàng ngàn xe biển trắng hòa vào dòng xe biển đỏ biển xanh làm nghẹt cả một đoạn đường quốc lộ?
Đám tang ông Giáp, do đó, theo tôi nghĩ, không còn là một quốc tang bình thường nữa. Nó đã trở thành tang lễ của nhân dân.
Có mặt ở Việt Nam vào những ngày quốc tang, tôi muốn tìm câu trả lời cho những nghi ngờ rằng: Người dân tiếc thương liệu có thật không? Tại sao họ yêu quý ông đến vậy?
Tôi đã thấy có người mang hoa đến nài nỉ lính gác đem vào trong dù lễ viếng tại nhà ông đã đóng cửa và hai bên lối đi trong sân đã rải đầy hoa.
Tôi đã thấy những người đàn ông và phụ nữ đứng bái vọng từ bên ngoài cánh cổng khép kín. Tôi cũng nhìn thấy những đôi mắt đỏ hoe.
Tôi đã thấy chân dung ông được bày bán ở nhiều nơi ở Hà Nội trong khi rất nhiều bạn trẻ mặc áo phông in hình ông.
Tôi đã thấy những người dân bán hương hoa ở đầu ngõ vào nhà ông ở Lệ Thủy giống như bán cho khách đi lễ chùa.
Tôi đã thấy đoàn dài các em nhỏ cỡ 9, 10 tuổi mặc đồ đen cầm cờ rũ bước đi trên con đường đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tôi cũng thấy rất nhiều xe gắn máy cắm cờ đỏ buộc dải băng đen hòa vào dòng xe đưa tiễn và lác đác bên đường có chỗ bày hương án.
Tôi đã chứng kiến có người bỏ tiền mua nước đến phân phát cho đồng bào đưa tang trong cái nắng đổ lửa.
Tôi đã nghe câu chuyện một người dân bán một tạ thóc thuê xe chở cả gia đình đi tiễn ông chỉ để nhìn thấy linh cữu và thắp một nén hương.
Tôi đã hỏi thăm và nghe câu nói chân thành của một nam công nhân ngoài 30 tuổi ở Đồng Hới: "Hôm nay ông về quê. Tôi muốn tiễn ông đoạn đường cuối cùng."
Tôi đã chứng kiến cảnh đói, khát, đi, đứng, nằm, ngồi vật vạ bên vệ đường trong lúc dòng xe kẹt cứng trên đường ra Vũng Chùa.
Tôi đã mua một bó hoa cúc ở Đồng Hới với giá 50.000 đồng, tức gấp đôi giá ở Sài Gòn hay Hà Nội, và được cho biết dù hoa đắt bằng cả một ngày chợ của dân nghèo mà vẫn không có hàng để bán mặc dù người dân Quảng Bình mới vừa bị bão đánh tơi bời.
Tại sao tôn kính?
Người dân bao nhiêu năm qua không được tập trung tuyên truyền về ông Giáp, hơn nữa họ có thể nghe được những thông tin trái chiều. Thế tại sao họ tôn kính ông đến vậy?
Xét về công thì tên tuổi ông được nhìn nhận rộng rãi gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ - một chiến công xét về ý nghĩa sánh ngang với Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa.
Xét về chỗ đứng lịch sử thì ông là bậc khai quốc công thần từ những ngày đầu và đã trải qua bao biến thiên của đất nước cho đến tận ngày hôm nay.
Hơn nữa, ở một đất nước vẫn còn tình cảm tự ti thể hiện rõ nét qua thái độ sùng ngoại thì một nhân vật được thế giới tôn trọng như ông Giáp đã giúp hồi sinh trong người dân lòng tự hào trước thế giới.
Bản thân tôi ở Đồng Hới còn nghe có người ca tụng ông đứng trên cả Napoleon của Pháp hoặc Pierre Đại đế của người Nga.
Thế nhưng, dù công trạng hay danh tiếng, theo tôi nghĩ, để lay động lòng người thì phải cần điều gì đó rất người chứ không phải duy ý chí.
Và tôi đã nghe hai người phụ nữ giấu tên là quản lý cho một công ty nước ngoài ở Sài Gòn chia sẻ ở trước cổng 30 Hoàng Diệu: "Nếu chỉ vì công lao thì chúng tôi đã không bay ra đây để viếng ông. Chúng tôi cảm phục ông vì ông là người vì dân, vì nước."
Có một câu nói của ông Giáp mà báo chí trong nước hay dẫn lại khi nói về ông: "Tôi còn sống ngày nào là vì dân, vì nước ngày đó."
|
Dẫu sao đây cũng chỉ là một câu nói, nhưng có những chi tiết trong đời ông khiến tôi tin rằng đây là lời nói thật lòng.
Ông đi hoạt động cách mạng xuất phát từ cảnh đất nước lầm than và ông đến với chủ nghĩa cộng sản như là phương tiện cứu dân cứu nước. Cho nên ít nhiều ông có tinh thần dân tộc hơn là đấu tranh giai cấp triệt để.
Ông từng trăn trở trong những năm cuối đời rằng 'đất nước đã giải phóng được mấy chục năm rồi mà sao vẫn còn tụt hậu xa như thế?'
Tôi đã nghe một người họ hàng ông ở Lệ Thủy kể những khi về thăm quê ông thường kêu gọi 'sáng tạo, đổi mới để phát triển hơn nữa'.
Nặng lòng với quê hương
Tôi cũng nghe câu chuyện của một người dân Đồng Hới cho tôi quá giang trở về từ Vũng Chùa rằng khi còn là học sinh có lần đã đón ông Giáp về thăm trường. Ông Giáp hỏi về Napoleon thì ai cũng biết nhưng hỏi ngọi núi cao nhất Quảng Bình thì không ai biết. Ông đã lấy điều đó ra để căn dặn các học sinh phải biết tường về quê hương đất nước.
Nếu ông muốn an nhàn lúc tuổi già thì chẳng dại gì ông lên tiếng về vấn đề bauxite vì biết sẽ làm lãnh đạo phật lòng. Nhưng ở vị trí của một nhà chiến lược quân sự, ông thấy rõ những hiểm họa đối với đất nước và thấy như thế thì ông không thể không lên tiếng.
Ông hơn hẳn nhiều lãnh đạo về hưu chỉ biết lo vun vén sao cho an nhàn tấm thân.
Tôi cũng nghe một người hàng xóm của ông ở Lệ Thủy kể rằng mỗi khi về thăm nhà ông thường gặp gỡ bà con rồi 'cũng hò khoan Lệ Thủy'.
Một người yêu tiếng hát quê hương như thế chắc hẳn nặng lòng với quê hương đất nước.
|
Và cũng vì nặng lòng với quê hương mà ông đã chọn yên nghỉ ở nơi 'lá rụng về cội' chứ không phải ở một nơi danh giá mà nhiều người thường nói đùa rằng những ai vào được Bộ Chính trị 'đã chắc một suất ở Mai Dịch'.
Ở nơi khuất nẻo thế chắc ông cũng không mong có nhiều người đến viếng. Sinh phần ông nhìn ra trời biển bao la, có nắng sớm, sương đêm, có gió lộng, trăng tà, có tiếng chuông chùa thanh tịnh. Ở nơi đó ông có thể ngàn năm nghe sóng vỗ, thiên thu ngắm trời xanh.
Rất may là Đảng đã tôn trọng di nguyện của ông - một di nguyện trong sáng không màng danh lợi.
Xuất thân là một thầy giáo dạy Sử, số phận đưa đẩy ông ra cầm quân đánh giặc. Ông từng nói một ngày nào đó hết chiến tranh ông sẽ trở về làm thầy dạy Sử như xưa.
Trong những năm bị hà hiếp, là một người có uy tín trong toàn quân ông hoàn toàn có thể huy động lực lượng làm một cuộc lật đổ để tiếm quyền.
Nhưng ông không có tham vọng quyền lực. Cốt lõi ông không phải là một chính khách. Ông không có cái gian hùng của Mao Trạch Đông hay Lê Duẩn để làm cho mọi người quy phục.
Ý Đảng và lòng dân
Theo lý mà suy thì một nhân vật cộng sản trong sáng như ông Giáp có thể giúp Đảng lấy lại niềm tin đã quá sa sút của người dân vào lý tưởng cộng sản và sự lãnh đạo của Đảng. Đảng càng phải ra sức tuyên truyền về tấm gương ông Giáp mới phải.
Tuy nhiên thực tế dường như diễn ra theo chiều ngược lại.
Ở đây tôi thấy khoảng cách khá rõ giữa ý Đảng và lòng dân trong cách đánh giá ông Giáp.
Khi ông Giáp vừa qua đời, trên mạng tràn ngập những lời ca tụng ông. Sự tôn sùng đến mức đẩy ông đến gần với vị lãnh tụ khai quốc là ông Hồ Chí Minh.
Nhưng Đảng không thích điều này.
Tôi có thể hiểu được chỗ khó xử của Đảng: nếu tôn vinh ông Giáp lên mức gần ngang hàng với ông Hồ thì những lãnh tụ khác của Đảng như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng sẽ đặt ở đâu?
Do đó, không khó để nhận ra nỗ lực của Đảng đưa mọi thứ về lại trật tự.
Thật ra việc đài truyền hình trung ương không truyền hình trực tiếp về lễ viếng ông Giáp cũng không có gì là lạ bởi lẽ trước đây lễ viếng của các ông Võ Văn Kiệt và Phạm Văn Đồng cũng có trực tiếp đâu.
Tuy nhiên tôi nghe nhiều ý kiến người dân phản đối. Rõ ràng họ muốn ông Giáp phải được đối xử đặc biệt hơn so với những vị kia.
Với lại trong nội bộ Đảng không phải ai cũng đánh giá cao ông Giáp, ít nhất là công khai.
Lễ viếng và lễ truy điệu có đủ mặt bá quan văn võ cả đương chức lẫn cựu trào nhưng không thấy Đại tướng Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước.
Nếu nói tuổi già sức yếu thì ngay cả ông Đỗ Mười chân yếu, tay run hay ông Vũ Khiêu ngồi xe lăn vẫn đến viếng.
Nếu biết rằng ông Anh quá yếu không đến viếng được thì tại sao trên bảng điện tử thông báo tôi thấy ghi rõ ràng sau lượt viếng của các cựu tổng bí thư là đến lượt ông Lê Đức Anh?
‘Công của tập thể’
|
Nỗ lực đưa vị trí ông Giáp trở về đúng trật tự có thể thấy rõ trong điếu văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một mặt điếu văn ca ngợi ông Giáp có 'những cống hiến đặc biệt xuất sắc' và 'mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc' nhưng một mặt nhấn mạnh rằng ông Giáp chỉ là một người trong một tập thể chứ không phải vĩ nhân vượt trên tất cả.
Chỗ nào có nhắc đến công trạng của ông Giáp thì cũng không quên nhắc nhở rằng chiến công đó nằm trong sự lãnh đạo của ‘Trung ương Đảng và Bác Hồ’.
Ông Giáp được cho chỉ là 'một trong những người tiêu biểu' trong 'một tập thể cán bộ lãnh đạo tài năng, dày dạn'.
Xét trong lịch sử lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì những lời lẽ nói trên cũng là công bằng.
Tuy nhiên, sẽ không công bằng khi điếu văn về ông Giáp mà lại không làm nổi bật vai trò chỉ huy chiến lược của cá nhân ông trong chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mặc dù chiến thắng đó đúng là công sức của ‘toàn Đảng, toàn dân, toàn quân’, nhưng với vai trò là tổng tư lệnh tối cao, ông Giáp linh hồn của chiến thắng chứ không thể chỉ dừng ở mức ‘góp phần’ như Điếu văn đã nêu.
Đối với ai muốn đặt ông Giáp lên gần ngang hàng với ông Hồ thì điếu văn nói rất rõ là ông Giáp 'được sự giáo dục, rèn luyện' của ông Hồ.
Ngay cả danh tiếng quốc tế của Tướng Giáp thì điếu văn chỉ nhắc đến việc ông tạo cảm hứng cho các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latin chứ không hề nói đến tiếng tăm của ông ở các nước phương Tây.
Bản thân tôi không tin rằng tiếc thương của người dân về một tấm gương cộng sản như ông Giáp sẽ càng khiến người dân tin vào Đảng. Ngược lại, nó chỉ càng thể hiện sự bất mãn của người dân.
Hai người phụ nữ chia sẻ với tôi ở 30 Hoàng Diệu còn nhấn mạnh rằng 'các lãnh đạo Việt Nam hiện nay không ai được như ông Giáp'.
Rõ ràng khi người dân bất mãn với các cán bộ hư hỏng bao nhiêu thì họ càng thương tiếc sự ra đi của một người chính trực bấy nhiêu.
Người xưa năm cũ
|
Đảng cũng thấy được điều đó. Điếu văn của Tổng Bí thư đã liên hệ tấm gương ông Giáp với vấn đề thời sự hiện nay là chỉnh đốn Đảng.
Tuy nhiên, thế hệ của ông Giáp là những người sống trong hang đá, ăn cơm rừng, uống nước suối, còn quan chức bây giờ mấy ai không nhà cao cửa rộng, cuộc sống phủ phê.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do ông Giáp chỉ đạo ngày xưa là từ nhân dân mà ra và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân.
Còn quân đội bây giờ phải bảo vệ Đảng trước tiên rồi mới đến bảo vệ người dân.
Thật ra với hơn 20 năm lui về an dưỡng ông Giáp hầu như không còn liên hệ gì với cuộc sống của người dân hiện nay ngoài ý nghĩa như một biểu tượng lịch sử.
Sự tiếc thương ông rồi cũng mau chóng trôi qua và ông cũng sẽ chỉ còn trên sách sử.
Đồng nghiệp của tôi bên BBC World News, anh Jonathan Head, nhận xét rằng ngay sau đoàn linh cữu ông Giáp vừa đi qua chừng 5 phút thì người dân Hà Nội lại trở về với cuộc sống như không có việc gì xảy ra. Có những cô gái còn xúng xính áo váy đi mua sắm.
Còn tôi khi ở Quảng Bình về Hà Nội một ngày sau đó thì không thấy bất kỳ dấu vết gì của một Quốc tang mới hôm trước. Cờ rủ ở sân bay Nội Bài đã được thay bằng quốc kỳ hai nước Việt Nam-Trung Quốc song song.
Người chết dù sao cũng đã chết còn cuộc sống đương nhiên vẫn phải đi tới.
Nhưng ngay cả trong lúc quốc tang, tôi đã thấy các cơ quan Đảng trên đường Hoàng Văn Thụ có nơi treo cờ rủ có nơi không ngay sau khi Quảng trường Ba Đình đã rủ cờ.
|
Có lẽ họ bận việc quá nên chưa kịp rủ cờ chăng? Nhưng một việc quan trọng như thế thì làm sao cơ quan Đảng có thể lơ là được? Điều này ít nhiều chứng tỏ ông Giáp không còn ảnh hưởng gì đối với chính quyền hiện tại.
Ở phạm vi quốc tế cũng vậy, đối với nhân vật tiếng tăm như ông Giáp, tôi chờ đợi các đoàn khách quốc tế đến viếng nhưng ngoài các nước châu Phi hâm mộ ông Giáp như Mozambique và Algerie chỉ gửi phái đoàn cấp thấp và phái đoàn cấp cao của các nước Lào, Campuchia, không còn phái đoàn quốc tế nào đáng lưu ý.
Điều đó chứng tỏ ông Giáp là một nhân vật xưa cũ đã mấy chục năm không còn liên hệ gì với cuộc sống hiện nay trên thế giới.
Cầm quân và cầm quần
Dẫu sao ông Giáp cũng là con người bình thường và cũng có những sai lầm.
Trên các diễn đàn mạng tôi có đọc được một ý kiến thế này: "Một lãnh tụ vĩ đại (chỉ ông Hồ) và một nhà yêu nước vĩ đại (chỉ ông Giáp) mà để lại một đất nước tham nhũng vĩ đại."
Nghe chua chát nhưng không phải không có phần chính xác.
Nếu như ông Giáp ra đi khi mà đất nước mà ông góp công sáng lập và bảo vệ được hùng cường và thịnh vượng thì chắc chắn vị thế của ông trong lịch sử dân tộc và trong mắt bạn bè quốc tế cũng được nâng lên đáng kể.
Ít nhất tôi tin rằng hiện tình đất nước ngày nay không phải là điều ông mong muốn. Bản thân ông vẫn tin rằng con đường mà ông đã đi là tốt cho dân cho nước.
Cho nên sẽ là khiên cưỡng khi tìm cách liên hệ ông Giáp, một người đã đi theo Đảng từ lúc trai trẻ cho đến cuối đời, đã mất vợ, đã ly tán gia đình cho lý tưởng, với phong trào dân chủ hiện nay.
|
Chắc hẳn ông cũng có suy nghĩ như nhiều người là 'đường lối của Đảng không bao giờ sai, chỉ có thực hiện sai’.
Cũng có ý kiến cho rằng ông Giáp là một người 'tàn nhẫn' khi từng nói sẵn sàng hy sinh hàng ngàn sinh mạng để đạt thắng lợi.
Như thế thì không thể nói ông kế thừa tinh hoa đánh giặc của cha ông, vốn là 'tướng sỹ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào'.
Nhưng tại sao tướng sỹ lại tôn kính ông như vậy? Với lại ông vẫn thường nhắc đến sự hy sinh của các chiến sỹ Điện Biên, chứng tỏ ông ý thức rằng danh vọng của ông là ‘dãi thân trăm họ làm công một người’.
Còn về việc ông ít ra ra mặt trận, nếu xét ông vốn là trí thức đọc sách, mang họ Võ nhưng lấy tên Văn, thì sẽ thông cảm với ông hơn.
Và cũng sẽ thông cảm với ông hơn nếu đặt bản thân vào hoàn cảnh của ông trong câu chuyện được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
Một vị tướng có chiến công mà phải làm việc đấy, phải chịu miệng đời thị phi 'cầm quân, cầm quần', chưa kể mất mặt với cấp dưới thì buồn lắm.
Tức giận thì ai gặp cảnh đó cũng tức giận, nhưng dằn được cơn tức thì không phải ai cũng làm được!
Ông có thể cầm quân khuấy động phong ba. Nhưng rồi toàn bộ cơ đồ ông góp công tạo dựng sẽ tiêu tan.
Ở đây tôi không thấy ông Giáp có gì phải nhục nhã mà chỉ thấy sự hẹp hòi, đố kỵ không xứng đáng ở những vị lãnh đạo muốn hạ nhục ông.
Dẫu sao nghĩa tử là nghĩa tận. Sử sách và hậu thế sẽ đánh giá ông chính xác không sai trật.
Cầu cho xương thịt của ông hòa vào đất cát.
Cầu cho hồn phách của ông hòa vào anh linh của lớp lớp đồng bào tử sỹ trận vong để giữ gìn dải non sông gấm vóc này.
Nguyễn Lễ
(BBC)
Khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII
Sáng 21-10, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. |
Trước
khi về dự kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh với Quốc hội; các đoàn đại biểu
Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận các văn bản và dự kiến chương
trình của kỳ họp.
Từ 7 giờ 15 phút, đại diện các đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; các vị đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8 giờ, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua chương trình kỳ họp và trao đổi về một số nội dung tiến hành kỳ họp.
Đúng 9 giờ, Quốc hội họp phiên khai mạc. Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội và cũng là nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là kỳ họp có vị trí đặc biệt quan trọng để nhìn lại chặng đường gần ba năm qua, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác của ngành tư pháp, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước.
Gần 3 năm qua, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng phục hồi chậm. Trong nước, lạm phát tăng, tồn kho, nợ xấu cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao, tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, bằng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các ngành, các cấp, các địa phương và các doanh nghiệp, đến nay tình hình kinh tế-xã hội đã có bước chuyển tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất huy động giảm. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tiềm lực quốc phòng được tăng cường; độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị được giữ vững, đối ngoại tiếp tục mở rộng… Đây là những tiền đề rất quan trọng để tại kỳ họp này Quốc hội sẽ thảo luận và có những quyết sách kịp thời, đúng đắn, đồng bộ, tạo quyết tâm chính trị cao trong toàn dân để vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho năm 2014 và những năm tiếp theo.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng: Một là, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thu hút được sự tham gia tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân ở trong nước và nước ngoài. Sau kỳ họp thứ 5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên, nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Quốc hội, nhân dân, các ngành, các cấp, các chuyên gia, các nhà khoa học. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã dành thời gian cho ý kiến về Dự thảo và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lấy ý kiến về Dự thảo. Để việc thông qua Hiến pháp đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân. Đây là một đạo luật nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện dự thảo Luật. Quốc hội yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận, kết hợp với việc thảo luận, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xử lý thấu đáo các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm để Quốc hội thông qua một đạo luật về đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và mong mỏi của nhân dân.
Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2013; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015); việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015; việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Từ 7 giờ 15 phút, đại diện các đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; các vị đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8 giờ, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua chương trình kỳ họp và trao đổi về một số nội dung tiến hành kỳ họp.
Đúng 9 giờ, Quốc hội họp phiên khai mạc. Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội và cũng là nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là kỳ họp có vị trí đặc biệt quan trọng để nhìn lại chặng đường gần ba năm qua, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác của ngành tư pháp, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước.
Gần 3 năm qua, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng phục hồi chậm. Trong nước, lạm phát tăng, tồn kho, nợ xấu cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao, tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, bằng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các ngành, các cấp, các địa phương và các doanh nghiệp, đến nay tình hình kinh tế-xã hội đã có bước chuyển tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất huy động giảm. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tiềm lực quốc phòng được tăng cường; độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị được giữ vững, đối ngoại tiếp tục mở rộng… Đây là những tiền đề rất quan trọng để tại kỳ họp này Quốc hội sẽ thảo luận và có những quyết sách kịp thời, đúng đắn, đồng bộ, tạo quyết tâm chính trị cao trong toàn dân để vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho năm 2014 và những năm tiếp theo.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng: Một là, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thu hút được sự tham gia tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân ở trong nước và nước ngoài. Sau kỳ họp thứ 5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên, nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Quốc hội, nhân dân, các ngành, các cấp, các chuyên gia, các nhà khoa học. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã dành thời gian cho ý kiến về Dự thảo và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lấy ý kiến về Dự thảo. Để việc thông qua Hiến pháp đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của mọi người dân. Đây là một đạo luật nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Quốc hội đã dành 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện dự thảo Luật. Quốc hội yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận, kết hợp với việc thảo luận, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xử lý thấu đáo các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm để Quốc hội thông qua một đạo luật về đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và mong mỏi của nhân dân.
Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2013; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015); việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015; việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
(QĐND)
Hiệu Minh Đông Timor – từ độc lập, tự do tới ấm no
Biển Dili. Ảnh: HM |
Nếu đến Đông Timor (Timor Leste – East Timor), du khách có cảm giác
đang thăm một vùng đất rộng (14.874km2), bằng ba tỉnh Nam Định, Ninh
Bình và Thanh Hóa cộng lại, nhưng dân số lớn hơn Ninh Bình một chút,
khoảng hơn 1 triệu dân với thủ đô Dili khoảng 320 ngàn người.
Năm 2003 tôi tới dự hội thảo IT vì tránh SARS đang hoành hành tại châu Á, vết đạn bom, đổ nát sau chiến tranh vẫn còn. Giành độc lập từ Indonesia, người Đông Timor trả một cái giá không nhỏ. Hơn 100 ngàn người bị chết do bom đạn, bệnh tật và đói khát, chiếm 1/10 dân số. Tưởng tượng trong một làng, cứ 10 người có một người chết vì độc lập. Ở đâu cũng vậy, freedom is not free – Tự do không phải là miễn phí.
Thời đó, phố duy nhất lúc đó còn hoạt động là đường chạy dọc bờ biển Dili. Taxi không có biển, mỗi cuốc xe 1-2$, đi khắp thành phố, xa gần cùng một giá. Xăng đắt, không có điện thoại liên lạc, người lái xe phải di chuyển liên tục để vẫy khách.
Hôm nay taxi cũng hoạt động nhộn nhịp nhưng chưa có công ty nào đứng ra tổ chức. Sơn vàng, có chữ taxi, giá chạy quanh cũng khoảng vài đô la, nhưng phải mặc cả trước với lái xe. Đôi lúc khách nước ngoài cũng bị ép giá, lấy thêm tiền, một tín hiệu của sự phát triển, vì dân khôn hơn, biết móc túi cánh nhiều đô la. Có lẽ nhiều công ty nước ngoài đang nhòm ngó thị trường non trẻ này.
Từ sân bay về khách sạn Discovery Inn thấy đường hai chiều, đèn đường hai bên, có tín hiệu giao thông tại các ngã tư. Dù nước nghèo thua xa VN nhưng xe chạy trật tự, ít thấy chen lấn. Thấy người đi bộ qua đường là xe dừng, một thứ văn minh chỉ thấy bên phương Tây.
Xe hơi trên phố nhiều hơn, xe máy cũng vậy, dọc đường quán xá nhộn nhịp, siêu thị Timor Plaza chẳng khác gì Big C tại Việt Nam. Đây là khu rất rộng do người Đông Timor gốc Hoa đầu tư. Rất đông thanh niên trẻ ngồi trong sảnh và duyệt nét vì wifi miễn phí. Giá đĩa cơm gà rán, có chút rau xanh, khoảng 6-7$, khá cao so với dân lao động ở đây, nhưng vẫn đông khách tới ăn.
Góc đường gần khách sạn Discovery Inn có nhà hàng Eastern Burger chứa khoảng 50 khách, cũng do người Hoa bỏ tiền. 8 năm trước là một quán tồi tàn. Nay sàn đá sạch bóng, điều hòa mát lạnh, bàn ăn bằng đá hoa cương, ghế êm, và giá thì rẻ. Các món ăn hợp khẩu vị nên đông khách, người Tầu đến thưởng thức cũng khá.
Lương trả cho nhân viên chạy bàn 150$, chưa kể típ và ăn miễn phí. Với người lao động Dili đó là lương khá ổn. Ngày nào cũng ăn chiều ở đó, cô bé thu ngân người Hoa, cao và xinh, toàn Nỉ Hảo vì trông mình giống Tầu, mình cũng ảo ảo lại cho vui.
Năm 2003 tôi tới dự hội thảo IT vì tránh SARS đang hoành hành tại châu Á, vết đạn bom, đổ nát sau chiến tranh vẫn còn. Giành độc lập từ Indonesia, người Đông Timor trả một cái giá không nhỏ. Hơn 100 ngàn người bị chết do bom đạn, bệnh tật và đói khát, chiếm 1/10 dân số. Tưởng tượng trong một làng, cứ 10 người có một người chết vì độc lập. Ở đâu cũng vậy, freedom is not free – Tự do không phải là miễn phí.
Thời đó, phố duy nhất lúc đó còn hoạt động là đường chạy dọc bờ biển Dili. Taxi không có biển, mỗi cuốc xe 1-2$, đi khắp thành phố, xa gần cùng một giá. Xăng đắt, không có điện thoại liên lạc, người lái xe phải di chuyển liên tục để vẫy khách.
Hôm nay taxi cũng hoạt động nhộn nhịp nhưng chưa có công ty nào đứng ra tổ chức. Sơn vàng, có chữ taxi, giá chạy quanh cũng khoảng vài đô la, nhưng phải mặc cả trước với lái xe. Đôi lúc khách nước ngoài cũng bị ép giá, lấy thêm tiền, một tín hiệu của sự phát triển, vì dân khôn hơn, biết móc túi cánh nhiều đô la. Có lẽ nhiều công ty nước ngoài đang nhòm ngó thị trường non trẻ này.
Từ sân bay về khách sạn Discovery Inn thấy đường hai chiều, đèn đường hai bên, có tín hiệu giao thông tại các ngã tư. Dù nước nghèo thua xa VN nhưng xe chạy trật tự, ít thấy chen lấn. Thấy người đi bộ qua đường là xe dừng, một thứ văn minh chỉ thấy bên phương Tây.
Xe hơi trên phố nhiều hơn, xe máy cũng vậy, dọc đường quán xá nhộn nhịp, siêu thị Timor Plaza chẳng khác gì Big C tại Việt Nam. Đây là khu rất rộng do người Đông Timor gốc Hoa đầu tư. Rất đông thanh niên trẻ ngồi trong sảnh và duyệt nét vì wifi miễn phí. Giá đĩa cơm gà rán, có chút rau xanh, khoảng 6-7$, khá cao so với dân lao động ở đây, nhưng vẫn đông khách tới ăn.
Góc đường gần khách sạn Discovery Inn có nhà hàng Eastern Burger chứa khoảng 50 khách, cũng do người Hoa bỏ tiền. 8 năm trước là một quán tồi tàn. Nay sàn đá sạch bóng, điều hòa mát lạnh, bàn ăn bằng đá hoa cương, ghế êm, và giá thì rẻ. Các món ăn hợp khẩu vị nên đông khách, người Tầu đến thưởng thức cũng khá.
Lương trả cho nhân viên chạy bàn 150$, chưa kể típ và ăn miễn phí. Với người lao động Dili đó là lương khá ổn. Ngày nào cũng ăn chiều ở đó, cô bé thu ngân người Hoa, cao và xinh, toàn Nỉ Hảo vì trông mình giống Tầu, mình cũng ảo ảo lại cho vui.
Dấu ấn người Hoa. Ảnh: HM |
Buôn bán, mở hàng ăn, người Hoa luôn chọn những vị trí đắc địa để kinh
doanh và họ làm việc này rất có nghề. Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới về
kinh tế chẳng làm ai ngạc nhiên vì dân tộc ấy hội đủ trí và lực, nhất là
sau thời mở cửa Đặng Tiểu Bình. Thấy nhiều bạn đọc toàn chê người Trung
Quốc, tôi thấy thật không công bằng. Chúng ta nên mang sách học họ cách
kinh doanh trên toàn cầu.
Trên đường từ sân bay về trung tâm thành phố thấy President Palace (Dinh tổng thống) và Bộ Quốc phòng do Trung Quốc xây tặng mới tinh, kiến trúc và dáng vẻ, nhìn thoáng là biết từ Bắc Kinh. Thế mới biết họ nhanh hơn người. Tổng tống Timor ở trong ngôi nhà đó thì các hợp đồng với Trung Quốc chắc sẽ dễ hơn nhiều.
Phía đối diện Eastern Burger có cửa hàng đề tên Tam Electronics, tôi đoán là của người Việt, cứ hy vọng thế. Gần trung tâm thương mại Timor Plaza có trụ sở của Viettel được đặt tên rất Timor là Telemor, công ty telecom toàn cầu. Dọc đường thấy bảng quảng cáo Telemor mình không biết đó là Viettel. Vì có công chuyện liên quan đến đường truyền cho WB nên tôi rất may mắn được nói tiếng Việt tại Dili với anh Nguyễn Hùng Cường, giám đốc chi nhánh.
Chẳng biết anh ấy và đồng nghiệp có đọc Hiệu Minh blog không, nhưng tôi tin sau vụ gặp này, thế nào người Việt ở Dili sẽ biết hang Cua. Phòng chi nhánh khá rộng, có nhiều nhân viên sở tại, các em kỹ sư Việt rất trẻ, vẻ năng động, tiếng Anh rất khá. Ngoài đường hầu hết dân chúng, từ bà nội chợ đến xe taxi, thanh niên đều có cellphone, chứng tỏ Viettel đã có chỗ đứng. 10 năm trước không ai tưởng tượng nổi điện thoại có thể phủ sóng nhanh như vậy.
Nhớ hồi ở Hà Nội, mãi đến năm 1993, nhà này mới đủ tiền mắc điện thoại với giá trên trời, sau gần 20 năm hòa bình. Thế mới biết, người đi sau lại nhanh hơn người đi trước.
Xứ này còn nghèo nên ai nhanh chân, liều lĩnh chút và chịu khó đi trước một bước sẽ dễ thành công. Nhân vật Buttler trong “Cuốn theo chiều gió” đã nói rồi, người ta có thể làm giầu rất nhanh trong chiến tranh và ngay sau tiếng súng im.
Đợi khi mọi việc đã an bài như Bắc Mỹ hay châu Âu, chỉ tầm cỡ Bill Gates hay Steve Jobs mới có thể làm được. Viettel đi đúng hướng là xâm nhập thị trường các nước nghèo như Myanmar, Đông Timor, Nam Mỹ và châu Phi. Chục năm trước thấy anh Trương Gia Bình chém gió đưa FPT vào Mỹ, chả hiểu đến đâu rồi, hay mất hút con mẹ hàng lươn.
Đông Timor với GDP nominal khoảng 4 tỷ đô la (2012), bằng quả thua lỗ của Vinashin, thu nhập đầu người không hề thua kém ai. Bình quân đầu người (3600$) gần gấp 3 lần Việt Nam (1500$). Tuy nhiên nhìn trên phố người nghèo rất nhiều, hàng quán lèo tèo, bán những thứ mà tôi thấy từ 10 năm trước như dứa gánh vài quả, cá ươn, nhưng đồ uống Coke, Sprite, fast food kiểu Mỹ lại át nội địa.
Hỏi cô bé làm ở tiếp tân trong khách sạn, biết lương trả 350$/tháng, đủ nuôi chồng và hai con. Cô khoe đã giúp các em đi đại học ở Indonesia. Tuy có tiền Timor nhưng dân chúng toàn sài đô la Mỹ.
Dọc bờ biển có công viên Internet, lắp anten chảo nối vệ tinh, một khu nho nhỏ có mái che lượn sóng rất điệu. Giới trẻ vác máy tính nối mạng không dây, chu du ảo khắp thế giới. Cellphone, blackberry, iPhone trông sành điệu, nhưng chỉ dùng nội địa được vì giá đắt và dịch vụ cao cấp chưa đến miền đất này.
Sự chênh lệch giầu nghèo đã gây ra những bất ổn chính trị, tội phạm có tổ chức. Dân nước này đứng lên đòi độc lập nên sẽ không tha thứ cho việc lạm quyền, tham nhũng. Biểu tình chống chính phủ xảy ra thường xuyên nên Thủ tướng hay Tổng thống luôn phải giữ mình.
Tuy thế, đa số người dân ở đây hiền hòa. Gặp một gia đình trẻ, anh tên là Pedro, tôi bắt chuyện. Anh chị rất niềm nở và còn nói, muốn đi đâu thì anh đưa đi. Gặp một nhóm đang surf net cũng thế. Tôi chụp bức ảnh, họ gửi luôn vào facebook để khoe bạn bè, rồi lại hẹn, anh đi thăm Dili, họ sẵn sang đưa đi chơi.
Phố nghèo Dili, Ảnh: HM |
Dẫu nghèo, nhưng sau hơn 10 năm độc lập, Đông Timor đã đi một bước dài.
Thử hỏi 10 năm sau chiến tranh (1975), Việt Nam đã đạt được những gì, sẽ
thấy người Timor năng động hơn, bởi thế chế đang tiến dần đến dân chủ.
Nói chuyện với người dân, họ đều nói độc lập và tự do là tốt nhưng cần
cả ấm no. Hiện nay với đa phần dân chúng vẫn còn là giấc mơ.
Chả hiểu sao tôi lại tin giấc mơ ấy sẽ đến. Bởi tôi nhìn thấy một gia đình khỉ gần chục con, trú trên cây đa cổ thụ giữa đường đi lối lại. Chúng thản nhiên đi kiếm ăn ở bờ biển, làm tình, sinh con đẻ cái, mà không bị ai bắt, xe thịt hay ngâm rượu. Ở Hà Nội mình, ve sầu, chim sẻ cũng chẳng còn, nói chi khỉ thả rông. Đường phố bẩn và bụi, giống Hà Nội những năm 1980, nhưng tâm hồn người Dili đang hướng tới tương lai trong sạch.
Theo truyền thuyết, có một em bé thấy một con cá sấu sắp chết bên bờ biển. Em tìm cách cứu sống và chú cá sấu hứa, khi nào em cần sẽ hiện lên, đưa đi bất kỳ nơi đâu. Với thời gian, cá sấu mệt mỏi, đói khát, chú định thịt luôn cậu bé ngồi trên lưng. Nhưng lo sợ sự bội ước nên cá sấu đi hỏi bè bạn. Ai cũng nói, đừng nên làm thế, sẽ bị quả báo.
Sau này cá sấu chết, biến thành vùng đất Đông Timor có hình con cá sấu. Đi biển, ai gặp cá sấu, ngư dân đều nói, xin đừng ăn thịt con cháu của mình. Là truyền thuyết nhưng mang đầy tính nhân văn. Có lẽ vì thế mà người Timor rất hiền và hay cười, nhưng cá sấu nổi cơn thịnh nộ thì hàng trăm ngàn lính Indo cũng phải bỏ chạy.
Máy bay đi Darwin (Australia) chuẩn bị cất cánh, phải đóng laptop, xin tạm biệt Dili, tạm biệt người Đông Timor dũng cảm. Chúc dân nơi đây với nụ cười thường trực trên môi, đạt được giấc mơ ấm no và xa hơn nữa.
Chúc Viettel nối dài đường truyền interner và cellphone đi khắp thế giới như họ đang làm tại xứ xa xôi này.
Chả hiểu sao tôi lại tin giấc mơ ấy sẽ đến. Bởi tôi nhìn thấy một gia đình khỉ gần chục con, trú trên cây đa cổ thụ giữa đường đi lối lại. Chúng thản nhiên đi kiếm ăn ở bờ biển, làm tình, sinh con đẻ cái, mà không bị ai bắt, xe thịt hay ngâm rượu. Ở Hà Nội mình, ve sầu, chim sẻ cũng chẳng còn, nói chi khỉ thả rông. Đường phố bẩn và bụi, giống Hà Nội những năm 1980, nhưng tâm hồn người Dili đang hướng tới tương lai trong sạch.
Theo truyền thuyết, có một em bé thấy một con cá sấu sắp chết bên bờ biển. Em tìm cách cứu sống và chú cá sấu hứa, khi nào em cần sẽ hiện lên, đưa đi bất kỳ nơi đâu. Với thời gian, cá sấu mệt mỏi, đói khát, chú định thịt luôn cậu bé ngồi trên lưng. Nhưng lo sợ sự bội ước nên cá sấu đi hỏi bè bạn. Ai cũng nói, đừng nên làm thế, sẽ bị quả báo.
Sau này cá sấu chết, biến thành vùng đất Đông Timor có hình con cá sấu. Đi biển, ai gặp cá sấu, ngư dân đều nói, xin đừng ăn thịt con cháu của mình. Là truyền thuyết nhưng mang đầy tính nhân văn. Có lẽ vì thế mà người Timor rất hiền và hay cười, nhưng cá sấu nổi cơn thịnh nộ thì hàng trăm ngàn lính Indo cũng phải bỏ chạy.
Máy bay đi Darwin (Australia) chuẩn bị cất cánh, phải đóng laptop, xin tạm biệt Dili, tạm biệt người Đông Timor dũng cảm. Chúc dân nơi đây với nụ cười thường trực trên môi, đạt được giấc mơ ấm no và xa hơn nữa.
Chúc Viettel nối dài đường truyền interner và cellphone đi khắp thế giới như họ đang làm tại xứ xa xôi này.
© Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)
Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam
Một số người cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động khá nhanh.
Tốc độ lạm phát với hai con số trong năm 2011 đã đã bắt đầu hạ nhiệt,
còn kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và hàng điện tử thì đang gia tăng
nhanh chóng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 36% mỗi năm, đấy là theo
đánh giá của cơ quan xếp hạng, có tên là Fitch.
Nhưng, GDP lại gia tăng khá chậm: năm ngoái chỉ đạt 5%, thấp nhất kể từ
năm 2009. Rắc rối phần lớn là do đảng Cộng sản cầm quyền thất bại trong
việc ép các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuân thủ kỷ luật và không xử lý
được những khoản nợ xấu trong trong các ngân hàng. Cũng như nước láng
giềng Trung Quốc, các ông trùm trong đảng và đàn em của họ không muốn
thay đổi hiện trạng vì nó có lợi cho họ.
Nhưng, muốn có tính hợp pháp thì chính phủ phải cải thiện được cuộc sống
của người dân trong cái đất nước có tới 90 triệu người này. Trong mấy
tháng gần đây, các quan chức bắt đầu tung ra kế hoạch cải cách kinh tế
quan trọng. Dấu hiệu đáng khích lệ gồm có Nghị quyết của Bộ Chính trị
hồi tháng Tư, coi hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu; và những cuộc
tranh luận gần đây của các nhà làm luật của Việt Nam về biện pháp "cổ
phần hóa" hay tư nhân hóa một phần doanh nghiệp nhà nước. Tháng 9 vừa
rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết sẽ xử lý 1.300 doanh nghiệp
nhà nước như các công ty tư nhân và tăng mức cổ phần trong các ngân hàng
mà các nhà đầu tư ngoại quốc có thể sở hữu lên từ 30% đến 49%.
Một nhà ngoại giao phương Tây nói rằng hiện nay vấn đề không phải là có
cải cách hay không mà là cải cách sẽ diễn ra nhanh đến mức nào. Nếu đúng
như thế thì tốc độ thay đổi có thể phụ thuộc vào Quan hệ đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), tức là phụ thuộc vào Thỏa thuận thương mại tự do
của hơn một chục nước do Mỹ lèo lái, đang được trù liệu. Ngoài những vấn
đề khác, TPP sẽ yêu cầu các thành viên kiềm chế những hành động thái
quá của doanh nghiệp nhà nước.
Việc TPP tập trung chú ý vào doanh nghiệp nhà nước tạo ra vỏ bọc chính
trị cho các nhà lập pháp có tinh thần cải cách của Việt Nam, để họ có
thể theo đuổi chương trình nghị sự của mình, một nhà kinh tế học là ông
Phùng Đức Tùng nói như thế. Họ sẽ đi xa đến đâu vẫn là một câu hỏi mở,
nhưng ông Tùng cho rằng tư nhân hóa hầu hết các DNNN sẽ thúc đẩy mạnh mẽ
nền kinh tế và tạo được nền tảng thuế khóa vững chắc hơn.
Doanh nghiệp nhà nước, chiếm 40 % sản lượng kinh tế, đang có nguy cơ gắn
chặt với các ngân hàng quốc doanh – tức là gắn với những người cho vay
từng tài trợ cho việc tham gia vào thị trường bất động sản đầy rủi ro
trong vụ bùng nổ kèm theo việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007.
Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đang tích cực "tái cơ cấu", báo chí do
nhà nước kiểm soát nói như thế. Không có người nào tin rằng những khoản
tín dụng khổng lồ sẽ tái diễn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn
hoạt động không hiệu quả, một số nợ nần chồng chất đến nỗi không có tiền
trả lương cho nhân viên.
Không có gì tốt đẹp cho hàng trăm ngàn thanh niên đang bước vào thị
trường lao động thiếu sinh khí của Việt Nam, những người đang chán ngấy
nạn tham nhũng và bất bình đẳng còn đáng buồn hơn thế. Cùng với tâm
trạng thất vọng về hệ thống giáo dục, y tế và chính sách về quyền sử
dụng đất, những vấn đề đó có thể là nhiên liệu cho một vụ bùng nổ xã hội
trong một ngày nào đó.
Trong khi đó, các nhà đàm phán trong lĩnh vực thương mại của Mỹ đang
nóng lòng muốn kết thúc những cuộc đàm phán TPP. Sự hấp dẫn đối với Việt
Nam là một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc và
giày dép sẽ dễ tiếp cận hơn với thị trường Mỹ. Nhưng đại sứ Mỹ ở Việt
Nam, ông David Shear, nói rằng nước này cần phải thể hiện "sự tiến bộ rõ
ràng" về nhân quyền để có thể giúp cho dư luận Mỹ ủng hộ họ tham gia
vào TPP. Về mặt này, việc luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị phạt tù vì
tội danh trốn thuế giả mạo sẽ chẳng giúp được gì. Mặc dù vậy, rất có thể
hai bên sẽ ký thỏa thuận trong năm tới.
Nguồn: economist.com
Oct 19th 2013
Phạm Nguyên Trường dịch
(BVN)
Cải cách của Đại lục đã chết
Tháng 10 21, 2013
Đọc tin Đại học Bắc Kinh sa thải GS Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), tôi tìm được một bài tường thuật buổi nói chuyện của ông ở Đài Loan tháng 12-2011 trong bản dịch tiếng Việt trên Thời báo Đại Kỷ nguyên (The Epoch Times) do Pháp Luân Công chủ trương. Bản dịch có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt và văn phạm. Tôi đã biên tập lại một số lỗi này. Ngôn ngữ và phong cách đưa tin thường thấy trên Đại Kỷ nguyên có những đặc thù có thể làm một số người đọc dị ứng, và tôi cũng không tìm được bản gốc bài nói chuyện nêu trên để đánh giá bài tường thuật, nên chỉ có thể giới thiệu bản dịch này như một tham khảo.
Phạm Thị Hoài
___________
Giáo sư Học viện Kinh tế Đại học Bắc Kinh, giáo sư phỏng vấn Học khu Los Angeles tiểu bang California nước Mỹ là Hạ Nghiệp Lương đã phát biểu bài diễn văn chuyên đề ở Học viện Khoa học Xã hội của Đại học Đài Loan. Ông Hạ cho rằng, gần đây rất nhiều phần tử trí thức đều đạt được một nhận thức chung, nhận thấy sự cải cách của Đại lục đã chết rồi, không còn cách gì để mà cầu mong chính phủ Trung cộng có sự thay đổi nhắm vào việc dân chủ hóa nữa, bởi vì những sự cải cách tương đối dễ như việc mở cửa kinh tế chẳng hạn, ‘Trong 30 năm qua, những gì có thể sửa đổi đều đã sửa đổi rồi,’ tiếp theo đó là sự cải cách về chính trị thì lại càng khó khăn hơn, Trung cộng sẽ không chủ động mà làm việc này. Đại lục nếu muốn đi đến dân chủ thì phải nhờ vào áp lực mà xã hội và dân chúng đã tạo ra cho chính quyền cộng sản.
Một đảng chuyên chính thì rất dễ xảy ra bạo lực chính trị
Nhận lời mời của Thư viện Dân chủ người Hoa, trong bài diễn văn của Hạ Nghiệp Lương ngày 18 có nhắc đến, một đảng mà chuyên chính thì rất dễ xảy ra bạo lực chính trị, bởi vì không có năng lực để quản lí và giám sát nó. Trong quá khứ, học sinh trung và đại học của Đại lục hình như muốn cầu sự tiến bộ đều muốn gia nhập Đảng, nhưng chưa từng suy nghĩ chín chắn ‘Đảng là cái gì? Công năng và bản chất của Đảng là gì?’. Ông nói, thành ngữ cổ đại của Trung Quốc ‘Đảng đồng phạt dị’ ‘Kết đảng dinh tư’ trải qua mấy trăm năm, trên ngàn năm mà lắng đọng ra, nói rõ việc kết đảng không phải là việc tốt.
Trung cộng tuyên truyền lợi ích quốc gia là cao hơn mọi thứ
Ông Hạ nói: “Đảng Cộng sản bỏ hết tâm tư để chế tạo cách tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ trẻ con, bảo chúng phải tham gia vào đội tiên phong thiếu niên, mỗi ngày đều chỉ thị chúng hãy chuẩn bị thời khắc để hiến thân cho chủ nghĩa xã hội.” Ông nhấn mạnh, Đảng Cộng sản không có nhân tính, mấy năm trước ở Tân Cương, một ngôi trường tiểu học từng xảy ra một đám cháy, lúc đó ban lãnh đạo nhà trường nói, học sinh tiểu học tuổi trẻ đều đứng yên một chỗ và bất động, kết quả chỉ để ban lãnh đạo chạy thoát, rất nhiều học sinh bị chết cháy. Ông chỉ ra rằng, Trung cộng thường tuyên truyền rằng lợi ích của quốc gia là cao hơn mọi thứ, nghe ra thì đều là vì một mục tiêu thật lớn lao, nhưng chúng ta không thể thấy cái lợi ích quốc gia đó đã đi về đâu? Có lẽ có một số người nào đó đã hưởng được nó, nhưng nhân dân thì không thể hưởng được.
Đảng Cộng sản nắm trọn guồng máy quốc gia
Đối với guồng máy quốc gia khổng lồ của Đảng Cộng sản thì ông Hạ chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản một mực chuyên chính một đảng, định hướng dư luận mà Đảng bỏ hết tâm tư để chế tạo ra thì chúng ta có thể thấy ở mọi mặt, chính phủ lũng đoạn hết giới truyền thông đại chúng, tất cả đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và nhà xuất bản của Trung Quốc, toàn bộ đều nằm dưới sự khống chế của Đảng để tiến hành tuyên truyền, lại còn phát triển ra bên ngoài và muốn khống chế giới truyền thông của Hồng Kông và Đài Loan vân vân. Hơn nữa tất cả trường đại học của Trung Quốc đều là đại học công lập, trực tiếp do Đảng khống chế, cho nên có người nói đại học cũng có thể gọi là trường đảng. Ngoài ra, còn có những cơ quan đặc công chuyên môn bắt bớ các nhân sĩ có ý kiến khác với Đảng và giám sát những nhân sĩ ở hải ngoại, và khi cần thiết thì sẽ chấp hành nhiệm vụ ám sát.
Ngoài ra, Trung cộng dùng những thủ đoạn của chủ nghĩa khủng bố quốc gia để duy trì quyền lực của mình và cái gọi là ‘ổn định xã hội’, kinh phí bỏ ra thậm chí còn vượt quá ngân sách quân sự, năm ngoái đã bỏ ra trên 570 tỉ nhân dân tệ, năm nay có thể đạt đến trên 600 tỉ. Chính phủ còn lũng đoạn cả thông tin và giao thông; và thông qua kế hoạch quốc gia để thực thi nguyên tắc chỉ đạo trung ương đối với kinh tế, hơn nữa cơ quan chủ quản tối cao nghiên cứu học thuật Trung Quốc lại thiết lập phòng qui hoạch khoa học xã hội toàn quốc ở dưới Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung cộng, để họ công bố chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất mỗi năm, vì thế mà ở Trung Quốc hiện nay hình như là không có một loại nghiên cứu nào là ra dáng cả, còn những thứ đáng để thật sự nghiên cứu thì lại không nhận được kinh phí.
Đảng Cộng sản tước đoạt quyền tự do của nhân dân
Ông nói rằng, ở Đại lục Trung Quốc, quyền ngôn luận, quyền kinh tế, quyền chính trị của rất nhiều người có thể bị tước đoạt ở bất cứ lúc nào, những quyền như tự do lập hội, tự do xuất bản tin tức, tự do ngôn luận vân vân, được qui định trong Hiến pháp, thì trong thực tế đều không tồn tại. Gần đây trên trang mạng vừa mới công bố điều lệ mới, là sẽ tiến hành quản chế đối với Microsoft, họ thường nói là có một số người hay tổ chức đã phát tán những nội dung phi pháp, càng khủng bố hơn nữa là họ nói có một số nội dung có thể dính líu đến việc lật đổ chính quyền quốc gia, nếu mà quí vị nghe theo những luận điệu đó thì quí vị cách chuyện ngồi tù không xa lắm, mà hình phạt tối đa có thể là tội chết.
Ông Hạ nói, người dân cũng thường bị tước đoạt quyền biện hộ. Ông cho rằng, trong quá khứ chúng tôi có một số khái niệm cũng không dám tranh luận cho rõ ràng, không dám tiến hành tranh luận, cho dù là trên lý thuyết về học vấn cũng không được, nhưng nếu mà đại đa số người dân đều nhận thấy là chính quyền đã thối nát, sa sút, hơn nữa lại đi ngược với lợi ích của dân chúng, thì dân chúng cần phải lật đổ, thay đổi chính quyền, đây là việc hợp với lẽ trời.
Dùng chủ nghĩa tập thể để tiêu diệt những tư tưởng khác
Ông Hạ nêu ra rằng, Đại lục Trung Quốc tuyên dương chủ nghĩa tập thể và phản đối chủ nghĩa cá nhân, Trung cộng dùng danh nghĩa tập thể để tiêu diệt những tư tưởng khác. Nếu quí vị không nghe theo, thì cuối cùng có thể thân thể của quí vị bị tiêu diệt và tư tưởng của quí vị cũng theo đó mà tiêu tan. ‘Trong nhiều năm nay chúng tôi luôn suy nghĩ về những lỗi lầm mà Đảng Cộng sản đã phạm phải, thật ra đó không chỉ là sự sai lầm, rất nhiều việc mà họ làm đều là những tội lỗi mà nhân loại khó mà chấp nhận được, bao gồm những người đã tham gia vào trong đó, thì thật ra cũng đã tham dự vào việc hành hung làm ác.’
Cấp cao của Trung cộng không còn ai tin vào chủ nghĩa cộng sản
Ông Hạ cho rằng, chính phủ cực quyền chủ nghĩa cộng sản hành sử quyền lực tuyệt đối và tập trung, để khống chế tất cả mọi mặt của cuộc sống nhân dân. Trong quá khứ nếu quí vị nói một câu chống lại Đảng, thì đó là một tội danh tầy trời; Nhưng bây giờ số người chống lại Đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội càng ngày càng đông thêm, điều này là không thể đè ép được nữa. Bởi vì khi quí vị hiểu biết về thế giới bên ngoài, và một số lý luận về chính trị, kinh tế, cũng như có càng nhiều sự liên hệ giao tiếp với hải ngoại, thì quí vị sẽ phát hiện cái trào lưu đó là không thể chống đỡ được.
‘Bây giờ kể cả tầng lớp cao cấp cũng phản lại Đảng, phản lại chủ nghĩa xã hội, quí vị thử hỏi những người lãnh đạo cấp cao, còn có mấy người là còn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản nữa chăng, còn muốn vì chủ nghĩa cộng sản mà dâng hiếu mọi thứ hay không, hay chỉ là dùng nó để lừa phỉnh con người. Hôm nay thì từ 9 vị thường vụ ủy viên lớn cho đến những cán bộ tầng lớp phổ thông, còn có ai nói là việc này có liên hệ với chủ nghĩa cộng sản nữa không? Không còn ai còn nghĩ như vậy nữa.’
Nói chung bây giờ Trung Quốc là đang thực thi chủ nghĩa tư bản hay là chế độ xã hội chủ nghĩa đây? Ông Hạ phân tích, cho dù Trung Quốc muốn thi hành chủ nghĩa tư bản, cũng là chủ nghĩa tư bản do nhà nước lũng đoạn, chủ nghĩa tư bản của quyền quí, chủ nghĩa tư bản của bè phái, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản cạnh tranh thị trường. Còn nếu muốn thực thi chủ nghĩa xã hội, thì cũng là cái được gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc. Ông nói, thật ra trong đầu óc của những người lãnh đạo cấp cao là chủ nghĩa cơ hội, triết lý chủ nghĩa thực dụng, ‘Lúc nào có lợi đối với tôi thì tôi áp dụng nó, đã không có tín ngưỡng về tôn giáo cũng không có lý tưởng về chính trị, chỉ là chủ nghĩa (sùng) bái vật (chất) và sùng bái đồng tiền, là thứ tôn giáo bái vật.’
Đảng Cộng sản muốn lợi dụng 100 năm Tân Hợi để hợp pháp hóa chính quyền
Ông Hạ nói, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm cách mạng Tân Hợi, Hồ Cẩm Đào nói, phải dùng sức mạnh nhiều hơn, và tiếp thu rộng rãi hơn so với lúc trước về một số cách nói của Tôn Trung Sơn, nhưng ông ta chỉ muốn mượn cái danh nghĩa đó để hợp pháp hóa chính quyền mà thôi; Bởi vì cái lý luận quá khứ của Đảng Cộng sản đã không còn sức nữa, không còn cách nào để mà thuyết phục được dân chúng nữa. Từ ngày Hồ Cẩm Đào lên chấp chính cho đến nay, đều là nói về ‘Dân sinh’, nhưng hiếm khi nhắc đến ‘Dân quyền’, cũng không dám nhắc đến ‘Dân tộc’, bởi vì những thứ đó, rất nhiều đều là điều cấm kỵ thảo luận của Đảng Cộng sản, ông ta không dám thật sự nghiên cứu sâu rộng về chúng; nếu như ông ta thật sự thích cái chủ trương của Tôn Văn thì ông ta nên để cho học giả của Trung Quốc và giới truyền thông nghiên cứu toàn diện về Tôn Trung Sơn, cho nên ông ta chỉ là lấy những gì mà ông ta cần, dùng một ít danh nghĩa để làm dáng mà thôi.
Hâm mộ bài tranh luận tranh cử của Tổng thống Đài Loan
Hạ Nghiệp Lương ở Đài Loan thấy được bài tranh luận tranh cử Tổng thống, ông nói rất là hâm mộ, cho dù biểu hiện như thế nào, nhưng dù sao thì cũng đem cái chủ trương thật sự hay là cách nghĩ từ trong lòng mình, trong một giây lát, chưa kịp che đậy mà bày tỏ ra. Ông nói, chúng ta nếu có cơ hội thì phải hỏi người lãnh đạo Trung cộng là Hồ Cẩm Đào, ‘Ông có thật sự tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản không? Ông có thật sự muốn vì chủ nghĩa cộng sản, mà hiến dâng toàn bộ tài sản của ông không? Nếu như ông và cái lý lẽ giá trị quốc gia của Tây phương là khác nhau, thì tất cả người nhà của ông, đời sau của ông, có đều từ chối mà không đến định cư ở quốc gia Tây phương và đem tài sản chuyển đến những quốc gia Tây phương hay không?’
Ông chỉ ra rằng, mọi người đều biết trong giới cấp cao của Trung cộng, rất nhiều người nhà, con cái đều chuyển dời ra hải ngoại, tài sản cũng chuyển dời với số lượng lớn ra hải ngoại, họ chỉ là đang kéo dài, làm điều có lợi cho sự thống trị của họ, và không muốn phân chia quyền lực cho dân chúng, càng không muốn chủ động mà giao quyền lực ra. Một khi họ đã hưởng thụ được những điều lợi từ cực quyền, đặc quyền rồi thì rất khó mà nhả nó ra, rất nhiều người dù đã là 70, 80 tuổi rồi, đều còn chưa muốn rút lui.
Nền dân chủ ở Đài Loan được nâng làm gương cho Đại lục
Người lên mạng ở Đại lục có thể thông qua trang mạng mà xem cuộc tranh luận tranh cử Tổng thống của Đài Loan. Ông Hạ nhận định, số người vượt rào để xem sẽ từ từ tăng lên, những vẫn còn là số ít, giai cấp quyền lực thì thường không muốn xem hay không có thời gian để lên mạng. Ảnh hưởng nhiều hơn có thể là số thanh niên hay là một số người nằm ngoài lợi ích của tập thể, vì họ đang đóng vai những người tuyên truyền cổ động, và dần dần sẽ xẩy ra sự ảnh hưởng càng lớn hơn. Ông mong rằng các vị lãnh đạo các đảng phái ở Đài Loan, có thể rộng lượng hơn một ít nữa, có thể đưa ra những cuộc tranh biện càng có ý nghĩa hơn. Nếu như nền dân chủ ở Đài Loan có thể nâng cao thêm một chút nữa thì có thể gây được cái tác dụng làm gương càng tích cực hơn cho Đại lục.
Cải cách dân chủ ở Trung Quốc phải nhờ vào sức ép của dân chúng
Đối với viễn cảnh dân chủ hóa ở Đại lục, ông phê bình cuộc tuyển cử đại biểu nhân dân cơ sở ở Thượng Hải và Bắc Kinh rằng, Trung cộng đã áp dụng những thủ đoạn đàn áp và kiếm chuyện đối với những ứng viên tranh cử độc lập, những người có bối cảnh về thương nghiệp thì bị xét thuế, có bối cảnh văn nghệ thì bị xét về đời tư, có bối cảnh học giả thì bị xét về việc sao chép trộm, thậm chí còn phao tin đồn nhảm là người tranh cử có quan hệ mật thiết với những thế lực chống lại Trung Quốc ở Tây phương, dùng các loại thủ đoạn uy hiếp dụ dỗ để đánh phá từng người một. Ông nhấn mạnh, tự do thì xưa nay đều phải do sự tranh đấu mới có được, muốn đòi tự do từ Trung cộng là điều không thể có được, càng không thể có được nền dân chủ lập hiến. Ở Đại lục cần phải hình thành một áp lực lớn lao từ công dân và xã hội, để cưỡng bức chính quyền phải nhượng bộ.
Trí thức phải dẫn dắt quần chúng xã hội tiến lên phía trước
Ông Hạ chỉ ra rằng, ở Trung Quốc có nhiều hành động duy quyền (bảo vệ quyền lợi), mỗi người dân đều phải bảo vệ quyền lợi của chính mình, đó là cái cống hiến lớn nhất đối với tự do, đối với tương lai của Trung Quốc. Là một trí thức, phải có thể cổ động được sự tiến bộ của xã hội, phải dẫn dắt được quần chúng xã hội tiến lên phía trước. Mỗi người đều là xác thịt, cũng sẽ bị đau, bị chết, then chốt là phải làm người của chính mình, đừng nên chờ mong mọi người khác đều là anh hùng mà xông pha lên phía trước; nếu như mọi người đều lo sợ, thì sự lo sợ sẽ kéo dài ra, Trung Quốc sẽ bị kéo về phía sau; nếu như mọi người đều không sợ, thì sự lo sợ sẽ chấm dứt. Đây là một vấn đề thực tiễn, chỉ cần mình đã làm rồi thì sẽ có người khác thấy được.
Ngải Vị Vị tranh đấu và cổ động cuộc duy quyền đa dạng hóa
Ông khen ngợi nhà nghệ thuật Ngải Vị Vị, dùng thái độ đùa giỡn với đời để đối kháng với chính quyền cực quyền, ‘Thường dùng những cách thức không ngờ để mà chọc ghẹo bạn, làm khó bạn, để bạn không biết phải làm gì, không có cách gì để đối phó lại.’ Ví như Ngải Vị Vị tổ chức ‘vạn người ăn cua’ hay chụp hình lõa thể, những cách thức kháng nghị đa dạng, và được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Ông chỉ ra rằng, ý nghĩa hành động của Ngải Vị Vị có nghĩa là ở Đại lục Trung Quốc có thể dùng cách thức đấu tranh đa dạng, không nhất định là phải dùng hành động duy quyền, dùng giá trị của máu để mà đấu tranh, có thể dùng các loại nghệ thuật, nhẹ nhàng, khôi hài đen, những cách thức đó để đấu tranh.
Cực quyền Trung cộng sẽ có ngày bị diệt vong
Ông Hạ nêu ra rằng, năm tới Trung cộng sẽ tiến hành thay đổi 18 loại quyền lực lớn, và bây giờ đang tiến hành phong tỏa càng nghiêm ngặt hơn đối với Microsoft là vì chuyện ‘bịt miệng’, nhưng biện pháp phong tỏa lối thoát bực tức của dân chúng này cũng giống như cái nồi cao áp đã bị mất van giảm áp, khiến các nơi lại xẩy ra những cuộc tranh đấu tập thể, từ lúc xưa chỉ vài chục người, trên ngàn người, bây giờ đã đạt đến trên 10.000 người, hơn nữa lại từ thôn này chuyển sang thôn khác mà dùng cái chết để mà đấu tranh, kết quả cuối cùng sẽ khiến cho xung đột xã hội càng trở nên lan rộng hơn, kịch liệt hơn, và cũng sẽ đẩy nhanh việc diệt vong của chính quyền hơn. Ông nhận định rằng, sự thống trị bằng cực quyền cũng sẽ có một ngày bị diệt vong. Có lẽ cái sẽ lật đổ sự chuyên chính không phải là một chính đảng hay tổ chức nào, mà là kết quả của sự qui tụ mọi lực lượng với nhau. Bức tường Berlin cuối cùng bị phá sập không phải là do một người nào, mà do sự nỗ lực liên tục nhiều năm của mọi người.
Nguồn: Đại Kỉ nguyên Việt ngữ ngày 19-1-2012
Đọc tin Đại học Bắc Kinh sa thải GS Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), tôi tìm được một bài tường thuật buổi nói chuyện của ông ở Đài Loan tháng 12-2011 trong bản dịch tiếng Việt trên Thời báo Đại Kỷ nguyên (The Epoch Times) do Pháp Luân Công chủ trương. Bản dịch có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt và văn phạm. Tôi đã biên tập lại một số lỗi này. Ngôn ngữ và phong cách đưa tin thường thấy trên Đại Kỷ nguyên có những đặc thù có thể làm một số người đọc dị ứng, và tôi cũng không tìm được bản gốc bài nói chuyện nêu trên để đánh giá bài tường thuật, nên chỉ có thể giới thiệu bản dịch này như một tham khảo.
Phạm Thị Hoài
___________
Giáo sư Học viện Kinh tế Đại học Bắc Kinh, giáo sư phỏng vấn Học khu Los Angeles tiểu bang California nước Mỹ là Hạ Nghiệp Lương đã phát biểu bài diễn văn chuyên đề ở Học viện Khoa học Xã hội của Đại học Đài Loan. Ông Hạ cho rằng, gần đây rất nhiều phần tử trí thức đều đạt được một nhận thức chung, nhận thấy sự cải cách của Đại lục đã chết rồi, không còn cách gì để mà cầu mong chính phủ Trung cộng có sự thay đổi nhắm vào việc dân chủ hóa nữa, bởi vì những sự cải cách tương đối dễ như việc mở cửa kinh tế chẳng hạn, ‘Trong 30 năm qua, những gì có thể sửa đổi đều đã sửa đổi rồi,’ tiếp theo đó là sự cải cách về chính trị thì lại càng khó khăn hơn, Trung cộng sẽ không chủ động mà làm việc này. Đại lục nếu muốn đi đến dân chủ thì phải nhờ vào áp lực mà xã hội và dân chúng đã tạo ra cho chính quyền cộng sản.
Một đảng chuyên chính thì rất dễ xảy ra bạo lực chính trị
Nhận lời mời của Thư viện Dân chủ người Hoa, trong bài diễn văn của Hạ Nghiệp Lương ngày 18 có nhắc đến, một đảng mà chuyên chính thì rất dễ xảy ra bạo lực chính trị, bởi vì không có năng lực để quản lí và giám sát nó. Trong quá khứ, học sinh trung và đại học của Đại lục hình như muốn cầu sự tiến bộ đều muốn gia nhập Đảng, nhưng chưa từng suy nghĩ chín chắn ‘Đảng là cái gì? Công năng và bản chất của Đảng là gì?’. Ông nói, thành ngữ cổ đại của Trung Quốc ‘Đảng đồng phạt dị’ ‘Kết đảng dinh tư’ trải qua mấy trăm năm, trên ngàn năm mà lắng đọng ra, nói rõ việc kết đảng không phải là việc tốt.
Trung cộng tuyên truyền lợi ích quốc gia là cao hơn mọi thứ
Ông Hạ nói: “Đảng Cộng sản bỏ hết tâm tư để chế tạo cách tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ trẻ con, bảo chúng phải tham gia vào đội tiên phong thiếu niên, mỗi ngày đều chỉ thị chúng hãy chuẩn bị thời khắc để hiến thân cho chủ nghĩa xã hội.” Ông nhấn mạnh, Đảng Cộng sản không có nhân tính, mấy năm trước ở Tân Cương, một ngôi trường tiểu học từng xảy ra một đám cháy, lúc đó ban lãnh đạo nhà trường nói, học sinh tiểu học tuổi trẻ đều đứng yên một chỗ và bất động, kết quả chỉ để ban lãnh đạo chạy thoát, rất nhiều học sinh bị chết cháy. Ông chỉ ra rằng, Trung cộng thường tuyên truyền rằng lợi ích của quốc gia là cao hơn mọi thứ, nghe ra thì đều là vì một mục tiêu thật lớn lao, nhưng chúng ta không thể thấy cái lợi ích quốc gia đó đã đi về đâu? Có lẽ có một số người nào đó đã hưởng được nó, nhưng nhân dân thì không thể hưởng được.
Đảng Cộng sản nắm trọn guồng máy quốc gia
Đối với guồng máy quốc gia khổng lồ của Đảng Cộng sản thì ông Hạ chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản một mực chuyên chính một đảng, định hướng dư luận mà Đảng bỏ hết tâm tư để chế tạo ra thì chúng ta có thể thấy ở mọi mặt, chính phủ lũng đoạn hết giới truyền thông đại chúng, tất cả đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và nhà xuất bản của Trung Quốc, toàn bộ đều nằm dưới sự khống chế của Đảng để tiến hành tuyên truyền, lại còn phát triển ra bên ngoài và muốn khống chế giới truyền thông của Hồng Kông và Đài Loan vân vân. Hơn nữa tất cả trường đại học của Trung Quốc đều là đại học công lập, trực tiếp do Đảng khống chế, cho nên có người nói đại học cũng có thể gọi là trường đảng. Ngoài ra, còn có những cơ quan đặc công chuyên môn bắt bớ các nhân sĩ có ý kiến khác với Đảng và giám sát những nhân sĩ ở hải ngoại, và khi cần thiết thì sẽ chấp hành nhiệm vụ ám sát.
Ngoài ra, Trung cộng dùng những thủ đoạn của chủ nghĩa khủng bố quốc gia để duy trì quyền lực của mình và cái gọi là ‘ổn định xã hội’, kinh phí bỏ ra thậm chí còn vượt quá ngân sách quân sự, năm ngoái đã bỏ ra trên 570 tỉ nhân dân tệ, năm nay có thể đạt đến trên 600 tỉ. Chính phủ còn lũng đoạn cả thông tin và giao thông; và thông qua kế hoạch quốc gia để thực thi nguyên tắc chỉ đạo trung ương đối với kinh tế, hơn nữa cơ quan chủ quản tối cao nghiên cứu học thuật Trung Quốc lại thiết lập phòng qui hoạch khoa học xã hội toàn quốc ở dưới Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung cộng, để họ công bố chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất mỗi năm, vì thế mà ở Trung Quốc hiện nay hình như là không có một loại nghiên cứu nào là ra dáng cả, còn những thứ đáng để thật sự nghiên cứu thì lại không nhận được kinh phí.
Đảng Cộng sản tước đoạt quyền tự do của nhân dân
Ông nói rằng, ở Đại lục Trung Quốc, quyền ngôn luận, quyền kinh tế, quyền chính trị của rất nhiều người có thể bị tước đoạt ở bất cứ lúc nào, những quyền như tự do lập hội, tự do xuất bản tin tức, tự do ngôn luận vân vân, được qui định trong Hiến pháp, thì trong thực tế đều không tồn tại. Gần đây trên trang mạng vừa mới công bố điều lệ mới, là sẽ tiến hành quản chế đối với Microsoft, họ thường nói là có một số người hay tổ chức đã phát tán những nội dung phi pháp, càng khủng bố hơn nữa là họ nói có một số nội dung có thể dính líu đến việc lật đổ chính quyền quốc gia, nếu mà quí vị nghe theo những luận điệu đó thì quí vị cách chuyện ngồi tù không xa lắm, mà hình phạt tối đa có thể là tội chết.
Ông Hạ nói, người dân cũng thường bị tước đoạt quyền biện hộ. Ông cho rằng, trong quá khứ chúng tôi có một số khái niệm cũng không dám tranh luận cho rõ ràng, không dám tiến hành tranh luận, cho dù là trên lý thuyết về học vấn cũng không được, nhưng nếu mà đại đa số người dân đều nhận thấy là chính quyền đã thối nát, sa sút, hơn nữa lại đi ngược với lợi ích của dân chúng, thì dân chúng cần phải lật đổ, thay đổi chính quyền, đây là việc hợp với lẽ trời.
Dùng chủ nghĩa tập thể để tiêu diệt những tư tưởng khác
Ông Hạ nêu ra rằng, Đại lục Trung Quốc tuyên dương chủ nghĩa tập thể và phản đối chủ nghĩa cá nhân, Trung cộng dùng danh nghĩa tập thể để tiêu diệt những tư tưởng khác. Nếu quí vị không nghe theo, thì cuối cùng có thể thân thể của quí vị bị tiêu diệt và tư tưởng của quí vị cũng theo đó mà tiêu tan. ‘Trong nhiều năm nay chúng tôi luôn suy nghĩ về những lỗi lầm mà Đảng Cộng sản đã phạm phải, thật ra đó không chỉ là sự sai lầm, rất nhiều việc mà họ làm đều là những tội lỗi mà nhân loại khó mà chấp nhận được, bao gồm những người đã tham gia vào trong đó, thì thật ra cũng đã tham dự vào việc hành hung làm ác.’
Cấp cao của Trung cộng không còn ai tin vào chủ nghĩa cộng sản
Ông Hạ cho rằng, chính phủ cực quyền chủ nghĩa cộng sản hành sử quyền lực tuyệt đối và tập trung, để khống chế tất cả mọi mặt của cuộc sống nhân dân. Trong quá khứ nếu quí vị nói một câu chống lại Đảng, thì đó là một tội danh tầy trời; Nhưng bây giờ số người chống lại Đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội càng ngày càng đông thêm, điều này là không thể đè ép được nữa. Bởi vì khi quí vị hiểu biết về thế giới bên ngoài, và một số lý luận về chính trị, kinh tế, cũng như có càng nhiều sự liên hệ giao tiếp với hải ngoại, thì quí vị sẽ phát hiện cái trào lưu đó là không thể chống đỡ được.
‘Bây giờ kể cả tầng lớp cao cấp cũng phản lại Đảng, phản lại chủ nghĩa xã hội, quí vị thử hỏi những người lãnh đạo cấp cao, còn có mấy người là còn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản nữa chăng, còn muốn vì chủ nghĩa cộng sản mà dâng hiếu mọi thứ hay không, hay chỉ là dùng nó để lừa phỉnh con người. Hôm nay thì từ 9 vị thường vụ ủy viên lớn cho đến những cán bộ tầng lớp phổ thông, còn có ai nói là việc này có liên hệ với chủ nghĩa cộng sản nữa không? Không còn ai còn nghĩ như vậy nữa.’
Nói chung bây giờ Trung Quốc là đang thực thi chủ nghĩa tư bản hay là chế độ xã hội chủ nghĩa đây? Ông Hạ phân tích, cho dù Trung Quốc muốn thi hành chủ nghĩa tư bản, cũng là chủ nghĩa tư bản do nhà nước lũng đoạn, chủ nghĩa tư bản của quyền quí, chủ nghĩa tư bản của bè phái, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản cạnh tranh thị trường. Còn nếu muốn thực thi chủ nghĩa xã hội, thì cũng là cái được gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc. Ông nói, thật ra trong đầu óc của những người lãnh đạo cấp cao là chủ nghĩa cơ hội, triết lý chủ nghĩa thực dụng, ‘Lúc nào có lợi đối với tôi thì tôi áp dụng nó, đã không có tín ngưỡng về tôn giáo cũng không có lý tưởng về chính trị, chỉ là chủ nghĩa (sùng) bái vật (chất) và sùng bái đồng tiền, là thứ tôn giáo bái vật.’
Đảng Cộng sản muốn lợi dụng 100 năm Tân Hợi để hợp pháp hóa chính quyền
Ông Hạ nói, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm cách mạng Tân Hợi, Hồ Cẩm Đào nói, phải dùng sức mạnh nhiều hơn, và tiếp thu rộng rãi hơn so với lúc trước về một số cách nói của Tôn Trung Sơn, nhưng ông ta chỉ muốn mượn cái danh nghĩa đó để hợp pháp hóa chính quyền mà thôi; Bởi vì cái lý luận quá khứ của Đảng Cộng sản đã không còn sức nữa, không còn cách nào để mà thuyết phục được dân chúng nữa. Từ ngày Hồ Cẩm Đào lên chấp chính cho đến nay, đều là nói về ‘Dân sinh’, nhưng hiếm khi nhắc đến ‘Dân quyền’, cũng không dám nhắc đến ‘Dân tộc’, bởi vì những thứ đó, rất nhiều đều là điều cấm kỵ thảo luận của Đảng Cộng sản, ông ta không dám thật sự nghiên cứu sâu rộng về chúng; nếu như ông ta thật sự thích cái chủ trương của Tôn Văn thì ông ta nên để cho học giả của Trung Quốc và giới truyền thông nghiên cứu toàn diện về Tôn Trung Sơn, cho nên ông ta chỉ là lấy những gì mà ông ta cần, dùng một ít danh nghĩa để làm dáng mà thôi.
Hâm mộ bài tranh luận tranh cử của Tổng thống Đài Loan
Hạ Nghiệp Lương ở Đài Loan thấy được bài tranh luận tranh cử Tổng thống, ông nói rất là hâm mộ, cho dù biểu hiện như thế nào, nhưng dù sao thì cũng đem cái chủ trương thật sự hay là cách nghĩ từ trong lòng mình, trong một giây lát, chưa kịp che đậy mà bày tỏ ra. Ông nói, chúng ta nếu có cơ hội thì phải hỏi người lãnh đạo Trung cộng là Hồ Cẩm Đào, ‘Ông có thật sự tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản không? Ông có thật sự muốn vì chủ nghĩa cộng sản, mà hiến dâng toàn bộ tài sản của ông không? Nếu như ông và cái lý lẽ giá trị quốc gia của Tây phương là khác nhau, thì tất cả người nhà của ông, đời sau của ông, có đều từ chối mà không đến định cư ở quốc gia Tây phương và đem tài sản chuyển đến những quốc gia Tây phương hay không?’
Ông chỉ ra rằng, mọi người đều biết trong giới cấp cao của Trung cộng, rất nhiều người nhà, con cái đều chuyển dời ra hải ngoại, tài sản cũng chuyển dời với số lượng lớn ra hải ngoại, họ chỉ là đang kéo dài, làm điều có lợi cho sự thống trị của họ, và không muốn phân chia quyền lực cho dân chúng, càng không muốn chủ động mà giao quyền lực ra. Một khi họ đã hưởng thụ được những điều lợi từ cực quyền, đặc quyền rồi thì rất khó mà nhả nó ra, rất nhiều người dù đã là 70, 80 tuổi rồi, đều còn chưa muốn rút lui.
Nền dân chủ ở Đài Loan được nâng làm gương cho Đại lục
Người lên mạng ở Đại lục có thể thông qua trang mạng mà xem cuộc tranh luận tranh cử Tổng thống của Đài Loan. Ông Hạ nhận định, số người vượt rào để xem sẽ từ từ tăng lên, những vẫn còn là số ít, giai cấp quyền lực thì thường không muốn xem hay không có thời gian để lên mạng. Ảnh hưởng nhiều hơn có thể là số thanh niên hay là một số người nằm ngoài lợi ích của tập thể, vì họ đang đóng vai những người tuyên truyền cổ động, và dần dần sẽ xẩy ra sự ảnh hưởng càng lớn hơn. Ông mong rằng các vị lãnh đạo các đảng phái ở Đài Loan, có thể rộng lượng hơn một ít nữa, có thể đưa ra những cuộc tranh biện càng có ý nghĩa hơn. Nếu như nền dân chủ ở Đài Loan có thể nâng cao thêm một chút nữa thì có thể gây được cái tác dụng làm gương càng tích cực hơn cho Đại lục.
Cải cách dân chủ ở Trung Quốc phải nhờ vào sức ép của dân chúng
Đối với viễn cảnh dân chủ hóa ở Đại lục, ông phê bình cuộc tuyển cử đại biểu nhân dân cơ sở ở Thượng Hải và Bắc Kinh rằng, Trung cộng đã áp dụng những thủ đoạn đàn áp và kiếm chuyện đối với những ứng viên tranh cử độc lập, những người có bối cảnh về thương nghiệp thì bị xét thuế, có bối cảnh văn nghệ thì bị xét về đời tư, có bối cảnh học giả thì bị xét về việc sao chép trộm, thậm chí còn phao tin đồn nhảm là người tranh cử có quan hệ mật thiết với những thế lực chống lại Trung Quốc ở Tây phương, dùng các loại thủ đoạn uy hiếp dụ dỗ để đánh phá từng người một. Ông nhấn mạnh, tự do thì xưa nay đều phải do sự tranh đấu mới có được, muốn đòi tự do từ Trung cộng là điều không thể có được, càng không thể có được nền dân chủ lập hiến. Ở Đại lục cần phải hình thành một áp lực lớn lao từ công dân và xã hội, để cưỡng bức chính quyền phải nhượng bộ.
Trí thức phải dẫn dắt quần chúng xã hội tiến lên phía trước
Ông Hạ chỉ ra rằng, ở Trung Quốc có nhiều hành động duy quyền (bảo vệ quyền lợi), mỗi người dân đều phải bảo vệ quyền lợi của chính mình, đó là cái cống hiến lớn nhất đối với tự do, đối với tương lai của Trung Quốc. Là một trí thức, phải có thể cổ động được sự tiến bộ của xã hội, phải dẫn dắt được quần chúng xã hội tiến lên phía trước. Mỗi người đều là xác thịt, cũng sẽ bị đau, bị chết, then chốt là phải làm người của chính mình, đừng nên chờ mong mọi người khác đều là anh hùng mà xông pha lên phía trước; nếu như mọi người đều lo sợ, thì sự lo sợ sẽ kéo dài ra, Trung Quốc sẽ bị kéo về phía sau; nếu như mọi người đều không sợ, thì sự lo sợ sẽ chấm dứt. Đây là một vấn đề thực tiễn, chỉ cần mình đã làm rồi thì sẽ có người khác thấy được.
Ngải Vị Vị tranh đấu và cổ động cuộc duy quyền đa dạng hóa
Ông khen ngợi nhà nghệ thuật Ngải Vị Vị, dùng thái độ đùa giỡn với đời để đối kháng với chính quyền cực quyền, ‘Thường dùng những cách thức không ngờ để mà chọc ghẹo bạn, làm khó bạn, để bạn không biết phải làm gì, không có cách gì để đối phó lại.’ Ví như Ngải Vị Vị tổ chức ‘vạn người ăn cua’ hay chụp hình lõa thể, những cách thức kháng nghị đa dạng, và được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Ông chỉ ra rằng, ý nghĩa hành động của Ngải Vị Vị có nghĩa là ở Đại lục Trung Quốc có thể dùng cách thức đấu tranh đa dạng, không nhất định là phải dùng hành động duy quyền, dùng giá trị của máu để mà đấu tranh, có thể dùng các loại nghệ thuật, nhẹ nhàng, khôi hài đen, những cách thức đó để đấu tranh.
Cực quyền Trung cộng sẽ có ngày bị diệt vong
Ông Hạ nêu ra rằng, năm tới Trung cộng sẽ tiến hành thay đổi 18 loại quyền lực lớn, và bây giờ đang tiến hành phong tỏa càng nghiêm ngặt hơn đối với Microsoft là vì chuyện ‘bịt miệng’, nhưng biện pháp phong tỏa lối thoát bực tức của dân chúng này cũng giống như cái nồi cao áp đã bị mất van giảm áp, khiến các nơi lại xẩy ra những cuộc tranh đấu tập thể, từ lúc xưa chỉ vài chục người, trên ngàn người, bây giờ đã đạt đến trên 10.000 người, hơn nữa lại từ thôn này chuyển sang thôn khác mà dùng cái chết để mà đấu tranh, kết quả cuối cùng sẽ khiến cho xung đột xã hội càng trở nên lan rộng hơn, kịch liệt hơn, và cũng sẽ đẩy nhanh việc diệt vong của chính quyền hơn. Ông nhận định rằng, sự thống trị bằng cực quyền cũng sẽ có một ngày bị diệt vong. Có lẽ cái sẽ lật đổ sự chuyên chính không phải là một chính đảng hay tổ chức nào, mà là kết quả của sự qui tụ mọi lực lượng với nhau. Bức tường Berlin cuối cùng bị phá sập không phải là do một người nào, mà do sự nỗ lực liên tục nhiều năm của mọi người.
Nguồn: Đại Kỉ nguyên Việt ngữ ngày 19-1-2012
(Pro & contra)
Châu Âu phê phán Nga về vụ Katyn
Trong mấy chục năm, Liên Xô đổ cho Đức gây ra thảm sát Katyn
Tòa án Nhân quyền châu Âu đã ra phán quyết phê phán cách Liên
bang Nga xử lý vụ điều tra cuộc thảm sát Katyn năm 1940 khi công
an cộng sản Liên Xô giết hại hơn 20 nghìn tù binh chiến tranh Ba
Lan.
Vụ xử xảy ra vì 15 thân nhân của một số nạn nhân lên tiếng rằng nước Nga ngày nay đã không thực hiện cuộc điều tra đúng quy cách.
Họ nói Moscow đã ngăn cản họ tìm hiểu sự thực về cuộc thảm sát xảy ra ở vùng phía Tây nước Nga.
Chỉ đến năm 1990 chính quyền Liên Xô mới thừa nhận là thủ phạm vụ giết người hàng loạt mà trước đó họ đổ cho phát-xít Đức.
Tòa châu Âu nói Nga đã không giải thích nổi vì sao nước này giữ bí mật cách hồ sơ về vụ Katyn.
Moscow như thế đã không tuân thủ các điều khoản ký kết về nhân quyền buộc chính quyền Nga phải cung cấp bằng chứng.
Nhưng phán quyết của các thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasburg không có hiệu lực với chuyện Nga quyết định ra sao về cuộc điều tra.
Nghĩa trang ở rừng Katyn là nơi tưởng niệm lớn của người Ba Lan
Nước Nga thời hậu Xô- Viết đã bắt đầu một cuộc điều tra hình sự về vụ Katyn năm 1940 nhưng sau đó, văn phòng công tố viên quân sự tối cao của Nga đã ra lệnh ngưng lại.
Hồ sơ về quyết định này đã được bảo mật và các gia đình Ba Lan không có quyền xem hay hỏi thêm bất cứ thông tin gì về về cuộc điều tra.
Không có bất cứ ai tới nay bị kết án về vụ thảm sát vì các công tố viên Nga nói rằng những người chịu trách nhiệm đã chết rồi.
Nhưng đến năm 2010, Viện Duma của Nga lại ra một văn bản nói cần tiếp tục điều tra để “xác định danh sách các nạn nhân và tìm ra sự thực về bối cảnh của thảm kịch”.
Quốc hội Nga khi đó cũng nói chính Stalin đã ra lệnh cho mật vụ NKVD của Liên Xô thực hiện vụ giết người tại rừng Katyn, gần thành phố Smolensk, và cả tại nơi gần làng Mednoye, vùng Tver, và làng Pyatykhatky khi đó thuộc Cộng hòa Xô-Viết Ukraina.
Các nạn nhân vụ Katyn thuộc giới ưu tú của nước Cộng hòa Ba Lan tư sản, gồm các sỹ quan, linh mục bị bắt sau khi Liên Xô xâm lăng Ba Lan và chiếm phần phía Đông nước này năm 1939.
Thời cộng sản, chính quyền Ba Lan phải theo lệnh Moscow và không nói công khai về vụ thảm sát.
Sau năm 1989 khi Ba Lan chuyển sang chế độ dân chủ chủ đề Katyn vẫn tiếp tục phủ bóng quan hệ với Nga.
(BBC)
Vụ xử xảy ra vì 15 thân nhân của một số nạn nhân lên tiếng rằng nước Nga ngày nay đã không thực hiện cuộc điều tra đúng quy cách.
Họ nói Moscow đã ngăn cản họ tìm hiểu sự thực về cuộc thảm sát xảy ra ở vùng phía Tây nước Nga.
Chỉ đến năm 1990 chính quyền Liên Xô mới thừa nhận là thủ phạm vụ giết người hàng loạt mà trước đó họ đổ cho phát-xít Đức.
Tòa châu Âu nói Nga đã không giải thích nổi vì sao nước này giữ bí mật cách hồ sơ về vụ Katyn.
Moscow như thế đã không tuân thủ các điều khoản ký kết về nhân quyền buộc chính quyền Nga phải cung cấp bằng chứng.
Nhưng phán quyết của các thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasburg không có hiệu lực với chuyện Nga quyết định ra sao về cuộc điều tra.
Tự nhiên dừng lại
Nghĩa trang ở rừng Katyn là nơi tưởng niệm lớn của người Ba Lan
Nước Nga thời hậu Xô- Viết đã bắt đầu một cuộc điều tra hình sự về vụ Katyn năm 1940 nhưng sau đó, văn phòng công tố viên quân sự tối cao của Nga đã ra lệnh ngưng lại.
Hồ sơ về quyết định này đã được bảo mật và các gia đình Ba Lan không có quyền xem hay hỏi thêm bất cứ thông tin gì về về cuộc điều tra.
Không có bất cứ ai tới nay bị kết án về vụ thảm sát vì các công tố viên Nga nói rằng những người chịu trách nhiệm đã chết rồi.
Nhưng đến năm 2010, Viện Duma của Nga lại ra một văn bản nói cần tiếp tục điều tra để “xác định danh sách các nạn nhân và tìm ra sự thực về bối cảnh của thảm kịch”.
Quốc hội Nga khi đó cũng nói chính Stalin đã ra lệnh cho mật vụ NKVD của Liên Xô thực hiện vụ giết người tại rừng Katyn, gần thành phố Smolensk, và cả tại nơi gần làng Mednoye, vùng Tver, và làng Pyatykhatky khi đó thuộc Cộng hòa Xô-Viết Ukraina.
Các nạn nhân vụ Katyn thuộc giới ưu tú của nước Cộng hòa Ba Lan tư sản, gồm các sỹ quan, linh mục bị bắt sau khi Liên Xô xâm lăng Ba Lan và chiếm phần phía Đông nước này năm 1939.
Thời cộng sản, chính quyền Ba Lan phải theo lệnh Moscow và không nói công khai về vụ thảm sát.
Sau năm 1989 khi Ba Lan chuyển sang chế độ dân chủ chủ đề Katyn vẫn tiếp tục phủ bóng quan hệ với Nga.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét