- CHÀO TRƯỜNG SA THƯƠNG YÊU (Mai Thanh Hải).
- Việt Nam mơ gì ở Biển Đông? (DLB). - DIỄN BIẾN ĐÁNG CHÚ Ý LIÊN QUAN BIỂN ĐÔNG (Trần Kinh Nghị). - Vì sao VN chưa công bố Các phụ lục kèm theo Nghị định thư phân giới giữa VN-TQ? (Trần Hùng). - Tại Mai An Tiêm quá ỷ lại (Phước béo).
- Philippines phản đối Trung Quốc quyết chiếm Scarborough bằng 75 cọc bê tông (Tầm nhìn). - Căng thẳng leo thang, Philippines triệu hồi Đại sứ Trung Quốc về nước (Infonet).
- Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài về việc chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân (GP Vinh). - Ý kiến chính thức của TGM Vinh về việc chính quyền đàn áp giáo dân Mỹ Yên (Chúa cứu thế). - Giáo xứ Mỹ Yên: Ý kiến hai bên. -Cha phó Mỹ Yên: Sống hiệp thông yêu thương, đợi ý kiến bề trên. - Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân(FB Thái Quang Tâm).
- THÀNH VINH THẾ SỰ- Bài viết của Người Buôn Gió về Người công giáo ở giáo phận Vinh (Bùi Hằng). - NHỮNG BÀI VIẾT VỀ SỰ KIỆN GIÁO XỨ Mỹ Yên – Nghi Lộc – Nghệ An. - CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ HÌNH ẢNH VỀ GIÁO XỨ Mỹ Yên- Nghi Lộc – Nghệ An.
- Thư tố cáo về vi phạm nhân quyền (DLB).
- Không
hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng
những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong
cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn
nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam? (BS Đỗ Hồng Ngọc/ Nguyễn Đăng Hưng).
- Nguyễn Minh Cần – Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 2) (Dân luận).
- Hữu Quả: “Theo Đảng đến còng” (BS).
- Nỗi sợ từ nhà tù (RFA Blog).
- CNXH GIÀU SINH LỰC (Thùy Linh).
- HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG (Góc nhìn Alan).
- Phải mở rộng “tầm ngắm” bác Bá Thanh ạ (Đào Tuấn).
- Một góc nhìn về cơm 2000 đồng (BBC). - Một góc nhìn nguy hiểm (Nguyễn Vạn Phú). - MỘT GÓC NHÌN VỀ CƠM 2000 LÀ GÓC NHÌN NGUY HIỂM? (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Thanh Hóa: Công an có văn bản kết luận bước đầu vụ chôn thuốc trừ sâu (DT).
- Quy hoạch Vùng Thủ đô tồn tại nhiều bất cập (LĐ). - Đơn giản hóa thủ tục hành chính-vì lợi ích của công dân (VOV). - Tràn lan phòng công chứng (LĐ). - Thả nổi việc lập văn phòng công chứng? (SGTT).
- Mặt thảm tuyến quốc lộ nghìn tỷ bị “xé toang” (DT). - Phê bình 6 địa phương buông lỏng quản lý vận tải (Tin tức).
- Việt Nam-Malaysia thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện (VOV). - Thường trực Ban Bí thư hội đàm với lãnh đạo Cuba (TTXVN).
- “Quan cười” Trung Quốc bị xử 14 năm tù vì tham nhũng (Thanh tra). - Con trai của Tướng Trung Cộng ra Tòa vì tội Hiếp Dâm Tập thể (ĐKN). - Người Trung Quốc không hiểu tiếng nói của nhau (NĐT). - Trung Quốc phát triển trực thăng siêu tốc (TTXVN).
- Triều Tiên đồng ý nối đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc (ANTĐ). - 20.000 tù nhân biến mất bí ẩn ở Triều Tiên (KP).
KINH TẾ
- Vàng tiếp tục giảm, chênh lệch lại nới rộng (DT). - Kinh doanh vàng trang sức “chết đứng” (DT). - Khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới nới rộng thêm (TN).
- Khó dự báo khả năng hồi phục (Góc nhìn Alan).
- Chuyện dài EVN (TTT/Góc nhìn Alan).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHỊ TÔI (Ngô Minh). - CỦA HỒI MÔN (Trần Mỹ Giống). - THƠ ĐỀ TRÊN ĐÁ (Ngô Minh). - MƯA GÌ MƯA MÃI (Tương Tri). - NGƯỜI CẤT GIỮ LINH HỒN BIỂN (Nguyễn Trọng Tạo).
- NƯỚC MẮT CHẢY XUỐNG (Tương Tri). - Nhà văn thèm con trai (Quê choa).
- HOÀNG HÀ VÀ NHỮNG BÀI CA ĐI CÙNG NĂM THÁNG (Nguyễn Trọng Tạo). - NSND Trung Kiên:: “Ở thời khắc lịch sử, hát Đất nước trọn niềm vui rất xúc động” (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Kỳ vọng vào một nền giáo dục đổi mới (ĐĐK). - Làm gì để đi đến tận cùng sự học (Quê choa).
- Đà Nẵng: Tựu trường trong nước mắt (Giadinh.net).
- Phòng trọ “cá mòi” (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- ÁO RÉT ƠI?.. (Mai Thanh Hải). - THƯƠNG EM (Mai Thanh Hải).
- 18 người chết và mất tích, 17 người bị thương do mưa lũ (VTC). - Cận cảnh tan hoang từ tâm lũ Sapa (TP).
- Lào Cai: Lở núi ở bãi vàng chôn vùi hàng chục người (DT). - Lào Cai: Ít nhất 2 người chết do sạt lở núi tại bãi vàng (LĐ).
- TPHCM: Chen chân đổi giấy phép lái xe từ thẻ giấy sang thẻ nhựa (DT).
- Trung Quốc: Kinh hoàng vụ bà mẹ bỏ đói hai con nhỏ đến chết (TN).
QUỐC TẾ
- Hãi hùng cảnh phiến quân hành hình lính chính phủ Syria (Tin tức). - SYRIA MỘT CUỘC NỘI CHIẾN KIỂU MỚI NHƯ VIỆT NAM? (Hồ Hải).
- Cần 75.000 quân bảo vệ vũ khí hóa học nếu Syria sụp đổ (VOV). - Ngày 9/9: Ngoại trưởng Syria tới Nga (HNM). - Thế giới kêu gọi giải pháp chính trị cho Syria (VOV). - Mỹ: Đã có 34 quốc gia, tổ chức ủng hộ đánh Syria (TP). - Mỹ tiếp tay cho Iraq dùng vũ khí hóa học tấn công Iran (CAND). - Vài ” viễn cảnh” nếu Mỹ đánh Syria? (Tầm nhìn). - Nga-Mỹ bất đồng về Syria, Mỹ tuyên bố bỏ qua Hội đồng Bảo an (Tin nóng). - Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G-20: Khẩu chiến Nga – Mỹ (GD&TĐ). - Mỹ còn lưỡng lự, Syria tranh thủ tái chiếm thành trì trọng yếu nhất miền Bắc (ANTĐ). - Những vũ khí Iran có thể giúp Syria đối phó Mỹ (Soha). - Anh bất ngờ trình bằng chứng khí Sarin ở Syria (VNN). - NATO kêu gọi hành động cứng rắn đối với Syria (ANTĐ). - Thực hư chuyện chiến hạm Trung Quốc “xuất hiện gần Syria” (DT).
- Chuyển động kinh tế thế giới nếu Mỹ đánh Syria (Tầm nhìn).
- Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập sống sót sau vụ đánh bom ám sát (TTVH). - “Ba tổ chức đứng đằng sau vụ ám sát Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập” (VOV).
- Thái Lan: Nghị sĩ hung hăng ném ghế trong Quốc hội (Infonet).
CNXH GIÀU SINH LỰC
Dân oan trên đường phố |
Ông Trần Hữu Phước,
nguyên thư ký của cố Trưởng ban Tổ chức TW đảng CSVN Lên Đức Thọ viết trên báo
Sải gòn giải phóng ngày 27/8/2013: “…chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi
mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp lục
xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đòng Chum nổi tiếng
của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ
Latinh và vùng biển Caribe mênh mông bát ngát…”
CNXH GIÀU SINH LỰC
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc)
Xin nói cho rõ, CNXH ở đây là viết tắt từ chữ “chủ nghĩa xã hội”, dịch từ tiếng Anh là socialism (không cần viết hoa). Thật ra, nói đúng hơn là chủ nghĩa Mác-Lênin (Marxist-Leninist ideology), chứ không hẳn là socialism. Tôi chú ý đến cụm từ này khi nhâm nhi cà phê sáng ở quán anh bạn bắt gặp một bài viết chỉ trích ông Lê Hiếu Đằng. “Chỉ trích” có lẽ là quá nhẹ, phải nói là “thoá mạ” thì đúng bản chất hơn. Thoá mạ trên giấy trắng mực đen, và đó mới là điều đáng nói. Bài viết đó có đoạn đề cập đến CNXH như sau:
“...Còn chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ ‘Triệu voi’ nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát.”
Thú thật, dù là người bàng quan với chính trị nhất cũng khó mà bỏ qua câu phát biểu đầy tính khẳng định và thăng hoa trên. Đối với những người đã bị nhồi sọ thì câu trên cho họ đầy tin tưởng, niềm kiêu hãnh về sự lan toả của CNXH. Thử hỏi không kiêu hãnh sao được khi cái chủ nghĩa đó nó lan toả từ Á sang Âu, chạy dài luôn đến châu Mĩ Latin. Lại thêm những tính từ đầy chất thơ như “mênh mông”, “bát ngát”, trù phú” nữa, làm cho câu văn quá êm tai và ru ngủ.
Nhưng trước khi được ru ngủ, chúng ta thử xem xét thực tế ra sao. Hiện nay có bao nhiêu quốc gia trên thế giới theo CNXH? Chúng ta thử đếm xem: China, Việt Nam, Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Chỉ có 5 nước trên thế giới đang theo CNXH. Thật ra, có thể nói rằng trong thực tế chỉ có 2 nước đang kiên trì với CNXH mà thôi: Cuba và Bắc Triều Tiên. Còn ba nước kia (China, Việt Nam và Lào) thì thuộc nhóm “nói vậy mà không phải vậy”.
Trên thế giới hiện nay có 194 quốc gia (con số này còn thay đổi). Hai nước trên 194 là 1%. Hay rộng rải hơn, 5 trên 194 cũng chỉ 2.6%. Rộng rải hơn nữa, tính bằng dân số thì 5 quốc gia này chiếm ~21% dân số thế giới. (Chú ý dân số thế giới hiện là 7.108 tỉ người, China 1.36 tỉ, Việt Nam 88.8 triệu, Triều Tiên 24.9 triệu, Cuba 11.1 triệu, Lào 6.6 triệu). Tất cả những tính toán vui vui trên đều cho thấy các nước theo CNXH chỉ là thiểu số. Trước đây số quốc gia theo CNXH lên đến hàng 20, nhưng nay thì chỉ còn có 2. Do đó, khó mà nói CNXH đang lan toả được; phải nói cho đúng là nó (CNXH) đang bị teo tóp lại. Teo tóp thì không thể nào nói là “đầy sinh lực” được.
Thú thật, tôi không biết tác giả viết bài đó có thật sự tin vào những gì ông viết không nữa. Có người viết theo đơn đặt hàng, nên chưa chắc họ tin những gì họ viết. Nếu tác giả thật sự tin vào những gì ông viết thì tôi nghĩ chắc ông có vấn đề về tiếp thu thông tin. Thông tin xuất hiện trên báo chí quốc tế cho thấy ngay cả cái nơi khai sinh ra chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã chôn vùi nó. Ai xem tivi và đọc sách mà không thấy dân Nga kéo tượng Lênin xuống và đập phá. Những quốc gia từng theo chủ nghĩa Mác-Lênin bên Đông Âu cũng đã ra luật cấm biểu tượng CNXH như búa liềm nơi công cộng. Thử hỏi những người dân Đông Âu từng sống dưới thời CHXH họ muốn quay lại chủ nghĩa đó không. Chắc chắn đa số (95%?) là không. Do đó, khi viết rằng CNXH lan toả và đầy sinh lực, tôi nghĩ nó không đúng với những gì xảy ra trong thực tế.
Trong bài viết, tác giả nói rằng ông Lê Hiếu Đằng “gạt gẫm những người nhẹ dạ non gan ông nhắm mắt viết bừa": “Hiện nay xu hướng chạy theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã lạc điệu, không còn phù hợp và đã bị sụp đổ tan tành". Nhưng căn cứ vào những gì xảy ra trong thực tế thì ông Đằng viết quá đúng. Tôi sợ là câu văn trên của tác giả dành cho ông Lê Hiếu Đằng lại chính là câu văn dành cho ông.
Nói cho công bằng, đó là một chủ nghĩa không còn sức sống. Trong “Bản Ý Kiến về cải cách toàn diện Việt Nam” chúng tôi có viết rằng: “Cốt lõi của cuộc cách mạng mới là dứt khoát từ bỏ sự ràng buộc của một chủ nghĩa, một học thuyết đã không còn sức sống ở cả Việt Nam và trên thế giới. Gắn chặt với học thuyết ấy, chủ nghĩa ấy cũng làm nước ta ngày càng lệ thuộc vào quỹ đạo của phương Bắc ngày càng nặng.” Cho đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ câu đó đúng.
PS. Bản ý kiến còn đây:
Một góc nhìn nguy hiểm
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 06 tháng chín năm 2013
Nhà báo Nam Đồng tại quán cơm 2000 đồng của ông |
Hôm qua đọc tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo
hiểm trinh tiết 1 triệu đô”, có lẽ nhiều người chỉ biết cười buồn, rằng
tính lá cải của một số tờ báo đã đạt thêm một mốc mới. Nhưng loại tin
này vô hại vì ai cũng thấy nó nhảm nhí.
Ngược lại, bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”.
Ngược lại, bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”.
Nó
nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện
2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này
nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài trên BBC Tiếng
Việt bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa
mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người
cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.
Bài viết của tác giả Nguyễn
Quảng, ghi là “gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc”, lập luận: “Về
mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở
thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm”; “Cứ một quán cơm
2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng
cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc”.
Rất dễ phẫn nộ khi
nghe người ta nhân danh kinh tế học, đưa ra những lập luận phi lý như
thế. Người viết có biết gì về tương quan quy mô cung cầu mà dám nói như
thế? Một vài quán cơm 2.000 đồng ở một thành phố 10 triệu dân sẽ tác
động dữ dội lên hàng chục ngàn các quán cơm bình dân khác đến thế sao?
Hay nói như Linh Hoang Vu, market distortion đâu ra mà dễ xuất hiện đến
thế!
Tác giả lập luận tiếp: “Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy
cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con
cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề”.
Nghe qua thì dễ
bị thuyết phục (nên tôi mới nói là nguy hiểm) nhưng thử hỏi chênh lệch
giữa 2.000 đồng và 14.000 đồng (giá trị thật của bữa ăn) có thể gom lại
mua được cái cần câu gì (cần câu theo nghĩa đen có mua nổi không)? Tại
sao cứ bám vào những cliché con cá cần câu mà không chịu hiểu bữa cơm
2.000 đó chính là cần câu, để những người ăn dùng nó biến thành sức lao
động, cày bừa tiếp tục nuôi sống gia đình họ? Nghĩ được như thế thì mới
thấy chính những quán cơm từ thiện đang trao cho họ những chiếc cần câu
sử dụng trong ngày đó thôi.
Tác giả lập luận tiếp, quán cơm 2.000
sẽ khuyến khích di cư vào thành phố theo kiểu “Quá nhiều lao động ngoại
tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần
đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái
hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp”. Cái lập luận này nó phát
xít, nó xuẩn ngốc quá nên thôi không nói làm gì. Họ bị cuốn vào một cuộc
sống đầy bất trắc như được mô tả chỉ vì quán cơm 2.000 đồng ư?
Chỉ
còn một lập luận sau cùng cần nói, là quán cơm 2.000 đồng có thể bị lợi
dụng, anh xe ôm vào ăn để dành tiền chiều lại đi uống bia… Tác giả ở
bên Anh vì sao không chịu hiểu, người vào quán cơm từ thiện họ không chỉ
bỏ ra 2.000 đồng để mua xuất ăn, họ bỏ thêm vào đó Một Phần Phẩm Giá
của họ, không tính được bằng tiền nhưng lớn lắm. Lớn đến nỗi nó sẽ ngăn
người tự trọng bước vào quán ăn nếu họ còn có thể xoay xở ăn ở quán bình
thường. Ngược lại, giá trị xã hội của phần cơm không chỉ 2.000 đồng, nó
có sức lay động lòng người, khích thích thiện tâm sẵn có ở mọi người,
nó góp một phần rất lớn vào “vốn xã hội” mà có lẽ tác giả cũng từng được
học qua.
Tác giả và những người làm trang BBC Tiếng Việt ở nước
ngoài ắt cũng biết các soup kitchen mà hiện nay hoạt động càng lớn mạnh
do khủng hoảng kinh tế đi kèm với chính sách thắt lưng buộc bụng ở cả Mỹ
và châu Âu. Nỡ nào BBC Tiếng Việt đăng bài theo dạng biết là sẽ gây
tranh cãi để câu người vào bình luận. Làm thế có khác gì đăng tin “Ca sĩ
Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”.
Nguyễn Vạn Phú(Blog Nguyễn Vạn Phú)
“Theo Đảng đến còng”
Phiếm luận:
Thanh Hóa là một trong những vùng, còn sử dụng nhiều thổ ngữ, phương ngữ trong giao tiếp; lại cũng là tỉnh giàu truyền thống phát triển ca dao, hò, vè trong dân gian, phản ảnh cuộc sống lao động và sinh hoạt phong phú; nhất là dùng nó để nói lên tâm trạng của mình với cộng đồng xã hội, trong một thời điểm, một giai đoạn lịch sử nào đó. Ban đầu, nó ra đời từ một số người, tất nhiên là không chuyên nghiệp, đặt ra (sáng tác). Vì nó phù hợp với tâm trạng của nhiều người, nên nó nhanh chóng được loan truyền, phổ biến và tồn tại trong nhân dân, không ai có thể dễ dàng dập tắt, cắt bỏ, như bóc bỏ một bài viết nào đó trên mạng internet vậy, được.
Một lần tôi về Xứ Thanh, lần đầu tiên nghe được cụm từ “theo Đảng đến còng”. Mới nghe hơi lạ tai, tôi đem điều băn khoăn hỏi một cán bộ văn hóa địa phương, vì sao họ nói vậy? Anh cán bộ nọ tặc lưỡi cười rồi trả lời tôi: ”chuyện trong dân gian, mà anh”. Nói vậy thôi, nhưng sau đó, anh cũng kể cho tôi nghe xuất xứ của cụm từ “theo Đảng đến còng” mà tôi đang muốn nghe.
Nhân dân Thanh Hóa chúng tôi, còn sử dụng nhiều thổ ngữ, phương ngữ lắm, trong giao tiếp với nhau; không phải họ nghèo ngôn ngữ phổ thông đâu, họ biết cả đấy. Nhưng trừ khi ra khỏi tỉnh nhà, đến một nơi xa lạ nào đó; còn hàng ngày giao tiếp với nhau trong phạm vi địa phương mình, họ thích dùng thổ ngữ, phương ngữ để nói chuyện với nhau. Họ thích chay mộc, đậm khẩu, thú vị hơn, dễ làm cho câu chuyện cởi mở và gần gũi hơn, nhất là dân khu vực nông thôn. Rồi anh đi thẳng vào từ “còng”, trong cụm từ “theo Đảng đến còng”, mà tôi muốn biết. Theo anh, từ “còng” là biến đổi ngữ âm của từ “cùng”, trong phương ngữ Thanh Hóa. Cho nên cụm từ “theo Đảng đến cùng”, sau khi biến đổi ngữ âm, trở thành “theo Đảng đến còng”. Ban đầu, người ta nói tự nhiên, không có dụng ý gì, nên chẳng có ai để tâm gì cả. Song, những năm gần đây, như anh biết đấy, tình hình xã hội, không chỉ riêng tỉnh tôi, mà trong cả nước, đầy biến động phức tạp: Kinh tế và đời sống ngày càng khó khăn; nhiều chủ chương chính sách vạch ra, chỉ nằm trên giấy; tệ quan liêu, nhũng nhiễu đối với dân, của các tổ chức và cán bộ đảng viên, ngày càng lan rộng; tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, ngày càng nghiêm trọng; trong một thực tế như vậy, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ sa sút, là đương nhiên, nếu như không muốn nói là một sự thất vọng! Cũng từ đó, theo ý kiến của riêng cá nhân anh, cụm từ “theo Đảng đến còng”, đến đây không chỉ là biến đổi ngữ âm, mà còn cả ngữ nghĩa; không chỉ là khu vực nông thôn nữa, mà ngay cả đô thị, như trung tâm thành phố Thanh Hóa, nơi có tỉ lệ pha thổ âm rất thấp, nay người ta cũng thích nói theo biến đổi ngữ âm này, từ “cùng” thành “còng”, và còn nhấn mạnh, cường điệu thêm với ngụ ý của họ theo từng lúc, từng nơi; nhất là khi họ phiếm đàm thời cuộc. Như vậy, cụm từ “theo Đảng đến còng”, đến đây không chỉ biến đổi ngữ âm tự nhiên nữa; mà nó bắt đầu có màu sắc tâm trạng xã hội, ý như một lời chế giễu, châm biếm, oán than; với ý nghĩa tư tưởng là, theo Đảng đến còng cả lưng, mà tương lai còn mờ mịt, nỗi thất vọng ngày càng tăng.
Anh cán bộ văn hóa tỉnh này còn kể thêm cho tôi nghe một ngụ ý nữa, có liên quan đến sử dụng từ “còng”, trong cụm từ “theo Đảng đến còng” đó, như sau. Tỉnh này có thị trấn huyện Tĩnh Gia, đặt tên là “Phố Còng”, nằm ngay trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa bốn mươi cây số về phía nam của tỉnh. Nằm giữa (trung đoạn) từ thành phố Thanh Hóa vào thị trấn Còng, lại có một địa danh từng nổi tiếng trong chiến tranh phá hoại, có tên gọi là “Ghép” (tức Cầu Ghép, cách cầu Hàm Rồng về phía bắc khoảng chừng bốn mươi lăm cây số). Bà con tỉnh này lại ví von, truyền miệng cho nhau hai câu lục bát: “Quyết tâm theo Đảng đến Còng / Mới đi đến Ghép lại vòng trở ra!”. Từ “Còng” ở đây phải viết hoa, vì là địa danh riêng. Còn ý nghĩa, ngụ ý hai câu lục bát, nói nôm na có nghĩa là, đã từng nguyện quyết tâm đi theo Đảng đến cùng, nhưng vì khổ quá, mất lòng tin, nên đến Ghép, mới được nửa đường, đành buộc phải bỏ dở quay ra!
Qua câu chuyện phiếm luận về sử dụng ngôn ngữ, ca dao, hò, vè dân gian trên đây ở Xứ Thanh, phần nào cho ta biết được tâm trạng của người dân xứ này. Đồng thời tôi đoan chắc rằng, không chỉ riêng Xứ Thanh mới có hiện tượng, người dân dùng ngôn ngữ, ca dao, hò, vè, để nói lên một tâm trạng, một thái độ của mình đối với thời cuộc; mà nhiều nơi khác trong cả nước, cũng vậy thôi; có khác nhau chăng chỉ là cách diễn đạt cụ thể. Một dẫn chứng, chẳng cần phải nói đâu xa, thời gian cách đây chưa lâu, ngay giữa thủ đô Hà Nội, thời kỳ bao cấp, đời sống kinh tế xã hội cực kỳ khó khăn, tưởng gần tận đáy; bấy giờ rộ lên các chuyện tiếu lâm “hiện đại”, ca dao, hò, vè truyền miệng trong dân gian, có nội dung vừa phê phán, vừa than oán, như: “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, ăn mì ăn mạch hàm răng lung lay”; “một yêu anh có may-ô, hai yêu anh có cá khô ăn dần”; “đầy tớ thì đi vôn – ga, để cho ông chủ ra ga xếp hàng”; rồi “Tôn Đản là chợ vua – quan / Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần…”; hay là “thực phẩm quý hơn nhân phẩm”; “bù giá vào lương hay bù da vào xương”; rồi “Hợp tình hợp lý không bằng hợp ý cấp trên, vừa đức vừa tài không bằng vừa tai thủ trưởng; hay là “tiền là Tiên, là Phật, là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già, là đà danh vọng, là lộng che thân, là cán cân công lý, tiền là hết ý!”… Một bi hài vụ án Tạ Đình Đề, một nhân vật huyền thoại mà nhiều người biết, bị kết án về tội “tập hợp và phổ biến ca dao, hò, vè tiêu cực, nói xấu chế độ”. Vụ án làm chấn động cả Hà Nội, bị nhân dân phẫn nộ, phản đối; cuối cùng tòa buộc phải tuyên bố: “Tạ Đình Đề vô tội”! Tất nhiên bấy giờ ông cũng đã thân tàn ma dại rồi.
Thưa quý độc giả thân mến của tôi! Bây giờ xin mời các quý độc giả hãy tham gia phiếm đàm về nội dung tôi đã đề cập từ đầu bài đến đây nhé. Theo tôi, trước hết, chúng ta cùng nhìn nhận cách đánh giá hiện tượng tiếu lâm “hiện đại”, ca dao, hò, vè hiện nay, thế nào cho phải, cho đúng; và sau đó là thái độ và cách xử sự của người lãnh đạo, và các cơ quan quản lý nhà nước, nên như thế nào, để lợi nước, lợi dân. Nếu như coi hiện tượng nói trên là phản ánh trung thực tâm trạng và thái độ của quần chúng nhân dân đối với thời cuộc, thì đây là điều cần cho người lãnh đạo chăng? Ở nước ta, lịch sử qua các triều đại, không hiếm các bậc minh quân, cải trang vi hành, len lỏi vào dân, tìm hiểu đúng thực trạng tình hình, sợ các nịnh thần bẩm báo không trung thực, để về có kế sách trị nước, an dân. Ở các nước dân chủ, tiên tiến, cũng có nhiều viện chuyên làm việc thăm dò dư luận; có hệ thống truyền thông đa chiều, có tính phản biện; các cơ quan lãnh đạo các nước này, dựa vào các hệ thống này để điều hành, điều khiển “con tàu” vận hành thuận lợi, tránh được vấp phải “đá ngầm” trên con đường phát triển đất nước. Nếu coi việc nắm bắt được tâm trạng của dân, là rất quan trọng, thì người lãnh đạo, cùng các cơ quan hữu trách, cần có thái độ tôn trọng “gạn đục khơi trong”, để rút ra từ hiện tượng ca dao, tiếu lâm, hò, vè trong dân gian như nói ở trên, để chấn chỉnh việc điều hành quản lý đất nước. Rất đáng tiếc, nước ta có một hệ thống báo chí khá “khủng” (báo chí lề phải), do bị quá nhiều o ép, ràng buộc, nên tỉ lệ lượng thông tin một chiều, còn nhiều; nhiều mặt trái “nhạy cảm” gần như bị cấm kỵ, nếu có được phép đưa tin, thì cũng chỉ được loanh quanh trong vòng vạch vôi, đã giới hạn sẵn; phản biện là tính tích cực, là thế mạnh của báo chí, không được khơi dậy. Đất nước ta còn nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nghiệt ngã; trong khi đó, ngân sách quốc gia phải gánh chịu nuôi ba hệ thống biên chế: hệ thống bộ máy nhà nước, hệ thống đảng, hệ thống đoàn thể. Đứng đầu bao gom hệ thống các đoàn thể là Mặt trận tổ quốc, với cả bộ máy khá cồng kềnh, chi phí tốn kém, nhưng hoạt động kém hiệu quả; nhất là trong việc thu thập dư luận và phản biện. Còn các cơ quan quản lý tư tưởng và các công cụ chuyên chính khác, thì chụp mũ, quy kết, sẵn sàng đe dọa đàn áp; cho hiện tượng thơ ca, tiếu lâm, hò, vè trong dân gian là, biểu hiện tiêu cực, bất mãn, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, bị “thế lực thù địch” lôi kéo, lợi dụng; có khi còn nâng lên là làm tổn hại “an ninh quốc gia” nữa chứ!
Trong chiều dài lịch sử phát triển của nước ta, cũng như toàn nhân loại cho thấy, khi bộ máy cai trị thối nát, mất lòng dân; càng lạm dụng bạo lực để cố giữ quyền lực, càng xa dân; và chế độ ấy, kết cục sẽ không có tương lai tốt đẹp. Ngược lại, lịch sử cũng cho thấy, có những nhà lãnh đạo khôn ngoan, bình tĩnh trước khó khăn, chịu khó lắng nghe dư luận, nắm bắt được tâm trạng và nguyện vọng của dân, kể cả đối nội và đối ngoại, để kịp thời đề ra được các chủ trương, chính sách thích hợp, thiết thực, thực sự vì dân vì nước, không “màu mè” phô trương, không phải để đối phó tạm thời kiểu “giải pháp tình thế”; thì dù khó khăn đến mấy, cuối cùng cũng sẽ vượt qua. Chẳng lẽ những người đang giữ cương vị trọng trách, lãnh đạo đất nước, đã quên hai câu thơ bất hủ sau đây:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong….. Sao?!
Cuối bài phiếm luận này, tôi có lời xin lỗi, gởi đến một số bà con nhân dân Thanh Hóa, còn sử dụng nhiều thổ ngữ trong giao tiếp, bởi người ta bảo: “chửi cha không bằng pha tiếng”, mà. Song, thưa bà con, tôi không hề có ý định đem tiếng địa phương mà bà con đang sử dụng để bình phẩm, giễu cợt hay chê bai gì. Thực lòng, tôi muốn mượn trường hợp biến đổi ngữ âm trong phương ngữ Xứ Thanh, để nói lên tâm trạng của bà con trước thời cuộc, trước thế sự, để góp phần cùng nhân dân cả nước ráng oằn mình vượt qua giai đoạn khó khăn này./.
Hữu Quả
Hữu Quả, Nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN.
Thanh Hóa là một trong những vùng, còn sử dụng nhiều thổ ngữ, phương ngữ trong giao tiếp; lại cũng là tỉnh giàu truyền thống phát triển ca dao, hò, vè trong dân gian, phản ảnh cuộc sống lao động và sinh hoạt phong phú; nhất là dùng nó để nói lên tâm trạng của mình với cộng đồng xã hội, trong một thời điểm, một giai đoạn lịch sử nào đó. Ban đầu, nó ra đời từ một số người, tất nhiên là không chuyên nghiệp, đặt ra (sáng tác). Vì nó phù hợp với tâm trạng của nhiều người, nên nó nhanh chóng được loan truyền, phổ biến và tồn tại trong nhân dân, không ai có thể dễ dàng dập tắt, cắt bỏ, như bóc bỏ một bài viết nào đó trên mạng internet vậy, được.
Một lần tôi về Xứ Thanh, lần đầu tiên nghe được cụm từ “theo Đảng đến còng”. Mới nghe hơi lạ tai, tôi đem điều băn khoăn hỏi một cán bộ văn hóa địa phương, vì sao họ nói vậy? Anh cán bộ nọ tặc lưỡi cười rồi trả lời tôi: ”chuyện trong dân gian, mà anh”. Nói vậy thôi, nhưng sau đó, anh cũng kể cho tôi nghe xuất xứ của cụm từ “theo Đảng đến còng” mà tôi đang muốn nghe.
Nhân dân Thanh Hóa chúng tôi, còn sử dụng nhiều thổ ngữ, phương ngữ lắm, trong giao tiếp với nhau; không phải họ nghèo ngôn ngữ phổ thông đâu, họ biết cả đấy. Nhưng trừ khi ra khỏi tỉnh nhà, đến một nơi xa lạ nào đó; còn hàng ngày giao tiếp với nhau trong phạm vi địa phương mình, họ thích dùng thổ ngữ, phương ngữ để nói chuyện với nhau. Họ thích chay mộc, đậm khẩu, thú vị hơn, dễ làm cho câu chuyện cởi mở và gần gũi hơn, nhất là dân khu vực nông thôn. Rồi anh đi thẳng vào từ “còng”, trong cụm từ “theo Đảng đến còng”, mà tôi muốn biết. Theo anh, từ “còng” là biến đổi ngữ âm của từ “cùng”, trong phương ngữ Thanh Hóa. Cho nên cụm từ “theo Đảng đến cùng”, sau khi biến đổi ngữ âm, trở thành “theo Đảng đến còng”. Ban đầu, người ta nói tự nhiên, không có dụng ý gì, nên chẳng có ai để tâm gì cả. Song, những năm gần đây, như anh biết đấy, tình hình xã hội, không chỉ riêng tỉnh tôi, mà trong cả nước, đầy biến động phức tạp: Kinh tế và đời sống ngày càng khó khăn; nhiều chủ chương chính sách vạch ra, chỉ nằm trên giấy; tệ quan liêu, nhũng nhiễu đối với dân, của các tổ chức và cán bộ đảng viên, ngày càng lan rộng; tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, ngày càng nghiêm trọng; trong một thực tế như vậy, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ sa sút, là đương nhiên, nếu như không muốn nói là một sự thất vọng! Cũng từ đó, theo ý kiến của riêng cá nhân anh, cụm từ “theo Đảng đến còng”, đến đây không chỉ là biến đổi ngữ âm, mà còn cả ngữ nghĩa; không chỉ là khu vực nông thôn nữa, mà ngay cả đô thị, như trung tâm thành phố Thanh Hóa, nơi có tỉ lệ pha thổ âm rất thấp, nay người ta cũng thích nói theo biến đổi ngữ âm này, từ “cùng” thành “còng”, và còn nhấn mạnh, cường điệu thêm với ngụ ý của họ theo từng lúc, từng nơi; nhất là khi họ phiếm đàm thời cuộc. Như vậy, cụm từ “theo Đảng đến còng”, đến đây không chỉ biến đổi ngữ âm tự nhiên nữa; mà nó bắt đầu có màu sắc tâm trạng xã hội, ý như một lời chế giễu, châm biếm, oán than; với ý nghĩa tư tưởng là, theo Đảng đến còng cả lưng, mà tương lai còn mờ mịt, nỗi thất vọng ngày càng tăng.
Anh cán bộ văn hóa tỉnh này còn kể thêm cho tôi nghe một ngụ ý nữa, có liên quan đến sử dụng từ “còng”, trong cụm từ “theo Đảng đến còng” đó, như sau. Tỉnh này có thị trấn huyện Tĩnh Gia, đặt tên là “Phố Còng”, nằm ngay trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa bốn mươi cây số về phía nam của tỉnh. Nằm giữa (trung đoạn) từ thành phố Thanh Hóa vào thị trấn Còng, lại có một địa danh từng nổi tiếng trong chiến tranh phá hoại, có tên gọi là “Ghép” (tức Cầu Ghép, cách cầu Hàm Rồng về phía bắc khoảng chừng bốn mươi lăm cây số). Bà con tỉnh này lại ví von, truyền miệng cho nhau hai câu lục bát: “Quyết tâm theo Đảng đến Còng / Mới đi đến Ghép lại vòng trở ra!”. Từ “Còng” ở đây phải viết hoa, vì là địa danh riêng. Còn ý nghĩa, ngụ ý hai câu lục bát, nói nôm na có nghĩa là, đã từng nguyện quyết tâm đi theo Đảng đến cùng, nhưng vì khổ quá, mất lòng tin, nên đến Ghép, mới được nửa đường, đành buộc phải bỏ dở quay ra!
Qua câu chuyện phiếm luận về sử dụng ngôn ngữ, ca dao, hò, vè dân gian trên đây ở Xứ Thanh, phần nào cho ta biết được tâm trạng của người dân xứ này. Đồng thời tôi đoan chắc rằng, không chỉ riêng Xứ Thanh mới có hiện tượng, người dân dùng ngôn ngữ, ca dao, hò, vè, để nói lên một tâm trạng, một thái độ của mình đối với thời cuộc; mà nhiều nơi khác trong cả nước, cũng vậy thôi; có khác nhau chăng chỉ là cách diễn đạt cụ thể. Một dẫn chứng, chẳng cần phải nói đâu xa, thời gian cách đây chưa lâu, ngay giữa thủ đô Hà Nội, thời kỳ bao cấp, đời sống kinh tế xã hội cực kỳ khó khăn, tưởng gần tận đáy; bấy giờ rộ lên các chuyện tiếu lâm “hiện đại”, ca dao, hò, vè truyền miệng trong dân gian, có nội dung vừa phê phán, vừa than oán, như: “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, ăn mì ăn mạch hàm răng lung lay”; “một yêu anh có may-ô, hai yêu anh có cá khô ăn dần”; “đầy tớ thì đi vôn – ga, để cho ông chủ ra ga xếp hàng”; rồi “Tôn Đản là chợ vua – quan / Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần…”; hay là “thực phẩm quý hơn nhân phẩm”; “bù giá vào lương hay bù da vào xương”; rồi “Hợp tình hợp lý không bằng hợp ý cấp trên, vừa đức vừa tài không bằng vừa tai thủ trưởng; hay là “tiền là Tiên, là Phật, là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già, là đà danh vọng, là lộng che thân, là cán cân công lý, tiền là hết ý!”… Một bi hài vụ án Tạ Đình Đề, một nhân vật huyền thoại mà nhiều người biết, bị kết án về tội “tập hợp và phổ biến ca dao, hò, vè tiêu cực, nói xấu chế độ”. Vụ án làm chấn động cả Hà Nội, bị nhân dân phẫn nộ, phản đối; cuối cùng tòa buộc phải tuyên bố: “Tạ Đình Đề vô tội”! Tất nhiên bấy giờ ông cũng đã thân tàn ma dại rồi.
Thưa quý độc giả thân mến của tôi! Bây giờ xin mời các quý độc giả hãy tham gia phiếm đàm về nội dung tôi đã đề cập từ đầu bài đến đây nhé. Theo tôi, trước hết, chúng ta cùng nhìn nhận cách đánh giá hiện tượng tiếu lâm “hiện đại”, ca dao, hò, vè hiện nay, thế nào cho phải, cho đúng; và sau đó là thái độ và cách xử sự của người lãnh đạo, và các cơ quan quản lý nhà nước, nên như thế nào, để lợi nước, lợi dân. Nếu như coi hiện tượng nói trên là phản ánh trung thực tâm trạng và thái độ của quần chúng nhân dân đối với thời cuộc, thì đây là điều cần cho người lãnh đạo chăng? Ở nước ta, lịch sử qua các triều đại, không hiếm các bậc minh quân, cải trang vi hành, len lỏi vào dân, tìm hiểu đúng thực trạng tình hình, sợ các nịnh thần bẩm báo không trung thực, để về có kế sách trị nước, an dân. Ở các nước dân chủ, tiên tiến, cũng có nhiều viện chuyên làm việc thăm dò dư luận; có hệ thống truyền thông đa chiều, có tính phản biện; các cơ quan lãnh đạo các nước này, dựa vào các hệ thống này để điều hành, điều khiển “con tàu” vận hành thuận lợi, tránh được vấp phải “đá ngầm” trên con đường phát triển đất nước. Nếu coi việc nắm bắt được tâm trạng của dân, là rất quan trọng, thì người lãnh đạo, cùng các cơ quan hữu trách, cần có thái độ tôn trọng “gạn đục khơi trong”, để rút ra từ hiện tượng ca dao, tiếu lâm, hò, vè trong dân gian như nói ở trên, để chấn chỉnh việc điều hành quản lý đất nước. Rất đáng tiếc, nước ta có một hệ thống báo chí khá “khủng” (báo chí lề phải), do bị quá nhiều o ép, ràng buộc, nên tỉ lệ lượng thông tin một chiều, còn nhiều; nhiều mặt trái “nhạy cảm” gần như bị cấm kỵ, nếu có được phép đưa tin, thì cũng chỉ được loanh quanh trong vòng vạch vôi, đã giới hạn sẵn; phản biện là tính tích cực, là thế mạnh của báo chí, không được khơi dậy. Đất nước ta còn nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nghiệt ngã; trong khi đó, ngân sách quốc gia phải gánh chịu nuôi ba hệ thống biên chế: hệ thống bộ máy nhà nước, hệ thống đảng, hệ thống đoàn thể. Đứng đầu bao gom hệ thống các đoàn thể là Mặt trận tổ quốc, với cả bộ máy khá cồng kềnh, chi phí tốn kém, nhưng hoạt động kém hiệu quả; nhất là trong việc thu thập dư luận và phản biện. Còn các cơ quan quản lý tư tưởng và các công cụ chuyên chính khác, thì chụp mũ, quy kết, sẵn sàng đe dọa đàn áp; cho hiện tượng thơ ca, tiếu lâm, hò, vè trong dân gian là, biểu hiện tiêu cực, bất mãn, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, bị “thế lực thù địch” lôi kéo, lợi dụng; có khi còn nâng lên là làm tổn hại “an ninh quốc gia” nữa chứ!
Trong chiều dài lịch sử phát triển của nước ta, cũng như toàn nhân loại cho thấy, khi bộ máy cai trị thối nát, mất lòng dân; càng lạm dụng bạo lực để cố giữ quyền lực, càng xa dân; và chế độ ấy, kết cục sẽ không có tương lai tốt đẹp. Ngược lại, lịch sử cũng cho thấy, có những nhà lãnh đạo khôn ngoan, bình tĩnh trước khó khăn, chịu khó lắng nghe dư luận, nắm bắt được tâm trạng và nguyện vọng của dân, kể cả đối nội và đối ngoại, để kịp thời đề ra được các chủ trương, chính sách thích hợp, thiết thực, thực sự vì dân vì nước, không “màu mè” phô trương, không phải để đối phó tạm thời kiểu “giải pháp tình thế”; thì dù khó khăn đến mấy, cuối cùng cũng sẽ vượt qua. Chẳng lẽ những người đang giữ cương vị trọng trách, lãnh đạo đất nước, đã quên hai câu thơ bất hủ sau đây:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong….. Sao?!
Cuối bài phiếm luận này, tôi có lời xin lỗi, gởi đến một số bà con nhân dân Thanh Hóa, còn sử dụng nhiều thổ ngữ trong giao tiếp, bởi người ta bảo: “chửi cha không bằng pha tiếng”, mà. Song, thưa bà con, tôi không hề có ý định đem tiếng địa phương mà bà con đang sử dụng để bình phẩm, giễu cợt hay chê bai gì. Thực lòng, tôi muốn mượn trường hợp biến đổi ngữ âm trong phương ngữ Xứ Thanh, để nói lên tâm trạng của bà con trước thời cuộc, trước thế sự, để góp phần cùng nhân dân cả nước ráng oằn mình vượt qua giai đoạn khó khăn này./.
Hữu Quả
Hoàng Anh Gia Lai tháo chạy: “Minsky” cho chính giới Việt Nam?
Tỷ phú hay hóa rồng?
Gần như ngay sau vụ giám đốc doanh nghiệp nhà Vĩnh Hưng bị bắt giữ ở Hà Nội, một trong những đầu tàu bất động sản của Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức lại khoét thêm một lát cắt vào vết thương hoại tử đang ngoác rộng của thị trường địa ốc quốc gia này, với việc lần đầu tiên thừa nhận công khai về Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ “say goodbye” miền đất đã từng làm nhiều đại gia được ních chặt túi.
Báo chí Việt một lần nữa có được đề tài để bàn luận, lồng trong không khí rệu rã của thị trường bất động sản thời suy thoái. Tuy thế, ngay cả tiếng nói của những nhà báo vụ lợi nhất cũng như buồn thảm: trước đó, người ta đã viết và PR quá nhiều, quá đậm cho sự hồi phục của thị trường, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu khả quan nào cho chế độ tiêu thụ căn hộ tồn kho.
Chế độ chính sách đặc thù và đặc lợi dành cho nhóm lợi ích bất động sản và các ngân hàng đang ôm hàng tồn kho căn hộ cũng vì thế đang trở nên vơi cạn ý nghĩa thiết thân về quyền lực và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Giờ đây, người được giới cuồng nhiệt bóng đá quen gọi là bầu Đức lại chuyển sang tìm kiếm một hứa hẹn nào đó ở miền đất dân chủ còn phôi thai là Myanmar. Có vẻ bỏ mặc các khoản nợ chồng chất bị đóng kín trong sổ sách kế toán ở những ngân hàng ruột rà như BIDV, Vietcombank, Sacombank, ông Đoàn Nguyên Đức chính thức bị dư luận xã hội xem là “bỏ của chạy lấy người”.
Thực tồn mà Hoàng Anh Gia Lai phải đối diện đang khác xa hai năm trước – vào lúc bầu Đức còn hăng hái đưa ra tuyên bố chậm nhất đến năm 2014 sẽ trở thành tỷ phú đô la, hay các chính khách vẫn mơ muộn nhất đến năm 2015 Việt Nam sẽ “hóa rồng”.
2014?
Mới cuối năm 2012, người đứng đầu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn tỏ ra lạc quan về triển vọng của các dự án cao su và thủy điện. Nhưng đến giữa năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai đột ngột tuyên bố sẽ không còn quá tập trung vào các dự án thủy điện nữa, bán một phần và chỉ giữ lại phần nhỏ hơn… Thậm chí, Hoàng Anh Gia Lai còn dự kiến “hy sinh” những dự án thủy điện mà theo đúng kế hoạch, năm nay bắt đầu hái quả.
Tất nhiên, lời giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức luôn có vẻ hợp lý, nhất là trong bối cảnh Hoàng Anh Gia Lai đang cần tập trung nguồn lực vốn liếng cho các công trình bất động sản có tiềm năng hơn hẳn ở Myanmar.
Song khác hẳn với bối cảnh cuối năm 2011 và nửa đầu năm 2012, con số nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai cho tới giờ phút này đã vượt trên 21.000 tỷ đồng, nằm ngoài dự báo của nhiều chuyên gia và tất nhiên cũng cao hơn cả con số khoảng 16.000 tỷ đồng nợ vay do chính Hoàng Anh Gia Lai công bố vào năm 2012.
Đó cũng là bối cảnh mà nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích bắt làm con tin với hơn 500.000 tỷ đồng nợ xấu và nợ công quốc gia chiếm đến hàng trăm phần trăm GDP.
Những xáo trộn kinh khủng của thị trường bất động sản trong vài năm qua đã làm không biết bao nhiêu nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp mất ăn mất ngủ, để đến nỗi nguyện ước lớn nhất của nhiều đại gia hiện thời là mong một buổi sáng thức giấc không còn nợ nần. Đó cũng là lý do để tập đoàn của ông Đoàn Nguyên Đức không phải là ngoại lệ của nhóm Sông Đà Thăng Long, Phát Đạt hay Vinaconex, khi cũng phải đối mặt với một cơn khủng hoảng toàn diện về tồn kho căn hộ trung cấp và cao cấp có thể xảy đến ngay vào năm 2014.
Hoàng Anh Gia Lai rõ ràng không còn được lợi thế như những năm trước, dù có thể chưa nằm trong thế suy kiệt như những người khác. Cũng không còn cái thế khuynh đảo thị trường đất nền và căn hộ. Ngay cả cú bán phá giá căn hộ được ông Đức tung ra vào cuối năm 2012 cũng không làm cho tình hình của tập đoàn này được cải thiện hơn.
2013 lại tiếp nối năm ngoái bằng một đợt cáo buộc của một trong những tổ chức phi chính phủ mạnh nhất thế giới – Global Witness. Những dự án trồng cao su chưa kịp thu hoạch của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào và đặc biệt ở Campuchia đã bị lên án sâu sắc về cách thức đối xử với môi trường và nông dân bản địa của tập đoàn này.
Chưa bao giờ trong lịch sử hoạt động của mình, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại vướng phải sự cáo buộc nghiêm trọng đến thế từ một tổ chức phi chính phủ. Hiển nhiên, uy tín của tập đoàn này đã bị sứt mẻ rất nghiêm trọng trên thương trường quốc tế sau chuỗi bị hạ uy tín trong quan hệ buôn bán ở trong nước. Trong tình cảnh như thế, rất nhiều người đã phải ngỡ ngàng khi nghe nói bầu Đức “vẫn ngủ ngon trên đống nợ”.
Cú choàng giấc với còng 88 của giám đốc Công ty bất động sản Vĩnh Hưng vừa qua cũng làm dấy lên cơn ác mộng về hàng loạt đại gia khác có thể “nhập kho” trong thời gian còn lại của năm 2013.
Giờ đây, tương lai của Hoàng Anh Gia Lai sẽ và chỉ có thể được quyết định bởi chính họ. Giờ đây, tất cả những nguyện ước về tỷ phú đô la hay hình ảnh vươn ra thế giới chắc chắn đã phải tạm dừng. Tất cả còn phải tập trung vào bài toán giải quyết nợ nần và làm sao thoát khỏi cái thị trường bất động sản và hậu trường kinh doanh – chính trị khủng khiếp này càng sớm càng tốt.
“Minsky” chính giới?
Một phương trình với quá nhiều ẩn số đang công khai thách thức giới điều hành đầy dụng ý cùng các nhóm lợi ích và tài phiệt ở Việt Nam.
Muốn giải quyết nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng thì phải xử lý tồn kho nói chung và tồn kho bất động sản nói riêng; muốn xử lý tồn kho bất động sản lại phải làm tăng tổng cầu và niềm tin tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhưng ai cũng biết rằng muốn tăng tổng cầu kinh tế thì phải bơm tiền, trong khi nguồn tiền đang có dấu hiệu cạn kiệt do bị tồn kho và không giải quyết được nợ xấu. Chưa tính tới yếu tố bơm tiền hoàn toàn có thể sinh ra lạm phát…
Đây chính là một cái vòng luẩn quẩn mà sẽ dẫn tới “thời điểm Minsky” – tức thời điểm nền kinh tế phải chịu cảnh đổ vỡ dây chuyền, bắt đầu từ khối doanh nghiệp con nợ và ngân hàng chủ nợ không thu hồi được các món nợ, dẫn tới khả năng sụp đổ kinh tế.
Nhiều khả năng triển vọng giải quyết tồn kho bất động sản sẽ rất chậm và phải kéo dài ít nhất 4-5 năm. Nhưng ngay trong ngắn hạn năm 2013 và năm 2014, tình trạng nợ khó đòi từ các doanh nghiệp bất động sản lại luôn có thể tạo nên sang chấn bùng vỡ cho giới ngân hàng chủ nợ, mà có thể kéo theo một làn sóng sụp đổ dây chuyền giữa một số ngân hàng lớn.
Nếu không thể giải quyết núi tồn kho bất động sản vào thời hạn “Minsky” giữa năm 2014, hoặc chậm lắm đến cuối năm đó, rất nhiều khả năng nợ xấu bất động sản sẽ làm bùng vỡ nợ xấu quốc gia và đẩy các ngân hàng vào thế tồn vong. Thế tồn vong đó cũng có thể gây tác động tiêu cực không nhỏ đến chân đứng của một nền chính trị vốn đang chịu nhiều xáo động và có thể cả manh động.
Với tất cả những bất cập và bất bình đẳng ghê gớm tích tụ trong suốt hai chục năm qua, bất động sản hoàn toàn có đủ tư cách để làm lộn nhào cái nôi của một nền kinh tế thị trường không rõ định hướng nào hết.
Nếu không tự xử lý được phương trình bất động sản với quá nhiều ẩn số, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng rơi vào một cơn khủng hoảng mới còn ghê gớm hơn cả khủng hoảng 2008 và đợt suy thoái kéo dài suốt ba năm qua. Khủng hoảng kinh tế lại rất dễ dẫn đến khủng hoảng xã hội – một phạm trù vốn đã tiềm ẩn nhiều mầm mống được thể hiện trên nhiều đường phố.
Ai cũng biết khủng hoảng xã hội một khi đã kết tủa và cộng hưởng với khủng hoảng kinh tế thì hoàn toàn có đủ tư cách để tạo nên một xung chấn chính trị đủ mạnh, có thể làm thay đổi cả một chế độ cùng bản chất tưởng như không thể đổi thay của nó.
Theo quy luật song trùng giữa kinh tế và chính trị, thời điểm Minsky đáo hạn để thanh toán các khoản nợ tài chính cũng có thể là thời khắc chuyển từ lời giục nợ thành hành vi siết nợ đối với chính giới điều hành ở Việt Nam.
Thời khắc ấy đang đến gần, rất gần…
Gần như ngay sau vụ giám đốc doanh nghiệp nhà Vĩnh Hưng bị bắt giữ ở Hà Nội, một trong những đầu tàu bất động sản của Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức lại khoét thêm một lát cắt vào vết thương hoại tử đang ngoác rộng của thị trường địa ốc quốc gia này, với việc lần đầu tiên thừa nhận công khai về Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ “say goodbye” miền đất đã từng làm nhiều đại gia được ních chặt túi.
Báo chí Việt một lần nữa có được đề tài để bàn luận, lồng trong không khí rệu rã của thị trường bất động sản thời suy thoái. Tuy thế, ngay cả tiếng nói của những nhà báo vụ lợi nhất cũng như buồn thảm: trước đó, người ta đã viết và PR quá nhiều, quá đậm cho sự hồi phục của thị trường, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu khả quan nào cho chế độ tiêu thụ căn hộ tồn kho.
Chế độ chính sách đặc thù và đặc lợi dành cho nhóm lợi ích bất động sản và các ngân hàng đang ôm hàng tồn kho căn hộ cũng vì thế đang trở nên vơi cạn ý nghĩa thiết thân về quyền lực và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Giờ đây, người được giới cuồng nhiệt bóng đá quen gọi là bầu Đức lại chuyển sang tìm kiếm một hứa hẹn nào đó ở miền đất dân chủ còn phôi thai là Myanmar. Có vẻ bỏ mặc các khoản nợ chồng chất bị đóng kín trong sổ sách kế toán ở những ngân hàng ruột rà như BIDV, Vietcombank, Sacombank, ông Đoàn Nguyên Đức chính thức bị dư luận xã hội xem là “bỏ của chạy lấy người”.
Thực tồn mà Hoàng Anh Gia Lai phải đối diện đang khác xa hai năm trước – vào lúc bầu Đức còn hăng hái đưa ra tuyên bố chậm nhất đến năm 2014 sẽ trở thành tỷ phú đô la, hay các chính khách vẫn mơ muộn nhất đến năm 2015 Việt Nam sẽ “hóa rồng”.
2014?
Mới cuối năm 2012, người đứng đầu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn tỏ ra lạc quan về triển vọng của các dự án cao su và thủy điện. Nhưng đến giữa năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai đột ngột tuyên bố sẽ không còn quá tập trung vào các dự án thủy điện nữa, bán một phần và chỉ giữ lại phần nhỏ hơn… Thậm chí, Hoàng Anh Gia Lai còn dự kiến “hy sinh” những dự án thủy điện mà theo đúng kế hoạch, năm nay bắt đầu hái quả.
Tất nhiên, lời giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức luôn có vẻ hợp lý, nhất là trong bối cảnh Hoàng Anh Gia Lai đang cần tập trung nguồn lực vốn liếng cho các công trình bất động sản có tiềm năng hơn hẳn ở Myanmar.
Song khác hẳn với bối cảnh cuối năm 2011 và nửa đầu năm 2012, con số nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai cho tới giờ phút này đã vượt trên 21.000 tỷ đồng, nằm ngoài dự báo của nhiều chuyên gia và tất nhiên cũng cao hơn cả con số khoảng 16.000 tỷ đồng nợ vay do chính Hoàng Anh Gia Lai công bố vào năm 2012.
Đó cũng là bối cảnh mà nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích bắt làm con tin với hơn 500.000 tỷ đồng nợ xấu và nợ công quốc gia chiếm đến hàng trăm phần trăm GDP.
Những xáo trộn kinh khủng của thị trường bất động sản trong vài năm qua đã làm không biết bao nhiêu nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp mất ăn mất ngủ, để đến nỗi nguyện ước lớn nhất của nhiều đại gia hiện thời là mong một buổi sáng thức giấc không còn nợ nần. Đó cũng là lý do để tập đoàn của ông Đoàn Nguyên Đức không phải là ngoại lệ của nhóm Sông Đà Thăng Long, Phát Đạt hay Vinaconex, khi cũng phải đối mặt với một cơn khủng hoảng toàn diện về tồn kho căn hộ trung cấp và cao cấp có thể xảy đến ngay vào năm 2014.
Hoàng Anh Gia Lai rõ ràng không còn được lợi thế như những năm trước, dù có thể chưa nằm trong thế suy kiệt như những người khác. Cũng không còn cái thế khuynh đảo thị trường đất nền và căn hộ. Ngay cả cú bán phá giá căn hộ được ông Đức tung ra vào cuối năm 2012 cũng không làm cho tình hình của tập đoàn này được cải thiện hơn.
2013 lại tiếp nối năm ngoái bằng một đợt cáo buộc của một trong những tổ chức phi chính phủ mạnh nhất thế giới – Global Witness. Những dự án trồng cao su chưa kịp thu hoạch của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào và đặc biệt ở Campuchia đã bị lên án sâu sắc về cách thức đối xử với môi trường và nông dân bản địa của tập đoàn này.
Chưa bao giờ trong lịch sử hoạt động của mình, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại vướng phải sự cáo buộc nghiêm trọng đến thế từ một tổ chức phi chính phủ. Hiển nhiên, uy tín của tập đoàn này đã bị sứt mẻ rất nghiêm trọng trên thương trường quốc tế sau chuỗi bị hạ uy tín trong quan hệ buôn bán ở trong nước. Trong tình cảnh như thế, rất nhiều người đã phải ngỡ ngàng khi nghe nói bầu Đức “vẫn ngủ ngon trên đống nợ”.
Cú choàng giấc với còng 88 của giám đốc Công ty bất động sản Vĩnh Hưng vừa qua cũng làm dấy lên cơn ác mộng về hàng loạt đại gia khác có thể “nhập kho” trong thời gian còn lại của năm 2013.
Giờ đây, tương lai của Hoàng Anh Gia Lai sẽ và chỉ có thể được quyết định bởi chính họ. Giờ đây, tất cả những nguyện ước về tỷ phú đô la hay hình ảnh vươn ra thế giới chắc chắn đã phải tạm dừng. Tất cả còn phải tập trung vào bài toán giải quyết nợ nần và làm sao thoát khỏi cái thị trường bất động sản và hậu trường kinh doanh – chính trị khủng khiếp này càng sớm càng tốt.
“Minsky” chính giới?
Một phương trình với quá nhiều ẩn số đang công khai thách thức giới điều hành đầy dụng ý cùng các nhóm lợi ích và tài phiệt ở Việt Nam.
Muốn giải quyết nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng thì phải xử lý tồn kho nói chung và tồn kho bất động sản nói riêng; muốn xử lý tồn kho bất động sản lại phải làm tăng tổng cầu và niềm tin tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhưng ai cũng biết rằng muốn tăng tổng cầu kinh tế thì phải bơm tiền, trong khi nguồn tiền đang có dấu hiệu cạn kiệt do bị tồn kho và không giải quyết được nợ xấu. Chưa tính tới yếu tố bơm tiền hoàn toàn có thể sinh ra lạm phát…
Đây chính là một cái vòng luẩn quẩn mà sẽ dẫn tới “thời điểm Minsky” – tức thời điểm nền kinh tế phải chịu cảnh đổ vỡ dây chuyền, bắt đầu từ khối doanh nghiệp con nợ và ngân hàng chủ nợ không thu hồi được các món nợ, dẫn tới khả năng sụp đổ kinh tế.
Nhiều khả năng triển vọng giải quyết tồn kho bất động sản sẽ rất chậm và phải kéo dài ít nhất 4-5 năm. Nhưng ngay trong ngắn hạn năm 2013 và năm 2014, tình trạng nợ khó đòi từ các doanh nghiệp bất động sản lại luôn có thể tạo nên sang chấn bùng vỡ cho giới ngân hàng chủ nợ, mà có thể kéo theo một làn sóng sụp đổ dây chuyền giữa một số ngân hàng lớn.
Nếu không thể giải quyết núi tồn kho bất động sản vào thời hạn “Minsky” giữa năm 2014, hoặc chậm lắm đến cuối năm đó, rất nhiều khả năng nợ xấu bất động sản sẽ làm bùng vỡ nợ xấu quốc gia và đẩy các ngân hàng vào thế tồn vong. Thế tồn vong đó cũng có thể gây tác động tiêu cực không nhỏ đến chân đứng của một nền chính trị vốn đang chịu nhiều xáo động và có thể cả manh động.
Với tất cả những bất cập và bất bình đẳng ghê gớm tích tụ trong suốt hai chục năm qua, bất động sản hoàn toàn có đủ tư cách để làm lộn nhào cái nôi của một nền kinh tế thị trường không rõ định hướng nào hết.
Nếu không tự xử lý được phương trình bất động sản với quá nhiều ẩn số, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng rơi vào một cơn khủng hoảng mới còn ghê gớm hơn cả khủng hoảng 2008 và đợt suy thoái kéo dài suốt ba năm qua. Khủng hoảng kinh tế lại rất dễ dẫn đến khủng hoảng xã hội – một phạm trù vốn đã tiềm ẩn nhiều mầm mống được thể hiện trên nhiều đường phố.
Ai cũng biết khủng hoảng xã hội một khi đã kết tủa và cộng hưởng với khủng hoảng kinh tế thì hoàn toàn có đủ tư cách để tạo nên một xung chấn chính trị đủ mạnh, có thể làm thay đổi cả một chế độ cùng bản chất tưởng như không thể đổi thay của nó.
Theo quy luật song trùng giữa kinh tế và chính trị, thời điểm Minsky đáo hạn để thanh toán các khoản nợ tài chính cũng có thể là thời khắc chuyển từ lời giục nợ thành hành vi siết nợ đối với chính giới điều hành ở Việt Nam.
Thời khắc ấy đang đến gần, rất gần…
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Việt Nam lại 'mất mặt' trên báo quốc tế
Lần này là 'nhờ' ngành điện. Nội dung nổi bật: - Thủ tục "hành là chính" đang cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện Việt Nam; - Nguyên nhân: giá bán cho EVN quá thấp, chẳng ai dám bỏ vốn xây nhà máy; - Vấn đề then chốt: EVN và các tập đoàn nhà nước đang nắm chặt đường dây tải điện trong tay; và - Chưa rõ Việt Nam nghiêm túc đến đâu khi nói đến chuyện tạo dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch. Bài viết được đăng trên Tạp chí The Economist. Năm 1894, Hoàng tử Pháp Henri d’Orléans xuất bản một cuốn sách kể về chuyến hành trình tới mọi miền đế quốc [Pháp]. Dù tinh thần luôn phơi phới lạc quan nhưng khi tới bờ biển phía Bắc Việt Nam, ngòi bút của ông lại chuyển sang tông cay nghiệt. Ông ca thán thủ tục hành chính khi khai thác than ở đây sao mà lề mề quá đỗi. Nay “hành là chính” lại một lần nữa cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng Việt Nam. Điện lưới ở đất nước này tương đối đáng tin cậy, ấy là nếu so với Myanmar hoặc Pakistan. Nhưng đời sống thường nhật thi thoảng lại gián đoạn với những lần “cắt điện luân phiên”. Giới phân tích cho rằng chuyện đó sẽ ngày thêm trầm trọng trừ khi có cải cách trên thị trường năng lượng để khuyến khích công ty nước ngoài xây thêm nhà máy điện. Hồi tháng 7, Luật Điện lực 2004 sửa đổi tái khẳng định Nhà nước đang muốn tạo ra một thị trường điện cạnh tranh. Nhưng chính phủ phải vật lộn lắm mới huy động được gần 5 tỷ USD mỗi năm nhằm đáp ứng được nhu cầu điện của 90 triệu dân Việt. Vấn đề then chốt chính là chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số công ty nhà nước khác đang nắm chặt đường dây tải điện trong tay. Luật Việt Nam buộc EVN phải bán phần lớn sản lượng điện ở cái giá trung bình không thể có lời là 7 xu Mỹ mỗi kWh. Thế là EVN đành nợ chồng chất các tập đoàn nhà nước khác như than hay dầu khí. Một quan chức cao cấp tại EVN gần đây phát biểu trên báo nhà nước rằng lỗ trong ba năm 2009-2011 vượt 940 triệu USD và giá điện tăng có 5% như hồi tháng 8 chẳng giúp cải thiện gì mấy. Tình hình không thể cứ tiếp diễn như thế khi mà nhu cầu điện đang tăng tới 14% mỗi năm. Việt Nam sắp cạn nguồn than và khí dễ khai thác và đến năm 2015 sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Nhà đầu tư Việt Nam không có vốn xây các nhà máy nhiệt điện hiện đại nhằm tăng sản lượng và thay thế cho các nhà máy cũ. (Kế hoạch phát triển 10.700 MW điện hạt nhân vào năm 2030 vẫn chưa tiến triển là mấy.) Dù vậy, với giá điện thấp như hiện nay, chẳng nhà đầu tư nước ngoài thấy có lời mà bỏ vốn xây nhà máy điện. Giá cần tăng mạnh nữa, nhưng làm thế lại không ổn với dư luận. Dân nghèo vốn đã rất nhạy cảm với chuyện chi phí sinh hoạt. Vì thế đến nay vẫn chưa rõ Việt Nam nghiêm túc đến đâu với chuyện tạo ra một thị trường điện cạnh tranh và minh bạch (trong đó nhà nước thôi giữ thế thống trị như hiện nay). Quan chức EVN và các công ty điện lực nhà nước khác hưởng lợi từ cơ chế hiện nay dù cho doanh nghiệp của họ có thua lỗ. Họ là “nhóm lợi ích” đang cản trở cải cách. Tới nay, Việt Nam vẫn thận trọng trong việc dành ưu đãi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển lưới điện, luật sư Oliver Massmann nói. Ông Massmann là Tổng giám đốc của hãng luật Duane Morriss Việt Nam. Hiện ông là Thành viên Ban kiểm soát CTCP PVI (PVI). Ông Massmann cảnh báo nếu thiếu đầu tư nước ngoài, từ “cắt điện luân phiên” sẽ sớm chuyển thành “cắt điện thường xuyên”. Điều đó sẽ buộc các chủ nhà máy cân nhắc chuyện bỏ sang Thái Lan, Indonesia và các nước Đông Nam Á có nguồn cung điện đáng tin cậy hơn. |
Việt Nam: “Phí bôi trơn' bất động sản tới 27 tỉ USD
Thị trường bất động sản ở Việt Nam bên bờ vực sụp đổ. Một trong những lý do không thể gượng dậy như mong đợi của cả nhà cầm quyền lẫn doanh giới là “phí bôi trơn” quá lớn.Một trong những dự án bất động sản bị bỏ hoang ở Hà Nội. Những dự án bất động sản ở Việt Nam cung cấp cho “nền kinh tế ngầm” khỏang 27 tỷ USD qua các hành động “bôi trơn”. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images) |
Hồi đầu năm nay, dựa trên một số báo cáo của các sàn giao dịch
bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn, người ta loan báo, ít nhất, riêng hai
thành phố này tại Việt Nam đã có 42,000 căn nhà (gồm 26,000 căn hộ và
16,000 nhà thấp tầng) tồn đọng. Đa số là xây dở dang rồi để cho cỏ dại
mọc.
Các con số vừa nêu chưa kể có 92,000 mét vuông văn phòng cho thuê, 98,000 mét vuông trung tâm thương mại, 8 triệu mét vuông đất nền, 2 triệu mét vuông đất thương mại bị bất động. Tống lượng vốn tồn kho ít nhất cũng khoảng 112,000 tỷ đồng.
Sau đó vài tháng, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng, thú thật, giá bất động sản ở Việt Nam đã giảm khoảng 50% so với giai đoạn 2008-2010.
Tháng trước, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành ở Sài Gòn, nhân vật vẫn được xem là rất am tường về thị trường bất động sản Việt Nam, khẳng định với tờ Đất Việt rằng, các nỗ lực ứng cứu thị trường bất động sản của nhà cầm quyền Hà Nội đã thất bại. Các doanh nghiệp bất động sản sẽ “chết chùm.”
Doanh nghiệp bất động sản chết sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp liên đới như: nhà thầu, sàn bán sản phẩm, doanh nghiệp liên kết, liên doanh chết theo. Một dự án đổ vỡ sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Vài doanh nghiệp liên can chết sẽ kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác “chết thành từng chùm, từng chùm, giống như… bom bi nổ”.
Chưa kể các doanh nghiệp bất động sản chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, theo sau là những rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Dân chúng biểu tình vì quyền lợi bị thiệt hại, hậu quả rất khó lường.
Vì sao các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam không thể gượng dậy? Tờ Tầm Nhìn lý giải: Vì “phí bôi trơn” quá lớn. Tờ báo này cho biết, nhiều nhà đầu tư kể rằng “phí bôi trơn” chiếm khoảng 25% đến 30% tổng chi phí.
Ông Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường, xác nhận,
chi phí thật cho dự án luôn bị phủ bởi yếu tố mập mờ và chỉ nhà đầu tư
mới biết là bao nhiêu. Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng, nhận
định, trong chi phí cho xây dựng cơ bản, “phí bôi trơn” không nhỏ, khi
“bôi trơn” xong người ta phải đưa vào giá thành, giá bán nhà, người tiêu
dùng phải chịu.
Với tình hình hiện nay, khi thu nhập, khả năng tài chính như thế và
với mức giá như vậy, dân không thể mua được nhà nên lượng nhà tồn đọng
lớn. “Phí bôi trơn” đang tạo ra tai họa cho thị trường bất động sản và
toàn xã hội.
Sau bài viết vừa kể của tờ Tầm Nhìn, ông Alan Phan,
một tiến sĩ kinh tế, đề cập đến dạng thức khác của “phí bôi trơn”. Đó
là “nền kinh tế ngầm”. Ông Alan nhận định, theo Tổng cục thống kê, trong
mười năm qua, đầu tư nước ngoài vào bất động sản là khoảng 60 tỷ USD.
Đầu tư của giới đầu tư tại Việt Nam chiếm khoảng 45 tỷ USD. Tỷ lệ “phí
bôi trơn” trong lĩnh vực bất động sản từ 25% đến 30% tương đương 27 tỷ
USD. Khỏan tiền khổng lồ này là một trong những nhân tố tạo ra “nền kinh
tế ngầm” ở Việt Nam. Đó cũng là lý do khiến thế giới đặt Việt Nam vào
nhóm quốc gia có số lượng rửa tiền cao nhất thế giới.
Tiến sĩ
Alan Phan khẳng định, “phí bôi trơn” không chỉ giới hạn ở các dự án bất
động sản. Ông này ước tính, khoản “phí bôi trơn” để làm ngơ cho lâm tặc
phá rừng tại Việt Nam, ít nhất cũng đem lại cho “nền kinh tế ngầm”
khoảng 20 tỷ USD.
Đó là chưa kể “phí bôi trơn” cho các lĩnh vực khác như: xây cất cầu
đường, khai thác khoáng sản, lọc dầu, luyện thép, làm xi măng, phân bón…
Khi “phí bôi trơn” bao phủ tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, từ công
nghiệp, nông nghiệp, tới dịch vụ và mọi doanh nghiệp bất kể quy mô, kể
cả những gánh hàng rong đều phải gánh thứ “thuế” vô hình này thì giá
thành của mọi loại sản phẩm, dịch vụ sẽ tăng, và khả năng cạnh tranh sẽ
giảm.
Một vài chuyên gia ước đoán, giao dịch trong “nền kinh tế
ngầm” hiện chiếm khoảng 50% GDP Việt Nam, tương đương chừng 60 tỷ USD.
Do cần phải che giấu bản chất, dòng tiền này thường dồn vào những phi
vụ mang tính chụp giựt, khiến bản sắc của nền kinh tế trong nhiều lĩnh
vực (như: vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản,…) thay đổi.
Mặt khác, việc chuyển các khối tiền lớn của nền kinh tế ngầm ra nước
ngoài để tìm sự an toàn về lâu dài còn làm xuất huyết vốn luân chuyển
trong nước.
Ông Alan Phan nhận định, “nền kinh tế ngầm” là biểu
hiện của tất cả những gì không minh bạch và một nền kinh tế chính trị
không minh bạch là rào cản lớn nhất cho mọi tiến bộ của xã hội.”
(Người Việt) Nguyễn Thế Thanh - Dạy gì cho một đứa trẻ?
TT - Câu hỏi cũ quá và có vẻ nhuốm màu giáo điều, nhưng là do
một bà mẹ đang mang thai đặt ra tại buổi nói chuyện của giáo sư Ngô Bảo
Châu ở Đại học KHXH&NV TP.HCM mới đây.
Câu hỏi của một người sắp sửa làm mẹ, tốt nghiệp đại học, chịu khó đến tham dự buổi nói chuyện vào 4 giờ chiều hình như đã khiến giáo sư Ngô Bảo Châu xúc động.
Thế nên ông đã chậm rãi trả lời câu hỏi ấy, đại ý: ông vốn không thích bị ai dạy dỗ theo một khuôn phép nào đó, càng không thể đưa ra những bài học của riêng mình cho ai.
Tuy nhiên, ông sẵn sàng chia sẻ với bà mẹ tương lai và mọi người đang nghe ông, rằng đến tận bây giờ trí óc ông vẫn in sâu những lời mẹ dặn từ tấm bé về phận làm người. Lời dặn ấy không nhiều, chỉ vỏn vẹn ba điều "trung thực - dũng cảm và trái tim rộng mở".
Trung thực được đặt lên hàng đầu vì đó có lẽ là cái gốc của mọi sự trong cuộc đời của một con người. Đã từng có một tổng kết được rất nhiều người chia sẻ: Thực học mới thực làm, chỉ có thể làm thực mới có thể sống thực, tất cả bắt đầu từ thực học.
Trung thực với thực lực trí tuệ của mình, với tình cảm của mình; trung thực với thành tựu của người khác cho dù những thành tựu ấy có thể sẽ làm cho bản thân mình bị lu mờ đi và quyền lợi của mình vì thế sẽ bị ảnh hưởng. Gọi đúng tên của sự vật, hiện tượng mới có thể đặt đúng con người và công việc vào vị trí của nó.
Giá trị sự trung thực của mỗi người vì thế mà đem lại giá trị chung bền vững của cả xã hội. Trong sự trung thực đã đành có bao hàm cả dũng cảm (vì dám trung thực phủ nhận mình cũng đã là dũng cảm rồi).
Tuy nhiên, dũng cảm trong lời mẹ dặn làm người còn có chiều kích cao hơn thế. Đó là không chỉ dừng ở sự trung thực, dũng cảm còn là sự dấn thân đến cùng để bảo vệ một chân lý, để đưa ra ánh sáng công lý một điều bẩn thỉu, xấu xa nhằm góp phần làm cho cuộc đời công bằng hơn, tốt đẹp hơn.
Dũng cảm đã làm nên thái độ của hàng triệu người kiên quyết bác bỏ những luận điệu xảo trá xâm phạm chủ quyền đất nước trên bộ và trên biển. Sự dũng cảm, gần đây nhất, đã đưa đến hành động của tập thể những người phanh phui vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội.
Thế còn trái tim rộng mở, lời dặn thứ ba ấy của mẹ có ý nghĩa đến thế nào khiến giáo sư Ngô Bảo Châu mang theo suốt bên mình từ tấm bé?
Phải chăng vì con người về bản chất là luôn cần đến tình yêu và sự quan tâm để có thể đương đầu với những bất trắc luôn có thể hiện ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời.
Một đứa trẻ từ nhỏ luôn được chứng kiến vòng tay rộng mở của cha mẹ dành cho những phụ nữ mang thai không người thân thích, những tù nhân mới được trả tự do chưa biết phải bắt đầu hòa nhập cộng đồng như thế nào, những người tàn tật không có cơ hội kiếm sống...
Những đứa trẻ như thế lớn lên khó mà trở thành người ích kỷ, tham lam, độc ác, dám chà đạp lên sự công bằng xã hội. Khó mà trở thành những người cho phép mình hưởng một mức lương cao ngất ngưởng từ tiền thuế của nhân dân, khoảng cách trời vực với thu nhập của người lao động dưới quyền.
Ngày khai trường tới, sực nhớ tới câu hỏi "dạy gì cho một đứa trẻ?" khi nó sắp bước vào ngôi trường mà ở đó tưởng như mọi bài học đều có giá trị như nhau: học chữ và học làm người.
Mọi bài học đúng là đều có giá trị như nhau. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, trong bối cảnh các giá trị sống trong xã hội của chúng ta đang bị đảo lộn đến đau lòng thì không thể quay lưng trước ý kiến cho rằng đó là hệ quả của việc chỉ quan tâm đến dạy chữ mà thiếu quan tâm đến giáo dục đạo đức trong một thời gian dài từ gia đình đến nhà trường, xã hội.
Nói một cách sách vở thì giáo dục đạo đức là dạy cho con người biết sống có kỹ năng cùng với biết tôn trọng, biết quan tâm người khác, biết cách trở thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội.
Còn nói một cách cuộc đời thì dạy một đứa trẻ là dạy về sự công bằng bắt đầu từ trung thực, dũng cảm và rộng mở trái tim mình. Xã hội chỉ có thể lành mạnh khi người ta xây dựng mối quan hệ dựa trên sự quan tâm và công bằng. Khi được đối xử bằng sự quan tâm và tình cảm, trẻ em hôm nay và người lớn ngày mai sẽ cảm nhận được sự công bằng - giá trị cốt lõi của một xã hội văn minh.
Và điều đó phải chăng cần được dạy thật thấu đáo từ trong mỗi gia đình, mỗi ngôi trường và rộng ra toàn xã hội.
Nguyễn Thế Thanh
(Tuổi Trẻ Online)
Petrolimex lời ít hay nhiều?
Dư luận đang đặt câu hỏi lãi kinh doanh xăng dầu có thấp hay không?
Báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex cho thấy sáu tháng đầu năm nay tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex là 898,32 tỉ đồng, trong đó riêng kinh doanh mặt hàng xăng dầu vào khoảng 388,22 tỉ đồng. Lãnh đạo Petrolimex từng giải thích rằng mức lợi nhuận xăng dầu trên không hề lớn bởi tính ra trung bình mỗi lít xăng dầu, Petrolimex chỉ lời 94 đồng, tương ứng 31% lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở. Tuy nhiên tại buổi họp báo ngày 3-9, ông Võ Văn Quyền, vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho rằng với lượng nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm nay là 4,1 triệu tấn xăng dầu, đáng ra Petrolimex phải được lời 1.200 tỉ đồng.
Ông Quyền khẳng định mức lãi này so với vốn và doanh thu của Petrolimex là thấp, thậm chí nếu đem tiền gửi tiết kiệm lãi còn cao hơn. Tuy nhiên, thực tế việc lấy lãi của riêng mảng kinh doanh xăng dầu để tính tỉ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của Petrolimex là chưa hợp lý. Bởi Petrolimex hoạt động đa ngành nghề, xăng dầu chỉ là một mảng. Các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết... của Petrolimex còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như: vận tải, bảo hiểm, gas, sản phẩm hóa dầu, dịch vụ xăng dầu... Chưa kể theo Luật giá, xăng dầu đang là mặt hàng thuộc nhóm bình ổn giá nên đem lợi nhuận của ngành xăng dầu so sánh với các lĩnh vực đầu tư khác là khập khiễng.
Căn cứ để Petrolimex và lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định mức lãi của mảng kinh doanh xăng dầu như vậy quá ít là trên cơ sở lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp xăng dầu theo quy định tại thông tư 234/2009 của Bộ Tài chính. Hiện trong cơ cấu tính giá xăng dầu, doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Tức khi bỏ ra 24.270 đồng mua một lít xăng A92, người tiêu dùng đã buộc phải trả 300 đồng/lít lợi nhuận cho doanh nghiệp hưởng. Tuy nhiên, sở dĩ Petrolimex chỉ giữ được mức lợi nhuận 94 đồng/lít còn do nhiều nguyên nhân khác tác động đến.
Theo một doanh nghiệp trong ngành xăng dầu, doanh nghiệp có thể không giữ được mức lợi nhuận đủ 300 đồng/lít nếu thường xuyên nhập hàng vào những thời điểm giá thế giới quá cao, vượt mức trung bình của giá cơ sở 30 ngày. Điều này do dự báo thị trường, quản trị kinh doanh kém. Ngoài ra, một số thời điểm để tránh tăng giá sốc, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp tính lợi nhuận thấp hơn mức quy định, hay doanh nghiệp phải giữ giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở.
TS Nguyễn Ngọc Sơn (Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM) - chuyên gia xăng dầu, cho rằng với cơ chế điều hành giá xăng theo kiểu giá thế giới nhích lên bao nhiêu, giá trong nước cũng tăng theo bấy nhiêu như thời gian gần đây, doanh nghiệp xăng dầu quá sung sướng vì đương nhiên được hưởng lãi định mức mà Nhà nước cho, người mua xăng trả. Cứ mỗi lít xăng bán ra là họ được 300 đồng. Con số này là quá lớn. Bởi chỉ với mức trung bình 94 đồng/lít, số lợi nhuận của Petrolimex đã lên đến hơn 388 tỉ đồng trong vòng sáu tháng qua.
Bức xúc trước cơ chế giá xăng dầu, bạn đọc báo Tuổi Trẻ tên Trần Văn Hào khi phản hồi về phát biểu của lãnh đạo Bộ Công thương đã đặt câu hỏi: “Căn cứ vào đâu để tính lãi định mức tính trước vào giá xăng dầu là 300 đồng/lít? Làm như vậy thì các doanh nghiệp xăng dầu chẳng phải lo lắng gì về hiệu quả kinh doanh. Nói gì thì họ cũng đã lãi 300 đồng/lít. Sự độc quyền của các doanh nghiệp xăng dầu khiến thiệt thòi nhất là người dân”.
Chính vì vậy, TS Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng không nên duy trì khoản lợi nhuận định mức trong giá cơ sở cho doanh nghiệp xăng dầu. Do đó, khi xây dựng nghị định mới về điều hành giá xăng dầu thay thế nghị định 84 cần loại bỏ khoản này, hoặc ít nhất đưa mức thấp hơn để khuyến khích doanh nghiệp phải tập trung công tác quản trị kinh doanh, dự báo thị trường, đơn vị nào làm tốt sẽ có lời.
BẠCH HOÀN
Báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex cho thấy sáu tháng đầu năm nay tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex là 898,32 tỉ đồng, trong đó riêng kinh doanh mặt hàng xăng dầu vào khoảng 388,22 tỉ đồng. Lãnh đạo Petrolimex từng giải thích rằng mức lợi nhuận xăng dầu trên không hề lớn bởi tính ra trung bình mỗi lít xăng dầu, Petrolimex chỉ lời 94 đồng, tương ứng 31% lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở. Tuy nhiên tại buổi họp báo ngày 3-9, ông Võ Văn Quyền, vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho rằng với lượng nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm nay là 4,1 triệu tấn xăng dầu, đáng ra Petrolimex phải được lời 1.200 tỉ đồng.
Ông Quyền khẳng định mức lãi này so với vốn và doanh thu của Petrolimex là thấp, thậm chí nếu đem tiền gửi tiết kiệm lãi còn cao hơn. Tuy nhiên, thực tế việc lấy lãi của riêng mảng kinh doanh xăng dầu để tính tỉ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của Petrolimex là chưa hợp lý. Bởi Petrolimex hoạt động đa ngành nghề, xăng dầu chỉ là một mảng. Các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết... của Petrolimex còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như: vận tải, bảo hiểm, gas, sản phẩm hóa dầu, dịch vụ xăng dầu... Chưa kể theo Luật giá, xăng dầu đang là mặt hàng thuộc nhóm bình ổn giá nên đem lợi nhuận của ngành xăng dầu so sánh với các lĩnh vực đầu tư khác là khập khiễng.
Căn cứ để Petrolimex và lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định mức lãi của mảng kinh doanh xăng dầu như vậy quá ít là trên cơ sở lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp xăng dầu theo quy định tại thông tư 234/2009 của Bộ Tài chính. Hiện trong cơ cấu tính giá xăng dầu, doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Tức khi bỏ ra 24.270 đồng mua một lít xăng A92, người tiêu dùng đã buộc phải trả 300 đồng/lít lợi nhuận cho doanh nghiệp hưởng. Tuy nhiên, sở dĩ Petrolimex chỉ giữ được mức lợi nhuận 94 đồng/lít còn do nhiều nguyên nhân khác tác động đến.
Theo một doanh nghiệp trong ngành xăng dầu, doanh nghiệp có thể không giữ được mức lợi nhuận đủ 300 đồng/lít nếu thường xuyên nhập hàng vào những thời điểm giá thế giới quá cao, vượt mức trung bình của giá cơ sở 30 ngày. Điều này do dự báo thị trường, quản trị kinh doanh kém. Ngoài ra, một số thời điểm để tránh tăng giá sốc, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp tính lợi nhuận thấp hơn mức quy định, hay doanh nghiệp phải giữ giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở.
TS Nguyễn Ngọc Sơn (Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM) - chuyên gia xăng dầu, cho rằng với cơ chế điều hành giá xăng theo kiểu giá thế giới nhích lên bao nhiêu, giá trong nước cũng tăng theo bấy nhiêu như thời gian gần đây, doanh nghiệp xăng dầu quá sung sướng vì đương nhiên được hưởng lãi định mức mà Nhà nước cho, người mua xăng trả. Cứ mỗi lít xăng bán ra là họ được 300 đồng. Con số này là quá lớn. Bởi chỉ với mức trung bình 94 đồng/lít, số lợi nhuận của Petrolimex đã lên đến hơn 388 tỉ đồng trong vòng sáu tháng qua.
Bức xúc trước cơ chế giá xăng dầu, bạn đọc báo Tuổi Trẻ tên Trần Văn Hào khi phản hồi về phát biểu của lãnh đạo Bộ Công thương đã đặt câu hỏi: “Căn cứ vào đâu để tính lãi định mức tính trước vào giá xăng dầu là 300 đồng/lít? Làm như vậy thì các doanh nghiệp xăng dầu chẳng phải lo lắng gì về hiệu quả kinh doanh. Nói gì thì họ cũng đã lãi 300 đồng/lít. Sự độc quyền của các doanh nghiệp xăng dầu khiến thiệt thòi nhất là người dân”.
Chính vì vậy, TS Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng không nên duy trì khoản lợi nhuận định mức trong giá cơ sở cho doanh nghiệp xăng dầu. Do đó, khi xây dựng nghị định mới về điều hành giá xăng dầu thay thế nghị định 84 cần loại bỏ khoản này, hoặc ít nhất đưa mức thấp hơn để khuyến khích doanh nghiệp phải tập trung công tác quản trị kinh doanh, dự báo thị trường, đơn vị nào làm tốt sẽ có lời.
BẠCH HOÀN
Xích Tử - Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh
BTV Dân Luận: Nghi vấn ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài Loan như tác giả Xích Tử đề cập trong bài viết, vốn đã được bàn tán mổ xẻ khá nhiều trong thời gian vừa qua, tôi (HG) đã có dịp trò chuyện trao đổi với một nhà văn nổi tiếng (xin được phép không nêu tên ở đây) mà bản thân ông và những thành viên trong gia đình đã từng có những sinh hoạt khá gần gũi với ông Hồ, ông tỏ vẻ hoài nghi về giả thiết ông Hồ là người Đài Loan như tác giả cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” nêu ra.
Tuy nhiên, một nhà khoa học khác có uy tín mà mới đây tôi có dịp tiếp xúc, lại tỏ ra rất quan tâm tới giả thuyết trên vì ông cho rằng, nếu nghi án của ông Hồ Tuấn Hùng được chứng minh thì sẽ làm sáng tỏ được rất nhiều điều tưởng chừng như là "vô lý" được thể hiện qua cách hành xử, hay có trong một số tác phẩm của ông Hồ.
Vì lẽ đó, bài viết của tác giả Xích Tử, tuy có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng nhưng cũng xin được phổ biến tới bạn đọc để mọi người quan tâm cùng tham khảo.
Ông Phạm Quế Dương có bài viết trên danlambaovn.blogspot.com “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”.
Đây là vấn đề xôn xao hơn mười năm qua, khi xuất hiện công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của Hồ Tuấn Hùng cùng một số bài viết rất công phu của Huỳnh Tâm được đăng trên trang blog nói trên.
Với tiêu đề bài viết, ông Phạm muốn lãnh đạo Việt Nam làm rõ, tức là công khai thông tin hoặc thái độ về vấn đề này. Tuy nhiên, dù vậy, ông cũng thừa hiểu là không bao giờ có việc ấy. Do đó, mục đích chính của bài viết, theo chỗ tôi hiểu, là nêu vấn đề, tạo nên một nghi án để nghiên cứu, để lịch sử đừng bỏ qua.
Là một người quan tâm đến mức bị ám ảnh câu chuyện, xin đưa ra một số chi tiết, giả thiết để những người cùng quan tâm tham khảo:
1. Ông Hồ Cẩm Đào, lúc còn tại vị, có lần khi nói về quan hệ Việt Trung, cho rằng mối quan hệ này còn nhiều bí mật, phải 50 năm nữa mới nói ra được. Trong hàm ý của ông, một trong những bí mật đó là Hồ Chí Minh. Thời gian 50 năm cũng trùng với thời gian mà Trung Quốc quyết tâm “thu hồi” Đài Loan.
2. Trong một tài liệu của Chương Thâu viết về Phan Bội Châu, có kể về việc năm 1905, trước khi xuất dương lần đầu để hoạt động yêu nước, Cụ Phan có tổ chức một buổi tối thơ rượu chia tay ở nhà mình. Trong buổi gặp mặt, có cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai; Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lúc đó ở tuổi 14 – 16, hầu rượu. Như vậy, giữa Nguyễn Sinh Cung và cụ Phan có quan hệ thân tình của đồng hương và gia đình, và sau này, ở lý tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc. Trong những năm 1924, 1925, Nguyễn Ái Quốc gặp lại cụ Phan ở Trung Quốc, cùng chia sẻ một số hoạt động của tổ chức cách mạng. Nguyễn Ái Quốc gián tiếp tổ chức một số cuộc gặp giữa cụ Phan với M. M. Borodine, đại diện của Liên Xô tại Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc gặp ấy, tuy không tin được vào “người Nga xảo quyệt ấy” như cụ đã viết trong “Tự phán”, song có lúc cụ định ngả sang phía cộng sản. Cụ Phan tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc. Ngày 14/2/1925, cụ có viết cho Nguyễn một bức thư với nội dung thể hiện sự quí trọng và quan hệ khăng khít này “Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thất rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.
Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.
Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi! “ ( )
Một số tài liệu ghi lại những hợp tác hoạt động giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian 1924 – 1925 bằng sự chuyển tiếp giữa nhóm Tâm Tâm Xã và Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Tuy nhiên, giữa hai người vẫn tồn tại khoảng cách, vẫn giữ bí mật về hành tung và từ đó tồn tại nghi vấn về việc Nguyễn Ái Quốc tham gia việc tổ chức bán cụ Phan cho Pháp. Điều lạ nhất là từ ngày cụ Phan bị bắt (30/6/1925) đến khi cụ mất (29/12/1940) và cho đến cả 2/9/1969, cả Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không có một dòng nào về người bác, người đồng chí vong niên và đồng hương vĩ đại này. Đây là thái độ của một người hay hai người?
3. Có chuyện kể rằng người chị của Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí Minh có ra thăm em sau khi cách mạng thành công. Chuyến thăm chỉ diễn ra trong một đêm, tức là từ chiều hôm trước và đến sáng hôm sau thì được tổ chức về quê ngay. Chuyện kể chỉ nói lại là khi thấy mặt “em trai”, bà Thanh xác nhận đó chính là “cậu ấy”. Câu nhận xét đó chỉ là truyền khẩu và không biết tác giả của nó là ai.
4. Tài liệu sau này thống kê là cứ khoảng 5- 6 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một chuyến đi thăm cơ sở trong suốt đời làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên, trong 9 năm kháng chiến, cụ không thể được sắp xếp để về thăm quê. Hòa bình lập lại 3 năm, cho đến năm 1957, cụ mới về quê lần đầu tiên, với sự chuẩn bị rất chu đáo. Đó là một chuyện lạ. Và thêm 2 chi tiết đáng chú ý : 1) Khi đi vào nhà cũ, cụ khéo léo nhường các cụ bô lão đi trước (có thể để dấu việc đi nhầm) và, 2) Cụ chọn thời gian về là mùa lạnh, nên ăn mặc rất kín đáo (hãy xem kỹ các tấm ảnh tư liệu). Hồ Chí Minh cả đời cũng không nói đến việc họ hàng, giỗ kỵ; khi ông anh cả (nếu đúng) mất, cụ cũng “vì việc nước” không về dự được.
5. Việc Hồ Chí Minh viết trong Di chúc, nguyện vọng được hỏa táng để lấy tro rắc lên các miền đất nước, không loại trừ khả năng phi tang nhân dạng. Giai đoạn 1965 – 1968, tục hỏa táng hoàn toàn chưa có ở VNDCCH.
6. Trong các tài liệu đã công khai ở Đài Loan như đã nói, cho rằng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, gốc Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, do Quốc tế cộng sản cài thay thế Nguyễn Ái Quốc. Một số tài liệu khác cho rằng Hồ Tập Chương gốc người Hakka, người Hẹ, sống ven biển đông nam Trung Quốc và Đài Loan. Ngoài chi tiết giống nhau là do Quốc tế cộng sản cài thay thế, được đào tạo 5 năm để “giống” Nguyễn Ái Quốc, kể cả thay đổi nhân dạng, tác giả Huỳnh Tâm trên danlambao còn cung cấp những chứng cứ Hồ Chí Minh – Hồ Tập Chương là người của tình báo Trung Quốc. Điều này còn liên quan một số chi tiết ở mục 7, 8 dưới đây.
7. Việc chị em Nông Thị Xuân bị giết, không loại trừ nguyên nhân những người này, do gần gũi, đã biết con người Hồ Chí Minh thật. Từ đó, cũng không loại trừ những người tham gia kịch bản tai nạn giao thông gây chết Nông Thị Xuân và người em gái của bà bị giết bí mật khi bỏ trốn về quê là người của tình báo Trung Quốc.
8. Việc Hồ Chí Minh từ chối liên lạc với bà Tăng Tuyết Minh có thể sợ bị lộ và không được phép của phía Trung Quốc vì bà Minh có quan hệ với Lý Thụy- Nguyễn Ái Quốc chứ không phải với Hồ Chí Minh.
9. Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh viết lúc nào? Tôi cho rằng có thể nhiều người cùng tham gia viết, trong đó có Hồ Chí Minh; và cuốn sách đã được khởi thảo từ những năm 30 khi có một Hồ Tập Chương thực hiện công cuộc huấn luyện và tự huấn luyện để trở thành Nguyễn Ái Quốc. Trong giai đoạn “Nguyễn Ái Quốc” về nước, thành lập Việt Minh, tiến hành cướp chính quyền 1945, và sau đó kháng chiến chống Pháp, không thấy có tài liệu nào nói đến việc ông viết một cuốn sách tương tự. Bỗng dưng nó được xuất bản ở Trung Quốc năm 1948 (ông Phạm dẫn tài liệu của Sophie Quinn-Judge nói năm 1949), rồi ở Pháp năm 1950 và đến 1958, lần đầu mới xuất bản ở VNDCCH. Theo ý trên, tôi nghĩ rằng cuốn sách có thể bắt đầu từ Moskva, sau đó hoàn chỉnh và xuất bản ở Trung Quốc, với sự tham gia dàn dựng của Quốc tế cộng sản và Đảng CSTQ.
10. Việc Trung Quốc nhường cho Việt Nam đảo Bạch Long Vĩ kèm theo cả tàu thủy để ra vào trong khi vẫn kiên trì bành trướng xuống Đông Nam Á có khi cũng là vì Hồ Chí Minh, trong đó có cả khả năng giải thoát cho ông bằng đường biển trong trường hợp có biến động.
11. Có một nữ điệp viên CIA gốc Việt, tác giả của cuốn hồi ký Nghìn Giọt Lệ Rơi, là con của một cán bộ cao cấp trong Đảng CSVN, người miền nam tập kết ra bắc, kể rằng sau 1978, bà có đến Trung Quốc và được gặp Hoàng Văn Hoan. Trong câu chuyện, ông này cũng nói rằng về lịch sử cách mạng Việt Nam, quan hệ Việt Trung, quan hệ giữa ông với Hồ Chí Minh, còn nhiều việc chưa thể nói được. Cần ghi nhận những bí mật đó. Mặt khác, từ những chi tiết này, có thể nghi ngờ về sự liên hệ của nhiều lãnh đạo cao cấp của Việt Nam với tình báo Trung Quốc. Có thể bố của nữ điệp viên nói trên, ông Hoan, những người tiền bối của ông Hoan là như vậy; còn nữ điệp viên này, phải bắt tay hoạt động song trùng với CIA, một phần là để giữ an toàn cho bố.
12. Có một số nghi vấn liên quan đến ngôn ngữ:
- Giọng đọc tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được ghi lại năm 1945không phải là giọng Nghệ An.
- Tự dạng bút lục của Nguyễn Ái Quốc so với Hồ Chí Minh rất khác (so sánh những đơn của Nguyễn Ái Quốc gửi Toàn Quyền Đông Dương xin phân công việc cho bố, đơn xin học trường thuộc địa với Di chúc)
- Nguyễn Ái Quốc chưa bao giờ có ý cải cách chính tả tiếng Việt theo kiểu chuyển ph thành f; gi, d thành z.
- Với trình độ chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc, không thể có quá nhiều lỗi chính tả tiếng Việt như trong bản thảo Di chúc.
13. Tất cả những nghi vấn nói trên và sự thật đàng sau nó, có thể Trường Chinh, và đặc biệt, Lê Duẩn, sau thời gian hoạt động trong giới Hoa kiều Chợ Lớn, đã biết. Thái độ xem thường, vô hiệu hóa của ông này với Hồ Chí Minh cho đến cuối đời thể hiện một động thái bất thường mà nhìn từ con mắt văn nghệ, chỉ có thể đặt câu hỏi như kiểu Sơn Tùng và “chuyện kể rằng...” của Trần Hoàn.
Và v.v..Nếu tất cả những cái ấy được giải mật, được công khai, ngôi nhà “cách mạng” Việt Nam sẽ đổ sụp. Chính vì vậy mà phải tiếp tục kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chuyên chế độc quyền lãnh đạo, định hướng qụy lụy vào Trung Quốc để cam chịu số phận như một nghiệp chướng của dân tộc. Dù thế nào đi nữa, khi trình bày những nghi vấn này, quan sát kỹ những khuôn mặt nghiêm trang đến buồn thảm của các vị lãnh đạo vào Lăng viếng Chủ tịch dịp 2/9 năm nay, tôi thấy lại một lần, cũng rất buồn thảm cho đất nước.
Xích Tử
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét